00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 29 - HÃY SỐNG RIÊNG MỘT MÌNH NHƯ TÊ NGƯU MỘT SỪNG

PHÁP HÀNH 29 - HÃY SỐNG RIÊNG MỘT MÌNH NHƯ TÊ NGƯU MỘT SỪNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [47:01]

1- SỰ TU TẬP ĐƯA ĐẾN TRÍ TUỆ HIỂU BIẾT VÔ HẠN

(0:00) Cái hiểu biết ở trong một cái hạn lượng của nó thôi, nó không thể ngoài cái hạn lượng đó. Cho nên đặt cái câu hỏi ngoài cái hạn lượng đó thì không thể được.

Thí dụ như ông Visakha hỏi bà Dhammadina, thì hỏi bà như thế này: “Niết Bàn là có cái gì tương ưng với cái điều đó không?” Nghĩa là nói cái Niết Bàn có cái gì tương ưng không.

Thì bà trả lời: “Ông hỏi quá cái chỗ tâm hữu hạn của ông rồi. Cái tâm của ông không có hiểu cái chỗ đó mà ông hỏi như vậy là sai rồi, không đúng rồi. Bây giờ có nói ông cũng không hiểu nữa, cái sức của tâm, cái ý thức nó hiểu tới mực đó thôi, nó không thể hiểu hơn được nữa, mà nói, hỏi cái chỗ hiểu đó thêm nữa thì không thể hiểu được.”

Cũng như nói về cái sự hóa sanh, thì người ta cũng không hiểu nổi nữa. Mà bây giờ giải thích về cái sự hóa sanh thì người ta còn đi hiểu một cách, cái tâm hữu hạn đó nó có cái hạn lượng của nó, thì nó hiểu cái đó không đúng đâu. Làm sao mà con người biến hóa ra được! Cho nên những cái đó đều là chúng ta không thể hiểu được.

Bây giờ nói về cái thân của chúng ta có cái trọng lượng như thế này này, mà ra lệnh nó bay lên, thì thử hỏi cái ý thức của chúng ta, cái mà chúng ta hiểu bây giờ, biết bây giờ, nó có cái hạn lượng của nó: Làm sao mà cái thân có trọng lượng như vầy mà nó bay được cà, mà không ai nâng đỡ lên mà nó bay được? Thì như vậy làm sao cái ý thức của chúng ta, cái hiểu biết của chúng ta nó có hạn lượng, cho nên làm sao nó hiểu được cái này.

Cũng như bây giờ một cái thân này, mà Thầy ra lệnh nó làm một cái thân nữa nó ngồi đây, “Trời, sao kỳ vậy!” Thì cái hiểu đó nó không hiểu được nữa. Nó thấy vậy là nó hay vậy, chớ nó hiểu nữa nó không hiểu rõ gì hết, nó không biết nữa. Bây giờ có nói có giải thích gì đi nữa cái người đó họ cũng chẳng hiểu.

Thầy lấy ví dụ như bây giờ Thầy dùng một cái pháp hướng mà Thầy ra lệnh, thí dụ nè: “Cái thân này phải biến ra một trăm cái thân nữa, đầy cái sàn nhà này đi!”, thì bắt đầu nó ngồi đầy sàn nhà thì các con thấy nó ngồi đầy đó. “Ủa sao kỳ vậy ta, nó làm sao mà nó làm được như vậy?” Thì cái tâm hữu hạn đó, nó hiểu ở cái tầm vóc hiểu của nó thôi chớ ngoài cái vấn đề này thì nó không hiểu được.

(01:57) Cũng như bây giờ này Thầy bảo cái đầu nè, phóng ra lửa nè, bay qua đầu, bây giờ đầu Thầy nó phóng lửa, lùi lùi nó ra, ai cũng thấy lửa nóng, các con chạy lùi ra hết, không có dám ở đây hết, bởi vì lửa nó ra quá trời, cho nên các con quá sợ hãi, lạ lùng sao cái đầu lửa nó phun ra như vậy?

Các con không hiểu nổi gì hết, cho nên cái này không thể nói được, vì vậy mà gọi là tâm hữu hạn, nó có cái hạn lượng hiểu đó thôi, chớ còn không hơn được cái điều đó. Cho nên những cái này là phải là cái tâm khác chớ không phải là cái tâm này. Mà cái tâm này hồi nãy Thầy nói ý thức của chúng ta.

Con người chúng ta đang sống trong ý thức thì chúng ta không hiểu được cái siêu việt được, chúng ta phải hiểu ở trong cái tâm thức của nó thôi, cái ý thức của nó thôi, chớ không thể mà hơn cái hiểu được, cho nên nó có cái hạn hữu của nó ở trong đó thôi, nó ngoài cái đó nó không hiểu.

Cho nên nghe Thầy nói tu Tứ Như Ý Túc là mình muốn cái gì nó có cái nấy, muốn làm cái gì, thí dụ như bây giờ, một cái ca này, Thầy bảo phải có một cái ca khác nữa, là hai cái nó ca, rõ ràng là không ở chợ mua đem về mà tại sao có cái ca này, mà cũng giống y như vậy, cầm lên coi cũng giống như vậy. Lạ vậy? Làm sao nó biến như vậy? Thì cái tâm hữu hạn đó, không có thể nào mà giải thích cho các con hiểu được.

Nhưng mà có một cái tâm, mà khi mà các con chứng đạt được, đó là cái Thức Thức của các con, thì các con sẽ hiểu, các con biết rất rõ ràng, từ đâu mà nó làm cái này các con hiểu. Một người mà tu chứng rồi thì người ta thấy cái chuyện đó là cái trò đùa chơi vậy thôi chứ còn không có cái gì mà khó khăn hết. Người ta biết nó từ đâu mà ông này ông làm nó ra được như vậy, ông sai lệnh mà làm nó ra được, mà từ đâu nó làm ra, ông ta hiểu liền.

(03:28) Bây giờ thì đối với các con nè, cái tâm thức của các con, cái ý thức của các con nó ở trong cái hạn lượng hiểu của nó thì nó không thể hiểu nổi.

Cho nên trong cái thế gian này, dùng cái tâm mà hiểu biết, tức là cái Tam Minh đó, cái trí tuệ Tam Minh hiểu biết, thì nó, cái con người mà, so với cái hiểu biết của con người thì nó như một cái hạt cát, còn người ta như là một cái bãi cát.

Thì các con hiểu biết rằng cái sự tu tập của các con nó đưa đến các con có một cái tâm rộng hiểu biết, nó không có cái bờ mé nào mà ngăn chặn, nó vô biên cái sự hiểu biết, chỗ nào nó cũng hiểu biết được, cái gì mà khó hiểu nó hiểu.

Chớ đâu phải như các nhà khoa học tìm ra được một cái gì đó, phát minh ra được cái gì gọi là mình ngon đâu. Cái chuyện đó đối với một cái người tu sĩ đạo Phật, với cái thiên nhãn của họ, họ nhìn suốt qua tất cả mọi cái.

Cho nên ngày xưa trong một cái ly nước như thế này, có kính hiển vi ở đâu mà Đức Phật vẫn biết vô trùng lượng chúng sanh ở trong đó? Bây giờ người ta mới ngạc nhiên, ông Phật ổng làm sao biết ở trong đó là có vô lượng chúng sanh ở trong?

Thì các con rõ ràng là, ngày xưa trong cái thời còn bộ lạc, mà Đức Phật đã nhìn thấy được như vậy, thì thử hỏi là lúc bấy giờ với cái tâm hữu hạn của các con, các con làm sao hiểu?

Người ta hiểu biết được là nhờ máy móc, cái kính hiển vi người ta soi ra, người ta mới thấy được. Còn bây giờ người ta dùng cái viễn vọng kính người ta mới nhìn lên trên trời, người ta thấy, mới tìm ra được những sao này, sao kia. Ông Phật ông có cần cái thứ đó đâu, phải không các con?

Ông đâu cần cái thứ đó, mà ông đâu cần con mắt này mà nhìn đâu! Ổng chỉ dùng cái Thiên Nhãn Minh của ổng, là ổng thấy suốt được cả cái không gian vũ trụ này, nơi đâu mà có cái hành tinh mới là ông đều biết hết. Thì ổng là nhà thiên văn đại tài nhứt chứ còn ai hơn? Khỏi cần viễn vọng kính gì hết, khỏi cần cái thiên văn kính nào hết, mà ông còn thấy được suốt như vậy.

(05:24) Cho nên một cái cuộc đời mà tu hành theo đạo Phật không phí đâu các con. Nếu các con tu đúng, không bao lâu nữa các con sẽ thành tựu, đạt được cái mục đích này.

Thầy thấy con đường tu không phải khó, nhưng khó vì các con không chịu bỏ, không chịu ly. Cái khó nhất là cái các con bứt cho sạch Thất Kiết Sử, những cái sợi dây ràng buộc đó, để các con đạt được cái chỗ này, rồi từng đó các con mới suy ngẫm, mình đâu phải là một cái máy móc gì mà mình lại thông suốt như vậy?

Từ cái chỗ đó các con mới thấy được cái con người, cái thân con người nó là một cái máy vi diệu vô cùng, mà chúng ta không chịu triển khai nó ra để mà chúng ta quan sát, hơn là những cái máy móc mà của khoa học hiện đại đã chế ra.

Chúng ta biết con đường chúng ta tu là đúng. Mà cái khó là chúng ta phải ly dục, ly ác pháp, phải lìa ra tất cả những cái, để tâm chúng ta trở về thanh tịnh trong suốt. Từ cái trong suốt đó chúng ta có đủ cái quyền lực mà chúng ta có thể làm chủ được tất cả mọi sự việc. Cho nên không gian vũ trụ này trải dài, nhưng đối với chúng ta không dài, nó chỉ nằm trên một điểm mà thôi.

Tâm vô thượng là gì? Ở đây nói cái tâm hữu hạn thì tức là nói đến tâm vô thượng. Tâm vô thượng là cái tâm mà không thể nghĩ lường được, bất tư nghì, trong kinh Phật thường nói “bất tư nghì” - cái tâm không thể nghĩ lường.

Chớ không phải vô thượng là, như là người ta tự xưng mình là Vô Thượng Sư, là một vị sư lớn nhất không có ai bằng, không phải đâu. Tâm Vô Thượng có nghĩa là cái tâm thông suốt, thông suốt cả một rừng lá cây, chớ không phải có một nắm lá cây. Đó là cái ý nghĩa của tâm hữu hạn và tâm vô hạn.

Đó thì, như vậy thì các con biết được những cái danh từ mà Phật đã chỉ cho chúng ta biết, như nãy giờ Thầy vừa so sánh giữa cái tâm hữu hạn và cái tâm vô hạn để các thầy đều hiểu biết. Thì Đức Phật không nói cái tâm vô hạn mà lại nói tâm vô thượng, nó còn hơn nữa cái tâm vô hạn.

Đó thì, như vậy thì những cái danh từ dùng như vậy thì các con đã hiểu biết. Mà khi các con tu tập là các con phải đạt được đến mức độ nào? Đến cái chỗ mà tâm hữu hạn của các con không thể hiểu, không thể lường được. Một cái cuốn tập này, bảo phải ra một trăm cuốn tập, liền tức khắc nó nằm một đống cho chúng ta thấy một trăm cuốn tập, thì như vậy chúng ta mới biết rằng cái sự tu tập của chúng ta không có phí đâu.

(07:46) Nhưng tiếc vì đó là cái ảo thuật mà chơi, chớ không phải là cái chính của mục đích chúng ta nhắm vào. Vì ở đây Thầy muốn nói để cho thấy được cái hữu hạn và cái vô hạn của cái tâm của chúng ta mà thôi, chớ không phải nhằm khuyến khích cho các thầy đi tìm cái thần thông này, nó không phải là cái mục đích chính.

Và cái mục đích chính của chúng ta là làm sao thoát ra bốn cái cảnh đau khổ của chúng ta: sanh, lão, bệnh, tử, chấm dứt luân hồi, đó là cái chính của chúng ta. Còn những cái đó nó không có cần đâu, vì đối với chúng ta có cái đó cũng như là không có vậy.

Đúng trường hợp, mà vì lợi ích cho cho mọi người, vì Phật pháp thì chúng ta vẫn thị hiện được những điều này, không ai cấm chúng ta được.

Nhưng vì trò chơi để cho thiên hạ, để khoe danh, để mà nói rằng mình người siêu việt, để cho báo chí đăng mình là người thế này thế khác, chui qua Vạn Lý Trường Thành, hay hoặc là dìm trong nước không chết, chôn trong đất không chết, thì đó là những cái trò bịp bợm, cái trò gạt người.

Đối với một người tu sĩ để nhắm vào giải thoát thì không có biểu diễn cầu danh, cầu lợi một cách vô lý như vậy. Cho nên ở đây chúng ta không phải nhắm vào cái chỗ đó, để làm trò thiên hạ xem chớ không phải giải thoát cho chính bản thân mình. Còn tu chính bản thân mình giải thoát là phải như vậy.

(09:00) Đó là về cái phần của Chân Huệ, tuy rằng Thầy chưa có viết ra những cái câu hỏi này cho nó hết, vì viết ra thì nó trở thành cái tài liệu để cho các con nhớ mà không quên, còn không viết thì coi đương nhiên là nói rồi thì cũng có nhớ, cũng có quên, có hiểu đó, nhưng mà ghi, thật sự ra các con cũng ghi không kịp cái miệng của Thầy đâu. Cho nên nó cũng sẽ không có đủ để cho các con ghi chép.

Sau này Thầy cũng chịu khó ngồi lại để mà ghi chép. Vì mấy bữa rày Thầy rất bận, cho nên Thầy trả lời những câu này, kêu là trả lời qua cái miệng của mình đây thôi, chớ còn cái mà ghi chép lại để thành văn bản, để mà photo ra mà gởi cho các con mỗi đứa một bản để dành lưu lại những cái này, để biết con đường tu Tứ Niệm Xứ như thế nào đúng, như thế nào sai.

Thầy chỉ có giảng một lần thôi chứ Thầy đâu có giảng nhiều lần, do đó nó chỉ kết tập thành những cái bài giảng như vậy để cho các con có những tài liệu, và những tài liệu đó để lại cho đời sau, ai có đủ duyên thì người ta sẽ tu tập.

2- TỊNH CHỈ TẦM TỨ, TỊNH CHỈ ÂM THANH, TỊNH CHỈ HƠI THỞ

(10:02) Ở đây cô Diệu Hảo hỏi Thầy, thiệt ra thì những cái này là những cái Thầy đã dạy đi, dạy lại nhiều lần rồi, nhưng mà cô thì lớn tuổi rồi cũng không có để ý cho lắm cho nên cái nhớ, cái quên vì vậy mà hỏi lại Thầy.

Hỏi: “Kính thưa Thầy! Tịnh chỉ Tầm Tứ, tịnh chỉ âm thanh, tịnh chỉ hơi thở, trong ba câu này con nghe Thầy dạy mà con không hiểu. Con tu định Diệt Tầm Diệt Tứ, con nghe câu “tịnh chỉ hơi thở”, “tịnh chỉ Tầm Tứ” mà con không biết nó phải áp dụng vô khoảng nào, đầu hay cuối khóa thời tu hay là đầu thời tu? Con tu phá âm thanh nên con xin dạy dùm con những câu này cho con biết.”

Đây bây giờ hỏi Thầy cái câu mà “tịnh chỉ Tầm Tứ”, thật ra trước khi mà tịnh chỉ Tầm Tứ, muốn dùng cái câu “tịnh chỉ Tầm Tứ”, thì trước khi mình muốn tu mà được tịnh chỉ Tầm Tứ này thì mình phải có một cái tâm thanh tịnh, tức là tâm ly dục ly ác pháp, chớ không phải là ức chế nó mà không vọng tưởng không tác ý là Tầm Tứ, mà mình phải ly dục ly ác pháp.

Mà đến khi mà mình muốn tịnh chỉ Tầm Tứ thì thời gian mình phải tu một cái pháp hướng. Tức là mình hướng tâm mình nhắc: “Tầm Tứ phải tịnh chỉ!” Mình nhắc nó như vậy, rồi nó chưa có tịnh chỉ đâu, rồi mình nhắc lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư cho đến mười lần, một trăm lần…​ thì nó mới tịnh chỉ.

(11:39) Rõ là cái hướng tâm trước, rồi bây giờ đó, các con mới tịnh chỉ Tầm Tứ, tới cái chỗ mà con hỏi Thầy, mới tịnh chỉ Tầm Tứ, thì lúc bấy giờ con đã có một cái năng lực, ra lệnh là nó tịnh chỉ, thì bấy giờ con chỉ dùng một cái câu một lần đầu tiên.

Còn cái kia thì con phải hướng tâm con nhắc nó mãi, cho nên vì vậy mà con phải nói “Tầm Tứ phải tịnh chỉ!” rồi con nương vào cái hơi thở ra, hơi thở vô một lúc, khoảng độ chừng năm hay mười hơi thở, hay một phút, hai phút, con mới nhắc một lần nữa “tịnh chỉ Tầm Tứ!” hay là “Tầm Tứ tịnh chỉ!” con nhắc ra lệnh nó vậy.

Rồi con cũng nương vào cái hơi thở cho giữ cái sức tỉnh thức của mình trong cái hơi thở, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô. Và nó cũng chưa có ngưng, Tầm Tứ nó cũng chưa có ngưng, cho nên vì vậy đó, mình ra lệnh một lần nữa: “Tầm Tứ phải tịnh chỉ, tịnh chỉ ngay liền tức khắc!”

Như vậy là năm, mười lần hay hoặc trăm lần thì Tầm Tứ nó sẽ tịnh chỉ và cái hơi thở lần lần nhẹ nhàng và mất, do đó là mình đã tịnh chỉ Tầm Tứ nhập Nhị Thiền.

Cho nên cái chỗ cuối cùng mình ra lệnh cái nó nhập liền, tức là cái Tầm Tứ nó tịnh chỉ liền, thì cái đó là “tịnh chỉ Tầm Tứ”, còn cái kia gọi là “hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ”, hai cái đó nó có khác nhau chớ không giống nhau. Đó.

(12:50) Còn bây giờ “tịnh chỉ âm thanh”, tịnh chỉ âm thanh tức là con phải đạt được cái trạng thái tịnh chỉ Tầm Tứ, rồi mới nói là tịnh chỉ âm thanh.

Còn bây giờ con còn có vọng tưởng nè, con chưa có ly dục ly ác pháp sạch nè, mà con tịnh chỉ âm thanh thì cái điều này là điều khó. Không có thể dễ đâu, cái tâm còn bỉ thử, còn ghét, còn thương, còn này kia nọ thì không có, con còn thấy cái người khác mà con còn thù hận do họ nói xấu, nói này kia mình, thì cái tịnh chỉ âm thanh này không bao giờ mà con làm được hết.

Nghĩa là cái người đó họ là người làm cho mình đau khổ, làm cho mình thù oán họ, mà mình bây giờ mình không có thù oán, mình vẫn thấy thương họ. Sống bên họ mình thấy thanh thản như là những người anh em khác vậy, những người bạn khác vậy, những chị em khác vậy, chớ không thấy có cái gì chướng ngại.

Còn mình thấy họ là một người chướng chướng ở trong tâm của mình, thì tức là mình tịnh chỉ âm thanh không được đâu. Tức là tâm mình chưa (diệt) Tầm Tứ đâu, nó còn tầm ác đó, cho nên nó chưa có toàn diện tầm thiện.

Như vậy là Sơ Thiền mình cũng chưa đạt được, tức là tâm ly dục ly ác pháp chưa đạt được thì đừng có mong gì mà Tầm Tứ tịnh chỉ. Mà Tầm Tứ chưa tịnh chỉ mà tịnh chỉ âm thanh này làm sao mà làm cho được?

Đó thì như vậy các con thấy rất rõ, cho nên ở đây chúng ta phải biết được cái trạng thái của chúng ta, và biết được cái tâm xả ly của mình được nhiều hay ít.

Mình có xả chớ không phải không xả, nhưng mà nhiều khi có những chuyện mình xả không được, chưa được, cho nên mình phải dùng những cái Định Vô Lậu để quét cho sạch. Có cái thô mình mới xả được, nhưng đến cái tế, nó quá vi tế mình xả chưa được, cho nên mình cố gắng mình xả cho được cái vi tế, thì lúc bấy giờ mình tịnh chỉ Tầm Tứ rất dễ dàng.

Chính trong tâm mình nó còn ác pháp, nó ác pháp tức là nó thấy người khác nó không ưa, nó ghét người khác, thì tức là đó là ác pháp rồi. Mình biết mà mình là người tu, mình phải biết được cái tâm mình nó đang không ưa ai thì nó biết, mà nó không ưa thì tức là bị ác pháp rồi.

Mà ác pháp không ngăn chặn mà cứ để sống trong tâm mình như vậy, cho nên mình biết rằng ác pháp mình phải chặn, mà chặn nó như thế nào? Tức là mình phải hòa giải giữa mình với cái người mà mình không ưa, thì lúc bấy giờ gọi là ác pháp đã xóa nhòa, đã sạch.

Còn nếu mà mình cứ để cái tâm mình chướng ngại với cái người khác thì lúc bấy giờ đó là ác pháp chưa xả. Mà ác pháp chưa xả thì làm sao mà gọi là ly dục ly ác pháp, cho nên làm sao mà nhập được Nhị Thiền (diệt) Tầm Tứ, làm sao tịnh chỉ Tầm Tứ đây?

(15:09) Mà bây giờ tâm mình nó thanh thản, người nào mình cũng thấy là huynh đệ, là chị em như một nhà an vui. Mặc dù là mình phải hiểu biết mọi người đều là sống trong nhân quả, cho nên người ta có nhân quả thiện và nhân quả ác ở trong đó, có gì mà tâm mình phải chướng ngại để cho mình cũng mang lấy cái nhân quả thiện và nhân quả ác đó làm chi? Cho nên mình xả hết thì mình không có nhân quả nữa.

Mà mình không có nhân quả thì quả ác không có xâm chiếm được cái tâm của mình, tức là ác pháp không có đến với mình, thì lúc bấy giờ con mới diệt Tầm Tứ mới dễ, phá âm thanh mới dễ, đó con hiểu chưa?

Như vậy thì bắt đầu con hỏi Thầy “tịnh chỉ hơi thở”, hỏi Thầy ở cái mức quá cao, mức mà làm chủ được cái sự sống chết rồi.

Do đó thì con phải hoàn toàn là tai không nghe dù là tiếng sét, trời sét con cũng không nghe nữa, chớ đừng nói chi mà bây giờ con nhiếp tâm vô nó tỉnh như vậy mà rồi con còn nghe thì con chưa có phá được.

Bây giờ con mới xét lại, tại sao mà mình hướng tâm mình nhắc âm thanh nó không yên? Như vậy là Tầm Tứ mình nó chưa sạch, mình phải tu tập lại, nghĩ kỹ lại để diệt Tầm Tứ cho thật sạch.

Và bây giờ tại sao Tầm Tứ không sạch? Mình lui trở lại mình thấy rằng ly dục ly ác pháp chưa xong, nó còn cái gì chướng chướng trong tâm của mình, còn lo lo ở cái gì trong bụng của mình đây, cho nên do đó ác pháp nó còn, cho nên còn lo, còn sợ, còn thương, còn ghét, tức là những cái đó gọi là ác pháp!

Chứ đừng nghĩ rằng ác pháp là những cái gì mà làm đau khổ chúng ta đâu! Ác pháp, chúng ta rất sợ cái ác pháp là cái tình thương của chúng ta, cái sự mà giải quyết cái này cái kia, điều đó là điều ác, chớ không phải là thiện pháp.

(16:39) Đó, thì hôm nay Thầy nhắc lại về cái tịnh chỉ hơi thở, thì tức là con phải phá cho được âm thanh. Phá được âm thanh, phá vọng tưởng cho được thì mới tịnh chỉ hơi thở. Còn cái phá âm thanh, phá vọng tưởng chưa được mà tịnh chỉ hơi thở thì coi như chưa tới, không phải lúc.

Cho nên ở đây những cái lời hỏi của con, thì để cho con hiểu biết được bây giờ con phải tu cái gì? Nghĩa là mình phải xét lại nội tâm của mình, vọng tưởng hết chưa?

Trong ba mươi phút nè, nếu hoàn toàn (chưa) hết thì bây giờ con lui lại, “tại sao mình tịnh chỉ âm thanh không được?”

Thì mình lui lại, mình xét coi cái tâm mình xả có sạch không, còn gì chướng duyên trong này không, còn ác pháp không? Nếu mà không còn ác pháp, thì như vậy là mình sẽ tu tập tịnh chỉ Tầm Tứ này. Tuy ba mươi phút mà chưa thuần, cho nên nó phá âm thanh chưa được.

Do đó bắt đầu mình kéo dài cái trạng thái khi mà mình hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ rồi bắt đầu, suốt ba mươi phút này, mình ngồi im lặng ở trong cái trạng thái không Tầm, không Tứ.

Suốt thời gian như vậy mình tu khoảng một tuần lễ, thì bắt đầu mình tịnh chỉ âm thanh. Mình cũng nằm yên ở trên cái trạng thái mà yên lặng đó, y như là mình nhập Nhị Thiền vậy, thì bắt đầu mình cũng giữ cái trạng thái đó rồi mình phá âm thanh, để xem có âm thanh còn không.

Nếu âm thanh còn thì cái sức tịnh chỉ Tầm Tứ đó, cái sức tịnh chỉ đó, nó chưa có chặt, nó chưa có sâu, cho nên mình lại tập tu ở trên cái sức tịnh chỉ Tầm Tứ nữa.

Mặc dù nó hết Tầm Tứ, nhưng mà cái khởi sự nó mới hết thì nó không phải là cái người mà tịnh chỉ Tầm Tứ lâu ngày. Người mà tịnh chỉ Tầm Tứ lâu ngày nó có một cái trạng thái rất là chặt chẽ, bám rất chặt, nó làm cho cái tâm chúng ta không có hướng ra ngoài, cho nên âm thanh không nghe.

(18:13) Đó thì bắt đầu chúng ta không nên hướng âm thanh, mà chúng ta phải trở về hướng diệt Tầm Tứ, để chúng ta ngồi trong ba mươi phút im phăng phắc, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy có một cái trạng thái sâu xa ở trong cái sự tu tập đó.

Do đó cứ ba mươi phút xả ra nghỉ. Nghỉ rồi mình thấy mình tu với ba mươi phút bây giờ quá thuần rồi, nó không có mệt nhọc gì nữa, do đó mình đi kinh hành một vòng hay hoặc hai vòng, cái mình vô mình xếp chân mình ngồi ba mươi phút nữa.

Rồi bắt đầu ba mươi phút trôi qua mình xả ra mình nghỉ, mình giữ cái tâm của mình không Tầm, không Tứ đó, cho đến một tuần lễ hoặc một tháng, thì bắt đầu đó mình mới nhập vào cái trạng thái của diệt Tầm Tứ đó.

Rồi mình nương nhẹ cái hơi thở, bắt đầu đó mình mới dùng pháp hướng mình phá âm thanh. Thì lúc bấy giờ mình nhắc, mình nghe cái âm thanh nó văng vẳng, văng vẳng rồi nó mất hẳn, thì biết rằng cái tâm nó bám càng ngày càng chặt vô, nó có cái sức tỉnh bám bên trong mà nó không có nương ra bên ngoài.

Đó là cách thức tu như vậy để cho mình mới nhập được cái định cụ thể và rõ ràng.

Còn về những cái phần mà con hỏi thì Thầy sẽ lần lượt sẽ trả lời sau cho con. Còn hôm nay thì Thầy sẽ dạy tất cả mọi người khác, bởi vì thì giờ nó không có cho nên chúng ta trả lời một phần nào đó, rồi ngày mai, ngày mốt rồi chúng ta sẽ trả lời thêm những cái câu hỏi của quý thầy mấy con tiếp tục. Những cái phần mà quan trọng Thầy sợ mà tu không biết cách cho nên thầy nhắc.

(19:40) Còn Chân Huệ thì hỏi ngay cái pháp Tứ Niệm Xứ, cho nên vừa giảng xong Tứ Niệm Xứ thì hỏi ngay những cái danh từ đó, Thầy phải giảng để cho nó hiểu rộng ra cho các con đừng có lầm lạc ở trên cái Tứ Niệm Xứ.

Nhiều khi các con nghe rồi các con không dám hỏi nữa, rồi cứ để cho qua rồi từng đó không ai giảng. Ví dụ như đặt thành vấn đề khi Thầy giảng xong Thầy tịch thì các con lấy ai mà các con hỏi? Mà hỏi người khác thì họ giảng tầm bậy rồi thì làm sao mà các con biết đâu là đúng? Còn Thầy thì Thầy giảng đúng theo cái cách thức tu tập để chúng ta làm chủ được sinh tử luân hồi.

3- TRẦM LẶNG ĐỘC CƯ, TỊNH CHỈ NGÔN NGỮ ĐỂ NHẬP SƠ THIỀN

(20:13) Bây giờ Thầy tiếp tục qua cái bài học Tứ Thánh Định. Bởi vì chúng ta học Tứ Niệm Xứ rồi, Niệm, đã niệm thì tức là phải tới Định rồi, chớ không thể nào mà còn xa được hết. Vì hễ có đạt được cái niệm, thì ở trên cái niệm mà chúng ta phải tu tập những cái định.

Do tu tập những cái định mà làm chủ được những cái gì mà ở trên niệm giải quyết được một phần nào ở trên niệm đó, thì bắt đầu bây giờ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, bốn chỗ này nó thanh tịnh, cho nên chúng ta mới bắt đầu đi vào trong cái Tứ Thánh Định.

Vậy thì Tứ Thánh Định nó là một Sơ Thiền, nó là một cái bài pháp ôn lại. Cũng như bây giờ chúng ta muốn lên một cái lớp nào mà học, thì chúng ta phải nửa năm, hay hoặc ít ra cũng là ba, bốn tháng chúng ta phải ôn lại, học lại những cái bài của cái lớp cũ. Hay hoặc là một cái cấp này mà chuyển qua cấp khác thì chúng ta phải ôn lại một phần nào ở trong cái cấp dưới rồi chúng ta mới đi lên cái cấp trên.

Thì ở đây, thì cái Sơ Thiền là mục đích để ôn lại trên cái Tứ Niệm Xứ, chứ không có gì khác hơn hết, ôn lại cái Tứ Niệm Xứ.

Chúng ta thấy Đức Phật dạy chúng ta nó rất là, cái pháp này nó đi qua cái pháp khác nó có một cái sự nối liền với nhau. Nó nối liền với nhau nhưng mà nó cũng nằm ở trên cái Tứ Niệm Xứ mà nó tu chớ không phải ngoài.

Nhưng mà vì chúng ta đã tu tập ở trên pháp Tứ Niệm Xứ rồi, bây giờ chúng ta mới qua định, thì từ niệm nó mới qua định, do đó bây giờ chúng ta ôn lại cái Sơ Thiền, tức là ôn lại cái Tứ Niệm Xứ mà chúng ta tu đã qua rồi.

Vậy thì ôn lại nó như thế nào? Ở đây Sơ Thiền thì chúng ta, nó có sáu cái cách tu tập, chứ không phải là nói Sơ Thiền ly dục ly ác pháp mà không có biết cách nào mà để ly dục ly ác pháp thì tức là chúng ta chả biết gì hết.

(22:00) Cho nên không phải ngay vào Sơ Thiền mà chúng ta tu ngay đó mà được, mà chúng ta đã tu ở trên Tứ Niệm Xứ cho nên chúng ta mới đạt được cái trạng thái Sơ, trạng thái mà ly dục ly ác pháp, là Sơ Thiền đó.

Vậy thì Sơ Thiền, cái đầu tiên mà chúng ta muốn nó đạt được, thì chúng ta nhớ rằng khi mà mới bắt đầu vào tu theo đạo Phật, thì chúng ta phải là người tập sống trầm lặng. Mà tập sống trầm lặng thì chúng ta phải tịnh chỉ ngôn ngữ.

Đây là một cái giai đoạn đầu của Sơ Thiền, mà chúng ra xét thấy chúng ta là cái người trầm lặng được chưa, tịnh chỉ ngôn ngữ được chưa? Tịnh chỉ đây là làm cho cái ngôn ngữ của chúng ta nó thanh tịnh, nó chỉ là nó “chỉ” những cái ác ngữ của chúng ta, chớ không phải là làm thinh, câm, không nói.

Các Thầy phải hiểu ở chỗ này. Nghĩa là nó tịnh chỉ, nó làm cho cái ngôn ngữ chúng ta thanh tịnh, làm cho cái suy tư ở trong đầu chúng ta nó thanh tịnh, nó không còn có nghĩ cái chuyện ác ở trong đó, nó không còn có thương ghét ở trong đó nữa, gọi là tịnh chỉ.

Đó thì cái tịnh chỉ đó thì Đức Phật đã dạy chúng ta bốn mươi hai cái bài kệ, để chúng ta biết rằng cái tịnh chỉ ngôn ngữ đó là chúng ta sống độc cư chớ không phải gì hết.

Cho nên ở đây Thầy có giảng bốn mươi hai bài kệ rồi, nhưng mà hôm nay thấy sơ lược lại để chúng ta thấy rằng cái sống độc cư là cái tịnh chỉ.

Tức là chúng ta muốn vào Sơ Thiền, thì trong cái quá trình mà thời gian chúng ta vào tu cái Tứ Niệm Xứ, từ cái Tứ Chánh Cần để ngăn ác diệt ác, để thực hiện để ly dục ly ác pháp đó, thì trong cái khoảng thời gian mà tu tập đó, thì trước cái tu Tứ Chánh Cần thì chúng ta biết là lấy giới bổn mà giữ gìn, lấy giới bổn mà tu tập. Tức là giữ gìn cái đời sống, lấy giới bổn giữ gìn sáu căn của mình, rồi sống thiểu dục tri túc.

Đó là cách thức chúng ta tu tập ở trên cái Tứ Chánh Cần, tức là bắt đầu mà tu vào Tứ Niệm Xứ thì chúng ta lấy Tứ Chánh Cần mà chúng ta tu trên Tứ Niệm Xứ.

Do đó thì bây giờ, trở lại cái vấn đề mà hồi đầu tiên mà chúng ta tu, thì chúng ta tu chúng ta có tịnh chỉ ngôn ngữ chưa? Tức là chúng ta có sống độc cư đúng chưa? Chúng ta có sống đúng chưa? Thì bây giờ chúng ta phải học về cái tịnh chỉ ngôn ngữ.

Nếu mà trước kia chúng ta là người sống trầm lặng một mình rồi, thì bây giờ cái bài học độc cư này thì nó là thừa với người đó. Nhưng mà những người chưa sống đúng thì không biết độc cư như thế nào? Nhiều khi các thầy đã hiểu độc cư là câm miệng, làm thinh không nói chuyện với ai hết, cái đó cũng là sai không đúng đâu.

4- HÃY SỐNG RIÊNG MỘT MÌNH - NHƯ TÊ NGƯU MỘT SỪNG

(24:16) Cho nên bởi vậy ở đây Thầy mới nói Đức Phật đã có giảng ở trong tập kinh, nó có bốn mươi hai bài kệ nói về độc cư. Tức là cái bộ tập kinh này nó thuộc về Tiểu Bộ. Tiểu Bộ thì nó có nhiều cái bộ kinh như là “Phật Thuyết Như Vậy”, hay hoặc là kinh Pháp Cú, hay hoặc là kinh Bổn Sanh thì đó đều nằm ở trong cái Tiểu Bộ Kinh hết. Hoặc là “Trưởng lão Ni kệ” hay hoặc là “Trưởng lão Tăng kệ” đó là hoàn toàn ở trong Tiểu Bộ Kinh không.

Thì ở đây Thầy xin nhắc lại cái bài kệ thứ nhất của Phật mà dạy cái người tu mà độc cư, muốn giữ cho cái tịnh chỉ ngôn ngữ mà thanh tịnh thì người đó, cái bài thứ nhất dạy chúng ta:

Đối với các hữu tình”

Hữu tình này là gọi là những cái loài động vật, con vật này đến con vật kia từ con kiến, con trùng tất cả mọi vật chứ không riêng. Hữu tình đây nó rộng rãi, thậm chí như con người. Nghĩa là Thầy nói rằng loài động vật là nói chung, cái tên, thì danh từ ở trong Phật pháp gọi là hữu tình.

Thì từ các loài hữu tình này, đối với các loài này thì Đức Phật nói đừng có giết hại chúng. Cho nên ở đây cái bài kệ, câu kệ kế: “Từ bỏ gậy và trượng”, nghĩa là chúng ta không dùng gậy và trượng mà làm hại chúng, thì:

Đối với các hữu tình

Từ bỏ gậy và trượng

Chớ làm hại một ai”

(25:51) Chớ làm hại một người nào hết, một con vật nào hết. Đạo Phật dạy như vậy. Cái hành động mà chúng ta không làm đau khổ, không làm một con vật nào hại hết, đó là hành động độc cư. Các thầy hiểu.

Bây giờ chúng ta làm hại một con vật này, một con vật kia đau khổ, hay hoặc là chết chóc nó đó, thì cái đó không phải là độc cư. Độc cư của Phật phải hiểu rằng, chúng ta không làm đau khổ ai hết, như vậy là gọi độc cư.

Thí dụ như người ta nói nặng nói nhẹ mình, nhất định là mình làm thinh chớ không bao giờ nói nặng nhẹ người khác để cho người khác khổ đau, thì đó gọi là độc cư. Còn mình nói một lời nói mà làm cho họ khổ đau thì tức là mình chưa độc cư.

Cho nên cái người độc cư, người ta làm thì người ta làm chớ người ta không nói. Vì nói ra thì sợ mình lỡ lời nói mà làm người khác buồn, mà làm người khác buồn thì tức là mình mất độc cư. Đó cái ý nghĩa ở chỗ này mà.

Vào đầu tiên thì đức Phật lấy các loài vật, trong đó có loài người chúng ta, bất kỳ người nào xung quanh mình đều không có làm cho họ khổ đau. Cho nên “chớ làm hại một ai”, nghĩa là không làm ai khổ đau hết thì như vậy gọi là mình độc cư.

Trong chúng hữu tình ấy”, trong mọi người đó, mà mình đang sống ở trong mọi người đó, mà mình đã làm được như vậy đó, thì đó là “Sống riêng một mình - Như tê ngưu một sừng.”

Đó các thầy thấy rất rõ không? Đó là chúng ta sống như vậy được thì tức là chúng ta đã độc cư rồi đó. Mà độc cư như vậy thì chúng ta như một con tê ngưu một sừng, nó ở một mình trong rừng mà không bao giờ mà động địa đến một ai hết, như vậy mới gọi là độc cư.

Bây giờ con cái mà không ước muốn, tức là con người mà sanh ra ở trong đời này, mà khi lớn lên rồi thì họ có cái tâm ước muốn là mình phải có con có cái để nối dòng, nỗi dõi này kia. Mà con cái mà mình không có ước muốn thì thử hỏi mình có ước muốn bạn bè làm gì? Con cái mình không có ham nó rồi thì chắc bạn bè mình cũng không ham đâu!

Cho nên cái người mà đối với, không có ham con cái, chớ nhiều khi chúng ta sống tu hành đây, thấy đứa nhỏ chúng ta thương hay hoặc này kia, đó là chúng ta đã thích con cái rồi đó. (28:02) Cái tình cảm của một con người nó nối tiếp với nhau bằng cái chỗ mà thấy một đứa bé mà chúng ta thấy thương nó, thì tức là chúng ta có một cái trói buộc đó.

Mà cái ước muốn đó mà chúng ta không có thì thử hỏi bạn bè đối với chúng ta không có nghĩa gì hết! Nghĩa là cái tâm mình không có ước muốn có một đứa con, hai đứa con, ba đứa con đó, đó là mình không ước muốn cái đó, thì đối với những người mà đang là bạn bè của mình thì không có nghĩa lý gì hết.

Cho nên con của mình mà mình không ước muốn nữa thì bạn bè là chỉ ở ngoài da thôi, đâu có nghĩa lý gì? Cho nên người mà cái tâm không có ước muốn thì bạn bè họ không bao giờ bị dính mắc. Mà không dính mắc thì tức là họ sống riêng một mình như con tê ngưu một sừng.

Mà chúng ta hiểu được cái chỗ này, thì chúng ta mới biết đó là cái độc cư của chúng ta. Mình độc cư mình mới thấy rằng cái cô đơn của mình, mà nếu bây giờ mình có một đứa con ở bên mình, thì chắc là một cái niềm hạnh phúc, cái niềm an ủi, cái niềm vui biết bao nhiêu! Nhưng mà không ngờ có một đứa con thì nó lại là khổ mình, chứ chưa phải là là nó an ủi mình. Nó có sự an ủi của cái tâm ao ước cho đứa con, nhưng mà sự thật đứa con nó làm mình biết bao nhiêu sự khổ đau không?

Mình không ngờ, nhưng mà cái mà làm cho mình, đưa cho mình đi đến cái chỗ ước muốn được đứa con, bạn bè này nọ kia, thì đó là những cái sợi dây trói buộc mình, làm cho mình không thoát ra được. Tức là không thoát ra được, tức là không sống riêng một mình được. Mà không sống riêng một mình được thì làm sao mà như con tê ngưu một sừng được?

Cho nên ở đây nói cái tình cảm một con người, mà nếu mà con cái mình không ước muốn, thì bạn bè chắc không bao giờ ước muốn, không bao giờ mà có cái sự tha thiết gần gũi. Bởi vì những cái sự gần gũi đó là những sợi dây trói buộc làm cho mình không giải thoát.

Đó là cái đầu tiên thì chúng ta đối với loài hữu tình không giết hại thì đó là độc cư. (29:51) Cái thứ hai, con cái không ước muốn, thì đối với bạn bè không có nghĩa lý gì mà trói buộc, thì như vậy là chúng ta sẽ là cái người sống riêng một mình độc cư được.

Nghĩa là mình sống riêng một mình rồi mình mới thấy được chỗ mà có một đứa con một bên mình để an ủi mình đó, mới thấy được cái chỗ đó là cái nguồn vui, cái nguồn sống của con người.

Còn bây giờ chúng ta mà sống một mình mà chúng ta nhớ cái này, nhớ cái kia thì tức là chúng ta còn dính mắc cái này nhớ bạn bè, cái này nhớ bạn bè kia, tức là cái ước muốn vẫn còn có trong đó. Mặc dù chúng ta không nói ra lời nói đó nhưng mà chúng ta thấy mình buồn bã quá thì cái tâm ước muốn con thì nó vẫn có chớ.

Do thân cận giao thiệp

Thân ái từ đấy sanh

Đó thì mình giao thiệp với bạn bè, với người này người kia thì từ đó cái thân ái, từ cái thương yêu đối với những người đó nó sanh ra, nó làm cho chúng ta bị dính mắc.

(30:46) Là trong cái bài Tứ Thánh Định cái tịnh chỉ ngôn ngữ tức là cái độc cư chúng ta phải tu tập, mà trong bốn mươi hai cái bài kệ của Phật nhắc chúng ta từng chút để chúng ta biết rằng cái sự độc cư của mình. Đó là những cái phần mà chúng ta hiểu, để chúng ta từng chút cái tâm mà chúng ta xảy ra thì chúng ta biết, để mà chúng ta ngăn chặn nó lại, để chúng ta giữ trọn vẹn cái độc cư của chúng ta.

Tới cái bài kệ này:

Không tham không lừa đảo

Không khát dục, gièm pha

Mọi si mê ác trược

Được gạn sạch quét sạch,

Trong tất cả các pháp

Không tham ác ước mong,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng!”

Nghĩa là chúng ta phải gạt sạch những cái lòng khát dục, những cái lòng tham muốn, cái sự lừa đảo, dèm pha, tất cả những cái si mê đó chúng ta đều quét sạch nó ra cái tâm chúng ta, thì tức là chúng ta đã sống độc cư.

Với bạn bè độc ác

Hãy từ bỏ lánh xa

Bạn không thấy mục đích,

Quen nếp sống quanh co,

Chớ tự mình thân cận,

Kẻ đam mê phóng dật,

Hãy sống riêng một mình”

(31:53) Ở đây Đức Phật cũng nói bạn bè mà độc ác thì mình lánh xa, bạn bè mà không có thấy cái mục đích tu hành như mình thì cũng lánh xa. “Quen nếp sống quanh co”, họ hay nói quanh qua quanh lại thế này thế khác thì mình nên tránh xa cái đó. Nếu mà mình tránh xa được những người này thì tức là mình sẽ độc cư

Chớ tự mình thân cận,

Kẻ đam mê phóng dật”.

Thấy cái người ta chạy, nghĩ ngợi cái này lo cái kia, làm ra tiền ra bạc này kia rồi mình chạy theo những cái tâm đó, thì những cái người đó là những người tâm phóng dật, cho nên mình sống như vậy là không phải sống độc cư.

Bậc nghe nhiều trì pháp

Hãy gần gũi người ấy

Bạn người tâm rộng lớn

Người thông minh biện tài

Biết điều không nên làm

Nhiếp phục được nghi hoặc

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng!”

Nghĩa là mình biết những cái người bạn, có người đó tùy theo cái pháp, họ sống đúng pháp Phật, và mình gần gũi những người đó. Những người đó là những người mà người ta tu hành, mình sống gần gũi họ để cho mình thấy cái tu hành của họ mình bắt chước mình tu tập theo.

Người mà có tâm rộng lớn, “Người thông minh biện tài - Biết điều không nên làm”

Nghĩa là cái người mà mình thấy họ có cái tâm rộng lớn, rộng lớn đây là Tứ Vô Lượng đó, người mà biết thông minh mà có biện tài, điều mà nên làm thì họ làm, mà cái điều không nên làm thì họ không làm, thì mình thấy những cái điều đó thì mình nên sống gần người đó.

Nhiếp phục được nghi hoặc

Hãy sống riêng một mình”

Nghĩa là khi đó mình nhận xét được cái số người này, thì đúng như vậy là mình ở gần họ, mà không đúng như vậy thì mình xa họ, đừng có ở gần những người đó mà tu hành thì không tốt. Đó là sống độc cư.

Mọi du hí vui đùa

Và dục lạc ở đời”

Đó là Đức Phật nói mình mà độc cư, thì mọi cái sự du hí ở đời thì mình tránh xa, những cái dục lạc ở đời thì mình tránh xa, đừng có ham muốn nó, thì như vậy gọi là độc cư.

Không điểm trang bày biện

Không ước muốn mong cầu

Từ bỏ mọi hào nhoáng

Nói lên lời chân thật

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng!”

(33:58) Nghĩa là Đức Phật muốn nhắc chúng ta mình đừng có trang điểm, đừng có làm đẹp, mà hễ còn muốn làm đẹp thì người đó không sống độc cư, mà mình còn ước muốn mong cầu cái này cái kia thì người đó cũng không sống độc cư.

Từ bỏ mọi hào nhoáng” tức là những cái gì hào hoa bóng nhoáng ở bên ngoài, làm cho nó có vẻ là ta đây hay hoặc là làm cho vẻ sang đẹp đó, thì tất cả những cái này nếu chúng ta còn dính mắc thì chúng ta không độc cư, mà chúng ta không dính mắc nó là chúng ta độc cư.

“Nói lên lời chân thật” thì đó là chúng ta độc cư, mà nói lên lời không chân thật thì không phải độc cư. Nghĩa là mình nói một cái không thật của mình thì cái người đó không phải là độc cư.

Cho nên ở đây các con thấy tịnh chỉ ngôn ngữ, làm cho cái ngôn ngữ nó thanh tịnh, thì tức là cái lời chân thật thì nó là thanh tịnh mà cái lời mà không chân thật là nó không thanh tịnh. Cái lời mà làm cho người ta khổ thì nó là không thanh tịnh, mà cái lời không làm cho người ta khổ thì nó thanh tịnh. Thì chúng ta thấy, hiểu cái chỗ đó, từ chỗ mà thanh tịnh đó nó mới đi đến cái chỗ mà gọi là độc cư.

Với con và với vợ

Với cha và với mẹ

Tài sản cùng lúa gạo

Những trói buộc bà con

Hãy từ bỏ buộc ràng

Các dục vọng như vậy

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng!”

Ở đây Đức Phật cũng bảo mình phải dứt bỏ hết, mà dứt bỏ như vậy nó nói mới gọi là độc cư, còn không dứt bỏ thì mình chưa ph độc cư. Mà chưa độc cư tức là chưa có ly dục ly ác pháp, vì vậy mà không bao giờ mà nhập Sơ Thiền.

Như vậy là chúng ta thấy bước đầu vào cái Sơ Thiền chúng ta thấy nó rất khó vô cùng lận chớ không phải chuyện dễ. Nói thì chúng ta nghe như vậy, mà đọc qua mấy cái bài kệ này, bốn mươi hai cái bài kệ này rồi chúng ta thấy quá khó trong cái chỗ độc cư. Chớ không phải độc cư mà chỉ có cái ý nghĩ rằng chúng ta vô trong thất đóng cửa, thì cái chuyện đó quá dễ làm rồi, ai làm cũng được. Nhưng mà cái độc cư này, hoàn toàn là nó khác với cái nghĩa đó.

Chúng đều là trói buộc

Lạc thú thật nhỏ bé,

Vị ngọt thật ít ỏi,

Khổ đau lại nhiều hơn,

Chúng đều là câu móc,

Bậc trí biết như vậy,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng!

(35:57) Nghĩa là ở đây chúng ta phải nhìn thấy những cái sự đó là những cái sự trói buộc. Còn lạc thú ở đời nó rất bé nhỏ, vị ngọt ở đời nó ít ỏi lắm, nhưng khổ đau nó càng nhiều.

Chúng đều là câu móc” nghĩa là chúng là những cái con mồi móc ở trên cái lưỡi câu, chúng ta là những con cá ngu cho nên chúng ta mới đớp cái lưỡi câu đó mà bị dính lưỡi câu mà không thấy.

Như bây giờ chúng ta nghĩ ở ngoài người ta sống ăn uống như vậy nó sung sướng, mình đi tu chi cho cực khổ! Đó là cái miếng mồi, miếng mồi của danh lợi, miếng mồi của câu móc, nó sẵn sàng nó ở trong đó, cái miếng mồi đó nó có cái lưỡi câu móc ở trong đó. Nếu mà chúng ta không thấy chúng ta móc vào thì bị liền tức khắc, chúng ta sẽ bị liền.

Hãy chặt đứt, bẻ gãy

Các kiết sử trói buộc

Như các loài thủy tộc

Phá hoại các mạng lưới

Như lửa đã cháy xong

Không còn trở lui lại

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng!”

Ở đây thì Đức Phật nói mình phải chặt đứt tất cả các kiết sử thì mới gọi là độc cư. Như cái loài thủy tộc thì nó phá cho hết những cái mạng lưới mà của người ta giăng thì nó mới có thể độc cư, mà nếu mà không có phá hết cái mạng lưới đó thì coi như là mình chưa có độc cư.

Như lửa đã cháy xong

Không còn trở lui lại”

(37:18) Nghĩa là nó cháy rồi nó không có cháy trở lại. Nghĩa là nếu mà chúng ta chặt đứt được, bứt bỏ được thì như là lửa cháy sạch rồi thì nó không có trở lui lại, mà chúng ta bứt không sạch thì nó cháy lui trở lại.

Ý của đức Phật muốn nói, nếu mà chúng ta là ngọn lửa chúng ta sẽ đốt sạch các kiết sử, thì khi đốt sạch nó rồi, thật sạch rồi thì cái lửa nó khỏi còn cháy, bời vì sạch rồi nó không cháy lại. Còn bây giờ chúng ta đốt nó không sạch cho nên nó cháy đi, cháy lại hoài, thì như vậy là chúng ta chưa có quyết tâm mà xả hết cái tâm kiết sử này. Nhất là cái ái kiết sử thì nó rất là khó khăn. Cái hữu tham kiết sử thì nó cũng dễ hơn, còn cái ái kiết sử nó rất khó.

Cho nên người mà đoạn dứt, bứt bỏ, bứt gãy tất cả những kiết sử, thì cái người đó là cái người độc cư, còn cái người mà chưa bứt bỏ được thì chưa có gọi là độc cư. Như vậy rõ ràng là cái Sơ Thiền chúng ta thấy khó chớ đâu phải dễ. Ai mà bứt bỏ các Thất Kiết Sử này được, mà bứt bỏ được Thất Kiết Sử mới gọi là độc cư, mới gọi là tịnh chỉ ngôn ngữ.

Với mắt cúi nhìn xuống

Chân đi không lưu luyến,

Các căn được hộ trì,

Tâm ý khéo chế ngự,

Không đầy ứ, rỉ chảy,

Không cháy đỏ bừng lên

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng!”

Tức là Đức Phật muốn cái sự phòng hộ sáu căn của chúng ta hộ trì, thì luôn luôn nhìn xuống, không có lưu luyến với một cái gì xung quanh chúng ta hết, cho nên sáu cái căn được hộ trì che chở tâm ý của chúng ta, như vậy thì mới gọi là độc cư.

Khi đi ra chúng ta giữ gìn mắt, tai, mũi miệng. Mặc dù tâm của chúng ta nó đang nhìn ngó đó chớ chưa phải là nó hết đâu, nó đang thèm muốn nhìn ngó đó, nhưng mà chúng ta phải hộ trì các căn của chúng ta trước, rồi sau đó chúng ta mới giữ gìn được các ý thức của chúng ta.

Chớ còn bây giờ hiện cái sáu thức của chúng ta nó đang bừng cháy ở trong đó chứ chưa phải là hết. Nhưng mà chúng ta phải khéo chế ngự được.(38:58) Mà cái người mà đi ra mà chế ngự được sáu căn của mình, mà hộ trì được vậy thì cái người này sẽ có ngày vượt qua.

Còn có nhiều người họ cũng nhìn xuống, họ cũng nhìn xuống khéo léo vậy nhưng mà họ không có chế ngự thật sự, vì vậy mà cái hình thức của họ gọi là chế ngự, mà trong tâm họ trào lộng lên những cái tham dục đó, thì cái người đó không phải là cái người theo đạo Phật.

Người ta chế ngự được cái thân, không nhìn xuống mà không ngó qua ngó lại, nhưng mà người ta cố gắng người ta hàng phục cái tâm không có để cho nó phóng dật nó chạy theo. Còn bây giờ mình chế ngự cái thân của mình ngó xuống, mà cái tâm thì không, để cho nó phóng dật nó chạy theo, tức là nó sẽ sanh ham muốn cái này, ham muốn cái kia.

Cũng như, thí dụ như mọi người ở ngoài đời người ta nhìn xem ti vi, người ta coi cái này cái kia, mình chế ngự tâm mình, mình không cho nó coi nhưng mà cái lòng mình muốn coi như người ta, thì cái đó là không được.

Cho nên mình chế ngự cái thân của mình, rồi mình phải chế ngự cái tâm của mình, là không được - bởi vì đây là những cái hình ảnh dục lạc của thế gian, những hình ảnh giả tạo, những cái người diễn viên, những người đào kép mà đóng ở trên này đều là cái sự giả, nó không thật, làm cho chúng ta thương vay khóc mướn, làm chúng ta sợ hãi một cách vô cớ, vô lý, nó không thật.

Thì do đó cái lý luận này nó sẽ làm cho cái tâm chúng ta không phóng dật theo cái hình ảnh đó. Vì vậy mà sau này thì chúng ta nhìn xuống mà chúng ta không nhìn, thì tâm của chúng ta nó vẫn là cái tâm không nhìn.

Còn không khéo thì cái thân chúng ta con mắt không nhìn, mà cái tâm thì nó lén lén nó nhìn, nó ham thích ở trong đó, nó đánh lộn ở trong đó, nó đòi hỏi nó phải nhìn, mà bắt buộc nó không nhìn, nó tức tối, nó giận, nó thù hận cái căn của nó không có chịu theo nó. Và vì vậy mà hàng ngày nó đạp nó đánh lung tung, rồi cái căn nó chịu không được nữa thì bắt đầu nó phải nhìn, từ đó nó nhìn tức là nó sa ngã. Đó là cách thức thiếu độc cư.

5- HOÀN TẤT TAM THIỀN MỚI HƯỚNG TÂM TỊNH CHỈ HƠI THỞ

(40:42) Còn nếu mình mà không khéo léo như như vậy, thì mình tác ý nó không có hiệu quả đâu. Tức là mình thở mặc thở, mà tác ý mặc tác ý đó, hai cái nó không có kết hợp nhau được thì nó không có kết quả. Bởi vậy Thầy mới nói kết hợp nhau, tập hợp nhau, cái pháp này với pháp kia để rồi nó thực hiện được cái ý muốn của mình ở trong những cái thiền định.

Khi mà mình đã tập luyện được cái hơi thở của mình với cái câu pháp hướng của mình rồi, thì bắt đầu mình mới áp dụng vào. Đây là mình phải tập cho nó quen rồi mình mới áp dụng vào cái chỗ tu, chớ không phải là mình vô tu rồi mình áp dụng rồi cái câu tác ý của mình nó không ăn nhập với cái hơi thở của mình, nó không đồng thời với nhau như vậy, thì chúng ta trong cái giờ mà tu tập như vậy thì nó không có lợi ích.

Cho nên chúng ta thử trước, chúng ta ngồi bình thường, chúng ta thử coi cái câu pháp hướng đó với cái Định Niệm Hơi Thở coi nó như thế nào, tác ý như thế nào. Thì do đó chúng ta phải tập cái hơi thở với cái pháp hướng khéo tác ý với cái ý của chúng ta muốn làm cái gì, muốn làm cái gì đó, thì do đó chúng ta phải đặt trạch pháp cái câu đó ra, nó vừa với cái hơi thở ra vô của mình.

Rồi bắt đầu bây giờ chúng ta thấy đã có kết quả hơi thở và cái pháp hướng nó đã kết hợp nhau được rồi, thì bắt đầu cái phần thứ hai thì chúng ta phải hướng tâm tịnh chỉ hơi thở.

Nghĩa là hồi đó chúng ta cũng dùng cái pháp hướng để tịnh chỉ hơi thở, mà kết hợp với cái hơi thở, mà chúng ta tập luyện thấy nó đã ăn khớp với nhau, đã kết hợp nhau được, thì bắt đầu bây giờ mới đem ra áp dụng với cái hơi thở trong khi mà chúng ta tu cái loại Tứ Thiền này.

(42:17) Khi lúc bấy giờ chúng ta vào cái trạng thái của Tam Thiền có sức tỉnh rồi, bắt đầu chúng ta trở ra hơi thở thì cái sức tỉnh đó nó vẫn còn y nguyên, nhưng mà trở ra hơi thở thì cái trạng thái của Tam Thiền nó sẽ mất đi, nó không còn nữa. Cho nên lúc bấy giờ chúng ta ở trên cái trạng thái của cái hơi thở đang thở ra, thở vô và đồng thời hướng tâm theo hơi thở ra vô để mà nhắc cho nó tịnh chỉ hơi thở.

Đó thì đó là cái phần thứ hai để hướng tâm tịnh chỉ hơi thở. Chớ không khéo người ta nói nương Định Niệm Hơi thở khéo tác ý, rồi ở trên cái tu tập Tam Thiền cũng như tu tập Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý. Vậy thì tu tập Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý làm sao?

Tức là mình tập luyện cho nó kết hợp nhau cho được, thì khi kết hợp nhau được rồi thì chúng ta mới hướng tâm ở trên hơi thở đó mà tịnh chỉ hơi thở. Thời gian hướng tâm mà tịnh chỉ được hơi thở thì nó cũng còn cái thời gian năm ba ngày, một tuần lễ hay hoặc một tháng nó mới tịnh chỉ được hơi thở.

Khi mà nó tịnh chỉ được hơi thở rồi thì chúng ta nhắc nó: “Tịnh chỉ hơi thở, hơi thở ngưng, không hoạt động nữa!” Chúng ta nhắc như vậy, mà nhìn lại hướng tâm ra thì thấy hơi thở rõ ràng nó đã ngưng hoàn toàn rồi, thì cái thời gian mà ngưng an trú này nó được bao lâu? Từ ba mươi phút đến một giờ, trên nữa thì chúng ta không chấp nhận, mà giữ nữa thì chúng ta không chấp nhận.

Nghĩa là dưới ba mươi phút thì chúng ta không chấp nhận, mà bắt đầu từ ba mươi phút trở lên đến một giờ trở lại, thì chúng ta chấp nhận khoảng thời gian này để tu tập.

Khi mà chúng ta chỉ cần hướng tâm một lần, nhắc “Hơi thở phải tịnh chỉ!”, mà hơi thở bắt đầu chúng ta chỉ tịnh chỉ, nói như vậy rồi thì chúng ta lại nằm yên ở trên cái tụ điểm của mình, rồi tuần tự mình không có thấy cái hơi thở nữa, rồi nó mất tiêu luôn, và như vậy đó là tịnh chỉ hơi thở.

(44:08) Nhưng khi mà chúng ta hướng tâm ra mà chúng ta thấy hơi thở hoàn toàn không thở thì đúng là nó tịnh chỉ. Mà chúng ta hướng tâm ra mà hơi thở còn thở, thì tức là chúng ta bị tưởng tức, tức là hơi thở mà ngưng đó là hơi thở của tưởng chứ không phải là của Tứ Thiền.

Và khi mà còn tưởng tức, tức là chúng ta biết là mình xả ly mười tám loại hỷ này chưa hết, mình phải trở về với Tam Thiền để xả nữa. Còn nếu mà mình hướng ra mình thấy hoàn toàn là không thở, thì mình biết đó là đúng rồi, mình đã nhập Tam Thiền rồi, cho nên vì vậy mà bây giờ nó tịnh chỉ hơi thở nó ngưng là đúng.

Còn nếu mà Tam Thiền mình chưa có trọn mình xả, thí dụ như mười tám loại hỷ mà mình xả có mười bẩy loại hỷ, còn một loại hỷ, vì vậy mà vào cái hướng tâm tịnh chỉ hơi thở này, thì nó ngưng có một chút rồi nó lại bung ra, nó không có hoàn toàn. Do vì vậy mà chúng ta phải thấy biết rõ để mà chúng ta trở lại Tam Thiền mà thực hiện cái xả ly mười tám loại (hỷ).

Còn chúng ta nói rằng bây giờ mình tới cái tịnh chỉ hơi thở rồi, mà mình trở về với cái Tam Thiền như vậy là mình quá thấp, quá dở thì mình ở đây mình tu cũng không kết quả đâu.

Mình biết rằng cái tâm của mình, rõ ràng là mình hướng như vậy mà nó không có tịnh chỉ được cái hơi thở, thì tức là mình biết rằng mình còn lấn cấn ở Tam Thiền, mình phải trở về đó để dùng pháp hướng cho đúng cách để xả cho sạch. Nó còn một chút thì nó đi lên Tứ Thiền nó không vô được, bởi vì nó không thể tịnh chỉ các hành được.

Hướng tâm tịnh chỉ hơi thở nếu mà đạt được kết quả rồi thì bắt đầu mình tịnh chỉ hơi thở, mình nhắc một cái là mình thấy nó ngưng liền, nó không thở nữa, thì lúc bấy giờ đó là cái kết quả của mình, mình thấy rằng Tam Thiền mình đã hoàn tất rồi cho nên bây giờ hơi thở nó không thở.

Mình hướng ra mà mình thấy hơi thở còn thở thì tức là mình biết rằng Tam Thiền mình chưa xong, mình trở về Tam Thiền mình tu nữa, chớ đừng ở Tứ Thiền. Mà mình hướng ra mình thấy nó xong rồi, hoàn toàn nó không thở, đúng là cái pháp hướng đã làm cho nó tịnh chỉ hơi thở thật sự. Do đó chúng ta biết đúng, vì vậy mà chúng ta trở về và chúng ta cố gắng tu tập để an trú kéo dài thời gian ra đến một giờ.

6- HƯỚNG TÂM TỊNH CHỈ CÁC HÀNH THÌ HƠI THỞ CŨNG NGƯNG

(46:23) Bắt đầu bây giờ chúng ta đã thấy hơi thở mình tịnh chỉ, mà muốn cho an trú được cái hơi thở tịnh chỉ này lâu dài, thì chúng ta không còn sử dụng cái câu pháp hướng là “tịnh chỉ hơi thở” nữa mà chúng ta dùng cái câu pháp hướng là “tịnh chỉ các hành” để cho các hành nó ngưng hoạt động, thì cái hơi thở này sẽ hoàn tất là luôn luôn không có còn thở lại nữa.

Đó thì hướng tâm mà tịnh chỉ các hành thì thường xuyên chúng ta nhắc. Chúng ta nhắc cho đến khi mà tịnh chỉ các hành, đến khi mà chúng ta nhắc một cái là các hành nó đều ngưng, nó không còn hoạt động nữa, thì như vậy là hơi thở cũng vắng…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy