00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 01 - TỨ CHÁNH CẦN - HIỂU ĐÚNG VỀ THIỆN ÁC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [43:54]

1- GIỚI HÀNH LÀ PHÁP MÔN LÀM THANH TỊNH GIỚI LUẬT

(00:00) Hôm nay trước khi mấy con học giới hành. Giới hành tức là cái pháp môn tu tập cho giới luật của Phật nó được nghiêm túc, nó được thanh tịnh do đó mới gọi là giới hành.

Từ xưa tới giờ, hầu hết là người dạy giới thì người ta chỉ dạy giới bổn cho nên người ta không dạy giới hành, nên người ta không có biết cái pháp nào để mà hành, làm cho giới được thanh tịnh và người giữ giới đó được nghiêm túc mà không phải lấy giới mà ức chế.

Do vì vậy đó mà hôm nay Thầy bắt đầu để dạy giới hành, như năm rồi trong giáo án Thầy đã dạy, từ cái giới đức, giới hạnh, giới tuệ. Nhất là trong năm rồi Thầy dạy giới tuệ rất nhiều, giới đức tuy Thầy có dạy nhưng chưa được đầy đủ, giới hạnh cũng chưa được đầy đủ, chỉ có giới tuệ thì nói rất nhiều. Nhưng hôm nay thì Thầy lại dạy giới hành, trọn vẹn mùa hạ năm nay Thầy sẽ dạy giới hành.

Như trước kia thì Thầy cũng nghĩ rằng mình cũng không còn có đủ sức mà dạy giới hành nữa, cho nên trong cái mùa hạ năm nay thì Thầy nghĩ rằng Thầy không dạy nữa.

Nhưng cuối cùng thì Thầy thấy hầu như là, nếu mà không dạy giới hành thì các con như thiếu sót, không biết mình tu tập như thế nào, mà Thầy dạy toàn là giới luật không, không có cái pháp môn nào mà gọi là pháp môn tu. Cho nên Thầy triển khai cái giới hành để cho các con biết cái pháp nào mà thực hiện cho được giới luật nghiêm túc, thì cái pháp đó gọi là giới hành.

(1:46) Đó thì, hôm nay trước khi mà được nghe giới hành, thì Thầy đã có giảng sơ một vài lần cho các con nghe sơ về cái bắt đầu để mà thực hiện giới hành đó, như Tứ Chánh Cần chẳng hạn. Thì hầu như là có một số người thì nghe, rồi nó rối, nó không có biết rằng mình sẽ tu như thế nào. Hồi nào tới giờ mình tu như vậy, mà bây giờ nghe tới giới hành thì không biết là mình tu có đúng hay sai, cho nên rất là rối rắm ở trong cái đầu của mình.

Hỏi cô Út, do những cái sự hỏi cô Út cho nên cô Út có hỏi lại Thầy, cổ có đặt thành những câu hỏi cổ hỏi lại Thầy, và đồng thời thì cũng có những cái điều kiện là có người nói cổ dạy khác, không có giống Thầy, Thầy dạy khác, cô dạy khác. Cho nên do đó thì cổ hỏi cổ dạy như vậy, mà riêng Thầy dạy như vậy, có giống nhau, khác nhau chỗ nào, để Thầy chỉ cho cái chỗ khác nhau, giống nhau.

Đó thì hôm nay nhân dịp như vậy mà Thầy sẽ chỉ lại cho các con biết được cái giới hành và đồng thời cũng để chỉ cho biết cách thức cô Út cô dạy như thế nào, không dựa vào ở trong kinh sách mà dạy có đúng hay không?

Thì trước khi mà vào học giới hành, thì hiện giờ các con cũng như quý thầy chắp tay lên niệm hồng danh Đức Phật, bởi vì chúng ta đều là những đệ tử của Đức Phật, đều là đệ tử của đạo Phật, chúng ta chắp tay lên mà niệm Phật:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

2- PHÂN ĐỊNH THIỆN HAY ÁC NHỜ VÀO GIỚI LUẬT

(4:00) Bây giờ các con lắng nghe cho kỹ khi mà Thầy nói về giới hành. Thì như các con cũng đã biết rằng, các con đã học trong những giới luật của Phật, thì năm rồi Thầy có giảng về giới luật của Phật, nhưng nó không phải là giới hành. Nhất là cái Thập Thiện, và cái thập ác, Thầy đã có giảng cái phần Thập Thiện, thập ác rồi. Nói về giới thì nó là thiện pháp chớ không thể là ác pháp được. Nhưng mà chúng ta gồm lại để chúng ta thấy được Đức Phật đã nhắm vào cái thiện hay là cái ác. Vậy thì cái thiện là, cái nào thiện mà cái nào ác?

Nhiều khi chúng ta nghe cái chữ thiện thì chúng ta nghĩ rằng: cái gì mà mình làm có lợi ích cho người khác hoặc là mình làm cho người khác có lợi ích, hoặc là không đau khổ, hoặc là đem của cải tiền bạc giúp đỡ họ, hoặc là mua chim cá phóng sanh, hoặc là làm những cái việc như bố thí thuốc thang giúp họ bệnh tật gọi là thiện.

Thì nằm ở trong cái Thập Thiện và thập ác đó, thì chúng ta thấy Đức Phật không có nói trên cái vấn đề làm từ thiện giúp đỡ người, hoặc là giúp đỡ chúng sanh bằng cách phóng sanh, hay bố thí, cúng dường gì hết. Mà trong cái Thập Thiện, thập ác đó nó nhằm vào trong những cái giới luật mà chúng ta đã có học.

(5:33) Thí dụ như về giới, thì Đức Phật dạy không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, hay là không dâm dục, không vọng ngữ, không uống rượu, thí dụ như năm giới của người cư sĩ là như vậy.

Còn giới tỳ kheo thì chúng ta cũng biết rằng, về giới tỳ kheo thì nó có những giới gọi là giới đọa đó, thì về cái giới vọng ngữ thì chúng ta biết rồi, nhưng mà trong khẩu nghiệp của chúng ta nó còn ba cái điều về ác pháp nữa, thì ở trong cái giới tỳ kheo nó có những cái giới đó.

Do vì vậy mà những cái giới như nói phù phiếm, nói lời hung dữ, nói lời lật lọng, hay nói lưỡi hai chiều, đó là những cái mà nó là cái giới luật của Phật, nó nằm ở trong cái Thập Thiện. Còn ở trong Thập Thiện nó còn ba cái giới nữa là không tham, không sân, không si.

Như vậy là chúng ta thấy giới luật của Phật coi như là nằm trọn vẹn để mà khắc phục cái tâm tham, sân, si của chúng ta. Cho nên ở đây chúng ta thấy như thập ác và Thập Thiện, nếu chúng ta còn tham còn sân còn si thì chúng ta là ác, mà không tham không sân không si là thiện. Như vậy thì nó cũng đều nằm trọn vẹn trong các giới luật của Phật.

Vậy thì muốn thực hiện được nghiêm chỉnh các giới luật của Phật thì không có tham. Nó tham, nó có nghĩa là, chúng ta đừng có nghĩ rằng mình ăn trộm ăn cắp, nó thuộc về cái giới trộm cắp thì khác rồi, mà đây là tham, tham nhiều khi thương nhớ thì nó cũng là tham, tham ái đó. Cái đó nó quan trọng lắm. bởi vì khi mà hiểu được những cái nghĩa đó, nó thuộc về ác pháp hết à.

(7:15) Mình ngồi đây mình nhớ những người thân của mình thì nó thuộc về tham ái, thương yêu, rồi mình lo lắng cho những người thân của mình thì mình thấy đâu có làm gì ai khổ đâu, mình lo để mình giúp đỡ cho họ mà!

Hay hoặc là ngồi đây mình lo cái chuyện bây giờ có một trận bão nó làm cho bao nhiêu người ở cái tỉnh đó bị màn trời chiếu đất, bị khổ đi. Rồi bà con đóng góp nhau để đến cứu trợ họ, rõ ràng là cái thiện chớ gì, nhưng mà cái lo mà thương người khác như vậy, mà trong lúc chúng ta đang tu như vậy đó thì trong Thập Thiện gọi là thập ác, gọi là ác, tham ái.

Ái là yêu thương, mà tham ái tức là lo lắng để cho thực hiện cái lòng yêu thương đó, thì nó không có đúng ở trong cái Thập Thiện, cho nên chữ tham, sân, si nó rộng lắm, nó rộng cái nghĩa vô cùng mà mình thì nhầm ở trong cái ác pháp.

(8:12) Còn nếu mà mình thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm, từ bi đó, thì tâm từ bi để nó đối trị với sân, đối trị với hại tâm của mình, với những cái tâm oán hận của mình, cho nên tâm từ tâm bi nó chỉ là đối trị cái tâm sân của mình mà thôi, còn đâu có đối trị tâm tham.

Bởi vì tham đây có nghĩa là thương người khác, giúp đỡ người khác cho nên trong Tứ Vô Lượng Tâm thì nó không có đối trị được cái tâm tham, mà nó đối trị được cái tâm hận của mình, với tâm sân của mình, sân hận đó.

Cho nên từ thì nó đối với tâm sân, mà bi thì nó đối với tâm hận của mình. Đó. Thì cái Tứ Vô Lượng Tâm nó chỉ tu để mà phá đi hai cái tâm đó mà thôi, nhằm chỗ sân hận thôi, còn cái Thập Thiện và thập ác nó thực hiện được một cái tâm giải thoát chúng ta hoàn toàn ờ trong thiện pháp.

Cho nên ở đây chúng ta khi mà học vào giới hành rồi thì chúng ta phải nghiên cứu kĩ về cái phần Thập Thiện và thập ác. Bởi vì đạo Phật không có nói cái ác nó ở ngoài cái tầm của cái thập ác này, mà nói cái thiện nó cũng không nói ngoài cái tầm của Thập Thiện, nó có cái đường lối rất rõ ràng.

Cho nên hàng ngày chúng ta nghĩ rằng mình, tâm mình khởi nghĩ thương cha nhớ mẹ hay hoặc là thương con nhớ vợ, thì tất cả những cái này đều là tốt chớ đâu phải là xấu, đâu có ác đâu? Nhưng mà chính ở trong cái Thập Thiện, thì nó là không thiện rồi.

Mình còn nhớ thương tức là tham rồi, tham ái, tức là nó làm khổ cho mình chớ gì? Nó làm cho mình nhớ mong, nó làm cho mình thương, nó làm cho mình lo lắng, thì tức là ác pháp rồi. Chớ nó không có làm khổ ai, nó làm lợi lạc cho người khác chớ không làm phải làm khổ người khác.(9:53) Nhưng mà nó là ác pháp ở trong tâm, nó làm cho mình khổ đó.

Thì ai là những người có gia đình, ai là những người mà không có cha mẹ, mà không thương không nhớ cha mẹ đâu? Mà khi cái tâm chúng ta khởi lên cái niệm như vậy thì chúng ta biết nó là ác pháp.

Vậy thì chúng ta thấy là cái pháp, cái giới hành đó, khi Thầy muốn nói ở đây Thập Thiện và thập ác để chúng ta thấy được cái giới luật của Phật nó sẽ nằm trọn ở đâu, nó nằm trọn ở trong cái Thập Thiện. Mà cái ngược lại cái Thập Thiện thì nó là thập ác, mà thập ác thì nó phạm giới và nó phá giới.

3- VÌ VÔ MINH NÊN KHÔNG NHẬN BIẾT ĐƯỢC THIỆN ÁC

(10:31) Cho nên ở đây chúng ta tu tập thì chúng ta phải hiểu biết được cái thiện và cái ác, chớ không khéo chúng ta nghĩ bây giờ mình mang tiền bạc mình cứu trợ người ta là thiện, đó là mình tu về Tứ Vô Lượng Tâm, tâm từ. Trước cái cảnh khổ của người khác mình tu cái tâm đó, mình tu tâm bi, mình tu cái tâm từ bi của mình, chớ không phải là tu Thập Thiện thập ác đâu.

Cho nên tâm từ nó chỉ đối trị cái tâm sân của mình, biết thương người để nó đối trị, tâm bi nó đối trị cái tâm hận thù của mình, chớ không thể nào mà nó đối trị cái tâm tham của mình, nó không diệt hết cái lòng tham của mình.

Mà cái gốc từ do cái tham mà nó sanh ra, mà từ cái chỗ vô minh nó mới sanh ra cái tâm tham của chúng ta, chúng ta không hiểu chúng ta mới chấp đắm cái đó là đúng, cái đó là sai, cái đó là thiện, cái đó là phải, cái này là như thế này thế khác. Cho nên là từ cái chỗ vô minh.

Vậy thì từ cái chỗ mà Thầy nói ra những cái đó để cho quý thầy biết rằng, hiểu rằng, cái đó là không đúng, cái đó là sai, cái đó là ác, cái đó không thiện, nó đem đến cho đời sống quý thầy khổ đau. (11:40) Thì do đó quý thầy tin, chỉ đặt niềm tin, và suy tư cái lời nói đó có đúng hay không? Rồi thấy đúng thì quý thầy tin tưởng rằng cái lời nói đúng.

Nhiều khi có những cái quý thầy chưa biết cái đó là khổ, nhưng mà Đức Phật đã giảng cho quý thầy biết cái đó là khổ, nhưng quý thầy không tin đâu, bởi vì cuộc đời của quý thầy nó có những cái lạc, nó cám dỗ quý thầy, nó làm cho quý thầy vô minh không hiểu cái đó là khổ. Cho nên quý thầy cứ đâm vào những khổ.

Cũng như, ví dụ như một đứa bé năm sáu tuổi, hay là ba bốn tuổi, nó đâu biết rằng lửa là nóng là phỏng là đau khổ. Cha mẹ thì dặn “Con đi chơi đừng có thọc tay ở trong bếp lửa, đừng có thọc tay ở trong cái ngọn đèn, nó sẽ phỏng tay con à!” Nhưng mà đứa bé nó đâu có biết, nó cứ thấy cái ngọn đèn thì nó, hay hoặc là thấy cái đống lửa là nó bò lại, thì nó lăn ở trên đống lửa, đến khi mà nóng rát thì nó la nó khóc, thì cha mẹ đến đỡ nó thì phỏng mình phỏng mẩy hết!

Thì người ở ngoài thế gian, và cái tâm vô minh của chúng ta cũng như đứa bé, đứa trẻ ba bốn tuổi chưa có biết đời là khổ. Cho nên Phật nói khổ nó không biết đâu, nó tưởng là vui lắm, cho nên nó cứ thọc tay vào đó, thì khi mà phỏng rồi thì nó mới biết rằng, nó mới biết đau khổ.

Đó là những cái mà Thầy nhắc lại để cho chúng ta biết rằng, cái cuộc đời chúng ta toàn là những cái khổ, thấy nó là hạnh phúc đó chớ không phải là hạnh phúc đâu! Nó đưa đi đến chúng ta từ kiếp này đến kiếp khác, trôi lăn ở trong lục đạo. Nó không phải hạnh phúc đâu.

(13:12) Cho nên chúng ta đắm đuối ở trong cái lạc của thế gian, cái vui của thế gian, cái hạnh phúc của thế gian, tưởng là nó là sung sướng, nó là lạ, nó là đem đến cái vui mừng cho mình, cái hạnh phúc cho mình. Nhưng mà thật sự nó là khổ. Cho nên trong khi đó, nhiều khi cái mà chúng ta nghĩ rằng thiện nó không thiện đâu, mà chính thập ác nó đã vạch rất rõ, Thập Thiện nó chỉ rất rõ.

Nhưng mà khi mà chúng ta học Thập Thiện mà không có người vạch cho chúng ta hiểu ra, thì chúng ta hiểu Thập Thiện một cách rất là cạn cợt. Thập ác thì chúng ta biết, bởi vì cái ác nó làm cho chúng ta khổ, chúng ta biết. Nhưng mà nói đến thiện thì chúng ta nghĩ tưởng rằng mình làm cái gì từ thiện bằng cách này cách khác là thiện.

Không phải! Đạo Phật không có dạy chúng ta điều đó đâu, nhưng mà dạy chúng ta trên cái góc độ là Từ Bi Hỷ Xả để chúng ta thực hiện cái tâm của chúng ta.

Thì trong cái tâm, cái độ, cái tâm độ, mà khi chúng ta chưa từ bi với mình, mà từ bi với người khác thì hỏi có đúng cái nghĩa của từ bi không?

Một khi mà chúng ta khởi một cái tâm nhớ lại cha mẹ mình, nhớ lại, khi mình là người đi tu quyết giải thoát rồi mà cái tâm mình còn luyến tiếc, lòng còn luyến thương cha mẹ của mình, biết rằng người sanh ra mình phải thương chớ làm sao không thương, nhưng mà khi mà đứng trên con đường Đạo Phật mà quyết tu rồi mà mình thấy nó là thiện pháp thì coi chừng nhầm nó là ác pháp.

Nó đang làm cho tâm mình ray rứt, nhớ thương cha mình, có phải khổ không? Hay thương mẹ mình có phải khổ không? Nếu mình không đoạn dứt ác pháp này thì thử hỏi mình làm sao mình giải thoát được tâm hồn của mình?

Cho nên nhiều khi chúng ta thấy thiện, đứng ở trong góc độ của nho giáo thì chúng ta thấy rất thiện, là vì mình ở xa mình nhớ cha nhớ mẹ, mình là đứa con hiếu. Nhưng đối với đạo Phật thì không có nghĩa hiếu đâu, đó là ác pháp.

Nó là kiết sử, ái kiết sử, nó trói buộc, nó làm cho chúng ta bứt ra không được, mà vì đôi mắt chúng ta vô minh không nhìn thấy cha mẹ của chúng ta, anh em ruột thịt của chúng ta là nhân quả vay nợ với nhau mới sanh chung (với) nhau ra một gia đình, để gặp gỡ nhau, để mà trả, thuận thì thương nhau mà nghịch thì chửi mắng rầy lộn nhau, hằng ngày xảy ra những chuyện đau khổ!

Chúng ta không thấy được cái nhân quả cho nên chúng ta nghĩ đó là cha mình, là mẹ mình, chớ sự thật ra cha mẹ mình là người nợ mình hay hoặc là mình là người nợ của cha mẹ mình.

Nhưng dù nợ hay là không nợ mà khi đã sanh mình ra rồi, có tay có mắt, có nên con người như thế này mà biết được Phật pháp thì cái ơn đó chúng ta không bao giờ quên, nỗ lực thực hiện, đừng để cái tình cảm, cái ái kiết sử, cái tham, tham ái mà nó trói buộc chúng ta để chúng ta không có ra khỏi sự ràng buộc, chúng ta không có thoát khỏi cái tâm đó thì ngàn đời chúng ta không bao giờ đạt được cái thiền định của đạo Phật.

4- THAM ÁI, NHỚ THƯƠNG LÀ MẦM MỐNG CỦA MUÔN NGÀN ÁC PHÁP

(16:11) Đó, cho nên chúng ta ở đây, tại sao mà Thầy dạy kỹ cái này? Để chúng ta biết rằng chúng ta bắt đầu chúng ta phải thực hiện cái pháp nào, để mà giới luật chúng ta nghiêm chỉnh.

Nếu còn tham ái, giới luật chúng ta chưa nghiêm chỉnh đâu. Hễ còn thương cha mẹ thì còn thương cái này thương cái kia, chưa bao giờ hết. Từ cái mầm móng này nó sẽ nảy sinh ra bao nhiêu thứ tình thương, mà từ bao nhiêu thứ tình thương đó nó sẽ khởi ra bao nhiêu cái thứ tham khác.

Bởi vì tham ái thì nó sẽ tham ăn, tham uống, tham ngủ, nó tham tiền, tham bạc, tham danh, tham lợi, hễ còn tham ái thì còn tất cả tham! Mà đoạn dứt được cái tham ái thì tất cả những cái tham khác nó mới đoạn dứt được.

Chớ đừng nói bây giờ tôi không tham tiền tham bạc mà giờ tôi nhớ cha nhớ mẹ. Nhớ cha nhớ mẹ tức là lồng trong cái tham tiền, tham bạc, tham danh, tham lợi, tham mình hơn người chớ không có ai mà muốn thua ai.

Cho nên từ cái nhỏ đó mà chúng ta không thấy là ác pháp, nó sẽ đẻ ra muôn ngàn ác pháp khác. Cho nên tưởng là ác pháp là chúng ta chửi mắng người, chúng ta đánh người, chúng ta làm cho người đau khổ bằng cách này, không! Ác pháp của Phật là ngay lại chỗ tâm tham đó là chúng ta làm khổ chúng ta đó. Thương là khổ, ghét là khổ, thù hận là khổ.

Cho nên ở đây chúng ta đã biết được cái pháp thiện và pháp ác cho nó cụ thể rõ ràng. Nhiều khi chúng ta học Thập Thiện chúng ta học sơ sơ, người ta nói thiện này thiện kia đủ thứ, nhưng mà không ngờ rằng mỗi một cái tâm niệm của chúng ta ở trong này làm cho chúng ta ray rứt một cái tình thương của chúng ta, thì đó không phải là thiện đâu, nó là ác pháp.

5- TỨ CHÁNH CẦN: PHÁP ĐẦU TIÊN LÀM THANH TỊNH GIỚI LUẬT

(17:38) Mà chúng ta hiểu được vậy thì chúng ta mới biết được cái điều kiện mà Đức Phật đã dạy một người tu sĩ vào đạo Phật phải tu cái pháp nào đầu tiên, để mà thực hiện cái pháp đầu tiên đó, để mà giữ được cái giới hành đó, để làm cho thân thọ tâm pháp của chúng ta thanh tịnh, nó không phạm giới. Thân nè, tâm nè, cái thọ nè, và các pháp nó không bị phạm giới.

Vậy thì cái pháp đó gọi là Tứ Chánh Cần. Cái tên của nó, bốn cái chỗ, bốn cái nơi để mà chúng ta phải siêng năng, cần, cần ở đây là cần tu, phải không. Cần tu tức là siêng tu, hằng ngày phải cần tu cái đó, cho nên gọi là Tứ Chánh Cần. Nó cần tu chớ không phải là không cần! Mà người tu hành mà không cần tu cái này thì ngàn đời cũng chưa bao giờ mà vào thiền định được.

Chớ không phải là các thầy siêng năng ngồi thiền nhiếp hơi thở, ức chế tâm không vọng tưởng, ngày ngày giờ giờ nào cũng lo ngồi thiền hết gọi là cần, không phải đâu! Cái đó chưa phải cần đâu, cần đó không đúng đâu. Cần cái kiểu mà ức chế tâm đó làm cho khổ cái thân của mình thêm, chớ chưa phải là đạt được đạo giải thoát đâu.

Còn chữ “cần” của Đức Phật, trong các pháp Đức Phật dạy chỉ có Tứ Chánh Cần mới gọi là cần mà thôi, còn các pháp khác Đức Phật không có nói cần. Tứ Thánh Định Đức Phật cũng không nói cần, mà Tứ Niệm Xứ Đức Phật cũng không có nói cần, mà Tứ Diệu Đế Đức Phật cũng không có nói cần, mà Bát Chánh Đạo cũng không có nói cần.

Nhưng mà có cái Chánh Tinh Tấn thì nó nằm ở trong cái Chánh ở trong cái Tứ Chánh Cần. Bởi vì mình siêng năng thì tức là phải nằm ở trong Tứ Chánh Cần.

Cho nên khi mà gọi là tấn căn là cái sự siêng năng, từ ở chỗ pháp Tứ Chánh Cần đó nó mới sanh ra cái căn gốc siêng năng, là do cái chỗ cần. Nó có tạo thành một cái lực gọi là tấn lực, cái sự siêng năng của cái lực đó nó không có làm cho mình lười biếng nữa, thì nó cũng từ ở chỗ Tứ Chánh Cần đó mà ra.

Bởi vì Tứ Chánh Cần là bốn cái chỗ mà cần siêng năng hằng ngày, cần mẫn mà làm công việc, tu tập công việc này, trau dồi công việc này thì gọi là cần. Đó thì quý Thầy thấy cái chỗ cần của chúng ta tu tập, thì cái bước đầu và cái người tu như thế nào chúng ta đã hiểu được thiện pháp và ác pháp.

6- TỨ NIỆM XỨ LÀ BỐN CHỖ CẦN TU TẬP LÀM CHO THANH TỊNH

(19:55) Vậy thì Thầy muốn nhắc lại để cho các thầy thấy, từ lâu tới bây giờ, quý thầy chỉ nghe Tứ Chánh Cần, Thập Thiện, là quý thầy coi thường, quý thầy không quan trọng đâu, quý thầy nghe có Sơ Thiền Nhị Thiền Tam Thiền hay Tứ Niệm Xứ là quý thầy xem nó là quan trọng.

Nhưng mà quý thầy quên rằng Tứ Niệm Xứ không phải là pháp môn để chúng ta tu. Tứ Niệm Xứ không phải là pháp môn để chúng ta tu mà Tứ Niệm Xứ là Đức Phật chỉ cho chúng ta bốn chỗ để chúng ta thực hiện các pháp môn ở trên đó đó, để làm cho bốn cái chỗ đó thanh tịnh.

Thầy sắp sửa dạy cho các Thầy biết rằng Tứ Niệm Xứ, thường hồi nào tới bây giờ người ta triển khai Tứ Niệm Xứ là người ta thấy như có một cái pháp môn Tứ Niệm Xứ để mà chúng ta tu tập. Ở đây Thầy triển khai Tứ Niệm Xứ không phải là pháp môn để chúng ta tu tập, mà là bốn cái chỗ để chúng ta thực hiện các pháp môn làm cho bốn cái chỗ đó thanh tịnh.

Tâm của chúng ta bây giờ không thanh tịnh nè, tham, sân, si nè, thì bây giờ chúng ta phải ở trên cái tâm đó mà tu tập các pháp khác để cho cái tâm chúng ta không tham, sân, si.

Cũng như thân của chúng ta nè, bất tịnh nè, nó sanh dục nè, nó ham cái thứ này thứ kia nè, nó đòi hỏi ăn uống nè, nó chưa có thanh tịnh nè, cho nên nơi trên thân của chúng ta phải tu tập làm sao mà cho nó không ăn uống phi thời nè, thấy thực phẩm mà nó không thèm nè, thì như vậy là ngay trên thân mà chúng ta tu tập.

Trên thọ là nơi cái thọ của chúng ta nó đau, nó nhức, nó khổ, nó đòi hỏi những cái lạc nè, ăn ngon nè, nó đòi hỏi những cái êm ấm nè, nó thấy những cái gì nó thích thú cho cái thân nó thoải mái dễ chịu là nó đòi hỏi cái đó, thì cái thân chúng ta đang ô nhiễm.

Cho nên chúng ta phải tu tập ngay từ ở chỗ cái thọ của chúng ta, cái thân của chúng ta, cái tâm của chúng ta, để cho nó thanh tịnh, nó không bị ô nhiễm.

Đó thì như vậy chúng ta mới thấy được cái con đường của đạo Phật. Chớ không phải Tứ Niệm Xứ là cái pháp để chúng ta tu tập cái tâm của chúng ta ở ngoài cái pháp này, mà Tứ Niệm Xứ là ở trên thân của chúng ta nè, chớ không ở đâu hết, mà trên thân tâm của chúng ta để thực hiện cho nó hoàn toàn thanh tịnh.

Cho nên Tứ Niệm Xứ xác định là bốn cái chỗ để chúng ta thực hiện các pháp của Phật để cho nó thanh tịnh, chớ không phải Tứ Niệm Xứ là pháp môn tu.

Cho nên khi mà chúng ta tu tập Tứ Chánh Cần thì chúng ta phải ở đâu mà tu? Có phải ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu không? Phải không. Bởi vì cần để mà tu tập cái thân của chúng ta thiện nè, cái tâm chúng ta thiện nè, cái thọ chúng ta thiện nè.

Cái thọ bây giờ nó thấy đồ ăn nè, nó thích, nó thích ăn ngon cái miệng nó nè, chỗ mà cảm xúc để mà ngon đó đó, thì cái đó là cái thọ. Nó là ác thọ, chớ không phải là khổ thọ, chớ không phải là cái thọ mà nó thanh tịnh đâu, nó tốt lành đâu. Cho nên ngay từ đó mà chúng ta khắc phục được cái thọ thích, thấy thực phẩm ngon không ăn, không thích, không thèm thì đó gọi là chúng ta ở trên cái thọ mà tu cái thọ.

Các pháp, thân chúng ta là một pháp, tâm chúng ta là một pháp nè, thọ là một pháp nè, các pháp xung quanh chúng ta nè: nhà cửa, tủ, bàn, ghế, giường, chõng, tất cả mọi vật, quần áo y áo của chúng ta mặc nè, đều là các pháp hết.

Mà mỗi pháp nào mà nó làm cho thân tâm chúng ta đắm chìm ở trên pháp đó, là ngay ngay trên pháp đó chúng ta phải xả ly, chúng ta phải tu tập cái pháp gì để làm cho nó ly ra hết, thì như vậy gọi là trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện các pháp, chớ không phải Tứ Niệm Xứ có pháp tu.

7- CÁC PHÁP TU TẬP KHÁC CŨNG THỰC HIỆN TRÊN TỨ CHÁNH CẦN

(23:30) Thầy sắp sửa dạy giới hành để chúng ta biết được cái chỗ mà chúng ta tu. Như vậy bây giờ một cái người mà sắp sửa tu thiền định, thì chúng ta phải thực hiện cái pháp đầu tiên để mà đạt được cái thiền định, đó là Tứ Chánh Cần.

Bởi vì Phật đã dạy “cần”, cần tu cái này đầu tiên, cần tu hằng ngày. Khi mà cái này đạt được rồi thì tất cả các pháp khác chúng ta dễ dàng tu lắm, không còn khó nữa. Vậy thì bây giờ chúng ta cần cái gì, thứ nhất cần cái gì, nó có bốn cái cần lận, tứ là bốn lận mà.

(24:05) Thứ nhất là các pháp ác chưa sanh không cho sanh. Vậy thì các pháp ác như thế nào? Hồi nãy Thầy có nói thập ác rồi. Bây giờ cái tâm nó thương nhớ nè, nó là ác pháp rồi. Cho nên chúng ta biết nó ác pháp thì bây giờ nó khởi nó nhớ cha mình, nó nhớ mẹ, nhớ anh, nhớ em mình, đoạn dứt liền! Nó khởi lên cái niệm thương nhớ đó là đoạn dứt liền! Gọi là các pháp ác chưa sanh thì không cho sanh. Không cho sanh thì nó ở trong Thập Thiện chớ gì? Chớ nó đâu phải sanh cái thiện nào khác hơn?

Nếu các ác pháp có, thì Thập Thiện không có, còn thập ác không có, thì toàn là thiện chớ gì? Chớ đâu phải các thầy nghĩ là phải đem gạo, đem thóc, tiền bạc cho người khác là thiện đâu! Không phải đâu!

Bởi vì tâm của quý thầy nó khởi lên tham muốn, thương nhớ là nó ác pháp, mà giờ nó không khởi tham muốn, thương nhớ là nó thiện pháp. Vậy thì khi mà ác pháp không khởi thì tức là thiện pháp khởi. Cho nên Phật nói các ác pháp chưa sanh thì không cho sanh.

Luôn luôn giữ tâm bằng cách nào? Thì Thầy từng dạy các thầy rất rõ, khi giữ tâm nó mà đừng cho nó sanh các ác pháp, thì các Thầy phải tu Tỉnh Giác Chánh Niệm: đi kinh hành nè, làm công việc nè, đừng có cho một cái niệm gì khởi trong đầu của mình, thì có phải là giữ các pháp ác không sanh không? Phải không?

Bây giờ quý thầy nhiếp hít thở trong hơi thở, tức là Thân Hành Niệm Nội, thì quý thầy hít thở nè, phải không? Mà hít thở mà không cho một cái niệm nào mà khởi ở trong tâm của mình đó, có phải là ác pháp đã bị ngăn chặn không? Không cho sanh! Nghĩa là mình dùng cái Chánh Niệm Tỉnh Giác nè , cái Định Niệm Hơi Thở nè, mình tu tập thì các pháp có sanh không? Đâu có sanh!

Còn nếu mà mình làm biếng nè, thì mình ngồi lại thì nhớ cái này, nhớ cái kia, nhớ nọ thì ác pháp nó sanh, tức là mình có ngăn chặn không? Không có ngăn chặn! Mà không ngăn chặn thì nó phải sanh thôi. Mà nó đã sanh thì mau mau phải diệt. Phải diệt nó bằng cái định gì? Quý thầy có biết diệt nó bằng định gì không?

(26:20) Đó là Định Vô Lậu. Các thầy phải quán nó, cái đó là ác pháp hay là thiện pháp? Cái đó là như thế nào? Nó đem đến quý thầy khổ hay là không khổ? Các thầy hiểu chưa? Cho nên quý thầy đã thực hiện cái Định Vô Lậu, phải không? Cho nên khi mà nó đã sanh thì các thầy phải thực hiện Định Vô Lậu.

Mà khi mà nó chưa sanh có ra thì các thầy phải tu Chánh Niệm Tỉnh Giác: đi kinh hành, làm mọi công chuyện quét sân, quét nhà, tất cả mọi cái đều giữ tâm ở tỉnh thức, không cho một cái niệm sanh ra, mà không cho cái niệm sanh ra tức là không có ác pháp sanh ra, phải không?

Tức là thực hiện Tứ Chánh Cần, các ác pháp không sanh ra thì tức là thiện pháp. Cho nên suốt ngày quý thầy không có sanh ra ác pháp thì thiện pháp chớ gì. Mà ngày này, giờ này tất cả mọi cái đều là kéo dài cái thời gian ra mà không có ác pháp, thì các thầy đã tăng trưởng thiện pháp.

Như vậy là xác định cho chúng ta thấy rằng nếu mà chúng ta tu Tứ Chánh Cần thì ác pháp không có trong tâm của chúng ta, không sanh khởi được, không tăng trưởng được, thì thiện pháp nó sanh khởi và tăng trưởng kéo dài từ ngày này đến ngày khác.

Ba tháng quý thầy đã nhập định hoàn toàn, bởi vì tâm quý thầy không ác pháp, không tham sân si, tức là diệt rồi, thì tức là các thầy sẽ tịnh. Tâm tịnh, thân tịnh, thọ tịnh, pháp tịnh, bốn cái chỗ này đều là thanh tịnh hết rồi, do Tứ Chánh Cần mà thực hiện.

Cho nên Tứ Chánh Cần có cái tên gọi là Định Tư Cụ, dụng cụ để tu thiền định chớ không phải tu các pháp khác. Bởi vì ngồi mà hít thở để ức chế tâm mình là sai, niệm Phật ưng vô tâm là sai, mà chỉ thực hiện Tứ Chánh Cần tức là Định Tư Cụ, thì các Thầy thấy khi mình thực hiện Định Tư Cụ, thì ngay đó là gọi là định, cái dụng cụ để nó thực hiện được thiền định.

Mà thiền định của đạo Phật nó không phải là chỗ ức chế tâm, chỗ hết vọng tưởng, mà là cái chỗ tâm thanh tịnh không còn tham sân si, không còn thương, ghét, giận hờn ai nữa hết, lúc bấy giờ tâm như cục đất rồi.

(28:35) Vậy thì trong hằng ngày quý thầy tu những pháp mà Thầy dạy từ lâu tới giờ đó, là để thực hiện Tứ Chánh Cần, phải không. Hồi nào tới giờ Thầy không nhắc, nhưng bây giờ dạy về cái giới hành thì quý thầy mới rõ được cái Tứ Chánh Cần là cái quan trọng, và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu chỉ là những pháp trợ duyên cho Tứ Chánh Cần để thực hiện ngăn chặn các ác pháp và đoạn dứt các ác pháp, phải không?

Cho nên ở đây quý thầy thấy rõ, có gì đâu, quý thầy tu sai đâu, nhưng mà hồi nào tới giờ thì quý thầy chưa hiểu nó là Tứ Chánh Cần.

Bây giờ các thầy đã hiểu, đã học được cái giới hành, thì các thầy biết cái Tứ Chánh Cần là cái giới hành, chớ không phải giới hành là không sát sanh gọi là giới hành, mà là Tứ Chánh Cần để thực hiện không sát sanh, không nói láo nè, không vọng ngữ, không nói lời hung dữ nè, không trộm cắp nè, không dâm dục nè, đó gọi là Tứ Chánh Cần.

Mà Tứ Chánh Cần nó giúp cho chúng ta không phạm vào những ác pháp này, thì tức là chúng ta không phạm vào giới luật, chúng ta không phạm giới. Cho nên nó làm cho giới luật của chúng ta thanh tịnh, nghiêm trì, nó trở thành chúng ta giải thoát hoàn toàn.

(30:02) Đó quý thầy thầy chưa! Bây giờ quý thầy cứ lo ngồi thiền cũng chỉ là một pháp môn nhỏ trên Tứ Chánh Cần mà thôi. Bởi vì chỉ biết hơi thở ra, hơi thở vô nè, không có niệm thiện, niệm ác nè, thì lúc bấy giờ nó chỉ là ở trong cái niệm ác, chớ không phải là ngăn chặn cái niệm ác, chớ không phải ngăn chặn niệm thiện.

Vì thiện là một cái trạng thái nó làm cho chúng ta an ổn, không thương, không ghét không giận, không hờn, đó là thiện. Còn cái người mà người ta tu thiền mà người ta gọi là chẳng niệm thiện niệm ác, mình ngồi đây mình khởi nè, thương cha mẹ là thiện nè, mà lo suy tính một cái điều kiện gì để giết người, để hại người, để cướp của người đó là ác. Người ta nghĩ rằng cái niệm đó là niệm thiện và niệm ác. Không phải!

Ở đây khi mà cái tâm của chúng ta nó không có ác thì nó là thiện. Bởi vì Thập Thiện với thập ác nó đối với nhau, hễ có ác thì không có thiện, mà có thiện thì không có ác. Mà hễ tăng trưởng thiện, thì ác làm sao có được! Mà tăng trưởng ác thì thiện mất, làm sao có thiện được! Cho nên thiện không phải ở ngoài kia đem vào được, không phải ở chỗ khác mà đem vô đây được, mà thiện ở trong tâm của chúng ta. Cho nên Thập Thiện, thập ác vạch rất rõ để chúng ta biết. Và nơi đó mới giúp chúng ta giới luật nghiêm trì, không vi phạm giới luật.

(31:25) Đó thì hôm nay các thầy đã học được cái bài học để chúng ta biết rằng tổng hợp tất cả những hành động mà các thầy đã tu từ lâu tới giờ không có sai chỗ nào hết. Nó nhằm vào ở trên Tứ Chánh Cần để thực hiện ngăn chặn các pháp ác, mà tăng trưởng các pháp thiện. Bởi vì quý thầy kéo dài cái trạng thái mà không có niệm thiện, niệm ác ở trong này, kéo dài cái trạng thái này tức là tăng trưởng cái thiện của quý thầy, tăng trưởng cái tâm.

Thí dụ bây giờ ngồi đây tâm thanh thản nè, nó không nghĩ thương, nghĩ nhớ, nghĩ ghét, giận hờn ai hết. Mà từ một phút thì nó đã tăng trưởng một phút, mà hai phút, ba phút, năm phút, mười phút là nó tăng trưởng, như vậy gọi là tăng trưởng thiện pháp. Tăng trưởng thiện pháp tức là làm cho tâm hồn mình giải thoát ở trong trạng thái tâm thanh tịnh. Mà tâm thanh tịnh đó, cái tâm không tham sân si, không giận hờn, không giết hại chúng sanh đó, thì cái tâm đó là tâm thiền định, cái tâm định.

Cho nên Đức Phật nói khi mà tâm định thì chúng ta Dục Như Ý Túc chúng ta muốn như thế nào đó, chúng ta chỉ cần ra lệnh là nó đã tịnh chỉ y như chúng ta muốn. Bây giờ bảo hơi thở ngưng, thì nó ngưng, bảo diệt tầm tứ nó diệt tầm tứ, bảo nó quay vô không nghe âm thanh là nó quay vô không nghe âm thanh, không cần phải chúng ta tập.

Nhưng mà chúng ta cần phải ngăn ngừa các pháp ác không cho sanh, sanh không cho tăng trưởng, đoạn dứt liền, luôn luôn giữ gìn cái thiện pháp mãi ở trong tâm và kéo dài mãi, gọi là tăng trưởng nó. Việc làm có bấy nhiêu đó là đủ trên con đường tu hành của chúng ta rồi. Đơn giản, dễ hiểu, không khó khăn gì hết.

Chỉ vì chúng ta tu mà chúng ta không biết nó, mà chúng ta không giữ gìn nó, chúng ta không dụng cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, không dụng cái Định Vô Lậu, không dụng cái Định Niệm Hơi Thở để thực hiện cho cái tâm toàn bộ thanh tịnh này, không có ác pháp này, tăng trưởng cái thiện pháp này, thì tức là chúng ta đã vào thiền định.

(33:31) Vào thiền định rồi, tâm mà có định rồi, thì lúc bây giờ chúng ta chỉ cần dùng pháp hướng mà tịnh chỉ các hành mà thôi. Chúng ta nhắc một lần chưa xong thì hai lần, ba lần, năm lần, mười lần sẽ là xong. Sự tu hành như vậy nó đem đến chúng ta dễ dàng.

Thầy nói người nào tu cũng được, pháp của Phật rất dễ dàng. Không phải là người tu sĩ chúng ta tu mới được mà người cư sĩ tu không được, không phải! Miễn là người nào mà muốn sống đúng mà tu Thập Thiện này, với thập ác này thì luôn luôn phải sống đúng cái đời sống của người tu sĩ.

Bây giờ đó thì các con đã nghe được, biết được cái giới hành, các con nghe Thầy nói hết chưa? Cái giới hành là cái pháp môn Tứ Chánh Cần. Cái tên của nó là Chánh Cần: Chánh là chơn chánh, Cần là cần tu tập, cho nên gọi là Chánh Cần.

Cho nên Thầy nhắc lại nó là một cái pháp môn cần phải tu tập nhiều nhất để ngăn chặn và không cho tăng trưởng các pháp ác, luôn giữ gìn thân, thọ, tâm, pháp của mình. Cái pháp thiện đó là một trạng thái tâm thanh tịnh, là một trạng thái tâm định, hoàn toàn là thiền định của Phật.

(34:50) Bây giờ thì các con đã hiểu được, và biết được. Do cái chỗ mà cô Diệu Quang, tức là cô Út hỏi, hôm nay Thầy mới giải để cho các con Thầy rằng cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định vẫn là một cái pháp giữ cho thân tâm của chúng ta không sanh khởi ác pháp và không tăng trưởng ác pháp, và Định Niệm Hơi Thở cũng nhắm vào cái mục đích là không sanh khởi ác pháp và không tăng trưởng ác pháp, và Định Vô Lậu cũng là một thứ định để khi ác pháp sanh ra thì nhờ cái pháp Định Vô Lậu mà đoạn diệt, tức là quán xét để mà đoạn diệt, không còn lậu hoặc. Không còn lậu hoặc tức là không có ác pháp, có lậu hoặc tức là ác pháp, không có lậu hoặc là thiện pháp.

Do vì vậy mà các con đã hiểu rõ được từng cái pháp hiện giờ các con đang tu là nó nhằm để trợ duyên, gọi là trợ pháp. Những cái pháp thiền định đó đó, nó là trợ pháp cho Tứ Chánh Cần.

Nghĩa là các con học về sinh ngữ, thì các con biết như Pháp văn nó có cái trợ động từ, có một cái động từ để nó trợ cho các động từ khác mà chia ra những cái động từ khác, thì cái này là cái trợ pháp, cái pháp nó trợ cho pháp kia, để làm cho cái pháp kia nó hoàn mãn, nó viên mãn được cái chỗ tu tập của nó, gọi là trợ pháp. Các con hiểu cái danh từ là trợ pháp, là nó trợ giúp cho cái pháp Tứ Chánh Cần thành tựu được điều tu tập của nó gọi là trợ pháp

Sau này Thầy sẽ dạy cho các con biết là cái Định Niệm Hơi Thở nó là cái trợ pháp cho pháp nào, chớ không phải là nó tự nó đi vào cái hơi thở mà đi vào thiền định được, mà nó là cái trợ pháp để chúng ta thực hiện tất cả các định, mà chúng ta nhập các định.

Cho nên cái hơi thở cũng là một trợ pháp sau này, còn hiện giờ đó, cái hơi thở nó là trợ pháp cho Tứ Chánh Cần. Nương vào cái hơi thở để cho cái tâm nó không khởi ác pháp, cho nên do đó nó giúp cho Tứ Chánh Cần thực hiện được thiện pháp.

8- GIỮ BA HẠNH ĂN - NGỦ - ĐỘC CƯ LÀ NỀN TẢNG BƯỚC VÀO THIỀN ĐỊNH

(36:55) Như cô Út đã hỏi: “Bạch Thầy, bắt đầu tu thiền định phải tu pháp nào trước?” Đó là cô Út hỏi Thầy cái câu hỏi như vậy, cô Út còn hỏi thêm Thầy:

“Con thường nghe Thầy dạy 37 phẩm trợ đạo, từ Bát Chánh Đạo, Thập Thiện Đạo, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, Thất Giác Chi, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực đến Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên, Tam Minh v.v thiền định của đạo Phật rất nhiều. Con nghe Thầy dạy rất nhiều, không biết tu loại nào trước, loại nào sau. Kính mong Thầy chỉ dạy để chúng con biết để mà tu tập cho rõ ràng.

Con nghe Thầy dạy thiền định gồm có Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Sơ Thiền, Định Nhị Thiền, Định Tam Thiền, Định Tứ Thiền, Định Vô Tướng, Định Bất Động Tâm, Định Bất Động Thân, Định Không Vô Biên Xứ, Định Thức Vô Biên Xứ, Định Vô Sở Hữu Xứ, Định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, Định Diệt Thọ Tưởng Định. Kính bạch Thầy, 16 loại thiền định, định nào tu trước, định nào tu sau? Định nào kết hợp với định nào để đồng tu một lượt, định nào tu riêng một mình? Định nào làm trợ duyên cho các định khác? Kính mong Thầy từ bi chỉ giáo cho chúng con để chúng con tu tập, lớp thấp, lớp cao, mới có căn bản!”

Do cái chỗ hỏi của các con mà cô Út mới hỏi lại Thầy, hỏi từng phần, từng phần nhỏ để mà Thầy giải thích ra, để mà các con hiểu. “Còn 37 Phẩm Trợ Đạo, từ Bát Chánh Đạo đến Tam Minh, vậy chúng con phải tu pháp nào trước, pháp nào sau? Mỗi pháp có phần khác nhau, giống nhau như thế nào? Nghĩa là mỗi pháp các con phải tu giống nhau sao và khác nhau như thế nào?” Cô Út hỏi vậy đó. “Và khi thực hành tu tập có tu giống nhau không? Xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho chúng con biết!”

(39:07) Đó thì, trong cái phần thưa hỏi, một cái câu hỏi đầu tiên, mà hỏi một số câu hỏi quá là nhiều, thật là nhiều,. Nhiều để làm gì, nhiều để mà Thầy dạy cho rõ ràng, để mà các con biết cách dễ dàng mà tu.

Bắt đầu như vừa rồi thì câu hỏi đầu tiên thì Thầy đã giảng cho mấy con đã nghe rồi đó, giảng dã nghe rồi. Tức là chúng ta lấy Tứ Chánh Cần là cái pháp đầu tiên để mà chúng ta tu thiền định, các con hiểu chưa?

Tứ Chánh Cần là cái pháp môn đầu tiên để chúng ta tu thiền định mà Đức Phật đã xác định nó là Định Tư Cụ, dụng cụ tu thiền định. Và các con tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu, là trợ pháp cho Tứ Chánh Cần như Thầy giảng hồi nãy rồi đó, Thầy nhắc lại đó, nó trợ pháp cho Tứ Chánh Cần. Vậy thì cái câu hỏi đầu tiên Thầy đã trả lời như Thầy đã giảng rồi.

Về 37 Phẩm Trợ Đạo và về thiền định thì ở đây, Thầy cũng trả lời từng cái phần một để cho các con thấy trên cái bước đường tu tập của mình:

“Đầu tiên, muốn tu tập thiền định của đạo Phật thì phải sống đúng giới luật. Muốn sống đúng giới luật thì phải sống thiểu dục tri túc, phòng hộ sáu căn.”

Đó là Thầy trả lời đầu tiên muốn tu theo thiền của đạo Phật đó, như hồi nãy đó là cái pháp hành, cái pháp hành là Tứ Chánh Cần, nhưng chưa phải là pháp đầu tiên.

Các con nhớ, pháp Tứ Chánh Cần chưa phải là pháp đầu tiên ở trong sự tu tập thiền định, mà cái pháp đầu tiên của sự tu tập thiền định thì phải sống đúng giới luật. Giới luật của Đức Phật, giới bổn viết ra như thế nào, thì đời sống của chúng ta phải sống đúng giới luật, đó là cái thứ nhất.

“Mà muốn sống đúng giới luật thì phải sống như thế nào mới là sống đúng giới luật? Vậy thì phải sống thiểu dục tri túc, phòng hộ sáu căn.”

Bởi vì giới luật của Đức Phật đưa ra vậy, mà nếu mà chúng ta sống không thiểu dục tri túc, không phòng hộ sáu căn thì chúng ta không sống đúng giới luật.

“Phải sống đúng thiểu dục tri túc, phải luôn luôn phòng hộ sáu căn thì chúng ta mới giữ gìn giới luật được.

Mà muốn sống đúng được đời sống thiểu dục tri túc, và phòng hộ sáu căn được trọn vẹn, thì chúng ta phải sống như thế nào?”

Chớ nói thiểu dục tri túc, rồi phòng hộ sáu căn, mà chúng ta không biết cái gì hết, thì chúng ta cũng đâu có làm sao cho được trọn vẹn cái này? Do đó chúng ta phải lấy ba hạnh, ba cái hạnh đó là ăn, ngủ, và độc cư, mà Thầy thường nhắc nhở quý thầy ở đây.

(42:14) Ăn: quý Thầy cố gắng khắc phục mình, ăn ngày một bữa, đừng ăn phi thời.

Ngủ: tập ngủ cho giờ giấc cho nghiêm chỉnh cho đúng, đừng có lúc ngủ trước, ngủ sau, lúc nào hễ muốn ngủ là ngủ, đừng có tự tại trong ăn ngủ thì không được. Đừng có vô ngại tự tại, đói ăn khát uống mệt đi ngủ thì không được, mà giờ nào ngủ là ngủ, mà giờ nào thức là thức.

Thí dụ như cái sức của mình, tối mình thức từ 7 giờ đến 8 giờ đi ngủ, 4 giờ khuya mình dậy, thì 4 giờ khuya mình dậy, tới 8 giờ đi ngủ 4 giờ khuya dậy, không ai bảo mình thức 10 giờ để làm gì. Nhưng mà ngày nào, tháng nào, năm nào thì cũng 8 giờ đi ngủ mà 4 giờ thức, tập cho nó đúng như vậy đi.

Còn nếu mà mình thấy khả năng của mình ngủ ít, thì 9 giờ mình đi ngủ, 3 giờ mình thức dậy mình tu tập. Mà nếu mình hay hơn nữa, sức mình hơn nữa thì 10 giờ mình đi ngủ, 2 giờ mình thức dậy, thì nếu mình đặt thành cái vấn đề đó thì tới giờ đó mình phải ngủ, chớ không được ngủ trước, mà nói 10 giờ thì không được 11 giờ đi ngủ. Ngủ trễ cũng không được, mà ngủ sớm cũng không được, mà thức sớm cũng không được, mà thức trễ cũng không được, buộc mình giờ giấc phải nghiêm chỉnh.

Còn ăn uống thì không nên ăn uống phi thời, ăn ngày một bữa. Mình đừng ăn vội vàng mà mình ăn chậm chạp, ăn nhai cho nhuyễn, thì cái số lượng ăn của mình trong một ngày một đêm, mình lượng cái sức mình mình ăn. Mình không được ăn quá no, quá căng bao tử, mà không được ăn quá đói.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy