00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 46 - KẾT LUẬN VỀ GIỚI BỔN

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 46 - KẾT LUẬN VỀ GIỚI BỔN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:40:36]

1- HỌC GIỚI BỔN ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐÚNG SAI, THẬT GIẢ

(00:00) Hôm nay thì Thầy sẽ kết thúc cái giới bổn, vì chúng ta có học thêm nhiều thì nó cũng chỉ bây nhiêu cái điều thêm thắt của các tổ, chớ…​ (Mất tiếng)

Bởi vì trong những cái bài kinh của Phật, cái giới nó vừa là một cái pháp môn để mà chúng ta tu, mà cũng vừa là những cái hành động để chúng ta trau dồi thân tâm của chúng ta để được đến cái giải thoát, chớ không phải là giới ở trong giới kinh nó là một cái điều luật hay hoặc là một cái giáo điều, mà nó là cái pháp môn.

Bởi vì chúng ta đọc ở trong kinh sách chúng ta thấy rất là đủ giới, mà oai nghi tế hạnh nó rất là đầy đủ chớ không phải thiếu, nhưng mà vì sau này người ta cứ suy tư, nghĩ ra cái này cái kia để chế ra những cái oai nghi tế hạnh, nhưng khi mà chế ra đủ thứ oai nghi tế hạnh mà một cái người không phòng hộ sáu căn thì cái oai nghi tế hạnh nó cũng đâu có bằng là cái người mà người ta phòng hộ sáu căn?

Và cái người mà người ta tu Chánh Niệm Tỉnh Thức Định thì cái oai nghi tế hạnh của người ta rất là ý tứ. Cho nên những cái pháp hành như vậy chúng ta thấy nó rất là oai nghi rồi. Còn bây giờ mình có đặt cái oai nghi một trăm giới chúng học, oai nghi thế này thế khác, mà con mắt ngó láo liên thì chắc chắn là không có thể nào mà gọi là oai nghi tế hạnh được hết.

Đó thì, thấy rõ là cái giới kinh mà ở trong kinh sách, những cái giới của Phật rất là tuyệt. Mà cái giới bổn thì chúng ta thấy nó chi li ra những cái phần này phần kia coi nó rõ ràng, nhưng mà nó không có cái hành, cho nên tuy nói thì chúng ta nghe nó có cái hay, nhưng mà cái hay đó bằng cái lý thuyết suông, nó không có cái pháp hành. Còn ở trong giới kinh thì nó có cái pháp hành rất rõ ràng.

Vì vậy bây giờ chúng ta có giải thích cho nhiều đi nữa, bao nhiêu đi nữa, thì nó cũng không có một cái pháp cụ thể để đưa chúng ta đi đến cái sự giải thoát, vì vậy mà chúng ta nên tóm lược nó tại đây để rồi chúng ta phán xét coi cái đúng hay cái sai, có đúng của Phật chế hay là không đúng của Phật chế mà thôi.

2- KINH THẬP THƯỢNG, PHẦN BỐN PHÁP

2.1- BỐN PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP - BỐN PHẦN ĐỊNH

(02:04) Còn về phần hôm nay thì trước khi mà kết thúc cái giới bổn này thì Thầy cũng nhắc nhở quý thầy: Nó có bốn cái pháp rất khó thể nhập, đó là bốn cái loại định, bốn cái định.

Thế nào là bốn pháp rất khó thể nhập?

Đó phải lưu ý về phần này, là cái phần mà chúng ta gọi là tu thiền định mà chúng ta không hiểu nó thì tức là chúng ta sẽ khó mà có thể tu tập được. Phần thứ nhất là:

Xả phần định;

Tức là cái định mà làm cho chúng ta xả được tất cả mọi cái, mọi pháp, thì cái định đó nó làm chúng ta xả hết các pháp, thì cái đó là cái phần mà rất là quan trọng. Cho nên ở đây chúng ta thấy, như ở trong Tứ Thiền thì Phật có dạy chúng ta là xả hỉ, xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Đó, thì chúng ta biết rằng trong khi mà nhập Tứ Thiền thì chúng ta phải xả.

Vậy thì cái phần xả định này chúng ta phải có cái pháp hành như thế nào, không khéo nói xả là danh từ suông thì chúng là làm sao chúng ta biết xả? Xả phải làm sao? Đó là khi mà Thầy dạy về cái định Hiện Tại An Lạc Trú, dạy về Bốn Thiền thì Thầy sẽ dạy về cái xả phần định.

Đó là cái phần thứ nhất. Cái phần thứ hai của định là:

Chỉ phần định;

Cái này cũng rất quan trọng. Chỉ là ngưng lại, làm cho nó ngưng, thí dụ như bây giờ chỉ: “Cái ngôn ngữ phải tịnh chỉ” - làm cho cái ngôn ngữ không còn có phát ra cái lời nói nữa thì như vậy gọi là chỉ, mà cái chỉ được như vậy gọi là chỉ phần định.

Cũng như một người nhập Sơ Thiền mà hay nói chuyện thì không thể nào mà gọi là người đó nhập Sơ Thiền được, cho nên chúng ta phải tịnh chỉ cái ngôn ngữ, mà tịnh chỉ ngôn ngữ đó là cái phần thứ hai ở trong định, gọi là chỉ phần định. Đó phải hiểu như vậy.

Cho nên vì vậy mà chúng ta phải có cái pháp hành như thế nào để mà chỉ, còn nếu mà không có pháp hành thì chắc chắn là chúng ta không chỉ được.

(04:11) Thí dụ như bây giờ nếu mà không có cái pháp hành thì bảo rằng mình tịnh chỉ ngôn ngữ thì mình không nói chuyện, nhưng mà nó không có cái pháp hành thì bữa nay không nói chuyện, ráng bữa nay, ngày mai có cái duyên sự gì nó cũng bắt chúng ta nói chuyện à, hay hoặc là chúng ta sống độc cư không nổi thì chúng ta cũng thành nói chuyện à.

Cho nên vì vậy mà phải có cái pháp hành, phải có một cái kỷ luật, khép chặt mình ở trong cái khuôn khổ đó để buộc chúng ta không có cái duyên ra ngoài chúng ta mới tịnh chỉ được cái ngôn ngữ.

Vậy thì chúng ta phải lấy cái pháp hành gì, do hằng ngày chúng ta phải trau dồi tu tập gì mà chúng ta giữ cái ngôn ngữ mình không nói, cái đó là cái quan trọng, gọi là cái phần chỉ phần định. Đó thì như vậy là chúng ta phải biết.

Ví dụ như ở đây Thầy lấy cái kỷ luật là bắt buộc tu sĩ ở đây phải sống độc cư, không được người này qua thất kia nói chuyện, người nào ở thất nấy, sinh hoạt tại nơi cái thất của mình mà không được sinh hoạt ở chỗ khác. Do như vậy, bắt buộc người ta như vậy đó thì người ta mới giữ được một cái phần nhỏ ở trong cái tịnh chỉ ngôn ngữ.

Đó là bắt đầu muốn vào Sơ Thiền là phải có một cái kỷ luật như vậy, mà phải có cái pháp hành để cho người ta hằng ngày người ta hành người ta mới giữ được cái ngôn ngữ, chớ không người ta ngồi người ta không nói chuyện người ta buồn quá cho nên người ta cũng tìm cách này hay tìm cách kia vì vậy mà cuối cùng thì tịnh chỉ ngôn ngữ không được, nó lại phá cái tịnh chỉ ngôn ngữ, tức là phá cái hạnh độc cư.

Đó thì hôm nay Thầy muốn chỉ cho quý thầy thấy cái phần này, là sau cái phần mà dạy về cái giới hành thì Thầy sẽ dạy về cái phần chỉ, cái phần định để chúng ta có những cái pháp hành, có những cái nơi mà chúng ta tu hành để giữ gìn cái khẩu hành của mình, cái ngôn ngữ của mình.

Hằng ngày chúng ta tu tập như thế nào để mà chúng ta tịnh chỉ được cái ngôn ngữ, chớ không chúng ta ngồi không mà cứ bảo là thanh tịnh khẩu, đừng nói chuyện, đừng nói chuyện, nhưng mà cái tâm của chúng ta nó rất buồn, nó rất cô đơn, nó khó chịu, như vậy là đạo Phật đến để có sự giải thoát, mà đến với một cách khổ đau như vậy là không đúng cách.

(06:23) Cho nên chúng ta có cái pháp hành, cho nên chúng ta không nói chuyện mà chúng ta thấy an ổn, thích thú ở trong cái cảnh trầm lặng, cái cảnh cô đơn của mình, thì như vậy là phải có pháp. Còn không có pháp thì coi như là bắt buộc chúng ta không nói chuyện, cho nên chúng ta quá khổ tâm. Đó, phải như vậy.

Cho nên ở đây nói rằng chỉ phần định tức là nói về cái phần hành ở trong cái chỉ đó. Thì ở trong Bốn Thiền chúng ta thấy có nhiều cái phần chỉ chớ không phải chỉ có chỉ ngôn ngữ không, nhưng mà người mới vào tu thì chúng ta phải chỉ ngôn ngữ nè, rồi tới chỉ cái Tầm Tứ nè, rồi chỉ các cái trạng thái tưởng nè, rồi chỉ cái hơi thở, các hành ở trong thân nè, thì như vậy nó mới có thể mà nhập định.

Chớ không phải đơn giản, mà phải biết cái cách thức chỉ như thế nào, dùng cái pháp nào để mà chỉ cho được, thường xuyên chúng ta phải tu tập như thế nào để thực hiện được cái pháp chỉ, chớ không phải nói chỉ rồi quán rồi chỉ - quán, thì chắc chắn một ngàn đời chẳng chỉ được gì mà quán cũng chẳng được gì.

Cái thứ ba:

Thắng phần định;

Thì ở đây chúng ta phải có cái sự thấu suốt như thế nào để mà chúng ta hiểu rõ như thế nào trong từng cái sự tu tập, từng phút giây của chúng ta phải thông suốt cái sự thiền định của chúng ta như thế nào đúng, như thế nào sai.

Một khi chúng ta ngồi đây mà chúng ta ổn định hơi thở nè, mà chúng ta nghe tức lói là sai rồi, chúng ta nghe hơi mệt là sai rồi, năm hơi thở hay mười hơi thở chúng ta phải hít một hơi thở dài vô do đó để chúng ta lấy sức thì cái đó là tu sai rồi.

Bởi vì đạo Phật cái sai chúng ta dễ thấy lắm, còn cái giải thoát, chúng ta ngồi mà chúng ta tu tập cái hơi thở mà chúng ta nghe nó an ổn, mà nghe không có cái rối loạn cơ thể chúng ta gì hết, cái đó đúng. Mà có một cái trạng thái gì mà gọi là hỷ lạc khinh an thì sai, đó là dục tưởng hỷ lạc, thì trật, chúng ta cũng phải phá bỏ.

Cho nên gọi là thắng phần định nghĩa là phải thấy cho rõ các cái phần định, mà trong khi chúng ta từ cái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, mỗi cái phần nó đều có một cái trạng thái đúng thì nó làm cho chúng ta thấy giải thoát, ngay đó nó có hiện tại.

Cho nên cái Bốn Thiền nó gọi là Hiện Tại An Lạc Trú, nó trong cái hiện tại nó có cái sự an lạc của nó. Mà an lạc không có nghĩa là dục lạc. Chớ không phải như quý thầy nghĩ rằng nó cái có sự khinh an làm cho chúng ta thích thú trong đó gọi là an lạc, cái đó là trật. Cái an lạc của cái Hiện Tại An Lạc đó nó có một cái sự thanh tịnh vô cùng tuyệt diệu, thì do đó gọi là an lạc.

Cho nên thắng phần định là cái phần thứ ba, mà khi đó một cái vị thầy người ta dạy cho mình nhận cho đúng cái trạng thái của định, vì vậy do mình nhận đúng đó mình mới thiện xảo an trú ở trong cái định đó, cho nó kéo dài ra, thì cái thời gian mới có thể kéo dài. Mà nó sai thì chúng ta kéo dài không được, mà nó trật thì nó làm cho cơ thể bị rối loạn, làm cho đau nhức hay hoặc là mệt, hay là khó chịu.

(09:15) Cái phần thứ tư của cái bốn phần định này thì có cái tên gọi là:

Quyết trạch phần định.

Nghĩa là khi mà vào ở trong cái thiền định mà nó đúng cách rồi thì chúng ta phải có sự quyết định phải đi tới chớ không thể nào mà dậm chân tại chỗ nữa, phải hằng ngày phải tiến bộ chớ không có thể nào mà đứng một chỗ. Cho nên cái sự quả quyết như vậy gọi đó là Chánh Tinh Tấn, hay hoặc là tinh cần, hay là nhiệt tâm trong cái sự tu tập.

Cho nên khi mà thấy đúng được cái phần định của chúng ta tu rồi, bây giờ cái Sơ Thiền chúng ta thấy rõ là cái tâm ly dục, ly bất thiện pháp rồi, nó thanh tịnh như thế nào đó, chúng ta đã thấy, nhận đúng cái trạng thái đó rồi, thì bắt đầu chúng ta tiến tới.

Tiến tới để mà chúng ta tu tập cái gì? Tu tập - chúng ta thấy rõ được trạng thái định thì chúng ta tu tập tới cái phần chỉ, mà phần chỉ xong rồi thì chúng ta phần xả. Cho nên chúng ta liên tục tới chớ chúng ta không có dậm chân tại chỗ đó.

Cho nên người xưa trong thời Đức Phật còn, người ta tu tập thiền định - là vì người ta thắng phần định người ta thấy rõ, và quyết trạch phần định người ta nắm vững, cho nên người ta tiến trong cái thời gian rất nhanh, một tuần hay hoặc là nửa tháng là người ta nhập xong bốn định.

Còn mình không có nắm được, lúc thì vầy lúc thì khác, ko thấu hiểu được các phần định, cho nên không biết cái nào đúng cái nào sai, bữa nay nó vầy, ngày mai nó khác, cho nên chúng ta lừng chừng không có quyết đoán được.

Cho nên khi mà tu tập Bốn Thiền - tức là Hiện Tại An Lạc Trú, thì nhờ một cái vị thầy người ta quyết trạch cho mình cái định đó, cái trạng thái đó là đúng, thì lúc bấy giờ mình phải tiến tới, mình phải nỗ lực, mình quyết định là mình phải nằm cho chặt ở trên đó để mà mình thực hiện, ngày ngày mình tiến bộ, trong vòng một tuần hay là nửa tháng mình xong.

Còn nếu mà mình không thấy hai cái phần định sau này thì khó mà có thể tiến tới được, là vì mình không thể chỉ được mà không thể xả được.

Đó là những cái vấn đề rất là quan trọng. Cho nên sau khi dạy Bốn Thiền thì Thầy sẽ chỉ cho các pháp hành, và chỉ cho nhận ra cho đúng các trạng thái của định để mà chúng ta vào đó chúng ta biết được một cách rõ ràng.

Vì cái tên của nó là Hiện Tại An Lạc Trú, cho nên nó đem đến cho chúng ta có cái sự yên ổn ở trong cái sự thanh tịnh đó, chớ không phải chúng ta hiểu qua cái danh từ an lạc là có cái sự khinh an hỷ lạc ở trong đó.

Đó là bốn cái định mà rất khó thể nhập.

Rất khó có nghĩa là rất là khó nhận và khó làm chớ không phải dễ, nhưng mà có một vị thầy người ta có kinh nghiệm người ta dạy mình thì mình dễ dàng, không có khó nữa.

2.2- BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC TU TẬP - TỨ NIỆM XỨ

(11:52) Bây giờ có bốn pháp:

Thế nào là có bốn pháp cần được tu tập?

Ở đây trước tiên mà chúng ta muốn vào được bốn cái định này thì chúng ta có bốn pháp mà chúng ta cần phải tu tập. Bốn cái pháp định hồi nãy đó là bốn cái pháp mà có thể rất là khó nhập, nhưng mà muốn cho nó nhập được thì chúng ta phải tu tập bốn cái pháp cần phải tu tập trước để rồi chúng ta sẽ nhập được cái này rất dễ. Bốn pháp này là gì? Là:

Bốn Niệm Xứ. Bốn Niệm Xứ là: Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Sau này Thầy sẽ dạy về Tứ Niệm Xứ thì Thầy sẽ dạy nó có ba hành, có ba đặc tướng: hành tướng, nhân tướng và đặc tướng của nó ở trên cái thân của chúng ta, ở trên thọ, ở trên tâm chúng ta và ở trên pháp để mà chúng ta thực hiện Tứ Niệm Xứ cho nó rõ ràng. Và mỗi hành thì nó có hành ngoại, hành nội, và hành ngoại và hành nội; và mỗi cái nhân tướng của nó thì có nhân tướng nội, nhân tướng ngoại, và ngoại và nội nhân tướng; và thọ cũng vậy; và tâm cũng vậy.

Cho nên ở đây dạy về Tứ Niệm Xứ, cái bài Tứ Niệm Xứ dạy cho rõ ràng ra từ cái lý pháp cho đến cái hành pháp nó rất là nhiều, cái bài Tứ Niệm Xứ dạy rất là nhiều, không thể nào dạy ít mà quý thầy hiểu được, và đồng thời dạy rất nhiều.

Và hằng ngày chúng ta không có cái thời gian mà chúng ta tu tập ở trong Bốn Niệm Xứ, nhưng mà thực hiện được Bốn Niệm Xứ rồi thì bốn cái thiền này nó rất dễ, không khó với quý thầy đâu.

2.3- BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI - TỨ THÁNH ĐẾ

(13:25) Bây giờ nó có bốn cái pháp nữa.

Thế nào là có bốn pháp cần được thắng tri?

Tức là cần phải hiểu cho rõ đó, thấu suốt cho rõ đó, đó là:

Bốn Thánh Đế.

Như quý thầy cũng đã hiểu, Bốn Thánh Đế là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế, thì phần này sau khi giảng về Tứ Diệu Đế thì Thầy sẽ nói cái lý pháp và hành pháp của nó, nó sẽ nằm ở trong các cái 37 phẩm trợ đạo quay ở trên một cái trục của bốn cái đế này. Là vì bốn cái đế này là bốn cái chân lý mà không thể nào các pháp khác rời khỏi bốn chân lý này mà tu tập được.

Cho nên nó là cái bài pháp đầu tiên, cũng là cái bài pháp vỡ lòng trong đạo Phật, lần đầu tiên Đức Phật đã thuyết giảng cái bài này, cho nên cái bài này đặc biệt nó là một cái nòng cốt trụ để cho tất cả các pháp hành chúng ta quay vào cái trục này mà chúng ta tiến tới sự giải thoát.

Do sau này Thầy sẽ giảng dạy cái phần này rõ hơn, còn ở đây chúng ta hiểu đại khái như vậy.

2.4- BỐN PHÁP ĐEM ĐẾN THÙ THẮNG - LY DỤC, LY HỮU, LY KIẾN, LY VÔ MINH

(14:30) Còn cái phần hôm nay để mà chúng ta tu tập, để mà đi vào cái phần đầu tiên là cái phần giới hạnh của chúng ta, thì cái phần này nó có:

Bốn pháp đem đến sự thù thắng.

Bốn cái pháp đó là gì?

Bốn ly:

Nghĩa là bốn cách ly. Từ hồi nào đến giờ quý thầy nghe Thầy nói ly dục ly ác pháp, mà ở đây thì chúng ta chia làm bốn cái phần để mà chúng ta ly. Vì vậy mà chúng ta phải hiểu rõ bốn cái ly này là như thế nào?

Một là:

Ly dục;

Cái lòng ham muốn của mình thì luôn luôn mình phải đoạn dứt ra, vì vậy đó mà muốn ly dục thì mình phải giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, đứng trước các pháp không cho nó dính mắc, gọi là ly dục. Nó khởi ham muốn cái gì là không được cho nó dính vào đó.

Hai là:

Ly hữu;

Hữu là cái gì mà có trước mặt của chúng ta, các đối tượng của chúng ta, cho nên chúng ta ly ra hết, không có được dính vào trong đó, gọi là ly hữu.

Ba là:

Ly kiến;

Tất cả những cái kiến chấp, cái ngã chấp của chúng ta, tất cả những cái tri kiến, cái sự hiểu biết của chúng ta trong đầu chúng ta đều phải ly ra hết, để chúng ta còn sạch hoàn toàn, chỉ còn biết một cái pháp duy nhất là của Phật, nương tựa vào Phật mà tu tập mà thôi. Chớ còn chúng ta còn một cái kiến nào đó thì chắc chắn là chúng ta khó thực hiện cái pháp giải thoát của đạo Phật được.

Cho nên ngày xưa các vị Tỳ kheo nói: “Các con chỉ nương vào Phật, lời của Phật dạy là chúng con làm không sai thôi, chớ còn chúng con không có nương tựa vào ai nữa hết” - nghĩa là ly kiến đó, cái câu nói đó là cái câu ly kiến, chỉ còn lấy Phật làm cái nơi nương tựa vững chắc cho mình, Phật nói như thế nào thì làm như thế nấy, không còn cái chấp kiến ở cái kiến nào nữa hết, cho nên gọi là ly kiến.

(16:24) Bốn là:

Ly vô minh.

Ly vô minh tức là phải thông hiểu những gì chưa thông hiểu của Phật pháp. Muốn ly vô minh tức là chúng ta phải tìm hiểu những cái gì chơn chánh của đạo Phật để hiểu nó, để làm cái con đường mà tiến tới sự giải thoát, cho nên gọi là ly vô minh. Nếu mà chúng ta không chịu tìm hiểu thì vô minh chúng ta dày đặc, không thể nào chúng ta thông suốt được.

Bởi vì Phật nói các pháp đều vô thường, nếu mà chúng ta không hiểu được các pháp đều vô thường thì tức là chúng ta vô minh. Mà hiểu được các pháp là vô thường, thấy rõ nó là vô thường, thấy rõ nó là khổ, thấy rõ nó là vô ngã, thì do đó chúng ta thấy rõ nó gọi là minh. còn nếu mà thấy không rõ thì không thể nào gọi là minh được mà là vô minh.

Cho nên tất cả các pháp khác, các lý luận khác, 62 lập luận của ngoại đạo đều không phải là cái minh mà là vô minh, cho nên thường bị dính mắc vào những cái kiến đó mà chấp đó là đúng, là sai, là phải, còn tất cả các pháp khác đều sai, cho nên các vị ấy đều là tu không đạt được giải thoát.

Vì vậy hôm nay chúng ta, cái phần mà ly vô minh này là cái phần chúng ta phải học, phải hiểu qua những cái bậc Thánh, những cái pháp Thánh, những cái bậc chân nhân, những cái pháp của chân nhân thì chúng ta mới có phá được cái vô minh. Còn nếu chúng ta không thân cận những bậc Thánh, những pháp Thánh, những bậc chân nhân thì chúng ta không thể nào phá vô minh chúng ta được.

Cho nên ly cái phần thứ tư này rất là quan trọng. Nếu chúng ta muốn ly dục, ly hữu, ly kiến mà chúng ta còn vô minh thì chúng ta không bao giờ ly được. Cho nên ngay từ bắt đầu Phật đã dạy chúng ta có bốn điều kiện quan trọng. Thứ nhất:

Những gì chưa thông hiểu cần phải thông hiểu.

Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai:

Những gì chưa trau dồi cần phải trau dồi.

(18:27) Cái thứ ba:

Những gì chưa dứt bỏ cần phải dứt bỏ.

Cái thứ tư:

Những gì chưa tu tập cần phải tu tập.

Đó là bốn cái điều kiện mà chúng ta phải nhớ mãi trong lòng. Vì vậy mà cái vô minh này là cái điều kiện phải thông hiểu.

Mà thông hiểu gì? Đụng đâu cũng thông hiểu thì không đúng, mà phải tìm những bậc Thánh nhân, phải tìm những pháp Thánh, phải tìm những bậc chân nhân, phải tìm những cái pháp chân nhân mà hiểu thì nó mới phá được vô minh.

Đó là cái điều quan trọng mà quý Thầy cần phải lưu ý. Chớ không phải đụng kinh sách nào quý Thầy cũng đọc, nghe thiền nào cũng nghiền ngẫm, cũng đọc, đó là cái vô minh càng chồng chất thêm vô minh, chưa hẳn đã là giải thoát được.

Cho nên chúng ta phải tìm những cái bậc Thánh Hiền, tìm những cái pháp Thánh, thì mình tìm những bậc Thánh, bậc chân nhân là những người như thế nào? Là những người phải có một cái đời sống giới hạnh nghiêm túc.

Còn đụng những cái người mà ăn phi thời, ngủ phi thời, chạy theo dục lạc thế gian mà nói trên mây xanh thì thử hỏi chúng ta có tin được người đó là Thánh không? Có chọn người đó làm thầy mình không? Có muốn chọn người đó là ở gần mình không? Chắc chắn là mình phải tránh xa những cái vị đó.

Vì những vị này đều là những vị phạm giới, những vị phá giới luật, không có thanh tịnh thân tâm của họ, cho nên chúng ta không có thân cận những vị đó. Dù họ có tự xưng họ là Thánh, nhưng mà thấy hành động sống của họ, thấy cuộc sống của họ rất là phàm phu, chạy theo ngũ dục lạc thế gian thì làm sao mà chúng ta sống như những bậc đó gọi là Thánh được?

2.5- BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC TU TẬP - NIỆM PHẬT, PHÁP, TĂNG, GIỚI

(20:02) Thế nào là bốn pháp cần được tu tập?

Đây là bốn cái pháp mà chúng ta cần phải tu tập. Khi bắt đầu vào xuất gia, vào làm một vị tu sĩ thì chúng ta cần phải tu tập bốn cái pháp:

Bốn tùy niệm xứ.

Bốn cái tùy niệm xứ. Nghĩa là theo bốn cái pháp đó mà mình tùy đó mà mình niệm. Vậy thì:

1. Phật tùy niệm.

2. Pháp tùy niệm.

3. Tăng tùy niệm.

4. Giới tùy niệm.

Đây là bốn pháp cần được tu tập.

Đó thì quý thầy nhớ bốn cái pháp này đầu tiên, chúng ta cần phải tu tập. Phật tùy niệm là tùy theo ông Phật mà mình niệm, rồi tùy theo Pháp mà mình niệm, tùy theo Tăng mà mình niệm, tùy theo giới mà mình niệm.

Bốn cái pháp này gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh.

Nó làm cho thân tâm của chúng ta thanh tịnh, nó không còn ô trược, nó không còn uế trược nữa.

Bốn pháp này còn gọi là Tứ Kỉnh Pháp.

Bốn cái pháp này còn gọi là Tấn Lực.

Tín Lực chớ không phải Tấn Lực. Thầy xin sửa lại:

Bốn pháp này còn gọi là Tín Lực.

Cái lòng tin của chúng ta. Cái lòng tin của chúng ta: Phật, Pháp, Tăng và Giới, nó tạo cho chúng ta có cái niềm tin chân thật. Là tại sao nó tạo chúng ta có niềm tin chân thật được? Là tại vì nó mang lại kết quả giải thoát cho chúng ta trong hiện tại.

Khi chúng ta bước chân vào Phật, Pháp, Tăng. Giới thì chúng ta thấy có sự giải thoát chân thật, không phải còn đợi trong ngày mai, ngày mốt mà ngay bây giờ, hiện tại bây giờ, khi chúng ta chấp nhận bốn cái pháp này là chúng ta thấy có kết quả giải thoát của chúng ta liền, do đó chúng ta mới tin được, còn nếu không kết quả thì chúng ta không bao giờ tin được. Đó gọi là Tín Lực.

Bốn pháp này: Phật, Pháp, Tăng, Giới còn gọi là Tín Căn.

Bốn cái căn để mà chúng ta tin tưởng, bốn cái gốc để làm cho cái lòng tin của chúng ta phát triển, cho nên còn gọi là Tín Căn.

Đó, như vậy ở đây Thầy dạy cho quý thầy thấy Ngũ Căn, Ngũ Lực. Mà Ngũ Căn, Ngũ Lực thì cái Tín Căn và Tín Lực là những cái đầu tiên của Ngũ Căn, Ngũ Lực. Như vậy là mới vào Tứ Bất Hoại Tịnh thì chúng ta đã học được Ngũ Căn, Ngũ Lực, rồi Bốn Pháp Kỉnh, rồi Tứ Bất Hoại Tịnh, thì rõ ràng là chúng ta phải hiểu cho rất rõ ràng.

Rồi sau này Thầy sẽ giải thích cách thức tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh như thế nào để tạo cho chúng ta có Tín Lực, để tạo cho cái Tín Căn của chúng ta càng ngày càng sáng chói ra, để làm cho cái Tín Căn của chúng ta càng ngày càng lớn cái gốc mạnh lên, cái lòng tin của chúng ta càng tin sâu hơn nữa. Đó là chúng ta càng tu thì cái Tín Căn của chúng ta càng mạnh, càng lớn lên, vì nó cụ thể và rõ ràng.

Ở đây bây giờ thì dừng lại đây, để một lát nữa Thầy sẽ dạy về các cái Tứ Bất Hoại Tịnh.

3- KẾT LUẬN VỀ GIỚI BỔN

3.1- GIỚI LUẬT CỦA PHẬT LÀ SƠ THIỆN, TRUNG THIỆN, HẬU THIỆN

(23:45) Vậy thì quý thầy sẽ tiếp tục để học. Thầy kết luận về cái phần quyết nghi của cái giới bổn, và cái phần học về Tứ Bất Hoại Tịnh thì một lúc nữa chúng ta sẽ tiếp tục trở lại.

Về cái phần quyết nghi của cái giới bổn để kết luận cái giới bổn thì ở đây có hỏi và đáp.

Câu hỏi: Thuở ban sơ, Phật lập giáo luật thế nào?

Đáp: Chư Phật ra đời đều tùy cơ duyên mà thiết lập giáo luật, phép không nhất định.

Khi Đức Thế Tôn ứng hiện ra cõi Ta Bà ngũ trược ác thế này, nhiều người ưa làm việc ác, chẳng giữ gìn lời nói và tâm trược nhơ nặng nề, dù không hiện cảnh mà _vẫn nhớ việc từng trải qua, phát khởi nghĩ muốn tạo tác thân nghiệp chẳng lành, thế nên Đức Như Lai lược dạy họ trong thứ lớp để ngừa, đó là khi nó chưa mống tưởng. Lại hàng Tăng Ni cần tu chữ hòa kính làm trọng nên Ngài phải răn trước khi bước vào cửa đạo. _

Nếu ai có thể như thế mà khéo giữ mình thanh tịnh, ba nghiệp trong sạch, hạnh lành từ đó phát sinh và có ngày sẽ đạt được đạo quả giải thoát, thực hiện một đời sống thánh thiện bên cạnh Đức Như Lai.

Thật sự ra trong giới kinh mà đọc lại toàn kinh của A Hàm và kinh Nguyên Thủy thì chúng ta thấy rất là rõ ràng: Đâu có phải đợi các tu sĩ phạm giới rồi mới chế, Ngài đã viết ra, Ngài đã dạy tất cả các tu sĩ trong thời đó là sơ thiện, hậu thiện và trung thiện.

(25:43) Chúng ta đọc lại trong cái kinh thì chúng ta thấy rất rõ: Những cái điều mà Ngài dạy sơ thiện, trung thiện đều toàn là giới, không có gì, đâu phải đợi các thầy phạm giới rồi chế ra, mà trong lúc đó là những cái điều thiện để dạy cho người ta biết, tức là người ta nương vào cái thiện mà người ta giữ được thân tâm thanh tịnh giải thoát, thì cái đó không phải là giới sao?

Cho nên ở đây mà nói rằng Đức Phật sau này mới chế giới thì Thầy thấy quá là hiểu sai Phật cái chỗ này. Đợi cho đến khi mà có phạm giới rồi chế thì quá sai! Phật đã chế trước khi mà dạy cho chúng ta thấy.

Như cái bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế chỉ cho chúng ta thấy đời là khổ, do cái gì mà sanh ra khổ, thì tức là Đức Phật đã chỉ cho cái lòng dục của chúng ta sanh ra khổ, tức là cái lòng dục là ác pháp chớ cái gì? Nó mới đem đến những cái quả khổ cho chúng ta chớ gì? Thì không phải biết rõ cái ác pháp và thiện pháp, thì không phải là những cái điều kiện để mà chúng ta dứt cái ác pháp để mà thực hiện cái sự giải thoát thì đó là cái pháp lành sao?

Cho nên ngay từ đó chúng ta đã thấy cái giới ban đầu mà Đức Phật đã dạy cho năm anh em Kiều Trần Như đó thì chúng ta thấy rất rõ ràng, không còn mà chối cãi gì được nữa. Chớ đâu phải là đợi cho năm anh em Kiều Trần Như phạm giới rồi mới chế, mới nói pháp Tứ Diệu Đế đâu?

Rõ ràng là Đức Phật đã thấy được giới luật và pháp của Phật như thế nào. Sau khi mình thực hiện được sự giải thoát, Ngài mới nói rằng những cái pháp đó là những cái pháp mà rất là kính trọng, rất là tôn trọng, từ đó Ngài mới xiển dương cái giáo pháp đó, cái giới luật đó để mà cứu chúng sanh, Ngài mới đem cái giáo pháp đó ra, chớ đâu phải đợi khi mà các thầy Tỳ Kheo phạm giới rồi mới chế ra? Đó là những cái nó không đúng với cái ý của Đức Phật.

Và đồng thời khi Đức Phật nhập diệt thì Ngài lại di chúc cái giới pháp đó là làm thầy của chúng ta sau này, tức là Ngài phải chỉnh đốn các pháp đó từ khi Ngài chứng đạo, Ngài đã thấy được cái giáo pháp đó nó như thế nào, nó sẽ giúp người ta giải thoát như thế nào, và vì vậy cho nên Ngài mới di chúc nó là làm thầy của chúng ta sau này. Nếu nó chưa phải, nó còn sửa tới sửa lui đó thì làm sao mà làm thầy chúng ta được?

3.2- CÀNG CHẾ GIỚI THÌ NGƯỜI PHẠM GIỚI CÀNG NHIỀU

(28:06) Hỏi: Cũng thuở ban sơ ấy, hàng đệ tử xuất gia của Phật nổi tiếng là tăng vô sự, nghĩa này thế nào? Và ngược lại thế nào?

Thử hỏi trong thời Đức Phật không phải là người tu khổ hạnh sao? Không phải là những người đó là vô sự sao? Nhưng sự thật ra lúc bấy giờ Đức Phật chưa có cái pháp chân chính cho nên chưa phải là tăng vô sự, vì chưa giải thoát được cho nên chưa phải gọi là tăng vô sự.

Cho nên tại sao bây giờ tất cả cái số đệ tử của Đức Phật, mười hai năm hay hoặc mười ba năm chưa chế giới mà tại sao họ được gọi là tăng vô sự? Họ đâu phải là không có giới pháp? Họ có giới pháp tu tập. Cho nên khi mà nghe lời Đức Phật dạy Tứ Diệu Đế thì năm anh em Kiều Trần Như đã ngộ được cái lý của pháp làm cho tâm hồn mình được giải thoát, ngay đó là mình chứng được đạo quả giải thoát của Phật liền.

Đó là khi mà nghe pháp thì chúng ta đã hiểu biết được rõ ràng: Chỉ cần buông cái này là chúng ta sẽ được giải thoát liền cái kia. Cũng như bây giờ chúng ta cần ly cái này thì chúng ta sẽ được cái sự giải thoát của cái kia, chúng ta cần ly cái dục thì chúng ta sẽ được cái giải thoát của cái ly dục liền tức khắc.

Đáp: Tăng là chỉ cho các bậc Thánh Tăng A La Hán, vô sự là các lậu hoặc đã hết, Phạm hạnh đã lập.

Ngay từ khi mà năm anh em Kiều Trần Như nghe Đức Phật thuyết cái bài pháp đầu tiên, chưa phải hết lậu hoặc, còn phải một thời gian tu tập, chớ đâu phải nghe rồi cái lậu hoặc hết liền! Cho nên dẫn nói cái câu nói là không đúng, là vì Thầy thấy cái kết luận của cái sự quyết nghi của giới luật này, giới bổn này, thì những cái nhà làm luật này họ nói không đúng.

Như Lai thành Đẳng Chánh Giác trong mười hai năm đầu…​

Có chỗ thì nói mười ba năm, có chỗ thì nói mười hai năm, thiệt ra thì mấy cái ông mà viết giới luật này họ không có định được cái thời gian như thế nào đúng, như thế nào sai. Bộ này thì nói như thế này, bộ khác thì nói như thế khác, không có hợp với nhau.

(30:12) Nhưng mà kinh sách của Phật chúng ta thấy, cái bộ kinh A Hàm, bốn bộ kinh A Hàm và năm cái bộ kinh Nikaya chúng ta vẫn thấy nó tương đồng với nhau chứ chưa có cái sai khác mà đến đỗi quá độ như thế này.

…​ Ngài chỉ là tăng A La Hán vô sự mà nói lược giáo luật ấy, dù người chưa chứng vô sự, do học giáo luật này mà trong sạch ba nghiệp đạo nên liền chứng ngộ. Mười hai năm sau, pháp hữu lậu sanh khởi trong Tăng đoàn.

Nghĩa là nói như vậy Thầy thấy nó không có đúng cái sự thật, là tại sao vậy? Thậm chí tới mười hai năm mới là các vị sau này mới sanh hữu lậu.

Nghĩa là trong cái thời Đức Phật vẫn có - Đức Phật chưa tu thì Đức Phật vẫn còn lậu hoặc chớ đâu hết, đâu có bao giờ hết, nếu mà Đức Phật hết lậu hoặc thì làm sao có vợ có con? Đó là một cái điều mà chúng ta xác định.

Mà các vị này dù có tu đi nữa, nhưng mà trong khi đó chưa có cái chánh pháp, làm sao mà hết lậu hoặc được? Nếu hết lậu hoặc thì lục sư ngoại đạo trong cái thời đó đã hết lậu hoặc rồi, đâu cần gì phải có Đạo Phật ra đời mới hết lậu hoặc? Cho nên cái luận này cũng không đúng.

Mười hai năm sau, pháp hữu lậu mới sanh khởi…​

Tới mười hai năm sau Đức Phật thành Phật rồi, người trước đó, cách mười hai năm từ Đức Phật thành đạo thì những con người trong thời đó không có lậu hoặc, sau mười hai năm thì tất cả những người khác nó mới sanh ra lậu hoặc nữa, thì như vậy là lậu hoặc từ đâu đến? Con người là phải có lậu hoặc, cho nên nói chỗ này là không đúng.

Vì muốn chúng ta được giải thoát thì chúng ta phải diệt trừ lậu hoặc, cho nên từ Đức Phật thấy bốn cái sự đau khổ sanh, lão, bệnh, tử là khổ, mà sanh lão bệnh tử này là do gì mà có? Không phải là do lậu hoặc sao? Cho nên muốn thoát khỏi những cái khổ này thì phải diệt trừ các pháp lậu hoặc.

Đó thì như vậy là - nói như vậy, tức là luận như vậy là luận sai, không đúng. Mười hai năm mới có các pháp lậu hoặc mới khởi lên, do đó mới có tăng mới phạm giới, còn nếu mà không có lậu hoặc thì không có phạm giới, thì như vậy là sai, đâu đúng được!

…​ nên Đức Thế Tôn mới vì đó mà tùy theo nhân duyên nặng, nhẹ, rộng mà kiết 250 giới cho Tỳ Kheo và 348 giới cho Tỳ Kheo Ni để phân biệt danh, chủng, tánh, tướng, khai, giá, trì, phạm để họ hoàn thành tánh thể căn bản đáng tôn kính của nhân, thiên.

Sự thật ra từ khi mà có giới bổn ra đời thì con người chúng ta, cái người tu sĩ đạo Phật càng ngày càng phạm giới.

Còn trước kia nó chưa có cái giới bổn, Thầy thí dụ mười hai năm từ Đức Phật thành đạo cho đến mười hai năm, Ngài hướng dẫn số đệ tử không có giới bổn mà chỉ có giới kinh, vì vậy mà người ta có pháp hành cho nên người ta hoàn toàn vô lậu, vì vậy mà người ta không phạm. Sau khi có những cái giới bổn này ra thì bắt đầu người ta lại phạm càng phạm, và cho đến bây giờ chúng ta thấy chưa có một ông thầy nào gọi là giới luật thanh tịnh.

Giới bổn thì quá nhiều nhưng mà có làm cho người ta hạn chế, ngăn chặn những cái phạm giới đó không? Không có! Càng chế giới bao nhiêu thì người phạm giới lại càng nhiều, và nhìn lại cái người mà thanh tịnh giới thì hoàn toàn ở trong giới tu sĩ không còn thấy bóng dáng nữa.

3.3- ĐỨC PHẬT KHÔNG ĐỢI TĂNG PHẠM LỖI RỒI MỚI CHẾ GIỚI

(33:48) Hỏi: Vì sao Thế Tôn chẳng chế giới thẳng từ đầu mà lại đợi có người phạm rồi mới chế giới?

Đáp: Đức Thế Tôn mới thành Chánh Giác, hai bộ giới pháp tăng ni đã định, nhưng chỉ vì căn tánh chúng sanh chưa thuần khắp thế nên Ngài mới tùy phạm mà kiết giới.

Kinh Văn Thù Vấn nói: Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng:

- Thế Tôn, đời vị lai sẽ có người phê phán Phật, nói như vầy: “Nếu Đức Như Lai là nhất thiết trí, cớ sao đợi chúng sanh làm tội rồi mới chế giới?”

Phật bảo Văn Thù:

- Như vậy mới đúng là nhất thiết trí. Nếu như ta ngược chế giới trước thì người sẽ chê ta. Vì sao? Vì họ chẳng làm tội, tại sao lại cưỡng chế?

Đó là cái lời Đức Phật mâu thuẫn, ở đây nó nói như vậy là Thầy thấy Đức Phật rất là mâu thuẫn với Đức Phật. Ngay từ vào đầu sơ thiện thì Đức Phật đã dạy như thế nào là không sát sanh nè, không trộm cắp nè, không có dâm dục nè, không có vọng ngữ nè, không uống rượu nè, không phải cái đó là giới sao?

Đọc vào những cái giới kinh chúng ta thấy ngay liền là ngay từ đầu nó đã có cái đó rồi, mà sao lại nói là Đức Phật không chế giới trước? Đó là những cái sai. Cho nên ở đây chúng ta lý luận như vậy, rồi bây giờ các giới bổn này ra đời thì cũng là không sát sanh, cũng không tà dâm, cũng không là dâm dục, cũng không vọng ngữ, cũng vô đó chớ cái gì? Như vậy là trước cũng có đó chớ đâu phải không có?

Cho nên ở đây là cái miệng của người ta méo qua méo lại, cái lưỡi người ta nó mềm nó uốn tới uốn lui cho nên nói muốn nói sao cũng được hết, mà cứ đổ thừa ông Phật không à! Cho nên dường như chúng ta thấy ông Phật dường như là nhiều miệng nhiều lưỡi, nhưng mà sự thật ông Phật không có nhiều miệng nhiều lưỡi, mà tại vì người sau này gán cho ông Phật trở thành nhiều miệng nhiều lưỡi như vậy.

Đó, qua cái sự mà vấn đáp ở đây, hỏi và đáp ở đây, chúng ta thấy rõ ràng là người ta hiểu Phật pháp bằng cái kiểu đó đó.

…​ Đây chẳng phải là nhất thiết trí. Họ sẽ nói rằng: “Vì tôi không có tội lỗi, Như Lai không tâm từ bi, chẳng nhiếp thọ chúng sanh, như người không có con mà nói có con, giờ mấy sẽ sinh. Chỉ có lời nói suông, làm sao tin được? Vì sao? Vì chẳng chân thật, nếu thật thấy con thì sanh lòng tin.”

Như thế Văn Thù, những tội chưa làm, trời người chẳng thấy, làm sao nghịch chế giới được? Cần phải thấy tội rồi mới chế ra.

(36:28) Thì như vậy rõ ràng cái pháp này cần có tội rồi mới chế. Bây giờ có ăn trộm ăn cướp nhà nước mới chế giới ra: Người nào ăn trộm ăn cướp là phạm tội chặt tay chặt chân đi, mình mới chế ra để chặt tay chặt chân cho người ta sợ, thì như vậy là cái người mà chế cái giới luật này chờ cho phạm tội mà chế, thì như là nhà nước mà chế pháp luật. Cho nên giới bổn nó nhằm vào cái chỗ đó mà lý luận.

Còn Đức Phật chế cái giới ra tức là nói về cái pháp thiện để nhờ đó mà chúng ta nương vào cái pháp đó mà chúng ta quét sạch lậu hoặc để giải thoát, thì cái giới phải chế trước chớ, pháp phải đi trước chúng ta mới có pháp mới tu chớ? Còn bây giờ đợi, chúng ta làm sao, chúng ta không pháp gì hết, biết đâu mà tu giải thoát?

Bây giờ đợi cho phạm tội rồi mới chế giới thì như là một cái quốc gia người ta chế cái pháp luật để bắt buộc dân, bây giờ nó ăn trộm cắp thì phải chế cái đó đặng cho chặt tay chặt chân nó, nó sợ nó không dám ăn trộm ăn cắp nữa. Còn chế giới cũng như vậy, thì như vậy chẳng qua là không phải có cái pháp tu rồi.

Cho nên ở đây Thầy thấy giới bổn hoàn toàn là nó ngược lại với giáo pháp của Phật, giới luật của Phật, nó không có đúng cách của Phật. Bởi vì cái giới luật của Phật chế ra là cái pháp thiện để cho người ta nương vào thiện mà người ta phá cái ác, người ta mới diệt được cái lậu hoặc, người ta mới giải thoát được.

Cho nên cái pháp nó phải có trước. Có trước người tu chúng ta mới tu, mới nương vào đó mới trau dồi mới tu tập, mới được giải thoát. Như vậy mới đúng là giáo pháp của Phật.

Giáo pháp của Phật mà đi sau như vậy là chế giới luật bắt buộc người ta bị phạm tội như thế này tội như thế kia, người ta sợ người ta không dám làm, thì như vậy là cái pháp đó có phải pháp tu đâu?

Cái đó không phải là pháp tu, mà cái đó là ức chế người ta. Người ta muốn làm cái đó là mình cho ghép người ta thành cái tội, rồi mình cho người ta, chớ người ta nói rằng: “Tui làm cái đó không tội mà tại ông muốn ghép tui như vậy!” Cho nên chế giới như vậy là không đúng cách của đạo Phật.

Đạo Phật là pháp đưa ra trước để cho cái người tu người ta nắm được cái pháp người ta đi đến cái sự giải thoát, người ta làm chủ được sanh lão bệnh tử, người ta làm chủ được luân hồi, thì cái pháp đó mới chính là của Phật.

Còn cái giới luật mà chế như vầy Thầy thấy nó không phải đâu. Đợi chúng ta làm tội rồi mới chế ra đặng ngăn chặn chúng ta, thì như vậy là cái đó là cái pháp hay là cái gì? Làm chúng ta sợ hãi mà chúng ta không phạm, chớ không phải là do cái chỗ đó để làm chúng ta được giải thoát, đó là cái sai.

Lại trong luật Thiện Kiến, Phật nói: Khi chưa có hữu lậu, Như Lai kiết giới thì chúng sanh sẽ khởi ý phỉ báng rằng: “Đệ tử Phật đều là dòng họ quý hoặc là ngôi vua…​

Tại sao tất cả đệ tử của Phật trước kia, sau này, ngay cả Đức Phật nó có lậu hoặc chớ đâu phải không! Do lậu hoặc đó chúng ta mới có sanh, lão, bệnh, tử. Vì vậy mà chúng ta muốn vượt thoát ra khỏi cái sanh, lão, bệnh, tử thì nó phải có pháp chớ?

(39:04) Chứ đâu phải là nói hồi đó không có lậu hoặc thì toàn là Thánh không sao? Thánh sao mà đi tu, mà khổ hạnh, mà như thế này như thế khác dữ vậy? Toàn là Thánh sao mà có người lại chết, có người lại bệnh, có người lại khổ sở, vậy mà gọi là Thánh sao?

Hình ảnh mà Đức Phật đã nhìn trong bốn cửa thành đi ra không phải là nói lên bốn cái sự khổ của con người sao? Mà gọi họ lúc bấy giờ họ là Thánh vô lậu hết sao? Đó là cái lý luận sai, nó không phải là cái lý luận đúng.

…​ đệ tử Phật đều là dòng họ quý, hoặc là ngôi vua, bỏ cả của cải, cung điện, vợ con, quyến thuộc, chẳng tiếc thân mạng, đều là biết đủ nơi thế gian, không hy cầu chi, vì sao Cù Đàm đem Ba La Mộc Xoa Đề mà buộc? Đây là vì Cù Đàm chưa khéo biết người đời, nếu kiết giới thì người đời cũng chẳng sanh tâm kính trọng.”

Đó là những cái lý luận của những nhà làm luật đó, những cái lý luận của những cái nhà mà làm giới bổn đó. Họ lý luận như vậy đó để họ gán ông Phật như vậy đó. Thầy thấy cái lý luận này là cái lý luận rất sai.

Khi Đức Phật thấy cái cuộc đời khổ vì cái lậu hoặc, trước đó thì Đức Phật đâu có biết lậu hoặc mà thấy khổ? Con người ai cũng khổ. Nhưng mà đâu ngờ đó là do cái lậu hoặc của chúng ta mà nó đưa đi đến những nhân quả trên con đường nhân quả mà tạo chúng ta liên tục trong cái sự tái sanh luân hồi, kiếp này nó chuyển qua kiếp khác mãi mãi mà không dứt. Do đó mà Đức Phật mới bỏ cung vàng điện ngọc chớ đâu phải là…​

Nếu muốn tìm cái sự giải thoát thì phải ly bỏ cái này để đi tìm cái con đường tu tập, để đi tìm cái pháp giải thoát, cho đến khi cuối cùng tự mình mới phát triển ra, hiểu được cái pháp như thế nào để mà giải thoát, từ đó mới đem cái pháp mà dạy lại cho người ta, thì cái pháp đó không phải là giới luật sao?

Ở đây còn bày đặt thêm cái giới bổn để rồi phỉ báng Phật đến cái mức độ như vậy, mà luận như vậy để kết thúc cái lời của Phật như vậy, Thầy thấy quá là phỉ báng Phật.

Ví như y sư chưa khéo trị bệnh, thấy người mới muốn sanh nhọt, tuy có tánh nhọt mà chưa thành tựu lớn, bèn đem ra mổ, máu tuôn lai láng, đau đớn vô cùng. Lấy thuốc thoa vào, ghẻ liền hoàn phục.

Y sư nói: “Ta trị bệnh cho ngươi rồi, hãy trả tiền cho ta!” Người bệnh đáp: “Đây là y sư khùng. Nếu tôi thật bệnh mới trị cho tôi, đằng này tôi vốn không sưng mà lại mổ xẻ làm cho vết thương đau đớn quá chừng!”

Đó các thầy nghe những cái luật sư họ luận như vậy đó. Nghĩa là đặt thành vấn đề nếu mà Đức Phật chế những cái giới này trước, thì như là một cái vị thầy thuốc, cái mụn nhọt người ta mới có hơi nổi lên chưa có mủ máu gì hết, lấy dao mà khoét cái chỗ đó đi, làm cho người ta thành cái mụn ghẻ lớn ra, do đó coi như là làm cho người ta đau khổ hơn chớ không có cái ích lợi gì hết.

(42:08) Đó, thì thấy như vậy thì rõ ràng là họ lý luận như vậy. Sự thật ra cái pháp của Phật đâu phải là cái…​ Cũng như một cái liều thuốc, mà vì chúng sanh hiện đang bệnh, con người đang khổ. Khổ là gì? Sanh, lão, bệnh, tử, bốn cái khổ này hiển nhiên là ai cũng phải thấy rằng Đức Phật trong cái thời Đức Phật còn trai trẻ thanh niên chưa tu đã nhận thấy cái này rồi.

Chớ phải chi trong cái thời Đức Phật không có thấy cái này, thì nói bây giờ Đức Phật chưa có chế cái này ra, bây giờ sau khi Đức Phật tu thành đạo rồi bắt đầu người ta mới có sanh, lão, bệnh, tử, người ta có những cái bệnh này, do đó bây giờ Đức Phật mới chế cái giới ra để trị cái bệnh này.

Còn đằng này là trước Đức Phật, sau Đức Phật, luôn luôn người ta bị bốn cái bệnh này, bốn cái khổ này, cho nên bây giờ Đức Phật mới tìm ra cái pháp, cái phương thuốc để trị bốn cái bệnh này. Thế mà bây giờ đem ra cái phương thuốc để trị bệnh này thì người ta lại nói: Chờ cho có bệnh này rồi mới trị. Hiển nhiên là bây giờ người nào cũng ở trong có cái thân này là cũng mang bốn cái bệnh sẵn sàng hết rồi, mà bây giờ chờ cho có bệnh là chờ làm sao?

Đó thì các thầy thấy cái lý luận của các nhà làm luật nó ngược ngạo, nó nói không có đúng cái cách. Bởi vì con người mà sinh ra thì người nào cũng ở trong bốn cái loại bệnh này hết. Từ xưa đến giờ chớ không phải là Đức Phật mà mới ra đời rồi phải trải qua mười hai năm mới có cái bệnh sanh - lão - bệnh này đâu.

Thế mà những cái phương thuốc của Đức Phật sẵn sàng có rồi, bây giờ họ chế lại, họ nói bây giờ phải mười hai năm sau Đức Phật mới chế ra cái giới luật này để trị cái bệnh, vì có người bệnh mới chế. Nghĩa là cái lý do của họ nói là phạm tội này phạm tội kia.

Phạm tội này phạm tội kia, phạm những cái giới luật đó là cái gì? Không phải là do cái chỗ mà tham, sân, si, mạn, nghi của họ, không phải là do cái lòng dục của họ, ham muốn mà họ phạm cái tội đó không?

Bây giờ chúng ta muốn ăn hai ba bữa tức là chúng ta có cái dục trong đó chớ gì? Mà do dục nó mới sanh ra bao nhiêu thứ khổ, mà do dục nó mới có sự sanh tử luân hồi, chớ còn nếu không dục thì làm sao có cái chuyện mà sanh tử luân hồi được!

Đó thì quý thầy thấy họ lý luận như vậy đó mà để họ soạn những cái bộ kinh giới, họ làm như là kinh giới là hay ho gì lắm.

3.4- GIỚI BỔN ĐẶT RA LỤC QUẦN TỲ KHEO ĐỂ CHẾ GIỚI

(44:16) Hỏi: Vì sao pháp lậu khởi phần nhiều do bọn Lục Quần Tỳ Kheo và Lục Quần Tỳ Kheo Ni? Ấy là họ cố tình hay là vô tâm phạm?

Họ nói tại sao mọi ông thầy khác thì không có, mọi vị Tỳ Kheo khác thì không có…​ (Mất tiếng)

Thầy nói trước cho quý thầy thấy rằng họ sẽ bào chữa cho cái bọn phá giới này là họ là Bồ Tát đó, nghĩa là Bồ Tát nghịch hạnh để làm cho Phật chế giới, chớ còn Phật chẳng biết gì, nhờ mấy cái người này mà chế giới đó.

Tức là ông Phật còn thua mấy cái vị Lục Quần Tỳ Kheo này nữa. Nghĩa là Lục Quần Tỳ Kheo Tăng và Lục Quần Tỳ Kheo Ni nè là những người mà làm những cái sai phạm đó để cho ông Phật thấy mà chế giới ra, chớ ông Phật không biết.

Đọc lại giới kinh chúng ta thấy có cần phải Lục Quần Tỳ Kheo Ni, Lục Quần Tỳ Kheo Tăng đâu, ông Phật vẫn chế ra sơ thiện, trung thiện, hậu thiện rất rõ ràng, đâu có cái nào mà không đủ? Nội bây nhiêu đó mà chúng ta đã thấy được những cái pháp từ cái giới hạnh đến cái giới đức, đến cái giới tuệ, rồi cái giới hành, chúng ta thấy quá rõ ràng, cụ thể ở trong cái từ sơ thiện, hậu thiện và trung thiện của Đức Phật dạy ở trong kinh Nikaya rất là cụ thể, không còn cái gì…​

Mà chúng ta có thể nói đó rằng cái giới luật đó mới chính là thầy của chúng ta. Còn cái giới bổn này là cái đồ thừa, nó không phải là ông thầy của chúng ta đâu. Cho nên ở đây luận để mà làm sai lệch, cái bọn Lục Quần Tỳ Kheo này với Lục Quần Tỳ Kheo Ni này chỉ đặt điều ra mà thôi, lôi ba cái ông này ra để mà chế giới tầm bậy chớ không phải đúng theo đạo Phật.

Bởi vì khi mà Lục Quần Tỳ Kheo này mà vào xuất gia theo Phật thì ngay cả cái giới sơ thiện, trung thiện, hậu thiện họ đã thực hiện thì làm sao họ còn phạm nữa? Đâu phải họ là bọn lục lâm ở đâu mà họ nhào vô đây được!

Muốn tu đâu phải chuyện dễ. Nếu mà ngoại đạo thì phải bốn tháng hay hoặc bốn năm để người ta nghiệm coi có sống được trong cái đời sống của một cái người tu không. Còn đằng này đâu có phải muốn vào đó cái vào được liền sao?

Cũng như quý thầy muốn theo Thầy cũng đâu phải được dễ đâu. Bây giờ quý thầy muốn theo Thầy mà tu, Thầy nói Thầy ẩn bóng chớ đâu phải thực là Thầy ẩn bóng đâu. Thầy nói thật sự ra Thầy đang chọn cái người nào xứng đáng là Thầy dẫn theo Thầy chớ còn cái người nào chưa xứng đáng là Thầy bỏ hết chớ Thầy đâu có nhận.

(46:23) Bởi vì mình tu là mình phải dứt khoát, còn mình tu mà không dứt khoát thì thời ông Phật cũng vậy thôi, muốn đem người ta cứu khổ người ta đâu phải là đụng ai cũng nhận vô, nhận vô đó để mà làm…​ (Mất tiếng)

  1. đã tiếp chúng ở đây rất nhiều chớ không phải ít, o đó Thầy đã tìm hiểu tất cả mọi cái sai, cái phạm, cái đúng như thế nào, cái kiến chấp của họ như thế nào đủ mọi mặt hết, Thầy mới rút tỉa ra từng những cái kinh nghiệm mà Thầy thấy bây giờ phải trở lại con đường đúng của Đạo Phật, không thể nào mà tùy thuận với các pháp khác mà có thể dẫn dắt họ đi vào con đường của đạo Phật được hết.

Tới chừng mà kết luận với cái giáo án này, Thầy sẽ nói lại trong cái quá trình mà Thầy hướng dẫn tu sĩ ở đây, để cho quý thầy biết rằng cái công trình mà của Thầy hết sức, chớ không phải là tùy thuận Đại Thừa nè, tùy thuận Thiền Đông Độ nè, tùy thuận mọi vị Hòa thượng hết, mà không bao giờ nói chạm ai hết, chỉ luồn lách ở trong đó mà để dẫn dắt họ trở về đúng con đường của đạo Phật.

Thế mà không được, họ hoàn toàn họ có những cái kiến chấp của họ, không có ai mà chịu nghe lời Thầy hết. Cho nên do đó làm sao mà không nói thẳng ra được? Vì vậy ở đây Thầy hoàn toàn là Thầy nói thẳng: Những cái này là những cái bịa đặt mà thôi.

Ngay từ vào đầu là ông Phật đã chọn một cái người ngoại đạo đi, thì cũng phải bốn tháng để xem coi ông đó như thế nào. Trong kinh điển của Phật nói rất rõ mà, đâu có phải muốn vô là vô đâu?

Còn một cái người cư sĩ hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh đến nghe pháp rồi xin Đức Phật xuất gia là Đức Phật chấp nhận liền, tại vì ông ta không có kiến giải, không có cái kiến chấp, cho nên do đó mà Đức Phật nhận liền.

Còn cái loại ngoại đạo là có cái kiến chấp của họ rồi, họ có đầy ắp ở trong cái đầu họ thứ này thứ kia rồi, cho nên bốn tháng coi họ sống được hay không. Mà nếu sống được thì mới sống trong cái giới pháp của Phật được thì mới chấp nhận, còn sống không được trong giới pháp thì mời họ ra đi liền chớ đừng có mong là cho ở trong đó.

Cho nên cái Lục Quần Tỳ Kheo Tăng với Lục Quần Tỳ Kheo Ni này, là những cái bọn này làm sao mà sống được ở trong cái giáo pháp của Phật được? Cái hành động mà phạm như vậy, trong một ngày thôi cũng không được nữa chớ đừng chi mà nói rằng ở trong đó suốt đó mà để chế giới cả giới bổn như vậy.

(48:24) Đáp: Nhóm Lục Quần Tỳ Kheo Tăng và Ni này đều là đại quyền thị hiện tuyên thông Phật giáo, trong làm rường cột các pháp môn, ngoài làm đại hộ cho Phật giáo.

Nói dóc không? Thầy thấy hầu như là cái này, nói như vậy thì cái thời gian mà từ khi có giới bổn này, có phải đại vọng ngữ không? Quý thầy xem thấy nè: Từ khi giới bổn này ra đời thì thử hỏi có vị thanh tịnh tăng nào không, hay là tất cả toàn bộ là phạm giới hết? Tìm lại một ông tăng mà thanh tịnh giới, chúng ta có thấy không?

Nhưng mà trước kia chưa có giới bổn, mười hai năm mà trở về trước á, chúng ta thấy có những bậc Thánh Tăng thanh tịnh giới. Còn trở về sau này, chúng ta thấy giới bổn ra đời rồi, có không, mà nói rằng rường cột của Phật giáo? Rường cột cái đó kiểu là chôn Phật giáo chớ rường cột gì?

Lục Quần Tỳ Kheo Tăng, Ni đều là đại quyền thị hiện tuyên thông Phật giáo.

Tuyên thông cái khỉ gì? Đem Phật giáo mà chôn xuống đất chứ ở đó tuyên thông!

Trong làm rường cột các pháp môn…​

Rường cột khỉ gì? Phá giới luật vầy mà rường cột với ai? Ai mà nương theo mấy cái bà, mấy ông này được?

…​ ngoài làm đại hộ cho Phật giáo.

Hộ cái gì? Thầy nói thật sự, mấy ông này miệng lưỡi dữ lắm, coi như là các vị này đều là Bồ Tát cho nên là hộ Phật giáo lắm! Hộ riết rồi bây giờ nhìn Phật giáo chúng ta thấy sa đọa, ông nào cũng ở chùa to tháp lớn hết, không bao giờ ở cái nhà tranh vách lá, ông thầy nào cũng cưỡi xe Dream, lái xe hơi chạy ù ù, ông nào cũng ăn uống phi thời, ông nào cũng hút thuốc cán chớ chưa cần phải hút thuốc lá nữa.

Đó là những cái đại bộ phận mà bây giờ chúng ta đã nhìn thấy, không phải trong cái thời chúng ta mà trước đây cũng vậy nữa. Thậm chí còn rất tệ nữa là ông thầy lại còn có vợ có con ở trong chùa, sinh hoạt cũng như một cái gia đình cư sĩ, không ra gì hết.

Đó là cái giới bổn ra đời đó. Lúc nào người ta cũng đọc giới bổn, một tháng hai lần tụng giới bổn, thế mà nhìn ông thầy có ra cái quái ôn gì không? Vậy mà nói là Lục Quần Tỳ Kheo Tăng và Ni này đã làm rường cột, đã hộ pháp như vậy để cho Phật giáo được trường tồn! Đó là trườn ở dưới hầm dưới hố chớ không phải trường ở trên đâu!

Như Lai ở đời là bọn Lục Quần đều làm dậy sóng trong Tăng đoàn, huống gì riêng tôi ngày nay. Họ đâu biết các bậc hiền xưa chính vì hậu lai mở giáo lại trở nên hiền xưa là sai.

Nghĩa là nói như thế này, ý là nói các cái vị Lục Quần Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni này, là vì làm nó quậy sóng ở trong Tăng đoàn để do đó bây giờ chúng ta mới có cái giới bổn này đó. Còn nếu không có quậy sóng như vậy chắc chắn là chưa bao giờ có giới bổn hết, nhờ mấy người này mới có giới bổn.

Mà thử hỏi từ khi mà giới bổn này ra đời có đem lại cái gì ích lợi cho Phật giáo không? Chúng ta thấy hoàn toàn là đem lại cái số tu sĩ phạm giới không, chạy theo dục lạc không, chớ không có một cái gì mà gọi là thanh tịnh, toàn bộ.

(51:32) Thay vì quý vị này là Bồ Tát Hạnh đi, làm những hạnh nghịch đi để cho Phật nương vào đó chế giới, thì bây giờ ít ra quý thầy, tất cả tăng ni của chúng ta phải thanh tịnh giới chớ, sao lại phạm giới hết vậy? Thì có phải là nương theo ba cái hạnh sai lầm này để mà phá giới, phạm giới đủ cách không?

Hỡi ôi! Pháp Phật đã đến hồi vận mạt như thế làm nhiều người biếng nhác, chẳng giữ nổi giáo pháp Như Lai, trở sanh chê báng, tạo nhiều thứ nghiệp.

Nên kinh Bách Dụ nói: “Người đời chẳng biết Như Lai pháp vương vì chúng sanh mà lập nhiều phương tiện, chỗ vắng khuyết bèn sanh lòng hủy báng, bắt chước điều chẳng phải ấy. Do có đó ở trong Phật pháp mất hẳn sự lành, đọa ba đường dữ.”

Kinh Phương Đẳng Đại Vấn nói: “Đề Bà Đạt Đa khai mở bài giúp người khiến a tăng kỳ vô lượng chúng sanh an trụ căn lành. Bao nhiêu cảnh giới Đề Bà Đạt Đa thật chẳng phải là chỗ Thinh Văn, Duyên Giác biết được.

Nhóm Lục Quần Tỳ Kheo cũng là Đại Bồ Tát. Đề Bà Đạt Đa với họ đồng hàng. Nếu ai biết công đức Đề Bà Đạt Đa, tỏ rõ không nghi, thời phải biết người ấy thật là đệ tử Phật, đặng một trong hai phần công Đức Phật, đặng một mắt của Phật, đặng nửa thân của Phật. Đừng nói Đề Bà Đạt Đa là tệ ác phá hại chúng ta, hãy biết đó tức là khéo phương tiện vậy!”

Nghĩa là Đề Bà Đạt Đa toàn phá hoại cái hòa hợp tăng, chia chẻ Tăng đoàn ra, còn các Lục Quần Tỳ Kheo thì tạo đủ điều kiện phạm giới để cho Đức Phật chế giới ra, do đó còn gọi là nào là công đức thế này thế khác.

(53:26) Nhưng thời gian xác minh rằng chúng ta là cái thời sau của các ngài quá lâu, chúng ta xác minh từ cái ngày mà Đề Bà Đạt Đa phá Tăng đoàn, rồi các vị Lục Quần Tỳ Kheo Tăng và Ni này mà đã nhờ đó mà chế ra giới, thì cái thời gian mà từ đó trở về chúng ta đâu có phải một thế kỷ, hai thế kỷ? Rất nhiều thế kỷ. Mà tu sĩ chúng ta ra gì? Có ra gì không?

Từ các bậc Hòa thượng cho đến các vị tu sĩ, Sa Di nhỏ, chúng ta vẫn thấy hoàn toàn là không đúng chánh pháp của Phật. Họ sống bừa bãi, họ sống không có đúng giới hạnh của người tu, hoàn toàn là chạy theo sống trong dục lạc.

Đó là chúng ta thấy cái thời gian để xác định rằng Đề Bà Đạt Đa có phải là Bồ Tát, Đại Bồ Tát không? Có phải là Lục Quần Tỳ Kheo Đại Bồ Tát không? Nếu là Đại Bồ Tát đã thể hiện pháp như vậy thì đời của chúng ta đâu có phải là thiếu giới thanh tịnh?

Cho nên những cái bọn phá này mà còn dùng mồm mép gọi là Đại Bồ Tát thì Thầy thật sự ra Thầy làm sao mà Thầy tin được! Nhìn trong cái thời gian trải dài chúng ta đã xác định được Phật giáo ở cái tầm vóc nào rồi, cho nên những bọn này đâu có nghĩa là bọn Đại Bồ Tát, mà đó là bọn danh bọn lợi.

Ngay trong thời Đức Phật là Đề Bà Đạt Đa đã chạy theo danh lợi chứ chưa phải là Bồ Tát gì cả hết. Thỏa mãn cái tâm danh lợi, cho nên mới tìm cách hại Phật để đoạt cái Giáo đoàn, chớ đâu phải là cái người tốt?

Hạng này là cái hạng rất xấu, mà chính bây giờ chúng ta nhìn thấy Phật giáo chúng ta chia rẽ, mà từ cái chia rẽ này cho đến cái chia rẽ khác cũng vì cái danh cái lợi làm mờ mắt họ do thiếu chánh pháp.

Những cái pháp mà gọi là giới luật của họ, tại sao họ gọi là chánh pháp, sao họ không sống được, họ không tu được để họ giữ thanh tịnh giới đi, mà họ lại phạm như vậy?

3.5- VẤN ĐỀ KẾT HỢP GIỮA ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA

(55:26) Hỏi: Giới pháp và nhân quả đối với Sa Môn Đại, Tiểu Thừa thế nào?

Đáp: Tự vì có ưa giới pháp nên mới ưa Sa Môn, vì giới pháp là nhân quả của Sa Môn, nếu nhân chẳng ra thì quả không do đâu mà lập.

Người đời nay chẳng học giới pháp Sa Môn mà xưng là Sa Môn, thật lầm rất lớn lắm vậy! Hoặc có người nói: “Tôi không vì tôi.” Ôi! Nếu mình chưa thông mà muốn thông người cũng như không biết lội mà nhảy xuống biển cứu người chết chìm, há không đều chìm hết sao? Hoặc nói: “Tự có Đại Thừa, cần gì học Tiểu Thừa?” Ấy vậy mà chưa thấu Đại Thừa nên nói lối đó.

Như nhóm Lục Quần kia vốn Đại Bồ Tát, sao còn bày ra hạnh Tiểu Thừa? Đâu biết hộ mình, hộ người chính là bổn hoài của Bồ Tát! Một việc lành nhỏ chẳng bỏ là hoằng tâm của đại sĩ, huống chi Đại - Tiểu thông thường đều về nghĩa đế đệ nhất, trang nghiêm cái thân muôn đức, nếu bỏ đây còn đâu nữa?

Ở đây, cái người mà viết giới này muốn hòa hợp giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, muốn hòa hợp cả hai cái pháp này lại.

Nhưng mà họ không xét rằng cái Đại Thừa là như thế nào, mà cái Tiểu Thừa như thế nào? Ai đã gọi là Tiểu Thừa, mà ai đã gọi là Đại Thừa? Cái nào lớn mà cái nào nhỏ đây? Cái nào được giải thoát mà cái nào không giải thoát đây? Từ ngày có Đại Thừa ra đời thì con người có giải thoát hay không?

Chúng ta đặt câu hỏi để chúng ta thấy từ cái ngày mà có kinh phát triển mà gọi là Đại Thừa thì đến bây giờ con người có giải thoát không? Có đúng giới luật không? Có sống đúng cái Phạm hạnh, giới hạnh không?

Đó thì như vậy là chúng ta sẽ hiểu biết được Đại Thừa và Tiểu Thừa nó ở cái mức độ nào mà của người sau chúng ta đã làm ra.

(57:46) Hỏi: Xét về kinh luật, Đại Thừa và Tiểu Thừa có liên quan ra sao?

Đáp: Xét rõ kinh luật, Đại Thừa tuy quở tâm nhỏ Thinh Văn tự độ, chẳng phải trách giới hạnh Thinh Văn nghiêm trì, mà là lớn nhỏ song tu, tánh giá điều hộ mới thuận gốc giải thoát, chẳng trái lời dạy của Đức Từ Tôn.

Nên trên hội Bát Nhã, các Bồ Tát tu Bát Nhã Ba La Mật Đa phải khéo biết tu học các oai nghi giới hạnh Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Nếu thấy người oai nghi chẳng xứng, chúng bèn hãy lánh xa. Nếu có Sa Môn giới hạnh oai nghi thì nên thân cận.

Trong kinh Đại Bảo Tích nói: Bồ Tát nếu nghĩ ngợi như vầy: “Pháp này rất sâu, pháp kia chẳng sâu; pháp này là sạch, pháp kia chẳng sạch; đây là pháp của chư Phật, này là pháp Duyên Giác, này là pháp Thinh Văn; pháp này nên làm, pháp kia chẳng nên làm; đây là pháp sâu, đây là pháp cạn” ấy gọi là mạn tăng thượng!

Lại kinh Bồ Tát Giới nói: Nếu Bồ Tát thấy như vầy, nói lời như vầy, Bồ Tát chẳng nên nghe kinh pháp Thinh Văn, chẳng nên thọ, chẳng nên học. Bồ Tát dùng pháp Thinh Văn làm chi? Ấy gọi là phạm rất nhiều phạm!

Nội Pháp Truyện nói: Nếu lễ Bồ Tát đọc kinh Đại Thừa gọi là lớn, chẳng làm việc này gọi đó là nhỏ. Tiếng gọi Đại Thừa thông qua hai thứ: Một là Trung Quán, hai là Du Già. Trung Quán thì trong tục có chân, không thể rỗng như huyễn. Du Già thì ngoài, trong không có, diệt điều di thức.

Đấy đều là dòng thánh giáo, chỉ thị chi phí, đồng hiệp với Niết Bàn, nào chân nào vị, nói nơi dứt hoặc phiền não, cứu vớt chúng sanh, đâu muốn rộng sinh phân vân thêm chìm kết nữa. Y theo làm thì nên bỉ ngạn, trái bỏ thì chìm cả bốn sinh. Đây kia đều làm, lý không trái cãi. Đã không mắt huệ, ai xét phải quấy? Tùy quen lâu mà tu đi, xin đừng nhọc tâm chia cắt như lời trên nói. Tự hãy nghĩ lấy, chẳng cần luận nhiều khác nữa.

(01:00:34) Ở đây cũng cái lý luận của một luật sư muốn hợp giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. Bởi vì có một cái số người ở trong góc độ của Đại Thừa thì chê Tiểu Thừa là tiêu nha bại chủng, còn có những người mà ở trên cái góc độ của Tiểu Thừa thì cho rằng đó là Phật giáo phát triển Bà La Môn. Do cái sự mà phân chia như vậy, cho nên cái ông luật sư này ổng viết ra thì ổng có muốn cái ý là kết hợp lại.

Nhưng sự thật ra thì không thể nào mà chúng ta nghĩ rằng…​ Kết hợp lại, nó đúng thì chúng ta kết hợp, mà nó sai làm sao chúng ta kết hợp được? Giáo pháp của Phật còn ràng ràng kia mà làm sao chúng ta kết hợp với những cái chuyện mà nó không đúng?

Giới luật của Phật nó còn ràng ràng kia mà bắt buộc chúng ta phải chấp nhận giới bổn của họ thì làm sao mà chúng ta chấp nhận được? Khi giới luật của Phật là một cái pháp hành, còn cái giới bổn của họ là một cái pháp luật, thì hai cái này nó khác xa với nhau, làm sao mà hợp lại được?

Cho nên ở đây chúng ta hợp, chúng ta không có sự chia cắt ra, nhưng chúng ta phải hợp cho đúng cách. Mà hợp không đúng cách là làm cho nó lệch lạc Phật pháp, làm nó sai lệch, thì từng đó cái giới hạnh và oai nghi của người tu sĩ càng hợp thì nó lại càng lệch.

Vì vậy mà chúng ta nghe những cái nhà học luật người ta kêu gọi chúng ta đoàn kết lại, Tiểu Thừa và Đại Thừa, nhưng mà đoàn kết ở trong cái mục đích nào? Không nêu rõ cái mục đích để chúng ta đoàn kết. Vì vậy mà càng đoàn kết thì chúng ta thấy càng phá giới, càng làm bại hoại Phật pháp ra mà không thấy gì hết.

Mà nói trên danh từ đoàn kết, nhưng sự thật ra trong thực tế có đoàn kết được hay không? Điều đó chúng ta cần phải suy nghĩ nữa. Đó là một cái điều người ta nói, người ta mong muốn, nhưng chính bản thân cái người nói, cái người mà viết ra, chưa chắc họ đã muốn đoàn kết.

3.6- NGƯỜI BIẾT HỔ THẸN MỚI SỐNG ĐƯỢC GIỚI LUẬT

(01:02:35) Hỏi: Hạng nào mới ưa học giới?

Đáp: Hạng có hổ thẹn mới ưa học giới. Nghĩa là tự chẳng làm tội gọi là có hổ, chẳng bảo người khác làm tội gọi là thẹn. Lại nơi các việc dữ tự hổ gọi là hổ, nơi các việc thẹn với người gọi là thẹn.

Thế gian nếu không có hai pháp hổ, thẹn thì đều trái vượt. Đại Thánh Thanh Văn hướng tới đường hiểm sanh tử già chết, nên Đại Kinh nói: Chư Phật, Thế Tôn thường nói lời rằng: “Có hai pháp trắng hay cứu vớt chúng sanh: Một là hổ, hai là thẹn…​

Ở đây Thầy thấy cái pháp mà Đức Phật đã từng nhắc chúng ta là mình phải tu tập cái pháp hổ thẹn, mà ở đây chỉ nói hổ thẹn, người nào cũng có hổ thẹn à! Mới đầu thì người ta chưa có phạm cái lỗi đó, người ta không có hổ thẹn đâu.

Cũng như bây giờ Thầy mới đầu khép vô Thầy ăn ngày một bữa, mà Thầy ăn thì một thời gian mà Thầy chịu không nổi rồi Thầy lén Thầy ăn cắp Thầy ăn phi thời rồi, thì Thầy có hổ thẹn nữa không? Cho nên cái hổ thẹn này không thể tự dưng mà có được đâu. Cho nên cái mà chúng ta đã làm quen rồi thì không có cái hổ thẹn nào mà xen vô được hết.

Cho nên Phật dạy chúng ta phải tu tập tàm và quý. Chữ “tàm” có nghĩa là hổ thẹn, mà chữ “quý” có nghĩa là sợ hãi. Người ta ghép hai cái chữ này lại, người ta gọi tàm quý là hổ thẹn thì Thầy thấy nó không đúng.

Chữ “quý” là vô úy đó, không có sợ hãi đó. Bởi vì khi chúng ta có sợ hãi một cái lỗi nhỏ nào đó thì chúng ta mới có xấu hổ, còn chúng ta không sợ hãi thì chúng ta không có xấu hổ đâu, chúng ta cứ làm hoài.

Chẳng hạn bây giờ Thầy ăn ngày một bữa, mà một lát nữa Thầy thấy cái bánh, Thầy thấy nó thích quá, Thầy lén Thầy ăn đi, nhưng mà Thầy thấy nó không có sợ hãi cái lỗi đó đi, cho nên Thầy cứ làm hoài thì Thầy có hổ thẹn đâu? Chính Thầy sợ hãi đó Thầy mới có sự hổ thẹn. Cho nên vì vậy gọi tàm quý là hai cái này ghép lại, tức là hổ thẹn và sợ hãi.

(01:04:47) Chữ uý ở đây thường thường người ta hiểu qua cái nghĩa khác cho nên người ta viết cái chữ nó thành không có đúng. Chữ chữ uý ở đây chữ u y chớ không phải - chữ sợ hãi đó, chớ không phải chữ quờ u y uy sắc quý đâu. Cho nên ở đây Thầy thấy dùng danh từ như vậy là những người không hiểu, dịch ra những danh từ như vậy là không có hiểu được cái ý của Phật.

Cho nên trong kinh điển của Phật, cái pháp mà chúng ta đầu tiên mà vào tu tập là cái pháp đầu tiên là phải tu tập tàm và quý. Đó như vậy. Cho nên ở đây Thầy khi mà nhắc đến cái điều này, Thầy dạy quý thầy phải tập tàm quý. Luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải tập sợ hãi trước những cái lỗi nhỏ trước tiên, do đó chúng ta mới thấy được cái sự xấu hổ.

Và sự xấu hổ đó, chúng ta thấy người ta không phạm, hằng ngày chúng ở đây người ta một bữa, còn mình thêm một cái ly nước ngọt, mình thêm một cái cục đường thì như vậy là mình phải xấu hổ. Mình ăn trộm người ta, mình ăn hơn người ta tức là mình ăn trộm rồi.

Cho nên mình sống ở trong chúng mình phải lợi hòa đồng quân, nghĩa là người ta ăn làm sao thì mình ăn như vậy, mà mình ăn hơn tức là mình sẽ xấu hổ rồi. Và mình thấy cái chuyện đó mình không xấu hổ tức là mình phạm. Đó là bước đầu vào cái sự học thì chúng ta phải học cái này.

Còn ông này lấy cái chỗ xấu hổ này nói bằng cái danh từ suông chớ không có cái pháp. Muốn tu tập cái pháp tàm quý, hằng ngày chúng ta phải đặt niệm như thế nào trước mặt để mà chúng ta thực hiện tàm quý, chớ đâu phải nói “Tui xấu hổ” rồi “Tui sợ hãi” là nói vầy là nó có xấu hổ, sợ hãi sao?

Ít ra chúng ta phải hằng ngày tu tập cái pháp đó như thế nào để cho thấm vào tâm hồn của chúng ta, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy sợ hãi những cái lỗi nhỏ, vì cái vi phạm nào đó làm chúng ta xấu hổ với mọi người. Do đó chúng ta hằng nhắc nhở mình như thế nào, hằng ám thị, hằng hướng tâm như thế nào, cho nên nó mới thực hiện được tàm quý, chớ đâu phải nói tàm quý là có tàm quý.

(01:06:41) Quý thầy muốn nói cái danh từ suông là nói dễ lắm, nhưng mà khi đi thực hiện đến những cái điều đó thì không phải là chuyện dễ. Bởi vậy cái gì cũng phải có pháp hành, mà không có pháp hành thì chỉ là một cái danh từ suông. Ở đây thì muốn nói suông thôi chớ còn không có cái gì hết.

…​ thì đều trái vượt. Đại Thánh Thanh Văn hướng tới đường hiểm sanh già bệnh chết, nên Đại Kinh nói: Chư Phật, Thế Tôn thường nói lời rằng: “Có hai pháp trắng hay cứu vớt chúng sanh: Một là hổ, hai là thẹn. Hổ là trong tự xấu hổ, thẹn là ngoài phát lồ sự e thẹn với người. Lại có hai thứ trí: Chẳng tạo các điều ác, hay tạo rồi sám hối. Lại có hai thứ ngu: Một là làm tội, hai là che đậy.”

Ở đây muốn luận như vậy, sự thật ra thì một cái người mà tu tập theo đạo Phật, mà bước vào theo đạo Phật, mà hướng dẫn đúng từ cái bắt đầu của họ thì sau này họ không có phạm lỗi gì hết.

Còn nếu mà không có hướng dẫn đúng cách của họ theo cái giáo pháp của Phật, thì bắt đầu mà vào tu mà không hướng dẫn đúng pháp, không có dạy cho họ những cái pháp hành, thì sau này dù muốn gì đi nữa thì họ vẫn là những người phạm giới hết, không bao giờ mà có thể họ không phạm giới. Dù nhiều dù ít, dù như thế nào, họ cố gắng giữ như thế nào họ cũng vẫn phạm.

Còn trái lại khi mà bắt đầu vào mà nhận một chú Sa Di, một vị thầy mà vào tu với mình, thì mình phải hướng dẫn họ ngay từ cái ban đầu, cái giới hạnh như thế nào, cái pháp hành như thế nào, để tập luyện cái ban đầu như thế nào, thì từng đó họ không có vi phạm nữa, họ không có phạm một cái giới nhỏ nữa, họ sống đúng với những cái điều kiện mà họ đã tu tập.

Nay Ba La Mộc Xoa Đề…​

Tức là cái giới bổn đó.

…​ chẳng phải là người không hổ thẹn và không trí mà hay ưa tu học vậy. Thế nên Đại, Tiểu Thừa đều lập Tam Học là giới, là nói đầu, đồng tu năm phần mà ba học mở trước. Sở dĩ tu học cái dụng ba pháp mà chứng ba cái quả năm phần, hãy biết năm phần pháp thân, ba phần trước là nhân mà hiển đức, phần sau là lấy quả mà bày ra năm.

Ở đây luận theo cái kiểu mà Đại Thừa. Sự thật ra mà nói về Tam Vô Lậu Học thì Giới không phải là ba cái giới bổn đâu, Thầy xác định là cái Giới không phải là ba cái giới bổn.

Bởi vì giới bổn nó đâu làm cho chúng ta hết lậu hoặc? Nó khép chúng ta thèm ăn thèm uống đủ thứ hết, nó khép chúng ta nào là thích cái này, thích cái kia, nó hạn chế, nó gò bó chúng ta, nó làm cho cái tư tưởng, cái tâm của chúng ta tan nát ở trong đó hết. Cho nên cái giới bổn nó không đúng cách.

(01:09:38) Mà Giới của Phật gọi là Tam Vô Lậu Học tức là giới vô lậu, thì khi mà chúng ta bước đầu vào mà chúng ta học cái Giới thì chúng ta có cái giới hành, cho nên từng đó tâm hồn chúng ta giải thoát hoàn toàn cho nên gọi là vô lậu.

Chớ không phải đợi chúng ta tu tới ba cái pháp này Giới - Định - Tuệ xong rồi nó mới hết lậu, không phải. Ngay vô đầu là chúng ta thực hiện ngay cái Giới của Phật liền gọi là giới vô lậu thì chúng ta có vô lậu rồi, cho nên có giải thoát rồi.

Chớ không phải đòi phải quả này kia nọ như ở đây mà nói thì cái đó là cái không đúng, cái luận của cái người không có pháp hành, cái lý luận của cái người học giả, cái người chỉ học hiểu biết rồi tưởng ra mà giải thôi, bằng cái danh từ, mà giải cũng không rõ những cái từ nữa.

Tận trí, chánh lập đều gọi là thân giải thoát, vô sanh trí tỏ rõ giác chiếu gọi là tri kiến.

Bồ Tát gấp việc độ người nên thân thí nhân tấn để tu sáu độ, Thinh Văn do phần tự độ, duy tu ba học nên trí luận dùng độ là pháp chúng sanh, ba học là pháp Niết Bàn. Tất cả pháp môn do học mà tới. Tam Học chẳng tu thì Niết Bàn không nẻo, giới pháp chẳng phụng trì thì Định, Huệ dứt nhân, làm sao vượt qua bốn lưu mà trở lên bờ giác đấy ư?

Ở đây cũng là một cái luận, lấy như Trí Luận Độ hoặc là Bát Nhã mà luận ở trong Tam Vô Lậu Học này. Hầu hết là cái người mà viết giới luật này đều là cái nhà Đại Thừa cho nên ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa rất nhiều, cho nên họ luận như vậy thì nó không đúng ba cái pháp Giới - Định - Tuệ của Phật.

Giới - Định - Tuệ của Phật thì chúng ta phải biết cái giới của Phật đầu tiên mà chúng ta vào tu là giới hành, giới hạnh gọi là Giới, mà Định thì nó thuộc về giới đức của một cái người, còn Tuệ nó thuộc về giới huệ của cái người tu. Cho nên Giới - Định - Tuệ tức là ba cái giai đoạn của một người tu tập giới luật của Phật. Nó đầy đủ ba cái này, ba pháp môn này gọi là ba pháp môn vô lậu thì như vậy mới đúng.

Còn cái này luận ở bên này, luận ở bên kia mà nói nó là Niết Bàn thì không đúng. Bởi vì ba cái này nó không phải là Niết Bàn. Ba cái pháp này nó hoàn toàn đưa chúng ta đến cái chỗ tâm bất động giải thoát, giải quyết cho chúng ta cái Phạm hạnh, cái mục đích Phạm hạnh của chúng ta, chớ không phải là Giới - Định - Tuệ là Niết Bàn.

3.7- LỜI DI CHÚC CỦA ĐỨC PHẬT: LẤY GIỚI LUẬT LÀM THẦY

(01:12:31) Hỏi: Vì ý gì mà sắp nhập Niết Bàn, Thế Tôn ân cần lược nói Tỳ Nại Da?

Đáp: Để sau khi Đức Đạo Sư diệt độ cho đến thánh giáo chưa mất trở lên, không khiến ngoại đạo có thể phê bình: “Thế Tôn là người có đủ tất cả trí mà thế gian có việc chẳng mở, chẳng ngăn, để bọn đệ tử sẽ làm thế nào?”

Bởi lẽ đó nên Phật dạy: “Vì ngăn ngừa lời nạn vấn ấy nên Ta xét lại vị lai mà chế giới, lại còn muốn khiến các đệ tử nơi các việc không ngại được an vui mà ở nên không cần phải nói.”

Nghĩa là Đức Phật khi mà nhập Niết Bàn thì di chúc chúng ta lấy giới luật làm thầy, lấy làm cái chỗ nương tựa, mà ở đây nói rằng - ở đây cái người mà luận cái chỗ này, thì Thầy đọc ở trong kinh này Thầy không thấy Đức Phật di chúc cái lời nói này bao giờ hết, thế mà họ làm sao họ đặt ra được cái này mà họ nói như thế này: Nghĩa là Đức Phật sắp sửa Niết Bàn, vì ngăn ngừa cái lời nạn vấn của người khác mới chế giới ra. Thầy chẳng bao giờ nghe cái câu kinh di chúc cuối cùng của Đức Phật mà cái lời này bao giờ hết!

Lại còn muốn khiến cho các đệ tử nơi các việc không ngại được an vui nên mới chế giới này ra.

Thật ra thì Thầy không biết cái lời nói này ở đâu mà mấy ông này lấy cái lời nói này, cái kinh nào đây Thầy không biết, mà đem đút vô chỗ này đây. Ba cái kinh Đại Thừa chớ cũng không có ai vô đây hết à.

Cho nên vì vậy mà Thầy thấy họ đặt điều đủ thứ hết. Nó không có làm đúng cái con đường của Phật mà nó muốn đặt như thế nào là nó nói ông Phật nói như thế nấy. Những cái lời nói này làm chúng ta thấy sao nó xót xa vô cùng lận! Vì ngăn ngừa cái nạn vấn của người ta mới chế giới ra, chớ không phải là vì đệ tử của mình giải thoát mà chế giới.

(01:14:29) Các con thấy không? Sợ người ta cật vấn, sợ người ta này kia cho nên chế giới ra! Bây giờ ông là có trí tuệ, bây giờ ông chết rồi, ông để cái đám đệ tử ông nó lộn xộn như thế này, nó không giới luật, cho nên Đức Phật mới chế ra để cho nó theo đó mà nó giữ giới.

Mà thử hỏi bây giờ chế ra, cái đám đệ tử của ông Phật có giữ giới không? Bây giờ giới bổn nó đầy đó, có không? Như vậy là có phải cái lời di chúc đó đúng không? Đâu có đúng!

Đức Phật nói: “Giới luật Ta còn là Phật pháp còn, giới luật Ta mất là Phật pháp mất. Giới luật còn là Ta còn mà giới luật mất là Ta mất.” Cái lời nói rất đúng! Bây giờ nhìn chúng Tỳ Kheo mà chúng ta giữ gìn giới luật là Phật pháp còn đó, mà giới luật không còn, chúng Tỳ Kheo mà không giữ gìn giới luật thì thử hỏi có đúng không, có phải Phật pháp mất không?

Chúng ta xét thấy lời ông Phật nói từ cách đây 2540 năm tới bây giờ, cái lời nói đó không có mất chút nào, có còn giá trị, còn giá trị rất lớn.

Còn cái lời nói này có không? Có giá trị không? Bây giờ có ai cật vấn mấy ông thầy đâu? Mà thế mà bây giờ chúng ta phá giới mà bít miệng bít mồm không cho ai nói hết, nghĩa là nói đọa địa ngục cho nên chẳng ai dám nói hết, vì vậy mà cuối cùng thì bây giờ nó ra sao?

Đó cho nên: “Vì ngăn ngừa lời nạn vấn nên Ta mới xét lại mà chế giới” thì cái câu nói này có đúng không? Đâu có đúng! Nó đặt điều ra như vậy đó, thì Thầy thấy phỉ báng ông Phật đến cái mức độ mà không thể ngờ được. Với cái người sau này, họ nhiều mồm nhiều mép, họ đặt như thế nào cũng cho ông Phật nói như vậy hết.

Mà trong khi Đức Phật xác định cho chúng ta thấy những cái lời di chúc đó, chắc chắn ai đọc ở trong kinh Nguyên Thủy, ai cũng thấy được cái lời nói của Đức Phật rất là tha thiết, và chỉ cho chúng ta biết là lấy giới luật mà làm hòn đảo, làm cái chỗ nương tựa vững chắc để mà chúng ta tu hành.

Mà chính Thầy, Thầy nương tựa cái giới luật mà Thầy thấy Thầy cũng được giải thoát đó. Cũng như bây giờ nè quý thầy thấy: Một ngày mình ăn một bữa mình có giải thoát không? Cụ thể, rất rõ ràng mà, tại sao mà chúng ta không thấy được cái điều này?

3.8- ĐỜI SAU LƯỢC CHẾ GIỚI LUẬT ĐỂ CHẠY THEO THAM DỤC

(01:16:20) Hỏi: Thế Tôn nói: “Nếu việc thuận, chẳng tịnh, trái với tịnh; có việc thuận, tịnh, trái với chẳng tịnh, nên làm việc chẳng nên làm ấy.” Chưa biết lời ấy có nghĩa gì?

Đáp: Nếu có sự vật trước kia Phật chẳng phải hứa, chẳng phải ngăn, đời nay nếu làm, người đời họ chê bai, ấy là chẳng tịnh, ta chẳng nên làm.

Ví dụ như bên Tây Trúc, các nơi người đời sang hèn đều ăn trái cam, lá trầu, vôi trắng, vật thơm lộn nhau để làm mỹ vị. Các Tỳ Kheo Tăng, Ni vì nhân duyên bệnh, dùng thứ ấy để trừ hôi miệng, thầy thuốc bảo ăn thì không có lỗi. Trái lại nếu vì muốn nhuộm miệng đỏ môi tốt mà ăn thì chẳng hợp, bị người chê cười, không nên dùng.

Lại như ngày xưa Phật không cấm hút thuốc, cấm dùng á phiện vì thời ấy không có thuốc lá, á phiện. Sau này người đời bày ra để hút, người tu cũng bắt chước hút thuốc khiến cho thế gian chê cười, lại mất oai nghi, làm hại sức khỏe, làm tổn phước vì xa xỉ của đàn na thí chủ, do đó ta không nên dùng.

Bây giờ thật sự ra Phật cấm không có cho uống rượu, mà cái thứ uống rượu là say sưa, là này kia, thì tất cả những cái thứ mà nghiện ngập làm cho chúng ta…​ Bởi vì cái ăn kia mà Đức Phật còn dạy chúng ta phải quán xét để mà chúng ta xả cái ăn, coi như là bất tịnh, chúng ta còn không chạy theo ham thích, huống hồ là những cái chất mà nó không có lợi ích cho bản thân của chúng ta thì chắc chắn là…​

Tuy rằng cái giới luật Phật không có chế cấm thuốc phiện, thuốc hút, nhưng mà chúng ta ít ra - một cái người mà khi đứng ở trong cái giới thứ năm này, chúng ta cũng biết được cái điều này là cái điều mà không phải cho một người tu sĩ sử dụng, cho nên chúng ta đâu có để mà cho chúng ta nghiện ngập cái đó!

(01:18:20) Vì vậy chúng ta không có giới đó, nhưng chúng ta vẫn lấy nó là giới thứ năm. Chớ đâu cần phải chế giới thứ sáu, thứ bảy hay hoặc thế này kia ra nữa đâu, đâu có cần phải chế ra. Nhưng mà chúng ta vẫn lấy giới thứ năm mà làm cái chỗ không có say đắm, nghiện ngập, không có trở thành những nghiệp của những cái thứ mà say đắm cho chúng ta, thì nó cũng đủ rồi chớ đâu còn gì nữa?

Lại như xưa kia Phật chỉ dùng muỗng múc ăn thay cho tục lệ ăn bốc. Ở Ấn Độ vốn không nói đến đũa, nhưng đời nay xứ ta quen dùng đũa để ăn nên Phật cũng lược giáo cho.

Nghĩa là thời ông Phật Thầy nghe là bốc ăn chớ ông Phật nào mà có muỗng bao giờ đâu? Thế mà bây giờ ở trong ông này ổng viết là Phật có muỗng ăn, rồi bây giờ nói Việt Nam của mình có đũa ăn, thôi cứ dùng đũa ăn. Thì ông thầy này ổng muốn ăn đũa cho nên ổng nói kiểu đó, để ăn bốc thì nó cũng không được. Cho nên con người ta sao nhiều chuyện lắm! Đó, những cái này chúng ta thấy là cái đặt điều rõ ràng!

Bởi vì cái người tu của đạo Phật là mình phải ly tất cả những cái vật dụng, cho nên thí dụ như bây giờ hai bàn tay của mình rửa sạch, mình bốc mình ăn vẫn tốt thôi đâu có gì đâu? Ăn rồi rửa tay, đâu cần phải rửa cái muỗng?

Mà có cái muỗng thì chúng ta lại mang thêm một cái vật nữa, thì do đó có đôi khi cái muỗng này là muỗng sành nè, muỗng này muỗng cây nè, muỗng này là muỗng inox nè, muỗng này muỗng nhôm nè, chọn cái muỗng inox đồ đẹp hay hoặc là cái muỗng vàng nữa hay muỗng ngà nữa chớ đừng nói! Nó có một cái rồi cứ theo đó mà dính nó. Cho nên Đức Phật muốn chúng ta xả ly để mà chúng ta ly ra để giải thoát, chớ không phải là một cái điều gì khác.

Lại hiểu rằng bây giờ là Phật hồi đó còn ăn muỗng, cho nên bây giờ chúng ta quen dùng đũa, thôi Phật cũng lược chế cho chúng ta cũng dùng đũa được chớ đâu có sao. Thật sự ông Phật ổng chẳng biết đũa như thế nào mà ổng lược chế cái này Thầy cũng chả biết!

Ông này thiệt là ổng đặt điều. Chắc cái ông này cũng là giới sư Việt Nam của mình chớ không ai vô đây, mới có cầm đũa nè, chớ còn nếu mà giới sư Tây phương chắc là phải dao, là phải nĩa rồi, ổng cũng chế luôn có dao nĩa ăn á.

Hoặc như ngày xưa Phật và chư Tăng thọ trai trải chiếu ngồi dưới đất, ngày nay phong tục ngồi bàn ghế mới hợp thời nên Phật cũng lược chế cho để mà mình ngồi ghế mình ăn.

Trời đất! Ông Phật ổng - biết hồi như vậy, hồi đó ổng chỉ tìm gốc cây bụi cỏ nào đó ổng ngồi ổng ăn cho rồi, còn bây giờ mình có bàn ghế, bây giờ mình ngồi rồi mình cũng chế ra cái giới đó, thôi để ngồi ghế rồi cũng được, ông Phật thì ổng cũng cho chớ cũng không có gì. Hợp, cũng hợp, bởi vì hồi trước thì không có bàn ghế, còn bây giờ thì có bàn, ghế, chiếu đồ.

Cái này cũng là nhiều chuyện, thiệt là nhiều chuyện, mấy ông giới sư này họ đặt điều! Bởi vì họ muốn làm sao họ chế ra họ nói vậy rồi cũng đổ thừa ông Phật à! Thế nên, rõ ràng là chữ nghĩa hẳn hòi chớ Thầy không thêm bớt chỗ nào hết à! Nó rõ ràng là chữ, giấy trắng mực đen đàng hoàng á, chớ Thầy không có nói thêm ông ta chút nào hết! Ông dám chế như vậy!

(01:21:16) Bây giờ người ta chế như vậy thì thử hỏi các tổ chúng ta cách đây khoảng sau Đức Phật một trăm năm rồi, mà các đại đệ tử của Đức Phật chết rồi, thì các người đó mà họ chạy theo dục lạc thì họ nghĩ như thế nào khi họ đặt cái giới ra? Đâu có thua gì người bây giờ!

Ngay bây giờ chúng ta thấy mấy ông giới sư này họ còn dám đặt như vậy rồi, thì trước kia mấy ông kia có dám không? Cũng dám như thường chớ! Hồi đó mấy ông làm được thì bây giờ tui cũng làm được, bây giờ tui làm được thì hồi đó mấy ông cũng làm được! Suy cái chỗ này mà chúng ta xét ra mấy ông tổ kia cũng vậy.

Cho nên không có kinh sách nào mà họ không dám thêm trong đó được hết. Ý họ muốn chạy theo dục lạc là họ thêm vô à, họ thêm cái phần này phần kia. Mà họ đâu có nói họ, họ nói Phật! Nãy giờ Thầy đọc các con nghe, nói Phật không à, chớ không có nói họ đâu, mà chính họ viết rõ ràng à!

Nếu một khi mà chúng ta không có nghiên cứu kỹ ở trong cái giới kinh của Phật trong những cái bộ kinh A Hàm, kinh Nguyên Thủy, thì chắc chắn chúng ta mờ mịt cái chỗ này hết, không có biết.

Bởi vì cái người mà người ta nghiên cứu kỹ, người ta biết rõ ràng. Cho nên thậm chí như từng cái bài kinh mà ở trong kinh Nguyên Thủy cũng như kinh A Hàm, một cái bài kinh thôi mà nó có hai cái đoạn, một cái đoạn chính của Phật nói, một cái đoạn của cái người sau thêm vào, mà cái người mà có trí, cái người mà chỉ cần nghiệm xét là đã thấy hai cái lời văn đã khác nhau rồi, là đã biết cái người sau thêm liền.

Còn bây giờ chúng ta là cái người không có nghiệm xét, chúng ta đọc thấy đó là lời Phật nói toàn bộ chớ không phải đâu. Họ thêm ra, gạnh vô một chút là chúng ta đã biết rằng người sau đã thêm vô cái bài kinh đó.

Thí dụ bài kinh đó mười trang, thì họ đem một cái câu chuyện nào gài thêm vô chỗ đó, có lý lắm, nhưng mà sự thật xét ra thì cái lý đó nó không có đúng đâu. Cho nên biết cái người sau đã kèm theo một cái đoạn đó vô đó để mà luận cho nó đi qua một cái góc độ khác để mà họ phá giới đó.

Thì chúng ta biết những cái pháp mà gọi là không có pháp hành thì hầu hết là nhiều người sau đã thêm vô. Còn cái pháp nào mà Phật có kèm theo những cái pháp hành thì chúng ta biết cái đó là của Phật.

Cũng thí dụ như cái pháp nào mà viết ở trong cái bài kinh mà thấy Phật nói Như Lý Tác Ý là phần nhiều là cái pháp đó là của Phật, mà không thấy có cái pháp hành nào mà nói suông suông thì không phải là của Phật đâu, coi chừng những cái bài kinh đó nói của Phật chớ không phải đâu.

Phật luôn luôn bao giờ dạy chúng ta cũng có cái pháp hành theo hết. Cho nên cái bài kinh nào mà chúng ta đọc thấy có pháp hành tức là của Phật, mà không có pháp hành, không phải của Phật.

Bởi vì có pháp hành mới làm chúng ta chứng được cái pháp đó, mới làm cho chúng ta thâm sâu được cái pháp đó. Còn thiếu pháp hành là cái người sau thêm, vì người sau không phải là người tu cho nên không biết hành, vì vậy mà cái lý luận suông thôi, cho nên đặt ra mà nói.

3.9- CHỈ TRÌ TÁC PHẠM VÀ TÁC TRÌ CHỈ PHẠM

(01:23:57) Hỏi: Thế nào là chỉ trì tác phạm và tác trì chỉ phạm?

Cái này Thầy đã có giảng ở đằng trước rồi.

Đáp: Chỉ trì là nói về phương diện các điều ác quyết giữ gìn không có gây tội lỗi. Tác phạm là nói về phương diện các điều ác đáng lẽ phải giữ gìn mà lại không giữ được, cho nên phải phạm tội lỗi.

Tác trì là nói về phương diện các điều thiện có làm được mới gọi là giữ giới. Chỉ phạm là nói về phương diện các điều thiện, nếu đình chỉ không làm là phạm giới.

Ví dụ về tội trộm: Nếu không làm là chỉ trì, nếu làm là tác phạm. Trái lại về hạnh bố thí: Nếu làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm.

Tóm lại người chân tu phải nghiêm trì giới luật, trong khi đó hành giả nên luôn luôn quán sát mỗi hành vi hằng ngày của mình, xem xét một cách sáng suốt thế nào là trì, thế nào là phạm. Nói cách khác, khi đã thọ giới thì phải trì, nếu không trì thì bị phạm.

Họ nói cái danh từ suông không à! Họ đâu có biết trì và phạm như thế nào, tu làm sao mà gọi là trì mà tu như thế nào mà gọi là phạm? Bởi vậy muốn không phạm thì chúng ta phải tu như thế nào, thì chúng ta phải thực hiện cái giới hành như thế nào, hằng ngày chúng ta phải trau dồi, luyện tập như thế nào?

Bảo mình quan sát, nhiều khi mình đâu có biết cái đó là thiện, cái đó là ác? Mình làm rồi mình mới biết đó là cái phạm lỗi của mình, chớ hồi đó mình có biết được đâu mà gọi là quan sát? Quan sát cái gì?

Cho nên hằng ngày chúng ta muốn tập như vậy là chúng ta phải tập cái định nào? Chúng ta phải thường xuyên tập luyện một cái Chánh Niệm Tỉnh Thức của chúng ta, luôn luôn phải ý tứ. Người ta nói ý tứ chứ sự thật ra có người nào có ý tứ đâu? Mà không trau dồi, luyện tập làm sao có ý tứ? Mà chính ý tứ đó mới gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Vì chánh niệm nó mới là ở trong cái giới luật của Phật, mà nó có tỉnh giác thì nó mới ở trong được chánh niệm. Cho nên hằng ngày chúng ta phải trau dồi cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Thức, do đó chúng ta mới thấy được cái tâm giải thoát đúng ở trong cái giới hành của Phật.

Nếu mà nói suông suông như vậy, mấy ông không biết cái Chánh Niệm Tỉnh Thức ở ngay cái chỗ này thì mấy ông nói trì phạm, trì phạm, cái danh từ trì phạm của mấy ông nói bây giờ một ngàn lần, nó cũng trì cũng phạm, nó cũng phạm hoài chớ nó đâu có trì được gì đâu? Đó là nói lý mà không có cái hành thì không thể nào mà có thể nói rằng đi đến cái chỗ giải thoát được.

3.10- TU MÀ KHÔNG THÔNG HIỂU GỌI LÀ TU MÙ

(01:26:49) Ta nên nhớ rằng mục đích giới luật, Đức Phật muốn cho chúng đệ tử đều được thanh tịnh ba nghiệp, giác ngộ trong hiện tại và được giải thoát thành Phật ở tương lai, cho nên luật tôn có cốt nhằm ở mục đích ấy. Phần nhiều các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu, còn luật tôn trái lại chủ trương hãy vừa học vừa tu rồi lần lần sẽ hiểu: Hãy giữ gìn giới luật!

Ở đây nói một cách là ngược ngạo lại đạo Phật. Đức Phật đã nêu cho chúng ta biết: Những gì chưa thông hiểu phải thông hiểu, còn ở đây chúng ta chẳng cần thông hiểu mà chỉ vừa học rồi vừa tu rồi lần lần sẽ hiểu! Cái kiểu đó kêu là tu mù. Như vậy là không đúng cái đường lối của đạo Phật.

Cho nên bây giờ cấm không có cho ai hiểu giới luật hết à! Không có cho mấy người hiểu, chừng nào mà mấy người thọ rồi bắt đầu mấy người vừa học vừa tu thì mới là hiểu sau, còn bây giờ hiểu, nói bậy nói bạ đó, đọa địa ngục hết á! Đó là cái miệng của mấy ông giới luật để mấy ổng phạm giới cho dữ đó, cho nên mấy ông đặt ra như vậy.

Cái gì mà muốn, trước khi người ta muốn học cái đó, muốn tu cái đó, người ta phải hiểu cái đó rồi coi đúng hay sai người ta mới tu, coi người ta giữ nổi hay không giữ nổi.

Còn cái này bắt người ta vô thọ giới rồi bắt người ta học, rồi bắt người ta từ từ tu, tu rồi mới hiểu nó, sau khi hiểu được thì: “Thôi thôi cái giới này thôi chắc chết tui luôn rồi, tui không có tu nổi đâu!” Thì như vậy là lỡ rồi làm sao bây giờ? Thì thôi, bây giờ ở trong chùa thôi cứ việc phạm giới đi chớ có làm sao? Đó là cái kiểu của mấy ổng đó.

(01:28:20) Hãy giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh thì tâm sẽ được thanh tịnh. Tâm đã thanh tịnh thì trí huệ sáng suốt, chân tâm sẽ hiện bày, Phật Tánh sẽ hiển lộ.

Nói láo, thiệt là nói láo! Nếu mà giữ giới như vậy, mình ăn ngày một bữa, Phật Tánh nó hiện ra ngồi đống đống đây hết rồi, phải không? Các thầy thấy cái chuyện đó chúng ta - mấy người ăn ngày ba bữa thì nó không hiện ra, bây giờ chúng ta ăn ngày một bữa thì phải hiện chớ? Mà Thầy có thấy ông Phật nào hiện đâu? Rõ ràng là chẳng có hiện ông nào hết à!

Vậy mà dám nói là thanh tịnh, giữ giới rồi thanh tịnh. Giữ giới nó tức tối gần chết chớ ở đó! Người ta ăn ngày ba bữa, mình ăn ngày một bữa, không có được ăn thêm cái gì hết, nó tức bụng ở trong này gần chết đây nè, sung sướng gì lắm sao?

Bởi vậy cho nên phải giữ giới như thế nào để mà thấy được cái sự giải thoát đó thì mới là thanh tịnh. Còn đằng này bảo mình cứ cố gắng giữ đi, giữ đi cho nó thanh tịnh. Thanh khỉ họ! Người ta ăn ba bữa mà người ta ngồi đó người ta nhai me, mình chảy nước miếng đây mà mình biểu thanh tịnh! Thanh cái gì? Cái chuyện mấy ông nói là mấy ông nói, chớ cái chuyện mà ông không biết cách tu mấy ông nói, vì vậy mấy ông nói bậy.

Những kẻ học rộng, biết nhiều mà không giữ giới cũng chẳng khác gì ngọn đèn trước gió, có thể sáng lắm nhưng cũng rất dễ bị tắt.

Bởi vì khi mà người ta học hiểu nhiều, người ta mới biết được cái chỗ đó có thể người ta chấp nhận cái giới đó hay không. Còn nếu mà không cho người ta biết, làm sao người ta chấp nhận được? Con người chớ đâu - người ta sống bằng trí mà!

Ít ra trước khi người ta muốn theo tôn giáo nào người ta phải hiểu cái tôn giáo đó, chớ không hiểu rồi nhảy vô tu, tu bậy tu bạ, tu tới chừng nó điên khùng, ma nhập rồi nó chạy điên chạy khùng, lột quần lột áo chạy ra ngoài chợ, nhảy xuống sông tự tử, chừng đó rồi ai nói cái gì? Cho nên tu mà tu ngu như vậy ai mà tu? Cho nên ít ra người ta phải hiểu.

Ở đây nói mình như thế này: “Kẻ học rộng, hiểu nhiều mà không giữ giới…​” Tui hiểu nhiều tui mới thấy cái giới đó nó có lợi ích cho tui tui giữ, mà tui thấy nó không có lợi ích thì tui không giữ, tui không có theo, thì như vậy tui phải hiểu chớ!

Còn ông ông biểu tui không có học, cứ vô đó nhắm con mắt mà giữ, giữ cho thanh tịnh rồi Phật Tánh nó ngồi ở đó cho, nó thanh tịnh cho, cái chuyện đó là ông gạt tui chớ đâu phải ông nói đúng đâu! Cái đó là nói không đúng sự thật, nó không cụ thể, cái đó nói gạt người khác. Nó là cái lối lý luận của các nhà viết luận, mà họ lý luận cái kiểu đó là lý luận gạt người khác.

(01:30:44) Tui hiểu biết rồi tui mới có thực hiện được những cái điều mà tui hiểu biết đó, nó làm cho tui mới thanh tịnh, nó mới làm cho tui giải thoát, nó mới thấy được Phật. Còn cái này ông biểu gồm như vậy là ông đã dạy sai.

Trái lại, kẻ học ít, biết sơ sơ thôi mà giữ giới một cách chân thành thì cũng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp còn lu mờ nhưng không tắt mà càng cháy lâu lại càng sáng tỏ hơn.

Nói láo, hết sức nói láo! Bây giờ tui học sơ sơ, tui biết sơ sơ thôi, bây giờ tui cứ giữ giới luật, nhiều khi tui ăn lén nè, ăn lút nè, hoặc là tui làm cái chuyện dâm dục tầm bậy nè, tới chừng đó công an bắt ra, rõ ràng là mấy ông này hết ráo rồi chớ không ai hết.

Bởi vì học sơ sơ mà, cho nên đâu có biết rõ đâu? Cho nên phạm giới đâu có nghĩ đó là tui phạm, mà cứ bảo là phải giữ cho kỹ, giữ cho kỹ, nhưng mà cái lòng ham muốn của tui chưa có diệt được thì làm sao mà tui giữ kỹ được?

Cho nên mấy ông trói buộc tui sao được? Cho nên cuối cùng tui phạm mà mấy ông lại càng nói đó là như ngọn đèn mà có cái ống khói mà chụp, thì gió nó không có chao động, nó càng sáng tỏ. Không có sáng cái thứ gì được đâu! Mấy ông luận như vậy chớ nó không bao giờ có cái điều đó được.

Ở đời chúng ta thường thấy phần nhiều những người có căn trí lanh lợi, hiểu nhanh biết lẹ, nhưng vì hay ỷ lại vào sức mình, không chịu đặt mình vào khuôn phép kỷ luật nên cuối cùng chẳng thu hoạch được kết quả gì tốt đẹp.

Thầy hỏi một cái giới luật mà có cái giới hành thì người ta hành cái pháp hành đó, làm gì người ta phạm giới? Còn mấy ông đặt ra cái pháp luật như thế này, không có cái pháp hành, thì mấy ông gò bó, ép tui, nén tâm tui, cái mức độ này - cái tâm tôi ham muốn thế này mà bắt buộc cứ lấy cái giới này mà cứ đè tui thì làm sao mà tui chịu nổi? Cho nên tui phải phạm thôi chớ!

Cho nên nói, càng học nhiều, càng này kia biết nhiều thì cái kết quả nó chẳng có tốt đẹp gì hết, đó là mấy ông luận như vậy.

Trái lại, những kẻ có căn trí tầm thường hay chậm lụt lại dễ thành công trên đường đời cũng như trên đường đạo vì họ biết thủ phận, chịu khó khép mình vào kỷ luật, không tự mãn, không tự cao.

Những đệ tử của Phật có ai có một địa vị xã hội hạ tiện và căn trí thấp thỏi như Ngài Ưu Ba Ly? Thế mà Ngài Ưu Ba Ly đã trở thành một bậc hiền thánh, một vị quan trọng trong Thập Đại Đệ Tử của Phật chỉ vì Ngài nghiêm trì giới luật đệ nhất.

Chúng ta đây địa vị xã hội và căn trí chắc chắn không kém Ngài Ưu Ba Ly, lẽ nào chúng ta không thu hoạch thành quả tốt đẹp như Ngài, nếu chúng ta cũng tập nghiêm trì giới luật như Ngài!

(01:33:24) Ngài Ưu Ba Ly Ngài nghiêm trì giới luật bằng cách nào, ông này không có nói ra! Nếu mà không có những cái pháp hành, cái giới hành của Phật thì ông Ưu Ba Ly này chưa chắc đã gọi là Đệ Nhất Giới Luật.

Ông đã hành đúng cái giới hành cho nên tâm hồn ông giải thoát, ông chứng quả A La Hán. Vì vậy mà ông có nhiều cái hạnh, giữ gìn đúng những cái giới luật là khi ông hành, ông dùng những cái giới hành mà ông thực hiện, từ cái sơ thiện đến trung thiện và hậu thiện là những pháp giới hạnh…​ (Mất tiếng)

Cho nên ông chuyên môn về cái sở trường đó. Vì vậy mà những cái khác ông đều là thuộc về sở đoản. Do như vậy, qua những cái hành động sống, qua cái sự nghiêm chỉnh của cái giới hạnh của ông, cho nên Đức Phật gọi ông là Đệ Nhất Trì Giới. Người khác thì người ta đệ nhất là cái sở trường người ta, thì ông chỉ sở trường của ông trong cái phần này chớ đâu phải là toàn bộ hết.

Cho nên ở đây là cái phần ông từ khi mà bắt đầu tu là ông phải thực hiện những cái giới hành, do những cái giới hành nó đem đến sự cứu cánh giải thoát cho ông, cho nên ông thích thú vào những cái hành động đó, những cái oai nghi tế hạnh của một cái người tu sĩ như vậy, cho nên ông mới gọi là nghiêm trì giới hạnh đệ nhất của đạo Phật, của Đức Phật, là đệ tử của Ngài.

Nhưng mà lấy cái sự cùng đinh, lấy cái sự hạ liệt của xã hội mà ghép vào đây Thầy thấy không đúng. Đâu có phải ông Ưu Ba Ly ổng ngu như vậy! Mặc dù có thể nói rằng người ta cho rằng cái giới của ổng, cái giai cấp xã hội của ổng là nó có thể thậm tệ đi nữa, nhưng mà cái sự thông minh vẫn phải có chứ? Đâu có lý một người mà không thông minh?

Do đó mà so sánh ổng với chúng ta là ổng là người u tối, còn chúng ta là người thông minh hơn ổng mà chúng ta không giữ gìn giới luật được, còn ổng u tối, ổng ngu si, ổng trì độn mà ổng giữ gìn được, cái này luận để mà nói xấu ổng thôi.

Thầy thấy nói ông Bàn Đặc thì Thầy còn tin chớ mà nói cái ông Ưu Ba Ly mà như vậy Thầy không tin bao giờ hết. Phải nói rằng cái vị Tỳ Kheo nào mà có thể u tối - mà cái vị Tỳ Kheo nào mà không thể nói gọi là u tối được - thì ở đây không thể nào nói.

Mà cái ông Ưu Ba Ly đâu phải là cái giai cấp cùng đinh, ổng chỉ là một cái người thợ chớ chưa phải như là ông Ca Chiên Diên. Ông Ca Chiên Diên mới là giai cấp cùng đinh, ông là người hốt phân, còn ở đây đâu có giai cấp mà như vậy đâu? Thế mà chúng ta lại lấy ông Ưu Ba Ly ra mà nói chỗ này, thì chẳng qua là cái ông này chẳng hiểu cái đám đệ tử của Đức Phật như thế nào hết, các bậc Thánh Tăng như thế nào hết, nói không có hiểu rõ.

Bởi vì khi mà nghiên cứu về Phật giáo thì các bậc Thánh Tăng, cái người nào ở trong giai cấp nào chúng ta hiểu biết, và cái độ thông minh họ như thế nào chúng ta biết, thời gian họ đến họ tu với Phật bao lâu, họ làm những gì, chúng ta nghiên cứu về những bậc Thánh Tăng.

Bởi vì chúng ta là những người mà nương vào ba cái Tam Bảo mà chúng ta tu: Phật - Pháp – Tăng. Mà Phật thì chúng ta đã không nói rồi, Pháp thì chúng ta đã biết rồi, mà Tăng thì không phải là tăng trong thời chúng ta mà phải là những bậc Thánh Tăng trong thời Đức Phật.

(01:36:25) Vì vậy cho nên những đệ tử của Đức Phật là những nơi mà chúng ta lấy những cái gương hạnh tu tập đó mà chúng ta làm cái gương hạnh tu tập cho chính mình, vì vậy mà chúng ta không nghiên cứu những cái bậc Thánh Tăng này thì chúng ta còn thiếu khuyết.

Một vị tu sĩ Phật giáo mà nói ra cái điều này, Thầy nghĩ rằng cái ông viết cái giới luật này chẳng hiểu các bậc Thánh Tăng như thế nào. Như vậy là ổng quy theo ai?

Ổng quy theo các vị Thánh Tăng trong thời hiện tại của chúng ta, các bậc Tôn túc, Hòa thượng của chúng ta bây giờ, những ông phạm giới, những ông phá giới, thì thử hỏi làm sao chúng ta theo mấy ông đó được, chúng ta nương vào mấy ông tăng đó được? Mặc dù bây giờ ổng ở trong hàng giáo phẩm nào đi nữa, chúng ta cũng vẫn thấy sự phá giới của ổng thì chúng ta không thể nương ổng được.

Vì vậy cho nên chúng ta phải luôn nương vào cái hàng Thánh Tăng là những đệ tử của Đức Phật ngày xưa, cho nên chúng ta nghiên cứu như ông Xá Lợi Phất nè, ông Mục Kiền Liên nè, ông La Hầu La nè, ông Ưu Ba Ly nè, ông Ca Chiên Diên nè…​ tất cả những cái bậc Thánh Tăng đó chúng ta đều phải nghiên cứu coi qua những cái hạnh của các ông tu như thế nào, để từng đó mà chúng ta rút tỉa những cái hạnh đó mà chúng ta thực hiện cho cái đời tu hành của mình, gọi là mình quy y Tăng. Chớ còn quy y Tăng là nương vào tăng bây giờ là nương làm sao được?

Đó như vậy là chúng ta đã thấy được cái cách thức và chúng ta đã hiểu biết được qua cái quyết nghi của cái giới bổn mà cái nhà soạn ra giới bổn đã là những cái luận sai, cái luận không đúng.

Cho nên ở đây khi mà đã đọc lại cái quyết nghi này rồi Thầy kết luận tất cả giới bổn, một ngày nào đó chúng ta có đủ duyên mà quý thầy ít ra cũng phải mười người tu đạt được giải thoát, tâm bất động giải thoát, mục đích Phạm hạnh chúng ta đã đạt được, sanh tử của chúng ta đã chấm dứt, ngày đó chúng ta sẽ hội họp lập lại cái giới bổn, không có để cái giới bổn này được đối với đạo Phật nữa!

Chúng ta hiện giờ đang tu hành thì chúng ta lấy cái giới kinh mà làm thầy của chúng ta đang tu chớ không phải cái loại giới bổn này. Vì cái giới bổn này không phải là thầy của chúng ta mà do người sau viết lại, dám bịa đặt thế này thế khác, đủ cách đủ loại ở trong này, thêm bớt ở trong này, cho nên chúng ta chẳng bao giờ chấp nhận cái giới bổn này.

(01:38:34) Mà chúng ta chấp nhận cái giới kinh mà chúng ta đang đọc ở trong kinh A Hàm, ở trong kinh Nikaya, kinh Nguyên Thủy, đó là chúng ta chấp nhận những cái giới ở trong đó, chúng ta lấy cái giới ở trong đó để làm cái pháp hành của chúng ta, để làm cái giới hành chúng ta thực hiện cái đời tu hành giải thoát của chúng ta.

Còn toàn bộ những cái giới bổn mà chúng ta đã học rồi, chúng ta để đó, một ngày nào đó chúng ta thực hiện được sự giải thoát tâm bất động hoàn toàn, mục đích Phạm hạnh của chúng ta đạt được, thì chừng đó chúng ta sẽ họp lại năm người, mười người, mà chúng ta đã có sự giải thoát như nhau thì chúng ta họp lại, chúng ta làm lại, xây dựng lại cái giới bổn này cho người sau có một cái đường lối tu tập rất rõ ràng, không có để cho người sau mất lối như thế này được.

Đó là cái nhiệm vụ và trọng trách của quý thầy, khi quý thầy biết được mà theo Thầy tu hành thì quý thầy thấy cái trọng trách của quý thầy không phải nhỏ.

Vì nhìn qua cái tạng giới mà hiện bây giờ nằm ở trong Phật giáo thì chúng ta thấy điều đó là một cái điều sai, rất sai, không thể nào đem cái giới này áp dụng cho cái đời tu hành của người tu sĩ trong cái con người ở trên thế gian này được, vì cái giới này là cái pháp luật, là cái sự gò bó, không có cái giới hành cụ thể và rõ ràng.

Cho nên chúng ta để đó, chúng ta chưa nói tới nó. Một ngày nào đó, khi mà quý thầy đã tu hành xong, chúng ta sẽ họp lại, làm lại một cuộc - coi là một cuộc cách mạng giới bổn này, không có để một cái này còn dính dấp trong đạo Phật nữa.

Thầy xác định và quyết định cái điều này. Nếu mà Phật pháp còn đủ duyên thì quý thầy trong một sớm một chiều quý thầy thực hiện được, chúng ta sẽ làm lại được tất cả những cái này, dựng lại những gì của Phật giáo người ta đã ném xuống, người ta không còn để cho nó một chút gì cái hơi ấm của Phật giáo.

Bây giờ chúng ta hãy cố gắng và cố gắng trên bước đường tu tập chúng ta hơn. Còn chúng ta nói nhiều mà chúng ta không làm được, thì cái nói nhiều đó cũng chẳng ích lợi gì cho cuộc đời của chúng ta./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy