00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 52 - PHÁP HÀNH TÂM NIỆM PHẬT 02

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:37:51]

 

1- CÁC PHÁP GÂY LO ÂU, PHIỀN MUỘN - KINH VÍ DỤ CON RẮN

(00:00) Trước khi học tu Tứ Bất Hoại Tịnh, quý thầy nghe cái lời dạy này của Đức Phật để suy nghĩ cuộc sống và mọi pháp sanh diệt trong thế gian này như thế nào?

Đây là một cái bài mà của Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết, để trước khi mà chúng ta tu Bất Hoại Tịnh - cái pháp mà làm chúng ta tin Phật, Pháp, Tăng như thế nào để cho nó tròn đầy, thì trước là chúng ta phải hiểu được cái lý của các pháp, của đời sống của con người nó như thế nào mà chúng ta không thể nào thực hiện được cái Tứ Bất Hoại Tịnh. 

Đó, thì như vậy bây giờ Thầy sẽ tiếp tục đọc lại cái bài pháp mà người ta đã hỏi Đức Phật: 

“Bạch Thế Tôn, có cái gì không thực ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn cho mình?”

Nghĩa là cái người này họ hỏi Đức Phật: Có cái gì ở bên ngoài của mình mà nó làm cho mình lo âu, phiền muộn nhất? Thì Đức Phật trả lời:

- “Có thể có, này các thầy Tỳ Kheo, ở đây, chúng ta nghĩ rằng: Cái này chắc chắn là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi nữa. Cái này chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái này”.

Người ấy mà nghĩ, nghĩa là cái người đó đó, họ nghĩ như thế này nè: “Cái này là của tôi nè!” Cũng như bây giờ, Thầy ví dụ như cha mẹ của mình, mình nói cha mẹ của mình đi, bây giờ rủi mà cha mẹ mình chết thì như thế nào? Bởi vì cha mẹ của mình mà, cho nên khi cha mẹ mình chết thì mình có buồn không? 

Cho nên, Đức Phật nói: “Khi mà mình nhận thấy các pháp đó ở ngoài mình chớ đâu phải trong thân mình, mà chính mình nhận nó là của mình thì tức là mình sẽ có sầu muộn”. 

Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh.

Đó, phải sầu khổ như vậy. 

“Này các thầy Tỳ Kheo, như vậy, có cái không thực ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền não cho chúng ta”. 

Bởi vì cha mẹ mình có phải là thực không? Thế mà mình chấp là cha mẹ mình thực thì do đó tức là mình có cái sự phiền não, khi mà người mất đi thì mình có sự phiền não đau khổ. Cho nên, đó là những pháp bên ngoài, tượng trưng, lấy một cái ví dụ như cha mẹ mình, chứ còn bao nhiêu cái nó sẽ làm mình phiền não. 

Như bây giờ cái đồng hồ này, như cái cuốn tập này nó mất đi, như cuộn băng này nó mất đi, nó cũng làm cho mình đi kiếm hay là thế này thế khác. Đó không phải làm cho mình phiền não sao? Đó là tất cả những cái pháp ở bên ngoài chớ không phải pháp ở trong thân của mình đâu, mà nó cũng làm cho mình phiền não. 

Theo đạo Phật mà mình hiểu biết như vậy thì mình mới buông xả nó xuống đi, nó là những cái pháp làm đau khổ, làm cho mình muốn chết đi, làm cho mình sầu muộn đi, nó có sung sướng gì đâu? 

Những cái pháp đó chúng ta phải bỏ nó xuống đi, phải dẹp nó đi, chớ nếu mà chúng ta không dẹp được thì chắc chắc chắn là chúng ta sầu khổ lắm. 

- “Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?”

Nghĩa là cái người hỏi Đức Phật: Có thể có cái gì không thực có ở ngoài mà có thể gây lo âu phiền muộn cho mình? Nghĩa là bên ngoài nó không có cái thực có mà nó có thể gây lo âu phiền muộn cho mình.

(03:19) - “Có thể có! Này các thầy Tỳ Kheo, có người nghĩ như sau: Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi nữa. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy.” Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, không đi đến chỗ bất tỉnh. 

Nghĩa là có những cái vật ở bên ngoài mà cái người đó mới đầu họ không có biết, họ nhận cái vật ở bên ngoài đó như cha mẹ của mình là của mình đi, hoặc là những vật nhà cửa đều là của mình đi. 

Bây giờ đó, họ đã hiểu biết rồi, họ đã hiểu biết tất cả những cái đó là không phải cái vật mà của mình đâu, không có phải là những cái vật đó là của mình, cho nên nó sẽ bị hoại diệt, nó sẽ bị mất mát, nó sẽ bị tiêu mòn đi, nó sẽ bị hao mất đi, nó sẽ không còn cái đó là mình giữ được nó đâu. 

Do đó như cha mẹ của mình bây giờ chết thì mình có buồn không? Nếu mình biết rằng cái đó là không phải của mình, mình không có giữ được nó, nó không là vật thường hằng, thì như vậy là mình có buồn không? 

Nếu mình hiểu được như vậy, khi cha mẹ chết mình có buồn không? Không buồn. Bởi vì mình thấy đó không phải là vật của mình, không phải là cha mẹ của mình, mà đó là cái nhân quả.

Bởi vậy, Thầy muốn dạy cho các thầy thấy, để đi vào con đường mà tu theo đạo Phật, chúng ta không phải là cái người vong ân bội nghĩa đối với cha mẹ.  Chúng ta biết cái công ơn sanh thành của người, nhưng vì cái tâm niệm chúng ta đừng dính mắc nó là cái không thật để rồi khi cha mẹ chết mình sầu muộn, mà mình phải cứu lấy mình. 

Mình biết như vậy là cái không thật, mình không thể nào mà chết thay thế cho cha mẹ mình được, mình cũng không thể nào gánh vác cho cha mẹ mình được. 

Do vì vậy đó mà khi cha mẹ mình chết, mình không có buồn nữa, mình biết rằng cái đó không phải thực của mình mà do nhân quả. Do cái chỗ này thì mình mới thấy được cái cách thức mà tu tập của mình, mới giải thoát được. Đó.

- “Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực ở trong có thể gây lo âu phiền muộn chăng? “

Đức Phật nói:

- “Có thể có…”

Nó ở ngoài đó là tất cả các pháp ở bên ngoài, bây giờ nhắm vào ở bên trong của mình có cái gì đây? Thì cái người này hỏi Đức Phật.

- “Có thể có, ở đây, này các thầy Tỳ Kheo, có người có tà kiến, chấp thủ. Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ có cái này thường còn, thường hằng, thường trú, không hoại diệt…”

Đó là mình có những cái tà kiến, có những cái chấp kiến của mình, mình cho cái này đúng, cho cái kia sai. Đó, mình cho những cái đó là cái đúng của mình và chấp nhận cái đó là cái đúng của mình. 

Vậy cho nên, đó là những cái mà khi cái này nó không thoả mãn cho mình thì mình đâm ra mình buồn, mình đâm ra mình đau khổ, mình đâm ra mình tức tối. 

(06:10) Đó, mình đòi hỏi những cái mà nó chưa phải đúng, thì đó là những cái tà kiến của mình chứ chưa phải là cái chánh kiến. 

Vì cái chánh kiến thì bắt đầu mình phải thông suốt nó, vì đó là những cái ở trong cái tâm của mình mà, những cái đòi hỏi, cái ham muốn của mình đều là nằm ở trong tâm của mình, do đó những cái đó nó làm cho mình đau khổ, làm cho mình phiền não. 

“...Tôi sẽ…” 

Nghĩ như thế nào? 

Người này nghe Như Lai, hay đệ tử của Như Lai thuyết pháp loại trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến này…

Được một bậc thầy, được Phật và đệ tử của Phật thuyết pháp cho họ nghe đó là những cái tà kiến, cái kiến xứ đó, cái cố chấp đó, cái thiên chấp đó, cái thiên kiến đó, cái tuỳ miên, cái miên man ở trong đó, cái sự đòi hỏi ham muốn của mình cái điều đó, mà khi được Phật và các đệ tử của Ngài chỉ rõ cho mình biết cái đó nó không đúng thì từ đó mình phá vỡ cái tà kiến, cái kiến chấp đó đi thì cái tâm của mình nó sẽ được thoải mái và dễ chịu. Cho nên, nó:

…tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sinh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn. Người đó có thể nghĩ như sau...

Chắc chắn, cái người đó khi mà được nghe như vậy đó, cái người đó mà nếu hiểu được thì họ sẽ thấy rằng mình hoàn toàn được giải thoát, hoàn toàn ly được những cái tà kiến, cái kiến xứ đó. 

Còn cái người đó mà không hiểu thì họ lại nghĩ rằng cái lời của Phật và các đệ tử của Ngài nói như vậy là mình đoạn diệt hết những cái tà kiến, những cái kiến xứ, những cái thiên chấp này, thì mình đoạn diệt nó hết rồi, thì tới chừng đó mình ly hết cái lòng ham muốn của mình rồi, mình đoạn diệt rồi, thì bắt đầu nó mất tiêu luôn, mình cũng không còn có nữa, thì đó là đoạn mất hết rồi còn gì?

Người đó có thể nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Người đó nghĩ như vậy rồi đau khổ, sầu muộn, than vãn, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này các thầy Tỳ Kheo, có cái không thực có ở trong ta có thể gây cho ta phiền muộn. 

Đó, nếu mà chúng ta bị cái kiến chấp rồi chúng ta không thoả mãn được những cái đó, rồi chúng ta nghe cái lời của Đức Phật dạy mình phải đoạn trừ cái đó đi, rồi người đó lại khởi một cái nghĩ: Nếu mà đoạn trừ thì mất hết rồi còn gì? Mình phải chấp có một cái gì chớ, để không nó mất hết! 

Cũng như bây giờ nói cha mẹ của mình mà bảo mình bỏ đi, thì Đức Phật dạy như vậy là mình bất hiếu sao? Mình không thương cha mẹ thì còn thương ai? Cha mẹ chết mà không khóc thì như vậy là sao? 

Đức Phật muốn nói đây không có nghĩa là bỏ cha mẹ, mà đây là bỏ cái tâm nức nở, cái tâm than khóc, mà trước cái sanh tử luân hồi của mọi người thì chắc chắn ai cũng phải đi vào con đường đó hết, thì như vậy là mình không khổ. 

Chớ không có nghĩa là bỏ cha mẹ, không có nghĩa là mình bỏ cho ông chết đói đi, hay là để cho ông chết đi, đâu có nghĩa như vậy! Đó là những cái tà kiến, cái kiến xứ, mình chấp sai làm cho mình khổ sở, làm cho mình khổ tâm. Còn mình hiểu đúng những cái lời của Phật dạy thì mình không có khổ và mình thấy mình hết phiền muộn. 

(09:17) - “Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây lo âu, phiền muộn?”

- “Có thể có, này các thầy Tỳ Kheo, có người không có tà kiến như sau:...”

Nghĩa là những cái người mà không có những cái tà kiến, cái kiến chấp, cái thiên chấp của họ, cho nên họ dễ giải thoát lắm, họ mới nhìn thấy:

“Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này mãi mãi.”

Cái người đó có những cái tà kiến như vậy, họ nghĩ như vậy. Nhưng mà khi nghe mà Như Lai và đệ tử của Như Lai nói rồi thì họ không còn dính mắc cái đó nữa, họ buông xuống.

Cũng như quý thầy yêu cầu Thầy giảng, thì Thầy lần lượt Thầy cũng sẽ giảng cho quý thầy nghe hết chớ đâu phải không giảng. Nhưng mà trên cái bước đường mà giảng giáo án nó phải đi tuần tự để chúng ta xây dựng lại một cái đường lối, không riêng gì một người nào hết mà đây là dựng lại nền Phật pháp, thì công việc của quý thầy mà hôm nay ngồi nghe được là cái phước báu của quý thầy được nghe cái đường đi của đạo Phật.

Chớ không phải quý thầy muốn ngay liền, quý thầy học một cái pháp thiền nào đó để về mà tu, thì cái cái ham muốn đó là cái ham muốn sai, nó không đúng. 

Quý thầy phải hiểu được cái chỗ đó. Cho nên, nó đưa đến cái chỗ bất mãn của quý thầy, nó làm cho quý thầy không thoải, không toại nguyện được quý thầy. 

Nhưng mà Thầy làm sao - khi Thầy là người dựng lại cái đường đi của đạo Phật cho nó đúng cách để cho người sau, không riêng gì quý thầy hiện diện có mặt ở đây, mà còn biết bao nhiêu người đang mong đợi nó. 

Cái nhiệm vụ của quý thầy là nghe, không phải là để giải thoát liền bây giờ, để nghe rồi còn phải suy tư, còn phải chín chắn, còn phải giải quyết, còn phải lo lắng như thế nào để sắp xếp một đời sống của mình như thế nào để đi được trên con đường này, thì nó là cái vấn đề quan trọng của quý thầy. Quý thầy phải hiểu. 

Còn nếu mà quý thầy đòi hỏi ở trên cái quý thầy cấp thời thì tức là quý thầy không thấy được cái vấn đề, cái giai đoạn cuối cùng mà Thầy nói ra cái lời này. Nếu mà Thầy thấy rằng không có đủ duyên độ chúng sanh thì Thầy chẳng làm mất lòng ai hết, thì Thầy giảng chi cái này làm gì? 

Quý thầy trong cái mùa hạ này mà có đến về với Thầy, các thầy muốn tu thiền như thế nào Thầy chỉ dạy thiền như thế nấy mà thôi, mà muốn tu hơi thở trật Thầy dạy sửa lại thôi. Rồi các thầy cũng chẳng hiểu Phật pháp ra làm sao hết, thì mặc quý thầy, rồi ba tháng hạ này quý thầy trở về chùa quý thầy hoặc về trụ xứ của quý thầy, hiểu được cái gì thì hiểu. 

Bây giờ đến đây, Thầy chỉ dạy về tu hơi thở thì dạy hơi thở, tu cái gì đó thì dạy cái nấy. Quý thầy trật, trúng thì Thầy sửa lại cho cái đúng thôi, rồi trong ba tháng này quý thầy tu đến đâu, mặc, Thầy không có trách nhiệm. 

Còn đây, Thầy dựng lại cái giáo án này tức là Thầy có một cái trách nhiệm với quý thầy từ cái bước thấp đến bước cao, cho nên Thầy mới đem cái sức của mình ra, trong những ngày quá ngắn ngủi, mà đem hết tàn lực của mình ra để xây dựng, để cho quý thầy thấy rõ được con đường đi của Phật pháp và để cho quý thầy có đủ cái duyên mà sau này đem cái giáo án này ra để phổ cập lợi ích cho mọi người. 

(12:20) Còn riêng Thầy thì kể như từ ngày mà ra cái giáo án này thì Thầy ẩn bóng rồi,  thì cái chuyện danh chuyện lợi Thầy còn làm nữa không? Thầy còn đi thuyết giảng nữa không? Thầy còn gặp ai nữa mà Thầy nói, Thầy còn độ ai nữa không? 

Cuộc đời Thầy sống như chết rồi, không còn gì nữa hết. Thầy đã nói rõ ràng mà, những lời này coi như là những lời di chúc. 

Ngày xưa, Đức Phật di chúc cho các đệ tử của ngài lấy giới luật mà làm làm thầy, còn Thầy để lại cái giáo án này là để lại cái lời di chúc của Phật, tức là giới luật của Phật. 

Đó như vậy là thôi. Bổn phận của Thầy coi như là làm xong cái giáo án này là cái trách nhiệm của Thầy coi như độ chúng sanh là xong rồi, còn ai tu được, không tu được đó là phước báu của họ chớ không phải của Thầy nữa, Thầy hết nhiệm vụ. 

Đó thì ở đây, chúng ta phải thấy được những cái pháp mà ở bên ngoài nó làm cho tâm chúng ta đau khổ, rồi những cái pháp mà ở trong do nó làm cho chúng ta đau khổ. 

Đó thì quý thầy đã nhận qua quý thầy, như những cái ý kiến của quý thầy đưa lên, nó là cái ý kiến làm cho nó không có đúng với cái giáo án của Thầy, làm cho nó gián đoạn cái giáo án mất đi.

Đó tới đây, thay vì Thầy phải dạy nó đi từng bậc, từng bậc của cái pháp của Phật, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Trước kia Thầy đã dạy các thầy thấy rằng Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả, rồi đến Tứ Chánh Cần, đó thì bắt đầu bây giờ Tứ Bất Hoại Tịnh, rồi đây sẽ học Ngũ Căn, rồi Ngũ Lực, rồi bắt đầu mới học tuần tự tới những cái Trạch Pháp Giác Chi, rồi lần lượt mới tới Tứ Niệm Xứ, đó, rồi mới Tứ Thiền, rồi bắt đầu mới dạy Tứ Như Ý Túc, rồi mới Tam Minh. 

Trong cái điều kiện đó thì bắt đầu Thầy xen vào Bát Chánh Đạo, tức là từ cái Chánh Kiến như thế nào, Chánh Tư Duy như thế nào, để lần lượt khai triển tám cái nẻo này ra trong những cái pháp tu này, thì trong khi đó Thầy sẽ xen vào bốn cái chân lý, từ cái Khổ, Tập, Diệt, Đạo. 

Như hồi nãy, nãy giờ đây là Thầy xen cái Khổ, Tập rồi nè. Các pháp bên ngoài làm chúng ta khổ tức là Khổ chớ gì? Khổ Tập rồi chớ gì? Đó là cái chân lý. 

(14:30) Cha mẹ mình chết làm sao mình không khổ? Mà bây giờ cha mẹ chết mình vẫn thấy nó là nhân quả, cho nên mình vẫn không buồn mà cũng không vui. Lo hết bổn phận của một người con đối với cha mẹ là hiếu hạnh, chớ không phải ngồi khóc than mẹ tui chết hay cha tui chết đó là cái lòng hiếu của mình đâu!

Như vậy, đạo Phật muốn cho chúng ta thoát ra khỏi cái tâm dày vò đau khổ cho chính mình, mà mình phải thấy, hiểu biết cho nó rõ ràng. Như vậy là Thầy đã dạy gì? Đã dạy Khổ Đế, phải không? Đã dạy Khổ Đế. 

Rồi cái tư tưởng, cái kiến chấp của mình bằng cái này bằng cái kia mà mình không có thoả mãn được mình, mình sanh ra buồn khổ, thì cái này chính là cái chỗ mà chúng ta biết rằng đó là những cái pháp ở bên trong của mình mà mình cũng sanh ra đau khổ đó. 

Cho nên, đó là những cái mà Đức Phật đã nêu ra cái Khổ Đế. Cái Khổ Đế ở bên ngoài, chúng ta thấy các pháp bên ngoài làm cho chúng ta khổ. Rồi cái Khổ Đế ở bên trong ta, nó có những cái pháp làm chúng ta đau khổ. 

Do cái chỗ này mà Thầy đã giảng Khổ, Tập, Diệt, Đạo, như vậy là bốn cái chân lý mà Phật đã dạy chúng ta. Rồi từng những cái mà chúng ta tu tập tám cái nẻo, thì lần lượt nó đều là diễn tả ở trên bốn cái pháp này hết, không có chỗ nào sai. 

Đó, như vậy là quý thầy đã thấy được cái điều mà Thầy đã dạy. Như vậy thì quý thầy sẽ được từ nội tâm của chúng ta, không có các pháp ở trong tâm chúng ta mà làm chúng ta khổ, mà không có các pháp ở bên ngoài làm chúng ta khổ, thì tức là chúng ta ly dục ly ác pháp rồi. Quý thầy thấy rõ. 

Mà ly dục ly ác pháp rồi thì chúng ta sẽ sống như Phật rồi, cho nên Tứ Bất Hoại Tịnh chúng ta sẽ thành tựu được rất dễ. Mà nếu mà chưa ly dục ly ác pháp, muốn tâm mình giống như Phật thì chắc chắn là cũng rất khó chớ không phải dễ. Nói là một lẽ mà không đơn giản được. Vì vậy mà hằng ngày chúng ta phải dùng pháp hành như thế nào để thực hiện cho được Tứ Bất Hoại Tịnh.

2- PHÁP HÀNH TÂM NIỆM PHẬT - PHẦN 2

[Phần 1 ở Giáo án 50]

(16:14) Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục học Tứ Bất Hoại Tịnh. Ở đây chúng ta học Khổ Đế rồi đó. Khổ Đế - các pháp bên ngoài làm chúng ta khổ, bây giờ các pháp ở trong làm chúng ta khổ, chúng ta thấy rất rõ. 

Do chỗ mà chúng ta thân cận được những cái bậc Thánh Hiền, những cái bậc chân nhân, học các pháp của Thánh Hiền, học các pháp chân nhân, do đó các pháp bên ngoài không làm chúng ta khổ, các pháp bên trong cũng không làm chúng ta khổ, do đó chúng ta đã giống Phật, chúng ta đã y như Phật. 

Vậy thì y như Phật thì như thế nào? Chúng ta đã học tới cái tâm thứ tám rồi, bây giờ chúng ta tiếp tục học cái tâm thứ chín. 

9. TÂM PHẬT KHÔNG HIỀM HẬN

(16:55) 9. Tâm Phật không hiềm hận

Đây, quý thầy sẽ nghe: 

Tâm Phật không hiềm hận. Tâm ta niệm Phật thì cũng vậy, cũng giống như Phật, không bao giờ hiềm hận.

Nghĩa là không có bao giờ mà hận thù ai hết. 

Hiềm hận tức là hận thù và hiềm nghi. Hận thù và hiềm nghi là pháp ác, pháp làm cho khổ mình, khổ người. 

Muốn tâm niệm Phật không còn hiềm hận ai, ta phải trạch pháp câu này để dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý: 

“Hiềm hận là hận thù, nghi kị, là pháp ác, làm đau khổ mình, đau khổ người. Ta hãy từ bỏ, đoạn dứt, không bao giờ có tâm hiềm hận ai hết!”

Nghĩa là hằng ngày mình trạch pháp cái câu này ra, mình nhắc cái tâm của mình đừng có hiềm hận. Mặc dù, bây giờ, mình đâu có hiềm hận ai, nhưng mình thường từng phải nhắc nó và mình nhắc nó thì mình sẽ không hiềm hận. 

Đó thì, Thầy nhắc quý thầy sẽ thấy được cái chỗ đó, mà hằng ngày mình chưa có hiềm hận ai hết nhưng mình phải nhắc cái tâm của mình. 

Bởi vì nhiều khi nó tới rồi mình hiềm hận, chừng đó nó đã làm cho chúng ta khổ. Còn bây giờ, nó không có, chúng ta nghĩ rằng mình không có đâu, sự thật ra mình còn tâm phàm phu mà, mỗi mỗi cái nó đều có thể xảy ra cho mình mà. 

Cho nên, mình muốn niệm Phật, tâm mình niệm Phật thì phải giống Phật, mà muốn giống Phật thì mình phải chuẩn bị, phải ngăn ngừa trước những cái pháp để cho tâm chúng ta đủ một cái lực, khi mà gặp cái đối tượng mà làm cho chúng ta hiềm hận thì chúng ta không hiềm hận.

Chớ không khéo chúng ta bây giờ chưa có cái đối tượng hiềm hận thì chúng ta thấy mình không có, rồi mình nói: “Tui đâu có đâu!”

10. TÂM PHẬT KHÔNG GIẢ DỐI

(18:36) 10. Tâm phật không giả dối 

m ta niệm Phật cũng vậy, cũng giống như Phật, không giả dối, không lường gạt, không bịp bợm ai, luôn luôn thành thật, biết sao nói vậy, biết sao làm vậy. 

Muốn cho tâm ta niệm Phật không giả dối, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý: 

“Giả dối, lường gạt, bịp người là một pháp cực ác, làm khổ mình vì tạo hối, làm khổ người vì bị lường gạt. Vì thế, ta phải xa lìa, từ bỏ, luôn luôn ngay thẳng, chân thật!”

Đó là cái câu pháp hướng mà chúng ta hằng phải nhắc đi, nhắc lại trong tâm của mình. 

Nhiều khi bây giờ mình thấy mình không giả dối, nhưng mà sự thật ra nó có cái trường hợp mình không thể nào cầm giữ được cái tâm không giả dối, mà lúc bấy giờ chúng ta không thường ám thị, không thường nhắc mình thì tới chừng đó mình không thể nào mà cầm giữ nó được, kìm giữ nó được, cho nên chúng ta sẽ trở thành giả dối. 

Vậy Thầy nhắc lại:

“Giả dối, lường gạt, bịp người là một pháp cực ác, làm khổ mình vì tạo hối…”

Nghĩa là mình lường gạt người ta rồi cái lương tâm của mình nó cắn rứt, do đó mình cứ hối hận, mà:

“...làm khổ người vì lường gạt người. Vì thế, ta phải xa lìa, từ bỏ, luôn luôn ngay thẳng, chân thật.” 

Cứ nhắc mình như vậy, để đến khi gặp đối tượng thì chúng ta kịp thời đối phó, kịp thời tâm chúng ta không còn giả dối nữa. 

11. TÂM PHẬT KHÔNG TẬT ĐỐ

(20:10) 11. Tâm Phật không tật đố

Tâm ta niệm Phật cũng vậy, giống như Phật, không tật đố ai hết. 

Tật đố là lòng ganh tị, nhỏ nhen, ích kỷ, thường hay làm khổ mình. 

Nghĩa là cái tâm tật đố nó đem lại cái khổ mình chớ không phải khổ ai hết. 

Nếu người có tâm tật đố là người đã tự làm khổ mình, hết sức tàn nhẫn đối với mình. 

Nghĩa là mình có cái tâm tật đố, mình ganh ghét người ta, mình không ưa người ta, mình thế này thế khác, thì tức là mình sẽ đem lại cái sự tàn nhẫn đối với mình, mình làm khổ mình, rất là khổ mình. 

Cái tật đố là cái pháp đem đến cho cái đối tượng, cái người mà có tâm tật đố đó là cái người phải thọ lãnh cái rất là khổ. Nó không làm khổ ai hết, mà mình ngầm ngầm mình ganh tị với người khác thì tự mình mình đã làm khổ lấy mình. 

Cho nên, tâm Phật không bao giờ mà tật đố. Đối với Đề Bà Đạt Đa thì Ngài nói như vậy thôi chớ Ngài cũng không ghét gì Đề Bà Đạt Đa, không tật đố Đề Bà Đạt Đa. 

Nhưng đối với Đề Bà Đạt Đa thì luôn luôn tật đố với Đức Phật, cho nên, tìm mọi cách lợi dụng nhà vua tin yêu mình bằng cách này bằng cách khác để hại Phật. Đó là cái tâm tật đố làm cho Đề Bà Đạt Đa rất là khổ. Còn riêng Đức Phật thì tự tại để vui vẻ mà trả những cái nghiệp đó mà thôi. 

Muốn cho tâm niệm Phật giống như Phật, không có tật đố, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng để nhắc nhở tâm mình, hằng ngày Như Lý Tác Ý: 

“Tật đố là lòng ganh tị, ích kỷ, nhỏ mọn, xấu xa, đê tiện, khiến cho tâm ta đau khổ, phiền não. Ta phải dứt trừ, từ bỏ tật đố đối với bất cứ một ai để cứu mình ra khỏi biển khổ của tâm tật đố xấu xa, đê tiện, hèn hạ! Từ đây phải dứt bỏ đi!”

Nghĩa là cuối cùng thì chúng ta nhấn rất mạnh những cái điều này để không, thấy người ta hơn mình chút là mình cũng đã tật đố với người ta rồi, đó là những cái xấu. 

Do đó vì vậy mà, chúng ta hãy hãy cố gắng mà tu tập cái này, để ai tu tốt hơn mình thì mình mừng, mình hoan hỷ theo cái người tu tốt, chớ mình không có thấy mình ganh ghét.

12. TÂM PHẬT KHÔNG XAN LẪN

(22:17) 12. Tâm Phật không xan lẫn

Tâm ta niệm Phật cũng vậy, cũng giống như Phật không xan lẫn. Xan lẫn là một tánh tham lam, gian xảo cực ác, đã lường gạt biết bao nhiêu người, đã làm khổ biết bao nhiêu người. 

Muốn cho tâm ta không xan lẫn thì ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý để đoạn dứt tâm xan lẫn, tệ hại, xấu xa, hèn hạ đó: 

“Xan lẫn là tâm tham lam, gian xảo, đê tiện, hèn hạ, làm khổ người, tàn nhẫn, nhất là đệ tử của Phật ta phải nỗ lực dứt bỏ, từ khước, xa lìa, ném bỏ như chiếc giẻ rách!” 

Nghĩa là mình ném bỏ nó như một chiếc giẻ rách vậy. Mình phải thấy rằng cái tâm xan lẫn là cái tâm quá tệ, cho nên, chúng ta cứ nhắc nhở hằng ngày, mình ném quăng nó như là ném quăng một chiếc giẻ rách vậy. 

13. TÂM PHẬT KHÔNG PHẢN BỘI

(23:12) 13. Tâm Phật không phản bội

Tâm ta niệm Phật cũng vậy, không phản bội. 

Phản bội là một pháp môn rất ác, phản bội làm hại biết bao nhiêu người đau khổ. Phản bội là tánh hèn nhát, ích kỷ, nhỏ mọn, chỉ nghĩ đến cá nhân mình. Phản bội để mưu cầu sự sống cá nhân, phản bội để mưu cầu lợi danh của mình. Phản bội là những kẻ bán dân bán nước. Phản bội là những người bán tôn giáo, biến tôn giáo thành nghề sống của mình. 

Phản bội biến Phật giáo thành thần giáo làm mọi người lạc hậu mê tín. Phản bội Phật giáo là những kẻ phá giới luật của đạo Phật, ngang nhiên giữa ban ngày ăn uống phi thời, ăn thịt chúng sanh, sống theo dục lạc thường tình thế gian, đó là những kẻ phản bội Phật giáo. 

Phật giáo chỉ sống ba y một bát, ăn xin, còn những kẻ phè phỡn trên nhung lụa, gấm vóc, hưởng dục lạc thế gian là những kẻ phản bội lại Phật giáo, bán đứng Phật giáo cho ma vương. 

Họ lường gạt Phật tử bằng mọi hình thức để móc tiền Phật tử, lợi dưỡng cá nhân của mình. Họ lợi dụng những danh từ “từ thiện” bằng cách này, bằng cách khác. Họ giống như những tay địa chủ giàu có trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Họ ăn trên ngồi trước trên danh và lợi của mọi người mà pháp luật không bắt tội họ được. 

Họ là những kẻ phản bội Phật giáo, làm ngược lại đời sống của Đức Phật, làm ngược lại đạo giải thoát của Đức Phật. Họ phản bội lại giáo lý của đạo Phật, họ làm giáo lý của đạo Phật đảo lộn, khiến cho mọi người mờ mịt, mê man, không biết đâu là chánh pháp của Phật, đâu là tà pháp của ngoại đạo. 

(25:17) Phật giáo ngày nay mà ra nông nỗi này là do một số đệ tử Phật đã phản bội lại Phật giáo. Nhưng chúng ta không thể kết án họ, vì họ là những người u mê, không biết, chỉ đi theo gót của người xưa, liếm gót của người xưa, nhai lại đờm dãi của người xưa. Họ chỉ nghĩ rằng: Người xưa, xưa bày thì nay làm hoặc là “tổ tổ truyền nhau”. 

Họ chỉ lấy những cái lời như vậy để cho họ làm theo những cái gì mà nó phản lại Phật giáo, phản bội lại Phật giáo. 

Họ cho rằng xưa bày nay làm mà, tui chẳng biết gì hết, hồi nào các thầy các tổ làm sao bây giờ dạy tui, tui làm vậy, tui không có làm khác các thầy, các tổ được. Phật giáo bây giờ nó vậy là tui làm vậy à, chớ tui không làm sai. 

Tổ tổ truyền nhau như thế nào thì bây giờ tui cứ theo tổ tổ tui tu tập, tui làm như vậy, tổ có vợ con thì tui cũng có vợ con. Mấy người nói gì nói, tui chẳng có nghe theo. Đó, những cái đó gọi là phản bội lại Phật giáo. 

Bởi vì mình phải nhìn cái gương hạnh của Phật và chúng đệ tử của Phật ngày xưa và nhìn lại các tổ của mình thì mình thấy nó có xa quá xa. Do đó, chúng ta không nên trách cứ những người này mà chúng ta nghĩ đến những người sai lạc xưa kia để bây giờ chúng ta đang sai lạc, rồi bây giờ chúng ta cố chấp cái kiến chấp đó mà chúng ta không chịu buông ra mà cứ sống mãi như vậy gọi là phản bội lại Phật giáo. 

Không phải họ là những người không hiểu Phật pháp vì giáo pháp của Đức Phật còn để lại rõ ràng, nhưng họ vì ngũ dục lạc thế gian mà làm mờ mắt họ. 

Nghĩa là bây giờ, các thầy biết rõ họ biết giới luật của Phật không ăn uống phi thời nè, không cất giữ tiền bạc nè, không xây chùa to tháp lớn nè, mà họ cứ mãi họ làm thì không phải là họ không biết Phật pháp! 

Giáo lý giới luật của Phật rất rõ ràng, cụ thể như vậy, hằng ngày chúng ta có những cái tạng kinh như tạng kinh Việt Nam bây giờ đã in ra như vậy thì chúng ta đã thấy rất rõ rồi, từ cái tạng kinh A Hàm, bốn cái bộ kinh A Hàm và đến cái tạng kinh Nikaya đều là quá rõ ràng, không còn cái chỗ nào là sai nữa hết. 

Thế mà họ vẫn ngang nhiên họ sống ở trong cái dục lạc, rồi họ chỉ nói tổ tổ truyền nhau hay xưa bày nay làm thôi, chớ còn họ chẳng biết cái kinh điển này. Cho nên, họ phi đi những cái giáo lý chân thật của Phật đi, họ chẳng còn biết, mà họ ở trên cái dục lạc đó mờ mắt họ cho nên họ chẳng còn biết cái gì hết. Đó như vậy, họ chỉ nghĩ rằng cái đời sống của họ phè phỡn là sung sướng ở trên dục lạc mà thôi.

(27:51) Hôm nay thì chúng ta thấy rất rõ những cái điều này, vì thế đó là những người phản bội lại Phật giáo. 

Đâu phải là… kinh sách của Phật không có thì chúng ta cũng cho họ rằng không hiểu, còn đằng này kinh sách của Phật có, mà thậm chí Thầy nói những người dạy kinh sách Phật đó cho những người khác, cho những người hậu sinh này nghe những cái giáo lý đó mà họ vẫn sống không có đúng những cái lời Phật dạy đó, thì như vậy là họ như thế nào? 

Đâu phải họ không hiểu! Họ hiểu mà họ cố phạm chớ không phải là không hiểu. Họ hiểu mà họ phản bội lại Phật giáo chớ không phải là họ không hiểu. 

Dục lạc thế gian làm mờ mắt họ, làm tối đen đầu óc của họ. Họ mượn chiếc áo tu và chiếc đầu của tu sĩ để sống trong lợi dưỡng, danh lợi của thế gian và còn được mọi người kính phục, lạy lễ nữa, chẳng khác nào như Vua Chúa. Họ làm những Đại Vương, Tiểu Vương, đâu đâu chúng ta cũng gặp, ông nào cũng ở trong cung vàng, điện ngọc

Tức là chùa to, tháp lớn đó. 

Họ tu hành chẳng ra gì, giới luật chẳng nghiêm túc gì, mà chùa cất lên thì hằng hằng tỷ bạc. Họ tu hành chẳng ra gì, giới luật không có gì, không có giới nào mà họ không phạm, thế mà khi họ chết nằm xuống, xây tháp vĩ đại, đồ sộ như lăng nhà Vua. Tiền của ở đâu mà họ xây dựng đồ sộ như vậy? Cả mồ hôi nước mắt của bao nhiêu tín đồ Phật giáo. 

Một ngôi chùa vĩ đại người ta ca ngợi là kim cổ kỳ quan thế giới là một thời đại đau khổ nhất của dân tộc đó. Nhà Vua Phật giáo độc tài này bắt dân chúng sưu cao thuế nặng để làm công trình vĩ đại này. Biết bao nhiêu xương máu của người dân nước này đã tô đắp lên những kỳ quan, những bức tường vĩ đại. 

Để đi ngược lại thời gian, ta sẽ nghe tiếng ca thán tận trời xanh lúc bấy giờ. Là người dân hiền lành, làm sao kêu gọi thấu trời?

(30:07) Nghĩa là bây giờ chúng ta ai mà có đến thăm cái Chùa Vàng, chùa bạc, cái đền Angkor mà ở trên đất nước Campuchia chưa? Chúng ta thấy cái công trình vĩ đại mà người ta gọi là kỳ quan thế giới đó, thì lúc bấy giờ dân tộc đó họ sẽ như thế nào? 

Sưu cao thuế nặng, họ phải chết, họ phải bỏ thân xác họ để mà xây dựng cái ngôi chùa đó trong một cái thời đại, trong năm năm, mười năm, hai chục năm để hoàn thành một cái chùa mà đẹp đẽ. Cái gì mà vĩ đại mà gọi là kỳ quan thế giới thì chúng ta biết rằng cái khổ đau của bao nhiêu người ở trong cái đất nước đó. 

Họ đâu có bắt dân Việt Nam mình qua đắp cái cái chùa đó được, họ phải bắt dân họ chớ! Họ phải bắt họ phải nộp vàng, nộp bạc, rồi tiền, rồi thuế, rồi này kia, rồi phải còn đi dân công, phải đập đá, phải đào đá mới xây lên được chớ, bao nhiêu người mới bật lên một cục đá lớn vĩ đại như vậy mới xây được cái đền đó chớ! 

Nếu ai có đến thăm mới thấy được những cái công trình mà của những người dân ở lúc đó bấy giờ. Cái nhà Vua độc tài đó họ ra lệnh, nếu người nào mà không làm thì họ giết, họ bắt bỏ tù. Ai cũng sợ chết hết, thành ra phải đem xương đem máu mà xây dựng lên một cái ngôi chùa vĩ đại. 

Thì đạo Phật như vậy, cái giáo lý của Đức Phật như vậy, làm sao mà nhìn những cái điều kiện đó được!

Còn bây giờ, chúng ta nhìn cái chùa mà có hàng tỷ bạc cất lên đẹp đẽ vô cùng, thì chúng ta nhìn biết bao nhiêu là cái mồ hôi nước mắt của người ta mà góp lại để mà xây dựng đó không? Biết bao nhiêu sự đau khổ đó không? Một người mà tu chân chánh người ta không thể nào mà người ta ngồi đó mà người ta ngó được cái sự… 

Vậy mà có người nói: Ông thầy này ổng ngon thiệt chớ, ổng có uy tín ổng mới cất nổi chớ, còn nếu mà cái hạng thường thường làm sao cất cho nổi, chỉ cất tầm vông, trúc tre thôi chớ làm gì mà cất được! 

Đó là họ sẽ nghĩ, so sánh được mà. Cái người giàu có mới cất được cái nhà tường chớ, còn cái người nghèo thì cất nhà tranh chớ làm sao mà cất được nhà tường! Họ so sánh cái kiểu đó. Nhưng một người tu sĩ Phật giáo của chúng ta thì không thể nào mà so sánh kiểu đó được. 

Đó thì chúng ta nhìn thấy cái đồ sộ vĩ đại đó là cái đau khổ. Mà lúc bấy giờ thời điểm đó, chúng ta đi ngược lại cái thời gian thì chúng ta nghe những cái lời mà của những người dân hiền lành đó họ kêu trời. Họ làm sao họ sống được ở trong cái lúc bấy giờ được, cho nên tiếng kêu gọi họ làm sao thấu trời được! Vậy mà cái ngôi chùa đó gọi là thờ Phật thì Thầy chẳng biết làm sao!

Cho nên, Phật pháp nó suy đồi, nó suy đồi khi mà thấy những ngôi chùa vĩ đại mọc lên càng nhiều thì nó suy đồi. Nó suy đồi là như thế nào? Là không có những bậc chân tu, là không có những người giới hạnh nghiêm túc. Nó phản ảnh được cái sự tu hành và cái sự không tu hành rất rõ ràng qua cái hình ảnh. 

Các ông đem những giáo lý vụn vặt gạt người: Cúng dường, xây chùa tháp, tô đắp tượng vàng là được phước báo vô lượng. Lời nói này đã lường gạt biết bao nhiêu người vì tâm tham lam, ham muốn được nhiều phước báo của mọi người nên họ đâu tiếc rẻ tiền bạc cúng dường…

(33:09) Như vậy thì thầy thấy nè, người ta lường gạt họ bằng những cái danh từ rất là bịp bợm: Bây giờ, các cư sĩ, mọi người đều đóng góp để xây chùa tháp, đúc tượng vàng hay chuông đồng này kia thì được phước báo vô lượng. Đời nay thì nó không được chớ đời sau sanh lên thì làm Vua Chúa hoặc là giàu sang, đầy đủ.

Cố gắng đi, bỏ hết đi! Bây giờ mình bỏ cúng dường đi, mình xây được cái chùa thì sau này coi như là cái phước báo đó của quý vị hưởng hết. Quý vị hãy ráng cố gắng đi!

Cái lời nói đó làm cho người ta… Cái tâm tham của người ta mà, người ta muốn được phước báo mà, bây giờ mình bỏ một một đồng à, mà ngày mai mình làm Vua mình có trăm triệu đồng, không phải sướng sao? Không phải là… Nghe cái phước báo là ai không tham! 

Mà bây giờ nói chung là mọi người, người nào cũng có tâm tham hết à, mà nghe cái chuyện đó là ai không ham! Cho nên, đó là cái lường bịp, cái lời mà lường bịp người ta, để rồi người ta bỏ công bỏ sức ra.

Cũng như bây giờ mấy người không có tiền, mấy người vô đẩy đất đi, đắp nền đi, hoặc là lăn đá đi, phụ đi, cái công đức này nữa sau đó thì mình sẽ sanh lên những cái nhà giàu sang, hay phước báo, hay này kia nọ, đầy đủ, không có thiếu đâu. 

Trời ơi, cái ổng nai lưng ổng làm công quả thiếu điều tới chừng ổng bệnh đau không ai mà cho ông thang thuốc hết. Bởi vì ổng đẩy đá quá nặng, một hôm ổng ráng ổng đẩy để ổng làm công quả cho được trời Phật, cho được chùa phù hộ ổng, cho nên cuối cùng ổng đẩy cục đá nặng quá, ẹo xương sống, ổng về ổng nằm cả tháng ở bệnh viện. Trời đất ơi! Đau đó ai chịu? 

Có phải là ổng vì tham để mình bỏ cái công ra mình làm để cho được cái phước báo lớn vì mình cất chùa mà, mình đem cái công lao ra mình làm công quả mà, cho nên nó được cái phước báo, vì vậy mà ông ta cứ nghĩ phước báo, không ngờ cụp xương sống ông ta, quá trời, ông ta nằm liệt giường mấy tháng trời!

Mà rồi về đó thì nhà cửa không có tiền bạc thang thuốc gì, vợ con nghèo, nheo nhóc gần chết. Không thấy ông thầy chùa mà ổng cho đồng bạc nữa. Không thấy ông chùa đó, ông cất cái chùa giàu chớ chưa chắc là cái ông đẩy đá đó mà được hưởng cái gì.

Cho nên, Thầy nhớ hồi ở trên Chơn Không, quý thầy cũng… Trong khi ở trên đó thì đâu có phải ngồi tu không đâu, nó cũng phải có những lao động chớ! Lao động như thế nào? Đâu có phải lao động mà làm ra cơm gạo ăn, thì bây giờ phải lao động cất những cái thất. 

Mà đất trên núi thì các thầy cứ nghĩ rằng nó xuôi xuôi vầy, làm sao mà làm cái nền được? Ôi thôi quý thầy phải xeo đá. 

Mà đất đá thì nó có cục đá lớn cục đá nhỏ như thế này, lớn quá thì phải kêu mấy ông thợ đá chẻ ra nhỏ, rồi mấy ông mới xúm nhau mà cây mà nạy, nạy cho nó lăn xuống dưới cái bìa triền thấp đó, rồi ở trên này mới đất đùa xuống, cứ đùa xuống cho làm được cái nền, rồi cái nền mới xây được cái thất hay là xây thêm được cái chùa hay gì đó, cứ làm ra, làm ra. 

Mà đất trên núi các thầy cứ nghĩ, làm cho được bằng diện tích như cái trai đường của mình là công lao không phải chuyện dễ đâu. 

Cho nên, có ông đẩy ráng đẩy, làm công quả cho dữ tợn để đẩy cho dữ, cho nên có ông cụp xương sống, hết làm, nằm đó thôi. Vì rung rinh là cái xương sống đau quá, chịu không nổi rồi. Bởi vì ráng đẩy quá nặng, thấy đá mà, các thầy cứ nghĩ đá là không có bao giờ nó nhẹ đâu, mà ráng đẩy làm cho được thì cuối cùng được cái này thì mình thọ lấy cái bệnh. 

Cho nên, ông thầy này chẳng còn ngồi thiền ngồi gì hết, cuối cùng thì hễ sau này khi mà hơi làm gì nặng - nó bớt vậy chớ mà hễ làm nặng cái nó ẹo xương sống lại, cho nên cuối cùng thì ông mang cái tật luôn. Mà sao Thầy không thấy là ông Phật hay là chùa phù hộ ổng chút nào hết không biết, để ông khổ cái đời ổng quá trời vậy Thầy không biết! 

(36:38) Có phải là vì cái công quả để được phước báu hay là vì công quả đó để thọ lấy cái quả khổ? Nhưng trước mặt, Thầy đã thấy cái quả khổ cho ông ta. 

Còn sau này không biết cái quả đó nó có được hay không, hay là như hạt giống mà bỏ trên đường đất mà không đúng cách, cho nên cái hạt giống đó nó sẽ không còn nảy hoa quả để đem lại cái lợi ích cho cái người hưởng?

Cho nên, chúng ta phải sáng suốt, phải trí tuệ, làm một cái việc gì nó phải đúng cái giáo lý của Đức Phật, cái lời dạy của Đức Phật, phải ở trong thiện pháp chớ không được để cho người ta lường gạt mình. 

Những lời này thì quý Phật tử phải suy nghĩ, quý thầy phải suy ngẫm. Chúng ta là những con người, không nên lường gạt người khác mà phải làm đúng, nếu chúng ta không tu thì thôi, mà đã tu thì quyết tu cho đúng để mà chúng ta xin một hạt cơm của người khác, xứng đáng để mà thọ dụng hạt cơm người khác. 

Còn tu không đúng thì cái hạt cơm người khác nó là cái nợ cho chúng ta nhiều đời nhiều kiếp mà phải trả, chớ không phải nói rằng chúng ta ngồi không đây mà chúng ta làm chùa, cất chùa hay là ngồi thiền sơ sơ đây là nó hết nợ đâu.

Quý vị chưa chấm dứt được sanh tử luân hồi thì cái nợ này nó còn mãi mãi trong đời của quý vị, chớ quý vị đừng nghĩ rằng ăn rồi nuốt rồi qua khỏi cổ là tiêu rồi đâu, nó không có đâu. Cái mồ hôi nước mắt, cái nhân quả của người ta thì nó không bao giờ tiêu tan được đâu, dù là một hột cơm. 

Quý vị mà đem cái cái sức mồ hôi của mình mà nuôi mình thì nó không nợ ai. Còn nếu quý vị mà không đem cái mồ hôi nước mắt của mình nuôi mình mà nhờ cái hột cơm của kẻ khác, thì coi chừng mà giải thoát không được thì nó sẽ đời đời kiếp kiếp của quý vị không thể thoát được đâu. Bây giờ chúng ta ngồi không ăn đó, nhưng mà chúng ta không khéo đi đến nơi cuối cùng giải thoát, chấm dứt được luân hồi thì chắc chắn là quý thầy sẽ tiêu. 

Nhớ kỹ như vậy mà đừng có tưởng rằng sung sướng đâu. Giới luật của Phật, nhân quả của Phật nó còn ràng ràng để chỉ cho chúng ta biết cái đường nhân quả, biết cái nợ vay của chúng ta nó dứt hay là không dứt. 

Đó là Thầy muốn nói vì cái tâm tham lam của Phật tử, của những người khác mà mê muội mới nghe cái lời lường gạt này.

…lại còn kêu gọi những người khác nữa. 

Nghĩa là cái người Phật tử đó đó, họ đã nghe cái lời lường gạt đó, họ tưởng đó là cái phước của họ rồi, họ cũng bỏ tiền ra, rồi họ lại nghe ông thầy biểu: Bây giờ Phật tử có quen với ai, cứ kêu gọi họ đi, người đóng góp nữa, mọi người đóng góp vô nhiều càng tốt để cho chùa mình cất được tốt thì công lao của quý vị, nhất là cái công của cô hay của thầy, của cư sĩ lớn lắm đó, nữa sau đó phước dữ lắm, chư Phật gia hộ cho quý vị lớn lắm! 

Cho nên, hầu hết là quý thầy thấy, có một người cư sĩ khéo miệng lường gạt người ta thôi mà bao nhiêu người khác đóng góp vô, có không? Thầy nói thật sự, một cái người mà khéo miệng khéo mồm, họ đi rỉ tai người này người kia một hơi thì năm, bảy chục người, năm, bảy chục gia đình họ đóng góp lại, một người một cắc cắc thấy cũng nhiều rồi. 

Mà có một cái người khéo léo thôi, mà cái người đó là con chim mồi của quý thầy đó. Chớ đâu phải là người nào họ cũng đem đến họ cúng mình đâu, có người đi quyến rũ họ đó, chớ không phải không đâu. Họ khéo lắm chớ không phải là không có đâu. 

(39:53) Mà ông thầy ổng chỉ nuôi dưỡng chừng năm, bảy người mà có cái tài móc nối khéo léo như vậy đó thì cái chùa ổng cất rất dễ. Khéo léo thậm chí như ở Việt Nam đây nè, mà có người Phật tử của họ ở đây mà móc được cái người Phật tử ở ngoại quốc, nói với bà ta bên đó: “Bà có uy tín bên đó, bà nói với Phật tử bên đó đóng góp đi, cất cái chùa cho tốt đi, bà được cái phước báo lớn nhất, còn mấy người kia thì họ nhỏ hơn!”

Do đó cái ông này, cái bà này bả nghe như vậy là mình ra công chớ có gì đâu, mình chỉ ra công mà cái phước mình ngon thôi, mai mốt đây rồi con của mình làm chủ tịch vì mình làm cái này con mình sẽ lên làm chủ tịch được rồi! Cho nên, bà nỗ lực bà đi làm những cái công chuyện này. Nhưng cuối cùng thì đó là cách mánh khoé gạt người ta. 

Ông Phật ổng đâu có cho cất chùa, như các thầy thấy, khi một vị Tỳ Kheo mà cái thất bằng cây lá bị người ta rút đi rồi, cái vị này mới nói: “Cây lá thì họ rút chớ còn mình đắp gạch lên, mình làm cái thất mình ở thì chắc chắn là không ai rút nữa rồi.” Nhưng mà đắp lên, xây được cái thất của mình bằng gạch, bằng đất rồi thì Đức Phật sai các vị Tỳ Kheo đập bỏ hết. 

Đó, ngay cả những cái câu chuyện ở trong cái thời Đức Phật như vậy là chứng minh rõ ràng Đức Phật đâu có cho chúng ta sống ở trong cái nhà bằng gạch chắc chắn đâu! Chúng ta chỉ sống tạm bợ, bữa nay ở đây, mai đi chỗ khác, có gì mà phải xây cất kiên cố như vậy? 

Đó là những cái… Vì vậy mà Thầy nghĩ rằng ngày nay mà chúng ta trở lại đất Phật, chúng ta thấy còn những cái khu rừng hoang vu không có gì hết, mà vì vua chúa muốn giữ lại cái di tích lịch sử đó mới xây cất cái chỗ này chỗ kia để làm lại cái di tích của Phật, chớ ngày mà ngày Đức Phật còn ở tại đó, chắc chắn là toàn là thứ chòi tre vách lá, chớ không bao giờ mà có một cái nhà bằng gạch bằng ngói gì hết. 

Thậm chí như nhà Vua mà đi cất cho những vị tăng Tỳ Kheo đó toàn là chòi lá không, không phải là ý kiến của ông Phật sao? Chớ không lẽ tui Vua Chúa mà tui cất cho quý vị như vậy sao? Đó, các con hiểu điều đó. Cho nên, hầu hết là trong cái thời Đức Phật đều là - Thầy nghĩ rằng chòi tranh vách lá, do đó nó không dính mắc các đệ tử của Phật. 

Ở đây, chúng ta muốn nói vàn đề là cái chỗ mà phản bội, mà cái tâm phản bội là cái tâm rất xấu, một người mà phản dân phản nước, tức là phản bội lại dân nước. Trong cái thời chiến tranh chúng ta thấy cũng có người bán dân bán nước chớ đâu phải, vì cái cá nhân, vì cái lợi dưỡng của họ. Còn những người bắt buộc thì chúng ta không nói vì cái hoàn cảnh của họ bị bắt buộc. 

(42:15) Đó là một cái điều kiện mà chúng ta thấy, là một cái người tu, nhiều khi chúng ta phản bội lại Phật giáo. 

Những người Phật tử làm mối lái kêu gọi các Phật tử khác cúng dường bằng cách này bằng cách khác. Riêng đời sống của họ càng ngày càng không thấy phước ở đâu…

Càng ngày thì càng không thấy phước ở đâu.

…mà thấy những tai hoạ xảy đến cho những người này, mà không thể lường được những tai họa đó. 

Thầy có biết được một cái người Phật tử đó, Thầy không nêu cái tên họ ra đây, nhưng mà Thầy biết rằng cái người Phật tử đó họ thường hay kêu gọi Phật tử chỗ này chỗ kia để đóng góp, để mà xây chùa, hoặc làm cái này kia, gọi là Phật sự đó. 

Cái người Phật tử này cũng lanh lợi lắm, cũng mồm mép lắm, kêu gọi người này người kia, làm cho người nào mà nghe bà ta nói thì cũng rất là thích thú để mà cúng dường hết, chớ không có người nào mà từ chối cúng dường hết. 

Do đó mà cuối cùng thì Thầy đã quan sát được cái gia đình của cái người mà làm công việc ích lợi. Bà ta chẳng có ăn có uống gì ở trong cái đồng xu đồng điếu nào ở trong cái sự mà kêu gọi cúng dường hết, chỉ làm xong rồi kêu gọi được bao nhiêu tiền là giao cho ông thầy hết, chớ không bao giờ mà bà có cất một đồng riêng gì hết. 

Nhưng cuối cùng thì Thầy thấy, con bà hết đứa này đau tới đứa kia đau, hết đứa nọ, rồi gia đình xảy ra chuyện này, gia đình xảy ra chuyện khác, cuối cùng thì tới bà, bà cũng là đau muốn chết bà luôn luôn. 

Mà bà làm phước, tại sao mà… Phước cho chùa, xây cất chùa tốt, tháp đồ này kia đẹp mà sao bà lại thọ lấy cái khổ quá như vậy? Rồi cuối cùng còn lại những đứa con khác thì đứa nó như thế này, đứa như thế khác, nó không có đúng là những cái con người tốt ở trong cái xã hội hết.

Đó là những cái mà Thầy thấy trước mặt của Thầy, thậm chí như Thầy thấy thiệt là ngao ngán. Tại sao người ta làm những chuyện phước mà quý thầy nói là phước báo lớn, thế mà người ta cố gắng người ta làm giúp cho quý thầy, mà cái phước đó sao không đến cho người ta mà đến cái tai hoạ cho người ta? Hay là những cái tai hoạ ở đời nào mà bây giờ họ lại chịu? 

Điều này là một cái điều suy luận để mà biện hộ. Họ làm được những cái điều mà hiện lợi ích cho Phật pháp như vậy, gọi là phước, lợi ích rất lớn như vậy. Họ chuyển tất cả những nhân quả của họ được, tại sao họ chuyển không nổi? 

Tức là những cái việc làm họ chưa phải là lợi ích lớn, chưa phải là đúng cái lợi ích. Cho nên, do đó họ phải chịu lấy những cái hậu quả của họ đã làm. 

Vì đó là cái hậu quả của sự lường bịp người khác, mà họ là những cái người bị lường bịp của người khác nữa, chính do đó họ đã kêu gọi những người khác lường bịp những người khác bằng những cái lời nói mà của các ông thầy đó đã nói cho họ như vậy. Cho nên, cuối cùng thì họ phải chịu lấy những cái hậu quả cho cá nhân họ rất là nhiều. 

Còn những người khác thì người ta không kêu gọi ai hết, chỉ đến kêu gọi người ta đóng năm ngàn, mười ngàn, một trăm, hai trăm ngàn rồi thôi, người ta không cần kêu ai thì người ta ít có tội hơn. Còn bà này bả đóng  một trăm, hai trăm ngàn rồi để lo mà cất chùa rồi, bà còn kêu thêm những người khác phụ vô cất chùa nữa, kêu từ mười người, hai chục người, trăm người, ngàn người, kêu đóng góp vô. 

(45:23) Cũng thí dụ như bây giờ ở trên một cái chuyến xe mà đi trẩy hội ở Chùa Bà, khi về đây thì mọi người người ta đâu có chuẩn bị là người ta cúng dường cho chùa mình đâu. Nhưng có cái bà hay hoặc ông cư sĩ nào đó bắt đầu đến đây, thì cái thoả mãn của ông ta là muốn đến đây được nghe Thầy thuyết pháp, ông ta xin, chớ mấy người kia họ chỉ đi chơi thôi chớ họ đâu có nghĩ điều đó đâu, do đó ông xin Thầy thuyết pháp. 

Đây Thầy nói đây là cái sự thật mà, sau đó thì được Thầy chấp nhận, Thầy thuyết pháp qua cái điều kiện ông ta hỏi. Hỏi như thế nào đó, Thầy thuyết pháp ông ta nghe nó nuốt lý quá, hay quá.

Cho nên, bây giờ một mình ông thì có năm ngàn bạc làm sao cúng coi được, cho nên cái bắt đầu ông ra ngoài ổng rỉ: “Bà con mình đến đây, cái chùa người ta vậy vậy đó, bây giờ nhìn chùa người ta bằng tầm vông trúc tre không, mấy chùa kia giàu, thôi mấy bà bỏ khá khá đi, cúng dường coi cho nó được!” 

Lợi dụng cái chỗ tầm vông trúc tre Thầy chỉ để cho người ta bỏ tiền nhiều hơn. Phải không? Do đó người bỏ ra năm ngàn, mười ngàn, hai mươi ngàn, mà trên cái xe đò đó khoảng độ chừng sáu chục người hay trăm người đi thì bắt đầu bây giờ thành một cái số tiền quá nhiều, phải không? 

Cho nên, do đó có nhiều người họ động lòng, họ thấy cái chùa bằng tầm vông trúc tre này, ông thầy nghèo quá, nhìn cái thất ông thầy ổng nghèo quá, thôi bà ta còn bao nhiêu tiền: “Thôi bây giờ mình đi về rồi, chớ mình đâu còn đi chơi nữa, bao nhiêu tui dốc hết tui cúng dường cho ông thầy.” 

Bởi vì cúng dường được vậy là được phước, cho nên họ cứ nghĩ rằng như vậy được phước, cho nên họ dốc hết họ đi về. Trời ơi về tới chồng hỏi: “Bà đi bà mang tiền hết đi, giờ còn đồng nào không?” Nói: “Tui cúng dường hết rồi”, trời ơi ông chồng nói: “Trời ơi! Ngày mai không có cơm ăn, bà mang kiểu đó chắc chết cả đám!” 

Đó, đó là những cái khổ mà mình không thấy. Mà hồi đó cái ông kia tha thiết nói nghe cũng có lý, thôi mình bỏ hết. Nhưng mà sự thật ra mình không thấy được cái khổ của cái gia đình của mình. 

Thầy nói những cái ví dụ đó, vì cái lòng đó, nhưng nếu mà nơi đó mà chuyên tu đúng cách thì nó cũng được phước báo, mà nơi đó giới hạnh không nghiêm túc mà mình cũng bị người ta gọi mình cúng dường như vậy thì nó chẳng phước báo gì cho mình mà đem đến sự đau khổ cho chính mình.

Phản bội là một pháp rất ác, nhất là những người tu theo đạo Phật mà phản bội lại Phật giáo, phá kinh sách Phật, thêm thắt đủ điều, viết bậy bạ, không đúng giáo pháp của Phật.

Đó như các thầy thấy họ viết giới bổn không? Họ thêm cái này thêm cái kia, như vậy làm sao mà đúng được cái giới bổn! 

Sống phá giới luật, viết dịch sai lệch, hoặc thêm, hoặc bớt không đúng giới luật của Phật, để lại cho đời sau không biết đâu là chánh pháp của Phật, đâu là tà pháp của ngoại đạo. 

Đó thì, quý thầy thấy bây giờ kinh sách mình đọc, mình chẳng biết cái đâu hết à. Nhiều khi lại cấm không có cho chúng ta chỉ, phê bình người tu sĩ sai, đúng về phạm giới nữa, cấm người nào nói đọa địa ngục, làm cho chúng ta thấy biết mà ngao ngán quá không dám nói. Nói ra mình đọa địa ngục á! Cho nên, ai cũng không dám nói hết. 

(48:15) Vì vậy mà, các ông thầy lừng, lừng cho đến khi mấy ổng lái xe chạy, cảnh sát thổi, tui hết quét quét không muốn dừng nữa. Đó là quý thầy thấy không? Đến cái mức độ như vậy đó. Cảnh sát cũng lắc đầu, nó cũng sợ luôn mấy ông thầy. 

Làm cho đời sau bỏ đời tu hành mà không đi tới đâu được…

Nghĩa là người ta vào tu là người ta - ai mới bước chân vào tu người ta cũng quyết đi tìm con đường giải thoát hết. Nhưng mà lần lượt, lần lượt rồi cái đời của người ta nó biến thành một cái đời sống hình thức của đạo, mà cái đời sống lại là đời sống của thế gian. Người mà biết suy ngẫm một chút người ta đau khổ lắm. 

Nghĩa là quý thầy hôm nay mặc chiếc áo đạo như Thầy, đầu tròn như thế này, quý thầy xấu hổ lắm. Chúng ta nếu mà biết được, chúng ta thấy đau lòng lắm, mà xấu hổ lắm. 

Làm sao cho mình được giải thoát, làm sao cho mình đã đi tu rồi không thể đi tìm cuộc sống một cách hèn hạ ở trong chiếc áo tôn giáo đâu, không thể nào ăn bòn ăn rút của người Phật tử đâu. 

Chúng ta có sức khỏe, có nghề nghiệp, có những cái việc làm, chúng ta có tiền chớ đâu phải chúng ta là những người mà không làm ra tiền sao? Thế mà chúng ta ngồi đó mà bòn rút từng đồng từng cắc của Phật tử, nhất là bòn rút của phái nữ. 

Mấy ông cư sĩ chớ khó ăn của mấy ổng lắm á, chớ còn mấy bà đó, nói ngọt ngọt hay nói cái gì mê tín là mấy bà mê lắm, bỏ tiền ra hết của. Cho nên, hầu hết là đi chùa, hầu hết là Thầy nói thật sự, nhìn chung đi, cư sĩ nam ít lắm mà cư sĩ nữ đầy hết à.

Đó Thầy nói, mấy bà nói: “Mấy ông không đi thôi, để tui đi cho!” Mấy bà giành mấy ông đi hết. Cho nên, mấy ông mà đi thì ít có khi cúng dường mấy ông thầy lắm, mà mấy bà đi thì bao nhiêu cũng tuôn ra hết. Đó cho nên vì vậy mà chùa phần nhiều chúng ta thấy là Phật tử nữ, Phật tử nam ít lắm, một hai người, không có nhiều. Đó.

…đời chẳng ra đời, mà đạo chẳng ra đạo, rất uổng phí cho tất cả những tu sĩ Phật giáo hiện tại trên thế gian này. 

Nghĩa là chúng ta nói tất cả tu sĩ trên thế gian này, không riêng gì đất nước Việt Nam, mà tất cả mọi đất nước ở trên cái thế gian này, trên hành tinh này, người mà theo đạo Phật bây giờ họ chẳng có biết đường nào mà đi hết, họ chẳng biết cái lối nào mà giải thoát cho họ, họ sống theo cái kiểu nửa đời, nửa đạo, nó không ra gì hết à! 

Dục lạc thì cũng ham mà ham không trọn, mà đạo muốn tu giải thoát thì giải thoát cũng không đầy. 

Cho nên, từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc đều là phải thấy hình thức của tu sĩ là phản bội lại Phật giáo. Cái lối sống của họ là họ phản bội lại cái giáo lý của Đức Phật, cái giới luật của Đức Phật. Cho nên, chúng ta thấy, chúng ta biết họ là phản bội lại Phật pháp. 

Họ sống trái ngược với những người tu sĩ Phật giáo ngày xưa. 

Nghĩa là những Thánh Tăng ngày xưa thì chúng ta thấy gương hạnh của các Ngài, bây giờ tu sĩ chúng ta nó trái ngược trở lại chớ không giống chút nào hết. Bây giờ, chúng ta tìm lại những cái điều mà chúng ta cần phải tìm hiểu đó, thì chúng ta mới thấy rõ ràng. 

(51:05) Nếu không phản bội lại Phật giáo, ta phải mạnh dạn, thẳng tay…

Nếu bây giờ chúng ta tìm lại những cái đúng cái sai của Phật giáo thì chúng ta phải mạnh dạn và thẳng tay, chỉ thẳng mặt, không có nể nang, không có vị tình một người nào hết. Bởi vì, đạo Phật là đạo Phật, mà không phải đạo Phật thì đừng có mạo danh đạo Phật được! 

Cho nên, chúng ta phải mạnh dạn, chẳng sợ một ai hết, cứ nói thẳng. Người nào mà phá giới, phạm giới, sống không đúng đời sống Phạm hạnh của tu sĩ của đạo Phật thì chúng ta chỉ thẳng để cho họ sửa sai, để cho họ tránh không có làm cái điều tội ác nữa, để giúp cho họ thoát ra khỏi những cái điều mà họ đã mê mờ, đã lầm lạc. Mặc dù, họ có tìm mọi cách giết chúng ta, chúng ta vẫn thẳng thắn nói. 

Cũng như ngày xưa, ông Galilê, người ta bảo ông chỉ cần ông nói là trái đất vuông là người ta sẽ không giết ông. Thì một nhà khoa học như vậy, người ta vẫn gan dạ trước một cái đám đông như vậy, người ta sắp hành hình ông ta, mà ông nói quả đất tròn thì ông nói tròn chớ sao lại bắt ông nói vuông!

Cũng như bây giờ, giới luật của Phật, Phạm hạnh của người tu sĩ như vậy, bảo chúng ta phải nói sai, làm sao tính chúng ta nói được? Chúng ta phải thẳng thắn. Thà là chúng ta chết chớ chúng ta không bao giờ để phản bội lại Phật giáo. 

Còn chúng ta sợ chết, chúng ta nói thế này thế khác, để mà phạm giới, phá Phạm hạnh của Phật, thì tức là chúng ta là những người phản bội lại Phật giáo. 

Cho nên, chúng ta không phản lại cái sự thật mà chúng ta lại phải nói đúng sự thật. Dù có chết, sự thật cũng là sự thật. 

Một nhà khoa học kia người ta còn không sợ chết mà người ta còn dám nói lời nói đó. Trước một cái giáo hội đông đảo như vậy, người ta đem ra xử cái ông này, người ta bảo ông chỉ cần nói một cái lời nói giữa công chúng đông đảo như thế này: “Cái trái đất này vuông” thì chúng tôi sẽ không bao giờ làm hại ông, mà còn ca ngợi ông nữa, mà ông nói tròn là không được. 

Thì ông nói, quả đất tròn là phải nói tròn chớ sao lại nói vuông? Thì tức là thà chết chớ không bao giờ nói sai cái sự thật. Chúng ta là những người tu sĩ Phật giáo cũng vậy, thà chết chớ không bao giờ nói sai, nói phản bội lại Phật giáo được.

Đó thì, hôm nay, Thầy muốn nhắc nhở quý thầy qua cái chỗ mà chúng ta phải sống với cái tâm Phật không phản bội và chúng ta cũng phải - là người tu sĩ của đạo Phật phải thực hiện cái tâm không phản bội. 

Mà phản bội đây với ai? Phản bội với Phật giáo, phản bội với giáo lý của nhà Phật, phản bội với người khác, mà chúng ta không phản bội với Phật giáo tức là chúng ta sẽ không phản bội lại người nào hết. 

Đó thì những cái điều mà chúng ta cần phải tu học, chúng ta phải hiểu.

…để họ tránh làm điều tội ác, gạt người, bán Phật, bán Pháp, chạy theo lối sống phong kiến vua chúa, chùa tháp to lớn. 

Đó là chúng ta dựng lại Phật giáo, làm tốt lại Phật giáo, thì mới mong có những bậc chân tu của Phật giáo xuất hiện. Còn hiện giờ, Phật giáo mất Phạm hạnh như thế này thì các bậc chân tu thiền đức của Phật giáo làm sao họ còn được? Họ phải ẩn bóng mãi mãi. 

(54:13) Cũng như bây giờ, Thầy là một cái người mà tu hành có những kinh nghiệm có thể hướng dẫn người khác. mà bây giờ Phật giáo như thế này thì làm sao không ẩn bóng? Còn độ ai được nữa, nói ra có ai nghe được nữa! Bây giờ một số quý thầy đang nghe Thầy, chắc gì quý thầy đã nghe lời Thầy hết, quý thầy cũng chưa chắc đã là tin cái lời Thầy. 

Cho nên, tuy rằng nói là nói một lẽ, chớ chưa chắc… Dục lạc cám dỗ ghê gớm, làm gì mà quý thầy sống được những lời nói của Thầy đâu! Cho nên, quý thầy cũng có những kiến chấp và lý luận. Thầy nói là một lẽ, ai mà sống được. Mà sống không được vậy thì Phật giáo có làm gì mà người tu hành giải thoát được đâu? 

Đó là những cái lý luận của quý thầy để bào chữa những cái sai lệch, những cái lợi dưỡng của chính tâm mình mà không thể nào mình thoát ra được.

Câu 1, trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý:

“Phản bội là một pháp cực ác, nhất là người đệ tử của Phật phản bội lại giáo lý của Phật thì còn tệ hại hơn là súc sanh. Tội phản bội ấy phải đọa địa ngục vô lượng kiếp. Ta phải dứt trừ, xa lìa tâm phản bội ấy, hành động phản bội ấy, cuộc sống phản bội ấy!” 

Nghĩa là mình nhìn thấy được cái sự phản bội của Phật giáo của các tu sĩ hiện giờ, thì bắt đầu mình dùng cái câu pháp hướng này, mình không thể nào, mình phải lìa cái tâm phản bội ấy, cái hành động phản bội ấy, cái cuộc sống phản bội ấy. 

Hằng ngày, mình sống mà ăn uống phi thời, đó là mình sống phản bội Phật giáo. Hằng ngày, cái hành động mình thô tháo bằng cách kêu gọi Phật tử này nọ kia góp đóng tiền bạc, hoặc là sống trong nhung lụa, trong đầy đủ thì đó là hành động phản bội lại Phật giáo. Cái tâm ham muốn của mình, cái tâm không ly các ác pháp thì cái đó là mình phản lại Phật giáo. 

Đó là, cái câu này chúng ta trạch ra để mà chúng ta diệt trừ cái tâm của mình, cái tâm  phản bội. Thầy xin nhắc lại: 

“Phản bội là pháp cực ác nhất, là người đệ tử của Phật, phản bội lại giáo lý của Phật thì còn tệ hơn là loài súc sanh. Tội phản bội ấy phải đọa địa ngục vô lượng kiếp. Ta phải dứt trừ, phải xa lìa tâm phản bội ấy, hành động phản bội ấy, cuộc sống phản bội ấy!”

Đó là câu thứ nhất. Câu thứ hai:

“Một tu sĩ Phật giáo mà sống phá giới luật, sống không đúng Phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo là phản bội lại Phật giáo, mọi người biết được, hiểu được sẽ khinh chê, không còn cung kính và cúng dường nữa. Vậy chúng ta là tu sĩ Phật giáo phải sống đúng giới hạnh, không phản bội lại Phật giáo, luôn luôn phải xa lìa tâm phản bội ấy!” 

Đó là câu thứ hai. 

14. TÂM PHẬT KHÔNG NGOAN CỐ

(57:06) 14. Tâm Phật không ngoan cố

Bây giờ tâm Phật nó không ngoan cố, có cái gì thì ông không có cố chấp, ông xả ra, còn nếu mà không thì cứ cố chấp hoài trong tâm của mình, đó là đem lại cái sự đau khổ. Ở đây, chúng ta lấy cái tâm niệm Phật thì cái tâm của chúng ta cũng không được ngoan cố. 

Tâm ta niệm Phật cũng vậy, không ngoan cố.

Ngoan cố là một tánh cố chấp, biết sai mà không chịu sửa, biết tội mà không chịu chừa, khăng khăng giữ đến cùng, không chịu từ bỏ kiến chấp sai lệch giới hạnh, sống phi Phạm hạnh của mình, khi người khác nhắc nhở đến mình còn đặt câu hỏi này câu hỏi khác. 

Khi mà có người mà người ta dạy cho mình, người ta chỉ cho mình đó là cái sự ngoan cố của mình, mình chấp cái chỗ mà mình sống phá giới luật, mình sống không có Phạm hạnh, thì người ta chỉ người ta nhắc nhở mình, thì mình còn đặt câu hỏi này câu hỏi khác: “Ông ta có phải là Phật không, hay là Bồ Tát, A La Hán không mà nói như vậy, mà dám chỉ vạch như vậy - lỗi của tu sĩ hiện giờ?” 

Đó, những cái câu này là câu mà Thầy lặp lại. Có những người khi nghe cái lời dạy của Thầy ở trong cái “Phật Môn Bảo Huấn”, cái cuộn băng thứ nhất là Thầy chỉ cho những tu sĩ hiện giờ là sống như vậy không có đúng cái Phạm hạnh, sống chạy theo những cái dục lạc, thì có một vài thầy họ đặt câu hỏi như thế này: Ông ta - tức là chỉ Thầy đó - ông ta có phải Phật không, có phải Bồ Tát, A La Hán không mà dám nói như vậy? Dám chỉ trích những cái lỗi của tu sĩ bây giờ như vậy? Người ta đặt câu hỏi như vậy. 

Sự thật thì quý thầy thấy rằng, cái vấn đề mà ngày xưa có một vị Tỳ Kheo mà sai đi, phạm cái lỗi đi, thì cái vị cư sĩ đó họ chỉ trích, họ phê bình, thì cái đó có cần phải là Phật không? 

Còn bây giờ quý thầy nhan nhản sai mà nói quý thầy sai thì quý thầy nói: “Có phải Phật không mà nói như vậy?” Quý thầy cái cái sự luận điệu của họ là như vậy. Chỉ có ông Phật nói thì họ mới nghe thôi, còn bây giờ đó, không phải ông Phật nói thì ai nói họ cũng chẳng nghe hết. Ý họ muốn nói như vậy đó. 

Ngày xưa trong thời Đức Phật, những cư sĩ có phải là Phật, Bồ Tát, A La Hán đâu, họ luôn luôn thấy tu sĩ, các vị Tỳ Kheo sai lầm, đều chỉ trích những cái sự sai lầm ấy để cho các thầy Tỳ Kheo sửa lại. 

Còn bây giờ thì, quý thầy rất là ngoan cố, bây giờ mới thấy cái chỗ mà các thầy nói như vậy đó là rất ngoan cố. Mình không thấy được cái lỗi của mình phạm giới, phi Phạm hạnh như vậy, mà bây giờ người ta nói thì mình không sửa, thôi mình làm thinh đi, còn cái này còn ngoan cố để bào chữa mình: “Ông ta có phải là Phật, Bồ Tát không mà dám nói vậy.” 

Đó, thì các các thầy thấy cái lời họ nói như vậy đó, thì các thầy nghĩ như thế nào? Họ rất là ngoan cố đó, đã phạm giới, không sửa mà còn hỏi Phật, Bồ Tát, A La Hán. 

(01:00:10) Nếu quý vị biết họ là Phật, Bồ Tát, A La Hán thì quý vị còn có được gặp họ chăng? Nếu mà phỏng cái ông đó mà ổng nói ổng là Phật, là Bồ Tát, A La Hán, thì khi mà biết họ là Phật, Bồ Tát, A La Hán mà nói mình rồi thì quý vị có còn gặp được ổng nữa không? 

Bởi vậy, ngoan cố là một pháp cực ác, khiến cho người ta cố chấp, không chịu buông xả để đời đời kiếp kiếp đọa ở địa ngục, nợ nần của đàn na thí chủ biết bao giờ mà trả cho hết?

Quý thầy có thấy chăng? Những vị tu sĩ ngoan cố không chịu sửa sai, sống không đúng Phạm hạnh để giờ phút chết, lâm chung để lại một thảm trạng đau lòng cho những người đệ tử cũng như những người tu sĩ sau này. 

Đó cũng là một sự cảnh cáo của những người tu phạm giới, phá giới, phi Phạm hạnh, những người tu sĩ ngoan cố, chẳng bao giờ để ý thầy tổ mình họ để lại những gương xấu đau lòng. 

Mắt họ đã nhìn thấy thảm trạng này, tai họ đã nghe những cực hình này của những bậc thầy của họ, mà họ không có chịu sửa đổi. 

Khi đã thông hiểu được Phật pháp, gần gũi các bậc giới đức đời Phạm hạnh, ta hãy noi gương theo họ, xả tâm ngoan cố, chấp hành giới luật, sống đúng đời sống Phạm hạnh là ta đã thắp sáng lại ngọn đèn của Phật pháp, làm sống lại Phật pháp. 

Chùa to tháp lớn, chúng ta dẹp qua một bên để thực hiện đời sống trắng bạch như vỏ ốc, giải thoát hoàn toàn những sợi dây ràng buộc, thương ghét và đoạn dứt những dục lạc thế gian để thanh thản tiến bước đến mục tiêu giải thoát sanh tử luân hồi hoàn toàn. 

Nghĩa là chúng ta có chùa to tháp lớn, phải dẹp sạch đi, để cho họ đi tham quan đi, đừng có thèm ở trong đó nữa. Bây giờ đi cất cái chòi tranh vách lá nào đó ở trong cái khu rừng hay là chỗ nào yên tịnh, nơi đó để chúng ta thực hiện thiền định, giữ gìn những giới hạnh, sống đúng Phạm hạnh của Phật để ly dục ly ác pháp, thực hiện Định Vô Lậu , xả hết tâm lậu hoặc, thực hiện Bốn Thiền để làm chủ sống chết. 

(01:02:35) Đó là những cái điều mà hiện giờ Thầy thành thật khuyên quý thầy. Ai có chùa to tháp lớn dẹp hết đi, không có còn kêu gọi Phật tử đóng góp để xây dựng nữa. Chùa quá nhiều rồi, xây quá nhiều rồi, tiền bạc đổ xuống đây quá nhiều rồi, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của quý vị đổ quá nhiều, thì quý thầy không nên giữ gìn nó nữa, bỏ nó xuống đi, để chúng ta tìm lấy cái sự giải thoát. 

Vậy ta trạch pháp câu này để thường nhắc tâm ta hướng đến Như Lý Tác Ý:

“Ngoan cố là một pháp cực ác khiến cho ta khó buông xả, khiến cho ta sống phá giới, sống phi Phạm hạnh, sống theo dục lạc thế gian và không chịu buông bỏ. Ta phải đoạn dứt, ta phải từ bỏ nó! 

Ngoan cố hãy đi đi! Đi để cho ta sống đúng đời sống Phạm hạnh, sống không phạm giới, sống ly dục ly ác pháp. Một lần nữa ngoan cố hãy đi đi, đừng có ở đây, không được ở đây, không được bén mảng với chúng ta nữa, đi đi!”

Đó là chúng ta ra lệnh đuổi cái tâm ngoan cố của mình. Hầu như nó ngoan cố, nó dính hoài ở trong tâm của chúng ta, nó không chịu buông ra. 

Thí dụ như, mình muốn cái gì đó mà mình không có thoả mãn được nó thì mình phải dùng cái pháp hướng này mình tu tập mình đuổi nó đi đi, chớ không khéo nó đòi hỏi không được thì nó sẽ thành ra cái tâm nó làm cho chúng ta khổ đau ở trong đó. 

Do vì vậy đó mà, chúng ta phải dùng cái pháp hướng này thì chúng ta biết đó là những cái pháp mà nó là cái pháp ác. Nó làm cho chúng ta rất khổ sở, làm cho tâm chúng ta không được vui vẻ, làm cho tâm chúng ta rất là đau khổ, cho nên chúng ta phải xả nó đi, phải quét sạch nó ra đi, để lần lượt chúng ta đi vào thẳng một con đường giải thoát. 

Từ đó chúng ta phải nỗ lực, từng mỗi cái, mỗi cái mà Phật đã dạy chúng ta trong này là những điều mà chúng ta cần phải tu tập, hết sức tu tập mới có được, chớ còn nếu mà chúng ta không tu tập thì chắc chắn là chúng ta sẽ không đạt được.

15. TÂM PHẬT KHÔNG NÔNG NỔI

(01:04:28) 15. Tâm Phật không nông nổi

Bây giờ từng cái phần nhỏ phần nhỏ để mà chúng ta lấy cái tâm mà niệm Phật, chúng ta phải biết từng cái phần này để mà dùng cái pháp hướng để mà chúng ta thực hiện ở trong cái sự tu tập của mình. 

Tâm ta niệm Phật cũng vậy, không nông nổi. 

Nông nổi là nông cạn, hời hợt, thiếu cân nhắc suy nghĩ trước khi hành động, đó là một tánh tình bộp chộp. Bởi vậy, Phật dạy chúng ta ý tứ, tư duy, khi muốn làm một điều gì, hầu hết là quý vị quý thầy ở đây phải có suy nghĩ kĩ lưỡng, phải tư duy cân nhắc.

Để rồi khi làm nó sẽ không có bị thất bại, còn nếu quý thầy mà nông nổi, bộp chộp thì quý thầy sẽ gặp những thất bại khi mà làm công việc gì. 

Cũng như quý vị tu hành mà quý vị không có suy nghĩ kĩ, khi mà cái pháp hành đó đúng cái thời điểm đó hay là không đúng thời điểm đó, cho nên quý vị nông nổi lắm, nghe nói hay là cứ lo tu chớ còn chưa biết. Chúng ta phải suy nghĩ cái đó nó phải ở trong cái chỗ nào, lúc nào, thời nào, cái điểm nào mà chúng ta tu cái pháp này.

Từ ngày Thầy dạy các thầy tu tập năm loại định:

Có năm loại định.

1- Định Niệm Hơi Thở 

2- Chánh Niệm Tỉnh Giác Định

3- Định Sáng Suốt

4 - Định Vô Lậu

5- Hiện Tại An Lạc Trú Định. 

Mỗi loại định tu đều có khác nhau, thế mà quý thầy đã nông nổi không chịu suy tư tu tập như thế nào cho đúng, quán như thế nào cho đúng, hướng như thế nào cho đúng. Đến khi Thầy hiểu được là quý thầy đã tu sai. 

(01:06:09) Quán vô lậu mà quý thầy cứ kê ra một chữ, nghĩ là…

Nghĩa là quán vô lậu mà quý thấy cứ kê ra một chữ hay là một số chữ nghĩa nào đó, để rồi quý thầy cứ nhẩm đi nhẩm lại cái số chữ đó mà nó không thành ra một cái chỗ vô lậu của nó. Đó là quý thầy đã sai, tức là quý thầy có cái sự lười biếng ở trong cái sự quán vô lậu. 

Quý thầy quán như vậy bao giờ cho hết lậu hoặc?

Nghĩa là quý thầy đem ra một cái số từ, Thầy ví dụ như vô thường, khổ, không, vô ngã, rồi quý thầy cứ đem cái câu đó, đem cái thân mình đặt ra: “Thân là vô thường, khổ, không, vô ngã.” Rồi cứ quán hoài như vậy, đọc hoài như vậy cũng như là niệm Phật như vậy, thì thử hỏi cái quán này nó có nhằm nhò gì cho cái sự tu tập của quý thầy đâu!

Bởi vậy, Thầy mới sợ quý thầy không hiểu, mới nêu lên những cái gương của các Thánh Tăng, của các  Ni trong cái thời trước để lấy đó mà chúng ta tự suy tư tìm cái vô thường, cái khổ nó như thế nào để mà tu tập, muốn cho quý thầy tự mình khai triển được cái trí tuệ vô sư, cái tri kiến giải thoát, chớ đâu có muốn cho quý thầy nhẩm đi cái đờm dãi đó hoài. Nó làm sao cho nó vô lậu được. 

Rồi đến cái định Chánh Niệm Tỉnh Thức Định, không biết như thế nào, có đúng hay không, cho đến Định Sáng Suốt, chẳng ai thưa hỏi gì cả, chắc chắn là không có tu. 

Theo Thầy nghĩ mà, nếu tu thì các thầy cũng phải có cái sai cái đúng chớ, làm sao mà không thấy trình gì hết, đâu lẽ dạy như vậy mà quý thầy tu cái đúng liền đâu? Cho nên, quý thầy không có trình bày cho Thầy biết, vì vậy mà Thầy nghĩ rằng cái sự tu của quý thầy chưa hẳn đã là đúng. 

Định Hiện Tại An Lạc Trú thì người trình hơi thở như thế này, kẻ trình hơi thở như thế khác. Tu thì có tu, nhưng tu đúng cách thì như thế nào đúng, hầu hết quý thầy không rõ. Cho nên, nhìn quý thầy sống thì biết quý thầy tu đúng, tu sai. 

Nghĩa là nhìn cuộc sống của quý thầy hiện mà đang ở trong Tu viện này, cái lối sống của quý thầy, thì biết quý thầy đã ở trong năm cái định này có tu đúng, tu sai Thầy biết được hết. Chớ Thầy không có cần theo dõi hơi thở của quý thầy đâu. 

Thấy cái lối sống mà biết được cái sự tu tập của quý thầy. Nếu một người mà tu đúng thì họ phải như thế nào? Mà tu sai thì họ phải như thế nào? Đó thì quý thầy biết được cái điều đó. 

Nếu một bậc thầy người ta có kinh nghiệm, người ta thấy cái lối sống, người ta biết cái thiền định đó đúng, mà người ta thấy cái lối sống nó không đúng thì tức là cái thiền định nó tu sai. 

Thời gian của Thầy ở đây không cho phép nữa, còn ngắn quá mà làm việc nhiều quá. Bởi vậy, lấy tâm niệm Phật thì quý thầy không được nông nổi. 

(01:09:03) Quý thầy muốn tu một cái định nào phải suy nghĩ cho kĩ, xét xem có đúng chưa rồi mới thực hành. Khi thực hành còn phải xem coi có kết quả hay không hay có những trạng thái gì xảy ra? Những trạng thái đó đúng hay sai? Phải thưa hỏi lại. Nếu không thực hỏi, lỡ có gì, sửa rất là khó khăn. 

Câu này quý thầy phải trạch pháp để dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý:

“Tánh nông nổi là một tánh bộp chộp, rất xấu, thường đưa người ta đến thất bại trong mọi việc làm cũng như trong sự tu hành. 

Từ đây làm việc gì hay tu tập, ta thường nhắc nhở: Không được hời hợt, nông cạn, suy tính cho kĩ lưỡng rồi mới hành. Tánh nông nổi phải đi đi, không được ở nơi ta nữa! Nông nổi việc gì cũng thất bại, hãy đi đi, đừng ở đây nữa!” 

Nghĩa là mình nhắc mình đuổi nó như vậy, cho nên mỗi lần nhớ nó cái thì mình muốn làm việc gì, muốn tu gì mình phải suy nghĩ rất kĩ rồi mình mới làm. Chớ còn mình để tới nó thì mình bộp chộp lắm, mình ngay đó cái mình lo mình tu, mình không có chịu suy nghĩ cái đó đúng hay sai. 

Cho nên, từng những cái pháp như vậy là từng những cái điều kiện rất là quý báu mà chúng ta cần phải theo dõi, cần phải hiểu để mà học. Đó là những cái cơ bản, căn bản mà chúng ta đi vào thiền định. Nó là những cái pháp mà cần lúc nào chúng ta cũng tạo thành một cái niềm tin bất diệt ở trong lòng của chúng ta đối với Phật. 

Bởi vì tâm Phật như vậy mà tâm ta không có đúng như vậy thì tức là chúng ta quy y Phật làm gì? Quy y Phật phải là nương theo Phật, phải sống như Phật, mà bây giờ nó còn khác Phật thì làm gì chúng ta phải nỗ lực làm sao cho như Phật. Như vậy gọi là niệm Phật. 

Còn nếu mà mình không theo Phật thì thôi, thì mình muốn niệm cái gì cũng được, còn mình đã theo Phật thì mình phải niệm Phật bằng cách đúng của Phật. 

Tại sao theo Phật mà không làm đúng, mà làm đúng như vậy thì có giải thoát không? Mà có giải thoát rồi thì quý thầy thấy như thế nào? Tin không? Tin chớ! Nếu không có kết quả làm sao ai tin, mà đã có kết quả thì phải tin. 

Cho nên, từng cái tánh nhỏ mọn, như là nông nổi, như là phản bội, chúng ta nghe danh từ nó thì thường, nhưng mà đến rồi chúng ta mới thấy hành động của chúng ta, sự diễn biến của Thầy để cho quý thầy thấy rõ là sự diễn biến đó là những cái hành động phản bội, những hành động nông nổi của chúng ta, cho nên đưa dần chúng ta đến chỗ sai lệch.

Kỳ sau, ngày mai chúng ta sẽ học điều thứ mười: Tâm Phật không phóng dật. Bây giờ chúng ta ngừng lại.

BÀI KỆ KHÔNG PHÓNG DẬT CỦA NGÀI KHITAKA

(01:11:48) Trước khi học tâm Phật không phóng dật, Thầy xin đọc lại một cái bài kệ của một vị Thánh Tăng để giúp cho chúng ta trên đường tu tập tâm không phóng dật. 

Ngài Khitaka, sau khi chứng quả A La Hán, thường thường là Ngài dùng kệ khuyến khích các bạn đồng tu của mình. Qua cái bài kệ này, chúng ta nghe để mà chúng ta cố gắng giữ tâm mình không phóng dật như tâm Phật vậy:

Tâm ái như tảng đá

Đứng vững, không dao động

Cái tâm mà ham muốn của mình, mình tập luyện nó như là một cái cục đá, luôn luôn nó vững vàng trước các cái pháp làm cho nó bị dao động, thì chúng ta cố gắng giữ nó không dao động. 

Do nó không dao động thì cái tâm chúng ta không phóng dật theo vật, vì vậy mà, chúng ta sẽ thoát ra những cái khổ đau do các vật, các hoàn cảnh, các sự kiện nó lôi cuốn, nó làm cho chúng ta khổ sở trong cái cuộc sống của chúng ta hàng ngày.

Hỡi vật khả ái kia

Tâm ta không tham ái

Nghĩa là tất cả mọi cái đối tượng của ngũ dục lạc thì nó gợi lên những cái khả ái, khả lạc, khả hỷ, làm cho tâm chúng ta dễ bị say đắm, dễ bị ham mê. Do vì vậy đó mà chúng ta phải giữ gìn cái tâm của mình không có cho tham ái. 

(01:13:30) Cho nên, Ngài mới nhắc “Hỡi vật khả ái kia. Tâm ta không tham ái”. Đó, thì như vậy, giữ cái tâm của mình như vậy, nó không có ham muốn thì các vật kia nó không cám dỗ được và do đó thì tâm mình nó mới vững vàng như cái tảng đá. 

Đối vật dễ dao động

Tâm ta không dao động

Trước các vật, trước các pháp, tâm nó dễ bị dao động lắm, nhưng người tu hành thì phải đầy đủ cái nghị lực, đầy đủ cái can đảm, không có để cái tâm của chúng ta dao động theo các cái vật nó cám dỗ, nó lôi cuốn mình.

Tâm ai tu tập vậy

Từ đâu, khổ sẽ đến.

Nếu mà chúng ta giữ gìn tâm được như vậy đó, cái tâm mà không phóng dật theo vật được như vậy thì làm sao có khổ đến với tâm ai? 

Đó là cái bài kệ của ngài khuyến khích ta tu hành để cho cái tâm chúng ta không phóng dật. Cho nên, trước khi mà học về tâm Phật không phóng dật thì chúng ta phải lấy cái bài kệ này để rèn luyện, để thực tập cho chính tâm mình nó không phóng dật. 

Đây Thầy đọc lại bài kệ:

Tâm ai như tảng đá

Đứng vững, không dao động

Hỡi vật khả ái kia

Tâm ta không tham ái

Đối vật dễ dao động

Tâm ta không dao độn

Tâm ai tu tập vậy

Từ đâu, khổ sẽ đến.

(01:15:00) Được những cái bậc như vậy thì mình sống gần gũi họ, bởi vì cái đời sống của họ là cái đời sống nó đúng cái giới hạnh, họ không có chạy theo cái dục lạc và những cái người đó họ có những cái pháp họ tu, họ tu như thế nào mà họ được như thế đó. Vì vậy mà mình đến những người đó để mình học cái pháp của họ, mình nương vào những cái hành động đó. 

Cho nên, ở đây Phật dạy chúng ta đó, muốn cho cái tâm mà không phóng dật thì mình phải thân cận, thân cận là mình phải sống gần gũi những cái bậc đó, rồi mình học những cái pháp của họ, của những bậc Thánh đó, họ đã tu tập nó, họ học những cái pháp, để hiểu những cái pháp làm sao mà họ sống được như vậy. 

Như bây giờ Thầy ăn ngày một bữa, Thầy sống như thế nào mà Thầy ăn được một bữa, rồi Thầy sống như thế nào mà Thầy không ngủ, Thầy sống như thế nào mà Thầy nhập được thiền định, Thầy sống như thế nào mà Thầy không có giết hại chúng sanh? 

Do đó mà các con được thân cận những cái bậc đó thì các con sẽ học hỏi được những cái pháp và nương tựa cái gương hạnh của các bậc đó thì các con sẽ thấy mình giải thoát hoàn toàn. 

Và vì vậy đó mà Đức Phật bảo mình phải thân cận những bậc Thánh, mình nương tựa vào những cái bậc Thánh và đồng thời những bậc chân nhân. Những bậc chân nhân không phải là như những bậc Thánh đâu. 

Bậc Thánh là những cái người mà họ sống y như những người phàm phu, họ sống gần ở bên những người khác, nhưng mà cái lối sống của họ nó không phải sống ở trong cái xa hoa, cái cuộc sống dục lạc của thế gian. Mà cái đời sống của họ nó là cái đời sống thánh thiện, cái đời sống giải thoát. 

Còn những bậc chân nhân thì họ ở trong rừng trong núi, họ ở những cái nơi mà túp lều tranh, hang đá là những cái bậc chân nhân. Mà nếu mà mình được gặp những cái bậc đó nữa thì nó quý biết là bao nhiêu, vì mình sống cái đời sống mình bỏ hết cái cuộc đời, mình không còn sống ở trong cái xã hội này nữa, coi như là mình tách lìa ra cái xã hội để mình thực hiện con đường tu tập mình đến rốt ráo. 

Từ cái mình rốt ráo rồi thì mình mới trở về mình sống cái đời sống thánh thiện. Mà đời sống thánh thiện để cho mình làm gương cho người khác, để cho mọi người người ta nương vào cái gương hạnh của mình và cái lời nói của người khác nó ở gần bên mọi người, đó là những cái bậc Thánh. 

Cho nên, thí dụ như trong cái thời gian mà Thầy đang ở trong thất Thầy tu mà các con được sống ở gần bên những cái bậc đang ngồi ở trong thất mà tu hành, mà những cái giới hạnh, những cái việc làm của họ rất là nghiêm túc đó, đó là những bậc chân nhân. 

Còn những cái người mà đang sống - như Thầy hiện giờ đang sống gần bên quý thầy đó, đang sống gần bên các con mà để dạy các con, rồi lấy gương hạnh mình để làm cái gương cho các con soi để mà các con tu tập đó, thì đó là những bậc Thánh. Do đó, những cái đời sống của họ nó khác lạ hơn cái đời sống thường tình của thế gian. 

Thay vì đời sống thường tình của thế gian thì người ta nằm giường cao rộng lớn, còn cái đời sống của những bậc Thánh thì người ta nằm giường tre, hoặc là người ta nằm trên đất, hoặc người ta nằm ở trên đá. Đó là những cái đời sống của thánh thiện. 

Người ta không còn dính mắc cái vật chất, nhưng mà người ta sống ở trong với mọi người, người ta không tách lìa mọi người, người ta không tách lìa cái thế gian mà người ta sống ở trong cái thế gian, người ta đem cái gương hạnh sống đó mà người ta hướng dẫn cho người khác để cho người khác buông xả, để cho người khác không khổ.

(01:18:12) Cũng như bây giờ có một cái người làm ăn nó đổ nợ đổ nần, họ khổ sở hết sức, mà bây giờ không biết cách thức nào mà giải quyết được, thì họ gần gũi cái bậc Thánh, thì họ: “Bạch thầy! Con gặp những cái trường hợp làm ăn như vậy, bây giờ khó khăn vậy, bây giờ làm sao con thoát ra khỏi cảnh khổ?”

Thì gặp cái vị đó, thì cái vị đó sẽ chỉ cách thức cho họ thấy cái đường đi nhân quả của chính bản thân người đó và người đó thấy được cái đường đi nhân quả thì họ giải quyết ở trong cái nhân quả, cho nên đem lại cái cuộc sống của họ nó không còn nợ nần, không còn khổ đau nữa. 

Từ lâu họ lầm chấp rằng mình vì cái vấn đề mà mình làm ăn như thế này, bây giờ lỡ người ta biết được cái điều kiện mình như thế này rồi họ cười, họ chê mình như thế này thế khác, cho nên mình khó sống ở trong xã hội này quá. 

Nhưng mà gặp bậc Thánh, nó không sợ cái cười chê đâu, mà cái khổ tâm nhất là cái nợ nần, rồi cái lời, cái vay nợ của người ta thì tiền lời của mình mỗi ngày cứ mỗi chồng lên, rồi càng ngày càng lún sâu, lún sâu riết rồi mình phải chết, nhiều khi rồi mình phải đi ở tù nữa là khác. 

Còn ngay bây giờ mình còn một cái phần nào đó, mình giải quyết cho tất cả cái nhân quả này đi, mình trả sạch cái nợ đi, thì từng đó mình bây giờ còn một đồng mình ăn một đồng, một cắc mình ăn một cắc, lúc bấy giờ tâm hồn mình thanh thản, đó là mình giải quyết nhân quả. 

Còn nếu mình để cái nhân quả này càng ngày nó càng lún sâu hơn nữa thì chỉ còn có nước mà đi ở tù hoặc là chết, tự tử chớ không thể nào mà sống được hết.

Đó là gặp những cái bậc Thánh người ta chỉ cái đường đi nhân quả rồi mình sáng ra, mình thấy: Mình hồi đó mình cứ sợ người ta cười chê mình, cho nên vì vậy mình cứ vay vốn vày thêm vày thêm bỏ vô để mình đi tiến tới cái chỗ mà tìm cái danh giả, cái hư giả mà cuối cùng thì mình càng lún sâu mình càng chết. 

Cho nên, gặp được cái những bậc chân tu, những cái bậc Thánh hiền thì người ta chỉ cho mình cái nhân quả, để rồi từng đó mình thấy bây giờ bán nhà bán cửa, bán tất cả những cái gì đó, mình trả cho hết cái nợ để không còn cái lời nữa, rồi cuối cùng cái mình giải quyết được cuộc sống. 

Bây giờ còn ở trong túp lều nhưng mà mình thanh thản. Cái khả năng, cái tài của mình nó vẫn còn, từ cái chỗ mình trở về với hai bàn tay không để rồi mình vươn lên thì trong một năm, hai năm mình sẽ giàu có trở lại bằng cách là mình không có vay nợ ai nữa hết. 

Còn bây giờ hồi nào tới giờ,mình không hiểu, cho nên mình cứ ngỡ tưởng là mình cứ vay tiền vày nợ người ta để bỏ vô để làm, nhưng mà cuối cùng làm rồi chúng ăn hết, mình không có đồng nào hết mà càng ngày mình càng khổ. 

Đó, vừa rồi thì có một người Phật tử đến gặp Thầy, thì cũng ở trong cái trường hợp mà Thầy đang giảng hôm qua cho các con chớ đâu ai, nhưng mà vì trong cái nỗi khổ của họ cho nên họ mong ước gặp Thầy để mà giải quyết cho cái sự khổ của họ. 

Chính cái người Phật tử này mới thưa hỏi, Thầy chỉ dạy cho họ cái cách thức, đường đi nhân quả của chính bản thân của họ, họ đã từ cái ngày mà họ gieo cái nhân quả đó, bây giờ khi mà nhận ra được lời nói của Thầy rồi thì họ xin hứa với Thầy là họ về họ bán sạch, họ giải quyết để tâm hồn họ được giải thoát, để họ trả hết tất cả cái nợ. Nó không còn cái lời, cái nợ của họ, cái lời nó sẽ sạch đi thì tức là họ dứt được cái sự khổ đau cuộc đời của họ. 

(01:21:09) Đó thì các con thấy. Nếu mà gặp người khác thì họ bảo bây giờ phải vô chùa lạy Phật, cầu Quan Âm, tụng kinh Pháp Hoa cho nhiều đi rồi Đức Phật Quan Âm phù hộ. Cuối cùng cứ vay nợ đổ vô đây thì cái người Phật tử này riết riết chắc là có thể nói là đi vào tự tử chết chớ còn không sống nổi. Bởi vì càng ngày cái lời, nó càng đổ vô mà mình làm thì người ta ăn chớ còn mình không có ăn, mà riết rồi mình chết. 

Đó, còn Thầy dạy thì họ chấm dứt ngay liền, nhân quả đoạn dứt liền, chuyển liền, đời sống họ thanh thản. Rồi bắt đầu cái khả năng, cái tài của họ có, họ sẽ vươn lên làm lại một cuộc đời mới mẻ và thánh thiện hơn, không nợ nần ai nữa hết. 

Đó thì các con thấy trong cái vấn đề mà gặp bậc chân nhân và bậc Thánh nó lợi ích rất lớn. Còn cuộc đời mà các con không gặp được bậc chân nhân, bậc Thánh thì cuộc đời tu hành của các con cũng phí mà thôi. 

Bởi vì cái gương hạnh không có sống đúng giới hạnh nè, cái gương hạnh không thánh thiện nè, rồi pháp môn họ tu không có đúng nữa rồi, làm sao các con đi tới được? 

Cho nên, các con thấy nè, như hồi nào tới giờ người ta dạy các con niệm Phật phải không? Các con biết rất rõ, ai cũng biết niệm Phật hết. Thế mà niệm Phật bây giờ các con có giải thoát chưa? Chưa có người nào mà giải thoát hết.

Mà bây giờ ngay Thầy dạy các con nè, lấy thân niệm Phật nè, các con thấy, bao giờ có người ta dạy các con thân niệm Phật đâu? Chưa từng. Mới chỉ nghe lời Thầy dạy niệm Phật, lấy thân mà niệm Phật, lấy tâm mà niệm Phật, lấy thọ mà niệm Phật, lấy các pháp mà niệm Phật, đây là lần đầu tiên ở trong cuộc đời mà theo đạo Phật mấy con mới nghe. Phải không, các con thấy cái điều đó có không? 

Nhưng mà các con lấy thân niệm Phật nè, lấy thọ niệm Phật nè, lấy tâm niệm Phật nè, lấy các pháp niệm Phật nè, các con thấy giải thoát ngay liền tức khắc. Có không, các con thấy không? 

Đầu tiên các con vô nè, quy y Tam Bảo nè, là nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng, thì người ta dạy các con niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chớ gì? 

Các con nói niệm Phật “Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng”, gặp nhau chào hỏi cũng “Nam Mô Phật”, mà cuối cùng rồi không giải thoát gì hết, đụng nhau có khi mà nảy lửa nhau mà choảng lộn nhau nữa chớ đừng nói, làm ăn thì thôi tranh hơn tranh thua chớ chưa chắc mà nhường ai. Đó thì niệm Phật mà niệm kiểu đó có giải thoát không?

Còn ở đây Thầy dạy các con niệm Phật có giải thoát hoàn toàn. Nếu mà các con nghe lời Thầy dạy đúng, dùng pháp hướng trạch ra những cái pháp để nó áp dụng đúng cách thì các con sẽ thấy thân tâm của các con - thậm chí như cái thọ của các con đau nhức đến cái mức độ cuối cùng, các con vẫn thấy thản nhiên, thấy giải thoát hoàn, toàn không có sự đau khổ nữa. 

Ở đây thì cái phóng dật là một cái điều rất khó, không phải dễ, cho nên muốn mà không có tâm phóng dật thì các con phải gần những cái bậc Thánh hiền, những cái bậc chân nhân. Do những cái hành động sống của họ, do những cái pháp của họ tu hành thì các con sẽ được giải thoát. 

Cho nên, hằng ngày các con phải tu tập và trau dồi những cái pháp của những bậc chân nhân, có như vậy tâm các con mới không phóng dật. 

Ngày xưa, Đức Phật thấy tất cả chúng sanh đau khổ, lăn lộn ở trong sanh tử luân hồi là vì không xa lìa được dục tâm phóng dật, cho nên Ngài xót thương mà nói cái bài kệ:

(01:24:10) Đức Phật thấy chúng sanh do cái tâm phóng dật của mình mà không có làm sao dứt được, cho nên Ngài mới nói cái bài kệ để cho chúng ta hiểu qua cái bài kệ này để mà chúng ta ngăn ngừa cái tâm phóng dật của mình. Đây cái bài kệ như thế này:

Khó thấy được vô ngã

Không dễ thấy sự thật

Với người có hiểu biết

Xa lìa tâm phóng dật

Vị ấy đã thấy rõ

Đâu còn có vật gì.

Nghĩa là nó đâu còn dính vật gì đâu, mình không phóng dật thì đâu còn dính vật gì đâu. 

Đây bây giờ Thầy đọc cái bài kệ qua rồi Thầy giải thích cho thấy:

Khó thấy được vô ngã

Nghĩa là các pháp đều là vô ngã, không có cái ngã thật, nhưng mà mình cứ thấy cái đồng hồ là có cái đồng hồ rồi, làm sao mà nói là vô ngã thật? 

Nhưng mà đâu ngờ rằng cái đồng hồ này, nó bây giờ nó có đi, đem lửa đốt nó rồi còn không? Nếu mà nó thật thì nó đâu có cháy, phải không? Nó không thật, cho nên nó có rồi nó phải hoại diệt, nó đâu có thường hằng được! 

Cho nên, bây giờ thấy nó chạy vậy chớ mai mốt cái nó hư, nó đứng đó thì còn có nước quăng đống rác, ai thèm nữa. Các con thấy không? Cái máy này thấy bây giờ nó đang chạy tốt như vầy, mai mốt nó hết chạy rồi sửa không được nữa, đem quăng đống rác chớ còn ai mà thèm nữa, để chi trong nhà cho chật.

Cho nên, nó có không, nó có ngã không? Cho nên, nó thật sự là vô ngã, cho nên nó thường có sự… Bây giờ nó mới, mai mốt rồi lần lượt nó cũ rồi nó hư nó hoại đi. 

Cũng như cái thân mình, mình nói nó thường, thường sao được? Thường sao mà hồi nhỏ thì nó mạnh khỏe, bây giờ nó già yếu, bây giờ nó ho hoài nó muốn chết rồi, bây giờ cái sức khỏe nó càng gầy rồi, nó không biết nó đi ngày nào rồi vày mà sao nói nó là thường, là ngã được? Thật sự là nó vô ngã thật. Đó.

Cho nên, tuy rằng nói là khó thấy được vô ngã. Mình thấy mọi vật đều có thật, mà tại sao nói là vô ngã? Ông Phật ông nói nghe lạ, nhưng mà thật sự là nó vô thường chớ, nó đâu có thường đâu. Khi mà vì vậy, vì các vật nó thật có thật, nhưng mà trong cái bản chất của nó không có trường tồn được, nó không có vĩnh viễn được, cho nên Phật nói vô ngã. 

Nhưng mà thấm được cái lý vô ngã đó thì chúng ta phải tu cái Định Vô Lậu, nó thấm được cái lý vô lậu, nó chứng được cái lý vô ngã, cho nên lúc bấy giờ, chúng ta đâu còn thương, ghét, giận hờn ai đâu, vì đâu có cái gì mà thường còn? Các pháp đều là vô thường, vô ngã. 

Không dễ gì thấy sự thật

Nghĩa là khó mà nhìn được cái sự thật của mọi vật, của thân tâm của mình, của các pháp xung quanh, cái bàn, cái ghế, tất cả mọi cái này đều nói là không có thì không thể nào mà chúng ta có thể thấy được, nhưng mà sự thật nó không có. 

Trước kia nó đâu phải là cái bàn như thế này, nó là toàn những hột nhựa, do đó người ta đưa vào máy móc rồi người ta đổ nó ra, nó đổ vào trong cái khuôn, nó thành ra cái bàn nó mới có. Chớ hồi đó nó là những hột nhựa, nó do cái sự kết hợp nhau những cái này đến những cái khác nó mới trở thành một cái bàn, chớ đâu phải khi không mà nó có cái bàn. 

Chúng ta có cái tập giấy này, từ những cái cây, cái vỏ, từ những cái cọng lau, cọng sậy, người ta cho vô ở trong cái máy, xay cho nó nhuyễn rồi người ta chế nước trong đó cho nó chảy, nó thành ra một cái chất bột, rồi do đó người ta mới chế vào những cái chất hóa học như thế nào, nó làm cho chất bột đó trắng đi rồi người ta mới đổ lên khuôn, nó mới cán ra thành tấm giấy như thế này, bây giờ nó mới có giấy. 

(01:27:33) Thì nó bao nhiêu là cái vấn đề hợp chất nó lại nó mới thành ra cái tờ giấy của chúng ta. Thế mà chúng ta thấy tờ giấy chúng ta nói có. Nó do duyên hợp mà nó có, nhưng mà khi duyên hợp nó hết rồi nó tan thì có cái gì là còn có nữa?

Cho nên, nhìn thấy sự thật như vậy, mà thấm nhuần được cái sự thật như vậy thì chúng ta phải có một quá trình tập luyện về cái Định Vô Lậu. Còn nếu mà chúng ta không chịu khó tập luyện thì cái gì nó cũng thật hết, thật hết, cho nên hở ra chút gì thì chúng ta cũng thương, cũng ghét, cũng khóc, cũng giận, cũng hờn, cũng phiền não ở trong lòng đủ mọi cách. 

Với người có hiểu biết

Như các con thấy, cái người mà hiểu biết thì người ta thấy vật gì người ta cũng không có để cái tâm người ta dính mắc nó, không phóng theo cái vât đó, cho nên nó không dính mắc. Mà không dính mắc thì người ta thấy thanh thản, người ta thấy không có bận rộn, người ta thấy không có lo lắng nữa. 

Vị ấy đã thấy rõ

Thấy rõ cái sự thật: Các pháp của thế gian là nó vô thường, nó vô ngã, luô luôn nó đeo đẳng đến cái sự đau khổ cho kiếp con người. 

Cho nên, có nhiều người người ta hiểu Phật pháp rồi, người ta buông sạch xuống hết. Còn bây giờ, mình hiểu hiểu chớ mình thấy nó còn thật mà, nó đâu có phải là vô ngã, nó đâu phải vô thường, nói nó khổ chớ đâu phải khổ. 

Mình uống, mình lấy cái bát vầy múc nước mình uống thì nghe nó cực hơn là mình lấy cái ca vầy chớ gì? Cho nên, mình thấy cái ca này xinh đẹp, còn cái bát của mình nó nặng nề mà nó bằng đất, nó đâu có bằng cái này! 

Do cái sự so sánh đó mà mình thấy cái bát đất với cái này, hai cái dù có tốt, có xấu đi nữa, nó cũng là vô thường, ngày hôm nay nó còn mới thì nó vậy, ngày mai nó cũ rồi, còn cái gì là tốt đẹp nữa đâu? 

Thân chúng ta còn không giữ được thời trai trẻ để cho nó già còm, mặt nhăn, da nó nhăn nheo như thế này, còn gì nữa? 

Như các con còn trẻ, sao các con không ráng giữ nó trai trẻ hoài đi, trẻ đẹp hoài đi, để cho bây giờ như mấy cô lớn lớn vầy nhăn hết rồi, còn cái gì! 

Nếu mà nó thường thì thôi ráng mà giữ cho nó thường, cho nó đẹp hoài đi, cho nó trẻ hoài đi, cho nó khỏe đi. Không có một người nào mà giữ được hết! Như vậy thì chắc chắn là có sự hoại diệt, có sự vô thường thật ở trong đó. 

Cho nên, do đó thì chúng ta phải chuẩn bị, đừng có phóng tâm mà chạy theo mọi vật mà lầm, mà không thật rõ nó. Cho nên, chúng ta dứt đi, bỏ đi, đừng có ham vật gì hết. 

Thậm chí như tất cả cái lòng thương yêu của chúng ta  đối với con cái, đối với mọi người, chúng ta thấy nó cũng là không thật đâu, phải buông nó xuống hết đi, buông xuống, để rồi chúng ta tìm một cái lối giải thoát cho chính bản thân của mình, ra khỏi cái sự đau khổ của cuộc đời này. 

16. TÂM PHẬT KHÔNG PHÓNG DẬT

(01:30:09) 16. Tâm Phật không phóng dật

Đối với con người, phóng dật là một pháp rất ác

Đối với chúng ta cái tâm phóng dật nó rất ác. 

Nó trói buộc khiến cho người này ở kiếp này sang đến kiếp khác

Nghĩa là nó trói buộc chúng ta ở kiếp này đến kiếp khác, vì cái tâm phóng dật đó mà nó lôi chúng ta trở thành những cái nghiệp, trở thành những nhân quả, cho nên kiếp này đến kiếp khác mà chúng ta không có lìa ra được. 

Phật không phóng dật nên Phật ra khỏi sanh tử luân hồi. Ta còn phóng dật, làm sao ta ra khỏi sanh tử luân hồi được?

Nghĩa là còn một cái vật nhỏ, còn một cái điều kiện nhỏ như Thầy nói, cái bọc ni lông mà không bỏ được thì đó cũng gọi là cái tâm phóng dật, còn dính cái vật đó. 

Đó là mình cứ nghĩ rằng thôi để dành đó, mai mốt có gì đó mình bỏ. Hay hoặc là mấy cô ngoài này để cái bọc này, bữa nào mình ra mình hái đọt lang hay là đọt rau, rau gì đó, rau trai, đem vô cho cô Út có cái bọc này đựng dễ, cứ nhét, để dành, để dành đó. Do đó cũng chưa phải là chúng ta bỏ. 

Nghĩ rằng nó tiện đó, nhưng mà sự thật ra chúng ta phải dẹp hết đi, đừng có nghĩ. Ở trong này người ta có nghĩ gì thì người ta lo người ta nghĩ, người ta ra người ta hái, đem rổ đem rá gì đó, còn không thì thôi, còn mình thôi dẹp hết đi. 

Nghe nói vậy đó là cô Út cổ giận lắm, phải không? Bởi vì kiểu Thầy dạy đó là cái kiểu, nghĩa là buông xuôi. Còn cô Út thì cổ lo cái đời sống mà chơi kiểu đó thì chết rồi, lấy cái gì đâu mà luộc mà ăn đây, đâu có lẽ mà ăn cơm không được! Cho nên, ít ra thì cũng phải có đọt lang hay là có rau gì mà ăn mới được, mà mấy cô làm như vậy là quá đỡ rồi, bây giờ Thầy dạy cái kiểu này thì thôi chết! 

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Ờ rồi lấy gì mà bỏ nhãn, ba con dơi ăn hết rồi!

Ở đây, Thầy nói cho các con nghe, nói đây là nói cái người giải thoát, còn mình chưa phải trong cái hoàn cảnh giải thoát nhưng mình tập dần để tới giải thoát chớ! Chớ lý đâu mà các con nghe nói cái rồi bắt đầu các con không ăn được không? Thầy thì bây giờ Thầy bỏ không ăn được chớ các con chắc không được. Thì như vậy là các con chưa làm được thì thôi, khoan khoan, nay cô Út cổ rầy là phải! 

Thầy thì dạy một điều mà cô Út thì dạy một ngả, hai người không giống nhau ở chỗ nào? Đúng vậy, cô Út thì thực tế mà Thầy thì nói về con đường giải thoát là như Phật mà, thành ra Thầy đi tới thành Phật, còn cô Út thì bây giờ phải sống rồi mới lần mới đi tới thành Phật chớ còn kiểu như Thầy dạy, kiểu đó chắc là tiêu luôn. Bây giờ chưa làm Phật được mà không chịu ăn, mà không chịu làm nữa thì thôi chắc chết!

Ta còn phóng dật thì làm sao ta thoát khỏi sanh tử luân hồi được? 

Biết tâm phóng dật là tâm rất là nguy hiểm và tai hại rất lớn cho đời người, ta nên trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý, hằng ngày tu tập và trau dồi thân tâm ta:

(01:33:08) Đây là cái câu pháp hướng đây.

“Phóng dật là một pháp môn rất ác, nối tiếp sự đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác không bao giờ dứt. Là tu sĩ Phật giáo ta phải thấy rõ, quyết tâm, dũng cảm, gan dạ, kiên trì dứt bỏ tâm phóng dật, từ giã, từ khước, xa lìa tâm phóng dật. Phóng dật là tai họa, là nguy hiểm, hãy đi đi, đừng ở trong ta nữa!”

Đó các con thấy cái câu pháp hướng chưa? Ngay liền mà chỉ cho nó biết được cái sự khổ đau, cái sự dính mắc của nó, để rồi thì chúng ta chỉ mặt nó: “Mày là tai họa, là nguy hiểm, hãy đi đi, đừng có ở trong ta nữa!” 

Mấy con phải nhớ cái câu pháp hướng này, khi hàng ngày mà chúng ta trong cái giờ ngồi thiền, trước giờ mà tu cái định Hiện Tại An Lạc Trú hơi thở thì chúng ta cũng đặt cái pháp hướng này nhắc nó, rồi đuổi nó đi, đừng để nó ở gần bên mình nữa, rồi bắt đầu mình mới hít thở mình tu định Hiện Tại An Lạc Trú. 

Các con nhớ cái giờ nào có thể, trước khi mình bước đi mình đi kinh hành để mình tu cái Chánh Niệm Tỉnh Thức thì mình cũng đặt cái câu này trước. 

Bởi vì mình biết nó là cái tai hại, cái nguy hiểm cho đời mình, vì vậy mà nó dễ phóng dật, nó phóng tâm mình chạy theo thứ này chạy theo thứ khác, cho nên do đó mình phải đuổi nó đi được một lần rồi mình mới tu cái định. 

Đó là mình dùng cái pháp hướng để mình đuổi nó để cho mình sống tâm mình như tâm Phật, không phóng dật. Luôn lúc nào mình nhắc nhở nó như vậy là nó thấy vật gì nó cũng không dính theo, nó không dính mắc hết. 

Ngược với tâm phóng dật là tâm sống trầm lặng, sống độc cư, sống một mình. 

Đó thì, cái tâm phóng dật thì nó làm cho mình ồn ào, mình chạy theo vui vẻ nói chuyện này kia, còn cái tâm ngược lại với cái tâm phóng dật là cái tâm sống trầm lặng, cái tâm sống độc cư, sống một mình. 

(01:35:13) Nhìn vào cuộc sống tu hành của quý vị thì biết ai là người phóng dật, mà ai là người không phóng dật. Ai là người trôi lăn ở trong sanh tử luân hồi, ai là người chấm dứt sanh tử luân hồi, ai là người có thần lực, ai là người không thiền định, ai là người có thiền định, nhìn lối tu hành của họ thì biết rõ. 

Tại sao vậy? Tại vì nhìn vào cái tâm phóng dật của họ, cái người mà phóng dật thì không bao giờ họ có thiền định mà không có thần lực gì hết. Mà cái người không phóng dật mà họ sống trầm lặng, họ sống độc cư, họ sống không nói chuyện, họ sống một mình họ, luôn luôn lúc nào họ cũng giữ cái tâm lặng lẽ của họ thì qua cái lối sống của họ thì biết liền. 

Bởi vì nhìn vào cái thất của các con thấy cái này cái kia nhiều thì biết là cái tâm phóng dật chưa hết. Mà nhìn vào cái thất càng ngày càng thấy trống ra, càng ngày càng thấy bớt ra, chỉ còn có bộ đồ mặc không thì kiểu này là sống kiểu hết phóng dật rồi. 

Mà hết phóng dật rồi thì cái người này phải có đủ thần lực rồi và cái người này họ có thiền định rồi và cái người này họ có những cái lối sống nó không giống như thế gian rồi, nhìn vào đó thì biết rõ ràng. 

Còn nhìn vào một cái số chúng là thích nói chuyện này chuyện kia chuyện nọ, qua lại nói này nói kia thì biết rằng những cái người này họ còn tâm phóng dật đó, họ chưa hết.

Ai phóng dật, tu hành chẳng có gì. Ai không phóng dật, tu hành có nhiều kết quả tốt, thiền định gì họ cũng đạt được. 

Nghĩa là cái người mà tâm phóng dật thì họ tu hành hoài mà chẳng có ra gì hết, còn cái người mà tâm không phóng dật thì họ tu hành càng ngày càng có những cái kết quả càng tốt, đưa đến cái sự kết quả đó làm cho họ thích thú ở trên cái sự tu tập của họ. 

Cho nên, đây là cái phần tâm chúng ta niệm Phật - lấy tâm mà chúng ta niệm Phật, mà tâm Phật thì không phóng dật do đó chúng ta niệm Phật cũng giữ gìn tâm không phóng dật. 

Mà tâm không phóng dật thì cái kết quả càng ngày càng đi đến ở chỗ từ giới luật đến thiền định, đến thần lực, đến đại oai thần, đại oai lực, đều là chúng ta có được đầy đủ những cái thần lực đó trên bước đường tu tập giải thoát và chấm dứt sự sanh tử luân hồi. 

Đó thì, đến đây là cái phần tâm niệm Phật đã hết./.

 

HẾT BĂNG

 


Trích dẫn - Ghi chú - Copy