00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 21-ĐỐI TRỊ TÂM SẮC DỤC VÀ PHÁ TÂM SỢ MA

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 21

ĐỐI TRỊ TÂM SẮC DỤC VÀ PHÁ TÂM SỢ MA

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh Nam

Ngày giảng:

Thời lượng: [57:51]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM ĐUỔI BỆNH

(00:00) Trưởng lão: Còn con mà ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm rồi thì bệnh nào nó cũng sẽ hết. Tin lời Thầy thì nó sẽ hết, mà không tin thì chịu. Bởi vì cái bệnh của con là cái bệnh nghiệp, bệnh thừa, bệnh đó là bệnh nghiệp rồi! Mà nếu mà từ, không có dụng pháp để mà đối trị với nghiệp thì không bao giờ nghiệp hết. Nó vẫn còn hoài, uống thuốc hoài gì cũng không hết đâu! Đừng có mong, đừng có nghĩ rằng mình phải đi uống thuốc nữa. Làm cái phương pháp để mà diệt trừ tất cả những cái mầm bệnh của nó, thì pháp Thân Hành Niệm cũng là một cái phương pháp để diệt trừ bệnh chứ không phải không.

Cho nên ôm chặt, nó là diệt trừ được cái vọng tưởng của chúng ta. Nó diệt trừ được những cái hôn trầm, thùy miên, thì nó diệt trừ tất cả những cái chướng ngại của thân tâm chúng ta, chứ không phải không. Cho nên các con thấy không? Mình tu tập là mình diệt trừ những cái hôn trầm, thùy miên, diệt trừ những cái niệm ở trong đầu của chúng ta. Mà những cái niệm đó thì nó mang theo cái tính chất là niệm ác nhiều, bởi vì mình còn phàm phu mà. Cho nên tất cả những cái ôm pháp thì tức là chúng ta đã diệt trừ những cái mầm ác pháp rồi, mầm nghiệp của nó rồi. Thì bây giờ ôm pháp mà đối trị với nó, thì trong khi nó làm gì làm, chỉ còn biết pháp mà thôi.

Cũng như đức Phật nói “Thà chết chứ không hề phạm Giới”, thì bây giờ mấy con “Thà chết chứ không buông pháp”. Bây giờ mấy con buông pháp như một cái người mà vượt biển, vượt biển mà bỏ phao thì mấy con sẽ chìm xuống đáy biển chứ không làm sao mà trật hết. Nghĩa là mấy con bỏ cái pháp là mấy con bỏ phao rồi, thì mấy con sẽ rớt xuống biển. Bây giờ mấy con đang ở trên biển, biển khổ, đời là biển khổ mà. Mấy con đang ở trên biển khổ rồi, mà bây giờ Thầy cho mấy con cái phao thì mấy con ôm phao để vượt biển, để qua biển. Mà mấy con buông pháp là tức là mấy con buông phao rồi chứ gì?

Cho nên trong khi đó, mà cái biển của con nó không phải là cái biển yên lặng, mà cái biển của con là biển sóng gió. Mà bây giờ con ôm pháp rồi bắt đầu gió nó nhồi lên, nhồi xuống, riết rồi: “Mệt quá, thôi buông phao” thì chỉ còn nước xuống biển. Thì bệnh của con là sóng gió, con hiểu không? Cho nên vậy ôm cho chặt, thít cho chặt, không ấy là lấy dây trói cho chặt lấy cái pháp. Thì nó chặt nó không có rời được cái phao thì làm sao mà con chết dưới biển đâu? Con hiểu không? Cho nên nó sóng gió gì nó sóng gió, kệ, cứ ôm chặt cái pháp, tức là ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm. Thì cái biển nó sẽ im lặng, một ngày nào đó nó sẽ im lặng, nó không còn sóng gió nữa.

(02:35) Chắc chắn là mình cũng sẽ vượt qua bờ, chứ ai ở trên biển này hoài đâu? Phải không? Con hiểu không? Thì bắt đầu ôm phao để vượt biển. Thì bây giờ biển sóng gió cứ ôm chặt phao thì nó sẽ tới bờ. Mà tới bờ rồi thì cái thân này bỏ luôn chứ ai để làm gì? “Cho mày khỏi, mày thừa hơi nữa đi”, thì con sẽ hết thừa hơi, “Rồi bỏ rồi tao vào Niết Bàn rồi còn đâu mà thừa hơi đi theo nữa”. Phải không? Có thân nó còn thừa hơi, chứ hết thân rồi con còn thừa hơi được không? Phải không? Cho nên còn ở dưới biển thì còn ôm phao, tức là còn ôm pháp. Mà đến bờ giải thoát rồi thì chỉ còn có thanh thản, an lạc, vô sự chứ ai bảo con mà cứ đưa tay, đưa chân mà tác ý hoài? Thì coi như là bỏ pháp luôn, có đúng không?

Thì vậy bây giờ ôm pháp, ôm cho chặt nó thôi. Thôi bây giờ về, chỉ bây giờ con không có tu pháp nào khác hơn hết là pháp Thân Hành. Bởi vì sau một cái thời gian mà mấy con biết, đưa mấy con cái pháp vậy, chứ sự thật ra mấy con còn tu còn được hay là không được nữa, chứ đâu phải người nào cũng được hết đâu?! Đó, cho nên vì vậy mà con trở về pháp Thân Hành Niệm. Ở đây Phật pháp nó có đủ pháp để mà chúng ta tu tập, người nào cũng có đủ pháp hết. Nghĩa là cái pháp nó tùy theo đặc tướng, tùy theo cái nghiệp nặng nhẹ của mấy con mà mấy con ôm pháp mà tu tập. Phải nỗ lực tu pháp Thân Hành Niệm đi con. Rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy, còn về cái thời gian con tu tập trong một buổi vậy là tu trong bao lâu?

Trưởng lão: Một buổi tu chỉ có ba mươi phút thôi. Ba mươi phút. Còn ba mươi phút đó thì mấy con xả nghỉ để mà trau dồi tri kiến của mình. Còn nếu mà trong khi mà trau dồi tri kiến của mình bằng cách đọc hoặc là viết, hoặc là tư duy, mấy con còn phải tư duy nhiều lắm mấy con, để mà triển khai thấm nhuần được cái đạo đức nhân bản - nhân quả.

Các con biết từ hôm đó tới nay công việc nhiều quá, cho nên cái tập mà về giới luật mà Đạo Đức Gia Đình, về giới luật mà cái Đức Thành Thật, mà Thầy phải đình chỉ lại Thầy lo công việc khác. Đó, Thầy nói mấy con biết phải đình chỉ lại, chứ lẽ ra thì hôm nay thì cái cuốn mà Đạo Đức Gia Đình tập hai phải ra đời. Tập một ra đời rồi đó mấy con, tập hai chưa ra đó mấy con biết không? Rồi còn Đạo Đức Thành Thật, Đạo Đức Minh Mẫn nữa. Nó còn những cái đức đó nữa, nhưng mà nó cần phải có thời gian Thầy viết. Mà lúc này thì coi như là tập trung về cái phần kiểm tra bài vở của mấy con. Thì cái thời gian đâu có ngồi đó mà viết được phải không? Mấy con thấy không? Rồi tập trung về cái phần kiểm tra, rồi tập trung về cái phần bài vở của các con.

(05:07) Thầy nói cô Út đem qua bên nữ, với bên nam đem qua, còn chồng chồng vậy mà trả được mớ này rồi thì có mớ khác đến. Thì các con biết, đọc thôi, cái đầu của Thầy sao nó đọc chữ viết, nó nhìn chữ nó sao mà chữ Việt mà nó ra chữ Tây hết ráo đó. Không! Có lúc nó ra chữ Tây đó mấy con, đọc nó hết thấy đường rồi, nó lăng quăng chứ còn không thấy chữ nữa. Thầy phải nghỉ, phục hồi lại, để đôi mắt nó bình thường lại, rồi bắt đầu …​ Thầy cũng mọi lần cũng cái kiếng này Thầy nhìn thấy, bây giờ cũng kiếng này mà sao nó thành con trùn, con dế gì tùm lum ở trong hết không biết!?

Mấy con viết biết, trời ơi! Gặp mà chữ của Phước Tồn viết. Trời ơi! Còn cay mắt Thầy nữa chứ! Người nào mà viết chữ tròn tròn nó còn dễ. Trời ơi, chữ mà nó ốm ốm, mà nó dài dài nhằng nhằng. Trời đất ơi! Thầy thấy như trùn, dế, khó ghê gớm đó chứ không phải không. Nhưng mà thôi mấy con, tại vì mấy con viết sao Thầy cũng ráng thôi! Nhưng mà những cái phút yên lặng một lúc đó, Thầy mới nhìn lại mới thấy được chữ của mấy con, đâu mới biết được ý của mấy con. Cho nên mấy con tưởng nó đâu phải dễ đâu, mà cả hai lớp nữ, nam nữa, mà Thầy phải đọc bài vở của mấy con mới biết được từng cái tri kiến của mấy con nó đến mức độ nào chứ? Để hướng dẫn cho mấy con đi tới nữa.

Rồi về cái sự tu tập của mấy con trình bày nữa, đủ thứ hết bài vở. Coi như là cái đầu của Thầy lúc nào cũng chữ với nghĩa không, không có cái gì hết. Rồi các con mới thấy, bây giờ cái cơ sở ở đây, ở trước cô Út, Thầy phải vẽ cái bản đồ, chứ không phải muốn cất cái chỗ nào cất đâu. Vẽ bản đồ như thế nào, rồi phải phân đường xá, trồng cây như thế nào trên cái mặt đất? Rồi ở ngoài kia, cô Trang cô xây dựng cái khu nhà khách ở ngoài kia nữa. Rồi cũng phải nhà ăn, nhà khách ở ngoài kia nữa, chứ đâu phải không, nhà thuyết giảng ngoài kia nữa. Cho nên vì vậy mà Thầy phải trông coi, Thầy phải đến coi thử coi thợ thuyền nó làm như thế nào chứ đâu phải không? Thầy làm đủ thứ công chuyện hết mấy con.

Thầy làm riết để mà vào Niết Bàn sớm một chút, cho nó xong đó, làm riết cho nó xong. Rồi đây còn ít hôm còn phải …​ bây giờ tiếp cái đoàn Phật tử xong rồi, rồi xong rồi thì Thầy còn đi ra Thanh Quang ở Ninh Bình nữa, để xem ở ngoài đó coi tổ chức cái ban, những người…​ Thì mấy con thấy Thầy đâu có nghỉ ngơi ở chỗ nào được đâu?! Cho nên vì vậy mà cần phải làm rất nhiều công việc, để cho ở đâu nó cũng phải hoàn thành được cái tốt của nó.

2- TU HÀNH PHẢI PHẢI QUYẾT TÂM

Tu sinh Phước Tồn: Kính thưa Thầy cho con xin hỏi, ví dụ như ngoài cái khung giờ đầu thì con tập ba mươi phút, có nghĩa là mười phút đầu thì con tập nhiếp tâm, sau đó con nghỉ cỡ năm, mười phút, tiếp tục tu tập mười phút nữa thì cho đến ba mươi phút.

(07:48) Trưởng lão: Tiếp tục coi như là hiện bây giờ ôm cái pháp Thân Hành Niệm là đi luôn một lèo là ba mươi phút, chứ không có ngắn nữa. Được, không được thì cứ tác ý hẳn hoi, bây giờ thấy nó còn niệm, còn xẹt ra thì tu cái thời khác. Thí dụ bây giờ buổi sáng mình xét qua tu nó còn bị cái hôn trầm hay hoặc là còn bị niệm xẹt vô thì buổi chiều phải kỹ lưỡng từng cái tác ý, rồi từng cái hành động, bước đi của mình phải như thế nào? Phải cẩn thận kỹ lưỡng hơn để nhất định là phải đạt được cái chất lượng hoàn toàn là một trăm phần trăm.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ

Trưởng lão: Con hiểu không? Mình phải nỗ lực, hễ mà thất bại keo này thì đứng lên làm lại, mà làm lại kỹ lưỡng hơn. Thì có ba mươi phút mà, chết chóc gì mà sợ, con hiểu không? “Nó thời gian có ba mươi phút mà, người ta làm được mà tại sao mày làm không được? Nhất định là phải làm được!” - cái ý chí, cái quyết định của mình sẽ làm được. Thầy nói ở trên đời này con người chỉ có cái ý chí, cái nghị lực của chúng ta là làm được tất cả mọi cái, không đầu hàng trước cái khó khăn nào hết. Cho nên các con không đầu hàng là các con sẽ làm được. Và làm được với cái sự quyết tâm, với cái sự mà đem hết cái nghị lực của mình ra mà làm việc thì mấy con sẽ thành công.

Học tu với Thầy là hoàn toàn là con người phải đầy đủ ý chí, nghị lực, có một sự quyết định chứ còn không phải đầu hàng, không phải là tu cầu may đâu. Ở đây là tu phải quyết định, quyết định là phải làm được, chứ không phải là tu lấy có. Nhất định là cái ý chí dũng mãnh của mình, những cái điều mình làm được như vậy là cái gan dạ, cái dũng mãnh của mình ghê gớm lắm. Nghĩa là bây giờ mình thấy làm không được, nhất định là cái thời tới là phải làm cho được, nhất định là phải cẩn thận, kỹ lưỡng, tác ý rất là kỹ.

Thì Thầy nói đừng có nghĩ là mình tu rồi đây rồi nó sẽ được. Không phải! Mà cái ý chí, cái nghị lực và cái nhiệt tâm làm như vậy là nó sẽ đạt được ngay từ lúc đầu. Chứ không phải là tu cầm chừng, cầm chừng rồi nó được, không phải! Các con tu cầm chừng, cầm chừng rồi nó dậm chân tại chỗ mất. Bằng chứng mấy con thấy từ lâu tới giờ mấy con tu, mà giờ mấy con gần như là Thầy thấy là số không. Cái nhiếp tâm của mấy con, rồi cái xả tâm của mấy con, rồi cái giới luật đức hạnh của mấy con, Thầy hoàn toàn nhìn thấy là số không.

3- BỎ HẾT DANH LỢI, NỖ LỰC TU TẬP ĐẠT CHẤT LƯỢNG

(10:08) Nếu mà không dạy cái lớp đạo đức này thì mấy con chắc chắn là mấy con chẳng hiểu đạo đức gì hết, thì cũng số không thôi, có phải không? Bây giờ nói về Ngũ Giới mà mấy con không học đạo đức thì cũng như mấy người kia họ học Ngũ Giới thì họ cũng năm giới cấm họ biết sát sanh, rồi vọng ngữ, tà dâm …​ rồi cũng nói vậy thôi, chứ họ có biết đạo đức nó cái gì đâu? Còn bây giờ mấy con còn thêm được cái tri kiến đạo đức, Đức Hiếu Sinh làm sao mấy con cũng thấy, hiểu biết rồi.

Cho nên nó còn cái phần này, mà bây giờ phần nhiếp tâm mấy con thấy: Trời đất ơi! Tới giờ phút này mà một phút còn chưa được nữa, rồi năm phút mà còn lúc trật lúc trúng nữa. Trời đất ơi! Nhiếp gì kiểu này thôi chắc chết rồi! Tu gì từ hồi nào tới giờ mà tu vậy sao? Lẽ ra mấy con tu vậy ít ra bây giờ ba mươi phút là căn bản chót của mấy con rồi. Có phải không? Thế mà bây giờ nó như vậy. Mà pháp nào? Thân Hành Niệm mấy con cũng có học nè, rồi rèn luyện nghị lực mười bước đi kinh hành cũng có này, rồi hít thở cũng có đủ loại hết. Cái pháp nào mấy con cũng có tập chung chung hết rồi, mà nhìn lại kết quả của mấy con thì Thầy thấy thiệt là rất là buồn! Nghĩa là thấy hoàn toàn như mấy con mới người mới học tu.

Cho nên hôm nay là quyết định phải làm cho được, đem hết sức nghị lực của mình làm cho bằng được. Cái lớp của chúng ta là cái lớp đầu tiên để mà chứng đạo, mà nếu mà tu tập như thế này thì làm sao chứng được?! Quyết định! Cuộc đời chúng ta bỏ hết rồi, đi vô đây mấy con còn thấy nghề nghiệp, đời sống của mấy con, gia đình gì mấy con bỏ hết rồi, còn cái gì nữa mà chúng ta không nỗ lực tu? Phải không? Mấy con thấy không? Danh lợi để làm gì đây? Qua bao nhiêu bài học đạo đức mấy con thấy Thầy nói về danh lợi có lợi ích gì đâu?! Chết rồi mấy con có mang được cái gì đâu? Mà bây giờ không nỗ lực làm chủ được sự sống chết của mình sao?

Cho nên con về tập pháp Thân Hành Niệm lại, con là người nghiệp quá nặng, nội ba cái bệnh thừa hơi của con không mà thiên hạ cũng phải sợ lên, phải không? Người ta thì còn mạnh khỏe một chút, con hễ hơi hơi cái là hơi đâu mà trong người con nó tuôn trào ra dữ vậy? Bữa nào lấy cái dao mà khoét cái bụng một cái lỗ cho nó xì ra coi thử coi cái chỗ nào nào?

Tu sinh Phước Tồn: Kính thưa Thầy, còn việc như con có nên đi đến thêm cái lớp buổi chiều hay không?

(12:31) Trưởng lão: Càng học thì càng thấm nhuần càng tốt chứ sao, nhưng mà tu phải chất lượng. Con bây giờ nếu mà con dự thêm thì càng tốt, mà không dự thì phải nỗ lực tu thật sự, con hiểu không?

Tu sinh Phước Tồn: Kính thưa Thầy, như bữa khuya, buổi tối ngoài cái giờ, còn cái giờ đầu là con tu tập pháp Thân Hành Niệm con đi rồi, mà kế những giờ sau thì có những hôn trầm, nên đó thì con có thể dùng tập luôn cả pháp Thân Hành Niệm con đi luôn không?

Trưởng lão: Cũng càng tốt chứ có làm sao đâu?! Nhưng mà điều kiện là cái chất lượng phải đạt được của cái giờ đầu, còn sau đó thì nó không quan trọng lắm, đi để cho nó đỡ hôn trầm thùy miên thôi, hiểu không? Ăn thua là phải một buổi phải đạt được cái chất lượng cho Thầy là ba mươi phút, còn hoàn toàn mấy cái kia thì Thầy không cần thiết, có tu được thì tu, tu không được thì cũng không sao hết! Nhưng mà điều kiện là phải vào tu là hoàn toàn làm chủ cho Thầy ba mươi phút. Ví dụ như buổi sáng ba mươi phút, buổi chiều ba mươi phút, buổi tối ba mươi phút, buổi khuya ba mươi phút, mà buổi sáng mắc đi học, buổi chiều mắc đi học, thì buổi tối, buổi khuya làm ơn tu tập đạt ba mươi phút chất lượng cho Thầy. Có được không?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, được, con cố gắng.

Trưởng lão: Ráng cố gắng!

4- ĐAU BỆNH KHÔNG CẦN UỐNG THUỐC

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy hôm trước cô Út có cho con cái bột nghệ, tới giờ nó vẫn còn thì thưa Thầy con uống không hay không uống nữa?

(13:54) Trưởng lão: Dẹp đi, không có uống uống, chết bỏ! Ở đây không có uống nghệ, uống gì hết.

Tu sinh Phước Tồn: Nhưng con không dám bỏ, bỏ sợ.

Trưởng lão: Sợ tội hả? (Dạ) Thì bỏ có nghĩa là mình đừng có thèm uống nữa thì bỏ, ai biểu con ném nó đâu?! Bây giờ đó, thí dụ như người ta cho con, bây giờ nhất định là tôi không uống nữa, thì cứ để lại trong cái hốc bàn, hốc ghế nào đó thôi, đừng có rớ tới nó. Còn không thì coi cái người nào ở ngoài thế gian người ta đau bao tử, đau gì đó, cho người ta ba cái nghệ đi. Không ấy thì cho mấy cái người phụ nữ mà người ta ở cữ, rồi cho người ta uống nghệ cho nó tốt, có gì đâu! Con bây giờ con gửi về gia đình coi ai đó bố thí làm phước cho người ta. Để làm chi cái đồ đó ở trong thất, rồi cứ ngó tới ngó lui rồi bệnh nó thêm, thấy thuốc nó còn sinh bệnh nữa.

Dẹp hết! Ở đây không cần thuốc thang nữa, chỉ cần biết pháp thôi! Pháp của Phật là một cái thần dược mấy con. Thầy nói: “Đúng là pháp của Phật thần dược”. Mấy con cần nhiếp tâm an trú là được, mấy con đã đẩy lùi được bệnh của mấy con. Nó là thần dược rồi, cần gì phải thuốc?! Tại vì mấy con cứ tin ba cái ông thầy: ba ông thầy thuốc bắc, ba ông Đông y rồi ba ông Tây y là nó hay. Nó hay sao cha nó chết hết trơn? Có ông bác sĩ nào mà cha không chết?

Còn ở đây thật sự ra cái phương pháp của Phật là đối trị được bệnh khổ, mà lại không có sử dụng cho tận lực của nó để mà chúng ta chịu khổ vượt lên. Cho nên vì vậy mà nỗ lực ôm pháp mà thôi. Ở đây có thần dược rồi, thuốc như thần mà! Còn cái kia là thuốc của phàm phu, cho nên nó có khi nó hết bệnh này nó có bệnh khác. Tại mấy con không nghe lời Thầy, mấy con không tin. Chứ còn mấy con tin mấy con đừng có thèm uống thuốc gì, chết bỏ đi cho rồi! Cái thân này là cái thân nhân quả, có gì đâu mà đáng mà giữ: “Cho mày chết, nếu mà tao tu không được cho mày chết. Mày chết ít bữa mày cũng sinh ra thằng nhỏ khác chứ bộ, làm gì mà tránh khỏi”, có phải không?

Chết Phước Tồn này có Phước Tồn khác, chứ bộ nó dễ gì nó mất Phước Tồn?! Bởi vì cái tâm tham sân si tao còn một bụng này chắc chắn là tao phải tái sanh. Phải không? Phước Tồn này lớn tuổi nó sinh làm Phước Tồn nhỏ. Có gì đâu? Rồi bắt đầu nó lớn lên chút nó tu tập nữa! Còn nó không tu tập thì nó theo đời nó bị khổ nữa. Thì có gì đâu. Nó ra đời, nó có vợ, có con thì nó sẽ khổ thôi, phải nuôi vợ, nuôi con, nó khổ nữa chứ có gì đâu! Thằng Phước Tồn nào khôn thì thằng đó tu, có phải không con? Đừng có sợ, chết thằng này bỏ, không có lo.

(16:33) Cho nên ở đây, vô đây Thầy nói cái người nào còn uống thang thuốc, còn đi bác sĩ là người đó nhút nhát, hèn nhát, sợ! Ở đây còn gì mà sợ? Thầy đã là cái gương hạnh, trước các cái bệnh đau đẩy lui được, thì các con cũng phải: “Thầy làm được, tui cũng làm được, tui thua gì Thầy?! Thầy một chớ tui còn mười nữa, bởi vì tui cao lớn hơn Thầy, tôi phải làm được gấp 10 lần Thầy mới là xứng đáng”. Có phải không? Con thấy Thầy thấp hơn con, mà tại con làm sao mà thua Thầy như vậy? Ít ra con phải đẩy mạnh hơn Thầy. Đó, Thầy yếu hơn con, Thầy già hơn con Thầy phải yếu.

Con bây giờ sức khỏe như vậy mà đẩy lui không được. Còn Thầy bây giờ sức khỏe như thế này, một ông già như thế này, tám mươi mấy tuổi rồi, bây giờ ngồi đẩy lui bệnh chạy rét. Còn con sức khỏe như vậy mà đẩy nó không chạy? Trời! Vậy thì sức khỏe con yếu quá vậy sao? Phải mạnh chứ, phải không? Nếu mà ông già đẩy được thì người trẻ phải đẩy được. Bây giờ Thầy với con ra kia, con vác cái cây kia nổi chứ Thầy vác nổi làm sao? Tức là Thầy yếu hơn con rồi phải không? Thầy thua. Nhưng mà tại sao Thầy đẩy lui bệnh được mà con đẩy lui không được? Thì tức là con yếu hơn Thầy chứ sao?!

5- ĂN UỐNG NUÔI TÀ MẠNG

(17:43) Cho nên bây giờ phải đẩy lui cho được, không có cần uống thuốc nữa, dẹp ba cái nghệ quăng hết đi, rồi con sẽ đẩy hết đi. Đó, con thấy không? Nào là nghe người ta bày cái này, cái kia, đủ thứ hết. Con biết khi mà mình sợ chết rồi đó, bắt đầu đó cả cái con vật người ta cũng bắt làm thịt cho mình ăn để cho hết bệnh nữa. Bây giờ đó, có con rắn lục ngâm rượu để uống cái nó hết bệnh, cái bắt đầu con cũng nghĩ rằng như vậy thôi để ngâm bắt con rắn xanh đó ngâm rượu để rồi uống, hay rắn hổ gì ngâm rượu thì chắc nó sẽ tiêu cái bệnh này. Thế thì mấy con, Thầy thấy cái điều đó là cái điều đau khổ nhất.

Giết con rắn, cho chết con rắn để cho mình được mạnh, thì cái điều đó nó có công bằng trên cái sự sống không mấy con? Cho nên vì vậy đó, hiện giờ đó, thậm chí bây giờ mà Thầy mà đã nghe báo chí, đài điện nó báo là người ta bây giờ tiền bạc nhiều quá, cho nên người ta ăn đủ thứ thú vật rắn rít, bò cạp, cái gì họ cũng ăn đủ thứ hết rồi. Có bây giờ chỉ có con nít họ chưa ăn thôi, người ta họ chưa ăn thôi! Bây giờ họ bắt đầu họ ăn con nít mấy con. Họ nói thịt con nít bây giờ nó còn bổ, còn khỏe hơn là ăn các thứ khác.

Bây giờ người ta bắt đầu, các cái đại gia họ bây giờ họ tiền bạc nhiều, họ đi mua con nít họ về họ làm thịt họ ăn. Thì các con thấy không? Từ đó bây giờ cái tình trạng này trên mạng, trên này kia người ta đã la lối um xùm ở trên đó rồi, con người bây giờ họ ăn thịt như vậy. Nhất là ba cái ông Trung Quốc, mấy ông đó bày đặt đủ thứ hết, nào là cóc nhái gì cũng ăn hết, bọ cạp rồi …​ ăn riết, cho tới bây giờ ăn thịt người ta rồi! Thì còn cái gì đâu mấy con thấy không? Thì ăn cái con vật kia được thì ăn thịt người ta vẫn được chứ!

Nhưng mà từ xưa đến giờ người ta không có ăn được, chứ mà cỡ mà từ xưa đến giờ mà truyền thừa mình ăn được, chắc là không bao giờ có đồng mả chôn đâu?! Chết bao nhiêu cái đem làm thịt, cha mẹ chết đem mổ ăn thịt để bỏ uổng. Đó, thì Thầy nói thật sự ra trong cái vấn đề mà con người ta tới bây giờ đạo đức nó đến mức độ như vậy rồi. Người ta chỉ nghĩ rằng ăn nó bổ khỏe, nó này kia nọ, cho nên người ta ăn. Còn chúng ta dẹp ba cái này đi, tới chừng đó chúng ta không ăn cũng bổ khỏe như thường. Có phải không? Các con thấy không?

Chẳng thèm uống thuốc, chẳng thèm đi bác sĩ, ba cái nhà thương đóng cửa, dẹp phứt đi cho rồi, có phải sung sướng không? Cuộc đời này mà, có gì đâu? Chết thằng này nó sanh thằng khác chứ bộ, nó mất đi đâu?! Nó tiếp tục nó tái sanh, nó làm sao nó mất mình được, nó đâu có mất được mấy con. Cho nên mấy con đừng có nghĩ rằng “Chết tui mất”. Không có đâu, không có mất đâu! Nó còn sanh nhiều thằng nữa chứ đâu phải!

(20:21) Một mình con chết nó sinh bao nhiêu Phước Tồn khác nữa chứ đâu phải một mình con. Thầy nói thật sự chứ, cái nghiệp nó sinh ra nhiều cho nên từ đó con nỗ lực con tu được ở trong cái đời nay, nó chấm dứt cái tái sinh. Mà nếu mà nỗ lực không được, nó có chết đi nữa nó sinh ra nhiều người tu càng tốt chứ không sao đâu. Cho nên vì vậy mà nỗ lực tu cho thật sự, ôm cho chặt pháp, pháp Thân Hành Niệm là tuyệt vời. Thầy có nói đó là cái pháp tuyệt vời, nỗ lực tu cho tới nơi tới chốn đi!

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, Mô Phật, con xin cám ơn Thầy, con xin phép về.

6- NHIẾP TÂM TRÊN CÁNH TAY, XẢ HƠI THỞ

(20:51) Trưởng lão: Rồi, về tu đi. Minh Phước con, có Minh Phước đây không con? Con ráng con nỗ lực con đưa cánh tay ra vô được phải không con?

Tu sinh Minh Phước: Mô Phật! Con đưa cách tay ra vô được nhưng mà không nhiếp tâm được, trong vòng ba mươi giây cho đến chưa được một phút thì thấy có niệm rồi. Mà trong vòng một tuần nay thì con cũng tập có chưa tới một phút nữa theo như Thầy dạy con, con ngồi cũng tới ba mươi phút.

Trưởng lão: Con nhắc từng cái hành động của con con, nhắc từng cái hành động của con. Con ngồi ba mươi phút nhưng mà cái nhiếp tâm của con nó ngắn chứ không có dài đâu, phải không? Cho nên vì vậy mà con tập, con tập kỹ lưỡng. Con dẫn nó từng cái hành động đưa tay ra, đưa tay vô: “Đưa ra, đưa vô; đưa ra, đưa vô”, con nhắc con kỹ lưỡng. Chừng đó con sẽ tăng dần lên cho đến ba mươi phút cho Thầy.

Một buổi con tu ba mươi phút thôi, không cần tu nhiều. Nhưng mà ba mươi phút mà trong khi mà ngồi tu thì Đưa ra, đưa vô! con nhắc kỹ. Từng cái tác ý của con, từng cái hành động tác ý của con giống như cái pháp Thân Hành Niệm vậy. Nhưng mà ở đây chỉ có cánh tay đưa ra vô, con hiểu không? (Mô Phật) Con nói: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô. Đưa ra! Đưa vô! Đưa ra! Đưa vô!” đó, con làm được không? Hễ trước khi mà cái hành động đưa ra, đưa vô thì con nói, rồi cánh tay này, rồi tới cánh tay này, con hiểu không? Cho kỹ lưỡng, rồi con lần lượt con tăng từ một phút đến mười phút, từ mười phút đến hai mươi phút, hai mươi phút đến ba mươi phút, ba mươi phút dừng lại, thôi không tiếp tục tu nữa. Tuổi trẻ ráng tu tập con. Phải nỗ lực tu cho tới nơi tới chốn.

Tu sinh Minh Phước: Dạ, con xin trình bày thêm, dạ, con tu trong một phút thì có thể nhiếp ở cánh tay được. Nhưng mà khi mà qua một phút là con …​ có nghĩa là đặt một cái điểm ở trên cánh tay của con dễ nhất, thì trong khi kéo dài ra đó, thì đến qua một phút thì thấy hơi nặng nặng ở đây, rồi cho nên lúc đó là lúc mà con ngưng lại, con biết cái đó là chướng ngại, không biết khắc phục để mà vượt qua như thế nào?

(23:42) Trưởng lão: Coi như là trong khi mà con đưa tay ra vô con tác ý. Con tập trung mà con cảm thấy nặng ở trên này, con tác ý bảo: “Cái cánh tay phải bình thường, không có cảm giác gì nặng hết, mà phải chú ý kỹ!” Con nhắc vậy rồi con ra lệnh. Mặc dù nó có cái cảm giác cánh tay của con, nhưng mà kệ nó, con không quan trọng. Mà chỉ tập trung ở trong cái chỗ nhiếp cánh tay đưa ra, đưa vô theo cái lệnh của con tu tập, của con tác ý, con hiểu không? Có gì xảy ra thì báo cho Thầy biết. Coi thử coi cái tay con nó có cảm nhận như thế nào?

Qua cái lực tập trung của con, nó sẽ có những cái cảm nhận của nó, nó xảy ra. Nhưng mà con đừng có sợ! Có Thầy ở bên, không có gì đâu! Coi thử coi cánh tay này nó thành đá, thành sắt hay thành gì mà nó muốn đây, phải không? Nó muốn cái gì thì để nó muốn đi. Nó bây giờ nó thành cục đá cũng được nữa, nó thành nặng đi, nó trì xuống vậy cũng được. “Nhất định tao chỉ còn biết đưa ra và đưa vô thôi! Còn riêng mày, mày muốn sao tao cũng không sợ hết!”, con nhắc cái tâm con đó, để không nó sinh ra nó sợ, sợ đó rồi cái con ngưng lại, con không tác ý.

Còn con mạnh mẽ, con tác ý: “Mày bây giờ cánh tay mày làm cái gì làm, nhất định là tao làm cho đúng pháp tu đưa ra, đưa vô! Thật sự để bao giờ mà mày đưa ra không nổi, chừng đó sẽ…​ . Còn bây giờ còn đưa ra thì đưa ra chứ còn không có mà giả đò làm cái chỗ này, làm cái chỗ kia để cho tao sợ. Tao không có sợ”, con nhắc vậy để cho cái tâm con nó vững vàng, để đưa ra, đưa vô, phải không? Nỗ lực tu trên cánh tay trong ba mươi phút cho Thầy.

Tu sinh Minh Phước: Dạ, con xin hỏi thêm một vấn đề là lúc trước thì hơi thở con bị rối loạn, cho nên là đến giây phút này nó cũng còn quen, do nó nhớ đến hơi thở cho nên đôi khi mà ở cánh tay mà nó qua một phút nhiều khi nó vừa thấy ở trong cánh tay ra vô vừa hơi thở, nó vẫn còn thấy chướng ngại nó nhớ hơi thở luôn Thầy.

Trưởng lão: Nó cận với hơi thở. Tức là đưa ra nó thở ra mà đưa vô thở vô, theo kiểu nó nhớ hơi thở đó. Thì nó nhớ hơi thở, con bảo: “Xả hơi thở ra! Chỉ biết đưa tay ra thì biết đưa tay ra!. Con nói cái tiếng nói của con, con nói ra thì nó sẽ theo cánh tay con ra, nó quên cái hơi thở, chứ không khéo, con lặng lẽ nó sẽ …​ . Con làm lớn, thí dụ nó đưa ra mà nó vừa thấy biết hơi thở, con tác ý lớn ra, tác ý lớn tiếng ra để cho nó át đi cái cảm nhận của con về cái hơi thở.

Bởi vì cái hơi thở là cái chướng ngại của con trước kia, con hiểu không? Con đừng vô cái hơi thở nữa, nó chỉ còn có biết cánh tay đưa ra vô thôi, chứ nó không có hợp với con. Chứ không khéo nó vừa biết hơi thở ra vô liền. Bởi vì khi mà cái tâm nó thanh tịnh rồi, thì lúc bấy giờ cánh tay đưa ra, chứ nó biết hơi thở nữa, còn nó chưa thanh tịnh thì con đưa ra nó chỉ biết cánh tay đưa ra thôi. Cái tâm nó chưa có lắng, thành ra nó không thấy hơi thở. Nhưng mà khi mà nó lắng cái tâm con rồi, thì cánh tay đưa ra nó biết ra mà nó cả biết cái hơi thở, nó thấy nữa.

(26:34) Cho nên do đó mình át đi để cho nó đừng có biết cái hơi thở, thì mình chỉ cần tác ý cho lớn lên: “Đưa ra! Đưa vô! Đưa ra! Đưa vô!”, thì nó không có lưu ý cái hơi thở nữa. Làm cho nó át đi, mất đi cái hơi thở thì nó sẽ không lưu ý nữa. Đó.

Tu sinh Minh Phước: Con thấy là nó thiếu cái tác ý, cái bắt đầu nó phân tâm đó Thầy.

Trưởng lão: Đó, nó vậy đó con, thiếu tác ý. Cho nên mình tác ý, trong khi đó mình tác ý. Bởi vì Thầy nói: “Dẫn tâm vào đạo là bằng cái phương pháp tác ý”. Mà nếu mà nhẹ nhẹ đó, thầm thầm đó thì nó lại lưu ý cái khác, hoặc là cái niệm khác nó xảy ra. Cho nên vì vậy mà tác ý lớn lên, để làm cho tai mình nghe, mắt mình tập trung, tai mình nghe, bởi vì tai con nghe là phải có phát âm rồi, con thấy không?

Nhiều khi ở gần cái thất mà ở gần người ta, tu tập cái kiểu này cũng làm động người ta lắm. Bởi vì con tác ý lớn mà, thành ra để cái lỗ tai con tập trung. Con tập trung, con nghe cái tiếng nói của con rất rõ: “Đưa tay ra! Đưa tay vô! Đưa tay ra” đó, con lớn tiếng vậy. Cho nên nhiều khi người ở bên thất bên kia nói: “Cái ông này ông tu riết chắc ông điên rồi, ổng la quá tợn!”, phải không? Người ta nghĩ đó con. Sự thật ra mình đang gặp cái khó khăn, khó khăn cho nên mình tác ý thay vì mình tác ý thầm chứ gì con? Nhưng mà khi mà nó trường hợp nó bị vậy đó là mình không có để cho nó phân tâm thì mình phải tác ý bằng âm thanh.

Để cho cái lỗ tai mình nó dễ tập trung, tập trung cả sáu căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, chứ đâu phải tập trung một cái đâu con. Đó.

7- ĐUỔI BỆNH BẰNG TAY RA, VÔ

Tu sinh Minh Phước: Nhưng mà con xin hỏi thêm là trong cái cơ thể con thì cũng còn nhiều chứng bệnh, cho nên bây giờ nó ngoài cái giờ dụng công đó thì con có thể tu tập cái gì thêm để cho nó hỗ trợ cái việc mà đẩy lui bệnh phần nào?

(28:30) Trưởng lão: Con có bệnh phải không con? Về vấn đề mà tu tập để hỗ trợ cho cái bệnh của con, thì trong những cái giờ mà xả nghỉ, con chỉ tu có một thời nhiếp tâm cho nó đạt được cái chất lượng thôi, còn những cái thời khác mà bây giờ con có bệnh, phải không, con có bệnh thì con phải tu cái pháp xả cái bệnh của con.

Thí dụ như bây giờ đó, thay vì con tác ý cũng là một cái pháp cánh tay đưa ra vô như vậy thôi, nhưng mà đưa ra đưa vô thôi phải không? Thí dụ chẳng hạn con muốn đuổi cái bệnh con thì con sẽ đưa tay ra: “Cái bệnh theo cánh tay này mà ra!” thì con đưa ra. “Cái thân không bệnh này theo cánh tay mà vô!” thì đưa vô. Đó là con dùng cái cánh tay con để mà trị cái bệnh của con, thì cái này là cái phần riêng, chứ không phải là cái chỗ nhiếp tâm đâu. Bởi vì cái pháp tác ý khác là cái thân hành của các con nó làm theo cái khác, chứ nó không phải là giống như cái nhiếp tâm của con đâu, con hiểu không?

Cho nên vì vậy mà con tác ý: “Cái thân bệnh này”, cái thân bệnh gì con nói cái tên cũng được mà con nói: “Cái thân bệnh này theo cánh tay mà ra”, thì con đưa cánh tay ra. “Cái thân không bệnh này theo cánh tay mà vô”, thì con đưa vô. Rồi bắt đầu con tác ý: “Cái thân bệnh này theo cánh tay mà ra”, thì con đưa ra. Con cứ bền tập như vậy ba mươi phút rồi nghỉ. Thì trong những cái giờ ba mươi phút hay hoặc là mười phút phút mà con tập để trị bệnh như vậy, thì cái lúc nào mà con có thấy trong thân con bệnh thì con cứ sử dụng cánh tay con, con tác ý như vậy.

“Cái thân bệnh này phải theo cánh tay mà ra”, con đưa ra. “Cái thân không bệnh này theo cánh tay mà vô”, thì con đưa vô. “Cái thân bệnh này phải theo cánh tay mà ra”. Con tác ý cho mạnh mẽ nó, thì cái bệnh gì nó cũng theo cánh tay con nó ra hết. Nó có cái lực đề kháng ở trong thân con rất mạnh khi mà con tác ý vậy, cái lực đề kháng nó chống lại cái mô bệnh. Nó ngầm ở trong đó, nó chống lại mô bệnh bằng cái lệnh của con rồi, cho nên con đưa ra như vậy thì nó ở trong đó nó phục hồi cái bệnh của con. Mà con đưa vô như vậy thì nó đem lại sự an trú, an cái thân của con.

Mà hễ mỗi cái hành động đưa ra là mỗi cái tác ý của cái bệnh con ra. Mình dẫn nó mà, mình dẫn nó liên tục vậy thì cái bệnh nó sẽ hết chứ không có gì. Thầy nói Phật pháp nó vi diệu vô cùng lận, nhưng mà tại vì chúng ta không biết sử dụng. Mấy con biết sử dụng là mấy con sẽ làm chủ được cái bệnh mấy con rồi, chứ chưa phải là tới tu tập mà tới Tứ Thần Túc đâu. Tứ Thần Túc thì khỏi nói rồi. Mà bây giờ nó chưa có gì hết mà dụng cái pháp chúng ta cũng đẩy lui được bệnh chứ đâu phải không? Bệnh gì đẩy lui cũng lui được hết, mà chỉ chịu khó đừng có sợ hãi cái bệnh.

(30:59) Các con biết Phật đã dạy chúng ta “Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta”. Vậy cái thọ này đâu phải của mình đâu mà mình sợ? Cái bệnh đau này đâu phải là của mình, đâu phải là mình đâu? Cho nên mình lo lắng gì? Đuổi nó đi chứ, ở đó mà sợ! Nó chết mặc nó, nó đau mặc nó. Nó đau là thân nhân quả đau chứ có cái nào của ta đâu mà đau? Cái thân của mấy con bây giờ ngồi đây có cái nào là của mấy con đâu? Do mấy con chấp ngã, lầm chấp, mê mờ, vô minh lầm chấp, tưởng cái thân này là của mấy con à?

Của mấy con sao mấy con làm chủ không được? Mà phải tu tập Phật pháp mới làm chủ nó? Nó là của nhân quả, của người khác chứ đâu phải của mình. Cho nên vì vậy mà muốn làm chủ nó thì cánh tay đưa ra, đưa vô là một cái phương pháp, phương pháp Thân Hành Niệm. Mà phương pháp Thân Hành Niệm để đẩy lui bệnh, thì đẩy lui bằng cái pháp Như Lý Tác Ý. Như cái lý bệnh đó mà đẩy nó ra, thì cái thân hành này nó làm nó đẩy ra, có phải không? Bởi vì khi mà cánh tay đưa ra thì cái thân ở trong chúng ta nó hoạt động ở trong này nè, gọi là thân hành. Thân Hành Niệm, cái niệm thân hành.

Ở ngoài đưa cánh tay ra thì ở trong này nó phải hoạt động, mà nó hoạt động qua một cái lệnh của cái ý thức của chúng ta. Các con thấy nó thực tế, nó khoa học chứ nó đâu phải là cái chuyện mà chúng ta nói thường đâu?! Bởi vì chỉ có ông Phật này mới truy ra, tìm ra được cái phương pháp để đối trị được cái tâm tham, sân, si của chúng ta, cái bệnh khổ trên thân của chúng ta. Thế mà chúng ta được pháp mà chúng ta không tu tập để làm chủ, để hở hở một chút thì thuốc thang, hở hở một chút thuốc thang. Thậm chí như uống cái dơ, cái bẩn cũng uống.

Đó, thật sự là mấy con sợ chết, mấy con cái gì người ta cho mấy con hết bệnh là mấy con cũng uống. Ba con trùng, con dế họ chặt khúc ra họ nấu, họ xào rồi họ bảo mấy con ăn cũng hết bệnh là các con cũng ăn. Con rắn hay gì vậy ngâm rượu bảo mấy con uống cũng uống, phải không? Trứng gà như vậy là cái chất bất tịnh như vậy, bảo ăn cũng ăn. Đấy, mấy con thấy không? Cái gì mà mấy con nghe nói hết bệnh là mấy con cũng ăn, mà cái chất bất tịnh, dơ bẩn mấy con cũng ăn. Đó, tất cả những cái điều kiện đó dẹp hết đi.

(33:05) Chúng ta sống thanh tịnh thân tâm, hoàn toàn là không ăn uống những cái chất bẩn. Đó, như vậy mình mới tu chứ? Còn con có bệnh thì ôm cái pháp Thân Hành Niệm này mà đẩy lui bệnh. Thì Thầy dạy mấy con rất rõ, đưa tay ra đẩy lui bệnh ra, đưa tay vô thân không bệnh đi vô, có vậy thôi? Bao nhiêu đó, cái câu tác ý như vậy thôi, thì bệnh gì mấy con cũng đẩy ra hết. Nhớ chưa? Về tập.

Tu sinh Minh Phước: Dạ. Thưa Thầy như vậy con hiểu rõ hơn ấy là cái phụ thì con không cần nhiếp tâm vào nó, trong khi đó con có thể là tác ý mà mình có thể mình dùng tưởng, mình tưởng cái bệnh nó ra khi nó đưa tay ra …​

Trưởng lão: Cũng được, cũng không sao hết! Bởi vì bây giờ mình dùng tưởng, coi như là mình tưởng cái bệnh đi ra cũng được. Thì sử dụng, bao giờ con sử dụng là bây giờ mình tác ý: “Cái thân bệnh này theo cánh tay mà ra”, thì mình thấy như là mình đưa ra là cái bệnh của mình đi ra, đó là tưởng. Còn mình không thì mình đưa ra vầy cũng được, nó cũng theo ra nữa. Dùng tưởng thì nó mau hơn mấy con, còn không dùng tưởng thì coi như là nó cũng ra nữa, bởi vì cái lệnh ý thức rồi. Không dùng tưởng, nó cũng ra nữa.

Mà dùng tưởng là tại vì nó ngầm được có cái là mình cảm nhận như nó theo cánh tay nó ra, cái bệnh của nó ra, đó là dùng tưởng thì nó mau hơn chút. Thay vì người ta nói như vậy trong vòng chừng ba mươi phút thì bệnh người ta giảm, còn con trong vòng mười phút dùng cái tưởng thì nó giảm, con hiểu không? Bởi vì cái tưởng của mình cảm nhận như nó đi ra mà. Còn cái này mình không có cảm nhận nó ra, nhưng mà: “Bảo ra là mày phải ra chứ không có dám cãi ở đây!” thì nó cũng ra. Cái lệnh của ý thức nó mạnh lắm, nó ra, nhưng mà nó lâu hơn.

Còn con lại kèm theo là thấy như ở trong thân con có cái bệnh nó theo cánh tay nó đi ra. Mình tưởng ra chứ sự thật ra mình không thấy cái bệnh đâu. Nhưng mà cái tưởng lực nó có cái lực, nó trợ giúp cho cái ý thức của chúng ta nó mạnh hơn một chút, không có gì hết. Cái đó đúng, không có sai! Bởi vì đức Phật nói quán thân bất tịnh, thì mình ngồi đây mình quán cái thân như thế này, thế kia, thế nọ bất tịnh chứ sự thật ra mình có ở trên cái thây ma đâu mình thấy? Có phải không? Mấy con thấy không? Mình tưởng ra chứ!

8- ĐỐI TRỊ TÂM SẮC DỤC

(35:08) Mình tưởng ra cái hình ảnh như cái thây ma nó sình lên, nó hôi thối, chứ bây giờ để cái thân mà sình hôi thối trước mặt của mình, thì mình ngồi đó mình tưởng thì chắc là mình không dám ngồi tưởng rồi, bởi vì nó thối quá. Cho nên vì vậy mình có thể đến cái gò mả mà thây ma người ta bỏ, nó sình trương, nó hôi thối, ruồi lằn nữa; thì mình đến đó đó thì mình bịt mũi, bịt mồm; mình đến đó rồi, mình thấy rồi, cái mình về mình ngồi mình quán tưởng, thì cũng dùng tưởng đó con, con hiểu không?

Cho nên nó thấm nhuần, nó làm cho mình thấy được cái thân nó bất tịnh, nó dơ bẩn, nó ghê gớm như vậy cho nên nó đối trị với cái tâm sắc dục của chúng ta, các con hiểu không? Cho nên cái trực tiếp mà mình đến mình nhìn rồi mình về mình quán nó sâu hơn. Còn bây giờ mình không thấy gì hết, mình quán nó coi như là mình tưởng ra, nhưng mà sự thật ra nó không có trực tiếp được dưới cái mắt thấy, dưới cái mũi ngửi mùi, thì coi như là mình chưa có ghê gớm bằng cái người mà người ta đến với cái thây ma mà người ta chết sình trương nó thối. Con hiểu không?

Cho nên trong cái thời đức Phật, buộc chư tăng đến nhìn cái rừng thây ma. Người ta đến rồi, bởi vì thây ma ở bên Ấn Độ họ không có chôn đâu, họ đem họ bỏ trong rừng, rồi nó sình lên. Người chết họ bỏ trong rừng, nó sình lên, rồi họ đến cái rừng thây ma đó họ nhìn, nhìn rồi họ về họ quán tưởng. Cho nên họ nhàm chán, họ ghê gớm, họ đối trị với cái tâm sắc dục của họ, phải không? Còn bây giờ thì con dùng tưởng thì được chứ đâu có gì.

Tu sinh Minh Phước: Con xin có vấn đề này con hỏi thêm là con có viết cái bức thư vừa rồi trình lên cho Thầy. Con có nói về vấn đề của sư Tiệp có góp ý vào cho con là nói về vấn đề mà dùng tưởng. Trong khi như Thầy nói về cái sự mà quán về cái thân bất tịnh, thì cái thời đức Phật họ nhìn thấy nó thực tế. Cho nên họ góp ý là sao không tổ chức mà để cho chư tăng hay là những tu sinh ở đây có thể đi vào cái bệnh viện mà quán?

Quán thực tế về cái thi thể của một người khác để mà nó đem lại nhiều cái lợi ích cho là mình thấy thực tế thì mình về mình quán nó không có mơ hồ mà nó thiếu thực tế, mà nó đem lại lợi ích cho mình, thấy cái thân này là bất tịnh thật và nó ý thức được cái vấn đề vô thường đó Thầy, rồi nó luôn luôn lúc nào nó cũng khắc ghi trong tâm mình. Mà khi mà về mình tu tập thì nó càng tinh tấn hơn, thì như vậy nó diệt được cái tâm sắc dục mình nhanh hơn. Thì trong cái vấn đề đó thì con mới thấy rằng là trong cái sự mà mình tưởng mình không có thực tế, mình tưởng như vậy nó có đem đến tác hại gì cho sự tu tập của mình hay không?

(37:47) Trưởng lão: Cái tưởng mà nó không có đem cái sự tác hại gì cho sự tu tập của mình hết! Bởi vì mình nhiếp tâm, mình an trú, rồi tự nó động nó sinh ra cái tưởng, cũng như mình dẫn nó bằng cái phương pháp tác ý thì nó không động; mà để cái tâm mình tự phóng ra một cái niệm vọng tưởng thì nó bị động tâm, nó không được. Còn bây giờ con ngồi con tưởng trên cái phương pháp tưởng, dù con không trực tiếp thấy cái hình ảnh đó, nhưng mà con tưởng nó cũng làm giảm bớt cái tâm sắc dục của con.

Con nghĩ tưởng mà, nó triển khai cái tri kiến hiểu biết của con về cái sự bất tịnh của cái thân. Mà con quán tưởng qua cái nghĩ tưởng của con chứ con chưa thấy cái thân nó như thế nào, nhưng mà con tưởng thấy cái thây của con chuột nó chết thì nó sình nó thối như vậy, thì con nghĩ con người ta nó còn hơn nữa. Con hiểu không? Chứ chưa thấy cái người ta. Nhưng mà trong cái vấn đề mà tổ chức mà để đi đến bệnh viện để chư Tăng mình xem những cái thân mà chết của họ, để mà ướp ở trong cái nhà xác, cái nhà lạnh, cái nơi mà ướp xác đó, thì cái vấn đề đó là cái vấn đề cái người tổ chức.

Thí dụ như Tu viện Chơn Như mình có chính thức, giấy tờ hẳn hoi, đàng hoàng, có tăng đoàn đàng hoàng, thì mình sẽ làm một cái đơn, cái giấy mình xin đến bệnh viện Chợ Rẫy - cái nơi mà họ ướp xác người chết, để ở đây mọi người được đến đó mà quan sát, quan sát để học tu về cái quán thân bất tịnh. Thì ở đó người ta chấp nhận người ta cho thì mình mới dám đến. Chứ người ta không cho, mình đến làm động người ta, người ta cũng phải tiếp mình.

Cho nên thí dụ như Thầy dẫn một cái tăng đoàn này hay hoặc là số cư sĩ mấy con ở trong cái số này là bốn chục người, hay năm chục người, thì mình làm cái giấy mình xin phép người ta đàng hoàng. Thì ở đó người ta cho người đứng đón mình trong giờ nào, giờ nào. Cái đoàn của mình đến đó, thì họ dẫn cho mình đến xem những cái thây ma chết như thế nào, thế nào. Người ta cũng sẵn sàng người ta giúp đỡ mình chứ không phải không, nhưng mà mình phải có giấy tờ đàng hoàng. Chứ không phải là mình muốn chạy vô, chạy ra mình xem. Ai mà mở cửa cho mình đi ra, đi vô xem ở chỗ mà người ta cất thây ma trong đó? Các con hiểu chưa?

9- PHÁ TÂM SỢ MA

(39:49) Cho nên mình tổ chức đàng hoàng, thì mình xin phép đàng hoàng là người ta cho mình đến đó mình xin phép, thì cái đó là thực tế mấy con. Thực tế để nhìn thấy được những cái thây người mà chết nó rất rõ ràng và cụ thể, đó là điều kiện tốt. Còn bây giờ mình quán tưởng, nó đều là tốt chứ không sao! Trừ ra mình nhiếp tâm và an trú tâm mình lọt vào tưởng, xuất hiện ra ánh sáng hào quang, xuất hiện ra những cái trạng thái tưởng, bằng cách ngồi đây mà thấy thây ma hoặc là thấy những cái điều kiện đó.

Cho nên nhiều khi con quán tưởng mà con nhiếp tâm ức chế tâm con thì con bị những cái hình ảnh thây ma hiện ra. Nó có lợi mà nó có hại là tại vì cái nhiếp tâm sai, nhiếp tâm nó quá cái sức của con thì bắt đầu cái tưởng nó phát triển. Mà trong khi con quán thân bất tịnh thì trong khi đó con quán con đâu có thấy, con tưởng ra nó bất tịnh như vậy vậy, nhưng mà khi mà cái tưởng nó xuất hiện ra thì con thấy được cái thây của người đó như thế này, thế khác.

Nhưng mà ở trong cái sự quán tưởng đó, nó cũng vẫn là cái tưởng đó, nó có thể thấy được cái thây ma nó bất tịnh. Rõ ràng là có cái người nằm chết trước con sình lên này kia con thấy được, nhưng mà đó tưởng nó làm ra, mà nó làm ra như vậy là đúng. Nhưng mà nó nhè nó không có tưởng như vậy được, mà nó lại tưởng ra cái chuyện thần thông phép tắc nữa làm sao đây? Đó, nó dẫn dắt con. Nếu mà nó phải nó quán tưởng bất tịnh thì nó tốt. Đằng này nó không quán tưởng về bất tịnh mà nó quán tưởng về chuyện khác.

Ngồi đây mà nó biết chuyện người ta ngoài kia làm cái gì ngoài kia, này kia nọ. Bắt đầu nó nghĩ nó có thần thông. Bắt đầu nó nghĩ ra cái chuyện mà danh lợi của nó, nó không xả được cái tâm dục của nó, mà nó lại tích lũy cái danh lợi của nó thì nó lại nguy hiểm, bởi vì cái tưởng lực. Cho nên vì vậy mà Thầy dạy mấy con nhiếp tâm và an trú tâm trong ba mươi phút thôi, rồi đi tới pháp khác, chứ không được để ở đó mà đi tới nữa. Đi tới một giờ, hai giờ là nó sanh ra chuyện, con hiểu không? Nó sanh ra chuyện. Cho nên từ cái chỗ mà con ngồi bằng cái tư duy quán xét, con tưởng ra cái này kia, đều đúng pháp là tốt hết, không có sao hết!

Nhưng mà dẫn dắt mấy con tu đúng, thì nhiếp tâm và an trú đúng thì nó không bị sinh ra tưởng nữa. Còn nếu không thì tưởng nó sẽ sẵn sàng nó khởi ra, nó đủ thứ, mười tám loại tưởng mà, nó đâu có ít?! Cho nên tưởng là rất nguy hiểm, nhưng mà biết dùng tưởng vẫn có lợi ích cho sự tu tập của chúng ta. Như hồi nãy Thầy nói, con đưa tay ra: “Cái bệnh theo cánh tay mà ra”, hay là “Thân bệnh này theo cánh tay mà ra” thì con đưa tay ra. Và đồng thời con dùng cái tưởng như là trong thân con có cái bệnh đó đi theo cái tay mà ra, thì cái đó được không có sao hết. Con hiểu không? Nó tốt chứ không có gì hết.

(42:26) Tu sinh Minh Phước: Thưa, con xin hỏi thêm là trong vấn đề cái sự tu tập rồi nó khi mà không thấy thực tế về cái thân xác như vậy đó, thì con mới nhiều khi nó cũng quên đi, vậy cho nên là con thấy nhiều khi mình có thể vô cái nghĩa địa mà ngồi đó tu. Thí dụ như hai giờ đêm chẳng hạn thì con vô đó con ngồi, nó giúp cho mình có cái sức tỉnh thức. Nhưng mà như vậy đó thì cái nơi đó nó có bất tịnh, ảnh hưởng gì đến sự công phu của mình hay không thưa Thầy?

Trưởng lão: Nó sẽ bất tịnh. Nó sẽ, nơi mà thí dụ như có những cái thây ma mà người ta mới chôn, cái hơi nó độc. Con ở trong cái đồng mả rất là nguy hiểm vì ma thì nó không có làm gì con được, mà cũng không có ma nào mà nhát con hết, mà có cái là con sợ, con không dám ngồi giữa đồng mả thôi. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là những cái người mà người ta chết, tuy rằng người ta chôn, người ta dập vậy chứ cái hơi của cái thây ma nó vẫn bốc lên. Chẳng hạn mà bây giờ con nằm ở trên cái nền nhà này, ở dưới này có cái thân xác người ta chôn cũng lâu rồi.

Nhưng mà con nằm đây, nếu mà cái người đó, cái hơi đó mà con nằm đây mà con thấy ngứa ngáy là con cũng bị hơi độc là tại ở cái dưới này. Còn con nằm chỗ khác mà sao thấy không có, mà sao nằm chỗ này có? Tức là cái hơi nó trườm lên, ở dưới đất nó trườm lên. Thế cho nên vì vậy mà, cho nên ở đồng mả mà quán là cũng phải tập. Nghĩa là tôi sợ hãi, tôi hay sợ ma. Tôi sợ ma mà đưa ra đồng mả ở ngoài đó mà ngồi tu thiền một đêm, hai đêm. Chừng nào mà thấy hết sợ rồi thì trở về thất mình tu, điên gì mà ngồi đồng mả để hít thở ba cái hơi độc đó, con hiểu không?

Chứ đâu phải mình ở đồng mả đâu?! Có bao giờ ông Phật dẫn cái tăng đoàn ông ở đồng mả đâu? Nhưng mà cái ông nào mà sợ ma thì cứ ra đồng mả kia mà tu. Còn cái ông nào mà hay sợ âm u này kia thì vô rừng kia ở một mình, để mà phá đi cái tâm sợ hãi chứ không có gì, con hiểu không? Trong khi đưa con đi qua một cái đồng mả và dẫn vào trong cái đồng mả, mới nói các pháp đều vô thường, không có thân người mà thường. Cho nên bao nhiêu người nằm xuống đồng mả để thấy thật sự ra có cái gì đâu là của con đâu. Đó là cái thực tế để mà hướng dẫn con cách thức quán thôi, chứ không có gì hết. Con hiểu không?

10- ĂN UỐNG KHÔNG QUAN TRỌNG, KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ ĐẮM NHIỄM

Tu sinh Minh Phước: Con xin hỏi thêm về vấn đề mà thức ăn, con cũng thấy rằng nó cũng ảnh hưởng trong cái sức khỏe tu tập của mình đó Thầy. Là con thấy là mình phải ăn cơm mà mình ăn một món thôi, hoặc hai món gì đó. Có nghĩa là cho cái bụng nó no thôi để mà nó có nguyên một cái phần cái tâm tham của mình. Với một cái là mình ăn với cơm mà nó nhiều món thức ăn quá, nó rau canh này nọ nó đủ thứ hết, mà cũng trong một buổi ăn thôi. Thì con thấy như vậy nó có ảnh hưởng gì cho sự tu tập của mình hay không thưa Thầy?

(45:20) Trưởng lão: Coi như là mình đừng có quan trọng về vấn đề mà ăn uống thì nó cũng không sao hết! Ai cho gì ăn nấy. Bởi vì Thầy nói thực sự ra ôm bình bát đi xin rồi, có bữa họ cho có ổ bánh mì thì về cũng đừng có than trách rằng không có muối ăn với bánh mì. Cũng ăn được, cũng sống được. Có bữa mình đi khất thực họ cho mình toàn cơm không, không có muối gì hết, cũng về ăn cơm không. Nhất là đi trong xóm vậy đó, bà con là, bởi vì lúc trước Thầy cũng có đi khất thực, đi trong xóm thì hoàn toàn là cho cơm không mà không có cho chao nữa.

Nó xách cái cơm về, nếu mà ở tịnh xá mà không có chao, tương thì kể như ăn cơm không. Con hiểu không? Rồi có khi đi chợ con biết không? Không bao giờ ở chợ họ bỏ cơm đâu. Họ chạy họ mua bánh mì họ bỏ hay hoặc mua nắm xôi hoặc mua cái bánh họ bỏ vô thôi. Họ không có mua cơm họ bỏ cho mình đâu, cũng không có cơm ăn đâu. Cho nên ở thường thường là chia nhau mà đi. Thí dụ như bây giờ mười người thì năm người người ta đi trong xóm người ta xin cơm, còn năm người đi chợ. Ở ngoài chợ họ cho đường, họ cho chao tương họ có, họ mua họ bỏ vô họ cho.

Cho nên thường thường là ở tịnh xá, hồi đó Thầy ở tịnh xá Ngọc Vân ở dưới Mỹ Luông, ở dưới thành ra chia ra, người thì đi trong xóm xin cơm về sớt chia ra ăn. Đó là chia đều. Nhưng mà sự thật ra bây giờ có một mình mình mà chia với ai bây giờ đây? Nếu ở chợ thì cỡ người ta cho mình cái gì ăn cái nấy thôi, không có xin thêm. Còn hễ nếu mà đi vô xin cơm thì thôi. Cho nên trong cái vấn đề về ăn uống thì người ta cho bao nhiêu mình cũng tùy theo cái chỗ mà ăn, mình phải đơn giản nhất.

Cái đồ chiên đồ xào thì không nên ăn nhiều mấy con, vì nó nóng, nó ảnh hưởng. Cái đồ mà ăn ngon dai dai, coi chừng có chất độc hàn the đồ trong đó người ta làm dai. Bây giờ thì nghe nói người ta làm chả, làm này kia bằng cách người ta đánh cho nó dai, Thầy không biết có hay không hay là họ bỏ hàn the vô nó dai nữa. Kiểu đó nuốt ba hàn the riết cái bao tử mình chắc nó tiêu. Cho nên vì vậy mà những cái chất mà gọi là ngon dai đó là Thầy không ăn. Thầy chỉ ăn rau cải nước tương bậy bạ vậy thôi, cái gì vậy thôi, rồi ăn trái cây này kia người ta cho vậy thôi. Nó đơn giản, nó thiên nhiên hơn.

Cái đầu óc của cái người tu sĩ phải thông minh mấy con. Không phải ăn cái miếng dai dai giống thịt mà ngon đâu, không phải đâu. Nó không bổ đâu, nó độc lắm mấy con, ăn những cái chất chả đồ họ làm. Ở ngoài đời người ta ăn thịt cá nó quen rồi, người ta ăn người ta thấy ngon. Còn riêng mình, Thầy nói ăn rau chấm nước tương, muối chứ mà nó ngon, nó không có thích ăn cái thứ đó đâu. Con hiểu không? Cho nên mấy con có bây giờ người ta cho cái gì cho, trong khi cái mà mình cần ăn để cho cái cơ thể mình được khỏe mạnh là đầu óc mình biết, mình có đắm nhiễm không? Mình có thích ăn cái đó không? Đó vậy.

(48:11) Mình thấy còn thích ăn lắm. Chứ cứ rau tương dưa mấy con cứ ăn đi, nó có đau bệnh Thầy thấy cũng nhẹ hơn người ta. Còn cái thứ mà chiên xào, canh đồ này kia nhiều, nó bỏ tống ba bột ngọt trong đó mấy con ăn riết, mấy con cũng tiêu luôn. Mai mốt nó cho liệt thân mấy con nằm xuống đó mà coi chừng bán thân, nó nguy hiểm lắm. Cho nên do vì vậy mà Thầy thấy khi mà ai cho mình ăn gì ăn nấy. Nhất là hiện bây giờ Thầy nói canh là bao giờ người ta cũng phải là lấy từng trái mướp, trái bầu, trái bí người ta luộc, người ta lấy cái nước đó để mà làm cái chất ngọt ra.

Sự thật ra nó cũng trong trái bầu, trái bí người ta nấu canh mà cái người ta biết nấu, người ta đâu cần bột ngọt, người ta vẫn làm canh ngon được. Nhưng mà bây giờ hầu hết là người ta muốn khỏe hơn, cho nên vì vậy mà người ta bỏ bột ngọt vô, cho nên Thầy ít ăn canh. Với Thầy, Thầy nói bây giờ bột ngọt sẵn quá mà, họ chỉ bỏ vô đó mấy hột cho nó ngọt rồi. Bà con xúm nhau mà ăn cái kiểu này rốt cuộc rồi bệnh đau trong cái thân. Thầy biết cái chất độc. Nước tương Thầy cũng không ăn nữa con. Thầy sợ ở trong nước tương có chất chống mốc, con hiểu không?

Nó có những cái loại chống mốc ở trong đó là chất hóa học, cho nên không thèm ăn, ăn cơm với muối bậy bạ vậy thôi, đơn giản. Cho nên cái này là cái trí tuệ của chúng ta, cái Đức Minh Mẫn của chúng ta mà, nó sáng suốt mấy con, nó không bị để cho nó nghiền. Thiếu bột ngọt bữa đó mấy con ăn cơm không được chứ gì? Cho nên đó là một cái về vấn đề ăn uống. Ở đây hôm nay tại vì con hỏi Thầy mới nói chung, về ăn uống, chúng ta chỉ nhắm vào cơm là một, cái thứ hai là muối. Phải không mấy con? Cơm muối là sống được rồi, đâu cần gì đâu?

Rau, con bò ăn cỏ nó có ăn thêm cơm bao giờ không mà nó cũng mập? Mà sữa nó thì mấy con thấy cũng bổ chứ đâu?! Người ta nói sữa bò mấy con thấy nó bổ chứ? Tại nó ăn cỏ sao mà nó có sữa, mà trong sữa nó chất béo có, chứ đâu phải nó ăn cỏ mà không có chất béo? Bây giờ mấy con lại ưa nó ăn dầu, phải có dầu này kia mới có chất béo? Đâu cần. Ăn rau không mấy con cũng có chất béo trong đó đủ chứ đâu có gì. Thầy nói cơm là đã có đủ ở trong đó rồi đó. Từ xưa đến giờ cái dân Á Đông của mình là dân chọn lấy cái hột cơm là làm cái thực phẩm, chứ đâu phải lấy bánh mì? Có phải không?

(50:33) Cho nên bữa nào mà có một bát cơm là đủ rồi, xong thêm vài hột muối nữa là Thầy thấy …​. Nhưng bây giờ chắc chắn mấy con ăn cơm với muối chắc khóc, phải không? Bởi vì ăn nuốt không vô. Sự thật tại mấy con quen đi chứ nó có phải gì đâu? Cầu cơm muối chứ gì? Thầy nói thật sự, đối với Thầy bây giờ cái ăn là cái nạn, cái tai nạn. Ăn phải mất công nhai nuốt mấy con, nó cực khổ có sướng gì đâu. Có phải không? Không nhai làm sao nuốt được, không nuốt mắc cổ thì sao? Phải không? Cho nên ăn là một cái nạn, cái tai nạn. Cho nên một cái người mà người ta hết dục rồi, người ta thấy cái ăn không có cái nghĩa lý gì.

Cho nên hôm nay về vấn đề ăn, mấy con cứ cái nào ăn được, mấy con thấy cái nào hiền mấy con ăn. Cái nào mà mấy con thấy mấy con ăn mà nó hiền, nó đem lại cái sự bình an cho thân của mấy con. Trong những cái thực phẩm của mấy con có chất độc. Trong rau mấy con coi chừng cũng có chất độc, bởi vì họ mới vừa xịt thuốc rầy đó, họ cắt cho mấy con ăn đó. Cho nên coi chừng cái nào mà có thể ăn được mấy con ăn bằng cái trí óc sáng suốt của mấy con. Cho nên ăn bằng trí óc sáng suốt thì đâu có phải ăn để đắm nhiễm?!

Cái người ăn mà đắm nhiễm, bây giờ mấy con có trộn chung trong cái bát hết đồ ăn, mấy con vẫn đắm nhiễm. Mấy con làm thành một cái thứ cháo, kêu là cháo hỗn hợp đó, để mấy con tránh cái dục lạc ăn. Thầy thực sự ăn cái gì ngon biết, nhưng mà không đắm nhiễm. Cái này ngon, chứ cái này tai hại. Thường thường cái vật ăn ngon là cái vật tại hại, không có cái vật gì mà không tai hại. Cho nên mấy con ăn xoài thấy ngọt ngon, nhưng mà ăn chanh, ăn cam rất chua, mấy con thấy dở quá, chua quá.

Không phải! Cái chua nó mới càng lành, nó càng khỏe cái cơ thể của mấy con hơn là mấy con ăn chất ngọt. Có phải không mấy con? Từ ăn trái chuối cho đến trái xoài đó mấy con thấy nó ngọt, nó nguy hiểm hơn mấy con ăn trái chanh chua. Ăn trái cam chua nó còn bổ hơn là mấy con ăn cái chất ngọt. Cho nên đây cũng tùy theo cái cơ thể của mọi người mà thôi. Hãy sáng suốt mấy con, hễ cái gì nó cũng phải vừa đúng nó thôi. Ở đây mình có phước, người ta cho mình ăn cái gì ăn, đủ hết. Nhưng mà mình ăn với cái sự mà sáng suốt của mình, chứ không đắm nhiễm cái ngon, cái dở này nữa.

(52:44) Đời có cái gì? Cái chất ngon này cũng là chất bất tịnh. Con thấy để bữa nay ngày mai nó thiu rồi còn ăn được cái gì nữa? Nó chua, nó chát, nó hôi, nhiều khi nó đắng nữa mấy con. Phải không? Cho nên vấn đề ăn không quan trọng. Có cái gì ăn cái nấy, đừng coi cái gì, mình không có đòi hỏi người ta phải cúng dường mình phải vầy vầy vầy. Vậy thì mình còn sắp xếp cho người ta rồi chứ gì? Thì mình còn bị …​, con hiểu không? Ai cho tôi cái gì cũng được hết. Nhưng mà nhìn cái này, tôi ăn nhiều, ăn ít là do tôi nè. Tôi làm chủ nó, tôi có thèm có khát không nè?! Có vậy thôi.

Tôi có ưa nó không nè?! Tôi xét từ cái ăn, tôi thấy cái này tôi khoái khẩu, tôi thích thì cái này tôi sai, còn cái này tôi không khoái khẩu thì cái này không đúng. Mà khi mà nó ưa thích cái đó là ngăn nó liền. Mình có pháp làm chủ mà: “Mày ưa thích cái này thì mày sẽ ưa thích những cái khác. Tao cấm mày từ đây về sau không có ưa thích nó nữa”. Nó ưa cái gì là mấy con chặn đầu nó liền tức khắc. Bởi vì mình có phương pháp Như Lý Tác Ý của Phật rồi. Thì cái tâm niệm của mình nó còn dục, không dục trên cái thực phẩm là mình đã chặn đầu nó hết rồi.

Mình có phương pháp mà con. Cho nên không sợ gì hết! Đã đẩy lui bệnh thì thứ đồ ăn uống mà không đẩy lui được hay sao?! Cho nên ở đây Thầy nói bây giờ mấy người có dụ Thầy cách gì đi nữa, Thầy thấy tất cả mọi cao lương thực phẩm của quý vị, chứ điều kiện là chất độc. Đem cho Thầy nắm rau hoặc là một ít muối với cơm là đủ rồi, không cần thiết.

11- NHẬN CÚNG DƯỜNG VỪA ĐỦ

(54:19) Nhưng mà đồ ăn của quý vị cúng dường, Thầy nhận cái sự cúng dường của quý vị hết. Nhưng mà có ăn hay không là do Thầy. Còn cái lòng cúng dường, Thầy nhận hết sự cúng dường, còn cái ăn hay không là do mình.

Chứ không phải mình thấy mà giờ tiếc quá, không phải, cần bỏ là mình bỏ. Tôi nhận hết cái sự cúng dường này, tôi phải tu tập để mà tôi đền đáp cái công ơn của người ta. Nhưng mà cái mà tôi ăn không được, không phải là tôi lấy cơm cho nhiều mà tôi bỏ cho kiến ăn là tôi phạm tội bởi vì là cái cơm. Còn bây giờ những thực phẩm này tôi biết nó có chất độc, bây giờ người ta cho mình chè nhiều quá, mà mình biết rằng những con kiến mà đi tìm một thứ ngọt nó rất khó, có phải không? Kiến nó ưa đường, phải không?

Bây giờ đó mấy con, cái này thay vì mấy con xét thấy cái này mình không nên ăn nhiều, ăn chất ngọt nhiều không tốt. Do đó các con đem ra (các con đừng có đem ra bỏ bên cái hè thất của mấy con, kiến nó vô nó ở mai mốt cắn ráng chịu), đi ra ngoài kia, coi cái ổ kiến đâu ngoài kia, đem bỏ nó ngoài kia, nó không có vô thất mấy con. Chớ rồi thấy kiến nó bò bò đó, thôi để bỏ đây cho nó lại nó ăn, mai mốt nó đùn cái ổ ở đó (kiến nó có ăn nó lại đó đùn ổ ở) thì mai mấy con sẽ lại khổ sở với nó. Đuổi nó không phải dễ, mà giết nó là mang tội đó.

Cho nên muốn bố thí là phải đi coi cái ngoài rào, ngoài dạo, ngoài rừng kia kìa, coi cái chỗ nào mình đem bỏ được. Ở đây con nhận cái sự cúng dường này là trong khi mình đi khất thực, rồi con thấy người ta bỏ vừa bát của mình là mình đậy nắp lại mình về mình ăn hết. Những cái chất nào độc thì mình bỏ nó ra, còn những cái chất nào mà ăn mà không độc thì mình ăn. Còn ở đây cô Út cô cúng dường cho mấy con là Phật tử cúng dường, mình nhận cái lòng cúng dường đó của Phật tử, cái nào ăn được mấy con ăn, ăn không được mấy con bỏ, có vậy thôi.

Tu sinh Minh Phước: Dạ con xin cám ơn Thầy, con cố gắng nhiếp tâm.

(56:07) Trưởng lão: Cố gắng nhiếp tâm ba mươi phút con, cho kỹ. Nhất là có bệnh phải dùng cái phương pháp đuổi bệnh đó con.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy hơn mười giờ rồi.

Trưởng lão: Hơn mười giờ rồi hả con? Thôi bây giờ Thầy nghỉ con, nghe không. Rồi còn một số người để tiếp tục ngày mai đi con, ngày mai Thầy sẽ tiếp tục. Buổi chiều Thầy phải kiểm tra bên nữ, rồi ngày mai Thầy sẽ ra Thầy tiếp tục Thầy kiểm tra lại mấy con nữa.

Tu sinh: Thưa Thầy mấy bài của một Tu sinh.

Trưởng lão: Vậy hả con, được rồi, được rồi đưa Thầy.

Rồi bắt đầu mấy con tu được, cái cuối tuần này mấy con phải ghi lại cái kết quả của sự tu tập của mấy con như thế nào, mấy con ghi lại một trang, một tờ vậy thôi, ghi tóm lược một tờ vậy cho Thầy.

Tu sinh: Kính thưa Thầy hôm qua trong gia đình con có người thân mất, từ chiều hôm qua con về rồi sáng nay con lên trễ.

Trưởng lão: Vậy hả con, rồi được rồi Thầy sẽ nhận cái bức thư này cho. Rồi.

Bây giờ hết giờ rồi, bây giờ nghỉ con, mười giờ rồi, thôi nghỉ. Mấy con chuẩn bị để về thọ thực, chứ còn không khéo là mấy con đói chết. (Con không đói). Bắt đầu mấy con mà đem nước uống, mấy con đừng rót ly nước đầy. Thầy dặn nhé, chừng khoảng như thế này Thầy mới dám uống, uống hết mới uống. Uống không hết, thôi mình thiệt thà là mình nhịn khát đi về, chứ uống mà đổ ly nước là phí bỏ sự sống, các con hiểu chưa. Thôi Thầy về ha mấy con, thôi Thầy về. Thầy về xin chào mấy con, sáng mai học.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy