00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 47-XẢ ĐẾN KHI TOÀN THIỆN MỚI VÀO TỨ NIỆM XỨ

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 47

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 01/05/2008

Người nghe: Tu sinh Giác Thường

Thời lượng: [01:02:43]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- SÁM HỐI VÌ PHẠM GIỚI LUẬT

(00:00) Tu sinh Giác Thường: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Thầy! Kính thưa Thầy!

Hôm nay có duyên lành Thầy đến thất con, có nhiều việc để con xin trình bày với Thầy. Trước khi trình bày xin Thầy chứng minh cho sự lòng thành của con, ước nguyện của con. Hôm nay được khi Thầy cho phép con, con xin Thầy chứng minh và có những điều gì trước khi ban bố cho con, con trình bày qua sự việc tu học, rèn luyện trong thời gian này, thưa Thầy để Thầy nắm vững, xin Thầy hoan hỷ.

Trưởng lão: Con cứ trình hết đi con.

Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Thời gian tu học của con Thầy đã hiểu biết về vấn đề con. Thì trong thời gian này Thầy cho con bước vào tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng trong lúc vào Tứ Niệm Xứ, con thấy con cũng chưa nắm bắt được, để an trú tâm và nhiếp phục tâm, vì nó còn chơi vơi. Con xin trình Thầy cho con trở lui lại nhiếp phục và an trú, và cho nó có cái sự tốt đẹp và vững chắc như thành đồng, vách sắt, khi đó bước vào cái Tứ Niệm Xứ cho chắc ăn. Thì qua cái lời con trình bày Thầy đã chỉ dạy cho con, Thầy đã cho phép con đã đi ra để tu lại sự tu học và an trú tâm và nhiếp phục tâm của con cho vững chắc.

Thì hôm nay qua cái sự lời Thầy dạy, dạy sao con làm nấy, qua một thời gian tu học của con, con cũng xin trình bày với Thầy, và cũng lắng nghe lời Thầy, đợi Thầy. Nhưng trong thời gian đợi Thầy, thì công việc Thầy đa đoan quá, dừng không được, cho đến nỗi mà một tuần đến thất con rất là khó khăn. Thưa Thầy! Vì đó mà con xin phép Thầy hoan hỷ, và cũng như là Thầy cũng đã gần bên con rồi, thì con xin trình bày với Thầy hiện giờ cái đợt một, giai đoạn hai đó, con đã tiến hành rất vững chắc. Trình bày với Thầy, trong thời gian tu học của con thì Thầy đã dạy ly và xả, ly và diệt và xả, thì con qua cái bắt đầu qua Tứ Niệm Xứ, con đã xả Thầy, xả như thế nào?

(02:48) Các chướng ngại pháp con tăng mạnh bằng cách nào? Có chướng ngại pháp, con cũng có là tư duy ra, thì có chướng ngại pháp là do giới luật của mình không nghiêm khắc, chứ còn nghiêm khắc thì không bao giờ có chướng ngại pháp. Vì đó con thấy, nếu mà nhiếp phục tham ưu ở thân được tốt đẹp thì cái tâm, cái thọ, cái pháp nó cũng là một mà thôi.

Vì đó con thấy trong sự nhiếp phục tham ưu của trên bốn chỗ con nắm vững về giới luật và tâm của con. Tâm con còn đắm nhiễm thì nó phải tán loạn, mà con không đắm nhiễm thì tâm con nó thanh tịnh. Mà thanh tịnh được thì các pháp được thanh tịnh. Như thân con nếu phạm giới luật, thì thân con bị tức cái này, đau cái kia, bị mỏi mệt và các chướng ngại ở trên thân nó sẽ làm cho con không được tu hành.

Thì đó con xét lại về giới luật để mà coi thử còn tham ưu cái gì. Con xét rất kỹ về giới luật. Trong mười giới Thánh Sadi thì con xét rằng từ mười giới cho đến lên một giới, một giới cho đến mười giới, thì mười giới cho đến một giới. Thì con thấy qua cái giới thứ hai và thứ nhất, tức là giới thứ một, thứ hai, giới thứ hai thì giới ly tham, tức là buông xả, con xét lại con thử coi buông xả chưa.

(04:35) Trong sự tu học của con, con thấy cái mà buông xả mà thô đó thì con thấy hết rồi, không còn gì. Chỉ có cái thân này đây để mượn hắn để mà nuôi thân, ăn để tạm sống để mà tu thôi, chứ ngoài ra con cũng chẳng có cái gì của con hết thì con xả.

Nhưng mà còn có cái vi tế để trình với Thầy là cái vấn đề tới cái bữa ăn, thì cũng không thèm khát chi, nhưng mà cái lòng tham của cái sự thức ăn của cái con người này nó lâu đời, đến khi đến phòng ăn để nhận cơm, con cũng tác ý rằng, đi trên đường con tác ý: "Bữa này ăn bình thường chứ không có ăn quá no mà cũng không ăn đói, chỉ xúc hai vá và cứ hai vá". Nhưng đến đó không làm chủ được, và nó xúc thêm ba vá, mà còn cãi lý lại là thôi xúc hơi nhiều về để cho những cái con súc vật nơi xung quanh mình, con sẽ thua nó. Bữa này con khắc phục, và sửa đừng để cho nó lại bị lại, và làm cách nào để làm chủ nó, con tạm trình Thầy.

Thứ hai nữa, cặp mắt con còn ngó lấu liên, còn ngó qua cái này, ngó qua cái kia, chưa an trú được tốt. Vì đó mà nhòm trái cây, cũng như các sư đi trước họ nhận hết, còn trái cây hay cái gì đó họ để lại.

Con đi sau cùng thì con thấy mấy sư không ăn, con nói thôi mấy sư không ăn thì mình lấy về mình ăn. Trong một thời gian đó con ăn rồi con về con xét, cái này là mình đã phạm hai giới luật: một là phạm cái lòng ham muốn tham ăn, hai là lấy của không cho. Dù cho người đó bỏ thối đi, nhưng mà mình chưa được xin, chưa ai cho mình không được lấy. Như vậy con thấy cái này con đang phạm cái giới này, đó là cái vấn đề chưa xả được cái tham ăn của con.

(06:44) Qua trình bày vấn đề cái giới thứ nhất cái giới sát sanh, là không nên giết hại chúng sanh thì con cũng có thưa Thầy là con mất Chánh Niệm Tỉnh Giác. Thời gian mà chưa vào thất, thì con cũng cố gắng hết sức. Nhưng mà đi đêm thì cũng có đạp con kiến, hay là con muỗi, nhiều con cuốn chiếu. Con cũng rất ân hận và thương và cũng tác ý với nhau, đừng oan trái với nhau. Con thành thật thương quý vị, không có đạp vào.

Nhưng đã qua hai tháng tu trong thất, nhưng mà con có khi con đi kinh hành ngoài đường, thì có mấy bữa con đạp. Thứ nhất là hai tháng nay con đạp con cuốn chiếu, với có một số kiến mà nhỏ quá, con đi con cũng không biết nữa, và có một số muỗi nó cắn, nhiều khi mình bất tỉnh giác mình quơ tay mình chạm một cái, thì đụng nó, nó chết. Con thấy cái này Đức Hiếu Sinh con còn chưa Chánh Niệm Tĩnh Giác, con có phạm hai cái này. Con xin hứa với Thầy, con sẽ khắc phục về giới luật, giới luật là thầy đó, nếu giới luật mà phạm thì tu hành uổng công vô ích.

(08:04) Cho nên giới luật là quan trọng nhất. Cho nên Phật, Thầy đã dạy, trước khi Thầy còn sống hay Thầy bỏ thân thì nghe lời Thầy dạy hai pháp: "Một là giới luật, hai là Tứ Niệm Xứ", con rất là am hiểu cái này. Vì sao như vậy, qua những lời Phật dạy để cho mọi người noi theo mà Thầy đã dạy con. Hôm nay con thấy rõ: "Hãy lấy giới luật và giáo pháp của ta làm Thầy, đừng lấy ai làm Thầy, làm đuốc soi đường, làm chỗ nương tựa vững chắc".

Lời Thầy dạy, Phật dạy con ghi khắc, qua từng lời này con đã thấm hiểu quá sâu rồi. Người tu học mà không có giới luật, hay là Giới- Định- Tuệ thì chẳng có ích lợi gì. Như vậy thì hôm nay thưa Thầy! Thầy cứ nhắc con là: "Hãy tự lực, các con tự thắp đuốc lên mà đi!", chứ Thầy chỉ trợ duyên thôi chứ không làm sao được cho các con. Như vậy thì con biết việc làm của Thầy rất bận rộn, Thầy thương các con lắm, nhưng mà các con tự vô minh quá nhiều, Thầy nói mà không nghe, Thầy vẽ mà không làm được thì các con quá mê mờ.

Cho nên con phải cứ dậm chân tại chỗ, thì đó là Thầy rất là oải cho các con. Thầy cũng muốn làm cho các con nên người và theo Thầy. Trò nên, thì Thầy cũng là mát mặt đẹp mày, trò học giỏi, tu hành tốt thì Thầy cũng là tiếng tốt, và Thầy sáng suốt dạy trò sáng suốt. Qua cái việc này con nghĩ rằng, Thầy là vô sư trí của Thầy và hữu sư trí của Thầy, sẵn có trong Thầy hết.

(10:05) Nhưng Thầy nói ra, Thầy vẽ ra, Thầy sợ cái danh, bị cái ngã. Cho nên Thầy nói sơ sơ thôi, ai mở được thì mở, làm được thì làm, còn không thì thôi. Để cho quý vị là triển khai trí tuệ và vô sư trí của quý vị. Quý vị tu được thì quý vị nhờ, chứ còn Thầy thì Thầy cũng sợ cái việc này lắm, con cũng biết. Nếu Thầy đứng ra dạy vẽ quá, thì sợ một cái ngã. Hai nữa là Thầy sợ cái danh, một xíu danh nhỏ cũng bỏ. Cho nên Thầy thương chúng con mà không biết làm sao.

Hôm nay con thấy cái việc làm của con, con xin thành thật với Thầy. Cuộc đời của con, con chỉ ước nguyện trong một cuộc đời này con phải giải thoát. Nếu không được giải thoát thì con đi về đâu đây? Cho nên con hôm nay khép chặt tu hành, hết lòng nghe Thầy. Nhưng xin Thầy hoan hỷ. Việc Thầy làm quá đa đoan. Thầy nói với con là một tuần Thầy đến với con, không cần viết thư từ, đến với con để có gì Thầy chỉ dạy cho con.

Nhưng việc Thầy đa đoan quá nhiều, nhiều khi ba tuần, hai tuần Thầy chưa đến. Công việc của con đó thì nó không muốn bị dậm chân tại chỗ, nó muốn tiến tới và tiến tới thôi. Vì đó mà con có phạm với một vài điều mà để biết cách qua mặt Thầy, xin Thầy hoan hỷ và từ bi cho con. Con xin thành thật có sự tham của con như vậy, nhưng trong sự tham của con đó, xin Thầy, tham quá thì ức chế tâm, con biết nếu tham quá ức chế tâm.

(12:00) Cho nên sự tu học của con, con không tham. Hiện giờ con buông xả và ly hết sạch, giờ nào việc nấy, nghỉ thì nghỉ, làm thì làm chứ không có tham nữa. Tham ức chế tâm, mà ức chế tâm thì sự chướng ngại hết sức là khó khăn cho tu hành, con cũng biết điều này. Cái điều thứ hai đó Thầy sợ con ngồi lâu hay là làm việc gì, thì bị vọng tưởng mà con không biết.

Nhưng thưa Thầy! Việc này con đã nắm vững, khởi lên niệm gì con phải xét niệm đó, niệm nào mà thấy có sự mê tín, dị đoan ,lạc hậu, không sự thật, và nói một cái ví dụ là, một niệm là đi đến tây phương Cực Lạc để gặp đức Phật A Di Đà, đó là cái ảo tưởng, đó là cái tưởng tượng chứ đức Phật Di Đà chưa đúng sự thật cho nên mình không theo, bỏ!

Ví dụ thứ hai: Khởi lên một cái niệm đức Phật Di Đà ra đời, đức Phật Di Lặc ra đời, chứng minh đức Phật Di Lặc, đệ tử đức Phật Di Lặc, lý lịch đức Phật Di Lặc cũng chưa nắm vững, đây cũng là ảo tưởng, bỏ! Điều thứ ba nói về Quan Âm thể hiện chỗ này qua việc kia để cứu độ chúng sanh, thì xét lại qua cái tiểu sử của Quan Thế Âm thì mình biết Quan Thế Âm đang có ức chế tâm, ức chế tâm làm sao mà có thần thông, tự tại có Tam Minh như vậy chưa làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, thì làm sao mà có được như vậy.

Thì đây là ảo tưởng, mộng tưởng và cái tưởng của chúng sanh, để mà đưa ra thôi thì tất cả các cái sự của con, con trình bày vài nét để nắm vững với Thầy xin Thầy hoan hỷ để chỉ dạy cho con. Hiện giờ con xin trình bày cho nó rõ hơn rồi Thầy chỉ dạy. Mà qua cái đợt này, thì qua cái đợt này con rà lui, rà tới và thực hành rất chính xác. Cái đợt hai mà về Tứ Niệm Xứ này, thì con thấy mục đích là bệnh tật là do giới luật, tâm phóng dật cũng do giới luật điều đó là chắc ăn.

(14:25) Cho nên giới luật mà không nghiêm khắc, nghiêm chắc thì không làm chi được cái gì hết. Cho nên giới, định mới có tuệ mà không có giới thì không có tuệ. Con nghĩ là Thầy đã dạy con rất nhiều. Hôm nay con bạch Thầy vài điều này xin Thầy hoan hỷ. Hiện giờ xin Thầy cho con lên đợt hai, giai đoạn ba đi. Con sẽ quyết chí nghe Thầy, lời Thầy dạy một câu thôi, Thầy dạy cho con là vài ba câu rồi con sẽ, từ đó con mò là con sẽ đi đến,…​. thấy con mà có trở ngại, con xin cầu mong Thầy dạy để cho con đi đúng, để con thân bình, tâm an, và có sự sáng suốt thì đó là con đã đi thẳng đường.

Hôm nay con xin Thầy cho con qua cái đợt thứ hai nữa là rèn luyện Tứ Thần Túc bằng cách nội tâm, và trong thân này là có nội và ngoại, hợp nhất là lấy cái hơi thở để rèn luyện, và rèn luyện cái hơi thở này bằng cách nào, để cho nó có chính xác hơn. Chứ còn buông lung quá thì không chính xác mà nó chậm, nó chậm, Tứ Thần Túc nó không ra. Tức là giới luật, tức là Giới- Định- Tuệ, nó không thể phát triển, thì không bao giờ mà tiến vào con đường làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

Thì đó cái quan trọng này, lúc này là quan trọng nhất cho đời tu hành của con. Xin Thầy hoan hỷ cho chúng con và tiếp tục thương con và cứu con trong đợt này. Nếu Thầy bận việc quá mà không cứu con thì chắc là con cũng dậm chân tại chỗ. Nhưng mà Thầy cứu là Thầy cứu, Thầy cứu có nghĩa là Thầy không thể mà đến thẳng được, mà Thầy chừa chừa, để cho con được tư tuệ, hay là cho con có thêm cái sư trí vô lậu của Thầy ban cho con, để con thấy được như vậy thì con sẽ đi đúng. Rứa là qua những cái lời thỉnh cầu của con mà Thầy đến đây hôm nay, là mục đích là Thầy cho con vào cái giai đoạn hai, cái đợt hai, giai đoạn ba này.

(16:47) Thì thời giờ con rất cấp bách tuổi con hôm nay theo tuổi chẵn là bẩy ba, bẩy bốn tuổi rồi. Mà hôm nay Thầy mà để cho con mà cứ như vậy, như vậy đó thì chắc có lẽ con rất là chậm tiến. Thứ hai nữa, trong thời gian cái đợt này là đợt bẩy tháng, bẩy tháng, bẩy ngày để mà tu luyện và chiến thắng. Mà hôm nay là hai tháng rồi, mà nếu mà không tinh tấn Thầy có giúp con để vượt qua cái giai đoạn này, mà con không được cái gì chắc con không biết đi về đâu nữa, chắc cũng không làm gì đi về đâu nữa.

Cho nên vì vậy con sẽ xin Thầy hai điều: một là con không ức chế tâm, hai là con không vọng tưởng có hai điều đó. Con phải giữ đúng hai cái đó đừng lạc vào tà đạo, đừng ức chế tâm mà sinh ra nhiều chuyện, bỏ lại giai đoạn đó. Như giai đoạn này, thì giai đoạn đầu thì con đã ly và diệt đến cùng, con đã xả rồi, thì con xin nhờ Thầy chỉ dạy. Hôm nay là con quyết chí là phải xả hết, buông hết, như là các vị đại thần mà đến nghe Phật thuyết pháp rồi buông sạch không còn gì hết, và con cũng không còn gì nữa.

Như vậy thì chắc con cũng như mấy ông đại thần này thôi, thì như vậy thì con xin trình bày qua những lời con sự thật và chân thật, chứ con không có chướng ngại…​ không có gì hết, mà con cũng chẳng cầu danh cầu lợi gì nữa, chỉ có làm sao để làm chủ sanh, già, bệnh, chết trong kiếp này mà thôi. Xin Thầy hoan hỷ để chỉ dạy cho con, xin Thầy.

2- NHIẾP TÂM - AN TRÚ - TỨ NIỆM XỨ

(18:33) Trưởng lão: Bây giờ con lắng nghe cho kỹ con đường đi của đạo Phật nó cụ thể nó rõ ràng. Nếu mình đạt được cái chỗ này thì mình mới học tới cái lớp cao. Mình học cái lớp cao thì mới được lên cái lớp cao hơn. Còn cái chỗ này mình chưa có đạt được thì mình lên cái lớp cao hơn thì hỏng chân, mất căn bản. Nó không có được, tu không có được, bởi vì Phật pháp nó rất rõ.

Cho nên vì vậy, từ hôm rày tới nay cho con ra đây đó, là cái mục đích mà theo dõi con đó, để thấy con đạt được cái kết quả tu tập hay không? Nhanh hay là chậm là do cái chỗ đạt được kết quả, chớ không phải tu lung tung, tu đủ thứ, không phải vậy. Mà tu nhiếp tâm, nhiếp tâm có hết vọng tưởng không trong ba mươi phút. Nghĩa là ba mươi phút lúc nào con nhiếp tâm cũng không vọng tưởng, đó là kết quả thứ nhất là nhiếp tâm, con hiểu chưa? Đó là lời dặn thứ nhất. Con lắng nghe cho kỹ.

Giai đoạn thứ hai là an trú tâm, mà an trú cho được trong ba mươi phút mà không có hôn trầm, thùy miên. Bởi vì con nhiếp tâm nó không có niệm khởi nữa rồi, thì an trú là cái mục đích đó là diệt si mê, diệt hôn trầm, thùy miên. Mà giờ vọng tưởng và hôn trầm, thùy miên hết rồi phải không? Thì con mới được vào Tứ Niệm Xứ. Chứ còn hai cái này còn thì không được vào Tứ Niệm Xứ tu. Nghe kĩ chưa?

Con thấy các cấp bậc, con tự xét thấy rất rõ nhiếp tâm trong ba mươi phút mà còn niệm khởi thì chưa nhiếp tâm xong, còn ở lớp nhiếp tâm. Nếu con kéo dài sáu tháng, một năm là do sự tu tập của con, chứ không phải là. Còn nếu mà con nhanh chóng trong mười ngày hay hoặc là trong bảy ngày hay trong ba ngày, mà con nhiếp được. Lúc nào cũng nhiếp được không niệm khởi trong ba mươi phút, thì ba ngày, hai ngày con đạt kết quả rồi. Thì con lại thay đổi vào an trú tâm để phá sạch hôn trầm. Trong một, hai ngày tới một tuần lễ là hoàn toàn hôn trầm, thùy miên không đánh con được, tức là con đã an trú được. Mà con đã an trú được trong vòng một tuần lễ thì Thầy thấy đâu có phải tới hai, ba tháng đâu.

(20:45) Tại vì con nhiếp chưa được, bắt buộc con phải nhiếp được cho kỹ. Mà bây giờ nhiếp chưa được thì phải tu nữa, con hiểu không? Còn vọng tưởng phải tu nữa chứ, nó đâu phải! Còn niệm khởi thì phải tu nữa chứ. Bởi vì cái mục đích để chúng ta đi tới Tứ Niệm Xứ, cái mục đích nhiếp tâm và an trú để đi tới Tứ Niệm Xứ. Còn hoàn toàn như đời sống của con hiện giờ là một khất sĩ, là buông xả sạch, không còn ham muốn gì.

Từ hôm đó tới nay con về Tu viện này là bỏ sạch, nhưng nói ở ngoài nói, nhưng mà sự thật con thấy chưa bỏ sạch. Tới cái ăn, cái uống con trình nó còn tham kia mà, có phải không? Nó phi thời, nó thấy của người ta bỏ nó còn muốn lấy thêm. Thì đó rõ ràng con trình thấy đó là giới luật chưa nghiêm được. Thà chết trong giới luật, chứ không phạm giới luật.

Hai vị tỳ kheo đến thăm Phật. Một vị giữ giới không uống nước có trùng mà chết giữa sa mạc. Một vị không giữ giới uống nước có trùng gặp Phật, Phật quở trách. Và chỉ cho cái người đã chết đã gặp Phật, đã chứng quả A La Hán, giới luật chứng quả A La Hán. Nếu mà thiếu giới luật thì không thể chứng, mà thiếu giới luật thì không thể nhiếp tâm và an trú tâm được, con thấy rất rõ ràng.

Đó cho nên vì vậy bây giờ an trú vào cái chỗ nhiếp tâm con ba mươi phút, Thầy đâu có cho con một giờ, hai giờ đâu. Có ba mươi phút thôi! Mà ba mươi phút làm cho được, hoàn toàn, ngày này qua ngày khác. Không tu thôi, tu là không có niệm khởi. Hễ mình vô nhiếp tâm là mình làm chủ nó, mình dẫn nó vào cái tâm của mình không có niệm. Nó có phương pháp hẳn hoi, con lắng nghe. Có phương pháp dẫn tâm vào đạo: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra thì cái ý thức của con tiếp tục làm việc. "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra.

(22:34) Cái ý thức phải nhiệt tâm, tác ý phải nhiệt tâm. Tác ý tức là tác ý rất rõ ràng và hít vô, thở ra nhiệt tâm, để thấy biết hơi thở, cảm nhận hơi thở rõ ràng. Thì hai cái pháp này đó, một cái pháp dẫn và một cái pháp thực hiện. Pháp nhiếp, dẫn và nhiếp để cho nó dính cho chặt vô. Thì lúc bấy giờ Thầy nói, một cái người mà rõ ràng có nhiệt tâm là nghe Thầy nói rồi, họ tu không bao giờ có niệm, có phương pháp. Cũng như một con trâu mà con xỏ dây vào, con cột dây con dẫn đi, nó làm sao nó ló bên này ăn mạ, ló bên kia ăn lúa người ta.

Bởi vì cái dây của con cầm đây, cho nên nó kéo qua sao được. Con đi đâu nó phải đi theo đó, bởi vì nó có pháp mà. Cho nên nhiếp tâm nó có pháp mà, nó không pháp làm sao được!? Như vậy người ta còn phải tu tập nó trong một tháng để cho nó thuần thục trong pháp nhiếp. Lúc nào cũng không có niệm, tức là chúng ta tạo nó thành một cái thói quen không niệm, nó thuần thục. Cho nên nó thuần thục rồi con trâu, con thả sợi dây, con đi đâu nó theo đó.

Bắt đầu bây giờ con đi đâu nó theo đó. Tức là con hít thở thì cái tâm của con nó ở trên hơi thở chứ nó không có lìa hơi thở con, tức là nó theo con rồi. Thì lúc bây giờ con an trú. Khi con an trú làm sao mà có niệm, có hôn trầm? Bởi vì cái sức tỉnh đến cái mức độ mà không có một cái niệm nào khởi, thì làm sao có hôn trầm, thùy miên? Tại vì cái sức tĩnh con yếu, hôn trầm, thùy miên đánh vô. Cho nên con mới gục, mới hôn trầm, thùy miên. Thầy biết mấy con tu chưa có nhiệt tâm, chưa có quyết định một cuộc đời tu. Vì cuộc đời của mình sắp sửa chết rồi, phải nhiệt tâm hết sức.

(24:14) Cho nên Thầy dạy mấy con tu với cái sức của mấy con ba mươi phút, không dạy tu nhiều. Rồi ba mươi phút, rồi nghỉ ba mươi phút hay một giờ, rồi trở lại tu. Mà lúc nào không tu thôi mà đã tu là làm chủ, đó là cái căn bản nhất của cái người tu. Hễ giới luật con lỏng lẻo thì nhiếp tâm không bao giờ được, muốn làm sao cũng không được. Mà giới luật nghiêm chỉnh thì nhiếp tâm sẽ được. Mà nhiếp tâm được thì an trú tâm không khó. Mà an trú tâm không khó thì vào Tứ Niệm Xứ dễ dàng như trở bàn tay.

Cho nên đức Phật mới xác định: "Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm". Khi vào Tứ Niệm Xứ "bảy ngày, bảy tháng, bảy năm" con chứng đạo, chỉ trong bảy ngày chứng đạo. Cho nên con nghe cái bức ‘Những lời tâm huyết’ Thầy nói rất rõ, có ai hiểu được không? Tại sao các quan đi đến để thỉnh Phật trở về thăm vua cha, nhưng lại nghe đức Phật thuyết pháp rồi bỏ hết cả quan tước, cả vợ con, cả tất cả những giàu sang của một vị quan, đều bỏ hết theo Phật? Chẳng bao lâu các vị chứng quả A La Hán. Tại sao vậy?

Đâu phải Phật pháp khó. Tại vì mình thiếu nhiệt tâm, tại vì mình tu lờ mờ. Thật sự mấy con có nhiệt tâm, nhưng mà nhiệt tâm chưa đúng cách. Thầy biết tất cả tu sĩ ở trong này, Thầy kiểm tra, Thầy thấy rõ, họ tu để cho nó khỏe. Còn cái người nhiệt tâm, không làm thôi mà làm thì chắc ăn. Nghĩa là mình không tu thi thôi, mà tu ba mươi phút là phải làm cho chắc ăn chứ không phải làm. Làm không chắc ăn là làm có vọng tưởng, nhiếp tâm có vọng tưởng.

Còn an trú tâm, mà an trú tâm không có hôn trầm, thùy miên là an trú tâm làm chắc ăn, an trú tâm chắc ăn. Còn an trú tâm hơi cái lặn vô gục, thì đó là an trú tâm không nhiệt tâm, không làm hết sức mình. Trong phương pháp làm chưa hết sức tu tập. Còn tại sao trong thời đức Phật dễ như vậy? Thời nay người ta lười biếng. Lúc đầu thì siêng năng, tu lúc cái lười biếng. Thầy biết cái lười biếng là rất lớn, mà lười biếng do tâm si mà ra.

Đó con thấy đâu có khó gì đâu, mà vào Tứ Niệm Xứ thì rất dễ, đâu có gì. Bởi vì con an trú rồi, thân không đau, không nhức, không tê, không này kia thì thời gian kéo dài ra đâu phải khó. Bữa nay thí dụ như chẳng hạn bữa nay con vào ba mươi phút an trú được rồi, bắt đầu Thầy cho vào Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ mới cho tăng. Cho nên con chỉ cần tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Ngồi lại: "An trú thân hành tôi biết tôi hít vô, an trú thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi bắt đầu thở ra, thở vô thì cái tâm nó bám vào.

(26:50) Bởi vì mình nhiếp tâm được rồi, mình an trú được rồi, mình nhắc vậy là nó an trú vô liền. Nó an trú vô liền thì kéo dài ba mươi phút. Từ đó mình vô Tứ Niệm Xứ là tăng lên liền, một giờ đồng hồ liền tức khắc, đạt được chất lượng liền tức khắc. Bởi vì nó rất tĩnh, trong ba mươi phút rất tĩnh, không hôn trầm thì con kéo dài một giờ nó nhanh như chớp. Một giờ đồng hồ con thấy như một phút đi qua. Nó an trú đến nỗi mà quên cả thời gian. Còn các con còn bị thời gian chi phối. Đó các con thấy không?

Vì vậy mà trong cái thời gian ngắn nhất, con sẽ ở trong trạng thái bất động, thanh thản của Tứ Niệm Xứ. Phải đúng cái cách của nó kéo dài sáu tiếng đồng hồ, Thầy mới dạy luyện Tứ Thần Túc. Còn con chưa đạt được cái bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự sáu tiếng đồng hồ mà dạy Tứ Thần Túc thì con chỉ tập luyện nó thành ra những thần thông tưởng. Nó tạo cho trở thành ma chướng, nó nguy hiểm cho bản thân con.

Cho nên con bao giờ mà Thầy dạy mấy con, Thầy có nói cái pháp Tứ Thần Túc không? Cho nên cái tập mà Thiền Định I, Thiền Định II, Thầy có viết không? Người chiến thắng I Thầy nói, chứ Người chiến thắng II Thầy không nói đâu. Thầy không nói cái kinh nghiệm mà tu Tứ Thần Túc, Thầy chưa nói đâu. Nói mấy con đem ra mấy con nói, mấy con làm như mấy con chứng, mấy con gạt người ta, chứ sự thật mấy con chưa làm được.

(28:07) Bởi vì tâm bất động mấy con có được chưa? Giới luật chưa nghiêm túc, Thầy biết rất rõ. Cả bao nhiêu chúng về đây quyết tâm tu chớ, nhưng mà giới luật con thấy không được trọn mà. Từ hôm đó tới nay Thầy đưa con ra đây, con thấy hạnh độc cư của mấy con, ở trong chắc gì con giữ được. Họ không tìm mình, con không đi nói chuyện với họ, họ cũng tìm cách họ nói chuyện. Mà cái hạnh độc cư là cái hạnh phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà không trọn thì làm sao gọi là tu Tứ Niệm Xứ?

Cho nên hầu hết là cái hạnh độc cư không trọn vẹn, bị phóng dật rồi. Cho nên đức Phật nói: "Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật". Mà mình cứ tiếp duyên, làm sao không phóng dật? Con thử xét thử coi có vậy không? Bây giờ có muốn phóng dật cũng không được, có muốn tiếp duyên cũng không được nữa.

Cho nên cứ phải siêng năng tập, làm cho con sống một mình để siêng năng còn một pháp duy nhất: Nhiếp tâm, An trú. Thì nhiếp tâm phải cho đạt được rồi mới an trú. Chứ không thể nhiếp tâm chưa được mà lo an trú thì coi như hỏng chân. Bởi vì con đi vào cái pháp thứ hai. Mà cái pháp thứ hai- an trú- chưa được mà vào Tứ Niệm Xứ thì làm sao tu được? Mà Tứ Niệm Xứ chưa đạt được mà làm sao tu Tứ Thần Túc, thì làm sao đạt được? Căn bản của nó là Thầy nói vậy, con tự xét con thấy con ở mức độ nào được liền tức khắc. Con ở tu mức nào?

3- PHẢI DỪNG TƯỞNG TUỆ

(29:25) Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Qua cái lời chỉ dạy của Thầy, con có nghe rất rõ, để xét lại bản thân của con. Trình Thầy, thì nhất cách đây một tuần, hơn một tuần, thì về cái an trú tâm, hàng phục tâm và nhiếp phục tâm và an trú tâm, trước con rất lơi lỏng. Sau khi con xem qua giới luật và sự tu học của con, thì con sẽ siết chặt về giới luật. Về giới luật xong rồi con sẽ an trú tâm. Hiện giờ an trú tâm của con rất tốt, ba mươi phút con không có gì. Và là nhiếp phục tâm của con, đầu tiên là phải nhiếp phục tức là vẽ cho nó nghe cái đã, sau khi mà vẽ mới bảo hắn ngồi. Qua cái cách thức hai cái việc làm này con thấy, cái an trú tâm giữ được của con cũng rất chính xác.

Mà hiện giờ, cái vấn đề tâm mà phóng dật đó, thì nó không còn, thì con thấy là cái thân của con, cái tâm của con nó thanh tịnh. Cho nên tâm nó không phóng dật. Và được thanh tịnh là nhờ giới luật và an trú tâm vững, cho nên vì vậy con thấy con rất phấn khởi là đã đánh dập hôn trầm để cho con chiến thắng, cũng có được kết quả rất nhiều. Hôm nay hôn trầm của con không còn nữa, vấn đề trong sự tu học các thời, không có hôn trầm tới, và ngoài thời chừ con cho nó ngủ nó cũng ngủ. Đến trước khi ngủ con sẽ tác ý: "Giờ chừ nghỉ ngơi, ngủ!".

Như vậy thì con thấy cái này, nhưng mà cái sự này không biết như thế nào? Cũng xin trình bày với Thầy như vậy. Cho nên vì đó mà con thấy qua cái sự mà nhiếp phục tâm và an trú tâm đó, hôm nay là con đã hôn trầm không còn nữa. Mà khi hôn trầm không còn thì con sẽ có thể mở cái tư tuệ đó, nó sẽ mở ra nhiều cái, để cho con thấy rõ được cái chuyện làm, để mà sửa sai, sửa chỉnh lại. Thì cái đó xin thưa với Thầy có thể mình phát triển được không? Hay là trong lúc này mình không có phát triển cái tư tuệ.

(31:58) Trưởng lão: Không! Không nên phát triển. Trong cái giai đoạn này là trong cái giai đoạn bất động tâm, không được phát triển. Phát triển cái tư tuệ của mình nó sẽ làm động. Động mất cái trạng thái bất động của Tứ Niệm Xứ. Mà đức Phật dạy: “Giới luật và Giáo pháp của ta”, mà giới luật là chúng ta biết rồi, giáo pháp là Tứ Niệm Xứ. Mà Tứ Niệm Xứ là tâm bất động. Mà nếu mình để cái tư tuệ mình phát triển trong đó là không phải lúc, nó sai pháp.

Cho nên mình hễ phát triển tư tuệ là nó bị động. Nó hiểu, nó theo cái tưởng giải của nó, nó hiểu ra. Chứ bây giờ mình chưa phải ở trong định làm sao có tuệ thật? Cho nên cái tư tuệ đó là cái tưởng tuệ, cái tưởng giải. Cho nên con dừng lại không có cho nó suy nghĩ gì hết. Chứ không khéo con xả ra thì bắt đầu nó nghĩ ngợi cái này, cái kia, nó nghĩ pháp này nọ. Điều đó là một cái dẫn dắt con đi vào cái mê hồn trận của Đại thừa rồi, con sẽ lạc vào trong đó.

Các tổ cũng bị cái đó mà viết kinh sách ra, mà cuối cùng không làm chủ được sự sống chết. Thầy biết rất rõ, mà số kinh sách đưa dắt người ta đi lạc đường, lạc pháp. Cái tư tuệ đó, nó rất là nguy hiểm. Hồi đầu thì nó không có cái tư tuệ. Tu một thời gian sau nhiếp tâm và an trú được. Bắt đầu không có người hướng dẫn đi vào Tứ Niệm Xứ, cho nên nó phát triển cái tư tuệ, tức là phát triển cái tưởng tuệ. Cho nên mới bắt đầu mới viết kinh sách, nó danh rồi. Thay vì mình phải ly dục, ly ác pháp, dục là dục danh, nó ly .

(33:24) Còn cái này đó, chưa có tới cái chỗ mà nó quét hết, trong Tứ Niệm Xứ nó quét hết cái dục. Nó còn cái vi tế, cho nên bắt đầu nó đi qua cái góc độ của tưởng tuệ. Tư tuệ nó phát triển ra, nó phát triển ra cái nó sống ở trong cái dục đó, cho nên các ngài viết kinh sách ra. Cho nên hầu hết là những cái Phật pháp nó sai là do cái tu sai, chứ không phải các ngài muốn như vậy. Các tổ không muốn như vậy, khó lắm.

Cho nên bây giờ con dừng cái đó đi. Chỉ có xét lại nhiếp tâm không vọng tưởng, an trú tâm không hôn trầm thì ngay đó trên Tứ Niệm Xứ Tăng lên môt giờ cho Thầy, có vậy thôi. Nếu mà nó không vọng tưởng, không hôn trầm, thì ở trạng thái bất động, chỉ duy nhất biết hơi thở cảm giác toàn thân. Con biết cái chỗ đó không? "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết…​ ", đó là cái trạng thái cái pháp tu Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh Giác Thường: Đó là giai đoạn bốn mà …​

Trưởng lão: Đó! Thì bắt đầu bây giờ nó mới ở trên Tứ Niệm Xứ. Lúc bây giờ nó chỉ duy nhất biết cái đó thôi, chứ không có tác ý gì nữa hết, thì đó là an trú.

Tu sinh Giác Thường: Khi đó là để ý làm việc, thưa Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ cứ biết bấy nhiêu đó, cứ biết hơi thở ra vô như vậy thôi, là một cái trạng thái an lạc bất động.

4- THIỆN XẢO DÙNG PHÁP TÁC Ý

(34:36) Tu sinh Giác Thường: Thưa Thầy! Qua cái sự mà tác ý của cái hơi thở, thì giả sử như mình hít vô. Đầu tiên thì mình phải nói: "Tôi thở vô tôi biết tôi thở vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" đó là để nhiếp phục tâm. Chứ còn mà qua an trú tâm là mình phải tác ý ra là: "An tịnh thân hành", thì hai cái đó là hai cái câu tác ý, chứ còn mà đi vào mà bất động tâm, thì mình ngồi như vậy, thì mình có theo hơi thở không? Và có tác ý hơi thở không? Xin Thầy chỉ dạy!

Trưởng lão: Bây giờ con lắng nghe cho kỹ.

Tu sinh Giác Thường: Dạ!

Trưởng lão: Vào Tứ Niệm Xứ thì không tác ý hơi thở, mà chỉ duy nhất có tác ý câu như thế này: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi ngồi im lặng. Thì thấy hơi thở ra, hơi thở vô, cảm giác toàn thân như trong cái đề mục của hơi thở đã dạy. Cái đề mục hơi thở nó dạy là cái trạng thái chúng ta vào Tứ Niệm Xứ trong câu tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", chứ không phải tác ý đề mục hơi thở, con hiểu chưa?

Rồi từ đó không tác ý nữa, cứ ngồi cho đến 1 giờ đồng hồ, sau đó xả ra. Tới một tiếng đồng hồ. Mà nó có một cái quyết định. Con nói: "Môt tiếng đồng hồ là xả ra". Tới chừng môt tiếng đồng hồ, con cảm thấy nhanh lắm. Nhưng mà tới đó cái nó xả ra. Nó nói hết giờ là con dòm lại, coi đúng môt giờ đồng hồ. Cái Tứ Niệm Xứ nó cái cảm nhận rất rõ, thời khắc của nó rất rõ ràng. Nếu mà thật sự tâm bất động, thanh thản, an trú rồi thì nó có cái lực ghê gớm lắm, nó biết giờ khắc hết. Con nói nó môt giờ là môt giờ, hai giờ là hai giờ.

Tu sinh Giác Thường: Cái đó con cũng có thử.

Kính thưa Thầy! Thì qua trong cái Tứ Niệm Xứ Thầy có dạy là: "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu", khi bước vào đó thì mình cứ chỉ ra lệnh cho là một lần thôi, rồi để lại ngồi im lặng, để mà coi những cái chướng ngại nào, thì mình cái câu tác ý hay là mình phải đẩy lui, có lấy câu tác ý để đẩy lui không?

(36:45) Trưởng lão: Không! Hoàn toàn trên Tứ Niệm Xứ không có câu tác ý đẩy lui.

Tu sinh Giác Thường: Không có lấy tác ý.

Trưởng lão: Bởi vì nó không chướng ngại nữa.

Tu sinh Giác Thường: Rứa là coi như đó là để yên lặng, biết được là nó lui thôi.

Trưởng lão: Nó chỉ yên lặng là nó, tự nó khắc phục tham ưu ở trong cái vi tế của tâm nó thôi. Chứ nó không có khởi niệm ra cái gì hết. Nó không có động là Tứ Niệm Xứ.

Còn nó động là Tứ Chánh Cần. Nó khởi một cái niệm ra mà con tác ý con xả, đó là con đang tu Tứ Chánh Cần, chứ không phải là Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Chánh Cần- ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, nó còn động, nó còn niệm này niệm kia, cho nên buộc lòng mình phải tác ý mình xả.

Còn Tứ Niệm Xứ là không tác ý. Chỉ có trạng thái bất động của chân lý của nó: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" là nó tự quét tham ưu, nó quét tham, sân, si hết. Cho nên nó tự khắc phục tham ưu, “Trên thân quán thân tự khắc phục tham ưu", tự nó chứ không phải là mình quét nó. Cho nên Tứ Niệm Xứ tuyệt vời, là pháp duy nhất.

Tu sinh Giác Thường: kính thưa Thầy! Không biết con có hiểu lầm không? Khi trình bày với Thầy qua cái sự mà ở trên cái Tứ Niệm Xứ, khi mà quán trên bốn chỗ, theo cách Thầy có nói, khi quán xong mà có là chướng ngại thì mình cứ để yên lặng, để cho ý thức làm việc để nó đẩy lùi hay không đẩy lùi là do ý thức làm việc. Thì con nghĩ rằng sau qua cái đợt này mà mình còn ý thức nữa thì sao được?

(38:12) Trưởng lão: Không phải! Cái đó là nói về Tứ Niệm Xứ con. Tu Tứ Niệm Xứ…​ Tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ tức là nó có niệm thì ở trên Tứ Niệm Xứ để tự nhiên nó quán, nó quán nó xả. Tại vì mình tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ, đó là giai đoạn nối tiếp, nối tiếp của người tu Tứ Chánh Cần để qua cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ. Còn con tu cái chỗ nhiếp tâm và an trú để đi vào Tứ Niệm Xứ nó là không có móc nối gì hết, nó không móc nối quán nữa.

Cho nên đừng lầm lạc, đừng có lầm lạc hai pháp. Người ta tu Tứ Chánh Cần, bắt đầu người ta ngăn ác diệt ác, cho đến khi tâm người ta không còn niệm nữa. Bởi vì nó không khởi niệm nữa thì người ta vào Tứ Niệm Xứ, người ta tăng thời gian lên. Nghĩa là người ta tu có ba mươi phút ở trong Tứ Chánh Cần thôi, luôn lúc nào hễ còn niệm là người ta ngăn và diệt.

Cũng như con bây giờ tu nhiếp tâm và an trú ba mươi phút thôi. Mà khi không còn niệm, không còn hôn trầm thì con mới vào Tứ Niệm Xứ. Còn cái kia người ta tu Tứ Chánh Cần cũng vậy, ba mươi phút thôi. Mà nó không còn niệm, không còn hôn trầm nữa, thì người ta sẽ vào Tứ Niệm Xứ như con. Nó phải đi lại cái pháp Tứ Niệm Xứ, nó mới là chứng đạo, con hiểu chưa? Mà Tứ Niệm Xứ mà còn niệm, còn hôn trầm thì thôi, lui trở lại chứ không được ở trong đó. Ở trong đó là quậy phá Tứ Niệm Xứ hết.

Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Rứa là con nghe lầm, qua cái trên Tứ Chánh Cần thì khi đó mình mới vào Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão: Nó thành cái ý thức của mình.

Tu sinh Giác Thường: Chứ còn qua Tứ Niệm Xứ thì không còn khởi niệm nữa, để tâm thanh thản, an lạc và vô sự, để tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Cho nên cái thọ khổ, thọ lạc gì cũng phải giữ bất động, mà các ác pháp cũng giữ bất động, để trở lại cái tâm bất động. Thì cái này con xin vâng lời Thầy, Thầy đã tận tình giúp đỡ cho con, trong thời gian con cũng đang còn đi theo đó lạc nữa. Thầy không chỉ là con đã lạc đường rồi. Thứ nhất là cái thời gian này là cái tư tuệ đó nó phát sinh rất nhiều.

(40:20) Trưởng lão: Đúng rồi, Thầy biết rồi.

Tu sinh Giác Thường: Nó làm cho con, nhiều khi con nói, trong lúc này, lúc mình tu là coi như là bất động tâm trước các ác pháp và các cảm thọ hay là trước các pháp và cảm thọ, mà sao ở đây mà cứ đưa ra như vậy thì làm sao mà bất động tâm được, con có suy nghĩ như vậy. Hôm nay Thầy nói như vậy là không được, dừng lại. Thì con nhất định là nó khởi lên là con dừng, để trở lại tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Nếu còn sự là còn sanh, mà không còn sự là không sanh con nghĩ vậy. Còn sự là còn sanh mà không sự là không sanh, cho nên còn một sự việc gì đó là tâm còn sanh, con hiểu như vậy.

Trưởng lão: Rồi con nhớ y như lời Thầy dạy. Nó có cấp bậc rất rõ ràng. Nó có phương pháp thấp cao, nó rõ ràng. Đạt cái cấp thấp nó mới lên được cái cấp cao kế đó. Đạt cái pháp cao kế đó được chất lượng rồi thì lên pháp cao, cho đến khi luyện Tứ Thần Túc.

Tu sinh Giác Thường: kính thưa Thầy! Cho con xin hỏi lại một điều nữa, thì hiện giờ Thầy cho con tăng, ngồi ba mươi phút hay là một giờ? Con thấy hiện giờ con ngồi đó rất là an lạc, con thấy nó đã đỡ nhức mỏi và hôn trầm. Như vậy thì cái sự an trú tâm nó cũng hơi vững vàng rồi, xin trình bày với Thầy như vậy. Vì con theo dõi cái sự hôn trầm của con và cái sự tốt đẹp của con và cái sự tinh tấn của con. Con thấy cái hôn trầm con đã làm chủ được nó thì con rất là mừng, trong thời gian mà, giai đoạn mà nhiếp phục tâm và an trú tâm, mà nếu mà không được thì không bao giờ được gì hết.

(42:04) Trưởng lão: Đúng vậy.

Tu sinh Giác Thường: Cho nên vì đó cái lớp này là lớp quan trọng nhất mà con đã, nên con thấy chới với. Cho nên con xin sửa lại, để lùi lại, để mình cố thử lại, và làm sao để nhiếp phục tâm và an trú tâm cho được, khi đó mình mới tiến lên cái mà chiến thắng được giặc. Cho nên còn ngoài ra nếu mà cái này mà không được đó thì coi như không bao giờ lên được, con cũng nghĩ vậy.

Trưởng lão: Ừ con nhớ từ cái ngày hôm nay, theo Thầy vào Định. Con sẽ kiểm tra lại nhiếp tâm và an trú không niệm khởi và không hôn trầm, thùy miên. Trong đó có tư niệm - tư tuệ đó mà phóng khởi, diệt ngay liền bằng câu pháp hướng: "Không cho tu tuệ, không chấp nhận. Mày lý luận theo pháp gì, câu gì, ở đây không cần hiểu, chỉ biết cái pháp tu này mà thôi. Thầy đã dạy tao tu như vậy là tao làm như vậy. Tâm bất động, thanh thản bảo vệ chân lý, không buông chân lý ra. Mày nhào vô để cho làm tao buông cái chân lý này ra là tao đi tái sanh luân hồi đó". Con sẽ xác định với cái tư tuệ của con, nó là ma quái lắm, chứ không phải không đâu.

Cho nên xả cho sạch trong một tuần, rồi mới sang qua Tứ Niệm Xứ, tăng lên một giờ, rồi chừng đó sẽ báo cáo. Tăng được hay không là báo cáo cho Thầy, có vậy thôi. Hễ tăng được môt giờ thấy nó an trú thì phải tập một tháng cho Thầy. Chứ không phải thấy môt giờ là tăng lên giờ rưỡi, hai giờ, không có được. Phải tập cho nhuần nhuyễn, thật nhuần nhuyễn mới tăng lên, chứ không hỏng chân à. Nó hỏng chân, nó phá Tứ Niệm Xứ. Cái nghiệp lực của con người nó dữ lắm. Nó biết mình tu Tứ Niệm Xứ là con đường coi như là diệt cái giặc sanh tử luân hồi, diệt cái giặc nhân quả, làm chủ nhân quả đó.

Cho nên nó sợ lắm, khi mà vào Tứ Niệm Xứ rồi thì ác ma nó sẽ đánh, nó đánh dữ lắm! Cho nên đức Phật mà tu mà gặp ác ma là ở trong Tứ Niệm Xứ là ma nó hiện ra nó phá đó, nó phá cho không còn thanh tịnh. Nó hiện ra phụ nữ, nó hiện ra ma vương, nó hiện ra rắn, cọp, beo đủ loại, nó làm cho mình khiếp sợ. Đó thì Thầy nói trước để rồi cái này nó sẽ có tới chứ nó không phải không. Nhưng mà điều kiện hoàn toàn đều là tưởng, không sợ, có cọp thật cũng không sợ nữa, chết bỏ. Một người tu theo Phật ôm chặt giới luật, thà chết giữ gìn giới luật chứ không sợ một cái đối tượng nào. Nhớ nghe lời Thầy cho kỹ thì mới đi tới mà nhanh chóng.

Tu sinh Giác Thường: con thấy cái này, nếu an trú mà nó vững chắc như thành đồng vách sắt rồi thì còn gì nữa.

(44:36) Trưởng lão: Thầy nói rồi, không sợ gì hết.

Tu sinh Giác Thường: Phải không Thầy? Nó sợ gì nữa.

Trưởng lão: Bởi vì nó an trú rồi, nó đâu có sợ.

Tu sinh Giác Thường: Cũng như tâm bất động rồi thì có gì nữa mà động, dù cho có người tới chém mình mình cũng không động nữa.

Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói súng đạn, bom nổ mà vẫn ngồi bất động, không có sợ gì hết.

Tu sinh Giác Thường: Thì con thấy nó trở về thanh tịnh rồi thì ác pháp đâu có đến với mình được.

Trưởng lão: Nó không tác động. Nhớ kỹ con, sẽ lần lượt con tập cho nó thuần rồi mới tăng, thuần rồi tăng, thuần rồi tăng. Đạt được rồi thì tập cho thuần, cho nhu nhuyễn. Đức Phật nói nhu nhuyễn, mà nhu nhuyễn rồi thì tăng, cho đến đúng cái thời gian, rồi chừng đó Thầy đến Thầy dạy thêm cho. Chứ mà chưa có đạt được cái chất lượng mà dạy Tứ Thần Túc, Thầy không có dạy. Bởi vì dạy nó mất công, nó không đạt được mà nó còn tai hại cho con.

Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Thì chừ Thầy đã chỉ dạy cho con, để đi cho nó thuần thục và cho nó thẳng đường, con xin nghe lời Thầy. Thì giờ sắp tới một tuần là con sẽ nhiếp phục tâm và an trú tâm cho bằng chắc ăn, chặt trong nửa tiếng là không có một cái niệm khởi hay phóng dật cái gì hết, ngồi yên như tâm bất động, hay là như tâm cục đất, luôn luôn mà có nhắc tâm bất động và tâm cục đất không Thầy?

Trưởng lão: Có nhắc cũng được, lúc bây giờ nhắc cũng được. Nhưng mà sau vào Tứ Niệm Xứ thì không được nhắc.

Tu sinh Giác Thường: Vô Tứ Niệm Xứ là không nhắc.

Trưởng lão: Không nhắc nữa.

Tu sinh Giác Thường: Nhưng mà khi mình ngồi.

Trưởng lão: Ngồi nhiếp tâm, an trú tâm còn nhắc.

Tu sinh Giác Thường: Chứ còn qua bên Tứ Niệm Xứ là coi như mình bật hết các cái niệm…​

(46:10) Trưởng lão: Bỏ hết tất cả các pháp tác ý, chỉ còn cái câu đầu tiên: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi cứ để tự nhiên. Bắt đầu tâm nó biết hơi thở ra, hơi thở vô, nó cảm giác toàn thân. Tự nó không cần nhắc nữa, cái nhiệm vụ trọng trách nó phải làm. Hễ mình vào Tứ Niệm Xứ, mình nhắc bất động tâm, thanh thản, rồi nó biết cái nhiệm vụ của nó, nó làm. Rồi nó làm, rồi nó tự khắc phục tham ưu, cho nên nó không bao giờ có niệm. Thì đó là con đường tu Tứ Niệm Xứ.

5- CHỈ ĐƯỢC TĂNG LÊN KHI ĐÃ THUẦN THỤC

(46:37) Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Để con xin hỏi lại cho nó rõ ràng về nhiếp phục tâm và an trú tâm. Thì nhiếp phục tâm đó, thì con cũng nghĩ rằng đó, cũng như cháu Quang mà lúc xưa giờ mà mình mới bắt đầu vào, là mình phải giữ nó cho nó kỹ.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Tu sinh Giác Thường: Đó là điều thứ nhất giữ cho kỹ, đừng có cho nó ăn phé, ăn lúa, ăn lúa của người ta, thì đó là nhiếp phục cái tâm lại.

Trưởng lão: Nhiếp phục cái tâm.

Tu sinh Giác Thường: Thứ hai nữa là an trú tâm là phải vẽ nó ngồi đó, không được chạy. Chạy chỗ này chỗ kia, vẽ mày đi múc nước, cái đi rửa chén đòi hay là đi quét dọn.

Trưởng lão: Bảo đâu nó làm đó.

Tu sinh Giác Thường: Con phải luyện tập như con khỉ vậy, đó là cái nớ. Rứa thì trước khi mình ngồi, thì mình phải an trú cho nó vững vàng. Nếu mà xẹt ra một cái vọng tưởng hay là vọng động hay là phóng dật, tức là mình chưa được an trú, mình chưa luyện tập được cái con này, chưa nghe lời.

Trưởng lão: Con này nó chưa nghe lời.

Tu sinh Giác Thường: Như vậy hôm nay mình muốn luyện tập cái này thì mình phải là đừng cho các cái vọng tưởng, các cái niệm tưởng nó xẹt vô. Mình cứ ngồi yên vậy, đến khi có thì, có vọng tưởng hay có niệm tưởng khởi lên đó, thì mình phải theo dõi cái đó, phải không Thầy?

(48:01) Trưởng lão: Không! Mình lui lại, chứ nó không phải là như Tứ Chánh Cần mà có niệm tưởng, rồi tác ý ra xả, không phải. Bây giờ thí dụ: Như con ngồi mười phút không có, lên mười năm phút có, lui lại mươi phút tu, chứ không được tăng lên mười năm phút.

Tu sinh Giác Thường: rứa là lui lại hả? Bỏ phút đó.

Trưởng lão: Lui lại để cái tâm nó ở vô bất động đó, nó an trú đó, con hiểu không? Còn nó lên nữa thì cái sức của mình nó không có giữ được, tức là sức định tĩnh nó thiếu rồi. Cho nên nó chạy loanh quanh, nó khởi niệm hoặc là hôn trầm nó sẽ đánh vô, cho phải rõ cái chỗ này.

Cho nên vì vậy lui lại. Thay vì mười năm phút thì mình lui lại, thay vì ba mươi phút mà có một vài ba niệm, lui lại, chừng nào không có niệm thì mới gọi là an trú chỗ không có niệm, không hôn trầm. An trú chỉ tác ý một lần, chứ đâu có dẫn đi cầm sợi dây vàm mà dắt đó, con hiểu không?

Tu sinh Giác Thường: Dạ!

Trưởng lão: Cho nên lui lại, lui lại tập cho thuần thục rồi mới tăng lên. Mà tăng lên đâu thì chắc ăn đó, thì do đó mình dẫn. Coi như mình điều khiển được cái tâm của mình.

Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Cho con xin hỏi để nó thuần thục để mà làm cho nó. Kính thưa Thầy thì trước khi vào mà nhiếp phục tâm, thì mình phải: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Cũng như cái câu tác ý để cái tâm mình nó phải gom vào đó. Câu thứ hai: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", thì mình ngồi như vậy mình hít vô, thở ra năm hơi, rồi để y nguyên hay là mình cứ tiếp tục tác ý?

Trưởng lão: Không, mình không tác ý.

Tu sinh Giác Thường: Khi đó không còn tác ý nữa?

Trưởng lão: Tác ý một lần.

Tu sinh Giác Thường: Một lần một.

Trưởng lão: Làm một lần. Bây giờ hít ra, thở vô năm hơi thở, mà không có, thì tiếp tục hít ra, thở vô mười hơi thở, không có- hai mươi hơi thở. Mà hễ có thì lấy năm hơi thở đó mà an trú, chứ không được tăng. An trú tập cho nhuần nhuyễn trong năm hơi thở đó.

Tu sinh Giác Thường: Cái này con thấy nó quá dễ, con nhiều khi con nhiếp tâm đến khi mà bốn, năm chục mà con không thấy gì vọng tưởng. Mà sau con lại hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra. Như vậy hít thở, hít thở, đến khi hai, ba chục nó không có cái gì vọng niệm nữa, hít chừng nào thấy nó khỏe chừng đó.

(50:16) Trưởng lão: Mà không tác ý, để tự nó hít thở, hít thở biết hít thở thôi. Chứ nó không tác ý hít thở, hít thở nữa.

Tu sinh Giác Thường: Rồi là mình kệ, mình để như vậy, nhưng mà mình theo dõi, mình cứu mình.

Trưởng lão: Cứ mình chỉ biết nó hít thở, hít thở, cho nên nó mới an. Còn con tác ý hít thở, hít thở nó không an, nó không an trú.

Tu sinh Giác Thường: Như vậy con có xin Thầy …​ khi mà con hít vô, thở ra; hít vô, thở ra thì cái tiếng hít của con nó dứt cái thoi đó, nó hít, thở, hít, thở, thì con sẽ theo dõi cái hít thở, hít thở.

Trưởng lão: Theo dõi cái đó.

Tu sinh Giác Thường: Theo dõi đó để mình yên lặng vào theo dõi đó.

Trưởng lão: Đó, yên lặng vào theo dõi nó thôi.

Tu sinh Giác Thường: Cho nên vì đó mà một lần mà con đặt vào một cái hít thở, thì cái thoi đó nó thoi qua, thoi về, thì cái thoi đó nó thoi đúng theo cái hơi thở bình thường của con vậy. Như vậy thì mình không có gì mà tác ý nữa thì cứ để như vậy.

Trưởng lão: Không có tác ý.

Tu sinh Giác Thường: Nhưng mà đến khi mà có cái điều gì mà cái ý niệm đó nó nổi lên thì nó sẽ quên cái đó, như vậy xả ra ngay liền.

Trưởng lão: Xả ra, ngay liền xả ra, chớ không có ngồi đó quán mà xả rồi tiếp tục nữa không được. Cái đó là mình nhiếp tâm ở trong cái Tứ Chánh Cần. Còn cái nhiếp tâm mà ở trong cái hơi thở đó thì mỗi hơi thở đều tác ý, nó khác, con thấy không? Còn Tứ Chánh Cần thì nó biết hít vô, thở ra vậy đó, có niệm thì nó mới đem cái niệm đó nó mổ xẻ, nó quán nó tư duy nó xả cái niệm đó, rồi tiếp tục tu tới. Nó tu tới cho hết ba mươi phút, nó mới xả nghỉ.

Còn cái này không, cái này nó an trú thôi. Khi mà nó có niệm, thì xả liền tức khắc, lui trở lại, thấy khả năng của mình nó chỉ ở mức độ này thì tu an trú trong mức độ này cho thuần thục rồi mới tăng, nó có khác con. Cách thức pháp nó có khác nhau hết.

Cho nên con tu pháp nào người ta biết pháp nấy, tập làm sao người ta biết pháp đó. Bây giờ ở Tứ Chánh Cần nè, bây giờ ở an trú nè, bây giờ ở nhiếp tâm nè, nó rõ ràng như bàn tay mà, đâu có pháp nào lộn pháp nào được. Đạo Phật mà, ba mươi bảy phẩm trợ đạo làm sao lộn? Lộn như vậy rồi, làm sao mà tu cho tiến tới được. Con thấy chưa?

Tu sinh Giác Thường: Dạ!

(52:24) Trưởng lão: Ba mươi bảy phẩm trợ đạo của người ta từ thấp đến cao.

Tu sinh Giác Thường: Cái này thiệt là Thầy đã đơn giản, mà nếu không có Thầy thì không làm nên, đúng như vậy.

Trưởng lão: Bởi vậy, nếu mà Thầy không vạch ra thì người ta không biết đường tu lộn xộn.

Tu sinh Giác Thường: Thiệt ra con thì cũng tính mò, chứ mò mà đem cái tri kiến của con hay là cái chỉ nữa. Mò không ra, trật lất hết à.

Trưởng lão: Thầy nói mò không có ra, mò không ra không biết đường, pháp hành đâu có phải dễ.

Tu sinh Giác Thường: Con thấy như vậy, từ cái lớp này đem qua lớp kia, lớp kia đem lớp nọ thì chồng qua, chồng về nó trật lất kéo chững lại. Cho nên chừ Thầy dạy như vậy thì thấy lớp nào ra lớp đó.

Trưởng lão: Nó mới thuần con. Chứ mình còn chéo qua, chéo lại nó không thuần mà nó dậm chân tại chỗ, tu hoài nó không tới, nó không vô.

Tu sinh Giác Thường: Nên con thấy cái nhiếp phục tâm giờ chừ Thầy dạy sao mà Thầy không có dạy cho nó, mà giờ Thầy dạy như vậy, bởi mấy lâu nay con cứ tác ý hoài.

Trưởng lão: Qua an trú con cũng tác ý hoài nữa thì nó trật.

Tu sinh Giác Thường: Đó bởi vậy con thấy hai cái này nó, như hiện giờ Thầy nói tác ý một lần thôi thì theo dõi hắn, nếu có niệm xẹt lên mà quên đi, đó là mình phải thụt lui lại.

Trưởng lão: Thụt lui lại.

Tu sinh Giác Thường: Đưa lên lại, nếu lên lại môt, hai, ba cứ tăng lên, mà không lên đó, nó bị niệm, bị động thì mình thụt lui.

Trưởng lão: Dừng lại, thụt lại, rồi tập nữa.

Tu sinh Giác Thường: Nó không phải mình bỏ đó rồi mới tính tiếp, tinh tiến tới, mà hôm nay con thấy đó, con bỏ rồi con tiến tới, con bỏ rồi con tới. Cho nên bị trật lất ở chỗ này. Như vậy mà bởi qua cái tâm bất động thì nhiều khi nó động. Rồi mình cũng bỏ cái động nữa rồi mình cũng trở lui lại mà để mà làm lại.

Trưởng lão: Trở lui lại để mình làm cho nó có căn bản, mất căn bản đó.

Tu sinh Giác Thường: Mà rồi thì cứ tiếp tục đó, rồi mình cứ làm cho nó đúng giờ rồi mình nghỉ, rồi nó trật lất hết.

(54:17) Trưởng lão: Tập cho hết giờ rồi nghỉ thôi, cho nên Thầy biết.

Tu sinh Giác Thường: Thưa Thầy thì con thấy như vậy, thì giờ đâu có quan trọng, ngồi lâu hay không lâu không quan trọng, mà quan trọng làm sao mà từng đợt, từng đợt mình biết nó, nhiếp phục, để cho nó đừng có như vậy, mà an trú thì phải an trú như vậy, mà coi như tâm bất động là bất động như vậy, thì mới được. Chứ còn mà mình cứ ngồi cho đúng, giả sử nửa tiếng, thì cứ niệm nó vọng lên thì mình cứ xả bỏ rồi bỏ rồi tiếp nữa.

Trưởng lão: Bỏ rồi tiến tới nữa.

Tu sinh Giác Thường: Như vậy là nó trật lất.

Trưởng lão: trật lất hết, không có được. Tu vậy thì dậm chân tại chỗ mất rồi. Thôi bây giờ con nghe rồi hiểu rồi phải không? (Dạ.) Bắt đầu tập lại kỹ cho Thầy. Bởi vì có Thầy, Thầy không có sợ mấy con tu sai. Bởi vì tu sai thì Thầy sửa. Ở trong đó quý thầy tu, Thầy cho năm phút, ba phút, chứ đừng có nói ba mươi phút. Chừng mà Thầy kiểm tra lại là chết đó nghe.

6- XẢ ĐẾN KHI TOÀN THIỆN MỚI VÀO TỨ NIỆM XỨ

(55:14) Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Thì việc nữa là "Không có thầy đố mày làm nên", vì đó mà nương Thầy, Thầy và con đường Thầy đã đi qua rồi thì khúc nào Thầy cũng biết. Cho nên thì nó "Sai một ly đi một dặm", Thầy cũng biết. Thì hôm nay con thì xin cầu nguyện Thầy, Thầy thương con giúp cho con, cho đến con đường cùng.

Con cũng nghe lời Thầy để mà khắc phục, để mà tinh tấn siêng năng tu học ở tu viện, không có lộ liễu, con xin hứa với Thầy như vậy. Cho nên vì đó mà hôm nay con sẽ nghe lời Thầy, để trong một tuần này con sẽ theo dõi sự tu học của con mà Thầy dạy cho con như vậy, để coi thử an trú tâm và nhiếp phục tâm, an trú tâm như thế nào. Rồi con xin trình bày với Thầy.

Trưởng lão: Đúng rồi.

Tu sinh Giác Thường: Để cho nó có kết quả, chứ cái lớp này là lớp quan trọng nhất để nó vào Tứ Niệm Xứ, cái này mà lơi qua để vào Tứ Niệm Xứ thì không được gì.

Trưởng lão: Không được gì hết đâu.

Tu sinh Giác Thường: cho nên con thấy cái này là cái quan trọng, và con thì cũng có cái lòng tham sau đây nữa. Cho nên con có thưa Thầy, trong những cái lời thư của con nói gởi cho Thầy thì con thấy con có một cái tham, là trong con còn phóng dật như vậy, thì con cũng xin thành tâm được xin sám hối Thầy, vì cái sự vô minh đang còn thấp thỏi, chặng đường tu học của con đang còn kém lắm.

Cho nên thỉnh Thầy phải thương con để dắt cho con lần lần, phải la rày, đập đảnh, phải nói cho con để cho con biết cái pháp đó để con làm, với lòng từ bi của Thầy quá. Vậy thì Thầy cũng chiều con quá để làm sao con biết cái đường hướng nào để mà con đi, xin Thầy thương con.

(57:11) Trưởng lão: Thôi ráng tu tập đi, rồi lần lượt nó nhuần nhuyễn rồi thì Thầy sẽ cho tăng dần lên, dần lên, dần lên. Thầy biết rồi. Tuy rằng Thầy ở xa mấy con, chứ Thầy biết mấy con tu cái gì, được cái gì, gì Thầy biết. Khi mà được cái thư của con Thầy quan sát: “À, để vài bữa ra thăm nó mới được, chứ không khéo thì nó lạc đường.”

Tu sinh Giác Thường: Không phải là con lạc, mà cái tư tuệ này nó ra nhiều quá đi.

Trưởng lão: Tư tuệ đó.

Tu sinh Giác Thường: Nó cũng làm động não nữa.

Trưởng lão: Nó làm mất cái tâm bất động của con.

Tu sinh Giác Thường: Mà con cứ xét nó ra, hôm nay mình tu bất động mà sao cái này nó ra động quá vậy? Sao nghe Thầy nói là tăng trưởng thiện pháp, vậy thì cũng thiện pháp mà, như vậy đó.

Trưởng lão: Con lầm ở bên Tứ Chánh Cần của người ta.

Tu sinh Giác Thường: Thưa Thầy! Cứ nghe nói là khi vô niệm không phải là vô là niệm thiện, niệm ác mà bật hết, mà khi niệm thiện là mình tăng lên. Con cứ tưởng là con lầm bên Tứ Chánh Cần.

Trưởng lão: Bởi vậy cái pháp Tứ Chánh Cần, không khéo mình nhiếp tâm, an trú bên nay để vào Tứ Niệm Xứ thì mình lại lầm Tứ Chánh Cần. Còn cái người tu Tứ Chánh Cần thì lại nhiếp tâm, an trú theo cái kiểu mà ức chế thì lại là mất Tứ Chánh Cần, nó lại lộn đường.

Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Rứa là từ Tứ Chánh Cần mà bước qua Tứ Niệm Xứ, thì cái khúc nào? Khúc nào là bước qua Tứ Niệm Xứ Thầy?

Trưởng lão: Cái khúc mà bước qua Tứ Niệm Xứ là tại vì người ta quán, người ta xả hết cái niệm rồi. Nó bất động, nó ở trong cái trạng thái bất động, tâm thanh thản rồi, ba mươi phút rồi. Ba mươi phút mà bây giờ nó không còn niệm, không còn hôn trầm, mà đâu có cần cái niệm nó khởi ra nữa. Người ta đâu có cần quán xét để mà xả nữa, thì đó bắt đầu người ta qua Tứ Niệm Xứ, con hiểu không? Còn con bên đây nhiếp tâm và an trú, mà an trú nó cũng không hôn trầm, thùy miên được, thì ba mươi phút con cũng vào Tứ Niệm Xứ được rồi. Cái kia ba mươi phút cái này cũng ba mươi phút mà.

Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy! Là coi như cái Tứ Chánh Cần nó đến cái khúc mà an trú, và đến khúc mà tâm bất động là coi như đến đó mà đã thuần thục, thì mình bước qua Tứ Niệm Xứ hả Thầy?

(59:14) Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ, tức là nó không có niệm khởi, không có còn quán nữa. Tức là nó hết động rồi. Thì Tứ Niệm Xứ nó hết động quán xả ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện. Mà cái thiện, toàn thiện, nó là tâm bất động, thanh thản là toàn thiện. Còn một niệm thiện mà mình nghĩ là cái này là thiện, cái này là tốt thì cái này nó chưa phải là tâm bất động. Cho nên phải xả cho đến khi mà toàn thiện thì mới vào được Tứ Niệm Xứ, con thấy chưa? Con đường tu nó rõ ràng, nó không có lộn xộn được. Nó làm lộn là nó động nhau hết.

Tu sinh Giác Thường: Bởi trong cái câu mà: "Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ", con nghĩ rằng ở đây đó. Thầy dạy cấp này là cấp coi như là, thiện mình cũng bất động mà ác mình cũng không động, là coi như bên này là coi như hỷ lạc, hay là đau khổ chi mình cũng tâm bất động. Như vậy là tâm mình đã bất động.

Trưởng lão: Nhưng mà tâm bất động đó, thì tu ở bên con đó, cái pháp này nhiếp tâm và an trú, thì vì nó an trú cho nên nó bất động. Cho nên nó không có niệm thiện ác nữa. Còn cái kia tu Tứ Chánh Cần, nó còn niệm thiện, niệm ác. Nhưng mà cái niệm thiện, niệm ác người ta, khi mà cái niệm ác đó thì người ta ngăn diệt, cái niệm thiện người ta nói: "Tao biết rồi".

Cũng như đây là cái tư niệm mà, cái tư tuệ nó hiện ra: ”Phải tu như vậy, như vậy là đúng pháp, Thầy nói như vậy mình mới hiểu”. Do đó là cái tư tuệ rồi, nó phát triển rồi thì: "Tao biết rồi, mày đi đi, chứ không có được ở đây. Ở đây là bất động, tâm thanh thản!", đó cho nên tu Tứ Chánh Cần người ta cũng xả ba cái niệm thiện này, chứ người ta không có tăng trưởng theo kiểu đó, mà người ta tăng trưởng cái niệm toàn thiện. Cho nên đức Phật nói: "Ngăn ác, diệt ác. Sanh thiện, tăng trưởng thiện". Nhưng mà cái thiện toàn thiện, chứ đâu phải là thiện có thiện có ác trong này được.

Tu sinh Giác Thường: kính thưa Thầy, toàn thiện là tâm thanh tịnh thôi chứ có gì?

(01:01:02) Trưởng lão: Thì đó là Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, là cái chân lý của đạo Phật.

Tu sinh Giác Thường: Trở về đó coi như là thiện toàn rồi. Chứ còn mình chưa có thiện toàn thì mình chưa có bất động.

Trưởng lão: Mấy cái thiện đi làm từ thiện, bố thí đó thì nó là thiện, thiện đối với ác.

Tu sinh Giác Thường: Dạ!

Trưởng lão: Đó con thấy chưa? Cho nên Thầy nói Thầy dạy đâu pháp nào ra pháp nấy, tu sai là chết. Thôi Thầy vô con.

Tu sinh Giác Thường: Thôi thì qua thời gian này thì con cũng xin thành thật Thầy, cảm ơn Thầy rất nhiều, và cũng như con sẽ gắng, qua cái sự nhiếp phục và an trú tâm của con để cho nó vững chắc. Trăm phần trăm là chắc. Và rà lại giới luật của con, con xin con rà lại giới luật không phạm thêm một giới luật nào. Con đã biết được đó là phạm thì con tránh liền chứ có gì.

Trưởng lão: Thì ngăn liền, không cho phạm, thà chết chứ không có phạm giới.

Tu sinh Giác Thường: Hôm nay bởi mấy lần này con tới là con cúi mặt xuống , không lép, không liếc là lấy xúc vài ba vá cơm đổ vô bát rồi là nắm đồ về thôi, ngoài ra cái gì mặc kệ, không cần.

Trưởng lão: Phòng hộ mắt.

Tu sinh Giác Thường: Còn trước khi đi là con nói là: "Phải ý tứ, cẩn thận đường đi, và đừng dẫm đạp chúng sanh tội nghiệp lắm đó", con cứ nhắc vậy thôi.

Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy ra con.

Tu sinh Giác Thường: Con xin Thầy cho con đảnh lễ Thầy.

Trưởng lão: Thôi! Xá Thầy thôi cũng được con.

Tu sinh Giác Thường: Con xin đảnh lễ Thầy, con cảm ơn Thầy rất nhiều. Con lạc đường vì cái tư tuệ này, con xin thành thật cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Thôi Thầy ra con, ráng tu tập Thầy sẽ trợ duyên giúp đỡ cho. Thôi con vô đi con, Thầy về con. (01:02:43)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy