00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 51-THÔNG CẢM VỚI CÁC BẬC TÔN TÚC

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 51

THÔNG CẢM VỚI CÁC BẬC TÔN TÚC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 08-05-2008

Thời lượng: [01:02:30]

Người nghe: Tu sinh

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- LỘ TRÌNH TU TẬP ĐỂ VÀO TỨ NIỆM XỨ

Phật tử: Chúng con kính chào Thầy ạ!

(00:05) Trưởng lão: Thầy chào mấy con! Nãy giờ Thầy mắt tiếp khách chút xíu, bây giờ đến phần của mấy con. Đó thì hôm nay cái vấn đề Thầy muốn nhắc như vậy, là vấn đề tu chứng của chúng ta rất quan trọng. Mà mình đây có cái phương pháp tu chứng chứ, bằng chứng Thầy làm chủ được sự sống chết mà, đâu phải không! Nhưng mà mình Thầy làm sao đủ tiếng nói. Bây giờ có ở đây chừng năm người, mười người, hai chục người, hay là ba chục người mà tu rồi thì cái chuyện tiếng nói nó vang rộng lắm mấy con.

Mà Thầy thấy đâu khó khăn gì. Cuộc đời bỏ hết rồi còn cái gì nữa đây mà ở đây mà lừng chừng để ăn ngày một bữa, không phải cực khổ sao? Bỏ hết xuống đi, để mà chúng ta nỗ lực chúng ta tu. Thì những cái phương pháp Thầy dạy mấy con rất cụ thể rõ ràng. Cái người nào mà nhiếp tâm an trú không được, thì chúng ta sẽ an trú bằng cái phương pháp Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác xả tâm, có gì đâu! Đó là con đường vào.

Thì bây giờ chúng ta thấy lần lượt rõ ràng là cái vọng niệm của chúng ta, lần lượt chúng ta ngồi chơi như thế này mà nó vẫn không còn có nữa, thì một ngày nào nó sẽ sạch. Mà nó sạch trong ba mươi phút thì chúng ta đã đạt được cái tiêu chuẩn ban đầu để mà chúng ta đi vào Tứ Niệm Xứ rồi. Thì tới Tứ Niệm Xứ Thầy dạy cái phương pháp cho mấy con, phải tu một ngày bao nhiêu, bao nhiêu giờ, để rồi lần lượt, cho đến khi mà Tứ Niệm Xứ nó đúng ở ba mươi phút rồi, thì nó phải tăng như thế nào, thế nào, ta dạy lên nữa, nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ thì bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mà, mấy con thấy. Thời gian của người ta nhất định mà phải đạt cho được cái trạng thái Bất Động đó, con thấy không? Nhưng mà nó phải có phương pháp chứ nó không có phương pháp, nói Tứ Niệm Xứ chứ sự thật ra mình tu cái gì đây? Ngồi đây mà vọng tưởng lung tung mà gọi là tu Tứ Niệm Xứ sao? Ngồi đây mà hôn trầm, thùy miên nó gục tới, gục lui mà tu Tứ Niệm Xứ là tu Tứ Niệm Xứ gì?

Cho nên vì vậy mà trong khi chúng ta thấy vọng tưởng, hôn trầm, thùy miên còn, thì chúng ta phải tu cái pháp nào? Mà vọng tưởng hôn trầm, thùy miên suốt ba mươi phút không còn thì phải tu pháp nào nó cụ thể? Cho nên hôm rầy Thầy dạy mấy con nhiếp tâm an trú trong ba mươi phút, phải không? Còn cái thời gian xả nghỉ thì mấy con gì? Coi như là mấy con ở trong Tứ Chánh Cần đó, mấy con ngăn ác diệt ác, từng tâm niệm của mình, hoàn toàn mình thư giãn, mình xả nó ra, không để cho nó tác động vào thân tâm của mình. Hằng ngày chuyên cần tu tập những cái pháp như vậy.

Thì tới hôm nay thì có người nào mà có thể nhiếp tâm và an trú được những cái điều mà Thầy đã dạy, để rồi Thầy sẽ rút mấy con vào cái khu vực chuyên tu Tứ Niệm Xứ. Thầy trao cho một cái thất hoàn toàn, mấy con đến đó thì coi đương nhiên là: thứ nhất là chứng đạo, thứ hai là chết trong thất đó, không rời khỏi thất. Trao cho cái thất, cũng như là trao cho cội bồ đề. Các con thấy Đức Phật khi mà chọn được cội bồ đề rồi, thì Đức Phật nguyện nát xương không đứng dậy khỏi cội bồ đề. Thì chúng ta khi mà vào Tứ Niệm Xứ rồi, thì nó cũng phải ở trạng thái này, ở trạng thái quyết tử này, chứ không phải thường được.

(03:13) Còn bây giờ mấy con đang ở trong cái giai đoạn ly dục, ly ác pháp, nhiếp tâm, an trú và xả tâm. Các con thấy hiểu cái pháp của Thầy rõ mà. Mà nếu mà không làm được cái điều này, thì tu làm cái gì đây? Đi tu là có những cái pháp này mà. Chứ đâu phải dạy mấy con niệm Phật hay tụng kinh hay cầu cho Phật gia hộ, hay sám hối để cho tiêu tai nghiệp chướng, để rồi mình được vào cái Tứ Niệm Xứ đâu? Thực tế quá mà. Nhiếp tâm, An trú vào Tứ Niệm Xứ. Mà đạt được kết quả nhiếp tâm, an trú thì mới vào được Tứ Niệm Xứ mà tu.

Còn bây giờ chưa được thì ở đây. Nhiếp tâm cho được, nhiếp tâm được rồi, an trú cho được, an trú được rồi, thì sẽ thấy rằng trong ba mươi phút mình không có vọng tưởng, hôn trầm, thì Thầy sẽ dời mấy con đi vào vị trí khác. Cũng như Đức Phật phải chọn lấy cái cội bồ đề, thì bây giờ chúng ta cũng phải chọn lấy cái cội bồ đề chứ, chứ đâu phải chỗ nào cũng tu được đâu, các con hiểu chưa?

Ở đây người ta đang tu giới, tu xả thì người ta có ồn ào, có này kia. Khi vô cái khu mà tu Tứ Niệm Xứ mà mấy con còn sống như ở đây sao được? Cho nên nó khác mấy con, cái hoàn cảnh nó khác. Vậy thì các con hãy nỗ lực cố gắng, ở trong đây các con có thưa hỏi Thầy.

2- ĐẠT AN TRÚ THẤY THỜI GIAN QUA NHANH

(4:17) Trưởng lão: Bây giờ thầy Thanh Định gởi cái bức thư cho Thầy. hôm nay Thầy kêu Thanh Định lên. Xá Thầy thôi con! Con nhiếp tâm như thế nào được chưa? ba mươi phút?

Thanh Định: dạ thì con nhiếp tâm được ba mươi phút, vắng lặng đó. Thì theo con thấy thì bữa mà con ngồi con tu tập mà con thấy muốn ứa nước mắt, muốn khóc luôn đó. Con mừng quá tại vì hồi nào tới giờ con chưa thấy tâm mình nó vắng lặng như vậy. Mà hôm nay nó vắng lặng được như vậy thì con thấy con quá mừng. Con xin Thầy là con có ghi ở trong đó, thì trường hợp là nó có hai cái lẽ, cái lẽ nào mà nó đúng đó thì xin Thầy chỉ dạy cho con để mà con biết con tiếp tục con tu.

Hai cái lẽ đó, một cái lẽ thì con ngồi con thấy là cái tâm mình nó lâng lâng mà nó dễ chịu, coi như là mình ngồi đó cái thời gian mình không có nghĩ đến nó. Còn một cái phía sau đó, thì cái thời gian nó kéo dài lâu quá mà mình ngồi thì ba mươi phút nó rất là dài. Mà con cũng vẫn là bám theo cái hơi thở, cũng không có cho niệm khởi. Có khi cũng có niệm khởi nữa, chứ không phải không có. nhưng mà mình đã bám theo cái hơi thở mình liên tục, chứ mình không bám thì nó cũng có cái tà niệm nó phóng ra, không biết khi nào nó hết.

Trưởng lão: Ở đây thì coi như là cái phần mà nó lâng lâng, đó là cái trạng thái An trú. Tức là cái này là cái phần An trú. Còn cái phần mà con ngồi đây mà con thấy cái thời gian nó dài là cái phần Nhiếp tâm, con hiểu không? Hai cái trạng thái nó rõ ràng, nó khác nhau.

Thanh Định: Như vậy là con chỉ có nghĩ là cái phần duy nhất đó là nhiếp tâm thôi.

Trưởng lão: Không phải đâu, nó an trú. Nó an trú con mới thấy cái thời gian, khi mà nó an trú rồi cái thời gian nó trôi qua nó rất nhanh. Chừng mà nhìn lại ba mươi phút thấy cái thời gian như nó không có, đó là an trú. Bởi vì nó an trú rồi nó đâu có còn biết thời gian đâu, Cho nên cái thời gian qua rất nhanh ba mươi phút rất nhanh. Còn cái nhiếp tâm đó, do đó cái nhiếp tâm đó, là cái thời gian nó còn chi phối ở trong đó, vì con chưa được an trú mà, nó đâu có lâng lâng đâu.

Cho nên vì vậy đó, con phải thấy con cứ bị cái thời gian chi phối con. Cho nên con thấy, sao mà ba mươi phút nó lâu quá? Nó lâu quá bởi vì con đang vận dụng, cho nên lâu quá. Cho nên ở đây, cái sự an trú, là cái câu hỏi thứ nhất của con đó là cái trạng thái An trú, chứ không phải là trạng thái Nhiếp tâm, phân biệt cho rõ. Còn ở dưới này là cái trạng thái Nhiếp tâm.

Cho nên con thấy sao mà cái thời gian, nhưng mà con nhiếp tâm đúng pháp là con dùng cái câu tác ý. Cứ mỗi hơi thở con đều tác ý, tác ý, tác ý cho đến khi ba mươi phút con hoàn toàn không có niệm nào. Còn con không tác ý, cho nên con nhiếp tâm cái kiểu của con thì con còn thấy có vọng tưởng vô, có đúng không? ba mươi phút mà con thấy thời gian rất dài, mà vọng tưởng nếu mà không khéo, mình không chú tâm kỹ là nó sẽ vô. Còn nếu kỹ thì nó không vô. Có phải không?

(07:21) Thanh Định: Dạ! đúng rồi ạ.

Trưởng lão: Đó là cái nhiếp tâm của con, mà. Cho nên nó thiếu cái pháp, nó thiếu cái phương pháp Như Lý Tác Ý. Còn con có cái pháp Như Lý Tác Ý cứ kéo dài, kéo dài lần lượt trên đó, thì nó, khoảng thời gian dụng công mà tác ý và hít thở như vậy, thì cái thời gian đó nó sẽ nhiếp tâm thôi, chứ nó không có an trú được. Mà nó an trú thì nó không thể nào mà nó an trú được. Còn trên cái chỗ mà an trú, thì nó lại khi chúng ta tác ý một lần, rồi chúng ta. Như con, con cảm thấy cái trạng thái An trú nó thoải mái dễ chịu, mát lạnh, thì đó là nó an trú.

Cho nên bây giờ con lẫn lộn qua hai cái pháp, cái An trú và cái Nhiếp tâm. Cho nên con mới đưa ra câu hỏi, cái nào mà đúng, cái nào sai? Ở đây thật sự, cái Nhiếp tâm của con, đúng là cái pháp ở dưới là đang nhiếp tâm, đang nhiếp tâm cho nên nó còn có thời gian dài, và còn có niệm khởi. Còn ở trên, con vô An trú, cho nên nó không có niệm nữa đâu, mà thời gian rất nhanh. Ba mươi phút rất nhanh, cho nên an trú. Vì vậy mà con chuẩn bị căn bản nhất. bởi vì cái trạng thái mà con thấy dù là con an trú được, nhưng mà con vẫn thấy là cái hôn trầm, thùy miên con còn.

Thanh Định: nhưng hôn trầm bớt nhiều lắm Thầy.

Trưởng lão: bớt rồi thì tốt.

Thanh Định: tại vì con bây giờ coi như là con đấu tranh với nó ghê gớm lắm. Dứt khoát là con không có để cho nó nhíu con mắt lần nào hết. Coi như là cách đây cũng lâu từ năm rồi tới năm nay, con chiến đấu ghê gớm lắm. Nó quay trở lại nó đánh con cái lúc mà bảy giờ rưỡi sáng, từ bữa bảy giờ rưỡi sáng cái con chận được, cái nó quay trở lại bốn giờ, bốn giờ con chận luôn, là dứt khoát không để không nằm, không ngồi gì hết.

(09:17) Trưởng lão: Đúng đó, đó là cái chiến đấu của con. Chừng nào mà trên sự an trú này hoàn toàn là không có cái hôn trầm, thùy miên xen vô con, đánh con. Mặc dù là con có gan lì, con chống lại nó liền, con không để cho nó hôn trầm, thùy miên, đó là cái tu tập của con đó. Cho nên trên cái sự an trú, khi nào mà con an trú hết cái chỗ này rồi, chỗ này an trú hết hoàn toàn, coi thử coi từ sáng đến trưa, chiều ngày mai, ngày mốt, một tuần lễ, hoàn toàn là không thấy bóng dáng của hôn trầm, thùy miên vào cái thời nào hết.

Nó hay luân phiên con, buổi sáng không có, nó đưa buổi chiều. Buổi chiều không có, nó đưa buổi tối hay buổi khuya, nó luân phiên nó phá mình. Mà buổi nào mình cũng đánh dẹp nó hết, thì sau này nó hết luôn nó không còn có nữa. Mà không còn có nữa thì cái sự An trú của con đó là hoàn tất được cái giai đoạn thứ nhất của con, con hiểu không?

Thanh Định: con đó thì, con tu tập cái này nó nằm trong cái tuần vừa rồi đó, mà cái tuần rồi nó lẫn lộn với cái khúc dưới đó. Con nghĩ rằng chắc con phạm giới hay là gì hay là sai pháp cho nên từ cái chỗ mà nó không có cái chỗ đi vô cái yên lặng nữa, mà nó làm cái chỗ mình ngồi cái nó tỉnh queo vậy à. Mà nó bám theo hơi thở của mình, bám theo hơi thở mà mình cố gắng bám theo hơi thở con không buông, thì đó là cứ vậy thôi, mà không thấy cái vô an trú. Cho nên từ cái chỗ con nghĩ rằng mình là sai pháp rồi.

Trưởng lão: Không, cái này là nó nhiếp tâm đó con. Cái chỗ này là Nhiếp tâm chứ không phải sai pháp mà nhiếp tâm, đây là nhiếp tâm.

Thanh Định: vậy thì bây giờ con nghe Thầy trả lời con cũng mừng quá. Con mừng quá, vậy là con về con tu cái đó trước.

Trưởng lão: Phải rồi! Cái này cho nó đạt cho được hoàn toàn rồi con mới vào An trú. Bởi vì cái trạng thái mà lâng lâng này đó, là cái trạng thái. Con cảm giác nó mát lạnh rồi này kia, nó là cái trạng thái của An trú, chứ không phải là trạng thái của Nhiếp tâm.

Thanh Định: vậy thì con về tu lại cái Nhiếp tâm đi.

(10:52) Trưởng lão: nhiếp tâm cho nó vững vàng, cho nó thuần thục.

Thanh Định: con sợ con bị sai pháp rồi chứ.

Trưởng lão: rồi bây giờ phải tập lại chỗ đó cho nó thuần, mà nó cũng dễ chứ không còn có khó con nữa đâu.

Thanh Định: Dạ Mô Phật! Vậy là con xin thưa với Thầy là con cũng mừng cái điểm là cái con ngồi tự nhiên là con bị gì đó, nói đúng ra cái điểm theo cái tâm của mình, theo con thì con đuổi cái pháp này, từ cái chỗ bên là ngũ triền cái với ái kiết sử đó, là thầy biết không, coi như là con cũng cố gắng lắm! Tại vì con cũng biết là bên mình hồi nào tới giờ mình làm ăn hoặc là mình đụng chạm va chạm cái gì, cho nên cái đó là rất nhiều.

Cho nên từ cái chỗ đó là con, gần ngồi là con dành trước năm phút hay mười phút con đuổi nó, tại vì con biết thế nào lát nó cũng ra. Thế nào lát bên cái ái kiết sử đó, cho nên từ cái chỗ đó con mới nói là: "Thôi nha, chỗ đó là lát nữa thế nào cũng biết trước rồi khỏi cần nhắc, biết trước hết rồi, đừng có nhắc nữa, để tu tập. Ráng mày tập đỉ rồi mai mốt về mày đền ơn người ta, cái người đó là người ơn của mình đó, chứ không phải cái người đó là người thù, người ghét của mình đâu".

Trưởng lão: Đúng rồi, con tác ý như vậy.

Thanh Định: Cho nên từ cái chỗ đó con chận trước. Cho nên con mới mau được tiến tới cái chỗ đó đó, chứ không thôi cũng đau có dễ gì.

Trưởng lão: Đúng rồi! Cái pháp Như Lý Tác Ý, đúng được cái tâm niệm của mình. Cái hoàn cảnh của mình như vậy, bây giờ tu mình biết nó sẽ ra cái chỗ này. Nên con chận con tác ý trước, thành ra con mới tiến được. Chứ còn không chận nó, nó cứ bung ra cái ngõ này. Thì cái đó là cái đặc tướng, cái tâm tánh của con, con truy tìm ra được cái yếu của mình ở chỗ đó, mà mình ngăn chận trước. Như vậy tốt đó con. Bây giờ con về con nhiếp tâm trở lại cho nó thuần thục. Cái bài pháp đó thì Thầy thấy đúng chứ không sai đâu, không phải trật đâu.

Thanh Định: Hôm nay nghe Thầy trả lời là con cũng mừng quá, tại vì hai pháp con không biết pháp nào đúng pháp nào sai nữa. Mà con nghi trong đó là có cái pháp đúng. Tại vì con thấy là cái tâm mình nó vắng lặng đó, thì con thấy cái chỗ đó có thể nó đúng rồi, nhưng mà không biết cái đúng là như thế nào?

Trưởng lão: Thầy xác định cho con thấy cái chỗ nhiếp tâm và chỗ an trú, nó rõ ràng phải không?

Thanh Định: Dạ!

Trưởng lão: Bây giờ con phải lo cái Nhiếp tâm này cho nó vững, rồi bước vào An trú thì nó vững vàng nữa.

(13:16) Thanh Định: Dạ, con cũng xin cam đoan với Thầy chắc là một tháng nữa, con cố gắng dữ lắm.

Trưởng lão: rồi, rồi một tháng nữa thì…​

Thanh Định: Coi như là con miệt mài ghê lắm, mà con không bao giờ con buông cái thời gian. Mà con xin thưa Thầy là, sao mà con ngồi đủ ba giờ đồng hồ là chịu không nổi, làm như là nó bị ức chế đó, cho nên con đi..

Trưởng lão: À, đâu được, đâu được. Thầy bảo cho con bây giờ con chỉ tu ba mươi phút này thôi. Còn vấn đề mà muốn ngồi ba giờ, bốn giờ gì đó thì sau này hãy tính. (Dạ) Nó chưa tới cái giai đoạn đó, con hiểu không? Đừng có ngồi luôn liên tục như vậy không có được, đừng có tập ngồi. Mà ngay bây giờ làm sao mà nhiếp tâm, an trú cho được thôi.

Thanh Định: Không con đi đó thì đúng là cũng bảo đảm lắm, mà không có đến nổi mà nó bị niệm khởi, con cũng cố gắng ghê lắm (Vậy là tốt đó con). Nhưng con ngồi thì là con ngồi được hai, mà con đi một. Có hôm bữa con ngồi luôn ba luôn, cái nó bị ức chế. Lên ba luôn là chịu không nổi.

Trưởng lão: Kéo dài quá chịu sao nổi, không được. Cái sức của mình khi mà muốn tăng lên như vậy đó, thì nó chỉ có ở trên Tứ Niệm Xứ thôi, chứ còn ngoài cái pháp Tứ Niệm Xứ ra, con tăng lên là sai hết. Cho nên con bị ức chế liền.

Thanh Định: con xin thưa với Thầy là coi như là con bây giờ nói đúng ra cái là con có cái sức khỏe, cái là nội lực. Cho nên từ cái chỗ con tu tập đó, nó có cái điểm là nó làm cho mình cái là khoái chí, cái sức của mình là thích thú, mà để mình tu học.

Trưởng lão: Cái đó là nó có cái nhiệt tâm của nó, con. Nó thích, nó ham thích. Cho nên vì vậy lúc này, nếu mà để cái trạng thái đó nó sẽ mất đi, con sẽ tu tập không nổi đâu (Dạ, dạ). Bởi vì cái đó là cái nhiệt tâm, nhiệt huyết của mình, nó lại thích tu. Đó là cái tốt nhất đó con.

Thanh Định: Thầy trả lời như vậy là con cũng mừng quá rồi! Để con về con cố gắng tu tập, con cũng sẽ một ngày gần đây con sẽ lên trình Thầy lần nữa. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

3- CỐ GẮNG TU KỸ TỪNG MỘT PHÚT

(15:24)Trưởng lão: Nguyên Trung, con. Nguyên Trung đâu lên đây trình Thầy con. Con tu một phút thì con ráng nhiếp tâm kỹ trong một phút đó. Cho nên đừng có để niệm vọng nó khởi vào con.

Nguyên Trung: dạ!

Trưởng lão: con ráng tu kỹ lưỡng cho Thầy. Ráng tu ít, một phút thôi. Hễ mình không tu thôi, tu một phút thì mình cố gắng mình nương vào cái pháp Như Lý Tác Ý. Mình tác ý nó, để cho cái ý thức của mình nó luôn luôn nó làm việc con. Nó làm việc để nó dẫn cái hơi thở của mình, để cho mình thở một cách dịu đạt. Có vậy thôi, con ráng tập. Chứ còn khi buổi này tốt, buổi kia nó khó khăn hơn, thì mình phải cố gắng để tập trung tâm của mình vào cái hơi thở, vào cái câu tác ý, thì con sẽ đạt được.

Ở trong bốn buổi sáng, trưa, chiều, tối, khuya, buổi nào không tu thôi, mà tu thì đều con đạt được cái chất lượng. Không có nhớ cái ông A, ông B, ông C nào hết, thì mới được. Còn nhớ ông A, ông B, ông C thì con thấy nếu mà nhớ thì con tác ý. Đừng có nghĩ đến những cái người mà con thấy có cái tình mình, hay hoặc là có tình cảm gì đó, mà nó cứ khởi niệm lên cái điều đó, là mình biết đó là kiết sử rồi.

Thì mình tác ý trước, mình ngăn chận trước những cái điều kiện mà nó có thể nó khởi lên cái niệm đó, rồi con mới nhiếp tâm mới trọn vẹn được. Con cố gắng về tập đi con. Ráng từ từ, một phút đó sau này tăng dần lên. Thầy tin rằng từ cái chỗ mình làm được, cho đến cái chỗ mình không làm được mà mình làm được, nó sẽ thuần thục. Ráng cố gắng lên. Một phút Thầy cũng thấy rằng tu cũng dữ lắm, chứ không phải ít. Bởi vì nó bốn buổi lận luôn, chứ đâu phải một buổi đâu.

Cho nên con thấy cái buổi, những cái buổi con tu nó tốt và có những buổi nó không tốt phải không? Thì bây giờ con tập tới cái buổi không tốt đó, thì con chuẩn bị tác ý trước những cái điều mà nó có thể khởi ra cho con. Con tác ý để dừng nó đi, rồi con mới ngồi vào con nhiếp tâm, thì nó sẽ không còn nữa. Nhớ tác ý những cái gì mà mình nghĩ rằng cái tâm niệm nó hay khởi cái niệm ra, ông A, ông B, ông C nào đó, thấy không? Thì đó mình biết rằng nó sẽ, những cái niệm đó là những niệm tào lao, hay hoặc những niệm gì đó thì mình ngăn chặn trước, mình tác ý trước.

Trong cái giờ tu này, một phút đó, nhất định là không có được vào ở trong cái niệm này. Niệm này là cái gì? Kiết sử hay hoặc là cái gì gì thì con nói, con tác ý ra để ngăn chận nó trước, rồi sau đó nó không ra. Để cho mình tập được cho nó quen, nó thuần. Ở trong một phút mà nó hoàn toàn nó không có niệm nào hết, thì đó là cái giai đoạn đầu mình tu tập, con. Con ráng cố gắng. Không lâu đâu. Một thời gian sau thì mấy con cũng ba mươi phút đạt được, nó không có gì mà lâu đâu.

Từ một phút ráng cho được thì ba mươi phút cũng không khó, không khó đâu. Thầy thấy người ta làm được thì con cũng phải làm được thôi, không thua ai hết đâu. Mình phải có nghị lực, ý chí con. Để cho mình tập luyện thì mình sẽ đạt được kết quả. Ráng tập, nghe lời Thầy ráng tập con. Thầy sẽ, khi mà ba mươi phút được rồi đó, Thầy sẽ cho ra ở gần Thầy để mà Thầy hướng dẫn cho mấy con đi sâu hơn, để làm chủ sự sống chết.

(18:42) Cuộc đời chúng ta sẽ sống ra làm con người quá khổ mấy con. Bốn cái đau khổ rồi sống chết, tiếp tục tái sanh luân hồi nữa, là cái nổi khổ của loài người. May mắn chúng ta được ngồi đây mà tu tập đúng pháp để làm chủ, là một cái may mắn rất lớn đó mấy con. Ráng về tu tập đi con. Con có hỏi thêm Thầy gì không con?

Nguyên Trung: con cố gắng tinh tấn tu tập, con xin cảm ơn Thầy!

Trưởng lão: ráng tập con.

Minh Nhân con, trong cái vấn đề. Minh Nhân con tu tập vậy phải ráng cố gắng đó con. Tiếp tục, tiếp tục để giữ gìn cái căn cứ địa của mình cho nó trọn vẹn, để đừng có vọng tưởng rồi nó xâm chiếm, đừng có cái niệm ác nó tác động vào thân mình. Nhớ tu tập cho nó kỹ, mấy con.

Gia Hạnh con! Xá Thầy thôi con, xá thôi. Thầy thấy con tu tập khá lắm con. Nó còn có một vài cái thời gian tu tập, mà chữ đen, tức là nó chưa đạt được chất lượng phải không con? Do đó Thầy thấy, nhìn trong cái bảng mà con viết ra đây đó, thì coi như là con đã đạt rất nhiều. Thay vì chính cái thời gian tu tập đó, thì nó còn có hai hoặc là bốn, thì mấy con thấy chính cái thời gian mà còn có hai. Thì con thấy cái sự mà mình đã đạt được cái kết quả, nó nhiều hơn không kết quả. Vậy thì cố gắng con, còn chút nữa, còn một chút nữa là mấy con sẽ được gần ở bên Thầy để mà tập cao hơn, ráng cố gắng.

Thầy thấy như vậy là, cái thời gian mấy con thấy, quá nhiều: một, hai, ba, bốn, năm, sáu. Còn cái thời gian kia nó chỉ có một, đó là buổi sáng. Rồi buổi sáng, chiều, tối, khuya. Bốn thời gian, sáng - chiều - tối - khuya. Con thấy buổi sáng, có buổi hoàn toàn là không có một cái đạt được chất lượng hết. Rồi cái buổi chiều, thì nó chỉ có cái khoảng thời gian có ba mươi phút, khoảng thời gian đó thôi, rồi hoàn toàn con cũng đạt, con thấy không? Cái đạt nó nhiều hơn là cái mình chưa đạt. Vì vậy cố gắng tập nữa, tập cho thuần thục, cho hoàn toàn, lúc nào nó cũng đạt được cái chất lượng cao, con.

Con đáng khen lắm! Ráng cố gắng. Ghi như vầy quá rõ ràng, nhìn vào cái biết con tu tập đạt kết quả rất nhiều. Còn cái chưa kết quả thì nó rất ít, con hiểu không? Cố gắng và đồng thời ghi như thế này để kiểm tra nó dễ dàng hơn con. Và cái sự tu tập của các con nó sẽ kết quả tốt, càng lúc càng tốt hơn. Cố gắng con, cố gắng. Và đồng thời tu tập vậy là Thầy rất mừng, và phụ Thầy cái lớp con. Con cất cái này con, như vậy. Xá Thầy thôi con.

4- THÔNG CẢM VỚI CÁC BẬC TÔN TÚC

(21:32) Trưởng lão: Bởi vì như thế này, dù sao đi Hòa Thượng Thanh Từ cũng là Thầy của Thầy. Cho nên mỗi lần mà Thầy về thăm Hòa Thượng, đều là Thầy có khéo léo nhắc nhở, để thầy biết rằng cái pháp Thiền Đông Độ nó sẽ không làm chủ được cái sự sống chết và bệnh tật. Cho nên Hòa Thượng hay bệnh đau, và phải uống thuốc, phải đi nằm viện, một tu sĩ rất là khổ.

Cho nên Thầy cũng có khuyên lơn Hòa Thượng. Nhưng con biết rằng, trong nước cũng như ở các nước ở ngoại quốc, rất là nhiều…​ Con ngồi xuống đi con, con đừng quỳ con, ngồi xuống đi. Thầy cho phép con, con quỳ mỏi chân lắm con, con cứ ngồi xuống con. Từ xưa tới giờ đó, từ lúc mà Hòa Thượng đã triển khai con đường Thiền Đông Độ, lấy pháp Tri Vọng mà làm pháp tu cho mình, cho đường lối thiền, thì đã triển khai và gieo một cái niềm tin rất lớn vào nhiều người, ở trong nước cũng như ở ngoại quốc.

Mà hiện giờ Hòa Thượng nói nó sai là một điều rất là đau khổ. Thứ nhất là đau khổ cho mọi người theo mình. Tại vì người ta sẽ trách Hòa Thượng, tại sao Hòa Thượng biết sai nó muộn màng quá, mà Hòa Thượng lại dẫn dắt một số người quá đông, rất tội người ta. Rồi bây giờ Hòa Thượng tuyên bố như vậy thì quá tội. Và đồng thời thì Thầy cũng nghĩ rằng, Hòa Thượng đã đi sai như vậy mà Hòa Thượng tuyên bố lại như vậy thì rất tội cho Hòa Thượng, rất tội nghiệp. Không thể nào làm gì khác hơn hết.

Cũng như mấy con biết rằng, các vị Hòa Thượng, tôn túc lớn tuổi dù là tu Pháp Hoa, dù là tu niệm Phật, nhưng hiện giờ họ gặp được cái bộ sách của Thầy, họ không dám tuyên bố một lời nào hết. Nhưng họ biết đó là con đường đúng, cho nên họ ngầm họ lén tu. Con biết nỗi khổ của họ lắm! Chúng ta thông cảm những cái bậc tôn túc, những cái bậc Hòa Thượng trong Giáo hội của chúng ta. Họ biết cái con đường sai, nhưng bây giờ họ tuyên bố rằng mình sai thì không thể được

(23:42) Bởi vì trước Phật tử quá đông, và mọi người từ lâu tới giờ mình tuyên bố, tu pháp này, hay thuyết giảng như vậy, như vậy, như vậy là đúng. Mà bây giờ đọc lại sách Thầy thì họ biết mình sai, không đúng bởi vì nó không thực tế, nó chỉ lý thuyết suông, tu như vậy nó kết quả những gì? Còn đọc qua sách Thầy thấy thực tế rõ ràng, cho nên các vị đều ngầm mà tu.

Ở đây Thầy không nói những danh từ của các bậc Hòa Thượng tôn túc ở trong Giáo hội đó, nhưng mà Thầy biết họ đang tu pháp Thầy. Thì con biết như Hòa Thượng Thanh Từ, là vì một cái chướng duyên đó mà không thể nói được, mấy con. Thầy cũng thông cảm và mấy con cũng thông cảm cho Hòa Thượng. Nhưng ở trong thiền viện của Hòa Thượng, vẫn có những người họ đang theo pháp Thầy, chứ không phải không.

Bởi vì Thầy nói khi Hòa Thượng qua phần rồi, thì cái con đường tu tập mà của Thầy dựng lại của Chánh Pháp của Phật đó, thì chắc chắn không ai mà bỏ cái pháp này, họ phải theo thôi. Bởi vì con đường duy nhất của Đạo Phật chỉ có con đường này, không còn con đường thứ hai nữa. Mà Thầy là người dựng được, mà dựng được là do kinh nghiệm tu của Thầy. Thầy nói ra bằng cái kinh nghiệm của Thầy.

Cái sự hiểu biết trong kinh sách Nguyên thủy không phải là có mình Thầy đọc, mà rất nhiều người đọc. Mà Thầy đọc nó bằng kinh nghiệm tu chứng của mình, làm chủ sự sống chết. Mà mục đích của đạo Phật đưa ra làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt luân hồi. Con hiểu chỗ đó không?

(25:08) Cho nên vì vậy mà Thầy lại, cái pháp mà Thầy triển khai qua kinh nghiệm của mình, nó đúng như những cái lời của Phật dạy trong kinh, đúng như cái nghĩa của lời Phật dạy trong kinh. Còn những người khác tu chưa chứng thì họ đọc cái sách này của Nguyên thủy, họ lại hiểu cái nghĩa khác mấy con. Cũng cái câu đó, mà kinh nghiệm của Thầy lại biết tu cái chuyện đó. Mà cũng cái câu đó, mà không có kinh nghiệm mà tu chứng, thì lại hiểu cái nghĩa khác.

Bởi vì hầu như họ hiểu cái nghĩa của nó bằng cái kiến giải của kinh sách Đại Thừa. Cho nên nó biến ra, kinh sách Nguyên thủy nó lệch mất. Bởi vì trước khi họ nguyên cứu kinh sách nguyên thủy, thì họ đã thâm nhập kinh sách Đại Thừa. Cho nên nó hiểu cái lời của Phật dạy nó qua cái nghĩa lý của kinh sách Đại Thừa. Cho nên nó lầm lạc.

Các bậc tôn túc, Hòa Thượng từ xưa cũng vậy. Thầy tổ truyền cho mình cái tư tưởng hiểu biết là hiểu biết của Đại Thừa. Cho nên bây giờ đọc lại kinh sách Nguyên thủy, họ thấy quá thấp. Phật nói thì cũng cái nghĩa quá thường, đâu có cao. Đó, cho nên vì vậy mà họ cứ bám víu vào Đại Thừa mà thôi. Hôm nay, họ đọc lại những cái lời mà Thầy viết ở trong kinh sách mà do từ lời của Phật dạy, bằng cái nghĩa thực, bằng cái hành động tu thực, cho nên nó quá cụ thể rõ ràng.

Như hồi nãy con có nghe Thầy nói về cái nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả? Nếu mà cái nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả này đã chuyển nó thành một cái môn học Đạo Đức cho các trường lớp, thì thế hệ con cháu chúng ta sau này là những con người có đạo đức hết. Thì trên thế gian này không còn sự xung đột, và không còn chiến tranh nữa. Đó là một điều đúng, không có còn ai cãi, nó là nền Đạo Đức cho loài người rồi. Nên con thấy đó là cái thực tế, mà hôm nay Thầy triển khai. Để mấy con thấy rằng Phật giáo nó thực tế vào cuộc đời, đem lại hạnh phúc cho con người mà.

Cho nên về vấn đề Hòa Thượng thì nó chưa có đủ duyên, thì không thể nào mà bây giờ mà Thầy đưa sách vở về trên đó, nó làm động cái tu viện của Hòa Thượng. Rồi chừng đó các con biết không, Hòa Thượng, mình phải thương thầy mình chứ! Hòa Thượng ăn nói làm sao đây? Cho nên vì vậy kinh sách Thầy lén luồn vào trong đó mà thôi. Nghĩa là ai có duyên thì gặp họ đọc, rồi họ sẽ lén theo Thầy, chứ không dám tuyên bố ra. Cũng như Thầy nói, bây giờ cái Làng Mai của Hòa Thượng Nhất Hạnh, coi nó ồn ào vậy đó, coi tập thể nó đông đảo vậy đó, nhưng mà sự thật sách vở của Thầy nó cũng có luồn trong đó rồi.

(27:55) Bởi vì kỳ trước Thầy Nhất Hạnh về nước, thì đã có những người đệ tử của Thầy Nhất Hạnh về đây. Một cái cô người Thái Lan và một cái cô người Pháp và đồng thời có một cô người Việt. Ba chị em của những người này đó, tách cái đàn của thầy Nhất Hạnh đang thuyết giảng ở Hóc Môn, ở chùa Hoằng Pháp. Thì ba người này họ lén, họ đi lên trên này, lên Trảng Bàng, rồi họ thăm Thầy và đồng thời họ xin kinh sách, Thầy cho.

Cho nên Thầy biết rằng, kinh sách của Thầy nó vẫn luồn trong Làng Mai. Nhưng mà nó âm thầm, nó không có để thầy Nhất Hạnh phát giác ra thì ngại. Nó có vậy thôi, chứ không dám tuyên bố, bởi vì nó lật ngược lại hết. Cho nên cái đường lối của Thầy Nhất Hạnh thật sự, đường lối một cái giai đoạn đầu, tỉnh thức mà thôi mấy con. Nhưng mà Thầy Nhất Hạnh dùng chữ “tỉnh thức” nó chưa đúng nghĩa. Bởi vì cái “tỉnh giác” nó mới đúng nghĩa, để mà xả cái tâm của mình, chứ không phải “tỉnh thức”.

Thành ra do đó, đó là một cái giai đoạn đầu của sự xả tâm mà thôi. Trong cái pháp của Thầy Nhất Hạnh đang dạy, nó chỉ giai đoạn đầu. Cho nên giai đoạn sau thì Thầy Nhất Hạnh không biết. Bởi vì thầy Nhất Hạnh có làm chủ sự sống chết của mình chưa? Cho nên thầy đâu có biết pháp nào đâu mà dạy cho đệ tử mình. Bây giờ cứ các đệ tử này, thấm nhuần cái pháp xả tâm này thôi. Coi như tâm mình được an ổn thế này, thế khác thôi, chứ còn không có cách nào khác hơn hết, con hiểu không?

Cho nên Thầy nói như vậy để mấy con thông cảm và hiểu biết những cái bậc như Hòa Thượng Thanh Từ hoặc là thầy Nhất Hạnh. Mình không nên làm động các bậc tôn túc, tội nghiệp họ lắm! Họ đứng ở trong cái chỗ đó mà bây giờ dục đổ ngược lại hết thì họ còn gì mà đất sống nữa? Tại sao họ là những người cũng thông suốt như vậy, mà tại sao không hiểu Phật pháp? Mà tại sao không lo tu mình cho giải thoát rồi mới dạy người? Để rồi mình chỉ lấy cái kiến giải đó mà đi ra dạy người, người ta sẽ trách cứ thầy lắm đó.

Nhưng chúng ta, những bậc như Hòa Thượng Thanh Từ là những bậc thầy của Thầy, thì chúng ta để cho nó sự im lặng, nó bình an cho quý thầy. Vì sự vô thường thì chắc chắn là quý thầy không tránh khỏi rồi, sẽ có một ngày ra đi. Thầy chỉ còn có tha thiết, làm sao giúp được thầy Thanh Từ, cái ngày cuối cùng mà thầy ra đi một cách tự tại. Phải ôm thật chặt được cái Tâm Bất Động, cái chân lý của Phật giáo, cái Niết bàn đó, để mà thầy ra đi không còn tái sanh nữa. Là cái sự đền ơn của Thầy đối với Hòa Thượng Thanh Từ. Thầy chỉ mong như vậy, Thầy ước nguyện vậy thôi. Con về đi.

5- BA CÂU TÁC Ý ĐỂ AN TRÚ

(30:37) Trưởng lão: Minh Hòa con! Con xá Thầy thôi con. Con ngồi xuống đi con. Con ngồi xuống đi đừng có quỳ, quỳ mỏi lắm, con ngồi xuống đi. Con tu tập, để Thầy đọc chung cho mấy con nghe trong cái vấn đề của Minh Hòa tu tập: “thưa Thầy! Gần tháng nay con tu tập như thế nào không biết mà vọng tưởng hết, không còn vọng tưởng nữa. Như thế nào để diệt vọng tưởng, không còn trở lại, để yên tâm con tu hành? Con xin biết ơn Thầy.”.

Nghĩa là Minh Hòa nói như thế này, một tháng nay thì tu, lúc nào vào tu thì nó cũng không có vọng tưởng, nhưng mà sợ nó còn vọng tưởng. Nghĩa là bây giờ mình phải tiến tới như thế nào, dù là một giờ không vọng tưởng? Nhưng mà bây giờ tiến tới như thế nào để vọng tưởng nó không có trở lại nữa. Bây giờ Thầy khuyên con như thế này, khi mà con nhiếp tâm và an trú tâm, nó không còn vọng tưởng nữa, thì con phải lìa khỏi cái câu đếm hơi thở của con. Hiện bây giờ con còn đếm mười hơi thở, có phải không?

Tu sinh Minh Hòa: dạ!

Trưởng lão: Con có tác ý đây: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", rồi luôn ý thức không cho mất hơi thở. Nghĩa là luôn luôn biết hơi thở ra vô một cách nhẹ nhàng. Và như vậy con đếm mười hơi thở tác ý một lần, có phải không? (Dạ). Vậy từ đây về sau con chỉ tác ý một lần thôi. Một lần đầu tiên thôi, sau đó không tác ý nữa, và không đếm mười hơi thở.

(32:24) Tu sinh Minh Hòa: dạ, không đếm hả?

Trưởng lão: Không đếm! Coi như là con đếm mười hơi thở. Rồi con tác ý nữa, “An tịnh thân hành” nữa, thì đó là con đang nhiếp tâm, cho nó không vọng tưởng. Con hiểu cái pháp mà con đang tu đó, có thể một giờ mà không vọng tưởng đó, mà con tác ý một lần, rồi con đếm mười hơi thở. Rồi con tác ý một lần nữa, rồi con đếm mười hơi thở. Tác ý lần nữa, thì đó là con đang nhiếp tâm.

Tu sinh Minh Hòa: Nhiếp tâm?

Trưởng lão: Ừ nhiếp tâm, cái nhiếp tâm của con nó không còn niệm nữa. Nhưng mà con dùng cái câu tác ý: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", thì cái câu đó nó không đúng cái pháp Nhiếp Tâm, nó sai, con hiểu không? Cho nên bây giờ đó, coi như là con dùng sai cái pháp Như Lý Tác Ý, nhưng nó lại nhiếp tâm được. Nó nhiếp không có vọng tưởng, phải không? Bây giờ con muốn hết vọng tưởng hoàn toàn, con phải ở trên cái chỗ pháp An Trú Tâm.

Tu sinh Minh Hòa: An Trú.

Trưởng lão: An Trú. Còn cái này con đang ở trong cái pháp Nhiếp Tâm, Nhiếp Tâm phải không? Con nghe kĩ nè: Hiện giờ con đang tu là con đang ở trong cái pháp Nhiếp Tâm, vì cái pháp Nhiếp Tâm đó tác ý một cái câu, rồi con hít thở mười hơi thở, phải không? (Dạ)

Con đếm một, hai, ba, bốn. Con còn phải khởi đếm một, hai, ba, bốn tức là tác ý một, hai, ba, bốn cho đến mười. Rồi con tác ý một lần nữa. Rồi con lại đếm một, hai, ba, bốn cho đến mười, có phải không? Suốt có thể nó một giờ không vọng tưởng, chứ không phải ba mươi phút đâu.

Tu sinh Minh Hòa: Không có vọng tưởng nào hết.

Trưởng lão: Không có vọng tưởng nào hết, thì đó là con đã hoàn thành được cái pháp Nhiếp Tâm. Bây giờ Thầy dạy thêm cho con, để cho vọng tượng nó không còn trở lại - như ý con hỏi đó - thì con phải an trú. Con phải an trú cho được cái tâm của con ở trong cái hơi thở. Còn cái chỗ con đang tu tập đó là chỗ con đang nhiếp tâm trong hơi thở.

Tu sinh Minh Hòa: Dạ. Chứ chưa an trú?

(34:14) Trưởng lão: Chưa an trú. Đó, bây giờ tới cái giai đoạn con tập tới cái pháp an trú, hiểu không? Con lưu ý nhe: An trú thì con có ba cái câu tác ý, ba cái câu tác ý một lượt.

Tác ý thứ nhất là: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

Rồi kế cái câu thứ hai: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", thấy không?

Câu thứ ba: "Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra".

Rồi bắt đầu con chỉ biết hít vô, thở ra chứ không đếm nữa. Con tập từ mười phút rồi lên dần tới hai mươi phút, lên dần ba mươi phút. Mà nếu ba mươi phút con hoàn toàn với một câu tác ý đầu tiên mà ba mươi phút, kéo dài ba mươi phút, không có một vọng tưởng, không có một hôn trầm nào xảy ra con, thì con đã đạt được cái pháp An Trú Tâm.

Nó sẽ không có vọng tưởng trở lại đâu. Rồi Thầy sẽ dẫn cho con vào pháp Tứ Niệm Xứ, thì con sẽ tu trên pháp Tứ Niệm Xứ. Con sẽ ngồi suốt ngày, chơi như thế này không bao giờ có một niệm khởi, không bao giờ mà có một hôn trầm, thùy miên nào nữa. Trừ ra trên pháp Tứ Niệm Xứ, thì con mới đạt được cái thời gian không vọng tưởng trở lại, không hôn trầm, thùy miên trở lại. Nghĩa là lúc bấy giờ là lúc sắp sửa làm Phật rồi, còn vọng tưởng làm sao làm Phật? Mà còn ham buồn ngủ thì làm sao làm Phật được? Con hiểu không?

Cho nên khi đó đó, con sẽ được tu tập trên Tứ Niệm Xứ. Bây giờ con đang ở trên cái pháp An Trú Tâm, chứ không phải Nhiếp Tâm nữa. Cái pháp Nhiếp Tâm này con bỏ, con không tu theo nó nữa, mà con tu theo cái pháp mới, phải không. Cái pháp này coi đạt được rồi, thì phải leo tới pháp mới. Hiểu chưa? Rồi hiểu rồi, bây giờ con về, để rồi nhớ ba cái câu tác ý đó. Rồi tác ý rồi, bắt đầu cứ hít thở, cứ nương vào hơi thở, thở ra, thở vô, thì con sẽ thấy sự An Trú.

Con còn tác ý một, hai, ba, bốn đến mười đó, thì không bao giờ có sự An Trú, con hiểu không? Còn cái này không tác ý thì con sẽ cảm nhận được cái thân của con an trú. An trú nó an lạc nó thỏa mái, nó mát mẻ, nó làm cho con rất là hoan hỷ, rất là ham tu. Đó, rồi con về, con lo tu đi, hiểu không? Nó sẽ đạt được kết quả tốt đó.

6- ĐI KINH HÀNH PHÁ VÔ KÝ

(36:39) Trưởng lão: Thích Chánh Trí! Chánh Trí đâu con? Xá Thầy thôi con, con ngồi xuống đi con. Nghe Thầy dạy! Khi mà con quán một vấn đề gì đó, thì con không có cần vận dụng về Định Niệm Hơi Thở. Con cũng không cần mà vận dụng về tỉnh thức ở trên tâm con à. Mà con chỉ cần có cái là con quán tư duy một cái vấn đề nào đó, con quán để rồi con tác ý thôi. Con chỉ dùng câu tác ý để xả cái tâm mình, trên cái niệm đó cho nó trở về sự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự tâm con thôi. Con nhớ vậy đó, con về con tu tập con.

Chánh Trí: Thưa Trưởng Lão, còn cái vô ký thì cứ để nó tự nó đi hay là có pháp nào để mà xả bỏ vô ký đó?

Trưởng lão: Có chứ con, có pháp để loại bỏ vô ký. Nếu mà khi mà con bị vô ký đó thì chỉ có cái pháp mà con đi kinh hành nó sẽ hết. Con sẽ về dùng cái pháp đi kinh hành mà phá vô ký, thấy không? Đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác đó con.

Chánh Trí: Dạ! cảm ơn Trưởng Lão.

7- THÂN CÓ BỆNH CHƯA TU TỨ NIỆM XỨ ĐƯỢC

Trưởng lão: Theo câu hỏi của con đó Phước Tồn, con ngồi xuống đi con. Vấn đề bệnh của con đó, thì mình lợi dụng cái bệnh của mình, mình dùng pháp Như Lý Tác Ý để mình nhiếp tâm thôi. Bây giờ thí dụ như thay vì tác ý: "hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", thì con dùng cánh tay của con đưa ra đưa vô thì con tác ý theo cái câu để đuổi bệnh theo cánh tay mà ra thôi.

(38:34) Bây giờ cái bệnh gì, theo một cái thí dụ như bây giờ: "cái bệnh thừa hơi (của con) phải theo cánh tay mà ra" thì con đưa ra, "cái thân không bệnh thừa hơi theo cánh tay mà vào", thì con đưa vào. Tức là mình nhiếp tâm ở trên cái câu tác ý của cái đuổi bệnh. Vì mình có cái thân bệnh, mình cứ bền chí như vậy, thì một thời gian sau cái thân mình nó hết bệnh mà mình lại nhiếp tâm được. Chứ bây giờ an trú chưa được đâu, con hiểu không?

Cho nên trong khi mình nhiếp tâm cho được, suốt trong ba mươi phút mà tác ý như thế này: "cái thân bệnh thừa hơi này theo cánh tay mà ra", thì con đưa ra, con chú ý cánh tay ra. "Cái thân không bệnh thừa hơi này theo cánh tay mà vào", thì con đưa vào. Rồi con tác ý nữa: "Cái thân bệnh thừa hơi này theo cánh tay mà ra", rồi con đưa ra, và tu suốt như vậy. Rồi bắt đầu từ mười lăm phút, rồi cho đến ha mươi phút, rồi ba mươi phút, thì nghỉ.

Còn nếu mà tập từ từ, thì con sẽ tập từ mười phút hoặc một phút cho đến mười phút. Tập cứ dùng cái câu tác ý đuổi bệnh thôi, bởi vì mình là người có bệnh, để trở thành một cái nội lực trị bệnh. Chứ không phải mà lợi dụng cái trị bệnh đó mà trở thành cái pháp Nhiếp Tâm. Để sau này mình đi vào An Trú, khi thân nó hết bệnh rồi, để mình luyện pháp an trú. Để khi mà an trú được, mình vào Tứ Niệm Xứ cho nó dễ dàng. Mà trong khi vào Tứ Niệm Xứ thì cái thân bệnh mình nó không có bệnh nữa. Nó an trú rồi mà, nó làm sao nó bệnh được?

Cho nên bây giờ, mục đích của mình dùng cái câu tác ý là đuổi cho sạch bệnh, chứ là không có phải mà tu pháp nào cả hết. Nghĩa là bây giờ con tu Tứ Chánh Cần, cũng không quan trọng bằng tu cái pháp mà xả cái bệnh của con. Mặc dù là tâm con nó còn lăng xăng này kia, thì lúc bấy giờ con không tu Tứ Chánh Cần. Nhưng ít ra con cũng có những cái tri kiến để xả từng cái niệm đó, cái sức quán của con, con hiểu không?

Cho nên vì vậy mà nó đến nó nghĩ ngợi, như ngồi chơi. Chưa tới giờ tu thì mình ngồi chơi vầy, mà nó nghĩ cái gì đó, thì không nên để cho nó suy nghĩ nhiều, nó làm cho dao động tâm mình. Con hiểu không? Mà mình bắt đầu mình quán cái niệm đó, mình xả nó, để không khéo nó lôi mình, nghĩ ngợi lo lắng. Nó làm cho cái tâm, cái tình cảm thương yêu của mình đối với gia đình, nó làm cho cái tâm của mình nó bị ác pháp. Cái niệm đó nó làm cho tâm mình trở thành ác pháp.

(40:58) Cho nên do như vậy đó thì mình quán xét từng cái niệm đó. Để rồi mình xả nó đi, để cho cái tâm của mình trở về bình thường an ổn. Để một lúc nữa mình vào mình tu tập, mình xả cho được cái bệnh mình. Cái mục đích là con hiện giờ cứ xả bệnh thôi, chứ còn không thấy gì. Nhưng mình lợi dụng vào cái chỗ xả, mà tu nhiếp tâm, con hiểu không? Đó có vậy thôi.

Còn cái vấn đề hôn trầm, thùy miên đó, thì con sẽ sử dụng những cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành, này kia để phá nó thôi. Chứ nó chưa phải chính đâu. Chính là phải phục hồi cái thân bệnh của con mạnh khỏe con mới đi tới được nữa. Chứ còn thân bệnh như vậy là đi tới nó không có tu nổi. Vô Tứ Niệm Xứ mà nó còn thừa hơi thì đi ra liền tức khắc. Ở trong Tứ Niệm Xứ nó đuổi ra liền tức khắc, nó không có cho mình ở trong pháp đó tu.

Bởi vì Tứ Niệm Xứ là một cái tâm bất động, an lạc mới được ở trong đó mà tu tập. Còn nó không được thì tức là mình còn ở ngoài các pháp đó, thì không hể mình vô được. Cho nên buộc lòng, cái thân mà còn bệnh, là không bao giờ vô pháp Tứ Niệm Xứ được. Bởi vì vô mấy con giữ, nó không có phương pháp để đối trị cái bệnh, mà nó chỉ còn cái trạng thái Bất Động - Thanh Thản mà thôi.

(42:00) Do đó mấy con thân bệnh, mấy con không thể nào có cái chỗ mà con trị được cái bệnh ở trong đó được. Thành ra nó làm cho các con mất cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ đi. Mà mất trạng thái Tứ Niệm Xứ làm sao tu được? Bởi vì nó là cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ, là cái trạng thái Giữ Gìn & Bảo Vệ Chân Lý, cái Diệt Đế đó. Chỉ có pháp Tứ Niệm Xứ nó mới làm cái chuyện đó. Còn các pháp khác nó ngăn ác diệt ác, nó quét tất cả những cái thô.

Cho nên trên Tứ Niệm Xứ mà còn niệm, còn hôn trầm, thùy miên là không có được vào, các con hiểu chỗ đó không? Vì vậy mà cho nên, thân mấy con mà có bệnh thì bắt đầu bây giờ mấy con phải ở ngoài này, mấy con đối trị các ác pháp này đi cho sạch. Bởi vì ly dục, ly ác pháp. Mà ly dục, ly ác pháp, ác pháp thì nó có cái cảm thọ ở trên thân rồi. Mà ly chưa được, còn bệnh mà gọi muốn vô tu Tứ Niệm Xứ thì không có được.

Bởi vì có thân bệnh thì vô đó, cái bệnh nó hiện ra, thì mình có sức nào mình chịu nổi? Mà hễ nó hiện ra là mình đã mất Tứ Niệm Xứ rồi. Mà mất Tứ Niệm Xứ rồi, thì lấy cái gì mà tu? Đã là cái pháp ở trên Tứ Niệm Xứ, đó là cái chân lý, cái pháp Chân Lý rồi. Cái Chân Lý phải nó hiện tiền, lúc nào nó cũng phải hiện tiền ở trên đó. Mà nó một niệm thì nó mất rồi, nó đi ra khỏi cái Tứ Niệm Xứ rồi, có phải không?

Bây giờ mấy con thấy Thanh thản - An lạc - Vô sự, ai cũng có cái chân lý hết. Mà trong khi đó cái chân lý mấy con nó không có ở bám đó, thì mấy con làm sao ở trên đó mà gọi là tu Tứ Niệm Xứ? Bây giờ có niệm khởi ra nó tiêu rồi, nó không còn. Nó mất cái trạng thái đó liền tức khắc, nó đâu còn. Cho nên đâu có gọi là ở trên Tứ Niệm Xứ. Còn người ta ở trên Tứ Niệm Xứ thì luôn luôn, cái trạng thái nó luôn luôn. Nó duy trì luôn luôn, nó kéo dài từ giờ này đến giờ khác, gọi là Tứ Niệm Xứ.

Mà bây giờ chúng ta cái thân bệnh đó thì chúng ta chịu nỗi trên cái sức của bất động không? Mà đó là cảm giác mà cái sự đau ở trên đó thì nó đã làm mất rồi, nó mất cái trạng thái Tứ Niệm Xứ. Mình biết đau là mình đã mất rồi. Còn ở đây đó, các con biết đau, nhưng mà các con còn có thể nhiếp tâm, an trú. Tới cái pháp An Trú đó, mà nó còn cái cảm thọ cũng chưa phải là an trú, còn đang ở trên sự nhiếp tâm đuổi bệnh.

(44:21) Bây giờ ở trong lớp của chúng ta, người nào mà có bệnh đó, mà nói rằng tui nhiếp tâm, tui an trú được ba mươi phút, mà cái thân đau nhức thì mấy con có thấy an trú được không? Đâu có, vậy thì sai pháp rồi. Cho nên khi mà an trú rồi thì cái thân nó không có đau nhức thì mới an trú. Còn bây giờ nhiếp tâm đó thì cái thân đau nhức còn có thể nhiếp tâm được. Mục đích của nhiếp tâm thì nó phá cái vọng tưởng, chứ nó không phá được cái cảm thọ nó đâu.

Còn cái An Trú tâm, nó phá cái cảm thọ, đó các con thấy. Còn cái Nhiếp tâm, nó có thể nó phá cái hôn trầm, thùy miên, nhưng nó phá cái thô, chứ cái vi tế nó phá không nổi. Cái Nhiếp Tâm nó phá không nổi. Cho nên khi mà cái hôn trầm, thùy miên nó đến tới tấp, thì mấy con nhiếp không vô, nó phá không nổi. Còn nó sơ sơ thì mấy con nhiếp tâm được, mấy con phá được.

Cho nên trong cái bài pháp Nhiếp Tâm đó, mấy con lưu ý: "Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết…​" để nó phá cái hôn trầm, thùy miên, nó an trú, nó mới an trú được. Chứ còn không có, còn hôn trầm, thùy miên là an trú không được. Đó nó rõ ràng mà. Cái bài pháp nào nó cụ thể, nó rõ ràng cái bài pháp đó nấy.

Cho nên ở đây cái mục đích mà con đau đó, thì con đang tập nhiếp tâm đuổi bệnh. Mà đuổi bệnh ra được khỏi thân con bằng pháp Nhiếp Tâm, thì đi qua pháp An Trú, rất dễ dàng. Bởi vì mình trải qua cái thời gian tu tập đó thì cái pháp Nhiếp Tâm thuần thục. Thay vì người ta hít vô, thở ra, hoặc đưa cánh tay ra vô, thì con tác ý bằng câu khác thôi. Nhưng mà cái mục đích để phục hồi lại cái cơ thể của mình cho nó thật là mạnh khỏe, không còn thừa hơi nữa, để cho mình tiến tới mình tu tập cho tốt. Con còn hỏi Thầy gì thêm không con?

8- NỖ LỰC TÁC Ý ĐUỔI BỆNH LÀ CHUYỂN NGHIỆP

Sư Phước Tồn: ( …​ ) Dạ trong đó con ghi trang bên. Thưa Thầy trong cái dịp tối con đuổi bệnh thì bình thường con cũng vào và con cũng tập đuổi bệnh mà trong mười phút đầu …​ Ở trên cái sự mà như hơi thở, hoặc là cánh tay ra vào thì con thấy hơi thở của con bây giờ nó rộng?? hơn hơi thở lúc trước nữa, bình an. Mình chỉ có nhiếp tâm …​

Trưởng lão: con trình lại cái câu nói đó nghĩa là sao? Con nhiếp tâm như thế nào mà nó, như thế nào con trình lại cái chỗ đó.

Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy, như vậy trong lúc mà con hít thở, thí dụ như con tác ý là, sau khi con ngồi vậy, thì cái thân của con nghe nó đầy hơi, thì con tác ý là: "bệnh đầy hơi này hãy theo hơi thở này mà ra”, thì con hít vô và thở ra. Xong rồi con tác ý một lần nữa, và con tiếp tục thở hơi thở.

Tiếp tục như vậy thì cỡ mười phút trở lên, thì bắt đầu trong cơ thể con nó xì hơi ra. Như vậy hơi ra, như vậy nó căng bao tử, thì nó gây ra đau. Từ cái đau đó nó sẽ đến hôn trầm, nó rất là mạnh.

Nếu mà trong lúc này, nhiều lúc con thấy như vậy, con mới sử dụng cánh tay đưa ra vào. Thay cái hơi thở con đang dùng thì dùng cánh tay đưa ra vào, thì nó bớt được hôn trầm, thùy miên. Trong lúc đó thì lại được tự nhiên. Con nghĩ con thưa Thầy con mới hỏi là, trong một thời tu như vậy, con có thể vừa dùng cánh tay vừa dùng hơi thở được không?

Trưởng lão: Không, dùng một thứ. Bởi vì theo cái điều kiện mà con trình bày cho Thầy đó, thì con nên dùng cái cánh tay của con thôi, chứ không có nên dùng cái hơi thở thì nó thừa hơi, nó dễ sinh ra cái trạng thái Tưởng. Còn cánh tay con, con cứ dùng cánh tay con mà tu tập thôi.

(48:15) Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy, là cánh tay con sử dụng nó cũng vẫn bị như cái hơi thở đó Thầy.

Trưởng lão: Nó cũng vậy? Vậy thì cả hơi thở và cả cánh tay, nó đều có một cái trạng thái như vậy, thì cứ ôm cánh tay mà tu tập thì tốt hơn. Bởi vì Thân Hành Nội là cái hơi thở. Hơi thở thì nó dễ làm cho rối loạn cái cơ thể thừa hơi của mình mau nhanh chóng hơn, thì cho nên cứ sử dụng cánh tay thôi. Bởi vì con chỉ duy nhất là bây giờ ôm cánh tay mà thôi, chứ không còn cách nào khác hơn hết. Để cho nó tránh gây rối loạn cho cái cơ thể của mình thêm.

Chẳng hạn bây giờ con dùng hơi thở, thì sự tập trung trong hơi thở, thì nó có gây cái sự mà mất bình thường của hơi thở rồi. Mà mất bình thường của hơi thở thì cái bệnh của con sẵn có đó, mà mất bình thường thì nó phát động lên liền. Nó hoạt động lên liền. Cho nên con bị thừa hơi ngay liền. Cho nên vì vậy mà con cứ đưa cánh tay con tập như thế này, để cho cái Thân Hành Ngoại này nó không có hoạt động ở trong thân. Bởi vì mỗi hơi thở của con đó, thì cái tim, gan, phèo, phổi đều hoạt động, đều có sự hoạt động theo hơi thở.

Cho nên khi mà hơi thở dừng, thì tất cả cái nội tạng của chúng ta nó cũng dừng theo nó không hoạt động nữa. Thậm chí như hơi thở con ngưng lại, thì mạch máu nó không lưu thông, nó đứng lại, Cho nên người ta, khi người chết máu nó đặc lại, cho nên nó không có tự hoạt động được. Cho nên hơi thở là cái sự quan trọng cho nội tạng của chúng ta,

Cho nên vì vậy mà bây giờ chúng ta tu tập hơi thở, là chúng ta hoạt động trong nội tạng chúng ta theo cái đặt tướng của chúng ta nếu tu tập được hơi thở, thì nó rất mạnh. Vì tất cả nội tạng của chúng ta nó đều quan trọng theo cái hơi thở của chúng ta hết, nó hoạt động theo hơi thở. Còn cánh tay thì nó, con có đưa ra thì nó cũng hoạt động như vậy, mà con không đưa ra thì nó cũng hoạt động như vậy. Cho nên con đưa ra để mà tạo cái thế để cho mình tác ý, tạo thành cái lực của ý thức. Và đồng thời cái sự nhiếp tâm của mình trên cánh tay thôi, để cho cái bệnh của mình nó hết con.

(50:21) Bởi vì các con phải nỗ lực, tin tưởng vào cái pháp Phật, tác ý là bệnh gì nó cũng sẽ qua. Còn mình tin tưởng một cái phần nhỏ nào đó, mà chưa đủ cái niềm tin ôm chặt pháp tác ý. Thì Thầy tin rằng chưa có đủ niềm tin, là vì mình thấy tác ý hoài mà bệnh mình không hết. Bởi vì cái nghiệp của mình nó quá nặng. Còn cái pháp tác ý của mình nó mới đây, nó chưa có đủ cái lực của nó. Cho nên nó phải tương đương với cái nghiệp lực của mình, và nó cao hơn thì mình tác ý ngay liền là nó chuyển đổi liền tức khắc.

Còn cái pháp tác ý của mình, nó chưa có một cái lực mạnh. Mà cái lực của nghiệp, thì nó cao vút như trên núi, trên núi cao, trên đỉnh núi. Thì cái sự mà giữa cái nghiệp và cái câu tác ý nó không có tương đương nhau, thành ra nó không có chuyển được. Vì vậy mà mình cứ mỗi lần đưa ra vô là mình huân thêm một cái câu tác ý mình đuổi bệnh. Và nhiều lần câu tác ý đuổi bệnh nó mới gom lại thành một cái lực của nó, thì một ngày nào đó, mình tin chắc rằng lời Phật dạy như vậy là đúng.

Là vì: "không có tác ý thì lậu hoặc sẽ sanh và tăng trưởng, và có tác ý thì lậu hoặc có sanh thì nó cũng bị đoạn diệt", thấy không? Con thấy rõ ràng lời Phật đã nói mà. Cái đó là những cái lậu hoặc, mà trên thân của chúng ta có cái gì mà phiền não, đau khổ bệnh tật hay gì đó thì đều gọi chung nó là lậu hoặc. Mà giờ tác ý nó, thì lậu hoặc nó sẽ không sanh, và nó sẽ không tăng trưởng.

Và bây giờ chúng ta đang ở trong cái nghiệp của nó, mà cái khối nghiệp, cái lực của nghiệp nó quá lớn, cho nên chúng ta tác ý nó chưa có nhằm nhò. Nhưng nó đã mài mòn cái nghiệp đó rồi. Dù chúng ta chưa có cảm nhận được một cái sự mà giảm bớt đi, nhưng mà nó vẫn mài cái khối nghiệp đó, nó làm cho mòn. Cho đến khi mà cái khối nghiệp đó nó hoàn toàn, nó đã mòn sạch ra, thì chừng đó chúng ta sẽ không còn đau bệnh nữa, nó sẽ mài mòn hết.

(52:25) Cho nên Phật pháp rất hay, nhưng cái niềm tin chúng ta chưa đủ, cho nên chưa bền chặt, chưa bền chí. Vì vậy mà trong khi con đang ở đây thì cũng có niềm tin, nhưng mà vì chưa có biết cái pháp tu. Cho nên lúc thì tu hơi thở, lúc thì tu cánh tay, do đó thì hoang mang dao động không biết cái pháp nào là mang kết quả lợi lạc sớm, mau. Đừng nghĩ là cái kết quả sớm là tốt. Không phải! Mà tu đúng pháp là tốt.

Còn bệnh đau mặc mày, tao tu là đuổi mày, mà mày bây giờ không đi thì ngày mai đi, ngày mai không đi thì ngày mốt phải đi thôi, điều đó là Phật đã xác định cái điều này. Cho nên phải bền chí, kiên gan và đẩy lui cái bệnh này ra khỏi thân. Thì như vậy con sẽ làm được tất cả những cái điều này, phải không? Cố gắng, chỉ có cần ôm cánh tay mà thôi, đừng có ôm pháp khác, đừng có thay đổi hơi thở hoặc là tu cái này kia.

Còn hôn trầm, thùy miên, mà giờ chưa hết giờ tu, thì mình đi kinh hành, mình đi pháp Thân Hành Niệm để cho nó qua thôi. Chứ còn không phải mục đích của nó là đuổi bệnh đâu, mà để cho nó đừng có hôn trầm, thùy miên trong cái giờ mà còn đang tu, tránh khỏi sự phi thời. Cho nên mình đi cũng là lợi ích, cũng là cách thức nhiếp tâm ở trên cái bước đi cho nó quen, để khi mình nhiếp tâm ở trong cánh tay của mình cho dễ thôi. Nhưng mà cái mục đích của mình là đuổi bệnh.

Cho nên bị hôn trầm, thùy miên thì mình cũng dùng câu tác ý đuổi bệnh: "Chân trái bước, rồi chân mặt bước" mỗi chân mình bước thì mình tác ý: "Bệnh thừa hơi này hãy theo chân trái mà ra" thì mình bước một bước, "Bệnh thừa hơi này phải theo chân mặt mà ra", thì mình bước chân mặt. Cứ như vậy rồi mình đi suốt, mà câu tác ý của mình nó luôn luôn nó kèm theo. Thì như vậy nó phá hôn trầm, thùy miên, mà đuổi bệnh nữa.

Chỉ mình đi thôi, chứ mình không cần phải đứng lên ngồi xuống như pháp rèn luyện nghị lực, cũng như cái pháp Thân Hành Niệm phải tác ý từng hành động. Ở đây chúng ta tác ý theo cái kiểu đuổi bệnh. Nhớ tập trung đuổi bệnh để khi mà cái thân bệnh của con nó hoàn toàn nó phục hồi, nó hết thì nó sẽ an ổn được.

(54:35) Đó thì Thầy nói như thế này để mấy con biết, cái phước của chúng ta do sự tu tập. Thì cũng như ở bên nữ thì cô Quảng Kính đã bị bệnh, Thầy nghe nói là bị bệnh cũng ngặt nghèo. Cho nên Thầy có về, Thầy khuyên ôm chặt pháp mà vượt qua. Bác sĩ chưa biết mình bệnh gì, thì do đó người ta sẽ, nếu mình đủ duyên thì có bác sĩ khám bệnh, rồi trị bệnh cho mình. Mà mình không đủ duyên thì mình cứ ôm pháp mình vượt qua những cái khó khăn của mình, mình xả thôi. Rồi cái duyên của mình tới thì sẽ có những người bác sĩ chuyên, giỏi người ta đến, người ta sẽ trị cho mình.

Cũng như bây giờ thay vì con tác ý cái câu đuổi bệnh, con bền chí rằng con sẽ thấy hết bệnh, thì không ngờ là nó chuyển cái nghiệp của con. Nó chuyển cái nghiệp của con rồi. Nhưng cái bệnh của con thì nó còn chứ chưa phải là nó chuyển là nó hết bệnh. Nhưng mà đùng cái có cái ông bác sĩ nào đến đây, họ nghiên cứu họ tìm hiểu Phật pháp của mình, thì nghe có một cái người tu sĩ ở đây bệnh thừa hơi như vậy, ổng nói: "cái bệnh đó tui biết rồi, cách thức trị bệnh tui biết” thì ông trợ giúp. Không ngờ đó là cái chuyển nghiệp của con.

Cái cách thức nó chuyển nghiệp nhiều mà, chứ không phải là một mặt đâu. Nó chuyển cái thân nghiệp của mình nó cho hết bệnh. Cái duyên mình nó phải tới cái lúc nào đó, có một vị bác sĩ nào đó, họ sành cái bệnh đó, họ sẽ hết. Cũng như trường hợp như Thầy vừa về đây, Thầy nghe báo cáo lại, thì Quảng Kính có gặp bác sĩ nào ở đâu đó, họ đến đây họ trị. Thì Quảng Kính đã giảm rất nhiều và rất nhẹ nhàng, không có khó khăn.

(56:41) Đó là thuộc về nhân quả, cứ mình ôm chặt pháp mình tu thì tự nó chuyển rồi. Nó chuyển cho nên vì vậy nó, chớ không phải là, nó chuyển là tự cái nội lực. Bởi vì Thầy nói, bây giờ đó mình nhiếp tâm, an trú chưa được, thì làm sao mình chuyển nổi? Mình chuyển bằng cái lòng tin của mình thôi. Và đồng thời mình cố gắng, mình nhiếp tâm như vậy, thì nó chuyển cái nhân quả của mình. Nó làm cho một cái người khác đến đây có cái người đó, chuyên về bệnh đó. Người ta sẽ đến, người ta cho mình thuốc uống.

Mình uống vô cái nó, từ cái chỗ mà nó nặng thì nó làm giảm đi. Rồi từ cái chỗ giảm đi nó sẽ hết bệnh. Rồi từ đó mình đi vào, mình tu nó dễ dàng gọi là chuyển nghiệp. Nó chuyển nghiệp nhiều gốc gách của nó lắm, chứ không phải là chuyển nghiệp có một cái hướng.

(57:27) Các con cứ suy nghĩ như thế này, Thầy nói thêm về cái sự chuyển nghiệp cho mấy con thấy. Một người tu mấy con thấy, mấy con có gia đình, có cha mẹ, có vợ con, mấy con đi tu. Nhưng mà không ngờ cái sự tu tập của mấy con, nó đã chuyển gia đình của mấy con, mấy con không biết. Nó chuyển gia đình của mấy con, nó đem lại sự bình an cho gia đình của mấy con. Đó, cho nên mấy con biết cái nghiệp, thay vì cái nghiệp nó đến với gia đình mấy con phải thọ lãnh nó mười phần, thì hôm nay nó chuyển năm phần. Nó đem đến giải quyết cho gia đình mấy con nó nhẹ nhàng đó. Những cái điều mà nó xảy ra, nó không có quá mười phần như vậy đâu.

Đó là nó chuyển. Bởi vì cái chùm nhân quả của mình với gia đình nó còn gắn liền với nhau. Cho nên mình ngồi lại mình bị ái kiết sử nó khởi niệm, đó là nó trói buộc với nhau trong cái chùm nhân quả. Cho nên khi mấy con tu tập, thì mấy con thực hành những cái Giới luật, cái Đức hạnh, thiền định nhiếp tâm như vậy, thì nó sẽ chuyển đi. Nó chuyển đi, làm cho gia đình của mấy con bình an nữa, chứ không phải riêng cái bản thân của mấy con đâu.

Đó, cho nên vì vậy mà cái câu tác ý của Phật là cái phương pháp rất thiện. Nó, mục đích của chúng ta, là làm cho chúng ta cái Đạo Đức, làm chúng ta không làm khổ mình nữa. Bởi vì Đạo Đức của đạo Phật mà, Đạo Đức Không Làm Khổ Mình, Khổ Người mà. Mà cái hành động mà mình tu tập như vậy, là hành động đang không làm khổ mình, tức là cái Đạo Đức, chứ đâu có cái gì. Mà cái Đạo Đức là cái thiện pháp chứ gì? Mà thiện pháp thì nó phải chuyển ác pháp chứ sao?

(58:43) Mà chuyển ác pháp để cuối cùng chúng ta giải quyết cho chúng ta hết cái cảm thọ này, hết cái đau khổ này, thì đùng có ông bác sĩ nào lại: “Ờ cái bệnh của thầy Phước Tồn tui trị ba bữa là hết”. Không ngờ là mình đã tu hơn một năm trời, tác ý lia lịa. Hôm nay có ông bác sĩ, ổng cho có toa thuốc uống cái hết trơn. Thì không phải là mình chuyển nghiệp sao? Chứ đâu giỏi gì. Tại sao ông đó ở đâu xứ nào mình có biết đâu, mà bây giờ sao ổng ló mặt ra đây? Hôm rầy từ hôm năm rồi sao ổng không ló ra ông cứu tui? Mà bây giờ tui tác ý gần chết bây giờ ổng mới ló ra? Nếu mà không tác ý, chưa chắc ổng ló cái mặt ổng ra đâu. Có phải không?

Con thấy, đó là cái phương pháp, cái quy luật của Nhân Quả mà. Ở đây làm thiện, mà nó cảm ứng được tất cả mọi cái để mà nó chuyển nghiệp của mình mà, chứ đâu phải là cái chuyện thường. Cho nên mấy con bền chí mà tác ý đi, Thầy nói rồi. Nếu mà không chết thì có bác sĩ đến đây trị. Mà không bác sĩ, ít ra mấy con nhiếp tâm, an trú được thì bắt đầu khi mà vào cái pháp An Trú được rồi, thì bắt đầu bây giờ cái bệnh con nè, chưa hết phải không?

Con tác ý như vậy, con tác ý: "Bệnh thừa hơi này theo cánh tay mà ra", thì con đưa ra, phải không? "Cái thân không bệnh này theo cánh tay mà vào", con bền chí. Nó vẫn thừa hơi hoài, nó làm cho con rất khó chịu, nhưng mà bền chí tu tập. Nếu mà nó sanh ra hôn trầm, thùy miên thì con đứng dậy đi kinh hành. Chứ bây giờ thôi hôn trầm, thùy miên mà cái bệnh này thôi để nằm ngủ giấc cho nó hạ xuống đi, thì thôi rồi. Cái chuyện đó chắc không chuyển nghiệp rồi. bởi vì nó theo ác pháp rồi.

Còn bây giờ đó mình cố gắng, mình cố gắng mình đi trên thiện pháp, cho nên mình chuyển nghiệp. Bắt đầu nó bị thừa hơi nó sanh ra buồn ngủ rồi. Buồn ngủ coi như lười biếng ghê gớm lắm, đi là cách nó cũng không chịu nổi đâu. Cho nên vì vậy mà gan dạ đứng dậy đi, tác ý: "Cái bệnh thừa hơi này", bây giờ nó căng bụng mình lên, nó đau nhức nữa chứ. Rồi bắt đầu: "Cho mày nhức chết bỏ, tao không sợ đâu", tức là mình đi.

Bởi vì nếu mà mình ngồi lại nó gục, nó ngủ, bây giờ mình đi. Đi cho: "Nếu mày gục, đi cho mày té xuống mày chết, mày gãy cổ mày cho rồi, ở đó mà tao sợ hả?". Đó mình cứ đừng có sợ, mình tác ý những cái câu đó làm cho cái ý chí mình dũng mãnh. Cái mình bước đi. Mình bước đi thì mình tác ý từng cái câu. Mỗi bước đi là mình đuổi cái căn bệnh của mình, cứ như vậy thôi.

Rồi, nếu mà sau khi nhiếp tâm kỹ lưỡng, không có niệm rồi, thì con đến cái giai đoạn An Trú. Mà con đến những giai đoạn An Trú, thì tức là mình tập an trú rồi mình phải tác ý. Mà bây giờ nó chưa hết bệnh, nhưng mà đến khi mình an trú thì cái bệnh nó chạy mất rồi, thì rõ ràng là mình đuổi nó chứ sao? Ở đây bây giờ không cần bác sĩ. Còn cái duyên mình đó, trong cái sự nhiếp tâm đó, thì đó là mình đã tu tập cái thiện pháp rồi. Cho nên cái pháp nhiếp tâm đó chưa hẳn đã là đuổi bệnh, đưa tay ra đuổi bệnh, chưa hẳn đâu. Con hiểu không? Chưa hẳn nó đuổi bệnh đâu.

Vậy mà có người mà đưa ra, đưa vô vậy mà bệnh nó đi, là tại sao vậy? Tại vì người ta hành động đưa vậy nó là chuyển nghiệp trên cái phương pháp đó nó đi, chứ không phải là an trú mà đi. Tại nó chuyển ng hiệp nó đi, con hiểu không? Cái nghiệp người ta đã hết rồi. Cho nên vì vậy đưa ra, đưa vô cái sao nó đi. Tại sao có người đưa ra, đưa vô mấy cái nó đi? Cái nghiệp của người ta nó mòn gần hết rồi, con hiểu không?

Còn cái nghiệp con bây giờ, cái nghiệp con nó phải đau một năm, mà bây giờ đưa tay ra vô như vầy con biểu đi là đi sao được? Nó chưa chuyển hết. Còn của người ta nó do cái phước. Rồi đến khi mà cái pháp tu đó, được cái pháp tu, thì nó cộng với cái phước kia, nó quá nhiều rồi, cái nghiệp nó mòn rồi, nó sắp sửa hết rồi.

(1:01:58) Cái cô này, nó mới nghe dạy cái cổ nhiếp tâm, cổ tác ý cái tuần lễ sau, “Trời ơi! Cái bệnh con hết trơn hết trọi, sao mà pháp hay quá!”. Sự thật ra Thầy biết, nó không phải là pháp hay đâu. Nhưng mà vì cái người này họ đã cộng biết bao nhiêu cái thiện pháp mà cái nghiệp nó mòn rồi. Cho nên vì vậy mà cái người nào mà cái nghiệp mòn đó, Thầy dạy cái họ tác ý cái hết liền. Cho nên vì cái tác ý đó nó hết bệnh, nó không phải là cái pháp tác ý mà cái nghiệp nó đã chuyển, đã chuyển.

Nó mòn rồi, cho nên vì vậy mà cái người nào mà cái nghiệp mòn, Thầy dạy cái họ tác ý cái là hết liền à.

Cho nên vì cái tác ý đó nó hết bệnh nó không phải là cái pháp tác ý, mà cái nghiệp nó đã chuyển. Còn cái pháp tác ý mà đuổi bệnh đó thì nó phải an trú rồi nó mới, bệnh mới lui đi. Cho nên Thầy bảo mấy con an trú rồi thì bây giờ nhức cái đầu mấy con an trú rồi mấy con tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, cái mấy con hít vô thở ra vầy cái đầu nhức nó đi mất. Tại vì con an trú được ở trong hơi thở con quen rồi, con tác ý cái bắt đầu nó mát lạnh như, như sư gì Tịnh đó quên rồi?

Thì rõ ràng người ta an trú được, người ta tác ý cái người ta vô đó rồi thì bệnh nào nó còn nữa. Bởi vậy Thầy nói nó an trú là đuổi bệnh, mà bây giờ mình chưa an trú mình đang nhiếp tâm, mà nhiếp tâm thì nó chuyển bằng cái thiện pháp đó, con hiểu Thầy muốn nói? Bây giờ mấy con hiểu rồi chứ gì? Chắc chắn mấy con hiểu rồi.

(1:03:15) Đó, cho nên mấy con thấy rõ ràng là cái ác pháp, cái cảm thọ vô thường đó, chúng ta chuyển bằng cái thiện pháp và chuyển bằng sự an trú của nó, rồi chuyển bệnh bằng cái pháp Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc á, chỉ hét nó một tiếng nó chạy, nó xách gói nó chạy không thấy đít. Bởi vì thứ này, thứ lực lượng mạnh rồi. Còn cái thứ này, là thứ tầm vông, gạch nhọn này nó không chạy, con hiểu không?

Cho nên vì vậy đó phải ráng, ráng tập, chuyên cần ráng tập để chuyển cho hết bệnh, rồi chúng ta mới vào an trú. Mà nếu nó không hết bệnh con đó, thì nó sẽ gặp cái ông bác sĩ nào đó, nó cũng lại trị bệnh thì hơi con thì nó cũng dẹp sạch. Bây giờ tôi hết bệnh rồi thì tôi an trú được chứ sao, con hiểu không? (Dạ, con hiểu - giọng Tu sinh). Con hiểu rồi thì ráng về tập!

9- BỌ CẠP CẮN VÀ RẮN VÀO THẤT Ở

Tu sinh 1: Mô Phật, kính thưa Thầy! Nói về cái pháp môn tu, thì đuổi bệnh này thì con thấy vững lòng tin đó, những cái lúc mà con bị cảm, sổ mũi thì con tu thời gian, trong vòng 15 hoặc 30 phút là nó hết. Thậm chí có bữa con, buổi tối 10 giờ con, bữa đó hơi lạnh con mới mở cái thùng của con ra lấy cái nón. Khi mà cầm cái nón rồi bị con bò cạp nó chích, chích ngay chỗ ngón tay nhức quá chừng, con mới nhiếp tâm và con tác ý. Con mới đặt pháp cái tác ý và nhiếp trên thân hành thì trong vòng hơn nửa tiếng thì cái nhức nó bớt, thì con mới ngủ được. Thì con thấy là qua những cái chuyện đuổi bệnh này có kết quả vậy con rất giữ vững lòng tin.

Trưởng lão: Ừm, đó là vì cái nghiệp nó ít. Thôi, cố gắng về tập để đuổi bệnh, để mà tập nhiếp tâm cho được con.

Tu sinh 1: Dạ!

Tu sinh 2: …​

(1:05:42) Trưởng lão: Con bị rắn cắn hả con?

Tu sinh 2: Dạ, không Thầy.

Trưởng lão: Chớ ai?

Tu sinh 2: Từ ngày Thầy dạy con tu cái pháp Thân hành niệm này là, cái loài rắn mà rắn gì mà màu xanh đọt chuối đó, anh ta vô, anh ta ở ngay trong thất. Mà con mới tác ý, từ ngày đó đến giờ con mới tác ý có hai lần nhưng mà anh đâu có nghe còn cứ đến, nhưng mà tinh thần con thì vẫn vững vàng thôi. Vẫn tin ở lời Đức Trưởng lão dạy là mình là người hiền tu thì thân thiện thôi. Có chuyện gì thì con cứ vẫn bình thản nhưng mà Thầy dạy con thì cái hiện tượng đó, là hiện tượng gì?

Trưởng lão: À, con muốn hỏi Thầy cái hiện tượng (Dạ, cái hiện tượng), mà con rắn vào trong thất con đó, nó ở trong thất con đó. Nó là bạn bè của con chứ gì, nó là người thân của con chứ gì, đâu có gì đâu mà sợ.

Bởi vì tất cả những cái điều mình ở đâu là những cái người có mang cái nghiệp chung nhau cho nên những cái loài vật mà xung quanh mình rắn, rết, bọ cạp này kia đồ đó đều là nó nằm ở trong cái nghiệp của nhân quả. Đời trước mình cắn xé người ta thì đời nay rắn, rết nó vô thất mình nó cắn xé mình lại à. Mình trả quả, vì vậy cho nên vì vậy mình chẳng sợ, mà mình không sợ tức là mình trả cái nhân quả của mình. Ờ, mình sợ, nó không cắn xé đâu, bởi vì mình sống thiện, nó chuyển nó không cắn mình.

Cho nên con rắn vào thất con nó ở, đó là nó có cái duyên nghiệp đời trước với con. Cho nên vì vậy tại sao những con rắn khác nó không vô ở mà con rắn đó nó ở? Nó có cái duyên nhân quả với con. Cho nên nó ở mặc nó, mà nếu mà con sợ hãi con đập nó tức là con tạo cái ác pháp. Cho nên con không đập, không gì hết, không đuổi, không xua gì hết: “muốn ở thì ở, muốn đi thì đi, quyền, nhà tao đó chứ còn mày muốn ở thì ở, đi thì đi, tao không có cần thiết lắm”, do đó mà mình ở. Mà nếu mà con có ngủ nó xuống cắn cổ con thì cũng không sao, đừng sợ gì hết. Nếu mà nghiệp mà nó cắn thì nó đeo cổ rắn cắn thì cắn, cắn kệ nó, tao vui vẻ.

(1:07:47) Cho nên vì vậy mà chấp nhận, hiểu được nhân quả, không sợ một vật gì trên thế gian này hết. Mà mình không làm hại, bởi vì hiểu được nhân quả thì không làm hại một con vật nào hết. Con bọ cạp nó vô trong thất mình, kệ nó! Chứ còn Thầy thấy, có người lấy chổi đùa ra, chứ ở đây lớ quớ lát đạp nó cắn. Không phải, chút nó cũng đi à mấy con, mình không có duyên nó cắn thì giờ nó đi à. Với vả lại mình thấy nó hay bị cắn mình đau đó thì luôn lúc nào mắt mình cũng phải để ý đến nó hết, không dám rời. Cho nên nói chung, đó là lưu ý đến cái đối tượng mà có thể gây ra cho mình đau đớn, mình không đập, không xua đuổi, không này kia nhưng mình vẫn lưu ý. Đó là Đức Cẩn Thận mấy con.

Mình thiếu Đức Cẩn Thận, tức là tại sao có người lại đạp cái con bọ cạp nó cắn mình liền, hoặc là nó ở đây…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy