00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 40-VIẾT BÀI, ĐỌC SÁCH ĐỀU LÀ ĐỊNH VÔ LẬU

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 40

VIẾT BÀI, ĐỌC SÁCH ĐỀU LÀ ĐỊNH VÔ LẬU

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 29/03/2008

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [50:06]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ

(00:00) Trưởng lão: Thôi, xá Thầy thôi được rồi mấy con! Xá thôi. Mấy con ngồi ghế hết đi con.

Hôm nay, Thầy về để kiểm tra lại cho mấy con con, khi mà nhiếp tâm được thì phải tập an trú. Mà tập an trú thì mấy con phải biết cách phá hôn trầm, thùy miên mới an trú được lâu dài. Chứ nếu mà không biết phá hôn trầm thùy miên thì không thể được an trú được lâu dài.

Cho nên khi mà lọt vào ở trong Tưởng thì mấy con thấy như mình ngồi mình tỉnh, nhưng mình thấy có cái trạng thái mà an lạc, thì đó là bị cái trạng thái Tưởng. Có thể nói là mình cảm nhận như mình không có ngủ, nhưng sự thật ra mình bị Tưởng mấy con. Mấy con lưu ý rất là kĩ vấn đề này, khó chứ không phải dễ!

Bởi vì khi mà nhiếp tâm là mình nhờ cái phương pháp tác ý, mình dẫn tâm mình từng, tác ý từng cái hành động thân của mình như hơi thở hoặc là như cánh tay, như bước đi của mình, mình dẫn nó từng cái tác động. Do cái tâm của mình tác ý, mình dẫn từng cái hành động của mình, vì vậy mà mình nhiếp tâm nó dễ, không có cái niệm khởi. Nhưng do mình tập cho nó thuần, tức là nó quen, nó tự tâm, tự ở trong cái đầu của mình nó không khởi niệm ra, nó quen nó không khởi niệm.

Hiện giờ một người bình thường thì chúng ta luôn luôn ngồi lại yên lặng, thì cái đầu nó hay khởi ra những cái niệm, tự động khởi ra nó nhớ cái này hay hoặc nó nhớ cái kia, đó là vọng tưởng. Cho nên khi mà chúng ta nhiếp tâm làm cho thân của chúng ta nó dính liền với cái hành động của thân của chúng ta. Như bước đi, cánh tay đưa ra vô hoặc là hơi thở hít ra, thở vô, làm cho nó dính liền với cái hành động của nó, nó không có niệm khởi.

Nhưng muốn mà cho nó không niệm khởi thì phải nương vào cái pháp Như Lý Tác Ý, như cái lý của cái hành động đó mà tác ý như: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô, thở ra rồi tác ý nữa. Cứ dẫn nó như vậy thì nó sẽ không có niệm khởi. Khi mà nó không có niệm khởi bằng cái phương pháp dẫn nó được như vậy rồi thì chúng ta mới tập an trú.

(02:11) Tập an trú có nghĩa là chúng ta thưa dần cái câu tác ý ra, nhưng bằng cái câu tác ý khác. Chứ nó không phải như chúng ta dẫn nó bằng cái câu: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” nữa mà: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Khi thân của chúng ta nó ngồi một chút nó động địa, nó không có yên ổn, cho nên chúng ta tác ý câu đó.

Còn tâm chúng ta nó thấy nó còn có phóng niệm, nó chưa có được yên ổn, do đó chúng ta tác ý câu: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Tùy theo trong lúc mà chúng ta an trú, chúng ta thấy tâm mình nó dễ động thì chúng ta lại tác ý tâm.

Mà thân nó bị đau nhức chỗ này hoặc là nó bị mệt mỏi, nó khó chịu, nó bắt động thân thì chúng ta biết thân không có an ổn được. Cho nên chúng ta tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

(03:18) Do chúng ta tác ý để dẫn nó cho nó an, nhưng hiện giờ mới đầu tiên chúng ta tu tập thì nó chưa an. Nhưng dẫn, cứ tập dẫn nó, dẫn riết chừng nào nó an mà thôi. Nhưng cái cách thức dẫn thì chúng ta tác ý một lần, rồi hít thở năm hơi thở, rồi coi nó an hay không? Nếu nó an thì chúng ta sẽ tác ý một lần, hít thở mười hơi thở, mười hơi thở. Mà nếu nó an nữa thì các con sẽ tác ý một lần, hít thở hai mươi lần rồi mới tác ý một lần và lần lượt cứ thưa dần ra. Từ cái chỗ tác ý một lần, rồi hít thở hai mươi lần, hít thở hai mươi lần rồi tăng lên ba mươi lần, bốn mươi lần cho đến đúng ba mươi phút mà thôi, không có được tăng lên nữa.

Còn khi mà được an trú được trong ba mươi phút, chỉ tác ý một lần mà an trú được ba mươi phút là chúng ta đã an trú được tâm của mình trên hơi thở. Mà khi an trú được rồi thì chúng ta mới tu Tứ Niệm Xứ được. Nhưng trong khi tác ý một lần mà hít thở như vậy mà không tác ý nữa thì dễ bị hôn trầm, thùy miên.

2- PHÁ HÔN TRẦM VÀ DIỆT VỌNG TƯỞNG

(04:29) Cho nên khi bước qua tập an trú thì các con lưu ý cái phần mà đi kinh hành, cái phần quan trọng nhất. Chúng ta đi tới, đi lui. Đi tới, đi lui, nhưng vẫn giữ hơi thở mà tu tập thì cũng có thể được.

Hoặc là chúng ta thấy mình bị hôn trầm, thùy miên nặng. Coi như là mình ngồi lại mình hít thở, an trú thì một chút xíu thì có thấy gục hay hoặc là ngủ, thì chúng ta không nên để cho cái hiện tượng của hôn trầm, thùy miên xảy ra nữa. Thì do đó chúng ta sẽ tập đi pháp Thân Hành Niệm. Chắc có lẽ ở đây mấy con cũng biết pháp Thân Hành Niệm? Mỗi hành động chân của chúng ta bước tới bước lui thì chúng ta đều nhắc nó: “Dở chân lên, bước chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Chân mặt bước, Dở chân lên, bước chân tới, hạ chân xuống”. Thì các con sẽ lần lượt tác ý từng hành động của bước chân của mình.

Hoặc các con tu pháp Rèn luyện nghị lực tức là đi mười bước và ngồi xuống hít thở năm hơi thở, và cứ tiếp tục tập như vậy. Trong khi đó xem coi trong cái khoảng thời gian tu tập, chúng ta coi còn hôn trầm thùy miên nữa hay không? Nếu thấy nó còn dạng hôn trầm, thùy miên thì chúng ta tập luyện cái pháp Thân Hành Niệm, hoặc là cái pháp Rèn luyện nghị lực, do đó các con cứ tập nhiều cái pháp đó. Sau một thời gian tập thấy hôn trầm, thùy miên không còn xen vô nữa thì mấy con cũng tập đi kinh hành rất bình thường.

(06:01) Đi nhưng tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” rồi mấy con đi, nhưng mà vẫn để ý hơi thở chứ không phải để ý bước đi. Sau khi mà đi như vậy mà không thấy có hôn trầm, thùy miên nữa thì mấy con mới ngồi lại. Nghĩa là tu tập như vậy khoảng một tuần, hai tuần, ba tuần mới ngồi lại. Chứ không phải mới tu tập thấy nó được yên yên rồi ngồi lại thì nó bị hôn trầm thùy miên nữa. Tập cho một tuần lễ, hai tuần lễ, ba tuần lễ, luôn luôn đi kinh hành như vậy. Khi nào đi mà mỏi chân thì mấy con ngồi nghỉ một chút thôi, đừng ngồi nghỉ chi nhiều!

Nghỉ cho chân mình đừng mỏi rồi bắt đầu mình đi lại, cứ như vậy tập để cho phá sạch hôn trầm, thùy miên. Còn hôn trầm, thùy miên không tác động vào thân tâm chúng ta được thì nó sẽ có sức tỉnh. Do có sức tỉnh đó thì chúng ta mới tu trên Tứ Niệm Xứ. Từ ở trên pháp Tứ Niệm Xứ thì chúng ta mới tăng thời gian, còn nếu trên pháp Tứ Niệm Xứ mà chưa được thì không nên tăng thời gian. Bởi vì tăng thời gian trên pháp Tứ Niệm Xứ mà hôn trầm, thùy miên có thì không thể nào tu tập Tứ Niệm Xứ được, các con nhớ kỹ những điều này!

Cho nên hôm nay Thầy về Thầy đã đọc sơ những về sự trình bày của cô Liễu Châu. Qua cái sự trình bày của cô Liễu Châu thì Thầy thấy cô Liễu Châu tu rất tốt, nhưng sợ nó lạc vào trong Tưởng thôi! Cho nên do vì vậy mà Thầy sẽ đề nghị với cô Út là gần đây thì Thầy sẽ triển khai kỹ và có thể nói rằng cho cô Liễu Châu sẽ tu Tứ Niệm Xứ. Và Tứ Niệm Xứ thì khi nào mà hôn trầm, thùy miên được hoàn toàn lượt sạch thì sẽ cho cô Liễu Châu sẽ tu Tứ Niệm Xứ, để dẫn đi tới đạt đến cuối cùng, để có luyện Tứ Thần Túc sẽ làm chủ sự sống chết của mình.

(08:18) Thì ở trong chúng thì Thầy thấy cô Liễu Châu là người tu rất tốt trong vấn đề nhiếp tâm và an trú tâm. Nhưng Thầy có còn lo có một phần là sợ cô lọt trong Tưởng thôi. Chớ còn nếu mà kiểm điểm kỹ lưỡng và cho cô tu Tứ Niệm Xứ là rất tốt, rất tốt!

Thì ở đây mấy con cũng tập từ từ cho có căn bản, nhất là các cô lớn tuổi rồi. Phải lo tu tập, nhiếp tâm cho được từ một phút đến năm phút. Từ năm phút đến ba mươi phút, phải nhiếp cho kỹ, tập cho căn bản, lần lượt mình tập thuần rồi mình tăng. Ví dụ như bây giờ tu một phút, thì một phút này nghỉ xả ba phút hay hoặc là nghỉ một phút rồi tu lại một phút. Cứ như vậy tu tập đến ba mươi phút bằng phương pháp Như Lý Tác Ý dẫn tâm, thì như vậy mấy con sẽ không có niệm khởi.

Và lần lượt mấy con dẫn lần, tăng lần lên hai phút, rồi ba phút, rồi bốn phút, năm phút. Trong khi tập luyện như vậy, không có nghĩa là thấy thời này mình tập được như vậy, thời sau tăng lên, không phải. Mình tập một phút, ít ra mấy con cũng nên nhớ rằng tập một tuần lễ cho nó nhuần nhuyễn, rồi mấy con mới tập lên hai phút. Tập lên hai phút nhuần nhuyễn một tuần lễ, rồi mấy con mới tăng lên ba phút, chứ đừng có vội!

Thấy được được mấy con tăng lên, đó là cái tâm tham của mấy con. Tham tu, nó cũng hại! Phải tu cho căn bản chứ đừng có vội vàng. Tu ít, tu chậm, nhưng cái chất lượng nó rất cao. Đó là nhớ những cái điều mà Thầy căn dặn thì cái thời gian mấy con tu sẽ thu ngắn lại, nó không có lâu. Chứ còn mấy con mà tu, mà vội vàng, thấy nó nhiếp cái thời này nhiếp nó không niệm thì mấy con lại tăng lên hai phút, hay năm phút. Có nhiều khi mấy con chưa có đủ khả năng mấy con ngồi suốt ba mươi phút, thì mấy con đừng có lười biếng kiểu đó, mà hãy siêng năng! Phải tập từng phút rồi nghỉ xả, rồi từng phút rồi nghỉ xả. Cho đến khi một phút này thuần thục được, thì mấy con ít ra thì mấy con cũng phải tập một tuần lễ, rồi mấy con mới tăng lên. Và cứ như vậy cho đến khi đúng ba mươi phút thì Thầy sẽ dạy mấy con an trú cái tâm của mấy con ở trên hơi thở hoặc là bước đi.

(10:15) Và cứ như vậy mấy con tập cho đến khi mấy con vào Tứ Niệm Xứ. Vào Tứ Niệm Xứ tức là mấy con sẽ ở riêng, không có còn ở chung. Sống độc cư trọn vẹn, không có được nói chuyện qua lại, mấy con phải cố gắng tập cho đúng cách. Nghĩa là mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ thì như ở bên nam, Thầy đã cho sư Giác Thường đã tu tập Tứ Niệm Xứ. Mà tu tập Tứ Niệm Xứ, Thầy cho sư sống riêng một mình một cái khu, không có người nào đến với sư được hết. Nghĩa là hoàn toàn chỉ có một người tu.

Và cái trường hợp mà sống như vậy thì mấy con thấy cái hôn trầm, thùy miên nó dễ đánh mấy con lắm, nó dễ lắm! Cho nên chuẩn bị cho mấy con trong cái kinh nghiệm tu tập. Chuẩn bị cho mấy con phá sạch hôn trầm, thùy miên.

Ở mục đích đầu tiên mà chúng ta tu tập, là có hai cái điều kiện mà chúng ta phải làm chủ:

Làm chủ vọng tưởng sẽ tu như thế nào mà không có vọng tưởng, không có vọng niệm.

Mà còn không có vọng niệm trong khoảng thời gian ba mươi phút, chứ không có được tăng lên. Vì tăng lên nó sẽ bị lọt vào trạng thái của Tưởng. Bởi vì cái phương pháp nhiếp tâm và an trú tâm nó có cái phần ức chế tâm, tức là ức chế ý thức. Nhưng mà ức chế ý thức để cho nó quen đi, để cho nó không khởi niệm nữa. Để khi mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ thì nó chỉ có giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, chứ không nương vào một cái đối tượng của thân hành mà ức chế nó. Cho nên nó quen thì nó sẽ không phóng niệm ra. Nó không phóng niệm ra mà chúng ta không dùng pháp ức chế nữa thì chúng ta mới đi vào Tứ Niệm Xứ mới được. Chứ còn chúng ta luôn luôn bị ức chế mà đi vào Tứ Niệm Xứ thì không được. Cho nên do như vậy, mình cần phải kiểm tra kỹ lưỡng mới cho mấy con tiến vào tu Tứ Niệm Xứ.

Và cái quan trọng thứ hai đó là: Hôn trầm, thùy miên. Hôn trầm thùy miên nó cũng không kém gì vọng tưởng mấy con.

(12:33) Mấy con nhiếp tâm cho hết vọng tưởng thì cũng phải tu tập cho hết hôn trầm, thùy miên thì mới được vào Tứ Niệm Xứ. Đó là hai điều quan trọng mà Thầy nhắc nhở mấy con tu tập!

Điều quan trọng thứ nhất là tự niệm khởi tức là vọng tưởng trong tâm của mấy con nó hay khởi niệm này, niệm kia. Đó là điều thứ nhất, hiện giờ mấy con đang tập để mà nhiếp tâm cho nó đừng niệm.

Điều quan trọng thứ hai là mấy con phải tập pháp Thân Hành Niệm, hoặc là cái pháp Rèn luyện nghị lực, đi mười bước ngồi xuống hít thở năm hơi thở để phá hôn trầm, thùy miên.

Đó là hai cái phương pháp để mấy con không còn cái trạng thái hôn trầm, thùy miên nữa.

Dù là mấy con thức bao lâu cũng không có hôn trầm, thùy miên, nhưng rất khó mấy con! Nói về hôn trầm thùy miên thì mấy con lưu ý: Nếu trong lúc mới tu tập mà mấy con thức nhiều hoặc làm việc nhiều thì mấy con cũng không tu tập được. Vì cơ thể mấy con mệt nhọc thì hôn trầm, thùy miên sẽ tấn công mấy con. Mấy con tu nhiều, tu không đúng cách thì cũng bị hôn trầm, thùy miên. Cố gắng để tập trung nhiếp tâm, để cho hết vọng tưởng thì mấy con cũng sẽ bị hôn trầm, thùy miên.

Tất cả những cái điều kiện mà làm cho mấy con tiêu hao cái năng lượng trong người của mấy con thì mấy con cũng sẽ bị hôn trầm thùy miên. Cho nên nó rất khó là vì mấy con phải tu vừa với sức mình, không được tiêu hao năng lượng mình nhiều. Mà tiêu hao năng lượng mình nhiều thì hôn trầm, thùy miên sẽ tấn công mấy con.

Cho nên tự mình tu mình phải biết. Ví dụ như từ bảy giờ tối mình tu cho đến mười giờ. Mà trong cái khoảng thời gian đó, nếu một người mới tập nhiếp tâm để nhiếp cho được trong ba mươi phút thì mấy con phải xả nghỉ nhiều, thì mấy con mới mong có cái sức. Chứ còn mấy con dụng công tập trung nhiều thì nó phải hao năng lượng của mấy con, và như vậy thì mấy con sẽ bị hôn trầm, thùy miên nhiều. Rất là khó khăn!

(14:33) Cho nên tập, biết tập vừa sức của mình, không được phí nhiều. Và khi mà mấy con muốn phá hôn trầm thùy miên, nó có nhiều cách như hai pháp đi kinh hành:

Pháp Thân Hành Niệm.

Pháp Rèn luyện nghị lực.

Hai pháp đó để giúp mấy con.

3- VIẾT BÀI, ĐỌC SÁCH ĐỀU LÀ ĐỊNH VÔ LẬU

(14:53) Nó còn những cái pháp khác là như mấy con dùng kinh sách mấy con đọc. Mấy con nghỉ, mấy con đọc và mấy con ngồi làm bài, đưa một cái đề tài đạo đức ra, thí dụ như Đức Dũng Cảm. Thì mấy con viết thành một bài nói về Đức Dũng Cảm. Thì trong khi mấy con đang làm cái công việc triển khai cái tri kiến của mấy con như vậy. Đó là mấy con đang tu Định Vô Lậu, chứ không phải là mấy con làm bài như học sinh làm bài. Cũng như mấy con đọc cái bộ “Đường Về Xứ Phật” về tập VIII, tập VII hay tập IX để mấy con nghiên cứu coi những lời Thầy dạy trong đó như thế nào, cũng là đều mấy con đang tu tập Định Vô Lậu. Cái đó là cũng đang tu tập Định Vô Lậu, chứ không phải mấy con đọc sách là khác.

Bởi vì đọc để tìm hiểu, để hiểu những cái điều mà Thầy dạy. Và đọc hiểu như vậy thì cái tâm của mấy con Lậu hoặc nó sẽ diệt trừ. Nó không còn phiền não, nó không còn giận hờn, nó không còn thương nhớ một cách vu vơ. Cho nên vì vậy mà khi mấy con đọc sách, khi mấy còn làm bài, viết bài đều là mấy con ở trên pháp tu hết. Bởi vì mục đích ở đây dạy mấy con học để mà được xả tâm ly dục, ly ác pháp. Cho nên những cái điều mà con đang học, đang tập luyện viết bài, làm bài đều qua một cái tri kiến của mấy con. Cái sự triển khai trí tuệ của mấy con để hiểu biết, điều đó là Định Vô Lậu.

(16:17) Vì có hiểu, có biết thì tâm mình mới hết lậu hoặc. Chứ không phải mấy con làm bài, học bài, đọc kinh sách, là nó vô ích. Hay hoặc là làm giống như học trò, không phải. Học trò nó học để nó tiếp thu những cái kiến thức, cái văn hóa. Còn chúng ta học ở đây là tiếp thu cái Giới luật, cái Đạo đức để tiếp thu vào trong con người chúng ta, để nhằm cái hiểu biết đó nó xả đi những cái ác pháp, làm cho tâm chúng ta bất động, thanh thản, an lạc vô sự.

Đó, thì mấy con thấy trong toàn bộ tất cả những cái thời gian của mấy con nó vừa học tập mà vừa tu tập. Mà học tập, tu tập đều có mục đích là ly dục, ly ác pháp, nó giúp cho mấy con phá cái hôn trầm, thùy miên.

Một người ngồi viết mà nó gục lên, gục xuống thì chúng ta biết phải đi kinh hành. Mà bây giờ ngồi viết nó cũng là một cái phương pháp để phá hôn trầm, thùy miên. Bởi vì cái tri kiến của chúng ta nó không mờ mịt, Ngồi đây nó viết được bài là nó tỉnh táo nó mới viết được. Các con thấy, nó cũng phá hôn trầm, thùy miên. Vì vậy mà, chứ đâu phải là ngồi làm bài, viết bài hay đọc kinh sách là không ích lợi đâu. Nó rất ích lợi! Cho nên tất cả những cái này cũng nhằm vào để mà phá hôn trầm, thùy miên, triển khai tri kiến để ly dục, ly ác pháp.

Các con thấy những cái pháp mà tu học rất cần cho mấy con, rất cần! Và vì vậy mà nó hỗ trợ cho cái con đường tu của mấy con để đạt được kết quả.

4- CÁC LỚP TU TẬP

(17:47) Hôm nay Thầy về đây, để triển khai những cái điều mà mấy con tu tập từ hôm đó tới nay. Vậy thì trong cái lớp này, Thầy nghĩ rằng các con- từ hôm mà Thầy về đây tới nay để hướng dẫn mấy con tập cho có căn bản từ một phút cho đến ba mươi phút- thì trong một cái số các con tu tập, Thầy tin rằng hôm nay ba mươi phút đối mấy con thì cũng có nhiều người tu tập rất tốt. Cũng như bên nam thì họ tu có nhiều người cũng rất tốt, có nhiều người ba mươi phút đạt rất tốt. Nhưng hiện giờ Thầy cho họ đang phá hôn trầm, thùy miên.

Nếu mà các con sẽ, khi mà tu tập thì các con nên ghi lại một cái tờ giấy. Ghi lại để tên mấy con, rồi ghi lại trong cái ngày đó, giờ đó mấy con tu như thế nào? Hay hoặc là trong một tuần lễ, con nghiệm xét thấy con tu tập phá được, nhiếp tâm được, không còn niệm khởi trong ba mươi phút. Hay hoặc là an trú được trong cái thời gian ba mươi phút, ba mươi phút không có hôn trầm, thùy miên. Thì mấy con sẽ ghi lại ở trên một tờ giấy để Thầy kiểm tra từng người.

Và đồng thời người nào mà thấy đạt được cái chất lượng là không có vọng tưởng, không có hôn trầm thùy, miên nữa thì Thầy sẽ đưa những người đó đi sang qua một cái lớp khác. Không thể tu tập chung, mà cũng không thể ở chung trong một khu vực của mấy con nữa, mà sẽ ở riêng một cái khu riêng của những người đó. Vì những người đó là những người tu ở trong cái phương pháp khác rồi. Không còn ở chỗ nhiếp tâm và an trú, không còn ở chỗ phá vọng tưởng, hôn trầm, thùy miên nữa. Vì họ đã đạt được cái kết quả, đã làm chủ được cái niệm vọng tưởng và làm chủ được cái hôn trầm, thùy miên. Cho nên họ phải đi vào một cái lớp khác để họ tập luyện cao hơn, để họ luyện cái sức tỉnh giác cao hơn ở trên Tứ Niệm Xứ.

(19:53) Và nếu mà trên Tứ Niệm Xứ họ đã luyện được cái sức tỉnh giác cao hơn. Suốt trong sáu tiếng đồng hồ mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự không có một niệm khởi, không có một hôn trầm, thùy miên nào tác động, thì cái lớp người này được chuyển qua một lớp khác để rèn luyện Tứ Thần Túc.

Đó thì lần lượt nó có từng lớp lang để chúng ta tu tập chứ không thể, ờ một cái lớp người mà rèn luyện Tứ Thần Túc lại ở chung với cái lớp người rèn luyện Tứ Niệm Xứ. Đó, Nó phải phân ra cái lớp của nó. Để cho cái số người này, năm ba người hay hoặc là mười người này ở chung vào một cái khu vực để họ tập luyện cái phương pháp đó. Cho nên vì vậy thì họ biết rằng trong cái nhóm của họ có năm người đang rèn luyện Tứ Niệm Xứ. Cũng như bây giờ bên Tăng người ta chỉ biết có một vị đang rèn luyện Tứ Niệm Xứ. Đó, chứ chưa có nhiều. Nhưng nếu mà được hai người thì hai người này lại sách tấn nhau rất lớn! Sách tấn nhau đó. Vì họ nghĩ rằng mình đang ở trên Tứ Niệm Xứ, mà cái người này đang tu tập được ba tiếng thì mình cũng ráng phải tu tập cho được ba tiếng.

Do có sự sách tấn nhau, khích lệ nhau vì vậy mà họ có thể họ tiến. Mặc dù họ không đến nói chuyện với nhau, nhưng họ biết cái lớp học của họ. Họ có cái cố gắng để cho họ tiến tới, để đạt được cái kết quả sáu tiếng đồng hồ. Và khi họ tốt nghiệp, họ đi lên để mà họ tu tập Tứ Thần Túc thì lại có một cái số người cùng nhau học lên một cái lớp đó. Tu thì có bạn, do đó nó tự sách tấn nhau, tinh tấn trên cái đường tu. Gặp những khó khăn gì thì Thầy sẽ đến trực tiếp Thầy giúp đỡ.

(21:42) Cũng như bây giờ, sư Giác Thường đang tu tập Tứ Niệm Xứ, cho nên Thầy luôn để tâm. Cho nên thỉnh thoảng Thầy đến thất, chớ sư Giác Thường không có ra chúng nữa. Mà Thầy đến thất của sư, Thầy trợ giúp, Thầy gạn hỏi coi tu tới đâu? Có những cái trạng thái gì? Đúng hay sai trình bày lại cho Thầy nghe. Và đồng thời cái đúng Thầy cho tiến tới để giữ gìn; cái sai Thầy bảo dùng pháp Như Lý Tác Ý dẹp, diệt trừ nó, không được để. Nhờ như vậy thì tu tập chúng ta mới có thể tiến tới con đường làm chủ được sự sống chết một cách dễ dàng! Không khéo chúng ta tu rồi rất là uổng phí một đời mà chẳng làm chủ được gì hết. Cho nên, tu rất khó, không phải dễ!

Các con thấy đi từ cái lớp này mà cho đến lớp khác nó không phải dễ. Từ khi Thầy đến đây, Thầy kiểm tra mấy con, thì cho đến hôm nay mấy con thấy cái sự nhiếp tâm của mấy con để cho hết vọng tưởng. Mà trong ba mươi phút cũng vất vả, gian nan chứ đâu phải không, lơ mơ thì mấy con bị lọt trong tưởng rồi. Còn không khéo thì mấy con lại cứ bị hôn trầm, thùy miên và cứ niệm xẹt. Nó vừa chớp thì mấy con biết. Nhưng nó đã chớp tức là cái ý thức của mấy con nó khởi niệm, thì như vậy mấy con chưa tròn được ở chỗ nhiếp tâm. Chưa tròn, nó còn niệm khởi.

Chừng nào mà mấy con ngồi suốt ba mươi phút mà tự nó lặng lẽ, nó không niệm thì đó là mới đạt. Còn bây giờ nó không lặng lẽ, thỉnh thoảng lâu lâu khoảng ba mươi phút mà chỉ cần một niệm, hai niệm vừa xẹt ra con biết, tức là sức tỉnh các con có, nhưng niệm con còn. Chừng nào cái niệm không còn, sức tỉnh đến cái mức độ mà mấy con tu cho nó thuần thục, mà trong đầu con nó không khởi niệm, thì như vậy mới được. Chứ còn tu tập mà còn niệm thì không được.

Bởi vì còn niệm, tức là đầu óc mấy con còn đang hoạt động theo kiểu thế gian, chứ không phải theo kiểu thanh tịnh của một người tu giải thoát.

(23:52) Thì hôm nay mấy con nghe kỹ! Thầy rất lưu ý cho các con lớn tuổi, như cô Liên Châu cũng lớn tuổi rồi. Như cô Liễu Châu, như mấy cô lớn tuổi, như cô Niệm cũng lớn tuổi rồi, mà nếu mà tu không khéo thì mấy con không đến đâu. Nhưng nói vậy không có nghĩa là Thầy bỏ các con trong tuổi trẻ, không phải. Tuổi trẻ là tương lai để mấy con tu xong, để cho mấy con lấy kinh nghiệm bản thân của mình mà thay Thầy dạy. Nhất là cái giới nữ, mấy con là người nữ, mấy con sẽ gần gũi bên người nữ, hướng dẫn họ từ cái bước thấp cho đến bước cao. Gần gũi, trao đổi, an ủi, thương yêu, giúp đỡ họ.

Cho nên Thầy đưa ra nhiều cái bài học để mấy con thấy một vị Thầy rất thương yêu, rất thương yêu những người đệ tử, làm sao truyền đạt cho những người đệ tử mình thông hiểu. Như ‘Người tạo dựng niềm tin’, nhưng mà các con đọc lại cái bài “Người tạo dựng niềm tin” thì mấy con thấy cái mục đích Thầy đưa ra là một thầy giáo, có phải không? Một thầy giáo biết sáng tạo, biết tìm cách để giúp cho học sinh mình ham học, siêng học để trở thành những con người giỏi. Nhưng mà vì cái sáng tạo mới quá cho nên nhà trường không chấp nhận- vị thầy ra đi- không có cho vị thầy đó dạy ở đó nữa. Cho nên vị thầy luôn luôn vui lòng bước chân ra đi trước khi học sinh và phụ huynh học sinh ủng hộ, chống đối lại nhà trường không cho thầy đi, nhưng thầy vẫn ra đi.

Tức là cái mục đích của bài đó, chúng ta là những người tu cũng như một cái người thầy giáo mà biết nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng, biết chấp nhận trước hoàn cảnh. Các con thấy một ông thầy giáo mà làm được những cái điều kiện đó. Còn chúng ta là những người tu mà không biết tùy thuận, không biết bằng lòng trước cái hoàn cảnh thì chúng ta rất dở.

(25:56) Vì vậy cho nên mà cái đại ý của bài đó là cái mục đích chỉ cho chúng ta là đức chấp nhận, tùy thuận, bằng lòng. Không chống đối lại ai, không chống đối lại người khác, nhưng luôn luôn biết sáng tạo để truyền đạt lại cho học trò của mình. Cho nên vì vậy mà Thầy mong rằng các con dù người lớn tuổi là vì sức khỏe nó không còn lâu, tuổi đời nó không còn nữa, phải nỗ lực tu trong kiếp này để chúng ta làm chủ trước khi chúng ta chết. Chúng ta không còn tái sanh luân hồi nữa thì đó là một hạnh phúc rất lớn.

Còn người trẻ chúng ta tu tập được để mà chúng ta đem cái khả năng của mình, để giúp cho bao nhiêu người trên hành tinh này khổ, chứ không phải riêng có chúng ta có trong lớp học này đâu. Còn bao nhiêu người có thân là có khổ mấy con. Ai có thân mà không khổ?

Cho nên khi đó mấy con phải kê vai, gánh tất cả những gánh nặng mà nỗ lực thực hiện cho mình được làm chủ, mình đem cái sức của mình để giúp đỡ bao nhiêu người. Còn già rồi, mấy con tu để cứu mình cho kịp mà thôi!

(27:04) Cho nên ở đây Thầy cũng nhắm vào các con. Nếu được tất cả mọi người nhiếp tâm, an trú được thì Thầy sẽ tìm cách, tìm cách cho mấy con có nơi để mấy con tiếp tục tu các lớp cao hơn. Không để cho mấy con chơi vơi, tập dậm chân tại chỗ, kéo lê lết thời gian này cho đến thời gian khác.

Bởi vậy, Thầy mong rằng sau này cô Út sẽ tạo cái nhà bếp rời ra để giúp cho mấy con tu tập. Và đồng thời có một số Phật tử người ta về, người ta trợ giúp cô Út trên cái nhà bếp, để mà lo lắng cơm nước từ ở bên ngoài đưa vào tu viện. Chứ không thể lấy tu sĩ của chúng ta mà đi ra làm nhà bếp trợ giúp thì rất phí thì giờ. Bởi vì thì giờ của những người tu rất quý lắm mấy con. Không thể nào mà chúng ta tự làm ăn lấy mà tu tập mà để thành tựu được. Nhưng mà hoàn toàn chúng ta rất khó, là vì vậy mà mấy con trợ giúp cô Út trong giai đoạn này. Chứ còn nếu mà giai đoạn sau khéo léo tổ chức, thì cái trách nhiệm, bổn phận này thì coi như chúng ta gửi gắm cho người cư sĩ. Họ sẽ giúp đỡ chúng ta, ngày chúng ta xin một bữa ăn mà thôi! Cuộc đời chúng ta còn gì nữa mấy con, đâu còn gì nữa, sắp sửa hết rồi…​ Chúng ta phải nỗ lực, nỗ lực tu!

Còn tuổi trẻ mấy con còn tu tập, còn trẻ thì mấy con nghĩ rằng xung quanh chúng ta còn rất nhiều người đau khổ. Trên hành tinh chúng ta biết bao nhiêu người, dù là người nước nào đi nữa, cũng là con người trên hành tinh mấy con, là con người thì người nào cũng đau khổ. Chúng ta phải nghĩ mình phải nỗ lực, mình ráng tu để đem khả năng của mình, cái kinh nghiệm của mình để dạy cho họ làm chủ.

Con đường của đạo Phật rất cụ thể, rõ ràng. Chỉ có mình tu tập mới cứu lấy được mình.

Cuộc đời chúng ta lo lắng cho cá nhân ta, chúng ta thấy rất là nhỏ, rất là nhỏ! Nghĩa là mình cái gì mình cũng nghĩ cho mình thì rất nhỏ mấy con. Hãy nghĩ cho mọi người vì mọi người đang đau khổ lắm. Trong mọi người đang đau khổ thì có mình, vì vậy tu hành mình được giải thoát thì mình sẽ dạy mọi người được giải thoát mấy con. Cho nên phải ráng nỗ lực tu!

Vì vậy mà hôm nay, đến đây Thầy nhắc nhở cho mấy con để cố gắng thực hiện cho kì được! Đừng có phí bỏ thời gian rất quý! Một phút trôi qua không thể lấy lại được. Một phút trôi qua chúng ta không tìm lại được, không mua lại được chút nào hết, cứ tuổi đời càng ngày càng chồng chất lên.

(29:46) Cho nên Thầy rất tha thiết làm sao mà hướng dẫn cho mấy con được, để cho mấy con tu tập cho được. Làm sao được?

Thì cái gì nó cũng phải có thời gian. Như từ hôm Thầy ra khỏi tu viện, Thầy lo xây dựng một số nhà cửa, cơ sở. Bởi vì muốn tu học thì phải có nơi có chốn, phải có chỗ chứ không thể không có được. Cho nên lo lắng cho đến hôm nay cũng chưa xong. Bởi vì chuyện xây cất, làm điều kiện này, điều kiện kia, nó đâu phải đơn giản.

Ví dụ như bây giờ, cất cái nhà tầm vông trúc tre thì các con thấy nó cũng phải có công lao trong đó. Thì khi mà tính ra cái vấn đề mà kinh tế thì chúng ta thấy cất hai cái nhà tầm vông trúc tre thì bằng một cái nhà xây tường gạch. Mà cái nhà xây tường gạch thì nó lại lâu hơn mấy con. Nghĩa là có thể mình sử dụng nhiều cái đợt tu học. Đợt này tu thì đợt khác đến, mà rất nhiều đợt tu học.

Còn nhà tầm vông trúc tre này nó chỉ một thời gian, rồi nó cũng sẽ bị hư đi, cho nên chúng ta phải cất trở lại. Do đó khi mà Thầy đi ra khỏi Thầy mới suy nghĩ tính kinh tế thì thấy phải xây cất như thế nào để bảo bọc cho nó lâu dài, để cơ sở nó phải có. Nhưng mà khi đi ra mà làm như vậy, thì các con thấy nó gặp chướng ngại! Gặp chướng ngại chứ không phải. Nhà nước lại nói: “Sao ở trong tu viện không cất mà lại cất ở ngoài ?”

(31:27) Thì do đó đó là một cái điều kiện phải làm giấy tường trình báo cáo cho nhà nước biết rằng đó là như thế nào, thế nào thì người ta mới chấp nhận cho mình. Mấy con thấy điều kiện hoàn toàn gặp khó khăn. Chứ đâu phải là mấy con muốn cất ở đâu thì cất, muốn làm sao thì làm đâu, không phải dễ đâu!

Bởi vì về cái kiến trúc của một sự tu tập nó không phải là cái kiến trúc của một cái ngôi nhà của dân ở bình thường. Nó là một cái tập thể của một cái khu vực. Ví dụ như mười cái nhà, hai chục cái nhà nó phải có ngăn nắp, nó có đường xá, nó phải có những cái cây trồng trên đó. Nó phải có một cái kĩ thuật, cái mĩ thuật của một cái khu vực tu tập của mấy con. Chứ không thể nó lộn xộn như những cái người dân, nhà dân cất.

Cho nên khi mình cất xong thì người ta lưu ý liền tức khắc. Người ta thấy lạ lùng, các con hiểu chưa? Nhưng mà không làm như vậy thì làm sao mấy con có chỗ để mà mấy con ở, mấy con tu tập, cho nên nó có nhiều cái khó. Cho nên mấy con tưởng đâu có dễ đâu. Bây giờ chúng ta tập trung được như thế này, đúng là chúng ta cũng có phước duyên lắm, chứ không phải dễ. Hôm nay đây thì mấy con được nghe thì nó là một cái phước rất lớn. Chúng ta được nhà nước ủng hộ, giúp đỡ cho mình được tu học nó cũng đúng cái thời điểm. Chứ còn nếu không đúng thời điểm thì nó không có thể nào ngồi chung nhau mà được nghe dạy như thế này.

Các con nghe Tu viện Chơn Như ngày xưa, đầu tiên Thầy mở cái Tu viện này, đầu tiên thì có bốn người. Bốn người mà hôm nay chắc mấy người đó có người…​ Bốn người đó chắc hôm nay, chắc họ cũng chết cũng gần hết rồi. Nghĩa là như thầy Như Hải cũng chết mất rồi, rồi cô Bảo cũng chết mất rồi, rồi cô gì với chú gì nữa ở Bình Dương nữa. Chắc mấy người đó chắc còn mà già lớn hết rồi. Nhưng mà cái chú đó trẻ còn nhỏ, còn thanh niên. Lúc bấy giờ thanh niên thì hiện giờ chắc có lẽ còn, nhưng mà cũng lớn tuổi rồi, không còn nữa.

(33:41) Cho nên vì vậy mấy con thấy, bốn người về đây thôi. Thì trong cái giai đoạn đó nó khó khăn, Thầy đến Thầy đăng kí cho bốn người ở đây tu học. Thì sáng Thầy đến, chừng giờ này Thầy đến Thầy đăng kí, thì đúng mười hai giờ thì có công an đến mời bốn người đó đi ra huyện liền tức khắc. Thì mấy con thấy nó đâu phải dễ đâu! Mà bây giờ chúng ta ngồi đây được một số người như thế này, mà bình an như thế này thì mấy con cũng phải biết trải qua bao nhiêu khó khăn. Như vậy chúng ta phải ráng nỗ lực tu tập. Thầy muốn nhắc lại để thấy được cái gian nan, khổ sở vô cùng.

Người ta hỏi như thế nào mấy con biết: “Tại sao mà những người này, mỗi người ở một tỉnh, một nơi mà đến tập trung ở đây? “ Do đó thì mấy con thấy thì đây là một cái Tu viện mà, người ta nói mình đến đây để tập trung mỗi tỉnh đến đây học tập làm cái gì đây? Đó!

Thật sự ra thầy Như Hải thì ở Nha Trang, cô Bảo thì ở Đồng Nai, ở Long Đất, còn chú kia thì ở Bình Dương, còn cô gì đó cô ở dưới Đồng Tháp. Bốn người bốn tỉnh, bốn nơi, nhưng mà lại về cái tỉnh Tây Ninh. Thì mấy con thấy như thế nào?

(35:05) Cho nên buộc lòng cái người mà người ta lãnh đạo đất nước thì người ta phải nghi ngờ thôi, người ta mời mình lên. Thì do đó thì lúc bấy giờ, thì Thầy đến Thầy trả lời trong cái vấn đề đó. Bởi vì đó là một cái Tu viện, nơi mà người ta về người ta tu tập. Do đó, thì người ta nhốt một đêm, sáng hôm sau thì người ta trả bốn người này về. Và đồng thời thay vì người ta giải thể cho mấy người này về, nhưng mà người ta cũng tốt, người ta sẽ cho ở lại đây tu tập. Cho nên quý thầy được ở lại tu tập suốt ba tháng, rồi sau đó rồi xin gia hạn thêm.

Rồi lần lượt người ta thấy rằng mình thật sự là những người tu tốt. Lần lượt rồi mấy con tập cho đến hôm nay thì mấy con về tu viện rất là bình an, không có gì hết. Đó là những cái bước đầu, vạn sự khởi đầu nan mà. Cho nên hôm nay chúng ta được ngồi yên tu như thế này, được lập thành một cái Tăng đoàn, cái Ni đoàn, và Cư sĩ đoàn, Nam Cư sĩ đoàn, Nữ Cư sĩ đoàn là chúng ta thấy trải qua một cái quá trình thời gian dài chúng ta mới được như thế này. Đó là cái phước báo cũng rất lớn!

Chứ cỡ như mà chúng ta không được tập trung thế này, thì còn có nước Thầy ở trong hang thôi, chứ Thầy có làm chi cho cực, cất nhà cất cửa chi cho cực mấy con.

Rồi hôm nay mới phát sinh ra thì để trợ giúp cho mấy con có nơi để từ cái tu tập lớp thấp cho đến lớp cao nó phải có cái nơi. Cũng như cái trường học thì nó phải có lớp một, lớp hai, lớp ba, lớp bốn. Mà đạo Phật thì mấy con thấy trong Bát Chánh Đạo thì lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Định, nó tám lớp rõ ràng mà, chứ đâu phải một lớp đâu.

Tám lớp để thực hiện các pháp môn ba mươi bảy pháp môn mà gọi là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Tức là ba mươi bảy pháp môn đó để áp dụng vào tám cái lớp tu học này.

Thì như vậy hôm nay mấy con về đây lần lượt mấy con thấy. Từ học chung nhau về đây tu thì coi như chung nhau. Nhưng mà sự thật ra bắt đầu từ đây mấy con thấy người thì ở lớp này, người thì ở lớp khác, chứ đâu thể nào mà ở chung một lớp được. Thí dụ như bây giờ hiện giờ mấy con tập mới có một phút, mà người ta tập năm phút, mười phút, ba mươi phút thì mấy con sẽ thấy rằng khác xa nhau rồi, không thể nào giống nhau.

(37:23) Ví dụ như người tập một phút cho đến ba mươi phút, mà giờ mới có một phút hà. Rồi người tập năm phút, rồi người tập mười phút, người tập hai mươi phút, mà người được ba mươi phút. Mà người mà tốt nghiệp thì coi như đây là cái lớp một. Thì cái người mà nhiếp tâm trong lớp một thì từ một phút này mà cho đến ba mươi phút là hoàn toàn ở một lớp, một lớp nhiếp tâm. Mà khi mà người mà nhiếp tâm được ba mươi phút xong rồi, thì cái người này phải chuyển qua một cái lớp khác, bởi vì đó là tốt nghiệp qua lớp khác để tu an trú. Mà cái người mà an trú được ở trong ba mươi phút rồi, thì người ta sẽ tốt nghiệp qua cái lớp Tứ Niệm Xứ rồi. Các con thấy, mới đó mà chúng ta đã phân chia lớp của chúng ta rồi, có rõ ràng người lớp này lớp kia.

Do đó bây giờ mấy con từ một phút này mà mấy con chưa đạt được thì mấy con cứ ở cái lớp một này, mấy con tập để mà nhiếp tâm cho được. Đó, mấy con thấy không? Cho nên vì vậy mà khi lần lượt rồi, mấy con sẽ có đầy đủ các lớp. Bây giờ lớp một, rồi tới lớp hai, lớp hai rồi tới lớp ba, lớp ba rồi tới lớp bốn, cho đến lớp thứ tám thì mấy con sẽ hoàn thành được con đường tu học của mấy con. Đó, lần lượt Thầy sẽ mở mang các cái lớp.

Thì hôm nay như trong các cái lớp tu tập, như các cô thì mấy con thấy như cô Liễu Châu này, cô Huệ Ân này rất là lớn tuổi rồi. Thầy cũng đang lưu ý, cô Huệ Ân nhiếp tâm cũng tốt. Cho nên vì vậy mà tất cả những cái người này được hướng dẫn cho họ để họ đi vào Tứ Niệm Xứ. Mà đi vào Tứ Niệm Xứ thì mấy con thấy đức Phật đã xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạo.

Bởi vì khi mà nhiếp tâm nó không vọng tưởng, mà nhiếp tâm nó không còn hôn trầm thùy, miên nữa thì lúc bấy giờ người ta sẽ đưa vào Tứ Niệm Xứ. Mà Tứ Niệm Xứ thì bảy ngày. Nếu mà cái người này mà tâm bất động suốt trong bảy ngày thì họ là người chứng đạo. Đâu có xa đâu, đâu có khó khăn đâu?! Đâu có gì mà khó khăn?

(39:17) Nhưng mà khi mà ở trên cái trạng thái bất động của Tứ Niệm Xứ để cho họ có những cái thần lực, có những cái nội lực vĩ đại để họ muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống, thì họ phải luyện Tứ Thần Túc. Thì từ Tứ Niệm Xứ, mà Tứ Niệm Xứ là nó đạt đạo rồi mấy con. Nó đạt đạo rồi, cho nên nó luyện thần lực nó rất dễ dàng! Nhưng mà nó rất đúng. Còn mấy con chưa đạt được cái Tứ Niệm Xứ mà mấy con luyện thần lực thì không được, không cho phép mấy con tập luyện điều đó.

Cho nên vì vậy mấy con thấy trong cái sự tu học thì nó phải từng cái lớp lang mà Thầy sắp sửa mở mang và khi mở mang thì nó phải có trường lớp. Có trường lớp thì phải có nhà, có cửa, có cơ sở, chứ không thể nào mà không trường lớp thì làm sao?! Bây giờ mấy con lên lớp rồi mà cứ để cho mấy con chung chung như ở trong này thì sao được. Nó phải phân ra.

Cho nên ví dụ như phân ra thì phải cất thêm nhà cửa. Cho nên mấy con thấy như cô Út cất thêm nhà cửa, ở ngoài kia Thầy cất thêm nhà cửa. Tất cả những cái này là chuẩn bị cho cơ sở, trường lớp của mấy con. Đó, thì mấy con thấy cái vấn đề phải có cái người học thì phải có trường lớp. Mà có trường lớp thì phải có cấp, có lớp thấp lớp cao, chứ không thể nó chung chung một lớp. Không thể một lớp mà dạy cả lớp một, lớp hai, lớp ba, lớp bốn chung trong một lớp như thế này thì không thể được.

Một ông Thầy mà dạy mà nhiều cái cấp độ như vậy mà trong một cái trường lớp như vậy, thì ngày xưa thì có cái lớp học bình dân. Thì trong những cái lớp học bình dân, thì nó có tập trung những cái điều kiện. Bởi vì lúc bấy giờ nó thiếu cái phương tiện, thiếu vật chất, cho nên người ta tập trung trong một cái đình hoặc là trong một cái nhà nào đó. Rồi trong đó thì ông thầy giáo ông dạy rất là vất vả, cực khổ!

(41:09) Dạy cái lớp một, những người mới tập A, B, mới tập vần, tập chữ, mới tập số, mới học số, học chữ, mới tập viết. Rồi dạy một người mà làm tính toán, rồi dạy những người mà làm văn, rồi dạy những người mà cao hơn thì tất cả ở trong một cái lớp như vậy. Lát lại dạy người này vầy, lát lại dạy người khác vầy, rất là vất vả!

Còn bây giờ tập trung vào trong một cái lớp, nó có cái trình độ tương đương với nhau. Những người đó học một bài, một vở với nhau, ông thầy chỉ dạy có một lần mà được năm người, mười người, hai chục người đều học một lượt.

Cũng như bây giờ Thầy giảng nó nhiều pháp như vậy. Chứ nếu mà phân ra lớp rồi thì Thầy bây giờ một cái lớp mà nhiếp tâm, Thầy chỉ dạy nhiếp tâm thôi, nó dễ cho Thầy. Bây giờ mà cái lớp mà an trú thì dạy cái lớp chuyên an trú không, nó dễ cho Thầy. Một cái lớp dạy Tứ Niệm Xứ chuyên mọi người đó đều học Tứ Niệm Xứ, nó dễ cho Thầy.

Mà dạy người cấp này, người cấp khác và đồng thời, các con thấy có cái khổ! Là khi dạy cho người nhiếp tâm và cái người của cái lớp an trú tâm, thì cái người nhiếp tâm này nghe cái lớp an trú tâm này lại về bắt chước tu tập theo an trú tâm, thì nó lại trật. Các con hiểu chưa? Bởi vì nó phải khó!

Cũng như bây giờ Thầy dạy cho một người tu Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác thì cái người mà thay vì học để nhiếp tâm trong một phút này, hay hoặc là mười phút này họ lại nghe cái này cũng hay, để mình về mình tập thử. Thì cái thời gian của mấy con không tập đúng ở cái trình độ của lớp mình mà đi tập cái lớp khác, thì Thầy thấy nó phí, rất là phí mà nó không đạt được kết quả!

Bởi vì mình chưa có chuyên môn được về cái lớp của mình. Mà mình chuyên môn cái lớp mình lại nghe cái pháp này cũng hay. Cũng như Thầy nói: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì cái người mà tu Tứ Niệm Xứ thì họ đã hết hôn trầm, thùy miên thì họ sẽ ở được. Mình thì còn hôn trầm thùy miên, còn vọng tưởng mà cũng làm thử, thì thấy như vậy là có đạt kết quả không?

(41:13) Bởi vậy cho nên nghe thì nó hay, nhưng mà cái trình độ của mình nó chưa đạt được. Mà mình lại ngồi chung trong một lớp để nghe người ta giảng về cái pháp Tứ Niệm Xứ, rồi mình bắt chước theo thì cái kiểu đó là mình từ cái chỗ thấp mà muốn trèo lên cao, coi như nó rớt xuống, coi như là chết đó. Bởi vì do đó nó bị tưởng mấy con. Nó sẽ bị tưởng mất đi! Đó.

Còn bây giờ người ta dạy cho cái người tu Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác cũng tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nhưng cái người tu Tứ Chánh Cần nó cũng là câu tác ý giống vậy. Nhưng mà khi đó nó sẽ sử dụng cái tri kiến của nó bằng cái sự học, bằng cái sự giới luật của nó, nó đã sẵn ở trong cái đầu nó rồi. Cho nên khi mà có những cái niệm thì nó dùng cái sự hiểu biết đó nó xả. Còn mình thì giới luật chưa có thông, đức hạnh chưa có rõ ràng, học hành nó chưa có tới đâu mà cũng tập thử Tứ Chánh Cần để ngăn ác, diệt ác, thì trong lúc bấy giờ cứ ức chế cái niệm đó, chứ có biết cách nào mà xả, các con hiểu? Đó là dạy nó rất khó!

5- HAI CON ĐƯỜNG ĐI VÀO TỨ NIỆM XỨ

(44:14) Cho nên lớp nào nó ra lớp nấy thì dạy nó dễ. Bây giờ một lớp tu Tứ Chánh Cần đồng đều với nhau, Thầy dạy thì mọi người ở trong lớp này họ sẽ tu tập đúng, không sai. Cái lớp nhiếp tâm, an trú tâm nó lại khác mấy con, không thể nào mà chung chung nhau được. Rồi trạng thái của Tứ Chánh Cần nó khác hơn là cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ.

Cho nên vì vậy mà hôm nay Thầy dạy mấy con có hai cái mũi để đi vào Tứ Niệm Xứ:

Cái mũi thứ nhất là mấy con nhiếp tâm và an trú để mấy con bước vào lớp Tứ Niệm Xứ.

Cái mũi thứ hai là mấy con dùng cái tri kiến giới luật đức hạnh mấy con đã học được, thì mấy con dùng Tứ Chánh Cần mấy con ngăn ác, diệt ác để tâm bất động, thanh thản, mấy con cũng đi tới Tứ Niệm Xứ.

Đó hai cái mũi đi vào, tức là hai cái phương pháp để mình đi vào, đều gặp nhau trên Tứ Niệm Xứ.

6- TIÊU CHÍ PHÂN CHIA LỚP

(45:01) Đó, thì mấy con thấy cái học của chúng ta nó đâu đó, nó cụ thể, nó rõ ràng, cái tu học nó sẽ đạt được. Vậy thì hôm nay Thầy hỏi trong cái lớp này mấy con nhiếp tâm ba mươi phút được rồi. Mà bây giờ trong khi đó an trú còn bị hôn trầm, thùy miên nữa không? Người nào mà không còn bị hôn trầm, thùy miên thì cứ đưa tay lên để mà Thầy sắp cho cái lớp.

Không còn bị hôn trầm, thùy miên mấy con. Không còn bị hôn trầm, thùy miên. Tức là nó tỉnh suốt ba mươi phút tỉnh. Rồi mấy con.

Vậy thì mấy con sẽ ghi tên khi mà không bị hôn trầm. Chứ còn bị hôn trầm, thùy miên thì mấy con vô sẽ không thấu đâu nghe.

Còn mấy con nhiếp tâm, mà an trú còn bị hôn trầm, thùy miên, mấy con dơ tay lên Thầy xem coi có người nào được.

À, Như vậy được rồi. Như vậy mấy con sẽ ghi cho Thầy cái tên của mấy con để mà Thầy sắp qua cái lớp đó. Và đồng thời khi mà sắp qua cái lớp đó rồi thì Thầy sẽ hướng dẫn riêng biệt cho mấy con cách thức để cho mấy con phá cho được hôn trầm, thùy miên. Trong khi mấy con đã nhiếp tâm ba mươi phút, để phá cho được sạch hôn trầm, thùy miên rồi. Rồi khi mà sạch hôn trầm, thùy miên rồi thì Thầy sẽ đưa mấy con qua lớp Tứ Niệm Xứ.

Còn cái kia người ta không còn hôn trầm, thùy miên nữa rồi thì Thầy sẽ hướng dẫn cách thức cho họ đi qua Tứ Niệm Xứ để cho họ đạt được trên Tứ Niệm Xứ, chứ không cần còn phải phá hôn trầm, thùy miên, con hiểu chưa?

Nó còn cái bệnh nào thì mình phải phá cho được cái bệnh đó. Mà phá được cái bệnh đó thì tức là mình sẽ lên được cái lớp, đó là cái phương pháp dạy mấy con. Như vậy là cái lớp mà không có hôn trầm, thùy miên thì mấy con cũng thấy được mấy người rồi, do đó Thầy sẽ gom mấy con lại cho thành một cái lớp.

Rồi cái lớp kế còn hôn trầm, thùy miên được an trú tâm, nhiếp tâm không vọng tưởng thì Thầy sẽ gom mấy con lại cái lớp đó, để cho mấy con cùng học chung nhau một cái lớp đó. Rồi Thầy sẽ gom lại cho cái lớp nhiếp tâm và an trú tâm của mấy con còn đang từ một phút cho đến ba mươi phút. Thì cái lớp đó sẽ gom mấy con lại để mấy con tập luyện nỗ lực cho mấy con đạt được những cái kết quả cụ thể. Cho đến khi mà các con tu cho thành công, thành tựu được, viên mãn được cái phương pháp tu tập của mấy con.

(47:11) Đó, như vậy trong lớp của chúng ta hôm nay, chúng ta đã thấy chia ra làm ba lớp rồi đó mấy con, làm ba lớp. Cái số người của mấy con như thế này là được chia làm ba lớp rồi. Như vậy là mấy con sẽ thấy có tiến bộ rồi, rõ ràng là nó không thể nào mà chung chung nhau được nữa. Nó không thể nào mà người nào cũng còn chung chung nhau. Bởi vì cái trình độ mà người ta tu tập như thế này thì người ta phải đi tới nữa, chứ không thể dừng ở đây. Còn mấy con ở đây mấy con cũng không thể dừng.

Bây giờ mấy con ví dụ nhiếp một phút, bây giờ mấy con tăng lên được hai phút, mấy con đang tiến bộ rồi đó, chứ đâu phải là không đâu.

Chứ đừng nghĩ rằng tại sao mấy người kia, sao mà tui cũng đồng thời cũng ở một lớp tu học, cũng ở một cái lớp như thế này mà bây giờ mấy người lại lên Tứ Niệm Xứ còn tui thì không cho tui lên Tứ Niệm Xứ? Các con rớt mà các con biểu lên Tứ Niệm Xứ thì các con làm sao học nổi!

Cho nên vì vậy mà các con cứ ở lại và ở lại tập luyện để mấy con lần lượt mấy con cũng tới, cũng y vậy thôi! Bởi vì đây là cái chương trình giáo dục đào tạo mà, người ta rèn luyện cho mấy con đi tới, chứ đâu phải là người ta để cho mấy con cứ ở lớp một đó hoài đâu. Cho nên các con cứ ráng!

(48:16) Đó, hôm nay mấy con đã hiểu biết rồi, thì như vậy thì mấy con chỉ về mấy con ghi lại cho Thầy đặng Thầy phân lớp mấy con. Phân lớp cho nó cụ thể để khi đó ờ Thầy nói bây giờ lớp một thì các con ở trong lớp một, mấy con biết mình là lớp một. Thì bữa đó Thầy sẽ đến Thầy dạy cái lớp một, thì mấy con sẽ tập trung tại đây, Thầy đến dạy lớp một.

Mà Thầy nói cái lớp hai thì mấy con sẽ tập trung cái lớp hai. Cái lớp hai là cái lớp đã nhiếp tâm được mấy con. Nhiếp tâm được ba mươi phút mà còn hôn trầm, thùy miên thì đó là lớp hai.

Còn cái lớp ba là cái lớp mà mấy con sẽ hết hôn trầm, thùy miên rồi. Đó là cái lớp ba.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói bây giờ cô Út cho cái lớp một tập trung lại ngày mai sẽ gặp Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn. Thì cô Út báo cho những người lớp một hay, thì các con sẽ tập trung lại.

Mà nếu mà báo cho người lớp hai, thì cái lớp hai sẽ tập trung lại. Dù là trong cái phòng này nó chỉ có ba người hay năm người Thầy cũng đến Thầy dạy, Thầy không bỏ. Các con hiểu chưa?

Chứ đừng, mấy người kia cứ ở thất, mình lo tu đi, mình nghe mình cũng không tu được đâu mà mất thì giờ mình.

Do đó khi mà cái người lớp nào thì theo cái lớp nấy mà tu học, Thầy dễ dàng dạy và đồng thời Thầy dễ theo dõi, Thầy kiểm tra mấy con cũng dễ. Bởi vì nó nhiều cái lớp quá, nó kiểm tra người này thế này, người kia thế kia, nó bắt đầu Thầy phân tâm rất nhiều, rất là vất vả Thầy. Còn trái lại mà phân ra từng lớp rồi thì nó dễ cho Thầy.

Phải không? Hôm nay thì mấy con thấy nó chia được ba lớp, mà ba lớp như vậy rồi thì Thầy thấy Thầy dễ dàng rồi, Thầy dễ dàng hướng dẫn mấy con. Do đó thì hôm nay Thầy đến để nhắc nhở, để phân lớp cho mấy con.

Và mấy con có hỏi Thầy gì thêm không? (50:06)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy