00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 42-TU TỨ CHÁNH CẦN KHÔNG SỢ VỌNG TƯỞNG

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 42

TU TỨ CHÁNH CẦN KHÔNG SỢ VỌNG TƯỞNG

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 04/04/2008

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [01:03:57]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1 - BA GIAI ĐOẠN NHIẾP TÂM

(00:00) Các tu sinh: Chúng con kính chào Thầy.

Trưởng lão: Trước khi Thầy trả lại những cái lời trình của mấy con sự tu tập, coi như tu tập được hay không được, Thầy đã ghi trả lời ở trong này cho mấy con. Nhưng trước khi mà để trả cái này cho mấy con thì Thầy xin nhắc lại mấy con. Cái mà mấy con không hiểu mà mấy con tu như vậy thì hầu hết là Thầy đọc trong những cái điều mấy con trình qua cái sự tu tập của mấy con, mấy con không có hiểu, không có nắm chính xác. Bởi vì cái tu tập cái pháp nào nó phải ra pháp nấy, thí dụ nhiếp tâm phải nhiếp tâm cho trọn vẹn.

Mà trong cái giai đoạn này nhiếp tâm để hàng phục cái vọng niệm của mình, để hàng phục cho được, nhiếp cho được cái vọng niệm thì cái hôn trầm, thùy miên nó chưa phải lúc mà chúng ta diệt nó. Chứ không phải đồng thời mà cả vọng tưởng, rồi cả hôn trầm, thùy miên, rồi an trú một lượt, nó không có được đâu! Tu cái gì nó ra cái nấy, nhiếp cho được cái phần nào thì phần nấy nhiếp cho đạt, cho được cái chất lượng cái phần đó. Thí dụ về nhiếp tâm thì mình dùng pháp Như Lý Tác Ý, cách thức mình dẫn tâm như thế nào với cái pháp Như Lý Tác Ý để mình đạt được cái chất lượng là không vọng, không có niệm nào nhá nữa.

Mặc dù mấy con tỉnh, chứ mấy con đâu có mê đâu, thì nó nhá vô mấy con thấy. Còn nó mê là nó dẫn mấy con đi. Cái niệm nó khởi ra, nó dẫn mấy con đi một lúc mấy con mới hay, đó là tại mấy con mê. Còn bây giờ mấy con đang tu tập thì mấy con phải tỉnh rồi, nhưng mà vẫn để nó nhá thì không có được! Tại nó nhá rồi thì mấy con tu hoài nó cũng vậy, nó cũng nhá hoài. Bởi vì cái ý thức của chúng ta nó không có hoạt động nữa, hoàn toàn là khi chúng ta nhiếp phục nó, hoàn toàn nó bất động. Rồi nó sẽ thành quen.

Cho nên từ cái căn bản nhất, cái thời gian mà ngắn nhất mà Thầy cho mấy con tu tập. Thầy thí dụ như một phút, mà mấy con tu tập một phút, nhiếp tâm một phút hoàn toàn không niệm nào hết. Đừng có vội tăng lên, thấy được được cái mấy con tăng lên hai phút, năm phút rồi có niệm thì phí công của mấy con tu tập, uổng. Mình ít ra một phút mình tập một tuần lễ, một phút lúc nào cũng đạt được. Không nhiếp tâm thôi, mà nhiếp tâm đạt được. Mà khi mà nhiếp tâm cho được, cho đến khi mà nhiếp hoàn toàn dùng cái pháp Như Lý Tác Ý dẫn nó vào để nhiếp cho được ba mươi phút.

(02:35) Nó có cái pháp dẫn, nó như lý, mình dẫn nó từng chút, từng chút để cho nó đi vào. Cho nên khi mà cái ý của chúng ta mắc cái pháp Như Lý Tác Ý, nó không có khởi niệm gì được hết. Bởi vì mình tác ý mình dẫn mà, chứ đâu phải mình thuộc lòng. Cũng như các con thấy các nhà tu sĩ Đại Thừa, họ tụng Bát Nhã Tâm Kinh. Họ tụng, miệng họ đọc mà ý họ nghĩ tầm bậy tầm bạ, tại vì nó thuộc làu quá rồi, nó quen rồi. Miệng thì tụng kinh mà tâm ý thì nghĩ đâu đâu đó, thì như vậy là đã quen rồi.

Cho nên cái pháp Như Lý Tác Ý của các con thường thay đổi, thay đổi câu này rồi thay đổi câu khác, cho nên vì vậy mà nó không thành quen. Cho nên mình dẫn nó vào cái tâm thanh thản. Mà dẫn thì nó trong cái giai đoạn dẫn tâm để mà nhiếp, thì cái pháp Như Lý Tác Ý nó kềm sát với nhau, nó dẫn cho được. Mà khi dẫn được rồi thì nó mới tập an trú. Tập an trú có nghĩa là bỏ lơ dần, lơ dần cái câu tác ý, cho đến khi tác ý một lần mà an trú ba mươi phút.

Thì lúc bấy giờ mình đâu có phải mà phá hôn trầm, thùy miên đâu, mà lật đật mà đi kinh hành tập chia ra mất thì giờ mình rất nhiều mà nó không thuần. Cho nên nó có ba cái giai đoạn mình tu tập: Cái giai đoạn thứ nhất là nhiếp tâm, cái giai đoạn thứ hai là an trú tâm, cái giai đoạn thứ ba đó, là phá hôn trầm, thùy miên. Phá nghĩa là không còn có cái hôn trầm, thùy miên, cũng như mình nhiếp tâm không có niệm vọng tưởng.

Đó, cách thức như vậy. Thì khi mà nó đã được ba mươi phút rồi, thì nó đã thuần thục trên ba mươi phút mà nhiếp tâm và an trú không có niệm rồi thì người ta mới cho mình vào Tứ Niệm Xứ. Chứ không đạt được như vậy thì người ta không có cho mình vào Tứ Niệm Xứ. Mà an trú được thì nó phải phá cho thật sạch cái hôn trầm, thùy miên. Chứ nếu mà còn hôn trầm thùy miên thì không thể nào an trú được.

2 – TƯỚNG ĐỊNH, TƯỚNG TINH CẦN, TƯỚNG XẢ

(04:43) Trưởng lão: Ở đây có một người hỏi Thầy, có một vị hỏi Thầy về trong cái kinh Tăng Chi. Minh Phước con hỏi Thầy về cái kinh Tăng Chi, nó có cái tướng định, tướng tinh cần và tướng xả. Ở trong kinh Tăng Chi nó dạy ba thứ đó, thỉnh thoảng thì tác ý tướng này, thỉnh thoảng tác ý tướng kia.

Chúng ta phải hiểu cái tướng định là cái tướng như thế nào? Mà cái tướng tinh cần là tướng như thế nào? Và tướng xả là tướng như thế nào? Mình hiểu mình mới biết thỉnh thoảng ở trong kinh nó dạy thỉnh thoảng rồi tác ý tướng này, thỉnh thoảng thì tác ý tướng kia. Thì như vậy là Thầy sẽ giải thích cho hiểu biết, để chúng ta nắm cho vững cái ý của kinh Tăng Chi đức Phật đã dạy: khi tu tập dùng cái pháp tác ý thì phải tác ý trong tướng định như thế nào?

Tác ý của tướng định thì tác ý: Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, đó là tướng định của tâm. Cho nên trong kinh Tăng Chi mà nói về tác ý tướng định, nếu mà chúng ta không nhận ra được cái tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thì chúng ta không biết định là như thế nào? Cứ nghĩ rằng nó hết vọng tưởng là định thì không phải. Ở trong cái trạng thái bất động của nó, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì đó là cái tướng định của nó, tướng định của tâm.

(06:07) Mà tác ý tướng tinh cần, bởi vì nghe chữ mà “tinh cần” là sự siêng năng. Mà trong cái sự siêng năng thì nó có cái phương pháp để ngăn ác, diệt ác, tức là Chánh Tinh Tấn. Tinh tấn là siêng năng, tinh cần. Vì vậy cho nên tác ý cái tướng đó là tâm luôn luôn phải ‘ngăn ác ,diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện’. Mình phải hiểu được cái nghĩa của nó. Đức Phật muốn nói tinh cần thì mình biết nó nằm ở trong cái pháp nào rồi, cái tướng của nó. Cho nên thường xuyên mà nhắc cái tâm của mình: Tâm phải luôn luôn ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện”, đó là tướng tinh cần.

Đó, nó thuộc về Chánh Tinh Tấn mà, trong cái Bát Chánh Đạo nó thuộc về Chánh Tinh Tấn. Cho nên mình luôn luôn, lúc thì mình nhắc để không nó lười biếng. Chứ nếu mà nó không tinh cần thì nó sẽ lười biếng. Mà nó tinh cần là tinh cần cái gì? Tinh cần ngăn ác, diệt ác; sinh thiện, tăng trưởng thiện.

Còn tướng xả, tướng xả là tướng gì? Chúng ta thấy rất rõ bây giờ tác ý là tác ý câu của tướng xả: Tâm ly dục, ly ác pháp- tướng xả. Các con thấy, nghe tướng xả thì biết ly dục, ly ác pháp là tướng xả chứ gì? Thì mình tác ý cái câu đó là mình xả. Cho nên thỉnh thoảng tác ý cái câu này, thỉnh thoảng tác ý câu kia.

Bởi vì lúc bấy giờ cái tâm của mình nó không định, nó cứ nó lăng xăng hoài. Nó ở trong các cái pháp nó ngăn ngừa, ngăn diệt hay hoặc là nó không có yên lặng được thì mình tác ý: Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự để nó trở về sự bất động, thanh thản của nó. Nhưng thỉnh thoảng mình lại tác ý cái tướng để mà nó xả tâm. Xả nó ngăn và diệt ác pháp thì mình tác ý, rồi thỉnh thoảng mình tác ý: Tâm ly dục, ly ác pháp. Luôn luôn lúc nào nó cũng có ba cái tướng này trong tâm của chúng ta.

Cho nên cái câu tác ý đó để giúp cho tâm chúng ta được bất động, được giải thoát. Cho nên lúc bấy giờ lậu hoặc nó sẽ bị triệt tiêu, nó sẽ không còn nữa. Đó là câu hỏi của Minh Phước hỏi Thầy, Thầy trả lời về câu kinh. Còn cái vấn đề mà tu tập, thì mấy con lưu ý tu cái giai đoạn nào phải rốt ráo tu cái giai đoạn đó cho đạt được chứ đừng có tu quá nhiều. Mà tu quá nhiều thì quá mệt nhọc. Mà quá mệt nhọc thì rốt cuộc rồi cái nào cũng không ra cái nào hết.

3 – KHÁC NHAU GIỮA NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ

(08:32) Trưởng lão: Còn Giác Thức hỏi Thầy về cái nhiếp tâm và an trú nó có khác nhau không? Thầy trả lời: “Nhiếp tâm khác mà an trú khác, hai cái nó khác nhau, nó không có giống nhau”. Cho nên khi mà chúng ta nhiếp tâm nó không thấy có vọng tưởng thì chúng ta thấy nó cũng an. Sự thật ra nó an là nó không vọng tưởng chứ không phải là. Bởi vì khi đó mình đang dùng cái phương pháp Như Lý Tác Ý rồi mình đếm một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười hơi thở. Do đó là mình đang nhiếp thì không thể nào là an trú được. Mặc dù cái tâm mình nó không niệm, không gì hết, nó an ổn đó, nhưng mà sự thật ra mình đang còn cái pháp Như Lý Tác Ý.

Còn cái an trú cứ thưa dần, thưa dần. Chỉ có tác ý một lần đầu và sau đó thì tâm mình biết hơi thở. Chỉ biết ra vô nhẹ nhàng trong hơi thở mà không cần tác ý nữa thì đó gọi là an trú. Còn tác ý thì chưa phải được an trú, bởi vì mình còn động mà. Mình còn tác ý tức là cái ý thức mình còn tác ý ra cái câu, cho nên nó động, nó chưa hoàn toàn nó an trú ở trong cái tâm của nó. Nhiếp tâm khác, an trú khác.

Nhiếp tâm dùng pháp Như Lý Tác Ý liên tục tác ý để tâm không có niệm xẹt vào. An trú tâm là chỉ tác ý một lần, rồi để tâm an trú mà không cần tác ý nữa. Về pháp tác ý nhiếp tâm khác với pháp tác ý an trú tâm, hai cái pháp nó khác nhau. Ví dụ như mình tác ý nhiếp tâm trong hơi thở thì mình tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", đó là cái câu tác ý của pháp nhiếp tâm.

Còn cái câu tác ý mà của an trú tâm thì: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Hoặc là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Cũng hơi thở mà là an trú thì tác ý: “An tịnh”. Còn nhiếp tâm thì tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Đó là hai câu tác ý nó cũng khác nhau, nó không giống nhau.

(10:36) Còn về hôn trầm, thùy miên, vô kí thì phải dùng pháp Thân Hành Niệm. Nhưng mà ở đây mấy con chưa có đủ cái sức giai đoạn để mà phá hôn trầm, thùy miên, là vì nhiếp tâm chưa trọn. Khi mấy con nhiếp tâm mà trọn vẹn rồi và an trú được rồi thì tự nó, nó cũng hết hôn trầm, thùy miên, chứ khỏi cần phải dùng pháp Thân Hành Niệm. Bởi vì nhiếp được rồi thì nó rất tỉnh, mà nhiếp chưa được thì nó, lúc mà còn niệm xẹt ra vô thì nó còn có hôn trầm, thùy miên.

Cho nên cái kết quả của cái giai đoạn đầu mình tu tập được thì những cái sau nó dễ dàng. Mà kết quả nó chưa được, cho nên mấy con bị hôn trầm, thùy miên đánh là tại vì mấy con nhiếp chưa được. Rồi an trú chưa được mà lại muốn tu nhiều cho nên vì vậy mà nó đánh gục tới gục lui. Rồi nói: “Sao tui bị càng tu nhiều lại bị hôn trầm, thùy miên nhiều?”. Chưa có kết quả của cái sự nhiếp tâm. Cho nên mình từ từ, mình nhiếp chặt chịa để cho nó thuần thục.

Thí dụ như tu mười phút là phải thuần thục mười phút, mà thấy mình chưa thuần thục là phải tập. Nghĩa là hoàn toàn nó chưa thuần thục thì mình thấy cái tâm mình nó còn muốn khởi niệm. Bởi vì mình tỉnh lắm, cho nên mình thấy nó xẹt một cái, hay hoặc đó là nó đã quá chậm rồi, nó xẹt vô đó. Còn cái mà mình thấy nó muốn nói đó, nó tỉnh đến cái mức độ mà nó chưa có xẹt gì hết mà mình biết nó sắp sửa, biết liền. Như vậy cũng chưa được nữa, nó phải nằm im lìm, nó không có một cái niệm gì được hết.

Cho nên cái pháp Như Lý Tác Ý nó dẫn, nó làm cho cái ý thức nó bận công việc. Cho nên nó không còn khởi cái niệm khác được, thế cho nên gọi là pháp Như Lý Tác Ý. Thế mà mấy con cứ tác ý. Chưa có nhiếp tâm được mà bỏ pháp tác ý để cho nó an trú. Thí dụ như bây giờ các con thấy rõ ràng: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra thấy năm hơi thở nó dễ hơn. Còn bây giờ hít thở, hít thở, hít thở, hít thở nghe nó mất công quá.

(12:34) Nhưng mà sự thật ra cái phương pháp đó là phải dùng như vậy để dẫn tâm vào đạo, để nhiếp tâm cho được. Mà nhiếp được như vậy là vì cái ý thức của chúng ta mắc bận tác ý, cho nên nó không khởi niệm được. Sau một thời gian tập cho thuần thục rồi thì cái niệm nó không khởi, nó lại quen nó không khởi, các con biết chưa? Nó quen nó không khởi chứ không ai giỏi hết! Bởi vì từ xưa đến giờ, con người mình sinh ra, bao giờ cái tâm của mình nó cũng lăng xăng, cho nên nó gọi là “tâm viên ý mã”.

Mà bây giờ muốn cho nó đừng có lăng xăng khởi niệm nữa thì mình không thể nào mà mình ngồi bất động được, cho nên mình phải dùng cái pháp Như Lý Tác Ý. Mà Như Lý Tác Ý nó làm cho cái ý thức của mấy con nó bận cái công việc tác ý, cho nên nó không có còn khởi niệm khác được. Và vì vậy do đó nó không còn khởi cái niệm khác được, tức là mình chủ động được ý thức của mình, làm cho nó không có tự động khởi niệm.

Và khi một thời gian tu tập thuần rồi đó, mình mới chuyển qua- mình thấy nhiếp phục được bằng pháp Như Lý Tác Ý- cho nên mình mới chuyển nó qua sự an trú. Thì chuyển qua sự an trú thì mình thưa dần cái câu tác ý ra, bỏ dần, bỏ dần ra. Chứ không phải bỏ một loạt, đâu phải được liền đâu, không phải? Bỏ dần câu tác ý ra. Từ đó nó mới, mình không tác ý mà nó vẫn không niệm thì gọi là an trú.

Thầy không nói một cái trạng thái gì mà nó an ổn hết, mà Thầy chỉ nói cái cách thức làm của mình thôi, cách thức tu của mình thôi, phải không? Cho nên vì vậy mình thưa dần cái câu tác ý ra. Hồi đó đó, thí dụ Thầy nói: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra. Hít thở; Hít thở; Hít thở, Hít thở". Năm hơi thở rồi Thầy tác ý một câu dài nữa, rồi năm hơi thở tác ý một câu dài nữa. Thầy dẫn đến ba mươi phút mà không có niệm gì hết, nhưng mà nó nhờ cái câu tác ý.

Bây giờ đó Thầy mới, khi mà tu tập an trú thì Thầy lại thưa ra, bắt đầu Thầy nhắc: An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi bắt đầu Thầy hít vô, thở ra. Thầy hít vô, thở ra đầu tiên thì Thầy còn đếm: “một, hai, ba, bốn, năm”. Sau đó thì Thầy không đếm nữa. Đếm nó còn tác ý đếm mà, các con hiểu chưa? Thầy không đếm nữa. Hít vô, thở ra. Hít vô, thở ra. Hít vô, thở ra, rồi Thầy tác ý: An tịnh…​ lần nữa.

(14:57) Cho cuối cùng đến khi mà Thầy tập từ từ Thầy thưa dần, thưa dần cho đến khi mà Thầy không cần tác ý mà không đếm hơi thở nào nữa hết, mà hoàn toàn tâm của Thầy nó không khởi niệm. Tức là nó đã quen đi, nó không có niệm nữa, chứ không phải là mình để còn ức chế nó. Cho nên mình thả dần đến cái mức độ mà tự cái tâm của mình, cái ý của mình nó quen mà nó không khởi niệm. Mà nó không khởi niệm hoàn toàn thì mình đã an trú trong ba mươi phút kết quả của mình.

Từ mà kết quả đó thì chúng ta mới đi vào Tứ Niệm Xứ, chúng ta mới thực hiện sáu tiếng đồng hồ ở trên tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó, mấy con thấy không? Phải tập như vậy. Còn bây giờ mấy con tập lung tung. Trời ơi! Thầy tập cái này, Thầy thấy con tập cái kiểu này chắc chắn là không biết chừng nào đó! Chắc là Thầy chết hai kiếp rồi Thầy lên thì mấy con, chứ chưa! Nghĩa là lên kiếp này Thầy tịch rồi, Thầy trở lại một kiếp nữa.

4 – NHIẾP TÂM PHẢI CĂN BẢN

(15:51) Tu sinh 1: Thưa Thầy, tại vì con có quá trời hôn trầm (Được) Con xin Thầy coi tập được không để con …​

Trưởng lão: Để rồi Thầy sẽ sắp xếp Thầy chỉ cho con. Cho nên vì vậy đó mấy con sửa lại tập cho căn bản, thật căn bản rồi lần lượt bước dần dần, dần dần lên. Cái khi mà nhiếp tâm, thí dụ mấy con nhiếp tâm dùng cái pháp Như Lý Tác Ý được rồi mấy con viết cái giấy mấy con gửi về Thầy thì Thầy cho mấy con tăng lên. Chứ mấy con đừng có tự tăng, mấy con còn tâm tham quá! Thấy được được cái tăng lên. Đừng có tự tăng!

Bây giờ con nhiếp một phút, mà con dùng cái pháp dẫn tâm con nhiếp một phút này rồi, rồi con nhiếp tới phút khác, phút khác suốt ba mươi phút. “Như vậy con nhiếp được rồi, xin Thầy lượng xét coi như thế nào thì cho con tăng lên”. Mấy con đừng có tự tăng. Bởi vì tự tăng, mấy con chưa có đủ biết cái sức của mình thấm nhuần, hay là được nhuần nhuyễn chưa mà mấy con tăng lên rồi mấy con sẽ hổng chân đi. Rồi tăng lên thấy có niệm nhá là mấy con tự phá mình rồi.

Để cho Thầy cho mấy con tăng. Và đồng thời khi mà Thầy cho mấy con tăng là Thầy có trợ giúp mấy con cái lực để cố gắng. Bởi vì Thầy nói trợ giúp, chứ sự thật ra Thầy không có trợ giúp, nhưng mà Thầy, bây giờ con tu một phút, Thầy cho lên hai phút. Thầy đã cho lên hai phút, thì mấy con khi mà thấy Thầy cho thì mình phải cố gắng hơn để cho mình nhiếp cho được hai phút. Còn mấy con tự thì mấy con nó lơ lỏng, các con hiểu cái việc tâm lý con người chưa?

(17:28) Một cái ông Thầy cho là mình phải ráng cố gắng mình làm cho được. Còn bây giờ mấy con tự tăng lên thì mấy con với mình tăng lên cho mình mà, cho nên lỏng lẻo lắm. Coi chừng bị đó! Còn Thầy cho tăng lên là Thầy còn sách tấn nó nữa: “Tăng lên là phải ráng làm cho được, mà nếu làm không được Thầy cho lui trở lại mà chết đó”, phải không? Thì mấy con phải cố gắng hơn, nhờ cái nhiệt tâm cố gắng đó mà mấy con đạt được hai phút. Các con hiểu chưa? Còn tự lên thì có bữa được, bữa không. Bữa có nhá vô, nhá ra.

Thôi, cái này nó hư hết rồi, bột đường nó hư hết rồi, không có còn gói bánh được nữa. Cái kiểu đó là nó hư ở trong đó hết. Cho nên Thầy thấy tu mà thật sự ra nếu mà không có Thầy, Thầy nói thật sự không biết chừng nào mấy con mà làm chủ sinh già bệnh chết này hết. Bởi vì tu cái kiểu như thế này thì không có được. Cho nên sửa lại, chuẩn bị lại đàng hoàng. Thầy tin rằng một năm mà Thầy theo dõi, Thầy hướng dẫn mấy con cái căn bản nhất để cho mấy con đạt được đến mà Tứ Niệm Xứ rồi thì Thầy yên tâm.

Tức là mấy con được vào Tứ Niệm Xứ rồi thì cái căn bản của sự tu tập mấy con đã vượt qua được. Còn chưa vào Tứ Niệm Xứ, Thầy rất lo. Mấy con cứ cái kiến giải của mấy con cứ nghĩ vầy, nghĩ khác, rồi tìm cách để mình làm theo cái ý của mình, do đó nó trật hết mấy con. Trật hết, rồi nó kéo dài cái thời gian tu của mấy con lâu nữa, lâu lắm chứ nó không có, cho nên nó không có ngắn được. Cho nên Thầy ghi ở trong này thì mấy con đọc kỹ ở trong này.

Những cái thời gian mấy con ghi sự tu tập của mấy con, Thầy đọc, Thầy xét lại, mà Thầy ghi từng chút để cho mấy con biết cách để tu tập cho đúng. Mà hôm nay Thầy vào đây Thầy gặp mấy con, Thầy cũng nhắc nhở, sách tấn, khích lệ mấy con tu tập kỹ, rồi ghi chép lại cho nó hẳn hoi, để Thầy theo dõi mấy con từng chút ở trong cái bước đầu tu tập này. Quan trọng nhất là cái bước đầu tu tập.

5 – TU TỨ CHÁNH CẦN KHÔNG SỢ VỌNG TƯỞNG

(19:35) Trưởng lão: Đó, còn cái về phần mà Kim Quang, con tu về cái pháp mà Tứ Niệm Xứ- ngăn ác, diệt ác; sinh thiện tăng trưởng thiện. Thì trong cái vấn đề hôn trầm, thùy miên ở trong cái giai đoạn này, nó không có quan trọng đối với con lúc này, không có quan trọng, nó thuộc về tâm si. Mà tâm si nó có tướng trạng của nó là cái tướng trạng lười biếng. Hễ nó hôn trầm, thùy miên là nó muốn đi nằm, đi ngủ, nó muốn đi kiếm cái chỗ hốc nào nó ngồi đó nó ngủ, hay hoặc nó nằm co đó nó ngủ. Đó là cái tướng lười biếng của nó chứ không có cái gì hết. Cho nên ở đây đừng có sợ nó.

Mà trong khi nhiếp tâm, con nhiếp tâm mà trên cái pháp mà Tứ Chánh Cần thì con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Con cho cái thời gian ngắn nhất ở trên cái trạng thái đó. Mặc dù là con dễ dàng hơn những người khác là vì nó không có cái đối tượng cụ thể để nhiếp tâm. Còn cái đối tượng mà nhiếp tâm của con nó vô hình, bởi vì nó cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng không bắt buộc con phải cố gắng để giữ gìn cái tâm đó.

Bây giờ đó, cái khả năng của mình ở trên cái chỗ mà tu Tứ Chánh Cần này, nó sẽ là được bao nhiêu? Mình tu một cái thời gian, thí dụ như bây giờ ngồi lại, bởi vì nó không có cái pháp nhiếp tâm cho nên nó dễ bị hôn trầm, thùy miên. Cho nên mình tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, ngồi để chờ từng niệm nó mà ra để xả thôi, chứ mình không có cần phải cho nó hết vọng tưởng. Đó là cách thức nhiếp. Mà bây giờ xả nó trong ba mươi phút, mà thấy nó có hôn trầm, thùy miên nó đến thì mình lui lại.

(21:33) Ba mươi phút mình lui lại hai mươi phút. Hai mươi phút nó hôn trầm, thùy miên nữa lui lại mười phút. Mười phút rồi xả, mình đi vòng vòng cho nó tỉnh rồi vô tu tập lại. Mà trong cái giờ này mà bị hôn trầm, thùy miên thì cứ ôm cái pháp xả tâm bằng cách đi, đi để cho nó đừng có bị ngồi nó lặng. Phải sử dụng cái đó mà con phải đạt cho được trong khoảng thời gian ba mươi phút trên pháp Tứ Chánh Cần, ba mươi phút vậy đó. Thí dụ như bây giờ con ngồi mà quyết tâm tu ba mươi phút, mà nó hoàn toàn nó tỉnh, nó hoàn toàn.

Tu Tứ Chánh Cần là ngồi chờ vọng tưởng đến mà diệt, còn cái kia người ta nhiếp để người ta diệt vọng tưởng. Còn con thì chờ vọng tưởng đến, nó càng đến nhiều thì càng mừng, để mà mình tu chứ không gì, phải không? Mình tu cho đến khi mà nó không còn nữa, tự nó mình cứ tác ý mình xả hoài. Nó đến rồi mình quán tác ý xả, cho đến khi hoàn toàn cái tâm mình nó, tự nó mình xả riết vậy, nó trắng bóc nó không còn cái gì nữa. Nó như cái ống trúc vậy, nó không còn cái gì ở trong cái bọng của nó nữa hết, thì lúc bấy giờ tự nó, nó yên lặng.

Nó yên lặng đó là nó chuyển qua Tứ Niệm Xứ rồi! Từ Tứ Chánh Cần nó chuyển qua Tứ Niệm Xứ. Cho nên các con thấy cái lớp Tứ Chánh Cần là Chánh Tinh Tấn, rồi tới Chánh Niệm, nó liền, hai cái pháp này nó liền nhau. Cho nên cái người tu Tứ Chánh Cần là người ta chờ niệm đến mà người ta diệt, người ta ngăn người ta diệt. Còn cái các con tu mà về cái hơi thở là nhiếp tâm và an trú tâm, dùng cái nội lực của mình. Còn Kim Quang nó không có cái nội lực mà nó chỉ có ngồi chờ giặc đến đánh thôi!

Nó chờ giặc nó đến, tức là giặc vọng tưởng đến là nó quét ra hà, nó đánh ra. Kêu là nó đóng quân đó nó chờ giặc đến, chứ nó không có tới nó đánh. Còn các con đi tìm, kêu là đón trước đón sau, làm thành lũy cũng như là xây Vạn lý trường thành vậy, ngăn giặc không có cho vô. Đó là cái cách thức nhiếp tâm là các con đánh theo kiểu mà xây dựng Vạn lý trường thành, đó cho giặc rợ Hồ mà phía bắc nó không có xâm chiếm vô. Đó tức là giặc vọng tưởng nó không vô, các con hiểu không?

(23:56) Còn tu về cái pháp Tứ Chánh Cần thì chờ giặc đến mà đánh thôi. Mà mong cho nó đến đặng đánh cho nó sạch, nó đánh tơi tả nó thôi chứ không có đầu hàng nó. Cho nên vì vậy mà nhắc tâm: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nghĩa là bây giờ trong cái giai đoạn nó yên lặng như vậy, nhưng mà chờ: “Tao biết mày có giặc, bụng tham, sân, si còn là mày còn, cho nên tao ngồi đây chờ mày ló mặt ra là tao nổ”. Đó, như vậy thì mấy con thấy cái người mà tu Tứ Chánh Cần là nó không có sợ vọng tưởng. Còn mấy con là sợ vọng tưởng, nó nhá lên là không có được.

Nó khác, hai cái pháp nó khác nhau chứ nó không giống nhau, cho nên ngồi chờ. Mà ngồi chờ thì cái giặc hôn trầm, thùy miên nó lại đánh vô, nó lại đánh cái góc độ khác. Bởi vì giặc nó không có, ở ngoài nó không đánh vô thì ở bên trong này lính nó lười biếng nó ngủ, có phải không? Mấy thằng lính này nó ngủ, cho nên nó hiện ra cái tướng hôn trầm. Vậy thì muốn mà cái mình gác thành cho kín, giữ cho nó tỉnh để cho giặc vô nó biết. Chứ không nó ngủ rồi thì tức là giặc nó vô nó cũng không hay.

(25:09) Cho nên do đó, cho nên vì vậy mà cái thằng lính nó phải đi tới, đi lui, nó gác cái cổng thành nó phải đi tới, đi lui hoài, con hiểu không con? Vì vậy cho nên nó đi tới, đi lui thì nó không có ngủ. Mà nó không có ngủ thì giặc nó vô nó mới đánh được, nó mới biết, mới phát giác ra nó mới đánh. Đó, như vậy rõ ràng là mình biết. Khi mà mình ngồi lại mà nó tỉnh, nó không bị hôn trầm, thùy miên thì mình ở đó, thì mình nhìn cái vọng tưởng của mình để coi nó đến, để cho mình diệt thôi.

Con biết là nó có hôn trầm, thùy miên. Nghĩa là Thầy nói là buổi sáng này mà nó có hôn trầm, thùy miên thì buổi sáng này tao cứ vác súng đi vòng vòng, đi hoài. Mà hễ có giặc thì bị…​ vì đi mình tỉnh, mình không ngủ thì có giặc thì mình diệt nó. Có phải không? Con thấy có tiện không? Mình đâu có cần mà phải diệt hôn trầm, thùy miên mà chi?! Mình chỉ lo diệt giặc. Nhưng mà vì mình phải tập cho mình tỉnh, chứ không khéo nó ngủ, thì cái thành mà nó ngủ rồi, lỡ giặc vô làm sao?

Có phải nguy hiểm cho ở trong cả thành này không? Cho nên cái mục đích để cho đạt được là cái tâm bất động là cái thành phải bình an, trong thành phải bình an. Thì cái người lính mà gác thành, mình như người lính mà gác thành rồi. Cho nên phải làm sao cho tỉnh táo, hẳn hoi để cho cái sự mà bất động thanh thản an lạc vô sự trong cái tâm của mình hoàn toàn nó phải đạt được. Đó, thì do đó thì con chỉ cần có cái là không có sợ hôn trầm, thùy miên gì hết, không có lo nhiếp phục được hết đâu.

Nhưng mà có cái là đi kinh hành, Thầy nói khỏi cần phải đi pháp Thân Hành Niệm gì hết. Cái pháp Thân Hành Niệm để dành sau khi mà trên Tứ Niệm Xứ tu xong rồi thì mới tập luyện cái pháp Thân Hành Niệm để luyện cái nội lực thôi, còn bây giờ thì con khỏi.

Còn quý thầy này thì không được. Nhiếp tâm, an trú thì sau này phải đi kinh hành để mà phá hôn trầm, thùy miên nữa. Chứ còn nhiếp tâm được rồi, còn phải phá hôn trầm, thùy miên.

(27:05) Còn cái pháp mà Tứ Chánh Cần con thì khỏi cần phá hôn trầm, thùy miên. Chỉ có mình đi cho nó tỉnh để cho thấy giặc được mà ngăn nó, diệt nó thôi chứ còn không có gì hết. Bởi vì cái thời gian mình gác thành mà mình lại không tỉnh thì đâu được. Cái nhiệm vụ của người lính là phải tỉnh táo đàng hoàng chứ không được ngồi đó mà ôm súng mà ngủ thì không được. Cho nên nó không diệt hôn trầm, thùy miên mà nó lại diệt hôn trầm, thùy miên. Cho nên nó phải tỉnh nó đi, nó đi tới, đi lui, đi tới, đi lui như vậy.

Nhưng mà nó đi vậy, chứ nó nhìn nó xem những cái vọng tưởng ở trên cái đầu của nó coi nó hiện ra hay không hiện ra? Mà hiện ra là nó diệt hết. Nó dùng cái tri kiến, cái ý, cái tri kiến giải thoát của nó nó quán, nó tư duy, nó xả tất cả những cái niệm đó hết. Nó ngăn, nó diệt hết tất cả các niệm. Cho nên cuối cùng nghĩa là siêng năng, sau một năm tu tập Tứ Chánh Cần siêng năng thì ngay đó con đã vào Tứ Niệm Xứ. Khỏe quá! Đâu có gì đâu cực? Thầy thấy tu nhanh chóng, tu dễ dàng, tu rất sướng, không có gì hết!

Như người lính mà cho cái lô cốt ngồi đó gác cửa thôi, không có gì hết. Nghĩa là cái người mà tu Tứ Chánh Cần là cái người gác cổng thành thôi, chứ không có gì hết. Làm sao mà những cái người mà lạ không có cho vô trong thành mình. Không có cho vô. Cho nên những cái người mà quen biết ở trong thành mà đi ra đi vô thì cho, tức là sinh thiện, tăng trưởng thiện mà.

Còn những cái người lạ, mấy cái người mà nghi ngờ là giặc, là nhất định là không cho. Tức là ác pháp là ngăn diệt hết, không có cho vô để bảo vệ cái thành của mình. Mà cái thành của nó là bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là cái thành rõ ràng mà, cái thành bất động mà. Đó, Thầy hôm nay Thầy giải thích như vậy thì các con biết là người nào đã tu Tứ Chánh Cần, thì mấy con sẽ tu như vậy đó. Thì coi như là mình đặt mình trong cái vị trí là một cái người lính gác cổng thành, là người tu Tứ Chánh Cần.

(29:03) Còn mấy con nhiếp tâm và an trú thì nó lại khác, nó không phải là cái người lính gác cổng thành đâu. Mà cái thằng lính xông trận đánh người ta. Nghĩa là cái ý thức của chúng ta nó hay lăng xăng: “Bây giờ mày không có được lăng xăng nữa, tao đánh mày à”. Cho nên mình có phương pháp hẳn hoi, đàng hoàng. Pháp Như Lý Tác Ý cộng thêm những cái hơi thở- cái Thân Hành Nội của nó hoặc là cái Thân Hành Ngoại. Nhất định là sử dụng chiến thuật, chiến lược, vũ khí đầy đủ, chiến đấu hoàn toàn cho cái ý thức không có bao giờ khởi niệm, khởi vọng tưởng nữa. Đó là khác.

Đây là mình xông trận đánh, còn kia người ta gác thành thôi! Người ta bảo vệ thành người ta bình an thôi! Còn mình xông trận đánh để rồi dẹp hết giặc, thành mình cũng được bình an, cũng thanh thản an lạc vô sự. Mấy con thấy cũng trở về Tứ Niệm Xứ, có phải không? Mình đánh cho giặc chạy tuốt hết, không còn mặt thằng nào ở đây hết. Do đó thì cái thành của mình ở đây cũng bình an. Đó, các con thấy không? Hai cái pháp nó đi vậy.

Nhưng mà cái người mà tu Tứ Chánh Cần thì họ không đánh giặc mà họ ngồi giữ thành, họ khác. Nhưng mà họ giữ thành của họ là họ biết, họ đầy đủ những cái tri kiến của họ. Khi mà có bóng dáng những cái người nào mà lạ mặt vô thành là họ biết liền. Chứ không khéo nó cải trang nó xen vô trong đó mà không biết, thì cái thằng này nó cũng quậy nó tan nát hết. Không được! Thì cho nên vì vậy mà cái người mà thường thường mấy con mà làm bài, mà Thầy thấy những cái bài mấy con áp dụng vào cái đời sống đạo đức mấy con xả tâm là cái người tu Tứ Chánh Cần rất dễ dàng.

Còn mấy con mà, cái bài vở mấy con viết mà nó không đi vào cái thực hành nhiều, không có ghi ra những cái chi tiết của những cái giới luật đức hạnh để mà thực hiện những cái tri kiến hiểu biết đó đó, để áp dụng vào cái đời sống hàng ngày của mấy con thì mấy con tu Tứ Chánh Cần không được. Tại vì cái tri kiến mình nó thiếu, nó không đủ để áp dụng vào cái bảo vệ cái thành Tứ Niệm Xứ nó được. Đó, thì hôm nay thì mấy con thấy tất cả những cái điều mà mấy con thưa hỏi Thầy vừa rồi thì Thầy xin trả lại cái phần này. Và còn cái phần này thì Thầy sẽ trả lời mấy con.

(31:35) Trưởng lão: Bây giờ về cái phần mà sư Giác Thức, con đến đây con trình Thầy con. Rồi, con tu tập như thế nào? Có đạt được không?

Tu sinh Giác Thức: Dạ! An lạc Thầy. Sau thời gian con trình pháp lên Thầy thì hôm nay con thấy được cái kinh nghiệm của con về vấn đề tu tập. Thì qua thời gian tu tập của con, con thấy trong thời gian hai mươi phút mà những cái thời khóa thấy tu tập rất tốt. Con có cái thời khoá buổi sáng từ bảy giờ đến chín giờ thường thường hay bị cái hôn trầm giống như đám mây mà phủ trên đầu, tự nhiên mà mất cái cảm giác, mất cái tỉnh thức của mình nó quên cái…​

Thành thử con thấy đó con áp dụng theo lấy kim đồng hồ bỏ trong thất mình, mà theo cái kim giây, mà cái hơi thở của con thì trong năm giây là một hơi, thành thử con theo đó mà tác ý thường xuyên. Mà mười giờ là tác ý hai câu đó đến mười hai giờ, thì khi tác ý mười hai giờ thì con làm sao cái hơi thở vô và hơi thở ra, từ một nhịp một cộng một và hai cho đến mười giờ thì con tác ý lại. Như vậy thưa Thầy con làm như vậy có được không?

Trưởng lão: Được con, được. Cái phần mà từ rút tỉa qua cái bản thân kinh nghiệm của mình mà tu tập, mà mình nhiếp tâm không có một niệm nào thì nó được hết hà con. Bởi vì cái phần mà nhiếp tâm nhiều khi mấy con phải tự mình rút ra cái kinh nghiệm bản thân của mình. Cách thức như thế nào để mà nhiếp phục tâm mình nó không có niệm khởi ra thì đều được hết, đều được, không có gì đâu. Chỉ sợ mình rút tỉa cái kinh nghiệm của mình ra mình ức chế quá, nó hiện ra cái tướng tưởng (Dạ) là nó rất nguy hiểm.

(33:41) Bởi vì tướng tưởng nó có nhiều trạng thái tưởng lắm chứ nó không phải là một cái tướng mấy con. Cho nên vì vậy khi mà trong những cái trạng thái tưởng mà nó hiện ra thì mấy con trình cho Thầy cái trạng thái đó. Nó cảm giác như nó làm cho cái thân của mình nó cứng ngắc, mình có thể mình lấy cái tay mình để vầy mình lấy ra không có được. Đó là những cái nó làm như là mình bị điểm huyệt vậy, nó không có cục kịch cái thân mình được.

Như vừa rồi ở bên nữ có một người viết trình bày cho Thầy cái bức thư cách thức tu tập của mình: Thì trong khi nhiếp nó hết vọng tưởng rồi thì nó hiện ra những cái tướng trạng, như cái thân của mình nó cứng ngắc lên, rồi nó không nhúc nhích được. Cho nên đến khi mà muốn xả ra thì phải tác ý đôi ba lần nó mới xả ra được, nó mới mềm ra được. Đó là những cái trạng thái bị tưởng. Bị tưởng là do cái phần mình nhiếp tâm, mình hơi ức chế tâm quá nhiều và mình cố gắng.

Tại vì mình chưa có thuần thục, thay vì bây giờ mười phút mà mình chưa thuần thục, mình cố gắng mình tăng lên hai mươi phút. Mà hai mươi phút lại là mình cố gắng để nhiếp phục cho nó đừng có vọng tưởng thì mình bị lọt trong tưởng rồi! Thay vì mình phải tu mười phút, thì mình tập cho nó nhuần nhuyễn mười phút thật nhuần nhuyễn, thì mình tăng lên hai mươi phút. Nó không có vận dụng cái sức của mình để ức chế tâm, cho nên nó không bị tưởng.

Còn mình bị tưởng là có cái sự tập trung quá cao, cố gắng tập trung. May là cái thần kinh mình tốt, nó không nhức đầu, nó không nặng đầu, nó không có tức ngực. Chứ còn không khéo nó sẽ, cái hiện tượng nó sẽ xảy ra những cái bệnh, phải không? Cho nên ở đây thì con, để Thầy sẽ về Thầy đọc, cái này con ghi kỹ không con? (Dạ, kỹ) Thầy sẽ đọc, Thầy sẽ ghi ra sau này cho con (Dạ). Thầy sẽ gửi lại con coi như thế nào để cho con về con tập tu cho nó đúng, (Dạ) để cho nó nhiếp phục cho được cái tâm của mình trong cái giai đoạn đầu. (Dạ) Nhiếp phục được rồi thì mình mới tới cái giai đoạn an trú.

6 – PHÁP RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC

(35:49) Tu sinh Giác Thức: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi, cảm ơn Thầy, là cái mà kinh hành tỉnh giác là con mười hơi thở tác ý một lần, và con đưa lên hai mươi hơi thở tác ý được không?

Trưởng lão: Được, không có sao! Đó là mình thiện xảo, khéo léo, không có gì đâu con. (Dạ) Đó là trạch pháp. (Dạ)

Về vấn đề mà Thiện Hướng con, con tu pháp Thân Hành Niệm mà đi mười bước hít thở năm hơi thở mà vẫn còn lúc thì có niệm, lúc thì không niệm, nhưng mà cái điều kiện tu vậy không kết quả đâu con. Phải tập lại. Con bị tu như vậy cái khả năng của mình nó chưa quen, cho nên nó dễ bị nhức đầu đó, phải không? Dễ bị nhức đầu, con tập trở lại tập ít trở lại thôi, xả nghỉ nhiều.

Ngồi chơi nhưng mà vẫn là tỉnh táo, thư giãn, chứ không phải ngồi chơi như người ngoài đời người ta chơi, người ta để cái tâm ý người ta nghĩ ngợi cái này, cái kia. Ngồi chơi là để cho tâm mình bất động thanh thản, thư giãn thôi, phải không? Đối với những cái niệm gì mà khởi trong đầu con, lo lắng, nghĩ ngợi, nếu mà nó lôi con quên đi một lúc rồi con nhớ lại thì con cũng tác ý đuổi nó, chứ không phải cần mà mình phải đuổi ngay liền bây giờ.

(37:12) Cái pháp Thân Hành Niệm mà đi mười bước hít thở năm hơi thở này con tập cho nó quen chứ không phải là tập bây giờ cho nó hết vọng tưởng đâu! Cho nên con tập cho nó quen với cái pháp để cho mình đứng lên ngồi xuống. Cái mục đích đứng lên ngồi xuống mà để đi mười bước, hít thở năm hơi thở này là mục đích rèn luyện cái nghị lực chứ không có phải cái mục đích để hàng phục và nhiếp phục cái ý thức của mình, cái vọng tưởng của mình đâu! Cho nên nó có không có sao đâu! Con đừng có lo cái phần đó.

Chỉ có tập là ba mươi phút con đi đứng lên, ngồi xuống này kia để nó làm cho con có cái sự bền chí của con. Cái nghị lực, bền chí, mà thấy nó không có nhọc nhằn, thấy nó không có ngao ngán, nó không có sợ. Cứ tập cho đến ba mươi phút là con nghỉ. Đó là cách thức con rèn luyện cái nghị lực, cái ý chí của con thôi, chứ không phải là rèn luyện cái nhiếp tâm cho mình. Cho nên có niệm hay không niệm không quan trọng cái chỗ đó, con hiểu không?

Còn về cái vấn đề mà con tập quá nhiều thì con tập ít lại. Bởi vì tập nhiều, nó vận dụng nhiều cái sức của mình thì nó mất, hao cái năng lượng của con nhiều. Cho nên nó có thể nói rằng cố gắng tập trung thì nó bị đau đầu. Cho nên vì vậy mà con tu cái này để rèn luyện cái nghị lực của mình thôi. Chứ không phải là mình nhiếp tâm, cho nên đừng có tập trung nhiều, phải không? Tập trung nhiều. Thay vì con tu ba mươi phút thì con tu chừng mười lăm phút thôi, thì nó không có đến nỗi mà nó quá sức của con.

Thì con từ từ mình tập dần, nó quen đi với các cái pháp đó và nó rèn luyện được cái nghị lực của con. Sau này thì Thầy sẽ dạy con cách thức nhiếp tâm. Chứ bây giờ con mà tu theo với quý thầy này thì chắc chắn là con chết đó, nó chưa có đủ đâu, để làm quen dần dần, dần dần. Cho nên mấy con cứ nghĩ là Thầy dạy ở đây, chứ có số người mới vô mà tập luyện cái kiểu này đó, cũng bắt chước theo quý thầy mà tập mà nhiếp tâm cái kiểu này…​

(39:04) Quý thầy nó trải qua một cái thời gian nó đã tu tập lâu thật lâu rồi, hôm nay là Thầy cho họ đi chuyên sâu, chứ trước kia họ cũng tập đủ thứ pháp hết rồi. Nghĩa là pháp Thân Hành Niệm, rồi Định Niệm Hơi Thở, rồi thư giãn, rồi Định Vô Lậu, cái gì họ cũng tập, tập bao nhiêu năm nay rồi. Bây giờ đó, họ mới chuyên sâu để họ đi vào cái sự thiền định, cho nên nó khác.

Còn con bây giờ coi như là mình tập cho nó quen với các pháp thôi, chứ đừng có tập mà chuyên nhất nhiếp tâm. Và đồng thời khi mà quen các pháp rồi, mà Thầy thấy được Thầy cho học tập được, mà những cái giới luật đức hạnh được, nó thông suốt được rồi Thầy cho đi vào Tứ Chánh Cần mà tu tập. Nó đỡ cái nhiếp tâm và nó an trú, nó đỡ phí sức của mình rất nhiều. Cái người mà như hồi nãy Thầy nói, người gác cổng thành nó đâu có phí sức gì đâu?! Cứ ngồi đây mà tỉnh thôi, thì nó không có phí sức. Còn cái người mà xông trận mà đánh, như các con mà nhiếp tâm an trú là phí sức rất nhiều, bởi vì dụng công.

Còn kia người ta đâu có dụng công, người ta ngồi chờ giặc đến. Giặc không đến thì ngồi chơi, mà đến thì người ta ngăn người ta diệt, có vậy thôi! Cho nên nó khác. Cho nên vì vậy mà con tập cho nó quen với cái pháp này, để sau đó thì tùy cái đặc tướng của các con mà Thầy sẽ dạy cho cách thức tu tập, cho nó đi tới nơi tới chốn con, phải không? Nhớ tập cho nó nhuần nhuyễn. Tập thư giãn này, tập Định Vô Lậu tức là con học những cái giới luật đức hạnh rồi.

Tức là làm bài này kia là mình triển khai cái tri kiến về giới luật đức hạnh, đó là Định Vô Lậu đó. Rồi con tập hít thở, rồi tập đi mười bước năm hơi thở. Đó là tất cả những cái đó là con phải tập cho nhuần nhuyễn. Những cái cơ bản đầu tiên mà mình tập luyện đó, là mình làm cho mình quen, thuần quen với các pháp, làm quen với các pháp, là như vậy. Cho nên ráng tập, rồi có cái gì thì ghi Thầy sẽ trả lời cho, phải không? Rồi con, trở về con.

Pháp Châu thì con ôm cái pháp Thân Hành Niệm mà tập luyện đó con, (Dạ) con cứ ôm chặt cái pháp đó mà tu tập cho nó cho nhiếp phục được cái tâm của mình thôi. (Dạ) Nhiếp phục, rồi lần lượt rồi thì nó đạt được những kết quả cho nó thuần thục rồi thì Thầy sẽ dạy thêm (Dạ) cho con. Phải thường xuyên ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm mà tu tập, nó có duyên với cái pháp Thân Hành Niệm, con tập được. Con cứ tập với nó. Con hỏi thêm gì không?

7 – THIỆN XẢO DÙNG PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý

(41:44) Tu sinh Pháp Châu: Dạ, thưa đức Trưởng lão, một buổi tập đó là từ hai giờ đến năm giờ, nhưng mà trong cái giờ phút đó con thấy con tập giờ nào cũng được, chứ không phải cứ đến giờ là con tập?

Trưởng lão: Cứ đến giờ con tập thôi! Còn ngoài cái giờ đó- trong khi mấy con nhớ rằng nhiếp tâm và an trú, khi mà trong cái giờ tu tập thì mình cứ tu tập- ngoài giờ tu tập mấy con nghỉ ngơi hẳn hoi, hoàn toàn, bởi vì mấy con cần phải lấy sức. Chứ mấy con đừng có nghĩ mà tu như Tứ Chánh Cần đâu, không phải đâu.

Tứ Chánh Cần người ta ngồi người ta chơi, còn mấy con vận dụng cái sức lực của mình, cái năng lực của mình để mình chiến đấu, để mình vận dụng. Cho nên vì vậy mà hết giờ tu rồi nghỉ. Thậm chí như mấy con đi ngủ được mà, Thầy cho mấy con ngủ được mà. Để lấy sức đánh nữa. Chứ không phải là nói: “Bây giờ tôi sợ tôi ngủ tôi quen”. Không phải đâu!

Tu sinh Pháp Châu: Kính bạch đức Trưởng lão là ví dụ con tập, đức Trưởng lão cho con ba mươi phút chia làm hai lần. Thế giờ hai giờ con tập một lần, ba giờ con tập một lần có được không? (Được, không sao.) Dạ, Mô Phật.

Trưởng lão: Minh Hòa con, con dùng pháp Như Lý Tác Ý con nghe không? (Dạ) Con nghe không?

Tu sinh Minh Hòa: Con đang nghe.

(43:07) Trưởng lão: Con dùng pháp Như Lý Tác Ý như vậy đó là được, con cứ về như vậy là con tu. Cứ tác ý để mà tu mà xả tâm mình, con hiểu không? (Dạ) Cứ tác ý như vậy riết cái tâm con sẽ thanh tịnh. Dùng pháp Như Lý Tác Ý mà mình đi vào. Cho nên vì vậy mà cái sức của con bây giờ nó cũng lớn tuổi rồi, và nó cũng yếu rồi. Cho nên con cứ dùng cái pháp Như Lý Tác Ý như thế này đó thì con, như cái mà con viết trình bày vầy này (Dạ) thì con cứ nỗ lực tu y như vậy cho Thầy, đừng có tu khác.

Tu sinh Minh Hòa: Dạ! Không có thay đổi gì hết.

Trưởng lão: Khỏi thay đổi gì hết! Con cứ vậy đó con tu riết thì cái tâm con nó sẽ thanh tịnh (Dạ), nó sẽ bất động được, (Dạ) con hiểu không? Rồi. Con cứ về con tu vậy đó con.

Tu sinh Minh Hòa: Thưa Thầy, sao con Định Niệm Hơi Thở có khi thì ba, bốn ngày thì nó khó khăn quá! Rồi cái hết ba, bốn ngày đó thì nó trở lên thì con dễ gần, con làm như cái tâm con muốn cái gì cũng được hết! Nó dễ dàng lắm, tới chừng tuần lễ thì nó khó lại, con vài ba bữa thì nó cho lên nữa, vậy là cái đó..?

Trưởng lão: Là bởi vì cái nghiệp của con, cái nghiệp nhân quả của con, cho nên vì vậy mà tu có lúc nó dễ dàng, có lúc nó khó khăn (Dạ), phải không? Cho nên vì vậy mà con nhớ không? Cứ theo cái pháp Như Lý Tác Ý này con tác ý riết, nó dễ dàng. Chứ con nhiếp tâm riêng của cái Định Niệm Hơi Thở mà nhiếp tâm thì có khi được mà có khi không được. Nó làm cho con rất khó khăn. Còn con cứ cái pháp Như Lý Tác Ý này mà con tác ý con đuổi hết những cái ác pháp, ly tham, sân, si trong tâm con cho sạch. Cứ dùng tác ý thôi!

Rồi con ngồi bất động yên lặng để giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình thôi! Có vậy thôi. Thì con tu vậy, chứ đừng có chuyên vào một cái pháp như hơi thở, rồi có bữa thì con dùng cái hơi thở nó vô nó rất tốt, nhưng mà có bữa nó không tốt. Thôi con đừng có tu tập như vậy, nó bữa tốt bữa xấu, bữa tốt bữa xấu nó không thành thuần đâu. (Dạ). Mà nó lại trở thành xấu, nó thành cái thói quen, rồi nó dậm chân tại chỗ mất đi, phải không? Cho nên bây giờ chỉ nhiếp vậy đó là xả tâm con thôi, tại vì cái đặc tướng của con như vậy. (Dạ) Nó không tu riêng như mấy quý thầy này được. Quý thầy nó khác con. Rồi.

Tu sinh Minh Hòa: Dạ, con xin cảm ơn Thầy.

(45:23) Trưởng lão: Vậy đó là được rồi con.

Thanh Định con. Con trình Thầy sự nhiếp tâm con ra sao con?

Tu sinh Thanh Định: Mô Phật! Thưa Thầy, con về cái phần nhiếp tâm con thì mấy bữa trước thì con không có kinh nghiệm lắm, nhưng từ cái chỗ con coi như là mình không nắm được cái chính thức mà để đi vào con đường hơi thở của mình, mà hiện tại giờ là trong tuần lễ này con mới thấy được cái sự kinh nghiệm của mình, mà con nhiếp tâm theo hơi thở của mình, thì tức là lấy cái trí của mình, lúc nào mình cũng kiềm chế đó, thì cái lúc nào cũng đi theo không buông lúc nào hết.

Thì theo con thấy thì lúc đầu thì con chỉ có mười lăm phút thôi, nhưng mà sau thì con thử hai thời thì con thấy hai thời đó là được, nhưng mà có cái thời thứ ba thì con tập không được. Tại vì cái thời buổi chiều, công phu chiều với công phu đầu hôm thì được hết đó, còn công phu bốn giờ thì không được.

Thì bởi vì công phu đó nó làm như mình nó còn hơi cái hôn trầm, nó làm như nó còn hôn trầm sau khi không được góc. Mà con vẫn thấy con tỉnh nhưng mà đến khi mà vô ngồi chừng mười phút là lát nó có niệm khởi. Cho nên từ chỗ này con cố gắng con tu tập trở lại, con cũng cố gắng dữ lắm mà tới chừng…​

Trưởng lão: Các con có cái sự mà Thầy hướng dẫn cho muốn nhiếp tâm và an trú cho một cách cụ thể, thì mình tập trung cái nhận biết của mình. Mình tập trung ngay ở chỗ mình biết rõ ràng cái hơi thở của mình đang thở ra, thở vô, một cách cụ thể rõ ràng con, phải không? Cho nên vì vậy mà coi như là mình nhìn vào cái chỗ mà cái hơi thở mình đang ra vô cái chỗ nào đó, mình nhìn tập trung cho kỹ cái chỗ đó, rồi mình dẫn cái pháp tác ý mình theo đó thì mình sẽ dẫn được. Ráng tập!

(47:17) Thấy có kết quả cũng khá tốt rồi, là vì bây giờ đó có thể nhiếp tâm được, chứ không phải là không được. Nhưng mà đừng có vội tăng lên mười lăm phút, để tập cho nó thuần thục đã. (Dạ) Chứ vội tăng lên ba mươi phút thì. Mình thử cho mình biết vậy thôi, chứ mình thấy cái khả năng của mình bây giờ nhiếp như vậy đó mà cố gắng cho nó đừng có niệm khởi nữa thì nó bị ức chế. (Dạ, mô Phật) Mình phải tập cho nó thuần, thật thuần, nó quen với trong ba mươi phút hoàn toàn coi nó rất là dễ dàng.

Nghĩa là mình tu hồi nào mình thấy cũng dễ dàng đạt được cái chất lượng ba mươi phút không có niệm xẹt thì chừng đó mới tăng lên, mới bảo đảm, con hiểu không? (Dạ, mô Phật) Còn mà nếu mà mình còn đang dụng công trong ba mươi phút, còn đang cố gắng bằng cách này, bằng cách kia để cho nó đừng có niệm thì như vậy mình tăng lên là mình mất căn bản. (Dạ, mô Phật) Nhớ vậy cho Thầy.

Tu sinh Thanh Định: Dạ, thưa Thầy, nếu mình ngồi Định Niệm Hơi Thở mình có cần phải co cái lưỡi lên không? Hay là mình để tự nhiên?

Trưởng lão: Để tự nhiên con. Đừng co lưỡi lên. Co lưỡi lên để trên nóc họng đồ này kia, đó là cách thức cũng là ức chế đó (Dạ), để nó tự nhiên thôi.

Tu sinh Thanh Định: Dạ, thì con thấy như vầy là bây giờ mình co lưỡi lên thì nó hay bị chảy nước dãi. Thành thử ra có nhiều lần con cũng co lưỡi lên nhưng mình thấy cái chảy nước dãi hoài thì hơi khó tập. Con định hỏi Thầy thử coi nó đúng hay sai để rồi mình tu tập cho nó dễ.

Trưởng lão: Thôi, mình để tự nhiên con. Ở đây thì cái đó là cũng là qua kinh nghiệm của các tổ sư họ để lại, họ dạy để cho mình nhiếp tâm cho đừng có vọng tưởng. Do đó họ phải co lưỡi lên, họ để trên nóc họng đồ đó, (Dạ) để nó có cái sức tập trung gom, chứ không có gì. Nhưng mà mình để tự nhiên để cho mình dùng cái pháp Như Lý. Bởi vì các tổ sư ngày xưa, họ không có cái pháp Như Lý Tác Ý.

(49:08) Còn mình có cái pháp Như Lý Tác Ý mình sử dụng cho cái ý của mình nó hoàn toàn nó hoạt động ở trong cái câu tác ý (Dạ, mô Phật) cụ thể. Cho nên vì vậy mà ráng tập đúng theo cái phương pháp của Phật, dẫn tâm vào đạo đó. (Dạ, Mô Phật) Mình cứ dẫn nó thôi.

Tu sinh Thanh Định: Đúng hơn thì hôm rày con thấy thì như Thầy nói, thôi giờ con trở về con tu mười lăm phút, tại vì con thấy con tu mười lăm phút nó rất đạt kết quả. Nhưng mà nó đúng hơn có cái là cũng mình phải nói cho rõ là cái bốn giờ khuya thì là cái giờ đó rất là khó lòng. Cho nên từ cái chỗ con cũng cố gắng tu tập lại.

Trưởng lão: Tu tập lại. Trong bốn giờ khuya con thấy nó hay bị hôn trầm, (Dạ) thì con đi kinh hành con vừa nhiếp tâm ở trong cái hơi thở con mà con đi (Dạ) thì nó sẽ phá đi. Chứ còn nếu mà mình ngồi đó là mình chống lại không được đâu (Dạ). Vả lại mình cũng chưa phải là cái lúc mình phá hôn, trầm thùy miên, mà lúc này là lúc con nhiếp tâm thôi. Đó.

Tu sinh Thanh Định: Thưa Thầy, con có một cái điểm nữa mà sao nó con hồi đó giờ sao có một cái cũng ngộ? Không có cái gì hết mà theo con hay bị hôn trầm. Hồi trước bị hôn trầm thì ban đêm thì đã đành rồi, còn cái này hiện giờ ban đêm nó không còn hôn trầm nữa, mà nó lại bị cái khoảng bảy giờ rưỡi này cho tới tám rưỡi. Giờ này này, (Giờ buổi sáng) con không hiểu sao mà hồi nào tới giờ đâu có ngủ cái giờ này, mà sao lại nó bị cái giờ này con không hiểu nữa?

Mà con ngồi, con chống nó quá chừng mà cái giờ này mình không có đi được, mà tại vì ngồi đang học chẳng hạn, chứ mà nghỉ ở nhà thì còn đi được, còn này nếu mà học không có đi được, mà ngồi tại chỗ đó mà nó muốn gục luôn.

Trưởng lão: Nó vô đó mà nó ngủ đó. Thật sự ra thì trong cái giờ học, bởi vì cái giờ mà tu nó cũng hao sức con rồi. Bây giờ vô giờ học mà giờ này thì học trò nó thường thường nó ngủ cái giờ này dữ lắm, chứ buổi chiều nó không có ngủ (Dạ, Mô Phật). Bởi vì nói chung là tại vì khuya nó dậy khuya nó học, rồi sáng nó vô lớp nó học thì tức là nó bị buồn ngủ chứ gì?! Chứ phải khuya nó quất một giấc cho thẳng thét thôi, rồi sáng nó vô nó đâu có ngủ! Con bị khuya thức dậy tu rồi, bây giờ đó tiếp tục lại ngồi học, mà ngồi học nó dễ nữa, cái ông thầy ông lại ở trên ông ru ru, ông nói, ở dưới này dễ ngủ quá!

(51:16) Cho nên vì vậy đó, thì khi mà cái trường hợp như vậy đó thì con tác ý. Bây giờ mình ở trong cái lớp thì không thể nào làm cách nào khác hơn là mình đi kinh hành, phải không? (Dạ) Chứ phải kia thì mình đi được. Vì trong cái lớp học cho nên tác ý, con dùng cái pháp tác ý để phá nó là: “Cái tâm hôn trầm, buồn ngủ này, thùy miên này phải đi. Ở đây không có được mà hôn trầm, thùy miên. Luôn luôn phải tỉnh táo để nghe rõ cái bài học”. Thì con nhắc nó vậy, nhưng mà nó vẫn còn chứ chưa hết, mình cứ nhắc nó hoài nó sẽ hết.

Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh, tôi biết tôi thở ra”, thì con hít vô, thở ra. Rồi con tác ý con nhắc: “Với tâm định tĩnh …​” con nhắc câu, cái đề mục đó để giúp cho cái tâm mình nó đừng bị hôn trầm đó (Dạ). Con biết áp dụng vào cái câu đó.

Tu sinh Thanh Định: Dạ, Thầy dạy phương cách này con có biết. Con cũng tu tập cái đó hoài luôn, nhưng khi mà Thiện Tâm mà dạy ở trên, thì ở dưới này buồn ngủ cái hỏi trả lời, nhiều khi cái con đứng dậy con cũng quên tuốt luôn, không có nhớ gì hết trơn.

Trưởng lão: Bởi vì nó buồn ngủ. Không biết người ta nói gì, người ta hỏi gì mình cũng chưa biết, làm sao trả lời được. (Dạ) Đó, thành ra bây giờ đó còn con chỉ có tác ý để cho nó phá cho được, để khi mình vào cái lớp học nó sẽ không còn cái trạng thái (Dạ) nó buồn ngủ nữa, thì nó mới tỉnh táo được con. Phải thời gian chứ không phải mau được đâu. (Dạ, Mô Phật) Cứ hễ vô đó mà cái giờ mà học mà thấy nó buồn ngủ vậy thì con cứ sử dụng con tác ý, rồi nhiếp trong hơi thở.

Tu sinh Thanh Định: Dạ, đúng hơn chúng con có cái là mình tỉnh táo thì cái gì mình cũng hiểu được, mà trả lời nó cũng rất là dễ dàng (Dễ dàng). Nhiều khi mà nó buồn ngủ rồi, thì mình không có, hỏi cái tự mình quên ngay hết trơn, mình không có nhớ gì hết.

(53:03) Trưởng lão: Cái đó chỉ có ông thầy giáo ông lấy cây thước, ông gõ một cái cho đau thì nó mới tỉnh lại liền.

Tu sinh Thanh Định: Vâng tội nghiệp thầy, sư Thiện Tâm có khi cũng nhắc nhở này kia nọ, rồi chỉ dạy những cái điều mà rất là tốt, con cũng rất mừng cái chỗ đó. Nhưng mà cái mà con đứng dậy con trả lời là nó không còn nhớ gì, mà nhớ được khúc quãng nào đó, rồi không có nhớ như bình thường. Từ chỗ con quá dở.

Trưởng lão: Cái tâm nó mờ mịt rồi. (Dạ, Mô Phật) Nó đi vào cái chỗ hôn trầm, thùy miên thì nó mờ mịt. (Dạ) Cố gắng con, cố gắng, có phương pháp hết, chứ nó có phương pháp để mình đối trị. Bền chí mình đối trị nó thời gian sau nó hết.

Gia Lộc con, (Dạ) con tu tập sao, có tốt không? Mà viết quá trời đây, chắc Thầy đọc chắc mệt Thầy.

Tu sinh Gia Lộc: Dạ cỡ này con tu tập con đỡ hơn lúc trước một chút.

Trưởng lão: Đỡ hả con? (Dạ) Như vậy là tập kỹ lưỡng, hẳn hoi để cho nhiếp phục được tâm của mình con. Bây giờ đỡ rồi thì ráng ráng tập lên nữa, nhưng mà chưa có tăng nhen. Tập cho nó thuần, cho nó quen, cố gắng tập cho nó quen đã. Chứ còn con khoan tăng đã, phải không? Cho nên từ cái thời gian của con trong buổi này tới buổi khác, có khi tốt, có khi xấu thì ráng. Những cái thời mà nó xấu thì ráng cố gắng nhiếp tâm cho kỹ một chút con. Để cho đạt được cái sự nhiếp tâm của mình cho đạt được, đừng có để một cái niệm nào xẹt vô trong hết. Thì như vậy là nó mới có chất lượng, chứ còn để có niệm xẹt là nó không có chất lượng. Con nhớ chưa? Thôi rồi, về tu đi, nó không có gì đâu.

8 – TU THEO ĐẶC TƯỚNG

(54:44) Con hỏi gì con?

Tu sinh Gia Lộc: Dạ, con hỏi thêm Thầy. Nếu như mà con Định Niệm Hơi Thở không, con không có chú tâm đến đuổi bệnh thì cái nhiếp tâm con có nhiều khi nó bị vọng tưởng xẹt vô. Nếu mà con có tác ý để đuổi bệnh luôn thì nhiếp tâm nó dễ, nó không có bị vọng niệm xẹt vô. Cho nên cái bệnh thần kinh mà hôm trước con bị tới, bị lui hoài đó, bây giờ nếu mà con nhiếp tâm như vậy trong ba mươi phút thì không có vọng niệm. Mà chỉ Định Niệm Hơi Thở để biết hơi thở ra, hơi thở vô không thì nó có vọng niệm xẹt vô, như vậy trường hợp vậy con áp dụng con tập vô thường xuyên như vậy có được không Thầy?

Trưởng lão: Được con. Được! Đâu có gì đâu! Bởi vì thân của con là cái thân nó đang có bệnh (Dạ), phải không? Mà con đuổi bệnh, để rồi nhiếp tâm và đuổi bệnh thì nó lại nhiếp tâm được, càng tốt chứ có sao đâu?! Cho nên ăn thua ở chỗ nhiếp tâm của con mà con thay đổi pháp Như Lý Tác Ý chứ gì?! (Dạ) Bởi vì câu tác ý đuổi bệnh nó khác, mà cái câu mà nhiếp tâm trong hơi thở nó khác con.

Cho nên chỉ nó có khác chứ cái phần nhiếp thì nó giống, nhưng cái phần tác ý thì nó khác thôi. Nhưng mà nhờ như vậy nó mới cái thần kinh của con, với cái sự nhiếp tâm của con nó không có bị rối loạn nữa. Nó thấy nó đỡ hơn, nó nhiếp phục được hơn.

(56:09) Thì như vậy là qua cái kinh nghiệm bản thân của mình thì con phải sử dụng như vậy mà tu tập. Chứ nó không có sai đâu con, nó không có sai, nó đúng, nó tốt chứ không có gì đâu. Đó, cho nên về mà tập đi.

Tu sinh Gia Lộc: Dạ, thưa Thầy, như Thầy chỉ định là mỗi cái thời bây giờ ba tiếng đồng hồ chỉ tập nửa tiếng thôi, nhưng mà nếu nửa tiếng đó con muốn thay đổi nhiều cái pháp tập nó khác nhau như có khi như là ban đêm con đi vào Thân Hành Niệm con cũng nhiếp tâm con mới bước đi, con cũng tác ý như vậy?

Trưởng lão: Cũng được con, không có sao! Bởi vì cái pháp Thân Hành Niệm mà con sử dụng cái câu tác ý nó để mà nó, đúng là cái chỗ mà nhiếp tâm với đuổi bệnh thì cũng được, đâu có sao đâu! Bởi vì Thân Hành Niệm nội hay ngoại nó cũng y như nhau hết! Mình sử dụng cái đối tượng để mà tu tập đó là Thân Hành Niệm, nhưng mà cái câu tác ý đó tùy theo cái chỗ ấy mình tác ý. Cho nên thấy nó có khác, chứ sự thật ra con đi cũng như con ngồi hít thở chứ không có gì. Đó là thân hành mà, con hiểu không?

Cho nên nó không có khác gì hết, nhưng mà Thân Hành Nội là tại vì nó rung động, nó hoạt động ở trong nội thân. Mà Thân Hành Ngoại là bước đi hay cánh tay đưa ra vô, nó ngoại nó nhẹ nhàng hơn, nó không bị rối loạn hơn. Còn cái Thân Hành Nội là cái hơi thở nó dễ rối loạn ở nội tạng của mình, cho nên nó sai một chút là nó rối loạn. Còn bây giờ mình thay đổi có cái câu tác ý. Còn cái Thân Hành Niệm là mình lấy nó ở nội hơi thở hay hoặc là cái bước đi của mình, đều là được hết, đâu có sao hết con.

Bởi vì mình đâu có tu mà mình thở nó chậm, dài đâu. Mình lấy bình thường, nó làm sao nó rối loạn mình được, con hiểu không? Chứ phải bây giờ Thầy bắt con mà thở dài từ một phút, hai phút một hơi thở thì nó sẽ rối loạn hơi thở, nó gây ra ảnh hưởng ở trong nội tạng của con, nó làm trật cái nhịp của nó đi. Còn bây giờ Thầy lấy cái hơi thở bình thường của con, thì như cái hành động đi của con vậy thôi, có gì đâu! Thầy đâu bắt con chạy đâu mà mệt.

(58:04) Thí dụ như bây giờ Thầy bắt con chạy đi, mà bắt con tu theo kiểu mà con chạy thì nó làm cho con phải vận dụng cái sức của con để mà chạy thì con lại mệt, con hiểu không? Cái người chạy thì phải mệt thôi, còn người đi nhẹ nhàng, thư thả, làm sao mệt được? Tức là bình thường.

Đó, cái Thân Hành Niệm mấy con thấy như cái hơi thở mà bắt mấy con thở chậm, thiệt chậm, từ một phút đến năm phút một hơi thở thì mấy con sẽ mệt. Mà bây giờ mà nếu đi kinh hành đi đó, đi cái Thân Hành Ngoại, mấy con đi kinh hành đó mà giờ Thầy không cho con đi mà Thầy bắt phải chạy, chạy mà chạy tốc lực. Do đó thì con chạy một vòng cái con bắt đầu hả họng thở rồi, có phải mệt không? Nó không đúng với cái bình thường của nó, cho nên nó phải mệt! Chứ bây giờ Thầy bắt con đi một vòng chùa này đi, con đi một vòng mà đi thư thả, con thấy không có mệt. Mà Thầy bắt con chạy một vòng này mà chạy cho thiệt nhanh thì con mệt, có đúng không? Nó sai khác rồi.

Cho nên ở đây Thầy dạy mấy con lấy cái bình thường chứ không phải là lấy cái bất cập của nó, lấy cái mà sai cái nhịp của nó đi. Đó, do đó thì mấy con đừng có sợ, không có gì đâu! Nó bình thường mà, làm sao nó sai con được mà sợ, con tập như vậy là đúng. Đó, không có sao đâu, chỉ có cái pháp tác ý để nó đối trị cái bệnh của con. Và đồng thời nó sẽ phục hồi lại cái thần kinh của con, con sẽ bình thường không còn có cái bệnh thần kinh nữa con.

Tu sinh Gia Lộc: Hôm trước theo con tập đó là khác với mấy bữa, rồi con không có tác ý đuổi nó nó bị lại, có thể lúc đó là như vậy. Chứ cái hôm giờ tập là con vừa nhiếp tâm vừa đuổi nó luôn thì nó hết mau, dễ ngủ, ngủ đúng giờ lắm, với ăn cũng không có muốn ăn nhiều như lúc trước nữa. Đặng con thấy cơ thể mình nó thay đổi nhiều à, con thấy nó…​

Trưởng lão: Đó, biết sử dụng vậy là hay đó con, biết áp dụng. Biết áp dụng để mà đối trị bệnh thân của mình, và biết áp dụng nó để mà nhiếp tâm, để mà tu cái pháp đó thôi, vậy là tốt rồi con. Thì con thấy đó là những cái kết quả để dẫn dắt cho mình tu để mà được làm chủ thân tâm của mình. Thì cái sự nhiếp tâm này nó cũng là cái mục đích của mình để tập sau này, để mình luyện được cái nội lực, để cho mình làm chủ được cái sự sống chết của mình chứ không gì hết. Nó đi từ cái căn bản của nó.

Cho nên con áp dụng vào cái thân bệnh của mình mà tu tập cái pháp Như Lý Tác Ý, như vậy nó hay chứ không gì. Con giỏi lắm! Không, Thầy khen thật mà! Người nào mà đối trị được cái nghiệp của mình, mà với ở trong cái pháp Như Lý Tác Ý là khéo léo, thiện xảo lắm đó. Là đối trị được, nó đem lại sự bình an cho mình là đáng khen. Chỉ có mình, mình tìm cách để cho mình phục hồi cái cơ thể của mình, chỉ có mình tìm cách để cho mình hợp với cái đặc tướng của mình, để cho mình nhiếp phục tâm của mình được.

Đó là mình phải khéo léo thiện xảo lắm con. Ở cái thế này chưa được thì mình phải chuyển qua thế khác, không thể nào mà tu chung chung. Bởi vì thí dụ như Thầy đưa con một pháp chung chung, cho mọi người đều tu tập chung thì người này sẽ nhiếp được mà người khác sẽ bị bệnh đó. Bởi vì cái pháp tu nó phải theo cái đặc tướng của mọi người. Coi vậy chứ mỗi người nó có cái đặc tướng riêng.

(01:00:58) Cho nên bây giờ các con cứ nhìn đi, ở trong cái lớp học của chúng ta, bao nhiêu người thì bao nhiêu cái gương mặt nó không giống nhau người nào hết. Thì mọi người đều có cái đặc tướng cũng vậy đó, nó cũng vậy. Mặt con làm sao giống mặt quý thầy được? Mà bây giờ quý thầy người nào cũng có cái dáng riêng nhau hết. Bây giờ một triệu người ngồi đây cũng có dáng riêng nhau hết, không có người nào mà nói giống nhau. Đó, bây giờ thí dụ như cái mặt Thầy với con giống nhau này, mà Thầy có cái mụt ruồi Thầy cũng khác con rồi. Nó rơi rớt chứ, có phải không? (Dạ, phải) Nó đâu giống nhau được.

Bây giờ Thầy nói như thế này: Thầy với con giống nhau hết, hoàn toàn giống thật giống, thiệt giống nhưng mà lỡ Thầy làm cái gì đó có cái thẹo Thầy cũng khác con! Thấy không? Nó chỉ có một chút xíu thôi, nó cũng phải khác rồi. Đó, người ta muốn phân biệt được Thầy với con thì người ta thấy Thầy có cái thẹo là biết Thầy, mà con không thẹo biết con, có phải đúng không? Đó là khác. Cho nên vì vậy mà thật sự ra hay thiệt, cả vạn cái gương mặt mà cái nhân quả nó nắn thật khéo, người nào không giống người nào hết!

Các con thấy cái quy luật của nhân quả nó ghê gớm thiệt, do đó cái tâm tính của chúng ta nó cũng sai khác từng chút ở trong đó. Một người sân ầm ầm, mà người sân thì coi như không có ầm ầm gì hết! Nó khác. Nó cũng là cái đặc tướng sân, mà kẻ sân vầy kẻ sân khác. Mà nó cũng vô lượng cái sân của nó, cái trạng thái sân của nó chứ nó đâu có giống nhau. Chúng ta nghe nói sân thì chúng ta tưởng nó giống nhau, chứ thật người vầy kẻ khác ở trong đó. Bởi vì cái gương mặt chúng ta nó khác thiệt, cái tâm sân của chúng ta nó cũng khác nhau.

Nhưng mà nó thuộc về loại tâm sân. Thầy nói như vậy để mấy con thấy là cái sự tu tập nó qua cái rút tỉa từ cái bản thân của mấy con. Cho nên đức Phật nói: Các con tự thắp đuốc lên đi!. Ông Phật ông đi qua cái đặc tướng của ông, chứ ông đi qua cái đặc tướng của mấy con sao được?! Cho nên mấy con phải tự thắp đuốc lên đi. Cho nên cái pháp Phật nó thực tế, nó cụ thể là vậy. Nó không phải bắt buộc ai cũng phải làm rập khuôn như vậy hết đâu! Không phải đâu.

Đó, thành ra con về tập như vậy là tốt rồi. Thầy tin rằng con sẽ đối trị được bệnh con nè, mà con sẽ làm chủ được sự sống chết con! Con có tin con không? (Dạ, con tin.) Như vậy là được đó. Chứ mà con nói: “ Tôi, chắc tôi làm cũng không được” thì thôi rồi. Bây giờ tôi về sống ở ngoài đời đi, chứ còn vô đây mất công, mà ăn ngày một bữa cơm cũng cực nữa. Người ta ăn ba bữa, mình ăn một bữa không phải là dại không?

Tu sinh Gia Lộc: Con thấy là chính xác lời Thầy, đồng thời con cũng tin ở nội lực của con. Cho nên cái lần đó thuốc lá nó bỏ qua không được. Nhưng mà sau này con dùng cái phương pháp Như Lý Tác Ý rồi là vừa tác ý nữa, mà bây giờ con đuổi là con bỏ luôn cái thuốc lá, sau này bỏ ba tháng rưỡi bốn tháng hút lại. Như vậy là con không biết là con bỏ luôn không?

Trưởng lão: Đúng rồi. Đó là có ý chí rồi đó con. (Dạ) Bởi vì cái pháp Phật nó hay lắm mấy con. Mình có ý chí, mình có nghị lực rồi là bắt đầu mình dùng pháp tác ý. Hồi nó nghiện nghiện nó muốn, la nó một tiếng la: “Chết, tao nhất định là không có hút nữa!” thì tức là nó sạch. Con về tập đi con! (01:03:57)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy