PHẬT TỬ NGHỆ AN 02 - CÁCH THỨC ĐƯỜNG LỐI TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [45:08]
Tên cũ: 3B_PhatTuNgheAnThamVan_CD2
(00:01) Trưởng lão: Nó sẽ giúp chúng ta thoát được bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Chúng ta sẽ làm chủ được cuộc sống. Chúng ta sẽ chấm dứt được tái sanh luân hồi. Chúng ta không còn tái sanh làm thân con người khổ đau này nữa. Đó là cái mục đích mà chúng ta đã hướng theo đạo Phật.
Còn kinh Bảo Tích tưởng tượng ra bốn phương tám hướng như vậy. Mà mỗi phương hướng như vậy đều có những cái tên đức Như Lai thật là kêu. Nhưng đó là danh từ tưởng mà thôi không thật có. Vì lịch sử loài người không chứng minh các vị Như Lai đó có mặt, có sanh ra làm người ở trong cái quả địa cầu này. Những người này ở đâu chúng ta không biết. Vì vậy mà chúng ta không chấp nhận họ. Bởi vì đạo Phật là đạo thực tế. Dạy chúng ta bằng ý thức. Chứ không phải bằng tưởng thức.
Cho nên đức Phật nói: “Ta nói một cái điều gì mà các vị Tỳ kheo, các con, các thầy mà nghĩ bằng tưởng thì ta có nói láo trong ta”. Đức Phật đã xác định điều đó. Mà nếu mà ta nói một cái điều gì mà ý thức chúng ta đã nhận xét cái điều đó có lợi ích cho mình, có lợi ích cho người thì hãy tin đó là đúng. “Còn nếu mà ta nói cái đó mà nghĩ tưởng ra mà hiểu thì cái đó ta có nói láo trong ta”. Đức Phật xác định cái điều đó rất rõ ràng.
Vì vậy mà khi chúng ta không biết cái vị Như Lai đó như thế nào, thế mà nói phương Đông thì có một vị đó như vậy, mà vô lượng vị Như Lai vậy. Thì bây giờ chúng ta phải lấy cái tưởng mà chúng ta hiểu, để hiểu cái các vị Phật đó. Thì như vậy rõ ràng là có nói láo rồi. Đức Phật đã xác định cái điều đó mà. Ai nói điều đó là có nói láo rồi. Chúng ta không tin.
(01:29) Còn bây giờ ai nói rằng không có đức Phật Thích Ca. Thì chúng ta nói rằng có đức Phật Thích Ca. Tại vì lịch sử đã chứng minh có một cái con người ở nước Ấn Độ, có vợ có con, con một vị vua. Rồi bỏ đi tu, rồi giải thoát, rồi thành lập ra một cái đạo, cái đạo đó gọi là đạo Phật. Do đó bây giờ ai nói không có đức Phật Thích Ca thì chúng ta không chấp nhận. Vì lịch sử đã có chứng nhận cái điều đó rồi.
Còn trái lại những cái người, những nhân vật mà không có trong lịch sử thì những nhân vật đó là nhân vật tưởng mà thôi. Đó cho nên vì vậy mà chúng ta là một con người chúng ta phải lấy một cái trí tuệ thông minh sáng suốt nhận định cái nào có chúng ta tin, cái nào không có nhất định là không tin. Ai nói gì chúng ta cũng không tin.
Tôi phải thấy thật sự, tôi phải nghe thật sự những cái điều đó tôi phải chứng kiến bằng ý thức của chúng tôi, chứ không phải bằng tưởng thức. Tôi không thể thấy một cái mờ ảo như một cái bóng dáng gọi là ma, rồi chúng tôi tin đó là có linh hồn người, chúng tôi không tin điều đó đâu. Đó là cách thức của con người chúng ta phải thực, chứ không thể nào tin một cái điều bậy được.
Cho nên hôm nay những cái điều kinh sách Đại thừa là Thầy đã từng bảo đó là kinh tưởng. Nó không thật để giúp cho chúng ta đi vào con đường thực tế. Còn đạo Phật dạy chúng ta rất thực tế. Rất thực tế.
Cho nên trên con đường tu đó chúng ta phải lấy cái thực tế để mà cứu mình. Lấy cái thực tế để mà chúng ta sống trong đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì cái đó là cái thực tế, cái cuộc sống của chúng ta. Đem lại hạnh phúc cho mình cho người, đem lại sự giải thoát, đem lại cái sự sống trên hành tinh này trở thành một cõi Thiên Đàng.
Chứ đừng mơ tưởng cõi Thiên Đàng hay là cõi Cực Lạc nơi đâu cả. Mà chỉ ở nơi đây chúng ta phải tạo nó, nó sẽ có Cực Lạc ở đây, chứ không ai mà có cõi Cực Lạc nào mà để mà chúng ta trở về đó được. Cho nên bằng những cái sức lực của chúng ta, bằng những cái khối óc chúng ta, chúng ta sẽ tạo cảnh sống của chúng ta trở thành, biến thành nó là Cực Lạc ở tại đây chứ không phải ở cõi Tây phương đâu.
Đó cho nên hôm nay chúng ta tu là chúng ta đem lại cái cuộc sống chúng ta, cuộc sống của chúng ta tức là mọi người cùng sống trên hành tinh này trở thành một Thiên Đàng. Đó là cái mục đích của chúng ta. Từ lâu con người đã đem cái sức của con người ra. Từ xưa đến giờ người ta muốn biến thành cái cuộc sống của chúng ta trở thành Thiên Đàng. Nhưng mà vì chúng ta không hiểu được cái đường lối và cách thức cho nên chúng ta mơ tưởng, thành ra sống trong tưởng, có cái cảnh giới Cực Lạc, Thiên Đàng bằng cái tưởng, nó không thực tế rồi.
Cho nên chúng ta bây giờ không chấp nhận những điều này. Mà phải chấp nhận bằng sức lực của chúng ta phải tạo nó như thế nào? Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện thì nơi đó sẽ có Cực Lạc tại đó. Đó hôm nay thì con hỏi về kinh Đại thừa, Thầy tóm lại là kinh Đại thừa là những cái kinh không thật, là những cái kinh sống bằng tưởng tri chứ không phải bằng liễu tri.
(04:00) Bây giờ thì các con còn hỏi thêm gì nữa không?
Phật tử 1: Hồi nãy con có hỏi Thầy cái pháp tu mà sáng suốt. Trong cái sáng suốt, cái tỉnh thức là nó một hay là nó hai?
Trưởng lão: À nó một.
Phật tử 1: Dạ. Mô Phật.
(04:17) Phật tử 2: Dạ kính bạch Thầy! Cái điều kiện gì để mà cho một số tế bào não ở thuộc về mà phần tâm thức cho nó hoạt động? Rồi ở trong cái đó đó là nó có những cái lợi ích gì? Cái công dụng của nó hoạt động như vậy đó?
Trưởng lão: Về phần muốn cho… Ở trong cái bộ óc của chúng ta nó có ba cái nhóm tế bào não tạo thành những cái thức của chúng ta. Cái nhóm tế bào não mà tạo thành cái thức đầu tiên đó là cái nhóm tế bào não ý thức. Rồi cái nhóm tế bào não mà tạo thành cái tưởng thức của chúng ta. Rồi cái nhóm tế bào não mà tạo thành cái tâm thức của chúng ta. Nó ba cái nhóm.
Do đó hiện giờ chúng ta đang sống đang tiếp việc, đang tiếp duyên với nhau, đang nói chuyện nhau, đang thuyết giảng, đang trả lời, đang vấn đạo. Thì đó là cái nhóm tế bào của ý thức của chúng ta đang hoạt động. Tức là nó đang hoạt động trong đầu của chúng ta là nhóm tế bào ý thức.
Bây giờ trong khi chúng ta ngủ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta đều ngưng nghỉ không có làm việc. Thì cái nhóm tế bào tưởng thức nó hoạt động. Cho nên chúng ta chiêm bao. Chúng ta thấy mình trong giấc mộng đó là cái nhóm tế bào tưởng thức hoạt động. Do khi mà cái nhóm tế bào ý thức nó ngưng thì cái nhóm tế bào tưởng thức nó hoạt động. Cho nên chúng ta mới có mộng. Mà khi mà chúng ta còn đang thức với ý thức đó thì cái mộng chúng ta không có thực hiện được.
(06:00) Nhưng cái ý thức và cái tưởng thức của hai nhóm tế bào này, nó có thể câu hữu và nó kết hợp nó hoạt động. Như một nhà ngoại cảm. Nhà ngoại cảm họ có thể vừa là ý thức mà cũng vừa là tưởng thức. Nhưng mà đó là cái sự hoạt động nó cấu kết nhau. Nó, khi nó có một trường hợp nó xảy ra. Thì nó sẽ hoạt động được như vậy. Hay hoặc là do cái sự tập luyện của một cái người mà tu tập. Thì họ câu hữu được giữa cái ý thức và cái tưởng thức của họ hoạt động. Cho nên chúng ta thấy họ có thần thông. Họ biết được chuyện quá khứ vị lai của mình. Không phải ý thức của họ biết mà tưởng thức họ biết được chuyện quá khứ vị lai của gia đình của mình. Họ biết cũng như mình ở trong nhà của mình. Đó là tưởng thức hoạt động câu hữu với ý thức.
Còn trái lại đó muốn mà đánh thức được cái nhóm tế bào não mà tâm thức đó. Thì chúng ta phải dừng, phải cách thức tu tập phải dừng ý thức. Dừng sáu cái thức của cái thân của chúng ta. Dừng cái tưởng thức là cái thức mà có cái tế bào mà tưởng thức đó nó hoạt động đó phải dừng cái đó lại. Thì khi dừng tất cả những cái nhóm tế bào này thì tế bào tâm thức của chúng ta nó hoạt động.
Do đó nó có những cái sức thiền định để mà nó dừng được những cái này. Thì nó dừng được những cái này thì bắt đầu cái này nó phải hoạt động. Và nó hoạt động thì cái người tu sĩ đấy người ta sẽ dừng cái sự hoạt động của cái nhóm tế bào đó đó, mà người ta đưa, đưa cái sự biết của cái nhóm tế bào mà tâm thức đó đó, nó đi vào trong cái chỗ mà không có thời gian. Không có thời gian tức là không có quá khứ vị lai và hiện tại.
Cho nên về nhiều đời nhiều kiếp về quá khứ nó điều rõ biết rất rõ. Cũng như nó đang sống trong hiện tại của nó trong nhiều đời nhiều kiếp. Do đó cho nên nó đi nó đưa cái chỗ cái tâm thức đó đó đi đến cái chỗ không có không gian. Cho nên không gian nó không trải dài. Vì vậy mà ở bất cứ nơi đâu ở trong cái không gian này chỗ nào nó cũng điều biết hết chứ không phải là ở trên cái hành tinh này không đâu. Mà nó cả cái không gian vô tận này muốn nó đi đến cái chỗ nào đó, thì cái tâm thức của chúng ta sẽ đến ngay đó liền tức khắc.
Bây giờ Thầy đem một cái ví dụ chúng ta là những cái con người đang sống ở trong tưởng thức chứ chưa sống ở trong tâm thức. Mà cái cấp độ nó nhanh, cái độ mà cái tưởng thức nó nhanh. Nó nhanh hơn ánh sáng rất nhiều. Thầy đem một cái ví dụ để thấy cho nó rõ ràng.
(08:14) Bây giờ một cái người ngồi đây mà nghĩ tưởng ở qua bên Mỹ. Là nó nửa cái quả địa cầu chúng ta. Một người ngồi đây mà tưởng ra Trảng Bàng nó chỉ cách mấy cây số thôi. Thì cái từ đây ra Trảng Bàng thì nó ngắn, mà từ đây qua Mỹ thì nó xa. Thế mà cái người vừa, một cái người nghĩ gần và một người mà nghĩ xa đó. Thì cái tưởng chúng ta nghĩ ngay Mỹ đó và cái người mà nghĩ ở Trảng Bàng thì hai người đồng thời cũng đều là hiểu biết một cách, cái thời gian nó rất nhanh như vậy. Cho nên xa nó cũng như vậy mà gần nó cũng như vậy. Cái thời gian nó chớp mắt là chúng ta đã nghĩ tới đó liền. Có phải vậy không?
Cho nên cái tưởng của chúng ta nó đi rất nhanh vì vậy nó không có cái không gian. Nó không có không gian trải dài, cho nên vì vậy mà cái gần cũng như cái xa nó cũng đều ở trong cái khoảng thời gian của nó tích tắc là nó đã tới liền. Nó không có cái phải là như ánh sáng, bây giờ cái ánh sáng nó phải ở đây ra Trảng Bàng nó phải đi trong vòng một giây đi, cái ánh sáng nó sẽ tới ngoài đó. Thì nó phải qua bên Mỹ nó bao nhiêu giây nó mới tới.
Còn không cái này nó không cần có cái khoảng không gian dài như vậy đâu. Mà vừa nghĩ thì cái tưởng của chúng ta ngay đó là Trảng Bàng tới thì cái kia bên Mỹ nó cũng tới liền. Các con thấy cái tưởng nó không có thời gian và không gian.
Cho nên do đó mà cái tâm thức của chúng ta nó cũng không có không gian và thời gian như vậy. Cho nên dù là cái không gian này là vô tận nhưng mà muốn biết cái chỗ nào đó thì cái tâm thức của chúng ta nó sẽ đưa đi đến cái chỗ đó, nó đều biết cái chỗ đó mà nó đưa, chứ sự thật ra nó ở trên một cái điểm mà nó quan sát chứ nó không có đưa đi đâu hết. Vì đối với nó thì không có vô tận nữa. Đối với cái tâm thức chúng ta hoạt động thì nó không có vô tận nữa.
Bởi vì ở bên ngoài mà chúng ta thấy cái không gian này là một cái đại vũ trụ chứ gì? Nhưng mà cái biểu tượng của cái đại vũ trụ đó là cái đầu óc của chúng ta nó trở thành một cái biểu tượng của nó. Cũng như là một cái gạch, cũng như một cái dấu hoặc một cái điểm. Là cái biểu tượng của cái vũ trụ. Cho nên khi mà chúng ta khai mở được cái tâm chúng ta thì cái vũ trụ nó phá toang ra. Nó không còn không gian và thời gian nữa.
Cho nên nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta đã nhiều lần tái sanh. Mà khi mà chúng ta đã đóng cái ý thức và cái tưởng thức chúng ta lại nó không hoạt động thì cái tâm thức của chúng ta nó hoạt động. Thì nó không gian, thời gian nó sẽ thu ngắn lại hết. Nó hoàn toàn là chúng ta dễ biết nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta một cách rất rõ ràng và cụ thể.
(10:24) Đó như vậy, khi mà con hỏi làm sao mà chúng ta đóng được. Thì đây bây giờ trên con đường tu để mà chúng ta đóng được nó. Thì trong con đường thiền định thì đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy rất rõ cái phương pháp, cách thức để mà chúng ta đóng từ cái ý thức và đóng từ cái tưởng thức của chúng ta lại. Để chúng ta thực hiện được cái tâm thức để thực hiện Tam Minh.
Bởi vì Phật giáo đã dạy cho chúng ta phương pháp nó cụ thể và rõ ràng. Chứ không phải mơ hồ. Vì vậy mà muốn cho được như vậy thì cái tâm này nó phải ly tham, sân, si. Nó không còn tham, sân, si nữa. Và nó không còn tham, sân, si đó nó thanh tịnh rồi thì nó đủ cái năng lực để nó tịnh chỉ nó ngưng các cái hoạt động của nó ở trong thân.
Bây giờ về ý thức nó hoạt động thì nó phải có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của nó hoạt động. Bây giờ muốn cho nó ngưng hoạt động. Muốn cho nó ngưng hoạt động thì tức là người ta phải điều khiển bằng cái tâm lực của nó. Mà cái tâm lực nó phải là ly tham, sân, si thì nó mới dùng được cái tâm lực đó.
Còn nếu nó không có cái năng lực của tâm mà thanh tịnh ly tham, sân, si đó thì nó phải dùng cái tưởng. Nó dùng cái tưởng. Bây giờ muốn cái tưởng để nó dừng cái ý thức của nó lại thì người ta phải ngồi đó người ta tưởng. Tưởng như thí dụ chẳng hạn là ngồi đó người ta im lặng người ta ức chế hoàn toàn cái ý thức không có cho nó khởi niệm gì, nó nghĩ cái gì hết. Tức là cái ý thức nó không có hoạt động, nó không có khởi niệm. Thời gian kéo dài từ một giờ hai giờ hay ba giờ thì bắt đầu cái tưởng thức nó sẽ hoạt động thì nó giống như là mình đang ở chiêm bao.
Còn cái ý thức của chúng ta nó bị ngưng đi, nó không hoạt động, nó không có cái niệm nữa thì nó ngưng hoạt động. Thì do đó gọi là cái ý thức nó ngưng. Để cho cái tưởng thức nó hoạt động.
Nhưng mà tới cái tưởng thức mà các cái vị mà tu sĩ này họ không biết làm sao dừng cái tưởng thức, cho nên họ không đánh thức được cái tâm thức của họ. Phải không? Cho nên vì vậy mà họ rơi trong cái thế giới tưởng này, cái bắt đầu đó họ có những cái thần thông, những cái siêu việt biết chuyện quá khứ vị lai của người ta họ biết hết. Họ tưởng là họ đạt đạo.
Nhưng cuối cùng họ đứng ở đó họ xây dựng cái thế giới, cái thế giới tâm linh, cái thế giới siêu hình. Họ thấy có Chúa, họ thấy có Phật, họ thấy có chư Bồ Tát Như Lai ở bốn phương tám hướng như vậy. Thành ra họ ở trong cái thế giới tưởng họ tưởng ra. Họ tưởng ra mà họ tưởng tới đâu thì họ thấy thật tới đó. Họ thấy cái ông đó họ tưởng ra ông đó thì có cái ông đó thật sự. Cho nên họ hoàn toàn họ sống ở trong cái tưởng của họ nó hoạt động mà họ không biết rằng đó là cái tưởng của họ. Họ cho rằng đó là có cái thế giới thật sự của chư Thiên, chư Phật, chư Bồ Tát hay hoặc là các cõi Trời.
Cho nên đó là một cái sai của họ, họ nằm ở trong đó. Chừng nào mà họ đóng hết tất cả các cái trạng thái mà của tưởng đó. Họ đóng hết họ không có cho nó hoạt động nữa thì bắt đầu bây giờ tâm thức họ mới tìm thấy rằng không có cái thế giới đó nữa. Hoàn toàn không có thế giới đó nữa. Mà họ muốn biết cái chỗ nào nó cũng đều không có không gian và thời gian như cái tưởng thức vậy.
(13:01) Trưởng lão: Cho nên ở đây đó, cái hầu hết là các tôn giáo và ngoại đạo đều bị rơi vào cái trạng thái tưởng mà xây dựng thành một cái thế giới siêu hình tưởng của nó. Tạo nên cái thế giới mà chúng ta không lường được. Đem đến cho chúng ta rất nhiều đau khổ. Nhưng mà đó là thuộc về tưởng của chúng ta tạo ra làm sao có thật. Cho nên đức Phật mới nói nó là tưởng tri chứ không phải liễu tri.
Vì vậy hôm nay con thấy khi mà cái người tu đúng là chúng ta phải tâm thanh tịnh thì chúng ta mới đóng được cái tưởng thức. Mà tâm không thanh tịnh thì không đóng được tưởng thức. Mà tâm không thanh tịnh mà đóng được ý thức chứ không đóng được tưởng thức. Cũng như bây giờ tâm chúng ta không thanh tịnh nhưng chúng ta ngủ đó thì ý thức chúng ta ngưng. Cho nên vì vậy mà tưởng thức chúng ta hoạt động cho nên chúng ta mới chiêm bao.
Cho nên cái người tu đó mà tâm không thanh tịnh còn tham, sân, si giận hờn còn ham muốn. Thế mà người ta vẫn đóng ý thức người ta thực hiện qua tưởng thức. Cho nên đạo Phật thì dạy chúng ta muốn thực hiện được một cái gì siêu việt, màu nhiệm. Thì phải đóng ý thức và đóng tưởng thức lại. Chừng cái siêu việt, màu nhiệm đó mới thật sự là chơn chánh của đạo Phật. Mới gọi nó là Tam Minh.
Hôm nay Thầy nói rất rõ để chúng ta thấy được con đường đi của đạo Phật chơn chánh đến cái mức độ chơn chánh. Nếu mà tâm không ly tham, sân, si mà nó có đủ Tam Minh đó thì người này sẽ làm bá chủ hoàn cầu. Biết bao nhiêu con người chết dưới bàn tay họ không? Vì cái tâm tham dục họ còn. Còn đối với một đức Phật người ta đã ly dục, ly ác pháp thì người ta làm sao mà người ta trở thành một bá chủ hoàn cầu. Người ta đâu có ham cái điều đó nữa. Bởi vì cái tâm tham người ta đã hết, người ta đã ly rồi.
Cho nên vì vậy đối với đạo Phật là cánh cửa mà để cho chúng ta bước vào thiền định đó là cái cánh cửa đạo đức. Người nào mà có đạo đức không tham, sân, si thì mới vào được cánh cửa của Phật, của thiền định của Phật. Mà người nào còn tham, sân, si thì không bao giờ vào được cánh cửa của Phật. Chỉ vào cánh cửa của tà đạo mà thôi. Tức là vào cái thế giới tưởng của nó mà thôi chứ không làm sao vào được cái tâm thức của nó được.
(14:42) Đó hôm nay con thấy cái phương pháp, tại sao đức Phật dạy chúng ta nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền để làm gì?
Bốn cái thiền định này nó xác định rõ. Cái thiền định thứ nhất là ly dục, ly ác pháp làm cho tâm chúng ta thanh tịnh không còn tham, sân, si. Tâm không còn tham, sân, si đó thì nó là Sơ Thiền. Cái thiền thứ nhất giúp cho tâm chúng ta, cuộc sống của chúng ta hoàn toàn là đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Đó là cái thiền thứ nhất.
Đến cái thiền thứ hai đó là buộc nó phải dừng lại tất cả ý thức. Cho nên nó phải diệt tầm tứ. Vì vậy cái thiền thứ hai gọi là diệt tầm tứ mới nhập Nhị Thiền. Nó các con thấy đi vào cái chỗ này diệt tầm tứ thì nhập Nhị Thiền.
Bây giờ cái ý thức của chúng ta nó ngưng nó không hoạt động nữa thì bây giờ tưởng thức nó hoạt động. Kế đó thì đức Phật mới bảo rằng chúng ta phải ly tất cả các trạng thái hỷ để mà nhập Tam Thiền. Khi đó chúng ta ly hết trạng thái hỷ thì tức là chúng ta lìa tất cả những cái hoạt động của tưởng. Cho nên cái tưởng chúng ta lìa xa rồi.
Bắt đầu bây giờ đức Phật mới dạy chúng ta tới một cái thiền thứ tư là chúng ta diệt hơi thở. Tức là tịnh chỉ hơi thở để mà hoàn toàn cái thân bất động. Chừng đó thân tâm nó bất động hoàn toàn thì cái tâm thức của chúng ta nó sẽ hoạt động. Nó hoạt động chúng ta mới đưa cái tâm thức của chúng ta nó đi về Tam Minh. Cho nên Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh chúng ta mới thực hiện được.
Như vậy rõ ràng là chúng ta phải đóng, phải đóng chặt ngưng hoạt động ý thức và tưởng thức. Rồi chúng ta mới hoàn toàn, mới tâm thức mới hoạt động chúng ta mới đưa tâm mình đi đến chỗ Tam Minh. Nó mới có thực hiện đúng chánh pháp của Phật. Tâm chúng ta hoàn toàn là thanh tịnh không còn tham, sân, si. Cho nên vì vậy mà chúng ta có đủ màu nhiệm thần thông, đủ phép tắc nhưng chúng ta vẫn thấy bình thường chúng ta không có gì cả.
Chúng ta không có tham đắm những cái mơ hồ, những cái trừu tượng đó hay hoặc là đem những cái đó để mà lừa đảo người khác. Vì vậy mới chính là đạo Phật. Đó đạo Phật rất siêu việt nhưng mà cái siêu việt đó không lừa đảo ai hết!
Làm được nhưng không đem cái điều đó khoe. Làm được nhưng không hô hào cái điều đó. Mà chỉ hô hào chúng ta phải thực hiện được cái đạo đức làm người: Không làm khổ mình, khổ người. Vì mọi hành động chúng ta thiện là đem lại hạnh phúc cho chúng ta và cho người. Đó mới chính là cái chơn chánh của đạo Phật. Còn tất cả những cái kia đều là thực hiện qua cái tâm thanh tịnh mà thôi. Nó không có hay ho gì đâu.
(16:48) Cho nên ở đây Thầy chỉ cho chúng ta thấy cái lộ trình cái đường đi của đạo Phật nó có phương pháp hẳn hòi đàng hoàng chứ không phải mơ hồ trừu tượng như các pháp môn khác của ngoại đạo, của Bà La Môn dạy chúng ta tu mà không có đường lối cách thức.
Còn ở đây chúng ta có đường lối và cách thức. Từ bước chúng ta tu tập chúng ta phải thực hiện cái gì. Cái gì rất rõ ràng. Cái phương pháp thực hiện như thế nào làm sao chúng ta rõ ràng. Nhưng chỉ vì chúng ta sống không đúng, làm không đúng mà sai đường. Thực hiện không đúng mà lạc vào những pháp tà đạo, ngoại đạo rồi chúng ta không có biết đường lối mà ra.
Còn bây giờ có người đã đi trước, người ta nắm tay người ta hướng dẫn, mình không sợ lạc đâu. Thật sự có một người mà đi tới Tam Minh rồi, thì người đó dẫn chúng ta không hề chúng ta sợ lạc đường. Chỉ ngại chúng ta tập cho đúng cách mà thôi. Làm cho đúng cách mà thôi thì chúng ta sẽ đi đến nơi đến chốn.
Đó thì hôm nay con thấy tất cả những cái phương pháp của Phật chỉ dạy để chúng ta ngưng cái gì, cái gì hoạt động và cái gì diệt, cái gì ngưng, để rồi chúng ta mới đánh thức được cái tâm thức của chúng ta hoạt động. Đó là cái điều kiện mà Thầy đã nói như nãy giờ.
Trưởng lão: Bây giờ các con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?
(17:58) Phật tử 3: Dạ bạch Thầy, con ở ngoài Hà Nội vào ạ. Thì qua tiếp xúc với Thầy con đã nắm được cái tư tưởng, đường lối tu hành của Thầy. Vậy con xin được theo Thầy, Thầy cho con một cái giáo pháp để con tu tập ạ.
Trưởng lão: Cái lợi ích thiết thực trước mắt của cái người mà muốn theo Thầy tu hành. Là hiện giờ, cái tâm nguyện của con là tâm nguyện rất tốt. Và tương lai của Phật giáo là những người tuổi trẻ. Những người tuổi trẻ của các con. Nhưng mà các con đang ở trong cái tuổi trẻ thì tức là chúng ta còn cha mẹ, thì cha mẹ có bằng lòng không? Nếu mà cha mẹ bằng lòng thì Thầy chấp nhận liền.
Nhưng trong khi mà con đang lở dở trên bước đường học. Còn một năm, hai năm nữa trên Đại học. Thì hãy về học cho hẳn hòi đàng hoàng không trễ đâu. Thầy sẽ chờ đợi không chết đâu. Thầy hứa với mấy con mà. Thầy có đủ khả năng duy trì cái mạng sống của mình thêm một vài năm không khó đâu. Nhưng mà các con hãy làm xong cái bổn phận của các con, đối với gia đình của mình. Học hành tới nơi tới chốn. Rồi bắt đầu tu hành không trễ đâu. Không có trễ chút nào hết.
Con đừng có vội vàng. Đã hiểu Thầy, hiểu Phật pháp rồi đừng có vội. Mà hãy làm đúng cái nền đạo đức của nó. Cha mẹ vui lòng cho con đi tu. Điều đó là đủ cái duyên rồi Thầy chấp nhận liền tức khắc. Nhưng trong khi con còn đang lỡ dở học đừng nghĩ rằng hôm nay tôi sống ngày mai tôi chết. Không!
Thật sự ra đức Phật dạy chúng ta là để quán cái niệm chết để làm gì? Quán cái niệm chết để cho chúng ta đừng lười biếng. Chứ không phải quán niệm chết, để mà chúng ta sợ hãi mà không làm xong bổn phận. Để cứ mãi lo tu giải thoát không phải điều đó đâu, không phải. Chúng ta phải biết hiểu được. Khi chúng ta lười biếng thì chúng ta hãy quán niệm chết để chúng ta đừng lười biếng.
Còn bây giờ con phải ráng học tập, vì học tập của con và đồng thời nó sẽ giúp cho con có đủ khả năng sau khi con tu hành thành đạo quả, thì cái khả năng học tập của con nó có nhiều cái điều lợi ích cho con, ở trong cái cuộc đời vừa đem đạo mà vừa đem đời giúp người ta. Những cái điều kiện mà con cần phải học. Đó thì như hiện giờ con còn tuổi trẻ ráng mà học. Và đồng thời Thầy sẽ bồi dưỡng thêm những cái hành động đạo đức cho con hiểu thêm. Và đồng thời cái tâm nguyện mà quyết tu Thầy tin rằng mấy con sẽ không mất.
(20:18) Thầy sẽ chờ đợi cho các con, hướng dẫn các con đi đến nơi đến chốn. Để trao cho con cái ngọn đuốc của Phật pháp. Cái ngọn đuốc đạo đức của Phật pháp để giúp cho mọi người trên hành tinh này chúng ta sống có đạo đức. Đâu phải một mình Thầy làm hết được cái chuyện này. Phải nhờ các bàn tay của các con, trao cái ngọn đuốc này cho mấy con.
Mấy con nắm cái ngọn đuốc này mà soi khắp năm châu, giúp cho người ta để người ta thoát khổ. Để người ta không còn làm khổ cho nhau nữa. Đó là cái hạnh phúc mà chúng ta phải đem truyền cái đạo pháp. Thì cái nhiệm vụ trọng trách của các con không những ở trong quê hương của chúng ta đất nước Việt Nam mà cả những con người có mặt trên hành tinh này. Cả sự sống của nó. Đó là cái nhiệm vụ của các con.
Cho nên các con hãy cố gắng vừa học tập mà vừa là sau này rèn luyện đạo đức trong cái đối tượng học tập của mình. Mỗi mỗi đối với bạn bè, đối với thầy với bạn với tất cả những người thân trong gia đình của mình phải sống đạo đức. Và từng đó Thầy sẽ đưa những sách vở đạo đức đến cho mấy con, Thầy gửi đến cho mấy con. Mấy con đọc, học và tập luyện để sống đúng đạo đức.
Sau khi sống đúng đạo đức học tập xong. Cha mẹ vui lòng thì lúc bấy giờ trở về ngay Tu viện, Thầy sẽ chấp nhận cho mấy con. Tập luyện, rèn luyện đúng cách để mà các con thực hiện. Thì các con sẽ thấy con đường tu tập của đạo Phật không có khó. Vì đức Phật đã xác định cái thời gian chúng ta đã thấy. Thời gian đức Phật đã xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.
Nghĩa là cao nhất là bảy năm mà Thầy từng nhắc đi nhắc lại. Đâu phải tu năm này tới năm khác. Đâu phải tu nhiều đời nhiều kiếp. Mà chỉ trong một kiếp của chúng ta mà chỉ có bảy năm mà thôi. Nhưng mà những cái điều kiện mà chúng ta cần phải sống đạo đức cho nó trọn vẹn, hiểu biết những gì mà chúng ta cần hiểu biết. Bây giờ chúng ta chưa hiểu biết cái gì hết, mà vội đi tu thì Thầy e nông nổi. Nông nổi.
Cho nên vì vậy mà chúng ta chuẩn bị cho một cái tinh thần vững chắc, chúng ta sẽ hướng vào con đường của đạo Phật. Nhất định là tất cả các giáo pháp khác chúng ta đều nghĩ rằng đó là tưởng. Cuộc đời này nếu mà nó đã không tưởng thì tức là nó phải có một cái nền đạo đức của nó sẵn sàng nó dạy con người, vì lợi ích cho con người. Tại sao nó tốt mà tại sao nó không đưa ra những cái đạo đức để dạy cho những người khác? Phải không?
Hoàn toàn con thấy từ kinh sách Đại thừa biết bao nhiêu rừng kinh sách. Mà nó có dạy đạo đức cho chúng ta những cái gì đâu. Mà chỉ có mấy tập kinh Nguyên Thủy mà đã nhắc đi nhắc lại những cái điều không làm khổ mình, khổ người. Lời đức Phật sâu sắc vô cùng. Cái bài kinh hồi sáng Thầy nói cái bài kinh Jīvaka. Một cái bài kinh dạy chúng ta một cái tình thương yêu. Một cái đạo đức rất thực tế. Mà nói trên cái vấn đề ăn uống của chúng ta chứ không phải nói xa.
Thế mà người ta bẻ cái pháp môn đó đi. Để đó rồi người ta phạm vào một cái tội lỗi rất nặng, rất nặng. Mà cái tội lỗi đó trong giới luật của Phật gọi là Ba La Di. Bốn cái giới mà gọi là đứt đầu. Một cái người Tăng mà phạm vào giới đó thì ngàn đời tu không giải thoát. Mất cái lòng từ bi rồi còn gì mà giải thoát được mà gọi là đạo từ bi.
(22:59) Cho nên vì vậy mà sư cô hỏi hồi sáng, đúng là đang ở trong cái chỗ đó cho nên nhìn các sư Nguyên Thủy, người ta tu tập bỏ hết cuộc đời người ta mà cuối cùng người ta được làm những gì đây? Toàn là sống ở trong cái xương máu của chúng sanh.
Cho nên Hòa thượng Huệ Hưng khi mà đến gặp Thầy, Hòa thượng nói, khi mà đến các chùa Nguyên Thủy, Hòa thượng nói nghe coi như là sát khí đằng đằng ở đó. Sự chết chóc ở đó ghê gớm. Vì ở đó, mà nếu mà không ăn thịt chúng sanh đó, thì cái người mà người ta mà ăn chay đó lâu ngày rồi có một cái mùi cá mùi thịt là người ta dễ biết lắm. Còn cái người mà ăn mặn đó người ta không có biết cái mùi tanh mùi thịt, cá đâu. Nhưng mà khi đến cái chùa mà người ăn mặn đó người ta vẫn thấy cái mùi hôi của người đó họ toát ra cái mùi thịt cá.
Ví như Thầy bây giờ đó Thầy ăn chay nè, từng năm mười năm hai chục năm rồi nó quen rồi. Mà khi ngồi gần cái người mà ăn thịt cá cái mồ hôi họ toát ra đã là nghe cái mùi tanh, mùi hôi thịt cá rồi. Bởi vì mình huân cái nào thì nó phải toát ra những cái từ trường đó. Nó làm cho cái người mà thanh tịnh người ta nghe được cái mùi đó, nó dễ dàng lắm.
Bây giờ thí dụ như mấy con nè, người nào mà ngồi có thiền định, có đúng định, mấy con ngồi cái tâm yên lặng đó từ trường các con thảy ra người ta vẫn biết cái sức định của các con ở mức độ nào. Chứ đâu phải cần các con phải ngồi thiền. Các con ngồi chơi vầy mà cái tâm mà các con định đó người ta vẫn thấy, cái thân các con định người ta vẫn thấy cái từ trường nó phóng ra. Nó đâu có phải người ta không nhận ra được cái điều đó đâu.
Cho nên vì vậy mà con bình thường như con mặc chiếc áo cư sĩ nè mà con đã tu tập thiền định đúng cách của Phật, cái tâm thanh tịnh của con, cái sức thiền định của con, con ngồi đó cái từ trường thiện nó thảy ra xung quanh con, người ta đến người ta tiếp nhận, người ta biết rằng cái môi trường của con là môi trường thanh tịnh tốt. Con người con là con người toàn thiện. Cho nên người ta nhận ra được liền tức khắc.
Còn những người mà phàm phu, những người mà ăn thịt chúng sanh, giết hại chúng sanh họ nhận ra không có ra đâu. Họ không biết cái nào thanh tịnh, họ không biết ác pháp mà thiện pháp nữa mà. Họ đang mù mờ.
(24:48) Cho nên ở đây hôm nay con xin Thầy, Thầy nhận con. Từ đây về sau đương nhiên coi như là con đệ tử của Thầy. Mặc dù Thầy không làm phái điệp, không làm gì hết. Nhưng mà con phải ráng học, con phải làm cho cha mẹ vui lòng, đừng có làm buồn lòng cha mẹ, mình phải làm sao mà cho đúng một đứa con hiếu trong gia đình. Và đồng thời cha mẹ đã nhận cho con tu hành đó là một cái phước của con đủ, rồi sau khi mà học tập rồi.
Con đừng có nghĩ rằng vợ con này kia con biết rằng có vợ con thêm là khổ. Đời con nhìn thấy cha mẹ mình, rồi anh chị em của mình có chồng có vợ con toàn là khổ đau không có gì hết. Không thoát ra khỏi cuộc đời khổ đau đâu. Càng có thêm thì phải lo thêm. Một người thì chưa hẳn chúng ta đã thoát khổ đối với tâm của chúng ta. Thêm một người thứ hai nữa là chúng ta đã khổ với một cái tư tưởng khác nữa rồi đó.
Rồi bây giờ đẻ ra năm ba đứa con, năm ba đứa con nó đâu phải đứa nào nó cũng giống với nhau đâu. Đứa nào nó cũng khác với nhau. Do nó khác nhau đó mà nó làm cho chúng ta rất khổ ở trong một cái gia đình chứ không phải. Đứa thì nay vầy mai thì khác. Đứa thì nói vầy đứa nói khác nó không giống nhau chút nào, nó làm cho chúng ta đau khổ. Cho nên chúng ta biết đời là khổ lắm. Cuộc đời là rất khổ.
Cho nên chúng ta dừng ngay đây khi biết đạo Phật, chúng ta dừng ngay đây. Đừng có đắm đuối theo cái hình sắc của phụ nữ, nó cám dỗ chúng ta nhưng nó là con rắn độc, nó sẽ giết hại chúng ta suốt một cuộc đời của chúng ta lận. Cho nên chúng ta phải chấm dứt ngay liền.
Từ đây về sau chúng ta có một cái hướng, một cái hướng phải lấy cái ngọn đuốc trí tuệ của mình soi đường cho mình đi. Cái hướng đó là hướng giải thoát. Chấm dứt luân hồi sanh tử. Mà cái phương pháp của Phật nó đã rõ ràng. Sơ Thiền nó như thế nào, Nhị Thiền nó như thế nào, Tam Thiền như thế nào, Tứ Thiền như thế nào? Để rồi thực hiện được Tam Minh.
Con đường của đạo Phật nó đâu có khó đâu, nó rất dễ mà. Nó rõ ràng và cụ thể nó rất ít, nó không nhiều pháp. Nó không phải tám mươi bốn ngàn pháp môn như chúng ta tưởng. Cho nên chúng ta tu đúng.
(26:22) Thầy nói rằng, mấy con nhớ rằng Ngài Ca Diếp tám mươi tuổi đến xin Phật, Phật cho ông ta. Ông thấy mình rất già không thể tu kịp cho nên ông vội vàng, ông thức, ông không có nằm. Nghĩa là luôn luôn ông đi tới đi lui rồi ngồi, không bao giờ dám nằm. Nhưng cuối cùng ông chứng quả A La Hán. Một cái sự tinh tấn siêng năng như vậy, cái thời gian quá ngắn. Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Ông chỉ chừng bảy tháng là hết sức. Ông cũng đã chứng quả A La Hán. Trong vòng một hai tháng là ông đã xong công chuyện tu hành của ông rồi. Do cái sự tinh tấn siêng năng đó mà tu đúng.
Hoàn cảnh chúng ta đã thực hiện đúng nó không có một cái chướng ngại. Cho nên chúng ta vào tu rất dễ. Còn chướng ngại mà chúng ta vào tu là nó sẽ gây rối loạn cho chúng ta, nó làm chúng ta không an tâm tu đâu. Cho nên chúng ta trước khi tu chúng ta phải sắp xếp hoàn cảnh chúng ta cho thuận tiện. Rất thuận tiện.
Như hồi sáng Mỹ Châu hỏi Thầy, nó tới năm mươi hai nó sẽ vào đây mà tu tập. Thì quãng thời gian từ đây cho đến đó mà nó sắp xếp cho ổn định toàn bộ gia đình nó. Tức là kiết sử nó không còn có nữa. Thì do đó bây giờ nó vào đây tu thời gian ngắn nó sẽ đạt được. Còn bây giờ nó sắp xếp không ổn mà nó vô đây, nó ở đây mười năm hai chục năm chưa ổn. Mặc dù tu nhưng mà tâm của mình nó không cho phép mình đâu.
Đó Thầy nói hết để cho mấy con thấy rằng, con đường tu nó không phải khó. Nhưng phải sống phải có đạo đức. Và có đạo đức thì chúng ta mới giải quyết được những nỗi khổ của chúng ta và cái sự tu tập nó mới có sự giải thoát thật sự. Tu không khó. Khó là ở tại hoàn cảnh của chúng ta. Cha mẹ không cho là một điều khó, cha mẹ cho là một điều dễ. Mà có vợ con là một điều khó, mà không có vợ con là một điều dễ. Phải hiểu điều đó.
Thuở giờ không tu một pháp môn gì. Mà bây giờ đã tu lạc vào một cái thế giới tưởng là điều khó. Mà không tu một pháp môn gì mà đi vào con đường của đạo Phật là dễ. Tại vì chúng ta một người bình thường không có bị ảnh hưởng một pháp nào khác, không có bị một kiến chấp nào khác. Do đó chúng ta vào đây chúng ta học đạo đức. Chúng ta tu tập xả tâm, diệt ngã của mình lần lượt chúng ta sẽ quét sạch những cái sự đau khổ nơi thân tâm của chúng ta và chúng ta thực hiện được sự giải thoát.
(28:16) Trưởng lão: Bây giờ các con còn hỏi thêm Thầy gì nữa không?
Phật tử 4: Dạ con xin Thầy cho con, dạ con ở Nghệ An ạ. Dạ con năm nay sáu mươi tuổi. Con lâu nay là con đi theo cái Đại thừa, tức là con được các vị sư là hướng dẫn cho con là niệm Phật A Di Đà. Thì con niệm suốt một thời gian thì con thấy là nó vẫn là không có một cái lợi ích gì cả.
Sau đó thì con cũng viết thư thì sư bảo là nếu vậy thì con niệm là đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Thì con cứ niệm đi. Thế là con cũng niệm, niệm suốt ngày nào lúc nào con cũng niệm ạ. Lúc nào đến cái mức độ mà con chỉ có ngồi thế này mà cứ hiện lên cái câu đó. Nó cứ hiện lên trong cái tâm của con, những cái câu đó rất là rõ ràng. Rất là đầy đủ như vậy. Sau đó thì con thấy là con vẫn cứ là còn tham, còn sân, còn si. Nó không dẹp được.
Thế con mới viết thư bảo cho thầy, thì thầy bảo con cứ tinh tấn nữa đi. Thì cứ như thể là ta mà cọ đá cọ cây để mà lấy lửa. Thì nếu mà không tinh tấn nữa thì đến đó mà dừng lại thì không được. Thế là con sau đó thì con không niệm nữa thật. Con thấy là nó cứ vẫn là, con nó về nó làm sai, làm gì thì con vẫn còn phải nói nhiều. Cái lời của mình còn, cái ngôn ngữ còn phải nói nhiều cho nên là nó vẫn còn mệt. Cho nên con không niệm nữa.
Sau đó thì con lại gặp được sư Pháp Ngộ. Sư Pháp Ngộ cho con mượn cái quyển sách là Đường Về Xứ Phật quyển tám của Thầy. Thì con đọc trong đó thì con tinh tấn tức là con đã dẹp hết tất cả những cái điều mà từ trước tới nay con đi về Đại thừa là con bao nhiêu kinh sách hoặc là những cái điều mà bài chú hoặc bài kinh mà con đã thuộc làu làu, thì bây giờ là con nói thật là con làm sao mà con diệt, con không có một cái gì mà nó nổi ở trong cái tâm con nữa.
Thì là con sẽ là đi theo con đường của Thầy. Và con đã, hai giờ sáng thì con chỉ ngủ là khoảng một hai giờ. Thầy nói là ngủ đến mười giờ, nhưng mà con thì tập đến mười giờ thì ngủ cho đến hai giờ sáng. Nhưng mà con lại mãi đến mười hai giờ con vẫn không ngủ được. Tại sao mà con ngủ được một xíu thì khoảng là một hai giờ thì con lại dậy khoảng đâu một tiếng như vậy, thì con tinh tấn con tập. Nhưng mà con thấy là nó vẫn không buồn ngủ. Nếu mà mình ức chế tức là mình tự mà thức, thì con kiểm tra xem cái tâm của con thì con thấy là không phải là do mình lo lắng mà mình thức dậy. Nhưng mà tự nhiên cứ đến cái giấc đó là con cứ tự nhiên là nó tỉnh thức nó dậy thôi.
Thì con dậy con cứ năm hơi thở xong rồi con lại đi kinh hành hai mươi bước. Thì trong bốn bước thì con lại cứ tác ý một lần. Rồi sau đó thì con lại đi kinh hành hai mươi bước. Sau đó thì con lại ngồi là chỗ Định Vô Lậu, tức là quán tâm là không được… Bất động trước tất cả các pháp thế gian và tâm ly ác pháp, ly tham, ly sân, ly si, ly ngã mạn với lại nghi, rồi là bảy cái thất kiết sử đó thì con cũng là luôn luôn con niệm như vậy. Nhưng mà con luôn con ngồi thiền là được ba mươi phút ạ. Hai cái bài sau thì con ngồi được ba mươi phút. Rồi sau đó thì con lại cũng không biết là đến đó xong rồi con lại… Con nói là Thầy không có hướng dẫn thêm. Con sợ là ngồi theo cái hơi thở một cái thì sợ lại chệch sang bên tưởng hay là như thế nào con lại dừng lại.
Còn trước thì con được có cái quyển sách là Thiền Môn Khẩu Quyết đó. Thì con theo cái quyển sách đó con tu thì con cũng không ấy được. Sau con xem một cái quyển là đức Phật và Phật pháp thì con, chỗ mà đức Phật là tu về hơi thở thì con theo đó. Thì con ngồi thiền thì con ngồi được đến một tiếng hoặc là một tiếng rưỡi.
Nhưng mà đến cái lúc mà con thấy đâu nó ngưng thở rồi không thở nữa. Con thấy là không thở gì nữa hết nhưng mà con chú ý rất là cái tâm con rất là chú ý, thì con thấy vẫn cứ thở vô thở ra nhưng mà rất là nhỏ rất là ít thôi ạ. Nhưng mà vẫn còn thở. Con nghĩ là giống như thể không thở. Nhưng mà con cứ là chú ý mạnh vào thì con cứ thấy là vẫn còn thở. Nhưng mà có một cái điều là con chỉ hơi tê chân. Thì khi mà con xả thiền ra thì con thấy là chân nó tê bọp, con đau con nghĩ là con xin Thầy, Thầy cho con cái pháp tu ạ.
(32:31) Trưởng lão: Trong cái sự tu tập mặc dù là con có đọc ở trong cái cuốn Đường Về Xứ Phật. Ở trong đó có cái thời khóa biểu để dạy mấy con tu tập. Nhưng mà các con cũng chưa có biết cách tu tập đâu. Bởi vì Phật pháp nó, khi mà mình mới tu đó mình phải tu cái pháp này. Mà tu trong cái thời gian nào đó. Thì các con thuần thục thì các con phải bỏ cái pháp đó chứ mấy con không có được tu cái pháp đó nữa.
Nghĩa là mình tu cái pháp đó rồi tới một thời gian nào đó mình phải bỏ nó mình tu cái pháp khác. Và mình cứ đi dần tới cái pháp nào. Cho nên đức Phật dạy, thí dụ như đức Phật dạy người mới vào tu đó, thì nó mình phải xét thấy cái đặc tướng của mình. Cái đặc tướng của mình như cái tâm mình con tham ăn thì mình phải tu tập về cái Định Vô Lậu. Quán xét về cái thực phẩm bất tịnh. Để cho mình nhàm chán mình không tham ăn.
Nếu mà cái tâm mình nó tham sắc dục. Thì mình quán cái thân bất tịnh, thân mình bất tịnh, thân người khác bất tịnh. Để cho mình nhàm chán mình không có còn cái tâm sắc dục nữa.
Bây giờ mình cái lòng của mình hay sân. Cho nên mình phải quán từ bi. Mình quán cái tâm từ. Mình phải khởi nghĩ cái lòng thương yêu của mình, cái sự sống cái sự đau khổ của chúng sanh với cái sự đau khổ của mình mình so sánh. Vì vậy mình khởi cái lòng thương yêu. Mình không có nỡ mình làm khổ đau ai hết, con vật từ con chúng sanh từ con vật nhỏ đến con vật lớn.
Thì như vậy là mình vào mà khởi sự tu đó, cái người thầy người ta sẽ biết cái đặc tướng của mình khi mà mình trình bày ra thì người ta biết mình thực sự đang bị cái điều kiện gì chi phối cái tâm của mình, đang bị cái tâm niệm nào đó. Thì người ta biết cái điều đó người ta cho mình cái đề mục để cho mình quán mình tu tập cái vô lậu.
Rồi trong thời gian đó thì hằng ngày mình vừa tu tập trong cái giờ nào đó nhất định, nhất định mình phải đem ra mình quán cái giờ đó. Rồi ngoài cái giờ đó thì mình không có được tu nữa mình ngồi chơi. Mình xả hoặc là mình đi lao động mình làm cái gì nhẹ nhàng. Chứ không phải lao động để mà sản xuất như trồng cây, trồng trái, trồng bông, trồng cải. Hay hoặc là làm kiểng làm này làm kia đẹp.
Hoàn toàn là lao động với cái tính cách như là mình quét sân hay hoặc là như mình sinh hoạt xung quanh cái thất của mình cho nó sạch sẽ cho nó vui. Nó có cái sự lao động theo cái nhẹ nhàng. Chứ không có làm những cái mà mình phải có trách nhiệm ở trong cái việc làm đó.
Nghĩa là bây giờ con trồng một cái cây, mà muốn cho cái cây này nó có trái, thì nơi đó mình phải có một cái trách nhiệm, chứ không phải là trồng để mà trồng chơi. Còn bây giờ con muốn trồng những cái bông, cây kiểng để mà làm đẹp thì con cũng phải có cái trách nhiệm là không thể nào mà con bỏ lơ được.
Khi trời nắng là phải đi múc nước tưới, nó bắt buộc con phải, thay vì cái giờ này là cái giờ mình tu đi hay hoặc là giờ này là giờ mình ngồi chơi đi nghỉ đi. Mà bây giờ nó phải xách nước phải tưới những cây kiểng này. Thì đó là có cái sự bắt buộc có trách nhiệm ở trong đó. Thì chúng ta đừng có tạo những cái việc làm mà phải mang cái trách nhiệm đó. Thì nó không có tu hành được nó khó. Cho nên vì vậy đó mà chúng ta biết phương pháp tu. Rồi đặc tướng của mình tu. Rồi tu như thế nào.
Còn con cứ hễ mà nghe đây dạy đó thì con cứ tu như vậy thì nó sai rồi. Bây giờ bắt đầu bây giờ con vào đây đó thì muốn tu thì hỏi Thầy, bây giờ con muốn tu theo cái thời khóa này phải tu như thế nào?
(35:28) Buổi sáng từ bảy giờ cho đến mười giờ thì con mới nghỉ. Vậy thì từ bảy giờ đến mười giờ con sẽ tu cái pháp gì, pháp gì. Thì chừng đó một vị thầy người ta dạy, bây giờ đó con sẽ cái giờ thứ nhất bảy giờ đến tám giờ đó phải tu năm hơi thở đi kinh hành một vòng. Thì cứ năm hơi thở đi kinh hành một vòng là hai mươi bước rồi cứ ngồi lên ngồi xuống như vậy, là tu trong mười phút rồi nghỉ. Nghỉ khoảng độ chừng năm phút hay là mười phút rồi bắt đầu tu trở lại nữa và cứ như vậy đúng ba mươi phút thì nghỉ trong cái giờ đó là mình nghỉ luôn không có tu pháp gì hết.
Rồi bắt đầu tới cái giờ thứ hai thì mình cũng tập lại cái phương pháp đó. Rồi tới cái giờ thứ ba mình cũng tập lại y như vậy chứ không có tu pháp gì khác hết.
Bây giờ mình tu thuần cái đó rồi. Trong một tuần lễ, người ta dạy mình trong tuần lễ. Trong một tuần lễ mình tu cái pháp đó là mình quen rồi. Vì vậy bây giờ đó từ mười phút mình cộng lần trở lại mình liên tục ba mươi phút. Trong một tuần lễ mình nối lại ba mươi phút mà năm hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành. Rồi hai mươi bước rồi ngồi xuống năm hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành. Trong khi một tuần lễ là mình đã quen với cái pháp này rồi. Thì ngay đó xả pháp đó, tui tu rồi không có tu nữa.
Thì bắt đầu bây giờ người ta dạy mình tới cái pháp kế. Bây giờ ngồi đây hít thở một hơi thở chậm chậm nhẹ nhẹ. Rồi thở ra chậm chậm nhẹ nhẹ để gom cái tâm mình nơi cái hơi thở, thở ra thở vào nơi cái nhân trung. Rồi bắt đầu thở một hơi thở chậm nhẹ như vậy, ra vô như vậy thì thở lại hơi thở bình thường. Cho nó lấy lại cái sự bình thường nó không có mệt. Rồi do đó mình lại tập thở một lần nữa hơi thở chậm chậm nhẹ nhẹ như vậy.
Sau khi tập trong một tuần lễ. Là trong từ một giờ mình sẽ tu cái hơi thở này mấy lần. Trong một giờ vậy đó thì cái đầu tiên đó, mình chỉ tu trong vòng năm phút hơi thở chậm nhẹ như vậy. Rồi năm hơi thở bình thường. Rồi thở lại hơi thở chậm nhẹ như vậy rồi năm hơi thở bình thường. Sau một tuần lễ tu như vậy chúng ta xả ra không có tu cái đó nữa. Pháp đó không tu nữa.
(37:13) Cái đó để dùng cái gì? Sau này chúng ta gặp bị hôn trầm. Bị hôn trầm thì chúng ta lại sử dụng nó ngay liền. Bởi gì mình có tập rồi, bây giờ đem ra mình áp dụng để mình phá hôn trầm. Tức là bây giờ tui đang buồn ngủ thì tui mới lấy ra tui tu mà tui không buồn ngủ thì tui lấy ra tui tu nó làm gì đây. Nó đâu có giúp ích tui gì đâu. Tui tu cái này mục đích để phá cái tâm mà tui đang bị buồn ngủ trong cái giờ này, tui còn nửa tiếng nữa tui mới đi ngủ mà bây giờ nó buồn ngủ rồi, nó muốn buồn ngủ nó thiu thỉu ngủ nè. Thì tui chỉ có cái pháp này là giúp tui sẽ không buồn ngủ. Phải không?
Cho nên tui đã luyện tập nó trong một tuần lễ. Mà tui luyện tập nó trong tuần lễ mà tui tu chuyên nhất có một pháp này thôi. Thì tui phải quen phải thuần chứ. Mà tui đã quen thuần rồi tui còn tu tập chi nữa. Phải không? Nó đâu có lợi ích gì nữa đâu. Nó đâu có dẫn tui đi tới đâu được đâu. Nó chỉ chờ mà khi nào tui bị hôn trầm bị buồn ngủ thì tui lấy ra tui áp dụng nó nó sẽ hết hôn trầm buồn ngủ. Phải không? Các con thấy không?
Đó là một cái phương pháp để mà mình chuẩn bị cho mình buồn ngủ hôn trầm thì mình dùng nó mà không buồn ngủ hôn trầm thì mình tu nó làm gì nữa. Chứ đâu phải nó giúp cho mình đi tới mà giải thoát ly tham, sân, si mình được hết đâu. Nó không có đâu. Phải không? Cho nên ở đây đó, người ta dạy mình từng pháp, từng pháp mình tu trong một tuần lễ mình tu cái pháp gì. Mình tu rồi bỏ. Nó có trường hợp xảy ra hôn trầm, thùy miên là mình sẽ dùng nó mình tu. Phải không?
Còn bây giờ mình ngồi tu, mà tâm mình nó bị tuôn trào nó bị loạn tưởng. Mà nó bị hôn trầm nặng. Về cái phần mà hôn trầm đó thì nó chúng ta phải phân biệt cho nó rõ, cho nó rõ. Cái thân ngủ và cái tâm ngủ. Còn cái thân ngủ mà cái tâm không ngủ. Con cái tâm ngủ mà cái thân không ngủ.
Cho nên cái trạng thái mà gọi là hôn trầm đó là cái thân ngủ mà cái tâm không ngủ. Cho nên vừa gục vầy cái chúng ta giật mình liền. Bị gì cái tâm nó thức. Cho nên nó vừa động cái thân là mình hay liền. Phải không?
Còn cái mà thùy miên đó là cái thân nó không ngủ mà cái tâm nó ngủ. Tại sao mà chúng ta biết cái thân không ngủ? Tại Vì cái thân nó thức thì nó cứng ngắc nó có sự điều khiển nó cứng ngắc nó không có mềm. Cho nên nó không có gục đâu. Cho nên cái người mà thùy miên họ ngồi đây họ ngủ. Họ ngủ say, ngủ cái tâm họ ngủ mà cái thân họ không ngủ đâu. Cái thân họ cứng ngắc hà nó không có gục xuống cho nên gọi là thùy miên. Cho nên nói thùy miên là chúng ta biết cái tâm ngủ. Mà nói hôn trầm thì chúng ta biết cái thân ngủ.
(39:19) Còn thân và tâm chúng ta ngủ đó. Thì như mà các con mà ngồi mà xếp bằng như vậy mà thân và tâm ngủ đó, nó không gục vầy mấy con không giật mình đâu. Bởi vì cái thân cái tâm nó ngủ nó không hay đâu. Nó đập cái đầu xuống dưới đất là một cái bốp ở cái trán của chúng ta nó đập xuống, ngồi vầy mà nó đập xuống cái bốp đó. Nghĩa là coi như mình ngồi ở trên bàn này là mình lộn cổ xuống dưới đất đó. Chứ không phải là giật mình vầy mình thức dậy liền đâu. Thân và tâm nó ngủ nó quên rồi nó không có nhớ được đâu. Cho nên khi nó gục xuống vầy nó đi luôn xuống nó, mình ngồi ở trên giường sẽ lộn cổ mình xuống đất. Còn mình ngồi xếp bằng ở dưới đất là nó đập cái trán mình xuống đất cái bốp mình mới hay. Tức là mới giật mình thức dậy. Đó là gọi là thân tâm nó ngủ.
Cho nên ở đây đó, khi mà chúng ta bị cái thân tâm mà nó ngủ như vậy đó. Thì chúng ta phải sử dụng cái hơi thở, cái hơi thở chậm và nhẹ và đồng thời năm hơi thở thì nó sẽ phá được cái hôn trầm. Nghĩa là cái thùy miên, hôn trầm thân và tâm chúng ta ngủ. Nó ngủ hết đó coi như là phải sử dụng cái hơi thở.
Vì vậy mà những cái phương pháp này là những phương pháp để giúp chúng ta phá đi những cái thùy miên cái hôn trầm, cả thân và tâm đều ngủ nó đều phá, nó rơi vào trong cái không hoàn toàn. Thì lúc bây giờ chúng ta nhờ nó mà phá được. Đó là những cái phương pháp để chuẩn bị chúng ta phá cái tâm si của chúng ta. Mà phá được cái tâm si chúng ta thì nó không còn ngủ nó thức.
Còn bây giờ, sự thật ra mấy con thấy mấy con tỉnh, nhưng mà nếu mà kéo dài trong khi mà các con hoạt động, các con tu tập như vậy các con thấy mình không có buồn ngủ. Nhưng mà tu một thời gian rồi mấy con sẽ thấy cái ngủ nó lòi mặt nó ra. Nó không có đơn giản đâu. Người ta rất sợ, ăn người ta không sợ, mà người ta ngủ thì người ta rất sợ.
Bây giờ mình phải chuẩn bị tất cả những cái pháp để phá hôn trầm trước. Phá cái si trước. Cái tham, sân chúng ta không sợ đâu. Cái tâm tham của chúng ta không sợ mà cái sân không sợ mà sợ cái si. Bởi vì mình có tham là tại vì si mình mới có tham, chứ mình không si là mình không tham đâu. Mình có sân là tại vì mình si mình có sân chứ mình không si mình không sân. Người ta chửi mình không giận là tại vì mình không si. Phải không? Mình si là mình mê mình mới nghĩ tưởng mình.
Ví dụ người ta chửi mình chó mình giận, là tại vì mình tưởng mình là chó, chứ sự thật ra mình làm sao chó được. Vì vậy mà khi mình không si đó, thì mình không có giận người nào hết. Đó là cái chỗ mình phá cái si. Mà cái tướng trạng của si là cái tướng trạng buồn ngủ. Cái tướng trạng buồn ngủ là tướng si.
(41:21) Cho nên chúng ta có những cái pháp, có những cái pháp để chúng ta phá được cái si. Vì vậy mà cái thời gian, bởi vì cái con đường của Phật pháp mà tu hành đó, nó có nghĩa là bây giờ chúng ta từ bảy giờ mà chúng ta tu tới tám giờ. Bảy giờ đến bảy giờ rưỡi thì chúng ta rất tỉnh. Mà từ bảy giờ rưỡi đến tám giờ chúng ta nghe nó buồn ngủ. Thì coi chừng, coi chừng cái giặc này nếu mà chúng ta để cho nó lọt vào buồn ngủ, nó rơi chúng ta gục xuống cái vậy thôi, một cái một thôi thì cái thời gian mà một giờ mà chúng ta tu kể như hủy bỏ hết rồi. Chúng ta trở lại mới tu lại trở lại đó.
Cho nên nó còn si là chúng ta không bao giờ, cho nó xen vô đó là chúng ta không kết quả. Trái lại từ bảy giờ đến tám giờ hoàn toàn chúng ta không có một cái niệm si xen vô, chúng ta không có gục chút nào hết. Không có buồn ngủ chút nào thì chúng ta mới có những cái kết quả. Mà hễ tới cái giờ mà chúng ta tu nhất định là chúng ta phải làm chủ. Chứ không thể được để mà nó xen vô buồn ngủ trong đó được.
Cho nên vì vậy mà khi chúng ta tăng từ cái thời gian mà từ bảy giờ cho đến mười giờ, khoảng thời gian mà ba tiếng đồng hồ này hoàn toàn là không để được niệm si trong đó. Mà không để niệm si chúng ta không có phương pháp là chúng ta bị gục. Cái thời gian mà nếu chúng ta không có phương pháp là chúng ta bị gục liền tức khắc. Không thể nào mà chúng ta chịu nổi với nó. Nhất là chúng ta tu Tứ Niệm Xứ mà chúng ta chưa hoàn toàn, cái tâm mà chưa hoàn toàn mà phá được cái si.
Bây giờ bắt đầu Thầy nói như thế này nè, các con đi kinh hành đi tới đi lui này kia cái phương pháp mà Thân Hành Niệm ngoại đó. Thì các con thấy ít có ngủ. Mà các con ngồi chơi ngồi trên ghế này chơi, rồi ngồi xếp bằng, mà các con ngồi quan sát Thân – Thọ – Tâm – Pháp của các con. Tâm mà nó vừa yên tịnh nó không có khởi niệm gì hết, thì các con sẽ bị rớt trong ngủ liền. Dễ lắm.
(42:55) Cho nên nó rất dễ, trái lại các con đi kinh hành thì nó không rớt. Nhưng mà các con phải có những cái giai đoạn ngồi tu mà ngồi chơi mà tu. Nghĩa là không có tu một pháp gì hết. Ngồi quan sát Thân – Thọ – Tâm – Pháp có chướng ngại thì đẩy lui. Không chướng ngại thì để tự nhiên nó mà thôi. Đó là cái giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân để khắc phục tham ưu.
Tham ưu tức là chướng ngại ở trên đó, mà không có tham ưu thì không khắc phục. Không có tham ưu thì nó thanh thản, an lạc và vô sự nó giải thoát cho nên chúng ta không có khắc phục gì hết, chúng ta để tự nhiên đó. Mà hễ có, vừa có là chúng ta hoàn toàn là chúng ta đẩy lui liền. Cho nên nếu mà trong cái trường hợp đời này đó nó dễ bị rơi vào hôn trầm, nó dễ rơi vào thùy miên, hôn trầm.
Cho nên nếu mà chúng ta ngồi tu hít thở có phương pháp, có sự mà vận động, có cái sự mà làm việc ở trong cái chỗ tu tập của chúng ta. Thì coi như là chúng ta ít buồn ngủ. Nhưng mà chúng ta ngồi không mà không có làm việc gì hết, để cho tự nhiên của nó ngồi không đó, thì chúng ta dễ bị buồn ngủ. Dễ bị buồn ngủ nhất.
Thử ai cứ ngồi đi ngồi riết một hơi coi có buồn ngủ không. Nếu mà chúng ta ngồi xem tivi không buồn ngủ. Đã cái đầu chúng ta đang suy tư đang theo dõi thì không buồn ngủ. Mà chúng ta ngồi không có gì hết, mà chúng ta cứ ngồi đi, rồi chúng ta sẽ thấy nó buồn ngủ.
Cho nên chúng ta có những cái phương pháp để mà biết ngăn chặn nó. Mà chúng ta phải bắt đầu mà chúng ta biết ngăn chặn những cái ác pháp, tức là cái buồn ngủ nó cũng là cái ác pháp chứ đâu phải là cái không ác pháp đâu. Cho nên chúng ta có những cái pháp ngăn chặn. Sau khi chúng ta thấy chúng ta hoàn toàn được ngăn chặn nó và nó không bén mảng được đến với chúng ta thì chúng ta mới dám tu Tứ Niệm Xứ. Chứ không phải Tứ Niệm Xứ đụng ai cũng tu đâu.
Các con nghe trong kinh Phật dạy Tứ Niệm Xứ mà các con lôi ra tu… hết, không bao giờ đúng hết. Các con chỉ tu Tứ Chánh Cần mà thôi ngăn ác, diệt ác pháp thì thôi. Chứ không thể tu Tứ Niệm Xứ được. Cho nên cái phương pháp mà tu Tứ Niệm Xứ là cái phương pháp, nó, cái người, người ta sắp sửa người ta nhập định. Người ta mới thực hiện Tứ Niệm Xứ. Vì vậy mà cái nhập định là như thế nào? Người ta hoàn toàn là sắp sửa người ta ly dục, ly ác pháp hoàn toàn người ta mới tu Tứ Niệm Xứ.
Cho nên ở đây nó không phải dạy chung chung được. Mỗi một cái người đến đây được Thầy chỉ dạy từng phần. Thí dụ như bắt buộc vô đây dạy năm hơi thở đi kinh hành, Thầy dạy rồi bắt đầu ngồi đây phải thực hiện cho Thầy thấy. Rồi về đó mà tập luyện. Tập luyện cho thuần rồi mới xả ra. Còn bây giờ thí dụ như các con ở đây trong năm ba ngày Thầy dạy các con xong rồi tập rồi thì…
HẾT BĂNG