00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

(00:00) Phật tử 1: 8 giờ sáng thứ Sáu, ngày 13 tháng 7 năm 2001, nhóm Phật tử Cần Thơ thăm quý Hoà thượng.

Trưởng lão: Hôm nay quý Phật tử có duyên, có cái duyên về thăm Thầy, chắc chắn phải có những cái điều cần thiết để thưa hỏi Thầy cho cái sự tu tập con đường của đạo Phật. Có những cái điều gì thắc mắc thì quý Phật tử cứ hỏi Thầy.

Có cái điều mà Thầy mong muốn nhất là hỏi để thực hành, hỏi để tương tác. Cái gì mà có cái nghi ngờ của Phật hoặc không đúng của Phật thì hỏi Thầy, Thầy giúp đỡ cho. Chứ mục đích ở đây Thầy không muốn phản ánh ai hết, nhưng mà muốn làm sáng tỏ là cái gì của đạo Phật mà từ xưa đến giờ thầy trò của nước ta vô tình mà bỏ…​

Cho nên tới ngày nay chúng ta tu hành, chúng ta theo cái sự…​ cuối cùng mình lại không làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người sanh - già - bệnh - chết.

Ngày xưa đức Phật đã làm chủ được, và để lại giáo pháp giúp cho con người chúng ta trên hành tinh này, nó có một cái nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người. Thế mà chúng ta vẫn thấy con người đau khổ.

Chính ngay trong cái gia đình Phật giáo hiện tại, chưa có một cư sĩ mà đạt được những cái đạo đức đó, chứ chưa nói chi những cái thiền định. Vì thế mà nói đến thiền định mà làm chủ sự sống chết, chấm dứt sự luân hồi thì chúng ta chưa có một người nào làm được, do đó cái hoài nghi đó rất lớn.

Hôm nay quý Phật tử về đây Thầy mong rằng quý Phật tử sẽ thưa hỏi những cái thực tế, thực tế hơn, và đồng thời chúng ta đọc những kinh sách của Phật, chúng ta thấy rằng đức Phật nói có ba mươi ba cõi trời và sáu nẻo luân hồi. Vậy những cái điều đó có thật hay không?

(02:03) Thế mà đức Phật, một bài kinh, đức Phật đã khẳng định đó là thế giới tưởng. Vậy thì thế giới tưởng là thế giới, có phải là thế giới linh hồn thật, hay hoặc là thế giới tưởng chỉ là ở trong tưởng của chúng ta thôi? Hay hoặc là ở nơi đâu xuất hiện cái thế giới tưởng này?

Do đó thì quý Phật tử…​ mà trong cái gia đình Phật giáo của chúng ta, mọi Phật tử đều các con tự tìm cái con đường đó…​ Cho nên hôm nay quý vị cứ vui vẻ, thẳng thắn hỏi…​ và Thầy hoàn toàn trả lời tất cả những điều đó, để chúng ta biết được cái pháp hành, biết được cái đời sống đạo đức như thế nào là của đạo Phật, như thế nào là không phải của đạo Phật.

(02:46) Ở đây chúng ta không phải hỏi để mà cạnh vấn??? vấn nạn bằng cách này hoặc cách khác để tranh hơn thua. Không phải. Mà ở đây chúng ta hỏi để mà tìm hiểu đường lối tu tập của đạo Phật, để giúp cho những người sau này nghe được những lời dạy này. Nghe được những cái lời mà Thầy nói này, người ta hiểu đây không phải là một cuộc tranh luận, mà là một cái cuộc để mà nói lên được ý nghĩa chân thật của đạo Phật.

Đây Thầy nói thẳng thắn chứ không có nói thiên vị. Nên là chúng ta hoàn toàn mà hỏi thẳng thấy sai nói sai, thấy đúng nói đúng, nên quý Phật tử vui lòng hỏi, đừng có ngại tất cả cái gì hết, đừng có e ngại mà hãy thẳng thắn hỏi. Hỏi để biết mình, biết người chứ không phải hỏi để chúng ta tuyên dương hay để chúng ta…​ nên quý Phật tử đừng ngại.

(3:47) Phật tử 2: Thưa Thầy, người chết thì đi đầu thai thành thai nhi, nhưng con thấy bây giờ mọi người kế hoạch hoá, người ta cứ móc thai hoài. Vậy thì linh hồn ấy đi về đâu? Không lẽ một linh hồn lại phải đi tìm ba, bốn, chín, mười cái chỗ cho đến khi nào mà mình được sinh ra thì thôi hả Thầy?

Phật tử 3: Câu hỏi hay.

Trưởng lão: Ở đây người ta lầm tưởng rằng con người chúng ta là có một cái linh hồn ở trong. Nếu thật sự mà con người có một cái linh hồn mà đi đầu thai làm con người thì thế gian này con người ta không có đông. Bởi vì mình chết mình đầu thai có một người thôi làm sao mà đẻ ra nhiều quá vậy, linh hồn ở đâu mà nhiều vậy?

Bây giờ chúng ta thấy bao nhiêu người. Ngày xưa, lúc thời đức Phật cách đây hai ngàn mấy trăm năm, con người đâu có bằng chúng ta đâu, phải không? Mà tại sao bây giờ con người ở đâu? Vậy thì chúng ta có thể kết luận rằng con người là những cái loài chúng sanh, mỗi chúng sanh đều có cái linh hồn và khi chết đi, vì một cái duyên làm thiện như thế nào đó mà được sinh làm người.

Nhưng đức Phật đã bảo rằng và thấy rất rõ, đức Phật nói: “Được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây." Thế mà sao càng ngày người sinh ra nhiều vậy, thì linh hồn con vật chắc chắn là đâu thể nào làm con người được.

(05:21) Cho nên đức Phật có ghi, chúng ta thấy cái tiêu chuẩn làm người. Làm Trời thì phải có mười điều thiện mới làm Trời, mà làm người phải có tham dục. Mà không chừng chúng ta…​ như những người ngồi trước mặt Thầy, có làm đúng năm điều thiện đó không mà làm người được? Phải không?

Cho nên đâu phải làm người mà dễ. Làm người phải đúng năm tiêu chuẩn mới gọi là làm người. Mà giờ chúng ta không phải, chúng ta có thân người thật sự, nhưng mà tâm của chúng ta có làm người được không?

Cho nên coi vậy chứ con người, cái sự thật ra là con thú vật. Dữ hơn loài thú. Cho nên nói mặt người chứ lòng thú, chứ chưa phải là con người thật sự.

Vì vậy mà cái nền đạo đức của đạo Phật đưa ra cho chúng ta biết, để biến chúng ta từ loài động vật, từ con thú vật trở thành con người. Con người phải sống có đạo đức. Chúng ta hiện giờ con người chúng ta đâu có đạo đức đâu? Cho nên có năm cái tiêu chuẩn để chúng sanh được làm người.

Như vậy để chứng minh rằng chúng ta không có linh hồn. Nếu có linh hồn thì con người chỉ sanh con người thôi, chứ không có sanh hai, ba con người được. Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy rằng tại sao mà con người càng sinh nhiều và bây giờ kế hoạch hoá. Mà nếu không kế hoạch hoá thì con người bây giờ đầy đất hết, không có chỗ ở, phải không?

(06:40) Bây giờ cứ cho một gia đình như ngày xưa ông bà mình mỗi hai vợ chồng như vậy là mười bốn đứa con hoặc là mười đứa con thôi. Ngày xưa ông bà, cũng như ông nội, bà nội Thầy là mười bốn đứa con. Mà bây giờ cứ cho gia đình nào cũng mười bốn đứa con hết thì thử hỏi đất này còn chỗ nào mà ở? Trên hành tinh này không còn chỗ ở, thì thử hỏi linh hồn từ đâu, từ đâu mà xuất hiện nhiều quá vậy?

Thì chắc chắn là nếu mà chúng ta có linh hồn thì chúng ta chết chúng ta đầu thai có một người thôi, không thể nào hai người được. Thì như vậy chúng ta biết rõ ràng là không có linh hồn. Bây giờ chúng ta nói là có linh hồn. Cái linh hồn đó, tại sao khi mà chúng ta nói rằng chúng ta thấy người đó chết đi rồi thì cái linh hồn phải giống người đó chứ gì? Nghĩa là cái linh hồn giống người đó chứ gì? Phải không?

Đúng sự thật cái linh hồn làm sao giống người đó được? Nếu mà người đó đi tái sanh đời này, bây giờ kiếp này họ làm Thầy đi, cái linh hồn đó làm Thầy đi, cái mặt của Thầy chứ gì? Nhưng mà kiếp sau họ sanh làm người khác thì cái mặt khác, làm sao cái linh hồn còn cái mặt của Thầy nữa được? Nếu mà cái mặt của Thầy thì cái linh hồn đó phải có cái mặt đó hoài chứ làm sao mà nó thay đổi? Cái thân thì có thay đổi, cái linh hồn làm sao thay đổi? Như vậy rõ ràng không có linh hồn.

(7:52) Nhưng mà tại sao khi mà một cái người đó chết rồi, mà một cái nhà lên đồng, lên cốt, nhà ngoại cảm họ lại bắt gặp được cái linh hồn? Mà linh hồn họ lại thấy giống cái người đó, cái người chết đó? Thấy xác của người chết đó chứ đâu phải là linh hồn. Thay vì cái linh hồn phải cái mặt khác chứ, sao giống được?

Cho nên rõ ràng chúng ta đưa ra những cái này để mà chúng ta thấy rằng không có linh hồn. Rồi cái linh hồn, như đức Phật đã xác định rằng chúng ta có cái thân này thì tức là chúng ta phải ăn những, cái thân của chúng ta là tứ đại vì vậy mà chúng ta phải ăn những cái vật tứ đại để nuôi cái thân này.

Còn cái linh hồn thì nó đâu có cái thân tứ đại. Thế mà nó cũng ăn cái vật của chúng ta được sao? Cho nên chúng ta đem cúng nó, để nó hưởng những cái thực phẩm đó, nó hưởng cái hơi đó để nó sống sao? Cho nên nó phải có những cái thực phẩm của cái linh hồn.

Nhưng mà cái thế giới mà linh hồn, người ta nói rằng sau khi người chết nó còn có sự sống thì nó phải có cái thế giới đó nữa. Mà có thế giới thì nó phải có thực phẩm của nó ăn để nuôi sống nó trong cái thế giới đó. Cái này nó không có thực phẩm nó ăn, thì nó ăn cái gì? Mà bây giờ chúng ta phải đốt giấy tiền vàng mã cho nó mặc, để mà đem thực phẩm chúng ta cúng cho nó ăn, thì có đúng không?

Cái này thật sự ra nó là…​ Bởi vì nếu mà hoạ chăng có linh hồn, có cái thế giới linh hồn thật sự, thì nó phải cái linh hồn thật sự ít ra phải có cái vật lý gì của nó. Nó phải có cái chất quang học hay điện học, hay cái gì đó, chứ sao mà nói nó không có gì hết. Nói hình ảnh vu vơ vậy thì không có, ít ra nó phải có cái từ trường gì trong đó. Nó phải có. Mà cái từ trường đó để nuôi sống nó bằng cái từ trường nào, để thải ra để mà nuôi sống, để cho nó luôn luôn duy trì mãi mãi cái thế giới linh hồn của nó.

(09:37) Chắc chắn phải có cái môi trường nào đó để duy trì nó, tức là nó phải ăn trong cái môi trường đó. Cũng như bây giờ chúng ta vì ở trên cái môi trường sống của chúng ta, cho nên chúng ta có được cái thân xác này, thì chúng ta phải ăn những vật tứ đại ở bên ngoài để nuôi thân xác của chúng ta. Thì chúng ta phải có cái đó. Cho nên, trước khi mà.

Cũng như bây giờ mình chưa có sinh ra ở trên cái hành tinh này thì những cái vật mà sinh ra để nuôi sống được con người, nó phải ra trước, nó phải mọc trước. Ví dụ như cây cỏ phải mọc trước. Chứ con vật, con người mà sinh ra trước cái loài cây cỏ này thì nó lấy gì nó ăn nó sống? Thì nó đâu phải là thành cái thế giới hiện hữu của chúng ta nữa được?

Cho nên cái môi trường sống chúng ta thì loài thảo mộc, cây cỏ phải được lên trước. Cho nên đến khi mà con người mà xuất hiện thì ngay cả cái lúa trời nó cũng phải ra trước. Cho nên hiện giờ chúng ta đi xuống cái Đồng Tháp Mười, chúng ta thấy có loại lúa gọi là lúa trời, người ta không cấy mà tự đất nó lên, giống như lên cỏ vậy đó.

Rồi người ta đập hạt lúa đó đem về người ta chọt, ngày xưa người ta chọt ra rồi người ta ăn. Chứ không phải như bây giờ, mình phải trồng kiểng, phải lai giống ra, mình mới có những cái loại lúa đó. Cái năng suất nó cao, còn năng suất của lúa trời nó thấp. Nhưng mà nó đẻ được ở nơi đó, thì nó nói đây là cái môi trường sống, khi đó chúng ta mới xuất hiện ra để chúng ta sống. Đủ biết rằng chúng ta hoàn toàn ở trong cái môi trường sống.

Mà môi trường sống thì ngày xưa đức Phật không nói đến từ “môi trường sống”, mà đức Phật nói môi trường “nhân quả”. Nhân và quả. Có cái nhân đó thì có cái quả. Nếu cái quả này để mà cho sống với cái nhân này, thì cái nhân này nó mới phải xuất hiện thì nó mới thành cái quả của nó sau này. Còn nếu không có nhân thì không có quả. Cho nên cái môi trường sống của chúng ta mà đức Phật ngày xưa gọi là môi trường nhân quả.

(11:23) Cho nên đức Phật nói chúng ta là những người thừa tự nhân quả. Thừa tự của cái nhân quả. Tức là nói từ cái môi trường sống đó chúng ta sinh ra, chớ không phải linh hồn chúng ta có ở cõi nào mà sinh ra.

Người ta cứ nghĩ tưởng là có cái thế giới siêu hình nào đó, từ đó linh hồn ở trong cái cõi đó nó mới xuất hiện về đây, sinh ra làm con người của mình. Người ta nghĩ chắc ở trên cõi trời mà làm tội lỗi gì đó thì chạy xuống dưới thế gian này làm con người. Không có.

Trong cái môi trường sống này, nó sẽ đủ cái duyên hợp của nó thì nó sẽ sanh ra thôi. Mà nếu cái duyên mà thiếu thì nó không sanh ra được.

Cũng như bây giờ chúng ta chưa từng thấy những con vật, nhưng mà từng cái từ trường, từng cái không khí, ở trong không khí của chúng ta nó có cái khí của nó, nó tạo thành cái môi trường đó, chúng ta không thấy.

Cũng như bây giờ chúng ta chưa từng thấy một cái loài sâu độc, chưa bao giờ có. Từ cái ngày mà chúng ta xịt thuốc rầy, thải vào ở trong cái bầu không khí của chúng ta có những cái chất độc hơn, bây giờ chúng ta lại thấy xuất hiện một cái loài sâu quá độc. Đó là tại cái môi trường của mình tạo thêm những cái nghiệp nhân của nó cho nên nó sanh ra.

Bây giờ cái môi trường sống của mình, mình tạo những cái từ trường thiện hơn thì nó lại sanh ra những con vật hiền lành hơn, tốt hơn, không có độc hại.

Cho nên bây giờ mà mình, ví dụ như bây giờ mình sinh ra những bệnh tật khó khăn hơn, thì do cái môi trường sống của mình độc hại hơn, nên nó phải sinh ra những thứ bệnh tật khó hơn. Chúng ta thấy như vậy. Từ đó cái nhân quả, từ ở trong cái nhân quả mà tạo ra cái môi trường ô nhiễm hay không ô nhiễm. Là do hành động nhân quả của mình mà tạo ra con người mạnh khỏe hay là ốm đau.

(13:01) Bây giờ ví dụ như bây giờ Thầy nói mình sanh ra cũng do cái nhân quả của mình sanh ra. Tâm mình tham dục cho nên vì vậy quá dục vì vậy cho nên mà mình sanh ra. Rồi bây giờ mình sợ nhiều quá, từ đó mình phải diệt hại từ cái mầm mống của cái kế hoạch hoá để mầm mống của con người. Chứ không ngờ rằng nếu tâm mình thiện hoàn toàn thì mình biết hạn chế được cái lòng dục của mình, thì tức là đâu có đến đỗi mình phải giết những đứa bé ở trong cái mầm mống của nó đâu, trong cái thai nhi đâu?

(13:30) Cho nên đạo Phật ra đời, mục đích là giúp chúng ta thấy bằng sự thật. Sự thật là vì cái tâm càng tham đắm thì chúng ta lại sanh càng nhiều, càng nhiều ra. Cũng như bây giờ nếu mà tự nhiên mà nói cá, tôm mà này kia…​, con người chúng ta đừng có ăn nó, thì nó sẽ sanh ra đầy sông, đầy biển hết, thì như vậy nó sẽ, nó sẽ ngập hết, thì nó không còn cái chỗ cho con người sống. Điều đó không có.

Khi mà nó có sự hành và sự hoại diệt của nó, khi mà nó đến mức độ mà nó sinh sản đến một mức độ nào đó thì tự nó, nó cũng hoại diệt. Chứ nó không phải là. Cái môi trường sống mà. Nó hoại diệt để rồi nó thải hồi lại sanh ra một cái loài khác. Chớ không phải là…​

Cũng như bây giờ con người chúng ta cứ đừng kế hoạch đi, một ngày nào đó sanh con người đầy ở trên mặt đất này, rồi tới cái giai đoạn nó sẽ bị hoại diệt mất. Nó hoại diệt bằng nhiều cách.

Ví dụ như chẳng hạn chúng ta thấy những cái điều kiện như chiến tranh mà sanh ra, một cuộc chiến tranh giết biết bao nhiêu con người. Cho nên vì vậy mà tự nó nó sẽ hoại diệt nó, chúng ta không kế hoạch.

Còn bây giờ chúng ta sợ cái nạn nhân mãn cho nên chúng ta kế hoạch, ngăn ngừa, để chúng ta duy trì sự sống của chúng ta thêm cái sự đau khổ của chúng ta hơn. Nhưng mà không ngăn ngừa bằng cái gốc của nó. Cái gốc của nó để sanh ra chúng ta là gốc dục.

Cho nên đức Phật mới dạy Tứ Thánh Đế đó là do cái nguyên nhân dục mà làm cho chúng ta đau khổ. Phải không? Vì diệt dục thì nó hết khổ, mà còn dục là đau khổ. Vì khổ, đức Phật nói đầu, Khổ đế.

(15:01) Là con người sanh ra thì không ai. Con vật và con người, mọi vật ở trên hành tinh này sanh ra đều là khổ. Mà khổ thì nó do nguyên nhân nào? Nguyên nhân dục, phải không? Thì cái nguyên nhân mà dục mà chúng ta diệt được cái dục thì nó sẽ hết khổ. Nó là Niết Bàn, chứ không có gì cả hết.

Do vì vậy mà chúng ta biết là do cái lòng dục của chúng ta từ đó mà sanh ra. Bây giờ chúng ta sanh nhiều cũng là do lòng dục, mà chúng ta không sanh cũng do lòng dục.

Nhưng mà bây giờ lòng dục thì phải tu tập như thế nào, thì nó có Bát Chánh Đạo để chúng ta noi theo. Vì vậy con người không có từ ở cõi nào mà đến đây được hết, mà chính cái môi trường sống này nó là duyên hợp.

Cho nên trong cái thế giới quan đức Phật, cái thế giới quan của đức Phật thì đức Phật chia nó làm mười hai nhân duyên, từ cái Vô minh sinh Hành, Hành sinh Thức…​ cho đến ưu, bi, sầu, khổ của một cái kiếp con người của chúng ta trong cái thế giới quan này. Thì coi như là chúng ta vì tiếp xúc mà sanh ra Ái, sanh ra dục. Vì vậy mà đức Phật đã xác định rõ cho chúng ta, nó không có trong mười hai duyên này, nó không có một cái duyên nào mà vĩnh viễn, thường hằng nó.

Coi như là cái thức nó cũng không thường hằng. Cái linh hồn là cái thức này, khi nó hoại diệt thì nó chỉ còn cái hành động nhân quả thiện, ác. Nhân quả tiếp tục đi tái sanh luân hồi.

Tiếp tục tái sanh như thế nào? Nó tương ưng đúng cái nhân, cái nhân quả của nó thì nó sanh ra. Mà không tương ứng trong cái giai đoạn này thì cái nhân quả nó bị bóp chết ngay từ đó, gọi là kế hoạch hoá gia đình.

(16:27) Cái nhân quả ác của nó mà, nó phải yểu tử. Bởi vì hàng ngày nó giết hại chúng sanh, hàng này nó tạo những cái nhân ác, nó không thiện. Cho nên vì vậy khi nó tương ưng để mà sanh ra một loài vật thôi, thì nó cũng đã bị giết chết rồi. Nó đã bị giết chết ngay từ ở trong trứng nước của nó. Nó đã bị cái nhân yểu tử của cái nghiệp lực tái sanh của nó, chứ không phải linh hồn.

Cho nên đó mình thấy nó tự diệt nó, là tại vì nó làm ác, nó phải diệt nó bằng cách vẫn còn ở trong trứng nước. Còn nếu nó lớn lên được một năm, hai năm thì nó bị xe đụng, hoặc nó bệnh tật, nó cũng chết. Những cái điều đó thuộc về cái nhân yểu tử. Cái nhân mà do mình từng giết hại chúng sanh rất nhiều.

Cho nên trong đạo Phật, đức Phật có dạy sáu nghề không nên làm: nghề săn bắn, nghề bắt cá, tôm, những nghề trực tiếp giết hại chúng sanh. Đó là để chúng ta thấy được không có linh hồn đi tái sanh mà có cái hành động thiện, ác của chúng ta nó trở thành một cái nghiệp.

Chẳng hạn bây giờ chúng ta ít sân là vì chúng ta ít có gặp cái môi trường, môi trường làm chúng ta sân. Nhưng mà cứ ngày nào cũng rầy rà, chửi mắng làm cho chúng ta mãi mãi sân. Thì cái sân đó nó huân thành cái lực. Cái lực đó nó đi tái sanh thì cái người này họ sanh ra họ hung dữ, họ dữ tợn.

(17:44) Cho nên đức Phật nói khi một cái người mà chết mà còn sân thì họ sẽ thành một con rắn, con rắn độc. Thì đức Phật ví dụ như vậy thôi, chứ không phải là con rắn đâu, mà cái người đó tiếp tục sanh làm con người thì họ nổi giận mau lắm. Khi người ta vừa nói móc cái họ bực lên liền tức khắc. Có thể họ đập nhà, đập cửa, giận dữ đập nhà đập cửa họ, bàn ghế, tới chừng mà hết giận rồi họ đi mua sắm trở lại. Còn hồi mà họ giận thì họ mặc kệ, bởi vì cái sân của họ đã huân thành quá lực, quá cái sự kiểm soát.

Ở đây Thầy nói như vậy để chúng ta biết rằng mỗi khi tham sân si, chúng ta đều là huân thành cái nghiệp. Từ cái tham sân si đó, nó mới đi tái sanh luân hồi, chứ không phải có linh hồn, linh hồn chúng ta.

Cho nên một người tu theo đạo Phật, người ta chấm dứt được tái sanh luân hồi, thì người ta đi ngược lại. Bởi vì cái nguyên nhân đi luân hồi là cái tham - sân - si của chúng ta mà trở thành cái nghiệp lực. Cho nên bây giờ chúng ta tu hành là mục đích chúng ta không tham sân si, phải không?

Không tham sân si, thì cái nghiệp lực mà chúng ta tạo cho tâm mình không tham sân si, thì cái nghiệp lực đó nó vẫn còn trong chúng ta. Cho nên đức Phật đã nói khi một người tu, có người hỏi đức Phật: “Khi tu rồi còn có cái gì hay không?” Thì đức Phật nói: “Như cái cây kia, khi nó mới lên thì nó có vỏ, có giác chứ chưa có lõi. Nhưng mà trải qua một quá trình thời gian dài thì cây mới có lõi. Chúng ta là người tu hành, trải qua thời gian tu luyện chúng ta sẽ có cái lõi.

(19:15) Tại sao bây giờ chúng ta chưa có cái lực? - Cái nghiệp lực chưa có thấm. Cái nghiệp lực không tham sân si. Cái nghiệp lực không tham sân si chưa có ai có? Phải không? Cho nên mọi người chưa có cái này vì vậy mọi người chết đều phải tái sanh luân hồi hết. Còn cái nghiệp lực mà không tham sân si mà có rồi, thì cái nghiệp lực này không có tái sanh luân hồi.

Vậy thì chúng ta tu là còn chứ, còn được cái nghiệp lực không tham sân si chứ, chớ đâu phải chúng ta tu rồi còn có cái linh hồn chúng ta đâu, thành Phật đâu? Như vậy là chúng ta có Phật tánh thì sai rồi. Bởi vì trong thân chúng ta đâu có cái gì đâu. Chết là hoại diệt hết mà?

Như vậy cho nó còn có cái gì thì trật, mà do chúng ta tu tập để cho chúng ta tạo thành cái nghiệp. Bởi vì chúng ta biết cái nghiệp đi tái sanh luân hồi, phải không? Cái nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, chớ không có linh hồn đi luân hồi hay là Phật tánh đi luân hồi.

Mà cái nghiệp luân hồi là bởi vì hằng ngày chúng ta tham - sân - si, chúng ta tạo ra ác - thiện, cho nên cái này đi luân hồi. Bây giờ chúng ta mới tu tập để mà chúng ta tạo cái nghiệp không tham sân si. Thì cái nghiệp không tham sân si thì không làm ác, làm thiện phải không? Cái nghiệp này..

(20:19) Khi mà chúng ta hoàn thành được cái nghiệp này, hễ cái nghiệp này có, thì cái nghiệp kia phải diệt thôi. Nó hai cái: một cái nghiệp không tham sân si và cái nghiệp tham sân si. Mà cái nghiệp tham sân si bị diệt do cái nghiệp không tham sân si, phải không?

Bây giờ mình tu tập theo đạo Phật mình tạo thành một cái nghiệp không tham sân si, do đó cái này nó bị diệt.

(20:40) Cho nên người tu không mất, mà người không tu thì phải tái sanh, không bao giờ mất cái người mà không tu. Người không tu bây giờ “tôi chết tôi mất tiêu hết”, không có, vô lý. Bởi vì hằng ngày mấy con phải có tham sân si, mấy con có tạo thiện - ác rồi. Mà tạo thiện - ác thì làm sao mấy con mất được? Tức là mấy con phải tiếp tục.

Cho nên đức Phật nói: “Luân hồi mãi mãi, không bao giờ dứt.” Cái gì luân hồi? Đâu phải linh hồn mà cái thiện của các con. Cái hành động thiện - ác của mình tiếp tục luân hồi, phải không? Như vậy là mình muốn mất cũng đâu có được. Bây giờ mấy con muốn dừng việc tái sanh luân hồi sao được? Chỉ có cái nghiệp không tham sân si này nó mới chấm dứt, nó mới chấm dứt không luân hồi mà thôi.

Bây giờ muốn cũng không được. Không làm sao, mấy con phải sống ở trong thế tục như thế này thì mấy con chấm dứt luân hồi đâu được. Bởi vì hằng ngày mình đã thải ra từng cái nghiệp, từng cái từ trường thiện - ác này thì làm sao mấy con tránh khỏi nó? Thì nó tiếp tục, chứ đâu phải mấy con đi luân hồi đâu?

Nhưng mà tiếp tục, tức là mấy con phải thọ lấy sự đau khổ của nó. Vì nó còn sanh lên thì nó phải chịu khổ. Cho nên vì vậy khi tu hành rồi mình mới chấm dứt được cái nghiệp này, tạo thành cái nghiệp không tham sân si, thì cái nghiệp này bị diệt.

Khi đó chúng ta tu rồi, chúng ta luyện tập, khi mà luyện tập được hằng ngày thì chúng ta nhắc cái tâm: “Không có tham sân si, như cục đất đi!” Thì cái nghiệp lực mà tâm không tham sân si như cục đất, nó vẫn còn chứ. Khi mà cái pháp hướng như vậy thì nó trở thành một cái năng lực của quý vị. Cái năng lực.

Vì vậy mà, ví dụ như bây giờ quý vị có cái nghiệp lực này thì quý vị muốn tái sanh nó được không? Được chớ! Bởi vì quý vị muốn nó làm một cái điều thiện gì đó, thì quý vị đưa nó đi chứ có gì đâu.

(22:13) Cái tâm quý vị hướng nó đi, dẫn nó đi, dẫn cái nghiệp lực của mình đi. Cũng như bây giờ một cái người uống rượu, họ nghiện rượu đi, thì họ dẫn cái nghiệp lực của họ vào quán rượu họ ngồi uống rượu! Phải không?

Còn mình bây giờ cái nghiệp của mình không tham sân si thì mình muốn dẫn đi chỗ nào, thì cũng như cái người nghiện rượu mà dẫn thân tâm của họ đi vào trong quán rượu mà uống rượu vậy. Bởi vì họ nghiện rượu nên họ bỏ không được, cho nên họ vào cái quán họ ngồi uống rượu họ thoả thích. Phải không? Họ dẫn cái thân tâm họ vào.

Còn bây giờ Thầy ghiền rượu, mà Thầy biết cách tu nên Thầy không có dẫn thân tâm Thầy vào quán rượu. Thầy không uống rượu cho nên Thầy không nghiện rượu. Đó là cái cách thức làm chủ. Còn cái kia mình nghiện rồi thì cái Thức nghiện nó dẫn mình đi vào đó.

Còn cái Thức này là không tham sân si, nó sẽ dẫn mình vào chỗ không tham sân si. Cho nên nó có cái năng lực của nó để cho nó tái sanh luân hồi, hoặc là nó không tái sanh luân hồi. Là quyền của nó, chứ còn không có ai bắt buộc nó được.

Còn cái kia, bây giờ cái nghiệp lực đó nó dẫn mình đi, chứ mình muốn cũng không được nữa. Bởi vì tâm mình, nó cứ giục mình, nó cứ muốn như vậy, muốn như vậy…​ mà mình không có cái năng lực mình ngăn nó lại. Cho nên mình bị cái nghiệp nó lôi mà mình chịu tái sanh.

Cũng như bây giờ, ví dụ như quý Phật tử không tu, thì tới chừng đó quý Phật tử, trước khi cái giờ chết của mình, thì mình phải thương nhớ con mình chứ gì? Phật bảo đừng có thương! Bởi vì mình không có thấy nó là nhân quả, mà mình thấy đó là con của mình, những người thân của mình…​ là của cải tài sản mình làm bằng mồ hôi nước mắt rất cực mới có đây. Cho nên lúc chết đi mình tiếc mà mình không dừng được cái lòng tiếc.

Nhưng mà không ngờ cái tiếc, cái thương đó là cái nghiệp, cái nghiệp lực. Thế là thương tiếc thì nó là tái sanh luân hồi. Còn trái lại, người ta lúc bấy giờ người ta không thương tiếc, người ta thấy tất cả đều là vô thường, không có cái gì của mình. Mình chết rồi mình không mang theo được cái gì hết, tiếc nó cũng không làm gì được. Người ta thấy đúng nên vì vậy người ta chặn đứng được, cho nên nó không tái sanh luân hồi.

Mấy con thấy không? Chớ nếu mà có cái linh hồn thì mình làm sao chặn đứng được? Cái này rõ ràng là cái nghiệp lực như vậy nên mình chặn đứng nó được. Cũng như bây giờ Thầy ghiền thuốc nhưng mà Thầy chặn đứng: “Không được hút thuốc. Hút thuốc là tai hại, nó sanh ra bệnh tật, nó làm cho mình tổn hao tiền bạc vô lối, cho nên mình không hút, không mua thuốc hút.” Thì như vậy rõ ràng là mình làm chủ được nó chứ.

(24:23) Còn nếu mà có một cái linh hồn mà nghiện thuốc thì mình làm sao bảo nó được? Đâu có dạy nó được đâu. Cho nên đức Phật nói còn có một chút xíu Thức thì đạo ta không ra đời. Nghĩa là còn có một cái linh hồn thì đạo ta không ra đời được đâu. Bởi vì ra đời làm sao được, nó là cái cố định rồi. Còn cái này nó do duyên hợp, cho nên khi mà các duyên nó rã ra thì nó không còn cái gì hết, mà nó chỉ còn cái nghiệp lực.

(24:45) Vì chúng ta biết nó là cái nghiệp như vậy, tự chúng ta hoàn toàn chúng ta có một cái nghiệp, một cái nghiệp không có, không có tham sân si. Cái nghiệp không tham sân si này nó sẽ đối trị cái nghiệp tham sân si. Do đó cái nghiệp tham sân si chúng ta chấm dứt, không còn tái sanh luân hồi, làm cho chúng ta thấy khổ . Đó là cái câu mà Thầy hướng dẫn cho các con.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy