00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 49-Ý THỨC TÊ LIỆT THÌ TƯỞNG XUẤT HIỆN

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 49

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 04/05/2008

Thời lượng: [52:58]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- TƯỞNG XUẤT HIỆN KHI AN TRÚ TÂM

(00:00) Trưởng lão: Trong cái thời gian mà Thầy đi Nghệ An, rồi Hà Nội mà Thầy về, Thầy lo cho sư Giác Thường nhiều lắm mấy con. Hôm nay là không có mặt sư Giác Thường, là tại vì Thầy cho sư Giác Thường, coi như là ba mươi phút nhiếp tâm và an trú tâm được vào tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng Thầy đã kiểm tra lại hoàn toàn sư Giác Thường tu không đúng đâu mấy con. Cho nên hiện giờ sư Giác Thường, vừa rồi Thầy qua Thầy gặp sư Giác Thường, Sư Giác Thường xin Thầy cho dạy, cho phép thầy được tập luyện Tứ Thần Túc.

Thầy đã có tuệ, đã có tư tuệ, hiện bây giờ thầy đã hiểu được pháp này, pháp kia. Cho nên Thầy kiểm tra lại hoàn toàn thầy đã lọt vào tưởng tuệ. Rất là nguy hiểm mấy con! Thầy cứ ngỡ rằng mình đã đạt được, nhưng mà không ngờ đạt sai pháp. Hoàn toàn sư Giác Thường ức chế tâm của mình bị lọt vào pháp tưởng. Cứ ngỡ rằng hết vọng tưởng, nhưng mà để cho Tưởng tuệ của mình tự tăng lên thời gian dài.

Rồi Thầy bảo ba mươi phút là phải dừng lại, có một trạng thái gì thì chờ Thầy, khi đó Thầy sẽ chỉ cách thức phá trong những trạng thái trong ba mươi phút an trú tâm.

Các con biết khi mà các con nói ba mươi phút an trú tâm đều được Thầy kiểm nghiệm, Thầy cho ở gần Thầy kiểm nghiệm hết, coi đúng ba mươi phút đó như thế nào? Tại sao suốt trong ba mươi phút an trú tâm mà không có trạng thái tưởng nào hiện ra? Bởi vì ý thức của mấy con suốt trong ba mươi phút nhiếp tâm và an trú, là có sự ức chế trong đó rõ ràng chứ, nó mới không niệm chứ. Cho nên vì vậy mà các con thấy, Thầy sử dụng cái pháp để nhiếp tâm bằng cái đường lối đúng như Phật dạy- Như Lý Tác Ý. Là ý thức chúng ta mắc bận làm việc cho nên vọng tưởng không phóng.

Còn an trú tâm là cái ý thức không làm việc nữa. Đầu tiên thì nó biết hơi thở ra vô. Nhưng một lúc nó an thật sự, thì cái tưởng thức nó thay thế nó làm việc, ý thức không làm. Nhưng khi mà tưởng thức mà nó làm việc thì nó phải có những cái trạng thái hiện ra. Mà những trạng thái hiện ra, thì chúng ta phải sử dụng phương pháp nào để mà xả tất cả những trạng thái này?

(02:27) Mà khi xả hết những trạng thái này rồi thì chúng ta mới đạt được ba mươi phút an trú tâm. Mà các con thấy các con làm sao các con tránh khỏi cái cửa tưởng thức này? Cái cửa tưởng thức này làm sao tránh khỏi?

Vậy mà nhiếp tâm, an trú mà không có tưởng thì như thế nào? Nó phải có những hiện tượng tưởng. Khi chẳng hạn nào bây giờ cái sự an trú của một cái ý thức của chúng ta mà an trú thì nó rất bình thường, giống như người tu Tứ Chánh Cần.

Họ tác ý một câu, họ tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi họ ngồi đây họ nhìn coi cái ý của họ nó khởi niệm gì? Họ không ức chế nó đâu, thì bắt đầu ở trong đầu họ nó khởi một niệm, thì bắt đầu họ mổ xẻ cái niệm đó ra. Thì mổ xẻ nó ra thì họ xả cái niệm đó bằng câu tác ý kế đó. Rồi họ trở về với trạng thái bất động, thanh thản của họ nữa. Rồi nó có niệm nữa họ sẽ xả từng, tiếp tục ba mươi phút như vậy, họ luôn luôn lúc nào cũng có niệm hết.

Có hôn trầm, thùy miên thì họ đi kinh hành. Nhưng họ biết cái giờ đó có hôn trầm, thùy miên thì họ không đợi hôn trầm, thùy miên đến, họ vẫn đi trước. Họ rất bén nhạy, họ rất tỉnh táo.

Khi có niệm thì họ ngồi đó, bởi vì có niệm là phải có còn đang tỉnh, cho nên nó mới có vọng. Mà có vọng thì tức là họ sẽ dùng ý thức của họ tư duy, suy nghĩ để xả cái niệm đó, chứ không phải là họ “biết vọng liền buông xuống”.

Còn không niệm họ biết không niệm, họ biết tâm họ bây giờ nó không có khởi niệm nữa rồi, thì họ biết nó sẽ đi vào hôn trầm đó, thùy miên. Họ biết trước, họ định trước, họ sẽ không làm gì nữa. Cho nên họ đã đứng dậy đi kinh hành trước khi có hiện tượng lặng vô. Họ nghe nó an là họ biết rồi, nó sắp sửa đây rồi. Cho nên cái người tu Tứ Chánh Cần, người ta dùng cái sáng suốt, cái tri kiến, cái ý thức của họ. Họ xem xét từng phút, từng giây, từng tâm niệm trong đầu của họ để nó hiện ra cái niệm này hoặc là cái niệm hôn trầm, thùy miên. Trước khi hôn trầm, thùy miên nó sẽ báo cho chúng ta biết chứ nó không phải là nó muốn vô là vô liền đâu, không có đâu.

(04:30) Chỉ có trạng thái vô ký thì nó giật, giật mình một cái vậy, nó quá nhanh, nó làm chúng ta không hay thôi. Chứ còn tất cả những cái khác đều chúng ta biết hết. Đó là người tu Tứ Chánh Cần.

Còn các con tu mà nhiếp tâm bằng con đường pháp Như Lý Tác Ý, bằng con đường hơi thở của Phật dạy. Và an trú tâm bằng con đường của Phật dạy, thì làm gì mấy con cũng có tưởng hết, người nào cũng có tưởng. Ba mươi phút là trong khoảng thời gian an trú ba mươi phút đều có tưởng xảy ra- xúc tưởng hỷ lạc. Ngồi một chút sao an lạc quá ? Mà mấy con không trình mấy con tưởng rằng đó là định. Không phải, không phải định. Tướng định, không phải đâu! Nó là ma chứ không phải đâu.

Cho nên vì vậy một trạng thái hỷ lạc nó sinh ra nơi thân tâm của mấy con, phải tác ý ngay liền, xả liền. Nhiều khi ngồi đó mà tác ý, vừa động niệm tác ý là nó sẽ đi mất. Bởi vì khi động thì nó mất cái an trú, mà không động, thì không mất an trú. Vậy các con hiểu chưa? Cho nên Thầy nói khi mà ba mươi phút các con đến đây trình bày cho Thầy coi. (Có gì không con? Con hãy trình cho Thầy). Cho nên khi mà bị những trạng thái tưởng, mấy con phải nói cho rõ, để mà Thầy giúp cho mấy con được nhiếp tâm an trú khoảng thời gian đó cho nó đúng. Là chúng ta đã chủ động bằng ý thức chúng ta, để an trú được ba mươi phút, để bước sang qua Tứ Niệm Xứ một cách chững chạc và đúng đắn hơn.

Con trình Thầy!

2- NHIẾP TÂM BẰNG CÂU TÁC Ý

(05:50) Tu sinh Giác Thức: Kính bạch Thầy, con là Giác Thức, hôm nay xin trình bạch Thầy. Qua thời gian Thầy cho bọn con tu tập an trú trong mười phút, tác ý. Một thời gian con tu lên hai mươi phút, tác ý, hiện giờ con tu ba mươi phút, tác ý nhưng mà cái tác ý của con trong ba mươi phút đầu thì khi mà con tác ý xong thì nó an ổn, nhiếp chặt vào hơi thở. Bởi cái hơi thở mà nó coi như là nó chặt lắm, mà từ đầu mà đến đuôi.

Thành thử khi đó con cũng có tác ý an trú quá chặt, thành thử lơi đi, để cho nó an trú quá chặt đi. Thành thử ra con đưa lên mũi, con đưa lên trong nhân trung để con biết cái hơi thở nó ra thôi, chứ con không có cho nó bám chặt quá, nhiều sức bám chặt quá từ đầu đến đuôi thành thử đôi lúc là nó con cũng gọi đó là về cái tưởng. Thưa Thầy có phải đó là con tu như vậy đúng không?

(07:01) Trưởng lão: Bây giờ để Thầy dạy, chỉ cho con thấy, nhiếp tâm thì như Thầy dạy đó, thì từng cái hơi thở, từng cái câu tác ý. Con tập cho đúng pháp, con làm suốt cái thời gian ba mươi phút vừa tác ý vừa hơi thở vừa tác ý. Con có làm như vậy đúng không?

Tu sinh Giác Thức: Dạ thưa Thầy cái đó thì con làm được. Vừa qua thì an trú?

Trưởng lão: Không, Thầy chưa nói an trú, mà Thầy nói chỉ nhiếp tâm thôi. Thực hành nhiếp tâm. Con có làm thử? Bởi vì khi mà nó không có niệm khởi đó, thì con vừa tác ý nhẹ nhàng, vừa hít thở. Rồi vừa tác ý, vừa nhẹ nhàng, vừa hít thở, vừa tác ý nhẹ nhàng. Suốt ba mươi phút vừa tác ý, vừa hít thở, con làm suốt được cái khoảng tu tập nhiếp tâm đó chưa?

Tu sinh Giác Thức: Dạ, thưa Thầy, dạ được.

Trưởng lão: Được. Rồi đó là cái giai đoạn một. Đến cái giai đoạn hai, con chỉ tác ý một lần thôi, một lần mà cả ba cái đề mục tác ý. Như Thầy hồi nãy có nói. (Dạ) Tác ý thứ nhất: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tác ý thứ hai thì: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Tác ý thứ ba là: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi…​”. Khi mà an trú như vậy là an trú bằng pháp, con hiểu không?

Khi tác ý rồi, như vậy thì con cứ ngồi im suốt ba mươi phút không tác ý, không hề động đậy và thân tâm con yên ổn, nó không đau, không nhức chỗ nào hết. Con chỉ biết hơi thở ra vô, mà cảm giác toàn thân, chứ không phải nhân trung. Để chuẩn bị cho mình đi vào Tứ Niệm Xứ- trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, con hiểu chưa? Chứ bây giờ con dời nó chỗ này thì nó trụ chỗ này, mà nó không cảm giác toàn thân, thì đó là sai pháp Tứ Niệm Xứ. Sau này bước vào Tứ Niệm Xứ thì con sẽ tu không được, (Dạ) con hiểu không?

Cho nên vì vậy con tác ý ba cái câu tác ý này rồi, con ngồi im lặng thì con thấy hơi thở ra vô, mà con cảm nhận toàn thân của con hết, chứ không trụ chỗ nào. Không trụ trong hơi thở, mà cảm nhận toàn thân mà nương vào hơi thở. Con làm được chưa?

Tu sinh Giác Thức: Dạ thưa Thầy, con làm như vậy nhưng mà khi sau đó nó bám chặt hơi thở ba thời, vì hơi thở mà nó bám chặt nó giống như khi mình tu là nhiếp tâm vậy. Thành thử ra con buông bớt cái hơi thở đó thì cái hơi thở nó bám chặt, nhiều khi nó đưa thẳng vào trong luôn..

Trưởng lão: Không được! Cái đó nó sai rồi.

Tu sinh Giác Thức: Bởi thành thử ra con ức chế.

(09:36) Trưởng lão: Nó ức chế rồi đó con. Cái đó là cách thức ức chế. Cho nên nó chỉ bám hơi thở, bám chặt quá, đó là nó đi vào nó ức chế, nó trật. Cho nên vì vậy mà con nghe cái đề mục mà của Đức Phật dạy: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết..”, nó cảm nhận toàn thân nó mà nó biết hơi thở, nó không có bám chặt hơi thở. Thì đó là chuẩn bị cho con an trú đúng cách để đi vào Tứ Niệm Xứ. Chứ còn nó bám chặt vậy là nó sai pháp rồi. Con về sửa lại cho nó cảm nhận toàn thân con đi, thì nó mới đúng. Cho nên Thầy mới dặn con nhiếp tâm phải nương vào cái câu tác ý.

Tập lại cho tới cuối cùng, chứ đừng có thấy nó bám cái mình bỏ nhiếp tâm, cái mình an trú vô, cái pháp nhiếp tâm mình chưa trọn vẹn. Cái pháp Nhiếp Tâm là cái pháp Như Lý Tác Ý dẫn cái tâm mình vào cái chỗ đó. Mà dẫn nó vào hơi thở, chứ không phải để nó tự bám vô. Nó bám vô, nó cũng không vọng. Nhưng mà nó bám vô, tức là nó ôm chặt, quá chặt của nó để rồi nó đi vào một cái định tướng của tưởng mất. Cái đó là cách thức định tướng của tưởng, phải không? Cho nên con xả nó ra, con bảo theo cái lệnh của con thôi. Cái biết hơi thở ra vô theo lệnh, chứ không phải bám vô hơi thở.

Nhờ cái tác ý đó, mà cái ý thức con không làm việc, mà nó không bị bám vô, con hiểu không? Cho nên do đó sau khi mà con xét lại, con tập lại kỹ lưỡng con sẽ dễ dàng lắm, không khó khăn đâu. Con sẽ phá cái chỗ mà nó đi sâu, nó bám vô nó sâu, để nó làm có một cái đối tượng nó tập trung, nó gom lại một chỗ.

Còn cái này người ta tu tập để cho người ta đi vào Tứ Niệm Xứ, để cho người ta thấy cái cảm nhận toàn thân mà nương vào cái hơi thở. Cái mục đích của Thầy dạy mấy con đi tới Tứ Niệm Xứ là cái chỗ này. Chứ không phải dạy cho mấy con gom tâm lại cho thành một tụ điểm, để rồi tập trung tại tụ điểm đó nó trở thành một cái lực của định tưởng. Cái đó nguy hiểm.

Tu sinh Giác Thức: Thành thử ra con không hiểu, thành thử con đưa lên chỗ nhân trung để cho nó giảm bớt.

(11:42) Trưởng lão: Nó giảm bớt, chứ không nó chui chui vô. Được rồi con sẽ nghe Thầy, con thay đổi trở lại đi. (Dạ) Rồi nếu mà sớm chừng nào được theo Thầy cho dạy Tứ Niệm Xứ. Con nhận đúng. Bởi vì bây giờ do cái sự mà nhiếp tâm con vậy đó, thì con tập cho đúng cách lại thì có thể theo Thầy. Thầy sẽ dạy ở trên Tứ Niệm Xứ kéo dài ra.

Chứ còn con bây giờ ở chỗ đó thì con bị ức chế. Bị nó đi vào, nó gom vào một cái đối tượng của nó chặt chẽ cho nên ý thức con không bao giờ còn niệm, hôn trầm cũng không có được luôn. (Dạ) Thầy biết rất rõ, bởi vì nó bám chặt. Bởi vì do đó là cái lối tu tập nhìn cái đối tượng, cũng như tập trung vào, gom tâm vào một cái đối tượng, chặt chẽ trong cái đối tượng đó.

Còn này không có. Dùng cái pháp để cho cái ý thức, vọng tưởng nó không có. Rồi lại để an trú ở trên cái cảm giác toàn thân một cách rất nhẹ nhàng. Mà an trú rất nhẹ nhàng để đi vào Tứ Niệm Xứ, ta tăng cái thời gian nó lên.

Tu sinh Giác Thức: Con thưa Thầy, khi mình tác ý cái câu mà “An tịnh thân hành tôi biết tôi thở vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, xong coi như là tác ý cái câu là …​

Trưởng lão: “An tịnh tâm hành”. “An tịnh thân hành” rồi “An tịnh tâm hành”.

Xong hai câu đó rồi, thì cứ ngồi im lặng để xem coi mà nó nhiếp chưa, thì con tác ý: “Buông ra! Cảm nhận toàn thân”. Con nhắc coi chừng nó, chứ không nó gom vô, nó quen cái sức gom của nó con. Nó gom trong hơi thở đó.

Tu sinh Giác Thức: Dạ! Bạch Thầy ngay ngồi lại là nó gom khi mà…​

Trưởng lão: Đó đó, nó quen rồi nó gom, tác ý ra.

Tu sinh Giác Thức: Bạch Thầy nó gom chặt lắm, thành thử ra con…​

Trưởng lão: Phải tác ý xả ra, xả ra cho nó…​ Bây giờ con chỉ còn có cái tác ý cho nó xả ra, để nó cảm nhận toàn thân của nó nhẹ nhàng trên hơi thở. Chứ đừng có gom cho chặt trong hơi thở mà nó không cảm nhận cái thân của nó. Thành ra con tập lại để cho nó đúng cái pháp, để cho mình đúng cái đường đi, để cho mình vào cái trạng thái Bất Động Tâm. An trú tâm cho nó đúng, để cho mình suốt cái khoảng thời gian tu Tứ Niệm Xứ, thời gian nó còn dài, nó không bị lọt được.

Tu sinh Giác Thức: Bạch Thầy, cảm ơn Thầy!

(13:50) Trưởng lão: Tu lại con. Thầy nói không có Thầy thì mấy con sai đường hết. Không có Thầy thì sư Giác Thường trật đường đó mấy con. Bởi vì Thầy thấy thiệt ra mấy con, thật sự ra mấy con tu tập thật nhiệt tâm đó, chứ không phải là mấy con tu lơ mơ đâu. Nhưng mà không đúng pháp, rồi mấy con sẽ thấy nó mất đường đi rồi. Nó mất đường đi, nó không còn cái đường mà có thể tiến tới. Bởi vì con đường của đạo Phật, các con thấy từ cái chỗ mà nhiếp tâm, an trú của hơi thở để đi vào Tứ Niệm Xứ. Từ Tứ niệm Xứ mà đạt được Tứ Niệm Xứ, chúng ta mới đi tới luyện Tứ Thần Túc để thực hiện Tứ Thánh Định.

Mà thực hiện được Tứ Thánh Định thì chúng ta mới thực hiện được Tam Minh. Đó, đó là con đường của người ta rõ ràng, cụ thể. Lớp lang người ta đâu, có pháp môn hẳn hoi, chứ không thể không pháp môn. Đó thì như vậy hôm nay thì mấy con đã hiểu thêm nhờ cái sự tu tập.

Phải chi có sư Giác Thường ở đây thì cũng được hiểu thêm một phần nào. Và trong cái bài mà Thầy nói chuyện với sư Giác Thường thì có dường như là có bữa đó cô Út có đưa một, hình như là Phước Tồn có đưa một cái máy ghi băng cái lời mà Thầy đã giảng. Mà không biết có ghi trong đó không, Thầy cũng chẳng biết. Có không con?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy, dạ có ạ.

Trưởng lão: Đầy đủ không?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, đầy đủ.

(15:15) Trưởng lão: Đó, đó là mấy con sẽ thấy cái lời nói của Thầy dạy sư Giác Thường rất là đầy đủ trong đó. Sư thực hiện như vậy, sư chỉ mong bây giờ sư còn có luyện Tứ Thần Túc mà thôi. Sư mong là dạy Tứ Thần Túc, nhưng mà Thầy không cho. Chưa tới, chưa được an trú đúng pháp thì làm sao mà tu tập? Chưa nhiếp tâm đúng pháp thì làm sao mà tu tập? Nhiếp tâm đúng pháp là từng hơi thở phải tác ý, mà đúng như vậy suốt ba mươi phút. Chứ mấy con tu chừng một, hai phút; năm, mười phút; hay là mười phút mấy con thấy tác ý một hơi mà thấy nó an trú rồi, cái mấy con bỏ pháp đó liền. Mấy con tu chưa đạt được cái nhiếp tâm mấy con.

Đã Thầy nói nhiếp tâm ba mươi phút mà chưa đạt được, mới có tu có mười phút mà thấy nó an trú vô rồi. Đó mấy con bị tưởng mất rồi. Mấy con bỏ cái pháp nhiếp tâm vô cái pháp an trú liền. Các con nhớ cái điều đó là cái điều sai mà. Cái chất lượng của mấy con phải nhiếp tâm bằng cái tác ý như vậy phải đến đúng ba mươi phút. Rồi mới được tu tới cái pháp an trú. Thế mà mới có mười phút chưa được, mới nhiếp tâm mười phút thấy bây giờ tâm nó không vọng tưởng nữa rồi thì thôi sang qua an trú. Trời đất! Tu gì mà nhanh quá vậy?!

Cái chất lượng này chưa học hết cái lớp này, cái nhảy qua lớp khác hà! Nói bây giờ tôi đọc chữ được rồi, tôi lên lớp hai, chứ tôi không ngồi lớp một nữa thì như vậy chưa được. Phải suốt hết cái lớp một để cho nó nhuần nhuyễn. Nó chưa có nhuần nhuyễn mà lo thấy nó an được cái bắt đầu hết vọng tưởng rồi cho nó đã được, đâu phải! Lớp nào phải ra lớp nấy chứ. Tập cho nó nhuần nhuyễn cho đúng cách. Nó không khéo thì mấy con thấy như sư Giác Thức, nó tự nó gom, nó nhiếp vô như vậy, rồi bắt đầu nó hết vọng tưởng. Mấy con cho cái đó, con bỏ cái pháp đầu tiên là nhiếp tâm, mấy con vô cái pháp an trú.

(17:09) Đó là cái bệnh tu, chứ không phải là cái thật sự là theo pháp, tu đúng pháp. Giờ giấc người ta đã quy định mình ba mươi phút nhiếp tâm. Giờ giấc người ta đã quy định mình trong cái pháp an trú tâm. Cho nên mình không làm sai thì tức là nó sẽ không sai. Chứ không phải cái mục đích của chúng ta ở đây bằng mọi cách làm cho hết vọng tưởng, làm hết hôn trầm. Nhiều cách thức người ta làm hết nhưng mà nó hết nó ở trong một cái không đúng pháp. Thì khi đến pháp Tứ Niệm Xứ mà nó cái tâm mà như sư Giác Thức, nó nhiếp nó gom lại như vậy thì làm sao vô Tứ Niệm Xứ được mấy con?

Ở đây cái bằng chứng cụ thể là mấy con đang nghe thực sự đó, đang ở trên bản thân của huynh đệ của mình, đồng tu của mình sẽ thấy được cái kinh nghiệm, rút tỉa qua kinh nghiệm của mình. Cho nên phải nhớ kỹ những lời, những cái buổi học tập như thế này là nó có một giá trị rất lớn trên cái phương pháp thực hành của chúng ta. Chúng ta mới thấy được cái lỗi của chúng ta, chúng ta mới thấy được cái sai của mình để chừng rút ra được cái bài học thực tế hơn, cụ thể hơn.

3- Ý THỨC TÊ LIỆT THÌ TƯỞNG XUẤT HIỆN

(18:11) Tu sinh: Mô Phật! Kính thưa Thầy, theo cách của sư Giác Thức, nãy con mới nghe trình bày thì con nhiếp tâm nó cũng bị mệt cái ngực đó thưa Thầy. Thì sau cái thời gian con mới tự tìm ra cho mình, thì con mới tác ý cái câu là cũng bảo: “Hít vô tôi biết tôi hít vô”. Thì khi mà con ban đầu thì con nhiếp tâm ở trên cái ngón tay của mình như ý: “Tôi biết tôi đang nhiếp tâm”. Sau đó thì con mới rời lại ngay cái chỗ nhân trung, rồi con nhiếp tâm ở tại đó. Nhưng mà con vẫn tác ý cái câu: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Mình chỉ gom một điểm tại cái nhân trung đó, thì con thấy nó rất là tỉnh và nó không có niệm. Như vậy thì trong cái giai đoạn nhiếp tâm như vậy, thì nó có đúng không? Hay là…​

Trưởng lão: Nó không sao hết đâu con. Nhiếp tâm thì bây giờ con biết hơi thở ra vô chỗ mũi con thì con dùng, trụ nhân trung con nhiếp tâm. Mà theo cái câu tác ý, đừng có mất câu tác ý. Chứ còn con bỏ câu tác ý mà con nhiếp tâm cái này, biết hơi thở ra vô không, thì cái đó là con an trú tâm rồi, sai pháp. Bởi vì an trú tâm con thấy ba cái câu tác ý của người ta. Cho nên hôm nay Thầy nhắc, chứ sự thật ra mấy con, tới khi mà mấy con nhiếp tâm được rồi Thầy mới dạy an trú tâm, nhưng mà chỉ nhắc cách thức mấy con. Tại vì mấy con an trú tâm sai pháp, cho nên Thầy mới nhắc.

— An trú tâm: Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra,

— rồi An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra,

— rồi An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành …​.

Rồi bắt đầu mới ngồi yên lặng để cho cái tâm của mình biết hơi thở ra vô mà nó cảm giác toàn thân. Chứ nó còn không có trụ ở nhân trung nữa, con hiểu không? Hồi nhiếp tác ý thì trụ nhân trung, mà hồi an trú rồi thì để tự nhiên, chứ không phải ở chỗ này nữa. Chỉ biết hơi thở một cách rất nhẹ nhàng. Cho nên khi mà nhiếp tâm mà đầu tiên, mà mấy con muốn dễ dàng sau này cho sự an trú tâm thì các con phải biết hơi thở ra vô, chứ đừng có trụ mạnh.

(20:07) Trụ mạnh là người ta tập cho những người Thọ Bát Quan Trai mới đầu làm quen, để nhiếp tâm thôi. Để không cái tâm họ lung tung như con ngựa, như con trâu rừng. Cho nên bắt buộc nó phải gom tại nhân trung, con hiểu cái người mới tu. Còn bây giờ khi mà mình đi sâu vào chỗ này, thì không nên nhiếp chặt ở chỗ đó.

Nhiếp chặt ở chỗ đó, sau đó nó ôm vô chỗ đó. Nó chỉ biết hơi thở duy nhất đó thôi mà nó không cảm giác toàn thân thì nó không đúng ở chỗ pháp trên thân quán thân. Con hiểu không?

Mục đích mình dẫn dắt sao mà người ta an trú để mà người ta đi vào cái chỗ trên thân quán thân, nó không sai? Cho nên vì vậy mà con thấy hơi thở ra vô nhẹ nhàng trong cái giai đoạn này: Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó, thì con thấy cái hơi thở ra vô nó ở chỗ nhân trung này chứ gì? Nhưng mà đừng có gom chặt quá ở chỗ đó, chỉ biết một hơi thở rồi mới tác ý nữa: Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó, thì cũng thấy rất rõ nhân trung, phải không? Con thấy không? Rồi bắt đầu bây giờ cũng tác ý như vậy, đó là cách thức nhiếp tâm, tập trung nhân trung đúng, không sai.

Nhưng mà an trú tâm rồi thì bắt đầu bây giờ để cho tự nhiên cái hơi thở thì nó nhẹ nhàng, cũng thấy nó thở ra, nhưng mà nó cái cảm nhận toàn thân thêm. Chứ còn nó gom đây, nó không biết cảm nhận toàn thân đó thì con bị ôm chặt, gom chặt, thì nó sai. Cho nên đến cái pháp nhiếp tâm thì các con có thể tập trung tại nhân trung được mấy con. Tại chỗ nhân trung, đừng có tập trung chỗ khác. Tại chỗ nhân trung, tức là hơi thở ra vô chỗ này.

Nhưng mà khi an trú tâm thì Thầy sẽ dạy mấy con thêm cái phần cảm giác tâm. Nó cũng thở, nó cũng biết ở đây, nhưng mà nhờ nó xả bớt cái gom tâm, nó cảm giác, nó nhẹ hơn một chút, để nó đi vào Tứ Niệm Xứ cho dễ. Nhưng mà bây giờ mấy con chưa tới an trú mà, chỉ có nhiếp tâm. Cho nên bây giờ ở tập trung nhân trung được, không có sao hết. Con về tập trung đi, nó dễ dàng hơn.

Tu sinh: Con thấy nó nhiếp mà nó hơi lâu, nó bị hình như nó hơi nặng quá đó Thầy.

Trưởng lão: Nặng quá thì con tác ý xả cái đó đi, chứ không đó nó gom chặt nó. Nó có cảm giác tưởng, nó nặng lắm, nó nặng ở chỗ nhân trung con phải không? Chỗ này phải không?

Tu sinh: Dạ, mô Phật. Hơi lâu là nó bị.

(22:07) Trưởng lão: Hơi lâu là nó bị, đó là gom quá chặt. Gom rồi nó nặng nó cảm nhận ra nặng, tức là nó bị cảm giác nặng. Cho nên vì vậy lúc bấy giờ con xả ra cho nó nhẹ.

Tu sinh: Cho nhẹ nhẹ rồi bắt đầu mình tập lại.

Trưởng lão: Rồi tập lại. Khi mà nó nặng vậy là con xả ra, chứ đừng có để mà nặng kéo dài cho hết giờ thì nó không được. Nó sẽ quen cái chỗ đó mất, để xả nó không còn cảm nặng, để cho nó tập trung một cách nhẹ nhàng. Sau khi đó mình cảm nhận toàn thân mình được, chứ không nó gom chặt, nó nặng chỗ này rồi. Nó có cảm giác nặng là nó xả ra không có được. Nó gom vô nó nặng đó, là bắt đầu nó gom dữ rồi đó, nó nặng đó. Nó có cảm giác nặng đó, nó chịu chỗ này là nó. Có nhiều khi nó đi sâu, nó đi sâu nữa. Cho nên con thấy có cảm giác nặng đó là cảm giác của tưởng rồi đó. Nó đã gom vào đó nó thành tưởng rồi. Nó thành tưởng rồi, nó mới có nặng.

Tu sinh: Mô Phật. vậy cho con hỏi là trong cái thời gian mà ba mươi phút là mình phải chủ yếu là mình phải biết ở tại nhân trung thôi, cho nó nhẹ là được?

Trưởng lão: Nó nhẹ là được con.

Tu sinh: Chứ trong thời gian ba mươi phút nhiếp tâm mà nó đi theo hơi thở đi vô luôn, cái đó không được hả Thầy?

Trưởng lão: Cái đó không được, nó chỉ ở đây thôi, chứ mà nó đi luôn vô này thì nó trật rồi, nó sai đi. Bởi vì đó là những cái mà nó đi trật như vậy đó, nó làm cho không vọng tưởng nhưng mà nó bị lọt trong tưởng. Con cảm nhận như cái hơi thở con hít vô đây, cái nó chạy luôn dưới này thì coi chừng nó chuyển pháp luân đó. Không có được, sai đi. Hiểu không?

Cho nên vì vậy đó mà nhiều người, người ta tu người ta cũng nhiếp tâm cho nó hết vọng tưởng đó, bắt đầu nó thành tưởng. Nó thấy bây giờ nó hết vọng tưởng rồi, bắt đầu bây giờ nó ôm chặt đây, cái nó nặng, nó cảm giác. “Như vậy là rõ ràng nó nhờ ôm nặng chặt đây. Cái cảm giác nặng cái chỗ này, thì như vậy là không vọng tưởng hôn trầm, thì vậy ngon quá, mình làm được”, nhưng mà đó bị tưởng mất rồi. Nó lọt trong cái cảm nhận của tưởng rồi, nó sai rồi.

Cho nên nó đi vào cái Tứ Niệm Xứ thì không được. Bởi vì con đường đi mình còn, còn con đường của nó nó hết rồi. Nó đi tới đó, cái nó hết vọng tưởng, nó hết hôn trầm rồi, thì bắt đầu bây giờ cái thế giới tưởng nó hiện bày ra cho những người tu. Nó không chạy đâu trật nữa hết. Thế nào nó cũng hiện ra.

Bởi vì cái cảm giác đó là cảm giác bắt đầu khởi sự cho tưởng. Cảm giác nhiếp tâm, an trú ý thức, đó là cảm giác của tưởng nó nhiếp tâm, nó nhiếp phục cái ý thức của nó, hoàn toàn ý thức bị chết, tê liệt liền. Con có cái cảm nhận nặng là cái ý thức không có niệm rồi. Thì coi như là cái ý thức nó bị tê liệt, nó bị liệt rồi đó. Thì bắt đầu tưởng thức nó chủ động nó điều khiển nó hoạt động ở trên thân con. Nó hiện ra cái này, cái kia, cái nọ, đủ thứ ở trên thân con, hiện ra trong tâm của con. Ngồi đây mà thấy hào quang xẹt, hay hoặc là thấy hình Phật, hình này kia, nó hiện ra đủ loại.

(24:46) Rồi nó hiện ra những cái tuệ tưởng như sư Giác Thường vừa rồi, mà sư Giác Thường gọi là tư tuệ đó. Bởi vì văn, tư, tu, theo Thiền Tông thì những cái kinh nghiệm tu tập của các Tổ, người ta đã thấy được văn, tư, tu như thế nào. Cho nên sư Giác Thường cũng bị kẹt vào cái chỗ tu tư tuệ đó, tư tuệ. Thành ra trong cái đó, khi mà tư tuệ mấy con cứ tưởng kinh sách cái câu gì nó cũng hiểu hết, mà nó hiểu rất hay và rất tuyệt vời. Nhưng mà hiểu qua cái sự lý thuyết, chứ sự thực hành không biết.

Cho nên nó tới mà luyện Tứ Thần Túc là nó không biết rồi, cho nên nó mới hỏi Thầy. Chứ cỡ mà nó biết chắc nó tu, nay nó bay trên trời luôn rồi, chứ ở đó. Nó không biết, bởi vì nó đâu có kinh nghiệm được cái Tứ Thần Túc đâu, luyện cái Tứ Thần Túc như thế nào? Chứ cỡ mà trong kinh sách có ai viết rồi, bắt đầu nó cũng nói luôn đó chứ không phải dễ đâu. Bởi vì kinh sách không có nói về vấn đề này, cho nên nó đâu có biết. Có ai mà nói qua rồi, bắt đầu nó nhớ lại. Bắt đầu tư tuệ của nó, nó nghĩ cách thức ở trong đó dạy tu vậy. Chứ nó nghĩ cách thức méo mó ở trong đó nó tu. Nó tu để có Tứ Thần Túc.

Đó, thì các con biết rồi, nó ghê gớm lắm, chứ không phải không. Tư tuệ nó ghê gớm, nó là tưởng tuệ. Cho nên vì vậy khi đó là con tác ý xả hay hoặc con đứng dậy con đi, con xả ra. Rồi con tu cho suốt tới nhiếp tâm, cho đến khi mà nó chỉ còn biết cái chỗ, nó gom lại chỗ nhân trung con biết hơi thở ra vô nhẹ nhàng. Đừng có cho nó đi xuống dưới trong lòng con, không có được. Đừng có cho nó trật, đi bậy bạ. Hơi thở gì mà hít vô, thở ra mà chạy tùm lum vậy, đi vô phổi thôi chứ đi đâu mà tới ruột?! Mà cái hơi thở nó cảm nhận được, nó đi tới bụng nó con, đi tới nhân trung, tới rốn mấy con.

(26:14) Mà nó dám đi ngược lại là nó đi như vậy. Trên này nó đi như vậy, chứ nó ngược lên xương sống hay nó đi lên đỉnh đầu nó ra nữa, cái hơi thở nó thở trên đỉnh đầu luôn nữa. Con cứ dùng cái tưởng coi thử coi phải nó chuyển pháp luân nó đi vòng vòng không? Cái hơi thở nó theo cái tưởng mấy con nó dẫn đi đó. Cho nên vì vậy mà bắt đầu mà nó thấy nó tuột xuống đây là bắt đầu nó muốn dẫn đi rồi đó. Cái tưởng nó muốn dẫn cái hơi thở nó đi rồi đó, chứ không phải không?

Tu sinh: Vì vậy con phải xả ra?

Trưởng lão: Xả ra chứ mà còn ngồi đó thì nó dẫn đi luôn. Phải không? Nó có những cái trường hợp đó để rút tỉa từ kinh nghiệm của bạn đồng tu, mấy con. Để chúng ta biết chuẩn bị, đừng có để sai. Đó là những cái pháp tu mà xưa nay thì có nhiều người tu cũng đã gặp trường hợp đó, cho nên họ gọi là chuyển pháp luân hay chuyển hơi thở. Con bây giờ về tập lại, đừng có để cho cái niệm nặng ở cái chỗ nhân trung con, ở chỗ cái môi con, đừng có để bị nặng, xả đi.

Có trường hợp mà nặng thì con xả ra con đi kinh hành. Đừng có ngồi đó, nó tập trung nó đi không được. Rồi tập lại, lần lượt nó phá đi nó không có. Con đạt được ba mươi phút nhiếp tâm rồi, thì tới chừng đó sẽ an trú. An trú từng phút, từng phút, từng phút đi lên, cũng như là mình tập nhiếp tâm vậy, để cho nó không có xảy ra. Chứ còn khi mà an trú một lèo tới ba mươi phút là mấy con bị tưởng liền tức khắc. Cho nên vì vậy an trú từng phút, từng phút, nó có gì cái báo cáo cho Thầy biết, cái Thầy dạy cho cách xả. Để cho chúng ta an trú đúng với cái trạng thái cảm nhận toàn thân của chúng ta, cái cảm nhận cho nó đúng, tới cuối cùng nó không bị cái gì xen vô. Nó không vọng tưởng, nó không hôn trầm mà nó xen ba cái tưởng vô trong đó thì làm sao gọi là Tứ Niệm Xứ được?! Nó cũng như vọng tưởng, hôn trầm mấy con, nó như vọng tưởng, hôn trầm chứ không có gì. Nó xen vô chỗ đó. Rồi!

(27:50) Pháp Châu thì con tiếp tục tu tập, như vậy là tốt, không có sao đâu con. Con thường tu tập như vậy. Đó, cho nên ráng mà tu tập để cho nó được thuần thục như vậy.

Tu sinh Pháp Châu: Con kính bạch Đức Trưởng lão, con trình bày một tý. Nhiều lúc con đi Thân Hành Niệm, nhưng mà có những giờ phút con thấy là con đi đó mà nó, trong khi thẳng cái thân thì nó có cái cảm cái gì là con tác ý con dừng lại, con đi.

Trưởng lão: Được rồi, cứ vậy đó con tập đi.

Tu sinh Pháp Châu: Vậy là con, nhưng mà thưa Thầy, Thầy dạy tất cả những cái gì con hay thiếu lắm, nhưng mà còn về kia do cái trình độ của con, cái học vấn nó kém, cho nên các cái từ ngữ con đang chưa hiểu được hết. Tại vì ở gần trước Thầy một ngày thì con hiểu được, nhưng mà có cái là con có cái sức mạnh như thế này, thưa Đức Trưởng lão, là về lý thuyết thì con kém nhưng mà về cái sức mạnh con nhủ sao thì nó nghe vậy.

Ví dụ con nói: “Mày phải ăn ngày một bữa đừng có ăn nhiều quá, ăn một ngày hai bát cơm thôi”. Rồi con xuống dưới bếp con mượn cái bát đến bữa con đong hai bát đầy đầy là con ăn mà cảm thấy người vẫn khỏe, béo, no. Rồi con tác ý là nó nghe được, mà con xúc cho nửa cái bình bát nó ăn cũng thấy đủ, nhưng bữa nay con ăn gần mấy tháng, con xúc có hai bát mà nó vẫn béo khỏe, như là không có cái gì cả. Con nhủ răng là nó nghe vậy.

Nhưng bây giờ con thấy là trong khi tu tập Thân Hành Niệm thì con theo pháp, thấy đi nhẹ nhàng ngon lành lắm nhưng mà có những giờ phút mà cái thân nó thấy chướng cái là con xin dừng lại, cái đó có đúng pháp không thưa Trưởng lão?

(29:48) Trưởng lão: Đúng đó con. Thấy chướng là phải dừng lại liền tức khắc, để xả (Dạ) chứ không có được tiếp tới. Cứ như vậy.

Tu sinh Pháp Châu: Dạ, con xin cảm ơn.

Trưởng lão: Con ráng mà tập con. Tập cho nó căn bản, cho nó chất lượng hẳn hoi, từ từ tiến lên chứ không có vội vàng. Để cho nó nhuần nhuyễn rồi mới tiến lên nữa, chứ còn chưa có gì hết thì tiến lên nó mất căn bản, phải không?

Tu sinh Pháp Châu: Thưa đức Trưởng lão là đức Trưởng lão nói nhiều lúc con mới thấy cảm động. Đức Trưởng lão dạy nhiều lúc mà con thì là học trò để tiến lên làm chủ được sinh, già, bệnh, tử; để bây giờ đức Trưởng lão vào Niết Bàn cho khỏe. Thế mà nhiều lúc cái câu nói của đức Trưởng lão làm con rất cảm động, nhưng mà con cái cảm động đó vẫn cố gắng tu. Nhưng mà không được cái là học tập với con chậm lắm để mà, từng cái hướng dẫn để mà con thầm lặng để mà đi, thành công được cái gì, lúc nào là cứ tu tập theo chứ không vội vàng, thì con nhận thức được cái đó.

Trưởng lão: Phải rồi con, phải ráng như vậy mới là không phụ ơn của Thầy con.

(31:02) Trưởng lão: Riêng cái bức thư này của ai không có đề tên Thầy không biết, nhưng mà: “Khi đã thuần thục không còn đếm lộn và cảm nhận được bước đi và hơi thở rõ ràng, không bỏ sót bước nào thì mới nên qua bước khác, như vậy có đúng hay sai?”

Không phải con!

Ở đây Thầy mới nhắc, không biết cái tờ giấy này là của ai? Không biết con. Nhưng mà các con lưu ý, ở đây Thầy đọc lại cái…​ Bởi vì các con không có để cái pháp danh, cái tên Thầy không biết là của ai, cho nên Thầy đọc lại cho mấy con nghe, phải không? Mà các con viết như này:

Kính thưa Thầy: Khi đã thuần thục, khi đã thuần thục không còn đếm lộn và cảm nhận được bước đi và hơi thở rõ ràng, không bỏ sót bước nà, thì mới nên qua bước khác. Như vậy đúng sai”?

Con xá Thầy thôi con.

Bây giờ con tập như thế này nè, con tu như vậy không phải sai. Nghĩa là đi, đếm nó không lộn, cảm nhận bước đi nó không lộn. Nhưng mà cái khoảng thời gian đi mà cảm nhận đếm không lộn, thì nó là cái khoảng thời gian chưa có chất lượng, con hiểu không? Cho nên vì vậy hôm nay chúng ta bắt đầu tu một phút nhiếp tâm cho có chất lượng. Là con sẽ tu một phút, rồi tu một tuần lễ hay hoặc là ba ngày, năm ngày tăng lên hai phút, cho mỗi phút có chất lượng. Cho nên nó không thể nào gọi là đếm lộn hoặc là không cảm nhận. Nghĩa là lúc nào khi mà chúng ta không tu thôi, chúng ta tu một phút thì không thể nào mà chúng ta lầm lộn quên được.

Cho nên con phải tu như thế này này: Nhiếp tâm thì phải bắt đầu bằng cái cánh tay hoặc là bằng bước đi con, tức là Thân Hành Ngoại hoặc bằng hơi thở. Ví dụ như con nhiếp tâm bằng cái hơi thở thì: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Con tác ý âm thầm ở trong ý, ở trong đầu của con. Con tác ý câu đó, rồi con hít vô, thở ra.

(33:00) Rồi con tác ý nữa: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi con lại hít vô, thở ra nữa. Như vậy đúng một phút rồi con nghỉ. Rồi một lúc nữa con lại tu lại một phút nữa. Và cứ như vậy trong một ngày hoặc hai ngày thì con lại tăng lên hai phút. Cứ như vậy con tập thì như vậy là không bao giờ mà còn đếm lộn nữa. Bởi vì con đâu còn đếm nữa. “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra. Con để cái đồng hồ trước mặt kia kìa, phải không? Con tu một phút thì con để đồng hồ trước mặt, phải không? Con nhìn cái kim chỉ giây của nó.

Bây giờ cái cây kim chỉ giây nó đúng số 12 thì bắt đầu con mới nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra. Rồi bắt đầu con lại tác ý lần nữa, con lại nhắc: Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra, rồi hít vô, thở ra. Cứ như vậy mà con thấy cây kim mà chỉ giây nó chỉ đúng vào số 12, thì con đã biết rằng con đã tu được một phút, thì con xả nghỉ. Chứ không có tu nhiều nữa. Rồi tu năm ngày, mười ngày hay là tuần lễ con sẽ tăng lên hai phút. Nghĩa là bắt đầu cây kim đó nó chỉ số 12 thì con lại tác ý.

Cho nên khi đó con tác ý cho đến khi nó đi vòng thứ hai nữa nó tới số 12, tức là hai phút. Cứ tu vậy. Rồi hai phút, rồi con lên ba phút, nó đi ba vòng, nó đi bốn vòng, rồi nó đi năm vòng. Thì lúc bấy giờ năm vòng thì con thấy cây kim phút nó chỉ cái số thí dụ như chỉ số 12, thì con cứ tu. Tu năm phút cho đến khi nó chỉ xuống số 1, thì tức cái khoảng cách của nó từ số 12 mà cho đến số 1 thì con biết đó là năm phút. Con hiểu không? Cho nên con xả nghỉ. Rồi tới chừng vô thì con dò cái cây kim mà chỉ số phút nó sẽ ở cái số nào. Thí dụ như ở số 5 thì con sẽ tu cho đến khi cây kim phút nó chỉ số 6. Là con biết con được năm phút.

Đó nó dễ dàng lắm, nó không có khó. Như vậy là nó sẽ không còn đếm một, hai, ba, bốn hơi thở nữa, mà nó chỉ tác ý mà thôi. Con hiểu không? Đây là mình không có đi qua cái sổ tức, nó đếm và cái cảm nhận đi nó quên hơi thở này kia, không phải. Con tu trở lại cho kỹ lưỡng cách thức nhiếp tâm như vậy, để rồi lần lượt đi đến ba mươi phút nhiếp tâm hoàn toàn không niệm, không hôn trầm. Rồi chừng đó Thầy sẽ dạy tiếp an trú tâm. Thì khi mà an trú tâm được rồi thì con sẽ vào Tứ Niệm Xứ.

(35:34) Lúc bấy giờ Tứ Niệm Xứ thì có căn bản rồi thì dễ dàng lắm, nó không có khó. Ngồi chơi nhẹ nhàng mà lại chứng làm Phật. Không có gì cả, lúc này là Phật thật à. Người mà tu Tứ Niệm Xứ mà ngồi chơi mà lại tâm bất động, đó là Phật thật rồi. Cho nên chúng ta bắt đầu đi từ cái bước đầu nhiếp tâm, an trú thì nó còn vất vả, nhiều sự vất vả tu tập. Nhưng mà đến khi mà vô Tứ niệm Xứ rồi coi như là bậc A La Hán tại chỗ pháp Tứ Niệm Xứ. Cho nên Đức Phật sắp sửa nhập diệt thì Đức Phật di chúc lại cho các vị Tỳ kheo và những người sau này: Hãy lấy Giới Luật và Giáo pháp ta làm nơi nương tựa, làm ngọn đuốc soi đường, làm nơi nương tựa vững chắc”. Đó là Giới Luật và Tứ Niệm Xứ mấy con. Cho nên có Tứ Niệm Xứ mà thôi. Nhưng mà muốn bước vào Tứ Niệm Xứ nó phải trải qua một giai đoạn tu tập mà rất nhiều chứ không phải ít mới vào được Tứ Niệm Xứ.

Nhưng mà tới cái chỗ pháp Tứ Niệm Xứ thì Đức Phật đã di chúc cho chúng ta biết pháp của Phật là Tứ Niệm Xứ, để mà chúng ta đạt được cứu cánh giải thoát hoàn toàn. Nhưng mà lìa Giới Luật mà tu Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ tu được. Mà không có Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ chứng quả A La Hán được. Cho nên đó là cái chặng đường cuối cùng.

Mà bây giờ chúng ta giới luật nghiêm chỉnh, chúng ta xả tâm bằng cách nhiếp tâm, an trú, bằng cách Tứ Chánh Cần đủ cách, để rồi chúng ta mới bước vào Tứ Niệm Xứ. Thì bước vào được Tứ Niệm Xứ thì con đường tu tập chúng ta mới chắc ăn, mới thành công. Không có Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ chúng ta chứng quả A La Hán được. Nó không thể mà tăng đại. Bởi vì Tứ Niệm Xứ nó chuẩn bị cho chúng ta đi vào đúng pháp, tu vào đúng pháp.

(37:37) Ngoài Tứ Niệm Xứ mà chúng ta tu nhiếp tâm, an trú, chúng ta sẽ lạc vào đường tà. Không có Tứ Niệm Xứ thì người nào cũng tu lạc vào đường tà hết. Cho nên vào Tứ Niệm Xứ mà người ta chưa có hết tham, sân, si, mạn, nghi thô, mà người ta vội vào Tứ Niệm Xứ là những người chưa biết tu Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ đó là pháp tà, chứ không phải là chính Tứ Niệm Xứ của Phật. Cho nên con phải tập lại cho căn bản. Rồi sẽ đi vào Tứ Niệm Xứ rất tốt con, nhớ chưa? Có nghe lời Thầy nói chưa?

Tu sinh Minh Hòa: Dạ. Mô Phật.

Trưởng lão: Con về tập.

Tu sinh Minh Hòa: Con về con thấy tính phút chứ không có còn đếm số nữa.

Trưởng lão: Không còn đếm nữa con, không còn đếm nữa, đếm nó còn động, (Dạ) tính phút thôi. Rồi cứ tác ý cho đúng pháp như vậy đến một phút rồi xả nghỉ. (Dạ) Rồi lần lượt tăng lên hai phút, lần lượt tăng lên ba phút, cái đồng hồ để đó. Chứ mình không có đếm để mình tính bây giờ tôi đếm hai chục hơi thở, hai chục bước là một phút. Không cần phải tính ba cái đếm đó nữa. Đếm nó mắc cái khởi ý của mình phải đếm ở trong đó, không được. Nó thành ra cái pháp khác, nó không phải là pháp của Phật. Cho nên con về tập lại đi con.

Tu sinh Minh Hòa: Còn cái đó cũng của con

4- CHỦ ĐỘNG TÁC Ý DẪN TÂM

(38:56) Trưởng lão: Cái nào, cái này hả con? (Dạ) Cũng của con hả? Không con, cái này là con để hít thở cái hơi thở nó tự do mà không có cái pháp tác ý. Cho nên nhiếp tâm bằng phương pháp. Còn cái hơi thở mà để mình biết hơi thở ra, hơi thở vô đó là cái giai đoạn để tu tập an trú tâm.

Tu sinh Minh Hòa: Cái này con cũng có tác ý nhưng mà con không có để trong đó..

Trưởng lão: Tại vì con không để ở trong đó, cho nên con thấy từng hơi thở nhẹ nhàng ra vô, ý thức từng hơi thở nhẹ nhàng ra vô mà toàn thân của con thì an ổn vô cùng. Nhưng ở đây không có cái pháp tác ý từng hơi thở, cho nên gọi là pháp nhiếp tâm con thiếu, phải không? Nếu mà con để trong này con tác ý từng hơi thở, rồi thấy cái hơi thở nó nhẹ nhàng, nó ra vô một cách an ổn tận cùng thì được. Phải tác ý từng cái hơi thở con, bởi vì mình tu phải có pháp. Chứ không thể mình tu cái pháp này nó lộn qua pháp kia.

Con không tác ý mà con biết hơi thở ra vô làm con lộn vào cái pháp an trú tâm. Con hiểu chưa? Nó sai pháp. Mình làm tu pháp này chưa xong mà lộn qua pháp khác là coi như mình tu lộn xộn. Pháp nào ra pháp nấy.

(40:07) Cái pháp nhiếp tâm thì phải tác ý từng hành động của thân để mà nhiếp tâm.

Các con lưu ý phần này, không khéo mấy con tu pháp này chưa rồi, mấy con lại nhào qua tu pháp an trú tâm. Các con tưởng hai pháp này nó là một à? Ngày xưa tại sao mà Thầy dạy, Thầy đã nhắc nhở mấy con là tại vì cái người Phật tử họ Thọ Bát Quan Trai. Còn cái lớp chúng ta là lớp chuyên rồi, để đi sâu vào Tứ Niệm Xứ để chúng ta thực hiện Tứ Thần Túc. Phải không?

Cho nên nó chuyên rồi, nó không có còn mà tu chung chung. Còn hồi Thọ Bát Quan Trai của người cư sĩ Thầy dạy chung chung, cho nên có kết hợp “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra đếm một, hai, ba, bốn, năm, rồi mới tác ý một lần. Đó gọi là tập cho nó quen vừa nhiếp tâm vừa an trú.

Còn bây giờ đó, nhiếp tâm là ra nhiếp tâm mà cho đúng ba mươi phút. Rồi ba mươi phút được rồi thì Thầy sẽ dạy an trú tâm. Rồi an trú tâm bằng những cái phương pháp nào để cho nó thực tế và cụ thể mà đúng theo phương pháp của Phật dạy. Do đó cho nên vì vậy mà con ghi ở đây nó không có nói đến cái pháp tác ý hơi thở. Có phải không con?

Tu sinh Minh Hòa: Cái pháp tác ý: “An tịnh thân hành” của con thì con lúc nào con vô đó là vô ngồi Định Niệm Hơi Thở thì con cũng có tác ý đó, cái này là con cũng có tác ý.

Trưởng lão: Nhưng mà đó là An tịnh thân hành đó, An tịnh tâm hành”, nó là cái pháp an trú tâm. Còn cái pháp nhiếp tâm của con thì con phải nhiếp bằng từng hơi thở: Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra, rồi hít vô, thở ra, rồi tác ý nữa suốt ba mươi phút như vậy. Con có làm suốt được ba mươi phút như vậy chưa?

Tu sinh Minh Hòa: Con nhiếp tâm: An tịnh thân hành” của con rồi sau đó năm hơi thở mà lắng nghe của con đó, con mới vô trong đó nữa, rồi từ từ thì cũng như kỳ trước con có đưa cho Thầy coi đó.

(42:10) Trưởng lão: Rồi.

Tu sinh Minh Hòa: Đó, cái pháp đó. Nhưng cái trong này thì con không có ghi vô cái đó. Nhưng mà con biết con có tác ý trong này, nhưng mà sao mà cái sự tác ý của con cũng y hệt như vậy mà ngồi ba mươi phút nó không có một cái niệm nào mà vô ra. Hít vô thì cũng vô, mà thở ra thì nó cũng ra, chứ nó không có nhiếp vô trong cái tâm của con được. Rồi nó muốn vô ra chừng nào nó vô ra. Rồi hết cái đó rồi ba mươi phút không thấy vô ra gì. Mình muốn vô thì mình hít vô, mình muốn ra thì mình thở ra.

Rồi còn tới vọng tưởng, vọng tưởng thì cũng ba mươi phút nó cũng không có vọng tưởng nào vô hết. Mà không có vọng tưởng gì hết, nó chỉ vô ra, vô ra, vô ra như vậy. Mình muốn vô hít vô, muốn ra thì nó ra, cái tâm của con nó không bám vào trong cái đó. Mỗi lần nó bám vào nhưng bây giờ nó không bám vào nữa mà nó muốn vô đi vô, mình hít vô thì vô thì mình biết hít vô, mình thở ra thì mình biết mình thở ra. Như vậy đó nó trống rỗng quá mà hít vô trong cái tâm…​

Trưởng lão: Đúng rồi! Nó phải trống rỗng như vậy đó mới đúng. Con hiểu không? (Dạ) Chứ không phải như lúc trước kia con phải vận dụng. Còn bây giờ nó trống rỗng coi như con hít vô thì biết hít vô, thở ra biết thở ra thì đó đúng rồi. Đâu có gì đâu. Còn cái khi mà con không hít vô, thở ra thì con biết con không hít vô, thở ra.

Tu sinh Minh Hòa: Con biết hít vô mà biết thở ra con cũng biết nhưng mà nó không có vô trong cái tâm con nó không có tiếp nhận được cái đó.

(44:07) Trưởng lão: Bây giờ nó không nhận ra?

Tu sinh Minh Hòa: Dạ! Nó làm như nó không nhận gì hết, nó không nhận vô mà không nhận ra, muốn hít vô thì vô muốn ra thì ra. Con không biết cái đó là sao?

Trưởng lão: Không phải! Con bị lạc ở trong cái mất cái sự tự chủ của con rồi. Nghĩa là cái tưởng của con bây giờ nó hiện ra, cho nên con mất tự chủ. Lẽ ra con phải chủ động: Hít vô tôi chủ động hít vô, thở ra tôi chủ động thở ra”. Do đó con thấy cái pháp nhiếp tâm là nó chủ động nó điều khiển qua cái ý thức của nó hít vô, thở ra, chứ không được cái hơi thở hít trước hoặc hít sau. Cho nên nó tác ý nó bảo: Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra. Rồi bắt đầu bây giờ nó vận dụng nó hít vô nè, rồi nó vận dụng nó thở ra, rồi nó ra lệnh nữa, nó làm theo cái lệnh của nó. Còn con bây giờ nó muốn hít là hít, muốn thở là thở, tự nó thì như vậy là thân của con không phải là của con nữa.

Tu sinh Minh Hòa: Nó không ra không vô, nó…​

(45:05) Trưởng lão: Nó muốn hít là hít, muốn thở là thở chứ nó không phải là theo cái sự vận dụng. Cho nên do cái chỗ đó con thiếu cái giai đoạn tập căn bản nhất, là chủ động điều khiển hơi thở qua cái ý thức của con. Con tập lại cái vấn đề chủ động của cái pháp nhiếp tâm, vì trước kia con chỉ an trú tâm mà không chủ động được cái pháp nhiếp tâm.

Đó thì hôm nay mấy con thấy đây là một cái sự sai lệch khi chúng ta nhiếp tâm chưa trọn vẹn bằng cái phương pháp, mà chúng ta vội an trú tâm. Thì do đó bây giờ cái tâm của chúng ta nó điểu khiển theo cái tưởng của nó, cho nên nó muốn hít là hít, muốn thở là thở, chứ không phải còn ý thức của chúng ta nữa. Đây là một bằng chứng cụ thể cho các con biết rằng chú Minh Hòa đã là, đã đi sai vào cái sự tu tập, nó không đúng. Nhưng nó cũng có cái lực đuổi bệnh, nó làm cho bệnh nó giảm, nó không còn đau đớn. Có phải con đuổi được bệnh được không?

Tu sinh Minh Hòa: Dạ, được.

(46:07) Trưởng lão: Được! Đó, thì mấy con thấy đó là một hiển nhiên. Đâu có phải tưởng nó không đuổi bệnh được, cái lực đó, lực tưởng mà.

Cho nên là ở đây chúng ta tu tập để làm chủ bằng cái ý thức của chúng ta, chứ không phải bằng cái tưởng. Bởi vì cái tưởng chúng ta nó sẽ, sau này nó dẫn chúng ta đi sai đường. Đi vào con đường mà các thầy tổ của chúng ta bên Đại Thừa hôm nay mà viết những kinh sách này đều là do tưởng mà viết ra, cho nên nó không có làm chủ được sự sống chết. Con hiểu chưa? (Dạ)

Đó, cho nên vì vậy nó có những cái lực, nhưng mà cái lực đó nó không phải đi đến cái chỗ quét sạch tâm tham, sân, si, nó mất cái sự chủ động.

Vì vậy mà trong kinh Pháp Cú Đức Phật nói: Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp. Thế mà ý thức của chúng ta không dẫn được nó thì làm sao mà chúng ta tu tập được? Mà ý chúng ta muốn chết là nó chết, muốn sống là sống. Mà trong khi đó cái tưởng của con nó bảo chết thì mấy con mới chết, bảo sống thì như vậy mấy con bị tưởng chứ không phải là ý thức.

Cho nên bây giờ khi mà tưởng mà tu đến cái mức độ mà tưởng đó, thì nó sẽ không còn sống một cái trạng thái bình thường như con người chúng ta đang sống trong ý thức. Con tu một thời gian nữa, rồi bắt đầu đó con đi lượm cây chổi rách, cái áo rách, tất cả những đồ dơ bẩn ngoài chợ quải trên vai một sấp, đi tùm lum từ xóm này đến xóm khác. Coi như người ta sẽ thấy con, riêng con thì con thấy nó không có chướng ngại gì hết, nhưng mà thiên hạ thấy con là người điên.

Không, Thầy nói thật! Mấy con thấy đó là một cái sự thật. Cho nên con không còn ý thức điều khiển mình thì từ đó nó sẽ, tưởng thức nó điều khiển con. Cũng như bây giờ hơi thở mà con không có chủ động, nó muốn hít là hít, muốn thở là thở. Ngay cả hơi thở mà nó còn điều khiển kiểu này thì thử hỏi nó điều khiển cách ăn mặc của con, thì chắc chắn là như giáo sư Bùi Giáng hoặc là Trần Chánh. Các con có gặp các vị giáo sư này không?

Tu sinh Minh Hòa: Dạ, chưa.

(48:13) Trưởng lão: Nghe nói Bùi Giáng, Trần Chánh thì các con biết rằng cái dạng của các ông này nó không có còn sống như con người của chúng ta nữa rồi. Con người này con người tự tại vô ngại rồi, nó không còn sống nữa. Ghê lắm mấy con! Trần Chánh thì vác một cây chổi chà, rồi quải một cái túi rách rưới lang thang, đụng cái gì mà rác rến gì của ở ngoài chợ bỏ vô hết. Quải đi tùm lum từ chỗ này đến chỗ khác. Quần áo thì lang thang, không tắm giặt, đi ngang người ta nghe mùi hôi người ta hoảng sợ.

Còn Bùi Giáng thì cỡi chiếc xe đạp rèn đi cót két từ đường này sang đường khác, đi tùm lum mà là giảng sư của Đại học Vạn Hạnh. Xót xa lắm mấy con. Con đường tu các vị vẫn hiểu biết mà hiểu biết qua cái lạc, nó không đúng của ý thức của chúng ta. Đau lòng lắm mấy con. Các vị rất là thông suốt Thiền Tông chứ đâu phải không thông suốt.

Đó, cho nên con về tập lại nhiếp tâm và an trú cẩn thận kỹ lưỡng cho Thầy. Bằng cái pháp nhiếp tâm cho kết quả hẳn hoi, rồi mới tu tập tới, phải không? Để Thầy hướng dẫn cho cụ thể hơn.

Ở đây con trình cho nên vì vậy mà Thầy thấy rất ngạc nhiên. Đầu tiên thì con không đếm lộn, bước đi không đếm, thì Thầy nghĩ rằng đây là cách thức của các nhà Đại Thừa Thiền Tông dạy. Nghĩa là làm sao mình đếm không lộn, là mình đi không lộn mà mình biết hơi thở rõ ràng, đó là cái giai đoạn đầu.

Nhưng ở đây pháp Phật dạy thì chúng ta nhiếp tâm bằng phương pháp Như Lý Tác Ý, rồi lần lượt an trú tâm bằng phương pháp Như Lý Tác Ý. Như thế nào để mà an trú cho được, mà an trú đúng cách?

(50:04) Có những trạng thái của tưởng đều xả ra hết. Để rồi chúng ta còn lại một con người rất bình thường của ý thức, hoàn toàn: Cảm nhận toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm nhận toàn thân tôi biết tôi thở ra rõ ràng. Để chúng ta đi vào Tứ Niệm Xứ, tăng cái thời gian dài mà không bị trạng thái tưởng nào lọt vào trong trạng thái Tứ Niệm Xứ. Chừng đó chúng ta mới đủ khả năng luyện Tứ Thần Túc, đúng pháp không còn sai. Hiểu chưa? Bây giờ con về đi, tập lại.

Tu sinh Minh Hòa: Thưa Thầy, con viết trong đó lộn. Con nói lộn, chứ con nói là ngồi ba mươi phút thì con coi như là tỉnh thức, ba mươi phút đó là nó không có vô ra gì hết. Đó, theo hơi thở vô, hơi thở ra con đi vô con cũng biết mà ra con cũng biết, nhưng mà ba mươi phút rồi nó cũng vẫn êm ru. Đó, như vậy đó con mới là viết thư lên Thầy để chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: Con nói ở trong thơ thì con nói con không cảm nhận gì hết. Nó muốn vô là vô, nó muốn ra là ra, nó suốt ba mươi phút.

Tu sinh Minh Hòa: Là hết ba mươi phút một thời gian đó, rồi con cảm nhận nó được ba mươi phút tỉnh thức trong đó theo dõi từng hơi thở vô ra mà trong ba mươi phút rồi, rồi hết rồi con thấy nó cũng vẫn vô ra như vậy thôi, con mới xả ra, con thấy nó sao…​

(51:30) Trưởng lão: Vậy thì con phải tập lại như thế này để an trú. Nhưng mà con cũng phải tập lại cho đúng pháp. Bây giờ nhiếp tâm là phải dùng cái pháp tác ý đó. Nhiếp tâm dẫn từng hơi thở khi đi vào cho đến phút ba mươi mà hoàn toàn lúc nào cũng không bỏ được cái pháp tác ý, đó là cái giai đoạn. Bởi vì ở đây chúng ta tu có phương pháp đàng hoàng, chứ không phải tu ngang xương được, rồi sau đó an trú. Bây giờ con an trú thì con nhắc ba cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Đề mục thư nhất, đề mục thứ tư và đề mục thứ năm của nó để cho mấy con được nhiếp tâm, an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành.

Để rồi các con sẽ ngồi im lặng để chỉ biết hơi thở ra và hơi thở vô mà thôi. Con làm được vậy không? Về làm lại cho nó căn bản coi cái pháp đầu tiên nhiếp tâm của mình, coi thử coi đạt được không?

Đạt được rồi thì lúc bấy giờ an trú tâm. An trú tâm thì chỉ tác ý những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở mà Thầy đã vừa nói. Thì lúc bấy giờ tác ý xong rồi thì ngồi im lặng để cho tâm mình biết hơi thở ra, biết hơi thở vô suốt ba mươi phút. Được như vậy rồi thì Thầy kiểm tra lại kỹ lưỡng, hẳn hoi Thầy sẽ cho vào Tứ Niệm Xứ tu tập. (Dạ) Rồi bắt đầu bây giờ con về, không có gì đâu.

Có gì không con?

Tu sinh: Dạ, Thầy con xin …​

Trưởng lão: Nói chờ Thầy chút xíu. Bởi vì Thầy đang kiểm chút xíu. Rồi, nói chờ Thầy chút xíu Thầy sẽ ra. À con xin cho bác Từ Phước để …​(52:58)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy