00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 02 - ĐẠO LỰC CỦA TÂM THANH TỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [47:49]

1- NHỮNG CÂU HỎI CỦA CÔ ÚT

(00:00) Các con biết, người ta đi học để cho người ta hiểu Phật pháp, gọi là học tuệ trước, tu tuệ trước. Rồi kế đó người ta hiểu rồi, bắt đầu người ta tu thiền định. Khi người ta tu thiền định được rồi thì cái giới luật người ta mới nghiêm chỉnh. Còn bây giờ thì người ta đang học, thì người ta chưa có nghiêm chỉnh giới luật. Rồi người ta đang tu thiền định thì người ta cũng chưa có nghiêm chỉnh được giới luật. Phải không?

Cho nên cái này, hầu như là cô Út đã tiếp duyên khác với mọi người. Cho nên gặp cái trường hợp người ta nói tui tu, tui phải học hành, tui phải hiểu giáo lý của nhà Phật, thì đó là trí tuệ của chúng tôi. Do tui hiểu biết, tui mới ngăn chặn được cái lòng tham sân si của chúng tôi.

Còn cái này lấy giới luật, bây giờ tu ở giới luật như vậy, thì bắt đầu vô những giới luật khép chặt mình trong kỷ luật như vậy, thì hóa ra là mình khổ hạnh, mình ép xác mình, cho nên nói mình tự làm khổ mình. Cho nên do cái chỗ mà người ta hỏi, người ta nói như vậy, vì vậy mà cô Út hỏi lại Thầy, để Thầy được giải thích cái chỗ này, cái sai cái đúng ở chỗ người tu tập này đúng hay sai.

Câu hỏi:

“Tại sao con từng đập phá tâm tham sân si của mọi người để cho họ được giải thoát. Thế sao họ lại oán thù con?”

Đó là một cái câu hỏi, nghĩa là gặp chuyện gì là cô Út cô đập, cô làm cho người ta nổi sân lên, để rồi từng đó người ta thấy được tâm tham sâm si của người ta, để người ta xả, người ta bỏ, thế mà bây giờ người ta lại oán thù mình. Đó là những cái điều mà cô đã gặp phải.

Cho nên cô hỏi Thầy:

“Câu 8. Bạch Thầy, con thường dạy mọi người xả tâm tham sân si, họ lại bảo con dạy sai, không đúng với Thầy.”

Nghĩa là cô Út cổ dạy bảo phải xả tâm, chớ đừng có tham sân si, thì có người lại nói cô dạy đó sai, không đúng với Thầy, Thầy dạy khác.

(2:08) Thì đó là những cái lý để mà cô hỏi ra để cho biết, trong khi cô hướng dẫn, cô bị người khác nói cô dạy sai, mà cô thì mục đích cô nhắm vào chỗ tham sân si để xả cái tâm đó ra, hay hoặc là mọi sự kiện mà xảy ra làm cho cái tâm cái người ta lo, người ta buồn, người ta khổ, thì lúc bấy giờ đó, tìm mọi cách để cho người ta xả cái đó ra, thì nó không có giống cái pháp hành của Thầy dạy. Như thế nào đó, thì người ta nói dạy như cô Út không có giống Thầy.

“9. Con thường khuyên mọi người đừng có ngồi nhiều, vì ngồi nhiều giống như con cóc, chẳng có ích lợi gì cả. Vậy có đúng hay là sai?”

Nghĩa là cô Út thấy ai mà ngồi nhiều thì cô khuyên đừng có ngồi nhiều, mà lo xả cái tâm đi, ngồi nhiều nó không có ích lợi. Do đó thì có nhiều người cho rằng ngồi nhiều nó mới đạt được thiền định, mà không có ngồi thì nó không có đạt được thiền định. Do vì vậy cô mới đặt ra câu hỏi cổ hỏi Thầy.

Thầy sẽ lần lượt trả lời những cái câu hỏi này để cho các con, cũng như là trả lời cho các con, hai cái câu hỏi của cô Út, mà trả lời cho các con toàn bộ để các con hiểu được cái câu hỏi đó nó có cái nghĩa lý gì, đúng hay sai trên con đường tu tập của mình.

2- TỨ CHÁNH CẦN VÀ CÁC PHÁP TRỢ DUYÊN

(3:30) Đó thì hôm nay thầy xin nhắc lại một lần nữa là dụng cụ, là cái phương pháp đầu tiên để cho chúng ta thực hiện thiền định đó là Tứ Chánh Cần. Thì Tứ Chánh Cần thì chúng ta phải ở trên thân, thọ, tâm, pháp là bốn cái chỗ xứ, bốn cái nơi xứ sở của Tứ Niệm Xứ mà tu tập cái Tứ Niệm Xứ này cho thanh tịnh.

Vì vậy chúng ta lấy Thập Thiện và thập ác chúng ta căn cứ ở trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta mà chúng ta thực hiện Tứ Chánh Cần ở đó. Vì Tứ Chánh Cần dạy chúng ta biết hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây, phải siêng năng cần mẫn ngăn chặn không cho các pháp ác và đoạn dứt các pháp ác, luôn luôn sanh khởi, giữ gìn sanh khởi các pháp thiện, và tăng trưởng các pháp thiện, không để các pháp ác xen vào. Đó là Tứ Chánh Cần ngay trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện.

Và đồng thời thì chúng ta lại thực hiện Chánh Niệm Tỉnh Giác để trợ duyên cho Tứ Chánh Cần thực hiện các pháp thiện mà diệt trừ các pháp ác. Tu Định Niệm Hơi Thở cũng là trợ duyên cho Tứ Chánh Cần. Tu Định Vô Lậu cũng là trợ duyên cho Tứ Chánh Cần để thực hiện đoạn dứt các pháp ác, viễn li các pháp ác, xa lìa các pháp ác, tăng trưởng nuôi lớn các pháp thiện, sống mãi trong các pháp thiện.

Đó là những cái pháp mà hiện giờ hầu như là các con cũng như quý thầy, người nào cũng đã thông hiểu và đã từng tu tập những cái pháp đó hết rồi, biết cách thức tu, biết cách pháp hướng rồi, người nào cũng thông suốt hết rồi.

Chỉ cần siêng năng, nỗ lực, tu tập Tứ Chánh Cần, thì trong đó thực hiện Định Sáng Suốt, Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì chúng ta đã thực hiện trọn vẹn Tứ Chánh Cần. Có như vậy thì các thầy sẽ sớm thành tựu được đạo giải thoát của đạo Phật.

3- CÂU PHÁP HƯỚNG CÓ HIỆU QUẢ LÀ DO TÂM THANH TỊNH

(5:45) Kế tiếp thì bây giờ thầy sẽ trả lời cho cô Diệu Hảo:

Trong những ngày gần đây thì con tu tập tốt, là không có niệm vọng tưởng trong cái Định Niệm Hơi Thở. Kế tiếp để mà phá âm thanh, thì như cô Út dạy rất đúng, là vì bám cho chặt trụ điểm, bám cho chặt hơi thở, tâm càng bám chặt thì âm thanh nó sẽ lần lượt nó sẽ mất.

Và đồng thời nếu mà tu được cái tâm tham, sân, si, không còn phiền não, không còn lo lắng gì hết, ác pháp không còn có nữa, thì con chỉ cần bảo cái tai, hay là cái nhĩ thức: “Phải quay vô trong, không có nghe âm thanh ngoài, tuyệt đối là không được nghe!” con chỉ ra lệnh như vậy là nó không còn nghe đâu.

Thầy nói thật, khi mà cái tâm thanh tịnh rồi thì con không cần phải bám cho chặt cho lắm gì nữa, con chỉ ra lệnh bảo: “Lỗ tai không có được nghe âm thanh, quay vô trong, nghe hơi thở ra vô thôi!” Con bảo sao thì nó làm vậy. Thì khi như vậy là con mới biết được cái đạo lực của con hiệu quả là do cái tâm thanh tịnh.

Còn bây giờ bảo là phải bám cho chặt, ôm cho chặt cái tụ điểm, để cho cái tâm, cái lỗ tai, cái nhĩ thức nó đừng có xiên ra ngoài, bám càng chặt thì nó không nghe, nhưng nó rất là mỏi mệt vì phải bám chặt, lơ lỏng là âm thanh tác động vào liền.

Còn nếu mà nỗ lực thực hiện Tứ Chánh Cần thì nó không cực đâu. Khi mà ác pháp không còn trong tâm con rồi, nó thanh tịnh rồi, con chỉ cần ra lệnh bảo nó không nghe là nó không nghe, bảo nó đừng có nghe âm thanh là nó không có nghe, trời sét nó cũng không nghe nữa chớ đừng có nói chi mà ếch nhái, ễnh ương kêu đâu.

Trời mưa hồi nãy rầm rầm như vậy đó, mà ngồi thiền bảo cái lỗ tai “Đừng có nghe trời mưa, đừng có nghe tiếng mưa rơi!” thì nó sẽ không nghe, nó nghe trong một trạng thái vắng lặng. Đó là chỗ mà con nỗ lực hơn một chút nữa để cho cái đạo lực nó thực hiện ở trong cái thanh tịnh tâm.

Còn bây giờ thì con khá, là vì có phần xả tâm, cho nên con nhiếp tâm, ức chế trong cái Định Niệm Hơi Thở, nó làm cho con thấy rằng không có cái vọng tưởng, tức là cái tạp niệm xen vào.

Và ở đây, ngay khi mà con vừa bám chặt vào cái tụ điểm để cái lỗ tai nó không nghe, mà hễ nó vừa muốn không nghe, nó vừa muốn hết nghe thì con rơi vào cái trạng thái coi như là nó lặng quá lặng. Nó lặng quá cho nên nó hết nghe. Vì vậy mà cái tỉnh thức của con nó chưa đủ, nó chưa đủ cái tỉnh thức. Do như vậy thì con phải tập cái tỉnh thức nhiều hơn. Tỉnh thức nhiều hơn con phải tập như thế nào?

Thí dụ như mà Minh Tông đã nói, khi mình muốn ru cho sáu cái thức của mình nó ngủ, thì như một người mẹ mà ru con, con nó ngủ không khéo rồi người mẹ cũng ngủ theo. Mà đúng vậy. Sáu cái thức của con sắp sửa ngủ thì cái tâm thức của con nó cũng lần nó lặng mất đi. Cho nên ở chỗ này con phải khéo mà hướng tâm tác ý ra thì nó mới không ngủ, chớ còn không khéo thì nó sẽ mất.

(9:11) Cho nên ở đây con diễn tả những cái lần mà nó bị như vậy đó, thì con cứ nhớ rằng: khi mà cái tâm nó bám chặt, âm thanh nó văng vẳng nó gần như hết muốn nghe, thì thường xuyên mình nhắc, cho đến khi mình nhắc mà tai không còn nghe nữa, mà tai không còn nghe tức là nó đã phá âm thanh.

Nhưng cái mấu chốt, cái cốt lõi mà để cho thực hiện cái âm thanh không còn nghe nữa đó, thì cái tâm thanh tịnh của con phải thực hiện toàn bộ thiện pháp, không được ác pháp xen vô.

4- NHẦM LẪN GIỮA THIỆN PHÁP VÀ ÁC PHÁP

(9:43) Như hồi nãy Thầy đã diễn tả về những cái ác pháp, nhưng mà từ những cái thiện pháp, mà từ lâu người ta không có ngờ. Người ta không có ngờ được, người ta cứ nghĩ những cái điều kiện đó là nó thiện pháp chớ không phải ác pháp. Nhưng mà khi một cái tâm mà khởi nghĩ lo lắng một cái điều gì cho những người thân của mình, thì đó là ác pháp chớ không phải là thiện pháp đâu.

Sau này khi mà Thầy viết ra thành cái giáo án, thành pháp hành đó, Thầy đem nhiều cái ví dụ này, ví dụ nhiều cái ác pháp này mà người đời, cái người mà chưa tu người ta lầm tưởng đó là thiện pháp. Thầy sẽ đem nhiều, tức là Thầy moi trong đầu Thầy ra, Thầy nghĩ tất cả những cái nào mà gọi là ác pháp, mà thuộc về cái tâm tham ái của chúng ta, thì Thầy moi ra, Thầy nêu lên tất cả những cái pháp ác đó. Còn ở đây Thầy chỉ nói một số ít như vậy thôi. Rồi Thầy sẽ viết ra, Thầy sẽ nói cái này rất nhiều, để chúng ta biết đó là ác pháp chớ không phải là thiện pháp.

Bởi vì cái này, cái dễ lầm lẫn của chúng ta, lầm lẫn thiện và ác. Mà cái lầm lẫn này là tại vì cái vô minh, cho nên chúng ta không hiểu nó được, tưởng nó là thiện nhưng mà không ngờ nó không phải thiện, nó là ác. Cho nên nó nuôi sống cái lậu hoặc, nó làm cho chúng ta lậu hoặc còn hoài mà không hết, nó không thể nào dứt được. Đó. mà hễ không dứt được lậu hoặc thì làm sao tâm cho thanh tịnh?

5- NỖ LỰC TU TẬP SIÊNG NĂNG MỚI ĐỐN SẠCH ĐƯỢC LẬU HOẶC

(11:17) Các con nhớ rằng cái lậu hoặc cái gốc nó rất lớn, cái đuôi chuột nó rất sâu, cho đến Tam Minh chúng ta thực hiện Lậu Tận Minh nó mới đoạn dứt được cái gốc chớ không phải thường. Còn nhánh lá của lậu hoặc nó rất nhiều. Chúng ta đốn ở bên đây rồi thì ở bên đây nó mọc lên, bên đây qua bên đây chặt bên đây thì bên đây nó mọc lên, nó cứ như vậy nó cứ lên hoài không có chịu hết.

Cho nên nếu mà không có Tứ Chánh Cần siêng năng mà chặt hàng ngày, hàng giây, hàng phút, thì bên đây chúng ta vừa làm xong, bởi vì làm mà kiểu làm biếng, cho nên chặt bên đây vừa xong thì bên đây nó lên rồi!

Còn làm mà làm siêng ấy, thằng bên đây nó chưa lên, bên đây người ta chặt xong rồi, thì bên đây chúng ta qua chúng ta vạt thêm vỏ nó nữa thì nó còn đâu chỗ nào nó lên. Còn bên đây mình chặt vừa xong nhánh thì bên đây nó lên nhánh, lo trở lại mà chặt nhánh bên đây thì bên đây cái da bên đây nó lại lên nữa rồi. Đó là tu kiểu làm biếng.

Còn tu mà kiểu làm siêng, kêu là cần, Chánh Cần ấy, Chánh Cần là siêng năng dữ lắm đó, chặt bên đây nó trụi xuống hết mà bên đây nó chưa có lên cái, ló được cái nhánh nào hết, cho nên qua bên đây còn cái nước là mình vạt vỏ nó, vạt cái vỏ xung quanh cái nhánh này đi. Vạt riết cái vỏ nó tuột xuống hết, do đó nó không còn da nữa thì tức là nó phải hết lên.

Còn đằng này mình chặt ở bên đây rồi, thì qua bên đây chặt, thì bên đây cái da này nó bung cái nhánh nó lên. Mà mình chặt theo kiểu làm biếng thì cái da này nó lên lại nhánh lên cao nữa, bởi vì bên đây chưa chặt xong thì làm sao chặt bên đây được, cho nên chờ chặt bên đây rồi qua bên đây, nó cao lên quá rồi.

Bây giờ mới chặt nữa thì bắt đầu bên đây nó lại lên nữa, cái kiểu mà chặt bên đây được rồi thì bên đây nó lại lên nữa rồi, cứ chặt hoài nó không hết. Kêu là tu làm biếng, phải không?

Chớ tu làm siêng, như Mật Hạnh mà làm siêng ấy bây giờ nó chặt sạch rồi, nó bứng luôn cái gốc rồi! Bây giờ đó thôi thật sự, nếu mà nó đi chơi kể như nó hô bay là nó bay trên mây xanh nó đi khắp cùng bốn biển, chớ đâu phải còn mà cưỡi xe honda mà chạy chở Thầy như hồi sáng này đâu, phải không?

Nếu mà siêng năng thì bây giờ nó xong mất rồi, không có còn vậy đâu. Và bệnh nó biểu hết bệnh thì khỏi cần mà phải uống thuốc gì hết, không có tốn tiền gì hết, vô cái truyền lệnh của nó mà. Bởi vậy mới làm chủ được sanh, tử, lão, bệnh chớ, còn nếu không có, mà hết bệnh mà nó không hết thì tu làm chi cho uổng!

Thầy nói thật, bây giờ mình đau mà mình bảo nó không hết, thì mình tu làm chi cho uổng. Mình bảo nó hết bệnh, nó phải nghe theo hết bệnh, thì mình mới tu chớ! Cho nên mình mới làm chủ được bệnh chớ, mình làm chủ được sống chớ, mình làm chủ được lão chớ, mình làm chủ được chết chớ, đó là những cái mục đích mà chúng ta nhắm đến chỗ tu tập.

6- LÀM CHỦ THÂN TÂM TRƯỚC KHI LÀM CHỦ CÁC PHÁP BÊN NGOÀI

(13:54) Cho nên ở đây thầy nhắc Diệu Hảo đó, con tiếp tục nỗ lực xả tâm. Những cái duyên sự mà đến với con, Thầy thấy thật là ác pháp thiệt chớ không phải là thiện pháp đâu. Nó réo rắt, ở đây trốn nó, mà Thầy cho ra cái thất ngoài kia xa nó, thế mà nó còn kéo vô nó còn tới lui đủ thứ hết, đủ cách hết, nó không bao giờ nó yên được đâu! Thì các con biết là cái ác pháp nó dữ lắm chớ không phải.

Cho nên ở trên cái Tứ Niệm Xứ thì cái pháp chúng ta rất sợ. Thân chúng ta không sợ nè, thọ chúng ta không sợ nè, tâm chúng ta không sợ, mà pháp chúng ta rất sợ. Tại sao mà Phật không dạy pháp tu trước đâu, nếu mà thân chưa xong mà tu pháp thì kể như pháp dập chúng ta nhàu hết đâu có chịu nổi đâu. Pháp nó xâm chiếm, pháp ở trong thân nè, pháp ở ngoài nè, nó tác động.

Cho nên chúng ta phải tu thân trước nè, rồi cái thọ, cái thọ là cái cảm giác chúng ta, tức là cái nơi mà chúng ta tu thứ hai đó. Cái nơi thứ ba là tâm. Mà cái nơi thứ tư là cái nơi cuối cùng, là các pháp, bởi vậy Tứ Niệm Xứ các con thấy các pháp nó tu sau cùng.

Bởi vậy cho nên bây giờ đầu tiên chúng ta tu cái thân, là chúng ta trốn ở trong hốc, trong hang, chớ không có dám ló cái đầu ra. Mà ló cái đầu ra thì các pháp nó dập chúng ta xuống, coi như là nó dập chúng ta tan nát hết, làm gì chúng ta ngóc cái đầu nổi mà chúng ta giữ cái thân được.

Rồi bắt đầu bây giờ cái thân mới tu được yên chút, thì cái thọ nó đánh, đó Mật Hạnh nó bị cái thọ nó đánh, cái thân nó mới được yên quay vô chút, bắt đầu cái thọ đập thôi tan nát hết, chịu không nổi.

Đó, rồi bắt đầu cái thọ mà nó đập rồi thì biết cái tâm nó sao? Nó phóng, nó chạy tùm lum. Coi như nó chạy nó mừng coi như là được giải phóng nó rồi, nó chạy nó phóng vào cùng hết! Nó không có chỗ nào nó chừa, phải không các thầy nghĩ!

Mình tu vậy chớ lơ mơ chớ nếu mà cái thân mà nó chưa xong, cái thọ nó đánh mình được rồi, bắt đầu cái tâm nó phóng ra nó chạy, thôi không có phương nào nó dừng hết, chỗ nào nó cũng chui vô nó phóng ra hết!

Thì nó phóng để gì các thầy biết không? Nó phóng nó chạy theo các pháp. Cho nên chừng đó mình làm sao mà tu các pháp? Phải không? Cái tâm bây giờ nó quay vô rồi thì chúng ta mới tu được các pháp, mới làm chủ được các pháp. Cho nên nếu mà chúng ta không độc cư thì các pháp nó sẽ đánh chúng ta chịu sao nổi!

Cho nên đừng có nói rằng tui tu là tui giải thoát, tự tại vô ngại, đói ăn khát uống, đụng đâu cũng được hết, không có phòng hộ sáu căn, đi ngó qua ngó lại, ngó lên ngó xuống, gặp phụ nữ liếc lia liếc lịa, thì thử hỏi cái đó làm sao mà tu tập được gì? Không phòng hộ sáu căn thì tức là bị xâm chiếm hết, đâu có tu tập được. Cho nên tới cuối cùng các thầy thấy, sự tu tập rất khó chớ không phải dễ.

(16:37) Cho nên chúng ta phải phòng hộ, hết sức phòng hộ, giữ gìn, hết sức giữ gìn. Mà muốn phòng hộ, thiểu dục, giữ gìn được như vậy, thì phải sống ăn ngủ, độc cư, thì chúng ta mới làm chủ được chớ! Cho nên Thầy nói, khi mà Thầy biết được như vậy thì các thầy nghĩ, mười năm ở trong thất mà Thầy sống chui rúc, không có dám ló cái đầu ra, sợ đụng pháp chớ gì.

Nghĩa là không dám nói lời nói, không dám thấy mặt ai hết, coi như là mặt trời cũng không dám thấy nữa! Thấy mặt trời là cũng là cái tâm nó cũng phóng chạy theo mặt trời nữa chớ đừng nói chi mà nó chạy theo người ta.

Cho nên là suốt ngày cứ ở trong cái nhà vầy, nhốt mình cũng như là bị tù chung thân vậy, người ta nhốt mình ở trong hầm cột vậy, không có cho ra thấy mặt trời mặt trăng gì hết à! Thì như vậy là đủ biết rằng tu nó khó hết sức khó chớ không phải không, mà cái độc cư là nó phải giữ gìn như vậy, nó thực hiện được vậy.

Mà đầu tiên Thầy thực hiện cái pháp, giới luật thì nghiêm chỉnh, cái pháp thì nó không đúng, là vì nó không có cái pháp hành, nó không có cái chỗ mà tu đúng nó. Nhưng mà nhờ giữ gìn phòng hộ, thiểu dục tri túc, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, cho nên nó tránh xa, nó không phóng dật, chớ đâu có biết được cái pháp Tứ Chánh Cần mà giữ gìn tu tập các pháp ác như thế nào, các pháp thiện tăng trưởng như thế nào, đâu có biết. Chớ cỡ biết như vậy thì tu rất nhanh chớ gì.

Nhưng mà sau đó Thầy trở về Định Niệm Hơi Thở, Thầy thực hiện nó trong vòng sáu tháng là Thầy đã xong cái con đường tu tập của Thầy. Mà cái kia Thầy phải tốn hết chín năm trời mà nó cứ trượt lên trượt xuống hoài, nó không vô thiền định được. Thời gian quá dài, chín năm trời.

Còn bây giờ Thầy dạy các con đúng pháp nè, nếu mà các con nỗ lực từ trong ba tháng đến sáu tháng các con xong rồi.

7- TU CHO NHANH CÒN ĐI GIÚP NGƯỜI

(18:24) Các con xong rồi thì đi trợ giúp với Thầy để độ người khác. Bao nhiêu người người ta tu sai, người ta đang khổ sở, người ta không biết pháp tu, mà giờ cứ ngồi đây cứ tu hoài, ở ngoài kia người ta cũng chẳng biết gì người ta tu, thì Thầy đang mong, còn các con thì ngồi đó mà chơi, tu kêu là tu lười biếng.

Chứ Thầy nói thiệt là, tu kiểu mà không chuyên cần thì Thầy nói là quá uổng rồi. Còn tu mà siêng năng thì trong sáu tháng, thầy trò trợ nhau độ người khác. Biết bao nhiêu công việc chúng ta phải làm, đời xã hội biết bao nhiêu sự bất hạnh, rồi tu biết bao nhiêu sự tu sai!

Mà các con tu xong rồi, bên nữ cũng như bên nam, thầy đang mong chừng sáu tháng, bây giờ tới Tết xong rồi, Thầy điều khiển các con đi hướng dẫn mọi người tu hành, làm những công việc lợi ích cho xã hội, làm tất cả mọi công việc hết!

Chúng ta không phải là tu ích kỷ đâu, nỗ lực cho xong để mà chúng ta làm. Nhanh chừng nào tốt chừng nấy, Thầy đang mong chờ! Tuổi thầy thì cứ mỗi năm qua Thầy thấy Thầy già xuống chút, mà ráng, coi như là Thầy ráng để mà Thầy duy trì cái cơ thể Thầy để cho nó khỏe, chớ không Thầy cũng phải bỏ cái thân này Thầy đi lâu rồi, chớ không phải mới đây đâu.

Nhưng mà vì chưa, nhìn trước nhìn sau chưa có gì hết, mà cái Trung tâm An dưỡng Từ thiện của Thầy nó ra đời để nó thực hiện cái chuyên tu và cái trợ giúp cho xã hội, mà nó chưa được thực hiện được, cho nên cứ ngồi đây mà sống chờ đợi đám đệ tử của mình để cho nó tu, thì thử hỏi rằng không biết chờ chừng nào, mà cứ mong cho nó giữ cho đúng cái lời dạy mình.

Cho nên có lần các con có hỏi Thầy, tại sao mà mười mấy năm trời nay, tại sao cái pháp của Thầy dạy mà không có người tu chứng đó! Tại vì các con không có nghe lời dạy của Thầy! Cứ cái lời dạy của Thầy mà không giữ đúng. Thầy thì mong cho các con giữ cho đúng, thì các con thực hiện nhanh, để mà Thầy không còn chờ đợi. Còn các con mà thực hiện sai thì cái thời gian nó cứ dài hoài, dài hoài.

8- CÓ ĐƯỢC NƠI YÊN TĨNH ĐỂ TU HÀNH ĐÚNG CHÁNH PHÁP RẤT KHÓ

(20:17) Bên nữ thì thiệt ra Thầy nói thật sự, Thầy thấy cô Út thì quá khổ, mà nếu mà các con khép hết vào trong thất, thì mình cô Út mà đương đầu với một số người mà họ phá cái Tu viện này thì chắc chắn bên nam các con cũng không yên đâu. Nó say rượu rồi mà cô Út mà cản trở một mình cô Út cản trở không nổi. Nó đi tới đằng sau nó quậy các con cũng tùm lum ra hết.

Có một đêm chừng khoảng độ 12 giờ rưỡi, không biết mấy con có hay không, có một chú say rượu vô nằm ở ngoài đường, cái đường đi vô thất Út đó, nằm ngủ dài ở đó đó, say rượu. Đêm trước thì ông ta ngủ trước này, rồi chó làm dữ quá ông không dám ngủ đây nữa. Ông mới đi ra ở sau đó đó, ông mới nằm dài ở trên cái đường chỗ vô thất cô Út đó, ổng nằm dài ổng ngủ đó. Thầy đi ra Thầy nói: “Ua con rắn con gì mà lớn quá mà nó nằm đây!”

Thầy mới đi từ từ Thầy lại, Thầy mới rọi cái đèn. Mới đầu thì Thầy rọi Thầy nói con rắn, mà con rắn hai đầu, sao lại hai cái đầu đen thui mà cái mình trắng xát? Nhưng mà đi gần tới thì Thầy rọi đèn Thầy thấy là cái ông say rượu bữa hổm, ổng nằm đây ông ngủ.

Trời ơi ông nằm ngủ mà rủi ro ông chết thì mình sao đây! Thôi Thầy cũng không động ổng, kệ. Mà Thầy nghĩ rằng Út chắc ở trong thất chắc không hay, chớ phải hay Út cũng hoảng hồn! Đó là những cái mà nếu mà người khác mà người ta cứ vô đây phá vậy hoài thì mình không yên tu đâu, rất là khó.

(21:51) Vừa rồi ở bên đằng trước này có một cái cô ni nào đó đến đây cũng quậy, mà dữ tợn lắm, mà cả 3, 4 đứa tụi nó trợ giúp cô Út mới đẩy cô đó đi ra khỏi Tu viện, chớ không cô đó nằm vạ ở đây nữa cũng phải mệt lắm!

Các con thấy trong cuộc đời, muốn tạo cho cảnh yên tu nó khó lắm, mà một phút yên thì nó không phải dễ tìm. Thử các con đi về gia đình rồi các con tu tập, tìm cái phút yên khó lắm. Cứ được một, hai ngày yên, thì vài ba ngày sau thì nó lại có người đến động mình rồi. Cho nên sống độc cư không đơn giản đâu, khó, rất khó, không phải dễ!

Vì vậy mà trên bước đường tu tập, một tháng mà các con ở đây, hoặc là một năm mà ở đây mà tu tập, các con ráng cố gắng thực hiện cho đúng những cái lời mà Phật dạy từ ngàn xưa, mà Thầy bây giờ nói rõ được cái ý nghĩa của cái pháp tu. Còn những cái người mà không có thực hiện, không có kinh nghiệm, thì không có nói được cái pháp này đâu.

Như về cái thiện như vậy họ không nói ra được đâu. Mà họ không nói ra được thì các con biết làm sao mà mình tăng trưởng thiện? Cho nên hồi mà Thầy còn đi học, học tới Tứ Chánh Cần đó, thì người ta giảng cho Thầy biết, là tăng trưởng các pháp thiện là mình phải đi bố thí, mình phải làm cái việc thiện xã hội nhiều, gọi là tăng trưởng, người ta dạy mình như vậy, quý thầy dạy vậy đó!

Nghĩa là mình phải đi tụng niệm cúng bái cho nhiều, đó là mình phải làm hết những cái nhiệm vụ của một ông thầy, thì đó gọi là thiện. Đó, hoặc là mình đi thuyết pháp cho nhiều, đó là thiện, kêu là bố thí pháp mà! Nhưng mà mình bố thí pháp như vậy cái tâm mình có động không quý thầy, có thiện không? Đâu có thiện chút nào đâu!

Hễ bố thí pháp hay thì người ta cúng dường tiền nhiều, rồi quần áo, rồi y áo đẹp, rồi đồ đạc, rồi tiền bạc nhiều, thì lúc bấy giờ chúng ta lại thành ác pháp mất hết rồi. Nó khổ lắm, cho nên nó đâu có phải dễ đâu. Cho nên nó không phải là Tứ Chánh Cần, không phải bảo chúng ta làm cái điều đó.

Nếu mà không có kinh nghiệm tu thì chúng ta không thấy được cái pháp này tuyệt diệu, nó làm cho chúng ta từng phút, từng giây có sự giải thoát trong tâm hồn của mình. Vì chúng ta không hiểu nó là thiện ở đâu, và cái mức thiện nó như thế nào, cho nên chúng ta không biết cách thực hiện được cái tâm của mình ở mức thiện đó.

Chớ còn nếu mà nói bây giờ làm thiện mà được giải thoát, thì bây giờ kêu Phật tử đóng góp rồi đi cứu trợ đầu này, cứu trợ đầu kia thì tâm mình được giải thoát, nếu mà làm như vậy là quý thầy mà đi cứu trợ nhiều, chắc bây giờ mấy ổng thành Phật hết rồi. Nhưng mà xét lại mấy ổng có thành Phật không các con? Đâu có thành Phật!

Mà dường như là mấy ổng kêu gọi như vậy, như bây giờ chúng ta đã thấy, như thầy Minh Phát, thầy đã chết rồi đó, thầy đã kêu gọi Phật tử là đóng góp làm từ thiện dữ lắm, nhưng mà thầy có thành Phật được đâu, thầy có làm chủ được sinh tử chỗ nào đâu! Thầy thấy thầy chết rất khổ, thầy bị ung thư, thầy chết rất khổ.

Nghĩa là thầy bị trầy da một chút xíu thôi, không bao giờ lành, nó cứ làm ghẻ hoài, nó không lành, thầy bị đái đường. Cho nên tất cả những cái bệnh khổ ở trên thế gian này, thầy làm việc từ thiện mà nó đổ dồn cho thầy, nó lãnh hết những cái khổ đó hết.

Thầy bị ung thư, rồi đái đường, rồi tất cả những cái bệnh gì mà người ta khổ nhất ở trên cái thế gian này gọi là cái bệnh khổ là thầy lãnh hết, coi như thọ lãnh hết. Bởi vì thầy làm thiện, cho nên thầy phát nguyện lớn là bao nhiêu sự khổ của thế gian đổ trên thân của thầy, đổ trên người thầy. Cho nên tuổi của thầy còn trẻ mà thầy đã tịch rất sớm.

(25:31) Đó thì hôm nay thì Thầy nói như vậy thì các thầy biết rằng, cái hiểu đúng Phật pháp nó mới đúng, mà hiểu đúng nó mới có pháp hành đúng, mà hiểu sai thì các pháp hành sai, sai mất đi, và chúng ta cũng không thực hiện được.

9- THẦY CHỈ VIẾT NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN, ĐỂ ĐỜI SAU HOÀN THIỆN NỐT

(25:47) Đến đây Thầy cũng xin chấm dứt cái buổi hôm nay, ngày mai hay ngày mốt, bữa nào mà Thầy giảng Thầy báo cho các con tập trung. Bởi vì từ đây về sau Thầy sẽ giảng Tứ Niệm Xứ. Tứ Chánh Cần rồi, mấy bữa rồi thì Thầy đã giảng Tứ Chánh Cần rồi chớ không phải không, nhưng hôm nay tập trung lại đây Thầy giảng cho nó rõ ràng và cụ thể.

Rồi bắt đầu từ đây Thầy sẽ giảng Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, Tứ Như Ý Túc, Tam Minh, tất cả những cái pháp hành mà gọi là giới hành Thầy sẽ giảng hết. Giảng xong coi như là trách nhiệm của Thầy xong, và đồng thời Thầy viết, Thầy soạn lại một vài cái bài pháp nó cụ thể nhất cho cái sự tu tập và để cho các con in ra thành sách để giữ lại cái tài liệu.

Chớ còn mà viết hết những giáo án mà Phật đã dạy, thì cái việc làm đó thì Thầy thấy rằng cái sức của Thầy không có làm hết được. Nghĩa là cái thời gian Thầy làm chừng 5, 3 tháng cho nó xong những cái tập cơ bản thôi, căn bản của cái đường tu tập thôi, thí dụ như Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, Tứ Như Ý Túc, Tam Minh, những cái pháp đó mình phải thực hiện cách nào, làm sao thôi. Rồi Thầy viết ra thành sách.

Còn những cái như cái bộ giới luật, Thầy soạn gần xong, kế đó thì Thầy tiếp tục Thầy giảng cái đạo đức nhân quả. Sau này các con sẽ dựa vào những cái bộ sách này, thì nó là đại cương mà thôi. Coi như là Thầy viết ra đây là đại cương, sau này các con tu xong rồi, các con mới dựa vào đây rồi các con sẽ viết ra thành những bộ sách lớn, nó đi vào những cái chi tiết, sâu sắc hơn, nó cụ thể hơn.

Chớ còn Thầy bây giờ ngồi lại mà Thầy viết đi ra từng chi tiết như vậy, thì cái thời giờ Thầy không còn có nữa, tuổi thì già, sức thì yếu rồi. Cho nên Thầy cũng nghĩ rằng làm được những cái cơ bản chắc nhất, để lại chắc nhất thôi, chớ còn cái mà để làm cả sáu, bảy chục tập, hay cả trăm cái cuốn sách như vậy thì Thầy không còn đủ sức mà có thể làm.

Nghĩa (là) thời gian không còn nữa, coi như là cái thời gian của Thầy nó không có còn, nó chỉ còn cái thời gian mà viết những cái đại cương, như cái cuốn vừa rồi, cuốn một Đường Về Xứ Phật, nó là chỉ đại cương thôi chớ chưa có phải là đi những cái chi tiết sâu đâu. Đọc vào đó thì các con thấy cái đại cương thôi, hiểu biết để mà tu thôi, chớ chưa phải là đi sâu xa đâu.

Đó thì vậy cho nên ở đây, về cái phần mà, những cái gì mà đặc biệt của Tứ Niệm Xứ thì Thầy viết ra, những cái gì mà đặc biệt của Tứ Thánh Định là Thầy viết ra, những cái đó nó thuộc về đại cương hết, Thầy ghi ra hết. Sau đó thì nó được in thành sách, để lại cho mấy con sau này.

(28:46) Từ đó thì các con sẽ kế tiếp con đường đó, bên nam cũng như bên nữ, các con hãy lấy cái đó mà các con khai triển ra, để giúp cho đời người ta tu hành, để triển khai, để chấn hưng Phật pháp lại. Đừng có để người ta mê tín, người ta cúng bái nhiều, người ta tụng niệm nhiều, người ta làm những điều sai.

10- THẮP HƯƠNG GIẢI THOÁT, KHÔNG PHẢI THẮP HƯƠNG VỎ CÂY

(29:06) Các con thấy như ở đây, hầu hết như là nhang đèn Thầy ít có thắp lắm, bởi vì đó là cũng là hình thức mê tín đó các con, làm hao tốn tiền của lắm. Nhưng mà chùa nào bây giờ người ta cũng thắp hương hết, nhưng mà ở đây đặc biệt là Thầy, mọi lần thì còn thắp hương, nhưng mà từ đó trở về sau này Thầy ít có thắp hương, tượng trưng như vậy thôi chớ còn không có thắp.

Có lư hương thật sự, chứ không thắp hương. Lư hương để tượng trưng cho chúng ta thắp năm cây hương: Giới Hương, Định Hương, Dữ Huệ Hương, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hương. Năm cây hương đó chúng ta thắp lên, cái hương giải thoát ở trong tâm hồn của chúng ta thắp lên, chớ không phải là cái hương bằng bột cây mà thắp lên.

Bởi vì cái lời mà Thầy đã giải thích, Thầy đã trả lời cho các câu hỏi, thì nếu mà trước khi mà chưa trả lời thì còn thắp hương được, nhưng mà đã trả rồi thì chúng ta phải thi hành cái lời nói của chúng ta với cái hành động của chúng ta phải đi đôi, không thể nào là khác được.

Đó bây giờ thí dụ như các con trưng một cái bình hoa làm đẹp cho cái nơi thờ Phật, thì tốt hơn là chúng ta làm. Nhưng mà khi nào mà dạy về trưng cái bình hoa mà ý nghĩa nó như thế nào, đúng hay sai, mà khi mà dạy rồi thì chúng ta cũng không còn trưng cái bình hoa, nó như vậy, nếu mà đúng chánh pháp mà. Lấy cái hoa nào để mà trưng cúng Phật, mà cái hoa nào mà không đúng cách trưng cúng Phật?

Bởi vì Chánh Pháp chớ, mình nói đây Chánh Pháp chớ không phải là nói tà pháp. Nhiều khi tà pháp thì nó đem lại những sự mê tín, đem lại cái sự hao tốn tiền của, mà người tu sĩ đạo Phật thì các con biết rằng, khi bước vào tu theo đạo Phật, thì giới luật thì thiểu dục tri túc, làm cho ít tốn hao mà. (30:49) Mà bây giờ thiểu dục tri túc mà làm tốn hao thì làm sao đúng ý nghĩa của đạo Phật.

Đó. Cho nên các con phải hiểu biết được những gì mà Thầy nói ra, thì tức là cái đời sống chúng ta, cái lời nói của chúng ta phải hợp với cái hành động sống của chúng ta, chớ không thể nào chúng ta nói rồi chúng ta cũng làm, thì cái đó điều sai.

Cho nên từ cái ngày mà cái tổ đường này mà cất lên xong rồi, thì được cái dịp câu hỏi các thầy hỏi, mà Thầy trả lời, các con hỏi Thầy trả lời, thì do đó nó có hỏi nhằm ở trên những cái cây hương, cho nên từ đó về sau thì tại nơi đây, thì coi như chúng ta không có thắp hương nữa. Các con thấy Thầy không có thắp hương nữa. Hương người ta cúng cắm như vậy chớ còn không có đốt nữa.

11- TỨ NIỆM XỨ LÀ BỐN NƠI ĐỂ TU TẬP

(31:39) Bây giờ thì kế tới, tuần tới thì Thầy tiếp tục Thầy dạy về Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ dạy về bốn cái chỗ để mà chúng ta thực hiện các pháp. Rồi bắt đầu thực hiện các pháp như thế nào, pháp gì thực hiện ở trên đó, từ trên đó. Cho nên Thầy xin giới thiệu để các thầy và các con hiểu biết.

Tứ Niệm Xứ ở trên thân mà quán thân, tu về nhân tướng. Vậy thì tu về nhân tướng không phải là chúng ta ở trên cái thân này, mà lấy cái Tứ Niệm Xứ này mà tu cái thân, mà lấy cái pháp khác mà tu ở trên cái thân này.

Cho nên khi mà trên thân mà quán cái thân này, để làm cái thân này thanh tịnh đó, thì cái tu tập nhân tướng này, quán nó như thế nào, thế nào, để suy nghĩ nó thế nào để cho phá cái lậu hoặc của nó gọi là Định Vô Lậu.

Lấy cái Định Vô Lậu mà tu, làm cho cái thân này nó thanh tịnh, nó không còn bị lầm chấp, nó hiểu rất rõ cái thân này, nó không bị chấp cái thân này là cái ngã, nó không bị chấp cái thân này là thơm tho, là sạch sẽ, nó thấy rõ cái thân này là bất tịnh, hôi thúi, bẩn thỉu như thế nào, cho nên nó là cái Định Vô Lậu. Nó làm cho chúng ta không còn chấp cái thân chặt.

Đó là Thầy sẽ giảng. Rồi trên thân quán thân tu về nội, hành tướng nội, hành tướng ngoại, thì mỗi một cái thân như vậy chúng ta sẽ tu và đồng thời vừa nội, và vừa ngoại nữa, hành tướng nội và hành tướng ngoại nữa.

Cũng như nhiều khi mà chúng ta vừa đi kinh hành nè, mà vừa nương vào cái Định Niệm Hơi Thở chúng ta tu nữa, gọi là nội và ngoại. Rồi bây giờ trên thân quán thân mà tu về cái nội thân tướng mà ngoại thân tướng nữa, chớ đâu phải là tu có trên thân không đâu.

Và tu như vậy để xác định chúng ta lấy cái định gì mà tu cái thân này, rồi do đó tu cái thân được rồi, rồi các pháp tu cái thân rồi, thì bắt đầu lấy các pháp đó để tu cái thọ. Cái thọ là cái làm chúng ta đau khổ và làm cho chúng ta ưa thích.

Rồi khi mà tu được cái thọ rồi, thì bắt đầu bây giờ chúng ta trên thân mà quán thân, tu về cái tâm chúng ta. Nhân tướng của tâm, rồi cái hành tướng của tâm, rồi hành tướng nội của tâm, hành tướng ngọai của tâm, rồi vừa hành tướng nội, mà vừa hành tướng ngoại của nó. Nó sẽ là những cái định gì mà trong khi chúng ta phải thực hiện ở trên cái này để mà thực hiện cái tâm thanh tịnh. Rồi các pháp cũng vậy.

Cho nên nói thì chúng ta nói như vậy chứ giảng ra thì nó rất nhiều, viết ra thành sách thì nó rất nhiều điều mà chúng ta viết. Rồi những cái lời của Phật dạy chúng ta đều được xác định rất rõ ràng ông Phật đã dạy như vậy. Và đồng thời chỉ những rút tỉa qua những kinh nghiệm của Thầy dạy trên Tứ Niệm Xứ.

(34:34) Do đó những cái bài pháp Tứ Niệm Xứ nó sẽ không giống các pháp Tứ Niệm Xứ của các vị mà đã từng triển khai tu tập từ lâu tới giờ. Nó sai khác, nó không giống nhau, bởi vì người ta tưởng rằng ở trên thân này, quán cái thân này, tu cái thân này là cái pháp đó gọi là Tứ Niệm Xứ. Không phải đâu, cái pháp đó gọi là Định Vô Lậu hay hoặc Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, hay hoặc Định Niệm Hơi Thở.

Cái pháp đó nó có cái tên riêng của nó, và cái tên riêng của nó nó sẽ nằm ở trong cái pháp nào (trong) Bát Chánh Đạo, nó nằm trong Chánh Mạng, thì nói về thân mình thì phải Chánh Mạng rồi, phải không? Mà nói về các hành thì nó là Chánh Nghiệp. Phải rõ ràng nó phải nằm ở đâu để nó chỉ định được cái chỗ đó là mình phải tu cái chân chánh nào. Mà nếu nằm ở trong cái tâm của mình thì Chánh Tư Duy, Chánh Kiến, các con thấy chưa?

Chớ nếu mà không giải thích nổi Bát Chánh Đạo nằm ở trong cái Tứ Niệm Xứ này thì hoàn toàn là chúng ta không biết cách thức tu, mà coi như là Bát Chánh Đạo nó rời rạc nó không có ăn nhập vào ở chỗ này, thì cái đó là cái sai. Cho nên khi mà giảng rồi, nó từ ở bên các pháp này, 37 Phẩm Trợ Đạo nó đưa vào đây nó hết, nằm ở trên Tứ Niệm Xứ này, để chúng ta thấy nó thực hiện, nó thực hiện ở trên bốn cái chỗ này.

Cho nên Thầy nói rằng Thầy không muốn giảng, là vì giảng sẽ làm động thiên hạ, vì không có ai mà từ lâu tới giờ người ta giảng cái này. Mà mình giảng khác thì làm cho người ta thấy người ta nói bậy, rồi người ta đâm ra phiền não mình, cho nên Thầy không muốn giảng.

(36:11) Còn Tứ Thánh Định thì hầu hết là không có ai giảng rồi, người ta không có dám giảng bởi vì người ta không biết. Cho nên Tứ Thánh Định mà Thầy nêu ra tóm lược từ Sơ Thiền đến Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, mỗi một cái Thiền mình phải tu cái gì cái gì, thì họ chưa có nêu được cái này đâu.

Thầy nêu ra được cái này, và đồng thời Thầy giảng ra thì các thầy sẽ biết rằng nó từ ở trên cái chỗ mà Tứ Niệm Xứ này, bốn cái chỗ này mà tu tập những Tứ Thiền Định đó, chớ không phải ngoài nó đâu. Đó thì, nó cũng nằm trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện Tứ Thánh Định, rồi Tam Minh thì nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ này mà nó thực hiện Tam Minh.

À bây giờ thân muốn bay, không phải là ở trên cái Tứ Niệm Xứ sao? Tâm muốn biến ra con chim, không phải ở trên tâm mà tu Tứ Như Ý Túc sao? Các con hiểu đều đó, cho nên nó đâu có đơn giản đâu, cho nên nó cũng nằm ở trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện.

(37:04) Bây giờ đó muốn, Thầy muốn cái tâm Thầy biến ra cái bàn này, nó là pháp đó. Cho nên từ Tứ Niệm Xứ nó phải thực hiện ra các pháp. Đó, bởi vì cái này nó phải dạy, dạy hết, dạy tất cả, lột xác hết các cả những cái pháp của Phật dạy, để rồi các con không có còn mò đường.

Dạy rồi thí dụ như từ lâu tới giờ mình chưa biết Tứ Như Ý Túc như thế nào, thì bắt đầu bây giờ dạy rồi các con thấy, bây giờ muốn cho cái tâm này nó thành cái bàn nè, thì chỉ ra lệnh nó, bảo cái tâm phải biến ra cái bàn, cái bàn này bằng mây, như vậy vậy vậy, cách thức như vậy, nó làm ra y như cái bàn.

Còn bảo cái tâm này phải biến cái thân này làm ra cái bàn, thì cái thân nó sẽ mất đi nó còn cái bàn không à, cái thân nó không còn ngồi đây, mà cái tâm mà nó biến ra cái bàn thì cái thân nó ngồi đây, thì nó có cái bàn khác ở bên. Đó cái lực của đạo là nó như vậy cho nên gọi là Tứ Như Ý Túc, mình muốn như thế nào thì nó sẽ đủ như thế nấy, túc là đủ mà, muốn làm sao nó làm đủ hết.

12- XẢ BỎ THẾ GIAN MỚI THÀNH TỰU ĐƯỢC ĐẠO GIẢI THOÁT

(38:07) Tu như vậy mà các con không ham, mà đi ham từng cái chuyện nhỏ nhặt ở ngoài đời thì Thầy thấy nó xa xôi quá. Tu như vậy chỉ cần ngồi đây muốn cái gì cũng có.

Bây giờ Thầy nói, muốn chiếc máy bay bảo nó hạ xuống đây, nó cũng hạ xuống cho mình ngồi chơi nữa. Phải không, các con muốn gì, muốn phi thuyền phải không? Nó cũng có biến ra phi thuyền cho các con đi chơi nữa, đi không gian nữa, chớ cái làm gì mà đi qua bên Mỹ mới có, cần gì mà phải qua bên đó. Thầy nói thật sự cái tâm của mình nó sẽ làm được, nó làm đủ tất cả.

Như vậy là chúng ta, tu như vậy mà chúng ta không tu. Thật sự ra Thầy mà nếu mà ở ngoài đời đó, Thầy mà có vợ con, Thầy bỏ quách hết, Thầy chả cần cái thứ đó đi. Làm sao mà vợ con mình sắm cho mình cái phi thuyền không gian được, phải không? Nó làm suốt cả đời nó chưa có đâu. Nó phải đi qua bên Mỹ, rồi nó học, mà nó đi lái nhờ của Mỹ, chớ làm gì nó có được.

Còn mình ở đây bây giờ mình tu cái này là mình muốn gì có nấy, không phải khỏe sao? Mà trong khi Thầy đã nói hết mình để cho các con thấy cái quyền lực của con người tạo các pháp ở trong vũ trụ. Người ta nói đấng vạn năng, chớ mình biến mình thành đấng vạn năng nè. (39:12) Cái lực đạo của mình như vậy, mà cái tâm của mình hết tham, sân, si là nó làm được cái chuyện đó đó.

Mà các con cứ đụng tới cái sân, đụng tới cái si, đụng tới cái giận hờn! Trời đất ơi! Đã bỏ hết cái này, thì có cái kia mà. Cái kia là vĩ đại mà không ham, đi ham chi cái sân, si gì mà cứ ai đụng tới cứ giận hờn hoài! Thiệt là ngu si sao đâu thiệt, tức quá, Thầy mà hiểu biết được cái Thầy bỏ cái rẹt, ai chửi Thầy như cục đất, còn các con bỏ gì? Nói gì cũng không chịu nghe hết! Trời ơi Thầy chỉ cái hay ho để mà mình ham cái hay ho đó, mình nỗ lực cái này!

Nhưng nói tận cùng cho quý thầy nghe. Khi mà nghe Thầy nói vậy mà cứ ham mình có thần thông đó, thì cái ham của quý thầy là còn cái dục thì quý thầy cũng không có cái gì hết. Quý thầy phải xả luôn cái dục đó, thì chừng đó quý thầy mới điều khiển nổi.

Chớ còn quý thầy nói tui quyết tâm tui xả tham, sân, si để quý thầy ước cái điều đó, hay hoặc là tui xả cái tâm tham sân si của tui, để tui bảo cái thân này bay trên hư không, rồi nó ngồi xếp bằng nó bay cho thiên hạ coi chơi, thì ngàn đời quý thầy cũng bảo nó không bay đâu. Quý thầy xả luôn cái đó thì nó bay đó.

Khi nào mà quý thầy không còn ham cái gì hết thì quý thầy ra lệnh nó sẽ làm được. Mà còn một chút, mình nói mình nỗ lực mình xả cho hết cái tâm tham, sân, si, để cho mình có cái này, thì chẳng có thứ gì hết. Đó là xả cho toàn thiệt thì nó có. Cho nên Thầy nói, thiệt là nó có một chút xíu thôi à, hết tham, sân, si thì nó có, cái gì nó cũng có hết.

Nhưng mà Thầy nói như vậy, nói những cái mà nó siêu việt như vậy, để nó gợi cho cái ý chúng ta quyết định, chúng ta phải làm cho được. Không phải làm được để mà ham thích cái này, mà làm được để giải thoát được cái tâm của mình làm chủ sanh tử này, đó là cái đích chính của mình.

Rồi tới chừng đó quý thầy được cái này, quý thầy coi như là vỏ trấu, nó không có nhằm nhò gì đâu. Cho nên nó đâu có biểu diễn mà đi khoe khoang. Cỡ sức mà nói thật sự, bây giờ Thầy xin giấy xuất cảnh, nhập cảnh, Thầy qua bên Mỹ Thầy làm một trò biểu diễn cho thiên hạ một cái là rần rần Thầy thu bạc biết bao nhiêu tiền, Thầy về đây Thầy làm từ thiện, người ta nổi tiếng dễ lắm chứ gì, phải không? Mà người ta nói Thầy rồi đủ thứ.

Nhưng mà Thầy làm như vậy, trong vòng chừng Thầy về đây thì Thầy đi xe hơi còn chớ còn Thầy bay không nổi nữa. Bởi vì cái dục của Thầy, cái tâm danh của Thầy nó lớn quá rồi, cái tâm dục của Thầy nó nhiều quá, Thầy bây giờ mất hết phép thần thông. Bởi vì nó sống đời cái người thế gian thường tình rồi, thì nó làm sao nó còn có những thanh tịnh được nữa mà nó thần thông. Các con hiểu biết điều đó.

(41:39) Thầy rõ lắm, cho nên cùng cực những cái gì mà thực hiện để mà trợ duyên thì thực hiện, mà không đúng thì không thực hiện. Cái đó, chuyện đó bằng trí tuệ, bằng sức lực của mình làm được, giải quyết được Thầy không hề động móng tay tới nó đâu.

Mà cái đó nó ngoài cái sức, không thể giải quyết được nữa, để cho nó được giảng hòa, để cho nó được giải quyết cho nó ổn thỏa, thì mới sử dụng một tí xíu mà thôi. Mà sử dụng rất khéo nữa chớ còn không để ai lộ biết nữa, chớ không phải là đơn giản, không phải là đụng đâu mỗi chút, mà mình làm sai một chút ít, nó đều nổi cái bản ngã của mình lên, nó đều sanh ra cái tâm dục.

Cho nên làm những cái điều này rất là cẩn thận, kỹ lưỡng, chớ không phải là muốn bay để mà bay chơi, rồi mấy con ngước mỏi cổ mà nhìn…​ (Không nghe rõ) Cái chuyện đó không phải là cái chuyện của một người tu mà làm cái chuyện đó.

Nếu mà Thầy làm con diều gió mà Thầy bay lên trên trời, các con ở đây cứ dòm ngó ngó riết, bay một lúc mất, ngó mỏi cổ thôi, thì cái chuyện đó là cái chuyện đùa chơi giỡn, rồi sau đó thì các con chỉ còn cái ham thích cái đó là cái sai, không có đúng. Cái chính đau khổ chúng ta là phải dứt ra nè, cái đó là cái chính, nó đang khắc khoải ở trong lòng của mình, có thân là khổ nè.

13- NỖ LỰC TU HÀNH ĐỂ SỚM THOÁT KHỎI BỐN NỖI ĐAU KHỔ

(42:50) Đó như bây giờ các con biết cái khổ của cô Huệ Ân chớ. Cổ tám mươi tám mấy tuổi rồi, cái già nó khổ lắm. Bây giờ cổ biết khổ lắm chớ phải không đâu, nhưng mà nhờ cái pháp nó làm cho cái tâm nó an ổn, chớ cái người già như vậy rất là khổ, không phải không. Cái thân nó đi đứng, hay làm cái gì nó mệt nhọc, nó tức nó nhói bên đây lắm. Phải không, Thầy nói các con không tin các con hỏi cô Huệ Ân thì các con biết liền.

Các con bây giờ còn thấy khỏe đó, chưa đâu, lớn lớn một chút xíu rồi cái nghiệp các con nó kéo dài tuổi thọ các con biết. Chừng đó các con đừng có rên, chớ cô Hụê Ân thì bây giờ nó biết, nhưng mà điều kiện, nó nhờ được cái pháp cho nên nó an ủi được tinh thần, nó sống thấy thoải mái.

Chớ còn đối với người đời, cỡ cái tầm vóc của nó là kể như là khổ rất khổ. Cô đơn, con cái mắc lo đi làm hết, sống một mình ở trong nhà, khổ lắm. Người ta nói già khổ mà, ai mà già rồi mới biết rằng khổ, quét quét như vầy là nó tức bên đây rồi. Nó cái thân nó suy yếu nó đến cái độ mà nó không thể tưởng, vậy nó mới chết được.

Cho nên vì vậy người ta hiểu biết được còn một chút sức khoẻ, đừng có nghĩ rằng nó sẽ khoẻ đâu. Nó sợ lắm các con. Đừng có nghĩ là ngày hôm nay chúng ta khoẻ đâu, rồi ngày mai nó khoẻ được vậy đâu, nó chưa đâu.

Cho nên khắc khoải, Thầy nói, làm sao ba tháng, sáu tháng xong là chúng ta khỏe. Nghĩa là bây giờ chúng ta muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống là chúng ta khoẻ. Còn bây giờ mà chúng ta bảo nó chết nó không chịu chết, mà bảo nó nín thở nó không chịu nín thì kiểu đó là chắc chắn là tới chừng nó nín thở là mình phải chết khổ à, mình không có làm gì được hết.

Cho nên bây giờ làm sao mà chúng ta bảo nó “Nín thở!” là nó nín thở được, thì chúng ta biết rằng mình làm chủ được nó. Mà bảo nó nín thở mà nó cứ thở hoài thì không được rồi. Còn chỗ nào đau nhức, mà bảo “Đừng đau!” mà nó cứ đau hoài, thì cái chuyện này mình chưa có làm chủ được rồi.

Mình hãy lo lấy cái số phận của mình, đang ở trong bốn cái khổ đó. Cho nên lo thì phải sống độc cư cho hẳn hòi, chớ nếu mà không sống độc cư thì quý thầy bị chết với nó đó, chớ nó không phải dễ đâu. Đây là một cái sự chân thật, Thầy nói thật, khổ lắm các con! Đi tu phải thực hiện cho được, để mà thoát ra bốn cái khổ này!

14- THƯA HỎI KĨ ĐỂ NẮM VỮNG CON ĐƯỜNG TU TẬP

(44:57) Đó thì, như vậy thì các con bây giờ đã hiểu hết rồi. Thầy đã hiểu biết các con đã thâm nhập từng sống ở đây 3, 4 năm rồi, đã thâm nhập được những cái lời dạy của Thầy nhiều rồi. Và hiện bây giờ Thầy dạy về cái pháp hành, cái giới hành, để các con biết hành cái gì, cái gì, cụ thể rõ ràng từng chút, và những cái pháp mà các con đang tu, các con biết hằng ngày hằng giờ các con tu để mà giữ gìn cái tâm mình như thế nào các con đã biết rồi.

Thì như vậy là qua cái bài pháp này, các con đã nắm rất vững cái đường lối tu tập rồi. Và bây giờ các con còn nghi ngờ một cái gì nữa thì các con sẽ hỏi và đồng thời Cô Út đã thay các con để hỏi, và sau này thầy sẽ trả lời hết những cái lời cô Út. Và đồng thời thầy sẽ hỏi cô Út, bây giờ trong cái cuộc hướng dẫn bên nữ, con có gặp những cái gì khó khăn cứ hỏi Thầy đi. Hỏi hết, nghĩa là coi như là Thầy ghi lại hết, Thầy trả lời hết.

Để làm gì? Để cho các con sau này có những cái tài liệu, và biết được những cái sai, cái đúng trên con đường tu tập của mình. Thầy ghi lại hết, rồi sau này Thầy sẽ nghỉ, thầy không ghi nữa. Vì Thầy làm việc có một cái thời gian thôi, chớ không lẽ làm việc hoài. Thầy đâu phải là người cầu danh mà cứ ngồi viết sách để mà cho người ta biết tên tuổi mình đâu, đâu có nghĩa lý đó.

Cho nên Thầy chẳng muốn ai biết tên tuổi Thầy. Nhưng mà vì cái mục đích Phật pháp mà Thầy là người đã hiểu được đường lối tu tập của Phật pháp như vậy, cho nên không viết cái đại cương này ra, thì sau này ai biết đâu mà viết? Các con hiểu điều đó.

Cho nên Thầy cố gắng Thầy viết những cái đại cương, những cái giới luật, những cái điều mà Thầy đã qua kinh nghiệm tu tập của mình Thầy đã viết lại.

Rồi những cái gì mà khó khăn trên bước đường mà, qua những kinh nghiệm, như cô Út gặp phải, hướng dẫn gặp phải, các con thì chưa hướng dẫn cho nên các con chưa có gặp, còn cô Út thì gặp phải. Các con chỉ có cái tu tập gặp những cái khó khăn trên cái bước đường tu tập, các con hỏi.

Rồi gặp những cái điều mê tín dị đoan như thầy Chân Thành, hoặc là Chánh Tâm gặp thấy trong cái hoàn cảnh ở địa phương của mình, có những cái mê tín không có đúng con đường của Phật giáo, cho nên có những cái hỏi, vì vậy nó là những cái mà được Thầy trả lời cụ thể để giúp cho người ta thấu hiểu được Phật giáo, cái đúng cái sai của Phật giáo.

Còn cái phần cô Út hỏi, thì vừa là tiếp khách, vừa là hướng dẫn các con tu tập, vừa là đập phá những cái tâm tham sân si của các con, để giúp cho các con vượt qua, để tu tập, để giải thoát được mình, cho nên nó có những câu hỏi, nó súc tích được những cái thực tế và cái kinh nghiệm trong con đường tu tập của các con,

Cho nên Thầy thấy những câu hỏi này có giá trị sau này, giúp…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy