LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 58
THẦY DÙNG TAM MINH VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 09/08/2008
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [01:02:14]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
(00:00) Tu sinh: Chúng con kính chào Thầy!
Trưởng lão: Hôm nay Thầy về thăm là mục đích để chọn lấy số người các con mà đã nhiếp tâm được, an trú được và tu xả tâm được. Nhất là quan trọng nhất là xả tâm. Ngồi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự tầm khoảng từ ba mươi phút đến một giờ mà không có một niệm, không có hôn trầm, thùy miên nào hết, thì mấy con sẽ bước qua một cái giai đoạn tu tập khác, cái pháp khác. Chứ không còn ở trong cái pháp mà ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện nữa.
Hôm nay cả hai lớp, mấy con tập hợp về đầy đủ. Thì cái lớp mà các con còn ít người quá. Mà Thầy thấy những cái bài học, những cái lớp học của chúng ta nó rất là lợi ích. Nó tìm hiểu, nó xác định được những cái vị trí của đạo đức. Cũng như vừa rồi thì có người hỏi Thầy trong cái bài của một cái người vợ mà quỳ xuống đảnh lễ chồng xin lỗi. Thì có người trong cái lớp học cho rằng đó là cái lỗi thời. Thời nay thì mình đứng dậy, mình xin lỗi mà thôi, chớ không thể nào quỳ như vậy.
Thực sự ra đây là một cái gương hạnh, cái gương hạnh của người xưa. Chứ không phải người xưa là người nào, người phụ nữ nào họ cũng quỳ trước chồng họ mà họ xin như vậy, họ xin lỗi như vậy. Các con lưu ý. Cái này là một cái điển tích, một cái đặc biệt nhất của thời xưa, chứ không phải có. Và thời nay mà chúng ta cũng không có người làm được. Vì vậy đó là một cái điển tích để thấy một cái gương hạnh đạo đức, đạo đức thật sự, thật sự sửa mình. Chứ còn nếu mà chúng ta đứng xin lỗi hoặc nói xin lỗi, thường thường là chúng ta xin lỗi cho qua thôi. Chứ sự thật chúng ta không có cái mục đích để mà thực hiện được sửa sai, sửa cái sai.
(2:13) Còn cái nàng này, cái người này, cái nàng Mạnh Quang này thật sự là sửa sai. Thấy cái lỗi của mình đối với chồng cho nên nàng quỳ xuống mà xin lỗi, đó là thật sự sửa sai. Vì vậy mà cái người thật sự sửa sai trong cuộc đời, nay chúng ta thấy rất ít. Họ chỉ xin lỗi cho qua mà thôi, cho qua chứ không phải.
Cho nên đứng nói xin lỗi, lời xin lỗi, thí dụ như mình đi đường, có người đi ngang quẹt qua thì người đó đứng lại xin lỗi bác, xin lỗi chú. Mình lỡ mình đụng người ta, thí dụ như mình xin lỗi, đó là một cái lời xin lỗi thường thôi. Đó là một cách thức đó. Còn cái này nó không phải đâu mấy con, đó là một điển tích rất là đặc biệt của thời xưa và cũng là một cái gương hạnh để nhắc nhở chúng ta thời nay. Cho nên nói lỗi thời là sai.
Bởi vì cái gương hạnh đó khó có ai làm được. Đối với chồng là những người ngang mình mà mình quỳ xuống, quỳ xuống để xin lỗi, thì thật ra ít quá khiếm quá, đó là những cái hạnh quá cao. Mà có thể nói rằng đó là cái Đức Xin Lỗi cao cả. Cái hành động đó, nó chứng tỏ cái lời xin lỗi nó cao cả, ít có ai làm được, chứ không phải là người nào cũng làm được. Cái thời Đông Hàn là cái thời bên Trung Quốc, mà Trung Quốc là tượng trưng cho một cái nước nó rất thuần thục về Nho giáo, cái lễ nghĩa nó rất là thuần thục. Thế mà chỉ có cái nàng Mạnh Quang mà làm cái hành động đó thôi, chứ Thầy cũng chưa thấy một cái con người nào khác mà có cái hành động đó.
Cho nên đối với thời chúng ta thì chúng ta học đạo đức để thấy được cái sự thành thật sửa lỗi bằng một cái hành động, bằng hành động. Cái đó rất là tuyệt vời. Một cái gương hạnh. Cho nên nó có nhiều cái điển tích mà nói về đức hạnh của người xưa để chúng ta học, chúng ta nêu gương. Nhiều khi chúng ta học, nhưng mà chúng ta rất ngại là vì cái bản ngã của chúng ta còn đồ sộ, chúng ta chưa dám làm.
(4:20) Chính đứng lên nói cái lỗi của mình, phát lồ cái lỗi của mình trước chúng mà còn chưa dám, chưa dám nói lỗi mình, huống hồ là nói xin lỗi. Mình xin lỗi thầm với tượng Phật thì được, chứ mình xin lỗi với người khác thì mình ngại quá. Cho nên đó là những cái đức hạnh mấy con. Bởi vì cái người mà thật sự muốn làm cho mình tốt, muốn sửa sai những cái điều mình tốt, để trở thành một người tốt, thì hoàn toàn là người đó phải thực hành những cái hạnh, cái gương hạnh đạo đức, để chứng tỏ rằng mình thật sự sửa sai.
Cho nên ở đây cái mục đích mà Thầy nói, để cho mấy con biết cái cách thức. Dù tất cả những cái đức hạnh nó cũng đều nhắm vào cái chỗ để được bình an, giải thoát tâm hồn của mình. Thì cái lỗi lầm mà của tu sĩ của chúng ta nhiều nhất là không giữ độc cư, hay đi nói chuyện, đó là cái lỗi lầm. Bởi vì Đức Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”, mà mình đi nói chuyện thì phóng dật rồi. Nó phóng dật đó là có đối tượng, còn nó phóng dật không đối tượng nữa.
Cho nên tu hành nói thì dễ, nhưng sự thật ra mình phải canh gác cái tâm của mình cũng như một người lính mà canh giữ thành. Rồi cái hôn trầm, thùy miên không phải chuyện thắng nó dễ. Cho nên nó mới có những cái phương pháp tu tập để Chánh Niệm Tỉnh Giác, để tỉnh thức.
Thầy xin nhắc lại cho mấy con hiểu cái Đức Cẩn Thận, ai nói cũng được: “Tôi cẩn thận”, ai nói cũng được. Nhưng chúng ta thiếu tỉnh giác thì chúng ta sẽ không cẩn thận. Tôi nói cẩn thận, nhưng mà đây tôi bước xuống tôi đi, đây chừng năm, mười bước thì tôi còn chú ý được bước chân. Chứ tôi đi ra hai phút thì tôi quên mất, tui đi theo cái thói quen tự nhiên của mình thôi. Đó là mình thiếu cẩn thận rồi.
(6:29) Cho nên nói Đức Cẩn Thận thì nó dễ, nhưng mà hành được Đức Cẩn Thận là khó. Và chính vì vậy mà đạo Phật có ba cái pháp tu Đức Cẩn Thận.
- “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, tức là tập tỉnh giác, tỉnh thức trên bước đi của mình mấy con. Cũng như đây đi từ mười bước mình đếm mười bước để làm sao, tại sao mình phải đếm? Tại vì mình hay quên. Cho nên mình đếm, rồi mình lại nhắc tác ý: “Tôi đi tôi biết tôi đi”. Đó rồi mình tiếp tục mình đi nữa, rồi mình lại nhắc, mình tiếp tục mình đi nữa. Như vậy mà còn khi nhớ khi quên. Đó là cái giai đoạn tu tập thứ nhất .
Cái giai đoạn tu tập thứ hai của sức tỉnh giác, tỉnh thức này, để khi chúng ta tiếp tục tập luyện, chúng ta trở thành tỉnh giác kết hợp với hơi thở. Thí dụ như đi mười bước đứng lại, chúng ta hít thở năm hơi thở. Rồi tiếp tục tác ý bước đi mười bước nữa. Và kết hợp giữa Thân Hành Ngoại, Thân Hành Nội để tập tỉnh thức, từ trong nội thân của chúng ta mà cho đến ngoài thân chúng ta, đó là giai đoạn pháp thứ hai. Hay hoặc là chúng ta đi mười bước, ngồi xuống hít thở năm hơi thở. Rồi đứng dậy đi mười bước để đứng lên đứng xuống, để tạo cho chúng ta có cái siêng năng, có cái cẩn thận, có cái kỹ lưỡng hơn để mà chúng ta tu tập. Đó là cái giai đoạn pháp thứ hai.
Pháp thứ ba là pháp Thân Hành Niệm. Mỗi hành động bước đi, cũng như hành động ngồi xuống đều tác ý. Mục đích của ba pháp này các con thấy hoàn toàn tập tỉnh giác và tỉnh thức. Để làm gì? Để mọi mọi tâm niệm của chúng ta nó sẽ không dối trá chúng ta được, nó không quên được. Để chúng ta làm chủ từng cái niệm của chúng ta để chúng ta ngăn và diệt ác. Nếu chúng ta không tập tỉnh thức được, thì những niệm len lét nó sẽ vào mà chúng ta không hay.
(8:38) Còn chúng ta có được sự tỉnh thức thì nó len vào không được. Và như vậy, và ba cái pháp này, cái mục đích của nó là phá cái tâm si của chúng ta, làm cho si mê chúng ta không còn có nữa. Cho nên hôn trầm, thùy miên sẽ không vào, không đánh vào. Cho nên khi ngồi lại tu tập mà thấy buồn ngủ thì chúng ta bước đi kinh hành. Bước đi kinh hành mà chúng ta thấy còn đi ngã tới, ngã lui, còn muốn ngủ, còn lười biếng thì chúng ta lại tập cái phương pháp ngồi xuống hít thở năm hơi thở. Mà nếu mà thấy còn hôn trầm thùy miên nặng nữa, thì chúng ta tập pháp Thân Hành Niệm. Thì chỉ trong vòng năm, mười phút, thì hôn trầm, thùy miên sẽ đi mất đi.
Nhưng mà cái sự thật ra nói thì nói là dễ, nhưng khi bị hôn trầm, thùy miên là nó mang theo cái tính lười biếng, nó khó lắm chứ không phải dễ. Một người mà quyết tâm tu để làm chủ sự sống chết của mình thì cố gắng khắc phục hôn trầm, thùy miên. Mà nếu mà cái người mà tu chơi, tu để cho qua ngày tháng, coi như ngoài đời quá vất vả, thôi vô chùa ở để an thân của mình. Như các thầy, như các vị ở trong các hệ phái của Phật Giáo hiện giờ, họ thấy đời khổ quá thôi vô chùa để sống. Tụng niệm hay là cầu cúng, hay là ngồi thiền, rồi nó cũng được an ổn hơn. Ngoài đời phải lo từng bát cơm, manh áo quá cực khổ. Vào chùa thì đỡ hơn, không còn lo gì. Nhưng tu vậy để làm gì? Chẳng ích lợi gì.
(10:25) Cho nên theo Thầy thiết nghĩ, tu là phải tu thật tu, tu làm sao mà làm chủ được sự sống chết. Mục đích của đạo Phật là tâm vô lậu, mà tâm vô lậu là chứng đạo mấy con. Vô lậu là vô lậu cái gì? Cái tâm không còn niệm là vô lậu. Cái thân không còn cảm thọ là vô lậu. Niệm lăng xăng, nghĩ ngợi điều này thế kia đó là lậu hoặc. Thân nhức mỏi chỗ này, đau chỗ kia là lậu hoặc. Mà người tu hành nó không còn lậu hoặc thì thân không còn đau nhức mỏi chỗ nào cả.
Cũng như mấy con tu tập, mà mấy con còn thấy đau nhức, tê chân hay hoặc này kia thì tức là mấy con còn lậu hoặc. Mà còn lậu hoặc là mấy con còn tham, sân, si, mạn, nghi. Mà tham, sân, si, mạn, nghi là Ngũ Triền Cái. Cái tên mà Đức Phật đặt cho cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi của chúng ta là Ngũ Triền Cái, năm cái màn ngăn che. Nó ngăn che cái gì các con biết không? Nó ngăn che cái đời trước của chúng ta, hiện giờ chúng ta không biết chúng ta là ai.
Nếu một người mà hết tham, sân, si, mạn, nghi thì cái đời trước của chúng ta, chúng ta biết chúng ta là ai. Rồi tên họ gì, ở làng nào xã nào, rồi chết như thế nào, bệnh đau chết làm sao, rồi tái sanh thành một con người trong hiện kiếp.
(12:12) Thầy xin nhắc lại, có nhiều vị Lạt Ma họ chết đi, họ sanh lên thành một đứa bé, khi biết nói thì đứa bé nó mới nói lại nhà cửa quê hương của họ, và họ là một vị Lạt Ma ở tại Tây Tạng, cái tỉnh nào, cái xã nào, cái ấp nào. Tại sao đứa bé sanh ra lại nhớ được? Vậy thì có phải cái vị Lạt Ma này tu chứng đạo chưa? Cái chú bé này tu chứng đạo chưa? Chắc chắn là chưa rồi. Nếu mà đã chứng đạo thì tại sao còn đi sanh tái sanh làm chú bé. Cho nên chắc là chưa chứng đạo. Mà tại sao chú bé này lại nhớ được cái đời trước của mình, kiếp trước của mình? Như vậy là chú này đã hết lậu hoặc chưa? Hết tham, sân, si chưa? Chưa. Nhưng chỉ vì cái vị Lạt Ma này chỉ tu tỉnh giác mà thôi mấy con, tỉnh thức mà thôi.
Cho nên mấy con nghe những chú thần đồng chứ gì? Trong báo chí có đăng những đứa bé thần đồng. Sanh ra mới vừa biết nói thì đã biết đọc chữ, đọc số được rồi. Thầy có đọc tờ báo nói chú bé Nguyễn Trung Kiên, con của ai đó ở ngoài Bình Định, Quy Nhơn. Thì chú này được các nhà báo đến đó trắc nghiệm, thì đưa một tờ báo chú đọc vanh vách, mà mới có hai tuổi mấy tháng.
Thì chúng ta phải hiểu, tại sao chú bé này lại được như vậy mà tất cả các chú bé kia sao làm không được? Cũng sanh ra, rồi lớn lên, rồi phải đi học mới biết đọc, biết viết. Còn chú bé này chưa học, chưa gì hết mà lại đọc được, lại đọc số được. Như vậy là có cái sự khác biệt, mà người ta không xác định được cái nguyên nhân sao mà chú bé này tái sanh lại đọc chữ được.
(14:16) Họ chưa xác định được, cho nên họ gọi là thần đồng. Nghĩa là đồng là một đứa bé, một đứa bé như thần, chứ không thể nào hết. Nhưng chúng ta là những người tu, chúng ta phải xác định được cái nghĩa rất rõ ràng. Biết chú bé này ngày xưa đã tập luyện, là một vị tu sĩ của một ngoại đạo. Thật sự chúng ta có biết rằng có ai dạy chúng ta tu tập tỉnh giác bao giờ đâu? Chỉ có những cái nhà tu hành theo pháp môn ngoại đạo, ức chế ý thức chúng ta tập tỉnh thức, lọt trong tưởng, đến cái mức độ tỉnh thức của nó thì nó tái sanh, nó còn nhớ.
Mà bao nhiêu cái vị tu sĩ trong cái thời nay mà đạt được cái mức tỉnh thức đó, để trở thành một đứa bé thần đông? Quá ít. Chúng ta biết ở trong cái giai đoạn đó là tỉnh thức. Còn một cái người mà tu chứng tâm vô lậu rồi, không còn tham, sân, si. Ngũ Triền Cái, năm cái màn đã quét sạch. Thì ngồi đây chúng ta muốn biết đời trước chúng ta, không những một đời mà nhiều đời chúng ta đều thấy biết rất rõ.
Bởi vì năm cái màn ngăn che này nó làm chúng ta không thấy biết đời trước của chúng ta được. Nếu chúng ta nỗ lực khắc phục, tu tập tâm vô lậu, không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Năm cái màn ngăn che này đã quét sạch, thì ngồi đây mà cách vách khuất, chúng ta sẽ thấy bên ngoài được rõ ràng, không còn cái gì mà che khuất. Tâm ruột của mấy con muốn gì làm gì, không còn ngăn cách đối với cái người mà Ngũ Triền Cái đã bị quét sạch. Họ biết từng tâm niệm của các con hết.
(16:13) Nói như vậy để biết rằng khi chúng ta quét sạch tham, sân, si, mạn, nghi thì chúng ta hiểu biết được như vậy. Nhưng không phải cái người đó họ luôn luôn để mà họ biết tâm ruột của người khác để làm gì? Họ đâu cần biết. Tâm ruột của các con hiện giờ là tham, sân, si chứ có cái gì khác hơn mà phải biết. Nhưng chúng ta muốn nói ở đây là khi năm cái Ngũ Triền Cái này được quét sạch, thì cái tâm của chúng ta nó hiểu biết được tất cả những gì xung quanh chúng ta mà không còn bị ngăn che.
Đó là đối với không gian, đối với thời gian thì quá khứ nhiều kiếp chúng ta đều biết rất rõ ràng. Và tương lai thì không bao giờ còn che khuất chúng ta chỗ nào. Ngày mai sẽ bị tai nạn gì. Ngày mai tức là Thầy nói ngày mai, ngày mốt, ngày bữa kia, khoảng thời gian tương lai từ đây đến một năm, hai năm, một ngàn năm, chúng ta đều biết sự kiện xảy ra như thế nào. Không những biết riêng cho mình mà biết cả những một đất nước, cả những thế giới ở trên hành tinh này nữa. Nó xảy ra những điều gì, nơi đâu có bão lụt, nơi đâu chết bao nhiêu người, nơi đâu nó phải bị tàn phá như thế này? Biết rất rõ mấy con.
Nhưng mà điều kiện cần thiết là mấy con phải quét cho sạch tham, sân, si, mạn, nghi- năm cái màn ngăn che này. Bởi vì nó ngăn che, cho nên các con không thấy được. Hôm nay các con tu tập từng tâm niệm, ngăn và diệt tất cả các ác pháp để giữ gìn tâm bất động, thanh thản, tức là tâm vô lậu, tâm không còn năm cái Ngũ Triền Cái. Các con đang tập từng phút, từng giây, thế rồi đem cuộc đời chúng ta đến đây tu tập mà còn nói chuyện, thì chúng ta quá phí cái đời sống của chúng ta.
(18:07) Sự sống, Thầy xin nhắc lại, rất quý mấy con, quý vô cùng. Nhưng chúng ta đem sự sống chúng ta đi nói chuyện, đi lo ngủ mà không chịu dậy thức tu, thì Thầy thấy quá uổng. Sự sống rất quý, một phút một giây mà đi qua rồi thì cái sự sống của mấy con không lấy lại được. Thường thường người ta đem cái sự sống người ta chôn vùi vào chỗ ô nhiễm, vào chỗ bẩn thỉu. Tại sao Thầy dám nói điều đó? Ô nhiễm, thí dụ bây giờ mấy con không nghiện rượu mà mấy con đi tập nhậu nhẹt thì đó là ô nhiễm.
Mấy con không chôn vùi cái sự sống của mấy con vào cái nơi mà bẩn thỉu, thì làm sao có sự dâm dục, các con thấy? Những cái nơi đó là những cái nơi bẩn thỉu, thế mà người ta đồi trụy, người ta đi đến tìm gái này, gái kia, gái nọ. Thì không phải là đem cái sự sống, đem cái đời sống quý báu của chúng ta vùi vào vũng bùn sao?
Ham ăn, ham ngủ thì còn nghĩa lý gì? Không phải là đem đời sống của chúng ta chôn vùi nơi si mê, dại dột? Chẳng hạn mấy con bây giờ tới giờ dậy mà không dậy, tới giờ chưa ngủ mà đi ngủ sớm, thì đó là mình đã đem cái sự sống quý báu của một con người mà chôn vùi trong cái sự đau khổ đó. Chôn vùi trong cái sự ngu si, mê muội đó.
Cho nên ở đây Thầy muốn nói như vậy để khéo nhắc nhở mấy con, thấy rằng cái việc làm không đúng. Việc làm sai, cái việc làm không trí tuệ, cái việc làm đem sự sống, đời sống của chúng ta chôn vùi vào cái nơi không xứng đáng. Mà sự sống rất là cao quý. Đức Phật nói: “Được thân người là khó mà gặp được chánh pháp còn khó hơn”. Thế mà chúng ta hôm nay gặp được chánh pháp để được tâm vô lậu, được sự giải thoát hoàn toàn để chấm dứt sanh tử luân hồi, không còn tiếp tục mang cái thân nghiệp khổ đau này nữa.
Có ai sanh làm người, mang cái thân nghiệp này mà không khổ đau bao giờ? Vậy mà có một cái phương pháp giúp chúng ta không còn tái sanh, không còn mang thân nghiệp. Thì chúng ta không nỗ lực tu, thì uổng quá mấy con. Rất là uổng. Cho nên Thầy theo dõi từng chút, từng chút, để xem coi các con tu tập nhiếp tâm và an trú, xả tâm đến mức độ nào. Thầy lo cất nhà cửa, tạo cái điều kiện thuận tiện nhất để khi mấy con có nơi chốn để mà tu tập cho tới nơi tới chốn. Thầy không cầu danh, cầu lợi, mà Thầy cầu cho các con tu tập được mà thôi.
(20:59) Để làm gì? Để nói lên Phật pháp còn sống tại thế gian. Bởi vậy Hòa thượng Thanh Từ nói với Thầy năm xưa: “Phật Giáo còn một người tu chứng là Phật Giáo còn tại thế gian, còn không có người tu chứng dù có hàng vạn tu sĩ Phật Giáo vẫn mất mấy con.”
Hôm nay Thầy dựng lại cái đạo đức nhân bản của Phật Giáo, là mong đem lại cho loài người có một cái đời sống không làm khổ mình, khổ người, chỉ đời sống của họ thôi. Còn cái sự giải thoát, còn đòi hỏi chúng ta nhiều nữa, chứ không phải có cái nền đạo đức đó không. Đạo đức của Phật Giáo quá thực tế và rõ ràng cụ thể, sống không làm khổ mình, khổ người.
Thế rồi từng phút từng giây, Thầy phải ngồi lại, ghi chép như thế nào? Viết như thế nào? Nặn đầu, bóp óc mình để viết ra những dòng chữ nói lên những hành động hàng ngày từ thân, miệng, ý của mình. Toát ra những điều, những hành động đạo đức nói lên tình yêu thương của chúng ta, từ con người với con người, từ con người đối với vạn vật, đối với sự sống của hành tinh.
Rồi luôn luôn lúc nào cũng dõi mắt theo dõi từng các con, để thấy sự tu tập của các con đạt đến chỗ nào. Để từng bước nâng lên cho mấy con tu tập được giải thoát hoàn toàn, không bỏ một người nào cả. Thế rồi mỗi lần biết mấy con còn ham ngủ thì lòng Thầy xót xa vô cùng. Mỗi lần thấy mấy con nói chuyện là Thầy rất đau lòng, vì nói chuyện là một cái duyên không bao giờ xả được tâm mình sạch mấy con.
(22:48) Biết bao nhiêu điều mà chúng ta cố gắng để khắc phục, để xả tâm mình. Mà mình không khép mình, mình không giữ gìn trọn vẹn độc cư thì làm sao xả cho hết? Một bên thì cố gắng tát ra, một bên thì khai nước vào, thì tát chừng nào cho sạch? Một người tiếp duyên mà nói chuyện thì giống như một người tát đìa mà không đắp bờ kĩ. Có một dòng nước chảy vào mà không đắp lại, thì tát biết chừng nào cho đìa cạn nước.
Các con thấy điều các con làm phải ráng sức, hết sức tránh duyên, đừng nói chuyện với nhau có lợi ích gì? Không hiểu thì cứ hỏi Thầy, chứ bạn bè có ai có tu chứng được điều gì đâu mà hỏi. Nói chuyện cho vui chơi, rồi cũng chỉ đem vào tâm mình những điều thế gian mà thôi, có lợi ích gì. Tại sao chúng ta không chịu khó sống một mình, để chúng ta được giải thoát hoàn toàn.
Vì sống một mình mấy con mới thấy thật sự, nó có những điều đúng, điều sai. Nó có những điều làm được, mà những điều chưa làm được. Những cái sai mà hỏi Thầy, Thầy sẽ chỉnh lại cho thành đúng. Những điều làm chưa được mới hỏi Thầy, để Thầy chỉ cho làm được. Còn tu chung chung hoài như thế này thì làm sao làm được chuyện gì mấy con.
(24:09) Hôm nay thì các lớp, có cái lớp mấy con còn mấy người thôi. Thì theo Thầy thiết nghĩ, thì dự định là Thầy sẽ chọn lấy vài người, thì coi như cái lớp học của mấy con còn dồn lại để học. Những người học mà đồng có những cái ý kiến góp nhau, nó làm chúng ta sau này, nó sẽ tri kiến, chúng ta triển khai. Còn có nhiều người chỉ nghe thôi, không góp ý gì cả, thì tức là mình ngại ngùng, mình sợ hãi, mình không dám nói trước chúng. Mình hãy dẹp, mình hãy tập luyện, trước đông người mình mạnh mẽ mình nói.
(24:56) Sai đúng mình cứ nói theo ý của mình, rồi người ta cũng hiểu, chứ không phải người ta không hiểu. Mình cứ nói cái hiểu của mình, để mọi người đều hiểu được ý của mình, đều góp phần học tập của mình, đều tập luyện cho mình dạn dĩ. Đừng rụt rè nhút nhát mà ngồi nghe, rồi từng đó mình chẳng dạn dĩ gì cả.
Nghe thì cũng tốt, nhưng mình phát biểu những ý của mình học tập hiểu qua bài học đó như thế này là rất hay. Tại sao? Thí dụ như hồi nãy Thầy có nhắc lại câu chuyện nàng Mạnh Quang. Mà có người cho rằng đó là cái hành động quỳ xuống xin lỗi chồng mình, thì đó là lỗi thời. Thì đó là một cái ý của mình hiểu, để nói lên, để cùng nhau học, thì cái này nó làm sáng tỏ lên.
Rồi bây giờ mọi người cũng không làm sao giải quyết được, vì đó là câu chuyện của ngày xưa. Mà hành động làm như vậy thì hiện thời bây giờ, thì quá quắt, không ai làm được hết. Thì mới hỏi Thầy, mới thấy đâu phải ngày xưa người nào cũng dám làm điều này. Bởi vì Thầy nói thật sự đó là cái bản ngã của con người, cho nên vì vậy nó quá hiếm, quá ít. Vì vậy mà người viết lịch sử, người ghi lại cái đạo đức, người ta mới nhắc lại cái nàng Mạnh Quang để chúng ta thấy một cái gương hạnh đặc biệt.
Và cái hành động làm như vậy để làm gì? Đâu phải nàng có mục đích để làm cho người sau để ca ngợi nàng đâu, mà chính cái hành động thành thật để sửa sai mình mới làm như vậy. Đó thì Thầy nhắc lại để chúng ta thấy trong cái bài học của chúng ta có nhiều cái ý hiểu biết, nó làm chúng ta sáng suốt lên, làm chúng ta dễ hiểu lên.
(26:55) Đó là cái học, cái học để triển khai cái tri kiến, để mà chúng ta cố gắng mạnh mẽ dạn dĩ, để nói lên được những cái điều mà chúng ta sai, để mà chúng ta sửa. Cũng là những cái bài học rất là tuyệt vời, giúp chúng ta không còn sợ sệt, không còn e ngại. Người phụ nữ, người ta dám làm những điều đó, mà chúng ta là những người nam, mà chúng ta không dám làm những điều đó sao?
Một cái người bản ngã hiu hiu tự đắc, đâu bằng một cái người khiêm hạ trước mọi người. Đứng sau lưng mọi người mà không ngờ người đó lại đứng trước mọi người. Cho nên cái đạo đức nó xác định được cái vị trí, cái giá trị của con người rất lớn.
Vì vậy mà cái Đức Vô Lậu nó lại càng tuyệt vời và vĩ đại hơn. Bởi vì nó không còn có những cái lậu hoặc nào làm cho nó phiền não, làm cho nó ngại ngùng, làm cho nó chấp ngã nó, cho nên nó mới gọi là vô lậu.
(28:01) Chúng ta ngồi đây từng phút giây biết mình vô lậu từng giây, từng phút, chứ đâu phải không biết. Và vì vậy mà chúng ta cố gắng làm cho cái thời gian, suốt ngày, suốt tháng, suốt năm luôn luôn lúc nào cũng được như vậy, thì đó là tâm vô lậu. Cho nên mấy con ở đây đều biết rõ được cái tâm đó rồi, cần gì phải tu nhiều nữa. Nhưng chỉ biết bảo vệ và giữ gìn cái tâm vô lậu đó, thì nó sẽ thành tựu.
Mà điều mà bảo vệ, Thầy xin nhắc lại, được nơi đó thì không phải khó, chỉ chúng ta đừng chơi với ai cả, đừng nói chuyện với ai cả. Một lớp học chúng ta như thế này, mà chúng ta không quen với ai cả. Bởi vậy độc cư, độc bộ, độc hành, sống một mình. Đi một đường, không đi chung hai đường thì chúng ta mới thành tựu được con đường giải thoát, phải cố gắng mấy con.
Ở đây mấy con còn thất này xa thất kia mà còn vậy, thì Thầy cho mấy con vào một cái giai đoạn tu tập Tứ Niệm Xứ, mà cho mấy con những cái thất cách nhau chỉ có bốn, năm thước, sáu thước một cái thất thì mấy con làm sao đây? Nếu tâm mấy con chưa thanh tịnh thì mấy con ngồi thất này nói chuyện với thất kia quá dễ dàng, đâu có khó khăn gì. Cho nên làm sao mà Thầy đưa mấy con vào khu vực của Thầy được?
Người nào sống độc cư trọn vẹn thì Thầy mới cho vào khu vực của Thầy. Bên nữ, Thầy đã chọn được năm người. Sắp tới đây thì qua cái rằm tháng Bảy, tới cái rằm tháng Bảy, thì ngày rằm Thầy đến đây, Thầy làm lễ xuất gia cả nam lẫn nữ. Nghĩa là Thầy xuất gia cho nam và cho nữ. Thì cái Ni đoàn của bên nữ , mà đã từ lâu đã tập thì Thầy sẽ cho được năm người nữ, sẽ qua khu chuyên tu để đi sâu hơn, để tu tập sâu hơn mấy con.
(30:31) Còn bên nam thì sẽ được chú Kim Quang. Chú Kiến Trung thì ít hôm Thầy cho qua bên đây để học đạo đức. Chú cũng quyết tâm tu lắm nhưng vì chưa có thông suốt cái giới luật đức hạnh. Rồi gia đình thì cũng chưa chấp nhận cho, nhưng mà chú quyết tâm. Cho nên chắc chắn là ít hôm Thầy sẽ cho chú qua đây để học thêm những cái lớp giới luật đức hạnh. Và Thầy thấy cái lớp giới luật đức hạnh của các con hiện giờ thì nó là hai lớp. Nhưng mà có cái lớp ít quá, các con sẽ dồn lại.
Và đồng thời thì Gia Hạnh, nếu mà Thầy kiểm tra được thì Thầy sẽ rút đi, cho nên cái người đứng lớp nó không còn nữa. Cho nên mấy con sẽ gia nhập lại hai lớp thành một lớp để mà học tiện hơn. Và những bài vở mà sắp học sau này, thì nó có những cái bài vở, Thầy sẽ gửi về cho mấy con học tiếp tục. Tiếp tục học những cái lớp giới luật đức hạnh.
Bởi vì hiện giờ mấy con học những cái đức, cái giới đức của năm giới; rồi cái giới đức của thập thiện; rồi cái giới đức của thập giới sa di; rồi cái giới đức của 250 giới tỳ kheo. Còn bên ni thì họ sẽ học giới đức của 348 giới tỳ kheo ni. Đó là theo giới luật của Đại Thừa, các con sẽ học những giới luật đức hạnh. Và đồng thời học giới luật đức hạnh mà mấy con tu tập để xả được tâm của mình. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự kéo dài được khoảng- ngồi xả tâm, nhìn cái ý thức của mình, thấy tâm mình hoàn toàn bất động, không bị hôn trầm, không bị cảm thọ- suốt một thời gian ba mươi phút, một giờ. Thì mặc dù mấy con đang học những cái lớp giới chưa xong, nhưng Thầy có thể đưa mấy con vào vị trí để tu tập cái sức thiền định cao hơn. Bởi vì Thầy cảm thấy mấy con sẽ cần có cái sự nghiên cứu đọc để hiểu về giới luật, thì chắc chắn mấy con cũng sẽ hiểu, không có khó khăn gì lắm.
(32:40) Những oai nghi, tế hạnh mà khi mấy con chưa học thì sau này mấy con tu xong rồi, để quan sát lại những oai nghi, tế hạnh của mình trong giới luật, thì mấy con chỉ cần đọc những sách vở mà Thầy đã viết, thì mấy con vẫn thông suốt được. Bởi vì khi đó tâm mình vô lậu rồi, nó dễ dàng. Và những oai nghi, tế hạnh mình cũng dễ thông suốt, dễ thấm nhuần. Là tại sao? Tại vì mình nếu mà cái sức tỉnh giác không có, đức hạnh cẩn thận không có, thì dù mình có học oai nghi, tế hạnh, thì mình vẫn sơ sót.
Còn cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, tỉnh thức mình có đầy đủ, thì lúc bấy giờ mình chỉ cần hiểu là những cái oai nghi, tế hạnh của mình qua cái sự tỉnh thức đó, nó được trọn vẹn và đầy đủ, không còn vi phạm. Cho nên ở đây mục đích của chúng ta, tại vì tâm chúng ta chưa có hoàn toàn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nửa tiếng hay hoặc một tiếng. Cho nên chúng ta chưa vào được tu tập Tứ Niệm Xứ được, buộc lòng chúng ta còn ở trên Tứ Chánh Cần ngăn và diệt những cái tâm niệm thô của chúng ta.
Buộc lòng chúng ta vừa ngăn diệt thì chúng ta phải học tập thêm. Để cái sự hiểu biết, cái tri kiến hiểu biết của chúng ta để nó ngăn diệt dễ dàng, buộc lòng chúng ta học. Chứ nếu mà các con, mà cỡ các con, cái tâm các con đã xả được. Bất động tâm, tâm thanh thản, an lạc, vô sự mà không gì ức chế. Mà chỉ ngồi đây với một cái sự tự nhiên, thấy từng tâm niệm của mình hoàn toàn không có xảy ra nữa, không có niệm nữa. Mà không cần dùng một cái phương pháp nào để ức chế nó, mà thấy nó thanh thản, an lạc, vô sự kéo dài từ ba mươi phút đến một giờ. Thì lúc bấy giờ, thì Thầy không bao giờ cho mấy con học cái lớp này, để mất thì giờ.
(34:25) Nhưng vì mấy con ngồi lại trong một phút, một giây là bao nhiêu niệm ở trong đầu của mấy con, thì làm sao mấy con tu tập được? Đi qua một cái giai đoạn thiền định, nó đòi hỏi phải cái tâm thanh tịnh, cái tâm ly dục, ly ác pháp. Mà ly dục, ly ác pháp chưa xong, thì làm sao đi tới một giai đoạn khác được? Buộc lòng mấy con phải học để cái tri kiến của mấy con hiểu biết giới luật đức hạnh. Mà hiểu biết giới luật đức hạnh, tức là ly dục, ly ác pháp chứ gì.
Bởi vì đức hạnh thì nó là thiện pháp, mà không đức hạnh không giới luật thì là nó là ác pháp. Mà mục đích của Tứ Chánh Cần là ngăn ác, diệt ác pháp. Vậy thì khi mà tri kiến chúng ta hiểu thì ác pháp làm sao xâm chiếm vào được thân tâm chúng ta. Và lại chúng ta lại có cái phương pháp Như Lý Tác Ý là một cái thanh gươm sắc bén để chúng ta diệt trừ giặc sinh tử.
Giặc sinh tử là giặc gì? Là diệt từng tâm niệm của chúng ta khởi lên nghĩ ngợi điều này, lo lắng điều kia phiền não việc nọ, đó là diệt sinh tử. Mà pháp Như Lý Tác Ý nó sẽ diệt tất cả những cái giặc sinh tử này. Cho nên chúng ta đâu còn có thì giờ rảnh rang mà để đi nói chuyện, giờ phút nào chúng ta cũng luôn luôn cảnh giác mà diệt giặc.
Cho nên trong cái sự tu tập mấy con nhớ kỹ lời Thầy dạy, phải nỗ lực. Và trong cái số các con, Thầy sẽ chọn lấy những vị nào mà tâm bất động thì lần lượt Thầy sẽ rút ra, để cho mấy con sống được trọn vẹn độc cư mà mấy con thực hiện. Chứ trong sự sống như thế này thì Thầy thấy độc cư chưa trọn vẹn, độc cư trọn.
(36:04) Nhưng mấy con cố gắng để độc cư cho trọn vẹn. Càng cố gắng bao nhiêu thì Thầy cảm thông được sự khó khăn độc cư trong giai đoạn ở tại Tu viện này. Vì sự cố gắng đó mà mấy con sẽ đến với Thầy tu tập trong cái giai đoạn thứ hai nó dễ dàng cho mấy con hơn. Bởi vì ở gần Thầy, hở ra một cái gì thì Thầy sẽ đến chỉnh đốn ngay liền, không để mấy con lạc lõng, mấy con rơi trong những trạng thái tưởng.
Đây Thầy nói cái sự tu tập sai để cho mấy con nhận xét, để nhận xét cũng pháp Như Lý mà có người tu tập sai. Họ thành niệm Như Lý mấy con. Tối ngày họ cứ tu tập như thế này thì làm sao không thành niệm. Tâm ly tham, sân, si rồi cứ nói hoài, đọc hoài câu đó, nó không phải như vậy mấy con. Ít ra mình nói tâm ly dục, ly ác pháp, hay hoặc là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, rồi ngồi im lặng coi nó có niệm không? Có niệm cái con tác ý một lần, mà không niệm thì cứ kéo dài cái trạng thái bất động thanh thản đó đi.
Còn bây giờ thì mấy con cứ như thế nào? “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi: “Tâm thanh, thản an, lạc vô sự” niệm riết. Niệm riết đặng cho nó đừng có niệm ở trong đầu mình chứ gì? Không ngờ nó biến thành câu niệm Phật mất rồi mấy con. Mất rồi. Rồi mai mốt mấy con biết nó làm sao không? Bây giờ mình không niệm nữa, mà trong đầu nó cứ nó niệm cái câu đó: “Tâm thanh thản an lạc vô sự, tâm thanh thản an lạc vô sự …” Trời! Bây giờ sao trong đầu tôi nó, tôi không có niệm mà sao nó niệm?
Các con thấy nó vô niệm rồi đó mấy con, nguy hiểm vô cùng. Đó là sai pháp mấy con. Cho nên ở đây mình tu tập tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự để tu tập Tứ Chánh Cần, chứ không phải Tứ Niệm Xứ đâu. Thì trong khi tu tập thì mình nhắc tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, rồi bắt đầu ngồi. Ngồi bình thường như Thầy, nhưng mà mình nhìn ngay cái đầu của mình, coi thử coi mày có khởi cái niệm gì không, nó không có niệm thì im lặng.
(38:12) Nhưng bỗng dưng nó chớp mắt, nó sẽ: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, chỗ này không phải chỗ mày vào”, thì nó trở về với trạng thái bất động liền mấy con. Rồi ngồi chơi nữa. Mình như một người lính canh thành, canh cửa thành. Thầy đem một cái ví dụ cho mấy con thấy rất dễ sự tu tập mà.
Tại sao mà Thầy lại dạy mấy con nhiếp tâm và an trú tâm? Tại vì thân của mấy con có bệnh. Để làm gì? Để nhiếp tâm, an trú tâm được, là khi cảm thọ nó hiện lên, nó đau nhức thì mấy con nhiếp tâm trong hơi thở, nhiếp tâm trong cánh tay. Và sử dụng phương pháp Như Lý Tác Ý đuổi cảm thọ mấy con, để an trú, để cho nó hết đau, để tiếp tục. Bởi vì cái cảm thọ như Thầy đã nói, nó là lậu hoặc, một cái lậu hoặc. Cũng như tâm chúng ta khởi niệm là lậu hoặc. Mà tu tập cho hết lậu hoặc thì phải tu tập như vậy chứ, chứ không thể nào khác.
Cho nên hôm nay mấy con dồn lại cái lớp học. Theo Thầy thiết nghĩ Thầy đã đọc bức thư, Thầy thấy cái lớp học của mấy con còn ít quá, cho nên mấy con dồn lại. Và Gia Hạnh thì ít hôm Thầy kiểm tra lại chặt chịa Giác Thức, Gia Hạnh với Thiện Cảnh, Thầy sẽ kiểm tra lại. Và Chơn Thành, những người mà Thầy kiểm tra lại kĩ lưỡng, Thầy xem xét. Nếu còn thì mấy con ở ngoài này để mà xả tâm, mà nếu mà xả được thì Thầy rút mấy con vào.
Bên nữ Thầy giao cho cô Út kiểm tra kỹ lưỡng hẳn hoi, chọn cho Thầy những người xả tâm. Bởi vì cô lên lớp cô chọn, cô tạo cách này cách kia để cô nhìn, cô quan sát coi cái người đó tâm xả hay không. Mà hoàn toàn xả được thì Thầy chấp nhận cho vào tu tập bên nữ. Cái khu bên nữ Thầy xây dựng sắp xong, chỉ trong vòng nửa tháng nữa, hoặc một tháng nữa là hoàn tất cái khu bên đó.
(40:07) Còn bên nam các con xong rồi, mà thấy chưa được cho nên chưa cho người nào hết. Chỉ có Kim Quang là tạm thời xả được tâm. Cho nên hôm nay qua bên đó sống độc cư mà Thầy thấy rất là vất vả, là chưa có chín chắn. Cũng như sư Giác Thường, các con thấy chưa chín chắn mà đến sống độc cư, thì hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng nó đánh, dập tơi bời.
Sống một mình mấy con mới biết cảnh khổ của một người sống một mình. Còn ở đây chúng ta sống chung nhau thì chưa thấy cái cảnh khổ sống một mình. Kim Quang cũng được nếm mùi sống một mình, rồi Giác Thường. Các con ở đây, các con biết Giác Thường, sống một mình. Nó không đơn giản đâu.
Cho nên Thầy cẩn thận, rất cẩn thận, để khi mà đưa mấy con vào sống một mình, mấy con thấy nó an vui một cách kì lạ. Đó là mấy con đã đạt được mức hỷ lạc của Tứ Niệm Xứ mấy con. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ. Khi vào độc cư mà nó không hoành hành mình, không bị hôn trầm, thùy miên, ngồi đâu tỉnh táo đó mà thân không bị đau nhức mỏi.
Còn cái này nó đau từ thớ thịt mấy con. Tại sao ở ngoài này tôi ít đau, ít nhức, mà bây giờ tôi vô sống một mình tôi nó đau dữ vậy? Ở đâu mà nó đến đây, nó lòi ba cái bệnh này dữ vậy? Nó nhức cái chân này, nó làm cho nhiều khi tui đi kinh hành cà thọt, què chân nữa chứ. Tại sao nó đổ ra ba cái thứ này dữ vậy? Các con biết mình sống ở trong cái thân nghiệp, mà mình muốn chiến thắng thân nghiệp thì thân nghiệp phải đổ ra chứ. Nó đâu có điên gì mà nó ngồi đó nó để cho mình thắng nó đâu. Nó đánh lại mình chứ.
Cho nên trong cái sự tu tập mấy con phải cố gắng. Cố gắng ngay từ bây giờ mấy con. Để khi mà mấy con được sống độc cư, thì khi mà đã cho độc cư rồi, thì mấy con như thế nào? Mấy con muốn mà không độc cư được sao? Nó khép vào trong cái khuôn khổ rồi, lúc bấy giờ mấy con muốn như thế nào cũng không được nữa. Thì chỉ còn có nước tự thân tâm của mấy con sẽ hoành hành mấy con thôi.
Nó sẽ làm cho mấy con khổ đó. Cho nên khi Thầy khép vô thì mấy con sẽ bị nó khổ đó, bị nó làm khổ mấy con đó. Thì bằng chứng như bây giờ Thầy thấy….
( Có gì không con…ừ được con)
(42:41) Mấy con thấy, đó bằng chứng là hai người đã được sống sát bên Thầy, đó là Kim Quang. Kim Quang, ở đây mấy con biết cư sĩ Kim Quang rồi, tu tập cũng tốt lắm đó. Bỏ bên Mỹ về bên đây, nhập hộ khẩu ở Việt Nam của chúng ta, hoàn toàn là cái người quyết tâm tu hết sức đó, xả tâm cũng rất tốt đó. Thế mà khép vô độc cư rồi, Thầy nói từ cái thớ thịt, từ thớ da, nó nhức mỏi cùng hết. Thì cái trường hợp đó như thế nào mấy con biết không? Thầy xin nhắc lại một lần nữa cho mấy con biết.
Kim Quang có tu tập rất nhiều. Ngày xưa thì Kim Quang có một giai đoạn đi Nam Tông tu tập là một tu sĩ khất sĩ, là một tu sĩ Nam Tông. Rồi tu các cái pháp môn, vả lại tu những cái phương pháp để mà trị bệnh mình, như Dịch Cân Kinh gì đó. Rồi những cái pháp mà tập luyện để cho mình đừng có bị bệnh.
Nhưng mà không ngờ bây giờ vô thất Thầy không có cho tập cái gì hết. Chỉ bây giờ chỉ có xả thôi, lấy pháp của Phật chứ không có tu tập tầm bậy, tầm bạ, không có giựt tay, giựt chân, giật gân gì nữa hết. Cho nên bây giờ ngồi lại. Trời ơi! Nó đau muốn chết. Mấy con coi chừng, tu luyện những cái phương pháp gọi là không bệnh mà trở thành cái bệnh luyện đó.
Cũng như bệnh gạo lứt muối mè, mấy con thấy ăn thì hết bệnh đó chứ, mà giờ không ăn gạo lứt muối mè thì bắt đầu bây giờ tay chân mình mẩy mới rêm đó. Mà hễ ăn vô chút là hết. Thì mấy con thấy không? Từ cái chỗ cơ thể chúng ta không bị ghiền mà nó trở thành một cái ghiền khác.
(44:25) Thì bây giờ mấy người uống rượu làm sao, mấy con thấy họ có bệnh không? Mà họ nghiền rượu rồi thì bắt đầu mà không cho miếng rượu vô thì họ thành bệnh chớ sao. Họ chịu có nổi không? Các con thấy đó là bệnh ghiền của các pháp mà. Mà cái người thật sự ra do cái người tu không chứng, mới đẻ ra những cái phương pháp này, mới nói đây trị bệnh, đây thế này thế kia.
Thật ra thì đối tượng làm thì nó hết, cũng như nhịn ăn, uống nước, rồi nó hết bệnh. Mai mốt không nhịn ăn, uống nước nữa đó thì nó bệnh nữa. Nó bệnh nữa, rồi bắt buộc mình nhịn ăn nữa. Thì nó trở thành một cái bệnh nhịn ăn, chứ đâu phải là cái pháp đó trị bệnh mình hết sao?
Cái thân nghiệp là cái thân bệnh, chỉ có phương pháp của Phật mới làm chủ nó mà thôi.
Chứ ngoài các pháp thì trên thế gian này Thầy nói không có cái tôn giáo nào mà gọi là tu cái pháp điều trị. Bởi vì Đức Phật dạy rất rõ: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc không sanh sẽ không sanh, và đã sanh thì bị diệt”. Thì thân chúng ta đau nhức là bệnh tật chứ gì? Mà đã có pháp Như Lý Tác Ý thì nó diệt chứ sao. Lời ông Phật đã nói trong cái bài kinh Lậu hoặc rất cụ thể rõ ràng.
Chúng ta tin vào Phật, không phải tin vào một người nào khác. Bởi vì đạo Phật là một cái người, một con người thật, đã làm chủ được bốn chỗ đau khổ- sanh, già, bệnh, chết. Thì những lời của Đức Phật là những lời dạy chúng ta nhắm vào cái chỗ làm chủ sanh già. Còn các ông đó, cái ông Ohsawa, có phải ông làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chưa, mà bày ra cái chuyện gạo lứt muối mè?
(46:00) Bây giờ thật sự ra mấy cô, mấy bà mà ở Hà Nội. Thầy nói không biết đọc sách đó, bây giờ phải ăn gạo trắng là phải trộn gạo lứt vô, chứ không trộn là nhức mỏi tay chân hết. Các con thấy đó là một cái nguy hiểm vô cùng. Rồi không biết cái pháp nào đâu mà Dịch Cân Kinh theo cái kiểu nào không biết, mà đứng phẩy tay lia lịa, mà nghe nó rãn tay, rãn chân nghe nó khỏe. Bây giờ không có tập luyện nữa, mà ngồi mà lo tu tập thì tay chân bắt đầu nó rũ riệt xuống.
Các con thấy cái lợi, cái lợi hại gì? Có lợi chỗ nào đâu mà càng nhiễm. Đó bây giờ bằng chứng là Kim Quang, đang bị các cái cảm thọ hoành hành, do sự tu tập sai pháp mà mình phải chịu lấy cái hậu quả đó. Bây giờ Thầy mới dạy không có cần giật tay, giật chân nữa, mà cũng không cần phải tập luyện những cái hành động đó để trị bệnh. Vì nó là cái bệnh ghiền, bệnh mà giựt tay, giựt chân cũng là một cái thứ tạo ghiền cũng như cái người uống rượu, cái người hút thuốc phiện. Có vậy thôi, chứ không có gì.
Bây giờ chỉ cần phải tác ý, ngồi bất động tác ý cho Thầy, nhất định chết bỏ, lấy phương pháp Phật đẩy, chuyển nó ra thôi. Có vậy thôi. Và mấy bữa rày thì giảm nhiều lắm rồi. Pháp Phật cũng thật hay thật. Như vậy mà nó đem lại cái sự bình an, có khi nó rất là an ổn không còn một chút đau. Không còn một chút đau thấy nhức chỗ này, nhức chỗ kia hết. Và đồng thời hôm nay thì khá nhiều rồi.
Các con biết cái niệm của chúng ta, nó cũng là một cái điều mà chúng ta cũng cần phải tác ý diệt. Và cái cảm thọ cũng cần phải có sự tác ý để mà diệt nó, để mà ngăn, nó là ác pháp mà.
Còn Giác Thường con biết không? Hôn trầm, thùy miên đánh vật vã, đi suốt đêm mà chịu không nổi, chứ đâu phải dễ đâu. Vậy mà đến khi mà Thầy đến thăm, Thầy khích lệ, sách tấn, nay cũng đỡ nhiều rồi.
Hôm rày thì Thầy thấy đi qua, đi lại, đi ngang cái đường đó ngó ngó vô thất Thầy. Thầy biết là mong Thầy qua có điều gì, nhưng mà Thầy chưa qua đâu, để cho nó chín, cho thật chín, rồi Thầy mới qua, mới dạy. Cho nên ở đây nói thật sự ra, Thầy biết từng cái tâm niệm, từng cái điều kiện ở trong cái sự tu tập. Cho nên mấy con chuẩn bị, chuẩn bị mấy con. Hễ mà Thầy đưa qua là mấy con sống làm sao cho nó an lạc vô cùng, để chúng ta bước vào Tứ Niệm Xứ cho trọn vẹn.
(48:28) Chứ còn những cái cảm giác mà cảm thọ như vậy, như Kim Quang thì đó là đang ở Tứ Chánh Cần, chứ làm sao mà Tứ Niệm Xứ được mấy con? Bởi vì mình còn phải tác ý nó để đuổi cảm thọ đó, để đuổi cái lậu hoặc đó, cái thô đó mà. Cho nên hiện giờ coi như lẽ ra thì Thầy sẽ cho về nhập chúng với mấy con để tu tập trở lại. Nhưng Thầy thấy rất tội, sẽ cố gắng mà tu tập xả tâm, tiếp tục xả cảm thọ tiếp tục. Còn Sư Giác Thường, Thầy cũng như vậy.
Đó thì Thầy thấy có hai huynh đệ của các con đã được gần bên Thầy rồi, đã sống độc cư rồi, thế mà chưa vào được, bắt đầu được Tứ Niệm Xứ. Cho nên chuẩn bị, mấy con mà muốn vào được gần bên Thầy, thì chuẩn bị cho nó thật sát. Vào là đi vào, đi luôn. Nghĩa là từ ba mươi phút đến một giờ. Rồi một giờ, đi vào tới một giờ rưỡi, hai giờ, ba giờ cho đến sáu giờ. Ngồi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, thân tâm yên ổn vô cùng.
Thầy dạy cách thức để tu tập tới, chứ bắt đầu mà Thầy dạy trở lại Tứ Chánh Cần, dẹp ra, uổng phí thời gian mấy con. Nghĩa là vào với Thầy thì không còn tác ý mà đuổi nữa, mà chỉ có tác ý một câu để tăng dần. Thầy biết cái khả năng của mấy con sẽ tăng. Thí dụ bây giờ ở đây mấy con yên ổn được trong ba mươi phút. Thầy sẽ dạy cho mấy con từ ba mươi phút, mấy con sẽ tiến dần. Chứ mấy con còn niệm, còn cảm thọ đau nhức mà vô đó thì thôi, làm sao dạy cho mấy con giữ cái tâm bất động đó được?
Thì mấy con chỉ còn phải dùng Tứ Chánh Cần để mà đuổi nó thôi chứ còn cách nào khác hơn hết. Đó mấy con thấy, cái điều đó mấy con phải hiểu, Thầy nó rất rõ để mấy con biết được cái pháp tu. Chứ không khéo mấy con tưởng vào đó một cái lớp mới, mà mấy con lại học theo mấy cái lớp ở ngoài này thì thôi rồi. Đâu còn gì nữa đâu, nó thành ra không thành được. Rồi rốt cuộc Thầy nhận một số người vô, cuối cùng rồi thì tu hoài không chứng.
(50:35) Bước qua cái giai đoạn này thì ít ra mấy con phải chứng đạo chứ. Bởi vì lên Tứ Niệm Xứ các con thấy Đức Phật xác định: “7 ngày, 7 tháng, 7 năm”. Mà mấy con xả được cái tâm rồi thì mấy con lên đó, thì trên cái sự thật ra thì mấy con kéo dài từ một giờ, hai giờ, ba giờ, tập từ. Nó đâu phải Thầy cho mấy con vô cái năm, mười giờ một lượt, hay sáu tiếng đồng hồ một lượt. Làm sao mấy con kéo dài cái trạng thái bất động đó nổi?
Ba mươi phút ở đây mấy con đã xả được Tứ Chánh Cần rồi, nó mới đạt được cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Vô đây thì mấy con sẽ được hướng dẫn cho tăng lên. Ba mươi phút thì tăng lên ba mươi năm phút, chứ không cho mấy con tăng lên mười phút phút đâu. Ba mươi năm phút rồi, tập thuần thục rồi, Thầy thấy trong một tuần lễ thuần thục rồi, Thầy cho tăng lên thêm năm phút nữa, là bốn mươi phút.
Lần lượt bốn mươi phút tăng dần lên một giờ, rồi một giờ thì sẽ tăng dần lên một giờ mười phút, rồi mười năm, hai mươi phút cho đến hai giờ. Hai giờ tăng dần lên. Chứ không bao giờ để cho xảy ra trong đầu các con có một cái niệm, có một cái cảm thọ. Cách thức hướng dẫn cho cái trạng thái bất động này luôn luôn mấy con không bị động. Còn mấy con bị động rồi, thì làm sao bây giờ đây?
Mới vô, thay vì bây giờ ở đây ba mươi phút bất động, mà vô trong Thầy bắt đầu nó tụt xuống, nó còn có một phút. Ngồi vô cái bắt đầu bây giờ, niệm thì nó khởi ra, hôn trầm, thùy miên, nó gục tới, gục lui, hay hoặc là cảm thọ nó đánh liền. Thì như vậy là trong một, hai phút làm sao mà vào tu được? Nó phải có ba mươi phút cơ bản của nó, để tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thì trong khi đó mấy con thấy nó có một cái trạng thái, một cái trạng thái an ổn của nó, nó mới ở trong cái chỗ đó mới được chứ.
(52:27) Chứ đâu phải, mà khi không mà không có. Cho nên vì vậy mà khi qua thì mấy con đã lọt vào trạng thái đó, thì Thầy mới cho mấy con tăng lên, cái thời gian tăng lên năm phút. Rồi năm phút, không lẽ bây giờ ba mươi phút đã được rồi, mà bây giờ năm phút không ngồi được thêm năm phút sao? Chắc chắn năm phút mấy con thấy như chớp mắt đó. Có phải không?
Mà khi năm phút như chớp mắt rồi mà trong khi đó, giờ nào, thời tu nào mấy con cũng đạt hết như vậy rồi, thì trong một tuần lễ, Thầy cho lên mươi phút. Thì mười phút là đồ bỏ của mấy con rồi, chứ đâu có khó khăn. Rồi mấy con thấy trong một tháng thì mấy con sẽ tăng lên được bao nhiêu giờ. Rồi trong bảy tháng thì mấy con sẽ tăng lên được bao nhiêu giờ? Rồi trong bảy năm mấy con bao nhiêu giờ? Lúc bấy giờ có thể bảy ngày, mấy con ngồi suốt bảy ngày mà tâm bất động thanh thản an lạc thì chứng đạo chứ sao.
Cho nên Đức Phật nói: “7 ngày, 7 tháng, 7 năm”. Thì bắt đầu bây giờ Thầy cho mấy con tập luyện cứ tăng dần dần mà suốt bảy năm. Thì mấy con thấy cái thời giờ, tới chừng đó có thể mấy con ngồi suốt bảy ngày được không? Các con thấy Đức Phật xác định rất rõ về cái phương pháp Tứ Niệm Xứ. Chứ đâu phải vô đó ngồi đó mà ức chế tâm của mình bằng cái phương pháp này, để hết vọng tưởng đâu.
Ngay từ bây giờ Tứ Chánh Cần mấy con đã tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mấy con đã đạt được cái trạng thái của nó, bất động thật sự. Chứ đâu phải là cái chuyện mà nói bất động, như bây giờ chúng ta ngồi đây có một giây, một phút bất động đâu. Nó phải có cái trạng thái an trú của nó rõ ràng của Tứ Niệm Xứ, chứ đâu phải không.
(54:07) Khi đạt được của nó rồi, thì bắt đầu mấy con mới tăng dần trên, do đó mới đi vào Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Chứ Tứ Chánh Cần thì nó chỉ có tạo cho mấy con được cái tâm ly dục, ly ác pháp một cái khoảng thời gian ba mươi phút là cao. Các con hiểu cách thức mà Thầy dạy mấy con trên Tứ Niệm Xứ chưa? Nó sẽ đạt được hoàn toàn, hoàn toàn.
Thầy đâu có điên gì mà Thầy cho, bây giờ mấy con có ba mươi phút vậy, mà Thầy cho mấy con vào một giờ đồng hồ thì đổ vỡ mấy con làm gì. Cho nên Thầy dẫn dắt mấy con từng bước. Mặc dù mấy con có thể ngồi một tiếng đồng hồ được trong cái trạng thái đó, nhưng mà Thầy không cho đâu. Khi qua là Thầy kiểm điểm kĩ lưỡng hẳn hoi. Thầy cho mấy con bước từng chút, từng chút đi lên. Thì mấy con sẽ đến cái tâm mà vô lậu suốt bảy ngày, như Đức Phật nói bảy ngày chứng đạo mà.
Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mà tâm kéo dài bảy ngày trên cái trạng thái vô lậu như vậy, thì mấy con hoàn toàn như thế nào mấy con biết? Tứ Thần Túc xuất hiện. Bởi vì nó thanh tịnh quá rồi. Ngũ Triền Cái nó không còn có được ở trong cái chỗ này rồi. Làm sao mà có Ngũ Triền Cái được, mà xen vô trong này được? Nó vét sạch ra hết rồi, thì làm gì không có Tam Minh mấy con, làm gì không có Tứ Thần Túc?
Chừng đó xong rồi, Thầy sẽ dạy mấy con nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, cách thức Thầy bảo mấy con tác ý vào đó đi. Bây giờ hiện giờ cứ ý của mấy con tác ý, nó trở thành cái ý thức lực của nó rồi. Nó không phải là còn là cái ý thức mà mình tập nữa. Nó không phải là còn tác ý tập nữa. Mình chỉ cần hướng tâm mình vào cái đó là nó sẽ vào.
Lúc bấy giờ nó đủ lực rồi, cái tâm bất động rồi. Cho nên khi mấy con vào Sơ Thiền, rồi mấy con xuất Sơ Thiền, mấy con ra chỗ cái tâm bất động của Tứ Niệm Xứ đó. Mấy con nhập Nhị Thiền, mấy con cũng ra vào cái trạng thái của bất động đó, chứ mấy con ra chỗ nào? Cho nên các con đọc lại cái bài kinh Niết Bàn, đức Phật nhập Sơ Thiền, xuất Sơ Thiền; rồi nhập Nhị Thiền xuất Nhị Thiền; rồi nhập Tam Thiền xuất Tam Thiền; rồi nhập Tứ Thiền xuất Tứ Thiền.
(56:12) Xuất ra thì phải có chỗ ở, chứ không lẽ xuất ra rồi mình đứng lông bông ở ngoài được sao? Phải không? Bởi vì cái Sơ Thiền nó có cái trạng thái Sơ Thiền, mà ra thì nó phải ở đâu? Mà trước khi mà vào Sơ Thiền nó phải ở trạng thái nào? Chứ mà ở trạng thái mà cái tâm mà đầy tham dục của mấy con như thế này, mà làm sao mấy con vô thiền được? Các con hiểu không? Đầy vọng tưởng như thế này thì làm sao mấy con vô Sơ Thiền được? Làm sao nhập định được?
Một cái Tứ Thánh Định mà ta, cái Sơ Thiền là cái Định của Thánh chứ đâu phải. Mà các con còn cái tâm phàm phu, mà mấy con muốn vào cái Định Thánh, Thánh sao được? Các con hiểu Thầy muốn nói không? Thánh nó phải khác chứ. Nó phải trong sạch, nó phải thanh tịnh thì cái tâm của mấy con phải trở thành cái tâm thanh tịnh, cái tâm Thánh. Cho nên mấy con mới nhập vào được cái Định của Thánh.
Tứ Thánh Định mà chớ đâu phải. Đức Phật gọi nó là Tứ Thánh Định chớ đâu phải là cái thứ thiền tầm thường đâu. Nó là Thánh Định. Mà cái người mà chưa có được cái tâm Thánh, thì làm sao mà nhập Định của Thánh? Cho nên ở đây tâm chúng ta hết tham, sân, si, mạn, nghi rồi thì cái tâm đó là cái tâm Thánh. Mà tâm Thánh chỉ có ở trên Tứ Niệm Xứ là có mà thôi.
Cho nên khi mà chúng ta vào Sơ Thiền, xuất Sơ Thiền thì chúng ta ở trên cái tâm Thánh đó. Rồi từ cái tâm đó chúng ta mới vào cái Nhị Thiền. Rồi xuất cái Nhị Thiền thì ở trên cái tâm đó. Và cứ như vậy chúng ta tiếp tục cho đến nhập Tứ Thiền rồi xuất Tứ Thiền. Thì lúc bấy giờ nói chung là không phải đợi nhập định mà chúng ta có Tam Minh. Mà chỉ có Tam Minh thì nó là ở trên Tứ Niệm Xứ. Ở trên Tứ Niệm Xứ nó có Tam Minh ở đó.
Bởi vì Tứ Thần Túc nó có ở đó, thì lúc bấy giờ chúng ta sử dụng cái Dục Như Ý Túc, muốn như thế nào? Chúng ta muốn biết đời trước của chúng ta, quá khứ của chúng ta thì đó là Túc Mạng Minh chứ gì? Các con thấy rất rõ ràng, không có cái gì mà khó khăn. Muốn là biết, muốn là biết, về đời trước của mình đó là Túc Mạng Minh. Mà cái mà muốn mà biết được, đó là Dục Như Ý Túc. Bởi vì trong bốn cái Tứ Thần Túc thì Dục Như Ý Túc là một trong bốn cái.
(58:35) Cho nên bây giờ ở trên Tứ Niệm Xứ mà mấy con tâm mà nó kéo dài 7 ngày như vậy, Đức Phật nói: “7 ngày, 7 tháng, 7 năm”. Mà chúng ta căn cứ vào 7 ngày một cái trạng thái bất động tâm như vậy, thì đó là 7 ngày tâm bất động chứ không phải 7 ngày tu mà chứng. Chúng ta tu 7 năm kìa.
Bởi vì, thí dụ như bây giờ cái tâm của mấy con tu Tứ Chánh Cần rồi, nó được rồi. Thì bắt đầu bây giờ sang qua Tứ Niệm Xứ, thì mấy con cứ từ ba mươi phút đó, mấy con tăng dần cái trạng thái bất động đó. Chứ giờ mới có môt giây, mấy con làm sao tăng được? Mấy con hiểu chưa? Cho nên Thầy nói rất rõ, và làm cho mấy con rất hiểu cái đường lối tu tập của chúng ta. Cố gắng mấy con.
(59:18) Cái phương pháp cụ thể mà đạo Phật đã để lại cho chúng ta là một cái phương pháp rất quý.
Cái quý thứ nhất là chúng ta là một con người sống mà làm chủ được cái thân tâm của chúng ta.
Cái quý thứ hai là chúng ta không còn tái sanh luân hồi.
Cái quý thứ ba của nó, là một con người quá tầm thường bằng xương bằng thịt như thế này, mà nó thông suốt vũ trụ.
Thầy viết sách đạo đức nhân bản, mà nếu không có cái trí Tam Minh thì Thầy chẳng mò đâu ra mà viết. Thì bằng chứng mấy con thấy có ai mà viết sách đạo đức nhân bản, mà lấy năm giới của Phật mà viết ra như vậy không? Nếu có thì từ xưa tới giờ người ta cũng biết năm giới, chứ đâu phải người ta không biết.
Cho nên Thầy quan sát rất kỹ qua cái trí tuệ Tam Minh, chúng sanh đủ phước hay không? Viết ra này họ có đọc hay không, và đem lợi ích chúng sanh, cái giai đoạn này chúng sanh có hưởng được cái phước này không? Nếu không, ai làm mấy con? Vì vậy Thầy mới làm chứ, đâu phải mà muốn làm là làm đại đâu. Mình phải biết tương lai như thế nào mới làm chứ. Còn không biết tương lai mà làm cũng như mình làm cầu danh như mấy người mà viết kinh, viết sách là chỉ đưa ra để cầu danh. Còn Thầy đây còn danh lợi làm cái gì đây?
(1:00:41) Danh lợi mà để làm cho mình nhọc nhằn như thế này là làm chi? Cho nên ở đây không danh lợi, mà vì sự đau khổ của mọi người mà làm. Cho nên đối với Thầy, chẳng hạn nào như bây giờ, cái duyên phước đủ, là chánh quyền giúp đỡ ủng hộ mình, mình được ngồi yên tu. Còn cái duyên phước không đủ, thì họ đến họ dẹp, họ cấm bây giờ không được ai về đây tu tập hết. Họ chỉ ngại lo mình không biết là mọi người đột nhập vào đây họ sẽ làm cái gì, gì gì nó rắc rối cho đất nước, họ lo ngại. Thì Thầy cũng vui vẻ, đó là một cái duyên nó không đủ thôi.
Còn vừa đủ, người ta thấy mình tu tập tốt, làm việc tốt, học đạo đức tốt thì người ta trợ giúp mình, thì mình cứ an ổn mình lo tu tập. Thực sự ra một cái Tu viện mà cả một trăm mấy chục cái nhà như thế này, thì cái người mà quản lý, họ thấy không thể nào quản lý nổi, họ rất sợ.
Cho nên Thầy muốn nói như vậy để chúng ta hiểu đó là cái may mắn của chúng ta, trong một cái giai đoạn được người lãnh đạo, người ta hiểu biết, người ta giúp đỡ mình. Chứ cỡ người ta không cần hiểu biết, người ta chỉ ngăn thôi. Bởi vì người ta nghi là người ta ngăn thôi, để cho người ta khỏe thôi, lỡ có gì thì nhiều khi nó mệt lắm mấy con, nó rất mệt.
Cho nên ở đây chúng ta được một phút yên ổn mà tu như thế này là quý lắm mấy con, là phước. (01:02:14)
HẾT BĂNG