00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 27- KHÔNG TU VỘI VÀNG LẤY THÀNH TÍCH

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 27

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 13/03/2008

Thời lượng: [50:04]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- TU TRONG CÁC OAI NGHI, KHÔNG NGỒI NHIỀU

(00:00) Các tu sinh: Chúng con kính chào Thầy!

Trưởng lão: Ngồi xuống hết con! Ngồi xuống hết!

Tu sinh 1: Kính Thầy, con xin đồng được đảnh lễ Thầy. Và kính Thầy hãy ban cho con một cái đề mục nào thích hợp với đặc tướng của con. Hôm nay con kính Thầy hãy ban cho con một vài điều. Cám ơn Thầy.

Trưởng lão: Rồi, con ngồi xuống đi! Chờ đợi đủ mặt hết đã con, coi còn thiếu không. Như vậy thì Giác Thường con, khi nhiếp tâm và an trú được rồi đó, thì con mới tăng cái thời gian đó lên, tăng theo với cái sức của mình. Nhưng mà tu trên Tứ Niệm Xứ thì mình phải giữ tâm bất động của mình thôi.

Thường thường dùng cái câu tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, rồi ngồi lắng nghe cái sự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình thôi chứ không nương hơi thở. Nhưng mà để tự động cái tâm của mình nó sẽ biết hơi thở ra, biết hơi thở vô chứ không nương vào hơi thở. Không tập trung trong hơi thở mà tự động nó biết hơi thở ra vô.

Thì trong khi nó biết hơi thở ra vô, thì mình lại quán xét qua cái tâm bất động của mình trong cái trạng thái bất động, rồi cứ từ lần lượt kéo dài cái thời gian đó. Bắt đầu bây giờ thì tâm con nhiếp tâm được ba mươi phút không có niệm, thì do đó khi kéo dài thì bắt đầu từ ba mươi phút đó cho tới khi mà một giờ, rồi lần lượt tăng lên hai giờ.

Nó trong nhiều oai nghi chứ không phải có một oai nghi ngồi, cho nên con đừng ngồi nhiều. Ngồi nhiều thì cảm giác nó bị cái chân nó tê hoặc đau, nó làm cho ác pháp tác động, nó mất cái sự thanh thản, an lạc, vô sự của con đi. Cho nên vì vậy mà có thể nói rằng có lúc thì con cũng vẫn ở trong cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nhưng mà có lúc đi, có lúc ngồi, có lúc tư thế ngồi này hoặc tư thế ngồi khác. Không nhất thiết ở trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Oai nghi nào cũng được, nhưng chỉ có duy nhất là phải giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, chỉ có tâm đó thôi.

Cho nên vì vậy cứ kéo dài mãi cho đến khi một giờ hoặc hai giờ, ba giờ thì con có thể báo lại cho Thầy biết, là cái khoảng thời gian con có thể kéo dài hơn được. Thì chừng đó cho Thầy hay để mà Thầy trợ giúp thêm cho cái thời gian nó dài được sáu, bảy tiếng đồng hồ, tu tập luyện thần túc mới được. Khoảng thời gian là sáu tiếng đồng hồ. Thì trong cái thời gian này cần kéo dài được từ ba mươi phút đến một giờ, rồi từ một giờ đến một giờ rưỡi, từ một giờ rưỡi cho đến hai giờ, ba giờ thì phải giữ cái tâm bất động của mình thôi.

(02:55) Còn cái thân thì tùy theo bốn oai nghi, con cũng bình tĩnh, sáng suốt. Rõ ràng là tâm bất động, nhưng hiện giờ ngồi hoài một chỗ thì tê mỏi chân, thì cho nên vì vậy con thay đổi bước đi, nhưng trước khi đi thì con cũng nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” Rồi con đứng dậy con đi, con vẫn lắng nghe cái tâm bất động của con thôi. Chỉ duy nhất có cái chỗ bất động, chỗ đó thôi. Chỗ đó tức là Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ, cái trạng thái đó là trạng thái nó không niệm. Còn nếu mà nó có niệm nhiều quá, kéo dài thời gian có niệm nhiều quá thì con phải trở về với pháp hơi thở, an trú trong hơi thở, bởi vì chưa đủ sức an trú. Mà nếu đủ sức an trú thì ở trên Tứ Niệm Xứ, nghĩa là nó an trú rồi thì nó không niệm. Mà nó không niệm thì mình khéo nhắc, thỉnh thoảng nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Rồi lắng nghe cái sự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của nó, rồi một lúc thì mình tác ý một lần. Thì nó sẽ kéo dài mãi cho đến khi mình định. Bây giờ con định ba mươi phút, con sẽ tăng lên một giờ, cho đến khi một giờ con xả nghỉ. Với cái sức của con hiện giờ thì không thể kéo dài hơn được, để tập cho nó quen dần. Quen dần rồi tăng dần lên cho đúng sáu tiếng đồng hồ, lúc bấy giờ mới có luyện thần túc. Con nhớ.

Tu sinh 2: Con kính bạch Thầy, con thưa Thầy, thì hiện giờ con tu tập trên bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự cũng có. Nhưng bởi vì con ngồi nhiều con biết thì con bị kẹt trong bốn oai nghi là ba mươi phút con thấy an, Thầy xem con có tăng hay như nào? con ngồi nhắc tâm là …​

2- NHIẾP TÂM 30 PHÚT CHO THUẦN THỤC

(06:16) Trưởng lão: Về tu tập như vậy, con nên giữ gìn trong cái khoảng thời gian mà qua Tứ Niệm Xứ, con cũng nên tu ở trong khoảng thời gian ba mươi phút thôi, chứ không phải như mình nhiếp tâm ở trong hơi thở. Tu trong ba mươi phút để trong ba mươi phút cho thuần thục rồi thì mới tăng lên nữa. Đừng tăng lên vội quá. Tăng lên vội quá thì cái sức của mình nó ở trên Tứ Niệm Xứ nó không có chịu nổi, nó sanh ra cái niệm khác, còn cái niệm khác thì nó làm cho tâm mình bị động.

Tức là mình phải trở về với Tứ Chánh Cần chứ không thể ở Tứ Niệm Xứ được. Cho nên vì vậy mà trên Tứ Niệm Xứ thì hoàn toàn nó không niệm. Nhưng mà vì mình nhiếp tâm ở trong hơi thở rồi mình an trú được trong hơi thở, cho nên mình trở qua Tứ Niệm Xứ mình tu tập thì để tự nhiên. Cho nên do đó mình chỉ có dùng câu tác ý: “Tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi kéo dài ba mươi phút, rồi từ đó ba mươi phút mình xả nghỉ chứ mình chưa có dám tăng.

Mà ba mươi phút mà thấy đạt được cái chất lượng mà không có niệm, hoàn toàn đúng như mình nhiếp tâm an trú ở trong hơi thở. Nó vô niệm hoàn toàn, tức là nó không có một niệm gì khởi trong tâm của mình hết. Thì lúc bấy giờ đó mình mới dần mình tăng lên. Từ ba mươi phút mình tăng lên bốn mươi phút, hay hoặc ba nhăm phút mà thôi. Rồi mình tăng dần lên với cái pháp Tứ Niệm Xứ tức là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, rồi tăng dần cho đến một giờ. Chứ còn vội quá thì con sẽ bị hỏng đi.

Pháp nó nhiều quá thì nó kéo dài và đồng thời từ cái hơi thở của mình mình có cái chỗ nương. Với Tứ Niệm Xứ thì nó có cái chỗ nương của nó là tâm bất động, thanh thản, nó là vô hình. Còn cái kia nó có hình tướng, tức là nó có cái hơi thở, nó có hình tướng của khi mình thấy mình có cái chỗ mình nương vào. Còn khi mà qua cái Tứ Niệm Xứ thì nó không có hình tướng, mà chỉ biết nó có cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của nó.

Tu sinh 3: Thưa Thầy thì con ở trong tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự …​ Thầy xem có pháp nào không ở trong bốn oai nghi, để con tập? …​

Trưởng lão: Đi, đứng, nằm, ngồi.

Tu sinh 3: Thì con có thể ngồi được bao lâu?

Trưởng lão: Trong nửa tiếng, có thể nó trong bốn oai nghi, con có thể giữ tâm bất động trong đó.

Tu sinh 3: …​

(08:54) Trưởng lão: Con sẽ viết một cái bức thư trình Thầy qua cái sự tu tập đó coi nó có sai chỗ nào không. Để rồi Thầy đến Thầy chỉnh riêng cái phần của con.

Giác Thức đâu con? Có Giác Thức đó không con?

Tu sinh Giác Thức: Dạ, con đây.

Trưởng lão: Con lên.

Trưởng lão: Con nhiếp tâm ba mươi phút, con nhiếp như thế nào? Con trình cho Thầy nghe để Thầy chỉnh sửa lại.

Tu sinh Giác Thức: Kính thưa Thầy, con nhiếp tâm ba mươi phút thì trong ba mươi phút đó thì không có hôn trầm, thùy miên. Con nhiếp năm hơi thở, con thở năm hơi thở không tác ý. Từ đó con có cái hơi thở ra con thành tâm hướng Phật, thì quả con hướng Phật thì con thấy đau khổ lắm. Mà con có thời khóa tu tập khi đạt đến mức tu tập sáu giờ, mà con thời khóa tu tập đến bảy giờ …​ sáu giờ quen rồi, nó không ngủ. Con làm thế thì Thầy thấy có được không? Con tu thế có được không?

Trưởng lão: Được con. Vấn đề tu như vậy được. Mà cố gắng phải tập đến ba mươi phút hoàn toàn bằng cái phương pháp mình dẫn tâm Như Lý Tác Ý, để cho hoàn toàn nó không một cái niệm nào nó xen vào. Con cố gắng tập rồi đổi. Thì giờ mà con đổi qua đổi lại là tốt không có sao hết. Cố gắng tu tập.

3- VẤN ĐỀ DUYỆT SÁCH ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

(11:20) Về cái phần mà con hỏi Thầy, về cái phần mà ở trong cuốn sách Đường Về Xứ Phật. Thì thật ra ở đây thì, trước Thầy không có đủ cái thì giờ mà Thầy đọc trở lại nguyên cái bộ sách này.

Hầu như có một cái, trước kia Thầy có giao cho Từ Quang, cũng như là trong lúc mà Nguyên Thanh mà còn ở đây thì Thầy đã giao để mà chỉnh sửa trên máy vi tính lại. Thành ra phần nhiều là những cái câu mà nói như thế này thì thật ra thì Thầy không bao giờ Thầy nói. Cái câu “Quỷ thần ơi!”, Thầy đâu có bao giờ mà Thầy nói cái chuyện kỳ lạ vậy. Thầy viết sách, Thầy không bao giờ mà Thầy dùng cái danh từ mà kỳ lạ là “Quỷ thần ơi!”, con hiểu không?

Cho nên ở đây hầu hết là, lẽ ra thì cái người mà họ duyệt cái cuốn sách, họ thấy dùng cái chữ như vậy thì họ cũng nên bỏ. Cái ông mà duyệt sách này thì ông cũng không biết làm sao, ông cũng không dám bỏ. Lẽ ra thì những cái người mà duyệt sách, người ta cũng biết câu văn nó như thế nào, nó có văn hóa hay là không văn hóa. Cái này là hầu như là người ta dùng cái tiếng thường thôi, “Quỷ thần ơi!”, nó không có được.

Tu sinh Giác Thức: Thưa Thầy bỏ có được không?

Trưởng lão: Bỏ được con! Và những cái điều mà họ thay đổi. Thật sự ra thì khi mà họ duyệt rồi, họ đưa lại cái bản thảo mà Thầy thì Thầy không đọc, Thầy giao cho Thanh Quang đọc. Hoặc quý thầy đọc, thì quý thầy cũng thấy làm sao để vậy, thì do đó nó qua nhiều người mà chỉnh sửa trong này.

Nhiều khi cái chỗ mà Định tướng rồi cái chỗ mà nhập từ cái Sơ Thiền. Thì con biết là Đức Phật nói: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền, do ly dục sanh hỷ lạc”, chứ không phải là “do định sanh hỷ lạc”. Tức là câu nói của Đức Phật ở trong kinh thì mình biết là Sơ Thiền nó chưa có định. Cái tâm nó mới thanh tịnh mà thôi chứ chưa có định.

(13:22) Tức là đến khi nhập Nhị Thiền nó mới có định con. “Diệt tầm tứ nhập Nhị thiền, định sanh hỷ lạc”, những câu trong kinh Phật nói vậy. Còn “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc”, chứ không phải “do định sanh hỷ lạc”. Con nhớ chỗ đó.

Cho nên vì vậy mà ở đây, nó có những cái định tướng mà xảy ra ở trên cái Sơ Thiền thì đó là người ta nghĩ thôi. Chứ cái tâm định đó là thuộc về giới luật, do giới luật nó ly dục ly ác pháp, “Giới sanh Định”. Thì cái giới mà nó sanh định, thì cái định đó nó chưa phải là định của Tứ Thiền, cho nên nó mới bắt đầu của Tứ Thiền. Cho nên cái Sơ Thiền nó mới bắt đầu vào Tứ Thánh Định mà thôi, nó mới bắt đầu.

Thì do đó, cho nên vì vậy đó mà cái chỗ câu mà “Quỷ thần ơi!” thật ra Thầy thấy là người ta thêm vào mà mình không có ngờ. Ai mà dùng cái danh từ kỳ lạ vậy! Thí dụ như nó không có cái trạng thái định tướng, mà những cái tướng đó là những cái tướng của tưởng, nó xuất hiện ở trong cái trạng thái ly dục ly ác pháp mà thôi. Thí dụ như mấy con nhiếp tâm và an trú tâm được, thì trong khi đó những cái trạng thái như cái ánh sáng hào quang, hoặc là những cái tướng trạng gì, xúc tưởng hỷ lạc đều là do cái tưởng nó sinh ra, chứ không phải là do cái định nó sinh ra.

Cho nên ở đây nó định tướng là vì vậy. Thật sự ra thì cái trạng thái tưởng chứ không phải là định tướng. Mà định thì nó bắt đầu từ cái diệt tầm tứ rồi, nhập Nhị Thiền nó mới do định đó nó mới sinh ra, nó mới thấy được định của nó, chứ còn cái Sơ Thiền thì chưa có gì hết. Cho nên ở đây thì cái câu dùng nó hơi sai ở cái chỗ “Quỷ thần ơi!”, thì chỗ đó bỏ con.

(15:23) Tu sinh Giác Thức: Dạ thưa Thầy, con thì tu tập có thể một ngày chia ra năm thời được không?

Trưởng lão: Được con! Con thấy cái khả năng cái sức của mình có thể mình chia năm thời thì mình tu. Còn như con thấy là nếu cái khả năng của mình, cái sức của mình ít thì mình tu ít lại, để cho đạt cái chất lượng của cái thời gian tu mà thôi. Cái quan trọng là ở chỗ cái chất lượng tu tập nhiếp tâm, an trú cho được trong khoảng ba mươi phút.

Thay vì trong một ngày một đêm bốn thời, tu tập mỗi thời nó ba mươi phút, mà mình thấy sao có thời mình nhiếp được mà có thời không nhiếp được thì mình bỏ bớt còn ba thời. Bỏ bớt nếu mà ba thời mà còn nữa thì bỏ bớt lại còn hai thời. Chọn hai thời nào cho nó thuần thục, mình tập cho nó nhuần nhuyễn, rồi bắt đầu mình mới tăng thời lên, chứ con chưa có tăng cái thời gian lên. Tăng cái thời đó, thí dụ như là hai thời thì mình tăng lên ba thời. Ba thời đạt được rồi mình mới tăng lên bốn thời, sáng, trưa, chiều, tối, khuya. Rồi mình có thể trong một thời mình có thể tăng lên hai thời mà tu tập, có nghĩa là trong một buổi mình sẽ tu hai thời thôi.

Như vậy ba tiếng đồng hồ trong một buổi, thì mình chỉ có tu ba mươi phút thôi. Còn tất cả những cái kia đều là mình nghiên cứu những cái gì cần thiết để cho mình triển khai cái tri kiến của mình. Còn cái nhiếp tâm thì phải cho nó không nhiếp thôi, còn nhiếp thì cho nó chắc, có chất lượng đàng hoàng thì như vậy mới được con.

Con về tu tập trở lại cho nó thuần thục ở trên cái sự nhiếp tâm này, cho nó đúng với cái đặc tướng, với sức lực của con mới an. Chứ không khéo nó hổng, nó hổng tức là nó không có chất lượng rồi mình dậm chân tại chỗ mất. Phải đạt được chất lượng là nhiếp tâm chuyên nhất cho thật chặt, chứ không thể nào lỏng lẻo được.

Bởi vì ba mươi phút nó chưa phải đến cái thời gian đó, nó chưa phải tưởng nó sanh ra định. Tưởng nó chưa sanh đâu. Và nó kèm theo cái pháp Như Lý Tác Ý thì tưởng nó không sanh. Về tác ý, cái ý thức của mình nó còn sống luôn luôn nó dẫn, thì cái tưởng nó không sanh ra được. Cho nên chúng ta không sợ. Con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

Tu sinh Giác Thức: Kính thưa Thầy, con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Con ráng về tập con, khi nào mà nó đạt chất lượng được rồi sẽ viết giấy trình Thầy. Minh Nhân đâu con?

Tu sinh Minh Nhân: Dạ, con chào Thầy!

4- KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NƯỚC MIẾNG CHẢY

(17:58) Trưởng lão: Con cứ ngồi tại chỗ đi, con đừng đi con. Con phải cố gắng tập nhiếp tâm cho nó kỹ, để nó đạt được cái chất lượng nhiếp tâm. Mà sau khi nhiếp tâm được rồi thì mình mới an trú mới được, còn nhiếp tâm chưa được thì an trú rất khó. Cho nên hiện giờ thì mấy con đang ở trong cái sự tu tập nhiếp tâm trong cái hơi thở, hoặc là trong cánh tay đưa ra, hoặc là trong bước đi của mấy con, con nhiếp con làm sao cho nó chặt ở trong những cái thân hành đó.

Nếu mà chọn cánh tay thì mình cứ tập ở trên cánh tay, đừng có lúc tập hơi thở, lúc tập cánh tay, lúc tập đi kinh hành. Cho nên mỗi lần chọn một cái đối tượng nào, cái hành động nào để mà tu tập, thì các con phải chọn lấy cái hành động đó cho nó chắc thì mới tu tập được, cố gắng phải tu tập từng chút. Thí dụ như con dùng cái hơi thở, mà khi bị có nước miếng chảy ra thì tác ý ngay liền, bảo nó dừng lại. Và đồng thời tiếp tục, và trong khi mà cái giai đoạn mà những cái phút mà hai mươi phút mà tu tập thời kế đó thì nó ra nước miếng thì con luôn liên tục con tác ý ở trong cái hơi thở của con.

Thí dụ như thay vì con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì con lại không có tác ý cái câu như vậy mà con tác ý: “Nước miếng phải chấm dứt không được ra, tôi biết tôi thở ra” hoặc là “tôi biết tôi hít vô”. Đó thì con cộng thêm với cái câu tác ý bảo nước miếng đừng có chảy ra, để không nó làm động con, nhớ không? Con phải dùng cái câu tác ý, mặc dù là nó chưa hết nhưng mà cứ tác ý nó sẽ hết.

Bởi vì cái câu tác ý nó sẽ giúp cho con, cái cơ thể của con nó không có tiết nước miếng nữa. Chứ không khéo con nhiếp ở trong hơi thở, bởi vì đó cũng là cái tật, nó kích động. Có nhiều người Thầy thấy khi mà ngồi thiền nhiếp tâm an trú được thì nước mắt cứ chảy ra, cứ lát hai giọt, hai con mắt nó nhiễu nước, nó chảy nước mắt ra. Thì đó là cũng là một cái bị khi mình ngồi yên lặng rồi, nó kích động cái hạt nước mắt.

(20:23) Cũng như con mà giờ nhiếp tâm ở trong hai mươi phút rồi, thì bắt đầu nó có cái trạng thái kích động cái hạt nước miếng, nó làm cho nước miếng con chảy ra, chứ không phải là con tự ăn cái gì đó mà nước miếng nó chảy ra. Thí dụ như mình ăn cái chất gì thì nó cái miếng, cái thực phẩm đó như cái trái me chua hoặc là cái gì đó, hoặc là cái thực phẩm đó nó sẽ kích động cái hạt nước miếng làm cho nước miếng mình tiết ra. Còn cái này khi mình nhiếp tâm thì đến cái lúc nào đó, nó lại kích động cái hạt nước miếng làm cái nước miếng mình chảy ra, đó là cái sự bị kích động đó thôi.

Cho nên vì vậy nó chỉ còn cái phương pháp là mình tác ý, mình tác ý để cho nó chấm dứt, để không nó làm động tâm mình. Bởi vì trong khi đó mình nhiếp trong hơi thở, mà nó bắt buộc mình phải nuốt nước miếng, nó làm cho mình động thêm một cái hành động khác nữa. Thì do đó mình không chuyên nhất được cái tâm nhiếp cho chặt, nó bị lỏng lẻo khi mà con nhiếp trong ba mươi phút không niệm.

Cho nên con phải tập, tập cho nó rất thuần thục, lúc nào giờ nào nó cũng không có niệm ở trên đó, rồi con mới tập tác ý. Chỉ có thay đổi câu tác ý thôi. Thí dụ như “An tịnh thân hành” thì con sẽ thay đổi. Thay vì “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì bắt đầu thay đổi “An tịnh thân hành tôi biết hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Đó là mình chỉ thay đổi cái câu tác ý để cho tâm mình nó không vọng tưởng, nó không niệm, nó sẽ có một cái trạng thái an lạc, nó đưa đến cái thân và tâm của mình yên ổn, để cho mình kéo dài cái khoảng thời gian ba mươi phút trọn vẹn nó không bị động.

5- ĐẠT ĐƯỢC AN TRÚ MỚI QUA TỨ NIỆM XỨ

(22:29) Cố gắng tập, tập như vậy để rồi mình lần lượt khi mà đạt được thì mình sẽ chuyển qua một cái pháp khác mình tu tập nữa. Mà nếu cái pháp này mà chưa đạt được, chưa thuần thục, thì chuyển qua pháp khác không được, chuyển qua pháp khác tu cũng không vô. Nghĩa là cái pháp khác thì cái này nó phải rất là thuần thục, mà phải đạt được cái chất lượng nó không niệm.

Bởi vì mấy con tu nhiếp tâm và an trú, mà nhiếp tâm và an trú chưa được mà mình đi vào cái pháp khác mình tu thì mình sẽ bị rớt, mình sẽ không có đạt được cái chất lượng. Bởi vì các cái pháp khác nó không phải là pháp nhiếp. Nó không phải là pháp nhiếp tâm mà nó chỉ bảo vệ và giữ gìn được cái tâm nó bằng cách là nó nương vào một cách nhẹ nhàng.

Thí dụ như bây giờ, như hồi nãy các con thấy như sư Giác Thường tu tập. Nó không còn cái pháp nhiếp ở trong hơi thở, nó không còn là cái pháp an trú ở trong hơi thở nữa. Mà nó chỉ còn có cái Như Lý Tác Ý để bảo vệ cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của nó mà thôi.

Mà nếu mà mình tập trung ở trong cái hơi thở ra vô thì mình đi vào cái pháp hơi thở mất rồi. Tức là mình nhiếp trở lại hơi thở, thì coi như là không phải Tứ Niệm Xứ. Cho nên nó chỉ còn quán xét ở trên cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của nó mà thôi. Và đồng thời nếu mà nó còn niệm thì, nếu mà nó còn một cái vọng tưởng mà khởi ra thì cái người này phải trở về Tứ Chánh Cần chứ không thể nào mà ở trên Tứ Niệm Xứ được

Bởi vì do cái sự nhiếp tâm của mình nó chưa có chặt chẽ. Cho nên vì vậy mà khi mà ở ba mươi phút thay vì mình nhiếp tâm, các con lưu ý kỹ cái chỗ này nó rất quan trọng. Các con sẽ nhiếp tâm trong ba mươi phút với cái hơi thở, hoặc là cánh tay đưa ra đưa vô, hoặc là cái đi kinh hành bước đi của mình, tùy theo mỗi đặc tướng của mỗi người.

(24:22) Một người thì chọn hơi thở mà tu tập bởi vì hơi thở ở đây chúng ta chưa phải là tu Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta mượn Thân Hành Nội, cho nên Thân Hành Nội nó là hơi thở. Cũng như chúng ta mượn cánh tay, cái hành động đưa ra đưa vô, đưa lên đưa xuống như thế này, thì đó là chúng ta mượn cái Thân Hành Ngoại. Cũng như chúng ta mượn cái bước chân đi là Thân Hành Ngoại của bước chân để chúng ta nhiếp tâm. Và nhiếp tâm và an trú, khi mà nhiếp tâm trong ba mươi phút ở trên cái Thân Hành Nội, hoặc là Thân Hành Ngoại mà không có niệm thì chúng ta bây giờ, dù là trong khi nhiếp không có niệm, có sự an trú ở trong đó, nhưng chưa phải chúng ta dẫn nó vào an trú thì chúng ta cũng chưa chấp nhận nó.

Cho nên khi chúng ta chỉ cần, giai đoạn một chúng ta chỉ cần biết nhiếp tâm cho chặt, không có một niệm nào xen vào trong khoảng thời gian chúng ta tu, tức là ba mươi phút. Khi ba mươi phút nhiếp tâm được không có niệm nào hết, bằng phương pháp nhắc, bằng phương pháp Như Lý Tác Ý như năm hơi thở hoặc là như năm lần đưa tay ra vô thì nhắc nó một lần. Và cứ như vậy đến ba mươi phút không có niệm, thì chúng ta chuyển qua cũng năm lần hoặc là năm hơi thở chúng ta tác ý một câu tác ý khác: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

Khi mà chúng ta nhắc như vậy, chúng ta vẫn chưa thấy được sự an tịnh của nó. Nhưng mà khi thấy an tịnh được, khi thấy được sự an tịnh rồi, rồi tự tu tập một thời gian, năm, mười ngày thấy thuần thục, lúc nào nhắc cũng có sự an tịnh, thì bắt đầu mới trình Thầy. Nghĩa là chúng ta phải thấy rằng thời nào chúng ta tu tập, chúng ta đều nhắc có sự an tịnh thì mới trình Thầy. Sau khi trình Thầy, Thầy sẽ cho lên Tứ Niệm Xứ mà tu tập.

(26:25) Cho nên Tứ Niệm Xứ thì nó không phải còn nhiếp tâm và an trú nữa, mà Tứ Niệm Xứ là chúng ta phải có kết quả của sự an trú và có sự nhiếp tâm chặt chẽ ở trong ba mươi phút. Các con nhớ kỹ. Ở đây chúng ta mới tiến lên được Tứ Niệm Xứ, chứ còn không khéo thì chúng ta tiến vô Tứ Niệm Xứ không được. Bởi vì Tứ Niệm Xứ không phải là pháp nhiếp tâm mà pháp quét tâm, nó quét tâm tham, sân, si của nó. Tức là Tứ Niệm Xứ nó tự nhiếp phục tham ưu, nó làm cho tâm tham, sân, si chúng ta hoàn toàn bị quét ra hết, nó không còn tham sân si nữa.

Nếu chúng ta còn niệm, còn chưa nhiếp được tâm, chưa an trú được tâm mà trên Tứ Niệm Xứ thì không thể quét được. Không thể nào chúng ta quét được cái vi tế của tâm tham, sân, si, mạn, nghi của chúng ta được. Cho nên khi mà vào Tứ Niệm Xứ mà tu còn niệm, còn những niệm xẹt ra thì không thể tu được Tứ Niệm Xứ.

Nghĩa là trong ba mươi phút nhiếp tâm an trú không có niệm, thế mà qua ôm pháp Tứ Niệm Xứ mà có niệm, thì người ấy chưa nhiếp tâm và an trú được. Khi an trú thì nó sẽ không bao giờ có niệm hết, khi chúng ta an trú được. Còn khi nhiếp tâm mà với pháp Như Lý Tác Ý thì chúng ta cũng trong ba mươi phút sẽ không có niệm, đó là cách thức nhiếp tâm.

Nếu mà chúng ta chuyển qua cái giai đoạn thứ hai là an trú. Mà an trú thì hoàn toàn phải đạt được sự an trú, còn nếu mà không đạt được sự an trú thì coi như là chúng ta còn đang nhiếp tâm. Nghĩa là bây giờ chúng ta nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, thì chúng ta thấy cảm giác thân tâm chúng ta an ổn, rất là an ổn thì đó là chúng ta đã đạt được cái pháp an trú. Còn nếu chưa thì chúng ta cứ tập mãi, tập cho đến khi mà chúng ta cảm nhận được cái sự an trú của thân tâm của chúng ta, thì như vậy chúng ta mới đạt được.

6- TRÊN TỨ NIỆM XỨ KHÔNG CÓ TƯỞNG

(28:28) Mà khi mà đạt được an trú thì chúng ta bước qua Tứ Niệm Xứ, thì chúng chỉ cần nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Bởi vì trong cái chỗ mà bất động, thanh thản, an lạc, nó có sự an ổn của nó. Khi nhắc như vậy thì chúng ta ngồi nhìn lại cái tâm của chúng ta, nhìn lại cái trạng thái tâm của chúng thanh thản, an lạc đó, thì lúc bấy giờ chúng ta cảm nhận liền cái sự an lạc của giai đoạn mà chúng ta an trú, nó hiện ra liền. Vì vậy mà nó hiện ra liền, thì trong ba mươi phút chúng ta ngồi tu Tứ Niệm Xứ rất là dễ dàng không có khó khăn.

Vì vậy mà chúng ta tu một tuần lễ. Sau một tuần lễ tu tập thuần thục, ba mươi phút ở trên Tứ Niệm Xứ, chúng ta thấy càng ngày nó càng muốn tiến lên, nó còn muốn tiến lên nữa. Thì do đó chúng ta tăng dần lên từ ba mươi phút đến bốn mươi phút, rồi năm mươi phút, rồi sáu mươi phút. Chúng ta cứ tiến dần, tiến dần. Thậm chí nó có thể kéo dài được một, hai tiếng đồng hồ rất dễ dàng trên Tứ Niệm Xứ. Nó ngầm, tự nó ngầm nó quét, nó làm cho cái tâm nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự dài ra.

Tứ Niệm Xứ là tự dài ra chứ chúng ta không làm gì được ở trong đó hết. Mà để tự động của nó giữ cái trạng thái bất động của nó thì tự nó kéo dài ra. Bởi vì nó tự khắc phục tham ưu, tự khắc phục tham ưu thì cái trạng thái bất động sẽ dài ra, và dài đến khi mà sáu tiếng động hồ rất dễ dàng không khó khăn.

Mà sáu tiếng đồng hồ được thì sáu ngày, bảy ngày rất dễ dàng không có khó khăn. Đối với Tứ Niệm Xứ thì nó khắc phục hết, bởi vì nó nhiếp phục tất cả mọi cái ác pháp hết! Nó không còn để trên thân tâm chúng ta một cái ác pháp nào tác động. Cho nên chúng ta tu Tứ Niệm Xứ, mà nếu mà chúng ta đạt được cái kết quả của nhiếp tâm và an trú được trọn vẹn, thì đến Tứ Niệm Xứ thì chúng ta tu không khó, không có khó. Còn nếu mà nhiếp tâm và an trú chưa trọn vẹn, mà chúng ta bước qua Tứ Niệm Xứ thì rất khó.

Cho nên cái căn bản nhất là của mấy con hiện giờ là nhiếp tâm và an trú, nó quan trọng lắm. Mà nhiếp tâm mà an trú không được thì phải tập cho được, tập cho được, tập kỹ lại. Thí dụ như bây giờ mấy con giai đoạn đầu, mấy con nhiếp tâm trong hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.

(30:52) Hoặc là các con nhiếp trong cánh tay, hoặc là nhiếp trong bước đi cũng như y như cái hơi thở vậy, chứ không có gì khác. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi các con đưa ra, đưa vô để chú ý cánh tay đưa ra đưa vô, không có một niệm nào xen vào.

Rồi khoảng năm lần đưa tay ra vô vậy thì mấy con lại tác ý một lần nữa, và cứ như vậy kéo dài cho đến khi ba mươi phút xả nghỉ. Và nếu mà không hoàn toàn không niệm thì mấy con phải tập suốt cái thời gian một tuần lễ, hoặc hai tuần cho thuần thục. Sau khi thuần thục rồi thì mới tu tập cái pháp khác.

Tu tập pháp khác thì bây giờ nó cũng ở trên cánh tay hoặc là ở trên hơi thở, hoặc ở trên bước đi, chỉ có thay đổi cái câu tác ý mà thôi: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Mà chừng nào tác ý câu tác ý như vậy, mà các con đưa tay ra đưa tay vô này, bỗng dưng mình cảm nhận một trạng thái hoan hỷ trong lòng của mình, nó có cái vui ở trên cái hành động đưa tay vô, hoặc là một cái trạng thái đang ngồi, hoặc đang đi, hoặc là đưa tay ra vô như thế này mà thấy cái thân nó rất là an ổn một cách kỳ lạ, thì đó là mấy con đã đạt được cái trạng thái bất động, an tịnh của nó rồi.

Thì do đó mấy con tiếp tục ba mươi phút rồi xả nghỉ. Mặc dù nó có thể tăng lên một giờ được nhưng mà các con không tăng, chỉ cần ở trong ba mươi phút mà thôi. Khi mà tăng lên thêm giờ ra, mà không đúng pháp thì nó sẽ bị tưởng, nó bị tưởng mất đi! Thí dụ như bây giờ các con thấy an trú được rồi, thấy nó an ổn được rồi, mấy con tăng lên từ bốn mươi phút đến năm mươi phút, sáu mươi phút, tức là một giờ thì bỗng dưng có những hiện tượng của nó xảy ra đối với các con.

Bởi vì nó không phải là cái pháp để nó khắc phục những cái chướng ngại vi tế, cho nên nó không thể nào khắc phục được, cho nên mấy con chỉ ba mươi phút mà thôi. Cho nên nhớ kỹ ba mươi phút mà thôi không được tăng lên. Tăng lên thì các trạng thái tưởng sẽ từ đó do cái ý thức của các con nó không hoạt động trong cái sự an trú đó, cho nên nó sẽ hiện ra các cái trạng thái tưởng, cho nên các con đừng tăng lên. Nhớ lời Thầy chỉ dạy.

Chỉ có ở trên Tứ Niệm Xứ thì mấy con mới tăng lên được. Các con nghe nói: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”, nghĩa là bất cứ một cái pháp nào mà ưu phiền xảy ra làm chướng ngại thân tâm của mấy con thì tự pháp Tứ Niệm Xứ nó sẽ nhiếp phục nó làm cho không còn có nữa. Cho nên khi tăng lên thì trên Tứ Niệm Xứ dù là bất cứ một cái trạng thái nào của tưởng nó cũng không xuất hiện ra được. Bởi vì pháp Tứ Niệm Xứ nó rất tuyệt vời là nó diệt trừ tất cả những cái tưởng của chúng ta, nó không để tưởng chúng ta hoạt động.

Cho nên một cái người mà có thể nói rằng, có thể mà lên đồng nhập cốt thì người ta yên lặng một chút xíu là người ta sẽ nhập vào. Nhưng khi mà cái người yên lặng đó mà ở trên pháp Tứ Niệm Xứ, thì không bao giờ nhập đồng cốt được bởi vì tưởng không hoạt động được. Đó là cách thức mà chúng ta biết được các pháp Tứ Niệm Xứ rất là tuyệt vời. Cho nên ở đây khi nào nhiếp tâm và an trú được rồi thì chừng đó chúng ta mới chuyển qua Tứ Niệm Xứ mà tu tập.

Tức là chúng ta muốn tăng lên là phải tăng lên trên pháp Tứ Niệm Xứ, tăng cái thời gian lên là phải tăng ở trên pháp Tứ Niệm Xứ, chứ không phải tăng ở trên cái pháp hơi thở hoặc là tăng trên cái pháp đi kinh hành, hoặc là cái cánh tay đưa ra vô của chúng ta mà tăng lên thì không được. Chỉ có nhiếp tâm và an trú là ba mươi phút ở trên cánh tay, hơi thở hoặc bước đi chúng ta mà thôi. Đó là điều cần thiết cho mấy con, nhắc nhở mấy con kỹ lưỡng tu tập rất kỹ trong cái giai đoạn đạt được cái chất lượng nhiếp tâm và an trú.

7- TU TỨ CHÁNH CẦN PHẢI CÓ NIỆM KHỞI RA

(34:51) Còn riêng về phần các con mà tu về Tứ Chánh Cần. Các con lưu ý về cái phần Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là không nhiếp tâm ở trong hơi thở, không nhiếp tâm ở trong bước đi, không nhiếp tâm ở trên cánh tay của chúng ta. Đó không phải pháp nhiếp tâm và an trú. Tứ Chánh Cần là pháp ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Tứ Chánh Cần nó khác.

Ở đây Tứ Chánh Cần là một cái người ngồi lại lắng nghe từng tâm niệm của chúng ta khởi ra, chứ không phải ức chế, chứ không phải làm cho niệm đó nó không khởi. Nghĩa là cái người mà tu Tứ Chánh Cần thì người ta cũng nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nhưng các con sẽ phân biệt được hai cái trạng thái tu tập này.

Cái người mà tu tập Tứ Niệm Xứ thì người ta lắng nghe cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, bất động của nó. Còn cái người tu Tứ Chánh Cần thì họ không có lắng nghe cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của nó, mà họ nhìn cái tâm của họ coi có khởi niệm gì không. Họ chờ đợi cho tất cả các cái niệm ở trong đầu, họ chờ đợi vọng tưởng.

Họ nhắc cũng câu tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” nhưng họ lại ngồi chờ đợi những cái niệm khởi lên, chờ đợi những cái điều kiện khởi ra tức là những cái vọng tưởng khởi ra. Họ không có dùng cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ, mà họ quan sát tâm niệm của họ.

Bởi vì cái tâm họ còn vọng tưởng, còn niệm chưa phải là ức chế, chưa phải có cái pháp ức chế tâm của họ như bây giờ chúng ta nhiếp tâm và an trú. Cho nên họ chưa có sự an trú, cho nên họ ngồi đây là vọng tưởng sẽ khởi ra. Cái người tu Tứ Chánh Cần là phải có niệm khởi ra. Có niệm khởi ra bởi vì họ không có sử dụng cái pháp nhiếp tâm và an trú.

(37:05) Còn chúng ta tu Tứ Niệm Xứ là chúng ta đã sử dụng pháp nhiếp tâm và an trú đã đạt được ba mươi phút. Cho nên vì vậy khi chúng ta ngồi lại, chúng ta nhìn lại cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đã có sự nhiếp tâm trong đó rồi, đã có sự an trú trong đó rồi.

Còn cái người tu Tứ Chánh Cần nó không có cái sự nhiếp tâm và an trú, cho nên vọng tưởng dễ dàng xen vào, dễ dàng đánh vào. Vì vậy mà cái người tu Tứ Chánh Cần là người ta chỉ chờ đợi cho tất cả các cái niệm đó khởi ra, các cái niệm tham, sân, si ở trong tâm của họ, các cái vọng tưởng nó khởi ra. Để làm gì? Để họ dùng cái tri kiến họ quán xét mà họ xả cái niệm đó. Cho nên người tu Tứ Chánh Cần họ không quan trọng vấn đề nhiếp tâm và an trú.

Nhưng bây giờ họ lại ngồi đó mà họ chờ, mà trái lại khi đó nó lại không có niệm. Tại vì họ đã ngăn diệt, các ác pháp nó đã hết rồi, nó chỉ lần lượt, nó chỉ còn cái niệm toàn thiện của họ. Cái niệm toàn thiện của họ, của người tu Tứ Chánh Cần đó là bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự. Nó hiện ra cái tướng của Tứ Niệm Xứ.

Bởi vì cái Tứ Chánh Cần nó là cái lớp thứ sáu. Cái lớp thứ sáu tức là Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo. Các con nhớ Chánh Tinh Tấn tức là Tứ Chánh Cần. Cho nên khi mà Tứ Chánh Cần nó hoàn thành, nó đã xả được cái tâm của nó rồi, nó không còn niệm nữa rồi, thì nó sẽ vào cái lớp thứ bảy của Tứ Niệm Xứ tức là Chánh Niệm. Các con thấy từ Tứ Chánh Cần đi sang Chánh Niệm, nó có phương pháp rất rõ ràng nó tu.

Còn chúng ta thì khác, chúng ta lại đi tắt một con đường khác lại nhiếp tâm và an trú trên cái thân hành của chúng ta. Tức là chúng ta đi qua cái Thân Hành Niệm, tập qua cái Thân Hành Niệm. Nhưng chúng ta không chuyên về Thân Hành Niệm để tu tập Tứ Thần Túc. Cho nên chúng ta tu tập Thân Hành Niệm, nhiếp tâm và an trú trên Thân Hành Niệm. Thân Hành Niệm Nội là hơi thở, Thân Hành Niệm Ngoại là hành động tay, chân, bước đi. Đó là chúng ta nhiếp tâm an trú trên thân hành.

(39:14) Chúng ta phải biết chúng ta tu cái pháp nào. Cho nên người tu Tứ Chánh Cần là họ ở trên pháp Tứ Chánh Cần là ngăn ác diệt ác bằng cách họ ngồi để mà chờ đợi những cái niệm của họ đến mà họ dùng tri kiến của họ để họ xả cái tâm họ. Hai cái nó khác xa lắm mấy con.

Cho đến khi mà cái tâm họ hoàn toàn ở chỗ bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, rồi từ đó họ đi vào Tứ Niệm Xứ. Họ đi vào Tứ Niệm Xứ với một cái rất dễ dàng là tại vì trên Tứ Chánh Cần là họ từng ở trên cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà rất tự nhiên. Họ không phải nhiếp tâm ở trên bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó.

Còn trái lại mấy con nhiếp tâm và an trú trên thân hành, trên pháp Thân Hành Niệm. Thì do đó, khi đó mấy con trở về Tứ Niệm Xứ là nó có một cái khoảng thời gian ba mươi phút bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên khi mà trở về Tứ Niệm Xứ thì mấy con không khéo, mấy con chưa có hoàn tất được cái chỗ mà nhiếp tâm an trú ở trên pháp Thân Hành Niệm, thì mấy con vào Tứ Niệm Xứ thì bị rớt ra, vô không được.

Vô không được bởi vì nhiếp tâm và an trú chưa được ba mươi phút mà vô đó thì coi như mấy con chưa có căn bản lắm thì mấy con vô Tứ Niệm Xứ thì Tứ Niệm Xứ nó không có pháp nhiếp tâm đâu. Nó không có pháp nhiếp tâm cho nên chỉ tự nó bất động rồi tự nó sẽ khắc phục tham ưu.

Cho nên tới khi mà người ta tu Tứ Chánh Cần thì nó đến khi mà các niệm nó không còn có nữa thì họ sẽ ở trên Tứ Niệm Xứ ngay liền cho nên họ rất dễ dàng. Nhưng cái giai đoạn mà tu ở trên cái động tâm của họ như vậy nó rất khó, nó không có dễ bởi vì niệm nó luôn luôn nó có. Cho nên họ cũng cố gắng giữ gìn phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của họ. Toàn bộ tiếp giao với mọi người nhưng họ vẫn ở trên pháp thiện. Mà nếu gặp pháp ác thì nó cũng làm tâm họ động, rất khó khăn mà để vào Tứ Chánh Cần để cho nó trọn vẹn, nó khó thanh tịnh được pháp Tứ Chánh Cần.

8- CẦN LƯU Ý PHÁP NGŨ CĂN NGŨ LỰC

(41:12) Hôm nay mấy con nghe rõ ràng là con đường đi của Phật pháp nó có phương pháp hẳn hoi. Các con tu nhiếp tâm an trú thì đó là các con đang ở trên pháp Thân Hành Niệm. Đó, mấy con thấy rõ không, ở trên Thân Hành Niệm để rồi bước vào Tứ Niệm Xứ.

Còn các con mà tu Tứ Chánh Cần trên pháp ngăn ác diệt ác bằng cái tri kiến của mình, bằng cái ý thức của mình hiểu biết về giới luật đức hạnh, cho nên mình sử dụng bằng cái sự hiểu biết giới luật đức hạnh xả tâm của mình để ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện mà không cần phải đi qua pháp Thân Hành Niệm.

Đó, thì các con thấy. Đâu nó ra đó, pháp nào nó ra đó chứ nó không phải là chúng ta tu nó lu bù mà không biết pháp. Phải nhận ra được cái pháp của chúng ta tu. Vì vậy mà cái căn bản nhất là mấy con nhiếp tâm an trú phải có đạt chất lượng hoàn toàn, mới bước vào Tứ Niệm Xứ. Mà nếu chưa đạt được chất lượng bước vào Tứ Niệm Xứ là mấy con sẽ bị hỏng chân, nghĩa là mấy con không vô được nữa. Cái pháp nào mà tu tập thì phải đạt được cái kết quả của cái pháp đó trọn vẹn thì mới chuyển qua pháp khác tu. Còn pháp này chưa được mà đi qua cái pháp khác thì đương nhiên các con sẽ không đạt được cái kết quả của cái pháp cao hơn.

Phật pháp có ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Lẽ ra thì phải dạy mấy con từ cái pháp đầu tiên của nó là phải dạy mấy con Ngũ Căn, Ngũ Lực. Nghĩa là phải biết năm căn của mấy con như thế nào, hiểu biết như thế nào và phòng hộ giữ gìn năm căn của mấy con như thế nào, ra sao. Rồi mới tập luyện Ngũ Lực, làm cho mấy con từ cái Tín lực, Tấn lực như thế nào để cho mấy con tiến dần vào các pháp. Bởi vì trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì pháp Ngũ Căn, Ngũ Lực là những pháp đầu tiên của người tu tập.

Nhưng ở đây tại vì chúng ta là những người tu tập mà không được hướng dẫn kỹ lưỡng từng căn bản. Cho nên bắt đầu hiện giờ chúng ta đi vào chia làm hai phương pháp. Người nào có duyên tu Tứ Chánh Cần thì sẽ tu tập pháp Tứ Chánh Cần, người nào mà tu tập pháp Thân Hành Niệm thì đi vào pháp Thân Hành Niệm để tu tập nhiếp tâm và an trú. Đó là hai phương pháp hiện giờ đã chẻ ra.

(43:26) Nhưng dù sao đi nữa thì mấy con cũng thấy rằng Ngũ Căn, Ngũ Lực mấy con vẫn phải tu tập. Đó là những giới luật mà các con cần phải phòng hộ. Thí dụ như nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, tất cả những cái ăn, ngủ, độc cư, tất cả những cái pháp đó đều là nằm ở trên Ngũ Căn, Ngũ Lực hết mấy con. Nếu mà không có ngũ căn, ngũ lực thì mấy con tu tập pháp đó làm gì, giới luật pháp đó làm gì? Đó là những điều cần thiết cho sự tu tập của mấy con trên pháp Thân Hành Niệm cũng như pháp Tứ Chánh Cần. Phải không, các con thấy? Nó kèm theo.

Thí dụ như bây giờ nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì đó là người ta đang tu ở trên cái pháp Tứ Chánh Cần. Còn mấy con thấy độc cư, ăn ngủ không phi thời thì đó là mấy con tu nhiếp tâm và an trú. Đâu nó ra đó chứ. Đức hạnh của nó, giới luật đức hạnh của nó ở đâu, nó nằm ở đó, phải chắc chắn. Nếu mấy con nhiếp tâm và an trú mà không giữ độc cư trọn vẹn thì rất khó nhiếp tâm và an trú. Bởi vì tâm mình tiếp duyên, đụng duyên ra nói chuyện này, chuyện kia thì đương nhiên là mấy con sẽ khó mà nhiếp tâm, an trú được. Buộc lòng mấy con phải giữ độc cư trọn vẹn.

Còn trái lại cái người tu Tứ Chánh Cần thì người ta phải giữ nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Nhẫn nhục là phương pháp đầu tiên của họ, họ phải biết nhẫn nhục. Nếu mà không biết nhẫn nhục thì tâm họ sẽ không xả được ác pháp. Khi mà mình tiếp duyên của họ, họ không có giữ cái độc cư như mình, nhưng mà độc cư của họ nó khác hơn của mấy con. Còn mấy con độc cư của mấy con mà mấy con vô ngồi nhiếp tâm an trú, mà mấy con ra kia mấy con nói chuyện này chuyện kia thì coi như là mấy con nhiếp không vô. Chắc chắn là không bao giờ mấy con nhiếp được.

Cho nên khi mà chấp nhận pháp Thân Hành Niệm để chúng ta nhiếp tâm và an trú, thì độc cư chúng ta phải giữ cho trọn vẹn, ăn ngủ đừng phi thời thì chúng ta mới trọn vẹn, giờ nào ra giờ nấy, đó là người nhiếp tâm và an trú. Còn người tu Tứ Chánh Cần thì nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, đó là cái phương pháp của người tu Tứ Chánh Cần. Cái giới luật của người tu Tứ Chánh Cần phải giữ trọn vẹn.

9- KHÔNG TU VỘI VÀNG LẤY THÀNH TÍCH

(45:29) Hôm nay thì Thầy nói như vậy để cho mấy con thấy rằng trong con đường tu nó phân biệt rất rõ ràng, và nhiếp tâm rất chặt, đừng có vội vàng. Thí dụ như một tuần lễ chưa được, thì một tuần lễ, một tuần nữa chưa được, một tuần nữa. Thì mấy con thấy trong suốt bốn tuần lễ trong một tháng, mà một tháng mấy con nhiếp tâm được đó là quý lắm.

Còn mấy con nôn nóng, nôn nóng, mới ba bốn bữa thì mấy con được hơi chút chút thì mấy con lo rồi, chưa thuần thục, chưa bảo đảm. Cho nên khi mà mấy con trèo lên một chút xíu nữa, coi chừng mấy con hỏng. Thay vì nhiếp tâm chưa được mà bây giờ mấy con vội tu an trú tâm, thì coi chừng mấy con sẽ bị tưởng mất đi rồi.

Đó là cái tâm gì mấy con biết không? Đó là cái tâm tham. Tham tu chứ không phải gì nhưng mà tham như vậy cũng sai mấy con. Mình phải tu tập, phải gạn lọc rất kỹ trên cái phương pháp tu của mình, coi mình được cái gì, chưa được cái gì, để rồi mình tập luyện nữa. Bởi vì cái thời gian của mấy con mà tập luyện nó siêng năng nó sẽ ngắn lại, nó sẽ ngắn lại.

Còn mấy con ham vội thì nó hổng chân mấy con. Và từ đó mà hổng chân rồi thì mấy con sẽ đi tới các pháp cao hơn thì mấy con chới với. Cũng như bây giờ mấy con thấy mới nhiếp được chút ít, mà có lúc được có lúc không, nó chưa được có trọn vẹn, mà mấy con vội an trú, thì bước qua cái giai đoạn tác ý an trú coi chừng mấy con sẽ bị hổng chân. Nhiếp tâm với an trú nó gần nhau mà nó còn bị hổng chân, huống hồ là chưa có hoàn toàn được an trú cho tâm thật thuần thục mà mấy con tiến qua pháp Tứ Niệm Xứ thì rõ ràng là coi chừng không vô được. Nó chỉ lừng chừng, lừng chừng ở cái dạng đó.

Rồi bây giờ buông cái pháp này ra thì tiếc mà không buông thì không được. Tự mình mình thấy mình rất xấu hổ với mình. Bây giờ đã nhiếp tâm an trú mà bây giờ đã tới an trú rồi mà bây giờ còn trở lại nhiếp tâm thì quá xấu hổ. Mấy con đừng nghĩ như vậy, mà chúng ta hãy nhìn thấy cái sức của mình chưa trọn vẹn thì trở về với cái căn bản của nó là nhiếp tâm cho được. Thì như vậy thì mấy con mới có đạt được cái kết quả cho chắc chắn thì mình mới bước lên an trú.

(47:41) Mà an trú được rồi thì không thể nằm tại chỗ đó mà mình đi đến Tứ Niệm Xứ, mà an trú phải chắc chắn thật sự có an trú. Chứ không phải bữa nay được an trú, giờ sau mình tu không có an trú, nhưng mình cứ lấy cái chỗ an trú được trong ba mươi phút nào đó mình cho rằng như vậy đạt được, không phải đâu. Cả sáng, trưa, chiều, tối, khuya đều đạt được chất lượng an trú, khi không nhắc thôi mà nhắc thì có an trú liền. Như vậy chúng ta mới bước vào Tứ Niệm Xứ một cách vững vàng của một người.

Đó, thì như vậy mấy con kiểm điểm lại mình để thấy cái sự tu tập của mình, cái kết quả nó có thể bước lên cái lớp cao hơn hay hoặc thấp hơn. Ở đây rõ ràng là chúng ta tu pháp nào nó ra pháp nấy, và cái kết quả của cái lớp đó chúng ta có đạt được cái lớp đó chưa. Nếu quả chăng chúng ta đạt được thì chúng ta bước lên một cái lớp khác nó rất là vững vàng.

Chẳng hạn là như bây giờ các con học cái lớp một. Mà khi mà tốt nghiệp cái lớp một là mấy con phải thông suốt cái lớp một đó thì mấy con mới bước lớp hai thì mấy con tu tập vững vàng. Còn bây giờ cái lớp một mấy con chưa ráp chữ được, chưa đọc chữ được, chưa nhìn chữ được, chưa làm tính được mà vội bước lên lớp hai thì thử hỏi làm sao mấy con học được?

Cái chương trình tu học của đạo Phật nó rất cụ thể rõ ràng. Học lớp nào phải đạt được cái kết quả của lớp đó rồi mới bước lên lớp khác. Cũng như bây giờ nhiếp tâm chưa được mà vội an trú tâm thì thử hỏi mấy con làm sao mấy con an trú được. Nhiếp chưa được làm sao an trú? Các con thấy chưa? Mà an trú chưa được mấy con vội qua Tứ Niệm Xứ, thì như vậy là làm sao mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập được?

Càng lúc mấy con càng đi cao hơn, cao hơn, mà cái trình độ căn bản ở dưới này không có, thì mấy con chỉ học kêu là học lấy thành tích, chứ còn sự thật là chất lượng học không có. Cho nên học trò mà học theo kiểu mà cô giáo cho thành tích của cô giáo thì coi như là học trò chết. Ở đây chúng ta không có phải học, không phải tu để lấy thành tích.

Bây giờ tất cả các tu sinh của chúng ta trong lớp này người nào cũng lên học, cũng lên đang ngồi tu. Nghĩa là thấy ai đi lên an trú rồi mình cũng lo mình lật đật an trú, nhưng mà an trú có nổi không? Chắc chắn là không nổi rồi. Rồi thấy người ta vào Tứ Niệm Xứ cũng muốn mình ở thất cũng tu Tứ Niệm Xứ. Mấy con lấy thành tích, lấy danh thôi, chứ sự thật ra cái chất lượng để mà tu tập Tứ Niệm Xứ có nổi không?

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy