00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 39 - GIỚI XẢ ĐỌA - NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI MỚI TU

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 39 - GIỚI XẢ ĐỌA - NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI MỚI TU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:53:12]

1- BA MƯƠI GIỚI XẢ ĐỌA

(00:00) IV- Kiết giới Tam Thập Xả Đọa.

Ba mươi cái giới Xả Đọa.

Xả Đọa có nghĩa là có của vật đã phạm đều nên xả cho tăng, đã xả rồi còn tội đọa, nên đối với một vị Thượng tọa cầu xin sám hối, nhưng vì có của vật, tâm tham khinh rất mạnh mà sanh tội, cho nên Phật dạy phải xả cho tăng để dứt trừ cái sự tham lam.

Xả Đọa nghĩa là mình xả bỏ cái tài sản của mình đi. Chẳng hạn bây giờ mình có một cái y là đủ rồi, mình có thêm một cái y nữa thì tức là mình thừa đó, thì mình phải xả cái y đó đi. Cũng như bây giờ mình có hai cái bàn chải đánh răng, thì nó hai cái tức là mình thừa rồi thì mình phải xả bỏ cái đó ra đi. Thì xả tức là mình giao lại cho chư tăng, ai không có thì người ta cho cái người đó.

Cũng như bây giờ mình có hai cục xà bông để mà gội đầu thì tức là có hai cục là dư rồi, do đó mình phải xả cái cục xà bông dư đó ra đi, mình để mình còn một cục mà xài thôi. Cái gì mà nó thừa ở hai hay ba, bốn thì mình phải xả cái vật đó ra, rồi mình giao lại cho chư tăng, và đồng thời mà mình còn cất giữ như vậy đó thì đó là mình còn cái tội đọa.

Cho nên khi mà đọa như vậy đó, mình xả ra rồi nó chưa phải hết đâu, do đó mình phải đến mình tác bạch, mình phát lồ với một vị Thượng tọa cầu xin sám hối: “Từ đây về sau tôi không cất giữ hai vật trong một lượt mà để tích trữ lại những cái vật đó!” Thì như vậy gọi là ba mươi cái tội Xả Đọa này.

1) GIỚI CHỨA Y DƯ NHIỀU

(01:34) 1. Giới chứa y dư nhiều.

Vì sao Phật kiết giới này?

Nguyên do xưa Phật ở nước Xá Vệ cho các thầy Tỳ Kheo thọ trì ba y, không được chứa y dư nhiều. Lục quần Tỳ Kheo ở trong ba thời sớm, trưa và chiều đều chia y thừa, Phật cố ngăn không cho.

Khi bấy giờ ngài A Nan được một y phấn tảo, muốn cúng cho ngài Ca Diếp do ngài Ca Diếp tu hạnh đầu đà thường mặc y này. Mà ngài Ca Diếp không có ở nhà, ngài A Nan sợ phạm y thừa liền đến bạch Phật. Phật hỏi: “Ông Ca Diếp lúc nào trở về?” Bạch: “Lui lại sau 10 ngày Ca Diếp trở về.” Phật nhân thế mà kiết giới cho chứa y thừa trong chừng 10 ngày thọ công đức y.

Ông A Nan ổng có được cái y phấn tảo mà ổng thấy ông Ca Diếp là cái người mà thường dùng y phấn tảo này, cho nên muốn cất giữ để chờ ông Ca Diếp về mà trao cái y này, nhưng sợ cái giới luật cấm mình không có cất giữ y thừa được, cho nên mới đến trình Đức Phật.

Phật hỏi: “Bao giờ ông Ca Diếp về?” Thì ông A Nan nói khoảng độ 10 ngày nữa thì ông Ca Diếp về, cho nên Phật kiết cái giới này: Cất giữ được 10 ngày, ngoài mười ngày thì phải đem ra trình thì nó không có bị tội.

Thọ công đức y:

Thầy Tỳ Kheo ở trong ba tháng hạ tu tập tinh tấn đủ 5 đức hạnh tốt:

1. Không yêu ai;

2. Không giận ai;

Không yêu ai tức nghĩa là không thương ghét người nào đó, hai là không giận người nào hết.

3. Không sợ ai;

4. Không si mê;

5. Biết người nào thọ giới, người nào chưa thọ giới.

Được thọ công đức y 5 tháng từ 16 tháng 7 đến 15 tháng Chạp. Tăng làm pháp Yết Ma xả ở trong khoảng 5 tháng được chứa y thừa ấy mà không phạm.

Nghĩa là trong cái an cư kiết hạ đó, khi mà người ta cúng dường thì mình chưa có rời khỏi cái mùa hạ, thì những y này kia người ta cúng dường thì mình cất không có phạm.

(03:59) Bạch Yết Ma hỏi: Ai có thể thọ công đức y?

Người có 5 đức đáp: Tôi có thể thọ y!

Nếu người được cúng dường nhiều y vật nên lấy một cái tốt làm công đức y, còn ra làm pháp Yết Ma mà chia cho chư tăng.

Nghĩa là một cái người mà ở trong cái hạ đó thì chỉ được nhận có một cái y thôi, còn bao nhiêu thì mình phải trao lại cho chư tăng chớ không có được cất giữ nhiều.

Trong khoảng 10 ngày Phật cho chứa y, là tín chủ cúng y cái nào nên thọ trì thì thọ trì, cái nào nên tịnh thí thì tịnh thí. Không như thế đến ngày thứ 11 lúc minh tướng…​

Tức là mặt trời mà mọc ra đó.

…​ hiện ra thì bị phạm tội Xả Đọa.

Xả Đọa tức là bỏ, phải giao lại cái đó và đồng thời phải sám hối. Nghĩa là qua ngày 11, lúc mặt trời mọc là mình bị cái tội Xả Đọa.

Như vậy là ở đây chúng ta phải hiểu Đức Phật cho cái giới mà chúng ta cất y chỉ có 10 ngày mà thôi, ngoài 10 ngày thì chúng ta phải trao lại cho người khác chớ không được cất. Vì vậy cho nên chúng ta không được có những đồ thừa, đồ dư được, vừa đủ để chúng ta xài cho một cái đời sống tu sĩ mà thôi.

2) GIỚI RỜI Y MÀ NGỦ

(05:15) 2. Giới rời y mà ngủ.

Vì sao Phật kiết giới này?

Do duyên xưa Phật ở nước Xá Vệ, Lục Quần Tỳ Kheo dạo đi trong nhân gian, đem y gởi cho Tỳ Kheo bạn thân. Bạn thân thường thường đem phơi, các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật cho kiết giới này.

Khi bấy giờ có Tỳ Kheo mắc bệnh khô gầy còm cõi, có cái y cũ phấn tảo rất là nặng, có duyên sự muốn đi trong nhân gian, không có thể mang y được. Các Tỳ Kheo vì vị ấy bạch Phật. Phật cho tăng cùng các Tỳ Kheo bệnh bạch Nhị Yết Ma kiết giới bất thất y.

Kiết giới bất thất y trước là kiết ba lớp tiêu tướng, sau là kiết giới bất thất y bằng khuôn của đại giới. Khi ngủ ngoài đại giới để y ở nội giới được, nếu không kiết giới bất thất y thì ba y lúc ngủ phải để gần bên mình, đi đâu ở đêm phải mang ba y theo mình, nếu không, mang ba y vào làng thế tục thì phạm tội, trừ khi bệnh.

Trong Luật Tăng Kỳ nói: Nên kỉnh ba y như là tướng pháp, gìn giữ ba y như là hộ da mỏng trên thân, thường mang theo mình như lông cánh chim bay chạy theo nhau. Đời nay ít có người không cách đêm, huống chi thường mang theo mình.

Thiệt ra thì ba cái y này thì ở trong cái Bắc Tông thì nghĩ rằng ba cái y này là ba cái y, chớ không phải là nghĩ rằng ba cái y này là một cái bộ đồ của một tu sĩ.

(07:04) Chúng ta phải hiểu rằng Đức Phật ngày xưa chỉ có một bộ đồ mà thôi. Bộ đồ đó là cái y hạ, là cái chăn mà vấn ở dưới, đó là cái y hạ, gọi là cái y hạ. Còn cái áo ngắn mà mặc ở trong đó là cái y trung. Còn cái y thượng, y mà Thầy choàng ở ngoài gọi là y thượng, thì Đức Phật chỉ có một bộ đồ như vậy mà thôi.

Khi tắm giặt, mà tắm giặt thì cái y hạ và y trung, thì cái y thượng choàng cho kín thân, như Thầy thường nhắc. Và nếu mà khi giặt cái y thượng thì mặc cái y hạ và y trung để giữ cho kín thân.

Có bấy nhiêu đó thôi chớ không có nhiều, không có ba y mà ôm kè kè như vậy. Cho nên làm sao mà còn cái gì đâu mà dư mà ôm kè kè, mà làm sao mà gọi là mất? Như bây giờ Thầy có đi đâu thì cũng phải y thượng rồi y trung, y hạ, chớ Thầy cởi Thầy bỏ nó chỗ nào được? Cho nên đâu có ôm kè kè.

Cho nên ba y một bát là ba cái y đó chớ không phải là ba cái y cũ, y ngũ điều, y hai mươi lăm điều như Bắc Tông mà ôm kè kè một đống đó, rồi còn mặc bộ đồ, rồi còn áo tràng, rồi hậu, rồi đủ thứ đó, thì cái đó là nhà giàu chớ không phải là nhà nghèo đâu, không phải là người tu sĩ.

Để ba cái y đó đêm ngủ để ngoài đó, gần bên đó, đêm đó mà kiến hay gì vô nó đóng ổ trên đó thì thử hỏi cái ông thầy đó có giải thoát không? Ổng quá khổ vì ba con kiến với cái đống y của ổng, đi đâu cũng ôm nặng nề.

Thầy thấy mấy cô với mấy thầy sợ bỏ ba cái y không có rời, Thầy thấy đi đâu cũng mang một cái túi quá lớn, nặng nề quá tay, vậy là giải thoát cái thứ gì? Nội một cái đống vải đó cũng thấy là quá sợ rồi.

Còn ở đây Thầy chỉ mang vô trong mình Thầy là đủ ba y rồi, còn cái gì mà Thầy ôm thêm nữa? Có một cái bát không bỏ trong cái túi ở bên hông này, đi nó nhẹ nhàng, nó giải thoát, đi cũng như chim bay vậy! Đúng như vậy, không có khổ sở, không có chút nào hết.

Mà ở đây thì giới bổn nó chế như vậy, nó làm cho cái người tu sĩ chúng ta đi đâu phải kè kè một cái rương cà, chớ còn không lơ mơ thì nó rời ba y thì không có được, ngủ thì ôm một bên!

Trời, ngủ mà thí dụ như trời lạnh mà Thầy đắp ba cái y này nó còn lạnh gần chết chớ huống hồ là phải ôm thêm ba cái y để một bên nữa thì Thầy thấy thiệt là! Cái giới luật gì mà chế ra người ta không có giải thoát, mà người ta còn bận cái của cải tài sản quá nhiều đi!

Mà lỡ mất y làm sao? Thì coi như là bị phạm tội đó. Thành ra cứ ôm kè kè nó, có của thì phải sợ ăn trộm chứ sao? Ông thầy nào mà ổng thấy ba y này ổng lén đêm đó ổng hốt đi cái rồi, bắt đầu sáng mất y rồi kể như là tiêu rồi, đó là mất y là phải tiêu rồi!

(09:26) Cho nên vì vậy đó mà rất là khổ tâm cho cái người có của. Đời người ta có của người ta khổ, còn mình đi tu là giải thoát mà còn ôm ba y để làm của nữa thì Thầy thấy thiệt là quá khổ!

Vì sao Phật cho mặc chỉ ba y?

Xưa có vị Tỳ Kheo lúc tại gia giàu có, sắm y phục rất nhiều, sớm mai thay bộ này, chiều thay bộ khác, khi xuất gia cũng thế. Một hôm đi đường gặp Phật, Tỳ Kheo ấy khiêng gánh rương rất nặng nề. Phật hỏi: “Tỳ Kheo mang chi nặng thế?” Tỳ Kheo đáp: “Dạ, y phục của con!”

Phật thấy sắm y phục nhiều không tiện mới thử mặc một y ngồi giữa sân, đến khuya lạnh quá Phật mặc thêm một cái y thứ hai. Quá khuya cũng còn lạnh, Phật mặc vào cái y thứ ba nữa, ngồi tới sáng không còn lạnh.

Phật nói rằng ba y vừa rồi, nên Phật cho chế ra ba y: Ngũ điều, thất điều, cửu điều. Công dụng của ba y là y ngũ điều thường để làm việc, và y thất điều mặc để tụng kinh, lễ bái, tham thiền, niệm Phật, y cửu điều mặc để đi khất thực và thuyết pháp.

Vì công dụng của ba y có khác nhau như thế nên kệ chú của ba y cũng có ý nghĩa khác nhau. Ba y còn tiêu biểu dứt trừ tam độc, siêu thoát tam giới, vì thiểu dục tri túc mà ba y chẳng nhiều chẳng ít nên cốt để cho ấm thân hành đạo vậy mà thôi.

Ở đây Thầy thấy người ta cũng đặt ra những cái điều này để mà nói rằng Phật mặc ba y, đầu hôm thì mặc cái y nó còn lạnh quá, nửa đêm thì mặc thêm cái nữa, rồi nó cũng còn lạnh quá, mặc thêm cái y nữa rồi nó mới hết lạnh, mới ngồi mới được. Sự thật ra Thầy thấy như vậy nó cũng là những cái điều kiện nó không có phù hợp, dù bây giờ Thầy có mặc ba cái y như thế này mà trời lạnh nó cũng vẫn lạnh à!

Tại sao vậy? Tại vì chúng ta phải mặc những cái áo lạnh nó mới hết lạnh, chớ còn cái vải này nó lạnh là nó lạnh à, nó không có hết lạnh được đâu! Quý vị ở Hà Nội quý vị biết à, mặc cái vải này đi, mặc ba bốn lớp thử coi nó có còn lạnh không?

Đem áo bông kêu là áo ấm đó mặc, mà trong khi trời lạnh không độ hay hoặc ba bốn độ thì lúc bấy giờ chỉ có áo lạnh mới mặc nó mới hết lạnh. Chớ còn nếu mà mặc cái vải này mà mặc, bây giờ đổ một đống vải lên nó cũng vẫn lạnh như thường. Đâu có phải cái chuyện đó được!

(11:58) Cho nên ở đây chúng ta nghe cái lý thì nó có hợp, nhưng mà cái thực thì nó không hợp đâu. Nếu mà cỡ sức người ta mặc ba bốn áo mà nó không lạnh thì thôi người ta đi mua áo lạnh làm gì? Chỉ cần lúc mà trời lạnh lấy ba bốn cái chụp vô là được rồi! Thì cái đó là cái lý, chớ còn cái thực thì không thực đâu.

Cho nên ngày xưa người ta nghèo đó, người ta phải may cái áo, rồi người ta nhét cái bông lau ở trong đó đó, như ngài Mẫn Tử Khiên đó mà đẩy cha, cái áo bông lau nó bung ra đó, đó như vậy nó mới ấm. Chớ còn nếu mà không thì cần gì phải may áo bông lau cho ông ta, ông chỉ cần mặc ba cái áo là ông đẩy xe ông cha chạy vù vù rồi chớ gì? Nhưng mà đâu có thực như vậy được! Chúng ta phải biết trời lạnh kinh khủng lắm chớ không phải thường.

Do vì vậy đó, khi mà gặp trời lạnh thì cái bộ y áo mà chúng ta - ba cái bộ y áo chúng ta đang mặc vầy, thì khi mà trời lạnh quá vậy chúng ta chỉ cần choàng lên một cái áo lạnh là nó đã ấm được cái thân của chúng ta rồi. Cho nên những cái xứ lạnh người ta mặc áo lạnh chớ người ta đâu có mặc ba bốn cái áo một lần? Đó là chúng ta phải hiểu, và cái lý đúng.

Cho nên ở đây chỉ là người ta đặt ra, nói có lý nhưng mà cái sự thật thì nó không có lý đâu, làm cho cái ông thầy ở cái mùa nắng, mùa nực cỡ như cái xứ Việt Nam này, luôn luôn cứ ôm ba cái y không, thiếu điều nó - tới đâu, nếu mà trùm lên thì cũng thấy là mệt với nó rồi.

Mà vả lại cái xứ Ấn Độ thì chúng ta cũng biết rằng là cái xứ nóng nực chớ không phải là cái xứ mà nó lạnh lẽo như là những cái xứ như Liên Xô, hay hoặc là như ở Bắc Cực, hay hoặc là ở như Nam Cực, nó quá lạnh. Còn cái xứ Ấn Độ là cái xứ xích đạo, nó rất nóng, nó không có cái độ lạnh mà như ở các xứ lạnh đâu, cho nên ba y của Phật là nhằm vào cái xứ nóng mà lại là nó phù hợp, vậy mà nó còn có khó khăn kia.

Đó thì ở đây chúng ta thấy bàn sơ về vấn đề ba y mà cũng làm cho chúng ta rất là khó khăn ở trên cái bước đường tu hành, vì nó còn nhiều, những vật dụng còn nhiều quá.

3) GIỚI CHỨA Y VẢI QUÁ MỘT THÁNG

(14:05) 3. Giới chứa y vải quá một tháng.

Vì sao Phật kiết giới này?

Do duyên khi xưa Phật ở nước Xá vệ, một Tỳ Kheo y cũ bị rách nát, trong khoảng 10 ngày không thể may y xong, sợ phạm y thừa. Bạn đồng học bạch Phật. Phật cho Tỳ Kheo chứa y dư để chờ đủ số vậy. Lúc bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo chứa nhiều thứ y vải khác, cùng một thứ mà không đủ, các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật cho kiết giới này nêu rõ pháp may y.

Khi bấy giờ Phật dạy ngài A Nan bảo các Tỳ Kheo may các y rọc cho ngay thẳng, may dáng y như là bờ mẫu ruộng, quá khứ, vị lai đệ tử của Phật đều mặc y như thế. Như ta ngày nay lấy dao cắt rọc may thành y Sa Môn, như thế là chẳng bị trộm cắp cướp giật.

Y phi thời: Nếu không thọ công đức y, sau khi Tự Tứ một tháng; nếu thọ công đức y, sau khi Tự Tứ năm tháng gọi là thời y. Quá thời hạn ấy gọi là phi thời y.

Nghĩa là cái thời hạn Đức Phật cho năm tháng, mà nếu quá cái thời hạn năm tháng thì nó là phi thời y, chúng ta phải giao cái y đó lại, không được cất giữ nữa.

4) GIỚI LẤY Y CỦA TỲ KHEO NI KHÔNG PHẢI BÀ CON

(15:29) 4. Giới lấy y của Tỳ Kheo Ni không phải bà con.

Vì sao Phật kiết giới này?

Do duyên xưa ở thành Vương Xá, khi bấy giờ có một Tỳ Kheo mặc y cũ, chằm vá, cũ rách. Liên Hoa Sắc Tỳ Kheo thấy thế rồi phát lòng từ bi thương xót, liền cởi cái y quý giá của mình đang mặc cho Tỳ Kheo ấy đổi, rồi mặc cái y rách đến yết kiến Phật.

Phật bảo: “Liên Hoa Sắc không nên làm như thế, Ta đã cho ni chứa năm y lành tốt còn y khác tùy ý mà tịnh thí cho người.” Nhân vì đó mà Phật kiết giới không cho ni lấy y của mình mà cho.

Các Tỳ Kheo sợ, dè dặt không dám cho ni bà con lấy y. Phật nói: “Cho lấy y của ni bà con. Vì sao? Nếu là bà con thì họ biết so lường có hay không, hoặc tốt hay xấu, hoặc mới hay cũ, nên lấy hay là không nên lấy.”

Theo Thầy thiết nghĩ: Cái người nữ, người ni, mà lấy cái y của người ni mà cho cái người tăng, thì dù là bà con cũng không nhận nữa. Bởi vì một cái người tu thì chúng ta - không phải chúng ta chấp, nhưng chúng ta rất sợ khi mà trao những cái vật.

Vì cái tâm chúng ta bây giờ - người tu chứng thì nó thanh tịnh thì không nói gì, nó ly dục, ly bất thiện pháp rồi, không gì, những cái người mà tu chưa chứng mà cái tâm nó sợ phải sống ở trong cái giới hạnh của Phật thì nó cô đơn lắm. Cho nên khi vật gì của nữ mà nó trao tặng cho mình coi như là cái kỷ vật khó quên, cái tâm của chúng ta nó khó quên lắm.

Cho nên từ đó với người nữ mà trao cho chúng ta, thì theo Thầy thiết nghĩ thì chúng ta đừng có nên nhận, nhận nó làm cái đầu óc của chúng ta nhớ mãi à, khó lắm!

Cho nên chúng ta biết được cái tâm của chúng ta chưa giải thoát thì chúng ta từ chối trước đi, đừng có nhận của cái người nữ, dù cái cái khăn mui xoa chúng ta cũng đừng có nhận nữa, nhận nó rồi nó thành cái kỷ vật, nó lại gây lại cái lưu niệm, nó khó lắm. Cho nên chúng ta phải làm sao cho cái tâm chúng ta nó thật trong sạch để chúng ta ly, để chúng ta xa lìa cho được.

Cho nên dù là cái người ni, Thầy thấy hầu như trong cái dịp mà Thầy về thành phố, Thầy ở chùa Giác Ngộ Thầy đi dạy học đó, bên cái giới ni họ mua từ cây bút, từ cái khăn, từ cái vật này vật kia họ đem họ biếu Thầy.

Họ làm gì? Họ khéo câu Thầy lắm, làm cho Thầy cứ thấy vật đó mà nhớ họ. Cho nên họ cũng khéo lắm chớ không phải là vụng. Vì vậy mà Thầy rất là từ chối. Mà mấy cái ông mà muốn lết lết gần với mấy người nữ thì họ cũng tìm cách này kia để trao những cái vật để mà nhớ nhau, nhớ qua nhớ lại đó. Nhớ riết rồi cái nó lôi ra hết!

(18:17) Đó là những cái họ dùng cái mồi để họ câu với nhau. Bên nữ thì họ câu bên nam, bên nam thì cũng khéo léo mua cuốn kinh này cuốn kinh kia, hoặc là có cái gì đẹp đẹp tốt tốt thì đem biếu cô đó. Cô đó cổ kiếm cái gì tốt tốt cổ biếu ông này, để rồi một mình buồn mới lấy ra, mới nhìn, nhìn thì nhớ cô! Cô ta cũng vậy. Đó là cái lối câu móc với nhau.

Cho nên ở đây, một người tu mà chân thật thì chúng ta tránh cái này đi. Mấy cô tặng biếu cái gì? Tôi chỉ có cái vật gì mà hoàn toàn là thanh tịnh, trong sạch, không có một cái hình ảnh lưu niệm đó thì như vậy là tôi chấp nhận nhận, chớ còn có cái hình ảnh lưu niệm của mấy cô tui sợ lắm! Nó cứ nó nhắc tui nhớ hoài mấy cô đó chắc tui ngồi chắc tui cũng chết! Ngồi thiền gì mà tui cứ thấy cái miệng cô cười hoài, chắc tiêu!

Đó, đó là cái tai họa, nó không phải là đơn giản được. Ngồi yên tịnh thì cái món vật của cô, cái khăn mui xoa cô nó hiện lên cái đầu tui rồi. Mà cái khăn mui xoa cô nó hiện lên rồi thì cái mặt cô nó không trật ở trong cái đầu của tui! Cho nên nguy hiểm!

Vì vậy mà một cái người tu chúng ta đừng có nhận cái đồ gì của mấy cô ni, mà cũng đừng có nhận mấy cái đồ của mấy người nữ. Cái đồ người nam thì mình có thể nhận được, mà cái đồ người nữ thôi thôi!

Mấy người cư sĩ nam biếu thì mình có thể nhận được, nhưng mà nhận vừa đủ thôi, nhận dư họ cũng khi mình nữa, họ nói mình tham. Coi vậy chớ họ cũng khéo lắm chớ, bữa nay họ cho mình cái đó, ngày mai họ cho thêm cái nữa họ nói mình tham rồi á! Mình khéo léo mình từ chối.

Cũng như bữa nay người ta cúng dường mình trăm đồng, ngày mai họ cúng dường trăm đồng nữa, coi chừng! Họ nói ông thầy này tham, mới cúng dường ổng một trăm nay ổng lấy một trăm nữa.

Cho nên mình là người tu mình phải khéo, chớ còn mình không khéo thì không được. Họ làm bộ, cái người cư sĩ họ khéo léo lắm. Thầy nói thật sự, đọc tới những cái giới mà giới đặt ra cho đúng cách để mà chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp không phải những cái giới mà viết ra đây đâu.

Thật sự ra, nếu mà đặt ra cái giới để mà chúng ta thấy là cái pháp để giải thoát thì nó phải là những cái giới như thế nào, chớ không phải là như cái giới bổn mà của các giới sư, các luật sư mà viết ra để mà chúng ta học bây giờ đó, thì đọc qua trong kinh giới, trong kinh thì chúng ta thấy giới Phật rất hay, nhưng mà đọc qua tới giới bổn thì chúng ta thấy nhiều cái nó không có hay.

Do vì vậy mà viết lại cái giới bổn để nó trở thành cái pháp để chúng ta giải thoát thì nó phải viết như thế nào cho hợp. Cho nên từ những cái mà để cho tâm chúng ta đắm nhiễm nó thì chúng ta phải viết như thế nào.

Do vì vậy mà cái người soạn giới mà đã hiểu được được giới là thầy của chúng ta, thì cái giới bổn là cái hạnh của một người tu thì chúng ta phải soạn cho nó đúng cái hạnh thì cái giới nó rất là tuyệt diệu. Còn soạn mà nó không đúng thì dường như là chúng ta lấy vải thưa mà che mắt thánh, để che nó để làm cho mình như là người giữ gìn giới, nhưng sự thật nó tan nát ở trong đó hết rồi.

Cho nên ở đây lấy cái giới mà viết rằng cho Đức Phật chế giới, bảo là ni bà con cho thì cứ lấy, trời! Đâu có phải chuyện dễ đâu! Bà con xa - bà con gần thì không nói gì, bà con xa nó nhớ hoài nó đâu có quên! Cái chuyện đó cũng không phải dễ đâu, nó khó lắm chớ không phải dễ đâu.

5) GIỚI KHIẾN TỲ KHEO NI KHÔNG PHẢI LÀ BÀ CON GIẶT, NHUỘM Y

(21:20) 5. Giới khiến Tỳ Kheo Ni không phải là bà con giặt, nhuộm y.

Tại sao Phật kiết giới này?

Duyên xưa Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, khi bấy giờ ông Ca Lưu Đà Di cùng với cô Thâu Lan Nan Đà Tỳ Kheo Ni ngồi ngang nhau tạo cảnh bất tịnh. Sau đó Phật nghe được điều này mới kiết giới không cho ni giặt y áo của Tỳ Kheo.

Nghĩa là khi mà nghe cái sự mà cái người Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni, hai người ngồi gần nhau rồi trao y áo cho nhau, mà giặt cho nhau, thì Đức Phật thấy cái điều này là bất ổn cho nên mới đặt cái giới này ra, cấm không được mà Tỳ Kheo ni giặt y áo cho tăng, mà cũng như là không được tăng mà giặt y áo cho Tỳ Kheo Ni. Đây là cái sự ngăn cấm đúng cách đó. Bởi cái này nó không có đúng cái tư cách của một cái người tu sĩ.

Đây là sự ngăn ngừa, không phải là ngăn ngừa sự chê bai, mà ở đây - ở trong kinh giới này thì nói đây là ngăn ngừa sự chê bai, nên khai cho ni bà con giặt được y, còn những người ni khác thì không có cho được giặt y. Thì Thầy thấy cái vấn đề này, trong cái kinh giới mà dạy như vậy Thầy thấy nó không hay chút nào hết à.

Là tại sao? Tại vì chúng ta phải hiểu là cái sự chăm sóc, giặt y áo, mà một cái người ni như…​ (Mất tiếng)

6) GIỚI THEO NGƯỜI CƯ SĨ KHÔNG PHẢI BÀ CON MÀ XIN Y

(22:59) Trong cái chương trình học về cái giới bổn mà hồi sáng Thầy đã giảng, bây giờ thì chúng ta học tới:

6. Giới theo người cư sĩ không phải bà con mà xin y.

Vì sao mà Phật kiết giới này?

Duyên do khi bấy giờ Phật ở nước Xá Vệ, ông Bạt Nan Đà Thích Tử gượng cầu đòi cái áo bạch điệp quý giá của trưởng giả, người thế tục chê hiềm, nhân thế mà Phật kiết giới này. Các Tỳ Kheo dè dặt, không dám theo cư sĩ bà con cầu xin. Phật nói rằng cho theo cư sĩ bà con xin y được.

Phật chế cái giới mà không cấm cái người không phải bà con thì không có được xin những cái áo như áo lạnh, áo đẹp, áo tốt, còn mình có bà con cư sĩ ruột thì mình xin được những cái áo tốt được. Nhưng cái sự thật ra, chế giới như vậy - Đức Phật mà chế giới như vậy Thầy thấy nó không có đúng cách. Đây là cái người sau chế giới. Tại sao?

Các con cứ nghĩ cái giới của Phật là cái pháp để chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp, mà còn xin áo đẹp, áo bạch điệp là cái áo đẹp, áo đẹp nhất mà cái người tu sĩ còn muốn mặc cái áo đẹp làm sao, các con nghĩ coi? Thì làm sao gọi là ly dục, ly bất thiện pháp? Mà giới luật chế như vầy, viết như vầy bằng giấy trắng mực đen như thế này làm sao xóa được, mà nói là Phật chế thì Thầy không tin được.

Bởi vì vốn giới luật của Phật, pháp của Phật nhằm giúp chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp để chúng ta sống thoát ra khỏi cảnh thế tục, sống thoát ra khỏi cảnh trầm luân của cái thế gian, thế mà cái giới luật của Phật cho chúng ta có bà con ruột thịt giàu có thì xin áo đẹp được!

Mà vị tu sĩ - bây giờ tất cả những tu sĩ chúng ta đều nghèo hết đi, có một vị tu sĩ nhà giàu đi, có cha mẹ giàu đi, họ xin cái áo bông, áo ấm đi, mặc quá đẹp, thì chúng ta nghĩ như thế nào?

(25:05) Phải không? Các con thấy. Cái giới luật mà chế như vậy thì chỉ có các tổ sau này chế thôi chớ còn Phật đâu có chế kỳ vậy!

Sống cái đời sống của Phật các con thấy cái lục hòa không? Thân hoà đồng trụ, nghĩa là cái thân của người này cũng như người kia đều sống hòa hợp nhau, mặc thì mặc y phấn tảo hay hoặc là có thì cao sang hơn một chút là không có những cái giẻ thây ma thì mặc những cái y thô xấu, chớ đâu lý mà đòi hỏi cái áo bạch điệp, là cái thứ hàng vải lúc bấy giờ cái thứ đó là tốt nhất ở trong cái thời đại của Đức Phật đó.

Mà cái ông Bạt Nan Đà Thích Tử này, cái ông Tỳ Kheo này ông đòi cái áo đó cho được, cái vị trưởng giả này là cái người xa lạ cho nên vị trưởng giả này mới chê cười, đến tai Phật, Phật mới cấm không có cho xin cái người (không) thân, mà hãy xin cái áo đẹp tốt là xin cái người thân của mình, cái người cư sĩ mà người thân, thì như vậy Phật không có chế cái giới cấm là xin cái người lạ mà cho xin cái người thân, như vậy thì không có đúng cái pháp của Phật đâu.

Cho nên đọc những cái câu chuyện như vậy, mà Phật chế giới như vậy, Thầy thấy ông Phật ổng chế giới mà theo cái kiểu này thì Thầy biết rằng tổ chế giới chớ không phải Phật chế giới.

Mục đích của giới luật của Phật là thầy của chúng ta, là cái ông thầy phải thanh tịnh, giới luật phải thanh tịnh, tức là ông thầy phải ly dục, ly bất thiện pháp rồi, mà ly dục, ly bất thiện pháp làm sao ông thầy còn đi xin bà con ruột của mình để kiếm cái áo lạnh hay cái áo đẹp mặc, hay hoặc cái y cho đẹp?

Cũng như bây giờ cái hàng vải này là hàng vải nội, người ta dệt nó thô, mình cái người tu sĩ có bà con giàu có thì xin cho cái hàng vải ở ngoại nhập vào cho nó láng, nó mượt, nó đẹp, còn cái ở đây thô mặc xấu quá. Mà vị tu sĩ mà còn cái xấu cái tốt như vậy thì thử hỏi làm sao ly dục, ly bất thiện pháp? Cho nên cái giới luật chế ra là Thầy đã thấy sai cái ý của Phật rồi, thì đâu có thể nào nói giới này là của Phật được!

(27:03) Cho nên ở đây cái này là phải cấm luôn, không có xin người cư sĩ xa mà cũng không xin người cư sĩ thân thuộc của mình được, là vì tu sĩ là phải mặc y áo là thô xấu, không có được mặc đồ tốt, vì chúng ta còn trang điểm chỗ nào nữa mà tốt mà mặc, mà đòi cái tốt cái xấu? Đó là những cái sai.

Khi đó các Tỳ Kheo an cư kiết hạ xong đến bái yết kiến Phật, sợ ban ngày nóng, để ban đêm đi, lạc đường bị giặc cướp giật y, vẫn để trần hình đến chùa. Tại sao để trần hình mà đi? Vì Phật chế giới là không được dám xin y.

Nghĩa là bị ăn cướp lấy hết y rồi, bây giờ không dám vô trong xóm xin ai hết, bởi vì cấm không có cho xin y, cho nên mấy ông này bị ăn cướp nó lột hết áo y hết rồi, bây giờ chỉ còn mặc cái quần đùi đi về chùa, thì hỏi tại sao lại để ở trần ở truồng như vậy mà đi? Thì nói Phật chế giới, không dám xin ai hết, bây giờ đi vậy!

Đó là những cái mà Thầy nói thiệt là nó nhiều cái trường hợp xảy ra.

Vì tương lai Tỳ Kheo cũng có cái nạn này nên muốn làm nhân duyên để Phật khai thông.

Khai thông tức là chế lại cái giới đó, giới mà xin y đó.

Phật dạy: Trần hình mà đi phạm tội Ác Tác, nên lấy cỏ mềm hay lá cây mà che thân hình đi đến chùa, nếu trước có y thừa thì nên lấy y mà mặc, hoặc lấy vật mà che thân hình. Cầu xin…​

Ở đây cái chế giới này, cái chỗ mà nói y thừa, đã không cho mình hai cái bộ y, làm sao y thừa được? Ba y vừa đủ bộ đồ như vậy làm sao có y thừa? Mà bây giờ ăn cướp nó lột hết rồi, bây giờ làm sao mà gọi là còn y thừa mà che thân? Thì đâu có lý do mà nói như vậy được! Ông Phật gì mâu thuẫn cái miệng quá vậy? Ở đây có mấy ông tổ à, chớ thật sự ông Phật không có nhiều cái chuyện vậy đâu.

Đó, tất cả những cái này mà chế ra Thầy đọc, Thầy thấy, bởi mà khi mà Thầy soạn ra cái giáo án, Thầy mà viết, Thầy đọc lại Thầy viết chắc là Thầy phải sửa hết, sửa hết tất cả các giới hết chớ Thầy không có để như vầy được. Để như vầy là phỉ báng Phật rồi đó, viết như vầy là phỉ báng Phật đó!

Mà tại sao họ viết như vầy mà họ không biết rằng ông Phật là cái người như vậy mà đi chế giới như vậy sao mà viết y chang như vậy à! Mấy ông tổ cũng là những cái người thiệt là vô minh, viết làm sao cũng để vậy chớ không thấy cái đúng cái sai hết. Ông Phật thì viết cái giới luật như thế nào? Là thầy của các vị Tỳ Kheo thì phải thông minh chứ, viết gì mà không có thông minh gì hết.

Đó, đó là những cái…​ Bây giờ đó, mình có y áo này mà ăn cướp nó lấy hết rồi, thì bây giờ mình muốn đi thì mình thì mình phải - thiếu gì, vô trong rừng bẻ lá cây cái mình - nhất là cái lá mật cật đồ đó, thì mình cột một chùm đây cái mình che lên, mình ở trên này mình làm một cái nùi mình cột vô cổ vầy, mình che lên đi vầy, đi cũng như một cái ông mang cái áo tời mà đi trời mưa vậy đó. Đâu có làm sao, người ta thấy cũng như cái bó cây vậy chớ có gì, chớ đâu có điên gì mà đi trần truồng!

Nó dễ, cái chuyện mà vô rừng lá cây thiếu gì, cột một chùm mà mang đi thì rất là tốt có gì đâu. Bây giờ mình có áo, có quần chớ còn ngày xưa người ta đâu có áo quần đó, thì người ta cũng lấy vỏ cây, lấy này kia người ta kết lại người ta cũng làm, người ta cũng mặc được như thường.

(30:19) Khi bấy giờ có Tỳ Kheo bị cướp y, y bị lửa cháy, y bị nước trôi, sợ dè dặt không dám theo cư sĩ không phải bà con mà xin y, Phật nói cho theo cư sĩ không phải bà con xin y. Do duyên đó mà Phật chế giới lại.

Nghĩa là hồi chế giới thì không có cho xin cư sĩ không bà con, rồi sau đó thì cho xin bà con y, rồi bây giờ chế lại thì cho xin y những cư sĩ không phải bà con, thì Thầy thấy nhiều khi chế một cái giới mà Phật chế qua chế lại như vậy mà nó không có đúng cái lý nữa.

Bắt đầu bây giờ nếu mà Thầy chế giới thì Thầy phải biết cái giới đó nó xảy ra cái gì, cái gì trước hết, Bây giờ chế cái giới là không xin y, khi mình có cái y mặc này mà lỡ cái trường hợp bị nước trôi, bị lửa cháy, bị trộm cắp lấy, thì lúc bấy giờ đó chúng ta trở về chùa, thì ban đầu chúng ta vào rừng kiếm lá cây chúng ta làm cho kín thân, rồi chúng ta đi về chùa, rồi từ ở chùa đó thì các vị Tỳ Kheo người ta tìm cách người ta giúp cho mình y áo, chớ không cần phải vô nhà cư sĩ xin đâu.

Ở trong chùa đó người ta có thể, bây giờ cái vị đó về tu viện rồi, rồi bắt đầu cái vị đó ở đó đi: “Bây giờ huynh đệ với nhau, bây giờ tôi có ba cái y này, bây giờ tôi mặc cái y hạ y trung này, tôi biếu cho thầy cái y thượng này.”

Bây giờ đó, trong cái dịp mà Phật tử người ta đến chùa, thì cái vị lãnh chúng ở trong chùa lớn đó thì người ta mới xin Phật tử: “Bây giờ ở trong tu viện có một vị đó bị lửa cháy y hết, hoặc là bị trộm cướp lấy hết y rồi, xin Phật tử cúng dường cho họ một bộ y!”

Thì lẽ đương nhiên là người ta cúng chớ đâu phải đợi cái vị tu sĩ đó đi từng nhà vô xin người ta, ở truồng ở trần đi vô nhà xin người ta còn sợ nữa, cái chuyện đó là cấm. Như vậy là cái giới luật cấm ra, đưa ra là hoàn toàn rất tốt.

Bây giờ y áo không có thì vị tu sĩ đó trở về tịnh xá của mình, trở về tu viện của mình, thì ở đó người ta giải quyết cho mình y áo. Mình có chỗ có nơi chớ đâu phải, mình có thầy có bạn chớ đâu phải là không thầy không bạn sao mà y áo mất rồi cứ vô nhà cư sĩ người ta xin? Cái chuyện đó là mình làm tầm bậy. Chỉ có mình đi khất thực mình xin là mình đi từng nhà mình xin đó là phải, còn y áo là cái vấn đề đó là ở tu viện có người.

Bây giờ các con đói Thầy xin gạo người ta cũng cho, phải không? Bây giờ các con không có áo quần nè, bây giờ rách mục hết nè, Thầy xin người ta cho liền à, không ai bỏ các con hết. Chớ đâu là cần phải các con đi ra xin từng người đâu, các con hiểu điều đó.

Thí dụ như bây giờ Phật tử đến, các con y áo đến, các con ra các con xin người ta cười Thầy nữa chớ đâu phải là - người ta cười chung hết chớ đâu phải là cười riêng nội con không.

Cho nên cái giới luật cấm tu sĩ không có được xin y áo của cư sĩ, trừ ra trong tu viện cái người đại diện cho tu sĩ đó, người ta đứng ra người ta xin khi tu sĩ ở đó không có, rách hết, người ta xin cho. Đó là cái giới luật rất đúng, nghiêm chỉnh, là làm cho người tu sĩ không có hai ba bộ.

Còn nếu mà mình tự xin đó, nhiều khi mình xin mình đút cả đống đó chớ đừng nói, thấy mấy người nhà giàu cứ lại nói: “Bây giờ y áo tui bây giờ cũ rách rồi, cái y này xấu quá, thô quá” hay hoặc là “nay nó bị kiến đồ nó đùn ở trỏng, ẩm rồi bận ngứa này kia, mặc ngứa, thôi xin cho cái khác!” Mình kiếm cớ đủ cách mình xin người ta được hết. Do đó cấm cái giới này thì cấm như vậy là đúng.

7) GIỚI QUÁ THỌ Y

(33:40) Giới thứ bảy:

7. Giới quá thọ y.

Vì sao Phật kiết giới này?

Duyên vì khi Phật ở nước Xá Vệ, có nhiều Tỳ Kheo gặp giặc, mất y…​

Kêu là giặc giã đến á.

…​ đến Kỳ Hoàn Tịnh Xá. Có cư sĩ nghe Tỳ Kheo mất y, mang nhiều y tốt đến cúng, tùy ý mà lấy, các Tỳ Kheo đáp rằng: “Chúng tôi tự có ba y, không muốn nữa”.

Lục Quần Tỳ Kheo bảo các Tỳ Kheo rằng: “Sao chẳng lấy cho chúng tôi hoặc để cho người khác?” Các thầy Tỳ Kheo liền lấy cho Lục Quần Tỳ Kheo.

Lục Quần Tỳ Kheo là sáu cái vị Tỳ Kheo, sáu cái vị này là phá giới, phá luật trong cái thời Đức Phật gọi là Lục Quần Tỳ Kheo đó.

Khi bấy giờ các Tỳ Kheo thiểu dục hiềm trách, bạch Phật. Phật họp tăng lại và kiết giới này.

Khi mà Lục Quần Tỳ Kheo nghe cái tin mà các vị Tỳ Kheo bị giặc giã đến cướp, lấy quần áo hết, y áo hết, cho nên các vị cư sĩ họ đem y áo đến họ cúng dường rất nhiều, thì mấy vị Tỳ Kheo mà người ta thiểu dục tri túc thì người ta vừa lấy đủ một bộ người ta mặc thôi, người ta không xin nhiều.

Trái lại thì cái Lục Quần Tỳ Kheo nói: “Các ông sao không lấy cho nhiều, nếu mà các ông mặc không hết thì mấy ông cứ cho tụi tui, tụi tui cất rồi sau mấy ông không có thì tui cho lại!”

Nói vậy nghe cũng ngọt lắm, cho nên mấy ông này cũng lấy, lấy rồi nhưng mà thấy cái hạnh thiểu dục tri túc như vậy nó không đúng, cho nên các ông này mới trình với Phật, Phật mới cấm giới cái giới là không có cho mình thọ quá nhiều y như vậy, chỉ ba y một bát mà thôi. Đó là Phật cấm, cấm cái này là đúng, không có sai.

8) GIỚI CẦU THÊM TIỀN MAY Y TỐT

(35:22) Thứ tám:

8. Giới cầu thêm tiền may y tốt.

Vì sao Phật kiết giới này?

Duyên xưa Phật ở nước Xá Vệ, có Bạt Nan Đà Thích Tử nghe có vợ chồng đàn việt sắm tiền mua y cúng cho Bạt Nan Đà, ông biết việc ấy bèn đến nhà đòi y mới đó phải tốt, phải chắc.

Có một cái người cư sĩ đó họ định sắm cho cái vị Tỳ Kheo đó tức là ông Bạt Nan Đà đó, họ sắm cho cái bộ y áo. Thì ông này biết rằng cái ông bà cư sĩ này muốn sắm cho mình, nhưng mà sợ ông mua vải xấu đi, không có mua vải nhập đi, rồi mua vải trong nước nó xấu đi, ông ta đến ông nói:

“Ông bà nên mua tui vải thứ của Mỹ đồ, của Pháp đồ nó nó mới tốt, xoa xít xoa pháp gì cho nó chớ còn mua ở trong Việt Nam mà nó dệt ở Việt Nam thì nó xấu lắm, mua đồ hàng ngoại thì nó mới tốt!”

Do đó cái ông này ổng đến ổng nói như vậy, và may phải là loại chỉ này chỉ kia đồ chớ còn cái thứ chỉ Việt Nam nó dồn cục, nó may coi xấu lắm! Ông bàn với cái vị cư sĩ đó.

Cho nên vị cư sĩ đó đó, mới đến mới thưa lại với Phật: “Tôi thì có cái ý muốn cúng dường cho ổng, nhưng mà ổng sao ổng đòi hỏi nhiều quá, ổng đòi hỏi thứ gì đâu không à! Tụi tui thì tiền ít, mà làm sao ổng đòi hỏi thứ đắt tiền quá làm sao mà tui cúng dường cho ổng được?” Do như vậy đó mà Phật được nghe cái điều đó mà Phật mới kiết cái giới.

Tỳ Kheo Ni phạm giới, Phật nhân đó mà kiết giới này.

Khi ấy có cư sĩ yêu cầu Tỳ Kheo tùy ý mà hỏi: “Đại đức cần y thế nào?”

Có cái người cư sĩ người ta muốn cúng dường cho cái vị Tỳ Kheo đó thì người ta hỏi cái ông thầy đó: “Thầy muốn cái loại vải nào, muốn may cái y cỡ nào, thầy nói tui sẽ may tui cúng dường thầy!” Thì có cái người như vậy.

(37:14) Lại có cư sĩ muốn vì Tỳ Kheo may một cái y có giá trị quý giá để cúng cho vị ấy. Vị ấy là Tỳ Kheo tri túc, muốn được cái y không quý giá, cũng nghi sợ phạm giới nên không dám nói theo ý muốn tri túc của mình.

Phật dạy: Nếu có thỉnh tùy ý thì cho phép nói.

Nghĩa là người tu sĩ mà tri túc thiểu dục đó, thì khi mà cái người tu sĩ nói: “Thầy muốn cái loại y nào đó thầy nói thì con sẽ mua sắm rồi con may cho thầy”, thì cái vị đó thiểu dục tri túc thì vị đó không có dám nói: “Thôi tùy hỷ, cư sĩ muốn sắm làm sao thì tui mặc vậy”, thì do đó cái vị đó nói với cư sĩ như vậy.

Nhưng mà Phật lại chế trở lại, là khi mà có sự cầu thỉnh như vậy thì mình phải nói cái ý của mình ra để cho người ta cúng dường cho đúng với cái ý của mình.

Mà sự thật ra theo Thầy thiết nghĩ, cái người tu sĩ mà khi cái người cư sĩ họ có gợi ý họ nói như vậy, thì mình cũng chẳng có cái ý kiến gì ở trên cái ăn mặc này hết mới đúng là cái hạnh thiểu dục tri túc, còn mình nói theo cái ý của mình muốn thì coi chừng nó không thiểu dục tri túc nữa đâu.

Và vì vậy những cái giới luật mà chế, mà nói tới nói lui như thế này Thầy thấy nó không đúng. Bởi vì cái giới như vậy nó đâu có gì mà khó mà lại phải chế mà nói tới nói lui?

Do đó Phật cấm, nghĩa là một vị tu sĩ là luôn luôn phải thiểu dục tri túc, khi cái người cư sĩ mà người ta có lòng cúng dường cho mình thì mình chỉ nói: “Tùy hỷ, cư sĩ muốn cúng như thế nào thì tui nhận lãnh như thế nấy”. Đó như vậy thôi.

“Nhưng tôi cũng khuyên cư sĩ rằng một người tu sĩ như chúng tôi là không có làm gì lợi ích, chúng tôi chỉ tu giải thoát làm gương hạnh cho quý vị mà thôi, cho nên quý vị phải sắm mặc cho chúng tôi ba y như thế nào, thô xấu như thế nào để xứng là một cái vị tu Phạm hạnh, chớ đừng có sắm những cái đồ tốt. Vì chúng tôi là những người tu sĩ không có trang điểm, không có ăn mặc cái thứ tốt được, cho nên các vị cư sĩ hãy thông cảm mà hiểu chúng tôi, chúng tôi không đòi hỏi chỗ tốt!”

(39:12) Còn cái này người ta sắm xấu là mình chê rồi à, thì cái điều đó là chưa có hẳn là ly dục ly ác pháp. Cho nên khi đó, mặc dù là người ta cầu thỉnh cái ý của mình, nhưng mình vẫn đưa cái ý của mình là ý thiểu dục tri túc mới đúng là cái hạnh của người tu. Đó thì như vậy mới đúng.

Thì như vậy là Phật chế cái giới này như vậy đâu có chế tới chế lui chi, một lần một đủ rồi. Vì cái giới nó thuộc về cái pháp để làm cho chúng ta có cái hàng rào để mà chúng ta ly dục ly ác pháp, cái tâm chúng ta không có khởi ham muốn được, cho nên vì vậy mà chúng ta mới sống cái đời sống Phạm hạnh, mới giải thoát được. Còn chế tới lui như vầy, thêm bớt, thêm bớt như thế này là các tổ thêm bớt để chạy theo cái tâm dục của chúng ta chớ không phải gì hết.

Nghĩa là bây giờ khi mà cái người đó người ta cúng mình, mà mình đến mình đòi hỏi này kia thì Đức Phật chế giới cấm, không có được đòi hỏi. Bây giờ người cư sĩ họ yêu cầu mình có những ý kiến, vậy mà Đức Phật cũng cho rằng mình phải có ý kiến cho người ta nữa, thì như vậy là mình cũng chạy theo dục rồi, như vậy ông Phật chế giới này để làm gì?

Cầu mà được đều là phạm Xả Đọa, cầu mà không được thì mắc tội Ác Tác.

Luật Ngũ Phần nói: Đến nơi thân quyến đòi y đẹp, phạm tội Ác Tác. Luật Căn Bản nói: Nếu chỉ xin một miếng vải thôi mà người khác cho là đại y thì không phạm.

Nghĩa là tội Xả Đọa, xả thì là mình buông ra, giao lại cho Tăng đoàn vì nó dư, nó thừa. Khi mà bỏ cái của đó giao lại cho người khác rồi thì bắt đầu phải đối diện với cái vị Thượng tọa hay hoặc là cái vị Đại đức lớn có cái hạ lạp cao, mình đến đó mình phát lồ, rồi mình xin sám hối.

Cho nên cái mà xin phát lồ, sám hối đó là phạm vào tội Ác Tác, cho nên mình phải sám hối, rồi từng đó về sau mình chừa bỏ, không có phạm nữa. Còn xả là phải bỏ vật đó ra, mình có một y thì thôi mà hai cái y là phải giao trở lại gọi là xả, phạm cái tội đó gọi là Xả Đọa.

9) GIỚI KHUYÊN HỢP GIÁ TIỀN MUA Y

(41:21) 9. Giới khuyên hợp giá tiền mua y.

Vì sao Phật kiết giới này?

Duyên xưa Phật ở nước Xá Vệ, Bạt Nan Đà nghe vợ chồng hai cư sĩ cùng nghĩ bàn để dành tiền mua sắm y cúng dường cho ông. Bạt Nan Đà liền đích thân đến nhà hai cư sĩ đó, bảo hợp tiền lại để may được cái y cho rộng, và y cho thật tốt. Phật nhân đó mà kiết giới.

Nghĩa là cái ông Bạt Nan Đà này ổng được nghe hai người cư sĩ nói: “Bây giờ mình thì ít tiền, nhưng mình hợp tiền nhau lại, mình mua sắm để cúng dường ông một bộ y cho nó đẹp.”

Thì ông nghe được vậy thì ông đến ông bàn với hai vị cư sĩ này: “Mấy ông hợp tiền lại, mấy ông hãy mua, may cho tui cái y cho nó rộng ra, chớ đừng có y hẹp quá tui mặc nó nực lắm, nó chật lắm. Và phải may cho tốt nữa cà, may cho khéo cà, chớ đừng có may cái đường to quá vầy tui mặc đi ra người ta coi nó xấu. Cho nên nó phải tinh xảo, nghĩa là may cho khéo léo!”

Do đó thì ông đề nghị với mấy người cư sĩ đó. Nhân cái điều này Đức Phật được nghe, cho nên Đức Phật kiết giới.

Cái người mà phạm như vậy thì nó phạm vào cái giới Ác Tác, phải sám hối, và cái y đó phải xả ra. Thì phạm vào cái tội Xả Đọa cho nên vừa phải phát lồ sám hối mà còn phải bỏ cái y đó, không được mặc cái y đó. Đó là giới thứ 9.

10) GIỚI ĐÒI Y QUÁ 6 LẦN

(42:48) Giới thứ 10:

10. Giới đòi y quá 6 lần.

Vì sao Phật kiết giới này?

Xưa khi Phật ở nước Xá Vệ, bấy giờ trong thành La Duyệt có một đại thần sai sứ đem tiền may y đến cho Bạt Nan Đà.

Sao mà cái ông này có duyên cứ may cho ổng không vầy nè? Hay là không có cái tên nào mà cứ lấy cái tên này đặt ra cho nó nhiều, chớ không lẽ cứ có một ông? Mấy ông đặt giới này mà, đâu có biết tên đâu mà đặt nữa, cứ lấy cái ông này ra mà lôi tới lôi lui đây. Thầy nói là rõ ràng là mình đặt rồi bắt đầu bây giờ không có ai rồi cứ cái ông này lôi à!

Ông liền cùng với người sứ vào trong thành, đem tiền may y gửi cho một trưởng giả quen thân cất. Thời gian khác đại thần hỏi người sứ: “Trước tôi đây sai tiền đến cho ông Bạt Nan Đà sắm y, nay Tỳ Kheo ấy có mặc y đó không?” Sứ giả thưa: “Không thấy mặc.”

Đại thần bèn sai sứ đòi tiền may y lại. Bạt Nan Đà liền gấp gáp đến trưởng giả đòi may y, đến nỗi trưởng giả không đi vào hội nghị được, cho nên vị trưởng giả này bị phạt 500 tiền. Các cư sĩ biết việc ấy nên chê hiềm. Đức Phật nhân đó mà kiết giới này.

Nghĩa là cái ông này, ổng được nhà vua cho một cái số tiền để may y, một vị đại thần đó đem số tiền đó giao cho ông, thì ông đem đến một vị trưởng giả thân của ông cất giữ nó đi. Bây giờ ông còn y: “Khoan để dành đã, lúc nào y tui rách hãy may, ông cất nó đi1”

Bởi vì Phật chế giới tu sĩ không cất giữ tiền bạc, ông đem lại cho ông trưởng giả này cất, ai dè ông trưởng giả này thì ổng cũng tưởng là nó không có chuyện gì, không ngờ là cái ông quan đại thần sứ giả kia lâu quá mà không thấy cái ông này đi tới đi lui, mà không thấy ông mặc cái y mới nào hết, cũng còn cái y cũ, mới hỏi: “Tiền tui cúng dường ông đâu mà sao giờ ông không có mặc cái y mới?”

Do vì vậy đó mà ông đến, ông thúc hối vị trưởng giả này, nhưng không ngờ ông này ổng lại lấy cái số tiền ổng chơi hụi rồi, thì bây giờ lấy đâu mà trả? Do đó nó lòi ra cái thì ông này bị phạt là 500 tiền. Trời! Oan uổng cho ổng hết sức!

(45:05) Đó thì cái thầy thấy, trong cái vấn đề mà chế giới một cách thiệt là - Thầy nói nó lạ lùng vô cùng, cái cách thức lạ lùng mà người ta đọc cái kinh giới này người ta mắc tức cười!

Cho cái vị cứ một cái ông - thứ nhất là cái tên đó lôi tới lôi lui, mà đặt ra cái chuyện nói cho có lý, rồi cái đặt giới rồi sửa đi sửa lại, nó không có hợp lý, một ông Phật mà cái trí tuệ nó không có như vậy thì làm sao mà chế giới được, mà làm sao chết đi mà di chúc là giới là thầy của những người sau!

Các con thấy nó nhiều cái nó vô lý, nhưng mà chúng ta biết nói làm sao, khi các bậc tôn túc của chúng ta, những người đi trước đã làm những cái sự lệch lạc, bây giờ chúng ta chỉ còn biết cố gắng sửa lại từng chút để cho nó đúng cái giới luật của Phật, để chúng ta có cái đường đi, chúng ta tu tập cho đến nơi đến chốn, chớ bây giờ biết trách ai bây giờ?

“Tôi không được phép nhận tiền may y này, đây là pháp của Tỳ Kheo không được chứa tiền bạc, của báu. Hợp thời thanh tịnh tôi sẽ nhận, mà không hợp thời thì tôi không nhận.”

Tức là khi Tỳ Kheo cần y đúng lúc, hay lúc Phật cho phép Tỳ Kheo được chứa, nhận và may thành y vậy.

Thật sự ra nói Đức Phật cho chứa, nhận để mà may thành y thì chắc chắn là ông Phật không bao giờ mà ổng cho Tỳ Kheo chứa, nhận đâu.

Nghĩa là bây giờ mà thí dụ như Thầy tổ chức các con là một cái Tăng đoàn của Thầy đi, Thầy lãnh đạo các con để mà hướng dẫn các con tu hành đi. Mọi người đều có y áo, bây giờ trong chúng các con có một người rách, Thầy phải có bổn phận là Thầy xin cho các con thôi chớ các con khỏi cần phải đi xin, nó lộn xộn lắm, kẻ xin vầy xin khác, tâm các con còn yếu, khi đó nó sẽ bị đắm chìm ở trong cái đẹp cái xấu rồi. Còn Thầy xin, Thầy cho các con cái nào các con mặc cái nấy, nó làm cho các con ly dục ly ác pháp được.

Đó là cái cuộc sống của một cái đại gia đình có một cái người cha lo lắng các con, mà các con là những người hiếu thảo, những người biết tu thì luôn luôn lúc nào cũng lo tu để ly dục ly ác pháp, chỉ miễn làm sao có cái vải hay hoặc có ăn để mà đủ sống, để mà đủ mặc ấm thân mà thôi chớ không cần đẹp nữa, chỉ có mục đích chúng ta làm sao để giải thoát mà thôi, thì không lẽ nào mà còn đi đòi hỏi y này y kia để mà chế giới luật như thế này?

Cho nên 13 cái năm đầu là không chế giới luật, rồi kế sau đó từ 14 năm, 15 năm trở về sau thì Phật chế giới luật, giới này đến giới khác. Thì Thầy nghĩ rằng nếu mà trong con đường tu hành của đạo Phật đã 13 năm không chế giới, thì 13 năm đó và kế tiếp sau thì những gương hạnh của những bậc mà tu trước đều là những gương hạnh thanh tịnh, không phạm giới, thì những người sau mà theo tu đó, thứ nhất là lấy gương hạnh Phật, thứ hai là chúng tăng, thì tất cả những người sau làm sao mà phạm giới được?

(47:52) Chỉ có những cái không phạm giới này thì từ đó những cái pháp mà của Phật mà chúng ta đang tu tập nó đều là cái giới chớ còn cái gì nữa. Do cái giới đó mà chúng ta ly dục, chúng ta mới sống được 13 năm thanh tịnh, tất cả những người theo Phật đều được thanh tịnh, đó là cái giới chớ còn cái gì?

Mặc dù là lúc bấy giờ không có chế ra cái giới bổn, không có phải điều 1, điều 2, điều 3, điều 4 nhưng mà trong kinh giới có Sơ Thiện, Hậu Thiện, Trung Thiện, thì như vậy nó rõ ràng là có giới chớ đâu phải không, mà giới đó nó không phải giới bổn bắt người ta khô khan, mà người tu sĩ phải hiểu cái này là cái pháp ly ác pháp.

Ví dụ như bây giờ nói sát sanh, mà chúng ta không sát sanh thì đó là thiện pháp, mà sát sanh là ác pháp, chớ đâu phải nói là cấm chúng ta đừng sát sanh! Các con hiểu. Cấm không sát sanh có nghĩa là giới bổn, mà sát sanh là cái ác pháp giết hại làm cho đau khổ chúng sanh là ác pháp, mà không giết hại làm cho đau khổ chúng sanh là thiện pháp, mà không giết hại làm đau khổ chúng sanh là ly dục ly ác pháp.

Các con hiểu điều đó. Cho nên đâu có cần gì mà phải giới, nó là giới mà đâu cần, nó là pháp để tu giải thoát. Cho nên 13 năm đầu Phật không chế giới mà có giới chớ đâu phải không!

Đó như vậy. Bây giờ chế giới ra chúng ta lại thấy nó bằng thừa, mà nó lại không có một cái gì mà nó gọi là ly dục được ở trong cái giới này, mà nó lại nhiều cách thức nó vô lý và mâu thuẫn từ cái trước đến cái sau.

11) GIỚI MAY NGỌA CỤ BẰNG TƠ LỤA

(49:15) Giới 11:

11. Giới may ngoạ cụ bằng bông gai tơ lụa.

Vì sao Phật kiết giới này?

Hầu hết là Thầy thấy ba cái y áo, ba cái này không à, ăn rồi y áo chớ cũng không có cái gì, lộn xộn ba cái này không à, không có cái gì mà khác lạ hết, lăng xăng ba cái trang điểm này chớ không có gì. Nãy giờ ba cái y áo mà chưa có ra khỏi nữa, không có nói cái gì, ăn với mặc mà chưa có xong, thành ra chưa có gì mà tới cái gì hết!

Vì sao Phật kiết giới này?

Duyên xưa khi Phật ở nước Khoáng Dã, bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo làm ngọa cụ mới, đến nơi nhà nuôi tằm xin tơ, đứng bên bờ sông để đợi, xem họ ươm tơ, kén quay tơ, tiếng kén kêu. Cư sĩ chê hiềm. Phật nhân đó mà kiết giới.

Ngọa cụ tức là mền chăn, hoặc là mình làm, hoặc là khiến người làm thành thì phạm tội Xả Đọa, không thành thì phạm tội Ác Tác. Nếu vì người khác làm bằng bông gai tơ lụa, thành hay không thành đều phạm tội Ác Tác hết.

Nghĩa là phạm tội sám hối hết. Đó thì, nói chung là Phật cấm không có cho.

Cũng như bây giờ chúng ta mà ngồi thiền rồi mua mút đồ làm một cái toạ cụ, cái bồ đoàn cho nó êm để mà ngồi cho êm đó, thì cái đó là phạm tội, Đức Phật cấm không có cho. Chúng ta chỉ trải một cái miếng vải hay hoặc là trải một cái gì đơn sơ cho nó sạch sẽ để ngồi trên đó mà ngồi thiền thôi cũng đủ rồi, đừng có làm cho êm ấm, đừng có làm.

Cái này đi chờ đợi mấy cái chỗ mà người ta nuôi tằm nuôi tơ để người ta quay tằm tơ đó, chờ cho ổ kén người ta nó bị cắn ra đó, rồi lượm cái đó về dồn vô để làm cái cái bồ đoàn, cái tọa cụ cho nó êm để mà ngồi ở trên đó. Cho nên vì vậy đó, ở đây cái chỗ mà ví dụ chỗ này là tiếng con kén, con kén nó cắn cái ổ kén nó ra đó, nó thành con bươm bướm nó bay đi đó.

Đó là những điều kiện mà chúng ta thấy rằng khi làm tơ được như vậy đó, họ bỏ cái kén vô trong đó họ luộc con kén cho chết đi, rồi họ mới lấy từng sợi tơ họ kéo ra thành chỉ, như vậy mà chúng ta nỡ nào mà chúng ta đứng đó mà chờ để lấy cái đó đem về để mà ngồi cho êm?

12) GIỚI MAY NGỌA CỤ BẰNG LÔNG DÊ RẶT ĐEN

(51:38) Giới 12:

12. Giới may ngọa cụ bằng lông dê rặt đen.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi xưa Đức Phật ở tại nước Xá Ly, bấy giờ bên sông Di Hầu, ở trên lầu các. Các Lê Xa Tử hầu hết là tà dâm, dùng lông dê toàn màu đen may mặc để đi đêm khiến cho người khỏi trông thấy. Lục Quần Tỳ Kheo bắt chước dùng làm ngọa cụ, ai nấy đều chê hiềm. Phật nhân đó mà kiết giới này.

Nếu nhận được vật đã thành, hoặc cắt rọc, làm cho hư hoại, hoặc mỏng, nhẹ may thành hai lớp, nếu làm mền làm gối thì không phạm. Tỳ Kheo là bậc thiểu dục không nên được dùng những đồ đó.

Đó thì Đức Phật cấm chúng ta không có nên dùng những cái đồ da những con vật này con vật kia. Như quý vị thấy ngay cả như đôi dép của chúng ta mà mang bằng da thú là Đức Phật cũng không đồng ý rồi. Chúng ta mang bằng cao su đó là tốt nhất rồi đó.

Còn nhiều khi có nhiều người mang bằng da bò da trâu hay hoặc là những cái loại da mà người ta thuộc ra, thì cái phần đó chúng ta là người tu sĩ chúng ta không thể nào nhìn dưới bàn chân chúng ta mà bằng những cái da của loài súc sanh được. Chúng ta nên tránh mang dép bằng cái loại da của chúng sanh.

Và những cái mền hay hoặc là cái lông cừu mà người ta lấy da người ta thuộc ra để - Thầy thấy có nhiều cái áo ấm, người ta làm một cái - dệt da của con vật có lông, rồi người ta làm cái cổ áo cho nó ấm cái cổ của mình, thì những cái đó chúng ta là người tu sĩ chúng ta không nên dùng, vì đó là có những cái sự đau khổ.

Người ta lột da con vật, rồi người ta thuộc, người ta đi giữ cái lông con vật cho nó dính ở trong cái da đó cho nó khô, người ta kết vào cái cổ áo của mình để làm cho cái cổ mình ấm. Thấy thì sang lắm, đẹp lắm, nhưng với người tu sĩ của chúng ta không có nỡ tâm mà mang cái vật đau khổ ở trong thân của chúng ta được, chúng ta nên tránh.

13) GIỚI MAY NGỌA CỤ KHÔNG LẪN MÀU

(53:48) 13. Giới may ngọa cụ không lẫn màu.

Vì sao Phật kiết giới này?

Do duyên khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo dùng toàn lông dê màu trắng làm ngọa cụ. Cư sĩ chê hiềm các Tỳ Kheo ấy tựa vua và các đại thần. Nhân đó Phật kiết giới này.

Nghĩa là Đức Phật luôn luôn lúc nào cũng kiết giới để mà cấm chúng ta làm theo cái kiểu sang của các nhà vua, nào là thứ màu lông dê đen tuyền, rồi đến lông dê màu trắng cũng như lông thỏ, tất cả những cái điều đó thì hầu hết là người thế gian người ta ưa người ta thích, còn cái người tu sĩ chúng ta không nên, chúng ta nên tránh sử dụng những cái vật đó ở trên thân của chúng ta.

Cho nên cái giới 13 này là cái giới mà Đức Phật cấm chúng ta không sử dụng những cái gì mà xung quanh những vật dụng của người tu sĩ.

14) GIỚI DÙNG NGỌA CỤ CHƯA ĐẦY 6 NĂM

(54:39) 14. Giới dùng ngọa cụ chưa đầy sáu năm.

Vì sao Phật chế giới này?

Nguyên do khi Đức Phật còn tại vườn Cấp Cô Độc, Lục Quần Tỳ Kheo chê ngọa cụ cũ lại sắm cái mới, chứa rất nhiều. Phật nhân đó mà kiết giới.

Giới này phạm dưới 6 năm không được xả cái cũ, hễ sắm cái mới thì phạm tội Xả Đọa.

Ở đây chỉ nói 6 năm chứ sự thật ra Thầy thấy đối với người tu sĩ chúng ta không cần phải 6 năm, mà chúng ta cũng không cần cái vật dụng cái tọa cụ, hoặc là chúng ta chỉ cần lấy cái y cũ như chúng ta vầy, trải chúng ta nằm là được rồi, chứ không cần phải thêm những cái gì để mang thêm, nó nặng nề mà nó không giải thoát. Đã là một đời sống tu sĩ rồi thì chúng ta còn cần thêm cái thứ này làm gì cho nó mệt, cho nó nhọc!

Như các con thấy, người ta chế ra cái bồ đoàn là một cái gối tròn như thế này để kê cái đít ngồi, rồi người ta làm cái tọa cụ là một cái miếng mút như thế này rồi may cái vải vàng lên, thì đi đâu Thầy thấy giống một bao, quảy một quảy, nội ba cái tọa cụ, cái bồ đoàn không cũng thấy phát mệt rồi.

Đó thì các con thấy rằng chỉ có mình ngồi êm cái một chút à, mà từ cái chỗ nhà mình đi đến chùa Thầy thôi, ở đây thôi, mấy con cũng quảy một quảy rồi. Chi cho nó mệt vậy? Chúng ta đi đến đâu chúng ta ngồi tại đó cho nó khỏe hơn mà nó sung sướng hơn, nghĩa là mình ngồi tự nhiên mà nó tốt hơn là cái mình ngồi kê nó lên xuống, nó êm đó chớ nó không có cái tự nhiên đâu.

Giới may tọa cụ mới không khâu miếng cũ.

Thật sự ra trong cuộc đời tu hành, theo Thầy thấy sống buông xả hết, buông xả sạch hết chừng nào sạch hết là chúng ta sung sướng nấy, chúng ta giải thoát hết. Còn mà chúng ta còn thêm một vật gì nhỏ - như vừa rồi Thầy có nói cho các con nghe một câu chuyện đó.

Ông sư đó ổng xả hết ổng còn có cái bát, phải không? Mà khi người ta đến gõ cái bát thì ổng sợ bể cái bát ăn cơm của ổng tiêu đi, do đó ổng lật đật, đương ngồi thiền ổng lật đật ổng buông chân ổng chạy ra coi cái bát có bể không. Thì như vậy là do cái chỗ đó nó cũng còn dính mắc nữa, mà bây giờ chúng ta thêm cái này thêm cái kia cái nọ thì tức là chúng ta không giải thoát đâu.

Cho nên chúng ta càng tu chúng ta càng bỏ xuống, bỏ xuống, chúng ta tập làm sao mà chúng ta đụng đâu chúng ta ngồi đó cũng được hết, đó là cái giải thoát của chúng ta. Tu như vậy mới thật tu, tu như vậy mới thật là sự giải thoát, tu như vậy mới không còn cái sự dính mắc đối với thân tâm, và cái dục của chúng ta không còn nữa.

15) GIỚI MAY TỌA CỤ MỚI KHÔNG KHÂU MIẾNG CŨ

(57:05) 15. Giới may tọa cụ mới không khâu miếng cũ.

Vì sao Phật kiết giới này?

Nguyên do khi Phật còn tại vườn Cấp Cô Độc, chư tăng đi thọ thỉnh, Phật ở tại tịnh xá đi khắp các phòng, thấy tọa cụ cũ bỏ bừa bãi khắp nơi, Phật biết rằng vì họ chê hoặc là quá mỏng, hoặc là quá dày, quá nặng.

Thật sự ra trong cái thời Đức Phật Thầy thấy ba y một bát, không có cái bồ đoàn, không tọa cụ. Mà cái hình thức này các con biết nè: Nào là bồ đoàn, tọa cụ, cái dày cái mỏng, là ai mà có đây các con biết không? Thiền sư chớ ai! Thiệt ra mấy ông cha này chớ ai, nào là bồ đoàn, nào là tọa cụ đây chớ ai mà mấy ổng viết giới đây chớ ai vô đây!

Chớ còn ông Phật ổng đâu có viết cái kiểu này, bởi vậy thời Đức Phật các con biết đâu có chuyện này. Ổng trải cỏ ổng ngồi, ngồi xong rồi ổng ở trên tảng đá ổng bỏ ổng đi chớ đâu có mang cỏ đi theo, phải không? Đâu có cực!

Ổng rời ổng đi chỉ có cái bình bát ổng mang theo thôi, mà đệ tử ổng có nhiều khi nó không thèm mang nữa, nó bỏ giữa đường nữa! Nó bỏ giữa đường, rồi ổng cũng phải ôm cái bình bát ổng đi, đó là đủ biết là Đức Phật xả quá xả.

Còn đọc cái này mình biết là mấy ông thiền sư đây chớ không ai hết, bởi vì cái tăng phòng của ổng, ổng mới đi coi thấy nào là tọa cụ, nào bồ đoàn bỏ bừa bãi, cái cũ cái mới tùm lum đây, rõ ràng là đúng là các thiền sư chớ không phải ông Phật đâu, mà ổng nói là ông Phật đi thấy.

Biết rằng họ chê hoặc quá mỏng, hoặc quá dày, hoặc quá nặng.

Bởi vì có ông làm cái bồ đoàn gì mà cao vầy nè, trời ơi làm cái gối gì Thầy nói quá cao! Còn có người thì làm cái tọa cụ mỏng mỏng vầy, có người thì làm một gang, ngồi thiếu điều nó lún, thiếu điều là mất chân mất cẳng hết.

Phật biết rằng…​ Nhân đó Phật họp tăng, dạy các thầy Tỳ Kheo mỗi khi làm tọa cụ, bồ đoàn mới phải lấy một gang tay cái cũ may lên cái mới.

Nghĩa là lấy cái này chồng lên, đừng có bỏ cái cũ mà chồng lên, chắc là - nếu mà 10 năm chắc chồng cái bồ đoàn chắc phải cao chớ không có thấp!

Lục Quần Tỳ Kheo không tuân lời Phật dạy, vì vậy nên Ngài mới kiết giới này. Sở dĩ phải lấy miếng cũ khâu lên miếng mới là để phá cái sắc cái mới, ấy là phép tắc của Tỳ Kheo thiểu dục nên dùng đồ hoại sắc như giới trước vậy.

Vậy mà Thầy thấy có nhiều người, cái áo nó không có rách mà họ muốn hoại sắc cái họ lượm cái miếng vải, cái áo còn mới lắm, thiệt là đồ còn mới lắm, cái họ lấy cái miếng vải, họ vá chỗ này một miếng, và chỗ này một miếng, làm cho người ta mắc tức cười!

Áo rách thì nó vá thì nó phải, coi nó được, còn cái áo mà vải nó còn mới vầy mà đem vá tùm lum để người ta nói: “Trời! Cái vải còn mới toanh mà sao mà lủng kỳ vậy?” Có phải không các con? Đó là cái - làm cái chuyện đó coi không có được.

Đó là cách thức mình giả dối đó. Nghĩa là người ta nói làm như vậy nó hoại sắc, nó không ấy, vậy cho nên có nhiều thầy cũng làm cái kiểu mình mặc áo vá đồ, nhưng mà thấy cái bộ đồ ông ta mới quá mà vá kiểu đó thì biết rằng nó không phải.

Mà về cái chỗ thí dụ như cái chỗ nào mà nó bị thẳng đồ như cùi chỏ mình vầy thì nó rách thì cũng phải, ổng về cái chỗ này nó đâu có gì đâu mà ổng vá cái chỗ này, nó trật đi, thành ra nó đâu có thẳng mà rách. Cho nên nhiều cái nó vá bậy bạ thành ra thấy không đúng chỗ. Đó, đó là những cái làm cho nó hoại sắc mà nó không có hợp, làm cho người ta biết rằng mình giả tạo, mình gạt người khác.

Vì vậy Phật chế cái giới 15 này là không có phí bỏ những cái đồ mà mình phí bỏ. Người nào phí bỏ thì phạm tội Xả Đọa.

16) GIỚI TỰ MANG LÔNG DÊ QUÁ 3 DO TUẦN

(01:00:38) 16. Giới tự mang lông dê quá 3 do tuần.

Vì sao Phật kiết giới này?

Đức Phật vẫn ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, bấy giờ Bạt Nan Đà đi đường được nhiều lông dê…​

Ai mà bỏ giữa đường dữ vậy?

…​ xâu vào đầu gậy quảy đi.

Ổng lượm được ổng quảy đi, ba cái da dê của ai lột, chắc mần thịt bỏ giữa đường, ổng lượm về.

Cư sĩ chê hiềm: “Thích tử tại sao mua bán lông dê, da dê?” Nhân đó Phật kiết giới.

Người nào mà lượm da dê may giày may dép hoặc là tọa cụ, bồ đoàn thì đều là phạm tội Ác Tác, đều là phạm tội Xả Đọa.

Đức Phật cấm như vậy.

17) GIỚI KHIẾN NI KHÔNG PHẢI BÀ CON NHUỘM LÔNG DÊ

(01:01:22) Giới thứ 17:

17. Giới khiến ni không phải bà con nhuộm lông dê.

Vì sao Phật kiết giới này?

Nguyên do khi Phật ở tại nước Sí Sấu, Ca Duy La Vệ, trong vườn Ni Câu Luật, lúc này Tỳ Kheo lấy lông dê sai bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề Tỳ Kheo Ni nhuộm giùm, nhuộm màu nhớp tay của bà. Đức Phật thấy, nhân đó mà Ngài kiết giới.

Tại sao mà lấy da dê, lấy này kia mà đem nhuộm mà để nấu được, Thầy không hiểu á! Cái cách như thế nào mà cái người tu sĩ đi làm cái chuyện đó, Thầy coi sao được? Thế mà cũng làm được vậy!

Các Tỳ Kheo cẩn thận, sợ không dám nhờ ni quyến thuộc nhuộm. Phật dạy: Được phép nhờ, liền kiết giới lại, thêm câu: “sai Tỳ Kheo Ni không phải bà con” giặt, nhuộm, vỗ, ba việc mắc ba tội Xả Đọa. Tùy theo việc nào không làm thì không mắc tội Đột Kiết La, còn làm thì mắc tội Xả Đọa.

Nhờ tịnh nữ, học pháp nữ tức là Thức Xoa Ma Ni không phải bà con thì làm được, không có phạm tội Ác Tác.

Nghĩa là nói chung là làm những cái việc mà nhuộm y, nhuộm áo, hoặc là làm những điều này thì nhờ Sa Di, Sa Di Ni làm thì không có phạm tội, còn Tỳ Kheo là đều là phạm tội Ác Tác và phạm tội tội Xả Đọa.

Nếu vì người bệnh, vì Phật, vì pháp mà sai nhờ làm thì không phạm.

Đằng này thì thật sự ra những cái giới này họ chế ra, họ nói vì Phật mà làm cái chuyện này, nhuộm cho Phật, hay hoặc làm cho Phật thì không có tội. Mà ông Phật ổng cần gì ổng phải nhuộm, ổng cần gì ổng phải làm? Nghĩa là mặc tới rách rồi thì người khác cúng dường, có gì đâu mà phải vì Phật làm?

Rồi pháp, pháp nó đâu có mặc y, mặc áo mà nó đòi giày đòi dép bằng da dê, bằng da cừu đâu, mà làm sao mà đặt ra mà gọi là không có phạm? Ở đây chỉ lấy cái giới tịnh nữ hoặc là Sa Di, Sa Di Ni, những người mà có thể làm những cái chuyện nhuộm hay hoặc là may này kia thì được, còn cái Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thì không được.

18) GIỚI THỌ TIỀN, VÀNG BẠC

(01:03:52) 18. Giới thọ tiền, vàng bạc.

Vì sao Phật kiết giới này?

Bấy giờ tại núi Kỳ Xà Quật, có một đại thần bảo vợ để dành phần thịt cho Bạt Nan Đà, sau đó con của ông lấy ăn. Sáng ngày Bạt Nan Đà đến nhà đại thần, người vợ muốn cầm tiền ra chợ mua thịt trả lại cho ông Bạt Nan Đà.

Ông Bạt Nan Đà nói: “Nếu vì tôi mà mua thì đưa số tiền đó cho tôi cũng được”. Bà vợ vị đại thần liền để tiền dưới đất, ông Bạt Nan Đà cầm tiền đem gửi cho người bán quán mà đi. Lúc bấy giờ người cư sĩ thấy vậy chê cười.

Cũng cái ông Bạt Nan Đà nữa! Cái ông này thì người ta cúng ổng thịt để dành cho ổng ăn, nhưng cái bà vợ bả lấy thịt cho con bả ăn rồi, cho nên sáng ông Bạt Nan Đà này đến thì thịt nó hết rồi, bà vợ mới cầm tiền mới ra chợ mua, thì ổng sẵn đó ổng nói: “Thôi bà đừng có mua, nay tui có đồ chay rồi, tui không có ăn thịt nữa. Bà đưa tiền lại tui đi!”

Do đó thì ổng cầm cái số tiền của bà kia đưa ổng, thì ổng đưa cho cái người chủ quán, bảo ông này cất giùm đi. Do đó người ta biết được người ta chê cười ổng cất giữ tiền bạc như vậy. Mặc dù ổng không bỏ trong cái y áo ông cất ông đem về, nhưng mà ổng gởi cho người cư sĩ khác cất, do đó là giữ lại tiền của ổng.

Còn hồi đó là tiền thịt của cái bà kia, bả lấy thịt của ổng bả cho con bả ăn đi rồi, bây giờ bả mới lấy tiền bả mua thịt bả trả lại, thì ông này ổng đòi tiền chớ không đòi thịt nữa, bộ ổng ăn ớn rồi, cho nên ông không có đòi nữa.

Do những cái chuyện này mà hầu hết là bên Nam Tông nó nói: “Đúng rồi, đệ tử của Phật ngày xưa ăn thịt thỏa thích, bây giờ mình cũng ăn chứ có gì đâu!”

Đó là những cái giới mà có thể nói rằng nó chế ra như vậy, rồi cái mẩu chuyện này nó làm cho cái người tu sĩ hết thanh tịnh được. Cho nên do đó mà cứ ăn khoái khẩu mà thôi, rồi từ đó không bao giờ mà ly dục ly ác pháp được. Những cái tội đó là những cái tội mà không thể dung tha được.

“Nhờ sự giải thích của ông, với chánh pháp được nhiều lợi ích. Sa Môn Thích tử xả ly châu báu, nếu thấy người nào gọi Ta là thầy mà cầm nắm tiền bạc châu báu thì quyết định đó không phải là đệ tử của Phật nữa.”

Khi ấy Đức Phật dùng vô số phương tiện quở trách Bạt Nan Đà rồi kiết giới này. Dù trực tiếp hay gián tiếp nhận đều là phạm tội Xả Đọa.

Tất cả những người mà giữ tiền bạc là Tỳ Kheo đều là phạm tội Xả Đọa hết. Nghĩa là trước phải trả lại tiền bạc, rồi phải còn xin sám hối, đứng trước một vị phát lồ, gọi là tội Xả Đọa.

(01:06:35) Nếu được tiền, vật báu mà muốn xả đúng pháp thì phải sám hối, rồi tới người tịnh nhân hay là Ưu Bà Tắc đáng tin ưa, nói với họ: “Đây là vật mà tôi không nên nhận, ông nên biết cho!”

Người đó nhận rồi trả lại cho Tỳ Kheo để đổi lấy những vật tịnh cần để thọ dụng như y bát, tọa cụ. Nếu người ấy nhận rồi mà không trả lại thì nên nhờ Tỳ Kheo khác nói mà đòi giùm.

Cái này còn bày đặt nữa! Nghĩa là bây giờ đó, tiền bạc của cái ông này, ông này ổng không có dám giữ cất, ổng giao lại cho tịnh nhân là cái người cư sĩ hay hoặc là cho chú Sa Di nào đó. Bây giờ chú này chú chơi tay trên đi, chú phỗng đi, chú không có trả, thì ông này không biết làm sao đòi được, phải nhờ một vị Tỳ Kheo khác đòi giùm, chớ của mình mình đòi thì kỳ lắm, để nhờ người khác đòi cho mình thì được.

Sao giới luật của Phật chế nó kỳ cục, nó lạ lùng! Hễ khi mà mình không cất giữ tiền bạc thì mình không có tiền bạc, mà mình không có tiền bạc thì mình giao trả lại cho tu viện rồi, hay hoặc là cho Tăng đoàn, hay hoặc là giao cho cư sĩ, người nào người ta muốn sử dụng, người ta làm gì làm, mình coi như không có.

Còn như vậy nó chi phối. Ở trong chùa tu rồi tối ngồi thiền rồi cứ nhớ: “Tiền tui gởi không biết - tui gởi ông đó một trăm, ông kia trăm rưỡi, ông nọ ba trăm, ông nọ hai trăm, không biết bây giờ mấy ổng mua cái gì, còn hay mất?” Hỏi lại nó mất, trời ổng ngồi tu thiền không có được!

Các con nghĩ cái tâm niệm của con người mà, đâu có phải dễ. Mà cứ hễ cái người này cho mình được một trăm hai trăm, gởi cho người kia gởi người nọ, riết rồi gởi riết rồi tính ra mình cả triệu bạc lận. Nhưng mà ngồi đó mà không biết ổng còn giữ cho mình hay ổng lấy ồng làm tiêu mất rồi, chết được!

Đó thì các con thấy, khi mà mình có tiền mình gởi người này người kia, mình bất an lắm. Mà người tu sĩ rồi thì hoàn toàn Phật cấm là chúng ta không cất giữ tiền bạc, thì chúng ta không có đồng xu nào hết thì chúng ta rất an, mà còn có đồng xu nào thì chúng ta không có an đâu.

Cho nên khó lắm. Thầy nói mấy con cứ nghĩ đi, mấy con thấy có khó không mấy con biết. Đối với Thầy, bao nhiêu Thầy giao cho cô Út muốn làm gì làm, Thầy chả biết, còn còn mất mất không biết gì hết, cho nên tâm Thầy rất an, không có còn lo còn lắng còn nghĩ gì hết à! Ai làm gì làm, còn còn hết hết chuyện đó không phải chuyện của Thầy.

Thầy là cái chuyện là phải làm sao ngày đêm cho nó ngủ ngon thôi, ngồi lại chơi thì tâm thanh thản thôi, còn cái chuyện tới trưa người ta cho mình cái gì thì mình ăn, nuốt cho nó no cái bụng mình rồi thì mình ngồi chơi cho nó khỏe thôi.

Thầy chỉ mong ngày nào mà Thầy giảng hết cái giáo án này rồi, trưa Thầy khỏi cần soạn, tối Thầy cũng khỏi cần thức, cho nên Thầy ngồi thiền nhập định, hay hoặc là những cái gì cho nó an ổn cái cuộc đời của Thầy trong cái lúc tuổi già là Thầy thấy thích nhất rồi. Chớ còn cái chuyện mà ngồi đây mà tính phải viết cái bài này, phải soạn cái bài kia, nghe đầu óc nó cũng mắc mệt nữa!

Nhưng mà vì các con chưa biết đường đi, chưa biết pháp hành, chưa biết được cái giới hành, chưa biết cái đường đi mà không có chỉ dạy, làm sao cho các con biết được? Cho nên kỳ này Thầy sẽ chỉ dạy hết, chỉ dạy rất là đầy đủ, từng đó các con biết cái dễ cái khó, cái nào trước cái nào sau, theo đó mà cứ tu tập, đừng có hỏi Thầy, bận tâm Thầy lắm!

Để cho Thầy yên ổn một chút, thanh thản một chút là khỏe. Ngồi từ đây, từ buổi sáng Thầy ngồi trên ghế Thầy ngồi như thế này, tới chiều cái tâm Thầy thanh thản, Thầy không có bận nghĩ gì hết là Thầy thấy hạnh phúc nhất cuộc đời rồi, không cần nhập định gì hết. Cho nên đủ là Thầy như vậy rồi. Ở ngoài ai làm gì làm Thầy chả biết hết là Thầy thích thú nhất.

(01:09:52) Cho nên Thầy ẩn bóng là làm gì? Để ngồi đó mà thưởng thức cái - còn một hai năm nữa để mình thưởng thức được cái tâm thanh thản. Hồi nào dạy các con thanh thản mà các con không chịu sống thanh thản thì bây giờ để Thầy thanh thản cho, coi nào sướng, phải không?

Các con biết không? Dạy các con thanh thản mà thấy các con không thanh thản, thôi để bây giờ mình Thầy thanh thản coi ai ngu ai khôn! Ai dè Thầy khôn Thầy ngồi thanh thản, còn các con thì mắc bận rộn đủ thứ ráng chịu. Chớ Thầy đâu không dạy, dạy mà tại các con không chịu nghe thì thôi. Cho nên bây giờ Thầy mới ngồi Thầy thanh thản. Đó là lúc mà Thầy thanh thản rồi thì không ai kêu Thầy được hết. Đó.

Còn nhập định đồi chớ, nhập Tứ Thiền rồi các con còn réo Thầy, Thầy còn giật mình. Bởi vì ở trong đó người ta réo quá cái mình động mình giật mình. Còn thanh thản không ai giật mình được, phải không?

Bởi vì Thầy tâm thanh thản thì không ai réo Thầy giật mình được. Mà nhập định thì các con ở ngoài các con tu không được, các con cầu khẩn, cứ cái tên của Thầy gọi hoài, nó ở trong nó giựt Thầy không biết bao nhiêu lần, Thầy chịu không có nổi! Còn khi nào mà Thầy nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì các con gọi Thầy như cục đá Thầy cũng không biết, cho nên Thầy cũng rất yên.

Cho nên vì vậy mà Thầy muốn Thầy thanh thản hơn là Thầy nhập Tứ Thiền, bởi vì nhập Tứ Thiền cái thức thức của Thầy nó tỉnh, sức tỉnh nó vô cùng lận. Cái sức tỉnh mà Thầy nói rằng nó không còn có cái mà ngủ mê ngủ man được nữa hết, nó tỉnh lắm, cho nên cái đó mà ở ngoài ai động cái gì thì nó - giao cảm được nó thì nó đều là động hết, nó biết được hết. Cho nên cái chỗ mà nhập Tứ Thiền nó rất là tỉnh táo lắm, nó tỉnh rất cao độ.

Nó khó lắm. Cho nên ở đây thì trong khi đó, khi mà Thầy ngồi thanh thản mà các con bắt chước theo được thanh thản, thì nội cái chùa của mình không khí nó thanh thản hết, phải không? Nó yên phăng phắc. Còn mấy con mà không thanh thản được thì tự các con chịu lấy, chớ Thầy không có gánh vác được cái điều đó đâu.

19) GIỚI KINH DOANH TÀI BẢO

[Trưởng lão không giảng trong băng]

20) GIỚI ĐỔI CHÁC CÁC THỨ

(01:11:41) 20. Giới đổi chác các thứ.

Vì sao Phật kiết giới này?

Do duyên khi Phật ở nước Xá Vệ, vườn Cấp Cô Độc, bấy giờ Tỳ Kheo Bạt Nan Đà đem gừng sống đến chợ đổi thức ăn.

Ông này chơi kiểu mua bán rồi đây! Cũng cái ông này, giờ ổng trồng gừng, ổng đào gừng ổng đem xuống chợ ổng buôn bán, ông đổi chác. Đi xin ăn không chịu đi xin ăn còn đem gừng mà đổi! Đâu mà giới luật gì chế kỳ cục vậy Thầy không biết, trong cái thời ông Phật mà có cái lạ như thế này, không hiểu làm sao!

Đem gừng sống đến chợ đổi thức ăn, lại nhuộm y cũ…​

Đem lại mấy ông thợ nhuộm đặng đem gừng đổi, ổng nhuộm đặng về ổng lấy gừng.

…​ lấy y mới. Ngoại đạo biết bị lầm nên ăn năn xin đổi lại y. Bạt Nan Đà không chịu đổi. làm mang tai tiếng. Nhân đó Phật kiết giới.

Cái ông này đem xuống chợ, ổng lấy gừng sống đó ổng trồng rồi ổng đem đổi thức ăn, rồi ổng đem lại ổng nhuộm cái y cũ của ổng, ổng lấy gừng ổng đem nhuộm y cũ. Rồi ổng đem lại ngoại đạo ổng nói y ổng y mới, ổng đổi cho người ta, ổng gạt người ta, rồi ổng lấy cái y mới của ngoại đạo ổng đi về.

Rồi ngoại đạo nó về rồi ổng dòm lại thì thấy cái ông này mới có đem nhuộm cái y cũ của ổng đây, ổng nhuộm lại cho nó mới mới đây, rồi ổng đem ổng nói y mới của ổng đổi mình lấy cái y, ổng đi mất rồi. Cho nên mấy cái ông ngoại đạo này tức mình mới đến mới trình với Đức Phật. Đức Phật nhân cái dịp đó mới chế giới.

Cái ông này thiệt là gian xảo, ông Nan Đà này không có chỗ nào chê ổng hết! Tu hành để trồng gừng rồi đem đổi chác, rồi đem nhuộm y áo cũ làm y áo mới rồi đem gạt mấy cái ông ngoại đạo, cho nên bị mắng vốn là phải.

Trường hợp phạm: Nếu Tỳ Kheo mậu dịch dưới mọi hình thức, kết quả thì phạm Xả Đọa, không có kết quả thì mắc tội Ác Tác.

Pháp Xả Đọa là hối hận trả lại như giới chứa y dư. Giới trước dùng vàng bạc, bảo vật đổi chác, mua bán nên bảo xả cùng với tịnh nhân, giới này dùng y dược, phẩm vật đổi chác nên bảo xả bỏ, không được cất giữ nữa.

21) GIỚI CHỨA BÁT DƯ

(01:13:59) 21. Giới chứa bát dư.

Bây giờ tới cái bát rồi đây.

Vì sao Phật kiết giới này?

Nguyên do khi Phật ở tại nước Xá Vệ, Lục Quần Tỳ Kheo vì tìm cầu bát mới nên chứa bát cũ rất nhiều, do đó Phật kiết giới không cho phép chứa bát dư.

Khi ấy Tôn giả A Nan được người cúng một chiếc bát quý giá, muốn cúng lại cho ngài Ca Diếp mà ngài Ca Diếp thì không có ở nhà. Sợ phạm tội bát dư, Tôn giả A Nan đến bạch Phật.

Phật hỏi: “Ca Diếp bao lâu mới về?” Tôn giả A Nan thưa: “Sau 10 ngày nữa ngài Ca Diếp mới về.” Do đó Phật cho phép chứa y dư được 10 ngày.

Cũng lấy ông Ca Diếp rồi lấy ông A Nan để mà lấy cái cớ để mà lấy mười ngày, mấy ông mà viết giới luật này không còn biết ai hết! Hồi nãy thì cũng ông Ca Diếp về cái y, ông A Nan muốn cúng dường cho ông Ca Diếp cái y rồi cũng là phải chờ ông Ca Diếp mười ngày, rồi bây giờ bát dư.

Ông này chỉ đi có 10 ngày chớ đâu có 20 ngày? Các con thấy cái người mà đặt giới này họ lấy cái giới 10 ngày, cho nên bắt ông Ca Diếp là phải đi xa Phật có 10 ngày rồi trở về chớ không có đi lâu.

Mà có nhiều khi Thầy thấy ông Ca Diếp mà ổng đi, hồi lúc mà Đức Phật nhập diệt đó, ổng chạy về hổng cẳng không kịp, chắc ổng đi xa lắm, đâu có 10 ngày được! Do đó mà ở đây cứ 10 ngày 10 ngày không à, thì Thầy thấy đây là một cái cuội, không có thật. Chế giới cái kiểu này thiệt là cái chế giới…​ Cái người mà có trí thì người ta làm sao tin cái này được, do những cái câu chuyện đặt ra mà nó không có cái lý.

Bát có hai loại: Thiếc và sành.

Nghĩa là có loại bát bằng thiếc. Mà ngày xưa không biết có thiếc không? Thầy nghĩ rằng lúc bấy giờ chắc đồ đồng đó là có quá lắm rồi chớ đâu có thiếc được, nghĩa là biết hồi đó có không? Sành thì chắc có.

(01:16:01) Hai màu đỏ và đen. Bát lớn chứa ba đấu, bát nhỏ chứa một đấu rưỡi. Bát bằng đá là bát của Như Lai, bát bằng gỗ là bát của ngoại đạo, bát bằng vàng, bạc, lưu ly, bảy báu là bát của bạch y…​

Của cư sĩ đó.

…​ đều không phải là đồ ứng lượng của Tỳ Kheo thọ trì.

Nghĩa là Đức Phật thì bát bằng đá, ở đây cái chỗ này thì mình không biết nó có như thế nào Thầy không biết, nhưng mà cái bát bằng đá thì của Phật, chắc là các vị Tỳ Kheo cũng làm bằng đất đá. Bát bằng gỗ thì của ngoại đạo, ngoại đạo chắc nó lấy cây nó đẽo làm cái bát. Bát này coi chừng cháy á!

Còn bát bằng vàng, bạc, lưu ly, bảy báu thì của cư sĩ.

Chắc ngày xưa, chắc là người dân, người cư sĩ cũng như là người tu sĩ đều là ăn ở trong cái bát không chớ không có cái chén như mình bây giờ, hay tộ đồ như mình bây giờ, cho nên người nào cũng dùng bát hết, vì vậy mà Phật cũng dùng bát. Mà Thầy không hiểu là trong cái thời đó không biết người ta có chén đũa người ta ăn không, hay hoặc là toàn là ăn bát.

Ở đây thì nói vậy mình hay vậy, nhưng mà mình không có trở về cái thời quá khứ đó được cho nên mình không biết, nhưng mình nghĩ rằng cái bát đá, bát đất, chắc chắn có thể là Đức Phật chấp nhận, còn cái bát gỗ coi vậy chớ nó không có sạch đâu. Bởi vì cái bát gỗ mình ăn, lâu ngày những cái đóng ở trong cái bựa hay hoặc nước đồ rửa nó không sạch bằng cái bát đá, bát sành.

Còn cái bát bằng vàng, bằng bạc, bằng thiếc đồ đó, cái thứ đó nó ra sét, nó ra những cái chất độc mình ăn vô độc lắm, nó không có tốt đâu. Cho nên cái bát mà bằng đất, bằng sành của mình chớ ăn tốt lắm, còn cái bát bằng nhôm hay bằng này kia ăn không tốt.

Không biết bây giờ bằng nhựa, không biết mấy con ăn nó ra sao chớ Thầy thấy kiểu đó không biết chừng nuốt ba cái nhựa vô, càng ngày cái bụng nó càng bự ra, chết được á! Bằng cao su mà, hay bằng nhựa gì đó Thầy không biết, thấy mỗi ngày mình ăn nó mòn một chút một chút đó, nuốt vô trong bụng mình không biết.

Cho nên Thầy thấy mấy cái mâm mà đựng đồ ăn đó nó cũng làm bằng nhựa đó, nó cũng độc lắm. Nhưng cái thân mình vô thường thì thôi kệ nó, nó chết sớm chừng nào tốt chừng nấy, chớ nó sống dai nó cũng cực!

22) GIỚI KÉM LẰN RANH CẦU BÁT MỚI

(01:18:20) 22. Giới kém lằn ranh cầu bát mới.

Vì sao Phật kiết giới này?

Đức Phật cũng ở nước Xá Vệ, bấy giờ Tỳ Kheo Bạt Nan Đà bị bể một cái bát…​

Cũng ông này luôn!

…​ tìm xin được nhiều bát mới. Cư sĩ chê hiềm. Phật nhân đó mà kiết giới này.

Ranh nghĩa là cái bát mà nó nứt thành đường ranh đó. Nếu mà đủ năm đường ranh mà không rỉ chảy thì đi tìm xin cái bát mới được, mà nếu mà nó ranh nứt mà nó chảy thì phải xin cái bát mới. Dưới năm đường nứt mà không bị rỉ chảy thì khỏi có tìm cái bát mới, mà nó có rỉ chảy thì nên tìm bát mới, xả bỏ cái bát cũ.

Phép xả bát này, người phạm phải đến nơi vị Thượng tọa quỳ gối chắp tay tác bạch: “Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ Kheo…​ bát bị nứt dưới năm lằn ranh và nó đã chảy nước rồi, lại tìm xin bát mới, có phạm Xả Đọa, nay xin xả cho tăng.”

Xả rồi nên sám hối. Tăng nên Yết Ma trao bát cho. Bát này nếu là loại quý nên lưu lại, lấy cái bát tối hạ, bạch Nhị Yết Ma mà trao cho. Tác Yết Ma xong, vị kia đem cái bát đó đến trong tăng, thứ lớp hành xả. Nếu mọi người không ai lấy nên trả lại cho vị Tỳ Kheo ấy nếu họ giữ trọn đời, còn cái bát trước kia họ thọ trì nên như pháp mà thọ trì.

Nghĩa là cái bát nứt đó năm đường mà nó chưa rỉ chảy thì cái ông Tỳ Kheo này không có được lấy cái bát mới mà phải xài cái bát cũ, còn cái bát mới đó giao cho Tỳ Kheo, những người mà người ta ở trong đó người ta thiếu, người ta lấy người ta xài.

Còn nếu mà tất cả mọi người người ta đủ người ta không có lấy, thì bắt đầu mới giao cái bát đó lại cho cái vị mà đi xin cái bát đó, thì cái vị mà cái bát nứt đó, cái bát mà bị ranh chảy đó mới bỏ cái bát đó được, chớ còn không thì cũng phải dùng cái bát nứt đó chớ không có bỏ được.

Thầy thấy cái giới này tạm thời thì như vậy cũng tạm được, là vì thiểu dục tri túc, là vì mình ăn cơm chớ đâu phải ăn canh đâu mà sợ chảy nước. Do cái uống nước nó có rỉ chảy thì nó cũng ướt tay chớ nó đâu có chảy tới mà ướt áo ướt y mình được, do nó mới có ranh thôi chớ nó không phải bể một cái lỗ lớn nữa. Vì vậy còn có thể dùng được thì mình cứ dùng cho tận cùng, không nên phí bỏ mà chạy đi xin bát mới.

Đó thì, nếu mà cái người tái phạm mà hai cái bát, cái bát này vừa muốn ranh nứt là mình để dành cái bát mới để cho khi cái bát này hư là mình bỏ, là mình lấy cái bát mới mình xài, thì trong cái khoảng thời gian mà dành đó thì mình phạm tội là Xả Đọa, hay hoặc là Ác Tác, phải bỏ, không có được dùng nó nữa.

23) GIỚI KHIẾN THỢ DỆT KHÔNG PHẢI BÀ CON DỆT

(01:21:16) 23. Giới khiến thợ dệt không phải bà con dệt.

Vì sao Phật kiết giới này?

Nguyên khi Phật vẫn còn ở nước Xá Vệ, Tỳ Kheo Bạt Nan Đà…​

Cũng ông này nữa à, cứ ông này không à!

…​ muốn may y Tăng Già Lê, xin được nhiều tơ đem đến cho thợ dệt, bảo dệt ba y, tự tay giúp vào việc của thợ dệt, tự coi dệt. Phật nhân đó mà kiết giới.

Pháp xả: Ăn năn trả lại đúng như giới dư y.

Trường hợp không phạm: Thợ dệt và người cho chỉ đều là thân quyến; nếu tự dệt làm đãy đựng bình bát, dây ngồi thiền, dây lưng, mão, khăn lau.

Cái vị Tỳ Kheo này đủ loại hết. Nghĩa là trong khi đi xin nào là dây lưng nè, nào mão nè, rồi dây để ngồi thiền nè, rồi đãy đựng bình bát nè, rồi bị đựng bình bát nè, tất cả mọi cái này đều nhờ những người thợ dệt mà người ta là những người thân của mình thì được, mà người lạ thì không được, thì thật sự cái này thân hay lạ theo Thầy nghĩ cũng không được hết.

Tại vì những cái này là những cái thừa của người tu sĩ. Những cái này là cái người mà có thể không ly dục rồi, không có ly ác pháp rồi, cho nên còn đắm đuối theo. Đời chúng ta bỏ hết rồi còn gì mà đi ham muốn, như cái túi đựng bát phải cho nó làm đẹp như thế này thế khác.

Điều đó cũng là những cái sai mà người ta không thấy được cái pháp để cho chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp. Đó, những cái điều kiện rất là sai.

24) GIỚI KHUYÊN DỆT Y TỐT ĐẸP

(01:22:47) 24. Giới khuyên dệt y tốt đẹp.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật ở nơi vườn Cấp Cô Độc có một cư sĩ xuất tơ tốt, khiến thợ dệt may y, cúng cho Bạt Nan Đà.

Làm cái gì tốt cũng cúng ông này mà ông này tệ nhất hết! Bởi vậy cái giới luật này nó cứ lôi cái ông này ra à, mà ông này tu chẳng có ra gì mà người ta cũng cúng ổng, cái tốt cũng đem cúng ổng, cái xấu cũng đem gán ổng, cho nên Phật nhờ ổng mà chế giới đủ thứ hết. Như vậy là nhờ cái ông này mà các tổ chúng ta chế giới ra chớ không phải là ông Phật. Chúng ta thấy rõ ràng là cái tên Bạt Nan Đà này nó nhiều quá.

Bạt Nan Đà liền đến nhà cư sĩ xin tơ thêm nơi vợ của cư sĩ…​

Ông lại ông xin ông chồng, lại xin bà vợ.

…​ đem cho thợ dệt, bảo dệt cho dài, rộng và chắc, đẹp, và hứa trả thêm tiền công.

Ông này ổng làm sao có tiền mà ông đòi trả thêm tiền công người ta nữa! Thì ông này chắc là dư lắm, dư nhiều lắm, ổng gởi cư sĩ cất tiền không biết bao nhiêu mà nói.

May y xong, cư sĩ thấy không phải như trước khiến thợ dệt, hỏi ra mới biết vấn đề. Cư sĩ chê hiềm. Phật nhân đó mà kiết giới này.

Khi có cư sĩ yêu cầu thỉnh tùy ý, các Tỳ Kheo nghi không dám trả lời, không dám đòi hỏi như ý mình. Đức Phật dạy cho phép nhận, cho phép đòi hỏi.

Cấm không cho đòi hỏi, không cho ý kiến ở trên cái sự dệt y áo của mình. Thật sự ra thì theo Thầy nghĩ, khi người ta muốn cúng dường y áo của mình, người ta may hẹp thì mình mặc hẹp, may rộng mặc rộng, may sao cũng được hết, miễn là có cái y áo mình mặc là được rồi.

Nhưng mà không lý người ta may hẹp làm sao mình mặc được? Người ta cũng nhắm mình coi rộng, người cao lớn hay là ốm hay là mập, người ta cũng may cho mình vừa, cho nên tùy người ta cúng làm sao mình nhận vậy, không đòi hỏi không ý kiến gì hết. Nghĩa là cái người đi xin mà, đâu có ý kiến gì. Còn ở đây hầu như là chúng ta - trong giới luật này hầu như là có ý kiến.

Rồi khi mà có những cái điều mà cư sĩ người ta giả đò người ta hỏi: “Bây giờ tui muốn may cho thầy cái y như vậy, thầy có ý gì không? Muốn hàng nào, vải nào?” Người ta nói vậy chớ mình đòi hỏi mình chỉ rồi cái họ về họ cười mình à! Thầy nói các con cứ nghĩ có không thì biết à.

(01:25:00) Có người họ đến: “Bây giờ con xin thầy, con cúng dường thầy bộ y áo, thầy muốn loại nào thầy cứ nói, con sắm cho thầy!” Mà ông thầy nói: “Tùy con, con muốn cúng dường sao cũng được” thì họ còn quý trọng mình, chớ mình nói: “Bây giờ phải mua thứ vải này, hàng này, màu này vầy vầy vầy, làm cho thầy bộ y áo vậy đó” là về cái họ cười mình liền á.

Họ khéo léo lắm, họ làm bộ. Thầy biết mà, Thầy đi chung với cư sĩ nhiều lần Thầy biết lắm. Họ đem một cái ly nước ra họ mời Thầy cái ly nước, thí dụ như ly nước chanh hay hoặc là ly nước ngọt đi, hay hoặc cái hộp Coca vầy đi, để giải khát đi. Mà Thầy không uống thì họ quý trọng Thầy, mà Thầy nhận Thầy uống rồi thì hồi đó họ không nói đâu, không gì hết đâu, mai mốt Thầy nghe họ nói lại: “Biết không? Ông thầy ổng cũng thèm nước thấy mồ!”

Thật sự ra đó là những cái điều kiện, họ đều là những cái người không có phải kính trọng mình đâu, họ nhìn cái đám tu sĩ của chúng ta, rồi thấy một cái người giữ giới mà không có nghiêm trì được, họ dụ lắm. Mà mình á, mình giữ cho trọn, mình biết là ly dục ly ác pháp rồi, mình không thèm, do đó mình mới giữ trọn.

Chớ còn họ đem nhiều cái họ bẹo cho mình thèm lận, mà người nào mà không giữ trọn, Thầy nói đi với Thầy các con sẽ thấy. Họ đem cái này, đem cái kia, đem cái nọ họ bẹo thôi, cái ông nào mà đi với Thầy lát ổng cũng rớt hết à! Không uống ly sữa thì lát cũng ních cái hộp kem hay hoặc là hộp da ua à.

Thế nào mấy ông đó ổng dụ riết mấy ổng cũng ních hết: “Ôi Thầy thì vậy chớ mấy thầy mới tu mà, giữ ít ít thôi để cho nó còn sức khỏe mấy thầy tu!” Chớ họ nói ngọt lắm, làm một hơi mấy ổng xiêu lòng mấy ông ních hết, ních tới chừng rồi đi về rồi họ cười thôi, họ cười ngả cười nghiêng, họ nói: “Mấy ông thầy có tu ra gì đâu!”

Mà họ dụ mình để rồi họ cười mình, các con nên nhớ điều đó chớ chưa hẳn họ đã là kính trọng mình đâu. Cho nên Thầy biết mấy ông cư sĩ lắm, mấy bà cư sĩ mấy ông cư sĩ lắm, họ nói vậy chớ họ không có quý trọng mình đâu.

Nhưng mình giữ nghiêm chỉnh, không có vi phạm, họ rất nể, họ rất sợ, họ kính lắm. Mà không phải vì họ kính mà mình giữ, mà vì ly dục, ly bất thiện pháp để làm chủ được sanh tử, các con nhớ cái điều đó.

Vì vậy Thầy không phải vì đi ra mà không ăn uống chỗ này hay hoặc vào quán chỗ kia, mà vì cái mục đích mình làm sao đạt được cái chỗ mình tu thiền định, mình làm sao mình ra lệnh mà cho được cái thân mình hoàn toàn nó ngưng nghỉ, nó làm chủ được cái sống chết này, cái đó là mục đích của Thầy.

Chớ không phải là mình ra mình không ăn không uống để cho họ nể, họ kính trọng mình đâu, không phải. Cái việc đó không phải đâu. Mà chính cái chỗ mục đích của mình là cái chỗ làm sao giải thoát.

Cho nên giới luật mà đặt ra đây Thầy thấy là cái này chỉ là viết chơi vậy chớ không có đúng cách của một cái người tu sĩ giới luật đâu. Cái mục đích là cái Phạm hạnh người ta giữ cái tâm bất động trước các đối tượng cám dỗ mà người ta không có bị say mê trước cái sự cám dỗ đó, là cái mục đích của người ta, chớ đâu phải.

Mà chính cái mục đích đó là cái giới hạnh của người ta chớ không phải vì một cái gì mà cấm người ta được. Cấm người ta mà người ta không giữ trọn thì người ta phải làm lén làm lút thì cũng là như không, đâu có gì mà hơn?

25) GIỚI CHO Y RỒI LẤY LẠI

(01:28:01) 25. Giới cho y, giật lấy lại.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật còn tại vườn ông Cấp Cô Độc, Bạt Nan Đà trước cho đệ tử của Nan Đà một pháp y, sau nhân bảo cùng đi không chịu đi bèn sân hận, cưỡng lại lấy y. Đức Phật nhân đó mà kiết giới.

Ông này có một đệ tử, cho nên khi ông nuôi đệ tử ổng, ổng cho cái vị đệ tử ổng một cái bộ y, sau đó bảo cái vị đệ tử đi với ổng. Ông này bộ đi cũng xấu hổ cho nên ổng không dám, không thèm đi, tức mình quá ổng giận quá ổng lấy cái y lại: “Mày mà không đi với tao, tao lấy y lại cho mày còn y đâu mà đi!” Đó thì cái ông thầy này chơi cũng ngọt thiệt, cho đệ tử cái bộ y rồi bắt đầu giựt trở lại: “Tại mày không đi tao lấy lại!”

Do đó đó, Phật mới nhân cái chuyện đó mới chế cái giới cấm ổng, làm cái chuyện đó là ông phạm tội Ác Tác, ông phải - phạm cái tội phải sám hối đó, cho người ta rồi cướp lại đó, thì không có được.

Ở đây giới cho y rồi sau giựt lại đó, bắt buộc cái tội đó như vậy. Ông cho người ta rồi ông biểu người ta đi với ông để đến xin Phật tử nữa, thì cái chuyện đó là ông làm cái chuyện đó không phải rồi, ông học trò không chịu đi ổng giựt cái y lại: “Mày không đi, tao lấy y lại!” Cũng cái ông này!

26) GIỚI DÙNG THUỐC QUÁ 7 NGÀY

(01:29:16) 26. Giới dùng thuốc quá 7 ngày.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Đức Phật vẫn ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, các Tỳ Kheo bị gió mùa thu sanh bệnh, hình thể khô táo, lại mọc ghẻ dữ. Phật cho phép uống 5 loại thuốc: tô, dầu, sanh tô, mật (, đường mía).

Các Tỳ Kheo do không được ăn phi thời, phần nhiều không ăn kịp, bệnh càng tăng. Thế Tôn cho phép Tỳ Kheo bệnh được ăn kịp thời và phi thời. Các Tỳ Kheo lại do được ăn phi thời cho nên bỏ những thức ăn béo, ngon, của thừa lại. Phật lại dạy cho phép các người bệnh được ăn thức ăn còn dư.

Nghĩa là trong khi bệnh đau Đức Phật chế cái giới cho mấy ông ăn phi thời. Lúc bấy giờ mấy ông được cái phép ăn phi thời rồi thì cái bữa trưa đó ông ăn cái bắt đầu ổng để lại để còn dư đó cái chiều ông ăn nữa.

Chiều thì mấy ổng uống chỉ có nước mật hay hoặc này kia đồ, cháo đồ chút ít, mấy ổng lại thấy buổi chiều mà còn thêm thịt thà hay hoặc là đồ ăn đồ nữa thì lại khoái nữa, cho nên trưa mấy ổng ăn, còn bao nhiêu ổng để dành lại để chiều ổng ăn. Phật cho mấy ổng ăn cái đồ dư đó cho nên mấy ổng để lại.

Dư là từ người khác nhận rồi ăn, hoặc không ăn đến ngày kế thì gọi là dư. Khi ấy các Tỳ Kheo ăn tiểu thực buổi sáng rồi vào thôn khất thực, ăn đủ rồi về lại trong tăng già lam dùng thức ăn buổi sáng cho các Tỳ Kheo. Tỳ Kheo ăn rồi không dám ăn nữa nên vứt bỏ. Phật dạy: “Nếu thọ bữa ăn tiểu thực buổi sáng rồi, hay ăn xong, cho phép làm pháp dư thực để ăn lại.”

Pháp làm phép dư thực này: “Thưa Đại đức, tôi đã ăn xong. Ngài xem đây, biết đây.”

Đó là - thiệt ra chế cái giới này Thầy thấy thiệt là phi pháp, hết sức là phi pháp.

Nghĩa là khi ăn rồi, rồi bây giờ ăn nữa thì làm cái pháp để mà ăn thêm nữa, thì như vậy là rõ ràng là Đức Phật chế một cái giới này để lợi dụng vào những cái người có bệnh, rồi sau khi bệnh rồi họ bắt đầu họ cũng ăn phi thời nữa, rồi bắt đầu các vị Tỳ Kheo ăn tiểu thực buổi sáng rồi buổi chiều lại nói đau bệnh rồi lại ăn thêm nữa, thì tất cả như vậy là ăn ba bữa như thế gian rồi, còn cái thứ gì đâu mà gọi là tu!

Chế cái giới này ra thì kể như là Thầy nói thôi là tu sĩ hết rồi, đâu còn gì nữa. Mượn cái cớ bệnh để rồi phá cái giới, rất là rõ ràng.

Như vậy là chế giới để rồi phá giới, mà phá giới tức là không ly dục ly ác pháp, làm cho cái người tu sĩ càng ngày càng chạy theo trong cái dục lạc ăn ngủ mà không còn có sự tu tập được nữa.

Vậy cho nên chế cái giới này ra làm cho cái sự ăn uống đó nó bớt đi cái tội, nó không còn cái tội nặng mà chỉ là cái tội sám hối nhẹ mà thôi.

27) GIỚI QUÁ TRƯỚC HẠN CẦU ÁO TẮM MƯA

(01:32:17) 27. Giới quá trước hạn cầu áo tắm mưa.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật còn ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, Tỳ Xá Khư Mẫu sai người giúp việc đến thỉnh Phật và tăng. Gặp lúc trời mưa lớn, Phật cho phép các Tỳ Kheo tắm mưa. Người giúp việc đến trong tăng già lam từ xa thấy các Tỳ Kheo lõa lồ, tưởng là ngoại đạo, trở về báo cáo với Khư Mẫu. Khư Mẫu bảo trở lại thỉnh Phật và tăng đến nhà thí chủ.

Thọ cúng xong, Khư Mẫu liền phát nguyện xin Phật cho phép cúng thức ăn cho các khách Tỳ Kheo, cúng thức ăn cho các Tỳ Kheo đi xa, cúng thuốc cho các Tỳ Kheo bệnh, cúng thức ăn cho các Tỳ Kheo bệnh, cúng thức ăn cho người nuôi bệnh, cúng cháo cho các Tỳ Kheo, cung cấp áo tắm mưa, Đức Phật đều chấp nhận.

Lúc bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo cả bốn thời xuân, hạ, thu, đông thường tìm cầu áo tắm mưa đem dùng vào việc khác, hiện dù sẵn có áo tắm mưa vẫn lõa hình tắm. Các Tỳ Kheo bạch Phật. Ngài nhân đó mà kiết giới.

Nghĩa là khi mà ở bên Ấn Độ lúc bấy giờ đó nó không phải như chúng ta đâu, có khi mà các vị Tỳ Kheo cũng phải xuống sông tắm, cho nên khi mà tắm thì phải có cái áo quần mặc cho nó kín thân rồi mới tắm. Cũng như trời mưa vầy đó, thì muốn tắm nó đâu có phải như phòng tắm kia, cho nên phải mặc cái áo tắm mưa, tức là mặc cái áo cho nó kín thân rồi mới tắm.

Thì như vậy, nó có nhiều cái mà Thầy nói theo cái thời trước không hiểu như thế nào. Người ta muốn tắm giặt hay hoặc là một cái điều gì đó mà nhất là cái người tu sĩ thì càng phải giữ gìn cái thân thể chúng ta rất kín đáo, cho nên ít ra chúng ta cũng phải có lá cây hay cái này kia chúng ta dựng cái phòng tắm, đó thì nó mới tiện.

Còn đằng này trời mưa cái chạy ra sân tắm cũng như con nít vậy đó thì thôi Thầy nói còn cái gì nữa? Mà nguyên là mấy cái ông tăng thì không các con nghĩ sao? Mà đây rõ ràng là cái người của cái bà Khư Mẫu là bà cúng dường cái khu đất này, đứng ở xa thấy toàn là một đám tăng chạy ra trời mưa tắm thì còn cái thứ gì?

Mà nói thì Thầy tưởng tượng ra cũng như hồi Thầy còn mới con nít mới lớn, trời mưa mừng lắm, chạy ra tắm, mà cả một xóm thì bao nhiêu đứa con nít, năm mười đứa con nít chạy tắm theo mấy cái giọt nhà vầy tắm, thì các con thấy như là con nít thì đâu có nghĩa gì nữa!

Cho nên vì vậy mà chư tăng tắm cái kiểu này thì Thầy thấy…​ Cho nên cái bà Khư Mẫu này bả mới cúng dường cho những cái áo tắm, thấy mấy cái vị này ở truồng như vậy mà chạy tắm như con nít vậy thì làm sao, cho nên mới phải cúng dường. Nhưng mà Lục Quần Tỳ Kheo lại lấy cái này sử dụng cái khác, do đó Phật mới chế giới. Đó.

Tất cả những cái này Thầy không biết hồi xưa sao, Thầy cũng không biết sao, họ già rồi mà họ còn chạy tắm trời mưa, thấy trời mưa mừng! Cho nên Thầy không hiểu, bởi vì cái thời đó không hiểu sao hết!

Mà giới này Thầy thấy thiệt ra nó chế sao mà vô lý, quá là vô lý rồi. Bởi vì ít ra con người ta nó phải có cái đầu óc như thế nào, cho nên muốn tắm giặt dù là sông suối ở chỗ nào đi nữa nó cũng phải có những cái gì để cho người ta - nhất là cái người tu sĩ mà Phật đã dạy những cái oai nghi.

Các con thấy khi mà nằm cái y người ta cũng vẫn giữ cái thân của người ta rất kín đáo mà, đâu có để bày da bày thịt, thế mà đi tắm như vậy thì thử hỏi còn cái gì nữa!

Đó, những người mà phạm phải cái tội như vậy đó thì tội Xả Đọa, tội Ác Tác, nếu mà làm sai thì phạm vào những cái tội đó.

28) GIỚI QUÁ THỜI CHỨA Y CẤP THÍ

(01:35:49) Giới 28:

Còn hai cái giới nữa là 30 cái giới Tăng Tàn (Xả Đọa) là chúng ta đã hết, vậy thì ráng hết mấy cái giới này rồi chúng ta sẽ nghe băng.

28. Giới quá thời chứa y cấp thí.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật tại nước Tỳ Lan Nhã, hạ an cư xong cho phép các Tỳ Kheo nhận y mùa hạ. Lúc bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo tất cả thời xuân, hạ. đông thường xin y, an cư chưa xong cũng xin y, cũng nhận y. Khi ấy Bạt Nan Đà an cư ở trụ xứ này rồi, nghe trụ xứ khác đến an cư cũng xin y, bèn tới trụ xứ đó cũng nhận rất nhiều y.

Cũng như bây giờ ở cái chùa Thầy đây, bây giờ cũng an cư. Sau cái mùa an cư này người ta cúng y cũng nhận, rồi nhận ở đây 13 thì ở kia nghe 18 cái chúng ta chạy lại đằng kia chúng ta cũng xin an cư, ở đẳng cúng y chúng ta cũng nhận, ở đằng kia 20 người ta cũng giải hạ, thì mình nghe cái hạ đằng kia nó tới 20 nó giải thì ở đây mình xả, giải hạ đây rồi cái mình lại cái kia nữa. Như vậy chạy tứ tung binh tàng để tìm y, thì do đó thì rõ ràng là ở cái kiểu này chớ không có gì hết.

Cũng như ở đây 12 là xả hạ, thì ở kia 13, thì ở đây xả rồi mấy ông thầy đi lại chỗ kia, rồi lại chỗ nọ, cho đến khi tới 20 mà xả hạ hết, bao nhiêu cái trường hạ đều là mấy ổng đến để người ta cúng dường y hết. Mấy ông này chỉ đi tìm y chớ đâu phải là tìm giải thoát!

Đó là những giới luật mà cấm đi xin y, cấm kêu là xin y đó. Người nào mà đi xin như vậy đó, gọi là tội Xả Đọa và tội Ác Tác.

29) GIỚI THÁNG CA ĐỀ RỜI Y QUÁ 6 ĐÊM

(01:37:34) 29. Giới tháng Ca Đề rời y quá 6 đêm.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, các Tỳ Kheo hạ an cư xong còn một tháng hậu an cư (Ca Đề), ngày 16 tháng 7 đến rằm tháng 8 là nơi a lan nhã có nhiều bọn cướp giật y. Các Tỳ Kheo sợ sệt, đều đến nơi tịnh xá Kỳ Hoàn.

Phật dạy: “Các Tỳ Kheo ở chỗ a lan nhã có nghi ngờ, nhiều sợ sệt, trong ba y được một y lưu trong nhà dân.”

Bấy giờ Lục Quần Tỳ Kheo bèn gởi y trong nhân gian để đi du hành. Phật kêu họ quở trách, rồi họp tăng, kiết giới.

Vì ở trong cái thời Đức Phật nó có những cái bọn cướp, nó hay lấy y phục của chư tăng lắm, cho nên vì vậy mà Đức Phật bảo họ nên gởi những cái y thượng của mình cho những cái người cư sĩ họ cất giùm, sau khi mình đi rồi thì những người cư sĩ họ tìm đến họ giao lại cho mình, hơn là mình mang đi. Thì người tu sĩ của mình thì người ta giựt thì mình chịu thôi, còn người cư sĩ họ đi có thể cả đoàn, cả đoàn, họ bảo vệ được, do đó cho nên mới gởi như vậy.

Do lợi dụng cái đó thì Lục Quần Tỳ Kheo họ lợi dụng cái chỗ đó đó, họ đi cái chỗ hạ này hạ kia, họ có nhiều y họ cũng đem họ gởi hết, rồi do đó họ gởi để mà cho họ rất nhiều y đó. Do Phật mà biết được, Phật chế cái giới mà họ rời y quá 6 đêm thì bị tội Xả Đọa, bị tội Ác Tác.

30) GIỚI ĐEM CỦA TĂNG GIÀ VỀ MÌNH

(01:39:05) 30. Giới đem của Tăng Già về mình.

Vì sao Phật kiết giới này?

Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, có một cư sĩ muốn cúng Phật và tăng rất nhiều đồ trai phạn và y vật. Tỳ Kheo Bạt Nan Đà đến nhà cư sĩ ấy nói: “Vấn đề dâng cúng chúng tăng nhiều lắm. Ông nên cúng thức ăn cho chúng tăng, còn y có thể cho tôi”.

Ông đó ổng giành y à, ông ham y lắm!

Cư sĩ thuận theo ý. Sáng hôm sau chúng tăng đến thọ thực, cư sĩ thấy các Tỳ Kheo oai nghi tề chỉnh đầy đủ, liền nói lớn rằng: “Tại sao chúng tăng nghiêm chỉnh thế này mà tôi không được cúng y?”

Các Tỳ Kheo hỏi. Biết rõ vấn đề, Đức Phật vì nhân đó mới kiết giới.

Bởi vì ông Bạt Nan Đà này ổng đã đón trước rồi: “Cúng đồ ăn thôi, còn bao nhiêu y thì cúng cho tui cất đi, chớ còn đừng có cúng cho mấy ổng!”

Do đó thì khi mà thấy Tỳ Kheo đến tề tựu để mà thọ thực, người nào cũng oai nghi tề chỉnh, mà sao không có cúng y cho người ta trong cái hạ như vậy, mà ra hạ rồi mà không có y áo gì cúng cho người ta hết, cho nên mới hỏi ra thì mới biết rằng ông Bạt Nan Đà ổng đã cản mũi trước rồi.

Do đó Phật mới kiết giới này để cho người nào mà phạm cái giới này, thì đương nhiên là phạm vào cái tội Xả Đọa và cái tội Ác Tác. Vì vậy mà cái người nào mà cản những cái sự cúng y áo như vậy là bị cái tội đó.

Đến đây là 30 cái tội Xả Đọa, 30 cái giới Xả Đọa đó, mà chúng ta đã học xong.

2- NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI MỚI TU TẬP

(01:40:37) Trước khi học cái giới bổn, hôm nay Thầy nhắc lại. Vì có một thầy đến xin Thầy ghi lại cái bảng tóm tắt cho cái sự tu tập mình ở lúc cái ban đầu, nhân cái dịp thì Thầy ghi rồi Thầy cũng ghi lại ở trong băng để cho nó không có quên. Quý thầy nhớ kỹ:

Người mới tu tập phải sống ba hạnh:

Nghĩa là mới vào tu tập theo đạo Phật thì chúng ta phải sống ba cái hạnh:

1. Ăn;

2. Ngủ;

3. Độc cư, sống trầm lặng.

Kế đến phải lập ba đức:

1. Nhẫn nhục;

2. Tùy thuận;

3. Bằng lòng.

Hằng ngày quán xét thân tâm, xa lìa các ác pháp, tăng trưởng các pháp lành.

Cái người mới tu thì chúng ta phải thường xuyên học Thập Thiện, biết Thập Ác để mà chúng ta xa lìa các pháp ác mà tăng trưởng các pháp lành. Kế đến thì chúng ta hãy dứt bỏ các thói quen, tật xấu, tứ đổ tường như rượu chè, bài bạc hay hút sách…​ tất cả những cái tật xấu đó, hay hoặc là cái tâm mà hay thích dâm dục, thì phải từ bỏ tất cả cái tật xấu đó hết thì mới có thể đi vào con đường của Đạo Phật mới được.

Kế đến thì tu tập các loại định:

1. Định Sáng Suốt giữ tâm thanh thản, tâm vô sự.

Đó là cái thứ nhất mà cái người mới tu thì nên tu tập cái Định Sáng Suốt giữ tâm thanh thản, tâm vô sự.

Cái thứ hai là:

2. Chánh Niệm Tỉnh Giác Định;

Tu tập cái định Chánh Niệm Tỉnh Thức đó, đó là cái thứ hai, nhưng mà phải đi kinh hành, tức là nương vào cái đi kinh hành mà tu tập.

(01:42:28) Cái thứ ba đó:

3. Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên Bốn Tâm Vô Lượng;

Phải thực hiện ở trên cái Bốn Tâm Vô Lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả mà tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên cái Bốn Tâm Vô Lượng đó. Nghĩa là hằng ngày chúng ta, lúc nào chúng ta cũng phải tập tỉnh giác ở trên bốn cái Tâm Vô Lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả của chúng ta.

4. Chánh Niệm Tỉnh Giác trong hơi thở;

Quý thầy chắc biết Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong hơi thở chớ gì? Tức là lấy cái hơi thở bình thường, không được thở dài, thở ngắn, mà phải dụng cái hơi thở bình thường đó, rồi cái sức tỉnh thức của chúng ta ở trên cái hơi thở, cái niệm của hơi thở: Hơi thở vô tôi biết vô, mà hơi thở ra tôi biết ra đó. Đó là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên cái hơi thở.

5. Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong mọi công việc làm.

Chúng ta làm cái gì thì chúng ta phải ý tứ ở trong công việc đó. Thường thường thì chúng ta phải nhắc cái tâm của mình ở trên cái pháp hướng, nhắc cái việc làm mình đang làm đó để cho cái nó tâm nhớ cái việc làm đó mà nó không có quên, nó không có sanh ra vọng tưởng hay hoặc là vô ký.

6. Chánh Niệm Tỉnh Giác trong ăn cơm;

Trong khi mà đang ăn cơm chúng ta cũng phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong khi đang ăn cơm. chớ không phải là tỉnh giác ở trong các hành động khác rồi ăn cơm ngồi đó ăn cứ lo ăn đó mà không có tỉnh giác là sai, hay hoặc là ngồi đó đi tìm món ngon, món ăn dở đo, thì sai, mà phải tỉnh giác từng cái món ăn mà chúng ta bỏ từng ở trong miệng, khi nhai, khi nuốt đều là phải tỉnh giác hết.

Đó là tỉnh giác ở trong khi ăn cơm.

7. Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong giấc ngủ.

Chúng ta cũng phải tập tỉnh giác ở trong giấc ngủ, như vừa rồi Thầy dạy: Ngủ mà không mộng mị đó là tỉnh giác ở trong giấc ngủ đó.

8. Chánh Niệm Tỉnh Giác đối với các pháp.

Đối với các pháp như người ta mắng, người ta chửi mình, hay hoặc là các cái pháp đến làm cho tâm chúng ta ham muốn, hay lôi cuốn tâm chúng ta đi vào cái chỗ mà say mê, thì chúng ta phải tỉnh giác các pháp để chúng ta ngăn chặn cái tâm ham muốn của chúng ta, để chúng ta tránh được sự tham ưu, đau khổ của cuộc đời. Vì các pháp nó sẽ đem đến cho chúng ta nhiều sự đau khổ, cho nên chúng ta cũng phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác ờ trên các pháp.

9. Chánh Niệm Tỉnh Giác khi tiếp chuyện.

Nghĩa là khi mà nói chuyện với ai thì chúng ta nên Chánh Niệm Tỉnh Giác khi tiếp chuyện, người đó nói đúng nói sai chúng ta cũng phải tỉnh giác chớ không phải là nghe người ta nói có lý rồi chấp nhận rồi thành ra cái kiến chấp, thành ra cái tà kiến mất đi, cho nên chúng ta không còn thấy cái đúng cái sai nữa.

Cho nên khi mà tiếp chuyện thì chúng ta cũng phải tỉnh giác ở trong khi tiếp chuyện với người khác.

10. Chánh Niệm Tỉnh Giác khi tu tất cả các loại định.

Nghĩa là chúng ta tu cái gì chúng ta cũng phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên cái hành động đang tu, chớ không phải nói: “Tui tu cái đó rồi tui biết cái đó thôi”, thì không phải. Chúng ta phải tỉnh giác, coi cái sự tu đó nó có xảy ra cái gì.

(01:45:08) Thí dụ như bây giờ mình đang dùng cái hơi thở, mình hướng để mình tịnh chỉ Tầm Tứ để mình nhập Nhị Thiền, mà bây giờ cái hơi thở đó nó sẽ đứng đó mà nó không chậm nữa, hay hoặc là nó không nhẹ nữa, thì mình phải tỉnh giác ở trong những cái đó để cho mình thiện xảo mình vận dụng như thế nào, hoặc là mình hướng tâm như thế nào để cho nó đi sâu hơn, hoặc là nó phải đi ra như thế nào.

Đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong khi tu các loại pháp như Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt, hoặc là cái định Hiện Tại An Lạc Trú, nhập từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền chúng ta đều phải tỉnh giác hết.

Đó là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định là cái vấn đề rất là quan trọng mà người mới tu thì phải tập cái này rất nhiều.

Kế đến chúng ta tu tập Định Vô Lậu:

Cái Định Vô Lậu thứ nhất:

1. Đặt niệm thân trước mặt, quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh;

Lấy cái thân của chúng ta đặt rồi chúng ta xem xét, quán xét từ đầu đến chân, từ chân đến đầu coi nó bất tịnh như thế nào, coi nó vô thường như thế nào, coi nó khổ như thế nào, coi nó vô ngã như thế nào, để cho nó thấu suốt, nó chứng được cái lý vô thường, khổ, không, vô ngã của nó, và bất tịnh.

2. Đặt niệm thực phẩm ăn trước mặt, quán bất tịnh;

Hằng ngày chúng ta vì cái ăn mà chúng ta có sự tham đắm ở trong đó, do đó chúng ta hãy đặt cái niệm thực phẩm trước mặt của chúng ta mà quán xét.

Chừng nào mà thấu cái lý chúng ta thấy rằng thực phẩm bất tịnh, chúng ta không còn thích ăn nó nữa, ăn để sống như một cái liều thuốc thì chừng đó chúng ta không có tu nữa. Nhưng mà bây giờ chúng ta còn thấy thèm, thấy muốn ăn cái ngon, cái dở, thì lúc bấy giờ đó chúng ta phải cần đặt niệm để mà quán triệt, để mà xả cái lậu hoặc vì cái ăn.

3. Đặt niệm sắc dục trước mắt, quán bất tịnh, quán rắn độc, quán khổ;

Tức là chúng ta sẽ đặt cái niệm sắc dục trước mặt của chúng ta để chúng ta quán nó bất tịnh, quán rắn độc, quán khổ. Chừng nào nó thấm cái lý, nó làm cho cái thân của chúng ta không tràn tinh, không xuất tinh, không mộng mị nữa thì đó là chúng ta đã đạt được cái quán vô lậu của sắc dục.

4. Đặt niệm danh trước mặt, quán vô thường, khổ, nguy hại như cọp dữ;

Chúng ta thấy cái danh coi vậy chớ nó cũng rất khó, vì nghe người ta khen là mình mừng, nghe người ta chê là mình buồn, đó là cái danh, chứ chưa nói là cái sự mà chúng ta làm ông này bà kia, hay hoặc là đỗ cấp bằng này cấp bằng kia, nó đều làm cho chúng ta có cái chạy theo của cái danh.

Cho nên do đó mà chúng ta đặt cái niệm danh trước mặt để chúng ta quán, thấy nó vô thường, nó đem đến sự khổ, nó nguy hại cho đời sống chúng ta, nó giống như là cọp dữ. Đó thì chúng ta phải đặt cái niệm đó để quán xét cho thấu suốt, để cái danh nó được xả đi, nó không còn ở trong tâm chúng ta nữa.

5. Đặt niệm lợi trước mặt, quán vô thường, khổ, nguy hại như thuốc độc, như rắn độc;

Chúng ta phải đặt cái niệm lợi như tiền bạc, châu báu, hay hoặc là nhà cửa, xe cộ, chùa chiền, tháp to tháp lớn gì đó, tất cả mọi cái chúng ta đặt rồi chúng ta quán xét để chúng ta thấy nó là như thuốc độc, nó có thể giết chúng ta hồi nào cũng có thể được, nó như rắn độc, nó có thể cắn chúng ta hồi nào cũng được.

6. Đặt niệm hôn trầm, thùy miên, quán tối tăm u mê, ngu muội, lười biếng, hèn nhát;

Chúng ta phải đặt cái niệm hôn trầm, vì hầu hết là Thầy thấy cái vần đề hôn trầm thùy miên rất là khó. Phải đặt cái niệm đó, rồi quán xét, rồi tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Thức, trong khi ngủ phải tỉnh thức, thì do đó nó mới phá được cái hôn trầm thùy miên. Chớ không khéo thì cái bệnh hôn trầm thùy miên là bệnh si này rất là nguy hiểm, nó làm chúng ta không có cái tri kiến, không có cái tri kiến giải thoát được.

(01:48:47)

7. Đặt niệm tham trước mặt, quán khổ, nguy hiểm, tai hại, nghèo khổ, bần cùng;

Cái niệm tham của chúng ta thì chúng ta đặt nó trước mặt để chúng ta quán xét, quán cái tham coi từ đâu đến, nó do đâu mà có, mà làm chúng ta khổ suốt cả đời chúng ta.

Rồi từ cái tham đó, nó hễ có cái này rồi nó đòi hỏi tới cái khác, nó tham tới cái khác, một đồng nó muốn mười đồng, mười đồng muốn trăm đồng đó, thì cái tham nó cứ từng bước nó lên, nó leo thang lên chớ nó không có dừng lại. Do đó chúng ta thấy càng tham thì càng khổ, vì vậy mà chúng ta phải quán xét để phá cái tâm tham của chúng ta nó trở thành vô lậu.

8. Đặt niệm sân trước mặt, quán khổ, hung dữ như cọp, như rắn độc, hại mình, hại người;

Chúng ta phải đặt cái niệm sân, vì cái niệm sân nó làm chúng ta rất khổ đó, do đó chúng ta phải quán xét cái niệm sân và dùng cái pháp hướng để đoạn dứt nó đi.

Nói chung là mỗi cái niệm mà chúng ta đặt đây đều là chúng ta phải có một cái pháp hướng. Sau khi chúng ta quán xét xong rồi thì chúng ta kế tiếp bồi một cái lệnh truyền tạo cho thành một cái lực để mà đoạn dứt nó, đoạn dứt những cái tâm đó, do đó nó nhờ cái pháp hướng đó mà nó sẽ đoạn dứt nhanh chóng hơn.

Quán là chúng ta thông suốt, thấu suốt được cái lý của nó đúng để chúng ta không còn cái tâm đó nữa, nhưng dù sao chúng ta phải có một sự truyền lệnh làm chủ, thì cái pháp hướng đó nó giúp chúng ta sẽ làm chủ được.

9. Đặt niệm kiêu mạn trước mặt, quán vô thường, khổ, vô ngã;

Cái tâm kiêu mạn, cái tâm ngã mạn của chúng ta - thường thường là ai cũng có cái ngã, thấy mình hơn người một chút là mình thấy có cái ngã rồi, nghe người ta khen mình là mình nở mũi rồi, đó là cái ngã, nghe người ta chê mình, mình buồn, đó là cái ngã của mình.

Vì vậy mà tất cả những cái này chúng ta phải đặt cái niệm đó trước mặt để từng dùng cái Định Vô Lậu mà quét sạch cái tâm kiêu mạn của chúng ta ra khỏi cái tâm của chúng ta.

10. Đặt niệm nghi trước mặt, quán về cái niệm nghi đó.

Quán cái tâm nghi của mình đó, nó hay sanh những tội lỗi và do đó mà đời sống của chúng ta - cái nghi đó nó sẽ làm cho chúng ta nhức đầu.

Thí dụ như mình nghi vị thầy mình tu chưa chứng, nghi vị thầy mình như thế này thế khác. Mà mình không có đủ sức mà mình dò xét cái vị thầy mình, coi như thế nào là người giới hạnh, giới đức, giới tuệ như thế nào, mình chưa đủ sức quán xét, nhưng mà mình sống gần một vị thầy mình mà mình vội vàng mình nghi thì chưa đúng, mình hãy còn xem xét.

Cho nên nghi không phải là nghi thầy mình không, mà nghi tất cả những cái sự kiện khác. Thấy hai người nói to nhỏ nhau, không biết họ nói xấu mình gì đó, mình nghi người ta nói xấu mình, thì do đó là cái nghi. Vì vậy mà mình phải đặt cái niệm nghi mình phá đi, từng đó mình không có nghi ai nữa hết thì tâm mình mới được giải thoát, mới hết lậu hoặc.

(01:51:25) Đó là ở đây nó có 10 cái điều kiện để tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và 10 cái điều kiện để tu cái Định Vô Lậu. Đây là cái sự tóm lược của Thầy, chớ nó còn biết bao nhiêu, có thể nó từ cả trăm cái điều kiện mà chúng ta có thể chúng ta đặt cái niệm trước mặt mà chúng ta tu tập.

Hằng ngày, nếu chúng ta hằng ngày chúng ta thấy cái tâm của mình ở cái góc độ nào thì mình nên lấy cái góc độ đó, mình đặt cái niệm ra mình tu, mình thấu triệt được cái góc độ đó thì nó sẽ phá được cái tâm vô lậu của mình.

Và hằng ngày mình làm những công việc, hay hoặc có những duyên sự gì đó thì mình lấy cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác, mình đặt cái sự hành động của mình ngay cái chỗ đó mình tu tập, thì nó sẽ ngay cái đặc tướng riêng biệt của mình, thì nó đem lại cái kết quả tốt cho cái sự tu tập của mình, nhanh chóng và tỉnh táo nhất.

Và đồng thời thì Thầy thấy qua cái sự tu tập thì Thầy thấy các thầy nên tập tỉnh thức ngay ở trong giấc ngủ của mình, phá cái niệm si trước tiên để chúng ta không còn có Vô Minh thì cái Minh nó thể hiện được, thì cái trí tuệ mà thể hiện được thì tu cái Định Vô Lậu rất là nhanh chóng, vì cái tri kiến giải thoát chúng ta phát hiện, chớ không phải là cái tri kiến suông.

Vì cái tri kiến suông là cái tri kiến được huân học của kinh sách, của các thầy, nhờ đó mà chúng ta làm cái điểm tựa thôi. Còn trái lại cái tri kiến giải thoát của chúng ta được phóng ra được thì đó là phải nhờ cái sức tỉnh thức mới có phóng ra được.

Như vậy là quý thầy ghi tạm thời có 10 cái điều kiện để tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, và 10 cái điều kiện mà tu tập cái Định Vô Lậu. Bây giờ Thầy xin trả lại cuốn tập cho cư sĩ./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy