00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 10-SUY NGHĨ THIỆN ĐỂ KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI KHÁC

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 10

SUY NGHĨ THIỆN ĐỂ KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI KHÁC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh Nữ

Thời gian: 23/02/2008

Thời lượng: [41:14]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- CÓ NHIỀU PHƯƠNG PHÁP TU TẬP ĐỊNH TỈNH

(00:04) Trưởng lão: Còn cái thời gian một phút để cho có, người nào cũng phải tu đúng ba mươi phút hết. Chứ không phải là cái thời gian tu, có người thì tu năm phút, có người tu một phút, có người tu chừng một cánh tay đưa ra đưa vô thôi. Đó là cái căn bản của mấy con tập luyện để cho đạt được cái chất lượng. Còn cái thời gian mà mỗi người đều phải tu ba mươi phút hết.

Người nào cũng phải tu ba mươi phút, chứ không phải là cái người mà tu một phút thì chỉ có tu mười phút. Không phải, họ cứ tu đúng ba mươi phút. Mà cái người mà bây giờ ba mươi phút mà đạt được cái chất lượng không niệm, thì mấy con cũng tu ba mươi phút, chứ không được tăng lên một giờ.

Chừng nào mà Thầy cho tăng lên một giờ thì đồng đều lên một giờ, mà không thì mấy con sẽ tập. Và đồng thời Thầy thấy thí dụ như ba mươi phút mà không đạt được, Thầy sẽ cho con tăng lên như thế nào thì Thầy cho lên thôi. Còn mấy người này thì đang ở tu để mà đạt được cái chất (lượng) ba mươi phút thôi.

Còn riêng con mà ba mươi phút đạt được, Thầy sẽ nâng lên cho tới từ một giờ đến hai giờ, ba giờ rồi, cái đó là cái phần đặc tướng riêng của con rồi, nó khác rồi. Còn con thì không lấy, giờ tu về cánh tay con thấy nhiếp tâm không được thì con sẽ đi kinh hành. Mà đi kinh hành không được thì con chọn hơi thở. Mà hơi thở được thì con lấy hơi thở mà làm cái chuẩn để tu tập đó.

Được trong ba cái thân hành này thì cái hành động tay, hành động chân và hành động hơi thở, cái nào mà nó hợp trong cái thời điểm mà con đang tu tập. Cũng như buổi sáng con tu thì cánh tay thì nó tốt, trưa chiều vô đưa cánh tay ra vầy mà nó không có nhiếp được thì con thay đổi đi kinh hành.

Thay đổi đi kinh hành không tốt thì con ngồi lại hít thở, mà nó hít thở được thì con ngồi lại hít hơi thở, cũng như tu cánh tay đưa ra vô chứ không có gì. Đây là cái nhiếp tâm và an trú chứ nó không phải là thấy cánh tay khác, mà thấy đi kinh hành khác, mà cái hơi thở khác, không phải. Ba cái này nó thuộc về thân hành, thân hành con. Không có gì.

Cái tâm con không định tỉnh thì vọng tưởng nó sẽ vô. Chừng nào mà con ngồi trong ba mươi phút mà con ngồi con không tu gì hết mà tâm con bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, nó không niệm vọng tưởng, thì đó là con đã đạt được ở trên Tứ Niệm Xứ rồi. Nó khác, cái Tứ Niệm Xứ nó như vậy.

Thì bắt đầu bây giờ đó, con phải tập nhiếp tâm và an trú, và cái phần này là cái phần định tỉnh. Con thiếu sức định tỉnh cho nên con ngồi như thế nào thì con cũng vẫn có vọng tưởng, không thể nào mà không vọng tưởng, phải không?

Bây giờ phải tập trở lại kỹ, để rồi Thầy sẽ kiểm tra. Rồi sau khi kiểm tra rồi, con khiếm khuyết cái phần nào đó, thì Thầy sẽ hướng dẫn cái phần đó cho con thêm. Tức là Thầy cũng có đến đây để Thầy sắp lớp. Và đồng thời cái đặc tướng của mấy con đều là có thể nó ngoại lệ trong cái sự nhiếp tâm mà Thầy dạy cái phương pháp khác.

(02:38) Do con bây giờ nhiếp tâm, nó sẽ bị ức chế cái thần kinh của mấy con thì nó bị rối loạn, nó sẽ hiện ra tiếng ù tai hay hoặc là nó nhức đầu. Thì bắt đầu con không có được tu cái nhiếp tâm này nữa, mà Thầy sẽ dạy cái phương pháp khác. Có nhiều phương pháp để mà giúp đỡ cho mấy con được cái sức định tỉnh, mà tùy theo cái đặc tướng của mọi người, con hiểu không? Chứ đâu có lý nào bây giờ dạy con nhiếp để mà con khùng nữa thì làm sao được.

Thôi, bây giờ ngồi xuống đi. Rồi, ra vô cũng giống như cái hơi thở, chứ bây giờ không phải là mấy con tập Định Niệm Hơi Thở đâu, rồi tu hơi thở. Nhưng mà có người bây giờ người ta nương vào hơi thở người ta tu được, thì cũng giống như là cái hơi thở, thở ra thở vô cũng giống như cánh tay đưa ra đưa vô, chứ không phải là hơi thở đâu, con hiểu không? Cho nên bây giờ con tu cánh tay đưa ra đưa vô cũng như là cái hơi thở của con vậy. Con không cần tu hơi thở, vì con đã nhiếp được ở trong cánh tay của con thì cứ ôm cánh tay mà nhiếp để cái sức định tỉnh ở đó, để mà con đi tới cái chỗ mà con tu Tứ Niệm Xứ, con hiểu không?

Để nhiếp tâm an trú, định tỉnh được cánh tay, hoặc là cánh tay không được thì bước đi kinh hành, mà bước đi kinh hành không được thì mới dụng hơi thở. Cái người mà dụng được hơi thở thì cái hơi thở người ta không bị rối loạn. Cái hơi thở nó là Thân Hành Nội, nó rất khó mấy con, chứ không phải dễ đâu. Lơ mơ thì nó bị ức chế, nó bị rối loạn hô hấp đó con. Cho nên Thầy dạy các con cánh tay đưa ra vô, hay hoặc đi kinh hành thôi. Nhưng mà cái người có duyên người ta vốn có với hơi thở, người ta dễ nhiếp tâm trong hơi thở. Thì cũng hướng dẫn người ta hơi thở được, nhưng mà cái hơi thở người ta không bị rối loạn, phải không?

Cho nên con cứ sử dụng cánh tay đưa ra đưa vô đi, nó hợp với con thì cái đó là tốt rồi. Ở đây Thầy dạy mấy con nhiều cái phương pháp để tập định tỉnh: cánh tay đưa ra đưa vô, và cái bước đi, và hơi thở. Người nào hợp, đặc tướng của mình hợp với cái hành động nào, Thân Hành Ngoại, Thân Hành Nội, đều là mấy con nhiếp tâm được là mấy con ôm cái đó mà mấy con tu tập, chứ không phải là tu cái khác đâu.

Còn chừng nào mà Thầy dạy mấy con tu tập cái nội lực thì buộc lòng mấy con phải tu tập Định Niệm Hơi Thở nữa, người nào cũng phải tu tập. Bây giờ con tu tập chưa được, nhưng mà sau khi mà sáu tiếng đồng hồ con bất động. Tâm con bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, con ở trên Tứ Niệm Xứ, chừng đó con sẽ dùng hơi thở không có cái rối loạn gì cả.

Cũng như con sau này, khỏi cần lo điên nữa đi, bởi vì khi mà tâm cái gì cũng được hết. Bây giờ tâm thanh tịnh rồi thì nó dễ. “Không có thời gian, đến để mà thấy”. Thì tức là chúng ta không tu thôi, tu là phải có giải thoát. Chứ không có giải thoát mà nó không hợp với đặc tướng của mình thì phải thay đổi liền, chứ không phải để.

Cho nên ở đây có nhiều cái phương pháp lắm con. Để rồi Thầy sẽ kiểm tra lại kỹ coi mấy con, cái đặc tướng của mọi người như thế nào, ở trong cái phương pháp nào nó hợp với họ hay không hợp, để rồi từ đó mấy con tu nó mới có cái kết quả. Chứ không phải là tu chung chung, người nào cũng phải tu vậy hết, không phải đâu.

(05:22) Một cái người mà bị căng thần kinh thì tức là phải tu khác rồi. Một cái người mà tu về đi kinh hành thì nó khác rồi. Một cái người mà tu đưa cánh tay ra vô thì nó khác rồi. Tùy theo cái đặc tướng của người ta, nó hợp cái gì Thầy mới hướng dẫn để cho người ta đạt được cái chất lượng, mà đạt đến cái Tứ Niệm Xứ. Để thực hiện trên Tứ Niệm Xứ, để tâm bất động hoàn toàn, để đi vào cái chỗ giải thoát, để luyện thần lực. Cái đó để mới làm chủ được sinh, già, bệnh, chết.

Thì con hãy yên tâm, Thầy sẽ có những cái phương pháp Thầy dạy con tu tập. Chứ mà bây giờ con tu tập theo những cái điều kiện mà Thầy dạy chung cho những người này thì con tập chưa được, thì con chờ đợi, phải không? Bây giờ thì chưa, mà chưa phân lớp ra mà. Để rồi chừng mà phân lớp ra thì cái đặc tướng của mỗi người, thì cái người nào nó riêng có cái đặc tướng riêng biệt mà. Cái số đặc tướng như vậy là nó ít, có mấy người à, còn bao nhiêu thì nó chung chung nhau. Thì nó như vậy rõ ràng là Thầy lấy cái chung trước, để rồi lấy cái riêng nó phải sau chứ mấy con. Thì cái nào thì Thầy cũng dẫn dắt mấy con đi tới cái giải thoát của Đạo Phật thôi, chứ không bỏ người nào hết.

Một người tu tập khuyết tật, hai mắt không thấy hoặc là tay chân què quặt này kia đều là tu tập được khi mà Thầy dạy. Bởi vì giải thoát ở tâm của mình. Giải thoát làm chủ được cái thân tâm của mình, chứ không phải là cái gì khác đâu, cho nên mấy con yên tâm. Theo Đạo Phật là không có nghĩa là những người tàn tật thì không được xuất gia. Đối với Thầy thì người nào cũng được xuất gia, cũng là tu thành Phật hết. Những người nào cũng được giải thoát, không có gì hết. Bởi vì Đạo Phật là đạo an ủi cuộc sống của con người, để đem lại cái sự bình an cho con người, để đưa họ đi đến chỗ giải thoát hoàn toàn. Chứ không phải là người cho tu, mà người không cho tu, không phải vậy đâu.

Cái người điên khùng không cho tu, không phải đâu. Điên chừng nào lại cho tu điên chừng ấy cho nó hết điên. Con hiểu không? Cho nên vì vậy mà mấy con yên tâm, cố gắng mà tập luyện, phải không? Rồi bắt đầu bây giờ xong chưa?

Tu cái pháp để cho nó tăng cái thời gian đó lên, chứ không phải là tu đúng ba mươi phút đứng đó hoài, nó phải tăng lên tới sáu tiếng đồng hồ. Lúc đó Thầy sẽ trợ giúp thêm, chỉ cho cái pháp để cho tăng cho được. Chứ bây giờ con tăng lên thì nó bị vọng tưởng hay hoặc bị này kia, nó bất an. Con tăng chưa được là tại vì con chưa có biết pháp để tăng lên ở trên Tứ Niệm Xứ, để cho mình vượt qua những cái khó khăn của nó.

Thì sau này, bởi vì Thầy về đây là Thầy kiểm tra cho mấy con, Thầy giúp cho mấy con vượt qua những cái khó khăn để mấy con đi xa nữa chứ. Đứng cái chỗ đó rồi mấy con làm sao mà đi tới được. Các con yên tâm đi, Thầy có đủ cái đải để làm cho nó suôn sẻ mấy con đi cho được thôi. Để cho mấy con tu tập được thôi, không có gì mà khó khăn. Đối với Thầy thì không có người nào mà khó hết đâu. nghĩa là Thầy dạy sao mấy con tu tập được như vậy thì mấy con sẽ được giải thoát, cho nên yên tâm cố gắng thực hiện. Tất cả những cái gì mà cuộc đời mấy con nên bỏ, các pháp đều vô thường, không có pháp nào hết.

Tu sinh 1: Con kính thưa Thầy, vừa rồi con hỏi về giấy tờ ạ. …​

2- THÂN NGỒI PHẢI NGAY THẲNG BẤT ĐỘNG

(08:10) Trưởng lão: Ngồi bất động được thì trong vòng ba mươi phút, ít nhất con tu cho Thầy trong vòng ba mươi phút. Về cái tâm thì kiểm tra coi con ngồi được ba mươi phút thì tu tập từng năm phút, một phút không niệm thì chúng ta mới có căn bản. Và đồng thời thời gian tu làm sao ngồi an ổn, và đồng thời như vậy thì cái người tu ngồi bất động được thì sẽ thu xếp cho cái lớp mà bất động. Cái thân mà nó còn động thì Thầy sẽ hướng dẫn xong rồi Thầy kiểm. Và cái tâm mà nó an trú cho được, nhiếp tâm được thì Thầy sẽ hướng dẫn cho mình nhiếp tâm được từ một phút đến ba mươi phút bằng cách dẫn tâm. Các con mà ngồi ba mươi phút mà để hướng cái tâm của mình hoàn toàn nó không niệm ba mươi phút bằng cách dẫn tâm thì con sẽ tiến bộ.

Vì các con phải biết dẫn nó đi ba mươi phút thôi hoặc hai mươi các con xả nghỉ, cứ ngồi hoài thì mỏi. Thở năm hơi, hít năm hơi. Ở đây thì cái phương pháp Thầy dạy là chúng ta dẫn tâm chúng ta vào cái chỗ nhiếp tâm, làm cho tâm chúng ta nhiếp được ba mươi phút hoặc một giờ, hai giờ không niệm.

Nhưng mà phải có phương pháp chứ không phải là cứ ngồi ức chế để cho nó cho hết vọng tưởng, mà ở đây dẫn nó không vọng tưởng, không có niệm khởi, ở đây không vọng tưởng bằng cái phương pháp dẫn, chứ không phải bằng cái ngồi ức chế. Trước khi mà để mà dẫn cái tâm của mình nó đi vào được cái chỗ mà bất động, nhiếp tâm được thì cái thân phải ngồi bất động, chứ còn nếu mà ngồi cứ nhúc nhích động hoài không được.

Do đó phải dẫn cái thân của mình nó bất động, thì thân bất động cái chỗ duyên hợp thì mình bị duyên, nó mà bị động thì cái tâm mình phải động theo, thì cái thân nó bất động thì cái tâm nó vẫn động chứ sao nó bất động được. Do đó mình giữ gìn mình từng chút, nên bây giờ Thầy triển khai cái tướng ngồi của mấy con.

(10:18) Hôm nay Thầy dặn cô Út phải tập cho mấy con ngồi, cái tướng ngồi của mình cho nó thẳng. Cái mặt của mình nhìn nó phải đúng cách chứ đừng ngửa quá cũng không phải cúi quá. Cái thân ngồi đừng có rung động, thì đừng có rung động thì mình có ngước lên ngước xuống thì cái thân nó động nó không có định tỉnh được. Cho nên phải tập một thời gian sau có cái người giúp đỡ mình thì sẽ không bị rung động nữa. Và đồng thời ngồi ngay thẳng thì nó rất tốt, cái tướng ngồi của một cái người ngồi thiền có cái tướng phước điền.

Mình ngồi nghiêng hay hoặc ngồi ngửa, hay cúi người gằm xuống như thế này thì nó không có đúng cái tướng của cái người ngồi thiền. Cho nên cần phải sửa lại, và cái tác động để cho nó thẳng thớm. Còn cái người nào mà nó đã ngồi thẳng thớm rồi thì mấy con cố gắng giữ cho nó tốt. Đó là cái phần thân. Cái phần dùng thân để cho càng lúc nó phải càng vững, nó vững vàng cho nó tốt hơn.

Thì khi không ngồi thôi, mặc dù là ngồi năm phút, hay là mười phút hay ba mươi phút đều là phải ngồi thẳng thớm, đàng hoàng, lưng thẳng, tập cho nó thành thói quen. Chứ không khéo nó sẽ cần phải, thói mình, cái thói quen mà mình ngồi thụng lưng, hoặc là ngồi nghiêng qua, nó thành ra cái thói quen.

Khi mình ngồi nó nghiêng thì mình nhiếp tâm nó an, mà mình sửa nó ngay thì nó chướng ngại, nó làm cho mình bị khó chịu. Do đó mình cố gắng mình tập cho nó ngay ngắn về cái mình ngồi. Kể ra thì trong cái thời gian sắp tới đây, thì Thầy dặn cô Út cho mấy con, thì ít ra thì dành mỗi một cái buổi học cho được nửa tiếng đồng hồ ngồi. Ngồi lâu nó mới thấy được cái thân của mấy con rung động, ngồi năm, ba phút thì không thấy.

Thì do đó cái thân nó bị nhúc nhích, hay hoặc nó bị thụng, thì sẽ có cái sự sửa cho mấy con quen đi. Mình cố gắng hơn. Trong khi mình ngồi tập thể, mình sửa cho nó quen trong khoảng ba mươi phút. Ba mươi phút là cái tiêu chuẩn để mà nhiếp tâm cho nó được và đồng thời cũng ba mươi phút mà an trú cho được. Nhưng về cái phần tâm thì thật sự ra có người thì mình nhiếp được. Nhưng mà nhiếp được thời này thì thời khác nhiếp không được, chứ không phải là nó liên tục.

Nhưng ở đây cái phương pháp của Phật thì cách thức mình nhiếp tâm là bằng cái phương pháp, chứ không phải ngồi giữ cái tâm mình cho nó đừng có khởi niệm. Hoặc là mình tập trung trong cái tâm mình trong hơi thở cho nó đừng có khởi niệm, thì cái đó mình dùng phương pháp ức chế cái tâm của mình.

(13:02) Cái mục đích tu như vậy là từ xưa đến giờ đó, các nhà Đại thừa, các cái Thiền tông, hay là Yoga thì nó đều có cái sự tập trung như vậy. Mà thậm chí như ở bên Miến Điện thì những cái trường thiền mà người ta dạy cho mình quán thân, quán tâm, hay quán pháp, nó cũng đều dạy cho mình tập trung bằng cách đó.

Thì ở đây chúng ta không có tập như vậy, mà chúng ta tập theo cái phương pháp mà Phật đã dạy. Phật đã dạy chúng ta dẫn tâm vào đạo, tức là chúng ta dẫn nó vào cái điều kiện mà chúng ta muốn. Bây giờ muốn chúng ta nhiếp tâm ở trong cái hơi thở, cho nó biết thở ra thở vô thì chúng ta phải dẫn nó, chứ không thể nào mà để tự nó, nó ngồi nó im lặng để nó nhiếp trong hơi thở. Thì trong khi chúng ta ngồi im lặng mà nhiếp trong hơi thở thì đó là cách thức ức chế, chứ không phải dẫn tâm vào cái sự nhiếp tâm.

Còn cái này dẫn tâm vào sự nhiếp tâm nó có cái phương pháp. Phương pháp nó gọi là Như Lý Tác Ý. Mình lấy cái ý thức của mình tác ý để cho mình dẫn vào thì như vậy mình mới đạt được cái chất lượng, đạt được cái vào cái chất lượng của sự tu tập của mình mình dẫn. Thí dụ mình muốn dẫn mười phút là nó sẽ vào mười phút. Mà mình muốn dẫn tâm mình nó vào hai mươi phút thì nó sẽ đạt được hai mươi phút. Mà dẫn tâm mình vào ba mươi phút thì nó sẽ đạt được ba mươi phút, mình đi vào ba mươi phút.

Cũng như là mình dẫn thân tâm mình vào cái sự an trú an lạc, thì cái thân tâm mình nó sẽ vào cái sự an trú an lạc của nó. Chứ không phải là mình ngồi yên rồi thấy nó an lạc mà mình cho đó là mình sẽ an trú. Không phải. Tự nó là nó xúc tưởng hỷ lạc, nó xuất hiện ra thì do đó không phải là do cái sự dẫn dắt của mình.

Mà mình dẫn dắt nó để nó vào an trú thì ít ra thì mình phải có cái phương pháp mình dẫn nó vào. Nó an trú được bằng cái phương pháp của mình thì đó là chính cái mình đã làm chủ thân tâm. Cho nên muốn mà dẫn vào cái sự an trú thì các con phải tập. Phải tập chứ không tập thì không dẫn vào được.

Dù hiện giờ mấy con có người thì một phút, nhiếp tâm một phút, từ một phút đó thì nó cũng nhiếp được. Thì có người năm phút, có người mười phút, có người hai mươi phút, có người ba mươi phút. Nhưng cái sự mà nhiếp như vậy đó, là cái phần đó là cái phần ức chế tâm, chứ không phải là do mình dùng pháp mà nhiếp tâm.

(15:17) Hôm nay Thầy dạy mấy con hãy lắng nghe kỹ để cho mấy con tập. Thì trong vòng chắc có lẽ là một tuần sau thì Thầy sẽ kiểm để mà sắp xếp cho mấy con. Cái lớp của mấy con người nào mà nhiếp cái trường hợp mà nhiếp cái tâm nó không có thời gian dài vẫn được. Còn cái người nào mà dẫn tâm mình mà nó chưa có kéo dài được cái thời gian, thì do đó Thầy sắp xếp một cái lớp cho mấy con thấp hơn.

Nhất là cái phần mà động thân. Nếu mà mấy con động thì buộc lòng mấy con phải ở cái lớp thấp. Mà cái thân mà mấy con không động, không nghiêng thì cho mấy con ở cái lớp cao hơn. Bởi vì nó vừa thân mà vừa tâm nữa. Cái thân mà nó ngồi ngay thẳng tốt mà cái thân nó động thì người ta dạy cách thức mình dẫn. Còn cái thân mà nó ngồi mà nó dao động, mà cái tâm nó nhiếp tốt mà cái thân nó dao động thì người ta sẽ cho mình sắp vào cái lớp mình thấp. Bởi vì cái thân mình chưa làm chủ được, cho nên nó bị dao động, nó bị nghiêng ngả, nó không thẳng.

Cho nên tất cả những cái này, nó phải thân tâm nó phải phù hợp, nó phải bất động. Chứ còn nó không bất động được thì buộc lòng người ta sẽ cho mình xuống vào cái lớp thấp, theo lớp thấp hơn. Và đồng thời thì trong cái giờ cách thức ngồi thì sau này thì cô Út sẽ, ở đây cô sẽ dành một cái thời gian ba mươi phút trong cái giờ học. Sau khi cái giờ học xong rồi, thì hay hoặc là trước khi học thì cô sẽ dành cho mấy con một cái ba mươi phút ngồi. Để rồi cô ấy sẽ xem xét cái người nào mà nghiêng qua ngả lại, ngửa mặt thì cô sẽ sửa lại cho mình ngồi cho thẳng thớm, cho đúng cái tư cách của một người ngồi thiền.

Chứ không khéo thì cái tướng của mình nó sẽ bị lệch đi. Mà nó lệch đi thì mấy con sẽ ngồi không lâu, và cũng nhiếp tâm cho nó đạt được cái chất lượng cao thì nó sẽ không đạt được. Nó phải cái sự thân tâm nó phải phối hợp một cái duy nhất là bất động. Thì bất động phải thẳng thớm, chứ không thể nào bất động trong cái sự cúi hay ngửa, hay hoặc là nghiêng qua nghiêng lại thì nó không được. Do đó thì cô Út sẽ nhận lãnh cái trách nhiệm để mà giúp đỡ cho mấy con ngồi ngay thẳng hẳn hoi, hoàn toàn. Kỳ sau mà Thầy đến kiểm thì người nào cũng ngồi ngay thẳng, không có còn xiên xẹo.

Và đồng thời thì các con cố gắng giữ gìn để cái thân mình đừng có bị nhúc nhích, hay hoặc bị thụng rồi ngước lên ngước xuống, thì như vậy là lúc nào cái thân của mình động thì cái tâm mình không thể nhiếp được. Mà các con lưu ý về cái phần này. Cho nên phải có người mà trợ giúp mình, để cho mình được ngồi thẳng và cách thức để cho giúp mình để cái thân nó đừng có dao động. Và đồng thời thì mới dạy các phương pháp, mấy con mới dẫn tâm mình vào cái chỗ mà nhiếp tâm. Khi mà nhiếp tâm được rồi thì lúc bấy giờ thì các con sẽ an trú tâm, chứ còn nhiếp tâm chưa được thì làm sao an trú tâm được. Cho nên khi mà nhiếp tâm được rồi thì an trú tâm.

3- SUY NGHĨ THIỆN ĐỂ KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI KHÁC

(18:06) Còn cái phần mà học để xả tâm thì mấy con, theo Thầy đọc một vài cái tập của mấy con rồi thì Thầy thấy mấy con ghi chép về phần xả tâm thì rất tốt. Nhưng phải áp dụng, chứ không phải ghi chép không, mà còn phải áp dụng lúc nào cũng phải xả tâm. Vì các con đã hiểu rằng: “Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta.” Cho nên tất cả những cái gì chúng ta sẽ không giữ gìn được đâu, cho nên chúng ta buông xuống hết. Ai làm gì chúng ta vẫn giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, để lúc nào chúng ta cũng bất động trước mọi hoàn cảnh hết. Cho nên chúng ta cố gắng mà xả không có làm phiền lòng một người nào.

Thì các con thấy cái đạo đức của đạo Phật nó xác định rất rõ: “Không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ tất cả chúng sanh”. Không làm khổ mình, tức là mỗi mỗi điều là mình phải suy nghĩ thiện thì nó sẽ không làm khổ mình. Mà có cái niệm ác hay hoặc có cái suy nghĩ ác thì nó sẽ làm khổ mình rồi. Và hành động miệng và hành động thân của mình sẽ không làm khổ người khác, do đó mình cảnh giác rất là cẩn thận từ cái hành động, từ cái lời nói của mình, thì sẽ không làm khổ ai hết.

Nghĩa là lúc nào mình cũng phải thực hiện cái Đức Hiếu Sinh, lúc nào cũng phải làm cho mọi người xung quanh mình được vui vẻ, không được làm cho họ buồn phiền, các con nhớ kỹ. Vô tình mấy con chỉ có một hành động là mấy con đã làm người khác người ta buồn phiền thì tức là mình đã đi lệch con đường tu giải thoát của đạo Phật rồi. Cho nên mình cố gắng khắc phục về cái ý thức của mình, để mình hiểu, để mình hàng phục những cái hành động hàng ngày thân miệng ý của mình, để không làm khổ người khác.

Mà người nào mà có làm khổ mình thì mình thản nhiên bởi vì mình đừng có để ác pháp đó tác động vào tâm của mình, vào thân của mình thì mình sẽ thản nhiên. Ở đời có cái pháp nào, bởi vì mình đã hiểu các pháp đều vô thường, có cái pháp nào là nó thường đâu mà mình lại sợ nó sẽ hại mình, nó sẽ làm cho mình khổ đâu. Cho nên khi mình thấy nó vô thường rồi thì cái tâm mình nó sẽ bất động, mà bất động đó là giải thoát. Đó, các con thấy Phật pháp nó thực tế lắm, chứ nó không phải là một cái nói nó phải có một cái thời gian tu tập rồi mới có giải thoát. Nó giải thoát liền ngay tại khi mà chúng ta đã hiểu biết nó thì thân tâm chúng ta được giải thoát.

Rồi tiến tới sâu hơn nữa thì như bây giờ mà chúng ta đã tập, mình dẫn tâm vào để nhiếp tâm được và an trú được, để chúng ta có sức định tỉnh. Nhờ sức định tỉnh đó thì chúng ta mới kéo dài được cái trạng thái bất động của Tứ Niệm Xứ. Nhờ cái trạng thái bất động của Tứ Niệm Xứ đó thì chúng ta mới luyện được cái nội lực, cái thần lực, Tứ Thần Túc. Do như vậy chúng ta mới làm chủ được sự sống chết. Chứ còn nếu không thì chúng ta không thể nào làm chủ được sự sống chết.

(20:37) Cho nên hiện bây giờ Thầy đang kiểm nghiệm để sắp lớp của mấy con, coi mấy con tu học ở cái lớp nào. Nếu mà tu học ở lớp Tứ Chánh Cần thì mấy con sẽ ngăn ác diệt ác, thì vì vậy mà chừng đó người ta sẽ dạy cách thức mấy con sẽ ngăn ác diệt ác bằng cách nào. Và nếu mà các con có tiến xa hơn nữa thì người ta thấy cái lớp của mấy con đang ở trên Tứ Niệm Xứ thì người ta dạy mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ để mấy con tự nhiếp phục tham ưu, tức là tham, sân, si nó tự quét ra.

Do đó người ta dạy cái phương pháp để mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ để kéo dài cái thời gian sáu tiếng đồng hồ tâm bất động. Thì chừng đó thì mình mới tới cái lớp mà tu tập thiền định, người ta mới dạy mấy con luyện thần túc. Do đó thì mấy con mới tập luyện được, chứ còn không khéo cái tâm mình chưa bất động thì mấy con không thể tập luyện được Tứ Thần Túc.

Hôm nay thì Thầy nói như vậy để cho mấy con thấy rằng cái lớp của mấy con, thì bắt đầu hôm nay cho đến bảy ngày, Thầy sẽ đến Thầy duyệt trở lại một lần nữa. Và cô Út vẫn dạy các con vừa ở trên cái lớp học, mà vừa tập cho mấy con ngồi, kiểm nghiệm để giữ gìn, cho cái, chỉ cho mấy con biết để sửa cho cái thân của mấy con ngồi cho thẳng, cho tốt, hẳn hoi đàng hoàng.

Chứ không phải là mấy con trình cho Thầy là bây giờ mấy con sẽ ngồi, mấy con nhiếp được mười phút, rồi mới hai mươi phút hoặc ba mươi phút, mấy con sẽ ngồi trên lớp cao tu đâu, không phải đâu. Thầy còn kiểm nghiệm, để sự kiểm nghiệm đó để thấy cái chỗ mà tu tập của mấy con.

Như hồi nãy giờ, Thầy theo dõi tâm của mấy con thì thí dụ bây giờ mấy con tu tập cái pháp mà nhiếp tâm để dẫn tâm vào đạo thì mấy con chưa có nắm vững. Cách thức thì mấy con cũng có hướng tâm, nhưng mà chưa có vững vàng, để cho mình dẫn mình muốn nó bao nhiêu phút, mình dẫn nó vào ở trong ba mươi phút để cho nó đạt được cái sự nhiếp tâm của nó.

Cho nên bây giờ thì mấy con tu tập trở lại cho kỹ lưỡng để chúng ta có cái pháp dẫn tâm vào đạo. Vậy thì muốn tu tập cái pháp mà dẫn tâm vào đạo như thế nào thì Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con thấy. Bây giờ đó hơi thở mấy con hít ra hít vô mấy con biết rồi. Mục đích khi ngồi thì mấy con ngồi im lặng. Như hồi nãy, Thầy trừ hao trong cái giờ mà bắt đầu vào đó, thì mấy con chưa có im lặng, cho nên Thầy trừ cái đó hết năm phút của mấy con. Cho nên hồi nãy, thay vì ba mươi phút thì mấy con phải ngồi bốn mươi phút, mấy con sẽ ngồi nhiều hơn.

Cho nên trừ bỏ cái phần để mà mấy con chưa có ổn định được. Sau khi mấy con ngồi yên ổn được rồi thì mới tính cái phút chính của nó, cho nên vì vậy mà trọn vẹn là ba mươi phút. Mà nếu mà tính từ cái chỗ mấy con ngồi xuống, rồi mấy con sửa tới sửa lui để cho nó đi vào cái sự yên tĩnh thì nó mất hết mười phút rất là phí. Cho nên vì vậy mà khi mà chúng ta căn cứ vào cái chỗ yên tĩnh để mà chúng ta tính theo cái thời gian, thì mấy con chỉ còn ba mươi phút. Do đó mà Thầy đã trừ đi mấy con hết mười phút. Cho nên trong khi đó mấy con thay vì ngồi ba mươi phút thì mấy con phải ngồi bốn mươi phút đó.

4- NHIẾP TÂM ĐÚNG SẼ TỈNH THỨC, KHÔNG TÊ NHỨC

(23:34) Cho nên vì vậy mà trong cái thời gian mà ngồi bốn mươi phút như vậy thì Thầy nghĩ rằng nếu mà không tập thì mấy con sẽ bị tê chân và bị khớp. Không có chịu ngồi, không có chịu tập ngồi thì mấy con bị tê chân rồi rút chân. Mà mấy con đã chịu khó, chịu tập ngồi rồi, thì trong ba mươi phút nó không có nhằm nhò gì hay khó khăn cho chúng ta.

Nhưng mà theo Thầy thấy bây giờ mình còn giữ ba mươi phút thôi, chứ mình không cần tăng lên. Để ba mươi phút khi mà nhiếp tâm, an trú được trong Tứ Niệm Xứ thì chúng ta sẽ tăng lên. Còn bây giờ tăng lên thì mấy con sẽ gặp nhiều cái khó khăn chướng ngại, thì tức là mình sẽ đi vào cái ác pháp, chứ không đúng Phật pháp.

Bởi vì Phật pháp nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Nghĩa là đến để mà thấy được cái sự giải thoát của mình. Rõ ràng là ở trong kinh Nguyên Thủy Phật đã dạy rất là cụ thể, đâu có nói sai đâu. Cho nên mình tập đúng, mình biết ờ bây giờ theo Phật pháp thì phải ngồi thì nó sẽ không đau, không nhức, nó an trú. Mà nó có sự đau nhức, hay tê ở trong thân của chúng ta, hay đau nhức chỗ nào thì như vậy là chúng ta đã tu sai, đã có đi lại ngược với cái pháp của Phật.

Cho nên thí dụ bây giờ các con ngồi mà ba mươi phút, trong đó có bị tê trong năm phút hay mười phút, thì năm phút mười phút đó là mấy con đã sai pháp. Đó không được giải thoát tức là sai pháp. Còn tu đúng pháp của Phật thì an trú, nó không có đau nhức, không có tê gì hết. Tức là cái khoảng thời gian mà mấy con đạt được cái chỗ đó nó bao nhiêu phút, thì lấy cái khoảng thời gian đó gọi là tu đúng pháp.

Còn các con vượt lên, tức là mình bị ức chế cái thân của mình, cho nên nó mới chịu những cái cơn tê hoặc là cơn đau, đó là mình tu sai pháp bị ức chế thân. Cho nên kinh nghiệm mà tu theo đạo Phật, nó sai pháp là mình biết liền, nó không giải thoát. Nó sai pháp làm cho mình nhọc nhằn, làm cho mình khó chịu, làm cho mình khổ sở, làm cho mình bị lặng, mê, hôn trầm thùy miên, đó là mình tu sai pháp, mình tu trật, không đúng pháp.

Pháp của Phật thì luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức. Cho nên mình tu sai thì nó không tỉnh thức mà mình tu đúng là tỉnh thức. Thí dụ như khả năng của mình chỉ ngồi hai mươi phút mà mình ráng ba mươi phút, thì lúc bấy giờ nó thêm mười phút đó, thì do đó mười phút đó nó sẽ đưa mình đi vào cái trạng thái ngủ gật, hay hoặc là trạng thái thùy miên tức là ngủ.

Như vậy là mình đã ức chế cái thân của mình quá nhiều, cho nên nó đi vào cái sự buồn ngủ của nó. Tức là nó hao cái năng lượng của nó, ở trong người của nó thì nó bị mất đi, nó đi vào trong cái sự ngủ mới được. Chứ còn nếu mà cái năng lượng của nó còn thì sức tỉnh nó còn thì nó lại không có bị buồn ngủ.

(25:57) Cho nên mình tu nhiều làm sao hay bị buồn ngủ nhiều, còn mình tu ít lại sao lại ít bị buồn ngủ? Là do mình bị hao cái năng lượng của mình, chứ không phải là cái gì khác hơn hết. Bởi vì mình vận dụng mình để mình nhiếp tâm thì mình phải hao năng lượng. Cho nên mình hao năng lượng mà mình không biết nghỉ, mình không biết xả ra mà mình cố gắng mình ức chế nó, thì nó lại hao nhiều thì bắt đầu nó phải phục hồi bằng cái năng lượng của nó, bằng cái nó buồn ngủ. Cho nên nó ngủ là cái nó phục hồi trở lại.

Cũng như một người nông dân hay hoặc một người làm việc, người ta làm việc quần quật, tức là người ta hao cái năng lượng, nên vì vậy do đó người ta mới ngủ nó say mê. Buồn ngủ nó mới nằm xuống người ta ngủ, tức là cái ngủ đó nó phục hồi cái năng lượng của người ta đã mất.

Cho nên giờ mình tu hành cũng vậy, khi mà bị hôn trầm, thùy miên mình phải cảnh giác, coi chừng mình lại nỗ lực mình nhiếp tâm mà đưa mình đi đến cái chỗ cơ thể mình bị hao năng lượng của mình, cho nên vì vậy mà mình cần phải phục hồi nó. Mà trong khi đó mình an trú chưa được, thì tức là mình chưa có phục hồi, mình chưa có sanh ra cái năng lượng được. Cho nên mình càng tu thì mình lại càng hao hụt, mà càng hao hụt thì bị hôn trầm, thùy miên nhiều.

Đó, thì hôm nay Thầy căn dặn như vậy. Thì bắt đầu bây giờ đó mới đầu vô mấy con tu thì mấy con phải nhớ kỹ: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Trước khi mà tác ý thì mấy con phải giữ gìn ngồi thân mình cho nó an ổn đàng hoàng, nó đừng có lấn cấn một cái gì ở trên cái trạng thái ngồi của mấy con.

Dù ngồi trên ghế, dù ngồi xếp bằng bán già, mình cũng để cho nó thật an rồi thì mấy con mới bắt đầu: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con hít vô thở ra nhẹ nhàng, rồi hít vô thở ra nhẹ nhàng. Cho đến khi năm hơi thở thì mấy con lại tác ý một lần: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con cứ tiếp tục tác ý như vậy, rồi hít vô thở ra.

Nếu trong ba mươi phút mà nó có niệm khởi hay hoặc là trong vòng chừng mười hơi thở, mười hơi thở thí dụ như hít vô thở ra như vậy năm hơi thở rồi tác ý, đến năm hơi thở sau đó lại có một niệm nhá ra, thì như vậy là mấy con nhiếp tâm chưa có căn bản. Cho nên vì vậy mấy con thấy cái sức của mình, phải dẫn nó từng hơi thở chứ không thể dẫn nó một lần mà trong năm hơi thở thì không được.

(28:11) Cho nên vì vậy mà mấy con sẽ tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi “Hít” thì bắt đầu mình hít vô, “Thở” thì mình thở ra, “Hít, thở, hít, thở, hít, thở”. Cứ như vậy các con dẫn nó bằng cái câu “Hít”, rồi cái câu “Thở” để nó theo cái ý của nó, nó làm theo cái hít vô thở ra. Vì vậy nó sẽ dẫn đến cái mức độ, cái khả năng của mình tu tập được.

Thí dụ như bây giờ đến năm phút mà mình thấy sao bây giờ mình cũng tác ý “Hít, thở, hít, thở” mà lại có niệm khởi vô. Thì mình biết rằng cái lúc bấy giờ là cái năng lượng của mình đang vận dụng để tu tập, nó bị hao hụt rồi. Cho nên cái vọng tưởng nó sẽ lấp làm cho chúng ta không còn có sức tỉnh, định tỉnh cái sức tỉnh giác được, cho nên cái niệm khác nó sẽ đánh vô.

Do đó, chúng ta căn cứ vào đó mà lấy cái thời gian đó. Thí dụ như bây giờ cái thời gian đó là năm phút mà thấy nó có niệm khởi, thì mấy con lui trở lại bốn phút mà thôi. Do tu tập bốn phút mà thấy trong bốn phút đó thì mình thấy hoàn toàn nó không có niệm gì xen vô được, thì lấy cái đó mà tập. Tập cho nó thích nghi, cho nó thuần quen với cái phương pháp, cái cách thức đó. Rồi lần lượt một tuần lễ sau thì chúng ta lại tăng lên năm phút. Và như vậy thì mấy con sẽ tu tập mà đạt được cái chất lượng, mà không có lúc mà không vọng tưởng mà lúc có vọng tưởng.

Cũng như thời này buổi sáng mình tu tập không vọng tưởng mà buổi chiều tu lại có vọng tưởng, thì biết rằng cái buổi chiều đó bị trời nóng hay như thế nào đó, nó ảnh hưởng đến cái năng lượng ở trong người chúng ta. Vì cái cơ thể chúng ta sẽ đề kháng chống lại cái sự nóng đó, để làm cho cái cơ thể nó được quân bình với cái thời tiết. Cho nên bây giờ mình lại vận dụng một lần tu nữa, cho nên cái sức lực, cái năng lượng của nó bị hao đi. Cho nên cái sức tập trung nó không bằng cái buổi sáng, vì vậy mà bây giờ nó có niệm khởi trong đó.

Chứ không phải là do cái sự tu tập của mình dở mà tại vì cái năng lượng trong người của mình nó ít, nó không có đủ mà mình thì chưa quen, cho nên mình phải vận dụng. Mà càng vận dụng thì nó càng hao. Do đó cho nên vì vậy mà chúng ta tập luyện, để rồi khi mà nó mà an trú được thì nó sinh ra cái năng lượng. Nhờ nó sinh ra cái năng lượng đó, cho nên vì vậy mà chúng ta không bị hao.

Cho nên chúng ta mới tăng cái thời gian dài từ một giờ đến hai giờ, ba giờ dễ dàng nó không còn khó khăn. Bởi vì chúng ta đã có cái năng lượng tiếp thu được. Còn bây giờ chúng ta chưa có sinh ra cái năng lượng mà cứ tiêu hao năng lượng, cho nên chúng ta cố gắng ức chế thì nó lại càng, cái cơ thể chúng ta càng sinh bệnh. Cho nên tu biết đúng cách thì nó lại không có sanh bệnh, mà tu không đúng cách thì nó lại sanh bệnh.

5- TU NHIẾP TÂM HƠI THỞ DỄ VÀ ÍT MẤT CÔNG

(30:49) Thì hôm nay thì Thầy nói như vậy để mấy con thấy. Về cái hơi thở, ở đây thì mấy con thấy, bây giờ tu tập cái hơi thở rồi, mà bây giờ mới tu tập cánh tay của mấy con. Mà mấy con thấy tu tập cánh tay rất là động, cho nên vì vậy mà mấy con không thích bằng hơi thở. Nhưng điều kiện có những người nhiếp tâm trong hơi thở mà bị rối loạn hô hấp, làm cho mệt, làm cho tức ngực, làm cho nhức đầu hay hoặc căng thần kinh, thì như vậy là mấy con không dùng hơi thở, phải dùng cánh tay.

Mà nếu mà dùng cánh tay nó hợp với mấy con thì mấy con tu cánh tay cũng như tu hơi thở. Còn nếu tu hơi thở mà nó hợp với các con, mà nó không bị rối loạn, nó không bị căng đầu mấy con thì mấy con dùng hơi thở mà tu tập. Còn nếu mà mấy con thấy dùng cánh tay và dùng hơi thở nó không hợp thì mấy con dùng kinh hành bước đi. Thì mấy con bước đi kinh hành như vậy nó cũng vẫn nhiếp tâm, cũng giống như cánh tay, cũng giống như hơi thở.

Ở đây cái mục đích chúng ta không phải tu tập Định Niệm Hơi Thở. Mà chúng ta dùng cái hơi thở để nhiếp tâm, để tập cho nó nhiếp cho được cái tâm của chúng ta trong cái đối tượng của hơi thở, hoặc là trong cánh tay, hoặc là trong cái bước đi của chúng ta mà thôi. Cái mục đích ở đây là tập sức định tỉnh, nhiếp tâm cho được ở trong đó, chứ không phải chúng ta đang tu hơi thở. Vì hơi thở không phải là cái pháp để mà chúng ta đang tu đâu. Cái pháp của hơi thở là nói về mười chín cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở là dùng để luyện thần túc, chứ không phải Định Niệm Hơi Thở để cho mấy con tu tập.

Nhưng ở đây hơi thở nó là dùng Thân Hành Nội. Và mấy con từ lâu tới giờ mấy con cứ nương vào hơi thở tập, cho nên nó quen. Mấy con nương vào hơi thở, mấy con gom cái hơi thở, cho nên mấy con ngồi im lặng như thế này để rồi nương vào hơi thở ra vô ra vô, nó dễ hơn là mấy con ngồi đưa tay ra đưa tay vô.

Vì cái hành động đưa tay ra vô nó làm cho con mắt của mấy con nó phải gom, nó làm cho mấy con phải mệt mỏi nhiều hơn. Và cái hành động mà đưa ra đưa vô vầy thì nó rất là mất công. Nó mất công rất nhiều là tại vì mình phải vận dụng. Cũng như con đi kinh hành, con đi theo mà nhiếp tâm trong ba mươi phút mà đi thì nó sẽ mỏi chân con.

Còn cái trái lại con ngồi đây, tự cái hơi thở nó hơi thở ra thở vô ba mươi phút mà con thấy không có gì, tại vì cái hơi thở nó phải tự động. Nó tự động nó thở, chứ chúng ta không có vận dụng đưa tay ra, đưa tay vô hay hoặc vận dụng phải bước đi. Còn cái Thân Hành Ngoại thì mấy con phải vận dụng cái cánh tay đưa ra đưa vô. Cho nên vì vậy, nó vừa cực cái tâm để nhiếp ở trong cái hơi thở, mà vừa phải vận dụng để đưa cánh tay ra vô. Còn cái hơi thở nó khỏe hơn là do cái hơi thở tự động nó thở ra thở vô, có cái hoạt động của nó tự nhiên. Cho nên chúng ta chỉ nương vào nó mà chúng ta khỏe hơn.

Nhưng vì cái hơi thở là Thân Hành Nội, cho nên không khéo thì nó sẽ rối loạn hô hấp. Nó làm cho toàn bộ cái cơ thể chúng ta, nội tạng nó sẽ ảnh hưởng, nó làm cho thành bệnh. Hoặc là dùng cái hơi thở thì khi mà chúng ta thở ở đây, lỗ mũi chúng ta thở ra thở vô thì nó gần với bộ óc, nó dễ bị căng thần kinh hơn. Các con hiểu? Hễ mình tập trung trong hơi thở nó dễ bị nhức đầu, nó dễ bị làm căng căng, tăng tăng ở trên đầu của mình. Cho nên do đó mà chúng ta không sử dụng hơi thở là như vậy.

Còn nếu mà chúng ta sử dụng hơi thở nó đã quen rồi, thì nó không có những cái hiện tượng đó, nó không có cái tình trạng đó. Do đó chúng ta dùng cái hơi thở mà tu tập thì nó rất là bất động. Nghĩa là dùng hơi thở, bởi vì hơi thở chúng ta thở, nếu mà trong khi mà chúng ta thở mà thấy cái thân chúng ta rung động. Như các con có người thở mà cái thân rung động thì các con thở nhẹ trở lại, đừng để thở mà có đến cái thân mình mà người ta nhìn thấy được cái sự rung động.

Mình thở nhẹ nhàng thì nhẹ nhàng đó nó sẽ nhiếp tâm mình vào cái sự dễ dàng nhiếp tâm hơn. Còn cái sự rung động như vậy nó làm cho mình nhiếp tâm khó hơn và nó có thể nó gây cho mình khởi niệm, kéo dài cái thời gian sẽ bị rối loạn hô hấp dễ dàng. Bởi vì khi bình thường, mấy con thấy mấy con thở bình thường thì cái thân của mấy con nó không có nó rung động một cách kỳ lạ vậy. Nhưng mà khi bệnh đau, thì mấy con thở, mấy con phải cố gắng mấy con thở để cho cái nhịp thở thì cái thấy cái thân của mấy con nó rung động nặng, do đó là mấy con bị bệnh.

Chứ còn không bao giờ mà ai mà thở cái thân nhúc nhích, nhúc nhích, không bao giờ, không có bao giờ có. Vì cái thân người mạnh thì không bao giờ có thở như vậy. Người ta thở rất nhẹ nhàng mà người ngoài người ta cũng không thấy. Như bây giờ mấy con ngồi nghe Thầy nói thì lắng nghe lại cái thân của mấy con coi, nhìn vô cái thân của mấy con thở, thì có ai thấy cái thân của mấy con mà lúc hơi thở, lúc nhiếp tâm? Không bao giờ có. Đó, thì mấy con thấy rất rõ. Cho nên vì vậy mà khi mà mấy con ngồi yên lặng mà mấy con thở mà cái thân của mấy con cứ rung động, rung động như thế này thì cái đó là mấy con đã thở sai hơi thở. Cho nên mấy con cần phải sửa lại hơi thở đó.

Và như vậy thì khi đó cô Út cô sẽ kiểm tra. Khi mà bị cái thân mà thở rung động mạnh như vậy đó, cô sẽ nhắc phải thở nhẹ lại. Thì mấy con tập thở nhẹ lại để cho nó đi vào cái sự tu tập cho nó tốt hơn, nó đi xa hơn. Chứ còn để như vậy thì cái thời gian mấy con sẽ kéo xa, kéo hơn nữa thì không được. Nó sẽ thành bệnh mất của cái thân của các con đi. Đó là cách thức tu tập.

6-TÁC Ý DẪN TÂM KHÔNG PHẢI LÀ ĐỘNG TÂM

(35:53) Vì vậy hôm nay bây giờ Thầy hướng dẫn cho mấy con, để một tuần lễ mấy con tập, rồi sau đó Thầy kiểm lại một lần nữa. Thì như vậy là sắp lớp cho mấy con, mới thấy được cái trình độ của mấy con nhiếp tâm.

Mấy con phải, thí dụ như dẫn mấy con tu tập như vậy, mà mấy con dụng cái pháp mấy con dẫn ba mươi phút không niệm thì Thầy sẽ sắp mấy con ở trên cái lớp nào. Còn bây giờ dẫn như vậy mà cái tâm của mấy con vừa dụng pháp dẫn mà sao nó không đạt được. Thì Thầy biết rằng cái năng lượng của mấy con nó kém lắm. Thì bắt đầu mình phải sử dụng cái phương pháp như thế nào, cái thời gian như thế nào để cho hợp, chứ không thể cho mấy con ở trên ba mươi phút được.

Còn nếu mấy con dẫn cái tâm mình vào được mà nhiếp được cái tâm mình ở trong ba mươi phút bằng cái phương pháp, mà ba mươi phút được không có niệm nào hết. Thời nào buổi sáng, buổi trưa chiều tối khuya, thời nào mấy con tu cũng tốt hết. Thì lúc bấy giờ sắp cho mấy con ở trên cái lớp để cho mấy con chuẩn bị, chuẩn bị để rồi xét qua những cái điều kiện xả tâm mấy con như thế nào trong cái hoàn cảnh sống chung nhau chị em, coi cái tâm mấy con còn chướng ngại hay không, thì chừng đó người ta sẽ xếp mấy con vào cái lớp Tứ Niệm Xứ hay hoặc là cái lớp Tứ Chánh Cần.

Nếu cái tâm mấy con xả chưa được rốt ráo thì người ta sẽ xếp vào cái lớp Tứ Chánh Cần. Còn nếu mà mấy con đã xả được rốt ráo rồi, Thầy xếp cho mấy con vào cái lớp Tứ Niệm Xứ, để cho mấy con luyện tập cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, để nó kéo dài được cái thời gian sáu tiếng đồng hồ. Rồi từ đó người ta sẽ đưa mấy con đi vào một cái lớp để luyện thần lực, thì nó có từng lớp. Cho nên bây giờ sắp xếp lớp làm sao mà cho mấy con nằm đúng cái vị trí để cho mấy con tập luyện cho có kết quả, chứ nó không đúng vị trí thì nó sẽ không kết quả.

Thí dụ bây giờ mấy con chưa có, nói qua một cái điều kiện mà không kiểm, cho mấy con vào cái lớp đó mấy con tu tập mấy con luyện không được nữa thì coi như là nó hỏng phương pháp đi, nó không kết quả . Bởi vì nó có căn bản của cái lớp này thì nó mới lên cái lớp này, nó mới tu tập được cái kết quả của cái lớp này. Còn nếu không có căn bản thì lên lớp này thì mấy con không kết quả.

Các con nhớ. Bởi vì khi mà mấy con ở lớp Tứ Chánh Cần mấy con xả được cái thô thì mấy con mới lên Tứ Niệm Xứ, mấy con mới xả được cái vi tế. Mà cái thô mấy con xả chưa được mà cho mấy con lên Tứ Niệm Xứ thì mấy con làm sao xả vi tế được, cái thô chưa hết.

Cho nên nó thật tu tập nó phải có những căn bản chắc chắn của cái lớp này, cái kết quả của lớp này thì nó mới đưa lên cái lớp khác. Như vậy cái kết quả đó cho đến khi mấy con luyện được cái đạo lực thì mấy con mới làm chủ được. Còn bây giờ cỡ cái lớp này mà cho mấy con lên mà luyện cái đạo lực thì nó thành ra cái đạo lực tưởng, cái sức lực tưởng, chứ không thể nào cái sức lực mà của Chánh Định được, của Chánh Phật pháp được. Cho nên mấy con không làm chủ được cái sự sống chết của mấy con mà mấy con chỉ hiện ra ba cái thứ thần thông ảo mà thôi. Cho nên nó thành ra tu cái sai của mấy con đi.

(38:42) Vì vậy mà hôm nay thì mấy con về tập lại kỹ lưỡng, một buổi mấy con chỉ tập một lần ba mươi phút, ngồi lưng thẳng hẳn hoi, hoàn toàn. Nhiếp tâm dùng pháp Như Lý Tác Ý dẫn nó từng, nếu mà năm hơi thở mấy con dẫn nó một lần. Thí dụ như: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi mấy con hít thở năm hơi thở rồi, mấy con tác ý vẫn như vậy mà ba mươi phút không có niệm khởi, thì như vậy là mấy con đã nhiếp tâm bằng cách dẫn.

Các con đừng nghĩ rằng khi mà mình tác ý như vậy là do mình động làm cho tâm mình động. Không phải, ở đây không động. Tại sao? Tại khi mình ngồi im lặng như thế này, có một niệm tự phóng ra nghĩ ngợi một cái gì, một cái niệm đó, đó là tâm động. Còn ở đây tôi chủ quyền, tôi có quyền tôi dẫn nó vào cho nên vì vậy tôi hít thở xong năm hơi thở này không có một niệm nào xen vào được. Vì vậy mà tôi điều khiển thêm, tôi nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết…​”. Cái mà chúng ta làm cho động, tức là cái chúng ta dẫn chứ không phải động. Cái hành động mà nhắc nó là cái hành động chủ động của tôi, tôi dùng cái phương pháp, tôi dẫn cái tâm tôi đi thêm mười, năm hơi thở nữa. Các con hiểu không?

Rồi năm hơi thở tôi lại vận dụng, tôi dẫn nó thêm. Đây là cái quyền tôi dẫn nó đi. Cho nên một con trâu mà nó có cái sợi dây giàm, tôi muốn đi đâu thì tôi cứ nắm cái dây giàm đó, tôi lôi đi hoài thì con trâu nó phải đi theo tôi thôi. Thì cái tâm của mấy con như là một cái con trâu, mà mấy con không có cái dây giàm mà mấy con dẫn nó thì mấy con đi một lúc thì nó đi chỗ khác, nó không có đi theo mấy con đâu, các con hiểu không? Đó, cho nên nó có vọng tưởng là tự nó phóng ra, cũng như con trâu nó đi chỗ khác mà nó không cần theo mấy con.

Còn có cái dây giàm mấy con cột cái sợi dây mấy con nắm trong tay này. Cứ đi một chút thì nó muốn dừng lại thì mấy con lôi nó đi, cho nên nó không có niệm. Do đó, cái chỗ đó nó không phải là chỗ chúng ta dẫn nó là động tâm, mà cái chỗ chủ động để dẫn nó vào chỗ bất động tâm, các con hiểu chưa?

Cho nên hiểu như vậy, chứ còn hiểu qua cái kiểu mà của Thiền Tông, thì các con thấy ờ mình cứ bị tác ý hoài, nó động tâm mình sao? Không phải. Cái chỗ tôi dẫn, tôi dẫn cho nó đến. Khi mà nó thuần quen rồi, thì bây giờ tôi không cần dẫn nữa, tôi đi đâu thì con trâu đi đó. Nghĩa là tôi gác cái ách, cái cày lên thì tôi chỉ la nó một tiếng thì từ đó nó cày hết một động đất cho tôi, nó đi đúng cái vòng của nó đã nó thuần quen. Còn bây giờ cái tâm của mình nó chưa thuần quen cái đó mà mình không dẫn nó thì nó sẽ đi trật đường, các con hiểu?

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy