00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHẬT TỬ THAM VẤN 02 - 12 NHÂN DUYÊN - ĐỊNH VÔ LẬU

PHẬT TỬ THAM VẤN 02 - 12 NHÂN DUYÊN - ĐỊNH VÔ LẬU

Trưởng lão Thích Thông lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng:…​

Thời lượng: [45:39]

Tên cũ: 2B_NguyenThuy3ThamVan_CD2

1- DUYÊN THỨC TRONG 12 NHÂN DUYÊN

(00:08) Phật tử: Thưa Thầy, trong cái Thức của Mười hai Nhân duyên, trong tập Đường Về Xứ Phật tập 1 thì Thầy dạy rằng: Vì Vô Minh không thấu rõ các pháp thế gian, lầm chấp chúng là thật có mà hành động chạy theo tâm ham muốn, sanh ra các ác pháp, tạo biết bao nghiệp khổ đau, và do thế kinh dạy là vô minh sanh hành, hành động theo ham muốn dục lạc, chạy theo ái dục sanh ra thức, nên kinh dạy “Hành sanh thức”. Thức kết hợp với noãn và tinh sanh ra danh sắc nên kinh gọi: “Thức sanh danh sắc”.

Và ở trang 212 Đường về xứ Phật tập 1, mục Tâm bất an thì Thầy đã dạy, nghiệp đi luân hồi, tức là nghiệp tạo duyên Vô Minh. “Ví dụ như một nam một nữ do đắm nhiễm tình dục nên tạo thành nghiệp ái dục, tức là sự ưa thích tình dục nên họ hành động gần gũi nhau, tạo ra thức. Họ không biết tình dục sau đó là một sự khổ đau, sự khổ đau tức là ác pháp. Họ không biết ác pháp khổ đau nên họ lấy nhau nên đó là vô minh của nghiệp ái dục, tạo nên duyên hành “lấy nhau”. Do hành động lấy nhau tạo duyên Thức, thức này là thức nghiệp ái dục, nên tất cả các loài vật sanh ra không ai dạy cũng biết dâm dục, vậy dâm dục tức là nghiệp. Thưa bạch Thầy, như vậy cái thức này là cái nghiệp ái dục, như vậy cái nghiệp ái dục này trong mười hai nhân duyên, thức này thuộc về cha mẹ hay là thuộc về con, thưa thầy.

(01:42) Trưởng lão: Đầu tiên mà Thầy giảng cái đầu tiên đó, là cái thức đó là do nhân quả tạo thành nghiệp và tạo thành thức, con hiểu không? Đó là con. Còn cái nghiệp mà một chú thanh niên và một cô gái này đó, mà họ vì vô minh cho nên họ tưởng lầm chấp cái ái dục, cái sắc dục đó là hạnh phúc của họ, cho nên họ mới ôm nhau, họ thương nhau, họ mới lấy nhau, đấy là do vô minh nó mới biến ra cái hành động đó mà tạo ra cái thức, đây là thức của cha mẹ. Cho nên hai cái này nó phải tương ưng nhau mới thành ra được chứ không phải có một chỗ.

Vì nghiệp của cái đầu tiên, là vô minh sanh hành, hành sanh thức, do vô minh mình mới tạo ra thức nên mình đắm chìm trong thức và mình tưởng cái thức đó là cái linh hồn của mình, lầm chấp cái đó cho nên mình mới tạo ra nó. Do đó bây giờ bên đây, cũng như cái, đây là cái môi trường, hiện trường của nó là hai cái người này họ thương nhau, họ mới lấy nhau. Họ cũng tạo ra, theo cái vô minh đó mà nó thành ra cái hành với cái thức. Còn bên đây đó, thì cái nhân quả mà cái người này, khi mà nó do một cái nhân duyên, nó tạo thành một cái nghiệp, thì cái nghiệp nó cũng nằm trong mười hai nhân duyên đó để mà nó phối hợp, cho nên hai cái nghiệp này nó cũng đứng ở trong cái mười hai nhân duyên. Cho nên vì vậy mà mười hai nhân duyên này nó hợp lại nó mới thành ra một con người như chúng ta, tức là cái duyên của quá khứ và cái duyên của hiện tại. Hai vợ chồng này là hiện tại, mà hai cái nhân duyên này ở trong quá khứ.

(03:18) Phật tử: Dạ bạch Thầy, như vậy thì khi tụi con đọc tới đây thì con thắc mắc ở chỗ, như vậy thì tụi con đi luân hồi sanh tử là do nghiệp đời trước, vậy nghiệp này có nằm ở trong duyên Thức của mười hai nhân duyên này hay không.

Trưởng lão: À cái thức, coi như là, trong khi đó tất cả một khi mà một người hoại diệt rồi, thì nó, trong cái hoại diệt, đều là cái thế giới nhân duyên, đều rã hoại ra, thì nó còn cái nghiệp của nó thôi. Cái nghiệp đó thì nó có cái từ trường của mười hai nhân duyên chứ không phải chỉ có một cái từ trường của nó đâu. Mỗi hành động nào nó phóng ra cái từ trường đó. Thí dụ vô minh, thì nó phóng ra cái từ trường của vô minh. Rồi cái hành, thí dụ đưa ra cái tay như vậy đó, có cái từ trường của cái hành. Rồi cái thức, thì nó có cái từ trường của cái thức. Cho nên nó có những từ trường của nó, mà những cái đó nó phối hợp lại nó thành một cái nghiệp. Do như vậy chứ nó không phải có cái linh hồn nào hết, không phải là ở trong đó nó có cái thức được nữa. Nhưng mà nó có cái từ trường của nó. Không thể nào cái từ trường của nó không thành một cái vấn đề, một cái từ trường nó không thành cái vấn đề gì hết, nó không thành đâu. Cho nên nó thành một cái nghiệp của nó, khi mà chúng ta chết rồi cái từ trường đó thành cái nghiệp thôi. Rồi cái nghiệp đó tương ứng với cái hiện tại của cái nghiệp nhân quả, cái vô minh sanh hành, hành sanh thức của cái người cha mẹ nó đó, thì do đó nó tương ưng thì cái người này làm cha mẹ nó. Cho nên nói đi đầu thai thì nó không phải, nó là cái nghiệp nó đi, chứ còn không ai đi…​

(04:52) Phật tử: Thưa Thầy là tụi con thắc mắc ở chỗ, trong mười hai nhân duyên như thế, thì hồi tụi con đọc kinh sách của Đại thừa, dạ, cho rằng duyên thức này là hành thức linh hồn đi đầu thai. Và tới duyên sanh thì họ cho rằng sanh này là sanh đẻ, hồi đó tụi con đúng là ngu dốt, nên sau khi gặp Thầy khai sáng rồi thì con mới thấy là, như vậy cái danh sắc này là bắt đầu của sự sanh đẻ, thì cái sanh kia, là Thầy giảng tụi con sanh y là đời sống, rất hợp lý. Nhưng mà tới cái nghiệp mà dẫn dắt chúng con đi tái sanh luân hồi thì tụi con không biết là nó nằm ở trong cái duyên nào. Tụi con nghĩ là cái thức, thì là cái sự biết dâm dục, thì như vậy thì nó thuộc về cha mẹ, bắt đầu từ danh sắc thì mới thuộc về người con.

(05:47) Trưởng lão: Thật sự ra thì coi như là nó có cái liên hệ giữa nghiệp của người chết và cái người làm cha mẹ. Cho nên trong cái nghiệp của người chết nó vẫn chìm đắm ở trong cái dục lạc này, cho nên nó cũng nằm ở trong mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên này nó kết hợp với nhau nó mới thành cái thế giới của nó rồi, thế giới quan của nó. Cho nên cái thế giới quan của quá khứ và cái thế giới quan của hiện tại, hai cái này nó tương ưng nhau nó mới thành ra một thế giới quan mới của nó, của cái luân hồi nhân quả, thành ra mới tạo cái nhân quả mới. Cho nên cái nhân quả cũ, cái nhân quả hiện tại nó mới tạo thành cái nhân quả tương lai.

Nhưng mà nói một cái chuỗi của nó, khi mà nó hợp nhau thành cái tương lai thì mình mới thấy rõ ràng đây là bắt đầu cho một thế giới quan của một con người. Bắt đầu mình thấy nè, vô minh sanh hành, hành sanh thức. Rồi danh sắc, rồi lục nhập, là mắt tai mũi miệng thân ý của mình, lục nhập, do đó đây nó mới thành cái nhân sinh quan. Bắt đầu vũ trụ quan là ở ngoài sáu cái nó vô, sáu cái vô tức là thế giới rồi. Cũng như là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, sáu cái ở ngoài nó tác động vô, mới sanh ra xúc, ái, hữu, thủ, rồi mới tạo thành đời sống gọi là sanh, chứ không phải tới đó mới đẻ đâu. Còn Đại thừa thì hiểu tới sanh rồi mới đẻ, cho nên nó nói có sanh rồi mới có tử. Không phải, có đời sống này cho nên vì vậy người ta mới có sầu khổ, mới có bệnh đau, mới có chết. Chứ nếu mà không có sầu khổ, không bệnh đau thì chắc không ai chết đâu.

(07:12) Vì vậy mà khi mà người ta cắt sanh y, người ta lìa sanh y thì người ta chỉ có cái mà thực hiện như đời sống của người tu sĩ. Cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, xuất gia sống không nhà cửa không gia đình, đời sống trắng bạch như vỏ ốc, tâm hồn phóng khoáng như hư không. Nghĩa là bỏ sạch hết rồi, thì đó là cách cắt đứt sanh y, nó không còn hữu thủ nữa, nó không còn ái hữu thủ nữa. Thì ngay đó thì cái chỗ mà sanh đó mình cắt đứt, mình đi vào đời sống giải thoát của một người tu sĩ. Thì ngay đó mình tuần tự đi lên thì nó sẽ phá dần vô minh. Nghĩa là từ chỗ xuất gia rồi mình tập tu và tới tuệ thì nó phá vô minh sạch. Chứ còn mình đừng vô ngay cái vô minh mà để mình dùng cái minh ngay đó thì không có được. Bởi vì mình chưa có định thì chưa có tuệ được. Mà chưa có tuệ làm sao mà vô đây mà phá vô minh. Cho nên ở chỗ cái vô minh để phá cái hướng vô minh thì phá không được. Người ta vô chỗ ái mà phá pháp cũng không được nữa. Vô chỗ ái là ngay đó mình đừng cho mắt tai mũi miệng thân ý của mình dừng dính mắc với sáu trần, thì không ai ngăn được nó hết. Hễ nó vừa thấy là dính vô liền không ai mà ngăn nó được.

(08:13) Cho nên nó khó, mà chỉ có mình dứt đoạn sanh y thì được. Mình lìa bỏ, bây giờ cái này tôi bỏ ra cái này, bỏ ra. Bây giờ ngày ăn ba bữa tôi ăn một bữa được. Bây giờ nó ham ngủ tôi tập tôi ngủ ít là được. Chứ còn mình dứt cái kia, dứt không được. Dứt một cái để đừng cho nó dính mắc theo kiểu Đại thừa, mắt thấy sắc đừng dính sắc, nói chứ còn thực sự ra tôi khó cái việc này quá. Nó lý luận thì nó nói hay, nhưng mà cái vấn đề đó mình làm không được. Còn trái lại, cái chỗ mà đức Phật dạy mình dứt sanh y thì làm được.

Còn bây giờ duyên luân hồi thì phải nói là cái nghiệp đi luân hồi. Trong nghiệp đó nó đủ, nó có cái từ trường mười hai nhân duyên chứ không phải mười hai nhân duyên thật. Cho nên nó gặp hiện tại này, nó gặp cái duyên của hiện tại, của mười hai nhân duyên này. Nó cũng do vô minh nó mới hành động này, hành động này mới tạo ra cái duyên để mà trở thành đứa con này. Đứa con này mới thật sự là kết quả của cái thế giới mới, cái giai đoạn thứ 3 của ba cái giai đoạn của nó. Giai đoạn quá khứ, giai đoạn hiện tại với tương lai mới có đứa trẻ này ra đời. Bai cái giai đoạn nằm ở ba cái thập nhị nhân duyên chứ không phải chỉ một cái nhân duyên được.

(09:15) Bởi vì vợ chồng người này cũng là nhân duyên nó mới có thế giới này rồi. Nó mới có xúc chạm mới có lục nhập, có lục nhập nó mới có hai người kết hợp với nhau, nếu không thì không kết hợp được với nhau. Gây ái dục làm cho hai người này thích, rồi vì trên nhân quả quá khứ của người đó cũng ở trong cái mười hai nhân duyên. Cho nên ái dục nó cũng ở trong này, nó cũng thích thú cho nên mới tạo cái từ trường này nó thành ra cái nghiệp. Cái nghiệp nó mới mang đủ mười hai nhân duyên, cái từ trường của nó mà, nó tương ưng với từ trường này, vợ chồng này mới làm cha mẹ nó này, sinh ra nó. Đó mười hai nhân duyên của nó khác nữa chứ, chứ đâu phải mười hai nhân duyên của nó giống cha nó đâu. Mà nó đâu có giống trước cái nghiệp của nó đâu, nhưng mà cái nào nó cũng là mười hai nhân duyên hết, con hiểu chưa?

(09:58) Phật tử: Bạch Thầy chỗ này con hiểu. Nhưng mà khi đọc cái chỗ này thì con thấy nó cũng dễ sinh ngộ nhận đó Thầy, tức là cái thức kết hợp với tinh và noãn, đọc tới đây thì con liên tưởng như vậy Đại thừa cho cái thức đây là linh hồn, hoặc là nghiệp, kết hợp với tinh, noãn tạo nên sắc.

(10:17) Trưởng lão: Cái đó không phải, bây giờ Thầy nói như thế này con. Bởi vì cái duyên nó phải hợp, nói cái thức không có nghĩa là lúc bấy giờ, cái thức là có một duyên, nếu một duyên mà cái thức thì nó hoàn toàn không có thức. Nó không có thức mà người ta tưởng nó độc lập, mình nó là có thức. Nó phải kết hợp với danh sắc bắt đầu nó mới có cái thức hiện ra. Bây giờ thí dụ như cái đầu của con mà không có óc của con, con sẽ không có cái thức đâu. Nó phải có ý căn của nó, cho nên con mới biết qua cái ý căn của con. Cho nên nếu mà cái đầu con chưa có, mà danh sắc chưa có cái thức đi trước rồi, thì họ cứ nghĩ cái thức này là một cái duyên, nhưng mà sự thật nó không phải là cái biết đâu. Nhưng mà không có cái này thì cái đầu nó cũng không biết nữa, con hiểu chưa?

Cho nên vì vậy mà khi nó thành danh sắc rồi, nó phải đủ cái ngũ uẩn của nó thì nó mới có cái biết, mà nó không có ngũ uẩn thì nó không biết đâu. Bây giờ mình lấy nội một cái uẩn rời ra thì không được, bây giờ con lấy sắc uẩn, con lấy cái thân con rời ra, bỏ cái hành cái thức, thì như cái thây ma rồi, nó đâu còn biết đâu. Mà bây giờ con lấy cái sắc, bỏ cái thức uần, cái tưởng uẩn, thì cái sắc này nó cũng đâu có biết đâu. Mà con lấy cái tưởng uẩn hoặc là cái thức uẩn này bỏ rời khỏi cái thân của con thì nó cũng đâu còn. Bởi vì cái này là cái khối của nó, cái duyên hợp của nó là một khối. Bởi vậy nói con người hoặc là vạn vật đều là duyên hợp, mà lấy ra một cái gì thì nó không thành vấn đề nữa rồi. Cho nên nếu bỏ bốn cái này ra còn cái thức, mà nói cái thức này biết thì nó cũng không biết đâu. Mà nếu thiếu nó mà bốn cái này hợp lại mà không có cái thức thì nó cũng không biết đâu. Nó không có làm được cái gì hết. Đó thì nó phải hợp cho đủ năm cái duyên này, gọi là Thân Ngũ Uẩn. Tức là nhân sinh quan mà đức Phật dạy cho ta biết là nói về ngũ uẩn là nhân sinh quan.

(12:00) Mà nói khi mà cái nhân sinh quan này, nó sáu cái căn tiếp xúc sáu trần ngoài thì nó mới mở ra cái thế giới quan. Mà cái thế giới quan ở đây là đức Phật nói nó mở ra thế giới quan của Thập nhị Nhân duyên là nó mở ra cái thế giới đau khổ. Khi nó hiệp với bên ngoài thì nó có đau khổ, mà bây giờ cái thế giới này nó đừng hiệp ở ngoài thì nó không đau khổ. Mà nó không hiệp sao được, khi mà tứ đại này thì nó phải tiếp nhận cái tứ đại khác. Thì nó tiếp nhận vô để nó sống thì nó phải có tiếp xúc rồi. Tiếp xúc thì nó sanh ái sanh thọ, xúc rồi thọ, ái thì nó phải sanh rồi nó phải sanh hữu thủ rồi. Thì như vậy cả một thế giới quan mở ngoài ra cho chúng ta biết, khi có cái nhân sinh quan thì phải có cái thế giới quan trên đó. Cho nên khi có Thân Ngũ Uẩn thì phải có Thập Nhị Nhân Duyên không thể nào chạy đâu khỏi hết. Mà xác định từ đầu vô minh sanh hành, hành sanh thức, đến khi mà cái danh sắc thì chúng ta thấy nó rõ ràng là nó nằm ở nhân sinh quan rồi, thân nó có rồi. Bây giờ nó mới lục nhập sáu cái nhập ở ngoài là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, nhập vào sáu cái căn của sắc uẩn rồi chứ gì, nó mới mở ngoài ra cái thế giới quan. Từ đó nó mới có xúc, xúc mới chạm nhau, nó mới sanh ra ái, rồi thủ, hữu. Các con thấy nó cả một dọc tạo ra cái nguyên nhân đau khổ.

(13:11) Cho nên vì vậy bây giờ mình ngồi tu mà mình bảo đừng nói xúc chạm, đừng cho nó thấy, đừng cho nó nghe thì chỉ còn nước mình điếc thôi, cho nên không làm được đâu. Bởi vì Thầy nói khi mình sống độc cư rồi thì con biết không nó thèm lắm, nó thấy cái cây cũng vui, còn nó ngồi một mình nó buồn lắm, độc cư đó. Cho nên nó phóng dữ lắm, cái tâm mình nó phóng dật đó. À nó đâu có phóng niệm gì đâu, nó nhìn mây nhìn gió, nó phóng ở trên mây trên gió, phóng trên ngọn cây, à người ta tưởng nó hoàn, nó phản bổn hoàn nguyên, nó hòa mình ở trên vũ trụ chứ gì. Như mà Thiền Đông Độ nói rằng ý của tổ sư trên đầu ngọn cỏ đó, mà nó kêu nó hòa trên đó, mà sự thật ra nó phóng dật trên đó, tâm mình nó phóng dật đó, nó sai, không có đúng.

(13:50) Phật tử: Mô Phật! Bạch Thầy như vậy là trong cái mười hai nhân duyên này, cái duyên cuối là cái duyên tử, thì nó cũng là sanh ra cái vô mình không Thầy?

Trưởng lão: Hễ nó tử là bắt đầu…​Nó vô minh nó mới tử đó. Rồi bắt đầu nó tử cái nó vô minh rồi, nó không còn biết nữa rồi. Bắt đầu đó cái nghiệp nó đi, nó tự động chứ nó không có điều khiển được. Nó bắt đầu nó vô minh trở lại. Còn bây giờ mình còn đang biết, thì mình biết dục, biết ác, biết thiện này kia nọ đó, thì nó minh trong cái ác mà nó vô minh trong cái thiện, nó không biết cái thiện mà nó cứ biết cái ác. Do đó mỗi con người, người nào cũng biết ở trong cái ác pháp hơn là cái thiện pháp. Cho nên trong đó, khi đó chúng ta chấp nhận thiện, thì chúng ta triển khai cái đó là triển khai cái tri kiến, cái ý thức minh của chúng ta thôi, chưa phải là nó là tuệ đâu, mới triển khai cái tri kiến thôi. Cách thức đó là đi dần dần đến mà triển khai đó.

(14:49) Phật tử: Mô Phật, bạch Thầy, như vậy trong Mười hai Nhân duyên này nó là tiến trình luân hồi sanh tử của mỗi chúng sanh. (Trưởng lão: Nó là tiến trình của…​). Như vậy khi Thế Tôn dạy về mười hai nhân duyên này, thì Thế Tôn chỉ riêng cho loài người hay tất cả các loài động vật thưa Thầy?

Trưởng lão: Không, chỉ riêng cho loài người thôi, cái loài động vật không thể nào. Bởi vì…​

Phật tử: Nhưng mà tiến trình của mười hai nhân duyên này, nó diễn ra cho tất cả các loài động vật…​

Trưởng lão: Nó diễn ra cho tất cả, nhưng chỉ có dạy cho loài người hiểu, cái người hiểu mà được cái mười hai nhân duyên này thì gọi là bậc Duyên giác, giác được Mười hai Nhân duyên. Cho nên cái người mà giác được nhân duyên thì người ta thấy cuộc đời người ta ngao ngán lắm rồi, cho nên người ta bỏ, người ta xuất gia. Nó là cái tiến trình chỉ cho tất cả các loài động vật, còn loài thực vật thì nó không có thức rồi. Nó có sự sống nhưng mà nó không có thức. Cho nên các loài động vật là chỉ chung hết thập nhị nhân duyên. Một con vật nào cũng có mười hai nhân duyên có đủ. Vì nó cũng có ái, có dục, rồi nó cũng tranh giành ăn uống, rồi cũng tranh giành, nó cũng có hữu, thủ hết rồi. Con vật nào nó cũng có hữu thủ hết. Thí dụ như con nó nó thủ dữ lắm, ai lại bắt con nó thì nó cắn mình. Nó thủ đó, nó chấp cái đó. Cũng như mình chấp cái gì mà ai lấy của mình là không được, cũng bị chấp cái chỗ đó, cho nên con vật cũng nằm ở trong mười hai nhân duyên. Cho nên nó thuộc về loài động vật, từ động vật cao cấp cho đến động vật thấp nhất, thì nó thuộc về mười hai nhân duyên hết. Đâu phải nói côn trùng không có, con kiến, con rệp không có đâu, nó có hết à, nó có mười hai nhân duyên của nó, có đủ nữa.

2- TU TẬP ĐỊNH VÔ LẬU

(16:21) Phật tử: Mô Phật! Thưa Thầy, Thầy cho con hỏi, trong cái tu tập các định, thì theo con thấy là cái Định Vô Lậu theo tụi con nghĩ là nó tu khó lắm là vì tụi con như thế này. Trong quá trình ngồi như vậy, ngồi xếp bằng kiết già như vậy, thì như có nghiệp nào nổi lên mà nó gây cho tụi con những niệm nó thuộc về ác pháp, thì tụi con tìm cách đuổi nó đi. Xóa nó đi, quán xét và xóa nó đi. Thí dụ như tụi con quán xét cũng như lời Thầy chỉ dạy. Ban đầu thí dụ tụi con đưa ra cái nhân quả, hay là tụi con đưa vô thường, đưa ra lý duyên khởi, thí dụ thế. Nhưng mà khi con khởi lên một vài niệm để con quán xét, thì ác pháp vừa mới nổi lên trong tâm, nó biến mất. Nhưng mà cái biến mất này chỉ một thời gian ngắn thôi, sau đó là nó quay trở lại. Quay trở lại sau đó là tụi con khởi, thí dụ tụi con đang ngồi như vậy, tụi con lại tiếp tục quán xét nó thì nó lại biến mất nữa. Thì như vậy con thấy là muốn cho nó vô lậu thì thật là rất khó.

Chẳng hạn như tụi con nhớ có lần Thầy chỉ dạy: khi tu tập Định Vô Lậu, thậm chí không cần phải ngồi, cũng có thể lấy giấy viết ra, làm như là một bài luận văn vậy. Nhưng mà tụi con thấy điều này cũng khó lắm, vì khi cầm viết, cầm giấy rồi viết thí dụ con có một niệm lo, thí dụ con lo về đứa con nó đang đau ốm như thế, thì con mới lấy giấy viết ra con ngồi, con chuẩn bị làm cái bài luận văn về đề tài đó, để con xóa cái niệm đó nhưng mà cái này là khó là không thể tập trung được.

(17:45) Trưởng lão: Thật sự ra Thầy nói vậy để cho con thấy này. Khi đề tài hiện ra về một đứa con bệnh đau, bắt đầu mình làm bài luận nói về bệnh của đứa con mình, thì đó là cái bắt đầu mình quán tư duy. Bây giờ mình tư duy, mình mới suy nghĩ để cho cái tâm của mình nó không còn lo cho đứa con nữa. Trước tiên mình quán nhân quả, à đây là nhân quả, con mình sanh ra đây là do nhân quả, nó gặp mình một là mình nợ nó, hai là nó nợ mình. Vậy thì bây giờ mình lo cho nó tức là mình đang nợ nó, vậy thì mình phải chuyển cái tâm lo này đi, bây giờ phận sự của mình đối với nó là bổn phận cha mẹ, mình phải làm hết bổn phận của cha mẹ. Bây giờ nó đang nghèo, mình gửi tiền ra cho nó uống thuốc, chứ không phải lo cho nó sợ nó chết, nó mất cái đứa con của mình. Mà nó có chết hay sống thì đó là nhân quả của nó rồi, cái luận của bài văn này để cho nó giải được cái ích lợi cho tâm của mình nó đừng lo, mà trách nhiệm bổn phận thì mình làm, con hiểu chỗ đó không. Tức mình vừa làm bổn phận trách nhiệm mà tâm nó lại lo, nó sợ thằng con này uống thuốc nó hết hay không hay nó chết. Thì mất đứa con nghe đau khổ quá, con hiểu chỗ đó chưa?

Bây giờ cái mà lo mà nó sống chết thì nó không còn lo nữa, mà nó lo sao bây giờ trả cái nhân quả. Bắt đầu bây giờ mình gửi tiền cho nó, rồi dạy nó phải đi bác sĩ này, nhà thương này, thì nó sẽ trị hết cái bệnh này, chứ mày đừng có đi điên mà nó hết tiền. Nói vậy rồi thôi, rồi cái tâm mình nó sẽ an ổn, đó là cách thức để nhìn thấy nhân quả. Còn nếu mà không, vừa là lo hao tiền tốn của cho nó, mà lại vừa sợ nó chết, sợ nó này kia nữa đủ thứ, nó làm cho mình bất an.

Cho nên cái vấn đề cần giải quyết đó là chuyển nhân quả trong tâm của mình chứ cái nghiệp này rõ ràng mình phải vay nó rồi. Cho nên trường hợp nó đau là bổn phận làm cha mình không thể làm ngơ với nó được. Cho nên vì vậy tâm nó lo này kia nó có rồi, cho nên mình giải quyết cho tâm mình không còn lo lắng nữa. Mà mình làm hết bổn phận của mình đối với đứa con, tức là đối với nhân quả. Vậy là chuyển cái quả này, chuyển được cái quả của nó, gọi là chuyển nhân quả. Còn nếu mình không chuyển, thì vừa lo lại vừa hao tốn tiền bạc này kia, và tối lại ngủ không được nữa, đó là cách thức nó bị nhân quả rồi. Còn mình chuyển nhân quả rồi thì vẫn ngủ ngon như thường, không còn nghĩ gì hết, nghĩa là mình làm hết bổn phận làm cha của mình, biết nó là cái chùm nhân quả, chứ không có gì.

(19:55) Đây là cách thức gọi là Định Vô Lậu, nó làm cái tâm mình trở về cái thanh thản an ổn của nó, đó là vô lậu. Vì vậy mà trong khi đó, khi cái người tu như vậy, đây là cái giai đoạn đầu, cái mà quán xét tư duy như vậy gọi là Chánh Tư Duy. Trong cái Chánh Tư Duy đó nó giúp cho chúng ta tâm chúng ta không còn lậu hoặc. Nhưng mà cái nỗi lo của chúng ta, tình cảm chúng ta làm ta mê mờ đi, cho nên nó lại hiện ra lần nữa. Chứ đâu phải mình nói cái như vậy rồi, mình làm bài luận này rồi là nó đi luôn đâu, nó không đi luôn đâu nó lại hiện ra nữa. Bởi vì cái vô minh của mình nó mê mờ, cái tình cảm nó lấn lướt, cái tình cảm thương con của mình nó lấn lướt đi. Cho nên bây giờ nó lại hiện ra lần nữa.

Cho nên vì vậy mình luận như thế này nó làm cho đầu mình nó sáng ra gọi là tri kiến. Thì hồi sáng ra thì mình thấy nó an, nhưng mà tình cảm nó bắt đầu che mờ lại cũng như đám mây, mờ qua như vậy, thì bắt đầu mình phải một lần mình vén cái đám mây lần nữa. Rồi mình cứ bê mình vén cái tri kiến của mình nó mới sắc bén, nó mới nhạy ra, gọi là Tri kiến giải thoát. Còn hồi đầu thì ở đây mình mới làm bài luận chỉ dùng cái tri kiến mà thôi. Để tri kiến của mình vén những cái đám mây này, mà khi tri kiến hoàn thành được Tri kiến giải thoát rồi, thì nó vừa đến thì tri kiến này nó sẽ hoá giải liền, và mình không cần làm bài luận nữa, tức là không có quán nữa.

(21:11) Phật tử: Dạ mô Phật! Như vậy là con hiểu như vậy. Ví dụ bây giờ con dùng nhân quả quán nó, thì tự nhiên con quán đâu một thời gian, thí dụ như vài phút à, tự nhiên cái niệm biến mất, thì thôi như vậy cứ để nó biến mất, cứ giữ tâm mình thanh thản, chứ mình không có tự gợi cái tâm mình lên nữa làm chi nữa phải không Thầy?

(21:31) Trưởng lão: Nó không phải, trong khi mà quán nhân quả, mà vừa khởi quán nó, cũng như con mới làm bài luận con mới nhập đề, rồi mình thấy nó mất rồi, thôi mình không có thèm làm thân bài với kết luận thì không được. Bởi vì mình có cái điều kiện để mình triển khai được cái tri kiến của mình thì mình phải thông suốt hơn, cho nên mình phải làm xong bài luận này rồi mới giữ cái tâm thanh thản. Còn giữ tâm thanh thản ngang xương cái kiểu này mới có vào đề, tôi mới viết mấy câu mà thấy nó mất rồi, thôi tôi không viết nữa, bây giờ thấy nó an rồi. Thì như vậy là con bị ức chế đó, vì cái phương pháp này nó chưa có tới cái rốt ráo.

(22:01) Cũng như bây giờ Thầy nói cái tâm của mình, sáng mình ăn, trưa mình ăn, chiều mình ăn. Bây giờ ăn một bữa, sáng thấy đói bụng, muốn cho nó phá được được cái trạng thái đói bụng này thì phải tu quán vô lậu, làm cho tâm tham ăn nó dừng lại đi.

Vậy thì phải quán như thế nào? À nói thực phẩm bất tịnh, nó dơ bẩn, nó thiu thối, thì cái đó hẳn nhiên nó phải có rồi. Nhưng mà bây giờ nó đâu có thấy bất tịnh đâu, nó thèm đây này, nó đâu có thấy bất tịnh. Cho nên mình phải quán bất tịnh, mà quán làm sao mình bình thường mình không tưởng ra thôi, hễ mình tưởng ra mình thấy cái món ăn nó thiu, mốc meo lên, nó chảy nước nhớt nó ra nước vàng ra, thì trong đó nó làm cho mình thấy gớm quá không ăn, nhàm chán đi. Thì như vậy rõ ràng mình tưởng ra cái nó nhàm chán liền. Còn bây giờ mình tưởng ra mà nó không ra hình dạng gì mà nó gọi là bất tịnh, mà nó cứ thấy nó ngon thì cái đó nó chưa, mình tu chưa tới.

Cũng như cái bài luận văn con chưa tới kết luận mà con sử dụng nó thì không có được đâu. Con tu phải tới nơi tới chốn, con hiểu chỗ đó chưa?

(22:56) Cho nên khi mà quán, khi mà cái đề tài nó ra rồi, mình thấy nó dừng rồi thì đừng có ngang đó mà tôi suy tới đây nó còn suy tư cho đến tới cùng của nó để thấu triệt. Khi thấu triệt rồi vừa dứt tri kiến đó một lần thì nó thấm nhuần được cái lý đó rồi. Mà con càng suy tư cái lý đó càng sâu sắc hơn, nó làm cho con có tri kiến hiểu biết sâu sắc, cái đó là thuộc về Chánh Tư Duy rồi.

Cho nên khi nó thấy tâm mình an rồi nhưng mà mình tiếp tục tư duy ở trên cái đối tượng đó cho nó rốt ráo, thật rốt ráo. Vì cái rốt ráo, thật rốt ráo đó, nó ít có đến nữa. Còn nó chưa có rốt ráo mà con thấy à bây giờ nó hết rồi, thôi dừng lại, thì lát nữa nó len vô đó, nó không có chịu yên.

(23:36) Phật tử: Tại vì, kính bạch Thầy, như vậy là con hiểu lầm ở chỗ này. Có lần con nghe Thầy dạy là giả dụ nếu tâm mình thanh thản thì cứ nghĩ thanh thản, chứ đừng có sinh sự mà tu. Cho nên là con nghĩ bây giờ, thí dụ như như khi nó khởi lên một niệm ác như thế, thì đó là cái ác pháp rồi, thì con cũng tu tập quán vô lậu như lúc nãy Thầy dạy con đó. Nhưng mà con khởi lên một, hai phút là nó lại biến mất à, thì con nói à thôi như vậy thì không lý bây giờ mình cứ gợi nó lại, thì thôi nó biến mất rồi cứ để nó biến mất. Nhưng mà sau đó nó quay trở lại, như vậy rõ ràng cái tu tập tụi con thấy là nó khó là nó khó ở cái chỗ đó.

Bây giờ con thấy Thầy chỉ dạy cho con là cứ làm hết bài luận văn, rồi thì tự động nó đi xa ra, có khi là một vài ngày sau nó quay lại. Dạ nó quay trở lại thì mình tiếp tục làm bài luận văn khác. Chẳng hạn như bây giờ đầu tiên là mình làm bài luận văn về nhân quả, bây giờ mình chỉ cho con cái uống thuốc, sau đi bệnh viện, mình lo tiền cho nó xong rồi, nhưng nó vẫn quay trở lại, thì như vậy thì vấn đề ở đây là vấn đề giải quyết được cái ái kiết sử.

(24:30) Trưởng lão: Ái kiết sử, mình làm cái bài luận về cái đề mục về ái kiết sử, chứ không có nhân quả nữa. Coi như nhân quả mày tao đã làm xong, tao thông suốt rồi mà mày chưa có giải quyết nổi mày, tao bây giờ giờ tao giải quyết về ái kiết sử. Thì bây giờ nếu mà ái kiết sử nó không hết, tao sẽ làm một cái bài luận về Thập nhị Nhân duyên. Cho nên nhiều bài này nó làm tri kiến của tao sáng suốt, mày ló mặt đâu nó chặn đứng mày hoạt động, không có vô đây được nữa, con hiểu chỗ đó chưa. Nó nói thông suốt hết. Cho nên phải siêng năng, chứ làm biếng không, mới có làm thấy nó yên, nó thanh tịnh, nói thôi để cho nó giữ thanh thản, thì coi như bị ức chế.

Phật tử: Dạ bạch Thầy, cái này là con mới thấy thêm một điều nữa đó là cái tâm mình nó lười suy nghĩ, và nó lười tư duy.

Trưởng lão: Đúng đó con, mình bắt buộc phải làm việc, chớ còn…​

Phật tử: Nó lười nó buồn suy nghĩ nữa. Mà con thấy thí dụ bây giờ, khi mà tụi con thí dụ như là tư duy thường xuyên về một vấn đề gì, thì tâm tụi con nó thành thói quen. Mà không tư duy, thì một thời gian sau là nó lụi dần, muốn khởi lên tư duy thì nó làm biếng Thầy ơi.

(25:27) Trưởng lão: Đúng rồi, con nói cái đó đúng, bởi vì bản chất của mình là bản chất lười biếng. Nếu mình không chịu khó siêng năng thì nó không siêng năng, mà hễ siêng năng rồi thì bắt đầu nó bắt trớn được nó siêng năng. Cho nên vấn đề tu tập thì cái gian đoạn nào phải đi vào giai đoạn đấy. Bởi vì giai đoạn con phải tu Định Vô Lậu, quán xét như vậy thì con phải quán xét chín chắn, mà đến cái giai đoạn khác thì nó phải tu khác. Nghĩa là giai đoạn này con triển khai tri kiến để con sống cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Do đó là cái giai đoạn này con phải hoàn thiện trong cái sức tỉnh thức, tập cái tỉnh thức. Để rồi áp dụng trong quán xét của vô lậu, do đó hơi thở con.

À bây giờ trong cái hơi thở Thầy nói, tại sao mà Thầy dạy chuyên hơi thở mà có lúc Thầy dạy tổng hợp hơi thở. Nghĩa là bây giờ hít vô tôi biết tôi hít vô, mà đang hít vô như vậy bỗng nhiên có cái niệm, thì đem cái tác ý trên cái niệm đó để mà tác ý trên cái niệm đó. Hay là câu hữu với Định Vô Lậu quán xét chứ không có ôm cái hơi thở mà thở ức chế nó. Đó là tổng hợp tất cả các pháp lại, kết hợp lại tức là câu hữu đó, để mà tu trong cái giai đoạn mà để triển khai tri kiến của mình, lấy cái sức tỉnh mà triển khai cái sự hiểu biết, con hiểu không. Bây giờ con tỉnh trong hơi thở nè, hít vô thở ra, con biết hơi thở ra vô. Mà bây giờ có cái niệm, thì lấy cái sức tỉnh của hơi thở mà hồi nãy mình đang biết hít thở mình triển khai cái này ra. Thành ra cái này nó rất quan trọng.

(26:41) Rồi sau đó bây giờ đi vào chuyên thì nó khác rồi, nó tới cái giai đoạn thứ hai là giai đoạn chuyên rồi, chuyên sâu. Bây giờ hít vào thở ra tôi chỉ tu một cái này thôi, mà hoàn toàn có niệm khác kệ nó tôi không cần thiết. Cứ năm hơi thở tôi tác ý một lần. Bây giờ có niệm thì nó tới năm hơi thở tôi phải tác ý rồi. Mà hễ tác ý thì nó dừng, cho nên bây giờ nó cứ dừng ngay dừng ngay chứ không còn ngồi đó mà quán vô lậu nữa, tới cái giai đoạn khác.

Rồi tới cái giai đoạn thứ ba thì con thấy, từng cái lệnh nó đi trên từng cái hành động, cho nên cái hành động thí dụ như đưa tay ra, cái tay tôi đưa ra, còn cái lệnh của mình nói “Tay đưa ra”, thì mình thấy cái tay mình đưa ra một đường với cái lệnh của mình, với cái biết của mình trên cái, thì như vậy mới tỉnh thức thôi, chứ chưa phải định tĩnh. Còn bây giờ định tĩnh ấy, khi cái tay đưa ra, thì khi đó cái đầu của mình, cái ý của mình nó bảo “Cánh tay mặt đưa ra”, một cái lệnh như vậy thì lần lượt cái tay mặt của mình nó đưa ra. Thì khi mà ra lệnh như vậy rồi, thì mắt và ý, cái cảm giác của nó, nó nhắm vào cái cánh tay của nó hết rồi. Nó nằm trọn ở trên này hết, nó định trọn ở trên này hết. Bắt đầu nó mới đưa ra, còn mình chưa có trọn mình vội vàng đưa ra thì nó chưa có định đâu, nó mới có tỉnh thức thôi.

(27:37) Cho nên con đi con biết con đi là con mới tỉnh thức. Còn bây giờ tới cái lệnh nó rồi, cái hành động của con nó biết sau, cho nên nó rất chậm. Vì vậy nó biết rất là trọn vẹn từng cử chỉ của cái rung động của cái thân nó, tức là thân hành của nó, thì cái đó là Thân Hành Niệm. Cho nên pháp này là pháp định tĩnh, còn pháp kia là pháp tỉnh giác. Tỉnh giác để áp dụng vào cái tri kiến của chúng ta triển khai cái tuệ, cái Chánh Tư Duy của nó, để giúp chúng ta giải thoát tất cả các lậu hoặc thô, còn cái lậu hoặc vi tế nó không có hiện ra đâu, cho nên mình dùng cái này nó không bao giờ quét ra được. Cho nên bắt buộc dùng cái sức định tĩnh này nó mới quét ra cái này, nó mới (…​)

À nó có nhiều giai đoạn tu tập ở trong này nó mới đi đến chỗ mà quét hết tham, sân, si mới nổi. Tham, sân, si tầng mới vô là tầng thô, dễ nhận ra lắm, rồi cái tầng vi tế, tầng trung trung của nó thì nó có khó nhận rồi nhưng cũng còn dễ. Còn tầng vi tế thì không thể nào mà cái ý thức của chúng ta nhận ra nó đâu, chỉ còn cái sức định tĩnh thì mới quét ra được cái này. Nó giống một ánh sáng nó xoẹt cái nó mất liền, nó xẹt liền nó mất à, đó là nó vi tế lắm rồi. Cho nên mình phải dùng cái sức định tĩnh này mình mới quét cái này ra được. Mà nếu ngay từ lúc đầu người còn thô mà dùng sức định này thì bị ức chế toàn bộ, nó phản ứng lại. Coi như không, mình không lọt vào tưởng thì mình sẽ bị phản ứng bằng cái thọ, nó làm cho mình rất khổ đâu không tu nổi đâu. Cho nên mình mới tu từng giai đoạn, có ba giai đoạn tu ở trên Tứ Niệm Xứ.

3- TU TẬP THÂN HÀNH NIỆM

(28:59) Phật tử: Dạ mô Phật! Thưa Thầy ví dụ khi con tu tập Thân Hành Niệm, thì cái Thân Hành Niệm này là giai đoạn chuyên sâu rồi. Nhưng mà cái này tụi con tu tập Thân Hành Niệm như là tập thành cái thói quen thôi, để mình tập ra lệnh cho tâm và thân mình hoạt động. Thay vì trước kia là thân hoạt động chỉ dựa trên cơ sở là phản xạ thôi, có nhiều cái hoạt động là do phản xạ, bây giờ mình xen vô mình điều khiển cái phản xạ của mình để ra lệnh cho nó. Thì thưa Thầy con thấy có những trở ngại thế này. Thí dụ như bây giờ tụi con tu, quy định một thời tu là 30 phút, nhưng mà hai chục phút đầu tụi con có thể kiểm soát được nó, thí dụ ra lệnh nó làm thì nó làm. Nhưng mà mười phút sau hình như là tâm mình mệt mỏi không kiểm soát nổi, con hít vô con cũng không biết là hơi thở thứ mấy đây, dạ, đó đó.

(29:51) Trưởng lão: Đúng rồi, bởi vì khi mà con tu, cứ tu. Bây giờ cái sức của con, con biết là thay vì 30 phút, mà bây giờ 10 phút sau nó có cái trường hợp nó xảy ra, như vậy sức mình chưa đủ, không có nên tu tới 30 phút. Mình biết là tu rồi mình thấy cái chỗ là nó lười biếng là biết nó không làm việc cái lúc này rồi, cái thời gian này nó làm việc không nổi rồi. Thì biết sức nó làm việc không được cái chỗ này đâu, thì mình lui trở lại cho nó vừa sức thôi. Rồi bắt đầu mình tu với cái sức của mình đó.

Rồi bỗng dưng nó hiện ra cái sức định tĩnh, chứ không phải mình tập như vậy nó định tĩnh đâu. Nó hiện ra tức là 7 cái giác chi nó sẽ xuất hiện ra cho mình, để rồi mình thấy sao bữa nay tự nó tỉnh quá trời như thế này, đi nó cũng nhẹ nhàng như thế này, thân tâm gì nó cũng hoan hỷ, nó làm cho mình thấy thích thú chứ. Còn mọi lần mình tu thấy nó nhọc nhằn thiệt, nhưng mà hôm nay nó khác, tức là nó đã lọt vô. Mà nó lọt vô đó nó có thể kéo dài trong một giờ được. Nhưng mà nhất định là 30 phút tôi tu là tôi tới 30 phút tôi xả thôi chứ tôi không có ham nó nữa. Tức là mình lìa được, ly được cái tham, chứ còn không khéo nó dụ mình nữa. À thế cho nên à bữa nay ngon quá thôi ráng tu cho nó tốt, vậy mình chết rồi, không có được. Cho nên mình tu có tốt thì cũng đến 30 phút, còn không tốt cũng ôm chặt pháp mà tu thôi, cứ như vậy thôi.

Cho nên bây giờ con thấy căn cứ vào cái chỗ thời gian tu 30 phút mà có được có 20 phút à, còn có 10 phút sau coi bộ nó làm biếng rồi, thì mình biết cái sức của mình nó không có đủ cái chỗ này đâu. Mình ép nó thì coi như là sẽ không có kết quả gì đâu, phí uổng. Nghỉ đi, xả nghỉ đi để chút tôi tu lại.

(31:10) Phật tử: Bạch Thầy, như vậy tụi con chỉ tập cái tu, như bản con, thì con tu tập cái Thân Hành Niệm này là nó có nhiều mục đích. Tại vì cái mục đích thứ nhất là con phải rèn luyện cho mình cái ý chí. Cái thứ hai là mục đích là con phải tự ra lệnh cho thân của mình. Và cái thứ ba nữa là vì cái đầu gối của con bị viêm khớp lâu nay, nhưng khi con tu tập Thân Hành Niệm thì bắt đầu nó tương đối êm. Sau đó thí dụ con ngồi thêm mười lăm phút tu Định Niệm Hơi Thở thì dễ chịu hơn. Nhưng mà có một cái lấn cấn thế này, rõ ràng cái tu Thân Hành Niệm là ức chế hơi nhiều phải không Thầy? (Trưởng lão: Đúng rồi, ức chế cao độ mà). Ức chế nhiều cho nên nó kẹt, thỉnh thoảng nó bị kẹt vô hơi thở. Thí dụ như năm phút đầu thì không nói, năm phút sau hơi thở bắt đầu nó nặng. Nó nặng thì lúc này con khởi lên tác ý là hơi thở bình thường trở lại, như vậy thì nó có sai pháp không Thầy?

(32:05) Trưởng lão: Không sai pháp đâu. Con phải tác ý bởi vì trong khi mà tu như vậy đó, một là con dùng cái Thân Hành Niệm con ra lệnh mạnh. Thay vì con thấy mình không cán nát nó nổi bằng phương pháp Thân Hành Niệm, thì mình dùng phương pháp tác ý để cho trạng thái hơi thở nó giảm đi, chứ không khéo nó sẽ làm cho con rất là khó thở. Thí dụ như vậy con sẽ tác ý, nếu mà cán nát qua nó cũng vượt qua à, nó sẽ thông. Khi hơi thở nó như vậy, con cứ ôm chặt lấy cái pháp, phải nhiếp chặt cái hơi thở, ra lệnh từng hơi thở cái hơi thở một phải rõ ràng từng cái hơi thở một. Con cứ ra lệnh, kệ nó làm gì nó làm, con sẽ vượt qua thôi. Bỗng nhiên hơi thở con nó thông suốt, nó nhẹ vô cùng lận. Mà con sợ nó con tác ý thì nó nhẹ đó nhưng không bằng con cán nát nó được, bởi vì phương pháp Thân Hành Niệm là phải nhiếp phục tất cả những chướng ngại, mà nếu để chướng ngại cản trở mình thì bánh xe không chạy nữa.

Bởi vì nó là cái xe, mà cái xe bị chướng ngại không cho chạy, không chạy cán qua được thì cái xe phải đứng lại. Mà cái xe phải đứng lại thì bây giờ con tác ý cái xe phải đứng lại rồi, nó không đi ở trên thân hành nữa. Còn con thây kệ mình nhất định là chết bỏ, nhất định là tao phải cán nát mày, tao không sợ nữa. Do đó ý chí quyết định như vậy thì bắt đầu nó có xảy ra gì đi nữa cũng vẫn ôm chặt Thân Hành Niệm, ra lệnh rất là chặt chẽ, kỹ lưỡng. Tới hơi thở thì phải một, hai, ba, bốn, năm rồi bắt đầu đứng dậy liền. À cứ như vậy theo hành động đó sẽ cán sạch hết.

Mà khi nó cán sạch tức là khi bị chướng ngại đó nó cán cái đó rồi, nó qua được rồi thì xe nó có cái trớn nó đi rất là bon. Tức là sau khi gặp khó khăn, tu cái pháp Thân Hành Niệm mà con gặp cái khó khăn nào đó, mà con vượt qua khó khăn là nó đền bù cho con một cái hạnh phúc rất lớn phía sau. Bất kỳ khó khăn nào. Bây giờ con đang tu mà cái chân nó đau quá, nhất định là gãy bỏ thì thôi, nhất định là tao cũng đứng dậy đi này kia, gan dạ chứ không có nhiếp nữa, bởi vì nhiếp phục cái đau, thậm chí như đau điếng mà đức Phật nói đau điếng cũng phải nhiếp phục nó. Nhiếp phục được hết, thì ở phía sau đó nó sẽ trả cho mình một quả rất lớn.

(34:00) Phật tử: Mô Phật! Thưa Thầy bây giờ con làm thử một giai đoạn của Thân Hành Niệm Thầy xem thử. Thí dụ như bây giờ con ngồi ở ngoài, con bước vô chiếu, con ra lệnh: “Bước vô chiếu”, để chân ngồi lên ghế thì con ra lệnh là “Kéo hai quần lên, ngồi xuống, khoanh chân lại; cầm chân trái đặt lên đùi phải, cầm chân phải đặt lên đùi trái; tay phải để lên chân trái, tay trái để trên tay phải; ngồi kiết già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, thở”, thì cái chỗ thở này bạch Thầy lúc con tác ý tới đây thì gặp lúc cái hơi thở con nó đang thở ra, thì con phải chờ cho hơi thở ra xong hết rồi con mới Trưởng lão: Mới lấy cái hơi thở đó mới đúng.

Phật tử: Lấy cái hơi thở vô, rồi con ra lệnh “Thở”, xong con bắt đầu thở vô. Thở ra, xong con đếm một là con cũng nhắc là: “Thở vô”, nhắc tâm là “Thở ra”, lần thứ hai, ba, bốn xong rồi thứ năm, năm thì con nói là lúc đang thở ra xong là con hơi thở gần như sáu, bắt đầu hít vô thì con mới tác ý là: “Buông hai tay ra, cầm chân phải bỏ xuống, cầm chân trái bỏ ra, chống hai tay đứng dậy, đi kinh hành”, là chân phải bước một, chân trái bước hai. Thì mô Phật bạch Thầy là giai đoạn đầu, cũng như vừa nãy con nói là, thỉnh thoảng là, thí dụ như ban đầu thì đúng là tạp niệm còn xen vô, nhưng mà lần lần là con thấy có giảm. Nhưng mà tới khoảng 20 phút, 25 phút thì tâm con bắt đầu nó đừ ra theo dõi hết nổi nữa, đến nỗi con cũng không nhớ là con thở hơi thở thứ mấy nữa.

(35:30) Trưởng lão: Bây giờ về cái phần mà tập như vậy, thì con đã tập thử cho Thầy xem rồi đó, cái đó là con đang tập ở phương pháp Chánh niệm Tỉnh giác, chứ Thân Hành Niệm không phải vậy con. Thân hành niệm phải tập như thế này, để Thầy làm cho con xem. Nó đi từng hành động rất chậm, chứ không nhanh như vậy đâu.

Bắt đầu bây giờ đây con thấy nè, Thầy để xuôi hai tay, bởi vì hoàn toàn nó chỉ chú ý vào một hành động rất là duy nhất của nó, nó kiên cố, chứ không thể nào hai hành động, hai tay như thế này, rồi hai chân nữa, nó chú ý cả như vậy thì nó bị phân tâm. Mặc dù nó biết tổng quát thì nó biết đó, nhưng mà cái chuyên chú vào một hành động thì nó không rõ.

(36:08) Cho nên bây giờ Thầy bảo hai cái tay, Thầy muốn trói cho nó chặt ra sau vậy đi, để cái chân Thầy còn bước thôi, cho nên Thầy bảo “Tay trái để ra sau lưng”, tức là Thầy ra lệnh rồi từ từ cái tay để ra sau lưng, rồi từ từ Thầy mới quan sát kỹ hành động đó, để tay ra sau lưng, nó chậm lắm. À bây giờ “Tay trái để sau lưng” đó Thầy tập trung cảm giác từ trên cánh tay Thầy xuống này, xuống tới bàn tay, cái cảm giác. Và nhiều khi mới đầu Thầy tu Thầy còn nhìn nó nữa, chú ý nó nữa chứ đừng nói chuyện. Thành ra Thầy phải biết nó này, do đó Thầy mới đưa cánh tay ra, Thầy thấy cái hành động nó đưa ra, nó để ra, cụ thể rõ ràng. Bây giờ Thầy nói “Tay mặt để lên tay trái”, thì bắt đầu khi mà cái lệnh của Thầy nó hối thúc vậy rồi, thì bắt đầu cái tay mặt của Thầy mới chưa có giơ cái tay mà mới cả cái cảm giác của Thầy trên cánh tay và cái mắt của Thầy nó liếc qua bên đây nó nhìn cánh tay nó nè. Bắt đầu Thầy thấy cánh tay Thầy nó đưa ra như vậy, cái cảm giác của Thầy ở trên cánh tay nó từ từ đưa ra.

(37:00) Đó là Thân Hành Niệm nó tập trung rất kỹ đó con, nó ức chế cao lắm chứ không phải thường đâu. Rồi bây giờ nó mới ra lệnh “Chân trái bước”, thì bước thì nó sẽ nhón cái gót lên, nó coi từng hành động của bàn chân nó nè, giở gót lên như vậy là nó lưu ý cái hành động của chân rồi. Rồi bắt đầu mấy cái ngón chân mới giở lên nè, thì nó lưu ý ở dưới giở lên, nó lưu ý cái đầu gối nó nè. Đó bắt đầu cảm giác của nó ngay từ ở bàn chân chạm đất, mấy con thấy, bây giờ nó giở lên thì nó lưu ý co cái đầu gối này lên rồi tới đùi này. Rồi bắt đầu nó mới để mấy ngón chân nó xuống rồi tới cái gót nó con.

Đó nó từ từng cái hành động nó rất cụ thể, rất rõ. Mà con tập kỹ như vậy từng cái hành động đừng có sơ ý. Bắt đầu thì nó khó, nhưng mà sau đó con tập, con đi rất chậm chứ đâu có lẹ được. Nó đi từng cái từng cái như vậy nó kiên cố lắm, con hiểu không?

Còn con đi mà như thế này thì nó biết nhưng mà ngược với cái hành động. Còn cái này hoàn toàn cái biết nó ra lệnh trước, rồi nó quan sát rất kỹ cái hành động của nó, nó đi từ từ, nó đi từng chút, thì đó là Thân Hành Niệm. Nó mới định tĩnh được chứ , còn kia chỉ là tỉnh thức thôi, mà cái này nó định tĩnh, bám chặt trên đó rồi nó mới làm, nó chưa bám chặt nó không làm.

(38:06) Phật tử: Tức là mình tác ý ra lệnh từng chút một, và mình theo dõi. Khi mình ra lệnh là nó cử động…​

Trưởng lão: Rồi bắt đầu mình mới quan sát, nó đương bất động mình quan sát sẵn, nằm sẵn ở trên cái thân hành của nó. Như cái tay nó sẽ hành cái hành động đó, thì bắt đầu cái cảm giác của mình với quan sát nó nằm ở trên này rồi, nó nằm ở trong lúc nó bất động. Khi đó nó đưa ra thì nó quá cụ thể, rõ ràng. Nó không còn sót ở chỗ nào, con thấy chưa. Nó điều khiển một cách rất là kỹ lưỡng.

Như vậy con chỉ tu trong vòng chừng, đi trong vòng chừng 20 bước hoặc là ngồi hít thở năm hơi thở, thì nó xuất hiện cái định, cái giác tri của nó xuất hiện rồi. Nó có sự an lạc, nó có tinh tấn của nó xảy ra cho con rồi. Còn con tu như vậy nó không xảy ra cho con, tới 20 phút sau nó làm con hết muốn, nó lười biếng, nó mệt mỏi. Đó là mức tỉnh thức của nó thôi, nó không thể nào nó tỉnh thức để thực hiện cái tri kiến của nó thôi.

(39:03) Còn cái này nó thực hiện định tĩnh để nó thực hiện 7 giác tri. Mình tu đúng thì nó xuất hiện ra, tu không đúng thì không xuất hiện đâu. Mà nó xuất hiện ra con thấy cỡ nó lọt vô cái vòng này con đi suốt đêm không sao hết, nó khoẻ lắm, mà hai chân của con không bao giờ nó mỏi, nó an tịnh thân lắm, nó làm cho thân con an ổn vô cùng. Con thấy, trời ơi! Như vầy mình tu nó đâu có uổng công đâu. Hễ nó lọt vô vòng đó thì con thấy tu không có uổng công đâu, cái đầu nó trống rỗng không, nó không phòng dật ra ngoài đâu. Nó luôn luôn nó định trên cái thân hành của con, cái lệnh ra rồi nó bám chặt trên cái cánh tay, rồi bám chặt trên chân con. Rồi chân con nó động đậy như thế nào thì nó ở trên đó hết, không sai chút nào. Tự cái tâm của mình nó bám trên đó.

Bởi vì Thầy nói pháp Phật hay thiệt chớ, tu rồi mới thấy kết quả vĩ đại. Nhưng mà cái này là cái phương pháp rốt ráo. Đầu tiên mà đưa vô vào những người chưa tu bị ức chế cao lắm, chịu không nổi đâu.

(39:50) Phật tử: Dạ con biết, cho nên tụi con chỉ tập một thời là tụi con tập có 30 phút thôi, chứ không có tập liên tục kéo dài được.

Trưởng lão: À tập ít vậy thôi, để vừa với sức của mình, rồi sau đó tuần tự nó xuất hiện cái sức định tĩnh, cái tâm mình nó định trên thân hành của nó, tự nó xuất hiện nó định. Còn bây giờ mình tập cho nó định nhưng sự thật nó chưa định, tự nó xuất hiện nó định. Mà nó định rồi thì thấy rõ ràng là tâm định nó khác xa cái lúc mình tập, nó không giống lúc mình tập đâu.

4- GIÁO TRÌNH TU TẬP CHO NGƯỜI CƯ SĨ

(40:18) Phật tử: Mô Phật! thưa Thầy, thực ra lâu nay cách thức tu tập cho những người cư sĩ chúng con, nhân quả gia duyên, ràng buộc nhiều quá. Hồi trước cũng có những huynh đệ phải tham vấn Thầy, thì Thầy nói sau này có thời gian Thầy sẽ viết giáo trình tu tập cho tụi con, chứ hiện nay thì giáo trình chưa có. Mà tu tập người cư sĩ mà viết trên sách cô Diệu Quang phụ trách, thì con thấy gần như là một diễn đàn thôi, chứ cũng chưa có…​

Trưởng lão: Đâu phải con, thay vì cái này là phải để tên như Thầy này mới đúng: “Tu sĩ và cư sĩ cần nên biết”, nên biết cái này ở trong đạo Phật thôi. Cái tên nó như vậy chứ không phải giáo án tu tập cho người cư sĩ đâu.

Phật tử: Cái giáo án thì con nghĩ như cái nội dung từ cuốn một đến cuốn bốn gần như diễn đàn trao đổi những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của cư sĩ cũng như là tu sĩ thôi.

Trưởng lão: Giống như nguyệt san, đặc san nào đó thôi, chứ chưa phải đâu. Bởi vì cái diễn đàn này là để cư sĩ ở mỗi nơi, nói lên những điều kiện người ta nhìn thấy, hoặc là người ta tu những cái gì đấy được hay không được, để mình rút tỉa kinh nghiệm đó để mình tu ở trên đó. Đó là diễn đàn để trao đổi nhau cái sự tu tập thôi. Cho nên nhận xét của con rất đúng.

(41:31) Nhưng mà cái tên đó là do từ khi cái người gợi ý Thầy, thì Thầy không có thời gian để viết giáo án tu tập cho người cư sĩ, cho nên lấy tên đó mà đặt cho nó có thời gian mình học hỏi những cái sai cái đúng chứ còn chưa phải giáo trình đâu. Giáo trình phải đi từ người cư sỹ mới bắt đầu tu, phải tập tu cái gì, làm cái gì cái gì, từ cái dễ cho đến cái khó, trong giai đoạn của người cư sĩ thôi. Mà cái giai đoạn của người cư sĩ để chuẩn bị cho người tu sĩ chứ không phải gì. Nếu mà người tu sĩ mà không chuẩn bị cho cái giai đoạn mà người cư sĩ tu, thì người cư sĩ vào tu mất căn bản. Nó cũng là căn bản cho tu sĩ sau này, cho nên cái giáo trình của người cư sĩ là căn bản cho tu sĩ, sẽ tiến tới giai đoạn trở thành tu sĩ, thì cái người này phải tu hết những cái này, thì nó mới được.

Thì trong khi đó, thay vì viết bộ sách này ra, thì phải có một bộ sách đạo đức nhân quả, thì khi đó các con mới hiểu được nhân quả, thì nó là đạo đức của người cư sĩ. Vì vậy cho nên cái bộ sách đạo đức nhân quả này nó chỉ ra được cái cuốn một, mà nó còn 10 tập nữa. Thì sau khi 10 tập này rồi, thì lúc bấy giờ mới viết giáo trình tu tập cho người cư sĩ, thì nó mới có chỗ mà nói. Bây giờ nói mà bây giờ tôi chưa biết cái đạo đức nhân quả đây thì tôi làm sao tôi biết tôi giữ gìn đạo đức tôi được, cho nên nó chưa có. Vì thế Thầy đang lo cái vấn đề bộ sách Đạo Đức xong rồi, thì các con có giáo trình.

Nghĩa là bây giờ tiêu chuẩn của nó mấy con phải những cái gì, mấy con cần biết là cái đạo đức này mấy con phải học. Học để mà mấy con giữ gìn cái đạo đức này, giữ rồi thì đây là giáo trình mấy con phải tu tập cái pháp gì pháp gì, để giữ được đạo đức này. Chứ không phải nói giữ là mấy con giữ được liền đâu, có cái làm được, có cái làm không chứ đâu phải mọi cái làm được. Muốn làm được cho hết các đạo đức này, thì phải tập tu cái này. Đó nó phải vô cái giáo trình của nó rồi. Cái giáo trình của nó bắt đầu phải tập những cái gì cái gì, nó sẽ dẫn ra, để các con biết cách thức mà tập. Để cho áp dụng vào cái đạo đức này mà các con trọn vẹn, là coi như là cái bộ sách đạo đức nhân quả này, coi như là cái bộ giới luật của mấy con, nó không còn vi phạm nữa.

(43:31) Nhưng mà giới luật này là giới luật tự giác chứ không phải là, pháp luật tự giác chứ không phải là bắt buộc, không ai bắt buộc mình hết. Nhưng mà tự giác, tự giác bằng cái sức rất là thông minh sáng suốt của mình, chứ không phải bằng cái sự ngu muội. Đó là cách thức cái giáo trình tu tập của các con nó giúp các con có sự thông minh để áp dụng cái này. Rồi có những ý thức lực để các con sử dụng khi mà bị đắm chìm một cái gì trong ác pháp, mà mình không có thể nào mình ngăn, diệt nó được.

Thí dụ như bây giờ mình đang nghiện rượu, nếu mà nghiện rượu nghĩa là mình thiếu đạo đức chứ gì, muốn cai rượu phải dùng cái pháp gì để mà cai đây. Bởi vì mình đang bị đắm nhiễm nó rồi, mình ghiền nó rồi. Nghiền muốn bỏ ghiền này đâu phải dễ đâu. Cho nên phải có phương pháp để người ta cai cái này ra, diệt cái này ra cho được. Mà diệt cho được thì cái đạo đức này người ta mới giữ được. Nó khó chứ đâu phải dễ, cho nên phải có cái pháp hành nó kèm theo. Như vậy giáo trình của nó sẽ, khi mà cái bộ sách Đạo Đức này ra, thì cái giáo trình nó mới được ra.

Thì Thầy mong rằng, điều kiện thuận tiện, sức khoẻ Thầy cho nó khỏe, thì chắc chắn là cái bộ sách Đạo đức này trong vài năm nó mới hoàn tất được. Nó hoàn tất xong thì mấy con mới có bộ sách giá trị để xây dựng đời sống tốt đẹp của mỗi cư sĩ. Rồi bây giờ cái giáo trình để mấy con áp dụng được cái đạo đức, chứ không phải đạo đức nói xuông rồi chơi vậy không, nó không phải đâu, mà còn phải biết cách áp dụng, thì phải có giáo trình luyện tập mới áp dụng được.

Phật tử: Ví dụ đời cũng vậy, thí dụ người ta biết tác hại của rượu, tác hại của thuốc lá, biết hết. Nhưng phương pháp từ bỏ những cái đó khi người ta bị đắm nhiễm thì người ta biết nhưng người ta bỏ không được, nó đắm nhiễm rồi, nó không có phương pháp. Bạch Thầy, bây giờ người cư sĩ chúng con, trong quá trình tu tập có một phương tiện để hỗ trợ cho việc tu tập, tức là lập công bồi đức. Trước kia con nghĩ là tụng kinh, đi cúng dường tam bảo hoặc ấn tống kinh sách gọi là lập công bồi đức…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy