00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 37-ĐỨC HIẾU SINH CỦA NGƯỜI THẦY CÔ

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 37

ĐỨC HIẾU SINH CỦA NGƯỜI THẦY CÔ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 28/3/2008

Thời lượng: [01:02:11]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- LÀM CHỦ HÔN TRẦM THÙY MIÊN

Chúng con kính chào Thầy!

(00:02) Trưởng lão: Hôm nay Thầy dạy! Thầy về, Thầy kiểm kỳ này chặt chịa hơn, cố gắng tập. Cái mục đích tu tập của chúng ta nó có cái giai đoạn cơ bản nhất mà chúng ta phải nhiếp tâm và an trú tâm cho được trong ba mươi phút, và cũng trong ba mươi phút đó nhiếp tâm và an trú tâm hoàn toàn không có hôn trầm thùy miên. Cái nhiếp tâm mà vọng tưởng đó, thì nó không có khó, mà an trú tâm thì nó khó hơn. Và nhiếp tâm mà cho hết hôn trầm thùy miên thì cái điều này còn khó hơn nữa, nhớ hôn trầm thùy miên là rất khó chứ không phải dễ. Nếu chúng ta nhiếp tâm, mà an trú tâm mà còn hôn trầm thùy miên thì không thể tu Tứ Niệm Xứ được, vô Tứ Niệm Xứ không nổi.

Cho nên Thầy dạy rất căn bản là phải tập cho kỹ! Tập cho kỹ, tập vừa sức mình không được tập quá sức mà bị hôn trầm thùy miên thì không làm sao mà tiến tới được, tu tập tới được, rất là khó. Cho nên phải nhớ kỹ, tập rồi rút tỉa qua kinh nghiệm bản thân của mình, thay vì tập một phút, rút tỉa từ một phút mà đạt được cái chất lượng nhiếp tâm rồi mới dần tăng lên. Rồi coi trong khoảng thời gian nhiếp tâm đó mà có hôn trầm thùy miên trong suốt một ngày đêm, coi thời nào hôn trầm thùy miên nhiều, ít, rồi từ đó mới phân chia ra cách thức để mà đánh phá hôn trầm thùy miên.

Chứ không thể mà chỉ nghĩ rằng nhiếp tâm an trú tâm thôi, rồi hôn trầm thùy miên thì lần lượt nó hết, không phải đâu! Hôn trầm thùy miên nó không thể hết một cách rất là đơn giản như vậy được. Cho nên, càng tu cao hơn thì hôn trầm thùy miên càng đánh nhiều hơn.

Còn các thầy mà mới tu mà gặp hôn trầm thùy miên, tức là mình phải biết đó là mình chưa đủ cái lực! Chưa đủ cái lực siêng năng, tinh tấn cho nên mình có cái dạng lười biếng. Vì vậy mà hễ ngồi lại thì nó buồn ngủ, ngồi lại nó buồn ngủ, đó là cái dạng lười biếng chứ không phải là bệnh hôn trầm thùy miên.

(02:17) Bệnh hôn trầm thùy miên là người làm nhiều, tu tập nhiều, tư duy quán xét nhiều mệt mỏi nó dễ bị hôn trầm thùy miên. Cho nên do đó chúng ta phải biết hôn trầm thùy miên ở dạng nào, còn cái người lười biếng cũng là hôn trầm thùy miên, nhưng mà dạng lười biếng khác. Nó không có hao sức gì hết mà ngồi lại thì cứ gục tới, gục lui là mấy người đó lười biếng, cho nên trong khi mà tu tập, chúng ta nên lưu ý tất cả những cái trạng thái của hôn trầm thùy miên.

Nay về đây thì Thầy muốn nhắc nhở, là người nào nhiếp tâm được và bắt đầu an trú, mà an trú thì phải biết cách an trú cho chắc bảo đảm. Mà khi muốn an trú cho chắc chắn bảo đảm thì phải phá hôn trầm thùy miên, phá hôn trầm thùy miên thì chúng ta có pháp Thân Hành Niệm; pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác đi mười bước ngồi xuống hít thở năm hơi thở, đó là những cái pháp phá hôn trầm thùy miên.

Có thể nói rằng chúng ta đi suốt bốn thời, nghĩa là hôn trầm thùy miên không phải đợi có dạng hôn trầm thùy miên rồi mới phá nó. Ở đây chưa có hôn trầm thùy miên nhưng chúng ta biết chúng ta còn hôn trầm thùy miên, thì trong khi đó chúng ta sẽ đi kinh hành trước khi bị hôn trầm thùy miên, chúng ta mới bảo đảm. Bởi vì còn có hôn trầm thùy miên ra vô cũng như người tu nhiếp tâm mà có vọng tưởng ra vô thì tu hoài cũng có vọng tưởng ra vô, đừng nghĩ rằng tu sẽ hết, không hết.

Nghĩa là mục đích của chúng ta tu làm chủ, mà không làm chủ được cái vọng niệm ở trong đầu chúng ta, mà không làm chủ được cái hôn trầm thùy miên thì khó mà làm chủ được cái gì cả.

2- SỐNG ĐÚNG GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH

(04:11) Nhưng trước khi muốn làm chủ được vọng tưởng, muốn làm chủ được hôn trầm thùy miên thì chúng ta phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Ăn thì phải ngày một bữa, ngủ thì phải giữ gìn giờ giấc, giờ giấc đúng không có thay đổi, lúc thì giờ này lúc thì giờ khác, ăn ngủ không được phi thời. Độc cư là tránh nói chuyện, coi như là người ta nói tịnh khẩu chứ sự thật ra chúng ta không có tịnh khẩu, mà chúng ta tránh nói chuyện. Bởi vì nói chuyện là chúng ta không có phòng hộ được ý căn, khẩu căn của chúng ta, chúng ta nói chuyện là nó làm cho tâm chúng ta động. Mà khi nói chuyện thì nó thích, nó vui, nhưng nó lại làm cho tâm chúng ta sanh ra nhiều vọng, cho nên chúng ta không phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý của chúng ta. Bởi vì phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý là không nói chuyện.

Cho nên vì vậy mà cố gắng, khi mà tu tập với cái thời gian mà quyết liệt trong cái giai đoạn này thì theo Thầy thiết nghĩ chúng ta tu không lâu, không lâu!. Bởi vì Thầy sẽ hướng dẫn, không lâu, thì quý thầy phải cố gắng giữ gìn độc cư đừng nói chuyện. Nghĩa là chúng ta đến lớp là chúng ta đến lớp, khi mà học tập thì chúng ta đưa cái bài vở ra góp ý của chúng ta, sự hiểu biết chúng ta trong cái bài chúng ta.

Thí dụ như cái bài: “Người tạo dựng niềm tin”, thì nói về đại ý, coi chừng chúng ta thấy, không biết đại ý chúng ta sẽ nói cái gì? Sự thật ở đây thì cái đại ý của bài này thì nói Đức Tùy Thuận! Đức Tùy Thuận chấp nhận mọi sự thay đổi của thầy Kaplan, phải không? Các con thấy rõ ràng mà! Bởi vì thầy khuyên một lời khuyên trong khi thầy bị đuổi ra khỏi trường. Thầy vui vẻ, thầy chấp nhận, thầy bước ra khỏi trường, thầy không kêu ca. Mà trong lúc đó học sinh và phụ huynh học sinh chống đối không có cho thầy đi.

(06:23) Thì chúng ta thấy cái đại ý bài rất tuyệt vời, cái Đức Tùy Thuận chấp nhận mọi cái sự thay đổi. Bởi vì thấy được, không biết thầy giáo này họ có học nhân quả hay không mà đã biết chấp nhận, đã biết tùy thuận chấp nhận sự thay đổi nhưng không bị lôi cuốn trong ác pháp. Đó! Tức là thầy đi đến trường khác thầy dạy mà thầy không bỏ cái sự sáng tạo của thầy, sáng tạo để truyền đạt cái tư tưởng của mình cho học viên. Thầy chấp nhận rời khỏi ngôi trường đó mà để đến chỗ khác thì chúng ta thấy cái Đức Tùy Thuận chấp nhận mọi sự thay đổi của thầy Kaplan rất tuyệt vời, phải không? Mấy con thấy rõ ràng, đó là đại ý của bài. Còn cái sự mà truyền đạt của thầy thì nó là phụ thôi mấy con, phụ thôi, không phải là chính, mà chính là cái chỗ mà thầy vui vẻ chấp nhận ra đi khỏi trường trong khi học sinh rất là quý mến, phụ huynh học sinh cũng là rất mến trọng một vị thầy dạy rất hay.

Đó thì chúng ta thấy cái nào chính, cái nào phụ? Bởi vì cái đại ý là cái chính của nó! Thầy muốn nói như vậy để thấy rằng “Chúng ta phải học hiểu và suy luận với nhau trong lớp học” để làm gì? Để triển khai cái tri kiến giải thoát, nhằm cái mục đích triển khai đó để xả cái tâm của mình, ly dục ly ác pháp. Nhờ có ly dục ly ác pháp trên cái tri kiến giải thoát của chúng ta, cho nên chúng ta nhiếp tâm và an trú không bị ức chế tâm. Còn nếu mà chúng ta không có xả tâm, tức là không dùng cái tri kiến của mình hiểu biết giới luật đức hạnh xả tâm, mà nhiếp tâm trong hơi thở hoặc là trong bước đi của chúng ta thì chúng ta bị ức chế tâm.

3- LÀM CHỦ BẰNG PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý

(08:08) Cho nên luôn luôn chúng ta nhiếp tâm an trú thì chúng ta kèm với cái tâm, kèm với cái tri kiến xả tâm ly dục ly ác pháp của chúng ta thì nó sẽ ổn định mà chúng ta không bị ức chế, không bị rơi vào tưởng. Nhớ kỹ những điều Thầy dạy, nhưng tập nhiếp tâm cũng rất là khó chứ không phải dễ, cho nên chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý, cho nên có pháp Như Lý Tác Ý thì có người hiện bây giờ người ta tu tập có một phút, nhưng mà từ phút này người ta nối liền với phút khác bằng pháp Như Lý Tác Ý, cho nên người ta nhiếp tâm không khó khăn.

Nhưng đến an trú khó hơn, bởi vì pháp Như Lý Tác Ý ở trên pháp an trú thì nó lại không được tác ý liên tục. Tác ý một lần, rồi thí dụ như mình tu hơi thở, mình tác ý một lần, rồi mình xả ra. Tiếp tục trong năm lần, năm hơi thở rồi mới tác ý một lần. Rồi sau đó tác ý một lần, rồi hít thở mười lần. Rồi sau đó tác ý một lần, hít thở hai mươi lần. Lần lượt sau đó tác ý một lần, hít thở một trăm lần. Cho nên pháp tác ý nó không có kèm theo khi chúng ta an trú, nhờ đó nó mới có trạng thái an trú, chứ nếu tác ý mãi thì không thể an trú được.

Chúng ta hiểu cho rõ cách thức, cho nên nhiếp tâm thì nó không khó là tại vì chúng ta nhờ pháp Như Lý Tác Ý. Chúng ta không để chỗ nhiếp tâm chúng ta bị lặng, ý thức bị lặng đi! Cho nên nó có phương pháp. Nhưng khi để an trú thì chúng ta lại dừng cái pháp tác ý thưa lần, thưa lần. Cho nên khi mà thưa lần đó, thì nếu mà chúng ta đã nhiếp tâm không vọng tưởng thì khi mà thưa lần cái pháp tác ý đó, thì hôn trầm thùy miên sẽ đánh vào, cho nên rất khó.

(10:09) Vì vậy mà trước khi mà chúng ta muốn an trú trên cái tư thế ngồi thì chúng ta phải an trú trên tư thế đi, để chúng ta phá sạch hôn trầm thùy miên, xong rồi chúng ta mới ngồi lại. Bây giờ không có bóng dáng hôn trầm thùy miên xen vào trong tâm của chúng ta, bởi vì thời gian chúng ta an trú trên bước đi kinh hành, cho nên vì vậy mà hôn trầm thùy miên không có. Cho nên phải siêng năng, người làm biếng thì không tu tập nổi, Thầy nói người làm biếng thì tu tập không nổi pháp này. Bởi vì đi, thí dụ sáng tôi cũng đi kinh hành, rồi buổi chiều tôi cũng phải đi kinh hành, rồi tối tôi cũng phải đi kinh hành, khuya tôi…​

Bởi vì đi như vậy thì mới không có hôn trầm thùy miên, hôn trầm thùy miên đánh rất nhanh nếu chúng ta không cảnh giác. Khi chúng ta ngồi hít thở, chỉ trong vòng năm mười hơi thở mà khi mà nó đã an trú được rồi thì coi chừng nó sẽ đến, nó đến nó mất tiêu. Nó! Đó là hôn trầm thùy miên mà Thầy báo cho biết cái khó khăn. Do đó nếu mà có hôn trầm thùy miên xen ra, xen vô thì chúng ta tu dậm chân tại chỗ không bao giờ hết hôn trầm thùy miên. Nghĩa là tu không có thấy cái dạng hôn trầm thùy miên xen vào ở trong tâm của chúng ta, trong thân của chúng ta thì chúng ta mới chiến thắng được chúng, chúng mới không có. Tại sao chúng ta tu mà nó không có hôn trầm thùy miên, thì thân tâm chúng ta sẽ quen và không có hôn trầm thùy miên nữa. Còn nếu có xẹt ra, xẹt vô thì không bao giờ hết hôn trầm thùy miên. Nghĩa là sáng, trưa, chiều, tối lúc nào chúng ta tu hoàn toàn trên pháp Thân Hành Niệm, an trú trên bước đi của chúng ta trên pháp Thân Hành Niệm. Và cuối cùng hoàn toàn trong một tháng, hai tháng, thậm chí sáu tháng, hoàn toàn chúng ta thấy rằng hôn trầm thùy miên không có nữa.

Chúng ta giờ muốn ngủ nó cũng không muốn ngủ nữa, nhưng chúng ta dùng pháp Như Lý Tác Ý. Ngủ (hay) không ngủ, đều đến giờ ngủ thì chúng ta tác ý “Giờ này là giờ ngủ, thân tâm phải nằm yên lặng ngủ”, nó không ngủ kệ, nhưng mà cứ tác ý cho nó ngủ. Muốn cho nó ngủ dễ dàng theo cái lệnh của mình, ăn ngủ phải làm chủ mà. Cho nên chúng ta tác ý và đồng thời chúng ta nương vào hơi thở, nhẹ nhàng thở, chỉ trong chốc lát thì nó sẽ ngủ. Nghĩa là thở ngủ bằng, chớ không phải thở nhiếp tâm trong hơi thở, thở ngủ khác. Khi mà thở ngủ, chúng ta tác ý: “Thân tâm phải ngủ”. Lúc bấy giờ chúng ta thở nhẹ nhàng, rồi từ từ chúng ta thở nhẹ nữa, nhẹ nữa, lần lượt hơi thở mất. Rồi chúng ta sẽ đi vào sự yên giấc một cách ngon lành, không bao giờ có mộng tưởng, không bao giờ khó ngủ. Chúng ta phải tập làm chủ ngủ.

4- TRẠNG THÁI KHI HẾT HÔN TRẦM THÙY MIÊN

(13:10) Nhưng khi chúng ta nó có những cái giai đoạn mà Thầy nói một cái người mà tu tập không còn hôn trầm thùy miên thì nó có 1 cái trạng thái khác, chứ không phải trạng thái bình thường như chúng ta. Thầy báo trước! Khi chúng ta vào được trạng thái mà không hôn trầm thùy miên, thì chúng ta rất tỉnh chứ không phải mê, rất tỉnh, sáng suốt vô cùng! Tai nghe âm thanh, mắt vẫn thấy sáng suốt mọi vật xung quanh chúng ta, không chỗ nào mờ mịt cả.

Và một trạng thái dường như thân chúng ta nhẹ nhàng, làm như thân chúng ta có phủ một tấm choàng. Như ai phủ tấm choàng mà rất tỉnh táo, nó làm cho chúng ta thấy nằng nặng rất là thích. Cơ thể chúng ta cảm giác như nằng nặng, đó là một cảm giác tưởng nhưng mà tưởng do cái tỉnh thức của chúng ta mà nó hiện ra. Trong đó lúc bấy giờ không hôn trầm, cũng không vọng tưởng, nhưng nó không có xảy ra những cái trạng thái tưởng, như Pháp tưởng, như Sắc tưởng.

(14:15) Nhưng có cái cảm giác nặng như ai choàng lên thân chúng ta có 1 tấm y nhẹ nhàng, có một tấm y phủ nhẹ nhàng, một trạng thái rất tỉnh táo! Đó là lúc bấy giờ không có hôn trầm thùy miên nào đánh vào chỗ đó được hết. Nó làm như cái thân của chúng ta nó bất động khi mà bị choàng cái chiếc áo đó lên, thì nó cảm nhận như là bất động, nó không rung động chút nào cả. Thời gian rất ngắn đối với cái trạng thái này, thí dụ hai tiếng đồng hồ qua nhanh như chớp, chúng ta xả ra rất nhanh, nghĩa là nhìn lại đồng hồ hai tiếng rất nhanh.

Thầy nói như vậy, trong khi đi mà chúng ta cảm nhận được cái trạng thái đang đi, nghĩa là nó là cái trạng thái Bất Động Tâm chứ không phải là Bất Động Thân. Thân cứ bước đi, nhưng cảm giác tâm nó không hề hấn một cái chút nào động ở trong đó cả, đó là nó đã vào trạng thái không hôn trầm thùy miên. Thầy nhắc trước! Chớ không phải là hết hôn trầm thùy miên là nó bình thường như chúng ta, cái trạng thái như chúng ta bây giờ nó có sự thay đổi.

Nhưng đó là theo cái cảm nhận của Thầy khi cái đặc tướng của mình, khi mà nó đã bất động như vậy, thì nó không còn hôn trầm thùy miên. Thì ở trạng thái đó, nhưng các con khi mà nó bất động thì các con tùy theo đặc tướng của mấy con, thì mấy con có cảm giác gì thì hãy ghi nhận, báo lại cho Thầy.

5- CÁCH THỨC PHÁ HÔN TRẦM THÙY MIÊN

(15:46) Cho nên trong giai đoạn, ở đây huynh đệ chúng ta, quý sư, quý thầy, người nào tu đến giai đoạn an trú thì chuẩn bị phá hôn trầm thùy miên, nghĩa là quan trọng nhất là phải phá cho được hôn trầm thùy miên. Còn người nào nhiếp tâm, đang nhiếp tâm từ một phút đến năm phút, cho đến ba mươi phút thì phải cố gắng thực hiện không niệm vọng tưởng xen vào, xen ra. Chứ còn mà xen vào, xen ra thì coi như cũng không thành tựu.

Nghĩa là khả năng mình tu một phút thì tu một phút, hoàn toàn không có niệm vọng tưởng. Rồi buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, buổi khuya đều hoàn toàn là không có niệm vọng tưởng thì tu một phút. Sau thời gian tập một tuần lễ thì chúng ta tăng lên hai phút. Không được tăng nhiều, tăng lên hai phút mà thôi. Rồi tu tập một tuần lễ nữa, tăng lên ba phút. Cứ lần lượt tăng lên, cứ một tuần, tập một tuần cho thuần, cho nhuần nhuyễn rồi tăng dần lên. Tăng cho đến khi ba mươi phút mà không có niệm vọng tưởng nào hết, rồi tập một tuần ko thấy, tập một tuần kế không thấy, chừng đó xin phép Thầy cho an trú.

Và bắt đầu an trú thì phải an trú trên thân hành, trên Thân Hành Niệm, tức là an trú trên bước đi. Cho nên Thầy hôm rày, Thầy để cho mấy con an trú trên chỗ ngồi, để mấy con thấy chỗ ngồi rất nguy hiểm, khi an trú dễ hôn trầm thùy miên đánh vào. Các con lưu ý, người nào bị hôn trầm thùy miên là cái dạng luôn luôn là ở trên cái sự ngồi, nó dễ đánh hơn. Còn cái người đi pháp Thân Hành Niệm, đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, những người mà tu tập đi kinh hành thì ít có bị hôn trầm. Trừ ra mấy con đã bị hôn trầm rồi, tức là bị buồn ngủ bị hôn trầm rồi, rồi mới đi kinh hành, mới dụng pháp đi kinh hành thì lúc bấy giờ đi ngã qua ngả lại, ngả tới ngả lui là tại vì đang bị buồn ngủ. Còn người ta không bị buồn ngủ, người ta đi làm sao người ta ngả tới, ngả lui? Phải lưu ý. Mà đã bị hôn trầm thùy miên rồi thì coi như thất bại rồi.

(18:15) Cho nên trước khi mà có hôn trầm thùy miên chúng ta đã đi, bởi vì giai đoạn an trú là cái giai đoạn dễ bị hôn trầm thùy miên, có người thì buổi tối buổi khuya không có, mà sáng này coi chừng, giờ này đây coi chừng tập là hôn trầm thùy miên tới tấn công. Cho nên Thầy nhắc nhở phải tu pháp Thân Hành Niệm, phải tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, phải tu pháp rèn luyện nghị lực. Những cái phương pháp đó, là những phương pháp đi kinh hành đó, nghĩa là tới cái giai đoạn an trú là phải tập như vậy. Đó Thầy nhắc như vậy để nhớ rõ trong cái việc tu tập của mình.

6- ĐUỔI BỆNH

(19:02) Còn về vấn đề đuổi bệnh thì không phải, đuổi bệnh là phải có nhiếp tâm và an trú được tâm thì đuổi bệnh nó rất dễ. Còn bây giờ chúng ta đuổi bệnh bằng cái niềm tin của chúng ta, bằng Tín Lực của chúng ta hơn, chúng ta không sợ, tức là niềm tin của chúng ta đối với Phật pháp. Mình đã tu rồi mà còn sợ bệnh là gì? Thì cứ dùng phương pháp tác ý mà đuổi. Mặc dù chúng ta chưa nhiếp tâm được, chưa an trú được! Nhưng chúng ta vẫn thấy rằng cái niềm tin của chúng ta đối với Phật pháp sẽ đẩy lui được bệnh này. Do đó chúng ta dùng cánh tay hoặc dùng hơi thở: “Thân bệnh này phải theo hơi thở mà ra”, rồi hít vô, thở ra. Như vậy đó là cái cách thức để nhiếp tâm đuổi bệnh, tuy rằng nhiếp tâm chưa trọn vẹn nhưng vẫn dùng pháp tác ý đuổi hết. Thì chúng ta thấy cái bệnh trong thân của chúng ta nó cũng làm giảm đi! Giảm đi, rồi nhiều khi nó hết. Do cái lòng tin của mình hàng ngày siêng năng, tinh tấn đuổi bệnh thì bệnh sẽ hết.

(20:10) Cho nên phải, khi mà huynh đệ có thân bệnh thì phải tập như vậy thôi, để cho chúng ta yên tâm, yên trí, không lo lắng về cái bệnh của chúng ta nữa. Chứ cứ ngồi đó mà tu tập mà cứ lo mình bệnh như thế này, thế khác thì tâm bị phân tán, do đó sự nhiếp tâm chúng ta rất khó khăn. Nhớ những lời Thầy dạy.

Riêng Phước Tồn thì con hãy tu tập nhiếp tâm và tập đi kinh hành trên bước đi để phá hôn trầm thùy miên. Bởi vì tuổi trẻ dễ bị hôn trầm thùy miên, cho nên phải cố gắng, cố gắng tập đi kinh hành. Coi những cái pháp đi kinh hành nào mà nó phù hợp với cái đặc tướng của mình với thân của mình, để rồi mình thực hiện vừa nhiếp tâm mà cũng vừa là phá hôn trầm thùy miên. Nghĩa là khi hiện giờ mà mình thấy hôn trầm thùy miên mà nhiều đối với mình thì không nên ngồi mà nên đi kinh hành. Theo Thầy thiết nghĩ mấy con nên tập đi kinh hành càng nhiều càng tốt, bởi vì mục đích chúng ta phải quét sạch vọng tưởng, phải quét sạch hôn trầm. Đó là hai cái điều mà cần thiết cho cơ bản bắt đầu vào tu cho những người nhiếp tâm và an trú. Do đó thì đi kinh hành là quan trọng nhất, còn ngồi lại tu tập thì rất khó khăn vì bị hôn trầm thùy miên. Cho nên con phải cố gắng khắc phục cho được! Khắc phục cho được.

7- ĐỨC HIẾU SINH CỦA NGƯỜI THẦY CÔ

(21:52) Và đồng thời Thầy sẽ trả lời về cái phần, như hỏi về cái đại ý của cái bài Người tạo dựng niềm tin”, như hồi nãy Thầy đã trả lời. Đó là cái phần của cái bài học và cái bài làm của cô giáo “Ý nghĩ cao đẹp”. Thì cái đoạn mười, xin Thầy gạch đít những cái đoạn như “Cô giáo vui lòng ngồi vào vị trí của cha mẹ, của cái người học trò của mình để làm cái lễ cưới cho học trò” Thầy gạch đít ngay chỗ đó. “Cô không từ chối, cô mang chiếc vòng đá cũ, đã bị rơi mất mấy hạt và xịt chai nước hoa của mẹ cất đi”. Đó thì coi như là mình gạch đít mấy cái chỗ đó để nói rằng cái đó là cái Đức Từ Mẫu Hiếu Sinh, thay thế người mẹ, cái gia đình cha mẹ, thì cái đoạn này đó là Đức Từ Mẫu Hiếu Sinh, cái lòng thương của một cô giáo đối với người học trò của mình. Thầy gạch đít mấy cái chỗ đó, bởi vì cái chỗ này Thầy quên gạch đít, cho nên vì vậy mà mấy con không biết gạch ở chỗ nào, thì do đó mấy con gạch đít ở chỗ đó.

Cái đại ý bài này là nói về cái Đức Hiếu Sinh của một cô giáo đối với một người học trò của mình, Đức Hiếu Sinh chớ không có gì hết.

Sư Phước Tồn: Thưa Thầy! Trong lớp chúng con có đụng vào giáo Đức Hiếu Sinh.

Trưởng lão: Đó là cái Đức Hiếu Sinh của cô giáo, thấy cái cậu học trò này. Mặc dù là cô, đầu tiên vào đó thì cô biết rằng cô nói cô thương hết học trò, nhưng mà vì cái người học trò này nó quá tệ, cho nên cô đặt hết cái tình thương của cô vào để mà giúp cho học trò này, để mà trở thành người sau này. Cho nên cái cậu học trò này biết ơn cô.

(24:09) Nói chớ thực sự ra thì, cũng như trong cái đám học trò của Thầy bây giờ ngồi trước mặt Thầy. Cái người nào mà dở nhất thì ít ra là Thầy cũng phải chăm sóc họ mấy con, để họ làm sao tu tập được. Còn cái người giỏi nhất, học được, tu tập tốt thì Thầy mừng. Còn cái người dở nhất không phải Thầy bỏ đâu mấy con, mà Thầy lo lắng. Bởi vì họ cũng là một con người, cũng quyết bỏ hết đi tu, mà không lẽ nào Thầy bỏ.

Thì cô giáo này, tuy nói cô thấy rằng coi như là cô chỉ lo cho một cậu bé này hết như vậy mà còn bao nhiêu người khác không lo, không phải. Nếu mà tất cả các học trò của cô đều y như chú này thì chắc là cô giáo này cũng phải thương xót như vậy hết. Nhưng vẫn thấy mình chỉ chăm chú vào cái cậu bé này thôi mà còn mấy người kia, thì bởi vì mấy người kia khá thông minh hơn thì đâu có luôn lúc nào mà chăm sóc hết đâu. Cho nên phải thấy được cái câu nói này, nhưng mà cô vẫn thấy mình nói dối, mấy con. Bởi vì có lo hết đâu, có lo chú này như vậy thôi, còn bao nhiêu không lo, nhưng mà thực sự trong tâm cô thật sự cô thương, nếu mà mọi người đều là dở như chú này hết thì chắc chắn là cô giáo phải thương, phải không mấy con?

Phải hiểu sự thật là tình của một vị thầy, của một người thầy thì bao giờ người ta cũng thương học trò. Chứ không phải thấy thằng này đẹp trai thương, mà thấy thằng khác không đẹp trai thì không thương, thì không phải vậy. Hay thấy thằng học trò này giỏi thì thương, không phải vậy. Thấy người giỏi thì mừng, học trò mà giỏi thì mừng, nhưng học trò dở phải tìm cách nâng nó lên. Trong khi mà hồi Thầy còn nhỏ Thầy đi học, thì ông thầy giáo mà dạy lớp Ba, hồi đó thì Thầy lớn rồi. Bởi vì Thầy học chữ Nho ở trong chùa, tám tuổi vô chùa học, ở trong chùa hồi đó đâu có dạy cho mình tiếng Việt, cho nên dạy học chữ Nho học kinh rồi học chữ Nho thôi. Biết chữ Nho rất giỏi mà chữ Việt không biết.

(26:03) Do đó khi đó Thầy mười sáu tuổi rồi, ở trong chùa mười sáu tuổi rồi, thì lúc bấy giờ Thầy mới đưa một đứa em của Thầy đi ra trường học. Thì thấy người ta học chữ Việt, mình không biết tiếng Việt, cho nên mới hỏi ông thầy giáo: “Em có thể còn đi học được không?”, ông thầy giáo nói “Được”. Do đó khi mà đưa đứa em mình ghi tên vào để đi học thì ông thầy giáo nói: “Bây giờ em mà vào lớp 1 mà ngồi, mấy đứa kia nó chút chút không, em ngồi vậy không có được, coi không có được, thôi bây giờ đó em đến nhà thầy, thầy sẽ giúp đỡ”.

Ông thầy giáo rất tốt, cho nên Thầy cứ ngày chủ nhật nào Thầy cũng đến nhà ông, ông dạy Thầy suốt một buổi. Không lấy một đồng bạc, không lấy tiền gì hết, sau đó thì ông nói “Bây giờ đó thầy sẽ gửi em vào lớp Nhì”, tức là lớp Bốn bây giờ đó mấy con, học Tiểu học, hồi đó học Tiểu học. Mà học suốt cái thời gian ông là sáu tháng, từ học ráp chữ, rồi làm toán, học toán cho đến sáu tháng thì ông nói “Bây giờ bước sang qua năm tới thì thầy sẽ gửi em vào học được lớp Bốn, chứ còn lớp Ba thì học trò còn nhỏ lắm, lớp Bốn thì nó cũng lớn lớn một chút rồi”.

Thì do đó mà Thầy nhờ ông thầy đó mà cuối cùng Thầy bắt đầu học được tiếng Việt, rồi Thầy tiếp tục trên con đường học của Thầy cho đến khi Thầy thi Tú Tài, rồi Thầy lên Vạn Hạnh Thầy học. Đó mấy con thấy, Thầy là một người siêng năng học lắm, cố gắng học, học hành lo lắng lắm, cho nên lớn tuổi nhưng mà vẫn ham học, cho nên không có…​ Cha mẹ thì đứa con nào học được học mà học không được thì thôi, bởi vì nông dân mà.

(28:02) Cho nên vì vậy trong chùa cũng vậy, đứa nào học được thì trong chùa cho học, mà đứa nào không học được thì thôi, chứ cũng không ép không có bắt buộc. Nhưng mà Thầy là người ham học, cho nên khi học được là Thầy đi học hoài, học cho đến khi mà cuối cùng Thầy đi ra, Thầy đi dạy học. Đó thì mấy con thấy bây giờ mấy con cũng vậy, cũng phải giống Thầy, tu, học làm sao cho đạt được. Cho nên Thầy đọc lại những bài viết của mấy con trong những cái bài viết về đạo đức.

Mấy con siêng năng, Thầy thấy mấy con viết rất nhiều, Thầy biết mấy con là những người siêng năng, Thầy rất mừng mấy con. Chớ mấy con mà viết ít quá Thầy nói “Mấy đứa học trò này lười biếng”, chắc Thầy hết muốn dạy. Nhưng mà thấy mấy con siêng năng lắm, bài làm mấy con đầy đủ cho nên Thầy phê vào đó “Bài làm đầy đủ”.

Đó! Cho nên vì vậy mà mấy con cố gắng, rồi về vấn đề tu tập nữa nó khó, gian nan lắm mấy con, chứ không phải dễ. Thắng được vọng tưởng cũng không phải dễ, mà thắng được hôn trầm kể như mình phải chết đi sống lại đó mấy con, chớ không phải đâu. Mấy con phải siêng năng phải rèn luyện, cũng như Thầy hồi nhỏ học chữ Nho rồi đến khi mà học chữ Việt. Thức khuya dậy sớm, không ai bảo mình, tại vì mình ham học, mình phải thức khuya dậy sớmc cho nên không còn ham ngủ, thậm chí như không còn ham ăn nữa mấy con. Học đến, Thầy nói hễ cái môn học nào mà Thầy kém là cái môn học đó Thầy rèn luyện học tập.

Hồi mà Thầy học tiếng Pháp, hồi cái thời của Thầy học tiếng Pháp, Thầy đọc lestuya, Thầy đọc rất dở không có đúng giọng. Cho nên vì vậy mà thức đêm, thức khuya Thầy học, cho đến ông thầy ở trong chùa, ông thầy mà trụ trì ông nói “Mày học điên, học khùng, gì mà học dữ vậy?”.

Đọc lắp bắp suốt đêm, đọc cho sáng hôm sau mà tới cái giờ mà đọc cái bài Lestuya, đọc cho đúng, đọc cho hay thì chừng đó được bảy điểm, tám điểm mới thôi. Thì lúc bấy giờ Thầy đến lớp mà đọc bài thì Thầy đạt được từ tám điểm, từ bảy điểm, tám điểm, chứ không dưới cái số điểm đó.

(30:11) Thì mấy con thấy cái sự học của Thầy, khi nào môn học nào kém là học chết học sống thôi. Mà nếu mà dở nữa thì đến ông thầy dạy mình cái môn đó, xin thầy chỉ dạy cách thức như thế nào làm cho được. Cho nên vì vậy hôm nay Thầy nói kinh nghiệm của Thầy, để mấy con thấy rằng cái gì mấy con làm không được thì mấy con mau viết giấy hỏi Thầy, và trực tiếp với Thầy. Thầy sẵn sàng giúp mấy con vì cái tâm tha thiết mà tu học của mấy con thì không làm sao Thầy bỏ mấy con. Thầy quyết định là giúp mấy con học cho được về Giới Luật Đức Hạnh, giúp mấy con Thiền Định cho được, làm chủ sự sống chết cho được.

Thầy biết trong cuộc đời Thầy tu tập là do cái ý chí kiên cường của mình mà Thầy làm nên sự nghiệp của sự giải thoát này. Chứ nếu mà Thầy là con người mà không có ý chí kiên cường thì chắc giữa đường bỏ. Cái học cũng vậy mà cái tu cũng vậy mấy con, tu học không cần ăn, không cần uống, không cần ngủ, tu đến mức độ như vậy mà học cũng vậy. Cho nên cái sự tu học phải hết sức, chớ còn nếu mà không thì chúng ta cũng chỉ cầm chừng mà thôi, không thể nào mà vượt qua những cái khó khăn. Cho nên ở đây mấy con ráng, mỗi lần mà mấy con gặp khó khăn, nhớ cái gương hạnh của Thầy, nhớ cái gương hạnh của Thầy mấy con ráng mà vượt qua.

Thầy không biết đức Phật ngày xưa gặp những khó khăn đó, thì Thầy tin rằng đức Phật cũng vượt qua những cái khó khăn của thân tâm mình và chính Thầy gặp nhiều khó khăn quá, không biết người ta được phước như thế nào thì nó dễ dàng, chứ riêng Thầy thì nó không có được cái phước đó. Thầy không phải thần đồng, cho nên phải học nhiều, chứ còn học ít thì không được. Người ta thậm chí nói Thầy là con người học gạo, Thầy đồng ý, học phải như mình cơm với gạo mới sống được, chứ còn không cơm gạo thì không sống. Thầy lấy sự học làm sự sống của mình, cho nên nói học gạo là phải.

(32:15) Cho nên vì vậy mà hôm nay Thầy thấy, Thầy làm được những cái việc phi thường là mình làm chủ được thân tâm, và cái trình độ kiến thức của mình được như thế này đều do công lao của mình hết sức. Chứ không phải một người mà không học thì không thể nào làm được, một người không tu thì không thể làm chủ được, vì vậy mà mấy con có cái gương sáng. Một mai mà Thầy mất rồi thì cái gương đó mấy con chỉ còn cái hình ảnh lờ mờ mà thôi, trong trí, chứ không thể. Cũng như hiện giờ, chúng ta nhìn lại cái gương đức Phật sáu năm khổ hạnh, chúng ta cũng lờ mờ không biết cái sự khổ hạnh đó như thế nào, chứ Thầy biết cái sự khổ hạnh của đức Phật, tại vì Thầy có khổ, Thầy tu Thầy có gặp khổ, cho nên Thầy biết cái sự khổ ghê gớm lắm.

Nếu một người còn muốn sống thì chắc chắn không tu nổi, chỉ gan ruột liều chết thì mới có tu tập được. Nói vậy không có nghĩa là làm cho mấy con thấy mình không đủ khả năng. Trước mặt Thầy các con đều là những người có đủ sức làm chủ, các con là những người có đủ phước duyên trực tiếp với Thầy có kinh nghiệm dạy mấy con. Mà là một vị Thầy rất thương yêu mấy con, để giúp đỡ mấy con đi trên con đường này đến nơi, đến chốn cuối cùng, cho nên mấy con hãy cố gắng mấy con.

8- THẦY DẠY THEO ĐẶC TƯỚNG RIÊNG

(33:41) Phước Tồn còn trẻ, con hãy cố gắng tập đi kinh hành, mà pháp Thân Hành Niệm thì Thấy thấy con tập rất nhuần nhuyễn, phải tập nó, phải lấy những cái pháp thân hành này mà tiến tới sự tu tập của mình, hoàn toàn làm chủ từng phút, từng giây không để niệm vọng tưởng xen vào, không để hôn trầm đánh vào mình, rồi lại đi ngủ thì như vậy dở lắm, hèn hạ lắm. Phải chiến thắng hoàn toàn mới xứng đáng là người học trò của Thầy, cố gắng lên.

Sư Phước Tồn: Dạ, con chưa làm chủ, cám ơn Thầy, con sẽ cố gắng hơn.

Trưởng lão: Gia Chánh con

“Kính thưa Thầy! Trong những ngày qua con tu tập phá hôn trầm mà sao cứ bị nó đến thăm trong giờ xả tâm và giờ làm bài.”

Con bị hôn trầm thùy miên rồi, nhưng mà không sao đâu.

“Nhưng Thầy ơi, sao nó cứ phạm vào lúc định làm bài và ngồi thư giãn, làm như nó đã thành thói quen rồi Thầy ơi! Con đang bị khó khăn ở chỗ này, không biết có nhân quả gì không? Xin Thầy giúp con với, đặng vượt qua trận này. Thầy ơi! con phải vượt qua.”

Cố gắng con, cố gắng. Nghĩa là con phải bắt đầu con muốn phá hôn trầm thùy miên thì con phải tập đi kinh hành, tập pháp Thân Hành Niệm hoặc là tập đi mười bước, ngồi xuống hít thở năm hơi thở. Tập chừng ba mươi phút rồi nghỉ xả cho khỏe rồi tập trở lại, thì con sẽ. Thầy cho con hai pháp, một pháp đi kinh hành và một pháp để xả tâm, khi đi kinh hành thì tác ý nơi bước đi của mình: “Dở chân lên, đưa chân tới”, pháp Thân Hành Niệm, con biết pháp đó chưa? Biết thì con hãy lấy cái pháp Thân Hành Niệm đó mà tập để nhờ đó mà phá hôn trầm thùy miên và đồng thời khi hết cái thời tu của pháp Thân Hành Niệm thì ngồi lại, thì con nhắc tâm: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi không nhiếp tâm ở trong hơi thở, không nhiếp tâm trong cánh tay. Mà ngay trên chỗ đó thì khi mà tâm nó có khởi niệm gì đó, thì con sẽ quán xét cái niệm đó bằng những cái giới luật đức hạnh mà con đã học như Nhân Quả, như Đức Hiếu Sinh, như những cái Đức Tùy Thuận, Bằng Lòng, tất cả những cái đạo đức mà con đã học, áp dụng vào để mà xả từng cái tâm niệm đó.

(36:28) Có hai pháp, một pháp xả và một pháp nhiếp tâm ở trên bước đi của con. Tu tập pháp Thân Hành Niệm, khi tu tập thì con chia ra, cái pháp Thân Hành Niệm đó con tu từng phút, không được tu nhiều, bởi vì tu nhiều nó vọng tưởng, không tốt, cho nên tu từng phút. Khi mà con tu pháp Thân Hành Niệm, tác ý từng hành động trong một phút, hoàn toàn cố gắng tác ý kỹ lưỡng không có niệm khởi, sau khi mà không có niệm khởi rồi thì con lại đi kinh hành bình thường, coi như là xả nghỉ, thì đi kinh hành bình thường thì con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Rồi con đi từ trên này tới dưới, đi lên đi xuống, trong khoảng năm phút hay là hai phút cũng được, thì trong cái thời gian mà đi như vậy, thì trong đầu con khởi cái niệm nào đó thì con quán sát cái niệm đó mà con xả. Thay vì con ngồi, nhưng mà nếu con ngồi thì hôn trầm thùy miên nó sẽ đến thăm con, cho nên con không ngồi, con đi mà con xả tâm. Trong những cái thời, bởi vì cái hôn trầm thùy miên này, nó không phải lúc nào nó cũng có, nó có cái thời của nó, ví dụ như buổi sáng bị hôn trầm thùy miên thì cứ tới buổi sáng là hôn trầm thùy miên. Còn nếu không thì nó buổi tối hay là buổi chiều, tùy theo cái thời đó nó hôn trầm thùy miên thì nó sẽ đến. Thì trong cái thời đó, thì nhất định là không được ngồi, mà lấy pháp Thân Hành Niệm và lấy pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác đi bình thường, nhưng vẫn giữ tâm bất động của mình, xả tâm từng tâm niệm. Đó! có như vậy thì con mới chiến thắng được cái hôn trầm thùy miên, con biết những cái pháp đó chưa con?

(38:23) Sư Gia Chánh: Dạ pháp Thân Hành Niệm “Dở gót lên”

Trưởng lão: “Dở gót lên, đưa chân tới, bước chân” thì đó là con nhớ, phải không? Con cứ tập cái pháp đó đi, tập kỹ, nhưng mà một phút thôi đặng cho nó đừng có vọng tưởng, chứ không gì. Để mình giữ cái chất lượng một phút, rồi sau đó lần lượt mình thấy được thuần thục mình tăng lên, tăng lên hai phút, chứ đừng tăng lên nhiều, con nhớ chưa? Còn về cái phần kia thì mình đi kinh hành, chừng nào mà nó mỏi chân, con thấy nó mỏi chân thì con ngồi nghỉ chút thôi, ngồi nghỉ mà nó hết mỏi chân là đi, chớ còn không ngồi lâu, con hiểu không?

Nhưng mà khi ngồi nghỉ một chút thì con nhắc: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi đang ngồi nghỉ xả tâm”. Con nhắc nó vậy thôi: “Với tâm định tĩnh…​” phải không? Thay vì cái câu tác ý đó là của Định Niệm Hơi Thở: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”, nó là cái đề mục của hơi thở. Nhưng bây giờ chúng ta ngồi nghỉ mà chúng ta không tu hơi thở, cho nên chúng ta cũng nhắc. Bởi vì cái pháp Như Lý mà đức Phật đã dạy, tâm mà có lậu hoặc thì Như Lý Tác Ý, thì lậu hoặc sẽ hết. Mà lậu hoặc thì trong đó nó có hôn trầm, nó có thùy miên, nó có vọng tưởng, con hiểu không? Đó là lậu hoặc.

Cho nên vì vậy mình tác ý “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi đang ngồi nghỉ”, rồi con cứ thỉnh thoảng nhắc để cho nó đừng có ngủ, chứ không có gì. Để không mình ngồi im lặng cái lát nó, cái tật mà nó hôn trầm thùy miên nó dễ rơi lắm. Cho nên mình tác ý để cho cái tâm mình nó định tĩnh, nó đừng có bị hôn trầm thùy miên. Sau khi mình ngồi nghỉ, cái chân mình nó không mỏi nữa, thì bắt đầu mình đi lại pháp Thân Hành Niệm. Nhớ kỹ, để mình giữ trong khi mình ngồi nó không có bị hôn trầm thùy miên. Và giữ như vậy nó cũng là cái pháp Như Lý Tác Ý, nó cũng trợ giúp cho mình cái tâm nó định tĩnh, nó không có buồn ngủ, hôn trầm. Con nhớ, như vậy là con về tu tập như vậy suốt ngày. Rồi sau đó coi kết quả như thế nào, viết giấy cho Thầy, rồi Thầy sẽ trợ giúp thêm.

(40:29) Lẽ ra mấy con mà tu khó khăn như thế này, mà Thầy đã ổn định được cái cơm ăn áo mặc cho mấy con, có chỗ ở, có cơm ăn. Bây giờ chỗ ở thì cất cũng chưa xong, đang xây cất, nhưng khi mà cái chỗ ở xong rồi lo cái nhà bếp cho xong, để có Phật tử người ta về đó nấu cơm cúng dường cho mình, chớ còn Thầy không có cho người nào mà nấu hết. Chỉ giao cho Phật tử thành phố Hồ Chí Minh về đó nấu, hay hoặc là người nào ở ngoài Hà Nội vô đó nấu. Rồi tới giờ mình ra lấy cơm, mình xin cơm, mình ăn thôi. Còn họ ở đâu, họ vô đâu, họ ở Nghệ An, Hà Tĩnh gì đó, họ vô họ nấu cơm để họ tạo cái phước thì họ vô họ nấu, ở đây thì mấy con cứ xin cơm ăn thôi. Cho nên vì vậy mà cái cơm nước ở đó thì nó chưa xong, nhà bếp nó chưa có, ai nấu cơm mình ăn? Cho nên vì vậy mà, chứ còn theo con mà hôn trầm thùy miên, Thầy cột Thầy lôi ra ngoài đó không có để ở đây. Ở đây rồi ngủ sao, phải không mấy con thấy? Lôi mấy con ra ngoài đó gần Thầy, đặng mà Thầy chặt cái khúc tầm vông như vậy này, Thầy nói nhìn cái cây tầm vông này, nếu mà còn gục một cái là chết, cho nên con phải đi kinh hành hoài, chứ đâu có dám ngồi. Cho nên đối với những người mà khó khăn thì chắc chắn là phải được gần Thầy, cũng như là cái cô giáo, cô chăm sóc cho cái chú học trò này cho đến khi mà đỗ đạt thôi, có phải không? Thì Thầy cũng vậy chớ đâu có bỏ con đâu.

(42:04) Cho nên ráng cố gắng, bây giờ nó chưa có đủ cái điều kiện thì phải ráng cố gắng, tự mình vươn lên. Chừng nào mà Thầy lo xong rồi, lo đâu có phải dễ mấy con, không phải dễ đâu, khó lắm. Cho nên hôm nay thì mấy con yên tâm, Thầy đang lo cho mấy con, chứ Thầy cất nhà Thầy ở dữ vậy? Phải không? Thầy ăn ngày bao nhiêu mà Thầy mà Thầy lo nhà bếp quá lớn vậy? Nó không phải, phải lo cho mấy con, có con thì phải lo, có học trò phải lo. Lo cho nó yên ổn, cho nó tu cho được để cái cuộc đời nó không phí, mấy con. Cố gắng, về nhớ những lời Thầy dạy, mà mấy con tập đi kinh hành cho được mấy con.

(42:45) Còn về phần Giác Thức con, con bây giờ thì Thầy cho phép con sẽ tu tập tới cái giai đoạn an trú tâm. Mà an trú tâm thì chuẩn bị cho cái hôn trầm thùy miên, phải đánh dẹp cái hôn trầm thùy miên, thì con cố gắng siêng năng tập đi kinh hành, ngồi ít mà tập đi kinh hành. Khi nào nó tỉnh thật tỉnh thì mình ngồi, còn mình thấy cái giờ này, cái buổi tu tập này không thể tránh được nó hôn trầm thùy miên. Mặc dù hiện giờ nó chưa có, nhưng mà chuẩn bị cho những cái pháp đi kinh hành cho nhuần nhuyễn, để an trú trên pháp đó.

Thí dụ con an trú trên cái pháp đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, nghĩa là mình đi tới đi lui, mình nhiếp tâm, mình không có đi cái pháp Thân Hành Niệm như tác ý từng hành động, bởi vì tác ý từng hành động là tại vì hôn trầm nó nhiều. Cũng như đi mà cái pháp để mà rèn luyện nghị lực, mười hơi thở, rồi ngồi xuống hít năm hơi thở. Còn cái này con đi bình thường, Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành thôi, trong khi đó con giữ tâm tác ý theo hơi thở của mình để an trú trên hơi thở, con biết cách đó không?

Sư Giác Thức: Dạ Bạch Thầy con có tập theo cái pháp mà bước đi chân phải thì con hít vô, mà chân trái thì thở ra, thành thử cứ mỗi bước đi tùy theo khả năng mình dài ngắn để đi.

Trưởng lão: Được!

Sư Giác Thức: Cái đó coi như để mình an trú tâm dựa theo bước chân của mình đi.

Trưởng lão: Được! Được rồi, con tập cái đó được. Bởi vì hai cái thân hành cộng lại hơi thở và bước đi.

Sư Giác Thức: Dạ!

Trưởng lão: Để nhiếp tâm và an trú ở trên cái thân hành bước đi, để làm cho hôn trầm thùy miên nó không có đánh vào con. Chứ riêng một cái hơi thở mà ngồi lại thì nó đánh vào, khi mà con an trú được là hôn trầm thùy miên nó đến với con. Cho nên khi an trú mà trên bước đi, vừa có đi mà an trú thì hôn trầm thùy miên sẽ không vô, bởi vì mình động thân mình đi mà, nó đâu có vô được. Nhớ tập một cái pháp đó thôi, mà tu tập ba mươi phút an trú, chất lượng ba mươi phút rồi ngồi nghỉ, ngồi nghỉ rồi tập trở lại ba mươi phút, con nhớ chưa? Chuyên ròng một cái pháp có đi kinh hành, có hơi thở, chuyên ròng cái đó để mà an trú. Bởi vì ba mươi phút hiện giờ con nhiếp tâm không có vọng tưởng, không có chướng ngại nữa rồi thì bắt đầu phải qua an trú liền, chứ không thể không.

Nhưng an trú để chuẩn bị cho không hôn trầm thùy miên thì phải đi kinh hành. Con thấy nó khác rồi, nó không còn mà an trú trên hơi thở như mình ngồi nữa, khác rồi, để phá cho được cái hôn trầm thùy miên, mà phá được hôn trầm thùy miên trong ba mươi phút mà an trú được ở trên bước đi, thì lúc bấy giờ con ngồi lại mà con thấy không còn hôn trầm thùy miên, tức là hôn trầm thùy miên đã đi rồi, thì lúc bấy giờ mới bước vào Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Thì chừng đó Thầy sẽ dạy, Tứ Niệm Xứ mới tăng thời gian lên.

Chứ còn ở trên cái bước đi kinh hành mà an trú thì giữ ba mươi phút thôi chứ không được tăng. Tại sao vậy? Tại vì tăng lên thì mấy con sẽ bị nhiều tưởng, không được tăng. Tăng lên, chỉ có tăng lên là cái thời gian tăng lên trên cái sự an trú tâm của mấy con bất động đó thì chỉ có pháp Tứ Niệm Xứ, thì không bị tưởng, còn tất cả những cái pháp khác đều bị tưởng hết.

(46:10) Thầy dặn mấy con Tứ Niệm Xứ là khi Tâm Bất Động, mà ở trên Tứ Niệm Xứ tăng lên tới sáu tiếng đồng hồ hoặc là mười hai tiếng đồng hồ thì không bị tưởng. Ở trên đúng pháp Tứ Niệm Xứ thì không bị tưởng, cho nên cái pháp đó nó mới đi vào luyện Thần Lực, cho nên nó không bị tưởng. Còn tất cả những cái pháp khác, bây giờ mà đi kinh hành, nhiếp tâm an trú ở trên hơi thở bằng mọi cách thì mấy con tăng lên là mấy con nguy hiểm! Nguy hiểm, cho nên không được tăng lên. Nhớ lời Thầy dạy, tăng lên là chúng ta sẽ lọt vào những cái trạng thái của Định Tưởng, chừng đó nó sẽ thành quen, hoặc là nhiều khi nó trở thành những cái pháp Tưởng, kiến giải lý luận điều này điều kia, nó làm mấy con lệch sai mất đi! Sai mất. Cho nên ở đây nhớ lời Thầy dặn kỹ “Đừng có nên tăng thời gian một giờ. Thấy được được rồi, mấy con tăng lên tăng lên thì chết, không có được”.

Ở đây khi nào Thầy cho tăng là Thầy xác định cho mấy con, khi nào Thầy cho mấy con tăng lên từ ba mươi phút lên một giờ hai giờ ba giờ đều là phải ở trên Tứ Niệm Xứ, ở trên pháp môn Tứ Niệm Xứ thì mới tăng giờ lên. Còn hoàn toàn những cái pháp mà hiện giờ mấy con tu là chỉ có ba mươi phút thôi. Nhớ kỹ những lời Thầy dạy, cái này rất là quan trọng, chứ không phải là thiếu quan trọng đâu.

Sư Giác Thức: Thưa Thầy cho con hỏi

Trưởng lão: Con hỏi

Sư Giác Thức: Thưa Thầy cái vấn đề nếu con tu tập Thân Hành Niệm xong ba mươi phút rồi ngồi có được không hay là đi kinh hành không?

Trưởng lão: Được! Con tu pháp Thân Hành Niệm ba mươi phút rồi con ngồi, mà con hoàn toàn là con biết rằng con ngồi sẽ không có hôn trầm. Đừng có để mà hôn trầm nó xẹt vô một cái là nó phá con cái thời tu tập đó rồi, coi như là thời tu tập đó là số không rồi. Và nếu mà thời nào mà nó cũng có một chút xíu hôn trầm, hơi buồn ngủ thôi thì như vậy là con không bao giờ thắng được hôn trầm. Nghĩa là hoàn toàn mình tu làm sao trong suốt cái buổi của mình không có hôn trầm, xả ra tới cái giờ ngủ thì nó đi ngủ, mà nó tỉnh thì kệ nó. Con hiểu không? Nó tỉnh thì không có sợ, mà chỉ sợ nó ngủ, phải không? Xả ra thì cái giờ ngủ, nó có quyền cho ngủ, không có sợ mà ngủ, mà cho nó ngủ hoàn toàn. Bởi vì các con thấy này, mình tu tới mười giờ mình đi ngủ, mình đi ngủ tới hai giờ mình thức dậy, thì khoảng thời gian này mặc sức mình ngủ. Trưa mình còn cho nó ba mươi phút ngủ nữa, mặc sức mà ngủ, nhưng mà ngủ ba mươi phút thôi chớ mà ngủ hơn ba mươi phút buổi trưa là bị đòn, có vậy thôi, dặn đàng hoàng. Cho nên trưa mình cho chứ không phải là trưa thức, ăn rồi nằm nghỉ hẳn hoi, nó ngủ được càng tốt không sao hết. Chớ không phải là mình nói mình cấm ngủ đâu, không phải. Nhưng mình làm chủ cái ngủ mà, có ngủ đàng hoàng.

Sư Giác Thức: Dạ thưa Thầy, sao con buổi trưa con không ngủ được, mà bắt nó ngủ nó cũng không ngủ.

Trưởng lão: Được! Không sao! Nó không ngủ cũng tốt mình không lo, mà nó ngủ thì cũng được, mà không ngủ thì không lo. Chứ không phải là nói mình bảo nó ngủ mà nó không ngủ là mình lo, mình cầu cho nó thức luôn, sợ nó không thức được chứ. Cho nên nó không ngủ càng tốt, không sao hết, nhưng mà có cái điều kiện là đừng có ngủ bậy, tới giờ tu mà cứ gục tới gục lui thì không được. Giờ ngủ thì không chịu ngủ mà giờ tu tập lại ngủ, cái đó là cái sai, phi thời, con hiểu không?

Cho nên vì vậy trong khi đó nếu mà nó ngủ, nó ngủ hay không ngủ, mình cứ nằm mình nghỉ, phải không? Rồi tới giờ tu thì phải tỉnh táo hẳn hoi, đàng hoàng. Chứ không phải là nằm đó không ngủ, mà tới cái giờ tu lại gục tới gục lui thì không được, mình phải tránh cái điều đó.

Sư Giác Thức: Thưa Thầy qua thời gian con tu tập xong con thấy coi như là chỉ có ngồi ba mươi phút, xong rồi là dậy đi kinh hành suốt cả thời, không có ngồi thành thử ra mình chống được hôn trầm.

(50:07) Trưởng lão: Được rồi, như vậy là tốt, bây giờ con tập an trú, tập an trú được ở trên bước đi cho nên nó không còn có nữa, rồi sau đó lúc bấy giờ con ngồi, con thấy hoàn toàn nó không có bị hôn trầm thì Thầy sẽ cho con vào Tứ Niệm Xứ tu tập, và khi vào Tứ Niệm Xứ tu tập, mấy con tưởng, không có ở đây đâu, Thầy cho như sư Giác Thường ra ngoài kia rồi, rồi chừng đó một mình, mấy con sẽ biết hôn trầm thùy miên nó tới. Ở đây chuẩn bị, chớ như sư Giác Thường ra ngoài đó rồi, cũng nhiếp tâm, an trú được rồi, mà ra ngoài đó hôn trầm thùy miên nó dập, nó dập nát hết. Bởi vậy Thầy ra Thầy kiểm tra, Thầy trợ cho giúp sư Giác Thường phải là an trú cho hoàn toàn, cho đạt được mà không còn hôn trầm thùy miên, tới giờ này mà lơ lỏng một chút là hôn trầm thùy miên nó đánh vô. Cho nên khi mà mấy con thấy, khi mà Thầy cho vào Tứ Niệm Xứ rồi thì coi như là mấy con ở đây, mấy con chủ động được những cái phương pháp tu không có hôn trầm thùy miên. Thì khi mà Thầy cho ra 1 cái khu yên tĩnh, vắng vẻ một mình rồi đó, thì lúc bấy giờ các con chỉ còn có một mình thì coi chừng, hôn trầm thùy miên nặng lắm đó, chứ không phải dễ đâu, ai cũng bị hôn trầm thùy miên là chới với sợ lắm. Cho nên chuẩn bị ngay từ bây giờ để cho cái sức tỉnh táo của con hẳn hòi, thuần thục hoàn toàn, an trú cho được hoàn toàn. Thì lúc bấy giờ mà đến vào Tứ Niệm Xứ rồi, thì Thầy sẽ cho ra cái thất, thất y như sư Giác Thường.

Nghĩa là suốt đêm sư Giác Thường phải đi kinh hành ở bên ngoài, đi làm 1 cái đường ở bên ngoài, trên cái đường ở cái khu cao su nó vắng, có một mình sư ở cái khu bên đó. Cho nên sư cái làm đường sư đi suốt đêm, không dám đứng lại không dám ngồi lại, sợ như vậy đó. Nghĩa là đi suốt cái buổi của mình tu tập, không có để cho nó đánh hôn trầm thùy miên vào. Vậy mà nó còn dập tới, dập lui chứ không phải dễ, chừng nào thật vắng bóng hôn trầm thùy miên.

(52:11) Cho nên sư Giác Thường nói: “Con tu, con quyết chết con tu, nhưng mà hôn trầm thùy miên đánh con ghê lắm, nhưng mà con quyết tâm là con phải thắng được. Nhưng mà con rất thương quý thầy ở trong đó, coi chừng quý sư quý thầy trong đó, coi chừng hôn trầm thùy miên dợt như thế này, sợ quý thầy không chịu nổi”.

Nghĩa là khi nó đánh rồi thì mới thấy được nó, nó chưa! Nhưng mà nó đánh rồi thì mới biết, nghĩa là đi tới mỏi chân, rụng rời mà ngồi lại thì lại ngủ, nó như vậy đấy. Mấy con chuẩn bị cho mình với một cái tư thế cho tỉnh táo hẳn hoi, để khi mà bước vào Tứ Niệm Xứ. Cho nên khi mà bước vào Tứ Niệm Xứ rồi thì coi như không xong thì phải trở về pháp Thân Hành Niệm rồi. Đó như bây giờ sư Giác Thường phải trở ra pháp Thân Hành Niệm, chứ không thể nào khác hơn được.

Cho nên con phải cố gắng để mà phá cho được hôn trầm thùy miên đi, rồi sẽ báo cáo lại cho Thầy thêm, nếu được Thầy sẽ cho tu Tứ Niệm Xứ.

Về cái phần tu tập, mấy con phải biết sáng tạo đúng pháp, chứ không phải sáng tạo sai pháp. Tu tập đúng, nhưng mà mình phải nghĩ cách nào mà hàng phục cho được, rồi nghĩ cái cách tu tập hàng phục được rồi thì trình lại cho Thầy, thử coi cái kiến giải của mình nó có đúng cái pháp này không, hay hoặc là kiến giải này sẽ đi lạc, như vậy nữa mấy con.

Cho nên vì vậy đó mấy con phải biết sáng tạo cách thức tu tập để hợp với cái đặc tướng của mình. Mình thấy cái này mình tu tập không được, nó bị hoài thì sáng tạo ra. Sáng tạo cách thức nào để cho mình chiến thắng được nó. Mà khi mà chiến thắng được nó rồi mới đem lại trình cho Thầy, Thầy mới xem xét lại coi nó, cái sự sáng tạo này nó có đúng cái pháp không? Hay hoặc sáng tạo một cách lệch lạc, nó đưa vào cái chỗ như là các cái kiến giải của Đại Thừa? Nó phải vậy. Ở đây mình sáng tạo cách thức mình tu tập, nhưng không sai pháp thì mới được, chứ sáng tạo mà sai pháp thì không được.

(54:17) Về Minh Nhân thì con nên tu tập cho căn bản trong hai phút, cho căn bản thật căn bản. Minh Nhân đó, cố gắng đi con, tu tập cho nó căn bản nhiếp tâm cho được.

Còn về Thiện Tâm thì con đừng vội vàng, tập cho có chất lượng, đạt cho chất lượng nhiếp tâm cho được con, chớ còn đừng có vội. Con nhớ về tu phải nhiếp tâm cho được con, chất lượng đàng hoàng, chứ đừng vội vàng mình tăng lên.

Sư Thiện Tâm: Thưa Thầy là hiện tại con cũng đang tập hít thở vào trong hai thời tối và khuya. Hôm nay là không có tập được giờ đó, chỉ đi kinh hành. Nhưng mà bây giờ thì lúc đầu thấy nó cũng có được chút đỉnh là thấy một phút thì sau đó con xả ra con nghỉ khoảng hai hoặc ba phút.

Trưởng lão: Cũng được con.

Sư Thiện Tâm: Thì thấy nó cũng tỉnh, thí dụ như con thấy nó bị cái trường hợp mà trong quá trình đi kinh hành mà tu Định Vô Lậu thì nó tỉnh lắm, nó không bị hôn trầm. Bây giờ con cũng ráng tập hít thở thì con cũng áp dụng vào cái đó nữa, có lúc thì nó cũng bị mà giờ lại nghĩ là bây giờ cái thời gian xả ra để mà nghỉ thì kéo hơi dài một chút, để cho nó đỡ buồn ngủ. Rồi sau đó từ từ nó tỉnh, tỉnh lần lần rồi mới nâng nó lên.

Trưởng lão: Phải rồi, phải tu từ từ nó con, làm sao nhiếp tâm cho được, rồi khi an trú mình mới phá sạch hôn trầm. Nhưng mà bây giờ nhiếp tâm chưa có dài được thì nó đâu có làm sao mình phá hôn trầm được, hai cái vừa nhiếp cho hết vọng tưởng, mà vừa phá hôn trầm thì không có sức ai mà chịu nổi.

Sư Thiện Tâm: Dạ!

Trưởng lão: Cho nên mình chẻ ra, bây giờ mình tập nhiếp nó đã. Còn hôn trầm thùy miên thì mình phải giữ gìn cái thời gian mình tu thôi, chớ còn mình không có chọc ghẹo nó, chớ mình chọc ghẹo nó thì không được. Con chỉ nhiếp tâm, lo phần nhiếp tâm thôi, nhiếp tâm cho đạt chất lượng của nó để khi mình nhiếp cho được rồi, rồi tới cái giai đoạn mình an trú thì mình mới trực tiếp mình đánh ngay vào cái hôn trầm thùy miên. Còn bây giờ thôi nhường nó đi, nhịn nó đi. Còn yếu thì mình đánh du kích, chứ không thể mà đánh hiện đại với nó được. Chừng nào mình có đủ sức rồi, đủ lực lượng rồi thì bắt đầu mới triển khai mình đánh thẳng, có vậy thôi. Đó là tập như vậy nó mới căn bản con, đừng có vội vàng mà phải tập kỹ lưỡng hẳn hòi, có như vậy thì Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con tu tập.

(56:53) Thầy biết cái sự nhiếp tâm và an trú tâm là cái giai đoạn đầu nó gặp có nhiều cái khó khăn. Khi nào mà Thầy làm xong những cái cơ sở rồi, thì gặp những cái khó khăn như hôn trầm này kia đồ đó, thì chắc chắn là Thầy lôi mấy con gần bên Thầy hết, để tập cho mấy con phá, rồi phá được rồi thì Thầy cho mấy con trở về. Chứ mấy con ở gần Thầy, Thầy dạy Thần Lực thì khác mà dạy phá hôn trầm thùy miên, có Thầy đặng cho mấy con sợ, đặng không có hôn trầm thùy miên chứ không có gì. Thì do đó Thầy trợ giúp cho mấy con thêm trong cái thời gian một tháng, nửa tháng để cho mấy con phá cho được cái hôn trầm thùy miên để đi vào an trú. Rồi bắt đầu đó mấy con sẽ tu tập trên Tứ Niệm Xứ. Chứ còn chưa phá hôn trầm thùy miên thì tu tập Tứ Niệm Xứ chưa được, phải cố gắng vậy đó con.

Sư Thiện Tâm: Thưa Thầy, hồi nãy con nghe Thầy dạy là trong suốt quá trình tu tập đừng để cho nó bị hôn trầm, thì tức là mình áp dụng tất cả phương pháp nào cũng được?

Trưởng lão: Đúng vậy.

Sư Thiện Tâm: Kể cả như mình làm bài luôn cũng được?

Trưởng lão: Cũng được nữa con.

Sư Thiện Tâm: Tức là thí dụ như trong quá trình mà con đi kinh hành hoặc là gì đó, sau rồi bắt đầu con ngồi làm bài, trong suốt thời gian như vậy tức là thấy nó phù hợp nó không bị hôn trầm thì nó vẫn tốt?

Trưởng lão: Vẫn tốt! Bởi vì nó không hôn trầm thùy miên là nó không thành cái thói quen đó, chứ còn để cứ nó ra vô là nó thành cái thói quen. Còn mình làm bất cứ một cái gì mà không còn hôn trầm thùy miên xen vô được thì lúc bấy giờ nó trở thành một thời gian sau nó quen, nó không có bị buồn ngủ, nó bị hôn trầm, nó quen là nó sẽ hết cái đó. Cho nên điều kiện quan trọng nhất là đừng cho nó xen vào. Chứ nó xen vào rồi thì nó không bao giờ nó hết, con hiểu không?

(58:38) Cũng như bây giờ con nhiếp tâm mà nếu mà con nhiếp không kỹ, nó cứ vọng tưởng ra vô thì con tu hoài vẫn có vọng tưởng ra vô. Còn nếu mà nhiếp tâm, dù con nhiếp tâm một phút cho đến hai phút, cho đến ba mươi phút. Mà bắt đầu con nhiếp kỹ lưỡng một phút không niệm rồi con tăng dần lên không niệm, cho đến khi cái tâm con nó quen nó không niệm thì lúc bấy giờ con ngồi lại nó không niệm, chớ không phải là do cái sự nhiếp của mình đâu. Mà bắt đầu thì do cái sự nhiếp, nhưng mà vì nó càng ngày tăng lên, nó trở thành cái thói quen không niệm, cho nên mình mới dễ. Chứ cỡ mà nó cứ vọng như vậy thì coi như là nó không thành quen cái thói quen của nó thì mình có tăng lên thì cũng bị vọng tưởng, bởi vì nó thành thói quen không niệm. Cái đầu mình hồi nào tới giờ nó là cái đầu niệm, nó có niệm hoài, nó lăng xăng hoài, cho nên nói: “Tâm viên ý mã” là vậy. Còn bây giờ mình tập lại để cho nó không niệm thì mình cũng phải tập đi từng phút cho đến khi mà nó quen nó không niệm thì nó sẽ không bị.

Cũng như bây giờ thì dụ như Thầy, bây giờ nó quen rồi nó không niệm, cho nên Thầy ngồi lại thì nó Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự. Còn mấy con chưa quen cho nên ngồi lại nó phải nghĩ cái này nó nghĩ cái khác, chớ Thầy có giỏi hơn mấy con ở chỗ nào đâu? Các con hiểu chưa? Nhưng mà nhờ Thầy tập nó đã thuần thục. Cho nên bây giờ Thầy nói chuyện với mấy con vậy, xong rồi Thầy về thất Thầy, Thầy ngồi lại thì tâm Thầy nó bất động thanh thản an lạc vô sự. Nó luôn luôn nó ở trên cái mức độ nó không có niệm, là tại vì Thầy, nó quen. Chớ cỡ Thầy mà nó không thành thói quen thì nó cũng vẫn còn niệm như mấy con vậy thôi, các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà cái đầu Thầy không niệm là do nó đã thành cái thói quen không niệm! Nó không niệm. Còn bây giờ Thầy muốn niệm là Thầy khởi nghĩ, nó theo cái pháp Như Lý Tác Ý mình chủ động niệm chứ đâu phải là cái niệm tự động ra. Còn mấy con bây giờ, cái niệm của mấy con là cái niệm tự động nó nhảy ra, cho nên mấy con đã quen với cái niệm tự động. Cho nên vì vậy mà mấy con bị cái đó mà tâm mấy con không thanh tịnh, không thanh tịnh! Niệm này niệm kia lăng xăng làm sao thanh tịnh được? Cho nên phải ráng tập mấy con, ráng tập, tập căn bản.

Sư Thiền Tâm: Thưa Thầy, con thấy hình như cái sự nhiếp tâm nó cũng luyện nội lực của cái Như Lý Tác Ý hay sao đó? Ví dụ mình bảo: “Im lặng quán xét hơi thở” thì thấy lần lần nó có hiệu quả, tức là cái Như Lý Tác Ý nó có lực.

Trưởng lão: Đúng đó con! Bởi vì đức Phật nói, đức Phật dạy mà: Tâm mình có lậu hoặc thì pháp Như Lý Tác Ý sẽ giúp cho mình không lậu hoặc. Thì mình tác ý cái gì đó thì tác ý riết thì nó phải hết, bởi vì cái pháp rất hay. Cho nên Thầy mới thấy con đường của đạo Phật mà cỡ không có pháp Như Lý Tác Ý thì người ta không biết đường đâu mà người ta tu, không có biết đường tu. Thế mà kinh sách Đại Thừa, mấy con thấy không có pháp Như Lý Tác Ý, cho nên vì vậy mà ức chế tâm mà không có pháp dẫn tâm, cho nên nó là cái sai.

Cho nên vì vậy mà hiện giờ chúng ta nhớ công ơn của đức Phật, biết được cái điều kiện dẫn thân tâm chúng ta đi vào cái chỗ mà chúng ta muốn, làm chủ sự sống chết của nó bằng pháp Như Lý Tác Ý. Cho nên tâm có lậu hoặc mà muốn cho nó không lậu hoặc thì pháp Như Lý Tác Ý sẽ dẫn nó được, không có gì khó khăn. Cái bài rất hay về lậu hoặc mà đức Phật đã nói về cái pháp Như Lý Tác Ý. Cho nên con nói đó đúng, bởi vì qua kinh nghiệm rồi, qua kinh nghiệm đó con nói: “Tác ý sao mà nó dễ vậy, mà không tác ý lại khó vậy?”, đó là nhờ cái pháp tác ý con.

HẾT BĂNG.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy