00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(05:17)

(5:17) đạo Phật nó thực tế, cho nên nói: "Theo Thầy mà không chứng là sai". Làm chủ tức là chứng mà. Mà đạo Phật vốn để mà ra đời, dạy chúng ta làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Mà sanh thì nó có nói, sanh là không phải là sanh đẻ, mà sanh đây là đời sống. Mà đời sống chúng ta nó dễ phiền não, giận hờn. Mà giờ tâm nó giận thì ngay đó là mình đã lìa ra rồi, thì nó đâu còn giận, tức là làm chủ nó rồi, làm chủ nó rồi. Mà bây giờ mình có sự buồn phiền gì đi nữa, thì Thầy sẽ dạy tất cả các pháp đều vô thường, có pháp nào không vô thường đâu? Cho nên vì vậy mà sự việc xảy ra đều là nhân quả. Đều là nhân quả có gì mà phải sợ hãi buồn phiền.

Khi mà chúng ta tác ý, chúng ta nghĩ như vậy thì cái tâm chúng ta, nó vẫn thản nhiên trước cái hoàn cảnh xảy ra. Thí dụ như trong nhà mình có người bệnh đau, có người mất, thấy các pháp vô thường làm sao ai mà ai thường đâu, phải có chết thôi. Cho nên từ đó cái tri kiến của mình, mình hiểu biết và mình tác ý ra như vậy, thì cái tâm mình nó bình tĩnh lại. Nó không còn quá khổ đau, như vậy là giải thoát chứ sao? Mấy con thấy nó đơn giản, quá đơn giản mà! Khi mình hiểu rồi, thì nó đem lại sự bình an cho tâm mình, tức là giải thoát.

Rồi bây giờ mình có thân bệnh, thì mình tác ý đuổi bệnh ra khỏi thân, mà khỏi cần đi uống thuốc. Thì mấy con thấy, cái đó có phải là cái sự làm chủ bệnh sao? Mà khi một người mà đã làm chủ bệnh á, thì già yếu họ đâu có bệnh tật lụm cụm, đau khổ đâu? Cho nên họ làm chủ được già, có phải không? Già mà không bệnh tật thì không phải là, là khỏe khoắn, là quắc thước sao? Còn bệnh tật, thì cái người già mà bệnh tật thì nó yếu đuối, nó run rẩy, rồi nó quên trước, quên sau lẫn lộn. À! Đi thì sợ té, bởi vì nó bệnh tật thì nó phải, cái cơ thể nó phải suy yếu. Mà già mà không bệnh tật, thì cơ thể nó sẽ khỏe mạnh chứ sao! Tức là làm chủ già, rồi làm chủ bệnh.

Bây giờ, chỉ còn làm chủ muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, là mấy con sẽ hoàn tất được con đường của đạo Phật. Vậy thì bây giờ, Thầy mới dạy mấy con hằng ngày ngồi chơi như thế này, bảo: "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự!". Mà nó có khởi một cái vọng tưởng nào thì mấy con cứ đuổi. Tác ý: "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Chỗ này không phải là chỗ những cái niệm này mà khởi vô". Thì nó nhớ gì, mấy con cứ tác ý hoài, thì một thời gian sau nó không còn niệm. Bởi vì mình có tới mình đuổi, có tới thì mình đuổi, đuổi riết nó không còn niệm, mà không còn niệm thì tâm bất động Vô Lậu rồi.

Mà tâm bất động Vô Lậu, thì nó có một cái lực, cái sức lực mấy con. Cái lực gọi là Định Như Ý Túc hay hoặc là Dục Như Ý Túc, muốn như thế nào, thân tâm chúng ta làm theo như thế nấy. Bây giờ muốn tịnh chỉ hơi thở, thì hơi thở chúng ta ngưng. Vì cái lực, cái lực của Định Như Ý Túc mà, cái lực định mà. Mình bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền" thì ngay đó, thân của chúng ta sẽ lần lượt cái hơi thở nhẹ nhàng rồi ngưng lại, không thở nữa. Mà thân tâm chúng ta rất an lạc, chứ không phải là ngưng thở mà đau khổ. Nó rất là an ổn, bởi vì nó là trạng thái của Tứ Thiền. Cho nên nó rất là hỷ lạc, nó làm cho chúng ta rất an ổn, hơi thở ngưng mà chúng ta an ổn.

Thì bắt đầu bây giờ, chúng ta muốn bỏ thân này, không có cần xài nó nữa. Thì chúng ta lại từ ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền đó, an lạc đó chúng ta ra lệnh bảo: "Thân tâm phải vào cái trạng thái Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Hoàn toàn vào Niết Bàn". Thì do đó, thân tâm chúng ta đều hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái Niết Bàn, thì thân mà nó không thở, thì người ta đem đốt nó, hoặc đem chôn có ăn thua gì! Không phải làm chủ sự sống chết sao? Con thấy không? Đó là phương pháp, nó có phương pháp đàng hoàng, nó là Định Như Ý Túc mà, định như ý muốn mà. Mình muốn vào cái định đó để ngưng hơi thở và đồng thời tác ý chúng ta sẽ vào cái trạng thái của Niết Bàn.

(8:56) Phật tử: Như trong sách Thầy viết Tứ Chánh Định đó?

Trưởng lão: Tứ Thánh Định đó con. Các con thấy chưa? Đó như vậy là chúng ta phải tập luyện. Mà khi tập luyện như thế nào? Bây giờ các con tập luyện, con đâu phải là luyện cái Tứ Thần Túc đó đâu. Mà chính con hằng ngày có cái niệm, con ngồi lại im lặng vầy, nó khởi niệm nhớ cái này, nhớ cái kia, nhớ cái nọ tức là niệm chứ gì, thì tác ý đuổi ra hết, chỉ còn lại cái tâm bất động, nó không niệm. Mà khi không niệm thì nó phải có cái Tứ Thần Túc thôi, con hiểu không? Đó là cái lực của không niệm. Cho nên khi mà có cái lực rồi thì mấy con muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào sống. Như vậy là làm chủ cái đời sống nè, làm chủ già nè, làm chủ bệnh nè, rồi làm chủ chết nè.

Phật tử: Dạ, cô Huệ Ân đó Thầy.

Trưởng lão: Rồi xong rồi, đâu còn gì đâu, chứng đạo rồi đâu còn gì đâu. Bây giờ, mấy con thấy theo Thầy, đầu tiên mấy con có làm chủ được cái đời sống. Sân mấy con đuổi được, thì tức là mấy con làm chủ được cái đời sống rồi. Buồn phiền, có sự gì đau khổ trong gia đình mấy con đều thấy nhân quả, đều thấy các pháp vô thường, thì mấy con cũng làm chủ được cái đời sống rồi! Rồi bắt đầu bây giờ làm chủ bệnh nè, làm chủ bệnh thì già không bệnh, thì khỏe mạnh chứ sao, quắc thước chứ sao! Con thấy làm chủ già, làm chủ bệnh.

Còn bây giờ làm chủ chết, thì khi mà các con cứ ngồi đuổi riết, thì cái tâm bất động, thì nó có đủ cái lực, thì mấy con sẽ nhập vào định. Bởi vì có Định Như Ý Túc mà, thì con mới nhập vào cái định Tứ Thiền, thì lúc bây giờ tịnh chỉ hơi thở, thì mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Quá dễ dàng, đâu có khó nữa đâu! Cho nên vì vậy, mấy con thấy đâu phải là tu khó khăn đâu.

Mà tu chứng đạo gì? Chứng đạo có nghĩa là làm chủ bốn sự đau khổ của chúng ta, chứ chứng đạo gì, có phải không? Mấy con thấy không? Làm chủ bốn sự đau khổ là chứng đạo chứ sao! Nhờ có cái đạo giải thoát mà tôi đã làm chủ nó. Đạo Phật ra đời dạy chúng ta có bấy nhiêu đó thôi, cho nên rất đơn giản con. Mà cuộc đời chúng ta khổ vì đụng mọi chuyện thì chúng ta phiền não, giận hờn, lo lắng, sợ hãi đó là cái khổ của đời sống. Mà giờ chúng ta không có còn lo lắng, sợ hãi, không còn giận hờn nữa đó là giải thoát chứ gì, phải không?

Bây giờ, già mà không bệnh tật thì khỏe mạnh chứ sao! Đâu có lụm cụm, đâu có yếu đuối đâu, cho nên vì vậy bệnh làm chủ bệnh, làm chủ già. Ba cái làm chủ rồi, bây giờ tới cái giai đoạn tâm bất động, thì làm chủ cái chết nữa rồi. Xong! Mà bây giờ, mấy con đâu có làm chủ được phải không? Do đó cái chết nó là nó lăm le với mấy con, nhất là tuổi già nó muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Thì tự nó chứ mấy con chưa làm chủ, cho nên mấy con nỗ lực tu một thời gian, à thời gian sau.

Hồi nãy, là mấy con đến mấy con thấy, Thầy đang dạy các Thầy. Chỉ bây giờ, đầu tháng này là tháng giêng cho tới tháng Sáu là quý thầy phải làm chủ. Chứ không thể mà kéo dài cái thời gian nữa, không thể tu chơi chơi được, phải sống cho đúng những cái điều kiện mà phải sống cho đúng. Cho nên Thầy có in cái nội quy, quý thầy đó, phải giữ gìn không ăn uống phi thời nè, không ngủ phi thời nè, giữ hạnh độc cư hoàn toàn. Ba cái hạnh này xong xuôi, thì sáu tháng quý thầy đuổi, đuổi riết tất cả các niệm. Còn lại thanh tịnh, một tâm thanh tịnh, quý thầy chứng đạo, không có gì hết. Đây là cái bảng nội quy, mà Thầy photo ra Thầy giao cho cô Út để mỗi Phật tử đến đây, dù là mấy con đến đây ở, xin ở một ngày mấy con cũng giữ cái nội quy rất là nghiêm chỉnh. Cho nên đây là cái bản thanh quy của Tu viện. Bây giờ Thầy xin gửi cho mấy con mỗi người một bản, mấy con.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy