00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

Lịch Sử Chùa Am

(Ghi lại theo gia phả dòng họ Lê)

(TU VIỆN CHƠN NHƯ)

(1802 - 2009)

CHÙA AM

image

Nhà Giảng đường trong Chùa Am

Chùa Am đơn sơ vách liếp, mới xây cất lại vào năm 1976, nằm giữa khu rừng liễu thiền xanh tươi tràn đầy bóng mát.

Chùa Am ngày xưa chỉ là một túp lều tranh với một cốt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đất sét, do anh em mục đồng và ông sơ chúng tôi khéo tay làm ra. Ngày nay, cốt tượng ấy đã bị giặc Pháp (5) càn quét đập phá tan nát, làm mất một di chứng lịch sử, thật đáng tiếc!

Chùa Am ngày nay là một cơ sở tu học, dạy theo đúng những lời đức Phật. Vì thế, nó có tám lớp học đạo đức để đào tạo những con người hữu duyên, từ phàm phu trở thành những bậc Thánh Hiền. Tâm những bậc này luôn luôn BẤT ĐỘNG trước các ÁC PHÁP và các CẢM THỌ.

Chùa Am ngày nay là một cơ sở giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo - sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh - nên nó được xây dựng kiên cố, ngăn nắp, sạch đẹp, vệ sinh, theo kiến trúc khoa học tân tiến. Với việc làm này là để bảo vệ một di tích lịch sử lâu đời.

Chùa Am ngày nay muốn làm được như vậy thì phải có nhiều nhân sự, cùng chung nhau một chí hướng, một ý chí sắt đá, gặp khó khăn gian nan không chùn bước, thì mới mong làm một việc vĩ đại này.

Chùa Am cũng hiểu mọi việc đều do duyên nhân quả, phước báu của mọi người; nếu mọi người không đủ phước báu, thì Chùa Am dù có muốn cũng không làm nên được. Vì việc làm này là mang lại sự lợi ích cho loài người, cho nên làm được hay không đều do phước của mọi người, chớ không phải do người chủ trương. (6)

Người chủ trương làm việc lợi ích này, họ không chùn bước trước những sự khó khăn, gian khổ; lúc nào họ cũng vượt lên và tiếp tục làm. Họ nghĩ rằng: đời họ làm chưa xong, thì các thế hệ đời sau sẽ nối tiếp chí hướng đó mà không bao giờ bỏ cuộc. Với ý chí kiên cường sắt đá như vậy, thì việc làm này Chùa Am sẽ thành

công. (7)

✿✿✿

Quê Hương Tôi

image

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Tản Đà (8)

image

THƯ NGỎ

Ở đây, chúng tôi viết lịch sử Chùa Am là viết về những nhân vật có tinh thần yêu nước, có ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, vì thế, chúng tôi đã ghi nhận trong ý định một cách rõ ràng và cụ thể.

Viết lịch sử là phải nói rõ hai phần: tinh thần và vật chất.

  • Phần một là nói về tinh thần: nếu nói về tinh thần là nói lên đường (9) lối cách thức, phương pháp, đạo đức của Chùa Am để dẫn dắt mọi người trở thành những con người tốt, có ích cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng. Phần này rất quan trọng khi nói về lịch sử Chùa Am; nếu phần này viết không rõ ràng, thì Chùa Am chỉ có cái vỏ hào nhoáng bên ngoài mà thôi.

  • Phần hai là phần nói về những nhân vật: nói rõ những nhân vật trong Chùa Am đã thừa kế, nối tiếp làm nên những trang sử có ích cho đời, cho đạo.

Có viết được như vậy mới gọi là viết lịch sử, còn viết lịch sử chỉ có nêu tên những nhân vật lịch sử, thì đó là viết lịch sử giáo khoa cho học sinh học, chứ không thể là người viết lịch sử.

Chúng tôi rất đắn đo suy nghĩ, khi cầm bút viết những trang sử Chùa Am. (10) Nếu nói nhiều về tinh thần, thì làm loãng những nhân vật lịch sử, làm cho người đọc bị phân tâm, nhân vật lịch sử bị rời rạc. Còn nếu nói nhiều về nhân vật, thì mọi người cho rằng đó là ngã mạn, khoe khoang. Biết làm sao cho vừa lòng người đọc? Vì thế, chúng ta hãy vượt lên hai ý kiến này thì mới viết sử được. Khi viết sử là phải trung thực với sử; viết đúng sự thật, đó là điều quan trọng nhất của người viết sử. Nhất là nhân vật viết sử lại làm một vị trụ trì Chùa Am, thì làm sao tránh khỏi những lời phê bình chỉ trích “ngã mạn”.

Nếu không phải vị trụ trì Chùa Am, thì không thể nào viết lịch sử Chùa Am được. Người bên ngoài không thể hiểu rõ từng việc làm và (11) hành động đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm và phong kiến của những nhân vật Chùa Am.

image

Trước khi dứt lời, chúng tôi xin quý vị vui lòng bỏ qua cho những điều mà chúng tôi viết chưa được đầy đủ và còn thiếu sót. Vì trước kia chúng tôi không nghĩ đến ngày nay ghi lại bộ sử Chùa Am, nên giờ này mới thấy sự thiếu sót của mình còn quá nhiều. Mong quý vị tha thứ. Chúng tôi thành kính tri ân quý vị.

Kính ghi

Trưởng lão Thích Thông Lạc (12)

image

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ CHÙA AM

Chùa Am bằng tre lá nghèo nàn ngày nào, nhưng đến hôm nay có nhiều thay đổi. Các thất để tu sinh ở tu học được xây dựng bằng gạch kiên cố, đó là để giữ gìn bảo quản dài lâu, nhưng vẫn còn giữ nguyên sắc thái mộc mạc, đơn sơ bình dị, ngăn nắp, sạch đẹp, có từng khu nam, nữ riêng biệt, và trình độ tu học thấp, cao rõ ràng.

Nhưng hình ảnh Chùa Am còn ghi khắc mãi trong trái tim của nhiều người. Tuy rằng đơn giản, bình dị, nhưng nơi đây là nơi xuất phát những con người yêu nước chống lại giặc Pháp, chống lại chế độ phong kiến triều Nguyễn bất công, đàn áp nông (13) dân và các phong trào yêu nước. Nơi đây đánh dấu những trang sử oai hùng của những con người yêu nước, yêu dân tộc, luôn luôn bất khuất, kiên cường, gan dạ trước thế lực đàn áp của bè lũ tay sai ngụy quân, ngụy quyền. Nơi đây đánh dấu một góc nhỏ cho cuộc đấu tranh bất khuất của toàn dân, giành độc lập thắng lợi về tay nhân dân.

Ngày nay, nơi đây cũng là nơi đào tạo nhiều người sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, để đem lại sự sống bình an, yêu thương cho nhau; để đem lại sự sống không còn xung đột và chiến tranh nữa.

image

Ngày nay, nơi đây cũng dạy người tập luyện làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Sinh, già, bệnh, chết là bốn nỗi khổ đau của kiếp người. Bốn nỗi khổ đau của kiếp người ai cũng đều biết, nhưng không biết làm cách nào thoát bốn khổ đau đó, nên đành phải sống trên đau khổ.

Bởi vậy, cuộc sống con người chỉ cười ra nước mắt để gắng gượng sống cho qua ngày, chớ thật ra là một nỗi đau khổ mà dù ai có kêu la, rên xiết, (14) trách trời, oán người…​ nhưng không ai giúp ai được. Vì đó là nhân quả của mỗi người tự mình đã tạo ra, thì tự mình phải gặt hái và gánh chịu.

Cho nên những người không hiểu biết, tưởng đau khổ là do người khác đem đến cho mình, chớ thật sự, đau khổ chính họ tự tạo ra cho họ, thì làm sao ai dám cứu giúp họ; dù đó là Thần, Thánh, Tiên, Phật, cũng không dám cứu giúp.

Suy ra chỗ này, chúng ta mới biết việc cầu siêu, cầu an toàn là những việc làm mù quáng, mê tín, lạc hậu.

Xét về luật nhân quả, khi hành động nhân nào thì phải gặt lấy quả nấy, dù có trốn tránh trên trời, hay chui xuống đáy biển cũng không thoát khỏi.

Khi học đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, thì chúng ta hiểu biết rất rõ nhân quả. Vì thế, muốn vượt thoát ra nhân quả thì chỉ có tâm ly dục, ly ác pháp. Tâm đã ly dục, ly ác pháp thì còn đâu nhân quả chi phối tâm chúng ta được; thì còn đâu tâm chúng ta giận hờn, buồn phiền đau khổ nữa; thì còn đâu tâm chúng ta lo âu sầu muộn, thương ghét người này, người khác. Có đúng như vậy không thưa quý vị?

Bởi vậy, những người đã ly dục, ly ác pháp là những người đã làm chủ tâm mình; mà đã làm chủ tâm mình thì tâm mình luôn luôn BẤT ĐỘNG, (15) THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Tâm tu tập đến đây thì chấm dứt cuộc hành trình tu hành theo Phật giáo, vì đó là giải thoát hoàn toàn.

image

Trời, mây, nước, cây cỏ bất động là chân lý giải thoát

Cho nên, cuộc đời tu hành theo đạo Phật chỉ có bấy nhiêu TÂM BẤT ĐỘNG đó mà thôi. Khi tâm bất động, thì chẳng cần phải tu pháp môn nào nữa cả.

Khi tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, là lúc đó chúng ta mới nhập Tứ Thánh Định, còn nếu chưa đạt được tâm đó, thì chẳng bao giờ nhập TỨ THÁNH ĐỊNH được. Cho nên, người nào chưa được tâm BẤT ĐỘNG, mà nói nhập TỨ THÁNH ĐỊNH là những người lừa đảo, (16) nói dối gạt người. Phật pháp rất rõ ràng, ai nói sai mình đều biết cả, cho nên khó có ai dối gạt được.

Khi tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, thì tâm nhập TỨ THÁNH ĐỊNH đâu còn khó khăn; chỉ cần tác ý ra lệnh thì ngay đó tức khắc thân tâm liền nhập vào các tầng THIỀN ĐỊNH theo ý mình muốn. Bởi vậy THIỀN ĐỊNH đâu phải là pháp để tu tập, mà nó là pháp môn ĐỂ NHẬP, cho nên, nó là kết quả của pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Ngoài pháp môn Tứ Niệm Xứ đi tìm THIỀN ĐỊNH thì không bao giờ có THIỀN ĐỊNH.

Thiền Định của đạo phật là pháp môn giành cho những người TÂM BẤT ĐỘNG để nhập, chớ không phải để cho mọi người tu tập.

Người nào chưa hiểu biết mới mở THIỀN ĐƯỜNG, để dạy người tu tập Thiền Định; đó là những người chưa biết THIỀN ĐỊNH của Phật giáo. Như các trường thiền ở Trung Quốc, Lào,

Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam hiện nay, họ dạy người tu tập là không theo lời đức Phật dạy. Hay như các vị tổ sư thiền, họ dạy người tu thiền định theo cách ức chế tâm bằng các pháp môn tham công án, tham thoại đầu, hoặc bằng cách niệm Phật nhất tâm, bằng cách biết vọng liền buông, bằng cách nương vào cơ bụng phình xẹp, v.v…​

Phật giáo dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp là để (17) đạt tâm BẤT ĐỘNG, chớ không dạy chúng ta tu tập Thiền Định theo kiểu ức chế ý thức, để ý thức không còn khởi niệm. Khi ý thức không còn khởi niệm, các thiền sư cho đó là THIỀN ĐỊNH. Dạy thiền định như vậy là một điều sai đường lối tu tập THIỀN của Phật giáo, biến Phật giáo thành tà giáo ngoại đạo.

image

Vạn vật bất động là thiền định

Chúng tôi xin nhắc lại quý vị một lần nữa: THIỀN ĐỊNH của đạo Phật giáo là thiền định ĐỂ NHẬP, để làm chủ thân tâm, chớ không phải để tu tập như người ta nghĩ tưởng và kiến giải, khiến cho người tu tập thiền định càng xa lìa Phật giáo. (18)

Tâm quý vị còn động, chưa ly dục ly ác pháp, mà muốn tu tập thiền định thì thiền định đó là THIỀN ĐỊNH TƯỞNG của các tà sư ngoại đạo. Bởi các sư thầy Trung Quốc thiếu sự hiểu biết những lời dạy của đức Phật, nên kiến giải thiền định của Phật trở thành TÀ THIỀN, TÀ ĐỊNH của ngoại đạo.

Những người tâm chưa BẤT ĐỘNG là những người tâm chưa ly dục, ly ác pháp; tâm chưa ly dục, ly ác pháp mà muốn làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì đó là mộng tưởng.

Cho nên Chùa Am không chấp nhận những người tu giả dối ấy; tu lấy có hình thức để rồi khi đau bệnh nằm ủ rủ như thây ma chết chưa chôn. Những người tu như vậy là hèn nhát, không ý chí, không gan dạ dũng cảm; tu tập mà lười biếng không chịu đi KINH HÀNH, không đi pháp THÂN HÀNH NIỆM trong khi tâm còn hôn trầm, thuỳ miên, vô ký ngút ngàn.

Muốn tu tập làm chủ bốn sự đau khổ này thì chúng ta nên tu tập làm chủ TÂM trước tiên. Khi làm chủ TÂM được rồi thì mới tu tập làm chủ THÂN; nhưng muốn làm chủ THÂN thì chúng chia ra làm ba giai đoạn tu tập:

- Giai đoạn một phải tu tập làm chủ sự yếu đuối của THÂN GIÀ. (19)

- Giai đoạn hai phải tu tập làm chủ khi THÂN BỆNH.

- Giai đoạn ba phải tu tập làm chủ khi THÂN CHẾT.

image

Thần chết

Có nhiều phật tử ở khắp nơi đã gửi thư về báo, và cảm ơn Phật và Thầy đã ban cho họ những pháp môn để cứu họ thoát ra những tâm tham, sân, si, khiến cho gia đình họ ngày càng hạnh phúc hơn. Nhất là họ đã làm chủ được những BỆNH TẬT hiểm nghèo.

Nếu trong việc tu hành theo phương pháp này, mọi người đều siêng năng giữ gìn tâm BẤT (20) ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, thì họ sẽ làm chủ sinh, già, bệnh, chết không còn thấy khó khăn nữa.

Mục đích Chùa Am là đem lại cho mọi người một sức mạnh tự lực, làm chủ bốn sự đau khổ này, để con người không còn khiếp đảm và run sợ nữa trước cảnh sinh ly tử biệt.

Như quý vị đã đọc lời giới thiệu trên đây, thì đủ biết Chùa Am ra đời là vì đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sự bóc lột của các triều đại phong kiến, và cuối cùng, Chùa Am quyết tâm chống lại GIẶC SINH TỬ, đòi quyền làm chủ sự SỐNG CHẾT cho loài người.

Kính ghi

Trưởng lão Thích Thông Lạc (21)

Quê hương Việt Nam

image

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu (22)

image

LỜI NÓI ĐẦU

Ghi lại lịch sử là một việc làm hết sức phải thận trọng, nhất là phải thấy trách nhiệm và bổn phận đối với độc giả. Mọi người, ai cũng biết lịch sử của một dân tộc là do nhiều nhân vật làm nên, nhưng mỗi nhân vật đều có những tài năng đặc biệt khác nhau. Do đó, khi ghi lại lịch sử chúng ta phải ghi trung thực theo tài năng của mỗi nhân vật làm nên lịch sử trong địa phương đó. Ghi như (23) vậy mới được gọi là ghi lại lịch sử.

Ở đây, chúng tôi ghi lại lịch sử của một địa danh, chớ không ghi lại một nhân vật lịch sử cá nhân nào. Vì thế, chúng tôi cần phải biết rất rõ trong một địa danh lịch sử không chỉ có một nhân vật lịch sử, mà phải có nhiều nhân vật. Có nhiều nhân vật mới làm nên địa danh lịch sử. Đó là điều chắc chắn không còn ai bắt bẻ chúng ta ghi sai.

Bởi vậy, một địa danh phải được gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử. Nhiều nhân vật lịch sử mới làm nổi bật một địa danh trong lịch sử của nước nhà. Đọc một cuốn sử đất nước Việt Nam, trong đó có rất nhiều anh hùng liệt sĩ hữu danh cũng như vô danh không sao kể cho hết. Sách viết như vậy mới gọi là cuốn sử ký.

Chùa Am đã trở thành một địa danh lịch sử, do bắt đầu từ một võ tướng của Tây Sơn (24) về đây trú ngụ; không phải trú ngụ để mai danh, ẩn tích, mà Chùa Am trú ngụ để âm thầm chiến đấu chống giặc ngoại xâm; để tiếp tục làm nên những trang sử anh hùng của dân tộc, ngõ hầu để đóng góp công sức mình cho những trang sử nước nhà.

image

Chùa Am ngày xưa

(25)Như chúng ta ai cũng biết: Triều đại Tây Sơn là do những người nông dân áo vải ở đất Tây Sơn đứng lên phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi Giặc phương Bắc - Nhà Thanh ở miền Bắc nước ta, và dẹp sạch quân Xiêm La ở miền Nam, kế đó đập tan bè lũ phong kiến bán nước: Trịnh đàng ngoài - Nguyễn đàng trong, thống nhất đất nước thành một nước độc lập chủ quyền phong kiến Việt Nam. Những trang sử oanh liệt này làm sao nhân dân Việt Nam, từ thế hệ này đến thế hệ khác lại quên được người áo vải anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung, phải không quý vị? Đấy là những điều cần nhắc nhở cho mọi người lưu ý khi đọc lịch sử Chùa Am.

Kế đó, các đời sau còn nối tiếp nhau thực hiện lòng yêu nước, luôn luôn đấu tranh đánh đuổi giặc Pháp, Mỹ, giành độc lập tự do cho quê hương xứ sở. (26)

image

Quê hương Việt Nam

Chính nhờ lòng yêu nước của các vị trụ trì Chùa Am, mà ngày nay Chùa Am mới có những trang sử chống giặc cướp nước, và đập tan sự bóc lột của những tập đoàn phong kiến các vương triều nhà Nguyễn, khiến cho Chùa Am ngày càng phát triển trở thành một Tu Viện có tầm cỡ cả nước, nên các giới tri thức trong nước cũng như ở nước ngoài đều quan tâm lưu ý. (27)

Sau khi tìm hiểu biết rõ ràng, chính quyền các cấp và mọi người cũng hãnh diện vì nơi đây xuất phát những người con yêu nước, và nhất là nơi đây lại xuất hiện một nền văn hóa đạo đức Nhân bản - Nhân quả, đem lại cho dân tộc và loài người trên thế giới một cuộc sống nhân văn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là một nền đạo đức đã có từ xa xưa, từ khi có loài người, nhưng đến khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, mới dựng lên và truyền dạy cho chúng ta.

Khi Ngài mất thì các tôn giáo khác đã ra công dìm mất nền đạo đức này, để thay thế vào những kinh sách và giáo pháp mù quáng, mê tín, lạc hậu. Vì thế, loài người đến ngày nay ít ai biết đến nền đạo đức này nữa. Mãi cho đến vị trụ trì đời thứ năm của Chùa Am ra đời, mới ra công biên soạn bộ sách đạo đức (28) nhân bản - nhân quả, để mọi người sống không làm khổ cho nhau và nhất là không làm khổ chúng sinh. Đó là một điều đáng vui mừng cho dân tộc Việt Nam và cho loài người trên thế giới.

image

Nước non hẹn một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ lời hẹn nước, thề non

Nước đi ra biển lại mưa về nguồn

Tản Đà (29)

Vì vậy, Chùa Am đáng được ghi vào lịch sử văn hóa đạo đức nhân bản - nhân quả của dân tộc Việt Nam.

Chính nơi đây, Chùa Am phải được giữ gìn, bảo toàn di tích lịch sử, và nhất là sự truyền thừa nền đạo đức nhân bản - nhân quả đã đem lại lợi ích cho đạo, cho đời, cho đất nước Việt Nam và cho cả thế giới.

Kính ghi

Trưởng lão Thích Thông Lạc (30)

CHÙA AM

image

Con đường dẫn vào Chùa Am

Chùa Am có một chiều dài lịch sử hơn hai trăm năm, từ khởi thủy đến phát triển để trở thành một TU VIỆN CHƠN NHƯ sầm uất, rộng lớn như ngày hôm nay. Chùa Am có 260 ngôi nhà lớn nhỏ, một cảnh quan tu hành yên tịnh, có rừng cây mát mẻ, có đường đi lối lại sạch đẹp khắp nơi trong Chùa Am giống như một công viên. Nhưng nó không phải công viên, vì công viên là nơi vui (31) chơi giải trí cho những người vô công, rảnh việc, còn Chùa Am là nơi học tập đạo đức, rèn luyện nghị lực để trở thành những người tốt cho xã hội. Chùa Am cũng là nơi huấn luyện đào tạo những con người có nhân cách, có đạo đức, có đạo hạnh, nhất là có lòng nhân ái biết yêu thương và tha thứ đối với mọi người, để làm cho cuộc sống được bình an, yên vui, và mọi người không còn ai cãi cọ xung đột nhau nữa; để làm cho thế giới trở nên hòa bình và không còn chiến tranh.

image

Cổng vào Chùa Am

Điều quan trọng nhất là Chùa Am đào tạo những con người có ý chí kiên cường, dũng cảm, gan dạ, quyết tâm rèn luyện ngày đêm để chiến (32) đấu với giặc sinh tử luân hồi. Chúng đang từng phút, từng giờ, từng ngày dùng mọi chiến thuật, chiến lược để bắt loài người phải nô lệ chúng muôn đời muôn kiếp. Nơi đây khởi sắc cho một nền văn hóa đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo, giúp mọi người sẽ sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Nhờ sống có đạo đức như vậy, nên mọi người thường đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người, mọi loài vật và ngàn cây nội cỏ, đất đá núi sông.

Một nền văn hóa đạo đức tuyệt vời mà từ lâu bị chôn vùi trong đống giáo lý của các tôn giáo ngoại đạo mê tín, lạc hậu của Trung Quốc. Khiến cho mọi người không ai biết đến nền văn hóa đạo đức này nữa.

Vì thế, hôm nay nền đạo đức nhân bản - nhân quả đã được Chùa Am dựng lại, nó sẽ làm cho những tư tưởng cố chấp có thế giới siêu hình bị đổ vỡ và tan nát. (33)

✿✿✿

SÔNG NƯỚC VIỆT NAM

image

Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Huy Cận (34)

image

ĐỜI THỨ NHẤT

Vị trụ trì đầu tiên của Chùa Am là Hòa thượng THÍCH MINH KHÔNG, tục danh là LÊ VĂN TÂM, một võ tướng của Tây Sơn, dưới trướng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ như chúng tôi đã tường trình sơ lược ở trên (theo gia phả của dòng họ Lê ghi lại rõ ràng).

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một danh tướng của Việt Nam; ông thường đánh Nam, dẹp Bắc để thống nhất giang sơn Tổ quốc. Trong trận đánh quân nhà Thanh tại Hà Nội, với chiến lược, chiến thuật thần tốc của vua Quang Trung thì Lê Văn Tâm lãnh một đạo quân, dưới quyền chỉ huy của vua Quang Trung, mở cuộc tấn công dũng mãnh vào phía nam đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh (35) rút vào đồn lũy cố thủ, dùng đại bác và hỏa khí bắn xuống dữ dội như mưa để cản bước tiến của quân Tây Sơn.

image

Một tượng Phật trong khuôn viên Chùa Am

Trước chiến trận như vậy, Vua Quang Trung ra lệnh cho đội xung kích gồm 600 dũng sĩ cảm tử, trong đó có ông sơ chúng tôi tình nguyện chiến đấu, lưng giắt đao ngắn, 200 người đi đầu khiêng 20 tấm ván dầy, bện rơm thấm nước che súng đạn và lửa cho 400 dũng sĩ theo sau, làm cho súng đạn quân Thanh mất hiệu lực.

Lúc bấy giờ quân Tây Sơn hợp lại đông như kiến cỏ, khí thế lên ào ạt như thủy triều dâng, tấn công phá tan cửa lũy, mở đường cho kỵ binh và (36) tượng binh tiến vào thành. Quân Tây Sơn tung hoành chém giết. Đồn Ngọc Hồi chìm trong khói lửa. Quân Thanh tan vỡ bỏ chạy tán loạn, lớp bị giết, lớp chà đạp lên nhau chạy mà chết, nên thây nằm lớp lớp.

Quân Tây Sơn đã phá tan cứ điểm Ngọc Hồi, tiêu diệt 3 vạn quân Thanh, trong đó có 3 danh tướng cao cấp của giặc. Trong trận đánh này, ông sơ của chúng tôi cũng được tham dự như trên đã nói, đập nát phòng thủ phía Nam, mở toang cánh cửa vào thành Thăng Long.

Trong khi đạo quân chủ lực đang quyết chiến ở mặt trận phía Nam thành Thăng Long, thì sáng ngày mồng 5 Tết nguyên đán năm Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đã đập tan mộng cướp nước, đè bẹp ý chí xâm lược của quân nhà Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long và miền Bắc, bảo vệ độc lập tự do, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Chiến thắng Ngọc Hồi là một chiến công oanh liệt, làm vẻ vang cho Tổ quốc và kết thúc sự xâm lược của phong kiến phương Bắc đối với nước Việt Nam.

Công việc đang tiến hành thuận lợi, thì vào ngày 29 tháng 7 năm 1792 âm lịch, phái bộ Đại Việt nhận được tin Vua Quang Trung đã đột ngột từ trần. Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh Hoàng Đế. Vua Quang Trung chết là một nỗi đau của dân tộc Việt Nam. Vì đất nước (37) chưa thống nhất hoàn toàn, nên Vua Quang Trung chết là một thiệt thòi rất lớn cho vận mệnh quê hương xứ sở này.

image

Đường vào am thất trong Chùa Am

Khi Vua Quang Trung mất, thì anh em của Vua Quang Trung chia nhau đất nước cai trị. Miền Nam do Nguyễn Lữ cai trị, nhưng do sự bất tài của Nguyễn Lữ, miền đất chiến lược không được Tây Sơn tổ chức cai trị chặt chẽ nên đã lọt vào tay Nguyễn Ánh tháng 8 năm 1788. Trên mảnh đất chiến lược này, Nguyễn Ánh ra sức phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng và ngoại giao cầu viện thực dân Pháp, để mở màn cho một cuộc tấn công qui mô đối với quân Tây Sơn. (38)

Sự lớn mạnh và những cuộc tấn công của lực lượng Nguyễn Ánh trực tiếp đe dọa sự tồn tại của triều đại Tây Sơn. Chính khi còn sống, Vua Quang Trung đã nhìn thấy hiểm hoạ đó. Ông xem lực lượng phản động của Nguyễn Ánh là một tai hoạ lớn cho bước tiến thống nhất đất nước.

Sau khi chiến thắng quân Thanh ở thành Thăng Long, khi về Phú Xuân, Vua Quang Trung ra sức chuẩn bị lực lượng, chiến thuật chiến lược, vạch ra kế hoạch tấn công tiêu diệt Nguyễn Ánh. Nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì Vua Quang Trung đã đột ngột từ trần vào năm 1792, như trên đã nói.

Cái chết của Vua Quang Trung đã làm suy yếu toàn bộ phong trào Tây Sơn, và cuộc đương đầu với Chúa Nguyễn có phần suy yếu. Đó là thế lợi cho Nguyễn Ánh. Nhất là trong nội bộ anh em của Tây Sơn tham quyền cố vị, chia rẽ và giết hại lẫn nhau nên đã làm lực lượng Tây Sơn suy yếu lại càng suy yếu hơn.

Năm 1801, Nguyễn Ánh đem toàn lực lượng tấn công kinh thành Phú Xuân. Thành Phú Xuân bị Nguyễn Ánh chiếm. Vua Cảnh Thịnh phải chạy ra Bắc Hà, huy động quân đội các trấn Hải Dương,

Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và quân Thanh - Nghệ chống lại với quân Nguyễn Ánh. Mặt trận chính xảy ra ở Nghệ An và Thanh Hóa. Nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy 5.000 quân cùng hàng vạn (39) quân của Vua Cảnh Thịnh chống trả quyết liệt cuộc tấn công của quân Nguyễn Ánh, khiến cho quân Nguyễn Ánh khiếp sợ. Lúc bấy giờ Vua Cảnh Thịnh hèn nhát, sợ chết rút lui làm cho mặt trận Nghệ An tan vỡ. Trần Quang Diệu và ông sơ tôi đem quân ra cứu viện, nhưng không kịp. Trần Quang Diệu, vợ là Bùi Thị Xuân và con gái bị quân Nguyễn Ánh bắt, còn ông sơ của chúng tôi chạy thoát.

image

Tượng Tổ Tuyết Sơn trong khuôn viên Chùa Am (40)

Sau khi bắt Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái thì Nguyễn Ánh đem hành hình một cách thảm khốc. Hành động trả thù của Nguyễn Ánh rất thù vặt, mất nhân tính, ác độc. Lịch sử còn ghi lại những hành động ác này để chứng minh tập đoàn phong kiến vương triều Nguyễn là những nhà vua không lấy đức trị dân, mà đàn áp bóc lột nhân dân.

Trước sự hành hình Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái, Vua Gia Long đang thị sát cuộc hành quyết, không bao giờ xúc động trước tiếng kêu cứu của một đứa bé vô tội, con gái Trần Quang Diệu, khi cháu kêu: “Mẹ ơi cứu con với!”. Tiếng kêu cứu làm đứt ruột nát lòng của người mẹ. Nhưng lúc ấy, Bùi Thị Xuân cũng đang bị hành quyết như con, bị bốn ngựa xé xác, bà cất tiếng trả lời, an ủi con bằng nước mắt của người mẹ: “Hãy gan dạ lên con! Đừng sợ hãi bọn giặc bán nước. Chỉ có cái chết mới đền ơn nợ nước, tình nhà. Chúng ta rất hãnh diện chết là vì quê hương tổ quốc con ạ!”.

Một đứa trẻ vô tội có làm gì nên tội, mà phải bị xử tử cho bốn ngựa xé xác như vậy thật là tội nghiệp!

Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là những tướng tá của Vua Quang Trung, thì phải hết sức phò vua giúp nước, nhưng khi bị bắt thì chỉ còn đem cái chết để đền ơn nước tình nhà, mà gọi có (41) tội là không đúng. Khi hai bên đánh nhau, ai vì vua nấy; ai thắng làm vua, ai thua làm giặc, đó là lẽ thường; cớ sao khi thắng làm vua thì lại thù vặt, giết người như vậy? Thật là hẹp hòi, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái!

image

Tượng Phật Thích Ca tĩnh toạ trong khuôn viên Chùa Am

Bằng chứng khi Vua Gia Long lên ngôi thì nhân dân khắp nước nổi lên chống chế độ phong (42) kiến của ông.

Ngày 10 tháng 6 năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được thành Thăng Long. Vua Cảnh Thịnh và em là Nguyễn Quang Thùy chạy về Kinh Bắc thì bị Nguyễn Ánh bắt và bị hành hình. Vua Cảnh Thịnh không đủ tài đức điều quân khiển tướng, nên bị Vua Gia Long tiêu diệt. Từ đó quân Tây Sơn lần lần tan rã, tất cả tướng tá của Tây Sơn đều trốn chạy. Vì Vua Gia Long là một người tâm địa hẹp hòi, ích kỷ, thiếu lòng nhân, không biết chiêu dụ người hiền tài, nên thường truy tìm bắt tướng tá của Tây Sơn trả thù, khi bắt được thì hành hình thảm khốc như vợ chồng Trần Quang Diệu. Vì thế, ông sơ chúng tôi phải giả thường dân, trốn tránh vào trong miền Nam thành Gia Định.

Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, xưng đế hiệu là Gia Long. Trước đó, Nguyễn Ánh nhiều lần bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải chạy trốn ra đảo Phú Quốc lánh nạn; có khi phải chạy qua Xiêm La cầu cứu viện binh; có khi bị quân Tây Sơn đánh tơi tả không còn một manh giáp. Do đó, ông ôm hận thù, nên khi Vua Quang Trung chết và quân Tây Sơn tan rã, thống nhất được đất nước, Vua Gia Long quyết tâm trả thù, nên lúc bây giờ tướng tá của Tây Sơn chết do Vua Gia Long giết không biết bao nhiêu người mà kể. Thù hận đến nỗi, Vua Gia Long đào (43) mộ Vua Quang Trung, lấy sọ để vào cầu xí, hằng ngày tiểu tiện lên đó. Thật là một vị vua tâm lượng hẹp hòi đê tiện mà sử sách còn ghi, thật là đáng chê trách!

image

Đường vào khu phát triển của Chùa Am ngày nay

Do sự lùng bắt gắt gao của quân lính Vua Gia Long, nên ông sơ chúng tôi phải cải trang làm một người thường dân, cùng một cô em gái mà chúng ta gọi là bà Năm (Vì lúc đó chúng tôi còn nhỏ nên ông bà, cha mẹ không cho chúng tôi biết tên ông sơ). Ông sơ và bà Năm trốn vào thành Gia Định lánh nạn, cư ngụ tại Phú Lâm thuộc Phú Thọ Hòa bây giờ. Trước tình trạng Vua Gia Long truy lùng (44) tướng tá của Tây Sơn để trả thù quá gắt gao, nên ông sơ chúng tôi cải trang làm tu sĩ Phật giáo, bỏ người em gái ở lại Phú Thọ Hòa, rồi đến Tỉnh Tây Ninh, Huyện Trảng Bàng, cư ngụ tại Ấp Bàu Trâm. Bấy giờ ở đây là rừng rú trùng trùng điệp điệp, không có người ở, không có tên là Ấp Gia Lâm.

Ông cất một am tranh tu hành, và dùng tài chiêm tinh bói toán của mình để giúp dân làng nơi đây ngăn chặn bọn trộm cắp, nhất là tìm lại những trâu bò bị bọn trộm cắp bắt. Nhờ khoa chiêm tinh bói toán tìm lại trâu bò đã mất, nên dân làng một lòng rất kính trọng và thương mến ông.

Vì thế, những người trộm cướp thường lén đốt am tranh của ông. Nhưng mỗi khi am bị đốt, thì được những người dân làng ở đây nhớ ơn, nên chặt cây cất lại am khác cho ông. Cuộc sống ở đây được bình an, không còn bị truy lùng bắt bớ, ông lập gia đình với một người phụ nữ tại địa phương này, rồi sinh con đẻ cái ở đây tạo thành một dòng họ Lê rất đông đảo.

Và cũng là nơi đây, Chùa Am bắt đầu khởi sự cho con cháu sau này tiếp nối ý chí kiên cường, bất khuất của ông cha, đã trở thành những người con Việt Nam anh hùng cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đây, Chùa Am là nơi tập trung những nhà yêu nước, yêu dân tộc. (45)

Như vậy, Lê Văn Tâm là ông sơ của chúng tôi, có pháp danh Thích Minh Không như trên đã sơ lược kể, sinh năm 1760, và Chùa Am khởi sự dựng cất vào năm 1802, lúc Nguyễn Ánh lên ngôi xưng hiệu là Gia Long. Từ đó, ngôi Chùa Am được con cháu thừa truyền nối tiếp nhau mãi mãi, cho đến ngày hôm nay đã trải qua nhiều đời.

image

Nhà thất trong khuôn viên Chùa Am

Lê Văn Tâm trong lúc làm tướng dưới trướng Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, đánh Nam dẹp Bắc, có công đuổi giặc nhà Thanh ra khỏi miền Bắc - Hà Nội, và đập tan quân Xiêm La ở miền Nam nơi Rạch Gầm; chúng chạy về nước không kịp thở. (46)

Một người có công lao với đất nước như ông sơ chúng tôi mà không được ghi vào sách sử, cũng như biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ vô danh đã bỏ mình cho đất nước này, nhưng đến nay có còn ai nhắc đến; có còn sử sách nào ghi chép?

Thật may mắn thay, gia tộc chúng tôi còn ghi lại gia phả; nếu không ai ghi lại gia phả thì hôm nay làm gì chúng tôi biết mà ghi lại những trang sử Chùa Am, và như vậy thì ông sơ chúng tôi cũng chỉ là một chiến sĩ vô danh như bao nhiêu chiến sĩ khác, chỉ có hy sinh xương máu của mình ngoài mặt trận giải phóng dân tộc mà thôi.

Chúng tôi nói không phải kể công lao ông sơ của chúng tôi, mà nói ở đây là khéo nhắc nhở những nhà cầm bút viết sử phải lưu ý bao nhiêu danh tướng dưới một nhà vua tài ba chỉ huy, thì không một lý do nào lại bỏ sót một vị tướng có công với Tổ quốc, khi họ đã hy sinh công sức và xương máu của mình ngoài mặt trận.

Làm nên một sự nghiệp thống nhất đất nước như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lợi, Vua Quang Trung, không phải chỉ có một mình các Ngài làm nên sự nghiệp lớn như vậy, mà còn biết bao công sức, xương máu của tướng tá và binh lính. Cho nên, việc viết sử là phải người đương thời viết, còn mọi sự việc lịch sử đã qua và người sau viết lại lịch sử thì sẽ không làm sao (47) tránh khỏi sự thiếu sót rất nhiều.

Người viết sử nên viết lại những công lao của những người lính trước, rồi sau đó mới ghi tới tá, tướng, và cuối cùng mới ghi đến cấp lãnh đạo chỉ huy mặt trận như vua, chúa. Chớ viết sử mà chỉ nhắc đến các vua chúa, danh tướng, còn các tướng tá, quân lính vô danh mà không ghi lại thì sử đó không giá trị.

image

Khu phát triển của Chùa Am

Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ vì bảo vệ đất nước đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc. Vì thế, Chính phủ Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo (48) rất sáng suốt, cho phép mỗi địa phương từ xã, huyện, tỉnh đều được ghi lại lịch sử từ người lính đến các cấp tướng tá tại địa phương đó, bằng cách xây dựng Đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ, để nhớ công ơn từ người lính đến các sĩ quan tướng tá.

Hình ảnh nghĩa trang liệt sĩ khắp nơi trong nước, là nói lên những trang sử oai hùng của dân tộc được ghi lại bằng những công lao từ người lính đến sĩ quan cao cấp rất rõ ràng. Bởi vậy, nhìn những Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ rất uy nghi tuyệt vời.

Đời đời con cháu hằng năm đến những ngày lễ lớn, đều về thăm viếng mồ và thắp những nén tâm hương nhớ đến công ơn của những anh hùng liệt sĩ. Đó là những hành động “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của những con cháu nhiều thế hệ, ngàn đời sau này mãi mãi không bao giờ quên. (49)

✿✿✿

image

ĐỜI THỨ HAI

Ông cố chúng tôi tên là LÊ VĂN TỜN, pháp danh THÍCH NHƯ QUANG, sinh năm 1806, là người cháu đích tôn của dòng họ Lê, được thừa kế giữ gìn ngôi Chùa Am. Lên thừa kế làm trụ trì ngôi Chùa Am, ông sửa sang cất lại bằng tranh lá, nhưng lại rộng rãi hơn trước, vì có nhiều người dân nơi đây đến lễ Phật, cúng bái, tụng kinh, niệm Phật và xem bói.

Lúc bấy giờ dưới chế độ vương triều nhà Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi lên ngôi vua, Gia Long thẳng tay thi hành những chánh sách đàn áp, bóc lột nhân dân không thương xót. Nhà Nguyễn vơ vét của cải bằng cách bắt nộp cống phẩm, đánh nhiều loại (50) thuế và thuế rất nặng: thuế buôn bán, thuế thân, thuế ruộng. Nhà Nguyễn thu thuế theo nguyên tắc bảo đảm thu nhập cho Nhà nước, bất chấp đời sống khổ cực của nhân dân và thiên tai mất mùa đói kém. Chế độ lao dịch cũng nặng nề, người dân phải đi lao dịch 60 ngày trong năm xây cung điện, thành lũy, lăng mộ. Nhân dân còn phải cung cấp vật liệu xây cất cho Nhà nước, cung cấp trang thiết bị và lương thực cho quân đội. Tục ngữ dân gian đã xác định sự thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến vương triều Nguyễn:

“Thành xây xương trắng,

Hào đào máu dân”

Chính sách bóc lột, thống trị tàn bạo của vương triều Nguyễn làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt. Chưa có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, vừa mới thành lập đã bị nông dân chống đối kịch liệt như triều nhà Nguyễn. Chúng ta hãy đọc những trang sử cận đại, để thấy rõ các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối các triều đại vương triều Nguyễn:

“Ngay từ năm 1802 - 1812 đã có 70 cuộc khởi nghĩa của nông dân. Đến đời Minh Mạng từ năm 1820 - 1840, đã có 200 cuộc nổi dậy lớn nhỏ. Thời Thiệu Trị từ năm 1841 - 1846, chỉ 7 năm có 50 cuộc khởi nghĩa. (51)

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình; khởi nghĩa của Nông Văn Vân, vốn là tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng), ông xưng là Tiết chế thượng tướng quân, kêu gọi đồng bào thiểu số chống lại triều đình. Cao Bá Quát, nhà nho, nhà thơ nổi tiếng đương thời, đã phất cờ chống lại triều đình năm 1854 - 1855”.

image

Bia đá trong khuôn viên Chùa Am (52)

Ở miền Nam, có cuộc khởi nghĩa lớn của Lê Văn Khôi. Cuộc khởi nghĩa này, ông cố chúng tôi có tham dự, vì thế tuy ở trong chùa, nhưng thường kêu gọi mọi người hãy đoàn kết dưới ngọn cờ của Lê Văn Khôi để chống lại triều Nguyễn.

Ông cố khéo gợi ý và thông tin cho những người dân biết, triều đại chúa Nguyễn bắt dân lao dịch làm phu nặng nề, mà còn sưu cao thuế nặng khiến nông dân quá cơ cực lại còn cơ cực hơn.

“Chiều ngày 30 tháng 8 năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 2.500 quân (450 lính Tây Ban Nha), 13 chiến thuyền, trang bị vũ khí hiện đại, có tàu chiến tới 50 đại bác, Đờ-Giơ-Nui chỉ huy và giám mục Pe-Rơ-Lanh làm cố vấn, tấn công vào Đà Nẵng. Đó là bắt đầu ngày lịch sử quân Pháp xâm lược Việt Nam.

Phong trào nhân dân nổi dậy chống Pháp khắp nước. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, có cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định, khi quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông. Ở Định Tường, cuộc khởi nghĩa của Cử nhân Trần Xuân Hoa, Hương thân Lê Cao Dũng, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân. Ở Mỹ Tho, Gò Công có Đỗ Trình Thoại, Nguyễn Ngọc Thăng…​

Ở Kiên Giang, có cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Ở Tân An, có cuộc khởi nghĩa của Phan Trung. Ở Đồng Tháp, có cuộc khởi nghĩa (53) Võ Duy Dương. Ở Gia Định, có Đốc Binh Kiều, Tri huyện Âu Dương Lân, Cử nhân Phan Văn Trị, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ở Bình Thuận, có cuộc khởi nghĩa Lê Quang Kiều, Phan Chính. Trương Quyền, con trai của Trương Công Định, đã liên hệ với Pu Kum Pao, nhà yêu nước Campuchia khởi nghĩa ở Tây Ninh”.

image

Lối đi trong Chùa Am, khu phát triển ngày nay

Trong cuộc khởi nghĩa này, có ông cố của chúng tôi và một số bạn bè thân hữu của ông tham gia chống Pháp. Trong chùa những ngày rằm, ngày vía, ngày lễ lớn, ông thường tổ chức những buổi họp mặt thông tin tuyên truyền cho mọi người biết các cuộc khởi nghĩa chống giặc Pháp (54) khắp nước, và giặc Pháp còn bắt bớ những nhà yêu nước bỏ tù rồi đưa ra Côn Đảo tra tấn đủ mọi cực hình, và biết bao nhiêu nhà yêu nước đã chết ở đây.

Nhờ sự thông tin tuyên truyền của ông cố chúng tôi, đã làm cho nhân dân ở đây căm thù giặc Pháp rất sâu đậm, chỉ còn chờ ngày có người lãnh đạo khởi nghĩa chống giặc Pháp là nhân dân sẵn sàng đứng lên chiến đấu.

“Trong tháng 6, tháng 7 năm 1930, tại Nghệ Tĩnh nổ ra 11 cuộc biểu tình lớn với 12.000 người tham gia. Ngày 1 tháng 8 năm 1930, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tổng đình công. Ngày 12 tháng 9 năm 1930, 20.000 công nhân Hưng Nguyên biểu tình ủng hộ cuộc đấu tranh của thành phố Vinh. Từ đó, phong trào nông dân lan khắp các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Can Lộc, Anh Sơn, Cẩm Xuyên, Thạch Hà với hàng vạn người tham gia. Tình thế quá căng thẳng và nghiêm trọng, giặc Pháp điên cuồng dùng máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm chết 217 người, bị thương 126 người”.

Giặc Pháp càng bắn giết nhân dân bao nhiêu, thì lòng căm thù của toàn dân càng ngút ngàn bấy nhiêu. Khi biết rõ tình hình như vậy, ông cố chúng tôi thông tin cho mọi người biết, để cùng nhau (55) đoàn kết siết chặt vòng tay và quyết tâm một lòng đuổi giặc ra khỏi bờ cõi đất nước.

image

Lối đi trong Chùa Am

Một người làm cách mạng bao giờ cũng phải theo dõi tình hình diễn biến chính trị trong nước cũng như trên thế giới. Khi thấy các phong trào yêu nước nổi dậy chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai trong nước cũng như ở ngoại quốc, thì ông (56) cố chúng tôi tập hợp quần chúng rải truyền đơn, hoặc xuống đường biểu tình để hỗ trợ cho các phong trào nổi dậy của các tỉnh khác, làm cho giặc run sợ trước tình hình cả nước một lòng chống giặc, đuổi giặc ra khỏi đất nước.

Cho nên người làm chính trị phải sáng suốt và nhận định tình hình để hỗ trợ cho nhau, giúp cho phong trào chống giặc càng lớn mạnh. Tuy mặc áo tu sĩ Phật giáo, nhưng ông cố chúng tôi không có một ngày nào tu tập, mà chỉ tập trung vào công cuộc cách mạng đuổi giặc Pháp ra khỏi đất nước.

Làm được như ông cố của chúng tôi không phải dễ dàng, trong khi ngụy quân ngụy quyền tề ấp lúc nào cũng để mắt đến những người có uy tín trong nhân dân. Hễ sơ hở chỉ một chút là dễ vào tù ngay. Nhưng dù sao, làm cách mạng thì có những anh em cách mạng cấp trên hướng dẫn chỉ đạo, nên đều vượt qua mắt giặc. (57)

✿✿✿

image

ĐỜI THỨ BA

Ông nội chúng tôi tên là LÊ VĂN THI, pháp danh THÍCH HỒNG CHÂU, sinh năm 1853, là người con thứ sáu, được thừa kế làm trụ trì giữ gìn ngôi Chùa Am. Chùa Am được trùng tu lại bằng cột cây, vách ván, lợp ngói âm dương; được Chính quyền tay sai thời Pháp cấp giấy phép và cho tên chùa là “Long An Tự” (Giấy tờ này đã bị cháy tiêu trong chiến tranh Tết năm Mậu Thân).

Chùa Am hiện giờ không còn là Chùa Am tranh lá, mà Chùa Am có vẻ khang trang, sạch đẹp. Nhất là ông cố của chúng tôi đã gieo vào lòng mọi người dân ở đây một khí thế cách mạng yêu nước rõ ràng, vì thế mọi người dân yêu nước trong nước đều lần lượt về đây để được nghe tin (58) tức các tỉnh khác, nhất là Thành phố Sài Gòn, Gia Định.

Do đó, Chùa Am là nơi nhân dân về đây càng ngày càng đông đảo, ngoài mang hình thức tu sĩ hay phật tử đến chùa lạy Phật, tụng kinh, bái sám, để che đậy mắt bọn mật vụ Pháp, mà những người dân nông thôn ở đây thường gọi những tay sai này là “LÍNH KÍN”. Chùa Am càng ngày càng hưng thịnh hơn, thì ông nội chúng tôi là người thừa kế tinh thần cách mạng của ông cố, nên tuyên truyền thông tin cho nhân dân biết giặc Pháp đang bắt nhân dân chúng ta làm tay sai nô lệ.

image

Chùa Am muôn thuở

Nhất là giặc Pháp bắt nhân dân miền Bắc, miền Trung phải đóng sưu cao thuế nặng, lại còn (59) đưa thanh niên miền Bắc vào miền Nam làm phu cao su. Chúng lập đồn điền cao su ở Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu, Lộc Ninh, Hớn Quảng, Phú Riềng, Dầu Tiếng, Rạch Sơn, v.v…​

image

THÍCH NỮ THIỆN TÂM, người quản lý và trông nom Chùa Am

Giặc Pháp còn bắt nhân dân chúng ta phải đóng các thứ thuế rất nặng, và mọi người đến tuổi 18 trở lên đều phải đóng thuế thân nữa; nếu không đóng thuế thân thì chúng bắt bỏ tù. Vì thế, có người phải đi vay nợ đóng thuế thân. Thật là thực dân Pháp quá tàn ác, bóc lột trên thân thể con (60) người quá trắng trợn!

Chúng tôi có một người chú tên là Tôi, làm thuê, làm mướn quanh năm vừa đủ ăn, khi tề ấp xã kêu gọi đóng thuế thân, nhưng không đi vay mượn ai được cả, mà kỳ hạn đóng thuế đã đến, nên chú chạy đến gặp ông thân của chúng tôi. Ông thân chúng tôi bảo: “Chú Mười của các cháu đừng lo, anh sẽ đóng thuế thân cho em. Cứ về lo về làm ăn nuôi vợ con đi”.

Chú Mười nói:

- Anh đã cứu em. Nếu không có anh, chắc em sẽ ở tù, các con của em sẽ ra sao?

Một đất nước mà bị giặc xâm chiếm cai trị, thì nhân dân nước ấy thật là khổ sở vô cùng, và mạng sống như chỉ mành treo chuông, vì giặc muốn giết người nào, lúc nào, thì người ấy không thể trốn đâu khỏi. Bởi vậy, chúng ta là nhân dân Việt Nam phải đoàn kết nhau lại, phải bảo vệ đất nước đừng để giặc xâm chiếm và cai trị đất nước chúng ta. Nhờ có đoàn kết mới có sức mạnh, nên giặc không xâm chiếm đất nước chúng ta được, nhân dân chúng ta mới có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc và an vui.

Có sống trong một đất nước bị giặc cai trị, chúng ta mới thấy được cái giá trị của một đất nước độc lập, nhân dân sống được tự do. Như hiện (61) giờ, chúng ta rất hãnh diện với tên đất nước: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nó mang đầy đủ ý nghĩa chủ quyền của dân tộc

bằng bốn chữ: “CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Thật tuyệt vời, chủ quyền của người Việt Nam lãnh đạo, chớ không để cho người ngoại quốc cai trị nhân dân Việt Nam.

image

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đi khất thực (62)

Để xác định sự sống của nhân dân Việt Nam, trong một nước độc lập bằng sáu chữ ngắn gọn: “ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC”. Đúng, chúng ta có sống trong một đất nước độc lập mới thấy được tự do và hạnh phúc. Cái giá trị tên nước của chúng ta gắn liền với sự sống của nhân dân rất cụ thể, thực tế, không còn bị một thế lực nào bắt ép sưu cao thuế nặng, như dưới quyền cai trị của thực dân Pháp và của tập đoàn phong kiến vua quan nhà Nguyễn, của tập đoàn địa chủ cướp ruộng vườn, đất đai của nông dân.

Sau khi giặc Pháp xâm lược thống trị và đẩy mạnh khai thác, thì Việt Nam không còn là một xã hội phong kiến cai trị, mà do thực dân Pháp cai trị.

Thực dân Pháp cai trị mới sinh ra giai cấp địa chủ, khi có quyền thế trong tay, nên cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Ngoài địa chủ, người Việt lại thêm tầng lớp địa chủ người Pháp. Chúng cướp đoạt ruộng đất của nông dân để bóc lột theo lối địa tô.

Giai cấp địa chủ là tay sai của thực dân Pháp, chúng gắn chặt quyền lợi với thực dân Pháp về kinh tế chính trị. Vì thế, chúng là kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Cho nên, cách mạng Việt Nam muốn lật đổ nền thống trị của Pháp, thì phải đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, (63) nông dân là lực lượng to lớn nhất, và cũng là động lực của cách mạng.

image

Tượng Phật Thích Ca đản sinh trong khuôn viên Chùa Am

Ông nội của chúng tôi rất am hiểu điều này, và chính ông cũng là một thành viên nằm trong lực lượng nông dân, nên ông nội của chúng tôi cũng nhận thấy trách nhiệm của mình rất nặng nề, nghĩa là phải làm sao vạch trần bộ mặt cho toàn dân biết, giai cấp địa chủ phong kiến là giai cấp bóc lột trắng trợn, và còn hà hiếp nông dân đến cơ cực, nghèo đói.

Biết rõ điều này, ông nội chúng tôi tuyên truyền cổ động cho phong trào cách mạng, động (64) viên tinh thần yêu nước của nhân dân xuống đường biểu tình đòi giảm các thứ thuế, vận động nhân dân chuẩn bị bạo động vũ trang chống lại nền thống trị của giặc Pháp.

Để hưởng ứng cao trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh, ông nội chúng tôi cho người rải truyền đơn đình công bãi thị, kêu gọi các trường học đóng cửa tại Thị trấn Trảng Bàng, khiến tề ấp, xã, huyện kinh sợ, chúng biết rằng cộng sản chỗ nào cũng có; trong những tổ chức của chính quyền làm tay sai cho giặc Pháp vẫn có cộng sản. Cộng sản đang bao vây các thị trấn và thị xã trong cả nước.

“Đồng thời lúc đó, cao trào cách mạng nổ ra những cuộc bãi công của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Xôcôni Nhà Bè (Sài Gòn), công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một).

Tiếp đó, bãi công của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định bãi công ba tuần trong tháng 4 năm 1930, bãi công của công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), của hàng vạn công nhân mỏ than Hòn Gai trở nên rất quyết liệt với chủ tư bản và chánh quyền thực dân Pháp. Ngày 01 tháng 5 năm 1930, cờ đỏ búa liềm phấp phới bay trên đỉnh núi Bài Thơ (Hạ Long).

Trong năm đó, nông dân cũng vùng dậy biểu (65) tình chống sưu cao thuế nặng ở Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh (Sa Đéc), Chợ Mới (Long Xuyên), Gia Định, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một.

image

Bia kinh trong khuôn viên Chùa Am

Nông dân các tỉnh miền Bắc, miền Trung: Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận liên tục nổi dậy. Phong (66) trào nổi dậy lan cả đến những thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Khẩu hiệu của phong trào đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ tệ nạn đánh đập công nhân, hoãn sưu thuế cho nông dân. Cờ búa liềm xuất hiện nhiều nơi trong cả nước”.

Những phong trào nổi dậy của công nhân và nông dân cả nước, đã làm cho thực dân Pháp và các tập đoàn địa chủ run sợ trước sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Bởi vậy, không có một sức mạnh nào bằng sức mạnh đoàn kết; toàn dân đoàn kết đứng lên chống lại thì giặc nào cũng bị tiêu diệt.

Chúng ta nhớ lại cuộc cách mạng đã qua, khi toàn dân đứng lên chống giặc Pháp, vũ khí chỉ bằng tầm vông vạt nhọn, trong lúc đó, giặc Pháp có súng đồng, đại bác, xe tăng, thiết giáp.

Thế mà chúng ta nhờ sức đoàn kết của nhân dân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ, nên cả thế giới đứng lên ủng hộ, nhờ đó mới đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi và dẹp sạch những tập đoàn địa chủ phong kiến vương triều Nguyễn, thống nhất đất nước hoàn toàn, đem lại chủ quyền cho dân tộc.

Nhờ sự đoàn kết của toàn dân cả nước, mà cách mạng mới đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi và thống nhất đất nước, dưới quyền lãnh đạo người

Việt (67) Nam. Đây là một bằng chứng trong một nước yếu, vũ khí thô sơ mà đuổi được giặc mạnh, súng đồng, đại bác, xe tăng, thiết giáp ra khỏi quê hương, là nhờ sức đoàn kết của toàn dân và của cả thế giới.

image

THÍCH NỮ DIỆU NHẪN, người mù lòa, nhưng lo cơm nước trong Chùa Am

Nếu nhân dân không đoàn kết thì không cách nào thắng giặc được. Trong một gia đình cũng vậy, nếu mọi người sống chia rẽ thì gia đình đó là một địa ngục tại trần gian, còn đoàn kết thì gia đình đó được an vui và hạnh phúc, và không ai (68) làm cho gia đình đó đau khổ được. Bởi vậy, chia rẽ là chết mà đoàn kết là sống. Dù bất cứ ở nơi đâu, biết sống với mọi người trong tinh thần đoàn kết thì đó là biết nhẫn nhục khi gặp khó khăn và biết tùy thuận để làm vui lòng người khác. Nhưng phải biết buông xả, thì trong tâm mới được bằng lòng, vui vẻ. Có được như vậy tình đoàn kết mới chặt chẽ; càng sống đoàn kết thì sự sống mới được bình an và yên vui hạnh phúc. (69)

✿✿✿

image

ĐỜI THỨ TƯ

Ông bố chúng tôi tên là LÊ VĂN HUẤN, pháp danh THÍCH THIỆN THÀNH, sinh năm 1883, là người con thứ sáu, được thừa kế làm trụ trì giữ gìn ngôi Chùa Am. Từ khi lên làm trụ trì Chùa Am, ông làm đơn xin phép Chính quyền Ngụy ở địa phương được phép trùng tu lại ngôi Chùa Am, và chùa được xây cất bằng gạch ngói âm dương.

Ông là một Đông y sĩ, nên am tường thuốc Bắc và thuốc Nam. Ông sống bằng nghề này, trị bệnh cho nhân dân khắp nơi.

Vì thế Chùa Am ngày càng hưng thịnh, phật tử đến càng ngày càng đông đảo, không những trong (70) những ngày lễ lớn, mà trong những ngày bình thường người ta vẫn đến đông đảo để trị bệnh như ngày hội.

image

Hòa thượng THÍCH THIỆN THÀNH, vị trụ trì đời thứ tư

Vì phật tử đến trị bệnh đông đảo, nên chùa cất thêm nhà nghỉ ngơi cho khách ở lại trị bệnh và phòng chữa trị bệnh. Chùa Am lúc bấy giờ cũng giống như một trạm xá y tế của xã. (71)

Ngoài việc trị bệnh nhân dân để tránh đôi mắt chánh quyền theo dõi, ông còn là một đảng viên trong Thiên Địa Hội, nên chùa Am là nơi tập trung những nhà yêu nước như ông Bá, ông Siêu, ông Kỳ, ông Nguyễn An Ninh, ông Nguyên Đạo, ông Nguyên Tánh, ông Ký, ông Ngộ, ông Châu và quý thầy ở chùa Bàu Lớn, tức là chùa Phước Thạnh ngày nay như: ông Minh, ông Quốc, ông Thêm, v.v…​ Họ thường lui tới tập luyện võ nghệ và bàn quốc sự để chống Pháp, đuổi giặc Pháp.

Trong chùa có hầm bí mật và phòng làm việc riêng cho những cán bộ cách mạng trong phong trào Việt Minh về hội họp.

Từ năm 1945 - 1954, chùa Am là nơi điểm hẹn của anh em cán bộ xã, huyện, tỉnh. Năm 1947, bộ đội được cứu sống ở đây có anh Hai Dương, anh Tư Hoa (Sáu Giò).

Từ năm 1947 - 1954, chùa Am có Ban Chỉ huy xã đội: anh Chín Đặng và anh Nguyễn Huệ đến lãnh đạo phong trào.

Từ năm 1954 về sau, Chùa Am tiếp tục đóng góp nuôi anh em cán bộ huyện, tỉnh, xã: Anh Năm Lý, Huyện Uỷ viên Trảng Bàng; Anh Tám Bớt (Tư Hoa), anh Chín Đặng, cán bộ Tỉnh Uỷ; Anh Tám Hòa, Bí thư Tỉnh Uỷ; Anh Năm Tung, Thường vụ Tỉnh Uỷ; Anh Hai Bình (Tư Tốt), Tỉnh Uỷ viên; Anh Hai Mai, Tỉnh Uỷ viên, và nhiều (72) anh em khác nữa do anh Chín Đặng hướng dẫn làm việc ở đây.

image

Những bia kinh trong khuôn viên Chùa Am

Từ năm 1955 - 1960, anh em cán bộ mới chuyển đi, chỉ còn anh Tư Hoa và anh Chín Tiên ở đây hoạt động Đảng Uỷ Xã Gia Lộc. Bởi vậy, hằng ngày Chùa Am đều có anh chị em cách mạng như: anh Hai Dương, anh Hai Bình, anh Út Hòa, anh Chín Đặng, anh Tư Hoa (Sáu Giò), anh Chín Ký, anh Chín Sậm, v.v…​ ở, đi và về liên tục trong thời kỳ dưới chế độ khắc nghiệt - luật 10/59 của Ngô Đình Diệm (Luật 10/59 cho rằng ai chứa chấp cộng sản, ai theo cộng sản, v.v…​ sẽ bị tử hình). (73)

Tuy luật 10/59 thông báo dán khắp nơi trong xóm ấp, các nhà dân và trên mỗi chặng đường đều có biểu ngữ giăng ngang đường; mặc dù luật 10/59 hăm he đe dọa như vậy, nhưng Chùa Am vẫn âm thầm nuôi dưỡng và che giấu cán bộ cách mạng không hề sợ hãi, xem máy chém Ngô Đình Diệm như không có, mặc dù máy chém Ngô Đình Diệm chuyển đi khắp tỉnh giết không biết bao nhiêu cán bộ cách mạng. Càng giết cán bộ cách mạng bao nhiêu, thì lòng căm phẫn của toàn dân lại càng dâng cao lên bấy nhiêu. Vì thế, Chùa Am vẫn hiên ngang kiên cường, bất khuất, chẳng hề khiếp đảm, là nơi nuôi dưỡng, che giấu, bảo bọc anh em cán bộ cách mạng dưới chế độ độc tài của gia đình trị Ngô Đình Diệm, được bình an cho đến ngày giải phóng quê hương.

Cũng trong thời gian này, thầy trụ trì có người con trai út trong gia đình tên Lê Văn Tân, thoát ly gia đình theo bộ đội cách mạng và đã hy sinh năm 1960, trong trận đánh Đồng Khởi ở Tua Hai Tây Ninh.

Trước khi thoát ly gia đình, Tân và một số thanh niên trong ấp đến nhà ông Trưởng ấp Minh, ở gần chùa Bàu Me, đưa ra kiến nghị chống bắt lính và càn quét trong xóm ấp. Ông Trưởng ấp Minh quá sợ hãi, chấp nhận đơn kiến nghị, nhưng một mặt lại đưa lính làm tay sai cho giặc vào (74) Chùa Am bắt Tân. Trên đường giải Tân về đồn ngã ba Hai Châu, Tân đã đánh lính và chạy thoát, nhờ bà con ủng hộ che giấu, rồi đưa vào chiến khu Bời Lời.

image

LÊ VĂN TÂN

“Lúc bấy giờ, tình hình thế giới có những biến động chính trị rất mạnh nên ảnh hưởng CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: Ngày 09 tháng 5 năm 1945, chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt, (75) chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 08 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật.

image

Bia kinh trong khuôn viên Chùa Am

Ngày 06 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném bom xuống Hirôsima; ngày 09 tháng 8 năm đó, Mỹ (76) ném tiếp quả thứ hai xuống Nagazaki giết chết hàng vạn chục người. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông, đạo quân tinh nhuệ nhất của Nhật

Bản ở Đông Bắc Trung Quốc. Nhật thấy mình thất bại về quân sự quá nặng nề, nên tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Sáu vạn quân Nhật ở Đông Dương và chánh phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Nắm được tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng Sản ở Tân Trào hội nghị hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, đại hội quốc dân quyết định lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, lấy bài Tiến quân ca làm Quốc ca, cử ra Chánh phủ lâm thời, Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Quân giải phóng dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ Tịch đánh chiếm thị xã Thái Nguyên, ngày 17 tháng 8 năm đó đánh chiếm thị xã Tuyên Quang, ngày 18 đánh chiếm Bắc Giang, Hải Dương…​ ngày 19 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23 đánh chiếm thành phố Huế, ngày 25 đánh chiếm Sài Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày, tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước; Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đọc chiếu thoái vị, nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. (77)

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đọc Bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP tại Hà Nội. Đó là kết quả của quá trình đấu tranh anh dũng, liên tục hàng trăm năm của dân tộc Việt Nam”. (78)

✿✿✿

image

ĐỜI THỨ NĂM

LÊ NGỌC AN, pháp danh là THÍCH THÔNG LẠC, sinh năm 1928, là người con thứ tư, lúc bấy giờ là sinh viên tại Sài Gòn, nên làm thẻ sinh viên và căn cước đề năm sinh 1935, nhờ đó, tuổi học trò được kéo dài để hoạt động cách mạng trong giới học sinh, sinh viên dễ dàng hơn.

Thừa kế sự nghiệp cách mạng của cha ông, thầy Thông Lạc biến Chùa Am thành một cơ sở in ấn tài liệu tuyên truyền học tập cách mạng, phát động phong trào yêu nước rộng rãi trong quần chúng, biến thành những cuộc biểu tình chống chế độ độc tài phát xít gia đình trị Ngô Đình Diệm.

Những cuộc xuống đường biểu tình chống chế (79) độ độc tài phát xít gia đình trị Ngô Đình Diệm làm cho tề ấp lúc bấy giờ run sợ khiếp đảm, làm hạn chế bớt những tay sai, chó săn, chim mồi của bè đảng Ngô Đình Diệm.

image

Thầy THÔNG LẠC

Ngụy quyền ở Trảng Bàng nghi ngờ Chùa Am làm cộng sản, nên đưa lính đến bao vây chùa, bắt thầy Thông Lạc giam cầm, đánh đập, điều tra đủ (80) mọi cực hình: nào là cho điện giật thầy chết lên, chết xuống; nào là treo ngược đầu, đổ nước xà phòng; nào là đấm đá, giẫm đạp trên ngực, v.v…​ Khắp nơi trên cơ thể bầm tím, thầy không đi nổi, chúng lôi thầy bỏ vào khu nhà lao. Nhờ có anh em tù nhân trong phòng giam, mới mang thầy vào chăm sóc cứu chữa, xoa bóp dầu.

Giặc điều tra cách gì thì thầy Thông Lạc chỉ một mực trả lời không biết, không làm cộng sản, chỉ biết ở chùa tụng kinh niệm Phật mà thôi.

Giặc hỏi:

- Biết Tám Giò, Chín Đặng không?

- Không quen biết.

Những cán bộ điều tra của ngụy quyền nói:

- Không biết đánh cho biết, không tội đánh cho có tội.

Những trận đòn như vậy thầy Thông Lạc chết lên, chết xuống, nhưng thầy Thông Lạc rất gan dạ, chỉ trả lời là không biết.

Giặc nhốt thầy Thông Lạc ba tháng tại Tây Ninh để điều tra. Sau đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chùa Ấn Quang đến lãnh thầy ra.

Sau khi được trả tự do trở về, thầy bám trụ Chùa Am tiếp tục làm cách mạng, vì thầy được anh em cán bộ cách mạng giáo dục: chỉ có con (81) đường cách mạng mới giải phóng dân tộc, mới lật đổ chính quyền tay sai ngụy quân, ngụy quyền và đuổi giặc Mỹ ra khỏi bờ cõi.

image

Quê hương Việt Nam

Làm cách mạng rất gian khổ, ngồi tù ra khám đó là lẽ thường mà người làm cách mạng nào tiếp cận với giặc thì ít ai tránh khỏi. Cho nên, làm cách mạng xem sự sống chết và tù tội như chỉ mành treo chuông.

Ở giai đoạn chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, chúng ta nên tham khảo qua những trang sử CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC (1954 - 1975):

“Việt Nam với vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, đi tiên phong trong phong trào giải (82) phóng dân tộc và phong trào chủ nghĩa xã hội ở khu vực. Vì thế, Mỹ quyết tâm đè bẹp cách mạng Việt Nam. Sau khi Pháp thất bại, Mỹ nhảy vào thay thế ở Đông Dương. Mỹ ra sức phá hiệp định Giơnevơ, phá sự nghiệp thống nhất toàn lãnh thổ Việt Nam, chiếm đóng và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, thành căn cứ quân sự để ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, ngăn chặn và tấn công chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á, biến trở thành một trong các khu vực thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ. Để đạt mục đích trên, Mỹ đã tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam, gấp rút chuẩn bị tấn công miền Bắc. Do đó, Mỹ xây dựng bộ máy ngụy quyền, đứng đầu là Ngô Đình Diệm…​ Chánh quyền Diệm tự mạo nhận là “CÁCH MẠNG QUỐC GIA”, với chiêu bài “ĐẢ THỰC - BÀI PHONG”, để che giấu dã tâm bán nước.

Trên thực tế, chánh quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng để đàn áp, tiêu diệt những người yêu nước kháng chiến chống giặc Mỹ, gây nên những cuộc tàn sát đẫm máu ở miền Nam Việt Nam.

Từ cuối năm 1954 đến tháng 7 năm 1955, phong trào hòa bình của giới trí thức sinh viên (83) Sài Gòn - Chợ Lớn, trong số đó, có sinh viên Lê Ngọc An cùng một số sinh viên khác làm nòng cốt, được cách mạng giáo dục chỉ đạo cho cuộc đấu tranh, nên mạnh dạn góp ý cùng các bạn sinh viên khác hãy đứng lên, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất theo hiệp định Giơ-ne-vơ; đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống; đòi cứu tế những nạn nhân trong các cuộc xung đột giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với các tôn giáo khác; chống khủng bố, v.v…​

Ngày 01 tháng 5 năm 1950, 15 vạn công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao Động. Ác liệt nhất là cuộc đấu tranh chống các chiến dịch “TỐ CỘNG - DIỆT CỘNG”, bảo vệ những người yêu nước kháng chiến cũ. Từ trong các trại tập trung, khu dinh điền, ấp chiến lược chống Mỹ - Diệm bùng nổ lớn mạnh. Phong trào đấu tranh chính trị lôi cuốn hàng triệu người, bao gồm các tôn giáo: Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.

Trong cuộc đấu tranh, có sự phối hợp giữa nhân dân thành thị và nhân dân nông thôn rất chặt chẽ, nhiều hình thức phong phú. Kết quả thời kỳ đấu tranh chính trị là cách mạng miền Nam đứng vững, phục hồi lại, từng bước phát triển để chuẩn bị lực lượng vũ trang cho thời kỳ chiến (84) tranh cách mạng.

Thời kỳ gay gắt nhất là từ năm 1957 trở đi, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm như điên khùng, chuyển sang chế độ độc tài phát xít, đàn áp công khai, tiến hành một cuộc chiến tranh đơn phương để chống lại đồng bào miền Nam.

Chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành những cuộc càn quét có quy mô lớn, liên tục dồn dân vào ấp chiến lược, mà chúng gọi là khu DINH ĐIỀN, chớ kỳ thực đó là những trại tập trung dân để nhân dân lìa cách mạng theo chiến lược “CÁ LÌA NƯỚC”. Chiến lược này hòng tiêu diệt cộng sản. Tháng 12 năm 1957, chúng đầu độc chết hàng ngàn người ở nhà tù Phú Lợi. Chúng còn ban hành luật 10/59, lập các toà án quân sự đặc biệt để chém giết khắp miền Nam”.

Thời gian này, Chùa Am là một trong những nơi bảo vệ anh em cách mạng vừa làm việc và vừa ẩn náu trong Ấp Gia Lâm, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.

Tết Mậu Thân, Chùa Am chỉ còn một đống gạch vụn. Chiến tranh đã tàn phá không những Chùa Am, mà cả xóm ấp Bàu Trâm đều bị điêu tàn; nhà cửa của nhân dân đều bị đốt cháy tan nát trong bom đạn chiến tranh; mọi người đều chạy tản cư tứ tán. Nhưng vị trụ trì Chùa Am không hề sợ hãi, trở về bám trụ nơi Chùa Am. (85)

Ngài cất một cái miếu nhỏ để làm ám hiệu. Khi anh em du kích đến miếu, thấy có nhang đốt là biết ngay không có giặc kích, thì đi vào ấp chiến lược truy quét tề ấp; còn thấy không có nhang đốt, là biết có giặc kích nên rút lui không vào ấp chiến lược. Việc đốt hương hay không đốt hương, vị trụ trì đều giao lại cho người em trai của mình là Lê Văn Ân. Nhờ có thông tin liên lạc như vậy, nên anh em du kích cách mạng biết được tình hình của giặc, nên vào phá ấp chiến lược, kêu gọi nhân dân trở về làng xóm cũ rất dễ dàng.

image

Ông LÊ VĂN ÂN (86)

Khi nhân dân trở về làng xóm cũ đông đủ, vị trụ trì Chùa Am cất một cái một am tranh lá nhỏ, để làm cơ sở cách mạng liên lạc thông tin và tiếp tế lương thực, nhất là tổ chức mua súng đạn của giặc, tiếp tế cho anh em du kích.

Đêm đêm, anh em du kích ra bắn phá đồn giặc, khiến giặc sống bất an. Nhờ có anh em du kích diệt sạch tề ấp, khiến chúng không quản lý nhân dân được, nhờ đó mới mở rộng vùng cách mạng bao vây sát Thị trấn Trảng Bàng, nhờ đó, cách mạng ngày càng lớn mạnh cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.

Muốn biết rõ âm mưu của Mỹ trong giai đoạn này, chúng ta hãy đọc lại một đoạn sử cận đại: “Để thực hiện chiến tranh đặc biệt chống lại phong trào giải phóng dân tộc do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, Mỹ vạch ra một kế hoạch Tây Lơ, sau này được bổ sung kế hoạch Giơn Sơn - Mắc Na Ma Ra gồm ba giai đoạn:

1- Bình định miền Nam;

2- Tăng cường phá hoại miền Bắc;

3- Tấn công thôn tính miền Bắc.

Mỹ dự tính thực hiện kế hoạch này 18 tháng là kết thúc chiến tranh. Khởi sự kế hoạch, đó là xây ấp chiến lược dồn dân để cô lập lực lượng cách mạng miền Nam. Mỹ ngụy xây dựng 17.000 ấp (87) chiến lược, biến toàn miền Nam thành một trại tập trung khổng lồ. Mỹ rải chất độc hóa học xuống nhiều vùng dân cư để buộc nhân dân vào ấp chiến lược.

image

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Sự kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo nổ ra, khiến cho phe quân đội nhảy vào tham dự. Tháng 11 năm 1963, Mỹ và nhóm quân đội làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết chết. Sự sụp đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm mở đầu cho sự khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn không bao giờ khắc phục được nữa.

Ngày 20 tháng 8 năm 1964, 30 vạn người bao (88) vây “Dinh Độc Lập”, đòi Nguyễn Khánh từ chức. Ngày 24 tháng 8 năm 1964, 3 vạn công nhân Đà Nẵng bãi thị tuần hành. Ngày 20 tháng 9 năm 1964, 10 vạn công nhân bãi công ở Sài Gòn - Gia Định, phản đối chế độ độc tài Nguyễn Khánh. Tháng 12 năm 1964, nhân dân Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt biểu tình chống chính phủ Trần Văn Hương.

Tham gia các cuộc đấu tranh chính trị có nông dân, công nhân, nhân dân đô thị, học sinh, sinh viên, trí thức đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế dân chủ. Năm 1963, có 23 triệu lượt người đấu tranh. Đấu tranh chính trị làm tan rã từng mảnh chính quyền bù nhìn của Mỹ, làm thất bại những cuộc càn quét, làm tan rã ấp chiến lược của Mỹ. Nhờ phối hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, nên tiêu diệt lực lượng quân sự Mỹ và làm cho lực lượng các chính quyền tay sai của Mỹ rệu rã. Ấp chiến lược là chiến thuật chiến lược trong chiến tranh đặc biệt của Mỹ, quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị phá thế kìm kẹp của giặc một cách dễ dàng.

Nhờ đấu tranh chính trị và quân sự biết kết hợp, nên làm cho 8.000 ấp chiến lược (85% số ấp) bị phá. Để cứu vãn tình thế, ngày 01 tháng 11 năm 1963, Mỹ đảo chính giết chết Diệm - Nhu. Dương Văn Minh lên cầm quyền, nhưng bị Nguyễn Khánh lật đổ. (89)

Trong giai đoạn này, các cuộc đảo chính tranh giành quyền lực của các phe phái trong chính quyền ngụy đã đẩy chính quyền này vào cuộc khủng hoảng triền miên. Chúng ta thấy rõ Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh lên làm Thủ tướng, Dương Văn Minh lên làm Quốc trưởng. Sau đó Nguyễn Khánh làm Quốc trưởng, Trần Văn Hương làm Thủ tướng. Rồi Phan Khắc Sửu lại thay Nguyễn Khánh làm Quốc trưởng. Đầu năm 1965, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi cùng nhau lật đổ Phan Khắc Sửu, đưa Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng.

Trong giai đoạn này, ngụy quyền Sài Gòn càng suy nhược và khủng hoảng, nên năm 1964, thế lực chính trị và quân sự của cách mạng rộng lớn và vũ khí đầy đủ vùng lên phá sạch các ấp chiến lược trong miền Nam Việt Nam, và đập tan nát ngụy quân ngụy quyền”.

Lúc bấy giờ vào những năm 1970 - 1975, chiến tranh ngút ngàn, thầy trụ trì còn một người mẹ già, một người anh và hai người em - một trai, một gái. Người anh lớn có gia đình ở Thành phố Sài Gòn, còn người em trai kế cũng có gia đình ở Trảng Bàng.

Riêng thầy trụ trì và người em gái đưa mẹ già về nuôi dưỡng, bằng sức lao động của mình. Cả ba mẹ con chỉ quanh quẩn trong một ngôi nhà nhỏ ở (90) Ấp Lò Rèn, thuộc vùng chu vi Cao Đài quản trị; ở đó mới tránh được bom đạn của Mỹ và ngụy quyền. Ấp Lò Rèn bây giờ là Ấp Lộc Du, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Mọi người dân ở trong vùng chiến tranh, ban ngày về bám trụ đất đai và làm tai mắt cho cách mạng, khi trời sắp tối đều phải rời khỏi nơi gia đình mình, gồng gánh đồ đạc, dắt con cái vào vùng chu vi của Cao Đài để tránh bom đạn.

image

Cô DIỆU QUANG (91)

Chùa Am nằm trong vùng đất cách mạng, hàng rào Chùa Am là hàng rào chiến đấu của du kích quân, và Chùa Am cũng là điểm nóng đối với giặc Mỹ và ngụy quân, nên chúng thường xuyên pháo bắn chùa. Lúc nào chúng cũng có thể bắt bớ và bắn phá Chùa Am, vì chúng cho đó là nơi cộng sản ẩn náu.

Thầy trụ trì vẫn biết điều này, nhưng vẫn bám sát anh em du kích, thường làm nhiệm vụ báo tin tức giặc cho anh em biết để đề phòng và vào phá ấp chiến lược, giải phóng đồng bào trở về nhà cửa, ruộng vườn đất đai cũ.

Ở Ấp Lò Rèn là nơi ở đỡ, tránh bom đạn Mỹ Ngụy, ngày ngày em gái thầy ra chợ Trảng Bàng mua bán kim chỉ, nhưng thấy không đủ sống, nên mới mua dao rựa ở các lò rèn rồi đem bán sỉ tại các chợ ở thành phố Sài Gòn, để phụ vào nuôi sống ba mẹ con, nhưng cũng không đủ, do đó, thầy trụ trì học nghề rèn làm dao rựa để tự sản xuất, nhờ đó thu nhập mới đủ sống.

Những năm tháng vất vả và gian khổ này, làm sao quên được người em thân thương của mình phải lăn lộn dưới đường tên mũi đạn thập tử nhất sinh. Trong những năm tháng đó rất là gian khổ, tù tội và sinh mạng như chỉ mành treo chuông. Nhưng vì nghĩ đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thầy không thể bỏ anh em du kích được (92) mà đi, nên bám trụ Chùa Am sống chết có nhau. Nhất là khi được tin Lê Văn Tân, em thầy hy sinh trong trận Tua Hai Tây Ninh, mẹ khóc mỗi khi thắp hương trên bàn thờ, lòng thương em xót xa vô cùng, nên quyết làm hết sức mình để bảo vệ cơ sở, để anh em du kích an tâm chiến đấu.

Trên đường đi buôn bán, từ Trảng Bàng về Thành phố Sài Gòn là một con đường nguy hiểm nhất. Trên đường biết bao nhiêu là mô đất; mỗi mô đất có mô thì đặt mìn, có mô thì không. Tất cả mìn đặt trên đường là của cách mạng, nếu xe nào vô ý cán phải mìn thì cả người và xe chỉ còn những mảnh sắt vụn, và một đống thịt tay chân văng tứ tung. Vì cuộc sống để cùng ba mẹ con nương tựa có nhau, nên em thầy phải xông pha đi tìm sự sống. Thỉnh thoảng, người anh và em trai cũng có về thăm, nhưng chỉ trong giây lát rồi lại về lo gia đình, chỉ còn lại ba mẹ con. Thấy mẹ không vui, thỉnh thoảng thầy nhắc lại chuyện năm xưa để làm cho mẹ vui.

Tháng 7 năm 1975, đất nước giải phóng xong, bom đạn không còn cày xới trên mảnh đất quê hương, thầy trở về sửa sang lại mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi Chùa Am cổ xưa yêu dấu mà của tổ tiên để lại; một di tích khó quên. Cho nên, con cháu không có quyền làm mất gốc, phải trùng tu lại để đánh dấu những trang sử yêu nước của tổ (93) tiên bằng công lao, mồ hôi nước mắt; bằng xương máu cùng với mọi người dân trong cả nước mới có ngày nay đất nước độc lập hoàn toàn, chủ quyền về tay nhân dân Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta là con cháu không thể bỏ qua được việc trùng tu.

Mẹ mất, thầy xin một đứa cháu về nuôi và đặt tên là Mật Hạnh.

image

MẬT HẠNH

(94)Mật Hạnh được dạy tu hành xả tâm, nên lúc nào cũng thương yêu và tha thứ khi có ai nói trái ý nghịch lòng, vì thế, gương mặt Mật Hạnh lúc nào cũng hiền từ, hiện ra sự an lạc và vui vẻ.

Việc trùng tu đầu tiên, thầy trụ trì cất lại ngôi Chùa Am tre lá đơn sơ, chỉ thờ 3 tượng Phật. Tượng thứ nhất là tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi giữa, tượng thứ hai đứng là tượng Ca Diếp bên tay trái và tượng thứ ba đứng là tượng A Nan bên tay mặt. Hiện giờ Chùa Am vẫn còn giữ nguyên vẹn như hồi mới cất: vách liếp, cột bằng cây tầm vông, lợp tôn, v.v…​ tuy đã cũ, rêu phong, ẩm mốc, cột xù xì và vách liếp đã mục, nhưng chưa nát, vẫn còn che mưa, che nắng được.

Ngôi chùa bằng trúc tre làm sao giữ gìn bền lâu được. Cho nên, thầy Thông Lạc quyết tâm sẽ trùng tu Chùa Am bằng gạch ngói như trước kia do ông thân thầy đã xây dựng: từng cục gạch, từng viên đá, từng bao xi măng do công sức của riêng mình dành dụm từng đồng từng cắc, chớ không bao giờ kêu gọi một người phật tử nào đóng góp phụ với mình. Sự quyết tâm ấy, ông thân thầy đã dựng nên ngôi Chùa Am sạch đẹp, và ngôi chùa này được duy trì trên 10 năm thì chiến tranh bùng nổ. Giặc Pháp đã dùng xe tăng tàn phá ngôi Chùa Am chỉ còn một đống gạch vụn.

Sau khi đất nước giải phóng, giặc Mỹ ra khỏi (95) biên cương, thầy Thông Lạc là một tu sĩ nên một đồng cũng không có, nhờ gia đình cô TỪ NGUYỆN cúng dường cho thầy 20 đồng; lúc bấy giờ, 20 đồng có giá trị rất lớn. Khi có tiền, thầy Thông Lạc trở về bắt đầu cất lại Chùa Am bằng tầm vông trúc tre, vì đó là những cây nhà lá vườn nên không tốn tiền mua.

image

Những tu sĩ Campuchia cũng đến Chùa Am tu học

Ông thân thầy Thông Lạc qua phần, nhưng lời di chúc giao lại việc trùng tu ngôi chùa cho thầy, (96) nên lúc nào thầy cũng nhớ lời di chúc đó: “Sau khi Thầy mất, Thầy chỉ tin nơi con, con là người đủ sức, đủ khả năng trùng tu lại ngôi chùa. Con nhớ cố gắng, đừng để phụ lòng mong mỏi của ông bà nơi chín suối”. Nhớ lời di chúc đó, thầy luôn luôn canh cánh bên lòng, quyết tâm trùng tu lại ngôi chùa bằng gạch ngói để không phụ lòng mong đợi của ông thân thầy.

Việc thứ hai là trùng tu tinh thần chánh pháp của Phật. Thầy Thông Lạc viết sách đạo đức nhân bản - nhân quả và giảng dạy đúng những lời dạy của đức Phật THÍCH CA MÂU NI, còn những lời giảng dạy nào không đúng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì thầy vạch trần bộ mặt thật của nó để mọi người biết rõ nó là tà pháp ngoại đạo đã xen vào kinh sách Phật giáo. Thường các sư thầy không rõ những kinh sách ngoại đạo, nên lấy đó giảng dạy cho phật tử.

Cho nên việc vạch trần bộ mặt thật của kinh sách ngoại đạo, là giúp cho phật tử hiểu rõ pháp nào đúng, pháp nào sai để quý phật tử tránh xa và không ủng hộ, cúng dường những sư thầy đang hành tà giáo ngoại đạo. Nhờ đó tà pháp không phát triển, và vì vậy chánh pháp của Phật mới dựng lại và làm sáng chói con đường tu tập của Phật giáo. Nhất là thầy Thông Lạc dạy đâu là chánh tín và đâu là tà tín. Chánh tín nghĩa là gì? (97) Tà tín nghĩa là gì?

Chánh tín chỉ cho mọi người biết thực hành đời sống có đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh; luôn luôn giữ gìn tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ bằng pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý, để tâm luôn luôn ly dục, ly bất thiện pháp, nhờ đó, mới thấy được tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Chính thấy được tâm như vậy mới là giải thoát của Phật giáo, quý vị có biết không?

image

MARK - Một người Mỹ tu tập tại Chùa Am (98)

Tà tín có nghĩa là những phật tử mê tín chuyên cầu cúng, tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, cúng sao, giải hạn, đốt tiền vàng mã, v.v…​ Những việc làm nhảm nhí vô ích như vậy thường làm hao tài, tốn của của những phật tử. Vậy mà quý phật tử cứ nghe đâu, làm vậy, không chịu suy tư việc làm đó đúng hay sai.

Bởi trong số phật tử đông đảo trùng trùng điệp điệp đang theo Phật giáo, mà chúng tôi đã chứng kiến những buổi lễ lớn của Phật giáo, phật tử về chùa đông như kiến cỏ, nhưng từ lâu, bị nhồi nhét trong đầu những điều sai Phật pháp, nên chỉ còn biết cúng bái, tụng kinh, niệm chú của kinh sách phát triển. Phật tử cho đó là việc làm đúng, là sự tu tập của mình theo Phật giáo, bởi làm một việc sai, mù quáng, mê tín, không đúng chánh pháp của Phật mà không biết. Thật là tội nghiệp, bị ảnh hưởng Phật giáo mê tín ngu muội của Trung Quốc, cứ xưa bày nay làm theo, thật là đáng thương!

Phật tử còn vô minh nhiều lắm, vì quý thầy dạy sao họ làm theo như vậy, chớ họ đâu có dám nói quý sư thầy sai! Họ chỉ biết tin, biết làm, nên sư thầy dạy gì họ cũng tin. Bởi vậy, phần đông phật tử làm sao am tường lời Phật dạy, nên thiếu trí tuệ, không cân nhắc, không chịu khó tư duy, cứ nghe (99) sư thầy dạy đâu làm đấy, như những người mù rờ voi thật là đáng thương! Nhưng cũng rất tội nghiệp, vì họ không sáng suốt, nên mới để giáo pháp mê tín tràn lan khắp nước, lâu ngày không dứt bỏ, nên nó đã trở thành một truyền thống của dân tộc.

image

Cổng số 2 vào khu phát triển Chùa Am

Bởi vậy ngay từ lúc đầu, khi kinh sách Phật giáo Trung Quốc này mới truyền vào Việt Nam, nếu mọi người ai cũng đồng lòng chặn đứng nó lại bằng cách không làm theo những điều tà giáo mê tín, thì làm gì nó truyền vào đất nước chúng ta được, phải không thưa quý vị?

Trong thời đại khoa học, kiến thức của con (100) người được nâng cao nhờ sự học rộng hiểu xa, nên không dễ gì làm cho họ lại tin theo, chỉ có những người ít học, mới biến mình thành những người mù quáng dễ tin, dễ làm theo.

Tà tín là tin có cõi Cực Lạc Tây Phương; là tin có linh hồn người chết; là tin có thế giới siêu hình; là tin có tà ma, quỷ quái; là tin có địa ngục, ngạ quỷ; là tin có Thần, Thánh, Tiên, Phật; là tin có Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chúa Trời; là tin có Thập Địa Diêm Vương, Thủy phủ, Thủy tề, Long Vương, Hà Bá, Bà Thủy, v.v…​ Những điều tà tín này là mê tín.

Những điều tà tín này không phải do lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà do những lời dạy của các tổ ngoại đạo Bà La Môn, Đại thừa, Thiền tông. Các ngài đã biến Phật giáo thành một Phật giáo mê tín của Trung Quốc, hoàn toàn chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, Lão giáo.

Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo lớn của người Trung Quốc. Nho giáo do Khổng Tử chủ trương thuyết TAM CANG và NGŨ THƯỜNG, còn Lão giáo do Lão Tử chủ trương thuyết VÔ VI. Hai nhà đại hiền triết tư tưởng lớn này của Trung

Quốc đã triển khai nền văn hóa đạo đức của người Trung Quốc, mà từ xưa đến nay người Trung Quốc vẫn một lòng tôn kính, xem hai vị này như những bậc thầy của mọi người trong thiên hạ. (101)

Các nhà sư Phật giáo Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa tư tưởng triết học của Nho giáo, nên từ sự hiểu biết đó, đã chuyển thành nền văn hóa đạo đức Phật giáo Trung Quốc cho tốt đẹp hơn. Nhưng không ngờ, chịu ảnh hưởng cúng tế của Nho giáo, mà các nhà sư Trung Quốc lại biến nền văn hóa đạo đức Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín. Dòng văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín đó, được các nhà sư đặt tên là Tịnh Độ tông, và biên soạn những bộ kinh sách phát triển thường ca ngợi và khuyến khích tín đồ tu tập pháp môn niệm Phật A Di Đà, vì cho pháp môn đó hợp với thời đại mạt pháp.

image

Khuôn viên phát triển Chùa Am (102)

Lại nữa, có một số nhà sư Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa đạo đức tư tưởng của Lão Tử, họ triển khai thành một Phật giáo Trung Quốc tuyệt vời hơn bất cứ một Phật giáo nào ở trong nước, cũng như ở các nước ngoài. Nhưng không ngờ, ảnh hưởng VÔ VI của Lão giáo mà các nhà sư Trung Quốc lại biến nền văn hóa đạo đức của Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn hóa triết học TÁNH KHÔNG. Từ khi triết học Tánh Không ra đời, đã đốn sạch những tư tưởng triết học khác trong nền văn hóa Trung Quốc.

Với tư tưởng này, các nhà sư Trung Quốc rất hãnh diện, tự đặt cho nó cái tên là pháp môn Tối Thượng thừa. Pháp môn Tối Thượng thừa tức là Phật giáo Thiền tông Trung Quốc bây giờ. Người am tường Phật giáo Trung Quốc thì thật là xót xa và đau buồn: do kiến giải của các nhà sư Trung Quốc thiếu sáng suốt, đã làm mất gốc Phật giáo tại xứ này. Như vậy, Phật giáo Trung Quốc chia làm hai dòng văn hóa tư tưởng:

1- Dòng văn hóa Phật giáo TỊNH ĐỘ TÔNG;

2- Dòng văn hóa Phật giáo THIỀN TÔNG.

Còn Phật giáo chánh tông thì không còn nữa, nên người Trung Quốc hiện giờ muốn hiểu Phật giáo, thì chỉ bằng cách nghiên cứu hai dòng tư tưởng này. (103)

Hai nền văn hóa đạo đức Phật giáo ấy lại được truyền sang qua Việt Nam, chư tăng Việt Nam tiếp thu mà không dám chỉnh sửa, cứ y khuôn mà truyền bá. Mãi cho đến đời Trần Nhân Tông mới có thay đổi chút ít bằng sự pha trộn Thiền - Tịnh của Trung Quốc, rồi cho đó là Phật giáo Thiền tông Việt Nam.

image

Sư cô HUỆ ÂN, một tu sĩ tu học lâu năm nhất trong Chùa Am, làm chủ được bệnh tật, trên 90 tuổi (104)

Chúng tôi vạch ra đây không phải chỉ trích ai cả, mà để cùng nhau đóng góp ý kiến để chúng ta thấy cái sai, cái đúng của Phật giáo Việt Nam hiện giờ.

Là người Việt Nam, chúng ta hãy

cùng chung nhau xây dựng một nền văn hóa đạo đức Phật giáo tinh ròng của người Việt Nam, chớ không vay mượn của một Phật giáo nước nào cả; chỉ dựa vào lời dạy nguyên thủy của đức Phật, mà biên soạn và giảng dạy giúp cho mọi người hiểu về Phật giáo một cách rõ ràng, phân biệt được Phật giáo nào đúng và Phật giáo nào sai.

Chùa Am sẽ đi vào con đường chánh Phật giáo, nên không còn có khói hương mê tín, dị đoan, lạc hậu như Chùa Am ngày xưa. Nhờ có lời dạy trên đây, Chùa Am không còn đi vào nếp cũ, hướng dẫn tín đồ theo lối mòn của các sư thầy, tổ ngày xưa.

Chùa Am ngày nay không tụng kinh, không làm ma chay siêu độ theo kiểu mê tín, mà làm ma chay theo tinh thần khoa học, mang đầy đủ lòng biết ơn sâu xa của những người còn sống đối với những người thân đã mất: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nên việc làm ma chay rất đơn giản, thiết thực cụ thể, ít tốn kém. Đám tang chỉ dạy cách thức ma chay theo tinh thần thực tế của Phật giáo Việt Nam, không chịu (105) ảnh hưởng của một tôn giáo nước nào cả. Nhất là không theo tinh thần tư tưởng “Văn Công Thọ Mai” của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử Trung Quốc cúng bái, tế lễ, kèn trống rập rình, rồi lại còn đàn ca xướng hát theo giọng ê, a tụng niệm giọng cao, giọng thấp của các tăng, ni và phật tử.

Một đám tang là một sự mất mát, có gì vui đâu mà lại đàn ca trống phách? Thật là một việc làm sai hết sức sai. Sao mọi người không suy tư, nghĩ lại xem làm như vậy có đúng không? Mọi người không nghĩ lại xem làm đám tang mà sao như làm một buổi lễ đăng quang, hay ít cũng là một đám cúng đình. Có đúng như vậy không quý vị?

Đám tang có vui gì mà trống kèn, đàn ca xướng hát rập rình, lại còn mướn thêm giàn nhạc Tây phương kèn trống inh ỏi, làng trên xóm dưới đều hay biết.

Sao người ta làm ma chay mà không chịu suy nghĩ, cứ bắt chước thấy ai làm sao mình làm vậy? Thời đại chúng ta không cho phép làm một điều thiếu suy nghĩ. Khi làm một điều gì thì cần phải suy tư cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới làm.

  • Thứ nhất, làm sẽ không thất bại.

  • Thứ hai, người có trí họ cho chúng ta không phải là kẻ hủ lậu, dốt nát, ngu si, chỉ biết bắt chước làm theo người xưa. (106)

  • Thứ ba, có trí sáng suốt phân biệt làm ma chay như thế nào đúng và như thế nào sai. Đúng có lợi ích gì? và sai có hại gì?

Làm ma chay theo đúng tinh thần Phật giáo thì chúng ta hãy nghiên cứu lại tài liệu cách tẩm liệm làm ma chay của Chùa Am hướng dẫn, vì cách thức làm ma chay của Chùa Am là làm theo những lời dạy của đức Phật.

image

Rừng núi ngút ngàn

Làm ma chay theo lời dạy của đức Phật trong tinh thần dân tộc Việt Nam là tránh xa những hủ tục mê tín, lạc hậu; đó là làm giảm bớt những sự hao tốn nhảm nhí rất nhiều. Còn làm một đám tang theo kinh sách phát triển thì phải chịu hao tốn tiền bạc cúng dường trai tăng, vì chư tăng phát (107) triển thường hay bày vẽ theo kiến giải mê tín cúng kiếng, tụng kinh cầu siêu quá nhiều. Tính từ ngày chết cho đến ngày làm tuần mãn tang phải hao tốn hàng triệu bạc, cho các thầy ngồi trong mát hưởng bát vàng bằng tiền của mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ làm ra.

Người phật tử không sáng suốt, không dựa vào những lời dạy của đức Phật trong kinh sách nguyên thủy, mà cứ nghe theo các thầy phát triển đã làm hao tốn tiền của, mà còn bị người ta cho rằng là những hạng người mê tín, lạc hậu, ngu si. (108)

✿✿✿

image

CÁCH THỨC TẨM LIỆM MA CHAY

Cách thức làm ma chay theo Chùa Am dạy như dưới đây:

“Khi một người thân trong gia đình mất, thì những người trong gia đình cần phải lo tẩm liệm, không nên để cho người xa lạ làm công việc này. Vì để cho người xa lạ tẩm liệm người thân của mình, có điều chi không vệ sinh, sơ sót họ sẽ nói ra cho mọi người biết thế này thế khác, không tốt và rất tội nghiệp cho người thân đã mất của mình. Vì khi bệnh đau không làm chủ được thân, nên có khi tiểu tiện trong quần. Có lẽ không ai muốn như vậy, phải không quý vị? (109)

Cho nên trách nhiệm những người trong gia đình, khi có người thân mất thì phải lo tẩm liệm và an táng cho chu đáo, đừng để người bên ngoài xen vào.

image

Thầy THÍCH THÔNG LẠC, lúc mới từ Hòn Sơn trở về Trảng Bàng

Chúng tôi thấy việc tẩm liệm người thân trong gia đình, họ thường giao phó cho Ban Đạo Tỳ trong tổ chức của các trại hòm, trong đó có nhiều (110) tăng, ni tụng niệm. Cho nên ở đây chỉ cần giá cả sòng phẳng là có đầy đủ, làm tất cả việc ma chay theo bài bản kinh sách phát triển. Còn những người thân trong gia đình chỉ biết nghe theo và chấp nhận, chớ không biết việc làm đó đúng hay sai, theo đúng Phật giáo hay theo ngoại đạo, mê tín hay chánh tín, hủ lậu hay tiến bộ, ân nghĩa hay vô ân. Họ đều “tai ngơ bất biết”, ai làm sao cũng được, miễn là đem chôn cất cho xong. Nói thế, chớ đám tang người ta thường để từ ba ngày cho đến bảy ngày, và còn hơn thế nữa nếu ngày giờ không tốt, bị trùng tang liên táng.

Bởi không hiểu, không biết, nên đã biến việc ma chay trở thành việc làm mê tín, lạc hậu, mà còn nói lên sự vô tình đã đánh mất đi ân nghĩa của những người thân còn sống đối với người chết.

Trong gia đình có người thân mất, thì mọi người phải bình tĩnh, sáng suốt, vì có những việc cần phải làm như sau:

Việc thứ nhất: Khi có một người thân mất, việc đầu tiên phải dùng nước ấm và lấy khăn sạch lau khắp cơ thể của người đã mất cho sạch sẽ, rồi thay đổi quần áo mới; bộ đồ cũ xếp lại ngay ngắn để bỏ vào áo quan khi tẩm liệm.

Việc thứ hai: Phải mua một bao trà khô, rải đều dưới đáy áo quan một lớp khoảng độ 2 phân. (111) Vì trà sẽ rút hơi của người chết, giữ vệ sinh chung cho mọi người gia đình.

Việc thứ ba: Phải mua một tấm vải ba thước chiều dài và một thước sáu chiều ngang, nếu cư sĩ thì dùng màu trắng, còn tu sĩ thì dùng màu vàng; không có vải khổ rộng thì dùng hai miếng vải khép lại.

Việc thứ tư: Trải tấm vải ấy ra, rồi đặt người chết nằm ngay ngắn giữa tấm vải.

Việc thứ năm: Phải có bốn người thân trong gia đình, con trai trưởng ở đầu người chết, còn tất cả những người khác, một người ở dưới chân, một người ở bên hông mặt và một người ở bên hông trái, mỗi người đều nắm mép vải đồng giở lên một lượt, rồi di chuyển người chết đặt vào áo quan. Nếu người chết là nam thì mép vải bên trái người chết phủ trước, rồi mép vải bên mặt phủ kế tiếp, rồi đến mép vải trên đầu và cuối cùng mép vải dưới chân phủ lên là xong. Nếu người chết là nữ thì bên mặt người chết phủ trước, bên trái phủ sau.

Cách tẩm liệm như vậy theo qui luật nhân quả âm dương, vì chúng ta đang sống trong qui luật nhân quả âm dương, mà trên hành tinh này không một người nào thoát ra khỏi. Nhưng tại sao Tây, Tàu, Nhật, Mỹ, v.v…​ là lại không theo qui luật (112) này, mà lại tẩm liệm khác theo phong tục bản xứ của họ?

Xin thưa! Vì không làm đúng theo qui luật nhân quả, thì khi sinh cũng gặp nhiều khó khăn, còn khi chết cũng đâu phải dễ dàng. Vì sinh như vậy, chết như vậy là đi ngược lại qui luật nhân quả, nên thọ biết bao nhiêu sự đau khổ. Quý vị có thấy không?

image

Quê hương

(113)Thuận theo qui luật nhân quả, thì sống cũng như chết đều được bình an yên ổn, còn đi ngược lại nhân quả, sống cũng như chết đều thọ khổ vô vàn. Do đó, đức Phật dạy con người nên có Tri kiến giải thoát là vậy.

Lúc bấy giờ muốn tẩm liệm theo những vật dụng gì, thì nên để dưới chân người chết; xong, đậy nắp áo quan và đóng đinh lại, chớ không nên chèn nhét rơm rạ hoặc tất cả những vật dụng gì khác; chỉ để thân người chết như người nằm ngủ là tốt nhất. Đừng nghĩ theo kiểu mê tín: người chết phải bó chặt tẩm liệm cho chặt chịa, để thân người chết không động đậy được, nếu thân người chết động đậy là con cháu phải bệnh đau. Đó là một dạng mê tín, chớ con người đau bệnh là do nhân quả ác của người đó làm ra, chớ không ai làm cho họ đau bệnh được. Như quý vị giết hại cá tôm và ăn thịt, thì quý vị làm sao tránh thân bệnh đau, vì nuôi thân của quý vị bằng sự chết và đau khổ của cá tôm. Quý vị nên nhớ “nhân nào quả nấy”, không ai làm quý vị khổ, mà chính quý vị đã làm cho quý vị khổ, quý vị có biết không?

Việc thứ sáu: Phải có mọi người trong gia đình, đồng khiên áo quan đặt ngay giữa nhà. Trước áo quan đặt một bàn thờ nhỏ, để đặt ảnh người chết và một lư hương để mọi người đến cúng điếu chia buồn; nhưng người đến phúng điếu (114) không cần thắp hương, chỉ cần chắp tay trước di ảnh người quá cố tỏ lòng chia buồn với gia đình có người thân mất mà thôi.

Xin nhắc lại một lần nữa: người đến phúng điếu không cần phải thắp hương, mà chỉ cần chắp tay trước ngực đảnh lễ người chết ba lễ là đủ.

Việc thứ bảy: Đặt áo quan và bàn thờ nhỏ trong nhà xong, thì những con cháu tề tựu đảnh lễ, và ngay lúc đó người gia trưởng phát vải tang cho mọi người trong gia đình: trẻ em một miếng vải trắng nhỏ cài trên áo, còn những người lớn, dâu, rể, con trai và con gái thì đội khăn trắng phủ kín đầu như nhau.

Vì dâu, rể, con trai và con gái đều là con trong gia đình cả, không nên phân chia con trai con, gái và dâu rể khác nhau, mà từ xưa đã có những tư tưởng phân chia giai cấp hẹp hòi ích kỷ trong gia đình, khiến cho con cái trong nhà giảm lòng yêu thương nhau, mất đoàn kết. Vì họ cứ nghĩ rằng con trai, con gái là máu mủ, còn dâu rể là người dưng nước lã. Những tư tưởng này đã khiến tình cảm con người cũng bị mất mát rất nhiều. Chúng ta hãy mạnh dạn dẹp sạch những tư tưởng chia cắt tình yêu thương của những người thân trong gia đình. Tuy không biết nhau thì họ còn là người xa lạ trong gia đình, nhưng tình yêu thương của chúng ta

đối với họ, họ vẫn là một người Việt (115) Nam yêu thương của chúng ta trong một nước. Cho nên khi họ là một người thân trong gia đình, thì dù là con trai, con gái, dâu, rể đều tôn trọng yêu thương nhau như anh em ruột thịt trong một nhà, đừng có tư tưởng phân chia như từ xưa đến nay là chúng ta còn kém văn minh tiến bộ trên tình cảm con người. Ngày nay chúng ta phải tiến bộ hơn ngày xưa, tiến bộ mọi mặt, trong đó có tình cảm con người.

Sau khi chôn cất xong, trở về nhà thì khăn trắng được trả lại nơi bàn thờ, mọi người chỉ còn mang trên người một miếng vải trắng nhỏ nơi ngực nếu áo vải màu đen, còn áo vải màu trắng thì vải tang phải bằng miếng vải màu đen.

Việc thứ tám: Người chết không nên để lâu, vì để lâu làm mất vệ sinh chung, vì vậy sáng chết chiều chôn, chiều chết sáng chôn; còn có điều kiện để lâu thì chỉ nên để một ngày đêm mà thôi, đó là vì có con em, cháu chắt ở xa chưa về kịp.

Việc thứ chín: Không nên rước thầy chùa tụng niệm cầu siêu, vì người chết đã theo nghiệp tái sinh luân hồi ngay liền khi chết, còn đâu mà cầu siêu. Đó là một việc làm mù quáng, mê tín.

Việc thứ mười: Không nên rước nhạc trống kèn làm ầm ĩ. Đám ma là nơi mất mát đau buồn, có gì vui đâu mà kèn trống. Và nhất là đây không (116) phải chỗ buôn bán thân người chết để lấy tiền. Vậy nên tránh đàn nhạc, kèn trống, vì đàn nhạc, kèn trống làm ầm ĩ báo tin cho mọi người biết để đến cúng điếu tế lễ. Đó là cách thức đem thây người chết ra buôn bán.

image

Đồng quê yên ả

Việc thứ 11: Khi đưa áo quan lên xe tang để đi chôn cất, thì không nên rải giấy tiền vàng mã trên đường làm mất vệ sinh chung trong môi trường sống. Và nhất là không nên rước một ông thầy chùa ngồi tụng niệm ê a trên xe tang. Đó là hình thức lạc hậu, mê tín, thiếu văn hóa, không khoa học.

Việc thứ 12: Hạ huyệt. Khi xe tang đến nơi thì (117) áo quan chuyển từ trên xe đến huyệt, để áo quan ngay ngắn trên huyệt, và lúc bấy giờ con cái tập trung lại đảnh lễ lần cuối cùng. Sau khi con cái đảnh lễ xong, thì áo quan từ từ hạ huyệt.

Việc thứ 13: Khi chôn cất xong, mọi người đồng trở về nhà và đặt bàn thờ người mất nơi trang nghiêm nhất trong nhà, để hàng ngày con cháu tưởng nhớ công ơn của người đã mất.

Việc thứ 14: Không nên mở cửa mả. Trong ba ngày đầu, chúng ta đến thăm mộ và đắp sửa sang lại cho sạch sẽ, hoặc xây mộ để phần mộ được bền lâu và hằng năm về thăm viếng (Tảo mộ).

Việc thứ 15: Hằng ngày đến giờ ăn, cả gia đình quây quần lại ăn thì nên để thêm một đôi đũa và một cái bát, mọi người trong nhà đều mời người chết ăn cơm, nhất là người gia trưởng, để tưởng chừng như người chết còn sống, chứ không nên đem cơm cúng trên bàn thờ.

Việc thứ 16: Tuần thất. Những tháng đầu mới mất, chúng ta chia ra làm ba tuần thất. Tuần thất thứ nhất là bảy ngày; tuần thất thứ hai là 21 ngày; tuần thất thứ ba là 49 ngày. Trong những ngày tuần thất ấy, chúng ta làm một bữa cơm mời những người nào đã giúp chúng ta trong việc ma chay đến dùng bữa cơm thân mật, để chúng ta tỏ lòng biết ơn với những người bạn thân này. (118)

Việc thứ 17: Sau một năm mất, chúng ta làm một bữa cơm và con cháu về đầy đủ, người gia trưởng nhắc đến công ơn của người đã mất đối với gia đình và đối với quê hương Tổ quốc.

Việc thứ 18: Đến năm thứ hai sau khi mất cũng làm một mâm cơm, mời con cháu về đủ mặt, người gia trưởng tuyên bố mãn tang và thu hồi những miếng vải trắng nhỏ rồi đem đốt. Từ đây về sau không còn ai mang tang khó nữa”.

image

Bảng hiệu Chùa Am ngày xưa: “LONG AN TỰ”

Mười tám điều cần phải làm như trên, trong việc ma chay khi có người thân mất là chánh tín trong Phật giáo, xin quý phật tử nên lưu ý để tránh (119) những việc làm mù quáng, mê tín, lạc hậu mà từ xưa đến nay người ta đã truyền thừa nhau thành một phong tục hủ lậu, vay mượn nền văn hóa của Phật giáo Trung Quốc thiếu tính khoa học, thiết thực cụ thể.

Cho nên tất cả những văn hóa được truyền thừa từ xưa đến nay, không phải văn hóa nào cũng đều đúng hết. Văn hóa truyền thừa có những cái đúng, nhưng cũng có những cái sai. Cái sai thì nên mạnh dạn dẹp bỏ, còn cái đúng thì nên duy trì, nhưng phải chuyển thành một nền văn hóa Việt Nam, chớ không khéo văn hóa Việt Nam mà lại thành một nền văn hóa lai căng của những nước ngoài.

Trong nước chúng ta có bao nhiêu nhà tri thức Việt Nam, ông nào cũng có bằng tiến sĩ, thế mà văn hóa Việt Nam trong việc ma chay xuất phát ở đâu, xin quý vị hãy trả lời? Hay bảo rằng Việt Nam không có nền văn hóa ma chay thì sai.

Có người sống tức là phải có người chết, có người chết là phải có ma chay. Vậy việc làm ma chay phải có bài bản, nghi thức rõ ràng, chớ không phải vay mượn việc ma chay của nước khác mà áp dụng làm việc ma chay cho nước mình. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa khác nhau, vậy chúng ta hãy triển khai nền văn hóa của dân tộc, trong đó có văn hóa ma chay của nước mình. Chúng ta là một dân tộc anh hùng, bất khuất trước mọi thế lực (120) của ngoại bang, cho nên chúng ta không cần vay mượn văn hóa ma chay của nước nào cả. Và như vậy mới xứng danh là một nước độc lập, văn hóa tư tưởng ngang hàng với các nước trên thế giới.

image

Tượng Phật trong Chùa Am

Điều này chúng ta đã thấy rất rõ, từ xưa đến nay, việc làm ma chay của dân tộc Việt Nam đều chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Không ngờ, Việt Nam chỉ bắt chước làm ma chay theo nền văn hóa lạc hậu, mê tín của Trung Quốc, nên người (121) Việt Nam phải chịu tiêu hao một số tiền quá lớn nhảm nhí, không mang tính chất đạo đức lợi ích thiết thực cho đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Chúng ta là người Việt Nam, phải sống trong nền văn hóa đạo đức của Việt Nam; nền văn hóa đạo đức của Việt Nam không phải từ trên trời rơi xuống, mà chính từ những con người Việt Nam biết làm ra.

image

Tảng đá nơi Hòa Thượng trụ trì tọa thiền suốt đêm ngày

Những người Việt Nam có trình độ kiến thức tiêu biểu, hiểu biết sâu rộng thì nên cùng nhau ngồi lại họp bàn về văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam, từ xưa đã truyền thừa đến nay. (122)

Tinh thần văn hóa đạo đức ấy, chúng ta phải lọc lựa cái nào không chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nước ngoài. Đó là nền văn hóa đạo đức của Việt Nam. Khi chúng ta loại trừ văn hóa đạo đức của nước ngoài ra khỏi, thì chúng ta triển khai nền văn hóa đạo đức của Việt Nam. Tuy rằng nó chưa được đầy đủ, thì chúng ta họp nhau, góp ý dựng lại những hành động văn hóa đạo đức nào còn thiếu, làm cho nó đầy đủ hơn; chớ không được lấy nền văn hóa đạo đức của nước ngoài, cải lương thành nền văn hóa đạo đức của nước mình thì không được.

Muốn lập thành một nền văn hóa đạo đức mà không bị ảnh hưởng của một nền văn hóa nước nào cả, thì phải dựa vào năm điều đạo đức của loài người. Năm điều đạo đức này nó không thuộc về một tôn giáo nào cả, nó cũng không thuộc về một nền văn hóa đạo đức truyền thống nào cả, nó là văn hóa đạo đức của loài người, từ khi có loài người. Năm điều văn hóa đạo đức này gồm có:

  1. Đức hiếu sinh

  2. Đức ly tham

  3. Đức chung thủy

  4. Đức thành thật

  5. Đức minh mẫn

(123)Đó là nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Khi chúng ta muốn xây dựng một nền văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam, thì nên dựa vào năm đạo đức này. Trong năm đạo đức này, đạo đức nào mà nền văn hóa đạo đức của Việt Nam chưa có, thì chúng ta triển khai thành văn hóa đạo đức của Việt Nam; còn đạo đức nào đã có, thì chúng ta làm cho nó sáng tỏ nền văn hóa đạo đức Việt Nam truyền thống.

image

Khu vực đang phát triển của Chùa Am

Muốn cho nền văn hóa đạo đức của Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, thì chúng ta phải loại trừ những văn hóa lạc hậu, mê tín của các nước ngoài, và ngay cả của tổ tiên chúng ta đã truyền thừa từ (124) xưa đến nay. Dù nó đã trở thành những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải quyết tâm mạnh mẽ loại trừ những điều mê tín, chớ không thể bảo thủ “xưa bày nay làm”.

Nhiệm vụ của chúng ta là phải dựng lại nền văn hóa đạo đức Việt Nam đúng nghĩa của nó, để con cháu chúng ta sau này thừa hưởng và được sống trong nền văn hóa đạo đức Việt Nam thật sự của nó: không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Nhờ đó, con cháu của chúng ta mới trở thành những người nhân ái; mới xứng đáng là con Tiên cháu Rồng; mới xứng đáng là dân tộc Việt Nam anh hùng; mới xứng đáng là con cháu Trưng Vương, Triệu Ẩu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh.

Chùa Am sẽ làm việc này, và nhất định thành công trong việc dựng lại nền văn hóa đạo đức Việt Nam, mà không bị ảnh hưởng bởi văn hóa đạo đức của nước ngoài, cũng như không bị ảnh hưởng văn hóa đạo đức lạc hậu, mê tín truyền thống của tổ tiên.

Là người Việt Nam, chúng ta hãy học và sống đúng với nền văn hóa đạo đức của người Việt Nam; nền đạo đức văn hóa của người Việt Nam được dựng lại bằng năm đức hạnh của loài người. Vì thế, mọi công dân Việt Nam phải học tập và áp dụng vào đời sống, nó sẽ mang lại tình thương yêu (125) con người đối với con người; nó sẽ mang lại sự sống bình an cho nhau, không còn ai làm khổ ai.

Nhất định khi nền văn hóa đạo đức này được phổ cập đến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, thì đất nước chúng ta không còn ai hơn thua tranh chấp nhà cửa, ruộng vườn, tiền tài, danh lợi, v.v…​ nên không còn xung đột và chiến tranh nữa.

image

Nhà ở (thất) trong Tu Viện

Dưới bóng mát rừng tràm, những ngôi nhà nhỏ là nơi tu hành của những người quyết tâm làm chủ sinh, già, bệnh, chết. (126)

✿✿✿

image

ĐƯỜNG LỐI TU HỌC

Chùa Am ngày nay chuyên giảng dạy đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Khi đã học đạo đức xong, thầy trụ trì liền dạy những phương pháp tu tập LÀM CHỦ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho nên phật tử ở khắp nơi, trong nước cũng như ở ngoại quốc lần lượt về tu tập tại Chùa Am, khiến Chùa Am có hàng trăm ngôi nhà nhỏ 3mx4m mọc lên như nấm. Hiện giờ Chùa Am có đến 260 ngôi nhà nhỏ.

Chùa Am phát triển được như ngày hôm nay thì cũng nên nhớ lại những ngày qua. Tháng 9 (ÂL) năm 1980, mẹ thầy trụ trì qua phần. Thầy (127) sửa sang lại ngôi nhà của mẹ ở trở thành nhà thờ tổ tiên, ông bà, trong đó thờ bố, mẹ của thầy. Hiện giờ ngôi nhà ấy ở sau nhà khách. Sau khi mẹ mất, thầy trụ trì tập trung triển khai những kinh nghiệm tu tập của mình đã làm chủ thân tâm, để giúp cho những người hữu duyên tu tập.

image

Nơi thờ Phật trong Chùa Am ngày xưa

Thầy trụ trì triển khai kinh nghiệm tu tập của mình dựa theo chánh pháp của Phật, thuộc kinh Nikaya do Hòa thượng Minh Châu dịch, để hướng dẫn mọi người tu tập theo chánh pháp của Phật và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sinh, già, bệnh, chết). Nhất là thầy chỉ thẳng cho mọi người biết cái sai trong đạo Phật hiện giờ rất nhiều, từ các bộ kinh sách phát triển và các bộ kinh sách (128) Thiền tông. Những kinh sách này đều thuộc về Phật giáo Trung Quốc thuộc Hán tạng. Việt Nam không có kinh sách Phật giáo này. Bởi vậy, đối với Phật giáo Việt Nam kinh sách còn nghèo nàn, chỉ có vay mượn của Trung Quốc.

Mật tông thuộc về Phật giáo Tây Tạng. Từ Tây Tạng, các sư thầy đem bùa chú truyền sang qua các nước Thái Lan, Miến Điện, Campuchia rồi truyền sang qua Việt Nam, biến cho Việt Nam có một số thầy bùa, thầy ngải chuyên trị bệnh, trừ tà ma, yểm quỷ, v.v…​ tạo ra những tư tưởng mê tín, lạc hậu. Khi vào Việt Nam, tất cả những giáo pháp này đều là tà giáo ngoại đạo, mượn nhãn hiệu Phật giáo để dễ bề lường gạt tín đồ Phật giáo Việt Nam.

Những kinh sách này thuộc về văn hóa Phật giáo Trung Quốc, nhưng từ xưa đến nay, Phật giáo Việt Nam lại lấy đó làm văn hóa của mình. Thật là một điều sai lầm và làm nhục nhã cho nền văn hóa nước nhà.

Đem văn hóa mê tín của Trung Quốc làm văn hóa của mình, khiến cho nhân dân Việt Nam mê tín, lạc hậu, mù quáng, làm hao tiền tốn của vì cúng bái cầu siêu, cầu an, đốt tiền vàng mã thật là vô minh, không sáng suốt, để rồi tự biến nó thành một phong tục tập quán lạc hậu, mê tín truyền thống của dân tộc Việt Nam; từ xa xưa ông bà truyền lại cho con cháu đến ngày nay. Thật là một (129) điều sai lạc hết sức, nhưng bây giờ muốn cho nhân dân dẹp bỏ thì không phải dễ, không phải trong một ngày, hay hai ngày mà bỏ xuống ngay liền được.

Qua các triều đại, người Việt Nam rất sáng suốt về tôn giáo, biết rõ tôn giáo là một nhu cầu cần thiết cho tinh thần của dân tộc. Hiểu được điều này, Trần Nhân Tông, một ông vua Việt Nam am tường Thiền tông Phật giáo Trung Quốc, Ngài có sáng kiến muốn biến văn hóa Thiền tông Trung Quốc thành văn hóa Thiền tông Việt Nam. Vì thế, mới có phái thiền Trúc Lâm ra đời, mà tín đồ Phật giáo Việt Nam gọi là Thiền tông Việt Nam.

image

Rừng thiền (130)

Thiền tông Việt Nam không có gì chuyên ròng của Việt Nam cả. Nếu xét cho kỹ, thì Trần Nhân Tông cũng dựa vào Thiền tông, Tịnh Độ tông của Phật giáo Trung Quốc chắp vá lại thành Thiền tông Việt Nam. Cho nên Thiền tông Việt Nam chẳng có pháp môn nào tu tập mới mẻ cả, chỉ dẫm lại lối mòn các pháp hành thiền của thiền Trung Quốc mà thôi.

Tại sao Trần Nhân Tông là một nhà vua anh minh, mà không lấy kinh sách nguyên thủy của Phật giáo triển khai thành Thiền tông Việt Nam?

Có lẽ lúc bấy giờ kinh sách nguyên thủy của Phật giáo chưa được truyền sang qua Việt Nam; chỉ có ba tạng kinh bằng chữ Hán của Trung Quốc. Tuy rằng trong tạng kinh Phật giáo của Trung Quốc có kinh A Hàm, nhưng lúc bấy giờ, vua Trần Nhân Tông cũng chịu ảnh hưởng kinh sách phát triển rất nặng, nên không quan tâm lắm. Nhất là những bộ kinh này lại mang tên “TIỂU THỪA”, cái tên không gợi được sự chú ý của người khác, nên vua Trần Nhân Tông cũng là một con người bình thường, vì thế Ngài lấy những bộ kinh mang tên “TỐI THƯỢNG THỪA” để triển khai thành Phật giáo Thiền tông Việt Nam. Như chúng ta đã biết ngày hôm nay, nó có tên là “TRÚC LÂM YÊN TỬ”.

Trải qua thời gian tu học Thiền tông của thiền (131) Trung Quốc, thầy trụ trì cảm nhận nó không phải của Phật giáo, mà của các tổ sư Phật giáo Trung Quốc kiến giải, viết ra thành kinh sách dạy người tu tập theo kiểu Trung Quốc, nên người tu tập rất đông nhưng kết quả thì không có một vị tổ sư nào làm chủ được sinh, già, bệnh, chết giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Do sự hiểu biết này, thầy trụ trì Chùa Am lại chịu khó nghiên cứu kinh sách nguyên thủy do Hòa thượng Minh Châu dịch, và cuối cùng thầy tu tập đã làm chủ sinh, già, bệnh, chết không còn khó khăn và mệt nhọc.

Những người đệ tử đầu tiên của thầy là mẹ thầy, em thầy và một đứa cháu của thầy, kế tiếp là bốn người phật tử ở bốn tỉnh khác nhau. Đó là thầy Như Hải, sư cô Bảo, sư cô Chánh và chú cư sĩ Thiện Ngộ đến xin tu học tại Chùa Am, nên thầy trụ trì đến trình báo với chính quyền công an địa phương Xã Gia Lộc để xin cho họ tạm trú. Vào hai giờ chiều cùng ngày, công an Huyện Trảng Bàng mời bốn người này giam lại một đêm để điều tra. Sau đó, bốn người này được trả về, cho ở lại Chùa Am tu tập. Nhưng trong bốn người có chú Thiện Ngộ sợ quá, nên xin về, không dám ở lại tu.

Khi chính quyền hiểu rõ mục đích của Chùa Am là làm lợi ích cho dân, cho nước, nên Chùa Am nhận người vào tu học rất dễ dàng, không (132) phải làm giấy tờ thủ tục khó khăn; khi có người đến Chùa Am tu học, thì chỉ đăng ký họ tên và nơi thường trú của họ tại công an xã để được tạm trú.

Suốt 34 năm trời, Chùa Am mở cửa đón nhận mọi người khắp mọi nơi về đây tu học đều được yên ổn tu hành trong giáo pháp của đức Phật.

image

Thất khách

Suốt 34 năm trời, người ra, kẻ vào không biết bao nhiêu mà kể, nhưng không bao giờ có một người xấu, có tiền án, tiền sự và những người nghiện ngập xì ke, ma túy vào đây núp bóng, để hút chích, để làm việc phi pháp luật. Tại sao suốt thời gian dài như vậy, lại không có kẻ xấu vào đây núp bóng? (133)

Ở Chùa Am có bốn điều kiện mà người có tiền án, tiền sự và những người nghiện ngập không thể đến đây ẩn náu, làm những điều phi pháp đó được. Đó là:

- Thứ nhất là nơi đây dạy người tu học đạo đức nhân bản - nhân quả sống không khổ mình, khổ người. Vì thế, những người cướp của giết người, hay những kẻ trộm cắp, hoặc những người hút chích được nghe những bài học đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì rất xấu hổ, nên vào Tu Viện sẽ tự nguyện từ bỏ để trở thành người tốt. Còn những người nào thấy bỏ không được thì không dám vào xin ở, vì rất ngại ngùng với mọi người. Ở Tu Viện Chơn Như có nhiều phật tử nghiện thuốc lá, rượu rất nặng, nhưng đến đây được thầy trụ trì khích lệ giới luật đức hạnh không làm khổ mình, khổ người, và nhất là thấy trong chúng không ai hút thuốc lá và uống rượu, nên những phật tử này quyết tâm cai nghiện bằng phương pháp nhiếp tâm mà thầy trụ trì đã hướng dẫn, cuối cùng họ đã cai nghiện được.

- Thứ hai, trong Tu Viện sống chỉ ăn ngày một bữa, không được ăn phi thời. Ai ăn phi thời thì nội qui Tu Viện ghi rõ ràng trên bia đá, khiến cho mọi người còn ăn phi thời không dám đến.

- Thứ ba là sống độc cư, không được nói chuyện với bất cứ một người nào cả. Do sự sống (134) một mình, nên ít ai chịu nỗi sự cô đơn nên không dám vào Tu Viện. Vì khi vào thì không được đi tới đi lui, mà phải sống trong thất một mình, không bà con thân thuộc hay bạn bè tới lui nói chuyện.

- Thứ tư, nơi đây dạy người tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết, nên phải tu tập ngày đêm không biếng trễ được; phải siêng năng thức khuya dậy sớm. Đó cũng là một điều khiến những người lười biếng, tham lam trộm cắp, hút chích không dám đến Tu Viện Chơn Như.

Cho nên mọi người vào Tu Viện phải theo bốn điều trên đây giữ gìn, và còn phải siêng năng tu tập theo thời khoá, nếu lười biếng vào đây ăn ngủ nghỉ phi thời sẽ bị nhắc nhở cảnh cáo. Nhất là phải giữ gìn 10 giới tu sĩ nghiêm chỉnh, nếu ai vào đây mà không giữ gìn 10 giới thì không được chấp nhận. Mười giới tuy không có gì khó, nhưng người ta khó giữ gìn trọn vẹn.

Mười giới gồm có:

  1. Không nên sát sinh;

  2. Không nên tham lam trộm cắp,

  3. không nên lấy của không cho;

  4. Không nên dâm dục;

  5. Không nên nói dối;

  6. Không nên uống rượu;

  7. Không nên trang điểm; (135)

  8. Không nên nghe ca hát và tự ca hát;

  9. Không nên nằm giường cao rộng lớn;

  10. Không nên ăn uống phi thời;

  11. Không nên cất giữ tiền bạc.

image

Đức Phật còn là Thái tử cắt tóc xuất gia

Vì Chùa Am là nơi tu hành, nên giới luật phải nghiêm chỉnh, nếu không nghiêm chỉnh thì chính bản thân người tu sĩ đã xem thường giới luật đức hạnh của Phật; khi đã xem thường giới luật đức hạnh của Phật thì còn tu tập pháp môn nào được? Xin quý vị nhớ, con đường tu tập theo Phật giáo lấy Giới Luật làm pháp môn tu tập hàng đầu. (136)

GIỚI - ĐỊNH - TUỆ, đó là một chương trình học Phật tất yếu, không thể thay đổi chương trình nào khác được. Thay đổi khác là do các tổ các hệ phái phát triển bỏ GIỚI mà tu tập THIỀN ĐỊNH, nên thiền định ấy là thứ tà thiền, tà định của ngoại đạo.

Như trên chúng tôi đã nói, chỉ có bốn người xin về ở tu mà phải ngồi tù một đêm, thì nỗi gian khổ của Chùa Am thật là gian nan khi tiếp thu người về tu tập. Nhưng trước sự gian nan thử thách như vậy, Chùa Am vẫn không chùn bước, vẫn hiên ngang đứng sừng sững phát triển; 260 ngôi nhà nhỏ lần lượt mọc lên để có chỗ cho mọi người về ở tu tập và học đạo đức nhân bản.

Nếu Chùa Am không đủ duyên triển khai nền đạo đức nhân bản - nhân quả, thì Chùa Am sẽ không nhận người vào tu học. Và như vậy thì thầy trụ trì Chùa Am không có lỗi bỏ mặc tín đồ Phật giáo; mà lỗi ấy là do phước báu của quý phật tử chưa đủ, nên mới có sự khó khăn.

Cho nên chúng ta không nên trách ai cả, mà phải hiểu biết đó là do nhân quả của mọi người chưa hưởng được nền đạo đức và chánh pháp của Phật. Theo luật nhân quả, chúng ta nhận xét thì con người còn sống trong ác pháp quá nhiều, vì thế, Chùa Am muốn dựng lại nền đạo đức nhân - bản nhân quả thì phải chịu nhiều khó khăn, gian (137) khổ. Đó là nguyên nhân chính đáng mà chúng ta cần phải hiểu biết, để không ngại khó khăn, gian khổ; để luôn luôn bền chí, kiên trì, đừng bao giờ bỏ cuộc.

Từ cái tên Chùa Am đến Tu Viện Chơn Như cũng gặp khó khăn. Chùa Am hay Tu Viện Chơn Như chỉ là những danh từ phân biệt một ngôi chùa bình thường và một ngôi chùa có nhiều người về ở tu tập mà thôi. Cho nên TU VIỆN CHƠN NHƯ chỉ là một ngôi Chùa Am khi xưa, chứ không có gì khác lạ; chỉ có tu sĩ và cư sĩ về đây tu tập đông đảo mà thôi.

Danh từ Chùa Am và danh từ Tu Viện Chơn Như không quan trọng; vì đó là một cái tên để mọi người gọi.

Gọi Chùa Am hay gọi Tu Viện Chơn Như cũng thế. Điều quan trọng của Chùa Am là làm sao hướng dẫn và đào tạo cho mọi người tu học đạo đức có kết quả tốt đẹp; nghĩa là mọi người đến Chùa Am học tập đạo đức đều sống không làm khổ mình, khổ người thì gia đình của họ và xã hội sẽ không còn xung đột, không còn tranh chấp, hơn thua nhau; thì đó là đúng mục đích và ước nguyện của Chùa Am đã đạt được.

Như quý vị đều biết, hôm nay Chùa Am là một cơ sở rộng lớn hơn 6, 7 mẫu đất, và kế tiếp còn phát triển rộng hơn thế nữa, do TU VIỆN CHƠN (138) NHƯ đứng tên quyền sở hữu đất đai thuộc Tỉnh hội Phật giáo Tây Ninh.

image

Đường vào khu phát triển

Thưa quý vị! Chùa Am không có tài sản và quyền lợi gì cả, nó chỉ có 260 ngôi nhà lớn nhỏ để mọi người về ở tu tập. Nếu Giáo hội Phật giáo hoặc ai chịu kê vai gánh vác vào việc này, thì thầy (139) trụ trì sẽ vui lòng giao hết cho. Biết bao nhiêu sự cực nhọc khó khăn khi lãnh chúng tu học, một trách nhiệm nặng nề mà quý vị có nghĩ đến chưa?

Năm 2009, Chùa Am đang phát triển mạnh, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhất về khâu quản lý, về việc xin giấy phép để chính quyền công nhận Chùa Am là Tu Viện Chơn Như. Vì Chùa Am phát triển một cách rất tự nhiên mà không lường trước được, nên đến giờ này là một Tu Viện có tầm cỡ cả nước mới xin phép, thật là trái ngược, giống như cái cày đi trước con trâu.

Vì thế, việc xin giấy tờ cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng Chùa Am hiện giờ có nhiều người giúp đỡ thầy Thông Lạc, nhờ thế nên vẫn hiên ngang vượt lên mọi sự khó khăn gian khổ. Nhất định Chùa Am sẽ là nơi dựng lại nền đạo đức văn hóa nhân bản - nhân quả của Phật giáo. Nền đạo đức này sẽ mãi mãi đi vào dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam và loài người trên thế giới.

HẾT (140)


Trích dẫn - Ghi chú - Copy