Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Hôm nay là ngày 16/05/2001, nhân chuyến về Việt Nam thăm quê hương, chúng con có duyên may được diện kiến Hòa thượng Thích Thông Lạc, tại Tu viện Chơn Như, Trảng Bàng. Thầy đã từ bi ban cho chúng con những lời pháp nhũ, để chỉ dạy cho chúng con, con đường thoát khổ sanh, già, bệnh, chết. Chúng con xin đê đầu đảnh lễ tạ ơn Thầy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Dạ thưa con xin phép Hòa thượng, Dạ cái câu hỏi mà thứ nhất của nhóm Nguyên Thủy là như thế này. Chúng con là những Phật tử tu theo Nguyên Thủy dưới sự hướng dẫn của Thầy, trong khi gia quyến bạn đạo có người qua đời, chúng con đến viếng thăm thì phải làm thế nào? Nghi lễ ra sao? Xin Thầy từ bi chỉ dạy?
Trưởng lão: Trong cái vấn đề, nếu mà trong những cái người bạn của mình hoặc là những người thân mà qua đời thì điều trước hơn hết mình đến mình viếng thăm, mình chia buồn mà không nên tụng niệm. Mà chỉ đến chia buồn một cách rất bình thường. Và đồng thời thì mình an ủi bạn bè của mình, chứ đừng có tụng niệm gì hết.
Nhưng trước khi cái người mà khi mất, người mà bạn của mình khi mất, mình đến mình thăm bệnh, sắp sửa mất đó thì mình đừng hộ niệm gì hết. Mà mình chỉ nhắc cố gắng giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Nhớ nhắc cái điều đó: “Giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự”. Và đồng thời mọi người đến mà thăm đó, mình ước nguyện. Nghĩa là mình nỗ lực mình thực hiện cái giới luật của Phật để ước nguyện cho người đó sau khi mất mà đủ cái duyên để gặp được cái chánh pháp của Phật.
Còn nếu mà người đó đã mất rồi thì các con sẽ đến chia buồn, thì các con đứng trước cái quan tài của cái người chết, thì các con ước nguyện là tôi tu tập mà cố gắng giữ gìn giới luật của Phật. Mong rằng người đã mất đi sẽ tiếp tục tái sanh, gặp được chánh pháp, trên con đường tu tập theo đúng Phật pháp, thì cái sự ước nguyện đó là cái sự sống của mình đúng với Phật pháp, thì cái sự ước nguyện đó nó sẽ thành tựu.
(2:25) Chứ đừng tụng niệm, đừng làm gì hết, thầm ước nguyện ở trong lòng của mình mà thôi, đó là cái điều của người cư sĩ theo Nguyên Thủy. Vì đức Phật có dạy với tất cả các cư sĩ cũng như tu sĩ, khi mình muốn làm một điều gì, mình ước nguyện một điều gì thì hãy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì ước nguyện sẽ được như ý nguyện mình. Đó là cái lời của Phật dạy trong bài Ước Nguyện trong kinh Trung Bộ, các cư sĩ hãy nhớ điều này.
Bởi vì chúng ta thường là bị ảnh hưởng của Đại thừa giáo quá nhiều, nên thấy tụng niệm không, hộ niệm cho cái người trước khi chết, rồi tụng niệm để cầu siêu, cầu an cho người chết. Đó là một việc làm không đúng mà chỉ còn ước nguyện mà thôi, ước nguyện với cái tâm thành, với cái sự giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì cái sự ước nguyện đó sẽ được thành tựu. Khi cái người đó mất đi tức là người đó chết thì người đó sẽ tiếp tục tái sanh chứ không phải (không nghe rõ).
Vì đối với chúng ta nên biết trong cái sự sống của chúng ta, nó khó lắm, nó chỉ là một cái sự thay đổi chứ nó không có sự chết đi. Vì chúng ta có không có cái trí vô hạn, cho nên chúng ta còn nằm trong trí hữu hạn, vì vậy chúng ta thấy có sanh tử. Trái lại, một người có trí vô hạn thì họ không thấy có sự sanh tử mà chỉ có sự thấy thay đổi của họ.
Vậy thì trong môi trường sống, như chúng ta cũng đã hiểu từ trong môi trường sống nó mới sanh ra chúng ta. Nếu không có môi trường sống thì không có sanh chúng ta. Cho nên các tôn giáo đều đặt câu hỏi: “Con người từ đâu sanh ra? Chết đi về đâu?”. Thực sự con người từ ở trong môi trường sống mà sanh ra, rồi chết cũng trở về môi trường sống, nhưng đối với cái người mà trí hữu hạn thì không có sanh và tử, chỉ có một sự thay đổi của định luật nhân quả mà thôi.
(4:21) Do đó đạo Phật đã xác định rõ ràng, như trong kinh đức Phật nói: “Con người là thừa tự của nhân quả. Nhân quả là cha mẹ của con người”. Chứ không ai khác hơn. Vì vậy mà khi chúng ta đến thăm, chia buồn, chúc tang cho một người gia đình mình cũng như gia đình của bạn bè, thì tốt nhất là mình hãy ước nguyện, ước nguyện bằng cái sự thực hành giới luật của Phật nghiêm chỉnh, để ước nguyện cho cái người mất, cũng như cái người còn sống mà gặp tai nạn mình ước nguyện. Mình giữ gìn giới luật mình ước nguyện thì cái tại nạn cũng như người mất sẽ được may mắn đúng chánh pháp để tự họ thực hiện, mới đem lại sự ước chứng của bản thân mình, chứ chúng ta không làm giúp gì cho họ khi định luật nhân quả đã xảy ra, đã quy định rất cụ thể, rõ ràng tự làm ác thì phải tự thọ lấy khổ, mà tự làm thiện, thì chính mình mình cũng được phước, mấy con yên tâm chỗ này (không nghe rõ), đó là cái bài thứ nhất nói về (không nghe rõ).