00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 21 - CHIA NHỎ THỜI KHÓA ĐỂ SỐNG TRỌN VẸN TRONG PHÁP

PHÁP HÀNH 21- CHIA NHỎ THỜI KHÓA ĐỂ SỐNG TRỌN VẸN TRONG PHÁP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [46:22]

1- NHỊ THIỀN LÀ ĐỊNH DIỆT TẦM DIỆT TỨ

(Tiếp theo Pháp hành 20)

(00:00) Cái định mà nó diệt Tầm diệt Tứ thì nó là Nhị Thiền.

“Nó không phải là một pháp hành để con tu tập, nó chỉ là một danh từ chỉ định.”

Nghĩa là bây giờ, nói cái tên định Nhị Thiền thì nó không phải là một cái pháp hành, mà nói định Diệt Tầm Diệt Tứ thì nó cũng không phải là cái pháp hành. Nó chỉ là một cái tên để cho chúng ta xác định biết rằng cái chỗ đó là phải làm cái đó, diệt cái đó. Nhưng mà cái nào, cái hành động nào diệt, thì nó chưa.

Nó phải tới cái định gì để mà diệt nó đây? Các con phải hiểu, nhiều khi các con nghe cái đó rồi các con tưởng đó là cái định, đó là tu (như) vậy. Nghĩa là thí dụ như người ta nói định Diệt Tầm Diệt Tứ thì mình phải có một cái hành động nào để làm, thì cái hành động đó nó làm như thế nào, thì có cái định nào đó để mà làm cái định Diệt Tầm Diệt Tứ?

Cũng như bây giờ nói cái định Diệt Tầm Diệt Tứ, thì bắt đầu bây giờ chúng ta phải tu cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định hoặc cái Định Niệm Hơi Thở thì nó mới có Diệt Tầm Diệt Tứ, chớ đâu phải là cái Định Diệt Tầm Diệt Tứ này là nó diệt được.

Nó là cái tên để chỉ, cũng như nói bây giờ cái Nhị Thiền, thì cái tên Nhị Thiền chớ nó không có cái hành động để mà làm cho nó diệt Tầm Tứ. Cho nên đến cái định, mà nói tên cái định Diệt Tầm Tứ, thì nó rõ ràng hơn là cái tên Nhị Thiền một chút.

Nhưng mà nói cái diệt Tầm Tứ, thì chúng ta biết nó là Nhị Thiền, mà nói Nhị Thiền thì chúng ta biết là diệt Tầm Tứ. Nhưng mà nói diệt Tầm Tứ, thì để biến ra cái hành động tu tập, cái pháp môn tu tập, thì nó không phải hai cái tên này mà tu tập được, mà nó phải có những cái pháp môn, như cái pháp môn Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Cái Chánh Niệm Tỉnh Giác thì các con thấy diệt Tầm Rứ chớ gì. Đi mình biết mình đi, mình cứ nhớ mình đi mà mình không có nghĩ tưởng cái gì trong đầu, mà mình không tác ý ra nữa, thì đó không phải là diệt Tầm Tứ sao, phải không? Nó cái pháp môn làm cho cái tâm chúng ta chú ý ở trong cái bước đi, cho nên cái Tầm Tứ nó không có nữa. Phải không?

(1:55) Cho nên đó là cái định Diệt Tầm Diệt Tứ. Bây giờ chúng ta muốn diệt Tầm diệt Tứ thì có cái định thứ hai nữa, đó là cái Định Niệm Hơi Thở.

Bây giờ mình biết hơi thở ra, biết hơi thở vô nè, không có nghĩ gì hết, đầu không nghĩ gì hết, cái tâm cũng không tác ý ra gì hết. Nó chỉ duy nhất có cái tâm mình, thường xuyên nó tuệ tri cái hơi thở, tức là nó biết hơi thở ra, biết hơi thở vô. Thì lúc bấy giờ đó là Diệt Tầm Diệt Tứ chớ gì?

Cái hành động mà giữ được cái hơi thở vậy, gọi là định Diệt Tầm Diệt Tứ. Thì cái Định Niệm Hơi Thở, nó là cái phương pháp, cái cách thức làm cho diệt Tầm Tứ, chớ không phải là cái định Diệt Tầm Diệt Tứ mà nó có cái tên mang như vậy chớ nó không có cách thức diệt!

Các con hiểu như vậy, tức là biết được cái pháp hành, chớ không khéo mình nghe cái Nhị Thiền thì mình nói Nhị Thiền, không biết cách tu ra sao hết.

Hễ nghe nói Nhị Thiền thì tui biết là phải tu cái gì: Chánh Niệm Tỉnh Giác Định nè, Định Niệm Hơi Thở nè, thì tui biết đó là cái pháp tu để mà diệt Tầm Tứ, tui biết liền. Cho nên nói cái danh từ định Diệt Tầm Diệt Tứ cũng chỉ là một cái tên của Nhị Thiền mà thôi.

2- PHÂN BIỆT PHÁP HÀNH, TÊN GỌI PHÁP TU VÀ KẾT QUẢ TU HÀNH

(3:00) Còn nói về hướng tâm để tịnh chỉ Tầm Tứ, thì bây giờ tui trạch pháp ra một cái câu, để tui nhắc cái tâm tui, trở thành một cái ức chế bằng sức lực của tâm tui, tui làm cho Tầm Tứ nó tịnh. Thì bây giờ tui như thế nào?

Bây giờ tui nhắc nè: “Sáu cái thức phải quay vào trong cái trụ điểm! Cái tâm thức phải biết hơi thở ra vô cho rõ ràng! Tầm Tứ phải diệt, không được khởi niệm nữa!” Thì đó là tui trạch pháp cái câu đó. Thì câu đó như vậy, nó có cái tên là “hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ”, các thầy hiểu không?

Cho nên cái “hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ” nó không phải là cái định Diệt Tầm Diệt Tứ, nó đâu có giống nhau, nó khác nhau. Đó là cái pháp hướng để nó hỗ trợ cho cái Chánh Niệm Tỉnh Thức, hay hoặc là hỗ trợ cho cái Định Niệm Hơi Thở, rõ chưa?

Cho nên nó hỗ trợ, nó nhắc, để rồi cái tâm nó quay vô liền, quay vô nó bám chặt cái hơi thở, do đó mà thở mình biết mình thở ra thở vô.

Cũng như mình nhắc “Đi kinh hành tui biết tôi đi kinh hành”, hay hoặc “Thân tôi hành tui biết nó đang hành”, nó đang đi: “Tôi biết thân tôi đang đi”. Tôi nhắc như vậy, và đồng thời “Tầm Tứ phải diệt, không được khởi niệm ra nữa!” Đó, tui nhắc như vậy, tức là tui đi như vậy là tui diệt Tầm Tứ đó.

(4:14) Đó, cái chỗ đó gọi là cái lời hướng tâm, mà nhắc như vậy đó, để tu tập, để trở thành một cái đạo lực, để mà khi nhắc nó một cái là nó tịnh chỉ liền, thì đó là “hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ”.

Đó, đây là, còn đang ở trên bước đường tu tập cho nên khi vào là hướng tâm, và thỉnh thoảng hướng tâm để cho nó theo cái lệnh truyền đó mà nó tịnh chỉ Tầm Tứ. Đó là cái pháp tu, cũng như cái Chánh Niệm Tỉnh Giác là một cái pháp tu, cũng như cái Định Niệm Hơi Thở là một cái pháp tu.

Còn cái tên định Diệt Tầm Diệt Tứ là cái danh từ chớ nó không phải là cái pháp tu. Cũng như định Nhị Thiền là một cái danh từ để chỉ cho cái định đó là thiền thứ hai, nó cũng không phải là cái pháp tu. Nó là cái tên để chỉ cho cái định, mà cái định đó là chúng ta phải tu những cái định khác để cho nó làm cho được cái định đó, được cái tên đó.

Cũng như bây giờ đó, mình muốn trở thành một bác sĩ thì mình phải có trường lớp học tập, thì người ta mới gọi mình bác sĩ. Thì cái tên bác sĩ không có nghĩa là nói cái tên bác sĩ đó là người nào cũng gọi là bác sĩ được, thì đưa cái dao biểu họ vô mổ xẻ người khác họ mổ được không? Họ mổ chết người ta còn cái gì.

Cho nên muốn cầm cái dao mà mổ người ta được, thì cái người này phải học tập, phải rèn luyện cái tay của họ cắt như thế nào. Bây giờ cái bệnh đó phải cắt mổ như thế nào, thì cái người bác sĩ đó người ta đã học, người ta biết người ta cắt. Đem cái ông đồ tể vô ông mổ một cái chết người ta còn gì!

Đó, thì như vậy rõ ràng là chúng ta muốn đạt được thành bác sĩ chúng ta phải học. Cũng như bây giờ mình không học bác sĩ mà vô cái chỗ bán thuốc tây, cái thứ nào mình cũng lấy uống hết, chắc có lẽ mình chết luôn. Phải không?

(5:59) Cho nên mình phải học bác sĩ mình mới biết cái thứ thuốc nào để trị bệnh gì, bệnh gì. Do đó bây giờ nó ho là mình vô đó lấy cái thuốc này là thuốc ho, thuốc này thuốc gì, mình lấy những thuốc này mình hợp lại, người bệnh này về uống cái hết. Còn nếu mà mình không biết, thì nghe cái tên bác sĩ thì mình tưởng là tôi cũng lấy cái tên được chớ gì, kêu tôi bác sĩ, nhưng mà mình vô lấy thuốc cho người ta uống chết thì sao?

Cho nên mình không có học, mình không có tập luyện thì không phải. Đó là mình phải phân biệt được như vậy mình mới thấy được cái chỗ tu của mình.

Đó là cái pháp hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ, với định Diệt Tầm Diệt Tứ nó không giống nhau chút nào hết. Ở cái chỗ pháp hướng tâm là cái pháp hành, còn cái định Diệt Tầm Diệt Tứ nó là cái danh mà thôi.

Rồi đây tới chỗ cái này nữa, câu thứ ba hỏi “tịnh chỉ Tầm Tứ”, hỏi giống nhau không hay khác nhau? Thì Thầy nói, ở “tịnh chỉ Tầm Tứ” lại khác nữa. Nghĩa là hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ là con đường chúng ta tu, đang tu tập với cái pháp môn tu tập chưa thành tựu, còn tịnh chỉ Tầm Tứ là đã thành tựu rồi.

Nghĩa là bây giờ Thầy muốn nhập Nhị Thiền, Thầy hướng tâm Thầy nhắc: “Tầm Tứ phải tịnh chỉ, cái tâm này phải nhập vào Nhị Thiền”. Thầy ra lệnh như vậy rồi bắt đầu Thầy ngồi, cái nó vô trong cái định đó liền, thì tức là đó là tịnh chỉ Tầm Tứ. Tịnh chỉ cho nên nó không còn, nhắc nó thôi chớ không còn hướng tâm để mà tu tập.

Phải phân rõ được như vậy chúng ta mới thấy được cái pháp hành của Phật rất là khoa học, rất là kỹ thuật, chớ đâu phải mà…​ Chớ không khéo chúng ta nhầm cái tên rồi cái chúng ta cũng nghĩ đây là cái pháp tu. Cho nên nhiều người cứ học cái danh từ, cái tên đó rồi mà không có biết cái hành nó ra chỗ nào.

Còn ở đây Thầy chỉ thật sự, cái pháp hành là hành chỗ nào, mà cái danh từ để chỉ cái pháp đó như thế nào? Nó cụ thể rõ ràng như vậy đó. Thế mà người không có kinh nghiệm tu hành thì không vạch được cái chỗ này. Lấy tên làm pháp mà tu hành thì Thầy thấy thiệt là cái người điên, người điên đảo thật.

(7:59) Cho nên ở đây thật sự ra Thầy nói Hải Tâm điên đảo là phải. Cho nên nó cứ ngỡ tưởng ở trong có một cái Nhị Thiền, có trạng thái diệt Tầm Tứ, rồi cứ kéo dài ra là nhập Tam Thiền, Tứ Thiền. Thiệt ra thiệt là điên đảo, chưa thấy.

“Hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ là một phương pháp.”

Nghe cho kỹ, Thầy tóm lược lại để nghe cho kỹ:

““Hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ” là một phương pháp rèn luyện đạo lực để diệt Tầm Tứ, đây mới chính là pháp hành của con.”

Nó là cái pháp hành mà.

““Tịnh chỉ Tầm Tứ” là một kết quả tu hành của con đã viên mãn ở mức thiền định của Nhị Thiền này.”

Nghĩa là mình ra lệnh thì chỗ đó nó diệt Tầm Tứ, cho nên do đó mà mình nhập vào cái Nhị Thiền. Đó là cái kết quả của cái pháp hướng, cho nên nó không còn nói hướng tâm nữa mà nó chỉ “tịnh chỉ Tầm Tứ”, nó làm cho ngưng liền, nó ra lệnh làm cho ngưng liền.

“Tịnh chỉ Tầm Tứ là một định lực của Nhị Thiền.”
_
Nghĩa là Nhị Thiền thì chúng ta đã thấy rằng Tầm Tứ nó diệt được, tức là đó là một cái sức định của nó, cho nên do đó chúng ta chỉ ra lệnh “_Tịnh chỉ Tầm Tứ!” là ngay đó cái định lực nó thực hiện liền ngay cái chỗ trạng thái Nhị Thiền đó.

“Tịnh chỉ Tầm Tứ là một lệnh truyền đã viên mãn sau những ngày tu tập với pháp hướng tâm diệt Tầm diệt Tứ.”

Đó các thầy nghe rõ chớ? Thầy nói về cái tịnh chỉ Tầm Tứ, Thầy có phân biệt ba cái tướng trạng của nó, để cho chúng ta rõ biết ở chỗ tịnh chỉ Tầm Tứ.

Cái thứ nhất của nó là: “tịnh chỉ Tầm Tứ là một kết quả tu hành, con đã đạt viên mãn ở mức thiền định này.”

Thiền định này là thiền định Nhị Thiền đó.

“Tịnh chỉ Tầm Tứ là một định lực của Nhị Thiền.”

Cái trước thì chúng ta nói là kết quả viên mãn của con đường tu tập của mình. Cái kế nữa đó là một cái sức định lực, tức là tịnh chỉ Tầm Tứ là một cái sức định lực.

3- PHÁP HƯỚNG VIÊN MÃN NHƯ TƯỚNG RA TRẬN ĐIỀU KHIỂN QUÂN

(9:57) Và cái cuối cùng là một cái lệnh truyền nó đã viên mãn, tức là chúng ta nói lên một cái là nó làm theo đó, tức là cái lệnh truyền. Cho nên tịnh chỉ Tầm Tứ có ba phần để chỉ cho cái kết quả của nó.

Cái kết quả thứ nhất của nó đó, là tịnh chỉ Tầm Tứ là kết quả tu hành, mình đã viên mãn, nghĩa là mình nhập được Nhị Thiền, đó là cái viên mãn của nó.

Tịnh chỉ Tầm Tứ mà để thấy cái kết quả thứ hai của nó đó, nói kết quả thứ hai của nó chứ sự thật ra thì nó là cái viên mãn của cái định lực, cho nên chúng ta dùng một cái tên là định lực, cái sức lực của định Nhị Thiền nó đã có rồi.

Rồi tịnh chỉ, cái nghĩa thứ ba của tịnh chỉ là cái lệnh truyền viên mãn, chúng ta ra lệnh là nó làm theo liền, đó là lệnh truyền viên mãn của một vị tướng soái điều khiển quân đội để mà chiến thắng được cái mặt trận nội tâm này.

Đó là chúng ta đã có cái người chỉ huy để mà sai khiến quân lính được rồi đó. Nghĩa là chúng ta ra lệnh mà nó nghe theo nó làm, đó là chúng ta trở thành một vị tướng soái chỉ huy rồi đó, chỉ huy mặt trận đó.

Còn nếu mà chúng ta chưa ra lệnh (được), mà lính tráng nó chưa cái nghe ta, thì tức là chúng ta chưa phải là sĩ quan đâu, còn là lính quèn đó. Cho nên vì vậy mà chúng ta phải học ở trường võ bị cho thông những chiến thuật chiến lược, để rồi khi mà ra tác chiến thì chúng ta truyền lệnh cho lính nó phải nghe theo.

Thì bây giờ như các con, các thầy là những người sĩ quan đang học tập những chiến thuật, chiến lược để mà tác chiến mà thôi. Rồi bây giờ chúng ta có tu tập cũng chẳng qua là tập mặt trận giả thôi chớ chưa dám mà đem mặt trận thật đánh đâu.

Chừng mà đem mặt trận thật đánh, bắt đầu thọ mà nó bung ra nó đánh, thật sự ra quý thầy phải thấy rằng, cái hành thọ mà nó đánh quý thầy thì quý thầy chạy mất chớ quý thầy không dám đâu.

Bởi vì nó đem cái lực lượng nó là cái thọ nó đánh ra, thì bằng chứng như quý thầy thấy Mật Hạnh, nó đánh ra cái Mật Hạnh bay. Minh Tông này nếu mà không có Thầy nó cũng bay tới Sài Gòn nó ở dưới chớ chưa chắc gì nó dám ngồi đây. Bởi vì khạc ra máu mà ai mà dám ngồi đó!

Cho nên nếu mà không thấy được thì khi mà chúng ta động tới nó rồi, bắt đầu nó đánh chúng ta đủ thứ đánh, chớ không phải nó đánh chúng ta một mặt đâu, nó đánh đủ thứ. Nó đem tất cả những cái lực lượng của nó ra nó đánh chúng ta.

(12:18) Cho nên chúng ta muốn làm chủ được sanh tử thì chúng ta phải biết được đủ cái chiến thuật chiến lược, cách thức tu tập cho nó rõ ràng, chớ không phải là sơ sơ.

Các con thấy biết bao nhà cách mạng mà không nắm được tình hình, không nắm rõ được, cho nên làm cách mạng đều bị tiêu diệt. Thì thí dụ như ông Phan Bội Châu, ông Phan Chu Trinh hoặc là ông Nguyễn Thái Học đều là bị tù đày, bị chết.

Mà rồi cái kết quả thành công cũng đâu phải chuyện dễ, nhưng dù sao đây đó cũng là một cái sự thúc đẩy cho toàn dân chúng ta đi đến chỗ chiến thắng. Nhưng cái người lãnh đạo mà không thấy được toàn diện, chiến thuật đối với cái thời đại, thì cũng khó mà thắng được lắm chớ không phải dễ.

Cũng như bây giờ chúng ta không thấy được cái nội tâm của chúng ta là cái hành thọ nó sẽ đánh chúng ta như thế nào? Nếu mà chúng ta thấy được toàn diện như vậy thì chúng ta chuẩn bị những cái chiến thuật chiến lược, chúng ta khi gặp tới nó thì chúng ta sẽ đánh nó bằng cái pháp nào, thì chúng ta sẽ chiến thắng hẳn hòi đàng hoàng.

4- KHÔNG BIẾT DÙNG TẦM TỨ THÌ KHÔNG NHẬP ĐƯỢC ĐỊNH

(13:23) “Câu hỏi thứ hai, trong câu hỏi này, con còn điên đảo hơn nhiều: “Khi con nhập Nhị Thiền tịnh chỉ Tầm Tứ, thân tâm đang sống trong trạng thái Nhị Thiền. Vậy Nhị Thiền có phải là kết quả cuối cùng của đường tu chăng?””

Đó, câu hỏi Thầy hỏi lại đó, nghĩa là con có biết rằng cái Nhị Thiền đó là kết quả cuối cùng không? Chưa phải, mà con còn biết nó là Tam Thiền, Tứ Thiền, cho đến Tam Minh kia mà! Vì vậy cho nên đâu phải Nhị Thiền là một cái trạng thái diệt Tầm Tứ rồi mình cứ nằm ở trong đó?

Cho nên ở trạng thái Tầm Tứ này chúng ta không có ở trong đó nữa, chúng ta nhập được Nhị Thiền, nhưng mà chúng ta phải rời khỏi Nhị Thiền.

Cũng như bây giờ thí dụ như chúng ta mở mặt trận chúng ta đánh. Bây giờ chúng ta chiếm được một cái địa điểm nào đó rồi thì chúng ta nói đó là chúng ta giải phóng đất nước được sao? Nó còn biết bao nhiêu đồn bốt, còn biết bao nhiêu nơi, bao nhiêu tỉnh để mà giải phóng, thì lúc bấy giờ một chỗ cái tỉnh đó chưa hẳn đã là giải phóng được quê hương, cho nên chúng ta còn đánh nữa.

Cho nên Nhị Thiền nó chỉ chẳng qua là một cái đồn bốt nào đó thôi, mà chúng ta đã nhập được đó tức là chúng ta đã giải phóng được nơi đó mà thôi.

“Nếu ở trạng thái Nhị Thiền diệt Tầm Tứ thì con còn pháp nào hành trì để tiến tới Tam Thiền?”

Nếu mà nhập vào trong cái trạng thái Nhị Thiền đó, thì bắt đầu mình cứ ở trong cái trạng thái diệt Tầm Tứ đó, mình không có cái pháp nào nữa mà có thể mình tiến tới ở trong Tam Thiền được hết.

Mà nếu nói rằng kéo dài cái trạng thái của Nhị Thiền nó sẽ được Tam Thiền, thì không bao giờ có. Nó không bao giờ có cái chuyện đó xảy ra được. Bởi vì trạng thái Nhị Thiền thì nó ở mức đó thôi.

Cũng như bây giờ chúng ta ăn cơm với muối, mà bây giờ chúng ta chỉ có muối ăn cơm thôi, thì do đó bây giờ chúng ta chờ để có thịt thì không bao giờ mà có thịt hết. Chỉ có chúng ta phải làm ra tiền rồi đi mua thịt về kho thì chúng ta ăn mới có thịt thôi.

Chớ không có thể ngồi mà chờ, ăn muối mà chờ thịt ở đâu mà rớt xuống cho chúng ta ăn, thì cái chuyện đó không bao giờ có. Cho nên chúng ta phải đi làm lấy tiền, có tiền rồi mới mua thịt, mới về kho nấu.

Thì như vậy rõ ràng là chúng ta phải ra khỏi cái chỗ ăn cơm muối chớ. Chớ đâu phải rằng ngồi đó ăn cơm muối mà chờ đợi cho có thịt, cái chuyện đó không có được. Cho nên ở đây không có nghĩa là nhập Nhị Thiền, mà ngồi đó rồi ở trong trạng thái Nhị Thiền đó nó sẽ tới Tam Thiền.

“Con nên hiểu không phải kéo dài trạng thái Nhị Thiền là con nhập Tam Thiền, Tứ Thiền và nhập các định khác được. Nếu con nhập trạng thái Nhị Thiền dù một ngàn năm thì nó cũng ở trạng thái Nhị Thiền mà thôi. Cho nên con phải rời khỏi Nhị Thiền theo đường dây hơi thở, tiếp tục dùng pháp hướng tịnh chỉ.”

Một lát nữa thì Thầy sẽ giảng tới cái Định Niệm Hơi Thở thì các con sẽ thấy Đức Phật dạy cái đường dây hơi thở để mà chúng ta tu tập các định đó. Nó rất là cụ thể và viết rất là rõ ràng. Sau này thì các con sẽ nghiên cứu cái tạng kinh Nguyên Thủy, tức là tạng kinh Pali, thì các con sẽ rõ rằng những cái bài pháp đều là ở trong những cái tạng kinh này mà Thầy lấy ra giảng dạy cho các con hết.

(16:23) Và qua những cái kinh nghiệm của Thầy, Thầy nói ra thì các con đọc thấy dễ hiểu, mà nếu không có cái kinh nghiệm của Thầy, thì hầu như là các con sẽ đọc cái kinh này thì chẳng qua như những nhà học giả mà người ta đã từng viết, từng soạn ra nhiều cái bộ kinh nói về cái Nguyên Thủy này, mà nó chẳng có cái nghĩa lý gì cho chúng ta biết cuộc chiến đấu với nội tâm chúng ta hết.

“Cho nên con phải rời khỏi Nhị Thiền theo đường dây hơi thở, tiếp tục dùng pháp hướng tịnh chỉ mười tám loại tưởng thì con mới nhập được Tam Thiền. Khi nhập vào trạng thái Tam Thiền thì Tầm Tứ cũng diệt ở đó.”

Nghĩa là Tam Thiền Tầm Tứ nó cũng diệt chớ đâu phải ở đó nó có Tầm Tứ hoài sao? Mà trong khi mình ở trong cái dây hơi thở thì mình phải dùng Tầm Tứ để mình diệt nó, mà khi mình nhập vào Tam Thiền rồi thì Tầm Tứ nó cũng đâu còn, nó cũng mất.

Bởi vì Nhị Thiền là cái thiền thứ hai, nó không còn Tầm Tứ, thì thiền thứ ba nó cũng không có Tầm Tứ. Nhưng mà trên cái con đường đi để mà chiến đấu, thì chúng ta dùng chiến thuật chiến lược, bằng những cái phương pháp, như cái pháp hướng tâm, đó là một cái phương pháp để mà chúng ta chiếm đóng được cái Tam Thiền.

Mà muốn chiếm đóng được cái Tam Thiền thì chúng ta phải ở trên cái đường đi để mà chuyển quân của chúng ta đi vào cái Tam Thiền đó mới được, đường đi đó là đường đi của hơi thở.

Đó thì, nó phải có cái lộ trình chớ, chớ còn nếu mà không có cái lộ trình chúng ta biết đi đâu mà để mà chúng ta đi vào được cái chỗ đó. Cho nên ở đây nó có một cái đường hơi thở mà chúng ta đi, từ cái định này sang cái định khác đều là do cái đường hơi thở này mà đi tới.

Chớ không phải đi cái đường của trạng thái Nhị Thiền mà nó tới Tam Thiền được, mà phải đi cái đường hơi thở, rồi từ đó chúng ta sẽ vào cái nhà Tam Thiền.

(18:09) “Khi nhập vào trạng thái Tam Thiền thì Tầm Tứ cũng diệt, ở đó nếu còn Tầm Tứ thì con chưa nhập Tam Thiền mà còn đang ở trên đường đi của hơi thở.”

Nếu mà Tầm Tứ mình chưa diệt, tức là mình còn tác ý ra hoặc là vọng tưởng còn thì tức là mình chưa cái đạt được Nhị Thiền nữa. Kể như là trên con đường đi mà từ Nhị Thiền đến Tam Thiền, thì Tầm không bao giờ còn nữa, chỉ còn Tứ mà thôi, tức là còn pháp hướng.

“Nói đến định tức là nói đến diệt Tầm Tứ. Nhưng không dùng Tầm Tứ thì không nhập được định.”

Nói đến định tức là nói đến (diệt) Tầm Tứ, nghĩa là diệt Tầm Tứ thì mình mới có định, mà nếu không diệt Tầm Tứ thì không có định. Nhưng không dùng Tầm Tứ thì lạ không nhập được định!

Cái câu nói của Thầy rõ ràng: “nói đến định tức là nói đến diệt Tầm Tứ.” Nghĩa (là) định nào nó cũng có diệt Tầm Tứ hết, mà nếu không biết dùng Tầm Tứ thì không bao giờ nhập định. Cho nên cái người mà không biết dùng Tầm Tứ thì cái người đó, thiền đó chỉ là thiền tưởng mà thôi, cho nên không bao giờ nhập định được.

Đó là cái phần Thầy trả lời để thấy rằng cái đường đi, mà trên cái bước đường tu tập của chúng ta nó rõ ràng và cụ thể như vậy. Nó không thể nào mà sai được, nếu mà đi sai thì không bao giờ chúng ta tiến vào thiền định này nổi.

5- ĐỊNH SÁNG SUỐT KHÔNG KẾT HỢP VỚI TỨ CHÁNH CẦN

(19:38) Hỏi: “Thưa Thầy! Tâm con không khởi niệm, an lạc, thanh thản, vô sự, tức là Định Sáng Suốt. Tại sao định này không được là trợ pháp cho Tứ Chánh Cần?”

Cái Định Sáng Suốt tại sao Thầy không dạy, mà Thầy dạy cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác này, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu là trợ pháp cho Tứ Chánh Cần, mà Thầy không dạy cái Định Sáng Suốt?

Mà cái định này rõ ràng là, thấy cái trạng thái nó sáng suốt, nó an lạc nè, nó thanh thản, nó vô sự nè, mà sao Thầy không dạy nó để mà giữ cái tâm như vậy thì nó cũng diệt ác pháp chớ gì? Đó, ý của Hải Tâm hỏi Thầy như vậy. Bây giờ Thầy đáp đây.

Đáp: _“Tứ Chánh Cần là ngăn ác diệt ác, vì thế phải hợp với ba loại định: Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, Định Niệm Hơi Thở, và Định Vô Lậu. Khi các ác pháp được đoạn dứt và không sanh khởi thì đó là thiện pháp. _

Mục đích của Tứ Chánh Cần là đạt được thiện pháp chớ không phải đạt được sự sáng suốt, nên Định Sáng Suốt không được kết hợp. Còn ba pháp kia hỗ trợ cho Tứ Chánh Cần ngừa ác đoạn ác…​”

Phải không, các thầy thấy rất rõ chớ gì. Bây giờ mình cứ ngồi mình giữ cái tâm mình thanh thản nè, nó sáng suốt nè, nó không có cái gì, chuyện đó nó chưa phải đâu. Ở cái mức độ nào đó nó mới có giữ vậy.

Bây giờ giữ vậy nó không có ác pháp thật đó, nhưng chưa chắc đã giữ được. Không bao giờ mà chúng ta ngồi đó mà giữ cái sáng suốt này được đâu.

Cho nên chúng ta bây giờ, do cái hành động mà chúng ta đã tập trung được ở trong hành động. Hành động ngoại là thân của chúng ta làm gì biết cái nấy, nó ngăn được các ác pháp, mà hành động nội là cái hơi thở chúng ta, thì nó cũng ngăn được các ác pháp.

Nhưng bây giờ mình ngồi mình không có cái đối tượng nào hết, mà để cái tâm thanh thản an lạc thì cái sự đó là cái sự khác rồi, nó không phải ở cái giai đoạn này rồi, nó không phải ở chỗ cái giai đoạn của Tứ Chánh Cần.

Cho nên đem cái pháp này mà áp dụng cho Tứ Chánh Cần là sai rồi, cái người đó cứ ngồi giữ tâm như vậy là sẽ lạc đường mất rồi, không có đúng rồi.

Cho nên tới cái mức độ nào, là khi nó đã ly dục ly ác pháp rồi thì cái sáng suốt này nó mới có, chớ không phải bây giờ mà chúng ta ngồi giữ sáng suốt này.

(21:46) Cũng như một người mà ngồi giữ cái tâm đừng vọng tưởng, ngồi đây mà “giữ ông chủ” để cho cái tâm đừng vọng tưởng, thì chắc chắn cái việc làm này không bao giờ làm được.

Chỉ là một cái danh từ, nó không có cái pháp hành, cho nên cái trạng thái Định Sáng Suốt này nó chưa phải là cái chỗ mà chúng ta tu tập, nhưng nói để mà chúng ta biết, nó chưa phải lúc mà chúng ta tu tập. Còn tới chừng mà nó tới rồi, thì bây giờ chúng ta, tự cái tâm của nó nó quay vào, thì nó sáng suốt.

Thí dụ như bây giờ một người ly dục ly ác pháp rồi, tâm nó quay vô rồi, thì lúc bấy giờ họ sẽ ở trong cái Định Sáng Suốt đó. Và giờ này giờ kia họ giữ gìn cái gì, để mà cái Định Sáng Suốt này luôn luôn mãi, chớ không phải giữ sáng suốt!

Nếu một người được cái tâm mà nó quay vào rồi, thì đó là họ đã đạt được cái Định Sáng Suốt. Bây giờ muốn an trú cái Định Sáng Suốt này từ giờ này đến giờ khác, thì lúc bấy giờ họ phải giữ cái gì?

Họ phải giữ độc cư, họ không được đi tới đi lui, không được nói chuyện với ai hết, thì cái sáng suốt này nó còn. Mà nếu mà họ nói chuyện với người này, họ tiếp duyên người nọ, họ đi ra khỏi Tu viện, thì tức là cái Định Sáng Suốt sẽ mất.

Cho nên cái pháp hành của sáng suốt nó không phải là ở cái chỗ mà giữ cái sáng suốt, mà ở chỗ phải giữ độc cư, thì cái sáng suốt đó nó mới còn. Nhưng khi cái tâm của chúng ta nó đã ly dục ly ác pháp rồi, nó mới có sáng suốt, còn bây giờ nó chưa ly dục ly ác pháp thì nó không sáng suốt, nó cứ quay ra, nay nó nhớ cái này, lát nó nhớ cái kia, thì làm sao mà sáng suốt được?

Cho nên cái định này là cái định của người mà đã xả tâm, vì vậy mà lúc bấy giờ cái trạng thái sáng suốt nó hiện tiền, cho nên cái người này phải giữ cái pháp gì để giữ cái tâm này? Muốn giữ được nó thì cái người đó đừng phá độc cư.

Cho nên Mật Hạnh đã đạt được cái chỗ sáng suốt này mà không giữ được độc cư, tức là vì không giữ được độc cư, tức là không tu tập cái độc cư, cho nên bị cái hành thọ nó làm cho phá độc cư, từ đó nó mất cái Định Sáng Suốt đi.

Các con hiểu, Thầy nói rất rõ ràng và rất kỹ lưỡng. Mỗi một huynh đệ các con ở trong này có một sự sai để mà chúng ta đưa ra, để mà chúng ta thấy rằng cái sai của chúng ta, do đó mà chúng ta thiếu cái pháp hành ở đó mà chúng ta…​

Mà Thầy bảo chết bỏ, nhất định là chết bỏ, nhất định là không sợ cái hành thọ. Thầy có nói với các con, cái thọ của chúng ta nó có cái hai phần rất rõ ràng, cái cảm thọ và cái hành thọ.

Một cái người mà bị bệnh đau đầu, bị bệnh mụn ghẻ, hay bệnh ung thư hay hoặc là bệnh phổi, đó là cái cảm thọ, cảm thọ của cái nghiệp. Còn một cái người mà không bệnh đau gì hết, mà nó đau cái này, nó đau cái kia, nó đau cái nọ, nó làm đủ thứ hết, con người thì vẫn bình thường, mà nó đau chỗ này, thậm chí như nó khạc ra máu hay hoặc này kia, điều đó gọi là hành thọ.

(24:32) Mà cái người tu mà cái tâm nó quay vô rồi, thì tức là cái hành thọ nó sẽ đến với nó, nó sẽ đập cho cái người đó phải bung ra đi, phải bỏ bớt cái Định Sáng Suốt đó đi.

Đó cho nên ở đây cái Định Sáng Suốt không thể trợ duyên cho Tứ Chánh Cần được, bởi vì cái Định Sáng Suốt này mà có được là do chỗ ly dục ly ác pháp, do cái chỗ Tứ Chánh Cần đã thực hiện được kết quả. Hiểu được như vậy thì chúng ta mới nắm rõ được các pháp hành của Đức Phật tu tập.

6- CHIA NHỎ THỜI KHÓA ĐỂ SỐNG TRỌN VẸN TRONG PHÁP

(24:59) Hỏi:Thưa Thầy, tại sao khi làm việc như quét sân, tay thì vẫn làm liên tục nhưng ý cứ nghĩ về pháp, như phòng hộ sáu căn là phải làm như vầy, như thế này, còn thiểu dục tri túc thì phải lúc nào cũng biết đủ, không còn ham muốn gì nữa hết v.v…​ ?

Con nhắc như vậy có đúng không: “Ý thức ngưng đi, đừng có nghĩ nữa, mà phải biết việc đang làm mà thôi!” Một lúc con lại quên, nó lại nghĩ tiếp, việc tham sân phải như thế này, phải tu như thế này, phải như thế kia. Con lại nhắc như ra lệnh: “Quét sân tôi chỉ biết tôi quét sân mà thôi!””

Mình ra lệnh nó vậy thì nó bắt đầu nó đi mất, nhưng mà lát nữa cái nó quên nó lại nhớ, mà nó đâu có nhớ cái chuyện thế gian đâu, nó nhớ những cái chuyện pháp.

Nhiều khi chúng ta vì cái chỗ đó mà chúng ta lầm, chúng ta lầm rằng chúng ta đang nghĩ những cái pháp tu như vậy, đó là chúng ta tu cái Định Vô Lậu. Cho nên đó là cái sai của chúng ta đó.

Chúng ta bị cái gì đó, những cái đó gọi là vọng pháp, cái danh từ của nó gọi là vọng pháp. Khi mà mình đang làm, mình tu tập Tỉnh Giác Chánh Niệm này, mà nó có khởi ra một cái pháp gì nghĩ trong đầu của mình, để mà vô lậu hay này kia, thì cái đó bị vọng pháp.

Chưa phải là cái giờ phút chúng ta tu cái đó, mà nó lại hiện cái đó, tức là vọng pháp, cho nên nó làm cho chúng ta thất niệm ở trong cái pháp hành của chúng ta đang hành, cho nên chúng ta đã bị sai lệch, bị thất niệm mà chúng ta không biết!

Thầy dạy luôn luôn lúc nào cũng sống trong pháp. Tâm con nó luận: Con tu như vậy không đúng, mất chánh niệm, giống như người độc cư mà nói chuyện, giống như người buôn bán mà đầu óc lúc nào cũng nghĩ mua cái này bán cái kia. Có đúng không thưa Thầy?

(26:51) Ở đây thì các con thấy là cái nghĩ của Hải Tâm nó nghĩ, thì mình sống ở trong pháp như thế nào cho đúng?

Thí dụ như bây giờ Thầy đang sống ở trong cái pháp gì? Cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác là Thầy đang quét sân, mà Thầy đang biết quét sân, tức là Thầy sống trong pháp. Mà bây giờ Thầy quét sân mà cái đầu Thầy nó lại nghĩ chuyện khác, thì như vậy là Thầy đã thất niệm ở trong cái pháp, tức là Thầy không sống trong pháp. Phải không? Cho nên Thầy bị thất niệm.

Do cái chỗ đó, mà nghĩ như thế thì giống như một người, nói thí dụ như cs một cái người độc cư mà nói chuyện. Ở đây cái độc cư không phải là cấm nói chuyện, mà nói chuyện đúng cách, ma nói chuyện tâm mình được an ổn. Còn nói chuyện mà làm cho tâm mình động, làm cho tâm mình nó không ly dục ly ác pháp, thì cái nói chuyện đó là cấm.

Do cái chỗ tu hành, quét sân mà cái tâm nghĩ chuyện khác, thì nói ví dụ như người độc cư nói chuyện, thì cái chỗ này nó cũng không đúng lắm. Là vì trong cái nói chuyện, nó có cái đúng, mà có nói chuyện phá độc cư, (có) nói chuyện mà không phá độc cư.

Đó thì, hôm nay thì chúng ta thấy trong cái sự tu tập coi chừng là chúng ta bị. Khi nào mà nó có niệm vọng tưởng tức là mình nghĩ chuyện đời, hoặc mình nhớ người này người kia, thì mình cho đó là sai. Nhưng bây giờ đó, nó lại nhằm vào những cái pháp mình đã học, rồi nó khởi ra, thì cái đó gọi là vọng pháp.

(28:32) Mà vọng pháp thì nó cũng gọi là vọng tưởng mà thôi, chớ không có gì hết. Bởi vì mình huân nó, thì bây giờ nó nhắc lại, mà nó nhắc lại trong không đúng lúc, là bấy giờ mình tu một cái định khác, mà nó xen vô nó làm cho mình thất niệm cái định đó, do đó nó là sai.

Còn bây giờ tới giờ Định Vô Lậu, thì mình ngồi mình quán xét, thì mình thấy: bây giờ phải diệt tham sân si như thế này, thế này, thế khác, cái cách này, cách này để diệt cho nó được, thì cái đó là Định Vô Lậu. Và cái sự quán xét mà tìm ra cách thức mà diệt cái tâm tham sân si của mình, thì đó là đúng. Còn cái giờ này là giờ tu Chánh Niệm Tỉnh Giác hay Định Niệm Hơi Thở mà nó nghĩ như vậy là không đúng.

Đáp: _“Khi thời gian quét sân con chia ra tu mấy loại định.” _

Trong cái thời gian mà quét sân thì mình phải chia tu làm mấy loại định, chớ không phải là mình quét sân rồi mình tu có một loại định là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định đâu.

Nghĩa là nhiều khi chúng ta tu nương vào một cái hành động, mà chúng ta không phải tu ở trong cái tỉnh giác đó, mà chúng ta tu cái Định Vô Lậu, nương vào cái hành động quét sân mà chúng ta tu Định Vô Lậu. Nghĩa là chúng ta vừa quét mà vừa suy nghĩ những cái pháp để mà chúng ta diệt trừ cái tâm tham muốn của mình.

(29:41) “Khi thời gian quét sân con chia ra làm mấy loại định…​”

Nghĩa là cái thời gian nó chia làm mấy loại định, trong mỗi loại định như vậy chúng ta tu mấy phút. Đó là cách thức mà chúng ta chia ra. Thì trong khi quét sân, thì chúng ta chia ra được cái thời gian đó rồi, thì bắt đầu chúng ta tu cái định gì trước, rồi kế cái định gì, định gì, thì lần lượt chúng ta chủ động điều khiển các định ở trong đó, để mà chúng ta chiến đấu với nội tâm của chúng ta.

“Đầu tiên con tu Chánh Niệm Tỉnh Giác hành động ngoại,”

Tức là cái hành động mình quét sân đó.

“Kế đến con kết hợp hành động nội…​”

Tức là hơi thở với hành động ngoại, vừa là biết hơi thở mà vừa hướng tâm, nhắc cho biết cái hành động mình đang quét, kèm cái hơi thở để mà nhắc cái hành động mà mình đang quét, để cho nó kéo dài được cái sức tỉnh của mình ra mà không bị tạp niệm, không bị vọng pháp.

“…​và hành động ngoại tức là con tu hai loại định: Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và Định Niệm Hơi Thở. Sau cùng thì con tu Định Vô Lậu, vừa quét vừa tư duy…​”

Tức là tư duy suy nghĩ.

“…​ đến các pháp để tìm cách ngăn ngừa, ngăn ác mà diệt ác.”

Nghĩa là mình xả tâm của mình.

Cho nên trong một cái thời gian tuy rằng, thí dụ như một giờ, mà mình có thể mình chia làm ba cái giai đoạn tu tập, hay là mình chia cái thời gian nó ba giờ đồng hồ, hay hoặc hai giờ đồng hồ, hay một giờ đồng hồ đó, cái thời gian đó mình chia làm sáu lần tu.

Thì bây giờ nó có ba cái loại định, thì mình chia, đầu tiên mình tu mấy phút mấy phút trong một cái loại định đầu tiên, thì mình định chừng như vậy. (31:15) Mình chỉ quét hết cái sân đó là cỡ độ chừng một tiếng đồng hồ, thì mình chia làm sáu lần tu như vậy.

Thì ba lần tu ba cái loại định liên tục đầu tiên, rồi kế đó mình tu trở lại ba cái loại định đó, cũng liên tục như vậy nữa. Thì như vậy là khoảng độ một giờ hay hoặc hết cái sân đó là mình đã tu sáu lần ở trong ba cái loại định này.

Đó là cách thức mình chia ra để mình tu. Mà mình tu như vậy thì cái tạp niệm nó sẽ không vô, và cái sức tỉnh mình nó càng tăng lên, và cái kết quả rất hiệu quả.

Còn mình để mình tu một loại định, thí dụ quét cái sân đó khoảng một tiếng đồng hồ, mà mình tu có Chánh Niệm Tỉnh Giác thì sẽ có những cái tạp niệm, và đồng thời pháp hướng mình có lúc nhớ, lúc quên, chớ chưa hẳn đã là nhớ hết.

“Sau cùng con tu Định Vô Lậu, vừa quét vừa tư duy, nghĩ đến các pháp để tìm cách ngăn ác diệt ác. Bấy giờ con trở lại định Chánh Niệm Tỉnh Giác.”

Tức là mình tu cái Định Vô Lậu rồi, thì bắt đầu mình còn đang quét sân nữa thì mình trở lại cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác, thuần ở trên cái hành động quét sân.

Rồi kế đó thì mình kết hợp với cái hơi thở và cái hành động quét sân để mình tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Giác nữa. Rồi kế đó thì mình lại tu cái Định Vô Lậu, hay hoặc là mình kết hợp với cái quét sân đó, với cái hướng tâm, để mà, với cái Định Vô Lậu.

Thí dụ như mình nhắc như thế này: “Quán từ bỏ tôi biết tôi quét sân, quán từ bỏ tôi biết tôi quét sân.” Mình nhắc như vậy nghĩa là mình từ bỏ cái gì? Mình từ bỏ cái tâm lậu (hoặc) của mình, cái tâm tham sân si của mình.

Tức là mình kết hợp với cái Định Vô Lậu, để cho mình dùng cái pháp hướng đó mà mình lại nhắc mình biết quét sân. Lấy cái hành động quét sân đó làm cái sức tỉnh để cho cái tâm vô lậu đó nó xả ra.

Thì các con thấy chúng ta biết kết hợp cái pháp nào cũng được hết, mà muốn kết hợp như vậy thì nó phải có cái pháp hướng dẫn đầu, để cho cái tâm chúng ta biết rằng lúc bấy giờ chúng ta đang tu ở trong cái kết hợp đó, cho nên nó đưa đi đến chúng ta thuần tịnh và thuần xả cái tâm của mình.

“Nhất là con phải chủ động điều khiển thời gian tu định này đến định khác.”

(33:19) Nghĩa là cái thời gian mình phải chủ động, từ cái định này mình chuyển qua cái định khác đều là cái sự chủ động, chứ không khéo có cái niệm nào đó rồi bắt đầu nó tư duy cái niệm đó, thì bắt đầu mình chuyển qua bằng cái niệm nó dẫn mình vào đó thì mình tu cái Định Vô Lậu, thì cái đó là cái sai.

Hoặc là bây giờ bỗng dưng cái mình thấy cái hơi thở, nó thở ra, thở vô rõ ràng, tự nó đến mà mình không có chủ động cái thời gian để điều khiển để trong cái giờ đó là tu cái Định (Niệm) Hơi Thở. Bây giờ thấy hơi thở cái mình lo mình bám hơi thở mình tu, rồi lát nữa nó quên hơi thở, nó nhớ đi kinh hành thì mình nhớ mình đi kinh hành.

Tu cái kiểu đó là tu không làm chủ, cái tâm mình nó dẫn mình đi đâu là mình chạy theo cái định đó, chớ mình chưa biết cái gì hết, cho nên đó là những cái sai, không đúng.

“Ở trên con trình bày cách tu thì đúng, mà thời gian không chủ động nên thành thất niệm.”

Đó cái câu hỏi của nó, nó trình cho Thầy nghe cái sự tu tập của nó, thì cái cách tu, pháp hướng thì đều đúng. Mà cái thời gian chủ động để cho mình điều khiển được những cái pháp, từ pháp định này chuyển sang pháp định khác, thì nó lại biến trở thành vọng pháp, cho nên nó làm cho mình thất niệm.

“Tay làm việc, ý nghĩ về pháp, đó là vọng pháp, nên bảo:”

Nên mình dùng cái pháp hướng á.

“Nên bảo: “Ý thức ngưng đi, đừng có nghĩ nữa, mà phải biết việc đang làm!””

Đó là cái pháp hướng để khi mà nó bị như vậy, thì mình nhắc lại cái tâm liền, đừng có để, phá cái pháp đó đi, đừng có để cái pháp đó nó dính với mình.

“Sức của mình chưa sống trọn trong pháp…​”

Tức là chưa có tùy pháp trọn vẹn 24 tiếng đồng hồ. Cái sức của mình, mình biết mình chưa có trọn vẹn, thì mình đừng có tu nhiều, mình hãy chia thời gian ra cho nó đều.

“…​ thì nên chia giờ giấc ra để sống từng phút từng giây cho trọn vẹn trong pháp.”

Cho nên sống mà trọn vẹn trong pháp, thì trong cái danh từ của Đức Phật, thì Đức Phật dùng là “tuỳ pháp”. (35:21) Tuỳ pháp tức là theo cái pháp, sống theo với cái pháp, gọi là tùy pháp.

Cho nên ở đây chúng ta muốn sống trọn vẹn ở trong cái pháp, thí dụ như bây giờ mình sống ở trong cái hành động Chánh Niệm Tỉnh Thức thì đó là mình sống ở trong cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Thức.

Cái hành động mình sống ở trong cái Định Niệm Hơi Thở, tức là mình đang biết cái hơi thở ra vô mà không có một cái tạp niệm nào, thì gọi là tuỳ pháp, hay là sống trọn vẹn ở trong pháp. Cái hơi thở đó là cái pháp, mà mình sống được ở trong cái pháp đó, thì tức là trọn vẹn ở trong pháp, hay là tuỳ pháp đó.

“Vì tu như vậy không bị thất niệm, thì làm sao giống người độc cư mà nói chuyện?”

Nghĩa (là) mình tu như vậy thì đâu có giống cái người mà độc cư nói chuyện đâu. Còn nếu không thì mình giống như người độc cư mà nói chuyện.

Hỏi: “Khi làm việc thời gian dài một, hai giờ, con hay bị tình trạng này. Tuy con có hướng tâm nhưng không tránh khỏi xen vô. Theo con tự hiểu, vì muốn xả tâm ly dục ly ác pháp cho mau, nên nó sanh ra vọng pháp như vậy. Cúi xin Thầy chỉ dạy con phải tu như thế nào?”

Đó thì bây giờ nó hỏi Thầy, bây giờ nó cũng hiểu biết được, trong một giờ, hai giờ đồng hồ dài mà làm công việc thì nó bị những cái vọng pháp như vậy, thì bây giờ phải tu bằng cách nào đây?

Đáp: “Muốn thoát khỏi tình trạng vọng pháp xen vô, thì trong hai giờ làm việc này, con nên chia ra làm ba loại định, hoặc là sáu lần tu.”

Nghĩa là ba loại định đó chia làm sáu lần tu.

“Đừng nên tu một loại định, càng chia nhỏ thì càng có chất lượng cao.”

Nghĩa là mình càng chia cái thời gian nhỏ của từng cái loại định đó, thí dụ như một loại định mình tu chừng ba phút hay là năm phút, hay hoặc là một phút đi, rồi kế tiếp mình tu một cái loại định khác. (37:13) Cứ như vậy mình luân phiên nhau mình tu.

Hoặc là mình kết hợp hai loại định lại mình tu, và như vậy thì cái chất lượng nó càng cao. Còn nếu mình tu mãi một cái loại định suốt hai, ba tiếng đồng hồ, thì chắc chắn là vọng pháp hay hoặc là thế gian pháp nó sẽ xen vào.

Cách thức tu tập để cho nó đừng có vọng pháp thì phải tu như vậy, chia nó ra như vậy thì nó sẽ hết, còn nếu mà không chia ra nhỏ như vậy thì nó sẽ không hết.

Đó là cách thức Thầy hướng dẫn, người nào có bị thì các con sẽ làm thử, thì các con sẽ thấy cái hiệu quả vô cùng.

7- DÙNG PHÁP HƯỚNG XẢ TÂM NẾU KHÔNG CÓ ĐỐI CẢNH

(37:46) Hỏi: “Thưa Thầy, tu không có đối cảnh diệt tâm sân bằng cách nào?”

Nghĩa là mình tu mà không có đối cảnh, mình ở trong thất, không có chọc ghẹo ai, không ai chửi mình đó, thì cái tâm sân nó không có hiện ra. Vậy thì mình tu bằng cách nào? Ý nó muốn nói vậy đó.

Bây giờ thí dụ như nó vào trong rừng, nó cất một cái thất, rồi ở trong đó, thì có cọp beo rồi này kia, khỉ rồi này kia đi qua đi lại, chớ còn không có ai chọc ghẹo mình hết, cho nên tối ngày không có sân hận gì, có buồn rầu thôi, có (một) mình là cô đơn buồn thôi chớ còn không có sân gì ai hết.

Vậy thì trong khi đó mình tu cái tâm sân, nó không có cái đối tượng để làm cho nó sân, thì mình tu cái sân như thế nào? Để khi ra mình gặp cái đối tượng làm cho mình sân thì mình không có sân!

Thầy đáp: “Tu không có đối cảnh, diệt tâm sân bằng pháp hướng.”

Nghĩa là không có cái đối cảnh thì mình diệt cái tâm sân mình bằng cái pháp hướng, bằng pháp hướng như thế nào?

Quán xả tâm tôi hít vô. Quán xả tâm tôi thở ra.” Đó là mình nương theo hơi thở để mình diệt cái tâm sân của mình đó, mình xả cái tâm sân của mình. “Quán tâm sân tôi từ bỏ. Quán tâm sân tôi từ bỏ.” Đó là mình hướng tâm mình nhắc để cho mình từ bỏ.

Và mỗi lần mình nhắc, thì như vậy nương theo vào cái hơi thở để nó gây cho cái sức tỉnh thức, để cho mình xả bỏ.

Hay hoặc là mình nói: “Quán đoạn diệt tôi hít vô. Quán đoạn diệt tôi thở ra.” Đó là mình nương theo hơi thở để mình đoạn diệt cái tâm sân của mình.

(39:23) Như vậy là không đối tượng thì mình phải ở trong một cái chòi, hay hoặc cái nơi hoang vắng không có ai, thì bắt đầu đó mình tu bằng cái pháp hướng như vậy, thì nó sẽ, đến khi mình ra đụng chuyện, thì ngay đó mình đã nhớ liền cái sự quán từ bỏ tâm sân của mình.

Nó bén nhạy, rất bén nhạy, cho nên vì vậy mà nghe người ta chửi mình, hay là đụng chạm gì đó thì mình không sân nữa, mà nó đưa mình đi đến cái định rất là sâu. Là vì nương vào cái hơi thở là cái đường đi của các loại định, nó đem lại rất là lợi ích.

Lát nữa thì các con sẽ nghe được cái Định Niệm Hơi Thở, để cho chúng ta khéo sử dụng hơi thở mà đạt được những cái kết quả của những cái pháp sau này.

Thí dụ như muốn diệt cái tâm sân, mà nương vào cái hơi thở thì chúng ta dễ dàng diệt tâm sân chớ không phải khó. Tức là dùng cái pháp hướng kết hợp với cái Định Niệm Hơi Thở thì sẽ nó cũng sẽ diệt được cái tâm sân mà không đối tượng.

Đáp: “Tu không có đối tượng diệt tâm sân bằng pháp hướng.”

8- BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI HẾT SÂN

(40:27) Bây giờ hỏi nữa.

*Hỏi: *Người tu hết sân, lời nói và hành động trước những chuyện đáng sân thì họ phải như thế nào?”

Đáp: “Người tu hết sân, trước đối tượng, lời nói ôn tồn, nhã nhặn, hành động nhẹ nhàng, êm dịu.”

Nghĩa là cái người mà hết sân rồi, thì dù bây giờ có chửi họ cách gì đi nữa, thì cái lời nói họ cũng ôn tồn nhã nhặn. Họ không có nặng lời ai nữa hết và cái hành động của họ nó rất là nhẹ nhàng, mà nó rất êm dịu, nó không bao giờ mà nó làm cái hành động vụt chạt hay hoặc là cái hành động dữ tợn, không có. Cái người mà không sân thì họ không có những hành động đó nữa.

Cái lời nói của họ thì rất là ôn tồn nhã nhặn, hành động của họ thì nhẹ nhàng, êm dịu đối với mọi người. Nghĩa là cái người mà không sân là người nào cũng như vậy hết. Còn người có sân thì cái hành động và cái lời nói của họ sẽ biểu lộ qua cái sân của họ rất dễ dàng.

9- PHÁ ĐƯỢC TÂM SI LÀ LÀM CHỦ ĐƯỢC GIẤC NGỦ

(41:25) Hỏi: “Thưa Thầy, có phải người diệt được tâm si là ko ngủ phi thời, ngủ ít, và ngủ đúng giờ, khi tọa thiền không bị hôn trầm, thùy miên, vô ký?”

Bây giờ nó hỏi Thầy, cái người mà diệt được cái tâm si thì họ có còn ngủ phi thời không, họ ngủ ít và ngủ đúng giờ không? Cách thức nó hỏi Thầy như vậy, và khi mà ngồi tọa thiền thì có bị hôn trầm, thùy miên không?

Đáp: “Đúng vậy. Người mà phá được tâm si thì sức tỉnh thức cao độ nên không còn bị hôn trầm, thùy miên nữa.”

Đó thì nếu mà chúng ta phá được tâm si của chúng ta thì chúng ta sẽ không còn ham ngủ, sẽ không còn ngủ phi thời.

Nghĩa là thay vì bây giờ 9 giờ mọi lần thì nó buồn ngủ, mà cái người mà phá được tâm si rồi thì 9 giờ nó không ngủ nữa. Đúng 10 giờ thì nó nằm xuống đó, thì hướng tâm nhắc nó một chút nó mới ngủ, còn không hướng nó cũng thức nữa, nó không có chịu ngủ nữa.

Coi như cái người đó đã hết muốn ngủ rồi. Nhưng mà mình có pháp hướng, mình bảo nó ngủ, thì cho nên nó ngủ.

10- MUỐN DIỆT TÂM THAM PHẢI LẤY GIỚI LUẬT TU TẬP

(42:29) Hỏi: “Thưa Thầy, nếu người đã ly được ngũ dục lạc thì họ đã diệt được tâm tham chưa? Nhưng nếu thấy họ còn ăn uống, ngủ nghỉ phi thời, là biết họ chưa dứt được lòng tham. Vậy phải tu Định Vô Lậu, phải đoạn diệt nó. Thưa Thầy có phải vậy không?”

Ở đây thì chúng ta phải hiểu chỗ cái câu hỏi này.

Đáp: _“Ly ngũ dục lạc nghĩa là chưa ly được tâm tham.” _

Ngũ dục lạc tức là chúng ta ly sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì năm cái ngũ dục lạc này, thì chưa hẳn là chúng ta ly hết cái tâm tham. Mà nếu đứng trong cái ngũ dục: sắc, danh, lợi, thực, thùy, tức là ăn ngủ nè, mà chúng ta ly cái năm dục lạc này thì chúng ta cũng chưa đã ly hết cái tâm tham của chúng ta.

Bởi vì còn cái những tâm tham của chúng ta, là tham ái, thương ghét này kia. Còn cái kia nó ở trong cái ngũ dục lạc, nó chưa có trọn vẹn hết cái tâm tham của chúng ta, tâm tham của chúng ta còn nhiều lắm.

“Mà lại còn ăn uống, ngủ nghỉ phi thời, thì dù có tu Định Vô Lậu cũng không đoạn dứt được tâm tham.”

Nghĩa là bây giờ hành động cái người đó, họ có nói rằng họ ly ngũ dục lạc đi, mà họ ăn uống phi thời thì biết rằng họ chưa có ly ngũ dục lạc. Nghĩa là cái người mà còn ăn uống phi thời thì biết họ chưa ly. Mà cái người còn ăn uống phi thời thì dù họ có tu cái Định Vô Lậu một ngàn năm đi nữa, thì họ cũng không dứt cái tâm tham.

Nghĩa là cái ăn của họ nó nằm ở trong cái ngũ dục lạc rồi, bởi vì thực thùy mà. Rồi cái ngủ của họ, ăn ngủ phi thời, tức là lúc này nó muốn ngủ thì đi ngủ, mà lúc kia thì nó muốn thức thì nó thức. Cái ăn cũng vậy, lúc này nó muốn ăn thì ăn, thấy đồ ăn nó thèm nó muốn ăn, thì cứ ăn. Như vậy là cái người mà còn ăn ngủ phi thời, thì dù là cái Định Vô Lậu hay dù tu cái định nào đi nữa thì họ cũng chẳng có dứt được tâm tham của họ hết.

Tại sao vậy? Tại vì, cái tâm mà dứt được tâm tham, cái đầu tiên thì chúng ta phải lấy giới luật mà tu tập, mà phòng hộ sáu căn của mình. (44:40) Cho nên lấy giới luật của Phật mà giữ gìn, thì cái ăn ngủ này chúng ta phải có sự tập luyện rồi, ăn ngày một bữa chớ không được ăn bậy bạ, ăn nhiều nữa, mà không được tham ăn nữa.

Đó là bắt đầu mà chúng ta muốn tu Tứ Chánh Cần, thì chúng ta phải sống cái đời sống đó, phải thiểu dục tri túc nè, ăn ngủ phải đúng giờ giấc nè, thì như vậy là chúng ta sống đời sống của giới luật rồi. Cho nên chúng ta lấy giới luật mà phòng hộ sáu căn, lấy giới luật mà chúng ta sống cái đời sống của mình, và chúng ta phải sống thiểu dục tri túc nữa.

Tất cả những cái này là cái sự bắt buộc, chúng ta phải đem cái đời sống của chúng ta phải như vậy đó, thì bắt đầu chúng ta mới tu cái Định Vô Lậu thì nó mới có đoạn dứt tâm tham được. Còn nếu cái đời sống của chúng ta nó còn bừa bãi, nó còn ăn uống theo cái thế gian thì chúng ta tu cái Định Vô Lậu nó cũng chỉ vô ích mà thôi, không có kết quả.

11- KHÔNG NGÃ MẠN LÀ TỰ BIẾT MÌNH

(45:30) Hỏi: Thưa Thầy, người mà tâm không ngã mạn, lời nói và hành động như thế nào?

Đáp: “Tâm không ngã mạn không thể nhìn ở hành động và lời nói mà biết được.”

Nghĩa là cái người đó họ thấy mình, họ quỳ xuống họ lạy, họ lễ, họ đủ cách hết, mà cái tâm họ cũng còn chứa ngã mạn trong đó chớ chưa phải là hết.

Nhất là cái hành động mà họ nghĩ rằng họ lạy như vậy đó, là họ hạ mình xuống như vậy, tức là họ tạo họ có cái sự khiêm hạ, khiêm cung đến mức độ vậy, thì cái hành động đó mình cho họ là hết ngã mạn thì không hết.

Cho nên không thể nào mà nhìn cái hành động của cái người đó, hoặc cái lời nói của họ…​

(Xem tiếp ở Pháp hành 22)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy