00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

TAM QUY NGŨ GIỚI 03 - MỞ LỚP DẠY OAI NGHI TẾ HẠNH

TAM QUY NGŨ GIỚI 03 - MỞ LỚP DẠY OAI NGHI TẾ HẠNH

Trưởng lão Thích Thông lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [50:20]

Tên cũ: Tam Quy Ngũ Giới 3

1- THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI

(0:00) Trưởng lão: Bởi vì trước khi mà quy y theo Phật, Pháp, Tăng thì mình phải hiểu nghĩa cho nó rõ. Đạo Phật làm một cái gì mù mờ là ông Phật không có chấp nhận. Cho nên thậm chí như mình muốn đến với đạo Phật, tức là quy y Tam Bảo, đều cũng phải hiểu trước. Khi hiểu rồi mới có theo, còn không hiểu thì nhất định không theo. Chữ “Quy Y” ở đây có nghĩa là nương tựa, chữ “Quy” là trở về, “Y” là nương tựa, trở về nương tựa. Tại sao mình phải trở về nương tựa ba ngôi Tam Bảo? Là tại vì đời mình khổ quá, nước mắt mình nó chảy nhiều rồi, nhiều như nước biển. Một con người chúng ta không phải trong một đời này, mà nó nhiều đời. Mà nhiều đời chúng ta quá nhiều khổ nên đức Phật mới ví dụ cho chúng ta thấy nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển. Đó là nói cái nỗi khổ của con người.

Cho nên chúng ta muốn thoát khổ là chỉ có quy y Tam Bảo mới thoát khổ mà thôi. Tức là trở về nương tựa dưới ba ngôi Tam Bảo mới hết khổ, còn không có chỗ nào mà có thể cho chúng ta thoát khổ. Không ai cứu chúng ta bằng chính bản thân của chúng ta cứu chúng ta. Cho nên trở về nương tựa dưới Phật là phải hiểu Phật. Ông Phật nào? Chúng ta nghe nói nhiều ông Phật lắm nhưng biết ông Phật nào mà chúng ta nương tựa? Cũng như con người mình biết thì nhiều người lắm, mà biết cái người nào mà mình nương tựa cho đúng? Mà cái người mình nương tựa không đúng mình sẽ khổ đau. Cho nên mình phải tìm, mình tìm ông Phật nào mà nương tựa cho đúng.

2- QUY Y PHẬT

(2:05) Cái ông Phật mà nương tựa đúng chỉ có ông Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người trên hành tinh này. Họ có cha mẹ sinh ra, họ không phải là một đấng Thánh, một vị Bồ Tát ở nơi đâu như người ta huyền thoại. Sự thật ra, ông cũng vẫn là một con người bình thường, có vợ có con thì phải bình thường rồi. Nếu là một bậc Thánh làm sao mà có vợ con được. Cho nên ông không phải là một bậc Thánh đâu, ông có vợ có con. Ông còn dâm dục mà, ông mới có con được, cho nên đó chưa phải Thánh.

Nhưng mà từ con người này, họ đã từng có sự tư duy suy nghĩ, họ mới thấy được cái khổ. Trong lịch sử diễn tả, khi mà nhận ra được cái khổ thì Ngài là thái tử, cho nên Ngài lồng ở trong cái khung cảnh không có khổ. Ngài sống đầy đủ quá không có khổ. Nhưng khi đi ra cửa thành, Ngài mới thấy cái khổ của người khác, rồi Ngài suy ngẫm cái khổ của người khác là cái khổ của chính mình.

Ngài đi ra cái cửa thành đầu tiên thì Ngài thấy một người già đi lụm cụm, run rẩy, yếu đuối. Ngài nghĩ rằng một ngày nào đó Ngài cũng sẽ già như vậy thì Ngài cũng sẽ yếu đuối, run rẩy. Do đó, cái khổ của người già.

Ngài đi ra cửa thành thứ hai thì Ngài lại thấy có một người bệnh. Ngài thấy người đó rên la, đau nhức, khổ sở. Ngài nói bệnh là khổ, mà thân của Ngài, Ngài cũng thấy nó sẽ bệnh, chứ không thể nào. Mỗi con người ai cũng phải có bệnh.

Ngài đi ra cửa thành thứ ba thì Ngài thấy có một người chết, rồi bao nhiêu người khóc thương. Mà trước cái chết là khổ, khổ rồi lại chết. Cho nên Ngài thấy chết là khổ. Khổ cho bản thân mình và khổ cho những người còn sống. Bao nhiêu người có người thân chết, họ khóc thương, họ muốn cho người đó sống mà sống không được, đó là cái nỗi khổ. Nhất là những người còn sống mà có người chết là những người rất đau khổ. Cho nên đó là cái khổ.

Vì vậy mà Ngài đi ra cửa thành thứ tư thì Ngài nhìn thấy có một vị tu sĩ. Vị tu sĩ Bà-La-Môn ôm bình bát đi xin ăn. Ngài thấy như vậy là cái đời sống của người này không khổ, còn cái đời sống của mọi người thì khổ. Cái đời sống khổ, có vợ có con phải lo lắng. Như Ngài bây giờ có vợ có con rồi, phải lo lắng: Làm sao mà dạy con mình cho nên người Làm sao cho vợ chồng phải sống hòa hợp, đừng rầy rà? Mỗi mỗi chút đều xảy ra nhiều cái khổ trong cuộc sống cho nên Ngài thấy khổ. Ngài thấy đời sống của cuộc đời, của người thế gian là khổ.

(4:58) Chỉ có cái người tu hành kia, không còn lo đói lo no, không còn phải làm lụng, không có vợ có con thì cái người này mới là giải thoát. Ngài nghĩ như vậy cho nên Ngài thấy chỉ có người đi tu mới giải thoát mà thôi. Do đó khi mà đi ra bốn cái cửa thành, thấy bốn cái nỗi khổ như vậy thì Ngài ấp ủ trong lòng của mình, Ngài quyết định có một ngày Ngài sẽ đi tu.

Và cuối cùng khi sinh đứa con đầu tiên ra, Ngài thấy: “Ôi! nó khổ quá rồi! Nếu mà không đi tu thì lại càng khổ hơn”. Sinh năm ba đứa con thì mỗi đứa đều có bốn cái khổ đó hết. Ngài thấy mình khổ, con mình khổ, vợ mình khổ, cha mình khổ, mẹ mình khổ, tất cả những người đều khổ. Và bây giờ sinh ra năm mười đứa con đều khổ hết, y như nhau.

Cho nên Ngài thấy quá khổ. Vì vậy mà khi sinh đứa con, Ngài lại âm thầm trong đêm hôm đó, Ngài nhìn con nhìn vợ mình lần cuối cùng và ra đi quyết tìm đường giải thoát. Giải thoát cho mình, giải thoát cho cha mẹ, giải thoát cho vợ con.

Như các con đọc cuốn Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống tập một các con thấy, khi mà đức Phật tu chứng đạo, về độ cho vợ mình và con mình không? Đứa con được theo Phật lúc mười tuổi và bà vợ cũng được theo Phật tu tập chứng quả A-La-Hán. Cho nên bà tịch trước đức Phật một năm và đứa con tịch trước đức Phật hơn một năm.

Cho nên cả gia đình của đức Phật đều chứng quả A-La-Hán, tức là vô lậu, không còn khổ đau nữa, tự tại trong sinh tử. Chúng ta thấy cả một gia đình rất đẹp đẽ. Và vì vậy cái người mà thành Phật như đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã độ được vợ con, cha mẹ mình thoát khổ và giải thoát bản thân mình. Cho nên bây giờ mình là những người nương theo đạo Phật là nương theo với đức Phật Thích Ca. Người đã là cái gương sáng, Người đã đổi lấy những giáo pháp để lại cho chúng ta bằng sinh mạng của mình.

Chúng ta nghe đức Phật tu khổ hạnh, chúng ta thấy đau đớn vô cùng. Ngài hy sinh, không còn sự giàu sang, nhà cửa, vợ con, chúng ta không nói. Nhưng mà đến hy sinh sinh mạng của Ngài, thật sáu năm khổ hạnh, chúng ta không ai mà có thể khổ hạnh như Ngài. Ngài tha thiết làm sao tìm cho được con đường giải thoát, rồi Ngài được giải thoát, giải thoát cho vợ con, cho cha mẹ của mình, rồi để lại cho chúng ta được giải thoát.

Đến hôm nay Thầy nhắc lại đức Phật Thích Ca thì Thầy cũng còn nhớ ơn mãi mãi. Nếu không có Người để lại giáo pháp thì ngày hôm nay Thầy không có được giải thoát như thế này. Rồi bây giờ mấy con nương vào Thầy, mấy con được học, tu hàng ngày. Các con chiến đấu với tâm tham, sân, si của mình để làm cho nó hoàn toàn thanh tịnh, trong sạch, không còn tham, sân, si. Tâm không tham, sân, si làm sao mấy con còn tái sinh luân hồi. Tâm không còn tham, sân, si thì làm sao tương ưng với chúng sinh mà sinh làm con người nữa. Do đó đức Phật dạy chúng ta đúng quá: “Nếu chúng ta hết tham, sân, si thì chúng ta chấm dứt tái sinh luân hồi, chấm dứt tái sinh luân hồi tức là chấm dứt sự đau khổ”

Cho nên quy y Phật là chúng ta phải hiểu được đức hạnh của Phật. Chúng ta phải hiểu được cái người nào, cái ông Phật nào mà chúng ta theo nương tựa? Đó là đức Phật Thích Ca. Vậy thì các con sẽ hướng đến đức Phật Thích Ca mà xin theo Người mãi mãi, không bao giờ dứt. Vì Người là một ân nhân của con người trên hành tinh này, Người để lại giáo pháp làm chúng ta thoát khổ.

3- QUY Y PHÁP

(8:42) Bây giờ chúng ta quy y Pháp: Pháp là gì? Là những kinh nghiệm mà đức Phật đã tu tập, đã làm chủ được sự đau khổ của bản thân mình, giúp cho vợ con, cha mẹ mình thoát khổ và mọi người trong thời đức Phật, một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ kheo đều thoát khổ.

Bây giờ chúng ta là người sau cùng, cách đây hai ngàn mấy trăm năm, đến giờ phút này chúng ta cũng còn nương vào giáo pháp của Ngài. Chúng ta còn biết ơn Ngài, cho nên chúng ta cũng cố gắng nỗ lực để thoát ra khỏi sự đau khổ này. Những lời Ngài dạy là những pháp ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện, sống không làm khổ mình, khổ người, thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Đó là những lời dạy rất là giải thoát. Nếu ai sống đúng những lời dạy này thì người đó sẽ giải thoát.

Ngăn ác, tâm chúng ta có sân thì chúng ta biết có sân, ngay đó chúng ta biết đó là ác pháp. Ngăn và diệt liền thì tâm chúng ta được giải thoát. Tại sao chúng ta lại không ngăn diệt những ác pháp để tâm chúng ta lại đau khổ như vậy? Có phải chúng ta là vô minh không, có phải chúng ta điên đảo không? Cho nên chúng ta cố gắng khắc phục, không để tâm tham, sân, si len lỏi vào tâm chúng ta, luôn luôn lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Các con nhớ phải giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

4- QUY Y TĂNG

(10:07) Quy y Tăng là chọn một vị Thầy đang sống bằng xương bằng thịt như các con. Là một vị Tăng phải giới luật nghiêm chỉnh còn những vị Tăng chọn làm thầy mà giới luật không nghiêm chỉnh thì mấy con lấy gương gì mà mấy con tu. Nếu một vị Thầy phạm giới, phá giới, gương hạnh không có thì mấy con làm đệ tử họ thì mấy con phải sống y như họ, làm sao sống khác được. Cho nên mấy con phải chọn một vị Tăng để nương tựa, để lấy gương hạnh của một vị Tăng đó mà làm sự sống cho mình.

Và khi mình không hiểu thì nhờ cái vị Tăng đó, họ giới luật nghiêm chỉnh, họ chứng đạt được chân lý giải thoát, tâm họ vô lậu hoàn toàn. Họ có nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn, dạy mình thì nên chọn một vị đó mà quy y. Gọi là nương tựa vào vị đó thì tâm chúng ta sẽ được giải thoát.

Đó là quy y Tam Bảo, khi mà chọn đúng thì chúng ta quy y Tam Bảo. Vậy hiện giờ con đã nghe được Phật, Pháp, Tăng. Con hãy chắp tay lên hướng về tượng Phật, xin quy y theo Phật, Pháp, Tăng, đời đời kiếp kiếp chấm dứt tái sinh luân hồi không còn để sự đau khổ ràng buộc trong thân tâm con nữa. Sau khi thầm nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng xong, con xá Phật và đảnh lễ Phật một lạy.

5- GIỚI KHÔNG SÁT SINH - ĐỨC HIẾU SINH

(11:46) Xong rồi, bây giờ các con tiếp tục nghe Thầy giảng năm đức hạnh làm người.

Các con đừng tưởng rằng khi một con người chúng ta chết là chúng ta sẽ sinh làm một con người. Không đâu mấy con, hàng ngày hàng năm hàng tháng, suốt một cuộc đời của mấy con, từ khi cha mẹ sinh ra đến khi mấy con chết, mấy con biết bao nhiêu lần làm ác không, mấy con biết bao nhiêu lần làm thiện không? Nghĩa là trong một con người của mấy con, có lúc thì giữ gìn được năm giới trọn vẹn, nhưng có lúc mấy con sẽ bị phạm giới không trọn vẹn. Mà tiêu chuẩn làm người là năm giới trọn vẹn. Theo luật tương ưng, thì khi thời gian mấy con sống mà không phạm giới, năm giới được trọn vẹn, thì cái nhân đó, thì cái quả là phải tiếp tục sinh làm người. Nhưng những lúc mấy con phạm giới: Ăn thịt chúng sinh, giết hại chúng sinh, nói láo, vọng ngữ, tà dâm, uống rượu. Những cái đó làm sao mấy con tránh khỏi. Khi mấy con đã làm, mấy con đã làm từ ý của mấy con, mấy con đã làm từ miệng của mấy con, mấy con đã làm bằng hành động thân của mấy con. Đó là nghiệp, cái hành động của mấy con làm.

Do đó mấy con đã tạo ra cái nghiệp, nó trở thành cái thói quen của mấy con, từ đó cái từ trường phóng ra, nó đâu mất mấy con. Mấy con ăn bao nhiêu loài vật, bao nhiêu con cá, bao nhiêu con tôm, bao nhiêu thịt heo, bao nhiêu thịt bò, bao nhiêu thịt gà, thịt vịt, vẫn còn mãi nghiệp đó vẫn còn mãi, không bao giờ mất. Và vì vậy khi các con tắt hơi thở, thân này tắt hơi thở, thân này không có cái gì tồn tại. Tâm mấy con cũng không có cái gì tồn tại, tất cả đều không tồn tại, chỉ còn có hành động thiện ác đó mà còn, mà gọi là nghiệp. Cho nên nghiệp đi tái sinh luân hồi.

(13:59) Nghiệp đi tái sinh luân hồi, nó đâu phải sinh một người. Thí dụ như con sống thiện, con sống đúng năm giới tức là tiêu chuẩn làm người, một lần, hai lần, ba lần, bốn lần. Bởi vì trong người con có lúc thì thiện có lúc không thiện mà, chứ đâu phải là thiện mãi mãi đâu. Cho nên có lúc là con sống đúng giới, nhưng có lúc thì không sống đúng giới. Cho nên từng tâm niệm, khi thấy miếng thịt thèm, thì mấy con đã niệm ác rồi, ý của mấy con mà. Bởi vì đường đi của nhân quả là do ý, do khẩu, do hành động thân.

Cho nên do như vậy mấy con thấy rất rõ ràng. Khi khởi thèm thịt, là tội ác liền tức khắc, tức là từ trường phóng ra. Để làm gì? Khi thân con hoại diệt, tâm con hoại diệt, nó không có linh hồn đi tái sinh. Nếu có linh hồn tái sinh thì có một con người, một con vật mà thôi. Còn này nghiệp mà, cho nên khi mà tắt thở thì từng cái nghiệp ác của mấy con, từng cái ý ác của mấy con, từng cái hành động ác của mấy con, từng cái lời nói ác của mấy con, nó tiếp tục sinh làm loài chúng sinh. Các con ăn bao nhiêu thịt cá, bao nhiêu tôm cá, bao nhiêu heo bò, bao nhiêu gà vịt, thì cái nghiệp sẽ sinh ra, bởi vì nhân quả phải trả mà. Nhân mà ăn thịt thì quả phải trả, để mấy con làm, cái nghiệp của mấy con, nó trở thành những cái loài vật đó để người ta ăn thịt lại. Mấy con trốn đâu khỏi.

(15:30) Cho nên ghê gớm lắm, trùng trùng duyên khởi, trùng trùng sinh diệt, nó do duyên hợp trùng trùng mà. Cho nên một người làm nó sinh ra biết bao nhiêu người. Mấy con có biết không? Một người làm mà bao nhiêu loài vật khổ, một người làm mà biết bao nhiêu người khổ, nó tương ưng nhiều người, nó giống nhau thì nó sinh. Ví dụ như bây giờ Thầy chết, mà Thầy làm điều ác, nó tương ưng với những người ác, những người tham, sân, si như vậy, thì ở Việt Nam nó sinh ba người, ở bên Pháp nó sinh năm người, ở bên Mỹ nó sinh ra mười người, nó tương ưng, nó giống nhau. Một mình Thầy mà sinh ra năm mười người, hai ba trăm người, rồi đồng thời nó sinh ra cá, tôm, gà, vịt, heo, dê, chứ đâu phải có một người Thầy chết có một người đâu. Mà mỗi người là phải có cái khổ mấy con, có phải không? Một mình Thầy bây giờ Thầy có một cái khổ, Thầy có sân một cái thôi. Nhưng mà năm người, mười người thì có năm sáu bảy cái sân. Mà giờ Thầy ăn thịt chúng sinh, ăn bao nhiêu loài vật thì cái nghiệp của Thầy cũng phải sinh ra bao nhiêu con vật. Thì bao nhiêu con vật cũng đều bị người ta cắt cổ nhổ lông, nó cũng đau, nó cũng rên, nó la, nó giãy giụa, chứ làm sao trật. Các con thấy chưa?

(16:33) Cho nên chúng ta biết rõ ràng năm cái đức của chúng ta, Đức Hiếu Sinh tức là không sát hại chúng sinh, không ăn thịt chúng sinh, thì làm sao có cái chuyện chúng ta đi sanh làm chúng sinh. Còn mình giết hại, mình ăn thịt thì mình phải làm chúng sinh chứ sao. Tại nghiệp máu, mình ăn người ta thì bây giờ mình phải làm con vật để người khác ăn lại chứ. Chứ sao mình trốn đi đâu khỏi. Luật nhân quả nó có tha cho chúng ta đâu. Chúng ta đâu có đem tiền lo lót nó được không? Không! Cho nên vì vậy mà ăn bao nhiêu cá, bao nhiêu tôm là phải nghiệp nó sanh ra trùng trùng chứ đâu phải là sanh ra có một con. Các con cứ nghĩ rằng tôi chết rồi tôi sanh ra con cá, rồi tôi chết, tôi sanh ra con cá nữa. Con cá này chúng ăn thịt, rồi tôi sanh, tôi cứ sanh hoài như vậy.

Biết vô lượng kiếp nào mà nó hết. Một kiếp của mấy con đây nó sanh ra hàng vạn con mà mấy con còn chưa trả được cái nghiệp. Các con biết một gắp của con bỏ trong miệng mất biết bao nhiêu con cá con không, phải không? Mấy con thấy cái ăn của mấy con, mấy con giết hại biết bao nhiêu cái sự đau khổ của chúng sinh không? Mấy con không biết, nhưng mà cái nhân quả mấy con biết không? Mấy con biết cái miệng của các con ngon thôi chứ các con chưa biết mấy con sẽ trả nghiệp. Đó là quy luật của nhân quả, nó không có tha mấy con đâu.

(17:43) Cho nên nếu mà mấy con tu thì mấy con chuyển nó, mấy con không còn tái sinh luân hồi. Bởi vì mấy con hết tham sân si, mấy con thanh thản, an lạc trước những cái nghiệp nó tác động, nó làm cho con dao động tâm mà các con không sợ.

Do các con không dao động tâm thì các con đã chuyển hết từ vô lượng kiếp làm ác, cho nên các con không còn sinh một cái loài vật nào nữa hết. Còn tâm mấy con dao động một cái là mấy con sinh đủ loài vật. Nghĩa là còn sợ hãi, còn dao động, còn lo lắng, còn chấp ngã mình, sợ mình chết, sợ mình đau nhức, sợ mình đủ loại, thì ngay đó, mấy con tắt hơi thở là mấy con sinh đủ loại, một mình mình.

Nhân quả là như vậy. Một đời chúng ta làm biết bao nhiêu sự khổ cho chúng sinh không? Vì cái sự sống của chúng ta. Cho nên thậm chí như cây cỏ vẫn có sự sống, rồi cây cỏ vẫn có cảm nhận, mà có cảm nhận thì có sự đau khổ. Nhưng vì sự tu tập của chúng ta, vì sự sống mà chúng ta buộc lòng ăn các loài thảo mộc, thực phẩm thực vật, chứ chúng ta đâu có ăn động vật. Động vật gì nó cũng rên la, nó kêu khóc. Còn thực vật, mấy con thấy ngắt cây rau nó có la không? Nhưng mà nó có sự sống của nó chứ, các con nhổ gốc lên thì nó chết chứ đâu phải nó sống được, các con thấy. Cho nên chúng ta ăn đây là để sống, sống để tìm con đường ra khỏi cái môi trường sống, môi trường nhân quả này, nó luôn luôn chi phối chúng ta trong cái vòng thảo khổ này.

(19:05) Các con thấy chưa? Cho nên ở đây, thứ nhất là mấy con phải cố gắng, khi hiểu được Phật pháp thì cố gắng ăn thực phẩm thực vật, hoàn toàn khởi lòng thương yêu sự sống của muôn loài. Ăn rất tiết kiệm, một cọng rau ăn không được ném bỏ, một ly nước uống không được tạt bỏ, phải uống cho hết. Bởi vì đó là sự sống của chúng ta, đừng phí bỏ sự sống! Cho nên trong cái sự sống nó rất quý mấy con. Vì mình sống để tu, tu để ra khỏi cái sự sống này. Sự sống này là nó có, nếu chúng ta sống thì phải có sự chết, thân chúng ta sống thì phải có sự chết, không cỏ cây chết thì phải có loài động vật chết. Cho nên con người sống rất là ác. Bởi vì cái môi trường nhân quả mà, đã nhân thì quả mà. Cho nên do đó mà chúng ta hiểu được, chúng ta phải mau mau, phải nỗ lực tu tập.

Cho nên đức thứ nhất là con phải cố gắng không sát sanh. Tức là không ăn thịt chúng sanh, ăn chay, sống với những thực phẩm thực vật. Ăn uống tiết kiệm, không được ném bỏ, vì đó là cái sự sống. Cũng như bây giờ con ăn một nắm rau, mà con ăn không hết, con đem con ném bỏ là con phí sự sống của con đó. Cũng như một bát gạo, một bát cơm, con ăn không hết, con đem con đổ là con phí sự sống.

Cho nên chúng ta lượng sức của mình ăn bao nhiêu mình lấy đủ mà thôi. Còn cái nào mình không ăn thì mình để nguyên, để trả lại cho người khác ăn, để cúng dường cho, để đem bố thí cho tất cả chúng sinh. Đừng có nên ăn rồi mà bố thí. Các con ăn rồi các con thừa, rồi các con đem đổ cho loài chúng sinh. Loài chúng sinh đó là những con vật, con kiến, con trùng, là cha mẹ mình, nó đã tái sinh qua cái nghiệp của cha mẹ mình. Làm sao mấy con biết con kiến đó là cha là mẹ mình? Vậy mà các con ăn thừa rồi các con đem đổ, gọi là bố thí cho nó sao.

Cho nên trên mâm cơm của các con, có những món ăn nào mà các con thấy các con ăn, còn những món ăn nào không ăn thì đừng có nắm cái đũa mà thọc ở trong đó, để một lúc nữa người khác người ta ăn cũng là không ăn thừa mình. Và đồng thời, khi mình bỏ cái món ăn đó cho loài chúng sanh vẫn là không ăn thừa. Chúng ta kính trọng tất cả những loài chúng sanh xung quanh chúng ta, bởi vì chính chúng ta cũng sinh ra làm loài kiến, trùng, côn trùng, cũng làm loài vật, gà, dê, heo, tất cả, vì cái nghiệp sinh mà. Cho nên đức Phật nói: “Con người và loài vật từ nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả và chết đi về nhân quả”. Cho nên chúng ta phải sống đúng giới luật, đừng làm một cái điều tội lỗi rồi chúng ta phải trả cái nghiệp tội lỗi đó, cái nghiệp ác đó.

6- GIỚI KHÔNG GIAN THAM TRỘM CẮP - ĐỨC BUÔNG XẢ

(22:57) Không gian tham trộm cắp, tức là Đức Buông Xả. Nhưng ở đây đức Phật dạy chúng ta biết buông xả là chúng ta không dính mắc, chứ không phải bảo chúng ta không làm việc. Cho nên Đức Buông Xả vẫn có cần lao, đó là cái đức của một con người. Vì mình sinh ra là người, mình không thể là cái chùm gởi, ăn bám người khác, phải làm để sống, đừng có nương tựa vào người khác, đừng có lừa đảo người khác, gạt người ta bằng cách này bằng cách khác để mà sống.

Thí dụ như Thầy đặt một vấn đề: Như người tu sĩ, bây giờ mình đặt điều ra, mình nói có linh hồn để cầu siêu cầu an, cho mạnh giỏi bình yên, xây chùa xây tháp có phúc báo lớn, nào là này kia nọ. Đó là cái lừa đảo người ta, để cho mình ngồi trên đống vàng, mình ngồi trong mát mình ăn, mình không lao động. Thì cái người đó là cái người không có xứng đáng, là cái người không tốt. Dù người đó là các bậc thầy Tổ, các vị Hòa thượng, Thượng tọa, làm những cái điều đó là làm cái điều thừa thãi.

Cho nên ở đây thì các con phải cố gắng biết buông xả, mà cố gắng lao động bằng sức mồ hôi nước mắt của mình, đừng khéo léo lừa đảo bằng cách này bằng cách khác. Ví dụ mấy con buôn bán, đồ xấu nói cho tốt, bán cho được, gạt người ta. Vải thì đo thiếu, còn cân đồ, đường bộng gì đó, cân thì cân non. Mấy con đừng làm những điều đó, làm những cái điều tội lỗi đó. Tùy theo giá cả, mình kiếm lời nhưng kiếm lời với cái vừa phải và cân thì phải cân đúng và đo thì không được đo non, và đồ tốt thì nói tốt, đồ xấu thì nói xấu.

Thầy thấy mấy ông nông dân cũng gian xảo ghê gớm lắm mấy con. Trái cà, trái bí xấu thì để ở dưới thúng, còn những trái tốt thì để lên trên, đó là cái gian xảo chứ. Vẫn là nông dân mà vẫn còn có cái tính xấu, huống hồ là những người buôn bán ngoài chợ, còn tệ hơn, còn gian xảo hơn.

Sách Đạo Đức Làm Người sẽ dạy những hành động này, không có làm những cái điều mà gian xảo như vậy được, đó là cách thức thiếu đạo đức. Sau khi những bộ sách đạo đức của Thầy ra đời, Thầy sẽ chỉ về cái vấn đề nghề nghiệp sống của họ. Đừng có làm những điều gian xảo mà thọ lãnh cái đời nhiều đau khổ và đói. Tiền vô đó rồi bệnh đau cũng hết, tiền vô đó trộm cướp lấy cũng sạch, không còn. Bởi vì mình gian tham thì có kẻ gian tham khác. Cho nên chúng ta làm phải thành thật, không gian tham. Đó là không gian tham, trộm cắp. Đó là cái Đức Buông Xả, mà nếu người còn gian tham trộm cắp thì sẽ gặp những tai họa.

7- GIỚI KHÔNG TÀ DÂM - ĐỨC CHUNG THỦY

(24:41) Và một người còn là cư sĩ thì phải chung thủy, tức là Đức Chung Thủy. Cho nên ở trong giới cấm tà dâm, nghĩa là không được dâm dục với người mà không phải là vợ con của mình, mình gian dâm, gian díu với kẻ khác, làm cho gia đình mình tan nát, làm cho gia đình người khác tan nát. Là một người cư sĩ đệ tử của Phật thì không được quyền làm điều đó. Đó là Đức Chung Thủy.

Mà Đức Chung Thủy không có, thì cái người đó là một loài thú vật. Các con thấy một bầy chó, một bầy gà, một bầy heo, một bầy dê, nó có cái chung thủy không? Không. Chúng ta đâu phải là con vật, cho nên chúng ta phải giữ gìn Đức Chung Thủy. Là một con người vậy mới xứng đáng là con người. Nếu mà nay gian díu người này, mai gian díu người kia, đó là con thú vật chứ không phải là con người. Cho nên vì vậy mà Thầy bảo mấy con, đạo Phật dạy chúng ta rất là đạo đức. Để con người thật sự là con người.

8- GIỚI KHÔNG NÓI DỐI - ĐỨC THÀNH THẬT

(25:42) Không nói dối, tức là Đức Thành Thật. Cái có chúng ta nói có, mà cái không nói không. Chứ không được nói cái có mà nói không, mà cái không mà nói có, do đó phải thành thật. Nhưng thành thật rất khó mấy con. Thầy nói phải cẩn thận, dè dặt, giữ gìn.

9- GIỚI KHÔNG UỐNG RƯỢU - ĐỨC MINH MẪN

(26:02) Còn về uống rượu, hầu hết hiện giờ chúng ta thấy ở đất nước chúng ta, người nam hay uống rượu hơn là người nữ. Nhưng có một số người nữ hiện giờ đang tập tành uống rượu trong những cái nơi vui chơi, giải trí, những cái nơi quán lều. Mấy người nữ này cầm rượu uống một cách rất an nhiên. Còn cái người Tây phương thì khỏi nói, phụ nữ vẫn uống rượu như thường. Đó là cái sai mấy con. Người nam ở đất nước chúng ta, đạo Phật dạy chúng ta người nam cũng không uống rượu, bởi vì uống rượu là người không thông minh. Cho nên cái đức người mà không uống rượu là cái Đức Minh Mẫn, người sáng suốt.

Đem rượu vào thân là đem chất độc vào thân, làm cho căng thẳng thần kinh, làm cho kích động thần kinh, làm cho chúng ta mất bình tĩnh, làm chúng ta không còn sáng suốt, nói lảm nhảm một điều mà nói đớt, nói tới nói lui. Thậm chí vợ con mình mà còn lấy cây, lấy rựa, lấy dao mà rượt chém, đánh đập. Thì thử hỏi là những người thân của mình, mà say rượu rồi thì biết gì không? Đó là cái điên đảo, không sáng suốt.

Cho nên vì vậy trong năm cái đức thì cái Đức Minh Mẫn rất cần thiết. Một người mà uống rượu rồi thì như là người điên rồi, thì còn biết gì. Cho nên vì vậy mà chúng ta phải từ bỏ, không bao giờ uống rượu, dù một chút rượu nhỏ chúng ta không uống. Các con có thấy những người uống rượu không? Hiện bây giờ những người uống rượu là những người đang bệnh. Người nào uống rượu cũng bệnh hết, cho nên rất là khó mấy con. Hiện giờ mấy con không thấy bệnh của mấy con chứ trong thân mấy con đang có bệnh vì chất rượu đã ngầm ngấm, đã làm tiêu hoại sự sống của mấy con. Nếu mấy con không biết dừng thì cơ thể của mấy con sẽ bị men rượu hoại diệt từng phút từng giây, đem lại sự đau khổ cho mấy con. Chính mấy con không sáng suốt, minh mẫn, mà mấy con chịu lấy.

(27:57) Cho nên có “Năm tiêu chuẩn làm người”, đó là Đức Hiếu Sinh, Đức Buông Xả, Đức Chung Thủy, Đức Thành Thật và Đức Minh Mẫn. Vậy thì con thấy năm cái đức này là đem lại hạnh phúc cho đời sống của con, để xứng đáng làm một con người có năm tiêu chuẩn như vậy. Con thấy cần phải nương tựa vào năm cái đức này để hướng đến năm đức này, để nhập vào năm đức này, để nói lên được đạo đức đúng đắn của một con người, thì con hãy chắp tay lên trước tượng Phật mà xin cho con thọ năm giới này, nhận chịu năm giới này, suốt đời ráng cố gắng giữ gìn trọn vẹn.

Con lạy Phật một lạy để rồi nhận lấy năm đức hạnh. Sau khi nhận lấy năm đức hạnh rồi thì hiện giờ là cái buổi thọ Tam Quy Ngũ Giới đến đây chấm dứt. Và từ nay về sau, con là một người đệ tử của Phật, của Pháp, của Thầy thì phải cố gắng tu tập để giữ gìn tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là một cái chân lý giải thoát.

Từ đây về sau cố gắng giữ gìn, không để tâm tham, sân, si bừng bốc trong tâm hồn của con nữa. Và từ đây về sau cố gắng tu tập Tứ Niệm Xứ, để ngăn ác, diệt ác, để sinh thiện, tăng trưởng thiện, để giữ gìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp, không còn chướng ngại trên đó nữa. Đẩy lui tất cả những bệnh tật, làm chủ hơi thở khi sống khi chết, tự tại sanh tử.

(29:54) Đến đây thì Thầy gửi cho con cái điệp phái, trong đó Thầy ghi cho con cái pháp danh Thích Nữ Liễu Hạnh Huệ. Huệ là cái trí tuệ, hạnh là cái đức hạnh, liễu là liễu là ngộ được cái đức hạnh của một cái trí tuệ sáng suốt. Vậy thì con phải cố gắng, mặc dù tuổi đời cũng rất cao nhưng phải cố gắng làm, thực hiện sống một đời sống đúng với tên của mình mà Thầy đã dạy. Đây, Thầy gửi cho con.

10- MỘT NGƯỜI SANH NHIỀU NGƯỜI, NHIỀU VẬT. RÁNG TU CHẤM DỨT BAO NGƯỜI KHỔ, VẬT KHỔ

Còn bây giờ con về đây con thăm Thầy. Lâu lắm, lúc mà Thầy ra Phước Hải, Thầy xây dựng ngoài đó, Thầy thường hay gặp con. Bây giờ con mới về nhưng cũng có cái duyên. Hôm này con về là gặp Thầy, thì bây giờ cũng lớn tuổi rồi, theo Thầy thì Thầy có cái lời khuyên: “Hãy nỗ lực tu để cứu lấy mình”. Nếu không, như hồi nãy Thầy nói, một thân con, con tạo ra nhiều nghiệp, có thiện có ác. (31:15) Thiện thì sinh làm người mà ác thì sanh làm chúng sanh. Một người con mà tạo cái nghiệp thiện, nghiệp ác, thì con phải sanh ra nhiều người, nhiều vật, rồi nhiều người, nhiều vật. Một mình con bây giờ khổ có một, nhưng khi mà con chết khổ nhiều người lắm con. Do cái nghiệp của con. (31:38) Và những loài vật khổ, con vật khổ.

Con cứ nhìn đi, ở trên cái mặt nền nhà của chúng ta, một con kiến bò lăng xăng. Thì các con thấy không? Nó đi tìm thực phẩm đó con. Nếu nó tìm, nó chạy lăng xăng mà tìm không được, thì đúng cái giờ nó đói, không có gì hết, nó sẽ chết. Cái loài vật nó chết liên tục, khổ lắm mấy con! Con người thì chúng ta biết làm ra thực phẩm chứ con vật không biết chạy đi tìm. Tìm gặp thì kêu với nhau, nó cũng thảo ăn lắm, nó cũng tốt bụng lắm. Nó kêu với nhau, mới đem rinh cái món vật đó đi về hang để dành ăn. Rồi ăn hết rồi. Tuy ăn chưa hết, chạy đi tìm, đi tìm mà nếu không có thì chạy vào hang ăn cái đó mà sống thêm, rồi chạy đi tìm, chứ đâu có làm ra được. Cho nên chúng ta bố thí cho chúng, mà gặp được một cục đường, hay hoặc là gặp một miếng dầu, chúng mừng lắm. Chúng ăn rồi chạy về kêu những người khác, những con kiến khác đang đói mấy con. Các con không có cái đôi mắt Tam Minh, các con không nhìn được cái sự đau khổ của chúng sinh trong khi cơn đói. Các con cứ nghĩ các con đói các con khổ.

(32:48) Cho nên khi mà xét như vậy, mà nếu mà mình chết đi, cái nghiệp của mình sinh ra những con kiến, con trùng như vậy thì mấy con nghĩ sao. Một cơn mưa, làm sao con kiến nó biết được mà nó làm nhà làm cửa nó núp con. Mưa gió bao giờ tạt nó, nước lôi nó ra, nó chết đuối không biết bao nhiêu. May gặp Thầy thì Thầy còn vớt lên được một hai con, mà không gặp được thì chết. Con thấy. Có bao giờ chúng ta bị ngộp chết đuối một lần không mấy con? Khổ lắm mấy con! Thật sự chúng ta chưa chết đuối nhưng mà chúng ta thấy những con kiến mà bơi trên nước, cố gắng để mà vươn lên mà sống. Rất là khổ! Một người sắp chết đuối mà được chúng ta nhảy xuống cứu họ, họ mừng dữ lắm con! Thấy cái người đó đưa cái cây mà họ gắng họ với, nắm lấy cái cây để chúng ta lôi vào, họ rất mừng! Họ sắp chết, cho nên được cứu sống, họ mừng lắm!

Cho nên ở đây mà chúng ta thấy, chúng ta biết cảm nhận những điều đó, cho nên chúng ta phải ráng tu, tu để chấm dứt bao nhiêu cái khổ, bao nhiêu người khổ kế tiếp chúng ta. Bao nhiêu người khác khổ chứ không phải riêng chúng ta. Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy mọi người, bây giờ mấy con ngồi trước mặt Thầy, đó là những người trong nghiệp sinh ra. Thì trong nghiệp sinh ra thì các con đều khổ hết chứ có người nào không khổ. Nếu các con thấy mình khổ mình mới lo, còn người khác khổ thì kệ họ. Không ngờ đó cũng là anh em trong nghiệp mà ra, cũng chính cái nghiệp của mình mà ra họ chứ ai. (34:22) Các con hiểu chưa? Cho nên các con phải ráng tu, tuổi đời cũng không còn bao lâu nữa rồi, phải ráng, thời gian ngắn lắm! Thầy làm chủ được còn mấy con có làm chủ được không? Thầy thoát khỏi sự tái sinh luân hồi mấy con thoát khỏi được không? Mà mấy con không tu rồi ai tu cho mấy con đây? Phật không làm được giúp đỡ cho các mấy con, mà Thầy cũng không giúp đỡ được. Chính Thầy là người dạy mấy con mà mấy con không làm, mấy con không tu là mấy con phải chịu lấy.

11- THẦY MỞ KHÓA ĐÀO TẠO BÁT CHÁNH ĐẠO

(34:52)Cho nên ngày mai là cái khóa bắt đầu dạy mấy con làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi. Nếu mấy con tu chơi chơi thì mấy con ở lại, mấy con lên lớp không được. Và người nào tu siêng năng họ sẽ lên lớp và tới cuối cùng họ sẽ chứng đạt được sự giải thoát đó.

Thầy sẽ dẫn dắt họ để bảo đảm rằng Thầy sẽ có những người tu chứng đàng hoàng, chứ không phải nói đùa được. Thầy sẽ dạy mấy con cặn kẽ và kỹ lưỡng, hẳn hoi. Người nào tu được, được. Mà không được thì mấy con ở lại và mấy con phải bỏ cuộc mà thôi. Đó là cái quyết định của Thầy. Đào tạo là phải đào tạo cho tới nơi tới chốn, tạo con người tu hẳn hoi. Cũng như Thầy viết sách, phải nói thẳng, nói thật, nói mạnh, không nhân nhượng ai. Còn dạy thì phải dạy, phải đào tạo cho được, chứ không phải là dạy để người ta tu được hay không được cũng mặc.

(35:44) Từ lâu tới giờ Thầy bận, Thầy lo viết sách. Hiện giờ Thầy cũng bận nhưng mà Thầy thấy rằng cái thời gian mấy con tu như vậy không bao giờ đạt được. Thầy thử hỏi mấy con như thế này mấy con biết không? Thầy hỏi: “Thân mấy con vô thường, mấy con nói cho Thầy nghe hết sự vô thường của thân mấy con đi”. Mấy con nói hai ba cái là mấy con hết rồi, không biết đâu mà nói nữa. Như vậy mấy con có thấm nhuần được cái lý vô thường của thân mấy con chưa?

Rồi Thầy nói vạn pháp, cây cỏ, nhà cửa, và mọi người, mọi vật xung quanh chúng ta là vô thường. Mấy con nói cho Thầy nghe sự vô thường của nó đi, mấy con nói hết chưa? Chưa.

Thầy nói thời tiết vô thường, mấy con nói thời tiết vô thường cho Thầy nghe đi. Như vậy là rõ ràng mấy con chưa thông hiểu đâu. Cho nên xét lại, mấy con biết lam nham chứ chưa thông, mấy con nói sơ sơ chứ chưa nói hết được cái điều mấy con hiểu. Cho nên buộc lòng Thầy phải dạy cho mấy con hiểu rồi mấy con phải thấm nhuần cái hiểu đó, để cái lý đó nó sẽ nằm ở trong đầu của mấy con. Cho nên vì vậy mà có ác pháp đến tác động mấy con là mấy con thấy các pháp vô thường.

(36:47) Có vật gì của con đâu mà mình chấp dính nó làm gì đây. Mỗi lần có chuyện gì thì thấy buồn, thấy khổ, thấy rầu, thấy lo. Cái gì của mình mà rầu, cái gì của các con đâu mà lo? Toàn là của nhân quả chứ đâu phải là của mấy con. Tại sao mấy con lại dính mắc như vậy?

Nếu mà không thấm nhuần, không rõ được thấu suốt, thì mấy con muôn đời mấy con không xả được cái thân của mấy con, không xả được cái nghiệp của mấy con, thì mấy con làm sao giải thoát được.

Cho nên cái lớp này là cái lớp quyết định. Người nào tu được là xả được mà người nào tu không được xả không được. Mà xả được là người đó A La Hán, hết khổ. Một cuộc đời mà có cái lớp học như vậy, có một sự đào tạo rèn luyện như vậy thì mấy con sẽ đạt được.

(37:29) Tại sao mà phải đào tạo, rèn luyện? Một ông thầy giáo cho một cái bài luận, cho cái đề tài luận, thì mấy con phải làm bài nộp cho ông thầy giáo. Ông thầy giáo phải chấm bài của mấy con. Bài hay thì ông ấy chấm mấy con hay mà bài dở thì mấy con phải ở lại, không thể nào lên lớp được. Có phải không? Mấy con thấy, thì đào tạo của Phật giáo cũng vậy, nói Định Vô Lậu, không để các con quán có được chút nào hay chút nấy. Không. Bây giờ bắt buộc mấy con phải làm. Thầy kiểm điểm lại coi cái sự hiểu biết của mấy con có đến cái mức độ đúng không, hay là sai, hay là lạc đề. Mà mấy con không chịu làm bài thì mấy con cứ ra khỏi lớp học này đi, chứ còn không có, mấy con không tu hay không học gì được hết. Buộc lòng mấy con phải tu chứ. Chứ đâu phải tự mấy con tu được. Đầu óc mấy con có hiểu gì về các pháp vô thường. Làm sao mấy con hiểu được như nãy giờ, nhân quả Thầy nói một người làm sao mà sinh ra nhiều người, nhiều vật. Mấy con hiểu được không? Mấy con cứ tưởng tượng ở trong đầu mấy con, là chết là mình sinh ra người, còn không thì mình sinh ra con vật, con thú nào đó thôi. Điều đó mấy con nghĩ là mấy con có một chứ đâu phải mấy con.

(38:29) Bởi vì các pháp duyên hợp trùng trùng. Nó tương ưng là nó phải trùng trùng. Một hành động làm ác của mấy con mà nó tương ưng thì nó phải sinh ra biết bao nhiêu cái ác đó không? Bao nhiêu người để thọ lấy cái quả khổ đó không? Ghê gớm lắm. Cho nên vì vậy mà đôi mắt Tam Minh, đôi mắt trí tuệ của một bậc tu chứng, người ta nhìn suốt cái nhân quả, người ta quá sợ hãi. Bởi vì con người quá khổ. Mà không tu thì ai tu cho mấy con đây. Cho nên phải ráng lên.

Có duyên gặp Thầy từ lúc mà Thầy đi ra Phước Hải, Thầy còn khỏe mạnh, bây giờ Thầy già, nhưng có duyên còn gặp lại mà không tu thì ai tu cho con. Vợ con cũng không giúp con được đâu. Con chết, con phải chịu lấy nghiệp của mình. Đến đây Thầy chỉ khuyên con như vậy thôi và Thầy sẽ gửi cho con cuốn “Thọ Tam Quy Ngũ Giới”. Con sẽ về đọc để mà mình nương đúng Phật pháp để mà tu tập nha các con.

12- CÁC CÔNG VIỆC THẦY ĐANG LÀM - SỨC LÀM VIỆC PHI THƯỜNG CỦA THẦY

(39:28) Phật tử: Bạch Thầy, hôm nay con (nghe không rõ) về được gặp Thầy, con xin phát nguyện nương theo Thầy để tu học cho đến mức tối đa của con. Còn được đến chừng nào thì bạch Thầy con cũng chưa biết ạ.

Trưởng lão: Ừ, Thầy dạy là phải học, phải tu cho tới. Còn mà không chịu học, không chịu tu thì không tới. Có vậy thôi. Rồi còn con, sao đây. Hôm nay Thầy mới gặp con, phải đi về tu cho dữ nghe không.

(40:08) Thật sự ra thì Thầy nói như thế này. Nãy giờ thì Thầy đang soạn thảo cái phương án cho Trung tâm An dưỡng từ thiện Chơn Lạc. Bởi vì ở Hà Nội có một cái công ty, ông giám đốc đó, ông ấy gọi điện thoại cho Thầy hồi hôm, ông ấy xin Thầy phát ngay cho ông ấy cái phương án thành lập trung tâm an dưỡng. Ông ấy đứng tên công ty, ông ấy sẽ xin thành lập cái trung tâm an dưỡng ở Hà Nội. Nghĩa là ông này chắc có vốn rồi. Do đó, trước khi thành lập cái trung tâm an dưỡng, thì ít ra chúng ta phải có cái tài khoản. Nhưng mà người này họ có cái tài khoản, có thể họ xin phép là bằng chứng họ có cái tài khoản làm công việc đó giúp cho Thầy.

Do đó thì Thầy sẽ soạn thảo cái phương án. Trước kia thì cái phương án đó Thầy đã soạn thảo để thành lập Trung tâm An dưỡng từ thiện Chơn Lạc lúc mà Thầy đi ra ngoài đó rồi. Nhưng mà cái thời điểm đó thì cái phương án nó hiện giờ, nó có nhiều cái đoạn nó không có phù hợp như hiện giờ. Còn bây giờ Thầy phải soạn thảo lại cho phù hợp trong cái thời điểm này. Cho nên cái phương án bắt đầu Thầy soạn thảo lại cho nó đúng, rồi Thầy gửi, Thầy phát ra Hà Nội.

Nghĩa là gửi nó còn đi lâu nên ở ngoài đó họ muốn Thầy fax ngay liền. Nghĩa là xong rồi, Thầy chỉ đưa lên máy vi tính, Thầy đánh xong rồi, Thầy mới đưa cái tài liệu đó vô cái máy fax, ở trong này bấm cái số đó, thì ở ngoài kia nó sẽ fax cái tài liệu của Thầy, cũng như nó photo đi ra ngoài đó. Cái chữ ở trên cái máy này nó truyền ra ngoài đó. Họ lấy cái tài liệu ngay cấp tốc để họ đưa đi ra họ xin phép. Đó là họ muốn nhanh. Cho nên họ dặn Thầy là ngay đó phát liền cho họ. Cho nên Thầy đang làm công việc này mà vì mấy con xin Thầy quy y và mấy con gặp Thầy mà Thầy không nỡ bỏ mấy con.

(42:02) Chứ thời gian của Thầy hiện giờ đang làm việc rất là nhiều. Hiện giờ Thầy còn đang soạn thảo một cái bức tâm thư để gửi các hội từ thiện ở trong nước cũng như ở ngoại quốc. Phải xây dựng cái hội như thế nào. Trước kia Thầy chỉ gọi họ, gợi ý họ thành lập cái hội từ thiện, nhưng họ chưa biết cách, cho nên họ làm sai. Sau khi cái bức thư mà gửi rồi thì Thầy thấy những điều đó họ hiểu chưa đúng, Thầy sẽ gợi ý cho họ thêm về cách thức lập thành hội từ thiện để hỗ trợ, để bảo trợ cho cái trung tâm an dưỡng từ thiện ra đời. Đó là cách thức làm.

Bây giờ Thầy phải soạn thảo cái bức thư Thầy nói cách thức phải làm sao, hội từ thiện phải làm sao, như thế nào, như thế nào, để chúng ta có được một cái tài khoản, để chúng ta thành lập cái trung tâm an dưỡng, đem lại cái sự an dưỡng cho mọi người về tinh thần và vật chất. Cho nên Thầy cũng đang làm công việc rất nhiều, là vì phải soạn thảo thư, đánh vi tính, rồi in ra, rồi mới gửi đi.

(43:02) Rồi cái phương án thì cũng phải làm. Con hiểu không? Cho nên, vì vậy đó, rồi nhiều cái bức thư Thầy trả lời cho những người Phật tử. Họ đang đọc cái bức tâm thư của Thầy vừa rồi, họ có những cái hiểu lệch, Thầy muốn chỉnh lại cái hiểu lệch đó cho đúng. Cho nên vì vậy Thầy còn công việc rất nhiều. Cho nên mấy con ráng cố gắng.

Ngày mai Thầy còn phải mở lớp này, Thầy còn phải giảng dạy này, Thầy còn phải sắp lớp nữa. Rồi một tuần lễ sau mấy con gặp, Thầy kiểm điểm lại bài vở của mấy con, cách thức tu tập của mấy con nữa. Vậy cho nên mấy con thấy Thầy làm việc rất là nhiều. Vừa làm việc ở trong nội viện của chúng ta mà vừa làm việc ở ngoại viện, đứng trên cái phương diện tổ chức nữa. Mấy con thấy Thầy làm việc nhiều như vậy đó, thì mấy con biết rồi, Thầy phải là một sức thần rồi, chứ còn sức bình thường của con người thì làm không nổi đâu.

(43:50) Cái đầu óc vừa làm, mà đủ thứ mọi việc chứ không phải là một việc, mà còn viết sách, chứ không phải là không viết đâu. Còn chỉnh lại những cái kinh sách lại để cho nó có cái bộ sách mà dạy các con oai nghi tế hạnh. Tới đây Thầy dạy cho các con từ cái ăn, cái uống, cái đi, cái đứng của mấy con, chứ không phải là dạy cái cách thức để cho mấy con.

13- THẦY DẠY OAI NGHI TẾ HẠNH ĂN UỐNG - TU SĨ MẶC ÁO VÀNG ĐẮP Y VẤN

(44:13)Trong cái giờ mà dạy học, cái giờ mà oai nghi tế hạnh về cái ăn, là mấy con khất thực, mấy con sẽ ngồi hai hàng, Thầy ngồi giữa, Thầy ăn, Thầy chỉ từng cái muỗng múc cơm bỏ vào miệng, ăn, nhai và tỉnh thức như thế nào. Chứ không phải là gắp cứ lia lịa.

Một trái chuối, mấy con đừng có lột mà cắn ăn, mà các con phải lột xong cái chuối, bỏ vào bát, rồi các con mới xắn. Bởi vì ăn trong bát chứ không phải ăn ngoài bát. Thầy nói như thế này, các con thường ăn ngoài bát, là vì mấy con lấy cái bánh, các con bỏ trong miệng, các con nhai, các con ăn, đó là ăn ngoài bát. Còn Thầy ăn trong bát, Thầy lấy cái bánh, Thầy bỏ trong bát của Thầy, Thầy lấy cái muỗng Thầy múc Thầy ăn. Thì đó là Thầy ăn trong bát, còn mấy con ăn ngoài bát. Cho nên nó không có đúng cái hạnh.

Các con nhớ các con có cái lỗi này không? Chắc chắn là người nào cũng lỗi. Có cái bánh là lấy ăn, chứ không có bỏ trong bát đâu. Có phải không? Con thấy rõ mà. Ví dụ như trái chuối, mấy con lấy lột cái cắn ăn, đó là ăn ngoài bát, ăn như đời, ăn như vậy xấu quá. Phải không? Không có oai nghi tế hạnh chứ gì!

(45:16) Đó, Cho nên vì vậy, những cái hành động mà học về đức hạnh thì nó rất cần thiết cho một người có đạo đức. Đạo Phật dạy chúng ta giới luật chính là đức hạnh. Rất đầy đủ. Tại sao chúng ta từ cái ăn cái mặc mà chúng ta không học thì học cái gì bây giờ.

Những cái đó đều là dạy chúng ta tỉnh thức. Còn cầm cái bánh lấy bỏ vô miệng nhai mấy con có tỉnh thức nổi không. Mấy con tỉnh thức có một chút xíu. Còn bây giờ, Thầy bỏ cái miếng bánh vào cái bát của Thầy, rồi Thầy lần lượt lấy cái muỗng Thầy múc Thầy để vào miệng. Cái hành động Thầy làm như vậy đó, Thầy tỉnh thức từng chút mấy con. Rồi Thầy nhai từng chút từng chút, Thầy ăn, Thầy thấy cái bánh này ngon dở, Thầy biết. Nhưng Thầy nhắc tâm: “Đừng tham đắm nó, đó là dục, đó là ác pháp”.

Còn mấy con ăn cứ nuốt, ăn nghe ngon là nuốt nhiều thôi, chứ còn không có nhắc nó đây là tham đắm, đây là dục gì mấy con có nhắc không? Quên hết đấy chứ gì. Hồi đó quên, cứ ăn nuốt thôi chứ. Ăn cho no bụng thôi chứ mấy con có nhắc đâu. Nghe ăn ngon là nhắc: “Đây là dục, đây là tham đắm này, coi chừng dính mắc, cái tâm phải cẩn thận nghe”. Nhắc như vậy nó có tham đắm được nữa không mấy con?

(46:20) Ăn phải tỉnh giác chứ. Đức Phật dạy mình ăn trong mê mờ sao, ăn trong tham đắm sao? Thầy sẽ dạy mấy oai nghi này để cho mấy con biết. Có phải không? Nếu không dạy mấy con biết cái chỗ nào mấy con tu. Tu là tu vậy chứ sao. Nếu mà không có Thầy dạy thì mấy con sống theo cái kiểu nghiệp. Nghiệp tham của mình chứ. Ăn thì cứ tham ăn, thấy ngon thì cứ ăn lia lịa thôi. Ăn hết rồi lại còn thèm nữa chứ, còn muốn ăn thêm. Thì cái chuyện đó là cái chuyện của đời, của cái tâm tham, sân, si.

Còn cái người đạo ăn tỉnh giác lắm. Nhắc nhở, nghe ngon là nhắc liền: “Tâm tránh cái chỗ tham, cái ngon này là cái năm dục trưởng dưỡng đây, mày phải tránh”. Nhắc cái tâm mình vậy nó còn tham nữa không? Còn mấy con ăn, mấy con cứ nuốt, mấy con không nhắc, là nó sẽ tham, nó tích lũy cái tâm tham.

“Sao bữa nay cô Út không cho ăn thứ này nữa, nó thèm quá trời”. Hay là bữa nay: “Trời đất ơi! Sao cô Út không cho mình trái ớt ta?” Có phải không? Tức là nó còn dục. Cho nên mình ăn trái ớt vô, mình ăn cơm mình thấy nó ngon, đây là dục. Ớt cay chứ, nhưng mà có người thiếu cay ăn không có ngon chứ đâu phải không. Thầy nói thật mà các con. Cho nên khi mà ăn thấy nó ngon, có miếng ớt vô cay ngon rồi là bắt đầu coi chừng dục đó, mày phải cảnh giác, mai mốt không có ớt mày vẫn tự nhiên. Mai mốt các con ăn không có ớt, mấy con ăn tự nhiên mấy con. Chứ không nó nhắc ớt không. Thầy nói mấy con, đơn giản thôi, đó là cái tâm tham của mình, gọi là năm dục trưởng dưỡng. Khi nó tiếp xúc nhau thì coi chừng, không cảnh giác nó là nó dục đó, nó tăng. Mà dục tăng thì làm sao mấy con hết khổ mấy con? Từng cái hành động của chúng ta, từng cái, nhất là trên cái ăn cái ngủ, đều là cảnh giác nhắc hết.

(48:01) Cho nên cái lớp này Thầy dạy mấy con đạt được là được, chứng quả A La Hán là chứng, mà không chứng quả thì các con thôi về cày ruộng đi, tu học cái gì mà vậy. Các con hiểu không? Còn cái sự mà tu tập về Chánh Niệm Tỉnh Giác, Đi Kinh Hành. Thầy sẽ cảnh giác mấy con tu tập. Thầy sẽ sắp lớp cho mấy con tu. Đó là Thầy nói về cái sự quán, cái sự oai nghi tế hạnh. Rồi còn các cái khác nữa. Thôi giờ các con nghỉ để Thầy đi lo Thầy làm công việc, để rồi Thầy còn nhiều công việc. Thầy nói để cho các con biết.

Phật tử: Thưa Thầy, con mặc áo vàng được không ạ? Cái áo tu sĩ mà áo màu vàng thì con mặc được không Thầy?

Trưởng lão: Con cạo tóc thì mặc được như thường, không có sao. Nhưng mà mặc đồ vàng là cái sắc vàng là của Phật, là phải giữ gìn cho trọn vẹn, giới luật cho nghiêm chỉnh. Chứ không lơ mơ là mình mang tội đó, mang tội phỉ báng Phật. Con hiểu không? Mấy con cạo tóc rồi thì mấy con mặc được hết. Bởi vì thí dụ như mấy con xuất gia rồi, mấy con cạo tóc là mấy con đắp y vàng hết chứ đâu có mặc y đen y đỏ nữa đâu. Mà Thầy ở đây là Thầy muốn hóa giải cái tình trạng của Đại thừa cho nên Thầy mặc như thế này. Chứ lẽ ra một người tu sĩ của đạo Phật là đắp y vấn hết đó. Như mấy con mà xuất gia rồi thì đứa nào cũng phải mặc y vấn hết chứ không phải.

Rồi mấy con ra đi con, Thầy còn tiếp tục làm việc nữa. Thầy soạn thảo cái phương án cho mấy con. Ngày mai rồi mấy con sẽ tập trung học tập hết. Thầy dạy hết. Mấy con ra nghỉ đi con. Bữa nay là chuẩn bị chứ chưa. Ngày mai là vô gấp giờ giấc phải nghiêm chỉnh đó. Không có việc mà lơ mơ được đâu mấy con. Ngày mai, bất kỳ tất cả tu sĩ, cư sĩ đều tập trung hết, đến đây Thầy dạy hết. Mà Thầy chọn hai mươi người. Thầy đào tạo hai mươi người. Nếu mà người nào đức hạnh đàng hoàng mà tu tập tốt là Thầy lấy mấy người đó làm hai mươi người tu. Còn bao nhiêu thì Thầy cho ngoại trú tu, mà được hay không được cũng được, không sao hết. Rồi, mấy con đi ra đi mấy con.

HẾT


Trích dẫn - Ghi chú - Copy