00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 03-HỌC ĐỂ GIẢI THOÁT VÀ ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO MỌI NGƯỜI

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 03

HỌC ĐỂ GIẢI THOÁT VÀ ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO MỌI NGƯỜI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử Nam

Thời gian: 01/01/2008

Thời lượng: [38:14]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- THẦY SẼ KIỂM TRA PHÂN LỚP

(00:01) Trưởng lão: Thầy dự định là ít hôm nữa, Thầy sẽ vào Thầy kiểm tra từng vị, mấy con. Từng người, để rồi Thầy phân cho mấy con biết cái lớp, cái khả năng của mình thì sẽ tu tập cái lớp nào?

(00:17) Người mà tâm mình nhiếp tâm dở, xả tâm dở thì phải học giới luật, đức hạnh trở lại. Sắp lớp cho mấy con, tuy rằng bây giờ trông như thế này, chứ sắp lớp mấy con lại hết.

Người mà nhiếp tâm khá, xả tâm giỏi, mà coi ở trong cái giai đoạn của Tứ Niệm Xứ hay hoặc là Tứ Chánh Cần? Nếu mà trong cái giai đoạn Tứ Chánh Cần thì phải tu như thế nào để ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện?

Còn cái giai đoạn của người nào tu Tứ Niệm Xứ, thì phải nhiếp tâm như thế nào để tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự? Bây giờ Thầy hỏi mấy con thử, mấy con trả lời, người nào mà có thể ngồi suốt 1 tiếng đến 6 tiếng đồng hồ mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không có một niệm nào chưa? Có chưa? (Chưa được…​) Ờ, chưa được! Vì vậy thì mấy con chưa tu Tứ Niệm Xứ được. Như vậy là còn tu Tứ Chánh Cần chứ gì.

Trong Tứ Chánh Cần người nào mà xả tâm hết, thanh tịnh thì mới được tu Tứ Chánh Cần. Mà xả tâm hết, thì Thầy sẽ làm một cái bài, Thầy trắc nghiệm coi cái tri kiến của mấy con có hiểu về giới luật đức hạnh không? Mà mấy con còn làm sai thì tức là mấy con cũng chưa có xả tâm ở trên Tứ Chánh Cần được, mà còn đang xả tâm ở trong giới luật đức hạnh, có phải không? Đó là lớp của mấy con rõ ràng rồi, không có chối cãi vào đâu hết. Bài mấy con làm đây sai mà mấy con bảo để mấy con vào Tứ Chánh Cần mà tu tập, thì coi như mấy con chưa thông mà. Những gì chưa thông suốt thì làm sao mấy con tu?

(02:13) Cho nên đức Phật nói: “Những gì thông suốt cần phải thông suốt”, có phải không? Mà mấy con chưa thông suốt mà đi đến lớp mà để mà diệt ác, ngăn ác của Tứ Chánh Cần, tức là Tứ Chánh Cần là cái lớp thứ mấy mấy con? Chánh Tinh Tấn, nó thứ 6. Thứ 7 là cái lớp Chánh Niệm, thứ 8 là cái lớp Chánh Định, có phải không? Chánh Tinh Tấn, Tứ Chánh Cần là Chánh Tinh Tấn mấy con, phải không?

Cho nên vì vậy mấy con chưa thông suốt, tức là từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, mấy con chưa thông suốt; cho nên bây giờ mấy con làm bài đâu có. Chưa thông suốt thì tức là làm bài không được, có đúng không? Thì phải học, phải học giới luật. Tức là mấy con phải học ở các lớp kia, thì sau đó mới lên tới cái lớp Tứ Chánh Cần.

Phải không, mấy con thấy có lớp lang chứ đâu phải muốn, muốn ngang ở chỗ nào được đâu! Ở đây đạo Phật có 8 lớp đàng hoàng mà, phải không? Mà bây giờ Thầy cho một cái bài để trắc nghiệm mấy con. Mấy con làm bài, Thầy biết cái tri kiến của mấy con chưa thông suốt thì mấy con phải học lại cái lớp giới luật cho thông suốt. Sau khi thông suốt rồi thì Thầy mới đưa mấy con lên cái lớp Tứ Chánh Cần, phải không?

Mà cái lớp Tứ Chánh Cần mấy con ngăn ác, diệt ác. Bây giờ tâm mấy con ngăn ác, diệt ác, mấy con ngồi bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mà trong tâm mấy con ngồi có một chút, mới có 1 phút, 2 phút, 5 phút có niệm rồi thì mấy con tu Tứ Niệm Xứ được chưa? Chánh Niệm có chưa? Được chưa? Chưa!

Chánh Niệm là cái niệm chơn chánh mấy con, cái niệm chân chánh của nó là cái niệm gì biết không? Thanh thản, an lạc, vô sự, cái niệm toàn thiện, có đúng không? Có phải không? Nó toàn thiện. Chứ còn bây giờ mấy con ngồi đó mà niệm. Bây giờ tôi nghĩ, bây giờ tôi phải đi cứu trợ, phải giúp người này, giúp người kia, đó là thiện. Nhưng mà cái thiện đó nó có toàn thiện không? Nó còn có niệm mà làm sao thiện?! Mà Chánh Niệm nó là cái niệm chân chánh, cái niệm không thiện, mà không thiện không ác. Cho nên bây giờ mấy con ngồi bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, đó là cái niệm chơn lý rồi. Có phải không, mấy con thấy.

(04:31) Đó, như vậy thì Thầy phân lớp cho mấy con, mấy con biết cái trình độ của mình ở chỗ nào rồi chứ gì? Rồi, do mình nắm được cái, mình hiểu biết được cái trình độ của mình rồi thì mình sẽ nỗ lực ở chỗ đó mà tu. Chứ hôm rày mấy con tu chung chung đó, có đúng không? Mà tu chung chung thì mấy con đến cái lớp mà Chánh Định, mấy con làm nỗi không? Bởi vì cái lớp đó là cái lớp luyện cái nội lực ở trong thân của chúng ta. Nói Chánh Định đâu có nghĩa là tôi bây giờ muốn nhập Sơ thiền, tôi ngồi đó tôi Ly Dục Ly Ác Pháp nhập Sơ Thiền, đức Phật có phương pháp đàng hoàng mà, có cách thức đàng hoàng. Phải không, mấy con thấy chưa?

Bây giờ đến cái lớp Chánh Định thì coi như là Thầy kiểm tra, Thầy xem xét để mà sắp lớp cái trình độ của mấy con ở cái lớp tu tập nào? Dù là người cư sĩ mà người ta đạt được ở đến cái mức độ, bởi vì nó có cái giáo đoàn của cư sĩ mà, nam cư sĩ mà. Họ mặc áo, họ để tóc, họ là cư sĩ. Nhưng mà sự thật họ vào trong này, họ cũng không thua gì chúng ta đâu. Cho nên những cái oai nghi tế hạnh của họ, họ không mặc y áo như chúng ta, nhưng đừng xem thường họ. Có nhiều người cư sĩ họ thông suốt hơn chúng ta đó, tu sĩ chúng ta chưa bằng đâu!

Mà có nhiều người cư sĩ họ có thể, họ sẽ an trú tâm họ ở trong bất động tâm một cách rất là cụ thể, rõ ràng. Tâm bất động có thể từ 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ có thể được. Thì như vậy chúng ta tu sĩ có bằng họ không? Họ ở trên Tứ Niệm Xứ được. Và chúng ta đâu biết chừng rằng trong cái giới cư sĩ, người ta có thể người ta tu ở trong Chánh Định người ta luyện nội lực. Có bệnh đau người ta đuổi bệnh đau đi, người ta muốn chết hồi nào chết, người ta muốn sống hồi nào sống, thì mấy con thấy. Cho nên người ta chỉ khác có một chiếc áo mà thôi.

(06:42) Cho nên đối với Thầy, ở trong cái Tu viện này á, tất cả đều bình đẳng như nhau. Tại sao mà chúng ta bình đẳng như nhau? Là tại vì sự sống nó giống nhau. Mình có sự sống, các vị cư sĩ kia cũng có sự sống, mình chỉ có chiếc áo, cái đầu của mình khác mà thôi. Chứ mình có sự sống mình có khác không? Ngày mình cũng ăn một bữa cơm mình sống, họ cũng ăn bữa cơm, họ sống cũng y như mình, họ cũng giống như mình không khác.

Do cái sự mà sống bình đẳng như nhau, thì chúng ta tôn trọng sự bình đẳng, chúng ta thương yêu nhau, bằng cách thương yêu của sự sống. Cung kính tôn trọng sự sống bình đẳng với nhau thì làm gì chúng ta có giận hờn, phiền não, có hơn thua. Nhiều khi chúng ta hơn lời nói, hơn những cái điều này, hơn những cái điều kia, nhưng mà sự thật ra mục đích của đạo Phật là sự bình đẳng, sự sống bình đẳng.

(07:48) Ngày hôm nay Thầy về đây là cũng còn có cái duyên, chứ sự thật ra thì quá nhiều thì giờ của Thầy mấy con. Chúng ta ở đây một cái số rất nhỏ, quá nhỏ! Còn một cái số lượng người khắp ở trên thế giới hàng tỷ tỷ người, người ta chưa học được đạo đức nhân bản, đạo đức gốc con người. Họ còn đang là những loại động vật mấy con. Con người, thật sự họ là con người, hình thù con người, nhưng mà tâm tánh họ là tâm tánh của loài động vật, thú vật. Họ hung dữ lắm mấy con, họ gian ác, hung dữ ghê gớm!

Chúng ta đến đây, chúng ta học được một chút ít đạo đức, chúng ta thấy chúng ta giảm rất nhiều, để chuyển dần từ cái tâm tính động vật, chúng ta trở thành tâm tính con người. Cho nên năm cái giới luật của đạo Phật là năm cái đức nhân bản của con người. Mà chúng ta học tới đâu thì chúng ta thấy mình được an vui, hạnh phúc, yên ổn đến đó, không ai làm khổ mình được.

Các con may mắn lắm, cuộc đời các con may mắn. Các con sẽ học được những cái đức hạnh như Phật; mấy con học được những đức hạnh như chúng Thánh Tăng; mấy con học được những cái đức hạnh làm chủ sự sống chết mấy con. Quý lắm!

Đó là mình có phước, còn biết bao nhiêu người ta vô phước. Các con cứ nhìn đi, hiện bây giờ chợ Trảng Bàng, nội cái thị trấn Trảng Bàng thôi, hàng trăm, hàng ngàn người họ chẳng biết. Thôi, bây giờ chúng ta thấy nội trong Tu viện chúng ta, mà bước ra khỏi Tu viện của chúng ta, ở ngoài kia chòm xóm, làng xã họ có biết đạo đức này không? Họ còn đang hung dữ, họ còn đang giết hại loài chúng sanh, ăn thịt như một loài thú vật, xâu xé nhau. Còn chúng ta ở đây may mắn lắm, chúng ta vượt thoát mấy con.

Các con thấy rằng, chúng ta thấy, chúng ta biết, mình có duyên mình mới gặp được chánh pháp của Phật như thế này, sống được với đức hạnh hiền hòa như thế này, không nỡ ăn thịt chúng sanh. Chúng ta thấy chúng ta hạnh phúc lắm mấy con!

(10:03) Cho nên được Thầy kiểm tra hướng dẫn từng cái cơ bản, từng cái đặc tướng, từng cách thức để cho mấy con tu tập cho đạt được. Chứ nếu mà đến một cái chùa nào đó, thì người ta dạy cho mấy con học kinh ứng cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, thế là cuộc đời của mấy con chỉ tu như vậy thôi, có lợi ích gì? Còn ở đây không! Thầy sẽ sắp xếp từng đặc tướng của mấy con, từng cái căn bản hiểu biết của Phật pháp, để cho mấy con nằm ở trong cái lớp của mấy con, để mấy con phải tập, từ đó cái sự tiến bộ của mấy con sẽ thấy nó rõ ràng.

Nếu mà Thầy không sắp lớp thì ai mấy con thấy cũng chung chung thôi, mấy con chưa biết cái người cao, người thấp ở trong cái số của mấy con. Cao thấp là như thế nào? Là do xả tâm nhiều ít, do nhiếp tâm, an trú, do cái nội lực, định lực của mình có nhiều ít để làm chủ bản thân, tâm của mình cho an. Chứ không phải là ở đây cao thấp là cái trình độ kiến thức thế này thế khác, mà cái sức tu tập của chúng ta đã làm chủ nó được ở mức độ nào? Bây giờ thì các con thấy chung chung, chứ các con biết những người nào xả tâm?! Cho nên Thầy sắp lớp rồi, mấy con sẽ nỗ lực tận cùng để mà tu tập.

2- HỌC ĐỂ GIẢI THOÁT VÀ ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO MỌI NGƯỜI

(11:19) Hàng ngày chúng ta không có làm ra hạt cơm, mà cơm đàn na thí chủ cúng dường, thì chúng ta phải nỗ lực tu tập cho đúng cách. Làm cho đúng, để thực hiện sự tu tập chúng ta đi được giải thoát, để trở thành gương hạnh.

Rồi đây trong chiếc áo của mấy con, dù cư sĩ, tăng, ni hay là nữ cư sĩ. Trong chiếc áo tu tập của mấy con, hoàn toàn mấy con mang thân giáo của mấy con đi đến mọi, từng nơi để mấy con hướng dẫn người ta đạo đức nhân bản. Mấy con phải làm cái trách nhiệm, chứ không có lý nào mà tôi học rồi, bây giờ tôi tu được rồi tôi chết, tôi hoàn toàn tôi không nghĩ đến ai. Không! Điều đó Thầy không chấp nhận. Cái nhiệm vụ của mấy con học để được giải thoát, học để đem lại sự lợi ích lợi cho mọi người. Người ta đang đau khổ, mình nỡ đành lòng nào mình bỏ người ta.

Cũng như Thầy tu xong, Thầy đâu nỡ bỏ mấy con, Thầy đâu nỡ bỏ loài người. Cho nên Thầy chịu vất vả suốt 20 mấy năm trời nay, chịu rất nhiều sự đau khổ! Mà chịu rất nhiều sự đau khổ là do ác pháp, do các con mà Thầy phải chịu mà thôi! Thầy biết, độ chúng sanh rất khó, bởi vì chúng sanh toàn là ác pháp, có người nào là thiện pháp đâu? Chính hôm nay mấy con được chút ít thiện pháp, chứ chưa toàn thiện. Còn ở ngoài đời biết bao nhiêu điều ác pháp? Mà khi mà kê vai gánh vác để độ chúng sanh là phải gánh vác ác pháp của họ. Cho nên Thầy chịu biết bao nhiêu cay đắng.

Vậy hôm nay, mấy con học xong ráng cố gắng, học xong để cứu mình trước tiên. Để cho mình trở thành một hành động đạo đức, để đem cái hạnh đức, cái đạo đức đó mà dạy người, để hướng dẫn mọi người, để cho mọi người thoát khổ. Đem lại trên thế gian, trên hành tinh chúng ta, hành tinh sống này nó sẽ là một Thiên Đàng cho loài người. Như vậy chúng ta mới xứng đáng là những người đệ tử của Phật.

Cái ơn của Phật rất lớn, mà chúng ta chưa biết lấy gì mà đền đáp ơn?! Chỉ có chúng ta tu học để được giải thoát, đó là đền đáp ơn thứ nhất. Khi giải thoát xong, đem cái học, cái kinh nghiệm tu tập này mà dạy cho mọi người, đó là chúng ta đền đáp ơn Phật. Ngài để lại bốn chân lý, để lại cái chương trình giáo dục đào tạo chúng ta trở thành một con người toàn thiện, một con người hoàn toàn làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Cái ơn đó quá lớn!

(13:53) Cha mẹ sinh chúng ta ra: có hình, có vóc, có tâm, có tư, có tư tưởng, nhưng người không. Cha mẹ không cứu chúng ta thoát khổ những cái nghiệp. Nhưng đức Phật không sanh chúng ta, nhưng hướng dẫn chúng ta thoát khổ từ trong tư tưởng cho đến thân xác của chúng ta, làm chủ được sự đau khổ chính bản thân của chúng ta.

Cho nên chúng ta nỗ lực mấy con, rất nỗ lực, ráng tu tập. Thầy sẽ chịu khó đến đây mà Thầy kiểm các con từng người một, Thầy kiểm từng người. Thầy không bỏ hổng các con, mà Thầy kiểm tra rất ngặt, Thầy dạy các con rất kỹ. Nếu mà khi mà kiểm tra xong, sắp lớp mấy con xong rồi, cái trình độ của mấy con ở cái mức độ đó, mà yếu kém, Thầy phải trực tiếp trong từng. Thí dụ như buổi sáng Thầy dạy, thì buổi chiều Thầy phải kiểm tra. Ngày mai, ngày mốt cũng vậy, để khi mà các con thuần thục, Thầy mới bỏ các con tu tập. Chứ Thầy biết mấy con tu tập rất phí thì giờ rất nhiều, tu mà như vậy thì kết quả làm sao được?! Thầy thấy.

(15:28) Cho nên hôm nay Thầy đến đây thăm mấy con, khởi đầu một năm mới, tiếp tục chúng ta sẽ có chương trình mới tu tập, không để lỡ dở thời gian phí chúng ta rất nhiều.

Các con hôm nay, phải ổn định hoàn toàn về cái mặt gia đình của chúng ta, để chúng ta yên tâm tu một năm tới cho được đầy đủ hơn, nỗ lực hơn. Các con thấy, Thầy ra khỏi tu viện, nhưng mà Thầy có rời xa mấy con bước nào đâu? Nghĩa là Thầy không bao giờ lìa xa bỏ mấy con. Các con thấy? Thay vì Thầy phải đi ở một cái nơi nào xa xôi, khi mà không bỏ mấy con.

Bởi vì cả một cái tu viện như thế này, các con đang ở tu. Các con đang theo cái Tu viện này tu, các con bỏ hết cuộc đời, Thầy nỡ lòng nào mà Thầy đi một nơi nào đó, trong một cái hang. Thầy có đến một điểm, Thầy định ở đó để rồi mình thị tịch ở đó luôn. Nhưng nghĩ nỗi thương đau của mấy con, bỏ đi rồi ai hướng dẫn mấy con? Thầy biết rất rõ hơn ai biết, mấy con. Thầy biết các con rõ ràng, các con tu chưa tới đâu cả. Điều đó là điều chắc chắn một trăm phần trăm, không sai một tí nào.

3- TU CHƯA XONG KIẾN GIẢI LẬP HỆ PHÁI RIÊNG, VIẾT KINH SÁCH, CHẠY THEO DANH LỢI

(16:56) Nếu mà Thầy ra đi Thầy nhập diệt rồi, thì mấy con cũng biến dần mấy con trở thành như các vị tu sĩ Đại thừa mà thôi. Từ đó mấy con sẽ từ ở trên kinh sách của Thầy, mấy con sẽ kiến giải theo cái hiểu biết của mình, sẽ manh nha thành ra nhiều hệ phái khác nữa, chớ nó không riêng. Bởi vì cái hình ảnh của đức Phật ngày xưa đã để lại chúng ta thấy: khi đức Phật diệt, các đệ tử của đức Phật, những người mà tu chứng, thì họ lần lượt họ ra đi. Tại sao vậy? Tại vì họ không đủ khả năng để mà nhiếp phục cái tâm tham vọng của những vị thầy khác.

Thậm chí như mấy con thấy khi mà đức Phật tịch, thì trong cái giáo đoàn của ngài Ca Diếp, có nhiều tu sĩ đã bảo: “ông già, ổng chết là mình khỏe, ông càng sống là mình khổ”. Các con thấy trong cái giáo đoàn mà thời đức Phật như vậy, thì thử nghĩ trong cái thời của chúng ta sao?

(18:02) Khi mà Thầy chết rồi thì có những người: “Thầy còn nói giới luật này kia khắt khe, ngày ăn một bữa, sống độc cư không cho nói chuyện. Bây giờ thả cửa mình kiến giải theo, viết theo kinh sách”. Thì như vậy còn gì những Phật pháp mấy con?!

20 bộ phái ra đời. Khi đức Phật nằm xuống rồi, người nào cũng danh lợi để cho mình củng cố làm bá chủ một trời. Ngay trong thời của Thầy, Thầy cũng thấy rồi. Thầy chưa chết mà Thầy cũng đã thấy rồi có nhiều người theo tu học Thầy, rồi bây giờ kiến giải thêm một số. Dựa vào những cái bài pháp Thầy dạy, kiến giải thêm một số, đi ra lập đứng một góc trời, thuyết giảng thế này thế khác, viết bài đưa lên mạng bằng cách này bằng cách khác. Thậm chí chớ còn chống đối lẫn nhau.

Mà trong khi chưa có người nào có thiền định cả! Trong khi chưa có người nào giới luật nghiêm chỉnh cả! Thế mà vẫn còn danh lợi đến mức độ như vậy, thì các con biết, tâm con người danh lợi lớn lắm mấy con!

Cho nên nếu mà Thầy không đào tạo cho các con tu chứng quả A la Hán, giải thoát hoàn toàn, thì khi mà Thầy tịch rồi, thì những điều mà Thầy dạy mấy con, họ sẽ dựa vào đó mà triển khai theo một cái hướng khác, để thành lập một, một hệ phái, một giáo đoàn khác. Đó là cái danh lợi của mình. Chứ bây giờ lỡ như mặc chiếc y áo, mấy con bây giờ sao giờ đây? Thôi, cũng phải đi tìm một cái nơi nào đó làm cái trụ xứ của mình, làm vị trí rồi mọi người đều theo mình, trở thành một số đệ tử của mình, thì chừng đó như thế nào mấy con biết? Sự giải thoát bản thân mình thì chưa được, mà lại làm cái chuyện giải thoát cho thiên hạ, thì như vậy là đã dắt người ta đi vào chỗ chết!

(20:17) Cho nên Thầy mới viết một bức thư, tâm thư Thầy gởi về! Chúng ta chưa giải thoát được gì mà vội viết kinh sách, vội biên soạn thế này thế khác, là chúng ta là người ăn trộm, ăn cắp. Mình biết cái gì? Mượn người khác, mượn kinh sách Đại thừa, mượn kinh sách của Phật, mượn viết ra. Trong khi đó mình không có kinh nghiệm gì cả, như vậy không phải mình ăn cắp văn, ăn cắp ý của người khác mình viết ra sao?

Bằng chứng mấy con thấy rất rõ, hiện giờ có những cái bài người ta viết ra cũng nói tu thế này, thế nọ, kia đủ thứ, mà có kinh nghiệm gì đâu?! Đó là cái sai. Cái sai của người này dẫn dắt đến cái sai của người khác. Làm cho biết bao nhiêu người, người ta lệch đường, lệch hướng không biết đường tu tập, quá uổng cuộc đời của con người! Ai khổ cũng muốn đi tu để cho thoát khổ, nhưng tu rồi thì lại tu danh, tu lợi, không thấy cái tu để thoát khổ.

4- THẦY SÁCH TẤN TU HÀNH

(21:16) Cho nên hôm nay, Thầy về đây là vì có số Phật tử muốn gặp Thầy. Lẽ ra thì Thầy từ chối, nhưng rất tội là vì họ ở xa, cả năm trời họ mới về thăm, mà không tiếp họ thì rất tội. Mà tiếp cũng là tạo một cái duyên cho họ, để họ biết đâu đúng chánh pháp giải thoát, theo đúng chánh pháp. Còn các con đang ở trong lòng của Tu viện, là cái kinh nghiệm, bổn phận, là Thầy phải hướng dẫn các con đi tới nơi tới chốn. Phải cố gắng, các con hãy cố gắng! Còn một hơi thở là còn tu tập. Chừng nào mà chúng ta làm chủ được sự sống chết, chấm dứt được sự luân hồi thì chừng đó chúng ta mới có an vui được mấy con.

Chứ hiện giờ thì trong tâm của mấy con luôn luôn khắc khoải: “Mình làm sao làm chủ được sự sống chết đây?” Tu tập còn xa lắm không phải gần đâu. Và còn nhiều nỗ lực nữa, chứ không phải ít! Nhưng chúng ta là con người làm được, Phật làm được, Thầy làm được, và chúng ta là con người sẽ làm được. Ý chí ngút ngàn của chúng ta sẽ làm được những cái chuyện vĩ đại này, chứ không phải là nói: “Thầy làm được, Phật làm được, con làm không được”, không phải đâu!

(22:38) Thầy đặt thành vấn đề cho mấy con thấy: khi Thầy kiểm tra mấy con ngồi lại trong 1 phút mấy con nhiếp tâm. Nhưng trong 1 phút nhiếp tâm vẫn còn có vọng tưởng. Mà nghe nói Thầy 30 phút không vọng tưởng, còn mấy con 1 phút mà có vọng tưởng thì các con thấy mình tu sao được?! Không! Thầy sẽ dạy mấy con 1 phút sẽ không vọng tưởng. Mà 1 phút không vọng tưởng cũng bằng Thầy 30 phút không vọng tưởng.

Bởi vì Thầy tự nó không vọng tưởng, cho nên đến 30 phút không có vọng tưởng. Từ đó mà Thầy nhiếp phục cho nó đến 1 giờ, 2 giờ không phải dễ, các con hiểu chỗ đó chưa?! Còn bây giờ mấy con vô 1 phút có vọng tưởng, mà bây giờ Thầy dạy cách thức mấy con nhiếp tâm 1 phút không vọng tưởng thì mấy con cũng như Thầy thôi, đâu có gì đâu!

Tại vì căn cơ đặc tướng của Thầy như vậy, còn căn cơ đặc tướng của con khác mà. Còn mấy con so sánh từ cái đặc tướng này, so sánh từ đặc tướng kia, mấy con thấy mấy con tu không được là mấy con đã sai. Là con người sanh ra là người nào cũng có thể tu giải thoát được hết! Người nào cũng có cái đầu hết, mà cái đầu của chúng ta là cái sự điều khiển của sự giải thoát đó. Chứ phải chi mà Thầy có cái đầu, mà mấy con không có cái đầu thì mấy con sẽ làm không được, sẽ không làm chủ được. Còn này Thầy cũng vậy, mấy con cũng vậy, thì người nào cũng làm chủ được! Nhưng mà tùy theo đặc tướng mà tu tập, vẫn tập thì chúng ta sẽ thành công. Phải không?

5- THẦY DỰ KIẾN QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG LỚP HỌC TẬP

(24:04) Đó, cho nên hôm nay Thầy nói vậy để khởi sự cho bắt đầu một năm mới, Thầy sẽ cố gắng! Và đồng thời tu viện của chúng ta hôm nay, nó cũng tạm thời thì chúng ta cũng đã có thất, để mà chúng ta chia ra từng cái lớp học của chúng ta, cái lớp nào ra lớp nấy. Còn trước kia thì Tu viện của chúng ta nó chưa đủ, cho nên nó rất là khó phân lớp.

Và đồng thời thì cái chương trình mà để mà giáo dục đào tạo về đạo đức cho mọi người trong đó có chúng ta. Thì cô Út có mua khu đất, Thầy nghe nói ở trước ruộng này, có mua khu đất có rào rồi. Thì Thầy, có đưa cho Thầy cái số diện tích của nó bao nhiêu thước ở trong khu đất đó, thì Thầy có vẽ một cái đồ án để xây dựng các cái lớp học ở đó. Các cái lớp học.

Cho nên vì vậy đó, nó sẽ quy hoạch nó như thế nào để thành một cái trường học của chúng ta. Nó không phải là cái trường học đời! Trường học đời nó cất một cái nhà dài, rồi nó ngăn ra từng phòng, nó thành ra từng cái lớp học. Còn chúng ta thì khác. Trong cái khung đó, thì trong cái đồ án để mà xây dựng cái trường học đó, thì mỗi một cái nhà cất thành một cái lớp học của chúng ta, coi như là một cái giảng đường. Mà trong cái khu đất đó bao nhiêu cái lớp học? Là bao nhiêu cái giảng đường? Do đó thì Thầy sẽ quy hoạch nó. Và trong khi đó thì nó sẽ có những cây xanh, nó có bóng mát, nó có những cái nơi thoải mái để mà những người học viên vào đó học. Sau khi, trong giờ học, hết giờ học thì chúng ta ra ngồi dưới bóng mát chơi để cho nó thoải mái, dễ chịu rồi tiếp tục vào những cái giờ khác để học tập. Thì nó đã, Thầy đã quy hoạch cái đồ án để chúng ta xây dựng cái cơ sở học tập. Và ở đây, và ở trong Tu viện của chúng ta sẽ là cái cơ sở để chúng ta ở tu tập. Còn học tập thì chúng ta sẽ đến lớp học tập, có trường, có lớp đàng hoàng.

(26:24) Thì như vậy là còn một cái số người cư sĩ, chúng ta ở đây là chúng ta ăn ngày một bữa. Nhưng mà những người cư sĩ họ còn sống ngoài đời, họ không thể nào ăn ngày một bữa như chúng ta, họ ăn hai bữa. Còn không bây giờ cho họ vào đây họ ở ăn hai bữa, ba bữa thì không thể được! Bởi vì đây là cái Tu viện. Cho nên những cái lớp học đó họ đến học, và đồng thời họ ở ngoài cái Tu viện của chúng ta, họ ăn hai bữa được.

Nhưng chúng ta lại bồi dưỡng cho họ có một cái, có cái đạo đức họ sống, để đối xử với nhau họ không làm khổ nhau. Thì cái trường lớp của chúng ta sẽ mở mang và sẽ thu nhận tất cả những dân làng ở đây, cũng như tất cả mọi người ở chỗ khác về đây mà người ta học đạo đức. Thì người ta sẽ ở ngoài người ta học, chứ không vào đây. Nhưng cái trường lớp là trường lớp của Tu viện của chúng ta, cái cơ sở.

Vì vậy mà Thầy sắp sửa sẽ hướng dẫn cho cô Út, sẽ xây dựng cái khu trường học ở đó. Và đồng thời thì cũng may mắn là nhà nước ở đây người ta cũng chấp nhận cho mình làm những công việc đó. Chứ cỡ mà không chấp nhận, mà đưa ra một cái dãy mà cất chừng cỡ khoảng độ chừng mười cái lớp học như vậy. Thì đường xá đồ, ở trong những cái khu vực đó, đường xá đồ, cây cỏ đồ, rồi cây xanh đồ mọc tốt đẹp. Mà cất nhà như vậy, hầu như là chúng ta cất cái lớp học thì chúng ta không có cất bằng tầm vông trúc tre vì nó sẽ mau hư, chúng ta sẽ xây gạch. Cho nên nó có tốn hao, nhưng mà nó duy trì lâu dài. Và đồng thời được tiếp nhận những mọi người, vừa là những người dân ở xung quanh xã ấp của chúng ta họ sẽ đến họ học. Và những người ở xa họ cũng sẽ đến đây, họ sẽ học những đạo đức. Mà những sách đạo đức Thầy sẽ chuẩn bị đầy đủ những cái bộ sách đạo đức để mà chúng ta học tập. Những sách đó đều được xin phép mấy con, rất dễ, không khó khăn.

(28:29) Cho nên ở đây rồi trong những cái lớp học đó, thì có những cái dịp mà Thầy về để mà Thầy kiểm tra, chứ Thầy không dạy đâu. Thầy kiểm tra và có những người khác đến dạy thay Thầy, Thầy sẽ kiểm tra. Thầy cũng như mà trong những cái ngày thi, Thầy làm giám khảo mà kiểm tra mấy con thôi. Rồi cho lên lớp hay là ở lại là do Thầy. Cho nên vì vậy mà mấy con nên nhớ là học kỹ, tu tập kỹ thì mới được lên lớp. Mà học không kỹ, tu tập không kỹ là không lên lớp. Bởi vì kiểm tra là sau một cái chặng kiểm tra đó mới biết cái trình độ của mấy con lên được hay là không lên được.

Đây là cái chương trình giáo dục đào tạo rồi, chứ nó không phải là mình tu chung chung. Cho nên cái sự tu học của chúng ta nó có căn bản như vậy. Bởi vì khi mà chúng ta lên được thì cái đời sống xả tâm của chúng ta như thế nào? Nó sẽ lợi ích rất lớn cho chúng ta! Đó, thì trong những cái dịp mà được ra những cái lớp học, kiểm tra, thì mấy con biết là không có người nào mà lật sách, mà cọp py, cọp dê gì được hết. Ở đây coi như là hoàn toàn là về vấn đề mà học giới luật đức hạnh.

Còn mà vấn đề mà kiểm tra về cái thân hành của mấy con, nhiếp tâm và an trú, thì bắt các con ngồi. Thí dụ như là bây giờ ở trong cái phòng này thì nó chỉ được 4 người. Thì hai người ngồi, một người đầu dưới, một người ngồi đầu trên, bên đây hai người. Thầy ở giữa, Thầy sẽ kiểm tra, Thầy bắt con phải nhiếp tâm, hơi thở hoặc là thân hành của mấy con, hay hoặc đi kinh hành. Thầy kiểm tra từng hành động của mấy con đi tới đi lui, hay hoặc ngồi đó đưa tay ra vô, hoặc là ngồi hít thở. Thầy kiểm tra theo từng tâm niệm của mấy con, coi mấy con nhiếp được hay là không được? Và xem xét coi mấy con an trú được thân tâm mấy con, hay là an trú không được? Mà khi mà nhiếp tâm và an trú được, Thầy mới sắp xếp cho mấy con chuyển qua một cái lớp khác. Mà chưa thì phải ở phải tập luyện trở lại, và hướng dẫn cụ thể hơn để luyện tập cho được.

(30:33) Còn nếu mà người nào tệ quá thì thôi, cho đẩy ra ngoài hết. Cho rớt luôn, chứ không có thể nâng đỡ được nữa. Tại vì không ráng tập tu thì không thể nâng đỡ. Phải cho nghỉ học, chứ còn không thể nâng đỡ. Bởi vì Thầy dạy quá cụ thể. Thay vì một hành động đưa ra đưa vô như thế này mà nhiếp không được thì thôi, mấy người này thôi. Cái căn cơ sao mà như vậy thì thôi, chỉ còn có nước dẹp mấy con đi. Còn nếu mà đưa ra đưa vô mà thấy cụ thể, rõ ràng, như vậy là còn tu tập. Một lần Thầy vẫn hướng dẫn, chứ không phải đợi 5 lần 10 lần vầy đâu, không phải!

Chỉ một lần đưa ra và một lần đưa tay vô; một hơi thở hít ra và hít vô mà không có niệm thì Thầy sẽ hướng dẫn mấy con được, chưa bỏ! Mà mấy con nói: vừa hít vô, thì vừa thở ra là có niệm rồi. Mà lần nào cũng vậy thì thôi mấy con nghỉ tu đi, về đợi kiếp sau hãy tu, chứ kiếp này chắc bộ tu không nổi! Cái đầu óc như vậy là đầu óc quá rộn ràng, không tu được! Con hiểu không?

Hễ Thầy kiểm tra rồi, cái người mà cái căn cơ mà như vậy thì thôi khỏi, chắc tu theo Phật không nổi đâu. Phải chờ kiếp sau kìa, chứ kiếp này không nổi. Nhưng mà hít vô thở ra không có một niệm là được, chỉ cần một hơi thở vô hơi thở ra là đủ rồi. Không lý nào bây giờ mấy con nghiệm thử coi: mình hít vô thở ra mà còn vọng tưởng, thì như vậy mới không nhận mấy con thôi. Thì lẽ đương nhiên là phải nhận cái trình độ tu được, chứ nhận cái trình độ mà tu không được, thì ai mà nhận làm gì? Để mang tiếng nhận học trò cho đông mà sao tu không được? Cho nên vì vậy mà trong khi mà Thầy kiểm tra rồi, thì cái người nào tu được và người nào tu không được, Thầy biết rõ ràng.

6- LÀM BÀI KHÔNG CẦN VĂN HAY MÀ CẦN XẢ TÂM ĐƯỢC

(32:15) Các con đừng nghĩ rằng một cái người mà viết văn hay, làm giỏi, làm luận giỏi là tu được, không phải! Ở đây Thầy đưa ra một cái bài, mà mấy con chỉ cần mấy con hiểu mấy con ghi vào đó, Thầy không cần mấy con viết văn hay đâu! Viết trật văn phạm gì cũng được hết, chỉ nói được cái ý của mấy con mà nói trúng thì Thầy đã chấp nhận cho đậu. Chứ không phải là viết cái bài văn kêu là bướm bay, rồi trong đó hay ho đồ đó, thì mới cho đậu, không phải đâu! Ở đây không phải học văn chương, mà ở đây học xả tâm. Nói làm sao mà có những cái điều kiện mà Thầy thấy rằng đây là cái người xả tâm được thì Thầy cho lên lớp, Thầy cho đậu. Chứ không phải là đây học văn chương, mà viết văn cũng như thơ, cũng như là Nguyễn Du như vậy, hay Đoàn Thị Điểm mới cho đậu thì cái điều này, không bao giờ có cái điều đó đâu.

Thầy dặn trước, ở đây chỉ cần mấy con viết, nói nó không cần cái câu văn mấy con hay, không cần các câu văn mấy con giỏi, mạch lạc như thế nào. Nhưng mà mấy con diễn tả được cái ý của mấy con muốn nói cái điều đó, là mấy con đã xả được cái tâm mấy con, thì Thầy cho đậu. Thầy không cần văn chương, mà Thầy cần nói đúng.

(33:30) Cho nên nhiều khi mấy con viết thơ cho Thầy, Thầy thấy nói về văn á, thì chắc chắn là cái bức thơ của mấy con viết, thì chắc là học về văn thì kể như, coi như là bức thơ đó thì Thầy nói phải xuống lớp Một học trở lại A, B, C. Chứ còn cái kiểu này thì viết như vầy, thì Thầy đọc cũng mệt. Gì mà lung tung, viết như vậy lung tung như vậy. Nhưng mà trong cái ý của cái người đó muốn viết, Thầy biết người ta nói cái gì, biết.

Cho nên Thầy không cần cái văn hay đâu, mà Thầy chỉ cần cái mà nói, để mà nói ra mà áp dụng được sự xả tâm của mình, thì điều đó là điều Thầy chấm đậu, Thầy dặn trước. Cho nên có nhiều người nói: “Con, văn chương con dở quá, con viết không được, chắc chắn là con phải rớt”. Không, mấy con không rớt đâu! Mấy con đừng có nghĩ, mấy con chỉ cần viết hai chữ, ba chữ mà Thầy đã thấy được cái ý xả tâm của mấy con, ở trong cái chỗ hiểu biết của mấy con là Thầy chấm cho mấy con đậu, để mấy con lên lớp, mấy con tu tập.

Thì Thầy dặn trước, chứ đừng có tự ti mặc cảm, mình nói: “Hồi nào tới giờ con có học văn chương đâu, mới có học lớp 1, lớp 2, lớp 3, bây giờ cầm cây viết, mà viết cái kiểu này, chắc Thầy cho con rớt”. Không phải, không có đâu, mấy con đừng có hiểu điều đó! Phải không mấy con? Như vậy là mấy con đã hiểu rồi, phải không?

(34:46) Cho nên vì vậy mà sắp tới đây, Thầy sẽ bỏ cái thời, mặc dù là thời gian của Thầy đang nỗ lực viết những cái bộ sách đạo đức. Nhưng mà Thầy phải dành ra cho mấy con. Thầy phải dành ra cho mấy con để kiểm tra cho mấy con, sắp lớp cho mấy con tu tập, để bắt đầu năm này mấy con tu tập sẽ có nhiều kết quả. Sinh hoạt chung ở trong cái tăng đoàn thì mấy con sẽ sinh hoạt chung với nhau. Nhưng mà khi mà sắp lớp rồi thì lớp nào phải tu lớp đó, mấy con nhớ.

Cho nên vì vậy mà mỗi một cái lớp mà Thầy sắp xếp lớp rồi đó, thì Thầy coi một cái người nào mà có thể có khả năng điều khiển được cái lớp đó, Thầy đưa về để trợ Thầy trong khi mà Thầy không có hiện diện mà hướng dẫn mấy con. Mà khi mà Thầy hướng dẫn cho mấy con cách thức mà tu tập trong một ngày, hai ngày cho nó nhuần nhuyễn rồi, thì bắt đầu Thầy giao lại cho một cái vị thầy có cái tu tập đúng, họ sẽ theo dõi mấy con, sẽ làm việc giúp Thầy.

7- CHƯA HIỂU THÌ PHẢI VIẾT THƯ THƯA HỎI THẦY

(35:53) Cho nên bây giờ thì mấy con nghỉ, Thầy sẽ về để mà còn lo công việc khác nữa. Nghĩa là bây giờ sách vở của Thầy bỏ ngoài kia chưa photo. Những cái bài, những cái bức thư mà Thầy trả lời những câu hỏi của mấy con, thì Thầy đã photo ra một số Thầy đưa cô Út gởi cho mấy con. Thì mấy con sẽ đọc những cái điều kiện đó, để sau khi mấy con làm bài, đáp án, phân đoạn đáp án, giải trình án để cho nó không sai đó, thì có những cái gì mà cần mà chưa hiểu thì mấy con cứ viết thư hỏi Thầy. Thầy sẽ lần lượt, Thầy sẽ gợi ý và giúp cho mấy con phải hiểu cho rõ cách thức để mấy con làm đúng không sai. Các con hiểu?

Chỉ có hỏi, nhờ hỏi mà Thầy mới dạy, còn không hỏi Thầy biết mấy con hiểu chỗ nào đâu mà dạy, các con hiểu? Cho nên những cái bức thư mà mấy con hỏi điều đó, mấy con hỏi có nhiều cái mình hiểu như vậy nó sai thì Thầy phải chỉnh nó, để cho mấy con hiểu đúng lại. Và hiểu đúng thì mấy con mới biết cách thức làm, chứ nó đâu phải đơn giản mấy con.

(36:56) Phân đoạn là cả một cái vấn đề khó rồi, mà bây giờ đáp án còn khó hơn. Đây gạch bao nhiêu cái đít của, mà không biết nó là cái đạo đức gì đây? Trời đất ơi! Ngồi đây mà mò hoài nó không ra. Mà nó nằm nó úp, nó ẩn ở trong đó mà không thấy nó ra, thì như vậy là bây giờ mình rối đầu đây không biết. Thì như vậy mới hỏi: Bây giờ nhận qua như vậy thì biết nó cái đạo đức gì? Xin Thầy dạy cho con để con nhận ra cho được cái dạng đạo đức của nó, để mà con nói cho đúng. Để khi mà giải trình án nó không sai!

Bởi vì đáp án đúng là giải trình án không sai. Bởi vì nó là cái đề bài để cho mình làm một cái bài luận sau này nói về cái giải trình án. Các con hiểu chưa? Cho nên mấy con hỏi lại. Rồi cách thức mà xả tâm mấy con cũng hỏi, chứ mấy con không hỏi, không biết đâu mà xả. Rồi, rồi, thôi Thầy ra con.

Thôi bây giờ Thầy xin chào mấy con Thầy ra, còn việc nữa.

Tu sinh Thiện Tâm: Chúng con xin cảm ơn Thầy rất nhiều!

Trưởng lão: Thầy chào mấy con.

Tu sinh Thiện Tâm: Năm mới chúng con kính chúc Thầy mạnh khỏe.

Trưởng lão: Bây giờ không chúc Thầy cũng phải mạnh khỏe, chứ không mạnh khỏe Thầy bỏ Thầy đi à. Thôi rồi, Thầy chào mấy con.

Thôi xá Thầy thôi con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy