(0:02) Trưởng lão: Chứ còn mình mới ăn một bữa đó, thấy mình còn muốn ăn thì chưa được, mà chính cái chỗ đó là đức hạnh chứ không có gì khác.
Phật tử 1: Thành ra chắc có lẽ đức Phật thấy như vậy cho nên đức Phật giữ cái hạnh ăn một ngày một bữa, chứ sau này không có quan tâm đến cái đó mấy.
Trưởng lão: Chứ còn thật sự đức Phật nói: “thừa tự pháp chứ không có thừa tự thực phẩm”, cái bài “Thừa Tự” đó, hay lắm. Kinh trung bộ, cái bài kinh Nikaya, kinh Trung Bộ. Thành ra mình cứ sống đúng, mình thực hiện cho đúng cái hạnh sống độc cư, trầm lặng. Nghĩa là mình cũng nói chuyện, cũng tiếp duyên chứ không phải tránh, nhưng mà mình đừng có tiếp chuyện, nói chuyện này chuyện kia, ai nói gì nói mình nghe, ai có hỏi mình trả lời, có vậy thôi.
Thì từng cái tâm niệm của mình nó khởi lên thì mình quán xét, tức là mình đừng có để nó…(không nghe được) là biết nó ly dục, ly ác pháp. Nó ly rồi từ đó nó quay vô, tâm nó quay vô nó không phóng dật, nó quay vô, nó trụ ở trên thân, mà nó trụ ở trên thân thì niệm nó không sanh khởi. Còn bây giờ mình cố gắng mình tu tập hơi thở để cho nó trụ trên ở trên đó thì nó không trụ nổi, xả ra nó chạy tứ tung, phải không?.
(01:17) Cho nên khi mà ngồi đó, mình thấy trước cái cái tâm cái người mới vừa mới tu …(không nghe rõ) mình thấy có lúc sao hơi thở mình nó nhỏ nhiệm, nó nhẹ, nó nhẹ mà an ổn lắm, mà tìm cái này không có được, thấy cái gì cũng. Thành ra cái biết được là cái biết tâm phóng dật nó quay vô đó. Bởi vì nó quay vô một chút là cái tâm cái hơi thở của mình nó thanh tịnh, còn cái hơi thở của mình hiện giờ nó không thanh tịnh đó, nó không cảm thấy nhỏ nhiệm, hơi thở nhẹ nhàng êm ái, cái người người ta tu người ta mới thấy được cái hơi thở nhỏ nhiệm, hơi thở mà đức Phật nói: “Cái tâm mình nó nhu nhuyễn dễ sử dụng”, dễ sử dụng tức là mình sai bảo sao nó làm theo vậy, tu tới đó là hết sức rồi.
(02:05) Phật tử 1: Chúng con về chúng con cứ ráng nhớ lại những lời dạy của Thầy đó, lên xe hơi mà cũng còn nhớ hoài, người này nhớ 1 chút, người kia nhớ 1 chút, cũng như con voi mình ráp riết cũng chưa thành con voi nữa, giờ quên rồi, rốt cuộc rồi quên. Cái nhớ hoài nó tiếc quá, phải chi mà Thầy cho phép, dạ thì ý con muốn xin là anh, chị, em nãy giờ cũng bàn đó để xin phép Thầy để cho chúng con, bởi vì hay quên quá đi, rồi cái chuyến đi trở về rồi muốn nhớ lại, anh, em mỗi người ráp một tí nhiều khi không trung thực bằng, tốt hơn để về có cái băng nghe lại mà.
Con hứa với Thầy là chúng con ở trong phạm vi có bốn anh em chị em thôi. Hôm nay đi đến là để mong rằng cầu đạo. Dạ con biết con có đọc cái cuốn “Đường về xứ Phật” của Thầy rồi. Tuy trước đây Thầy nói hạn chế phổ biến nhưng mà trong số anh em chúng con cũng có đọc qua rồi, thành thử ra chúng con thấy rất là hoan hỉ. Vì vậy mà nó đôn đốc thúc dục con mà hôm nay có cái nhân duyên đúng là cũng một cái duyên lành. Chứ đáng lẽ là lên đây ít khi được gặp Thầy lắm, nhưng chúng con được báo điện thoại, chị Nghĩa đêm hôm qua chỉ điện trước hỏi thăm nghe nói có Thầy chúng con mừng quá, cấp tốc đi liền, bữa nay là chúng con.
Phật tử 2: Tụi con quyết định đi hôm nay đó, nếu mà gặp Thầy thì rất là tốt.
Phật tử 1: Đó thành ra xin Thầy hoan hỉ, cho phép chúng con là ghi lại những lời nói của Thầy để chúng con về mổ xẻ học hỏi nó sâu hơn, chứ còn nghe rồi như trước về là quên cũng nhiều đó.
Trưởng lão: À thôi cũng được.
Phật tử 1: Hạn chế phổ biến, nhớ hạn chế phổ biến, dạ, ở trong phạm vi của chúng con thôi.
(03:27) Trưởng lão: Bởi vì bây giờ mình phải thấy những cái này nè, thứ nhất là quý Thầy thì bây giờ người ta theo học tập người ta chuyên tu, mình nói chuyện chuyên tu là trái ý, nhất là người ta bỏ giới, người ta không có giữ giới, mà nói giới là đạo thành ra khó lắm. Mà giới tức là cái hạnh của người tu, cái giới là cái đức.
Cho nên, ví dụ như bây giờ đó, cái giới nó quan trọng lắm. Tổ của mình ngày xưa đó, họ soạn, họ viết ra, thành ra họ đặt ra những cái giới…(không nghe rõ) đủ loại ở trong đó hết, chứ không phải không có phi giới đâu, toàn bộ y của Phật đâu. Ví dụ như có những cái giới mà chúng ta đọc chúng ta thấy đức Phật chưa có nhập diệt, mà lại đức Phật cấm là không có cho được vào Tháp Phật. Đó là cái sai đó con, nó không có đúng. Bởi vì ông Phật mà bây giờ chưa chết mà có Tháp sao, mà cấm không cho thì mình biết đó là Tổ rồi chứ ai.
Nhưng mà cái cái giới như vậy cũng hay, kính trọng ông Phật mà, phải không, cho nên thấy nó cũng hay. Cho nên mình thấy cái điều đó cũng là cái đạo đức tôn kính rồi. Thầy thấy nó cũng được, nhưng mà có những cái giới khác nó bẻ vụn, bẻ vụn giới Phật. Như thí dụ như cái giới mà ăn phi thời đó, thì các Tổ lại bẻ vụn ra, thí dụ như bẻ vụn như thế nào?
(04:56) Các Tổ viết ra nói: Chư thiên ăn buổi sáng, Phật ăn giờ Ngọ, súc sanh ăn sau giờ Ngọ, ngạ quỷ ăn đêm. Đó là bẻ vụn cái giới ra. Để nói buổi sáng mình ăn cũng còn chư thiên, phải không, cái ý vậy mà. Còn có tệ nữa mình ăn chiều cũng còn chúng sanh, chứ chưa phải là ngạ quỷ, chỉ có cấm ăn đêm thôi. Thành ra bây giờ quý thầy ăn bừa được hết, không có sao, đó là bẻ vụn cái giới của Phật. Cho nên trong kinh này đức Phật cũng có nói bẻ vụn giới mà. Đó là ý này.
Mà mỗi cái giới thay vì mình muốn thấy rõ khi mà đọc cái bộ giới hai trăm năm chục giới mình thấy một trăm giới chính thống, từ cái hành động đạo đức vệ sinh cho đến hành động ăn mặc lôi thôi, xốc xếch là đức Phật cấm hết. Đi ngoài đường mà hai vị tỳ kheo nắm tay nhau mà đi song song ngoài đường là đức Phật không cho, đó là cái đạo đức về lưu thông ở trên đường mình đi như vậy là cản ngăn người khác. Rõ ràng là bây giờ mình thấy cái luật lệ giao thông là đức Phật đã có hồi trước rồi, phải không?
Cái đạo đức làm người mà. Mình đi làm cản trở người khác, mình thiếu đạo đức. Đó là mình đọc lại cái bộ một trăm giới của Phật mình thấy rõ, từ cái ăn, ăn uống, rồi từ cái mặc, ăn mặc rồi đến cái sinh hoạt mình đi ra đường sao, mình đến nhà cư sĩ sao, cách ngồi như thế nào, rồi cái mình giữ vệ sinh làm sao, ăn uống sao, giữ vệ sinh sao, dạy hết trong một trăm giới của Phật. Tức là một trăm giới của Phật là một trăm giới đạo đức để dạy người cư sĩ, chứ không phải là dạy năm giới của người cư sĩ mình thọ vô, mình thọ Tam Quy, Ngũ Giới đâu, không phải đâu.
(06:33) Giới đó là giới thánh của người ta mà làm sao mà cư sĩ thọ nổi. Làm sao bây giờ thí dụ như cư sĩ mà thọ năm giới, giới sát sanh đầu tiên phải không. Làm sao mà tránh khỏi, chỉ có những bậc tu người ta mới không có sát sanh chứ còn cư sĩ mà thọ giới đó làm sao mà giữ trọn được, phải không? Mà nói cái giới tà dâm thì có thể phạm rồi, nhưng mà đến cái giới vọng ngữ mình giữ nổi không, mình tiếp giao, còn cái người tu sĩ người ta không có tiếp giao chuyện đời. Cho nên người ta chỉ hỏi đạo, hỏi pháp người ta tu thôi, đâu có nói chuyện phiếm, đức Phật cấm nói chuyện mà.
Nghĩa là mình không có được đem chuyện đời nói, phải không? Cho nên người ta đâu có nói láo, còn mình làm sao mà giữ được, mặc dù mình nói láo không tội, không hại mình, không hại người, nhưng mà vẫn nói láo. Bây giờ thí dụ như mình nói không hại ai hết, nhưng mai mốt người ta phát giác ông này cũng nói dốc thôi, phải không? Cũng mất uy tín mình chứ bộ không sao? Mà một vị thánh làm sao làm cái chuyện đó được. Cho nên những cái giới đó là những cái bậc thánh rồi chứ không phải phàm phu rồi.
Rồi sau này các Tổ còn hỏi như thế này nữa, bởi vì có nhiều người họ chỉ học rồi chỉ tưởng ra thôi. Ví dụ hỏi về giới sa di cái giới nào quan trọng, hỏi chi vậy !? Cái giới nào cũng quan trọng chứ làm sao có cái không quan trọng. Thật sự họ nghĩ rằng là, bởi vì hồi Thầy học giới, các hoà thượng dạy, sa di đó, tại sao mà tỳ kheo thì cấm dâm trước, bởi vì nó lớn chừng hai mươi tuổi rồi, còn cái đứa nhỏ hay giết, hay bắt nhái, bắt cóc, bắt ếch đồ này kia hay sát sanh cho nên cấm giới sát sanh trước. Là tại các người đó luận như vậy, các Tổ luận như vậy.
Giới của Phật cái giới nào cũng quan trọng hết chứ đừng có nói giới đó là quan trọng hơn nó trật, phải hiểu chỗ đó, phải không? Rồi hỏi, hỏi về cái giới mà 5 giới của người cư sĩ giới nào quan trọng. Thì mình biết rõ ràng là quý Thầy cũng rút tỉa kinh nghiệm chứ gì, là giới uống rượu quan trọng chứ gì, nếu mà mình say sưa thì bao nhiêu giới phạm hết chứ gì. Rõ ràng là quý hoà thượng đã dạy, cái đó là cái rút tỉa kinh nghiệm của mình dạy, chứ sự thật từ giới sát mà cho đến cái giới uống rượu, giới nào cũng quan trọng hết.
(08:38) Nếu mà mình giữ giới sát được thì giới uống rượu dám không? Đi uống rượu vô rồi còn biết gì không sát sanh? Cho nên do cái giới sát sanh đó mà mình không có giết hại thì ai mà ăn thịt chúng sanh, mà không ăn thịt chúng sanh thì làm sao uống rượu, phải không? Nó quan trọng chứ sao không quan trọng, cái giới nào ta cũng quan trọng hết. Mình chỉ nghĩ rằng tại uống rượu mới sanh ra cái này, cái nọ, cái kia, nhưng mà tôi giữ giới sát đàng hoàng thì tôi đâu có thèm uống rượu, tôi uống rượu tôi biết là uống rượu vô rồi lát nó say rồi nó làm tầm bậy hết sao. Cái đầu óc, cái trí tuệ của mình mà mình không hiểu điều đó sao.
Phật tử 1: Phải hộ trì như nhau hết đó
Trưởng lão: Phải hộ trì chứ, cái lý của nó là cái nào không quan trọng. Bởi vậy học nhiều khi các hoà thượng, hồi mà mình chưa tu đó, mình nghe hoà thượng nói đúng chứ, hay. Nhưng mà tới chừng mà hiểu được giới luật của Phật rồi, cái đức hạnh rồi, thì mình thấy cái giới nào cũng quan trọng.
(9:30) Mà nói chung đó, quý hòa thượng còn nói vậy nữa, hồi Thầy học mấy ông hoà thượng dạy mà: “Giới có cái giới nó nó hợp với thời đại của mình còn có giới nó lỗi thời”. Đặng mấy ổng nói làm chi, đặng bỏ đi đó. Nhưng bây giờ mình đọc lại bộ giới, không có giới nào mà lỗi thời. Thí dụ như mấy ổng nói bây giờ đức Phật cấm cái người tu sĩ đó không có được đứng tiểu, thấy không. Mấy ổng luận là tại vì hồi bên Ấn Độ thì các cư sĩ người ta mặc chăn, còn mình bây giờ mặc quần thì không sao hết, nó lỗi thời với mình, mà nó hợp với cái người Ấn Độ. Họ cho những cái giới đó nó lỗi thời, chứ thật ra không có lỗi thời, bởi vì mình thấy con thú nào nó cũng đứng tiểu, mà con người có đạo đức phải ngồi chứ, làm như vậy thô lỗ lắm.
Cho nên hầu hết cư sĩ mình, nam đi xe Thầy nói xuống xe cái đùng đùng ngay lề đó, đứng xổng cẳng đó mà tiểu thôi, phải thô lỗ không !? Có đức hạnh gì chỗ nào không, giống như con thú chứ gì, có đúng không ? Mình học cái đó mình phải biết được, vậy đâu có lỗi thời đâu. Đúc từ cái đức hạnh của mình để mà nói lên con người khác con thú chứ sao lại giống con thú quá vậy. Mình chỉ, cũng là một loài động vật thôi chứ, phải không, mình hơn loài động vật là mình hơn nó thì tức là mình phải có đạo đức, đó là đạo đức làm người.
Nhưng bây giờ quý cư sĩ chưa phải là thánh thì đâu phải ăn ngày một bữa, phải không. Thầy là bậc thánh Thầy phải ăn ngày bữa, chứ ông cũng xưng là thánh tăng mà ăn ngày ba bữa thì cũng như tôi vậy thì là thánh gì. Cái hành động sống của mấy ông không khác tôi chút nào thì mấy ông không có thể làm thầy tôi được đâu. Nghĩa là mấy ông phải sống là sao mà đức hạnh của mấy ổng phải hơn tôi thì mấy ông mới làm thầy tôi được. Chứ còn mấy ông học có cấp bằng, tôi học cũng có cấp bằng vậy, phải không. Các ông có tiến sĩ, tôi cũng có tiến sĩ được chớ, ở ngoài đời đó phải không, người ta không có tiến sĩ, mình phải công nhận.
Còn cái hành động sống mà thánh, không phải dễ đâu, hành động sống không phải dễ đâu. Đó là cái để chứng minh cho mình cụ thể không phải ở chỗ thần thông, một cái người đó mà cái hạnh, hành động sống của họ không đúng, không đúng mà họ có thần thông, họ là quỷ chứ không phải con người cũng không phải con vật nữa. Bởi vì con vật nó cũng không có thần thông, con người cũng không có thần thông. Chỉ có ma quỷ, cái loài quỷ nó mới có thần thông. Thì cái người này mà sống không đúng cái đức hạnh của thánh mà có thần thông thì đây là quỷ. Nó sẽ tìm cách nó hại mình, có đúng không. Mấy ông giáo chủ mà có thần thông rồi thử coi mấy ông có làm bậy không !? Làm bậy mà người ta mê theo chớ. Đó là cách cám dỗ người ta, quỷ ma nó mới có những cái loại đó chứ, mình phải thấy được chứ.
(12:04) Cho nên thật sự ra đúng trên con đường của đạo Phật là nhìn xét qua cái giới luật đức hạnh đó, người ta xét được cái bậc tu chơn chánh hay là tu không chơn chánh, người tu thật hay là người không thật. Mà chính cái chỗ tu mà giới luật thì nó sẽ ly dục, ly ác pháp, giải thoát, từ đó cái tâm thanh tịnh rồi đi vào Thiền Định.
Cho nên ở đây Thầy thấy nó khó quá. Không thể con người mà theo đạo Phật mà tu mà với cái số giới luật, cái đức hạnh như vậy, người ta làm sao người ta sống nổi, nhất là đời sống vật chất như thế này !? Không thể nào. Bởi vì sống nó phải sống nó xa lìa những cái tâm tham đắm của nó, nó không mê vật chất, mà mình bỏ không được thì phải làm sao mà dạy. Cho nên Thầy nói bây giờ tại sao mà Thầy không ở, thay vì người ta đọc những cái lời dạy của Thầy người ta giải thoát lắm chớ, nhưng mà Thầy biết thật sự khó lắm, không phải dễ đâu.