THẦY THANH QUANG VẤN ĐẠO - THÂN HÀNH NIỆM - TỰ SÁM HỐI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [1:04:11]
Tên cũ: Thầy Thanh Quang hỏi đạo
(00:01) Cô Trang: Đó là pháp chứng, nhưng mà sau đó … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Không có sao hết! Bởi vì trong pháp Thân Hành Niệm nó đã có hơi thở trong đó rồi con. Hơi thở nó đủ ở trong cái thân hành nó.
Cô Trang: Dạ!
Trưởng lão: Rồi! Con trình đi, con thưa đi con!
(00:48) Tu Sinh: Mô Phật, kính bạch Thầy và các sư! Từ khi con đến đây tu tập con có những lỗi lầm gì thì con đến đây trình sám hối với Thầy. Thì con muốn hỏi là nếu sau này con có lỗi lầm gì xảy ra thì con phải làm sao? Kính xin Thầy chỉ dạy giùm con!
Trưởng lão: Khi mà có những lỗi lầm nào mà trong giới luật thì không có Thầy, thì con nghe ở tại thất của con, con cũng quỳ xuống chắp tay hướng về cái hình ảnh của Thầy nếu mà có, thì con hướng vào hư không mà con xin Thầy chứng minh cho con vì hôm nay con đã lầm lỗi. Phạm những cái giới gì, giới gì, xin Thầy cho con sám hối để cho con tiếp tục tu tập cho giới luật con thanh tịnh. Thì lúc bấy giờ, khi mà con đã tác ý, con đã phát nguyện như vậy, phát lồ như vậy rồi thì lúc bấy giờ con cố gắng khắc phục giữ gìn đừng cho phạm nữa thì con đương nhiên là con đã sám hối rồi. Đồng thời cái thành tâm của con thì bất kỳ ở đâu Thầy cũng sẽ nhận được cái phát lồ của con hết và đồng thời nếu mà con giao cảm được thì con nghe được tiếng nói của Thầy qua cái tưởng của con bắt gặp được cái nội lực của Thầy, Thầy đã hoan hỷ chấp nhận cho con sám hối cái lỗi lầm đó. Nếu không thì con cũng thấy rằng con rất là nhẹ nhàng khi đã được sám hối với Thầy, cũng như khi mà Thầy chưa ẩn bóng cũng vậy thôi chứ không có gì hết. Nhưng mà phải thành tâm phát lồ sám hối như hiện Thầy có mặt thì nó mới có tác dụng tốt, còn nếu mà không có như vậy thì nó không có tác dụng tốt thôi. Thành tâm, thành kính hẳn hoi, nếu mà có hình Thầy thì chắp tay trước hình Thầy xin Thầy cho con sám hối những lỗi lầm của con ngày hôm qua, mong Thầy hoan hỷ giúp cho con để con giữ gìn được giới luật thanh tịnh. Thì con phát lồ hết những lỗi lầm của mình, coi như cái hình ảnh Thầy mà coi như Thầy có trước mặt con. Rồi con sám hối rồi thì nỗ lực khắc phục cố gắng đừng để vi phạm nữa.
Ví dụ: Như bây giờ lỡ ngủ phi thời, lỡ ngủ phi thời thì các con cũng quỳ xin sám hối Thầy hôm nay giờ đó con không được tỉnh, con đã lỡ mà ngủ phi thời năm phút, mười phút, xin Thầy từ bi trợ giúp cho con và cho con sám hối lỗi lầm này, ngày mai con biết giờ này con sẽ cố gắng khắc phục, con đi kinh hành nhiều, con không dám lơ đễnh ngồi như vậy để cho nó ngủ. Thì con phát lồ như vậy thì Thầy sẽ nhận và hoan hỷ chấp nhận cho cái sự phát lồ sám hối của con. Thì đương nhiên con không còn lỗi lầm nữa và con sẽ vượt qua những cái hôn trầm, thùy miên của con, không có lỗi lầm!
(3:53) Tu Sinh: Dạ, con cảm ơn Thầy!
Thưa Thầy! Khi tu pháp Thân Hành Niệm. Nhưng mà con tu Pháp Thân Hành Niệm … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Không buông bỏ pháp, mà mình quan sát coi chỗ nào không có kiến thì mình đến đó mình thực hiện pháp Thân Hành Niệm.
Đặt thành vấn đề: Như nhìn xuống cái nền nhà của mình chỗ nào cũng thấy kiến bò ngập hết rồi. Thôi bây giờ đứng lên trên giường của mình, có cái đơn mấy con nằm, mấy con đứng lên trên đó, đi mà mình đứng lại một chỗ bước đi, thay vì mình bước tới, nhưng mình cứ giở chân lên rồi mình để ngay tại chỗ. Khi mình đứng tại chỗ, đi mà đứng tại chỗ, đứng cũng đếm đúng 10, 20 bước rồi ngồi xuống tại chỗ, bởi vì chỉ trên giường.
Mà bây giờ nói trên giường kiến nữa, thì bây giờ bắt đầu bây giờ mấy con muốn phòng ngừa nó thì xin dầu nhớt của thầy Mật Hạnh đem lấy vải lấy dầu nhớt xong quấn theo xung quanh cái chân giường. Thì cái này nếu mà ở dưới này không kiến thì mình cứ đi Thân Hành Niệm. Có kiến rồi thì cứ ở trên giường này vừa đi, vừa thở ở trên đó vẫn dễ dàng như thường. Đâu đòi hỏi chúng ta phải có một không gian rộng để mà chúng ta đi. Chỉ cần bằng cái giường của chúng ta là đủ đi, đứng, nằm, ngồi trên đó đủ hết rồi.
Các con chưa từng thấy cứ đi đứng tại chỗ mà đi không?
Cứ dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống. Thay mình hạ sole gì? Nhưng mình hạ chân xuống lại hạ ngay cái chỗ chân này. Thì làm sao mà không đi, rõ ràng mình đang đi mà, đi một chỗ. Con thấy không? Cái không gian hẹp mà chúng ta vẫn thực hiện pháp Thân Hành Niệm. Đấy là thiện xảo mấy con! Phải không?
Cho nên con đừng, yên tâm không sợ kiến. Cho mày đi dưới đất, tao ở trên giường. Bây giờ không lẽ mình, bước tại chỗ chớ đâu mình bước tới đâu mà nó thụt xuống đất, dưới giường. Đấy, đâu có sợ đâu! Yên tâm! Không có gì đâu con, đó là cách thức thiện xảo khéo léo của nó cho con. Con tu tập vậy tốt không có gì đâu.
(6:29) Tu Sinh: …(không nghe rõ)
Cô Trang: …(không nghe rõ)
Trưởng lão: Trước, rồi nó làm theo. Nó rất là chậm nhưng mà cái điều kiện là mình lưu ý để cái tác ý của mình nó có cái hiệu nghiệm là cái thân nó phải làm theo đúng. Nên nó chậm để mình chú ý, mày làm cho đúng thôi. Mày làm chậm, chớ mày làm nhanh quá tao theo không kịp, mày làm dối hả? Cho nên buộc lòng làm chậm để cho mình quan sát cái hành động cái thân hành của mình cho nó kỹ lưỡng. Thì cái đó nó tốt thôi!
Cô Trang: … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Y như vậy đó con!
Cô Trang: …(không nghe rõ)
Trưởng lão: Ừ, đúng rồi con! Cái chỗ pháp Thân Hành Niệm.
Cô Trang: Nhưng mà trong khi đó con vừa tỉnh thức trên Thân Hành Niệm, vừa tỉnh thức trên ý thức của con.
Trưởng lão: Ừ, phải rồi con! Nó gọi là kiên cố như cỗ xe đó con. Pháp Thân Hành Niệm mình tu tập phải kiên cố như cỗ xe. Vậy là mấy con biết cách thức hết rồi. Khỏi cần cái nhà rộng, chỉ cần một chỗ nhỏ này cũng được, tu tập cũng được. Không có gì hết.
(7:46) Tu Sinh: … (không nghe rõ)
(08:17) Trưởng lão: Mà chưa! Bởi vì còn niệm thì đâu có tăng được. Bởi vì pháp Thân Hành Niệm nó phải kiên cố như căn cứ địa, kiên cố như cỗ xe. Mà trở thành căn cứ địa, không có giặc xâm chiếm vô cái căn cứ địa đó được. Mà giờ có vọng tưởng rồi, cái căn cứ con nó lỏng lẻo quá rồi, giặc nó chui vô trong nó do thám hết rồi, còn cái gì nữa, nát hết rồi. Có một niệm trong đó là không được. Đối với pháp Thân Hành Niệm là phải tu kiên cố lắm đó. Cho nên cái bánh xe Thân Hành Niệm nó như cỗ xe, kiên cố như cỗ xe, mà trở thành như căn cứ địa.
Con nghe những cái danh từ Phật dùng mà. Cho nên là phải biết sử dụng cái pháp Thân Hành Niệm, còn một niệm thì không được. Nhưng mà nó không câu hữu với pháp môn nào khác hết được. Nghĩa là bây giờ có cái niệm nào đó thì cán nát qua. Bây giờ cái thân đau cán nát luôn, chớ không có nói: "Thọ là vô thường phải đi đi". Thân này không có nhiêu như cái pháp kia được đâu, không có tác ý nó đâu mà. Cái thân này, cái tay đưa ra thì đưa ra, cái chân co lên co xuống thì cứ cái chân co lên co xuống thôi. Hoàn toàn không tác ý cái khác ở trong đó, cái lệnh của nó là lệnh thân hành chớ không có lệnh mà biểu đuổi bệnh đi trong đó được. Trừ ra các con tu Tứ Niệm Xứ thì các con tác ý đuổi bệnh được. Thân Hành Niệm là cán nát chớ không có đuổi: “Do mày ở trong thân tao, tao cán nát”. Cho nên nó không có được câu hữu, cái pháp Thân Hành Niệm không được câu hữu được với pháp nào hết, không kết hợp được pháp nào hết, duy nhất có mình nó.
Mà nếu một giờ đồng hồ mà đi Thân Hành Niệm còn một niệm thì nhất định không được tăng. Bởi vì nó kiên cố, mà nó như căn cứ địa, căn cứ địa là cái căn cứ, cái nơi mà giặc không có vào trong đó được, căn cứ địa của người ta mà. Con hiểu chưa?
Mà cái bánh xe nó phải kiên cố, cái xe Thân Hành Niệm nó kiên cố lắm, nó không có được chạy một hơi rồi nó nghiêng qua lắc lại, nó lỏng lẻo như thế này không được, nó phải đúng cái nhịp của nó. Như vậy mới gọi là cái xe kiên cố. Nó chắc chắn, nó kiên cố; nghĩa là chắc chắn lắm.
(10:11) Cô Trang: Như vậy là chúng con đi không có niệm nào … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Ừ! Mới được tăng lên. Thí dụ một giờ, tăng lên một giờ rưỡi. Rồi còn coi cái đặc tướng của mình nữa, coi một giờ rưỡi đó coi nó phản ứng mỏi mệt gì không? Mà nếu nó phản ứng mỏi mệt, đầu óc nó ù hay hoặc là căng đầu thì lùi lại. Cái sức của mình chưa đúng, chưa đủ, lùi lại. Tập ít lại, thay vì bây giờ tập một giờ rưỡi thì tăng lên mười phút, như vậy mới được. Thì bắt đầu bây giờ mấy con hiểu hết các phương pháp rồi chứ gì? Cách thức tu tập hết rồi!
(10:51) Tu Sinh 2: Con kính bạch Thầy! Trước đây con được Thầy dạy về Thân Hành Niệm. Thì con nghe, con nhớ rằng: "Trong khi đi Thân Hành Niệm thì nó có những cái niệm nó khởi lên, thế mà khi nó khởi lên như thế thì nó giống như là lấy cái que khuấy vào cốc nước để cho tất cả cái bụi bẩn nó nổi lên thì đấy là điều rất tốt. Thế thì việc nó có niệm ấy là tất yếu, ta chỉ cần tác ý cái lệnh ấy nhắc lại một lần nữa mạnh mẽ hơn." Thế thì trước kia con nghe Thầy dạy thế. Thế tới nay thì lại được nghe là: "Trong Thân Hành Niệm thì phải giữ tuyệt đối, không có một niệm nào được nổi lên thì bấy giờ mới tiếp tục tăng giờ." Thế thì bạch Thầy! Thế có phải là khi con nghe lần đầu đấy thì là ở giai đoạn đầu của Thân Hành Niệm.
Trưởng lão: Đúng đó con! Lúc đầu mình khuấy, mình khuấy mà nó cứ còn hoài đó, thì khuấy hết cho nó hết cặn cáo hả, thì nó hết rồi mới tăng lên chứ con. Con hiểu không? Đó! Bây giờ nó trở thành căn cứ địa rồi đó mấy con. Hồi đầu là cái xe, chạy cái xe cho kiên cố, chạy lần quậy, quậy cho nó lên, nó lên hết, cho nên nó có vọng tưởng mặc nó, cứ ở trên cái bánh xe đó cho chạy thôi, chạy hoài, chạy cán nát nó hết, cuối cùng nó hết rồi bắt đầu về trạng thái nó hết mình dứt sạch ra rồi, bắt đầu thanh tịnh rồi mới biến thành căn cứ địa rồi, giặc hết vô rồi. Đó, phải hiểu vậy!
Tu Sinh 2: Thưa Thầy! Ở giai đoạn này con hiểu pháp Thân Hành niệm ấy, thì cứ tự ở trong đầu cái tưởng nó hoạt động trong vòng cái niệm rất mạnh mẽ; tức là nó suy tư sâu sắc hơn những mức bình thường, con thấy rất nhiều. Ngay buổi hôm qua con được đảnh lễ Thầy, thưa Thầy về thế thì trong khi con tập đêm ở đấy thì nó ra hẳn sáu cái vấn đề. Trong lúc tập con không có đả động gì nó.
Trưởng lão: Ghê gớm thiệt!
Tu Sinh 2: Nghĩa là sáu vấn đề con ghi lại trong sổ sách, thì con thấy đó là những vấn đề nó rất sâu, giống như trong cái Định Vô Lậu mà quán xét đấy. Thế thì những lúc như thế này thì phải giải quyết như thế nào hả Thầy?
Trưởng lão: Nếu mà nó, con tu pháp Thân Hành Niệm mà nó nổi lên đó, con nói: “Mày là tưởng, mày là ma tưởng, mày lui, tao không có ngồi đó mà suy tư mày đâu, tao cán nát mày”. Cho nên vì vậy mà con cứ tác ý liên tục trên thân hành của con, hành động này rồi tác ý. Mà nếu mà nó cứ hiện ra, tác ý hơn nữa để nó động, quậy nó ra cho hết ba cái pháp tưởng này. Nó ghê gớm lắm! Con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm con cán nó đi, cho cái xe của con nó kiên cố, nó chạy mà không có vật gì mà phang vô nó được. Đầu tiên nó là cái xe, bánh xe kiên cố, cũng như cái xe nó quay vầy, mà nó quay với tốc độ nhanh đó, thì con ném những vật gì, cái bánh xe nó chạy, nó tán ra hết nó không còn vô. Chớ còn mà con ngồi con suy tư như Định Vô Lậu nữa thì thôi rồi, con thấy trời ơi nó hay quá! Thì cái đó nó trật, không được! Đừng có quán. Cán nát, cứ ôm chặt cái thân hành mà cán nát, nó vô, nó nhiều cái nó phang vô lắm, nhưng mà điều kiện là nó phang đâu thì bánh xe con tán nó ra hết. Đó là cái bánh xe kiên cố con, xe Thân Hành Niệm.
(13:38) Tu Sinh 2: Bạch Thầy! Xin Thầy dạy cho con chỗ này để con rõ ra, là trong khi tập Thân Hành Niệm thì vừa rồi Thầy có dạy con là hôm con biết, con nhớ có đúng tinh thần không, hay là con nhớ lầm, thì Thầy dạy: “Tác ý, cái này không được câu hữu, Thân Hành Niệm là không câu hữu với bất cứ một pháp nào cả”. Thế nhưng mà vẫn có tác ý một lần vào đầu buổi tập, thế sau đó thì cứ như thế tập thôi, cứ một vòng tập thì không tác ý nữa. Có phải vẫn được không hả Thầy?
Trưởng lão: Đúng đó! Bây giờ, đầu tiên vì con mang cái bệnh. Phải không? Con chưa có tập cái hành động nào hết, chưa có ra lệnh lần nào hết. Bắt đầu bây giờ tác ý cái bệnh này phải đi. Xong rồi, bắt đầu tác ý thân hành, tiếp tục đến cuối cùng xả thôi chứ không xen nó vô nữa. Cái xe nó chạy cuối cùng để cho mình dùng cái phương pháp này mà vẫn cán luôn cái bệnh chớ không phải cán sơ sơ đâu, nó cán luôn cái thời gian đó, mà nó không có cái bệnh mà nó, lúc bây giờ cái bệnh của con nó khởi lên một cái bệnh, hiện ra cái tướng đau gì đó là con cán luôn nát, con không nhớ cái bệnh đó.
Tu Sinh 2: Dạ, bạch Thầy! Như thế tức là sẽ tác ý của cái lúc mà mình chưa tập một động tác nào cả?
Trưởng lão: Đúng đó con!
Tu Sinh 2: Thế mấy hôm vừa rồi con lại xen kẽ nó vào sau khi năm hơi thở thì con tác ý một lần và từ đó trở đi đến hết buổi thì thôi. Thế như thế là con làm chưa đúng?
Trưởng lão: Chưa đúng! Cái đó là con câu hữu với pháp tác ý để đẩy lui bệnh giống như Tứ Niệm Xứ.
Tứ Niệm Xứ thì trên thân quán thân để khắc phục tham ưu đó, chỉ khắc phục nó, nó con cái pháp khác, pháp tác ý nó khắc phục vô. Còn cái Thân Hành Niệm nó không khắc phục tham ưu, mà nó cán. Nó nhiếp phục, ở trong kinh Thân Hành Niệm nó nhiếp phục tất cả các chướng ngại pháp. Nó nhiếp phục cho nên nó không tác ý nữa, tự nó nó nhiếp phục cho nên mình cứ nhớ cái thân hành đó mà nó nhiếp phục hết mọi vật. Vậy thì mới đúng! Chỉ vô đầu mình chưa có tập nào đó, mình tác ý ngay cái bệnh của mình đi, rồi bắt đầu mình ôm pháp đó rồi thì kể như cán nó, cán tiêu hết bệnh, một cái gì xảy ra trong cái pháp Thân Hành Niệm là cán hết, diệt hết.
(15:32) Tu Sinh 2: Dạ con đội ơn Thầy!
Bạch Thầy! Con thưa chuyện này nữa ạ! Là sách của Tu viện của ta lâu nay kích cỡ của nó là không đều nhau, không thống nhất theo một cái quy ước chung của cái ngành xuất bản. Bởi vì ta làm thủ công mà, thế thì kích cỡ của nó có khi là 13 x 12 x 20,5, có khi là 14 x 20, chẳng hạn cứ như thế nó liên tục nối tiếp nhau. Thế bây giờ để cho nó có một cái quy chế chung của cái này phát hành. Thế thì có nghĩa là cuối cùng những cái tập mà Văn Hóa Truyền Thống, thế bắt đầu in sẽ có nhiều tập sau này với nhau, đến lúc mà nó cùng một cái phách, cùng một cỡ thì khi xếp vào giá nó đều thống nhất một loại. Tuy những việc nhỏ ấy nhưng mà nó cũng sẽ diễn ra những cái phức. Thế việc này đến giờ, con xin Thầy là cho phép để cho cái kích thước của nhà in. Thí dụ: 24x22 hoặc là 24x20 chứ thì để cho nhà in để họ quyết định việc ấy tùy theo các kích cỡ của giấy. Thưa Thầy như thế có được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ con! Bây giờ theo kích cỡ của Nhà In rồi. Còn ở đây, Thầy từ lâu Thầy làm theo cái kích cỡ cũ đó, thì cái cỡ của nó Thầy thấy nó không gọn. Mà gần đây Thầy có nghiên cứu về cái kích cỡ cho nó vừa gọn thì nó thuộc về loại sách của ngoại quốc. Cái sách này mà hiện Thầy có đây là cái kích cỡ này sách của ngoại quốc. Nhưng mà sách ngoại quốc cái này nó dài hơn một chút. Cỡ giấy, cái này nó dài hơn, A4 nó phải ngắn hơn, cho nên cái kia nó dài hơn một chút. Do như vậy bây giờ Thầy cũng lấy cái bề ngang này nó nhỏ hơn cái A4 cho nên do đó cái kiểu này là kiểu sách ngoại quốc không thôi, nó nhỏ nhỏ, nó con con. Thành ra nó bây giờ ở trong nước của mình thì nó không có loại giấy đó đâu, chỉ có loại giấy đó của ngoại quốc. Có một kỳ thì cô Kim Tiên ở bên đó, cô mua một số giấy ở ngoại quốc đem về. Thầy lấy, thì cái giấy như thế này thì in cuốn sách nó đẹp. Từ đó Thầy có làm cái loại sách nó không có giống nhau đó. Bây giờ nó có cái loại này đó, tức là cái loại mà Thầy đã lấy cỡ giấy của ngoại quốc mà Thầy làm. Cho nên cái giấy này thay vì kia nó A4 thì mình mua một cái gram lớn, thì mình cắt nó được mười cái gram nhỏ đi, thì cái cỡ này nó được 12, 13 gram, nó lời giấy hơn. Nhưng mà bây giờ cái kích cỡ, kích cỡ của nhà in đó, thì nó làm theo kiểu giấy A4, cho nên cái bề ngang này nó hơi lớn con, thành ra nó lớn ra. Tại vì bắt đầu mình nếu mà in trong nhà in đó, thì mình sẽ in theo kiểu của nó chứ không sao. Nhưng mà cái kiểu thủ công của mình, thì mình làm theo cái kiểu này nó đẹp hơn nó gọn hơn con. Còn cái sách kia là sách in rồi, nó thuộc về loại sách in. Còn cái sách này để nói lên cái thủ công của Thầy, ngày mai người ta tìm cái này người ta thấy công lao của Thầy. Chính cái này, cái giá trị lắm mấy con, cái lịch sử đó, cái này nó thuộc về lịch sử rồi. Còn cái kia là nhà in nó làm, nó không có thuộc về lịch sử đâu.
Tu Sinh 2: Bạch Thầy! Cái tập Văn Hóa Truyền thống, thứ nhất là cái bìa của nó thì bây giờ con muốn lấy cái cỡ theo của Việt Nam.
Trưởng lão: Của Việt Nam mình con.
(18:44) Tu Sinh 2: Thưa Thầy! Thầy tạm thời đi ẩn sau rồi, thì trước mắt những cái việc về giấy phép in sách, xuất bản sách, in ấn này khác rồi con hỏi cô Út ạ?
Trưởng lão: Con cứ hỏi cô Út. Thì coi như cô Út cổ làm công việc đó hết, thay Thầy, không có gì hết. Về in ấn con cứ liên hệ, có gì đó con cứ nói cô út. Còn có một cái sự gì rắc rối đó, cứ gọi Thầy, Thầy về liền. Chớ không có gì đâu.
(19:15) Tu Sinh 2: Bạch Thầy! Về việc bản thân con thì một năm trời tu tập Thầy đã dạy nhiều lắm, Thầy đã dùng nhiều phương tiện, nhiều thiện xảo để chỉ dạy. Con chỉ ân hận đáng tiếc rằng, con chưa nhận được ra hết và chưa làm được bao nhiêu để đền đáp lại tấm lòng của Thầy. Con thấy điều đó như một cái sự xót xa, đến cái lúc xa Thầy rồi thì lại càng thấy rõ điều đó. Trong lúc này thì con lại ý thức được rằng, như đức Phật đã dạy: "Các con phải tự thắp đuốc lên mà đi", con đường tu là con đường độc bộ, độc hành. Nên là xa Thầy rồi, chúng con càng phải cố gắng nỗ lực hơn nữa. Con cũng hứa với Thầy như vậy, nhưng mà trước phút này thì con xin Thầy dạy cho con đôi điều để con coi nó như là một cái kim chỉ nam để con tôn trọng đến những ngày xa Thầy.
Trưởng lão: Hôm nay trong thân con có một cái nghiệp quá nặng. Vậy thì con phải ôm những cái pháp mà con đã từng tu tập, mà đã đẩy lui nó được những cái bệnh của con. Con phải ôm pháp, con phải triệt hạ cho được những cái cảm thọ đó. Hoàn toàn con trở lại bình thường không còn lo lắng về cái bệnh đó nữa thì mới an tâm, chứ còn không khéo nó sẽ tái đi tái lại, nó sẽ trở đi trở lại cho con nhiều lần như vậy thì cái sức khỏe con bị kém đi. Bây giờ con phải ôm chặt cái pháp nào mà con đã đẩy lui được cái bệnh thì cái pháp đó là con sẽ tu cái pháp đó và đồng thời cũng từ cái pháp đó mà con đi đến chỗ chứng đạo. Con nhớ kỹ Thầy dặn con, đó là cái đặc tướng của con rồi, cái thân của con nó hiện ra cái tướng bệnh đó để con sử dụng cái pháp đó để đẩy lui được cái bệnh, mà đẩy lui được cái bệnh tức là cái pháp đó sẽ dẫn con đi đến cái chỗ cứu cánh cuối cùng của con. Con nhớ cái điều đó mà con hãy tập nó kỹ lưỡng, cẩn thận cái pháp đó, đừng có biếng trễ. Khi mà xa Thầy thì con phải nỗ lực, nhất là cái phần giới luật nghiêm chỉnh thì các con sẽ đạt được kết quả rõ ràng. Và đồng thời thì trong Tập Hai bộ mới của Đường Về Xứ Phật Thầy đã chỉnh lại với một lời của một vị Thầy khuyên người đệ tử của mình với một tâm tình rất thật sự mà không có cái sự sai. Và đồng thời Thầy chỉnh lại tất cả những cái trang đó lại hết để mới thấy được cái tình của một người Thầy làm hết nhiệm vụ của mình với đệ tử của mình. Và đồng thời Thầy gởi cho con cuốn này, để rồi con sẽ đổi lại cuốn kia cho Thầy, Thầy đã chỉnh sửa hết rồi, nghĩa là cái trang giấy đó Thầy sửa rất tốt rất đẹp và đầy đủ ý nghĩ chớ không có một cái sai sót gì nữa, con sẽ giữ cái tập này.
Tu Sinh 2: Con đội ơn Thầy! Thầy sửa lại như thế thì nghĩa là Nguyên Thanh sẽ làm sai? Sẽ thấy rõ ràng mình đã làm sai!
Trưởng lão: Không phải sai con!
Tu Sinh 2: Vì nếu không sai thì không phải sửa! Nhưng mà con thưa Thầy đây là cái nghiệp của con thì con cũng chịu, nghĩa là cứ để nó như thế. Con nghĩ rằng nếu nó không ảnh hưởng gì tới sâu xa thì điều đó không sao cả.
Trưởng lão: Không! Theo Thầy thiết nghĩ thì cái điều đó cũng chỉ là nhắc nhở cho con thôi. Mà theo Thầy nghĩ qua cái điều kiện của một người đệ tử của Thầy, Thầy cũng không muốn để những cái điều đó nó làm ảnh hưởng cái tâm khi mà con chưa vững vàng. Sau khi vững vàng thì con sẽ tu tới một vài năm nữa thì con sẽ thấy cái chuyện đó là cái chuyện thường, không có gì hết, bình thường! Cho nên đối với chuyện đó là cái chuyện khéo léo nhắc nhở để mình tu tập. Một cái chuyện nó quá bình thường chớ nó không có gì hết. Mà cái chuyện đó đúng, chớ không phải sai đâu con. Bởi vì mình đang ở trong các ác pháp bao vây quanh, hở ra một chút là mình bị ác pháp tác động liền. Cho nên Thầy thấy điều đó, nhưng mà Thầy không muốn, bởi vì đối với Thầy, Thầy không muốn như vậy. Cái ái ngữ của một cái người Thầy không nên dùng những cái điều đó, mà nên dùng ái ngữ với đệ tử của mình. Nhưng mà cái điều đó là cái điều mà phải nói thẳng nói thật với những cái người khác để người ta có cái nhìn nhận cho nó chính xác hơn thì cái đó rất hay, nhưng mà đối với con thì Thầy thấy phải như thế nào cho nó đúng. Bởi vì dù sao đi nữa Thầy cũng quan sát đây là một cái nhân quả để chúng ta có cái vay trả cho nó xong mà thôi. Nó có cái duyên nhân quả, thì trong nhân quả phải có những điều kiện để mà vay trả chớ không có gì hết. Không phải do cái sự mà oán ghét hoặc là cái này kia, mà điều đó hoàn toàn là do cái nhân quả. Coi như là cái sự vô tình của trong nhân quả mà chi phối, chớ không hoàn toàn không có gì hết.
(24:21) Tu Sinh: Mô Phật, bạch Thầy! …(không nghe rõ)
Trưởng lão: Bây giờ thầy Chân Thành thì mấy con noi được cái gương giờ giấc nghiêm chỉnh, tu tập rất tốt, giờ giấc không biếng trễ. Noi những cái gương đó là tốt, còn những cái khác thì khoan đã. Bởi vì người được cái này, người mất cái kia chứ chưa hẳn là hoàn toàn. Con hiểu không?
Cho nên do như vậy, ví dụ: Như nương theo cái hạnh của thầy Chân Thành thì giờ giấc cho nghiêm chỉnh, giờ nào ra giờ nấy, pháp hành thì ôm chặt chẽ, không sai. Nhưng mà về cái phần mà hạnh thì khoan đã, bởi vì cái đó là thầy còn đang chỉnh sửa cái hạnh của thầy nhiều, chứ chưa phải, cho nên không có nghĩa là lấy cái gương hoàn toàn của thầy Chân Thành mà làm cái gương tu của mình được. Con hiểu chỗ đó không?
Mà lấy một cái phần, một cái phần thấy cái tốt người ta mình lấy để mà sửa mình. Nhưng mà những cái xấu mình đừng có theo đó. Bởi vì con đường tu mình chưa ai hoàn tất được. Cho nên chừng nào mà một người hoàn tất được, thậm chí như Thầy nói Đức Phật ngày xưa đã tu chứng, Thầy tu chứng, nhưng mà cái ý thức mà vẫn nó còn cái thói quen của nó; có nghĩa là những cái hạnh của chúng ta nó còn thô tháo, nó chưa phải hoàn tất, đức Phật còn dùng cái không ái ngữ, đức Phật nói, dùng cái danh từ: "Ông ngu si quá" đó là cái lời nói nó thô tháo, nó nghe không có ái ngữ. Vậy mà đức Phật còn nói, thì thử hỏi thì chúng ta như thế nào?
(26:28) Cho nên vì vậy mà Thầy cũng có những cái lỗi lầm mặc dù Thầy không nói điều đó, nhưng nó cũng có những cái ngôn ngữ cũng không khéo và những cái hành động nó cũng do cái ý thức nghiệp thức của chúng ta, nó điều khiển, nó đã thành cái thói quen, nó không phải là trừ ra cái thân này nó đã dừng hết, nó đã diệt đi, nó không còn cái đó nữa. Còn cái thân này nó đã có cái nghiệp thức ở trong này rồi, cho nên nó phải làm theo cái nghiệp của nó, chớ không phải là nói, bởi vậy Thầy tập cho mấy con từng chút, từng chút để cho cái nghiệp thức của nó giảm bớt. Nhưng mà thành tựu rồi người ta cũng vẫn lưu ý từng chút, người ta biết được cái sai, cái trái của người ta chớ đâu phải người ta không biết. Nhưng mà nó là cái nghiệp thức của người ta.
Cho nên nó là nhân quả rồi, cho nên vì vậy mà Thầy khuyên con thì chỉ mình nhìn vào cái nghiêm chỉnh mà nương tựa theo thầy Chân Thành thì qua cái pháp mà thầy tu thì các con nương vào đó cho đúng thầy Chân Thành thì hay lắm, nó không sai. Nhưng mà qua những cái phần khác thì thầy cũng đang sửa soạn cho mình được thanh tịnh hoàn toàn chớ không phải là thầy muốn mình như vậy đâu, nhưng mà cái nghiệp thức của thầy nó còn chưa hoàn toàn. Cho nên mình bắt chước theo cái nghiệp thức thì coi chừng mình lại lầm. Cũng như mình đừng có bắt chước nghe ông Phật nói như vậy. Thầy nói ông Phật nói như vậy, Thầy nói có làm sao đâu! Đó là Thầy bắt chước cái sai của Phật rồi. Phải không? Cái nghiệp thức của Phật rồi. Cho nên mình phải biết được cái sai, cái đúng và đồng thời mình chỉnh mình lần, cái nghiệp thức của mình nó mòn dần, nó mới sạch hết đâu phải dễ. Khó lắm!
(27:58) Cho nên vì vậy mà mình phải tu tập noi gương gì, cái nào đúng cái nào sai thì dựa vào những cái đức hạnh và cái giới luật thì mình mới nói là Thầy của mình. Cho nên ông Phật đâu có bảo mình phải nương vô ổng mà tu, mà ông bảo nương vào giới và pháp của ổng mà tu, làm thầy. Chớ ổng có bảo nương vào ổng đâu, bởi vì ổng biết cái nghiệp thức ổng còn: “Rồi bắt đầu người nương vào tôi, bắt đầu bây giờ mấy người nói lời nói nào đó do cái nghiệp thức của tôi, tôi nói lỡ mà mấy người bắt chước tôi, giờ mấy người chửi người ta vậy sao được!”. Phải không con?
Cho nên trong cái vấn đề tu mình phải biết. Bởi vì Thầy hiểu rất rõ cho nên Thầy biết rất rõ, dù là mình biết là bất động tâm nhưng cái nghiệp thức nó vẫn có chớ đâu phải không. Cho nên yên tâm con, con phải nương vào chỗ nào, mà chỗ nào không nương thì phải kỹ. Cho nên không khéo mình trật hết. Thầy Chân Thành làm cái gì? Không lẽ ông vác cuốc, ông đi rẫy cỏ, mình vác cuốc đi rẫy cỏ, ông quét sân, mình cũng quét sân, làm tùm lum, ông làm gì mình cũng làm đấy hết, ông nói gì mình cũng nói, ông nhìn thất người ta, ông nói: "Mấy người sao giờ này không chịu thức", con cũng bắt chước con nói kiểu đó phóng dật tùm lum thế sao? Phải không?
Ít ra mình phải biết cái gì mình sẽ bắt chước được, cái gì không bắt chước. Trong huynh đệ chúng ta có nhiều người, người ta mới tu người ta có hạnh tốt, mình cũng nên bắt chước cái hạnh của người ta. Lấy cái tốt mà đi sửa sai của mình, chớ không phải là chê cái người mới tu, không phải đâu. Cái người nào nó cũng còn cái nghiệp thức, chứ chưa hết đâu. Mà cái người tu, cái nghiệp thức người ta vi tế, người ta nó rõ ràng. Thời gian người ta sống, người ta làm phật sự từng chút, người ta có chung đụng, lần lượt do cái tâm bất động đó người ta điều khiển mọi thứ, nó mới trở thành thanh tịnh hoàn toàn.
(29:42) Tu Sinh: Mô Phật, bạch Thầy! … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Cái đó là cái tự nhiên của sự phóng dật của mình rồi. Cho nên vì vậy đó, mình nhìn ngó thất người khác là mình sai rồi, không đúng. Ai làm gì thì làm, đừng ngó người ta, đừng có nhìn người ta gì hết, đó là mình gọi là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Cho nên mình còn nhìn, mình còn thấy, mà lẹ quá con mắt cứ liếc, cái lỗ tai mình lẹ quá, không biết sao mà nó nhanh quá. Mở con mắt ra là bắt đầu nó nhìn thất người ta trước, coi người ta ngủ thức trước đã. Nó khổ cái nỗi đó chứ, mình thì không muốn rồi, nhưng mà nó nhanh quá, nó mở con mắt ra thì nó lo ngó nhà người ta rồi, khổ nỗi!
Không, sự thật mấy con! Nó kỳ cục chớ, cho nên mình nhắc nó như vậy chớ mà, mấy con phải khắc phục nó hết sức. Khi mà mình biết nó như vậy rồi đó, thì mà mỗi lần mình thức dậy nghe chuông reo thức dậy đó, mình nhắc nó trước để mình bước ra khỏi ra khỏi nhà, mình bước xuống cái giường: "Mày ngó xuống đất, chớ không được mày ngó đi đâu bậy bạ." Con căn dặn như vậy nó mới quen, chớ không khéo nó vừa mở mắt, nó bước xuống giường nó dòm thất người ta, hoặc là nghe thất người ta chuông reo: "Trời! Sao mà cái thất này sao mà chuông reo vậy mà không dậy." Con hiểu không? Nó thính cái tai ghê gớm lắm. Cho nên mình, khi đó mình biết là những cái giờ đó sắp sửa chuông họ reo mà có nhiều người vì người ta ngủ say, người ta dậy không có nổi. Có nhiều người họ tắt chuông rồi họ ngủ tiếp, do đó: "Trời ơi! Cái ông gì mà lười biếng ghê gớm". Nó bắt mình phóng dật, nó nói người ta vậy. Thì cái đó là cái sai mấy con, sai hết rồi không đúng đâu. Cho nên khi đó mình phải phòng hộ mắt tai, phải hàng phục những cái tâm phóng dật đó: "Người ta tu được không được, mình tu chắc gì mình tu được sao mình nói người ta. Lỗi của mình không đi nhìn, đi nhìn lỗi người ta". Mình rầy mình rất nhiều lần, cuối cùng mình mới phòng hộ được mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý chớ không phải dễ đâu. Cho nên đừng có bắt chước mà nhìn thất người ta. Thức dậy nhìn thất người ta là không có được, cái đó cái lỗi lớn đó.
Tu Sinh 2: Kính bạch Thầy! Con, nó nhìn thất người khác, con mắng nó, nó bảo con: "Không nhìn thì biết đâu mà học".
Trưởng lão: Trời ơi nó khôn đó! Con trả lời nó: "Mày học cái kiểu đó hả? Mày học phóng dật!”.
(32:10) Tu Sinh 2: Thế, nó cứ làm con rất khó chịu là cứ thức dậy lúc nào thì là khạc nhổ, mà cứ khạc nhổ lúc nào là biết đúng giờ thức dậy. Nhưng về sau con phải định nhiều hôm tác ý những cái việc đấy thứ nhứt, cái nữa là sống phải yên lặng trật tự tu hành trong… (không nghe rõ)
cái cảnh như thế này mà cứ lúc nào thức dậy là khạc nhổ lúc đấy mà mình cứ ở lâu thì còn đâu là tinh thần tập thể .. như thế (nghe không rõ)
Trưởng lão: Tự nó đang… (không nghe rõ) bản thân mình đó con
Tu Sinh 2: Bạch Thầy! Với cái bệnh của con hiện tại như thế thì có nghĩa là nếu nó đến nữa thì cũng vẫn như vừa rồi, dứt khoát không uống thuốc và cứ ôm hành cho đến cùng, sống thì sống, chết thì chết là do nghiệp. Chứ không nghĩ đến sự sống nữa
Trưởng lão: Đó, Thầy nhắc con như vậy đó, không có sợ hãi, không có rung động.
Tu Sinh: Bạch Thầy! Có cái con vẫn để nhớ, cứ tiến lên …(không nghe rõ)
(33:08) Trưởng lão: Đó thì cố gắng thực hiện những lời mà Thầy dạy con. Con giữ như vậy cái pháp đó mà con tu, con đối trị cái nghiệp thọ của con thì tất cả các nghiệp khác nó đánh con, con đều quét nó bằng cái phương pháp đó được hết. Quét cái kia được thì tất cả các pháp đều quét được. Nói con có hợp duyên với pháp tu cỡ đó, phải nỗ lực tu.
Thì hôm nay những cái điều kiện gì đó thì các con đã được nghe Thầy dạy từng cái chi tiết hết rồi, bây giờ còn cái nỗ lực mà thôi. Nhưng mà nó không phải nó bình yên như vậy đâu, nó sẽ có những cái pháp khác mấy con, chớ không phải nó yên ổn. Nhưng mà Thầy dặn rồi, có cái gì mà khác lạ thì gọi, mau mau gọi Thầy đi, chớ đừng có làm thinh không có được đâu.
(33:52) Tu Sinh: Thầy bảo ở ẩn, cũng chẳng ẩn được vì suốt ngày bị gọi.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên rồi, Thầy lại sung sướng, ẩn mà không có nghĩa là mà không làm việc, ẩn mà lúc nào cũng nhận tiếng kêu các con của mình để cho mình để cho mình cứu giúp nó. Thành ra ẩn để mình yên, để làm một công việc, nhưng mà sự thật luôn luôn phóng tâm của mình ra từng nơi các con hết để mà theo dõi từng nó, bởi vì mình có trách nhiệm, trách nhiệm bổn phận của mình đối với mấy con hết rồi. Cho nên mấy con, bởi vậy Thầy là nguồn an ủi mấy con, khi Thầy ẩn bóng cũng là vẫn là nguồn an ủi mấy con, nếu là Thầy nói khác là mấy con sẽ mất nguồn an ủi mất, mấy con sẽ chới với liền tức khắc. Còn bây giờ mấy con không có Thầy nhưng mấy con vẫn thấy có Thầy, đó là nguồn an ủi của Thầy đối với mấy con, cho nên mấy con yên tâm không có gì mà lo hết. Ở bất kỳ ở đâu trên hành tinh này, mà nếu có niềm tin nơi Thầy thì lúc bấy giờ dù xa xôi bao nhiêu Thầy cũng ráng lôi chân mà chạy. Nói chạy chớ Thầy có chạy gì đâu, ngồi tại một cái hang, cái hốc nào đó chứ chạy đâu. Nhưng mà Thầy sai cái từ trường Thầy phải mau mau trợ ấn chớ không có chậm trễ được, các con yên tâm, cái vấn đề đó là vấn đề Thầy sử dụng được, nó như là một cái cây bút Thầy viết chữ vậy thôi không có gì là khó khăn đối với Thầy.
(35:15) Tu Sinh: Mô Phật, bạch Thầy!… (không nghe rõ)
Trưởng lão: Đúng đó con! Con hãy làm như vậy. Mà cứ ôm pháp Thầy dạy, thì giờ giấc mình nghiêm chỉnh, các con còn quên một điều, các con hỏi. Không biết con tu pháp Thân Hành Niệm rồi con đặt đồng hồ, cứ lát con liếc nhìn nhìn, liếc nhìn coi nó hết giờ chưa. Coi nó tới giờ chưa để con xả. Coi nó tới giờ chưa để con xả, con quên hỏi cái vấn đề đó, sự thật ra mấy con bị bận tâm về vấn đề đó.
Ôm pháp Thân Hành Niệm, đầu tiên mấy con nhớ là mình ôm pháp Thân Hành Niệm mình nhớ tác ý ra. Bây giờ mình cho nó như thế này nè, “tao tu một giờ đồng hồ đó”, đó ví dụ một giờ đồng hồ. Thì bắt đầu con cài cái đồng hồ cho tới nó reo, các con nghe reo con xả mà ngặt con mới tu ba mươi phút mà cài thì cũng khó. Thầy đặt thành vấn đề mình không có cài được cái đồng hồ reo, thì mấy con cứ tu, “cho mày phải đúng ba mươi phút là nghỉ nghe”. Chừng nào con tới giờ đó, trong bụng nó muốn nghỉ, thì con cứ nghỉ coi thử xem đúng ba mươi phút không. Lỡ nó có trễ thì nói: “Mày chết, đúng bây giờ mày còn năm phút nữa mới ba mươi phút mà bây giờ mới hai mươi lăm phút mày muốn nghỉ sớm hả. Tao bảo mày phải tu lại cho kỹ lưỡng đàng hoàng, nhớ mày ngày mai phải đúng vậy đó”.
Con tập, con răn cái tâm con của con đi, rồi con sẽ tu, con bảo ba mươi phút, con không có đếm, không có gì hết, con cứ tu đi tới đó trong bụng nó muốn nghỉ, tới chừng con nghỉ nó đúng giờ luôn, con tập tới như vậy đó con. Tập như vậy rồi mấy con sẽ thấy cái hiệu quả của pháp Thân Hành Niệm nó hay lắm. Tại vì mình không rèn luyện mình thôi, chứ rèn luyện mình nó sẽ vững. Nhưng mà ban đầu thì nó trật, có khi thì nó lố, có khi thì nó không có lố, nó lại thiếu, cho nên lúc lố, lúc mà thiếu, cho nên mới đầu thì như vậy, sau thì nó đúng y như vậy, hễ trong bụng nó muốn nghỉ là biết là tới giờ rồi, đó nó bảo động đó, bây giờ nó đúng giờ rồi nó nghỉ đó, thì mình xả nghỉ.
Còn mình bảo thêm nó làm thêm mấy con. Con tu tập như vậy thì mấy con mới thấy pháp Phật nó hiệu nghiệm, cái pháp lệnh đó, cái lệnh của ý thức của chúng ta, cái lệnh đó. Bởi vì đạo Phật hoàn toàn do cái ý thức, ý thức lệnh này mà chúng ta giữ gìn được Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả không làm khổ mình khổ người là nó đó mấy con. Còn dùng tưởng, hoặc dùng cái gì đều sai hết. Bởi vì nói tri kiến giải thoát mà, có những sự giải thoát bằng tri kiến của chúng ta, bằng ý thức đó. Chớ còn mà diệt ý thức đừng có cho nó khởi niệm thiện, niệm ác là chắc chết mấy con rồi, mấy con đi lạc đường rồi, đi qua Thiền tông rồi, cái điều đó mất cái sự điều khiển rồi, nó bị lọt vô tưởng mất.
(38:53) Tu Sinh 3: Thưa Thầy, bạch Thầy! Con ở thất con ở xa…
Trưởng lão: Bây giờ thất con ở bao xa, mà con nói: “Thầy ơi! Con tu cái pháp, bây giờ gặp những cái khó khăn, Thầy cứu con”. Con ở bao xa, con ở trong cái hốc, cái hang nào Thầy cũng tới hết, chỗ nào có không khí chỗ đó có Thầy tới.
Tu Sinh 3: …(không nghe rõ)
Trưởng lão: Con chỉ kêu thôi, thì con khỏi cần nói tên, Thầy cũng tới chớ không phải cần sớ điệp phải nói tên mà phải biết tên để độ. Ở đây không cần, chỉ cần gọi ngay đó là giao cảm nó biết liền, chớ không cần nói tên nói tuổi gì hết. Làm như mấy ông thầy mà tụng đám thì phải làm điệp sớ rồi viết tên họ, chớ viết trật ra rồi ông Diêm Vương ổng lộn tên mới chết đó chứ.
(38:47) Tu Sinh 4: Bạch Thầy! Người đó ở nơi tu viện. Ví dụ như các con xa, ở Hà Nội chẳng hạn, khi gặp khó khăn, kêu Thầy, kêu cứu, có phải gọi xưng tên hay chỉ gọi Thầy thôi?
Trưởng lão: Gọi Thầy thôi, khỏi cần gọi tên tuổi gì Thầy hết. Gọi Thầy là ngay đó Thầy cảm thông liền, giao cảm liền: “Thầy ơi cứu con”, đủ rồi! Khỏi cần tên, mà khỏi cần xưng tên con là pháp danh gì, tên gì, ở xã nào, làng nào khỏi cần, để cái đó ra đi, Thầy khỏi cần, chỉ cần kêu là được. Cái tâm của chúng ta, cái tưởng của chúng ta nó giao cảm rất dễ, khi các con gặp khó khăn thì khi mà các con gọi thì cái tưởng các con phóng xuất ra liền, nó phóng xuất ra thì cái từ trường thanh thản, khi mà ở đây con giữ thanh thản, cái từ trường thanh thản con nó sẽ đẩy, tải chuyển cái ý của các con đưa kêu gọi đó đi thì nó bắt gặp từ trường thanh thản của Thầy, cái tưởng của Thầy bây giờ nó bắt gặp ngay liền, nó phát xuất liền ngay, nó phản ứng lại liền nó trợ giúp mấy con, ở đâu nó cũng nhanh chóng như thường, một lần mấy con kêu mười người một lượt thì cái từ trường Thầy nó phóng một lượt mười lần, mỗi ý nào nó ra ý nấy, chớ không phải bây giờ khoan để tao giải quyết người này rồi tao mới giải quyết người này. Không! Nó không như vậy đâu. Một lần mà nó giải quyết mười người, một trăm người, cái từ trường nó vi diệu lắm mấy con. Đừng có nghĩ tưởng là như cái thân của Thầy là cái thân có không gian và có thời gian cho nên cho nên nó giải quyết từng phần, bây giờ mấy con hỏi người này rồi tới người kia. Còn cái kia nó không giải quyết như vậy đâu, nó giải quyết một lần mấy con cứ hỏi một lượt với nhau đi rồi nó giải quyết một lần, ở chỗ nào nó cũng nghe riêng biệt hết. Còn ở đây Thầy giải quyết cho người này thì người kia mắc rảo lỗ tai nghe chuyện người này, chuyện của mình không nghe được, nó như vậy.
(40:42) Tu Sinh 5: Con bạch Thầy ạ! Bạch Thầy là chúng con thì ăn chay, gia đình con thì ăn mặn thịt chúng sinh nhiều quá. Thế có chị em bạn mới bảo con để càng ngày càng giảm ăn thịt chúng sinh (40:58) thì ước nguyện chư Phật chư Thầy độ cho gia đình giảm ăn thịt chúng sinh. Cách làm như thế có đúng không, con bạch Thầy?
Trưởng lão: Không! Cái đó là cái chùm nhân quả của con mà kêu Thầy độ, chắc Thầy không dám độ. Thầy độ Thầy gánh ba cái chúng sinh chắc chết. Bây giờ con làm như này nè, Thầy bày cho. Khi nào con Thọ Bát Quan Trai, con giữ gìn giới đó, cái ngày mà con giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, con ước nguyện: “Ước nguyện cho gia đình tôi đều ăn chay được hết”. Con ước nguyện nhờ công đức của con, con mới chuyển được gia đình con, chớ Thầy chuyển không nổi, bởi vì gia đình con là cái chùm nhân quả của con. Kêu Thầy, Thầy chỉ biết dạy pháp cho con chuyển thôi, chớ Thầy còn không chuyển được. Con hiểu không? Mà cái ngày Thọ Bát Quan Trai con chuyển con…
(41:42) Tu Sinh 5: Con cứ như thế, thì hôm nay con hỏi Thầy thì con mới dám làm.
Trưởng lão: Con chuyển, con chuyển cái nghiệp con như vậy đó con. Con nhớ những lời Thầy dạy, đây là một trong những bài kinh của đức Phật khi mà ước nguyện một điều gì cho những người khác, cũng như bây giờ con ước nguyện cho những người thân mình ăn chay chứ gì? Phải không? Thì đức Phật nói: “Giới luật phải nghiêm chỉnh, đừng có vi phạm những lỗi nhỏ nhặt thì ước nguyện nó sẽ viên mãn thành tựu”. Ông Phật dạy vậy mà chớ có phải Thầy dạy đâu.
Cho nên Thầy dạy đúng bài bản những lời của đức Phật dạy còn trong kinh Nguyên Thủy hẳn hoi, sau này các con sẽ đọc về giới luật, bởi vì cái đó là cái lợi ích của giới luật, cho nên nó mười bảy, mười tám cái điều lợi ích của giới luật, cho nên khi một người muốn ước nguyện cho thân nhân của mình đang bệnh đau, hay như là cha hay mẹ mình, nhất định là cái người muốn ước nguyện được viên mãn cho cha mẹ mình mạnh thì cái người đó phải thọ Bát Quan Trai, giữ gìn tám giới nghiêm chỉnh, rồi hằng ngày sống ước nguyện thì cái sự đó sẽ thành tựu, cha mẹ sẽ hết bệnh. Các con hiểu không?
Chớ còn vô lạy Phật, cầu Phật phù hộ cho cha tôi mạnh giỏi. Thôi! Cúng một đống tiền, ông Phật ông không xài đâu, mấy ông thầy chùa xài hết, nhưng mà điều kiện cái bệnh hết hay không hết là do nhân quả chớ không thể ông Phật nào cứu độ mình được hết. Các con hiểu chưa? Đó! Nhớ như vậy mới hiểu biết đó là cái thực tế, do mình là một cái nhân quả, mình là đứa con của mẹ mình, của cha mình, mà cha mẹ mình đang đau, do mình giữ giới, cái ngày giới thanh tịnh đó, mình mới ước nguyện cho cha mẹ mình bệnh tật nó tiêu trừ. Thì do cái công đức thiện pháp của mình làm mình sống giới, nó mới chuyển cái nghiệp cho cha mẹ mình, vì cha mẹ mình là cái nhân quả với mình, bởi vì cha mẹ sinh mình ra mà không nhân quả với mình còn ai hơn? Cho nên cha mẹ đau khổ là mình đau khổ, cha mẹ khổ đau là mình khóc. Các con hiểu không?
(43:30) Cho nên vì vậy bây giờ mình mới thọ giữ gìn cái giới luật nghiêm chỉnh để mình ước nguyện. Cũng như bây giờ mấy con ước nguyện nhập định này, mấy con ước nguyện Tam Minh này đều là giới luật hết, đức Phật đã nói rõ những cái điều kiện đó mà. Mấy con không giới luật mấy con không giới luật thì mấy con không làm được cái chuyện này đâu, cho nên người nào mà Thầy nói, bởi vì do cái bài kinh mày mà Thầy xét thấy Đại thừa không có người nào làm đúng đâu, nguyên là tạ định không trong ở đó, bởi vì giới luật nó đã xác định trong cái bài kinh này rất rõ rồi. Sau này mấy con đọc cái giới mà Thánh đức Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni mấy con thấy đưa vô cái bộ, cái Tập thứ nhất này Thầy đưa những cái lợi ích của Giới để biết lợi ích mình muốn gì, mình muốn cho ai, mình nhập định, mình muốn mình tu được cái gì, mình muốn mình ly dục, ly ác pháp như thế nào thì ở trong đó dạy mình đủ hết. Nó cụ thể, nó rõ ràng, nó có bài bản chớ không phải. Cho nên giới luật của Phật là tuyệt vời mà.
Con có gì nữa không con, hết rồi hả?
Tu Sinh 2: Kính bạch Thầy! Bây giờ lúc nào đó con có một ý tưởng gì, có một vấn đề gì khi viết bài thì vậy trao đổi trên diễn đàn…(không nghe rõ)
Trưởng lão: Trong cái thời gian mà đang nỗ lực miên mật tu thì con không nên làm gì hết. Khi con thấy mình cần phải xả ra một thời gian; có nghĩa là mình xả mình không tu, không phải! Để cho mình tu cái vô lậu, để mình dùng quán. Sau cái thời gian tu ấy, nó có cái phần mà nó phát triển cái tưởng tuệ, thì bắt đầu đó mình xả mình nghỉ, “Bây giờ tôi sẽ tu về cái Định Vô Lậu”, tức là con sẽ viết những cái bài văn xuất sắc, nó đúng, lúc bấy giờ là con sử dụng Định Vô Lậu đó. Nó phải có hướng đàng hoàng để mình quan sát kỹ, những cái bài đó là những cái bài viết. Cũng như bây giờ mà Thầy cho Nguyên Thanh ra viết đó là để cho nó tu Định Vô Lậu, để nó vững tư tưởng tri kiến của nó, sau đó mới khép nó vô nữa thì nó mới tu. Bởi vì đức Phật dạy: “Thỉnh thoảng tu định, thỉnh thoảng thì lại tu quán chớ không phải tu định không, mà cũng không phải tu quán không”. Cho nên Thầy là một người thầy phải khéo léo lắm, Thầy biết áp dụng liền.
(45:46) Tu Sinh 6: … (không nghe rõ). Trước đây, cách đây hơn ba tháng thì con tưởng con được vào bên Thầy, được chiêm ngưỡng Thầy. Trong khi đó thì con có chuyện con phải đi bệnh viện mổ, ngày đấy con cứ thấy nó …(không nghe rõ) trong con người nó rất là khó chịu ạ …(không nghe rõ)
Con bạch Thầy! Là từ khi Thầy cho con được đuổi bệnh, thì tuy rằng con không giữ được mười giới luật, vẫn vi phạm ngày ăn một bữa rưỡi ạ. Thì con quyết tâm tác ý đuổi bệnh thì con thấy giảm đi rõ rệt. Chỉ có điều, là con bạch Thầy! Là con làm sao cứ bị vọng tưởng nhiều ạ.
(46:34) Trưởng lão: Cái đó con tu như thế này nè. Con muốn không vọng tưởng đó, con tu từng hơi thở, con nói bây giờ tu năm hơi thở, nhất định con tác ý trước, con nói: "Bây giờ tu năm hơi thở mà có vọng tưởng mày chết, mày có niệm gì xen vô không được". Bắt đầu tu cho kỹ, con hít vô, con kỹ lưỡng, thở ra kỹ lưỡng từng hơi thở, năm hơi thở nghỉ không có được tu nhiều. Bởi vì vốn con tu nhiều nó lỏng lẻo, cho nên con tu ít, tu kỹ lại thì nó không vọng tưởng. Rồi lần lượt con tu, cứ tập nó quen kỹ lưỡng từng hơi thở, mà đức Phật gọi là: "Nhiệt tâm ở trong cái thân hành của mình". Khi nhiệt tâm thì con nhiếp phục được tâm mình, mà nhiếp phục được tâm thì không vọng tưởng.
Tại vì mấy con chưa biết cách nhiếp tâm, cho nên vì vậy mà khi mà nhiếp tâm như vậy, nếu mà nó còn vọng tưởng thì bắt đầu con dùng hơi thở như thế này: con thở ra, con thở chậm chậm chậm chậm ra, rồi con hít vô chậm chậm chậm chậm, con thở một hơi thở rồi con nghỉ. Đây là nhiếp tâm một hơi thở, mà nhiếp kỹ đó là phải thở chậm, con thấy khi mà cái tay thân hành niệm đó, con đưa chậm chậm vầy nó kỹ hơn con đưa vầy. Con hiểu không?
Cho nên cái hơi thở mà con thở ra thở vô nó bình thường, nó không kỹ đâu, mà con thở chậm chậm, con sự tập chung nó kỹ. Nhưng mà con làm nhiều là nó rối loạn hô hấp con liền tức khắc, con chỉ thở một hơi thở rồi con xả nghỉ. Tập cho nó quen rồi bắt đầu bây giờ con mới thở bình thường, nó mới tập, nó quen cái kỹ đó, cãi kỹ nhưng mà con tập hơi thở chậm. Cho nên có lúc mà Thầy dạy hơi thở chậm nhẹ đó, là hơi thở của cái người tập nhiếp tâm, mà nhiếp không được, cứ vọng tưởng hoài, buộc lòng Thầy phải dạy như vậy để cho các con nhiếp tâm được. Chớ có lúc mà sao Thầy dạy chậm nhẹ dữ vậy?
(48:04) Có người như con biết Minh Tâm đó, nó thở một cái hơi thở của nó, một hơi thở thôi mà năm phút, ghê gớm như người ta lặn dưới giếng đó. Năm phút một hơi thở, Minh Tâm mà chở Thầy đi đó, là ông đó đó, nó thở năm phút, thở chậm lắm, chậm ơi chậm chậm chậm. Cũng như là mấy cái người mà hôm đó mà chú Quang chú gì mà tu Thân Hành Niệm đó, trời ơi! Năm phút mà chú đưa cánh tay ra chít chít vầy, cả lâu, cả năm phút đồng hồ mới đưa ra được cái cánh tay, nó lâu quá chừng lâu. Con biết không? Đó là cách thức cứ mà nhìn nó đưa chậm chậm, nhít nhít cũng như con rùa bò vậy đó, nó quá độ, nó quá độ chậm, nó sai rồi mấy con. Nhưng mà điều kiện tập đó là tập để nhiếp tâm thôi. Con hiểu không? Thì con bây giờ, con nói con bị vọng tưởng hoài, thì bắt đầu con phải tập cái đó để cho nó quen cái sự tập chung của con ở trên cái đó gọi là nhiếp tâm, thì luyện tập cái này rồi, luyện tập cái hơi thở này rồi, hoặc luyện tập cánh tay chậm rồi, sau đó mình làm lại bình thường nó có sự chú ý nó quen rồi. Cái gì cũng luyện tập mới được chứ.
Tu Sinh 6: Thưa thầy! Định niệm hơi thở của con chậm chậm nhẹ nhẹ vậy là xả xong trong quá trình con tu các pháp khác vậy.
Trưởng lão: Vậy đó con! Nhất định là cái chỗ đó là cái chỗ tập nhiếp tâm mình, sau này nó sẽ không có vọng tưởng. Dần dần nó quen.
Tu Sinh 6: … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Mai thì đi rồi. Thôi, bây giờ cứ hỏi đi, có gì thì hỏi đi, hôm nay là hết giờ. Có gì không con, có hỏi gì nữa không? Mấy mà bây giờ cỡ hỏi tới tối cũng còn chuyện hỏi nữa chứ, đâu có hết.
(49:51) Tu Sinh 7: Dạ, con kính bạch Thầy! … (không nghe rõ)
(51:46) Trưởng lão: À, không có đâu, con giải quyết chùm nhân quả của con để cho nó ổn, bởi vì nó đã nghĩ là làm cái chuyện đó rồi thì bây giờ còn một chút ít con phải bán hết. Phải không? Thì bây giờ đặng nó chuyển tiếp qua một cái một cái việc làm của nó, thì cái đó hay thôi. Đó là cái chùm nhân quả của con đi vào thiện pháp. Mình nói là mình không có uống, mình không có nghiện, mình không có hút nhưng mình bán cho người ta để người ta nghiện, người ta khổ đau thì cái phần đó nó cũng ảnh hưởng đến cái sự đau khổ của họ cũng do mình buôn bán nữa. Bởi vì mình lấy cái tiền đó rồi mình sống, nhưng mà rút cuộc rồi người ta khổ đau. Cho nên mình tránh những cái nghề đó đi, nó làm cái việc tốt mà con hay, con đã chuyển được gia đình con là tốt lắm, cũng là cái sống của kinh tế của gia đình mà, bây giờ dừng lại cái điều này là cũng ngặt nghèo lắm. Mà thà nghèo chết chứ không làm điều ác, nói vậy thì đúng.
Chết bỏ chứ không làm điều ác. Cũng như ở đây Thầy nhất định chết chớ không đầu hàng giặc sinh tử, nghĩa là thà là chết trong giới luật chứ không có chịu phạm giới mà chết đâu, người đệ tử của Thầy là vậy. Cho nên các cư sĩ đều là đệ tử của Thầy thà là thiện pháp mà chết đói cũng là thiện pháp chớ không có mà làm có tiền nhiều trong ác pháp, ăn no mà lại ở trong ác pháp nhất định là không làm. Quyết định như vậy thì chúng ta sẽ, cái xã hội này nó sẽ tốt biết bao nhiêu. Nghĩa là ra chỗ nào nó cũng không bán rượu hết thì không có người nào say. Đệ tử của Thầy không bán rượu thì cả hết một cái chợ Trảng Bàng này mà người nào cũng đệ tử của Thầy thì chắc là quán rượu dẹp hết rồi. Họ có đi xuống thành phố họ uống chứ chớ ở Trảng Bàng này không uống. Bởi vì ở Trảng Bàng này đệ tử của Thầy không cho nên đứa nào cũng không bán rượu, do đó thuốc lá rượu không có. Còn như bây giờ đâu có đệ tử Thầy hết được, cho nên họ vẫn bán vẫn sống, nhưng mà họ không nghĩ tai hại của người khác, cho nên thậm chí như thuốc phiện mà họ còn bán được chứ huống hồ mà thuốc lá, rượu mà sao họ không bán. Thầy nói thiệt ra họ biết cái sống của họ chớ họ đâu có biết cái khổ của người khác. Cho nên con về như vậy là cái duyên tốt con chuyển được gia đình của con với cháu, hay lắm!
Tu Sinh 8: Dạ, kính bạch Thầy! Cho con hỏi.
Trưởng lão: Rồi! Con hỏi đi con.
(53:51) Tu Sinh 8: Thưa Thầy con có một điều … (không nghe rõ)
(55:39) Trưởng lão: Đó là thuộc về nhân quả con. Về nhân quả của gia duyên. Để cho Thầy sẽ trả lời cho. Cái đó là vấn đề đó, khi hiểu được nhân quả, biết rõ được nhân quả của nhân quả đó, của người mẹ cản trở cho cái tình duyên này thì cái vấn đề đó là cái vấn đề hiểu rõ nhân quả rồi, thì hai đứa của tụi nó đồng vượt qua cái nhân quả, vui vẻ đừng buồn phiền, bà ta chửi thí dụ như cái nghiệp nó phải bị bà làm khó nó trong cái khoảng thời gian nào, và cố gắng bền chí thì lúc bấy giờ, Thầy nói: "Đá còn phải mòn mà" thì tất cả mọi cái nó đều ổn định là khi mình phải chịu đựng, tức là vượt qua tất cả những cái nhân quả đó thì cái nhân quả đó nó sẽ chuyển biến, chớ đừng vì cái chuyện đó mà mình thối lui thì tức là mình bị cái nhân quả chi phối rồi, hai đứa nó giờ phải chia rẽ nhau không có thể lấy nhau được vì bà mẹ vậy thì không thể nào được hoàn toàn là không chấp nhận được, thôi bây giờ ai đi đường đấy. Do như vậy là bị nhân quả chi phối, cho nên mình phải chuyển nhân quả để cho hai đứa này nó sẽ gần gũi nhau bằng cái chiến thắng với bà già đó, và chiến thắng bằng một cái chuyển nhân quả, chớ không phải chiến thắng đem cắt cổ bà ấy thì không được, hoặc là làm uy quyền với bà thì không được. Mà phải bà chửi gì thì chửi nhưng mà bà bảo ưng người nào thì không ưng. Bây giờ chắc chắn là mình phải kiên trì chấp nhận, bà chửi bà mắng, bà nói như thế nào thì nói. Bây giờ con chỉ có một đời, con chỉ thương người nào đó thì duy nhất người đó bây giờ dù mẹ có rầy thì con với người đó con không sống nhau thành vợ thành chồng, nhưng cái tình của con bây giờ con bỏ được. Đó là cái đứa con gái đó nó phải nói và cái thằng con trai này cũng đừng có vì buồn bà già đó mà luôn luôn lúc nào thấy bà cũng vui vẻ và luôn luôn lúc nào mình cũng niềm nở, mình mua bán trái cho bà ấy chứ đừng nói bà già này ác ôn quá, con hiểu không? Đó là cách đối xử rất là thiện xảo để trả cái nhân quả, bà ấy làm khó khăn chừng nào thì mình lại tìm mọi cách gần gũi bà chừng nấy. Hôm nào bà bị bệnh đau gì đó, dắt bà đi đem nhà thương làm đàng hoàng chăm sóc kỹ lưỡng thì chừng đó bà cảm hóa rồi, thì chuyển hóa nhân quả bằng cách đó. Thầy sẽ viết thơ Thầy trả lời, bởi vì nhân quả đừng có chồng lên nhân quả tức tối nữa, mà chuyển ngay từ cái lòng của mình, rồi chuyển ngay cái người bà mẹ của mình thì nó sẽ trở thành tốt. Có gì khéo léo bền chí, nói nhân quả thì phải chờ đợi phút bền chí, chờ đợi phút cuối cùng mà chuyển nó. Chớ mình đừng có đổ vỡ ngang thì coi chừng là mình bị nhân quả chi phối.
(58:10) Tu Sinh 8: Dạ, con kính bạch Thầy! Mọi người cứ bảo là thôi vào trong này … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Đúng vậy con! Chuyện mà nhân quả mà chuyện mà chồng vợ thì nó không có sợ cái đời nay nó trả không hết đời sau nó dính mắc nữa, nó cũng khổ nữa, thôi tốt hơn đời nay trả cho xong đi. Chịu khó vượt qua những cái đợt này đi, chớ đừng có nghĩ muộn màng gì, không có muộn màng gì hết, cỡ nói chín mươi tuổi tôi cũng cưới con nhỏ đó tám mươi tuổi cũng được chớ đừng có nói. Đó là nhân quả mà, khuyên con con bền chí đi. Tình con đã đặt ngay đó rồi thì cái nhân quả đó rồi thì phải bền chí, thì bây giờ mà chín mươi tuổi nó bây giờ tám mươi tuổi cũng cưới nhau mẹ cũng vui lòng, cưới nhau rồi cái đem chôn cũng được, đó là cái bền chí của mình để chuyển nhân quả mà chứ đâu phải đâu con. phải biết nhân quả nó nghẹt nghèo lắm.
Tu Sinh 8: Con kính bạch Thầy! Con còn một việc nữa, tức là …(không nghe rõ) con không có bỏ được con nói nếu mà con bỏ nó ở nhà bán hàng thì cái công ty con làm hôm nay đã nhiều năm rồi … ( không nghe rõ) đi làm cái tâm si của con sao mà đã nhiều năm rồi. Nếu mà bỏ … (không nghe rõ) cho nên chuyện của con là thế này … (không nghe rõ) tất cả nhà cửa con mua rồi, con yêu cầu mẹ giải quyết cho con. Năm 2008 thì … (không nghe rõ) cho con …(không nghe rõ) thì sau đó con cũng xin nếu mà con tu như vậy, cái giai đoạn trước kia thì con tu nhiều lắm con tu hơi thở hoặc là đi kinh hành; con tu Thân Hành Niệm nó ít phóng dật … (không nghe rõ) chiến thắng được nó như vậy đó thì con thấy là muốn diệt cái hôn trầm, thì con phải nhiếp tâm trong Định Niệm Hơi Thở, nhiếp tâm vào cái hơi thở, con thấy là có cái vọng tưởng, xong rồi con còn đi Thân Hành Niệm đó thì con thấy con đi 30 phút đến 1 tiếng, nó chỉ có tập trung vào những cái hành động ở thân của con, thì con bạch thầy là con cũng lo lắng …(không nghe rõ)
Trưởng lão: không bây giờ theo Thầy thôi thì theo Thầy góp ý như thế này để con thấy : bây giờ cái vấn đề đó là vấn đề nhân quả rồi, thì khoan nói về vấn đề pháp đã. Bây giờ nhân quả để giải quyết cái vấn đề nhân quả này để giúp cho con của con, đây là nhân quả theo Thầy thiết nghĩ mặt dù tuổi con cũng không còn bao lâu. nhưng mà nó cái nhân quả rồi thì phải trả nhân quả cho xong, chứ không thể nào mà nói dứt khoát để cho mình lo tu. còn về cái phần tu đó thì hiện giờ con tu thì được, con về con làm thì con tu thì được, nó bởi vì cái thời gian của con bận làm con tu con nhiếp tâm nó chín chắn lắm. Bởi vì còn cái kia lúc mà con tu mà nó không được chín chắn lắm là tại vì con dồn hết công phu toàn công phu không, cho nên nói sao nó có vọng tưởng nhiều. Còn bây giờ con tu kiểu đây nó đâu có giống, nó thừa cái sức của con rồi, con hiểu không? còn cái kia cái sức của con nó không có đủ, cho nên nó không có đủ mà nhiếp tâm đó, cho nên nó hay có vọng chứ sự thật ra con tu mà con tu liên tục, con tu suốt ngày như vậy đó, nó có cái thời gian mà tu vậy đó thì coi như là cái sức của con nó phải bằng với cái sức mà con tu mà trong khi mà con làm công việc, con hiểu không? Còn cái này cái sức con tu đó, cái sức con tu liên tục đó, nó cái sức của con nó không đủ nhưng mà bởi vì con nghĩ con làm công việc rồi con tu đó thành ra nó nhiếp tâm được, là cái sức con nó thừa trong cái thời gian mà con tu đó, con hiểu không? Do bây giờ về cái vấn đề nhân quả thì con phải trả cái nhân quả, con cứ vui vẻ làm và đồng thời tu chứ không phải là. Bởi vậy Thầy nói như vợ Minh Tâm đó vừa làm vừa tu mà, dù 1 phút cũng tu mà đó, không bỏ, nhưng mà mình phải chuyển nhân quả của mình, cho nên con giúp mấy cháu đi không có sao đâu, rồi sau khi giúp xong rồi đó thì mới xin đứng vào vị trí mới bắt đầu tu. Bởi vì con tu liên tục mà trong Tu viện mà con thấy con nhiếp tâm không được đó, nó có vọng tưởng ra vô đó chứ không phải là nhiếp tâm không được, nhưng mà nó còn có một phần vọng ra vô, thì cái điều đó không sao hết, mà mình xét lại coi cái pháp nào mà mình đã quá sức nhiều mà cái năng lượng chưa sinh ra, thì mình giảm cái pháp đó bớt đi thì mình tu sẽ tốt chứ không có gì hết, thì nó sẽ tốt. Nhưng bây giờ thì phải lo giải quyết cái nhân quả cái đã, đã cái chiến trường nó đã hiện ra như vậy rồi thì không có từ chối được, để giúp con mình để làm xong cái nợ, nhân quả mình đã nợ nó chưa dứt hết, nó mới còn đó nó mới nảy sinh ra, con hiểu không?
(1:03:25) Tu Sinh 8: con cũng xin hứa với Thầy là con cũng rất ngưỡng mộ … (không nghe rõ 1:03:45)
Trưởng lão: Được rồi
Tu Sinh 8: … (không nghe rõ) ngưỡng mộ.
Trưởng lão: Không có sao con cứ lo hiện tại đi, còn ngày mai để ngày mai trả lời không có lo cái chuyện xa xôi đó nữa, cứ lo chuyện hiện tại thôi.
(1:04:07) Tu sinh: Con kính bạch thầy! Trong trường hợp … (không nghe rõ) con đạt được mục đích, trong thời gian tu tập được ngắn nhất.
(1:04:20) Trưởng lão: À, trong thời gian tu tập này con chỉ còn có dùng pháp này để đối trị cái bệnh thôi con, chứ còn không có đọc kinh sách gì hết; lúc này lúc bệnh rồi mà còn đọc kinh sách để làm gì. Mạnh hãy đọc, giờ đau ốm thì không có đọc nữa, coi như đương nhiên là con chỉ lo ôm pháp mà đối trị được cái bệnh. Chừng nào hết bệnh đã. Cũng như cái gánh nặng mà mình để xuống rồi, thì bây giờ đọc sách nó mới ra, còn bây giờ mà con đọc sách thêm thì coi như cái gánh nặng nó chưa có bỏ xuống được. Con đang ở trong cái thế bệnh con; phải nỗ lực đối trị cái bệnh đó, ôm chặt pháp để mà nhắm vào cái đối tượng đó, cũng như một người đi đánh chiến trận mà đem theo tiểu thuyết đọc thì chắc chắn là không đọc đâu, khi súng nổ rồi thì không còn đọc nỗi đâu, chỉ còn có nước là bắn nhau thôi chứ còn con bây giờ là chiến trận nó đang mở để đánh con từng giờ, từng phút. cho nên vì vậy mà con không thể nào mà đọc sách được, con bây giờ đừng đọc gì hết, coi như là đừng đọc gì hết. Thay vì bây giờ Thầy sẽ trao cho con cuốn sách để đọc, nhưng mà đọc để làm gì đây. Mình đang là trong cái mặt trận sanh tử nó đang đánh con quá ngặt nghèo, phải diệt cái bệnh thừa hơi của con cho thật sạch. Con như cái bình gas vậy, hễ lúc lắc cái nó lên hơi, cho nên phải diệt cho sạch hết cái bình này đi thì như vậy mới được, thì cứ ôm pháp mà tu thôi. Chừng nào mày hết bệnh thì chừng đó tao sẽ đọc kinh sách còn bây giờ chưa hết bệnh là chưa đọc. Thậm chí như bộ Giới Luật mà Thầy viết rồi mà nhất định tao cũng không đọc, tao trì độn công phu. Như ông Châu Lợi Bàn Đặc: “Tao ngu quá tao học không thuộc, thôi tao không thèm đọc nữa. Bây giờ tao chỉ quét đầu mày cho sạch thôi”. Còn con thì quét bệnh cho hết. Như bây giờ Thanh Quang đó, nó đối trị được bệnh nó thì bắt đầu bây giờ nó còn đọc sách được, chứ còn con thì đọc sách không được.
(1:06:05) Tu sinh: Kính bạch Thầy! trong trường hợp của con tu tập pháp Thân Hành Niệm, thì có thể con đi suốt hai tiếng đồng hồ, trong đó có vọng niệm khởi lên, thì con thấy đi suốt hai tiếng đồng hồ, để ngăn chặn cái cơn đau … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Không, bây giờ trong khi con cái cơn đau của con nó như vậy đó, mà nó còn niệm chứ phải chi nó không niệm thì khoảng hai tiếng đồng hồ thì bệnh con nó cũng đã hết rồi, thấy không? Bây giờ đó con thấy khoảng thời gian ba mươi phút mà con có niệm không? Ba mươi phút đó, rồi từ đó mới tăng dần lên một giờ. Bây giờ chuẩn bị mặt trận này đánh là kỹ lưỡng lắm đó con, chứ không phải! Đánh mặc trận này là phải nhiếp tâm cho được trong thân hành, rồi nhiếp phục cho được, rồi an trú cho được trong thân hành này, trong cái pháp thân hành này rồi mới đánh bệnh. Tức là tăng giờ lên liền tức khắc đánh, còn bây giờ mà mình nhiếp tâm chưa được, mà an trú chưa được mà đánh giặc thì khó mà thắng nó lắm, mình đánh nó vậy chứ nó hao quân mình nhiều. Cho nên vì vậy mà bây giờ con thử bây giờ ba mươi phút tu tập kỹ trong pháp Thân Hành Niệm, hoàn toàn thấy không niệm tạp, một vài bữa thấy nó không niệm nữa tăng lên một giờ, tăng lên một giờ được rồi không niệm nữa tăng lên một giờ rưỡi. Mặt trận của mình vừa tập mà vừa đánh chứ không phải là đang đánh giặc đâu; đang đánh giặc mà súng của con là loại súng cây thì chắc bắn không ai chết đâu; súng phải súng đồng đại bác chứ còn súng cây đó thì bắn thứ gì. Người ta đánh xì hơi thì con chết luôn với nó, không được! Cho nên mình phải tập cho kỹ, tập cho rất kỹ cái pháp Thân Hành Niệm lại. Thứ nhất cái pháp Thân Hành Niệm nó sẽ cán nát cái bệnh của con đó; con tập kỹ lại nó cho ba mươi phút xem coi: bây giờ buổi tối, buổi khuya, buổi sáng, buổi chiều, bốn cái thời công phu mỗi buổi vậy đó tu ba mươi phút, xem coi ba mươi phút mình có đạt được cái chất lượng không.
Rồi bây giờ con thay đổi, thí dụ như ba mươi phút này con tu một giờ đồng hồ Thân Hành Niệm, tu cái pháp kia nhiều hơn chút. Con tới một giờ rồi, bắt đầu con tu lại cái pháp Thân Hành Niệm, rồi thay đổi cái Tứ Niệm Xứ. Cứ như vậy mà con tu tập, cứ ba mươi phút của pháp Thân Hành Niệm để xem coi nó có niệm không. Nếu ba mươi phút mà không niệm thì con sẽ tăng lên; mà tăng lên đó là mặt trận con vững vàng với cái khẩu súng của con rồi đó, nghĩa là ba mươi phút là vững vàng với khẩu súng rồi đó, nó nổ là chết người ta đó, chứ không phải! Mà nếu mà ba mươi phút mà còn niệm đó, còn niệm xen vô là nó nổ trật đó, nó bắn trật, nó nhắm không đúng đó. Cao xạ mà bắn máy bay bay bên nay, mà bắn bên này thì không trúng, uổng đạn!
Nó phải hoàn toàn, nó phải chính xác, nghĩa là không có niệm khởi trong đó, kiên cố như cỗ xe mà, con nhớ kỹ cái câu của phật dạy mà, đâu phải thường đâu. Cho nên vì vậy mà phải tập cho kỹ, Thầy nói ba mươi phút mà tập rất kỹ rồi bắt đầu đó mới tăng lên, tăng lên như căn cứ địa rồi đó; bắt đầu mới mở mặt trận đánh với chúng đó. Bây giờ cái bệnh tui, tui thấy tui đánh được rồi, bây giờ con như sĩ quan mới tập trong trường chưa dám vác súng bắn bậy bạ đâu, phải cho thiện xảo, bắn cho thiệt chính xác đường hoàng rồi thì lúc bây giờ mới tăng giờ lên mà đánh nó.
(1:09:30) Tu sinh: Mô Phật! cho con hỏi cái thời gian tu và nghỉ nó tương đương hay sao?
Trưởng lão: Đúng rồi tương đương đó con, hễ mình tu một giờ thì mình nghỉ, ba mươi phút thì nghỉ ba mươi phút mà một giờ thì nghỉ một giờ, nó tương đương với nhau.
(1:09:46) Tu sinh: Mô Phật, kính bạch Thầy! Con xin được thưa một chuyện nữa ạ! Cái cụm từ “nhiếp tâm và an trú tâm” thì thường hằng ngày mọi người đều nhắc tới. Thế thì các thầy đã rành rất nhiều rồi; thế nhưng hiểu về nó đó thì con thấy như là hình như ở mức độ mỗi người mỗi khác nhau. Nói chung là có một điều gì đó nó hơi mơ màng, cứ tưởng như mình hiểu rồi nhưng thật sự có khi là vẫn chưa hiểu. Có những lúc có khi chưa an trú tâm được mà tưởng là mình an trú tâm rồi; có khi nó ở cái trạng thái không có niệm nữa, nó sắp sửa vào hôn trầm, vậy mà tưởng đó là mình đã bắt đầu an trú.
Thế thì bạch Thầy! Hôm nay một lần nữa xin Thầy, Thầy chỉ rõ nó ra ở cái chỗ định nghĩa của nó đó, để cho thấu rõ cái đặc trưng của cái Nhiếp tâm, của cái An trú tâm; cái đặc điểm của nó, rồi cái trạng thái của nó xảy ra . Khi nó xảy ra thì nó sẽ như thế nào để chúng con chịu khó ghi âm ở đây, bạch Thầy! Thầy chịu khó dạy thêm cái điều này nữa để cho nó rõ ra, con chắc là trong đó nó thiết thực cái đường này 1:10:58.
(1:10:58) Trưởng lão: Cái Nhiếp tâm là cái tâm mình được nhiếp phục vào cái thân hành gọi là nhiếp tâm. Bây giờ cái hơi thở hoặc là cái hành động thân của mình đưa tay ra hay đưa tay vô, hay co tay đưa tới, cái hành động đưa tới đưa lui gọi là cái niệm, cái Thân Hành Niệm. Còn cái nhiếp tâm là tâm mình đặt vào cái chỗ thân hành, cho nên bây giờ Thầy chú ý Thầy tập trung rất kỹ ở trong cái tay của Thầy đưa ra mà Thầy biết nó đưa ra như thế này, kỹ lưỡng, luôn luôn chú ý rất là kỹ trong cái cánh tay Thầy đưa ra thì đó gọi là Nhiếp Tâm.
Còn mình đưa ra lấy có vậy nè: "tôi đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra" rồi đưa ra; "tôi đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô" tôi đưa vô, tôi đưa tôi cũng biết, nhưng biết với một cách nó không có nhiệt tâm. Cái đó là không có được gọi là nhiếp tâm, mà tập có cầm chừng chứ không phải nhiếp tâm.
Nhiếp tâm là nhiếp phục cái tâm mình trong cái thân hành của nó, đem cái tâm này đặt trọn trong này mà đức phật gọi là nhiệt tâm; nhiệt tâm là hết sức nhiệt huyết với cái hành động của mình, đó là Nhiếp Tâm.
Thật sự ra mấy con tu nhiều nhưng mà mấy con không có nhiệt tâm, tức là không có quyết chú ý cái hành động đó. Cho nên Thầy nói tu tập kỹ, Thầy dùng cái danh từ tu tập kỹ từng cái thân hành. Cho nên Thầy nói Thầy không có tu tập nhiều, Thầy cần chỉ tu tập một hơi thở mà thôi, mà tu tập cho kỹ.
Thầy nói Thầy không cần tu tập nhiều ở cái thân hành; mà chỉ cần đưa cánh tay ra như thế này nè! một lần thôi mà đưa cho kỹ hẳn hoài. Nhưng mà mấy con đưa ra như thế này, mấy con biết mấy con tưởng là đủ rồi, nhưng mà nó chưa có nhiệt tâm, thấy không?
Nhiếp cái nhiếp của nó đó, nhiếp phục là nhiệt tâm hết sức vô trong đó. như vậy mấy con tu mà vọng tưởng đồ đó là Thầy biết là mấy con tu chơi, tu cái kiểu là tu lấy có, mà mấy con cứ nghĩ là tui cũng ráng tui tu. nhưng mà sự thật là không phải! cái ráng của mấy con không phải cái ráng kiểu đó đâu; mấy con ráng cho nhiều chứ ở đó ráng! Thầy nói ráng một cái hành động của Thầy thôi, Thầy đưa ra như vầy mà Thầy ráng sức của Thầy tập trung ở trong này đó gọi là nhiếp tâm, hay gọi là nhiệt tâm trên thân hành của Thầy, các con hiểu chưa? Cho nên Thanh Quang hỏi đó là để cho chúng ta biết cách nhiếp tâm, cho nên người mà nhiếp tâm kỹ đó mà đúng là không bao giờ có một niệm nào xen vô được hết; mà cái pháp Thân Hành Niệm nó truyền lệnh, rồi nó bước đi mà mấy con còn để vọng tưởng vô thì Thầy chẳng biết mấy con tu làm sao Thầy không biết nữa. Phải nhiệt tâm! Tu một lát một hơi coi bộ mỏi mệt rồi cái thả lỏng tu lấy có; rồi cũng tác ý: "bước, dỡ gót lên, dỡ chân lên”, làm tùm lum nhưng mà cái tâm nó ở đâu, nó ở ngoài chợ chứ nó không ở đây nữa, thì do đó làm sao nhiệt tâm. Cho nên thật sự ra mấy con con tu mà Thầy nói thà là không tu, mà tu là thật sự tu đó gọi là nhiếp tâm.
(1:13:40) Rồi bây giờ bắt đầu An Trú đây. Mấy con nghe kỹ cái An Trú nè! Bây giờ nhắc an trú, nhiếp tâm được rồi là không vọng tưởng rồi, tức là không đưa tay ra, không thở thôi chứ thở ra rất kỹ rồi, đó đó là nhiếp rồi đó. Bây giờ những cái kỹ lưỡng từng cái hơi thở, nhiệt tâm từng hơi thở, từng hành động của chúng ta kỹ rồi, không bao giờ có vọng tưởng. Biết rồi, mình tu không có vọng tưởng rồi. Bây giờ mới nhắc: "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì bắt đầu lúc bây giờ đó chúng ta đã quen cái sự tập trung ở trong cái thân hành này rồi, mà khi mà thân hành đưa cánh tay ra hoặc hơi thở ra đó, chúng ta nghe nhắc nó an tịnh đó thì chúng ta vừa thấy cái thân hành của chúng ta, mà cả cái toàn thân của chúng ta nó đều có cái cảm giác như có sự an ổn rất lớn, yên ổn, không có nghe ngứa ngáy động đậy chỗ này, chỗ nọ, tê cứng chỗ kia gì hết, hoàn toàn một cái thân là an lạc vô cùng, không có gì hết.
Mà bây giờ nó còn cái chỗ này ngứa ngứa, chỗ này mỏi mỏi, cái chỗ này rác rác, chỗ này đau đau thì như vậy chưa được, nó còn cái chỗ này nghe ngồi sao mà hai cái chân nó tê tê thì không có được, cái đó là chưa an tịnh đâu. Cho nên siêng nhắc nó mà phải an, không an thì không được, mà nhắc một hơi đó thì nương vào cái nhiếp tâm của chúng ta ở trong cái đó. Bắt đầu nó nhắc rồi, cái bắt đầu nó thực hiện thì an ổn, an ổn ngồi không biết mệt, không biết đau. Còn thầy ngồi một hồi cái thấy nó đau cái chân tôi quá! Cái đó có an trú được không? An trú cái kiểu gì mà an trú trong cái đau, cái tê chân rồi? Thầy nói an trú mà mấy con bây giờ, cái sức của mấy con ngồi có nửa tiếng à; nó mà an trú rồi, mấy con ngồi một giờ mấy con chưa có đau, chưa có gì hết. Thật sự bởi vì mấy con tu trật, tu sai cho nên nó không an trú được, cho nên nó cứ thấy đau thấy tê à, còn tu kỹ, tu thiệt kỹ thì không bao giờ thấy đau, thấy tê. Bởi vì ngay từ cái lúc đầu đó tu tập cho kỹ lưỡng, tu ít tu kỹ rồi mấy con mới thấy cái kết quả nó vĩ đại vô cùng đó. Cho nên cái pháp hơi thở nó hay lắm, nó hay rất là nó hay: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", nhưng mà trước khi an tịnh các con biết không, "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", nó tập cho chúng ta có cái quan sát của khi mà hít vô, toàn bộ cái thân của chúng ta nó tràn trề cái hơi thở; nó tràn trề cái sự rung động của nó, rung động toàn bộ ở trong thân chúng ta. Để làm gì? Để cho sự an ổn từ trên đầu này nó an ổn xuống. Cái hơi thở hít vô là một cái an lạc vô cùng lận, như vậy gọi là An Trú. Chứ không phải là mình trú không có vọng tưởng là mình nói an trú, mới có nhiếp tâm được hô an trú, an trú gì mình chưa mà nói an trú. Còn bây giờ nhiếp tâm vô được cái bắt đầu nghe sao cái thân mình nghe nó thỏa mái nó dễ chịu quá; chu cha bữa nay tu ngon quá! Không vọng tưởng mà nghe nó an, nó hỷ lạc quá hay là nó an trú như vậy quá, nó khinh an như vậy cái mấy con cho nó là!
Ba cái tưởng nó hiện ra chứ cái gì!? Mấy con có an tịnh chưa bao giờ nó hiện ra; mấy con có nhắc nó bao giờ chưa? Còn bây giờ mấy con nhắc mà nó không vô, như vậy là mấy con sai.
Mình nhiếp tâm được rồi, không vọng tưởng mình thấy rồi thì bắt đầu mình mới tạo cho nó cảm giác toàn thân của mình được rồi, biết cái thân của mình mỗi khi hít vô là mình nghe hơi thở ở khắp cùng ở trong cái cơ thể của mình, tràn trề sự rung động của nó, toàn bộ là hơi thở. Rồi bắt đầu bây giờ nó mới an trú: hít vô một cái thì nghe từng cái thớ thịt nó an ổn, nghe nó mát mẻ, nghe nó.. trời nóng nực cũng không nghe nóng nực nữa. Như vậy mới gọi là An Trú. Cho nên Thầy nói mình nhắc an trú là cái bệnh không có bệnh nữa; còn mấy con phải một thời gian chịu đựng rồi nó mới hết bệnh. Đó cho nên tu kỹ mấy con thấy nó nhanh. Cho nên đức phật nói có bảy ngày, phải không? mà bây giờ mình làm bảy năm mà chưa rồi thì như vậy là mình tu không kỹ, cho nên Thanh Quang hỏi Thầy nhiếp tâm và an trú tâm rất cần thiết mấy con. Bởi vì mình không tu pháp thôi chứ tu cái pháp là phải nhiếp tâm cho được và an trú tâm cho được, hai cái vấn đề quan trọng. Nó quan trọng ở chỗ tu (đó là hai vấn đề này quan trọng) cho nên đức phật mới chia chẻ nó ra, cái phần mà nhiếp tâm có mấy phần.
Phần thứ nhất là: "hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.
Phần thứ hai hơi thở dài.
Phần thứ ba hơi thở ngắn.
Phần thứ tư cảm giác toàn thân
Phần thứ năm nó mới tới an tịnh lận.
Nhưng mà hơi thở dài, hơi thở ngắn thì gồm nó lại một phần mà thôi, một đề mục mà thôi. Bởi vì nếu mình hơi thở dài thì mình bỏ hơi thở ngắn, mà mình hơi thở ngắn thì mình bỏ hơi thở dài, thì nó còn có một đề mục. Nhưng trong khi đó đức phật lại dạy kỹ cho chúng ta biết là cái hơi thở dài để rồi tập tới cái hơi thở ngắn, nhưng mà hai cái này mình tập rồi thì mình bỏ một cái chứ mình đâu có lấy cho nên mình tính nó thứ ba mà thôi (ý Thầy muốn nói thứ 2?). Cái cảm giác là thứ tư (ý Thầy là thứ 3?); cái an tịnh thân hành là thứ tư, con thấy chưa? đức Phật dạy mình đi từng bước, từng bước, từng bước chứ đâu phải!
(1:18:25) Cho nên Thầy nói cái lớp dạy mấy con tu tập về cái Chánh Niệm, về cái Thân Hành Niệm của mình đó, tức là cái Chánh Niệm, cái Tứ Niệm Xứ đó: bắt đầu mà dạy về Định Niệm Hơi Thở là nó nằm ở trong cái Chánh Niệm rồi. Cho nên cái niệm hơi thở người ta dạy cho mấy con mà trong cái lớp Chánh Niệm mấy con ôm, là Thầy dạy kỹ lưỡng đàng hoàng, không có người nào mà không nhiếp được tâm, không có người nào mà không an trú được tâm.
Cách thức đào luyện người ta vô bắt buộc người ta bắt buộc cái người đó phải ngồi thở như thế nào, như thế nào, người ta kỹ tra hết, không có chạy đâu khỏi hết, thở trật là khỏ đầu cái bốp, thở tầm bậy. Như vậy nó mới sửa lại được, chứ còn để mà mấy con thở như bây giờ đó là mấy con thở trật hết à. Bây giờ tám cái người học trò Thầy dạy về hơi thở, bắt ngồi thở, bây giờ thở nè! Bây giờ đó "hít vô tôi biết tôi hít vô" rồi tập trung như vậy như vậy rồi, bắt đầu Thầy kiểm tra từng đứa phải thở như thế nào, thế nào xong rồi, bây giờ được hãy tập, tập như vậy đó bây giờ tập năm hơi thở nè, năm hơi thở mà Thầy thấy tập thời gian một giờ đồng hồ được rồi Thầy cho xả nghỉ. Nghỉ rồi tới giờ Thầy đánh kiểng vô tập lần nữa. Trong một buổi vậy tập bao nhiêu lần, Thầy dạy cho tập, tập đúng rồi thì bắt đầu qua ngày khác sẽ luyện tập tới cái gì nữa. Nghĩa là được rồi, cái đó rồi mới tăng lên năm hơi thở, rồi mới tăng lên mười hơi thở rồi lần lượt hai mươi hơi thở, rồi ba mươi hơi thở rồi tới nửa tiếng đồng hồ, một giờ đồng hồ nhiếp cho được. Tới ba mươi phút là nhiếp được rồi Thầy chuyển qua cái đề tài khác liền. Trong cái lớp người ta dạy về cái Chánh Niệm để mình Chánh Niệm mà nhiếp tâm đó là người ta huấn luyện kỹ lưỡng chứ người ta không để mấy con tu ầm tu ì như thế này. Bây giờ Thầy làm sao có thì giờ mà theo dõi từng đứa mà hướng dẫn . Cho nên một cái lớp Thầy chỉ nhận tám người học sinh hay hoặc là mười người học sinh thôi. Tới giờ đó đi vào trong cái phòng này là của tám học viên này, thì bắt đầu ngồi thiền cách ra hết, rồi tách ra bên nay bốn, bên nay bốn nè. Rồi bắt đầu Thầy kiểm tra cho bốn cái người này rồi, dạy bốn người này rồi, qua kiểm tra bốn người này rồi được thì bây giờ tu tập cho đúng Thầy ở ngoài kia mà ngó ngó mà cười là chết đó; mà nói chuyện là bị liền đó. Khi mà Thầy huấn luyện như vậy rồi đó, thì Thầy nói học viên của Thầy đào tạo như vậy rồi sau khi họ ra là họ nhiếp tâm và an trú tâm rất dễ dàng. Còn bây giờ thả lỏng cho mấy con tu thì thiệt ra như là bỏ bèo mà trôi sông vậy, nó trôi, nó tấp đâu được nó tấp chứ không có đúng cái cách mà giáo dục đào tạo theo cái chương trình của đạo Phật, cho nên nó không có chắc. Mà, bây giờ làm sao Thầy có cái chương trình được như vậy nữa đâu, chỉ còn có nói chung chung vậy thôi, để rồi lo soạn thảo những cái điều kiện cần thiết.
(1:21:01) Cho nên muốn thành một cái lớp học vậy đó, bộ giáo dục nó chuẩn bị cho một cái giáo trình như thế nào nó mới dạy được chứ không phải! Rồi ông Thầy giáo đó cũng phải đào luyện nữa, một ông giáo viên đó phải nằm cái lớp đó nó phải biết cách thức rành rẽ để mà nó dạy chứ không phải là đem cái ông nông dân mà vô lấy sách dạy được, hay hoặc là cái ông giám đốc của cơ quan xí nghiệp nào đó vô đó dạy cái lớp đó được sao, đâu có được. Phải đào luyện cái ông đó ở trong cái chương trình đó, họ mới biết rành cách thức đó để mà họ huấn luyện, họ đào tạo cái người học sinh ra. Đâu phải cái chuyện mà nói đùa, nói chơi được đâu, cái chuyện Phật Pháp là cái chuyện giáo dục đào tạo nó rõ ràng chứ, cho nên Thầy nói nếu đưa ra cái chương trình Giáo Dục Nhiếp Tâm và An Trú Tâm trong Chánh Niệm trong cái lớp Chánh Niệm rồi, Thầy nói không có đứa nào sót đâu, dạy đứa nào cũng đạt hết. Thầy nói tám người chứng quả A La Hán là tám người chứ không có rớt người nào hết, trừ ra cái đứa nào đó mà tu không nổi là đuổi ra liền, chứ tu như vậy không được là đuổi ra à, chứ không có chấp nhận. Người ta kiểm tra như vậy.
Còn bây giờ mấy con tu không được cũng thôi kệ nó, chứ bây giờ không biết làm sao hết. Cho nên cái số người mà người ta chọn vô cái lớp đó các con biết không, người ta ký tên vô lớp là tám người là tám người rồi người ta đào luyện. Sau tám người trở thành tám vị A La Hán mấy con thấy không? Đó là cái chương trình giáo dục đào tạo mà.
Còn bây giờ mấy cái lớp học người ta học chương trình giáo dục như vậy lớp học nó thi đậu mấy đứa? Nó không kỹ đâu, giáo viên nó không kỹ đâu. Cái lớp của Thầy tám người vô đó mà nếu mà ngay từ cái giờ đầu mà Thầy đã dạy rồi, thì học được thì ngay cái giờ đầu Thầy đã chọn lấy, không được là đuổi ra hết, đó vậy đó. Đâu có phải để cái công chúng ta đào tạo mà cuối cùng lại không được, không được. Bởi vì chúng ta phải đào tạo, phải nói là đào tạo cái người mà được đào tạo là cái người đó phải theo cái kỷ luật của người ta; phải chấp nhận cái kỷ luật hẳn hoài đàng hoàng, người ta đào tạo cho trở thành con người đó. Bởi vậy Thầy nói thí dụ như chương trình giáo dục của Nhà nước, chương trình đó mà nếu mà đào tạo cho ông đó thành Tiến sỹ đi. Mà cái lớp đó tám người thì đào tạo ra tám ông Tiến sỹ. Nếu mà thằng nào mà học dốt là đuổi ra liền chứ đâu có ai cho, phải không? đâu có ngu ngơ quá nó học không nổi mà mở ra cho nó học mất công mình dạy chứ gì!? Để chi cả lớp như vậy mà cuối cùng có ra gì. Đó cách thức đào tạo như vậy đó.
(1:23:17) Chẳng hạn bây giờ mấy con vô đây bắt đầu thở hai hơi mà Thầy thấy không được là mấy người đi ra ngoài kia đi chứ không có ở đây học, người nào được thì ở đây, người nào thở coi bộ không được thì đi ra, cái lớp này không chịu cho cái người thở như vậy được, con hiểu không? mấy con thấy không? thà là cái người nào người ta học được thì được, người nào không được thì cho người ta biết người ta cũng không có mất cái công của người ta nữa, để cuối cùng cả một năm học của người ta mà rút cuộc người ta không nhận ra được cái gì hết, người ta không kết quả gì tội cho người ta chứ. Thà là người ta đi làm cái nghề nghiệp khác người ta sống, không ấy người ta đi làm nông dân người ta cuốc đất người ta còn sướng hơn chứ ở đây học mà cuối cùng cực khổ không được ra gì hết. Bởi vì Thầy biết cái chương trình giáo dục của Phật giáo là nó thực tế lắm mấy con, nhưng mà có cái điều kiện là một mình Thầy làm không được. Rồi mấy con thôi bây giờ nghỉ mấy con.
(1:24:06) Tu sinh: Chỗ Thầy giảng nhiếp tâm đó con không hiểu thế nào cho đúng, khi mà nhiếp tâm mà nó đúng được yêu cầu là khi đó cái tâm và hơi thở của mình nó trở thành một phải không?
Trưởng lão: Phải rồi, nó phải nhập một đó con. Bởi vì nhiếp tâm mà, nhiếp tâm là cái thân hành lúc đó là cái tâm của mình rồi đó, chứ không có còn sao, đó phải hiểu như vậy. Cho nên chú ý kỹ quá mà cái tâm nó thành cái hành động rồi, con hiểu không? nó chuyển rồi.
Tu sinh: Con thấy nó nhập lại một luôn.
Trưởng lão: Nó nhập lại đó, đó gọi là nhiếp tâm cho nên nó đâu có niệm khởi khác vô được. Các con không nhập một nên nó còn hai nên nó mới xen vô được.
Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Con còn non kém lắm … (không nghe rõ) con có sức để tu hơi thở thì một tiếng xong thì cứ thế là con tu "thanh thản, an lạc và vô sự".
Trưởng lão: Đúng rồi.
Tu sinh: Con tu nửa tiếng hay là bạch Thầy! con tu một tiếng ạ.
Trưởng lão: Cái “thanh thản - an lạc - vô sự” đó thì con tu nửa tiếng đi còn về cái hơi thở thì con tu một hơi thở thôi, rồi lần lượt con sẽ tăng dần lên hai hơi thở rồi tới năm hơi thở, thì con sẽ nhiếp tâm không vọng tưởng nữa.
Tu sinh: Con tu thì là cái Vô Lậu thì như thế nào?
Trưởng lão: Nói chung là cái vấn đề Vô Lậu đó thì con giữ tâm thanh thản của con, rồi con tác ý con đuổi chứ con không có quán Vô Lậu như cái Định Vô Lậu nữa.
KẾT THÚC