CHỨNG ĐẠO CỦA ĐẠO PHẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 02/02/2009
Thời lượng: [0:31:00]
Nghe pháp âm: https://youtu.be/RvkyZc20wPw
(5:17) đạo Phật nó thực tế, cho nên nói: "Theo Thầy mà không chứng là sai". Làm chủ tức là chứng mà. Mà đạo Phật vốn để mà ra đời, dạy chúng ta làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Mà sanh thì nó có nói, sanh là không phải là sanh đẻ, mà sanh đây là đời sống. Mà đời sống chúng ta nó dễ phiền não, giận hờn. Mà giờ tâm nó giận thì ngay đó là mình đã lìa ra rồi, thì nó đâu còn giận, tức là làm chủ nó rồi, làm chủ nó rồi. Mà bây giờ mình có sự buồn phiền gì đi nữa, thì Thầy sẽ dạy tất cả các pháp đều vô thường, có pháp nào không vô thường đâu? Cho nên vì vậy mà sự việc xảy ra đều là nhân quả. Đều là nhân quả có gì mà phải sợ hãi buồn phiền.
Khi mà chúng ta tác ý, chúng ta nghĩ như vậy thì cái tâm chúng ta, nó vẫn thản nhiên trước cái hoàn cảnh xảy ra. Thí dụ như trong nhà mình có người bệnh đau, có người mất, thấy các pháp vô thường làm sao ai mà ai thường đâu, phải có chết thôi. Cho nên từ đó cái tri kiến của mình, mình hiểu biết và mình tác ý ra như vậy, thì cái tâm mình nó bình tĩnh lại. Nó không còn quá khổ đau, như vậy là giải thoát chứ sao? Mấy con thấy nó đơn giản, quá đơn giản mà! Khi mình hiểu rồi, thì nó đem lại sự bình an cho tâm mình, tức là giải thoát.
Rồi bây giờ mình có thân bệnh, thì mình tác ý đuổi bệnh ra khỏi thân, mà khỏi cần đi uống thuốc. Thì mấy con thấy, cái đó có phải là cái sự làm chủ bệnh sao? Mà khi một người mà đã làm chủ bệnh á, thì già yếu họ đâu có bệnh tật lụm cụm, đau khổ đâu? Cho nên họ làm chủ được già, có phải không? Già mà không bệnh tật thì không phải là, là khỏe khoắn, là quắc thước sao? Còn bệnh tật, thì cái người già mà bệnh tật thì nó yếu đuối, nó run rẩy, rồi nó quên trước, quên sau lẫn lộn. À! Đi thì sợ té, bởi vì nó bệnh tật thì nó phải, cái cơ thể nó phải suy yếu. Mà già mà không bệnh tật, thì cơ thể nó sẽ khỏe mạnh chứ sao! Tức là làm chủ già, rồi làm chủ bệnh.
Bây giờ, chỉ còn làm chủ muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, là mấy con sẽ hoàn tất được con đường của đạo Phật. Vậy thì bây giờ, Thầy mới dạy mấy con hằng ngày ngồi chơi như thế này, bảo: "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự!". Mà nó có khởi một cái vọng tưởng nào thì mấy con cứ đuổi. Tác ý: "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Chỗ này không phải là chỗ những cái niệm này mà khởi vô". Thì nó nhớ gì, mấy con cứ tác ý hoài, thì một thời gian sau nó không còn niệm. Bởi vì mình có tới mình đuổi, có tới thì mình đuổi, đuổi riết nó không còn niệm, mà không còn niệm thì tâm bất động Vô Lậu rồi.
Mà tâm bất động Vô Lậu, thì nó có một cái lực, cái sức lực mấy con. Cái lực gọi là Định Như Ý Túc hay hoặc là Dục Như Ý Túc, muốn như thế nào, thân tâm chúng ta làm theo như thế nấy. Bây giờ muốn tịnh chỉ hơi thở, thì hơi thở chúng ta ngưng. Vì cái lực, cái lực của Định Như Ý Túc mà, cái lực định mà. Mình bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền" thì ngay đó, thân của chúng ta sẽ lần lượt cái hơi thở nhẹ nhàng rồi ngưng lại, không thở nữa. Mà thân tâm chúng ta rất an lạc, chứ không phải là ngưng thở mà đau khổ. Nó rất là an ổn, bởi vì nó là trạng thái của Tứ Thiền. Cho nên nó rất là hỷ lạc, nó làm cho chúng ta rất an ổn, hơi thở ngưng mà chúng ta an ổn.
Thì bắt đầu bây giờ, chúng ta muốn bỏ thân này, không có cần xài nó nữa. Thì chúng ta lại từ ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền đó, an lạc đó chúng ta ra lệnh bảo: "Thân tâm phải vào cái trạng thái Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Hoàn toàn vào Niết Bàn". Thì do đó, thân tâm chúng ta đều hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái Niết Bàn, thì thân mà nó không thở, thì người ta đem đốt nó, hoặc đem chôn có ăn thua gì! Không phải làm chủ sự sống chết sao? Con thấy không? Đó là phương pháp, nó có phương pháp đàng hoàng, nó là Định Như Ý Túc mà, định như ý muốn mà. Mình muốn vào cái định đó để ngưng hơi thở và đồng thời tác ý chúng ta sẽ vào cái trạng thái của Niết Bàn.
(8:56) Phật tử: Như trong sách Thầy viết Tứ Chánh Định đó?
Trưởng lão: Tứ Thánh Định đó con. Các con thấy chưa? Đó như vậy là chúng ta phải tập luyện. Mà khi tập luyện như thế nào? Bây giờ các con tập luyện, con đâu phải là luyện cái Tứ Thần Túc đó đâu. Mà chính con hằng ngày có cái niệm, con ngồi lại im lặng vầy, nó khởi niệm nhớ cái này, nhớ cái kia, nhớ cái nọ tức là niệm chứ gì, thì tác ý đuổi ra hết, chỉ còn lại cái tâm bất động, nó không niệm. Mà khi không niệm thì nó phải có cái Tứ Thần Túc thôi, con hiểu không? Đó là cái lực của không niệm. Cho nên khi mà có cái lực rồi thì mấy con muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào sống. Như vậy là làm chủ cái đời sống nè, làm chủ già nè, làm chủ bệnh nè, rồi làm chủ chết nè.
Phật tử: Dạ, cô Huệ Ân đó Thầy.
Trưởng lão: Rồi xong rồi, đâu còn gì đâu, chứng đạo rồi đâu còn gì đâu. Bây giờ, mấy con thấy theo Thầy, đầu tiên mấy con có làm chủ được cái đời sống. Sân mấy con đuổi được, thì tức là mấy con làm chủ được cái đời sống rồi. Buồn phiền, có sự gì đau khổ trong gia đình mấy con đều thấy nhân quả, đều thấy các pháp vô thường, thì mấy con cũng làm chủ được cái đời sống rồi! Rồi bắt đầu bây giờ làm chủ bệnh nè, làm chủ bệnh thì già không bệnh, thì khỏe mạnh chứ sao, quắc thước chứ sao! Con thấy làm chủ già, làm chủ bệnh.
Còn bây giờ làm chủ chết, thì khi mà các con cứ ngồi đuổi riết, thì cái tâm bất động, thì nó có đủ cái lực, thì mấy con sẽ nhập vào định. Bởi vì có Định Như Ý Túc mà, thì con mới nhập vào cái định Tứ Thiền, thì lúc bây giờ tịnh chỉ hơi thở, thì mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Quá dễ dàng, đâu có khó nữa đâu! Cho nên vì vậy, mấy con thấy đâu phải là tu khó khăn đâu.
Mà tu chứng đạo gì? Chứng đạo có nghĩa là làm chủ bốn sự đau khổ của chúng ta, chứ chứng đạo gì, có phải không? Mấy con thấy không? Làm chủ bốn sự đau khổ là chứng đạo chứ sao! Nhờ có cái đạo giải thoát mà tôi đã làm chủ nó. Đạo Phật ra đời dạy chúng ta có bấy nhiêu đó thôi, cho nên rất đơn giản con. Mà cuộc đời chúng ta khổ vì đụng mọi chuyện thì chúng ta phiền não, giận hờn, lo lắng, sợ hãi đó là cái khổ của đời sống. Mà giờ chúng ta không có còn lo lắng, sợ hãi, không còn giận hờn nữa đó là giải thoát chứ gì, phải không?
Bây giờ, già mà không bệnh tật thì khỏe mạnh chứ sao! Đâu có lụm cụm, đâu có yếu đuối đâu, cho nên vì vậy bệnh làm chủ bệnh, làm chủ già. Ba cái làm chủ rồi, bây giờ tới cái giai đoạn tâm bất động, thì làm chủ cái chết nữa rồi. Xong! Mà bây giờ, mấy con đâu có làm chủ được phải không? Do đó cái chết nó là nó lăm le với mấy con, nhất là tuổi già nó muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Thì tự nó chứ mấy con chưa làm chủ, cho nên mấy con nỗ lực tu một thời gian, à thời gian sau.
Hồi nãy, là mấy con đến mấy con thấy, Thầy đang dạy các Thầy. Chỉ bây giờ, đầu tháng này là tháng giêng cho tới tháng Sáu là quý thầy phải làm chủ. Chứ không thể mà kéo dài cái thời gian nữa, không thể tu chơi chơi được, phải sống cho đúng những cái điều kiện mà phải sống cho đúng. Cho nên Thầy có in cái nội quy, quý thầy đó, phải giữ gìn không ăn uống phi thời nè, không ngủ phi thời nè, giữ hạnh độc cư hoàn toàn. Ba cái hạnh này xong xuôi, thì sáu tháng quý thầy đuổi, đuổi riết tất cả các niệm. Còn lại thanh tịnh, một tâm thanh tịnh, quý thầy chứng đạo, không có gì hết. Đây là cái bảng nội quy, mà Thầy photo ra Thầy giao cho cô Út để mỗi Phật tử đến đây, dù là mấy con đến đây ở, xin ở một ngày mấy con cũng giữ cái nội quy rất là nghiêm chỉnh. Cho nên đây là cái bản thanh quy của Tu viện. Bây giờ Thầy xin gửi cho mấy con mỗi người một bản, mấy con.
(12:53) Phật tử: Dạ thưa Thầy, cho xin phép, con xin hỏi Thầy, cái câu mà "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc và Vô Sự" đó thưa Thầy, mình phải đợi khi nào mà có niệm mình mới tác ý vậy hay là mình? Theo ý con, tại hồi con nghĩ, mình càng tác ý nhiều chừng nào thì tất nhiên nó xâm nhập vào tim, vào đầu óc mình, tất nhiên là nó càng mau cho gọi là có cái lực của câu tác ý đó thưa Thầy?
Trưởng lão: Không! Con khỏi cần tác ý con. Khi nào con tác ý: "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự", con ngồi im lặng đó, nó có niệm tác ý còn không niệm thì thôi. Có vậy thôi.
Phật tử: Dạ con cảm ơn, con cứ nghĩ là mình càng tác ý nhiều chừng nào tức nhiên là cho nó thâm nhập vào đầu óc mình trong tim mình.
Trưởng lão: Nó, nó bị động.
(13:45) Phật tử: Dạ, mô Phật, con xin hỏi Thầy cái Lễ Quy Y, cái Pháp Quy Y đó thì chừng nào Thầy thông báo hay sao?
Trưởng lão: À! Thầy sẽ thông báo con! Khi mà cô Út gởi, gởi xuống, gởi cho mấy con cái điệp phái rồi đó, thì cái con sẽ nói cô Út cái ngày nào đó con xuống, thì con sẽ đến gặp Thầy. Thì Thầy làm cái lễ, con sẽ lễ Phật, lễ Thầy, lúc đó là xong xuôi hết. Nghĩa là con có cái điệp phái rồi, có cái ngày nào đó thì con sẽ đến, đến thì con sẽ xin thọ nhận cái lễ thọ Tam Quy Ngũ Giới, thì cho nên con đảnh lễ Phật, rồi con đảnh lễ Thầy. Sau đó thì coi như là Thầy là chính thức là vị Thầy của con, con hiểu không? Lễ Phật, Pháp, Tăng đó. Đó là coi như là chính thức. Không có gì hết.
Thật ra mấy con có được pháp danh, có được tên tuổi, có được cái điệp phái rồi, thì trong những cái ngày sắp tới đó, có một cái dịp mấy con về gặp Thầy thì đảnh lễ Phật, đảnh lễ Pháp, đảnh lễ Thầy thì coi như là mấy con đã thọ Tam Quy Ngũ Giới. Cái lễ đơn giản chứ không phải làm một cái lễ rườm rà. À phải tụng kinh, Niệm chú này kia rồi mới làm cái lễ quy y cho mấy con, không phải. Mà đây chỉ cho mấy con biết pháp danh, mấy con có giấy tờ đàng hoàng. Ngày nào đó mấy con sẽ đến Tu viện, mấy con sẽ gặp Thầy. Trước khi gặp Thầy, Thầy đến cái Tổ đường này, thì Thầy sẽ có những lời nói cho mấy con hiểu: "Bây giờ mấy con là chính thức là đệ tử của Phật, của Thầy. Thì mấy con hãy đảnh lễ Phật, đảnh lễ Thầy, đảnh lễ pháp để mà nhận thọ Tam Quy Ngũ Giới". Thì mấy con chỉ đảnh lễ rồi là thôi, đủ rồi mấy con. Chứ không có mà tụng niệm, cúng bái gì một hơi rồi mới là thọ Tam Quy Ngũ Giới. Không có theo cái đảnh lễ mà bên như Đại thừa nó làm rườm rà lắm mấy con, nó không có đơn giản.
Do đó thì mấy con cố gắng. Khi nghe Thầy rồi, thì phải từ mọi người phải ráng cố gắng mà tu tập để cứu mình mấy con, chứ không ai cứu mình. Cho nên đức Phật ngày xưa cũng đã nói: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không có cứu khổ mấy con được và ta chỉ là người hướng đạo mà thôi, chỉ đường cho mấy con đi, chứ ta không có đi thay dùm cho". Thì bắt đầu bây giờ, mấy con cũng hiểu là Phật pháp thì đơn giản như vậy đó. Nhưng chúng ta muốn tu là phải giữ gìn những cái oai nghi, cái chánh hạnh cho đúng, thì chúng ta sẽ thực hiện được con đường này, nó không có khó khăn.
Chớ không phải là nói tu theo đạo Phật chứng đạo khó khăn, không phải đâu! Tại vì người ta nghĩ khó, chứ không phải khó. Khó làm sao có người ta tu chứng được? Cho nên người ta không hiểu là trong cái số người Thầy hướng dẫn, đã biết bao nhiêu người ta chứng. Mặc dù là có nhiều người, người ta chứng, chưa chứng làm chủ hoàn toàn cái chết, nhưng người ta chứng ba cái điều làm chủ người ta được rồi. Và đồng thời nếu mà đủ duyên, người ta sắp xếp gia đình, người ta ổn hoàn toàn, người ta vào đây người ta tập sống với Thầy năm, sáu tháng là người ta hoàn toàn làm chủ cái chết chứ, chớ đâu phải là người ta không chứng đâu, người ta chứng hoàn toàn chứ!
Cho nên mấy con thấy, chứng ba cái rồi còn một cái cuối cùng, mà chịu sắp xếp, mà hoàn cảnh gia đình thuận, mà xuống đây ở với Thầy, Thầy cho một cái thất ở đây sáu tháng là người ta sẽ chứng. Chỉ bền chí thôi! Hằng ngày mình ngồi đây, mình cứ quét cái tâm của mình, mình quét miết nó phải sạch chứ. Nó có niệm nào mình cứ đuổi đi hoài, đuổi riết nó phải hết chứ, chứ đâu lý nào mà nó còn? Các con hiểu điều đó? Đâu phải mà nó còn hoài đâu. Mình không chấp nhận nó, thì lần lượt nó phải thanh tịnh, nó không còn có, các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà phải cố gắng mấy con, tự cứu mình con. Chứ thí dụ như con, bây giờ đã lớn tuổi rồi, đâu có còn nhỏ đâu!
Phật tử: Dạ con sáu mươi lăm tuổi rồi, coi sách Thầy trên 10 năm rồi.
Trưởng lão: Quá dữ, chứ đâu phải ít đâu. Con gặp Thầy cũng lâu lắm đó, phải không? Mà cứ rề rà, rề rà riết rồi sinh tử nó đến đây rồi, Thầy không có cứu nổi đâu, phải đi tái sanh luân hồi đó.
Phật tử: Dạ con biết nhiều Thầy lắm Thầy, biết Thầy Chân Quang, biết Thầy Thanh Từ, biết…
Trưởng lão: Biết hết rồi.
Phật tử: Dạ biết, con đi cùng Thầy Chân Quang ra ngoài ấy quy y cho mấy người đó, con quyết tâm chờ Thầy. Con đi tới ngoài Hà Nội đó, con coi sách Thầy với cô Thanh coi trên 10 năm rồi. Con chay trường nay cũng được mười lăm năm rồi.
Trưởng lão: Vậy tốt quá rồi, có chay trường là tốt rồi. Tức là giữ giới sát sanh nghiêm chỉnh rồi.
Phật tử: Dạ cũng không biết gì, mà từ hồi nghe và biết Thầy con giữ giới sát sanh luôn, ăn chay trường luôn.
Trưởng lão: Vậy là có cái duyên lành rồi đó con, con ráng tu tập nữa để làm chủ.
Phật tử: Dạ, mà đi cũng nhiều chỗ lắm, Thầy Nhật Quang, Thầy Thanh Từ, rồi Thầy Chân Quang, rồi ra ngoài ấy cũng có ngồi thiền ở Thường Chiếu mà thấy được cái ông giám thiền á, sau khi ở đó quen rồi ông, ổng nói: "Con ngồi đây riết con giám thiền con cũng bệnh luôn ông ơi."
(18:55) Trưởng lão: À, không làm chủ được bệnh, tội!
Phật tử: Ông giám thiền ông nói vậy thôi, ông đó là ông Quang Hưng. Dạ! Con có dẫn vô đây, dẫn vô tới ba lần luôn Thầy. Dạ mà không có duyên gặp Thầy.
Trưởng lão: Chưa có đủ duyên.
Phật tử: Dạ! Có gặp cô Út mấy lần, rồi thì cô Út nói Thầy đi ẩn rồi, không gặp Thầy được.
Trưởng lão: Coi như là Thầy ra sau để tạo một cái khu, một cái khu để mà cho các Thầy, chọn lấy các Thầy đã giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì phải đi vào Thiền Định, để làm chủ sự sống chết đó con. Cho nên vì vậy mà Thầy thấy bây giờ trong cái giai đoạn này, mà Thầy không có lo thì chắc không có ai lo đâu. Cho nên, Thầy phải lo, mà lo mà tiếp khách nữa thì Thầy lo hết nổi. Cho nên Thầy ẩn đó, nói "ẩn" có nghĩa là làm cái công việc gì đó, mấy con hiểu không? Chứ không phải là gì. Sau khi mà làm công việc nó xong rồi đó, thì đương nhiên là Thầy phải gặp mấy con chứ đâu có bỏ mấy con được đâu.
Phật tử: Dạ, trông đợi Thầy lắm. Con xuống đây nhiều năm lắm rồi, mà rồi có những lần trước, túc tắc ở ngoài có gặp Thầy hai lần ở ngoài á. Hồi đó còn cái thất ở ngoài trên đất, nằm ngang đó Thầy.
Trưởng lão: Thầy biết rồi.
Phật tử: Từ đó tới giờ đó.
Trưởng lão: Mau quá! Thôi bây giờ thì mấy con về nghỉ, Thầy còn đi ra tiếp mấy cô nữa mà bên Ni đoàn, hồi nãy là Tăng đoàn á. Tăng đoàn, Tăng đoàn á Thầy chọn được ba người, Thầy đưa vào tu Tứ Niệm Xứ để cho họ đạt được rốt ráo. Và cái số mà các con đến gặp đó, là Thầy nhắc nhở để cho họ phá cho sạch hôn trầm, thùy miên để bước đầu vào tu Tứ Niệm Xứ. Coi như năm này là hoàn toàn họ phải rốt ráo. Còn cái số kia, là người ta sắp sửa người ta chứng đạo rồi nữa chứ đừng nói chuyện. Bởi vì người ta tu Tứ Niệm Xứ rồi.
(21:03) Phật tử: Dạ kính thưa Thầy, cho phép con xin được hỏi, là tức nhiên là mình làm chủ, không còn thùy miên, vô ký đó thưa Thầy. Con quyết tâm, con nghĩ con sẽ làm được cái vấn đề đó. Nhưng mà thưa Thầy sau khi thời gian mà tu tập tức như là sau năm giờ sáng rồi vậy đó, rồi thí dụ con có thể nào mà con gọi là chợp mắt hay là con tạm nghỉ chứ không ngủ tí xíu, được không thưa Thầy?
Trưởng lão: Nghỉ được, nằm nghỉ mà không ngủ, mà ngủ thì không được.
Phật tử: Dạ, hay là, con xin phép Thầy, hay lỡ con ngồi mà đọc sách hay là làm để tinh Thần nó yên ổn, nó chợp mắt tí xíu rồi con giật mình dậy đó được không?
Trưởng lão: Không được! Cái đó nó cũng còn có bệnh buồn ngủ rồi, thà đừng có để cho nó chợp mắt chút nào hết mới được. Thí dụ như bây giờ, tới giờ đó giờ nghỉ, 5 giờ cho đến 6 giờ đi ha, thì khoảng thời gian từ 5 giờ cho tới 6 giờ đó con được nằm nghỉ. Nhưng mà con biết rằng, nằm xuống là sẽ bị ngủ. Hả nó ngủ quên đi, nó không nhớ đâu. À do đó mà muốn, mà chiến thắng nó, thì con cứ đi kinh hành. Đi không phải Thân Hành Niệm mà đi vòng vòng, vòng vòng, đi để cho mình động thân của mình nè, chứ đừng có ngủ. Mà để giữ cái tâm mình bất động thanh thản, an lạc, vô sự là nó nghỉ ngơi được rồi. Chứ còn con nằm xuống là không được, coi vậy chứ nằm cái nó thiếp đi luôn à.
Phật tử: Thầy cho con xin phép con được thưa với Thầy luôn là con vâng lời Thầy, từ lúc mà con về lại đây á, là Thầy bảo, dạy con là đừng nên, gọi là đừng nên nghỉ trưa, tức nhiên là ngủ trưa sau 12 giờ tới 2 giờ đó thưa Thầy. Thì con nhất quyết vậy, mà con thấy cơ thể con nó ít nhất gì cũng phải có một ít nghỉ, nghỉ một tí xíu, một tí xíu nó mới gọi là quân bình lại con người mình đó.
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy biết, Thầy mới viết cái nội quy nè. Thầy cho con được nghỉ buổi trưa, con đọc lại thử coi. Thì được nghỉ, được một cái, cái thời gian đó, đó con. Tức là con sẽ được ngủ lại buổi trưa, ăn cơm rồi đó con ngủ lại được một giờ, nửa tiếng được, khoảng đó được.
Để rồi buổi chiều 2 giờ tiếp tục, chứ không khéo 2 giờ tu đó, bắt đầu gục à. Buổi trưa ăn cơm rồi mà không ngủ, thì coi như là mấy con sẽ tới 2 giờ tu là bị gục à. Cho nên Thầy gia giảm cho mấy con, mà chừng nào mà nó được rồi thì không cần phải ngủ nữa, hiểu không? Chứ bây giờ mà bắt ép nữa, thì chắc chắn mấy con chắc tiêu luôn.
(23:33) Phật tử: Dạ, bạch Thầy sẵn đây xin phép con mong được gặp Thầy, thưa chuyện với Thầy, là một ngày trôi qua, là một ngày con sợ hãi thưa Thầy. Con không biết khi nào mà con được đủ, gọi là tu mà được chứng đạo rồi mà về, để mà cho vợ con mà để mà đến tu đó thưa Thầy?
Trưởng lão: À bây giờ thì con nỗ lực con tu. Từ đầu năm này phải không? Mà bây giờ là tháng Giêng phải không? Tới tháng Sáu mà con phá cho sạch hôn trầm. Ba tháng đầu phá cho sạch hôn trầm, ba tháng sau trên Tứ Niệm Xứ chứng đạo, tức là sáu tháng con. Nghĩa là tới cuối tháng Sáu là xong đó, con phải làm xong mà qua tháng Bảy thì về bên đó cho vợ con qua tu.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Phải không? Tu có thời gian chứ, đâu phải là tu kéo dài hoài hoài đâu. Nhớ ráng nỗ lực tu đi con!
Phật tử: Dạ, con nhất quyết khắc phục những cái hôn trầm, thùy miên.
Trưởng lão: Cố gắng khắc phục những cái hôn trầm thùy miên đó con!
(24:25) Phật tử: Dạ thưa Thầy con xuống đây con thọ Bát Quan Trai. Bạch Thầy con muốn, ý con muốn vậy, con muốn sẽ tự mình tạo duyên mình để chuyển tới chuyên tu luôn trong một thời gian ngắn được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con! Con thấy rằng cái mình nhìn lại cái khả năng của mình đó, mình có thể phá cái hôn trầm, thùy miên được. Mình có thể ăn ngày một bữa được. Mình có thể phá cái hôn trầm, thùy miên bằng cái phương pháp Thân Hành Niệm được. Thì con có thể chuyển từ cái thọ Bát Quan Trai con chuyển vào tu thẳng. Tu thẳng liền, nghĩa là tu thẳng liền để cái thời gian của mình nó ngắn được.
Phật tử: Con muốn sẽ chuyển trong vòng thời gian ngắn, con định vậy thôi.
Trưởng lão: Ráng tập, ráng tập Pháp Thân Hành Niệm đó con. Thì nó sẽ lần lượt, nó sẽ tỉnh táo lại, nó không còn bị hôn trầm, thùy miên. Mà nó không còn hôn trầm, thùy miên thì mình trực tiếp vào, à mình sẽ tu tập, mình xả tâm cái thì mình xong à. Phật pháp nó thực tế lắm con, nó không dạy mình tu chứng làm Phật đâu, mà dạy mình làm chủ sự sống chết. Nó đơn giản làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Thì đức Phật khi mà bỏ cung vàng điện ngọc đi tu thì mục đích cũng đạt được bốn sự đau khổ đó. Thì đức Phật dạy có phương pháp, chứ đâu phải dạy mình cầu cúng mấy con. Còn bây giờ, mình cầu cúng, đó là tại mình đi theo cái đường mê tín, không đúng con.
Bởi vì đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo mà thôi, chứ ta không đi thay các con được". Cho nên đức Phật đâu có cứu mình được mấy con, không cứu được. Nhưng mà mình tại vì cái, cái ngoại đạo nó dạy là mình cầu, cầu chư Bồ Tát, chư Phật để cứu khổ cứu nạn. Cho nên nó mới có Quan Âm đó, quan Âm cứu khổ cứu nạn. Chứ sự thật ra mình làm ác mà ai cứu mình, có phải không? Mình làm thiện thì tự mình làm thiện nó làm. Cũng như người ta chửi mình mà mình bị sân, mình bảo Quan Âm phù hộ tôi đừng khổ đừng giận, ai mà phù hộ cho được. Tại mình, tại mình làm điều, chuyện trái ý nghịch lòng người ta mới chửi mình chứ.
Đúng là đạo Phật nó thực tế lắm mấy con, thực tế, nó không có mơ hồ. Nhưng mà vì truyền thừa nó bị ảnh hưởng, nó bị ảnh hưởng các cái giáo phái khác, cho nên nó phủ lên cái giáo lý của đạo Phật đó. Cho nên vì vậy mà bây giờ chúng ta đi tìm cái đường lối của đạo Phật rất khó. Con đọc kinh sách toàn là cứ cầu cúng, cầu siêu, cầu an. Mà đức Phật, đức Phật khi mà tu chứng rồi, đức Phật xác định không có thế giới siêu hình mấy con. Khi mà, trong khi mà đức Phật đi tu, thì ngoại đạo nó xây dựng 33 cõi Trời. Mà có 33 cõi Trời phải có linh hồn rồi, con hiểu không? Nhưng đức Phật tu rồi, đức Phật nói: "33 cõi Trời chỉ là tưởng tri của mấy ông thôi, chứ không phải là liễu tri". Cõi tưởng mình tưởng ra chứ nó đâu phải có.
(27:30) Ông Phật xác định là không có cõi Trời, không có linh hồn. Thân tứ đại này là Thân Ngũ Uẩn, khi chết rồi thì hoại diệt không còn một cái gì hết. Thế mà bây giờ chúng con, từ lâu đến giờ con người xây dựng ở trong cái thân nó có cái linh hồn, chết cái thân chứ linh hồn không có chết, nó còn tiếp tục tái sinh luân hồi, có phải không? Cái truyền thống nó vậy đó. Thì thế mà Đại thừa thì xây dựng nó có cái Thần thức, còn Thiền tông thì nó có Phật tánh. Bây giờ mình chết đi chứ Phật tánh còn, cho nên những cái đó là những cái tưởng của người ta thôi. Chứ sự thật nó chết, nó hoại hết, chúng ta chỉ còn có từ trường tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi. Cái này hiện giờ đó, mình ở trong cái trạng thái đó là cái từ trường thanh thản, chứ nó đâu phải là cái linh hồn gì đâu, thấy không? Nó thực tế lắm!
Cho nên, mấy con đến đây nghe Thầy nói đạo Phật, đạo thực, đạo như thực mà, đạo không có nói láo, không có tưởng! Cho nên đạo Phật rất hay. Thầy thấy không tu thôi, tu rồi, mình làm chủ rồi, mình thấy rõ ràng mà. Bây giờ, ai chửi Thầy, Thầy đâu có giận, đó là mình làm chủ được mà, thấy không? Bây giờ Thầy không lo đói, lo giàu, lo sang gì. Ăn một bữa, người ta cho mình cơm ngon thì ăn ngon, cơm dở ăn dở. Cũng biết ngon dở mà không chê, ăn để sống chứ đâu có phải ăn ngon dở. Thành ra, đời sống Thầy thấy nó giải thoát rồi.
Rồi giờ thân có bệnh đau, thì mình đuổi bệnh. Mà đuổi bệnh được thì cái thân không bệnh đau thì già nó khỏe khoắn chứ sao. Còn cái thân mà cứ bệnh đau hoài già nó lụm cụm, bởi vì bệnh đau nó yếu, nó suy yếu, nó làm cái thân yếu. Còn mình có bệnh đuổi đi mất, thì nó đâu có suy yếu đâu. Thành ra, Thầy già chứ Thầy tám mươi mấy tuổi mà khỏe, không sao hết. Các con thấy không? Tám mốt tuổi rồi, năm nay 82 rồi đó con, bước qua năm nay là 82.
(29:22) Phật tử: Mô Phật con xin con bạch Thầy, Thầy bố thí chúng con một đĩa băng của Tu viện Chơn Như về nghe.
Trưởng lão: Đĩa băng hả con? Có chứ con, kinh sách có, đĩa băng có. Lát nữa, ghé cô Út cô cho, cô Út cô cho. Thầy có những cái băng thuyết giảng, đó cũng như bây giờ, quý vị này thu nè, rồi sau này nó cho vô đĩa mấy con. Thầy nói chuyện, thí dụ như bây giờ nói chuyện, Thầy nói pháp, mấy con nghe rồi. Mấy người này thu, cái họ cái nào mà thừa họ cắt họ bỏ, cái nào lấy thì gom lại thành ra cái đĩa, mấy con sẽ nghe được!
Phật tử: Năm mới xin, mẹ con con là gặp may lắm, Thầy rất bận mà Thầy hôm nay Thầy bố thí cho ít chánh pháp!
Trưởng lão: Thầy nói tóm lược để cho mấy con thấy, pháp Phật nó thực lắm, mấy con. Có cái duyên đến thăm Thầy, mà không có lời nào nhắc nhở mấy con á, thì nó rất tội. Cho nên được về với Thầy, mình đến đây mình lạy Phật mà được nghe Thầy nói dù ngắn đi nữa cũng thấy cái pháp Phật nó thực, mấy con. Thôi! Bây giờ Thầy thăm mấy con, lát nữa mấy con sẽ xin sách hay hoặc là xin băng đĩa gì đó, cô Út ở đây sẽ cho mấy con. Thôi, bây giờ thôi Thầy, mà tối rồi mấy con chuẩn bị chút nữa mấy con về, chứ đâu có lẽ ở lại được mấy con!
Phật tử: Dạ, đúng rồi, chúng con bận rồi!
Trưởng lão: Vậy hả con, vậy rồi mấy con. Thôi Thầy vô ha mấy con! Thôi rồi há mấy con cố gắng đi, bây giờ Thầy ra mấy con!
HẾT BĂNG.