00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 25 - SỐNG TRONG THIỆN MÀ KHÔNG DÍNH MẮC THIỆN

PHÁP HÀNH 25 - SỐNG TRONG THIỆN MÀ KHÔNG DÍNH MẮC THIỆN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [47:43]

1- KHI KHÔNG CÓ CẢM GIÁC GÌ THÌ KHÔNG QUÁN THỌ TRÊN THỌ

(0:00) Hôm nay Thầy tiếp tục cái bài học, nhưng trước khi học cái giai đoạn nương vào hơi thở để nhập các loại định tưởng, thì trước khi học những cái loại định tưởng này, thì Thầy sẽ trả lời cái câu hỏi của Chân Huệ hỏi Thầy. Như vừa rồi thì Chân Huệ có hỏi Thầy:

Hỏi: “Kính bạch Thầy! Để quán thọ trên thọ, khi ta không có cảm giác gì thì có nên quán không? Nếu quán thì có phải đọc từ đầu những câu Phật đã dạy không? Nghĩa là đọc luôn từ đầu: “Khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri cảm giác lạc thọ. Khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri cảm giác khổ thọ. Khi cảm giác bất khổ, bất lạc thọ v.v”?”

Nghĩa là trong cái bài kinh của Phật dạy chúng ta trên thọ quán thọ đó, thì dạy mình có cách hướng tâm theo cái, hướng tâm nhắc cái tâm của mình, cái cảm giác nào thì mình biết cảm giác nấy.

Mà khi bây giờ mình ở trên cái thọ thì mình không có cái thọ nào hết, vậy thì Chân Huệ hỏi Thầy mình có nên đọc hết những cái lời của Phật dạy như vậy hay không? Đó là cái ý để mà chúng ta biết cách thức mà tu tập.

Hôm nay thì nhân hỏi như vậy, thì chúng ta mới biết rằng cái sự tu tập của chúng ta nó chính xác chớ còn không khéo về chúng ta cứ đọc liên tục mãi mà không biết là trên thọ quán thọ như thế nào.

(01:45) Đáp: “Khi ta không có cảm giác nơi thân, thọ, tâm, pháp,”

Nghĩa là cái cảm giác đó nó phải nơi cái thân của chúng ta, rồi cái cảm giác nơi cái thọ nữa, rồi nơi cái tâm của chúng ta nữa, cái thọ nơi tâm, rồi cái thọ ở các pháp nữa.

Cho nên bốn cái chỗ này, nếu mà nó ở cái chỗ nào thì chúng ta mới quán cái cảm thọ ở chỗ đó, chớ không phải là bây giờ nó không có mà chúng ta quán làm gì? Nó có chúng ta mới tu, tu mà để quán, để xả cái thọ đó cho nó ra khỏi cái thân, rồi cái thọ, rồi cái tâm, cái pháp của chúng ta.

Tức là bốn cái chỗ này nó đang có cái cảm thọ nào đó, chúng ta mới đặt cái thọ lên trên đó mà chúng ta quán. Do vì vậy đó, mà nó có thì chúng ta quán, mà không có thì chúng ta không quán.

“Khi ta có cảm thọ nơi thân, thọ, tâm, pháp của ta, ba thọ.”

Nghĩa là nơi thân, thọ, tâm, pháp của ta nó có ba cái thọ, thọ lạc, thọ khổ, và thọ bất lạc bất khổ. Nếu mà ở trên thân, thọ, tâm, pháp chúng ta nó xảy ra ba cái trường hợp thọ đó, nếu mà một cái thì chúng ta thấy nó ở đâu?

Nếu mà ở thọ thì chúng ta quán ở trên cái thọ mà quán thọ. Nếu mà ở tâm thì trên thọ mà quán cái thọ nơi tâm của chúng ta. Mà nếu mà ở trên các pháp, thì chúng ta sẽ quán cái thọ ở trên các cái pháp đó. Đó thì nó tùy theo, hay hoặc là cái thọ, bây giờ nó có cái cảm thọ ở thân thì chúng ta đặt cái thọ đó mà chúng ta quán ở trên cái thân của chúng ta.

Còn nếu nó không thì thôi, mà nó có thì chúng ta phải tu, phải quán để chúng ta xả đi, làm cho tâm chúng ta nó vô lậu, tức là nó không còn thấy đau khổ nữa.

Thì ta không nên quán, nếu nó không có bị cảm thọ gì hết thì ta không nên quán. Quán thọ làm gì, nếu bây giờ nó bình thường nó không có gì hết, nó không có thì chúng ta cũng đâu cần quán cái gì!

(03:32) “Khi có cảm thọ nơi thân, thọ, tâm, pháp của ta thì ta nên quán. Nếu thân đang thọ khổ thì ta nên quán thọ trên thọ.”

Tức là trên cái thân thọ khổ này, tức là cái thọ trên cái thân thọ này, cái cảm giác tức là cái thọ của chúng ta. Mà bây giờ chúng ta quán thọ trên thọ, có nghĩa là quán thọ trên cái thọ của thân chúng ta.

Cái thọ đây coi như là cái cảm giác của ta, ở trên cái thọ, tức là cái chịu đựng của cái thân chúng ta, ở trong đó chịu cái thọ đau đó, đau ít đau nhiều đó, thì chúng ta đem cái thọ đó mà chúng ta quán ở trên cái thân của chúng ta.

Tức là thọ khổ nơi này, chúng ta mới quán như vậy, chúng ta mới tìm hiểu cái thọ khổ nơi cái thân chúng ta, tức là nó đau nhức cái chỗ nào đó, chúng ta mới suy tư, quán xét cái thọ khổ này, nó từ đâu nó đến? Nớ từ cái chỗ nào mà nó đến nó làm cho chúng ta khổ đây? Nó ở chỗ nào nó xảy ra?

Thí dụ như bây giờ có một mụt ghẻ, mà nó từ ở đâu mà nó xảy ra cái mụt ghẻ này? Nguyên nhân nào nó xảy ra mụt ghẻ này? Thí dụ như bây giờ chúng ta lỡ đứt tay, rồi cái nơi đứt tay đó nó sẽ nhiễm độc, từ đó nó sẽ thành một cái mụt ghẻ, nó đau nhức, nó làm cho chúng ta khó chịu.

Từ cái chỗ mà xảy ra cái nguyên nhân, mà như chúng ta chặt cây củi, hoặc là làm cái gì đó, bây giờ nó đứt cái tay đi, nó lỡ nó đứt cái tay, cỡ mà nó không đứt tay thì nó làm sao nó đau nhức? Cho nên đứt tay, rồi từ đó chúng ta quán, suy ra từ cái nguyên nhân xảy ra cho đến cái thọ.

Bây giờ nó thành cái mụt ghẻ, nó đau nhức, nó hành hạ khó chịu là do cái nguyên nhân nó như thế nào? Từ đó chúng ta mới thấy được cái nhân quả, cái sự diễn biến của nhân quả nó đem đến cho chúng ta phải thọ cái khổ đó.

(05:17) Rồi từ đâu nó diệt? Nghĩa là từ khi mà nó sanh ra những cái thọ khổ đó, rồi bây giờ bắt đầu chúng ta đắp thuốc hay hoặc là chúng ta uống thuốc, lần lần nó lành đi, thì cái thọ khổ nó diễn biến, nó lần lần nó tan biến đi. Thì chúng ta theo dõi từng chút của cái sự thọ khổ nơi thân của chúng ta mà đang thọ một căn bệnh, hay hoặc là đang thọ một vết thương.

Thì như vậy là lúc bấy giờ chúng ta gọi là “trên thọ quán thọ”, để xem xét thấy, rồi từ đó chúng ta mới, cái sự diễn biến của nó nhiều ít, để chúng ta tìm cái tánh ính cách vô thường và tánh cách “không” của nó.

Nghĩa là chúng ta quán xét như vậy để làm gì? Để tìm cái tánh cách nó vô thường. Bây giờ nó nhức, một lát nữa nó sẽ giảm nhức, hoặc là bây giờ nó lở loét, rồi lát nữa nó lần lần nó gom lại.

Thì đó là cái thọ, nó làm cho chúng ta thấy tăng, thấy giảm, thấy ít, thấy nhiều, và từ đó chúng ta mới biết được. Nếu mà cái thọ nó thường hằng, nó thường có thì nó phải đau hoài hoài như vậy. Cái này lúc thì giảm, lúc thì nhiều, lúc ít, thì đó là cái tánh vô thường của nó.

Và cho đến khi mà nó không còn đau nữa, thì đó là cái tánh “không” của nó rồi. Bây giờ nó “không”, tức là mình không thấy cái thọ ở chỗ nào (của) cái thân.

Như bây giờ, như quý thầy và các con bây giờ cũng thấy rằng cái thân mình nó không có chút nào thọ hết, thì tức là chúng ta biết rằng nó không có cái đau nhức nào hết, thì tức là chúng ta sẽ thấy nó trở về cái tánh “không” của cái thọ rồi.

Do cái chỗ mà chúng ta quán xét để tìm hiểu cái tánh vô thường và tánh không của chúng, vì vậy mà chúng ta biết nó không phải là cái vật thường hằng, một cái mà có vĩnh viễn để mà hành hạ chúng ta. Cho nên nó là tánh vô thường, vì lúc có, lúc không.

Cho nên bây giờ chúng ta đau cái đầu, nhưng mà tới chiều thì chúng ta hết nhức đầu, thì đó là cái tánh vô thường của nó.

Cho nên cái sự quán xét trên thọ, quán xét xem qua cái tánh vô thường của nó, để tìm cái mà chúng ta lầm chấp, có người bị chịu cái thọ đó, nhưng sự thật cái thọ đó là cái thọ chớ không có người bị chịu.

(07:20) Cho nên trong cái luật nhân quả thì cái sự diễn biến của nhân quả nó không phải có cái người chịu đựng nhân quả, mà cái hành động nhân quả. Là vì chúng ta cứ tạo ra nhân ác, do đó cái thọ nó phải chịu, cái thọ phải hoạt động ở trong cái quả của nó, nó đau khổ nhiều thôi, chớ không phải là có một cái người nào ở trong đó chịu khổ.

Nhưng mà vì chúng ta lầm chấp, chúng ta tưởng rằng mình đang chịu ở chỗ cái khổ đó. Nhưng mà sự thật ra thì mình xét thấy rằng, khi đau thì mình chịu quá không nổi, dường như là có một người chịu quá không nổi trong đó, chớ sự thật ra không có cái gì mà chịu quá không nổi hết.

Cho nên nếu mà chịu quá không nổi như vậy, thì Đức Phật đâu có dạy rằng, khi một cái cái thọ mà nó đau chúng ta đến tận cùng, tận cùng cái sức chịu đựng của chúng ta, thì lúc bấy giờ nó mát lạnh.

Một cái người nào mà có cái sức gan dạ trước cái cơn đau, mà chúng ta đừng có để cái tâm dao động, thì lúc bấy giờ cái thọ nó sẽ giảm lần xuống, và nó hết, tánh vô thường của nó sẽ mất tiêu, khi nó không làm dao động được tâm ta.

Còn nếu mà tâm ta bị đau khổ quá thì tức là cái tánh vô thường của nó sẽ tăng, nó tăng trưởng lên, nó tăng trưởng, bởi vì vô thường mà. Nó đau ít nó sẽ tăng nhiều lên, vì cái tâm dao động nó sẽ đau nhiều và nó trở thành cái khổ sở nhất cho chúng ta. Và có thể nó làm cho cái cơ thể chúng ta bị hoại diệt theo cái thọ đó nữa, bởi vì đau quá chúng ta chịu không nổi.

Cách thức quán xét này gọi là Định Vô Lậu. Khi mà chúng ta quán xét như vậy, ở trên cái thọ mà quán thọ như vậy, mà nơi cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta là bốn cái trụ xứ này, thì cách thức đó gọi là Định Vô Lậu. Cái cách thức mà tu như vậy gọi là Định Vô Lậu.

Cái định đó nó làm cho chúng ta không còn khổ nữa, nó làm chúng ta không còn phiền não, không còn tham ưu đó. Trong kinh Phật nói quán như vậy để cho cái tâm tham ưu không có. Mà chữ “ưu” đây là sầu não, buồn khổ, nó không còn có sầu não, buồn khổ nữa.

Cho nên cái định mà tu tập như vậy đó, ngay trên cái sự quán xét đó để mà xả cho được cái khổ sở đó, cái bất toại nguyện đó, thì đó là cái Định Vô Lậu.

2- SỐNG TRONG THIỆN MÀ KHÔNG DÍNH MẮC THIỆN

(09:20) Kế đó thì Thiện Chân Huệ hỏi Thầy:

Kính bạch Thầy! Bất khổ bất lạc thọ là ta không khổ mà cũng không vui, hay gọi là trung đạo phải không thưa Thầy?”

Dó, nếu mà cái, ở đây nó có ba cái thọ: thọ lạc, thọ khổ, và cái chỗ thọ không lạc mà cũng không khổ nữa.

Nghĩa là, thường thường bên Thiền Đông Độ thì người ta chấp cái chỗ mà “không buồn cũng không vui” đó, tức là không khổ mà cũng không có cái gì mà vui đó, tức là người ta không có bị dính mắc vào hai cái chỗ này. Thì cái trạng thái chỗ thọ bất lạc bất khổ này, thì người ta nghĩ đó là cái trung đạo, cái đường lối của đạo Phật.

Nhưng mà sự thật ở đây, cái thọ nó là vô thường, dù là nó bất lạc bất thọ khổ nó chỉ là trong một giây lát nào đó, rồi nó sẽ có thọ lạc hay hoặc thọ khổ, cho nên nó là bản chất vô thường rồi. Dù là cái thọ lạc, thọ khổ này nó cũng là bản chất vô thường, cho nên đâu phải thường hằng. Vậy mà chúng ta chấp nó là trung đạo, cái đường lối của đạo Phật thì nó không phải đâu.

Cho nên ở đây Thầy đáp:

“Theo đạo Phật có ba trạng thái: thọ lạc, thọ khổ và thọ bất lạc bất khổ. Ba thọ này Đức Phật không chấp nhận thọ nào cả, luôn luôn tu tập tìm mọi cách để xả ly chúng.”

Xả ly ba cái thọ này, bởi vì cái thọ lạc, thọ khổ, cái thọ bất lạc bất khổ này nó không phải là cái trung đạo, không phải là cái cứu cánh.

Nhưng mà vì Thiền Tông có thể chấp nhận nó là cái trạng thái “chẳng niệm thiện, niệm ác”, do cái chỗ mà nó không thiện không ác, thì do vì vậy mà nó cũng chẳng buồn mà cũng chẳng vui. Thiện là vui, mà ác là khổ, mà đây nó không khổ, mà nó cũng không vui, do đó nó là cái chỗ bất lạc, bất khổ của Phật đã chỉ.

Vì vậy mà cái chỗ này Đức Phật bảo: đây là một cái trạng thái nó còn vô thường, bởi vì nó là thọ vô thường, dù là thọ bất lạc bất khổ cũng là vẫn vô thường, cho nên nó chưa phải là cái chỗ cứu cánh của chúng ta.

Cho nên ở dây trong kinh thì Đức Phật cũng xác định để chúng ta thấy rõ được con đường tu tập của chúng ta.

“Thọ bất lạc bất khổ, trạng thái này tương ưng với trạng thái “chẳng niệm thiện, niệm ác” của Thiền Đông Độ.”

(11:38) Nghĩa là trạng thái này, chúng ta xét ra cái chỗ mà niệm thiện niệm ác, tức là niệm không vui, không buồn, thì nơi này coi như là “bản lai diện mục hiện tiền”.

Nhưng mà cái chỗ này không phải là cái chỗ mà Đức Phật chấp nhận, vì nó còn cái thọ, thọ cái chỗ mà không vui, không buồn. Còn cái niệm không thiện, không ác thì tức là cái chỗ, nó còn ở trong cái chỗ vô thường.

Vì chúng ta, thí dụ như bây giờ nghe cái danh từ nó “chẳng niệm thiện niệm ác”, thì chúng ta ngỡ tưởng là trong cái đầu của chúng ta nó không có cái niệm thiện niệm ác thì nó phải có một cái trạng thái nào đó, cái trạng thái đó là “bất khổ bất lạc thọ”. Nghĩa là nó không có khổ mà cũng không có lạc, cho nên không có niệm thiện niệm ác, tức là không vui thì cũng không buồn.

Mà không vui không buồn thì nó phải có cái trạng thái thọ, thọ cái bất khổ bất lạc đó chớ? Chớ đâu phải là nó không có niệm thiện niệm ác thì nó ở không ngơ, không có cái gì đâu! Nó phải còn có ở trong cái thọ đó.

Cho nên phải nói rằng, khi mà nói “chẳng niệm thiện niệm ác” thì chúng ta phải suy nghĩ đến cái trạng thái trong cái “chẳng niệm thiện niệm ác” này, là cái trạng thái nó chẳng thọ khổ mà chẳng thọ lạc.

Thì như vậy chúng ta mới thấy rõ được cái chỗ chấp của bên Thiền Đông Độ, thì coi như cái chỗ đó là cái chỗ mà Phật đã thấy đó là: thọ là vô thường, dù là bất lạc bất thọ khổ cũng là vô thường, bởi vì thọ Phật đã nói vô thường mà. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức - Ngũ Uẩn này là vô thường.

Rồi Đức Phật cũng xác định cho bốn cái chỗ mà chúng ta đang để mà tu tập cho nó gọt sạch được, để mà đi đến chỗ giải thoát đó. Thì thân, thọ, tâm, pháp thì Đức Phật cũng xác định bốn cái chỗ này: vô thường, khổ, không, vô ngã. Bốn cái chỗ vô thường nè, khổ nè, không, vô ngã, nó rõ ràng.

Đức Phật cũng xác định ở chỗ cái thọ này là vô thường, mà nó là không, nó cũng vô ngã, cái thọ này cũng không có ngã nữa. Cho nên nó vốn không, từ có đủ cái duyên hợp lại thì nó mới có thành một cái mụt ghẻ, nó mới thành đau, thành đớn.

Bây giờ thí dụ như cái tay chúng ta không đứt nè, thì làm sao chúng ta có đau đớn được! Cho nên do cái nhân duyên chúng ta chặt trúc, hay hoặc là chặt cây, hay làm cái gì đó, hoặc nhổ cỏ, nó mới đứt tay chúng ta, cái duyên nó hợp lại làm cho cái hoàn cảnh đó, chúng ta xảy ra một cái vết thương, từ đó chúng ta mới thấy ngón tay mình đau, cái thọ khổ đó nó mới xảy ra.

Hay hoặc là bây giờ chúng ta ăn cái miếng ăn đó nghe nó ngon, ngọt ở trong miệng của chúng ta, thì đó là do cái duyên hợp lại, khi đó thì cái cảm xúc của chúng ta tiếp xúc với cái pháp trần, cho nên nó mới sanh ra cái thọ lạc, ăn thấy ngon.

Vì vậy đó, mà nó đưa đến chúng ta mới sanh ra cái ái dục, cái ưa thích nó, mà làm chúng ta đau khổ. Bởi vì mình ưa thích nó thì mình phải tìm kiếm nó, thì như vậy là mình sẽ gặp nhiều cái đau khổ ở trên cái sự ưa thích. Vì đó là cái nguyên nhân đau khổ, mà cũng là cái nơi mà tập hợp tất cả những sự đau khổ chúng ta đến, là vì ưa thích thì tức là nó phải tập hợp.

“Nó không thể được gọi là trung đạo của đạo Phật. Nó chỉ là một trạng thái tâm bình thường không khổ không lạc mà thôi.”

Cái trạng thái tâm của mình nó bình thường nó không khổ không lạc. Như bây giờ chúng ta không có khổ không lạc, tức là cái trạng thái của tâm bình thường. Nhưng mà trạng thái tâm bình thường này nó thuộc về ý thức không niệm thiện, niệm ác mà thôi.

“Trung đạo của đạo Phật không phải là pháp môn nằm giữa pháp môn đối đãi.”

Nghĩa là đừng nghĩ rằng trung đạo nằm giữa các pháp môn đối đãi, vì pháp môn đối đãi, bên đây khổ, bên đây lạc, mà cái trung đạo nó nằm giữa cái không khổ không lạc này là nghĩ rằng đó là trung đạo của Đạo Phật, không phải đâu!

Bởi vì chúng ta phải hiểu rõ ràng, khi mà chúng ta học Tứ Chánh Cần chúng ta mới hiểu rõ rằng cái trung đạo của Phật nó không phải nằm giữa cái pháp đối đãi, cái pháp nhị nguyên đâu. Nó không phải là cái hiểu quá tầm thường như vậy.

“Trung đạo của đạo Phật là một pháp môn vượt ra khỏi nhân quả.”

Pháp môn, mà cái đường trung đạo của đạo Phật, nó vượt ra khỏi cái nhân quả, cái đường lối của đạo Phật mà tu tập để giúp chúng ta vượt ra nhân quả.

Vì con người, vì muôn vật mà sanh ra, nó từ nhân quả mà sanh ra, rồi chết đi về nhân quả. Cho nên chúng ta muốn ra khỏi cái sự sống chết, làm chủ cái sự sống chết, chấm dứt tái sanh luân hồi, thì chúng ta phải vượt ra khỏi nhân quả.

Mà nếu mà chúng ta ở trong vòng nhân quả thì chúng ta sẽ bị nhân quả chi phối mà tái sinh luân hồi, và thọ biết bao nhiêu khổ và vui ở trong cái nhân quả đó.

(16:06) Cho nên cái mục đích trung đạo của đạo Phật là làm sao mà vượt ra cho khỏi nhân quả.

“…​ nhưng lấy thiện pháp làm nền tảng, làm điểm tựa, làm hòn đảo, làm ngọn đèn.”

Lấy cái thiện pháp làm, cho nên ở kia thì nó phải bỏ thiện bỏ ác, còn ở đây nó không có bỏ thiện mà nó lấy thiện nó làm cái nền tảng để nó vượt ra nhân quả. Mà do nhân quả mới tạo ra thiện ác, đó các thầy phải hiểu!

Nhưng mà bây giờ nó không có bỏ cái đối đãi của cái pháp ác, tức là nó lấy cái thiện để làm điểm tựa, chớ nó không phải chấp nhận cái thiện. Nó làm cái điểm tựa để nó vượt qua, cho nên vì vậy mà đạo Phật mới lấy giới luật mà làm đầu, bởi vì giới luật của Phật là thiện pháp. Quý thầy thấy hiểu chưa?

Bởi vì từ cái thiện pháp đó mà cái người tu sĩ chúng ta mới ly dục, ly ác pháp, mới có được cái Sơ Thiền. Còn nếu mà chúng ta không ly dục ly ác pháp thì chúng ta sẽ ở trong ác pháp, cho nên vì vậy thì chúng ta đâu làm sao mà nhập Sơ Thiền được!

Cho nên vì vậy phải hiểu trung đạo của đạo Phật lấy thiện pháp mà làm cái nền tảng, làm cái điểm tựa, làm cái hòn đảo, làm cái ngọn đèn sáng để soi cho mình đi trên con đường đó để vượt qua nhân quả. Vì nhân quả là cái nguyên nhân để cho chúng ta tái sạnh luân hồi, mãi mãi nhiều kiếp, nhiều đời chúng ta ở trong cái lục đạo, ở trong cái sự đau khổ.

“Vì thế đức Phật không chấp nhận thọ bất lạc bất khổ là cứu cánh, là đạo mình.”

Nghĩa là Đức Phật không có chấp nhận cái trạng thái đó là cứu cánh đâu.

“Cứu cánh của đạo Phật là đoạn dứt ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, tức là đoạn dục.”

Nghĩa là mình đoạn dục thì ác pháp sẽ không còn, mà khi mà đoạn dục thì tức là chúng ta còn ở trong thiện pháp.

(18:15) Cho nên trong Sơ Thiền Đức Phật có dạy rất kỹ, Thầy nhắc lại cho quý thầy thấy. Đức Phật nói ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Nhập Sơ Thiền do ly dục sanh hỷ lạc, có Tầm có Tứ. Có Tầm là có sự suy nghĩ mà, mà suy nghĩ thiện Đức Phật đâu có cấm.

Như bây giờ thấy một người đang đau khổ thì chúng ta giúp đỡ họ bằng cách này khác, thấy một người đang đói chúng ta đem cơm cho ăn, thì đâu phải cái niệm đó mà Đức Phật bảo chúng ta rằng đừng có niệm.

Cho nên chúng ta vẫn làm điều thiện được ở trong Tứ Vô Lượng, tức là tâm từ, bi, hỷ, xả của chúng ta vẫn tu tập được cái điều đó chớ, cái điều đó vẫn là thiện chớ đâu phải là ác.

Cho nên vì vậy Đức Phật vẫn lấy cái thiện để từ cái thiện đó giúp cho chúng ta vượt ra pháp ác. Người ta chửi mình mà mình thương người, thì làm sao mình giận người ta được? Đó không phải là cái đối trị được cái, tâm từ của mình, tâm bi của mình đối với cái tâm sân của mình sao? Cho nên Đức Phật đứng ở trên cái nền tảng của thiện để mà vượt qua nhân quả.

Nhưng mà khi vượt qua được nhân quả thì nó không còn thiện và ác. Còn bây giờ chúng ta đang ở trong cái ác pháp mà chúng ta không chấp nhận thiện pháp thì chúng ta lấy cái gì mà đối trị nó được?

Cho nên ở đây đạo Phật dạy chúng ta rất rõ, biết đứng cái chỗ đứng của chúng ta rất vững, để từng đó chúng ta hoàn toàn được hạnh phúc của tâm hồn. Vì thiện không làm mình khổ, mà không làm người khác khổ.

“Mục đích diệt ác…​”

Ở đây Thầy xin đọc lại chỗ này:

“Cứu cánh của đạo Phật là đoạn dứt ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, tức là đoạn dục.”

Nghĩa (là) mình nói là đoạn dứt cái ác pháp mà tăng trưởng thiện pháp, thì mình biết rằng đoạn dục. Mà đoạn dục thì cái mục đích dục là cái lòng ham muốn của mình, đó là Tập Đế, do cái lòng ham muốn của mình mà nó tập bao nhiêu sự khổ đến cho mình.

(20:07) Đó là trong Tứ Diệu Đế thì Đức Phật đã chỉ định cho thấy rằng cái nguyên nhân mà sanh ra khổ của con người là cái dục. Mà bây giờ chúng ta đoạn dứt ác mà tăng trưởng thiện, tức là đoạn dứt dục.

“Đoạn dục tức là Diệt Đế, còn gọi là Niết Bàn.”

Bởi vì ở cái Diệt Đế người ta có thể nói nó là Niết Bàn được, bởi vì cái tâm ham muốn chúng ta đã diệt nó được rồi, đoạn nó rồi, thì cái trạng thái ở trong cái tâm đó thì nó là Niết Bàn.

Chớ không phải đi tìm cái cảnh giới nào mà có Niết Bàn, mà chính cái chỗ cái trạng thái tâm chúng ta đã hết ham muốn thì đó là Niết Bàn. Mà hết ham muốn thì không còn ác pháp, cho nên còn toàn là còn thiện pháp.

Cho nên có Tầm có Tứ chớ đâu phải hết, tức là có sự suy tư, mà suy tư ở trong pháp thiện chớ không phải còn suy tư ở trong pháp ác. Không còn những thủ đoạn gian ác, không còn những cái ý nghĩ hung ác, không còn những cái lời nói dữ tợn nữa.

Do như vậy thì chúng ta thấy rất rõ con đường của đạo Phật chỉ chúng ta cách thức chúng ta đứng trên cái chỗ nào để mà chúng ta chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu với nội tâm của chúng ta.

“Muốn diệt ác pháp chỉ có thiện pháp mới diệt được mà thôi.”

Nghĩa là bây giờ các thầy thấy rất rõ nè, trong Thập Thiện Đức Phật dạy rất rõ nè, có mười điều lành, mà mười điều lành đó thì bây giờ mình nhắm vào ba cái điều lành của ý mình nói, thì tức là không tham, không sân, không si rồi.

Mà người nào đã có tham, có sân, có si, thì người đó đang ở trong ác pháp chứ gì, mà không tham, không sân si thì đó là thiện pháp chứ gì, đó rất rõ ràng.

Vì vậy mà bây giờ chúng ta muốn tăng trưởng thiện pháp, thì tức là kéo dài cái thời gian không tham, không sân si. Mà không tham, không sân si tức là đoạn dứt ác pháp rồi, thì đâu có gì mà không giải thoát tâm hồn của chúng ta?

Cho nên thấy rất rõ. Mà nếu mà chúng ta không đứng ở trên cái thiện pháp không tham, không sân si thì chúng ta đứng chỗ nào? Đứng cái chỗ chẳng niệm thiện, niệm ác, tức là chúng ta đã hủy luôn cái nền tảng thiện pháp rồi, thì làm sao mà chúng ta gọi là giải thoát cho được?

(21:58) Dù bây giờ chúng ta có tu một ngàn kiếp đi nữa cái chỗ “chẳng niệm thiện, niệm ác” thì chúng ta cũng chẳng giải thoát được khỏi “niệm thiện, niệm ác”. Bởi vì chúng ta đã xóa bỏ nó đi, thì xóa bỏ chúng ta đứng ở trong nền tảng nào mà để chúng ta biết rằng cái tâm chúng ta giải thoát?

Vì giải thoát của đạo Phật nhắm vào tam độc tham, sân, si. Mà tham, sân, si là ác pháp, cho nên chúng ta mới dựa vào cái không tham, không sân si này là cái pháp thiện để mà chúng ta diệt cái pháp ác mới được. Còn bây giờ tâm chúng ta có tham mà chúng ta không biết, chúng ta nói không có tham, thì tức là sai.

Cho nên cái người phá giới, ăn uống phi thời, ngủ nghỉ phi thời, vật chất đầy đủ mà họ vẫn nói rằng họ không dính mắc, sự thật ra thì cái người đó họ chưa có phải trí tuệ của đạo Phật đâu, họ không thấy.

“Muốn diệt ác pháp, chỉ có thiện pháp mới diệt được mà thôi. Nhưng diệt được ác pháp thì cũng không dính mắc trong thiện pháp, nhưng lại sống trong thiện pháp.”

Nghĩa là diệt cái ác pháp rồi thì không dính mắc vào ác pháp, nhưng lại sống trong thiện pháp.

“Cho nên bất thọ lạc, bất thọ khổ là một trạng thái chẳng thiện, chẳng ác. Ngược lại trung đạo của đạo Phật sống trong thiện pháp mà không bị dính mắc thiện pháp.”

Cái hay là chúng ta lấy nó làm cái nền tảng để rồi chúng ta vượt qua nhân quả, cho nên trong cái hành động nhân quả chúng ta sẽ làm chủ được hoàn toàn, cho nên chúng ta không mắc vào thiện pháp.

Còn nếu mà chúng ta mắc vào thiện pháp thì chúng ta cứ lo đi từ thiện, cứu trợ hoặc làm cái chuyện này, chuyện kia, rồi kêu gọi Phật tử đóng tiền cất chùa, xây tháp rồi gọi là thiện pháp, thì cái đó là không thiện gì nữa hết, mà cái đời chúng ta không giải thoát chỗ nào hết.

3- CÁC GIAI ĐOẠN TỨ NIỆM XỨ: TỪ KHẮC PHỤC THAM ƯU ĐẾN TAM MINH

(23:57) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Có phải mục đích của Tứ Niệm Xứ là để diệt hết mọi tham ưu ở đời bằng cách thấy rõ vô thường, vô ngã hay không?”

Câu Chân Huệ hỏi Thầy, nghĩa là cái mục đích của Tứ Niệm Xứ có phải là diệt hết mọi tham ưu? Bởi vì thật sư ra chúng ta đọc trong kinh thì chúng ta thấy rõ ràng là, cái bài kinh Tứ Niệm Xứ Phật dạy mọi cái bài nào, quán thân nè, rồi quán thọ nè, quán tâm nè, quán pháp nè, cái bài nào cũng nói để khắc phục tham ưu không.

Như vậy là Thiện Huệ (Chân Huệ) chỉ đứng ở trên cái bài kinh để mà hiểu qua một số từ ở trên kinh, cho nên hỏi Thầy để mà cho rõ cái lý chỗ này.

Bởi vì Tứ Niệm Xứ, thì như các thầy biết rằng, tất cả mọi cái pháp môn của Phật đều tập trung trên Tứ Niệm Xứ để tu tập, chớ không phải chỉ có cái pháp Quán Vô Lậu đó mà thôi. Vì pháp Quán Vô Lậu chỉ khắc phục tham ưu thôi, chứ nó không thể tịnh chỉ hơi thở nè, làm chủ sự sống chết nè, mà nó không thể thực hiện được Tam Minh nữa nè.

Bởi vì ở trên thân này, nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ này mà nó tu Tam Minh thì nó thực hiện Tam Minh, mà nó tu Tứ Như Ý Túc thì nó thực hiện Tứ Như Ý Túc, mà nó tu Định Bốn Thiền thì nó thực hiện Định Bốn Thiền. Cũng ở trên Tứ Niệm Xứ này mà nó thực hiện, vì vậy nó có rời ra khỏi Tứ Niệm Xứ đâu!

Cho nên bây giờ chúng ta chỉ hiểu có một cái góc độ, tức là bây giờ chúng ta mới đặt cái Định Vô Lậu mà ở trên bốn chỗ này mà tu tập, thì nó mới có khắc phục được tham ưu. Mà khắc phục được tham ưu thì nó mới giải quyết được cái tâm của chúng ta mà thôi, cái tâm này tâm ly vô lậu chớ chưa phải đoạn dứt vô lậu, cho nên cái gốc nó vẫn còn chớ chưa phải sạch.

(25:26) Cho nên ở đây chúng ta mới chỉ thực hiện được có một cái định ở trên Tứ Niệm Xứ, mà trong kinh Phật dạy thì chỉ có thực hiện được cái Định Vô Lậu. Còn cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác để ngăn chặn pháp ác, và cái Định Niệm Hơi Thở để ngăn chặn các pháp ác, thì ở trên này coi như là chúng ta không có người nào mà xác định để mà hiểu được.

Hôm nay Thầy xác định để thấy rằng, trên cái Tứ Niệm Xứ nó có tu những cái định, như là định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định tu hành động ngoại, và hành động nội là Định Niệm Hơi Thở. Nó xác định rất rõ, mỗi hành động nó đều là xác định được cái định ở trên đó rõ ràng. Cho nên ở đây chỉ khắc phục được tham ưu, thì chỉ là một cái Định Vô Lậu mà thôi.

(26:20) Đáp: “Mục đích của Tứ Niệm Xứ là để diệt hết mọi tham ưu ở đời bằng cách thấy rõ vô thường, vô ngã, đó là một góc nhỏ ở giai đoạn đầu của Tứ Niệm Xứ diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp.

Nghĩa là nói chung là cái Tứ Niệm Xứ mà chúng ta mới bắt đầu vô thì chỉ mới có tu cái Định Vô Lậu, là để diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, tức là khắc phục tham ưu, thì đó là mới thực hiện được cái Định Vô Lậu mà thôi.

Thì trong kinh chỉ mới có dạy chúng ta có Định Vô Lậu thôi, chứ còn Định Niệm Hơi Thở chưa có nè, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác chưa có. Nhưng ở trong Tứ Niệm Xứ vẫn có nói về vấn đề mà tu trên những hành động của chúng ta.

Thí dụ như Thân Hành Niệm hay hoặc là trên thân chúng ta biết thân chúng ta làm cái gì, đi kinh hành biết đi kinh hành, mang y, mặc bát, thì trong đó có dạy, nhưng mà không xác định cho chúng ta biết đó là cái định gì. Vì vậy mà chúng ta thấy như là nó không khắc phục tham ưu.

Nhưng mà vì chính nó ngăn chặn các ác pháp, cho nên nó cũng làm cho tâm chúng ta không còn tham ưu. Vì bây giờ chúng ta đi kinh hành mà chúng ta biết đi kinh hành thì tâm chúng ta không khởi niệm tham, sân, si. Mà không khởi niệm tham, sân, si tức là ngăn chặn ác pháp.

Cũng như chúng ta nương vào hơi thở biết hơi thở ra, biết hơi thở vô, mà không có một niệm gì xen vào, thì cái đó không sanh ác pháp, tức là ngăn chặn ác pháp mà không cho nó khởi ra. Vậy vì vậy là chúng ta vừa ngăn chặn mà vừa đoạn dứt các ác pháp. Đó là cách thức tu ở trên cái Tứ Niệm Xứ.

(27:48) “Giai đoạn hai…​”

Nghĩa là giai đoạn một, hồi nãy là chúng ta tu để khắc phục tham ưu ở cái Định Vô Lậu đó là giai đoạn một.

“Giai đoạn hai của Tứ Niệm Xứ, là chúng ta tịnh chỉ khẩu hành, thân hành và ý hành. “

Cái giai đoạn hai của cái sự tu tập, bây giờ chúng ta hết tham ưu tức là ly dục, ly ác pháp rồi, do đó bây giờ chúng ta phải tịnh chỉ nè, tịnh chỉ khẩu hành nè, thân hành nè, ý hành, mà tịnh chỉ khẩu hành thì tức là chúng ta sẽ nhập Nhị Thiền.

Còn hồi nãy chúng ta mới ly dục ly ác pháp, thì chúng ta chỉ tu cái giai đoạn vô lậu đó, thì đó là mới có nhập Sơ Thiền mà thôi. Còn tới giai đoạn này thì chúng ta tịnh chỉ khẩu hành nè, rồi tịnh chỉ thân hành nè, tịnh chỉ ý hành nè.

Thì do đó là cái giai đoạn hai của Tứ Niệm Xứ mà chúng ta tu tập, thì chúng ta tu ở trong hành động, tỉnh giác ở trong hành động. Rồi chúng ta tu tập ở Định Niệm Hơi Thở nè, để rồi chúng ta sẽ tịnh chỉ cái khẩu hành. Mà khẩu hành tức là Tầm Tứ chúng ta diệt, tức là không có khởi niệm, không có tác ý ra nữa.

Rồi bây giờ chúng ta lại tịnh chỉ cái thân hành, thì tịnh chỉ thân hành tức là chúng ta cái ngưng hơi thở nè. Ngưng cái hơi thở thì tức là chúng ta sẽ nhập Tứ Thiền. Phải không.

Rồi bây giờ chúng ta tịnh chỉ ý hành thì chúng ta sẽ nhập được cái Diệt Thọ Tưởng Định.

Đó là ở trên giai đoạn hai của Tứ Niệm Xứ, thì trên thân này, trên tâm này, thì chúng ta phải thực hiện tịnh chỉ khẩu hành, tịnh chỉ thân hành và tịnh chỉ ý hành.

“Đến giai đoạn ba của Tứ Niệm Xứ…​”

Bởi vì Tứ Niệm Xứ đâu có là nghĩa mình tu có khắc phục tham ưu không, mà mình còn phải ở trên cái Tứ Niệm Xứ đó mình phải tu những cái khác nữa, như các định khác nữa. Cho nên tới cái giai đoạn ba thì mình tu cái gì đây?

(29:25) “Tới giai đoạn ba của Tứ Niệm Xứ là thực hiện thần lực Tứ Như Ý Túc.”

Thần lực Tứ Như Ý Túc là như thế nào? Mình muốn định cái gì thì mình nhập cái định ấy, gọi là Định Như Ý Túc.

Cho nên vì vậy thí dụ như bây giờ Thầy muốn nhập Sơ Thiền, thì ngay đó ly dục ly ác pháp thì Thầy nhập Sơ Thiền. Thầy ra lệnh liền thì nó có cái nhập Sơ Thiền liền, mà khỏi cần phải là tu tập cái này, cái kia.

Mà bây giờ Thầy muốn nhập Tam Thiền, thì Thầy ly hỷ trú xả ngay liền tức khắc. Thầy chỉ ra lệnh: “Cái tâm phải ly mười tám loại tưởng ra khỏi cái thân tâm này!”, thì bấy giờ Thầy lìa ra khỏi mười tám cái loại tưởng hỷ này, thì lúc bấy giờ là Thầy nhập được Tam Thiền.

Bây giờ Thầy bảo, Thầy ra lệnh, Thầy bảo rằng: “Phải tịnh chỉ hơi thở ngay liền để nhập vào Tứ Thiền!” thì ngay đó là hơi thở lần lượt sẽ ngưng lại, và các hành trong thân Thầy ngưng lại, thì lúc bấy giờ Thầy nhập Tứ Thiền.

Cái mà nhập như vậy không phải tuần tự đi từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, để rồi mới nhập từng cái thiền đi lên như vậy đó, thì cái đó chưa gọi là Định Như Ý Túc. Còn ở đây Định Như Ý Túc là chúng ta muốn nhập cái định nào là chúng ta ngay đó là chúng ta sẽ nhập như vậy.

Như vậy gọi là cái giai đoạn ba của Tứ Niệm Xứ để thực hiện những cái điều đó, thì coi như là thần lực của một vị tu sĩ. Nó có đầy đủ cái sức định lực để mà muốn như thế nào, làm như thế nấy, cho nên gọi là tu Tứ Như Ý Túc.

Cũng như bây giờ chúng ta muốn một cái thân này biến ra nhiều thân, hoặc là muốn cái đầu này phóng ánh sáng ra, thì chúng ta chỉ cần ra lệnh thì nó làm theo, như vậy gọi là thần lực của chúng ta.

Thần lực của chúng ta tức là đạo lực, mà đạo lực tức là Ngũ Lực của đạo Phật, mà nó có từ cái Tín Lực, Tấn Lực, rồi Niệm Lực, Định Lực, Huệ Lực, nó mới gộp lại thành một cái đạo lực, mà cái đạo lực đó gọi là thần lực.

(31:06) “Đến giai đoạn bốn của Tứ Niệm Xứ là chúng ta thực hiện trí tuệ Tam Minh.”

Nghĩa là khi mà chúng ta tu Tứ Như Ý Túc rồi, chúng ta bảo cái bàn này bay, cái thân này bay lên, cái đầu này phun nước thì nó phun nước, cái hông của chúng ta phun lửa là nó phun lửa.

Rồi bắt đầu chúng ta bảo bây giờ nó trở về quá khứ để xem lại nhiều đời, nhiều kiếp của mình, coi mình là ai, ở xứ nào, làng nào, cha mẹ hay là tổ quốc quê hương ở đâu? Thì ngay đó là chúng ta sẽ thấy được mình trong cái đời trước của mình, trong quá khứ của mình nhiều đời chớ không phải là trong một đời không, thì như vậy gọi là Túc Mạng Minh.

Và mình ngồi đây mình ra lệnh để cho mình vượt không gian, coi như là tất cả những không gian đều là cô đọng lại trước mặt mình, thì mình sẽ thấy tất cả những cái nơi khác xa xôi, như khắp trên cái trái đất này, chỗ nào mình cũng có thể thấy được, thì gọi là Thiên Nhãn Minh.

Kế đó thì chúng ta thực hiện cái Lậu Tận Minh, tức là chúng ta hướng tâm chúng ta cũng nhắc như vậy, thì cái Lậu Tận Minh, mà cái trí tuệ đó nó hiện ra được, thì tất cả những cái lậu hoặc. mà cái gốc lậu hoặc từ ở trong nội tâm của chúng ta, thì chúng ta sẽ quét sạch ra hết, từ đó chúng ta chấm dứt không còn luân hồi tái sanh nữa.

Đó là cái giai đoạn ba của Tứ Niệm Xứ. Từ ở trên thân này chúng ta tu những cái đó, chớ không ở ngoài cái thân mà chúng ta tu được những cái này.

Đó như vậy gọi là chúng ta thấy rằng, ở trên Tứ Niệm Xứ chúng ta có bốn cái giai đoạn tu tập, mà trong kinh điển thì chỉ có giải thích cho chúng ta nghe cái cách thức tu tập có một cái giai đoạn một mà thôi, còn ba cái giai đoạn kia không có dạy.

Nhưng cái người có kinh nghiệm tu tập thì người ta sẽ thấu suốt được. Vì vậy mà hầu hết các nhà học giả không có tu Tứ Niệm Xứ cho nên không có hiểu rõ, vì thế mà dạy về Tứ Niệm Xứ không có dạy ra được. Họ chỉ dựa vào chữ nghĩa họ dạy tầm bậy tầm bạ, họ lý luận bên đây bên kia nó không đúng cách, vì họ không có dạy ra cái pháp để mà hành cho đúng ở trên Tứ Niệm Xứ.

Đó là cái phần của Thiện Chơn Huệ hỏi về Tứ Niệm Xứ.

4- CÁCH THỨC QUÁN NGŨ TRIỀN CÁI TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(33:16) Bây giờ nó hỏi kế Thầy:

“Kính bạch Thầy! Cũng giống như câu một, trong trường hợp để tu quán pháp trên pháp đối với năm triền cái. Ví dụ hiện giờ tâm con không có ái dục thì con nên đọc: “khi có ái dục tuệ tri nội tâm có ái dục” rồi giữ tâm trong Chánh Niệm Tỉnh Giác ấy. Còn trường hợp tâm con có ái dục thì sau khi đọc câu “khi có ái dục tuệ tri nội tâm có ái dục”, rồi con bắt đầu quán Định Vô Lậu. Kính xin Thầy chỉ rõ cho con được thông suốt.”

Đây là nói về cách thức để mà tu tập Tứ Niệm Xứ. Hồi nãy hỏi Thầy để mà biết cái cách thức tu tập ở trên Tứ Niệm Xứ nó bao nhiêu pháp tu ở trên đó? Cho nên cái câu trả lời hồi nãy để cho thấy nó ba cái giai đoạn mà tu tập những cái pháp như thế nào để cho đúng ở trên cái Tứ Niệm Xứ.

Còn ở đây thì hỏi cách thức tu Tứ Niệm Xứ đối với pháp Ngũ Triền Cái. Bởi vì lấy cái pháp Ngũ Triền Cái mà tu tập ở trên cái Tứ Niệm Xứ này, đó cho nên bởi vậy Phật nói “lấy pháp quán pháp”. Vậy thì cái pháp “quán pháp” như thế nào?

Cho nên tuy rằng Thầy có giảng nhưng mà hầu hết là cái Tứ Niệm Xứ nó rất khó chớ không phải đơn giản mà khi nói ở trên pháp quán pháp, rồi chúng ta khắc phục tham ưu, là như vậy là được. Hay hoặc là chúng ta nói “khi có ái dục tuệ tri nội tâm có ái dục”, như vậy, hướng tâm nhắc như vậy chưa phải đúng cách đâu. Cho nên ở đây thì Thầy sẽ dạy để thấy cho rõ.

(35:06) Đáp: “Khi đặt pháp Ngũ Triền Cái…​”

Đây pháp Ngũ Triền Cái tức là tham, sân, si, mạn, nghi đó, các thầy hiểu, lấy cái pháp đó để mà quán cái pháp. Đó thì thì khi đặt cái pháp Ngũ Triền Cái, bởi vì đây là cái pháp Ngũ Triền Cái, các thầy hiểu, nó là tham, sân, si, mạn, nghi, thì ở trong thân này nó có những pháp tham, sân, si, mạn, nghi.

Cho nên bây giờ Phật dạy cái pháp Ngũ Triền Cái, chúng ta mới đem đặt nó lên trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, bốn chỗ này, để mà chúng ta quán cái pháp Ngũ Triền Cái này trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, tức là trên cái pháp của nó.

“Khi đặt pháp Ngũ Triền Cái trên Tứ Niệm Xứ”

Tức là trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta đó, nghĩa là chúng ta lấy cái pháp Ngũ Triền Cái đặt lên trên. Chứ đừng nghĩ rằng chúng ta quán pháp trên pháp rồi cứ quán Ngũ Triền Cái không thì nó vô nghĩa lắm. Cho nên phải đặt nó lên trên Tứ Niệm Xứ, vì Tứ Niệm Xứ là bốn cái chỗ chúng ta đặt pháp trên đó mà chúng ta quán.

“Khi đặt pháp Ngũ Triền Cái trên Tứ Niệm Xứ, quán pháp Ngũ Triền Cái trên pháp Tứ Niệm Xứ.”

Các thầy hiểu chưa? Đó nghe lại cái câu này, nghe vậy chớ nhiều khi chúng ta chẳng biết, bởi vì pháp này với pháp kia nó chồng lên nhau đó, chưa có biết cái nào mà chúng ta quán cái nào.

Cho nên: “Khi đặt pháp Ngũ Triền Cái trên Tứ Niệm Xứ”, tức là trên cái pháp Tứ Niệm Xứ, mà cái pháp Tứ Niệm Xứ là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta nè, còn cái pháp Ngũ Triền Cái là tham, sân, si chớ không phải, bây giờ cái thân của chúng ta không tham, không sân, không si thì có cái pháp tham, sân, si ở ngoài rõ ràng.

Mà bây giờ, bởi vì cái thân của chúng ta nè, thân thọ tâm pháp của chúng ta có tham sân si, cho nên nó, đặt cái pháp tham sân si lên, thì chúng ta thấy ở trong thân chúng ta có tham sân si rồi, thì tức là chúng ta quán ở trên cái thân tham sân si chúng ta, chớ không phải quán pháp Ngũ Triền Cái.

Đó các thầy hiểu, bởi vì Thầy sợ các thầy hiểu lầm lạc cái chỗ này nè. Bây giờ cái pháp Ngũ Triền Cái, nó là cái vật gì ở bên ngoài, nó tham sân si là vật gì ở bên ngoài chớ không phải thân ta.

Bây giờ thí dụ như thân của Thầy là ông Phật nè, không có tham sân si nè. Bây giờ Thầy mới đặt cái pháp Ngũ Triền Cái lên trên cái thân, thì đặt lên trên cái thân thanh tịnh này, thì rõ ràng là cái pháp này là pháp tham sân si, nhưng mà nó không có tham sân si trên này, cho nên đặt nó lên trên này, thấy rõ ràng cái thân thọ tâm pháp này nó không có tham sân si, thì cái pháp này đem quăng ra ngoài chớ không có quán. Các thầy hiểu chưa? Bởi vì nó ở trong này, nó đâu có tham sân si đâu mà quán!

Còn bây giờ lấy cái pháp này mà để lên trên cái thân Tứ Niệm Xứ này, mà thấy rõ ràng thân Tứ Niệm Xứ này nó có tham sân si nè, cho nên vì vậy bây giờ mới quán, mới quét sạch cái tham sân si ở trong cái Tứ Niệm Xứ. Các thầy hiểu chớ?

Đó, nó rõ ràng như vậy, cho nên chúng ta mới khắc phục được mình. Chớ còn không khéo mà dạy Tứ Niệm Xứ thì coi như chúng ta lấy cái pháp Tứ Niệm Xứ mà quán pháp Tứ Niệm Xứ thì chẳng biết gì hết.

“Khi đặt pháp Ngũ Triền Cái trên pháp Tứ Niệm Xứ, rồi quán pháp Ngũ Triền Cái trên pháp Tứ Niệm Xứ.”

Phải không? Các thầy nghe rõ chưa?

(38:07) “Ví dụ, hiện tại tâm con không có ái dục con nên đọc câu:”

Nếu bây giờ tâm mình không có ái dục nè.

“ Khi tâm không có ái dục tuệ tri nội tâm không có ái dục.”

Nghĩa là mình biết tâm mình không có ái dục.

“…​ rồi con giữ tâm trong Chánh Niệm Tỉnh Giác.”

Nghĩa là cái niệm mà không ái dục cho nên con giữ nó lặng lẽ, thanh thản, an lạc.

Thì bây giờ như ông Phật, cái tâm ông vậy, ông đem cái pháp tham sân si ông đặt lên, mà ông thấy ông không có gì hết, thì tức là ổng nói, tâm tui không có ái dục, không có sân nè, không có ham muốn, không có giận hờn, không có si mê gì hết, bây giờ tui giữ cái tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác thì ngay đó, ngay cái tâm mà không tham, sân, si thì nó đã ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi.

Cho nên bây giờ đó, mình nhắc lại cái tâm, rồi mình quán sát, bởi vì mình quán, tức là quan sát lại nó, mình thấy cái thân thọ tâm pháp - cái pháp Tứ Niệm Xứ này, nó không có cái gì ái dục hết, nó không có lòng ham muốn hay sân hận gì hết, cho nên mình thấy rõ ràng, vì vậy là mình giữ cái Chánh Niệm Tỉnh Giác đó mà thôi.

“Nếu sức con giữ được năm phút”

Đây bắt đầu các con thấy này, cái sự kéo dài ra mà. Còn nếu mà như ông Phật thì ngày này qua ngày khác thì ổng ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác thanh tịnh đó, ông đâu có tham, sân, si nữa đâu, cho nên ông ở từ năm này đến năm khác ông cũng đâu có tham, sân, si. Còn mình thì chưa được đâu.

Cho nên vì vậy nếu cái sức mình nó có thể giữ được trong năm phút:

“…​ thì con nên đọc câu đó một lần nữa.”

Nghĩa là năm phút mình lại đọc cái câu đó, mình đọc cái câu “Tâm tôi không có ái dục tuệ tri nội tâm tôi không có ái dục”.

“Rồi con lại giữ trong Chánh Niệm Tỉnh Giác cái tâm không ái dục đó, cái thân không ái dục đó.

Nếu mà con đặt trên thân con thì con giữ cái thân, mà con đặt ở trên thọ thì con giữ cái thọ, mà con đặt ở trên tâm thì con giữ cái tâm, mà con đặt ở trên cái pháp, cái pháp là cái thân của con là một pháp, thì con lại cũng giữ nó, cái trạng thái Chánh Niệm Tỉnh Giác đó.

Cho nên nó kéo dài từ năm phút, rồi sau năm phút đó con lại nhắc nó một lần nữa. Và vì vậy mà con kéo dài cái trạng thái Chánh Niệm Tỉnh Thức đó cho đến suốt ba mươi phút hay là một giờ, thì nó đúng cái giờ, mà hết cái giờ con tu thì con xả, con nghỉ.”

Đó các con hiểu chưa?

Cách thức để cho mình ở trên cái pháp Ngũ Triền Cái mà mình tu cái thân, thọ, tâm, pháp của mình, để làm cho nó được Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó không có bị tham, sân, si, mạn, nghi nữa.

(40:30) “Trường hợp thứ hai, tâm con có ái dục, sau khi đọc xong câu: “Khi tâm có ái dục tuệ tri nội tâm có ái dục”,…​”

Nghĩa là bây giờ tâm mình có ái dục nè, nó khởi lên cái lòng ái của mình nè, thì mình biết nó có ái dục,

“…​ rồi bắt đầu con quán Định Vô Lậu.”

Tức là bây giờ mình quán sát lại cái tâm dục của mình, nó ái dục cái gì? Nó ái dục về cái ăn, nó ái dục về cái sắc dục, nó ái dục về cái tình cha con, hoặc là nó ái dục về cái tình gia đình hay của cải tài sản? Nó còn mến tiếc những cái vật gì nó sanh ra?

Thì mình đặt cái niệm đó ra, mình mới dùng cái Định Vô Lậu đó, mình mới quán xét nó. Từng đó mình quán xét xong rồi cái mình xả được cái tâm đó, do đó cái tâm ái dục nó hết đi.

Mà nó hết đi thì bắt đầu bấy giờ cái tâm của mình nó còn ở chỗ nào? Lúc bấy giờ nó xả được rồi thì cái tâm nó luôn luôn nó ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác, chớ nó không còn ở trong cái ái dục nữa. Đó, cách thức là mình tu như vậy.

Bây giờ nó có ái dục mình mới quán nó, quán nó mình biết rõ rồi, bây giờ đem cái pháp Ngũ Triền Cái mình mới đặt trên cái thân của mình, mình mới quán cái thân của mình xem coi nó có bị Ngũ Triền Cái không?

Bây giờ nó bị nè, nó có ái dục nè, mình biết rõ ràng cái thân đang bị ái dục nè. Do đó, khi mà nó bị ái dục rồi thì bắt đầu mình mới đưa cái Định Vô Lậu vô, mình quán xét về cái tâm ái dục đó nó thuộc về cái đối tượng nào? Do đó mình mới quét sạch cái ái dục đó ra rồi, thì bắt đầu cái tâm nó trở về cái thanh thản, nó trở về sự Chánh Niệm Tỉnh Giác nó, thì mình giữ trong cái trạng thái Chánh Niệm Tỉnh Giác đó.

Mà nó chưa xả được thì mình dùng Định Vô Lậu quán xét nữa để mà xả, hoặc là dùng pháp hướng đuổi đi, thì có như vậy thì nó sẽ đuổi đi được cái tâm ái dục của mình.

(42:23)Nếu tâm con còn ái dục thì con lại nhắc một lần nữa, rồi bắt đầu quán Định Vô Lậu để xả sạch tâm ái dục.”

Mà nếu nó còn nữa thì mình cứ dùng cái pháp hướng mà mình phá nó. Bởi vì mình đã quán nó quá rồi, nhưng mà nó không chịu đi, thì mình phải dùng cái pháp hướng mà nhắc, để mình xả nó cho được.

“Nếu tâm con đã xả được tâm ái dục thì con nên tu theo trường hợp thứ nhất - tâm con không ái dục. Khi tu tập xong hết giờ xả nghỉ. Nếu mà trường hợp thứ nhất mà tâm nó chưa hết thì con tu theo trường hợp thứ hai.

Mà nếu tâm con chưa hết, trường hợp thứ hai, quán một lần thứ hai nó chưa hết, thì sau đó con chỉ dùng pháp hướng mà đập nó xuống mà thôi. Rồi từng đó nó sẽ hết. Khi tu tập xong, hết giờ xả nghỉ, đến giờ khác mà còn nữa là cứ quyết định tu tập mãi cho chừng nào hết mới xong.”

5- TỨ DIỆU ĐẾ TRÊN NGŨ UẨN: SẮC TẬP, SẮC SANH, HÀNH TẬP, HÀNH DIỆT

(43:10) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Đối với Ngũ Uẩn, Sắc Tập có đồng nghĩa với Sắc Sanh không? Xin Thầy giải thích lại cho con được rõ Hành Tập và Hành Diệt.”

(43:21) Đáp: “Sắc tập đồng nghĩa với sắc sanh. Sắc tập là các pháp tập hợp sanh ra tâm dục.”

Nghĩa là bây giờ có đồng hồ, có tập vở, có cuốn sách, có cuốn kinh, có này kia, những cái pháp này nó tập hợp trở lại, nó đem đến, làm cho mắt Thầy tiếp xúc với nó, cho nên Thầy mới sanh ra cái tâm ái dục của mình, mới ưa thích nó, thấy cái này ưa thích, thấy cái kia không ưa, thì đó là nó sanh ra cái tâm như vậy, cho nên gọi là Sắc Tập, nó tập hợp trở lại.

Khi cái thân Thầy có nè, rồi mọi vật nó đều có nè, rồi nó tập hợp lại, nó qua cái đôi mắt Thầy nhìn, qua lỗ tai Thầy nghe, cho nên nó tập hợp lại, nó làm cho Thầy sanh ra cái tâm dục, gọi là Sắc Tập.

Coi như là, ở trong Tứ Diệu Đế thì Đức Phật nói Khổ Đế, rồi Tập Đế, Tập Đế là tập hợp các cái pháp khác, nó làm cho con người chúng ta khổ, đó gọi là cái nguyên nhân đau khổ, gọi là Tập Đế.

Còn ở đây Sắc Tập là nó, bây giờ chúng ta là một cái Sắc, rồi xung quanh đây những cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái cửa, mọi cái nó đều dính mắc chúng ta, đó gọi là Sắc Tập. Mất một cái nó làm chúng ta sanh ra cái tâm thương, ghét, giận hờn, thì do cái chỗ mà tâm dục nó mới có sanh ra như vậy, nó làm như vậy, gọi là Sắc tập.

Còn Sắc sanh ra thì nó chỉ là một cái hành động của sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà nó sanh ra cái tâm dục của chúng ta, tức là khả hỷ, khả lạc, ưa thích, ưa mến mà nó sanh ra. (45:04) Cho nên Sắc Sanh với Sắc Tập nó không khác. Vì Sắc Tập là các pháp tập hợp lại, mà Sắc Sanh là nói ra cái hành động của nó tiếp xúc.

Bây giờ con mắt Thầy không có thấy cái đồng hồ thì nó không ưa thích, mà đã gặp cái đồng hồ này rồi thì thấy nó từ cái form, cái hình dáng ở bên ngoài nó làm cho Thầy ưa thích nó, cho nên nó bị dính mắc ngay cái hình sắc cái đồng hồ rồi.

Nó sanh ra Thầy ưa thích nó là khả hỷ, khả lạc, ưa mến, ưa thích nó, cho nên đó gọi là dục, mà từ đó nó mới sanh ra sự đau khổ. Đối với cái một người tu thì không nên sử dụng, không nên sống ở trong cái Sắc Sanh, mà cũng không nên sống ở trong Sắc Tập.

Đó là Thầy giải thích chỗ Sắc Sanh và cái Sắc Tập để cho các con hiểu rằng hai cái này, vì nó đồng nghĩa, nhưng cái hành động nó có khác nhau. Cái kia nó tập hợp các pháp, còn cái này từ các pháp đó, mà do mắt nó mới sanh ra cái ái, do tai, miệng, mũi, lưỡi của mình mà nó sanh ra khả hỷ, khả lạc.

Nó chỉ khác ở trong cái hành động chớ còn nó cũng là đưa đến cái tâm dục. Nó giống nhau là ở chỗ nó sanh ra cái tâm dục, nhưng nó chỉ khác ở hành động mà thôi.

(46:11) “Hành Tập nghĩa là hoạt động liên tục, làm việc này đến việc khác, nghĩ đến điều này, nghĩ đến điều khác, hoặc gọi là loạn tưởng.”

Nghĩa là Hành Tập, đối với tâm thì nó loạn tưởng, đối với thân thì làm việc này đến việc khác liên tục.

(46:30) “Còn Hành Diệt nghĩa là ngưng hoạt động, không làm việc nữa, tịnh chỉ các hành.”

Nghĩa là Hành Diệt tức là nó ngưng hoạt động, nó không có làm, tâm nó ngưng hoạt động, mà thân nó cũng ngưng hoạt động, gọi là Hành Diệt.

Còn Hành Tập tức là chuyện này làm chưa hết, nó sanh ra chuyện khác để mà tiếp tục nó hành động hoài, nó làm hoài. Chuyện này nghĩ chưa rồi, nó lại nghĩ chuyện khác, nó cứ liên tục, như vậy gọi là loạn tưởng, đó là cái Hành Tập. Còn Hành Diệt là nó ngưng, nó không có làm nữa.

6- ĐẶT PHÁP NGŨ UẨN LÊN TỨ NIỆM XỨ

(47:06) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Ta phải đặt trọn Ngũ Uẩn trên pháp xứ, hay phải đặt Ngũ Uẩn này trên cả bốn xứ: thân, thọ, tâm, pháp ? Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con những điều con chưa rõ.”

Nghĩa là Chân Huệ hỏi Thầy, bây giờ đó mình đặt cái pháp Ngũ Uẩn này trên cái pháp xứ hay là đặt cái Ngũ Uẩn này, nó trên cả bốn cái xứ. Đó thì bây giờ Thầy sẽ trả lời.

Đáp: “Ở đây con phải hiểu Tứ Niệm Xứ tức là Tứ Pháp Niệm Xứ…​”

Bởi vì gọi như vậy là gọi tắt. Người ta gọi Tứ Niệm Xứ tức là Tứ Pháp Niệm Xứ. Ở đây nó có bốn cái pháp lận chớ đâu phải một pháp, thân là một pháp, thọ là một pháp, tâm là một pháp, pháp là một pháp, đó cho nên nó bốn cái pháp lận chớ đâu phải. Cho nên, nếu mà gọi cho đủ là Tứ Pháp Niệm Xứ.

“Trong bốn pháp này, ví dụ con đang lầm chấp thân là ngã…​”

Nghĩa là bây giờ mình cứ ai đụng tới mà nói gì nặng mình, mình sân, mình hận, mình tức giận họ, họ tức mình quá! Đó là mình lầm cái chấp thân mình là ngã, cho nên đụng ai làm cái gì thì mình cũng, đối với cái thân mình rồi mình luôn luôn lúc nào cũng bảo vệ nó bằng cách này cách khác, cho nên nói nặng, nói nhẹ thì mình chịu không nổi, do mình chấp cái thân mình là ngã.

“Do đó con mới lấy pháp Thân Ngũ Uẩn…​”

(Xem tiếp ở Pháp hành 26)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy