00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 20 - CHIẾN THẮNG TRÊN MẶT TRẬN SINH TỬ

PHÁP HÀNH 20 - CHIẾN THẮNG TRÊN MẶT TRẬN SINH TỬ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [47:30]

1- TRẠNG THÁI XẢ GIÁC CHI

(tiếp theo Pháp Hành 19)

(0:00) Gần tới giờ, nhưng mà chúng ta phải học hết cái bài này. Chút xíu nữa, còn một chút nữa là hết, chúng ta nghỉ.

Khi mà chúng ta Xả Giác Chi như vậy, thì tức là nó ở trong một cái trạng thái buông xả hết vật chất. Thậm chí như cả cái thân này nó cũng không còn tiếc nữa, ai có muốn lại xin cái đầu nó cho liền, nó cũng không có nói đừng có làm vậy, đau đớn hay này kia. Bây giờ xin cái gì nó cũng cho hết. Nghĩa là Xả Giác Chi.

Thí dụ như bây giờ người ta nói: “Thầy làm ơn thầy cho tôi cánh tay đi”, thì nó vẫn chặt nó cho liền, nó cũng không thấy đau thấy đớn, nó cũng không thấy gì hết, đó gọi là Xả Giác Chi. Bởi vì trong cái Xả Giác Chi nó có một cái khinh an, nó làm cho cái tâm người đó không còn dính mắc cái vật gì hết, đối với thân này (nữa).

Cho nên chúng ta nói về Thất Giác Chi, thì hầu hết là chúng ta phải thực hiện tất cả những cái pháp tu cho nó rất là rốt ráo rồi, thì lúc bấy giờ cái giác chi nào nó cũng có hết.

Chớ không phải chúng ta tu tập cái giác chi được, mà chúng ta tu tập các pháp trên kia như là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu. Chúng ta tu tập những cái đó để cho chúng ta thực hiện được những cái tâm ly dục ly ác pháp, rồi nhập Bốn Thiền.

Sau khi nhập Bốn Thiền rồi thì chúng ta muốn ở trong cái giác chi nào, cái Trạch Pháp, cái Khinh An Giác Chi, cái Hỷ Giác Chi, cái Niệm Giác Chi, hay hoặc là cái Xả Giác Chi, Định Giác Chi, chỗ nào là chúng ta cũng có hết. Nghĩa là chúng ta muốn cái chỗ đó là cái chỗ đó có.

Cho nên tu tập như vậy mới gọi là rốt ráo, mới có thành tựu được. Còn bây giờ nói vậy chớ, người ta xin mình ngón tay vầy cái mình tiếc, nói giờ tui mười ngón mà chặt tui lấy một ngón vầy, là tui thành chín ngón làm sao? Coi sao được? Thì như vậy là mình còn sợ xấu rồi.

Còn cái người có mà cái Xả Giác Chi, xin ngón tay họ chặt ngón tay họ cho. Họ thấy không phải là cái chuyện họ còn tiếc đối với cái thân này nữa, cái gì họ cũng xả hết, họ không tiếc cái gì, xin cái gì họ cho cái nấy, xin cái chân họ cũng chặt cho cái chân nữa. Mặc dù là, họ không có suy nghĩ là như thế nào hết.

Nghĩa là người đời người ta nói, nếu mà cho cái chân như vậy chắc mình đi cà nhắc, rồi mình đi có một chân làm sao? (2:01) Nhưng mà người mà Xả Giác Chi họ không có quan trọng cái vấn đề đó, một chân hai chân gì cũng được, tại vì cái nghiệp của mình vậy. Cho người ta cái chân đó mình cái chống cây gậy thêm mình đi không có gì sợ.

Còn bây giờ mình sợ mắc cỡ, chống cây gậy người ta nói ông cụt chân, ông có một chân thì mình xấu hổ. Còn cái tâm Xả Giác Chi không có xấu hổ gì nữa, nó không có cái gì mà nó còn chướng ngại trong tâm hết.

2- TU TẬP GIÁC CHI LÀ GIỮ TRẠNG THÁI GIÁC CHI

(2:21) “Này các thầy Tỳ Kheo, như vậy là Tỳ Kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác Chi”.

Đó là bây giờ chúng ta đã tu tới cái Bảy Giác Chi, là chúng ta đã hiểu được cái giác chi nó như thế nào. Chớ không phải có nhiều người giảng pháp (Thất) Giác Chi là phải đem giác chi đó ra để tu tập.

Nhưng mà trong khi đó, chúng ta tu tới đó nó sẽ xuất hiện cái giác chi đó, thì trong khi đó, khi mà xuất hiện giác chi đó, thì chúng ta phải giữ cái giác chi đó, do đó gọi là tu giác chi.

Thí dụ như bây giờ có cái khinh an, có một cái tâm Niệm Giác Chi, thực hiện ra cái niệm đó như vậy, thì chúng ta cứ giữ cái niệm đó kéo dài hoài, thì chúng ta sống ở trong cái Niệm Giác Chi đó, tức là cái Bồ Đề đó, cái giải thoát đó.

Đến đây chúng ta xin chấm dứt. Ngày mốt chúng ta sẽ tiếp tục học Tứ Niệm Xứ nữa và chúng ta tiếp tục học Tứ Thánh Định. Thì đến đây xin (mời) các thầy nghỉ.

3- TÂM BẤT ĐỘNG LÀ TÂM KHÔNG CÒN PHÓNG DẬT

(3:18) Giờ chúng ta sẽ tiếp tục bài học. Trước khi học thì Thầy trả lời một số câu hỏi của các thầy và các cô. Bữa nay chúng ta sẽ học hết cái bài Tứ Niệm Xứ, và đồng thời thì có một số quí thầy hỏi về cái Tứ Niệm Xứ có những cái phần rất là cụ thể. Rồi Thầy cũng sẽ trả lời.

(3:46) Câu hỏi thứ nhất, ở đây là Hải Tâm, nhưng mà hôm nay Hải Tâm Thầy thấy là chắc đi bận công việc gì rồi.

Hỏi: “Thưa Thầy! Tâm bất động là tâm dễ quay vào trong phải không thưa Thầy? Trạng thái như thế nào biết tâm quay vào trong? Khi tiếp duyên nhiều muốn tâm quay vào trong thì con phải tu như thế nào?”

(04:14) Đáp: “Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động.”

Khi nào mà cái tâm của mình mà nó ly được cái lòng ham muốn với các ác pháp như tham, sân, si thì nó sẽ là bất động. Mà tâm mà nó bất động thì nó không còn phóng dật.

Phóng dật - chữ “phóng dật” của Phật ở đây là cái tâm của mình nó chạy theo trần cảnh, mà cái tâm gọi là chạy theo trần cảnh, thì nó do sáu cái cửa của nó mà nó chạy theo.

Thí dụ như mắt thì nó thấy cái sắc, cái vật này, vật kia, cái hình ảnh này, hình ảnh kia. Tai thì nó nghe âm thanh. Mũi thì nó ngửi mùi hương, mùi thơm, mùi thúi. Lưỡi thì nếm những cái vị.

Do ly ác pháp với cái tâm dục, thì cái tâm nó sẽ không phóng dật ra. Mà nó không phóng dật tức là sáu cái mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, nó sẽ đóng lại. Tức là không phải là nó nhắm mắt lại hay hoặc là nó bịt lỗ tai nó lại, nó vẫn nghe, nhưng mà cái tâm nó không có duyên theo những cái cảnh vật, âm thanh, sắc tướng ở bên ngoài. Cho nên vì vậy mà cái tâm luôn luôn lúc nào nó cũng thanh thản.

Còn cái tâm mà phóng dật, luôn luôn nó chạy ra ngoài, cho nên mỗi cái sắc tướng, hình sắc, âm thanh gì bên ngoài thì nó bị dính mắc liền. Nó thấy cái đó nó phân biệt ra cái đó nó đẹp, cái đó nó xấu, cái đó nó như thế này, thế khác. Cho nên nó làm cho cái tâm nó dễ bị dính mắc.

Chữ “phóng dật” ở đây có nghĩa là cái tâm luôn luôn nó đón tiếp những cái, sáu cái trần ở ngoài. Nó đón tiếp, rồi nó nhận vào, rồi nó sanh ra cái tâm thương mến, hay hoặc là giận hờn phiền não, nó mới trở thành cái ác pháp.

Đó cho nên vì vậy khi mà cái tâm ly dục ly bất thiện pháp là cái tâm bất động, mà cái tâm bất động là tâm không phóng dật. Nó không chạy theo trần cảnh nữa, tự nó quay vào trong thân nó, bây giờ nó cứ nhìn vào cái hành động của thân nó.

Cái thân thở nó biết nó thở, cái thân nó rung động một cái gì ở trong thân nó nó đều biết rõ hết. Mà lúc bấy giờ, không phải nó quay vô như vậy mà nó buồn ngủ, nó bị hôn trầm, nó rất tỉnh táo. Mà nó không chịu nghe ra ngoài nữa mà nó cứ nghe ở trong thân của nó mà thôi.

Lúc bấy giờ cái người mà tu tập đó, khi mà cái tâm nó quay vào trong rồi, thì cái người tu tập không cần phải tập trung trong hơi thở hít thở này kia, mà tự nó nó biết cái hơi thở của nó, rồi cái hơi thở nó tự động nó nhẹ nhàng, nó thanh thản, nó thơi thới, nó làm cho chúng ta luôn lúc nào cũng không có dụng công, không có cực nhọc cái gì hết.

Nghĩa là ngồi đâu thì nó dính đó, nó dính với cái tự nhiên của nó, nó dính với cái hơi thở của nó vậy đó. Đó gọi là tâm ly dục ly ác pháp.

(06:52) “Mỗi động dụng của thân nó đều biết rất rõ…​”

Cái gì ở trong thân của nó nó biết rõ.

Còn bây giờ ở trong thân của chúng ta động dụng chớ cái tâm của chúng ta nó mắc ở ngoài, nó luôn luôn nó tiếp xúc sáu trần ở ngoài, nó chờ đón, nó nằm ở chỗ nào đó nó chờ đón, mà nó không có chịu quay vô trong. Cho nên nhiều khi cái thân của chúng ta sắp sửa bệnh nặng, thì nó phải có những cái trạng thái diễn biến của bệnh đó, nhưng mà chúng ta cũng không biết nữa.

Còn cái người mà cái tâm quay vô trong thì những cái trạng thái mà có thể sắp xảy ra, một cái bệnh gì đó, như bây giờ cái tay của chúng ta sắp sửa mọc cái mụn ghẻ, thì cái hiện tượng, cái tâm của cái người phóng vô trong, thì cái hiện tượng sắp sửa mà nó nổi lên cái mụn ghẻ, nó phải có báo cái hiện tượng ở tại chỗ đó, nó sẽ như thế nào.

Nhưng vì cái trạng thái mà nó sắp sửa, cái thọ ở chỗ đó đó, nó chưa có thô, nó quá vi tế, cho nên cái tâm chúng ta mắc phóng ra ngoài, cho nên nó không biết cái đó.

Đến chừng mà nó nhức nhối này kia, khó chịu, thì lúc bấy giờ cái tâm nó mới chịu quay vô cái chỗ đau đó. Do đó mà chúng ta mới thấy cái chỗ đó bắt đầu nó đỏ, nó sưng lên, rồi bắt đầu đó mà nó nung mủ, nó làm cho chúng ta đau đớn, khổ sở, khó chịu. Đó là cái tâm nó phóng ra ngoài, cho nên cái vi tế ở trong thân của chúng ta xảy ra thì nó không biết.

Cũng như bây giờ chúng ta ngồi đây chứ chúng ta chưa biết cái nhịp tim chúng ta đập, nhưng mà khi nào chúng ta tập trung được thì chúng ta thấy cái nhịp tim của chúng ta đang, rõ ràng là ở trong thân chúng ta đang hoạt động đó.

Như bây giờ cái mạch máu nó đương lưu thông, nó chạy trong khắp cùng cơ thể chúng ta, nhưng mà bây giờ chúng ta không biết nó đang chạy hay không chạy, chúng ta chẳng nghe gì hết. Do đó là cái tâm của chúng ta nó chưa có quay vào trong.

Vì cái sự quay vào trong đó mà Đức Phật gọi là định tỉnh, tức là tỉnh giác đó, cái sức định tỉnh giác đó. Cho nên chúng ta hiện giờ mà tập ức chế tâm cũng là tập cho cái tâm nó quay trở vào trong để cho nó tỉnh giác đó.

Còn cái này, khi mà mình ly dục ly ác pháp rồi thì cái tâm nó thanh tịnh thì nó có cái sức tỉnh giác đó, cho nên nó quay vào trong, cho nên nó rất tỉnh, cứ mỗi mỗi cái hành động gì ở trong thân nó đều biết hết. Đó.

“Tâm quay vô lúc nào cũng thanh thản, nhẹ nhàng, hỷ lạc.”

Hễ mà cái tâm mình quay vô rồi, thì biểu nó ra ngoài nó cũng không ra nữa, biểu nó tiếp nhận một cái gì đó thì nó cũng không tiếp nhận nữa, nó không có ra ngoài. Cho nên nó thanh thản, nó nhẹ nhàng, nó hỷ lạc.

“Vì không phóng ra nên lúc nào tự nó cũng quay vào trong, mọi hoạt động trong thân nó đều biết rõ.”

Nhưng lại bên ngoài, thì nó cũng chẳng biết cái gì ở bên ngoài hết. Nghĩa là cái gì ở trong thân thì nó biết mà ở bên ngoài thì nó không biết. Âm thanh, sắc tướng bên ngoài nó không có nghĩa gì đối với nó hết, bây giờ không có tác động, không làm cho nó khởi cái ham muốn gì ở bên ngoài được hết.

4- TỨ CHÁNH CẦN GIỮ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT TRONG CẢNH ĐỘNG

(09:43) “Khi tiếp duyên nhiều”, ở ca hỏi này: “Khi tiếp duyên nhiều, muốn cho tâm mình quay vô thì mình phải cái tu pháp gì?”- Nó hỏi Thầy như vậy. “Khi tiếp duyên nhiều, muốn cho tâm quay vào trong, thì phải tu tập cái gì”- Thì Thầy trả lời:

“Khi tiếp duyên nhiều…​”

Tức là mình tiếp duyên chuyện này, chuyện nọ, kia, nói chuyện này, chuyện kia với người khác.

Nhưng mà đây là những cái chuyện mà mình nói, đây là những cái chuyện cần thiết, chớ không phải là cái chuyện phiếm mà ngồi nói chuyện thiên hạ đó, thì cái chuyện đó thì nó không đúng tính cách của người tu rồi.

Cho nên chúng ta miễn nói về cái người hay nói chuyện phiếm, mà đây là nói cái chuyện, là vì bắt buộc, là có khách mình phải tiếp chuyện. Họ nói, mình chịu khó mình ngồi đó để mình nghe họ vậy thôi, hay hoặc là họ hỏi một hai cái gì đó, mình trả lời với họ thôi.

Đây là cái sự bắt buộc, chớ còn thực sự ra cái sự tiếp duyên của mình, thì mình không bao giờ mình muốn tiếp duyên, một người mà tu thì không bao giờ muốn tiếp duyên hết. Cho nên trong đạo Phật nói mình sống trầm lặng, sống một mình, ca ngợi và tán thán sự trầm lặng đó, sự độc cư một mình mình.

Cho nên cái tiếp duyên này là vì cái sự bắt buộc mà tiếp duyên, nhưng mà mình tiếp duyên như thế nào đúng, như thế nào sai?

(10:57) Bây giờ tiếp duyên, thì tức là, trong khi mà mình muốn mà tiếp duyên như vậy, là mỗi cái sự kiện mà mình tiếp, thì mình phải quán xét cho nó, cái đó là cái sự bắt buộc của mình chớ không phải cái mình muốn tiếp duyên họ. Và những cái duyên mà họ nói chuyện này, chuyện kia, nó làm cho mình bị động tâm, thì mình quán xét, mình xả bỏ nó đi.

Thí dụ như gia đình mình, mình chưa có biết cái gia đình mình xảy ra gì, thì mình tiếp duyên với người khách đó, họ nói gia đình mình hôm nay nó bị vầy, bị khác, làm cho mình động tâm, thì mình phải quán xét qua nhân quả của mình, xả nó đi.

Mà muốn cái tâm mình nó được quay vào trong, thì luôn luôn lúc nào mình cũng tu tập Tứ Chánh Cần để cho mình thấy cái ác pháp mà mình ngăn chặn nó, mình ngừa nó, không cho nó xâm chiếm vào cái tâm của mình, thì do đó cái tâm nó sẽ quay vào trong.

Cho nên ở đây Thầy trả lời:

“Khi tiếp duyên nhiều, con muốn tâm quay vào trong thì phải tu tập Tứ Chánh Cần, ngăn ngừa các ác pháp không cho sanh, đoạn dứt các ác pháp, dùng pháp hướng và Định Vô Lậu xả tâm nhanh chóng.”

Nghĩa là có ba cái loại định, mà trong khi mà chúng ta tu Tứ Chánh Cần thì chúng ta dùng ba cái loại định đó. Ba cái loại định đó thì nó ngăn ngừa, nó làm cho các pháp ác không sanh và đoạn dứt các pháp ác.

Do các pháp ác không sanh thì cái tâm nó sẽ quay vô. Bởi vì mình ly dục ly ác pháp, tức là ở trong các pháp ác nó không sanh được, mà nó không tăng trưởng được, thì tức là, đó là ly dục ly ác pháp.

Đó là cái giai đoạn, mà cái câu hỏi để cho chúng ta biết tu tập, để cái tâm nó quay vào trong. Mà cái người mà thường tu tập ba cái định này, thì cái tâm nó sẽ quay vào trong. Nghĩa là tới một ngày nào đó nó xả được các pháp ác rồi thì nó sẽ quay vào trong.

5- CÓ CHIẾN LƯỢC MỚI GIÀNH CHIẾN THẮNG TRÊN MẶT TRẬN SINH TỬ

(12:48) Hỏi: “Hôm nay con được Thầy và cô Diệu Quang cho học thêm về Tứ Chánh Cần, Định Tư Cụ, đó là giới hành và Tứ Niệm Xứ để thân tâm được thanh tịnh. Nó rất quan trọng và quý giá vô cùng. Nhờ đó chúng con tu tập các thiền định sau này, nên phải nỗ lực siêng năng, đem hết nghị lực mới thực hiện được. Chớ không đơn giản tầm thường như bao nhiêu người tưởng vào chùa là ăn chay niệm Phật, tụng kinh, bái sám, sống hiền lành là xong. Hồi xưa con cũng nghĩ như vậy, nhưng bây giờ con đã biết cả một sự chiến đấu đầy gian nan.

“Thắng vạn quân không bằng thắng chính mình. Thắng mình mới là chiến công oanh liệt.” Quyết tâm thực hiện cho bằng được đạo giải thoát không phải là việc làm tầm thường. Thưa Thầy và cô Diệu Quang có phải vậy không?

Nhưng tại sao có người nghe qua họ nói tu dễ. Xin Thầy giải thích cho chúng con rõ!”

Đó là một cái câu hỏi để rồi Thầy sẽ giải đáp cái câu hỏi này, để cho thấy rằng từ cái chỗ mà, quan niệm rằng cái sự đi tu là nó dễ dàng, sự thật ra nó không dễ dàng, phải hết tâm, phải có nghị lực, phải có gan dạ, phải có sự bền chí thì nó mới có tu tập được.

(14:14) Đáp: “Tu không phải là việc dễ làm, nếu một người chưa tu hành thì nghe qua cho là dễ. Tại sao từ 18 năm nay, bao nhiêu tu sĩ và hiện giờ các con cũng tu hành, vẫn chưa viên mãn?

Tại vì mọi người nghĩ tưởng tu là dễ dàng, nên đầu óc nghe sao tu vậy, không chịu tổ chức lại, sắp xếp và hoạch định một phương hướng tu tập có kỹ thuật và khoa học, cho phù hợp với khả năng và bản chất của mình thì kết quả sẽ cụ thể, rõ ràng và nhanh chóng!”

Ở đây Thầy trả lời cho thấy rằng, cái tu hành đúng là nó không có phải dễ dàng đâu.

Là tại vì chúng ta nghe sao rồi chúng ta về tu vậy thôi, chớ chúng ta chưa biết cách sắp xếp nó như thế nào cho nó có một cái kỹ thuật, mà sắp xếp như thế nào cho nó có cái khoa học, để cho mình tu tập nó mới có tiến bộ, chớ còn không khéo thì, nghe đâu tu đó, nghe đâu tu đó thì tu riết chúng ta tu rối đầu hết mà chúng ta chẳng có kết quả.

Tại vì mọi người nghĩ tưởng, nghĩ tưởng ra tu là dễ dàng, cho nên khi mà nghe cái bài giảng đó rồi, như Tứ Niệm Xứ nè, hay hoặc Tứ Thánh Định nè, hay hoặc Tứ Chánh Cần, nghe nó vậy rồi bắt đầu chúng ta cứ tập trung tu.

Cứ tu thôi, chớ không sắp xếp được cái, tổ chức sắp xếp lại, hoạch định những cái định đó phải tu giờ nào, phút nào, hay hoặc là trường hợp nào, hay hoặc trạng thái nào phải tu cái định đó. Đó là chúng ta hoạch định.

Thí dụ như bây giờ, chúng ta sắp xếp là một ngày một đêm có bốn thời, mỗi thời thì chúng ta tu ba giờ hay hoặc hai giờ. Rồi trong ba giờ đó chúng ta phải tu cái gì trước, cái gì sau, và đồng thời phải cho hợp với cái đặc tướng của mình.

Nhiều khi chúng ta đặt cái giờ đó là tu cái định đó, nhưng mà cái giờ đó, cái trạng thái của cái tâm của mình nó không phải ở trong cái trạng thái để tu cái định đó, vì vậy mà chúng ta phải thay đổi để mà tu một cái định khác cho nó phù hợp và nó có kết quả.

(16:22) Và cái sức của chúng ta, thời gian mà dài chúng ta không đủ sức để mà tu, cho nên chúng ta lại tu ngắn hơn, vừa với sức của mình hơn.

Cho nên do đó chúng ta phải thấy rằng, cái kỹ thuật mà sắp xếp lại, mà hoạch định một cái phương hướng cho có một cái tổ chức tu tập hẳn hòi, nó rõ ràng và cụ thể, thì nó mới có thể tu tập được.

Chớ không phải là, nghe như vậy chúng ta thấy dễ quá, “ở bây giờ mình tu cứ mình ngăn chặn không cho ác pháp, cuối cùng thì tâm nó ly dục ly ác pháp!” Nó không phải dễ như vậy đâu.

Mà khi bắt tay vào thì suốt một ngày một đêm là 24 tiếng đồng hồ, mà 24 tiếng đồng hồ chúng ta nghe như vậy chúng ta cứ tập, tập nỗ lực, tập riết, đầu óc chúng ta nó rối bời, nó buồn ngủ, nó làm cho loạn xị xà ngầu hết.

Nghĩa là bây giờ nó từ cái chỗ mà chúng ta đang có những cái tâm nghĩ ngợi cái này kia, bây giờ bắt buộc nó không nghĩ ngợi gì, nó cứ theo hành động chúng ta hoài, đó là một dạng của nó mới.

Cho nên vì vậy mà, trong khi cái tâm của chúng ta và cái thân của chúng ta nó chưa quen cái đó đâu, nó bắt đầu nó vật vã lại chúng ta, nó phản đối lại chúng ta. Nó làm chúng ta thấy nó mệt nhọc mà nó chẳng có kết quả gì ở trong con đường tu, nó làm cho chúng ta thấy hết muốn tu luôn.

Đó là chúng ta chưa có biết cách tổ chức, sắp xếp lại, hoạch định một cái phương hướng, nó có kỹ thuật khoa học hẳn hòi, và nó còn phải phù hợp vào thời gian cho đúng nữa, thì chúng ta sẽ tu nó nhanh chóng.

Hầu hết là Thầy nhìn chung, chúng ở trong Tu viện từ 18 năm nay cho đến giờ, thì hoạch định cái chương trình tu nó không có phù hợp. Cái phương hướng hoạch định cái chương trình tu nó không có phù hợp, nó không có đúng với cái kỹ thuật khoa học mà chúng ta hoạch định một cái chương trình gì làm ăn cái gì đó.

Thì ở đây cái sự tu tập chúng ta cũng vậy. Chúng ta phải hoạch định một cái phương hướng, một cái kế hoạch cho nó phù hợp, cho nó đúng với cái khả năng của mình, để khi mình vào mình tu, tuy rằng mình tu trong một phút, mà trong một phút với cái định đó là cái kết quả chúng ta nó hẳn hòi.

Sau một phút đó chúng ta nghỉ một giờ cũng được nữa. Nhưng khi nghỉ đâu có nghĩa chúng ta tiếc rằng bây giờ, cái thời gian mình nghỉ nhiều quá, mình bỏ uổng, thôi mình cũng tu đi, bây giờ mình đâu có gì đâu, nghe trong người cũng khỏe. Nhưng mà tu là nó có cái tai hại.

Nó không có kết quả, mà nó đem đến những cái hậu quả là nó kéo dài cái thời gian chúng ta mất thôi chớ không có gì. Bởi vì chúng ta tu nhiều quá thì có loạn tưởng, hay hoặc là có trạo hối, hoặc là có thùy miên, nó làm chúng ta nó không có tỉnh táo chút nào.

Cho nên coi thì nó dễ dàng, nhưng mà thực sự là nó khó. Vì vậy mà phải sắp xếp đâu cho nó có một cái phương hướng tu tập có kỹ thuật, có khoa học hẳn hòi.

“Tất cả pháp hành Thầy đã dạy rất đầy đủ, để các con tu tập đến nơi đến chốn. Nhưng chỉ còn biết cách tổ chức, sắp xếp cho hợp với khả năng của các con, thì kết quả rất cụ thể.”

Nghĩa là mình phải suy tư, rồi mình sắp xếp, mình thấy cái khả năng cái thân và tâm của mình, phải tu trong một buổi nó mấy phút, thì chúng ta sẽ tu trong một buổi mấy phút thôi, chúng ta tu chi cho nhiều! Rồi chúng ta nghỉ.

(19:31) Mà nghỉ đâu có nghĩa là ức chế cái tâm mình, bảo nó đừng có niệm này niệm kia? Khi mình đã nghỉ là mình trở về với cái bình thường của nó như một người bình thường mà chưa biết tu, thì nó nghĩ gì nó nghĩ.

Nhưng mà khi tới cái giờ mình tu, thì hoàn toàn mình bảo nó là không được nghĩ. Thì lúc bấy giờ mình với cái sức khả năng của mình, trong một phút, hai phút, thì mình bảo sao nó phải nghe à, thì sức của mình nó làm được cái chuyện đó.

Còn bây giờ cái sức của mình chưa làm được trong năm, ba phút mà mình đã làm tới một giờ, hai giờ, thì thử hỏi làm sao mình làm cho được? Mình làm với cái sức của mình không đủ thì mình làm sao mình làm được cái chuyện lớn đó được! Cho nên mình làm với sức của mình trong cái nhỏ.

Thí dụ như cái sức của Thầy, xách chừng có mười ký, mà Thầy ôm đồm cả một trăm ký thì thử hỏi Thầy chỉ còn có nước kéo lết đó chứ còn làm sao mà Thầy lôi nó được!

Đó thì, các con cũng phải hiểu được cái chỗ tu tập của chúng ta.

Cái sức tu tập nghĩa là không thể nào một người mà vô ngồi suốt một, hai tiếng đồng hồ, ba, bốn tiếng đồng hồ mà cái tâm không có niệm vọng tưởng, đó là một cái, cũng như là chúng ta đi kinh hành hay hoặc làm tất cả mọi hành động, mà suốt từ giờ này đến giờ khác, năm, ba tiếng đồng hồ như vậy mà nó không có một niệm khác xen vô. Thì cái điều đó chúng ta hiện là chúng ta cũng nghĩ rằng, chúng ta biết rõ ràng mà.

Mà bây giờ mình tu tập thì mình biết, trong một phút là đã thấy nó có cái niệm khác xen vô rồi, thì do đó mà cái sức của mình ráng một phút là cũng hết sức rồi đó, chứ chưa nói.

Bởi vì mình phải sắp xếp làm sao cho nó phù hợp, và mình biết cái pháp nào tu trước, cái pháp nào tu sau, nếu là một cái trạng thái bình thường.

Còn nếu bây giờ, trong cái giờ đó, mình sắp xếp cái giờ đó mình tu cái định đó, như Định Niệm Hơi Thở, mà bây giờ nó buồn ngủ quá, mà mình cũng nói: “bây giờ cái này là giờ tu Định Niệm Hơi Thở!” thì cứ khép chân ngồi, thì tức là mình ngu si quá độ rồi!

Mắc hôn trầm rồi mà cứ ngồi lên đó, một chút thì nó gục tới gục lui, chớ làm gì mà chúng ta tỉnh nữa mà chúng ta tu ở trong hơi thở được?

(21:24) Cho nên ngay, tuy rằng cái giờ chúng ta sắp đó là giờ cái Định Niệm Hơi Thở, nhưng mà ngay đó mà thấy nó bị hôn trầm, hay hoặc là chúng ta vừa ngồi lên, năm phút hay ba phút mà thấy nó bị hôn trầm, nó gục một cái, hai cái, là ngay đó là chúng ta xả chúng ta sẽ tu một cái định khác.

Mặc dù giờ đó là giờ của Định Niệm Hơi Thở, nhưng mà chúng ta biết rằng Định Niệm Hơi Thở chẳng qua là tu tỉnh thức, tỉnh thức chớ chúng ta chưa có nhập định gì được hết.

Vậy thì cái tỉnh thức của cái hành động đi kinh hành, nó cũng là tỉnh thức. Thì như vậy là chúng ta bỏ cái ngồi chúng ta đứng dậy, chúng ta tu kinh hành thì làm sao chúng ta có hôn trầm nữa, gục (nữa)? Mình đi làm sao mình gục, phải không?

Do cái chỗ mà mình tu nó vừa với cái sức, cái thời gian tu và cái thời gian nghỉ của mình khi mình mới tu, thì cái thời gian mình ngủ nghỉ nó phải, bởi vì mình chưa quen cho nên mình thức nhiều thì nó bị hôn trầm nhiều chớ sao, cho nên mình thức ít, vừa sức. Rồi lần lượt mình tu, cái sức tỉnh nó tăng lên, thì cái sự ngủ nó giảm lại, Nó giảm lại thì mình tăng cái giờ giấc mình (tu) lên!

Có vậy thôi, rồi bắt đầu cái sức tỉnh mình càng dài ra, thì mình tăng lên từ một phút cho đến mười phút, hai mươi phút. Còn đằng này thì chúng ta tu nhiều quá, quá cái sức.

Đức Phật đã có ví dụ mà Thầy đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều. Một cây đàn, nó có những cái dây mà căng lên để mà thành tiếng, để mà gảy ra tiếng, âm thanh, thì cái dây đàn nếu mà chúng ta căng nó chùng quá thì cái dây đàn nó sẽ không thành tiếng, thành tiếng đúng cái âm của nó, mà nó thẳng quá thì nó cũng đâu có xài được, và nó đứt dây nữa.

Cho nên quý thầy nghe tu được giải thoát mau, như Thầy nói rằng trong ba tháng, rồi đến sáu tháng thì xong, thì quý thầy nỗ lực, mà nỗ lực không đúng cách thì ba tháng, sáu tháng không xong mà lại đứt dây đàn, nó không còn thành âm thanh nữa.

Cho nên ở đây mình ba tháng, sáu tháng mà biết cách sắp xếp,nó có kỹ thuật, có khoa học ở trên bước đường tu tập, hợp với khả năng, với thời gian tu tập của mình. Thì lúc bấy giờ đó, thì mỗi một lần một chút mà mình tăng lên, thì trong ba tháng thì kết quả cụ thể, rõ ràng. Nghĩa là ba tháng mình đạt thành là do mình tu có chất lượng hẳn hòi.

“Trang bị một giáo pháp đầy đủ các pháp hành, có kỹ thuật, có khoa học, có chiến thuật, có chiến lược, để bắt đầu một cuộc chiến tranh về nội tâm, giành lại chủ quyền sanh tử luân hồi và đem lại một đời sống thanh bình, an lạc. Đó là nhiệm vụ của Thầy.”

Nghĩa là hôm nay Thầy trang bị cho các con một cái giáo pháp đầy đủ những cái pháp hành. Đụng cái gì thì nó có thể, đụng trên cái mặt trận tâm lý của các con á, tham, sân, phiền não củ nó, thì các con sẽ có những cái pháp để mà diệt trừ những cái đó đi, đánh bại những cái đó đi.

Do đó thì, cái vấn đề đó là cái vấn đề của Thầy, (24:11) hôm nay đã sắp xếp cho các con có một cái, trang bị cho các con có một cái giáo pháp, để cho các con lúc nào mà, đụng cái mặt trận tâm của các con cái gì là các con có pháp đánh bại nó liền, các con giành phần chiến thắng lại, các con đem lại cái sự thanh bình và an lạc nơi thân tâm của các con.

Cho nên trong cái bài này Thầy trả lời cái chỗ này để các con thấy, cái quan trọng của nó là sắp xếp được cái thời gian tu tập.

Còn về cái phần trang bị, về cái hướng dẫn và dạy các con các pháp, thì các con thấy rằng Thầy dạy các pháp hành rất là đầy đủ, mà có kỹ thuật ở trong đó, có khoa học, và cái pháp nào là chiến thuật, pháp nào là chiến lược. Khi đó các con sẽ nhận thấy được những cái điều mà Thầy dạy ở đó.

Thì tất cả những cái pháp của Thầy mà giảng dạy ra thì nó, thật sự những cái pháp tu hành đó rất khoa học, không có cái gì mà mơ hồ trừu tượng ở trong cái tu tập này hết, cái gì nó cũng rất là rõ ràng, cái hành động tu nào nó cũng rất rõ ràng, nó không có cái mơ hồ, nó không còn cái tưởng tượng ở trong đó, cho nên nó rất khoa học.

Và những cái pháp mà sắp xếp cho quý thầy tu tập nó có kỹ thuật hẳn hòi, nếu quý thầy xét thấy nó có kỹ thuật. Mà nói về, để mà đấu tranh với cái nội tâm của quý thầy, thì nó có chiến lược, chiến thuật hẳn hòi, đàng hoàng, chớ không phải cái này là một cái sơ sơ.

Bởi vì nhìn qua cái giáo lý của nhà Phật, là cái bãi chiến trường nó là nơi cái tâm của các thầy. Mà nói chung, là nó đứng (ở) cái chiến trường đó mà để cho chúng ta đánh bại giặc sanh tử, thì nó ở trên cái bốn cái chỗ, bốn cái nơi mà nó thành lập cái bãi chiến trường, đó là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Cho nên chúng ta phải chiến đấu ở trên bốn cái nơi này, để mà chúng ta giành lại cái chủ quyền sinh tử luân hồi.

Cho nên ở đây Thầy xin nhắc lại cái đoạn này để cho quý thầy nhớ kỹ, sau này Thầy sẽ phô tô cái đoạn này để cho quý thầy đọc lại và nghiên cứu kỹ lại:

(26:26) “Trang bị một giáo pháp đầy đủ các pháp hành có kỹ thuật, có khoa học, có chiến thuật, có chiến lược để bắt đầu một cuộc chiến đấu về nội tâm, giành lại chủ quyền sanh tử luân hồi và đem lại một đời sống thanh bình an lạc. Đó là nhiệm vụ của Thầy.

Còn về phần các con thì phải biết áp dụng có kỹ thuật, có khoa học.”

Nghĩa là mình áp dụng cái pháp đó đó, nghĩa là bây giờ Thầy đưa ra cái binh thơ đồ trận này, cũng như là Tôn Tử đã dạy binh thơ về cái cách thức đánh giặc, chiến thuật chiến lược nó vậy. Nhưng mà cái người làm tướng, khi áp dụng cái chiến thuật chiến lược này, thì cũng phải tùy vào cái mặt trận đó nó như thế nào?

Mình biết áp dụng cho đúng kỹ thuật khoa học của nó, thì những cái pháp mà Thầy dạy đây, nó rất là tuyệt diệu, nó đem lại kết quả cho quý thầy rất rõ ràng. Còn nếu quý thầy không biết áp dụng nó, thì quý thầy áp dụng sai trật, thì nó không mang đến kết quả.

Cũng như bây giờ Thầy nói như thế này, mình đang buồn ngủ mà ngồi đó hít thở, thì tức là áp dụng sai rồi, cái mặt trận này đâu có phải đánh cái chuyện đó được? Thế mà nói bây giờ tôi đặt nó là cái thời khóa, là tôi phải tu cái Định Niệm Hơi Thở là giờ này, thì bây giờ tui phải ngồi đó như vậy tui chiến đấu nó vậy!

Cũng như bây giờ chúng ta ngồi ở trong cái trạng thái, cái trạng thái ngồi mà nó bị cái tưởng nó làm cho cái thân dao động, cứ gục tới gục lui, gục tới lui vầy, mà cứ ngồi đó để mà tu thì thấy như vậy nó sẽ đi về đâu?

Cho nên trong lúc đó chúng ta áp dụng cái hơi thở, là khi nào cái thân tâm của chúng ta nó định tỉnh, còn nó dao động, nó động như vậy, thì lúc bấy giờ chúng ta có cái định khác để mà chúng ta tu tập trong cái thời gian đó. Như vậy là chúng ta biết áp dụng đúng kỹ thuật và khoa học của cái pháp đó vào cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta.

Đó thì như vậy là cái phần đó là cái phần của các con, của các thầy tu tập. Còn cái phần mà đem những cái bài pháp này để mà dạy cho quý thầy, thì cái phần này là cái phần bổn phận của Thầy.

Cho nên Thầy dạy nếu mà cái pháp, thí dụ như Thầy dạy cái pháp mà mơ hồ trừu tượng như là Phật Tánh, hay hoặc là như mình “biết vọng liền buông” để rồi mình sẽ thành Phật, hết vọng mình thành Phật, thì cái chuyện đó là cái chuyện mơ hồ rồi.

Còn cái chuyện này, nó thật sự, là khi mình chiến đấu mình thắng được cái tâm tham, thì mình không có tham thì mình không khổ, mình không sân thì mình không khổ, mình không si thì không mê mờ. Thì đó là mình chiến thắng được tham, sân, si. Và cái tâm không ham muốn thì mình chiến thắng ngay cái lòng ham muốn của mình, thì mình sẽ thoát khổ. Nó thực tế và cụ thể.

Còn bây giờ, mình ngồi đây để giữ cái tâm mình không vọng tưởng, để rồi nó hết tham, hết sân, si thì cái đó nó không thành cái vấn đề rồi, nó ngoài cái vấn đề đó rồi. (29:00) Do đó là một cái pháp nó có không khoa học, nó không có cái kỹ thuật tu tập. Ngồi mà giữ tâm thì chúng ta làm sao?

Nhưng mà cái kỹ thuật của chúng ta thấy rõ ràng là, bây giờ chúng ta ngồi đây mà chúng ta muốn giữ cái tâm của mình cho nó không có vọng tưởng, để mình ngăn chặn các pháp ác, thì lúc bấy giờ đó mình hướng tâm mình nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô”, hay là “Hơi thở vô tôi biết hơi thở vô, hơi thở ra tôi biết hơi thở ra”.

Mình nhắc như vậy tức là mình sẽ nhớ được cái hơi thở mình đang thở ra thở vô. Rồi một lúc nữa mình nhắc. Như vậy mình có pháp hành đàng hoàng mà, mình có kỹ thuật đàng hoàng.

Còn cái này bắt mình ngồi đây giữ tâm, vọng tới cái mình buông, vọng tới mình buông, thí dụ đó là cái pháp buông “tri vọng”, thì bây giờ có cái pháp nào ngăn chặn nó đâu? Thì luôn luôn cái tâm chúng ta phải sanh vọng thôi, có gì đâu. Nó như vậy nên chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta không có cái pháp ngăn chặn.

Còn ở đây chúng ta có cái pháp chặn nó được, đứng nó liền. Bởi vì chúng ta hướng tâm là chúng ta đã chặn được cái Tầm rồi, tức là cái vọng tưởng, chúng ta làm chủ hẳn hòi.

Bởi vì những cái pháp Thầy dạy từ cái làm chủ này cho đến cái làm chủ kia đều là những cái pháp nó rất là rõ ràng, nó có kỹ thuật hẳn hòi đàng hoàng. Và nó khoa học là nó thực chớ nó không trừu tượng mơ hồ. Đó ý Thầy muốn nói như vậy đó, thì các thầy với các con phải suy ngẫm lại coi phải đúng không?

Cho nên những cái pháp Thầy dạy nó có kỹ thuật đàng hoàng. Nhưng mà chúng ta biết áp dụng đúng trong cái môi trường, cái hoàn cảnh, và cái thời gian, cái tâm trạng của mình, thì nó sẽ kết quả rất lớn, mà chúng ta áp dụng sai là tự chúng ta chớ đâu phải tự Thầy dạy pháp sai.

Cho nên 18 năm nay mà không có người thực hiện được viên mãn, là vì đem những cái pháp của Thầy mà áp dụng vào sai. Thay vì cái lúc này chúng ta đánh du kích, thì bây giờ chúng ta lại đem những cái quân du kích này đi đánh hiện đại, thì đem ra như vậy là chúng ta đã tiêu hủy hết những cái quân đội du kích này rồi. Súng đạn chúng ta bằng tầm vông vạt nhọn, mà đi đánh với vũ khí hiện đại, thì chúng dập mình tiêu tan hết còn gì!

Cho nên đó là một cái sai, không đúng! Bởi vì trong lúc này mà ngày nào cũng đi giữ cái tâm của mình không có vọng tưởng, giờ này đến giờ khác, thì thử hỏi coi như là mình đem cái chiến trường này là mình dùng cái hiện đại để mình đánh rồi. Trong khi cái sức của mình nó chưa đủ, thì mình phải dùng chiến thuật du kích chứ? Lâu lâu vậy mình đạt nó được một phút mà không có Tầm Tứ, đó là quý lắm rồi đó.

Đó thì, ở đây Thầy muốn nói về cái vấn đề mặt trận nội tâm chúng ta để chiến thắng được cái sanh tử luân hồi, chiếm lại cái chủ quyền làm chủ được cái sanh tử luân hồi không phải là một cái chuyện dễ, nó rõ ràng mà!

Vì từ lâu tới giờ chúng ta chết, ai ở đâu làm chúng ta chết mà chúng ta muốn sống sao không được? (31:28) Không có người nào mà giờ phút chết mà họ muốn sống mà họ sống được! Mà người nào cũng muốn sống, có người nào muốn chết đâu? Cho nên cái quyền mà làm chủ sống thì chúng ta không có quyền, tới chừng chết là nó chết à, phải chịu thôi!

Thương con, thương vợ, thương (con) cái, thương cha, thương mẹ gì, tới chừng mà nó giật mình nó chết rồi thì cũng đành chịu nhắm mắt đi chết thôi, chớ còn không nói rằng tôi thương là tôi sống lại được, không có bao giờ được hết.

Cho nên cái quyền làm chủ thì không được. Mà sanh thì chúng ta cũng không quyền gì làm sanh được hết. Nghĩa là luân hồi, tiếp tục luân hồi thì chúng ta không làm chủ, chết rồi không biết đi về đâu.

Nếu mà chúng ta đã làm chủ được luân hồi thì tức là chúng ta biết sanh ở chỗ nào rồi chứ gì? Đó là những cái, mà ở đây cái mục đích của chúng ta là giành lại cái chủ quyền làm chủ được cái sanh tử luân hồi, để chúng ta không còn khổ đau nữa.

Rồi cái đời sống mà chúng ta hiện đang sống, cũng như đời sống mà mai sau này, nó đều có một đời sống thanh bình và an lạc, nó không có còn ai làm khổ mình được hết. Đó là những cái pháp môn của Phật đã dạy như vậy, nó quý giá như vậy đó. Ai ở đời này mà không muốn cái cuộc sống mình an ổn, thanh bình? Ai muốn nay chuyện này mai chuyện khác để rầy rà?

Cho nên đó là một cái mà chúng ta thực hiện cụ thể và rất là khoa học cho những cái pháp môn này.

“Trong tất cả mọi người, cuộc chiến đấu nào cũng gian nan, nhất là cuộc chiến đấu nội tâm lại càng gian nan hơn nhiều.”

Các con và các thầy thấy, khi mà trong cuộc chiến đấu như cái cuộc chiến đấu để mà giành độc lập đất nước, thì chúng ta biết gian nan vô cùng chớ đâu phải không? Kể tưởng như là mình cũng không còn sống ở trên thế gian này khi mà bom đạn nó dội như vậy. Còn bây giờ cái cuộc chiến đấu nội tâm mình nó còn gian nan hơn là cái cuộc chiến đấu giải phóng quê hương chúng ta. Mình phải thấy được cái điều đó chớ!

Cho nên do cái chỗ gian nan này mà chúng ta biết rằng cái người tu rất ít đạt được, chớ không phải là người nào cũng vô đó mà đạt được đâu.

Nhưng chúng ta biết Phật pháp rất hay, khoa học, kỹ thuật hẳn hòi, những cái pháp tu rất cụ thể, rõ ràng, không có trừu tượng, mơ hồ, mà đưa thẳng vào chúng ta thoát ra cảnh sống đau khổ, thoát ra cái cảnh sanh tử luân hồi, cái cảnh thọ những cái cảm giác đau đớn, thoát ra khỏi những cảnh đó.

Vì thế mà, trên cái sự gian nan cực khổ nào chúng ta cũng không từ nan, để mà chiến đấu lại cái đời sống, cái con người của chúng ta, để làm chủ được cái sự sanh tử luân hồi đó.

Cho nên một cái người mà có trí tuệ, có sự hiểu biết, thì chúng ta sẽ nhìn cái đời nó chẳng có đáng một đồng xu nào hết, cái cuộc sống của con người bây giờ nó không có đáng một đồng xu nào hết. Mà chúng ta phải trở về làm chủ, đòi lại cái quyền làm chủ của chúng ta trong sự sống chết này. Còn nếu không thì chúng ta chỉ là một con người nô lệ cho cái sự sanh tử luân hồi này. Nó làm gì thì chúng ta cũng chịu đầu hàng trước nó chớ chúng ta không sao mà làm chủ được hết.

(34:22) Cho nên ở đây, trong cái vấn đề tu tập, thì các con cũng phải hiểu rằng tu thì gian nan, nhưng mà vì nó giải phóng được cái đời sống của con người ra khỏi những cái đau khổ đó, thì chúng ta gian nan nhưng mà chúng ta phải có một (sự) trường kỳ đấu tranh để mà chúng ta vượt ra cái gian nan này, chúng ta để độc lập được cái sự sanh tử luân hồi của chúng ta chớ!

Đó là những điều mà thầy khuyên nhắc. Đừng có thấy cái lạc, cái cám dỗ của thế gian mà tưởng là nó là hạnh phúc đâu. Nó không hạnh phúc đâu. Đó là miếng mồi để cho loài tôm cá, cái loài háu ăn để mắc bẫy nó mà thôi, mắc câu nó mà thôi. Cái lạc của thế gian mà chúng ta ngỡ rằng sung sướng, thì cái đó là cái miếng mồi do nhân quả nó câu nhắc chúng ta đó.

Nếu người nào mà tâm không dứt khoát được mà ham miếng mồi đó, sẽ bị mắc cái lưỡi câu đó, và sẽ bị vào cái rọ, vào cái lờ của những người chuyên săn bắt các loài vật. Thì chúng ta chẳng qua là những cái người ngu si mà không thấy được cái lưỡi câu, không thấy được cái rọ, không thấy được cái bẫy, nhào đó để mà háu ăn, thì nhào đó là chúng ta thấy càng khổ, càng đau khổ hơn.

Thử hỏi ai xung quanh chúng ta đây, ai người nào cũng đang ở trong cái bẫy rọ đó, thì thử hỏi ai là người thoát ra bẫy rọ này? Ai là người mà đang thoát ra được cái lưỡi câu móc này? Nhìn chung đây có ai thoát ra chưa? Chưa, chúng ta còn đang bị mắc cái lưỡi câu đó, làm sao mà chúng ta gỡ ra cho được?

Cách thức hôm nay, Đức Phật dạy chúng ta cách thức để ra gỡ những cái lưỡi câu đang móc vào miệng chúng ta đây.

Chúng ta đang giãy chết đây, chúng ta không thấy hàng ngày tâm và thân chúng ta từng vô thường, để chứng tỏ rằng sự giãy giụa, trên cái sự chết chóc của chúng ta, trên cái sự đau khổ của chúng ta, thế mà chúng ta vui, chúng ta thấy đó là những cái miếng mồi thơm ngon. Nhưng đó là những cái gạt gẫm của những cái tay vô thường, những tay săn bắn, những cái tay săn mồi này nó đã gạt chúng ta đó.

Cho nên chúng ta phải sáng suốt, phải thông minh, để mà chúng ta tìm mọi cách với cái con đường hướng mà Đức Phật đã gỡ được cái lưỡi câu của thế gian, mà Đức Phật xưa kia cũng đã bị mắc phải, chớ không phải là không mắc.

6- BA ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TÂM VẮNG LẶNG

(36:50) Hỏi: “Về Định Niệm Hơi Thở con vẫn giữ thời gian ba mươi phút tâm yên lặng không tạp niệm, có sức tỉnh thức hơn trước, nhưng chưa đạt được sự vắng lặng. Có phải con xả tâm chưa sạch không thưa Thầy?”

Ở đây, cái người tu mà ngồi nhiếp tâm ba mười phút mà không có tạp niệm, tức là không vọng tưởng, tâm rất yên lặng, đó là một thời gian phải tu tập hết sức. Thầy muốn nói như thế này cho các con hiểu này.

Cái thời gian mà các con về đây tu tập với thầy, các con nhớ kỹ, là từ khi mà Thầy biết rằng cái Định Niệm Hơi Thở nó quan trọng như thế nào, mà Thầy đã dạy các con về cái Định Niệm Hơi Thở, từ cái ổn định hơi thở, để sống cho được trong cái hơi thở bình thường, rồi tập cái hơi thở để làm cái tụ điểm, rồi bây giờ, cho đến bây giờ thì chúng ta đã quen với cái hơi thở.

Thầy nghĩ rằng trong suốt ba năm mà các con luyện tập với hơi thở, mà hôm nay ba mươi phút không tạp niệm, chỉ duy nhất trong cái hơi thở bình thường của mình, thở ra thở vô nhẹ nhàng, đó cũng là kết quả rất lớn của các con rồi đó.

Đừng nghĩ rằng ba mươi phút không tạp niệm và được ở trong một cái sức tỉnh thức, ở trong cái yên lặng này không phải là một chuyện dễ làm, mà phải có công tập luyện hết sức mới được, có tâm tha thiết nỗ lực mới tu tập.

Nhưng các con đừng lầm, đừng để cho thân các con dao động ở trong ba mươi phút này, hoặc là một giờ này, thì cái sai của các con sẽ đưa các con đi vào biển chết, chớ không còn cái biển thiền định nữa đâu.

Cho nên hãy giữ thân tâm bất động, yên lặng như là pho tượng, như là gộc cây, như là tảng đá, thì các con mới tiến sâu được vào thiền định, còn nếu không thì không thể nào tiến vào được thiền định.

Đáp: “Chỗ đạt được tâm vắng lặng có hai phần.”

Ở đây muốn nói về cái tâm yên lặng, thì ba mươi phút không vọng tưởng, nhưng mà từ chỗ cái yên lặng nó phải đi đến cái chỗ vắng lặng.

(39:02) Ở đây thì cái câu hỏi có hỏi Thầy: “nhưng chưa đạt được sự vắng lặng, có phải con xả tâm chưa sạch không thưa Thầy?

Nghĩa là trong khi được cái tâm yên lặng không vọng tưởng ba mươi phút, nhưng bây giờ nó tu mãi mà nó không đạt được cái sự vắng lặng, cho nên mới hỏi Thầy, chớ không phải nói nó đã đạt được ba mươi phút yên lặng như thế này kia.

Bây giờ con đã đạt được ba mươi phút yên lặng, nhưng cái trạng thái vắng lặng con vẫn tu, vẫn hướng mà nó không vắng lặng. Như vậy là tại tâm con chưa xả, hay là con tu nó chưa tới mức nào mà nó chưa được đạt vắng lặng?

Cho nên ở đây Thầy đáp ngay liền cái câu hỏi chính của nó là ở chỗ chuẩn bị cho cái tâm của mình vắng lặng, mà mình chưa đạt được vắng lặng.

Đáp: “Chỗ đạt được tâm vắng lặng có hai phần. Một là sáu thức phải bám cho thật chặt ở tụ điểm.”

Nghĩa là cái phần thứ nhất, muốn đạt được cái trạng thái tâm vắng lặng thì thứ nhứt là sáu cái thức phải bám chặt cái tụ điểm.

Nó có ba phần chớ không phải hai phần, nó có ba phần. Cái phần thứ nhất thì phải bám chặt, sáu cái thức bám chặt cái tụ điểm.

Cái phần thứ hai là: “Pháp hướng phải cụ thể và rõ ràng.”

Nghĩa là mình trạch pháp cái pháp hướng, mình nhắc cái tâm bám cho chặt như thế nào đó, và hướng tâm: “Cái nhĩ căn của mình phải quay vào trong, đừng có nghe ra ngoài!”

Thì do cái chỗ pháp hướng này mà nhắc cho đúng tên, đúng họ, đúng cái trường hợp của nó, thì cái tâm bám chặt và cái pháp hướng cho cụ thể, thì cái tai nó sẽ gom lại, nó không nghe bên ngoài, thì cái âm thanh sẽ vắng lặng.

“Ba là phải tiếp tục xả tâm bằng Định Vô Lậu.”

Nghĩa là ba cái trường hợp ở đây, ba cái điều kiện, ba cái phần, thì phần thứ nhất là phải bám chặt tụ điểm, phần thứ hai là pháp hướng phải cụ thể, phần thứ ba là phải xả tâm.

Nếu một người muốn tu vắng lặng mà luôn luôn tiếp duyên, mà tâm nó giận hờn phiền não, thì cái sự vắng lặng này cũng không đạt được. Dù cái pháp hướng có đến mức độ nào, có đúng cách nào đi nữa, có cụ thể cách nào nó cũng không làm sao mà cái tâm nó vắng lặng được. Đó.

(41:20) Mà bây giờ tiếp tục xả tâm bằng Định Vô Lậu, nghĩa là:

“Nếu có đối tượng thì mình xả tâm bằng nhân quả, mà nếu không đối tượng thì mình xả tâm bằng Định Vô Lậu.”

Như vậy thì các thầy thấy, cái chỗ mà tiếp tục xả tâm này nó có hai phần nữa. Cái phần mà xả nó bằng nhân quả, nghĩa (là) người ta chửi mình, mình thấy nhân quả, là đây là mình vay người ta, người ta chửi mình, do đó cái tâm mình xả liền. Mình thấy liền: đây là cái nhân quả mà đời trước mình đã tạo, đời nay mình phải gánh chịu cái quả này, cho nên mình vui vẻ mà để trả cái quả này, cho nên mình xả được tâm liền.

Đó là mình phải thấy, tiếp tục xả tâm thì nó bằng hai phần, hai lối. Lối thứ nhất là có đối tượng thì xả bằng nhân quả. Lối thứ hai thì mình phải xả bằng Định Vô Lậu, bằng pháp hướng: “Tâm như cục đất, không có tham sân si nữa!” Nhắc nó như vậy, cho nên đến khi mà nó gặp tham, sân, si thì nó không tham, sân, si nữa.

Đó là mình phải xả hai phần. Bởi vì có lúc mình có đối tượng, còn có lúc mình không đối tượng thì mình lấy cái gì mình tu? Mình ngồi không thì nó uổng phí thời gian. Cho nên không có đối tượng thì mình tu Định Vô Lậu để mà xả tâm, mà có đối tượng thì mình tu bằng nhân quả thì cũng xả tâm, mình cũng đoạn dứt được các pháp ác đó.

7- NHỊ THIỀN LÀ ĐỊNH DIỆT TẦM DIỆT TỨ

(42:39) Hỏi: “Thưa Thầy! Ba pháp môn: Định Diệt Tầm Diệt Tứ, hai là hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ, ba là tịnh chỉ Tầm Tứ, nó khác nhau thế nào? Xin Thầy giảng cho con được rõ!”

Nghĩa là ba cái pháp này thì Hải Tâm hỏi Thầy: định diệt Tầm diệt Tứ, và hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ và tịnh chỉ Tầm Tứ nó khác nhau, giống nhau như thế nào?

Nó sẽ hỏi thêm Thầy:

Chỗ con hiểu còn Tứ là còn tác ý ra để diệt Tầm, tịnh chỉ Tứ là không còn hướng tâm nữa. Vậy mà Tứ Nhị Thiền đến Tứ Tam Thiền đều phải dùng pháp hướng.”

Nghĩa là từ cái chỗ mà phải tác ý ra mà dùng cho cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, lẽ ra thì bây giờ cái Nhị Thiền mình diệt Tầm Tứ rồi, thì bây giờ tới Tam Thiền thì bây giờ diệt rồi mình lấy gì mà tác ý ra nữa, tức là làm sao có Tứ nữa mình tác ý ra để mình nhập Tam Thiền? Mình đã nhập xong rồi, mình diệt Tầm Tứ rồi, thì mình làm sao mà mình tác ý ra để mình nhập Tứ Thiền? Ý nó muốn hỏi Thầy chỗ đó.

Nghĩa là bây giờ diệt Tầm Tứ rồi, là mình không còn tác ý ra nữa. Thì khi mình nhập Nhị Thiền diệt Tầm Tứ rồi, thì như vậy là khi mà nhập Tam Thiền, thì đã diệt Tầm Tứ rồi thì đâu có lấy gì mà mình lại hướng tâm mình tác ý ra nữa để mình nhập Tam Thiền được?

Vậy thì từ cái trạng thái của diệt Tầm Tứ đó thì chúng ta kéo dài cái trạng thái đó, thì chúng ta sẽ nhập Tam Thiền chớ gì? Ý muốn nói vậy. Và đồng thời chúng ta sẽ ở trong cái trạng thái Tam Thiền, chúng ta kéo dài ra nữa thì chúng ta sẽ nhập Tứ Thiền chớ gì? Ý nó như vậy.

(44:28) Cho nên nó không tác ý ra được nữa. Và nếu mà không tác ý thì chúng ta ở trong một cái trạng thái của Nhị Thiền diệt Tầm Tứ đó, chúng ta cứ kéo dài hoài, ngồi cứ tăng lên, tăng lên từ giờ này đến giờ khác thì sẽ nhập Tam Thiền và sẽ nhập Tứ Thiền?

Hầu như người ta nghĩ rằng mình kéo dài cái thời gian của một cái trạng thái diệt Tầm Tứ đó thì nó sẽ, lâu ngày, lâu nhiều giờ ra, thì nó sẽ nhập những cái thiền cao hơn. Còn cái mới mà chúng ta nhập một giờ, hai giờ, mà diệt Tầm thì coi như là Nhị Thiền, mà từ tám giờ, mười giờ thì coi như Tam Thiền, mà ngồi được một ngày, hai ngày coi như là Tứ Thiền. Ý nó hỏi như vậy đó.

Nghĩa là chúng ta thường nghĩ rằng khi nào cái tâm nó hết vọng tưởng rồi, chúng ta cứ ngồi hoài, ngồi hoài, ngồi nhiều chừng nào thì chúng ta sẽ nhập được thiền định cao chừng nấy, chớ không có gì khác hơn hết. Đó là cái hiểu chung của mọi người trong cái thời đại (này), không có đúng cách đâu!

Đáp: “Thật là con điên đảo!”

Nghĩa là hỏi câu hỏi đó là rất là điên đảo đó, chưa thấy được cái thiền định đó.

“Định Diệt Tầm Tứ là một cái tên khác của Nhị Thiền.”

Phải không. Bây giờ cái tên của nó đó, gọi là định Diệt Tầm Diệt Tứ. Thì nghe cái tên định Diệt Tầm Diệt Tứ thì chúng ta biết đó là cái định Nhị Thiền.

Thay vì chúng ta thấy hai cộng hai bằng bốn, thì “bốn” nó là cái tên “bốn”, mà hai cộng hai thì cũng là bốn, cho nên hai cái này nó chỉ là một chớ không hai. Cho nên nói là định Nhị Thiền thì người ta nói cái tên Nhị Thiền đó, cũng như người ta nói “bốn” là cái số bốn đó, thì chúng ta biết rằng hai cộng hai thì nó cũng là bốn đó.

Cho nên nói định Diệt Tầm Diệt Tứ thì đó là cái tên để chỉ cho cái định Nhị Thiền. Đó thì chúng ta biết liền à, hễ nói định Diệt Tầm Diệt Tứ chúng ta biết là Nhị Thiền. Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy nó không có khác.

(46:39) Bây giờ đến cái câu thứ ba nó hỏi cái chỗ mà hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ có khác với chỗ cái định Diệt Tầm Diệt Tứ này không? Bởi vì “tịnh chỉ” nó cũng là ngưng cái Tầm Tứ, rồi Diệt Tầm Diệt Tứ nó cũng ngưng cái Tầm Tứ. Phải không. Bây giờ cái hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ này. nó có khác với cái định Diệt Tầm Diệt Tứ này không?

Cái hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ này nó khác chớ nó không giống. Ở đây Thầy nói:

“Thật là con điên đảo, định Diệt Tầm Diệt Tứ là một cái tên khác của Nhị Thiền. Nó không phải là pháp hành để con tu tập nó, nó chỉ là một danh từ để chỉ định.”

Thí dụ như nó Diệt Tầm Diệt Tứ là chúng ta biết rằng cái tên đó…​

(Xem tiếp ở Pháp hành 21)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy