00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 18 - QUÁN THÂN, THỌ VÀ TÂM TRÊN TỨ NIỆM XỨ

PHÁP HÀNH 18 - QUÁN THÂN, THỌ VÀ TÂM TRÊN TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [47:08]

1- TỨ CHÁNH CẦN LÀM SẠCH TỨ NIỆM XỨ NHỜ KẾT HỢP CÁC PHÁP

(00:00) Thầy nhắc lại:

“Tứ Chánh Cần không tu tập trên các pháp, cũng không tu tập trên Tứ Chánh Cần.”

Nghĩa là Tứ Chánh Cần không có tu tập ở trên các pháp, mà các pháp thì cũng không tu tập trên Tứ Chánh Cần. Thì ở cái câu trả lời của Thầy, nghĩa là cái Tứ Chánh Cần này, nó phải đặt ở chỗ nào chớ nó không phải đặt ở trên các pháp đó mà nó tu.

Nghĩa là bây giờ, Tứ Chánh Cần nó không đặt ở trên Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó cũng không đặt ở Định Niệm Hơi Thở mà nó tu, nó cũng không đặt ở trên Định Vô Lậu mà nó tu. Cho nên Tứ Chánh Cần này nó không có tu tập ở trên các pháp khác, mà các pháp khác cũng không tu tập ở trên Tứ Chánh Cần.

Cái câu này thì các con thấy, bây giờ mình tu Định Niệm Hơi Thở, thì có phải mình ở trên cái Tứ Chánh Cần này mà mình tu đâu?

Đó thì bây giờ Thầy giải thích thêm.

“Tứ Chánh Cần là pháp môn dùng để quét sạch ác pháp.”

Bởi vì trong cái pháp môn Tứ Chánh Cần thì Đức Phật nói: các ác pháp chưa sanh thì không cho sanh, mà hễ sanh thì quyết tâm là phải diệt. Cho nên nó ngăn chặn, nó không có cho các ác pháp sanh khởi. Đó gọi là Tứ Chánh Cần.

Cho nên cái Tứ Chánh Cần này, nó quét sạch các ác pháp đó ở đâu? Nó ở trên thân, thọ, tâm, pháp, tức là ở trên Tứ Niệm Xứ. Đó. Cái Tứ Chánh Cần là cái pháp nó quét sạch các ác pháp ở trên Tứ Niệm Xứ.

Tức là chúng ta lấy Tứ Chánh Cần này, đặt ỏ trên bốn cái chỗ này để mà tu tập, để làm cho nó quét sạch các pháp ác ở trên bốn cái chỗ này. Vì trên bốn chỗ này nó đang có pháp ác, cho nên chúng ta mới đem Tứ Chánh Cần đến đó mà chúng ta đặt trên đó mà chúng ta quét.

Cũng như bây giờ cái sàn nhà của mình đây dơ, cho nên Thầy mới tìm vải, tìm bàn chải hay là tìm xà bông, Thầy lấy nước Thầy đem tới đây Thầy dội, Thầy rửa, Thầy lau, Thầy chùi nó, làm cho nó sạch.

Thì cái pháp Tứ Chánh Cần là đem lên chỗ cái Tứ Niệm Xứ để nó quét sạch các cái bẩn thỉu ở trên Tứ Niệm Xứ.

“Do muốn quét sạch ác pháp ở trên Tứ Niệm Xứ thì Tứ Chánh Cần phải kết hợp.”

Các con nghe “kết hợp”, chớ không phải là Tứ Chánh Cần tu ở trên các cái định kia, mà nó kết hợp với các pháp khác. Nó kết hợp với ai? Nó kết hợp với Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, nó kết hợp với Định Niệm Hơi Thở và nó kết hợp với Định Vô Lậu. Thấy chưa? Nó kết hợp.

À bây giờ cái pháp của tui, thì tui biết rằng tui phải ngăn chặn tụi ác, nhưng mà ở trên bốn cái niệm này, bốn cái chỗ Tứ Niệm Xứ này nó thường xuất phát mà tui ngăn chặn không có nổi! (2:53) Anh hãy đến giúp tôi để chặn cái đầu này, anh hãy giúp tôi chặn cái đuôi này, để cho nó đừng có sanh ra nữa!

Thì cái anh định Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì ảnh chặn cái đầu, cái anh Định Niệm Hơi Thở ảnh chặn cái đuôi, cái anh Định Vô Lậu ảnh đè trên cái bụng của cái Tứ Niệm Xứ. Cái Tứ Niệm Xứ nó không vùng vẫy được nữa cho nên nó toàn bộ là thiện pháp. Nó không khởi ra được nữa. Cho nên cái anh Tứ Chánh Cần này ảnh khôn lắm. Ảnh kết hợp với mấy anh kia.

Cũng như là bây giờ một mình mình, nước mình yếu thì mình đánh không lại một cái nước lớn, cho nên mình hợp với mấy nước nhỏ, hợp nhau lại, nó đông lên, cái bắt đầu đó mình đánh người ta được. Thì cái anh Tứ Chánh Cần này, một mình tui mà vô đánh cái Tứ Niệm Xứ này, quét cái Tứ Niệm Xứ này, thì quét không có được, thì các anh phải phụ tui! Đó là nó kết hợp, nó liên minh nhau lại, nó đánh.

Chớ không phải là Tứ Chánh Cần này tu tập ở trên các pháp đó, cũng như các pháp đó mà tu tập ở trên cái Tứ Chánh Cần, mà nó liên minh, nó kết hợp lại để nó đánh. Cho nên Phật mới dạy là “câu hữu” đó, câu hữu là kết hợp. Các con hiểu chưa? Có hiểu được vậy chúng ta mới biết được cái sự kết hợp, chớ không phải là trên dưới.

2- CHUẨN BỊ KỸ CÀNG TRÊN MẶT TRẬN TỨ NIỆM XỨ

(04:05) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Khi tu tập các pháp trên,”

Tức là Tứ Chánh Cần, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

“Thì tâm không còn tham sân si, phiền não, thương ghét, giận hờn, cũng không còn lòng ham muốn, cũng sạch, thì còn phải tu ly dục, ly ác pháp nữa hay không?”

Cô hỏi Thầy như vậy. Nghĩa là cô nghĩ rằng nó còn có những cái pháp tu để ly dục, ly ác pháp nữa, chớ không phải nội bấy nhiêu đây mà nó hết. Đúng vậy, cô nghĩ thì cũng đúng, nhưng mà chưa đúng lắm đâu. Để Thầy giải thích để mà thấy.

(4:43) Đáp: “Chính tu tập Tứ Chánh Cần là lìa tham, sân, si, mạn, nghi, Thất Kiết Sử. Đó là ly dục, ly ác pháp. Mà đã ly dục, ly ác pháp thì còn pháp nào tu tập để mà ly nữa?”

Nghĩa là bây giờ mình dùng Tứ Chánh Cần mình đã ly hết rồi, tức là tham, sân, si, mạn, nghi và Thất Kiết Sử mình đã lìa nó ra được rồi, thì đó là ly dục, ly ác pháp rồi chớ còn gì? Vậy thì con hỏi còn phải pháp nào để mà tu tập nữa hay không? Đâu còn pháp nào tu tập!

“Mà muốn tu tập Tứ Chánh Cần,”

Hồi nãy là Tứ Chánh Cần nó liên minh với các pháp khác, nó kết hợp với các pháp khác để nó ngăn chặn các pháp ác. Nhưng mà trước khi Tứ Chánh Cần muốn khởi quân để mà đi đánh, để mà dẹp ở trên cái Tứ Niệm Xứ này, dẹp giặc ở trên bốn cái chỗ này, thì nó phải chuẩn bị nào là thóc, gạo, thực phẩm, rồi súng đạn, hay là gươm giáo, và nó phải rèn luyện, nó phải hằng ngày, hằng đêm nó sản xuất ra cho đủ cái thứ mà để đi đánh giặc chớ?

Như vậy là trước khi mà Tứ Chánh Cần nó thực hiện ở trên bốn Tứ Niệm Xứ này, thì nó phải còn làm cái gì trước đó chớ, phải không? Các con hiểu không? Cho nên nó phải làm cái gì đây?

Vậy thì cho nên những cái này, thì cô Diệu Tịnh, cô còn nghi rằng, nếu mà các pháp ác này ly rồi, thì nó không biết ly dục, ly ác pháp này còn cái pháp nào tu nữa không? Tức là cô còn thấy có những cái pháp mà mình chưa tu, mà không biết nó tu ở chỗ nào đây.

Ở đây thì Thầy nhắc lại:

“Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì các con phải sống đúng giới luật.”

Đó là giới luật đó các con. Nghĩa là trước khi mình muốn tu tập Tứ Chánh Cần này ngăn các pháp ác đó, thì mình phải sống đời sống giới luật.

(06:33) Còn bây giờ, một cái người mà muốn tu Tứ Chánh Cần, mà ăn uống phi thời, chạy theo xem hát, rồi đi chơi đi bời, uống rượu, rồi cà phê thuốc lá đủ loại hết, thì thử hỏi tu Tứ Chánh Cần có ngăn chặn được không?

Cho nên trước khi mà tu tập Tứ Chánh Cần, thì các con phải sống đúng giới luật chớ. Đó. Mà phải sống đúng giới luật rồi, thì các con phải tập sống thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ! Rồi trong khi đó các con cũng phải “Thánh phòng hộ sáu căn”, luôn luôn phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình chớ!

Đó là những cái pháp mà trước khi để thực hiện Tứ Chánh Cần. Sau khi đời sống của chúng ta đúng giới luật, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, đời sống chúng ta phải thiểu dục, tri túc, chúng ta phải bứt bỏ được những cái gì mà chúng ta cần phải xả bỏ, là chúng ta xả sạch, để cho chúng ta rảnh rang thanh thản. Từ đó chúng ta đem Tứ Chánh Cần đặt ở trên Tứ Niệm Xứ mà chúng ta quét, thì chắc chắn nó phải sạch thôi!

Còn bây giờ, nhà cửa, vợ con gì tùm lum tà la, phải đi làm kiếm tiền từng đồng từng cắc, phải gặt từng bó lúa, từng giạ lúa về nuôi vợ, nuôi con, thì thử hỏi bây giờ, Thầy nói làm sao mà tu Tứ Chánh Cần cho được? Nó không có dễ đâu!

Đó là những cái mà chúng ta phải chuẩn bị để chúng ta bước vào Tứ Chánh Cần. Như vậy là các con đã thấy, rõ ràng là cái sự tu tập của chúng ta có một cái sự chuẩn bị hoàn toàn.

Cũng như là một nhà quân sự, họ muốn đi chiếm đất nước người nào, hay hoặc là họ muốn giải phóng quê hương họ, họ phải chuẩn bị. Phải là như thế nào, thế nào, để rồi mới tác chiến với người ta mới thắng chớ! Thì cái nhà quân sự họ phải có chiến thuật, chiến lược.

Thì ở đây chúng ta ví như mình là một người chiến sĩ, để mà chiến thắng được cái thân, thọ, tâm, pháp của mình, thì tức là mình phải đi vào trong cái chiến thuật, chiến lược mà Phật đã vạch ra, để chúng ta trở thành là người chiến thắng.

Nếu mà chúng ta không chuẩn bị như vậy, giới luật không sống đúng nè, không thiểu dục tri túc nè, không phòng hộ sáu căn nè, mà vội đem Tứ Chánh Cần, đem đó thì giặc nó sẽ giết chúng ta liền tức khắc chớ chưa chắc là chúng ta đã giết giặc.

Đó thì đến đây là cái phần câu hỏi của các con đã xong. Kỳ tới thì nó có những câu hỏi khác. Có Hải Tâm có hỏi Thầy nhưng mà vì Thầy chưa có kịp trả lời, và suốt buổi sáng nay Thầy vừa trả lời một số các câu hỏi.

3- ỨC CHẾ BẰNG CƠ VÀ ỨC CHẾ BẰNG TÂM - TU TẬP VỪA SỨC

(08:59) Bây giờ thì chúng ta tiếp tục, chúng ta học Tứ Niệm Xứ, để biết rằng chúng ta sẽ đặt những pháp nào ở trên bốn cái chỗ này, rồi tu cái gì, làm cái gì ở trên bốn cái chỗ này, để chúng ta rõ hơn nữa. Bởi vì ở đây chúng ta đang đi ở trong cái giới hành, cái pháp hành, mà chúng ta không rõ Phật pháp, thì coi như là chúng ta tu tà pháp.

Và trong cái hành động mà hằng ngày chúng ta tu tập, thì chúng ta gom lại chúng ta biết cái gì? Nhiều khi mà chúng ta học mênh mông như thế này, rồi chúng ta tu điên tu khùng nữa. Các con biết tu điên tu khùng như thế nào không? Học đúng đó, nhưng mà vì mình tu cái sức của mình, cái khả năng của mình.

(9:39) Đó Thầy nhắc lại, cái khả năng của mình tu có ba mươi phút à, mình tỉnh giác chừng năm phút hay mười phút thôi, đi kinh hành năm phút, mười phút thôi, mà mình làm suốt ngày, thì thử hỏi cái đầu mình nó còn cái thứ gì đâu nó chịu nổi, nó rối loạn! Mà nó rối loạn mà ức chế kiểu đó, thì nó càng rối loạn nữa.

Ở đây chúng ta biết rằng nó có hai cái phần ức chế, cái phần ức chế bằng cơ và cái phần ức chế bằng tâm.

Ức chế bằng cơ là bây giờ chúng ta tập trung trong cái hơi thở, chúng ta biết hơi thở ra vô nè, thì chúng ta ráng làm sao để giữ cho nó biết hoài hoài, nó kéo dài cái thời gian ra hoài. Thì do đó chúng ta ráng gồng hai cái tay, chúng ta gồng lên như thế này, cái răng chúng ta cắn chặt, con mắt chúng ta nhìn chăm chăm cái lỗ mũi chúng ta, đó là chúng ta ức chế tâm của mình bằng cơ.

Còn ở đây chúng ta ức chế tâm của mình nó bằng tâm chớ không phải bằng cơ. Như vậy là như thế nào? Chúng ta ngồi rất tự nhiên, thân thể chúng ta không gồng chỗ nào hết, không gom chỗ nào hết. Nhìn một cách cũng nhẹ nhàng chớ không phải là chăm chăm như chúng ta tập tụ điểm.

Xưa thì chúng ta tập tụ điểm cho nó quen đi, quen mắt, quen tai chúng ta đi, còn bây giờ chúng ta tu để xả tâm của chúng ta, ly dục, ly ác pháp. Cho nên do đó chúng ta ngồi rất tự nhiên, và chúng ta chỉ có dùng pháp hướng.

Mà pháp hướng nhắc tâm, tức là ức chế đó. Cách thức đó là cách thức ức chế (bằng) tâm. Cho nên nó nhẹ nhàng, nó thanh thản. Vì vậy mà nó không bị rơi vào cái tưởng, cái loạn tưởng. Do chúng ta tu đúng cái sức, đúng cái mực của chúng ta.

Thì một ngày, thí dụ như cái sức của chúng ta mới tu, cái tâm chúng ta tỉnh thức ít, thì chúng ta đi một vòng cái Tổ đường này, chúng ta đi một vòng kinh hành, chúng ta giữ được như vậy là một phút. Bắt đầu từ kia mà chúng ta đi vòng cho tới kia, nó là một phút.

(11:32) Mà một phút thì chúng ta (vừa) đi vừa hướng tâm nhắc: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, hay hoặc là “Thân tôi đi tôi biết thân tôi đi”. Tức là mình nhìn cái thô là tổng quát của cái thân của mình, mình không nhìn hai bước chân của mình, mà mình nhìn cả cái thân động đang đi, thì mình nhắc. Thì mình nhác, mình đi tới đó thì mình dừng lại.

Chớ bây giờ mình cứ tu luôn, tu luôn, rồi có cái niệm gì xen vô, rồi mình cũng ráng mình nỗ lực cho hằng ngày mình tu, như vậy nó không bao giờ nó được miên mật hết. Nó không được tỉnh thức ở trong cái miên mật đó, mà nó làm cho mình mệt người, làm cho mình đủ cách, cho nên bây giờ nó rối.

Mà bị ức chế như vậy, cái phần tuy rằng mình không gồng mình, mình không ức chế bằng cơ nhưng mà mình ức chế bằng tâm của mình. Mình cứ nhắc nó hoài, nhắc nó hoài. Do đó một ngày mình tu nhiều để mình mong ba tháng cho nó xong, rồi sáu tháng cho mình có đủ những cái đạo lực của mình nữa, nghe lời Thầy nói, nhưng mà càng muốn mau thì các con lại càng chậm!

Chúng ta không muốn mau mà chúng ta tu có chất lượng! Bây giờ cỡ cái sức chúng ta, một phút thì chúng ta tu một phút, rồi chúng ta xả nghỉ đi. Chúng ta xả nghỉ đi, chớ chúng ta không có tu liên tục. Mà chừng trong vòng nửa tiếng, một tiếng chúng ta tiếp tục trở lại, chúng ta tu trong một phút, chúng ta đạt được một phút.

Bây giờ ngồi thiền hít thở nè, một phút chúng ta giữ cái tâm chúng ta ở trong cái hơi thở của chúng ta, không có một niệm nào hết. Nhưng mà cái sức của chúng ta không thể ngồi ba, bốn lần, năm hay mười phút như vậy.

Cho nên chúng ta tu một phút rồi, chúng ta thấy hoàn toàn chủ động điều khiển, rõ ràng là pháp hướng chúng ta, rõ ràng trong một phút không có một niệm nào. Xả, chúng ta đi chơi. Nó nghĩ gì nó nghĩ, nó làm gì, nó nghĩ gì chuyện gì cũng được, kệ nó!

Nhưng mà ở đây, thứ nhất là chúng ta trói chặt cái chân của chúng ta, giữ độc cư! Chúng ta giữ tâm chúng ta không ăn phi thời, giữ tâm chúng ta không lười biếng đi ngủ bậy bạ. Do đó khi mà nó muốn ngủ thì chúng ta đi kinh hành hoài, nó không ngủ được, cho chừng nào tới giờ ngủ chúng ta ngủ. Chúng ta phải chiến thắng nó từng phút như vậy, do cái chỗ tu tập đúng cách như vậy.

Chúng ta đi kinh hành không có nghĩa là luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải tập trung ở trong bước đi chúng ta đâu. Đi ở đây chúng ta chỉ có sức tập trung có một phút thôi, thì chúng ta tu một phút, rồi chúng ta đi chúng ta không có tập trung nữa. Đi cũng như một cái người bình thường họ không tu tập gì hết, họ đi cho nó đừng buồn ngủ thôi.

Thì cách thức đó nó sẽ phục hồi lại cái sức để mà chúng ta tu tập trong cái phút kế, nó rất là có chất lượng. Một ngày chúng ta tu ba lần, bốn lần, mà ba lần, bốn lần đó làm chủ, hơn là chúng ta tu nhiều mà nó rối loạn, rồi nó sanh loạn tưởng, nó thế này thế khác, nó làm chúng ta rối lên, thấy mình tu không kết quả gì hết.

4- HIỆU QUẢ CÂU PHÁP HƯỚNG PHỤ THUỘC VÀO ĐỊNH LỰC CỦA TÂM

(14:08) Còn về pháp hướng Thầy xin nhắc cho các con biết. Nó không có đơn sơ đâu. Nghĩa là cái trạng thái định của tâm chúng ta có ở mức nào, thì cái pháp hướng nó sẽ có hiệu quả ở mức đó.

Cũng như bây giờ cái đầu của chúng ta nhức, cái thân chúng ta đau, mà chúng ta cũng nghe cái người mà Thầy dạy rằng nói: “Cái thọ này là vô thường, cái đau này phải đi khỏi thân này đi!”, mà cái tâm của mình thôi nó còn nhớ, còn nghĩ tùm lum tà la, đụng ai nó cũng giận hờn phiền não, thấy ăn uống nó cũng còn thèm cái này cái kia, thì ông này có nhắc nó một ngàn lần thì cái thọ nó cũng không đi đâu hết, nó càng đau nhức thêm nữa. Càng nhắc, tâm nó lại càng tập trung ở trong chỗ đau, còn đau luôn nữa.

Đó thì, cái đó không phải là cái chỗ trạng thái để mà diệt cái thọ, mà chính cái chỗ đó phải đi uống thuốc, chớ không phải là diệt cái thọ.

Mà khi cái tâm của chúng ta, ngồi được một phút không vọng tưởng, Thầy nói chỉ một phút không vọng tưởng, thì cái pháp hướng đó nó có hiệu quả, nhưng nó hiệu quả với cái bệnh nào? Cái bệnh ít ít thì có hiệu quả, chớ cái bệnh mà nó đau ruột thừa ở trong đó mà chúng ta nhắc, biểu nó đừng có, hết đau, thì chắc chắn là nó không thể nào nó dừng lại được đâu. Chúng ta phải hiểu.

Thí dụ như bây giờ cái cơn đau của người ruột thừa thì người ta phải nhập tới Tứ Thiền người ta mới thắng được cái thọ đó chớ đâu phải. Bởi vì trong y học có nói, khi một người đau ruột thừa thì nó là tiếng thét của cơ thể, nó đau quá nó la đó! Cho nên còn cái đau mà như nhức đầu, cảm, là cái tiếng nói thầm thì của nó.

Đó là trong cái y học, họ ví cái thân thể của chúng ta, nó có cái tiếng nói của nó chớ, cái tiếng nói của thọ đó. Cho nên, thí dụ như đau ít ít, lai rai chúng ta thấy như thường, đó là tiếng nói của nó.

Cho nên ở đây, trên cái phần học tập, chúng ta phải biết được, áp dụng được cái pháp hướng của chúng ta.

Thí dụ như bây giờ một người ngồi, hay hoặc đi kinh hành, mà trong kinh hành của họ là trong ba mươi phút nó không có một niệm, nó tỉnh thức ở trong hành động đó trong ba mươi phút, và họ ngồi lại, họ tỉnh thức ở trong cái hơi thở của họ ba mươi phút, thì cái người này họ sẽ hướng tâm có hiệu quả. Khi mà hướng tâm đúng với cái thọ của họ, thì họ hướng tâm cái thọ đi.

Còn bây giờ chúng ta được một giờ thì chúng ta sẽ hướng, cái lực của nó nó mạnh hơn. Bởi vì từ cái đạo lực của pháp hướng đó, nó theo với cái định lực của nó, cái định lực nó có được bao nhiêu thì nó theo, cái sức tỉnh thức của nó bao nhiêu thì nó có cái hiệu quả của cái pháp hướng bấy nhiêu. Còn bây giờ chúng ta chưa có cái định lực gì hết mà chúng ta hướng thì không có hiệu quả.

Cho nên các con người nào mà hướng mà thấy có hiệu quả chút chút đó, ít ít đó, thì cái định lực nó khá. Còn cái người nào mà khá hơn nữa thì thấy nó có hiệu quả hơn nữa, thấy hôm nay mình nhắc được.

(17:04) Cái người nào mà sâu hơn nữa, tức là người ta đến cái chỗ người ta tịnh chỉ cái hơi thở, thì lúc bấy giờ người ta bảo “cái thọ im đi”. Người ta bảo như vậy, chứ sự thực ra người ta ra lệnh như vậy chứ người ta đang ở trên cái trạng thái nó tịnh chỉ hơi thở, người ta nhập vào trạng thái đó, cho nên trạng thái đó nó sẽ làm cho cái thọ tác động không được, cho nên nó không đau.

Mà nó không đau, trong khi đó người ta chỉ ở trong đó một thời gian là một giờ hoặc hai giờ, nhập định ở trong đó. Thì khi mà người ta xuất định ra, thì cái cơ thể nó sẽ tự ở trong cái sự ngơi nghỉ của nó, nó sẽ phục hồi lại cái chỗ bệnh, nó làm cho chúng ta hết bệnh.

Cũng như Thầy cũng đau thần kinh tọa chớ không phải là Thầy không đau, nhưng mà Thầy nhờ cái pháp hướng mà Thầy đuổi nó đi được, nhưng mà muốn đuổi như vậy Thầy cũng phải ở trong cái trạng thái đó chớ. Chớ còn trạng thái mà Thầy đang nói chuyện với quý thầy mà Thầy dùng pháp hướng thì nó không hiệu quả đâu.

(17:54) Coi như là chúng ta phải đạt được cái mức định nào thì chúng ta phải dùng cái pháp hướng ở mức định đó, nó mới sử dụng mới được.

Chẳng hạn là như bây giờ cái tâm của mình đó, nó chưa, mình chưa có cái đời sống đúng giới luật, mình còn thèm ăn thèm uống, mình còn thích nói chuyện, mình còn này kia nọ, thì mình bảo: “Cái tâm như cục đất, đừng có tham, sân, si!”, thì chắc chắn là cái hiệu quả nó không có đâu.

Nhưng mà mình sống đúng cái đời sống giới luật đức hạnh, thiểu dục tri túc rồi, thì lần lượt mình tu tập, mình nhắc cái tâm của mình nó đoạn dứt tham, sân, si thì nó lần lượt nó nín.

Bởi vì cái trạng thái mà chúng ta đã sống đúng giới hạnh, đã ly dục, ly ác pháp, đã thiểu dục tri túc, đã phòng hộ sáu căn tất cả, thì chúng ta hướng tâm, thì khi mới đầu, thì nếu mà chúng ta mới tập sống như vậy, thì nó còn những cái khổ đau của cái lối sống đó.

Như bây giờ chúng ta ăn ngày một bữa, thì sáng chúng ta thấy đói, chiều chúng ta thấy đói, thì lúc bấy giờ chúng ta cũng chưa có hiệu quả mà nhắc nó hết tham, sân, si đâu.

Cho nên sau khi mà chúng ta thuần được ở trong cái cảnh ăn ngày một bữa mà không thấy đói, không thấy thèm muốn ăn gì nữa đó, thì bấy giờ chúng ta tu nhắc cái tâm đừng có tham, sân, si nữa, thì lần lượt nó giảm, nó có hiệu quả.

Đó Thầy nói, ở cái chỗ nào thì nó có cái trạng thái nấy, nó mang đến cho cái kết quả của chúng ta, nó tùy theo chỗ đó mà cái pháp hướng chúng ta sử dụng để nó trở thành một cái lực. Nhưng mà cái lực của nó phải từ ở chỗ cái tâm mà chúng ta được định tỉnh, thanh tịnh, thì nó mới có kết quả.

Chớ còn bây giờ có nhiều người nói: “Sao con hướng hoài mà nó cũng không được, nó không hết, nó không hiệu quả gì hết, nó không hết!”, mà mình không nghĩ là cái tâm của mình lúc bấy giờ nó đang ở chỗ cái định nào? Nó đang được ở những cái gì? Thì tức là trước cái chỗ hướng tâm đó, để đạt được đó, mà mình chưa thực hiện trọn vẹn cái pháp trước đó.

Đó thì, như vậy thì hôm nay Thầy nói để chúng ta biết, để mà chúng ta thực hiện cho nó đúng với cái cách thức tu tập.

5- QUÁN PHÁ CẢM THỌ TRÊN BỐN NIỆM XỨ

(19:47) Bây giờ Thầy xin nhắc lại cái bài Kinh Tứ Niệm Xứ:

Này các thầy Tỳ Kheo, như thế nào thầy Tỳ Kheo sống quán thọ trên thọ?

Bởi vậy cái phần này là cái phần rất là kỹ lưỡng các con. Trên thân rồi, bây giờ tới trên thọ, rồi trên thọ rồi trên tâm, rồi trên pháp, mỗi cái Đức Phật có giải thích, và đồng thời Thầy rút tỉa qua kinh nghiệm của Thầy, Thầy thêm để nó làm cho sáng tỏ những cái bài pháp này.

Bởi vì Tứ Niệm Xứ là cái chỗ quan trọng để mà giải thoát nó khỏi sanh, già, bệnh, chết, nó khỏi đau khổ ở trên đó đó, cho nên nó quan trọng. Cái bộ kinh gọi là Tứ Niệm Xứ là cái bộ kinh rất là quan trọng đối với cái đời người mà tu theo đạo Phật đó, chớ không phải thường đâu.

Cho nên ở đây thì chúng ta phải cố gắng mà lưu ý. Bởi vì trên cái thân là cái nhân tướng của thân, rồi cái hành tướng của thân, hành tướng nội, hành tướng ngoại của nó rồi, thì bây giờ tới cái thọ đây. Các thầy phải lưu ý về cái phần thọ, nhiều khi cái trí chúng ta không hiểu nổi nó đâu.

Này các thầy Tỳ Kheo, như thế nào mà thầy Tỳ Kheo sống quán thọ trên các thọ?

Này các thầy Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri tôi cảm giác lạc thọ.”

Đó thì trên cái thân này, ở trên cái cảm giác thọ của mình, khi mà lạc thọ, bây giờ thí dụ lạc thọ là cái gì đây?

Bây giờ Thầy đang nực nè, mà cơn gió nó thổi qua thì nghe mát, thì cái đó là cái cảm giác lạc thọ, mà cảm giác lạc thọ đó ai biết? Tôi biết cảm giác lạc thọ đó chớ ai! Người khác có biết được cái thân Thầy mát đó không?

Cũng như bây giờ Thầy bưng cái ly nước này, Thầy uống cái ly nước này, trong khi đó Thầy đang khát nước, thì Thầy uống, cái cảm giác của Thầy uống cái ly nước nghe nó đã khát, nó không còn khát nữa. Do đó cái cảm giác đó gọi là lạc thọ.

Cũng như bây giờ Thầy ăn một cái bánh, cái bánh đó nó làm cho Thầy thấy nó ngon, nó ngọt, nó thích thú ở trong đó, thì cái cảm giác nó ngon ngọt, thích thú đó gọi là lạc thọ.

(21:50) Mà ăn biết nó ngon ngọt, lạc thọ đó gọi là “tuệ tri cảm giác lạc thọ”. Nghĩa là mình làm cái đó, mình ăn cái đó, rồi mình biết cái đó, tức là ở trên cái chỗ thọ đó, quán thọ là cái chỗ mà mình biết được cái đó.

Còn bây giờ mình ăn mà mình không biết nó ngọt, nó cay đắng gì thì cái chuyện đó là không đúng.

Cho nên trong cái chuyện Tây Du Ký, Thầy thấy có cái người đệ tử của ông Tam Tạng là Bát Giới. Khi mà mấy cái người này họ đi hái trái nhân sâm họ ăn thì họ ăn từ từ, họ nghe mùi, nghe vị, đó là cách thức ăn ở trên thọ quán thọ đó.

Còn cái ông này, ổng kê cái ổng nuốt ọt cái mất, ổng không biết nó mùi vị gì, ổng nghe nói là trái nhân sâm là ngon, là sống trường sanh, là ổng kê vô miệng là ổng lật đật ổng nuốt, thành ra ông không biết ngọt hay chát, hay cay đắng gì trong đó hết. Cho nên ổng nuốt rồi ổng đòi hỏi, “Bây giờ mấy anh ăn nghe nó làm sao?” “Trời đất ơi, mày nuốt rồi còn cái gì đâu mà biết!

Cho nên ở đây, Thầy mới nói như này nè, trên thọ quán thọ tức là tuần tự ở trên cái cảm giác của lạc thọ chúng ta như thế nào, thì chúng ta biết rõ, gọi là trên thọ quán thọ.

Khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri tôi biết cảm giác khổ thọ”.

Nghĩa là bây giờ cái chân tôi nhức ở chỗ này, hay hoặc là nhức dưới ngón chân, tôi biết ở dưới ngón chân đó nhức, hay hoặc là nhức ở ngón tay, hay hoặc là nhức ở trên đầu, thì ngay cái chỗ nào tôi biết ở chỗ đó, rõ ràng là cái chỗ đó gọi là khổ thọ.

Còn bây giờ, nhức ở dưới ngón chân mà tôi nghĩ rằng nó nhức ở trên cái bắp đùi, thì cái đó là tôi chưa có cảm giác cảm thọ đúng chỗ, nó sai.

Cho nên đó gọi là “trên thọ quán thọ” để mà rõ thấu được cái lạc, cái khổ của nó.

Khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Bất khổ bất lạc thọ là như thế nào? Là nghĩa là bây giờ cái thân của tôi nó không có cái lạc, mà nó cũng không có cái khổ. Nó không đau nhức, mà giờ nó cũng không ăn bánh trái gì, nó cũng không thấy ngon thấy dở gì hết, nó bình thường. Cho nên đó là cái cảm giác bất khổ bất lạc thọ. Thì tôi cũng biết rõ cái cảm giác bất khổ bất lạc thọ đó, tôi rõ biết.

(23:58)Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất,

Ở đây Đức Phật muốn phân tích cho chúng ta thấy rõ nè.

“Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất”

Bây giờ thuộc về vật chất như thế nào? À, có một cái người họ co cái cây họ đánh vào mình, thì đó là mình cảm giác cái cây đánh vào mình có đau.

Mà nếu mà mình cảm giác một cái lạc thọ của một cái chất khác, người ta đem cho mình một cái ly nước uống mát, người ta đem cho mình cái ly sữa uống ngọt, hoặc là người ta cho mình cái bánh, đó là mình cảm cái giác vật đó nó ngon, nó ngọt như vậy, thì cái cảm giác đó ở trong cái thọ của mình, nó cảm giác được cái vật đó ngon.

Cho nên mình nói cái bánh này ngon, cái bánh này ngọt, cái bánh này cay, bánh này đắng, bánh này mặn…​ thì đó là mình cảm giác, cái cảm giác đó, biết được cái vật đó thuộc về cái vật đó, nó ngon ngọt cay đắng đó.

Tuệ tri tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất.”

Nghĩa là bây giờ có một người tu thiền, họ ngồi họ mới nghe trong cổ họ nó toát ra cái nước bọt nó ngọt, thì nó không ăn một cái cái bánh nào hết, cho nên từ ở trong cổ họ, họ nghe nó ngọt ngào trong đó, thì đó là cái cảm giác nó không thuộc về vật chất, mà nó lạc thọ không thuộc về vật chất.

Thí dụ như nó không có một cơn gió thổi qua, mà tui nghe trong thân của tui nó mát mẻ, do như vậy thì cái đó là cảm giác không phải thuộc vật chất, không phải là cái chất ở bên ngoài mà tác động vào.

Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc về vật chất…​”

Đó là hồi nãy Thầy nói, khi mà người ta đánh mình đó, thì mình biết đau đó gọi là khổ thọ. Hay khi mình ăn một cái bánh, mà cái bánh đó đắng, hay thiu, thì đó là cái cảm giác khổ thọ, cho nên mình nhả ra liền chớ mình không có nuốt vô. Thì trong khi đó tôi phải cảm giác, tuệ tri tức là tôi biết.

Tôi biết, tôi cảm giác cái khổ thọ thuộc vật chất, hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất.

Nghĩa là bây giờ, một cái vật gì đó mà nó không làm cho mình có cái cảm giác lạc, cũng như không có cảm giác khổ.

Thì ví dụ như bây giờ cái tờ giấy này, nó để trên cái tay của tôi, thì tôi không thấy không có cảm giác nó đau, cũng không có cảm giác gì nó đem đến hỷ lạc của nó hết. Như vậy là cái vật chất này nó không làm cho tôi cảm giác lạc thọ, cho nên nó không bị ảnh hưởng của khổ thọ và lạc thọ. Do đó thì nó phải nằm ở trong cái chỗ không lạc không thọ, không thọ lạc mà không thọ khổ.

(26:46)Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ, hay sống quán thọ trên các ngoại thọ.

Nghĩa là ở đây, Đức Phật nói ở trên đó để cho chúng ta biết cách thức mà chúng ta cảm thọ ở trên cái thọ. Biết đó để làm gì? Biết đó để chúng ta diệt nó, để chúng ta trừ nó bằng những cái pháp mà chúng ta đã đặt trên nó. Chớ không phải là biết nó mà chúng ta dứt nó được đâu, mà biết nó để mà chúng ta dùng cái các pháp khác để mà chúng ta làm cho ly những cái này nè, làm cho nó lìa nè.

Thí dụ như bây giờ Thầy đang có cái cảm giác biết rằng cái đầu của Thầy, ở trong nội thọ của Thầy, nó đang nhức ở trong này nè, nó đang đau trong này nè, thì bắt đầu bây giờ Thầy biết rất rõ như vậy, cái cảm giác rất rõ như vậy. Cho nên Thầy dùng cái pháp để Thầy đuổi cái thọ đó đi.

Như Thầy dùng nó để tịnh chỉ, coi như là xả khổ, xả lạc. Thầy xả khổ để cho nó hết cái đau đó đi, thì lúc bấy giờ Thầy phải ở trong cái trạng thái, phải nhập vào cái trạng thái của Tứ Thiền, tức là Thầy phải đem cái Tứ Thiền Thầy đặt ở trên cái chỗ cảm thọ đó, để làm cho nó diệt cái cảm thọ đó đi. Do đó Thầy không còn đau nữa.

Nghĩa là Thầy quét sạch cái khổ thọ đó trên cái Tứ Niệm Xứ, bốn cái chỗ này. Thân, thọ, tâm, pháp của Thầy, quét sạch nó ra, không có cho nó khổ thọ đó nữa, hay hoặc khổ lạc đó nữa.

Như vậy là vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ, hay sống quán thọ trên các ngoại thọ, hay sống quán thọ trên các nội thọ ngoại thọ.” Cả hai bên hết.

Đó thì, các con thấy rằng, trong cái bước đường tu tập của chúng ta đó, từ cái chỗ mà Đức Phật dạy chúng ta để mà biết những cái cảm thọ, từ cái cảm thọ trong thân, nội thân của chúng ta, từ cái cảm thọ vật chất ở bên ngoài tác động vào cái thân của chúng ta: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ.

Nghĩa là chúng ta quán nội thọ, quán ngoại thọ. Bây giờ ở ngoại thọ chúng ta nó như thế nào? Nó có cái cảm thọ như thế nào? Nó ngứa, tức là ngoại thọ đó. Mà bây giờ ở trong ruột chúng ta nó đang đau, hay hoặc tim chúng ta đang đau, thì đó là nội thọ đó, nội thọ ở trong thân của chúng ta.

Bởi vì ở trên thân nó mới có cái thọ, chớ không phải là cái thọ tự nó ở ngoài đó mà nó đau nhức ở ngoài được, mà nó phải ở trên cái, cái thọ khổ là ở trên (thân).

(29:12) Cũng như bây giờ ở trên cái thân này, về cái thọ mà chúng ta quán, thì cái thân này nó mới có cảm giác là thọ lạc, nó mới có mát mẻ ở trên cái thân. chớ không phải là ở ngoài cái thân này mà nó có cái cảm thọ, thì cái cảm thọ nó sẽ đặt ở ngoài cái hư không, hay hoặc đặt ở trên cái bàn, thì nó nhằm nhò gì ở đây mà chúng ta lại có cảm thọ?

Cho nên chúng ta biết nó ở bên trong, tức là những cái đau, những cái nhức nó ở trong xương, trong cốt chúng ta, nó không phải ngoài da. Mà ở ngoài da chúng ta có cái mụn ghẻ, nó lở nó loét, rồi nó đau nhức, tức là nó ở ngoại. Còn cái nội thì ở trong, như tim gan phèo phổi của chúng ta, nó đau nhức ở trong đó, hay ung thư trong bụng, thì đó là nó ở nội.

Cho nên cái thọ nó nằm ở đâu thì chúng ta quán theo nội, ngoại ở đó. Và bây giờ ở trong đau mà ở ngoài đau, thì đó là nội ngoại thọ.

Hiểu như vậy thì chúng ta biết, mà khi biết như vậy rồi thì chúng ta biết bây giờ cần phải dùng cái pháp gì để mà tống cái nội ngoại thọ này cho nó ra, để nó khắc phục được cái tham ưu, nó làm cho mình không có còn đau khổ nữa, chớ không khéo thì đau đớn thì mình phải khổ sở rồi.

Bây giờ Đức Phật dạy tiếp:

Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ.

Cái tánh của thọ nó sanh khởi. Bây giờ nó không nhức nè, nhưng mà mình biết rằng cái tánh sanh khởi của thọ nó sẽ, một lát nữa nó sẽ nhức. Thí dụ như bây giờ Thầy đặt thành cái ví dụ để cho quý thầy hiểu.

Bây giờ đó mình chéo chân lên mình ngồi kiết già nè, thì quý thầy sẽ biết rằng cái tánh sanh khởi của cái thọ, nó sẽ ở trên cái chỗ ngồi kiết già này, là hai cái chân này nó sẽ bắt đầu nó tê nè, rồi nó thấy nhức nè, nó sẽ sanh khởi.

Do đó mình ngồi, bây giờ thí dụ như một người ngồi ba mươi phút, mà bây giờ mình ngồi lên ba mươi phút tới một giờ thì cái tánh sanh của cái thọ nó sẽ từ ở trên cái thân đó mà nó tiếp diễn nó sanh. Từ cái tê cho đến đau nhức, rồi từ cái tê đau nhức đó nó sẽ trở thành nóng, rồi nó giảm xuống, rồi nó tăng lên, thì tức là tánh sanh khởi của nó.

Có khi thì nó không đau, rồi có khi nó đau. Có khi mình chéo chân lên đau liền, mà có khi chéo chân lên không đau liền. Đó là cái tánh sanh khởi của thọ.

Hay quán tánh diệt tận trên các thọ

Nghĩa là sống quán tánh diệt tận ở trên các thọ, mình xem xét cái tánh diệt tận của nó. Bây giờ nó đau rồi nó lại hết đau.

Cũng như bây giờ đó, mình nằm đây, cái đầu mình nhức nè, rồi mình quán cái tánh diệt tận của nó, (31:43) thì mình xem thấy nè, bây giờ mình nằm yên ở trên cái tụ điểm của mình, tức là cái nơi mà tâm định đó, thì mình nằm yên trên đó, thì mình thấy nó lần lần nó giảm lần, giảm lần, giảm lần. Cái tánh mà nó diệt tận nó làm cho cái thọ không có khổ. Và cái tánh sanh khởi của nó, ngày càng nó đau nhiều nhiều lên, tức là cái tánh sanh khởi của nó.

Hay là sống quán tánh sanh diệt trên các thọ.

Nó sanh ra rồi nó diệt mất, tức là có khi nó đến nó đau mình, rồi có khi nó hết. Cũng như bây giờ nó đau cái bụng, nhưng mà lát nó hết, thì đó là mình quan sát cái tánh sanh diệt của các thọ. Như vậy để làm gì? Để cho mình biết nó là vô thường, để cho mình biết nó không phải thật, cho nên mình không bị chấp nó, mà mình không sợ.

Vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy.

Nghĩa là trên cái chánh niệm đó mình quan sát, mình thấy rất rõ, mình ở trong cái niệm đó mình biết từng cái sanh khởi, từng cái diệt của các thọ, từng cái cảm giác đối với cái vật chất ở bên ngoài, và đối với cái nội tâm, ngoại tâm của mình, tất cả những cái cảm thọ đó đều là mình biết rất rõ, và mình luôn luôn tập trung theo những cái trạng thái mà nó xảy ra của cái thọ đó.

Thì để làm gì? Để cho mình biết cái đó để cho mình phải sử dụng như thế nào, để mình làm cho nó thoát ra cảnh khổ của cái thọ.

Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước mọi vật gì ở trên đời này.”

Nghĩa là, do thấy như vậy để cho mình buông xả hết mọi vật, vì cái tánh sanh khởi như vậy, vì cái thọ như vậy, cho nên do vì vậy đó, mình chấp một cái vật gì trên đời, thì thử hỏi có làm cho mình không (có) hết tánh sanh khởi này không? Cho nên đó là cái sức quán của Định Vô Lậu.

Ở đây Đức Phật muốn tu diệt cái cảm thọ này là trên cái nhân tướng của thọ này, để mà chúng ta quán xét, để mà chúng ta hoàn toàn là tu tập cái Định Vô Lậu, để làm cho chúng ta không có bị dính các cái pháp khác của thế gian, không có bị chấp trước của cuộc đời này mà dính mắc để làm cho chúng ta đau khổ.

Này các Tỳ Kheo, như vậy là Tỳ Kheo sống quán thọ trên các thọ.

Đó thì, ở đây cái này là sống quán thọ trên cái thọ như vậy là tóm lược một cái bài này, để làm cho chúng ta quan sát được cái thọ của mình, và đồng thời khi đau, khi nhức, khi thế nào, thì mình đặt cái pháp đó mình sẽ đuổi nó ra, làm cho nó không còn đau nhức, không còn khổ sở ở trên cái thân thọ của mình nữa, nó làm cho mình không còn có cái cảm giác đau khổ đó nữa, làm cho mình không còn tham ưu, phiền não với cái thân đau khổ của mình nữa, nó làm cho mình trở về thanh thản, an lạc.

(34:24) Cho nên bây giờ đó, mình quan sát được từng cái tâm sanh khởi, cái tánh sanh khởi của nó, rồi do đó mình mới quan sát, từng đó rồi bắt đầu mình biết à đây như thế nào, thế nào, vì vậy mà bây giờ mình phải dùng cái pháp gì để mà tận diệt nó, để mà ly nó ra cho khỏi cái thân này?

Đó thì mình biết rõ được như vậy thì khi mà cái thọ của mình đến, bây giờ thí dụ như có một người nhức cái đầu, thì biết rằng cái đầu mình đang nhức “tôi nhức đầu tôi biết tôi nhức đầu” rồi. Vậy thì mình phải dùng cái pháp nào để cho hết nhức đầu đây? Mà cái sức định tỉnh của mình nó chỉ mới ở trong cái Định Niệm Hơi Thở có ba mươi phút thôi. Nghĩa là ba mươi phút không vọng tưởng chớ gì! Bây giờ các con sẽ đặt cái Định Niệm Hơi Thở.

Đây là Thầy dạy cách thức để mà chúng ta tu ở trên các pháp này. Mà cái sức của mình nó được ba mươi phút không có cảm thọ, vậy thì bây giờ mình mới gom tâm mình trên một cái tụ điểm của hơi thở. Rồi bắt đầu đó mình mới hướng tâm mình nhắc: “Cái tâm phải tập trung trong hơi thở!

Mặc dù cái đầu nó đang đau nè, nhưng mà mình bắt nó phải tập trung trong hơi thở, thì mình hướng tâm: “Cái thọ phải lìa khỏi cái thân này, không có được ở đây nữa!” Và đồng thời thì cái tâm của mình nó bám chặt ở trên cái tụ điểm của cái hơi thở đó, nó thở ra, thở vô, thở ra vô, nó cứ bám chặt, bám rất chặt, thì một lúc sau nó bám chặt như vậy, thì cái thọ lần lần, cái truyền lệnh của mình rồi, cái thọ nó lần lần lần lần nó đi.

Mà bây giờ nói thật sự ra, nếu mình không truyền lệnh thì cái tâm bị dao động, cho nên mình không có yên mà mình ở trong hơi thở. Mà mình truyền lệnh, mình tin rằng cái truyền lệnh của mình thì cái thọ này nó sẽ đi khỏi, nó không còn nhức cái đầu nữa. Do đó mình nỗ lực, mình an ổn, mình an tâm mình tu tập, mình an tâm mình nằm yên, mình không bị dao động.

Do đó chỉ trong vòng một phút cho đến năm phút là cái đầu mình không thấy đau nữa. Bởi vì mình nằm đó, chớ còn mình nằm chỗ khác là mình bị đau hoài không hết.

Đó là cách thức của Thầy để mà chỉ cho cái người mới có nhiếp tâm được ba mươi phút cũng có thể xả thọ được, nhưng mà xả thọ được đó nó cũng phải kéo thời gian từ năm mười phút nó mới hết cảm giác đau. Còn không thì nó đau ít ít, nó đau nhẹ hơn, nó không có đau quá đau. Vì cái tâm mà bám chặt ở hơi thở thì nó làm cho cái trạng thái đau nó nhẹ xuống, nó không còn đau nữa.

Cho nên cái sức định chúng ta càng cao thì cái thọ này nó không có làm cho chúng ta thấy đau, vì cái sức định của chúng ta nó đang ở trong cái ba mươi phút, mà chỉ nhiếp ở trong hơi thở đó, thì nó còn đau rất nhẹ, nó không có đau nhiều nữa.

(36:49) Và đồng thời thì nếu mà chúng ta bám chặt thì nó cũng sẽ hết đau. Và nếu mà chúng ta có xả ly được các ác pháp, thì cái chỗ này chúng ta hướng tâm, mặc dù là bây giờ có ba mươi phút ở trong hơi thở thôi nhưng mà nó vẫn cũng hết đau, là tại vì chúng ta xả được cái tâm thanh tịnh.

Đó là cách thức mà chúng ta tu tập để phá đi cái thọ ở trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Đó thì cái bài kinh này là cái mục đích để chúng ta phá thọ.

6- QUÁN XẢ TÂM TRÊN BỐN NIỆM XỨ

(37:12) Bây giờ tới cái bài kinh kế:

Này các thầy Tỳ Kheo, như thế nào là thầy Tỳ Kheo sống quán tâm trên tâm?

Hồi nãy trên thọ, bây giờ trên tâm.

Này các thầy Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo với tâm tham, tuệ tri, biết…​”

Tuệ tri tức là tôi biết đó

“…​biết tâm có tham.”

Nghĩa (là) tâm khởi ham muốn cái gì đó, thì cái vị Tỳ Kheo đó biết cái tâm mình còn ham muốn.

“Tâm không ham muốn thì vị đó biết tâm không ham muốn. Tâm có sân thì vị ấy biết tâm có sân. Tâm không sân thì biết tâm không sân. Tâm có si thì biết tâm có si. Tâm thu nhiếp thì biết tâm thu nhiếp”.

Nghĩa là bây giờ mình thu nhiếp, nhiếp cái tâm mình ở trong hơi thở thì mình biết nó đang thu nhiếp được hoàn toàn, thì rõ ràng là mình đang biết.

Tâm tán loạn thì biết tâm tán loạn.

Nghĩa là tâm mình nghĩ cái này, nghĩ cái kia, nghĩ cái nọ, nó nghĩ đủ thứ hết, nó liên tục, từ cái này rồi nghĩ tới cái khác, thì mình biết cái tâm của mình đang tán loạn.

Hay với tâm quảng đại thì biết tâm quảng đại, tâm không quảng đại thì biết tâm không quảng đại. Tâm hẹp lượng thì biết tâm hẹp lượng. Tâm hữu hạn thì biết tâm hữu hạn. Tâm vô thượng thì biết tâm vô thượng. Tâm có định thì biết tâm có định. Tâm có tỉnh thì biết tâm có tỉnh. Tâm có tuệ thì biết tâm có tuệ. Tâm không định thì biết tâm không định. Tâm có giải thoát biết tâm giải thoát. Còn tâm không giải thoát thì biết tâm không giải thoát.

Đó là trên cái tâm của mình, mình biết từng cái tâm của mình nó như thế nào. Bây giờ tâm mình qua cái thọ nó không đau, thì mình biết nó không đau, mà qua cái thọ mình biết nó có đau thì mình biết nó có đau, tức là trên tâm mình quán được cái tâm.

Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm, hay sống quán tâm trên ngoại tâm, hay sống quán tâm trên nội ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm.

Nghĩa là nó muốn sanh khởi một cái niệm nào đó, thì cái tánh sanh khởi của nó, nó cũng sẽ báo trước cho chúng ta biết như thế nào. (39:27) Thì do đó nếu một người tu tỉnh thức thì chúng ta thấy rất rõ ràng cái tánh sanh khởi của nó.

Và khi mà chúng ta quán như vậy thì cái tánh sanh diệt, tức là nó sanh ra rồi nó diệt, thì chúng ta cũng thấy:

Hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm.

Có tâm đây vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời này. Này các Tỳ Kheo, như vậy là Tỳ Kheo sống quán tâm trên tâm.

Ở đây cái tâm của chúng ta nó nghĩ ngợi, nó làm cái gì, nó khởi niệm gì chúng ta cũng đều biết nó hết, cho nên chúng ta lúc nào cũng chánh niệm tỉnh thức ở trên những cái niệm của nó. Cho nên như vậy là chúng ta đâu có ức chế nó chỗ nào đâu? Các thầy thấy.

Mà khi nó có những cái niệm đó, nó không đúng, nó là ác pháp, thì chúng ta sẽ đoạn dứt liền, nó là thiện pháp thì chúng ta tăng trưởng. Mà nó không niệm gì hết tức là nó ở trong Thập Thiện. Mà Thập Thiện thì chúng ta biết nó là Thập Thiện, vì vậy mà chúng ta cũng vẫn tăng trưởng, tức là vẫn kéo dài cái trạng thái đó ra. Mà bây giờ nó có cái niệm tốt, tức là thiện, thì chúng ta tăng trưởng cái niệm đó lên cho nó tốt. Thì cái sự suy nghĩ như vậy đó, gọi là Tầm, Tứ.

Cho nên cái người mà nhập Sơ Thiền ly dục, ly ác pháp thì có Tầm có Tứ chớ đâu phải hết. Cho nên cái niệm thiện nó có khởi, vì vậy mà chúng ta đâu có ức chế hoàn toàn là cái tâm chúng ta chẳng niệm thiện niệm ác đâu? Cho nên nó vẫn thản nhiên, thanh thản.

Còn (cái) này quý thầy không hiểu, mà quý thầy tu giống như là cái người Thiền Đông Độ, suốt ngày để cho nó miên mật không có một niệm gì xen vào trong đầu của mình hết, thì tức là quý thầy đã tu sai rồi. Cho nên nó rối loạn quý thầy, nó làm cho quý thầy, nó đánh cho quý thầy đủ cách hết, để rồi nó làm cho quý thầy loạn tưởng.

Chớ còn cái này tự nhiên, mình sống tự nhiên không có gì hết. Bây giờ niệm thiện tôi biết niệm thiện nè, mà tâm tôi có sân tôi biết nè. Tâm sân thì tôi phải tu pháp gì để cho tâm tôi hết sân nè, tôi phải quán nè, phải như thế nào nè, để chừng một chút xíu là nó hết sân, chớ không phải để kéo dài một ngày, hai ngày!

Đó là mình biết rõ được tâm của mình như vậy. Cho nên gọi là “trên tâm quán tâm”, là quán sát cái tâm của mình, từng phút từng giây như vậy, nghĩa là mình phải tỉnh giác ở trên cái tâm của mình như vậy. Mà tỉnh giác như vậy thì không có nghĩa là ức chế.

(41:13) Cho nên mình có Tầm mà, có Tứ, có suy nghĩ mà, có hiểu biết, để rồi từ đó mình biết, à bây giờ tâm mình còn sân nè, thì mình phải tu cái pháp nào? Vậy thì bây giờ nó sân cái chuyện gì? Mà sân cái chuyện đó mình chưa có thấu rõ thì mình phải đem cái (Định) Vô Lậu quán xét, mình quán xét vô, thì mình thấy rõ rồi thì mình xả tâm ra.

Mình xả tâm ra thì nó không còn giận nữa, nó hết giận rồi, mình nó hết giận rồi thì mình biết tâm mình không sân. Tâm mình không sân thì bây giờ nó đang an, an thì mình đang giữ cái an đó, nó không còn niệm gì nữa thì thôi.

Mà nó có niệm gì khác, mình nói “Niệm này thiện thì nên tăng trưởng!”, mình suy tư cái niệm đó, quán xét cái niệm đó. Như vậy là suốt ngày mình thấy mình ở trong cái lành thôi.

Còn bây giờ nếu mà nó có cái niệm gì mình lo lắng, mình bận rộn đến cái đời sống vật chất, ăn uống cái này kia, đó là niệm ác hết. Còn nếu mà cái niệm thiện là cái niệm gì mà làm cho người khác không khổ, làm cho người khác được hạnh phúc, được an vui, thì đó là niệm thiện. Mà niệm gì mà đem lại cho mình khổ thì cái niệm đó là ác niệm.

Mình lo lắng không biết mấy đứa con bây giờ nó làm ăn như thế nào, như vậy là nó sẽ nghèo khổ hay hoặc là nó sẽ bán tiệm nó đi. Mình ngồi đây thí dụ mình lo vậy, tức là mình bị niệm ác rồi, cho nên ngay đó là mình biết cái tâm mình nó đang khởi niệm ác. Vì vậy đó mình phải diệt nó đi bằng cái định gì?(43:02) Tức là cái tâm niệm của mình ngay đó là mình phải biết dùng cái pháp nào để mà đoạn dứt nó.

Biết áp dụng như vậy thì cái kết quả của quý thầy, của các con sẽ được giải thoát, mà hằng ngày sống như một người bình thường mà tâm hồn thanh thản, an lạc, đâu có chuyện gì mà xen vào trong cái đầu mình được.

Cho nên mình tu mà coi như là không tu gì hết, coi như bình thường, mà ai chửi ai mắng ai gì cũng không giận hết. Thì như vậy là rõ ràng mình đã biết được cái tánh sanh khởi của cái tâm của mình rất rõ.

Cho nên khi có người ta nói nặng lời nói, hay nói gì đó, mà ngay đó là mình đã biết được cái tâm của mình, cho nên mình chặn đứng ngay liền bằng cái pháp mình đã học, mà Thầy đã dạy năm rồi.

7- ĐOẠN DIỆT THAM, SÂN TRIỀN CÁI TRÊN BỐN NIỆM XỨ

(43:39) Bây giờ chúng ta lại học kế một bài nữa. Bây giờ thân, thọ, tâm rồi bây giờ tới bài kế nữa là pháp.

Này các thầy Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các thầy Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.

Nghĩa là năm triền cái là một cái pháp, các con hiểu chưa? Đây là pháp, là lời của Phật dạy, năm cái này là năm cái khổ, năm cái triền cái này là năm cái màn ngăn che làm cho mình không thấy đúng sự thật, làm cho mình đau khổ đây.

Đó là, đối với bây giờ trên cái pháp năm triền cái này, mình mới quán xét nó. Mình mới quán xét để coi như là mình xé cho tan nát cái ngăn che này đi. Đó là trên pháp mình quán pháp. Thì như vậy là các pháp, như cái bàn, cái ghế nó là các pháp đó.

(44:46) Mà bây giờ các pháp mà lời Phật của dạy chúng ta tu hành, thì như năm triền cái này cũng là pháp. Mà năm triền cái này, chúng ta đã quán sát ở trên năm cái pháp này để chúng ta thấu rõ nó, nó ngăn che chúng ta như thế nào, để từ đó chúng ta bứt xé nó, bỏ nó đi, không có để cho nó ngăn che nữa.

Thì bây giờ chúng ta lấy pháp của Phật mà chúng ta quan sát lại pháp, dùng cái tâm của chúng ta mà quan sát lại những cái lời của Phật dạy, tức là các pháp của Phật.

Này các thầy Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?

Này các thầy Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri nội tâm có ái dục, nội tâm không ái dục tuệ tri nội tâm không ái dục”.

Nghĩa là, Đức Phật (nói) Ngũ Triền Cái như thế nào? Tham, sân, si, mạn, nghi. Mà tham ở đây, nó thuộc về ái dục, thì bắt đầu bây giờ trên cái thân tâm của mình đây, mà nó có một cái niệm khởi lên về ái dục, thì tức là mình biết cái tâm của mình nó có ái dục. Mà tâm của mình bây giờ nó không có khởi cái niệm ái dục thì mình biết rằng tâm không ái dục. Cho nên “nội tâm tôi biết không ái dục.”

“với ái dục chưa sanh nay sanh khởi”, thì từ cái chỗ mà hồi nãy nó không sanh mà bây giờ nó khởi sanh ra cái tâm niệm ái dục, cho nên bây giờ mình cũng phải biết, với cái ái dục nó sanh khởi, nó đang sanh khởi thì mình biết nó đang sanh khởi.

Và bây giờ mình lại biết ái dục đã sanh nay đã được đoạn diệt. Cái tâm sanh khởi đó bây giờ mình dùng cái Định Vô Lậu mình quán xét, cho nên cái tâm ái dục đó nó được đoạn diệt thì mình cũng biết rằng cái tâm ái dục đó đã được đoạn diệt.

Và mình biết như vậy thì đó là mình quán, mình quán cái pháp gọi là tham, sân, si đó. Tức là trên các pháp đó nó bị đoạn diệt rồi, nó không có còn là ái dục nữa. Cho nên do tu cái Định Vô Lậu đó mà bây giờ cái ái dục đó bắt đầu nó đã…​

(Xem tiếp ở Pháp hành 19)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy