00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 42 - BA GIAI ĐOẠN VƯỢT QUA NHÂN QUẢ

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 42 - BA GIAI ĐOẠN VƯỢT QUA NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:25:42]

1- BA GIAI ĐOẠN VƯỢT QUA NHÂN QUẢ

(00:01) Vừa rồi thì Thầy có giảng cái đoạn kinh này, nhưng mà vì có lẽ là cái máy nó trục trặc, nó không thu được.

Hôm qua Thầy giảng cho bên nữ, nhưng cái bài này cũng là có một cái sự lợi ích rất lớn cho cái người mới theo đạo Phật, nếu mà không biết được ba cái điều kiện này thì đương nhiên theo đạo Phật chúng ta không biết cái lối nào mà vào trước, lối nào vào sau, cho nên cái bài kinh này rất là có giá trị.

Vì vậy hôm qua Thầy có giảng ở bên nữ nhưng vì không thu được cho nên hôm nay Thầy phải giảng lại cái bài này cho bên nam. Rồi trước khi mà nghe xong cái bài này thì chúng ta sẽ tiếp tục cái giới luật, cái giới bổn.

1.1- CON ĐƯỜNG THỨ NHẤT: LY DỤC, LY BẤT THIỆN PHÁP

(00:54) Bước đầu tu tập đạo Phật chúng ta nên phải lưu ý có ba điều kiện rất quan trọng:

1. Phàm con người ai ai cũng thân cận dục lạc, thân cận bất thiện pháp ở trong thế gian này.

Nói chung phần nhiều là cái con người mà sinh ra ở đời thì chúng ta thường thường là thích cái dục lạc của thế gian, cho nên ai cũng thân cận cái dục lạc đó, và cái ác pháp thì ai cũng thân cận, ít có khi mà thân cận cái thiện pháp lắm.

Vì vậy mà cái điều kiện quan trọng ở đây của đạo Phật là chúng ta phải nhận ra, phải thông hiểu những gì chưa thông hiểu, thông hiểu coi cái dục lạc đó nó như thế nào mà con người ai cũng thích, rồi thân cận cái ác pháp, tại sao chúng ta lại thích ác pháp?

Đó, thì như vậy là chúng ta phải tìm hiểu, phải thông hiểu. Vì có thông hiểu thì chúng ta mới có thể dứt bỏ được, còn nếu mà không hiểu thì chúng ta không thể dứt bỏ được.

Ví dụ như một người họ ghiền thuốc hút, hay hoặc là thuốc phiện, hay hoặc là rượu, mà họ biết rằng rượu là tai hại, thuốc hút là tai hại, thuốc phiện là tai hại, khi họ biết rõ những cái loại đó là cái sự tai hại cho cơ thể họ dễ sanh ra bệnh tật làm cho họ đau khổ, thì như vậy họ biết nó tai hại thì họ bỏ. Còn nếu mà họ thấy cái đó không tai hại thì chắc chắn là họ sẽ không bỏ.

Muốn được như vậy thì chúng ta phải có sự thông hiểu. Mà muốn thông hiểu thì chỉ có Thánh pháp mới dạy cho chúng ta mới có thông hiểu được mà thôi, chớ không có Thánh pháp thì chúng ta khó mà hiểu được cái dục lạc của thế gian, cái bất thiện pháp ở trong thế gian.

Bởi vậy Thầy thấy có nhiều thầy mà còn trẻ tuổi, họ thích thân cận ở bên phái nữ lắm, cho nên họ hay đi tìm ở bên cái phái nữ.

Cũng như Tu viện của chúng ta ở đây tuy vậy chớ hầu hết là cái tuổi trẻ - bởi vì nó có nam có nữ mà - cho nên cái tuổi trẻ không thấy cái thân cận cái dục lạc đó là cái tai hại, cái khổ, cái nguy hại, mà cứ mải thích đi tìm nó, thì nó sẽ đem đến cái tai hại cho mình chứ gì? Thế mà cứ đi tìm nó thì cái đó là cái nguy hiểm, chúng ta nên tránh. Cái khu vực của chúng ta thì chúng ta ở, đừng có nên lảng vảng đến cái khu vực của người nữ.

Vì vậy đó là những cái nguy hiểm nhất mà trong đạo Phật người ta rất sợ, cái đó rất sợ, khi đi tu rồi người ta xem cái đó là người ta rất lo lắng, rất sợ.

(03:25) Cho nên Thầy nhắc lại: Ông A Nan ngày xưa ông hỏi Phật: “Thưa Đức Thế Tôn! Chúng con là những người tu sĩ trẻ tuổi, đối với phái nữ chúng con phải làm sao?” Thì ông Phật nói: “Đừng có gặp!”

Rõ ràng là ông Phật ngăn ngừa chúng ta đừng có gặp phái nữ, thì ông A Nan hỏi: “Lỡ chúng con gặp làm sao?” Thì Đức Phật nói: “Đừng có nhìn nó!” Có gặp thì đừng có nhìn.

Thì ông A Nan hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Nếu mà chúng con lỡ nhìn làm sao?” Thì ông Phật nói: “Đừng có nói chuyện!” Lỡ đã nhìn nó rồi thì đừng có nói.

Rồi ông A Nan hỏi Phật: “Lỡ chúng con nói làm sao?” Thì Đức Phật còn cái nước cuối cùng là: “Hãy xem họ như chị, như mẹ, hay hoặc là như em ruột của mình.” Thì chỉ còn có cái nước đó nữa là cuối cùng. Đây là tới cái bệnh tật rồi thì chỉ còn có uống thuốc mà trị thôi.

Nhưng mà vua Ba Tư Nặc ngồi đó nghe thì vua lại nói như thế này: “Như các thầy đã xuất gia rồi thì coi tất cả như là anh, như là chị, như em, như mẹ của mình được, còn chúng con là cư sĩ làm sao coi được như vậy, làm sao nghĩ được như vậy?”

Bởi vì mình ly gia cắt ái rồi, mình bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ anh, bỏ em, bỏ chị em của mình hết rồi thì mình coi tất cả mọi người đều như là ruột thịt của mình hết, là chị em ruột thịt của mình hết, còn chúng con là cư sĩ thì chúng con làm sao mà nghĩ như vậy được?

Thì Đức Phật mới nói: “Chỉ còn quán bất tịnh mà thôi!”

Đó là cái cuối cùng, cái đỡ gạt cuối cùng, chứ cái đầu tiên thì chúng ta không nên gặp. Khi mà biết đi tu rồi thì tuổi trẻ chúng ta nên xa lìa nó đi, để cho chúng ta tu cho rốt ráo rồi, xong rồi thì mặc tình chúng ta có gặp thì nó cũng chẳng lôi cuốn chúng ta được. Chớ còn bây giờ mà chúng ta mới tu, mà chúng ta gặp, nó xỏ mũi chúng ta nó dẫn đi, cũng như là một cái người chăn trâu họ xỏ cái mũi con trâu rồi họ kéo đi đâu cũng được hết. Cái đó nó khó lắm.

Bởi vậy biết được cái đó rất khó là khó, nhưng mà quý thầy trẻ tuổi quý thầy không có thấy cái đó là khó mà không thấy cái đó là rắn độc, cho nên rất nguy hiểm cho quý thầy đó.

Ở đây cho nên cái bài kinh này là vì thân cận dục, thì trong cái dục đó nó không phải có cái ái dục không, có cái dâm dục không, có cái tình dục không, mà nó có nhiều cái dục, mà cái dục nào nó cũng có những cái lạc chớ không phải là không có lạc, nhưng mà cái lạc đó nó cấp thời.

Cho nên nhà vua mới nói với Đức Phật như thế này: “Chúng con là những vua chúa, là những người mà có đủ cái dục lạc, ngũ dục lạc thế gian chúng tui hưởng đầy đủ, không thiếu gì hết!”

Do đó Đức Phật hỏi nhà vua: “Vậy cái dục lạc của nhà vua một đêm một ngày nó có thể kéo dài được không?” Nhà vua nói: “Đâu có được!” Nghĩa là chúng ta ăn một cái miếng ăn thì nó ngon tới cổ, nuốt hết thì nó hết ngon rồi, thì đâu còn lạc ở chỗ đó nữa.

Cho nên vì vậy Đức Phật nói: “Cái ly dục, cái ly bất thiện pháp thì cái hỷ lạc đó nó sẽ kéo dài một ngày một đêm vẫn được như thường, nó không có gián đoạn. Còn bây giờ ông chạy theo cái dục lạc của ngũ dục lạc, nó chỉ có một chút xíu thôi chớ nó không thể kéo dài một ngày một đêm được.”

(06:39) Và Đức Phật nói: Một ngày một đêm, rồi hai ngày hai đêm, ba ngày ba đêm cho đến bảy ngày đêm, thì cái người mà ly dục, ly bất thiện pháp người ta có thể kéo dài cái trạng thái bảy ngày đêm vẫn được như thường, nó không có gián đoạn.

Đó, thì như vậy là chúng ta thấy: Khi mà chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp thì nó có cái trạng thái giải thoát, nó hỷ lạc làm cho chúng ta sống suốt một cái thời gian rất dài mà không bao giờ dứt đoạn.

Còn cái dục lạc của thế gian ngay đó nó có cái hỷ lạc, nó một chút rồi cái nó mất, rồi nó đem lại cái khổ cho chúng ta chớ chưa phải là nó đã kéo dài được. Cho nên Đức Phật đã dạy cho thấy rằng cái dục lạc thế gian nó quá ngắn ngủi, mà luôn liên tục nó có sự khổ đau kề cận bên đó.

Cho nên ở đây:

Phàm con người ai ai cũng thân cận dục lạc, thân cận bất thiện pháp ở thế gian.

Nói chung là con người ai cũng vậy. Cho nên điều thứ nhất:

Sau khi được nghe Thánh pháp Như Lý Tác Ý…​

Tức là ám thị đó quý thầy, đó là pháp hướng đó, cái đó là rất quan trọng. Mình hiểu được Phật pháp rồi thì thường phải nhắc đi nhắc lại, ám thị tâm của mình để mình chứng được cái chánh pháp, chứng được cái lý của pháp đó, và nương theo cái pháp đó mà hằng ngày chúng ta sống gọi là tùy pháp đó.

Tùy là nương theo. Cũng như bây giờ hằng ngày mình nương theo cái hơi thở mà cái thân mạng của mình sống đó, còn nếu mà mình không nương theo cái hơi thở, nó không thở ra thở vô thì chắc chắn là mình chết.

Vì vậy cho nên khi mà chúng ta biết được Thánh pháp, hiểu được Thánh pháp thì chúng ta thường phải Như Lý Tác Ý để chúng ta không có một thời gian gián đoạn, vì vậy mà chúng ta sống ở trong cái tùy pháp đó.

…​ thì người này sống không thân cận dục lạc.

Nghĩa là chúng ta nương vào cái Thánh pháp đó thì chúng ta sẽ không thân cận dục lạc nữa. Còn hầu hết là quý thầy không có chịu sống nương theo cái Thánh pháp, cho nên hễ để cái tâm nó kẽ hở thì quý thầy chạy đi tìm cái dục lạc của thế gian, thân cận người này, thân cận người kia, rồi nói chuyện này, nói chuyện kia, lăng xăng, lích xích, làm cho tâm của quý vị luôn luôn bị dính mắc ở trong cái dục lạc của thế gian.

Rồi từ cái dục lạc thế gian đó nó mới là sanh ra, khởi ra những cái ác pháp, cho nên luôn luôn dính mắc thân cận ở trong các ác pháp, bất thiện pháp, không bao giờ xa lìa được.

(09:00) Nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp thì an lạc của cuộc sống khởi lên, lòng vui mừng sung sướng khởi lên, thấy rõ con đường giải thoát của đạo Phật, và đối với hằng ngày của cuộc sống không còn có sự va chạm làm cho tâm hồn đau khổ nữa.

Tức là mình nương vào cái Thánh pháp rồi thì cái tâm của mình nó sẽ thoát khổ. Mình không có thân cận dục, không có thân cận cái ác pháp ở thế gian nữa thì lúc bấy giờ mình nương vào, mình theo cái pháp của Thánh pháp, thì mình va chạm trong cái cuộc sống hằng ngày của mình, mình hoàn toàn được giải thoát, mình không có còn đau khổ nữa.

Đó là con đường tắt đưa đến an lạc, hạnh phúc thứ nhất của đạo Phật.

Đó thì, ở đầu tiên chúng ta mới vào đạo Phật thì chúng ta nên hiểu biết được Phật pháp, hiểu biết được Phật pháp thì chúng ta không có nên thân cận với dục lạc, không có thân cận với ác pháp. Đó là điều tiên quyết mà cái người tu phải hiểu.

Do cái chỗ hiểu này, chúng ta không thân cận nó thì chúng ta sẽ ly nó được, sẽ cắt đứt nó được. Vì vậy mà ở đây Thầy dạy cho các thầy là sống độc cư, sống cô đơn, sống một mình, sống trầm lặng, cho nên đó là một cái chúng ta sống không thân cận với dục lạc, không thân cận với ác pháp đó.

Cách thức sống của chúng ta mà! Chúng ta sống như vậy là chúng ta sẽ không thân cận. Còn sống mà chạy tới chạy lui, đến thất này thất kia nói chuyện thì quý thầy nghĩ sao? Có thân cận không? Thân cận với ác pháp chớ!

Quý thầy nói quý thầy là nam, nhưng sự thật quý thầy nói chuyện qua lại thì có sự bất toại nguyện ở trong lòng quý thầy, tức là ác pháp chớ gì? Nó làm cho quý thầy buồn bã cái này cái kia nọ đủ thứ, đó là quý thầy đã thân cận ác pháp.

Còn nếu quý thầy sống độc cư một mình mình trong thất, quý thầy không nói chuyện với ai, làm sao có thân cận ác pháp đâu? Cho nên ở đây Thầy chỉ nêu ra là sống độc cư, sống trầm lặng là quý thầy đã không thân cận dục lạc thế gian, đã không thân cận ác pháp, thì quý thầy đã tự cứu quý thầy rồi.

Rồi từ cái cuộc sống đó quý thầy sẽ đi tới những cái pháp khác, do đó mà quý thầy được giải thoát, chớ không phải đã bấy nhiêu mà đủ, nhưng mà đây là bước đầu của quý thầy, đây là một cái pháp thứ nhất để đem đến hạnh phúc, đem đến sự giải thoát cho quý thầy.

Cho nên người mà sống độc cư được là cái người đã không thân cận dục lạc, đã không thân cận ác pháp. Đó, quý thầy hiểu.

Như vậy một cái danh từ độc cư cũng đủ thấy là cái điều mà Thầy dạy có đúng Phật pháp không. Rất đúng! Bởi vì Phật dạy chúng ta ở đây là không thân cận dục lạc, không thân cận ác pháp, mà Thầy chỉ dạy là sống độc cư, như vậy là không thân cận dục lạc, không thân cận ác pháp. Đó.

1.2- CON ĐƯỜNG THỨ HAI: TRAU DỒI LÀM AN TỊNH THÂN, KHẨU, Ý

(11:46) Thứ hai:

2. Phàm con người chưa được trau dồi thân, miệng, ý nên thân hành thô lậu chưa được an tịnh, khẩu hành thô lậu chưa được an tịnh, ý hành thô lậu chưa được an tịnh.

Đó thì, Đức Phật nói: Khi mà chúng ta đã sống độc cư rồi, đã không có thân cận những dục lạc rồi, đã không có thân cận các ác pháp rồi, thì bắt đầu chúng ta hiểu biết rằng cái thân hành, cái khẩu hành và ý hành của chúng ta từ lâu chúng ta chưa có trau dồi nó, cho nên hễ hở một chút là chúng ta có thể sanh ra, khởi ra những cái ác pháp ở trong thân hành, khẩu hành, ý hành.

Thì cái mục đích cái lộ trình nhân quả mà chúng ta đang đi, thì quý thầy thấy nó ở đâu? Ba cái hành này chớ đâu! Thân hành, khẩu hành, ý hành mới tạo ra nhân, mới tạo ra quả, chớ còn nếu không có thì làm sao có nhân có quả được? Đó quý thầy thấy chưa?

Ở đây Đức Phật dạy rất rõ: Thứ nhất là chúng ta hãy tránh cái lộ trình mà nó có thể sanh ra cái nhân quả, tức là dục lạc và ác pháp nó sẽ sanh ra nhân quả. Mà bây giờ chúng ta tránh tức là chúng ta sống độc cư. Nhưng mà chúng ta sống độc cư mà chúng ta không chịu trau dồi thân, miệng, ý của mình thì phỏng chừng mình có đi đến cái cứu cánh không? Không có cứu cánh. Mình phải trau dồi ba cái hành động thân, khẩu, ý của mình để chấm dứt cái nhân quả.

(13:06) Các thầy đâu hiểu rằng chúng ta là những con người đang sống ở trong cái bầu trời của nhân quả, nó đang phủ trùm mọi người, mà quý vị không có vượt ra khỏi bầu trời thì quý vị sẽ luôn luôn bị chi phối ở trong cái luật nhân quả.

Người ta sống ở trong nhân quả, người ta biết nhân quả sanh mình ra, người ta biết từ nhân quả đó mà mình chết đi, mình trở về nhân quả, thế thì chúng ta bị bao vây bởi cái nhân quả. Thế mà chúng ta không có tìm cách để thoát ra nhân quả thì làm sao mà chúng ta gọi là liễu sanh thoát tử?

Nhân quả muốn chúng ta chết là chúng ta chết, muốn sống là chúng ta sống, muốn sanh là chúng ta sanh, chứ chúng ta chưa có quyền làm chủ được nó. Vậy thì bây giờ một người tu theo đạo Phật là phải chấm dứt nhân quả, làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả như thế nào?

Người ta chửi mình, mình không giận đó là mình làm chủ nhân quả đó, mà người ta chửi mình, mình giận đó là mình không làm chủ nhân quả đó. Mà mình thấy một vật gì mình ham thích, đó là mình chưa làm chủ nhân quả đó, mà mình thấy (không) ham thích đó là mình làm chủ nhân quả đó.

Giả dụ như cái thân của quý vị là đang có những cái thọ khổ, bệnh tật quá đau khổ, nhưng quý vị làm chủ được nhân quả thì quý vị chẳng bao giờ có thấy đau khổ, nhưng quý vị chưa làm chủ nhân quả thì quý vị sẽ thấy sự đau khổ.

Vì vậy mà chúng ta muốn làm chủ nó thì chúng ta phải hiểu nó, phải biết nó, chúng ta là những người đang sống ở trong cái lộ trình của nhân quả đang chi phối chúng ta từng phút từng giây diễn biến sự thay đổi của nhân quả liên tục ở trong thân và thế giới này. Thế mà không hiểu nhân quả, cho nên chúng ta chẳng chịu trau dồi ba cái hành động của chúng ta.

Bắt đầu chúng ta trau dồi gì trước tiên? Chúng ta phải trau dồi thân hành, khẩu hành và ý hành. Vì hiện giờ nó rất là thô lậu, tại sao vậy? Tại vì mở miệng ra là có làm khổ mình khổ người. Hành động của chúng ta ở thân, không hành động thôi, mà đã hành động ra thì có giết hại, có chết chóc chúng sanh. Lỡ đi mà chúng ta đạp có phải là chết hại chúng sanh không?

Cho nên Phật dạy Tứ Vô Lượng Tâm để làm gì? Để chúng ta tu cái tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả chúng ta, để luôn luôn chúng ta có ý tứ ở trên bước đường chúng ta đi, ở trên cái hành động chúng ta làm, ở trên cái ý của chúng ta nghĩ, ở trên cái lời nói chúng ta nói.

(15:26) Sau một thời gian được nghe Thánh pháp, theo Thánh pháp Như Lý Tác Ý…​

Theo cái Thánh pháp để mà chúng ta trau dồi ba cái thân hành, thân hành, khẩu hành và ý hành của chúng ta đó, sau một thời gian chúng ta nghe được cái Thánh pháp, hiểu được cái Thánh pháp đúng như thế nào đó, chúng ta hiểu biết đó là con đường chân thật đưa đến chúng ta giải thoát, cho nên từ đó chúng ta trạch pháp ra, như cái trạch pháp đó mà như cái lý đó mà chúng ta tác ý ra chúng ta thực hiện trong cái đời sống hàng ngày.

Như vậy ở đây Phật dạy chúng ta như thế nào? Theo cái Thánh pháp đó mà tu cái Định Vô Lậu đó, để chúng ta trau dồi cái thân hành, cái khẩu hành và cái ý hành của chúng ta, hằng ngày phải liên tục tu tập để cho nó nương vào cái pháp đó mà nó từng sống theo cái pháp đó mà ở đây Phật gọi là tùy pháp.

Và chúng ta sẽ chứng đắc được cái pháp đó, tức là nó thấm nhuần vào cái pháp đó, cái chánh pháp đó, nó cho làm thân, khẩu, ý chúng ta nó có những cái oai nghi, Phạm hạnh rất đầy đủ, nói ra, nghĩ ra một cái điều gì, nói ra một điều gì, hành động ra một điều gì là đem lại sự an vui cho mình cho người, không làm khổ mình khổ người.

Do đó là chúng ta nhờ được Thánh pháp, vì vậy mà chúng ta tu tập. Do sự siêng năng tu tập như vậy chúng ta mới thấy được cái đời sống của chúng ta, cái tâm hồn của chúng ta được giải thoát hoàn toàn an vui.

…​ do công phu trau dồi, thân hành thô lậu được an tịnh, khẩu hành thô lậu được an tịnh, ý hành thô lậu được an tịnh, an lạc khởi lên và hơn cả an lạc và hoan hỷ trước kia.

Đó là con đường tắt thứ hai đưa đến an lạc của đạo Phật.

Nghĩa là cái sự an lạc này nó hơn là cái an lạc của cái lộ trình thứ nhất mà chúng ta đã tu tập.

Cái lộ trình thứ nhất là Phật dạy chúng ta như thế nào, như cái lý nó tác ý như thế nào? Là chúng ta xa lìa cái lòng ham muốn chúng ta, xa lìa các ác pháp, đó là cái lộ trình thứ nhất.

Còn cái lộ trình thứ hai thì bảo chúng ta như thế nào? Bảo chúng ta phải trau dồi cái miệng, cái thân hành, cái khẩu hành và cái ý hành của chúng ta, đó là cái lộ trình thứ hai.

Chúng ta phải biết cách tu tập từ cái một chớ! Mới đầu chúng ta xa cái lòng ham muốn chúng ta chưa hẳn hết đâu, chúng ta xa ác pháp chưa hẳn hết đâu, cái miệng, cái hành thân của chúng ta nó còn, và cái ý hành chúng ta nó còn lung tung ở trong này, chưa hẳn là nó xa đâu.

Cho nên tiếp tới thì chúng ta, giai đoạn hai của lộ trình thứ hai này, chúng ta phải tu tập là phải trau dồi cái thân hành thô lậu của chúng ta, cái khẩu hành thô lậu của mình, cái ý hành còn thô lậu của mình để cho nó không còn cái thô lậu đó nữa, do đó nó không còn nằm ở trong ác pháp, nó không còn nằm trọn vẹn ở trong cái lòng ham muốn của chúng ta nữa.

Đó thì, nó sẽ có cái sự khởi lên cái sự an lạc, và cái sự an lạc đó nó sẽ hơn là ở cái lộ hành thứ nhất mà chúng ta mới tu tập.

(18:27) Đó thì chúng ta phải thấy: Đây là cái giai đoạn thứ hai của sự tu tập của chúng ta là trau dồi thân, miệng, ý, hành của chúng ta.

Bởi vì khi mà chúng ta có trau dồi thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta trong thiện pháp, trong Thánh pháp thì nó mới ở trong cái nhân quả thiện. Nếu mà chúng ta không chịu trau dồi nó trong Thánh pháp, trong thiện pháp của chư Phật thì nó hoàn toàn nó sẽ ở trong ác pháp.

Tại sao chúng ta nói có lúc chúng ta cũng thiện, nhưng nhiều khi chúng ta làm thiện mà chúng ta không biết thiện, tức là nó cũng sẽ ở trong ác pháp.

Bởi vì không biết thiện cho nên do đó vô tình mà chúng ta làm vui lòng người, như bây giờ chúng ta không biết cái pháp đó là thiện, nhưng mà chúng ta đến chúng ta an ủi người đó, hay hoặc là chúng ta thấy người đó chúng ta cho họ bát cơm, nhưng mà chúng ta chưa biết cái hành động của chúng ta làm như vậy là thiện, vì vậy nó sẽ ở trong ác pháp.

Khi đó chúng ta làm như vậy rồi, chứ mai mốt cái người đó có vô tình gì đó chúng ta sẽ kể ơn, chúng ta nói: “Trong lúc đói gần chết người ta cho mà bây giờ không biết ơn biết nghĩa gì!” Thì từ cái làm thiện của chúng ta nó trở thành cái ác pháp chớ không phải là thiện pháp. Còn khi mà chúng ta biết chúng ta làm một cái điều thiện rồi thì chắc chắn là chúng ta sẽ không nói lời nói đó đâu.

Đó cho nên ở đây Thầy nói: Khi làm một cái điều gì, chúng ta phải biết cái điều đó thiện hay là ác. Đó là một cái điều tiên quyết của đạo Phật là phải rõ ràng, chớ không thể làm một cái mù mờ mà không hiểu biết. Phải thông suốt được cái điều này chớ không thể nào là không thông suốt.

Muốn làm được những cái điều thiện hằng ngày như vậy đó thì chúng ta phải Như Lý Tác Ý, nhắc nhở mình thường xuyên mình mới nhớ, chớ còn không khéo thì mình không thấm được cái lý đó, vì vậy mình chưa hẳn đã là biết ác biết thiện.

Thí dụ như Thập Thiện dạy như vậy, chúng ta hiểu là mười cái điều đó là mười điều lành và ngược lại là mười điều ác, nhưng hằng ngày chúng ta vẫn làm ác à! Tại vì chúng ta chưa thấm được cái lý Thập Thiện cho nên hở ra là chúng ta có thể làm ác được. Miệng chúng ta thì 4 cái điều kiện thiện như vậy, thế mà mở miệng ra là chúng ta có thể vọng ngữ hoặc là chúng ta có thể nói lời ác, hoặc có thể chúng ta chửi mắng người ta được.

(20:32) Đó là những cái điều mà chúng ta đã học, chúng ta vẫn biết nó là thiện, biết nó là ác, nhưng tới lúc đó rồi thì chúng ta chẳng biết thiện ác gì nữa, cứ mặc tình mà thỏa mãn cái lòng ham muốn của mình, cái lòng sân hận của mình mà thả cửa sổ ra những cái điều kiện ác đó chớ không phải là thiện nữa.

Bởi vậy hằng ngày chúng ta phải như cái lý mà tác cái ý ra, trạch pháp ra những cái câu để nó xứng hợp với 10 cái thiện pháp của bậc Thánh. và xa lìa, đoạn dứt 10 cái pháp ác của bậc Thánh, để rồi chúng ta diệt sạch các pháp ác của thế gian mà các bậc Thánh đã dạy.

Do công phu trau dồi, thân hành thô lậu được an tịnh, khẩu hành thô lậu được an tịnh, ý hành thô lậu được an tịnh, và an lạc khởi lên hơn cả an lạc và hoan hỷ trước kia. Đó là con đường tắt thứ hai đưa đến an lạc của đạo Phật.

Ở đây là trau dồi các thiện pháp. Nghĩa là chúng ta trau dồi bằng cái gì? Bằng pháp hướng, bằng Như Lý Tác Ý, tức là pháp ám thị, hay hoặc là lối dẫn tâm của chúng ta vào thiện pháp, và lối dẫn tâm của chúng ta để đoạn dứt các ác pháp.

Có như vậy thì chúng ta hàng ngày thấm được, chứng được cái đạo lý thiện của đạo Phật, thì từng đó chúng ta mới thấy rằng: Cái thân hành, khẩu hành và ý hành của chúng ta luôn luôn nó hoàn toàn ở trong các thiện pháp, không còn ở trong các ác pháp nữa.

Đó là cách thức trau dồi thứ hai mà người tu sĩ đạo Phật: Thứ nhất là chúng ta cắt ly, xa lìa, không có thân cận cái dục lạc, không có thân cận ác pháp, cái thứ hai thì chúng ta trau dồi thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta ở trong thiện pháp tức là Thập Thiện.

1.3- CON ĐƯỜNG THỨ BA: BIẾT NHƯ THẬT VỀ CÁC PHÁP

(22:21) Đến cái phần thứ ba thì cái phần này rất là quan trọng, đây là cái phần mà chúng ta được giải thoát hoàn toàn.

3. Phàm người đời không như thật biết đây là thiện…​

Nghĩa là ở ngoài đời người ta không biết đây, cái này là thiện mà cũng không biết đây là ác, cho nên do đó người ta mới lầm lạc, vì vậy mà lầm lạc người ta không có xa lìa các ác pháp được. Còn bây giờ đó, cái người mà được nghe cái Thánh pháp rồi thì người ta phân biệt được đây là ác, đây là thiện.

Cho nên ở trong này Phật dạy:

Phàm người đời, không như thật biết đây là thiện, không như thật biết đây là bất thiện, không như thật biết đây là có tội, đây là không tội, đây cần phải thuận theo, đây cần phải tránh né, đây là họa, đây là hạ liệt, đây là cao thượng, đây là đúng, đây là sai, đây là tai họa, đây là vô tai họa.

Chúng ta không có thấy được cái này, cho nên đút đầu vô cái gặp tai họa rồi cái thì mới bổ ngửa ra đó mà chịu, chớ không có làm sao mà tránh né ở chỗ nào được hết.

Cho nên ở đây Phật dạy chúng ta: Mình phải có cái sự sáng suốt như vậy để nhận định đây là thiện nè, đây là bất thiện nè, đây là có tội nè, đây là không tội nè, đây là thuận nè, đây là nghịch nè, đó. Đây là phải tránh né nè, không có được nhào vô nè, đây là hạ liệt nè, đây là cao thượng nè, đây là đúng nè, đây là sai nè, đây là tai họa nè, đây là không tai họa.

Mình làm sao mình thấy được cái này thì do đó đã là mình thấy được con đường nhân quả. Mà mình thấy được con đường nhân quả thì tức là mình ly được các ác pháp, mình ly được các ác pháp tức là cái mầm của cái dục của mình nó phải ly.

Ở đời người ta không hiểu cái điều này cho nên người ta hay lầm lạc. Cũng như vừa rồi Thầy có nói là khi chúng ta làm một điều thiện mà chúng ta không biết, cho nên sau khi có những cái sự gì mà làm chúng ta hờn giận, thì ngay cái điều thiện đó chúng ta sẽ đổ vỡ như là đổ xuống sông, chúng ta không cần biết gì nữa hết, chỉ biết thỏa mãn theo cái ý muốn của mình, người ta làm sai là mình cứ đổ xuống hết mà mình không thấy cái điều mình làm tốt. Đó là những cái mà chúng ta không hiểu đó.

Cho nên sau một thời gian nghe được Thánh pháp Như Lý Tác Ý, chứng đắc chánh pháp và tùy pháp, bấy giờ mới biết như thật.

Nghĩa là lúc bấy giờ chúng ta tu tập cái giai đoạn thứ ba này, sau một thời gian tu tập, chúng ta mới chứng được cái lý đạo, chúng ta mới chứng được cái lý giải thoát, do đó bây giờ chúng ta mới thấy được cái hành động của chúng ta hàng ngày làm cái gì: Đây là thiện chúng ta biết đây là thiện, mà đây là không thiện chúng ta biết đây là không thiện. Đây là có tội chúng ta biết đây là có tội, mà đây là không tội chúng ta biết đây là không tội.

Nó sáng suốt từng phút giây như vậy, tức là chúng ta đã có một sức tỉnh thức rất cao. Làm một cái hành động gì, nói ra một cái gì, nghĩ một cái gì chúng ta biết cái đó là thiện hay là không thiện chúng ta biết liền. Như vậy là chúng ta đã chứng được cái lý rất rõ ràng, cho nên chúng ta không bao giờ mà bị các pháp ác lôi chúng ta, không bao giờ bị dục lạc lôi chúng ta.

Đó, đây là chúng ta cần phải hiểu biết cái sự tu tập nó phải trau dồi hàng ngày. Cái giai đoạn ở thứ ba này là cái kết quả của sự trau dồi, chứng được cái lý đạo, người ta gọi là chứng ngộ.

Nhờ chánh pháp và tùy pháp, biết như vậy, thấy như vậy, vô minh mới được diệt trừ, minh được sanh khởi, nhờ thế an lạc khởi lên, hỷ khởi lên. Đó là con đường tắt thứ ba hướng đến an lạc được Đức Phật đã chỉ dạy.

1.4- BA CON ĐƯỜNG LÀ BA GIAI ĐOẠN VƯỢT QUA NHÂN QUẢ

(25:58) Như vậy là trong ba cái lộ tắt này thì đầu tiên tóm lại chúng ta biết cái lộ thứ nhất mà chúng ta tu tập thì chúng ta cần phải xa lìa, cần phải tránh né, không phải là tiếp mặt với cái dục lạc được, tiếp mặt với bất thiện được. Cho nên cái thứ nhất là chúng ta cần phải tránh, vì vậy mà chúng ta cần phải độc cư, sống một cái nơi nào đó một mình để nỗ lực mà thực hiện những pháp sau này.

Cái thứ hai thì chúng ta trau dồi, trau dồi rất nhiều chớ không phải có một pháp đâu. Bây giờ nói trau dồi Thập Thiện nhưng mà chúng ta còn phải trau dồi tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả chúng ta nữa, rồi chúng ta cần phải trau dồi các pháp nữa, rồi chúng ta cần phải còn tu tập những cái pháp quán để chúng ta xa lìa trên cái thân của chúng ta, tránh xa những cái tham muốn, tránh xa những cái tâm Ngũ Triền Cái, Thất Kiết Sử, làm cho tất cả những cái này đều là xa lìa chúng ta hết.

Và xa lìa chúng ta hết thì cái giai đoạn thứ hai này là cái giai đoạn trau dồi, tu tập, dứt bỏ trong cái giai đoạn này. Chớ không phải nói trau dồi không có ba cái hành động thân, khẩu, ý của chúng ta không đâu. Nó còn trau dồi và nó còn phải quán trên thân như thế nào, vô thường vô ngã như thế nào, chớ không phải là trong cái giai đoạn thứ hai này đơn giản như chúng ta trau dồi ba hành động đó thiện pháp là xong đâu, chưa đâu.

(27:30) Cho nên cái giai đoạn thứ hai này nói tuy nó ngắn, nó gọn, nó là cái con đường tắt thứ hai, nhưng mà sự thật không phải đơn giản đâu, chúng ta phải tập luyện, hết sức tập luyện.

Do sự hết sức tập luyện đó, bấy giờ chúng ta mới chứng ngộ được cái lý của đạo, vì vậy mà chúng ta thấy như thật, thấy khổ như thật, thấy những cái nguyên nhân mà tập lại làm cho chúng ta khổ như thật, thấy con đường mà diệt tất cả các khổ là Niết Bàn là thật, thấy được tám nẻo để đưa đến chúng ta giải thoát là thật.

Lúc bấy giờ chúng ta thấy thật chớ không còn cái ngộ sơ sơ, không còn có hiểu một cách cạn cợt nữa mà đây là chúng ta chứng thật tự thâm tâm của chúng ta.

Do một cái thời gian tu tập ở cái lộ trình thứ hai này nó rất nhiều điều mà chúng ta cần phải thực hành, chớ không phải nói rằng chỉ có tạp khí lâu ngày rồi nó hết, không phải đâu, mà chúng ta chỉ phải tu tập từng chút, từng chút nó mới có hết, nó mới có xong được.

Từng đó nó không những riêng ở trong các pháp trau dồi bằng thiện pháp không mà còn phải trau dồi, tu tập tất cả các thiền định nữa, cả bốn loại thiền định nữa, chớ không phải là chỉ có trau dồi thường thường là ở trong thiện pháp, mà còn phải tu tập thiền định.

Thứ nhất là những cái định mà chúng ta tu tập đó là cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định làm cho cái sức tỉnh của chúng ta càng ngày càng cao lên thì cái tri kiến giải thoát của chúng ta nó mới phát hiện ra được. Còn nếu mà sức tỉnh không có thì cái tri kiến giải thoát chúng ta không bao giờ có thể phát hiện ra được, nó không thể xuất ra được.

Vì vậy mà cái tri kiến giải thoát không có thì đương nhiên chúng ta không thể nào mà nhìn thấy được con đường của nhân quả đi. Mà không nhìn thấy được con đường của nhân quả thì chúng ta sẽ lầm lạc, và ngay đó chúng ta có sự đau khổ liền tức khắc.

Còn thấy được con đường nhân quả liền, người ta vừa mắng chửi mình là mình đã thấy được nhân quả, do đó tâm hồn mình bất động ngay tại liền cái đối tượng liền.

Trong một cái hoàn cảnh xảy ra cho chúng ta một cái tai nạn xe hơi hay là giao thông làm chúng ta gãy chân gãy tay, nhưng mà chúng ta thấy nhân quả liền, chúng ta không bao giờ mà than khóc, không bao giờ mà - có nghĩa là nghĩ đến cái thân phận của mình bị tàn tật mà khổ đau, không bao giờ chúng ta có cái sự suy nghĩ đó, chúng ta thấy rõ được nhân quả.

Cũng như trong khi cái cơ thể chúng ta đang bị một cơn đau hoành hành mà chúng ta đã nhìn thấy được nhân quả thì chúng ta không có lo lắng gì cái cơn đau đó hết, chúng ta chẳng ngại nó, khi mà có thể nó chết chúng ta cũng chẳng sợ, do đó chúng ta mới thấu suốt được cái nhân quả, vì vậy mà nhân quả không tác động được cái tinh thần của chúng ta, làm cho cái cơn trả nghiệp nhân quả đó nó giảm xuống đi liền tức khắc.

Chỉ có tinh thần chúng ta vững chắc, ý tứ chúng ta sẵn sàng, đón nhận những cái nhân quả mà chúng ta không hề nao núng, thì lúc bấy giờ cơ thể chúng ta vẫn giữ được cái trạng thái rất an ổn, thanh thản mà không hề bị dao động.

Cho nên trong khi một cái người mà - các thầy mà gặp được cái hoàn cảnh nhân quả mà cái nghiệp quả cái thân của mình quá nặng, bệnh tật, khó khăn trên bước đường tu tập, chẳng hề sợ hãi! Nên lấy ngay cái nhân quả đó mà thực hiện trên con đường nhân quả mà chấm dứt nhân quả, thì Thầy tin rằng quý thầy sẽ vượt lên trên nhân quả mà đạt được cứu cánh giải thoát ngay đó, chớ không phải đi tìm cái pháp nào khác hơn hết, chỉ cần giữ vững tinh thần vững chắc, không hề nao núng trước nhân quả của chúng ta.

(30:53) Chắc chắn trong chúng ta có nhiều người có những cái nghiệp thân rất nặng chớ không phải là thường, từ lúc sinh ra đã có những bẩm sinh đau khổ đó rồi, mà bây giờ chúng ta được Phật pháp tức là chúng ta đủ duyên lấy đó để mà diệt nhân quả, lấy đó để mà diệt những cái quả khổ đời trước chúng ta đã gieo.

Cho nên nhờ đó mà chúng ta được chứng đạo ngay trong những cơn đau khổ của nghiệp quả của chúng ta. Chúng ta biết được nhân quả, chúng ta chẳng hề nao núng trước nó. Chúng ta phải chiến thắng nó bằng mọi cách để chúng ta thực hiện đạo Phật giải thoát nơi tâm ta bằng con đường của nhân quả. Hiểu được như vậy chúng ta chẳng hề nao núng mà chẳng hề sợ hãi.

Đó là ba cái giai đoạn mà chúng ta có thể tu tập. Đó, thì đó là để nhắc lại cái sự trau dồi của chúng ta, thì đầu tiên chúng ta phải tìm cách xa lìa cái lòng ham muốn của mình, trước mọi vật phải xa lìa nó, và không được thân cận các cái ác pháp. Cái thứ hai: Trau dồi thân, miệng, ý của chúng ta. Rồi tới đây, khi mà trau dồi như vậy chúng ta cần phải học, cần phải thông hiểu.

Thông hiểu cái gì? Thông hiểu đây là thiện, đây là không thiện, đây là ác, đây là không ác, đây là tội, đây là không tội, đó là mình phải phân biệt cho rõ ràng hai cái này. Vì phân biệt như vậy do đó chúng ta phải học Thập Thiện, mà không học Thập Thiện thì ít ra chúng ta cũng phải học nhân quả.

Mà cái bộ sách nhân quả bây giờ thì chưa có ai viết, người ta viết nhân quả bằng cách mê tín thì có, nhưng mà viết cái nhân quả mà đúng cái luật nhân quả, hoàn toàn là sự thật, thì chưa có ai viết nổi cái bộ nhân quả. Cho nên ở đây là Thầy thấy rằng mình cũng có một cái trách nhiệm là một vị tu sĩ từng sống ở trên cái lộ trình của nhân quả.

Mà bằng chứng là các con cũng đã thấy rằng Thầy đang sống ở trong thực nhân quả, cho nên hoàn toàn là Thầy trước cái nhân quả Thầy vẫn thấy tâm Thầy bất động. Các con thấy rất rõ mà. Thầy bất động, Thầy không có bao giờ dao động trước cái nhân quả, cho nên vì vậy mà Thầy là một cái gương đứng trước cái lộ trình nhân quả mà tâm vẫn bất động.

Vậy mà các con còn không có nương vào Thầy để mà sống, hở ra chút nào thì các con thấy vẫn là phiền não, vẫn là đau khổ. Đó là không thấy cái lộ của nhân quả, chớ còn thấy cái lộ của nhân quả liền ngay đó thì mình không có còn cái tâm nào mình biết giận hờn ai nữa hết, mình không có còn phiền não trong lòng của mình hết.

Mình thấy nhân quả rồi thì còn cái gì mà mình lại đau khổ? Còn các con không thấy nhân quả, cho nên hở chút nào là các con có sự đau khổ trong lòng của các con liền tức khắc.

(33:21) Người ta nói nặng nói nhẹ mình, người ta mắng chửi mình, hoặc cái này cái kia đều là ở trên cái lộ trình nhân quả chớ ngoài nhân quả làm sao có cái điều này được? Mà đã thấy nhân quả thì cái tâm mình nó làm sao nó giận hờn, nó phiền não được, cho nên mình thấy mình rất an vui.

Sống trong nhân quả, thân do nhân quả sanh ra, thế mà chúng ta lại trốn nhân quả là trốn ở chỗ nào? Vậy mà con người luôn luôn muốn trốn nhân quả thì Thầy thấy đó là cái vô lý. Cũng như bây giờ mình sống ở trong cái nhà này, mà mình gọi là mình trốn cái nhà này là trốn làm sao? Các con hiểu, làm sao trốn cái nhà?

Bởi vì mình ngồi trong nhà mà mình biểu trốn cái nhà làm sao, chớ phải mình ở ngoài trời thì mình trốn cái nhà được, còn cái này, cái nhà nó đậy mình ở trên này rồi, mà nói tui trốn cái nhà, chui dưới đít bàn này trốn được nó không?

Trốn, trốn cái gì! Cái nhà nó ở trên, cái bàn này nó ở dưới nên nó cũng đậy luôn cái bàn nữa, mình chui dưới cái bàn này thì nó cũng đậy mình luôn nữa chớ có gì đâu mà trốn? Cho nên trốn đâu cũng không khỏi hết.

Vì vậy mà mình đương nhiên mình biết được nhân quả thì cứ ngồi giữa cái nhà nhân quả mà làm Phật ở đó thì không phải khỏe sao?

Các con thấy, như ông Phật ổng ngồi trong cái nhà nhân quả, ổng có buồn không? Hề hề ổng ngồi đó, mắt ổng hí ổng cười, các con nhìn cái miệng ổng coi, ổng cười luôn chớ ổng có khóc không? Còn chúng ta mỗi lần cái nhà nó hơi rung rinh cái là cái miệng méo xẹo à, phải không? Thầy nói có không? Có người nào mà cái miệng không méo?

Đó là những cái mà chúng ta không thấy mình đang sống ở trong cái nhà nhân quả, chứ còn Thầy là người đã từng hiểu biết đường đi nước bước của nhân quả, từng sống trong cái nhân quả, bây giờ có cái thân này là thân nhân quả rồi, thì bây giờ mỗi một chút - như cô Minh Cảnh mỗi một chút cái vai nó đau: “Trời ơi, đau!” Đã sống ở trong nhân quả mà còn méo cái miệng, đau cái vai thì Thầy nói làm sao?

Khi mà cái bụng đau: “Ôi trời ơi, cái bụng đau quá!” Trời ơi nhân quả thì nó đau mặc nó chớ phải cái bụng mình đau đâu mà sợ? Thế mà cứ rên!

Thầy nói thật sự, người mà biết nhân quả, chết bỏ nhất định không rên. Mình đã sanh ra trong nhân quả thì nhân quả nó làm cái gì mặc nó, thì nhân quả tự nó làm chớ đâu phải mình làm, sao mình sợ? Mặc nó, nó làm gì nó làm. Chết sống cũng do nhân quả chớ ai vô đây?

Cho nên chúng ta đâu có định đoạt cái số mệnh chúng ta được, chừng nào mà chúng ta làm chủ được nhân quả thì chúng ta định đoạt được cái số. Nhưng mà bây giờ nhân quả nó rớ tới mình một cái là mình méo miệng liền, rớ tới một cái là mình lôi chân mình nhảy ra liền, thử hỏi làm sao mà gọi là mình sống mình làm chủ nhân quả?

Còn đối với Thầy, Thầy làm chủ nhân quả, nó có làm gì Thầy được đâu? Cho nên đối với Thầy thì tâm nó như như bất động, còn các con thì không được nổi.

Cho nên từ đây về sau các con phải thấy cái lộ trình của Đức Phật, và chúng ta đi ở trên cái lộ trình nhân quả, sống trong nhân quả mà vượt ra nhân quả. Cũng như một bầy cá đang sa vào cái lưới, chỉ có một con cá giỏi nhất vọt ra khỏi lưới. Con cá đó giỏi thật! Nó giỏi thật là tại sao? Nó biết là nhân quả, nó không ở trong đó.

(36:05) Thầy thì cũng đang ở trong nhân quả như các con, nhưng mà Thầy đã vọt ra, các con có thấy đâu! Cho nên tại sao các con không theo Thầy mà nhảy ra? Bởi vậy phải cố gắng mà nhảy chớ, co đuôi cho thẳng đuôi vầy, bay ra mới được chớ! Các con co sơ sơ bay sao nổi?

Các con thấy cá mà nó vượt vũ môn tam cấp không? Con nào mà giỏi lung thì co đuôi cao thì bay qua khỏi, không thì xán vô mấy cục đá đó là chết tiêu nó luôn hết chớ đâu còn! Các con thuộc về loại cá dở, cá thi rớt á, rớt ở trên đá nó bể đầu chết hết!

Cho nên ở đây đối với Thầy, về cái thân bệnh cũng như về tất cả mọi cái, các con thấy khi mà Thầy đi thành phố bị dầm mưa đó, về nào là mệt, là ho, mặc mày, chết bỏ nhất định giảng là giảng, không có sợ, không nghỉ! Thầy thấy có chết không, các con thấy chưa? Nay Thầy khỏe nhiều hơn rồi, đâu có chết! Hồi sáng đi đi chứ về về cũng vẫn giảng như thường.

Cho nên bây giờ Thầy có thấy cái…​ Bởi vì sống trong nhân quả, biết nhân quả rồi, thì cái thân này là thân nhân quả, mình sử dụng nó giờ nào cũng được hết chứ có gì mà phải nghỉ! Mình có gì mà o bế nó như vậy? Nó có phải vàng bạc, châu báu của mình đâu mà phải nuôi nấng nó, phải vỗ về như vậy: “Thôi để dưỡng cho khỏe, mai mốt rồi giảng nữa!” Như vậy là mình sợ nó rồi, sợ nhân quả rồi. Phải không các con?

Cho nên Thầy không sợ nhân quả. Mày chết bỏ, bữa nay tao còn giảng được, tao nói được, cứ ráng nói không sợ thằng nào hết! Mà nói còn lớn nữa, không chịu nói nhỏ nữa, phải không? Đâu có chịu thua. Bởi vậy con người biết thắng nhân quả thì không bao giờ sợ nhân quả.

Cho nên quý thầy nói: “Thầy nói nho nhỏ, Thầy nói lớn quá, Thầy giảng không hết cái giáo án này!” Không hết có người thay thế Thầy giảng chớ bộ mình Thầy à? Thầy đâu có giành làm một mình, phải không? Còn có nhiều người thay Thầy làm chớ!

Cho nên Thầy cứ giảng, giảng hết sức mình thôi, nhưng mà nhân quả nó có cái mực, nó thua Thầy, nó sẽ lui. Cho nên bây giờ, hôm qua Thầy nói hơi hơi cái nó ho, nay Thầy nói nãy giờ đâu có ho, cho nên nó thua Thầy. Đó là cái Thầy chiến thắng nó đó.

Còn nếu mà Thầy nhịn nó: “Bữa nay đi mệt quá, thôi chiều nay nghỉ, mai giảng” nó nói Thầy thua nó, cho nên chiều nay nó hành hạ Thầy ho dữ tợn lắm á. Còn bây giờ Thầy nói đã, nó bay ra mất hết rồi, đâu có thua. Cho nên làm người mà biết được nhân quả, không bao giờ sợ.

Vì vậy mà cái lộ trình ở đây Phật dạy cho chúng ta biết ba cái điều kiện mà Thầy đương nói, đương dạy các con đó. Là cái thứ nhất cũng nằm trong nhân quả nè, cái thứ hai mình trau dồi miệng lưỡi để mà chiến thắng được cái hành động của nhân quả.

Bởi vì nhân quả nó hành động chỗ nào các con biết không? Thân hành, khẩu hành, ý hành, nó lấy ba cái chỗ của cái nhân quả thân chúng ta mà nó hành ba cái động tác này, để mà nó đưa nhân thiện nhân ác, để nó đưa chúng ta đi vào cái vòng luân hồi sanh tử mãi mãi. Cho nên mình há sợ nó sao?

Cho nên đầu tiên Đức Phật dạy khéo léo lắm, chúng ta biết cái dục là mỗi con người do cái dục vì vậy mới tạo thành cái nghiệp, mà tạo thành cái nghiệp tức là nhân quả, cho nên đầu tiên ông Phật dạy: Xa lìa, đừng có thân cận cái thứ dục này, dục này là tai hại lắm, nguy hiểm lắm, nó rắn độc, bỏ đi!

Đó là đầu tiên phải không? Ác pháp nó là rắn độc, nó là nguy hiểm, nó làm chúng ta khổ, cho nên đầu tiên ông Phật dạy vậy. Như cái lý đó mình thường nhắc, đặt niệm trước mặt, quán xét, bỏ cái tâm dục mình ra đi, cái lòng ham muốn gì cũng bỏ ra, ham muốn tốt cũng bỏ, ham muốn xấu cũng bỏ, bỏ sạch ra hết.

(39:09) Còn cái này, các con nhớ con nhớ cái, nói: “Tui tốt, tui thương con cái tui, đâu có gì đâu mà xấu?” Chớ nó cũng lôi kéo các con, cũng là ác pháp chớ không phải là thiện pháp đâu. Bỏ ra đi, dẹp ra đi, không có con cái gì, nhân quả chớ không có con cái gì hết! Đó là vay nợ nhau cả chớ gì mà ở đó con cái! Phải không các con? Suy tư như vậy, các con quán bỏ nó ra hết.

Đó là lộ trình thứ nhất cũng chỉ rõ nhân quả. Lộ trình thứ hai do ba hành động nhân quả, chúng ta cũng phải dẹp nó luôn. Từ cái chỗ ba hành động này nó mới có nhân quả chứ nếu không có miệng lưỡi, thân hành, khẩu hành, ý hành chúng ta, làm sao có nhân quả?

Một người ngồi thiền ngậm miệng cứng ngắc làm sao nói đâu được mà có nhân quả chỗ đó được, ý không khởi niệm gì hết làm sao nó có những cái nhân quả được, thân tréo chân ngồi cứng ngắc nó cũng như gộc cây làm sao nó hành chỗ nào được mà nhân quả?

Phải không các con? Thấy rõ ràng nó đâu có nhân quả được, cho nên nó tê liệt, ba cái thằng nhân quả nó tê liệt, nó đứng ở ngoài kia nó ngó vô chớ đâu dám lại gần!

Cho nên Thầy chẳng sợ, Thầy nói lia lịa chớ nó không nhập vô được, bởi vì Thầy nói toàn là pháp xa lìa nó không, cho nên nó hoảng hồn, nó ở trong bụng Thầy nó hoảng hồn chạy mất, cho nên Thầy tự tại, an vui, không có sợ hãi.

Đó các con thấy không? Cho nên các con thấy mấy bữa kia Thầy nói sơ sơ cái nó ở trong nó nhảy ra nó chặn họng Thầy, không cho Thầy nói, mệt rồi phải ráng nói nữa. Còn hôm nay nó đâu dám chặn, Thầy nói nó văng tuốt ra kia hết rồi!

Bởi vì người tu hành đâu có ngán nó cho nên nó sợ, chớ còn không khéo cứ đi nhà thương chích thuốc khỏe đồ cho nó khỏe khỏe, trời cái thứ đó nhân quả nó nằm đầy bụng, nó nằm đầy óc đầy bụng mình, nó hành dữ lắm.

Cho nên đối với Thầy, quý thầy nghe Thầy hơi ho này kia, quý thầy nói để châm cứu, Thầy nói châm cứu chi cho đau? Điên gì mà châm cứu! Cái mình không đỏ mà cứ giác không, giác cho đỏ tùm lum ra đó! Điên gì mà làm cái chuyện đau! Nhân quả nó đã như vậy rồi mà còn làm thêm đau mình nữa. Kệ, nằm ngủ cho đã đi thôi nó hết chớ gì, còn không thì mình ngồi thiền nó cũng hết chớ gì.

Bởi vì ngồi thiền nó đâu có hành động gì, cho nên mình ngồi thiền mình tập trung, mình gom, mình bảo: “Cái ý thức - cái biết phải nằm ôm chặt cái tụ điểm, đừng có nằm ở chỗ cái vai hay cái chỗ nào đau, đừng có nằm cái chỗ đó!” Bắt đầu nó nằm im, nó không thấy đau nữa, không phải khỏe mình sao?

Còn ngồi đó đi giác hay đi chích, nó đau thấy bà luôn, còn lại đem lửa đốt nữa thì thôi chết được! Thọ lại còn thọ thêm nữa, ngu quá, các con thật ngu á! Còn đau đâu phải chuyện thứ thuốc đắng cứ kê miệng uống, trời, ngu gì mà dữ vậy? Ngon ngọt còn không thèm, đắng lại còn uống vô chi?

Cho nên đối với Thầy, nhân quả không sai Thầy được, cho nên cuối cùng Thầy giải thoát được nhân quả hết, khỏi cần hết. Biểu mấy đứa này chắt ba nước cơm, làm chi các con biết không? Nó có mệt mình uống vô miếng nước cơm cũng khỏe chớ! Nhưng mà nói chớ trưa phải uống chớ không uống bậy được.

Đó, đó là những cái điều kiện mà mình chiến thắng nhân quả. Tới đây Thầy muốn nói qua cái hành động thắng nhân quả của Thầy, sống ở trong nhân quả, biết mình đang bị cái nhà nhân quả nó phủ trùm mình rồi, mình không có đường nào mình đi ra khỏi nó hết.

Cũng như bây giờ người ta sanh ra ở trong cái bầu trời này, mà muốn chạy Đông chạy Tây thì nó cũng ở trong cái bầu trời, có ai mà chạy lọt ra ngoài bầu trời được không các con? Phải không? Cho nên nhân quả nó là cái bầu trời rồi, nó đè mình đây nè, nó phủ mình đây nè, bây giờ chạy đâu không được hết.

Vậy thì mình ở trong cái bầu trời này, mình làm chủ cái bầu trời đi, phải không? Cho nên một cái nhà khoa học, ông ta nói: “Nếu cho tui một cái bẩy, tui bẩy bầu trời cho mà xem!” Phải không? Ổng nói ổng bẩy cái quả địa cầu mình tức là ổng bẩy cái bầu trời đó.

(42:22) Vì vậy cho nên ở đây Thầy cũng nói, Thầy cho các con một cái tụ điểm, mà các con biết khéo giữ gìn cái tụ điểm này các con sẽ bẩy được cái nhân quả, bẩy văng cái nhân quả, nghĩa là không có còn nhân quả nào mà bắt buộc các con đi trên cái lộ trình tái sanh luân hồi được nữa.

Nhưng các con không nghe lời Thầy, cho nên không tạo được cái tụ điểm cho chính mình để cho mình tạo được cái điểm tựa, để cho mình bẩy cái vũ trụ. Các con hiểu chưa? Đó là mình bẩy cái bầu trời nhân quả đó. Cho nên cái nhân quả đâu có làm chủ được mình nữa.

Cho nên bây giờ thí dụ như thân của Thầy, Thầy muốn chết hồi nào chết á, là tức là Thầy bẩy vũ trụ được rồi đó, Thầy ra khỏi nhân quả rồi, cho nên Thầy bảo nó chết nó chết, nó sống nó đâu có làm chủ muốn sai Thầy được?

Còn các con bây giờ làm chủ được chưa? Chưa thì phải ráng chớ, ráng bẩy cho nó bay cái vũ trụ này cho rồi chớ để nó làm chi nó đè trên đầu mình? Cho nên nó đè chừng nào mình khổ chừng nấy à.

Đó, bây giờ tới cái giai đoạn thứ ba:

Sau một thời gian nghe được Thánh pháp Như Lý Tác Ý, chứng đắc chánh pháp và tùy pháp, bấy giờ mới biết như thật: Đây là bất thiện, đây là thiện.

Sau một cái thời gian mà tu tập ở trên hai cái giai đoạn thứ nhất, thứ nhì đó, thì các con mới biết đây mới là thật đó, đây là thật khổ đó. Bây giờ nói đời khổ chớ các con chưa biết khổ đâu. Biết chớ không phải không biết, có khổ chớ không phải không khổ, nhưng mà biết như thật không có biết đâu, còn ham lắm, thấy khổ còn chạy theo.

Chạy theo làm sao biết, Thầy nói làm sao các con biết khổ mà sao còn chạy không? Ngồi đây mà các con nhớ con nhớ cái không phải là biết khổ mà còn chạy đó. Có không? Có bao giờ mà các con khỏi hết nhớ con nhớ cái không, phải không? Ngồi đây mà còn nhớ ăn nhớ uống thì có phải là biết khổ mà còn ham không?

Ăn nó bộ sướng lắm sao? Mắc công ngồi ăn chớ bộ không mắc công, nhưng mà tại vì đói mới ráng ăn. Còn mấy con chờ cho đói, cho tới giờ ăn đặng ăn cho ngon miệng, thì cái kiểu đó kêu là biết khổ mà còn tham khổ. Còn Thầy, đói mới ráng mà ăn chớ thiệt bữa trưa cũng không muốn đi ăn nữa chớ đừng nói. Đó là người ta đã biết nó là bất tịnh như thế nào rồi, người ta không thèm khát nó nữa đâu.

Đó, cho nên vì vậy đó mà cái người tu mà người ta biết đây là thật khổ rồi, đây là thật sự là thiện, đây là bất thiện, người ta biết rất rõ. Đây là tội, đây là không tội, đây cần phải thuận theo, đây cần phải là không thuận theo, đây cần phải là tránh né, đây là hạ liệt, đây là cao thượng, đây là đúng, đây là sai, tất cả những cái này bây giờ người ta biết rất rõ. Nghĩa là người ta biết được cái nhân quả.

Cũng như hiện bây giờ Thầy biết rõ nhân quả, cho nên Thầy ngồi ở trong bầu trời nhân quả mà Thầy được giải thoát. Còn các con bây giờ nghe nói nhân quả, hiểu nhân quả chứ chưa thật biết nhân quả, cho nên Thầy nói, hở chút nào thì các con buồn, các con khổ, các con méo miệng, các con đổ nước mắt, các con rầu rĩ ỉ ê đủ thứ hết, đó, đó là các con chưa biết được cái nhân quả.

(45:12) Còn khi nào mà các con biết được nhân quả tức là các con đã thông suốt đây là thiện, đây là bất thiện, đây là tội, đây là không tội, thì đó là các con đã biết được cái lộ trình nhân quả.

Lẽ ra Thầy nói như vậy, các con lắng tai mà nghe, các con thâm sâu, khi mà vừa nghe rồi thì các con đã chứng Thánh quả liền tức khắc. Nghĩa là buông xuống hết, người nào cũng A La Hán hết trơn đây, thì từng đó các con muốn đây mà vô trong mấy thất đó các con khỏi cần đi, chỉ cần tàng hình một cái là tới ngay liền, đâu có cần!

Bởi vì khi mà chúng ta đã buông xả được, cái tâm nó liền tức khắc - chúng ta đã làm chủ được nhân quả rồi, chúng ta chỉ cần ngồi xếp bằng, bảo: “Cái thân bây giờ bay ra cốc ngồi ở trên giường cho tao!” Cái nó bay ra ngoải nó ngồi liền.

Đó là mình đã thanh tịnh thân tâm của mình rồi, chớ đâu phải cần mà tu tập cho cực! Nhưng mà tại vì cái tâm mình chưa chịu buông nó ra, chưa thật thấy đây là thiện, đây là bất thiện, cho nên chưa thật thấy, cho nên cái tâm của các con nghe thì nó có hiểu, nhưng mà cái buông xả xuống cho nó thật buông thì buông chưa có buông toàn triệt xuống.

Cho nên phải chờ một cái thời gian mà các con phải đặt cái niệm đó mà như cái lý mà tác ý, cho đến khi mà biết thật, như thật: Đây là thiện, đây là ác, đây là tội, đây là vô tội. Khi mà các con biết được như vậy rồi thì các con chỉ cần ngồi xếp bằng đây, đừng có thèm đi, đạp kiến nó chết tội, các con biểu nó bay ra ngoải nó bay ra. Và sai cái thân mình, cái thân mình là nhân quả, mà mình làm chủ nhân quả thì mình bảo nhân quả nó phải làm theo, các con hiểu không?

Còn bây giờ các con chưa có làm chủ được nhân quả cho nên bảo gì nó ngồi lì đó à, bây giờ chỉ còn có nước là mình phải chịu khó bước đi nó mới đi chớ còn không bước đi nó không đi. Cái thứ cái thân này nó là lười biếng nhất thiên hạ lận.

Mà nó đau, nó đau nó cũng làm cho các con cũng khó chịu nữa. Còn người ta làm chủ nhân quả, bảo: “Đừng có đau!” - thì cái đầu nó không đau, cái thân nó không đau nữa,. Còn không có làm chủ được nó, bảo sao nó cũng đau hết à.

Đó thì trong cái vấn đề tu tập ở cái giai đoạn thứ ba này là chúng ta đã thấm được cái lý, tức là chứng được cái lý đạo.

Người ta nói ngộ đạo chớ chưa chứng đạo, một thời gian sau chúng ta mới chứng đạo. Vậy thì cái giai đoạn thứ ba này là cái giai đoạn chứng đạo chớ không phải cái giai đoạn ngộ đạo, mà cũng không phải là cái giai đoạn đang tu, mà cái giai đoạn này là giai đoạn chứng đạo.

Nhờ chánh pháp và tùy pháp, biết như thật, thấy như thật, vô minh được diệt trừ, minh được sanh khởi, nhờ thế an lạc khởi lên, hỷ khởi lên. Đó là con đường tắt thứ ba hướng đến an lạc được Đức Phật đã chỉ dạy.

Đó Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta ba cái lộ trình, ba cái giai đoạn tu tập.

Cái giai đoạn thứ nhất là chúng ta phải sống đừng có thân cận với dục lạc, đừng có thân cận với ác pháp, mà giai đoạn thứ hai thì chúng ta trau dồi thân, miệng, ý của chúng ta, những cái hành động thân, miệng, ý của chúng ta.

Khi mà trau dồi như vậy rồi, tu tập như vậy rồi thì chúng ta chứng được cái lý. Giai đoạn thứ ba là chúng ta chứng được cái lý nhân quả, chứng thật được cái lý nhân quả, làm chủ được sự sanh tử luân hồi của chúng ta.

(48:15) Đó là ba con đường tắt mà chúng ta cần phải theo đó mà đi, theo đó mà tu tập. Tóm lại thì rất là ngắn gọn, nó chỉ có ba cái giai đoạn tu tập.

Giai đoạn thứ nhất là chúng ta đừng có gần cái sự ham muốn của chúng ta. Vậy thì muốn đừng gần cái sự ham muốn của chúng ta thì chúng ta nên cắt ly tất cả những vật dụng thế gian.

Đó thì, nói tóm tắt là nếu mà chúng ta gần những cái nơi mà vật dụng thế gian nó tiện nghi đầy đủ thì chúng ta làm sao mà chúng ta ly nó được? Cho nên chúng ta phải tìm cái cách sống của chúng ta, sống làm sao mà đơn giản với một chòi tre vách lá đơn sơ, vài cái muỗng dùa để ăn cơm, uống nước mà thôi.

Không Thầy nói, những cái vật đó chúng ta không có tiếc các con, chớ còn chén kiểu đồ này kia coi chừng nó dính dữ lắm! Lựa mấy cái muỗng dùa người ta đó, mình cạo cho sạch đi rồi mình cũng đựng ăn cơm được, uống nước được chớ có gì đâu. Thứ đó không ai tiếc hết, mình cũng không tiếc, cho nên nó không dính mắc.

Thầy nói thì nó đơn giản vậy, chớ mà các con buông hết rồi các con sẽ thấy nó là giải thoát thật sự đó. Trong nhà của mình có mấy cái muỗng dùa mình treo móc đây, không bao giờ mà sợ ăn trộm lấy, đời không giải thoát sao? Lấy chi ba cái muỗng dùa? Con mà con - cái nhà con, cái thất con ở dưới đó mà con treo chừng một chục cái muỗng dùa, không ai thèm lấy đâu! Thầy không, Thầy nói thật mà! Cho nên bỏ hết.

Còn y áo của mình thứ rách rách cứ treo đi, ăn trộm không lấy nữa, còn thứ mà lành, tốt các con, nguy hiểm lắm, mất công giữ, cho nên không giải thoát đâu.

Vậy cho nên chúng ta phải - đó là Phật nói mình ly dục đó. Mình ly dục là lòng ham muốn của mình, mà bây giờ làm sao giờ? Thì ly đồ vật hết thì nó mới hết ham muốn chớ, còn đồ vật là còn ham muốn à.

Cho nên vì vậy đó, thí dụ như bây giờ Thầy nói Thầy ly, nhưng mà bây giờ máy móc cái này cái kia đầy hết, nói ly chớ Thầy nói láo chớ đâu có ly được! Bây giờ Thầy đi vô rừng núi không có gì hết, Thầy có ba muỗng dùa thì chắc chắn là Thầy ly rồi.

Đó là chắc chắn rồi đó, đó là cái kiểu không có gì hết. Mà còn lại cái cuộc sống của Thầy thì nhờ củ rừng, hay là củ mài củ rạng, hay củ vịt gì trong rừng đào ăn nữa thì, hay là củ nho đồ đó thì còn khỏe biết mấy nữa, phải không? Đâu có lo cái đời sống nữa thì rất là sung sướng. Có năm ba cây mít gì ở trong rừng đó mà trái nó nhiều đó, mình hái mình luộc mình ăn thay cơm cũng đỡ nữa rồi, cũng khỏe.

Thầy nói, nghe nói mấy người đi rừng khi mà không có cơm gạo, không có bắp đó, rồi cái bắt đầu họ đi tìm mấy cây mít ở trong rừng đó. Thấy trái, trời, họ mê lắm, họ hái trái họ luộc ăn, với chuối rừng đó, họ bẻ họ luộc, chuối sống họ luộc họ ăn họ cũng no bụng nữa. Mà thiệt ra ăn no, bởi vì cái trái chuối nó có bột chớ, cho nên nó vẫn sống như thường à.

Đó là cái cách thức sống mà Thầy đã từng góp nhặt của những cái người mà ở rừng ở rú, để khi mình lỡ bước trong rừng đồ đó, mình có sống mình cũng thấy sống dễ thôi, không có khó khăn.

Do cái trí của mình cho nên mình tạo được cái đời sống giải thoát, vì vậy đó mình ly dục ly ác pháp thì mình phải tạo cái hoàn cảnh sống trước đã.

(51:11) Thì ở đây Đức Phật muốn nói, thì mình nói ly dục ly ác pháp, ly làm sao lìa đây? Đừng có thân cận dục, đừng có thân cận làm sao? Thì thân cận dục là cái gì? Có đối tượng dục nó mới có dục chớ không có đối tượng dục làm sao có dục được! Có bàn có ghế mới có ham chớ còn không bàn không ghế thì mình ham muốn cái gì giờ?

Cũng như bây giờ Thầy có đống đất trống là Thầy ham muốn cái gì bây giờ? Ngồi trống bốc vậy mà ham cái gì được đâu? Thành ra nó không có thì tức là không ham, mà có thì phải ham thôi.

Do đó khi mà nó không có rồi bắt đầu mình mới trau dồi cái miệng, cái hành động thân của mình, trau dồi cái miệng, cái ý của mình, mình trau dồi cái nào nó cũng đầy đủ oai nghi chánh hạnh của nó. Thì tức là từ cái không có mình mới trau dồi được, chớ mình có mình trau dồi cũng khó lắm, khó trau dồi lắm.

Đó là những cái chuyện mà cái người có hành pháp, có chuyên tu rồi người ta mới biết được cái này. Còn cái người mà không có hành pháp, họ nói khơi khơi khơi khơi vậy mà họ sống cả đống dục, đồ đạc cả đống mà biểu họ ly dục, họ làm sao họ ly được?

Cho nên đây là cái kinh nghiệm bản thân mà Thầy nói ra, thì các con thấy, lần lượt các con dẹp hết, dẹp hết, thì các con sẽ thấy mình ly hết thì nó hết dục rồi. Bởi vì không còn gì nữa thì còn gì nó dục, nó phải sạch. Và từng đó mình sống vậy đó thì mình thiểu dục tri túc rồi, nó an vui nó hạnh phúc vô cùng, thì từng đó mình thấy chỗ ly mới đem lại cái lạc, hỷ lạc của nó tuyệt vời.

Cho nên từng đó mình thấy đồ đạc người ta đem đến người ta cho mình đó: “Thôi thôi tui không nhận nữa đâu, tui sợ thứ này lắm, nó sanh ra ba cái ngủ nghê không có được, nó cứ lo ăn trộm ăn cắp hay hoặc cái này kia nọ đủ thứ hết, thôi thôi tui xin từ đi!”

Cho nên các con thấy, Phật tử người ta cúng Thầy cái này cái kia Thầy sợ lắm, làm mấy cái này nó - bởi vì nó có những cái đối tượng thì nó sanh ra cái lòng ham muốn của mình à, còn nó không có thì mình không có ham muốn nữa, thôi mình bỏ hết thì tức là mình giải thoát à.

Do vì vậy đó, mình trau dồi về những cái pháp, mình lần lượt mình sẽ thấy cái tâm hồn của mình càng ngày nó càng trống và càng sạch sẽ rồi nó thanh tịnh, chớ không phải là mình ngồi mà mình tu như thế nào mà thanh tịnh được. Từ cái kiếp sống của mình, rồi từ cái sự trau luyện, trau dồi cái thân tâm của mình trong cái sự không có, mình trau dồi nó mãi nó thanh tịnh được, chớ còn nó có nó không thanh tịnh được đâu. Đó.

Cho nên thấy những người tu mà nó có nhiều thì biết người đó không có trau dồi gì được, không có tu tập gì được, nó khó lắm. Cho nên ở đây là cái thực chớ không phải là cái giả. Đó là những cái điều kiện, ba cái điều kiện mà chúng ta cần phải tu tập.

(53:24) Và kế tiếp thì Thầy sẽ giảng nói luôn, trong cái lời mà trả lời cho một vị cư sĩ ở ngoài miền Bắc hỏi Thầy, sẵn cái dịp Thầy cũng sẽ trả lời để cho thấy cái bước đường mà mới tu tập nó phù hợp với những cái lời Phật dạy, ba cái cách thức để tu tập, để mà biết cách mà tu tập cho nó được giải thoát ra khỏi cái bầu trời của nhân quả mà đang phủ trùm chúng ta, đang đậy chúng ta ở trong cái bầu trời đó.

Thầy muốn nói cái lộ trình của nhân quả, cái đường đi của nhân quả là cái bầu trời đang chụp chúng ta đó. Các con tưởng tượng thì biết là mình đang ở trong một cái lồng nhân quả chớ không phải là mình ở ngoài cái lồng nhân quả đâu.

Cho nên hở hở cái gì là nhân quả không á, không khéo mà chúng ta không biết rồi chúng ta cứ tạo nhân tạo quả liên tục lên nữa, nhân lên nữa thì chúng ta thọ lấy khổ và thọ được phước báu thôi, chớ không có gì khác hơn là chúng ta vẫn tiếp tục luân hồi mãi mãi trong cái lồng của nhân quả này, trong cái lộ trình nhân quả này.

Cho nên thấy được nó là cái bầu trời nhân quả đang phủ trùm chúng ta thì chúng ta hãy cố gắng mà vượt qua cái bầu trời này, đừng có để nó chụp cái đầu của mình nữa thì chúng ta mới thoát.

Đó là cái lời của Phật dạy qua ba cái cách thức để mà chúng ta tu tập để vượt thoát cái lộ trình nhân quả.

Người ta nói pháp gì nói, Thầy cứ nói nhân quả à, thì các con hiểu Thầy muốn nói cái gì rồi. Vì đó là cái thực của chúng ta, cái sống của chúng ta từ nhân quả sanh ra cho đến khi mà chúng ta chết đi chúng ta trở về nhân quả, thì nó không có đi đường nào mà chúng thoát ra khỏi bầu trời này, dù đi Đông đi Tây nó cũng nằm ở trong cái bầu trời này chớ không ngoài cái bầu trời nhân quả được.

Cho nên cái pháp của Thầy, Thầy giảng là đúng là cái đường đi của nhân quả mà của Đức Phật đã dựng cái giáo pháp của Ngài ở trên cái lộ trình nhân quả để chúng ta được thấy con đường đi cho nó chơn chánh đó.

2- HÀNH TRANG TIẾN VỀ ĐẤT PHẬT - THƯ GỬI PHẬT TỬ MIỀN BẮC

2.1- ĐẠO PHẬT LÀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

(55:11) Gởi các con!

Đây là một bức thư mà Thầy gởi cho những cái người Phật tử ở miền Bắc, người ta có một người chồng, người ta đến đây tu hành, người ta cũng tha thiết muốn vào đây tu. Nhưng mà vì cái hoàn cảnh ở đây Thầy ẩn bóng, thì coi như là Thầy nghỉ ngơi trong một vài năm, để nghỉ ngơi cho nên Thầy muốn được cái sự yên ổn một vài năm để cho mình vào nhập cái định Diệt Thọ Tưởng Định trong một cái thời gian dài để cho các con ở ngoài này các con tự hiểu lấy mà tu tập.

Sau những cái thời gian mà nhập cái định xa vời như vậy đó, một vài năm mà nhập định, thì Thầy sẽ xuất cái định rồi ra, rồi tùy cái duyên, cái hoàn cảnh cái thời điểm đó tốt hay xấu, rồi mới tiếp tục, mới hướng dẫn cho những người nào mà có duyên tu theo đạo Phật.

Còn hiện giờ thì đưa cái giáo án này ra, sau khi cái giáo án này cuối cùng mà hoàn thành được thì Thầy kết luận để cho mọi người thấy rằng ở đây là cái sự hướng dẫn của Thầy là nhằm chấn hưng lại Phật pháp, những cái gì mà người ta đã quên đi Phật pháp.

Cái lỗi mà không phải hiện giờ quý thầy phạm giới, phá giới là do quý thầy, mà tại vì từ xưa đến giờ nó đã đi nhầm vào cái đường sai đó. Chớ không phải là bây giờ quý thầy là người mới phạm giới, mà vì ai cũng hiểu lầm hết, cho nên cái phạm này không phải quý thầy.

Cho nên sau khi mà kết luận cái giáo án này, Thầy có một cái lời nói cho tất cả tăng và ni, tất cả những người tu sĩ của Phật giáo ở trong nước cũng như ở trên thế giới này, ai là người theo Phật giáo đều là đã đi lầm lạc trên ở con đường sai của Phật giáo thì không phải là cái lỗi của chúng ta.

Mà cái lỗi của những người bắt đầu Phật giáo, các vị Thánh Tăng đã tịch đi rồi thì cái người thừa kế đó họ không có tu chứng được, họ từ cái sai ít rồi họ dần dần kế tiếp tới cái sai nhiều, sai nhiều, đến chúng ta thì nó mất lối, cho nên chúng ta phạm giới, phá giới, sống mà vẫn an nhiên ở trong cái sự phạm giới mà chúng ta vẫn thấy không có lỗi đó, là từ quá lâu rồi chớ không phải là quý thầy mới đây mà quý thầy làm. Cho nên quý thầy không có lỗi lầm gì hết tại vì cái con đường của Phật giáo nó như vậy là như vậy.

(57:32) Chớ bây giờ là Thầy chỉ nói lại những cái đúng, cái sai để rồi chúng ta cố gắng mà sửa những cái sai để thực hiện cho những cái đúng, để đem lại cái đời sống cho mọi người được giải thoát, và con người trên thế gian này biết được cái lộ trình nhân quả mà đem lại từng cái phút giây hành động thân, miệng, ý của mình, để đem lại sự an lạc, cái sự yên vui, hạnh phúc cho gia đình, cho xã hội và cho cả đất nước, cho nhân loại ở trên thế gian này.

Thì đó là cái lộ trình của nhân quả để độ tất cả chúng sanh trên thế gian này được hạnh phúc, được giải thoát, an vui. Chớ không phải nhắm vào có một số người giữ gìn giới luật để tu thiền định, để đạt được Tam Minh.

Cái phần này là cái phần - mà cái gốc của Phật pháp là cũng không phải là những cái phần này bỏ mất đi, mà cái phần này là giữ cái giềng mối duy trì cái Phật pháp là những cái người mà đã quyết tâm xả hết cuộc đời của mình để đi vào cái lộ trình thứ hai này để thực hiện, để làm tròn cái trọng trách của mình đối với Phật pháp, để thắp lên cái ngọn đèn của Phật pháp cháy mãi muôn đời, để làm cho cái đạo đức nhân quả luôn luôn thấm nhuần trong tâm hồn của con người trên thế gian, thì cái này là cái rất cần thiết cho cái đời người.

Cho nên vì vậy đó mà những cái bài pháp, mà sau cùng cái giáo án này Thầy sẽ có những cái bài pháp kết luận để làm một cái nguồn an ủi chung cho chư tăng, cho tất cả những người mà đang tu theo đạo Phật ở trên cái thế gian này, không riêng gì ở Việt Nam mà cả ngoại quốc.

Đó thì hôm nay, đây là một cái bức thư mà gởi lại cho những cái gia đình ở ngoài miền Bắc:

Này các con!

Con đường tu hành của đạo Phật là con đường thiện.

Đó thì quý thầy phải hiểu rằng cái con đường mà tu theo đạo Phật đó là một con đường thiện chớ không phải là con đường ác đâu. Vì nó từ ở pháp thiện đó nó mới đứng ở trong cái góc độ nhân quả mà nó ra, vì có ác mới có thiện, còn nếu thiện không, không có ác thì làm sao gọi là thiện?

Con đường mà bất cứ ai trên thế gian này đều tu tập được, và kết quả rất là tốt đẹp.

Không có người nào mà tu không có kết quả, đừng có mà nghĩ rằng hạ căn, trung căn - hay hoặc là thượng căn mới tu được, còn cái thứ trung căn, hạ căn là không tu được đâu. Cái đó là những cái lời sai.

Đã là con người mà ở trên thiện pháp mà sống thì người nào cũng sống được bình đẳng như nhau, cũng được hạnh phúc như nhau, không có một người nào là còn kém khuyết người nào hết, người nào cũng được giải thoát bằng nhau, hạnh phúc y như nhau. Nghĩa là cái luật công bằng của nhân quả là như vậy.

Cho nên ở trong thiện pháp mà cái người nào cũng có thể tu được hết. Một người đui, mù, mẻ, sứt chỉ cần có sự hiểu biết là đừng làm cái điều đó là cái điều ác, mà cứ thực hiện cái điều lành, thì chắc chắn là cái người nào ở trên thế gian này cũng mang lại cái hạnh phúc do cái hành động họ đã làm điều lành.

(01:00:23) Con đường mà bất cứ ai trên thế gian này ai đều tu tập được cả, và kết quả cũng y như nhau, người nào cũng được hạnh phúc, vui vẻ và giải thoát rõ ràng cho cuộc sống hiện tại và mai sau của họ.

Các con thấy, cứ tu con đường nhân quả là con đường tu tập ai cũng được giải thoát hết. Cho nên đừng rằng nghĩ tôi là người hạ liệt, tôi là người hạ căn, còn mấy bác, mấy chú, mấy anh là thượng căn mới tu được, tôi thì phải nhiều đời nhiều kiếp. Không phải đâu! Một hành động thiện bữa nay là ngay bây giờ chúng ta đã hưởng được phước báu của nó rồi, một phước báu rất rõ ràng cụ thể, chớ không phải còn đợi ngày mai hay ngày mốt gì hết.

Đó thì chúng ta phải hiểu biết được cái con đường của đạo Phật đưa đến chúng ta không có thời gian, chỉ đến là chúng ta sẽ thấy kết quả liền.

Muốn được giải thoát khỏi sự đau khổ của thế gian thì phải rõ ràng nhân quả.

Tức là phải thông hiểu được nhân quả.

Có rõ thấu nhân quả thì hành động thân, miệng, ý phải được trau dồi, tu tập theo thiện pháp.

Nghĩa là luôn luôn lúc nào hành động thân, miệng, ý của chúng ta phải được trau dồi trong thiện pháp. Chúng ta biết được thiện pháp thì chúng trau dồi nó, đừng có để cho nó…​

Thí dụ như bây giờ chúng ta biết nè, sát sanh nè, là phải cầm cái dao nè, hoặc cầm cái rựa nè, cầm cái mũi tên nè, cầm cái lưới nè, phải đi bắt cá nè, phải đi chài lưới nè, phải đâm phải giết nè, thì cái hành động mà thân chúng làm như vậy đó, đó là ác thì chúng ta đừng có làm! Thì không có làm thì đâu có làm ác? Thì cái chuyện đó quá dễ rồi chớ đâu có gì!

Đó thì nói đơn cử để chúng ta thấy rằng những cái hành động ác do thân, miệng, ý của mình. Mà bây giờ cái dao không cầm đâm người thì làm sao mà giết người? Bây giờ chúng ta không lén ăn trộm, không hái trái cà, trái bí của ai thì làm sao mà gọi là ăn trộm? Thì chúng ta đừng có làm cái điều đó.

Thì như vậy ai cũng biết cái điều đó là cái điều xấu, cái điều đó là điều ác, vì mình không muốn mất của, tại sao mình ăn trộm của người khác? Nếu mình ăn trộm của người khác, mai mốt người khác lấy của mình mình nghĩ sao? Mình có buồn không? Nếu mình buồn thì đừng có lấy trộm của người ta! Thì do đó, do cái chỗ suy tư như vậy thì cái người đó họ sẽ không làm cái điều ăn trộm.

Thì như vậy là chúng ta thấy như thế nào, tất cả những pháp ác và pháp thiện chúng ta đã rõ rồi, thì chúng ta trau dồi thân, miệng, ý của mình trong những pháp này không được sao?

Cũng như miệng mình hay nói láo nè, thì bây giờ đừng nói láo có được không? Tại vì mình thích nói láo thì mình nói chớ, còn mình không thích nói láo làm sao mà mình nói? Cho nên mình biết bây giờ nói như vậy là nói không thật rồi, nhất định là không nói!

Và không nói, một lần mình lỡ, lần thứ hai thì mình đánh cái miệng mình cho nó sưng lên đi, mai mốt nó thấy cái môi nó xếch lên vầy nó hoảng hồn: “Mày còn nói láo nữa là tao đánh bên đây, nó xếch lên nữa thì mày thành con quỷ cho mày ớn!” Thì như vậy là mình sẽ không nói láo nữa. Mình răn đi, mình trau dồi cái miệng mình đi, từng đó cái miệng mình nó không có nói bậy nói bạ nữa, nó không có nói vọng ngữ nữa.

Còn cái miệng mình nó hay kiếm chuyện này chuyện kia, nói chuyện này chuyện kia, chuyện xấu chuyện tốt, vả nó cho nó ớn đi! Một lần, hai lần, ba lần, mười lần thì nó cũng ớn. Vả cho nó rụng răng, riết nó cũng phải sợ đi!

(01:03:22) Đó thì mình phải tự trị mình, mình phải trau dồi mình, mình phải răn dạy cái miệng của mình, từng đó mình không nói thêu dệt, mình không nói lời nói phiếm, lời nói này kia, cuối cùng thì mình trở thành cái miệng mình rất là tốt, rất là thiện.

Thì những cái điều đó là những cái điều mình trau dồi ở trong thiện pháp, thì ở đây Thầy nhắc nhở cho các con thấy rất rõ.

Muốn được giải thoát khỏi sự đau khổ của thế gian thì hãy thấu rõ nhân quả. Có thấu rõ nhân quả thì hành động thân, miệng, ý phải được trau dồi, tu tập theo thiện pháp. Thiện pháp mà các con đã được học đó là mười điều lành và mười điều dữ.

Các con thấy Thập Thiện chớ gì, mà ngược lại Thập Thiện là thập ác chớ gì? Phật đã vạch cho chúng ta thấy rõ cái đường mà! Tại sao chúng ta không trau dồi thân, miệng, ý của mình, để mở miệng ra thì có là thập ác rồi, mà mở hành động ra thì có những cái điều ác rồi!

Và như vậy, khi mà chúng ta làm một cái điều gì chúng ta ít ra cũng phải ý tứ trên việc đó. Và vì vậy mà Thầy dạy các con tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức hàng ngày trong hành động của các con.

Thế mà không luyện tập được, không trau dồi được thân, miệng, ý của mình thì làm sao mình nằm ở trong cái lồng nhân quả mà mình thoát ra được nhân quả?

Nó đậy mình, nó diệt mình hàng ngày hàng giờ, nó làm cho mình đau khổ từng phút từng giây, nó làm cho mình trở thành những cái nghiệp, trở thành những cái sự say mê, trở thành những cái tạp khí trói trặt mình đời này sang đời khác mà không thấy, mà không bứt ra. Tại sao mình quá ngu si, mình quá mê muội để mình lầm lạc đến cái mức độ như thế này?

Đó, cho nên quý thầy phải thấy rằng Phật dạy quá thực, có pháp gì mà hơn là cái pháp Phật thực tế như vậy, trau dồi chúng ta có một cái đạo đức nhân quả rất là thực tế, biết thương mình, biết thương người, không làm khổ mình, không làm khổ người. Thế mà tại sao mình không thực hiện được những điều này, cứu mình ra khỏi nhân quả?

Thân, khẩu, ý hằng ngày phải ý tứ hết sức để tránh mười điều ác và luôn luôn phát triển mười điều lành.

Nghĩa là mình phải ý tứ hết sức cái thân, miệng, ý của mình. Hằng ngày trong những hành động thân, miệng, ý của mình, mình phải cố gắng dè dặt.

Một người biết tu mà không có cẩn thận, không có dè dặt thân, miệng, ý của mình là làm sao? Tu cái gì? Ngồi thiền hít thở để làm gì đây, hay niệm Phật tụng kinh để làm gì đây, hay nghe thuyết pháp này để làm gì đây? Có phải để cho chúng ta hiểu để hằng ngày chúng ta trau dồi, tu tập cái miệng, cái ý của mình không?

Cái chuyện mà chúng ta làm hằng ngày nó có giá trị, bây giờ các thầy cứ nghe lời Thầy giảng mãi nó có phỏng ích lợi gì? Mà hằng ngày phải để cái thời gian mà chúng ta rèn luyện thân, khẩu, ý của mình trong thiện pháp của Phật, không phải là sự giải thoát cho tâm hồn của chúng ta sao?

Thế mà quý thầy, các con nghĩ sao mà các con không nỗ lực tu tập những cái điều này, để chúng ta ở trong cái lộ trình nhân quả mà chúng ta vượt ra nhân quả, để chúng ta ở trong cái bầu trời nhân quả mà bẩy vũ trụ nhân quả?

(01:06:20) Chúng ta làm được một chuyện vĩ đại, rất là vĩ đại. Sanh tử - chúng ta nghe nói làm chủ sanh tử nghe khó, nhưng bẩy vũ trụ được là bẩy sanh tử được chứ gì?

Mà bẩy sanh tử được, làm chủ được sanh tử thì phải làm chủ được cái miệng, ý của mình, đừng nói bậy nói bạ, đừng có tạo nhân ác, đừng có tạo những cái hành động ác, thì tức là chúng ta đã bẩy được vũ trụ rồi. Chỉ ngay nơi thân, khẩu, ý chúng ta mà làm được việc này thì cần gì mà phải lo, nhân quả luân hồi chúng ta sao được!

Đó, đó là những việc mà gần gũi nhất, mà các gia đình, mỗi gia đình có chồng, có vợ, có con cái đều phải thực hiện mười cái điều lành, tăng trưởng mười điều lành, và hàng ngày diệt trừ mười điều ác nơi thân, khẩu, ý của chúng ta.

Đó là việc tu tập của các con hằng ngày theo đạo Phật, chớ không phải đến chùa cúng bái, tụng kinh, niệm chú, hoặc ngồi thiền, niệm Phật, lần chuỗi, v.v…​

Ở đây không phải là cái chỗ mà quý thầy đi theo đạo Phật mà làm cái chuyện mê tín đó, cúng bái, cầu kinh, cầu siêu, cầu an, cầu Quan Âm phù hộ, điều đó không phải, dẹp sạch xuống đi.

Nhân quả chi phối ở trong đầu của chúng ta nè, hằng ngày đau khổ liên tục ở trong nhân quả nè, mà cầu ông Phật làm sao ông phù hộ được, ông Phật dẹp được cái nhân quả của chúng ta sao mà cầu?

Cho nên đến chùa không phải là cái chuyện đó, mà đến chùa theo cái gương hạnh của những bậc thầy đã từng làm chủ nhân quả, để chúng ta bắt chước mà chúng ta làm theo như các thầy đó.

Chớ không phải đến chùa lạy lạy ba bốn lạy ông Phật bằng xi măng đó, rồi về rồi tụng kinh niệm Phật cầu cho gia đình mình an ổn, mà tối ngày rầy rà chửi lộn nhau, tranh từng miếng ăn miếng uống, thì thử hỏi còn ra gì là một người cư sĩ đệ tử của Phật?

Cho nên ở đây, cái gì làm thì chúng ta phải làm cho đúng, cái gì không phải thì dẹp quách nó đi, đừng có lần chuỗi, đừng có ngồi đó mà thì thầm, chửi mắng ông Phật đó!

Không, Thầy nói thật! Tên người ta mà cứ kêu hoài, không chửi mắng người ta sao? Thầy nói thật, bây giờ tên Thầy nè, mà ai cứ ngồi đó kêu tên Thầy riết Thầy không tức hả? Không phải sao, các con cứ niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, ông Phật ông tức thấy mồ!

Ông nói không được á, tại miệng ông bằng xi măng chớ phải miệng ổng bằng như Thầy coi, ổng la liền: “Tên tao mắc mớ gì mày kêu hoài? Thập Thiện mà không tu mà tu cái gì? Nhân quả nó ràng ràng ở đó, chết sống do nhân quả, chớ tao có làm nhân quả gì cho mày đâu mà mày niệm tao?”

Thật mà, Thầy nói thật các con! Cái này là cái thật, mà tại sao họ ngu quá vậy, họ không biết cái chuyện thật! Nhân quả thì nó chi phối mình hằng giờ hằng phút, nó sanh tử nó liên tục, thân của mình nó thay đổi liên tục, mà ngay đó không chặn đứng nó lại được mà cứ niệm ông Phật! Ông Phật làm sao ông thọc tay ông chặn vô được? Đâu phải ông thọc gậy bánh xe được hả?

(01:09:02) Nói vậy đụng mấy ông mà niệm Phật, mấy ông Tịnh Độ ổng chửi Thầy, nhưng mà nói vậy cho ổng biết để đừng làm chuyện đó, mê hoặc quá, ổng tại không hiểu chớ không phải là…​ Nếu mà ổng biết được như lời Thầy nói thì ổng lo ổng tu Thập Thiện chớ điên gì mà ổng tu niệm Phật làm chi? Chắc gì có cõi Cực Lạc mà ông về đó mà ông niệm!

Nhưng mà sự thật ra Thầy nói, đừng có làm cái chuyện đó, nó không tới đâu hết. Mà chính nhân quả nó chi phối từng phút giây trong cái sự sống của chúng ta nè, nó làm chúng ta đau khổ. Bây giờ nó không đau khổ, một lát nữa đau khổ. Nó vô thường mà. Rồi một lát nó hết đau khổ, một lát nữa tối đau khổ nữa, nó cứ liên tục vậy.

Cũng như bây giờ các con ngồi mà nghe Thầy thuyết giảng, lát cái nhăn mặt, nhéo mày: “Bây giờ nhức đầu quá trời rồi!” Có không? Chưa chắc đã là người nào khỏi đau.

Bởi vậy cho nên khi tu, tu phải cho đúng, làm sao tu mà làm sao mà bây giờ không đau, lát nữa không đau, lát nữa không đau thì mới được. Mà đau thì mặc nó, nó đau thì kệ nó. Thọ nó đau chớ phải mình đau, sao mình sợ? Cái của mình đâu có cái đau! Cho nên cái đau là cái Ngũ Uẩn chớ không phải là cái của mình. Ngũ Uẩn duyên hợp lại, mà do nhân quả nó tạo ra Ngũ Uẩn chớ bộ mình tạo ra đâu mà sợ?

Do đó mình đứng ra ngoài đi, nó làm gì nó làm, kệ nó. Do đó nó ho, nó làm gì kệ nó, mặc tình. Cho nên mình cứ việc mình, nó việc nó, không có chuyện gì. Nhân quả mày làm gì làm, tao là tao chớ tao không phải là nhân quả. Cho nên từ đó mình thắng nhân quả.

Các con thấy chưa, mình phải tu như vậy chớ! Bởi vì mình sinh ra từ trong nhân quả mà mình thoát ra nhân quả là mình đứng ra ngoài nhân quả, thì như vậy là mình không bị tác động nhân quả.

Sự tu tập của đạo Phật thực tế, cụ thể, không phải là một thứ hình thức mê tín, trừu tượng.

Đó, quý thầy mà làm cái chuyện ở trên không phải là mê tín trừu tượng sao? Còn cái cụ thể là tại sao Thập Thiện quý thầy không làm? Là quá cụ thể, thực tế cho cái sự thay đổi, cho sự di chuyển luân hồi từ - vô thường từng phút từng giây trong thân của quý vị, quý vị không làm, từng phút từng giây trong tâm của quý vị mà quý vị không tu, để rồi quý vị tu cái gì?

Đau thì méo miệng, nhăn mặt, mà lúc bấy giờ thì niệm Phật lia lịa, ông Phật ổng có xuống ổng bóp cái đầu hết đau không? Ra mời mấy ông thầy châm cứu kìa, ổng châm cứu còn đau thêm chớ ở đó mà hết!

2.2- TRI TÚC THIỂU DỤC ĐEM LẠI NGUỒN SỐNG AN VUI, HẠNH PHÚC

(01:11:05) Chính đạo Phật dạy người ta tri túc thiểu dục, tức là đem lại cho họ một nguồn vui sống yên vui, hạnh phúc.

Thật sự như vậy. Bởi vì chúng ta tri túc thiểu dục như chúng ta thấy, như hồi nãy cái bài đầu tiên Thầy nhắc phải không? Các con vô đầu là Phật bảo đừng có thân cận dục, đừng có thân cận ác pháp, thấy không?

Đừng có thân cận tức là mình phải lìa các vật đi chớ gì? Không có các vật thì làm sao mà chúng ta có dục? Như hồi nãy Thầy nói, thì như vậy rõ ràng là phải sống thiểu dục tri túc. Đúng là chúng ta thiểu dục tri túc đó, thì như vậy là chúng ta không thân cận dục chớ gì, không thân cận ác pháp chớ gì, như vậy là chúng ta giải thoát chớ gì? Đó quý thầy thấy chưa? Đó.

Chính vì loài người chưa biết tri túc thiểu dục nên thường đau khổ. Tất cả tai họa trong cuộc đời này mang đến cho họ chính là hành động ác của họ chớ không phải ai mang đến cho họ hết.

Đó, thì như vậy chúng ta biết hành động ác của chúng ta là gì? Thân, miệng, ý chúng ta chớ cái gì nữa! Đó. Nếu mà thân, miệng, ý của chúng ta thiện thì làm sao mà có tai họa? Cho nên có cầu khẩn ai, có tụng kinh, có niệm chú làm gì cho mất công? Vì vậy mà chúng ta thảnh thơi, an lạc, không có gì hết.

Cho nên cuộc đời chúng ta biết rằng: Khi mà chúng ta không có sống thân cận dục, không có sống thân cận ác pháp, thì ngay đó thì chúng ta phải thực hiện một cuộc đời tri túc thiểu dục.

Các con nhớ chớ: tri túc thiểu dục. Mà đó là những bậc Thánh mới có thể sống được tri túc thiểu dục. Thầy vào cái nhà nghèo nhất thì Thầy thấy cũng có nồi này nồi kia đủ thứ, nào là chén sành, chén đĩa sành, tuy xấu nhưng cũng cả đống, cho nên vì vậy nó cũng chưa gọi là tri túc thiểu dục. Cho nên tri túc thiểu dục là chúng ta cứ sống vài ba cái muỗng dùa bỏ của thiên hạ là thấy nó đủ rồi, không có còn gì hết.

Thầy có nhớ là nghe một câu chuyện như thế này mà không biết có không, bởi vì mình không ở xứ người ta. Người ta nói ở xứ Na Uy, đâu bên Âu Châu chớ không phải bên nây, mà trên cái hòn đảo Na Uy, cái dân nó kỳ lắm. Một khi mà nó đi lấy chồng đó, nó có chồng, thấy đúng là tụi nó cũng thiểu dục tri túc dữ tợn lắm, thời đại này mà nó sống được như vậy là cũng quý.

(01:13:11) Khi mà về nhà chồng, nó đem có mười hai cái muỗng dùa à. Về đó thì cái lớn thì làm chén, làm tộ đồ đựng canh, mà cái nhỏ vừa vừa thì làm chén ăn cơm, còn cái kẹt thì nó làm dĩa, còn cái nhỏ nữa nó làm muỗng nó múc. Nó khỏi cần mua muỗng, mua nĩa gì hết, cho nên tụi nó quá tiết kiệm. Cho nên đời sống của tụi nó Thầy thấy như vậy là vợ chồng nó chỉ mười hai cái muỗng dùa là đủ sống.

Cho nên nó khỏi cần gì hết. Sống nó không cần lu, cần hũ gì hết. Nó sống ở gần một cái hồ nước, rồi ra đó nó rửa ráy, nó múc cái này kia, nó nấu nướng này kia, rồi bây nhiêu đó nó bày ra nó sống. Cho nên trong nhà nó không ăn trộm, ai lấy cái gì của nó hết!

Có bấy nhiêu đó thôi, bởi vì cái đồ đó - mà cái xứ đó nó dừa dữ lắm, vậy mà nó làm mấy cái này nó bào cho đen, cho tốt rồi bắt đầu nó để nó xài thôi, thành ra không có ai lấy của ai nữa hết, cho nên cái xứ không có tham lam.

Thầy nghe nói như vậy mà không biết có không. Nhưng mà cái kiểu sống đó thật là mấy ông thầy chùa mình chắc chưa bằng đâu, tại vì mình còn nhiều quá. Lẽ ra thì mình sống như Phật ba y một bát thì hơn nó, chớ còn mình sống cái kiểu đó là sống không nổi.

Nhưng Thầy thiết nghĩ rằng, sau này chắc chắn là nếu mà quý thầy mà sống ba y một bát thì chắc chắn là chịu không nổi đâu. Nói thì nghe nó hay vậy chớ thực tế thì nó không được như vậy.

Thầy nghĩ như thế này. Tại sao? Bây giờ một bộ đồ như Thầy nè, phải không? Là y trung nè, y hạ nè, rồi cái y thượng nè, rồi bây giờ Thầy bắt đầu từ Trảng Bàng này Thầy đi thành phố. Sáng sớm Thầy đi, đi riết cho tới thành phố, năm chục cây số, tới dưới rồi mồ hôi mồ hám nó ướt hết cả cái bộ đồ này hết.

Mà bây giờ làm sao? Giặt thì chỉ còn nước chui hang chớ làm sao ở ngoài được, phải không? Mà gặp trời mưa mà ướt nhoi thì làm sao đây? Chỉ có đêm sau là phải bị cảm lạnh, bị chết luôn á, mà coi chừng bị bệnh phổi nữa là khác.

Cho nên nói chớ đời sống của một cái người tu sĩ thiểu dục tri túc, ít ra nó cũng phải có hai cái bộ đồ ngắn như thế này. Phải không các con? Giữ một cái y thượng thôi, đừng có nhiều, nhiều nó cực lắm.

(01:15:07) Vậy thì như thế nào? Khi mà cái bộ đồ chúng ta mặc này đi tới cái chỗ rồi, nó mồ hôi, nó hôi lắm rồi, chúng ta phải giặt hết rồi. Bây giờ có tắm rửa rồi mình có vấn cái y này lên cũng hôi lắm, mà nó cũng rít rắm, nó không có thể ngủ được đêm đó nữa đâu. Cho nên chúng ta phải lột bỏ hết cái này giặt đi.

Rồi bắt đầu đó, chúng ta mới mặc cái bộ đồ mà chúng ta đem theo, một bộ đồ ngắn vậy thôi, phải không. Cái y hạ và y trung này chúng ta mặc vào, thì đêm đó chúng ta ngủ ngon lắm, bởi vì nó không có dính mồ hôi đó, nằm nó mát mẻ.

Chớ còn cái bộ đồ mà dính mồ hôi này, cũng như bây giờ cái y này, tối mà Thầy đắp lên thì chắc chắn là Thầy ngồi thuyết giảng đây mồ hôi không, mà tối Thầy đắp nữa thì chắc chắn là Thầy thở không được rồi. Mồ hôi của Thầy chớ đừng nói mồ hôi của người khác, mồ hôi người khác chắc là Thầy chắc ngộp thở luôn, chớ không phải dễ đâu.

Đây là sự thật mà, cái gì sự thật là mình nói sự thật, cái cuộc sống mình như thế nào mình nói thư thế nấy, đừng có dối, đừng có che đậy nó. Nói: “Tui sống ba y một bát”, mình coi chừng mình nói láo á.

Nhưng mà sự thật ra, trong cái thời Đức Phật thì mình không biết như thế nào, nhưng mà thời của mình, theo Thầy kinh nghiệm, thì chắc chắn là phải hai cái bộ đồ ngắn thì nó tiện nhất. Nó không có cái y lớn này thì cũng được, nhưng mà nó có cái y lớn thì mình đi ra ngoài, còn không có thì mình không đi, mình ở trong hang, trong thất của mình thì thôi, thì mình mặc đồ ngắn được.

Bởi vì Thầy nhớ lại, cái kinh nghiệm bản thân của Thầy, suốt 10 năm trong thất Thầy có hai bộ đồ. Bộ đồ vàng như thế này, bằng vải, mà hai bộ đồ thế này. Tại sao 10 năm mà Thầy có hai bộ đồ mà Thầy mặc được? Là tại vì Thầy thay cái bộ đồ này, tới chiều thì tắm, tắm Thầy giặt cái bộ đồ này thì Thầy phơi đêm ra sáng là nó khô rồi. Rồi Thầy mặc cái bộ đồ kia một ngày nữa, Thầy cứ thay đổi.

Còn rách tới đâu thì mẹ Thầy vá tới đó cho Thầy. Cho nên suốt 10 năm, cái bộ đồ của Thầy đắp vá nó dầy vậy lận. Từ cái miếng vải mà ở trong cái bộ đồ Thầy mặc đó thì nó đã mục hết rồi, nó chỉ còn cái miếng vá thôi, rồi cái miếng vá kế đó, nó bị rách, mẹ Thầy chắp vá lên.

Thay vì bây giờ mà gỡ cái miếng vá này đi thì cái áo nó bị rách lớn quá rồi, cho nên để cái miếng vá này, rồi cái miếng vá này nó rách mà nó rách nhỏ thì mình đắp cái miếng vá lên. Rồi cái miếng vá kế nó mục nữa, mà cứ giặt hoài nó phải mục mà, nó mục thì vá lên, vá lên.

Cho nên cái áo của Thầy nó thành dầy. Mặc nó ấm dữ lắm, nhưng mà nó càng ấm thì nó lại càng nực chớ cũng không gì, nhưng mà thôi kệ nó, mình tu hành. Cô Út thì cực khổ quá, mình không có nên đòi hỏi may thêm nữa, thôi cứ…​

Mẹ Thầy thì già rồi, đâu có làm gì, cô Út thì buôn bán, còn Thầy thì ở trong thất tu. Cho nên mẹ Thầy cứ ngồi lụm cụm, cứ vá áo cho Thầy thôi. Mà cứ hai cái bộ đồ đó vá hoài. Bởi vì giặt ra thì vò cái nó rách, nó rách thiệt, bà vô coi nó thấy có lỗ thì vá. Cứ như vậy Thầy mặc.

Cho nên trong cái thời gian mà Thầy ra thất, cái khu đất ở chỗ sát thất của Thầy thời đó nó chưa có trồng tre trúc gì đâu, nó còn trống lắm, bởi vì hồi đó tranh đồ này kia phá ra. Do đó Thầy mới cuốc, Thầy cuốc cho nó, Thầy cuốc, Thầy dập nó xuống rồi Thầy trỉa đậu.

Trỉa đậu Thầy mặc cũng bộ đồ đó chớ Thầy cũng không có mặc bộ đồ khác, mặc bộ đồ đó. Thầy với chú Út nhỏ nhỏ này nè, hồi đó thì chú theo Thầy chơi chớ còn chú cũng không làm gì, bắt chú bỏ hột đậu, Thầy trồng trỉa thôi.

(01:18:08) Và vì vậy đó thì các con thấy rằng, chú Chân Tịnh chú mới nghe đồn ở bên Trảng Bàng đây có một ông thầy tu ổng cuốc đất, ổng trỉa đậu rồi ổng cuốc đất chớ không bao giờ bắt trâu bò cày. Đồn vậy mới qua thăm thử coi ông thầy đó sao.

Quả đúng, qua thăm Thầy thấy nội cái bộ đồ mà Thầy mặc không, Chân Tịnh đảnh lễ Thầy liền à! Chỉ có ông thầy nào mà mặc cái bộ đồ đến đỗi như vậy đâu! Cho nên Chân Tịnh hồi mà về đây, muốn xin cái bộ đồ đó mà Thầy nói thôi không có được, để bậy để bạ chúng cười chết đi, Thầy nghèo mà còn làm cái chuyện đó nữa.

Cho nên sau đó Thầy đem Thầy đốt mấy cái bộ đồ Thầy hết, Thầy không có để. Không có để cho ai hết, sợ người ta để, người ta để lại cái kỉ niệm của Thầy hồi còn ở trong thất tu. Thiệt ra nếu mà để lại thì cái di vật rất quý chớ không phải thường đâu, nhưng mà Thầy đốt!

Đó, như vậy là Chân Tịnh theo Thầy, mà theo Thầy nhưng mà phá cái ngủ không được. Chân Tịnh phá cái ngủ không được, chớ phải phá cái ngủ được thì cũng khá lắm. Cho đến tới cuối cùng mà độc cư không nổi, buộc lòng Thầy phải đuổi đi thôi chớ Thầy không để được đó thì các con biết.

Đó thì cho đến hôm nay thì Thầy đem cái giáo án này dạy cho các con biết rằng: Cái Thập Thiện là cái quan trọng cho chúng ta cái bước đầu tiên, và tất cả mọi cư sĩ đều tu ở trong nhân quả.

Như nãy giờ Thầy nói, chúng ta đang sống trong cái bầu trời nhân quả, mà chúng ta vượt ra được cái bầu trời nhân quả tức là chúng ta ló được cái đầu lên cái bầu trời rồi. Còn bây giờ cái đầu chúng ta bị bầu trời chụp, cho nên không có ló.

Còn riêng Thầy, các con chưa thấy cái đầu của Thầy ló ở trển á. Ngồi đây chớ cái đầu của Thầy ló ở trển! Cho nên lúc nào bây giờ cái đầu ló ở trên rồi cái nhân quả chụp dưới này phải không? Cho nên ai nói gì Thầy cười, không có buồn. Còn các con bị nó chụp ở trên này, nói cái nó đụng các con, các con méo miệng hết, không có người nào vui hết.

Cho nên làm sao ló cái đầu được lên trển, nghĩa là cái đầu của mình biểu dài dài ra, ló ở trển cái cao ở trên mây xanh thì sướng quá rồi! Cho nên cuộc đời mà nếu mà chúng ta làm chủ được nhân quả là thấy khỏe rồi. Bởi vì Thầy biết là nhân quả chi phối mình lắm, mà làm chủ được nó là sướng lắm, không có còn sợ nữa.

2.3- HÀNH TRANG TIẾN VỀ ĐẤT PHẬT

(01:20:03) Biết rõ như vậy, hằng ngày các con phải lấy Thập Thiện làm hành trang để tiến bước về đất Phật.

Đất Phật ở đâu chúng ta không biết nhưng mà chúng ta vượt qua nhân quả là chúng ta đến với đất Phật đó. Cho nên:

…​ lấy Thập Thiện làm hành trang để tiến bước về đất Phật.

Lấy Chánh Niệm Tỉnh Giác…​

Đây là những cái phương pháp mà Thầy dạy các con đó, từng bước đó. Thập Thiện, nhớ không?

…​ làm hành trang để tiến bước về đất Phật.

Lấy Chánh Niệm Tỉnh Giác làm phương tiện di chuyển.

Cũng như mình lấy Chánh Niệm Tỉnh Giác mà làm cái xe đạp mình đạp đi mà, để cho nó bớt mỏi chân chút, mà nhanh nhanh hơn chút. Tức là nếu mà mình đi bộ, lấy Thập Thiện mà mình làm hành trang mình đi bộ thì nó lâu, cho nên mình đi mau mau hơn chút thì mình lấy Chánh Niệm Tỉnh Giác, cũng như là mình mượn chiếc xe đạp mình chở cho nó nhẹ chút. Cho nên mình làm phương tiện mình di chuyển đi cho nhanh chút.

Lấy Tứ Chánh Cần làm vũ khí để bảo vệ mạng sống của mình.

Nghĩa là mình đi trên con đường vậy chớ nó cũng có những cái nguy hiểm lắm chớ. Cho nên phải lấy Tứ Chánh Cần làm vũ khí để khi gặp có gì đó là mình chặt đầu nó mình đi qua, chớ không thì nó cướp mạng mình đi, gặp cướp đồ nó cũng có thể nó cướp giật mình giữa đường.

Đó cho nên mình phải lấy Tứ Chánh Cần làm vũ khí, các con phải nhớ kỹ lấy Tứ Chánh Cần, cho nên các ác pháp nó đến là mình dẹp liền, đừng có để, vậy cho nên lấy vũ khí mà chặt đầu nó đi. Còn các con để ác pháp nó đến nó xâm chiếm thì như bọn cướp nó cướp các con rồi, cho nên các con phải tiêu.

Cho nên Tứ Chánh Cần Phật dạy đó: Các pháp ác chưa sanh không cho sanh, mà đã sanh thì phải diệt, các pháp thiện chưa sanh thì cho sanh, mà đã sanh thì tăng trưởng. Phải không? Nó bốn cái điều kiện của Tứ Chánh Cần. Vì vậy mà chúng ta lấy nó làm vũ khí, có phải không?

Lấy Tứ Vô Lượng Tâm…​

Tứ Vô Lượng Tâm làm cái gì đây? Đây các con sẽ nghe để mà biết chớ, không lẽ đi trên đường rồi các con nhịn đói đi được sao? Cho nên lấy Tứ Vô Lượng Tâm mà làm lương thực, làm thực phẩm hằng ngày để mình sống mình đi. Chớ rồi không thể - nhịn đói đi nổi không? Đói quá đi sao được, phải không? Cho nên chúng ta phải:

Lấy Tứ Vô Lượng Tâm làm thực phẩm hàng ngày để nuôi sống mà đi.

Lấy pháp hướng làm kim chỉ nam, không bao giờ lạc lối.

Cái pháp hướng các con cứ nhắc nó thì nó không có lạc, còn các con không nhắc thì vọng tưởng nó vô thì nó lạc mất chứ gì. Các con quên không? Cho nên những cái pháp mà Thầy nêu ra nó có đầy đủ những cái ý nghĩa đề khi mà chúng ta sử dụng nó.

Các con quên nhắc nó là coi chừng các con mất kim la bàn rồi đó. Chỉ Nam Bắc, các con về đi Tây đi Đông mất rồi, phải không? Cho nên mất hướng rồi. Còn có pháp hướng thì các con không bị lạc đâu. Do đó các con sẽ không bao giờ lạc lối.

Lấy cái gì nữa đây?

Lấy tri túc thiểu dục làm phương châm cho cuộc sống của các con.

Bởi vì mình thiểu dục là mình không có gì hết, thì đó là cái phương châm cuộc sống của mình mà có thêm là bỏ ra, có thêm bỏ ra, thì như vậy là mình bỏ ra là mới đúng cái phương châm của mình, mà không bỏ ra là không đúng phương châm.

Mình tu hồi mới đầu mình bỏ ra, sau đó mình nhìn vô cái thất của mình: Trời! Bọc ni lông sao mà đầy hết trơn! Thì có bỏ ra được cái gì đâu. Tới cái lon sữa, tới cái gì, cái gì mà người ta bỏ yaourt trỏng mình ăn rồi đem vô trong nhà mình để mai mốt mình đựng muối tiêu! Cái gì cũng không bỏ hết, thì như vậy là các con đâu có phải là thiểu dục tri túc, cứ nhét vô nhét vô không à.

(01:23:20) Đó. Đi ra ngoài thấy cây đinh cũng lượm vô, thấy con ốc gì của người ta rớt, xe đạp người ta chạy rớt cũng lượm vô để trong nhà. Trời đất ơi, mình có xe đạp đâu mà lượm con ốc đó bỏ trong nhà? Người ta có xe đạp thì người ta lượm vô làm cái gì người ta nhặt, còn mình không có mà cũng lượm con ốc bỏ trong nhà chi?

Đó, tất cả những cái đó đó là cái thiểu dục tri túc của chúng ta mà làm phương châm trong cuộc sống của mình. Rồi lấy cái gì nữa các con? Nó còn nữa chớ!

Lấy phòng hộ sáu căn diệt lòng ham muốn, đó là chấm dứt sinh tử luân hồi.

Cuối cùng thì chúng ta phải phòng hộ sáu căn của mình, để làm gì? Để ngăn chặn nó. Phòng hộ mắt, mình thấy cái đồng hồ mà nó khởi ham muốn: Không được, ham muốn không được! Tức là mình phòng hộ nó, mình không cho ham muốn chớ gì, cho nên nó lìa các vật ra hết, cho nên mình trở thành thiểu dục tri túc. Mà nó lìa ham muốn thì tất cả những cái đó là chấm dứt sanh tử luân hồi của mình.

Ở đây các con có nghe Thầy nói ngồi thiền hít thở không? Không! Phải không, Thầy có dạy thêm cái gì nữa không? Không! Thế mà chúng ta chấm dứt được sanh tử luân hồi rồi. Vậy các con tu cái gì giờ đây? Phải không? Cứ theo cái lộ trình từ người cư sĩ cho đến người tu sĩ mà tu như thế này tức là chúng ta đã phá được cái con đường nhân quả của chúng ta rồi. Các con thấy rõ chưa?

Rồi từng đó các con sẽ đi tới rồi các con sẽ thấy cái hơi thở nó ở chỗ nào Thầy mới dạy tới. Bây giờ dạy hơi thở các con chổng khu cứ hơi thở, Thầy biết hôm rày cứ hơi thở không à. Phải không?

Mới đây thì con giảm giảm lại chớ còn trước kia các con liên miên bất tận, lúc nào hở ra cũng hơi thở chớ không có bỏ hơi thở, còn bây giờ thì đã giảm bớt nhiều. Từ ngày mà có cái giáo án này thì các con thấy giảm xuống, giảm xuống cũng khá nhiều rồi, chúng ta đi lần đến cái con đường của đạo Phật.

Các con hãy cố gắng tiến lên, tự thắp đuốc lên mà đi, ánh sáng và sự giải thoát đang chờ đón các con. Cố lên! Cố lên!

Đây là bức thơ của Thầy mà nhắc các con, nhắc không những là những người cư sĩ ở Hà Nội, những người đệ tử cư sĩ của Thầy đang ở Hà Nội, đang hướng về Thầy, mà đây cũng nhắc các con đang hướng về Thầy, đang hướng đến những ngọn đèn mà Thầy thắp lên cho các con đi.

Vậy thì các con hãy theo những cái gì mà Thầy dạy đây mà các con hãy bước đi, đừng để mất thời gian! Tuổi đời của các con sẽ qua mau, rất là uổng./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy