(Tiếp theo Pháp hành 33)
(0:00) … trước sự đau khổ của kẻ khác. Nhưng chúng ta phải thấy được cái sự làm của chúng ta nó phải đúng cách, đúng cái nhân quả.
Cũng như bây giờ, thí dụ như bây giờ mình làm ông thầy thuốc mình nghĩ rằng ai đau mình cũng cứu khổ họ hết, làm cho họ hết đau. Nhưng mà cái nhân quả họ thật sự mà! Nhưng mà khi họ đau, trong cảnh khổ họ rên la, chúng ta có thể giúp đỡ họ trong một phần nào đó thôi, chớ không phải là làm cho họ hết cơn đau được.
Chúng ta bây giờ cho họ uống thang thuốc này họ hết cái đau bệnh này, họ sẽ có cái bệnh khác đến với họ liền, làm gì mà cứu hết bệnh của họ nổi! Đó là cái nhân quả của họ mà làm sao chúng ta cứu hết được.
Cho nên càng mà ngăn chặn, làm cho họ giảm cái nỗi khổ của họ, thì chúng ta phải chịu lấy cái nổi khổ do chính cái nỗi khổ mà chúng ta đã ngăn chặn cái nhân quả của họ. Cho nên chúng ta thấy rằng mình làm phước mà coi chừng chúng ta lại thọ lãnh những cái quả báo của những sự gánh vác của nhân quả kẻ khác.
Cho nên nói tui làm phước sao mà tui lại khổ quá vậy? Đó thì, các nhà làm phước coi chừng, hãy coi chừng! Nhân quả của người ta mà mình gánh bớt cho người ta một phần nào thì mình phải chịu lấy đó.
(01:03) Cho nên nói về đạo Phật là phải nói cái đạo không phải yếm thế. Yếm thế là Thầy thấy bây giờ, trời ơi bây giờ, quý thầy tu chẳng được gì hết, thôi mình vô trong non, trong núi đó mình ngồi mình ẩn bóng đi, cho nó đời sướng mình, khỏe! Khỏi cần tiếp xúc ai, khỏi cần dạy ai, khỏe lắm!
Cho nên Thầy nói ẩn bóng là tránh danh, tránh lợi, có nghĩa là không phải là yếm thế. Mà tránh danh, tránh lợi tức là đừng để cho cái danh, khi mình tu tập rồi, ngày nào lần lượt rồi nó cũng sẽ lộ cái chỗ tu hành giải thoát của mình, người ta sẽ biết. Và người ta sẽ biết càng lúc càng kính trọng, càng tôn trọng mình nữa, thì tức là làm cho người ta phải hao tài tốn của rất nhiều.
Tại sao vậy? Từ xa xôi người ta phải bỏ tiền, dù là nghèo người ta cũng ráng, nghe đó là bậc chơn tu, người ta phải ráng đến, thì tức là người ta phải tốn hao tiền bạc. Trong khi người ta cơm chưa đủ ăn nữa, nhưng mà vì mến cái đức hạnh của một vị đó, cho nên dù xa xôi người ta đến nhìn mặt là người ta thấy thỏa mãn được cái lòng ao ước của người ta rồi. Nhưng mà cái cuộc khổ của họ phải chịu như thế nào?
Cho nên từ đó như Thầy, Thầy ẩn bóng, bây giờ thì người ta chưa biết gì hết, thì mình ẩn bóng, thì do đó, từ đó người ta cũng không biết Thầy ở đâu mà tìm. Thình lình, có duyên Thầy xuất hiện, gặp họ, quá mừng! Sao con lại có duyên gặp Thầy? Thì đó là cách thức đem đến một cái nỗi vui mừng.
(2:16) Và đồng thời cái nỗi vui mừng đó nó làm cho họ có một niềm tin rất sâu. Lời nói của Thầy, cái hoàn cảnh gia đình họ, Thầy khuyên họ: “Bây giờ vợ chồng phải sống như vậy, vậy thì mới đem lại hạnh phúc, do cái nhân quả như vậy!” Nói họ rồi cái bắt đầu họ nghe liền, như vậy họ sống lại, bây giờ gia đình họ rất hạnh phúc.
Cái chợt thình lình của Thầy đem đến cho họ một cái nguồn vui chân thật, hơn là họ đến đây mà nghe một cái bài thuyết pháp rồi về thì gia đình như thế nào thì họ cũng như thế nấy, chẳng có gì lợi ích cho họ.
Đó cho nên, và tránh được cái sự mà quá cung kính, quá tôn trọng của Phật tử.
Cho nên đạo Phật không yếm thế đâu. Nghe nói Thầy ẩn bóng là yếm thế, không phải đâu. Thầy đang đi lo những cái nơi, cái địa điểm nào cho phù hợp để cho các thầy nỗ lực tu, mà luôn luôn lúc nào cũng tới lui với các thầy.
Thí dụ như bây giờ, ở ngoài Hà Nội mà các thầy gặp khó khăn, thì ngay trong chớp mắt là Thầy sẽ đến, đến bằng gì các thầy biết không? Đi bằng phi cơ, nó sẽ chở Thầy đi đến chớ Thầy đâu có thực hiện thần thông làm gì đâu, Thầy có biết gì đâu mà thực hiện!
Nhưng mà Thầy, bây giờ ở ngoài đó gọi điện thoại vào: “Bây giờ con gặp những cái khó khăn cần Thầy giải quyết liền!”, thì ngay đó Thầy xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Thầy mua cái vé. Bây giờ nói ngày mai mới có máy bay, Thầy coi cái người nào họ chưa đi, Thầy đổi vé Thầy đi liền. Thầy ra đó cấp tốc thì trong vòng nửa tiếng, một tiếng đồng hồ Thầy tới Hà Nội rồi, Thầy xuống phi trường Thầy đến gặp liền có gì đâu khó khăn, giải quyết liền tức khắc.
Phải không? Các con thấy, bây giờ nó đã có những cái phương tiện như vậy mà cần gì đây mà phải bay nó đi cho mất công mệt mình? Ở đời mà, nó có phương tiện rồi mình cứ dùng phương tiện, đừng có làm cái chuyện mà ngoài phương tiện đó, người ta nói mình tả đạo, ngoại đạo nữa, thành ra mang tiếng luôn nữa, thì thành không tốt nữa.
Cho nên người ta bay được máy bay thì mình cũng bay được máy bay, chứ mình đừng có bay mà không có máy bay thì mình không được.