00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 34 - OAI NGHI CỦA SA DI VÀ SA DI NI

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 34 - OAI NGHI CỦA SA DI VÀ SA DI NI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:22:08]

1- MƯỜI HAI ĐIỀU KHÔNG TRÌ KHÔNG PHẠM CỦA SA DI - PHẦN 1

(00:00) Trong Thọ Giới Quy Tắc có ghi ở Tam Tạng Nghĩa Tịnh nói:

Cái ông giới luật Nghĩa Tịnh ông nói:

“Sa Di chỉ cần hiểu ở trong luật tạng mà không phạm 12 điều.”

Những gì là mười hai?

Nghĩa là cái chú Sa Di chỉ cần không có phạm 12 điều là đủ mà thôi. 12 cái điều đó như thế nào? Ở đây nó chia ra chúng ta thấy là cái 12 điều:

1. Không phân biệt y;

Nó không có phân biệt y, cái y xấu, y tốt, y thô gì đó, khi mà trao cái y đó cho cái người Sa Di thì Sa Di phải y mang chớ đâu có y điều được. Cho nên do vì vậy đó thì cái người Sa Di đừng có nghĩ khi người ta trao y mình là thô xấu, mình còn phân biệt thì không có được.

Cho nên khi mà trao cái nào, y xấu, y tốt, y gì ngắn dài gì cũng được hết, miễn là có đắp ở trong thân mình là được, thì đó là một cái điều thứ nhất của cái người thọ Sa Di thì họ không có phân biệt cái y của họ.

Nhiều khi cái chú Sa Di phân biệt: “Cái y tui sao màu nó xấu quá, còn y của chú Sa Di này sao cái màu tốt quá, nó vàng quá, còn y tui sao mà nó lợt lợt, hay có quần nó quèo, nó xấu quá!” Thì đó là còn phân biệt, thì cái chú đó chưa có đắc cái giới Sa Di đâu.

2. Lìa y ngủ;

Nghĩa là cái chú Sa Di này khi mà thọ giới rồi thì luôn luôn cái y của họ phải để ở gần ở bên chỗ cái giường của họ ngủ, chớ không được lìa cái y mà ngủ, bỏ quên cái y đó.

Ba là cái chú Sa Di này được:

3. Nhóm lửa;

Chớ thường thường là Tỳ Kheo không có được nhóm lửa đâu, chú Sa Di được nhóm lửa.

4. Túc thực;

Túc thực là cái chú Sa Di này phải ăn vừa thôi chớ không có ăn phi thời đó.

5. Không hại sinh chủng;

Sinh chủng tức là cái chú Sa Di này không có làm những cái hạt giống, trồng trỉa hay hoặc cái này kia.

6. Bỏ đồ bất tịnh trên cỏ tươi;

Nghĩa là đồ ăn hay hoặc là nước tiểu, nước giải của mình không được vảy ở trên cỏ làm cho cỏ héo úa.

Bảy là không có:

7. Tự leo lên cây;

Vì tự leo lên cây thì mất oai nghi.

8. Cầm nắm vật báu;

Nghĩa là không có được cầm nắm vật - ở đây thì nó cho rằng cái chú Sa Di cầm nắm vật báu, còn theo trong cái kinh, trong cái giới luật thì không có cho chú Sa Di mà cất giữ cầm nắm, mà ở đây nó viết ra cái này, nó cho là cầm nắm vật báu.

9. Ăn đồ ăn dư cách đêm;

10 . Đào đất;

11. Không thọ thực;

Nghĩa là cái chú Sa Di này thọ thực hai lần được đó.

12. Nhổ cỏ chặt cây.

Có kinh giới dạy 12 điều này Sa Di và Sa Di Ni không trì không lỗi.

Nghĩa là trong 12 cái điều này đó, thì Sa Di Ni và Sa Di không có trì thì không có lỗi. Đến đây Thầy xin dừng lại.

2- KINH THẬP THƯỢNG, PHẦN HAI PHÁP - PHẦN 1

[Phần 2 ở Giáo án 35]

(03:07) Bây giờ chúng ta tiếp tục.

Sau khi học xong giới của Sa Di và Sa Di Ni xong rồi chúng ta sẽ tiếp tục tới những cái bài của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Nhưng trước khi mà học các cái giới bổn này thì chúng ta phải học những cái pháp để chúng ta biết, sau đó chúng ta học cái giới hành thì chúng ta biết để mà tu tập.

Trước khi học giới bổn Patimokkha, Thầy sẽ giảng trạch thêm hai mươi pháp cần phải hiểu rõ trong lúc thực hành, tu tập giới luật.

Thế nào là hai mươi pháp?

1. Có hai pháp có nhiều tác dụng;

2. Có hai pháp cần phải tu tập;

Đó thì chúng ta phải học những cái pháp: Tại sao cái pháp đó nó có nhiều tác dụng như thế nào, để chúng ta biết rằng hai cái pháp đó chúng ta phải thực tập như thế nào, phải trau dồi như thế nào, để cho nó có cái sự tác dụng làm cho tâm chúng ta được giải thoát.

Rồi hai cái pháp mà chúng ta cần phải tu tập, như trước kia Thầy có dạy một lần đó, thì bắt đầu chúng ta có một cái pháp mà nó có nhiều tác dụng, rồi có một cái pháp mà cần phải tu tập, rồi có một cái pháp cần phải biến tri…​ Thì ở đây nó tới cái phần này là nó có hai pháp, rồi nó tới có ba pháp, rồi bốn pháp.

Vì vậy chúng ta phải nhớ kỹ những cái điều mà Thầy dạy để sau khi chúng ta học cái giới hành thì chúng ta biết mà chúng ta áp dụng cho nó đúng cách.

Còn nếu mà không nhớ thì tức là chúng ta phải đọc lại, hoặc là chúng ta nghiên cứu lại, hoặc là chúng ta nghe lại cái lời Thầy dạy để chúng ta biết khi mà chúng ta bước vào cái giới hành thì chúng ta phải tu tập cái gì trước, cái gì sau.

Và đồng thời phải áp dụng trong một pháp có nhiều tác dụng, rồi một pháp cần phải tu tập, hay hoặc là hai pháp có nhiều tác dụng, mà hai pháp cần phải tu tập, thì ở đây là Thầy giảng về cái phần hai pháp. Cho nên:

1. Có hai pháp có nhiều tác dụng;

2. Có hai pháp cần phải tu tập;

3. Có hai pháp cần phải biến tri;

4. Có hai pháp cần phải đoạn trừ;

5. Có hai pháp chịu phần tai hại;

6. Có hai pháp đưa đến thù thắng;

7. Có hai pháp cần được sanh khởi;

8. Có hai pháp cần được thắng tri;

9. Có hai pháp cần được tác chứng;

10. Có hai pháp rất khó thể nhập.

Đó, thì tất cả những cái này chúng ta cần phải hiểu rõ để mà chúng ta biết cái nào mà khó thể nhập chúng ta phải cố gắng, phải tu tập như thế nào để mà chúng ta thể nhập được như nó.

Thí dụ như bây giờ nói - thí dụ như Phật dạy thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, mà thân, thọ, tâm, pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã, nhưng mà chúng ta làm sao mà thể nhập được cái vô thường, khổ, không, vô ngã này thì cái đó là cái khó.

(06:02) Nhưng mà chúng ta phải tập luyện, hàng ngày phải tu tập, trau dồi thì nó sẽ thấm được cái lý đó. Mà thấm được cái lý đó tức là chúng ta đã chứng được cái lý chớ không phải ngộ.

Còn bây giờ chúng ta nghe nói thân này là vô thường, là khổ, là vô ngã, thì chúng ta biết như vậy tức là ngộ như vậy là đúng như vậy thôi. Còn chúng ta chưa có thấu được cái lý, chưa có thấm được cái lý, cho nên chúng ta chưa chứng được cái lý vô thường, khổ, không, vô ngã.

Bây giờ chúng ta trải qua một thời gian tu tập thì chúng ta mới chứng được cái lý. Và chứng được cái lý thì bây giờ người ta chửi mình mình không giận là vì mình thấy vô ngã.

Bây giờ mình chứng được cái lý thì mình không có còn dính mắc các pháp, cho nên do đó thì chúng ta mới thấy nó là vô thường, các pháp là vô thường do cái chỗ mà chúng ta cần phải tu tập và cần phải thể nhập, cần phải chứng cho được.

Đó thì những cái điều kiện ở đây để chúng ta thấy hai cái pháp nào mà nó có thể mà khó thể nhập thì chúng ta phải hiểu hai cái pháp đó để chúng ta nỗ lực chúng ta tu cái đó nhiều hơn, chớ còn nếu mà chúng ta nói dễ thì chúng ta bỏ qua, chúng ta tu sơ sơ rồi thì nó không có chứng được cái lý đạo, nó không chứng được cái pháp.

Và không chứng được cái pháp thì chúng ta chỉ ngộ rồi chúng ta lý luận, chúng ta tranh cãi nhau, nhưng cuối cùng thì đụng đâu thì chúng ta vẫn có phiền não, vẫn có giận hờn, tham, sân, si vẫn còn, chưa có hết được.

2.1- HAI PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG: NIỆM VÀ TỈNH GIÁC

(07:19) Như vậy bây giờ đó thì bắt đầu trở lại cái câu số một.

Hỏi: Thế nào là hai pháp có nhiều tác dụng?

Đáp: Niệm và tỉnh giác. Đó là hai pháp có nhiều tác dụng.

Niệm là gì? Thì chúng ta biết rằng ở trong Tứ Niệm Xứ là có bốn cái chỗ niệm, trong Tứ Bất Hoại Tịnh thì nó cũng có bốn cái chỗ niệm.

Bởi vậy cho nên chúng ta lấy thân, thọ, tâm, pháp của mình mà niệm bốn cái chỗ gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh. Thì bắt đầu đây chúng ta sẽ học về cái giới hành thì chúng ta đi vào ba cái giới đầu tiên của chúng ta là Phật, Pháp, Tăng và Giới - giới bổn chúng ta đã học đó.

Thì do ba cái chỗ mà chúng ta đã thọ Tam Quy là ba cái giới đầu tiên của chúng ta - Phật, Pháp, Tăng, thì người ta nói niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng. Vậy niệm thì nó có bốn chỗ niệm, Tứ Niệm Xứ - bốn chỗ niệm: Thân, thọ , tâm, pháp niệm. Vậy thì Tứ Bất Hoại Tịnh là dùng cái pháp Tứ Bất Hoại Tịnh để trau dồi cái giới luật đầu tiên mà chúng ta đã thọ, tức là Tam Quy: Phật, Pháp, Tăng.

Vậy thì thân Phật như thế nào thì thân của chúng ta phải sống như vậy, tâm Phật như thế nào thì tâm chúng ta sống như thế vậy, thọ của Phật sống như thế nào thì thọ chúng ta phải sống như vậy, các pháp như thế nào đối với Phật thì các pháp đối với ta cũng như Phật vậy. Đó là chúng ta niệm Phật. Rồi chúng ta niệm Pháp nó cũng vậy, rồi niệm Tăng nó cũng vậy.

Niệm như thế nào? Thì cái đó lần lượt Thầy sẽ dạy các pháp hành để chúng ta thực hiện ba cái giới đầu tiên Phật, Pháp, Tăng, rồi kế đó chúng ta sẽ niệm Giới. Thì ở đây chúng ta thấy cái đầu tiên mà cái pháp có nhiều tác dụng đó là niệm. Vậy thì chúng ta biết Tứ Niệm Xứ là bốn cái chỗ để chúng ta niệm, vậy thì niệm cái gì? Thì sau này tới đó thì chúng ta sẽ biết.

Và cái nữa Phật gọi là - ở trong này Phật nói niệm là một cái pháp, và hai là tỉnh giác, đó là tỉnh giác. Nếu mà muốn được chánh niệm thì phải có tỉnh giác, mà nếu không có tỉnh giác thì làm sao chánh niệm?

Mà cái niệm với tỉnh giác đó là luôn luôn nó đi đôi, cho nên Phật gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. Đó thì muốn cho được chánh niệm ở trong cái niệm và cái tỉnh giác thì chúng ta phải tu tập cái định gì? Cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

(09:43) Vì cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác nó làm cho chúng ta có cái sức tỉnh thức, nó làm cho chúng ta tỉnh táo ở trước các pháp, cho nên cái niệm của chúng ta nó thành ra cái niệm chân chính, nó không có tà niệm.

Vậy thì chúng ta phải tu tập như thế nào để cho cái sức tỉnh chúng ta có, tức là cái pháp tỉnh giác, và đồng thời tu như thế nào, học hiểu như thế nào để cho cái niệm của chúng ta nó luôn luôn là chánh niệm.

Đó thì hai cái pháp đầu tiên mà nó có nhiều tác dụng sau này để trên bước đường tu tập của chúng ta nó có lợi lạc, có lợi ích rất lớn cho cái sự giải thoát thân tâm của chúng ta, vì vậy mà chúng ta phải nhớ biệm và tỉnh giác .

Hằng ngày Thầy thường - khi mà cái người cư sĩ, cái lộ trình cái người cư sĩ mà Thầy giảng dạy đó, họ bước đầu vào theo đạo Phật để mà trở thành vị cư sĩ đệ tử của Phật đó, thì họ cũng phải ở trong cái niệm và cái tỉnh giác.

Cho nên họ dùng Tứ Vô Lượng Tâm, họ đặt cái tâm từ của họ trước mặt, cho nên họ bước đi, họ nhìn xuống đất họ nhìn, để mà họ tránh cái sự vô tình mà đạp con trùng, con kiến hay hoặc là tất cả những loài chúng sanh dưới chân họ. Do cái tâm từ đó nó làm cho cái sức tỉnh giác của họ mà không có cái sự gò bó tâm họ bằng cách ức chế tâm tập trung.

Cho nên nếu mà chúng ta cứ tập trung ở trên cái bước đi của chúng ta mà không tạo cái tâm Từ chúng ta nơi đó, thì coi như chúng ta bị ức chế trong sự tỉnh thức, cho nên vì ức chế chúng ta lâu ngày chúng ta sẽ rơi vào cái trạng thái vô ký, nó làm chúng ta mê chớ không tỉnh nữa.

(11:15) Còn cái này chúng ta thư thản, mà với cái tâm thương yêu của chúng ta, lòng từ chúng ta, cho nên chúng ta sợ đạp chết con kiến, con trùng mà chúng ta đi từng bước, từng bước để tránh không đạp. Do đó mà chúng ta đi mãi mà chúng ta không cần phải dùng pháp hướng, mà rất là tỉnh thức với cái lòng thương yêu của chúng ta.

Từng đó chúng ta nuôi được cái tâm từ của chúng ta sống mãi và lớn lên dần, tăng trưởng theo cái Chánh Niệm Tỉnh Thức. Do đó cái lòng từ của chúng ta thực hiện thì cái tâm sân của chúng ta nó sẽ không - nó đối trị được tâm sân của chúng ta, đứng trước các pháp, đứng trước các cái pháp ác thì tâm sân chúng ta không nổi lên được.

Do chúng ta tu một pháp mà chúng ta đạt được nhiều pháp là cái chỗ kết quả như vậy, cho nên Phật nói: “Có hai pháp có nhiều tác dụng”. Đó thì quý thầy thấy cái lời của Đức Phật dạy: “Có nhiều tác dụng”. Chúng ta tu niệm - chánh niệm và tỉnh giác nó sẽ có nhiều tác dụng cho sự giải thoát cuộc đời của chúng ta, nếu chúng ta biết áp dụng.

Biết áp dụng nó như thế nào? Biết áp dụng dựa vào Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả vào cái Tứ Chánh Cần: Các pháp ác chưa sanh thì không cho sanh, mà đã sanh thì đoạn dứt, các pháp thiện chưa sanh thì cho sanh, đã sanh thì tăng trưởng.

Đó là chúng ta là người cư sĩ, chúng ta nên tu những cái đó để chúng ta đi vào cái lộ trình của nhân quả thì nó rất lợi ích. Ở đây mới có hai pháp: Niệm và tỉnh giác là hai pháp nó có lợi ích cho tác dụng trong cái cuộc sống tu hành giải thoát của mình.

Nếu mà người nào đừng có vội vàng mà cứ ngồi thiền nhập định, mà cứ ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác này mà tu, thì cái chánh niệm cũng vẫn đưa đến cho họ một cái tâm hồn giải thoát sống an lạc, thanh thản, không còn khổ đau nữa, không còn tham, sân, si, nữa, Ngũ Triền Cái họ sẽ quét sạch ra khỏi tâm của họ, không còn nữa, và Thất Kiết Sử cũng không còn trói buộc họ được nữa.

2.2- HAI PHÁP CẦN PHẢI TU TẬP: CHỈ VÀ QUÁN - PHẦN 1

(13:06) Đó bây giờ tới cái câu 2 kế:

Hỏi: Thế nào là hai pháp cần phải tu tập?

Đó, thì bắt đầu bây giờ chúng ta biết là có hai pháp nó có nhiều cái tác dụng cho cái đời sống tu sĩ của chúng ta, lợi ích cho cái sự tu tập của chúng ta, thì bây giờ tới kế tới thì có hai pháp cần phải tu tập. Vậy thì cần phải tu tập như thế nào đây? Thì ở đây Phật dạy:

Đáp: Chỉ và quán.

Đó là hai pháp cần phải tu tập: Chỉ và quán.

Vậy chỉ là cái gì? Chỉ là ngưng lại, như chúng ta dùng hơi thở mà chúng ta tu tập để chúng ta nương vào cái hơi thở mà chúng ta chỉ cái hơi thở.

Tại sao chúng ta chỉ hơi thở được mà chỉ cái khác không được? Là tại vì cái hơi thở nó có thể bây giờ nó thở bình thường, chúng ta bảo nó thở chậm thì chúng ta có thể theo cái sức thở chậm của chúng ta, chúng ta thở chậm được.

Cho nên nó có cái chỉ, nó không ở bình thường thì tức là nó chậm rồi. Chúng ta có thể - nó đang thở như thế này, nó mạnh như thế này, chúng ta bảo thở nhẹ, thì chúng ta thở nhẹ xuống một chút nữa, không sao hết.

Bây giờ chúng ta sẽ dừng lại đây. Là vì cái đoạn băng này Thầy muốn nối tiếp cho nó hết cái phần của cái đoạn băng thứ 33, nó chỉ còn một cái đoạn nữa mà chúng ta phí thì nó rất uổng. Cho nên Thầy nối tiếp về các pháp, để chúng ta biết là có hai pháp nó có nhiều tác dụng, có hai pháp nó cần phải tu tập, do…​ (Mất tiếng)

3- TU TẬP TỈNH THỨC TRONG GIẤC NGỦ

(14:33) Hôm nay thì Thầy xin nhắc lại qua cái vấn đề của thầy Minh Tông, trong cái vấn đề tu tập để làm chủ ở trong cái giấc ngủ, tức là tỉnh thức ở trong cái giấc ngủ. Đây Thầy có nhắc nhở cái phần này, để hầu như quý thầy cũng rút tỉa những kinh nghiệm mà có thể tu tập.

Tu tập tỉnh thức trong lúc ngủ là phải tu tập từ từ.

Nghĩa là mình tu tập mà ở trong cái giấc ngủ để cho nó ngủ mà nó tỉnh thức thì phải biết cách tu tập thì nó mới biết được, chớ còn không khéo thì nó không có biết được.

Mà nếu mình cố gắng mình tu nhiều thì cái cơ thể mình mất ngủ thì nó sẽ sanh bệnh, nó rối loạn cơ thể. Cho nên chúng ta cái gì tu tập thì nó cũng phải lần lượt rồi nó sẽ quen, rồi nó sẽ tỉnh thức ở trong cái giấc ngủ.

Còn nếu mà không tu tập thì đương nhiên chúng ta cũng sẽ không bao giờ mà có thể tỉnh thức được.

Muốn được vậy thì chúng ta:

Thứ nhất là:

1. Tập ngủ có giờ giấc rõ ràng.

Nghĩa là muốn ngủ thì mình phải điều khiển cho nó ngủ. Thí dụ bây giờ giờ này lên mà nó không ngủ, thì tức là tập làm sao cho nó ngủ cho được.

Thứ nhất là chúng ta phải tập cho nó muốn ngủ là phải cho nó ngủ, thì chúng ta phải dùng cái pháp hướng để cho khi nằm lên chúng ta nương 5, 10 hơi thở, 20 hơi thở là nó ngủ. Nghĩa là tập cho nó ngủ cho nó hẳn hòi, giờ giấc cho rõ ràng, muốn ngủ là cho nó ngủ.

Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai:

2. Tập tỉnh thức trong khi ngủ phải tu tập vừa với sức của mình, không được thái quá.

(16:03) Nghĩa là lúc bấy giờ đó, mình tập được cho nó ngủ giờ giấc nó rõ ràng, thí dụ như trưa mình ngủ ba mươi phút hay một giờ, còn tối mình cho nó ngủ hai tiếng hay hoặc là một tiếng cho nó rõ ràng.

Và khi nằm lên thì mình điều khiển sao cho nó ngủ chớ không khéo nó thức cho tới khi mà mình sắp sửa mình dậy công phu nó mới ngủ, thì cái kiểu đó nó trật hết à, thì nó không thể nào mà tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ được. Phải hiểu như vậy thì mới có thể tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ.

Và khi mà điều khiển được giấc ngủ rồi, thì lúc bấy giờ chúng ta mới tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ. Còn lúc nó ngủ vầy, lúc nó ngủ khác, giờ này nó lộn qua giờ kia, thì tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ không được đâu, nó sẽ sai hết, nó không có đúng.

Cho nên ở đây phải hiểu được cái chỗ mà khi cần thiết tập thì chúng ta phải tập như thế nào cho đúng cách.

3. Tập dần từ 5 phút đến 10 phút, rồi tập cho nó ngủ lại.

Nghĩa là thí dụ bây giờ mình muốn cho tập nó tỉnh thức thì mình tập từ 5 phút đến 10 phút, rồi bắt đầu mình biểu nó ngủ đi, không có cho nó thức nữa, chớ không khéo nó lại thức thì nó lại làm cho mình mỏi mệt thì nó rối loạn cơ thể.

Đó phải biết cách tập chớ còn không biết cách tập thì không có thể tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ được.

4. Khi mới tu tập, nên siêng năng dùng pháp hướng để giúp cho sức tỉnh nhiều hơn.

Nghĩa là lúc tập thì mình nằm đó, mình đặt cái niệm hơi thở ở trước mắt của mình, thì thường xuyên là mình phải - bởi vì mình biết rằng khi mình nằm khoảng độ 5 hay 10 hơi thở thì nó dễ thiếp trong giấc ngủ của, do vì vậy đó mình phải dùng cái pháp hướng để nó kéo dài được từ 5 phút đến 10 phút hay là 30 phút để mà tỉnh thức ở trong đó.

Nhưng mà Thầy thiết nghĩ thì tới 30 phút thì nó dài quá, nó sẽ mệt mỏi cơ thể. Đó thì phải tập từ từ. Rồi tăng dần lên, để cho cái lúc bấy giờ chúng ta tới cái lúc mà chúng ta ngủ thì chúng ta cho nó ngủ là chúng ta cũng hướng tâm nhắc rồi nó bắt đầu 5, 10 hơi thở cái nó ngủ.

Cho nên trước khi mà tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ thì phải tập ngủ trước. Ngủ có giờ giấc cho nghiêm chỉnh rồi mới tập tỉnh thức mới được, chớ không phải muốn tập là lúc nào cũng tập được. Nó khó là khó cái chỗ đó.

4- PHÁ ĐƯỢC ÂM THANH MỚI NHẬP ĐƯỢC TỨ THIỀN

(18:08) Và khi mà - và nhớ cái điều kiện nữa đó là trong cái bước đường mà tu tập về cái định Hiện Tại An Lạc Trú, tức là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, cái mục đích của Tứ Thiền là phải phá sạch âm thanh, không còn cái âm thanh xen vào.

Do đó vì vậy mà lúc nào mà chúng ta thấy cái tâm nó lặng lẽ, nó yên lặng tức là nó thanh tịnh thì chúng ta nằm ở trên cái sự thanh tịnh đó mà chúng ta nhẹ nhàng mà hướng tâm để cho nó phá âm thanh.

Vì mặc dù là nó yên lặng hay hoặc là vắng lặng nhưng nó vẫn là có âm thanh tác động, chúng ta còn nghe âm thanh chớ chưa phải sạch, cho nên khi đó tuy rằng ở trong cái không gian và cái thời gian lúc bấy giờ nó rất là vắng lặng, nhưng nó chưa có sạch sự vắng lặng đó.

Cho nên chúng ta muốn cho nó cái không gian và cái thời gian đó cho thật là vắng lặng - nghĩa là bấy giờ chúng ta mới thấy nó chỉ có mới yên lặng chớ chưa phải là vắng lặng - muốn cho nó được vắng lặng, nó không còn âm thanh tác động vào thì chúng ta luôn luôn phải dùng pháp hướng để mà phá âm thanh. Có như vậy thì chúng ta mới có thể phá được cái âm thanh, chớ còn không khéo thì bị âm thanh tác động.

Và vì vậy đó mà cái âm thanh mà còn tác động thì nó sẽ câu hữu với cái thọ, do vì vậy mà chúng ta không có thể dừng các hành ở trong thân chúng ta được, nó luôn luôn nó hoạt động, và nó hoạt động thì chúng ta không thể nào mà nhập Tứ Thiền được.

Cho nên ngay từ khi mà chúng ta nương vào hơi thở, rồi nằm chặt ở trên tụ điểm - gom chặt, nằm chặt ở trên tụ điểm, hoặc là chúng ta dời cái tâm đi xa cái âm thanh để phá, nhưng mà sau khi dời nó đi xa để phá hết âm thanh thì chúng ta lại nằm ở trong cái chỗ mà xa vắng, cái chỗ mà vắng lặng.

Trong cái chỗ mà sâu sắc, vắng lặng đó, không có âm thanh đó, thì chúng ta lại nằm yên ở trên chỗ đó, thì cái chỗ đó nó không phải là cái tụ điểm mà chính là cái tụ điểm của cái trạng thái vắng lặng.

Nếu mà nó nằm ở trên một cái tụ điểm mà chúng ta không phá được thì chúng ta hãy đưa cái tâm chúng ta cách xa, rời xa cái âm thanh. Còn nếu mà nó bám chặt được cái tụ điểm mà nó phá được âm thanh thì chúng ta nằm yên ở trên đó mà luôn liên tục hướng tâm nhắc để phá âm thanh, để cho cái nhĩ thức của chúng ta bám chặt vào đó mà nó không có tác động ra ngoài, nó không tiếp nhận cái âm thanh.

Nhớ như vậy thì chúng ta sẽ lần lượt phá cho được âm thanh. Mà khi phá cho được âm thanh thì các hành ở trong thân chúng ta dễ dàng phá lắm, không còn khó nữa. Và vì vậy mà cái thọ chúng ta sẽ xả lạc, xả khổ và xả niệm thanh tịnh, chúng ta nhập Tứ Thiền rất dễ dàng.

Đến đây về cái phần trả lời cho thầy Minh Tông là xong, do đó còn có rút tỉa những kinh nghiệm bản thân của mình nữa mà tu tập mà thôi. Bây giờ chúng ta tiếp tục qua cái phần học về cái giáo án.

5- MƯỜI HAI ĐIỀU KHÔNG TRÌ KHÔNG PHẠM CỦA SA DI - PHẦN 2

(21:00)

1. Tỳ Kheo có ba y, Tỳ Kheo Ni có năm y…​

Đó, ở đây thì chúng ta sẽ thấy cái vị Tỳ Kheo thì có ba y mà thôi, còn Tỳ Kheo Ni thì có năm y. Bởi vì người nữ thì họ phải nhiều hơn chúng ta, vì cái thân của họ bất tịnh lắm cho nên họ phải có sự thay đổi để giặt dễ hơn. Do đó thì ở trong giới luật của Phật cũng có cho ở bên ni nó có rộng rãi hơn ở bên nam của chúng ta, cho nên Tỳ Kheo có ba y mà thôi.

…​ Tỳ Kheo Ni có năm y, còn Sa Di có hai mạn y mà thôi: Một là y trên, hai là y dưới.

Nó có hai y mà thôi chớ nó không có ba y, nó có hai y.

2. Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni không được lìa ba y ngủ, chủ yếu là không được lìa xa cái đại y của mình.

Nghĩa là cái y lớn của mình, y thượng của mình không được lìa xa, luôn luôn lúc nào mình cũng giữ gìn. Bởi vì chỉ có cái đại y nó mới có giữ cái thân của mình kín đáo, còn cái y trung và y hạ như cái bộ đồ ngắn của mình ở trong thân thì nó không có kín đáo lắm.

Nhất là bên ni thì cần phải là cái y thượng, cần phải cái đại y đó phải sát ở bên mình, khi mình ngủ mình cũng giữ gìn cái y đó mình phủ trong người của mình. Nói: “Trời nóng nực quá, tui bỏ cái y đó” thì không được. Bởi vì cái người phụ nữ mặc cái bộ đồ ngắn quá thì để cái thân người nó không có tốt, cho nên vì vậy mà cần phải giữ kín đáo, dù là nóng nực gì cũng phải giữ cái đại y.

Tỳ Kheo cũng vậy, không được lìa cái y thượng của mình, vì khi ngủ thì trong khi đó mình không có còn chủ động được cho nên do vì vậy mà quần áo nó xốc xếch, tức là y áo của mình nó xốc xếch, nó hở hang, mà mặc có cái y hạ và cái y trung không thì da thịt nó bày ra, nó không tốt, cho nên cần phải có cái y thượng mà phủ lên, để cho nó kín đáo cái thân hơn.

Sa Di không có đại y nên không phạm.

Bởi vì Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni có y như vậy là tại vì mình lớn rồi, cho nên nếu mình bỏ cái y đi thì mình để cái thân của mình nó bày ra thì nó rất là có cái tai hại của cái người lớn, nó có thể đi đến những cái phạm vào cái tội dâm, nó nguy hiểm.

Còn cái chú Sa Di nó còn trẻ cho nên nó chưa có đại y, vì vậy mà nó không có cần mà phải phủ cái y thượng lên, do đó nó chỉ mặc cái bộ đồ ngắn, tức là y hạ và y trung mà thôi, nó không có phạm.

3. Tỳ Kheo không được nhóm lửa.

Nghĩa là cái vị Tỳ Kheo cũng như Tỳ Kheo Ni không có được nhóm lửa nấu ăn cái này cái kia, không có được làm cái đó.

Sa Di có thể nhóm lửa, nấu cháo hoặc nấu cơm cho đại chúng dùng.

Ở đây thì - ở trong giới luật thì nó chế đó, nó chế ra như vậy để cho cái vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thì không có nấu, nhưng mà mấy chú Sa Di thì nấu cho đại chúng ở trong chùa ăn cái này, cái kia được. Nhưng mà đúng là trong giới luật của Phật không được, dù là Sa Di cũng không được nấu nữa, chỉ đi xin ăn mà thôi.

Tức là giới kinh thì nó cấm rất ngặt, nó không có cho nấu nướng cái gì hết, hoàn toàn. Bởi vì khi mình bước đầu mình vào tu mà mình nấu nướng như vậy nó quen đi. Cho nên Đức Phật cũng - ngay từ lúc đầu mà cái chú Sa Di mới vào như La Hầu La cũng đi xin ăn mà thôi chớ còn không có được nấu.

(24:25) Còn ở đây giới luật nó chế ra thì nó có sự thay đổi. Nó thay đổi để làm cho nó nhẹ nhàng hơn, cho nên bắt mấy chú Sa Di này chẻ củi, nấu cơm hoặc là lặt rau, hay hoặc là làm thực phẩm đủ thứ, nhất là mấy chú Sa Di.

4. Tỳ Kheo giả sử sau khi đã ăn bữa ăn chính từ sớm rồi, thí chủ có đem đồ ngon đến cúng dường, trong bụng có thể ăn thêm cũng không được ăn nữa. Đây gọi là “túc thực”.

Nghĩa là ăn biết đủ chớ không có được ăn thêm.

Nếu như nhất định muốn ăn thêm phải nhờ một Tỳ Kheo khác, họ chưa có ăn, làm lễ dư thực bằng cách nhờ Tỳ Kheo kia ăn trước một miếng rồi sau đó mình mới ăn được.

Sa Di tuổi nhỏ không bị hạn chế của túc thực.

Nghĩa là ở đây khi mà mình ăn rồi, cái vị Tỳ Kheo đó ăn rồi, nhưng mà có người đem cúng đồ ăn ngon nữa, thì vị Tỳ Kheo đó muốn ăn thì phải nhờ cái vị Tỳ Kheo chưa có ăn đó họ ăn cho - ở trong cái tô, hay hoặc cái bát thực phẩm đó, thì nhờ họ ăn một miếng rồi bắt đầu mình mới ăn lại được. Còn nếu mà không có thì không có được ăn.

Thiệt ra thì cái chế như thế này Thầy thấy, một vị Tỳ Kheo mà còn thèm ăn như vậy thì làm sao gọi là ly dục, ly bất thiện pháp, cho nên cái giới luật chế ra Thầy thấy nó không còn đúng cái chỗ cái pháp để mà chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp, nó sai hết rồi.

Nhưng mà đọc ra để cho quý thầy nghe để biết rằng cái giới bổn của cái người sau họ chế tầm bậy tầm bạ là như vậy đó. Bởi vì cái mục đích chúng ta giữ gìn giới là chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp chớ đâu phải là còn muốn ăn, thế mà vị Tỳ Kheo thấy đồ ngon còn muốn ăn.

Mà muốn ăn vậy phải nhờ vị Tỳ Kheo khác, bởi vì giới luật cấm không có cho ăn như vậy, cho nên mới nhờ cái người khác ăn một miếng rồi. Cũng như bây giờ người ta đem đến một cái tô hủ tiếu ngon quá, do đó bây giờ muốn ăn cái tô này, do đó nhờ cái vị kia: “Anh làm ơn anh múc anh ăn giùm tui miếng đi, rồi tui mới ăn cái tô này được!”

Thầy thấy nghe nó kỳ cục quá, thế mà họ dám chế như vậy. để rồi các vị sau này cũng nhờ như vậy để mà mình cứ thỏa thích trong cái sự ăn uống chớ đâu có cái gì khác hơn hết.

Đó là cái giới bổn trong kinh giới mà Thầy thấy hầu hết là các ngài chế giới ra một cách quá rộng rãi, và mục đích cũng sợ phạm giới cho nên chế ra những cách này cách kia để mà nuốt cho trôi ba cái thực phẩm cho nó trôi vô cổ.

Còn cái chú Sa Di thì không có hạn chế, nghĩa là chú muốn ăn thì ăn, muốn không thì không, thì thiệt là Thầy thấy Thập Giới Sa Di quá rõ ràng rồi chớ không còn gì nữa hết, cho nên ở đây nói chú tiểu chớ Thầy thấy chú tiểu nó chưa hẳn là làm cái chuyện như vậy được, thế mà ở trong giới luật thì coi như chú tiểu về ăn uống là muốn ăn hồi nào là ăn đó.

(27:11)

5. Sanh chủng là hạt giống và ngũ cốc, Tỳ Kheo không được trồng và làm tổn hại, Sa Di có thể thay Tỳ Kheo xử lý.

Tức là trồng hoặc là xay, giã, nấu những cái hạt ngũ cốc đó được. Thí dụ như bây giờ người ta cho mình một ký hột đậu xanh, thì cái vị Tỳ Kheo đó không được đem cái hột đậu xanh đó xay ra rồi nấu chè ăn được, thì bây giờ chỉ sai cái chú Sa Di thay xử lý cái này được:

“Chú đem cái này đem vô cái cối xay chú xay ra đi, tụi tui thì làm không được đâu, tụi tui thì giới luật nó nhiều hơn chú rồi. Chú xay bể hột này đi, rồi chú đem ngâm đi, rồi chú nấu chè đi, rồi tụi mình xử lý với nhau đi!”

Thì cái chuyện đó là cái chuyện ở đây là ở trong các giới bổn nó chế ra như vậy, thì thiệt ra mấy chú Sa Di này không còn cái giới hạnh nào nữa hết. Bởi vì phải thay các vị Tỳ Kheo mà làm những cái điều phi giới luật.

6. Bất tịnh là chỉ cho các vật nhơ bẩn như đại tiểu tiện và đàm dãi.

Nghĩa là cái phần thứ sáu này, khi mà những cái vật bất tịnh như đồ ăn của chúng ta mà ăn thừa thì chúng ta không nên bỏ trên cỏ rác, ở trên những cái loại cây, nó làm cho chết cây. Cũng như khi cái đại tiểu tiện, đừng có đại tiểu tiện ở trên cái cỏ cây mà làm cho nó chết.

Do ở đây cái giới thứ sáu này thì cái người Tỳ Kheo phải giữ gìn như vậy và cái chú Sa Di cũng giữ gìn như vậy.

7. Leo lên cây làm mất oai nghi.

Tức là cái vị Tỳ Kheo cũng như Tỳ Kheo Ni không có được leo lên cây, chỉ có chú Sa Di leo mà thôi. Nhưng mà ở trong cái giới luật thì nó có chế thêm như thế này, là vì cái trường hợp mà như cần thiết phải có những cái điều kiện leo cây thì chúng ta cũng phải leo cây, nó cũng có chế ra cái phần này.

Thí dụ như bây giờ trong chùa có những cái cây xoài hay cây mít, thì đâu ở ngoài người ta trèo trong chùa mà người ta hái được, do đó thì mấy chú Sa Di phải trèo trên đó hái mấy trái xoài, còn Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni thì không có được trèo. Bởi vì lớn rồi, trèo như vậy mất cái oai nghi của một vị làm thầy, chỉ có mấy chú nhỏ là trèo được.

8. Tỳ Kheo không được cầm nắm vật báu, chỉ có Sa Di có thể thay Tỳ Kheo mà cầm nắm và giữ vật báu.

Trong khi đó chúng ta thấy Thập Giới Sa Di có cấm không? Thế mà ở đây ở trong giới bổn thì cứ cái gì cũng đổ thừa cho Sa Di làm được hết à, chỉ Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni thì không có làm được mà thôi. Đó.

9. Đồ ăn còn thừa để cách đêm, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni chẳng được ăn lại, chỉ có Sa Di là có thể được ăn lại.

Đó thì Sa Di thì ăn lại được chớ còn Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni không ăn lại được.

10. Tỳ Kheo không được đào đất, chỉ có Sa Di thì có thể đào đất hoặc là vun trồng.

Chớ còn Tỳ Kheo thì không có được làm cái điều đó.

(30:11)

11. Các vật thực không do người khác đưa cho, Tỳ Kheo không được ăn. Sa Di không bị hạn chế và làm người dâng thực phẩm cho Tỳ Kheo.

Nghĩa là bây giờ cái vật thực đó đó, thường thường là người đi khất thực, thì người ta đem người ta cúng dường, người ta sớt bát cho cái vị Tỳ Kheo, thì cái vị Tỳ Kheo đó được ăn.

Mà nếu mà người ta không có sớt bát, người ta không có cho vị Tỳ Kheo đó thì cái vị Tỳ Kheo đó không được lấy thực phẩm mà ăn, chỉ có cái - bây giờ ở trong chùa chúng ta có những người người ta đem cúng Phật, cúng trái cây hay cúng gì đó, thì cái vị Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni không được lấy ăn. Bởi vì người ta cúng Phật chớ không phải là người ta cúng cho vị Tỳ Kheo đó hay hoặc là cái vị Tỳ Kheo Ni.

Chỉ có mấy chú Sa Di đó mới lấy ở trên bàn Phật những cái trái cây cúng đó, mới đem vô dâng lên cho các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni thì bấy giờ thì các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni mới được ăn, bởi vì mấy cái chú đó mới lấy ra, mới dâng lên. Còn nếu mà không có lấy thì để thúi đó thôi chớ vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni không có được lấy cái của người ta cúng Phật ở trên bàn mà ra ăn.

Đó, thì như vậy là cũng để cái điều kiện. Bởi vì trong giới luật của Phật người ta cúng dường, người ta sớt bát của mình thì cái gì mình ăn, mà người ta không cho thì thôi không có được lấy ăn, lấy ăn như ăn cắp, ăn trộm. Do vì vậy đó thì chỉ có mấy chú Sa Di thì lấy cái của cúng đó đó, mà đem dâng lại cho các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni thì các vị mới có được ăn.

Mà hầu hết là cái giới luật này thì Thầy thấy rằng hầu hết thì mấy chú Sa Di họ lấy họ quất hết chớ họ đâu có để cho mấy ông thầy lớn! Vậy cho nên mấy ông thầy lớn cũng lo bưng xuống để mà chia nhau ăn chớ đâu có để cho mấy chú, hay hoặc là sai mấy chú Sa Di lên bưng cái dĩa trái cây ở trên bàn Phật đem xuống đây rồi thầy chia cho, thì tức là ông thầy ổng chia cho ổng một mớ rồi mấy chú Sa Di một mớ, chớ không phải là chia hết cho mấy chú Sa Di không.

Đó thì trong cái giới luật thì nó có ghi như vậy, nhưng mà nó làm không có đúng cái tính cách của cái giới kinh để chúng ta thực hiện cái tâm ly dục, ly bất thiện pháp.

Tuy rằng những cái vật nhỏ mọn mà nó vẫn còn những cái chút chút làm cho chúng ta khó ly lắm chớ không phải dễ. Mà giới luật - hầu như giới bổn mà viết ra như vậy đó thì nó cũng nuôi lớn cái tâm dục của chúng ta chớ không phải ly, cách thức từ cái ăn cái này cái kia đủ cách như vậy đó là tạo cái thế cho chúng ta chạy theo cái dục lạc của thế gian.

12. Tỳ Kheo không nhổ cỏ, không chặt cây. Sa Di thì không hạn chế về nhổ cỏ, chặt cây.

Cho nên tất cả những cái sự gánh nặng mà của ở trong chùa phải nói là Sa Di gánh nặng, nào là nhổ cỏ dẹp cho sạch này nọ, còn Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni là khỏe lắm, ngồi không, không có làm gì hết: “Phật dạy không có động, không có làm cái gì hết, chỉ có mấy chú là làm thôi chớ còn tụi tôi lớn rồi, không có làm.”

Cho nên mấy thầy lớn thì ngồi không chớ không có làm gì hết, không có được làm cỏ, nhổ cỏ, hay hoặc là quét nữa, quét đây rồi kiến nó lăn nó chết nó tội, còn mấy chú thì cứ quét đùa, không có sao hết.

Thì tất cả những cái tội lỗi, tất cả những cái mà phạm giới đều đổ cho Sa Di hết, còn tất cả các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thì không có lãnh những cái điều kiện đó, nhưng mà cứ chạy theo dục thì không làm sao mà tránh khỏi được.

(33:26) Bởi vậy Thầy thấy trong cái vấn đề mà tu học theo đạo Phật nó rất khó là đời sống nó phải như thế nào cho đúng cách của giới luật thì nó mới có ly được dục, nó mới có ly được ác pháp, chứ nếu mà không có đúng cách thì chúng ta sẽ bị phạm giới hết, không có người nào mà không phạm, dù ít dù nhiều chúng ta vẫn bị phạm hết.

Nhất là chúng ta trụ thế tăng đó, ở đâu một cái chùa mà ở mãi đó thì chắc chắn là chúng ta bị dính hết, không thể nào mà chúng ta giữ gìn giới luật cho trọn vẹn được.

Chánh nữ học tức là Thức Xoa Ma Ni.

Thức Xoa Ma Ni người ta còn gọi là chánh nữ học.

Bởi vì ở trong bên ni thì nó có chia làm những cái giai đoạn: Khi mà vào xuất gia thì gọi là Sa Di Ni, khi mà muốn lên làm Tỳ Kheo Ni thì họ còn một cái giai đoạn nữa, cái giai đoạn nữa đó là cái giai đoạn gọi là Thức Xoa Ma Ni. Họ phải có 2 năm ở trong cái Thức Xoa Ma Ni này, sau đó mới được thọ Tỳ Kheo.

Chánh nữ học tức là Thức Xoa Ma Ni. Trong 12 điều này, 7 điều trước không trì không phạm, 5 điều sau không trì thì phạm.

Đó tức là 12 điều ở trên đó, thì cái chú Sa Di cũng như cái vị Tỳ Kheo - nói chung là Thức Xoa, Sa Di, Sa Di Ni mà trong 12 cái điều này trì - 7 cái điều kiện ở trên không trì thì không phạm, mà 5 cái điều ở dưới thì không trì vẫn bị phạm.

Đó thì cái chỗ để mà trong kinh giới nó chỉ như vậy, chúng ta học để biết sơ qua mà thôi. Mục đích của chúng ta học để làm sao mà chúng ta tu cho được giải thoát chớ không phải học giới luật theo cái kiểu này, nhưng chúng ta ít ra cũng biết.

Chúng ta biết cái sai của giới bổn để mà chúng ta không có chấp nhận nó, mà chúng ta lấy những cái oai nghi của nó, cái nào đúng để mà chúng ta sửa mình, để mà chúng ta ly dục ly ác pháp, để mà chúng ta đi đến con đường giải thoát.

Chớ không phải chấp vào cái giới luật, cái giới bổn đó, mà nó khô cằn khô cỗi đó, bằng cách mà chế cái này chế kia để chúng ta không có ly được dục, không có ly được ác pháp, thì suốt đời chúng ta theo đạo Phật cũng chẳng có lợi ích gì cho cuộc đời tu hành của mình.

6- OAI NGHI CỦA SA DI VÀ SA DI NI

6.1- OAI NGHI TRONG KINH GIỚI BỊ ẢNH HƯỞNG NHIỀU TỪ NHO GIÁO

(35:45) Cho nên bây giờ thì Thầy sẽ đọc oai nghi. Tới đây chúng ta cũng học sơ về oai nghi của Sa Di và Sa Di Ni để chúng ta biết sơ qua cái phần này, nếu không thì chúng ta là những người tu sĩ của đạo Phật mà không biết cái oai nghi của nó như thế nào.

Nhưng ở đây thì Thầy xét qua, nếu mà cần phải soạn ra những cái oai nghi này thì phải có một cái thời gian, còn ở đây họ đã soạn sẵn cho chúng ta, từ các kinh giới họ đã soạn ra những cái oai nghi của Sa Di và Sa Di Ni để chúng ta…​

Nhưng mà Thầy đọc thì Thầy thấy hầu hết là các vị tổ ở bên luật mà họ chế ra những cái oai nghi này đều là họ nằm ở trong cái giai đoạn phong kiến vua chúa mà họ chế ra, cho nên nó cũng không phù hợp với cái đạo Phật lắm.

Nhưng chúng ta thấy hiện giờ thì chưa có một vị nào mà soạn ra những cái oai nghi của Sa Di, Sa Di Ni cũng như Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni để cho chúng ta thực hiện cái oai nghi của một người tu sĩ đạo Phật.

Chính Đức Phật đã dạy chúng ta cái oai nghi của chúng ta là Thánh phòng hộ sáu căn. Tức là chúng ta thực hiện ở trên cái pháp phòng hộ sáu căn đó nó sẽ đầy đủ oai nghi.

Nhưng vì đi vào những cái chi tiết thì ít ra phải có thời gian Thầy mới có thể nghiên cứu tất cả những cái oai nghi mà đi, đứng…​ trong khi phòng hộ sáu căn như thế nào gọi là oai nghi của nó. Bởi vì nó rất nhiều những cái điều kiện mà chúng ta sẽ gặp phải mà nó sẽ làm mất cái oai nghi của chúng ta đi khi chúng ta phòng hộ.

Đó thì, còn ở đây thì họ dựa vào cái phong kiến, vua chúa, cách thức những cái đối xử, tiếp xử với nhau, cũng như chú Sa Di đối với thầy nó phải như thế nào, hầu thầy như thế nào, thì cái lối đó là cái lối của phong kiến chớ không phải là của một vị tu xuất gia.

Cho nên Đức Phật cũng là một thái tử, cũng ở trong một cái vai trò của thời đại phong kiến vua chúa, thế mà đi tu rồi mà còn phải có người hầu kẻ hạ, rồi còn phải có này kia thì chắc chắn là Đức Phật không có đồng ý cái điều đó đâu.

Nhưng ở đây thì chúng ta thấy rằng trong cái giới thì nó nói về cái oai nghi, chúng ta xét qua thì chúng ta biết rằng các vị tổ trong giới luật mà viết ra thì họ là những người chịu ảnh hưởng của phong kiến, của nho giáo. Cách thức mà đối xử với vua như thế nào thì cách thức mà cái vị học trò đối xử với ông thầy cũng na ná gần giống như là đối xử với vua.

(38:17) Oai nghi của Sa Di và Sa Di Ni.

Quan hệ của Sa Di và Sa Di Ni trong Đại Chánh Tạng có năm bộ sách sau đây có thể dùng nghiên cứu tham khảo:

1. Sa Di Thập Giới Tinh Oai Nghi;

2. Sa Di Oai Nghi;

3. Kinh Phật Thuyết Sa Di Thập Giới Nghi Tắc;

4. Sa Di Ni Giới Kinh;

5. Sa Di Ni Ly Giới Văn.

Nhưng vì nội dung của năm bộ sách này trước sau trùng lặp, không có cương lĩnh thống nhất, người sơ học rất khó nắm được đầu mối, vì (thế) cuối đời nhà Minh có đại sư Liên Trì chỉnh lý và biên tập thành một quyển Sa Di Ni Luật Nghi Yếu Lược, về sau lại có ngài Hoằng Tán làm chú thích thêm. Cuối đời nhà Minh còn có đại sư Ngẫu Ích biên tập một quyển Sa Di Thập Giới Oai Nghi Luật Yếu. Quyển trước kĩ càng, quyển sau giản dị sáng sủa, mỗi quyển đều có chỗ hay, đều có giá trị đáng cho chúng ta tham khảo việc học. Hiện nay ở Đài Loan Ấn Kinh Xứ có bản đơn hành lưu động.

Trong Sa Di Thập Giới Tinh Oai Nghi nói: “Sa Di có 72 oai nghi gồm có 14 việc”. Trong Sa Di Ni Ly Giới Văn nói: “Oai nghi 70 sự kiện”. Trừ những oai nghi có quan hệ riêng cho nam nữ bất bất đồng ra, oai nghi của Sa Di và Sa Di Ni phần nhiều tương đồng. Nay tôi xin đem một vài oai nghi được xem là trọng yếu phân làm hai tổ nam nữ trích lục như sau:

6.2- OAI NGHI CỦA SA DI

(40:03) Oai nghi của Sa Di

1. Pháp thầy dạy Sa Di:

Phải kính Đại Sa môn, không được kêu tên của Đại Sa môn. Lúc Đại Sa môn thuyết giới kinh không được lén nghe. Không được tìm điều hay dở của Đại Sa môn. Đại Sa môn có lỗi lầm không được nói với người khác. Không được nói xấu Đại Sa Môn khi vắng mặt. Không được khinh dễ cười cợt trước mặt Đại Sa môn và nhái theo ngôn ngữ hình tướng của Đại Sa môn. Thấy Đại Sa môn phải lập tức đứng dậy, trừ khi đọc kinh, ăn cơm, công tác. Giữa đường gặp Đại Sa môn, phải đứng nép qua một bên. Nếu lúc cười đùa thấy Đại Sa môn liền phải ngưng ngay.

Đó là cái oai nghi đầu tiên của cái thầy Sa Di, phải học cái lòng cung kính đối với cái bậc Đại Sa môn như vậy. Cái oai nghi thứ hai của Sa Di là:

2. Pháp Sa Di thờ thầy:

Phải xem thầy như cha, phải dậy sớm. Muốn vào cửa phòng thầy trước phải búng ngón tay ba lần. Phải chuẩn bị đồ súc miệng rửa mặt cho thầy. Phải rải nước khi quét đất. Phải xếp y phục, dọn dẹp lau quét giường chiếu cho thầy. Thầy đi chưa về, không được bỏ phòng ra đi. Nếu có lỗi, thầy răn dạy không được cãi lại, phải cúi đầu lắng nghe lời thầy và phải ghi nhớ để vâng làm. Đi ra phải đóng cửa lại cẩn thận.

Đó là cái oai nghi thứ hai. Oai nghi thứ ba:

3. Pháp Sa Di bạch thầy:

Ngoại trừ 5 việc: Súc miệng, uống nước, đại tiện, tiểu tiện và lễ kính tháp Phật trong vòng 49 tầm (mỗi tầm là 8 thước tàu)…​

Tám thước tàu là cái thước tay của mình, tức là cái cánh tay của mình đây gọi là thước tầm đó, mà 8 thước như vậy.

…​ của phạm vi kiết giới, có làm việc gì đều phải bạch với thầy.

(42:07) Nghĩa là khi mà mình - cái cách thức của vị Sa Di đó, phải cách xa vị thầy hay hoặc là phải cách xa tháp tượng Phật, mà khi mình đảnh lễ đó thì mình phải đứng cách xa là 8 thước tàu, tức là 8 cái cánh tay của mình như vậy, thì đo 8 cánh tay thì cái người Sa Di phải đứng cách như vây đó. Khi mà kiết giới cũng như là khi mà đảnh lễ thầy hoặc là đảnh lễ Phật thì phải cách 8 thước như vậy. Đó là cái oai nghi khi đảnh lễ.

Mà khi mà đảnh lễ thì không được - đang súc miệng mà đảnh lễ thì không được, uống nước thì không được, đại tiểu tiện không được, cho nên khi mà đảnh lễ thì hoàn toàn là những cái việc làm đó không có được làm, vừa làm mà vừa đảnh lễ thì không được.

4. Pháp Sa Di nhập chúng:

Phải học cho rõ, phải tập làm việc. Phải vì chúng phục vụ. Phải vì Đại Sa môn mà đưa vật dụng. Phải lễ Phật, phải lễ Tỳ Kheo tăng. Phải chào hỏi bậc Thượng tọa, Hạ tọa. Phải nhường chỗ ngồi cho bậc Thượng tọa, không được giành chỗ ngồi, không được ở trên tòa ngồi kêu gọi cười giỡn. Không được luôn luôn đứng dậy đi ra ngoài. Nếu trong chúng có gọi đến tên mình thì liền dạ. Tỳ Kheo chấp sự có sai làm việc gì trước phải bạch lại với thầy.

Nghĩa là cái vị Tỳ Kheo chấp sự đó là cái vị cũng như là cái vị tri sự ở trong chùa đó, mà sai mình làm cái việc gì đó thì mình phải thưa với thầy trước rồi mình mới nhận cái sự chấp sự của cái vị đó sai mình.

Thí dụ vị đó bảo mình phải tri duyên để giữ giường, thì trước đó mình phải xin bạch với thầy của mình coi thầy mình có đồng ý không, nếu đồng ý thì mình chấp sự đó mình làm tri duyên, còn nếu mà không có thì không có được làm. Đó là cách thức cái oai nghi của cái chú Sa Di.

5. Pháp Sa Di làm trị nhật:

Phải tiếc vật của chúng tăng. Chẳng được ở giữa đường làm việc. Làm việc chưa xong chẳng được giữa chừng bỏ đi. Đang lúc làm việc, nếu bị thầy gọi phải thưa cho Tỳ Kheo chấp sự biết. Phải phục tùng sự chỉ đạo và giáo lệnh của thầy Tỳ Kheo chấp sự, chẳng được trái nghịch.

Đó là cái oai nghi của cái chú Sa Di trị nhật. Cái thứ sáu:

6. Pháp Sa Di vào phòng tắm:

Phải cúi đầu vào nhà tắm. Trong nhà tắm phải tránh chỗ của bậc Thượng tọa. Không được đùa giỡn tạt nước lên nhau. Không được tạt nước cho lửa tắt. Không được cười giỡn trong phòng tắm. Không được làm hư hại vật dụng trong phòng tắm. Không được dùng nước quá phí. Không được để nước và xà bông đổ vào hồ tắm.

(44:51) Đó là cái oai nghi thứ sáu.

Oai nghi thứ bảy:

7. Pháp Sa Di vào cầu xí:

Muốn đại tiểu tiện phải đi liền. Lúc đi, không được liếc ngó hai bên. Đi đến cầu xí trước hết phải búng tay ba lần cho người bên trong biết, chẳng được hối thúc người trong cầu ra. Bước lên cầu tiêu rồi lại phải búng ngón tay ba lần nữa để cho quỷ thần ăn phân biết mà tránh đi. Không được cúi đầu nhìn xuống bộ phận sinh dục. Không được rặn ra tiếng. Không được nhổ nước miếng đàm dãi làm dơ vách. Không được vẽ lên vách hoặc dưới đất. Không được ngồi lâu ở trong cầu xí. Trong lúc đi cầu xí gặp người không làm lễ, phải lánh đường đi. Lúc ra khỏi cầu xí phải rửa tay, chưa rửa tay không được cầm đồ vật, Phải lấy nước rửa đường đại tiểu tiện, gọi là tẩy tịnh. Không tẩy tịnh không được lễ Phật. Phải dùng nước trong súc miệng, không súc miệng chẳng được tụng kinh.

Đó là cách thức mà dạy ở trong cái cầu xí của cái người Sa Di như vậy. Thì ở đây nó có nhiều cái mà Thầy thấy nó cũng…​ Một cái người mà họ bệnh kiết mà trong khi bảo họ ngồi đó mà họ không rặn thì chắc chắn họ chịu sao nổi!

Cho nên những cái này đều là chúng ta phải có sự những chỉnh đốn lại, chớ không khéo cứ bắt như vậy thì có thể nói rằng nó có những cái mà nó chưa có hợp. Vì vậy khi mà nghiên cứu lại những cái oai nghi của Sa Di thì hầu như là chúng ta phải dựa vào những cái kinh giới của Phật thì chúng ta mới có thể viết ra những cái oai nghi cho nó thực tế và đúng cái hạnh của người tu hơn là những cái oai nghi này, quá là rườm rà.

(46:40) Pháp Sa Di thứ tám:

8. Pháp Sa Di lễ thầy:

Thầy tọa thiền không nên làm lễ, thầy kinh hành không nên làm lễ, thầy đang ăn không nên làm lễ, thầy thuyết kinh không nên làm lễ, gặp bên tay trái thầy không nên làm lễ, không nên làm lễ thầy nằm bệnh, đất nhơ không nên làm lễ.

Nghĩa là khi - thí dụ như bây giờ thầy đang đi như vậy, rồi cái cúi xuống lễ thầy ở dưới đất dơ như vậy thì cái đó là không nên. Nghĩa là muốn lễ thì xin thỉnh thầy đến cái chỗ nào đó, rồi thầy ngồi đàng hoàng ở chỗ sạch sẽ đàng hoàng chớ không phải đụng đâu lễ đó.

Cho nên có nhiều người Phật tử họ chưa có biết cái oai nghi này, cho nên họ đụng đâu họ lễ thầy ở đó, quần áo lấm lem đất cát hết. Đó là những cái nó không đúng.

9. Sa Di vào nhà cư sĩ:

Đến cửa nhà, phải tự xét oai nghi của mình, cũng không được thấy người mà làm oai nghi. Nhà không có người nam không được vào cửa. Nhà có thờ Phật, lúc bước vào, trước tiên phải lễ Phật. Vào nhà, nếu ngồi, trước phải xem: Chỗ có binh khí không nên ngồi, chỗ có vật báu không nên ngồi, chỗ có y phục, đồ trang sức của phụ nữ không nên ngồi. Không được một mình ngồi với người nữ ở chỗ có ngăn che, cùng ngồi, cùng nói chuyện. Không được cố đùa với trẻ con. Không được nói nhiều, không được đùa cợt. Phải ngồi yên lặng, phải ngồi ngay thẳng. Không được kết thân với cư sĩ làm cha mẹ, chị em.

(48:12) Nghĩa là mình không có được làm thân với cái gia đình của cái người khác, nghĩa là đừng có kết làm em nuôi hay chị em nuôi hay hoặc là cái này kia.

Cho nên hầu hết là có một số quý thầy cũng nhận cư sĩ làm người nuôi, giúp đỡ cho trên bước đường học tập của mình bằng cách này bằng cách khác, thì cái đó là theo ở trong cái oai nghi của Sa Di thì không có chấp nhận cho mình kết thân như vậy.

Bởi vì mình là cái người cắt ái ly gia, tức là mình đoạn dứt tất cả cái tình thân, bây giờ còn làm con nuôi hay hoặc làm em nuôi họ để cho họ giúp đỡ mình thì cái chuyện đó là sai quá sai rồi. Bởi vì ở đời cái tình cảm người ta nó còn lưu luyến, còn mình cắt đứt thì nó không còn lưu luyến ai, nhiều khi do cái chỗ đó mà mình làm khổ.

Và đâu biết chừng vì cái sự lợi dụng mà để cho mình có cái sự cung cấp cúng dường - gia đình đó cung cấp cúng dường cho mình trên bước đường tu học, thì tức là mình còn chạy theo dục lạc mất rồi. Thì như vậy là nhận làm cha nuôi, hay là em nuôi, hay chị nuôi thì cái điều đó là cái điều không đúng của cái người tu rồi.

10. Pháp Sa Di vào chợ:

Phải cúi đầu đi thẳng đến nơi và đi thẳng về. Không được cùng người nữ trước sau đi theo nhau. Không được ngó qua ngó lại. Không được cố nhìn người nữ. Không được đến chỗ náo nhiệt. Mua đồ không được tranh giành đắt rẻ. Không được ngồi ở trong cửa hàng của người nữ. Nếu bị người giành phải khéo lánh đi, đừng theo trả giá. Nếu đã mua vật ở chỗ A đắt, chỗ B tuy rẻ cũng không được bỏ chỗ A mà mua chỗ B, làm cho chỗ A sanh giận hờn.

Thật sự ra thì ở đây cái oai nghi chỗ này, thật sự ra thì trong cái kinh giới bổn cho phép Sa Di đi mua đi sắm cái này cái kia là vì cất giữ tiền bạc, còn trong giới luật của Phật thì đâu có cái chuyện này mà làm sao đi mua?

Cho nên nó nhiều cái nó không sai, vì vậy mà cái oai nghi của nó coi như là cái oai nghi của một vị mà đã cất tiền bạc để đi mua. Cho nên cái oai nghi này nói như vậy là chúng ta thấy rằng cái vị tu sĩ mà đi ra chợ rồi phải mua, phải giữ gìn như thế này thế khác, nhưng mà đã đi mua như vậy đã là sai cái giới luật rồi, thì nó không có đúng tính cách của một vị tu sĩ mà đi khất thực xin ăn.

11. Pháp Sa Di vào chùa ni:

Phải có đồng bạn vào chùa ni.

Nghĩa là đi phải có hai, ba người chớ không phải đi một mình vào chùa ni được.

Vào chùa trước lễ Phật. Nếu không có chỗ dành riêng cho khách thì không được ngồi. Không được thuyết pháp không hợp thời. Nếu từ chùa ni trở về, không được nói sự đẹp xấu của chùa ni. Không được thư từ qua lại với ni. Không được nhờ may vá và giặt giũ quần áo.

Nghĩa là khi mà vào chùa ni thì phải đi hai, ba người, mà cũng không có được đến đó mà mình tự mình thuyết pháp thế này thế khác, nó không hợp. Khi nào mà có người ta mời thỉnh, bên ni họ mời thỉnh mình thuyết pháp thì mình thượng tòa, mình mới thuyết pháp, chớ còn không, đụng đâu mình nói đó thì cái chuyện đó là cái sai, coi như là mình khoe khoang cái này kia thì không đúng, nhất là cái giới nữ.

Và khi về rồi thì chùa người ta người ta trang trí người ta làm gì làm, mình cũng không nói đẹp xấu, khen người ta đẹp xấu này kia, do đó mình coi bình thường thôi.

Đó là cái oai nghi của Sa Di thứ mười một.

6.2- OAI NGHI CỦA SA DI NI

(51:39) Bây giờ đến cái phần oai nghi của Sa Di Ni. Mười một cái pháp Sa Di nam thì chúng ta đã vừa học xong, bây giờ về cái phần của Sa Di Ni .

1. Pháp Sa Di Ni đi ra ngoài: Đi ra ngoài không được đi một mình, phải cùng đi với Đại ni hoặc hai, ba ni cùng đi.

Nghĩa là cái Sa Di Ni không có được đi một mình mà phải đi có nhiều người, hoặc là đi với một người Đại ni tức là một người ni lớn tuổi, già đó, để bảo vệ cho.

Nếu không có ni phải cùng với thân tín Ưu Bà Di đồng đi.

Nếu mà không có ni đi thì phải có người cư sĩ nữ đi với mình.

Phải nhìn thẳng trước 6 thước.

Sáu thước tầm á, 6 thước tầm của mình thì chỉ có 2 mét mà thôi. Nghĩa là mình đi mình nhìn ngó cách từ chỗ mình đi đến chỗ mình nhìn xuống như vậy là 2 thước.

Không được đi cùng với nam hoặc theo nhau đi chung đường.

Đó là cách thức ở bên Sa Di Ni.

2. Pháp Sa Di Ni ngủ:

Không được nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng bên trái; phải nằm kiết tường nghiêng bên phải. Không được để lộ vai, ở trần. Không được đặt tay ở chỗ kín.

Đó là cái pháp của Sa Di Ni.

3. Pháp Sa Di Ni vào nhà cư sĩ:

Không được vào phòng của phụ nữ nói cười. Không được ngồi ăn dưới bếp. Không được cùng người giúp việc nói chuyện riêng. Không được đi một mình đến cầu xí. Không được cùng người đồng lên cầu xí. Không được lên chỗ cầu xí của người nam. Không được lấy tay trao đồ vật cho người nam, phải để ở trên đất hoặc chỗ thích đáng để người đó tự lấy. Không được đùa giỡn với trẻ con.

Nghĩa là hầu hết là bên ni hay thích con nít lắm, cho nên ở đây, ở trong cái oai nghi này cũng cấm cái người ni không có được ẵm, hay bồng, hay giỡn đùa hay là cười cợt với trẻ con.

4. Pháp Sa Di Ni vào nhà tắm:

Không được lõa lồ tắm chung với Ưu Bà Di.

Tức là nữ cư sĩ đó.

(54:01) Không được bàn luận về việc tắm rửa. Không được cùng Ưu Bà Di kì cọ lẫn nhau. Không được tắm chung với trẻ con. Không được dùng nước rửa của người khác để rửa. Không được tự mình nhìn chỗ kín của thân mình.

5. Pháp Sa Di Ni vào chùa tăng:

Phải theo Đại ni hoặc hai, ba người cùng đi.

Nghĩa là vào chùa tăng - Sa Di Ni mà vào chùa tăng phải đi nhiều người.

Vào chùa trước phải bạch tri sự tăng. Không được cùng Tỳ Kheo ngồi chung trong một nhà. Không được cùng Tỳ Kheo ngồi chung trong một tòa. Không được cùng Tỳ Kheo cười đùa. Không được nằm ngồi trên mền nệm của Sa Di.

Sa Di nam đó.

Không được cùng Tỳ Kheo ăn chung bát. Không được mặc lầm y của Tỳ Kheo.

6.3- OAI NGHI CỦA SA DI CŨNG LÀ TOÁT YẾU OAI NGHI CỦA TU SĨ

(54:50) Trên đây tóm lược oai nghi của Sa Di và Sa Di Ni, thật ra cũng là toát yếu oai nghi của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Sa Di Ni cũng phải đồng học những phần chung của oai nghi Sa Di. Ngày lục trai, cư sĩ cũng nên học trì oai nghi Sa Di. Đây là điều cần phải biết.

Tăng ni ngày nay, trừ sự phục sức khác người tục ra, có thể không phạm dâm dục và không ăn thịt, uống rượu đã kể là khá rồi, đến hạnh chân thật Tỳ Kheo không làm sao thấy, giới hạn sinh hoạt của nam nữ tăng và tục gần như không còn. Các cô ni nhận người giàu sang thế tục làm cha mẹ nuôi, lấy đó làm vinh, phục dịch cho người thế tục có tiền, cho đó là hạnh, cho đến ẵm bé con, đùa giỡn đã là việc thường thấy.

Phẩm cách của tăng ni như vậy đâu có hi vọng là trụ trì Phật pháp và chấn hưng Phật giáo? Nhưng băng đóng ba thước chẳng phải là do cái lạnh của một ngày. Đâu chỉ trách tăng ni ngày nay, đây cũng là thói tệ đã tích tập trải qua nhiều đời nhiều kiếp.

Nghĩa là hiện giờ thấy tăng ni mà phạm giới luật, có những cái oai nghi nó không đúng đắn như vậy, thì nó không phải là mới bây giờ mà đã nhiều đời nhiều kiếp nó đã quen đi rồi, bây giờ rất là khó sửa.

(56:24) Cho nên ở đây cái vị Thánh Nghiêm này viết cái cuốn luật này, vị nói: Băng mà đóng dầy ba thước thì đâu phải là trong một ngày mà nó đóng được? Mình muốn mà cho nó thực hiện những cái oai nghi này thì đâu phải một ngày mà làm xong được? Nhưng mà cứ để như thế này thì Thầy nghĩ rằng bây giờ có muôn kiếp đi nữa thì nó cũng không có thành được nữa.

Phải bắt đầu ngay từ khi người ta bước chân vào đạo thì cái gì ra nghiêm túc cái nấy, người nào được thì được, người nào không được thì thôi, chớ đừng có tập dần dần, để rồi nó lần lượt ngày nó thêm lạnh một chút lạnh chút nó mới đóng được vài ba thước, thì cái chuyện đó khó quá.

Cho nên từ bao nhiêu thế kỉ nay mà giới luật bị sai phạm rồi, thì từ người trước cho đến người sau đều là tiếp nhau mà sai phạm chớ đâu thấy - chúng ta có thấy sửa được đâu?

Mà không thấy sửa được thì Phật giáo làm sao còn, và cái con đường tu làm sao có giải thoát được? Vì giới luật nó cho giúp chúng ta ly dục, ly ác pháp, chớ còn nếu không thì không thể nào ly dục, ly ác pháp được.

Đây là hết cái phần oai nghi, do đó thì chúng ta chỉ có một cái phần nhỏ như vậy. Chớ còn sự thật ra mà nói về oai nghi của một vị tu sĩ, của một vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cũng như là Sa Di, Sa Di Ni thì phải viết rất nhiều để chúng ta có một cái phương pháp phòng hộ sáu căn, giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình nó không bị dính mắc trong sáu trần, làm cho tâm chúng ta được ly dục, ly ác pháp, làm cho tâm chúng ta được giải thoát nó mới chính là giới luật của Phật.

Chớ không phải là những cái oai nghi ở trong cái vừa đọc rồi, nó chưa có đủ chút nào hết. Mà nhiều khi nó nêu lên những cái sai phạm ở trong đó rất lớn nữa, chứ chưa hẳn đã đúng ở trong cái giới, trong các bộ kinh của Phật.

7- OAI NGHI CỦA THỨC XOA MA NI

7.1- THỨC XOA MA NI LÀ SA DI NI SẮP SỬA THỌ CỤ TÚC GIỚI

(58:13) Bây giờ về cái phần mà thầy giảng tiếp, để chúng ta hiểu thêm về cái phần Thức Xoa Ma Ni.

Thức Xoa Ma Ni là gì?

Thức Xoa Ma Ni không phải là nữ cư sĩ ở tại chùa công quả…​

Nghĩa là Thức Xoa Ma Ni không phải là cái người cư sĩ, tịnh nhân ở tại chùa công quả làm cái này cái kia.

…​ mà Thức Xoa Ma Ni là một Sa Di Ni sắp sửa soạn thọ cụ túc.

Nghĩa là thọ Tỳ Kheo Ni, nghĩa là cái bước của họ là bước sắp sửa đến thọ cụ túc.

Ở đây phải hiểu: Cư sĩ chia làm bốn thứ.

Nghĩa là cái giới cư sĩ - bởi vì nhắc đến ở đây Thức Xoa Ma Ni thì có người lầm tưởng rằng đó là cái tịnh nhân, tịnh nữ ở tại chùa làm công quả, vì vậy cho nên ở đây Thầy cũng nhắc cho biết rằng ở trong chùa, mà cái giới cư sĩ thì chúng ta có chia làm bốn cái thứ.

…​ mà ở tại gia thì gọi là cận sự nam, cận sự nữ.

Nghĩa là họ còn ở nhà của họ, mà họ là cư sĩ họ hay đến chùa cúng dường, hay hoặc là lâu lâu họ đến họ phụ ở trong chùa thế này thế kia đó, thì những người cư sĩ nam, cư sĩ nữ đó đó là gọi là cận sự nam, cận sự nữ.

Mà nam, nữ cư sĩ mà ở tại trụ, tại luôn ở trong chùa đó, luôn luôn làm công quả bằng cách này kia, coi như mình tập sự để cho mình sau này đặng mình thọ Sa Di, thì những nam nữ như vậy đó gọi là cận trụ nam, cận trụ nữ.

Quý thầy phân biệt được cho rõ. Cái người cư sĩ mà còn ở gia đình của mình thì gọi là cận sự nam, cận sự nữ, mà cái người ở trong chùa tập sự gọi là tịnh nhân đó, thì gọi là cận trụ nam, cận trụ nữ.

Vì thể tính của nữ để tóc tu hành tại chùa thì gọi là cận trụ nữ. Họ chỉ là một trong bốn chúng cư sĩ để trau dồi, tu tập để chuyển qua cái lộ trình thứ hai xuất gia mà thôi.

(01:00:15) Nghĩa là cái người cận trụ nam, cận trụ nữ này họ luôn ở trong chùa, coi đương nhiên là họ xuất gia rồi, nhưng mà vì họ tóc tai họ còn, họ chưa có cạo, họ chưa có mặc y áo như quý thầy, như Sa Di, họ còn mặc đồ đời, nhưng mà họ tập sự để họ trau dồi thân tâm của họ, để họ thấy được thì họ mới xin xuất gia, còn họ thấy chưa được thì họ chưa có xin xuất gia.

Ở tự viện, không cạo tóc, không đổi trang phục…​

Họ vẫn mặc đồ cư sĩ đó.

…​ mà sống và hành động, giới luật và giáo pháp của Phật họ rất là nghiêm túc, đáng được kính phục và đáng được noi theo.

Cái hạng cư sĩ cận trụ nam với cận trụ nữ, họ giữ gìn giới luật nghiêm túc hơn là các vị Tỳ Kheo chúng ta nữa. Họ giữ gìn giới luật rất là nghiêm túc.

Thí dụ như họ ở vậy, họ vô vậy, mặc dù là họ là cư sĩ, họ có quyền họ cất giữ tiền bạc, nhưng mà họ tập sự, họ không cất giữ tiền bạc, họ chỉ làm công quả rồi trong chùa coi như cho họ ăn là họ ăn chớ họ không cất giữ tiền bạc, thì đó là những người cận trụ nam, cận trụ nữ đó là một cái gương mà chúng ta rất là đáng kính phục. Bởi vì hầu hết là các thầy Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni vẫn cất giữ tiền bạc, vẫn ăn phi thời, còn họ, họ không ăn phi thời.

Cũng như bây giờ chúng ta nhìn thấy như các thầy về đây hầu hết là cận trụ nam đó, rồi quý cô ở đằng trước là cận trụ nữ đó, chứ chưa phải tu sĩ đâu. Chưa có xuất gia mà, chưa có đi qua cái lộ trình này.

Nhưng mà ăn một ngày một bữa nè, không cất giữ tiền bạc nè, rồi sống không xem ca hát này nè, cái quyền của các cư sĩ vẫn có cái quyền xem hát xem ca, thế mà vẫn sống đúng những cái giới hạnh của một cái người tu sĩ, thì cái này là đáng phục chớ sao? Rất là đáng phục những cái gương hạnh của các cư sĩ mà các con về đây tu tập. Đó là những cái chúng ta đáng noi gương mà đáng phục nữa.

Còn bây giờ, hiện giờ chúng ta nhìn quý thầy có bằng các cận trụ nam, cận trụ nữ này không? Đâu có bằng. Bởi vì họ ăn phi thời nè, họ cất giữ tiền bạc nè, họ lái xe họ chạy ào ào nè, thì họ đâu có bằng những cận trụ nam, cận trụ nữ này. Những người này người ta tập sự mà người ta giữ gìn giới luật nghiêm túc như vậy, thì người ta có cái giá trị rất lớn.

Và đồng thời người ta thực hiện trên con đường tu tập thì người ta có người thì - giống như bây giờ chúng ta nhìn Minh Tông nè, có phải là một vị tu sĩ đâu? Cũng vẫn còn tóc tai, cũng vẫn còn ăn mặc như ở - quần áo như cái y phục ngoài đời, thế mà bây giờ người ta đã tịnh chỉ được cái hơi thở, người ta tu tập được những cái mà có thể rằng cái vị tu sĩ chúng ta không làm được, chưa làm được.

Đó, bắt đầu bây giờ người ta tu tập đến người ta tỉnh thức ở trong cái giấc ngủ của người ta. Còn bây giờ tu sĩ chúng ta nằm xuống là ngáy pho pho rồi, từ ông lớn đến ông nhỏ, làm sao sánh với một cái người cận trụ nam vầy nổi?

Đó thì như vậy chúng ta phải thấy rằng đáng kính phục những cái người đó, rất là đáng kính phục. Cho nên nhìn thấy nó ở ngoài cái chiếc áo, cái đầu mà cái chỗ tu tập, cái người cận trụ nam, cận trụ nữ chúng ta thấy tuyệt hơn chúng ta nhiều.

(01:03:11) Khi Đức Phật chấp nhận cho nữ giới xuất gia, Ngài chế ra Bát Kỉnh Pháp, nhờ pháp này mà giáo đoàn tỳ ni ra đời. Như vậy người nữ xuất gia chỉ y cứ vào Bát Kỉnh Pháp mà thành Tỳ Kheo Ni, không trải qua Sa Di Ni, và cũng không có Thức Xoa Ma Ni.

Nghĩa là trong cái thời Đức Phật, khi mà ông A Nan xin Đức Phật chấp nhận cho ni rồi, thì Đức Phật chế ra Bát Kỉnh Pháp, từ đó ở bên ni người ta lấy Bát Kỉnh Pháp đó người ta làm cái chỗ mà người ta quy hướng, người ta đi vào trong cái Tỳ Kheo Ni, chứ người ta không có trải qua Sa Di Ni hoặc là Thức Xoa, người ta không có trải qua những cái cấp bậc đó, mà ngay đó là người ta Tỳ Kheo Ni liền tức khắc.

Lấy Kỉnh Pháp chớ không phải lấy Đức Phật, cho nên Đức Phật không có quy y cho bên ni, mà chính cái Bát Kỉnh Pháp đó đã quy y - đã cho cái giới nữ xuất gia là Bát Kỉnh Pháp.

Trong giới bổn, người ta xưa có nêu lên những câu chuyện như thế này: Có một vị Tỳ Kheo Ni độ một người mới xuất gia, không biết có mang thai. Sau khi xuất gia thọ Tỳ Kheo rồi thì bụng to ra và sanh em bé, khiến cho người đời người ta phỉ báng rằng Tỳ Kheo Ni phạm giới dâm. Do đó, Đức Phật mới chế ra giai đoạn Thức Xoa Ma Ni.

Thiệt ra thì những cái này là theo Thầy nghĩ rằng kinh giới nó đặt ra, chứ khi người ta mà muốn đi tu rồi không lẽ nào người ta mang thai mà người ta vô chùa người ta xin làm Tỳ Kheo Ni? Không có được, thầy nói không có được đâu!

Bởi vì ít ra người ta muốn vào để mà thành một vị tu sĩ Tỳ Kheo Ni như vậy, thì ít ra người ta muốn như vậy mà người ta biết người ta mang thai, thì ai mà vô đó mà xin đi làm Tỳ Kheo Ni như vậy trong khi mang thai!

Cho nên ở đây cũng là một cái bịa đặt cái câu chuyện này ra để gài vô cái chỗ mà Đức Phật mới chế ra Thức Xoa Ma Ni mà bắt cho bên ni nó có một giai đoạn nữa, chớ không được từ Sa Di mà lên cấp bậc là Tỳ Kheo Ni liền, mà làm cho họ chậm trễ ra một chút nữa, để cho họ không có được đi vào cái Tỳ Kheo Ni mau hơn mà bắt buộc họ như vậy bằng cách là đặt điều như vậy.

Chớ thật sự ra Thầy thấy nếu một người nữ mà có mang thai thì ai dám vô chùa mà xin đi tu bao giờ? Chờ cho mình sanh nở rồi xong rồi giao con cho ai nuôi rồi mới vô chùa tu chớ! Cái đó là một cái bịa mà mình thiệt ra mình thấy nó vô lý, hết sức vô lý.

Không lẽ vô đó rồi sanh con, rồi ẵm con nuôi, một vị Tỳ Kheo Ni mà giờ ẵm con nuôi làm sao đây? Đó là những cái nó khó khăn. Hơn nữa đi xin bữa đói bữa no rồi làm sao mà nuôi con được? Đó là những cái khó.

Mà ở đây nó vẽ ra câu chuyện chúng ta thấy, một vị Tỳ Kheo Ni mà như vậy, bây giờ thọ Tỳ Kheo rồi, đã là thành Tỳ Kheo rồi bây giờ sanh đứa con ra, rồi bây giờ ẵm, rồi bây giờ bao nhiêu ni đó xúm nuôi đứa nhỏ đó, rồi bắt đầu đây rồi bao nhiêu cô này cứ nựng nịu đứa nhỏ này, còn cái thứ gì tu hành?

Bởi vì bên ni nó thấy con nít nó khoái lắm, cái bản chất của nó như vậy mà. Mà bà này sanh con rồi thì coi như là đứa nào cũng giành hết, bởi vì nó đâu có con, cho nên nó giành. Vì vậy mà từ đó nó sai phạm hết, không có đúng cái cách thức của một vị tu sĩ nữ.

7.2- OAI NGHI CỦA THỨC XOA MA NI

(01:06:26) Thức Xoa Ma Ni chỉ hơn Sa Di Ni ở chỗ Lục Pháp.

Nghĩa là Sa Di Ni với Sa Di thì nó chỉ có Thập Giới mà thôi, mà bây giờ Thức Xoa thì nó thêm cho cái Lục Pháp nữa để cho nó hơn Sa Di Ni một chút thôi. Nhưng mà sự thật ra nó cũng lấy từ ở trong cái Thập Giới của Sa Di mà nó vẽ ra cho thêm như vậy thôi chớ đâu có gì khác hơn hết.

Và đồng thời nó vẽ vời ra một cái - thí dụ như ở trong kia, thí dụ Lục Pháp đây, Thầy đọc Lục Pháp để cho thấy đây:

1. Cùng với người nam không được xúc chạm.

Thì lẽ đương nhiên là không có tà dâm thì làm sao mà cái - ở trong cái giới Thập Giới Sa Di không có dâm dục, không có dâm dục thì làm sao mà cùng với người nam mà xúc chạm? Thì cũng lấy từ cái giới dâm mà nó ghi ra đây thì có gì khác đâu, mà nói là Lục Pháp nó hơn Sa Di đâu?

2. Trộm của người từ 4 tiền trở xuống, cho đến một cây kim, cọng cỏ.

Trộm thì ở trong cái giới Sa Di nó cũng có trộm cắp rồi, thì đây là cũng đặt thêm thôi.

3. Giết mạng súc sanh, khiến cho nó chết.

Thì ở trong cái giới không sát sanh, thì ở trong đó nó cũng có ở trong Sa Di rồi, thì ở đây đặt ba cái giới vô thì chúng ta đã thấy nó nằm trong cái Sa Di rồi, còn cái gì đâu mà gọi là…​

4. Tiểu vọng ngữ: Nói trái lại điều mình thấy hay là mình biết.

Tức là nó là cái giới thứ tư của Sa Di là vọng ngữ, mà bây giờ đặt ra tiểu vọng ngữ, thì mình nói trái lại là vọng ngữ chớ gì, còn tiểu vọng ngữ hay đại vọng ngữ nữa! Đó.

Rồi cái thứ năm:

5. Ăn phi thời.

Thì ở trong cái giới Sa Di không có cho cái chú Sa Di ăn phi thời, thì ở đây cũng nói là ăn phi thời, có cái gì khác lạ không? Đặt cái gì đâu, Thầy thấy đâu có cái mới đâu? Thế mà đặt ra được!

Rồi cái điều thứ sáu:

6. Uống rượu.

Thì Thầy thấy ở trong cái Ngũ Giới thì nó đã có cái cấm không có cho uống rượu, thì nó cũng có cái không uống rượu rồi, thì như vậy là Thập Giới Sa Di nó cũng nằm ở trong này.

Mà điều vẽ vời ra nói là Thức Xoa Ma Ni nó hơn Sa Di và Sa Di Ni là sáu cái pháp, mà sáu pháp này Thầy thấy nó cũng nằm ở trong cái Thập Giới Sa Di chớ đâu có gì khác hơn hết, nó đâu có mới mẻ cái chỗ nào đâu?

Cho nên mấy cái ông tổ của mình mà viết kinh luật này nó đặt, rồi cái người sau cứ nhắm mắt nghe chớ còn không có so sánh, mà khi so sánh thì chúng ta mới thấy cái điều của họ đặt ra nó vô lý, rất là vô lý. Vậy thì giữ Thập Giới Sa Di nó cũng đủ rồi, cần gì phải nặn ra sáu cái pháp này nữa, rồi gọi là Lục Pháp làm gì?

(01:09:12) Đó, cho nên tất cả những cái này là cái bịa của người sau để làm thêm thắt cái này cái nọ kia cho nó rườm rà, mà để ghép vào cho có cái Thức Xoa Ma Ni này, cho nó có cái giai đoạn của nó cho nó hơn cái giới luật kia một chút. Nhưng mà giới luật đó nó cũng nằm ở trong Thập Giới Sa Di chứ có gì khác hơn hết?

Thức Xoa phạm 4 giới trước bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn.

Thì 4 cái giới trước này rõ ràng là 4 cái pháp tứ khí rồi chớ còn cái gì nữa, cho nên không trục xuất ra khỏi Tăng đoàn thì còn cái gì nữa?

Lục Pháp trong Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Bí Sô Ni Tỳ Nại Da không giống ở trên.

Bây giờ đó, nghĩa là cái này là cái bộ giới luật nào đó, nó không giống với cái bộ giới luật dưới.

Thầy xin đọc lại cho quý thầy nghe Lục Pháp:

Lục Pháp của cái bộ Bí Sô Ni Tỳ Nại Da này thì nó lại khác:

1. Không được đi đứng một mình;

Nghĩa là đây nó lấy ghép ra cái oai nghi, nó lấy cái oai nghi ra nó cho rằng ở bên ni, ở bên cái người mà giữ Thức Xoa đó thì không được đi một mình.

2. Không được qua sông một mình;

3. Không được chạm vào thân người nam;

4. Không được ở chung với người nam;

5. Không được làm mai mối gả cưới;

6. Không được che giấu Tỳ Kheo Ni phạm tội.

Đó là sáu cái điều mà ở trong cái kinh giới đó nó nêu lên. Mình thấy nghe nó có khác, nhưng mà sự thật ra Thầy thấy cái điều này nó đâu có cái gì quan trọng. Đó là cái oai nghi 100 giới chúng học thì ở trong Tỳ Kheo Ni nó đã có rồi, mà bây giờ oai nghi của người Sa Di thì nó cũng có cái này rồi.

Thì thay vì lấy giới của Sa Di mà làm ra Lục Pháp này thì nó đã bị nhầm rồi, Thầy đã bác rồi, bây giờ lấy oai nghi của Sa Di, của Sa Di Ni mà đem ra làm Lục Pháp này, thì đây là những cái oai nghi chớ cái gì?

Hồi nãy Thầy đọc có oai nghi rồi đó, thì tất cả những cái này nó thuộc về oai nghi rồi, nó không thuộc về giới nhưng mà nó thuộc về oai nghi. Thì như vậy là cái bổn kinh giới này lấy Thập Giới mà nêu lên làm Lục Pháp, còn cái bổn kinh giới này lại lấy oai nghi của Sa Di mà làm cái Lục Pháp.

Thì Thầy thấy nếu mà chúng ta ngồi chúng ta so sánh chúng ta thấy: Thiệt là mấy ông này ổng không biết chỗ nào ổng lựa, ổng cứ rút bên nây rút bên kia ra cũng lẫn lộn có bây nhiêu đó thôi, cũng nằm ở trong Sa Di với Sa Di Ni thôi chớ không gì, không giới luật của Sa Di, Sa Di Ni thì cũng oai nghi của Sa Di với Sa Di Ni chớ đâu có gì khác hơn hết!

Cho nên những cái mà họ đặt ra Thầy thấy nó không ngoài Thập Giới và oai nghi của Sa Di, mà gọi là Thức Xoa hơn cái người Sa Di và Sa Di Ni thì nó không có đúng.

Lục Tùy Pháp:

(01:12:01)

1. Không được cầm vàng bạc thuộc về mình;

2. Không được cạo lông mặt, lông mày hoặc là chỗ kín đáo;

3. Không được đào đất chỗ ẩm ướt có côn trùng;

4. Không được cố ý nhổ cỏ chặt cây;

5. Không được tự mình lấy thức ăn, phải do người khác đưa;

6. Không được ăn đồ ăn thừa.

Đó là sáu cái tùy pháp này lại đặt ra ở trên cái phần những cái oai nghi của cái vị Sa Di, Sa Di Ni chớ không có cái gì khác hơn hết.

Cho nên ở đây chúng ta nghe rồi chúng ta thấy: Các ngài chỉ đặt giới luật ra nó lòng vòng lòng vòng cũng chẳng qua từ cái giới bổn, cái giới căn bản, rồi qua những cái oai nghi chớ không có cái mới mẻ, mà đặt ra cho nhiều để thành ra những cái bộ kinh giới nó dầy cộm mà nó không có nghĩa lý gì sâu sắc hết.

Thức Xoa được quyền ngủ đồng phòng ba đêm.

Nghĩa là Thức Xoa ngủ với một người khác đó, Thức Xoa Ma Ni với cái người Sa Di hoặc là Tỳ Kheo được ngủ đồng phòng. Mà thử hỏi trong giới luật Đức Phật đâu có cho Sa Di Ni và Tỳ Kheo Ni ngủ chung đồng phòng đâu? Ở đây thì nó cho được quyền ngủ ba đêm.

Sa Di Ni cũng chỉ ngủ ba đêm.

Nghĩa là Sa Di Ni thì cũng được ngủ ba đêm, mà Thức Xoa thì cũng ngủ đồng phòng được ba đêm. Nghĩa là ba đêm ngủ chung nhau ở trong phòng được, chắc chắn là không có cho ngủ đồng giường nhưng mà ngủ đồng phòng.

Tăng có 4 Ba La Di. Tỳ Kheo Ni có 8 Ba La Di.

Tức là bên tăng mình nó có 4 cái giới mà đứt đầu đó, còn bên Tỳ Kheo Ni thì có 8 cái giới đứt đầu.

Bốn Ba La Di sau là:

Nghĩa là bên nữ, 4 Ba La Di sau đó thì:

1. Cùng với người nam có tâm ô nhiễm bất tịnh, đụng chạm nhau ở trong thân;

Nghĩa là cái người Tỳ Kheo Ni hay hoặc là cái người Sa Di Ni mà có cái sự đụng chạm vào cái thân người nam thì đương nhiên là cái tội đứt đầu, cái tội trục xuất đó.

2. Cùng với người nam có tâm nhiễm, nắm tay nắm chân vào chỗ khuất, cùng đứng, cùng ngồi, cùng nói chuyện, cùng đi song song, cùng dựa thân vào nhau, cùng hẹn hò;

Đó là cái Ba La Di thứ hai của bên nữ, làm những cái chuyện hẹn hò, nắm tay nắm chân nhau thì đó là phạm vào cái giới dâm hết.

3. Biết Tỳ Kheo Ni có tội trọng mà che giấu, không nói cho người khác biết;

Nghĩa là thấy cái vị Tỳ Kheo Ni đó nói chuyện với cái người Tỳ Kheo Tăng hay hoặc là với người cận trụ nam, cận trụ nữ, nói chuyện với nhau một mình, mà thấy biết mà mình không nói, thì tức là mình cũng - biết Tỳ Kheo Ni có tội trọng mà che giấu về cái vấn đề nam nữ, mình không có nói thì tức là mình phạm vào cũng cái tội Ba La Di đó.

(01:15:27)

4. Thuận tòng cúng dường Tỳ Kheo bị tăng cử tội mà không…​

Nghĩa là cái người Tỳ Kheo Tăng bị cử tội, thì cái người Tỳ Kheo Ni tìm cách để mà che giấu cái tội của cái vị Tỳ Kheo Tăng đó, thì đương nhiên cái vị Tỳ Kheo Ni đó phạm vào cái tội trục xuất đó. Đó là cái phần thứ tư.

Nếu phạm 19 Tăng Già Bà Thi Xa trở xuống (Tăng Kỳ Luật, Tỳ Kheo Ni có 19 giới Tăng Tàn, Tứ Phần Luật chỉ có 17 điều) tất cả làm pháp sám hối Đột Kiết La.

Nghĩa là tất cả những cái tội mà nhẹ thì làm cái tội sám hối, mà tội nặng thì có thể trục xuất, mà trong bốn cái điều này thì coi như là bị trục xuất chớ không thể nào mà tội sám hối được.

Nghĩa là thay vì ở trên kia đó Tỳ Kheo nó có 4 điều kiện trục xuất, thì ở đây cộng thêm với 4 điều kiện của ni nữa là 8 điều kiện mà bên ni nó phải chịu trục xuất khỏi Tăng đoàn.

Nếu 5 giới: Ăn phi thời, ăn vặt, thường nhặt vàng bạc và tiền, uống rượu, đeo tràng hoa, tùy theo ngày phạm phải thọ và bắt đầu học lại.

Nghĩa là ở đây, 5 cái giới sau của Sa Di đó, mà nếu mà phạm thì bắt đầu họ phải thọ 5 cái giới đó lại, rồi bắt đầu họ phải học lại và buộc họ phải sám hối, chớ không có cái người mà phá - như bây giờ đó ăn phi thời là bắt buộc họ phải sám hối nè, rồi bắt họ phải thọ lại cái giới đó lại, chớ không được sám hối suông không đâu, mà phải thọ trở lại.

(01:17:23) Mà họ nhận tiền bạc, họ cất giữ thì cũng bắt họ thọ lại, và bắt họ phải trả lại tiền bạc, hoặc là họ đeo tràng hoa, rồi tùy theo chỗ phạm của họ - hoặc là họ xem ca hát, thì tất cả những cái phạm này đều là bắt họ phải thọ cái giới đó lại hết, hễ họ phạm rồi thì bắt họ thọ trở lại. Theo trong cái giới bổn thì nó bắt buộc như vậy chớ không phải đơn giản.

Nhưng mà theo Thầy thiết nghĩ thì trong cái vấn đề này chúng ta phải hiểu vì 5 cái giới của Sa Di sau này là giúp chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp, không lý bây giờ chúng ta vào tu để chúng ta ly những cái tâm ham muốn chúng ta để chúng ta được giải thoát mà bây giờ chúng ta cứ giữ gìn nó như thế này thì chúng ta vô tu làm gì?

Cũng như bây giờ chúng ta ăn ngày một bữa, mà ăn không được thì thôi chúng ta vô tu làm gì? Thì thôi chúng ta ra đời đi, sống như mọi người.

Bởi vì đó là cái pháp, cái giới luật đó để ly dục, ly bất thiện pháp mà, cho nên chúng ta xét thấy không cần phải thọ lại. Mà thọ rồi chúng ta cũng phạm như thường thì thọ làm gì? Mà bắt sám hối làm gì, sám hối rồi cũng như không thì sám hối làm gì?

Hơn nữa thì càng ngày nó càng phạm những cái sai hơn nữa là chúng ta lại lén ăn phi thời. Bởi vì bây giờ người ta bắt được thì mình lại vi tế hơn, muốn ăn phi thời thì mình phải lén ăn như thế nào để cho người ta không thấy, do đó càng tội lỗi hơn nữa.

Thà là mình thấy mình không sống ly dục được, ly ác pháp được thì mình nên trở về với chiếc áo cư sĩ của mình, sống với đời sống thiện pháp là tốt hơn, đừng có theo 5 cái giới này mà làm cho Phật pháp nó suy đồi, và chúng ta cũng chẳng được giải thoát gì.

Cho nên nhìn vào trong 5 giới của Sa Di mà chúng ta thấy: Hầu hết là hiện giờ tu sĩ chúng ta không có giữ trọn được hết. Cho nên theo Thầy thiết nghĩ thì những người này họ nên ra đời hơn là họ ở trong chiếc áo tu sĩ.

Bởi vì họ chẳng ly dục được thì làm sao họ có giải thoát? Mà cứ ở trong chiếc áo này mà sống trong dục thì ngàn đời họ cũng như vậy thôi! Mang tiếng là tu sĩ chớ họ không có gì khác hơn hết, cũng y như ngoài - cái tâm niệm của họ cũng như ngoài đời.

8- PHÁP SÁM HỐI CỦA TỘI ĐỘT KIẾT LA

(01:19:21) Pháp sám hối của tội Đột Kiết La.

Tội Đột Kiết La gồm có hai thứ: Một là cố ý phạm, hai là vô ý phạm.

Pháp sám hối cũng có hai thứ: Một là đối trước một vị Đại đức mà mà sám hối…​

Tức là phát lồ ra mà sám hối.

…​ hai là tự hối trách tâm sám hối của mình.

Người sám hối phải đầy đủ oai nghi chánh hạnh, hướng về một vị Đại đức, một vị Thượng tọa, một Hòa thượng, quỳ gối chắp tay bạch như vầy:

“Đại đức ức niệm con là Sa Di gì đó, con phạm tội Đột Kiết La, nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối, xin đại đức ức niệm xót thương!”

Đó là mình phát ra mình nói những cái lời xin sám hối những cái tội trạng của mình để cho cái người đó nghe, nghe rồi thì mình cố gắng mình đừng có phạm cái lỗi đó nữa.

Đại đức thọ sám hối liền nói: “Tự trách lấy tâm ngươi!”

Nghĩa là khi mà mình phát lồ ra, thì cái người mà nghe cái lời xin nhận sám hối thì cái người đó nói rằng mình phải tự trách lấy tâm mình để cho mình sửa, chớ còn xin sám hối mà rồi mình không tự sửa thì sám hối nó cũng không có nghĩa gì. Thì cái người sám hối đó thì lại vâng lên:

“Con xin vâng lời!”

Nghĩa là - vâng lời tức là tự trách mình để cho mình không còn tái phạm nữa.

Tự trách sám hối tùy lúc phạm liền hối lỗi.

Nghĩa là lúc bấy giờ đó, mà nó có hai cái phần sám hối. Một cái phần thứ nhất là mình đến với một cái vị thầy, mình trình qua cái tội lỗi của mình rồi mình xin sám hối, thì cái vị thầy đó - mình phải tự tâm của mình sám hối chớ không thể nào mà nói với vị thầy đó mà sám hối hết tội được.

(01:21:11) Còn cái tự trách sám hối thì khi mình làm cái lỗi đó mình thấy cái đó là cái lỗi, cũng như bây giờ mình lỡ mình uống một cái ly nước ngọt phi thời rồi, thì bắt đầu mình có sửa lại cái này, thì mình cũng phải sám hối rồi mình sửa.

Mình thấy đó là xấu hổ cho nên mình tự suy nghĩ ở trong đầu của mình: “Cái việc làm này nó không phải đúng là cái người tu sĩ rồi. Từ đây về sau ta phải sửa, ta không có phạm nữa!” Do cái đó là tự sám hối. Còn cái kia là phát lồ sám hối với một vị thầy.

Thức Xoa Ma Ni trừ việc phạm Lục Pháp có cách xử lý riêng, còn ngoài ra phạm các điều khác cũng chỉ có một tội Đột Kiết La. Phương cách sám hối đồng với phương pháp Sa Di và Sa Di Ni.

Nghĩa là sám hối như hồi nãy Thầy nói có hai phần sám hối đó, thì cái sám hối thứ nhất là mình đến với bậc thầy, mình phát lồ ra sám hối. Cái thứ hai là mình tự trách cái lỗi của mình rồi mình bỏ mình không làm nữa, không cần phải phát lồ với ai hết. Đó là cái tự trách sám hối./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy