00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 59 - NHỮNG PHÁP CẦN HỌC - 42 BÀI KỆ TÊ NGƯU MỘT SỪNG 01

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:29:06]

1- NHỮNG PHÁP CẦN HỌC

(00:00) Sau 3 tháng hạ, Thầy hết sức cố gắng để hoàn thành Giáo án tu tập của đạo Phật, nhưng sức người có hạn, thời gian quá ngắn mà giáo án của Phật thì quá dài, vì thế Thầy mới giảng được 2 phần, còn lại phần thứ 3 thì mới bắt đầu vào giới hành bài Tứ Bất Hoại Tịnh ở bốn chỗ niệm Phật: Thân, Thọ, Tâm và Pháp. 

Để tiếp tục chương trình giáo án này cho hoàn thành, ở giai đoạn cuối cùng này rất là quan trọng trong bước đường hành trì tiến đến mục tiêu cứu kính giải thoát của đạo Phật đó là giới hành, bây giờ chúng ta tiến tới hành trì lấy Thân niệm Pháp.

Vậy Thân niệm Pháp là gì?

Thân là thân của chúng ta, Pháp là những lời Phật dạy, là phương pháp để trau dồi tu tập khiến cho thân tâm của chúng ta được an tịnh, thanh thoát.

Thầy xin kê ra những bài pháp mà Đức Phật đã dạy trong 49 năm thuyết pháp độ chúng sanh:

  1. Năm giới
  2. Mười giới
  3. Mười Điều Lành
  4. Tứ Vô Lượng Tâm
  5. Tứ Chánh Cần
  6. Tứ Bất Hoại Tịnh
  7. Tứ Niệm Xứ
  8. Tứ Thiền
  9. Tứ Diệu Đế
  10. Tứ Như Ý Túc
  11. Thất Giác Chi
  12. Tam Minh

Đây là những pháp cần phải tu tập, trau dồi. 

(02:49) Còn đây là những pháp mà chúng ta cần phải hiểu biết và cũng có lúc cần phải dứt bỏ:

  1. Năm uẩn
  2. Năm triền cái
  3. Năm hạ phần kiết sử
  4. Năm thượng phần kiết sử
  5. Năm căn
  6. Năm lực
  7. Sáu nội xứ
  8. Sáu ngoại xứ
  9. Sáu thức
  10. Sáu xúc
  11. Sáu thọ
  12. Sáu tưởng
  13. Sáu ái
  14. Sáu hòa kính pháp
  15. Bảy định cụ
  16. Bảy tùy miên
  17. Bảy kiết sử
  18. Mười hộ trì nhân pháp
  19. Mười bất thiện nghiệp đạo
  20. Mười thánh cư
  21. Mười pháp vô học
  22. Chín thứ đệ diệt

Đây là những cái pháp cần phải thông hiểu, dứt bỏ và còn phải tu tập, rèn luyện thân tâm hằng ngày.

Pháp của Đức Phật dạy rất nhiều, không phải có ba mươi bảy phẩm trợ đạo như người ta đã kê ra và ghi chép lại trong những bài kinh của Phật, điều đó nó có sự thiếu sót rất nhiều, chớ không phải đầy đủ.

Nhưng dù sao chúng ta cũng lần lượt sẽ học hết những cái lời của Phật dạy, để biết pháp nào thông hiểu, pháp nào dứt bỏ, pháp nào trau dồi và pháp nào tu tập. Rồi đây lần lượt Thầy sẽ giảng hết các pháp mà Đức Phật đã dạy trong kinh Nguyên Thủy. Hiện giờ Thầy đã kê ra một số tượng trưng để lấy đó làm đối tượng cho thân ta tu tập.

2- BỐN MƯƠI HAI BÀI KỆ TÊ NGƯU MỘT SỪNG - PHẦN 1

ĐỘC CƯ LÀ BÍ QUYẾT CỦA ĐẠO GIẢI THOÁT

(05:29) Nhưng trước khi học Thân niệm Pháp thì quý thầy cần phải nhớ: Quý thầy có học bao nhiêu pháp của Phật mà không sống đúng ba hạnh, ba đức thì dù cho quý thầy có tu đến đâu cũng chẳng có ích lợi gì cho chính bản thân của quý thầy và cho những người khác.

Nhất là về hạnh độc cư, trong giáo án những phần trước Thầy đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần về cái hạnh độc cư, nhưng quý thầy tật nào vẫn tật nấy, vui thích và thích nói chuyện với nhau. 

Do thế mà Thầy thấy rằng con đường của đạo Phật đối với sự độc cư rất là khó khăn khi một người chưa quyết tâm tu giải thoát. Vì thế tiến tới tu tập giới hành thì quý thầy phải sống độc cư đúng 100%. Hạnh độc cư rất là quan trọng cho con đường tu tập theo đạo Phật. 

Đức Phật đã hiểu rõ: Hạnh độc cư, bí quyết thành công con đường giải thoát của đạo, nên Ngài có để lại cho chúng ta 42 bài kệ để nhắc nhở người sau tu hành phải thực hành hạnh độc cư cho rốt ráo thì mới mong đạt được mục đích Phạm hạnh cao quý của đạo mà Ngài đã khổ công tu tập để đem lại sự lợi ích cho chúng sanh sau này chấm dứt được sự sanh tử luân hồi.

Hiện nay cô Út đã sắp xếp cho các con mỗi người một vị trí an ổn, yên tĩnh để sống độc cư cho được trọn vẹn, thực hiện nội tâm lắng lặng, càng lúc càng đi sâu vào thiền định mới được. Nếu không có giữ độc cư thì làm sao mà tu tập đi sâu vào thiền định?

Vậy các con phải lắng tai nghe 42 bài kệ nhắc nhở của Đức Phật, sống hạnh độc cư giống như con tê giác một sừng. 42 bài kệ này trong Kinh Tập, trang 7, tựa đề: “Bài kinh con tê ngưu một sừng”. Bây giờ Thầy đọc kệ và giảng giải cho các con rõ.

BÀI KỆ 1 - KHÔNG LÀM HẠI, KHÔNG THƯƠNG NHỚ CHÚNG SINH NÀO

(08:22) Bài thứ nhất:

Đối với chúng hữu tình

Từ bỏ gậy và trượng,

Chớ làm hại chúng sanh

Trong chúng hữu tình ấy

Đừng thương nhớ vật gì

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đây cái câu thứ nhất: Đối với cái loài chúng sanh, cái loài hữu tình có sự cái sống chết, có cái sự đói khát, có cái tâm sân hận, dữ tợn, giết hại lẫn nhau để tìm cái sống, thì tất cả những cái loại hữu tình này đối với chúng nó thì chúng ta không có nên dùng gậy, dùng dao, dùng mác, dùng những cái đồ vật để làm hại chúng. 

Mặc dù chúng hung dữ như rắn độc, như bò cạp, như rết, như những loài vật dữ tợn trong rừng cọp, beo, chúng ta cũng không nên làm hại chúng.

Đối với tất cả những loài hữu tình ấy chúng ta không nên nuôi dưỡng chúng, vì tại sao? Vì gây cho chúng ta có những cái tình thương làm cho chúng ta mất độc cư. 

Khi chúng ta nuôi một con mèo, một con chó, một con vật gì đó, một con gà, hoặc là một con chim hoặc là một con cá, tất cả những cái loài vật mà chúng ta nuôi nó đều gây cho chúng ta một cái cảm tình, từ đó chúng ta không còn sống độc cư nữa. Vì độc cư chúng ta thấy mình sống một mình, nhưng có nuôi một con chim làm chúng ta cũng vui theo con chim đó mà mất độc cư.

(10:17) Vì vậy trong cái bài kệ này Phật dạy:

Trong chúng hữu tình ấy

Đừng thương nhớ vật gì

Nghĩa là chúng ta không có nên thương nhớ con vật gì cả, cũng đừng nuôi dưỡng chúng. Vì nuôi dưỡng nó gây cái tình cảm của chúng ta đối với chúng mà chúng ta khó mà thực hiện con đường độc cư, hạnh độc cư được. 

Vì vậy mà Phật khuyên chúng ta hãy sống riêng một mình, đừng có con vật này con vật khác mà nuôi trong thất của mình, đừng có cho con mèo, con chó, con vật gì mà nó quấn quýt theo mình rồi nó làm cho mình mất cái hạnh độc cư.

Phật bảo chúng ta hãy giống như một con tê ngưu một sừng. Con tê ngưu đây là một con trâu nước, nó có một cái sừng ở trên cái mũi của nó, khi nó lớn lên nó có một cái sừng rồi thì nó đi sống riêng rẽ một mình nó, nó không có sống chung trong bầy của nó nữa. 

Nghĩa là ai, con vật gì mà đến xâm chiếm nó thì nó tự vùng vẫy mà chiến đấu chớ không cần đến cái đoàn của nó.

Cho nên nó thường sống một mình, thường vui một mình, thường ở một mình chẳng hề biết sợ ai, chẳng hề biết lo toan, chẳng hề biết nghĩ ngợi một cái điều gì, chẳng hề biết buồn vui một cái gì nữa. Vì vậy mà Phật ví một người tu sĩ như chúng ta phải sống như con tê ngưu một sừng. Đó là bài thứ nhất.

Tóm lại bài này Đức Phật nói chúng ta đừng giết hại chúng sanh, nhưng cũng đừng thương xót chúng sanh. Vì thương xót làm chúng ta mất độc cư, và giết hại thì làm ác, chúng ta có những hậu quả khó khăn trên bước đường tu tập khi chúng ta sống một mình. 

Vì vậy bài kệ thứ nhất này, đối với loài hữu tình, đối với tất cả chúng sanh chúng ta chỉ nên xa lìa chúng mà không nên ở gần chúng, hoặc thương hoặc ghét, điều đó cũng làm chúng ta khổ đau. Cho nên chúng ta phải cố gắng giữ trọn hạnh độc cư, xa lìa tất cả mọi chúng sanh.

BÀI KỆ 2 - CON TRAI CÒN KHÔNG NHỚ, NÓI GÌ NHỚ BẠN BÈ

(12:35) Bài kệ thứ 2:

Con trai còn không nhớ,

Nói gì nhớ bạn bè,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Ở đây Đức Phật dạy chúng ta, con của chúng ta… Tức là Đức Phật ví như mình có một đứa con trai một mà mình còn không nhớ, huống hồ là mình nhớ đến những bạn bè thân hữu, hoặc bà con, hoặc người này người kia, hoặc là cha mẹ mình nữa.

Cho nên Đức Phật dạy khi mà tâm khởi nghĩ nhớ thương thì đó là mình chưa có sống độc cư được. Muốn cho sống độc cư được thì chúng ta đừng có nghĩ nhớ đến cái người mà chúng ta thương nhất đó là đứa con trai độc nhất của mình, cũng như chúng ta chưa có con, chưa có cái thì cái người mà thương nhất của chúng ta đó là cha mẹ mình. 

Vì vậy mà những người thương nhất mà chúng ta còn không nhớ, huống hồ là chúng ta nhớ bà con thân thuộc, hoặc là nhớ người này người kia, hoặc là bạn bè của chúng ta! Chắc chắn là chúng ta không bao giờ nhớ. 

Mà không bao giờ nhớ tức là sống độc cư, còn nhớ còn thương, còn tưởng, còn nghĩ đến con cái, vợ con thì đó là chúng ta chưa sống độc cư. 

Cho nên ở đây Đức Phật đem bốn câu kệ này mà ngồi lại một mình, mà nhớ người này nhớ người kia thì tức là chưa sống độc cư.

Cho nên Phật dạy chúng ta hãy sống riêng một mình, nên sống không có nhớ nghĩ đến người này người khác, thương nhớ người này người kia thì như vậy mới là sống một mình. Còn sống một mình mà nhớ người này người nọ người kia thì đó là chưa sống một mình. 

Vì vậy Phật khuyên chúng ta:

Hãy sống riêng một mình.

Như Tê ngưu một sừng!

Đấy, đầu tiên thì Đức Phật dạy chúng ta xa lánh những cái loài vật, loài hữu tình để cho chúng ta được độc cư, được sống riêng một mình. Kế đến chúng ta xa cái tâm tư nhớ thương của chúng ta đối với những người thân, người thân nhất chúng ta cũng phải xa lìa để chúng ta giữ trọn được hạnh độc cư.

Nếu chúng ta khép mình trong cái cuộc sống một mình nhưng tâm hồn chúng ta thả hồn đi chu du, nhớ tưởng cái này nhớ tưởng cái khác thì đó là không có sống hạnh độc cư, như vậy không sống riêng một mình được thì làm sao sống giống như con tê ngưu một sừng được?

Cho nên ở đây các con phải nhớ kỹ là chúng ta khi có một tâm tư khởi lên nhớ, nghĩ, thương những người thân của mình thì hãy mau mau dùng pháp hướng quét sạnh ra để cho chúng ta thực hiện được hạnh độc cư, chớ không phải ngồi nhớ nghĩ tưởng. 

Mà chỉ riêng một mình ngồi nên nhớ, nghĩ, tưởng thương thì tức là mình cũng mất hạnh độc cư rồi, tuy rằng mình đã sống một mình. 

Đó là bài kệ thứ 2.

BÀI KỆ 3 - THẤY NHỮNG NGUY HẠI DO THÂN CẬN GIAO THIỆP

(15:51) Đến bài kệ thứ 3:

Do thân cận giao thiệp

Thân ái từ ấy sanh,

Tùy thuận theo thân ái,

Khổ này mới nảy sanh.

Nhìn thấy những nguy hại,

Do thân ái sanh khởi

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đến đây Đức Phật nhắc chúng ta cái bài kệ thứ 3. 

Do có thân cận mà giao thiệp người này người kia, bạn bè nói chuyện này chuyện kia như quý thầy mà nói chuyện, hay hoặc là các con mà nói chuyện qua lại thế này thế kia thì cái thân ái nó từ đó mới sanh khởi, tức là cái lòng thương lòng ghét bắt đầu từ đó nó sanh khởi. Và nó sanh khởi như vậy thì chúng ta không có sống độc cư được.

(16:54) Cũng từ đó, cái lòng thương lòng ghét của chúng ta phát khởi ra. Do vì cái sự thân cận, giao thiệp mà đưa đi đến cái chỗ lòng thương lòng ghét, rồi tâm hờn tâm giận, thù oán do đó mà nó sanh khởi, nó làm cho chúng ta giữ cái hạnh độc cư không có được.

Từ cái chỗ do sự thân cận giao thiệp đó mà tạo chúng ta biết bao nhiêu sự khổ. Rồi chúng ta tu hành cũng không đạt được những kết quả vì giữ không được đúng cái hạnh độc cư, cho nên khiến cho chúng ta càng tu lại càng sa đọa mà không bao giờ đạt được kết quả giải thoát của thiền định.

Tùy thân theo thân ái,

Tùy theo cái thân của chúng ta mà thân cận với mọi người đó, thì cái thân ái của chúng ta nó phát khởi, nó làm chúng ta thương người này, ghét người kia hay giận người nọ như câu trên: “Do thân cận giao thiệp”, từ đó mà cái lòng thương lòng ghét của chúng ta phát sanh. 

Vì vậy mà cái hạnh độc cư nó làm cho chúng ta cắt đứt được cái sự thân cận giao thiệp. Chúng ta thường thường là muốn hay giao du với bạn bè thân thuộc, người này người nọ người kia, giao thiệp rộng. Người tu hành mà giao thiệp rộng, đó là một cái tai hại rất lớn cho cái sự tu tập của chúng ta.

Vì thế mà Đức Phật dạy chúng ta độc cư, sống một mình, sống riêng rẽ, không có giao thiệp với người nào, không có làm quen với người nào thì chúng ta mới dễ dàng tu hành. 

Vì có làm quen, có thân cận, có giao thiệp rộng rãi thì cái tình thân ái của chúng ta nó mới phát khởi cái lòng thương ghét, cái lòng giận hờn, nó mới do cái chỗ thân cận giao thiệp đó mà nó phát khởi ra.

Vì thế cuộc đời chúng ta càng tu mà cái tiến bộ thì không có tiến bộ mà càng lui dần, lui dần, đi về cái phía, cái cuộc đời của người thế gian chớ không phải là đi về cái phía của người xuất thế gian, ra khỏi cái nhà thế gian để đi tìm con đường giải thoát.

(19:05) Do đó mà cái câu kệ thứ tư Phật nói:

Khổ này mới nảy sanh.

Từ cái chỗ thân cận giao thiệp đó thì cái tình thương ghét, giận hờn nó mới nổi lên khổ. Giận hờn, thương ghét thì nó cũng khổ, thương cũng khổ, cho nên khổ này mới do chỗ này mà nảy sanh ra. 

Người mà có trí người ta thấy cái đó, người ta biết được cái đó là nguy hiểm, cho nên câu kệ thứ 5 thì Phật nói, Phật dạy:

Nhìn thấy những nguy hại,

Những cái điều mà thân cận giao thiệp này nó đem đến những cái sự nguy hại, làm cho con đường tu tập của chúng ta không tiến bộ và càng ngày càng thối chuyển.

Do thân ái sanh khởi

Vì cái sự thân ái mà nó khởi lên những cái thương ghét làm cho chúng ta có những cái nguy hại trên bước đường tu tập, làm chúng ta khó khăn trên bước đường tu tập. 

Nhưng vì cái bản chất của con người là sợ cô đơn, sợ một mình, thích vui, vui thế gian, vui theo kiểu mà nói chuyện này chuyện kia, cho nên các con nhìn thấy trong cái sự tu tập vừa qua trong 3 tháng hạ, các con từ xa xôi đến đây, đường cả ngàn vạn dặm chớ không phải ít, từ miền Bắc vào miền Nam lận mà, thế mà các con tránh không khỏi được cái sự nói chuyện, cái sự giao thiệp với nhau.

Đến đây thì ngay từ cái lúc đầu Thầy đã nhắc nhở độc cư, cái giới hạnh, cái giới nòng cốt của Tu viện là phải độc cư. Thế mà các con giữ được có mấy bữa đầu à, sau đó thì hoàn toàn cho đến cuối hạ thì càng lại bung ra nói chuyện này chuyện nọ chuyện kia, đủ thứ hiềm khích, giận hờn, phiền não, đủ loại hết. 

Các con thấy chưa? Cái bài kệ của Phật đã xác định cho rõ ràng để biết được cái sự tu đúng tu sai của chúng ta qua cái hạnh sống mà xác định được. 

Vì vậy mà các con đã thấy rõ là chúng ta đã có một nỗi khổ, nỗi khổ đó làm cản trở con đường tu tập của chúng ta, tức là sự thân cận giao thiệp rộng rãi, bạn bè nhiều, giao thiệp rộng, người này người kia, Phật tử đông là càng tu tập càng khó. 

(21:28) Cho nên lời khuyên cuối cùng của Phật thì các thầy cũng như các con phải thấy rõ:

Hãy sống riêng một mình

Như tê giác một sừng!

Nghĩa là thấy nó nguy hại, thấy sự nguy hiểm như vậy thì chúng ta cố gắng mà tập sống riêng một mình, đừng có làm thân, làm tình làm tứ, đừng có giao thiệp nói chuyện này chuyện kia chuyện nọ. Đến đây Thầy rất là cấm cản quý thầy điều này rất nhiều.

Bây giờ quý thầy đã thấy ông Phật đã hiểu biết sự nguy hiểm, sự nguy hại cho con đường tu tập, cho nên để ra, đặt ra 42 cái bài kệ khuyên chúng ta cố gắng sống độc cư. Có sống độc cư được thì chúng ta mới thành tựu được đạo giải thoát, không phải dễ.

Đạo giải thoát không thể dành riêng cho những người ham giao thiệp, thân cận người này người kia, vui sướng ở trong thế gian được. Đạo giải thoát của đạo Phật dành riêng cho những bậc sống một mình, độc bộ độc hành trên con đường này thì mới mong có ngày giải thoát, mới mong có ngày ra khỏi con đường sanh tử chấm dứt luân hồi.

Còn nếu mà chúng ta ham vui thế gian thì tốt hơn chúng ta đừng có xuất gia, chúng ta đừng có đi theo con đường của đạo Phật, mà hãy đi vào con đường của các tôn giáo khác vì nó có sự vui, sung sướng. Còn ở con đường của đạo Phật phải sống một mình, phải sống cô đơn, phải sống độc cư, phải vui sướng ở trong thầm lặng, ở trong độc cư, phải vui sướng ở trong cái hạnh thầm lặng một mình.

Đó thì quý thầy thấy cái bài kệ thứ 3 mà Đức Phật xác định là do sự thân cận, giao thiệp rộng rãi mà cản trở con đường tu, mà đem đến sự đau khổ cho chúng ta muôn ngàn thứ đau khổ do sự thân cận giao thiệp này.

Câu kệ thứ 2 thì Đức Phật nói rằng chúng ta sống độc cư như con tê giác, sống riêng một mình mà còn ngồi nhớ nghĩ thương yêu gia đình, bạn bè thân thuộc thế này thế khác, cha mẹ, thì cũng không phải sống độc cư.

Rồi thì câu kệ thứ nhất thì Đức Phật dạy chúng ta đối với tất cả các loài hữu tình, tất cả các con vật thì không nên thương và cũng không nên ghét, mà cũng không nên làm hại chúng, mà cũng không nên ôm ấp thương yêu chúng. 

Vì sống gần chúng nó cũng làm cho chúng ta không còn độc cư vì phải bận tâm, chia chẻ tâm ra để lo lắng cho chúng bằng cách này bằng cách khác, hoặc là làm cho chúng ta tức giận, sân hận vì chúng mà phải dùng những cái gậy gộc, hoặc là giết hại chúng, hoặc là thế này thế khác.

Cho nên câu kệ thứ nhất thì đối với chúng sanh, đối với loài vật thì chúng ta không nên gần gũi, không nên thương mà cũng không nên ghét, cũng không nên hại chúng, để chúng ta sống trọn được hạnh độc cư. Nếu chúng ta sống độc cư mà trong thất chúng ta có nuôi một con vật thì chúng ta chưa hẳn là độc cư, dù là con vật gì chúng ta cũng chưa hẳn độc cư.

BÀI KỆ 4 - THẤY SỢ HÃI TRONG SỰ GIAO DU MẬT THIẾT

(24:35) Bây giờ đến bài kệ thứ tư. Thầy xin đọc hết bài kệ thứ tư:

Do lòng từ thương mến,

Đối với bạn bè thân hữu,

Chuyện tu hành bỏ quên,

Tâm tư bị ràng buộc,

Do thấy sợ hãi này,

Trong giao du mật thiết,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Bây giờ Thầy giải thích cái bài kệ này để cho quý thầy và các con hiểu cho rõ ràng. Bài thứ tư này Phật muốn nói: 

Do lòng từ thương mến,

Do cái lòng mà chúng ta thương mến cái người này, thương mến cái người kia, thương mến người nọ, đối với bạn bè thân hữu của mình, do cái lòng thương mến đó mà nó tạo cho chúng ta trên cái bước đường độc cư không có dễ dàng, tạo cho chúng ta trên bước đường tu tập để hợp nhất tâm, để nhằm vào cái mục đích trở thành một cái lực lượng của nội tâm, để dứt bỏ tham, sân, si, mạn, nghi, tất cả những Ngũ Triền Cái hoặc là Thất Kiết Sử đang trói buộc chúng ta, mà chúng ta bị những cái lòng thương lòng ghét đối với bạn bè thân hữu nó làm tâm chúng ta bị chi phối, chia chẻ ra. 

Do như vậy đó thì chúng ta dù có sống ở trong cái thất một mình nhưng tâm hồn chúng ta vẫn chia chẻ cho mọi người đó thì coi đương nhiên chúng ta không phải sống một mình. Do đó những cái thời giờ mà để chúng ta ngồi thanh thản giữ tâm trong sáng thì trái lại chúng ta lại quên đi, lại bỏ quên đi cái chuyện tu tập đó đi.

Hoặc là chúng ta tu tập tâm từ, ban rải với chúng sanh trên bước đường đi kinh hành, hoặc là trong những cái hành động làm của chúng ta hằng ngày nơi thân của chúng ta tránh khỏi sự va chạm làm cho chúng sanh đau khổ, do tâm từ của chúng ta phải tỉnh thức ở trong những cái tỉnh thức trong hành động của chúng ta hằng ngày, thì chúng ta vì cái lòng từ thương mến bạn bè thân hữu chúng ta lại quên đi cái sự tu tập của chúng ta.

(26:55) Bởi vì đạo Phật tu nhiều lắm, nhiều cái thứ định để mà tu chớ không phải có một cái thứ định mà tới giờ rồi ngồi thiền tập luyện đơn thuần như người ta nghĩ, mà ở đây Phật phải tu nhiều cách, nhiều thức để chúng ta từ cái tỉnh thức nè, từ cái giữ tâm thanh thản nè, từ cái Định Hiện Tại An Lạc Trú nè, từ cái Định Niệm Hơi Thở nè, từ cái Định Vô Lậu nè, từ cái hạnh thiểu dục tri túc nè, từ cái phòng hộ sáu căn nè, tất cả mọi mọi chúng ta đều tu tập liên tục, không có dám kẽ hở nào hết. 

Bước ra một bước đi, hoặc là nói một lời nói, một hành động đều là chúng ta phải tỉnh thức, phải cẩn thận, phải cảnh giác rất lớn đối với cái hành động thân, khẩu, ý của chúng ta. Do như vậy mà chúng ta đâu còn cái thời gian nào mà ngồi đó mà nhớ, mà thương bạn bè thân hữu, hoặc là thế này thế khác? 

Cho nên nếu mà chúng ta còn có cái lòng nghĩ nhớ cái này cái kia, lo lắng chuyện đói, chuyện này kia nọ thì tức là chuyện tu hành chúng ta bỏ quên. Cho nên câu ba của bài kệ tư này thì Đức Phật đã nói:

Chuyện tu hành bỏ quên,

Nghĩa là chúng ta còn một cái tâm nào mà thương yêu, cái lòng thương yêu thương mến đối với bạn bè thân hữu, nhớ lại người này người nọ người kia, thì cái chuyện tu hành chúng ta đã bỏ quên rồi. 

Và cũng vì cái lòng thương yêu đối với bạn bè thân hữu, đối với cha mẹ, anh em, đối với vợ con tất cả mọi cái, thì lúc bấy giờ tâm tư ta bị ràng buộc. Cho nên câu kệ thứ tư thì Phật nói:

Tâm tư bị ràng buộc

Bị trói buộc, bị siết chặt. Cho nên trong cái kiết sử thì cái ái kiết sử nó ràng buộc, nó trói buộc cái tâm của quý vị, cái tâm của các vị rất là khó mà bứt ra được. Nếu người mà không thấy nó, không sợ hãi nó thì con đường tu tập giữ cái hạnh độc cư không bao giờ được.

Cho nên thấy nó sợ hãi, thấy được cái sự ràng buộc, cái sự trói buộc, cái sự tu tập không có tiến bộ thì quý thầy và các con phải sợ hãi trong cái vấn đề giao du mật thiết. 

Giao du mật thiết với bạn bè, với người này người kia người nọ, rồi làm quen, rồi giao thiệp rộng rãi đó thì phải sợ hãi cái hành động đó, cái hành động đó sẽ đưa đi đến chúng ta tu tập rất khó.

(29:22) Cho nên chúng ta không giao du, không có giao thiệp với người này người kia, không có giao thiệp rộng rãi với ai. Chúng ta cắt đứt, muốn đi tu con đường giải thoát này chúng ta đoạn dứt, không có tình cảm với một cái người nào nữa hết, có như vậy thì chúng ta mới thấy được cái sự tu tập của chúng ta ngày mới có tiến bộ được. 

Còn nếu không làm sao mà chúng ta có thể giải thoát được? Hằng ngày cứ lo giao du bạn bè, lý luận cái này luận cái kia, bàn cái chuyện nọ, chuyện khác, nói chuyện đủ thứ, thì thử hỏi làm sao tu hành đi đến nơi đến chốn được?

Cho nên người tu hành phải sợ hãi những cái việc mà giao du mật thiết thì mới có thể sống một mình được. Cho nên Phật khuyên:

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đó, thì cái bài kệ này nó có một cái ý nghĩa rất là sâu sắc để mà chúng ta giữ gìn cho trọn vẹn cái hạnh độc cư mà không bị sự ràng buộc của bạn bè thân hữu, của sự giao thiệp rộng rãi. 

Cho nên bài kệ 3 và bài kệ 4 này để chỉ cho chúng ta biết rằng sự rộng rãi giao thiệp đó, cái sự giao du mật thiết với nhau đó thì là cái tai hại cho con đường tu tập theo đạo Phật. 

Cho nên thấy những sự giao du mật thiết, những cái sự giao thiệp rộng rãi thì chúng ta sợ lắm, người tu mà biết thì chúng ta sợ hãi lắm. Đó là một con đường đưa đi đến cái chỗ sa đọa, cái chỗ khổ đau, cái chỗ ràng buộc, cái chỗ trói buộc, nó không bao giờ được giải thoát đâu. 

Cho nên ở đây cái bài kệ 4 chúng ta phải thấy được một cái sự sâu sắc mà Đức Phật đã dạy chúng ta. Cái mục đích mà chúng ta đã đạt được - chúng ta không có giữ gìn được cái hạnh độc cư này thì khó mà chúng ta có thể đạt được cái mục đích cao siêu của đạo Phật được.

Bây giờ Thầy đọc lại bài kệ thứ tư để cho quý thầy, các con hãy suy ngẫm mà cố gắng giữ gìn hạnh độc cư:

Do lòng từ thương mến,

Đối với bạn bè thân hữu,

Chuyện tu hành bỏ quên,

Tâm tư bị ràng buộc,

Do thấy sợ hãi này,

Trong giao du mật thiết,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

BÀI KỆ 5 - BỊ RÀNG BUỘC VÌ NHỚ MONG NHƯ CÀNH TRE RẬM RẠP

(31:42) Bây giờ đến bài kệ thứ 5:

Ai nhớ nghĩ chờ mong,

Đối với con và vợ,

Người ấy bị buộc ràng,

Như cành tre rậm rạp.

Còn các ngọn tre cao,

Nào có gì buộc ràng,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Bài kệ thứ 5 thì Phật nhắc nhở:

Ai nhớ nghĩ chờ mong,

Đối với con và vợ,

Người ấy bị buộc ràng,

Đó, ba cái câu kệ đầu - nếu mà chúng ta vào đây mà chúng ta ngồi tu hành hoặc là một nơi nào đó để quyết tâm đi theo con đường giải thoát của đạo Phật mà còn nhớ, còn mong đến con, đến vợ thì đương nhiên cái người tu sĩ ấy đã bị buộc ràng, đã sống không có độc cư được rồi.

Phật ví dụ:

Như cành tre rậm rạp

Như những cái cành tre ở dưới gốc tre nó rậm rạp, nó bị bao nhiêu sự trói buộc, nó không có thảnh thơi, nó không có giải thoát được, nó bị trói buộc bởi những cái cành tre khác, bởi những cái cây tre khác. 

Còn các ngọn tre cao, 

Những cái ngọn tre mà nó vọt lên, cao vút lên trên thì nó không có bị cái sự ràng buộc ở dưới những cái gốc tre.

Đó, thì như vậy là Đức Phật ví dụ: Mình muốn vượt thoát ra khỏi cái tình đời, cái con đường của thế gian, nó đang bị những kiết sử ràng buộc rất là chặt chẽ, cho nên chúng ta muốn vượt thoát ra, cũng như những cái ngọn tre nó vọt lên cho cao hơn tất cả những ngọn tre khác thì nó không còn bị ràng buộc, nó không còn bị buộc ràng nữa. Đó, thì như vậy là nó vượt lên trên cao hết thì tức là nó sống riêng một mình như con tê ngưu một sừng. 

Thì quý thầy thấy rõ: Khi mà chúng ta làm mọi người đang sống ở trong cái thế gian này mà chúng ta sống độc cư được là như ngọn tre mà cao vút lên, vượt ra khỏi cái bụi tre, cái gốc tre, cho nên chúng ta không còn bị buộc ràng bởi những cái gai, những cái cành tre nhỏ, những cái nhánh nhện của cái loại tre nó bao bọc cái gốc tre, chúng ta vọt lên trên, chúng ta cao vút lên hết, thì cái người mà sống được độc cư là cái người vọt lên, cái người cao vút lên. 

Còn cái người sống mà không được độc cư, sống không riêng một mình, người đó đang bị trói buộc, bị ràng buộc, không có vượt thoát được.

(34:29) Đó thì ở cái bài kệ thứ 5 này Đức Phật ví dụ cho chúng ta thấy rằng một con người muốn sống độc cư là con người vượt lên trên chớ không phải là con người trốn đời, con người tránh cái sự đời, mà cái người đó vượt lên, vượt lên những cái sự trói buộc, những cái sự vui thích của thế gian, cái sự vui giả tạo của thế gian, vui đó rồi khổ đó. Cho nên khi mà nhớ mong con với vợ thì tức là bị ràng buộc, mà bị ràng buộc thì tức là bị nó trói buộc rồi. 

Chúng ta phải nhìn con và vợ là một cái nhân quả để mà chúng ta vay nợ ở tiền kiếp mà bây giờ chúng ta phải trả, mà chúng ta đã vượt lên trên cho khỏi lên thì tức là chúng ta đã thoát ra khỏi sự ràng buộc đó. Còn nếu mà chúng ta không có vượt thoát ra thì chúng ta sẽ bị vợ và con trói buộc rất chặt, không thể nào mà thoát ra. 

Mặc dù thân chúng ta thoát nhưng tâm hồn chúng ta vẫn bị chúng trói buộc thì như vậy chúng ta cũng chưa hẳn đã độc cư. Hiện giờ thân chúng ta ngồi trong thất không nói chuyện với ai nhưng tâm hồn chúng ta nghĩ nhớ, chờ mong, thương con nhớ vợ, thì cái điều đó là cái thân không bị trói buộc nhưng cái tâm vẫn bị những cái ái kiết sử đó trói buộc chúng ta rất chặt. Vì vậy mà chúng ta sống chưa riêng một mình đâu, chúng ta chưa vượt ra khỏi đâu.

Mà muốn vượt ra khỏi thì chúng ta phải hiểu biết nó là một cái sự nguy hại, nguy hiểm cho con đường tu hành của chúng ta, nên cắt đứt, nên bỏ, không còn có cái sự trói buộc gì được chúng ta nữa. 

Vì vậy mà chúng ta phải sống một mình như con tê ngưu một sừng, sống riêng rẽ, không sống chung ở trong bầy tê ngưu nữa, sống một mình tự tại, tự do, vượt thoát, đó là độc cư.

BÀI KỆ 6 - BẬC HIỀN TRÍ TỰ DO NHƯ NAI TRONG RỪNG NÚI

(36:22) Bây giờ tới cái bài kệ thứ 6:

Như nai trong rừng núi,

Không gì bị trói buộc,

Muốn đi đâu nó đi

Để tìm kiếm thức ăn.

Như các bậc hiền trí,

Muốn tự do giải thoát,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Bây giờ Thầy sẽ giải thích cái bài kệ này. Đây cái bài kệ này thì Phật ví như một con nai ở trong cái rừng núi, nó sống có một mình nó cho nên nó không có bị ai trói buộc, nó muốn đi đâu thì nó đi, nó để đi kiếm thức ăn thì nó cũng tự tại ở trong cái sự đi kiếm thức ăn, nó muốn đi Đông, đi Tây, đi Nam, đi Bắc…

Phật ví một cái người mà sống độc cư thì giống như một con nai, nhưng chúng ta phải sống một mình, chớ không phải là con nai mà đi tìm bạn tìm bè, mà đây là con nai đi tìm cái sự giải thoát cho nên nó sống riêng một mình, đi ăn cũng một mình, đi đâu cũng một mình, không có cái gì mà bị trói buộc, bị ràng rịt nó hết, cho nên nó sống chuyên một mình nó. 

Đức Phật ví con nai mà sống được như vậy thì các bậc, các nhà hiền trí, các người tu hành mà theo đạo Phật thì cũng vậy, muốn tu cho được sự giải thoát, làm chủ sanh tử, chấm dứt sự luân hồi thì cũng phải sống một mình, cũng sống riêng một mình, cũng không còn bị dính dấp một cái tình cảm thương ghét giận hờn ai nữa hết, không còn bị những cái đối tượng làm cho mình phải lo, phải thương, phải ghét phải giận, phải hờn. 

(38:08) Cho nên vì vậy đó mà Đức Phật muốn khuyên mình phải sống độc cư, sống riêng một mình mới có được yên ổn mà tu tập con đường theo đạo giải thoát. Nếu mà mình không có sống riêng một mình được thì khó mà tu tập theo con đường của đạo Phật được. 

Vì chính cái mục đích của nó là tâm bất động, mà hiện giờ tâm mình còn đang động mà mình sống chung trong mọi người, người nói vầy kẻ nói khác, người nói thuận kẻ nói nghịch, làm cho tâm của mình luôn luôn bất an, làm sao mà mình được yên ổn mà mình nhiếp tâm, hằng khắc phục cái tâm mình để cho mình xa lìa những tham muốn, những cái vui của thế gian, những cái dục lạc của thế gian, những cái cám dỗ của thế gian, rồi những cái giận hờn, phiền não, đau khổ của thế gian làm cho chúng ta rối ren ở trong cái đầu óc, làm cho cái đời sống chúng ta rất là bất toại nguyện.

Như vậy thì chúng ta muốn đạt được cái sức bất động tâm, đạt được cái sức làm chủ sanh lão bệnh tử thì chúng ta phải sống độc cư, sống riêng một mình: Hãy sống riêng một mình như con tê ngưu trong rừng.

Đó thì Đức Phật nói muốn khuyên chúng ta làm sao mà chúng ta muốn đạt được cái con đường giải thoát của đạo Phật thì phải sống riêng một mình, phải sống độc cư, phải sống mà không còn bị trói buộc, dính mắc một cái gì của tình cảm, của sự thương ghét, của sự giận hờn, phiền não của thế gian nữa thì chúng ta mới có thể thực hiện được con đường này, qua cái bài kệ thứ 6.

Cũng như một con nai ở trong rừng có một mình, nó không bị một cái gì trói buộc, đi ăn chỗ nào thì tự do mà đi ăn, không có đi cả bầy, cả bầy, để rồi người này nhìn thấy, kẻ kia nhìn thấy rồi bẫy, rồi rọ, rồi săn, rồi bắn, rồi làm cho cái đời sống con nai bất an. 

Cho nên con nai này nó khôn ngoan, nó sống một mình nó, cho nên nó được an ổn nhất, được giải thoát nhất.

Và người tu sĩ chúng ta hiện giờ, chúng ta cũng chấp nhận cái hạnh độc cư là cái tuyệt vời nhất để mà chúng ta thực hiện con đường giải thoát.

Đó là cái bài kệ thứ 6, Phật ví người tu sĩ của chúng ta cũng như là một con nai mà sống riêng một mình trong rừng tự do tự tại, không còn bị trói buộc, bị dính mắc nữa.

BÀI KỆ 7 - BẠN BÈ THÂN HỮU LÀM MẤT TỰ DO

(40:32) Bài kệ thứ 7 Đức Phật muốn nhắc lại, đây Thầy sẽ đọc lại cái bài kệ này cho các thầy và các con nghe để mà hiểu qua cái cách thức sống độc cư.

Giữa bạn bè thân hữu,

Thường gọi lên gọi xuống,

Hoặc ở chỗ trụ xứ,

Hoặc trên đường lộ hành.

Muốn tự do giải thoát,

Không còn gì tham luyến,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Nghĩa là Đức Phật nói khi mà chúng ta còn giao thiệp, còn kết bạn kết bè thì họ gọi lên gọi xuống, nói chuyện tới chuyện lui, chuyện này chuyện nọ chuyện kia cho nên làm cho chúng ta bất an, làm chúng ta không có được tự tại, không có được tự do để sự tu tập của chúng ta được yên tĩnh, cho nên bạn bè rất là tai hại, thân hữu rất là tai hại. 

Vì vậy mà trên cái bước đường mà chúng ta đi, cái chỗ mà chúng ta ở, rồi trên bước đường chúng ta đi - thường thường thì người ta hay tìm cái người đồng hành, rồi cái người đồng xứ để mà ở với có chỗ nương tựa với nhau, ở đây người tu hành chúng ta không có chọn cái nơi đồng xứ để đồng ở có bạn có bè với nhau. Rồi đi ở trên đường thì cũng đi độc bộ độc hành chứ không có rủ ren người này người nọ cùng đi với mình để cho vui. 

Thì cái điều mà Đức Phật khuyên, một cái người mà đi tu theo đạo Phật thì không có nên trụ xứ một chỗ hai ba người, năm ba người, mà chỉ có một mình mà thôi.

Cũng như đi trên đường thì hầu hết là người ta sợ đi một mình, sợ trộm cướp hay hoặc này kia nọ, nhưng cái người tu thì người ta không có sợ. Và đi có nhiều người nó lại là còn làm động tâm chúng ta hơn, đi rồi nói chuyện này chuyện nọ chuyện kia, nó không được yên tịnh.

Đó là nói về trên đường đời cũng như là trên cuộc sống, chỗ ở của chúng ta đều phải từ giã, không có sống với hai người, không có sống ba người, bốn người, năm người, mười người mà hãy sống cho một mình mà thôi.

Bởi vì cái cuộc đời tu hành của chúng ta, chúng ta không còn tham luyến một cái gì hết. Mà không còn tham luyến thì chúng ta còn sợ hãi cái gì đâu mà chúng ta lại phải kết đôi, kết bạn kết bè? Cho nên chúng ta hãy sống riêng một mình như tê ngưu một sừng. 

Đó thì như vậy là chúng ta thấy Đức Phật khuyên chúng ta phải cố gắng mà tránh xa bạn bè, vì họ thường gọi tới gọi lui, họ làm cái này làm cái kia, họ nói chuyện này chuyện kia đủ thứ đủ loại làm cho tâm chúng ta bất an, cho nên con đường tu chúng ta khó đạt được.

Cho nên quý thầy và các con cũng phải nghe, phải hiểu, phải ráng mà nỗ lực thực hiện cái hạnh độc cư, sống riêng một mình, làm riêng một mình, đi riêng một mình, không có nói chuyện với ai thì may ra chúng ta mới đạt được con đường tu hành giải thoát. Đó là bài kệ số 7.

BÀI KỆ 8 - NHÀM CHÁN HỆ LỤY VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN

(43:34) Bài kệ số 8 thì Đức Phật cũng khuyên chúng ta thêm để chúng ta thấy rằng con đường tu của đạo Phật là phải sống riêng một mình, không được sống chung nhiều người. Ở đây chúng ta nghe Đức Phật khuyên bài kệ thứ 8:

Giữa bạn bè thân hữu

Ưa thích, vui cười đùa,

Đối với con, với cháu,

Ái luyến thật lớn thay!

Phải nhàm chán hệ lụy,

Với những người thân ái,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Ở đây Đức Phật khuyên chúng ta, với bạn bè thân hữu thì cái người mà ưa vui, ưa thích cười đùa nói chuyện, bông đùa nói chuyện phiếm, nói chuyện giỡn, nói chuyện chơi, hoặc đánh cờ hoặc là làm đủ trò để mà vui chơi, rượu chè bài bạc với bạn bè, làm cho vui thích, đó là cách thức vui theo cái mùi thế gian mà đem đến cho cái sự đau khổ.

Cũng như đối với con, với cháu thì mình luyến ái, mình thương yêu, mình không có bỏ chúng được, thì những cái điều này nó làm cho chúng ta sống độc cư không có được, làm chúng ta tu theo con đường của Đạo Phật không được. 

Cho nên cái người mà ham thích bè bạn, giao thiệp rộng rãi với người này người kia thì những người đó không có tu theo đạo Phật được, không có độc cư được.

Những cái người mà còn thương con nhớ cháu, còn ưa con ưa cháu, còn ái luyến với con cháu thì những người đó cũng không có sống độc cư được, cũng không có thực hiện được con đường tu theo đạo Phật giải thoát được. 

Vì đó là những cái một sợi dây kiết sử trói buộc rất chặt và làm cho họ không có thể nào thoát ra được thì làm sao mà họ thực hiện được con đường thiền định của đạo Phật!

(45:24) Muốn thực hiện được con đường thiền định của đạo Phật, muốn sống được cái hạnh độc cư để sống một mình để thực hiện con đường thiền định của đạo Phật thì phải nhàm chán những cái sự hệ lụy đó, những cái sự trói buộc đó. Với những người thân ái đó chúng ta phải nhàm chán, phải từ bỏ, xa lìa những cái người đó để chúng ta sống độc cư, sống riêng một mình mới được.

Còn nếu mà chúng ta không nhàm chán, không thấy cái sự hệ lụy, không thấy cái sự trói buộc, không thấy những cái đau khổ, cái bất toại nguyện trong tâm của chúng ta mà do những cái người bạn bè, những người thân, con cháu của chúng ta, những người ruột thịt nó sẽ làm chúng ta khó khăn mà tu hành, khó khăn mà độc cư được. 

Cho nên chúng ta phải nhàm chán, phải dứt bỏ, phải xa lìa họ đi thì chúng ta mới sống được độc cư, mới sống được riêng một mình, thì chúng ta mới giống như là con tê ngưu một sừng trong rừng.

Bài kệ thứ 8 Đức Phật khuyên chúng ta phải dứt bỏ bạn bè, con cái, những người thân thuộc hệ lụy, phải nhàm chán, phải xa lìa, phải từ giã, phải từ bỏ, vì đó là những người thân, họ có những cái sợi dây vô hình trói buộc chúng ta rất chặt, khó mà chúng ta tiến tới con đường tu hành của đạo Phật để được giải thoát sanh tử luân hồi hoàn toàn.

Những cái điều thân thương, những cái điều thương ghét, những cái điều giận hờn phiền não, những cái điều bạn bè thân thuộc, con cái, dòng họ quyến thuộc, anh em, cha mẹ ruột thịt đó là những cái sợi dây vô hình, những cái sợi dây đó nó trói buộc chúng ta, nó làm cho chúng ta không có đi được con đường của đạo Phật đâu.

Muốn đi vào con đường đạo Phật phải bứt cho mạnh, thoát ra cho mau, đừng có ở trong cái vòng đó mà chúng ta sống không có được độc cư đâu. Chúng ta phải gan dạ, phải quyết tâm, phải có một cái sự dứt bỏ rất mạnh thì chúng ta mới sống được hạnh độc cư. 

Còn nếu mà chúng ta không có quyết tâm mà cứ sống lềnh lềnh lềnh lềnh, mà thích nói chuyện, nói vui đùa cái này cái kia nọ, không những làm động mình mà còn làm động người khác, mà mình tu không được mà người khác tu cũng tu không được nữa.

Cho nên ở đây phải quyết tâm dứt bỏ, không được có thể tu hành mà sống cái kiểu không có độc cư, không có riêng một mình thì như vậy là khó mà đi đến con đường giải thoát cuối cùng của đạo Phật, chỉ tu cho qua ngày qua tháng mà thôi chớ không bao giờ đạt được kết quả, đạt được cái mục đích cao siêu của đạo Phật đâu.

BÀI KỆ  9 - KHÔNG SÂN HẬN, BIẾT VỪA ĐỦ, VỮNG TÂM TRƯỚC HIỂM NGUY

(47:59) Bài thứ 9:

Khắp cả bốn phương trời,

Không sân hận với ai,

Tự mình biết vừa đủ,

Chẳng ham muốn vật gì,

Vững tâm chịu hiểm nguy,

Không run sợ dao động,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Bài kệ thứ 9 này Đức Phật ví như bốn cái phương trời tức là Đông, Tây, Nam, Bắc bốn cái phương khắp cùng đó, đối với mọi người trong bốn cái phương trời này rộng mênh mông như vậy đó, bất kì người nào, mình cũng không sân không hận gì với một người nào hết. Đó là hai câu kệ đầu. 

Đối với ai, họ làm gì làm, họ chửi mắng mình, họ mạ nhục mình, họ làm gì làm mình không sân hận, không phiền não với ai hết. Nghĩa là khắp cùng, mọi người ở trong bốn phương trời này, Đông, Tây, Nam, Bắc đối với mình, hoàn toàn là mình không có biết hờn giận với một người nào hết.

Dù là người thân, người không thân, người xa lạ, người gần gũi, người quen thuộc, con cháu của mình, nói gì nói, nói nặng nói nhẹ gì, nói gì nói, mình trơ trơ như cục đất thì đó là chính mình sống độc cư. Còn nếu mà mình không trơ trơ như cục đất, đụng đâu phiền não đó thì chưa hẳn là độc cư. 

Đó, cái độc cư của đạo Phật nó sâu sắc đến cái mức độ không thể lường được. Đụng chuyện gì mình cũng động tâm, đụng chuyện gì mình cũng chịu không được, đụng chuyện gì mình cũng không tùy thuận, bằng lòng, không nhẫn nhục được thì đó là mình không sống độc cư. Còn mình sống độc cư ai nói gì nói, mình trơ trơ như cục đá, đó là độc cư.

Tự mình biết vừa đủ,

Chẳng ham muốn vật gì,

Hai câu kế này thì chúng ta thấy rất rõ. Mình biết vừa đủ tức là thiểu dục tri túc. Thiểu dục tri túc tức là mình có cái gì mình biết đủ cái đó thôi, mình không ham, không muốn, không đòi hỏi thêm gì hết. 

(50:02) Nghĩa là bây giờ, hiện giờ có cái gì thì mình đủ xài nó thôi, không đòi hỏi thêm gì, không cần cái gì hết. Đời, mọi vật đều vô thường, có rồi mất đó, mất đó làm cho mình phiền não thêm chớ làm gì? 

Nên chẳng thích cái gì hết, cố gắng chỉ độc bộ độc hành, chỉ biết vừa đủ, ít muốn để cho mình thực hiện được con đường độc cư, đi trên con đường giải thoát cuối cùng ra khỏi nhà sanh tử luân hồi đầy đau khổ, mà chúng ta không làm cách nào để mà thoát ra khỏi cái vòng sanh tử này, cái vòng luân hồi này, chỉ có con đường duy nhất của đạo Phật mới dẫn dắt chúng ta thoát ra khỏi cái con đường này. Cái con đường này mới dắt chúng ta ra khỏi cuộc đời này.

Nếu mà chúng ta không biết được vậy thì khó mà chúng ta biết đủ, ít muốn. Nếu chúng ta quyết tâm ra khỏi cái cuộc đời đau khổ này, ra khỏi sự luân hồi sanh tử này, chấm dứt, không còn tái sanh luân hồi ở kiếp đời này nữa thì chúng ta phải nỗ lực, phải sống độc cư. 

Nếu mà không biết đủ, ít muốn thì đó là chưa biết sống độc cư. Chúng ta có một cái bộ đồ mà chúng ta còn muốn thêm một bộ đồ nữa là chưa sống độc cư. 

Vì sống độc cư là thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ, không có còn muốn thêm, ai cho ăn cái gì thì ăn cái nấy, không có nghĩ rằng ăn cái đó là bổ, là mập, là béo, hay hoặc là đầy đủ dưỡng chất, hay hoặc là ăn thiếu dưỡng chất, không cần. 

Ăn để no, để sống, để nỗ lực thực hiện con đường giải thoát, trong ngày nay, ngày mai ra khỏi cuộc đời này là chúng ta đã mừng rồi. Còn sống thêm một ngày nào ở trong cuộc đời này là còn đau khổ. 

Vì cuộc đời là một cái lộ trình của nhân quả chi phối con người từng phút giây, tạo cho con người vô thường từng chút, từng diệt từng sanh tử từng chút, từng sát na, làm sao mà chúng ta vui sướng được mà chúng ta an ổn ở trong cảnh đời như vậy? Cho nên chúng ta phải nỗ lực, phải quyết tâm, phải ra cho khỏi bằng cái hạnh độc cư. 

Hạnh độc cư không những sống một mình mà hạnh độc cư còn nằm ở trong cái rộng lớn là đối với cái tâm chúng ta không sân, không hận, không phiền não mới độc cư, còn sân còn hận thì làm sao mà gọi là độc cư? Mà tâm chúng ta chưa biết đủ, còn ham muốn thì làm sao gọi là độc cư? Cho nên tâm biết đủ, không ham muốn thì mới là độc cư.

Bởi vậy chúng ta phải vững tâm. Trong khi mà thiểu dục tri túc như vậy nó thiếu kém mọi điều nhưng chúng ta vẫn biết đủ, vì vậy là phải có một sự vững tâm chịu được những sự nguy hiểm. 

Thí dụ như bây giờ bộ quần áo mà chúng ta mặc ở trong thân chỉ có một bộ như thế này mà bị mưa ướt, thì lúc bấy giờ chúng ta phải giặt giẹ nó thì tức là chúng ta phải trần truồng, thì chúng ta phải lấy lá cây hoặc gì đó mà chúng ta che khuất cái thân trần truồng của chúng ta để cho nó kín đáo một chút để rồi giặt cái bộ đồ. Như thế là chúng ta đã biết đủ, ít muốn rồi đó, đó là chúng ta đã sống độc cư.

(53:08) Cho nên nếu mà không vững tâm chịu những cái nguy hiểm thì làm sao mà chúng ta sống độc cư được? Cho nên chúng ta không run sợ, dao động trước mọi cảnh. Trước mọi cảnh người ta chửi mắng mình như tát nước nhưng không run sợ, không dao động, không hận, không thù, không sân, đó là độc cư. 

Vững tâm chịu hiểm nguy

Trước những cái hiểm nguy như gặp cọp, beo, rắn độc… tất cả những cái đó, chúng ta không run sợ mà vững tâm chịu trên những cái sự hiểm nguy đó. 

Như trước cái cơn bệnh ngặt nghèo sắp sửa bỏ thân này chết, chúng ta vẫn vững tâm, không dao động. Chúng ta biết thọ là vô thường, chúng ta không sợ hãi cho nên chúng ta vững tâm. Và khi vững tâm như vậy đó, trước cái nguy hiểm như vậy mà chúng ta không dao động tâm đó là chúng ta đã sống độc cư. 

Còn chúng ta run sợ, chúng ta lo lắng, chúng ta chạy thuốc chạy thang bằng cách này bằng cách khác để cho cái bệnh nó hết hay hoặc thế này thế khác thì đó là chúng ta không sống độc cư, chúng ta bị dao động. Tâm dao động là không sống độc cư.

Cho nên lúc bấy giờ chúng ta phải thấy được cái hạnh sống riêng một mình đó là một cái điều rất là cao quý của đạo Phật. 

Chớ không phải sống ở trong thất một mình mình, cô đơn một mình mình đó là độc cư đâu. Nó cũng là một cái góc cạnh độc cư nhưng chưa phải thâm sâu của độc cư. Trước một con rắn độc, một con cọp dữ mà chúng ta không dao động, không hề sợ hãi trước cái chết của một con vật sắp sửa giết mình thì đó mình mới là độc cư.

Cho nên cái hạnh độc cư rất là tuyệt vời, rất là cao quý, mà cái người hiểu được độc cư thì khó, ít ai hiểu. Cho nên độc cư có nghĩa là độc mộc một mình trước những sự nguy hiểm, trước những sự bệnh tật đau khổ có thể dày vò nhức nhối, có thể cái đau tận cùng của sức chịu đựng của thân nhưng tâm chúng ta không dao động thì người đó mới gọi là độc cư.

Cái nghĩa độc cư rất là sâu sắc, trước mọi cảnh, mọi cái làm cho bất toại nguyện tâm mà tâm vẫn vững chí, không hề dao động trước cái đối tượng đó thì đó là độc cư. 

Bởi vậy, sống độc cư phải sống cho đúng cách, phải hiểu cho đúng cách, phải thấu rõ cho đúng cách thì nó mới có đầy đủ cái nghĩa của độc cư. 

Ai nói gì mặc, ai làm gì mặc, không giao thiệp với ai, không kết bè kết bạn với ai thì đó mới là sống độc cư.

Cho nên cái nghĩa độc cư rất là rộng rãi. Vì vậy ở đây cái bài thứ 9 này Phật khuyên chúng ta trước mọi sự hiểm nguy tâm không có dao động thì đó là chúng ta đã sống riêng một mình, đã sống độc cư giống như con tê ngưu một sừng.

BÀI KỆ 10 - SỐNG VÔ TƯ LỰ GIỮA GIA ĐÌNH

(55:47) Đây, đến đây là bài kệ thứ 10. Thầy đọc bài kệ thứ 10 để quý thầy và các con nghe mà suy ngẫm cái hạnh độc cư.

Người xuất gia tu hành,

Chung sống thật khó khăn,

Cũng như các gia chủ,

Cùng sống trong gia đình,

Phải sống vô tư lự

Giữa con cháu như người dưng.

Đó bây giờ thì các thầy và các con thấy rằng cái người xuất gia của chúng ta mà chung sống với một cái người nào khác đều là khó khăn hết, không có dễ dàng đâu. 

Họ thì sống như thế này - họ ở ngoài đời mà, họ sống như thế này thế khác, họ muốn cái này, họ muốn cái kia muốn cái nọ, còn mình thì thiểu dục tri túc, làm sao mình sống chung với họ được? Mình thì ăn ngày một bữa còn họ ăn hai, ba bữa thì làm sao sống chung được?

Cho nên cái cuộc sống của họ cuộc sống khác, còn người xuất gia là cuộc sống khác. Cho nên chúng ta phải thấy những cái cuộc sống của chúng ta là cuộc sống độc cư. Còn của họ là cuộc sống không có độc cư, cuộc sống tập hợp, cuộc sống vui, cuộc sống buồn, cuộc sống khổ, cuộc sống giận hờn, phiền não, cuộc sống động, cuộc sống đau khổ, cuộc sống sanh tử luân hồi. Còn cái cuộc sống của chúng ta là cuộc sống thầm lặng, cuộc sống an ổn, cuộc sống thanh thản, cuộc sống yên vui, đó là độc cư.

Đây Đức Phật ví dụ: Chúng ta là những người xuất gia tu hành thì cũng giống như các cái ông chủ nhà họ sống chung nhau cùng trong một cái gia đình, cũng như chúng ta là người tu hành sống chung nhau trong một cái tập thể như thế này, nhưng phải sống vô tư lự. 

Nghĩa là sống vô tư lự, sống không giao thiệp, không có chơi với người nào hết, vô tư với mọi người, không thương, không ghét người nào, không giận không hờn người nào, ai nói gì cũng được hết, mình chẳng chấp nhận cái đúng cái sai của ai hết, hoàn toàn mình chỉ lo cho mình giải thoát mà thôi. Đó là cách thức tu hành của một người tu sĩ của Đạo Phật.

Nếu mà chúng ta giữ được sống chung nhau như ở trong cái đại gia đình của chúng ta, như cái Tu viện này, mười người, mười mấy người mà chúng ta sống chung nhau, ai làm gì làm, chúng ta cứ lo chúng ta tu tập.

Và chúng ta làm những công việc thì chúng ta cứ làm mà không có nói chuyện với ai, có điều gì mà không rõ thì mình hỏi rồi thôi, không có nói chuyện vu vơ, sống vô tư lự không biết giận, không biết hờn, không biết ghét, không biết ghen ai hết, nhiệm vụ của người nào nấy làm của người nấy.

(58:25) Cho nên chúng ta cùng sống nhau trong một cái gia đình, làm thì chúng ta trợ giúp nhau làm, sống chia sẻ những công việc với nhau làm nhưng không có để động tâm, sống vô tư, không có thương người này ghét người kia, không có nịnh người này bợ người kia, nói xấu người nọ. 

Chúng ta không có cái tâm tánh như vậy thì tức là chúng ta không sống độc cư. Còn trái lại chúng ta không nịnh không bợ không theo người này, không nói người kia thì đó là chúng ta đang sống độc cư đó. Chuyện gì không biết thì hỏi, mà chuyện gì biết thì cứ làm và cứ làm một mình, đó là sống độc cư.

Giữa bao nhiêu người mà mình sống được như vậy, cũng như người gia chủ họ phải sống chung trong gia đình, họ phải sống vô tư lự giữa con cháu giống như người dưng. Họ không bị con cháu, không bị sự chia cắt cái tâm tư của họ thương đứa này ghét đứa kia thì như vậy đó là họ sống độc cư.

Chúng ta cũng vậy, sống chung nhau thấy việc cùng làm, giúp nhau cùng sống, nhưng chúng ta không có bàn bạc riêng tư, không có nói xấu người này hay hoặc là nịnh bợ người kia bằng cách này bằng cách khác, chúng ta an nhiên tự tại để nỗ lực thực hiện cái độc cư của chúng ta, cái sống riêng một mình.

Cái bài kệ thứ 10 thì Đức Phật ví dụ người xuất gia chúng ta sống chung nhau trong một cái cảnh nhiều người rất là khó, nhưng chúng ta phải sống vô tư lự, không nịnh không bợ, không chạy theo người này, không nói xấu người kia thì như vậy mới chính là chúng ta sống độc cư, mới sống riêng một mình đó, tuy rằng đông người nhưng mà vẫn sống riêng một mình, như con tê ngưu một sừng vậy. 

Đó là cái kệ thứ 10.

BÀI KỆ 11 - CẮT ĐỨT MỌI TRÓI BUỘC NHƯ CÂY SAN HÔ BỎ LÁ

(01:00:10) Bài kệ thứ 11, Thầy xin đọc lại cái bài kệ này để quý thầy và các con nghe để mà suy ngẫm:

Từ bỏ để một bên,

Mọi biểu tượng của gia đình,

Như loại cây san hô,

Tước bỏ mọi lá cây,

Bậc tu hành cắt đứt,

Mọi trói buộc gia đình,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Bốn cái câu kệ đầu thì Đức Phật dạy: Một người mà đã quyết tâm tu hành rồi thì phải từ bỏ, từ bỏ mọi thứ, để nó qua một bên đi, dẹp nó qua một bên đi, đừng có mang theo ở trong lòng của mình thì mình tu không có được. Mình mang theo tức là mình không có độc cư, mình nên bỏ nó qua một bên.

Mọi biểu tượng gia đình tức là mọi sự thương ghét hoặc là của cải, tài sản trong gia đình, anh em ruột thịt, cha mẹ, vợ con, những cái biểu tượng đó đều là mình bỏ nó qua một bên đi, mình dẹp nó qua một bên đi. 

Chỉ còn có một cái lộ trình duy nhất là độc bộ, độc hành, đó là con đường giải thoát của đạo Phật mà thôi, lấy đó làm cái phương châm, làm cái đối tượng để cho mình bước đi mà thôi. Chớ còn đối với gia đình, đối với tất cả mọi sự vật của thế gian, dẹp nó qua một bên, bỏ qua một bên, không có để cho tâm trí chúng ta bận tâm những cái điều đó. 

Ai sống, ai chết đều là do nhân quả chớ không phải có mặt mình mà làm cho họ hết những cái nhân quả đó đâu. Mình không cứu ai được đâu, chính mình cứu mình còn chưa được huống hồ mình không bỏ thì những cái sự việc đó nó xảy đến mình cũng đâu có làm gì được?

Cho nên mình biết suy nghĩ như vậy, mình biết, hiểu như vậy thì cái bài kệ này Đức Phật bảo mình phải bỏ qua những cái biểu tượng, những cái đối tượng của gia đình, phải dẹp nó qua. 

Giống như cái cây san hô, nó bỏ tất cả mọi cái lá của nó, nó không có để cho cái lá dính, nó chỉ còn cái cọng san hô mà thôi, thì cái người tu hành chúng ta nó cũng vậy, nghĩa là cũng cắt đứt mọi cái trói buộc của gia đình, không để mọi trói buộc của gia đình. Vì mọi trói buộc của gia đình tức là chúng ta không có sống độc cư được. 

Cho nên thân chúng ta lìa xa, chúng ta vào chùa ở, hoặc là vào trong núi trong non, ở hang ở hốc, nhưng mà tình cái tình cảm gia đình chúng ta còn, nó không có bứt nó được, không có cởi mở nó được, nó trói buộc chúng ta thì coi đương nhiên chúng ta chưa phải sống độc cư đâu, chúng ta cũng chưa phải là những người tu hành cắt đứt đâu. 

Cho nên chúng ta phải ráng nỗ lực, phải thực hiện, tuy là nói lời nói nhưng mà ở đây là cái pháp dứt bỏ, cần phải nỗ lực dứt, dứt cho thật sạch. 

Nếu chúng ta không dứt thì ai dứt cho mình được? Mình thương cha thương mẹ thì mình phải dứt cái tình thương đó để cho mình nỗ lực mình tu, mà mình không dứt thì ai dứt cho mình được để cho mình tu? Mình phải hiểu như vậy thì:

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng! 

Đó thì cái bài kệ chúng ta thấy rất rõ. Thầy xin đọc lại để cho quý thầy và các con nghe để cho hiểu:

Từ bỏ để một bên,

Mọi biểu tượng gia đình,

Như loại cây san hô,

Tước bỏ mọi lá cây,

Bậc tu hành cắt đứt,

Mọi trói buộc gia đình,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đó là bài kệ thứ 11.

BÀI KỆ 12 - VUI SỐNG VỚI BẠN LÀNH, VỚI BẬC HIỀN TRÍ

(01:03:29) Bài kệ thứ 12 Thầy sẽ đọc, quý thầy và các con hãy nghe mà suy ngẫm:

Nếu tìm được bạn lành,

Thận trọng và sáng suốt,

Bạn đồng hành chung sống,

Cùng sống bạn hiền trí,

Cùng nhau đồng tu tập,

Chẳng ai nói với ai,

Hãy sống với bạn ấy,

Chánh niệm lòng vui mừng!

Nghĩa là trên con đường đời mà chúng ta tu tập thì cần phải có thiện hữu tri thức, cần phải có bạn lành để giúp đỡ chúng ta trên bước đường tu tập. 

Như vậy chúng ta vẫn sống độc cư, vì cái người bạn lành đó họ không nói chuyện với chúng ta bằng một cách phi thời, bằng một cách phiến diện, họ không nói chúng ta những cái chuyện tào lao, những cái chuyện phiếm, họ nói với chúng ta bằng những cái hành động tu của họ, bằng những cái lời nói dạy chúng ta cách thức thực hiện con đường tu tập giải thoát, thì đó là cái người bạn lành.

Cho nên khi chọn cái người bạn lành để sống chung nhau mà tu học thì thận trọng và còn phải sáng suốt. Mà biết được cái người bạn lành rồi thì chúng ta chung sống nhau, nhưng hầu hết là chúng ta không nói chuyện với nhau. Đó là những người bạn lành.

Còn những người bạn mà không lành, những người bạn xấu, gặp nhau thì chuyện này chuyện kia, kể chuyện Đông chuyện Tây, kể chuyện tình chuyện tứ, kể chuyện năm xưa, chuyện hồi nhỏ, tất cả những chuyện này chuyện kia, nói rồi thêm, rồi bớt, rồi nói này kia, rồi ca ngợi mình thế này thế khác, đó là những người bạn xấu chớ không phải những người bạn lành.

Còn những người bạn lành là những người người ta làm thinh, tối ngày người ta thực hiện trong cái đời sống giải thoát, người ta không nói chuyện với ai hết thì mình sống chung với những người đó mình mới có ảnh hưởng, mình mới có theo những cái gương đó mình mới nỗ lực mình thực hiện tu tập con đường giải thoát của chính mình.

(01:05:39) Còn nếu mà có những người bạn mà nó không tốt thì ngay đó mình biết liền à. Người bạn không tốt là người bạn nhiều chuyện, người bạn thích nói chuyện, hay thích tập hợp, rủ ren cái này cái kia, đó là những người bạn xấu. 

Còn những người bạn tốt, mình vào trong cái Tu viện mình thấy, người bạn tốt họ không có nói chuyện đâu, họ không có làm quen, làm thân với mình đâu, đó là những người bạn tốt đó. Mình hỏi một câu gì đó, họ trả lời một cái câu đó là cái giá trị rất tuyệt.

Còn cái người bạn mà tập trung nhau lại thất này, lại thất kia mà nói chuyện chùm nhum chùm nhum là những người bạn xấu đó. Những người đó họ có học thức cao cách gì đi nữa họ cũng vẫn là những người xấu. Họ chỉ lý luận bằng cái miệng lưỡi của họ chớ đời sống của họ chẳng ra gì hết. Họ là những con trùng trong lông sư tử, họ giết Phật pháp đó, họ là những người mà giết Phật pháp chết đó.

Cho nên nhìn vào cái đời sống tu sĩ, đừng có nghĩ rằng họ thõng tay vào chợ, họ nói bô lô ba la, họ nói cái chuyện này chuyện kia, họ ăn uống phi thời, họ đi đứng phi thời, họ làm những chuyện phi thời, họ không đúng tính cách của một tu sĩ, đó là những người bạn xấu, những người đó không phải thiện hữu tri thức. 

Dù họ có cấp bằng tiến sĩ hay hoặc cấp bằng gì đi nữa họ vẫn là những người bạn xấu của chúng ta. Họ không phải là con người đi tìm cái đạo giải thoát, mà họ là con người đi tìm cái danh, cái lợi của cuộc đời để cho họ thực hiện được những cái danh cái lợi của họ bằng cách khoe khoang mình bằng cách này bằng cách khác. 

Cho nên những người bạn đó là những người bạn chúng ta không nên gần, vì gần những người bạn đó chúng ta không sống được độc cư.

Chúng ta đến những người bạn mà chúng ta sống độc cư, đó là những người bạn tốt. Những người bạn có thể mang đến cho chúng ta càng nhiều sống độc cư hơn, giúp cho chúng ta đạt được những kết quả tu hành giải thoát hơn. 

Người ta không nói chuyện gì với mình, người ta giúp mình bằng cách này bằng cách khác để cho mình được sống độc cư trọn vẹn, để cho mình thực hiện được con đường giải thoát. Đó là những người bạn tốt. 

Những người đó không bao giờ nhiều chuyện, những người đó không bao giờ nói những điều tào lao, nói chuyện không có đúng cách. Đến họ, một lời, hai lời là nhiều lắm, họ không bao giờ nói với mình nhiều lời.

Cho nên trên bước đường tu tập quý thầy phải nhớ kỹ: Khi thực hiện con đường tu tập thì cần phải tìm những người bạn lành, mà những người bạn lành đó rất ít, rất khó, họ là những người độc cư. 

Ở trong Tu viện của chúng ta, chúng ta cũng thấy rằng ai là những người mà độc cư tốt nhất, chắc quý thầy cũng biết chớ, có những gương hạnh độc cư rất tốt, đó là những người bạn lành của quý thầy. Họ là những cái gương để cho quý thầy soi để mà quý thầy đi cho đúng con đường của đạo giải thoát. 

Ở đây Thầy không muốn nhắc tên những người đó nhưng các vị chắc có lẽ ai cũng biết cái người nào tốt, người nào xấu.

BÀI KỆ 13 - TỪ BỎ BẠN KHÔNG LÀNH NHƯ VUA BỎ NƯỚC BẠI

(01:08:18) Bây giờ đến cái bài kệ thứ 13:

Nếu không được bạn lành,

Thận trọng và sáng suốt,

Cũng đừng sống với họ,

Họ chẳng phải hiền trí,

Hãy như vua từ bỏ

Đất nước bị bại vong,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Nghĩa là khi mình tìm không có cái người bạn mà tốt như vậy, người bạn mà đang sống độc cư như vậy, người bạn mà làm gương hạnh tu hành tốt cho mình như vậy, thì mình phải sáng suốt và thận trọng, không có đụng người nào cũng kết bè kết bạn. Các con có hiểu chưa, quý thầy có hiểu chưa?

Trong Tu viện chúng ta có mấy người, người nào tốt, người nào xấu các con biết chớ? Người nào sống độc cư, người nào không sống độc cư các con biết chớ? Người nào nói chuyện nhiều, người nào nói chuyện ít các con biết chớ? 

Cho nên các con hãy lấy những cái gương hạnh của những người tu tốt đó mà làm gương hạnh tốt cho mình sống độc cư, sống một mình, không nói chuyện bậy bạ, lấy những cái gương hạnh đó mà thực hiện con đường tu tập giải thoát thì cái thời gian sẽ thu ngắn lại cho các con, cho các thầy, mới có mong đạt được kết quả sau này. 

Chớ còn không khéo thì suốt cuộc đời tu hành chỉ uổng mà thôi, không làm sao giải thoát được. Vì không sống độc cư được thì làm sao tu hành được cái gì mà giải thoát? 

Cho nên mục đích của độc cư nó sâu rộng vô cùng vô tận để mà chúng ta đạt được con đường giải thoát của đạo Phật. 

Chớ không phải chúng ta sống một mình rồi tối ngày làm thinh, mặt mày chầm dầm, ai đụng tới thì giận thì hờn, ngồi trong thất thì nhớ người này, nghĩ người kia gọi là độc cư, thì cái đó là không phải độc cư mà độc mộc, chớ không phải độc cư. Cái đó là độc mộc, cô đơn, làm cho mình càng khắc khổ mình, làm cho mình như cây khô sắp hết nhựa thì đó không phải là độc cư.

Độc cư thì càng ngày càng nhựa sống, sự giải thoát càng tràn đầy cho tâm hồn của chúng ta, đem lại cho chúng ta một nguồn an vui vĩnh cửu, không bao giờ có một sự gián đoạn, một hạnh phúc cho những người nào sống độc cư đúng cách thì sẽ được an vui và yên ổn tâm hồn và thân tâm của họ.

(01:10:32) Cho nên cái người bạn tốt mà tìm được thì chúng ta sống chung, mà không tìm được thì chúng ta đừng có nên sống chung với những người bạn xấu. 

Những người đó họ đem đến chúng ta khó khăn tu hành, họ nhiều chuyện, họ chuyện này đến chuyện kia, họ nói lảm nhảm, họ nói chuyện chẳng ra đâu, họ nói chuyện này chuyện kia, họ nói đủ loại. Những người đó là những người chúng ta phải xa để chúng ta tự sống một mình, riêng sống một mình.

Cho nên ở đây Đức Phật ví như một nhà vua mà đã bị chiến bại, đã bị thất trận, thì bây giờ chúng ta hãy bỏ lại, trả lại những cái đất của người khác, đừng có tham vọng lấy cái đất của người khác. 

Chúng ta cứ lui dần lui dần mà tránh đi, những cái người mà không tốt thì chúng ta tránh họ đi. Cũng như nhà vua mà thấy quân đội của mình yếu, sức của mình đang yếu, không đủ đương đầu với quân đội mạnh thì chúng ta nên rút lui, bỏ đi, bỏ từ xa đi thì may ra chúng ta còn bảo vệ được một chút ít biên cương đất nước của chúng ta.

Đó thì như vậy Đức Phật dạy chúng ta tìm người bạn lành, người bạn tốt, người bạn mà biết sống độc cư, mà tìm không được thì chúng ta hãy sống một mình, đừng có sống với những cái người không tốt đó thì cuộc đời tu hành chúng ta cũng uổng phí. 

Cho nên Phật khuyên:

Hãy sống riêng một mình,

Như con tê ngưu một sừng!

Trước cái hoàn cảnh mà tìm không được bạn thì chúng ta phải sống một mình mà thôi, nỗ lực thực hiện những lời của Phật dạy, giới luật của Phật đã chỉ dạy thì chúng ta sống một mình để thực hiện con đường tu tập. 

Còn chừng nào có bạn lành bạn tốt thì chúng ta mới kết bạn để mà noi gương bạn mà tu hành, cái gì không hiểu thì hỏi bạn. Còn bây giờ chúng ta không có người bạn tốt thì chúng ta nên xa lánh, xa lánh tất cả mọi người vì nhìn chung chúng ta chưa thấy ai là một người bạn tốt của chúng ta. 

Đó cho nên ở đây quý thầy thấy cái bài kệ thứ 13 thì Đức Phật dạy chúng ta khi chọn không được người bạn tốt thì chúng ta sống một mình, sống riêng một mình, nỗ lực tu hành một mình, theo những điều, những lời của Phật đã dạy.

BÀI KỆ 14 - THÂN CẬN BẬC HƠN TA HOẶC BẰNG TA

(01:12:46) Bây giờ Thầy đọc cái bài kệ thứ 14, để cho quý thầy và các con nghe mà suy ngẫm cái bài kệ mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta trong một cái khía cạnh để mà sống độc cư, sống trầm lặng, sống một mình:

Thật chúng ta tán thán,

Những bằng hữu chu toàn,

Bậc hơn ta, bằng ta,

Nên sống gần thân cận,

Nếu không gặp bạn này,

Thì ta phải cố gắng,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đó thì cái lời khuyên của Phật trong cái bài kệ thứ 14: Khi chúng ta gặp một người thiện hữu tri thức, một người bạn lành, một người hơn ta trên bước đường tu tập theo đạo Phật, và bằng ta trên bước đường tu tập theo đạo Phật.

Nghĩa là người đó đang sống độc cư, đang sống trong thầm lặng, đang sống trong thiểu dục tri túc, đang ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác, đang tu tập Định Vô Lậu, đang tập Bốn Thiền để thực thi con đường giải thoát sanh tử làm chủ luân hồi, người bạn đó là người bạn tốt.

Người bạn mà chúng ta thấy hằng sống trong thầm lặng, hằng sống trong độc cư, không thích nói chuyện, không thích nói chuyện phiếm, nói chuyện tào lao, không thích nói chuyện đông tây kim cổ, đó là những người bạn đáng làm gương cho ta tu hành. 

Cho nên câu đầu Phật nói:

Thật chúng ta tán thán,

Những bằng hữu chu toàn,

Những người mà lo tu tập, những người mà lo rèn luyện, trau dồi thân tâm của mình như vậy đó là những người bạn rất là chu toàn, làm gương cho ta tu hành.

Bậc hơn ta đó là những người tu trước ta, và bằng ta - và đang tu như ta. Cho nên chúng ta nên gần sống với những người đó để làm bạn thân cận, bắt chước những cái hạnh tu tập của những người này, may ra chúng ta mới đạt được con đường tu hành giải thoát. 

Nếu không gặp được những người bạn này, Đức Phật khuyên chúng ta phải cố gắng sống một mình, dù trước hoàn cảnh nguy hiểm, dù trước hoàn cảnh khó khăn nào chúng ta cũng nên sống một mình, đừng có vui chơi theo những người bạn xấu, những người phá hạnh độc cư, những người làm ồn náo, những người thích vui chuyện thế gian, những người thích nói chuyện tầm phào, chuyện phiếm, chuyện không ra đâu, đó là những người đang ở trong cái tâm dục lạc thế gian. 

Chúng ta nên tránh xa những người bạn này, vì con đường của đạo Phật rất kỵ với những người bạn xấu này. Những người sống không độc cư, không trầm lặng, những người còn ham thích vui thế gian mà lại ham thích tu hành thì những người này là những người tham vọng, đời chẳng muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm, những người này là những người không xứng đáng cho chúng ta gần gũi, không xứng đáng là những người bạn tốt của chúng ta. Chúng ta hãy lìa xa những người đó mà hãy cố gắng sống một mình.

(01:15:53) Cho nên vì vậy mà Tu viện cố gắng đào tạo cho các thầy và các con mỗi người một cái am thất riêng để chúng ta sống một mình trong một cái đại gia đình tu tập, để chọn lấy những bậc sống một mình mà tu hành. 

Còn những người mà sống thích nói chuyện, sống giao du, sống tiếp duyên bằng cách này bằng cách khác thì những người đó là những người không xứng đáng cho chúng ta chơi, làm bạn, cho chúng ta gần gũi.

Như vậy trong Tu viện chúng ta các con đã thấy ai là những người xứng đáng là bạn của mình không? 

Nếu những người đó không thích nói chuyện, không nói chuyện tào lao, không đem chuyện này chuyện kia, không đến thất người này người kia thì người đó là người xứng đáng để chúng ta bắt chước mà tu tập. 

Còn những người mà thích nói chuyện thì chúng ta thôi thôi, chúng ta nên xa những người đó đi, những người đó là những người nhiều chuyện, những người ở ngoài thế gian. Phải không các con?

Cũng như ở đây, bây giờ quý thầy, các con thấy còn ba thầy, người nào cũng lo sống độc cư tu tập, người nào cũng lo sống riêng rẽ một mình, người ta sống trầm lặng, người ta rất nỗ lực tu hành, còn bao nhiêu cái thứ nói chuyện thì đã bị Thầy quét sạch ra khỏi Tu viện, không để cho một mống nào mà còn ở trong Tu viện này nữa. Các con thấy rõ chớ? 

Bên nam Thầy đã quét đi sạch là vì Thầy không muốn để cho những người phá hạnh độc cư, họ đã làm ồn náo Tu viện chúng ta biết bao nhiêu năm nay rồi, bây giờ chúng ta quét họ ra khỏi là chúng ta rất mừng, chỉ để lại một vài người mà đã quyết tâm thực hiện con đường của đạo Phật để đi đến cái sự giải thoát sanh tử hoàn toàn. Nhìn lại một số rất đông nhưng hiện giờ còn được bao nhiêu người?

Nếu trong các con bên nữ mà các con lấy gương của những người còn lại mà làm gương hạnh tu hành cho mình thì điều đó là điều quý nhất, và cũng là niềm vui nhất cho cô Út vì cô rất buồn vì thấy các con hay thích nói chuyện to chuyện nhỏ, nói chuyện tào lao, không đúng cách.

Đó là những điều mà ở đây Đức Phật đã khuyên nhủ trong cái bài kệ thứ 14, là chúng ta tán thán những người, ca ngợi những người mà sống trong hạnh trầm lặng, trong độc cư, trong một mình lo chuyên cần tu tập thì đó là những người bạn xứng đáng, còn những người bạn không xứng đáng thì chúng ta nên xa lìa.

BÀI KỆ 15 - ĐỒ TRANG SỨC QUÝ LÀ NGUY HIỂM TỰ HẠI THÂN

(01:18:15) Bài kệ thứ 15, Đức Phật khuyên chúng ta… Bài kệ này Thầy xin đọc để quý thầy và các con suy ngẫm mà thấy cái hạnh độc cư:

Thấy đồ trang sức vàng,

Lấp lánh và sáng chói,

Được người thợ kim hoàn,

Khéo làm, khéo tay làm,

Đối với những vật này,

Nguy hiểm tự hại thân,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Nghĩa là Đức Phật nói rằng, khi mà chúng ta sống một mình thì những cái đồ trang sức, vòng vàng hay hoặc là kim cương, hay hoặc là những đá quý, ngọc, thì những cái vật này là cái vật nguy hiểm nhất cho những người mà sống độc cư một mình. Vì có những cái của cải tốt này nó sẽ làm chúng ta rất tai hại, có thể người ta giết mình người ta lấy cái của này. 

Cho nên đối với những cái vật này thì chúng ta thấy nó là một cái điều tai hại, nguy hiểm nhất, cho nên chúng ta từ giã nó đi, đừng có cất giữ, đừng có để ở trong người của chúng ta mà nguy hiểm đến thân mạng của chúng ta, làm chúng ta không sống được hạnh độc cư.

Người có của này ở trong người họ mà họ sống một mình thì các con thấy cái tâm họ có lo không? Mà có lo thì có độc cư được không? Không độc cư. 

Cho nên không tiền, không bạc, không của cải, chỉ còn ba y một bát như Đức Phật ngày xưa thì các con thấy sống ở chỗ nào lại là có lo?

Ai có lấy chi cái bát bằng đất, bằng sành, bao nhiêu tiền? Cái bộ đồ tu sĩ rách nát, cũng như Đức Phật mà cái y phấn tảo như vậy, lượm bằng vải thây ma thì có lấy cái y đó bán ai mà mua! Cho nên Đức Phật sống quá an ổn, quá giải thoát, luôn luôn tâm lúc nào cũng thấy yên ổn, thanh tịnh.

Còn chúng ta có đồ tốt, cái này cái nọ cái kia, coi chừng mà chúng ta mất độc cư đó. Chúng ta còn lo ra đó, chúng ta không có gom tâm lại được đó, vì những vật đó nó sẽ làm cho tâm chúng ta bị phân tán, sợ hãi, ngủ đâu có an, phải không các con?

Có vật quý, có vàng bạc, có châu báu, có cái này kia thì ngủ khó an lắm, rất là sợ hãi, người khác sẽ đến giết mình và cướp đoạt của mình, rồi có thể làm nguy hại cho đến tính mạng của mình. Con đường tu của mình thì mất độc cư vì tâm mắc lo ra, làm sao mà độc cư được. 

Đó là bài kệ thứ 15. Bài kệ thứ 14 thì chúng ta khó mà tìm cái người bạn tốt, người bạn mà chuyên tu, người bạn mà độc cư, người bạn sống trầm lặng. Còn bài kệ thứ 15 thì khuyên chúng ta đừng có vật báu ở trong người, những đồ trang sức đó nó sẽ nguy hiểm đến tính mạng và làm chúng ta sống độc cư không có được.

Cho nên những cái chuyện nho nhỏ mà chúng ta không thấy thì chúng ta ngỡ rằng mình sống đó là mình sống một mình mình, mình sống độc cư, nhưng mà không ngờ là những cái vật dụng nhỏ đó nó đeo theo mình thì nó làm mình không có độc cư được đâu. Cái tâm còn lo ra mà sao gọi là độc cư, phải không các con? Các con thấy rõ. 

Trong cái vấn đề tu tập coi vậy chớ nó không có đơn giản, nó rất khó đó. Làm sao mà chúng ta sống cho đúng, bởi vì qua 42 cái bài kệ này thì Đức Phật chia ra từng cái phần nhỏ để nói lên những cái hạnh độc cư, một cái chuyện nhỏ thôi nó cũng làm chúng ta mất độc cư, cũng làm chúng ta không an ổn ở trong sống riêng một mình.

BÀI KỆ 16 - SỢ HÃI SỰ NGUY HIỂM CỦA TRANH CÃI, GÂY HẤN

(01:21:46) Bây giờ bài thứ 16:

Như vậy nếu ta sống,

Với một người thứ hai,

Tranh luận cãi vã nhau,

Sân hận, gây hấn nhau,

Nhìn thấy trong tương lai,

Sợ hãi nguy hiểm này,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đó thì ở đây Đức Phật nhắn nhủ thêm là chúng ta sống hai người mà nếu hai người là người bạn tốt, người bạn lành thì rất quý. Mà cái người bạn mà không tốt, không lành thì sớm muộn gì cũng có những sự tranh luận, cãi vã nhau. Phải không, các con thấy cái đó có đúng không? Rồi có sân, có hận, rồi gây hấn nhau. 

Nhìn thấy trong cái hiện tại nó đã như vậy thì cái người bạn mà họ sống không độc cư được thì sớm muộn rồi thế nào cái sự tranh cãi, cái sự cãi vã nhau cũng phải có, rồi cái sự sân hận, gây hấn nhau thì cũng không thể nào mà tránh khỏi. Do đó nhìn ở trong cái tương lai chúng ta biết là sẽ xảy ra những cái... 

Vì những người bạn đó là những người bạn không độc cư rồi, mà những người bạn không độc cư thì tương lai nó sẽ là không tốt cho bước đường tu tập của chúng ta.

Mà khi biết rằng nó không tốt cho con đường tu tập của chúng ta thì chúng ta có sợ hãi những cuộc sống mà hai người không, ba người, năm người không? Không, chúng ta phải tránh xa đi.

Cho nên “Sợ hãi nguy hiểm này” - những cái sự xảy ra gây hấn, tranh luận, cãi vã nhau đó nó sẽ xảy ra ở trong tương lai. Bây giờ thì thấy nó thuận đó, nó chưa, nhưng mai mốt cái người mà nói chuyện qua lại sớm muộn rồi nó cũng có sự tranh cãi tương lai. 

Phải thấy được cái hậu quả đó là cái hậu quả của cái người sống không độc cư thì làm sao cũng phải có cái hậu quả đó. Mà cái hậu quả đó thì làm cho chúng ta có yên không? Đâu có yên, cho nên rất là nguy hiểm cho con đường tu tập.

Vì vậy mà Phật khuyên chúng ta:

Hãy sống riêng một mình 

Như Tê ngưu một sừng! 

Đừng có sống với những cái người như vậy. Những người không phải thiện hữu tri thức thì nó sẽ có sự tranh luận, cãi vã nhau, có sự sân hận, gây hấn nhau ở tương lai, không sớm thì muộn cũng sẽ có. Có rồi làm cho chúng ta bất an, và có làm chúng ta không độc cư được.

Đó là cái bài thứ 16, Đức Phật khuyên chúng ta đừng có sống với những người mà chúng ta thấy nó không có đúng cái hạnh độc cư, hạnh trầm lặng.

BÀI KỆ 17 - CÁC DỤC LÀM MÊ LOẠN TÂM TƯ

(01:24:05) Bây giờ đến bài kệ thứ 17:

Các dục thật mỹ miều,

Ngọt thơm và đẹp ý,

Mọi hình sắc, phi sắc,

Làm mê loạn tâm tư,

Thấy sự nguy hiểm này,

Trong các dục trưởng dưỡng,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đó, thì quý thầy thấy cái bài kệ thứ 17 Đức Phật khuyên chúng ta nên sống riêng một mình, là vì chúng ta sống với những cái vật dụng, cái này cái nọ cái kia, các cái dục, các cái đối tượng dục như sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, như sắc, danh, lợi, thực, thùy, những cái đó là những cái cám dỗ, những cái gợi cho chúng ta cái lòng ham muốn. 

Đó là những cái pháp dục của thế gian. Nó rất là mỹ miều, nó làm cho chúng ta thấy rất là thích thú. Nó ngon, nó thơm và nó làm cho hình sắc nó rất đẹp, làm cho đẹp ý chúng ta. 

Mọi cái hình sắc và cái không hình sắc đều là có thể nó gợi lên cho chúng ta những cái dục, nó làm cho chúng ta ham thích, nó làm cho chúng ta ham muốn, vì vậy nó làm cho chúng ta mê loạn tâm tư, chúng ta không được tỉnh táo, luôn luôn tâm bị dao động theo các pháp dục đó, theo các pháp trần đó.

Do vì vậy đó, nó làm cho chúng ta không sống độc cư được. Nó rất là nguy hiểm, nó làm chúng ta không có sống trầm lặng được. Nó lôi cuốn chúng ta chạy đầu này, chạy đầu kia, chạy đầu nọ, rồi chúng ta lý luận thế này, lý luận thế khác, đó để làm chúng ta chạy theo cái tâm ham muốn của chúng ta, cái tâm dục của chúng ta. 

Như vậy là cái cuộc đời tu hành của chúng ta bị các dục, các dục này đó là cái ngũ dục lạc, cái lục trần - sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, rồi cái ngũ dục - ăn, ngủ, thực, thùy, danh sắc, lợi nó cũng đều là làm cho chúng ta bất an, làm chúng ta sống thầm lặng, sống độc cư không được.

Cho nên khi mà chúng ta biết nó như vậy đó thì chúng ta hãy tránh xa nó đi, hãy tìm cách mà xa lánh nó đi, đừng có ở gần cái thứ đó. Ở gần cái thứ đó thì chúng ta sống một mình không có được đâu, sống riêng tư một mình không được đâu. 

Cho nên do đó chúng ta phải nỗ lực sống độc cư, không có chung đụng với những cái dục đó, không có gần gũi những cái dục đó, làm chúng ta được giải thoát, tu tập được tốt đẹp, càng ngày càng tiến bộ. Còn nếu mà gần những cái dục đó thì càng ngày càng sa đọa và càng thối chuyển trên bước đường tu tập.

(01:26:58) Đó thì, hôm nay các con thấy rõ ràng, tất cả những cái dục như có sáu cái trần - sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đó là sáu cái trần, nó cám dỗ, nó làm cho chúng ta khó mà giữ hạnh độc cư. 

Năm cái dục lạc của thế gian đó là sắc, danh, lợi, thực, thùy, năm cái dục này cũng rất là mạnh bạo, nó lôi cuốn, nó làm cho chúng ta mê loạn tâm tư, làm chúng ta mất bình tĩnh, mất tỉnh giác, mất chánh niệm, làm chúng ta say đắm, trưởng dưỡng, làm chúng ta chạy theo các dục, trưởng dưỡng các dục lớn lên, cho nên chúng ta mất cái hạnh độc cư.

Vì vậy mà chúng ta quyết định là phải sống một mình để tránh xa những cái dục này, các pháp dục này nó làm cho tâm chúng ta mê loạn, điên khùng, không còn sáng suốt nữa, không còn tỉnh thức ở trong cái chánh niệm nữa. 

Đó thì như vậy chúng ta quyết tâm khép chặt mình ở trong cái hạnh độc cư, cái sống một mình để chúng ta diệt trừ các dục. Còn không khéo thì chúng ta sẽ bị các dục lôi cuốn và con đường tu của chúng ta mất đi.

Cho nên cái người mà muốn hàng phục được các dục, ly dục ly ác pháp đó, như trong kinh Phật đã dạy mới nhập Sơ Thiền, mà muốn ly được các dục này chỉ có hạnh độc cư thì mới có thể ly được. Thì cái bài này Đức Phật muốn chỉ rõ rằng chúng ta muốn xa lìa các dục, muốn ly các dục thì phải sống riêng một mình như tê ngưu một sừng.

Đó, Thầy đọc lại cái bài kệ này, quá thấm thía. Bởi vì khi mà vào đầu tu theo đạo Phật thì các con với các thầy cũng phải thấy rằng Phật dạy ly dục, ly bất thiện pháp đó, nhập Sơ Thiền, mà cái bài kệ này để nhắn nhở chúng ta phải sống độc cư, nhờ có sống độc cư thì mới có ly dục ly ác pháp được.

Đây, Thầy đọc lại cho nghe:

Các dục thật mỹ miều,

Ngọt thơm và đẹp ý,

Mọi hình sắc, phi sắc,

Làm mê loạn tâm tư,

Thấy sự nguy hiểm này,

Trong các dục trưởng dưỡng,

Hãy sống riêng một mình

Như Tê ngưu một sừng!

Đó, rõ ràng phải không? Các con muốn ly dục thì các con phải sống một mình, phải sống độc cư đó. Đó, thì như vậy là cái bài kệ Đức Phật muốn chúng ta ly các dục thì chúng ta phải sống độc cư./.

 

HẾT BĂNG

 

 


Trích dẫn - Ghi chú - Copy