00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 05-CÁCH PHÂN ĐOẠN, GIẢI TRÌNH ÁN VÀ PHÂN BIỆT ĐỨC HẠNH

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 05

CÁCH PHÂN ĐOẠN, GIẢI TRÌNH ÁN VÀ PHÂN BIỆT ĐỨC HẠNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh Kim Quang

Thời gian: 02/02/2008

Thời lượng: [25:11]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- CÁCH LÀM ĐÁP ÁN - XÁC ĐỊNH ĐỨC VÀ HẠNH

(00:03) Tu sinh Kim Quang: Cái sự mà, về làm đáp án đó Thầy. Con cũng chưa có rành lắm đó Thầy. Con có ghi vài câu hỏi con xin hỏi Thầy, là: Hồi bữa Thầy có gửi về cái bức tâm thư mà cho cô Liên Châu. Dạy, chỉ cho bọn con cái cách mà gạch dưới những cụm từ quan trọng, rồi sau đó đưa ra những cái đáp án. Thì trong đó Thầy nói qua những cái cụm từ đó mình xác định cái đức, cái hạnh, với lại cái nhân quả.

Trưởng lão: Có cái cụm, cái từ nào chỉ nhân quả, còn cái từ nào nó chỉ về cái đức, từ nào nó chỉ về cái hạnh. Mình kiếm ở trong cái đoạn đó, thí dụ mình phân cái đoạn đó ra. Thì mình phải gạch đích mấy cái chữ mà nó xác định được cái nghĩa đức hạnh, là về nhân quả của nó trong đó, để mình gạch đích hết mấy chữ đó hết, rồi cái bắt đầu mình ngồi mình suy ngẫm, cái nào đúng chính, cái nào phụ.

(01:06) Tu sinh Kim Quang: Cái đó con cũng chưa có rành. Tại mấy cái bài, cái khái niệm của con về đức, hạnh nó cũng chưa có rõ ràng. Nhân quả thì con nhìn vô thì con nghĩ nó dễ hơn, nhưng mà còn về cái đức thì đa số là mình chọn là mình chọn cái đức không hà, chứ ít…​

Trưởng lão: Cái hạnh, tức là cái hành động đó con.

Tu sinh Kim Quang: Dạ

Trưởng lão: Cái hạnh là cái biến ra cái hành động từ cái đức. Bây giờ cái đức, cũng như bây giờ Đức Dũng Cảm, mà mình không xông pha vào lửa đỏ, không xông pha vào nước thì coi như là nó không có cái hạnh, mình chỉ nói được cái đức mà không có hạnh. Cho nên Đức - Hạnh nó kèm sát nhau, hạnh là cái hành động đó.

Tu sinh Kim Quang: Hạnh là cái hành động.

Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà mình gạch mấy cái từ phân biệt được chỗ nào đức, chỗ nào hạnh là mình thấy rõ.

Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà, khi mình trong cái câu đó cũng thấy hành động có nghĩa là mình biết cái này là hành động nó thuộc về hạnh, nhưng mà khi mà đáp án thì hành động đó mình suy ra thành đức phải không Thầy?

Trưởng lão: Ừm Đức. Bởi vì nó cái hành thì nó nằm ở trong đó, nó có cái đức ở trong đó rồi.

Tu sinh Kim Quang: Cái đức cũng cùng một cái tên luôn?

Trưởng lão: Ừm, cũng cùng một cái tên, một cái từ, nó chỉ có một từ thôi chứ không có hai từ mà nó có đức hạnh ở trong đó luôn.

Tu sinh Kim Quang: Dạ

Trưởng lão: Nó nói về cái hạnh, hành động, cái hành động của nó. Mà cái hành động đó nó mang theo cái đức.

Tu sinh Kim Quang: Cái đức.

Trưởng lão: Thành ra mình khỏi cần một cái từ khác ở trên cái động từ để chỉ cái hành động đó, khỏi cần. Bởi vì trong cái từ đó nó có cái động từ của nó rồi, nó chỉ cả đức và hạnh. Thí dụ như chữ: “Ôn tồn” thì mình không có thấy cái từ động từ là nói, nhưng mà cái ôn tồn thì nó mình nhận thấy có cái hành động phải nói ôn tồn, con hiểu không? Bởi vì chữ ôn tồn nó là tính từ, nhưng mình biết đây là cái lời nói ôn tồn.

Tu sinh Kim Quang: Có nghĩa là thấy được cái tính từ, tính từ thì nó cũng diễn tả đến cái đức hả Thầy?

Trưởng lão: Đức con.

Tu sinh Kim Quang: Tính từ thì diễn tả cái đức, à giống như là khiêm tốn thì nó nói lên cái đức khiêm tốn.

Trưởng lão: Đức khiêm tốn đó, cung kính, tôn trọng đồ đó.

Tu sinh Kim Quang: Dạ, cái đó là nói về cái đức thì rõ ràng hơn. Còn khi mà nói về những cái hành động giống như là à…​ hành động…​

Trưởng lão: Thầy ví dụ như bây giờ, thí dụ như chắp tay, nó là cái hành động nhưng mà mình biết đây chắp tay là Đức khiêm tốn, cung kính. Đó cái chắp tay đó, chắp tay, cúi đầu.

Tu sinh Kim Quang: Có nghĩa là qua những cụm từ như vậy là mình xác định được cái đức đó.

Trưởng lão: Cái đức đó, tức là mình thấy chắp tay ha, chắp tay nè, cúi đầu ha. Thì cái hành động, cái hành động đó là cái hạnh rồi.

Tu sinh Kim Quang: Dạ.

Trưởng lão: Chứ nó không thấy nói cái đức gì hết, phải không?

Tu sinh Kim Quang: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà phải biết đây là cung kính, tôn trọng, phải không? Cái Đức Cung Kính Tôn Trọng, mình suy ra đó. Bởi vì qua cái động từ thì mình biết là cái hạnh, mà cái hạnh đó thì nó mang theo cái tính chất, cái đức của nó. Người đó chắp tay, cúi đầu thì biết là Đức Cung Kính Tôn Trọng. Chứ nó đâu có nói Đức Cung Kính Tôn Trọng đâu.

Tu sinh Kim Quang: Dạ đúng rồi, như cái Đức Ly Tham vậy. Nhiều khi không có nói rõ về cái tham nhưng mà nói về, giống như cái bài mà, bài Danh Vọng. Bài danh vọng và hạnh phúc thì…​

Trưởng lão: Bởi vì biết rồi nó dễ lắm con, nó không khó đâu.

Tu sinh Kim Quang: Con cũng cố gắng con mày mò.

(04:27) Trưởng lão: Hơn 2 năm, nói chung là ngày nào rồi cái con sẽ biết, mỗi mỗi phân biệt được đức hạnh, nó dễ lắm.

Tu sinh Kim Quang: Dạ.

Trưởng lão: Dễ đó, để cho mình thấy được, cũng từ đó mà mỗi hành động người ta nói ra cái đầu mình có phân tích ở trong này rồi. Khi lời nói người ta ra cái mình biết hạnh hay đức hạnh hay không, thiếu đức thiếu hạnh, mình biết liền, nó bén nhạy. Chứ còn bây giờ nếu người ta vừa nói lời nói cái mình không biết đức hạnh ở chỗ nào, con hiểu không?

Tu sinh Kim Quang: Dạ

Trưởng lão: Nhờ mình có phân tích, mình có đáp án, mình có làm cái sự việc trong những cái bài học. Sau khi nó thấm nhuần rồi, khi người ta nói lời nói ra, mình biết cái người đó thiếu đức gì. Mà người đó thấy hành động người đó biết là cái đức gì rồi. Thấy cái người đó chắp tay cúi đầu chào, nói ví dụ như Mật Hạnh, hay con cúi chào như vậy mình biết đức gì. Nó nhanh chóng nó biết ở trong cái đầu liền, nhanh chóng. Chứ còn không nó thấy cúi đầu chào người ta tưởng chào hỏi thường, không ngờ có cái đức, cái hạnh người ta trong đó rồi. Nó không nhanh, cái kiến thức của mình nó không có nhanh. Bén nhạy là biết cái đó là đức hay hạnh, xác định. Cho nên làm riết nó quen.

(05:32) Tu sinh Kim Quang: Cái việc mà phân tích này nó làm cho cái con người mình bén nhạy, nhận được cái đức, đạo đức của con người.

Trưởng lão: Đạo đức của con người. Chứ còn mình không có nhận được cái đạo đức của con người, mình thấy làm vậy là thành cái thói quen của mình làm vậy thôi. Cũng như hai người bắt tay chào nhau thì người ta đâu có nghĩ là đức hạnh gì đâu, nhưng mà có đức trong đó đó. Bắt tay chào nhau là cái hành động là cái hạnh rồi phải không? Nhưng mà biết đó cái sự chào nhau là cung kính tôn trọng nhau mới chào nhau mà.

Mà từ lâu tới giờ con thấy mình không có nghĩ, thì do nơi cái đầu óc mình nó không nghĩ, nó chỉ làm theo cái thói quen chứ nó không nghĩ đó là Đức Hạnh Cung Kính Tôn Trọng nhau. Còn mình thấy hai người mà hai cái vị nguyên thủ mà ôm nhau, họ hôn nhau cũng là cái đức hạnh.

Tu sinh Kim Quang: Cái đó là tại vì nước của người ta, cái cung kính người ta ôm.

Trưởng lão: Đó vì nước nhà, tôn trọng, giao thiệp nhau, nó có cái tình cảm hơn.

(06:27) Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà khi mà mình đến một cái nước của người khác, thì mình cũng phải tôn trọng cái sự cung kính đó là mình nên cũng ôm hôn người khác.

Trưởng lão: Cũng vậy, sử dụng cái, tức là cái đức hạnh của cái nước người ta.

Tu sinh Kim Quang: Đó là mình tôn trọng người ta nữa phải không Thầy?

Trưởng lão: Mình tôn trọng người ta. Bởi gì cái đức hạnh của người ta là vậy, rồi mình chê người ta làm vậy coi nó kì này kia. Tại vì cái phong tục của mình, cái đức hạnh của mình nó không làm như vậy. Nhưng mà người ta cảm thấy vậy nó thân mật, nó tôn trọng nhau, nhìn tình cảm lắm. Khi mình đến đâu, mình thấy biết đức hạnh liền, cái chỗ đó là mình sử dụng liền, chứ mình không có ngại, chứ không có ngại.

Tu sinh Kim Quang: Không có chấp vô cái của mình.

Trưởng lão: Không có chấp cái gì của mình, mình hòa đồng được. Trong cái tình, trong cái đức, cái hạnh.

Cho nên làm sao cho bén nhạy, chứ còn không không bén nhạy. Thầy nói, không bén nhạy, người ta làm làm mình thấy không có hiểu cái đức hay cái hạnh gì ở chỗ đó hết.

(07:23) Tu sinh Kim Quang: Hôm qua cái lớp học của con, con tổ chức cái lớp, cái buổi mà chỉ làm như vậy thôi Thầy, qua cái bài cứ gạch dưới thôi, gạch dưới xong rồi xác định. Tại vì có cái đáp án của Thầy rồi, thì bây giờ bước đầu tiên là nhìn cái đáp án này, cái suy ngược lại, coi nên gạch những cái từ nào?

Trưởng lão: Đúng rồi!

Tu sinh Kim Quang: Đang tập từ từ.

Trưởng lão: Đúng rồi mình phải tập, phải tập luyện với nhau ở trong cái lớp học là phải vậy mấy con. Chứ không khéo không ai mà ngờ được trong cái vấn đề, mà trước khi mà một cái đoạn này mà gạch đít như thế này để mình xác định, họ đâu có ngờ. Họ chỉ dòm chung chung rồi cái họ nói đại, nó trật. Còn mình xác định từng từ ở trong đó, từng cụm từ của nó ở trong đó làm sao mình sai được cái câu của mình đáp án. Mà đáp án đúng thì giải trình án mới đúng đó.

Tu sinh Kim Quang: Dạ

Trưởng lão: Chứ không khéo nó trật hết à.

(08:14) Tu sinh Kim Quang: Bởi vậy có tu sinh đặt cái câu hỏi cho con, nhiều khi gạch đúng, gạch đúng như vậy luôn. Nhưng mà làm sao xác định được cái đáp án đúng? Mình gạch nhiều khi đúng nhưng mà không nghĩ ra được cái từ của cái đức đó, dạ.

Trưởng lão: Bởi vì khi mình thấy, mình phải nhận. Nhất là mình phải văn phạm mình phải rành, đây là chủ từ, đây là động từ, phải không? Đây là túc từ, phải không? Nguyên một cái cụm là một cái câu nữa. Dó đó mình nhận qua cái văn phạm cái câu của cái đoạn của nó, rồi mới xác định nó thuộc về hạnh. Cái đây là cái từ này nó nói về cái hạnh, chứ nó không có nói về cái đức. Nhưng mà trong cái hạnh đó là nó đã mang cái đức, thì nó ngầm mình đâu có thấy.

Nhưng mà mình, khi mình nhận ra được cái hạnh thì mình biết cái đức ở trong đó.

Tu sinh Kim Quang: Nhưng còn cái tên…​ cái tên…​

Trưởng lão: Rồi đó cái bắt đầu mình đặt ra cái tên. Thí dụ như bây giờ thấy chắp tay, cúi đầu người ta chào nhau thì mình biết là Đức Cung Kính Tôn Trọng, phải hiểu cái danh từ đó. Nếu mình không học thì mình đâu có biết đặt nó là cung kính tôn trọng đâu. Hay hoặc là mình nói là Đức Lễ. Mình dùng danh từ gọn ngắn thì hai người mà chào nhau vậy đó, thì đó là Đức Lễ. Mình không nói Đức Cung Kính Tôn Trọng, nhưng mà nói Đức Lễ đủ rồi.

(09:36) Tu sinh Kim Quang: Cái khó là mình đặt cái tên hả Thầy?

Trưởng lão: Đặt cái tên, thì đó bây giờ mình đặt cái tên. Là mình thấy trên cái sự mà tôn trọng nhau thì mình đó là Đức Lễ. Mà trên cái sự mà thí dụ như hai người, họ cũng trong cái Đức Lễ, mà họ tỏ ra cái tình cảm họ hôn nhau. Hai người đàn ông họ ôm nhau, họ hôn nhau như hai vị nguyên thủ thì nó, nó lại là nó Đức Hiếu Sinh ở trong đó rồi. Mà Đức Hiếu Sinh là chỗ nào nó cũng có hết. Nhưng mà cái hành động mà hôn nhau đó là mình phải nói là Đức Hiếu Sinh trước, Đức Hiếu Sinh nó mới Đức Lễ. Tức là Đức Hiếu Sinh nó mới chào hỏi nhau bằng cái tình thật của nó. Thì trong khi mà cái thật tình như vậy đó, thì nó cái chân thật của nó, thì nó có Đức Thành Thật nó ở trong đó rồi.

Cho nên nói cái cụm đó, khi đó mình đặt cái tên của nó thì mình thấy cái nào, cái nào, cái nào. Nhưng mà mình phải xét thấy bây giờ Đức Cung Kính nè, Đức Lễ nè, Đức Cung Kính Tôn Trọng là hai người chào nhau như vậy rồi, bây giờ hôn nhau là cái tình cảm để gieo cái tình cảm với nhau thì đó là Đức Hiếu Sinh, đức thương yêu rồi. Đó là mình thêm nữa, để cho mình thấy rằng cái sự tình thương yêu đó như thế nào thì đó là Đức Xã Giao của người ta. Nếu mà giữa hai người, mình coi cái câu chuyện trong đó, rồi mình biết nó đặt.

(10:53) Tu sinh Kim Quang: Rồi coi cái nào mà trước mình đặt trước hết

Trưởng lão: Ờ, cái nào trước mình đặt trước, cái nào sau…​ Mà cái chính và cái phụ ở trong đó nữa con.

Tu sinh Kim Quang: Dạ, có nhiều cái đức thì cái nào chính thì để trước hả Thầy?

Trưởng lão: Để trước, cái nào sau để sau.

Tu sinh Kim Quang: Cái nào phụ để sau.

Trưởng lão: Phụ để sau.

Ví dụ như bây giờ, cái tai nạn giao thông nó xảy ra, phải không? Thì mình, do mình biết thiếu đức. Bởi vì cái đó nó xảy ra tai nạn thì nó là thiếu Đức Cẩn Thận rồi. Nhưng mà thiếu đức, trong cái Đức Cẩn Thận đó nó mang cái Đức Hiếu Sinh, mà thiếu Đức Hiếu Sinh thì cái lòng thương yêu của mình không có, cho nên Đức Cẩn Thận là không có, phải không? Mà bây giờ nó thuộc về giao thông thì nó phải có chữ giao thông rồi, chứ không thể nào thiếu chữ giao thông được. Cho nên vì vậy mình đặt Đức Hiếu Sinh Cẩn Thận Giao Thông, phải không?

Tu sinh Kim Quang: Nó rõ ràng.

Trưởng lão: Nó rõ ràng lắm! Nó chỉ cái hành động đạo đức nó rõ ràng.

(11:46) Tu sinh Kim Quang: Giống như cái bài này, cái bài “Đánh cắp chính mình” đó Thầy. Có cái đoạn mà cái ông tác giả, ổng ca ngợi cái ông Becly với Niske là người thông minh với lại tư chất cao. Thì cái đáp án của Thầy ghi là Đức Ái Ngữ Ca Ngợi. Có nghĩa đây là một cái câu ái ngữ, nhưng mà thuộc về cái khía cạnh là ca ngợi, nên Thầy đặt cái tên là coi ca ngợi phải không Thầy?

Trưởng lão: Ca ngợi đó con. Tại vì tác giả ca ngợi.

Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà nguyên cái câu này là nguyên cái câu ái ngữ, ái ngữ là nguyên cái câu này luôn.

Trưởng lão: Đó nguyên câu luôn, ái ngữ đó con.

Tu sinh Kim Quang: Nếu mà gạch dưới, nếu mà nói về Đức Ái Ngữ thì phải gạch là gạch dưới nguyên thân, nguyên cái câu này luôn.

Trưởng lão: Nguyên cái câu luôn, nó ca ngợi, cái lời.

Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà nếu mà nói về Đức Ca Ngợi, thì lúc đó là chỉ gạch những cái từ như thông minh, tư chất cao.

Trưởng lão: Đó đó đó đó nó vậy, đó là khen ngợi, những cái từ đó là khen ngợi đó.

Bởi vậy Thầy nói, học mà được cái này rồi thì nó dễ và tập riết nó thấm nhuần rồi nó đỡ. Nhanh chóng, cái đầu óc của mình, cái ý thức của mình nó nhanh chóng, nó nhận ra được cái đức, cái hạnh. Cho nên vì vậy mà nó luôn luôn, nó biết tiếp giao bằng cái đức hạnh của nó, mình trở thành con người đạo đức, mà phải học thấm nhuần. Cho nên Thầy có nhiều khi Thầy đưa nhiều bài lắm, nhưng mà có khi Thầy vắng. Vắng là tại vì Thầy mắc làm công việc khác. Nhưng mà mấy con phải lần lượt mấy con tập, chứ mấy con ào ạt, mấy con sợ nó không hết bài, coi như không phải. Cái vấn đề mình làm sao cho chất lượng, con. Mình hướng dẫn nhau, mình phải có chất lượng. Phải làm sao mà truyền đạt những cái điều kiện hiểu biết với nhau, để cho mình ai cũng được như nhau hết là tốt nhất.

(13:30) Tu sinh Kim Quang: Tại vì trong lớp mặc dù có mấy người, nhưng mà cái trình độ nó cũng khác nhau đó Thầy.

Trưởng lão: Ừm, khác nhau.

Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà con thì con nghĩ nếu mà mình, người mà có Đức Hiếu Sinh thì mình phải nâng lên, từ những người thấp lên trên. Chứ mình đừng có chạy theo cái người cao. Phải dìu dắt từng người một lên.

Trưởng lão: Bởi vì cái, khi mình có cái trách nhiệm, mình đứng lớp mình dạy rồi, thì mình nhắm cái người thấp để nâng lên. Mà cái tình của một ông Thầy, Thầy thấy trong cái đời mà đi học của Thầy, Thầy cũng thấy mấy ông giáo mà có cái tình với học trò. Là xem thấy học trò dở là kêu về nhà dạy thêm, chứ không lấy tiền. Hồi Thầy học cái lúc, lớp mà thi để mà lên Trung Học đó. Thì cái ông thầy, ổng dạy cái lớp Nhất hồi đó Tiểu Học mà qua Trung Học để mà thi trường Pétrus Ký ở thành phố. Thì lúc bấy giờ đó, ổng kêu cái số học sinh dưới dở nâng lên hết để tới chừng thi cho đậu luôn. Vì vậy mà Thầy này tốt thiệt. Bởi vậy chết, ổng chết học trò đứa nào cũng khóc hết. Cái tình đó con, cái tình ông thầy thiệt, trao lại những cái điều hiểu biết của ổng, bằng cách là ổng dạy thêm. Chứ ở trường đâu có đủ thì giờ học, mà ông dạy thêm. Phải đến nhà ông học thêm mà không lấy tiền đồng xu, đồng điếu nào hết.

Tu sinh Kim Quang: Hay vậy, tình Thầy.

(15:00) Trưởng lão: Tình Thầy trò. Cho nên vì vậy cái tình nghĩa nó thấm thía lắm. Tôn sư trọng đạo là cái chỗ do ông Thầy đó. Nâng cái người học dở nhất để cho nó lên kịp. Hồi trong cái lớp học, hồi mà lớp Nhì cũng vậy, bởi vì lên ở Tiểu học thì mỗi lớp là có một ông Thầy. Thí dụ như lớp Nhì rồi mới lên lớp Nhất con. Hồi đó thì cái trường hợp của Thầy thì nó không phải là lớp Một, Hai, Ba, Bốn, Năm đâu.

Tu sinh Kim Quang: Bây giờ nó như vậy.

Trưởng lão: Bắt đầu nó vô, nó không phải học lớp Một đâu. Nó vô nó học lớp Năm. Lớp Năm là cái lớp Một ý, lớp chót đó, Tiểu học đó.

Lớp Năm rồi lớp Tư, rồi lên lớp Ba, lớp Ba rồi mới lớp Nhì, lớp Nhất. Mà nó còn thêm bảy năm học Tiểu học lận. Lớp Ba thì nó có 3A, 3B, mới vô đó thì 3B rồi lên tới 3A. Rồi mới lên lớp Nhì, Nhì B rồi mới lên Nhì A, rồi mới lên lớp Nhất. Lớp Nhất mới đi vô Trung học.

Tu sinh Kim Quang: Đếm ngược hả Thầy?

Trưởng lão: Nó vậy, đếm ngược. Nó đi từ từ, từ từ nó lên. Nó lên cho tới lớp Nhất nó mới vô Trung học nó học. Mà Trung học thì phải thi tuyển, chứ không phải là được người nào mà học sinh giỏi mà nó được rút vô đâu. Thi tuyển của Trung học nó mới vô trường Pétrus Ký, tức là trường Chasseloup Laubat, trường Pháp hồi đó đó con.

Tu sinh Kim Quang: Giờ trường Lê Hồng Phong bây giờ.

Trưởng lão: Lê Hồng Phong bây giờ đó.

Tu sinh Kim Quang: Thì về cái phần này thì con hiểu sơ sơ.

Trưởng lão: Rồi mình hiểu rồi, mình mới truyền đạt lại con. Thầy bởi vậy Thầy, tuy rằng Thầy cố gắng, Thầy diễn tả để cách thức để mà thực hiện. Trả lời cho mấy con hiểu đó, để mà phân ra cho được, làm sao mà phân đoạn, rồi đáp án. Nhiều khi mình phân đoạn sai nó cũng không được nữa con.

(16:50) Tu sinh Kim Quang: Dạ, có nghĩa là mình, cái cách mà làm đó Thầy. Có nghĩa là đầu tiên mình phải phân đoạn trước, rồi mình mới gạch dưới nó hả Thầy?

Trưởng lão: Phân đoạn, gạch dưới đó. Khi mà mình, khi mình đọc rồi đó cái thì mình, cái đoạn đó, cái mình gạch đít hết những cái chữ, cái cụm từ đó xong rồi, cái thì mình thấy ờ đây nó nằm ở trong cái cái đức gì đây? Nó có mấy từ này là có cái đức. Có nhiều khi nó chừng một danh từ của nó thôi. Một danh từ của nó chỉ, thì nó là cái đoạn của nó rồi. Nó không dính dấp gì đến tụi kia thì nó là đoạn của nó rồi.

Tu sinh Kim Quang: Là một cái đức.

Trưởng lão: Một cái đức của nó rồi thì nó riêng độc lập nó đó. Chứ không cần mà phải kéo hết một cái đoạn mà dài vậy đâu. Chỉ một từ của nó là thấy có cái đức rồi, một từ cái đức nữa, một từ cái đức…​

Cho nên có khi cái đoạn dài, có khi cái đoạn ngắn. Có khi nó hai, ba chữ, nó là một cái đức của nó rồi con.

2- CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỨC HẠNH CHÍNH - PHỤ

(17:46) Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà có khi thế này nữa Thầy, con nhận thấy là, giả sử như nguyên một cái đoạn dài như thế này, nhưng mà nó có câu phụ, câu chính. Rồi cái đức nó nằm ở trong câu chính, còn cái câu phụ chẳng quá là nó chỉ là một cái diễn tả…​

Trưởng lão: Diễn tả phụ thêm thôi. Làm cho sáng tỏ, làm sáng tỏ cái ý của cái đức kia thôi. Chứ còn cái đó bỏ, lấy cái chính thôi.

Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà vẫn nằm trong cái đoạn.

Trưởng lão: Vẫn nằm ở trong cái đoạn, không thể mình cắt bỏ nó ra. Để nó cái phụ đó, những cái đoạn phụ đó, cái câu phụ đó, nó làm cho sáng tỏ cái cụm, cái chính, câu chính. Thì cái câu chính đó là nói lên cái đức, cái hạnh của nó thôi. Còn cái câu phụ mình nói cũng làm lạc thôi chứ không có gì, nói nó trật thêm. Bởi vì nó phụ đó, mình nói cái nó đi lạc đề mất đi. Lấy cái chính này mà làm, còn cái phụ này để nó làm sáng tỏ thêm thôi, chứ không có nói cái này, mình bỏ cái đó. Cho nên nhiều cái mình thấy một đoạn dài vậy chứ mình gạch đít có mấy chữ hà, mấy cái kia nó phụ thôi. Thành ra mình không cần, bỏ ra, lấy cái ý chính thôi.

(18:53) Tu sinh Kim Quang: Trong khi mà phân đoạn đó Thầy, con mới để ý là, mình để ý nên để ý những cái người mà giống như là nhân vật chính trong cái đoạn đó.

Trưởng lão: Đúng rồi, mình phải lấy cái nhân vật chính.

Tu sinh Kim Quang: Nhân vật chính. Nhiều khi qua một cái chỗ khác lại nói về cái nhân vật khác, vậy là hai cái nó khác biệt nhau.

Trưởng lão: Cái nó nói, thí dụ như nó nói. Thí dụ như bây giờ cái nhân vật chính thường thường tác giả, mình phải chú ý tác giả con. Tác giả nó tự nó viết cái bài đó ra thì nó tự nó ca ngợi này kia là tác giả, hay hoặc chê khen đồ này tác giả, phải không? Nhưng mà mình lưu ý tác giả rồi đó, rồi bắt đầu đó, bây giờ đó nhân vật chính và nhân vật phụ trong đó.

Mà cái nhân vật chính, thì thường thường nó. Cái nhân vật chính thường thường là mình gạch đít những cái từ đó để mình xác định cái nhân vật chính, cái hành động đạo đức của nhân vật chính. Nhưng mà cái nhân vật phụ nó cũng có những cái hành động đạo đức của nó chứ không phải không đâu. Nhưng mà cái đoạn đó khi mà cắt ra rồi, toàn là cái nhân vật phụ để nó nói lên ở trên cái đoạn trên, cái đạo đức của ở trên cái đoạn trên của cái nhân vật chính. Nhưng mà cái nhân vật phụ này nó đã bị cắt cái đoạn kia rồi thì coi như độc lập của nó rồi. Bởi vì phân đoạn ra rồi, nó bị độc lập của nó rồi, thì nói về cái đạo đức của cái nhân vật phụ. Chứ không có được mà lấy cái ở trên mà ghép xuống dưới này được, bởi vì mình cắt cái đoạn ra rồi.

Tu sinh Kim Quang: Dạ, mình cắt rồi.

Trưởng lão: Mình cắt rồi thì nó còn có cái nhân vật phụ không đó, thì mình lấy nhân vật phụ đó mình xác định cái đức hạnh của cái nhân vật phụ. Mặc dù là nó luôn luôn nó kèm theo với cái nhân vật chính, để nó làm sáng tỏ cái câu chuyện của nó.

Thí dụ như hai đứa bé, thì khi có cái câu chuyện mà Tâm hồn cao thượng. Hai đứa bé học trò đó, thì con thấy cái nhân vật chính là cái cậu bé, chứ không phải cái nhân vật chính là cái cô bé đó đâu. Cô bé chỉ là nhân vật phụ để làm sáng tỏ lên cái cái nhân vật chính đó thôi. Cái Tâm hồn cao thượng đó. Con hiểu không?

Vậy mà nếu mà không, mình không khéo đó thì mình lầm. Bị vì hai đứa bé này mình thấy nó có những cái hành động cũng rất hay. Nhất là cái cô bé mà khi mà nó kết luận cái bài văn của nó mà nó ca ngợi được. Con có thấy không? Nó hay lắm chứ…​

Tu sinh Kim Quang: Câu đó quá hay!

Trưởng lão: Thì coi chừng đó mình lầm. Nó là nhân vật phụ nhưng mà nó viết cái điều kiện đó để mà nó, mà cái nhân vật phụ thường thường là tác giả. Tác giả nó tạo, nó có cái hình ảnh phụ để mà nó nêu được cái điều kiện nó muốn viết.

(21:36) Tu sinh Kim Quang: Như cái tư tưởng của tác giả là như vậy. Họ muốn trình bày cái tư tưởng của họ, cái nhận xét của họ. Nhưng mà họ phải đưa một cái nhân vật nào đó.

Trưởng lão: Đưa nhân vật, thì mình mới thấy đó là tác giả đó. Nó muốn đưa một cài ý gì đó hay thì nó làm cái nhân vật phụ. Nó đưa cái nhân vật chính, cái nó bắt đầu nó ca ngợi nó đưa. Đó, thì mình đọc cái bài Tâm hồn cao thượng của hai đứa bé.

Tu sinh Kim Quang: Thế là mình hình như mình cũng phải để ý cái thời gian nữa phải không Thầy? Trong đoạn văn nó có cái thời gian liên tục nữa. Nhưng mà nó ngắt cái thời gian, thì đúng là nó cũng chuyển qua một cái đoạn khác.

Trưởng lão: Chuyển qua đoạn khác con.

Bởi vì khi, khi mà mình cầm bút mà mình viết truyện hoặc là viết này kia, thì thường thường mà nếu mình lưu ý được cái những cái bài viết mà có tiếng của người khác, tác giả có tiếng, sau này mình viết giỏi lắm con. Ông Thầy phân tích cách nói sao đó, mấy con viết văn hay lắm. Mình biết mình lúc nào mình ẩn ở trong cái nhân vật phụ, cái tác giả đó ẩn trong cái nhân vật phụ. Mà có khi mình là nhân vật chính nữa, tác giả là nhân vật chính nữa. Đọc được cái bài đó mình biết được, sau đó mình cầm cây bút mình viết dễ lắm. Muốn viết một cái câu chuyện gì đó thì mình viết dễ lắm. Mình biết lúc nào mình nằm ở chỗ nào, chỗ nào. Thường thường là những câu chuyện tác giả họ hay thêm, với qua những cái hiểu biết của họ, những cái ý họ hay, những cái đoạn hay nào đó họ muốn nêu ra, thì cho thấy được cái sự hiểu biết của họ.

(23:09) Tu sinh Kim Quang: Tất cả những cái đó, giống như họ muốn nói lên cái tư tưởng, nhận xét của họ về những cái đó.

Trưởng lão: Là vậy đó con. Văn chương cũng khó chứ đâu phải dễ đâu.

Tu sinh Kim Quang: Khó đó Thầy! Con hồi xưa con học văn dở lắm Thầy ơi! Có ba điểm à.

Trưởng lão: Vậy mà Thầy thấy bây giờ con khá lắm đó, giỏi lắm đó chứ! Mày mò nó mới giỏi.

Tu sinh Kim Quang: Con cũng cố gắng mày mò mày mò, thì nhưng mà không có biết là nó có đúng hay không?

Trưởng lão: Nói chung là đầu tiên là mình học văn phạm cho nó cứng, nó quen. Sau đó rồi bắt đầu nó muốn hay thì phải đọc, phải đọc sách, đọc nhiều. Rồi đọc, không phải là đọc để hiểu câu chuyện đơn thuần đâu. Học hiểu từng cái câu văn, từng cái ý, từng cái cái ẩn, cái hiện của tác giả ở trong đó. Thì lúc bây giờ mới viết văn giỏi.

Tại vì Thầy đến một cái trường người ta dạy mình viết văn như mà dạy mấy cái ông làm phóng viên đồ đó, ở đó họ dạy cách thức cho mình viết. Ai cũng phải qua trường lớp hết. Ở thành phố hiện giờ có trường Nguyễn Du, trường gì đó dạy văn. Như là dạy cho mình trở thành những phóng viên, những nhà văn. Nó chuyên dạy cho mình hiểu biết những cái môn đó, môn Văn.

Tu sinh Kim Quang: Nhưng mà giờ thì bọn con đâu có cơ hội để mà học cái đó đâu Thầy.

Trưởng lão: Đúng là không cần nữa. Bây giờ chỉ có cần hiểu được cái đạo đức. Để cho cái đầu óc mình cho nhanh chóng, để nhận ra được hành động đức hay là hạnh cho nó nhanh chóng, để rồi xả tâm là tốt nhất. Chứ không mình nói suông mình xả không kịp, mình nói suông. Rồi cách thức mình còn tu tập để nó được cái Định lực, cái sức bình tĩnh của mình trước các ác pháp nó dập, để cho mình bình tĩnh mình nhận. Chứ không khéo mình bằng cách chịu đựng, nó không hay.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy