SƯ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 01 - SƠ THIỀN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 2000
Thời lượng: [17:24]
Tên cũ: Phước Nhẫn vấn đạo-Sơ Thiền
Trưởng lão: Đạo Phật đó, chứ còn thiền ra họ làm mất hết rồi.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ! Thưa Thầy, con không biết làm thế nào mà để kiểm soát được cái năm Chi Thiền đó Thầy: Tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm đó, mình có cần kiểm soát không Thầy?
Trưởng lão: Cần, mình kiểm. Mình cần chứ con!
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, bởi vì con không biết làm cách nào hết.
Trưởng lão: Mình cần đó, thí dụ như bây giờ con ngồi yên lặng rồi, nó không có cái niệm gì hết, con mới xét thử coi, thì mình thấy rõ ràng là mình đang biết hơi thở, cái tâm biết hơi thở đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Thì đó là nhất tâm.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Rồi mình ngồi đây mình thấy, mình tác ý ra thử coi có không, mình tác ý ra hơi thở, coi nó biết có hơi thở không, mình tác ý ra thì tức là tứ rồi, phải không?
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, còn tầm thầy?
Trưởng lão: Còn tầm nữa, bây giờ mình suy tư coi cái hơi thở của mình coi nó chậm nhẹ, nó dài ngắn hay như thế nào, hay nó bình thường, tức là mình tư duy cái hơi thở của mình, nội một cái hơi thở không là đã nhất tâm rồi thấy không, mà còn tầm tứ ở trong đó rồi, có không? Con thấy rõ rồi phải không?
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Cái mình truy ra. Nhưng bây giờ ngồi đây mà nghe nó an lạc, nó hỷ lạc, cái thân tâm của mình nó ở vậy mà nó kéo dài khoảng độ chừng mười phút, mười lăm phút thì nghe nó an lạc rồi.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Mà nó an lạc thì nó hỷ lạc chứ sao.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Thì nó tầm, tứ, hỉ, lạc, nhất tâm năm Chi Thiền ta.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, dạ.
Trưởng lão: Con xét thấy hễ, nó có kèm theo cái hỷ lạc đó, nó nhất tâm rồi, mà nó tầm tứ nó có rồi mà không có hỷ lạc thì nó chưa có Sơ Thiền đâu, nó còn.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Mà nếu mà nó có cái hỷ lạc an ổn, con ở đây con ngồi thấy con thích, nghe nó an quá, thì đó là nó đã nhập Sơ Thiền rồi.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đó, nó dễ dàng lắm!
Tu sinh Phước Nhẫn: Con muốn biết trước vậy đó, chứ còn thiệt ra mình chưa được Thầy.
Trưởng lão: Chưa có hỷ lạc.
Tu sinh Phước Nhẫn: Có! Có hỷ lạc chút chút.
Trưởng lão: À, nó có là có Sơ Thiền vô rồi đó, nó có vô rồi.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nó có chút chút nhưng mà nó chưa được lâu.
Trưởng lão: Có người ta nó kéo dài từ một, hai tiếng đồng hồ là nó nhập một, hai tiếng đồng hồ rồi đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Nhưng mà thí dụ mình ngồi như vậy đó, được như vậy mà nó lâu cũng được hả Thầy?
Trưởng lão: Lâu cũng được nữa.
Tu sinh Phước Nhẫn: Mấy tiếng đồng hồ cũng được?
Trưởng lão: Mấy tiếng đồng hồ là nó luôn luôn nó ở trong cái Sơ Thiền đó, nó mấy tiếng đồng hồ đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nó hai mươi bốn tiếng lận.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nghĩa là nó quay vô, cái tâm mình nó định vô cái Sơ Thiền đó, nó định vô nó biết hơi thở ra vô nhất tâm vậy đó, hai mươi bốn tiếng đồng hồ nó không có buồn ngủ con.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nó không có buồn ngủ, tức là lúc bây giờ đó mình mới nhập Nhị Thiền à.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, lúc đó mới được nhập.
Trưởng lão: Mới được nhập, chứ còn Nhị Thiền không phải mà nó một hai giây, hay hoặc một hai giờ đồng hồ mà nó có vô Sơ Thiền vậy, nhập Nhị Thiền được, không được đâu.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, bởi vậy Nhị Thiền đó là mình phải diệt âm thanh Thầy ha?
Trưởng lão: Mình diệt, diệt tầm tứ đó, diệt cái âm thanh, cái nhĩ thức của mình đó, mình dừng nó lại nó không còn nghe nữa.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Coi như diệt ý thức là nhĩ thức nó cũng diệt luôn à.
Tu sinh Phước Nhẫn: Ở ngoài người ta làm gì thì làm, mình cũng không nghe?
Trưởng lão: Không nghe gì hết, bởi vì diệt tầm tứ. Diệt tầm tứ tức là diệt cái nhóm của ý thức, cái nhóm của ý thức nó là sáu cái thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Mà diệt cái ý thức là sáu cái này nó diệt hết, cho nên âm thanh không nghe, mắt cũng không thấy mà ngồi đây nó tỉnh bơ, mà không thấy gì hết, trời sét mà không nghe nữa mà, dữ tợn mà? Cái Nhị Thiền chứ dữ lắm đó! Nó bị diệt, nó diệt nó làm cho không có hoạt động.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Cho nên mình ngồi nhập Sơ Thiền, mình kiểm lại năm Chi Thiền, mình thấy rõ lắm.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Tại vì chưa có hỷ lạc là chưa thấy, có hỷ lạc là có Sơ Thiền rồi.
(3:32) Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, con thấy bây giờ con ở đây tu thấy vui quá. Dạ, thấy vui, thấy thích!
Trưởng lão: Đó là một cái bắt đầu rồi đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nhưng mà rồi cái chuyện cái việc mà mình độc cư trọn vẹn đó Thầy, mình phải làm sao Thầy? Con muốn biết trước để đặng con chuẩn bị đó Thầy.
Trưởng lão: À! Mình chuẩn bị là coi như mình lấy cái tiêu chuẩn của thọ Bát Quan Trai. Một tuần lễ vậy đó, mình chọn lấy một ngày, mình độc cư trọn vẹn không nói chuyện với ai hết. Rồi lần lượt mình tăng lên hai ngày, rồi ba ngày, rồi cho đến suốt một tuần lễ. Một tuần lễ được cái mình tăng lên hai tuần, hai tuần được rồi ba tuần. Chứ mình tập ngay luôn luôn không có được đâu, các pháp ác nó dữ lắm, nó luôn luôn nó xâm chiếm, nó đánh mình bạt đó, mà đức Phật nói Ma vương đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, cái đó là cái đại khái của những chi tiết như thế nào Thầy? Là mình làm như thế nào?
Trưởng lão: Cái chi tiết, cái đại khái là cho mình biết để mình chuẩn bị cái giờ giấc đặng một ngày mình độc cư đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Trong một ngày độc cư đó thì, mình phải tu, cái chi tiết mình phải tu, đó đó là “Mình giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, ăn uống nghiêm chỉnh, giờ giấc nghiêm chỉnh, ngủ nghỉ nghiêm chỉnh. Tức là giờ nào ngủ, giờ nào thức chứ không có được lộn xộn” đó là gọi những chi tiết về giờ giấc.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Tới cái chi tiết thứ hai là cái mình tu “Mình chia ra cái thời gian cho nó cụ thể, tu cái giờ nào cho phải chủ động đúng giờ nấy”.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nghĩa là, thí dụ cái giờ này bây giờ tu Định Niệm Hơi Thở, thì nó là ba mươi phút thì phải tu cho suốt ba mươi phút, nhất định là tu ba mươi phút.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Trong ba mươi phút này, nếu mà nó có một cái niệm nó khởi ra, thì ngay đó là mình phải tu cái pháp Định Vô Lậu. Quán nó nhân quả, quán nó dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, ba cái lậu hoặc này. Hoặc là quán nhân duyên, hoặc là quán bất tịnh, tùy theo cái niệm đó nó thuộc về cái loại nào, thì mình quán theo cái nấy để mình đẩy lui nó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Còn nếu mà nó không niệm, nó không niệm gì hết, thì mình giữ cái tâm ngăn ác, diệt ác nó. Luôn luôn mình ngăn nó bằng cái hơi thở của mình suốt quãng thời gian mình tu về cái hơi thở, là mình dùng nó mình ngăn. Mà hễ có thì mình diệt, diệt nó bằng Định Vô Lậu.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, không có thì mình để yên đó?
Trưởng lão: Để yên, để cho nó biết có hơi thở ra vô, chứ không phải dừng ngang không được. Đó, rồi trong cái Định Niệm Hơi Thở thì thỉnh thoảng mình lại nhắc cho mình để mà xả tâm.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Cứ thỉnh thoảng cứ mười hơi thở hay năm hơi thở con nhắc nó một lần, dùng cái pháp hướng nhắc nó một lần, cứ xả tâm “ Tâm như cục đất hay hoặc là tâm phải ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền đi”.
Tu sinh Phước Nhẫn: Cái đó là Như Lý Tác Ý đó hả Thầy?
Trưởng lão: Như Lý Tác Ý đó, là cái tâm hướng tâm đó, mình cứ kèm theo mà nhắc ở dưới cái hơi thở, chứ đừng có để hơi thở không thì không có được.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nó lặng luôn.
Trưởng lão: Nó lặng luôn. Nó lặng luôn, nó lọt vào định tưởng, nguy hiểm. Còn mình nhắc vậy để cho tầm tứ của mình luôn luôn có cái tác ý ra, mà nó tỉnh táo, để mà nó luôn luôn nó tạo thành cái nội lực. Gặp cái ác pháp nó đến, cái tâm của mình nó làm chủ được, nó không có tham sân si, nó không có giận dữ, nó không có phiền não.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đó là chuẩn bị cho nó cái tư thế của nó, đặng nó cắt đứt các cái Ngũ Triền Cái với Thất Kiết Sử.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đó là cách thức tu trong cái giờ tu. Sau khi cái giờ Định Niệm Hơi Thở rồi thì mình thấy khỏe.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Hễ khỏe thì mình tiếp tục đi kinh hành, mà không khỏe thì ngồi nghỉ xả
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Xả nghĩa là ví dụ như mình nhất định cho nó xả ba mươi phút. Thì ba mươi phút đó đó, vọng tưởng đến hay không đến, nó nghĩ ngợi gì kệ, mình không có cần thiết mà dừng. Nó không cần, nó muốn nghĩ gì thì nghĩ.
(7:07) Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, mình cứ nghĩ là nghĩ?
Trưởng lão: Nghĩ là nghĩ, nó suy tư nó nghĩ gì, nó nhớ gì, kệ nó. Nó nhớ mình cứ nhớ thôi, không có cần mà phải dừng ngang, không có cần mà diệt nó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nhưng có điều kiện là nó luận gì luận, nhất định là không có bỏ độc cư trong cái ngày đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nghĩa là nó luận bây giờ cái thân này bây giờ đau nhức, thôi để lại bác sĩ Trí coi, để ông để thuốc cho mình. Nhất định bữa nay chết thì chết, tao không có đi uống thuốc đâu. Bữa nay tao độc cư đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Bởi vì bữa nay mình thọ Bát Quan Trai mà, mình giữ gìn tám giới nghiêm chỉnh, sống trầm lặng, độc cư, không có đi lại thất ai. Nhất định hôm nay có chết thì chết, chứ tao cũng không có lại đằng đó, lại đẳng là phá độc cư.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đó là mình nói chuyện vậy, chứ còn nó thúc đẩy mình đi cái này kia, nó làm cho mình coi như có chuyện để mà đi nói chuyện.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đó, mình nhất định là phải giữ độc cư trọn vẹn trong ngày đó, coi như sống chết với nó. Bây giờ mày chết thì nằm đây chết, chứ nhất định tao không có đi đâu hết, tao giữ trọn vẹn độc cư.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đó! Đó là quyết định như vậy thì mình sẽ chiến thắng. Và đồng thời mình tập dợt vậy trong một ngày được, thì hai ngày được, chất dần nó vô. Thì mình kéo dài được một tháng thì coi như là mình độc cư trọn vẹn, cái tâm không phóng dật rồi.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Phải tập, chứ còn khi không mình vô một tháng chịu không nổi đâu.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, đúng rồi đó Thầy.
Trưởng lão: Nó khó lắm.
Tu sinh Phước Nhẫn: Với cái đó đó Thầy, con thấy là mình phải từ bỏ cái hôn trầm mới được Thầy, mới vô đó được Thầy.
Trưởng lão: Mới vô đó được.
Tu sinh Phước Nhẫn: Từ bỏ hôn trầm là khó lắm đó Thầy.
Trưởng lão: Khó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Hổm rày con cũng bớt, nó bớt được một chút. Nhưng mà nó cũng có hồi Thầy, có hồi đang ngồi đó vậy đó mà nó ngủ đâu trong bụng.
Trưởng lão: Nó ngủ mất đó! Nó ngủ mất.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ! Rồi trong lúc ngồi thiền cũng vậy nữa, mình đang theo dõi! Theo theo, đúng đúng đúng! Nhưng mà nó ngủ hồi nào không hay Thầy.
Trưởng lão: Nó ngủ.
Tu sinh Phước Nhẫn: Những lúc đó con phải đi kinh hành, đi thì nó đỡ đó Thầy.
Trưởng lão: Đó thì bắt đầu, đi đỡ, cho nên phải tập đi. Vậy khi mà mình tu, mình nghỉ khoảng độ ba mươi phút rồi bắt đầu mình đi kinh hành.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Còn nếu mà gặp hôn trầm buồn ngủ rồi, thì nhất định là không được ngồi, cứ đi kinh hành, đi hoài, đi hoài, đi riết.
Tu sinh Phước Nhẫn: Hoặc là mình đi kiếm công việc gì đó.
Trưởng lão: Hoặc kiếm việc gì làm, nó vậy đó!
Tu sinh Phước Nhẫn: Con đi làm công chuyện thì nó hết buồn ngủ, mà hễ ngồi xuống là buồn ngủ.
Trưởng lão: Không được!
Tu sinh Phước Nhẫn: Thành ra con phải ráng tập cái chuyện buồn ngủ.
Trưởng lão: Ta phá cho dữ, biết mặt nó rồi thì phải phá cho dữ.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Chơn Thành ở bên con đó, cái thất gần đó đó, nó cũng khổ sở về cái thứ hôn trầm này dữ lắm.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đó là cái niệm si đó con
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, con thấy ông ấy cũng siêng năng quá Thầy ơi! Bởi vậy con cũng phải theo ông. Con thấy ông ấy đi suốt luôn Thầy, khuya đó Thầy, bởi vậy con thấy vậy con noi cái gương của ông ấy, con phải đi theo.
Trưởng lão: Đi chứ con, con phải đi kinh hành à.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, luôn luôn đi!
Trưởng lão: Cho nên nó còn phải là năm hơi thở đứng dậy đi kinh hành, hai mươi bước năm hơi thở đứng dậy đi kinh hành nữa, nếu mà nó nặng.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, đó thì con bớt lại Thầy, ví dụ nó nặng cái con bớt ngồi lại. Thí dụ con ngồi được mười bốn phút, sau này con ngồi chừng năm phút, rồi con đi, con ngồi mà con thấy, nhất định là phải tỉnh nha, không tỉnh không được à.
Trưởng lão: Đó! tập vậy đó, sau này nó mới có căn bản.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nó mới có tiến bộ, chứ còn lơ mơ là nó dậm chân đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Tập vậy đó, tập có cái nhiệt tâm, quyết tâm ở trong đó đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Thầy nói, con mà ráng tu mà theo lời Thầy dạy đó, nội trong đời nay con làm xong công việc. Con quyết định phải làm cho được.
(10:35) Tu sinh Phước Nhẫn: Nhất định con muốn vậy Thầy.
Trưởng lão: Con sẽ làm được, con sẽ làm được! Thầy nói coi vậy chứ quyết tâm của mình thì sẽ tới.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Mà tu mà tu có căn bản, vậy tu từng chút, từng chút vậy, tu có kết quả như vậy đó. Hễ hôn trầm là phải chiến đấu với nó, chứ còn không có thua.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nhưng mà con không chống lại nó, thí dụ nó hôn trầm thì con cứ đi, chứ còn con không có ngồi đó mà con nói “Mày hôn trầm, tao cố gắng để khắc phục mày”, không được!
Trưởng lão: Cái đó chống không được.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, chống không được, chống không nổi nó đâu Thầy ơi.
Trưởng lão: Chỉ đi thôi, đi thì nó lần nó hết.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ đi thôi, rồi mình tập lần lần hoặc mình làm công chuyện hay là mình đi riết.
Trưởng lão: Đó, làm công chuyện hay gì đó, bị hôn trầm là con cứ làm công chuyện là nó mau hết lắm.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, dạ! Làm công chuyện gì đó hoặc là đi kinh hành vậy.
Trưởng lão: Đi kinh hành, có mấy công chuyện đó là nó hết.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, chừng nào mình làm chủ được cái ngủ thì mới được Thầy ha?
Trưởng lão: Cái đó là nó thuộc về Si Triền Cái đó con. Cái màn si của mình nó hiện ra cái tướng trạng là buồn ngủ đó, nó thành ra lười biếng lắm đó. Hễ nó cái tướng trạng của nó là buồn ngủ là si, mà hễ si thì nó kèm theo với cái sự thiếu tinh tấn.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, chừng nào mình làm chủ được thì chừng đó mình mới định được?
Trưởng lão: Mới định được, mình chưa có làm chủ cái này, nên định không có được đâu.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nó cứ nó che khuất hoài mà. Ngũ Triền Cái mà Si Triền Cái là một cái màn ngu si nó che mình.
Tu sinh Phước Nhẫn: Sơ Thiền là mình cũng định được rồi phải không Thầy?
Trưởng lão: Nếu mà định thì tới Nhị Thiền thì nó mới định, còn Sơ Thiền nó mới chỉ ly dục à.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Cái ly dục cái tâm nó mới định, còn cái thân nó chưa có định. Còn tới Nhị Thiền là cái thân nó mới có định. Còn cái Sơ Thiền cái tâm nó định, chứ cái thân thì chưa có định, cho nên mình chưa có nói định được.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Tâm nó mới ly cho nên tâm định, mà cái tâm nó vô tướng định, cho nên vì vậy mình không có thấy được. Mà cái thân của mình thì nó chưa có Nhị Thiền thì nó chưa định, còn cái thân mà có Nhị Thiền nó định, nó hết nghe, nó hết thấy.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, cái định nó có hai phần Thầy?
Trưởng lão: Hai phần: Phần tâm và phần thân.
Tu sinh Phước Nhẫn: Phần tâm thì nó dễ hơn hả Thầy?
Trưởng lão: Phần tâm nó khó hơn cái phần thân con!
Tu sinh Phước Nhẫn: Vậy hả Thầy?
Trưởng lão: Coi thì nghe nó dừng âm thanh, sắc tướng nó dừng hết, nó không còn nghe thấy gì. Nghe thì nó khó, nhưng mà cái tâm mà nó ly dục ly ác pháp nó thanh tịnh rồi, nó hành cái này nó dễ. Còn cái tâm mà ly dục ly ác pháp nó khó, nó khó thấy sợ luôn, tu gần cả đời mà không có ly được đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Bởi vì toàn bộ của nó nằm trong cái hệ thống của giới, mà mình còn phạm một chút giới là nó không chịu ly.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Khổ như vậy đó! Mà hễ nó ly được, cái tâm nó định được rồi thì cái thân nó theo đó nó định, cái tâm nó điều khiển cái thân nó định. Cho nên nói tâm định mà thân định, tâm định trên thân mà thân định trên tâm, khó lắm chỗ đó đó.
(13:31) Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, còn cái chữ tầm cũng như Thầy nói hồi nãy đó, là nó giống như là mình suy tư hả Thầy?
Trưởng lão: Suy tư đó, cũng như bây giờ mình quan sát, mình xem xét, mình tư duy cái hơi thở, mình coi nó chậm nhẹ như thế nào, bây giờ coi nó sao, đó là mình tầm đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nó khác hơn cái phóng tâm phải không Thầy?
Trưởng lão: Khác hơn phóng tâm. Cái phóng tâm là thí dụ như tâm nó khởi ra cái vọng tưởng, rồi nó suy tư ở trên cái vọng tưởng đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Còn cái này mình có suy tư?
Trưởng lão: Mình có suy tư.
Tu sinh Phước Nhẫn: Mình làm chủ cái suy tư đó.
Trưởng lão: Mình điều khiển cái suy tư, còn cái kia nó phóng ra.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, cái kia tự nhiên nó phóng ra.
Trưởng lão: Tự nó, cái đó trật. Cái đó nó không phải tầm, mà cái đó là vọng tưởng.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, hai cái đó hơi khác chút Thầy ha?
Trưởng lão: Khác, không có giống nhau.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nhờ Thầy nói con mới biết được. Thí dụ, trường hợp mà con đi kinh hành, con ngồi thiền đó Thầy, nó có phóng tâm đó, con nhắc mày không có phóng tâm, thì nó bớt Thầy.
Trưởng lão: Bớt. Con nhắc vậy cũng như là “tâm không có phóng dật nữa”, nó phóng tâm là phóng dật đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ Thầy, chưa có phóng dật, nó mới phóng tâm.
Trưởng lão: Nó phóng ra thôi.
Tu sinh Phước Nhẫn: Phóng dật thì mới thấy nó đỡ, bởi mỗi một lần mình đi kinh hành hoặc mình ngồi thiền, thì mình nhắc tâm không có phóng dật, thì cái đó mình phóng dật mình đã nói rồi thì nó bớt, còn cái phóng tâm tự nhiên nó phóng ra, thành ra mình nhắc nó luôn Thầy ha?
Trưởng lão: Nó nhắc luôn. Bởi vì nếu mà mình không có cảnh giác, mà mình để cho tâm mình phóng ra thì nó sẽ thành phóng dật.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Còn mình cảnh giác, mà đừng có phóng tâm thì nó không phóng ra nữa thì nó không dật. Chứ nó phóng tâm rồi cái nó phóng dật nó dính à!
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nó đi theo
Trưởng lão: Nó đi theo luôn là nó dính đó, nó thành ra phóng dật.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Tu sinh Phước Nhẫn: Cái Sơ Thiền đó Thầy, hồi nãy con hỏi Thầy đó, như vậy thì thí dụ trường hợp mà con định Sơ Thiền, con ngồi định thì con phải làm sao Thầy?
Trưởng lão: À! Con ngồi mà định Sơ Thiền thì con, mới đầu con vô thì con khoanh chân lại, con ngồi bán già hay kiết già đều được hết.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nó không quan trọng ở chỗ kiết già, đâu con. Mà điều hễ ngồi xếp bằng thì nó dễ gom lắm, nó dễ gom thân và tâm của mình.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Thì cái đó mình ngồi lại, rồi bắt đầu mình nhắc “Tâm phải ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, thì bắt đầu con ngồi con quan sát.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, con đổi câu pháp hướng?
Trưởng lão: Con đổi câu pháp hướng. Rồi bắt đầu con ngồi đó, con mới quan sát cái hơi thở. Hơi thở ra vô con biết hơi thở ra vô, ra vô như vậy, phải không? Thì bắt đầu bây giờ con tác ý, "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra" hay hoặc là con"Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" thì con tác ý như vậy thì con biết có tầm tứ rồi đó. Mà bây giờ nó biết hơi thở ra vô là nó nhất tâm, nó không có niệm gì xảy ra nữa, thì con biết nhất tâm. Nhưng nó chưa có nhập Sơ Thiền được, tại vì cái hỷ lạc nó chưa có. Nhưng mà con có tầm, tứ, nhất tâm rồi, con hiểu chưa?
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nó hay đó, ba cái chi này đi trước, rồi sau đó nó mới sanh ra cái hỷ lạc của nó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Chứ ba chi này chưa có thì hỷ lạc không có đâu, thấy không? Bây giờ con kiểm soát, con thấy có vậy thì bắt đầu con để đó, cứ lát cái con tác ý, lát con tác ý ra, cứ như vậy để cho tầm tứ con có, mà nhất tâm có nữa này. Mà nó không có khởi một cái vọng tưởng nào, cái niệm nào nó khởi hết, thì chừng khoảng độ mười phút, mười lăm phút thì con nghe nó có sự an lạc của thân và tâm con, thì như vậy rõ ràng con vào nhập Sơ Thiền.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, nhưng mà không nhập được lâu.
Trưởng lão: Nó không được lâu, chút nó hết.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ, cái cần nhất của mình đó. Hiện giờ, con bây giờ là con phải phá hôn trầm.
Trưởng lão: Phá hôn trầm đó.
Tu sinh Phước Nhẫn: Phá hôn trầm cho được cái đã, rồi kế đó mới tính được cái kia.
Trưởng lão: Mới tính được cái kia.
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Đúng rồi mới có vô được cái Sơ Thiền, chứ còn hôn trầm còn thì không có vô nổi đâu, khó lắm!
Tu sinh Phước Nhẫn: Dạ
Trưởng lão: Nhưng mà nó có, nó có Sơ Thiền, nhưng mà nó không lâu đâu, bởi vì nó còn si.
Tu sinh Phước Nhãn: Dạ
HẾT BĂNG