00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 23-THẦY SÁCH TẤN NỖ LỰC LÀM CHỦ SINH TỬ

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 23

THẦY SÁCH TẤN NỖ LỰC LÀM CHỦ SINH TỬ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh & Phật tử

Thời gian: 06/03/2008

Thời lượng: [49:34]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- TỨ CHÁNH CẦN, NHẪN NHỤC LÀ HÀNG ĐẦU

(0:00) Cho nên giới luật của nó thì về cái Hạnh Độc Cư, về cái Hạnh Nhẫn Nhục, thì nó tuyệt vời! Nó phải sử dụng này nữa, tuyệt vời của nó. Nó nhẫn để mà nó thực hiện các pháp, nó chung đụng với các ác pháp, cho nên nó phải nhẫn nhục. Nhưng cái người mà nhiếp tâm, nhiếp tâm mà an trú, thì nó không cần cái Hạnh Nhẫn Nhục mà nó lại cần cái Hạnh Độc Cư.

Hai bên nó có khác. Khi bước vào tu tập mà cái người tu Tứ Chánh Cần, thì cái nhẫn nhục là cái pháp đệ nhất của nó, buộc nó phải sống cái Hạnh Nhẫn Nhục.

Ai nói gì nó cũng phải nhẫn hết, chứ nó không được: “Tôi phải, tôi phải, tôi không có làm điều này, đừng có nói tôi. Nói vậy thì tôi tức quá tôi đập đầu tôi chết”. Không được! Đừng có nói như vậy là mình thiếu nhẫn nhục, các con hiểu chưa? Cho nên ở đây trên cái vấn đề mà tu tập của hai cái pháp, thì các con thấy:

  • Một cái pháp thì dùng độc cư trọn vẹn mà đi vào. Bởi vì Nhiếp tâm An trú mà nếu không độc cư thì mấy con nhiếp tâm An trú không vô.

  • Còn cái pháp mà Ngăn ác- Diệt Ác, Tứ Chánh Cần mà không dùng Hạnh Nhẫn Nhục, mà cái Hạnh Nhẫn Nhục không có thì mấy con tu cũng không vô đâu.

Đi ra người ta nói chút xíu cái mình tức bực của mình rồi thì làm sao còn tu? Đã ngăn ác mà ngăn không nổi, mà tức hoài làm sao mà tu cái pháp Tứ Chánh Cần được. Cho nên vì vậy thì mấy con thấy mình mà cái tâm mà nhẫn không được, thì hãy trở về với cái pháp Nhiếp tâm và An trú. Bởi vì mình thiếu cái sức Định Tỉnh.

Còn cái người ta mà tu cái pháp mà Tứ Chánh Cần, là người ta có cái sự Định Tỉnh ở trong tâm cho nên người ta nhẫn nhục, nó tỉnh táo, nó nhẫn nhục mới được. Mà thiếu cái sự tỉnh táo thì nó nhẫn nhục không được, nó nhẫn nhục không nổi: "Tức quá trời đi! Tôi chỉ còn nói như vậy, tôi chỉ còn nước đập đầu tôi chết cho rồi, chứ để tôi chịu không nổi”. Thì như vậy là mấy con thấy cái cơn sân của mình nó ghê lắm chứ đâu phải thường! Nó tức quá mà! Bây giờ nói không được chỉ còn nước đập chết cho rồi, chứ đâu có còn cách nào.

Cho nên trong cái vấn đề mà ôm pháp nào tu, mình phải biết nó, cái bí quyết của nó để mình thực hiện được cái pháp của mình tu. Mình biết được cái tâm của mình, mình thực hiện nó để cho nó đạt được kết quả.

(02:07) Bởi vì đây, ở đây tu không phải tu chơi, mà tu thật, tu để Làm Chủ Sự Sống Chết, tu để chấm dứt luân hồi. Nghĩa là mình có đủ cái quyền lực, cái khả năng làm chủ được cái thân tâm của mình. Cho nên, mình bỏ cuộc đời mình đi tu không phí chút nào hết. Chỉ có mình không tu đúng thôi, chứ mình tu đúng là mình sẽ làm chủ được sự sống chết của mình. Mình không phí cuộc đời của mình. Mình không phải đem những cái lời ba hoa nói láo như thiên hạ đâu! Nói thế này, thế kia mà không làm được. Còn cái này nói, mình nói mình làm được.

Cho nên mấy con tùy theo ở chỗ cái khả năng của mình, mà mình nhận những cái pháp mình tu cho nó đúng.

2- NHIẾP TÂM AN TRÚ ĐỘC CƯ LÀ HÀNG ĐẦU

(02:49) Nhiếp tâm An Trú thì lấy độc cư mà làm đầu, mà tu Tứ Chánh Cần thì lấy pháp nhẫn nhục mà làm đầu của cái phương pháp mà tu tập. Do như vậy thì trên cái sự mà nhiếp tâm, thì hôm nay Thầy đến đây, là mấy con thấy là có một số người nhiếp tâm trong ba mươi phút đạt được rồi, thì các con mà ba mươi phút đã nhiếp tâm được rồi, thì bây giờ mấy con sẽ tu như thế nào để tiếp tới?

Tức là An Trú Tâm cho được. Nghĩa là trong suốt cái thời gian mấy con ngồi, hoặc là mấy con đi mà thân tâm của mấy con phải được an trú ở trong cái thân hành đó. Thân hành đó có nghĩa là hơi thở hoặc là bước đi, hoặc là cánh tay đưa ra vô, mấy con phải an trú ở trong đó. Thì bắt đầu cái giai đoạn này không còn Nhiếp Tâm, mà giai đoạn này là giai đoạn An Trú.

Và các con người nào mà chưa nhiếp tâm được ba mươi phút, mới được năm phút, mười phút, thì hãy dùng cái pháp Như Lý Tác Ý để mà dẫn cho nó được. Bây giờ không phải tu năm phút, mười phút nữa mà ba mươi phút, dẫn một lèo vô ba mươi phút, nhắc; cứ nhắc cho đến khi chuông đồng hồ reo đúng ba mươi phút thì mấy con xả ra, các con nhớ chưa? Nhớ cho kỹ!

Người nào mà nhiếp tâm còn vọng tưởng chưa được ba mươi phút, thì phải dùng pháp Như Lý Tác Ý trong một tuần lễ. Tất cả mọi người ở trong cái lớp này đó phải, nếu mà nhiếp tâm thì mấy con phải trong một tuần, phải nhiếp cho được ba mươi phút, không có được người nào sót. Nếu mấy con sót thì coi như là mấy con dở lắm! Đi tu mà không gan dạ, đi tu mà không nhiệt tâm, như vậy là đi tu không có ích lợi.

Phải mấy con tự phạt mình, chứ không lẽ Thầy lấy roi mây Thầy đánh? Đánh cho mỗi đứa một chục roi thì coi nó xấu hổ với bạn bè lắm. Hay hoặc là ngồi đây mà chép bài phạt cho mấy con thì như vậy là mình còn là học trò nhỏ, không có được!

(04:44) Cho nên ở đây, thật sự ra Thầy nói nó dễ, nó không khó, nhưng mà kỹ lưỡng cẩn thận. Đức Cẩn Thận: thì mấy con phải cẩn thận từng cái hơi thở, từng cái cánh tay đưa ra vô, từng cái câu tác ý, từng cái bước đi của mấy con cẩn thận thì Thầy thấy rằng suốt trong ba mươi phút, mà một buổi Thầy đâu dạy mấy con tu nhiều. Một buổi sáng mấy con tu có ba mươi phút thôi! Dồn hết sức lực trong ba mươi phút, tu một buổi sáng thôi. Còn tất cả những cái giờ phút khác, mấy con sẽ làm công việc khác là mấy con sẽ đọc sách, hoặc là mấy con sẽ làm bài để triển khai cái tri kiến của mình. Đến buổi chiều mấy con cũng tu ba mươi phút thôi, nhiếp tâm ba mươi phút thôi.

Rồi còn những giờ khác, thay vì mấy con nghỉ thì mấy con lại làm bài, làm này kia. Nếu mà nghỉ, nếu mà được nghỉ mà nghỉ thật sự mà đơn giản, mà nghỉ để mà xả hơi mà không làm gì hết, thì Thầy nghĩ rằng mấy con sẽ tu tập cầm chừng, cầm chừng! Thì nó mất thì giờ mấy con vô ích, hơn là để cái tri kiến của mấy con xả tâm là tốt nhất, mấy con nhớ chưa?

Thầy dặn kỹ rồi. Thì sau là mỗi người phải ba mươi phút hết. Nghĩa là không quyết tu thôi, mà tu thì phải quyết định là ba mươi phút hết. Nghĩa là ngồi đó mà nhiếp trong hơi thở bằng phương pháp dẫn nó vào ba mươi phút, chứ không có được thả lỏng. Kỳ sau mà Thầy có đến thì Thầy sẽ hướng dẫn kế tiếp đi vào An Trú, những người mà chưa được ba mươi phút.

Còn các con mà được ba mươi phút rồi, thì từ đây về sau mấy con phải an trú cho được. Chứ không có còn nói gì hết, một tuần lễ sau phải an trú cho được.

Thì tuần tới phải tu Tứ Niệm Xứ. Thì mấy con thấy Thầy dạy đâu có bao lâu đâu. Nếu mà vài ba tuần nữa thì mấy con làm chủ được Sống - Chết rồi, có gì đâu, thì Thầy khỏi Thầy mất công Thầy dạy!

À, Coi như là xong rồi. Bây giờ muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Mấy con hét lên một tiếng nói, cái nó theo đó rồi thì Thầy còn gì mà đến lớp đây mà dạy nữa, phải không? Mai mốt là đưa mấy con đi ra ngoài Nghệ An, Hà Tĩnh, hoặc là chỗ nào mà có Trung Tâm An Dưỡng mà đi dạy, chứ còn ngồi đây hoài sao? Tu rồi, phải không?

(06:52) Thầy nói thật sự ra, bây giờ từ hôm đó tới nay mấy con thấy: từ cái chỗ mà ba mươi phút mấy con chưa có nắm vững. Bây giờ ba mươi phút, có một số người được ba mươi phút rồi, thì mấy con phải tăng lên an trú cho được ba mươi phút chứ. Thầy có dạy mấy con một, hai giờ đâu mà mấy con khó làm, ba mươi phút thôi.

Mà bây giờ nhiếp tâm được ba mươi phút thì phải An trú. Mà an trú ba mươi phút được rồi, trong tuần sau mà ba mươi phút được rồi, thì phải đưa tới nữa chứ làm sao? Không lẽ mà cứ tu là ba mươi phút hoài sao? An trú rồi thì tức là phải kéo dài cái thời gian đó ra. Kéo dài cái thời gian đó ra, an trú cho đến sáu tiếng đồng hồ trên Tứ Niệm Xứ.

À, bây giờ ba mươi phút phải an trú cho được. Được rồi, thì Thầy sẽ hướng dẫn cách thức cho mấy con kéo dài trên sáu tiếng đồng hồ của trên Tứ Niệm Xứ. Mà khi sáu tiếng đồng hồ được rồi thì mấy con mới tập Tứ Thần Túc, các con hiểu chưa? Cái bước đi của mấy con mà, lớp này được rồi thì mới tăng lên.

Còn bây giờ mấy con ba mươi phút chưa được mà mấy con tăng lên. Chừng mà Thầy tăng lên cao mà thấy mấy con không được, Thầy kiểm tra lại cái cho tuột xuống. Bởi vì mấy con tu tập không nổi mà mấy con lên nữa, chới với rồi. Không được! Cho xuống, cho xuống lớp tập lại. Thí dụ như bây giờ cái lớp Nhiếp Tâm chưa trọn vẹn thì bắt buộc phải nhiếp tâm. Thầy kiểm tra lại, thì phải cho nhiếp tâm trở lại chứ sao?

Bây giờ Thầy cho mấy con lên, mà trong khi người ta lên người ta tu Tứ Niệm Xứ rồi, bây giờ mấy con lại an trú không được. Thì Thầy thấy rằng an trú không được là mấy con phải trở về cái lớp Nhiếp Tâm cho được đàng hoàng thì an trú mới được. Bởi vì nó còn sơ sót ở trong cái sự nhiếp tâm, cho nên an trú không được.

(08:30) Tuần sau Thầy đến mấy con an trú được không? Người nào an trú được thì lên lớp tiếp tục tu Tứ Niệm Xứ. Còn cái người nào mà an trú chưa được thì lúc bấy giờ Thầy xét lại, duyệt lại. Chứ bây giờ mà duyệt lần như mấy con này mất thì giờ nhiều lắm. Cho nên, vì vậy mà các con hãy tập, người nào được thì cứ nâng lên, mà người nào không được, kiểm lại. Cho người đó tập lại căn bản hơn một chút, chứ không phải bỏ. Rồi từ căn bản đó chúng ta sẽ an trú được. An trú được rồi chúng ta sẽ đồng thời chúng ta cùng nhau lên. Còn người nào mà từ năm phút, ba phút mà nhiếp tâm, mà bây giờ thì phải tăng lên ba mươi phút.

Rồi bây giờ trong cái số mà các con nhiếp tâm mà không được, không được nhiếp tâm mà lên ba mươi phút nó cứ bị niệm này hay là hôn trầm, thùy miên, mới coi theo từng đặc tướng đó mà đưa mấy con về Tứ Chánh Cần. Hoặc là dạy cách thức cho mấy con phù hợp với cái đặc tướng của mấy con, để mấy con nhiếp tâm cho được. Còn nhiếp tâm không được nữa thì nó bị rối loạn hô hấp, hoặc là như thế nào thì cứ đẩy cho mấy con qua bên Tứ Chánh Cần mà tu tập. Tại sao vậy?

Tại vì cái đặc tướng, cái hoàn cảnh của mấy con, nó chưa cho phép mấy con ở trên cái chỗ Nhiếp Tâm - An Trú. Buộc cho mấy con đi qua Tứ Chánh Cần, để cho mấy con vừa ngăn ác vừa diệt ác, xả tâm. Nhưng mà mấy con nỗ lực, mấy con tu tập thì mấy con cũng đi tới Tứ Niệm Xứ như thường. Phải không? Cái hoàn cảnh của mấy con. Như bây giờ mấy con đang ở nhà bếp giúp cô Út mà bắt mấy con nhiếp tâm an trú, thì mấy con chắc chuyện đó hết nổi rồi, có phải không?

Cái hoàn cảnh của mình mà, mình phải tu theo cái hoàn cảnh chứ. Chứ mình tu hơn sao được cái chuyện đó, bởi vì cái duyên của mình. Mà cái duyên của mình là vì tất cả mọi chị em, mọi người ở trong Tu viện để cho mình cùng nhau cộng tác nhau, để cho mình tạo thành một cái bữa ăn cho những cái người tu tập ở đây. Thì như vậy mình dám làm cái điều này, do đó mình cũng vẫn có pháp tu chứ. Các con cũng vẫn có pháp tu để đi đến Tứ Niệm Xứ, chứ đâu phải không.

Cho nên cái hoàn cảnh của mấy con mà Nhiếp tâm - An trú thì mấy con thấy: khi mà mấy con về như vậy mà mấy con thấy về pháp của mấy con, mà mấy con nhiếp tâm được thì mấy con cũng vẫn nhiếp để sức định tỉnh của mấy con tăng lên, để cái Hạnh Nhẫn Nhục của mấy con càng cao hơn chứ có gì đâu!

(10:40) Ai mà cấm cản cái sự Nhiếp Tâm của mấy con? Chẳng hạn bây giờ đến nhà bếp mấy con giúp, mấy con làm cái này kia, thì luôn luôn mấy con ở trên Tứ Chánh Cần chứ gì? Ngăn ác - Diệt ác chứ gì? Nhưng mấy con muốn tăng thêm cái sức nhẫn nhục của mình, tức là cái sức Định Tỉnh, tỉnh táo, bình tĩnh của mình trên, trước cái hoàn cảnh nào ngặt nghèo để cho cái tâm mình nó bất động chứ gì? Thì cái sự Nhiếp Tâm của mấy con, Nhiếp Tâm và An Trú thì mấy con tập thêm. Điều đó điều tốt của mấy con thôi, chứ đâu có gì nữa đâu mà không có…​

Còn người ta, chỉ riêng người ta nhiếp tâm an trú để người ta đi vào Tứ Niệm Xứ, thì người ta phải giữ Hạnh Độc Cư trọn vẹn để người ta đi vào đó. Cái hoàn cảnh người ta thuận tiện, người ta được ở trong lớp, người ta tu tập. Thì như vậy là, rõ ràng là các con đừng nghĩ rằng mình tu tập mà những người khác phải cực khổ lo lắng cho mình có bữa ăn. Còn riêng mình ở trong thất thì mình thấy mình sao đâu, nó không xứng đáng. Không phải đâu mấy con!

Khi mình ở trong thất, mình nhiếp tâm an trú để mình thực hiện được, cũng là một sự đền đáp công ơn của mình đối với những người mà cực khổ. Chẳng hạn bây giờ trong lớp của chúng ta bên nữ mà có ba người, năm người mà tu mà chứng đạo được, tức là làm chủ được rồi thì cái công ơn đó đó, danh vang đó đối với cái người nữ, tất cả những Ni đoàn nữ ở trong cái giới Nữ, mà ở trong cái Tu viện của chúng ta có phải là ảnh hưởng tốt không? Tốt hết, đâu có gì hết!

3- TỨ NIỆM XỨ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TU CHỨNG

(11:55) Nhưng mà cái người nào cũng có cái phương pháp tu hết mấy con! Cái hoàn cảnh nào Phật pháp nó đã sắp xếp cho chúng ta có những cái phương pháp, người nào nó cũng có thể tu được, tu đạt được đến Tứ Niệm Xứ hết. Bởi vì đến Tứ Niệm Xứ mới xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Còn tất cả những cái pháp khác thì không thể xác định được cái thời gian đó, mà chỉ có Tứ Niệm Xứ thì Đức Phật đã xác định cái thời gian đó! Nhưng mà chúng ta bước vào Tứ Niệm Xứ đâu phải là chuyện dễ, giới luật phải nghiêm chỉnh, phải không? Mấy con thấy không? Giới luật phải nghiêm chỉnh. Mà giới luật không nghiêm chỉnh thì làm sao bước vô được?!

Cho nên ở đây, những cái từ chỗ Nhiếp Tâm và An Trú Tâm, nó chưa phải đi vào Tứ Niệm Xứ. Cho nên không thể nào mà nói rằng mấy con sẽ bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nhưng mà cái người nào mà bước vào Tứ Niệm Xứ được rồi thì người đó người ta sẽ xác định được bảy ngày, bảy tháng, bảy năm được. Người ta sẽ quyết định được cái sự giải thoát người ta rồi.

Chẳng hạn bây giờ mấy con nhiếp tâm nè, bây giờ mấy con An trú được rồi, thì bắt đầu cái lớp của mấy con sẽ thấy bảy ngày, bảy tháng nó dễ rồi đó. Nó xác định được cái thời gian giải thoát của mấy con, làm chủ được sự sống chết. Còn bây giờ mấy con còn ở, đang ở chỗ mà cái lớp Nhiếp Tâm và An trú, thì bây giờ mấy con chưa nhiếp tâm được, thì chắc gì mấy con nhiếp tâm được.

Cho nên ở đây phải từ những cái pháp mấy con dẫn tâm mình rất kỹ lưỡng, rất nhiệt tâm thì mình dẫn được. Mình dẫn được bằng phương pháp mình nhiếp tâm, rồi an trú tâm, thì bắt đầu mấy con cũng bằng người ta đi vào Tứ Niệm Xứ rồi chứ gì? Đó là những cái khó! Mà bây giờ thì các con thấy từ lâu tới giờ mấy con theo Thầy mấy con tu, bữa nay là có người thì ba, bốn năm, năm năm, sáu năm rồi. Mà sánh qua cái nhiếp tâm mà đi vào Tứ Niệm Xứ, mấy con có nhiều khi mà bước vào Tứ Niệm Xứ chưa được, đó thì mấy con thấy có phải không?

(13:32) Hôm nay thì thời gian chúng ta thu ngắn lại, tu tập đúng cách, đúng pháp. Dẫn tâm hoàn toàn đúng cách, không để tự tu như trước nữa. Có Thầy kèm theo, từng sát, từng chút, có cô Út kiểm tra lại giùm Thầy ở bên giới nữ của các con.

Thì như vậy đôn đốc để rồi trong cái thời gian ngắn nhất, để chúng ta có tiếng nói rằng: người nữ chúng tôi tu vẫn chứng quả A-La-Hán, vẫn làm chủ được sự Sanh - Tử. Chứ không phải nói suông không đâu! Thì trong khi mấy con lớn tuổi rồi, mấy con cố gắng nhiếp tâm, an trú cho Thầy cho được!

Đặt biệt từ hôm nay cho đến một tuần lễ sau mà nói về An trú, thì mấy con phải an trú cho hoàn toàn bất động, thì chừng đó Thầy sẽ hướng dẫn kế tiếp. Thì mới đây một tuần lễ rồi, tìm lại thì bây giờ mấy con được, nhiếp tâm được một số người ba mươi phút, ba mươi phút hết rồi. Thì bây giờ mấy con còn an trú. Rồi còn cái số người mà năm phút, mười phút thì hôm nay, Thầy nâng lên ba mươi phút hết, không có còn ở mà tu năm phút, mười phút nữa.

Có phải không, mấy con thấy nhanh chóng không? Có một thời gian ngắn thôi mà bây giờ mấy con lại leo thang. Mấy con coi như là mấy con vượt bậc, leo thang. Từ một, hai phút nhiếp tâm mà vẫn có vọng tưởng ra vô, mà hôm nay buộc lòng phải nhiếp tâm như thế nào để đạt được cái chất lượng hoàn toàn là ba mươi phút. Rồi ba mươi phút rồi, nó sẽ kế tiếp.

Rồi còn những người nào mà hoàn cảnh cái duyên mà không nhiếp tâm được, thì vẫn có phương pháp để mấy con xả tâm. Nó cũng đem đến cái sự thanh tịnh của mấy con chứ gì? Mà lại còn có những lúc, không lẽ buổi tối buổi khuya mấy con ngồi, mấy con tập nhiếp tâm không được sao? Ai cấm cản mấy người Tu Chánh Cần mà không cho nhiếp tâm. Có bao giờ không?

(15:12) Nhưng mà đối ngược lại với cái người nhiếp tâm mà an trú, thì không được ngồi trên đó mà cứ quán xả tâm thì không được. Bởi vì mục đích của mấy con đi vào chỗ bất động, bất động hoàn toàn. Còn người ta động để người ta xả, nó khác phải không? Cho nên mấy con tu mà chỗ Nhiếp Tâm - An Trú để đi tới Tứ Niệm Xứ, thì không được ngồi đó quán tầm bậy, tầm bạ đó thì không được, mà chỉ nhiếp thôi!

Cho nên vì vậy mà khi mà nhiếp tâm xong rồi, cái thời gian nó xong rồi, thì mấy con chỉ còn có mấy con ghi chép để mà học, để triển khai cái sự thông suốt của mấy con về Giới luật - Đức hạnh. Thì cái thời gian đó thay vì mấy con nghỉ chứ gì, thì mấy con lại làm qua cái này, thì quán thôi! Nhưng mà quán không có nghĩa là ngồi đó như cái người tu Tứ Niệm Xứ mà ngồi đó, mà để chờ những ác pháp đến để mà xả. Mà cái này là có triển khai cái sự hiểu biết để cho nó thấm nhuần, để nó ngầm ở trong đó nó xả cái tâm mấy con, nó phụ giúp cho mấy con xả thôi. Cho nên vì vậy mấy con đâu có động đâu!

Cho nên cái giờ tu của mấy con khác hơn người ta. Người ta ngồi người ta chờ giặc đến người ta đánh. Còn mấy con coi như là hoàn toàn là không có giặc. Hoàn toàn là mấy con, coi như cái lực lượng của mấy con là nó đã đẩy lui giặc từ xa rồi, nó không có ở gần mấy con đâu! Cho nên cái nhiếp tâm là nó đã, giặc nó không có đến gần mấy con được. Cái vũ lực của mấy con nó đã ngăn ở ngoài xa kìa cho nên không có cái ác pháp nó không tác động vô được.

Còn cái người mà tu Tứ Chánh Cần, nó chờ giặc. Nó ngồi nó chờ, giặc mà xách súng vô là nó nổ liền tức khắc, nghĩa là nó chờ để mà đánh!

Còn mấy con, nghĩa là những người cái bộ chỉ huy của mấy con đóng đây, chứ quân đội của mấy con ở xa kia kìa! Thì cái người tu Tứ Chánh Cần là quân đội của mấy con nó ở xa kia, nó đánh ở ngoài xa kia, còn cái bộ chỉ huy ở đây hoàn toàn là bảo vệ, con hiểu không? Cho nên cái người nhiếp tâm là nó bảo vệ cái vòng xa của nó, ác pháp nó tác động vô không được. Bởi vì nó nhiếp mà, các con hiểu chưa? Nó vô không được!

Tức là cái niệm gì, niệm ác gì vô không được hết, nó nhiếp mà! Bởi vậy Thầy nói bệnh đau mà chúng ta nhiếp vô, an trú rồi bệnh đau nó không tác động được nữa, huống hồ là tất cả các pháp ác. Người ta chửi mình như tát nước, vậy mà mình nhiếp tâm an trú rồi thì họ nói gì nói, mình cũng nghe cũng thấy mà không…​ Bởi vì mình đang nhiếp tâm an trú mà, nó đâu có cái gì mà mình phải bực mình mình đâu.

Còn người ta ngồi tu Tứ Chánh Cần thì người ta không có nhiếp tâm như vậy, cho nên người ta nghe biết tất cả hết, rồi người ta dùng cái tri kiến người ta xả. Đó, thì mấy con thấy vấn đề mà tu tập như vậy đó.

(17:37) Đó thì hôm nay, mấy con rõ cái pháp rồi chứ gì? Thì cái nâng cấp của mấy con, nhớ mấy con đã hỏi Thầy, có nhiều người viết hỏi Thầy. Cho nên trong khi tu tập đó, mấy con trình bày cho Thầy. Cuối tuần mấy con sẽ ghi lại, lấy một cái tờ giấy, một trang giấy vầy mấy con ghi lại, ghi lại cái sự nhiếp tâm của mấy con:

  • Buổi sáng nhiếp tâm như thế nào? Coi ba mươi phút được không?

    • Rồi buổi chiều, rồi buổi tối, buổi khuya như thế nào?

    • Nó có niệm hay không niệm? Trong cái khoảng thời gian đó mấy con thấy mình nhiếp được hay không?

  • Rồi cái pháp đó mình dẫn như vậy, nó có hoàn toàn đạt được kết quả không?

    • Còn cái pháp mà mấy con tu ba mươi phút để an trú, thì mấy con cũng còn tu ba mươi phút chứ mấy con đâu có tăng lên đâu!

Nhưng mà cái pháp Tác Ý nó khác, "An Tịnh Thân Hành" thì mấy con sẽ dùng cái pháp An Tịnh này mấy con tu tập, để coi thử coi cái sự bất động của nó coi như thế nào?

Thì mấy con ghi lại, báo cáo lại cho Thầy bằng những cái trang như thế này. Lúc bấy giờ đó, cô Út sẽ đem vào thì Thầy sẽ đọc, Thầy chịu khó Thầy đọc. Thầy coi thử coi cái sự tu tập của mấy con nó đến đâu?

À, mà mấy con an trú được, thì sau một tuần lễ mà an trú được, qua cái sự ghi chép cẩn thận của mấy con rồi, thì Thầy sẽ nâng cho mấy con lên cái lớp cao hơn.

Cũng như bây giờ ở trong lớp chúng ta thì thấy ngồi chung nhau vậy, chứ sự thật trong cái pháp tu thì nó sai khác. Rồi trong ba mươi phút của các con, ba mươi phút vậy chứ nó có sai khác ở trong này, chứ chưa phải là người nào giống người nào đâu! Cho nên bây giờ mình nhiếp tâm an trú thì bắt đầu nó lòi cái mặt này ra hết.

Cái người mà an trú được thì do đó là cái nhiếp tâm của họ nó hoàn toàn nó đã thuần. Còn mấy con chưa thuần, mấy con nhiếp an trú thì nó sẽ lòi ra, nó lòi ra niệm. Cho nên vì vậy mà người ta sẽ biết liền tức khắc hà. Hễ càng đi tới thì những cái mà chưa có thuần thục ở sau, tức là thiếu căn bản, thì nó phải hiện cái tướng thiếu căn bản nó ra. Để từ đó chúng ta biết mà chúng ta chỉnh sửa nó, để chúng ta hoàn toàn cái thời gian chúng ta thu ngắn lại, mà cái kết quả chúng ta tu rất lớn, rất đầy đủ mấy con.

4- THẦY SÁCH TẤN NỖ LỰC LÀM CHỦ SINH TỬ

(19:36) Cho nên cái thời gian Thầy nói: từ đây cho tới Tết thì chắc chắn nếu mà các con nỗ lực thật sự, thì Thầy nghĩ rằng những các con ngồi trước mặt Thầy, người nào cũng có thể làm chủ được sinh tử.

Các con nghe Thầy nói thì như là ở trên trời mới rớt xuống, chứ thật sự là như vậy mấy con! Cái phương pháp của Phật nó thực tế lắm. Người nào tu cũng được, không phải là nói là chỉ có những bậc như Thầy mới tu được, không phải đâu! Người nào cũng có gan dạ hết, mà chưa có rèn luyện gan dạ thì chưa có gan dạ thôi! Chứ sự thật ra rèn luyện mà đủ mức rồi thì Thầy dám xông vô lửa, Thầy dám nhảy xuống nước cứu người, thì mấy con cũng làm được như vậy thôi, chứ không có cách gì khác hơn hết. Nghĩa người nào cũng có gan dạ hết. Chứ không phải nói, cái người nhát gan là tại vì chưa luyện tập. Mà cái người mà hiện giờ mà đã có gan dạ, đã có cái sự tu tập được thì cái người đó đã, cái đời trước người ta đã có rèn luyện cái đó rồi. Còn mình chưa có rèn luyện thì đời nay mình rèn luyện, mà mình lại có phương pháp, có cách thức thì cái sự rèn luyện đó nó mau chóng cho mấy con chứ có sao, các con thấy không? Mau chóng, sự thành tựu của mấy con rất là nhanh chóng, nó không có lâu.

Cho nên mấy con ráng cố gắng! Thầy tin rằng từ đây tới Tết thì trong cái số mấy con mà đã nhiếp tâm an trú được rồi, thì Tứ Niệm Xứ. Mấy con thấy bước vào Tứ Niệm Xứ là mấy con thấy bảy ngày, bảy tháng, bảy năm đó. Thì như vậy đâu có nghĩa là chúng ta tu tới một năm đâu, đâu có tu tới một năm.

Mọi người đều là chứng quả A-La-Hán hết thì chúng ta thấy cái lớp học của mình rất là hạnh phúc chứ gì? Tức là đem lại một cái niềm tin cho cả Thế Giới. Ờ, bây giờ Tu viện Chơn Như bên Nữ có bao nhiêu người tu chứng, bên Nam có bao nhiêu người tu chứng quả A-La-Hán, người ta Làm Chủ Sự Sống - Chết của người ta như vậy. Bằng chứng cụ thể chứ đâu phải là người ta nói suông đâu! Cả một thế giới rung chuyển mấy con! Làm sao mà có những cái trường lớp mà tu chứng như vậy, mà trong cái thời gian rất ngắn, chứ đâu phải là tu cái chuyện mà nói thường, nói chơi đâu!

(21:33) Cho nên khi các con thấy, mình bỏ xuống hết tất cả những gia đình, những thân thuộc. Những cái gì mà trói buộc mình, buông xuống hết, chỉ còn duy nhất có một hướng là giải thoát mà thôi.

Thử hỏi mình thương con cái hay hoặc là bà con ruột thịt mình, khi mình chết họ có chết thay cho mình được không? Hoặc là mình đau họ có thay thế cho mình đau được không? Điều đó mình phải buông xuống hết! Tiền bạc dù mình có bạc đống đi nữa, nó có thay cho mình hết đau không? Hay là đem cho Bác sĩ ăn, rồi cuối cùng mình cũng chết như thường! Các con thấy mấy ông nhà giàu họ có tiền tỷ họ mà họ còn có sống được không? Họ cũng đâu có sống được! Cho nên dù bao nhiêu tiền, của cải, tài sản trên thế gian này, một ngày nào đó rồi nó cũng, mấy con chết rồi, mấy con cũng không mang theo được đồng xu đồng điếu nào hết. Bỏ xuống hết!

Ngay bây giờ bỏ xuống hết, để chúng tôi làm chủ. Mà khi mà các con làm chủ rồi, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào sống. Bây giờ tôi chưa muốn chết nè, thân này không có cản, mày phải thở mày sống, mà sống trong mạnh khỏe, quắc thước đi đứng, chứ không phải đi lụm cụm rề rề đó đâu! Có phải không?

Mấy con có lệnh mà, đâu có phải. Một con người nào mình cũng có cái quyền lực của mình chứ. Bởi vậy con người mà, đâu có ông trời nào mà cai trị nó nổi đâu! Cho nên trên đầu nó đâu có ai đâu, ông Phật đã nói mà: "Trên trời, dưới trời, Chỉ có con Người là duy nhất thôi, chỉ có ta là duy nhất". Thì con người là ta, chứ còn ai?

Cho nên con người là duy nhất, không có ai hơn hết! Cho nên trên đầu chúng ta không có ông Trời, không có ông Phật, không có ai hết, chỉ có chúng ta mà thôi. Cho nên chúng ta không rèn luyện thì làm sao trên đầu chúng ta không có ông trời. Cho nên vì vậy mấy con thấy trên đầu của thiên hạ đều có ông Trời trên đó hết, cho nên đến chùa lạy cầu Trời cầu Phật phù hộ, là trên đầu có ổng.

Còn riêng Thầy trên đầu có ông nào đâu, Thầy đâu có cầu ông nào nữa đâu! Bây giờ chết là chết mà sống là sống, bệnh đau lại đuổi thì cầu ai nữa, có phải không, mấy con thấy không?

(23:22) Cho nên cái thế giới mà gọi là siêu hình, thế giới mà Cực Lạc Tây phương, thế giới mà chư Phật, chư Thiên, Ngọc Hoàng Thượng Đế đối với Thầy có không? Có phù hộ Thầy được cái gì đâu?! Do cái năng lực của Thầy tu tập mà Thầy làm chủ, cho nên ông Phật nói rất đúng:

"Thiên thượng Thiên hạ, duy ngã độc tôn,

Nhất thiết thế gian, Sanh lão bệnh tử".

"Trên trời dưới trời chỉ có con người duy nhất

Mới làm được chủ Sinh già bệnh chết".

Chỉ có con người duy nhất mà thôi! Vậy mà chúng ta là con người mà chúng ta không hạnh phúc sao? Ông Phật cũng là con người, mình là cũng con người, Thầy là cũng con người. Mà tại sao Thầy làm chủ, ông Phật làm chủ, mà các con không làm chủ? Mà đâu phải là tu cái pháp đó nó khó, Đức Phật nói: bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.

Đem cái bằng Tiến sĩ hai mươi mấy năm đổi lại với cái bằng chứng quả A-La-Hán, có ai đổi không mấy con? Cái ông Tiến sĩ ông cũng còn giận, còn phiền não, cũng còn tham ăn, uống rượu, cũng còn thích cái này cái kia. Còn cái ông mà tu chứng quả A-La-Hán họ có thích gì nữa không? Đem bây giờ vàng bạc châu báu mà chất ngập, có cám dỗ họ được không? Không bao giờ cám dỗ ông này được!

Đó, các con thấy: Cái nào, cái bằng Tiến Sĩ nó hơn, hay là cái bằng mà chứng quả A-La-Hán hơn? Đó, mấy con so sánh cái giá trị của nó, nó đem lại một cái sự làm chủ: nó không còn sợ hãi, đói nó đâu có cần đói đâu, nó đâu có sợ đâu! Nó chỉ cần ra lệnh một cái là nó ngồi Thiền đó, mà nó sống cả bao nhiêu tháng nó cũng vẫn sống nhăn, nó không còn chết! Tại sao chúng ta không làm được những điều đó?

Mà trong khi Thầy dạy mấy con đâu có thời gian đâu có lâu, mà Đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Đưa cho mấy con ra khỏi để đi đến vào cái Tứ Niệm Xứ, thì lúc bấy giờ xác định cái thời gian của mấy con! Thì bây giờ mấy con An Trú được rồi, trong tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì?! Đó là trạng thái Tứ Niệm Xứ chứ gì?

Nhưng mà bây giờ nó chưa kéo dài ra được, cho nên buộc lòng phải dạy cho mấy con kéo dài. Thì trong khi đó mấy con thấy mấy con tu nhiếp tâm nè. Bây giờ là ở trước mặt Thầy, các con đã nhiếp tâm được ba mươi phút phải không? An Trú được ba mươi phút, thì rõ ràng là mấy con đang ở trên Tứ Niệm Xứ rồi chứ gì? Bảy ngày, bảy tháng thì mấy con chứng đạo chứ có gì đâu! Nhưng mà có Thầy hướng dẫn cho mấy con cách thức đi, làm sao mấy con lạc đường? Thì do đó đâu có phải còn lâu nữa!

5- CHỨNG ĐẠO LÀM CHỦ NHÂN QUẢ

(25:29) Cái sự chứng đạo là có nghĩa là sự có đủ lực để làm chủ sự Sống-Chết của mấy con là chứng đạo. Chứ đâu phải chứng đạo đầu của mấy con vầy, hào quang nó phóng ra sáng trời, sáng đất nó mới là chứng đạo đâu? Đâu có cần cái hào quang nó sáng gì đâu? Nó bình thường. Nhưng mà mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Mấy con biết rõ ràng là bỏ cái thân này mấy con ở đâu, cái trạng thái đó nó luôn luôn.

Thì bây giờ mấy con thấy nè, Thầy nói ba mươi phút thôi mấy con nhận thấy rất rõ, ba mươi phút An trú thì cái trạng thái Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự nó rõ ràng, chứ nó còn đòi hỏi chỗ nào nữa? Đó là cái Niết Bàn của mấy con rồi, cái chỗ mấy con bỏ cái thân này là mấy con về đó rồi, chứ đâu còn gì nữa. Cho nên Tứ Niệm Xứ nó ngay đó, nó đã xác định được cái Chân Lý của nó rồi. Cho nên nó đâu có còn khó khăn đâu mấy con. Nó rất dễ dàng!

Nghe nói nó làm chủ thì nghe nói, các con thấy đâu có ai mà muốn, bây giờ cái thân nó muốn chết thì, thôi mấy con cứ chịu chết thôi chứ, mấy con thấy cái chuyện đó khó chứ gì. Nhưng mà đối với đạo Phật thì nó đâu có khó đâu! Nó không có khó đâu! Tại vì nó có cái lực rồi, nó bảo phải sống là phải sống, không có cãi. Cái thân này không có cãi, Nhân Quả không có cãi được! Các con hiểu Nhân Quả không có cãi được cái người tu chứng! Nó không có sai được cái người tu chứng đâu!

Thay vì cái quy luật tới cái thời điểm đó cái thân này phải chết, cũng như Thầy ví dụ như Thầy sáu mươi tuổi chết, mà giờ tám mươi mốt tuổi không chết tức là nó sợ Thầy chứ gì? Nhân Quả nó đâu có sai Thầy, Thầy đâu có nô lệ nó được đâu, nó sai Thầy? Cho nên Thầy kéo dài, nó cũng nó đứng ngoài nó ngó chứ nó đâu có làm chủ Thầy được, các con hiểu chưa?

Chứ còn con, mấy con chưa có đủ cái sức làm chủ, nó chỉ, nó bảo kéo cái cổ cái người đó đi cho rồi. Nó vô nó siết cái vòng họng, nó cứ lôi cho mấy con tắc thở, cái mấy con chỉ còn nước đem chôn thôi chứ không có cách nào khác hơn hết! Các con hiểu chưa?

Còn Thầy bứt cái vòng họng đó ra: "Tao nhất định là không, không có kéo cổ tao được đâu". Thì Tử thần nó đến đây nó lôi Thầy không được, con hiểu chưa?

Cho nên Thầy muốn sống là sống muốn chết…​ Nhưng mà sống mà khi mà cái tâm giải thoát rồi, mấy con nghĩ nó đâu có phải như cái người đời, nó đâu có thích ăn. Các con còn ăn cái này ngon, cái kia dở, mấy con còn thích tức là còn dục. Còn người ta đâu còn dục. Cho nên người ta ăn là một cái chuyện hành hạ người ta. Ăn phải nhai, phải nuốt nó cực gần chết! Ngồi chơi không sướng hả, ngồi chơi mà thanh thản, các con thấy không?

Bây giờ ngồi chơi thanh thản, nó không có đói khát, nó không muốn ăn, không muốn thèm gì hết. Có phải là cái đó là cái hạnh phúc không?

Còn bây giờ ăn, thì mấy con phải nhai nuốt, rồi phải đi rửa bát, rửa chén. Mặc dù là cái bát của mấy con vầy chứ, mấy con phải đi rửa nó cực chứ đâu phải sung sướng gì đâu! Ăn rồi phải rửa, phải cực. Rồi người ta phải nấu nướng, rồi đủ thứ cực hết, chứ đâu phải là khi không!

(28:07) Cho nên sống mà mình làm chủ rồi thì người ta không có muốn sống ở đây, cái đời này ăn cái đồ bất tịnh, dơ. Nhưng mà khi mà thương xót mấy con, ở đây để chịu, để chịu đựng ăn những cái đồ bất tịnh này, chứ người ta đâu có ham sống. Tiền bạc người ta đâu có thèm. Còn mấy con còn ham tiền bạc, còn tính ờ, bạc tỷ này kia, rồi sắm xe cộ đồ chạy tới chạy lui, chứ người ta đâu có ham. Cái thứ đó là thứ mệt! Các con thấy!

Lên xe ngồi thì có người lái, nhưng mà người ta đi người ta còn mệt gần chết, ở đó. Còn mấy con lại khoái đi ra dòm cây cỏ, xe chạy đồ, dòm người nhà cửa đồ này kia. Mấy con còn thích tức là còn dục. Từ đó người ta biết cái tâm dục của mấy con, mấy con mới ham thích sống, mấy con mới sợ chết! Còn người ta, cái người mà tu rồi người ta không có sợ. Người ta mong làm sao để mà tạo cho Chúng sanh tu tập được cái chánh pháp, cái giáo pháp rồi, đem lại cái sự an ủi cho mọi người rồi thì mấy con tu tập xong, là mấy con thay Thầy. Để rồi Thầy đi vào Niết Bàn, chứ bắt Thầy cứ ở cái thế gian này, trời đất ơi, ăn uống nó cực khổ chứ đâu phải không, các con thấy không?

6- TU CHỨNG RỒI THAY THẦY DẠY ĐẠO

(29:12) Cho nên vì vậy Thầy mong làm sao mà Thầy đào tạo cho mấy con, cái lớp của mấy con bên nam cũng như bên nữ, mấy con tu chứng rồi. Ờ, bây giờ xong rồi phải không? Mấy con ở đây là mai mốt đi ra ngoài Nghệ An hay Ninh Bình, hay hoặc Hà Nội, đi dạy người ta tu Đạo Đức, dạy người ta tu Làm Chủ Sanh Tử đi. Thầy bây giờ thôi Thầy từ giã mấy con, Thầy vào Niết Bàn cho khỏe hơn, chứ mà sống cái kiểu này nó cực lắm!

Mà Thầy đã cực từ hai mươi mấy năm nay rồi, phải không, cho nên Thầy ra đi! Rồi bắt đầu Thầy ra đi thì như Thầy đã nói đào cái lỗ vậy đó, như cái lỗ vậy đó, thì Thầy nằm xuống cái nó rồi chớ gì, lấy đất lấp lên cái rồi, đâu có gì đâu! Nó rất là tự nhiên, nó rất là không có trống kèn, không có làm cái gì hết!

Thì bây giờ cũng để cái hình Thầy như vậy, cũng thờ vậy. Bây giờ Thầy nằm đó cũng vậy thôi, chứ đâu có gì khác. Còn thiên hạ bây giờ mấy con thấy có ai dám để hình thờ không? Thầy dám để hình thờ đàng hoàng, có phải không? Hình Thầy bây giờ thờ đàng hoàng chứ đâu phải không có đâu! Trên thì Phật, dưới là Thầy phải không? Nhưng mà Thầy còn sống, mai mốt cũng cỡ thờ vậy thôi, chứ không lẽ thờ hơn, có phải không? Chứ đâu có làm bàn thờ riêng đâu.

Đó cho nên mấy con thấy Thầy mong! Vì vậy mà hôm nay Thầy ra kiểm tra cho mấy con tu tập cho được, để rồi Thầy ra đi chứ! Chào từ biệt cho mấy con, thôi vĩnh biệt mấy con ở lại ráng mà hướng dẫn bà con người ta tu tập. Thầy ra đi, mấy con mai mốt cũng đi như Thầy vậy đó, có gì đâu! Bây giờ Thầy dạy mấy con được rồi, chứ sống để làm gì mấy con?!

Cho nên, rất vất vả mấy con! Mấy con đừng có lấy cái tình cảm: Thương là cái gì?

Thương là mình thương những người còn sống, họ giận hờn, phiền não, đau khổ, là thương họ chứ gì? Họ đang đau khổ. Còn Thầy, mấy con có thương Thầy gì giờ? Thầy có đau khổ nữa đâu mà thương? Có phải không? Phải không, cho nên có đau khổ gì thương?

Nhưng mà mấy con đã thực hiện được làm chủ, tức là mấy con đã thương Thầy, có phải không? Còn mấy con mà tu mà không làm chủ được sanh tử, ai nói gì mấy con giận dữ, đó là mấy con không thương Thầy đó! Đó là cái thương của Thầy, là cái thực tế mấy con, cái thực tế! Cho nên mấy con ráng!

7- CHUYÊN TU ĐÚNG THỨ LỚP

(31:20) Bây giờ Thầy sắp xếp lớp rồi phải không? Cái lớp tu ba mươi phút An Trú và cái lớp Nhiếp Tâm ba mươi phút. Và cái người nào mà tu Tứ Chánh Cần thì tu thêm sự nhiếp tâm thêm trong những buổi khuya. Nhớ, phải nỗ lực tu ba mươi phút. Pháp đoàng hoàng, có pháp đàng hoàng Như Lý Tác Ý dẫn đàng hoàng, có pháp đàng hoàng! Mấy con có thấy, hồi nào tới giờ mấy con tu lơi lỏng phải không? Nhiều khi không nắm được cái pháp nữa.

Tu thì cũng tu Tứ Chánh Cần, cũng tu Tứ Niệm Xứ, cũng tu lung tung, nào là Định Vô Lậu, cũng tu nhiều thứ. Bây giờ cô đọng lại cái nào tu cái nào ra cái nấy, hẳn hòi, hoàn toàn nhiếp tâm đâu ra đó. Có gì báo cáo cho Thầy biết để mà Thầy chỉnh đốn lại cho. Được chưa?

Tu sinh: Dạ được!

Trưởng lão: Hiểu rồi phải không? Phải ráng nỗ lực! Chứ không có mà không tu tập được. Nhất là con phải nỗ lực cho được đó. Chứ không có cười ngặt nghẽo được nhe.

Siêng năng lắm đó chớ, viết bài đồ cũng được lắm chứ, giỏi lắm! Nhưng mà có điều kiện là phải nỗ lực tu cho thật tu, con nhớ kỹ phải không? Rồi. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì không nè? Có nhớ những cái lời Thầy dạy chưa, từ căn bản cho đến những cái phương pháp tu tập.

Hôm nay là Thầy đến đây để hướng dẫn cho mấy con biết cách, để cái người nào ở cái lớp tu nào phải tu theo cái lớp tu nấy.

Bây giờ ba mươi phút mấy con đã nhiếp được rồi thì phải an trú cho được ba mươi phút. Người nào mà an trú chưa được thì phải ở lại, ở lại tập an trú nữa. Nghĩa là chừng nào an trú được thì mới lên lớp, mà an trú không được thì không được lên lớp.

Rồi! Người nào an trú được thì kỳ sau Thầy đến Thầy hướng dẫn người đó lên cao hơn. Đó cũng từ trong ba mươi phút mà có người lên, có người ở lại. Còn các con mà tu từ mười phút, năm phút mà nhiếp tâm thì hôm nay phải nỗ lực tu lên ba mươi phút. Phải không?

Ba mươi phút xong rồi, người nào không được thì ở lại nhiếp tâm để coi thử coi cái đặc tướng như thế nào, mà tại sao nhiếp tâm không được? Thì chừng đó để cho mấy con phải, hướng dẫn cho mấy con những cái pháp để cho mấy con nhiếp tâm được, hay hoặc là xả tâm cho được. Đó là cách thức giúp các con.

Còn người nào đã được rồi, thì Thầy đưa qua học chung với cái lớp An Trú. Được ba mươi phút rồi, thì phải đi qua cái lớp An Trú. Mà lớp An Trú nó rớt, nó ở lại thì nó chưa có an trú được, thì nó ở lại nó học chung với cái lớp của mấy con lên An Trú, các con thấy chưa?

(33:43) Cứ dồn cái lớp dưới nó lên nó học chung cái lớp mà ở lại. Cho nên mấy con học dở thì mấy con ở lại, thì mấy người lên họ cười mấy con đó: “Cái mấy đứa này, nó học dở, nó ở lại đây! Nó đang học cái lớp An Trú”.

Bây giờ mấy con An Trú, mấy con hơn cái lớp người ta đang nhiếp tâm chứ gì, nhưng mà khi mà cái lớp An Trú được người ta lên cao hơn, tuần lễ người ta lên lớp rồi! Ở đây người ta học cấp tốc mà, người ta học mau chứ không phải học lâu đâu! Người ta lên được cái lớp cao lên, thì mấy con an trú không được, thì mấy con ở lại. Ở lại bên cái lớp bên đây, người ta nhiếp tâm được, người ta qua người ta tu tập cái lớp An Trú thì nó theo kịp mấy con rồi. Mấy con thấy chưa? Thấy bây giờ ra những cái lớp lang tu tập rồi mà chứ gì?

Cô Út cô sẽ theo dõi từng chút. Và mấy con ghi chép lại cái sự tu tập của mấy con có những cái hiện tượng, cái trạng thái gì xảy ra, đều là được đưa cho cô Út báo cáo cho Thầy cấp tốc. Để mà Thầy hướng dẫn để mà dừng lại, hoặc là hướng dẫn cho mấy con tiến tới tu tập cho đạt được kết quả. Đó, các con thấy chưa?

Ở đây rõ ràng là cứ hướng dẫn, cứ một tuần lễ lên một cấp, tuần lễ lên một cấp. Mà như vậy là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm sẽ chứng chứ có gì. Nỗ lực là tu chứng, không nỗ lực thì ráng chịu. Ở lại, Thầy nói ở lại già bốc mùi thì ráng chịu! Chừng đó không biết chừng cô Huệ Ân sẽ đứng lớp dạy cho mấy con biết.

(35:07) Thôi, bây giờ là đủ rồi phải không?! Thôi Thầy về, còn gì không? Con hỏi Thầy gì? Ở lớp, ở dưới hỏi đi con.

Tu sinh 1: Con kính chào Thầy, con tu một buổi thì có ba mươi phút thôi ạ?

Trưởng lão: Một buổi ba mươi phút con. Mà ba mươi phút phải đạt được cái chất lượng, khi con tu An Trú thì phải đạt được sự An Trú. Mà chưa được An trú, thì vẫn phải tu tập cái pháp đó ba mươi phút thôi. Còn ngoài ba mươi phút đó thì con tập triển khai cái tri kiến của con.

Tu sinh 1: Sau con cũng đọc được sách không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ, đọc sách được, để học thêm những cái tri kiến. Cần những cái điều kiện hiểu biết thêm nữa, để sau này tu xong rồi còn phải ra đi dạy nữa chứ đâu phải mà ngồi đó. Cho nên chỉ có tu nhiếp tâm ba mươi phút thôi mà phải đạt được. Chứ còn nhiếp tâm ba mươi phút mà không đạt được cái sự An Trú thì ở lại cái lớp Nhiếp Tâm đó.

8- CHẾT TRÙNG DO CỘNG NGHIỆP CHÙM NHÂN QUẢ

Trưởng lão: Rồi, con hỏi Thầy gì không?

(35:59) Tu sinh 2: Bạch Thầy, con muốn hỏi Thầy. Cái năm rồi đó là năm Hợi đó, trong nhân thân lúc bây giờ đó ra đi bốn người đó, thành ra tâm nó động. Nhờ Thầy chỉ cái cách nào đó, để phá được cái động đó.

Trưởng lão: Ờ cái động, ở trong cái năm đó là những cái người thân con nó có cái duyên để mà chết trong những cái năm đó. Thì con thấy đây là cái Nhân Quả rồi. Nhân quả trong cái thân của mình, trong cái dòng họ của mình, trong cái nhân quả của một chùm nhân quả. Cho nên vì vậy càng nỗ lực tu hơn! Con lại nỗ lực tu hơn! Đừng có để cái tâm mình phải nghĩ nhớ người này sao như vậy, là chết trùng hay chết này kia? Đó là mấy cái người mà họ bày đặt ra mê tín, họ nói trùng này kia, rồi chết trong cái năm đó, mà sao dòng họ mình lại chết nó liên tục như vậy? Không phải đâu! Cái nhân quả, đồng thời nó cùng nhau nó cộng cái nghiệp. Cho nên khi mà cộng nghiệp sanh ra trong cái gia đình đó, chờ cái duyên nó tan rã đó, thì nó cũng là do nhân quả nó tan rã nó chết theo. Thấy không, các con nhớ vậy!

Cho nên khi mà con thấy nhân quả thì con sẽ nghĩ, thì con sẽ an trú được ở trong cái tâm của con. Con hãy lo tu, để không nó cộng nghiệp tới cái năm Tý này nó chết luôn ba, bốn người nữa, nguy hiểm. Trong đó có con nữa mới chết đó, tu không kịp, phải không? Bởi vì nhân quả mà, nó cộng, nó vô thường lắm, nó không có báo trước cho mình biết đâu. Nó thấy cần cái duyên đủ là nó lôi với nhau chết trong một cái năm đó. Thành ra nỗ lực thực hiện cho nó được con.

(37:28) Tu sinh 2: Ý còn thiếu, thành ra thấy…​

Trưởng lão: Quán Nhân Quả, phải quán Nhân Quả, phải thông suốt Nhân Quả con là tu tập được.

Rồi con hỏi Thầy gì con?

(37:38-37:48) Tu sinh: (xin cái điệp phái)

Trưởng lão: Được con, không có gì đâu. Thầy sẽ cho cái điệp phái. Thầy cho pháp danh cho chúng nó có cái duyên, để sau này khi con tu được thì coi như là một cái niềm tin rất là sâu đối với tụi nó. Con hãy ráng tu, hãy ráng tu! Con cứ ghi tên tuổi rồi này kia cho Thầy đi.

Thôi rồi phải không các con? Có, chuẩn bị mình về, tối rồi.

Còn về phần giấy tờ thì Thầy, mấy con đã có một cái số cô Út đã đưa Thầy cất giữ đó để chờ cho nó đủ hết rồi đó, Thầy sẽ đưa cho Ban Đại diện của Huyện Trảng Bàng, Ban Đại diện Phật giáo của Huyện Trảng Bàng ký. Xong rồi Thầy đưa về Tỉnh hội Tỉnh Tây Ninh họ sẽ ký tên. Xong rồi thì Thầy sau khi ký tên của Ban đại diện của Huyện và Ban Tri Sự Tỉnh ký tên xong rồi, Thầy sẽ trả lại mấy con.

Chừng đó thì có dịp mấy con đi khất thực thì không có ai mà rớ tới mấy con, chứ không có giấy tờ đi ra họ hỏi: Cái Tăng đoàn nào đây? Ở đâu? Giấy tờ đâu? Đưa coi coi có phải giả đi xin đặng là làm cho bà con người ta rối loạn không? Nó sợ một cái số người đi xin vậy đó, mà đi xin tiền đó thì chắc chắn là Nhà nước người ta sẽ không chấp nhận.

Cho nên vì vậy mình có giấy tờ đàng hoàng, mà mình đi khất thực là không phải xin tiền ai đâu, mà xin bánh mì. Bởi vì ở ngoài chợ nó đâu có cơm nấu sẵn đâu, nó cho bánh mì. Và mình xin xôi thì nó cho xôi. Chứ còn nó có gì đâu nó cho, phải không? Thì bánh mì với xôi chứ không có gì. Nó cho cái thứ khác tôi làm sao tôi ăn được, cho tôi xôi với bánh mì tôi về ăn còn sống được. Cho nên mấy con yên tâm, rồi sau này, có hôm thì cô Châu cô sẽ dẫn mấy con đi khất thực. Cái đoàn mấy con mà đi khất thực, thì Thầy nói có cô Huệ Ân đi nữa, thì Thầy nói tuyệt vời!

9- TỨ CHÁNH CẦN VƯỢT QUA NHÂN QUẢ

(39:37) Tu sinh 3: Con kính bạch Thầy! con xin Thầy có một việc. Cái thứ nhất là bây giờ Thầy dạy con cách vượt qua Nhân Quả như thế nào? Vượt qua những ác pháp của con như thế nào? Mấy hôm nay con không dám đăng ký lên tu Tứ Niệm Xứ bởi vì con chưa thể vượt qua những ác pháp và những Nhân Quả, thì con xin Thầy hướng dẫn cách để vượt qua.

Trưởng lão: Con vượt qua, muốn vượt qua các ác pháp thì con phải tu Tứ Chánh Cần ngăn ác-diệt ác, giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi ngồi chờ cho những cái ác pháp con có, con mới dùng cái tri kiến con quán con xả nó.

Tu sinh 3: Con bạch Thầy, ác pháp nó đến liên tục.

Trưởng lão: Thì nó liên tục vậy, con mới xả liên tục! Bởi vì cái pháp Ngăn ác - Diệt ác mà, lúc nào nó cũng ngăn ác. Cho nên cái pháp Tứ Chánh Cần nó, Tứ Chánh Cần là siêng năng ngăn và diệt cho nên nó liên tục, là con quán xả cái niệm này xong rồi tới cái niệm khác. Cho nên những cái ác pháp nó tác động cho con liên tục. Cái chuyện này, chuyện nọ kia nó tới thì con ngăn xả nó, với cái tâm bất động.

(40:36) Tu sinh 3: Bạch Thầy, con nhiếp tâm với an trú tâm thì con không nói, nhưng con nói những cái ác pháp. Bởi vì nó không đến trong tư tưởng của con, mà đến bên ngoài tư tưởng. Ví dụ như là, bây giờ con nói thì không ai tin, làm sao là con muốn yên tâm, hay là khùng hay là điên. Nhưng mà con vẫn ước nguyện rằng là con không cãi câu nào. Nhưng mà bây giờ thì họ nói thì lúc nào con cũng bị ác pháp tấn công, nói chung là liên tục và liên tục, gần như là không nói là hai mươi bốn giờ nhưng mà cũng gần như thế, cho nên con…​

Trưởng lão: Nó có cái phương pháp tác ý con, phương pháp tác ý.

Tu sinh 3: Con, khi mà con lễ Phật, Thầy cho con đi bên Thầy thì lúc đó con được an ổn nhất. Nhưng mà bây giờ họ trêu kinh khủng. Nhưng mà con nói thì không ai tin nhưng cái bằng chứng đó thì trong người con xác nhận có đủ. Ví dụ như rằng, họ phun các cái độc tố vào người con như là các cái ngón chân, ngón tay con thì con nghĩ là các cái độc tố đó nó vào thì người ta khá tin là con..( …​ ), họ bây giờ họ trêu mình lắm.

Đầu tiên họ cho vào hơi, cho hơi vào nơi thùng nước, thế là tối đi ngủ họ cũng mang thùng nước. Mỗi khi hít, thỉnh thoảng khi con hít vào thì, nó hít vào thì bắt đầu con thấy khó chịu ngay, đầu của con như là người rất yếu, như là con…​

Trưởng lão: Cái pháp tác ý con, con tác ý.

Tu sinh 3: Con tác ý rồi nhưng không được, thế cuối cùng con, bắt đầu con mới nghiến răng con muốn lung lay hết hàm răng. Con hôm đó con xin cô Út ở trong này cho con đi đến con khám thì họ mới tiêm thuốc tê vào cho con, thì bây giờ mắt con mờ hết, con không, thì con cũng xác định con cứ tập lâu, tự mình chịu lấy. Nhưng mà bây giờ con cứ tự mình nhủ rằng uống thuốc được.

Nhưng mà có một điều là các cái chỗ mà nó đang lung lay, thì nó cứ huân tập nó hít, ban ngày, ban trưa hoặc ban tối thì con ngủ con bị nhiều hơn thì con hít. Nói chung là mọi người thì không ai biết, mà không ai để ý về con lắm, không ai tin các cái trạng, các cái tật trong thân con, trong mình con thì con nhìn thấy có một số người cũng có cái tâm huyết, cũng như con trong mình con, nhưng mà con biết tất cả những ai, con hoàn toàn không nói với ai, con ráng sức vượt qua nhân quả. Nhưng mà sức khỏe của con bây giờ suy sụp nhiều quá. Thì con sợ là không tiếp tục tu được. Thì con xin Thầy, dạy cho con cách để vượt qua nhân quả.

(42:56) Trưởng lão: Cái đó là cái nghiệp bệnh của con. Cho nên vì vậy mà con đang ở trong cái nghiệp bệnh của Tưởng con. Do đó thì bây giờ con chỉ dùng cái pháp Như Lý Tác Ý: "Tất cả những cái này tao không sợ đâu, mày đừng có làm gì tao sợ đâu, tao không có sợ ác pháp đâu". Con bị dao động tâm con, con phải giữ vững tác ý, cái tâm con sẽ bình yên.

Tu sinh 3: Con thưa Thầy, cái tâm con gần như là bất động rồi ạ.

Trưởng lão: Bất động thì vậy con không có sợ, con đừng có sợ nó!

Tu sinh 3: Nhưng mà, con sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trưởng lão: Trời đất ơi! Vậy con đã sợ nó ảnh hưởng đến sức khỏe là con sợ rồi! Đã con, đã không sợ, bây giờ không sợ tức là không sợ chết, không sợ gì hết, không sợ sức khỏe, cho mày chết. Thì cho chết là chết cái thân này, chứ còn làm sao mà cái chỗ con giữ tâm bất động con, là cái chỗ chân lý con, làm sao mà mất được? Cái chỗ đó là chỗ của con. Cho nên vì vậy con không sợ nó thì nó sẽ rút lui. Tại con sợ đó, con sợ sức khỏe con nó làm vậy, thì cứ: "Mày làm gì làm, tao cho cái thân này chết luôn, cái thân đâu phải của tao đâu tao sợ".

(43:54) Tu sinh 3: Con thì thực ra mà nói thì con trình Thầy là con thấy như, đúng ra là con cũng giữ tâm bất động, nhưng mà…​

Trưởng lão: Cứ giữ tâm bất động cho Thầy, cứ tác ý, rồi tác ý.

Tu sinh 3: Nhưng mấy năm nay rồi chứ đâu phải một năm nay ạ.

Trưởng lão: Thì bền chí! Cho mày mười năm tao cũng không sợ nữa, chứ đừng có chuyện mày vô. Ở đây tao còn một phút nào thở một hơi thở nào là tao không ngán mày đâu. Cho mày vô, mày làm gì làm đi, tao thí! Tao thí cái mạng cùi này đi chứ tao đâu có sợ! Thí cái thân này đi, một lần cho nó tiêu nó đi.

Cho nên thật sự ra, cái Tưởng nó sẽ chạy mất đi con. Bởi vì đó là những trạng thái bị ảnh hưởng rất là sâu sắc trong cái tư tưởng của con. Cho nên con hãy nghe lời Thầy, mà ôm chặt cái pháp Bất Động Tâm Thanh Thản, an Lạc, vô sự. Rồi từng đó đó con tác ý: "Tao chẳng sợ cái gì hết, đây là thân Nhân Quả, chúng mày lấy đi đâu lấy đi".

Rồi con phải ghi, con về con viết cái giấy, con ghi lại cho kỹ lưỡng. Thầy sẽ ghi cho con một cái pháp, để giữ cái tâm bất động để đuổi nó đi. Con sẽ ghi những cái tờ giấy cho Thầy những cái trạng thái của ác pháp, rồi Thầy sẽ hướng dẫn riêng cho con. Con cứ ghi cho Thầy đi rồi Thầy sẽ giúp cho. (Mưa lớn con, bị trời mưa)

(45:05) Tu sinh 4: Thưa Thầy cho con hỏi là, cái giấy xuất gia đó, Thầy đi làm cho con ở chùa rồi, nhưng mà giờ con vào đây, con gia nhập Tăng đoàn con có phải làm lại ở đây không ạ?

Trưởng lão: Không con! Hễ nếu mà con có giấy rồi thôi con. Có giấy của Giáo Hội chứng rồi thôi. Khỏi! Hễ có giấy Giáo Hội, thôi khỏi con.

10- TU TẬP CẨN THẬN, KỸ LƯỠNG THEO ĐẶC TƯỚNG

(45:20) Tu sinh 4: Cái sự tu tập của con, con nhiếp tâm chưa có được đó, hồi nãy Thầy nói là giờ phải về phải nhiếp cho được ba mươi phút. Vậy giờ con sẽ về sẽ tập nhiếp ba mươi phút, chứ không có nhiếp theo cái thời gian con ấn định …​

Trưởng lão: Nhiếp tâm trong ba mươi phút hả con? Bây giờ con nhiếp tâm mà theo hơi thở không được thì nhiếp tâm ở trong bước đi. …​ Mưa lớn quá!

Tu sinh 4: Thưa Thầy nếu mà nó còn không được, thì con lui lại hay là vẫn cứ nhiếp trong ba mươi phút cho bằng được thưa Thầy?

Trưởng lão: Coi như là con nhiếp hoàn toàn là không niệm. Thí dụ như bước đi con nhắc, con tác ý từng cái bước đi của con, từng bước đi con. Cho nên nhắc nó rồi bước đi cẩn thận, kỹ lưỡng!

Tu sinh 4: Nếu mà nó còn niệm thì con có lui lại không Thầy?

Trưởng lão: Lui lại. Còn niệm lui lại tu cho kỹ lưỡng, rồi mới lần tăng lên cho được.

(46:25) Tu sinh 5: Con thì, khi con tập con thấy có niệm vọng tưởng thì con lui trở lại, lui khoảng còn bốn cái cánh tay đưa ra đưa vô thôi. Nhưng mà trong cái thời gian vừa rồi là cô Út cô dạy, giờ nào cũng xả tâm hết, giờ nào cứ có niệm vô là xả, niệm vô là xả thì con thấy nó ức chế tâm đó. Khi thì con tăng lên nhưng mà đến khi mà xả tâm mà nó cứ có vọng vô là con xả, vọng vô là con xả mà giờ nào cũng xả, thì con thấy nó ức chế tâm quá hà. Với lại không đi tới mà nó lại lui nữa.

Thế bây giờ con mới xả ra, con chỉ xả cái niệm thô thôi á. Con bây giờ tu nửa giờ tu, rồi nửa giờ nghỉ, nửa giờ tu, nửa giờ nghỉ thì con thấy quá nó sức mình. Nên con bữa nay, thì con thấy buổi sáng nay thì con thấy con tu nửa tiếng buổi sáng, mà con cứ tu đưa tay ra, đưa tay vô là bốn lần. Khi con xả ra thì con nghiệm con thấy con kiếm hay gì đó, thì con thấy sao mà nó bình an, nó không có gì hết. Rồi coi như là đến, rồi cái con chờ đến một phút, hai phút thì con lại tu lại như vậy. Rồi xong nửa tiếng thì con thư giãn, thì nửa tiếng sau là có tu lại nữa không Thầy?

Trưởng lão: Được con.

Tu sinh 5: Mà khi mình thư giãn chỉ có xả cái niệm thô thôi, chứ còn cứ mà niệm vô mà xả nhiều thì nó sẽ ức chế ghê lắm!

Trưởng lão: Ừ! Sẽ ức chế. Tùy theo cái đặc tướng của con. Rồi con tập thì từ từ tăng lên. Thầy nói như vậy có nghĩa là mấy con tập phải từ cái đặc tướng của mình lên cho đạt đến ba mươi phút. Nhưng mà không phải gấp. Bởi vì coi như vậy, tuần tới thì mấy con sẽ đạt được cái mức độ của nó thôi. Rồi tuần tới con đạt mức độ ít ít đó thôi, chứ không phải đạt nhiều. Đạt nhiều là bị ức chế, rồi nó lại xảy ra những cái trạng thái, cái tướng trạng khác nữa. Cho nên vì vậy …​

Tu sinh 5: Dạ! Đúng rồi con thấy là cứ xả miết, nó cứ vô là xả, vô là xả, mà nó ức chế, mà càng xả nó lại càng vô nhiều.

Trưởng lão: Càng vô nhiều! Cho nên từ từ.

Tu sinh 4: Con thấy nó không tăng mà nó lại thành ra nó thụt nữa!

Trưởng lão: Nó thụt. Phải, đúng nó con. Cho nên mình thiện xảo khéo léo ở trên cái đặc tướng của mình.

Tu sinh 5: Dạ, con tu một thời có nửa tiếng thôi?

Trưởng lão: Nửa tiếng thôi con.

Tu sinh 5: Con còn làm bài với con đọc sách nữa.

Trưởng lão: Rồi làm bài, đọc sách. Phải triển khai cái tri kiến mà tu.

Tu sinh 5: Cám ơn Thầy!

Trưởng lão: Ráng tập tu nghe mấy con! Nói vậy chứ tu cũng theo cái đặc tướng của từng người. Thôi bây giờ hết mưa rồi, bây giờ mấy con chuẩn bị về mấy con. Rồi, rồi! Xá Thầy thôi, đừng có đảnh lễ Thầy mấy con. Xá thôi, xá thôi mấy con. Thầy uống cái ly nước cho hết .

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy