00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

19991211 - GIỚI LUẬT LÀ NỂN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT

GIỚI LUẬT LÀ NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 11/12/1999

Thời lượng: [01:16:26]

1- GIỚI LUẬT LÀ ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI TU, KHÔNG NÊN BẺ VỤN GIỚI

(0:02) Trưởng lão: Chứ còn mình mới ăn một bữa đó, thấy mình còn muốn ăn thì chưa được, mà chính cái chỗ đó là đức hạnh chứ không có gì khác.

Phật tử 1: Thành ra chắc có lẽ đức Phật thấy như vậy cho nên đức Phật giữ cái hạnh ăn một ngày một bữa, chứ sau này không có quan tâm đến cái đó mấy.

Trưởng lão: Chứ còn thật sự đức Phật nói: “thừa tự pháp chứ không có thừa tự thực phẩm”, cái bài “Thừa Tự” đó, hay lắm. Kinh trung bộ, cái bài kinh Nikaya, kinh Trung Bộ. Thành ra mình cứ sống đúng, mình thực hiện cho đúng cái hạnh sống độc cư, trầm lặng. Nghĩa là mình cũng nói chuyện, cũng tiếp duyên chứ không phải tránh, nhưng mà mình đừng có tiếp chuyện, nói chuyện này chuyện kia, ai nói gì nói mình nghe, ai có hỏi mình trả lời, có vậy thôi.

Thì từng cái tâm niệm của mình nó khởi lên thì mình quán xét, tức là mình đừng có để nó…​(không nghe được) là biết nó ly dục, ly ác pháp. Nó ly rồi từ đó nó quay vô, tâm nó quay vô nó không phóng dật, nó quay vô, nó trụ ở trên thân, mà nó trụ ở trên thân thì niệm nó không sanh khởi. Còn bây giờ mình cố gắng mình tu tập hơi thở để cho nó trụ trên ở trên đó thì nó không trụ nổi, xả ra nó chạy tứ tung, phải không?.

(01:17) Cho nên khi mà ngồi đó, mình thấy trước cái cái tâm cái người mới vừa mới tu …​(không nghe rõ) mình thấy có lúc sao hơi thở mình nó nhỏ nhiệm, nó nhẹ, nó nhẹ mà an ổn lắm, mà tìm cái này không có được, thấy cái gì cũng. Thành ra cái biết được là cái biết tâm phóng dật nó quay vô đó. Bởi vì nó quay vô một chút là cái tâm cái hơi thở của mình nó thanh tịnh, còn cái hơi thở của mình hiện giờ nó không thanh tịnh đó, nó không cảm thấy nhỏ nhiệm, hơi thở nhẹ nhàng êm ái, cái người người ta tu người ta mới thấy được cái hơi thở nhỏ nhiệm, hơi thở mà đức Phật nói: “Cái tâm mình nó nhu nhuyễn dễ sử dụng”, dễ sử dụng tức là mình sai bảo sao nó làm theo vậy, tu tới đó là hết sức rồi.

(02:05) Phật tử 1: Chúng con về chúng con cứ ráng nhớ lại những lời dạy của Thầy đó, lên xe hơi mà cũng còn nhớ hoài, người này nhớ 1 chút, người kia nhớ 1 chút, cũng như con voi mình ráp riết cũng chưa thành con voi nữa, giờ quên rồi, rốt cuộc rồi quên. Cái nhớ hoài nó tiếc quá, phải chi mà Thầy cho phép, dạ thì ý con muốn xin là anh, chị, em nãy giờ cũng bàn đó để xin phép Thầy để cho chúng con, bởi vì hay quên quá đi, rồi cái chuyến đi trở về rồi muốn nhớ lại, anh, em mỗi người ráp một tí nhiều khi không trung thực bằng, tốt hơn để về có cái băng nghe lại mà.

Con hứa với Thầy là chúng con ở trong phạm vi có bốn anh em chị em thôi. Hôm nay đi đến là để mong rằng cầu đạo. Dạ con biết con có đọc cái cuốn “Đường về xứ Phật” của Thầy rồi. Tuy trước đây Thầy nói hạn chế phổ biến nhưng mà trong số anh em chúng con cũng có đọc qua rồi, thành thử ra chúng con thấy rất là hoan hỉ. Vì vậy mà nó đôn đốc thúc dục con mà hôm nay có cái nhân duyên đúng là cũng một cái duyên lành. Chứ đáng lẽ là lên đây ít khi được gặp Thầy lắm, nhưng chúng con được báo điện thoại, chị Nghĩa đêm hôm qua chỉ điện trước hỏi thăm nghe nói có Thầy chúng con mừng quá, cấp tốc đi liền, bữa nay là chúng con.

Phật tử 2: Tụi con quyết định đi hôm nay đó, nếu mà gặp Thầy thì rất là tốt.

Phật tử 1: Đó thành ra xin Thầy hoan hỉ, cho phép chúng con là ghi lại những lời nói của Thầy để chúng con về mổ xẻ học hỏi nó sâu hơn, chứ còn nghe rồi như trước về là quên cũng nhiều đó.

Trưởng lão: À thôi cũng được.

Phật tử 1: Hạn chế phổ biến, nhớ hạn chế phổ biến, dạ, ở trong phạm vi của chúng con thôi.

(03:27) Trưởng lão: Bởi vì bây giờ mình phải thấy những cái này nè, thứ nhất là quý Thầy thì bây giờ người ta theo học tập người ta chuyên tu, mình nói chuyện chuyên tu là trái ý, nhất là người ta bỏ giới, người ta không có giữ giới, mà nói giới là đạo thành ra khó lắm. Mà giới tức là cái hạnh của người tu, cái giới là cái đức.

Cho nên, ví dụ như bây giờ đó, cái giới nó quan trọng lắm. Tổ của mình ngày xưa đó, họ soạn, họ viết ra, thành ra họ đặt ra những cái giới…​(không nghe rõ) đủ loại ở trong đó hết, chứ không phải không có phi giới đâu, toàn bộ y của Phật đâu. Ví dụ như có những cái giới mà chúng ta đọc chúng ta thấy đức Phật chưa có nhập diệt, mà lại đức Phật cấm là không có cho được vào Tháp Phật. Đó là cái sai đó con, nó không có đúng. Bởi vì ông Phật mà bây giờ chưa chết mà có Tháp sao, mà cấm không cho thì mình biết đó là Tổ rồi chứ ai.

Nhưng mà cái cái giới như vậy cũng hay, kính trọng ông Phật mà, phải không, cho nên thấy nó cũng hay. Cho nên mình thấy cái điều đó cũng là cái đạo đức tôn kính rồi. Thầy thấy nó cũng được, nhưng mà có những cái giới khác nó bẻ vụn, bẻ vụn giới Phật. Như thí dụ như cái giới mà ăn phi thời đó, thì các Tổ lại bẻ vụn ra, thí dụ như bẻ vụn như thế nào?

(04:56) Các Tổ viết ra nói: Chư thiên ăn buổi sáng, Phật ăn giờ Ngọ, súc sanh ăn sau giờ Ngọ, ngạ quỷ ăn đêm. Đó là bẻ vụn cái giới ra. Để nói buổi sáng mình ăn cũng còn chư thiên, phải không, cái ý vậy mà. Còn có tệ nữa mình ăn chiều cũng còn chúng sanh, chứ chưa phải là ngạ quỷ, chỉ có cấm ăn đêm thôi. Thành ra bây giờ quý thầy ăn bừa được hết, không có sao, đó là bẻ vụn cái giới của Phật. Cho nên trong kinh này đức Phật cũng có nói bẻ vụn giới mà. Đó là ý này.

Mà mỗi cái giới thay vì mình muốn thấy rõ khi mà đọc cái bộ giới hai trăm năm chục giới mình thấy một trăm giới chính thống, từ cái hành động đạo đức vệ sinh cho đến hành động ăn mặc lôi thôi, xốc xếch là đức Phật cấm hết. Đi ngoài đường mà hai vị tỳ kheo nắm tay nhau mà đi song song ngoài đường là đức Phật không cho, đó là cái đạo đức về lưu thông ở trên đường mình đi như vậy là cản ngăn người khác. Rõ ràng là bây giờ mình thấy cái luật lệ giao thông là đức Phật đã có hồi trước rồi, phải không?

Cái đạo đức làm người mà. Mình đi làm cản trở người khác, mình thiếu đạo đức. Đó là mình đọc lại cái bộ một trăm giới của Phật mình thấy rõ, từ cái ăn, ăn uống, rồi từ cái mặc, ăn mặc rồi đến cái sinh hoạt mình đi ra đường sao, mình đến nhà cư sĩ sao, cách ngồi như thế nào, rồi cái mình giữ vệ sinh làm sao, ăn uống sao, giữ vệ sinh sao, dạy hết trong một trăm giới của Phật. Tức là một trăm giới của Phật là một trăm giới đạo đức để dạy người cư sĩ, chứ không phải là dạy năm giới của người cư sĩ mình thọ vô, mình thọ Tam Quy, Ngũ Giới đâu, không phải đâu.

(06:33) Giới đó là giới thánh của người ta mà làm sao mà cư sĩ thọ nổi. Làm sao bây giờ thí dụ như cư sĩ mà thọ năm giới, giới sát sanh đầu tiên phải không. Làm sao mà tránh khỏi, chỉ có những bậc tu người ta mới không có sát sanh chứ còn cư sĩ mà thọ giới đó làm sao mà giữ trọn được, phải không? Mà nói cái giới tà dâm thì có thể phạm rồi, nhưng mà đến cái giới vọng ngữ mình giữ nổi không, mình tiếp giao, còn cái người tu sĩ người ta không có tiếp giao chuyện đời. Cho nên người ta chỉ hỏi đạo, hỏi pháp người ta tu thôi, đâu có nói chuyện phiếm, đức Phật cấm nói chuyện mà.

Nghĩa là mình không có được đem chuyện đời nói, phải không? Cho nên người ta đâu có nói láo, còn mình làm sao mà giữ được, mặc dù mình nói láo không tội, không hại mình, không hại người, nhưng mà vẫn nói láo. Bây giờ thí dụ như mình nói không hại ai hết, nhưng mai mốt người ta phát giác ông này cũng nói dốc thôi, phải không? Cũng mất uy tín mình chứ bộ không sao? Mà một vị thánh làm sao làm cái chuyện đó được. Cho nên những cái giới đó là những cái bậc thánh rồi chứ không phải phàm phu rồi.

Rồi sau này các Tổ còn hỏi như thế này nữa, bởi vì có nhiều người họ chỉ học rồi chỉ tưởng ra thôi. Ví dụ hỏi về giới sa di cái giới nào quan trọng, hỏi chi vậy !? Cái giới nào cũng quan trọng chứ làm sao có cái không quan trọng. Thật sự họ nghĩ rằng là, bởi vì hồi Thầy học giới, các hoà thượng dạy, sa di đó, tại sao mà tỳ kheo thì cấm dâm trước, bởi vì nó lớn chừng hai mươi tuổi rồi, còn cái đứa nhỏ hay giết, hay bắt nhái, bắt cóc, bắt ếch đồ này kia hay sát sanh cho nên cấm giới sát sanh trước. Là tại các người đó luận như vậy, các Tổ luận như vậy.

Giới của Phật cái giới nào cũng quan trọng hết chứ đừng có nói giới đó là quan trọng hơn nó trật, phải hiểu chỗ đó, phải không? Rồi hỏi, hỏi về cái giới mà 5 giới của người cư sĩ giới nào quan trọng. Thì mình biết rõ ràng là quý Thầy cũng rút tỉa kinh nghiệm chứ gì, là giới uống rượu quan trọng chứ gì, nếu mà mình say sưa thì bao nhiêu giới phạm hết chứ gì. Rõ ràng là quý hoà thượng đã dạy, cái đó là cái rút tỉa kinh nghiệm của mình dạy, chứ sự thật từ giới sát mà cho đến cái giới uống rượu, giới nào cũng quan trọng hết.

(08:38) Nếu mà mình giữ giới sát được thì giới uống rượu dám không? Đi uống rượu vô rồi còn biết gì không sát sanh? Cho nên do cái giới sát sanh đó mà mình không có giết hại thì ai mà ăn thịt chúng sanh, mà không ăn thịt chúng sanh thì làm sao uống rượu, phải không? Nó quan trọng chứ sao không quan trọng, cái giới nào ta cũng quan trọng hết. Mình chỉ nghĩ rằng tại uống rượu mới sanh ra cái này, cái nọ, cái kia, nhưng mà tôi giữ giới sát đàng hoàng thì tôi đâu có thèm uống rượu, tôi uống rượu tôi biết là uống rượu vô rồi lát nó say rồi nó làm tầm bậy hết sao. Cái đầu óc, cái trí tuệ của mình mà mình không hiểu điều đó sao.

Phật tử 1: Phải hộ trì như nhau hết đó

Trưởng lão: Phải hộ trì chứ, cái lý của nó là cái nào không quan trọng. Bởi vậy học nhiều khi các hoà thượng, hồi mà mình chưa tu đó, mình nghe hoà thượng nói đúng chứ, hay. Nhưng mà tới chừng mà hiểu được giới luật của Phật rồi, cái đức hạnh rồi, thì mình thấy cái giới nào cũng quan trọng.

(9:30) Mà nói chung đó, quý hòa thượng còn nói vậy nữa, hồi Thầy học mấy ông hoà thượng dạy mà: “Giới có cái giới nó nó hợp với thời đại của mình còn có giới nó lỗi thời”. Đặng mấy ổng nói làm chi, đặng bỏ đi đó. Nhưng bây giờ mình đọc lại bộ giới, không có giới nào mà lỗi thời. Thí dụ như mấy ổng nói bây giờ đức Phật cấm cái người tu sĩ đó không có được đứng tiểu, thấy không. Mấy ổng luận là tại vì hồi bên Ấn Độ thì các cư sĩ người ta mặc chăn, còn mình bây giờ mặc quần thì không sao hết, nó lỗi thời với mình, mà nó hợp với cái người Ấn Độ. Họ cho những cái giới đó nó lỗi thời, chứ thật ra không có lỗi thời, bởi vì mình thấy con thú nào nó cũng đứng tiểu, mà con người có đạo đức phải ngồi chứ, làm như vậy thô lỗ lắm.

Cho nên hầu hết cư sĩ mình, nam đi xe Thầy nói xuống xe cái đùng đùng ngay lề đó, đứng xổng cẳng đó mà tiểu thôi, phải thô lỗ không !? Có đức hạnh gì chỗ nào không, giống như con thú chứ gì, có đúng không ? Mình học cái đó mình phải biết được, vậy đâu có lỗi thời đâu. Đúc từ cái đức hạnh của mình để mà nói lên con người khác con thú chứ sao lại giống con thú quá vậy. Mình chỉ, cũng là một loài động vật thôi chứ, phải không, mình hơn loài động vật là mình hơn nó thì tức là mình phải có đạo đức, đó là đạo đức làm người.

Nhưng bây giờ quý cư sĩ chưa phải là thánh thì đâu phải ăn ngày một bữa, phải không. Thầy là bậc thánh Thầy phải ăn ngày bữa, chứ ông cũng xưng là thánh tăng mà ăn ngày ba bữa thì cũng như tôi vậy thì là thánh gì. Cái hành động sống của mấy ông không khác tôi chút nào thì mấy ông không có thể làm thầy tôi được đâu. Nghĩa là mấy ông phải sống là sao mà đức hạnh của mấy ổng phải hơn tôi thì mấy ông mới làm thầy tôi được. Chứ còn mấy ông học có cấp bằng, tôi học cũng có cấp bằng vậy, phải không. Các ông có tiến sĩ, tôi cũng có tiến sĩ được chớ, ở ngoài đời đó phải không, người ta không có tiến sĩ, mình phải công nhận.

Còn cái hành động sống mà thánh, không phải dễ đâu, hành động sống không phải dễ đâu. Đó là cái để chứng minh cho mình cụ thể không phải ở chỗ thần thông, một cái người đó mà cái hạnh, hành động sống của họ không đúng, không đúng mà họ có thần thông, họ là quỷ chứ không phải con người cũng không phải con vật nữa. Bởi vì con vật nó cũng không có thần thông, con người cũng không có thần thông. Chỉ có ma quỷ, cái loài quỷ nó mới có thần thông. Thì cái người này mà sống không đúng cái đức hạnh của thánh mà có thần thông thì đây là quỷ. Nó sẽ tìm cách nó hại mình, có đúng không. Mấy ông giáo chủ mà có thần thông rồi thử coi mấy ông có làm bậy không !? Làm bậy mà người ta mê theo chớ. Đó là cách cám dỗ người ta, quỷ ma nó mới có những cái loại đó chứ, mình phải thấy được chứ.

(12:04) Cho nên thật sự ra đúng trên con đường của đạo Phật là nhìn xét qua cái giới luật đức hạnh đó, người ta xét được cái bậc tu chơn chánh hay là tu không chơn chánh, người tu thật hay là người không thật. Mà chính cái chỗ tu mà giới luật thì nó sẽ ly dục, ly ác pháp, giải thoát, từ đó cái tâm thanh tịnh rồi đi vào Thiền Định.

Cho nên ở đây Thầy thấy nó khó quá. Không thể con người mà theo đạo Phật mà tu mà với cái số giới luật, cái đức hạnh như vậy, người ta làm sao người ta sống nổi, nhất là đời sống vật chất như thế này !? Không thể nào. Bởi vì sống nó phải sống nó xa lìa những cái tâm tham đắm của nó, nó không mê vật chất, mà mình bỏ không được thì phải làm sao mà dạy. Cho nên Thầy nói bây giờ tại sao mà Thầy không ở, thay vì người ta đọc những cái lời dạy của Thầy người ta giải thoát lắm chớ, nhưng mà Thầy biết thật sự khó lắm, không phải dễ đâu.

2- HẠNH ĐỘC CƯ VÀ PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý

(12:55) Ăn đó mình thấy ngày bữa còn ráng được, chứ ngủ đó tới độc cư mà trầm lặng mà một mình để xả tâm không phải chuyện đơn giản đâu, coi vậy chứ khó lắm. Cho nên Thầy thường nhắc, ở trong sách của Thầy, Thầy thường nhắc: “Bí quyết thành công để thành tựu Thiền Định là độc cư”, là đức hạnh độc cư đó. Mà độc cư không có nghĩa là trốn tránh người ta, cũng như bây giờ các cư sĩ về đây gặp Thầy, hỏi gì Thầy trả lời, không hỏi thôi, tức là Thầy độc cư đó. Mà tâm niệm của Thầy khởi lên mà Thầy theo những tâm niệm đó Thầy mất độc cư đó, Thầy phải xả nó Thầy mới độc cư. Độc cư thân là Thầy giam mình ở trong cái khuôn viên ở trong cái thất Thầy độc cư, nhưng mà cái tâm Thầy độc cư trói giữ cũng không được, nó ở trong thất chứ nó đi tùm lum hết chứ nó hết ráo, nó nghĩ chuyện này, chuyện kia, đông tây nghĩ đủ thứ hết, nó không có độc cư nổi.

Mà khi mà chúng ta giữ gìn chúng ta xả được nó rồi nó độc cư. Nó độc cư tức là nó trở vào định, cho nên tâm định trên thân, nó định ngay trên cái hơi thở, thở ra, thở vô. Lúc bấy giờ hơi thở nó nhu nhuyễn, nó nhỏ nhẹ, mình ngồi đâu mình nghe hơi thở luôn luôn. Ở ngoài đó người ta nói gì mình không có lưu ý, nghe chứ mà mình không có lưu ý, không biết người ta làm cái gì, thì lúc bấy giờ nó đang định ở trong thân nó đó.

Đó là cái giai đoạn đầu của mình tu, mà chỉ trong giới luật này thôi. Có người nói cái ly dục, ly ác pháp chỉ thô thôi, Thầy nói: “Thô sao được?”. Thì bắt đầu Thầy mới tu đó, thì Thầy ăn ngày một bữa thì nó còn thèm ăn, lâu ngày nó thuần rồi thì nó phải hết chứ nó còn thô tế gì. Còn bây giờ nó ngay cái thô này Thầy cứ để Thầy thèm ăn hoài thì cái chuyện đó thì Thầy có ăn ngày một bữa Thầy cũng ức chế Thầy thôi đâu có làm sao giải thoát được. Đó là cách thức tu. Nhưng mà Thầy đã ăn ngày một bữa rồi thì Thầy tiếp tục Thầy xả luôn những cái gì nó còn đây chứ, phải không. Cho nên Thầy xả riết nó mới ly hết. Không có thô đâu, không có cái nào mà thô hết, cái nào nó cũng thô hết, cái nào nó cũng tế hết. Nếu mình không khéo giữ thì nó bị, chứ không có chạy đâu cho khỏi.

(14:49) Khó lắm, bởi vậy Thầy nói con đường của đạo Phật coi nó dễ vậy chứ mà nó khó, mà nó làm chủ thật sự. Nội cái pháp mà Như Lý Tác Ý, không biết quý cư sĩ không biết có đọc trong kinh Nikaya cái pháp Như Lý Tác Ý không !? Rất tuyệt vời. Mình nhắc cái tâm, mình ám thị nó như vậy đó, đó là cái pháp ám thị của Phật dạy mà. Mình ám thị như vậy mà nó có cái lực. Cho nên khi mà cái đầu mình nhức mình nhắc bảo: “Cái thọ này nè, cái đầu nhức lui ra hết”, nó nó rời khỏi. Mình chỉ cần mình nói vậy cái tâm mình nó vẫn lặng lẽ, yên lặng trong cái hơi thở nhẹ nhàng đó, thì một chút nó hết à.

Còn cái hơi thở của mình mà nó còn tham sân si nó thở thô như vầy thì nó không hết. Còn cái hơi thở của mình mà nó nhu nhuyến đó, nó thở nhẹ nhàng, như người ta ngồi định mà nghe nó có trạng thái hỉ lạc đó, hơi thở rất nhẹ đó, thì lúc bấy giờ mình ra lệnh nó cái mình ngồi mình thở một chút xíu là nó hết đau nhức cái đầu, tức là làm chủ được bệnh đó. Với cái tâm đó đó, với cái tâm mà thở được cái hơi thở đó làm chủ được bệnh.

Còn mình thở hơi thở như thế này là hơi thở còn tham sân si. Như giờ quý cư sĩ thở cũng như Thầy đang thở vầy đó, là tâm còn tham, sân, si nó thở vậy đó. Mà khi nó ly hết tham, sân, si rồi nó thở khác. Bởi vì nó thanh tịnh, mình phải hiểu cái sự thanh tịnh đó chứ. Có tu rồi, có kinh nghiệm mà không tìm được người để dạy. Thầy đi đó là Thầy tìm người đó chứ không phải là Thầy, đi tìm người nào mà có đủ căn duyên.

3- QUÁ TRÌNH THẦY ĐI TÌM NGƯỜI TRUYỀN DẠY

(16:12) Phật tử 1: Hôm trước con nghe Thầy nói rằng Thầy đi tìm cái kinh nghiệm thực tế ở ngoài thế gian để Thầy tu bổ thêm cái đạo đức nhân quả, cái mà đang chuẩn bị viết sách đó, thì con cũng nghe sơ bộ con thấy vậy thôi, chứ thật sự Thầy cũng đang đi tìm người.

Trưởng lão: Đúng đó. Nghĩa là vừa đi để xem thấy ở trong các chùa, các thầy tu như thế nào, đúng sai, để mình ghi thực tế mà. Rồi vừa xem lại như mình lên xe, xuống ngựa mình xem lại cái đời sống của người ta hoạt động ở trong cuộc đời coi nó gian ác đến mức độ nào, để mình viết lên thành cái hành động nhơn quả đúng để cho mình dạy người ta học

Phật tử 1: Trong tương lai là cái đạo đức nhân quả .

Trưởng lão: Đạo đức nhân quả mà Thầy đang chuẩn bị cho con người đó, đó. Còn cái nữa là đi coi chỗ hang cùng, ngõ hẻm nào có cái người quyết tâm tu, để mình móc những cái người này ra để mình độ họ. Dạy cho họ đúng họ tìm, để Phật pháp nó còn có những cái ngọn đuốc soi sau này. Cái tuổi Thầy, sáu bảy chục tuổi rồi còn gì nữa, nó cũng sớm muộn nó cũng phải bỏ đi chứ nó đâu có ở đây được, chắc chắn là phải bỏ thôi, làm sao mà.

Phật tử 1: Nên Thầy làm lại cái gì để lại cho đời sau này nó được nối tiếp.

Trưởng lão: Cái thứ nhất đó Thầy nghĩ con người trên hành tinh này cần phải có đạo đức. Trong giai đoạn mà khoa học tiến triển như thế này, đưa con người đi đến những cái phục vụ đời sống đầy đủ thì phải có cái đạo đức, không thì vật chất nó sẽ diệt ngay. Đó là cái mà Thầy đang lo. Cái thứ hai đó là tìm cái người để cho Phật pháp được sống chứ học như vầy là nó sẽ chết. Người ta sẽ tìm thấy nó ở trong cái danh lợi bằng cái học thuật này, đâu bằng, người ta đi học để người ta sáng chế ra bằng những vật chất để cung phụng cho người khác không phải hơn sao.

Như bây giờ thí dụ như Thầy học Thầy làm một kỹ sư canh nông đi. Thầy nghiên cứu, Thầy lai ghép những cái hạt lúa như thế nào để phù hợp với cái mảnh đất đó để mà người ta cấy có lúa, phải lợi ích không? Bây giờ dạy vậy người ta không làm được cái gì hết mà cứ gạt người ta để lấy tiền ăn sống, bằng cách cất những cái nhà cửa, chùa đẹp như vậy thì phí mất biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người khác, phải không !? Cái này đâu có phải làm lợi ích lớn đâu, chỉ làm cái cảnh quan trong cái giai đoạn đó, sau này nó, tôn giáo nó dẹp sạch hết rồi, bởi vì nó không thực tế người ta sẽ bỏ chứ đâu phải người ta còn lạc hậu như ngày xưa nữa. Người ta sẽ bỏ, tu hoài người ta không thấy kết quả gì người ta bỏ.

(18:24) Do đó những cái nhà mà cất kiên cố vĩ đại mà chùa này kia đó, đều trở thành những cái di tích lịch sử người ta đến chơi thôi, con cháu mình sau này đến đây là tôn giáo Phật giáo, đây là Thiên Chúa, hay đây là Cao Đài hay đây là Hoà Hảo. Cái này hồi đó gạt ông bà của mình gần chết nè, phải không!? Nó đến đó nó xem, trời quá trời, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của ông cha của mình đổ ra, phải không? Bởi vậy cho nên Thầy mới nói thật sự ra làm sao cái gì cho có lợi ích thiết thực. Cũng như một nhà bác học người ta nghiên cứu gì ra để giúp cho đời sống con người, thì mình cũng làm tôn giáo mình phải đem cái gì cho lợi ích thiết thực chứ.

Này chẳng tu cứ mà lo cứ xây cất, đó là cái gì, không có, thay vì các ngài đều có trình độ, có trình độ thì các ngài phải nghĩ đến những cái gì đạo đức mà đức Phật đã để lại cho chúng ta, triển khai nó ra, giúp cho con người có cái đạo đức chứ. Thì đồng thời bây giờ khoa học người ta tiến triển đó, người ta tìm mọi cách để người ta đưa cái đời sống con người đến đầy đủ cơm ăn áo mặc phải không, đời sống tiện nghi, thì mình phải đưa cái tinh thần người ta đến cái đạo đức. Thì tôn giáo mình phải làm cái đó chứ. Còn này khi mình giữ cái mục đó mà nhiều khi mình còn sa đoạ hơn nữa. Nên tu sĩ rồi mà mình bây giờ mà mình còn sang hơn người ta giàu nữa thì thử hỏi còn cái nghĩa lý gì, nó phải khác, nó phải giữ được cái đạo đức.

Cho nên những lời nói Thầy đừng có cho ai nghe, chứ nghe là mệt. Thầy nói thẳng nói thật mà, cái đó là cái thẳng thật. Một cái tâm niệm của con người khi mình tu hành rồi mình nghĩ, mình đâu có nghĩ đến cá nhân mình đâu.

(19:53) Bởi vì, thí dụ như bây giờ Thầy không vợ, không con, không có gì hết, còn gì nữa, thì Thầy nghĩ tất cả những con người, những con cái, những người ở trong cái hành tinh này chứ không riêng gì dân tộc Việt Nam đâu, là con của Thầy đó. Làm sao cho nó có đạo đức đây, để cho nó đừng khổ? Thì mình là người tu mình phải nhìn cái rộng chứ không lẽ mình, còn cái người đời người ta nhìn ba bốn đứa con người ta trong nhà thôi, phải không. Nhưng mà người ta còn biết san sẻ miếng ăn, người ta còn biết đem đến cúng dường cho quý thầy, người ta bỏ ra từng mồ hôi nước mắt người ta phải không, còn mình mình tu hành rồi mình làm cái gì vậy. Hay mình ngồi trong mát mình ăn bát vàng đây?

Mình làm cái gì lợi ích hay là còn mượn những cái lời của những người này, họ đã gạt người xưa tới giờ, từ lâu tới giờ người ta cũng đã gạt như vậy, bây giờ mình cũng lấy cái này mình gạt lại người khác nữa. Mình làm được chưa mà dám nói cái này, phải không. Mình tu tới đâu, hay là mình học miệng lưỡi của chữ nghĩa này mình nói ra? Ai làm được, ai giải thoát được đâu? Hay hoặc là mình cũng đau khổ như mọi người rồi mà giờ mình lấy cái này cứ dạy người ta: “ Ờ Phật dạy vậy vậy”, cuối cùng người nào cũng khổ hết, có ai giải thoát đâu.

Bỏ hằng, người ta đến, người ta đến tu viện, hàng tháng người ta đến người ta thọ Bát Quan Trai, người ta bỏ công bỏ sức người ta chứ, nhưng mà cuối cùng người ta được những cái gì đây !? Mình phải thấy thương người ta chứ. Tại sao người ta muốn đi tìm cái an ổn, cái giải thoát, đời quá khổ rồi, người ta đến đây, người ta tập luyện, người ta bỏ bao công sức mà trong một ngày, hai ngày, hay một tháng, nửa tháng người ta tập luyện cuối cùng người ta được cái gì? Mình phải hỏi mình nè, mình có được những cái gì chưa mà mình dạy người ta đây, cái đó là cái quan trọng đó.

(21:24) Cho nên Thầy được rồi, Thầy thấy khó quá, thôi, Thầy ráng Thầy mở, Thầy mở cái tu viện chính thức vậy hen, mà từ đây ba mẫu đất, Thầy cất nhà trong đó hết, Thầy tập trung cho về tu, Thầy khép vô giới luật rồi họ buông, họ bỏ họ đi hết. Thầy thấy không được thôi, cái công của mình thiệt ra thì lấy cái công mình, mình lấy cái sức mình làm từng cái thất như thế này, rồi mà cho người ta, vô là Thầy không có cho làm cái gì hết, chỉ ăn rồi tu thôi, thế mà người ta không giữ nổi giới luật của Phật. Người ta đi chùa này ăn hai ba bữa, ở đây ăn ngày bữa người ta sống không nổi, người ta nói thiếu, thiếu chất bổ rồi. Trời đất ơi lo tu mà ở đó thiếu chất bổ, lo giải thoát ở đó còn bổ, thân này làm sao giải thoát, phải không, có tu nhiêu đó thôi.

Phật tử 1: Người ta chưa có quen với cái lối ăn một bữa Thầy, rồi tới buổi chiều đói bụng.

(22:09) Trưởng lão: Thì bởi vậy. Rồi các cư sĩ nghĩ coi, Thầy hôm đó Thầy có nói rồi mà. Nghĩa là khi mà Thầy khép vô ăn đó, họ đi phân nửa rồi, hơn nữa đó, tới Thầy khép vô ngủ, nghĩa là phải tập dần để cho tỉnh thức, chứ không có được tham ngủ. Bởi vì phá cái si của mình mà, mình ham ngủ là còn si, tập dần, tập dần, nó dật họ, từ mà Thầy từ tám giờ Thầy tăng lên chín giờ tới mười giờ Thầy mới cho đi ngủ. Tăng lên mười giờ cái là họ chới với nhau, họ bỏ họ bước đi, ngồi đâu gục đó. Trời nó ham ngủ quá vậy, Thầy nói thiệt tu hành mà còn ham quá vậy. Thầy bảo phải đi kinh hành, phải đi kinh hành, đừng có ngồi, nó ngồi nó ngủ gục, mà họ làm biếng cách gì, Thầy nói họ thích ngồi, ngồi đặng gục, mà đi thì họ không chịu.

Thầy nói chú Mật Hạnh đó, cái chú nhỏ nhỏ mà đi hôm đó với Thầy đó. Chú cũng bị, hồi đó cái nền đó là cái Tổ đường của Thầy đó, Tổ đường Thầy thờ Tổ, bên kia thờ Phật. Mà xung quanh có hành lang đồ đó, chú bị buồn ngủ, mọi thầy đều ngồi rồi gục ngủ hết, tới mười giờ là quý thầy gục hết à, ngủ hết. Chú, chú nói sao mà quý thầy mà tu vầy, còn mình mình cũng bắt chước vậy sao được. Chú mới lấy dầu chú trét vô mắt chú, nó cay xé lên, rồi nó cay quá nên chú lăn. Cái khi mà hôm sau cái chú Duy đó cũng nhỏ bằng chú cũng ở đây tu nè, chú mới nói lại, Thầy mới hay, Thầy mới kêu ra thất Thầy. Buổi tối Thầy kêu riêng ra ngoài thất Thầy, Thầy nói: “Con có nhiệt tâm, rất tốt”. Thầy ngồi giữa thất Thầy bắt, Thầy bảo hễ buồn ngủ, hễ buồn ngủ, hễ còn tâm mà chưa buồn ngủ đó thì ngồi tu, ngồi nhiếp hơi thở tu, luyện từng hơi thở, hơi thở, thở cho hơi thở nó nhẹ nhàng bình thường, phải không, đừng có thở mạnh mà đừng có thở nhẹ. Thầy tập cho nó luyện ba giây một hơi thở. Thở cứ khoảng ba giây vậy một hơi thở. Khi mà buồn ngủ rồi nói: “Bây giờ con buồn ngủ quá Thầy”, “được rồi, đứng dậy đi kinh hành”. Đi kinh hành một vòng như cái thất của Thầy vậy. Đi kinh hành một vòng rồi Thầy bảo lại ngồi, thở năm hơi thở đứng dậy đi kinh hành. Đi riết không còn buồn ngủ nữa. Thầy ngồi đó suốt đêm, Thầy ngồi xếp bằng đó suốt đêm. Thầy ngồi suốt đêm Thầy canh cho đi mà, hết ngủ phá luôn hôn trầm, không có ngủ được nữa.

Phật tử 1: Cái chú bữa đi ra ngoài Phước Hải…​?

(24:23) Trưởng lão: Hồi đó chú chút vầy mà chú ngồi thiền mà chú bị hôn trầm đó, con nít thì còn ham ngủ lắm, vậy mà Thầy phá sạch đó. Còn mấy thầy lớn không được, khó quá, mấy Thầy bị, đã có tu rồi, biểu không nghe. Thôi, thành ra tới khi mà khép vô ngủ thì quý thầy đi coi như gần hết còn có năm mười người à.

Bắt đầu đó Thầy khép vô độc cư. Bây giờ họ đã chiến đấu được cái ngủ thì phải chiến đấu độc cư. Sống không cho nói chuyện, không cho đọc kinh sách, không cho nghe băng, không cho nghe gì hết, không cho thậm chí mới đầu Thầy còn cho quét dọn, sau Thầy không cho quét dọn, ở không. Trời ơi lúc bấy giờ họ đi. Chịu không nổi, coi vậy chứ cô đơn chịu không nổi, cầm cây chổi mình quét đó thì nó không cô đơn.

Cái đầu của mình mà ngồi không trời ơi nó sanh ra đủ thứ hết, nó nhớ. Mấy thầy nói vầy nè: “Tụi con trời ơi từ hồi xưa tụi con học truyện Kiều, hồi nhỏ học lớp Đệ Tứ hồi trước đó, trời ơi bây giờ nó nhớ lại hết, không có câu, có kỳ nào mà nó không nhớ, nó tuôn ra hết, hồi nhỏ mà đánh lộn với thằng nào bây giờ cũng nhớ hết”. Đó nó tuôn trào, Thầy nói lấy cái đó đó mà quán xét xả, xả cho sạch, thì chừng mà nó sạch rồi bắt đầu cái tâm nó vắng lặng. Đó là chính bí quyết của các con bây giờ Thiền Định đó, nó không có gì hết, chỉ chịu sống như vậy thôi. Nó hay rất hay mà rất tuyệt.

(25:41) Bởi vậy đức Phật mới ca ngợi tán thán sự trầm lặng độc cư, mà mình thì bây giờ sống chắc không nổi. Thầy thấy tivi nè, truyền hình nè, cái gì đâu thôi đủ cách hết làm sao mà họ ngồi đây họ chịu nổi. Thầy nói chung là Thầy cũng cho vậy nhưng mà Thầy không có chấp nhận trên vấn đề đó. Bởi vì đức Phật cấm không có được xem ca hát, được ca hát, không chấp nhận. Khổ lắm.

Bởi vậy sau này rồi Thầy chọn người rất là kỹ Thầy mới cho vô tu chớ không phải đơn giản Thầy chấp nhận đâu, mất công mình. Con thấy từ trong năm ngày hay mười ngày, rốt cuộc hay một tháng nửa tháng tốn bao nhiêu gạo thóc của Phật tử, Thầy có mần cái hột lúa nào đâu Thầy nuôi. Nhiều khi mà tập trung đông đó,Thầy chỉ gọi điện thoại Thầy xin quý phật tử cho Thầy bao nhiêu gạo mỗi tháng thì họ họp nhau họ đem lại họ cho Thầy. Họ nuôi quý thầy, Thầy nói xin sữa là họ cho sữa, mà xin cái gì họ cho nấy, bởi vì Thầy xin đồ ăn, Thầy không xin tiền. Cho nên họ kéo lên cái nhà kho Thầy nè, kéo lên, sữa chất ngập đó. Thầy mới đem Thầy bố thí đó. Mà họ thương người tu lắm, cho nên phật tử Thầy nói thật họ quý trọng người tu thật. Họ thấy tu giới luật đức hạnh mà Thầy dạy đó, họ quý trọng lắm bởi vì chùa nào cũng không có vậy. Cho nên nói thiếu cái gì cái họ chở lên họ cho, nó rất đầy đủ.

Nhưng mà rồi tu không được, để làm hao tốn mồ hôi nước mắt người ta, Thầy đâu có chấp nhận đâu. Tu thì tu phải cho đúng, còn tu không đúng thì nhất định không làm hao tốn của đàn na thí chủ. Quý vị ăn uống ở đây cho đầy đủ, người ta cực khổ người ta làm từng đồng từng cắc, rồi quý vị ở đây còn đòi muốn cái này cái nọ cái kia cho sung sướng, trong khi người ta làm lao động quá khổ. Thì trong khi đó quý vị mà tu không được đó, Thầy mang gông đội đầu, Thầy nợ chứ không phải là quý vị. Vì Thầy mà người ta mới đổ vô đây, chứ đâu phải là vì quý thầy đâu. Thầy nói thẳng mà tu được thì tu không được thôi.

(27:32) Cho nên Thầy nói như hoà thượng Thiện Hòa hồi đó, không biết quý cư sĩ biết hòa thượng Thiện Hòa hồi đó ở, biết phải không !? Hoà thượng hồi đó cũng uy tín lắm đó, nhưng mà hoà thượng là người rất là tiết kiệm. Chứ còn quý thầy mà nuôi ở trong chùa Pháp Quang là quý thầy phí, phí vô cùng lận. Đi vô cầu hay hoặc là bồn tắm, tắm rồi không có khoá, xả nước mà nước ở thành phố phải trả tiền chứ đâu phải đâu, điện cũng vậy. Hòa thượng phải nửa đêm dậy phải đi coi mấy cái phòng tắm vệ sinh này kia vặn khoá lại. Chính trên Bồ Đề hồi đó mà Thầy ở bên đó Thầy cũng biết đó, hoà thượng cũng qua đi vô trong cầu, vô trong phòng tắm coi thử coi học sinh coi nó có khoá lại không. Sợ nó hao phí từng chút, thế mà hoà thượng phải lãnh cái quả rất lớn là tại vì đệ tử của mình mình phải chịu. Đó thì bán thân trong cái thời gian hoà thượng nằm gần hai năm trời chứ không phải ít đâu, mới chết đó chứ đâu phải ít đâu. Chết trong cái mê man không còn biết, khổ như vậy đó, mình phải trả cái quả đó, của đàn na thí chủ đâu phải chuyện dễ đâu.

(28:28) Nhưng mà cái câu nói như vậy để cho chúng ta quán xét coi mình tu được hay không, nếu mà được thì mình nỗ lực, mình nhiệt tâm mình tu để cho mình có đủ sức mình không có nợ đàn na thí chủ, mà không được thì mình đừng có thọ dụng của đàn na thí chủ. Còn bây giờ người ta xem thường rồi, người ta ăn của đàn na thí chủ, sung sướng chừng nào là người ta khoái. Nhưng mà cái quả đó phải trả chứ không có chạy khỏi đâu. Coi vậy chứ cái nợ nó lớn lắm chứ không phải thường. Đừng có nói ngồi không, ngồi trong mát ăn bát vàng đâu, không có sung sướng đâu, khổ lắm.

Cho nên đối với Thầy, mỗi lần mà Thầy suy tư đó, cái điều kiện hôm nay đó, mình phải nhìn được trong cái giai đoạn của con người, trong cái giai đoạn của con người. Người ta có cơm ăn áo mặc thì người ta mới giữ đạo đức được, người ta không có cơm ăn áo mặc, mình có nói đạo đức gì người ta cũng không thể giữ được, bởi vì cái sống người ta không có sống nổi rồi.

4- LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG CÁCH

(29:20) Cho nên vì vậy đó, thì nhìn chung đó mình lại thấy rằng, khoa học mà tiến triển, người ta triển khai được cơm ăn áo mặc, thì một bên đó, thì mình trợ giúp cho như thế này để giữ vững cái nền đạo đức, khi mà có cơm ăn, áo mặc, có đạo đức nữa thì con người mới. Còn nó đi một góc độ nào thì không thành cái tâm Phật. Thí dụ bây giờ Thầy dạy đạo đức mà người ta đói quá Thầy dạy đạo đức không vô. Mà người ta no, người ta đầy đủ thì kèm theo cái sự đạo đức đó thì người ta sẽ, con người sẽ tốt lành. Đó thì nó phải hợp nhau như vậy. Cho nên Thầy mới nghĩ rằng nếu mà dạy đạo đức thì nó phải có một cái môi trường, có cái môi trường dạy đạo đức. Môi trường dạy đạo đức như thế nào để giúp người ta có cơm ăn áo mặc, dạy người ta đạo đức mới nghe. Cho nên Thầy mới nghĩ Thầy sẽ mở cái trung tâm an dưỡng, từ thiện, thì trong cái trung tâm đó có cái bệnh viện tu từ thiện, để trị bệnh thân bệnh người ta, rồi trong cái trung tâm nó có cái, bởi vì nó an dưỡng thì tức là nó về tinh thần nó mới có an dưỡng. Do đó vô đó mình dạy người ta tập Thiền Định, để cho người ta ngừa bệnh được, tức là dưỡng sinh đó, tới đó thì mình dạy người ta đạo đức.

Thì do đó khi mà đã ở trong trung tâm, ta vừa trị bệnh, sau khi ra người ta có được cái đạo đức. Bởi vì mình giúp người ta toàn bộ không để người ta hao tốn gì hết thì mình nói người ta dễ nghe, còn bây giờ người ta bỏ tiền vô người ta nằm bệnh viện, người ta bỏ từ chút, người ta bỏ hết thì bây giờ người ta ra rồi nói gì, ông nói đạo đức chỉ nói miệng thôi chứ cũng không giúp tôi được cái gì hết, phải không, người ta không tin mình. Còn người ta thấy đến đây mình nói đạo đức mà cái hành động mình làm đúng, biết thương người, biết chăm sóc, người ta từng đó người ta thấy người ta xúc động liền. Tại sao mà có người người ta đem đến cái sức lực, người ta không nghĩ đến cá nhân người ta mà người ta nghĩ cho mình? Rồi từng những bác sĩ mà phục vụ trong cái bệnh viện đó, mình cũng, Thầy cũng trả lương cho họ đầy đủ, họ không còn lo lắng gì hết, họ phải phục vụ bệnh nhân cho đầy đủ để mình dạy đạo đức người ta mới được. Chứ ông bác sĩ này ổng còn quà biếu này kia, bệnh nhân mà ổng quà biếu thì ổng coi ra gì thì, cái bệnh viện này nó từ thiện chứ thật không có từ thiện gì hết, phải không !? Cho nên những cái này được đều Thầy lưu ý hết. Một mặt cái người bác sĩ họ có cái tâm từ thiện, nhưng họ còn phải có cái đời sống đầy đủ họ mới từ thiện nổi chứ còn nếu làm đây đời sống gia đình họ thiếu miết làm sao họ hết tận tâm với bệnh nhân được. Đó, những cái đó là mình có thể làm làm.

(31:45) Nhưng mà Thầy định qua năm 2000 này bắt đầu Thầy xúc tiến. Thầy sẽ mở cái nhà máy xin làm lọc nước, nước thiên nhiên lọc cho nó trong sạch để mình lấy cái đó mình làm kinh tế mình sẽ làm cái bệnh viện. Cái thứ hai là mở cái nhà máy làm đồ chay, đồ hộp để giúp cho người ta có những cái đồ chay, đồ hộp người ta ăn. Ở trong nước mình sản xuất ra, hợp tác với Đài Loan, phải không. Rồi bắt đầu mình sản xuất cái đó ra thì mình sẽ bán cái này lấy cái tiền làm đi từ thiện trong vùng, cũng phải có nguồn kinh tế chứ không có nguồn kinh tế làm sao mà làm nổi. Cho nên hai cái nhà máy này phải ra đời. Vì cái nhà máy mà nước thiên nhiên này đó, nó không có cái đầu tư, cái vốn, tại lòng đất mình lấy cái khu đất nào mà nước tốt, mình sẽ khoan cái giếng mình lấy đó mình lên cái nhà máy mình lọc mình đóng vô chai, mình bán, người ta uống nước đó vẫn có cái tốt của họ. Họ mua cái chai nước này nhưng mà họ làm việc từ thiện với mình, phải không. Thì thử nghĩ coi, khi mà cái nhà máy Thầy ra làm việc từ thiện vậy, bây giờ quý cư sĩ nghĩ sao, đi mua nước Vĩnh Hảo hay là mua nước của Thầy, phải không, mình phải hiểu vậy chứ.

(32:46) Đó là cách thức của Thầy mà. Còn bây giờ mình đồ chay, đồ hộp thì ở trong nước mình có đậu phộng nè, đậu xanh, đậu nành rồi tất cả những loại đậu, núm cũng có nè, phải không. Mình lấy cái vật tư đó mình sẽ làm ra đồ hộp, bắt đầu từ đó mình bán cái này mình cũng làm cái việc từ thiện. Thì Thầy thấy hai cái này thì kể như là có thể làm được, xin phép chắc có lẽ nhà nước cho.

Phật tử 1: Cái đó là chánh nghiệp của Bát Chánh Đạo đó.

Trưởng lão: Ò, Chứ sao nữa đó là đúng đó.

Phật tử 1: Không có đụng chạm gì đến cái chuyện mà ác cả, hoàn toàn là từ thiện.

Trưởng lão: Không có ác.

Phật tử 1: Không có đụng chạm gì tới ai hết, của thiên nhiên mà, của trời cho nhưng mà mình làm mang ý nghĩa tinh thần là nước này là nước thanh tịnh, nước thanh tịnh ngay trên vật chất.

Trưởng lão: Mà nó mang được cái tâm niệm tốt.

Phật tử 1: Tâm niệm rồi có cái ý nghĩa.

(33:28) Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nghĩ, Thầy sẽ làm. Nếu mà đủ duyên là sang năm Thầy xúc tiến làm cái nhà máy trước, rồi bắt đầu nó mới, cái cái, Thầy dự thảo cái phương án mà trung tâm an dưỡng từ thiện ở ngoài, nó mười chín mẫu đất của Thầy ở ngoài đó Thầy đã dự định làm cái chương trình đó rồi, ở ngoài Phước Hải đó. Một khu rừng Thầy trồng ở ngoài đó mười chín mẫu đó.Thầy Thông Luận đứng tên với Thầy ngoài đó bởi vì thầy Luận có hộ khẩu ở đó cho nên thầy đứng tên, còn Thầy là người ở địa phương khác, cho nên Thầy đứng tên, Thầy mua khu đất đó mà. Thầy đứng tên cái khu đất đó.

Phật tử 1: Ngay tịnh thất của thầy Thông Luận đi tới nữa hay sao?

Trưởng lão: Đi tới nữa, đi xuống dưới khu dưới khu Minh Đạm.

Phật tử 1: Qua khỏi chùa (không nghe rõ) không?

Trưởng lão: Khỏi, đi xuống dưới. Khu đất Thầy rộng lắm. Hồi đó Thầy cất khoảng độ chừng mười mấy, hai chục cái thất ở ngoài đó, Thầy tính Thầy làm cái tu viện chuyên tu ngoài đó. Hoà thượng Thanh Từ hồi đó đặt cái tên nó là Chơn Lạc, là cái tu viện Chơn Lạc ở ngoài đó, lấy cái tên của Thầy rồi lấy chữ “Chơn” mà đặt cái Chơn Lạc. Do vì vậy mà Thầy ra đó, nhưng mà thời đó, thời lúc bấy giờ Chơn Nguyên nó phát triển quá, xây dựng này kia Thầy …​(không nghe rõ) . Xây dựng cái bắt đầu Nhà nước nó quét ở đó cái nó quét Thầy luôn, thành ra thôi rút. Hồi đó Thầy đưa thầy Tôn Uyển về ở đó, biết thầy Tôn Uyển là Chơn Quang bây giờ đó, Tôn Uyển về đó. Sau đó quét rồi thầy Chơn Quang đó mới xuống ở dưới Bửu Long đó, ở dưới để chăm sóc cái khu đất đó. Nhưng mà Nhà nước đụng chạm với ở Bửu Long như thế nào đó, Nhà nước quét rồi mới đi về núi Vinh, mới cất cái Phật Quang ở đó.

(35:09) Hồi đó Thầy đưa một số đệ tử ra đó, mà chuẩn bị để mà làm cái trung tâm đó, mà chuẩn bị để ở đó để mà làm mà không thành, thôi rút. Rút rồi bây giờ cái chương trình đó thì còn nằm đó nhưng mà chờ năm tới này Thầy chuẩn bị cho mấy cái nhà máy này xong được rồi Thầy xin phép cái này tiếp tục làm. Tập trung cái số cư sĩ có cái cái kinh tế đó, bắt đầu xúc tiến mình làm. Thì trong cái đó thì coi như là tuy rằng cái trung tâm an dưỡng, nhưng nó có cái sự an dưỡng, cái sự tu tập của cái cái an dưỡng của giới chuyên tu ở trong đó, nhất là những cái người mà tu sĩ chuyên tu. Đó là cái gương hạnh tốt để cho những người mà người ta đến đó người ta trị bệnh, người ta đến đó người ta an dưỡng rồi người ta sẽ thấy được những cái hành động tu của Phật giáo tiêu biểu. Đó là cách thức của Thầy để người ta thấy được cái gương hạnh chơn tu.

Phật tử 1: Hay quá à

Trưởng lão: Khó lắm à con.

Phật tử 3: Khó lắm à Thầy, hơi khó đó

Phật tử 1: Nhân đây con xin cầu nguyện sao cho chư Bồ Tát giúp cho Thầy sức khoẻ còn đủ kéo dài đến thời gian Thầy thực hiện được. Cái người sau mà làm không đúng cái ý của Thầy.

(36:21) Trưởng lão: Nếu mà nói, nếu mà không có Thầy thì làm sao mà, sợ làm mà, nhiều khi nó lệch lạc đi đó. Bởi vì Thầy đang nghĩ đào tạo cái số người mà để sau này đứng ra điều hành với cái tâm phải xả của họ thật tốt. Chứ nếu mà, hôm đó mà, như các cư sĩ biết Thầy khi mà làm cái chuyện đó thì Thầy tiếp xúc với cái đoàn mà từ thiện của Đài Loan. Họ đến đây gặp Thầy bốn người mà, đến thăm khu đất đó rồi bắt đầu họ đồng ý rằng họ hợp pháp họ trợ giúp Thầy toàn bộ như nhà máy này kia đồ, họ ráp bên đó sẵn họ chở qua bên đây, cho một chiếc tàu chở qua bên đây. Đưa lên là họ, tự kỹ sư của họ ở bên đó họ qua họ ráp. Thậm chí như những cái ngôi nhà, cái ngôi nhà mà của mình xây cất bên đây, vật liệu bên đó nó mua ở bên đó nó chở qua bên đây nó đem lại ngay chỗ đó nó cất lên cho mình luôn. Nghĩa là nó bỏ ra một cái số vốn tiền nó vậy, nhưng mà có điều kiện là nó xin Thầy có một cái điều kiện là cho nó mở cái cái côi nhi viện ở trong cái tu viện đó để mà nó nuôi những trẻ mồ côi phụ Thầy trong phần đó.

(37:31) Thầy thấy tốt, nhưng mà Thầy sợ, Thầy sợ có một điều, có điều là sợ nó làm cái việc này rồi nó thế chánh trị vô đây. Thầy sợ nhiêu đó. Cho nên Thầy, trong khi đó Thầy mới liên hệ, liên hệ bên chính quyền bên công an đó, xét thử coi cái nhóm từ thiện này có phải là những người tốt hay không. Giúp giùm Thầy chứ còn không nó nó nó vô đây nó làm một cái là mình tan nát hết, Nhà nước đập hết không có để đâu. Cho nên mình phải đưa cái chính quyền vô đây để xem xét giùm mình, hỗ trợ cho mình thì nó mới được, như vậy nó mới được. Còn riêng mà đứng về mà độc lập mà riêng mình thì mình về mặt chính trị mình không thể nổi với những người làm chính trị đâu, họ có những cái thủ đoạn kinh lắm, họ xen vô rồi chừng mà nó lộ ra mình biết thì tan nát hết rồi. Đó, ngoài mặt là từ thiện đó chứ bên trong họ là cái gì đâu mình không có hiểu nổi.

Bởi vậy Thầy nói, khi làm rồi mình phải suy tư, trong cái gì mà vấn đề quan trọng như vấn đề tiền bạc đó, là mình phải phải đưa vào cái người phải quản lý chặt chịa chứ không khéo sơ sót trong đó cũng nguy hiểm lắm. Nó có nhiều cái mặt lắm, khó lắm. Bởi vậy Thầy nói số cư sĩ của Thầy chưa đủ mà nhiều, thành ra Thầy mong rằng sau này mà Thầy chọn được ai mà có nhiệt tâm mà quyết vì dân tộc, vì con người trên hành tinh này mà chúng ta làm việc này thì mới được. Chứ còn đừng có vì cá nhân của mình, có nhiêu đem hết mình vì con người trên hành tinh, vì hạnh phúc của họ, thì chúng ta chết bỏ nhất định là phải làm rốt ráo. Thứ nhất là mình phát triển nơi đất nước quê hương của mình, mình sanh đẻ ở đây, mình làm cho đất nước mình, cho dân tộc này cho tốt, thứ nhất, cái thứ hai đó là khi mà tốt ở đây được thì cả thế giới đều là người ta hướng đến, và cái sự tu tập của Thầy nó bảo đảm rồi, nó bảo đảm chắc chắn là Thầy sẽ thực hiện được những cái gì mà Phật đã dạy. Cho nên Thầy thấy những cái điều này để chứng minh cho Phật giáo được cái chỗ đó.

(39:30) Khi mà mình tiếp giao với các nước ở ngoại quốc ở trên thế giới thì cái hành động của mình sẽ thực hiện để chứng minh Phật giáo là như vậy, và Phật giáo chính làm những điều này chứ không phải cất những ngôi chùa. Những ngôi chùa là tại vì mình ảnh hưởng các cái tôn giáo khác trên bước đường đi mình ảnh hưởng mình cất thôi chứ còn Phật giáo thì nó có những cái cơ sở của nó, đơn giản rất đơn giản để mà thực tu, thực tập chứ không phải mà những cái nhà kiên cố như vậy. Đó là cách thức để mình nói lên được những cái lịch sử của Phật giáo ngày xưa, chứ còn bây giờ mình chưa làm gì được hết mình nói cũng như nói miệng.

Phật tử 1: Đó là Thầy muốn tạo cái môi trường để mà Thầy hướng dẫn về cái đạo đức. Phải có môi trường tốt.

Trưởng lão: Phải có cái môi trường. Cũng như bây giờ mình muốn đào tạo con em học tập mà không có trường học thì làm sao mà đào tạo. Đủ thứ cái điều kiện, mà bây giờ nếu mà mình muốn đào tạo vậy mà không có cái chi phí cho cái nguồn học cho những người mà dạy trong đó thì làm sao mà. Cũng như bây giờ thí dụ như trong đất nước mình, về đường xá giao thông đó thì nó cũng quan trọng, bởi vì đi lại mà vận chuyển kinh tế mà không có đường xá thì làm sao, thì cái đó là cũng quan trọng. Nhưng mà ngành giáo dục là quan trọng, thế mà đầu tư ít thì làm sao người ta đủ sức người ta lo phải không. Cô giáo gì mà đi dạy học về còn đi lặt đậu kiếm thêm thì làm sao người ta dạy, tháng có bao nhiêu tiền làm sao người ta đủ. Trời đất ơi làm sao !? Thì thử hỏi quý cư sĩ nghĩ sao khi mầm non của Tổ quốc là những con người phải có tài, nó mới điều khiển nổi cái đất nước, chứ không có tài làm sao điều khiển nổi, mà không điều khiển nổi đó thì nó loạn, nó trộm cướp rồi nó loạn đủ cách ở trong đó, phải không. Cho nên vì vậy mà mình không lo đào tạo, mấy ông già trong cuộc cách mạng đánh Mỹ đuổi giặc đó thì tốt rồi. Nhưng mà sau này kinh tế không phải chuyện dễ đâu. Họ nó sẽ loạn đó, bởi vì kinh tế, tiền bạc rồi cái tâm ông nào cũng tham hết thì hối lộ ai lo, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, mà không đào tạo những cái người mà có đạo đức thì chừng đó đất nước sẽ đi về đâu.

Đó, nó khổ như vậy. Mà nó đâu phải, bây giờ mấy ông coi vậy chứ mấy ông làm lớn thì mấy ông không khổ nhưng mà dân chúng khổ lắm. Đó bây giờ Thầy nói bây giờ thiên tai hoả hoạn như vậy, tại vì người ta đói người ta mới chặt rừng người ta phá chớ, người ta no làm sao người ta chặt rừng người ta phá !? Mà ta phá thì cái hậu quả nó để lại thì ai gánh đây !? Còn bây giờ ví dụ như bây giờ đó, mình cho tập trung các nhà máy nó vào trong đất nước mình nó sản xuất ra làm cái này, cái kia, bột ngọt hay hoặc là xà bông đồ vậy, nó thải, ở trong cái bầu trời đất nước Việt Nam này nó ô nhiễm hết trơn rồi thì thì dân tộc này phải bệnh không !? Làm bao nhiêu rồi bắt đầu bây giờ cứ uống thuốc bệnh đó nó cũng hết sạch không còn cái gì nữa làm sao mà sống nổi đây. Sao nước người ta người ta biết đưa nhà máy qua đây, còn mình mình nhận nó vô đây, bộ mình muốn chết sao !? Đó mình phải xét điều đó chứ, trời ơi bởi vậy mình đào tạo cho những tuổi trẻ của mình nó có những khả năng nó nhìn thấy khi mà nó lãnh đạo, nó gạt phắt đi, tôi tự phải làm lấy. Mà muốn có nhà máy mà đặt á thì phải phải phải thải những cái độ độc này phải có cái chỗ như thế nào chứ còn thải chung với nước như vậy không được, đó vậy nó mới được. Đó là những cái khó.

(42:50) Cho nên ở đây đó Thầy nói nhìn Thầy thấy cái gì quan trọng thì mình phải đầu tư cái đó, cũng như Thầy nghĩ cái trung tâm an dưỡng cái gì quan trọng Thầy đầu tư trước. Thầy sẽ đầu tư cái đó. Bởi vì đầu tư những cái nhà máy là cái kinh tế của mình chứ, đâu mình ngửa tay mình xin người ta cho mình hoài được sao, mình phải thấy điều đó. Ờ người ta thấy mình làm tốt người ta cho, cho làm sao đủ cái nhu cầu của mình được, phải không. Mình phải cung cấp cho cái cái bệnh viện mình như thế nào chớ, thành ra mình phải lo cung cấp trước. Thì cái nhà máy bây giờ, mình mở cái nhà máy thì mình thu được cái số nhân công, giải quyết được vấn đề xoá đói, người ta có nghề nghiệp người ta đâu có đói nữa, phải không, nó giảm cái sự nghèo lại. Cái nhà máy mở ra là mình đã thu được một số nhân công ở trong đó, mình giải quyết được một số thất nghiệp, mà hai cái nhà máy được bao nhiêu người mà mười cái nhà máy được bao nhiêu người, và cái số lợi đó để làm gì. Thì dân tộc này có phải hưởng được phần phước không?

Nhưng ở đây Thầy phải nói rằng dù sao đi nữa cũng là do nhân quả. Nếu dân tộc Việt Nam có đủ phước thì những cái này nó sẽ thực hiện được, mà không đủ phước thì Thầy giờ có muốn cũng không làm được. Bởi vì cái phước của người ta chứ đâu phải phước của mình Thầy, Thầy giờ cái phước của Thầy đầy đủ rồi, Thầy tu như thế này hay là Thầy có đói nữa đâu mà Thầy lo, phải không. Bây giờ có nước ngập đây là Thầy đi tới bên kia nó đâu có ngập Thầy nữa, Thầy đâu có nhà cửa đâu mà dính, làm sao mà Thầy dính. Mấy con có nhà cửa mấy con đi không được, mấy con bỏ không được nó mới bị nước trôi. Còn Thầy có gì đâu, nghe trời mưa là Thầy thấy nó ngập lụt là báo động là cái bát ở trên vai của Thầy, thì Thầy đi đến cái chỗ nào cao hơn Thầy ở chứ Thầy điên chi ở đây uống nước, phải không. Thấy có sự giải thoát rõ không, Thầy không dính. Còn mấy con dính hết, làm sao bỏ được, của cải, tài sản, rồi con cái, con đùm đùm đề đề, muốn đi đâu đơn giản, tới chỗ khác ở cũng đâu dễ. Còn Thầy tới đâu không được, tới đó tới cái chùa nào Thầy xin cơm ăn cũng được, có mình Thầy nó đâu có gì đâu.

(44:39) Phật tử 1: Cái chương trình của Thầy mà nếu mà thực hiện được thì đúng là trên thế giới này cũng có một người chứ không có hai à Thầy. Bởi vì các nước đó có những trung tâm thiền nhưng mà ai vô đó phải đóng tiền, ví dụ như ở đó ba mươi ngày ngày phải đóng tiền bao nhiêu đó chứ?

Phật tử 2: Ở Long Hải chứ không phải ở đây hả Thầy?

Trưởng lão: Không phải ở đây. Ở đây á thì bên chiến cơm Minh Đạm đó, ở ngoài đó thì hợp

Phật tử 2: Ở chỗ chùa Linh Quang.

Phật tử 1: Bây giờ có khu đất mười chín mẫu đó.

Trưởng lão: Ở ngoài đó thì thầy Thông Luận chạy tới, chạy lui coi dùm Thầy hết.

Phật tử 1: Hồi nãy giờ con cũng đang suy nghĩ về cái quá trình mà Thầy có một cái nội lực như vậy đó, nhưng mà bản thân Thầy là có một người, một người bây giờ thấy lộ thêm một ý nữa là phước của những đối tượng được giúp đỡ như thế nào, phước của người ta thì một mình phước của Thầy cũng không đủ để mà chuyển thành lập được. Con cũng xin nêu cái ý này nè, vậy thì Thầy có nghĩ đến cái chỗ là nếu mà cái nghị lực mình khấn lên cái chư Bồ Tát, chư Bồ Tát có thể hỗ trợ cho Thầy, thì cái điều này theo Thầy thấy có nhu cầu không, hay là thầy dựa theo nhân quả mà nếu người dân ở trong nước mình, những đối tượng mình đang nghĩ đến tương lai như vậy …​(không nghe rõ).

(46:05) Trưởng lão: Không, nhưng mà cái tâm tha thiết của Thầy, thì là nó cũng tuỳ vào cái phước của chúng sanh chứ không phải của Thầy. Cũng như bây giờ Thầy muốn độ người đó tu giải thoát mà người đó không có đủ phước bây giờ Thầy nói gì họ cũng không nghe, còn họ có đủ phước Thầy nói một họ nghe tới mười lận, phải không, Cái khó là khó chỗ đó. Cho nên ví dụ như bây giờ cái phước của họ nó mỏng nó ít quá mà Thầy muốn cho họ thêm phước không được, bởi vì mình giải quyết về nhân quả cho họ, chính cái bản thân của họ phải giải quyết.

Nhưng mà trong cái đất nước này có một người tu mà có tầm vóc nghĩ như vậy đó, thì cái dân tộc này cũng có phước rồi đó. Chứ nhiều nước người ta chưa có người nghĩ vậy sao, phải không. Nó phải có cái phước rồi đó, tức là cái nhân nó có rồi, nhưng mà cái quả của họ để hưởng đó có được ngay trong kiếp này hay là còn phải một trăm năm sau !? Nhưng mà cái điều kiện như bây giờ Thầy viết một cuốn sách, đâu phải cuốn sách trong cái đầu Thầy rồi nó mất đâu, cả bao nhiêu trăm năm sau nó còn. Cho nên đời Thầy đâu có phát triển được Phật giáo được, một trăm năm sau may ra nó có người phát triển, nhưng mà họ nắm được cái tài liệu này, còn nếu Thầy không để lại thì họ biết đâu họ phan, phải không, cho nên không mất.

Thầy để lại cái chương trình này nó sẽ không mất, Thầy tin rằng sẽ có người và phước của dân tộc Việt Nam sẽ đến. Khi mà cái giáo trình đạo đức nhân quả của Thầy đưa ra thì ít ra mười người họ cũng được một người giữ đạo đức chứ. Nó lại tăng thêm cái số người có đạo đức trong đó, thì cái phước báu nó lên, nó tăng lên, và nó càng ngày nó tăng lên thì nó đúng cái mức của nó, thì cái chương trình nó sẽ ra đời. Thầy phải đi từng bước chứ còn nếu, đây là cái điểm của Thầy đã nhìn nhưng mà phải làm từng cái bước một. Cái giáo trình đạo đức nhân quả Thầy sẽ đi ra với cái bước này, chứ nếu mà nói như vậy là không cần cái đạo đức này, mà Thầy chỉ đưa ra cái trung tâm rồi lo xây dựng trung tâm, thì như vậy sai mất, mất cái gốc đi. Thầy phải tạo cho họ có đủ cái phước để hưởng cái này thì nó mới đúng, còn không có dùng tha lực của Bồ Tát được.

(48:04) Phật tử 1: Con thấy quan điểm đó thì chính con muốn học Thầy, Thầy đã phát biểu cho con hiểu được theo quan điểm của Thầy, không cần tha lực, chính cái nhân quả nó tự, cái nghiệp nó tới, cái quả nó trổ. Rồi khi nó chưa đủ duyên nên cái quả nó chưa trổ. Cho nên cái duyên.. Với lại cái duyên mà ông Đài Loan nào đó thì cũng chưa phải là cái duyên chánh, nên thành ra nó cũng chưa thành tựu được, bởi còn kẹt đủ thứ chuyện, nào là chánh trị đồ gì

(48:31) Trưởng lão: Đó nó đủ thứ hết đó. Thành ra cái buổi họp đó thì họ nói tiếng Hoa, mà Thầy thì đâu có biết tiếng Hoa. Thì lại trong cái bữa đi đó thì lại có cái người đệ tử của Thầy là người Hoa, họ cũng rành tiếng họ lắm rồi cái họ làm thông ngôn, họ nói chuyện với mấy ông Tàu đó nói với Thầy. Trời ơi thành ra nó đỡ quá có người thông ngôn rồi. Trong cái may mắn đó, thì trong cái đoàn đó lại có cái ông Mỹ, cái người Mỹ, ông đó ổng đi, ổng đi trong cái đoàn đó thì ổng nói tiếng Mỹ nhưng mà cái người Hoa đó họ rành tiếng Mỹ, họ thông dịch lại cho ổng, ổng nghe. Ổng nói ổng sẽ về nước ổng, ổng sẽ củng cố những cái điều này và kêu gọi những cái hội từ thiện ở bên nước ổng sẽ hỗ trợ cho cái trung tâm khi mà nghe Thầy nói cái Thầy làm đó.

Sự thật nhưng mà Thầy dò xét rồi Thầy thấy chưa được, tại vì nó có chính trị trong đó. Bởi vì trong cái, trên bước đường đi đó thì, trong mấy cái ông Đài Loan đó thì họ có nhắc đến, nhắc đến Phật giáo Việt Nam Thống Nhất thầy Tuệ Hỉ với Mạnh Thá, hai cái người này, trong khi hai cái người này thì họ có những cái ý của họ về họ hiểu biết đó, về cái cái hệ tư tưởng của họ. Đó là cái tư tưởng của người ta rồi, thành ra Nhà nước này thì cho họ là có cái ý chống lại cách mạng chứ gì, vì vậy theo Thầy thấy nó cũng không phải, nhưng mà mấy người này họ lại có ý hướng đó.

Cho nên trong khi đó nếu mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang ở ngoại quốc mà nếu mà làm cái gì thì họ bỏ tiền ra giúp mình nhưng có cái điều kiện là phải chống lại cái giáo hội này. Đó là giáo hội mình đây nè, chứ không phải chống Nhà nước, chống lại cái giáo hội mình đây thôi. Thầy không làm, Thầy nói làm như vậy là lộn xộn đất nước hết, dẹp mấy ông này qua bên, không được. Làm từ thiện mà kiểu này họ phân chia ra trong cái giáo hội của mình, không được. Bởi vậy Thầy mới, khi mà làm vậy Thầy mới mới nhờ mấy cái người ở bên ngành công an họ theo dõi thử coi mấy người này họ như thế nào, sau đó họ báo những người này họ đang ở bên chỗ Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, bên Tịnh Độ. Thành ra coi vậy chứ ngoại quốc nó đủ mặt ở trong đó hết đó, khó lắm, nó làm từ thiện chứ chưa thiện đâu.

Phật tử 1: Thiện mà cũng có điều kiện gì đó trong đó hết, nó đặt điều kiện.

(50:55) Trưởng lão: Nghĩa là nói chung là khi mà Thầy mà cần mà bằng lòng một chút là tiền nó đổ vô. Nó nói nó gợi cho mình thấy rõ mà, nghĩa là nó vật tư này kia ở bên nước nó nó không cần qua bên đây nó mua bên đây đâu, bên đó nó sẽ kéo qua bên đây, nó xây dựng luôn cả nhà cửa cho mình luôn hết, nghĩa là công văn của mình như thế nào nó sẽ làm y thế hết.

Phật tử 1: Vì vậy điều họ làm dã dựt chừng nào, họ đổ đầu tư vào chừng nào thì đâm ra mình cũng nghi đến mức sau lưng đó có cái ý đồ

Trưởng lão: Đó, chính cái chỗ đó. Họ gợi cho mình ham muốn mà. Nếu mình còn cái ham muốn đó, mình thấy ham muốn cái số tiền vĩ đại như vậy mình ham muốn thì mình bị người ta xỏ mũi rồi, phải không, con thấy đúng không. Mình làm đem lại hạnh phúc cho mọi người chứ đâu phải đem lại chiến tranh cho mình đâu, đem lại cái sự náo động thì đâu được. Thầy, Thầy khi mà nói chuyện hơi mà ngồi đi lên trên đường ra ngoài tham quan khu đất mà, rồi trên xe rồi họ ngồi nói chuyện rồi cái ông Út ông gì đệ tử của Thầy đó, qua họ ổng thông dịch lại cho Thầy. Thầy làm thinh à, Thầy không nói gì hết. Sau đó rồi Thầy, tới chừng mà về rồi đó, nhờ bên ngành công an họ qua cái họ xem …​(không nghe rõ) như thế nào rồi thôi. Thầy nói thôi bây giờ mình không làm việc nữa. Họ nói những cái người này đó, đều Nhà nước đang theo dõi chứ chưa có nắm chắc, chừng nào mà người ta biết chắc người ta báo cho. Còn bây giờ người ta cũng chưa có xác định chắc nhưng mà người ta nghi ngờ.

Phật tử 1: Mà có khi nào Thầy những vị chuyên môn về kinh tế hay là ví dụ chiến lược kinh tế để biết cái tổng số chi phí cho tương lai về cái công trình có thể lên bao nhiêu tỷ hay như thế nào, có một người nào phân tích sau khi được hội ý với Thầy rồi đó, người ta phân tích ra, người ta tính sơ bộ số tiền lên đến bao nhiêu vậy chứ, ước chừng khoảng bao nhiêu?

Trưởng lão: Nó tới mười mấy hai mươi mấy tỷ đó, mười bảy, mười tám tỷ đó, chứ không phải ít.

Phật tử 2: Bằng số tiền cứu trợ miền Trung.

Trưởng lão: Bởi vì mà những cái máy móc này kia đồ ở về bệnh viện đồ máy y khoa đồ đó, thì người ta trang thiết bị cho cái bệnh viện của mình người ta gửi qua người ta cho mình đó. Mà Thầy thấy ở trong vấn đề đó là mình phải lo của mình, người ta cho mà nhiều khi nó có một cái gì mình sợ lắm.

(53:23) Phật tử 1: Thưa Thầy gần đây có nói cho Thầy nghe có nghe thầy Thông Luận báo cáo cho Thầy nghe về những cái dự án như bên mấy cái nước tiên tiến như Mỹ hay là Thuỵ Sỹ do một vị nào mà có cộng tác với bao nhiêu năm rồi, cựu giám đốc của đài Truyền Hình Việt Nam, thầy Thông Luận coi, một ông nào ổng cỡ tám mươi tuổi tên gì con quên rồi mà ổng có cái tinh thần là có tâm đạo, cùng với ông gì mà giám đốc đài Truyền Hình, và có mời thêm những đệ tử khác cùng hoạt động ở chỗ khu tịnh thất của thầy Thông Luận đó. Rồi có mời thầy Thông Luận ký tên, nhưng được có 2 chữ ký à, còn 2 chữ ký của một vị linh mục nào đó nữa với lại thầy Thông Luận. Thì Thầy Thông Luận nói thầy sẽ trình lại cho hoà thượng, hoà thượng ở Trúc Lâm đó, rồi sau này tiến hành, rồi thầy đưa thêm một cái dự án toàn là mấy chục tỷ đô la không à, mà ở nước ngoài nó đầu tư để nó khai thác cái khu vực đó, khu vực thuộc thầy Thông Luận. Rồi thầy Thông Luận kêu chùa đồ còn chừng khoảng hai ba mẫu một mẫu gì thôi, rồi còn lại bao nhiêu mà muốn đầu tư muốn làm cái cơ sở cũng mang cái tính xã hội từ thiện, là để cho thầy Thông Luận ở đó thi thoảng dòm ngó dùm. Nghe sao thấy lớn thế, mà số tiền cũng tiền tỷ đô la.

Trưởng lão: Ngán quá. Nghe mà thấy sợ.

Phật tử 1: Con nghe, hồi nãy giờ con chợt một nhớ ra một mẩu chuyện đó …​(không nghe rõ), đưa dự án ra, thì con thấy lớn quá mà không biết khi nào mới thực hiện mà trong đó quên cái mục chính trị sau khi giống như Thầy nghĩ tới đó. Bởi vì con nghĩ thì cũng khi mà nếu như đứng về phương diện xã hội từ thiện mà có miếng đất rồi cũng coi nhiêu năm ổng ký, mà cũng khó đó, vừa là tôn giáo mà vừa là tôn giáo phật giáo mà thiên chúa giáo

Trưởng lão: Mà có thiên chúa nữa, không được.

Phật tử 1: Có 1 vị linh mục, chuẩn bị ký tên, mà còn như là bốn chữ ký mà giờ là mới có 1 chữ ký một ông cụ này.

Phật tử 2: Nghe nói các cái khu đó đó, không phải, cái chỗ đó có nhà thờ, có của thầy Thông Luận, thì bây giờ cũng như là người ta hội ý để người ta xin một phần trên đó để người ta lấy để làm để người ta giúp cũng như là khi người ta lấy phần này người ta bồi thường lại để thầy Thông Luận có tiền để mà đầu tư vậy đó. Theo tui, tui nghĩ vậy đó, chứ không phải là, còn cái đó thì vẫn của người ta. Có nghĩa là bởi vì lớn quá thầy Thông Luận không quản lý nổi, mà thầy sẽ.

Trưởng lão: Không có tiền, không có tiền mà xây cất nữa.

Phật tử 2: Dạ không có tiền, thì có thể là người ta sẽ đền bù cho thầy Thông Luận một khoảng đó để thầy phát triển về Phật giáo của Thầy, còn người ta làm phần của người ta, mà ta dựa cái cơ sở là chỗ đó có cái thuỷ đó Thầy, đó, đó để đó để làm cái khu du lịch gì đó.

Trưởng lão: Ừ nhưng mà nó muôn mặt, con người muôn mặt lắm, Thầy thấy mà nó tổng hợp như vậy.

Phật tử 1: Bảo vệ môi trường thiên nhiên gì đó, đúng rồi, cái danh từ của cái hội đó.

Phật tử 2: Với con thấy cái chỗ mà có môi trường thiên nhiên người ta cũng đến tham quan dữ lắm đó, như coi cái đài Bình Dương hay có những cái chỗ mà nó.

Trưởng lão: Không, mình thì nghĩ tốt, nhưng mà người ta nó nó.

Phật tử 1: Có cái điều kiện sao đó.

Phật tử 3: Dĩ nhiên là họ sẽ tới đó, họ cũng tham quan là phải có tiền, có tiền họ đầu tư ra được họ phải thu hồi vốn chứ.

Trưởng lão: Bây giờ thật sự ra bây giờ mình cứ như vầy nè, mình muốn chắc ăn đó, mình muốn hợp tác với ai chắc ăn đó, mình cứ nhờ chính quyền, phải có chính quyền. Chứ không mình làm bậy họ bắt bẻ mình chết á, chỉ có mình đưa chính quyền vô nhờ thì mới được, nó mới êm thôi

Phật tử 3: Em nghĩ chắc cái ông gì đó tại vì ổng về hưu đương nhiên về mặt chính quyền ổng có quan hệ.

(56:52) Trưởng lão: Tôi làm tốt cho dân tộc, tôi làm tốt nhưng mà phải có Nhà nước xen vô trong vấn đề bảo vệ an ninh, chứ còn tôi làm sao tôi bảo vệ được cái điều này. Bởi vì muôn mặt của cái người ngoại quốc mình không biết được đâu. Cho nên mình cứ nhờ ngay cái mặt chính quyền người ta xem xét dùm mình, được thì mình xúc tiến không được thôi, thà là mình chồi tranh vách lá.

Phật tử 1: Bởi vì trong cái công trình nào mà lớn mà nói chuyện mấy chục tỷ tiền Việt Nam đó, thì thấy rằng nhiều cư sĩ Việt Nam mình góp lại rất là khó khăn, khó thành tựu được, mà khi có một cái nhân duyên mà nước ngoài chẳng hạn Đài Loan, cũng nhờ cái đạo tâm đó mà cũng như cái cơ sở hoà thượng Minh Châu, bốn trăm ngàn đô la.

Trưởng lão: Làm liền không có được đâu, Thầy thiết nghĩ mình phải làm từng bước.

Phật tử 1: Ban đầu là bốn trăm ngàn đô la, hôm bữa thầy Chơn Thiện đó, thầy Thích Chơn Thiện mới kêu lên cái ông Quảng Tâm mới đòi đi làm vận động là hai ba chục đô la, hay là hai ba chục ngàn gì đó, tui có nghe.

Phật tử 2: Tất cả là tám trăm ngàn đô la, nhưng mà vẫn còn thiếu. Bảy tỷ, bảy tỷ.

Phật tử 1: Bổ sung vô tầng một với tầng hai, gộp vô tầng ba rồi bây giờ vẫn tiếp tục còn đang trang trí nội thất tiếp tục.

(57:57) Trưởng lão: Bây giờ mình đừng có làm nhanh như vậy, mà mình làm thế này nó ngừa cái mặt chính trị, người ta sẽ đổ vô mình ngán lắm. Thôi mình làm như thế này nè, chẳng hạn bây giờ đó mình mở ra những cái nhà máy để cho có cái nguồn kinh tế đã, rồi bắt đầu mình làm cái trạm xá. Nó nhỏ bắt đầu từ từ xin cách thức của mình làm. Bởi vì khi cái nguồn tài chánh của mình đâu nhiều được mà làm, còn người ta đổ vô đó thì làm lớn ì xèo coi chừng ở trong đó nó có những cái mà nó xỏ mũi mình mất đi, mình nhận của người ta nhiều quá nói không được, rồi chừng đó ta sai mình làm cái gì cũng phải chịu hết, mất cái chủ quyền của mình, Thầy không chấp nhận điều đó. Thà là tự lực của Thầy, bây giờ các cư sĩ mình trong này một ít thì mình làm cái trạm xá nhỏ, mình tuần tự, mình lấy kinh tế này mình lần lượt mình triển ra.

Hồi đó Thầy về đây, cũng như cái tu viện hồi đó đâu phải mà Thầy xin phật tử, thật sự Thầy xin phật tử mà xây dựng cái này thì cũng nhanh lắm, nhưng mà Thầy không có làm điều đó đâu. Mỗi lần mà ăn uống thì Thầy dành dành dụm chút chút, chút chút, mỗi lần chút. Thí dụ như giờ một ngày thay vì mình ăn nhiêu đó, thì mình dành ra năm trăm, ba trăm hay ngàn hai ngàn, rồi bắt đầu bây giờ nó đủ số mình cất cái thất là cất cái thất. Không xin phật tử, không xin một đứa nào hết, Thầy không kêu gọi ai hết. Mà bây giờ coi đơn giản vậy chứ coi vậy chứ tiền không chứ không phải dễ đâu. Nhưng mà ỗi lần, mà mười năm trời mà Thầy mới hoàn thành được cái khu tu hành như thế này, thì đủ biết là cái dành dụm của mình phải khó rồi, thì mỗi lần cứ chút chút mình làm thôi. Chứ đừng có mà mình vẽ cái này rồi cái mình kêu phật tử: “Ừ bây giờ Thầy muốn cất cái này, cái này, cái này” rồi mỗi người xin đóng, người ta phải, ép buộc người ta phải bỏ tiền ra mình thấy đau khổ, Thầy không làm điều đó. Cho nên cái điều kiện Thầy làm là giữ giới, bởi vì từ cái phước duyên của chúng sanh mà Thầy làm.

(59:39) Bây giờ thí dụ như bây giờ Thầy có cái phước, thì có người ta thấy chuyện Thầy làm tốt, họ bỏ ra năm ngàn, ba ngàn, triệu hai triệu tuỳ cái lòng hảo tâm, có được nhiêu Thầy sẽ làm làm lần lượt từ triển khai, theo cái phương án mà Thầy đã, cái đồ án, phương án Thầy đã vẽ ra như thế nào thì bây giờ Thầy làm như vậy. Nghĩa là cái nào làm trước, xây dựng trước, cái nào làm sau, làm cái nào được, thu nhận người vô trị bệnh như thế nào. Thì ví dụ bây giờ Thầy chỉ có năm chục cái giường, thì Thầy sẽ thu năm chục người, người nào tới trước Thầy thu, mà người nào tới sau mà hết giường thì thôi, chờ chừng nào Thầy có dư Thầy thu nữa. Chứ giờ Thầy có đủ bây nhiêu thì thôi chứ không hơn nữa, nó vậy đó. Thầy làm cũng như là trái chuối mình lột mình ăn lần thì bảo đảm là chắc ăn. Mà ai có lòng tốt bỏ vô, xét thấy người ta tốt thật, vì từ thiện thì mình nhận, mà vì có mục đích gì trong đó thì không nhận.

Phật tử 3: Thí dụ giờ chương trình của Thầy là năm tới Thầy bắt đầu.

Trưởng lão: Thầy sẽ cố gắng Thầy làm mà, Thầy cố gắng, nhưng mà Thầy xét thấy nếu mà nó chưa được thì đình chỉ lại, chưa phải lúc.

Phật tử 1: Nếu mà thấy mà có đủ duyên tụi con cũng vận động một số phật tử trong nhóm ủng hộ cho Thầy phần nào hay phần đó.

Trưởng lão: Thôi, chưa cần lắm. Thầy nói bây giờ một đồng cũng quý nữa, nhưng mà phải ở chỗ cái tâm.

Phật tử 2: Dạ đúng rồi tui con là tâm thôi chứ đâu có.

(01:00:54) Trưởng lão: Biết thương người, biết lo thì cái giọt mồ hôi nước mắt mình nhỏ xuống đúng cái chỗ, cho nên đức Phật nói bố thí, cúng dường phải đúng chánh pháp. Đúng là như thế nào, nếu mà cái người đó họ lừa đảo mình, nhất định một đồng không bỏ, mà đúng thì coi như là cái chỗ này là cái chỗ phước báu rất lớn. Mình không đem hạt giống mình bỏ vô vùng đất giàu. Đúng như lời Phật dạy mà, mình làm cho đúng. Thì cái cái tư tưởng của mình vậy nhưng mà Thầy nghĩ rằng cái mà Thầy để lại, cái chương trình mà Thầy để lại, dù Thầy có đi rồi thì những người sau họ sẽ tiếp tục họ vì cái lợi ích chung. Đó, thì cái bây giờ mà Thầy đang lo là Thầy soạn thảo chương trình đó tới giáp năm.

Phật tử 1: Tụi con cầu mong làm sao cho Thầy có đủ sức khoẻ để mà khi nó hoàn thành, chứ Thầy đừng đi trước.

Trưởng lão: Không, cái chuyện làm không phải, bởi vì cái này là cái chuyện mình làm cái chuyện…​(không nghe rõ) làm cái nền thôi.

Phật tử 2: Dạ. Nhưng mà Thầy phải đào tạo tiếp cái người kế thừa chứ không là cái nền đó cứ là nằm hoài.

Trưởng lão: Nó không có lên cái nhà.

Phật tử 3: Dạ nó không lên cái nhà.

Trưởng lão: Nói chung là phải ráng chứ, phải ráng có người kế thừa. Thật sự ra thì đào tạo cái người mà thừa kế mà có những cái tâm thiện lớn thì nó cũng khó lắm, tâm danh, tâm lợi thì nó dễ, chứ cái tâm mà lo cho mọi người thì khó lắm. Phải cố gắng. Cho nên thật sự ra thì hiện giờ Thầy đang lo tìm những người mà tu chơn chánh mình giúp họ tu, rồi cái mặt thứ hai đó là tạo những cái điều kiện cho người ta có những cái sách vở người ta đọc về đạo đức, đó là những cái điều Thầy làm. Cái thứ ba là xây dựng những cái nhà máy để mà làm nước lọc thiên nhiên, lấy cái vật tư dưới lòng đất của mình đó, lấy cái đó bán. Bây giờ chưa, bây giờ nó có được cái vật này rồi, thì trong cái hoàn cảnh nào mình cũng có thể giúp người bất hạnh được, mình chưa có cái cái bệnh viện, chưa có cái này thì mình cũng có thể giúp được.

(01:02:50) Trong hoàn cảnh, mà trong xã hội làm sao không có người bất hạnh? Nghĩa là mình không lo gì cho mình hết, mà chỉ lo làm sao mà quyết được nỗi bất hạnh cho người cái đã, thì lần lượt thì nó đủ duyên thì cái bệnh viện tư từ thiện sẽ ra đời, trung tâm an dưỡng nó sẽ ra đời. Thì bà con mình thỉnh thoảng đến thăm Thầy có chỗ nghỉ ngơi trong tuần hay hoặc tháng, để mình vừa an dưỡng nghỉ ngơi, rồi cũng vừa học những đạo đức, rồi cũng nghe những cái lời của Phật dạy ngày xưa cái đạo đức nó như thế nào, mà người ta không biết đạo đức của đạo Phật.

Phật tử 1: Là an dưỡng vô điều kiện không tốn tiền.

Trưởng lão: Ừ nghĩa là vô an dưỡng nhưng không có tốn tiền, miễn phí. Ăn uống thì ở đó là được. Thí dụ như khả năng Thầy nhận được bao nhiêu người.

Phật tử 3: Cái đó là mình muốn làm y như thế, chứ thí dụ Thầy nói ai muốn tới an dưỡng thì đóng cái tiền ăn, thực chất người ta cũng hoan hỉ lắm Thầy, thì nó đỡ cái chi phí cho Thầy.

Trưởng lão: Ừ thì đúng, nhưng mà Thầy nghĩ rằng người ta đến đó.

Phật tử 3 : Bởi vì ở nhà người ta cũng ăn

Phật tử 2: Mà thầy muốn giúp những người khó khăn nhất trước cái đã, khó khăn nhất, còn những cái người đó thì họ chỉ có khi nào người ta thích tới đó để họ an dưỡng. Khó khăn nhất có nghĩa là Thầy muốn cảm hoá những người khó khăn nhất mà họ chưa có thiện duyên hướng tâm về đạo luôn nữa.

Trưởng lão: Lúc đó thì họ thấy được cái tình người, để họ.

Phật tử 1: Hôm nay tụi con tới đây, thứ nhất là thăm Thầy, cái nữa tụi con cũng muốn xin Thầy cho thỉnh cái bộ Đường Về Xứ Phật đó Thầy.

Trưởng lão: Nhưng mà mấy con thỉnh bây giờ thì Thầy thấy hả có cuốn nào Thầy cho cuốn nấy chứ còn, bởi vì cuốn một, cuốn hai này kia nó đã qua rồi, bây giờ chưa có in lại. Còn bây giờ cuốn bốn, cuốn năm, cuốn sáu. Có cái cuốn bốn, cuốn năm, cuốn sáu.

Phật tử 1: Con có coi được cuốn bốn, cuốn năm, cuốn sáu rồi.

Trưởng lão: Có rồi hả?

Phật tử 1: Dạ. Giờ cuốn một, cuốn hai, cuốn ba Thầy còn không Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ Thầy không còn.

Phật tử 3: Còn cuốn nào không Thầy, tụi con về tụi con coi.

Trưởng lão : Hết rồi. Bây giờ coi như là cái tài liệu đó hết rồi, bây giờ nó chỉ còn có ở trên vi tính đồ thôi, để mà in nó ra rồi mới đem photo nữa.

Phật tử 1: Thấy ở trong đó hình như Thầy nói rằng đọc trong những cuốn vấn đạo để mà thấy cái pháp hành thiền của Thầy đó, sao con đọc con chẳng chưa thấy cuốn nào, cuốn nào nó có cái phần Thầy dạy thực hành đó Thầy.

(01:05:13) Trưởng lão: Ờ, bởi vì cho nên ở đây nó chỉ là người ta hỏi tới đâu đáp tới đó thôi, chứ nó chưa có vạch ra cái giáo trình mà trình tự bắt đầu tu từ cái mới bắt đầu như thế nào. Chưa, thì lần lượt rồi nó mới có chứ, mình Thầy mà trong vòng có hai năm mấy nay mà bao nhiêu sách vở Thầy viết ra như vậy là đủ biết là Thầy như thế nào. Từ nào tới giờ Thầy không có viết sách, kinh gì hết hà, mà cái thời gian gần đây đó Thầy viết như vậy là đủ biết rồi. Thầy nói sắp sửa mình ra đi rồi cố gắng ghi lại những cái gì mà mình đã biết. Mà do cái sự hỏi người ta chứ cỡ không hỏi thì Thầy không viết đâu, người ta hỏi. Và đồng thời khi mà hỏi ra rồi Thầy mới viết đây chỉ là trả lời lõm bõm theo câu hỏi người ta, chứ chưa phải mình vạch ra một cái giáo trình mà tu tập từ khó đến dễ, từ dễ đến khó như thế nào, chưa có. Coi như ai học tới đâu hiểu tới đó, chỗ nào đó được trúng bệnh của mình thì mình biết thôi chứ còn thật sự chưa có cái đường đi.

Nghĩa là bây giờ ví dụ như bây giờ các cư sĩ vào đây nói về Định Niệm Hơi Thở, Thầy nói không là phải mình vô tới mình ngồi hít thở rồi mà “hơi thở ra tôi biết ra, hơi thở vô tôi biết vô” như vậy hay hoặc là “quán ly tham, quán ly sân”, vậy không phải đâu. Nghĩa là mới đầu vô đây mà Thầy dạy hơi thở, à bắt đầu bây giờ mình làm quen với hơi thở chứ chưa chắc ai biết hơi thở như thế nào đâu. Rồi bắt đầu giờ Thầy dạy hơi thở bình thường mình thở như thế nào, bắt đầu Thầy cầm đồng hồ, cứ thở đi, coi cái thân rung động coi hít vô, thở ra nó bao nhiêu giây. Chứ còn mình mà chú ý nó rồi thì nó lại trật rồi, nó không đúng đâu. Thầy chú ý rồi, Thầy xác định nó là mấy giây, thì bắt đầu về tập luyện mấy giây đó cho Thầy. Bây giờ ở đây chỗ nào mỗi lần tập như vậy đó, mình đặt cái đồng hồ mình xem coi mình hít thở như vậy đó nó mấy giây, trong một phút mình thở được mấy hơi thở.

(1:07:01) Ờ Thầy bảo tập chừng trong một phút rồi đi kinh hành trở lại ngồi tập, cứ tập vậy đó trong một tuần lễ, thuần thì được, mà không thuần Thầy chỉnh đốn lại. Nó không đơn giản đâu, không dễ đâu. Rồi bắt đầu thở được cái hơi thở bình thường, mình lấy hơi thở bình thường làm cái chuẩn, chứ còn lấy hơi thở khác là sai hết. Đó, rồi bắt đầu bây giờ hơi thở bình thường làm chuẩn rồi đó, bắt đầu bây giờ Thầy dạy cho tập cái hơi thở gom tâm. Tức là hơi thở chậm rồi nhẹ, để cho tập sức, tập trung cái gom tâm của mình, chứ thuở giờ mình nói tập trung chứ mình tập trung chút cái mình nhớ tầm bậy à, phải không. Rồi bây giờ thở một hơi thở dài chậm thiệt chậm. Tâm bắt đầu đó mình, cái tâm của mình, hai con mắt mình phải ngó cái chóp mũi của mình, phải không, để cho mình thở chậm chậm theo đó cái tâm nó nương theo hơi thở, thở ra hết rồi mới hít vô chậm chậm cho hết vô, cái sức nó gom rất kỹ. Đó, bắt đầu mới luyện cái hơi thở cho gom tâm cho được, mà trước khi luyện như vậy thì mình phải hướng tâm “Tâm hai mắt phải nhìn chóp mũi nè”, “Tâm phải tập trung vô hơi thở, phải bám chặt vào nhân trung” mình ra lệnh nó như vậy, bắt đầu ngồi thở một hơi thở, rôi bắt đầu đứng dậy đi kinh hành chứ không được đi tầm bậy. Chứ không được thở hai ba hơi thở, hai ba hơi thở là mệt chết đó, bởi vì hơi thở chậm. Mình tập cho quen, quen cái sức gom tâm, sau khi tập mà quen rồi cái mình ra lệnh cái bắt đầu nó gom vô liền, cái tâm nó gom vô liền, cái bắt đầu mình hơi thở hơi thở bình thường cái nó theo hơi bình thường nó quen, nó bám vô được luôn.

Cách thức người ta dạy cho mình mà, người ta dạy cho mình, sau đó rồi người ta mới dạy cho mình “quán ly tham, quán ly sân, si”. Chứ không phải mà đơn giản đâu mà con đừng có tưởng mà dễ nha hông, phải tập từng chút đó. Phải không, Thầy nói coi có phải có không !? Còn ở đây nói chung là đó là Thầy nói về cái phần đó. Còn cái về cái phần mà về Định Vô Lậu, Thầy dạy tất cả những cái lý mà của Phật dạy trong kinh đều là lý “bất tịnh, vô thường, khổ không vô ngã” đều dạy thông suốt hết cái lý này. Để làm gì? Để khi quán nó, trong đầu mình thuộc hết rồi nó mới nhảy ra, từ đó mình mới còn nảy thêm những cái ý, mình tìm những cái bất tịnh như thế nào nữa khác nữa chứ không phải nội bao nhiêu đó đủ.

Nhưng mà khi mà cái tâm của mình tập được cái sức tỉnh thức rồi nó mới thoát ra, còn mình không mình nhai lại cái của Phật còn quên tới quên lui, chứ chưa đủ. Mình học những cái ý của ông Phật đó phải không, mình thuộc nó rồi đó, nhưng mà còn quên tới quên lui chưa hết làm sao mình phóng ra cái mới được. Còn cái này khi mình tỉnh thức rồi bắt đầu mình gom nó, nói về bất tịnh cái nó phóng ra, tự nó phát triển ra nó biết cái bất tịnh. Phải học như vậy, tu như vậy nó mới có kết quả chứ tu. Thầy nói thật sự ra hướng dẫn cả một vấn đề. Bắt ngồi đây rồi hít thở rồi Thầy coi quan sát hơi thở sao sao, rồi tập luyện cực lắm. Bởi vậy tìm người mà có duyên sẵn rồi nó dễ.

(10:09:40) Phật tử 1: Thưa Thầy, vậy thì trong quá trình tới nay, theo như cái Bốn Thánh Định mà Thầy đã đưa lên cái video như vậy, thì đã có đệ tử nào đi tới cái mức định thứ mấy không?

Trưởng lão: Thôi, thôi con ơi, Thầy nói Sơ Thiền họ xả chưa được, giới luật họ chưa sống được. Trời đất ơi.

Phật tử 1: Chưa có người nào lên Sơ thiền được hả Thầy?

Trưởng lão: Trời ơi Sơ Thiền họ chưa vô nổi, nội cái đời sống giới luật không còn chưa nổi làm sao mà nói gì Nhị Thiền.

Phật tử 1: Coi vậy chứ mà khó lắm.

Trưởng lão: Cho nên không phải, bởi vậy Thầy nói khi nào mà Nhị Thiền không phải bảo nó diệt Tầm Tứ cái nó diệt đâu, không phải đâu. Nghĩa là diệt Tầm Tứ nó đã diệt thì không tác ý ra được, hễ mà vô định đó nó không tác ý đâu. Còn mình vô mình ngồi nó không vọng tưởng mà mình tác ý được thì nó còn, nó còn Nhị thiền, bởi vì nó còn Tầm Tứ của nó mà. Phải không. Bây giờ Thầy ngồi đây nè: “Hít vô tôi biết tôi hít vô nè”, tác ý ra mà, tầm tứ chứ gì, phải không, thì rõ ràng là nó không vọng tưởng, nó có cái nhiếp tâm ở trong đó, nó không có cái niệm bậy nó xen vô, nhưng mà rõ ràng mình tác ý ra được, mình suy tư được theo cái chủ động của mình thì nó là Sơ Thiền thôi. Nhưng mà nói Sơ Thiền mình vô mình ngồi đó mình ức chế nó nói Sơ Thiền chứ mình xả ra nó có sơ được không. Nó chạy tùm lum ra hết mà nó sơ gì, chứ phải luôn luôn nó được vậy đó thì nó là sơ, hiểu không, con hiểu không. Cho nên nó đâu có sơ gì. Cho nên sống đời sống chưa đúng giới luật thì nó không có sơ được đâu.

(01:10:54) Còn Nhị Thiền là còn ra lệnh nó tịnh chỉ, nó tịnh chỉ Tầm Tứ, tức là nó diệt Tầm Tứ, mà Tầm Tứ nó diệt rồi mình vô cái cấp bậc mà định sanh hỉ lạc nó đâu phải như ở chỗ Sơ Thiền của mình còn chỗ Tầm Tứ nữa, nó khác. Cho nên bây giờ nói chung là cái Nhị Thiền cũng chưa ai biết cả chứ đừng nói. Nhưng mà Thầy sẽ dạy họ tới, họ sẽ tới được cái chỗ đó. Chỉ có ráng sống đúng cách độc cư để xả tâm, tâm quay vô rồi, tâm tịnh rồi bắt đầu chỉ, chỉ diệt Tầm Tứ tức là nó tịnh chỉ Tầm Tứ đó, nó diệt Tầm Tứ đó. Diệt Tầm Tứ rồi thì nó sẽ ly hỉ, ly hỉ tức là ly cái tưởng thức của mình, ly chiêm bao đó, gọi là ly hỉ. Nghe chữ ly hỉ, trú xả nhập Tam Thiền thiên hạ không ai biết hết á. Nó tưởng đâu ly hỉ là cái trạng thái hỉ mình đừng có chấp nó nữa, không phải, ly hỉ là nó ly cái tưởng thức của nó, cái mộng mị của mình trong ban đêm đó, cái đó nó ly đó, gọi là ly hỉ, là tưởng thức đó. Thì cái người mà nhập Tam Thiền là không còn chiêm bao nữa. Hết chiêm bao mới nhập Tam Thiền, bị ly hỉ hết rồi.

Thì cái cái Nhị Thiền á thì nó diệt Tầm Tứ phải không, nó diệt Tầm Tứ thì cái ý thức của mình nó không còn nữa phải không, mà cái Tam Thiền nó ly hỉ thì cái cái tưởng thức nó không còn nữa, hai cái này dẹp hết thì cái tâm thức mình nó hoạt động. Do đó thì nhập Tứ Thiền thân bất động, rồi cái thân mình nó nó không thở nữa, rồi thì bắt đầu hướng tâm Tam Minh thì cái tâm thức của mình hoạt động thì mình đưa Tam Minh về, tức là mình chỉ ghi nhận, hay biết. Nó đơn giản như vậy đó mà không ai làm được hết.

(01:12:26) Phật tử 1: Thưa Thầy lúc mình ngồi, lúc tâm mình nó hơi yên chút, xong rồi có những cái tiếng động nhỏ cũng giật mình nữa Thầy, cái đó là do.

Trưởng lão: Coi như bây giờ Thầy nói thật sự ra khi mà mình, Thầy nói cái giật mình đó là cái Tầm Tứ nó đánh thức cái mình, không biết các cư sĩ có đọc cái bài kinh mà đức Phật ngồi thiền mà trời sét mà không nghe không?

Phật tử 1: Dạ có có nghe giảng về.

Trưởng lão: Như vậy là rõ ràng là trong khi mình chỉ ngồi yên lặng mình ức chế cái tâm của mình yên lặng cho nên vì vậy nó chưa phải là định, cho nên khi mà một cái tiếng động gì nó giật mình mình liền, cũng như mình đang suy tư cái gì ai làm cái mình giật mình, phải không. Mình đang tập trung vào cái chỗ nào đó, ai làm gì động quá cái mình giật mình. Mình đang chú ý cái này mà ai làm gì cái mình giật mình đó. Cái tình trạng đó là tình trạng mình gom tâm, mình ức chế, sai, không đúng đâu. Nó không ức chế nó không bị gì hết.

Phật tử 1: Nó không bị.

Trưởng lão: Không bị, mà bị ức chế đó, ức chế là sai.

Phật tử 1: Tiếng động nhỏ, nhiều khi tiếng động nhỏ cũng giật mình.

Trưởng lão: Nó giật mình. Bởi vậy cái đó là nó ép nước ép đặng cho nó yên lặng đó. Thành ra nó ức chế, cho nên khi đó cái tâm nó duyên vào cái đối tượng bị ép đó đó, nó không có còn biết ở bên ngoài nữa phải không, thì lúc bấy giờ ai động cái nó giật mình đó,nó giật mình, nó không có gì hết, cái đó nó sai rồi. Vốn mình xả chứ không phải là vốn ức chế. Ức chế nó sẽ không đi tới đâu, nó chỉ yên lặng nó vậy thôi, rồi nó. Thầy nói đó là trạng thái tĩnh lặng, tĩnh mà nó lặng, rồi mình cũng còn biết chứ không phải mất cái biết đâu, cho nên vì vậy mà nó chăm chú trên một cái đối tượng của nó, cho nên ai mà làm cái khác cái nó giật mình ra để cho nó mới biết, đó là cái.

Phật tử 1: Còn anh xã rồi …​(không nghe rõ).

Trưởng lão: Xả rồi nó tự nhiên lắm

Phật tử 1: Động cách mấy nó cũng

(01:14:09) Trưởng lão: Động gì động, thí dụ như bây giờ cái tâm của Thầy mà nó ly dục ly ác pháp rồi đó, nó luôn luôn nó tự nhiên nó biết hơi thở Thầy ra, ai mà la làng, làm gì làm là nó không lưu ý. Tại vì tâm nó không muốn lưu ý điều nào nữa, đó là định rồi đó. Nó bắt đầu cái Sơ Thiền nó có cái dạng của nó vậy đó. Nó ly dục rồi nó không phóng dật, tức là nó định ở trên thân nó rồi, nó theo cái động. Cho nên Thầy nói đúng, tu đúng rồi mình không cần ngồi thiền không cần gì, tâm tự nó định rồi, cái tâm định không có tướng ngồi, mà cái thân định đó thì phải ngồi, ngồi nó bất động nó mới định, mà nó bất động luôn cả cái hơi thở nó không thở thì cái thân nó không động gì nữa, nó định. Còn cái tâm của mình đó nó không cần cái thân nó động tới động lui vậy chứ mà nó cứ ở trong cái thân của nó, nó ở trong cái hành động thân của nó, nó biết cái hơi thở nó ra vô, ra vô ra vô vậy đó, nó biết tới cái vi tế của nó như thế nào. Đầu tiên nó còn biết hơi thở, rồi mình cứ ngồi để cho coi nó biết tới đâu, sau đó cái hơi thở mất, chứ không phải nó cứ biết hơi thở, nó biết nhịp tim, chứ không thấy hơi thở nữa, cái nhịp tim nó vi tế hơn cái hơi thở. Sau đó cái nhịp tim nó lại mất nữa, nó không thấy nhịp tim nữa, mình đâu có chú ý, mình đâu có ức chế cho nên mình đâu có bị tim đứng. Cho nên khi đó nhịp tim không thấy nữa, mà lại thấy sự rung động trong cái bộ não, vi tế quá vi tế luôn đó.

Đó, cái mức độ mà của Sơ Thiền đến vi tế nó thấy những cái rung động đó. Mình bình thường mình cứ ngồi chơi vậy mà nó rung động. Cũng như là mình thấy cái hơi thở mình thở ra, thở vô, nó nhỏ nhẹ, còn mình thở cái hơi thở thô, thì bây giờ mình ngồi mình chú ý hơi thở mình thấy mình thở nghe coi nặng nề, thô, còn cái kia nó nhẹ. Đó tu, mình thấy từng cấp bậc chứ không phải mà tu thấy cái tưởng. Ở trong cái cuốn không biết là các cư sĩ đọc, Thầy có người hỏi Thầy mới nói về trong cái cuốn mà Giác Ngộ, thì xem Giác Ngộ có cái bài mà Quán Niệm Hơi Thở của một thiền sư nào dạy đó, mà Thầy thấy từ những cái hiện tướng như cái khói rồi bông gòn đồ đó, thật ra các ngài tưởng, sắc tưởng rồi. Mấy ông này tu, mấy cô, mấy bà này tu kiểu này tiêu rồi

Phật tử 1: Tức là thấy màu trắng nó hiện ra rồi

Trưởng lão: Thấy màu trắng đồ nó hiện ra tướng đó là bị tưởng.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy