00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 56 - KIÊN TRÌ SỐNG PHẠM HẠNH - ĐỊNH HIỆN TẠI AN LẠC TRÚ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:30:03]

1- NGÀI BHADDIYA KIÊN TRÌ SỐNG PHẠM HẠNH

(00:00) Ngài Bhaddiya, Ngài theo Phật tu hành chứng quả A La Hán. Mỗi khi Ngài hưởng lạc giải thoát, lạc Niết Bàn trong lúc ở trong rừng hoặc ở dưới gốc cây, Ngài thốt lên lời nói: “Ôi hạnh phúc làm sao! Ôi hạnh phúc làm sao!”

Nghĩa là luôn luôn khi mà Ngài nghĩ đến trong cái lúc mà Ngài làm Vua, Ngài đang cai trị trong một cái nước thì Ngài thấy sao mà nó khổ sở quá. Còn từ ngày mà tu theo Phật rồi, Ngài sống ở trong rừng, ngồi dưới gốc cây mà Ngài thấy sao mà nó ly tất cả những cái dục này, nó đem lại một cái hạnh phúc vô cùng tuyệt vời. Cho nên, Ngài thường thốt lên những cái lời nói đó. 

Do đó, Đức Phật đi kinh hành ngang qua, nghe Ngài thốt ra lời nói thì Đức Phật hỏi Ngài:

- “Tại sao Ngài lại thốt lên lời nói như vậy?”

Thì Ngài trả lời:

- “Thưa Thế Tôn! Nếu con có trị vì quốc độ, làm được, dù được bảo vệ chặt chẽ của hàng ngàn quân lính, con vẫn thấy sợ hãi và hốt hoảng”.

Nghĩa là bây giờ, con là một vị Vua đi, con trị vì ở trong cái nước đó đi, được quân lính, được các tướng sĩ bảo vệ, che chở con, nhưng con vẫn thấy con sợ hãi, hốt hoảng à! Nó không có yên như bây giờ, như thế này đâu. 

Nhưng nay, con đã bỏ hết tất cả rồi cho nên con ở trong cái trạng thái sợ hãi này không còn nữa, cho nên con thấy tuyệt vời, không có thể nào mà được như vậy.

Dù là con ăn mặc sang cả, ngồi ở trên ngai vàng, sung sướng, đầy đủ, có người hầu kẻ hạ nhưng tâm con luôn luôn lo sợ à! Nó không bao giờ mà hết cái sợ hãi đó, luôn luôn lúc nào nó cũng nơm nớp, lo lắng cái điều này, lo lắng điều kia.

Bây giờ thì, các con thấy, các con là những người cư sĩ đi, thì các con thấy bây giờ ngồi đây mà các con phải nghĩ: “Bây giờ, làm sao cho có cơm ăn, áo mặc cho vợ con?” Thì tức là cái tâm mình có giải thoát được không? 

Còn cái ông này ổng đi tu rồi, bắt đầu ổng ngồi ổng không có lo đói lo no gì hết. Trời, hạnh phúc quá trời vầy! Ly dục thiệt là sung sướng thật chớ! Rõ ràng là: “Ôi hạnh phúc làm sao!” Trời ơi chỉ có cái người tu mới được vầy thôi, chớ còn cái người thế gian làm sao được, hễ hở chút nào cũng phải lo lắng ở trong đầu hết à. 

Thế mà, mấy ông thầy chùa đi tu rồi, các thầy nghĩ sao không? Đây, bây giờ các thầy mới nghĩ nào cất chùa này chùa kia, cái đầu của quý thầy cũng tùm lum ở trong đó hết.

Còn cái ông này, ổng có nghĩ cất cái chòi không? Ổng không có nghĩ cất cái chòi nữa, ổng ngồi dưới gốc cây chớ ông đâu có nghĩ cất cái chòi. Ổng ở trong rừng nè, ổng ngồi dưới gốc cây ở trong cái rừng nè, rồi ổng ngồi: “Ôi, hạnh phúc thay!” Rồi ổng nói “Ôi, hạnh phúc làm sao!”

Thì rõ ràng, còn mình mắc cái chùa, mình đâu có “Ôi hạnh phúc” được. Bởi vì cái chùa bữa nay thấy nó chỗ này còn xấu phải lo làm, không có tiền thì kêu Phật tử phải đóng góp. Trời ơi, cái kiểu này nó còn hơn ở ngoài thế gian nữa!

Rồi bữa nay có cái đám ma nào đó đến nhờ thầy đi đến cầu siêu giùm, viết sớ viết điệp. Trời ơi, ông lo cái chuyện này hoài, chắc kiểu này là mình độ đám ma riết chắc chắn là không biết ai có độ mình được không?

Cho nên, tất cả những cái này, điều kiện từ cái chỗ nhìn cuộc đời thế gian của các con, vợ con, nhà cửa, của cải, tài sản trói buộc. 

(03:06) Cái chỗ này là cái ông Vua nè, ổng tu hành nè, mà ổng thấy được cái chỗ buông xả cái ngai vàng, của báu ổng rồi, vợ, bao nhiêu cung phi mỹ nữ của ông buông hết rồi, bây giờ ổng thấy hạnh phúc quá chừng rồi.

Còn mình ngu si thiệt, mình không phải Vua nè, mà mình cứ ngồi đó, mình cứ đi lo con lo vợ thì chắc chắn là có hạnh phúc không?

Rồi bây giờ, mình là ông thầy chùa mà cứ ngồi đó mà lo viết sớ viết điệp để cầu an cầu siêu, làm tuần làm tự cho thiên hạ hoài, chắc chắn là mình làm tôi tớ, làm đầy tớ cho ba cái người cư sĩ. 

Họ đến chùa mình nườm nượp, họ bỏ ra họ xây cái chùa này hay làm cái thất kia cho mình đẹp một chút ở, họ sai mình thôi tứ sự. Ông thầy chùa gì mà bị người ta sai còn hơn là cái đầy tớ nữa, ở đó mà làm ông thầy chùa! Có sung sướng gì không? Đó các thầy cứ nghĩ cái bổn phận của mình coi có sung sướng không? 

Thế mà bây giờ, cứ hở hở ra chút gì, cũng như Thầy bây giờ ngồi đây thuyết pháp, lát nữa có Phật tử họ đến lại phải ra tiếp họ. Họ bỏ ra có năm đồng hay mười đồng, hay trăm hay triệu bạc, họ bắt mình nói thôi gần khan cổ họng mình, về họ có tu thứ gì không? Bán họ mà họ có tu không? Làm những cái chuyện mất công.

Cho nên, Thầy mới nói ẩn bóng là khỏe, đâu có ai lại cầu Thầy được, cho nên Thầy giải thoát hoàn toàn. Đem pháp dạy thiên hạ mà thiên hạ không có tu. Thầy nói cho mỏi họng, mấy con cứ nói chuyện không, Thầy còn mệt Thầy nữa. Phải không?

Cho nên, phải chi mấy con nỗ lực tu hành, giữ gìn giới luật nghiêm túc, Thầy còn ráng rống cái họng lên mà Thầy gọi là sư tử, gọi là rống tiếng sư tử lên, gầm lên cho mấy con nghe. Đằng này, gầm riết thiếu điều Thầy muốn đứt hơi, mà rồi thì ai chẳng ra nấy hết! 

Thôi gầm làm chi nữa. Thôi, rốt cuộc thôi để mình làm cái thằng câm cho rồi, cho khỏe hơn. Cho nên, ẩn bóng là câm mất rồi. Phải không? Không có còn nói được.

Cho nên, cứu mình mà mình thấy cứu thiên hạ cứu không nổi rồi. Sao mà họ nặng như cái gánh đá vậy, gánh không có nổi họ. Cho nên, thôi mình đừng có gánh nữa, bỏ xuống đi, để cho họ ra sao đó ra, chìm xuống đáy nước cho họ ráng chịu, thấy ớn! Phải không các con?

Còn xách các con, xách lên, xách hoài xách không nổi. Cho nên, tự các con mà muốn lên thì thời may Thầy đứng ở trên Thầy nói: “À, thằng này nó muốn trồi lên, thôi mình lôi nó lên. Còn cái thằng này nó muốn chìm mình nhận nó xuống luôn dưới cho rồi cho nó khỏe, chớ mình cứ nói hoài mệt quá. Phải không?”

Đời tu hành là vậy đó. Hễ người nào muốn chìm mình nhận xuống luôn, dưới địa ngục luôn cho nó ớn. Còn cái thằng nào muốn trồi lên thì mình thấy: À thằng này muốn sống đây, lôi nó trèo lên, nó đưa cái tay thì mình nắm, kéo. Còn về cái bác hà tiện có hai xu mà bác không có chịu bỏ ra, bác chỉ nói: “Thôi, thà chết thôi!” Thì kệ nó, cho nó chết luôn đi. Tức là cái người hà tiện thì cho chết luôn.

Cho nên, ở đây Thầy cũng như vậy. Cho nên, Thầy thấy cuối cùng qua cái thời gian mệt mỏi quá rồi, thôi thì mình tìm cái cách mình ẩn bóng đi, chờ coi có cái người nào mà đưa tay lên thì mình nắm mình lôi, mà cái người nào không chịu đưa tay lên…

Cũng như bây giờ, Thầy là cái người ngồi ở trên bờ rồi, phải không? Cái hồ nước này, cái bờ này, bao nhiêu mấy con thì đang hụp lặn dưới đó, mà thằng nào muốn sống thì lôi lên, mà thằng nào muốn chết thì để cho nó chết ở dưới luôn. Chớ bây giờ, cứ lôi lên mà nó không có chịu lôi mà nó trì Thầy. Các con thấy Thầy khan cổ nè, là nó trì Thầy xuống đó, phải không?

(06:02) Cho nên, Thầy không có dại gì để cho nó trì nữa đâu. Trong mấy ngày nay ráng mà chịu đựng để mà gồng cái lưng lên mà lôi nó lên, coi có lôi được đứa nào không. Mà nếu không được là thôi, thả nó xuống luôn ở dưới cho rồi.

Đó thì, cho nên khi mà Ngài thấy được cái chỗ giải thoát như vậy, do đó, Ngài mới rất là hạnh phúc, cho nên Ngài mới có cái bài kệ như thế này.

Thật sự qua những gương hạnh này, chúng ta đều học đến đây, thì chúng ta học Phật, Pháp, Tăng mà, chúng ta phải nương các cái hạnh của các bậc Thánh Tăng nhiều lắm và những cái hạnh rất là để chúng ta noi gương mà chúng ta tu hành.

Xưa ta ngồi cổ voi

Nghĩa là cưỡi voi đi đánh giặc đó.

May mặc đồ cẩm bào 

Nghĩa là ăn mặc đồ cẩm bào đó.

Ăn gạo thật thơm ngon

Với món ăn khéo nấu

Được bảo vệ chặt chẽ

Tâm vẫn thấy sợ hãi

Tâm luôn luôn bất an.

Nghĩa là lúc bấy giờ ổng ví dụ, ổng đi ra thì ngồi ở trên cổ con voi, ai thấy cũng kinh khủng, mặc thì áo cẩm bào, ăn thì gạo thơm thật thơm, với cái món ăn thì khéo nấu, quân lính thì bảo vệ chặt chẽ, nhưng tâm ngồi trên cổ voi chớ sợ lắm, sợ con voi nó hất xuống cái cũng nát xương. 

Cho nên, ổng cũng quá sợ. Tuy rằng làm oai ngồi chớ cũng run. Tâm luôn luôn bất an, không có an ổn. Rồi bây giờ ông theo đạo Phật.

Nay theo Phật tu hành

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp thủ

Là con của Đức Phật.

Đó, nay ổng theo Phật ổng tu hành rồi, bây giờ ăn đồ ăn không có được nấu khéo như hồi trước nữa, ai muốn cho gì đó cho, cho nên “Vui đồ ăn đặt bát”, người ta đặt trong cái bát mình cái gì mình ăn cái nấy, chớ không có thấy mình buồn nữa.

Thiền tư, không chấp thủ.

Ở đây chữ “Thiền tư” chúng ta phải hiểu được là cái Định Vô Lậu đó quý thầy. Bởi vì “tư” đây là tư duy, suy tư, nghĩ tưởng, quán xét, cho nên luôn lúc nào ông không có dính mắc vào cái đối tượng nào hết, cho nên ông xả được cái tâm của mình, trở thành cái tâm vô lậu đó. Cho nên:

Thiền tư, không chấp thủ

Là con của Đức Phật.

Nghĩa là ở đây, Thầy muốn nhắc lại cái bài kệ này quý thầy phải nhớ, cái đầu tiên của chúng ta theo đạo Phật là chúng ta phải xả cái tâm của mình, phải ly dục ly ác pháp đó, là phải toàn triệt sống đúng những cái giới hạnh của Phật, không được vi phạm cái giới hạnh của Phật. 

Cho nên, luôn luôn chúng ta phải có một sự quán xét. Quán xét để mà chúng ta thấy được cái chỗ giới hạnh của Phật làm chúng ta không có bị khắc khổ, không có bị khó khăn, không có bị khổ sở.

Tại sao vậy? Bây giờ, chúng ta ăn ngày một bữa mà chúng ta không chịu suy tư: Nó giải thoát hay không giải thoát? Coi chừng chúng ta sẽ thấy nó là ăn một bữa rất khổ đó. 

Chớ còn chúng ta mà suy tư về thực phẩm bất tịnh, về thực phẩm như thế này thế khác, rồi chúng ta suy tư về cái ăn trong một buổi như vậy: Chiều chúng ta thấy cũng quen rồi, sáng chúng ta thấy cũng quen rồi, không còn mệt nhọc, không còn đói khổ nữa, thật sự là mình có giải thoát rồi, thật sự mình có hạnh phúc rồi, thì như vậy là mình không dính mắc ở trong cái ăn rồi. 

Rồi tất cả những các pháp khác nữa, do cái sự suy tư, thiền tư này, nó giúp cho chúng ta xả được toàn bộ cái tâm của chúng ta, tức là vô lậu đó.

(09:28) Đó hôm nay Thầy nói như vậy đủ biết qua cái bài kệ này, bước đầu vào đạo Phật thì chúng ta vui nhận cái đồ ăn mà của cái người khác cho rồi, “đặt bát” rồi. Đó.

Áo lượm rác, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Nghĩa là bây giờ mà vào theo Đức Phật rồi thì bắt đầu chúng ta nhận cái đồ ăn, cái đồ ăn thiệt là như cái đồ bỏ. Nếu ông Vua mà đi ăn cái đồ ăn của họ cho như vậy kể như là cái đồ bỏ rồi, ăn uống không có được đâu. Thế mà ông chấp nhận rồi đó.

Thì bắt đầu bây giờ, thay vì, ông là nhà Vua thì tức là ông đi là ở triều Vua phải may y áo ông là phải sang đẹp, phải đồ chắc, tốt rồi, nhưng đằng này không, ông lại đi lượm ở ngoài đống rác những cái… 

“Kiên trì lượm” nghĩa là bữa nay lượm nó chưa đủ cái y đâu, mà mai mốt đi lượm cái đống rác của thành phố Hồ Chí Minh đó, trời ơi nó nhiều lắm, nào là vải chùi đít con họ nè, nào là vải quần áo rách rưới của vợ con họ mặc nó rách nát rồi, nó quăng ra cái đống rác. 

Thầy nói khi mà đến cái đống rác của thành phố Hồ Chí Minh nó đủ thứ vải hết à, nghĩa là vải đen có vài trắng có vài vàng có vài bông vài màu đủ loại nó đổ, mà nó dơ bẩn kinh khủng lắm, thấy cái đống rác là nó hôi thối không tưởng kể nổi nữa.

Thế mà, ông ta phải kiên trì lắm, đi lượm từng chút từng chút để kết lại thành một cái áo để mình mặc. Là một nhà Vua đó mà bây giờ đi tu rồi, mà phải chấp nhận đi lượm từng cái vải rách ở đống rác để mà làm cái áo của mình, chớ chưa có cái áo mặc mà tốt lành đâu.

Rồi hằng ngày thì:

Vui với đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Mỗi lần đi lượm rác mà kiên trì như vậy đó thì nó có những cái tâm tư nổi lên, nổi lên nhớ lại trong lúc giàu sang của mình trên đầu Vua nó đâu có thiếu vải mặc, đâu có thiếu áo như thế này! Tốt hơn thôi mình chỉ cần viết cái bức thơ về cho gia đình hay cho quan quân hay là nó đem y áo của mình đầy đủ, chớ có gì mà phải đi lượm về quá cực. 

Nhưng ông kiên trì. Ở đây, chúng ta nghe cái bài kệ nói: “Áo lượm rác, kiên trì” - muốn có cái áo mặc, cái y như thế này, kiên trì lượm từng chút từng chút để kết lại.

Đó, thì, như vậy là phải có sự suy tư để mà phá cái chấp đó chớ không khéo chúng ta thấy cực khổ quá, không kiên trì, thì chúng ta chỉ cần viết bức thơ gởi về là y áo chúng ta đầy đủ, đâu phải cực khổ như vậy.

Chúng ta cũng vậy, nếu mà điều kiện áo quần chúng ta mà hơi có bộ rách rưới rồi đó, bắt đầu để gởi về Hà Nội hay gởi đâu đó, xin Phật tử cúng dường cho một mớ đi, cho mặc cho đã đi, chớ ở đây đi lượm cái này thôi thôi quá cực! Đó là chúng ta thiếu kiên trì ở chỗ tu tập của chúng ta. Mà thiếu thiền tư, vì vậy mà chúng ta bị chấp trước.

(12:11) Thường khất thực, kiên trì

Tại sao mà đi khất thực kiên trì? Thầy nói cái sự khất thực để cho quý thầy biết. Thầy có khất thực Thầy biết. 

Có khi đi vô xóm, con nít với người lớn họ xua chó cắn mình, nó không có cho mà nó xua chó nó dí mình. Trời ơi, nhiều khi nó không có cho, đi suốt cả buổi vầy không có cho gì hết, nó buồn bực lắm, nó đói mà nó lại buồn bực, thấy nó bất mãn lắm! Nếu thật sự mà không kiên trì thì khó mà thực hành cái pháp.

Còn có bữa thì họ cho nhiều mình vui lắm, nhưng mà vui nó cũng trật! Bởi vì Thầy nói, khi mà ở thành phố mà Thầy đi khất thực, họ đưa đồ về chùa Giác Ngộ, kéo bằng xe lôi, Thầy có nói rồi, phải không các con? Thế mà lúc bấy giờ nó hăng lắm, nó muốn đi khất thực lắm. Nhưng khi mà đi khất thực người ta không cho mà xách về cái bát không, hết muốn đi nữa rồi, từ đó nó thối chí ghê gớm lắm.

Cho nên, ở đây ông này nói là Thầy có cái tâm trạng đó, Thầy hiểu được cái tâm trạng của ông ta. Cho nên, ông nói:

Thường khất thực, kiên trì

Khất thực kiên trì là gì? Khi người ta cho nhiều thì mừng đó, ham đi lắm, mà khi người ta không cho rồi lúc bấy giờ mình mới biết là hết muốn đi khất thực rồi. Nhất là mình có cái chùa, có cơm gạo ăn rồi thì không có còn muốn đi khất thực chút nào hết. Thôi ở chùa nấu ăn khỏe hơn, đi sao mà nó cực khổ quá! 

Mà nhiều khi họ lại nói nặng nói nhẹ mình nữa. Thậm chí các con thấy như ông Phật ổng đi khất thực về, mang bình bát không về, cái ông nông dân ổng dòm vô bình bát: “Trời ơi, ông không cày ruộng như tui để sống, ông đi về chẳng đói!”

Phải không? Nói cái câu nói đó thiệt là mình thấy hết muốn đi khất thực, rụng rời rồi. Không lẽ mình tay chân như vầy mà đi xin người ta không cho, rồi về người ta còn cười mình nữa.

Nhiều cái cách thức họ chửi mắng mình lắm. Đi khất thực họ nói: “Mấy thằng trọc làm biếng, không về làm ăn, xách bát chừng này cứ ra ra xin xin, ai nấu cơm cho mấy ông? Đi đi, đừng có ở đây!” Trời ơi nó nhục nhã ghê gớm lắm chớ. Thật sự mà, Thầy nói thật sự mà.

Còn một lúc Thầy đi xuống dưới Mỹ Luông Thầy ở, Thầy đi vô xóm khất thực, đi ở ngoài đường vầy. Đi thôi Thầy nói cả năm cây số, mười cây số vậy mà mới có một cái nhà họ đem họ cho mình một bát cơm, còn bao nhiêu nhà đi họ không thèm ngó tới. Có người đi ngang họ lại còn trề môi họ cười nữa, trời! Thấy mấy cái đó nó bất mãn lắm, nó không muốn đi khất thực chút nào hết!

Còn mình đi ra chợ, các con biết không? Đi ra chợ thì họ cho toàn là bánh mì không à. Họ nhét ba cái bánh mì, ăn cái thứ gì được? Rồi có khi họ mua xôi họ nhét ở trỏng, nó không có gạo, cơm, thành ra bữa vầy bữa khác, nó đủ cách hết. 

Cho nên, đừng có nghĩ rằng khất thực là ngon lành lắm đâu, nó phải có tổ chức như thế nào. Thiệt ra thì người ta thấy một vị mới vào tu mà đi khất thực họ ít có cúng dường lắm. Như Đức Phật kia mà người ta còn không cúng dường, huống hồ là mình tu sĩ mà chưa ai biết mặt. 

Cho nên, khó có thể mà đi xin lắm chớ không phải dễ đâu. Vì vậy mà, Thầy thấy trong cuộc đời tu hành, nếu mà chấp nhận làm cái nghề đi xin để sống tu hành nó mới thực là diệt cái ngã của chúng ta.

Ông Phật mình mới thấy được cái tâm vô ngã của ổng thật sự, chớ còn cái uy danh và cái đức độ của ông Phật mà người ta… Cái bác nông dân cày ruộng mà ổng còn nói cái lời nói đó thì đủ thấy rằng nếu mà chúng ta mà có cái ngã một chút xíu thôi, chúng ta cũng thấy ghét cái ông này: “Ông chẳng ra gì hết! Cày ruộng mà cũng làm phách!” 

(15:28) Phải không, các con hiểu. Cái lời nói mình ngay đó là cái ngã mình có liền, còn ông Phật thì không đâu.

Đó thì, chúng ta thấy cái hạnh khất thực nó phải kiên trì lắm, chớ còn nếu mà không có kiên trì thì chúng ta khó mà có thể hành cái hạnh khất thực. 

“vui đồ ăn đặt bát” nó không phải là chuyện dễ đâu. Thầy nói thật sự có khi họ cho cơm mà họ không cho muối. Thật sự họ đặt bát, cái đồ ăn đặt bát về ăn cơm mà ăn cơm lạt thì các con nghĩ sao? 

Mà mình là một khất sĩ thì không có được cất muối, chớ đâu phải như mấy ông chế giới rồi còn (nói) Phật chế giới, bảo rằng những giới nhỏ bỏ, bây giờ phải thêm cái giới là cất muối để dành ăn. Đó là mấy cái ông sau này chế giới đặt điều ra. Không có được cất muối, cho nên người ta cho gì mình ăn nấy. 

Vì vậy mà, người ta cho cơm bây giờ không cho muối, rồi bây giờ mình làm sao bây giờ? Đem về thì cũng ăn cơm lạt chớ làm sao bây giờ. Mà thử hỏi quý thầy nghĩ rằng, nó không có muối thì mình ăn làm sao được? Nó rất khó.

Cho nên, Thầy nói nếu mà gặp những trường hợp như vậy thì chỉ còn có nước lấy cái muỗng mà cạy cái họng mình ra rồi đổ cơm vô, lấy nước đổ vô, nó chảy ở trỏng rồi thôi, chớ nuốt nhai không có nuốt nổi đâu. 

Khó lắm chớ không phải dễ, con người của mình coi vậy chớ nó khó lắm chớ không phải dễ. Chỉ có biết ăn sống là làm cách thức đó mà sống thôi chớ không còn cách nào hết. Còn không thì chế, cứ nuốt đại nuốt đại vô chớ chẳng còn biết ngon.

Bởi vì, thí dụ như chẳng hạn bây giờ bỏ cơm vô trong miệng rồi chế nước vô cái trộn trạo, trộn trạo cái nuốt, cũng như là mình nuốt thuốc vậy đó, y như vậy đó. Một lúc cái bắt đầu cái bụng mình nó no lên rồi thôi, là mình nghỉ ăn. Chớ còn không thì khó mà có thể vui với đồ ăn khất thực lắm. Nó khó lắm chớ không phải dễ.

Cái tâm của mình mà lúc bấy giờ Thầy chưa có phải là giải thoát, Thầy nói thiệt nó bỉ thử ở trong cái lòng, nó tức giận lắm. Không lẽ mình vầy mà không có ăn, đi xin mà cho bữa vầy bữa khác, thiếu điều muốn chết được, đâu có sống được!

Cho nên, khi mà Thầy lên Hòn Sơn Thầy ở cũng vậy. Cho nên, Thầy bực tức là trèo ở trên núi mà đi xuống núi, nó quá vất vả. Mang chừng năm ký gạo hay mười ký gạo mà lên trên đó, lên trên núi để dành mà nấu ăn, thì trong vòng một tuần lễ hay mười ngày thì nó hết sạch. Mà ăn nhín nhín đó, chớ chưa dám ăn nhiều, mà thế mà nó hết sạch rồi phải trèo xuống núi.

Mà mỗi lần trèo xuống núi mang lên nó nặng nề, nó cực gần chết chớ đâu phải sung sướng gì. Mà khoái ở trên núi chớ mới độc, ­ở dưới thì nó khỏe hơn, mà cái này muốn trèo lên núi chơi, ngồi trên đầu thiên hạ. Tức là mình muốn làm Phật đó. Cho nên, do cái chỗ mà muốn làm Phật, cho nên phải cực dữ lắm chớ không phải sung sướng đâu.

Vì vậy mà, Thầy nói mình muốn làm Phật thì mình phải ăn lá cây, cho nên do đó bắt đầu Thầy xuống ông chủ hòn Thầy xin lần lần, thì sau đó Thầy không thèm xin nữa, Thầy không thèm xuống nữa. Thầy ở trển Thầy tập Thầy ăn lá cây riết rồi Thầy ăn, Thầy trồng ba cái rau xà lách xoong, Thầy bỏ trồng theo cái mương vậy, Thầy lấy đó Thầy sống.

Riết Thầy sống được bằng rau, rồi bằng lá cây được rồi, Thầy chẳng cần xin ổng nữa, chẳng cần xin nước tương nữa. Mà cuối cùng Thầy cũng chẳng thèm xin thuốc rét thuốc gì nữa hết. Cuối cùng Thầy ở trển Thầy tu cho đã, Thầy không thèm xuống nữa.

(18:18) Ba bốn tháng sau Thầy xuống núi là Thầy đi về luôn chớ Thầy không cần ở trên đó nữa. Thầy biết rằng ăn lá rừng sống được rồi. Cho nên, sau cái thời gian tập luyện thì mình thấy cái gì cái cơ thể của mình nó cũng phù hợp, nhưng mình làm nặng không được. 

Do cái chỗ mà từng sống ở trên những cái khó khăn như vậy đó, Thầy mới biết được tâm niệm của mình đi khất thực, rồi biết được ăn đồ ăn mà khất thực như thế nào.

Thì cái ông này mà viết ra những cái bài kệ này Thầy đọc, sao nó có cái cảm tưởng giống như Thầy quá độ. Cho nên, ổng thường nhắc ổng, từ cái kiên trì đi lượm từng cái áo rách, từng cái miếng vải, lượm để mà kiên trì mà kết lại, rồi từng cái đi khất thực, cũng kiên trì để mà khất thực, Thầy biết nó giống cái bụng mình quá.

Hồi đó thiệt ra mình bỏ dở đó. Cho nên, Thầy đi khất thực thời gian sau Thầy bỏ, Thầy đâu có khất thực được. Thầy biết nếu mà Thầy kiên trì như ổng thì chắc chắn là Thầy thành Phật lâu rồi chớ đâu phải mới đây đâu. Nhưng mà Thầy không có kiên trì nổi, cho nên Thầy bỏ cái hạnh khất thực.

Mặc ba y, kiên trì

Ba cái y như thế này mà kiên trì thì quý thầy đâu có phải là chuyện dễ đâu, có bữa nó ở truồng như nhộng vậy. 

Chẳng hạn như bây giờ Thầy mặc như thế này tới chiều mà Thầy giảng, mồ hôi mồ hám vậy đâu có mặc được nữa, thì có nước là chui ở trong hang, cái này đem đi giặt đi chớ gì. Còn không Thầy phải quấn lá cây Thầy đi chớ Thầy còn cái gì nữa Thầy mặc! Ba y chớ đâu còn cái gì khác hơn hết. 

Đâu phải như mấy ông Đại Thừa còn ôm một đống vầy gọi là ba y của ổng! Còn cái này mình là nguyên thủy gốc của Phật rồi thì còn cái bát với ba cái này thôi, đâu có còn gì nữa. Cái y hạ là cái quần, mà cái y trung là cái áo này, còn cái y thượng là cái y choàng Thầy ở ngoài, đủ rồi. 

Mà bây giờ bắt đầu Thầy thuyết giảng như thế này, hay hoặc là Thầy đi đây xuống thành phố mà đi bộ, thử hỏi ba cái đồ này nó có ướt không? Ướt đẫm hết rồi. Mà mặc nữa nó rít cũng như là cái con chuột, làm sao mà mặc cho được, phải không?

Cho nên, bắt buộc Thầy phải bỏ cái bộ y này, mà bỏ cái bộ y này mà đi giặt thì chắc chắn là Thầy phải ở truồng rồi. Nghĩa là có nước chui trong hang chờ nó khô rồi mới mặc vô được thôi.

Cho nên, nếu mà không kiên trì, chắc chắn chúng ta không sống được ba y đâu, thế nào cũng phải sắm thêm bộ nữa à. Phải không các con? Phải thấy cái điều này chớ!

Thật sự ra Thầy nói nếu mà không kiên trì… Ông này ông có cái sống đó rồi, ổng biết rồi, cho nên ổng viết cái bài kệ, Thầy cũng hiểu tâm trạng này lắm rồi.

Cho nên, có lần Thầy nói không thế nào được, thế nào sau này Thầy cũng chế giới ra. Không có mặc ba y, mà có một cái y thượng và hai cái bộ đồ ngắn, tức là có hai cái y trung và hai cái y hạ, thì như vậy cái đời sống chúng ta mới được. 

Chớ còn nếu mà không, cứ thế này thì chắc chắn là không có nổi rồi. Ông Phật ổng sống làm sao chớ còn sống kiểu mình chắc không thấu rồi. Thầy nghĩ như vậy mà. Đúng là Thầy có trình bày cái này với quý thầy một lần, cho nên Thầy nói Phật chế kiểu này sống không nổi rồi.

(21:05) Nhưng mà Thầy thấy thật sự, qua hai cái bài kệ ông này thiệt là đúng. Chúng ta phải kiên trì lắm, chúng ta phải sống có lúc như con nhộng, có lúc phải lấy lá cây mà quấn xung quanh mình để mà giữ kín thân của mình, thì lúc bấy giờ mới thay cái bộ đồ này đem giặt mới được. 

Khó lắm chớ các thầy tưởng! Thiểu dục tri túc là một cái đời sống giải thoát của đạo Phật, không phải là cái người tầm thường mà có thể sống được. Rất khó.

Mặc ba y, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Tại sao cứ mỗi lần cái vị này đọc lên hai cái câu như vậy thì phải có thiền tư theo đó? Các thầy thấy phải hiểu chớ. Khi chúng ta không quán xét, không có thông suốt được thì chúng ta bị chấp trước liền tức khắc, chúng ta phải bỏ dở những cái hạnh này liền tức khắc, không thể nào mà chúng ta sống được hết.

Cho nên, qua cái bài kệ này Thầy thấy rất tuyệt vời. Đối với một người mà quyết tâm tu giải thoát thì không thể nào mà không học cái bài kệ của Ngài. Không có học những cái lòng kiên trì vĩ đại này thì không thể nào mà sống được cái đời sống Phạm hạnh của Đức Phật.

Đi từng nhà, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

“Đi từng nhà kiên trì”, nghĩa là trên con đường đây, từ đây mình định đi chừng năm nhà, mười nhà là đủ ăn rồi mình về chớ gì? Không, họ không có bỏ đâu. Trời ơi, kiên trì phải đi hoài đi hoài, đi chừng nào mà có được cái bát cơm rồi mới quay về, chớ không khéo mà không kiên trì, cỡ mình đi chút thôi trở về cho rồi đi. Về tịnh xá đây bắt mấy bà Phật tử họ nấu cơm ăn sướng hơn, chớ cái kiểu này đi mỏi chân thấy mẹ!

Đó là nó thiếu kiên trì là mình không thể nào mà đi được từng nhà đâu, chớ không phải đi từng nhà mà dễ đâu. Cho nên, nhiều khi mình đi ra một chút cái bị chúng xuỵt chó là cái thấy hết muốn đi rồi, muốn trở về. Không biết tới nữa không biết là họ có gài bẫy hay họ đập mình thấy bà luôn! 

Nó nhiều cái suy tư ở trong đầu óc làm cho mình nó thiếu kiên trì. Đi khất thực là nó khó như vậy đó. Cho nên, ở đây qua cái bài kệ này, Thầy thấy Ngài tu tập, Ngài có những cái sự kiên trì ở trong cái chỗ tu tập.

Cũng như bây giờ Thầy nói như thế này, đến đây thì Ngài nói:

Ăn một bữa, kiên trì

Vui đồ ăn khất thực

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

“Ăn một bữa, kiên trì” - nếu quý vị về đây mà không có kỷ luật như ở đây thì quý vị sẽ không ăn uống được đâu. Rồi bắt đầu quý vị rời khỏi nơi đây, chưa chắc quý vị đã ăn một bữa như đây đâu. Tức là quý vị thiếu kiên trì chớ gì? 

Về nhà quý vị:“Hồi ở trỏng đó ba tháng tui quất có một bữa, về đây thấy ba bữa tui khoái quá, nhảy lên tui ăn luôn ba bữa cho nó đã”, chắc chắn là quý vị sẽ bị rớt ngay từ khi mà quý vị rời khỏi đây, thì quý vị về cái ăn uống của quý vị sẽ thiếu kiên trì rồi, tức là quý vị sẽ bị cám dỗ ngay liền.

Mới về cái vợ ở nhà hay hoặc con cái mình: “Bữa nay ba về rồi, làm cái gì cho ngon ba ăn đi!” Phải không? Hay hoặc là: “Ổng mới về đó, làm một ly sữa đi cho ông uống cho khỏe. Ở trỏng chắc chắn là ổng ăn chay địa lắm chớ không phải không đâu!” Bắt đầu cám dỗ riết cái ổng rớt, không bao giờ mà có thể không dính được đâu.

(24:07) Cho nên, Thầy nói thật sự, cái sự thật ăn một bữa mà đã được giải thoát rồi, về nhất định người ta nhét vô trong miệng mình thêm một chút là không ăn là không ăn. Một ly nước ngọt cũng không thèm uống nữa. 

Tao đã ăn một bữa được rồi thì tao đã giải thoát được ba bữa kia rồi, thì tụi bây đừng có mong mà dụ dỗ tao nữa. Tụi bây là cái đám ma vương nè, đừng có bày đặt đồ ăn cho nó ngon để mà cám dỗ tao, tao không có thèm đâu. Đói chết bỏ, nhất định là ăn ngày một bữa là tao đã được giải thoát, tao thấy rõ rồi.

Do đó là cái sự kiên trì của mình dữ lắm mình về nhà mình mới giữ được. Chớ Thầy thấy hầu hết là quý thầy ở đây tu bắt buộc ăn một bữa, nhưng mà đi ra ngoài kia, vô trong kia có cái người Phật tử họ làm cái ly sữa như vầy: “Thầy uống ly sữa này cho khỏe!” Nốc liền, không có bao giờ mà khỏi uống. 

Khoái lắm mà! Đi ra một chút là thấy kể như giới luật là phi thời liền tức khắc à, không có… Phạm cái này, phạm cái ăn uống rất là rõ ràng.

Cho nên, trong những bài mà nói như vậy tức là trong cái sự ăn uống chúng ta kiên trì dữ lắm, đừng có phạm nó. Đến đó người ta nói này kia: “Thầy cứ chấp giới chấp luật hoài. Quý thầy người ta ai cũng vậy hết, còn thầy thì cứ vậy à! Thầy uống đi, có sao tui chịu cho!” Có ai mà chịu cho mình? Mình đọa địa ngục mình biết chớ ai chịu! 

Nhưng mà họ nói cho qua đặng cho mình nuốt cho được, nhưng mà nuốt rồi sao? Họ cười chớ bộ họ khen mình lắm: “Ông thầy này ổng cũng khoái uống dữ lắm!” Thầy nói thật sự đó. Còn mình không uống: “Ông thầy này khó chớ coi bộ ổng người tu hành đàng hoàng đó!”

Phải không, các con thấy. Mình đúng đắn thì họ sẽ ca ngợi mình, mà mình theo cái kiểu mà họ cám dỗ mình thì mình sẽ bị họ chê mình, không có trật đâu.

Ăn trong bát, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Bây giờ, quý thầy ở đây, quý thầy người nào cũng có cái bát ăn hết, nhưng mà về nhà ăn cái bát khó quá, húp canh gì mà kê cái bát húp cũng khó cực! Tốt hơn làm cái chén vầy dễ ăn, đũa và đồ gắp dễ. Ăn như trong ở chùa đó khó ăn quá!

Đó, cho nên ở đây ông ta nói đúng đó. Ăn cái bát, mình phải xem thấy thật sự là phải kiên trì mới ăn được cái bát, chớ không phải là cái chuyện mà ăn ở trong cái bát là dễ đâu. Không phải dễ đâu. Gắp cái gì cũng bỏ trong bát rồi từ từ mình mới múc mình ăn, hoặc cái này cái kia, đó là một cái sự kiên trì của mình lắm. 

Rồi mình thấy nó thoải mái, dễ chịu hơn là về cầm cái bát cơm, cái chén hay hoặc cái tô vầy, xới cơm vô cái múc ăn nó dễ, nó gọn, nó nhỏ, nó vừa cái miệng mình, ăn nó mau mà nó dễ nữa. Còn cái bát gì mà khó ăn quá, nó làm sao cho mình…? Nhưng mà mình giữ gìn đúng cái hạnh của mình là ăn trong bát, kiên trì.

Đó, những cái lời dạy này Thầy thấy đều là có thấm thía lắm. Bây giờ, các thầy thì ở đây ăn trong bát với Thầy, nhưng mà khi về rồi thì: “Lấy cái chén nhỏ vầy cho tui! Ở trỏng tui quất cái bát còn lớn hơn cái tô của mình ở nhà nữa, cho nên bây giờ thôi bỏ đi, cho tui cái chén nhỏ tui ăn cho nó gọn!”

Thật sự ra có nhiều người nói: Ăn cái bát là tại hồi xưa không có, còn bây giờ mình chén đũa thiếu gì, cứ lấy chén đũa mà ăn chớ làm gì. Sự thật ra nhiều cái vật dụng nó làm cho chúng ta bị chìm đắm ở trong đó.

Cho nên, ở đây “Thiền tư, không chấp trước”. Nếu mà chúng ta không quán xét rõ được cái điều này thì chúng ta dễ bị những cái vật chất đó lôi cuốn chúng ta trong cái ăn uống đó, trong cái vật chất ăn uống, từ cái bát cho đến cái chén, từ đôi đũa này kia, nó làm cho chúng ta dính mắc hết.

(27:22) Thậm chí như chúng ta là người muốn giải thoát chúng ta phải tập ngay từ ăn bốc nữa, không cần muỗng nữa. Bởi vì có cái bát không chúng ta cũng khỏi đi cái bát khua kêu rổn rẻng rổn rẻng, có cái muỗng ở trong nó khua chớ gì, phải không? 

Còn bây giờ, cái bát không thì nó không khua, cho nên hoàn toàn là không có bị dính mắc một cái vật gì hết, hai bàn tay chúng ta ăn chúng ta rửa sạch, lúc bấy giờ chúng ta chỉ bốc mà ăn chớ cũng khỏi cần gì. 

Đâu phải là người Ấn Độ mới bốc, người Việt Nam cũng bốc được, nhưng mà người Việt Nam bốc để mà giải thoát chớ đâu phải bốc như người Ấn Độ. Còn nhiều người Ấn Độ bốc mà không giải thoát sao? Đâu có phải chuyện như vậy.

Cho nên, ở đây chúng ta đừng có nghĩ rằng mình ăn bốc, mà đây là tìm cái đường lối giải thoát cho chúng ta, chúng ta có cái gì chúng ta sử dụng. Một con vật nó có sắm đũa, sắm bát, hay sắm muỗng không? Nó cũng vẫn ăn được như thường, có gì! 

Trời sinh sao có gì mình sống mình bỏ hết để cho mình giải thoát hoàn toàn. Còn cái thân này mình còn bỏ, còn chấp cái gì nữa mà ở đây thêm bát, thêm đũa, thêm nĩa cho nó rườm rà, cho nó cực, làm quá kiểu Vua Chúa!

Cho nên, muốn giải thoát là chúng ta phải bỏ xả hết để mà chúng ta trở về với sự giải thoát. Ăn uống chỉ tạm thời để mà nuôi cái con bệnh đói của thân chúng ta thôi, chớ đâu phải là một thứ vĩnh viễn, đâu phải là một cái thứ mà chúng ta chấp nó để mà chúng ta nuôi nó để mà vĩnh viễn!

Đó thì, quý thầy thấy cả một cái vấn đề phải kiên trì mới ăn được trong bát. Rồi bây giờ ông nói thêm cái gì đây:

Không ăn thêm, kiên trì

Nhiều khi, chúng ta ăn rồi, nhưng mà thấy có người rội lên cái gì đó, nó ngon quá, thôi ráng ăn thêm.

Cho nên, ở trong giới bổn có chế ra, muốn ăn thêm phải nhờ cái người chưa ăn họ ăn dùm cho một miếng, rồi bắt đầu mình ăn thêm được, không có phạm giới. Thiệt là mấy ông này muốn ăn thêm rồi chế tầm bậy ra đó. Đó là đọc lại kinh giới Thầy mắc tức cười. Cái chuyện đó là cái chuyện không có phải.

Cho nên, khi mà mình muốn, thấy mình ăn thêm cái điều đó tức là còn cái tâm tham dục. Cho nên, mình kiên trì, nhất định là không ăn thêm.

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

 

Sống ở trong rừng, kiên trì

Vui theo đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Sống trong rừng không phải đơn giản đâu. Cho nên, Thầy có một thời gian mà Thầy ở trên Hòn Sơn, Thầy ở trong rừng, ở trong hang mà Thầy vẫn sống, đâu có phải là chuyện người nhát gan mà ở trên đó được. Người mà sợ hãi thì không ở trong rừng được đâu. Khó lắm chứ không phải dễ. 

Nhưng mà trong rừng núi mới là chỗ lý tưởng cho sự tu hành của chúng ta, chớ không phải là ở cái đồng bằng như thế này mà lý tưởng cho chúng ta đâu.

Đó, thì đến đây, chúng ta nghỉ để mà ăn cơm, rồi tiếp tục buổi chiều Thầy sẽ giảng tiếp ở cho cái đoạn này.

(30:04) Bây giờ, chúng ta tiếp tục giảng cái buổi sáng. Thầy tiếp tục Thầy giảng cho hết cái bài kệ. 

Hồi sáng, Thầy đã giảng sống ở trong rừng phải kiên trì, cho nên Thầy có thuật lại trong cái thời gian Thầy ở trên Hòn Sơn mà Thầy sống ở trong rừng một mình để tu tập. Thiệt ra thì nếu mà không kiên trì cũng không có sống nổi ở trong rừng. 

Cho nên, cái bài kệ đó thì nó đã qua rồi, bây giờ:

Ngồi gốc cây, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Đây là cái bài kệ của ông A Na Luật, ổng đã từng theo Đức Phật tu tập và ổng đã nói lên cái bài kệ này. 

“Ngồi dưới gốc cây kiên trì” - Một cái người mà sống ở dưới gốc cây, một cái tàn cây như thế này, nó không nhà không cửa mà sống như vậy đó, mà luôn ngày này qua ngày khác, nó phải có cái sự kiên trì ở cái sự tu tập đó. 

“Vui với đồ ăn khất thực” - đây không phải là cái bài kệ của ông A Na Luật mà là cái bài kệ của Ngài Bhaddiya. Ngài là một vị Hoàng tử và làm Vua trong một nước, sau khi theo Phật tu, Ngài xả bỏ hết, rồi Ngài chỉ sống với những cái đồ ăn mà đi xin, thì Ngài cũng phải kiên trì ở trong những cái đồ ăn đi xin đó. 

Rồi Ngài cũng phải kiên trì ở trong cái hằng ngày mà đi khất thực, rồi Ngài cũng phải kiên trì sống ở trong những cái gốc cây, rồi kiên trì sống ở trong cái khu rừng. Mỗi mỗi Ngài đều có cái sự sống kiên trì như vậy. 

Tại sao mà Ngài lại phải sống kiên trì? Vì Ngài sống một cái đời sống của một vị Vua rất là đầy đủ và sung sướng, làm cho Ngài nếu mà không kiên trì thì Ngài sẽ bỏ cuộc. 

Bây giờ là những món ăn mà đi xin nó không phải là những món ăn mà được các người hầu hạ mà nấu nướng cho nó thích khẩu, cho nó vừa miệng, mà người ta cho cái gì thì ăn cái nấy. Ở trước kia, những bài kệ trước của Ngài Thầy đã có nhắc lại cái vấn đề này. 

Cho nên, luôn luôn lúc nào thì Ngài cũng phải sống ở trong cái sự thiền quán, tức là thiền tư, Ngài suy tư Ngài quán xét. Vì vậy cho nên Ngài chấp trì được cái hạnh sống đó để mà Ngài thực hiện được cái sự giải thoát. Cho nên: 

Ngồi gốc cây, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Nếu là mình muốn trở thành một Đức Phật giải thoát, “Là con của Đức Phật” thì luôn luôn mình phải sống có cái sự kiên trì, chịu đựng ở trong cái sự tu tập của mình. 

Vì vậy muốn được kiên trì mà sống được như vậy thì phải có một cái sự suy tư thấu đáo, nó làm cho chúng ta không còn chấp trước những cái mà chúng ta chạy theo những cái ảo giác sung sướng, hạnh phúc giả tạo của thế gian. 

(33:09) Đó là sống dưới gốc cây, còn bây giờ tới cái bài kệ bốn câu này thì Ngài lại sống ở ngoài trời:

Sống ngoài trời, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Thì bây giờ, chúng ta nghĩ coi mình sống ở ngoài trời, khi mà có thể nắng, gió, không có bóng cây, không có một cái gì mà che nắng thì chắc chắn là chúng ta thấy rất khó mà kiên trì sống được như vậy. Cho nên, nếu không khéo thì chúng ta lại bỏ cuộc trong cái bước đường tu tập. 

Vui thì với cái đồ ăn mà người ta cho chớ không có chê dở chê ngon hay là chê thiu, chê thúi (thối) gì hết, miễn ăn để mà sống mà thôi. 

Do vì vậy đó thì Ngài phải luôn luôn sống ở trong cái thiền tư, tức là Ngài quán xét từng cái hành động sống của mình. Sống ngoài trời mà tâm nó không còn thấy buồn bã, nó không còn thấy mình trơ trọi hay thế này thế khác hoặc là mình cô đơn như thế này thế khác, hay hoặc mình thiếu hụt như thế này thế khác, mà luôn luôn thấy biết đủ. 

Cho nên, Ngài vui sống với cái cuộc sống tu hành, cho nên Ngài mới xứng đáng là con của Đức Phật. 

Bây giờ, đó, trên bước đường tu hành có lúc thì sống dưới gốc cây, có lúc thì sống ở trong rừng, có lúc thì sống ngoài trời, nhưng cũng có lúc sống ở nghĩa địa:

Trú nghĩa địa, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Bây giờ, Ngài sống ở nghĩa địa, thì các con thấy mình sống chắc một bữa ở trong cái đồng mả thì chúng ta đã thấy hết muốn ở rồi. Thế mà ngày này qua ngày khác, nếu còn đang trụ ở đồng mả thì Ngài sẽ ở đó mãi. 

Rồi có những thây ma, có những cái đám ma người ta mới chôn, vì vậy đó nếu mà chúng ta không có gan dạ thì chắc chắn khó mà có thể ở trong cái đồng mả đó được. 

Ban đêm thì thanh vắng, nhìn đâu đâu những cái thây ma, những cái gò mả, những cái mả dày đặc ở trong cái khu đất đó làm chúng ta thấy nó lạnh lùng, làm chúng ta thấy nó buồn bã vô cùng. 

Thế mà Ngài kiên trì Ngài vẫn sống được. Và Ngài sống được là Ngài nhờ gì? Tức là Ngài nhờ thiền quán, tức là tu cái Định Vô Lậu, Ngài quán xét cho nên Ngài không chấp trước một cái gì hết, vì vậy mà Ngài mới xứng đáng là con của Đức Phật.

Tùy xứ trú, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Tùy cái xứ, cái trụ xứ đó nó khó, nó dễ, nó được đầy đủ hay là thiếu hụt, cái trụ xứ nào Ngài cũng tùy được hết. Ngài ở đâu Ngài cũng thấy được an vui hết chớ Ngài không thấy ở chỗ này sao động quá, ở chỗ này sao ồn quá, ở chỗ này không có núi rừng, ở chỗ này sao mà thiên hạ ca hát hay đàn địch tối ngày, Ngài không có than phiền cái đó. 

Tùy cái trụ xứ đó mà Ngài kiên trì để mà mình ở, mình nỗ lực thực hiện cái thiền tư, tức là cái thiền quán để cho mình quán xét mà không còn chấp trước một cái đối tượng nào hết, từ đó thì Ngài mới giải thoát được hoàn toàn, mới xứng đáng là con của Phật. 

(36:14) Cho nên, cái câu kệ này thì chứng minh rằng nhiều khi cái tâm của chúng ta còn rất chướng, nó không có tùy xứ, đến cái xứ này thì mong cái xứ khác, đến cái xứ khác thì mong cái xứ khác, rồi trong tâm cứ nghĩ lo đi tìm cái nơi nào mà yên tịnh mà thanh vắng nhất mới tu hành được, còn cái cảnh động như thế này thì tu hành không được. 

Còn riêng Ngài ở trú xứ nào thì Ngài cũng kiên trì để mà thực hiện cái thiền tư để mà quán xét, để mà không chấp trước, không bị dính mắc cái cảnh đó để làm cho mình khó khăn tu hành. 

Sống gần người, kiên trì

Nghĩa là Ngài dùng cái bài kệ này, Ngài sống gần với người này người kia, thường sống gần những người kiên trì - mình sống với những người này người kia thì mình phải có tu tập kiên trì, họ khen mình cũng được mà chê mình cũng được, bằng cách này bằng cách khác đủ loại thì mình vẫn kiên trì. 

Cái lời nói, cái hoàn cảnh, cái sự kiện mà xảy ra mình vẫn kiên trì được, luôn luôn mình:

Vui với đồ ăn khất thực

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

“Sống gần người, kiên trì” nghĩa là gần bất cứ người nào thì mình cũng vẫn giữ được cái sự kiên trì của mình. Mình vui với những cái đồ ăn mà người ta đặt bát, mình thiền tư, mình không chấp trước, do đó luôn luôn lúc nào cái thiền quán thì Ngài cứ đặt trước mặt của mình, nỗ lực tu để tâm mình không bị dính mắc cái lời khen, tiếng chê hoặc là thế này thế khác. 

Đó là cái sự tu tập của Ngài. Chúng ta lấy đó mà có thể bắt chước Ngài để mà dùng cái thiền quán, thiền tư hoặc là Định Vô Lậu để mà chúng ta đừng có dính mắc.

Ham muốn ít, kiên trì 

Nghĩa là mình tập luyện cái sự ít muốn của mình cho nó kiên trì, chớ còn cái muốn của mình thì cái muốn của mình nó muốn nhiều lắm, thấy cái chút gì mình cũng thấy mình thiếu hết à, mình không có thấy mình đủ. 

Cho nên, mình tập cái ham muốn ít đi, kiên trì, bây giờ nó có cái gì thì mình bỏ lần, bỏ lần để cho mình ít muốn đi, thì nó mới là được. Cho nên, muốn làm cho mình tập được cái tánh mà ít muốn thì mình phải kiên trì tập luyện, xả lần xả lần xuống để cho cái tâm tánh nó ít muốn lại. Chớ không nó muốn nhiều lắm, cái gì nó cũng muốn hết. 

Luôn luôn mình:

Vui với đồ ăn đặt bát 

Thiền tư, không chấp trước

Tức là luôn luôn mình nhớ để cho mình thực hiện cái thiền Định Vô Lậu, mình quán xét để cho mình đừng có chấp trước những cái… Sao lại mình thiếu cái này, mình thiếu cái kia? Do đó, là vì mình ít muốn cho nên mình thấy mình thiếu. Còn mình muốn ít rồi thì mình không thấy mình thiếu gì nữa hết. 

Mà muốn được vậy thì mình phải quán xét, suy tư, đời không còn có gì nữa hết, cho nên do đó mình không chấp trước một cái gì.

(39:01) Bây giờ, tới một cái giai đoạn nữa là 

Sống biết đủ, kiên trì 

Nghĩa là mình biết bây giờ có cái gì là mình biết đủ cái nấy à, mình không có muốn thêm nữa. Mà cái đó cũng là sự kiên trì của mình, chớ không, thiếu kiên trì thì chắc chắn mình chưa sống biết đủ đâu.

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Nghĩa là luôn luôn lúc nào mình cũng phải có cái sự quán xét, suy tư để cho mình phá cái chấp dính mắc của mình, từ đó mình mới sống cái biết đủ mới được, còn không khéo thì mình không biết đủ. 

Rồi đến một bài kệ nữa thì Ngài lại dạy:

Hạnh viễn ly, kiên trì

Vui đồ ăn đặt bát

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Bây giờ đó, mình phải tập sống cái hạnh viễn ly, ly các pháp, ly cái này ly cái nọ, ly tất cả mọi cái hết, chớ không có để cho nó dính mắc ở trong cái tâm của mình. 

Mọi vật đều bỏ xuống hết, do vì vậy đó mà mình thực hiện cái hạnh viễn ly mới được. Còn nếu mình mà không thực hiện cái hạnh viễn ly thì mình khó mà có thể giải thoát. 

Hay nó còn nhiều vật dụng, còn cái này kia thì tức là mình khó mà giải thoát được. 

Mình chỉ sống làm sao cho nó đủ vỏn vẹn ở trong cái đời sống của mình, rày đây mai đó, không nhà không cửa, sống cái người mà không gia đình, không nhà cửa, không tài sản, của cải thì mới thấy cái tâm hồn thảnh thơi. 

Các con sẽ nghe lại cái cuộn băng mà Thầy đã nhắc, có một vị thường xuyên - vị đó ở trong một khu rừng, hoặc là ở nơi đâu đó ngồi dưới gốc cây, vị nói: “Sao mà hạnh phúc quá như thế này!” Cứ lâu lâu Ngài lại thốt lên một cái lời nói: “Sao mà cái người tu hành hạnh phúc đến mức độ này!”

Thì cũng là cái ông này, ổng là một vị Vua, ổng sống rất là đủ ngũ dục lạc. Nhưng mà ổng thấy là khi làm Vua ổng còn sợ hãi lo lắng mọi thứ, mà trái lại khi theo Phật xuất gia rồi bây giờ mới thấy thật sự là khi mà viễn ly, xa xôi những cái vật dụng của thế gian, những vật chất rồi thì ông mới thấy đây là một cái sự giải thoát chân thật, đây không còn khổ đau nữa. 

Cho nên, thỉnh thoảng ông thốt lên lời nói. Và Đức Phật đi kinh hành ngang qua, nghe ông thốt ra như vậy Đức Phật mới hỏi. Thì ông là cái người giữ cái hạnh viễn ly, rất là kiên trì trong cái hạnh viễn ly, cho nên mới đem lại cái sự hạnh phúc đó cho chính bản thân ông. 

Đây cũng là một cái bài kệ nhắc nhở chúng ta: Để sống cái đời viễn ly, chúng ta buông xuống, buông xuống hết, để mà viễn ly, để không còn một cái gì nữa. Chứ nếu mà còn một chút thì chắc chắn là chúng ta khó mà giải thoát được.

Bài kệ kế là nhắc nhở cho chúng ta thêm là: 

Không giao du, kiên trì 

Nghĩa là chúng ta kiên trì, không có giao du với ai hết, không có chơi với người nào hết. 

Vui với đồ ăn đặt bát 

Nghĩa là người ta cho mình cái gì mình ăn cái nấy, mình vui vẻ với cái đồ đó.

Thiền tư, không chấp trước

Là con của Đức Phật.

Cho nên, sống mà, nếu mình không giao du với ai thì nó là một cái sự kiên trì, chớ không khéo thì cũng nay nói chuyện người này, mai nói chuyện người kia, nó sanh ra nhiều thứ phiền não và đau khổ vô cùng. 

Mà ở đây Thầy thường nhắc nhở các con nên sống độc cư, không nên nói chuyện với ai hết. Mình sống cái chỗ nào, mình mong sống một mình mình trầm lặng trong cái sự cô đơn để thực hiện cái nội tâm của mình đi sâu vào thiền định. 

Đó là những cái hạnh, những cái điều kiện mà cần tu thì qua những cái bài kệ này đều là nhắc nhở chúng ta hết. Cho nên, khi mà các con hiểu được, ráng mà nêu những cái hạnh này mà lập thành một cái cuộc sống của mình, sống không giao du với ai hết. 

Đó là một cái bài kệ để dạy chúng ta muốn sống không giao du thì phải suy tư, phải quán xét rất là thấu đáo để không còn dính mắc nữa.

(42:53) Đến bài kệ nữa:

Sống siêng năng, kiên trì. 

Cái sự siêng năng mà kiên trì đó là mình phải siêng năng chớ không thể nào thiếu sự siêng năng mà được. 

Thí dụ như bây giờ mình không giao du với ai, mình kiên trì nhưng mình thiếu siêng năng, thì ít hôm cái mình có cái sự không giao du trong vòng nửa tháng, một tháng à, còn sau đó thì bắt đầu giao du tùm lum ra hết, thì như vậy là mình chỉ có siêng năng trong có mấy ngày. 

Cho nên, cái sự siêng năng này nó phải luôn luôn. Cũng như mình sống cái hạnh viễn ly thì nó phải siêng năng viễn ly mãi mãi từ năm này đến năm khác, cho đến cả suốt cuộc đời của mình. 

Chớ có thể nó có khi mình sống viễn ly, có một cái mình không giao du mà mình siêng năng chỉ có một tháng, hai tháng hay một ngày, hai ngày: “Tui siêng năng dữ lắm, tui siêng năng có một ngày tui tịnh khẩu, tui không nói chuyện, tui độc cư, tui không giao du ai hết”, có một ngày, còn ngày hôm sau thì mình nói chuyện tùm lum ra hết, thì cái đó là thiếu siêng năng. 

Siêng năng mà như vậy thì mình phải siêng năng mãi, hoài cho đến suốt cuộc đời của mình thì mình mới thấy được cái sự giải thoát. 

Đó thì, cái bài kệ dạy, tuy rằng bốn câu kệ nhưng nó đầy đủ cái ý nghĩa. Nếu mà chúng ta thiếu siêng năng trong một cái hạnh nào đó thì cái sự thiếu siêng năng đó nó sẽ làm cái hạnh đó nó bị mất đi, nó không còn ở với chúng ta nữa.

Đến bài kệ này nữa, thì Ngài dạy:

Từ bỏ bát quý giá 

Bằng vàng, bằng nhựa quý

Ta lấy bát bằng đất

Đây quán đảnh thứ hai.

Nghĩa là Ngài luôn… Cả cái vật dụng hằng ngày của Ngài đó là cái bát, mà thường thường là cái bát bằng vàng, bằng loại nhựa quý mới làm cái bát để đựng đồ ăn. 

Bởi vì mình bỏ hết rồi thì bây giờ còn cái y, mà trong cái y của Ngài, Ngài đi lượm, thay vì Ngài là nhà Vua mà đi tu, thì y áo của Ngài chắc chắn là phải những đồ tốt rồi, nhưng không, Ngài bỏ hết. Ngài không có nhận một cái gì mà của thần dân hoặc là của Ngài để mà sắm cho Ngài một bộ y áo để đi tu cho đẹp đẽ. Không, Ngài đi ra ngoài cái đống rác Ngài lượm.

(45:00) Mà Ngài rất kiên trì Ngài lượm từng cái miếng vải rồi về Ngài cấu kết lại thành một cái y Ngài đắp ở trên người của Ngài. Ngài phải lượm Ngài giặt sạch sẽ rồi Ngài mới kết lại để thành cái y. Chớ Ngài không có ỷ rằng mình Vua chúa rồi mua hàng, mua vải tốt để mà làm cái y cho mình rồi đi tu, không phải. 

Ngài cũng không ở đây, cho nên Ngài cũng nói, Ngài từ bỏ cái bát quý giá bằng vàng, bằng nhựa quý. Ngài bỏ hết. Ngài chỉ nhận có cái bát bằng đất Ngài dùng mà thôi. Ngài không có bị dính mắc ở trong cái bát đất đó nữa, cho nên cuối cùng thì đó là cái quán đảnh thứ hai của đời tu sĩ của Ngài. 

Đó thì, các con thấy một vị tu sĩ đâu còn gì tài sản, chỉ còn có cái bát ăn cơm không, thế mà người ta còn không chấp nhận đó là cái bát vàng, cái bát nhựa quý, cái bát ngọc, cái bát bằng ngà, cái loại quý. 

Thế mà hôm nay chúng ta thấy những người tu sĩ mà ôm bình bát đi xin, hầu như họ cũng lo cái bát họ dữ lắm. Họ không còn gì hết mà họ cũng nghĩ đến cái bát của họ. 

Đối với chúng ta thì như Thầy vừa nói, nếu cái bát đó nó có bể đi thì chúng ta lấy lá cây rừng chúng ta chằm lại cái bồ đoàn thì chúng ta cũng dùng nó làm cái bát để đi xin ăn cũng được rồi. Đâu cần gì cái bát nhựa, bát đất, cái bát vàng quý báu mà nó làm cho chúng ta bị dính mắc. 

Đó là cái người tu sĩ của đạo Phật chúng ta xả hết, cuộc đời thân chúng ta còn không giữ được huống hồ là cái bát, giữ làm gì? Cho nên, chúng ta cũng buông xuống, buông xuống hết.

Vòng thành cao bảo vệ

Vọng lâu, cửa kiên cố

Với lính tay cầm gươm

Ta đã sống sợ hãi.

Nghĩa là tuy rằng trước khi mà chưa đi tu thì Ngài ở trong một cái vòng thành cao, có sự bảo vệ, có vọng lâu tức là có cái lầu cao để nhìn, bốn cửa rất là kiên cố, lính thì cầm gươm, súng hầu hạ, canh gác đầy đủ, thế mà ta ở trên một cái lầu đó ta cũng vẫn thấy sợ hãi. 

Ổng nói ổng thấy ổng cũng luôn luôn nơm nớp sợ hãi trong lòng à, không có bao giờ… Mặc dù có lính tráng, có người hầu kẻ hạ như vậy mà vẫn sợ. Mà ở trong cái vòng thành rất là bảo vệ mà vẫn sợ. 

Còn trái lại bây giờ sống một thân một mình ở đồng mả, ở rừng sâu, ở bụi cây, ở gốc cây, thế mà giải thoát, không có khổ sở nữa, không có sợ hãi nữa.

Nay theo Phật tu hành

Bỏ run sợ kinh hãi

Thiền tư vào rừng sâu

Là con của Đức Phật.

Nay theo Phật tu hành rồi thì cái run sợ đó, kinh hãi đó không còn nữa. Nhờ cái thiền tư mà ở trong rừng sâu vẫn thấy an vui vàn thấy yên ổn mà không có khổ đau. 

Đó thì, ở đây, các con thấy rằng, bỏ cái giàu sang của Vua chúa, bỏ cái sự hầu hạ, bảo vệ mà trong lúc đó tâm hồn luôn luôn sợ. Trái lại chúng ta bỏ sạch hết thì tâm hồn chúng ta không còn sợ hãi gì nữa hết. 

Khi mà chúng ta còn có một cái gì mà sợ hãi đó thì tức là chúng ta chưa bỏ, còn dính một cái gì đó, chúng ta sợ. Còn nếu mà chúng ta không còn sợ nữa, thì đâu còn gì mà sợ?

(48:18) Cho nên, thậm chí như Thầy nói, như cái thân ngũ uẩn của chúng mình là giai không, thường chúng ta tụng kinh Bát Nhã đó: “Hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, thì chúng ta biết rằng cái thân ngũ uẩn của mình nó không có gì, nó là không. Thế mà chúng ta còn dính mắc một cái gì đối với thân ngũ uẩn này thì chúng ta phải còn sợ hãi, còn lo lắng, còn sợ hãi.

Còn trái lại, một cái người mà không có thấy cái thân ngũ uẩn mình là một cái đáng cho chúng ta chấp nó nữa, thì chúng ta xả nó hết rồi, thì chúng ta còn cái gì nữa mà sợ, mà phải lo lắng, phải kinh hãi, phải sợ hãi! 

Cho nên, mọi vật đến là nhân quả, là cái gì đến thì mình cứ giải quyết nhân quả mà thôi, có gì mà phải sợ nó? Ở đây có gì mà sợ danh sợ lợi, có gì mà phải ngại đón mà sợ hãi?

Chúng ta là những người tu sĩ của đạo Phật, chúng ta biết nhân quả rõ ràng, thông suốt đường đi nhân quả rõ ràng. Nhân thì phải có quả, mà quả thì phải trả chớ làm sao mà trốn tránh ở đâu? 

Cho nên, vui mà đón, vui mà trả, chớ không có trốn tránh đi đâu, không có sợ hãi, cho nên tâm lúc nào cũng an vui, cũng thanh thản. 

Vì vậy mà, chúng ta là người tu sĩ đạo Phật, thậm chí cái thân của chúng ta còn xả rồi thì vật gì ở trong thân của chúng ta vàt gì ngoài thân của chúng ta còn nữa mà chúng ta tiếc? Chúng ta đâu có còn tiếc gì nữa. 

Cho nên, Ngài nói bài kệ cuối cùng:

An trú trong giới uẩn

Chánh niệm, tu tuệ quán

Thứ lớp ta đạt được

Mọi kiết sử ta đoạn dứt.

Đó thì, các quý con thấy chưa? “An trú trong giới uẩn” - các cái giới của Phật dạy, cái giới của thân chúng ta nó không… Cái giới uẩn, cái thân ngũ uẩn của chúng ta nó là vô thường, khổ, vô ngã, chúng ta còn chỗ nào mà dính mắc nó được? Cho nên, chúng ta đâu còn sợ hãi nó. 

Do đó, chánh niệm luôn luôn ở trong cái tuệ quán của chúng ta, suy tư của chúng ta. Chúng ta không thấy cái thân này là cái ngã, không thấy những vật xung quanh chúng ta từ cái y, từ cái ăn, từ cái mặc, từ cái bát của chúng ta là cái vật để mà cần dùng hằng ngày chúng ta là quý, là thường hằng nữa. 

Nó bể chúng ta cũng chẳng buồn, nó rách chúng ta cũng chẳng lo. Mặc nó, nó như thế nào thì chúng ta tùy tiện chắp vá lại mà mặc chớ chúng ta cũng chẳng vì đó mà chạy đầu này, chạy đầu kia để xin xỏ, để cho mình có y mới, áo mới, hay cho có bát mới. 

Hay hoặc là cái thân này đau đớn mà chúng ta lại sợ hãi bằng cách này bằng cách khác. Mặc nó! Nhân thì có quả, quả thì có nhân, có gì mà chúng ta phải lo lắng nó? Nó hết quả hết nhân thì nó hết bệnh hết đau, còn nhân còn quả thì nó đau nó bệnh, thì mặc nó, mắc mớ gì, can dự gì cái người tu hành mà mình cứ lo nó?

Nay nhức chân, mai nhức lưng, bữa kia thì nhức đầu, bữa nọ thì đau bụng, mặc tình nó! Nó là ngũ uẩn, nó làm cái gì thì nó làm mặc nó, nó có liên hệ gì đến mình đâu? Mình giải thoát là giải thoát, mình đứng ngoài cái vòng rào của ngũ uẩn chớ đâu phải trong cái vòng rào ngũ uẩn mà sợ! 

(51:27) Còn các con chưa có thấy hiểu biết được như vậy, cho nên lúc nào các con cũng bị ngũ uẩn bao vây làm cho các con thấy đau khổ, nhức chỗ này, nhức chỗ kia, rồi nghĩ rằng mình chết rồi, không tu được. 

Có cái thân này là khó, được cái thân này là không phải dễ, mà bây giờ không khéo nuôi dưỡng, không ăn uống cho đầy đủ đây rồi nó chết.

Mặc nó, nó có chết được nó chết, nó sống được nó sống, ăn thua gì với mình? Nó có nhân có quả tức là nó có cái thời gian sống và chết, nó phải có nhất định cái nhân quả của nó. 

Muốn bây giờ cho đừng đau cũng khó mà muốn được vì nhân quả đã sẵn rồi. Muốn cho nó đừng chết mà bây giờ cái nhân quả nó chết thì chúng ta cũng muốn đâu được? 

Nó chết mặc nó, nó sống mặc nó, miễn hiện giờ mà chúng ta còn thở được là chúng ta phải sống giải thoát, tâm chúng ta bất động trước các sự việc của nó, như vậy thì nó đâu có làm sao chi phối được tâm hồn của mình, nó làm sao dao động được mình! 

Cho nên, Ngài nói:

An trú trong giới uẩn

Chánh niệm, tu tuệ quán

Thứ lớp ta đạt được

Mọi kiết sử đoạn dứt.

Các kiết sử tức là các sợi dây mà trói buộc chúng ta đều đứt hết rồi. Thương, ghét, giận, hờn, tất cả mọi cái, lát nữa thì các con nghe Thầy lấy Pháp mà tu hành, pháp thương, pháp ghét, pháp thù, pháp hận đều bắt nó niệm Phật hết, cho nên nó niệm riết thì mình không có giận hờn, không có thương ghét ai nữa hết. 

Mà không có giận hờn, thương ghét thì cái tâm hồn của mình nó giải thoát. Vì vậy mà, cái bài kệ này để nói lên cái chỗ mà chúng ta lấy các pháp mà niệm Phật để tâm của chúng ta dứt ra khỏi sự đau khổ của thế gian. 

Muốn được vậy thì phải siêng năng mà tu tập cái thiền tư, cái thiền Định Vô Lậu, để hằng ngày chúng ta thấu suốt được cái lý vô thường, khổ, không, vô ngã của các pháp làm chúng ta được giải thoát. 

Đó là một số bài kệ của một vị, một nhà Vua mà đã đi tu theo Phật, mà bỏ hết tất cả những cái sự nghiệp Vua chúa của mình, đó là ngài Bhaddiya. Ngài thậc sự quyết tâm theo Phật để mà thực hiện con đường tu tập. 

Ở đây có một cái bài kệ, đây là những cái bài kệ của một vị Vua mà đã theo Phật tên là Bhaddiya. Ngài lấy thân mà niệm Pháp, lấy cái thân của Ngài mà niệm các Pháp, cho nên Ngài mới thực hiện và Ngài nói lên những cái bài kệ này. Pháp dạy như thế nào là thân Ngài sống như thế nấy và Ngài kiên trì ở trong cái thân mà niệm các Pháp. 

(54:05) Cho nên, pháp của Phật dạy là viễn ly thì Ngài viễn ly. Pháp của Phật dạy Ngài từ bỏ của quý báu thì ngài từ bỏ. Pháp của Phật dạy Ngài siêng năng thì Ngài siêng năng. Pháp của Phật dạy Ngài ít giao du, không giao du thì Ngài không giao du. 

Dạy Ngài viễn ly thì Ngài viễn ly. Dạy Ngài biết sống đủ thì Ngài biết đủ. Dạy Ngài ít muốn thì Ngài ít muốn. Dạy Ngài tùy cái xứ nào thì cũng kiên trì ở trong cái xứ đó. Dạy Ngài ở nghĩa địa thì Ngài cũng tùy cái pháp ở nghĩa địa. Dạy Ngài sống ngoài trời thì Ngài vui mà sống ngoài trời. Dạy Ngài ngồi gốc cây thì Ngài vui mà sống ở dưới gốc cây. Dạy Ngài sống trong rừng thì Ngài sống trong rừng. Dạy Ngài không ăn thêm thì Ngài không ăn thêm. Dạy Ngài ăn trong bát thì Ngài ăn luôn ở trong bát. 

Cũng như bây giờ đó Thầy nhắc lại, ở đây thì các con còn ăn ở trong cái chén, chưa có ăn bát. Nhưng mà tập ăn bát được rồi, rồi các con luôn luôn lúc nào cũng giữ gìn ăn ở trong một cái bát. 

Coi vậy chớ cái đời sống của chúng ta rất khó. Khi mà ăn cái bát rồi về thấy cái đũa, chén, những cái muỗng, nĩa mà chúng ta thường dùng trong cái thói quen, bây giờ về ngay đó là chúng ta đớp lấy cái chén mà chúng ta ăn thì thấy nó thoải mái vô cùng lận. 

Còn ăn ở trong cái bát rất là khó khăn, rất là khó. Nhưng cái bát nó nói lên được cái buông xả chúng ta, chỉ còn có một cái vật dụng đựng mà thôi chớ không còn có chi li những cái này cái khác nữa. 

Cho nên, thậm chí như Đức Phật ngày xưa ăn bốc mà không có muỗng. Không phải có nghĩa là người Ấn Độ là ăn bốc đâu, cũng có những cái người Ấn Độ họ cũng có muỗng, có nĩa, có này kia họ ăn. Nhưng chúng ta thấy rằng phần nhiều là cái người tu sĩ người ta bỏ hết, người ta ăn bốc là dùng hai bàn tay người ta có người ta sống. 

Đó là Ngài lấy cái thân của Ngài mà Ngài sống đúng như Pháp đã dạy.

2- BÀI KỆ NHẮC NGÀI ISIDINNA DỨT KHOÁT ĐỜI SỐNG THẾ GIAN

(56:03) Dưới đây là bài kệ của một vị thiên nhân thấy một cư sĩ, cái vị cư sĩ đó được nghe Phật pháp mà bỏ gia đình bỏ không được, bỏ của cải tài sản bỏ không được, cho nên cái vị thiên nhân này mới đọc lên cái bài kệ mà nhắc cái vị này. 

Dưới đây là bài kệ một thiên nhân nhắc nhở Ngài Isidinna. Khi Ngài đã được nghe bậc đạo sư thuyết giảng rồi thì Ngài ngộ được cái lý là các dục là vô thường, Ngài ngộ được nhưng mà Ngài không có dứt khoát được cái đời sống thế gian, tức là Ngài không bỏ vợ bỏ con, bỏ của cải tài sản được. 

Cho đến khi một vị thiên nhân đến mới đọc cái bài kệ. Thầy xin đọc lại cái bài kệ để chúng ta thấy rằng suốt cuộc đời chúng ta, các con thì có người đã xuất gia rồi nhưng mà cái tâm của chúng ta vẫn còn ở trong thế gian chớ chưa phải bỏ ra được. 

Ở đây cái vị thiên nhân đó dùng cái bài kệ để nhắc nhở cái vị cư sĩ này đã ngộ được cái lý mà các dục là vô thường nhưng bỏ không được. Đây cái vị thiên nhân nói:

Ta thấy người cư sĩ

Trì pháp với lời nói

Các dục là vô thường

Chúng ưa thích luyến ái

Châu báu và vàng bạc

Chúng đón chờ vợ con.

Nghĩa là sáu cái câu kệ này thì cái vị thiên đó mới nói như thế này: Ta thấy ông là cư sĩ đó, ông có hiểu cái lời, ông có trì cái pháp và cái lời nói của Phật thật. Ông có biết là các dục là vô thường thật, nhưng ta thấy ông vẫn còn luyến ái với gia đình, với vợ con. Châu báu và vàng bạc thì ông cũng chẳng có bỏ được. 

Thường là ông vui vẻ đón chờ vợ con chớ còn chưa có biết nó là vô thường. Cho nên, ông nói các dục là vô thường nhưng mà thấy cuộc sống của ông luôn luôn nó ở trong các dục mà chưa thoát ra.

Thật sự chúng không biết

Pháp như thật là gì?

Dầu chúng có tuyên bố:

“Các dục là vô thường!”

Chúng không có sức mạnh

Để cắt đứt tham ái

Do vậy, chúng luyến tiếc

Vợ con và tài sản.

Đó thì, cái bài kệ, tám cái câu kệ sau để nhắc cho thêm rõ. “Chúng” ở đây chỉ cho các vị cư sĩ, hầu hết được nghe Phật thuyết giảng biết các pháp, hiểu được các pháp, ngộ được các pháp: Dục là vô thường, các pháp là vô thường, thân là vô thường, thọ là vô thường. 

Cũng như bây giờ nói vô thường thì quý vị ai cũng nói được hết, nhưng mà chúng sanh, các vị cư sĩ, các vị không có đủ cái sức mạnh để dứt các cái tham ái đó đi, dứt bỏ những cái đối tượng tham ái đó đi, để mà đạt cho được cái chỗ dứt khoát đó đi. 

Do vậy các vị còn luôn luôn luyến tiếc vợ con và tài sản, không có bỏ ra được. Mà không có bỏ ra được như vậy thì con đường tu hành này chẳng bao giờ tới đâu được hết. Ý là cái vị thiên đó nhắc nhở cái vị cư sĩ này như vậy.

Nghe xong kệ Ngài thấy xúc động. 

Nghĩa là Ngài ngộ được cái lời của Phật dạy rồi nhưng mà Ngài không có dứt khoát được mà đi, cho đến bây giờ, khi mà nghe cái bài kệ rồi thì ngài xúc động… (Mất tiếng)

3- TU ĐỊNH HIỆN TẠI AN LẠC TRÚ ĐÚNG HAY SAI

3.1- TỤ ĐIỂM TRONG ĐỊNH HIỆN TẠI AN LẠC TRÚ LÀ PHÁP TƯỞNG

(59:44) Trả lời cho cô Minh Cảnh trước, bởi vì cô Minh Cảnh thì ngắn, hỏi Thầy có bao nhiêu đây thôi cho nên trả lời trước. Cô Minh Cảnh hỏi Thầy: 

“Hiện tại con tu cái định Hiện Tại An Lạc Trú, ngồi một giờ con ám thị nhĩ thức cho bám chặt để mà phá âm thanh. Con vận dụng như vậy thì âm thanh có giảm, nhưng mà cô Út nói con sai mà con không biết sai chỗ nào?”

Bởi vì cô Út không có xét qua cái chỗ mà tu cái định Hiện Tại An Lạc Trú của con. Trong lúc con tu ở trong một ngày mà con ngồi một giờ, hoặc là một ngày con ngồi hai giờ tu, thì trong cái định Hiện Tại An Lạc Trú con ngồi cái thời gian ít như vậy là đúng đó, nó không sai đâu. 

Con bám chặt trên cái tụ điểm, sáu cái thức mà bám chặt ở trên tụ điểm và cột chặt nó ở trong cái hơi thở. Từ tụ điểm đó mà chúng ta thấy xuất phát cái hơi thở ra và hơi thở vô. 

Thầy muốn nhắc lại cho mấy con thấy là cái vấn đề cái tụ điểm là rất quan trọng, mà Thầy thường nói đó là cái điểm tựa để mà chúng ta bẩy vũ trụ. 

Tức là chúng ta có thần lực và cái đại thần lực mà có được là cái… như ở trong Tứ Như Ý Túc đó, Định Như Ý Túc. Chúng ta muốn nhập định lúc nào, chúng ta nhập sao, chúng ta chỉ ra lệnh là chúng ta nhập được đó, mà muốn được vậy tức là chúng ta phải có cái tụ điểm. 

Mà cái tụ điểm tức là một cây cọc để mà chúng ta đóng thật chặt để chúng ta cột sáu con vật. Sáu con vật đó là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta, cột chặt vào đó. Do đó, sáu con vật này nó bị cột chặt đó, nó chạy loanh quanh một hơi cái nó nằm xuống đó, nó mệt cái nó nằm xuống đó, nó không có đi. 

Mà bây giờ, chúng ta đã cột chặt, nó chạy lâu ngày rồi bây giờ nó mệt rồi, lúc nào nó cũng nằm đó, nó không có đi đâu xa nữa, cho nên nó không có phá làng phá xóm người ta nữa. Do đó, cho nên chúng ta rất dễ rồi, chỉ cần bảo nó bám chặt xuống, nằm yên xuống ở trên cái tụ điểm. 

Từ đó, chúng ta phải thấy rằng cái tụ điểm là cái quan trọng. Cái tụ điểm là như thế nào? Chúng ta phải có một cái pháp tưởng nơi đó. 

(01:01:42) Bởi vì đạo Phật biết dùng tưởng, nhưng mà rất sợ tưởng, xả bỏ tưởng, chớ không phải là… Cái tưởng mà tự nó đến là chúng ta phải xả bỏ. 

Như bây giờ chúng ta ngồi thiền nè, nhiếp tâm nè, với mục đích chúng ta tịnh chỉ cái gì, để vào một cái định gì. Mà bây giờ, nó ngồi đây nó thấy an ổn, nó thấy thích thú thì cái này là tưởng đến, nó lại khác rồi. 

Còn bây giờ, mình dùng tưởng là như thế nào? Mình đặt cái tưởng của mình là mình đặt cái thây ma sình hôi thúi, nó sình trương, cho nên trước mắt mình thì đâu có cái thây ma đâu, mà bây giờ, mình lại thấy cái bộ xương của con người nằm đó rồi hôi, rồi thúi, rồi này kia đủ thứ thì đó là mình dùng pháp tưởng chớ gì, cái đề mục tưởng chớ gì! 

Cho nên, chúng ta biết dùng cái tưởng thì chúng ta cũng có thể sử dụng được. Cũng như bây giờ ở tại cái nhân trung của chúng ta nè, cái chỗ này nè, cái nhân trung thì nó có cái đầu nhân trung và giữa nhân trung và cái cuối đuôi của nhân trung. 

Thầy phân biệt cho các con biết chớ, tại sao chúng ta không đặt nó ở trước mũi, mà chúng ta không đặt nó ở tại tam tinh, mà không đặt nó ở tại cổ họng, mà không đặt nó ở tại rốn, mà chúng ta lại lấy chỗ cái nhân trung của chúng ta làm cái tụ điểm. 

Cái đầu của nhân trung là cái lỗ mũi chúng ta cận ở dưới cái đầu của cái nhân trung, thì cái điểm nó sẽ nằm ở tại chỗ đó gọi là cái tụ điểm. Vì ở chỗ đó cái mũi nó xuất phát hít vô và thở ra, cái hơi thở nó ra vô tại chỗ đó. Cho nên, từng đó chúng ta đặt cái tụ điểm đó thì chúng ta có một cái tưởng. 

Có một cái tưởng chúng ta đặt đó, chúng ta thấy từ ở cái tụ điểm đó nó thở ra, cái hơi thở đó xuất phát ra, chớ không phải ở trong cái lỗ mũi chúng ta hay từ ở dưới phổi chúng ta mà thở nó theo cái lỗ mũi nó đi ra, không phải vậy. 

Sự thật là nó từ ở trong phổi chúng ta nó đi ra chớ không phải ở từ chỗ cái tụ điểm này mà nó thở ra, nhưng chúng ta dùng cái tưởng, chúng ta thấy như từ ở đây cái hơi thở nó đi ra, nó xuất ra, nó thở ra. Đó là cái thứ nhất. 

Rồi bắt đầu, thường thường chúng ta hít vô chúng ta thấy như ở cái không gian này nó có cái số không khí nó chạy vô cái lỗ mũi chúng ta, nó đi vô ở trong phổi chúng ta. Do đó, cái tâm chúng ta cứ chạy vô chạy ra theo cái không gian của nó.

Cái khoảng không gian của nó, có cái khoảng, như ở dưới này chúng ta thấy hơi thở nó chạy vô lỗ mũi. Hít vô chúng ta có cảm tưởng như cái hơi thở nó chạy vô trong lỗ mũi của mình, rồi mình thở ra mình thấy như ở trong đó nó chạy ra. 

Thậm chí như có người dẫn cái hơi thở đi đến dưới cái bụng mình nghe nó phình lên xẹp xuống dưới, đó là những cái sai. 

Mà đây là chúng ta chỉ biết cái tụ điểm của chúng ta, từ cái chỗ này nè nó thở ra, từ cái chỗ này nó hít vô, thấy hơi thở nó xuất phát từ cái tụ điểm này nó hít vô. Cho nên, cái tâm mà chúng ta mà nằm ở đó đó, sáu cái thức nằm đó nó bám chặt cái hơi thở. Cái hơi thở ra và hơi thở vô nó cũng đều ở một điểm đó. 

Đó là cái mà chúng ta tu về cái định Hiện Tại An Lạc Trú. Nương vào cái hơi thở như vậy để làm gì? Để chúng ta bắt buộc cái nhĩ thức hay hoặc là cái nhãn thức hoặc mọi cái thức của chúng ta đều là nằm chặt trên đó mà phá âm thanh, phá luôn cả cái thọ. 

Cái thọ là cái xúc thức của chúng ta chớ gì, cái thân thức, nó làm cho chúng ta cảm giác đau nhức hay hoặc khó chịu đó. Do đó, chúng ta cũng bắt nó nằm trên đó, do đó nó không có cảm giác đau đớn nhức mỏi gì hết.

Đó thì, cái đó là một cái phần mà chúng ta tu tập để mà chúng ta đi dần đến cái chỗ tịnh chỉ các hành ở trong thân mà chúng ta làm chủ được cái thân của chúng ta. 

3.2- TRƯỚC TIÊN CẦN TU ĐỊNH VÔ LẬU ĐỂ TÙY THUẬN MỌI CẢNH

(01:04:58) Còn cái phần tâm thì cô Út nói ở đây có nghĩa là cổ dò xét qua cái tâm của con nó còn dính mắc cái này cái kia, cổ nói con sai không có nghĩa là sai cái chỗ ngồi tu này, mà phải sai là cái chỗ tu cái Định Vô Lậu. 

Con không có chịu nỗ lực tu cái Định Vô Lậu như thế nào? Mà cái Định Vô Lậu thì các con biết rằng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng nó mới là vô lậu, mà mình cứ chống đối với hoàn cảnh hoài, mình làm nghịch lại. 

Bởi vậy tùy thuận, hồi nãy có cái bài kệ nói mình tùy thuận ở trong mọi cảnh, như cái vị tu sĩ hồi nãy ở trong cái bài kệ đó. Tùy thuận trong hoàn cảnh làm cho tâm của mình giải thoát, tức là nó không có lậu hoặc, phải không? 

Người ta nói sao mình cũng nghe đúng vậy thôi, mình cũng làm đúng y như vậy hết, thì tức là tùy thuận. 

Trong cái hoàn cảnh của mình chưa phải là ba y một bát vân du từ chỗ này đến chỗ khác như những người khác, mà sống còn đang nỗ lực tu hành trên cái bước đường. 

Như bây giờ mình chưa nhập Tứ Thiền mà mình ở trong một cái khu rừng đó, mà khu rừng đó nào là có cọp, beo, voi, gấu hay này kia, nó đến nó làm động đủ thứ hết. 

Nó nhảy, nó múa, nó hát, nó ca, nó làm cái gì kệ nó, mặc nó, mình chỉ nương theo nó, đừng có làm động nó thôi, nó muốn sao mình cứ làm vừa ý nó hết thì chắc chắn là tùy sống trong cái hoàn cảnh đó thì chắc chắn là mình sẽ được yên ổn mà nhập định. 

Đó như vậy, chớ đâu phải nghĩa là cô Út nói con ngồi tu cái định Hiện Tại An Lạc Trú này sai đâu, đâu có ai nói vậy. 

Nhưng mà người ta nói sai thì mình phải hiểu rõ cái sai của mình tức là cái Định Vô Lậu. Nó còn có nhiều cái loại định mà thấy mình còn bị chướng tâm, mình còn chưa có giải thoát được. 

Khi nghe người ta nói một lời nào đó, người ta nói ra chớ người ta dò xét mình coi có chướng tâm không. Mà người ta thấy chướng là biết rằng mình tu sai rồi cho nên nó còn chướng như thế. Con hiểu chưa? 

Cho nên, khi mà người ta nói tức là người ta trắc nghiệm người ta thử để xem coi mình có bị động không. Mà mình bị động tức là tâm chưa vô lậu, mà tâm vô lậu thì nó không bị động. 

(01:06:46) Đó, biết được như vậy thì phải biết cái chỗ sai mà tập luyện, mà tu cái Định Vô Lậu cho nó nhiều, sống tùy cái hoàn cảnh, tùy cái trường hợp. Bởi vì chỉ có cái tâm nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì chúng ta mới thấy được cái cứu cánh giải thoát của cái Định Vô Lậu. 

Còn nếu mình sống không có được theo như cái ý muốn của mình, mình muốn mà, thì mình muốn tức là nó còn muốn rồi. Mình muốn cái cảnh tịnh, mình muốn cảnh này muốn cảnh kia, tức là còn bị muốn hết. 

Mình phải sống ở trong cái cảnh mà không được muốn, mà không được muốn thì tức là hết muốn chớ gì, mà hết muốn tức là ly dục chớ gì, mà ly dục thì tức là ly dục ly bất thiện pháp, tức là mình đã đạt được cái Định Vô Lậu rồi chớ gì thì tức là nhập được Sơ Thiền. 

Còn bây giờ, con phá âm thanh mà cái Sơ Thiền con chưa nhập thì coi chừng phá âm thanh mà rốt cuộc rồi thinh tưởng nó nhào vô nó cả đống trong đó rồi mới chết đó, làm sao mà đi qua khỏi cái nẻo của Tam Thiền này nổi! 

Đó, các con hiểu chỗ sai chưa? Đó phải hiểu. Cho nên, bây giờ mình tính mình phá âm thanh bên ngoài, nhưng rốt cuộc rồi cái thinh tưởng bây giờ ở trong. 

Bởi vì cái tâm chưa ly dục ly ác pháp thì tức là còn cái tâm dục, nó chưa hết, nó còn cái tâm chướng ngại nè, tâm bất toại nguyện của mình nó chưa được nè, do đó cho nên nó hiện ra những cái thinh tưởng. Lúc bấy giờ làm sao mà dẹp nổi cái thinh tưởng?

Tự ở đâu trong đầu con, trong lỗ tai con ở trong, con nghe vô trong nó lại nghe càng rõ nữa. Nó xưng là ông này ông kia. Nó xưng nào là Chúa Trời, nào là Cao Đài Tiên Ông, nào là Cậu, nào là Cô, nào là bà Cửu Thiên Huyền Nữ, nào là bà Đen, nào là Chúa Tiên, Chúa Xứ, Chúa Ngải. Nó đem từ mấy bà chúa ở ngoài miền Trung vô nó nhét trong đầu con đủ thứ ở trỏng. Nó nói ở trỏng thì con nghĩ sao? Nó cứ xưng bà chúa không à chớ nó đâu có xưng nhỏ đâu!

Phải không, các con thấy trong cái vấn đề tu mà nếu phá âm thanh bên ngoài rồi, tự nhiên âm thanh bên  ngoài không tác động được cái ý thức, cái nhĩ thức của con rồi, thì ngay từ đó những cái âm thanh mà của tưởng đó nó sẽ… 

Con hễ nghe - con ở ngoài miền Trung, ở ngoài đó thì tức là Bà Chúa, nhiều Chúa nhất rồi. Nó sẽ hiện ở trong đầu con đủ thứ bà chúa nói chuyện ở trỏng chớ đâu phải ít! Coi chừng, Thầy nói có chớ không phải không đâu. 

Đó thì, coi như vậy là chưa có vội vàng đâu mà hãy... Cô Út nói sai là chuẩn bị cho cái Sơ Thiền của mình cho nó hoàn chỉnh được, là cái chỗ trước các đối tượng mà tâm bất động, tức là ly dục rồi, ly ác pháp rồi thì nó mới có đi vào những con đường Tứ Thiền mới bảo đảm, chớ còn không khéo nó bị lạc vào cái nẻo ma mất. Coi vậy chớ nó không đơn giản mà nó khó khăn. 

Tu sinh:... (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Bởi vậy, nghe người ta nói sai là mình cứ nghĩ khác à! 

4- TU TẬP ĐỂ CÒN LÀM GƯƠNG CHO NGƯỜI KHÁC

(01:09:25) Còn về phần cô An Tịnh thì con ghi trên cái vấn đề con tu rất đúng và cứ tiếp tục tu, cố gắng mà tập luyện từng chút từng chút như vậy thì rất tốt chớ không có gì hết. 

Thầy thấy không có cái sai chỗ nào hết, nhưng mà tuần tự bước đi từng bước. Nhất là tu cái Định Vô Lậu, tạo những cái hoàn cảnh thuận tiện nhất trong cái cuộc sống của mình. 

Đối với cái hoàn cảnh hiện tại khi mà Thầy không có trụ ở đây nữa thì các con cứ giữ gìn rất là đúng, nghiêm chỉnh. 

Cô Út cô sẽ - người nào mà còn ở lại thì cô sẽ sắp xếp cho mọi cái hoàn cảnh để thực hiện từ cái định ban đầu, cái Định Vô Lậu. 

Rồi trong khi đó không có nghĩa là mình tu nội cái Định Vô Lậu không đâu, nhưng mà cổ sắp xếp cho mình tu những cái Định Vô Lậu. 

Rồi kế đó cái Định Vô Lậu mà cô thấy đạt được rồi thì cổ sắp xếp cho mình bắt đầu tu cái định Hiện Tại An Lạc Trú để nhập Bốn Thiền, để diệt cái hơi thở, để diệt mười tám cái loại tưởng. Chớ không phải mười sáu đâu, mười tám cái loại tưởng. Bởi vì ba lần sáumười tám cái, mười tám cái loại tưởng. 

Do khi mà mình ly dục ly ác pháp rồi bắt đầu mình tu Định Vô Lậu mà đạt được cái tâm vô lậu rồi, thì bắt đầu cổ sắp xếp cho cái hoàn cảnh của mình thuận tiện nhất để cho mình thực hiện bốn cái định này. 

Cho nên, nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, thì cái khoảng thời gian các con sẽ được cái thời gian ngắn nhất và yên tịnh nhất, độc cư 100% nhất, để mà thực hiện bốn định này thì cái thời gian ngắn nhất của các con là trong ba tháng hoặc là sáu tháng là cùng. Nghĩa là các con sẽ nhập được cái định, làm chủ được thân tâm. 

Cũng từ trong ba tháng, sáu tháng đó các con có thể thực hiện Tứ Như Ý Túc: Muốn định hồi nào định, muốn hiện thần thông lúc nào hiện thần thông. Muốn ngồi bay lên trời bay chơi cũng được. Muốn đây ra miền Bắc hô cái đây ở ngoải nó ngồi ở ngoài Hà Nội liền thì muốn hồi nào nó được như vậy à, khỏi cần tốn xe lửa xe đò xe gì hết. 

Nghĩa là ngồi ở đây bắt đầu xếp bằng bảo: “Cái thân này phải đi ra miền Bắc ngồi ở nhà ở ngoải!” Ngay đây mình ra lệnh thì nó ngồi ở ngoải rồi, như chớp mắt. Trong lúc đó mà các con được cái sức thiền định rồi thì Tứ Như Ý Túc, các con muốn cái thân của mình như thế nào nó làm theo như thế nấy, nó không phải khó khăn nữa. 

Như vậy thì mới thấy cái sự làm chủ sanh tử của mình, bảo nó chết nó mới chết, bảo nó sống nó mới sống chớ còn nếu mà không được như vậy thì tu hành làm gì? 

Phải không các con, nghĩa là mình tu hành mà không làm chủ được sanh tử. 

Mà đã làm chủ được sanh tử thì cái chuyện mà đây với Hà Nội đâu có phải là xa, mình hô một cái là nó đã ngồi ở ngoải rồi. Đối với mình cái không gian đâu có còn dài như là con phải ngồi xe điện, xe lửa ba, bốn ngày, một tuần lễ mới tới ngoải đâu, đâu có còn đâu! Con ra lệnh là ngay đó nó đã ngồi ở Hà Nội rồi. 

(01:12:15) Cho nên, tu như vậy mình mới tu chớ! Tu như vậy người ta mới giật mình chớ. Còn tu mà bây giờ mình ngồi đây mà mình bảo nó bay lên hư không nó không bay nổi, thì nó nặng quá, bởi vì nó ăn nhiều quá nó nặng nó bay đâu có nổi! 

Cho nên, mình tu làm sao mà mình ngồi bảy tám ngày không ăn tức là nhẹ rồi đó. Mà mình tu làm sao mà mình nhập cái định mà cả tháng, hai tháng mình không ăn, tức là mình biết cái thân của mình nhẹ rồi đó, thì lúc bấy giờ con ngồi xếp bằng, con bảo nó bay lên hư không nó bay được đó. 

Nó ngồi trên hư không mà nó ngồi không có ghế, không có đẻn gì hết, mà nó ngồi nó không té xuống thì biết đúng là mình đã nhẹ rồi. Bởi vì bảy ngày không ăn thì tức là nó nhẹ rồi, mà một, hai tháng không ăn là nó nhẹ rồi, cho nên nó bay trên nó ngồi được. 

Còn bây giờ, mấy con coi, đâu có được! Bữa nay không có ăn, trưa bữa nay ăn mà ngày mai không ăn thì đã thấy mệt rồi, phải không? Cho nên, nó còn nặng lắm.

Còn khi nào mà các con nhập định mà bảy ngày không ăn thì thấy nó nhẹ được chút rồi đó, mà một tháng không ăn thì thấy nhẹ hơn chút nữa, mà ba bốn tháng không ăn kể như vậy thì các con biểu cái thân nó bay lên, bay thật đó. 

Thầy nói mà, khi mà các con nhập định ba bốn tháng mà không ăn rồi thì các con bảo sao nó nghe hết. Phải không? Bởi vì nó nhẹ rồi vì vậy nó nhẹ quá cho nên vì vậy mà ngồi đây con bảo nó đi ra Hà Nội cái nó bay vù ra ngoải, nghe cái chớp mắt còn hơn là phản lực. 

Như vậy mình mới tu chứ, tu như vậy mới thích chớ! Tu gì mà ngồi đây cũng như cục đá vậy, thích làm sao được? 

Cái tâm gì mà hễ ai đụng tới cái méo cái miệng, khóc ròng! Phải không, như vậy tu làm gì, tu có giải thoát chỗ nào đâu? Cái tâm gì như cục đá mà đụng tới nghe thốn chân thốn cẳng họ hết. 

Cho nên, chúng ta tu làm sao mà cho nó nhẹ nhàng, cho nó thanh thản thì như vậy mới tu chứ vày thì mình mới bỏ hết đời mình đi tu chứ! Tu để rồi không ra gì hết tu làm gì? 

Cho nên, những cái điều mà con ghi chép đây Thầy thấy tuần tự mà tu tập thì đúng cách chớ không có sao đâu. Rồi cái sự sắp xếp của cô Út, sắp xếp để cho nó hợp, trong cái giai đoạn nào, tu cái gì gì cổ sắp xếp. 

Cho nên, bây giờ là những cái lúc mà cô sắp xếp cho các con ly dục ly ác pháp, mà các con ly không có nổi mà cứ đòi hỏi ở cái định Hiện Tại An Lạc Trú để nhập Bốn Thiền, để phá âm thanh, để phá thọ. Trời đất ơi, chưa ly dục mà phá cái đó phá sao nổi? 

Cái khối tâm của các con nó nặng hơn cái cục đá xanh ở trên núi, cho nên phải xả cái thứ đó ra đi. Mà xả thứ đó ra thì bây giờ, cái tâm của con nó còn như cái bông gòn rồi, thì lúc bấy giờ cái thân của con ăn có một bữa, mai mốt nó không có thèm ăn nữa thì nó mới được chớ, nó mới nhẹ được, thân và tâm nó đều nhẹ hết thì nó phải dễ. Các con hiểu không?

Thầy nói như vậy là các con nhớ mà nỗ lực tu tập. Thầy tin rằng mỗi đứa đều tu tập, ngày nào đó mấy con bay lên hư không mà ngồi ở trển chơi. Buổi chiều nào mát mát ở đây các con ngồi ở trển mà chơi cho sướng, ngồi chi dưới đất, nó đâu có mát! 

Bởi vì, mình tu không phải là mình thể hiện cho người ta coi chơi, nhưng mà khi nào rảnh rang thì mình cũng: “Hồi đó tui tu như vậy, tui cũng thực hiện cho biết cái thần lực của tui như thế nào chớ! Không lẽ mà tui tu rồi tui không thực hiện thần lực?” Bữa nào mình rủ năm, bảy chị em mình bay lên trời mình ngồi thiền, nhập định chơi ở trển một bữa coi, có gì đâu! 

(01:15:19) Thì các con làm thử một bữa, thì năm, bảy người mà được rồi bao nhiêu người dưới đất này họ chưa được, họ ráng họ tu, họ tu dữ lắm chớ. Họ đâu có nghĩ cái cuộc đời của họ có ai mà làm được cái điều này đâu, người ta còn hăng hái người ta tu nữa. 

Còn nếu các con mà làm chuyện đó không được, họ nói tu cái gì mà tới hai ba chục năm, rồi hai năm, ba năm rồi, trời ơi ngồi đống nào đống nấy y như con cóc, không có ra gì hết. Ai mà thèm tu nữa, phải không?

Cho nên, mình tu làm sao mà người ta thấy người ta ham tu thì đó là mình làm gương, mình thắp lại cái ngọn đuốc của Phật pháp. Còn mình tu mà không có ra ôn gì hết, thôi người ta cũng thấy chán quá. Tu gì mà hai ba chục năm rồi, nói thì nói cái miệng mà sự thật ra tu chẳng có ra ôn gì hết, thì như vậy làm cái gì? 

Còn mình tu làm sao mà hai, ba năm xúm nhau mà ngồi trên hư không, ngồi thiền ở trển: Trời ơi, mấy đứa này sao mà nó ngồi trên mây xanh mà nó ngồi được chớ, không có rớt nữa chớ! Ngồi y là như máy bay bay vậy! 

Đó thì, tu vậy mới tu chớ các con, mới ham chớ! Thầy nói mấy con tu mà được ngồi vậy thì Phật pháp mình thắp sáng ngọn đuốc hết, không có khó đâu. 

Thầy nói không có khó đâu, các con xả hết tâm đi, đừng có ham thích gì thế gian này nữa đâu! Mai mốt chết rồi trôi lăn ở trong lục đạo rồi cũng sanh tử luân hồi kiếp này đến kiếp khác, cũng khổ nhăn răng méo miệng nhau cả đám, có người nào chết mình cũng khóc thấy bà cố mình hết, phải không? Thầy nói có bộ không à? 

Thí dụ như bây giờ, mẹ Thầy chết Thầy cũng khóc thấy bà chớ bộ Thầy không khóc sao, bộ không thương à? Mà khóc cũng khổ gần chết chớ bộ sướng sao, mà ngu gì mà cứ khóc! 

Chẳng hạn là như Thầy nói, ngày mười hai này Thầy từ giã Thầy đi thì coi bộ mấy con quẹt nước mắt tùm lum hết. Trời ơi, đi chớ bộ chết sao mà khóc! Có không? Cho nên, thật sự ra mấy con yếu quá là sợi bún thiu, nghe đụng tới cái nó muốn rớt ra hết, nó không còn dẻo chút nào mà ăn. Hết ngon!

5- LINH ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TU

(01:17:00) Trưởng lão: Thôi bây giờ thì còn hỏi Thầy gì nữa không? Hỏi thêm thì hỏi đi.

Tu sinh:... (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Được, tốt thôi, nó có thể tăng lên con, 40 phút cũng không sao hết. Mà nó có thụt xuống, thí dụ thay vì bây giờ con định là 30, 20 phút mà nó có xuống 15 phút cũng được. Tại vì nó tới đó nó lui ra thì mình cứ lui, không có cần. 

Bởi vì ngày xưa ông Phật có đồng hồ đâu mà dòm, cho nên ổng chỉ bây giờ nó tu tới đó thì ổng thấy hết. Nó hết thì nó ra, thì ổng đi kinh hành chơi, phải không? Mà nó kéo dài thêm được một giờ hai giờ thì ổng cứ mặc tình ổng ngồi. Ngồi mà giải thoát, an ổn thì cứ ngồi, ngồi mà nghe nó bung ra thì cứ đi kinh hành cho nó ớn, nó phải ngồi thôi. 

Cho nên, đừng có lo cái chuyện đó. Không phải hồi đó mà Thầy mới dạy con là ổn định hơi thở, phải mấy phút, phải đúng chớ gì, đó là ổn định hơi thở, giờ cái giai đoạn nó khác rồi, con sao còn chấp cái chuyện cũ nữa. 

Bây giờ, hồi nào tới giờ xách cái xe đạp quèn mà nó đi két két um xùm, cả làng xóm người ta nói: “Cái bà sao mà xách xe đạp đi làm cho người ta động xóm hết!” Mà bây giờ mình bỏ cái xe đó rồi mình xách được cái xe gắn máy mình đi nghe im re mà không chịu, lại còn xách cái xe đạp đó đi nữa sao? 

Phải không, điên gì mà xách cái đồng hồ đó ngồi mà xem cho nó mệt? Phải không, xả bỏ đi!

6- TÂM THANH THẢN MỚI DỄ TU ĐỊNH HIỆN TẠI AN LẠC TRÚ

(01:18:17) Trưởng lão: Con hỏi Thầy gì?

Tu sinh:... (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Trong cái vấn đề mà… Con ngồi xuống đi, đừng quỳ!

Trong vấn đề tu tập của con thì tu tập như vậy Thầy thấy hiện giờ tu như vậy là cũng tốt chớ không phải không, nhưng mà sau đó thì phải sắp xếp cái thời khóa lại cho nó hẳn hoi đàng hoàng, tùy theo cái sức của mình mà tu. 

Còn hiện bây giờ thì đừng có để cái tâm nó  buồn bã mà phải cái tâm thanh thản. Thấy cái tâm mình nó có lo lắng, buồn bã một cái gì đó thì phải dùng cái Định Vô Lậu đó, mình phải quét sạch nó ra đi. 

Dùng cái định, đặt cái niệm buồn bã đó, coi buồn bã đó là cái niệm. Buồn bã đó là buồn bã cái gì, lo lắng cái gì? Lo lắng đời tu hành của mình, hay lo lắng con cháu, hay lo lắng nghề nghiệp, hay lo lắng chùa xưa, hay lo lắng đồ chúng đang tu hành mà không có người, hay lo lắng huynh đệ của mình không có nơi nương tựa, hay là lo lắng cho cái đời của mình già rồi mà không có thầy? Tất cả những cái đó đều đặt trước mặt của mình. 

Cái niệm của nó niệm nào? Xem mặt của nó như thế nào? Quán xét nó như thế nào? Thì mình sẽ đập nó xuống đi, sẽ dẹp nó xuống đi. Rồi dùng cái pháp hướng đập cho nó ra khỏi cái tâm của mình, để giúp cho cái tâm của mình nó trở về thanh thản, bất động, để nỗ lực trên con đường tu tập. 

Chớ đừng để cho nó buồn. Nó buồn, nó làm cho mình không có ngủ nghỉ được, rồi nó lại buồn làm cho tâm của mình ngồi ức chế nó mà không giải quyết được cái gì. Nó không có đem đến chỗ lợi cho con đâu. 

Cho nên, bây giờ có cái trạng thái buồn, giận hờn, thương ghét, tất cả những cái này đều là đặt ở trước mặt, dùng cái Định Vô Lậu mà quét sạch, dùng cái quán xét, tư duy để mà đập nó ra hết, không có để trong tâm của chúng ta. 

Cho nên, chúng ta sống một đời sống thanh thản, tâm bất động thì mới là đúng cái nghĩa của ly dục ly ác pháp của Phật. Rồi từng đó mới tập cái hơi thở để lần lượt tịnh chỉ các hành để mà nhập vào các định thì nó đúng cách. 

Cho nên, đừng có nghĩ rằng… Thầy nghĩ rằng trong hiện giờ các con tuy tuổi lớn nhưng mà có gặp Thầy, có gặp Chánh Pháp, thì nếu mà tu kỹ lưỡng từng cái bước đầu tu như thế nào, cũng như trong cái tập nhật kí của cô An Tịnh viết đây, thì từ khi mà vào đây tu tập thì thường là tu cái Định Niệm Hơi Thở nhiều nhất. 

Kế đó sau cái giáo án này thì hầu như là có cái sự thay đổi rất lớn là phải tu đúng vào cái Định Vô Lậu, làm cho cái tâm của mình nó phải ly dục ly ác pháp ra. Nó làm cho cái tâm không có buồn khổ, không có giận hờn, trước cái hoàn cảnh nào nó cũng đem đến cho mình có một cái tâm an vui. 

Do cái chỗ tu tập như vậy thì cái định Hiện Tại An Lạc Trú tu nó ít lại nhưng mà cái kết quả thấy nó cao hơn. 

(01:21:05) Còn hồi trước tu dữ tợn, cứ liên tục lo cái hơi thở, mà tu riết rồi cứ năm, mười hơi thở, cứ đi năm, mười hơi thở, cứ đi, mà mãi thấy hoài mà vọng tưởng nó vẫn còn, mà hôn trầm nó cũng chưa sạch. 

Còn bây giờ, thì nó có nhiều cái thay đổi, hôn trầm thì nó cũng còn chớ không phải hết, nhưng nó không làm chủ được mình nữa. 

Còn về cái phần Hiện Tại An Lạc Trú trong hơi thở thì tu ít nhưng mà chất lượng nó có cao hơn. Nhiếp tâm vô thì hoàn toàn chủ động, không có để một cái niệm mà nó xen vô trong cái hơi thở của mình. Đó, tu ít nhưng mà chất lượng cao. 

Đồng thời thì cái tâm của mình càng ngày trước cái ăn, cái mặc, cái đời sống của mình, nghe coi nó xả xuống rất nhiều, nó thanh thản cuộc sống. 

Thì thấy như vậy đó là mình đi dần đến cái con đường giải thoát chớ gì? Nó rõ ràng. Cứ tiếp tục như vậy là có ngày sẽ đi đến cuối cùng chớ không phải là không đi đến cuối cùng. 

Cho nên, tu đúng thì chúng ta sẽ thấy con đường chúng ta càng ngày, mỗi ngày chúng ta đều có một cái sự tiến bộ ở trên cái chỗ đó. Nhất là cái Định Vô Lậu mà các con tu đúng rồi ngày hôm nay, ngày mai các con thấy cái tâm của mình thay đổi rồi. 

Thay đổi là vì trước cái vật gì nó cũng không có dính mắc, nó cũng không buồn khổ hết. Nó tiết kiệm nước mắt lắm, nó không bao giờ khóc đâu. Bởi vì, nó hết cái lậu hoặc rồi, nó không có biết khóc nữa. Mà nó biết cười, nó biết vui chớ nó không biết khổ nữa, nó hết khổ rồi. 

Còn trong lúc chúng ta còn cái lậu hoặc thì luôn luôn chúng ta có cái sự khổ đau, có cái sự làm cho tâm chúng ta có lúc vui, lúc buồn, lúc thế này lúc thế khác. 

Chúng ta chưa thấy những nghịch cảnh là cái pháp mà giúp cho chúng ta giải thoát được. Mà cái thuận cảnh nó làm cho lớn cái ngã của chúng ta ra. Tưởng là an chớ sự thật chưa an. 

Cho nên, trong tất cả những cái môi trường, cái hoàn cảnh mà các pháp nghịch đều là những cái pháp tốt cho cái người tu tập giải thoát của đạo Phật, làm cho chúng ta ly được cái tâm dục, tâm ham muốn của chúng ta và các ác pháp dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. 

Chúng ta càng gặp nó nhiều thì tâm chúng ta mau tiến bộ chừng nấy. Mà lâu lâu mới gặp một lần thì tu chậm. 

Cho nên, muốn cho gặp được nhiều thì cũng khó lắm chớ không phải dễ. Hầu hết là các con mà chuyên tu không, không ai tới thất ai thì chắc chắn là khó gặp cái pháp đó lắm. Còn cái pháp mà người này đi đến thất người kia, người kia đến thất người nọ, thôi chuyên môn mà nói chuyện. 

Mà cái người biết tu thì nó giải thoát mau lắm, mà người không biết tu thì nó lôi xuống địa ngục cũng mau lắm. Bởi vì nói chuyện với nhau nó xúm nhau nó lôi đi xuống dưới hết. Cho nên, nó cũng là nguy hiểm, nhưng mà cũng được giải thoát. Các con hiểu chưa?

Như vậy là cố gắng để tu cái Định Vô Lậu cho nhiều đi, các con nhớ phải không? Đây là cái giáo trình của Thầy rõ ràng mà. 

Phật dạy phải tu Định Vô Lậu chớ. Còn định Hiện Tại An Lạc Trú chỉ chẳng qua là chúng ta muốn làm chủ cái thân với muốn bay lên trên hư không mà chơi thôi, cái chuyện đó chuyện về sau. 

Cho nên, mình đợi mình tu cái này cho xong đi, cái tâm nó bất động rồi thì mặc tình mình muốn ngồi ở trên hư không thì lúc đó mình ra lệnh cái thân mình nó bay lên trển nó ngồi chơi thì cái chuyện đó nó không còn khó nữa. 

Còn bây giờ, cái tâm của mình nó còn như một cái đống rác ở đây. Nó hôi thúi gần chết mà không lo dẹp mà cứ muốn bay trên hư không mà mang cái đống rác trên đó thì bà con ở dưới mình dưới này nó nghe thúi hết trơn!

Phải không? Bởi vì mình đem nó lên trên cao thì mới thúi nhiều ở dưới. Còn mình sạch cái bụng, mình sạch thúi rồi bắt đầu mình bay trển thì nó bay mùi thơm xuống cho người ta nhờ. Chớ còn mình đem cái bụng thúi của mình, mình ngồi trên đầu người ta thì nó khổ người ta chớ sao. Các con hiểu điều đó! 

Mà bây giờ, cái bụng của mình mang ba cái giận hờn, phiền não, ganh tị, tị hiềm đủ thứ này mà trèo ở trên trời mà ngồi ở trển, thì rải xuống ba cái thứ này đau khổ người ta còn vô cùng vô tận nữa, các con hiểu chưa? 

Quét sạch cái này đi rồi cái Định Hơi Thở nó giúp cho các con ngồi trên đó mà ban rải cái hương thơm giải thoát của đạo đức nhân quả, có phải tốt lành không? Chắc chắn là các con sẽ làm được điều đó.

7- NẮM RÕ NHỮNG CÁCH ĐI KINH HÀNH KHÁC NHAU

Tu sinh:... (Không nghe rõ)

(01:24:56) Trưởng lão: Bây giờ, Thầy xin trả lời. Khi mà tu rồi, thứ nhất là thấy cái cơ thể - Thầy có giảng rồi đó các con - thấy cơ thể mình mệt nhọc thì mình thư giãn, mình đi kinh hành thư giãn. Thư giãn làm cho nó trở về với cái trạng thái an ổn mà cái thân và tâm nó khỏe khoắn trở lại. 

Còn nếu mình mà đi kinh hành mình cứ ghìm ghìm cái tâm mình, cứ cột ở dưới chân mình hoài để cho nó tập trung nó biết, hay hoặc là như đi kinh hành để phá hôn trầm thì cái đó lại càng làm cho chúng ta mệt nữa. 

Cho nên, ở đây đi kinh hành thư giãn nó khác, mà đi kinh hành tu Chánh Niệm Tỉnh Thức khác, mà đi kinh hành tu cái tâm từ của chúng ta, ban rải lòng thương yêu chúng ta với chúng sanh khác, mà đi kinh hành phá hôn trầm thùy miên nó khác. Nó có những cái loại đi kinh hành, nhưng mà phải hiểu cho rõ những cái loại đi kinh hành đó. 

Thì trong khi đó chúng ta tu tập, bây giờ chúng ta ngồi thiền nãy giờ nó mệt mỏi quá rồi, bây giờ xả ra nó mệt, bây giờ mình đi kinh hành mình thư giãn, như một người đi vô sự mà nhàn du, họ đi du ngoạn chơi vậy chớ họ không có cái gì bận rộn, thì cái đó, lúc đó là đi kinh hành thư giãn. 

Cho nên, phải nắm rõ những cái pháp mà kinh hành thư giãn, thì lúc bấy giờ hễ cơ thể mệt nhọc thì con nên sử dụng đi kinh hành thư giãn. Mà cơ thể nó khỏe khoắn, nó không có gì hết thì con đi kinh hành tu Chánh Niệm Tỉnh Thức.

Mà con thấy thân tâm con nó khỏe mà con muốn tu tập thêm cái đi kinh hành để mà trau dồi cái tâm từ của mình, cho nên mình đi mình tập trung mình nhìn xuống dưới chân để mình gieo cái lòng thương yêu của mình đối với chúng sanh, mình không đạp, không làm hại chúng sanh thì cái đó là khác nữa. 

Cho nên, mỗi cái nó đều có giúp chúng ta có sức tỉnh thức hết, nhưng mà cái sức tỉnh thức đó nó nằm ở trong cái pháp môn để tu, mà pháp nào nó ra pháp nấy, nó không sai. Đó phải hiểu.

Lời Thầy dạy mà các con tu đúng thì kết quả đem đến các con thấy, bữa nay ngày mai thì thấy nó thành Tiên rồi, ngày mốt thì thành Phật mất rồi, nó không còn thời gian lâu. 

Tức là tu Tứ Vô Lượng Tâm, (tâm) từ.

8- ĐẶT NIỆM TRONG YÊN LẶNG MỚI CÓ TRI KIẾN GIẢI THOÁT

(01:26:47) Về cái phần Định Vô Lậu, dường như là các con cũng lợi dụng mình đi kinh hành tu cái định Chánh Niệm Tỉnh Thức hoặc là đi kinh hành thư giãn bắt cái đầu óc mình suy nghiệm. Bây giờ, nó có cái gì buồn phiền thì mình đặt cái niệm vừa đi mình vừa suy ngẫm. 

Thật ra thì trong cái động mà suy ngẫm thì suy ngẫm cũng tuyệt vời lắm chớ không phải không đâu. Vừa đi kinh hành mà cũng là vừa suy ngẫm một cái chuyện để phá vỡ thì cũng rất tốt, nhưng nó không có đúng cái cách của cái sự tu tập theo đạo Phật. 

Tại sao vậy? Tại vì đạo Phật dạy chúng ta là phải ngồi kiết già lưng thẳng rồi đặt cái niệm. Từ cái niệm yên lặng, cái thân mà nó yên lặng rồi, cái thân yên lặng để… bây giờ thí dụ như con suy ngẫm, con vừa đi con suy ngẫm, thì cái thân con lúc nào nó cũng bị động, nó động đi. 

Cho nên, cái tri kiến của con thì có, cái tri kiến thuở giờ mà con hiểu biết cái này kia, con quán xét nó cũng làm cho con ly cái tâm thương ghét của con, nó làm cho con giảm bớt cái lậu hoặc, nhưng con không khai triển nổi cái tri kiến giải thoát, nó có cái tri kiến. 

Bởi vì cuộc đời con nó có nhiều cái bài học ở trong cuộc đời, nó làm cho con muốn an thì con phải có một sự hiểu biết. Cái sự hiểu biết đó mới giúp cho con để con tự cứu con, làm cho an. 

Cho nên, bây giờ con vừa đi thì cái tri kiến của con nó sẽ phóng ra, nó cũng suy nghĩ cái điều đó. Rồi một số mà mình đã học, hiểu được Phật pháp, thì cái đó là cái tri kiến của mình, nó mới hiện ra làm cho con phá đi cái tâm lậu hoặc của mình. 

Nhưng nó không phải đúng cách của Phật. Đạo Phật muốn làm sao mà chúng ta phóng ra những cái tri kiến giải thoát, cái điều đó là điều quan trọng. 

Nhưng mà muốn phóng ra được cái tri kiến giải thoát thì buộc lòng cái người đó thân phải ngồi kiết già lưng thẳng, mà trong cái cảnh tịch mịch, yên lặng, không có một tiếng động vàng vẻ. Bởi vì Phật mới dạy “thân chuyên nhất cảnh”, cái thân của mình phải chuyên nhất vào một cái cảnh yên  lặng. 

Rồi từ cái cảnh yên lặng đó mình mới đặt cái niệm đó để cho cái pháp quán nó bắt đầu, cái tri kiến giải thoát mình phóng ra. Nó quán xét một cái đối tượng, một cái pháp mà nó làm cho cái tâm mình đang bị lậu hoặc đó. Nó phóng ra, bắt đầu nó quét sạch tất cả những lậu hoặc đó ra bằng cái tri kiến giải thoát mà không phải bằng cái sự vay mượn. 

(01:28:54) Còn bằng cái vay mượn của những cái tri kiến thì vay mượn của những cái hiểu biết từ lâu - cuộc đời con đã từng trải thì nó có cái sự hiểu biết của cuộc đời để cho nó giải quyết cho mình những cái tâm của mình không còn buồn phiền nữa, nhưng nó không thật là cái tri kiến giải thoát của con.

Mà chính con phải đào sâu và triển khai nó bằng một ngày một đêm ít ra con cũng phải bỏ một thời tu cái Định Vô Lậu. Chọn một cái giờ nào đó, con phải khoanh chân ngồi kiết già, tỉnh táo đặt niệm. 

Mới đầu thì nó không phóng nổi đâu, nhưng mà hằng ngày mình cứ cố gắng mình tu tập rồi mình đặt niệm, có một ngày nào đó nó phóng. 

Nó phóng được ra rồi nó sẽ có những cái trí tuệ rất là siêu việt để nó cứu con và đồng thời nó quét sạch các lậu hoặc. Nó ly dục ly ác pháp trong tâm con, con mới chứng đạt được cái Sơ Thiền là nhờ cái tri kiến giải thoát đó. 

Con nhớ như vậy, thì mỗi một ngày một đêm ít ra con phải chọn 30 phút hay là 20 phút ngồi thiền tu cái Định Vô Lậu, chớ không được đi kinh hành mà tu cái Định Vô Lậu. Nhớ chưa? 

Nhớ rồi thì như vậy là đủ rồi phải không?

 

HẾT BĂNG




 


Trích dẫn - Ghi chú - Copy