GIỚI LUẬT 03 - THIỀN XẢ TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian:
Thời lượng: [1:10:55]
Người nghe: Tu sinh
Tên cũ: Giới luật - 3 - Thiền xả tâm
(00:01) Trưởng lão: Hôm nay, được cái duyên con về đây trong cái thời gian ngắn, 5, 6 ngày, 7, 8 ngày để rồi thưa hỏi về cách thức tu tập, trình bày cho Thầy nghe coi cái sự tu tập như thế nào để Thầy kiểm soát lại, hoặc là Thầy xem xét lại. Tu hành đúng thì nó mới có kết quả, mà tu hành không đúng thì nó sẽ đi lạc đường. Trong cái phần hiện giờ thì các cái pháp hành tu tập thì tất cả Tăng, Ni cũng như cư sĩ hiện giờ thì tu hành đã quen cái lối tu tập theo cái thiền định ức chế tâm mà không có lo xả tâm. Cho nên tu riết, tu mãi mà cho đến khi được cái tâm tĩnh lặng mà cái tâm xả nó không hết, tức là cái tâm tham - sân - si phiền não nó không hết, cho nên nó làm lệch cái con đường của Đạo Phật, nó không có đúng tính cách mà tu tập theo Đạo Phật.
Cho nên Đạo Phật chỉ tu tập tĩnh giác hay là tỉnh thức, để rồi nhân cái tâm tỉnh thức đó mà xả cái tâm của mình, tức là xả cái tham, sân, si phiền não làm cho cái đời sống của mình nó không còn đau khổ nữa, không còn giận hờn, phiền não. Chứ không phải đi vào trong cái sự tĩnh lặng, hoặc là trong cái sự im lặng không có vọng tưởng, để cái trạng thái đó để nói là gọi rằng định, rồi mới làm chủ được cái tâm tham - sân - si của mình. Cái đó không phải.
Chính vì cái sai đó mà từ bao nhiêu thế kỷ nay người ta theo tu con đường của Đạo Phật mà người ta không có làm chủ được cái sự sống chết của người ta là do cái chỗ sai đó đi vào cái thiền ức chế tâm. Cho nên hiện giờ thì nhờ cái công phu tu hành, Thầy đã tìm thấy được những cái pháp môn, nó có những cái bí quyết thành công ở trên cái sự giải thoát của Đạo Phật mà từ xưa đến giờ thì một số các bậc tôn túc đã triển khai cái giáo pháp mà đi nhầm vào những cái kinh sách phát triển của Đại Thừa, cho nên triển khai những cái pháp ức chế tâm mà không xả tâm.
(2:20) Cho nên hiện giờ thì cái duyên may trong cái thời đại này, Thầy đã đọc lại trong những kinh sách Nguyên Thủy, rồi cũng thực hiện cho cái bản thân của mình trong những cái nỗi niềm khắc khoải, sau cái thời gian tu tập quá dài 9, 10 năm trời. Nói 9, 10 năm trời đó là những cái năm mà nhập thất, còn cái khoảng thời gian từ 8 tuổi mà xuất gia cho đến 40 mấy năm trời, thì cái nỗi niềm khắc khoải trong lòng của một người tu sĩ mà quyết tâm theo Đạo Phật, cho đến giờ phút coi như hơn nửa đời người mà không tìm thấy được cái sự giải thoát, cho nên cái sự đau khổ nó dằn vặt rất lớn.
THẦY TÌM THẤY PHÁP XẢ TÂM
Do từ đó thì Thầy đã nỗ lực theo cái đường lối Nguyên Thủy. Cũng nhờ những cái kinh sách Nguyên Thủy mà Hòa thượng Minh Châu đã có công dịch lại, rồi tìm thấy được cái pháp Xả Tâm, từ đó thấy cái tâm mình nó được an hơn, và giải thoát được. Cho nên hiện giờ thì Thầy triển khai lại cái pháp Xả Tâm.
Mười bảy năm trời, mình đem cái pháp này ra mà giảng dạy, nhưng vì sợ đụng chạm với bậc Thầy tổ của mình cho nên coi như là Thầy gần hết cái đời người, năm nay là 60 mấy rồi. Thì năm rồi Thầy định là Thầy sẽ ẩn bóng, cho nên Thầy mới giảng cái giáo án, chứ còn cỡ mà chưa ẩn bóng thì chắc là Thầy không có giảng giáo án ra. Vậy mà năm nay thì coi như hoàn toàn chúng ta sẽ tập luyện ngay vào những cái chánh pháp mà Phật đã dạy, tức là đi vào cái sự xả tâm hơn là đi vào cái sự ức chế tâm.
(3:55) Vì trải qua 15, 16 năm trời mà Thầy tùy thuận, để rồi sửa dần cho quý thầy từ cái giới luật cho đến cái pháp ức chế tâm để sửa dần, sửa dần, nhưng mà quý thầy vẫn còn tin tưởng cái chỗ ức chế tâm mà không có chịu nghe lời Thầy, cho nên hiện giờ thì Thầy rất là mạnh dạn. Thà là mích lòng hơn là để cho bao nhiêu người người ta bỏ hết cuộc đời tu hành mà chẳng có nếm được cái mùi vị giải thoát chút nào thì rất là đáng tội, cho nên giờ phút cuối cùng này thì Thầy không có còn nương tay, cho nên Thầy nói thẳng, nói mạnh. Vì vậy ai có duyên thì nỗ lực mà tu đúng, mà không có duyên, còn tin theo Đại Thừa thì cứ theo Thiền ức chế tâm thì Thầy không có cản trở và Thầy cũng không có nói gì hết, nghĩa là ai có duyên thì tu sao cũng được.
Nhưng khi đã có tâm quyết theo Đường lối của Đạo Phật - Thiền Xả Tâm - thì những gì mà Thầy nói cố gắng mà ghi khắc để mà tu tập cho đúng, để xả tâm cho thật rốt ráo.
Vì cái lòng tin của mình tin thật sâu đối với Phật pháp, biết là con đường Thiền Xả Tâm trực tiếp ngay liền để xả cái tâm của mình cho hết tham, sân, si để cho hết đau khổ thì mình mới có nhiệt tâm, mới có xả được. Còn nếu mình bán tin, bán nghi, cho nên vừa tu ức chế tâm, rồi vừa xả tâm theo cái kiểu nửa tin, nửa không tin, do đó nó cũng chẳng đi đến đâu. Cho nên ở đây chúng ta phải tin chắc rằng chúng ta sẽ thực hiện con đường của Phật dạy xả tâm, thì sẽ đưa đi đến cái chỗ giải thoát hoàn toàn. Thì cái lòng tin như vậy chúng ta mới nhiệt tâm hằng ngày mà chúng ta dùng cái pháp hướng mà nhắc.
Chứ còn chúng ta không tin thì chúng ta ngồi yên lặng rồi chúng ta cứ lo ở trong cái trạng thái yên lặng mà không có hướng tâm để xả, thì cái thời gian đó nó làm cho chúng ta mất rất nhiều, nhiều cái thời gian. Vì chúng ta không xả, mà ngồi tìm cái an lạc, cái sự tĩnh lặng cái sự yên lặng, chứ không có lo xả cái tâm thì nó làm cho cái hướng của chúng ta nó lệch đi, rồi khi nào nó có những cái trường hợp, cái hoàn cảnh thì chúng ta mới chịu xả tâm thì cái đó là một cái sai.
TRÁNH NÉ CÁC PHÁP LÀ SAI
(6:14) Thầy xin nhắc lại một lần nữa, Thầy xin nhắc lại chung trong Chúng để thấy rất rõ:
Đương nhiên là trong những cái giờ phút mà từ lâu đến giờ mà chúng ta tu theo con đường Thiền Đông Độ, cũng như là thiền Đại Thừa, thì khi mà chúng ta ngồi, thì chúng ta lo chúng ta giữ cái tâm nó không vọng tưởng, tức là bằng cái pháp môn như Sổ Tức, Tùy Tức, hay hoặc là các pháp Tri Vọng hay là những pháp khác như Niệm Phật đều là cái mục đích giữ cái tâm không có niệm vọng tưởng cho đạt Nhất Tâm.
Thì do đó là cái loại thiền đó nó thường thường là nó không có xả tâm. Nó không xả tâm như vậy thì cái thời gian đó chúng ta sẽ bị mất đi, cái thời gian ngồi yên lặng đó nó sẽ mất đi, nó không có kết quả cho cái mục đích chính là chúng ta tu tập để làm chủ, nó lại đi vào một cái trạng thái tĩnh lặng, nó làm cho chúng ta mất cái thời gian.
Do vì vậy thì chúng ta quen đi, rồi chúng ta chấp nhận nó, rồi chúng ta tu tập ngày ngày, đêm đêm chúng ta ngồi thiền chúng ta tu tập ức chế cái tâm như vậy. Rồi hằng ngày thì chúng ta sống cũng bình thường, ăn uống cũng phi thời, cũng không đúng cách giới luật của người tu sĩ nữa, rồi cũng vui chơi, rồi cũng này kia nọ. Nhưng cái giờ thì chúng ta cũng ngồi thiền, cũng tu tập, cũng đủ cách, rồi sinh hoạt cũng bình thường.
Nhưng đến khi có hữu sự gì đó thì chúng ta lại quán, suy tư, rồi chúng ta nói là chúng ta xả tâm, nhưng sự thật khi có chuyện làm cho chúng ta buồn giận, phiền não hay tham muốn hay có sự gì lo lắng, thì chúng ta quán thấy các pháp đều là như mộng, như huyễn, nó không thật để chúng xả nó, để chúng ta đừng có phiền não, đừng có giận hờn. Đó là cái lối của Đại Thừa dạy chúng ta thấy các pháp “như mộng, như huyễn”.
(8:01) Nhưng mà trong khi có hữu sự, có chuyện thì chúng ta mới thấy nó là như mộng, như huyễn, nhưng mà khi mà nó không có chuyện gì, nó bình thường không có gì, tâm chúng ta buồn phiền não thì chúng ta ngồi thiền thì chúng ta lo ức chế vọng tưởng của chúng ta, vọng tưởng mà thôi. Đến khi có chuyện gì thì chúng ta lại thấy nó như mộng, như huyễn, hay là “xem sáu trần như hoa đốm giữa hư không”, thì đó là cách thức của các pháp mà từ lâu chúng ta đã tu, cho nên coi như là gặp cảnh, đối cảnh, gặp cảnh mà làm chúng ta đau khổ, phiền não thì chúng ta tránh né bằng cái pháp môn, thấy các pháp như mộng huyễn, thấy “sáu trần như hoa đốm giữa hư không”, cách thức như vậy gọi là chúng ta tránh né các pháp, chứ không phải xả.
Bởi vì, vốn khi mà tâm chúng ta bình thường thì ai cũng hiểu rằng trong tâm chúng ta còn giận hờn, tham muốn chứ chưa phải hết. Bởi vì mình là con người sinh ra thì mình mang theo con người của mình là cái tâm tham, sân, si phiền não ở trong đó rồi, cho nên chúng ta biết chắc chắn là chúng ta sẽ có tham, sân, si chứ không phải không. Vì vậy nó bình thường nó không tham, không sân, không si. Nhưng chúng ta cũng phải có cái pháp tu để xả nó, chứ không phải là chúng ta ngồi để mà cho hết vọng tưởng gọi là xả.
Nếu xả hết vọng tưởng rồi, mà sau này sao chúng ta còn tham, sân, si? Có nhiều người ngồi một tiếng, hai tiếng không vọng tưởng mà vẫn còn tham, sân, si, cái đó là không phải thiền xả tâm, mà là thiền ức chế tâm. Với những năm tháng và cái thời gian dài mà các bậc tôn túc, các vị tổ của chúng ta đã tu hành như vậy, họ đã từng niệm Phật, lần biết bao nhiêu sâu chuỗi để không tạp niệm xen vào trong câu niệm Phật, thế mà cũng không được xả tâm.
Hôm nay, chúng ta biết được con đường của Đạo Phật là từ kinh Nguyên Thủy, còn kinh A Hàm thì nó cũng là kinh Nguyên Thủy, nhưng mà vì các tổ chúng ta dịch viết ra, cho nên có nhiều thêm thắt rất lớn trong đó, làm cho nó lệch lạc cái ý của kinh Nguyên Thủy. Nhờ Hòa thượng Minh Châu dịch cái bộ kinh Nguyên Thủy từ các tu sĩ Nam Tông đem về đất nước Việt Nam chúng ta.
CÁCH THỨC XẢ TÂM
(10:09) Rồi đọc lại thì chúng ta thấy rõ ràng là bắt đầu vô tu tập thì tỉnh thức, từ tỉnh thức đó thì bắt đầu ở trong cái sự tỉnh thức đó, vừa tỉnh thức là từng một hơi thở, hai hơi thở, hay là vừa tỉnh thức trong những hành động của chúng ta thì ngay liền chúng ta đã có cái phương cách xả tâm liền, nhắc tâm, quán tâm, xả tâm liền. Chứ không có để tâm của mình trống rỗng, không có để tâm của mình yên lặng, không có để tâm của mình hoàn toàn tỉnh thức một cách là vắng lặng.
Cho nên do vì vậy mà chúng ta thấy được cái phương pháp của Phật dạy. Và đồng thời thì chúng ta tìm ra được cái pháp Như Lý Tác Ý, tức là pháp hướng tâm, dẫn tâm của mình để cho mình xả tâm, cách thức rất rõ ràng, cho nên luôn luôn kèm theo cái Như Lý Tác Ý để mà tác ý ra mà xả tâm, đó là chúng ta đã trở về với pháp môn của Đức Phật, chúng ta đã thấy được cái đường lối tu tập nó cụ thể và rõ ràng giúp cho tâm chúng ta giải thoát được, không còn giận hờn, tham muốn, phiền não hoặc là đau khổ, hay là nói chung là tất cả những cái sự đau khổ của tâm hồn của con người thì chúng ta lần lượt chúng ta sẽ xả hết, đó là cách thức tu như vậy.
CHÁNH NIỆM
Cho nên hằng ngày chúng ta ngồi tu chúng ta cũng xả trong 1 phút, Thầy nói đây là 1 phút ngồi vừa nhiếp hơi thở, vừa đi kinh hành, rồi vừa ăn cơm, đều là nương vào sức tỉnh thức của hành động đó mà phải xả tâm, chứ không phải ăn cơm biết ăn cơm, rồi cứ biết ăn cơm hoài mà không cần lo xả tâm thì nó cũng không đúng, bởi vì đó là chỉ tỉnh thức mà, chứ nó không có được ở trong Chánh Niệm.
Vì cái Chánh Niệm, tức là nhắc cho chúng ta xả cái tâm để trở về với cái chánh niệm, cái Chánh Niệm là cái niệm không có đau khổ, không có giận hờn, phiền não, cái đó gọi là Chánh Niệm. Chứ không phải là chúng ta ở trong cái niệm hơi thở gọi là chánh niệm, mà nương cái niệm hơi thở để xả cái tâm của chúng ta, làm cho cái tâm chúng ta trở về cái Chánh Niệm. Mà cái Chánh Niệm thì nó không phải tà niệm, cho nên nó thuộc về thiện pháp, không phải ác pháp. Vì ác pháp nó sẽ làm cho tâm chúng ta đau khổ, giận hờn, phiền não. Còn thiện pháp thì nó làm cho tâm chúng ta an lạc, thanh thản, hạnh phúc, giải thoát, đó là thiện pháp.
(12:08) Ở đây thì Thầy xin nhắc lại nó kỹ như vậy, cho nên được cái duyên mà về đây vì sau cái thời gian có trình cho Thầy qua một số vấn đạo, hỏi cách thức tu hành, rồi cũng biết nghe lời Thầy khuyên, sống hòa hợp với Chúng, tạo cái cách thức cho cái hoàn cảnh, để cho nó thuận tiện cùng mọi người cùng sống, cùng tu, cùng tập, không có làm chướng ngại tâm của nhau, thì cách thức đó là cách thức quyết tâm tu giải thoát. Còn nếu mình vì cá nhân của mình, mình muốn tìm theo cái sự ham thích của mình, mình muốn chạy theo cái sự yên lặng, cái sự mà mình lo cho cá nhân của mình thì cái đó nó không phải là con đường lối của Đạo Phật.
Đường lối của Đạo Phật vừa tu cho mình mà cũng vừa làm cho vui lòng người, mà chính làm cho vui lòng người tức là tùy thuận người, chính lúc đó là lúc mình tu rất nhiều xả tâm. Còn nếu mà mình cứ lo cái tâm của mình, mình thích cái gì mình làm theo nó, thì đó là mình nuôi dưỡng cái tâm tham đắm, cái sự ham thích. Mặc dù mình tham đắm cái sự tu, nhưng mà sự tu của mình nó vẫn là cái tham đắm chứ không phải không tham đắm, nhưng mà mình tùy thuận những người khác, để mà mình xả cái tâm mà ham thích mình đó.
Không phải là, thí dụ như mình thích ăn, thích ngủ hay hoặc là thích dục lạc, thích nhà lầu, xe hơi gọi là tham, mà mình cũng tham tu cũng là cái tham nữa, nghĩa là mình muốn tu cho mau, cho thành Phật đó là cũng tham nữa, bởi vì cái đó nó còn lòng tham, cho nên vì vậy mà mình tùy thuận, mình xả tâm để cho mình xả cái tham, dù cái tu đi nữa cũng là cái tham của mình, mình xả. Nhưng mà chính xả đó là tu. Chứ không phải cái chỗ mà mình quyết tâm mình tạo cho cái hoàn cảnh cho vừa ý mình để cho mình ngồi trong thất mình tu, hoặc là một cái hoàn cảnh nào ai cũng làm cho mình được yên ổn để mình tu, thì chắc chắn là cái điều đó là không phải xả tâm. Mà, chính mình muốn tạo cho mình một cái cảnh vừa ý thích của mình, tức là nó vừa với cái lòng ham muốn của mình để cho mình thỏa mãn sự ham muốn đó, mình thấy nó được an ổn ở trong cái sự thỏa mãn đó, mình cho đó là được giải thoát, được theo cái ý muốn của mình thì nó không phải.
(14:17) Cái con người tu theo Đạo Phật phải đứng ở trên cái lập trường rất vững là phải vượt qua, cho nên cái câu kệ của Đức Phật ở trong kinh Trung Bộ, Phật nói dạy chúng ta: đứng lại thì chúng ta chìm xuống, nếu mà chúng ta đứng lại mà chúng ta không vượt qua, chúng ta không đi tới, thì chúng ta sẽ bị chìm xuống.
Thí dụ như bây giờ cuộc đời chúng ta nó sanh ra như vậy, thì chúng ta chấp nhận như vậy tức là chúng ta luôn luôn bị chìm xuống ở trong những cái lực của nó chứ chúng ta không có vượt ra được, thì càng lúc chúng ta càng khổ.
Như những người bây giờ không biết Phật pháp, không biết đường lối tu tập, họ chấp nhận cuộc đời của họ sanh ra như vậy rồi họ làm ăn như vậy, rồi họ chạy theo danh lợi như vậy, nghèo thì họ nỗ lực họ tìm mọi thủ đoạn, mọi gian hùng của họ để họ sống lên trên cái sự ăn, làm giàu của họ bằng cách gian xảo. Còn cái người giàu có thì họ cũng thỏa mãn ở trong sự giàu có và tích lũy thêm sự giàu có thì đó là họ đang “chìm xuống”.
Chúng ta hiểu biết Phật pháp thì chúng ta lại cố gắng, chúng ta lại nỗ lực chúng ta thực hiện những ý muốn để mà thực hiện những cái hoàn cảnh, để được vào nhập thất, để ngồi yên trong thất để có những người bưng cơm, vừa nước chúng ta tu hành thì cái đó chúng ta lại trôi dạt, nghĩa là tiến tới như vậy thì gọi là “trôi dạt”, cho nên cái đó cũng là cái sai của Đạo Phật.
Vì vậy mà Đức Phật nói: “Đứng lại thì chìm xuống, mà tiến tới thì trôi dạt, chỉ có mình vượt qua mình thôi”. Vượt qua là cái hoàn cảnh nào, chúng ta ở trong cái hoàn cảnh đó mà chúng ta vượt qua cái hoàn cảnh đó, chúng ta làm sao mình sống cho đúng đạo đức của Đạo Phật - không làm khổ mình, khổ người - tức là mình tùy thuận mọi cái. Nhưng mà mình bị lôi vào, tâm mình mình biết đó là ác pháp nhưng mà mình không để tâm mình bị lôi kéo vào ác pháp, mà mình rất tùy thuận với mọi hoàn cảnh để cùng nhau xây dựng bước đường tu tập, cho mình, cho người thì như vậy gọi là “vượt qua”.
(16:03) Cái bài kệ nó có mấy câu mà Phật nhắc đi nhắc lại rất nhiều ở trong kinh:
“Đứng lại thì chìm xuống. Đi tới thì trôi dạt. Chỉ có vượt qua mà thôi”.
Cho nên cái hoàn cảnh nào mà đến với chúng ta là cái nhân quả của nó đã đến, thì chúng ta đừng ham muốn theo cái muốn của mình, mà chúng ta phải vượt qua cái lòng ham muốn đó, thì chúng ta mới chiến thắng.
Thí dụ như bây giờ, trong cái hoàn cảnh của mình xảy ra, nó có những sự kiện làm cho mình lo, mình buồn, mình mới thấy tu như vậy không có được, nhưng mà chính cái chỗ đó là để xả cái tâm ở chỗ đó. Đó là cái tu, chứ không phải là cái ý muốn mình như vầy: nó được yên ổn mình ngồi thiền, mình nhiếp tâm hơi thở, mình đi kinh hành không ai động, thì cái đó nó là cái hoàn cảnh thuận để cho mình tu những cái đó thôi. Nhưng mà nó gặp những cái hoàn cảnh nghịch, nó làm cho mình không có ngồi tu được, nó làm cho mình đi kinh hành nó cũng không yên, mà vì vậy mà do đó mình tìm mọi cách để mình vượt qua được cái hoàn cảnh đó thì đó là mình tu, mà mình tu cái đó nó thực tế và cụ thể hơn, nó làm chủ được cái cuộc sống của mình hơn.
Cho nên ở đây cái mục đích của Đạo Phật là chúng ta nhắm vào cái nhân quả của chúng ta đang sống. Chúng ta sanh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả. Hiện bây giờ chúng ta đang sống trong nhân quả, tùy cái nhân quả đó mà chúng ta tu tập chúng ta vượt qua nó, chứ không phải chúng ta trốn tránh né cái nhân quả, chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta mới biết được con đường chúng ta tu hành mới là đúng cách.
Bây giờ về đây được Thầy giảng, Thầy nói để cho mà rõ cái cách thức trước cái hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng thực hiện được cái sự tu tập giải thoát, mà chúng ta biết rõ từng tâm niệm của chúng ta, quán xét chúng ta xả, còn hay hết. Không phải vô trong thất ngồi thiền rồi đạt được trạng thái im lặng, rồi khởi những tưởng chúng ta được cái này, được cái kia, điều đó là một cái điều sai, chúng ta chẳng được gì hết đâu, tu hành chẳng có được cái gì hết mà chúng ta chỉ nghiệm lại thấy cái tâm của mình trước mọi hoàn cảnh nghịch cũng như thuận, nó luôn lúc nào cũng thanh thản, an lạc, nó không làm chúng ta phiền não đau khổ nữa thì đó là chúng ta nói mình được kết quả.
(18:12) Chứ sự thật ra thì chúng ta tìm lấy cái lối giải thoát cho chính bản tâm của mình, và từng cái chỗ giải quyết được cái tâm mình giải thoát rồi thì chúng ta mới giải thoát được cái thân. Bởi vì cái tâm mà không giải thoát được thì cái thân không giải thoát được.
Chúng ta mang cái thân, tâm của chúng ta đi vào trong cái nghiệp nhân quả này, hay hoặc nói một cách khác là từ ở trong nhân quả mà chúng ta sanh ra, thì mang cái thân nghiệp của nhân quả, thân tâm nghiệp của nhân quả. Do đó thì cái hướng, cái con đường của Đạo Phật thì nhắm để giải quyết cái tâm của chúng ta trước, rồi sau đó mới giải quyết được cái thân của chúng ta, tức là giải quyết được cái tâm nhân quả trước, rồi sau đó mới giải quyết được cái thân nhân quả của chúng ta sau thì chúng ta mới đi vào, chứ còn một lượt mà chúng ta giải quyết cả thân, và tâm thì chúng ta giải quyết một lượt không nổi.
Vì cái tâm của chúng ta nó có cái thọ của cái tâm, như bây giờ chúng ta buồn rầu, sợ hãi, lo lắng thì đó là cái thọ của cái tâm, vì vậy cho nên ở đây chúng ta muốn làm chủ được cái thọ của cái tâm thì chúng ta phải tu tập, phải không còn tham, sân, si phiền não, nó làm cho chúng ta không còn đau khổ, thì đây là phần đau khổ của cái tâm, mà Phật gọi là “ưu”. Ưu là phần đau khổ của cái tâm. Còn Phật gọi là cái “não” là phần đau khổ của cái thân. Cái “não” là phần đau khổ của cái thân, cho nên gọi là ưu, não. “Não” là cái chân nó nhức, cái đầu nó nhức, cái bụng nó nhức, cái tay nó đau, đó là não, nó làm cho cái thân của chúng ta đau khổ.
Còn cái tâm của chúng ta giận hờn, phiền não, lo lắng sợ hãi thì đó là đau khổ của cái tâm. Cho nên muốn tu tập để mà giải quyết, giải thoát được cái tâm thì đó là cái bước đầu, bước đầu tiên của Đạo Phật, sau đó, mới giải quyết được cái đau khổ của cái thân, chứ còn không thể nào mà chúng ta giải quyết cả hai cái thân và tâm một lượt để cho hết cái thọ của thân tâm được một lượt.
(20:09) Đó thì, hôm nay chúng ta biết được như vậy thì chúng ta biết rằng con đường mà chúng ta đang tu đây là mục đích chúng ta giải quyết cái khổ, cái đau khổ của cái tâm, làm sao cho tâm hết phiền não đau khổ. Do đó hàng ngày chúng ta mới nhắc: “Tâm như cục đất, đừng có phiền não, đừng có tham, sân, si, đừng có thương tiếc, đừng có hận thù, tất cả những cái đó là những cái đau khổ”. Thì nhớ mà nhắc như vậy, hằng ngày tu tập như vậy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, hoặc là chúng ta nhắc: “Quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành, quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành” thì như vậy là mình nhắc mình đang đi kinh hành. Hay hoặc là “Quán ly tham tôi biết tôi đang quét sân, quán ly tham tôi biết tôi đang quét sân”. Thì đó, mình nhắc mình đang quét sân để cho mình tỉnh thức ở trong hành động quét sân, mà mình xả cái tâm tham của mình ra, đó là cách thức tu như vậy. Cho nên chúng ta làm hằng ngày trong hành động không có nghĩa là làm cho chúng ta biết tất cả cái hành động, tỉnh thức ở trong hành động. Mà luôn để giữ cái trạng thái yên lặng, cái trạng thái tĩnh lặng ở trong cái hành động đó, thì tỉnh thức ở trong hành động đó, như vậy nó cũng chưa phải là cái pháp của Phật để xả tâm.
Bởi vì Phật dạy Thân Hành Niệm, chúng ta tu tập ở trong các hành động của thân để mà xả cái tâm, lấy cái hành động của thân để mà xả cái tâm, cho nên luôn luôn nương theo cái hành động của cái thân làm cho tâm nó tỉnh thức để mà nói nhắc nó xả. Nhớ như vậy thì chúng ta sẽ tu tập hàng ngày, hằng giờ, chúng ta lúc nào, nhớ được một chút tỉnh thức là chúng ta đã hướng tâm xả, nhớ một chút tỉnh thức là chúng ta xả. Hàng ngày chúng ta nhắc như vậy thì tâm chúng ta sẽ không còn tham - sân - si nữa, nó sẽ được giải thoát hoàn toàn.
Và từ đó tâm nó được yên ổn, nó giải thoát rồi thì nó thanh tịnh, nó không còn giận hờn, phiền não, nó không còn tham muốn. Thì bắt đầu các con sẽ dùng cái pháp hướng để mà nhắc nó, để mà tịnh chỉ các cái khổ đau của cái thân của các con, tức là cái ưu não của cái thân. Thì bây giờ cái thân đau thì mình nhắc làm cho cái thân nó không còn đau đớn nữa, tức là tu tập những loại thiền định làm chủ thân, có như vậy thôi chứ không có gì hết.
(22:13) Thì các con thấy trong bước đường tu tập nó rõ ràng như vậy đó, cách thức tu tập nó cũng pháp môn nó cụ thể như vậy chứ nó không phải là nó, coi như nó rất trực tiếp, nó không phải chúng ta tu tập một cách gián tiếp theo con đường thiền của Đại Thừa và Đông Độ. Bởi vì chúng ta ngồi giữ cái tâm không vọng tưởng im lặng như vầy, mà chúng ta mong chờ cho sau này nó sẽ không còn tham, sân, si phiền não và nó sẽ làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta không còn đau nhức nữa thì cái chuyện đó là cái chuyện coi như là không có trực tiếp vào cái đối tượng đau khổ mà để tu cho nó hết, thì biết chừng nào mà chúng ta sẽ hết. Mà chắc chắn rằng vì cái thời gian đã chứng minh cho chúng ta biết rằng từ các bậc Tôn túc của chúng ta cho đến giờ thì người ta cũng thực hiện những cái con đường thiền này rất lâu đời, mà người ta cũng không tìm thấy được cái sự giải thoát.
Mà cũng chính Đức Phật đã thuật lại, trong các quá trình tu tập của Đức Phật thì Đức Phật cũng thực hiện những cái pháp thiền ức chế này, Đức Phật cũng không tìm thấy cái sự giải thoát ở trong đó nữa cho nên cuối cùng Đức Phật trở về với cái sự tư duy của mình để đi vào cái lộ trình Xả Tâm này mà Đức Phật đã được giải thoát.
Thì hôm nay chúng ta là những con người cũng gần giống như trong thời Đức Phật, có pháp của Phật mà không được triển khai, lại đi tu vào những cái pháp của ngoại đạo để rồi bắt đầu chúng ta bây giờ mới trở về với cái pháp của Phật. Tuy nó có muộn màng nhưng nó còn có đủ duyên là chúng ta trở về được cái chánh pháp của Phật để mà xả tâm. Vậy thì còn có cái sự cố gắng của chúng ta thôi, mau hay là lâu là do sự tu tập, do cái hoàn cảnh thuận tiện, không thuận tiện của mình thôi.
Nếu mà hoàn cảnh nghịch thì mình tu nhanh hơn, mình xả tâm mau hơn, hoàn cảnh thuận mình cứ ngồi lim dim ở trong thất thì mình tu lâu hơn, có vậy thôi chứ không có gì hết. Cái hoàn cảnh nghịch chuyện này đến chuyện kia nọ mà tâm mình luôn lúc nào cũng nỗ lực mình thực hiện xả cho nó đừng có đau khổ, đừng có phiền não, đừng có giận hờn thì nó nhanh lắm. Còn nếu mà trong cái hoàn cảnh thuận mình cứ ngồi mình tu lim dim lim dim mà mình không có cái đối tượng, mình biết cái tâm mình xả hay không? Mình đem hết cả hàng ngày, hàng giờ mình dùng cái pháp hướng mình xả. Nhưng cuối cùng mình chưa chắc đã là mình xả sạch.
Đó, thì hôm nay nhớ như vậy, thì những cái gì mà nãy giờ Thầy nói con hãy khắc ghi, và cũng là nhắc nhở chung cho các con.Vậy thì bây giờ coi như là đã nhớ kỹ cái pháp hành rồi, thì cố gắng mà thực hiện.
(24:49) Còn bây giờ thì (con) về đây, thì trình bày cho Thầy nghe coi như thế nào? (Được rồi, con nói đi)
Cho nên những cái đó là những cái không có lợi, không có lợi cho mình. Vậy thì những cái nó có lợi cho mình là nó làm cho mình tỉnh táo, dậy thì nó dậy liền nó không có lười biếng nằm lại đó là nó hết si, nó bớt si. Còn tối mà nó chưa tới giờ đi ngủ mà nó ngủ trước thì tức là nó bị niệm si, nó làm cho mình ham ngủ. Do vì vậy mình biết, lần lượt từ cái tu tập tỉnh thức mình đi kinh hành, tu tập mọi hành động, rồi xả tâm, rồi từng cái tỉnh thức đó nó tăng dần thì cái niệm si nó cũng xả, cái niệm si nó xả thì niệm tham nó xả, niệm tham nó xả thì niệm sân nó xả, nó cứ mỗi cái nó đều xả, xả ra thì cái niệm si mình vẫn thấy trước, biết trước được.
Thí dụ như bây giờ cái niệm si mình hàng ngày mình tu tập tỉnh thức, rồi mình xả tâm, thì mình xả tâm tức là xả cái tâm si ở trong đó nữa. Cho nên thí dụ như bây giờ tối, bây giờ nó tới 10 giờ nó mới đi ngủ, mà nó tới đó nó mới ngủ, còn mình 9 giờ nó buồn ngủ nó muốn ngủ rồi thì đó là niệm si nó còn, nó chưa xả, cho nên vì vậy mình tiếp tục mình hướng tâm mình xả, mình tập theo cái sức của mình chứ không phải mình cố gắng mình ức chế nó.
Nhiều khi cái sức của chúng ta nó tới 9 giờ giờ nó muốn buồn ngủ rồi, mà mình ráng mình ức chế mình ráng mình chịu đựng để cho tới 10 giờ tức là ức chế nó đó. Cách thức tu tập các con thấy nó sơ suất một chút là chúng ta sẽ bị ức chế tâm rồi, cho nên chúng ta muốn mà cho nó đừng có ức chế tâm thì chúng ta phải lượng theo cái đặc tướng của mình.
Thí dụ như bây giờ cái sức của mình nó thức tới 9 giờ, thì mình thức 9 giờ mình tu tập thôi, rồi tới 9 giờ đó mình đi ngủ, chứ còn đừng thấy người ta tu 10 giờ rồi mình cũng ráng mình ức chế mình tu, tức là ức chế, tức là ép, ép tâm của mình, nó buồn ngủ nó gục tới, gục lui nó như thế này thế khác thì như vậy chẳng có ích lợi gì hết, bởi vì đó là ức chế tâm của mình, ráng để mà thức để mà chịu đựng, thì nó không ích lợi đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta tu để mà xả lần lần, lần lần, nó tỉnh lần nó đi lên, đó là cách thức chúng ta tu.
(26:58) Cũng như bây giờ chúng ta tu, chẳng hạn nào như các con nè, bây giờ mình ngồi trong khi mình tỉnh thức trong hơi thở này, nó chỉ có chừng 10 phút à, nó không có niệm vọng tưởng mà mình ráng mình ngồi 30 phút để ức chế nó để không vọng tưởng, thì cái sự ráng đó thì nó rất ảnh hưởng. Có nhiều người gom tâm, cắn răng gom tâm đừng có vọng tưởng, thì không ngờ đó là ức chế cả thân và tâm của mình để không vọng tưởng mà không có xả tâm, nó sai rồi. Bởi vì cái lối tu nó thuộc về ức chế rồi, nó không có đúng, mà bây giờ cái sức của mình bây giờ có 5 phút, hay là 10 phút mình tu tới đó mình xả, vừa tỉnh thức, vừa xả tâm. Mà giờ cái sức của mình tăng lên nữa thì nó có tạp niệm nó xen vô, nó mất tỉnh thức đi, thì do đó mình chỉ tu 10 phút thôi. Rồi do đó mình xả tâm nó thanh tịnh lần lần thì mình lại tăng lên, mình tăng lên thì nó lại tăng lên được liền.
Còn bây giờ đó, cái sức của mình nó như vậy mà mình lo mình tu cho nó nhiều thì giờ, mình ráng cố gắng mình ức chế, thì thật sự ra mình ráng mình ức chế thì nó cũng hết vọng tưởng chứ không phải không, nhưng mà lại nó bị ức chế. Nó ức chế thì cái tâm nó dễ, nó dồn qua nó sẽ tham, sân, si nó dễ hơn, nó làm cho mình ngu si hơn chứ không thông minh đâu. Cho nên nói mình tu nhiều, mình tu mình ngồi nhiều mà mình rất là hận ở trong lòng của mình. Như bằng chứng như các con biết rằng những người tu ở đây, không nghe lời Thầy mà xả tâm, khi mà bị cô Út đập họ rồi, thì họ đi ra họ oán, họ hận cô Út, họ nói cô Út đủ cách hết.
Các con chắc điều kiện các con cũng sẽ biết hết tất cả. Nhưng mà các con nhìn những người đó bây giờ cuối cùng thì họ cũng không có đạt được những gì đâu, họ cũng không làm được những gì đâu mà họ lại còn rơi trong cái tâm ham muốn của họ đủ cách hết, họ còn đau khổ nữa. Thì tất cả những cái đó là trải qua ở đây các con ba, bốn năm trời rồi thì các con đã rút tỉa được những kinh nghiệm đó rất rõ trong chị em huynh đệ của các con tu tập ở đây các con biết.
Khi bị cô Út đập rồi thì đi ra hận, giận hờn cô Út, thậm chí như có nhiều khi họ thế này, thế khác. Nhưng mà họ viết một bức thơ, họ nói cho Thầy biết, dùng những cái lời lẽ rất là nặng đối với cô Út, nhưng mà Thầy không nói cô Út biết, bởi vì Thầy nói chuyện đó cũng là chuyện thường thôi, có nói rồi cũng không có hay ho gì hết.
(29:10) Cho nên viết thơ nói với Thầy như thế này thế khác. Thầy cũng nói cô Út bằng cách này, cách khác. Thầy cũng thản nhiên, Thầy cũng chỉ xem đó là một cái sự thử thách để cho người đó xả tâm mà thôi. Tại vì họ xả tâm không được cho nên họ hận, họ buồn họ nói vậy thôi cũng là đáng thương họ, cho nên Thầy cũng chẳng có nói gì hết. Nhưng mà cũng chính vì những cái điều kiện đó mà cái hành động của họ rất là khổ đau, khi mà ra đi rồi thì họ rất là khổ. Bởi vì, ở đây là cô Út cô cũng có cái tâm là quyết làm cho họ xả được cái tâm tốt, chứ không phải có nghĩa là thù oán họ, thế mà đi ra họ nghĩ rằng cô Út ghét họ, thù oán họ bằng cách này, bằng cách khác, cho nên họ phải thọ lấy những cái quả rất là khổ, rất là đáng thương khi mà họ dùng những cái lời nói không tốt.
Nhưng mà khi đã biết được rồi thì lúc bấy giờ nó cũng muộn màng rồi, nó mất nhiều thì giờ rồi, cho nên ở đây những người đó họ tu không phải là cái sức tỉnh thức của họ không có, họ ức chế tâm họ tỉnh thức rất cao nhưng mà họ không xả tâm, có vậy thôi.
(30:03) Các con nhớ rằng Thầy nhắc nhở các con rất nhiều, nói chung là ở đây các con cũng vậy, cái phần tu của các con là chúng ta cố gắng mà chúng ta xả tâm, nó không phải là tu mà ức chế thân tâm của mình cho nhiều thời gian. Nghĩa là bắt đầu mình phải thức từ 7 giờ tối cho đến 10 giờ mới đi ngủ. Rồi từ 2 giờ chúng ta dậy, rồi tu tập cho tới khuya, tới 5 giờ, 6 giờ mới xả ra nghỉ, rồi ngày nào cũng tu tập như vậy, không phải. Chúng ta tu tùy theo đúng như cái sức của chúng ta, rồi bao nhiêu chúng ta xả thư giãn, nghỉ để cho nó nghỉ ngơi nó trở lại quân bình của một người bình thường, cũng như không có tu gì hết vậy để cho nó trở về vị trí đó thì cái đó là cái tốt.
Chứ không phải chúng ta tu liên tục từ ngày này qua ngày khác như vậy, chúng ta làm cái hành động đó là cái hành động ức chế mà chúng ta không biết. Bởi vì đó nhiều khi cái sức của chúng ta chưa có phải, nó tỉnh thức như vậy, nó tu tập xả tâm như vậy, nó chưa đến cái mức đó mà chúng ta bắt buộc mình phải làm như vậy, làm cho nhiều như vậy để cho nó mau, không phải đâu.Tu tập cái gì nó cũng đi từ từ.
Cho nên vì vậy mà Đức Phật nói, ví dụ như cái dây đàn, nếu mà chúng ta căng quá thẳng thì nó sẽ đứt dây, mà nếu mà chúng ta căng vừa thì nó phát âm ra đúng, nếu mà chúng ta làm biếng lên dây, nó chùng thì cái âm thanh nó không phát ra được, tất cả những cái đó thì tất cả những cái chuyện mà nói về cây đàn, thì trong cái bài kinh Đức Phật đã chỉ cho chúng ta biết cách thức tu. Thì chúng ta cũng biết rằng bây giờ cái sức của chúng ta, cái si của chúng ta nó đang si nhiều, mà bây giờ ép buộc nó phải thức nhiều thì tức là nó bị hôn trầm, nó bị thùy miên, rồi ngồi tu nó gục tới, gục lui, nó có lợi ích gì đâu. Đó, mình ép buộc nó như vậy rồi nó được, đâu phải được.
Mình phải biết rằng, khi mà chúng ta xả tâm thì “quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, thì chúng ta lại nhắc “quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”; “Quán ly si tôi biết tôi hít vô, quán ly si tôi biết tôi thở ra”. Dù một ngày chúng ta, cái sức của chúng ta tu được năm phút hay mười phút, hay hai mươi phút cũng đủ lắm rồi. Rồi mỗi ngày chúng ta siêng năng chuyên cần như vậy liên tục như vậy thì trong một tháng chúng ta sẽ thấy nó có tăng lên, cái niệm Si của chúng ta nó sẽ giảm đi. Nó tăng lên thì cái sức tỉnh của chúng ta tăng lên thêm được một phút, hai phút nữa, nó tăng dần, tăng dần cho đến khi tự nhiên nó tăng lên chứ không có ép nó phải thức cho đến khi nó bị gục tới, gục lui, đó là cách thức của chúng ta tu sai do cái sự ức chế tâm.
(32:27) Hiểu được như vậy thì chúng ta dù ở trong cái hoàn cảnh nào, cái môi trường nào mà sự tu tập về cái pháp Xả Tâm, thì đều là tốt cả hết. Còn nếu mà về đây, ví dụ như con về đây, ở đây mà tu tập thì nào là phiền phức giấy tờ, đủ thứ. Vả lại Giáo hội ở đây họ cũng không thích gì Thầy, bởi vì Thầy sống thì giới luật, còn họ thì không có giới luật, cho nên họ cũng không ưa. Cho nên cái người mới xin vào tu, tu viện càng ngày càng đông thì họ lại tìm cách không có để yên cho mình, mà họ không để yên thì nó rất khó. Vì vậy mà Thầy muốn chia ra, chia tất cả mọi tu sĩ ra, người ở chỗ này, kẻ ở chỗ khác mà không ai làm động mình, mà mình được yên tu.
Bởi vì con đường thiền này nó rất dễ, là vì mình tu theo cái đặc tướng của mình, mình tu theo sức của mình, rồi với cái nhiệt tâm của mình quyết tâm xả thì xả tham, sân, si, niệm si nó giảm thì tỉnh thức nó lên. Niệm tham nó giảm thì nó làm cho tâm mình nó an lạc, thanh tịnh; niệm sân nó giảm nó làm cho mình không có hung dữ, không có niệm ác nữa, nó cứ lầm lượt xả lần, xả lần. Con người của mình trở thành một hiền thánh, tức là nó có một cái tâm trạng rất là hiền, từ đó nó mới có đi đến cái chỗ mà trầm lặng, ít nói, không lý luận, không hơn thua, không ba hoa, không khoe khoang, không nói tu như này, như kia, mình tu được mà chẳng hề ai biết.
Cũng như ba vị tôn giả đồng thời nhập thất ba năm ở đó, sống chung nhau ở đó, rồi bắt đầu tu tập, ai tu nấy biết, không hề nói chuyện với ai, cho đến khi ông A Na Luật, Đức Phật đến thăm ba vị đệ tử của mình thì ông A Na Luật trình bày cho Đức Phật nghe sự tu tập, thì hai vị tôn giả kia ngồi ngay bên cạnh nghe, ông nào cũng trình cho Phật, chúng con cũng tu được như vậy tất cả hết. Ba người đồng tu chung, chưa hề nói người này tôi tu vầy, tôi tu được như vầy, tôi tu được như thế kia cho người này biết. Không có bao giờ khoe khoang với nhau hết, ai lo phận sự nấy, không nói chuyện khoe khoang tu hành, không nói pháp, không nói này kia.
Còn mình hễ hở ra cái ngồi: thứ nhất là đem chuyện phiếm nói, thứ hai là đem chuyện (băng mất âm thanh); thứ ba là đem kinh sách này, kinh sách kia mà luồn với nhau để mà đọc. Thì tất cả những cái này đều là những cái tai họa, cái tai hại cho cái sự tu tập. Tất cả những kinh sách hiện giờ chưa phải có những người nào mà tu chứng mà viết, mà hầu hết là những nhà học giả viết ra, họ tu nửa chừng chưa xong, họ chưa biết gì hết, từ đó tưởng giải giải ra, rồi họ tưởng là như vậy chắc ăn, cho nên họ viết ra vì cái danh của họ họ viết ra.
(35:10) Vì vậy mà chúng ta cứ mượn những kinh sách đó chúng ta đọc thì làm sao mà chúng ta tu tới đâu. Thế mà khi đọc được cái cuốn kinh nào đó, nghe một nhà học giả nào lý luận hơi có lý. Chúng ta đã trao với nhau, đã lén lút với nhau để mà đọc những cái đó. Đọc những cái đó nếu mà đã giải thoát thì những kinh sách đó người ta đã đọc ở ngoài chợ, bán đầy ở ngoài đó, thì người ta đọc người ta đã giải thoát hết rồi, người ta đã đọc quá lâu rồi, chứ không phải mới đây. Người ta đã làm Phật hết rồi, đằng này đọc mãi, có người nào mà đã làm Phật chưa? Cho nên cuối cùng thì chúng ta lại làm động, làm mất cái sự tu tập của chúng ta mất với nhau hết đi, cho nên tất cả những khi mà chúng ta mà đọc kinh sách là một cái tai hại.
Các con nhớ rằng thời Đức Phật không có nghĩa là không có chữ viết, không có kinh sách, nó có cả bốn bộ kinh Vệ Đà, thế mà Đạo Phật ra đời thì các con thấy sau này mới kết tập thành kinh điển, còn trong thời Đức Phật chưa có chép một cái câu kinh, chưa có chép một bài kệ nào cả hết. Nghĩa là Đức Phật dạy thì các vị tu sĩ trong thời đó người ta cứ nỗ lực người ta tu chứ không thấy bao giờ mà các vị đem cuốn kinh hay là cuốn sách hay là lời Phật ghi chép ra rồi đem nói, giảng, không có bao giờ có cái chuyện đó hết. Đọc lại trong kinh sách Nguyên Thủy chúng ta không có, thời Đức Phật không có ghi lại kinh sách.
Cho đến sau này thì ông Ca-diếp mới tập hợp để mà kết tập lại cái lời của Phật dạy, rồi sau chúng ta mới có kinh sách. Từ đó có kinh sách rồi thì bắt đầu con người tu không chứng nữa, cứ mãi đọc kinh sách làm sao chứng, không lo tu. Cho nên ở đây, đầu tiên khi về đây Thầy cấm không có cho quý thầy đọc kinh sách, mà hãy nỗ lực tu ở trong hành động. Nhưng mà cuối cùng thì kinh sách nó cũng dẫy đầy, người này đút người kia, người kia đút người nọ, rồi lén nói chuyện. (37:00) Thầy cấm không có cho nói chuyện, phải sống độc cư thế mà cũng chẳng ai nghe lời Thầy. Cứ nói chuyện rồi cứ trao kinh, trao sách nhau đọc, cuối cùng nhìn lại mười mấy năm trời chẳng có một người nào đi tới đâu hết. Tại sao? Đâu phải lời Thầy dạy mà họ nghe, tại vì họ không nghe lời Thầy dạy mà cho đến giờ phút này chẳng ai được những gì hết, cho nên cuối cùng nói theo Thầy tu chẳng được, không phải ở lỗi Thầy mà tại ở lỗi họ, họ không nghe đúng lời dạy của Thầy.
Đó, thì những cái sai mà hiện bây giờ nhìn lại chúng ta mới thấy những cái sai đó, là tại sao? Là tại vì cái kết quả của quý thầy đã làm sai, không đúng lời dạy của Thầy mà mang lấy cái hậu quả đó, cho nên bây giờ đời nó chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo.
Còn bây giờ mấy con những người mới bắt đầu bước chân vào đây đừng có đi nhẩm lại cái lối mòn đó, mà có thể đưa đến mất cái thời gian rất là quý báu và vô ích của các con. Vì trải qua cái thời gian đã là một bài học kinh nghiệm quá lớn. Cho nên hiện giờ chúng ta là người tu tập thì chúng ta hãy cố gắng mà xóa đi tất cả những cái điều kiện mà bao nhiêu người đã trải qua những kinh nghiệm tu tập những các pháp môn đó, đã không được rồi, mà bây giờ chúng ta còn chấp nhận nó thì chúng ta sẽ sai lệch nữa. Cho nên bây giờ những gì mà Thầy nghe, làm đúng theo lời Thầy dạy thì Thầy sẽ chịu trách nhiệm trước cái lời Thầy dạy.
Nghĩa là đầu tiên không phải là Thầy sợ các con đọc kinh sách của họ các con sẽ bỏ pháp môn của Thầy đâu. Thầy không có mời các con về đây tu, người nào Thầy cũng không mời hết. Nhưng mà khi mà quyết theo Thầy thì các con hãy bỏ tất cả những loại kinh sách đó xuống hết đi, mà hãy nghe lời Thầy dạy, hàng ngày phải đi trong cái hành động dạy của Thầy, phải tu tập trong cái lời dạy của Thầy, đừng có đọc kinh sách nào hết. Vì Thầy biết chắc chắn rằng những kinh sách đó không giúp cho các con được giải thoát đâu, mà đọc thì các con sẽ bị phân tán cái tâm ra, mà tu tập không được.
(39:06) Các con nhớ kỹ, ở đây cũng vậy, thì trong cái thời gian mà về đây tạm thời, nghĩa là mình không xin phép, xin tắc mình không này kia thì chỉ trong vòng một hai bữa, năm, ba bữa thì có thể ráng được, còn cao hơn thì không thể được, bởi vì ở đâu nó cũng có chính quyền, ở đâu nó cũng phải có pháp luật, cho nên mình phải phép tắc hẳn hòi thì mới ở được. Cho nên ở đây thì về đây trong vòng một, hai ngày để rồi tập tu cách thức cho đúng rồi về ở ngoài đó mà nỗ lực sống cho đúng như vậy thì kết quả sẽ tốt. Cũng như bây giờ các con ở đây, từ đây về sau hãy cố gắng, chứ Thầy biết rằng mỗi một người mà đi ra khỏi đây rồi, về thì họ mang cái tính chất của họ là những cái kiến giải, học hiểu ở ngoài đem vô đây, Thầy biết có nhiều cái sai, chứ không phải cái đúng.
Thí dụ như Đào, ở ngoài đó tu tập, về đây đã mang theo cái sai của nó không có đúng, chứ không phải là do cái pháp môn này mà đã thực hiện đúng lời Thầy dạy, để rồi đạt được kết quả đâu. Mà do ảnh hưởng của kinh sách khác làm cho tưởng mình như là giải thoát chứ không phải lời Thầy dạy. Lời Thầy dạy không ba hoa. Tất cả những cái chuyện tu hành mà đạt được chưa hề mở răng, hé răng mà nói cho ai biết, mà càng ngày càng sống trầm lặng, im lặng chính là những người đệ tử của Thầy đã dạy khi mà họ đạt được đạo.
Còn cái người nào mà nói lung tung, ba hoa thì người đó không phải là đệ tử của Thầy, mà ảnh hưởng kinh sách của kẻ khác, của những người khác. Cho nên hầu hết là những người nói lung là những người không phải là đệ tử của Phật đâu, những người ai nói lắng nghe, đúng sai không cãi, là người đó mới chính là cái người tu theo Đạo Phật, mới chính là người đang nhập Thất. Đó, cho nên ở đây xét qua cái người thì chúng ta biết người đó tu đúng, tu sai chứ không phải tu được hay là không được mình biết liền, lưu ý cái phần này để chúng ta xác định.
(40:58) Như ở đây chúng ta thấy Từ Nguyện ở đây một thời gian tu tập, từ ngày mà bị cô Út đập, rồi cho đến khi nỗ lực thực hiện sống trầm lặng, độc cư, bắt đầu thì qua cái hành động sống như vậy, nhìn xét cái cách thức nó sống vậy thì có thể nói rằng tu tốt nhất, hơn mọi người ở trong này. Nhưng mà trong khi đó nếu mà tiếp tục trên con đường này mà tu tiếp tục mà dài ra thêm một, vài năm nữa hoàn toàn sống mà như vậy thì người ta sẽ tìm ra được, hoặc là mình ức chế tâm chịu đựng, mà hễ khi mà chịu đựng để mà sống coi như mình trầm lặng thì sự trầm lặng đó nó không phải là thật sự là giải thoát, thì nó làm cho mình bung không có chịu nổi. Còn mình trầm lặng thật sự, sống xả tâm thật sự, thì sự trầm lặng đó bây giờ nó bao lâu nó lại càng ngày càng trầm lặng hơn, và thích thú, tâm nó trở về với nội thân, nội tâm của mình, nó không phóng dật ra, thì đó là giải thoát hoàn toàn.
Sống qua những cái hạnh của Từ Nguyện thì chúng ta thấy rất tốt, có thể đạt được kết quả, nếu mà thật sự đừng ức chế tâm, thì cái kết quả đó rất tốt. Còn nếu mà bằng chứng mà chịu đựng ức chế tâm mình, để nén tâm mình chịu đựng để cho có hành động trầm lặng thì nó lại là chịu đựng không nổi, nó sẽ bị bung đi, nó không có chịu thấu. Bởi vì sự ức chế tâm của chúng ta nó có giới hạn, nó không thể nào hơn được. Còn chúng ta sống đúng cách, tu tập xả tâm đúng cách nó sẽ đưa chúng ta đi đến trầm lặng, trầm lặng đến trở thành một bậc Thánh.
Bởi vậy Đức Phật dạy chúng ta “im lặng như Thánh”, cho nên sự trầm lặng mà để trở thành một bậc Thánh là nó thực hiện từ nội tâm cho đến hành động thân của nó. Còn cái này chúng ta ức chế thân và tâm của mình, sống trầm lặng bằng cách để hình thức, thì nội tâm của mình nó đến một lúc nào đó nó sẽ chịu không nổi thì nó sẽ bung ra. Nó bung ra thì nó mang cho tính chất đau khổ rất nhiều ở trong nội thân tâm của nó. Còn chúng ta xả tâm thật sự thì nó biến chúng ta từ phàm phu trở thành bậc Thánh, từ đó tâm hồn chúng ta trầm lặng, thân tâm chúng ta nó nhẹ nhàng, nó thoải mái, nó an lạc, nó vô sự thật sự nó không bị gò bó, nó không bị ức chế.
(43:18) Đó, thì hôm nay rút tỉa những kinh nghiệm mà các con đã thấy. Từ cô Minh Cảnh, nếu mà xả tâm thì cô cũng là người tu ức chế tâm không vọng tưởng, cuối cùng thì không đạt được kết quả mà cô đã tạo ra trong thân tâm của mình. Khi mới về đây cô đã tạo một cái tâm nhân quả rất là đau khổ. Nghĩa là ở trong chùa người ta không lấy xà bông cô, người ta không lấy những cái bột ngọt mà để cho cô nấu những cái thực phẩm cô ăn, thì cô lại đổ thừa người ta lấy của cô cái đó. Thì Thầy cũng chẳng biết là người nào lấy, nhưng mà sự thật ra thì Thầy nghĩ rằng ở trong chùa thì không ai mà có thể đi vô trong thất cô lấy cái này.
Rồi cô nói những cái danh từ của cái người ở ngoài Huế như thế nào Thầy cũng chẳng hiểu, nhưng cái từ đó là cái đặc ngữ của người ta, mà những cái lời nói đó là những cái danh từ đó rất nặng đối với cái người ở ngoài đó. Thầy thấy ở đây Thầy nói toàn là người Nam. Như cô Chánh ở dưới Cao Lãnh thì cô đâu có biết cái danh từ đó mà cô ấy nói, mà sao lại là nó nói cô biết danh từ đó. Như cô Út ở đây cô làm sao cô biết cái danh từ đó, mà nói ra những danh từ đó, thì Thầy nói những cái người Nam làm sao người ta biết cái danh từ đó mà người ta xài xể cô ấy như vậy. Ít ra người ta cũng phải là người ở ngoài đó người ta mới biết danh từ đó, thì cô đã tự tạo cái vu khống cho người khác bằng những cái đó, cho nên cô lãnh những cái hậu quả rất lớn, là thân cô bất an, rất là bất an.
(44:49) Đó là những cái điều kiện khi đầu tiên cô về đây trong những cái giờ phút mà ở Viên Chiếu mà không có chấp nhận cô, rồi Thầy Thanh Từ gởi gắm cô về đây, thì có cái đoàn ở ngoài đó đưa cô về đây. Do đó đối với Thầy Thanh Từ thì Thầy chấp nhận cô, nhưng mà Thầy thấy cô có nhiều cái nó không thật ở trong đó. Nhưng mà thôi, cũng kể như là đệ tử của Hòa thượng thì cũng là huynh đệ của Thầy, cho nên thôi Thầy cũng chấp nhận. Nhưng mà khuyên thì cô Út khuyên phải xả tâm, cố gắng mà xả đi, đừng có những cái tâm đó nữa.
Nhưng mà Thầy cũng khéo léo, như mà Đào mà về đây vậy đó, nói gì nói, Thầy khéo léo chỉ khuyên xả tâm thôi. Còn cô Minh Cảnh thì Thầy cũng khéo léo bảo xả tâm thôi, cố gắng xả tâm thôi, đừng có ức chế tâm nhiều, đừng có ngồi thiền nhiều mà cố gắng mà xả. Nhưng cô đâu có bao giờ nghe Thầy đâu, cô cứ lo ngồi cho nhiều, và có cái vẻ tự đắc lắm. Có vẻ tự đắc là cô ngồi nhiều, mà người ta ngồi người ta gục tới, gục lui. Bởi vì hồi đó ở thiền đường, ở ngoài đó tập trung lại, mấy cô tập trung lại ngồi, những cái người mà người ta ngồi như mấy cháu này, như Trâm hay là Chỉnh, nếu mà ngồi chung với mấy cô đó mà giờ khuya đó thì cứ buồn ngủ, cứ gục tới, gục lui vậy thì cô cười có cái vẻ khinh bỉ những cái người đó lắm, bởi vì ngồi chung mà.
Còn cô thì cô ngồi lâu, cô tập lâu ở ngoài Viên Chiếu nó thường rồi, cô quen rồi, cho nên cô không có gục, còn người ta gục thì cô cười, cho nên Thầy cũng khuyên đừng nên cười, người ta mới tu. Còn cái tâm của người ta nó còn gục, còn mình tu lâu thì mình ngồi nó vững hơn, thì có gì đâu. Nhưng mà các con thấy cái thời gian dài như vậy mà đến bây giờ chưa có giải thoát được gì. Nghĩa là cô ngồi bảy, tám tiếng, ngồi sáu tiếng đồng hồ, trong khi mà ở đằng trước hồi mới về đây ngồi sáu tiếng đồng hồ chứ không phải là ngồi ít đâu.
Cổ ngồi không phải là cô ngồi dưới thất đâu. Cái gò mối như vầy mà, cái gò mối mà ở chỗ nhà của cô gì đó, của cô Huệ Ân đó gần chỗ cô Huệ Ân có cái gò mối cao đó bây giờ ban nó ấy lại rồi, hồi đó có cái gốc tre nữa. Cô bắt cái ghế ở trên cao cô ngồi trên cao sáu tiếng đồng hồ, đó các con biết. Cô Cảnh ngồi để khoe dữ lắm đó chứ không phải là thường đâu, ngồi sáu tiếng đồng hồ. Thầy Như Hải hồi đó trong này ông ngồi cũng sáu tiếng đồng hồ, hai người kình nhau dữ lắm đó. Thầy rầy, Thầy nói thôi đừng có kình nhau, mà ngồi nó không có lợi gì đâu, phải xả, hãy lo mà xả cái tâm của mình .
(47:09) Đó, thì các con biết cái trường hợp đó là trường hợp mà lúc mà ở đây đó thì Thầy mới nhận bốn, năm người đầu tiên về rồi kế đó là cô Minh Cảnh về đó. Như vậy thì các con biết, mà tới bây giờ thì các con đã trực tiếp được nghe những cái sự đau khổ của cô Minh Cảnh, các con là nghe được trực tiếp rõ ràng, mà trong lúc đó cô ngồi sáu tiếng đồng hồ ở trên một gò mối. Hồi đó Thầy có cái ghế vầy này, cô lại bắt ở trên gò mối nữa chứ không phải, bắt cái ghế cho cao ngồi suốt sáu tiếng đồng hồ cho người ta biết khích chơi đó. Thì các con biết như vậy đó, mà có lợi gì không? Chứ không phải là, Thầy nhắc lại để cho thấy cái chỗ cô Minh Cảnh chứ không phải là vừa đâu.
Cho nên ở đây Thầy khuyên các con chỉ nên tu trong một tiếng, rồi trong một tiếng xả tâm, âm thầm không để ai biết mình tu được tới đâu nữa. Nghĩa là tu tới đâu mình biết, với trình bày cho Thầy để Thầy hướng dẫn thêm những cái pháp cho mình tu thôi, chứ hoàn toàn không nói cho một người khác biết.
Còn như Đào về đây nói như vậy là … đó con, chưa có tới đâu đâu. Cái người mà nói như vậy là chưa có tới đâu hết. Cho nên do vì vậy các con âm thầm mình tu chẳng ai biết mình tu tới đâu, mà cái gì mình chưa biết mình xả chưa được cứ về trình bày cho Thầy.
Bây giờ con xin trình cho Thầy, bây giờ con trình như vậy xin Thầy dạy. Thí dụ như bây giờ Thầy bắt buộc ra đây trình ở đây có mỗi chúng mà trình như vậy đơn giản, một lời nói đơn giản cũng đủ rồi: “Con đã xả được mộng”. Nói như vậy thì Thầy biết rồi, hay hoặc là “con đã diệt được tầm, tứ”, thì Thầy biết rồi, bởi vì nói một cái danh từ đó Thầy biết cái người đó ở cái trạng thái tâm nào rồi, biết người ta sẽ dùng như thế nào rồi. Và đồng thời thì Thầy muốn nắm chắc hơn Thầy sẽ hỏi: “khi xả được tầm tứ vậy, con xả bằng cách nào?” Nói: “Bắt đầu bây giờ con hít vô, con gom; con hít vô này, hai mắt con nhìn chóp mũi này; con hít vô này, con gom sáu thức này, con hướng tâm con nhắc sáu thức gom vô này, thì bắt đầu con diệt tầm, tứ”, thì Thầy biết rằng cái người này mới tu, mới tu, gom diệt tầm tứ mà diệt kiểu đó là người mới tu.
(49:09) Còn cái người mà đã tu mà xả được mộng rồi thì những người này không gom kiểu đó đâu. Người này vô bình thường, không có nhìn, không có ngó lỗ mũi, không có nhìn chóp gì hết, chỉ ngồi bình thường như thế này, ngồi xếp bằng xong xuôi rồi thì bắt đầu hướng tâm nhắc, “tầm, tứ phải tịnh chỉ, ngưng”, thì bắt đầu họ ngồi họ nói ra lệnh vậy, họ không cần gom gì hết thì tự nhiên cái hơi thở bắt đầu chậm nhẹ, chậm nhẹ, từng đó nó đi vào nó ngưng tầm, tứ liền tức khắc, không có gom.
Còn cái người mới tu là phải, hai con mắt phải nhìn chóp mũi nè, rồi nhắc “hai mắt nhìn chóp mũi, nhìn nhân trung, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô, sáu thức gom vào hơi thở nè, bắt đầu nhắc nó bắt đầu mới hít thở mới tập trung, gom lại”, đó là người mới tu để mà tập trung diệt tầm, tứ. Chứ không phải là pháp hướng đâu. Thầy nói, bởi vì khi mà nói rồi Thầy hỏi ra thì Thầy biết cái người đó là họ như thế nào, mà họ dùng pháp hướng mà gom tâm để diệt tầm, tứ hay hoặc là họ dùng pháp hướng nhắc tâm mà diệt tầm, tứ, cái đó khác.
Cho nên ở đây Thầy hỏi rồi Thầy biết. Cho nên khi mà trình bày tới chỗ đó Thầy biết, rồi bắt đầu bây giờ phải dạy riêng cái người này, thì Thầy cần thiết Thầy dạy riêng, mà không cần thiết dạy riêng là Thầy dạy chung chung, tức là Thầy biết cái người này đang lạc ở những cái tưởng giải như thế nào? Thầy nhắc bảo xả, tức là xả cái tưởng đó chứ không phải là xả cái gì hết.
Cho nên thí dụ như Thầy bảo Đào, biểu xả đó, là xả cái tưởng của nó thôi, chứ không phải là xả cái gì hết. Cho nên Thầy bảo xả tâm tức là nó ngay chỗ cái tâm nó đang bị cái tưởng giải đó, cái kiến giải đó đó, xả cái đó đi, vì xả cái đó thì nó sẽ được trầm lặng, và từ cái trầm lặng đó nó càng tiếp tục nó đi trên con đường xả tham, sân, si nó sẽ cẩn thận hơn.
Đó, thì hôm nay Thầy nói hết. Để rồi các con sẽ hiểu biết con đường mà tu tập, nó như thế nào đúng, như thế nào sai, thì trong cái thời gian này ở đây thì con: thứ nhất là tập độc cư, tập độc cư. Bây giờ coi như là cũng công tác quét sân hay này kia vậy, cũng quét sân với mọi chúng vậy thôi, còn vấn đề nhà bếp thì để cho mấy cô này người ta nấu nướng này kia. Trong cái thời gian năm, sáu ngày ở đây, thì do đó tập độc cư, không nói chuyện với người nào hết, người nào đến nói chuyện thì mình không có nói chuyện ai hết, không có hỏi, không gì hết, nghĩa là mình cứ lo mình xả tâm thôi, bởi vì mình biết cái pháp này rồi.
(51:16) Vấn đạo Thầy đã chỉ rất rõ ràng và từ cái pháp hướng. Hiện bây giờ chúng ta mới tu mà chúng ta bảo cho nó hết tham, sân, si, đừng có ham ngủ, đừng có mê ngủ, mới tu trong năm, sáu tháng chưa phải sạch đâu, nghĩa là chúng ta phải tu tập như thế nào, thời gian như thế nào, lo lắng tu tập như thế nào, hằng ngày phải tập đừng nói chuyện như thế nào, đừng có động tâm như thế nào, ai nói gì cũng nghe cũng tùy thuận hết để mà nỗ lực thực hiện.
Như vậy thì về đây, thì chỉ tập thứ nhất là phải độc cư, không nói chuyện. Thứ hai là lao tác thì lao tác chung nhau, giờ nghỉ lao tác thì mình cứ lao tác với nhau để tập cho nó quen, rồi kế đó giờ ăn thì mình ra mình khất thực mình ăn. Ăn xong rồi thì dọn dẹp, rồi đi nghỉ rồi tới giờ tu, hết giờ tu rồi thì tới giờ lao tác thì quét sân này kia thôi, chứ không làm gì hết, rồi cứ tập như vậy.
Sau khi cái ngày mà gần trở về ngoài đó thì trình bày lại Thầy coi tự tu tập đó nó kết quả hai hoặc là trong một hai ngày mà thấy nó xảy ra như thế nào, tu tập như thế nào, nó bị động như thế nào, có những cái duyên gì nó làm cho tâm mình bị phân tán ra thì trình bày cho Thầy, thì trong lúc đó Thầy sẽ hướng dẫn cho tiếp tục để mà khắc phục được những cái hoàn cảnh, cũng như cái sự việc để thực hiện được cái sự tu tập xả tâm để tiếp tục xả tâm. Đó con nhớ chưa?
(52:42) Cho nên bây giờ cố gắng mà giữ gìn cái hạnh độc cư, bởi vì coi như đương nhiên là mình vào tu viện mình sống chung trong chúng là cái độc cư là cái quan trọng nhất cho cái người mới. Nếu mà ở lâu quen rồi thì hạnh động cơ nó khó, rất khó. Tại sao? Tại vì mình quen nói chuyện rồi, bây giờ có muốn biểu đừng nói chuyện cũng khó, rất khó chứ không phải dễ đâu, trừ ra có cái ý chí của mình mình quyết mình không nói thôi, chứ còn không ai rầy mình cái điều đó nữa hết. Còn bây giờ con mới về đây, tức là nó còn lạ thì cố gắng mà giữ độc cư. Nếu mà không giữ độc cư thì cũng kể như cũng là tu hành dậm chân tại chỗ thôi chứ không có gì hết. Vì vậy mà nó phải từng sống ở đây, từng có các duyên ở đây, để rồi từ đó nó nhờ các duyên ở đây để mà xả cái tâm ra, vì độc cư chưa trọn vẹn thì phải cần hướng về cái đối tượng mà xả tâm, thì nó xả tâm cho đến khi mà chúng ta cái tâm nó quay trở vào, tức là nó chịu độc cư thì lúc bấy giờ nó xả sạch rồi thì nó mới chịu quay trở vào nó độc cư.
Còn bắt đầu chúng ta đi vào cái độc cư, để cho cái tâm nó ở trong cái trạng thái độc cư bắt buộc nó phải từ đó nó quay vô, nó quay vô thì nó nhanh hơn. Nhưng mà từ cảnh động mà chúng ta đã quen bị nói chuyện rồi thì chúng ta bây giờ khó có thể giữ độc cư được. Cho nên lấy ngay cảnh động đó mà chúng ta xả cái tâm. Xả cái tâm được thì tự cái tâm nó quay vô nó độc cư, chứ không phải bắt ép nó độc cư.
(54:08) Còn bây giờ chúng ta về đây thì chúng ta có ức chế đó, ức chế tâm của mình bắt buộc nó độc cư, cũng là cái hình thức ức chế chứ không phải không đâu nhưng mà ức chế nhẹ nhàng, bắt buộc độc cư. Tức là ý mình muốn nói, mà mình không nói là mình ức chế nó đó, đó là cái phần ức chế nhẹ đó nhưng mà mình ức chế nó như vậy. Nhưng mà thấy nó không có chịu nổi thì mình không có nên quá ức chế nữa, nghĩa là cái sức của mình mà độc cư, thí dụ như 100% mà mình chỉ độc cư có 10 phần, mà chừng khoảng 50% là nó thấy nó cô đơn quá độ, chịu không nổi thì mình nên xả ra, mà mình cố gắng ức chế nữa là mình đổ vỡ.
Cho nên ở đây, các con biết Thầy nhắc lại cái độc cư ở đây, như thầy Chân Tịnh, thầy Từ Minh, chú Điền này, rồi Thiện Huệ này, tức là Chân Huệ đó về đây tu hành Thầy cũng bắt độc cư không có nói chuyện. Cho nên thậm chí thay vì cái sức của mấy ông đó chỉ ức chế cái tâm của mình chỉ có 10% thôi, nhưng mà Thầy bắt 100% cho nên các con biết không, mấy ông chịu không nổi đâu. Rồi thay vì 11, 12 giờ thì người ta ngủ hết rồi. Mấy ông ráng thức tới giờ đó, để cho nói Thầy ngủ rồi đó mới rủ nhau ra gốc vông mới nói chuyện, nói cho đã. Thì các con thấy có phải là cái sức của mình nó chưa tới đó mà mình ức chế nó thì nó phải đi tầm bậy rồi. Thì như vậy rõ ràng là mấy ông nói chuyện như vậy, nhưng mà làm sao mà qua được Mật Hạnh.
Mật Hạnh nó đi ngủ vậy chứ, nó ngủ chứ nó biết người nào mà thức, người nào nói chuyện ở đâu. Nó, ờ lúc 12 giờ nó ngủ, bởi vì 10 giờ nó đi ngủ rồi, đúng 10 giờ nó ngủ rồi, nhưng mà nó giựt mình thức dậy, nó nói mấy ông này nói chuyện, nó chẳng nghe, bởi vì họ dẫn đi ra ngoài rào xa ở đằng sau, xa hút ngoài đằng sau mới nói chuyện. Nó thức dậy nói: mấy ông này nói chuyện này. Cái bắt đầu nó xách đèn pin nó đi ra ngay đó nó rọi, đúng là mấy ông ngồi chùm nhum một đống đó, nó vô nó báo cáo Thầy.
(56:06) Thì các con biết trong cái vấn đề trực tâm của Mật Hạnh, lúc mà cái tâm nó quay vô nó sáng suốt lắm. Hễ bất kỳ nó giựt mình giờ nào mà nó nghĩ rằng quý thầy làm cái gì ở đó là nó tới nữa. Cho nên nó ngồi ở trong thất nó tu vậy mà nó nói: “ăn trộm cắt măng ở ngoài đó”, bụng nó nó khởi ra vậy, nó đi ra nó thấy ăn trộm cắt măng. Đó là cái trực giác của nó, cái trực giác của nó, nó tu. Đến khi mà cái tâm nó quay vô rồi, bởi vì nó sống độc cư, cái tâm nó quay vô, nó quay vô nó thanh tịnh, nó không có tham, sân, si nữa. Ở ngoài này kia động gì thì ở trong này nó biết, nó làm như trong tâm nó xảy ra cái chuyện đó. Cho nên thầy Chân Tịnh, Thiện Huệ, chú Điền mà làm cái gì, mà hễ nó ngủ thôi, mà nó thức dậy, hễ làm gì là nó biết; mà nó đang ngủ vậy, mà nó thức dậy, mà làm gì nó biết liền. Tại vì cái tâm nó thanh tịnh, nó đang ngủ mê chứ, nó đang ngủ không biết gì hết à, mà ở ngoài nói chuyện là nó đã giựt mình nó thức dậy, nó nói “đó, mấy ổng nói chuyện rồi đó”, cái nó đi nó bắt à.
Thì các con biết cho nên mấy ổng ghét Mật Hạnh lắm, sợ lắm, cho nên làm gì cũng không qua hết. Vì vậy đó mà các con biết chú Điền chú khôn lắm, chú đi nói chuyện, chú lén đi nói chuyện, chú lấy giẻ rách chú bó hai cái chân, chú đi êm re không có tiếng động à, đi ngay thất Mật Hạnh là phải sợ lắm, bó hai cái chân bằng cái lớp vải như thế này để đi cho êm đó. Thì đi đến nói chuyện với mấy ông đó. Thì nó cũng trực giác nó thấy được, nó bắt đầu cũng đi bắt được. Mà bắt được nó thấy ông này sao lại bó cái chân kỳ, nó mới hỏi, nó mới vô hỏi Thầy, nó đâu có dám hỏi mấy ông, nó bắt được mà nó đâu có dám hỏi. Nó hỏi, không biết tại sao mà ông Điền ông lại lấy vải ông bó cái chân ông chi vậy không biết? Con hỏi ổng là cái chân ông có bị thương không ông? Ổng nói ông không có, mà ổng không nói ra làm chi.
(58:00) Thì Thầy mới nói: đây là cái lối của cái bọn ăn trộm, ăn cắp nó bó vậy để nó đi cho nhẹ rồi người ta không hay, chó không biết, cho nên nó mới có ăn trộm, ăn cắp biết cách này thôi chứ còn có ai.
Thì cứ mấy ông này là mấy ông thiệt là đủ cái mánh khóe lắm chứ không phải không. Cho nên đi mà đi nói chuyện mà quá sợ, sợ đi rồi nó nghe tiếng động Mật Hạnh nó biết, nhưng mà không ngờ cái nội lực người ta nó thanh tịnh, cho nên ở ngoài người ta nó phát giác được ở ngoài chứ không phải là ở trong tâm của mình. Các con biết rằng, bởi vậy cái đặc biệt, lạ lùng cái tâm chúng ta mà nó hết tham, sân, si rồi nó quay vô, nó không phóng dật ra ngoài rồi. Sao lại mọi vật ở bên ngoài động, dụng gì mà ở trong nó biết, nó hay như vậy, chứ không phải là mình cố ý. Mình đâu cố ý bắt ai, mình đâu cố ý rình mò ai, nhưng mà tự nhiên cái tâm nó lắng trong rồi thì ở ngoài nó xảy ra cái gì biết, người ta nói lén mình cái gì đó mình cũng biết nữa, tại tự nhiên cái tâm nó thanh tịnh cho nên nó biết.
Cho nên Thầy nói, Thầy đem cái ví dụ mà Thầy nói chắc các con cũng không hiểu, như hôm qua Thầy có nói, nó giống như một cái gương trong, nó kỳ cục, Thầy chẳng hiểu cái tâm mà nó hết tham, sân, si rồi nó trong như cái gương, thì lúc bấy giờ chúng ta biết nó là định, chứ chúng ta cũng chẳng hiểu gì, nhưng mà ai động dụng gì thì cái gương nó soi, nó soi nó biết. Cho nên các con cố gắng mà các con xả chứ không phải ức chế, ức chế thì nó hiện ra, nhưng mà cái trạng thái hiện đó là nó tưởng.
Cũng như Thầy trong khi mà Thầy tu thiền tri vọng, Thầy ức chế thì các con biết. Khi mà Thầy đi, bình thường Thầy đi kinh hành Thầy đi tới, đi lui thì không thấy gì hết, nhưng mà Thầy khoanh chân Thầy xếp bằng lại, Thầy ngồi lại, Thầy gom tâm lại thì lúc bấy giờ cái trạng thái hỉ, lạc nó hiện ra, thì trước mặt Thầy nó hiện như một cái vũng nước, cái vũng nước làm như một cái kiếng mà nó có thủy, do đó người ta đi ở đâu cũng biết, đi hướng nào Thầy cũng biết, đi hướng nào cũng được, mà đi trước mặt, ở đâu cách 300 - 400 thước, cả ngàn thước vậy, mà ai đi đâu Thầy ngồi Thầy thấy ở trong cái đó. Giờ cũng như Thầy ngồi, cái gương mà Thầy nhìn ở đây mà Thầy thấy người ta đi Thành phố vậy, mà đi rồi Thầy nói trúng chứ không có trật người nào hết, mà ngồi đây, cái đó là thuộc về ma.
(59:57) Cho nên sau này Thầy mới thấy được, cái tâm thanh tịnh nó không phải là cái gương, không phải cái gương hiện trước mặt, mà cái gương hiện trước mặt đây là cái tưởng, tâm của mình nó hiện ra cái gương, rồi nó thực hiện những cái tha tâm lực của mình, làm cho mình biết người ta thế này, thế khác.
Cho nên ở đây nó có hình thức khác nhau, bởi vì ức chế tâm nó mới rơi vào cái trạng thái tưởng, cho nên nó mới có cái tưởng thông, gọi là Tha Tâm Tưởng; cái tưởng thông đó nó thực hiện cái gương đó ra, nó biết người ta đi sau lưng của mình cả trăm thước nó thấy được, nó thấy rõ ràng đi như mình nhìn ở trong đó là mình thấy, nhưng mà nhìn qua bên đây thì cái gương nó chạy qua bên đây, mà nhìn qua bên đây thì gương nó qua bên đây. Nhìn trước gương nó đằng trước, mà nhìn đâu thì có cái gương theo đó, mà nó thấy người ta.
Còn cái này không phải, cái tâm nó lắng trong, rồi tự nhiên ở trong này nó biết, chứ mình không có thấy, nó biết nó nói trúng. Đó là những cái khác, chứ không phải là cái tâm thanh tịnh nó khác, còn cái này là nó thực hiện ra, một cái lạ lùng. Nhưng mà cái gương tâm mà trong suốt này, nó lại nhìn thấy được tham - sân - si, nó thấy nó không tham, sân, si. Bởi vì nó không có để ý cái chuyện gì, người ta chửi nó như tát nước mà nó không có lưu ý, nó nghe chứ nó không phải không nghe, nhưng mà nó không có lưu ý, cho nên nó không giận. Còn mình vừa mới mở miệng ra cái, lưu ý, chú ý người ta liền, người ta nói giận liền. Còn cái này nó làm như dưới nó nằm, nó không chịu chú ý, cái tâm của mình nó làm như là một cái vật gì nó khác, nó không có dính liền với cái thân của mình, cho nên lúc bấy giờ nó ở đâu, nó nhìn cái thân rung động nó ở trong này nó biết vậy thôi, cũng như nó đứng ngoài nó nhìn vô trong đó thôi chứ nó không có ở trong cái thân.
Còn bây giờ cái tâm của các con, nó với cái thân nó dính liền, cho nên khi người ta nói nó thì ở trong thân này nó giận ra, cái tâm ở trong thân này nó giận ra. Còn cái kia dường như là cái người mà nói ly dục ly ác pháp rồi, dường như là cái tâm nó đứng ở ngoài nó nhìn vào cái thân của nó, thành ra nó cứ thấy cái thân nó rung động, nó rung động, cho nên nó rõ ràng nó trong suốt, cho nên có cái gì mà đụng vào cái thân của nó thì nó biết liền, đụng vào cái thân nó biết liền, cho nên người ta chửi mắng nó thì coi như nó đứng ở ngoài cái thân nó không giận. Đó là cách thức mà thấy trên cái bước đường mà tu hành. Thầy giảng nói như vậy, sau này rồi các con tu cái lời này nó vẫn còn, thì các con thấy nó chứng nghiệm rất là cụ thể, rõ ràng.
(1:02:04) Cho nên quý thầy về đây rất là lo sợ Mật Hạnh là tại vì, cho nên cái lúc mà cái thất của nó các con biết, nó ở cái thất giữa, mà quý thầy thì ở xung quanh, mà cái gì động địa của quý thầy nó đều nắm, nó đều biết rõ.
Đó, như vậy thì hiện các con biết cái tuổi nó còn trẻ, nhưng mà chỉ sống độc cứ 3 năm trời, mà thầy nhập thất suốt ba năm ở trong cái giai đoạn từ năm 1991, 1992, 1993, ba năm đó thì Thầy nhập thất đó thì Thầy bắt nó độc cư sống với Thầy thì cái tâm nó quay vô, cái tâm mà độc cư của nó bắt đầu nó quay vô, thì trực giác của nó bắt đầu nó hiện tiền. Từ đó là quý thầy cứ về, người nào mà động dụng phá kỷ luật này kia rồi thì nó biết hết trơn, nó báo cho Thầy hết.
Cũng như mà Thầy Thiện Thuận mà bị ảnh hưởng tẩu hỏa nhập ma thì nó cũng chạy vô nó báo cho Thầy trong khi Thầy đang nói chuyện với cô Út, thì nó báo cho Thầy đi ra xả giùm Thầy Thiện Thuận thì cũng nó báo đó, chứ còn quý Thầy có ai, người nào đâu biết đâu, Các con biết, đó là một bằng chứng để thấy rằng trong cái sự tu tập nó do cái tâm thanh tịnh thì nó sẽ đạt được như vậy. Các con cố gắng các con cứ hướng, bởi vì nó thanh tịnh rồi mình biết lắm, tỉnh thức đó càng ngày càng tăng lên, tức là niệm si nó xả, rồi cái niệm tham nó xả, rồi cái niệm sân nó xả, nó cứ dần dần nó tăng lên. Như vậy là nhờ cái phương pháp độc cư.
Chứ còn nó, Thầy dạy nó các con biết không, Thầy dạy nó từ 3 hơi thở, rồi đứng dậy đi kinh hành, mà đi suốt đêm để mà phá hôn trầm, nó rất là chịu khó, tu tập dữ lắm, nhưng mà nó chưa bao giờ mà nó nghiêm túc bằng lúc mà cái tâm nó quay vô, tự nó nó phá sạch rồi, nó rất là nghiêm túc, giờ nào nó ra giờ nấy. Còn cái kia chuông đồng hồ phải báo, rồi phải dậy này kia rồi sau đó nó thành thói quen thôi, chứ còn chưa có bằng cái tâm nó quay vô.
(1:04:01) Cho nên ở đây phần nhiều các con tu, các con cố gắng mà cứ xả tâm rồi độc cư đi, chỉ có bí quyết là thành công ở chỗ độc cư, thì nó sẽ đưa cái tâm của các con đến cái chỗ mà giải thoát hoàn toàn tham, sân, si nó lìa ra hết, vì nó quay vô rồi thì nó hết tham, sân, si, còn nó phóng dật ra ngoài nó bị tham, sân, si hết. Nghĩa là bây giờ chúng ta thấy cái tâm của chúng ta đang ở bên ngoài chứ chưa phải là bên trong đâu. Còn nó vô bên trong, ở bên ngoài nó không biết đâu. Mình ngồi đây thì mình nghe cái sự động dụng trong thân của mình, luôn luôn. Còn bây giờ mình phải chú ý rồi mình mới nghe, rồi cái một lát nữa mình quên chú ý nó ở ngoài nó đi qua hết, nó không ở trong này. Còn cái này tự nó vô đó rồi nó cứ nằm đó nó hoạt động thôi, nó không có còn nghe gì ở bên ngoài nó không biết gì. Có tiếng động rồi nó cũng nghe, nhưng mà nó không có phân biệt, tự nó nó không có phân biệt.
Cho nên cái điều kiện mà Thầy muốn nhắc ở đây để cho các con thấy là độc cư là bí quyết của thành công của sự tu tập thiền định. Cho nên càng độc cư bao nhiêu thì nó lại càng hay bấy nhiêu, độc cư không có nghĩa là sống tịnh khẩu, nhập thất như kiểu người ta hiểu, mà mình sống chung với mọi người, nó cũng sống chung với mọi người nhưng không nói chuyện với ai hết, ai lại thất nó là đóng cửa lại liền chứ không có. Cũng như Minh Tông này, ai lại thất nó thì nó đóng cửa liền, nó bắt chước Mật Hạnh, hồi mới lên đây nó bắt chước theo Mật Hạnh, ai lại thất nó nó đóng cửa liền, không nói chuyện. Nó đi ở ngoài này mà hễ mà ai đi theo mà kiếm chuyện nó nói thì nó đi nhanh, mà đi nhanh nữa nó chạy, coi như nó sợ vậy đó.
Còn tới giờ ăn cơm con biết hồi đó ra tập trung ở trai đường. Rút tỉa những kinh nghiệm này các con biết rằng công phu rất là khó chứ không phải dễ, độc cư nó khó. Người ta thấy mình ít nói, thì họ bao giờ huynh đệ thì đông, họ bao giờ cũng tìm cách làm quen, cho nên nó chờ cái giờ mà sắp sửa mà thấy Thầy ôm bát Thầy ra thì nó mới ra, thế mà Thầy ra rồi Thầy xới cơm thì bắt đầu thì cũng chờ thầy Như Hải xới trước, bởi vì thầy Như Hải đứng trước mà nó đến sau, thì nó cũng chờ cho quý Thầy. Thì trong khi nó đứng, nó lựa cái chỗ nào mà cách xa quý thầy nó đứng, ở đâu cũng vậy, ai lại nói chuyện là đóng cửa, ai lại nói chuyện là đóng cửa, coi như chẳng tình cảm với ông nào, không quen ông nào hết.
(1:06:4) Cho nên từ đó họ không tình cảm nó thì họ lại ghét nó chứ không gì, nhưng mà sau này nó lại bắt người ta nhiều quá, họ còn ghét hơn, đó là cách thức như vậy, vừa ghét, vừa sợ mà cũng là vừa kính nữa. Giới luật nó rất nghiêm chỉnh nó không có vi phạm, người nào mà vi phạm là bị, nói chuyện là bị nó hết mà, cho nên rất sợ nó.
Đó, là những điều kiện trên cái thời gian ở trong tu viện này là như vậy. Mà cái số người mà độc cư được như vậy Thầy thấy quá hiếm, quá hiếm không có.
Thầy nhìn chung bên nữ các con có người nào độc cư tốt không, chưa, không có người nào độc cư tốt, phải không? Cho nên từ đó chỉ có Từ Nguyện nó khá hơn một chút nhưng mà sự thật ra cũng chưa tốt đó, nghĩa là khá hơn mấy con chút, chứ còn chưa có tốt được, nhưng mà nó nhiều khi nó khá hơn chút nhưng mà nó bị ức chế tâm thì sao, đó là những cái khó khăn.
Cho nên bây giờ con Từ Hạnh, bây giờ con về đây cũng là con phải cố gắng đó, chớ không phải là vấn đề độc cư phải tập, chứ không phải không tập không được, mà phải tìm cách tránh né dữ lắm đó, mới thắng được chứ không phải không. Sống trong chúng đông đảo mà mình biết pháp mình tu tập thì mình giữ gìn mình sống trong pháp, Phật gọi là “tùy pháp, sống trong pháp, luôn luôn thực hiện mình như pháp, pháp như mình” thì người đó sẽ thành tựu mau, bởi vì Phật dạy như vậy mà.
Còn về cái khi bệnh mà các con thấy, khi mà cái tâm mình nó thanh tịnh rồi thì nó nhu nhuyễn, nó dễ sử dụng, thì mình muốn bảo làm sao thì nó được vậy, cái đó mình đâu có cần lo nữa. Còn bây giờ mình lo mình xả cái tâm cho nó thanh tịnh, nó thanh tịnh thì nó sẽ nhu nhuyễn, nó sẽ dễ sử dụng. Còn nó chưa thanh tịnh thì nó cứng đầu như con trâu dữ, nó không có chịu nghe mình đâu. Khó mà cột vào, cột mũi nó chứ không phải dễ, đó là cách thức tu như vậy. Vì vậy từ những cái rút tỉa kinh nghiệm này, đối với huynh đệ là những cái bài học thực, là những cái bài học thực để chúng ta lấy những cái kinh nghiệm này để mà tu tập cho mình chứ không khéo rồi uổng cuộc đời của mình sao. Mình đi tu rồi mà.
(1:08:01) Cả như các con bên nữ các con biết, các con đã về đây có đứa 3, 4 năm rồi, mà chúng ta rút tỉa những kinh nghiệm của các bạn đã đi qua chúng ta, những người đó họ thực hiện không đúng, sai, nhắc nhở họ quá nhiều mà họ không làm được, họ đi ra họ còn ôm hận họ không chịu xả tâm. Mục đích mình đây là xả tâm mà, có gì mà phải hận thù với nhau, có gì phải ghét nhau mà phải nói xấu nhau, thế mà đi ra mình nói xấu thế này, thế kia, tức là mình tạo thêm nhân quả cho mình chứ người ta có ăn thua gì người ta đâu.
Con thấy như, nếu mà cô Út mà cô có tâm ác xấu thì chắc chắn là cô phải thọ lãnh những cái quả đối với những người mà cô làm ác xấu gì, như cô Minh Cảnh. Nhưng mà rốt cuộc rồi cô Minh Cảnh lại thọ lấy những cái quả khổ của thân cô, quá là khổ.
Rồi còn cô Diệu Hồng thì ở đây thì cô Diệu Hồng cũng tu rất tốt, các con biết cổ ngồi 8 tiếng đồng hồ mà cô thấy có một hơi thở đi vô mà không có đi ra, thì cô thở cô vô không, cô hít vô không mà cô không có thở ra, mà cô không chết, thì không phải là cô hay sao? Nhưng mà cuối cùng thì cô đạt được như vậy, ngồi 7, 8 tiếng, gần 10 tiếng đồng hồ, thế mà có thấy giải thoát gì, được gì? Mà đi ra cô còn phiền não, cô còn đau khổ như vậy, thì rốt cuộc rồi cái tâm không xả là như vậy, làm sao gọi là giải thoát.
Nhưng mà cuối cùng rồi các con thấy, ở đây vốn mình nhắm vào cái sự xả tâm để làm chủ mà không nhắm vào mà cứ nhắm vào thiền định, rồi thiền định đó để làm gì? Thì các con biết, như cô Minh Cảnh ngồi 6, 7 tiếng đồng hồ này, Thầy Như Hải ngồi lâu nè, rồi cô Diệu Hồng ngồi lâu nè, Đào thì ngồi rất tốt này, người nào cũng ngồi tu thiền rất tốt hết, lạc vào thiền tưởng có đủ hết, không có người nào mà về đây mà không … cái tu hành đó hết. Nhưng mà cuối cùng rồi có người nào mà Thầy ấn chứng cho họ gọi là họ đã giải thoát được không, Thầy chê không à, bảo họ cứ xả không à. Mà rốt cuộc rồi các con thấy người nào xả được cái tâm giải thoát nào? Chưa có người nào xả được cái tâm giải thoát, chỉ có những cái thiền tưởng là duy nhất. Có những cái trạng thái này, trạng thái kia xảy ra nhiều nhất, mà cái tâm giải thoát thì chưa có ai hết.
(1:10:09) Đó, thì hôm nay có thì chúng ta sẽ thấy rất rõ gì, thì đụng chuyện là chúng ta biết người đó giải thoát hay không giải thoát chúng ta biết liền. Thì như vậy là hôm nay Từ Hạnh con về đây phải nỗ lực thực hiện sống độc cư trong cái thời gian về đây thì coi như là 5, 10 ngày hay 1 tuần lễ, để mà thực hiện cho đúng cái hạnh độc cư, rồi lấy cái quen này để mà thực hiện trong cái thời gian, đó thì còn thưa hỏi Thầy những cái gì để mà Thầy trả lời. Vừa là trả lời cho con, mà cũng vừa trả lời chung cho tất cả chúng để rút tỉa thêm những kinh nghiệm trên bước đường tu tập của mình để mà tu tập cho nó đúng cách, cho nó mau cái thời gian. Nó không còn dài nữa mà phải thực hiện cho sớm, để rồi mình còn làm biết bao công việc khác cho lợi ích cho mọi người nữa.
HẾT BĂNG