GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHÂT 07 - ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CƯ SĨ - PHẦN 1
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
Thời lượng: [01:52:46]
(00:00) Thầy xin trở lại vấn đề giáo án đã giảng kỳ trước để quý thầy nhớ lại bài giảng cho dễ dàng. Thầy tóm lược lại đoạn đầu:
Ở giai đoạn một, người cư sĩ nên lưu ý có bốn hành động kết ác nghiệp.
Bốn hành động kết ác nghiệp đó là:
1. Sát sanh;
2. Trộm cắp;
3. Tà dâm;
4. Vọng ngữ.
Những cái điều này Thầy đã giảng dạy ở trong Thập Thiện rồi. Bốn cái hành động này sẽ kết thành những cái nghiệp khổ đau và dẫn dắt quý vị vào địa ngục hiện tại và vị lai.
Bốn cái hành động này nó trụ vào bốn cái xứ sở để chỉ đạo, sai khiến chúng ta kết thành cái nghiệp tội lỗi tày trời. Quý thầy nên nhớ rằng, bốn cái xứ sở này nó là gì? Nếu mà không hiểu thì chúng ta chẳng biết nó trụ ở trên bốn cái xứ sở này.
Bốn cái hành động này nó sẽ nằm ở trên cái xứ sở nào mà nó làm những cái tội, thành cái nghiệp lớn như vậy? Đây, quý thầy nghe cho kỹ:
1. Dục
Thầy có giảng rồi, dục là cái lòng ham muốn đó.
2. Nhuế
3. Bố
4. Si
Như ở trong này thì hồi nãy Thầy có nói: Dục là lòng ham muốn của chúng ta; nhuế là lòng sân hận của chúng ta; bố là sự sợ hãi, lòng sợ hãi của chúng ta; (bốn) là tâm ngu si.
Cái này Thầy đã giảng rõ cho quý thầy ở trong cái bài giảng vừa rồi.
(02:01) Cho nên nó có sáu cái nghiệp ác - đầu tiên thì có nó sáu cái nghiệp ác làm tổn tài, hao của và phí sức của một cái người không có thông hiểu Phật Pháp:
1. Đam mê rượu chè;
Vậy thì uống rượu - ở đây Phật nói uống rượu có sáu cái lỗi chớ không phải nói đơn giản. Khi một người uống rượu nó có sáu cái lỗi mà để đưa đến cái chỗ hao tài, tốn của.
Vậy thì cái lỗi thứ nhất của nó là:
1. Mất của;
Nghĩa là cái người say rượu, khi mà say rượu rồi thì tiền bạc bỏ trong mình thì người ta lấy không có biết, hay hoặc là mình đi mình say sưa rồi mình làm rớt mất thì mình không có biết, cho nên gọi là say rượu mất của.
2. Sanh bệnh;
Người mà say sưa thì cái thân nó dễ bị bệnh tật.
3. Hay gây gổ;
4. Tiếng xấu đồn xa;
5. Dễ sanh nóng giận;
6. Trí tuệ mỗi ngày một giảm dần.
Người nào mải mê uống rượu thì sản nghiệp, cửa nhà của họ mỗi ngày một tiêu tan.
Đó là cái vấn đề uống rượu, thì quý thầy thấy: Ở đây rõ ràng là khi mình đi uống rượu thì chắc chắn là phải có mang tiền theo, thì khi say rượu rồi thì tiền bạc vứt mà không có cần thiết, cho nên mất của mà không biết.
Và khi mà uống rượu nhiều thì cái cơ thể nó hay sanh bệnh tật. Đó là hẳn nhiên mà không ai có thể chối cãi được, khi Phật dạy thì chắc chắn là phải đúng như vậy.
Người say rượu thì hay gây gổ. Chắc ở trong đời của chúng ta, chắc chúng ta cũng thấy những người say rượu chớ không ai mà không có gặp, thì cũng biết rằng cái điều mà Phật dạy không có sai chút nào hết.
Và người say rượu thì khi họ say sưa thì họ không còn biết dơ, biết sạch, không còn biết tốt, xấu. Giữa đường, ngoài hè phố, dưới mương, rãnh, chỗ dơ bẩn… họ đều có thể nằm ở trên đó được hết.
Cho nên họ múa tay, múa chân, họ la, họ hét, họ chửi mắng người này, người kia, thì lúc bấy giờ, người đi qua, kẻ đi lại, người ta thấy cái ông đó như vậy thì người ta nói đồn, người này nói với người kia cho nên tiếng xấu đồn xa. Đó là vậy.
5. Dễ sanh nóng giận - cái người uống rượu thường thường mà các thầy thấy rất rõ là cái tánh họ dễ nóng lắm, ai nói gì đó thì ngay đó là muốn đánh người ta liền, không bao giờ mà họ có cái tâm nhẫn nhục được, cho nên họ rất dễ giận hờn.
Về phần trí tuệ - cái người mà uống rượu say sưa thì mỗi ngày chúng ta thấy họ giảm dần, họ u mê, họ không có hiểu, nhiều khi nói mà họ không có thông suốt. Cũng như họ mải mê say rượu, mình khuyên họ cái đúng để cho họ chừa bỏ nhưng họ không bao giờ còn nghe mình nữa.
Khi cái người uống rượu say sưa nó đã quen rồi thì khó mà dứt bỏ. Do vì vậy đó mà họ không còn làm lụng để mà đi đến cái chỗ giàu sang như người khác nữa. Họ chẳng cần biết gì đối với cái gia đình của họ, của cải của họ lần lần sẽ tiêu hao.
Đó là sáu cái điều kiện mà một cái điều kiện thứ nhất chúng ta đã thấy rất rõ là: Nếu mà người cư sĩ mà va vấp vào cái sự uống rượu say sưa thì đó là đưa đến của cải, tài sản của họ hao mòn.
(05:08) Cái thứ hai là về phần cờ bạc. Thì cờ bạc có sáu lỗi chớ không phải nghe nói đơn giản là cờ bạc là không có lỗi, mà cờ bạc có sáu cái lỗi. Vậy sáu cái lỗi đó là gì?
1. Tài sản hao mòn;
2. Thắng thì bị người oán;
3. Người hiểu biết chê cười;
4. Mọi người không kính trọng;
5. Người tốt xa dần;
6. Sanh tâm trộm cắp.
Người nào mải mê cờ bạc thì sản nghiệp của họ mỗi ngày một sa sút.
Đúng vậy. Thứ nhất là tài sản của họ hao mòn, vì họ đâu có phải dễ thắng mọi người. Lần lượt ngồi không, không có làm, cứ thích chơi đánh bạc thì làm sao mà có thêm của cải được?
Cho nên bao nhiêu của cải thì chỉ còn chặn đứng lại, rồi bắt đầu hao mòn dần, rồi riết rồi bán nhà, bán cửa vì cái tánh ham mê cờ bạc. Do như vậy mà tài sản lần lượt hao mòn rồi cho đến khi kiệt quệ.
2. Thắng thì bị người oán - Nghĩa là mình thắng, mình được tiền thì người ta lại thù oán, có thể người ta phục rượu mình say để rồi người ta tìm cách người ta giết mình, hoặc là người ta hại mình bằng cách này bằng cách khác.
Do đó, thắng thì bị người khác oán mình. Người đi bài bạc mà đi một mình, mà khi thắng thì chắc chắn là dễ bị giết chết hay hoặc là bị ám hại nơi sòng bạc chớ không có đi về nhà được!
Đó là những cái điều mà Đức Phật xác định ở trong cái bài pháp này, thì Thầy thấy rất là đúng, không có sai chỗ nào cả hết.
3. Người hiểu biết chê cười - Cái người mà hiểu biết người ta thấy người ham mê cờ bạc là người ta thấy cái người tham lam một cách không đúng cách, làm những việc không đúng cách, cho nên họ chê cười những cái người đó.
4. Mọi người không kính trọng - Người mà cờ bạc thì chắc chắn là những người có đức hạnh, những người hiểu biết thì không bao giờ mà kính trọng những người đó. Và đồng thời, cái người mà ham mê cờ bạc thì những người bạn tốt - những người tốt ở trong xã hội dần dần họ không có chơi với những cái người đó.
Rồi khi thua quá không còn tiền bạc, nhà cửa tiêu mòn, nhưng cái tánh ham cờ bạc nó vẫn còn, do đó mới sanh ra trộm cắp để đi bài bạc hay hoặc là trộm cắp để rồi mình nuôi sống mình, từ đó là bước đường cùng của cái người mà ham mê cờ bạc.
Do vì vậy đó mà cái người cư sĩ phải hiểu biết sáu cái điều tai hại khi chúng ta cờ bạc. Nó đưa đến cái tội lỗi như vậy, cái xấu xa như vậy, cái đau khổ như vậy, cho nên người cư sĩ cần phải tránh và bỏ cái tánh ham mê cờ bạc để đem lại cái sự an vui, hạnh phúc và tài sản của mình không bị sa sút.
Đó là cái điều thứ hai mà Phật dạy cho người cư sĩ.
(08:29) Cái điều thứ ba là:
Phóng đãng có sáu lỗi:
1. Không tự giữ lấy thân;
Nghĩa là cái người mà phóng đãng, tức là người đi du thí, du thực bằng cách này bằng cách khác, cho nên không có giữ lấy thân của họ, cho nên họ có thể hao mòn, hoặc là đau bệnh, hoặc là ham vui những cái vui quá rồi cái thân của họ tiều tụy, càng ngày càng suy giảm.
Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là:
2. Không giữ gìn được của cải;
Khi mà phóng đãng thì họ tuôn ra, họ xài phí; của cải bao nhiêu thì họ tuôn ra như nước, cho nên họ không có giữ gìn của cải họ được.
3. Không bảo trợ được con cháu;
Nghĩa là họ luôn luôn, cái người phóng đãng là họ không bao giờ mà lo cho con cho cháu họ, họ không bao giờ nghĩ đến con cháu họ, họ không có giúp đỡ cho con cháu họ.
Bốn là cái người phóng đãng này, họ:
4. Thường hay sợ hãi;
Cái tâm họ thường hay sợ hãi.
5. Những điều ác khổ sẽ ràng buộc xác thân họ;
Nghĩa là có những cái điều ác, khi mà họ phóng đãng thì có những điều ác khổ sẽ ràng buộc xác thân họ - nghĩa là người phóng đãng khi mà vui chơi, khi mà mải mê với bạn bè - những cái loại mà phóng đãng đó - thì họ bắt buộc thế này, bắt buộc thế kia, làm cho mình không có còn thoát ra khỏi. Cho nên, thấy khổ mà vẫn phải đâm đầu vào cái khổ mà không thể nào ra khỏi cái sự ràng buộc đó.
6. Thường sanh dối trá.
Cái người phóng đãng này luôn luôn cái tâm họ thường dối trá, gạt người này, gạt người kia, nói qua, nói lại, không bao giờ nói sự thật được.
Bởi vì cái tâm phóng đãng thì nó không thể nào mà nói thật được. Là vì họ mải mê theo cái sự vui chơi, thích thú của họ, họ phóng dật ra ngoài, họ chạy theo cái sự đắm mê của ngũ dục lạc cho nên họ không có còn nghĩ đến tài sản, nhà cửa của họ. Cho nên lần lượt của cải, tài sản của họ ngày một hao dần mòn.
Đó là cái tâm phóng đãng, cái người phóng đãng, cho nên nó có sáu cái điều tội lỗi làm cho thân và của cải, con cháu, tâm thường sợ và luôn luôn thân xác họ bị gò bó xung quanh những cái người ác, những điều ác làm cho họ không rứt ra được, thường thường là họ hay dối trá, gạt người này, gạt người khác.
Đó là cái người cư sĩ khi hiểu biết được cái sự phóng đãng là nguy hiểm như vậy, là tai hại như vậy, cho nên cố gắng mà giữ gìn, đừng có để tâm phóng đãng, đừng có chạy theo những cái điều cám dỗ của dục lạc thế gian mà tạo cho sự nghiệp mình tiêu mòn.
(11:22) Say mê kỹ nhạc có sáu lỗi:
Tức là cái người mà hay ca hát thì có sáu lỗi, đó là điều thứ tư. Vì vậy đó:
1. Ưa ca hát;
Cái người mà say mê kỹ nhạc là hay ca hát bài ca này cho đến bài ca khác, ngâm, vịnh, đó là cái sự ưa thích ca hát.
2. Thích khiêu vũ;
Tức là thích nhảy múa. Hễ người mà ưa ca hát thì họ lại thích khiêu vũ.
3. Mê đàn địch;
Tức là họ ưa ca hát thì họ phải thích đàn địch.
4. Chuộng tiêu, sáo;
Hễ họ ca hát, đàn địch, khiêu vũ thì họ cũng thổi sáo, thổi tiêu. Cho nên họ cũng thích những cái điều sáo, tiêu.
5. Ưa đánh trống;
Họ cũng ưa thích đánh trống
6. Mê thổi kèn.
Tất cả những cái nhạc cụ mà để phát ra âm thanh, thì cái người mà say mê kỹ nhạc đương nhiên là họ phải thông suốt những cái điều này.
Vì vậy mà khi thông suốt những điều này thì họ (chỉ) còn biết đặt tâm hồn của họ vào trong say mê của âm thanh và những điệu nhảy nhót, khiêu vũ chớ họ không có còn nghĩ đến cái sự sống của một cái người mà biết đạo, một cái người mà rất là sợ hãi về sự cám dỗ của cái sự ca hát, khiêu vũ.
Vì đó nó có thể đưa đến cái chỗ mà sanh ra cái tâm không có - theo người xưa nói - không có đạo luân lý. Nghĩa là người ta nói “xướng ca vô loài”, nghĩa là họ cho rằng những cái người ưa ca hát thì họ không có giữ được cái đạo đức luân thường, nay thì người này, mai thì họ kết với người kia. Cho nên ở đây, theo ngày xưa người ta kết (luận) cái điều đó.
Nhưng trái lại, theo Thầy nghĩ thì ở đây Phật không có nghĩ như vậy, mà Phật muốn thấy rằng: cái người ưa ca hát, khiêu vũ, đàn địch, tiêu sáo, đánh trống, thổi kèn thì những cái người này họ không có làm ăn theo những cái người mà an vui, yên ổn, mà bằng cách là họ đem những câu hát tình tứ gợi cho những người khác thương vay, khóc mướn, làm cho người khác do những tiếng tiêu, tiếng sầu đó mà làm cho người ta khổ đau, cho nên vừa là mình thổn thức trong lòng của mình mà vừa tạo cho người ta thổn thức trong lòng của người ta.
Do như vậy mà Đức Phật - khi mà người cư sĩ đến với đạo Phật thì Đức Phật muốn khuyên họ không nên làm những cái điều đó, là vì mình nghe âm nhạc, mình nghe tiếng đàn, tiếng ca làm cho tâm hồn mình dào dạt, làm cho tâm hồn mình bất an chớ không được giải thoát.
Chớ không phải gọi là “xướng ca vô loài” cũng như ngày xưa người ta đặt cho những người ca hát là không đàng hoàng, nay thì cặp người này, mai thì lấy người khác, nó không đúng.
(14:31) Nhưng ở đây, cái mục đích của đạo Phật là không hiểu như vậy, mà phải hiểu: Qua tiếng hát, tiếng ca, tiếng đờn, tiếng trống nó làm cho tâm hồn chúng ta lúc vui, lúc buồn, nó không có giữ cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, được giải thoát, làm chúng ta say mê mà quên đi những công việc làm để sống bằng cách lương thiện chớ không phải vô lương thiện.
Đó là những cách mà ở đây Phật dạy để nhằm mục đích chúng ta tránh những cái điều làm cho mình dao động tâm và đau khổ, cũng như người khác. Cho nên chúng ta không nên say mê kỹ nhạc mà hãy giữ tâm của mình luôn luôn được thanh thản, được an ổn thì tốt nhất.
Hầu hết trong thế gian này, nói về ca nhạc, khiêu vũ và tiêu, sáo, đờn địch thì chắc chắn ai cũng mê thích vì họ cho đó là một môn giải trí.
Nhưng sự thật theo Thầy thiết nghĩ, qua một bài nhạc nó làm cho người ta xúc động, nhưng sự thật nó không phải như vậy. Một cái bài nhạc làm cho họ khích động, họ có thể chết họ cũng không từ nan! Đó là những lời ca tiếng nhạc làm cho tâm hồn người ta có thể bất an theo điệu nhạc, theo lời ca, theo văn thơ.
Cho nên Phật muốn là cuộc sống của người cư sĩ cũng như người tu sĩ luôn luôn phải bình thản, phải vững vàng, phải bất động thì đó là một cuộc sống mới được an vui. Còn lúc thì còn thương vay, khóc mướn qua tiếng ca, tiếng nhạc như vậy là nó giả dối, nó không thật.
Người nào mải mê kỹ nhạc thì sản nghiệp, nhà cửa của họ ngày một sa sút.
Thật sự ngày xưa thì như vậy, nhưng người mà chuyên môn hiện giờ ca nhạc, khiêu vũ, đàn địch, tiêu sáo thì họ cũng lấy cái nghề mà làm sống thì cũng có khá giả chớ không phải như sự xác định nhà cửa họ suy sụp.
Nhưng ở đây theo Thầy thiết nghĩ, nó không phải do sợ sản nghiệp, của cải sa sút, suy mòn mà chỉ ngại cho tâm chúng ta thương vay, khóc mướn theo giọng ca, tiếng hát mà thôi; làm cho tâm chúng ta bất an và cũng từ đó mà tâm hồn chúng ta luôn luôn dễ bị dao động, không được tự chủ.
(17:13) Điều thứ năm là:
Kết bạn với người ác có sáu lỗi:
1. Dễ sanh khinh lờn;
2. Ưa chỗ thầm kín;
3. Dụ người nhà khác;
4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người;
5. Mưu đồ tài lợi về mình;
6. Ưa phanh phui lỗi người.
Đó là kết bạn với người ác thì cái tâm của chúng ta sẽ có sáu cái điều mà nó dễ sanh ra:
Thứ nhất: Kết bạn với người ác - thì họ làm những điều ác thì chúng ta sanh theo những điều ác đó mà cái tâm của mình sẽ coi thường những cái điều ác, sanh ra những cái sự khinh lờn, không có sợ hãi, mà chúng ta làm những cái điều tội lỗi mà chúng ta không sợ.
Ưa chỗ thầm kín - Nghĩa là chơi với người ác thì hay làm cái chuyện thầm kín, thầm lén bằng cách này, bằng cách khác để mà làm lợi cho mình.
Hoặc là dụ người khác làm điều này, điều kia. Như thí dụ: Dụ người khác ăn trộm, dụ người khác đi làm cái chuyện tà hạnh, đó là dụ dỗ người khác; hoặc là dụ người khác đi ăn cướp, đi giết người; hoặc dụ người khác làm những cái chuyện sát sanh, giết con vật này hoặc con vật khác.
4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người - Nghĩa là chơi với người ác thì luôn luôn lúc nào cũng nghĩ mưu cách này, mưu cách kia mà lấy của cải, tài sản của người khác.
5. là luôn luôn mưu đồ cái gì đem về lợi cho mình - tiền bạc và danh dự - đều là có cái thủ đoạn, cái mưu cách để mà đem lại cho mình những cái lợi, cái danh đó. Cho nên chơi với người ác thì đủ mọi cách có thể họ tìm cái gì mà lợi cho họ mà thôi, miễn là ai như thế nào thì họ cũng chả cần, hoặc là hại người khác để tù tội mà đoạt được của thì họ cũng vẫn làm.
Đó là những hành động của người ác, mà khi chúng ta chơi với những người ác thì chắc chắn chúng ta phải làm theo những người đó.
6. Ưa phanh phui lỗi người - Nghĩa là chơi với người ác, thì thường thường là người ác hay đem những cái chuyện xấu của người khác, cái chuyện lỗi của người khác mà nói ra cho người khác biết để làm cho cái người khác người ta khổ đau, đó là những người ác mới làm những cái điều đó.
Cho nên đây là kết bạn với người ác thì chúng ta sẽ học lấy những cái điều rất xấu, là vì cái phần thứ sáu này thì đương nhiên là phanh phui cái lỗi của người khác cho người khác biết, cho người khác cười chê người khác, do vì vậy đó là mình thuộc về loại cái người ác. Đó là những cái lỗi của những người ác.
Vì vậy mà khi - chúng ta trong sáu cái điều này mà Đức Phật đã dạy, thì chúng ta thấy mình có những cái điều gì nó không phải thì mình phải bỏ cái điều đó đi. Đừng có nói cái lỗi của người khác cho người khác biết, đừng có phanh phui những cái xấu của người khác để cho người khác biết thì nó thuộc về sáu cái phần tội lỗi ở trong cái kết bạn với người ác.
Mà nếu chúng ta là những người không ác thì chắc chắn là không phanh phui cái lỗi của kẻ khác cho người khác biết, không bêu xấu người khác, thì chúng ta không thuộc về loại người ác. Mà nếu chúng ta phanh phui những cái lỗi của người và nói xấu người thì đó chúng ta thuộc về loại người ác.
(20:50) Cũng như chúng ta không mưu đồ làm lợi cho mình mà hại người khác thì chúng ta không phải là người ác, mà chúng ta mưu đồ làm lợi cho mình bằng cách hại người khác để đem lại cái lợi hoặc cái danh cho mình thì đó là mình là người ác.
Dụ người làm điều chẳng phải, điều ác thì chính mình cũng là người ác.
Ưa ở chỗ thầm kín bàn tính chuyện này, chuyện kia, hoặc là nói lén nhau điều này, điều kia, đó cũng là người ác.
Ở đây, Phật chỉ cho chúng ta thấy rõ: Người ác là cái người hay tìm cái chỗ thầm kín, lén nói chuyện này, lén nói chuyện kia đều là thuộc về loại người ác.
Cho nên chúng ta biết như vậy, khi mà chúng ta có nói chuyện (với) nhau thì đường đường phải nói chuyện ở nơi chánh đáng hẳn hòi, đàng hoàng, vào nhà khách để nói chuyện. Nếu mà ưa nói chuyện chỗ thầm kín, chỗ lén lút thì đó là thuộc về loại người ác.
Cho nên kết bạn với người ác thì có sáu cái điều để chúng ta thấy đó là những người ác.
Người mà sanh khinh chê người khác, coi rẻ người khác, khinh bỉ người khác thì đó cũng là thuộc về loại người ác. Bởi vì, ở đây kết bạn với người ác thì tâm chúng ta nó bắt chước theo, nó coi rẻ người khác. Dù người đó hiện giờ họ thua mình gấp trăm, gấp ngàn lần nhưng mình không khinh lờn, mình không chê họ thì mình là người không ác.
Đó là sáu cái điều kiện này để chứng minh, chúng ta phạm phải một điều kiện thì tức là chúng ta phạm phải vào một cái người ác. Cho nên chúng ta biết được như vậy thì hãy cố gắng mà tránh những cái điều này.
Vì đây là lời Phật dạy mà được Thầy ghi chép lại để hướng dẫn cho người cư sĩ cũng như nhắc nhở người tu sĩ. Vì đó là những hành động mà khi chúng ta không biết cho nên chúng ta dễ lạc lầm, vì vậy mà khi biết thì chúng ta hãy cố gắng mà khắc phục mình, đừng để lạc lầm vào chỗ đó mà trở thành người ác.
(22:41) 6. Lười biếng có sáu lỗi:
1. Khi giàu không chịu làm việc;
Nghĩa là cái người lười biếng, khi họ có tiền họ không có làm việc; họ ăn cho hết của cải, tài sản chớ họ không có làm việc; họ đi chơi chớ họ không có làm việc.
Cho nên do cái chỗ giàu có mà không chịu làm việc thì họ trở thành những người phóng đãng, kết bè, kết đảng với người ác, rồi rượu chè, rồi bài bạc. từ cái chỗ lười biếng đó mà họ sanh ra những cái điều bất thiện, cái điều không tốt.
Cho nên dù giàu chúng ta vẫn làm việc chớ không phải nói: "Tui giàu, tui không cần làm việc, ăn không hết!" thì cái đó là cái sai, đó là thuộc về loại lười biếng.
2. Khi nghèo cũng không chịu làm việc;
Cho nên cái người nghèo mà không làm việc thì chúng ta cũng biết thuộc về loại lười biếng.
3. Khi lạnh cũng không chịu làm việc;
Khi thấy trời lạnh mình không làm việc, cứ co ro ngồi rúc ở trong nhà thì biết là loại lười biếng.
4. Khi nóng cũng không chịu làm việc;
"Bây giờ trời nắng nóng quá, thôi tui vô trong nhà ngồi, chờ mát rồi tui hãy làm!" thì cái người đó cũng thuộc về loại lười biếng.
5. Sáng sớm cũng không chịu làm việc;
Thì sáng sớm mình nói: "Còn sương này, kia, làm việc rồi đây nó bệnh cảm, nó này kia…" thì do đó, những cái người đó thuộc về loại lười biếng bằng cách lý luận đó.
6. Chiều tối cũng không chịu làm việc.
Thì nếu mà chiều tối họ cho rằng: "Tối rồi, thôi nghỉ, không nên làm, để nghỉ ngày mai làm!" Họ luận bằng cách này, bằng cách khác để buổi chiều đó họ không làm việc, vì vậy cũng thuộc về loại lười biếng.
Cho nên ở đây lười biếng - có sáu cái hành động để mà chúng ta thấy là cái người lười biếng:
Khi mà họ có của mà thấy họ cứ đi chơi không thì biết rằng họ thuộc về loại lười biếng.
Khi mà họ nghèo mà thấy họ không có chịu làm, tối ngày cứ co ro ở trong bếp, trong xó hoặc là đi chỗ này, chỗ kia chơi, nghèo như vậy mà không chịu làm việc thì biết họ là cái loại lười biếng.
Khi trời lạnh mà không thấy họ làm việc thì biết họ là người lười biếng.
Khi trời nóng cũng không thấy họ làm việc thì cũng biết họ thuộc về loại lười biếng.
Sáng sớm cũng không thấy họ làm việc thì biết họ là người lười biếng.
Chiều tối cũng không thấy họ làm việc thì biết họ là người lười biếng.
Cho nên sáu cái điều kiện này, sáu cái việc này chúng ta xét qua thì biết là cái người đó là người lười biếng. Mà người lười biếng thì chúng ta có nên ở gần gũi những người đó không? Chắc chắn là chúng ta sẽ không nên gần gũi, vì gần gũi những người đó họ sẽ lôi cuốn chúng ta cũng trở thành những người lười biếng!
Như vậy chúng ta đã học được những cái điều cần phải học của một cái người cư sĩ. Chúng ta cần phải giữ gìn những gì mà chúng ta đã học được ở đây: Sáu cái nghiệp làm tổn hại tài của của chúng ta, sáu cái điều kiện mà đưa chúng ta đến những người không tốt ở trong cái xã hội.
Cho nên từ đó, chúng ta cố gắng mà khắc phục để cho mình trở thành một cái người tốt ở trong gia đình cũng như một người công dân tốt ở trong một đất nước. Nếu mà chúng ta tránh được những điều này thì chắc chắn là phải có sự lợi lạc rất lớn cho chúng ta.
(25:52) Người cư sĩ đệ tử Phật còn nên tránh bốn cái hạng oan gia:
Nghĩa là Đức Phật chỉ cho chúng ta biết để mà chúng ta tránh bốn cái loại oan gia mà nó có thể đưa đi đến chúng ta - cuộc đời chúng ta đi đến có những cái rất là khổ đau. Bốn cái oan gia đó là như thế nào?
1. Hạng uý phục;
2. Hạng mỹ ngôn;
3. Hạng kính thuận;
4. Hạng ác hữu.
Bốn cái hạng người này là bốn cái hạng oan gia ở trong cái cuộc đời của chúng ta, cho nên chúng ta phải tránh bốn cái hạng người này.
Thật sự ra, Đức Phật dạy cho người cư sĩ, chúng ta thấy rất là đầy đủ. Từ những cái gì nhỏ, rất là nhỏ nhặt ở trong cuộc sống của chúng ta Ngài đều vạch ra cho chúng ta biết để mà chúng ta tránh, để mà biết mà chúng ta sửa mình, để mà biết để mà chúng ta đem lại một cuộc sống rất là hạnh phúc, an vui.
Chúng ta thấy ông Phật Ổng thông minh và Ổng sáng suốt, Ổng nhận ra từng chút để mà Ổng dạy cho chúng ta, thiệt là một cái trí tuệ vô cùng! Nhưng chúng ta được học cũng là một cái phước rất lớn, nhiều khi chúng ta đọc qua hoặc là chúng ta chưa được nghe cho nên chúng ta không hiểu được những lời dạy này.
Cuộc đời chúng ta sanh ra làm người rất khó mà được nghe Phật Pháp dạy chúng ta từng cái cuộc sống như thế này, thật là thấm thía! Đối với Đạo Phật thật là khó, mà hy hữu lắm chúng ta mới được trở thành những người đệ tử của Đức Phật như ngày hôm nay.
Bởi vậy Đức Phật dạy chúng ta phải tránh bốn hạng oan gia, những cái hạng người này họ sẽ đem đến cho chúng ta những cái không hay cho cuộc sống của chúng ta.
(27:38) Hạng úy phục có bốn:
Nghĩa là đối với cái hạng úy phục, có bốn:
1. Trước cho sau đoạt lại;
Cái hạng đó là họ cho mình, thì họ cho như vậy rồi họ tìm cách họ lấy lại.
2. Cho ít mong trả nhiều;
Nghĩa là cho mình, thí dụ như họ đem họ cho mình cái vật gì đó, thì họ có cái thâm ý của họ là cái người này không bao giờ là trả lại mình, hay hoặc cho lại mình ít, cho nhiều hơn. Đó là cái thâm ý của những cái người uý phục này.
3. Vì sợ nên làm thân;
Họ sợ mình cho nên họ làm thân với mình, chớ sự thật ra thì họ không muốn làm thân với mình.
4. Vì lợi nên làm thân.
Đó là vì họ làm thân mình để họ có những cái lợi lộc này kia nọ, hoặc là lợi dụng mình bằng cách là tiền bạc, hay của cải, hay tài sản, hay hoặc là mình giúp đỡ họ bằng cách gì đó cho nên họ phục mình, họ làm như là họ thân mình chớ sự thật ra họ vì cái lợi, họ vì sợ.
Cho nên những cái hạng người này thì chúng ta nên tránh. Họ không phải là người bạn tốt mà họ là những người trước cho sau thì muốn lấy lại, cho ít thì mong phải trả nhiều, vì sợ mình mà mới làm thân với mình, chớ chưa hẳn đã - nếu họ không sợ thì họ chẳng chơi với mình. Vì lợi mà họ làm thân với mình.
Cho nên những cái người - mà mình xét cái người mà nó nằm ở trong cái bốn hạng này thì mình không có chơi (với) những người đó mà ghép họ vào thuộc loại uý phục.
Uý phục có nghĩa là gì?
Uý là sợ mà phục mình, chớ không phải là không sợ mà phục mình. Vì họ sợ mình có làm quan, làm vua có thể bắt họ bỏ tù, thế này thế khác, cho nên họ mới làm thân mình.
Ở đây, Phật ghép bốn cái hạng người này để chúng ta thấy mà chọn lấy những người bạn trong cuộc đời của chúng ta:
Cái hạng người mà cho chúng ta rồi đoạt lại, cướp lại, sau này cướp lại, đoạt lại thì đó là chúng ta không chơi với những hạng người này.
Những hạng người cho ít mà mong nhiều thì chúng ta không chơi với hạng người này.
Những hạng người sợ chúng ta mà làm thân với chúng ta thì hạng người này chúng ta không chơi.
Hạng người vì có lợi ích cho họ, vì có lợi cho họ bằng cách này, bằng cách khác cho nên họ mới làm thân với mình, thì những hạng người này chúng ta không chơi.
Cho nên ở đây, Đức Phật dạy chúng ta chọn những cái hạng người bạn nào mà chúng ta chơi chớ không phải là đụng ai chúng ta cũng chơi.
Cho nên sau một cái thời gian mà chúng ta thấy những người như cái hạng nào thì chúng ta sẽ chơi (với) những người đó, mà những cái loại này thì chúng ta không nên chơi, chúng ta nên tránh xa.
(30:55) Hạng mỹ ngôn có bốn:
Nghĩa là cái loại mỹ ngôn, cái loại mà nói tiếng ngon, tiếng ngọt này, Phật chia ra làm bốn hạng để chúng ta biết mà chúng ta tránh mà không có chơi với những cái hạng này.
1. Lành dữ đều chiều theo;
Chuyện tốt thì họ cũng nói đúng, nó chiều theo mình họ nói, mà gặp chuyện dữ thì họ cũng nói theo mình.
Thí dụ như trong khi đó mình làm việc từ thiện, bố thí thì họ cũng nói: "Ờ, đó là tốt!" Khi mà mình đánh người ta hoặc là mình giết người ta thì họ nói: "Anh làm cái đó cũng đúng!”
Đó là lành, dữ họ không có can ngăn mình mà họ cứ xúi mình, mình làm lành thì họ cũng nói tốt, mà mình làm dữ họ cũng nói tốt. Đó là cái hạng người mà nó chiều theo mình kiểu đó thì mình không có chơi theo cái hạng người đó.
2. Gặp nạn thì lánh xa;
Đó, khi mà mình có gặp tai nạn gì đó thì họ đứng xa mình, họ không có - coi như họ không quen, không thân của mình nữa. Nghĩa là họ sợ vạ lây thế này thế khác, cho nên mình có gặp tai nạn gì đó họ lánh xa, thì những cái hạng này mình không có nên chơi.
3. Có điều lành thì âm thầm ngăn đón;
Khi mà có những cái điều lành, tức là cái điều mà đem lại cho cái lợi ích thì họ tìm cách họ ngăn đón, không có đem lại cái lợi ích đó cho mình.
Thí dụ như có một người đó họ khen tặng mình, thì cái anh bạn này ảnh ngăn liền, ảnh nói: "Cái ông đó chưa hẳn đã là tốt đâu, anh khen như vậy là không đúng". Nhưng mà sự thật cái người kia họ khen rất đúng là vì mình có những hành động tốt.
Thí dụ như mình làm từ thiện, thì có người khác nói: "Cái ông đó tốt quá, ổng thường hay giúp đỡ những người nghèo, người trẻ mồ côi hay người bất hạnh trong xã hội!" thì cái ông này ổng nói ra, ổng ngăn cái điều đó ra, ông nói: "Anh lầm rồi, cái người này họ làm như vậy họ kinh doanh đó, chớ chưa phải là họ là cái người tốt thật đâu!"
Đó là những cái người mà họ có những cái tâm tánh như vậy thì mình không nên chơi với những người bạn đó.
4. Khi thấy lâm nguy thì bài xích, đả đảo.
Khi mình bị lâm nguy, bị kẹt cái gì đó thì họ a dua với người khác mà bài xích mình, nói xấu mình, đả đảo mình bằng cách này, bằng cách khác. Cho nên những cái người mà như vậy thì mình không có nên chơi thân với họ.
Cho nên ở đây thuộc về cái loại mà Phật ghép vào cái loại mỹ ngôn là những cái loại người như vậy.
Khi mà làm người cư sĩ thì chúng ta phải có bạn bè, phải có những người chơi với nhau, vì vậy mà Phật dạy cho chúng ta ở đây để chúng ta chọn những người bạn tốt, những người bạn mà không hại chúng ta.
Cho nên những người này là Phật ghép là bốn cái hạng người oan gia, nó sẽ đưa chúng ta đến cái cuộc đời nhiều đau khổ mà chúng ta không thể được an vui.
(33:20) Hạng kính thuận:
Có bốn cái việc mà chúng ta sẽ thấy, đó là:
1. Trước dối trá;
2. Sau dối trá;
3. Hiện tại dối trá;
4. Thấy có chút lỗi đã vội lánh xa.
Nghĩa là cái người mà dối trá, họ trước mặt mình thì họ cũng nói láo, nói này kia; sau lưng mình thì họ cũng đặt điều họ nói láo, nó không có đúng; hiện tại họ cũng nói láo - trước, sau và hiện tại gì họ cũng đều là nói dối hết.
Thì những cái hạng mà nói dối này, khi mà biết họ nói không thật, thì những cái người mà nói không thật thì chúng ta không nên chơi (với) những người đó. Là vì họ có thể họ đặt điều, họ nói láo, họ vu oan giá họa, mình không xấu mà họ đặt ra họ nói mình xấu.
Thí dụ như bây giờ quý thầy là những người tu hành, mà khi có một cái điều kiện gì gặp một cái (người) phái nữ, thì quý vị nói chuyện hay hoặc là có cái việc gì mà cần trao đổi với nhau, thì người đó lấy cái cớ đó để mà nói xấu mình, họ nói mình mê cô ta: “Tu hành gì mà còn nói chuyện với người nữ!”
Mà trong khi đó mình phải giao thiệp với những người này để cho họ giúp đỡ mình hay hoặc phụ mình làm những cái gì. Thí dụ như nhờ họ cơm nước để cho mình cất nhà, cất cửa hay hoặc làm những cái gì khác, thì họ lại nghi ngờ, họ lại đặt điều họ nói mình không đúng cách, thì đó là cũng là thuộc loại bạn không tốt, dối trá, nói xấu mình.
Thí dụ như một người tốt mà thấy mình như vậy, thấy mình nói chuyện với cô ta như vậy, thì người bạn tốt mà thấy như vậy, sợ mình bị cám dỗ, bị sắc đẹp hay hoặc bị sắc dục cám dỗ thì mình đến, mình trực tiếp mình nói riêng với người bạn của mình: "Tui thấy anh nói chuyện với cô ta, tui sợ anh có thể sa ngã không? Anh hãy giữ gìn tâm mình cho vững vàng, đừng có để như vậy!"
Đằng này không, thấy thì không nói mà để đi nói với người khác để làm cho cái người bạn của mình trở thành xấu.
Thì như vậy cho nên ở đây Phật nói: "Trước cũng dối trá, sau thì cũng dối trá, hiện tại thì cũng dối trá, thấy có chút lỗi đã vội lánh xa".
Nghĩa là, thấy cái người đó có làm lỗi cái gì một ít nhỏ đó thôi, thì cho rằng cái người đó là không tốt với mình, cho nên vội vàng tránh xa chớ không khuyên, không lơn gì hết, thì cái đó là cái rất lỗi, cái rất tệ.
Cho nên cái hạng người mà kính thuận cái kiểu này thì mình hoàn toàn là mình không chơi với những hạng người này, vì những người này là những người xấu chớ không phải là những người tốt.
Cho nên ở đây Phật ghép những cái hạng người như vậy để chúng ta đừng có làm bạn, để chúng ta thấy được những cái người đó là cái người không tốt. Những cái người mà dối trá như vậy là những cái người mà có thể làm cho mình mất cái niềm tin với mọi người, làm cho người khác khi chê mình.
Mình đến đâu, người ta - mặc dù là mình có lỗi, mình cố gắng mình sửa, nhưng họ thêu dệt ra những cái lỗi đó làm cho người khác nhìn mình với cái đôi mắt không có tin tưởng, nhìn mình với cái đôi mắt bị người khác coi rẻ rúng, do những cái người bạn xấu mà làm cho mình rất là khổ sở trên cuộc đời của mình, thì những người bạn đó mình nên tránh xa mà không nên chơi với họ.
(37:06) Hạng ác hữu…
Tức là cái hạng người ác
… có bốn:
1. Khi uống rượu là bạn;
Nghĩa là, vào ở trong một cái chỗ nào đó mà uống rượu với nhau, đó là những người mà uống rượu cùng nhau, Phật ghép những người đó là những người bạn ác của mình.
Hoặc là thấy mình cứ mời vào uống rượu, thì những người mà uống rượu mà mời mình để mình nhập bọn với họ đó, đó là mình phải tránh xa những cái người uống rượu là những người ác hữu chớ không phải là người… Những người ác hữu tức là những người bạn ác.
2. Đánh bạc;
Nếu mà mình thấy cái người đó đánh bạc thì mình tránh xa, đừng có làm bạn với họ, vì làm bạn với họ thì mai mốt mình cũng trở thành những người đánh bạc. Vì vậy mà họ cũng cám dỗ và quyến rũ mình đi vào con đường này cho nên họ là những người bạn ác.
3. Dâm dục;
Cái người mà hay đi vào những cái nơi mua dâm, những cái nơi gái mãi dâm đó, thì chúng ta không có nên chơi gần với những người này, vì những người này cũng thuộc về loại bạn ác.
Vì chơi những cái đó nó có những cái hành động không tốt mà nó còn hại sức khỏe cho mình nữa. Cho nên đừng có gần những người mà họ thích mua dâm, họ thích vào những cái nơi không có tốt, cho nên chúng ta không có (chơi).
Trong sạch thì chúng ta không nên chơi với những người bạn này vì những người bạn này sẽ lôi cuốn chúng ta đi vào cái chỗ không có lành, nó bất tịnh hạnh, nó không có cái trong sạch. Cho nên không có chơi với cái loại bạn này.
4. Phật cũng dạy chúng ta không nên làm bạn những người: Ca hát và vũ múa.
Vì những người ca hát, vũ múa này lâu ngày nó cám dỗ bằng lời ca, bằng điệu vũ, làm chúng ta cũng sẽ trở thành những loại ca kỹ, những cái người ca hát.
Cho nên Phật khuyên là chúng ta đừng có chơi với những người bạn này vì sẽ lôi cuốn vào trong cái vòng thương vay, khóc mướn, làm cho tâm hồn chúng ta bất an.
Do vì vậy mà chúng ta hãy tránh bốn loại người bạn này.
(38:58) Đó là những cái điều mà Phật dạy ở trên đây chúng ta thấy rất là thấm thía.
Nếu mà một cái người cư sĩ cũng như cái người tu sĩ mà chúng ta suy nghĩ cho kỹ, chúng ta nên tránh bốn cái hạng oan gia này để cho cái cuộc sống của chúng ta thanh thản và tiến bước trên con đường đạo, để một ngày nào đó chúng ta thực hiện rốt ráo, làm chủ cái cuộc sống, được giải thoát, chấm dứt được sanh tử luân hồi.
Đó là cái điều mong muốn và cái ước vọng của mỗi người hướng đến Đạo Phật, cái mục tiêu mà chúng ta nhắm để chúng ta đi đến.
Cho nên trước tiên là chúng ta phải tránh bốn cái hạng bạn mà ở đây Phật nêu ra rất là rõ ràng.
Bốn cái hạng bạn này thì nó lại chia ra cho chúng ta thấy mười sáu cái hạng người mà chúng ta cần phải cố gắng mà khắc phục mình để cho mình tránh xa những cái người không tốt, họ sẽ cám dỗ và dẫn dắt mình vào con đường tội lỗi, và con đường tạo nên những ác nghiệp mà mãi mãi trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi mà không thể nào thoát ra được.
Ở đây Đức Phật có ghi lại một cái bài kệ:
Uý phục gượng làm thân
Nghĩa (là) cái người đó, cái hạng uý phục thì họ gượng họ làm thân chớ họ không có thân với mình đâu.
Hạng mỹ ngôn cũng vậy
Kính thuận thì dối trá
Bạn ác thì gian ác
Người trí thường biết rõ
Chỉ luận việc hơn thua
Gần ác không tình nghĩa
Nên mau xa lánh họ
Như tránh con đường hiểm.
Đó là Đức Phật viết cái bài kệ ngắn gọn, nhưng mà hai câu kết của bài kệ này:
Nên mau xa lánh họ
Như tránh con đường hiểm.
Tức là con đường hiểm nghèo đó.
Thì như vậy chúng ta biết cái lời khuyên của Đức Phật, chúng ta nên tránh những người bạn này để chúng ta được cuộc đời an ổn và yên vui, sống trong cái cuộc sống để thực hiện con đường đi của Đạo Phật.
Còn nếu chúng ta không tránh những người bạn này thì chúng ta khó mà thực hiện được con đường chân chánh của đạo.
(41:36) Làm bạn có bốn hạng người đáng thân cận:
Nghĩa là chúng ta nên tìm những cái người nào mà làm bạn? Ở đây Phật dạy cho chúng ta thấy rõ: Nó có bốn hạng người mà chúng ta cần thân cận, sống với họ. Đó là bốn hạng người nào?
1. Hạng người thường ngăn mình làm điều quấy;
Cái người bạn nào mà nghe cái gì mình sai, mình quấy thì họ ngăn chận mình liền, thì cái người đó là cái người bạn tốt của mình đó.
Còn cái người nào mà nịnh - mình làm cái gì họ cũng nịnh theo đó, như hồi nãy ở trong này có nói đó, thì những người mà mình làm lành họ cũng xu theo mà mình làm ác họ cũng xu theo, họ không ngăn chận gì hết, thì đó là những người xấu chớ không phải là người tốt.
Còn cái hạng người mà mình làm một cái điều ác thì họ ngăn chặn, làm cái điều quấy thì họ ngăn chặn mình, làm cái điều lành thì họ khuyến khích mình, mà làm điều ác thì họ ngăn chặn mình liền, thì những người đó là những người bạn của mình, mình hãy thân cận với những người đó.
2. Hạng người có lòng thương xót;
Mình chơi với những người mà biết thương người, biết có đạo lý của con người, biết thương xót loài chúng sanh, biết sự đau khổ của loài chúng sanh thì chắc chắn là những người đó họ là những người tốt chớ không phải là người xấu.
Còn những người mà giết hại chúng sanh, những hạng đồ tể giết chúng sanh mà bán thịt thì chúng ta đừng nên chơi những hạng đó, nó có thể giết chúng ta mà không lường trước được.
Do những cái điều kiện này chúng ta chọn cái người mà gọi có tâm từ bi biết thương mình, thương người, không có đánh lộn, đánh lạo, không có chửi mắng rủa người thì tức là người biết thương xót.
Còn cái người mà không thương xót thì chửi mắng người này, chửi mắng người kia hoặc là đánh đập người này, đánh đập người kia, hoặc là đánh đập những loài thú vật làm cho chúng đau khổ, thì đó là chúng ta phải tránh xa những hạng đó, mà chúng ta hãy gần gũi những người có lòng từ bi biết thương người, biết thương chúng sanh.
3.
Là chơi với những:
Hạng người biết làm lợi cho người;
Còn những cái người mà làm lợi cho mình - ích kỷ thì mình không nên chơi.
Mà những người làm lợi người khác, luôn luôn lúc nào thấy người khác gặp khổ hoặc là gặp tai nạn thì người này luôn luôn làm cho cái người kia thoát ra khỏi tai nạn, đó là làm lợi người, làm cho người ta được an vui, làm cho người ta được hạnh phúc thì những người đó là những người bạn của mình, nên gần gũi.
4. Hạng người đồng sự.
Những cái người mà đồng những cái việc làm với mình, đó là những cái điều kiện mà chúng ta sẽ gần gũi với những người mà cùng nghề nghiệp, cùng làm, cùng cái ý, cùng cái tư tưởng…, tất cả những cái người này là người bạn tốt của mình.
Kế đây thì Đức Phật cũng có giải thích cho chúng ta từng cái phần ở trong bốn cái hạng người tốt này.
(44:13) Cái hạng mà ngăn mình làm cái việc quấy:
Cái hạng bạn tốt này luôn luôn họ thấy mình làm việc quấy mà họ ngăn mình, thì qua những cái việc làm của họ, mình thấy những cái người có hành động này thì mình nên chơi với họ.
Nó có bốn điều kiện mà mình chọn bạn để mình nhận xét qua cái người đó mà mình chơi với họ:
1. Nếu thấy người làm ác thì hay ngăn cản;
Thì thấy cái người nào mà - cái hành động thứ nhất, thấy cái người nào mà làm cái điều ác mà người đó ngăn chặn: "Anh đừng có làm vậy!"
Cũng như hai đứa trẻ đều là đi chơi với nhau. Một đứa thì xách cây dí con cắc ké hoặc là con rắn mối, đập, thì một thằng kia: "Mày đừng có giết con vật, tội nghiệp nó. Nó không làm hại mày!" Thì tức là cái thằng bạn đó là thằng bạn tốt, nó ngăn mình không có cho giết hại con vật.
Thì những hành động chơi trẻ con mà có cái thằng tốt, thằng xấu. Mà cái thằng tốt nó ngăn mình, còn cái thằng khác nó ùa với mình, nó chạy, nó dí theo, nó bắn hay hoặc là nó đập cho chết một con vật thì đó là những người bạn ác chớ không phải là người không ác.
Đây là Thầy nói những trẻ con còn nhỏ mà có những đứa nó rất tốt như vậy. Đó là những người tốt đó, chúng ta thấy hành động đó là chúng ta nên kết bạn với những người đó.
Cũng như thấy một cái người nào mà làm cái điều ác, đánh một con chó, thì lúc bây giờ cái người đó ngăn: "Anh đừng đánh con chó! Anh đánh vậy tội nghiệp nó! Nó lỡ, con vật mà, nó đâu có biết gì, nó lén nó ăn vụng vì nó đói quá. Anh đừng có đánh nó như vậy, anh hành hạ nó như vậy tội nghiệp!".
Thì cái người mà ngăn không có cho cái người khác mà làm cái điều ác, làm cái sự đau khổ cho chúng sanh đó, đó là mình nên chọn lấy người đó mình làm bạn, mình chơi.
Đó là một cái hành động để cho chúng ta thấy để mà chúng ta chọn bạn.
Hoặc là chúng ta làm một điều gì mà cái người đó, thí dụ bây giờ chúng ta vào trong cái quán uống rượu, thì cái người đó bảo: "Anh uống rượu nó say sưa, anh sẽ dần dần mất trí khôn, thân anh sẽ bệnh tật!" Người đó ngăn mình, đừng có cho mình uống rượu, thì đó là cái người bạn lành, người bạn tốt của mình.
Hoặc là một hôm nào đó, trong gia đình của mình xảy ra cái sự xích mích, vợ chồng rầy rà, mình tức giận mình muốn đánh vợ mình, thì ngay đó cái người bạn đến chơi nhà mình thấy như vậy thì cản ngăn: "Anh đừng đánh chị vì chị cũng không phải là muốn như vậy đâu! Đó là cái sự kiện xảy ra như thế này, thế khác…", khuyên lơn cái người bạn của mình đừng có làm cái điều đó, thì đó là những cái người mà mình nên chơi.
Còn có nhiều người bạn, khi mà thấy bạn mình đánh vợ thì lại xúi thêm nữa: "Ờ, chị đó chị làm vậy đó, chị cặp với người này người kia đó, anh đánh cho đã, anh đánh cho chừa cái tật đó đi!" - thì cái người đó là cái người xấu, mình nên tránh, vì họ xúi giục như vậy để làm cho gia đình mình càng ngày càng tan nát.
Đó là, ở đây cái hành động mà ngăn những cái điều ác, những cái điều làm cho người khác đau khổ, thì những người mà ngăn như vậy đó là những người tốt của mình.
2. Chỉ bày cho người những điều ngay thẳng;
(47:48) Nghĩa là cái người mà thường hay chỉ cho mình những cái điều tốt: Phải làm như vậy, như vậy…
Đó cũng như bây giờ, Phật dạy cho chúng ta là phải làm như vậy, như vậy, đây là những cái điều ác: Sát sanh là điều ác; trộm cắp là điều ác; tham, sân, si là điều ác… Do đó những người mà chỉ cho chúng ta những cái điều tốt, những cái điều mà không ác thì đó là những cái người mà chúng ta cần chơi.
3. Có lòng thương;
Cái người bạn mà có lòng thương xót chúng sanh cũng như thương người, thì đó là những người mà mình cần chơi.
4. Chỉ bày cho con đường lớn.
Nghĩa là chỉ cho mình, cái con người mà có cái tâm rộng lớn, có đạo đức, bây giờ chỉ cho mình cách thức mình bố thí, mình cúng dường hoặc là mình làm những cái việc từ thiện, thì những cái người đó họ chỉ con đường phước thiện, đó là chỉ con đường lớn cho chính mình.
Theo Đạo Phật thì quý thầy thấy rất rõ là Ngài chỉ chúng ta từng chút để chúng ta chọn bạn tốt chớ không có nên chọn bạn xấu, do từng chút như vậy, Thầy thấy Đức Phật dạy rất kỹ lưỡng cho cuộc sống của chúng ta. Như vậy, chúng ta hãy cố gắng mà nhớ kỹ những cái điều này để mà chúng ta chọn lấy những người bạn tốt.
Nhiều khi người ta nói hoa mỹ - như mỹ ngôn người ta nói hoa mỹ - mình không ngờ là người đó tốt hay xấu. Nhưng mà khi mà sống gần rồi mình mới thấy người đó có những cái mà không lọt vào những điều mà Phật đã ghi ở trong này, đã dạy ở trong này.
Để chúng ta thấy được người tốt, người xấu ở trong cái xã hội vô cùng lộn xộn như thế này, cho nên những cái điều mà Phật dạy đây, chúng ta xét qua chúng ta biết được người tốt người xấu chớ không khéo chúng ta lầm lạc lắm.
Những hạng người này cứu giúp và làm lợi ích lớn cho chúng ta, cho chúng sanh.
Thì những cái người mà - bốn cái hạng người - bốn cái hành động này để chỉ cho chúng ta biết rằng, bốn cái hạng người tốt mà để chúng ta làm thân với họ, thì luôn luôn lúc nào chúng ta chơi với họ chúng ta cũng sẽ làm lợi ích cho xã hội, cho chính bản thân mình, cho lợi những người khác nữa.
Đó thì, chúng ta nên kết bạn với những người đó.
(50:02) Kế nữa, Đức Phật dạy chúng ta kết bạn với những người từ mẫn.
Những người từ mẫn đó có bốn việc:
Từ mẫn tức là lòng thương xót người đó. Nó có bốn việc, có bốn cái hành động mà chúng ta thấy được bốn cái hành động này:
1. Cái người bạn đó thấy:
Mừng cho người khác được làm lợi.
Thí dụ như bây giờ mình trúng số, thì cái người đó họ không phải để làm vẻ vui mừng để mà xin tiền mình đâu, mà cái người này mừng thật. Thấy anh này đang nghèo khổ mà bây giờ may mắn anh mua cái vé số mà anh trúng được thì gia đình ảnh đỡ biết bao nhiêu!
Cho nên, mình mừng là mừng thấy người ta được lợi. Đó là những người bạn tốt.
Hoặc là thấy cái người này làm ăn hôm nay nó khá giả được, mình đến mình thăm thấy nhà cửa anh này khá lên, mình mừng cho anh ta. Thì đó là thấy người ta được lợi mình mừng.
Nhiều khi ngoài mặt mình làm vẻ mừng, nhưng trong bụng thì mình ganh tỵ: "Cái anh này anh làm giàu hơn mình rồi, anh hơn mình rồi, như vậy thì mình thua anh ta quá!" Thì ngoài mặt thì mình làm mừng nhưng mà trong bụng thì chưa chắc đã là mình mừng thật. Đó là cái điều của người xấu.
Còn cái người này mừng thật, không có lòng ganh tỵ, mà không có vì cái lợi - thấy người khác được lợi mà vì nịnh bợ mừng để rồi tìm cái lợi đó cho mình, kêu là chôm chỉa một ít nào đó đối với cái lợi của người khác - thì cái đó là cũng là bạn xấu. Còn cái này mừng thật là khi thấy người khác được lợi, vui mừng cho người khác được lợi.
2. Buồn khi thấy người gặp nạn;
Khi cái người bạn - mình chọn cái người bạn tốt đó - thì cái người này khi thấy cái người bạn, hoặc mình bị nạn, thì cái người này họ buồn khổ như chính bản thân họ bị nạn, cũng như chính những người thân ở trong gia đình của mình vậy. Đó là những người bạn tốt mà mình nên thân cận và gần gũi họ.
3. Khen ngợi đức của người khác;
Nghĩa là thường thường mình khen ngợi, mình ca ngợi với những người khác là người đó có cái hạnh bố thí, hoặc là người đó bố thí hết tài sản của mình, bây giờ đi tu, hoàn toàn không còn cái tài sản gì cả hết, người này thiệt là giữ đúng cái hạnh buông xả mà Phật đã dạy; người này đáng được ca ngợi, đáng được khen vì họ dám xả của cải, tài sản của họ!
Ví dụ như Thầy nói ở đây, trong mọi người cư sĩ không có người nào mà dứt bỏ gia đình mình được như bằng Minh Tông: khi mẹ đang đau, rồi khi con còn nhỏ, còn đi học, mà dứt bỏ để đi theo con đường tu của Đạo Phật. Thật khó có người ở trên thế gian này làm được, vì vậy cho nên chúng ta khen ngợi.
Cũng như ngày xưa Đức Phật dứt bỏ vợ đẹp, con xinh, của cải, tài sản của mình, ngai vàng, của báu… mà vẫn dứt bỏ để mặc chiếc áo tu hành rất là nghèo khổ, đi xin ăn từng bữa.
Những việc mà làm được như vậy không phải là chuyện dễ của thế gian này. Những người mà dứt bỏ gia đình được mà để yên ổn ngồi trong thất tu hành cũng không phải là mọi người đều được làm như Minh Tông hết được.
Cho nên đó là những cái mà chúng ta khen ngợi, khen ngợi rất đúng chớ không phải khen ngợi sai, không phải là khen ngợi nịnh bợ, mà khen ngợi là việc làm của người đó không thể có người khác làm được, cho nên mình mới khen ngợi. Đó là khen ngợi đức của người khác, người ta làm được những điều đó.
(53:12) Còn trái lại, khi mình làm không được mà thấy người ta làm được thì mình lại ganh ghét, mình lại dìm pha bằng cách này: "Mẹ đau mà bỏ đi như thế này thế khác… là người bất hiếu".
Như vậy thật sự ra, trong những cái người lý luận như vậy không thấy cái chỗ giải thoát là quan trọng. Nếu phỏng chừng mẹ mình đau ở nhà, bà có chết mình cứu được không? Hay hoặc là mình có đau thế được không? Hay cũng đứng nhìn ngó mà thôi?
Hơn nữa mình đi tu được, biết đâu chừng, sau khi giải thoát được, mình đi tìm mẹ mình sanh nơi đâu đó để độ người, để đền đáp trong một hiện kiếp người đã bố thí thân mạng cho chúng ta có thân này, có phải là có lợi ích không?
Còn bây giờ chúng ta cứ ôm cái gọi là “cái hiếu" mà cái hiếu giả dối đó nó có phỏng chúng ta có làm được cái điều gì chăng? Có lợi ích gì cho bà ta chăng? Hay chỉ đứng nhìn trước cái cơn đau của mẹ mình trên giường? Đó là những cái mà chúng ta khó mà làm được chớ không phải dễ.
4- Thấy người nói ác thì liền ngăn can.
Thấy người ta nói cái lời đó nó thô tục thì ngăn: "Anh đừng nói tục tĩu như vậy! Anh đừng nói hung ác như vậy! Anh đừng chửi mắng như vậy!", ngăn liền, không ngại người đó oán ghét mình thì đó là những người ngăn những cái lời nói ác của mình, thì mình hãy thân cận với những người này.
Đó là Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy được, cho chúng ta biết chọn những người bạn có những hành động tốt như vậy.
Còn ngược lại mà chúng ta lại dìm pha - khi thấy người có những cái đức hạnh tốt, có những cái gương hạnh tốt thì mình tìm cách mình dìm pha người đó xuống để làm cho người khác người ta không hiểu, người ta chê cười, người ta khinh bỉ cái người mà đang thực hiện những cái đức hạnh tốt.
Vì vậy mà khi học đạo chúng ta phải học rất kỹ những cái điều này để chúng ta biết rõ mà chúng ta tránh, chúng ta không có còn lầm lạc trên những cái hành động ác, trên cái trở thành những người bạn ác của những người xung quanh chúng ta.
(55:39) Hạng người ích lợi có bốn việc:
1. Hộ vệ người không phóng dật;
Nghĩa là giúp đỡ cho cái người mà không phóng dật.
Chẳng hạn bây giờ như chúng ta vô trong Tu viện này tu hành, tâm giữ gìn không phóng dật, thì lúc bấy giờ những người cư sĩ ở bên ngoài, những người bên ngoài đem cơm gạo hay tiền bạc giúp chúng ta để tu hành, đó là người hộ vệ làm cho chúng ta tu hành, đó là những người bạn tốt đó.
2. Hộ vệ sự phóng dật của người khác để khỏi hao tài;
Khi cái người đó phóng dật, chạy theo ngũ dục lạc thì lúc bấy giờ nó sẽ hao tài, tốn của, thì lúc bấy giờ cái người bạn tốt thì luôn luôn bảo vệ, hộ vệ trong cái sự khuyên lơn cái người đó, để cho cái người đó đừng có chạy theo cái sự phóng dật đó mà hao tài, tốn của.
Thí dụ cái người đó họ mê uống rượu, thì cái người này hộ vệ sự cái phóng dật của cái người mê uống rượu này bằng cách khuyên lơn họ: "Đừng nên uống rượu! Đừng nên làm cái điều ác! Đừng nên nói láo!" - thì đó là những người hộ vệ cái sự phóng dật của kẻ khác, làm cho người khác không phóng dật.
Đó là cái sự hộ vệ, như vậy là những người đó là những người tốt.
3. Hộ vệ người khiến không sợ hãi;
Nghĩa là có cái người sợ hãi, như bây giờ có một em bé đi ngang đường mà xe cộ chạy qua, nó sợ nó không dám đi, thì mình đi lại nắm tay cháu bé này dẫn qua đường làm cho nó không sợ hãi. Nó thấy một con rắn nó sợ quá nó la, thì khi đó chúng ta đến an ủi nó và chúng ta đuổi con rắn đi để cho nó không sợ hãi.
Đó là những điều hộ mà chúng ta vệ khiến cho những người không sợ hãi, thì những người đó là người bạn tốt của chúng ta.
Đó là như vậy thì chúng ta sẽ chọn lấy những người mà có những cái điều kiện làm cho kẻ khác yên tâm mà không sợ hãi, thì chúng ta chọn lấy những người đó làm những người bạn của mình.
4. Cân nhắc người lúc ở chỗ vắng.
Nghĩa là khi nào ở chỗ vắng mình cân nhắc: Hoặc là chỗ đó sợ trộm cướp; hoặc là chỗ đó sẽ bị nghi ngờ thế này, thế khác; hoặc người ta nghi mình ở chỗ vắng này để làm cái gì - trộm cướp, hay hoặc là làm chính trị, hoặc này kia… cho nên mình cân nhắc cái người bạn của mình.
Mà cái người đó thường nhắc: "Anh đừng có đến đó, đến đó chỗ đó nó thanh vắng thì có thể xảy ra tai nạn này kia” - sợ cho cái người bạn của mình bằng cách này, cách khác thì đó là cái người bạn tốt.
Cho nên cái người mà cân nhắc mình: "Bây giờ anh đi trên con đường đó nó rất nguy hiểm, anh không nên đi ở chỗ đó, mà anh đi nó phải mấy người chứ anh đừng có đi một mình!" - đó là những người cân nhắc đi ngang những chỗ vắng vẻ: truông vắng vẻ, núi rừng vắng vẻ… mà lúc bấy giờ, những người cân nhắc mình như vậy, lo lắng cho mình như vậy, đó là những người bạn tốt mà mình chọn lấy để mình kết bạn với họ.
(58:38) Hạng đồng sự có bốn việc:
1. Vì người không tiếc thân mạng;
Nghĩa là khi gặp cái việc gì mà có thể liều chết mà cứu bạn mình được, thì cái người đó là người tốt.
Khi mà gặp tai nạn - thí dụ như bây giờ, hai người đi ở trong rừng, thì lúc bấy giờ đó có một con hổ chạy ra để chực mà có thể chụp người bạn mình, thì cái người này họ tiến tới, xông lên trước để họ chịu đựng, liều thân mạng để cứu bạn mình, thì lúc bấy giờ, những người bạn đó là những người tốt đó, chúng ta hãy chọn lấy những người bạn đó mà chúng ta chơi với họ.
Khi mà gặp hữu sự, gặp tai nạn thì họ liều mình mà cứu mình, họ không để cho mình bị tai nạn, bị hữu sự.
Cũng như trong cái thời gian chiến tranh bom đạn, khi bom đạn nổ, có người họ nằm trên người thân của họ, họ lấy cái thân họ để che đạn cho người thân của họ. Đó là những người tốt. Cho nên, chúng ta hãy chọn lấy những người đó mà chúng ta làm bạn.
2. Vì người không tiếc của báu;
Nghĩa là thấy cái người dó bị hoạn nạn mà cần phải có của cải, tài sản để cứu cái nạn người đó thì tuôn ra hết để mà giúp đỡ cái người kia thoát nạn, thì cái người đó là cái người bạn tốt của chúng ta.
3. Giúp người khỏi sự sợ hãi;
Nghĩa là người đó đang lo sợ, thí dụ như bây giờ, trong gia đình thì không còn tiền bạc, mà vợ thì sắp sanh, người này quá lo sợ, không biết rồi như thế nào, tiền thang thuốc như thế này, thế nọ, kia, thì cái người mà biết được cái hoàn cảnh của cái người bạn của mình vậy, họ sẵn sàng họ giúp người: "Đừng có lắng gì! Anh đừng lo lắng gì hết! Tui sẽ lo lắng hết cho anh những phần này để cho gia đình anh được yên vui!" - thì đó là những người tốt.
Còn những người mà thấy mình gặp những cái sợ, lo lắng như vậy, mình bỏ qua, mình không có giúp đỡ thì đó là những người bạn xấu, chúng ta không nên chơi.
4. Khuyên bảo người khi ở chỗ vắng.
(1:00:48) Cái phần này, trên cái người đồng sự có bốn hành động, thì ở trên cái người ích lợi có sự “cân nhắc ở lúc chỗ vắng", thì đồng sự thì nó cũng có cái chỗ "khuyên ở chỗ vắng".
Bởi vì theo Thầy thiết nghĩ, cái chỗ vắng nó thường hay nguy hiểm vô cùng lận. Cho nên do như vậy mà muốn bảo vệ cái người bạn của mình thì mình nên tránh xa những cái chỗ vắng vẻ. Và tránh xa cái chỗ vắng vẻ thì nó bảo vệ được cái sự sống của cái người bạn mình, và cái người khuyên bảo như vậy đó là người bạn tốt của mình.
Còn cái người bạn mà không tốt thì mình làm gì làm họ chẳng có khuyên bảo. Mình đến cái chỗ nguy hiểm, chỗ vắng vẻ thì họ chẳng có khuyên bảo mình điều gì, xảy ra thì mình chịu. Đó là những người bạn xấu.
Đó thì ở đây, khi mà chọn bạn thì quý vị thấy rõ là Đức Phật đã vạch ra chúng ta thấy được những cái hành động của những người tốt và người xấu để mà chúng ta chọn, để mà chúng ta sống ở trong cuộc đời, để cho đem lại cái sự an vui, hạnh phúc của chính mình mà chính người khác.
Nhiều khi chúng ta không thấy được những cái hành động này rồi chúng ta chọn lầm bạn, rồi từ đó nhiều khi nó đem đến chúng ta rất là đau khổ vì những cái, thí dụ như vì miệng lưỡi thôi, họ nói qua, nói lại cũng đủ làm cho mình đau khổ chớ không phải là gì khác.
Cho nên ở đây, Phật dạy cho chúng ta biết để mà chúng ta cố chọn bạn tốt mà tránh bạn xấu, để cuộc đời chúng ta được yên vui, hạnh phúc, chớ nếu mà lỡ mà có bạn xấu thì chúng ta phải chịu lấy mà thôi chớ làm sao được? Lỡ mà chúng ta chọn được bạn tốt thì chúng ta được an ổn trong cuộc sống của mình.
Cho nên từ đó chúng ta phải cố gắng và suy tư tìm người bạn cho thật tốt trên bước đường tu tập, nó làm cho tâm chúng ta được an ổn mà yên ổn tu hành. Còn nếu mà gặp những người bạn xấu, chúng ta không yên tâm ngồi lại nhiếp tâm, thì bao nhiêu cái điều kiện nó làm cho tâm chúng ta dày vò trong tâm hồn, làm sao mà chúng ta tu được! Rất là khó tu!
Như vậy thì các Thầy nhớ kỹ, trên con đường tu nó không đơn giản. Tâm mà nó bất an, hoàn cảnh nó đưa đến bất an mà chúng ta không khắc phục được nó vì những người bạn xấu, vì những cái hoàn cảnh xấu đưa đến thì chúng ta sẽ khó mà tiến tu trên con đường đạo giải thoát này được.
Vì vậy, chúng ta phải cố gắng mà tìm đúng đối tượng, tìm đúng bạn, tìm đúng môi trường thuận tiện trên bước đường tu tập thì đạo Phật mới có thể thực hiện được.
(01:03:19) Người cư sĩ nên biết rõ sáu phương:
Nghĩa là nếu mà không dạy cái này thì chúng ta thấy Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới thì không biết nó là thuộc về cái gì, cái gì. Cho nên chúng ta phải rõ để mà chúng ta đối xử như thế nào để cho đúng cách với cái phương hướng của nó.
1. Phương Đông tượng trưng cho cha mẹ;
Đó là, cái phương Đông nói lên đó là cha, mẹ - người sanh chúng ta - là phương Đông.
2. Phương Nam tượng trưng cho sư trưởng;
Phương Nam tượng trưng cho thầy của mình.
3. Phương Tây tượng trưng cho thê thiếp;
Tức là vợ con của mình.
4. Phương Bắc tượng trưng cho bè bạn;
Phương Bắc thì tượng trưng cho những người bạn của mình. Do vì vậy mà mình phải chọn ở cái phương Bắc, tức là chọn những người bạn tốt là thuộc về phương Bắc.
5. Phương Dưới tượng trưng cho tôi tớ;
Những người mà làm công, những người mà mình sai làm việc trong nhà của mình.
6. Phương Trên tượng trưng cho những người hiền đức.
Nghĩa là phương trên tượng trưng cho - trong cuộc đời chúng ta có những bậc tu hành, những bậc chân tu, những người hiền đức đó - những người đức hạnh, thì đó là cái phương trên.
Cho nên ở đây sáu phương, chúng ta phải nhận ra cho đúng sáu cái phương này.
Vậy mỗi cái phương thì chúng ta phải làm sao cho đúng? Thì ở đây Phật dạy chúng ta biết cách để chúng ta thực hiện cho đúng là cái giai đoạn của người cư sĩ phải hiểu biết, và hiểu biết để mà tu tập, hiểu biết để đem lại cái sự an vui, hạnh phúc cho chính gia đình mình, cho chính bản thân mình.
(01:05:04) Người con hiếu có năm điều kính thuận cha mẹ:
Đây là nói về phương Đông.
Đó thì phương Đông nó có năm điều mà chúng ta cần phải nhớ để ghi, để mà chúng ta làm cho tròn bổn phận của một người con hiếu.
1. Cung phụng, hiếu dưỡng cha mẹ không để thiếu thốn;
Nghĩa là khi cha mẹ mình còn sống thì thà là mình nhịn ăn, nhịn mặc để cho mình cung phụng những cái gì mà cha mẹ mình cần thiết như thực phẩm, đồ ăn, hoặc là y áo, hoặc là những cần thiết gì mà cha mẹ mình dùng, thì mình cố gắng mà cung phụng những cái điều kiện (cho) cha mẹ. Nhất là cha mẹ già yếu thì mình càng cung phụng đầy đủ để cha mẹ mình yên tâm, không còn lo nghèo, lo đói, lo sợ bệnh tật hay hoặc là không thuốc thang.
Đó là cái thứ nhất của cái người con đối với cha mẹ.
2. Phàm làm điều gì, trước phải thưa cho cha mẹ biết;
Khi mà mình còn cha mẹ đó, mình làm một cái điều gì thì mình cũng phải thưa với cha mẹ để cho cha mẹ biết, để người không có lo. Biết rồi - người đã là lớn tuổi, đã đi qua trong cuộc đời - người có những lời khuyên, thì mình nghe cái lời khuyên đó đúng hay sai, rồi mình cố gắng mà mình chấp hành những cái lời khuyên của cha mẹ mình.
Chớ không phải là mình nói mình lớn rồi, mình muốn làm gì làm, ông bà chẳng biết gì hết! Ông bà là nông dân không có hiểu gì hết, già rồi đâu có hiểu biết cái gì mà thưa hỏi! Thì khi mình làm có hữu sự cái gì cha mẹ mình lo lắng, khổ sở lắm.
Cho nên, mình phải thưa hỏi, làm cho cha mẹ biết được mà yên tâm trên cái việc làm của mình.
Đó là thứ hai. Thứ ba:
3. Cha mẹ làm điều gì mình phải kính thuận, không được chống báng, không được chống lại;
(01:06:55) Thí dụ như trong phòng cha mẹ mình muốn dời cái bàn này, hay hoặc trong nhà muốn đặt cái ghế kia theo cái ý của ông bà, thì ông bà thích như vậy mà cái ý mình thì không thích như vậy, nhưng mình là cái người con hiếu thì không nên chống lại: "Ba hay má đừng có đặt cái này chỗ này, nó như thế này, thế khác…" làm cho ông bà không vui, thì cái đó là mình không phải là đứa con kính thuận, mà mình kính thuận là mình không chống lại những cái việc làm của cha mẹ mình.
Mình chỉ góp ý với ông bà mà thôi chứ không nên chống trái. Tùy theo ông bà muốn làm gì thì làm, nhưng mình góp ý: "À cái này, con thấy như ba má định làm cái này, con sợ e nó thất bại. Ba má xét kỹ lại chớ con không có ý gì chống báng ba má hết!"
Đó là những cái điều mình kính thuận, mình không có nghịch lại cái ý của cha mẹ.
4. Không trái với việc làm của cha mẹ;
Nghĩa là mình không làm một cái điều gì trái với, phạm, đụng chạm đến cái việc làm của cha mẹ mình hết.
Thí dụ như ông cuốc đất làm vườn, cái khu vườn gì đó, thì mình lại làm trái lại, mình không muốn như vậy, mình làm trái ý ông ta - cha mẹ mình, thì mình không nên làm cái điều đó làm cho cha mẹ mình buồn phiền trong lòng.
5. Không ngăn cản việc lành của cha mẹ.
Cha mẹ mà làm việc lành, thí dụ như cha mẹ nói: "Bữa nay tao đi chùa, tao lạy Phật" thì đừng có ngăn cản. Hoặc là: "Hôm nay tao đi nghe thuyết pháp" thì đừng ngăn cản. Hoặc là: "Hôm nay tao đi mua ít cá tao phóng sanh" thì đừng ngăn cản. "Hôm nay là cái ngày ăn chay, tao mua ít thực phẩm chay tao về ăn" thì cái đó đừng ngăn cản.
Nhiều khi: "Cha mẹ bây giờ già yếu rồi mà ăn chay, ăn chay thì chắc chắn là cha mẹ không có đủ sức khỏe đâu, phải ăn thịt cá nó mới bồi dưỡng!” - thì như vậy là mình thương cha mẹ chớ không phải không thương, nhưng mà cái thương như vậy, mình biết đó là cái việc lành mà mình ngăn cản như vậy thì không đúng.
Để cho cha mẹ mình giữ gìn được một ngày chay không có phạm vào cái lỗi ăn thịt chúng sanh thì đó là một cái điều tốt.
Do vì vậy thì chúng ta phải học lấy năm cái điều hiếu hạnh này mà đối với cha mẹ của mình thì như vậy mới là đứa con hiếu.
Đó thì hôm nay quý thầy được học qua một cái lời dạy của Phật: Có năm cái điều hiếu hạnh mà chúng ta giữ gìn đúng thì tức là nó sẽ đem đến cái an vui, hạnh phúc cho cha mẹ và cũng chính bản thân của mình, làm cho con thì hiếu thảo, cha mẹ thì rất là nồng nàn thương con, con mình rất là hiếu.
(01:09:16) Ngược lại, cha mẹ, con thì có năm cái điều đối với cha mẹ như vậy thì ngược lại, cha mẹ cũng phải có bốn cái điều mà đối xử với con mình.
Cho nên Phật dạy rất kỹ: Người con đối với cha mẹ thì có năm điều, mà cha mẹ chăm sóc con thì có bốn điều. Đó, như vậy rõ ràng là Phật dạy rất là kỹ, không phải là nói cha mẹ mình như vậy, rồi năm điều mình rất là cung kính, mình như vậy là hiếu mà cha mẹ lại không có bổn phận của cha mẹ đối với đứa con thì đó cũng là cái sai.
Cho nên cha mẹ phải có bổn phận chăm sóc đứa con mình như thế nào? Thì Phật ở đây nói có bốn điều, mà làm cha mẹ phải thực hiện bốn cái điều này thì làm tròn cái bổn phận của cha mẹ đối với con.
Vậy bốn điều đó là gì?
1. Ngăn con, không cho nghe và làm điều ác;
Nghĩa là ngăn cản con mình đừng có làm cái điều ác.
Thì như chúng đã học Thập Thiện rồi thì chúng ta biết mười cái điều ác và mười cái điều lành. Vậy thì, nếu mà con mình làm những cái điều lành trong mười cái điều lành thì mình chấp nhận, mình luôn luôn sung sướng. Mà con mình nó làm những điều ác, mười cái điều ác thì mình ngăn chận liền, không có cho con nó làm cái điều ác.
Tức là, bổn phận làm cha, làm mẹ thì phải ngăn con mình không được làm cái điều ác, không được nghe theo những cái điều ác.
Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai:
2. Chỉ dạy con làm điều lành;
Thương yêu, chỉ dạy con làm điều lành - nghĩa là ngăn nó, không có cho nó làm mười điều ác, dạy nó phải làm mười cái điều lành. Thì mười điều ác, mười điều lành đã là chúng ta đã học Thập Thiện đó.
Cho nên do vì vậy đó, cha mẹ cũng phải thông suốt được mười điều lành, mười điều ác này để chỉ dạy, để làm hết cái bổn phận của mình đối với con mình đó.
3. Phải thương yêu con thắm thiết;
(01:11:06) Đứa con nào cũng phải thương hết chớ không phải đứa thương, đứa ghét. Đứa nào mình cũng phải thương, thương thắm thiết, dạy nó những điều lành, ngăn chận nó những điều ác. Nó làm ăn những cái gì thì mình có phần góp ý thêm với nó, coi cái làm ăn đó có ác hay là không.
Nếu mà nó đi ăn trộm, ăn cắp thì tức là phải ngăn cản những cái hành nghề đó. Nó đi làm nghề đồ tể, nghề bắt cá, săn bắn thì tức là mình cũng phải ngăn chặn không có cho nó làm những cái nghề đó vì đó là những cái nghề ác.
Và đó là những cái nỗi lòng của cha mẹ thương con thắm thiết, chớ không phải là những cái thắm thiết thương con bằng cách ngồi ngó mong ra ngoài chờ con đi về đó, không phải đâu. Mà thương con thắm thiết bằng cách là thấy con mình làm được những điều lành, làm tránh những điều ác thì đó là cái lòng thắm thiết của mình đối với con mình.
4. Tùy thời cung cấp cho con mình những đồ cần dùng.
Thí dụ như nó còn học trò thì nó phải - tùy những cái lúc nó còn đi học thì mình phải cung cấp giấy mực hay hoặc là những thực phẩm đồ ăn gì đó để cho nó ăn, nó học, cho nó đạt được cái sở nguyện, cho nó nên được cái nghề nghiệp chuyên môn, để cho cái cuộc sống nó không có thua ai, nó đem lại cái sự an vui, hạnh phúc cho gia đình.
Thì làm cha mẹ phải cung cấp cho con mình những đồ đạc cần dùng; cần dùng khi đi học; rồi nó cần dùng khi mà nó lớn khôn thì nó cần dùng những cái gì thì mình giúp đỡ nó, khi cha mẹ giàu có thì mình còn có cái điều này, có điều kia; thí dụ như bây giờ nó học đỗ ra bác sĩ, mà bây giờ nó đâu có tiền mà nó mở cái phòng mạch, cho nên mình cung cấp tiền bạc cho nó mở cái phòng mạch để cho nó có cái cơ sở nó làm ăn.
Thì như vậy là tùy thời. Tùy thời cái lúc bấy giờ nó hành cái nghề đó mà nó không có tiền bạc nó bỏ ra cái vốn nó làm ăn, cho nên vì vậy mình giúp cho nó cái tiền bạc, vốn liếng để cung cấp cho nó, để cho nó có cái nghề nghiệp.
Chẳng hạn bây giờ mình có những đứa con làm ruộng rẫy, mà giờ không có ruộng rẫy thì làm sao mà nó làm được? Cho nên mình phải mua đất ruộng để cho nó có những cái ruộng rẫy.
Hoặc bây giờ nó có ruộng rẫy mà nó không có phương tiện như máy cày, máy kéo hoặc là máy gặt, máy hái, thì mình giàu có - mình là cha mẹ giàu có mình phải bỏ tiền mình giúp cho con mình nó có đủ phương tiện làm ăn như vậy, tức là những đồ cần dùng, cần thiết cho cái đời sống của nó.
Đó là bốn điều mà cha mẹ chăm sóc con cái.
(01:13:53) Bây giờ nói về cái phương Nam là sư trưởng, vậy thì sư trưởng là cái bậc thầy.
Vị đệ tử đối với thầy có bốn điều:
Cái người học trò đối với thầy có bốn điều. Chúng ta phải nhớ rằng mình đối với thầy phải có bốn cái điều mới xứng đáng là người học trò.
1. Hầu hạ thầy, cung cấp điều cần thiết cho thầy;
Bây giờ mình luôn luôn mình gần thầy, mình hầu hạ thầy, và mình thấy thầy cần cái gì đó thì mình cung cấp cho thầy những vật cái dụng.
Như bây giờ Thầy đặt vấn đề Thầy thiếu cuốn tập để viết, thì cái người học trò các con sẽ mua cho Thầy cái cuốn tập hay cuốn sổ này để Thầy viết những cái kinh hay hoặc là những cái bài kệ. Đó là Thầy không có cây viết, thì bây giờ mình lại mua một cây viết cho Thầy để Thầy viết.
Đó! Bởi vì cái người tu theo đạo Phật thì ông thầy chẳng có một cái vật gì hết, mà khi cần dùng một cái vật gì thì mình là người hầu hạ - người đệ tử, thì mình cung cấp ngay cho ông thầy của mình những vật dụng đó, rồi sau khi ông thầy ổng dùng xong thì ổng cũng xả bỏ ổng cũng không có nhận cái gì hết.
Cho nên liền ngay đó. bây giờ thấy y áo ông thầy mình rách hết rồi thì bắt đầu mình cung cấp y áo cho thầy để cho thầy mặc lành lẽ. Hay hoặc là thấy y áo thầy rách thì mình cần phải vá đắp trở lại cho được kín đáo. Thì đó là những người học trò hầu hạ thầy bằng cách như vậy.
Chớ không phải hầu hạ là đứng hầu hạ quạt hay hoặc này kia, điều đó là hình thức phong kiến, không đúng.
Hầu hạ có nghĩa là mình giúp đỡ thầy mình, thí dụ như thầy bệnh đau không có giặt y áo được thì mình đem y áo dơ của thầy mình giặt, đó là mình hầu hạ thầy. Cái hành động của mình làm công việc giúp thầy là hầu hạ.
Chớ không phải mình đứng gần thầy mà quạt thầy, hay hoặc là bưng nước hay bưng này kia trong khi thầy mạnh khỏe thì cái đó không phải là hầu hạ thầy, mà cái đó là nịnh bợ thầy.
Cái hầu hạ mà theo Thầy hiểu ở đây là cái hầu hạ giúp thầy những cái điều cần thiết khi thầy làm cái điều đó không được. Còn thầy làm được thì mình cứ để thầy tự nhiên mà thầy làm những công việc đó. Còn thầy không làm được thì mình làm giúp thầy, đó là cái sự hầu hạ.
Hiểu như vậy chúng ta mới thấy được cái tinh thần bình đẳng của đạo Phật. Giúp người, hầu hạ người không có nghĩa là hầu hạ theo kiểu vua quan, mà hầu hạ đây là hầu hạ cái nghĩa của sự giúp đỡ của mình đối với cái bậc thầy mà mình rất là tôn kính.
2. Cung kính, cúng dường, tôn trọng và quý mến;
(01:16:35) Luôn luôn lúc nào lòng của mình cũng cung kính thầy, luôn luôn lúc nào mình cũng có những cái vật gì mà khi thầy cần thiết thì mình cúng dường, luôn luôn lúc nào mình cũng có lòng tôn trọng thầy và quý mến thầy.
Đó là cái người đệ tử đối với thầy.
3. Thầy dạy bảo điều gì phải kính thuận, không chống trái;
Nghĩa là thầy dạy cái điều đó, mình cố gắng mình làm theo cái lời thầy dạy, chớ không nói: "Thầy dạy cái đó không đúng, thầy dạy cái đó sai!", mình chống lại bằng cách là mình biện luận cái này, cái nọ, cái kia để mình bác thầy. Điều đó là mình không phải là người kính trọng thầy, không phải quý mến thầy.
Nhiều khi mình còn đem cái sở học hơn thầy, mình lý luận, mình bài bác thầy, mình chê bai thầy bằng cách này, bằng cách khác; không những chê bai trước mặt mà còn lén lút nói chê bai thầy sau lưng thầy với người này, người nọ kia, thì đó là cái không kính thuận, không tôn trọng thầy.
Dù một ngày mình đến với thầy thì thầy cũng là thầy của mình. Dù một chữ mình học với thầy cũng là thầy của mình.
Thầy nhớ xưa Thầy còn học lớp một, lớp hai gì đó, thì có một cái câu chuyện. Người ta thuật cái câu chuyện đó ở bên Pháp, nói ông Cạc-nô, là khi ổng còn nhỏ ông học với một ông thầy lớp một của ông ta. Khi đó sau này ông học rồi ông đi ra ông làm quan.
Khi ông trở về ông thăm thầy thì ông thầy đã tóc bạc. Ông đến ông nắm tay thầy, ông nhắc lại ông thầy: “Thầy có nhớ em không? Em là Cạc-nô đây! Em rất là,luôn luôn lúc nào em cũng nhớ thầy!”
Đó là cái sự kính trọng, dù ông ta làm quan, ông vẫn không có xem thường ông thầy lớp một của mình. Dù ông đã đỗ bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ như thế nào thì ông vẫn kính trọng ông thầy lớp một.
Còn học trò đời nay thì khi mà họ học cao rồi, họ đỗ tiến sĩ thì họ chẳng xem cái ông thầy hay là cô giáo dạy mình ở trong lớp một mới ráp chữ A, B; họ coi thường thầy mình học dở chưa bằng mình, cho nên họ khi dễ thầy, vì vậy mà thiếu cái lòng cung kính, tôn trọng là ở chỗ đó.
(01:18:50) Nhờ có ông thầy đầu tiên sửa miệng, sửa môi của mình; nhờ ông thầy đầu tiên mới nắm tay mình mà viết từng chữ, cái ơn nghĩa đó biết bao đời mình quên được! Thế mà người ta dễ quên cái ơn của ông thầy, người ta không nhớ ơn của ông thầy.
Và đồng thời, như quý thầy về đây được học với Thầy, Thầy chỉ dạy cho con đường để làm chủ sanh tử, chấm dứt sự luân hồi, thoát ra khỏi cái kiếp đời lầm than, kiếp khổ sở của con người thì cái ơn đó là biết bao nhiêu mà nghĩ, hơn là cái ơn sanh thành của cha mẹ!
Vì cha mẹ sanh chúng ta ra, nuôi lớn chúng ta nhưng đời chúng ta phải thọ lấy những khổ, Thầy thì đem cho các con thoát khỏi cảnh khổ, thì cái ơn đó biết là muôn vàn nào mà đền đáp cho cùng! Thế mà có người không nghĩ đến ơn nghĩa đó mà lại bài bác Thầy, nói thế này hoặc nói thế khác.
Thời nay, thật ra khó tìm người đệ tử có một cái lòng đối kính, kính thuận, cái lòng tôn kính, tôn trọng thầy, quý mến thầy, rất là khó. Nhiều người nhưng nhìn lại chẳng mấy ai, chỉ một hai người là cùng.
4. Theo thầy nghe pháp, nhớ kỹ không quên.
Luôn luôn, lời thầy dạy luôn luôn ghi khắc không bao giờ quên lời thầy dạy!
Thí dụ như Thầy dạy bảo độc cư, phải nhẫn nhục, phải tùy thuận, phải bằng lòng, phải ăn ngày một bữa, không nên ăn phi thời, phải cố gắng khắc phục, đừng có ham ngủ; những lời Thầy dạy thì nhớ kỹ không bao giờ quên, cố gắng khắc phục mình từng phút, từng giây để đúng theo lời Thầy dạy.
Thì khi mà thấy học trò mình thực hiện đúng lời dạy, Thầy luôn luôn lúc nào cũng rất sung sướng vì các học trò của mình biết nghe lời Thầy. Còn học trò mà không biết nghe lời Thầy thì ông thầy âm thầm mỏi mệt và đau khổ.
Cho nên Thầy thiết nghĩ, sau những năm tháng hướng dẫn các thầy tu hành, nhiều khi các thầy không nghe lời Thầy dạy, làm sai, không đúng, Thầy thấy sao mình mỏi mệt quá, hết muốn, và cũng chính ngày hôm nay Thầy không còn muốn hướng dẫn ai nữa hết, là Thầy quá mệt mỏi rồi! Thầy quá mệt mỏi qua số người đệ tử của mình làm cho Thầy thấy không muốn còn ở trên thế gian này nữa!
Đó là những điều mà Phật dạy để cho chúng ta biết bốn cách để mà người đệ tử đối với thầy như thế nào đúng, như thế nào sai. Chúng ta cần phải nhớ, nhớ để mà không quên những điều này.
(01:21:27) Và bây giờ vị thầy cũng phải có bốn điều chăm sóc lại đệ tử của mình. Nghĩa là vị thầy cũng phải có bổn phận chớ không phải bỏ quên người đệ tử của mình.
1. Dạy dỗ có phương pháp;
Nghĩa là dạy dỗ đệ tử mình có cách thức, có phương pháp. Như Thầy vạch ra cái giáo án hôm nay tức là dạy dỗ các con, các thầy có phương pháp hẳn hòi.
Cho nên làm một bậc Thầy dạy dỗ phải có phương pháp. Nếu mà dạy dỗ không phương pháp, người đệ tử của mình tu không được rồi nó sẽ bất mãn, nó sẽ đau khổ, rồi nó phí hết cuộc đời của nó.
2. Dạy những điều chưa biết;
Nghĩa (là) người học trò mình chưa biết cái điều đó, mình nên dạy cho nó biết để nó tu tập, để nó sửa đổi tâm tánh của nó, nó trở thành người tốt.
Còn những gì nó đã hiểu biết thì mình sách tấn, khích lệ cho nó để cho nó thực hiện được những sự hiểu biết đó càng lúc càng tiến tới con đường giải thoát.
3. Giới thiệu bạn lành cho đệ tử;
Nghĩa là mình biết những người nào tốt, mình giới thiệu cho nó.
Thí dụ như bây giờ ở đây có những người bạn tu hành tốt, giữ gìn kỷ luật tốt thì Thầy thường giới thiệu với quý thầy để quý thầy lấy cái gương hạnh đó mà nỗ lực tu tập. Trái lại thì quý thầy không nhận thấy cái điều đó mà nói rằng Thầy khen người này, Thầy khen người kia, đem cái lòng ganh tỵ, tỵ hiềm, trở thành chướng ngại!
Nhưng ở đây Phật dạy: Mình phải giới thiệu những bạn lành tốt - tức là những người tu tốt - để cho những người đệ tử của mình lấy cái gương đó mà tu tập theo những người đó. Còn nếu mình không giới thiệu những người bạn tốt như vậy thì nó biết lấy ai mà làm gương, biết ai mà nương theo?
Cho nên làm bậc Thầy cũng nên giới thiệu những người mà đã tu tốt, những người mà đã làm được, những cái gì họ đã đi qua, để giới thiệu cho những người khác họ biết, để họ đủ cái niềm tin họ đi tới.
Nhưng thế có người lại nghe khi Thầy giới thiệu những người đó tu như vậy, như vậy thì có vị thì lại tâm ganh tỵ, làm cho mình rất là khó chịu.
4. Làm sáng tỏ điều hiểu biết của đệ tử.
(01:23:43) Khi người đệ tử chưa hiểu biết thì mình phải moi óc, moi tất cả những cái gì mà mình làm cho người đệ tử mình phải hiểu biết.
Con đường thiền định rất khó, cho nên Thầy phải bao nhiêu là lần mà trầm ngâm suy nghĩ để tìm vạch ra cho được cái lối đi, để làm đúng cái đường lối, để làm cho quý thầy hôm nay mà hiểu được rõ ràng.
Đó là bao nhiêu cái sức lực của Thầy thì dồn lại để làm cho các đệ tử, các thầy hiểu rõ, biết rõ được những cái điều mà quý thầy đang muốn biết để mà tu tập. Cho nên Thầy cũng đem hết sức mình, chớ không có đem hết sức mình thì không thể nào vạch ra được cái lối này.
Do những cái bài kinh mà giảng dạy hôm nay, Thầy cũng phải suy ngẫm rất kỹ: Nó phải ở trong một cái giai đoạn nào mà để cung cấp những bài giảng mà của Phật dạy, như vậy Thầy phải chọn lấy rất đúng cái chỗ mà giảng dạy của nó.
Đó là những cái điều mà ở đây Phật dạy: Cái vị thầy phải có bốn cái điều để dạy dỗ đệ tử của mình, thì Thầy cũng đem hết sức mình để làm hết cái bổn phận của mình đối với đệ tử.
Vì vậy từ cái ngày đầu tiên Thầy dạy những cái pháp quá cao, những cái tu tập quá sức của quý thầy, làm cho quý thầy không thể tu tập nổi, nơi cái sức của quý thầy trong cái lúc đó thì quý thầy không thể tu tập. Cũng như bây giờ mà Thầy đem những cái điều mà tu tập của Thầy mà Thầy dạy ngay thì chắc chắn là quý thầy sẽ không vào được.
Do vì vậy mà Thầy phải chẻ nhỏ ra, làm cho nhỏ ra, nhỏ rất nhiều ra để rồi dẫn dắt quý thầy từng chút, từng chút để bước lên, thì thấy có những cái kết quả, đó là làm sáng tỏ những cái điều để cho đệ tử mình hiểu biết, để cho đệ tử mình tu tập được.
Đó là những cách mà hôm nay quý thầy đã thấy rõ cái đường lối tu tập ở đây rất là cụ thể, là do cái chỗ hết sức của một vị thầy mà tìm, chớ không phải có ai vạch sẵn cho đường lối sẵn, mà chính cái vị thầy đó phải hết sức vì cái trách nhiệm, vì bổn phận của mình đối với đệ tử, cho nên mình phải đem hết sức của mình ra để làm sao cho đệ tử mình hiểu được cách thức tu tập.
(01:26:03) Và mình phải tìm hiểu từng người đệ tử, cái căn cơ, cái sự hiểu biết của nó. Nhiều khi nói ra lời nói, nó hiểu qua cái hiểu của nó mà nó không hiểu được ý của Thầy, từ đó nó tu tập sai. Do vì vậy mà cận kề, theo sát, không để cho người đệ tử của mình tự tu, tự tập thì nó lại đi lạc mất đi thì cái trách nhiệm, bổn phận của vị thầy đối với đệ tử nó không có được đầy đủ.
Đó là ở đây, từ cái người đệ tử đối với thầy thì nó có bốn cách, rồi cái vị thầy đối với đệ tử thì nó cũng có bốn cách.
Như vậy chúng ta mới thấy được cái con đường của đạo Phật dạy từng chút: Cha mẹ như thế nào đối với con, rồi con đối với cha mẹ thế nào; rồi học trò đối với thầy, thầy đối như thế nào để đúng con đường của Đạo Phật.
Chớ ở đời thì người ta cũng có cách thức người ta dạy hiếu - con cái đối với cha mẹ ra sao, nhưng mà nó không phải đúng vào con đường của Đạo Phật.
Mà hiện nay thì chúng ta phải lấy những gì mà Phật dạy rồi chúng ta dạy trở lại để cho quý thầy hiểu biết rất rõ những cái gì mà quý thầy đi trên con đường của Đạo Phật để đối xử với nhau, để cho đúng cách, chớ không khéo thì quý thầy không hiểu rồi quý thầy sẽ có những cái lệch lạc làm cho nó không đúng con đường của Đạo Phật.
(01:27:36) Đến đây, bây giờ đến cái phần này:
Chồng đối với vợ có năm điều:
Nghĩa là đối với trong gia đình, người cư sĩ thì có vợ, có chồng, vậy thì chồng đối với vợ có năm điều, Đức Phật dạy cũng rất rõ:
1. Lấy lễ mà đối với nhau;
Nghĩa là đối với vợ mình không phải coi như là tôi tớ trong nhà mà phải lấy cái lễ đối xử với nhau.
2. Oai nghiêm, đĩnh đạc;
Đối với vợ mình thì không có được cười cợt bằng cách này, bằng cách khác, sau đó vợ con nó sẽ lờn mặt, nó coi mình không ra gì, mà mình phải nghiêm nghị.
Nhưng mà không phải là khắc khổ đối với nó để cho nó quá sợ hãi, nhưng mình nói lời nói nào nó cũng đúng cách, nó không có được đùa giỡn ở trong những lời nói đối với vợ con của mình. Cho nên vì vậy đó, mình dạy vợ, dạy con nó mới biết nghe lời.
Còn mình nói năng không đúng cách, cười cợt với nó; con cũng vậy, vợ cũng vậy thì nó sẽ không có coi mình ra gì.
Cho nên Phật dạy điều thứ hai này đối với vợ con thì phải oai nghiêm, đĩnh đạc. Tức là ăn nói, đối xử nó phải có sự nghiêm nghị chớ không phải là khắc khổ, không phải đối như là một ông quan đối với dân, mà đối với cái gia đình nó có cái sự đĩnh đạc, đúng đắn, nó an ổn, nó yên ổn chớ nó không có làm cho người ta quá sợ hãi.
3. Ăn mặc tùy thời;
Nghĩa là tùy cái thời mà mình ăn mặc chớ không có nên cố chấp. Thí dụ như bây giờ mà mình cố chấp mình ăn mặc cái áo dài như ngày xưa, đội khăn đóng thì nó không có tùy thời.
Cho nên cái người chồng phải ăn mặc tùy thời.
(Xem tiếp ở Giáo án 08)
(01:29:32) Nhưng trước khi mà tiếp tục cái bài giảng này, Thầy xin nhắc lại với quý thầy: Ở trong cái Tu viện của mình có những cái gương hạnh mà quý thầy cần phải bắt chước.
Vì trong thời Đức Phật, Đức Phật hay nhắc tất cả các vị Tỳ Kheo hãy nương vào cái hạnh của ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên để mà tu tập. Thì ở trong chúng ta, ở trong chúng hiện giờ, chắc có lẽ không phải là cái lời Thầy nói là suông, mà cái lời nói nó còn có sự chứng nghiệm của quý thầy.
Quý thầy thấy ở trong chúng của mình ai là người tu được những cái gì, làm được những cái gì, đó là những người gương hạnh của chúng ta để mà chúng ta tiếp tục ở trên con đường tu tập.
Vì không có những cái gương hạnh đó thì chúng ta biết lấy ai mà gương hạnh? Còn nếu lấy Thầy thì thấy Thầy là cao vời vợi cho nên nó không gần gũi với mình, vì có những người bạn đồng tu đồng thực hiện được.
Cho nên, trong thời Đức Phật cũng có nói là Đức Phật đã thực hiện được những gì, Đức Phật nói, nói thật, nói không có dối trá, nói không có lường gạt ai; và những người mà chứng nghiệm được lời Đức Phật đó là những đệ tử của Đức Phật cũng làm được cũng y như Phật, cũng chứng nghiệm được những cái kinh nghiệm đó.
Cho nên bây giờ, qua cái thời gian mà hướng dẫn quý thầy thì hôm nay Thầy đã thấy rằng ở trong chúng ta có những người tu được, đáng làm gương cho chúng ta.
Người thứ nhất mà ở trong Tu viện này làm gương cho chúng ta, đó là cái gương độc cư, thì người thứ nhất mà quý thầy đã từng đến đây sống một tháng, hai tháng, ba tháng chắc chắn ai cũng phải công nhận rằng Minh Tông là cái người mà đã sống độc cư đệ nhất ở đây.
Nghĩa là không bao giờ mà tiếp duyên nói chuyện với một người nào từ khi bước chân vào đây cho tới bây giờ. Thì chắc chắn là quý thầy ai đã từng ở đây sống một thời gian dài với Minh Tông thì đã thấy được cái hạnh của nó.
Đó là cái mà để chúng ta bắt chước những cái người có những cái gương hạnh giữ gìn đúng, không có còn sai, đó là Minh Tông. Minh Tông là người ngồi gần đây đó, mà đeo mắt kiếng đó, chắc có lẽ là quý thầy biết.
(01:31:46) Cái người thứ hai mà giữ gìn cái hạnh và giờ giấc nghiêm túc tu hành, giữ gìn cái hạnh mà không ăn uống phi thời đó, đó là Mật Hạnh.
Sau cái thời gian rời khỏi Tu viện để đi đến bệnh viện trị bệnh, biết bao nhiêu sự cám dỗ về cái ăn uống, mà qua cơn bệnh của mình hầu như là có những lời khuyến khích về cái vấn đề ăn uống, nhất là những bác sĩ, thế mà Mật Hạnh cũng giữ không phi thời dù một cái bánh, dù một cây kẹo cho đến một ly nước cũng không phi thời.
Đó là những cái gương hạnh.
Và gần đây thì Chánh Đức có gởi cho Thầy một ít thuốc mà đã pha sẵn ở trong phích, rồi nói về cái bệnh của Mật Hạnh thì Chánh Đức có cái lòng tốt là muốn chỉ cách để cho Mật Hạnh uống cái thuốc đó để mà trị cái bệnh, và đồng thời thì có thêm cái đậu xanh vào trong đó hay hoặc là bỏ chút ít đường.
Nhưng mà qua những cái điều này thì Mật Hạnh không bằng lòng trong cái vấn đề thọ dụng, thà là chết chớ không thọ dụng cái phi thời. Cho nên vì uống thuốc đâu nó có phải là đợi mình ăn cơm rồi mình uống một lần mà phải uống nhiều lần ở trong một cái ngày, cho nên Mật Hạnh cũng không chấp nhận, thà là mình chết chớ không phi thời.
Đó là người mà ăn uống không phi thời và giữ gìn giờ giấc nghiêm túc, giờ nào ra giờ nấy, đó là Mật Hạnh.
Như vậy là những cái người mà có đã những gương như vậy chúng ta nên bắt chước, vì coi vậy chớ chúng ta chưa hẳn đã là giữ gìn trọn vẹn được, cái môi trường nó dễ cám dỗ chúng ta. Mà trước những cái môi trường cám dỗ mà Mật Hạnh vẫn giữ được cái hạnh như vậy là những cái điều mà chúng ta phải noi gương những cái người mà đã làm được.
(01:33:28) Kế đó, một cái người nữa là cái người này đã biết xấu hổ và giữ gìn, cố gắng giữ gìn những cái xấu hổ để cho mình - giữ cái tâm xấu hổ đó - tức là tàm quý - để thực hiện những cái gì mà lỗi lầm của mình, cố gắng hàng ngày khắc phục để sửa.
Người đó biết xấu hổ thật sự, và thấy rằng cái con đường tu tập của mình cần phải có những cái sự xấu hổ đó, và từng khắc phục những cái lỗi lầm mà mình đã lầm lạc. Do đó, người đó là Chơn Huệ.
Cho nên sau cái thời gian ở đây, Thầy thấy Chơn Huệ rất là hối hận qua những cái sự việc xảy ra là huynh đệ đến nói chuyện hay hoặc thế này, thế khác, mỗi lần như vậy thì tâm của Chơn Huệ rất là xấu hổ và rất là hối hận.
Mà cái người mà đã có cái tâm hối hận mà hàng ngày cố gắng để mà giữ cho đúng những cái gương hạnh ở đây thì Thầy thấy cũng là rất ít.
Vì chưa biết xấu hổ, khi mà kỷ luật hay hoặc là giới luật của Phật đã đặt ra hay là pháp của Phật đã dạy, mà chúng ta đã làm không đúng một lần, hai lần mà chúng ta không biết xấu hổ thì chúng ta sẽ phạm hoài, những người đó sẽ không bao giờ đi đến con đường của đạo được.
Và cái người mà biết xấu hổ để cố gắng sửa mình, hối hận trong tâm của mình hằng những cái lỗi nhỏ, đó là Thiện Huệ. Một người mà cũng sống ở trong chúng ta đây chúng ta cũng biết, đó là huynh đệ của chúng ta chớ không ai xa lạ.
Còn cái người thứ tư.
Cái người này từng đã theo học Thầy cách đây sáu, bảy năm trong cái mùa hạ an cư đó, nhưng người này cũng quyết tâm theo Thầy tu học, nhưng vì không có đủ duyên và cắt không đứt gia đình - nghĩa là cắt không rời được những cái sự ràng bó ở trong chùa chiền hay hoặc là ở trong những cái tình cảm của gia đình của mình - cho nên muốn theo Thầy rất lâu nhưng mà không theo được. Cho mãi đến hôm nay - mùa hạ năm rồi cũng có dự định đến đây nhưng rồi cũng cắt chưa được - năm nay quyết dứt bỏ để mà đến đây với Thầy tu tập.
Thì người đó là Thiện Thuận, người mà cùng vào sau, có khi mà vào đồng một lượt với quý thầy trong hạ này, cũng có khi mà đã vào sau đây, nhưng mà người này đã quyết tâm trên cái con đường tu tập cho nên đã có cái sự xả tâm như vậy để rốt ráo đến đây tu tập.
Cũng như trước kia Minh Tông đã bỏ cả gia đình, mẹ đang đau, vợ, con cái đang còn nhỏ đi học mà vẫn quyết tu hành, cắt đứt cái tình cảm của mình, cắt đứt cái nhiệm vụ, bổn phận lo lắng của mình mà để thực hiện, thì người thứ hai thì Thầy thấy, qua thầy Thiện Thuận dứt bỏ chùa mình, dứt bỏ những cái mà đang trói buộc mình để mà thực hiện cho được.
Mà khi vào đây Thầy cũng thử xem coi có giữ độc cư được hay không, thì thầy cũng cố gắng. Khi Phật tử và gia đình có đến thăm thì Thầy đến Thầy hỏi ý thì thầy xin Thầy để giữ gìn đừng có cho nói chuyện.
Đó là trong mấy tháng nhưng mà Thầy thấy rằng thầy cũng có sự quyết tâm rất lớn do giữ gìn đúng cái kỷ luật.
Nhưng thầy có một cái lần thầy có sai phạm, nhưng mà cái sai phạm đó là chỉ là trong khi thầy cố gắng thầy tu tập thì Chơn Trí - ở gần cái thất ở bên - ho làm động thầy giựt mình. Thì các thầy biết, khi mà chúng ta mới tu tập, mới được an tịnh mà có tiếng động lớn thì nó làm cho chúng ta giật mình.
Do đó thì thầy có cái lỗi là thầy viết mấy chữ: "Xin giữ gìn dùm, đừng có ho lớn!" để cho thầy khỏi giật mình thôi. Mà thầy không dám nói, thầy chỉ viết mấy chữ thôi.
Như vậy Thầy thấy rằng do đó thì Chơn Trí cũng hiểu được cái điều đó, cho nên sợ mình làm động huynh đệ mà tu không được, cho nên rời ra khỏi cái thất của mình đến thư viện cùng ở chung với một người khác.
Đó là cái biết mình không giữ được cho nên Chơn Trí tránh khỏi để làm động huynh đệ của mình, cũng là một cái tâm tốt!
(01:38:06) Gần đây thì thầy Thiện Thuận nỗ lực cố gắng tu tập có nhiều kết quả, Thầy xin trình bày để cho quý thầy thấy con đường thiền định nó không đơn giản như chúng ta tưởng.
Nhưng quý thầy đừng nghĩ rằng mỗi người đều có những trạng thái tu tập nó giống nhau đâu, nó khác nhau. Nhưng rút tỉa kinh nghiệm khi lỡ có giống nhau thì chúng ta biết cách mà sử dụng, chớ còn không khéo thì chúng ta sẽ rất là nguy hiểm.
##Quý thầy đừng nghĩ rằng, khi mà nghe tuyên bố thì quý thầy xúm lại hỏi thầy Thiện Thuận điều này, thế kia thì rất tội nghiệp cho thầy, vì con đường thầy đang đi mà thầy phải giữ độc cư trọn vẹn như Minh Tông, không thể nào khác hơn mà đạt đến cái sức thiền định này được.
Bởi vì cái sức thiền định của đạo Phật là phải tịnh chỉ các hành, ngưng hơi thở hoàn toàn, như một cái người chết, không thể nào là giống như cái người mà còn sống, còn ngủ mà nhập định được. Cho nên cái đặc biệt như vậy.
Gần đây thì thầy đã trình bày cho Thầy thấy: Như có lần thầy tịnh chỉ các hành và hơi thở thầy ngưng, ngưng hoàn toàn, thầy biết rất rõ chớ không phải thở nhẹ đâu. Thầy biết thở nhẹ, thầy không biết hơi thở thầy cũng nhận biết, mà nó ngưng thầy cũng biết rất rõ.
Nhưng rồi tới chừng đó, khi mà cái hơi thở nó ngưng thì nó kéo cái thân của thầy cúi xuống, thì thầy thấy nó ngưng hoàn toàn, hơi thở ngưng mà cái thân của thầy nó cúi mọp xuống. Trong lúc đó nó tự động, khi mà nó ngưng hoạt động thì nó lại kéo cái thân thầy cúi xuống.
Nó cúi xuống, nó cứng ngắc lên, thì thầy cố sức thầy xả, thì nó xả, thầy xả được có nửa thân người, còn nửa thân thì nó cứng ngắc, nó không có xả được. Lúc bấy giờ thầy chỉ còn mong có một người nào đi ngang qua, thầy kêu người đó để nhờ đến gặp Thầy để cứu thầy.
Nhưng trước khi mà thầy tu tập thì Thầy cũng đã nhắc nhở là cái pháp hướng giúp thầy, nhưng lúc bấy giờ thầy không còn nhớ. Thầy không cục cựa được nửa thân, hai cái chân của thầy, nửa thân người ở dưới thì thầy không cục cựa được.
(01:40:07) Cho nên từ đó, hễ thầy cứ hít thở, hễ thầy dùng cái mũi thầy hít thở thì nó lại gom lên, nó chếch lên, tức là nó ngưng lên, nó làm cho thầy chếch lên cao nữa, mà thầy giữ nhẹ nhàng một chút thì nó tuột xuống, nó đứng đó mà nó không chịu ngưng hết, nó không chịu mà xả ra hết.
Đó là những cái khó, mà hiện bây giờ quý thầy tu mà không có căn bản thì sau này nó rất khó.
Bắt đầu thầy phải dùng cái miệng thầy xả, tức là thầy thở bằng miệng. Cho nên cái sức tập trung, cái tâm của thầy nó không có tập trung ở trong cái hơi thở nhiều hơn, mạnh hơn, cho nên nó không còn gom lên, nó làm cho cái cơ thể nó ngưng hoạt động lại. Cho nên thầy thở miệng, một chút sau thì nó lại xả ra. Đó là thầy chỉ tự động để mà cứu lấy mình chớ thầy cũng chưa biết như thế nào hết.
Chứ nếu mà trong lúc đó mà theo Thầy dạy thì trong lúc đó cứ giữ nhẹ nhàng cái hơi thở, mà khi nó xả được phân nửa thân rồi, nhẹ nhàng hơi thở đó, thì lúc bấy giờ chúng ta nhắc: “Hơi thở phải thở mạnh hơn một chút, nhanh hơn một chút!”, và: “Cái thân dưới - cái phần dưới đó - phải hoạt động trở lại!”
Cứ nhắc như vậy thì tự nhiên chúng ta ngồi vẫn thẳng thớm như thế này, tự nhiên chúng ta cứ hướng tâm nhắc, thì trong khi chúng ta giữ cái hơi thở cho nó hoạt động trở lại, đừng có để nó nhẹ quá, mà nó gom mạnh quá thì không được, cho nên chúng ta thở nó lại bình thường, từ đó nó sẽ xả lần và nó sống lại hết.
Đó là qua những cái kinh nghiệm mà Thầy đã tu tập Thầy biết rằng cái pháp hướng nó giúp cho chúng ta vô định cũng như là xuất định. Nếu quý thầy mà không lưu ý điều này thì lúc bấy giờ quý thầy nảy ra ý này, nảy ra ý kia quý thầy xả, thì cái điều đó có khi nó thành bại liệt cơ thể của quý thầy.
Và cũng có khi - bởi vì nó chết rồi mà bây giờ nó phải sống lại, tức là nó ngưng hoạt động, chớ đâu phải như chúng ta còn hoạt động, còn máu nó lưu thông thì tức là chúng ta muốn sao cũng được, còn đằng này thì nó không lưu thông nữa, nó chỉ còn cái sức nóng nó giữ máu không đông đặc thôi, cho nên chúng ta không khéo thì nó sẽ bại liệt cả thân người của chúng ta.
Do vì vậy mà chúng ta chỉ cần còn có pháp hướng và nương nhẹ hơi thở chúng ta mà thôi. Mà thô quá thì không được, mà nhẹ quá thì tập trung gom lại thì nó lại ngưng lại nữa, thì như vậy chúng ta khó mà có thể xuất định được.
Đó là những cái quan trọng.
(01:42:21) Vì vậy hôm nay thì quý thầy thấy rằng trong chúng ta có nhiều cái kinh nghiệm để giúp trên bước đường tu tập của chúng ta.
Thứ nhất là chúng ta phải nương cái hạnh độc cư như thầy Minh Tông.
Cái thứ hai là chúng ta nương cái hạnh của Mật Hạnh để ăn uống không phi thời, vì những cái này là những điều quan trọng ở trong đạo Phật.
Cái thứ ba là chúng ta nương vào Chơn Huệ là cái người biết xấu hổ để sửa mình từng cái lỗi nhỏ. Chúng ta phải nương vào những cái người mà biết xấu hổ. Nhiều khi chúng ta không biết xấu hổ những cái lỗi của mình đâu, làm rồi cứ làm hoài, làm hoài mà không thấy xấu hổ.
Cho nên chúng ta ở đây có những gương hạnh mà để chúng ta theo đó mà chúng ta đi nốt cái quãng đường giải thoát mà đạo Phật đã vạch ra để giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi, chấm dứt cái sự sống chết của chúng ta.
Con đường rất là cao quý mà chúng ta thực hiện cho đúng thì mới đạt được cái cao quý đó. Nếu chúng ta thực hiện không đúng thì không làm sao mà chúng ta làm được, tu tập được con đường này.
Cho nên mỗi cái hành động mà của quý thầy tu tập được, cái kết quả nó phải có một cái thời gian để chứng tỏ rằng các thầy đã thực hiện được.
Thì như Minh Tông mà chứng nghiệm được cái hạnh độc cư của nó cũng trải qua một thời gian. Thầy xác định rằng, người như vậy mới có thể tu thiền định nổi.
Và cái người mà giữ cái hạnh không ăn uống phi thời, giờ giấc nghiêm chỉnh, mà người giữ như vậy được thì sớm muộn người đó cũng sẽ thực hiện được con đường đạo giải thoát này, đó là Mật Hạnh.
Người mà biết xấu hổ, từng sửa những lỗi nhỏ mọn của mình, cố gắng không vi phạm nữa, người như Chơn Huệ chắc chắn là sớm muộn cũng sẽ đạt được ở con đường này.
Và người mà thực hiện thiền định để tịnh chỉ được các hành, làm chủ được sự sống chết của mình mà gần đây nhất đó là Thiện Thuận.
Thì quý thầy đã thấy, trong chúng của chúng ta nó có những cái bậc mà có thể gọi là xuất chúng, làm hơn các thầy khác, sống đúng các hạnh của Phật. Trong đó, mỗi mỗi đều chúng ta xét qua các hạnh của quý thầy đều có thể tương đối, nhưng mà chỉ riêng những cái hạnh riêng - tức là đặc tướng riêng của quý thầy, nó có những cái đặc tướng riêng của mọi người.
Và cái đặc tướng riêng đó mà sau khi dạy về Tứ Niệm Xứ Thầy sẽ dạy cái đặc tướng đó cho quý thầy thấy rất rõ nếu có thì giờ. Còn không có thì giờ thì Thầy sẽ tóm lược lại để cho nó đủ cái giáo án, còn nói lòng vòng thì nó rất là nhiều, nói không bao giờ hết được.
(01:44:58) Cho nên hôm nay, đến cái buổi giảng này, Thầy muốn nhắc lại những cái gương hạnh để trong chúng chúng ta, trong còn hai tháng mấy nữa thì chúng ta cũng sẽ rời xa Thầy, không có Thầy ở bên mà nhắc nhở.
Vì có Thầy thì Thầy còn nhắc nhở các con cái sai, cái đúng, Thầy còn chăm nom được cái này kia, khi mà xa Thầy chắc chắn là không còn ai nhắc nhở mình nữa.
Như một đứa con mà đã mất mẹ, như một đứa con mà đã mất cha, lấy ai mà nhắc nhở mình trong khi đúng, khi sai? Rồi ai lo lắng mình trong khi đau, khi bệnh? Thì các con phải cẩn thận, trong cái thời gian còn ngắn lắm, cho nên cố gắng mà giữ gìn cho đúng những cái điều mà Thầy đã dạy.
Những lời Thầy dạy là những lời vàng ngọc để cứu các con ra khỏi cuộc đời đau khổ, cho nên các con ghi khắc mãi ở trong tâm để cố gắng, sau khi không còn Thầy thì các con cố gắng mà thực hiện cho đúng cách, đừng để sai. Lấy những kinh nghiệm, gương hạnh của các bạn, của những người mà đã thực hiện đúng, lấy đó mà làm cái gương hạnh tu của mình tiếp tục ở trên con đường đời này.
Không còn ai cứu mình, không còn chỗ nào nương tựa vững chắc bằng những Phật Pháp, bằng những cái thân và tâm của mình để cho mình lấy đó mình thực hiện con đường giải thoát mới được. Cho nên phải ráng cố gắng mà vâng lời Thầy để tự mình cứu lấy mình chớ không ai cứu mình được.
Đến đây Thầy xin chấm dứt. Quý thầy nhớ kỹ là lấy gương hạnh của huynh đệ mình - Thầy nói ra đây không có nghĩa là để cho quý thầy ganh tỵ những người đó mà hãy lấy những người đó mà làm cái gương hạnh của mình.
Đừng nhìn qua một cái góc độ nào nhỏ, mình cho người đó còn thế này thế khác, mà mình hãy thấy cái việc làm của người ta tốt để cho mình sửa mình. Còn những cái việc xấu của người ta thì mình nên đừng có nghĩ ngợi, vì biết đâu đó là những điều mà người ta còn tu tập, người ta chưa hết chớ không phải là người ta thành Phật.
(01:46:55) Còn mình muốn thấy cái người bạn của mình là như một bậc thánh; đối với Thầy, Thầy còn phải phạm, Thầy còn phải có những cái lỗi, huống hồ là những người huynh đệ của các thầy đang tu thì có những cái sơ sót mà tu chưa hết, giữ gìn chưa trọn mà thôi. Nhưng người ta đã được trước hơn mình những cái cao quý thì mình nên bắt chước những cái đẹp, cái đúng, cái tốt.
Còn những cái mà sai thì điều kiện người ta còn trên con đường tu, đừng lấy những cái sai đó mà chỉ trích người ta thế này, thế khác, mà trong lúc mình từ cái chuyện nhỏ, chuyện lớn mình có chưa làm được cái điều gì hết. Thì cái đó, cái mà chỉ trích, bươi móc mà chỉ trích như vậy tức là mình không biết sửa mình.
(01:47:39) Mà cái lòng đó là cái lòng xấu, cái lòng ganh tỵ, thấy người tu được những cái đó thì tìm mình những cái lỗi nhỏ mọn của người ta, mình vạch ra để cho thấy người ta sai, để cho người khác nhận ra thấy người đó: "Thầy nói vậy chứ người đó còn lỗi những chỗ này, chỗ kia…"
Đó là con đường người ta còn tu tức là người ta còn phải lỗi chớ làm sao người ta hết được! Người ta còn những chút sai thì tuần tự trên bước đường tu thì người ta sẽ sửa lần cho đến khi lậu hoặc người ta quét sạch được qua sức tu tập của người ta.
Nhưng người ta đã bước được những bước mà mình chưa bước được thì mình hãy lấy những cái bước người ta đã bước đi mình làm cái gương cho mình. Đừng có lấy cái mà người ta còn tu chưa xong mà mình cho đó là toàn bộ người ta là xấu hết.
Như các thầy cũng thấy, nhìn ngoài đời, mọi người thì người nào cũng có cái tốt, cái xấu chớ đâu phải toàn là người ta xấu hết đâu! Nhưng mình vơ cả nắm, mình thấy người ta có một cái xấu, mình cho rằng người ta là người xấu hết thì không đúng.
Cũng như trong quý thầy hiện giờ, chúng ta coi vậy chớ chúng ta toàn là những người có tốt, có xấu chớ không phải là xấu hết đâu. Do lấy cái tốt của người ta để làm cái tốt cho tâm mình, để làm cái gương tu tập cho mình, để sửa mình bằng những cái tốt của người khác. Rồi lần lượt người đó người ta cũng thấy được cái xấu của người đó thì người ta sẽ sửa chữa lại, người ta cũng sẽ trở thành người tốt hết.
Cũng như trong chúng chúng ta bây giờ, tất cả chúng mà có những người đã phạm phải những lỗi, chắc người ta không muốn điều đó đâu, không ai muốn điều đó! Nhưng vì cái thói quen của người ta sống ở ngoài đời, người ta chưa có giữ được thôi.
Chớ Thầy tin rằng những lời nói của Thầy là quý thầy hết sức cố gắng thực hiện. Nhưng cái duyên - có khi mình muốn vậy, mình muốn giữ gìn được, nhưng mà cái chuyện, cái hoàn cảnh, cái đối tượng nó xảy ra làm chúng ta phải nói chuyện hay hoặc là thế này, thế khác, đó là ngoài cái ý muốn của quý thầy chứ quý thầy đâu muốn vậy!
Cái hoàn cảnh, cái trường hợp đó: Có một người bị bệnh thì bắt buộc chúng ta phải giúp đỡ cái người đó chớ chúng ta đâu có thể nỡ tâm mà làm ngơ được! Hay hoặc người đó không biết máy móc mà chúng ta biết máy móc, thì do đó chúng ta giúp cho cái người bạn của mình, thì do cái sự tiếp giao đó nó cũng làm cho mình động và cái người bạn kia động, nhưng cái hoàn cảnh đó làm sao chúng ta làm ngơ được!
Đó là những điều mà chúng ta phải xét thấy cái đúng, cái sai, chớ không phải là luôn lúc nào chúng ta cũng thấy hai người nói chuyện là chúng ta cho rằng họ là thích nói chuyện, không phải đâu!
Cái hoàn cảnh, trường hợp đó làm cho họ mất độc cư trong cái lúc đó là tại cái duyên của họ nó chưa đủ. Nhưng họ biết cố gắng họ khắc phục, họ giữ gìn hơn thì chắc chắn là họ sẽ độc cư như Minh Tông chẳng hạn.
Đó thì hôm nay, những gì Thầy dạy chúng ta nhìn cái góc độ tốt của mọi người mà chúng ta làm gương, chúng ta tu học, đừng có nhìn cái góc độ xấu của người mà chỉ trích người, phê phán người, điều đó là chính chúng ta là người xấu!
Vì vậy mà hôm nay, Thầy khuyên quý thầy hãy nhìn với đôi mắt tốt, đừng có nhìn mọi người với đôi mắt xấu mà làm cho tâm chúng ta bất an và làm chúng ta trở thành những người xấu hơn. Vì chúng ta thấy họ xấu thì tức là chúng ta sẽ nói những điều cái xấu của người khác ra, thì lúc bấy giờ chúng ta trở thành người xấu.
(01:50:50) Cho nên, những điều xấu là khi mà mình thân tình với người đó, mình nói người đó biết nghe mình thì mình ngay mình khuyên: "Em làm như vậy” hay “Thầy làm như vậy là sai, nên sửa lại, không khéo rồi Thầy thấy Thầy sẽ rầy!" - thì như vậy là mình biết thương cái người bạn của mình.
Còn nếu mình thấy cái khả năng mình nói họ không nghe thì mình làm thinh đừng nói gì hết, vì nói thì người ta nghĩ rằng mình sẽ nói xấu người ta. Nhưng mà sự thật, cái người nói xấu là phải nói với cái người khác, nói về cái người mình nói cho cái người khác biết, đó là người xấu. Còn cái người tốt là người ta ngăn mình, thấy mình làm cái chuyện xấu người ta ngăn mình, đó là người tốt.
Trong khi các thầy cũng đã học: Người bạn tốt của mình là người ngăn mình, không có cho mình nói hoặc không cho mình làm cái chuyện nó sai kỷ luật, hay sai giới luật hay là những cái hành động nó không tốt, thì cái người đó là người bạn tốt, mình nên tìm những người bạn đó để họ thẳng thắn họ chỉ bảo cho mình những cái sai để cho mình sửa, thì như vậy đó là người bạn tốt của mình.
Còn cái người mà thấy mình sai họ không có ngăn chặn, họ để cho mình làm sai rồi họ đi nói với người khác để cho mọi người cười chê mình, thì đó là những người không tốt.
Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để cho quý thầy thấy được cái điều đúng, điều sai ở trong cuộc đời này mà lấy cái gương tốt của người khác, bất kỳ- Thầy nói trong chúng ta đều là có những người tốt hết chớ không có người nào xấu.
Vì mỗi người có cái tốt ở trong khía cạnh của họ, nhưng những cái mà họ chưa biết, họ còn lầm lạc, họ xấu chớ không phải là họ xấu đâu! Họ sẽ là những người biết tu thì sẽ biết sửa chớ họ không phải là những người thiếu sửa đâu.
Mà đạo Phật chính là cái đạo biết sửa mình. Tu tập của đạo Phật là tu sửa chớ không phải là ngồi thiền bằng cách này, bằng cách khác gọi là giải thoát, mà chính sửa cái tâm của mình cho đến khi mình không còn lậu hoặc nữa, thanh tịnh, thì mình mới tịnh chỉ được các hành. Đó là cái vấn đề quan trọng mà Thầy thường nhắc nhở các con rất nhiều!
Tâm mà không tịnh, còn giận, hờn, phiền não, còn thương ghét, còn bị ham muốn cái này kia thì chắc chắn là quý thầy không tịnh chỉ nổi các hành ở trong thân, không tịnh chỉ nổi được cái hơi thở. Mà phải sắp xếp như thế nào để cho tâm mình dứt hết tất cả các duyên đó thì chắc chắn là quý thầy sẽ đạt được cái sức thiền định của Phật dạy, tức là Tứ Thánh Định, từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền.
Đến đây Thầy xin chấm dứt và trở lại vấn đề học tập./.
HẾT BĂNG