PHÁP HÀNH 35 - PHÓNG SANH VỚI LÒNG TỪ BI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
Thời lượng: [47:39]
(Tiếp theoPháp hành 34)
(0:00) Định Niệm Hơi Thở thì luôn luôn nó câu hữu với những cái định khác, cái pháp khác để cho nó đạt cái mục đích. Thí dụ như cái Định Niệm Hơi Thở vốn mục đích để đi giúp cho chúng ta nương vào cái sức tỉnh của hơi thở đó để mà chúng ta ly dục ly ác pháp, hay là chúng ta muốn tịnh chỉ một cái gì đó thì chúng ta nương vào hơi thở.
Cho nên khi mà bước qua cái Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta không có còn đếm hơi thở nữa, mà chúng ta lại dùng pháp hướng kèm theo nó. Pháp hướng đó nhằm cái mục đích để làm gì?
Thí dụ như mình tu cái Định Niệm Hơi Thở, thí dụ, mình “Quán vô thường, hít vô tôi biết tôi hít vô, quán vô thường thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là mình kết hợp với Định Vô Lậu, dùng cái pháp Vô Lậu để quán vô thường các pháp, và đồng thời mình dùng pháp hướng đó mà mình nhắc với cái hơi thở, làm cho cái tâm mình nó vừa tỉnh trong hơi thở mà nó vừa có sự xả ly. Nó làm cho ly tham, ly sân và ly si.
(01:06) Cho nên khi mà bước sang qua cái Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta không có còn dùng nó là sổ tức hay đếm nữa, mà chúng ta chỉ dùng cái pháp hướng kèm theo năm ba hơi thở hay mười hơi thở thì chúng ta cho một câu pháp hướng, để nhắc cái tâm mình, để ly cái tâm tham, tâm sân và tâm si của mình.
Hay hoặc là mình có một cái tâm trạng nào đó thương nhớ, hay hoặc là mình có một cái thọ nào đó làm cho cái thân mình khổ, đang bệnh tật, tâm mình nó dao động, cho nên vì vậy mình cũng nương cái hơi thở mình nhắc: “Cái thọ hãy đi đi, hít vô tôi biết tôi hít vô. Cái thọ hãy đi đi, thở ra tôi biết tôi thở ra!”
Đó thì như vậy là mình vừa nương hơi thở để tập tỉnh thức, mà cũng vừa cái nương hơi thở đó để mà xả ly cái nỗi khổ ở trên thân, thọ, tâm, pháp của mình. Tu như vậy mình kết hợp nó làm cho tâm mình không dao động, vì vậy mà trước cái thọ mà mình rất là bình tĩnh. Do đó cái thọ nó sẽ lui dần nó không làm cho mình không khổ đau nữa.
Cho nên tu theo đạo Phật chúng ta thấy có kết quả. Và cái kết quả giải thoát trước cái thọ, trước mọi cái sự việc làm cho chúng ta bất an, bất toại nguyện, nhưng chúng ta dùng pháp Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Định Vô Lậu thì chúng ta sẽ thấy tâm mình được an liền, nó không còn khổ nữa.
Như bây giờ mình đang bị cảm, nhức đầu nó khó chịu, do đó thì mình ngồi lại mình nương hơi thở mình nhắc: “Thọ nhức đầu này phải đi, hít vô tôi biết tôi hít vô. Cái thọ nhức đầu này phải đi, tôi thở ra tôi biết tôi thở ra”. Mình nương hơi thở đi ra mình biết cái thọ nó đi ra, nó không còn ở trong thân mình nữa, đó là gọi là câu hữu.
Cho nên ở đây cô này nhận được cái lời dạy của Thầy rất rõ, cho nên cô biết sắp xếp cái chỗ tu, bắt đầu tu tập ổn định.
Còn ngay bây giờ nếu các con mới vô tu tập, thuở giờ chưa tập ổn định, thí vụ như: “Quán vô thường, tôi hít vô tôi biết tôi hít vô, quán vô thường tôi thở ra tôi biết tôi thở ra!”, thì như vậy là rõ ràng là mình chưa có ổn định hơi thở.
Còn cô này cô biết ổn định hơi thở rồi cô mới áp dụng Định Niệm Hơi Thở. Đó thì như vậy nó mới đi từng cái bước tu tập, nó mới có cái sự kết quả cụ thể.
(03:29) Hỏi: “Để xây dựng một tụ điểm với hơi thở hai mươi giây là vừa với sức của con, một ngày con tu bốn lần, mỗi lần cách xa hai giờ, nếu con tu thuần thục thì con có thể tăng số lần lên được không thưa Thầy?”
Đây là cách thức tu tụ điểm. Trên bước đường tu tập thì chúng ta phải tu tập cái phần tụ điểm, tức là chúng ta phải có một cái phần để sáu cái thức, tức là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý thức của chúng ta, sau này nó sẽ nằm chặt ở trên cái tụ điểm đó mà nó không di chuyển qua lại.
Cho nên chúng ta phải dành ra, khi mà ổn định hơi thở xong rồi, thì chúng ta phải dành ra cái thời gian mà tập tu cái tụ điểm, để làm cho một cái chỗ mà tâm chúng ta phải bám chặt vào cái chỗ đó, do vì vậy đó mà chúng ta không mất cái chỗ nằm để mà chúng ta nhập định.
Mà Thầy đã giảng rồi, đó là một cái tựa điểm để mà chúng ta làm những cái việc vĩ đại sau này. Bởi vì nằm ở trên đó thì nó mới gọi là định, mà không có nằm được ở một chỗ như vậy thì nó không định.
Cho nên cô này cổ cũng hiểu được cái lời dạy của Thầy, cô cũng không có bỏ sót, cho nên cô tu tập cái tụ điểm. Mà cái hơi thở của cô thì hai mươi giây. Nhưng ở đây cô có ghi, nói cho Thầy, mà không rõ là cô sẽ tu một hơi thở hai mươi giây trong bốn lần đó mà mỗi lần chỉ một hơi thở, hay hoặc là mấy hơi thở thì cô không có ghi rõ.
Cho nên ở đây thay vì cô sẽ tu một hơi thở đó rồi cô nghỉ, rồi đến cái thời khác cô tu một lần nữa của một hơi thở, thì đây là cái giai đoạn đầu tiên.
Còn cái giai đoạn kế thứ hai, thì cô thở một hơi thở hai mươi giây, thì cô tiếp tục cô nghỉ khoảng một phút rồi cô lại thở hai mươi giây lại một lần nữa, để tạo thành tụ điểm. Như vậy cô sẽ tu trong khoảng bốn lần hay là năm lần rồi cô xả nghỉ, đó là kể như là một thời tu tụ điểm. Và cứ như vậy mà tăng cái hơi thở lên.
Thí dụ bây giờ mình tu một hơi thở, thì sau đó mình tăng dần lên năm hơi thở, mà từ năm đến mười hơi thở là tối đa chứ không được tăng lên nữa. Mà chỉ độ một hơi thở mà tụ điểm đã tạo được, thì chúng ta cũng không cần phải tăng lên tới năm, mười hơi thở nữa.
Khi nào mà chúng ta gom tâm thì chúng ta thấy rằng cái tâm chúng ta nó bám chặt vào cái chỗ hơi thở xuất phát thở ra, thở vô, thì biết là cái tâm nó không di chuyển thì chúng ta không cần tu tiếp nữa, mà chúng ta xả cái hơi thở đó đi, tiếp tục tu cái khác. Đó là cách thức tu về cái tụ điểm.
Còn nếu mà nó chưa bám chặt thì chúng ta tăng lên hai hơi thở, ba hơi thở, bốn hơi thở cho đến mười hơi thở, tối đa là mười hơi thở chứ không được hơn mười hơi thở. Đó thì như vậy là mười hơi thở là chúng ta cũng đã tạo được cái tụ điểm rồi.
Đáp: “Không cần phải tăng lên, chỉ khi nào tâm con bám chặt vào tụ điểm thì con không cần thở hai mươi giây nữa, mà thở lại bốn giây bình thường để tu tập Định Niệm Hơi Thở mà tâm không thay đổi vị trí.”
Lúc bấy giờ mình trở về bốn giây, mình thấy có cái tụ điểm rồi, tâm nó thường bám rồi, nó không có còn có chạy qua chạy lại nữa, thì do đó mình trở về hơi thở bình thường bốn giây, và mình lại tập Định Niệm Hơi Thở để cho mình quán mình xả ly, ly tham, ly sân, ly si ra khỏi cái tâm của mình.
Đó mục đích là mình làm sao mà ly dục ly ác pháp, làm sao mà diệt ngã xả tâm, đó là cái mục đích của mình, chớ không phải là loanh quanh ở trong cái hơi thở không. Đó là chính mình tập để ổn định và để có tụ điểm, để rồi mình trở về với Định Niệm Hơi Thở mà mình hướng tâm, để mà nó ly tham, ly sân ra hết.
(7:22) Hỏi: “Con xin trình Thầy về cách đi kinh hành để tập tỉnh thức: Một ngày tu tập hai thời, mỗi thời là một phút. Cứ bảy mươi lăm bước chân của con là ứng với một phút. Con thấy một phút con đi như vậy không có tạp niệm xen vào, sau một tuần con tăng lên hai phút, và cứ như vậy con có thể tăng dần lên mãi có được không, thưa Thầy?”
Đáp: “Được nhưng phải lưu ý: tăng lên phải đạt tỉnh thức cao, có nghĩa là không tạp niệm và vô ký.”
Nghĩa là cứ tiến tu như vậy cho đến khi mà từ một giờ đến hai giờ mà tâm tỉnh thức không tạp niệm thì đó là quá tỉnh thức rồi. Có khi có thể nói rằng mình tu suốt cả ngày mười hai tiếng đồng hồ luôn, mà đi kinh hành như vậy, hoặc làm công việc như vậy mà nó không tạp niệm xen vào thì đó là cái sức tỉnh của mình rất lớn.
Và cái sự trình bày của cô mà tập đi kinh hành như vậy thì rất đúng: Bắt đầu mình tu một phút rồi dần đó mình đi dần dần mình tăng lên hai phút rồi ba phút, năm phút. Cách thức tu rất là cụ thể, có tiến bộ nhiều.
(08:24) Hỏi: “Con thấy đếm bảy mươi lăm bước thì không sao, nếu cứ đếm đến một trăm bước hoặc hơn nữa thì lại bị vô ký. Như vậy có lẽ tại con tu chưa đúng phải không, thưa Thầy?”
Đó là trình bày qua cái chỗ đó không phải tu không đúng, mà tu quá cái sức của mình, tu đó là tu đúng nhưng mà vì quá sức. Coi như là mình tăng lên, thay vì bảy mươi lăm bước này thì nó ứng cho một phút, mà mình tu tới một trăm bước, thì tức là mình sẽ tu lên cao hơn một phút mấy, thì nó sẽ rơi vào vô ký.
Cho nên cái sức của mình không được tăng lên, thì mình phải tu nó trong một tuần hay hoặc là hai tuần cho thuần thục bảy mươi lăm bước này. Rồi kế đó thì mình mới tăng lên mình mới tu tới một trăm, hai trăm bước mới được. Lần lượt mình tu dần dần tăng lên.
Đáp: “Từ bảy mươi lăm bước đến một trăm bước hoặc hơn nữa thì bị rơi vào vô ký, tức là con đã tu quá khả năng tỉnh thức của mình.”
Sức tỉnh thức của mình chỉ có bảy mươi lăm bước mà thôi, tu hơn thì bị đó. Đây cũng là một cái vấn đề tu tập rất cụ thể rõ ràng để thấy rằng cái sức của mình nó ở mức độ nào.
“Con nên lấy tiêu chuẩn bẩy mươi lăm bước mà tu tập, chừng nào sức tỉnh thức tăng lên thì con sẽ tăng số bước lên thêm.”
(9:53) Hỏi: “Ngoài thời khóa ra, lúc nào đi phố hoặc đi chợ thì con đi nhìn xuống đất, chú ý bước chân và nhắc tâm tỉnh thức Thân Hành Niệm, mắt không được lia láo, chỉ nhìn trước mặt cách hai thước để phòng hộ sáu căn. Nhưng lúc ấy con phải luôn tỉnh thức để phòng xe cộ và không để vô ký xen vào, con tu tập như vậy có được không thưa Thầy?”
Đáp: _“Được! Tu tập như vậy đi tăng thêm sức tỉnh thức mà không phí thì giờ.” _
Nghĩa là trong khi mình đi chợ hay hoặc là đi đâu đó thì mình sử dụng luôn cả cái pháp tu mình như vậy, và cũng là có cái sự phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình đối với những cảnh vật xung quanh, thì đó là nó tăng thêm cái sức tỉnh thức của mình.
Điều đó là điều rất tốt, không có phí thời gian, thay vì mình đi chợ hay hoặc là mình đi đâu đó thì mình không tu, thì đó là phi uổng cái thời gian mình tu tập.
(11:02) Hỏi: “Thưa Thầy, hôm trước có một chị hỏi con về lúc đi xe đạp thì tu tỉnh thức như thế nào? Con bảo: khi ngồi lên xe thì nhắc tâm: “Tôi đang đạp xe tôi biết tôi đang đạp xe!” Và ý thức vào chân đạp lên đạp xuống, và còn phải tỉnh thức xem có vật gì cản đường không để còn tránh. Nếu thất niệm lọt vào thì vô ký ngoan không là dễ gây tai nạn. Cứ thỉnh thoảng lại nhắc câu pháp hướng trên để giúp tâm tỉnh thức, không bị tạp niệm xen vào và vô ký.”
Đó là cô trình lại cái chỗ mà cô dạy người khác mà đi ở trên cái xe đạp, thì Thầy thấy rất là, nhận ra được cái cách thức tu mà Thầy đã dạy, thì cô cũng nhận ra kỹ, rất kỹ rõ ràng, chỉ còn áp dụng đúng hay là không.
Đáp: “Con chỉ cho người bạn cách tu tỉnh thức khi đang cưỡi xe đạp là đúng pháp. Nếu hàng ngày tu tập được như vậy thì sức tỉnh thức rất cao, sau này nhập định rất dễ và xả tâm rất tốt.”
Đó là Thầy đáp, nghĩa là chỉ người bạn con tu như vậy đó thì đó là đúng chớ không sai. Nhưng mà cố gắng mà tập được như vậy thì sau này nhập định rất dễ và xả tâm rất tốt.
(12:25) Hỏi: “Xin Thầy chỉ dạy cho con pháp phóng sanh như thế nào đúng chánh pháp?”
Dường như là Thầy đã có trả lời về cái pháp phóng sanh cho một cái người nào đã hỏi một lần rồi, chắc có lẽ là Thầy Chân Thành hỏi thì phải. Nhưng ở đây thì Thầy cũng sẵn sàng đáp luôn, nhưng mà mỗi lần đáp thì nó có những cái làm cho chúng ta hiểu rộng ra thêm chớ cũng không gì mà khó hiểu.
Đáp: “Phóng sanh với lòng từ là luôn luôn lúc nào cũng không làm khổ mình khổ người.”
Nghĩa là mình phóng sanh với lòng từ là luôn lúc nào mình cũng đừng có làm mình khổ mà cũng đừng có làm người khổ, đó gọi là phóng sanh, các con hiểu chưa?
Chớ không phải phóng sanh là đi mua chim cá về phóng sanh mà luôn lúc nào mình cũng làm cho tâm mình giận hờn phiền não đau khổ hết, thì cái đó phóng sanh không có lợi ích đâu. Mà phóng sanh tức là, với cái lòng từ là mình tránh, mình có đừng làm cho người ta đau khổ và chính mình đau khổ.
Mình cũng là một chúng sanh nè, mình đang nhờ cái tâm của mình phóng sanh để cho mình đừng có đau khổ, các con hiểu điều đó.
Khi mà mình giận hờn, mình phiền não, mình đau khổ, thì tức là nhờ có cái người khác mà phóng sanh cho mình, thì ai mà phóng sanh cho mình được? Chỉ có mình mới phóng sanh mình được thôi, làm cho mình nó sống trở lại, nó đừng có đau khổ nữa, tức là làm cho mình đừng khổ đau nữa, tức là phóng sanh đó.
Với cái lòng từ của mình thì luôn luôn lúc nào cũng không làm khổ mình khổ người đó là phóng sanh, và tất cả chúng sanh.
“Phóng sanh với lòng bi là khi nào chúng sanh đang đau khổ…”
Thầy có dạy cái này rồi, đau khổ có duyên gặp mình thì sẵn sàng phóng sanh, không có duyên gặp mình thì không nên đi tìm.
Thí dụ như hiện bây giờ, mình chưa có một cái tâm phiền não giận hờn gì hết, thì luôn luôn mình giữ được cái tâm đó gọi là phóng sanh, phóng sanh được cái tâm của mình. Mình làm cho cái tâm mình tiếp tục nó luôn luôn nó không có phiền não, không có bất toại nguyện, gọi là phóng sanh.
Nhưng mà khi nó có một sự đau khổ, người ta mắng chửi, nó giận nó tức, nó làm cho nó phiền não, nó đau khổ trong lòng nó, thì lúc bấy giờ chúng ta như là, cái tâm chúng ta như là một con vật mà bị thương, bị đau khổ rồi. Thì lúc bấy giờ đó, thì chúng ta phóng sanh với lòng bi của chúng ta đối với ta, thì chúng ta quán xét suy nghĩ để làm cho tâm chúng ta đừng có khổ nữa. Đó là chúng ta phóng sanh với lòng bi.
Còn bây giờ chúng ta giữ cái tâm của mình đừng có cho nó xảy ra một cái chuyện gì phiền não đau khổ hết, cẩn thận ý từ từng chút đó, gọi là phóng sanh lòng từ.
Đó Thầy phân biệt để cho thấy rằng cái chỗ phóng sanh nó đúng ý nghĩa của Phật pháp, chớ không khéo chúng ta đi ra chợ mua tôm cá phóng sanh, đó là cái hình thức phóng sanh chớ không phải là cái phóng sanh đúng.
Vì chính tâm mình đang khổ mà mình không phóng sanh nổi, thì mình phóng sanh cái con vật ở ngoài kia thì nó không có lợi ích gì cho mình nhiều ở đây đâu! Nó chỉ có cái là làm một cái việc phước thiện để mai kia mốt nọ mình có gặp tai nạn gì đó có người cũng phóng sanh mình bằng kiểu đó. Thì như vậy thì mình không phóng sanh cho mình thì đừng có nghĩ phóng sanh cho kẻ khác.
“Vì tất cả chúng sanh đều bị luật nhân quả nghiệp báo đang chi phối, vay trả, trả vay.”
Nghĩa là nói chung mình cũng đang sống ở trong luật nhân quả, cho nên nghe người ta nói một lời nói nào đó, tức là cái nhân mà, họ gieo vào ở lời nói đó, họ làm cho tâm mình trở thành một cái quả đau khổ trong đó tức khắc liền. Cho nên mình luôn luôn bị cái luật nhân quả nó chi phối như vậy, và tất cả chúng sanh đều cũng như vậy.
Mà trong khi mình biết rằng phóng sanh với Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả, vậy thì phóng sanh như thế nào để cho tâm mình thoát ra cảnh khổ đó mới là khó.
Chớ còn hầu hết một số người dạy phóng sanh thì chắc chắn là dạy chúng ta đi ra chợ mua chim cá hoặc rùa trạch, hoặc những con vật bị người ta bắt sắp giết rồi mình mua mình thả gọi là phóng sanh. Ở đây phóng sanh như vậy nghĩa là cạn lắm, cái ý nghĩ đó cạn lắm.
Chúng ta cũng làm, chớ không phải không làm điều đó, nhưng mà nhiều khi chúng ta làm để biến thành người ta có một cái nghề săn bắn chim hoặc là bắt chim để chờ chúng ta phóng sanh. Thì cái chuyện đó càng phóng sanh ra bao nhiêu thì chúng lại bắt vào bấy nhiêu, tức là coi như là thả ra mà bắt, cũng như là bắt cóc bỏ đĩa đó.
Chúng ta thả đây đằng kia chúng bắt, rồi chúng ta cũng lại thả nữa thì không biết chừng nào mà gọi là hết đau khổ. Càng thả ra thì chúng lại càng bắt lại bấy nhiêu!
(17:05) “Luật nhân quả do chúng sanh tạo ra vì thế chúng sanh phải gánh chịu. Ta không thể cứu hay giúp chúng sanh được, chỉ có duyên gặp nhau trong lúc tai họa, hoạn nạn thì ta không thể làm ngơ, mà phải thực hiện tâm bi của mình phóng sanh.”
Đó thì, ở đây cái luật nhân quả, thì tại vì những loài chúng sanh này, loài chim, loài rùa trạch hay là cá tôm… đều là do cái nhân quả cho nên chúng mới sanh làm những con vật đó để mà trả những cái nhân quả.
Thì chúng ta đi tìm, đi kiếm chúng để mà mua để mà thả chúng, thả rồi thì cái nhân quả đó chúng có hết không? Chắc chắn không hết, chúng bắt lại nữa, để mà cho đến khi chúng chết thôi.
Bởi vì cái nhân quả chúng đã tạo ra trong cái đời trước thì đời nay chúng phải mang cái thân đó, phải chịu người ta bắt, rồi người ta chặt đầu, người ta mổ bụng, người ta bỏ lên chảo người ta chiên, người ta nấu, thì cái chuyện cái nhân quả đó thì bây giờ chúng ta làm gì cũng không hết cái nhân quả của chúng sanh đâu.
Cho nên đừng có đi tìm chim cá mà mua một cách mà không có đúng với Chánh Pháp như vậy.
Mà khi mà chúng ta có cái duyên với chúng sanh đó, với một con chim, một con vật đó, chúng ta có duyên với nhau, đi trên đường đi, có nghĩa là chúng ta không có có ý đi vô trong chợ để lại cái chỗ bán chim đó mà mua chim thả, mà chúng ta đi ngang đó, thấy cái người đó họ ngồi họ bán con chim, mà con chim bị cột trói như thế nào, nó nằm một cách rất là đau khổ.
Do cái tình trạng nó quá đau khổ, nó làm động tâm chúng ta, cho nên chúng ta không thể làm ngơ được trước cái cảnh đau khổ đó, mà chúng ta mua bằng với một cái giá dù đắt bao nhiêu, đây là cái nhân duyên của mình với cái con vật đó mà, mình đâu có nỡ, cho nên dù đắt bao nhiêu mình cũng bỏ tiền ra mình mua, mua xong rồi mình đem mình thả con vật đó.
Mình biết là con vật đó cũng sẽ bị người khác bắt chớ không phải không, hay hoặc là cái người bắt này họ sẽ bắt lại. Nhưng mà chúng ta vẫn mua, vì đối trước cái cảnh khổ của người khác ta không có làm ngơ, con vật mà trước cảnh khổ đó ta không làm ngơ.
Nhưng ta đừng đi kiếm cái khổ đau của loài vật. Nếu mà ta đi kiếm thì biết bao nhiêu sự khổ đau của loài vật? Biết bao nhiêu con vật đang khổ đau?
Cũng như bây giờ ta đi kiếm người nghèo đói để mà cho người nghèo đói, thì bây giờ chúng ta đi kiếm thì biết bao nhiêu người, chúng ta làm bao nhiêu tiền để mà cứu giúp họ cho hết?
Đó là cái luật nhân quả của họ mà. Cho nên chúng ta làm sao mà giải quyết được hết cái này. Trừ ra có chính bản thân họ, họ phải giải quyết nhân quả của họ, thì họ mới có đầy đủ cơm ăn áo mặc, họ không có đói khát, chứ chúng ta không giải quyết cái nhân quả cho ai hết đâu.
Vì vậy mà trước mặt chúng ta gặp cảnh khổ thì chúng ta mua mà thả, chứ đừng có nghĩ rằng đi kiếm. Bây giờ cha mẹ của mình ở nhà đau, thôi mình ra chợ, đi vô cái chợ coi thử coi chim cá gì đó mua một mớ về mà thả nó rồi hồi hướng cho cha mẹ mình, điều đó là điều sai.
Luật nhân quả của cha mẹ mình là làm một cái điều gì ác đó, bây giờ mới thọ cái thân bệnh đó, thì bây giờ đó, mình có tạo cách gì cũng không bằng chính cha mẹ mình tạo, từ đó cái tâm cha mẹ mình không dao động trước cái thân bệnh đó, thì cái bệnh nó sẽ mau lành, đó là mình chuyển nhân quả.
Chứ còn mình đem chim cá phóng sanh, để mình nhờ phóng sanh chim cá để làm cha mẹ mình được tuổi thọ tăng lên, bệnh nó giảm đi, nó mạnh, thì cái chuyện đó có thể nói rằng, cái phước nó quá nhỏ, làm cái chuyện lành đó để tạo cái phước mà cha mẹ mình được mạnh thì nó quá ít, nó không bằng đâu.
Mà chính cha mẹ mình trong những cái cơn đau, cơn đau của sức tận cùng chịu đựng của thân mạng của mình, mà cha mẹ đừng có để cái tâm mình dao động. Mà hễ tâm dao động tức là tâm bệnh nữa rồi, thân đã bệnh mà tâm lại bệnh thì hai cái nó gồm lại, nó trở thành một cái thọ rất mạnh, nó làm cho cái người đó sẽ đi vào cái sanh tử luân hồi rất là đau khổ.
Cho nên ở đây cái phần mà phóng sanh thì nghe nó đơn giản, nhưng mà sự thật ra, đúng trong cái giáo lý của đạo Phật thì cái sự phóng sanh này chúng ta phải hiểu qua cái Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả mà chúng ta thực hiện cái phóng sanh, thì nó mới đúng cách.
“Phóng sanh người ta hiểu nghĩa thông thường là mua chim hoặc cá, loài vật khác đem xuống sông, ao, hồ hoặc là vào rừng thả. Phóng sanh còn có nghĩa rộng lớn hơn là thấy chúng sanh đang bị bệnh tật, tai nạn, giam cầm tù tội, bị hiếp đáp v.v. đang thọ khổ, ta giúp đỡ và an ủi làm giảm đi sự khổ hoặc hết khổ.
Phóng sanh còn có nghĩa là tu tập bi tâm. Tu tập bi tâm không có nghĩa là tìm kiếm chúng sanh đang thọ khổ mà tu tập. Tu tập bi tâm tức là thực hiện ngay trên sự đau khổ của thân tâm của mình.”
Đó thì phóng sanh mà ngay tâm bi là mình thực hiện ngay trên cái sự khổ của thân tâm mình. Bây giờ cái thân thọ mình đau nè, mà mình thực hiện được cái bi tâm, tức là lòng thương cái thọ đau khổ của bản thân mình, của cái nghiệp lực của mình nè, của cái nhân quả của mình nè, thì mình làm sao để cho nó hết thọ khổ này. Đó tức là mình phải cứu lấy mình, đó là chính cái chỗ của Phật pháp.
(22:24) “Bởi vậy tu Tứ Vô Lượng Tâm là Từ, Bi, Hỉ, Xả trên thân tâm của mình, như vậy mới gọi là giải thoát hay là thoát khổ.
Từ bi với thiên hạ, chúng sanh là mình thoát khổ hay chăng?”
Nghĩa là mình mua chim cá mình phóng sanh, mình có thoát khổ không? Chắc chắn điều đó không thoát khổ.
Vì mình làm ác mà mình, thí dụ như mình mua chim cá mình phóng sanh mà đi ăn trộm ăn cướp đó, thì tức là người ta cũng bắt mình bỏ tù, người ta cũng tra khảo, hỏi mình đồng bọn mình bao nhiêu người, mấy người, họ không tha mình chút nào đâu! Họ cũng không bao giờ mà bỏ mình ra khỏi tù đâu, họ cũng bắt giam mình.
Cho nên từ bi với thiên hạ, tức là chúng sanh đó, thì mình có thoát khổ hay không? Còn mình từ bi với mình thì mình biết cái tâm bi của mình, tâm từ của mình, thì mình không làm khổ người khác.
Tức là mình đâu có trộm cắp, mình đâu có làm cho người ta tan nát gia đình? Mình từ bi thì mình thương mình, thì mình không có làm cho người khác khổ, thì như vậy tức là mình đã thương mình, thì đó là phóng sanh.
“Hay tăng nghiệp quả thêm cho thiên hạ chúng sanh?’
Nghĩa là bây giờ đó, một chúng sanh nó đang ở trong cái cảnh bất hạnh nghèo khổ là do cái nhân quả đời trước họ đã tạo. Vì vậy bây giờ chúng ta đem cơm gạo đến cho họ, để cho họ thọ thêm cái nghiệp quả nặng thêm chớ làm sao mà dứt được cái nghiệp đó?
Thay vì họ phải nghèo khổ đó để mà trả cái nghiệp của họ bỏn xẻn, ích kỷ kiếp trước, bây giờ để làm cho họ sáng mắt ra, cho nên họ mới mở cái lòng bố thí ra, họ xả ra, còn đằng này, mình lại đem cơm gạo cho họ thêm, tức là cái lòng bỏn xẻn họ lại còn thêm lên nữa, tức là họ lấy của người khác chớ họ không dám bỏ của họ ra. Do đó thì cái nhân quả nghiệp báo đó nó sẽ càng tăng lên, họ sẽ càng khổ hơn và khổ hơn nữa, đói khát họ lại càng đói khát hơn nữa.
Cho nên người mà chưa hiểu nhân quả cho nên tập trung chỗ này, tập trung chỗ kia kêu gọi Phật tử đóng góp này kia để đi cứu trợ đầu này, đầu kia, đầu nọ, tức là quý thầy chưa hiểu nhân quả! Làm cái việc quý thầy tưởng là từ thiện, nhưng mà sự thật đưa người ta đi vào cái nhân quả nghiệp báo, càng tăng lên cái sự nghiệp quả đói khổ họ thêm lên, mà muôn đời họ không có trả được.
Còn trái lại, từ cái cảnh nghèo đó mà họ xả được tâm họ, họ biết nhường cơm sẻ áo cho người khác, thì ngay đó họ đã an ổn được cái tâm khổ đau vì đói khổ của họ.
Đó là cái đường lối của đạo Phật dạy chúng ta làm cái việc từ thiện đúng cách. Còn hiện bây giờ hầu hết là một số quý thầy làm việc từ thiện nó không có đúng cách.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không an ủi những người bất hạnh, mà như hồi nãy Thầy đã nói, trước cảnh đói khát của người khác, ta không nỡ tâm, nhưng ta không đi tìm kiếm làm cái việc đó, vì việc đó không thể nào mà đem họ hết khổ đau, chúng ta biết như vậy.
(25:16) Cho nên ngày xưa ông Ca Diếp ông đến gọi một bà lão ăn xin: “Bà hãy cúng dường cho tôi thì bà thoát ra cảnh nghèo. Còn bây giờ nếu mà tôi cho bà những cái thực phẩm bà ăn đầy đủ thì cái cảnh nghèo bà vẫn kéo dài thêm cái kiếp nghèo khổ của bà nữa, mà bà còn nghèo khổ hơn nữa!”
Cho nên ngày hôm đó bà lão chỉ xin được có hai xu mà chưa có được một hột cơm trong lòng, nghe ông Ca Diếp nói như vậy, thuyết phục bà như vậy, cho nên bà vui vẻ mà dâng lên hai xu để cúng dường cho ông Ca Diếp.
Và từ đó, thì đêm đó bà bị đói và lạnh, một đêm rét lạnh, bà bị đói và lạnh, và bà chết trong đêm đó. Và cái lòng mà bà bố thí cúng dường như vậy, cái lòng bà biết san sẻ ra như vậy đó, cho nên bà được sanh lên cõi trời. Từ sanh lên cõi trời đó bà được hưởng đầy đủ cơm áo không còn thiếu nữa, không còn là một bà lão ăn xin nữa.
Bây giờ, đây là cái phần của cô Liễu Tâm đã hỏi Thầy về cái phần phóng sanh như vậy. Muốn rõ nữa thì Thầy đã dạy cho các con thấy rất là cụ thể. Từ đây về sau chúng ta đừng có, phải làm một cái điều gì không đúng với Phật pháp, đừng có làm một cái điều mà Đức Phật đã dạy chúng ta mà chúng ta lại làm sai, hiểu sai.
Cho nên ở đây chúng ta đâu thấy cảnh màn trời chiếu đất của cái người bị bão lụt mà đã sập nhà sập cửa trong bão số năm vừa rồi, phải không? Chúng ta đâu có nghe, chúng ta đâu có thấy.
Thế rồi bây giờ người ta đi gọi mình cứu trợ bằng cách này bằng cách kia, làm cho mình nghe, làm cho mình thấy. Thì khi mà mình được nghe, mình được thấy thì mình sẵn sàng là mình chia sẻ, nhưng mà khi mình không được nghe không được thấy, thì thôi mình không có sẵn sàng chia sẻ.
Cho nên ở đây chúng ta không kiếm những cái khổ đó mà làm việc phóng sanh, mà chúng ta trực tiếp nghe thấy trước cảnh khổ của người khác thì chúng ta không làm ngơ, nhưng chúng ta biết chúng ta làm điều đó là chúng ta chồng thêm cái nghiệp cho kẻ khác.
Chớ không phải chúng ta cứu người đó đâu, không phải là chúng ta gieo một cái điều tốt cho người đó để thoát ra cảnh nghèo đói đâu. Họ càng nhận của mình bao nhiêu thì họ càng nghèo đói bấy nhiêu và tai họa đến với họ nhiều hơn nữa.
Đó, hiểu được Phật pháp thì phải hiểu được nhân quả như vầy, chớ còn nếu mà hiểu lơ mơ thì chúng ta, bởi vì trong cái giáo đoàn Đức Phật ngày xưa, ở chỗ này mà thất mùa, mà không có cơm ăn áo mặc, thì Đức Phật đi đến cái chỗ khác nơi mà có trúng mùa thì ở đó đi xin ăn. Còn chỗ này mà thất mùa thì mình không có ở đây xin, bởi vì có xin thì người ta cũng không có người ta cho mình, vì người ta thất mùa, cho nên Đức Phật đi.
Mà đức Phật cũng không đi lại cái chỗ mà trúng mùa đó, mà kêu gọi những cái người ở đó đóng góp lại để đi lại cứu trợ chỗ cái này. Bởi vì Đức Phật đã nhìn thấy được nhân quả đó, cho nên không có cứu trợ như chúng ta bây giờ, chỉ rời khỏi cái (nơi) đó để tránh cho người ta phải gánh thêm một số tu sĩ ở đây, phải lo cơm ăn áo mặc cho các tu sĩ.
(28:29) Về phần cô Viên Minh hỏi.
Hỏi: “Định Niệm Hơi Thở con tu ba mươi phút, hơi thở bình thường là ba giây. Cứ mỗi phút qua là con hướng tâm: “Cái thân phải nương tâm vững vàng, không được nhúc nhích!” Sau năm phút con xả, đi kinh hành rồi lại tiếp tục tu nữa cho đúng ba mươi phút.
Về sự công phu của con như vậy có đúng không? Có đôi lúc tai con nghe lùng bùng, không biết con tu bị sai chỗ nào? Thỉnh Thầy chỉ dạy cho con thông suốt!”
Đáp: “Định Niệm Hơi Thở ở đây con chỉ tu ba mươi phút, chia ra làm năm lần nhiếp tâm mỗi lần năm phút. Như vậy sự nhiếp tâm của con không quá sức. Thế mà đôi lúc tai con lại lùng bùng, đó là con bị ảnh hưởng tu hành sai trước kia…”
Hoặc là đau bệnh hoặc là tu sai cái gì đó.
“… khi con đến đây bằng pháp ức chế tâm.”
Nghĩa là khi mà đến đây thì luôn luôn mình phải dùng cái pháp để mà xả tâm hơn là ức chế tâm. Cho nên khi mà quen với cái pháp ức chế tâm rồi, thì con ngồi lại con cũng nhiếp hơi thở, nhưng mà luôn luôn nó quen cái sự ức chế tâm, mà do đó nó mới có thể xảy ra ảnh hưởng lùng bùng tai. Nhưng nó cũng không khó, cái phá đó nó cũng không khó đâu.
“Muốn phá tai lùng bùng, khi trường hợp xảy ra thì con nên hướng tâm nhắc: “Tai không được lùng bùng nữa, phải bình thường, thông suốt, nhẹ nhàng an ổn!”
Đó là cái câu hướng, để nhắc khi mà cái trạng thái đó nó lùng bùng. Thứ nhất là nó lùng bùng như vậy, là mình xả, mình đi kinh hành. Cái thứ hai mình ngồi tiếp tục, thì mình hướng tâm mình nhắc nó.
Nhưng mà nó chưa hết đâu, mình nhắc lúc bấy giờ nó chưa hết. Khi mình xả ra thì ngày hôm sau mình ngồi lại thì nó không lùng bùng. Nhờ mình nhắc, nên cái thời kế tới mình ngồi tu thì nó không có.
Nhưng mà thời kế tới nó còn có nữa thì mình nhắc nữa, chừng nào mà mình ngồi nó không có thì thôi mình không nhắc.
“Khi hướng tâm xong tiếp tục chú ý vào hơi thở không nên để ý tai lùng bùng, sau thời gian tu tập tai sẽ hết lùng bùng.”
(30:41) Hỏi: “Thầy dạy xả tâm ly dục ly ác pháp là phải tu Định Vô Lậu câu hữu với Tứ Bất Hoại Tịnh, câu này dạy là phải tu như thế nào? Danh từ Tứ Bất Hoại Tịnh con không hiểu, thỉnh Thầy dạy cho!”
Đáp: “Tứ Bất Hoại Tịnh là bốn pháp làm cho thân tâm thanh tịnh, đó là Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng và Niệm Giới.
Định Vô Lậu câu hữu với Niệm Phật: Nghĩa là thân tâm Phật không lậu hoặc, thân tâm ta niệm Phật tức là thân tâm ta phải sống giống như thân tâm Phật.
Ví dụ thân Phật ăn ngày một bữa, không ăn phi thời, ngủ phi thời, thường đi kinh hành, đi khất thực, không trồng trọt làm việc gì khác ngoài vấn đề tọa thiền quán sát tâm mình, sống trầm lặng không tranh luận hơn thua với ai, biết nhẫn nhục, biết tùy thuận và bằng lòng mọi cảnh huống v.v.
Tâm Phật không ham muốn, không tham, sân, si v.v. Tâm mình niệm Phật cũng không tham muốn, không tham sân si giống như Phật vậy, gọi là thân tâm vô lậu kết hợp với Bất Hoại Tịnh.
Niệm Pháp câu hữu Định Vô Lậu: Nghĩa là pháp dạy như thế nào, thân tâm ta tùy pháp, sống đúng pháp, không làm sai pháp.
Ví dụ pháp dạy ăn ngày một bữa, không ăn uống phi thời, không ngủ nghỉ phi thời, lấy giới bổn phòng hộ sáu căn, sống đời sống thiểu dục tri túc, thường tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thiền, Tứ Như Ý Túc, Tam Minh v.v”.
Đó là cái Niệm Pháp, thì chúng ta tùy theo các pháp mà dạy, thì chúng ta sống, chúng ta nương theo các pháp. Pháp nào dạy như thế nào chúng ta làm đúng theo như các pháp, thì đó gọi là Niệm Pháp. Chớ không phải là ngồi đó niệm thầm thầm ở trong bụng mình là Niệm Pháp, như vậy là sai. Chúng ta sống giống, pháp dạy sao chúng ta làm y như vậy đó là Niệm Pháp.
“Niệm Tăng: Đời sống chúng tăng là gương hạnh hòa hợp như nước với sữa, ta phải sống và tu tập giống như chúng tăng như vậy.
Ví dụ: Ông Ưu Ba Ly trì giới đệ nhất, ta cũng nương theo gương hạnh của ông Ưu Ba Ly mà trì giới đệ nhất. Ông Đại Ca Diếp đệ nhất đầu đà, ta cũng nương theo gương hạnh của ông mà giữ hạnh đầu đà tu tập. Ông Mục Kiền Liên thiền định đệ nhất…”
Tức là thần thông đệ nhất đó.
“… ta nên noi theo gương hạnh của ông mà tu tập thiền định.”
Đó là, mình Niệm Tăng là mình nương theo vào những cái gương hạnh của các ngài mà mình tu tập.
“Niệm Giới, giới luật Phật dạy như thế nào, ta phải nghiêm trì giới luật như thế nấy. Không được phạm giới, bẻ vụn giới, phá giới, mà phải trì giới đệ nhất. Có tu tập được như vậy mới gọi là thân tâm vô lậu Bất Hoại Tịnh.”
Nghĩa là tu Định Vô Lậu nó kết hợp với Bất Hoại Tịnh là như vậy.
(33:51) Đó thì hôm nay Thầy giảng như vậy, thì con hiểu cách thức Niệm Phật rồi, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới rồi. Nó không phải là ngồi đó mà chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật, hay hoặc là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là niệm như vậy, không phải! Chúng ta lấy thân, thọ, tâm, pháp của mình mà niệm Phật, bốn cái chỗ niệm, tức là gọi là Tứ Niệm Xứ đó, mà chúng ta niệm.
Và chúng ta niệm để mà câu hữu với Định Vô Lậu thì đó là Vô Lậu Bất Hoại Tịnh, nó câu hữu từ cái Định Vô Lậu mà nó làm cho thân tâm chúng ta không có hoại sự thanh tịnh. Do cái chỗ tu tập vậy đó gọi là kết hợp lại mà tu tập, thì chúng ta thấy kết quả rất là tốt.
(34:35) Hỏi: “Khi tâm tán loạn con tu Định Sáng Suốt, tỉnh thức sáng suốt. Kính thưa Thầy có đúng không?”
Đáp: “Khi tâm bị tán loạn phải quán xét trường hợp tâm tán loạn do nguyên nhân nào xảy ra?
Một: Tâm tán loạn vì bị ức chế quá nhiều.”
Nghĩa là bây giờ mình cứ ngồi thiền mình dùng cái hơi thở mình ức chế nó, thì bắt đầu mình xả nghỉ ra nó nghĩ ngợi cái này, cái kia. Hoặc là bây giờ mình tâm tán loạn, khi mà mình ngồi thiền vô cái thì mình nhiếp tâm chừng năm, mười hơi thở thì bắt đầu nó nghĩ chuyện này, nghĩ chuyện kia mà mình không còn nhiếp cái hơi thở được nữa, thì đó là do bị sự ức chế.
“Hai: Tâm tán loạn vì bị cô đơn.”
Độc cư đó, bởi vì mình sống có một mình không nói chuyện với ai hết, sống trầm lặng một mình đó, thì do sự cô đơn đó mà nó khởi ra những cái tán loạn.
“(Ba:) Tâm tán loạn vì bị gặp phải ngoại duyên, ngoại cảnh.”
Tức là người ta chửi mắng, người ta làm cái này kia, mình buồn phiền, mình giận hờn, tâm mình nó loạn xạ nó nghĩ đến chuyện này rồi nó buồn rầu tới chuyện kia, đó là nó tán loạn.
“(Bốn:) Tâm tán loạn vì bị lỗi lầm.”
Gọi là trạo hối đó, làm cái gì đó rồi cái lỗi đó người ta thấy được, mình thấy quá xấu hổ. Cho nên nó làm cho cái tâm mình ray rứt khổ đau, đó là nó vì trạo hối.
“Tâm tán loạn không thể tu Định Sáng Suốt và Định Tỉnh Thức mà giúp được, chỉ tùy theo mỗi trường hợp mà phá nó bằng Định Vô Lậu.”
Nghĩa là trong mỗi trường hợp, mình phải thông suốt mỗi trường hợp mà nó tán loạn như vậy đó, là do như cái thân mình bị bệnh, rồi mình suy tư, mình lo lắng, mình buồn rầu. Do như vậy đó, thì mình phải tu cái Định Vô Lậu bằng cách là quán xét nó qua nhân quả.
Cái nhân quả, do mình thọ cái thân này, do cái nhân quả đời trước mà đời nay mang cái thân nó bị bệnh tật thế này thế khác, vì vậy đó mình vượt lên trên nhân quả mà mình không thấy cái tâm mình dao động khổ sở nữa, thì nó sẽ hết tán loạn.
“Một: trường hợp thứ nhất, bị ức chế thì nên thư giãn tâm.”
Nghĩa là trường hợp mà bị ức chế, tu ức chế thì thư giãn tâm, bằng các pháp môn thư giãn tâm.
“Trường hợp thứ hai, bị cô đơn thì nên đọc thêm kinh sách mà phá nó.”
Nghĩa là mình ở một mình mình, không có ai hết mà mình thấy tâm mình nó khởi ra loạn tưởng như vậy, thì tức là mình lấy kinh sách mình đọc, rồi mình tư duy những cái nghĩa lý trong kinh sách thì cũng làm cho mình bớt loạn tưởng.
“Ba: Trường hợp thứ ba, giải quyết các duyên bằng nhân quả.”
Nghĩa là mọi cái duyên nó đến với mình, thì mình phải quán xét, nhìn nó bằng cái luật nhân quả thiện với ác, để cho tâm mình buông xả thì nó không còn tán loạn nữa.
“Trường hợp thứ tư, phát lồ sám hối, tự răn không phạm lỗi nữa.”
Nghĩa là trường hợp thứ tư thì mình tìm một cái vị thầy thanh tịnh giới luật, mình đến mình xin phát lồ với vị thầy đó. Mình thuật, mình nói lại những cái trường hợp mình phạm lỗi, mong vị thầy đó chứng minh để cho mình từ đây về sau mình không có phạm lỗi đó nữa, thì tâm mình nó mới được an.
(37:38) Hỏi: “Khi người tu thiền vào định mà tưởng thức vi tế còn, nên sợ rắn, thích ăn chuối chiên hoặc những thứ khác thì làm sao định được? Thỉnh Thầy chỉ dạy cho con hiểu!”
“Còn sợ rắn, còn thích ăn chuối chiên tức là chưa ly dục. Chưa ly dục tức là chưa ly ác pháp. Chưa ly dục, chưa ly ác pháp làm sao mà vào định được? Muốn nhập định đúng Chánh Pháp của Phật thì phải ly dục, ly ác pháp. Nếu không ly dục ly ác pháp mà nhập định đó là tà thiền, tà định.”
Nghĩa là mình tu mà mình thấy tâm mình nó còn như vậy, tức là mình biết nó chưa ly dục, vì vậy mà mình cố gắng, mình tu tập để cho mình ly. Vì vậy mình tu Định Vô Lậu nhiều hơn để sau này nó ly dục, ly ác pháp rồi thì mới có thể tu tập vào định mới có dễ dàng, chớ không khéo thì nó rất khó!
Bởi vì mình phải biết tâm mình nó còn thèm ăn, nó còn thích ăn, thì tức là nó chưa có ly dục, nó chưa có ly cái lòng tham muốn mình. Bởi vì qua cái ăn là mình xét mình, cái dục của mình nó còn hay là không còn, mình biết nhiều lắm. Con người của mình nó dễ hiểu mình lắm, nó không có khó khăn đâu, nó có cái gì thì mình biết liền.
Và vì vậy mình nỗ lực, mình phải tu tập để ly cho nó ra, để làm cho nó hết không ham nữa. Do như vậy, chỗ đó là cái chỗ mình đi vào thiền định nó mới dễ sau này.
(39:06) Hỏi: Kính Thưa Thầy! Hòa thượng chủ trương Thiền Tông, Thầy chủ trương thiền Giới - Định - Tuệ….”
Chớ không phải Thiền Đông Độ. Bởi vì Thiền Đông Độ là nó Thiền Tông nó đi từ cái bên Đông Độ nó đi sang qua Trung Hoa, cho nên gọi là Thiền Đông Độ.
Nó có một cái dãy, một cái số các vị Tổ Sư Thiền đó, là từ Tổ Ca Diếp truyền cho đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28 ở bên Thiên Trúc, ở bên Ấn Độ đó. Rồi từ tổ 28 đó là Bồ Đề Đạt Ma mới truyền sang qua Trung Quốc, truyền xuống cho năm vị Tổ nữa, cho nên nó gọi là 33 vị Tổ Sư Thiền đó, thì cái thiền đó gọi là Thiền Đông Độ.
Còn cái Thầy dạy ở đây, thì thiền Giới - Định - Tuệ, đi từ giới, định, tuệ, cho nên giới nó xả tâm ly dục ly ác pháp, nó mới nhập được cái Sơ Thiền, từ đó mới bước sang cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, cho nên nó mới thực hiện tới Tam Minh, nó mới hoàn tất được con đường tu tập.
Còn cái Thiền Đông Độ thì nó chỉ giữ cái tâm của nó chẳng niệm thiện niệm ác, thì cái Phật Tánh nó hiện tiền ra thì thôi nó không còn đi nữa, tới đó là nó xong. Khi nào nó giữ cái niệm thiện, niệm ác nó không hiện ra nữa thì coi như là nó hoàn tất được con đường tu của nó. Cho nên cái thiền kia thì nó gọi là Thiền Đông Độ.
“… Giới - Định - Tuệ, con đường Thầy đi là con đường ngày xưa Đức Phật đã đi. Thưa Thầy, người kế vị Đức Bổn Sư đầu tiên là vị Tổ nào? Rồi đến Thầy, Tổ thứ mấy? Thỉnh Thầy dạy cho con rõ!”
Đáp: “Tất cả đệ tử của Đức Phật toàn là đạt được đạo theo khả năng chuyên môn của mình.”
Nghĩa là tất cả các vị đại đệ tử của Phật cũng như nói chung là 1250 vị Tỳ Kheo mà theo Đức Phật, đều là những đệ tử của Phật, phải nói rằng nó chưa có đệ tử nào mà toàn diện được như Đức Phật.
Đối với ngài Ca Diếp, ví dụ như ngài Ca Diếp thì chuyên môn về hạnh đầu đà, đệ nhất về hạnh đầu đà. Nếu mà giao cho ông lãnh đạo chúng tăng để mà làm một vị Tổ, thì ông bắt tất cả mọi người đều theo cái hạnh của ông chứ ông làm sao mà ông chan hòa được?
Cho nên nếu mà ổng mà làm Tổ của chúng ta, thì chắc chắn là chúng ta phải tu về cái hạnh đầu đà. Còn tất cả những cái kia thì ông không có giỏi, ông bình thường thôi. Cho nên ổng chỉ chuyên môn về hạnh đầu đà ổng là đệ nhất thôi.
Còn nếu mà ông Mục Kiền Liên mà còn sống đó, mà Đức Phật truyền thừa cho ông là thừa kế, là một vị Tổ mà dạy chúng ta, thì ổng là đệ nhất thần thông, tức là đệ nhất thiền đó, thì ổng bắt chúng ta tu thiền định không à, không bao giờ mà ổng dạy chúng ta giới luật đâu!
Cho nên ổng chuyên môn về cái đó rồi, ổng giỏi về cái đó rồi. Cho nên ông không có toàn diện, ông chỉ có cái phần đó giỏi thôi. Mà về cái hạnh đầu đà thì ông không bằng ai hết, về cái giới luật thì ông cũng bình thường thôi, không phạm mà cũng không ấy thôi, còn về hạnh đầu đà thì ông không có giữ như ông Ca Diếp như vậy.
Ngài Ưu Ba Ly thì chuyên nhất về giới luật cho nên đệ nhất trì giới. Đó thì mỗi người có một cái chuyên nhất, như ông La Hầu La thì đệ nhất mật hạnh, cái hạnh ổng nghiêm trì được cái đệ nhất, ông Xá Lợi Phất thì chuyên nhất Trí tuệ.
Đó cho nên những cái người đệ tử như vậy thì không có đủ cái khả năng mà để lãnh đạo, cho nên có những người, khi mà Đức Phật còn tại thế, có những người hỏi Đức Phật: “Sau này đức Phật tịch rồi thì ai là người thừa kế Đức Phật?”.
Thì Đức Phật nói: “Trong số đệ tử chúng ta chỉ chuyên nhất mà không có người toàn diện. Cái người mà toàn diện phải là có đủ oai thần, oai lực, thì mới có thể thay ta mà làm điều đó.”
Cho nên sau khi mà Đức Phật thị tịch, thì Đức Phật di chúc rằng thầy của chúng ta, đó là, sau này thầy của những vị Tỳ Kheo sau này, đó là giới luật. Cho nên ngàn đời, muôn đời, cách đây 2500 năm khi Đức Phật nhập diệt, thì ông thầy giới luật là vị Tổ thừa kế Đức Phật, đó là giới luật. Cho đến bây giờ Thầy cũng tu là theo vị Tổ giới luật đó mà thôi.
Mà xét cho cùng khi Đức Phật chứng đạo, khi mà Đức Phật đã tu chứng đạo thì Đức Phật mới thấy rằng: “Những cái pháp nào mà Ta phải đảnh lễ, cung kính cái pháp đó, để giúp Ta được giải thoát, thì đó là những cái pháp đáng cung kính, đáng tôn trọng”.
Thì chúng ta thấy rõ ràng là Đức Phật cũng nương vào cái chỗ Giới - Định - Tuệ mà Đức Phật đã được giải thoát. Vì vậy mà sau này, cái người thầy mà dạy cho Đức Phật thì cũng là Giới - Định - Tuệ, rồi cái người thầy mà dạy cho chúng ta cũng là Giới - Định - Tuệ chớ không phải ông Phật!
Nhưng ông Phật chỉ là một cái hình ảnh Giới - Định - Tuệ sống để mà chúng ta nương vào đó. Còn cái Giới - Định - Tuệ mà ông Phật đã tu tập, đã tìm ra được nó, thì Đức Phật khi mà chứng đạo thì Đức Phật nói: “Ta thấy cái pháp đó là cái pháp đáng cung kính, đáng tôn trọng, đã đưa Ta đi đến chỗ giải thoát, cứu Ta thoát ra khỏi kiếp sống của con người”.
Cho nên trong những cái bài kinh đó, Thầy rất thấm thía những cái bài kinh đó, là cái người mà dạy Đức Phật lại là Giới - Định - Tuệ. Rồi bây giờ Đức Phật lại truyền thừa lại cái người đó dạy chúng ta tức là Giới - Định - Tuệ, thì không bao giờ ngàn đời, không bao giờ cái Giới - Định - Tuệ đó nó có thể thay đổi.
Theo như, cũng như bây giờ, như Thầy bây giờ Thầy cũng có khả năng chuyên môn của Thầy, cho nên nó không thể toàn diện như Giới - Định - Tuệ được. Vì vậy mà Thầy bắt các con phải theo những cái kinh nghiệm riêng tư của Thầy, thì các con sẽ bị chệch đi, rồi sau này các con sẽ thừa kế Thầy làm vị Tổ kế nữa thì các con sẽ có một cái chuyên môn khác, cái khả năng khác, cái sở trường khác của các con đi. Do đó lần lượt nó sẽ lệch con đường của Phật đi, nó sẽ làm mất con đường đi.
Cho nên cái hay nhất của đạo Phật là không có một vị Thánh nào mà có thể thừa kế Phật, mà chỉ có pháp môn của Phật, tức là Giới - Định - Tuệ, là cái người thừa kế để hướng dẫn cho tất cả những vị sau này. Cho nên đạo Phật không có vị Tổ, mà chỉ có giới làm vị Tổ thừa kế Phật để dạy chúng ta.
(44:44) “Vì thế đệ tử của Đức Phật không có người nào toàn diện, đầy đủ oai lực, oai thần, tuệ lực v.v., nên không đủ khả năng thừa kế Phật để nắm rường mối đạo Phật.
Cho nên Đức Phật di chúc lại: Người có đủ oai thần, oai lực thừa kế Phật làm thầy trời, người và các vị Tỳ Kheo sau này là giới luật. Giới luật là vị Tổ đầu tiên và cũng là vị Tổ cuối cùng, ai theo đạo Phật là phải theo sự hướng dẫn của vị Tổ này. Làm sai lời dạy của vị Tổ này kẻ đó không phải là đệ tử của Phật.
Thầy tu theo đạo Phật là do vị Tổ này hướng dẫn, con tu theo đạo Phật cũng do vị Tổ này hướng dẫn, như vậy, Thầy không phải là người thừa kế làm Tổ thứ mấy của đạo Phật. Từ khi Đức Phật thị tịch đến giờ, chúng ta đều là học trò của vị Tổ này, và mai sau tất cả những người tu theo đạo Phật đều lấy vị Tổ này làm thầy.
Nếu Thầy không lầm, trong một bài kinh nào đó Thầy đã được đọc, chính vị Tổ này cũng là thầy của Đức Phật. Như vậy Phật và chúng ta đều nương theo vị thầy này mà tu tập đến giải thoát.
Còn 33 vị Tổ sư Thiền Đông Độ là một truyền thuyết huyền thoại của người sau bịa đặt ra. May mà kinh sách Phật Giáo còn ghi chép lại rõ ràng lời di chúc cuối cùng. Nếu không thì bây giờ chúng ta phải tin vào đâu?
Giả dụ nếu có sự truyền thừa từ Đức Phật đến các Tổ sau này chắc chắn thì con đường của đạo Phật đã mất gốc từ lâu. Không có sự truyền thừa mà các Tổ còn bịa ra được, còn thay đổi giáo lý của Phật, huống là có sự truyền thừa, thì sự thay đổi ấy phải gấp trăm ngàn lần hơn, thì Phật giáo bây giờ trở thành Ma giáo.”
Đó là câu trả lời của Thầy.
(47:14) Hỏi: “Thưa Thầy! Càng tu vọng tưởng càng hiện rõ, nó như một cuốn phim quay trong tâm con. Tầm Tứ chú ý hơi thở ra vô như khoảng năm hơn thở thì nó lại hiện ra, con lại Tầm Tứ chú ý hơi thở giống như con đang chiến đấu với vọng tưởng.
Con tu như vậy có đúng không thưa Thầy?”
Đáp: _“Con tu như vậy không đúng cách nên vọng tưởng không dừng được. Muốn tu đúng thì con phải hiểu vọng tưởng từ đâu sanh. _
Vọng tưởng sanh ra từ gốc lòng…”
(Xem tiếp ở Pháp hành 36)
HẾT BĂNG