00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:27)

Trưởng lão: Theo Phật giáo thì mấy con có những cái điều gì mà cần phải thưa hỏi. Như đức Phật đã nói: “Những gì cần hiểu mình phải hiểu cho nó rõ”. Nếu mình hiểu mà không rõ thì mình sẽ tu tập nó sai đi, bởi vì Phật pháp nó có nhiều cái nó dễ chứ nó không khó, mà mình tu sai nó sai đi.

(00:27) Thầy đem cái ví dụ như hai cái danh từ, Thầy thấy như trong Phật, Phật thường nói: Mình chế ngự tâm, một cái danh từ chế ngự tâm và một cái danh từ ức chế tâm. Mà nếu mình không hiểu rõ thì mình thấy hai danh từ nhường như là cũng có một cái nghĩa giống nhau. Nhưng mà sự thật ra thì nó đâu có giống nhau, bởi vì ức chế tâm là mình dùng một cái đối tượng nào đó để mình nhiếp phục cái tâm của mình, làm cho cái ý thức của mình nó không khởi niệm, gọi là ức chế tâm.

Còn mình chế ngự tâm nó lại khác, khi cái tâm của mình nó ham muốn cái điều gì, mình ngăn chặn nó lại không cho nó làm cái việc đó, gọi là mình chế ngự tâm.

(01:22) Cho nên, trong kinh Phật thường nhắc là chế ngự. Do như vậy, mình cần phải hiểu cho nó rõ nghĩa, mà nếu mà không hiểu rõ nghĩa thì chúng ta sẽ tu tập sai. Thí dụ như bây giờ, như trong kinh sách Thầy thấy thường dạy mình tu tập như về hơi thở thì là sổ, tùy, chỉ, quán.

Sổ tức là đếm hơi thở, dùng cái hơi thở của mình mình đếm 1, 2, 3, 4…​ thì để cho cái tâm của mình đừng có niệm khởi, tức là dừng cái niệm khởi đi. Mà cái ý thức nó không có khởi niệm thì trong lúc đó mình sẽ ức chế tâm, cho nên mình thấy trong đạo Phật dạy mình cái Định Niệm Hơi Thở tức là cái xuất tức nhập tức, mình nương vào cái hơi thở tu thì đức Phật đưa ra những cái đề mục để cho mình tu tập. Trong hai mươi mấy đề mục nó buộc mình dời cái điểm tập trung của mình, nó không có bắt buộc mình phải nương vào duy nhất có…​

(02:31) Ví dụ như cái đề mục thứ nhất, thì đức Phật dạy: “Hít vô tôi biết tôi hít vô”. Thì tới cái đề mục thứ hai thì đức Phật lại dạy, cái giai đoạn thứ hai của cái hơi thở thì đức Phật lại dạy: “Hơi thở dài biết dài, hơi thở ngắn biết ngắn”. Nghĩa là bây giờ, cái đề mục thứ nhất mình biết nó thở ra vô ở mũi mình. Rồi cái đề mục thứ hai thì mình lại chú ý cái độ dài, ngắn của hơi thở…​(. . .) hơi thở ra vô.

Nhưng mà đến cái đề mục thứ ba thì đức Phật lại dạy cho mình: “Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân, tôi biết tôi thở ra.” Thì lúc bây giờ mình không còn biết hơi thở ra vô chỗ mũi, mà cũng không còn thấy cái hơi thở dài ngắn, mà chỉ hít vô là cảm giác tự mình hít vô, thở ra thì cảm giác…​(. . .), nó lại sai khác mất rồi, không còn cái chỗ mà bám chặt để mình ức chế cái tâm mình, cho nên thay đổi từng cái đề mục của nó.

(3:30) Tới cái đề mục thứ tư thì mình khác nữa, nghĩa là đề mục thứ tư là cái đề mục an trú, cho nên vì vậy mà: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra.”. Cho nên, đức Phật dạy chúng ta cái cách, cái phương pháp của Phật.

Cho đến cuối cùng thí dụ như cái đề mục tâm của mình, thì nó là cái đề mục thứ năm và thứ sáu, thì đức Phật lại dạy: “Cảm giác toàn tâm, tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn tâm, tôi biết tôi thở ra”. Là ở thân, thân an trú được rồi, bây giờ tâm an trú. Do đó, dẫn cho cái tâm, cảm giác được cái tâm của mình. Khi cảm giác được cái tâm của mình rồi đức Phật lại dạy cái đề mục thứ sáu thì: “An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành, tôi biết tôi thở ra.” Bây giờ, mình nương vào cái chỗ biết an tịnh của cái tâm của mình, mình biết và mình nhắc cho nó được cái tâm của mình nó an, an trú được, lúc bây giờ mình thấy thân tâm của mình nó sẽ an tịnh, yên lặng nó không còn có…​ Đó chính cái đường lối tu tập của đạo Phật là như vậy, chứ không khéo thì chúng ta lại nương vào đối tượng biết hơi thở ra vô ngồi suốt 30, 1 giờ, chỉ biết hơi thở ra vô gọi là tùy tức, nếu mình đếm gọi là sổ tức.

(04:50) Như vậy cuối cùng thì mình hoàn toàn là bị ức chế, cho nên chữ ức chế và chế ngự nó khác. Do chúng ta tu tập theo đạo Phật, chúng ta thấy chúng ta không chế ngự tâm của mình. Ví dụ như bây giờ, Thầy sống đúng giới luật của Phật cho nên ngày ăn một bữa, do cái bữa sáng Thầy cảm giác nó đói bụng, Thầy ngăn chặn, Thầy: “Phi thời, không được ăn!”. Cho nên Thầy ngăn chặn, Thầy không cho nó ăn buổi sáng, vì vậy mà trưa Thầy cho nó ăn, do đó cho nên Thầy chế ngự chứ không phải ức chế nó. Rồi buổi chiều nó đói nó muốn ăn không cho ăn, Thầy nói: “Chỉ có trưa ăn một bữa thôi, không có được ăn uống phi thời”, do đó chế ngự thân tâm của mình để giữ gìn giới luật cho nghiêm túc. Chế ngự như vậy gọi là ly dục, ly ác pháp.

Phân biệt được như vậy mới biết được cái đường lối tu tập của đạo Phật, để giúp chúng ta ly được cái lòng ham muốn của mình, ly được những cái ác pháp nó làm cho thân tâm của mình khổ đau.

(05:51) Ví dụ như bây giờ, nói ly dục ly ác pháp thì khi trong thân của chúng ta bị đau nhức, nó có một cái bệnh như là một cái mụn nhọt nó nổi lên làm chúng ta bị đau nhức, thì lúc bây giờ đạo Phật dạy cho chúng ta cách thức để đẩy lui cái ác pháp, hay hoặc là diệt cái ác pháp đó. Thì người đời thường muốn cho cái ác pháp đó nó không có thì phải đi bác sĩ, phải uống thuốc, phải sức dầu hay thoa, bóp cho nó không còn đau đớn nữa đó là cái người đời.

Nhưng mà cái người đạo thì nó lại khác, bây giờ như vậy, mà là nó dùng cái phương pháp của nó, để mà nó làm cho cái thân của nó đẩy lui cái chướng ngại, cái đau đớn đó ra. Vì vậy, mà đức Phật dạy cho chúng ta khi đó chúng ta phải nhiếp phục cái tâm của mình nó ở trong cái hơi thở thì mình mới có thể, mình mới có đẩy lui được cái chướng ngại pháp, tức là cái thọ, cái cảm thọ đau đớn cái thân của mình nó sẽ đẩy lui ra được.

(06:53) Vậy thì mình nhiếp phục bằng cách nào? Như đức Phật dạy chúng ta mới vào thì chúng ta nhiếp phục cái tâm của mình vào trong cái hơi thở, thì: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra”. Thì khi mà mình nhiếp phục được tâm mình nó biết hơi thở ra, biết hơi thở vô chứ không phải ức chế, mà nhiếp phục được cái tâm, dẫn cái tâm mình vào hơi thở.

Thì bây giờ đó, mình muốn dẫn được cái tâm của mình được rồi, thì mình mới an trú cái hơi thở, an trú cái tâm của mình trong hơi thở. Khi mà an trú được rồi thì mình mới đẩy lui cái chướng ngại, cái thọ thì nó mới ra được, vì vậy cho nên khi mà chúng ta cảm giác được cái tâm thì chúng ta đã nhiếp phục được cái tâm của chúng ta.

(7:35) Thì bây giờ chúng ta…​ (Thầy nói chuyện riêng với Tu sinh…​)

(8:01) Khi cái thân của chúng ta bị đau, thì chúng ta mới nhiếp phục được cái tâm của mình vào trong cái hơi thở, rồi chúng ta an trú được tâm của mình vào trong cái hơi thở. Thì lúc bây giờ chúng ta tác ý: “Thọ là vô thường…​” Cái bệnh, mình chỉ đúng chỗ cái bệnh của mình. Ví dụ như, cái tay mình đau hay cái đầu mình nhức, cái bụng nó đau, bảo: “Thọ là vô thường…​” cái bụng chúng ta đang đau thì chúng ta nhắc: “Cái bụng đau đó phải hết”, rồi chúng ta lại nhắc: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Quý phật tử chỉ cần nhắc như vậy năm, mười lần khi mà cái tâm mình nhiếp phục được trong cái hơi thở, và an trú được trong cái hơi thở rồi tác ý ra, rồi dẫn cái thân của mình nó an tịnh, thì trong vòng chừng 1, 2 phút thì chúng ta sẽ thấy không còn đau cái bụng nữa.

Rõ ràng là đạo Phật đã có trang bị cho chúng ta những cách thức đẩy lui chướng ngại pháp, tức là diệt ác pháp trên thân của chúng ta một cách rất cụ thể, rõ ràng.

Còn cái tâm của chúng ta bây giờ nó phiền não, nó giận hờn, buồn phiền một cái điều gì đó. Ví dụ bây giờ nó đang giận hờn, lúc bây giờ chúng ta cũng có thể làm cho cái tâm chúng ta hết giận hờn cũng được không có khó khăn, cho nên đức Phật đã trang bị cho chúng ta cái phương pháp là: “An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô…​”, hay hoặc là tâm của chúng ta đang sân thì chúng ta nói: “Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô; quán ly sân, tôi biết tôi thở ra.” Cái tâm mình đang hậm hực, đang tức giận một cái điều gì đó, thì lúc bây giờ chúng ta chỉ cần nhiếp phục cho cái tâm mình vào hơi thở, rồi mình dẫn cái tâm mình bằng cách ly tham, ly sân thì nó sẽ ly cái sân của mình ra, lúc bây giờ chừng năm ba phút, thì lúc bây giờ chúng ta thấy cái tâm không có còn sân, không có phiền não, không có giận hờn nữa.

(10:02) Rõ ràng là đạo Phật đã dạy chúng ta làm chủ cái tâm của chúng ta, khi mà cái tâm của chúng ta bị chướng ngại pháp. Chướng ngại pháp tức là ác pháp, cho nên đạo Phật nói “ly dục ly ác pháp”. Bây giờ, cái tâm mình đang giận là ác pháp ở trong tâm rồi, mà không ly được thì tức là chúng ta không biết cách thức tu tập. Còn chúng ta biết cách thức tu tập tức chúng ta ly được cái đau khổ đó.

Cho nên, trong Tứ Niệm Xứ đức Phật đã nói: “Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu”. Trên cái tâm của mình quán cái tham…​ Bây giờ, mình muốn khắc phục được cái tham ưu của cái tâm đang phiền não, giận hờn đó để cho đẩy lui nó ra khỏi cái tâm của mình, thì nương vào cái Định Niệm Hơi Thở, nương những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta sẽ đẩy lui nó.

Rồi cái thân của mình nó bị ác pháp, nó bị đau, bị nhức là ác pháp rồi. Vậy thì muốn đẩy lui nó thì đức Phật đã trang bị cho mình cái phương pháp để đẩy lui cái bệnh khổ, một người tu theo đạo Phật mà làm chủ được cái tâm như vậy, làm chủ được cái thân như vậy có hạnh phúc lắm không? Quá hạnh phúc! Không bao giờ có một cái gì mà chúng ta còn lo lắng đối với thân chúng ta khi bệnh đau, khi buồn phiền chúng ta đều có những phương pháp đẩy lui, chỉ cần chúng ta thực hiện đúng cách, chúng ta đã làm chủ được cái sự đau khổ.

Và nếu làm chủ được sự đau khổ thì chúng ta không thể dậm chân tại chỗ này, mà tiến bước hơn. Tiến bước hơn để chúng ta có đủ năng lực để chúng ta làm chủ được sự chết của chúng ta, nghĩa là chúng ta muốn chết hồi nào chết mà muốn sống hồi nào sống. Chứ không phải khi bệnh đau đến nỗi mà chúng ta không muốn sống mà cũng không sống được, rồi bây giờ chúng ta muốn chết mà cũng không chết được, thì cái đó là cái hoàn toàn chúng ta đầu hàng. Ở đây, thật sự chúng ta không đầu hàng sự sinh tử này, cho nên người đi theo đạo Phật là hạnh phúc rất lớn!

Nhưng vì, chúng ta bị lầm lạc cái phương pháp tu ức chế tâm cho nên chúng ta không làm chủ được, trái lại đức Phật dạy chúng ta có cái pháp, phương pháp chế ngự tâm chứ không phải ức chế tâm. Cho nên, những danh từ mà ở đây nêu lên để chúng ta thấy rõ, chúng ta cần phải hiểu. Vậy thì hôm nay, phật tử muốn hiểu những gì thì thưa hỏi Thầy, nhân cái dịp có cái duyên về đây trong cái dịp tết này thăm Thầy, để Thầy sẽ trả lời để giúp cho quý phật tử hiểu biết con đường tu thế nào đúng và thế nào sai.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy