Chúng con kính chào Thầy!
(00:02) Trưởng lão: Hôm nay Thầy dạy! Thầy về, Thầy kiểm kỳ này chặt chịa hơn, cố gắng tập. Cái mục đích tu tập của chúng ta nó có cái giai đoạn cơ bản nhất mà chúng ta phải nhiếp tâm và an trú tâm cho được trong ba mươi phút, và cũng trong ba mươi phút đó nhiếp tâm và an trú tâm hoàn toàn không có hôn trầm thùy miên. Cái nhiếp tâm mà vọng tưởng đó, thì nó không có khó, mà an trú tâm thì nó khó hơn. Và nhiếp tâm mà cho hết hôn trầm thùy miên thì cái điều này còn khó hơn nữa, nhớ hôn trầm thùy miên là rất khó chứ không phải dễ. Nếu chúng ta nhiếp tâm, mà an trú tâm mà còn hôn trầm thùy miên thì không thể tu Tứ Niệm Xứ được, vô Tứ Niệm Xứ không nổi.
Cho nên Thầy dạy rất căn bản là phải tập cho kỹ! Tập cho kỹ, tập vừa sức mình không được tập quá sức mà bị hôn trầm thùy miên thì không làm sao mà tiến tới được, tu tập tới được, rất là khó. Cho nên phải nhớ kỹ, tập rồi rút tỉa qua kinh nghiệm bản thân của mình, thay vì tập một phút, rút tỉa từ một phút mà đạt được cái chất lượng nhiếp tâm rồi mới dần tăng lên. Rồi coi trong khoảng thời gian nhiếp tâm đó mà có hôn trầm thùy miên trong suốt một ngày đêm, coi thời nào hôn trầm thùy miên nhiều, ít, rồi từ đó mới phân chia ra cách thức để mà đánh phá hôn trầm thùy miên.
Chứ không thể mà chỉ nghĩ rằng nhiếp tâm an trú tâm thôi, rồi hôn trầm thùy miên thì lần lượt nó hết, không phải đâu! Hôn trầm thùy miên nó không thể hết một cách rất là đơn giản như vậy được. Cho nên, càng tu cao hơn thì hôn trầm thùy miên càng đánh nhiều hơn.
Còn các thầy mà mới tu mà gặp hôn trầm thùy miên, tức là mình phải biết đó là mình chưa đủ cái lực! Chưa đủ cái lực siêng năng, tinh tấn cho nên mình có cái dạng lười biếng. Vì vậy mà hễ ngồi lại thì nó buồn ngủ, ngồi lại nó buồn ngủ, đó là cái dạng lười biếng chứ không phải là bệnh hôn trầm thùy miên.
(02:17) Bệnh hôn trầm thùy miên là người làm nhiều, tu tập nhiều, tư duy quán xét nhiều mệt mỏi nó dễ bị hôn trầm thùy miên. Cho nên do đó chúng ta phải biết hôn trầm thùy miên ở dạng nào, còn cái người lười biếng cũng là hôn trầm thùy miên, nhưng mà dạng lười biếng khác. Nó không có hao sức gì hết mà ngồi lại thì cứ gục tới, gục lui là mấy người đó lười biếng, cho nên trong khi mà tu tập, chúng ta nên lưu ý tất cả những cái trạng thái của hôn trầm thùy miên.
Nay về đây thì Thầy muốn nhắc nhở, là người nào nhiếp tâm được và bắt đầu an trú, mà an trú thì phải biết cách an trú cho chắc bảo đảm. Mà khi muốn an trú cho chắc chắn bảo đảm thì phải phá hôn trầm thùy miên, phá hôn trầm thùy miên thì chúng ta có pháp Thân Hành Niệm; pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác đi mười bước ngồi xuống hít thở năm hơi thở, đó là những cái pháp phá hôn trầm thùy miên.
Có thể nói rằng chúng ta đi suốt bốn thời, nghĩa là hôn trầm thùy miên không phải đợi có dạng hôn trầm thùy miên rồi mới phá nó. Ở đây chưa có hôn trầm thùy miên nhưng chúng ta biết chúng ta còn hôn trầm thùy miên, thì trong khi đó chúng ta sẽ đi kinh hành trước khi bị hôn trầm thùy miên, chúng ta mới bảo đảm. Bởi vì còn có hôn trầm thùy miên ra vô cũng như người tu nhiếp tâm mà có vọng tưởng ra vô thì tu hoài cũng có vọng tưởng ra vô, đừng nghĩ rằng tu sẽ hết, không hết.
Nghĩa là mục đích của chúng ta tu làm chủ, mà không làm chủ được cái vọng niệm ở trong đầu chúng ta, mà không làm chủ được cái hôn trầm thùy miên thì khó mà làm chủ được cái gì cả.