00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 44 - GIỚI ĐỌA 04 - LỜI PHẬT DẠY ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU VÀ THỰC TẾ

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 44 - GIỚI ĐỌA 04 - LỜI PHẬT DẠY ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU VÀ THỰC TẾ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:47:38]

1- CHÍN MƯƠI GIỚI ĐỌA - PHẦN 4

[Phần 3 ở Giáo án 43]

56) GIỚI QUÁ TẮM RỬA

(00:00) 56. Giới quá tắm rửa.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở vườn Ca Lan Đà, vua Bình Sa cho phép các Tỳ Kheo vào trong ao của nhà vua tắm. Lục Quần Tỳ Kheo sau đêm, tướng mặt trời chưa xuất hiện, vào ao tắm. Đến sáng ngày, vua và các thị nữ đến muốn tắm mà không tắm được. Đại thần chê hiềm. Phật vì vậy mà kiết giới này. Sau đó nguyên nhân nóng bức nên Phật khai cho trường hợp đặc biệt.

Ở đây thì trong một cái ao của nhà vua có cái hồ nước để tắm, thì nhà vua cũng nghĩ các thầy thì cũng là những người tu cho nên mới cho vào tắm. Nhưng mà các ông này lựa là cái giờ gần sáng rồi thì nhà vua với thị nữ đồ người ta ra tắm, thì mấy ông tắm trước đi. Mấy ông tắm trước, quậy đục hết trơn hết trọi, sáng ra nhà vua với mấy người cung nữ đồ để tắm thì ra nước đục ngầu hết, làm gì người ta tắm được nữa?

Mấy ông chơi tắm trước cái kiểu đó là quậy chơi nhà vua mà. Đó, giỡn với ông Phật đã rồi bây giờ giỡn với nhà vua nữa đó!

Thì các con thấy cái giới luật này là chế nghĩa là biếm nhẽ làm như là Cống Quỳnh vậy, các con biết Cống Quỳnh không? Cái ông Cống Quỳnh đây Thầy nói cũng cái kiểu đó. Chế giới mà không có nghiêm nghị chút nào hết. Lựa như là trò giỡn chơi vậy đó mà chế!

57) GIỚI Ở ĐẤT TRỐNG ĐỐT LỬA

(01:16) Nếu mà Thầy nói, bây giờ:

57. Giới ở đất trống đốt lửa.

Cấm ở đất trống mà đốt lửa, như vậy thì nghe nó không có gì hết. Mà cái câu chuyện để cho chúng ta biết cái giới này đã do cái câu chuyện nào mà cấm ra, thì có những câu chuyện nó hữu lý mà có những câu chuyện vô lý.

Do vì vậy đó mà muốn đọc ra đây để làm gì? Để cho các con suy ngẫm cái giới bổn có đúng là cái giới của Phật hay không. Cái mục đích của Thầy là ở đây, chớ không phải dạy các con giới này để rồi bắt buộc các con phải 250 giới y chang như vậy, hay 348 giới là phải y như vậy, không có thay đổi.

Không phải, đọc ra đây để biết cái đúng cái sai của người xưa người ta làm, để chúng ta chuẩn bị cho chúng ta một cái tư thế để xây dựng lại Phật giáo chớ không phải là lầm lạc ở cái miệng của họ, ở cái hành động của họ làm mà để lại cho chúng ta theo đó mà chúng ta làm nữa. Bởi vì chính họ không phải là những người giải thoát.

Còn bây giờ mình đã tu được, làm được, làm chủ được sanh tử, làm chủ được nhân quả, chúng ta chẳng sợ ai nữa hết. Chúng ta đi đúng con đường của đạo Phật, chúng ta xây dựng lại đạo Phật, chúng ta đã làm chủ được sống chết của mình thì chúng ta phải làm đúng lại cái gì của đạo Phật.

Còn bây giờ nếu mà Thầy chưa làm được, Thầy chưa làm chủ được mình thì chắc chắn là không dám làm. Họ làm sao bây giờ cũng phải theo đó mà thôi chớ không dám làm. Còn bây giờ mình thực hiện được, mình có pháp hành được, mình biết con đường lối của đạo Phật như thế nào đúng sai, mình làm được, bây giờ mình phải sửa lại.

Phải chi mình làm không được thì mình không dám, còn đằng này mình làm được là mình phải sửa. Sửa lại để cho người sau được hưởng cái phước báu của đạo Phật, chớ không khéo để mất hết, không còn nữa.

Cho nên những cái mà Thầy đọc ra đây để rồi chúng ta lần lượt mà chúng ta sửa lại hết, không có để trong Phật giáo những cái loại mà nó vô lý như thế này được. Nó không đúng cái pháp của Phật, nó không làm cho chúng ta ly dục ly ác pháp được, mà luôn luôn nó có những cái sự đùa giỡn ở trong cái chuyện dục lạc của thế gian.

Rõ ràng là cái tắm mà đùa giỡn cũng là cái dục lạc chớ cái gì các con? Đó thì các con thấy, tất cả mọi cái này đều là những cái dục lạc, không có cái gì mà không dục lạc hết.

Vì sao Phật kiết giới này?

Bấy giờ Phật ở tại thành Khoáng Dã, Lục Quần Tỳ Kheo nói với nhau: “Ở trước Thượng tọa, ta không thể làm theo ý mình được.” Bèn ra ngoài phòng, nơi chỗ trống, tập trung cỏ, củi bên gốc cây đại thọ, nhen lửa để sưởi.

Khi ấy trong bọng cây có một con rắn bị hơi nóng của lửa xông vào, từ trong bọng cây chạy ra. Các Tỳ Kheo hoảng kinh, lấy những cây củi đang cháy quăng lung tung bèn cháy giảng đường. Đức Phật nhân đó mà kiết giới: “Nếu Tỳ Kheo tự sưởi ấm nhóm lửa nơi đất trống, hoặc dạy người nhóm lửa thì phạm tội Ba Dật Đề.”

Bây giờ do cái duyên mà cháy cái giảng đường Đức Phật mới chế cái giới cấm các vị Tỳ Kheo này. Các vị Tỳ Kheo này đốt lửa ở gần bên gốc cây, con rắn nó bị nóng quá nó chạy ra, do đó các vị này mới lấy củi đó mà quăng con rắn chớ không gì, mà ai dè quăng vô trong cái giảng đường.

Mà giảng đường thì cất bằng tranh bằng lá cũng như mình vậy, quăng vô bắt đầu lửa cháy lên cháy tiêu cái giảng đường. Cho nên Phật mới chế ra, cấm không có cho đốt lửa gần những cái gốc cây, những cái chỗ này chỗ kia mà phải đốt lửa ở ngoài trống thì nó mới được.

(04:26) Nhưng mà thật sự ra, ở đây Thầy muốn nói như thế này nè. Các con thấy trong cái vấn đề tu hành của đạo Phật là phải sống độc cư, đâu có tập hợp, mà trời có lạnh đi nữa đâu có tập hợp mà đốt, mà nhóm lửa, mà ngồi lại. Thường thường mà hơ lửa, thi ngồi lại mà đốt lửa thì nói chuyện này chuyện kia chuyện nọ đủ thứ, sanh ra những cái tâm động lắm, nó không phải vậy.

Ở nơi cái chỗ nào của mình ở chỗ đó mình tìm cách, như lạnh thì mình đốt lửa mình hơ tại chỗ mình, chớ đâu tập trung mà ở giảng đường vậy, đốt lửa rồi quăng cháy giảng đường như vậy. Ba bốn người xúm mà thấy rắn sợ chạy quăng củi như vậy thì không cháy giảng đường sao?

Cho nên những cái giới này Thầy thấy là nhìn giới mà cái Tăng đoàn của Phật ngày xưa thiệt là rối loạn, chưa phải đúng là cái tổ chức.

Chẳng hạn là như bây giờ Thầy tổ chức như thế này, Thầy là không phải Phật nè, là một con người bình thường như các con nè, mà bên tăng ra bên tăng, bên ni ra bên ni. Có một thầy mà hay đi lang thang mà đi qua đằng trước, đi tới lui là Thầy đã không chịu rồi đó.

Thầy nói thật sự, Thầy đã nghe tiếng, hồi sáng Thầy đi là vị thầy đó đã đi tới đi lui ở đằng trước rồi. Hơn nữa Thầy thấy hầu như là nam mà có đi tới đi lui ở bên nữ là Thầy đã không bằng lòng rồi. Nam ra nam mà nữ ra nữ. Bởi vì đây là bất đắc dĩ cho một cái tu viện mà cả nam lẫn nữ, chớ thật sự thật ra tổ chức rành rẽ đâu có chuyện đó được.

Còn hơn nữa mà các con thấy, vào đây rồi quý thầy phải sống độc cư hoàn toàn, không được thất này tới thất kia. Mà tới thất này thất kia nói chuyện một hai lần là Thầy đã không chấp nhận rồi, những người đó làm sao theo Thầy được? Thầy đuổi họ quách chớ Thầy đâu có để. Đó thì sự thật như vậy thì các con thấy rằng, đối với Thầy mà còn nghiêm nghị như vậy huống hồ là ông Phật!

Đâu phải là chuyện ông Phật dễ đâu, bởi vì ông Phật ổng biết cái đường đi của ổng như thế nào rồi mà. Còn Thầy, Thầy cũng biết cái đường đi như thế nào rồi, mà Thầy thấy sai như vậy là Thầy không chịu rồi. Đó là sống theo phàm phu tục tử, làm sao mà gọi là Thánh nhân được?

Mà mình đến đây để mình tập làm Thánh nhân, mình làm sống y như Thánh nhân, thế mà mình sống cái kiểu phàm phu vậy, thất này chạy qua thất kia nói chuyện, ở đằng sau này mà còn chòi mòi đi tới đằng trước, để làm gì? Để nhìn người này, để nhìn ngó người kia thế này thế nọ kia, làm sao mà gọi là tu hành được? Những người đó làm sao mà tu?

Thầy nói thật sự, mấy con thấy, trong cuộc đời khi một vị thầy mà người ta tổ chức cho những người mà được trở thành những bậc Thánh nhân là người ta đã thấy những người mà không phải Thánh nhân người ta loại ra chớ đâu phải người ta để đâu!

Đâu phải người ta điên mà để người ta nuôi đó để tốn cơm tốn gạo, tốn công tốn sức người ta đâu. Được là người ta nuôi mà không được là người ta đuổi mình đi chớ người ta đâu có để.

Người ta đâu có vì tiền vì bạc, người ta đâu có vì ân vì oán ở trong đó người ta sợ đâu. Người ta vì làm sao mà Phật pháp cho sống lại để mọi người người ta hưởng được những cái phước báu của Phật pháp, để được cái tâm hồn giải thoát, được sống trong một cái tình thương thân thương ái với nhau trong một cuộc sống chơn thật với nhau để giải thoát, chớ đâu phải là vì những người đó.

Đó cho nên ở đây Thầy thấy nhiều là nhiều chớ nhìn lại thì bao nhiêu người được? Họ sống hoàn toàn là họ sống theo cái tình huống của thế gian, chớ đâu phải là họ muốn thành Thánh thành Phật! Họ thành phàm phu thì họ muốn chớ họ đâu muốn thành Phật!

58) GIỚI GIẤU ĐỒ VẬT CỦA TỲ KHEO

(07:19) 58. Giới giấu đồ vật của Tỳ Kheo.

Vì sao Phật kiết giới này?

Xưa Phật ở vườn ông Cấp Cô Độc, khi ấy có cư sĩ thỉnh tăng. Thập Thất Quần Tỳ Kheo đem y bát, tọa cụ để một nơi rồi đi kinh hành, chờ đến bữa cơm. Lục Quần Tỳ Kheo rình khi họ đi kinh hành quay lưng lại, lấy y bát của họ giấu. Đến giờ, tìm không được, Lục Quần Tỳ Kheo trêu ghẹo. Nhân đó mà Phật kiết giới này.

Đó thì các con thấy, tất cả Tỳ Kheo Phật y như đồ con nít vậy! Thấy người ta để đồ đó cái rình rình coi người ta đi kinh hành xa rồi bắt đầu mình đem giấu à, giấu hết đồ. Chừng đó tới giờ đi khất thực, ba y bát người ta lấy hết mất đâu, đi lại kiếm không được, bữa đó chỉ còn nước đói. Y như con nít chớ không phải gì đâu!

Mấy cái thằng kia thấy tụi nó đi giỡn chơi. Nó xuống dưới hồ, xuống dưới sông tắm, quần áo nó cởi bỏ lên trên này, nó nhảy xuống sông tắm, mình đi ra đó tụi nó tắm mê đâu có biết mình. Ba bốn thằng hốt quần áo với sách vở nó đem giấu bụi cây hết cái chạy trốn.

Chừng mà tụi nó tắm xong lên: “Trời! Quần áo mất hết rồi!” Thằng nào thằng nấy khóc bù lu bù loa hết. Cái bắt đầu thấy nó khóc quá rồi thấy nó bỏ đi về thấy tội, thôi mới chạy ra nói: “Tao giấu đồ tụi bay.” Chờ nó chửi một hơi đã nước rồi trả đồ nó thôi, rồi thôi đi về. Đó là chơi theo kiểu con nít đó.

Cho nên ở đây thật sự ra Thầy thấy hầu hết là những cái này mà chế ra đều là cái kiểu dáng con nít hết, chớ không phải là cái dáng của người lớn đâu, người lớn không bao giờ chơi vậy hết.

59) GIỚI CHO Y, TỰ LẤY LẠI MẶC, KHÔNG NÓI VỚI CHỦ

(08:59) 59. Giới cho y, tự lấy lại mặc, không nói với chủ.

Vì sao Phật chế giới này?

Khi Phật còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo chân thật tịnh thí y cho Tỳ Kheo rồi, sau không hỏi chủ mà lấy lại mặc. Nhân đó Phật mới kiết giới này.

Tịnh thí có hai cách:

1. Chơn thật tịnh thí: “Thưa Đại đức! Một lòng nghĩ: Tôi có y này chưa tác tịnh. Nay vì tịnh, xả cho Đại đức.”

2. Triển chuyển tịnh thí: Đối với vị kia tác pháp xong, vẫn cất để dùng. Tác pháp như trên.

Nghĩa là mình cho người ta y thì mình không có được lấy lại, mà mình cho rồi thì thôi. Còn đằng này cho rồi đòi lại thì Phật cấm cái giới này. Khi mình cho thì không được đòi lại. Mình không cho thì thôi, mà đã cho thì không được đòi lại, mà người đòi lại là bị phạm tội. Đó là giới thứ 59.

60) GIỚI MẶC ÁO MỚI KHÔNG PHẢI PHAI MÀU

(10:06) 60. Giới mặc áo mới không phải phai màu.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo mặc y màu trắng, cư sĩ chê hiềm. Nhân đó Phật kiết giới.

Nếu đem y chưa nhuộm gửi nhà bạch y cũng phạm tội Ác Tác.

Nghĩa là khi mình nhận y là phải nhận y hoại sắc, không được mà…​ Hồi thời Đức Phật là chỉ có cư sĩ mới mặc y trắng thôi, chớ còn tu sĩ không được mặc y trắng. Mà nếu tu sĩ mà mặc y trắng thì Đức Phật cấm, không có được. Vì vậy khi mà tu sĩ mà mặc y trắng thì coi như là diện lắm đó, thì Đức Phật chê.

Vậy thì do vì cái chỗ giới này là hầu như các vị này thật ra cái tâm của họ còn thích đời. Nghĩa là bây giờ như Thầy nè, thì phải ăn mặc như thế này nó mới là tu sĩ. Còn ông này ổng ăn mặc thứ này, mà ổng thích mặc đồ Tây, ổng muốn đội cái nón cối lên, thì như vậy là đâu có đúng cái nghĩa lý gì cái sự tu hành theo Phật? Bởi vì phải xả tất cả những cái y áo thế tục hết, không còn mặc lại.

Còn cái ông này, bởi vì cái người cư sĩ ở bên Ấn Độ họ cũng vấn cái y vầy, nhưng mà nó màu trắng, chớ không phải là cái màu này. Cho nên muốn khác hơn cái người cư sĩ, Đức Phật mới chế cái màu này ra, cái hoại sắc để mặc cho nó khác.

Chứ người Ấn Độ họ mặc cũng y vậy, cái chăn cũng giống như ông Phật, cái y áo ở trong cũng giống như ông Phật, rồi cái y ngoài cũng giống y vậy, may cũng giống y nhau vậy hết chớ không khác nhau chút nào hết à. Người cư sĩ với người tu sĩ cũng giống nhau, nhưng cái người cư sĩ thì màu trắng, còn cái người tu sĩ thì màu vàng, màu hoại sắc. Cho nên nó có khác có ở chỗ màu thôi chứ còn cái y thì nó giống nhau.

Vì vậy mà mấy ông Lục Quần Tỳ Kheo này ổng lại đóng cái màu trắng vô ổng mặc, ổng đi, ổng không có mặc cái màu này mà ổng đi, cái đầu thì cạo trọc mà ổng mặc đồ trắng này vô nó không giống cư sĩ mà cũng không giống ông tu sĩ, cho nên đi ra cư sĩ mới chê ổng: “Mấy ông sao mà làm kỳ quá, tui thấy vậy không có được!”

Ông Phật nhân đó mới chế cái giới này, cấm không được mặc cái màu trắng, phải mặc y nhuộm mới được. Mà bây giờ chưa nhuộm mà gởi ở nhà bạch y - tức là cái người cư sĩ thì cũng phạm tội nữa. Bởi vì họ nghe mình có y trắng, hồi mình muốn may nó thì cái màu vải phải hoại sắc rồi kìa mình mới may, chớ còn để cái y trắng không được.

Đó thì Phật cấm cái giới là không có cho mặc đồ đời mà phải mặc cái đồ tu có nghĩa như vậy đó, thì cái giới đó Thầy nói đúng. Hầu như là có nhiều người tu sĩ chúng ta cũng vậy, nó chưa có cái tu chơn chánh mà cứ chạy theo những cái dục lạc. Do đó thì các con cũng thấy rằng tu rồi mà vẫn mặc đồ đời, vẫn đội tóc giả lên, thì cái chuyện đó là cái chuyện phi pháp rất là phi pháp giới luật của Phật.

61) GIỚI GIẾT HẠI CHÚNG SANH

(13:00) 61. Giới giết hại chúng sanh.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, Ca Lưu Đà Di không ưa thấy chim chóc, dùng ná bắn gom thành đống. Cư sĩ chê hiềm, nên Phật kiết giới này: “Nếu Tỳ Kheo đoạn mạng chúng sanh, phạm Ba Dật Đề.”

Khi ấy các Tỳ Kheo ngồi, đứng, tới lui làm chết nhiều con trùng nhỏ. Có người làm pháp sám hối, có vị cẩn thận sợ. Phật dạy: “Không biết, không phạm.” Ngài kiết giới lại, thêm chữ “cố ý”.

Thiệt ra thì ông Phật ổng dạy chúng ta đi còn phải tu Tứ Vô Lượng Tâm, tránh không đạp cọng cỏ héo nữa. Mà ở đây vô ý đạp chết chúng sanh không có tội, trừ ra mà lấy cung, lấy ná mà bắn chim thì có tội, mà tội rất nhẹ, tội phạm Ba Dật Đề.

Thật sự ra mình dùng cái ná hay hoặc là cung tên, hay hoặc súng mình bắn chim bắn chóc, mình bắn mình giết nó như vậy là tội Ba La Di, tức là tội đuổi ra khỏi Tu viện chớ đừng nói chuyện tội mà xin sám hối được đâu.

Đó thì các con thấy, từ ở chỗ mà bốn cái giới tứ khí của nó là đứt đầu đó, mà thế mà đến đây các con thấy cái tội rất nhẹ không? Coi có phải mấy ông này là già hàm lẻo miệng không? Để mấy ổng đặt ra cái giới này, lấy cái giới này ông không có tội nặng đâu. Nghĩa là ông có giết vậy đi nữa ông cũng Ba Dật Đề thôi chứ còn không có phải là cái tội trục xuất ông đâu mà ông sợ.

Đó thì các con thấy, nó bốn cái giới, giới sát sanh nó cũng là một cái giới mà trục xuất chớ đâu phải là giới thường đâu. Thế mà tới cái chỗ này mà ông này ổng bắn chim ổng gom thành đống đó mà ổng còn không có tội gì bao nhiêu đó thì đủ biết.

Mà lại còn chế lại cái giới nữa, như là:

“…​ngồi, đứng, tới lui, làm chết côn trùng nhỏ. Có người làm pháp sám hối, có vị cẩn thận, sợ. Phật dạy: “Không biết, không phạm.”

Không có phạm tội gì hết, mặc tình mà đi mà dậm cho nó chết hết, mình đâu có nhìn xuống dưới chân mà mình biết!

Đó, chế cái giới như vậy thì các con nghĩ coi như thế nào, có đúng không? Một vị tu sĩ mà như vậy thì còn có cái chỗ nào mà gọi là Từ, Bi, Hỷ, Xả không?

62) GIỚI UỐNG, DÙNG NƯỚC CÓ CÔN TRÙNG

(15:12) 62. Giới uống, dùng nước có côn trùng.

Vì sao Phật kiết giới này?

_Khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo lấy nước có tạp trùng uống dùng. Phật nhân đó mà kiết giới này: “Nếu Tỳ Kheo uống, dùng nước có tạp trùng, phạm Ba Dật Đề.”
_
Phạm tội nhẹ không à! Mà có một vị Tỳ Kheo uống nước mà đến gặp Phật - ở trong giới Sa Di lược giải đó, các con có đọc không? Mà uống nước côn trùng mà sống để gặp Phật đó. Phật nói thà là nhịn khát chết mà gặp Phật còn hơn là sống mà thấy Phật thì có ra gì!

Đúng vậy. Thật sự ra cái pháp mà uống nước có côn trùng - có trùng ở trong đó mà cứ uống thì coi như là bị đuổi ra khỏi Tu viện nữa là khác, khỏi Tăng đoàn nữa.

63) GIỚI CỐ XÚC NÃO NGƯỜI

(16:01) 63. Giới cố xúc não người.

Vì sao Phật chế giới này?

Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Thập Thất Quần hỏi Lục Quần Tỳ Kheo: “Nhập Sơ Thiền làm sao? Cho đến nhập Tứ Thiền là sao? Thế nào là nhập không, vô tướng, vô nguyện? Thế nào là đắc Tứ Quả?”. Lục Quần nói: “Như các ông vừa nói là tự xưng được pháp thượng nhân, các ông đã phạm Ba La Di, chẳng phải là Tỳ Kheo.”

Thập Thất Quần Tỳ Kheo bèn thưa với bậc Thượng tọa: “Chúng tôi hỏi như vậy là phạm tội gì?” Thượng tọa nói: “Không phạm”. Tỳ Kheo bạch Phật, Phật kiết giới: “Tỳ Kheo gieo nghi ngờ cho người khác thì phạm Ba Dật Đề.”

Khi ấy chúng tập hợp lại một chỗ, cùng luận nghị pháp luật, có một Tỳ Kheo rút lui. Vị ấy nghĩ: “Như vậy các Tỳ Kheo đã cùng mình gây nghi não.” Các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật dạy: “Chẳng phải cố ý thì không phạm.”

Ở đây Thầy thấy, cái chỗ mà hỏi này, như Thập Thất Quần Tỳ Kheo hỏi Lục Quần Tỳ Kheo rằng:

“Nhập Sơ Thiền là sao? Cho đến Tứ Thiền là sao? Thế nào là nhập không, vô tướng, vô nguyện định? Thế nào là đắc Tứ Quả?” Lục Quần nói: “Như các ông vừa nói là tự xưng được pháp thượng nhân, các ông đã phạm Ba La Di rồi”.

Nghĩa là người ta không biết người ta hỏi chớ phải chi mà người ta biết, người ta xưng người ta là chứng quả đó sao mà phạm tội? Đó. Trong cái giới này nó chế ra là kỳ cục như vậy là sai.

Người ta không hiểu, người ta mới hỏi mấy ổng. Trái lại mấy ông này chẳng biết cái Sơ Thiền, Nhị Thiền như thế nào hết, mới nói: “Mấy ông hỏi như vậy là mấy ông đã phạm tội Ba La Di rồi.” Tức là mấy ông tự mình xưng là pháp thượng nhân rồi.

Người ta không hỏi, tức là mấy ổng nói, bây giờ người ta hỏi mình mới nói: “Sơ Thiền phải nhập như vậy, như vậy, phải tu như vậy, vậy, thì đó là Sơ Thiền”. Chớ mấy ổng có xưng là tôi nhập Sơ Thiền đâu? Các con hiểu điều đó không?

Đó, như vậy là người ta không hiểu thì người ta hỏi, mình biết thì mình chỉ, mình không biết thì mình nói: “Cái này nên vào hỏi Phật, Phật sẽ chỉ cho các ông biết thì như vậy là đúng rồi, còn tụi tui thì chưa có nhập nó, tụi tui không biết đâu mà nói.” Thì như vậy là cũng tốt rồi, chớ đâu tự xưng mình là nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền đâu mà.

Tự mình người ta không hỏi, mình đến nói: “Tui là nhập Sơ Thiền nè, tui nhập Nhị Thiền nè, tui nhập Tứ Thiền nè, tui có thần thông phép tắc.” Đó là mình tự xưng mình thượng nhân, thì đó là phạm cái tội kêu là vọng ngữ, đại vọng ngữ rồi, tăng thượng mạn rồi, thì như vậy mới gọi là tự xưng là pháp thượng nhân, như vậy mới là phạm tội Ba La Di.

Còn ở đây đâu có gì đâu mà đặt cái này ra. Bởi vì đem câu chuyện này ra, thiệt ra thì mấy ông này là mấy ông không có hiểu cái gì hết à, viết tầm bậy tầm bạ à, phải không các con? Nghe thì các con biết rằng mấy cái ông viết giới này toàn là gọi là mấy ông tổ chớ thiệt là tổ cho nên viết tầm bậy, kêu là “tổ”.

Đây là chữ nghĩa rõ ràng, Thầy không viết một chữ nào trong này, Thầy đọc hết cho mấy con nghe đó. Họ viết họ in chớ Thầy không viết chỗ nào hết á. Đó, như vậy thì các con thấy. Bởi vậy Thầy nghĩ là, đọc lướt qua Thầy thấy nó nhiều cái sai lắm, cho nên Thầy chả thèm viết mất công nữa, đem ra đọc cho mấy con nghe rồi phê phán mấy ông này cho đã miệng mới được.

64) GIỚI CHE GIẤU TỘI THÔ TỲ KHEO KHÁC

(19:25) 64. Giới che giấu tội thô Tỳ Kheo khác.

Vì sao Phật kiết giới này?

Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, một Tỳ Kheo do quen biết nên che giấu thô tội của Bạt Nan Đà, sau đó bất mãn nhau nên đến Tỳ Kheo khác nói. Các thầy Tỳ Kheo bạch Phật. Phật kiết giới: “Nếu Tỳ Kheo che giấu thô tội của các Tỳ Kheo khác thì phạm tội Ba Dật Đề.”

Trong cái giới này thì các con thấy nè, trước kia thì hai người thân nhau lắm, có phạm tội thì giấu nhau hết, không nói đâu. Bây giờ bữa nào cái chửi lộn nhau mới đem ra nói cô Út, cô Út cổ nẹt, thì như vậy là có tốt không? Đó, mấy người đó là phạm tội Ba Dật Đề đó.

Còn khi mà người ta phạm cái giới gì đó, mình đem ra nói để cho từ đó người ta sửa thì nó tốt, sửa lại cho người bạn mình tốt. Còn cái này hồi thân thì giấu hết không có thèm nói, tới chừng mà hết thân rồi, bắt đầu có sự gì hiềm giận trong bụng rồi bắt đầu nói ra hết, thì cái đó là cái không tốt. Cho nên cái giới này thì chế Thầy thấy được, chế tốt, được.

65) GIỚI KÉM TUỔI CHO THỌ ĐẠI GIỚI

(20:24) 65. Giới kém tuổi cho thọ đại giới.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật ở thành La Duyệt, Thập Thất Quần Đồng Tử trước vì quen với nhau, lớn nhất là 17 tuổi, nhỏ nhất là 12 tuổi, rồi rủ nhau đến chùa cầu xuất gia. Các thầy Tỳ Kheo độ cho xuất gia, trao đại giới cho họ.

Con nít mà làm sao trao đại giới, Thầy không hiểu sao! 20 tuổi mới trao đại giới chớ, sao lại mới 17 tuổi với 12 tuổi mà trao đại giới, chỉ Sa Di thôi chớ, sao lại cho kỳ vậy? Đây cũng là cái nói sao mà lộn xộn quá.

Các Tỳ Kheo độ cho xuất gia, trao đại giới cho họ. Họ không kham ăn một bữa, nửa đêm đói, khóc la.

Phật nói với Tôn giả A Nan: “Không nên trao đại giới cho người chưa đủ tuổi 20, bởi họ không kham chịu lạnh, nóng, đói, khát và không nhẫn được những lời nói ác. Không thể giữ giới, không kham ăn một bữa.”

Nếu chưa đủ tuổi 20 mà cho thọ đại giới, người ấy không đắc giới, Tỳ Kheo bị quở trách vì si mê mà còn phạm Ba Dật Đề.

Thật sự ra luôn luôn lúc nào thì Đức Phật cũng nói rằng phải 20 tuổi, nhưng mà không có nghĩa là ăn một bữa mà la khóc, như La Hầu La, như Sa Di Quân Đầu, những người này mới 7, 8 tuổi à, mà người ta vẫn sống người ta ăn ngày một bữa, có đâu mà gọi là la khóc?

Thì mấy chú nhỏ này dù có muốn tu thì chú cũng đã biết được cái hành trì của người xuất gia rồi, đâu lý nào mà vô đó rồi nửa đêm khóc. Mấy ông này nhiều cái mà đặt như thế này là vô lý lắm. Bởi vì ít ra mình đi tu thì mình phải hiểu cái sinh hoạt ở trong cái chùa nó như thế nào rồi.

Chẳng hạn là như bây giờ mấy con chưa ăn một bữa, mấy con dám đến đây không? Phải không? Do đó mấy con cũng phải chuẩn bị cho mình ăn một bữa rồi mấy con mới dám chớ. Chứ lý nào chưa có dám mà cũng xin vô đó rồi ở, rồi khóc la là sao? Cái chuyện đó không có rồi. Đó là những cái giới mà đặt ra những cái câu chuyện nó không có hợp.

66) GIỚI KHÊU GỢI VIỆC TRANH CÃI

(22:23) 66. Giới khêu gợi việc tranh cãi.

Vì sao Phật kiết giới này?

Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần đấu tranh như pháp diệt rồi sau phát khởi lên, lại nói như thế này: "Ngài không quán sát đúng, không thành quán sát, không khéo giải thích, không thành giải thích, không khéo chấm dứt, không thành chấm dứt.” Khiến cho tăng chưa có tránh sự lại sanh, có tránh sự lại không chấm dứt được. Tỳ Kheo biết bạch Phật. Phật quở trách rồi kiết giới này.

Nghĩa là trong khi mà hợp các Tỳ Kheo làm pháp Yết Ma để cho những cái vị mà người ta phát lồ sám hối hoặc là xử một cái tội nào đó ở trong chúng, thì trong khi đó xử xong rồi thì các ngài lại đem cái câu chuyện này ra để phanh phui ra nói: Xử như vậy không đúng, không này kia.

Hồi đó sao không nói? Cho nên bây giờ lại nói đổ thừa Phật là xét xử không thấu này kia nọ. Hồi đó sao không cãi, để bây giờ lại cãi? Như vậy Phật cấm cái giới này, là sau khi mà xét rồi thì cứ y như pháp mà chấp nhận cái lỗi của mình, chớ không được tránh né, nói đổ lỗi cho người này người khác.

Cũng như thí dụ như bây giờ Thầy có một cái người sai ở đây, Thầy họp chúng đi, Thầy nói cái lỗi người đó xong rồi, sau đó đó, khi đuổi họ ra đi, cái bắt đầu họ đi lại chỗ khác họ nói Thầy như thế này thế khác đủ thứ, Thầy không sáng suốt này kia, họ không có tội vậy.

Trong khi đó ở đây có mặt mọi người, ai cũng chấp nhận đó là cái tội thật sự rồi, nhưng khi mà cái vị đó được đuổi họ đi rồi, bắt đầu họ ra ngoài họ nói như thế nào? Có không? Cái giới này rất có chớ không phải là không có đâu. Đúng là như vậy.

(24:11) Cho nên hầu hết là những cái người mà bị đuổi ra là họ phải tìm cách họ nói để họ che đậy cái lỗi của họ, chúng ta cũng không nên…​ Theo Thầy nghĩ Đức Phật còn chế cái giới này chớ Thầy khỏi cái chế giới này đi.

Tại sao? Tại vì mình đuổi người ta ra, người ta phải che đậy cái lỗi của người ta chớ gì? Người ta phải nói đỡ gạt chút để người ta sống với mọi người chớ. Không lẽ người ta đến cái chùa đó người ta xin mà người ta nói người ta xấu thì làm sao người ta ở được?

Người ta phải nói người ta tốt, thì tức là người ta phải nói: “Tại thầy đó xét không rõ, tui đâu có phải cái tội đó. Cho nên ổng xét như vậy ổng là cái người không sáng suốt chút nào hết. Và một số chúng ở trong đó cũng đều là bợ đít ổng mà thôi!”

Các con hiểu không? Ông ta ổng nói vậy để mà cho ông thầy ở chùa đó ổng chấp nhận cho ông ở thôi. Thì cái chuyện đó mình cần gì phải chế thêm cái giới này làm gì nữa. Bởi vì ổng đi ra khỏi mình rồi mình chế làm chi cho mắc công, phải không? Ổng có sửa gì đâu nữa mà chế? Các con hiểu. Cho nên chế cái giới này làm gì? Ăn thua gì mình phải chế!

Cho nên những cái chuyện làm như vậy là vô cái lý lắm. Bởi vì khi còn ở trong cái khuôn khổ của mình thì mình khép cho người ta để người ta tu hành cho đạt được cái ly dục ly ác pháp, còn ra khỏi ngoài khuôn khổ thì người ta chê khen mặc người ta, ăn thua gì mình?

Mình đúng là lúc nào mình cũng đúng, mà mình sai thì lúc nào mình cũng sai. Còn nếu mình cứ sợ hãi như vậy, thì thử hỏi ông Phật mà ổng sợ hãi như vậy thì ổng làm Phật làm gì?

Bởi vì ông Phật đã nói ở trong kinh Sa Môn Quả thì Đức Phật cũng đã nói: Một cái người mà khen đúng là mình chấp nhận, nhưng một cái người mà chê đúng thì mình cũng chấp nhận. Mà một người khen sai thì mình không chấp nhận, mà một người mà chê mình sai thì mình cũng không chấp nhận, nhưng mình không tranh cãi.

Nghĩa là không lý luận tranh cãi: Cái đó là sai, cái đó đúng, mình không tranh cãi. Họ chê mặc họ, mình cứ giữ đúng của mình mình đi. Cho nên mình chẳng bận tâm với cái chuyện khen chê của thiên hạ.

Cho nên khi mà họ ra rồi họ muốn nói gì nói, kệ họ. Mình trong sạch là trong sạch, mà mình không trong sạch bây giờ mình có che đậy gì mình cũng không trong sạch đâu. Cho nên mình chẳng sợ ai hết. Đó là cái sự tu tập của mình, vì vậy mà mình thấy được cái chỗ của mình, mình chẳng có ngại gì khen chê ai hết.

Cho nên mình đâu có ngại. Người ta sai mà mình thấy người ta ở tu không được thì mình đuổi người ta đi, thì người ta ra người ta có quyền người ta nói mình gì cũng được hết á! Mình đâu có cần cái chuyện tốt xấu đâu, cho nên mình không ngại cái vấn đề đó.

Còn mình ngại thì mình lạy họ ở lại với mình đi! Sợ họ nói thì mình lạy, mình cầu họ đi! Đó là mình phàm phu tục tử rồi, mình không phải là những cái người Thánh rồi. Cho nên mình ngại khen ngại chê, ngại sợ mất tiếng mất tai này kia, rồi rào rồi đón đồ này kia, thì cái đó là cái ngại của mình.

Còn mình là một cái người chơn chánh hẳn hòi, mình ở trong Chánh Pháp, mình không sợ ai khen chê hết. Nói sao mặc họ, tui vẫn sống hằng ngày. Ngày nào rồi đó cái sự sống của chúng tôi sẽ trả lời các ông chớ các ông khỏi cần nói đi. Ai muốn nói gì đó nói. Cho nên, mình là người tu chơn chánh mình không sợ.

67) GIỚI CÙNG BẠN GIẶC ĐỒNG ĐI MỘT ĐƯỜNG

(27:00) 67. Giới cùng bạn giặc đồng đi một đường.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo từ Xá Vệ đến Tỳ Xá Ly, cùng khách buôn làm bạn, đi bị trạm quan thuế bắt cùng với khách buôn, áp giải về chỗ vua Ba Tư Nặc. Vua không nỡ giết Sa Môn, chỉ quở trách rồi thả ra.

Phật vì vậy mà kiết giới: “Này các thầy Tỳ Kheo! Cùng với giặc làm bạn đồng đi, cho đến một thôn, phạm Ba Dật Đề. Nếu biết mà cùng đi chưa được 10 dặm thì phạm tội Đột Cát La. Nếu giao hẹn mà không đi cũng phạm tội Đột Cát La. Bị nạn không phạm.”

Cái giới này, Đức Phật cấm là mình không đi chung với bọn trộm cướp, hay hoặc là đi buôn lậu. Tại sao vậy? Tại vì mình ngồi lên xe đò đó, mấy cái người bán buôn lậu đó họ dúi ở trong cái bị của mình một gói thuốc, vì vậy mà công an nó xét ra: Cái ông thầy này đi bán thuốc lậu!

Thì do đó, Thầy nói thật sự, cái tội này mấy thằng công an thì nó nghĩ mình ông thầy cho nên nó nói nặng nói nhẹ chút rồi thôi cho quý thầy đi. Nhưng mà mình quên rằng mình vị tình cái cô bán thuốc lậu này là cô hay tìm mấy ông thầy lắm, là vì nói rằng mấy cái người công an mà xét xe đồ đó, về buôn lậu đó, chắc không có xét mấy ông thầy.

Cho nên mình là một cái người tu sĩ hẳn hòi, khi lên xe mà mấy cô này mà đưa mình thuốc này kia nhờ thầy cất dùm, nói: “Không được! Tôi là cái người đầu trọc mà tui cất cái kiểu này thì không có được. Cái đầu tui nó nắm không có nắm được, nhưng mà nó nắm cái áo của tui dễ lắm. Cho nên mấy cô có thương người tu thì mấy cô nhờ cái người khác chớ còn đừng có đưa tui!”

Cho nên trước kia mà Thầy hay đi về Thường Chiếu thăm, ở ngoài Chơn Không đồ đó, Thầy hay đi xe đò lắm, cho nên Thầy biết cái tình trạng này lắm. Do vì vậy mà mấy cô bán thuốc lậu này mua thuốc thì cổ cứ 5, 7 gói cổ làm một cái vầy cổ nhét ở trong cái bị: “Nhờ Thầy cất dùm cho con đi! Do con là Phật tử, con ở chùa này chùa kia…​” Nói nghe coi ngọt lắm.

Nói: “Không được đâu! Thầy là người tu mà công an nó xét cái túi của Thầy, nó thấy có gói thuốc này, nó nói Thầy còn đi buôn lậu thì chắc chết Thầy rồi. Thôi con làm ơn cất giùm Thầy đi!”

Đó là những cái mình thành thật mình nói với người ta: “Để không khéo Thầy bây giờ…​ Thầy thì cái tật Thầy nhát gan lắm, Thầy thấy có cái gì giả ở trong cái túi của Thầy, Thầy thấy công an Thầy xanh mặt Thầy run, nó biết liền, nó lại nó bắt à, rồi nó mất gói thuốc của con đi!”

Mình cứ nói vậy đi, cái nó sợ, nó nói ông thầy này nhát gan, cái nó lấy lại, nó không dám. Chớ mình làm bộ dạn dạn đó: “Bao nhiêu cô cứ đưa đây tui giấu giùm cho” thì trời, nó mừng lắm, nó lấy hết mấy người kia nó dồn lại cho mình!

Lúc bấy giờ đó, thật sự ra công an nó không có xét đâu, Thầy biết nó không có xét mấy ông thầy đâu. Nhưng mà mình làm như vậy là mình có cái sai ở trong cái giới luật của mình rồi, không có tốt.

(30:08) Cho nên ở đây cái giới này là nhằm cái mục đích là đừng có nối giáo cho cái người mà làm cái chuyện trật, chuyện không đúng. Làm cái gì cho đúng pháp luật, làm cái không đúng pháp luật thì không nên làm.

Cho nên hầu như có nhiều thầy đi buôn lậu nữa chớ không phải không đâu. Thầy ở trên cái đường Gò Dầu này mà, mấy ông thầy ở Gò Dầu mà mấy ổng đi buôn lậu mà các con biết, mấy ông làm chiếc xe Honda, mấy ổng nhét ở trỏng quá trời ở trong đó mấy ông cỡi đi. Người ta nói mấy ông thầy mà, người ta đâu có bắt! Chừng mà thấy ổng đi hoài rồi người ta nghi. Nghi chừng người ta đón cái gặp liền, đâu có làm sao mà trật được.

Bởi vì công an nó để ý lắm. Đi một lần, hai lần thì nó thấy ông thầy đi một lần, hai lần là vì có chuyện thôi. Nhưng mà ông có lời ổng ăn được rồi bắt đầu ngày nào ổng cũng đi hết, làm sao người ta không nghi?

Cái chuyện buôn lậu mà, ngày nào không có đi, mình kiếm lời được một triệu, hai triệu thì nó ham quá rồi cái ngày nào cũng xách xe đi. Đi riết rồi công an nó biết mặt thì nó phải xét nó bắt thôi. Cho nên từng đó mới đổ bể ra, mấy thầy chùa mới mang cái tiếng đó, rất là tệ. Cho nên ở đây chúng ta là người tu sĩ, chúng ta phải bỏ hết cái này để mà ly dục ly ác pháp.

Cho nên ở đây cái giới này cấm là chúng ta đi cùng đường mà vẫn bị người ta kết tội mình là đồng lõa với bọn cướp. Mà sự thật ra nếu mà một vị tu sĩ như chúng ta, làm sao đi với bọn cướp được! Kiểu mà chúng ta móc nối với nó mà đi với nhau đó thì thời nay nó mới có vậy, cho nên mới đành chịu chung cái số phận.

Do đó mà Đức Phật chế cái giới này ra là cũng có cái điều kiện gì với cái bọn này. Tại vì cái bọn này nó lợi dụng cũng mấy ông thầy này, như thế nào?

Theo Thầy biết là nhà vua thì rất kính trọng, quý ông thầy. Cho nên do vì vậy đó, nó có thể cướp bóc của người ta, do nó làm những cái tội, vì vậy mà nó nương vào cái bóng của mấy ông thầy này để nó đi qua được cái cửa, cửa ải, cửa thành gì đây, để nó qua cái chỗ này.

Nhưng mà không ngờ lính nó canh gác quá ngặt, nó lượm luôn mấy ông thầy này luôn, nó dẫn vô nhà vua, chừng xét ra đúng là mấy thằng này ăn cướp giết người nè. Do đó là mấy ông thầy coi như là bị đồng lõa với mấy cái thằng ăn cướp này, nó mới kết tội như vậy.

Nhưng mà nhà vua vì thương những người tu hành cho nên mới thả mấy ông này ra. Nhưng mà Đức Phật cũng phải là do cái chỗ này mà chế cái giới để mà tránh, không có được đi với những cái người mà phạm pháp như vậy.

Thì Thầy mới đem cái câu chuyện ra, những cái người mà buôn lậu như vậy là những người phạm pháp luật. Nhà nước cấm buôn lậu, vì buôn lậu nó làm cho kinh tế của đất nước chúng ta bị lũng đoạn đi, nó làm cho dân chúng ta bị nghèo đói đi. Nó có lợi ích cho ngoại quốc chớ nó không phải là lợi ích cho toàn dân chúng ta.

Nó chỉ lợi ích cho một cái số người thất nghiệp mà đi buôn lậu thôi. Họ chỉ kiếm ăn ở trong cái chỗ của họ chớ không nghĩ bao nhiêu người ở trong nước của chúng ta đang thất nghiệp. Cho nên họ không thấy được cái lợi lớn của đất nước, mà họ thấy cái lợi nhỏ của họ mà họ hại biết bao nhiêu người.

Thay vì họ đừng có làm cái nghề đó, họ đi trồng lúa, họ trồng khoai trồng bắp họ sống. Mà bao nhiêu người mà người ta đứng ở trong nhà máy, cả trăm cả ngàn người, người ta sẽ sống được ở trong cái nhà máy sản xuất về thuốc. Còn bây giờ họ bán thuốc như vậy là cái nhà máy sản xuất thuốc đó nó chỉ đóng cửa mà thôi. Bao nhiêu người người ta chết đói. Còn họ, chỉ có mình họ mà thôi.

Đó thì chúng ta phải hiểu được cái gì mà lợi ích cho nhiều người mà cái gì không lợi ích cho nhiều người. Và một ông thầy ngồi trên xe mà chấp nhận để mà nhận đồ buôn lậu như vậy mà ngồi an nhiên được, mà qua mặt cảnh sát được, Thầy thấy sao lương tâm mấy ông đó mà sao không cắn rứt được? Không hiểu được một cái gì của lợi ích cho đất nước của mình hết. Làm những chuyện đó quá là tệ.

Đó, vì vậy mà Phật chế cái này Thầy thấy ra là rất đúng.

68) GIỚI KHÔNG BỎ ÁC KIẾN

(33:31) 68. Giới không bỏ ác kiến.

Vì sao Phật kiết giới này?

Phật cũng ở tại vườn Cấp Cô Độc, Tỳ Kheo A Lê Tra sanh ác kiến, tự nói: “Tôi biết Thế Tôn nói pháp: Phạm dâm dục không phải chướng đạo pháp.” Các thầy Tỳ Kheo can, không bỏ, bạch Phật. Phật quở trách rồi cho phép chúng tăng vì Tỳ Kheo A Lê Tra bạch Tứ Yết Ma, tác pháp ha gián cho bỏ việc ấy, rồi Ngài kiết giới này.

Nghĩa là cái câu chuyện này, Thầy có đọc ở trong kinh thì nó có khác, nó không phải giống như vậy đâu. Mấy ông này viết ra như thế này thì nó rất là sai.

Là vì cái ông Tỳ Kheo này đó, ổng nói Phật dạy là các cái pháp mà do cái tâm ham muốn của mình nó đem đến cái khổ cho con người. Ông nói toàn là những cái pháp Phật nói nó không có đúng, là tất cả những cái dục nó không có đem đến khổ mà nó đem đến cái lạc, chớ không phải ông này nói về cái dâm dục, mà ở đây nó đem ra cái dâm dục nói.

Đó thì các con thấy, ở trong kinh may là có cái bài kinh nó đọc rõ ràng mà. Thế mà mấy ông dám đặt như thế này đây. Thì Thầy nghĩ rằng mấy ông có đủ cách thức để mà sửa lại những cái bài kinh chơn chánh của Phật như vậy.

Cho nên trong cái bài đó, hôm nào Thầy sẽ đọc lại cái bài đó thì các con thấy hết toàn bộ cái câu chuyện, để mà Đức Phật chỉnh lại cho cái vị Tỳ Kheo đó để mà hiểu biết cái sai, cái vô minh của ông ta.

Đức Phật nói các dục là đem đến cho cái sự khổ của chúng ta, trong đó đâu phải là có dâm dục không, là ham muốn cái này cái nọ kia, toàn bộ hết mà. Mà ông này ở đây lại nói là dâm dục không à. Đây nè, ở đây rõ ràng là chữ viết: “Tôi biết Thế Tôn nói pháp: Việc phạm dâm dục chẳng phải là chướng đạo”. Đó, nói như vậy. Nghĩa là dâm dục không có chướng đạo.

Cũng như có một ông thầy nói là được phép có vợ vậy thôi, thì ông ta là muốn phá cái giới như vậy thì ông ta muốn nói như vậy.

Ở đây thì ông này cũng muốn phá như vậy, chớ không phải cái lý ở trong cái bài kinh đó, thì cái ông này muốn nói rằng: Đức Phật nói tất cả các cái pháp mà do cái tâm ham muốn của chúng ta nó mới sanh ra chúng ta đau khổ, vậy thì chúng ta phải dứt trừ các cái pháp đó thì chúng ta mới hết đau khổ. Do đó thì nó mới có cái lý chỗ đó mà Đức Phật mới dạy cho ông ta.

Đó thì vì vậy Phật mới chế cái giới này, đó gọi là cái ác kiến, thì ở trong này nó cũng là cái ác kiến, cho nên chế cái giới này để chúng ta đừng có chấp vào cái ác kiến.

Người nào mà bị cái ác kiến, cũng như bây giờ có người nói như thế này: “Trong tôi thì có Phật Tánh, dâm dục cũng có Phật Tánh, cho nên mặc tình dâm dục mà có Phật Tánh thì đâu có làm sao mất Phật Tánh tui được?” Do đó là cái ác kiến. Những cái đó là những cái ác kiến. Cho nên vì vậy mà chế cái giới này, phải bỏ cái ác kiến, không được chấp nhận cái ác kiến.

69) GIỚI LÀM BÈ ĐẢNG VỚI NGƯỜI ÁC KIẾN KHÔNG BỎ

(36:27) 69. Giới làm bè đảng với người ác kiến không bỏ.

Vì sao Phật chế giới này?

Cũng khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, bấy giờ có tăng ha gián ác kiến của A Lê Tra mà kiên trì không bỏ. Phật khiến tăng nêu lên tội không bỏ ác kiến, bạch Tứ Yết Ma trao tội.

Lúc bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo lại cung cấp các nhu yếu, cộng đồng pháp sư ngủ, nghỉ, nói năng. Các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật nhân giới này mà kiết.

Nghĩa là họ không có chịu bỏ ác kiến, mà còn kết ra một cái bầy mà nhận đó là ác kiến.

Cũng như bây giờ người ta nói: “Tui có Phật Tánh ở trong này nè, bây giờ uống rượu cũng không tội nè, sát sanh cũng không tội nè, giết chúng sanh cũng không tội nè, dâm dục cũng không tội nè, vì Phật không có bao giờ…​ Phật thì thanh tịnh, cho nên mặc tình chúng ta cứ làm, ăn, nhậu gì đủ thứ hết cũng không có tội hết. Do vì vậy đó mà phóng sanh thì rơi xuống địa ngục, mà sát sanh thì được lên thiên đàng.”

Họ lý luận như vậy. Đó là những cái ác kiến, các con hiểu điều đó. Cho nên ở đây các con có nghe những cái câu mà người ta nói không? Phóng sanh mà đọa địa ngục, còn sát sanh thì được lên thiên đàng, phải không? Do những ác kiến đó đó mà Phật mới chế cái giới này ra.

Mà họ là thành một cái bè đảng, ai cũng nói câu đó hết, người cũng chấp nhận câu đó hết, có một số người đông như vậy mà nhằm một cái ác kiến đó, ai cũng chấp cho cái ác kiến đó như vậy đó, thì Đức Phật mới chế ra: Nếu một bè đảng mà nhằm một cái ác kiến như vậy đều là phạm vào cái giới đọa địa ngục là giới 69 này.

70) GIỚI NUÔI SỐNG SA DI BỊ ĐUỔI

(37:58) 70. Giới nuôi sống Sa Di bị đuổi.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Bạt Nan Đà có hai đệ tử Sa Di sanh ác kiến như trên. Phật khiến tăng để Sa Di ấy trước chúng tăng nơi mắt thấy tai nghe, vì đó mà tác pháp ha gián bạch Tứ Yết Ma mà Sa Di cố không bỏ, bèn khiến tăng để Sa Di đứng chỗ như trước, tác pháp Yết Ma diệt tẫn.

Khi ấy Lục Quần biết tăng diệt tẫn mà dụ đem về nuôi, cùng ngủ. Các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật nhân đó mà kiết giới này.

Nghĩa là có một cái vị Sa Di bị đuổi, thì trong lúc đó là đem cái giới mà của vị Sa Di này bị tội đuổi đi, thì trong khi chú Sa Di này bị đuổi thì bên Lục Quần Tỳ Kheo này mới đem cái chú này về nuôi ở trong cái thất của mình. Do đó nhân cái sự mà nuôi như vậy, cái người bị đuổi rồi mà nuôi như vậy đó thì Đức Phật không có chấp nhận.

Như bây giờ thí dụ như các con nè, có một cái chùa riêng nè, rồi bây giờ như Hải Tâm nè, Từ Nguyện nè, rồi mỗi đứa đều có một cái chùa nè. Rồi trong khi đó đó, ở Hải Tâm con có một cái chú phạm tội, con đuổi đi. Do đó Từ Nguyện mới thấy thương cái chú này, thôi để đem về nuôi. Thì Phật mới chế cái giới này ra: Không có được nuôi cái chú mà phạm tội như vậy.

Cho nên cái chùa này đuổi thì chùa kia cũng phải đuổi à. Còn đầu này, cái chùa này đuổi thì cái chùa kia nhận là thế nào. Thầy thấy quá rõ à, không có chỗ nào mà còn sai hết. Cái đó là một cái làm cho cái Tăng đoàn nó càng sa đọa đó.

Phải cái chùa này mà công nhận đuổi cái chú đó rồi, thì cái chú đó mà có đến cái chùa khác là cũng phải bị đuổi luôn, chớ không có bao giờ chấp nhận, thì cái đó mới là xây dựng cái Phật giáo đó.

Còn cái đứa này ở cái chùa này, đứa kia ở chùa kia, mà cái đệ tử của chú này phạm cái tội đó, cái đứa này đuổi đi thì cái đứa kia đón nhận vô. Thà là mình không có chúng chớ mình đừng có nhận ba cái chú mà phá giới đó. Đó là một cái điều kiện để xây dựng Phật pháp.

Ở đây sẵn cái giới này Thầy nói, sau này các con mà có điều kiện mà các con lãnh chúng, các con sẽ hoàn toàn là phải nghiêm nghị, nghiêm chỉnh cái đó. Hễ ở đây đuổi thì ở đứa kia đến xin không bao giờ được. Cho nó ra đời nó ở ngoài đời đi cho nó biết mùi vị của đời, để rồi nó ở trong đạo mà nó phá hoại đạo thì không được.

Cho nên những cái này đừng có thấy nó nhỏ nhẹ, nó khóc lóc mà thương nó. Không có thương, chúng ta thương là phải thương đúng, chứ đừng có để cái tâm tình cảm của chúng ta nhỏ mọn mà chúng ta thương như vậy, không được.

Đừng nghĩ rằng chúng ta sẽ…​ Nếu mà nó giảng được thì cái vị thầy ngay từ đó đã uốn nắn nó được rồi. Nó đã đến nó học với người này thì người này người ta phải ráng người ta uốn nắn nó để cho nó tu hành nó đến giải thoát chớ, mà nó đã không biết được, nó không nghe được thì thôi đuổi nó, thì đứa kia làm sao mà uốn nắn được? Mai mốt đi ra rồi nó cũng nói này nói kia nữa. Cho nên tốt hơn là đừng nhận.

71) GIỚI NGHỊCH LỜI CAN GIÁN, LẠI NẠP VẤN TỲ KHEO

(40:45) 71. Giới nghịch lời can gián, lại nạp vấn Tỳ Kheo.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở tại nước Câu Diệm Di, trong vườn Cù Sư La, Xiển Đà Tỳ Kheo phạm học xứ này. Phật nhân đó mà kiết giới.

“Tôi nay không học điều giới này” - tức là lời nói kháng cự lại sự can gián, nói rõ phạm Ba Dật Đề, nói không rõ là phạm Ác Tác.

Nghĩa là khi mà mình bị phạm một cái giới đó, mình tìm cái cách mình lý luận, nói: “Tui chưa có học giới này cho nên tui phạm tui chưa có lỗi. Mấy ông, mấy vị không có phạm, tui chưa có học cho nên tui coi như là tui chưa có phạm.” Thì như vậy là lấy cái lý do mình không học để rồi mình chối cái tội của mình.

Chớ khi mà người ta truyền cái giới rồi là lần lượt mình phải học. Nhưng dù học chưa tới thì người ta nhắc cho mình biết và mình xin sám hối cái đó để rồi lần lượt mình sửa, chớ chưa phải là người ta đuổi mình.

Thế mà nói: “Tui chưa học, tui chưa có tội.” Thì cái điều đó là cái điều tranh cãi, cái điều đó kêu là không có chịu nghe lời dạy, thì ngay đó là chúng ta đã biết cái người học trò này không có thể để ở trong cái Tu viện này được hết. Họ có nhiều cái lý lẽ để họ phá cái tội lỗi của họ.

Cho nên ở đây chúng ta phải thấy cái sự sám hối là cái người đó phải thấy: “Bây giờ mình chưa học, nhưng mà vì mình lỗi cái giới này rồi. Vậy thì nhân cái chỗ này, các thầy mà chỉ dạy cho mình thì mình xin nhận cái lỗi đó để từ đây về sau mình không phạm” thì cái đứa đó nó dễ dạy, dễ bảo và sau này nó trở thành cái người tốt được.

Còn nếu mà nó cứ cãi lý mà như vậy thì thôi thôi, chắc chắn là cho cái đứa bé này nó về cha mẹ đi, hay hoặc là vị thầy đó đi chỗ khác đi, chớ đừng có ở đây mà làm động mình.

72) GIỚI KHINH MẮNG NGƯỜI THUYẾT GIỚI

(42:27) 72. Giới khinh mắng người thuyết giới.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, chúng Tỳ Kheo tập hợp một chỗ tụng Chánh Pháp Tỳ Ni.

Tụng Chánh Pháp Tỳ Ni tức là tụng giới đó.

Lục Quần Tỳ Kheo sợ chúng tụng luật không lợi, tụng rồi họ sẽ cử tội của mình, bèn nói với các Tỳ Kheo rằng: “Trưởng lão, tụng các giới vụn vặt này làm gì? Nếu muốn tụng thì chỉ nên tụng 4 việc và 13 việc, ngoài ra không nên tụng hết, vì tụng khiến cho người ta hoài nghi, ưu não.”

Các Tỳ Kheo biết họ muốn tiêu diệt Chánh Pháp nên liền bạch với Phật. Phật quở trách, nhân đó mà kiết giới này.

Nghĩa là Lục Quần Tỳ Kheo thì khi nghe tụng giới, bảo tụng chừng 4 giới đầu và 13 giới Tăng Tàn thôi, 4 giới Ba La Di với 13 giới Tăng Tàn thôi, còn bao nhiêu đừng có tụng, sợ. Bởi vì các vị này đều là phạm những cái giới sau này nhiều quá rồi, cho nên tụng ra thì sợ người ta sẽ chỉ cái tội cho mình, cho nên bảo các vị Trưởng lão thôi đùng tụng, tụng ít ít thôi.

Nhân cái dịp mà ngăn cản không cho các vị Tỳ Kheo tụng đó thì Đức Phật mới chế cái giới này để cho các vị Tỳ Kheo phải thường xuyên tụng cái giới bổn, người nào mà không tụng thì đương nhiên là bị phạm giới.

73) GIỚI DỐI RẰNG MỚI BIẾT PHÁP

(43:52) 73. Giới dối rằng mới biết pháp.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật vẫn ở tại vườn Cấp Cô Độc, trong Lục Quần có một Tỳ Kheo tự biết mình phạm tội, nên khi thuyết giới sợ Thanh Tịnh Tỳ Kheo cử tội, bèn đến trước Thanh Tịnh Tỳ Kheo nói: “Tôi nay mới biết pháp này chép từ giới kinh, nửa tháng tụng một lần”. Các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật nhân đó mà kiết giới.

Nghĩa là cái vị Tỳ Kheo đó cũng tìm cách chối từ là không có tội, vì mình chưa có biết cái giới này là từ ở trong giới kinh mới chép ra, chớ chưa có phải là cái giới bổn này có cái giới này. Nghĩa là cái vị Tỳ Kheo đó phạm cái tội nó nhằm vào cái giới đó ở trong cái bổn này, nhưng mà cái giới này do các vị mới chép ra chứ chưa phải là trong cái bổn kinh này có.

Cái lối mà thêm thắt giới đó, thì các thầy Tỳ Kheo trong cái thời đó lúc bấy giờ mà chế ra cái giới mới, thì trái lại ở trong cái kinh giới nó chưa có, cho nên vị Tỳ Kheo này mới phạm vào cái lỗi đó thì bây giờ nói: “Các vị mới có chép cái giới này ra đây, chớ còn cái giới này trước kia cái bộ kinh giới này nó chưa có. Tại vì quý vị lấy ở trong giới kinh mà chép ra.”

Ở đây rõ ràng là nói cho chúng ta biết là các vị Tỳ Kheo thời xưa hay làm cái chuyện này như vậy, cho nên cái bài này nó mới lộ tẩy các vị ra, để cho chúng ta thấy được do cái chỗ chối giới ra, mà không ngờ đó là cái hành động làm của quý vị rồi quý vị viết ra như vậy để chúng ta thấy rằng cái giới này mới lấy kinh mà rút ra mà thôi.

74) GIỚI CHỐNG TRÁI YẾT MA

(45:24) 74. Giới chống trái Yết Ma.

Vì sao Phật kiết giới này?

Đức Phật ở tại Kỳ Xà Quật, Đạp Bà Ma La Tử được chúng sai làm điển tăng, phân phối ngọa cụ và ẩm thực cho tăng. Vì lo việc cho tăng và cho tháp nên khi đàn việt thiết trai hội bố thí không rảnh đến dự, do vậy y phục hư rách.

Thời gian khác có thí chủ cúng cho tăng một cái y quý giá, tăng bạch Nhị Yết Ma trao y ấy cho Ma La Tử. Lục Quần cũng có mặt ở đây. Sau khi đã trao y rồi, Lục Quần Tỳ Kheo dư luận nói rằng: “Tăng đã tùy chỗ thân hậu mà đem y của chúng tăng cho họ.”

Các thầy Tỳ Kheo bạch Phật. Phật quở trách Lục Quần Tỳ Kheo, rồi nhân đó mà kiết giới này.

Nghĩa là cái giới mà chống trái Yết Ma, khi mà người ta làm Yết Ma trao tăng cho người khác rồi, thì Lục Quần Tỳ Kheo muốn cái y đó rồi kiếm cớ mà nói cái người mà trao y đó vì thân tình chỗ này chỗ khác mà không có cho họ, do đó tìm cách chống trái lại cái pháp Yết Ma của chư tăng vừa rồi. Thì chế cái giới này, người nào mà phạm cái tội đó thì tội Đọa.

75) GIỚI KHÔNG GỞI DỤC

(46:38) 75. Giới không gởi dục.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, chúng Tỳ Kheo tập họp tại chỗ bàn luận pháp Tỳ Ni. Lục Quần Tỳ Kheo vì họ tác Yết Ma liền từ chỗ ngồi đứng dậy, tăng bảo ở lại họ không ở. Bạch Phật, Phật kiết giới: “Nếu Tỳ Kheo nào, chúng tăng đoán sự chưa xong, đứng dậy bỏ đi, phạm Ba Dật Đề.”

Bấy giờ có Tỳ Kheo bận lo việc tăng, việc tháp hay chăm sóc Tỳ Kheo bệnh đều sinh nghi phạm tội. Phật dạy: “Cho phép dữ dục, gởi dục” nên Ngài kiết lại giới này.

Đó là có những cái trường hợp phải kiết lại. Nhưng mà cái giới này thì Thầy thấy cũng tốt chớ không phải, bởi vì theo pháp Yết Ma thì làm cái giới này rất tốt, không có gì mà sai trái.

76) GIỚI GỞI DỤC, SAU ĂN NĂN

(47:27) 76. Giới gởi dục, sau ăn năn.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, có người trong Lục Quần Tỳ Kheo phạm, sợ chúng tăng cử tội riêng, sáu người lúc nào cũng đi với nhau, không rời nhau khiến cho các Tỳ Kheo không thể tác Yết Ma được.

Sau đó các Tỳ Kheo thấy Lục Quần may y, liền sai người kêu đến. Lục Quần trả lời: “Chúng tôi bận may y, không thể đến được.” Tăng nói: “Nếu không thể đến thì một, hai vị có thể mang dục đến.” Họ liền sai một Tỳ Kheo nhận dục đến.

Lúc bấy giờ chúng Tỳ Kheo liền cùng một vị Tỳ Kheo này tác pháp Yết Ma. Tỳ Kheo ấy trở về nói với Lục Quần, Lục Quần Tỳ Kheo bèn hối hận nói: “Tác pháp Yết Ma đó chẳng phải là Yết Ma. Yết Ma không thành. Tôi gửi dục việc kia chứ không phải gửi dục việc này.” Các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật nhân đó mà kiết giới.

Đó cũng là cái giới mà phá các pháp Yết Ma, không có chấp nhận. Các vị Lục Quần này khéo léo mà để phá các pháp Yết Ma ở trong giới luật của Phật.

77) GIỚI NGHE TRỘM, TRANH CÃI, TRUYỀN NÓI NGƯỜI KHÁC

(48:42) 77. Giới nghe trộm, tranh cãi, truyền nói người khác.

Vì sao Phật kiết giới này?

Đức Phật vẫn còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo, các Tỳ Kheo đấu tranh với nhau rồi đem đến người kia nói, khiến cho tăng chưa có sự tranh (thì khởi lên tranh sự), đã có tranh sự thì không chấm dứt được. Tỳ Kheo bạch Phật. Nhân đó mà Phật kiết giới này.

Giới nghe trộm nghĩa là mình lén mình nghe các giới để rồi bắt đầu mình ra mình nói cho người khác biết về cái tội như vậy, vậy, để rồi nó có sự tranh cãi nhau ở trong chúng tăng, không có hòa hợp nhau.

Do đó mà Phật kiết giới này để cho hòa giải, để không có đem cái chuyện trộm nghe rồi ra học người này người kia để làm cho động chúng, để làm cho bất an ở trong cái Tăng đoàn, cấm những người mà nghe trộm nói này nói kia.

78) GIỚI CHẶN ĐÁNH TỲ KHEO

(49:36) 78. Giới chặn đánh Tỳ Kheo.

Vì sao Phật kiết giới này?

Duyên do khi Phật còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần phạm điều này. Nhân đó mà Phật kiết giới này.

Đánh bằng đá…​

Tức là lấy đá ném đó.

…​ cây, tay đều mắc tội Đọa, bằng phất trần phạm tội Đột Cát La.

Nghĩa là đánh bằng tay, bằng gậy, bằng gộc thì bị tội Đọa, còn bằng phất trần tức là cây chổi nhẹ nhẹ đó thì Đột Cát La. Nghĩa là nói chung tất cả những tu sĩ không được đánh lộn với nhau, mà hễ đánh lộn với nhau thì coi như là đã mắc tội Đọa, tội Đột Cát La.

79) GIỚI GIẬN, TÁT TAI TỲ KHEO

(50:20) 79. Giới giận, tát tai Tỳ Kheo.

Vì sao Phật kiết giới này?

Duyên do lúc Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo dùng tay dọa Thập Thất Quần Tỳ Kheo. Nhân đó Phật kiết giới này.

Giới này tội nhẹ, nặng đồng như giới trước. Nếu người nào mà muốn đánh, đưa tay ngăn lại, hay đụng nhầm thì không tội.

Nghĩa là cái giới mà dùng tay đánh hay dọa người khác thì đều là bị tội Đọa hết.

80) GIỚI KHÔNG CĂN CỨ HỦY BÁNG PHẠM TỘI HỮU DƯ

(50:47) 80. Giới không căn cứ hủy báng phạm tội Hữu Dư.

Vì sao Phật kiết giới này?

Duyên do đồng trên, Lục Quần vu khống Thập Thất Quần. Nhân đó Phật kiết giới này.

Không căn cứ vu khống, nói rõ, phạm tội Đọa. Nói không rõ, mắc tội Ác Tác. Nếu căn cứ nói đúng sự thật, muốn khiến cho họ hối cải thì không phạm.

Cái giới này đặt ra để cho người ta không có vu khống nhau, nó không có phạm tội, còn người nào mà vu khống thì mới phạm tội Đọa.

81) GIỚI QUÁ BƯỚC VÀO CỬA CUNG VUA

(51:28) 81. Giới quá bước vào cửa cung vua.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật ở tại nước Xá Vệ, bà Mạt Lợi phu nhân nghe Phật thuyết pháp ngang nơi tòa ngồi đặng con mắt pháp sạch, trở về trong cung khuyên vua tin ưa. Vua tin ưa rồi bèn cho phép các Tỳ Kheo vào trong cung tự do.

Ca Lưu Đà Di khất thực rồi vào trong cung lúc nhà vua cùng phu nhân ban ngày đang nằm ngủ. Từ xa phu nhân nhìn thấy Ca Lưu đến liền đứng dậy mặc y, vì y vương cái ghế nên rớt xuống đất, lộ hình xấu hổ nên bà ngồi xổm liền. Ca Lưu về chùa nói với các Tỳ Kheo khác. Tỳ Kheo bạch Phật. Nhân đó Đức Phật kiết giới.

Cho nên nhà vua rộng rãi cho các vị Tỳ Kheo vào trong cung vua chơi, thế mà cái ông này ổng muốn đi hồi nào ổng cũng đi, trưa ông cũng đi, chiều ông cũng đi, tối ông cũng đi. Cho nên tất cả những cái này nó làm sai cái luật của cái người tu. Người tu sĩ có thì giờ đâu mà đi chơi như vậy?

Cho nên ở đây thiệt ra là những cái nó quá đáng, cho nên chế những cái giới này nó cũng rất là quá đáng. Không có lý mà tu sĩ mà đi như vậy được hết, thế mà cũng phải có những sự kiện để chế cái giới này ra, thì Thầy thấy nó bộ hết chỗ rồi, sao mà không có giới nào nữa mà đặt kì cục vậy?

2- CÁC LOẠI THÂN, KHẨU, Ý CẦN THÂN CẬN VÀ CẦN TRÁNH XA

2.1- CẦN NHẬN THỨC RÕ RÀNG CÁC LOẠI THÂN, KHẨU, Ý

(52:57) Bây giờ Thầy xin giảng tiếp về cái phần này.

Thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới.

Nghĩa là bây giờ đó, trước khi mà mình học về giới hạnh thì mình phải qua gần hết những cái giới bổn rồi, thì chúng ta cũng còn không bao lâu nữa hết giới bổn, thì chúng ta phải hiểu biết được, muốn thành tựu biệt giải thoát luật nghi trong luật nghi giới thì chúng ta phải rõ được những cái điều này, thì sau này chúng ta thực hiện cái giới hành thì nó không có khó khăn.

Như nãy giờ mà Thầy đã giảng, thì để khi mà chúng ta bước chân vào cái giới hành, chúng ta đã chuẩn bị cho mình cái nào đúng, cái nào sai, để khi mà chúng ta trau dồi mình thì chúng ta trau dồi những cái đúng chớ không thể nào trau dồi những cái sai được.

Và 37 phẩm trợ đạo là 37 cái pháp giới hành để chúng ta thực hiện con đường giải thoát đi đến rốt ráo cuối cùng chấm dứt sanh tử luân hồi trong một cuộc sống chúng ta.

Nhưng dù sao nó còn rất nhiều những chi tiết mà chúng ta cần phải hiểu để chúng ta áp dụng vào những cái giới hành này để cho đạt được cái kết quả, mà nếu thiếu cái sự hiểu biết thì quý thầy làm sao mà biết được?

Chẳng hạn là như cứ chạy theo dục lạc, chạy theo phụ nữ hoài thì thử hỏi là quý thầy làm sao mà quý thầy trau dồi cái thân tâm của quý thầy được? Cho nên phải hiểu để mà chúng ta đoạn dứt, chúng ta chấm dứt.

(54:15) Muốn thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới, phải nhận thức rõ ràng:

Nghĩa là chúng ta muốn thành tựu những cái giới hạnh, giới hành sau này thì bắt đầu chúng ta phải nhận thức cho rõ ràng: Nó có những gì? Thứ nhất là:

1. Thân hành có hai loại:

Mình phải nhận định rõ ràng bắt đầu mình mới áp dụng cái giới hành vào trong cái sự hành động này thì nó mới có hiệu quả. Còn nếu mình không có rõ thì mình không có thể hiệu quả được trong cái sự tu tập của mình.

1. Thân hành có hai loại: Một là nên thân cận, hai là nên tránh xa.

Đó, thì cái nào thân cận mà cái nào tránh xa? Bởi vậy cho nên khi mà tránh xa…​ (Mất tiếng)

  1. thì chúng ta lấy những pháp đó mà chúng ta trau dồi mình. Bởi vì có những cái pháp mà chúng ta thân cận, nó có những cái pháp mà chúng ta trau dồi thân tâm của chúng ta để chúng ta trở thành được giải thoát. Vì hễ thân cận, nên thân cận thì tức là nó có sự giải thoát, mà nên tránh xa, tức là có ác pháp, nó có dục trong đó.

Rồi về phần 2 thì:

2. Khẩu hành có hai loại: Một là nên thân cận, hai là nên tránh xa.

3. Ý hành…​

Ở đây ý hành thì còn gọi một cái tên là Tầm. Cho nên ở đây hầu hết là nói Tầm thì quý thầy nghe nói cái Tầm là như vọng tưởng, nhưng mà Tầm câu hữu với vọng tưởng, cái tưởng nó khác mà. Mình ngồi đây nó chưa có gì hết thì mình tưởng ra cái này cái kia, nhưng mà từ cái chỗ đó Tầm nó câu hữu với tưởng, với vọng tưởng. Cho nên Tầm chúng ta phải hiểu nó là ý hành, ý hành của chúng ta nó mới có Tầm.

…​ có hai loại: Một là nên thân cận, hai là nên tránh xa.

Đó, ý hành nó cũng có hai loại: Một là thân cận, hai là tránh xa.

2.2- LOẠI THÂN HÀNH CẦN THÂN CẬN VÀ CẦN TRÁNH XA

(56:06) 1. Loại thân hành nào có thể biết được:

Bây giờ bắt đầu đó, mình cần phải tìm hiểu cái loại thân hành nào mà mình biết được:

Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thì thân hành ấy cần phải tránh xa.

Nghĩa là Đức Phật cũng đứng ở trên cái lộ trình của nhân quả để chỉ cho chúng ta biết được cái mình thân cận với cái thân hành của mình: Khi tôi thân cận với thân hành này mà bất thiện pháp tăng trưởng - các ác pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì tôi phải tránh xa liền.

2. Loại thân hành nào có thể biết được: Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp suy giảm và thiện pháp tăng trưởng, thì thân hành này cần phải được thân cận.

Tại sao vậy? Thí dụ như bây giờ tôi thân cận với một cái thân hành, tôi đi mà tui đạp chết con trùng, con dế, thì cái thân hành đó bắt đầu tui không có thân cận nữa, từ đây tui phải ý tứ, tui đi không đạp con kiến, côn trùng.

Bây giờ cái thân hành nào mà tui không thân cận? Tui cầm một cái dao tui giết một con vật, thì cái thân hành này tui không thân cận nữa, vì nó có sự làm đau khổ.

Bây giờ đó, tui đã có sự hiểu biết như vậy cho nên khi mà cái ác pháp nó hiện ra thì tôi không thân cận, mà cái thiện pháp tăng trưởng thì tôi thân cận.

Bây giờ có một con vật bị gãy chân, bị rớt ở trong vũng nước, đang chết đuối. Cái thân hành của tôi, tôi lấy cái bàn tay hay hoặc là lấy cái cái lá cây tui vớt con kiến lên.

Tui để một con kiến mà đang gãy chân ở trên lòng bàn tay tôi, tôi lấy cái cây nhẹ hoặc là một cái miếng bông gòn tui khơi cái chân nó, sửa nó lại cho nó ngay thẳng trở lại, để rồi một lúc nó được đi thẳng thớm. Thì đó là tui thân cận những cái thân hành thiện đó, tui làm cho bớt cái sự đau khổ của chúng sanh.

Bởi vì con kiến lỡ chân, hay hoặc nó cắn lộn nhau, cái chân nó trẹo qua đi, nó không có thể nào nó sửa lại được nữa. Cho nên vì vậy tui thấy nó bị trẹo chân như vậy, vì vậy mà tui để nó trên lòng bàn tay, tui lấy một cái cây nhẹ hay hoặc là một cái miếng bông gòn nhẹ, tui mới từ từ khều cái chân nó tui sửa lại cho nó đứng thẳng lại, từ đó nó kéo cái chân nó thẳng lại rồi, bắt đầu con kiến nó đi rất là tự nhiên bình thường.

Tức là tui thân cận những cái hành động mà làm cho chúng sanh không còn đau khổ nữa. Đó là tui khởi được cái tâm từ bi của chúng tôi, tâm Từ, tâm Bi của chúng tôi nơi cái sự đau khổ của chúng sanh.

Đó thì những cái hành động mà tui làm như vậy, vớt một con kiến ở trong cái vũng nước lên, xoa dịu, kéo lại thẳng cái chân cho một con kiến, thì những cái hành động đó tui thân cận, vì đó là thiện pháp tăng trưởng làm cho chúng sanh bớt đau khổ, thì những cái hành động đó gọi là tui thân cận.

Còn những hành động mà tui đi tui nhắm con mắt tui đạp chết cả bầy kiến, tui đẩy cái xe qua mà tui không tránh con kiến nào hết, đó là tui không có nên thân cận. Tức là từ đây về sau tui không có đẩy cái xe nặng để mà hại những chúng sanh như vậy.

Hoặc là tui cưỡi cái xe chạy vùn vụt, cán một bầy kiến ngang qua xe tui, biết bao nhiêu con kiến chết đau khổ, do đó tui không làm cái điều đó nữa, vì tui không thân cận.

Và như vậy, các cái thiện pháp càng ngày càng tăng trưởng trong tôi, lòng Từ Bi Hỷ Xả trong tôi bắt đầu phát triển rất là rộng lớn. Từ đó tôi thấy tâm tôi rất an ổn, rất là an ổn trước vạn hữu.

Đó thì cái sự thân cận như vậy gọi là thân hành thân cận.

2.3- LOẠI KHẨU HÀNH CẦN THÂN CẬN VÀ CẦN TRÁNH XA

(59:27) 1. Loại khẩu hành nào có thể biết được: Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thì khẩu hành ấy phải tránh xa.

Nghĩa là khi mà tôi nói ra một cái lời nói nào thì cái lời nói đó mà ác pháp tăng trưởng thì tôi không nên nói.

Cũng như bây giờ mình nói một lời nói nào mà người ta tức giận, người ta buồn phiền, thì mình không nên nói lời nói đó. Mình nói người ta, người ta không có lấy trộm của mình, mình nói người ta lấy trộm của mình thì làm cho người ta đau khổ, thì tức là mình không nên nói lời nói đó. Đó là mình không thân cận cái khẩu hành đó. Đó là như vậy.

Còn mình nói một lời nói mà làm cho mình vui, người khác vui, làm cho người khác rất là an ổn, khuyên lơn họ, làm cho họ không có gây lộn nhau nữa, thì đó là những cái lời nói đó thì chúng tôi thân cận.

Và như vậy chúng ta đi trên cái lộ trình nhân quả rất là rõ ràng. Phật dạy chúng ta luôn luôn lúc nào cũng thực hiện trên cái nhân quả để làm chủ nhân quả chớ đâu phải là gì khác hơn hết. Thế mà chúng ta không hiểu được, mà cứ gọi là ngồi thiền tu hành, đêm ngày tụng kinh niệm chú, nó có nhằm nhò gì ở trong cái nhân quả đâu? Nó có thực tế ở trong cái nhân quả mà chúng ta tu hành đâu.

Mà ngay đây chúng ta biết thân cận cái pháp thiện, cái thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta, thân cận ở cái pháp thiện nào thì đem lại cái sự lợi ích cho mình, cho người xung quanh, thì cái đó là đúng, cái đó là thực tế, cái đó là giải thoát.

Cho nên Đức Phật nói đạo của Phật thì đến không có thời gian, đến ngay liền có sự giải thoát liền, không có đợi thời gian. Đó thì chúng ta đã hiểu cái lời Đức Phật nói như vậy quá rõ ràng.

Vì vậy mà chúng ta đến mà cứ cầu kinh hoài, thì cứ hoài mà thấy gia đình mình cứ lộn xộn hoài à. Đi tu theo Phật mà gia đình thôi chửi lộn nhau mãi à, mà như vậy là theo Phật làm sao? Có đúng không?

Theo Phật gia đình mình nó bất an, mà mình theo Phật rồi thì gia đình mình nó an chớ, vợ chồng phải thương yêu nhau, con cái phải hiếu hạnh chớ? Sao mà đến với đạo Phật mà con cái không hiếu mà vợ chồng thì cứ lộn xộn nhau hoài?

Chồng nói: “Không có cho bà đi chùa nữa! Bà đi chùa mấy ông thầy chùa tui ghét quá đi! Phật gì mà cứ dạy người ta xa vợ xa chồng hoài như thế này đây?” Thì phải khổ người ta không?

Đó thì như vậy, tất cả những cái đó làm cho người ta phỉ báng Phật pháp. Mà chính vì quý thầy đã dạy người ta một cách rất là mê mờ. Đi chùa mà cúng dường này kia trai tăng thì có lợi ích thế này thế khác, cúng xây chùa xây tháp thì có lợi ích, làm cho gia đình người ta càng ngày càng khổ sở, vợ chồng người ta rầy lộn hoài. Như vậy mà cứ đến chùa, rồi tụng kinh này tụng kinh kia để cầu an, cuối cùng chẳng cầu an gì hết.

Trái lại Phật dạy rất là rõ ràng cụ thể. Trên cái nhân quả chúng ta sống đúng nhân quả thì làm sao mà gia đình chúng ta có lộn xộn không an ổn? Chớ đâu phải đem tiền cúng cho nhiều mà nó được an ổn đâu? Hầu hết là có nhiều người cúng nhiều chừng nào, Thầy thấy gia đình họ cũng bất an chớ chưa phải là giải thoát được.

Đó là những cái tu không đúng cách, không đúng cái lời dạy của Phật, cho nên đem đến cái sự hậu quả không tốt, kết quả không lành cho gia đình họ, cả họ và cả gia đình họ, con cái họ nữa.

2. Loại khẩu hành nào có thể biết được: Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp suy vong và thiện pháp tăng trưởng, thì khẩu hành đó tôi phải thân cận.

Đó thì Đức Phật dạy chúng ta từng chút từng li để mà chúng ta trau dồi ở trong thiện pháp, ở trong cái chỗ tu tập của chúng ta. Vì vậy mà thể hiện ngay từ cái chỗ ban đầu là chúng ta đã có sự giải thoát hoàn toàn.

2.4- LOẠI Ý HÀNH CẦN THÂN CẬN VÀ CẦN TRÁNH XA

(01:02:52) 1. Loại ý hành nào, tầm cầu có thể biết được: Khi tôi thân cận, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thì loại ý hành ấy cần phải tránh xa.

Tức là cái tư duy của mình, mình tư duy cái nào mà nó đem đến cái ác pháp nó tăng trưởng, cũng như bây giờ tui chưa ăn trộm mà tui nghĩ bây giờ mình phải làm cách nào để cho mình có nhiều tiền nè, thì bắt đầu mình nghĩ cách để mình ăn trộm lấy của người ta.

Không thì mình nói thôi bây giờ đi chơi hụi đi, hốt hụi nhau đi, hốt hồi cái bắt đầu mình túm cái mình đi luôn, mình ôm được 5, 10 triệu mình nhảy luôn, mình trốn mất, thì cái đó thuộc về loại suy nghĩ như vậy để rồi gọi 5, 10 người, 20 người đến hốt hụi, hốt được hụi rồi trốn đi mất, giựt của người ta bằng cách như vậy.

Đó là cái suy nghĩ như vậy là bất thiện pháp tăng trưởng và cái thiện pháp nó suy vong. Những cái ý nghĩ như vậy đó là chúng ta không nên thân cận những cái ý đó, những ý đó là ý xấu, ý ác.

2. Loại ý hành nào có thể biết được: Khi tôi thân cận loại ý hành này, bất thiện pháp suy vong, thiện pháp tăng trưởng, thì loại ý hành đó nên thân cận.

Thì như vậy khi mình suy nghĩ một cái gì mà làm lợi cho mình, làm lợi cho người thì nên suy nghĩ, đừng có làm cái kiểu mà cướp giật, trộm cắp hay hoặc là hại người thì không nên. Do những cái suy nghĩ đó mình đem lại cho tốt mình tốt người, đem lại cho cả gia đình hòa thuận, an vui, thì cái suy nghĩ đó mình nên thân cận nó.

Thành tựu như vậy gọi là thành tựu biệt giải thoát luật nghi.

Đó. Những cái điều này là những cái điều mình cần phải thông hiểu để rồi sau này mình còn phải trau dồi, trau dồi cái ý hành, trau dồi cái khẩu hành, trau dồi cái thân hành của mình trong các pháp 37 phẩm trợ đạo chớ không phải riêng đâu.

Đây là một cái sự tập luyện. Ở đây chúng ta mới hiểu nó để mà chúng ta biết rằng cái sự thân cận hoặc là không thân cận mà thôi, để mà tránh xa nó mà thôi. Cho nên ở đây có cái tên gọi là:

Thành tựu như vậy gọi là thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới.

Học giới mà không hiểu cái này thì coi như là không có hiểu về giới luật. Học giới mà khô khan, mà cứ biết giới một, giới hai, giới ba, giới bốn như thế này như thế khác, thì đó là cách thức giới rất là khô khan, rất là tai hại cho cái sự học giới.

Nó làm cho chúng ta khép mình trong những cái khuôn khổ, khổ hạnh mà không có nghĩa lý gì giải thoát của đạo hết, thì cái sự mà không có nghĩa lý cho sự giải thoát của đạo thì nó không đem đến cho cái đời sống tu hành của chúng ta đúng đắn.

3- LỜI PHẬT DẠY ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU VÀ THỰC TẾ

(01:05:26) Đó, bây giờ ở đây thì chúng ta thấy rằng, trong một cái tu học của chúng ta thì bắt đầu cái bài “Thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới” thì ở đây chúng ta đã đi qua rồi. Vậy thì cái phần kế tiếp nữa, Thầy sẽ nhắc thêm cái phần này để chúng ta thấy và hiểu rõ:

Lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng A Hàm, kinh tạng Nguyên Thủy đơn giản, dễ hiểu, luôn thực tế cụ thể với cuộc sống loài người như khoa học; không bay bướm, ước lệ như văn chương; không cầu kỳ như triết học; không khô khan như giáo điều; không độc đáo như công án của Thiền Đông Độ; không huyền bí, mật nghĩa như Mật Tông; không cầu xin, mong ước như Tịnh Độ; không chi ly, chia chẻ như tâm lý học, như duy thức học; không giàu tưởng tượng như kinh Pháp Hoa; không hý luận như Bát Nhã; không nhỏ giọt dục lạc thế gian như giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề.

Nghĩa là Thầy xem coi giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề đó là nó nhỏ giọt dục lạc thế gian cho cái người mà giữ gìn Ba La Mộc Xoa Đề.

Đó là những cái mà chúng ta phải thấy rằng cái kinh sách của A Hàm và kinh sách của Nguyên Thủy nó đơn giản, nó dễ hiểu, lời nói nó mộc mạc, nó thực tế, nó không cầu kỳ.

Các thầy có nghe những cái lời giảng của Hòa thượng Nhất Hạnh, thì các thầy thấy Hòa thượng dùng những danh từ, những từ rất là văn chương, rất là hiện đại để mà diễn tả những cái tu hành ở trong đạo Phật.

Nhưng mà Thầy thấy nó không có mộc mạc, nó không có dễ hiểu, đơn giản. Riêng Thầy thấy cái gì mà nó mộc mạc, nó đơn giản làm chúng ta hiểu một cách rất là dễ dàng, nó không có còn khó.

(01:07:29) Như thầy Nhất Hạnh, thầy nói - chúng ta thường thường tu được một cái gì đó thì chúng ta tự mãn mình, cho nên thầy nói rằng: “Chúng ta đừng nên tự mãn mà giam mình trong cái ngôi nhà tự mãn”, thì cái “ngôi nhà lầu tự mãn”, ngài dùng những cái danh từ như vậy thì chúng ta thấy nó hơi có những cái từ nó xa vời, nó làm cho chúng ta có những cái sự suy nghĩ qua một cái tưởng nhiều hơn.

Cho nên ở đây chúng ta phải gần gũi tất cả những cái kinh tạng này, làm chúng ta thấy nó gần với mình lắm, nó thực tế với mình lắm. Lời nói của Phật rất mộc mạc, lặp đi lặp lại lời văn nói chớ không phải là cái lời văn bay bướm làm cho nó hay ho.

Cho nên những cái người học giả họ thường thường họ dịch hay hoặc là họ viết kinh điển của Phật ra, họ bay bướm dữ lắm, họ nói nó xa vời lắm, nó không có gần gũi chúng ta.

Cho nên những cái người học giả gần như là họ cách xa Phật, rất xa Phật. Họ chỉ chuộng văn chương, họ chỉ chuộng cái ngôn từ làm cho nó có cái vẻ hay ở trong những cái lời nói đó thôi, nhưng mà nó không có gần gũi trong cái sự thực hành của chúng ta, nó làm cho chúng ta xa rời cái sự thực hành đó.

Cho nên văn dùng để diễn tả ở trong hai tạng kinh này là văn nói mộc mạc, đơn sơ, nhưng ý nghĩa hàm chứa rất đầy đủ và thâm diệu, với một pháp hành trì…​

Nghĩa là nó có một cái hành trì rất là thâm diệu khi mà chúng ta đã hiểu nó. Nghĩa là cái lời của Phật nói: Như Lý Tác Ý, chúng ta nghe nó rất là đơn giản nhưng mà nó rất là thâm diệu ở trong cái ý nghĩa đó, nó hàm chứa cả một cái gì sâu sắc, rất là sâu sắc nếu một khi mà chúng ta hiểu được cái nghĩa của Như Lý Tác Ý.

Hay hoặc là một cái danh từ trong kinh A Hàm: Phật nói “hướng tâm” hay là “dẫn tâm”, thì chữ “hướng tâm” nghe nó đơn sơ thôi, dẫn tâm thôi, chữ “hướng” có nghĩa là dẫn tâm, nhưng mà chúng ta thấy cái lời nói đó nó mộc mạc là dẫn tâm cũng như dẫn đứa con nít vậy thôi, cũng như dạy bảo đứa con nít mà thôi, thì cái lời nói chúng ta thấy nghe nó đơn sơ và mộc mạc, nó không có cầu kỳ.

Thế rồi chúng ta cứ ngay đó mà chúng ta dẫn dắt một đứa bé, chỉ nó: “Chỗ này là sạch sẽ, con hãy ngồi xuống đây đi, đừng có ngồi chỗ dơ bẩn này”, thì đứa bé nó nghe theo lời, nó ngồi đó thì nó sạch sẽ, nó giải thoát, mà nó không nghe lời, nó chạy chơi nó chui ở dưới đống cát bẩn thỉu thì mình mẩy nó sẽ bị lấm lem, bị bẩn thỉu, bị bất tịnh.

Cho nên ở đây chúng ta dẫn cái tâm cũng như là dẫn đứa bé, cho nên gọi là hướng tâm Như Lý Tác ý: Như cái chân thật mà chúng ta tác cái ý ra. Thật là thâm diệu vô cùng. Nó trở thành một cái lực, cái oai lực, cái minh lực của nó sau này, nó vĩ đại vô cùng mà chúng ta không ngờ những cái điều kiện.

Văn dùng diễn tả ở đây trong hai tạng kinh là văn nói mộc mạc, đơn sơ, nhưng ý nghĩa hàm chứa rất đầy đủ và thâm diệu với một pháp hành trì rất là thực tế.

Đó thì các thầy thấy rất rõ. Không phải lời Thầy nói như vậy là Thầy ca ngợi hai cái tạng kinh này đâu, mà chính các thầy còn sẽ đọc và nghiên cứu lại, coi thử coi phải có không.

(01:10:43) Ngược lại, dùng cái tri kiến, những cái loại thức tưởng giải, những cái loại kiến thức của học giả thế gian thì chắc chắn sẽ cầu kỳ khó hiểu, mà còn đi đến tai hại, không hiểu rõ tường tận, cũng như trường hợp của Tỳ Kheo Arittha.

Tỳ Kheo Arittha này không hiểu cái lời Phật, ông tưởng tượng một cách quá siêu xuất của ông cho nên ông không hiểu lời Phật dạy, cho nên vì vậy mà Phật mới răn ông:

- Này Arittha, có thật ông khởi nên ác kiến, ác tà kiến như sau không: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn giảng dạy, khi hiểu rõ những pháp ấy được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp thì thực sự không có chướng ngại gì cả.”

Đức Phật diễn tả lòng dục của mình nó tập hợp làm cho tâm chúng ta chướng ngại, làm cho tâm chúng ta khổ, thì ông ta nói nó tập hợp nó chẳng làm khổ gì hết, ông hiểu như vậy đó. Bây giờ chẳng cần mà giữ nó như thế này, chẳng cần phòng hộ như thế kia, chúng ta chỉ làm sao cho nó tâm đừng dính cảnh, cảnh đừng dính tâm thì nó đâu có còn chướng ngại gì nữa. Ông nghĩ như vậy đó.

Còn Phật nói: Bây giờ nó chướng ngại như vậy, phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mình như vậy, phải giới luật, phải chấp hành, phải sống độc cư như vậy.

Ổng nói chẳng cần gì hết, tôi chỉ giữ cái tâm tôi cho tâm đừng dính cảnh, cảnh đừng dính tâm thì tôi sẽ giải thoát. ông nói vậy đó. Cái ý của ông ta ổng muốn nói như vậy đó chớ không phải là ổng nói khác đâu, nhưng mà ổng nói cái kiểu là hơn Phật đó, ổng là kiểu tổ rồi đó.

Cho nên ở trong cái bản giới luật có một chỗ mà ghi lại cái vị Tỳ Kheo này nói về cái dâm dục, ông lôi cái dâm dục ra ông nói, thì bài kinh này, cái bài kinh mà lôi ra như vậy mà kết trong cái bộ giới bổn như vậy, là cái người mà đem cái câu chuyện này ra mà kết vô đó, Thầy đọc hai cái câu chuyện này Thầy thấy: Quả là cái ông này chẳng hiểu cái bài kinh này gì hết. Đó, chẳng hiểu cái bài kinh này gì hết.

(01:12:50) Cho nên vì vậy mà lôi trong giới bổn mà thuật lại cái câu chuyện này như vậy thì chỉ là đem một cái giới dâm dục ra mà nói để mà kết cái giới dâm dục thôi, thì như vậy là cái ông này hiểu như vậy là sai, không đúng. Cái ông này ổng hiểu một cách…​

Đọc cái bài kinh này Thầy hiểu ngay là người ta đọc, người ta dịch ra, người ta chỉ rằng đó là Đức Phật nói có chướng ngại, những cái tâm ham muốn của chúng ta nó sẽ làm chướng ngại, nó sẽ đem đến ác pháp, nó làm chúng ta đau khổ, thì ông ta nói chẳng có chướng ngại gì hết, thì Thầy đã hiểu rằng cái tâm thâm ý của ông ta như thế nào.

Ông ta sẽ nói là tâm mình giữ không có cho dính vật, vật không cho dính tâm thì mình giải thoát, chớ khỏi cần phòng hộ, khỏi cần cái gì hết. Còn Phật nói lăng nhăng, nào là phòng hộ, nào là cách này, nào là trau dồi cái kia, nào là đừng thân cận cái này, nào là đừng thân cận cái kia, điều đó là lăng nhăng mất công, cho nên Phật nói cái điều đó không đúng.

Vì vậy đó, Đức Phật mới kêu ông mà mắng ông, thì ông nói:

- Thật sự là vậy! Bạch Thế Tôn, như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì cả. Tại Thế Tôn nói như vậy.

Đó thì ông nói thẳng với Đức Phật vậy, bài kinh hẳn hòi rõ ràng, chớ không phải là Thầy đặt điều cái chuyện này đâu. Quý thầy sẽ còn đọc lại trong cái bài kinh đó, bài kinh này nó ở trong cái bộ Trung Bộ chớ không phải xa lắc gì hết.

- Ông thật là vô minh, ngu si! Sao ông lại hiểu pháp ta thuyết giảng như vậy? Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp.

Nghĩa là chỉ cho những cái pháp môn đó nó làm cho chướng ngại, nó làm không có được giải thoát đó mà ông lại hiểu như vậy. Ông hiểu cái kiểu mà như vậy thì không bao giờ mà ông được giải thoát.

Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại.

Nghĩa là người nào mà cứ chấp nhận cái tâm ham muốn của chúng ta, tâm dục đó, mà chấp nhận những cái ác pháp, thì người mà thọ dụng những cái điều đó thì luôn luôn sẽ bị chướng ngại, sẽ bị khổ đau. Ta nói như vậy đó, mà ông nói là không chướng ngại không khổ đau, thì điều mà ông nói như vậy là ông ngu si, ông không thấy.

Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương…​ Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt…​ được ví như bó đuốc cỏ khô…​ được ví như hố than hừng…​ được ví như cơn mộng…​ được ví như vật cho vay mượn…​ được ví như ăn trái cây rụng…​ được ví như lò thịt…​ được ví như gậy nhọn…​ Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

Và này kẻ vô minh, ngu si kia, không những ông xuyên tạc ta, vì ông đã tự chấp thủ sai lệch, ông tự phá hoại nơi ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho ông.

(01:15:55) Đó thì Đức Phật kêu cái vị Tỳ Kheo này đến mắng ông ta như vậy: Ông hiểu như vậy, chưa chắc là ông đã giữ cái tâm ổng không cho vật dính vào tâm mà tâm không dính vật. Ông nói cái chỗ mà ông làm cho nó đừng có dính mắc, ông nói được không? Ổng chẳng biết nói gì, ổng lý luận như vậy đó, thì thử hỏi cái đó có đúng không? Không bao giờ đúng hết.

Cho nên ở đây hầu hết là có một cái số người tu, người ta cứ nghĩ nhớ như vậy, người ta nói: Giữ cái tâm đừng cho dính thì cần gì phải giới luật? Tâm không dính vật, vật không dính tâm thì giới luật để làm gì? Như vậy là một cái sai.

Vì vậy cho nên ở đây Thầy muốn nêu cái bài này ra để mà chúng ta thấy rằng có những người lý luận kiểu này, cho nên chúng ta dạy giới luật họ chẳng bao giờ họ thực hiện giới luật, họ ăn uống phi thời, họ chạy theo những dục lạc thế gian.

Họ nói thì họ nói: Giữ tâm không cho dính cảnh mà cảnh không cho dính tâm, thế rồi họ uống rượu uống bia, thử hỏi cái đó là cái dính hay là cái không dính? Họ ăn ngày ba bốn bữa, cái đó là dính hay là không dính? Sự thật họ đang dính mà họ lý luận như vậy, thì cái giới luật của chúng ta họ bác bỏ đi để họ chạy theo dục lạc.

Thì bài kinh này là cái ý của Thầy muốn nêu ra để chúng ta không khéo bị những cái tà kiến đó, bị những cái chấp kiến đó mà làm chúng ta lệch lạc, phá giới luật của Phật, làm cho thân tâm chúng ta không thanh tịnh, từ đó chúng ta tu hành gì được?

Cho nên gặp những cái kiến giải sai này rồi, những cái tà kiến này rồi thì cuộc đời chúng ta kể như tiêu hết. Cho nên hầu hết là một cái số người mà hiện giờ tu thiền đều là bị cái kiến chấp này hết. Họ bị tiêu, cuộc đời họ kể như là không còn có nữa, họ chỉ phí bỏ cuộc đời họ một cách rất là đau đớn.

Con người sanh ra đâu phải chuyện dễ, thế mà nhét vào trong đầu mình cái tà kiến như vậy, rồi ôm mãi suốt cái đời của mình, tưởng là tâm không dính cảnh, cảnh không dính tâm, nhưng cuối cùng thì nhìn thấy cuộc sống của họ nó dính không biết là bao nhiêu là thứ dính chớ không phải là có một thứ không. Nhìn chung là chúng ta thấy hoàn toàn là như vậy.

Này chư Tỳ Kheo, các ông nghĩ thế nào? Tỳ Kheo Arittha có thể khởi nên tia sáng gì trong pháp và luật này không?

Làm gì có! Ông mà nói như vậy rồi thì làm gì mà ông có giữ gìn được cái giới luật này đâu! Cho nên toàn bộ là ông sẽ bị nhiễm hết.

- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được!

(01:18:03) Các vị Tỳ Kheo khác mới trả lời Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được!” Khi mà người ta nghĩ như vậy thì làm sao mà người ta giữ gìn giới luật được, mà làm sao có tia sáng ở trong cái giới luật này được?

- Này các thầy Tỳ Kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không hiểu nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy họ không hiểu nghĩa rõ ràng.

Họ học pháp chỉ vì lợi danh để chỉ trích người khác, chỉ vì lợi danh để khoái khẩu biện luận, do vậy họ không đạt được mục đích giải thoát, và họ chẳng hiểu pháp hướng đến là gì. Những pháp ấy vì hiểu sai lệch nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các thầy Tỳ Kheo, vì hiểu pháp sai lệch.

Ví như người đi bắt rắn nước, tìm rắn nước, đi khắp chỗ để tìm. Người đó thấy con rắn nước, và người đó vội bắt con rắn ở lưng, ở đuôi. Con rắn quay đầu lại cắn tay người đó, do nhân này người bị chết hay bị đau khổ gần chết. Vì sao vậy? Vì bắt rắn như vậy một cách sai lệch. Người học pháp của ta cũng như vậy, không hiểu pháp và chấp thủ các pháp sai lệch.

Đó Đức Phật ví dụ, cũng như một cái người mà tu theo đạo Phật mà không hiểu pháp Phật, rồi chấp những cái tà kiến như vậy, để rồi cũng ví như một cái người bắt rắn, không nắm cái đầu con rắn mà lại nắm cái lưng con rắn và nắm cái đuôi con rắn, do đó cái đầu nó quay lại nó cắn, thì ông ta bị nọc độc đó mà sắp chết, và đau nhức cũng sắp chết. Do đó, chỗ mà Phật ví dụ Thầy thấy rất đúng.

(01:20:00) Là hiện bây giờ những người đó mà họ chấp lầm những cái tà kiến như vậy rồi thì kể như là họ bị rắn độc rồi, nó cắn chết rồi, họ làm sao họ buông ra được? Chúng ta thấy rất rõ. Bao nhiêu những người mà chúng ta thấy họ đang nỗ lực tu hành chớ đâu phải họ không tu hành, nhưng họ dính mắc đó rồi thì họ tưởng đó là Phật pháp, tưởng là giáo pháp của Phật.

Như cái vị Tỳ Kheo Arittha này, ông ta cũng như vậy, ông đang chấp cái sai lạc, mà ông còn được Đức Phật nhắc nhở và khuyến khích, cho nên sau này ông bỏ cái đó đi, ông trở về chánh pháp, ông phòng hộ sáu căn, ông tu Chánh Niệm Tỉnh Thức, ông tu Định Vô Lậu, rồi ông tu Định Hơi Thở, rồi ông tu Định Sáng Suốt, rồi ông tu Định Hiện Tại An Lạc Trú, ông nhập Bốn Thiền, ông làm chủ, ông đạt được Tam Minh.

Còn nếu mà ông không nghe, ông cứ nói rằng tâm không dính cảnh, cảnh không dính tâm là giải thoát rồi, thì mặc tình mà bay nhảy, mặc tình mà đua đòi theo thế gian, thì chắc chắn là đời sống ông tiêu luôn chớ không bao giờ có cái ngày giải thoát được.

Đó trước khi mà học giới thì chúng ta được học những cái điều kiện rất là cần thiết, và thỉnh thoảng Thầy sẽ xen vào những cái bài học giới có những cái bài kinh để mà áp dụng vào ở trong cái giới bổn mà chúng ta học để chúng ta thấy cái thực của đạo Phật là như thế nào đúng và như thế nào sai. Chứ nếu mà không có những cái bài kinh này mà cứ đọc kinh giới không thì chúng ta nghe chán lắm.

Và đồng thời ở đây không phải là Thầy dạy về giới, mà đem những cái bài kinh giới này, tìm những cái sai mà đập nó xuống hết, để rồi chúng ta tìm lại những cái gì đúng của đạo Phật, để giúp cho chúng ta có những cái giới luật, tạo dựng cái đời sống của chúng ta ly dục ly ác pháp, để đem lại cái sự giải thoát thân tâm của chúng ta trong một cuộc sống hiện tại có giải thoát hoàn toàn chớ không phải thiếu giải thoát.

Chớ không phải đợi chết đi mới về cái cõi Niết Bàn hay là Thiên Đàng ở đâu đó nữa. Ở đây không có. Hoàn toàn ở tại nơi đây, giờ phút này, ngay bây giờ mà đúng với chánh pháp của Phật là có Niết Bàn ở ngay tâm hồn chúng ta liền. Dù là thân của chúng ta đang bị những cái thọ nghiệp rất là nặng nhưng chúng ta vẫn thấy nó là bình thường, thì tức là chúng ta đã giải thoát, không còn làm chúng ta đau khổ nữa.

4- CHÍN MƯƠI GIỚI ĐỌA - PHẦN 5

82) GIỚI NẮM CẦM CỦA BÁU

(01:22:09) Bây giờ, chúng ta tiếp tục học cái giới 82 trong 90 cái giới Đọa.

82. Giới nắm cầm của báu.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở tại nước Xá Vệ, có cư sĩ đệ tử ngoại đạo từ nước Câu Tát La, trên đường đi dừng nghỉ nên quên cái đãy đựng một ngàn lượng vàng. Các Tỳ Kheo đi sau lượm được, đợi chủ đến giao lại. Khi giao lại, người chủ nói thiếu, đến kiện với vua Ba Tư Nặc. Vua thẩm xét, biết người ấy dối trá, liền tịch thu tài sản và vàng nhập vào của nhà quan.

Đức Phật nhân đó kiết giới rằng: “Nếu Tỳ Kheo cầm nắm vật báu, tự mình cầm, hay dạy người khác cầm, phạm tội Đọa”.

Nghĩa là của người ta rơi ngoài đường không có được lượm, không được lấy, do đó mà lượm lấy đi người ta sẽ đổ gian mình.

Như vậy may là nhà vua có thông minh mới thẩm xét được cái người mà bỏ cái túi bạc này dối trá, coi như là bắt thường (đền), kiểu là dối trá mà bắt thường các vị tu sĩ này, cho nên nhà vua mới tịch thu cái của báu đó đi, và đồng thời đuổi ông ta đi, còn các vi Tỳ Kheo thì không có tội gì. Nhưng dù sao Đức Phật nghe vậy nền cũng chế cái giới này ra, cấm các vị Tỳ Kheo thấy của người ta rơi không được cầm nắm, mà hãy tránh đi, đi đi, đừng có lấy.

Thì lúc bấy giờ, Tỳ Xá Khư Mẫu đi phó hội, ghé vào Kỳ Hoàn lễ Phật, bỏ đồ trang sức ở ngoài cửa, khi trở về bỏ quên, không ai dám lấy cất. Phật dạy: “Cho phép được cất vật bỏ quên trong tăng già.”

Khi ấy các Tỳ Kheo đi đường ngủ nhờ tại phòng của người thợ vàng, ông chủ bận việc đi không kịp cất vàng, các Tỳ Kheo cần bảo vệ nên cả đêm không dám ngủ. Phật dạy: “Trừ ký túc xứ, để khỏi mất, nên lấy cất.”

Nếu muốn cất dùm, nên phân biệt rõ hình tướng của chúng để khi chủ đến hỏi, nếu họ trả lời đúng mới đưa, bằng không đúng như hình tướng đã biết thì nên bảo là không thấy vật như vậy.

Nếu của chùa tháp để trang hoàng, lấy cất không tội.

(01:24:34) Ở đây thật sự ra theo Thầy thiết nghĩ, người tu sĩ thấy vàng bạc thì thôi tránh đi, của người ta mất kệ người ta, đừng có cất giữ làm cái gì hết, rồi đây nó sanh họa cho mình đó. Cho nên điều kiện là mình người tu sĩ, thôi, tui không nắm giữ tiền bạc là tui cứ đi đi, đừng có cất giữ cho ai hết. Của người ta, nhân quả của người ta, còn thì người ta hưởng, mất thì người ta chịu, chớ còn cái điều đó mà mình nắm lên thì mình rất là nguy hiểm, rất là khó.

Mình không thể nào mà - người ta nói sao mình là người tu sĩ cũng phải chịu hết. Còn nếu mà mình sợ mất của người ta thì nên đem trình cho cảnh sát nó cất nó giữ làm thì làm, chứ còn mình đừng có cất giữ. Do đó mà không chừng là khi mình nắm của người ta đi chưa có tới cảnh sát mà chúng lại nắm đầu mình, nói mình ăn cắp nữa.

Cho nên tốt hơn hết là thấy cái vàng bạc, của báu hay tiền bạc của ai đổ ngoài đường thì thôi mau mau tránh xa, đừng có lại gần đó mà nguy hiểm cho cái đời tu sĩ của chúng ta. Muốn thanh tịnh giới thì không được gần gũi ba cái thứ vàng bạc châu báu này, nó là rắn độc.

Biết đâu cái nhân quả chúng ta đời trước như thế nào, đời nay lụi xụi là chúng ta sẽ trả nhân trả quả đó. Cho nên nhân quả chuyển chớ không phải là không chuyển được. Chuyển là chúng ta đừng có mó tới nó là nó chuyển, mà mó tới nó thì đừng có mong là nó chuyển đâu, nó sẽ đưa chúng ta đến tai họa.

Cho nên theo cái giới này, giới mà nắm cầm của báu, không có được chế đi chế lại gì hết, hoàn toàn là người tu sĩ là không có được rờ mó tới nó. Rờ mó tới nó thì tai họa đến với cái người tu sĩ.

Phải biết như vậy thì chúng ta - bất kỳ của ai bây giờ rớt ngoài đường làm gì làm chúng ta…​ Nếu mà cái người đó, cái nhân quả họ không mất của thì có người cất giữ giùm họ, cái người cư sĩ khác họ cất giữ chứ chúng ta không phải là người cất giữ tiền của họ.

Vì của tiền chúng ta còn không cất giữ, chúng ta xả hết, thì chúng ta còn đi cất giữ tiền cho ai? Chúng ta đâu phải là làm mọi cho ai mà cất giữ tiền cho họ. Họ bỏ quên đó thì có người người khác cất giữ cho họ.

Còn nếu mà cái nhân quả đời trước của họ đã gieo thì giờ họ phải mất của, thì người khác lấy của họ thì họ phải trả cái nhân quả đó, có gì mà chúng ta lại căn cớ mà xen vô đó để bị nhân quả?

Cho nên cái người tu sĩ chúng ta luôn luôn phải sống ở trong cái đôi mắt nhân quả, do cái đôi mắt nhân quả nó làm chúng ta không có một cái khổ nào hết. Còn nếu mà chúng ta không thấy nhân quả thì chúng ta mới lầm lạc ở trong cái chỗ này mà chúng ta thấy.

Còn cái giới này chế ra là tạo cho những cái nhân quả chớ đâu có phải là cái…​ Khi mà cất vàng cho một cái người chủ vàng phải coi vàng nó như thế nào, để rồi khi mà người ta hỏi mình phải trả lời được, còn không mình trao cho người cái khác, lấy của người ta làm sao?

Cho nên nó mắc công mình đủ thứ hết, mà cái tâm mình là tâm thanh tịnh mà ở đó bây giờ cứ để ý ba cái vàng này như thế nào, vàng này có vết thẹo, vàng kia nó có chỗ này chỗ kia, thử hỏi con người tu chúng ta mà tâm trí nó luôn luôn nó cứ lo của cải người ta như vậy thì tu cái gì? Cho nên chế cái giới này là chế tầm bậy, không có đúng.

Thật sự ra, Thầy nói một cái người giải thoát là phải giải thoát chớ không có còn mà biết cái gì thế gian nữa. Đó là cái giới thứ 82.

83) GIỚI TRÁI THỜI VÀO LÀNG

(01:27:21) 83. Giới trái thời vào làng.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở nước Xá Vệ, Bạt Nan Đà vào tụ lạc chẳng phải lúc, đánh cờ cùng với các cư sĩ. Cư sĩ bị thua, do tật đố nên nói: “Tu sĩ buổi mai vào thôn để khất thực, phi thời vào thôn để làm gì?” Các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật kiết giới này: “Nếu Tỳ Kheo vào tụ lạc phi thời, phạm tội Đọa.”

Ông này ổng đi cờ bạc, trời ơi ông tu sĩ gì mà đi đánh bạc mà viết vô đây? Lẽ ra làm gì mà có cái chuyện này được. Thật ra là bày đặt, chỉ ở ngoài đời người ta mới cờ bạc chớ ông tu sĩ ổng còn ham gì mà ổng đi đánh bạc? Tiền ở đâu mà ổng đánh bạc, ổng có đồng xu nào đâu? Ông này ít ra ông cũng có khối ông mới vô đó ông đặt tiền ông đánh bạc người ta chớ? Nói thật ra cái giới gì mà đặt ra, Thầy thấy nó không có cái lý do nào hết à.

Khi ấy các Tỳ Kheo có việc của tăng, của tháp, hoặc chăm lo bệnh nhân không dám vào. Phật dạy: “Có việc cần, cho phép dặn người khác rồi vào tụ lạc.” Các thầy Tỳ Kheo không biết dặn ai. Phật dạy: “Nên trở lại dặn Tỳ Kheo. Nếu ở riêng một phòng nên dặn Tỳ Kheo ở phòng gần.” Phật kiết giới lại, thêm: “không thưa báo.”

Sự thật ra, thì đây là cái giới không dạy chúng ta vào làng sớm khất thực thôi, mà đem cái câu chuyện mà nói ông tu sĩ này đi vào đó đánh cờ bạc, rồi ăn người ta, thì nói cái rất vô lý. Tiền bạc không có làm sao mà - cái người tu sĩ không cất giữ tiền bạc mà làm sao có tiền bạc đi đánh bạc, để rồi người ta phải nói này kia?

Mình có bất quá mình đi sớm quá thì mình ghé ở chỗ mấy ông ngoại đạo đồ, nói chuyện đồ chơi, lý luận đồ mấy ổng chơi, nói chuyện thiền đồ chơi, hay hoặc là nêu lên một vài công án đồ cho mấy ổng bí chơi vậy thôi, thì cái đó là có lý. Còn đằng này thì đâu có cái chuyện đó. Thì Thầy nói nhiều cái mà đặt ra câu chuyện nó không có lý ở trong cái giới thì nó không có ấy.

Nhưng mà cấm vào làng sớm, bởi vì bây giờ mới 7 giờ mà xách bát đi xin thì làm sao, người ta nấu cơm đâu mà đi xin, chỉ có đi dạo chơi thôi! Ở trong tịnh xá thì lo tu hành chớ đâu mà đi dạo kì vậy? Đó là cái cấm thì đó là đúng, nhưng mà đặt cái câu chuyện ra để mà nói cái giới này đó là sai, không đúng.

84) GIỚI LÀM GIƯỜNG QUÁ LƯỢNG

(01:29:30) 84. Giới làm giường quá lượng.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật cũng ở tại nước Xá Vệ, bấy giờ Ca Lưu Đà Di dự biết Phật sẽ đi qua nơi con đường đó, nên bày giường cao tốt để nằm ngồi. Đức Phật thấy, bảo các Tỳ Kheo: “Đây là người ngu si, bày giường cao tốt lớn chỉ vì tự kỷ.” Phật quở trách, nhân đó mà kiết giới này.

Thật sự đây là cũng bày đặt. Cái ông này là một vị tu sĩ, mà ổng đem giường cao ổng ra giữa đường ổng nằm ổng đón ông Phật, ổng ghẹo ông Phật chơi mà. Cái kiểu này ổng đâu có phải là người tu? Ổng muốn chọc ông Phật.

Thì như vậy đặt cái này vô đây làm gì? Người đệ tử đến với Phật đâu có làm cái điều mà trêu ghẹo Phật như vậy, trêu ghẹo thầy mình như vậy sao, để ông Phật ổng chế ra không có nằm giường cao rộng lớn.

Lẽ ra cái mục đích mà nằm giường cao rộng lớn này là cái tâm của thế gian, cho nên Phật mới chế Thập Giới Sa Di đó. Chúng ta thấy rất rõ. Còn ở đây giới Tỳ Kheo mà chế cái kiểu này thiệt ra vô lý. Cái giường người Tỳ Kheo đã phải ly dục ly ác pháp phải nhiều hơn cái chú Sa Di chớ?

Thế mà cái giới Sa Di thì nói nghe nó đơn giản, nó rõ ràng, nó đúng. Mà ở đây đem cái chỗ này ra nói ông này ổng đem giường cao rộng lớn, biết bữa nay là Phật đi ngang đó, mình xách cái giường cho đẹp ra, giường này làm bằng thứ loại cây gỗ đắt giá nè, rồi bóng loáng nè, đem cái đệm mút để lên một chồng vầy nè, rồi mình trèo trên đó mình nằm, ông Phật đi ngang qua đó thế nào về ổng cũng chế cái giới này ra chơi.

Phải ghẹo ông Phật không? Từ lâu tới giờ ông này chắc là trong Phật không có cái giới này chớ gì? Sa Di vô đã có giới rồi, mà bây giờ lại còn đem ghẹo Phật để Phật chế cái giới này nữa, thì như vậy là cái lầm lạc, cái sai.

Bởi vậy mấy ông đặt giới này thiệt ra mấy ổng không có hiểu gì hết à. Ở trước kia đã nói rồi, giới Sa Di đã rồi, mà bây giờ còn đem chọc ghẹo ông Phật nữa đặng ông chế lần nữa chơi. Thiệt là cái chuyện làm cái trò đùa chớ không phải là cái kinh giới, là cái thực để mà chúng ta tu tập.

85) GIỚI DỒN BÔNG LÀM NỆM GIƯỜNG

(01:31:24) 85. Giới dồn bông làm nệm giường.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật còn ở nước Xá Vệ, Lục Quần Tỳ Kheo làm giường nệm độn bằng đâu la. Cư sĩ chê bai là không có lòng từ, đoạn mạng chúng sanh, giống như vua chúa, đại thần. Phật nhân đó mà kiết giới này.

Đâu la miên là lông dê, bạch dương, hoa liễu, hoa bồ lê, hoa chim bặc, bông gòn, thảo nguyên, mộc miên, kiếp bối, hoa a cưu la, hoa ba cưu la, hoa cưu xá la, hoa gian xà, hoa ba ba xà và hoa li ma.

Tất cả những cái bông này chắc có lẽ là nó mềm lắm, nó rất mềm như bông gòn của mình vậy, cho nên mấy ông này lượm lấy những cái hoa này mà bỏ vào, cũng như mình thấy những bông mút nó bay đó, lượm lấy mấy cái sợi bông mút đó mới góp lại mới thành ra mà làm cái gối, làm cái nệm, dồi cho nằm nó êm. Thì đó là những cái loại hoa mà nó có những cái cánh hoa rất là mềm mại, cho nên mấy ông này làm như vậy để mà nằm cho êm.

Thật sự ra một người đi tu rồi còn cái gì nữa mà ở đó làm nệm êm? Thôi ở ngoài đời đi, mua những cái nệm người ta làm sẵn đó mặc sức nằm, chứ vô đi tu rồi mà còn làm cái chuyện đó Thầy thấy - nhiều cái này nó đặt điều những cái này Thầy thấy không bao giờ một người tu sĩ mà chúng ta chấp nhận được hết.

Một người đã quyết tu rồi thì họ không còn bao giờ mà ham nằm ở trên cái nệm êm hết, họ nằm ở chỗ nào cũng được, đơn giản để cho họ lo tu tập. Vì cuộc đời tu tập đâu có rảnh rang, đâu có thời gian đâu mà lo cái chuyện ăn chuyện nằm?

Luật Tăng Kỳ nói: Tỳ Kheo đi đường hay vào nhà cư sĩ mà các loại bông trên đây bị gió thổi bay vướng vào y áo, không phủi đi, để vậy ngồi cũng phạm tội Đột Cát La.

Nghĩa là để những cái bông đó mà dính trên áo cũng là phạm tội nữa. Thiệt ra nó lỡ nó bay vướng chớ ai muốn, từ từ người ta về người ta giặt chớ ai để cái thứ đó? Đâu phải dính ở trên đó thành nệm êm sao? Chế cái giới gì mà lạ lùng vậy Thầy cũng chả biết, mà phạm cái tội nữa!

86) GIỚI LÀM ỐNG ĐỰNG KIM BẰNG XƯƠNG, NANH, SỪNG

(01:33:37) 86. Giới làm ống đựng kim bằng xương, nanh, sừng.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở núi Kỳ Xà Quật, có người thợ tin ưa Phật pháp, vì Tỳ Kheo làm ống đựng kim bằng nanh, xương, sừng làm cho gia sự bị nghèo thiếu. Người đời chê bai: “Làm phước mà mắc họa.” Đức Phật nhân đó mà kết giới.

Cái ông thợ này chắc khéo lắm, lấy xương gà, xương heo, xương bò mới tiện làm những cái ống kim để mà cúng dường cho các tu sĩ. Nhưng mà cứ làm mãi, cúng dường vậy tưởng đâu được phước được giàu, ai dè cuối cùng thì ông này nghèo thiếu, cho nên người ta nói làm phước mà sao mắc họa.

Đó thì chúng ta cũng thấy rõ ràng là làm sai, làm không đúng, cho nên nó không có đem đến cái hậu quả tốt, cái kết quả tốt. Cho nên đạo Phật cái gì đúng là sẽ có kết quả, mà cái gì làm sai là chịu lấy à.

Dùng xương, nanh, sừng tự làm, hay là dạy người khác làm, thành thì phạm tội Đọa, không thành thì phạm tội Ác Tác. Nếu vì người mà làm thành hay không thành đều phạm tội Đột Cát La. Bốn chúng đều mắc tội Đột Cát La.

Ai đời một tu sĩ mà mang cái đôi dép bằng da trâu da bò được, ai đời một tu sĩ mà làm cái ống đựng kim bằng sừng bằng xương con vật được, không thấy sự đau khổ trong đó sao? Đó, thì như vậy là chúng ta bây giờ không bắt tội đi nữa chúng ta cũng không dùng cái thứ đó nữa được.

Vậy mà có người chưa có biết, thấy giày da, thấy những cái loại dép da đồ khoái lắm, mang dữ lắm, ham lắm chớ chưa phải là không mang đâu, tưởng nó là sang lắm cho nên đi khoe khoang cái đó, nhưng mà không ngờ đó là cái đau khổ của chúng sanh.

87) GIỚI MAY TỌA CỤ QUÁ LƯỢNG

(01:35:19) 87. Giới may tọa cụ quá lượng.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật còn ở tại núi Kỳ Xà Quật, ngày mà Đức Như Lai không đi thọ thỉnh, Ngài đi khắp các phòng xá, thấy ngọa cụ chư tăng bị nhớp, không sạch, Phật cho phép các Tỳ Kheo làm vật ngăn thân, ngăn y, ngăn ngoạ cụ bằng ni sư đàn. Lục Quần Tỳ Kheo bèn làm vừa dài vừa rộng. Nhân đó Phật kiết giới này.

Bấy giờ Ca Lưu Đà Di thân lớn không đủ để ngồi, Phật thấy vậy nên cho phép mỗi bên thêm nửa gang tay.

Làm cái tọa cụ chắc là nhỏ quá, cho nên cái ông này bự quá bự ổng ngồi cái không được, vì vậy cho nên Phật còn chế thêm cho ổng chút nữa. Sự thật ra thì cái người con người có lớn bao nhiêu đi nữa thì cái người nhỏ vẫn có dư rồi, còn cái người lớn thì chế một lần chứ chế đâu mà chế hai ba lần?

Tiết kiệm thì cũng phải tiết kiệm cho có đúng cách của nó chớ làm sao, thí dụ như bây giờ ở trong chúng chúng ta nè, bây giờ ai là người lớn nhất nè, mập nhất nè, thì mình lấy cái lượng đó đó mình tính, bây giờ như vậy là mỗi người đều làm một cỡ như vậy hết, thì có đâu cần gì mà phải chế tới chế lui.

Còn ở trong chúng có ông mập quá, lớn quá, ngồi chật hết cái xe cam nhông, mà bây giờ cho làm cái miếng vải có bằng bàn tay vầy, biểu ổng ngồi thiền thì ổng ngồi đất cát không thì ổng không chịu, cho nên vì vậy mà phải chế trở lại. Thì Thầy thấy cái sự mà chế đi chế lại có nhiều cái là người sau đặt ra chớ còn không phải đâu.

Ông Phật ổng - ở trong giới kinh Thầy thấy Đức Phật viết một lần chứ không nói chế đi chế lại, mà rất đầy đủ ý nghĩa của giới hết, không có như cái giới bổn vầy, chế đi chế lại, chế mãi chế lui, chế gì đủ thứ chế, làm như ông Phật ngu si quá ngu si không có sáng suốt gì hết, chế rồi phải chế lại, chế tới chế lui.

88) GIỚI MAY ÁO CHE GHẺ QUÁ LƯỢNG

(01:37:06) 88. Giới may áo che ghẻ quá lượng.

Vì sao Phật kiết giới này?

Đức Phật khi còn ở tại núi Kỳ Xà Quật, các Tỳ Kheo bị sanh nhiều thứ ghẻ, máu mủ nhớp thân, nhớp y, tọa cụ. Phật cho phép làm áo che ghẻ bằng vải thô nhiều lông, khi gỡ ra bị dính lông đau nhức, Phật cho phép dùng vải nhuyễn làm áo che ghẻ.

Nếu đến nhà bạch y mời ngồi, nên nói: “Tôi bị bệnh hoạn.” Nếu chủ nhà nói: “Cứ ngồi!” Thì nên vén quần lên, lấy áo che ghẻ, che rồi mới ngồi.

Lúc bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo bèn làm áo che ghẻ quá dài, quá rộng. Phật nhân đó mà kiết giới.

Làm quá mấy ông này vải sồ đó quá dư, in là mấy ổng là cái tiệm bán vải, nghe nói đâu cái ổng làm dài ra. Đâu có chuyện mà dễ như vậy, làm tu sĩ đi xin người ta miếng vải cũng đâu phải chuyện dễ đâu!

Bây giờ thì chúng ta vải sồ nó dễ may nó dễ dệt bằng máy móc thì thấy nó nhiều như vậy, nhưng rồi một người tu sĩ chúng ta cũng phải là cái người biết tiết kiệm, bởi vì mình có làm ra tiền đâu, đi xin người ta, cho nên mình đâu có làm cái chuyện mà quá thừa như vậy. Một tấc vải chúng ta cũng còn tiết kiệm, huống hồ là cái này may dài chơi như vậy thì chẳng qua là phí của đàn na thí chủ.

Ở đây nhiều cái Thầy nói thiệt ra, cái ý mà cái người đi tu không có cái - khi đến mà học được cái giới hạnh của Đức Phật rồi thì người ta thành thiểu dục tri túc rồi, người ta đâu có phí như vậy. Thế mà hai chữ thiểu dục tri túc này nó áp dụng ở chỗ nào đâu, mà chế lại những cái giới này như vậy? Như vậy là cái thiểu dục tri túc nó có nghĩa gì mà đặt ra cái tên nó để mà chơi? Thành ra nó có những cái sai khác.

89) GIỚI MAY ÁO TẮM MƯA QUÁ LƯỢNG

(01:38:51) 89. Giới may áo tắm mưa quá lượng.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật còn ở tại núi Kỳ Xà Quật, Tỳ Xá Khư Mẫu đem áo tắm đến trong tăng già lam để cúng chư tăng. Tăng phân chia. Phật dạy: “Áo này không nên chia. Tùy Thượng tọa phú cho. Nếu không có đủ thì chờ kỳ sau chia tiếp.”

Lúc đó, được cái y quý giá, tiếp tục chia. Phật dạy: “Không nên làm như vậy. Nên đưa đổi cho Thượng tọa. Nếu Thượng tọa đã nhận được rồi thì nên chuyển đến Hạ tọa. Nếu không đủ chia thì nên lấy y vật có thể chia cho tăng để chia cho đủ.”

Lục Quần may nhiều áo tắm mưa vừa dài, vừa rộng, Đức Phật nhân đó mà kiết giới này.

Cũng lấy mấy cái người này ra mà nói thôi. Cái bà Tỳ Xá Khư Mẫu này là cái người cư sĩ người ta thường trông nom tăng chúng, người ta đem áo đem này kia người ta cúng dường, thì như vậy có mình đủ chia mà không có thì mình giao lại cho cái người cư sĩ đó người ta đem về, chớ làm gì mà mình cất ở trong cái chùa bằng vách lá tầm vông như thế này, mưa nó dột nó ướt cả kho thì làm sao?

Mà quý thầy cứ nghĩ rằng khi mà một cái số tu sĩ 1250 vị Tỳ Kheo như vậy, một vị cư sĩ người ta muốn cúng mà đủ cho cái số này thì ít ra cũng nhiều lần mới đủ chớ đâu phải một lần mà đủ được. Cho nên thí dụ như lần này người ta cúng như vậy thì mình xin người ta: “Khi nào mà đủ cúng thì tui nhận!”

Mà giờ cúng như vậy là bây giờ ở trong cái số 1250 vị này nó mấy người mà rách y áo, còn bao nhiêu người không rách, thì mình phải báo trước cho người ta, người ta đem đến cúng thì nó đủ, mình chia ra, cần gì mà phải còn có gì.

Thì thường thường là cái người cư sĩ họ muốn cúng y áo là họ phải đến trình với một vị thầy, một vị trụ trì: Bây giờ chúng tăng là bao nhiêu người, họ xin cúng mỗi người là một bộ đồ hay hoặc một cái y cái áo nào đó, người ta xin trước. Và mình nhận ra cái số tu sĩ của mình là người nào mà đang rách thì mình chấp nhận cho họ nhận y áo, còn người nào mà không rách thì đâu ai chấp nhận làm gì?

Quý thầy thấy trong cái vấn để đó đâu nó ra đó đàng hoàng, chớ đâu có phải là không biết được cái này, cho đến khi người ta cúng dường như vậy rồi bắt đầu đem cất giữ đi!

Ở trong thời ông Phật ông đâu có bảo giữ của như vậy? Thầy thấy ổng thường là du tăng khất sĩ, ổng đi đến chỗ này chỗ kia, cứ một tháng, hai tháng hay năm ba ngày thì ổng đi tới chỗ này chỗ kia, ổng đâu có ngồi một chỗ đâu mà ổng giữ của đó?

Thành ra nếu cái của mà 1250 vị Tỳ Kheo này, các con biết cái số vải đó mà chất để cho đủ mà phát cho đủ, thì cái đống vải đó đi thì cái lực lượng cũng như Bát Giới, Sa Tăng mà quảy thì mới có nổi, chớ còn thứ mà nhỏ nhỏ ốm ốm như Thầy làm sao quảy nổi cái đống vải đó? Phải nói rằng cái số lượng nó quá lớn chớ đâu phải ít, vì vậy cho nên mà đủ mà phát chia ra.

Còn bây giờ mình coi cái số chúng đó, cũng như bây giờ mình đây là mười mấy người nè, mà người nào rách thì Thầy nhận, thì cao lắm thì cũng hai ba người thôi chớ đâu có lý nào hết cả đám nhau được hết đâu?

Cho nên bây giờ ở đây có mấy người rách à, thôi bây giờ cư sĩ muốn cúng dường thì cúng dường cho ba người, hai người, mấy người này rách, thì người ta về người ta may mấy bộ đồ về đó mình phát, thì mấy người kia người ta còn, người ta đâu có phân bì đâu.

Đó thì các thầy thấy đâu nó ra đó chớ, đâu có lý nào mà ở trong cái Tăng đoàn mà không biết tổ chức như vậy, để cho người ta mang cả gói cả quảy…​ (Mất tiếng)

  1. để lộ cái bộ mặt thật của họ, họ chế giới ra rõ ràng. Bởi vì họ ở làm sao họ phải nói vậy chớ, họ có phải du tăng khất sĩ đâu mà họ biết cái đời sống du tăng khất sĩ như thế nào đâu họ nói. Cho nên họ nói trật lất hết à.

Vì vậy mà những cái họ đặt ra đây Thầy thấy nó quá là trật, không có đúng cách rồi. Cho nên, họ làm sống sao họ nói như cái kiểu của họ, cho nên nó sai, rất là sai. Vì vậy mà toàn bộ cái giới bổn đều phải có cái sự chỉnh đốn trở lại hết, chớ không có thể để như thế này được.

Tiếc vì Thầy chưa có những cái bậc đồng tu chứng quả A La Hán tức là đồng tu mà chứng được thiền định, nghĩa là làm được như Thầy hết, mà cỡ mười người là chúng ta kết tập hết lại kinh sách của Phật hết, mười người thôi chớ Thầy chưa nói là một trăm người.

Mười người mà đạt được, chúng ta đồng lòng hết tất cả mọi cái việc mà chúng ta đã chứng biết được, hiểu biết được, chúng ta thấy được mặt thật của ông Phật thật, vì chúng ta dùng Tam Minh chúng ta thấy được, mà trong 10 người chúng ta đều thấy được, đó là một cái niềm tin sâu.

Và đồng thời chúng ta dùng để quán xét lại kinh sách của Phật ngày xưa như thế nào, cái thời quá khứ nó sẽ trở lại với chúng ta hết, từng đó chúng ta kết tập lại kinh sách hết, và giới luật chúng ta cũng kết tập lại. Còn ba cái thứ này chúng ta đem đốt sạch, không có để nữa.

Hôm nay Thầy nói, cái lời nói Thầy còn mãi mãi muôn đời chớ không phải bao giờ hết. Mà mấy con mà giữ được thì nó còn hoài, mà nếu không giữ được thì mai mốt những cái băng này nó sẽ mất đi thì cái lời nói này nó không còn có nữa, và đồng thời cũng không còn có một người thứ hai dám nói điều này.

Thầy ước ao rằng trong chúng ta có những người tu chứng, làm được những cái điều mà Phật đã làm như trước kia, thì chúng ta sẽ chấn hưng và làm tốt lại Phật pháp sau này được. Mười người à, chớ không cần nhiều đâu.

Quý thầy hãy cố gắng mà tu tập, để cùng Thầy mà làm cái việc lợi ích cho Phật pháp và lợi ích cho chúng sanh, toàn các con người ở trên cái hành tinh này. Những lời mà Thầy nói là một cái ước vọng của Thầy rất lớn, mong các thầy phải tu cho được để làm lợi ích rất lớn cho con người, cho loài người.

90) GIỚI BẰNG Y CỦA PHẬT

(01:43:59) 90. Giới bằng y của Phật.

Vì sao Phật kiết giới này?

Xưa Phật ở nước Thích Xí Xấu, nơi vườn Ni Câu Lọai, bấy giờ Nan Đà chỉ thấp hơn Phật có 4 ngón tay, Tỳ Kheo từ xa thấy tưởng là Phật, đứng dậy đón, cả hai bên đều thấy xấu hổ. Do đó Phật khiến Nan Đà mặc y màu đen để dễ phân biệt.

Bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo may y bằng hay là quá lượng y của Như Lai, các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật nhân đó mà kiết giới.

Ở trong cái câu chuyện này, giới không có được may cái y, cái lượng y bằng của Phật mà may nó dài hơn hoặc là ngắn hơn chớ không được bằng của Phật.

Vì lấy cái câu chuyện là ông Nan Đà ổng chỉ thấp hơn Phật có 4 cái ngón tay thôi, nhưng mà chắc có lẽ là ổng giống Phật lắm, cho nên là từ xa các vị Tỳ Kheo thấy cái tướng của ổng là tưởng là Đức Phật, cho nên họ đứng dậy họ đón, nhưng mà khi thấy ổng đi tới, thì ra là ông Nan đà chớ không phải là Phật.

Cho nên Phật nghe được cái điều này, sau này mới bảo ông Nan Đà đừng có mặc cái áo, cái y màu vàng mà hãy đắp cái y màu đen, để cho người ta thấy cái hình ông Nan Đà người ta phân biệt được Phật với ông Nan Đà nó có khác nhau ở chỗ cái y màu đen với y màu vàng. Đó thì như vậy.

Nhưng mà sự thật ra sao đặt cái điều này Thầy thấy, ở đời sao không thấy có cái y màu đen mà Thầy thấy in dường như là ở bên Nhật Bổn thì có những cái y mà màu trắng màu đen có lỗ trắng lỗ đen thì có, chớ còn ở Việt Nam thì chúng ta thấy nó cũng không có cái điều đó, mà có y điều màu đỏ mà thôi.

Màu đỏ dường như là vua chúa, vì cái phong kiến vua chúa lấy cái màu sơn son thiếp vàng đó, lấy cái màu đỏ, cho nên từ cái y hoại sắc của tu sĩ thì nó biến thành cái màu đỏ của phong kiến Trung Quốc.

(01:45:53) Cho nên sau này Thầy thấy là hầu như quý thầy có mặc cái y màu đỏ. Lần lượt thì người ta cũng dần dần người ta bỏ, người ta còn mặc cái y màu vàng, nhưng mà cái y màu đỏ vẫn còn, và có viền này kia nọ, kim tuyến đồ chói lóng lánh, làm sang lắm. Những cái y đó là của vua ban đồ đó.

Thì những cái đó là những cái nó không đúng theo cái cách thức ăn mặc của đạo Phật, vì cái ăn mặc của đạo Phật không có làm sang trên cái bộ y áo của mình, mà đơn giản bằng những loại vải thô vải xấu, bằng những cái thứ bó thây ma như y phấn tảo vậy. Đó là những cái hạnh của một người tu.

Người tu mà mặc cái y mà sáng láng chói rực rỡ, như cái y của ông Tam Tạng đó, cái ông mà đi thỉnh kinh đó, mà nói rằng cái y mà hào quang chói nhấp nhánh nhấp nhánh lên là cái vật báu đó. Thì thật sự ra một người tu sĩ thấy cái vật báu là người ta đã tránh xa rồi. Cho nên vì cái ông Tam Tạng mà có cái vật báu cho nên ổng bị nạn là phải, chớ không…​ Bởi vì có vật báu là có tai họa à.

Còn cái người tu sĩ chúng ta mặc cái y này, chớ nó cũng còn tốt đó, chúng ta lượm cái vải thây ma mặc thì chắc không ai dám rớ tới nó đâu. Nghe cái y đó mà về mà đắp là chắc chắn ma nó đến nó ôm mình đó. Cho nên người ta thấy cái y phấn tảo là người ta đã hoảng sợ.

Vì vậy cho nên ở đây theo Thầy thấy, giữa cái câu chuyện này đặt ra như vậy, Thầy nghĩ rằng Đức Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thì ông Nan Đà này cũng có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sao? Cho nên hai người này phải giống nhau chớ, vì vậy mà ở xa thì người ta nhìn thấy ông Phật với cái ông Nan Đà này giống hệt như nhau cho nên người ta mới đứng dậy chớ?

Đó thì, như vậy chúng ta thấy là từ cái chỗ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp lại có một người có như vậy nữa, thì như vậy là không có cái điều đó./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy