00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 03 - BỐN ĐIỀU NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN RÕ

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 03 - BỐN ĐIỀU NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN RÕ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:34:24]

1- PHÂN BIỆT PHÁP TU DÀNH CHO CƯ SĨ VÀ TU SĨ

(00:00) Hôm nay chúng ta tiếp tục học cái giáo án của Đức Phật.

Cái giai đoạn một mà Thầy đã giảng cho cái người cư sĩ: Họ bắt đầu là họ thay đổi sáu cái nghề nghiệp, họ không có làm. Nhưng rồi họ sẽ tu cái gì đây, nếu mà chúng ta bắt qua một cái giai đoạn hai là cái giai đoạn của những bậc xuất gia, cắt ái ly gia? Cho nên vì vậy mà cái người cư sĩ họ chỉ biết thay đổi nghề nghiệp rồi thôi sao?

Cho nên hôm nay Thầy phải giảng đủ để biết được cái vị trí tu tập của người cư sĩ ở chỗ nào.

Thay đổi nghề nghiệp đó là một cái điều Chánh Nghiệp để đưa họ làm những cái điều thiện, còn cái sự tu tập để cho cái đời sống của họ được sự an vui, được hạnh phúc ở trong gia đình cũng như đối với mọi người xung quanh, đem lại niềm một cái niềm an vui cho nhau.

Thì như vậy những cái bài pháp của Phật có dạy cho người cư sĩ tu rất là rõ ràng, chớ không phải riêng dạy cho tu sĩ xuất gia mà không có pháp để cho người cư sĩ tu. Từ cái giới luật của các vị xuất gia cho đến cái giới luật của người cư sĩ tại gia, Đức Phật vẫn có dạy rõ ràng chớ không phải không có.

Nếu giai đoạn một mà chúng ta chỉ lướt qua, có thay đổi sáu cái nghề nghiệp mà không dạy cách thức tu thì sợ e chúng ta sẽ là có sự thiếu khuyết. Cho nên bắt đầu bây giờ chúng ta trở lại cái giai đoạn thứ nhất để dạy cho người cư sĩ tu hành.

Như vậy là chúng ta đi từng cái bước một, từ cái người cư sĩ cho đến cái người tu sĩ phải tu như thế nào cho đúng cách?

Nếu không khéo thì cái người cư sĩ họ cũng không biết cái pháp của họ tu, cho nên họ tu lầm lạc qua cái pháp của người xuất gia, cái người tu sĩ. Rồi cái người tu sĩ lại cũng không hiểu cái pháp nào là của mình tu, do đó lại là tu nhầm lẫn qua cái pháp của người cư sĩ.

(02:06) Cho nên ở đây, Phật dạy có cái sự phân biệt rất rõ ràng. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải hiểu rằng, từ chiếc áo của cư sĩ nó sẽ trở thành chiếc áo của tu sĩ. Vì vậy mà các pháp của cư sĩ đã tu tập hoặc sẽ tu tập thì người tu sĩ chúng ta phải tu tập. Tu tập hết, không có cái pháp nào mà gọi là Phật dạy không tu.

Vì chúng ta cũng từ chiếc áo của người cư sĩ để bước vào cái người tu sĩ, chớ không phải là chúng ta ở trên trời rớt xuống là người tu sĩ liền được! Cho nên từ đó các pháp từ thấp đến dễ, nó rất là rõ ràng và cụ thể.

Vì vậy mà cái bài pháp, cái giáo án hôm nay để giúp cho mọi người, bắt đầu chúng ta tu, từ chiếc áo cư sĩ chúng ta tu những cái pháp nào? Rồi đến cái giai đoạn của người tu sĩ thì chúng ta tiến tới những cái pháp nào sâu hơn, cao hơn như thế nào?

Để không khéo cái người cư sĩ họ không hiểu, họ lại tu những cái pháp cao hơn, sâu hơn, thí dụ như Bốn Thiền, thì không thể nào một cái người cư sĩ mà họ thực hiện được Bốn Thiền của Phật được!

Tại sao vậy?

Tại vì Phật nói: “tịnh chỉ các hành”, mà Bốn Thiền của Phật nhằm tịnh chỉ các hành ở trong thân, nội thân của chúng ta. Mà cái người cư sĩ thì cái tâm, cái thân của họ nó chưa có được thanh tịnh.

Vì có sự thanh tịnh Phật mới nói là "tịnh", "tịnh" nó mới "chỉ", chớ không phải "định chỉ" mà "tịnh chỉ", "tịnh" tức là thanh tịnh. Mà thanh tịnh ở đây thì chúng ta biết rằng, các cái pháp mà của người cư sĩ được tu nó mới làm cho cái tâm họ thanh tịnh.

Rồi từ cái chỗ thanh tịnh đó đó họ mới ly trần, họ mới cắt ái ly gia, họ mới trở thành những cái người tu sĩ, từ đó họ mới thực hiện được Bốn Thánh Định, tức là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền.

Chớ không phải là Bốn Thánh Định này tu tập dễ dàng đâu. Khi nào tâm chúng ta thanh tịnh, Ngũ Triền Cái chúng ta đã đoạn dứt thì chúng ta mới thực hiện được cái Tứ Thánh Định.

Do vì vậy mà hiện giờ, hễ nghe nói tu thì người ta chuyên môn là ngồi thiền chứ người ta không biết là cái thứ thiền nào là của người cư sĩ tu, mà cái thứ thiền nào là của người tu sĩ tu.

Phân biệt được rõ như vậy thì chúng ta mới thấy được cái giáo án của Phật đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.

2- BỐN ĐIỀU NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN RÕ

(4:54) Giai đoạn tu tập thứ nhất của đạo Phật, người mới bắt đầu đến với đạo phải không hành sáu cái nghề…​

Sáu cái nghề nghiệp mà không có hành.

…​ và còn phải tu tập những gì?

Nghĩa là người cư sĩ mà đến với đạo Phật thì mới bắt đầu thì họ không hành sáu cái nghề, nhưng họ còn phải tu những pháp gì?

Phật dạy có bốn điều người cư sĩ tại gia cần phải rõ.

Có bốn điều, bốn cái điều đó thì cái người tại gia khi mà đã thay đổi cái nghề nghiệp của mình rồi thì phải rõ được bốn cái điều này. Nếu mà không rõ được bốn cái điều này thì không biết cái đường lối nào mà của người cư sĩ tu tập.

1- Thông hiểu những gì phải thông hiểu;

Nghĩa là người cư sĩ mà khi đến với đạo Phật, trước tiên là họ phải tìm hiểu những cái gì mà họ cần phải tìm hiểu của đạo Phật.

Mà tìm hiểu đúng cái pháp của họ đang tu, của người cư sĩ. Chứ nếu mà họ tìm hiểu những cái pháp của người xuất gia, của người tu sĩ thì họ tu nhầm ở trên đó, họ tu chẳng có thành công, chẳng có kết quả gì hết.

Cho nên ở đây Phật dạy: “Thông hiểu những gì phải thông hiểu”, những cái gì mà đáng thông hiểu của họ, chớ không phải là thông hiểu toàn bộ hết được. Mà phải thông hiểu ở một cái góc độ những cái pháp môn của người cư sĩ chớ không phải là thông hiểu của những người tu sĩ.

Chẳng hạn là như bây giờ, hai trăm năm chục giới của Tỳ Kheo, thì người cư sĩ không có nên thông hiểu những cái hai trăm năm chục giới đó mà nên thông hiểu năm giới của chính mình. Đó là cái thông hiểu phải thông hiểu.

2. Trau dồi những gì phải trau dồi;

(6:48) Nghĩa là, người cư sĩ khi đến với đạo Phật, cái thứ nhất là phải thông hiểu những cái mức độ ở chỗ cái vai trò của mình thông hiểu, thì mình phải thông hiểu những gì mình phải thông hiểu. Còn đến cái giai đoạn trau dồi thì những gì mình phải trau dồi thân tâm của mình như thế nào, có những pháp để trau dồi.

Có những pháp để thông hiểu, có những pháp để trau dồi.

3. Dứt bỏ những gì phải dứt bỏ;

Nghĩa là người cư sĩ khi mà đến với đạo Phật, Đức Phật nói cái này phải bỏ là phải dứt bỏ chớ không có được còn dính dáng với nó.

Cũng như người tu sĩ, khi đến với đạo mà Đức Phật đã dạy về những cái pháp dứt bỏ, thì hoàn toàn chúng ta phải cố gắng mà dứt bỏ, chớ đừng có mà không dứt bỏ nó thì không thể nào mà tiến tới con đường của đạo được.

4. Tu tập những gì phải tu tập.

Nghĩa là có những pháp để tu tập, có những pháp cần phải dứt bỏ, có những pháp cần phải trau dồi, và có những pháp cần phải thông hiểu.

Đó là bốn cái điều kiện mà khi bước chân vào đạo Phật thì chúng ta phải thấy bốn cái sự kiện này, chúng ta phải hiểu.

Nghĩa là trước tiên thì chúng ta phải thông hiểu, sau đó thì chúng ta phải trau dồi thân tâm mình, rồi kế đó chúng ta phải dứt bỏ những cái gì cần phải dứt bỏ, rồi đến những cái pháp môn mà hằng ngày cần phải tu tập, thì đó là những điều kiện mà chúng ta cần phải hiểu và thông rõ.

Chớ nếu mà chúng ta không nắm vững được cái này thì chắc chắn chúng ta sẽ không biết đường lối đâu mà đi.

(08:12) Như vậy, khi thay đổi nghề nghiệp, đời sống quý vị mới sống thiện.

Nghĩa là thay đổi cái nghề nghiệp ác đó đó, để sống những cái nghề nghiệp thiện hơn, cho nên cái đời sống của mình bây giờ mới là sống thiện.

Vì vậy người cư sĩ cần phải tu tập những cái gì thứ nhất?

Nghĩa là:

Người cư sĩ đầu tiên đến với đạo Phật thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu những lời của Phật dạy.

Nghĩa là đầu tiên mà chúng ta, cũng như cái giai đoạn thứ nhất, ở cái chỗ này thì nó có bốn cái điều kiện mà chúng ta cần phải nắm cho vững, phải hiểu cho rõ, thứ nhất thì ở đây Phật dạy: Thông hiểu những gì phải thông hiểu.

Vậy thì bây giờ chúng ta thông hiểu cái gì, đi tìm hiểu cái gì đây? Ở đây Phật dạy rất rõ là chúng ta phải tìm hiểu những cái gì.

Tìm hiểu:

1. Tứ Diệu Đế;

2. Thập Nhị Nhân Duyên;

3. Nghiệp;

4. Thân Ngũ Uẩn;

5. Tứ Bất Hoại Tịnh;

6. Tứ Chánh Cần;

7. Tứ Niệm Xứ;

8. Tứ Thiền;

9. Tứ Như Ý Túc;

10. Ngũ Căn;

11. Ngũ Lực;

12. Thất Giác Chi;

13. Thập Thiện;

14. Nhân quả luân hồi;

15. Ngũ Minh;

16. Tứ Vô Lượng Tâm.

Đó là tất cả những cái pháp mà của Phật dạy, thì cái người cư sĩ mà đến với đạo Phật thì cần phải thông hiểu những gì phải thông hiểu, thì tức là thông hiểu mười sáu cái pháp mà Phật đã nêu cái tên nó ra.

Thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng cái pháp đó như thế nào để chúng ta rõ ràng, coi có phải cái đó nó có hợp với mình không, nó có phải là cái ước vọng trên bước đường mà sắp sửa mình gởi thân tâm mình vào đó để tu hành không?

Cho nên khi mà nghiên cứu thông suốt được rồi, thấy nó phù hợp với cái ước vọng, cái nguyện vọng của mình thì cái người cư sĩ đó mới tiếp tục để trau dồi những gì mà mình đã tìm hiểu được trong những pháp trau dồi.

Chớ không phải bây giờ mà tui vô tui ngồi thiền nhập định, hay hoặc là tui nghiên cứu như vậy rồi tui tu Tứ Thiền, hay hoặc là tui dùng Tứ Như Ý Túc, hay hoặc là tui dùng những cái điều kiện cao siêu thì nó không đúng cái cách đâu.

Cho nên ở đây, nếu mà khi được nghiên cứu kỹ như vậy rồi thì bắt đầu phải tu tập cái gì đây? Phải trau dồi những cái gì đây?

Đó là những cái điều kiện nó phải phân minh, nó phải rõ ràng cái đường lối tu tập. Chứ nếu mà không phân minh, không rõ ràng cái đường lối tu tập như vậy thì chắc chắn là chúng ta nhào vô, chúng ta chẳng biết cái đường lối nào mà chúng ta tu hết.

(11:04) Cho nên ở đây, hầu hết là Thầy thấy như thế này: Khi quý thầy đến với Thầy thì hầu như là thiền à, ngồi thiền. Người thì nhiếp hơi thở, người thì tri vọng - biết vọng liền buông, người thì công án, người thì niệm Phật chớ không nghe người ta đi từng cái bước một của cái sự tu tập của họ.

Người ta chưa có bỏ hết những cái gì, người ta chưa có từ bỏ, từ giã mà người ta vội vàng tu những cái của những bậc người ta ly trần, người ta xuất thế, thì cái điều đó là cái sai của cái thời đại tu tập bây giờ rất nhiều.

Người ta không thấy được qua cái đời sống Phạm hạnh, qua cái đời sống chuyên tu thiền nó khác hơn là cái đời sống của một người cư sĩ đang bao nhiêu gia duyên, đang bao nhiêu sự việc trói buộc, ràng buộc, phải làm cho hết cái bổn phận của cái người đời, cái người cư sĩ.

Thế mà vội vàng tu, nó không hiểu rõ được đường lối cách thức thì chúng ta tu mãi mà dậm chân tại chỗ, uổng phí, vừa mất thì giờ mà chẳng đi đến đâu.

Hôm nay Thầy vạch một lối đi cho cụ thể và rõ ràng để cho quý thầy, quý cư sĩ tìm hiểu rất rõ ngọn nguồn để bước đi vững chắc, không bị vấp ngã.

Đây là những bài pháp mà Đức Phật đã dạy cho các đệ tử của Người trong thời xa xưa mà đến bây giờ người tu hành đúng theo lời dạy này vẫn thấy hiệu quả giải thoát thân tâm rõ ràng.

Nghĩa là qua những cái bài pháp mà Thầy kể, mười sáu cái bài pháp mà Thầy kể tên ở trên, đến bây giờ nếu mà chúng ta tu đúng chúng ta vẫn thấy được cái sự giải thoát thân tâm rõ ràng, làm chủ được sự sống chết và sanh tử luân hồi.

Qua kinh nghiệm bản thân của Thầy, những lời dạy này tu tập cụ thể, có thứ lớp, có tầng bậc, sắp xếp có thứ tự rất khoa học, từ dễ đến khó, từ mới tu cư sĩ cho đến người xuất gia tu sĩ, đâu đâu rõ ràng: Người cư sĩ tại gia phải tu những pháp nào? Người xuất gia tu sĩ phải tu những pháp nào? Rõ ràng và rất minh bạch.

(13:29) Theo như lời Đức Phật đã dạy ở trên: Ở giai đoạn đầu, người cư sĩ phải thông hiểu những gì cần phải thông hiểu.

Vậy phải thông hiểu cái gì đây?

_Có rất nhiều trong cuộc đời, đời sống cần phải hiểu và phải thông suốt nó. _

Nghĩa là quý vị cư sĩ khi mà vào đạo Phật, mặc dù chúng ta đang sống ở trong cái cuộc sống nhưng chúng ta chưa hiểu cuộc sống chúng ta như thế nào, phải nói rằng chưa hiểu. Không biết nó như thế nào mà mọi người đều ham mê điên cuồng chạy theo nó, mà không bao giờ chịu buông nó ra!

Đó là những cái điều mà chúng ta cần phải hiểu. Tại sao nó cuốn hút, nó lôi người ta dữ tợn như vậy? Nó xâm chiếm người ta dữ vậy? Nó sai bảo người ta dữ vậy? Để cho người ta ở trong cái khổ mà người ta không thấy cái khổ đó. Người ta biết nhưng mà người ta không tránh được cái khổ đó!

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu: Trong đời sống thế gian, tại sao…​

Nghĩa là bây giờ bắt đầu chúng ta mới suy nghĩ đó, nghĩa là chúng ta phải thông hiểu những gì đó, thì qua những cái bài pháp này của Phật dạy để chúng ta thông hiểu được cái đời sống của chúng ta, rồi chúng ta so sánh coi thử coi đời sống của chúng ta nó như thế nào đây?

Tại sao có người yểu tử, có người trường thọ?

Đó là một cái tìm hiểu. Bởi vì Phật dạy: Cái gì cần phải hiểu thì phải tìm hiểu cho nó thông. Vì vậy mà bây giờ chúng ta mới đặt ra những câu hỏi như thế này: “Tại sao có người yểu tử, có người trường thọ?”

Có người mới sanh ra là chết; mà có người thì được mười hai, mười ba tuổi chết; mà có người thì ba bốn mươi tuổi chết; mà tại sao có người tới trăm tuổi mới chết? Tại sao nó lạ lùng vậy? Lẽ ra con người thì ai trăm tuổi thì người nào cũng phải trăm tuổi chớ? Sao lại có người yểu tử mà có người trường thọ?

Đó là những cái mà chúng ta thấy, ở trong cuộc sống của chúng ta nhan nhản những cái điều kiện mà nêu ra đây chúng ta thấy cụ thể và rõ ràng.

Vậy thì chúng ta phải tìm hiểu những cái này như thế nào?

Tại sao có người bệnh nhiều, mà có người lại ít bệnh?

Cái điều đó là cái điều thực chớ không thể nào mà chúng ta chối cãi được ở trong cái xã hội này, cái loài người này. Tại sao có người sanh ra cho tới già chết họ bệnh có chút cái họ chết, còn có người thôi sanh ra bệnh từ nhỏ chí lớn, bệnh liên miên bất tận? Đó là cái gì mà làm cho họ như vậy?

Đó, chúng ta phải đặt ra để tìm hiểu lấy cái cuộc đời của chúng ta đang sống, trong cái cuộc sống của chúng ta.

(16:25) Tại sao có người xấu, có người đẹp?

Nghĩa là có người sanh ra tướng mạo phương phi, đẹp đẽ, nhưng có người thì gù lưng, tật nguyền rồi xấu xa mặt mày, mũi tẹt, răng hô, đủ loại xấu. Như vậy thì nó có cái gì ở trong đó? Tại sao con người sinh ra lại không đồng đều? Đẹp thì phải đẹp hết chớ, xấu thì phải xấu hết chớ, tại sao có người vầy, người khác? Đó là những cái mà chúng ta cần phải tìm hiểu.

Tại sao có người có quyền thế nhỏ mà có người có quyền thế lớn?

Ở trong xã hội chúng ta có người thì có quyền thế lớn, mà có người thì có quyền thế nhỏ. Mà có người không có quyền thế gì hết, suốt cuộc đời mình đi làm đầy tớ người khác hoặc là làm nô lệ cho người khác mà không có quyền hạn gì hết.

Đó là những cái mà người cư sĩ cần phải tìm hiểu trong cuộc sống của mình.

Tại sao có người có tài sản nhỏ mà có người lại có tài sản lớn?

Tại sao có người sanh vào gia đình hạ liệt, có người lại sanh vào gia đình cao quý?

Đó là những cái nhan nhản trước mắt của chúng ta, không thể nào chối bỏ được điều đó.

Tại sao có người trí tuệ thông minh, mà tại sao có người trí tuệ yếu kém, không thông minh?

Do duyên gì, nhân gì, giữa con người với nhau lại có những kẻ hạ liệt, người ưu tú như vậy?

Đó là những cái điều mà chúng ta đặt ra câu hỏi để chúng ta tìm hiểu. Mà đây là tìm hiểu một sự thật, chính Đức Phật đã dạy chúng ta để so sánh và phân biệt được, để tìm ra cái nguyên nhân đó.

Từ tìm ra cái nguyên nhân đó thì chúng ta mới biết được con đường đi của đạo Phật để chúng ta thực hiện những cái pháp để giải quyết được những cái điều này, nếu không thì chúng ta đâm ra hoang mang, nghi ngờ cuộc sống của chúng ta.

Nếu chúng ta đặt thành một vấn đề là chúng ta có một đấng vạn năng, một đức cha lành, một Đức Phật toàn năng, thì không lẽ những người đó sanh chúng ta ra mà lại đặt chúng ta có người xấu, người tốt sao?

Mỗi đứa con, đặt thành vấn đề như quý vị là những người cư sĩ, khi quý vị sanh đứa con ra quý vị muốn đứa con của quý vị như thế nào? Đứa nào cũng phải tốt đẹp, thông minh chứ sao lại có đứa xấu, đứa tốt?

Thì đặt cái vấn đề một vị toàn năng, mà họ sáng tạo ra loài người thì họ cũng phải nghĩ rằng những cái con người mà họ sáng tạo ra phải tốt đẹp như nhau, tại sao lại như vậy?

Như vậy chúng ta đặt: Có phải có bậc thượng đế hay không hay là không có thượng đế ở đây? Tại sao thượng đế sanh con người ra kẻ vầy, kẻ khác? Kẻ đau khổ nhiều, người đau khổ ít?

Do đó, tại sao như vậy? Do vì vậy mà đạo Phật giảng cái bài này để cho chúng ta hiểu biết được do ở đâu mà nó có những cái sự việc này.

3- NGHIỆP SINH RA, SAI KHIẾN VÀ PHÂN CHIA CON NGƯỜI

(19:02) Muốn hiểu rõ điều này thì chúng ta phải hiểu Nghiệp.

Đó, bây giờ Đức Phật đặt thành vấn đề là nghiệp, vậy nghiệp là cái gì đây?

Đức Phật dạy thêm:

Nghiệp là chủ nhân của loài người;

Tức là nghiệp nó đẻ ra loài người đó, nghiệp là cái chủ muốn cho cái người đó tốt, xấu hay hoặc này kia là do nghiệp, chớ không phải có một cái người nào sanh chúng ta ra mà do nghiệp mà sanh ra.

Nghiệp thường sai khiến con người;

Nó - cái nghiệp đó nó sai khiến con người như thế này, thế khác; cái gì nó bảo thì con người phải làm theo chớ không có chống lại nó được.

Con người là thừa tự của nghiệp;

Nghĩa là mình mà sanh ra đây, mình thừa tự cái nghiệp của chính mình.

Nghiệp là thai tạng của con người;

Tức là nghiệp nó sanh ra con người đó.

Nghiệp là quyến thuộc, là điểm tựa và nghiệp lại phân chia ưu liệt của loài người.

Nghĩa là người tốt, người xấu nó phân chia ra đó. Nó sanh con người ra rồi nó phân chia con người ra.

Vậy cái nghiệp nó từ đâu mà đến? Nó có phải một đấng vạn năng không? Đó là những cái mà chúng ta đặt ra để mà chúng ta hiểu, để mà chúng ta thấu rõ được cái đời sống của con người, cái số mệnh của con người ở trong cuộc đời của chúng ta, nó sanh ra từ cha mẹ là nghiệp. Như vậy thì chúng ta tìm hiểu cái nghiệp này như thế nào để cho nó đúng?

Vậy thì nghiệp là cái gì?

Thứ nhất, chúng ta phải hiểu nó, nghiệp là một cái thói quen của chúng ta.

Nghĩa là chúng ta, một cái người mà mới sanh ra họ chưa biết ghiền thuốc đâu, họ cũng chưa biết ghiền rượu đâu. Nhưng mà lớn lên rồi gặp cái môi trường mà bạn bè hoặc là những người ở trong nhà buôn bán rượu này kia, thì bắt đầu họ nếm thử chút chút, chút chút.

Mới đầu thì họ thấy đắng, cay, hôi, họ không có uống được. Nhưng mà lần lần, họ lần chút lần chút, họ thấm nhuần lần lần cái họ quen đi, tới chừng mà họ trở thành ghiền đi.

Mà trở thành ghiền đó thì tức là nó đã trở thành cái nghiệp rồi. Cho nên bây giờ, cái người mà nghiện rượu nghe cái mùi rượu thì như thế nào? Họ thích liền, họ không có từ giã được, họ không có ly nó ra được mà họ sáp vô để họ uống một ly rượu.

Có nhiều người mà đã ghiền rồi thì mỗi buổi sáng mà họ không có một ly rượu thì họ thấy con người của họ nó khó chịu, nó ụa, nó ọe, nó làm những cái điều kiện như là cái người muốn bệnh vậy. Họ làm cho cái thân của họ quá khổ sở, và cái tâm của họ chao động, không có tỉnh táo được nữa.

Mà khi uống vào một ly rượu rồi, họ thấy họ tỉnh táo, và cái thân của họ nó bình thường trở lại, nghe nó sảng khoái, nghe nó có cái hỷ lạc ở trong đó, cho nên họ rất thích thú. Từ đó, cái đó, cái thói quen đó gọi là nghiệp.

Cho nên cái thói quen đó nó mới dẫn chúng ta đi vào trong ở sanh tử luân hồi đó, gọi là “nghiệp là thai tạng” đó.

(22:36) Nghiệp là chủ nhân.

Tức là nó sẽ sai chúng ta, nó làm chủ chúng ta, nó sai chúng ta làm cái gì chúng ta làm cái nấy. Bởi vì khi mà chúng ta quen cái đó rồi, thì khi mà cái thói quen đó nó khởi lên, nó muốn cái gì đó thì chúng ta không ngăn chặn được nó. Cho nên đương nhiên coi cái đó là cái nghiệp mà sai chúng ta, sai chúng ta làm cái điều đó.

Chẳng hạn bây giờ do cái tâm sắc dục của chúng ta, vì từ cái thân của chúng ta cũng là sanh ra từ nơi sắc dục, cho nên mang cái thân nó cũng đã có những cái đòi hỏi sắc dục, vì vậy mà khi chúng ta thấy cái người khác phái thì nó sanh ra cái tâm đó, rồi nó đòi hỏi cái hỷ lạc của cái sắc dục đó.

Từ đó chúng ta nó đã trở thành, cái thân đã là sanh ra cái từ chỗ đó, nó đã có cái nghiệp đó rồi, thế mà chúng ta không ngăn chặn, thì chúng ta cứ dần dần bước vào cái nghiệp, nó trở thành cái thói quen, rồi nó nghiện ngập, xa cái đó nó không được.

Cho nên từng đó Đức Phật dạy chúng ta cắt ly nó, đoạn dứt nó để chúng ta chấm dứt cái sự sanh tử luân hồi. Như cái bài giảng Thầy vừa giảng xong về cái giới luật, mà giới bất tịnh thì chúng ta đã thấy biết con đường sanh tử thì nó không phải là cái gì khác hơn là cái tâm dâm dục của chúng ta.

Thì ở đây chúng ta thấy cái tâm dâm dục đó chính là cái nghiệp. Mà từ cha mẹ sinh mình ra cũng từ nơi cái nghiệp đó, cho nên ngay cả thân và tâm chúng ta được sanh ra cũng từ cái nghiệp đó, vì vậy mà chúng ta thừa tự cái nghiệp đó.

Cho nên Phật nói: "Con người thừa tự của nghiệp". Đó thì quý thầy thấy có đúng không? Phật dạy con người chúng ta là thừa tự của nghiệp - nghĩa là cha mẹ mình đã vì cái nghiệp dâm đó mà sanh mình ra, cho nên mình được sanh ra từ cái thân tâm của mình thì không phải là mình thừa tự cái nghiệp dâm đó sao?

(24:50) Do vì vậy đó mà chúng ta đi vào con đường tu hành của đạo Phật là chúng ta phải xa lìa nó, đoạn dứt nó, chấm dứt nó. Thì chúng ta đi ngược lại nó có khó chịu không? Nghĩa là chúng ta chống lại nó.

Cho nên Đức Phật dạy chúng ta như hồi nãy Thầy nói, có bốn điều kiện: Cái gì thông hiểu thì chúng ta phải thông hiểu, cái gì trau dồi thì chúng ta phải trau dồi, cái gì dứt bỏ thì chúng ta phải dứt bỏ.

Bây giờ cái mà chúng ta đã hiểu được là cái nghiệp nó dẫn chúng ta đi ở trong cái sự sanh tử luân hồi, cái sự đau khổ; bây giờ chúng ta biết rằng, bản thân của chúng ta, thân tâm của chúng ta đang là thừa tự của cái nghiệp.

Vậy thì bây giờ cái nghiệp là cái đau khổ, cái nghiệp đưa dẫn người ta đi đến cái chỗ mãi mãi đau khổ trong bốn cái sự khổ sanh, lão, bệnh, tử. Do cái nghiệp mà tạo ra, cho nên chúng ta đang thừa tự cái nghiệp. Vậy thì chúng ta phải đoạn dứt nó, phải mạnh mẽ, đừng có yếu kém. Mà chúng ta yếu kém thì không thể nào dứt bỏ nó được.

Cho nên Phật nói: Có những pháp mà cần phải dứt bỏ thì phải dứt bỏ, chớ không thể nuôi dưỡng nó được, không thể kéo nó lê thê theo mình được, mà phải dứt bỏ ngay liền, chấm dứt ngay liền, đó là những cái pháp mà gọi là nghiệp.

Chúng ta biết rằng mình đang thừa tự những cái đó thì mình không nhận cái thừa tự đó nữa, nghĩa là mình chấm dứt cái đó đi. Thì bắt đầu bây giờ mình đừng có, cái tâm mình nó khởi lên dâm dục thì mình lại dùng những cái pháp để mình tu tập.

Cái pháp đó là gì? Cái tâm dâm dục, mà mình dùng cái pháp để loại trừ cái thân tâm thừa tự cái nghiệp này, thì do đó mình phải quán bất tịnh.

Mình phải xét cái thân tâm của mình nó như thế nào là thanh tịnh, như thế nào là không thanh tịnh, từ đó mình sẽ thấy cái thân ghê gớm, mình sẽ thấy cái thân bất tịnh, nhơ bẩn, ô uế, uế trược. Từ đó, chúng ta thấy chúng ta không còn thừa tự cái sản nghiệp của cái nghiệp dâm dục này nữa. Tức là chúng ta sẽ chấm dứt sự sanh tử rồi đó.

(26:42) Như vậy thì quý thầy sẽ thấy rõ ràng là những cái gì mà chúng ta cần phải dứt bỏ là chúng ta phải dứt bỏ.

Nghĩa là chúng ta thấy cái đó nguy hiểm, thì đừng vì một chút dục lạc ở đó mà chúng ta kéo lê thê cái đời của mình để luôn luôn mãi thừa tự cái nghiệp này, thừa tự những cái sanh tử này.

Cho nên chúng ta biết rằng, thừa tự cái này là cái đem đến cho chúng ta cái sự khổ đau, cho nên muốn chấm dứt cái nghiệp thì có những cái mà chúng ta cần phải đoạn dứt.

Vì vậy, chúng ta phải tu tập siêng năng, luyện tập những cái điều kiện mà Phật đã dạy: quán thân bất tịnh để đoạn dứt được những cái nghiệp. Nếu mà không có quán bất tịnh thì khó mà đoạn dứt được cái nghiệp dâm, cho nên từ đó mà chúng ta mới có những cái thai tạng của cái nghiệp mà sanh chúng ta ra.

Vậy thì chúng ta biết rằng, cái nghiệp là cái thói quen, cái nghiệp là cái sự ô nhiễm làm cho chúng ta khó bỏ nó, đó là thành cái thói quen mà hằng ngày trong những cái hành động của chúng ta tạo ra nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp ham muốn chớ không gì khác hơn hết.

Nếu chúng ta hằng ngày chửi bới thiên hạ thì nó quen đi, nó thành ra lúc nào chúng ta cũng dễ dàng chửi bới người ta được hết. Còn hằng ngày chúng ta không mắng, không chửi ai hết ngày này qua ngày khác thì nó không thành cái nghiệp của chúng ta.

Cho nên ở đây, Phật dạy chúng ta làm điều thiện thì không có chửi mắng ai, làm điều thiện thì không trộm cắp của ai, làm điều thiện thì không bao giờ mà có những cái hành động tà dâm, bất tịnh. Đó là những cái mà chúng ta cần phải hiểu và thông suốt, biết từ bỏ và dứt bỏ nó.

Đó, như vậy thì chúng ta đã hiểu sơ qua những cái nghiệp. Nếu mà giảng rộng thì chúng ta sẽ giảng nghiệp đi trong luân hồi, nghiệp sẽ tái sanh, thì nó còn phải rất cái nhiều thời gian để mà giải thích để cho quý vị thấu suốt.

Tạm thời thì ở đây Thầy ngắn gọn, sau này còn có những dịp mà chúng ta cần phải nghiên cứu về các nghiệp này nữa, để chúng ta thông suốt tất cả các nghiệp trong thân của chúng ta.

Chúng ta biết rằng trong thân của chúng ta có ba nơi để mà hành cái nghiệp này. Đó là thân của chúng ta, đó là miệng của chúng ta, đó là ý của chúng ta.

Ba cái chỗ hành động này gọi là hành động nghiệp, nghĩa là nghiệp cũ có, rồi tạo nghiệp mới có, do vì vậy mà chúng ta luôn luôn trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi do cái chỗ nghiệp này chớ không phải gì khác hơn hết.

4- NHỮNG ĐIỀU CẦN THÔNG HIỂU VÀ ĐOẠN DỨT

(29:27) Bây giờ quý thầy đã hiểu được nghiệp thì chúng ta sẽ biết được, hồi nãy đặt ra những câu hỏi: Tại sao có người giàu, người nghèo, người xấu, người tốt, người bệnh nhiều, người bệnh ít? Thì đây quý thầy sẽ thấy rõ, cái nghiệp nó sẽ dẫn quý thầy đi vào cái chỗ mà cái thế giới cuộc sống của quý vị, quý thầy đang sống, nó có sự sai khác nhau như vậy.

Đây quý thầy nghe tiếp, nhất là những người cư sĩ đang ở giai đoạn tu tập thứ nhất phải lắng nghe và chú ý cho kỹ.

Nghĩa là các vị còn sống ở trong gia đình, còn vợ, còn con, còn cha mẹ, anh em, bạn bè thân thuộc, bà con xóm làng không phải là cái người xuất gia đã bỏ tất cả, thì quý vị lắng nghe cái bài so sánh này để biết được cái nghiệp nó chi phối và nó phân chia ra, làm cho con người có ưu liệt và có tốt xấu đó.

Vậy thì quý vị phải lắng nghe cho kỹ để biết được, để thực hiện được những cái gì mà chúng ta cần phải chấm dứt, phải đoạn dứt nó.

4.1- THÂN YỂU TỬ DO NGHIỆP SÁT SANH

(30:45) Khi một người đàn ông hay một người đàn bà tàn nhẫn giết hại chúng sanh; tay lấm đầy máu; tâm chuyên sát hại, đả thương; lòng không có chút từ bi biết thương xót loài vật; do nghiệp sát sanh ấy thành tựu…​

Nghĩa là ở đây, Phật muốn nói cái nghiệp mà giết hại chúng sanh, đả thương làm cho chúng sanh chết chóc mà tâm lòng không thương xót chút nào đó, thì khi mà nó đã thành cái thói quen rồi, cái thói quen giết hại đó, cho nên ở đây Phật nói câu nói như thế này: “Do nghiệp sát sanh ấy thành tựu” - hay là thành đạt.

"Thành tựu" tức là nó thành cái thói quen rồi, tức là nó thành cái nghiệp rồi, thì lúc bấy giờ đó, cái người đó sau cái kiếp sống này, họ bỏ cái thân này đi, họ bị chết đi thì họ sẽ đi về đâu đây?

…​ họ sẽ vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục của họ.

Sau thời gian mà sống trong những cái cảnh giới của loài súc sanh, ở cảnh giới của sự đau khổ của địa ngục, ở cảnh giới của ác thú - của những thú dữ đang giết chóc lẫn nhau, thì lúc bấy giờ, trải qua nhiều đời nhiều kiếp họ mới được sanh làm người.

Thì cái người mà họ sanh ra, thì cái nhân của họ trước kia - cái nghiệp họ đã tạo mà nó đã thành tựu thành cái nghiệp rồi đó, thì con người họ sanh lên họ yểu tử.

Nghĩa là có người mà mới vào trong bào thai chừng một tháng, hai tháng là đã bị trôi thai. Có người thì vừa sanh ra đã là yểu tử rồi. Rồi có người sanh ra thì được ba, bốn tháng; có người sanh ra được một, hai tuổi; có người sanh ra được mười một, mười hai tuổi rồi xe đụng hoặc là bệnh tật chết.

Có người thì sanh ra được hai mươi tuổi chết, có người thì sanh ra được năm sáu chục tuổi chết. Có người thì trường thọ, một trăm tuổi chết.

Đó thì, cái chết đó là do cái chỗ mà chúng ta đã sát hại chúng sanh cho nên chúng ta bị yểu tử. Cho nên vì vậy mà cái tuổi của những người yểu tử này họ không được trên ba mươi tuổi.

Nghĩa là cái khoảng từ ba mươi trở lại thì họ là yểu tử, nghĩa là chết từ hai mấy tuổi trở xuống, mới ở trong bào thai, đó là yểu tử. Còn trên ba mươi tuổi thì họ trung thọ, từ đó trở lên cho tới sáu mươi là trung thọ. Còn từ sáu mươi trở lên nữa là thượng thọ.

Cho nên có sự phân chia để thấy được sự yểu tử là từ cái tuổi ba mươi trở lại thì chúng ta biết cái dạng đó là dạng yểu tử.

(33:56) Nếu có người đàn ông hay người đàn bà từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, tay không bao giờ lấm máu chúng sanh, luôn có lòng từ bi thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, các loài hữu tình; do nghiệp ấy thành tựu…​

Tức là thành cái nghiệp thiện đó đó, cái nghiệp mà không giết hại chúng sanh.

…​ sau khi họ bỏ thân thì họ sanh vào cảnh thiện…​

Cái cõi giới thiện nghĩa là cái cõi giới tốt, không có cái ác pháp ở trong đó.

…​ hoặc là sanh vào cõi trời, và sau cùng thì họ được sanh làm người, và người của họ được trường thọ, tuổi từ trên sáu mươi cho đến trăm tuổi.

Đó là họ được trường thọ,

Con đường ấy đưa họ đến trường thọ - con đường không sát sanh, không giết hại chúng sanh.

Như vậy bây giờ Phật so sánh cái bài này để làm gì? Để nhắn nhủ người cư sĩ chúng ta: Tay chúng ta đừng lấm máu, tâm chúng ta thường thương xót chúng sanh.

Dù cái loài nhỏ nhất như côn trùng, sâu bọ cho đến những cái loài lớn nhất như sinh mạng của con người, chúng ta đừng có đoản mạng, đừng có giết hại chúng, đừng có làm đau khổ chúng để cho chúng ta sanh làm người hoặc là ở cõi trời, hoặc là cõi thiện nào đó, chúng ta cũng hưởng được cái thân nó không yểu tử, cái thân nó được yên ổn mà không có sự đau khổ trong đó.

Đó là chúng ta đã hiểu như vậy thì chúng ta phải tu cái pháp nào đây? Tức là ở đây Phật dạy chúng ta phải dứt bỏ, phải từ bỏ, nghĩa là dứt bỏ những gì phải dứt bỏ. Đó là chúng ta hiểu, hiểu tức là chúng ta thông rồi.

Mà chúng ta biết rằng, cái hành động chúng ta giết hại chúng sanh đó thì nó sẽ đưa đến chúng ta thọ mạng yểu tử, cho nên chúng ta thấy cái điều đó là điều không tốt. Và cái điều đó làm cho chúng sanh đau khổ, khổ sở, vì chính chúng ta bị ai đánh đập, bị người ta giết mình thì mình cũng đau đớn, mình cũng khổ sở, mình cũng ham sống.

(36:58) Thì mình suy tư như vậy, mình thông suốt, cho nên mình phải đi vào cái giai đoạn thứ ba để mà chúng ta dứt bỏ những gì phải dứt bỏ. Nghĩa là dứt bỏ không sát sanh nữa, từ đây về sau chúng ta không sát sanh nữa. Và cũng từ đây về sau chúng ta không ăn thịt chúng sanh nữa, vì chúng ta ăn thịt chúng sanh thì chúng ta phải giết chúng sanh.

Cho nên chúng ta biết được như vậy, chúng ta đem hết cái lòng từ của chúng ta biến mãn khắp chúng sanh: Con kiến đi trên mặt đất chúng ta đi dè dặt không đạp, vì lỡ đạp chúng gãy giò, gãy chân, chúng đau, chúng khổ cũng như chúng ta bị gãy giò, gãy chân cũng đau, cũng khổ.

Cho nên từ cái suy nghĩ đó mà chúng ta thấy mọi vật hữu tình, mọi vật mà có sự hoạt động gọi là động vật thì cái loài vật nào cũng có sự đau khổ, có sự nhức nhối cũng như chúng ta vậy. Cho nên chúng ta không bao giờ có thể làm đau khổ từ cái loài vật nhỏ cho đến loài vật lớn.

Thậm chí như con muỗi, con mòng, nó đi tìm máu của chúng ta để mà sống, vô tình, nó đâu có ngờ rằng chúng ta sẽ mạnh tay đập chúng, giết chúng đi. Cho nên khi chúng ta tu hành, chúng ta phải có mùng ngăn cách.

Chúng ta không bố thí máu cho chúng vì chúng ta biết rằng cái cơ thể chúng ta không thể nào thừa thãi mà bố thí cho chúng được. Cho nên chúng ta kiếm cách ngăn cản chúng mà không giết hại chúng, để chúng đi tìm những cái thực phẩm khác mà sống. Đó là chúng ta không nỡ tâm mà làm cái điều ác, lấm máu của chúng ở trong bàn tay của chúng ta.

Do vì vậy mà chúng ta phải thực hiện cái điều thứ ba là dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ.

Đến đây quý thầy đã hiểu rõ sự dứt bỏ của chúng ta. Vậy thì chúng ta biết rồi thì chúng ta phải cố gắng mà dứt bỏ cái điều kiện sát sanh. Và cũng từ đây về sau các cư sĩ, các vị cũng cần phải nỗ lực thực hiện không giết hại chúng sanh nữa, không làm đau khổ chúng sanh nữa, và không ăn thịt chúng sanh nữa. Điều đó là điều cần thiết.

(38:09) Chúng ta không ăn chay, nhưng vì lòng thương của chúng ta mà chúng ta không nỡ ăn thịt của chúng sanh, chớ không phải chúng ta ăn chay.

Bởi vậy, Đức Phật không có dạy các vị Tỳ Kheo ăn chay mà Đức Phật chỉ dạy các vị Tỳ Kheo ăn thịt động vật thì không thấy, không nghe, không nghi mới ăn, mà thấy, mà nghe, mà nghi thì không ăn.

Và đồng thời, cái bài kinh đó thì Phật lại dạy tiếp: Khi chúng ta ăn một cái thực phẩm thì tâm từ bi của chúng ta phải biến mãn khắp chúng sanh. Mà tâm từ bi biến mãn khắp chúng sanh thì trong thực phẩm chúng ta có cái sự chết chóc, có cái sự đau khổ trong đó thì chúng ta còn ăn được nữa không?

Cho nên Phật đâu cấm chúng ta ăn thịt, nhưng chúng ta không ăn là tại vì tâm từ bi của chúng ta. Cho nên, Thầy xét qua bài kinh Jivaka này, Thầy thấy rằng: Đức Phật dạy chúng ta ăn chay trên ăn chay chớ không phải là ăn chay như người ta nghĩ rằng mình ăn chay là mình làm những cái món chay mình ăn.

Cho nên hầu hết có một số người nghĩ rằng mình ăn chay, mình làm đùi gà nè, mình làm sườn nè, mình làm mắm chay nè, mình làm những miếng thịt heo chay nè, đều là bằng bột, bằng đậu, bằng những cái rau cải, mà hình thức của nó là những cái hình thức của loài vật.

Thì khi mà thấy những cái hình thức như vậy mà một người tu theo đạo Phật thì chắc chắn là người ta không ăn rồi. Nhưng mà cái người mà nói gọi ăn chay thì họ nói: "Trong này hoàn toàn đậu hũ không à, không có gì hết, chớ không phải là thịt cá đâu!"

Cho nên cái người ăn chay thì họ thấy cái món này là ăn chay không có thịt cá cho nên họ ăn, mà họ không thấy hình dáng của một cái đùi gà, một cái đầu gà hoặc một cái đầu vịt mà họ giả tạo họ làm ra. Thì như vậy đối với Đức Phật mà thấy như vậy là Đức Phật không ăn. Cái hình dáng đó là cái hình dáng đau khổ, cái hình dáng chết chóc.

Đó, chúng ta mới thấy được cái điều mà Đức Phật dạy, chúng ta ăn chay trên cái tâm từ bi chớ không phải dạy ăn chay trên cái ăn chay đâu, mà dạy chúng ta siêu việt hơn.

Thế mà có người lầm lạc lại đi ăn thịt chúng sanh mà gọi là tu, đệ tử của Phật, đệ tử xuất gia của Phật!

4.2- THÂN NHIỀU BỆNH TẬT DO NGHIỆP LÀM ĐAU KHỔ CHÚNG SANH

(40:31) Đây, bây giờ chúng ta sẽ đọc cái sự so sánh kế đến để chúng ta thấy được Đức Phật dạy cho chúng ta biết là cái người cư sĩ như thế nào mà bệnh nhiều bệnh ít đây?

Đây, Đức Phật dạy:

Nếu có người đàn ông hay đàn bà, tánh hay đánh đập làm đau khổ chúng sanh bằng tay, bằng gạch, bằng gộc, bằng roi, bằng đao kiếm…​

Nghĩa là giả dụ như mình có một đứa đầy tớ ở trong nhà nè, hay hoặc là con cái trong nhà mình, hay hoặc vợ con mình đi nữa, mình tức giận cái mình đánh nó một bạt tai đi, đó là làm đau khổ nó đó.

Con cái của mình, mình giận quá mình đá, mình đạp nó. Hay hoặc là những người tôi tớ trong nhà của mình, nó làm cái gì không vừa ý, hay lỡ tay làm rớt một cái ly, một cái tách gì bể đó, rồi chúng ta vì tiếc của mà chúng ta không nương tay đánh, đạp, đá người tôi tớ trong nhà.

Đây là Thầy nói con người với con người, còn những con vật chúng ta đâu có thương xót gì đâu!

Lúc tuổi trẻ, Thầy thấy mấy cháu trai cũng như cháu gái bắt dế, rồi bắt con vật này con vật kia để cho nó đá nhau, nó cắn nhau; như cá cũng vậy, làm cho chúng đau khổ.

Rồi dùng roi, dùng gậy mà đánh đập con chó, con gà, con mèo. Thầy thấy, nhiều khi nó vô tình ăn vụng thì chúng ta lại lấy roi, lấy gậy đập, phang nó. Nhiều khi nó chết, rồi nhiều khi nó bị gẫy chân, què cẳng, đau đớn mà chúng ta không thấy những cái điều đó.

Do cái hành động, cái tánh hay đánh đập làm đau khổ chúng sanh bằng tay, bằng chân, bằng gạch, bằng đá, bằng roi, bằng đao kiếm như vậy đó, thì do cái nghiệp mà hay tạo những cái sự đau đớn cho loài chúng sanh như vậy, thì cái người đó họ bỏ cái thân này, rồi họ sanh vào cái nơi cõi dữ, ác thú.

Do sanh vào cái cõi dữ, cõi ác thú đó thì suốt đời trong cái địa ngục đó họ thọ lấy những cái sự đau khổ hành hạ ở trong cái thân của họ cho đến khi họ được sanh làm người. Họ sanh ra làm người thì họ bệnh hoạn suốt đời họ. Họ bệnh rất nhiều, chớ họ không bao giờ mà, ít khi mà được mạnh khỏe.

Do vì vậy mà chúng ta thấy có người bệnh liên miên bất tận mà không thấy hết đó, đó là những cái điều kiện là họ đã tạo những cái hành động làm đau khổ chúng sanh, trong đó có con người ở trong đó nữa.

(43:40) Bằng ngược lại mà chúng ta, không lúc nào mà chúng ta đánh đập hay hoặc làm đau khổ chúng sanh, cũng như mình đi mình tránh, mình không đạp con kiến gãy chân, gãy giò, thì đó là mình không có làm đau khổ chúng sanh.

Vô tình mình cũng làm đau khổ chúng sanh. Nhiều khi chúng ta thấy những con cuốn chiếu nó bò; con vật nó rất hiền lành, thấy nó chân cẳng nhiều, nó không cắn, nó không làm cho mình đau khổ; thế mà mình vô tình mình đi kinh hành, mình vô tình mình đạp trên nó nghe cái "rốp".

Rồi nhìn lại mình thấy nó quằn quại, nó đau đớn, trong người nó tiết ra nước, mình thấy như là máu ở trong người mình chảy ra, mình thấy mình rất là thương xót, đau đớn.

Một cái người tu hành của mình vậy, nhưng người ngoài thế gian họ thấy vậy họ có thương xót không? Họ còn lấy cây, lấy gậy gộc họ đập cho nó chết nữa: "Con vật này dơ bẩn! Con vật này thế này, thế khác", họ còn đập cho nó chết nữa, chớ họ đâu có nghĩ như chúng ta nghĩ!

Cho nên cái tâm của họ, do cái chỗ đó mà họ sanh ra làm người, họ rất nhiều bệnh tật. Cho nên xét qua cái người nào sống trong thế gian này có nhiều bệnh tật cũng đều do cái chỗ hành động mà chúng ta đã vô tình hoặc là hữu ý đó mà chúng ta làm đau khổ bằng tay, bằng chân của chúng ta đối với chúng sanh.

Như vậy khi được học cái bài này rồi thì chúng ta sẽ từ giã, tức là chúng ta sẽ từ bỏ, chúng ta dứt trừ cái hành động làm đau khổ chúng sanh.

Nghĩa là con cái trong nhà của mình có sai, có làm không đúng cái gì đó, mình cũng không nên lấy tay mình tát nó nữa. Cái hành động mà làm cho nó đau một chốc lát đó mà sau này mình sẽ bị bệnh hoạn, thì nó lại càng đau hơn biết bao nhiêu!

Đó, cho nên chúng ta tránh cái nghiệp khổ đau đó cho chính bản thân mình thì mình đừng làm khổ đau ai cả hết. Vợ con nó có làm cái điều gì sai quấy, do nhân quả để nó gặt hái, mình cũng không vì đó mà mình lại đánh, đạp nó, thì tạo cho chúng ta có cái nghiệp thân chúng ta sau này sẽ mang lấy những cái bệnh hoạn, khổ đau.

Ngược lại chúng ta thực hiện không đánh, không đập, không làm đau khổ chúng sanh như vậy thì chúng ta ít bệnh hoạn và không có bệnh hoạn.

Đó thì, chắc có lẽ là đời chúng ta, chắc chắn là chúng ta có nhiều sự kiện mà chúng ta đã làm đau khổ chúng sanh, chưa chắc đã là chúng ta không có người nào không làm đau khổ chúng sanh.

Vì vậy mà chúng ta hiểu, đời trước chúng ta khi chưa biết Phật Pháp, chắc chắn chúng ta phải có làm những điều gì đau khổ, cho nên hiện giờ thân của chúng ta phải có những sự bệnh tật, không thể nào tránh khỏi. Do nhân quả nghiệp báo mà chúng ta phải vay trả, bây giờ chúng ta vui vẻ mà trả những cái bệnh tật, chớ đừng nên buồn.

Có nhiều người cứ nghĩ rằng: "Đời nay tôi làm lành, làm thiện, mà tôi đâu có gì làm ác đâu, tôi luôn luôn tôi thương xót mọi người, tôi làm việc từ thiện, bố thí, mà sao thân tôi khổ như thế này?"

Trong tuổi trẻ, lúc nhỏ chúng ta chưa hiểu biết, nhiều khi chúng ta bắt hai con kiến vầy, chúng ta ngắt chân, ngắt càng nó nữa. Nhiều khi chúng ta đi ra biển bắt mấy con còng, mấy con dã tràng, rồi chúng ta chơi, chúng ta ngắt chân, ngắt giò nó. Đó là những cái mà chúng ta làm nó đau khổ.

Vô tình, nhưng mà bây giờ chúng ta thọ lấy những cái bệnh thì chúng ta trách ai đây? Có phải do từ hành động của chúng ta làm đau khổ chúng sanh mà bây giờ chúng ta phải thọ lấy những bệnh tật? Thì chúng ta làm sao mà chúng ta than phiền trách ai?

Đó là nói về cái thân bệnh của chúng ta, bệnh nhiều bệnh ít là do cái nghiệp làm đau khổ chúng sanh mà trong cái bài kinh này Phật đã dạy rất rõ ràng.

4.3- THÂN XẤU XÍ DO NGHIỆP SÂN HẬN

(46:42) Bây giờ chúng ta tiếp tục, chúng ta sẽ nghiên cứu và đi tới để hiểu những cái gì mà chúng ta cần phải dứt bỏ đây, rồi sau này chúng ta còn phải những pháp tu tập. Đây là những cái điều kiện mà chúng ta cần phải hiểu để mà chúng ta dứt bỏ đây:

Nếu một người đàn ông hay một người đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiều phật ý; bị nói đến một chút thì bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối; tỏ vẻ phẫn nộ, bất mãn.

Đó là cái hành động, mà cái tánh tình phẫn nộ đó. Nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng phật ý mình, ai nói ra cái gì cũng phật ý mình, cho nên khi mà bị nói đến một chút thì sân ầm ầm lên, phẫn nộ lên, sân dữ tợn lên, rồi tỏ vẻ chống đối đủ mọi cách, thậm chí như còn đánh lộn với người khác nữa. Rồi nếu không thì bất mãn, không muốn ăn, không muốn ở trong cái nhà này nữa, đó là những cái điều kiện mà tỏ vẻ như vậy đó.

Do cái nghiệp đó thì cái người đó họ sẽ có những cái quả nào đây? Đây, Đức Phật đưa ra để cho chúng ta thấy rất rõ ràng:

Do nghiệp ấy đã thành tựu…​

Tức là nó thành cái nghiệp rồi đó.

thì khi thân này hoại…​

Tức là họ chết.

…​ thì họ sanh vào cái cõi dữ, cõi ác thú, địa ngục.

Nghĩa là họ sanh vào cái cảnh giới khổ đau nhất mà Đức Phật gọi là địa ngục.

Rồi sau đó họ được sanh làm người. Khi làm người thì mặt mày họ thô xấu.

Đó, bây giờ mình thấy người nào mà mặt mày không đẹp đẽ, không có trang nghiêm, không có những cái tướng, vẻ tốt thì đó là những cái người đã có những cái sân hận, những cái phẫn nộ dữ tợn cho nên họ mới có cái thân hình xấu, cái gương mặt xấu xí.

Đó thì hôm nay cái bài kinh này để chúng ta thấy, nhìn ở trong chúng ta, người nào mà có gương mặt xấu xí, có thân hình gù, có thân hình tật nguyền, không được đẹp đẽ, tướng thì không được cao đẹp, do đó thì chúng ta thấy họ có những cái phẫn nộ, có những cái dữ tợn ở trong lòng của họ, có những cái bất mãn, có những cái sự bất bình, có những sự đối phó, chống lại.

Đó là họ tạo cho họ có cái thân hình xấu xí, họ tạo cho họ có cái gương mặt không đẹp đẽ: Răng hô, mặt rỗ hoặc là trán vồ, tất cả những cái thân, cái mặt của họ là do những cái hành động dữ tợn, phẫn nộ của họ mà ra.

Đây là con đường đưa đến để cho con người có một thân hình xấu xí.

(49:58) Ngược lại, có những cái điều gì chúng ta không phẫn nộ, không phật ý, lúc nào chúng ta cũng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ sanh lên làm người có cái gương mặt đẹp đẽ, tướng hảo quang minh, không còn xấu xí nữa.

Đó là ngược lại, con đường đưa đến chúng ta có được cái thân người đẹp đẽ, tốt đẹp.

Đó thì như vậy, qua cái bài kinh này thì chúng ta thấy cái sự phẫn nộ, cái sự sân hận của chúng ta có tốt không? Không tốt.

Vậy từ đây về sau chúng ta phải nỗ lực, nhất là người cư sĩ, chúng ta chung đụng ở trong gia đình quá nhiều: Con cái, rồi vợ con, rồi tới bè bạn, rồi tới hàng xóm, những người thân, thậm chí như cha mẹ. Thì chúng ta thấy rằng cái phẫn nộ này nó sẽ đem đến cái hậu quả cho chúng ta là những con người tật nguyền, xấu xí, không có còn đẹp đẽ nữa.

Cho nên chúng ta phải nỗ lực mà thực hiện. Đừng có phẫn nộ, đừng có sân hận, mà luôn lúc nào chúng ta cũng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mọi hoàn cảnh, mọi ý nghĩ của người khác, mọi tư tưởng của người khác, thì như vậy chúng ta sẽ tự tạo cho mình sau này có một thân hình rất là đẹp đẽ.

Đó là cái sự so sánh. Những bài pháp này là bài pháp để cho người cư sĩ tu, bởi vì tu trong các đối tượng của mình nó có sẵn sàng. Còn người tu sĩ giờ họ sống trong rừng, họ sống ở trong cái cảnh như mình đây, làm sao có sân hận, có phẫn nộ đâu!

Cho nên trước khi mà chúng ta đi vào trong cái cảnh xuất gia rồi, thì chúng ta đã thực hiện được những cái dứt trừ, những cái bỏ cái sân hận, cái phẫn nộ này, thì như vậy là chúng ta đã tạo được cái duyên tốt cho gia đình, cho chính bản thân của mình, không làm khổ mình, không làm khổ người.

4.4- MẤT UY QUYỀN DO NGHIỆP GANH GHÉT, ĐỐ KỴ

(51:47) Kế đến Phật dạy tiếp:

Nếu một người đàn ông hay một người đàn bà, tâm tánh tật đố, ganh ghét đối với người khác; thấy người ta được quyền lợi, được sự tôn trọng, được sự tôn kính, cúng dường, đảnh lễ thì mình sanh ra ôm ấp trong lòng cái tật đố, ganh tỵ.

Đó, cái lòng mà như vậy đó, luôn luôn ôm ấp trong lòng của mình. Cũng như bây giờ Thầy nói, thí dụ như quý thầy thấy ở trong huynh đệ của mình có một người tu được, mình thấy mình tu dở hơn họ mình đâm ra mình tức tối hoặc là thế này thế khác, thì cái sự tức tối đó cũng là do cái lòng ganh tỵ.

Nhưng mà cái lòng ganh tỵ nó có hai góc độ: Một cái ganh ghét rồi tìm cách hại người khác, cái đó quá tệ. Một cái mình thấy mình tu hành thua, hoặc là mình học hành thua người ta, cho nên mình ráng cố gắng mình học hành để cho bằng hoặc hơn chớ mình không chịu thua, thì cái đó nó cũng có cái ganh tỵ, nhưng mà cái ganh tỵ đó tốt.

Còn cái ganh tỵ kia là mình tìm cách mình dìm người ta, mình hại người ta, mình thấy người ta hơn mình, mình không muốn họ hơn, mình đem ra mình nói xấu họ với người này người kia: “Người đó như thế này, thế khác!" - làm cho người ta bị người khác chê cười này kia nọ; mình đặt ra thế này thế khác mình vu khống họ bằng mọi cách, thì mình sẽ tạo nên cái nghiệp đó như thế nào?

Ở đây Phật vạch cho chúng ta thấy rõ:

Do nghiệp ấy đã thành đạt…​

Tức là nó thành tựu được cái nghiệp ấy, nó trở thành cái nghiệp rồi. Khi mà mình có những cái tâm tật đố, ganh ghét như vậy, nó đã thành cái nghiệp, thì lúc bấy giờ, thân hoại mạng chung, mình cũng sẽ sanh vào những cái cõi giới ác thú. Nghĩa là sanh làm những con thú dữ, cõi giới dữ và sa xuống địa ngục để thọ lấy những cái quả khổ ganh tỵ đó.

Nghĩa là mình ganh tỵ, cái lòng ganh tỵ đó mình làm ra những cái hành động, mình vu khống hoặc là mình tạo thế này, thế kia để cho cái người đó - người mà bị mình ganh tỵ đó - họ thọ lấy những cái sự đau khổ rất nhiều, và những hành động ác đó thì mình phải gánh chịu ở trong cảnh địa ngục, bị người ta hành hạ, bị người ta làm cho mình cũng đau khổ đủ điều.

Sau khi thọ lấy những quả khổ đó hết rồi thì mình sanh ra làm người, thì con người của mình nó không có quyền thế, hoặc là có quyền thế rất nhỏ, không có quyền thế lớn. Nghĩa là người ta không có tin tưởng mình nhiều, không có cái thế lực lớn để cho mình làm những công việc lớn được. Mình hầu như là không có quyền thế, mà có được thì có rất nhỏ, rất ít.

(54:18) Đó là con đường đưa đến không có quyền thế.

Đó, con đường mà mình ganh ghét, tật đố người khác, nó tạo cho mình tu hành cũng chẳng ra gì, chẳng đưa đi đến đâu hết. Cho nên vì vậy, khi chúng ta hiểu biết được cái này, do đó chúng ta không ganh tỵ ai hết, không nói xấu ai hết.

Mình nói xấu người khác tức là có lòng ganh tỵ rồi, mình phải thấy được cái điều này rất rõ. Cho nên thí dụ như bây giờ mình thấy người đó mình không ưa thì mình nói cái người đó như thế này, thế kia, thì cái đó là ganh tỵ.

Chẳng hạn là như bây giờ, thấy cái ông thầy đó có một cái chùa tốt, Thầy thì không có, cho nên Thầy ganh tỵ cái chùa tốt của ông ta, Thầy nói ông ta thế này thế khác, thì đó là cái lòng ganh tỵ của Thầy. Vì vậy mà từ đó cái uy thế của Thầy, từ đó cái quyền thế của Thầy lần lần nó nhỏ đi, nó nhỏ đi đến khi nó mất, nó không còn có nữa.

Còn mình không nói ai, mình không có ganh tỵ ai hết, thì càng ngày, mọi người người ta xét thấy thì cái quyền thế của mình, cái lòng tin của mình đối với mọi người càng nhiều lên. Mà cái lòng tin của mọi người càng nhiều lên, thì quyền thế của mình, mình nói ra lời nói có thế, có thần, người ta tin tưởng ngay liền, cho nên nó có cái lực.

Còn mình ganh tỵ, mình nói những cái điều, mình chê bai cái người này, chê bai người kia, đó là cái lòng ganh tỵ của mình.

Thí dụ như Thầy bây giờ dạy về pháp Giới - Định - Tuệ, có người dạy Thiền Đông Độ, Thầy nói: “Thiền Đông Độ không đúng, sai!” - hay hoặc là thế này thế khác, đó là cái lòng ganh tỵ của Thầy. Hoặc là Thầy nói Thiền Công Án sai, hay hoặc là Thầy nói Đại Thừa sai, hay hoặc là Thầy nói niệm Phật sai, thì cái đó là cái lòng ganh tỵ của Thầy.

Bởi vậy hễ mà chúng ta đặt thành một cái vấn đề bảo rằng sai, thì đó là chúng ta đã có tâm ganh tỵ. Mà đã có tâm ganh tỵ thì lần lượt chúng ta sẽ mất cái quyền hạn của chúng ta, và từ đó không ai còn tin tưởng chúng ta nữa hết.

(56:25) Cho nên quý thầy thấy rõ ràng, khi mà những cuộn băng mà Thầy dạy cho chúng ở đây, hầu như là Thầy phá cái chấp của họ trong những cái đường lối tu mà nó không đúng cái đường lối tu Giới - Định - Tuệ ở đây, cho nên Thầy phá chấp của họ; mà mỗi lần phá chấp như vậy quý thầy thấy rằng, cuộn băng nào Thầy cũng cấm không cho lưu hành. Tại sao vậy?

Tại vì cho lưu hành như vậy tức là mình bài bác người ta. Mà bài bác người ta thì tức là tâm ganh tỵ của mình.

Cho nên do đó những cuộn băng mà Thầy dạy cho chúng ở đây để người ta chuyên vào Giới - Định - Tuệ người ta tu hành, vì vậy mà người ta không có còn lầm lạc cái đường khác nữa, do vì vậy mới có những cái lời nói mạnh bạo.

Mà lời nói mạnh bạo, thì nếu mà đem phổ biến lưu hành ra những cái lời nói này thì đương nhiên người ta sẽ xem thấy mình, và chính để tỏ lòng mình là đang ganh tỵ. Cho nên Thầy rất cấm bặt là không được lưu hành.

Thế mà lần lượt rồi các vị cũng lén để cho người này nghe, người kia nghe. Ở đây cái mục đích của Thầy là nhằm dạy chúng ở đây để tu hành chớ không phải đem ra cho người khác nghe, không được phổ biến những cái lời Thầy dạy.

Bởi vì trong thế gian này, về Phật Pháp thì có nhiều đường lối tu tập, nếu mà đứng ở góc độ mình mà chê góc độ người khác, đó là cái người sai, người không đúng. Người ta tu được một ở trong cái pháp nào của Phật nó cũng đem đến cái lợi ích cho họ. Đâu lý nào họ tu theo cái pháp của Phật mà họ làm một cái điều ác?

Cho nên chúng ta thấy, mỗi pháp đều có cái lợi ích. Nhưng đi đến cái mức cuối cùng, để đạt được cái mục đích cuối cùng của đạo Phật, có tới đó hay không thì đó là tùy cái phước báu, cái duyên phước của họ ở trên cái pháp môn đó.

Còn chúng ta mà có đạt được đến cái mục đích cuối cùng đó thì đó cũng là cái phước duyên của chúng ta mà thôi, chớ không phải chúng ta hơn thua với họ, không phải chúng ta ganh tỵ với họ.

Ai có duyên với pháp nào thì chúng ta tu pháp ấy, mà pháp ấy nó cũng có lợi ích, dù ít, dù nhiều, nó cũng đem đến cho sự tu tập của chúng ta.

(58:22) Vì thế mà trên bước đường tu tập, Thầy nhắc quý thầy, khi chúng ta được học tu ở đây và giữ gìn được giới luật của mình nghiêm túc ở đây, thì chúng ta không nên: Thứ nhất là không nên khoe khoang. Thứ hai là không nên lấy cái giới luật, cái thiền định của chúng ta đã làm được ở đây mà chê bai chỉ trích người ta tu không đúng. Cái điều đó là cái điều Thầy rất đại kỵ.

Người tu sĩ đúng đắn của đạo Phật thì chúng ta phải biết được: Cái lòng ganh tỵ, cái tật đố này là cái xấu, là cái tệ chớ không phải là cái tốt đẹp, và cái nhân quả của nó sẽ làm cái người đó mất uy tín, không còn cái thế lực, không có cái quyền lực nữa, mất đi.

Vì vậy mà chúng ta là những người tu để thắp lại cái ngọn đèn của Phật Pháp, để thắp sáng lại cái ngọn đuốc của Phật Pháp, thì chúng ta cần phải lưu ý về cái phần tu tập này. Tâm không được đố kỵ, không được ganh ghét một pháp nào trên thế gian này, dù pháp đó của một tôn giáo nào cũng vậy.

Cho nên ngày xưa, Đức Phật rất là cấm kỵ, là khi người ta hỏi để tu thì cùng cực lắm Đức Phật mới đem ra giảng, chớ không có bao giờ muốn tranh luận và hý luận. Phật cấm các đệ tử của mình không được tranh luận, không được hý luận với ai.

Dù người ta có chê bai mình như thế nào, mặc! Mình biết rằng con đường mình tu là giải thoát, là đem đến sự hạnh phúc cho bản thân mình và cho những người xung quanh. Vì vậy mà mình không nên đố kỵ, không nên ganh ghét ai cả hết.

Ngược lại thì chúng ta không tật đố, không ganh ghét ai hết thì chúng ta sẽ có quyền thế lớn.

Đó thì quý thầy phải nghe cái lời Thầy dạy là mình không chê bai ai hết thì cái quyền thế, cái uy tín của mình càng ngày càng to lớn. Còn mình chê bai, rỉ tai nói người này, rỉ tai nói người kia, thì cái quyền thế mình càng ngày bị mất đi, cái uy tín của mình càng ngày càng mất đi.

Thí dụ như trong huynh đệ chúng ta, có những người mà chúng ta không hòa hợp nhau được, rồi chúng ta đem ra nói thầy đó vầy vầy vầy, thì tức là chúng ta đã tự hại cái quyền thế của mình, cái uy quyền của mình, mình sẽ tự làm mất.

Vì điều mình nói ra người ta sẽ nghe mà người ta không phải tin mình ngay liền, mà người ta còn suy nghiệm. Không ai nghe mà người ta tin liền đâu!

Cho nên quý thầy cẩn thận là chúng ta không nên đem một cái người huynh đệ nào (của) chúng ta mà nói ra. Mà nói ra thì, coi chừng chúng ta vì lòng ganh tỵ hoặc vì một cái gì bất mãn, không ưa nhau rồi chúng ta nói ra, rồi chúng ta tự mình mình giết mình chớ không phải giết người đó đâu!

Vì người đó người ta còn quan sát, người ta xét, mình nói ra người ta còn theo dõi cái người đó coi đúng không. Nếu mà thấy người đó không đúng như lời mình nói thì nó ngược lại, nó sẽ giết mình, cái lời nói của mình nó tự giết mình chết đi, nó làm cho mình mất uy tín với mọi người, làm cho không còn ai tin tưởng mình nữa hết.

Đó là một cái bài học để hôm nay Thầy răn nhắc chúng ta, những cái bài học mà hôm nay cái giáo án của Đức Phật đã đem cái bài này để mà giảng dạy chúng ta, đó là chúng ta phải biết nó là cái ngầm, là cái ngã của chúng ta, là cái tâm tật đố ganh ghét, là cái ngã của chúng ta đồ sộ nó mới có những cái tâm tật đố, ganh ghét này!

(01:01:42) Vì vậy mà chúng ta phải thực hiện từ bỏ cái tâm này, luôn luôn lúc nào không bao giờ nói xấu ai hết.

Nghĩa là ai làm nhân nào thì họ gặt quả nấy, chúng ta hoàn toàn không đem nói ai hết. Ai làm gì mặc họ, chẳng biết gì đến ai. Nếu chúng ta đem rỉ tai nói: "Người đó vầy vầy, người kia vầy vầy" là chính cái người đó là người xấu!

Cho nên chính Thầy đã học Phật Pháp, một người nào mà nói với Thầy: "Người đó vầy, người kia vậy", Thầy làm thinh chớ Thầy biết Thầy đánh giá trị cái người nào rồi. Chớ Thầy lại không đánh giá trị người bị nói xấu đâu, mà Thầy đánh cái giá trị cái người đang nói cho Thầy biết!

Thầy nói như vậy là quý thầy biết rằng, Thầy không phải là một cái người còn ở trong cái tâm phàm phu, nghe lời những người khác. Chớ Thầy thấy là hầu hết có một số người không sáng suốt ở chỗ này: Khi nghe một cái người nói thì người đó liền tin (những điều về) Thầy liền!

Cho nên Thầy nói như thế này để cho quý thầy biết: Biết bao nhiêu người mà họ nói với thầy Thanh Từ về Thầy: Thầy là như thế này thế khác, nhưng thầy Thanh Từ có nghe không? Chắc chắn là thầy không nghe đâu. Bởi vì một bậc tu hành như Hòa thượng Thanh Từ chắc chắn là Hòa thượng Thanh Từ rất là sáng suốt, vì những cái bài học này là Phật đã dạy!

Một người mà đem cái người khác, nói xấu cái người kia cho mình nghe, hoặc là nói cái người đó với mình có những cái này kia, nói xấu mình thế này thế kia, thì cái người mà được nghe đó họ có tin không? Nếu là một bậc tu thì họ không bao giờ tin đâu, mà họ quay lại họ lại đặt câu hỏi rằng cái người mà đang nói xấu đó, đó là cái người xấu!

Đó thì quý thầy phải hiểu, Thầy ở trong cái tâm niệm đó. Cho nên Thầy nghĩ rằng Hòa Thượng Thanh Từ cũng là con người ở trong tâm niệm đó. Không phải là bậc chân tu mà người ta theo cái tâm trạng phàm phu, nói đâu nghe đó, tin đó đâu, không bao giờ tin.

(1:03:55) Đó thì hôm nay Thầy nói để cho quý thầy rút tỉa những kinh nghiệm. Nhiều khi Thầy thấy cái tâm của quý thầy còn yếu đuối, rồi cái tâm mà nghĩ đến thương Thầy, vì mình theo Thầy mà nghe người ta phỉ báng thầy mình, cho nên mình bảo vệ bằng cách này, bằng cách khác, cũng sai, không đúng. Là tại sao?

Tại vì cái bảo vệ đó không đúng. Người ta nói gì nói, mặc, không bảo vệ gì hết, để cho người ta sẽ thấy được. Và cái người đệ tử của Thầy không lý luận: "Thầy tôi vầy, vầy, khác" - thì cái đó là cũng là cái sai, người ta nói: "Mèo khen mèo dài đuôi!"

Cũng như bây giờ quý thầy học Thầy ra nói: "Thầy tôi tu vầy, vầy, vầy", khen Thầy như là ông Phật vậy đó, thì người ta có tin không? Người ta đâu có tin quý thầy, quý thầy là đệ tử của Thầy cho nên người ta không tin.

Người ta còn phải thấy thật, người ta còn phải chứng nghiệm thật. Mà chứng nghiệm thật bằng cái gì? Bằng cái mà quý thầy huênh hoang khoe Thầy như vậy là người ta thấy: "Học trò của ông thầy đó như vậy, huyênh hoang ông thầy như vậy thì ông thầy đó cũng như vậy mà thôi!" Các thầy phải hiểu điều đó!

Cho nên người ta đánh giá trị ngược lại, một cái người trí người ta đánh giá trị ngược lại khi mình huênh hoang khen ông thầy mình.

Còn trái lại, người ta khen, người ta chê, mặc, rồi đây các người sẽ thấy, hiểu biết được! Do đó người ta thấy cái người đệ tử của Thầy trước cái lời mà người ta phỉ báng thầy mình vẫn âm thầm vui vẻ, không có buồn, không có tức giận gì hết, thì biết rằng cái hạnh tu của những bậc này không phải thường!

Còn thấy người ta mạ nhục thầy mình, nói thầy mình như thế này, như thế khác, mình sùng lên này kia thì ở thế gian họ cũng vậy, có hơn gì mình đâu!

Cho nên hôm nay, những cái bài học này là bài học của những người cư sĩ để chúng ta biết, chúng ta giữ gìn, nhất là những người cư sĩ thường tiếp xúc. Còn chúng ta là những bậc tu sĩ xuất gia, chúng ta ít tiếp xúc đời cho nên chúng ta không có cái khen chê đó.

Nhưng những người cư sĩ đến với Thầy rồi về sống trong gia đình, nhiều khi nghe người ta chạm đến thầy mình là sùng tức lên liền. Do cái bài học này là bài học của những người cư sĩ còn tại gia, muốn bảo vệ thầy mình (thì) chẳng bao giờ nói lời nói nào! Họ nói gì, mặc, còn mọi người để phán xét chớ đâu phải nói ra rồi người ta tin theo cái lời ông đó đâu?

Cho nên quý thầy phải hiểu biết ở cái chỗ mà Thầy dạy ra là mỗi mỗi chúng ta đều phải thực hiện ở cái oai nghi tế hạnh, cái đức hạnh của chúng ta ở chỗ đó.

Nhân cái bài dạy về người cư sĩ tu tập ở giai đoạn thứ nhất này thì quý thầy sẽ hiểu biết được cái chỗ trích dẫn ra những cái lời Phật dạy này, để nhằm mục đích để chúng ta thực hiện được đức hạnh của một người cư sĩ là đệ tử của Đức Phật.

4.5- NGHÈO KHỔ DO NGHIỆP ÍCH KỶ HẸP HÒI

(1:06:39) Nếu một người đàn ông hay một người đàn bà tâm lòng ích kỷ, nhỏ mọn, không bố thí, không san sẻ…​

Nghĩa là cái người mà nhỏ mọn, ích kỷ, không có bố thí, không có san sẻ, không cúng dường, luôn luôn lúc nào, thí dụ như mười đồng, mà chín đồng kiếm thêm đồng nữa để cho được mười đồng, tiết kiệm không dám xài phí, thì cái người đó là người không có bố thí, không có lòng rộng rãi; thì cái người này họ chết đi, họ sanh làm người, thì con người của họ nghèo khổ, tài sản của họ không có, mà có đi nữa thì cũng chỉ có rất nhỏ.

Đó là hiện bây giờ mà chúng ta thấy, ở trong cái xã hội chúng ta, những người mà nghèo khổ, rách rưới, lang thang, không nhà, không cửa, hoặc là có chút ít tài sản đủ ăn qua ngày đó, thì những cái người đó trước là cái lòng ích kỷ, hẹp hòi, không có biết bố thí, san sẻ.

Không phải chúng ta nghèo mà chúng ta không bố thí được! Do cái lòng chúng ta, đâu phải cần phải chúng ta nhiều tiền, nhiều bạc!

Thí dụ như bây giờ chúng ta nghèo, chúng ta không có, mà chúng ta thấy một cái người đó nghèo hơn mình, khổ hơn mình hay hoặc là đang cơn đói, mình chỉ cần cho họ một bát cơm, mình chỉ cần san sẻ cho họ đồng bạc, trong cảnh nghèo của mình mà đồng bạc nó quý hơn là một người giàu bỏ ra một triệu bạc!

Cái lòng của chúng ta, cái lòng cái người nghèo mà san sẻ, thì cái tâm mà biết san sẻ, biết bố thí, biết cúng dường đó, nó làm cho cái người đó sẽ sống ở trong cái cảnh đầy đủ và giàu sang, có của cải, tài sản lớn.

Đó cho nên, khi mà chúng ta ích kỷ, bỏn xẻn, tiện tặn, không dám bỏ ra cho ai hết, để có bao nhiêu thì mình chi dụng cho mình, cho gia đình mình, thì cái người đó sẽ sanh lên một kiếp tới, ngay trong kiếp này họ chắt mót từng đồng chứ chưa chắc họ đã làm giàu được!

Thế rồi cái kiếp tới của họ, họ lại còn nghèo khổ hơn và tài sản họ chẳng có gì, có chăng cũng chỉ chút ít mà thôi, cho qua ngày trong cuộc sống của họ!

Đó, ở đây Phật đem cái bài này để thấy rằng: Cái sự mà chúng ta muốn được làm giàu, được có tiền nhiều là do có sự bố thí, có cái sự san sẻ, có cái sự giúp cho những người bất hạnh ở trong xã hội của chúng ta.

(01:09:02) Do vì vậy mà con đường này, cái hành động này sẽ đưa đến cảnh nghèo khổ của con người.

Và cái hành động ngược lại: Bố thí, san sẻ, cúng dường, hành động đó sẽ đưa chúng ta đến có tài sản lớn, giàu sang, tiền của đầy đủ, không bao giờ thiếu ăn, thiếu mặc.

Đó thì, so sánh được như vậy thì chúng ta trong cảnh nghèo chúng ta vẫn bố thí.

Cho nên, xưa có một bà già đi ăn xin, bả rất nghèo. Trong bữa hôm đó, bà đi xin mà không được gì hết. Nhưng ông Ca Diếp ổng thấy cái bà già này, cần phải độ bà. Mà bây giờ bà nghèo quá, không bao giờ bà biết bố thí cho ai hết! Bà đi xin còn không có đủ ăn mà, làm sao bà bố thí được?

Cho nên, ông Ca Diếp ổng mới nghĩ, tìm mọi cách để làm sao cứu bà này thoát ra khỏi cái cảnh nghèo đói. Cho nên ổng đến xin bà:

"Bà hãy bố thí cho tôi thì bà sẽ được giàu sang, bà sẽ được sung sướng, bà sẽ được đầy đủ hơn. Bà hãy bố thí đi! Bà có cái gì bà bố thí đi!"

Bà nói:

"Tui xin hồi sáng tới giờ không có một đồng xu đồng điếu nào hết, làm gì mà tui bố thí được ông? Tui còn đói gần chết mà, làm sao tui cho ông được!"

Thì ông Ca Diếp ông nài nỉ:

"Bà hãy bố thí đi! Bà hãy bố thí cái gì mà bà có trong người của bà, cái gì mà bà có ở trong lòng của bà, bà hãy bố thí đi!"

Bà nghe cái ông thầy này ổng nài nỉ bà bố thí bằng cách rất là tha thiết, cho nên bà mới quỳ xuống bà nói, bây giờ bà có tấm lòng của bà bố thí cho ông mà thôi! Bà dâng hai bàn tay lên đối với ông Ca Diếp.

Thì ông Ca Diếp ổng nhận cái sự bố thí của bà với cái tấm lòng thành của bà chứ chẳng có đồng xu đồng điếu nào hết, hoàn toàn chẳng có vật gì hết! Nhưng đêm hôm đó thì bà chết, bà được sanh lên cõi trời. Bây giờ bà đã hưởng đầy đủ cái ăn, cái mặc, gì cũng được đầy đủ.

Đó thì chúng ta thấy, chỉ có một cái lòng bố thí có một chút như vậy mà đối với một bậc A La Hán thì ngay đó cái phước báu rất là lớn, rất là vĩ đại, được sanh lên cõi trời liền tức khắc!

Đó thì qua một cái chuyện bố thí này, chúng ta người cư sĩ cũng cần phải học. Học để làm gì? Để chúng ta biết bố thí, để chúng ta biết san sẻ trước những cái cảnh khổ.

Mình khổ còn có người khổ hơn. Mình còn có mái nhà, còn người ta ngủ ngoài hè phố, người ta còn ngủ dưới gầm cầu, mình còn sung sướng hơn! Do đó, mình hãy bố thí cho họ một nắm cơm, một đồng bạc, mặc dù mình đang trong cảnh rất là bí bách, nghèo khổ.

Mình hãy cúng dường cho những bậc chân tu, giới đức thanh tịnh, thiền định sâu mầu thì cái công đức thành tâm cúng dường đó nó sẽ đưa đến chúng ta có sự đầy đủ cơm ăn, áo mặc hơn.

Nhớ cái hạnh bố thí là cái điều rất tốt để giúp cho đời hiện tại cũng như mai sau chúng ta mãi mãi đầy đủ cơm ăn, áo mặc, không thiếu.

4.6- SỐNG TRONG CẢNH HẠ LIỆT DO NGHIỆP KIÊU CĂNG NGẠO MẠN

(1:12:02) Đến đây chúng ta sẽ học thêm một bài nữa:

Nếu một người đàn ông hay một người đàn bà, tánh tình ngạo nghễ, kiêu mạn, không tôn kính những bậc đáng tôn kính, không biết nhường chỗ ngồi, nhường lối đi cho những người già yếu, bệnh tật.

Đó, thì bắt đầu bây giờ chúng ta thấy cái tánh tình mà ngạo nghễ, kiêu mạn là tánh tình rất xấu. Nó sẽ đưa cái nhân quả nào đây? Nó sẽ đến cái chỗ nào đây? Đây, chúng ta sẽ thấy con đường này:

Do nghiệp ấy thành tựu…​

Tức là trở thành cái thói quen ngạo nghễ, kiêu mạn đó. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh về nơi ác thú, đọa xứ trong cảnh khổ đau. Sau khi lên làm người, sanh trong gia đình hạ liệt, ăn học không đến nơi, đến chốn, thường làm những việc lao công cực khổ, bị người khác sai khiến, sai bảo.

Đó là con đường đưa đến những gia đình hạ liệt, nghèo khổ.

Đó thì, nếu mà đời nay mà chúng ta ỷ mình có tiền có bạc, ỷ mình có thế lực này kia, mình ngạo nghễ; hay hoặc ỷ mình có học hành này kia, mình kiêu mạn, coi người ta không ra gì; ỷ mình tu hành tốt mà người khác tu không ra gì, mình có vẻ tự kiêu, tự đại của mình, ngạo nghễ của mình, thì cái hành động này, cái nhân quả này, cái nghiệp này nó sẽ đưa chúng ta đi vào con đường sanh ở trong những cái gia đình hạ liệt, làm chúng ta không đủ phương tiện để đi học.

Hạ liệt làm sao chúng ta có tiền? Mà gia đình hạ liệt làm sao có sự hiểu biết? Cho nên làm sao cho con mình đi học cho đầy đủ? Làm sao cho có đủ duyên mà để tu hành?

Cho nên tất cả những cái này là do cái tánh kiêu mạn, ngạo nghễ của chúng ta mà đưa chúng ta đi đến cái lối này, làm cho cái đời chúng ta kế tiếp nó sẽ là bước đường rất là đau khổ, không bằng ai hết trong xã hội này.

(1:14:04) Ngược lại thì quý thầy thấy rất rõ là nếu mà chúng ta diệt cái tánh kiêu mạn, ngạo nghễ; mặc dù chúng ta sống ở trong gia đình rất là giàu sang chúng ta không kiêu mạn ai hết, không khinh chê ai hết. Chúng ta học hành giỏi, chẳng kiêu mạn, chẳng ngạo nghễ hơn ai hết. Rồi chúng ta có làm những cái nghề nghiệp kinh tế dồi dào chúng ta cũng chẳng khinh chê ai hết.

Nghĩa là mình phải xét thấy qua những cái nhân ác, nhân thiện, qua những cái hành động bố thí của người ta, do đó mình luôn luôn lúc nào cũng khiêm hạ, từ tốn, không có kiêu mạn, không có ngã mạn trước mọi người, mọi hoàn cảnh.

Thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ sanh vào ở trong những gia đình cao quý, giàu có. Đó là con đường đưa đến gia đình - khi mà mở mắt chào đời thì chúng ta sanh ra ở trong một cái gia đình có học thức, có cao quý, có tiền bạc, có đầy đủ những quyền thế.

Đó là nội một cái tánh ngã mạn, kiêu căng của chúng ta. Mà hầu như là, Thầy thấy hầu hết là chúng ta sanh ra, mọi người đều có cái tánh ngã mạn, kiêu căng đó, hoặc là ngầm, hoặc là lộ ra cho mọi người thấy. Thì tất cả những cái này là những cái đưa đến cho cái con đường mà chúng ta hạ liệt hay cao quý là ở chỗ này.

Cho nên những cái lời dạy của Thầy ở đây là hầu như giúp cho quý cư sĩ phải thấy rõ được cái con đường tu tập của mình, để cho mình dứt bỏ cái tâm ngạo mạn, cái tâm ngạo nghễ, ngã mạn của mình đi, đừng có xem thường ai hết, bởi vì ai cũng là một con người.

Thậm chí như đối với một con vật mình cũng thấy nó bằng mình. Vì Phật đã nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh", tức là đều có sự bình đẳng với nhau đó.

Đó cho nên vì vậy mà chúng ta đối xử với mọi người, cũng như người nghèo, người khổ, người bệnh tật, tất cả mọi người, dù là họ xấu tốt gì tất cả đều là do nhân quả của họ, chúng ta hoàn toàn là không khinh chê. Mà khinh chê tức là có ngã của chúng ta. Mà có ngã chúng ta thì coi chừng cái kiêu căng, ngạo nghễ của chúng ta nó sẽ theo đó mà ra.

Cho nên từ đó chúng ta phải thấy cái nghiệp của chúng ta, cái nhân nào nó sẽ chiêu cảm cái nghiệp ấy mà nó đưa chúng ta đi đến cái khổ sở.

5- NHỮNG ĐIỀU CẦN TRAU DỒI VÀ TU TẬP

5.1- PHÒNG HỘ SÁU CĂN, GIỮ GÌN BA NƠI THÂN KHẨU Ý

(1:16:41) Sau khi quý thầy đã nhận thấy nghiệp dẫn đi trong luân hồi, trong cảnh giới khổ vui. Hạnh phúc hay bất hạnh, giàu sang tốt xấu đều do nghiệp dẫn đi.

Nghiệp là gì?

Nghiệp là những hành động thân, khẩu, ý của quý thầy tạo ra.

Đó, quý thầy thấy, cái nghiệp do từ đâu mà có? Nó đi từ cái miệng của mình, cái thân của mình, cái ý của mình mà nó ra. Mà nó tạo ra những cái mà Thầy đã nói ở trên, để tạo chúng ta ở chỗ hạnh phúc, an vui hay hoặc là chỗ đau khổ, hay hoặc là chỗ trường thọ, chỗ yểu tử.

Đó là những điều mà chúng ta đã thấy. Vì vậy mà chúng ta phải phòng hộ, giữ gìn mắt tai, mũi, miệng, thân, ý của mình rất là cẩn thận, kỹ lưỡng.

Cho nên, Phật dạy chúng ta gọi là Thánh phòng hộ. Nghĩa là chúng ta phải phòng hộ nó đúng mực của nó. Luôn luôn lúc nào cũng dè dặt cẩn thận giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, nhất là thân, khẩu, ý của chúng ta là ba nơi hành động của chúng ta để tạo thành nghiệp.

5.2- HỌC THẬP THIỆN VÀ SỐNG ĐÚNG THẬP THIỆN

(1:17:45) Ác đem đến cho quý vị khổ đau, do đó quý vị phải học Thập Thiện và sống đúng Thập Thiện.

Đó bây giờ người cư sĩ họ phải tu tập cái gì, họ phải học cái gì đây? Họ phải học Thập Thiện, tức là Mười Điều Lành. Họ phải sống đúng trong Mười Điều Lành.

Đó bắt đầu quý vị đã nghe cái nghiệp của quý vị rồi chứ gì? Những cái hành động mà tạo cho quý vị, đưa đến quý vị khổ đau thế này, thế khác mà kinh Phật đã dạy chúng ta như vậy, Thầy trích ra những cái này, Thầy giảng thêm để cho quý vị thấy, hiểu rất rõ về cái nghiệp nó từ đâu mà có.

Và bây giờ chúng ta đại khái, nó rất nhiều, chớ nó không phải có những cái phần này không đâu. Bởi vì, nếu mà được Thầy giảng về nhân quả luân hồi, nói về nhân quả thì nó có những cái bài, cái hành động của quý vị làm cái gì thì nó sẽ có cái nghiệp đó đến với quý vị, có cái nhân quả của nó đến với quý vị.

Thì ở đây thuộc về, những cái bài này nói nghiệp chớ thực ra nó là nhân quả đó, cái nhân quý vị làm cái gì thì cái quả quý vị phải thọ lấy cái đó đó.

Như cái nhân của mình ngạo nghễ, kiêu mạn thì mình sẽ sanh được vào trong cái quả của mình là phải sanh vào cái nhà nghèo khổ, hạ liệt. Còn cái nhân của mình không kiêu mạn, không có ngạo nghễ, không khi dễ ai hết thì cái nhân đó mình sẽ sanh được vào ở trong cái nhà quyền quý, cao quý.

Đó thì quý thầy thấy, từ đó mà chúng ta suy ra, chúng ta thấy rõ ràng là nhân quả. Mà nhân quả thì đó là nó tạo thành cái thói quen, mà thói quen đó gọi là nghiệp.

Thì như vậy là, chúng ta biết được con đường như vậy thì chúng ta là những người cư sĩ, chúng ta phải tiến tới học Thập Thiện, rồi sống đúng Thập Thiện.

Thập Thiện tức là mười cái điều lành, mà mười cái điều lành này là của người cư sĩ. Mà Đức Phật nói mười cái điều lành này là để tạo cho chúng ta một cái hướng sanh về cõi trời. Thập Thiện tức là những cái vị trời đều là những người sống ở trong Thập Thiện hết cho nên mới được sanh về cái cõi đó, cho nên trời là phải sống Thập Thiện.

Vì vậy mà cái người cư sĩ chúng ta còn tại gia, chúng ta chưa phải xuất gia thì chúng ta phải tu, học và tập luyện sống cho đúng Thập Thiện.

5.3- TU TẬP TỨ CHÁNH CẦN

(1:19:26) Kế đến quý vị phải tu Tứ Chánh Cần.

Nếu mà muốn thực hiện Thập Thiện cho đạt được thì cái pháp Tứ Chánh Cần quý vị phải tu tập.

Đó, quý vị phải thấy được cái đường lối của đạo Phật. Nếu mà quý vị học hiểu được Thập Thiện mà quý vị không tu Tứ Chánh Cần thì quý vị chẳng hề mà thực hiện được Thập Thiện, tức là quý vị không sống được Thập Thiện.

Và quý vị phải giữ gìn Ngũ Giới.

Lúc bấy giờ quý vị phải được người ta trao cho quý vị những cái giới để cho quý vị nghiêm chỉnh, thì cái hạnh phúc của gia đình của quý vị sẽ mãi mãi suốt đời không còn khổ đau, không còn phiền não nữa, chấm dứt.

Nghĩa là vợ nói, chồng nghe, chồng nói, vợ nghe, không bao giờ mà có một cái sự cãi rầy rà ở trong gia đình, con cái rất là hiếu thảo.

Nói đến đây thì quý vị thấy rất rõ, khi mà quý vị học Thập Thiện và sống được Thập Thiện thì quý vị phải tu tập Tứ Chánh Cần. Mà phải tu tập Tứ Chánh Cần thì trong Tứ Chánh Cần quý vị thấy rằng, cái giai đoạn mà trong Tứ Chánh Cần thì Đức Phật dạy: "Dứt bỏ những gì phải dứt bỏ" - thì cái giai đoạn thứ ba là cái giai đoạn rất cần thiết cho cái người cư sĩ. Nghĩa là mình cần phải dứt bỏ thôi.

Thì Tứ Chánh Cần như thế nào?

Thầy giảng sơ, sau này Thầy sẽ giảng Thập Thiện nè, Thầy sẽ giảng Tứ Chánh Cần để cho biết cách thức tu. Bởi vì đây là một cái giai đoạn thứ nhất của người cư sĩ phải tu, mà nếu không biết pháp tu làm sao tu cho được?

Cho nên, muốn tu Tứ Chánh Cần thì trong cái bài kinh Phật dạy nó rất đơn giản, nhưng mà giải ra thì nó không phải là đơn giản như quý vị hiểu đâu.

Nghĩa là Tứ Chánh Cần Phật nói: Các pháp ác chưa sanh thì chúng ta không cho sanh, mà đã sanh thì cần phải đoạn dứt, từ bỏ liền, không có cho nó tăng trưởng. Các pháp thiện chưa sanh thì chúng ta cho nó sanh, khởi lên cho nó sanh, mà nó đã sanh thì chúng ta tăng trưởng. Đó gọi là Tứ Chánh Cần, đơn giản thì chúng ta hiểu như vậy.

Nhưng mà sau này thì Thầy sẽ giảng cho cách thức chúng ta tu tập Tứ Chánh Cần. Bởi vì nói về thiền định thì Tứ Chánh Cần nó gọi cái tên của nó là Định Tư Cụ, là cái dụng cụ để tu thiền định sau này.

Cho nên ngay từ cái người cư sĩ mà chúng ta tu tập Tứ Chánh Cần này là chúng ta chuẩn bị cho con đường tu thiền định của mình sau này, chớ không phải gì khác hơn hết.

Mà chính tu Tứ Chánh Cần này nó sẽ giúp cho chúng ta sống một đời sống Thập Thiện, sống đời sống Mười Điều Lành. Mà đời sống Mười Điều Lành này làm cho gia đình của quý vị, làm cho cuộc sống của quý vị, bà con chòm xóm của quý vị, làng xã của quý vị, xã hội của quý vị rất là an vui và hạnh phúc.

5.4- CHUẨN BỊ KỸ CÀNG TRƯỚC KHI THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI

(1:22:10) Được học và hiểu Phật Pháp, đến đây, sau những ngày áp dụng những bài học này vào đời sống của quý vị, quý vị sẽ thấy được một kết quả an vui, hạnh phúc chân thật của đời sống con người, bấy giờ quý vị đến xin…​

Nghĩa là lúc bấy giờ đó, khi mà mình áp dụng được những cái điều này rồi thì mình mới đến xin thọ Tam Quy, Ngũ Giới.

…​ được một vị thầy đại diện cho ba ngôi Tam Bảo truyền Tam Quy, Ngũ Giới cho mình.

Còn nếu mình chưa được thì mình vô mình xin thọ Tam Quy, Ngũ Giới coi chừng mà mình phạm những cái lỗi rất lớn. Bởi vậy khi mà chuẩn bị cho một người cư sĩ thì nó phải đâu ra đó hẳn hòi rồi mới thọ Tam Quy, Ngũ Giới.

Nhưng mà hiện bây giờ Thầy thấy, cái người cư sĩ muốn đến xin thọ Tam Quy, Ngũ Giới thì họ nghiên cứu kinh sách một cách rất là bừa bãi, hiểu và ham thích Phật Pháp rồi vô xin thọ Tam Quy, Ngũ Giới chứ chưa có thông hiểu cách thức tu tập như thế nào hết.

Cho nên mình chưa có giữ gìn được những cái hạnh, cái đức của mình cho nghiêm chỉnh như một người đệ tử, mình vô rồi bắt đầu từ đó mình mới tu tập sau. Nhiều khi mình tu tập cũng không có thành ra được cái vấn đề gì nữa hết.

Nghĩa là thọ Tam Quy là có Tam Quy vậy chớ còn thiệt ra chưa có hẳn là mình sống đúng như Phật - Pháp - Tăng được. Mình thọ Tam Quy tức là mình nương theo ba ngôi Tam Bảo, thế mà mình không có theo ba ngôi Tam Bảo mình sống. Ông Phật sống như thế nào? Mình có sống được chưa? Chưa! Vậy mà mình thọ Tam Quy là thọ làm sao?

Còn Ngũ Giới, thì có người khi mà thọ Ngũ Giới nói: "Con bị nghiền rượu, thôi con xin để cái này con tập tu lần lần lần lần, chớ bây giờ con không dám hứa rằng con sẽ giữ gìn cái giới uống rượu này được!"

Thầy thấy có nhiều người, khi mà hỏi họ coi cái giới thứ năm này có giữ được hay không, họ nói: "Cái giới này con giữ chưa được vì con còn ghiền rượu. Để chừng nào con bỏ rồi con mới giữ được. Thôi bây giờ cái giới này để con từ từ sau rồi con giữ!"

Mà bây giờ năm cái giới như vậy đó mà mình không chuẩn bị cho mình, mà mình đến đó mình còn hứa hẹn để cho mình tu từ từ, thì chắc chắn là cái người này không bao giờ từ từ được hết!

Và đồng thời họ cũng xem thường Tam Quy, Ngũ Giới của Phật - là một cái điều lành, là một cái pháp môn để đem lại cái đời sống cho người cư sĩ hạnh phúc và an vui trong cái gia đình của họ.

Những gì của Phật Pháp đều là đem lại cái sự giải thoát, đem lại cái sự an vui. Mà chúng ta đi đến với Phật Pháp, thọ Tam Quy, Ngũ Giới rồi, Thầy thấy gia đình mà gọi là Phật tử thọ Tam Quy, Ngũ Giới rồi, Thầy thấy lộn xộn chớ chưa hẳn đã là có cái trật tự, có cái hạnh phúc trong đó.

Cha vẫn rầy mắng con, không có tìm hiểu con mình như thế nào hết. Con thì cãi lẫy lại cha mẹ, muốn đi chơi là đi, muốn ngang dọc như thế nào cũng không có cần thiết cha mẹ. Vợ con cái thì ở nhà có những cái gì thì rầy rà, giận hờn, canh chẳng ngon mà cơm chẳng lành. Nó đủ thứ ở trong gia đình hết!

Thế mà người nào cũng đến Quy Y Tam Bảo, Ngũ Giới, người nào cũng có pháp danh này, pháp danh kia dẫy đầy. Thế mà cuối cùng thì (không có) cái giải thoát đem lại cái đời sống cho họ khi họ là cái người mà đã thọ Tam Quy, Ngũ Giới.

Cho nên Thầy thấy thiệt là quá đau khổ cho những người đệ tử của Phật trong một cái giai đoạn này.

(1:25:49) Nếu mà được học cái giáo án này mà chấp nhận cho một cái người cư sĩ vào đạo, chúng ta phải trang bị cho họ những cái pháp môn tu hành nào, những cái gì chúng ta phải dạy cho họ trước. Sau khi họ đã thấm nhuần được, chúng ta thấy: “À, bây giờ mới làm cái lễ cho họ thọ Tam Quy, Ngũ Giới.”

Thì chừng đó cái người cư sĩ đệ tử của Phật có phải là cái người đã đem lại cái hạnh phúc cho gia đình họ, đem lại cái sự không đau khổ cho mọi người trong gia đình họ? Còn bây giờ chúng ta không có trang bị cho họ những cái gì hết!

Theo cái giáo án này mà nếu mà trang bị cho họ đầy đủ thì khi họ Tam Quy, Ngũ Giới xong rồi, thì họ là một người cư sĩ đệ tử của Phật xứng đáng chưa? Rất xứng đáng.

Họ đem lại hạnh phúc gia đình của họ, họ đem lại sự an vui cho chòm xóm của họ. Không bao giờ họ còn say sưa, chửi mắng chòm xóm, không bao giờ mà họ còn giận dữ một con chó, con gà của chòm xóm qua nhà họ mà họ làm thế này, thế khác.

Đó là chúng ta phải trang bị những cái pháp môn, những cái sự thông hiểu, những cái hiểu biết để cho cái người cư sĩ họ sắp sửa là đệ tử của Phật khi mà thọ Tam Quy, Ngũ Giới là họ là người cư sĩ đệ tử của Phật rồi.

5.5- KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI

(1:26:54) Đạo Phật không chấp nhận những người cư sĩ chuyên tâm:

Đây, quý vị phải hiểu, khi mà mình thọ Tam Quy, Ngũ Giới rồi mà mình còn những cái điều này thì Đức Phật làm sao mà chấp nhận mình là đệ tử của Phật được?

1. Làm khổ người;

Hở ra một cái chuyện gì mình mạ nhục, mình đánh đập người ta, mình coi đầy tớ của mình không phải là con người nữa, lúc mình tức giận. Cho nên đó là cách thức mình làm khổ người.

2. Làm khổ mình;

Mỗi mỗi chút nào cũng rầu lo, cũng tức giận ở trong người của mình, thì như vậy mình có phải xứng đáng là người đệ tử của Phật không? Người đệ tử của Phật không bao giờ tức giận.

Luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy là cái sự phiền não tức giận của mình tức là mình tự làm khổ mình rồi. Mình hãy xả bỏ cái đó đi. Thì mình đã trang bị cho cái người cư sĩ, họ sắp sửa là trở thành người đệ tử của Phật chính thức, thì họ không bao giờ họ làm khổ họ, mà họ không bao giờ làm khổ người.

Thì như vậy chúng ta thấy, một cái người thầy mà đại diện cho Phật Pháp là một vị tăng, là khi một cái người cư sĩ họ trở thành đệ tử của Phật là mình phải trang bị cho họ đầy đủ những cái pháp môn, những cái điều kiện để đến khi mà họ trở thành một cái người đệ tử của Phật thì họ thấy rõ ràng là đi vào đạo Phật có một sự giải thoát thật sự, có một đời sống rất là an vui, hạnh phúc, chớ không phải là như những cái gia đình mà chưa đến đạo Phật.

Còn bây giờ, chúng ta thấy bao nhiêu Phật tử đến với đạo Phật, là đệ tử cư sĩ của Phật không? Cúng dường thì có, nhưng mà cái hạnh phúc của họ có không? Họ cúng mãi cúng mãi, bao nhiêu chùa tháp xây dựng lên vĩ đại, mà cuối cùng cái gia đình họ, Thầy thấy hoàn toàn là tan nát, rầy rà chửi mắng đủ điều hết chớ chưa hẳn là hạnh phúc ở trong đó!

3. Làm khổ người, làm khổ mình.

Nghĩa là làm cho người ta khổ, làm cho mình khổ.

Thí dụ như bây giờ đứa con mình sai, thì mình không nên tức giận, la rầy, chửi mắng, đánh đập đứa con, mà phải nên ôn tồn, nhỏ nhẹ, khuyên bảo với những lời nói nghiêm trang cộng với gương mặt nghiêm nghị.

Mỗi lời nói của mình phải vạch ra cho nó thấy những hậu quả tai hại sẽ làm khổ bản thân chính nó, mà còn chính những điều này sẽ liên lụy làm khổ cha mẹ và anh em trong gia đình:

“Bắt đầu từ đây con phải chừa bỏ vì đó là một điều tai hại làm buồn khổ cho cả gia đình. Tuy bây giờ chưa có gì xảy ra, nhưng những hành động của con vui chơi với bạn bè vô ý thức, hậu quả sẽ xảy ra to lớn, khổ đau cho gia đình chúng ta!

Con hãy suy nghĩ kỹ lại đi, đừng bê tha với những người bạn bè hư thân, rượu chè, bài bạc, đua xe gắn máy, cùng những gái buôn hương, bán phấn mất nết, hư thân! Hãy tìm bạn tốt mà chơi con ạ! "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Con hãy nhớ lấy những câu tục ngữ này.

Còn nhỏ phải siêng năng học tập, sau này lớn lên mới trở thành người hữu dụng cho bản thân con và xã hội. Cha mẹ sẽ mất đi không thể sống mãi nuôi con. Con phải tự nuôi sống lấy, phải bảo bọc gia đình của con, chính bàn tay và khối óc của con!”

Những lời dạy này đã không làm khổ người mà còn có những lời khuyên răn, dạy bảo con đúng cách làm cha mẹ.

Bởi vậy không chấp nhận làm khổ người.

(1:30:18) Vừa rồi, Thầy dạy đến cái đoạn:

Đức Phật không chấp nhận những người cư sĩ chuyên tâm:

1. Làm khổ người;

2. Làm khổ mình;

3. Làm khổ người, làm khổ mình.

Và chấp nhận những cư sĩ không làm khổ mình, không làm khổ người. Những người cư sĩ này mới chính là đệ tử của Đức Phật, còn những hàng cư sĩ kia chưa phải là những người cư sĩ chân chính.

5.6- TRAU DỒI TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(01:30:55) Những hàng cư sĩ chân chính của đạo Phật cần phải được hằng ngày trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm:

1. Tâm Từ được trau dồi sẽ diệt sân hận;

2. Tâm Bi được trau dồi sẽ diệt tánh hung bạo;

3. Tâm Hỷ được trau dồi sẽ diệt lòng ganh tỵ;

4. Tâm Xả được trau dồi sẽ diệt hận thù.

Tứ Vô Lượng Tâm này, là cái người cư sĩ sau khi tu tập Thập Thiện là mười cái điều lành thì bước qua một cái giai đoạn thứ hai của nó: Trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm.

Vì Tứ Vô Lượng Tâm, tu tập nó là trau dồi cái tâm của mình: Tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả để đối trị với tâm sân, tánh hung bạo, lòng ganh tỵ, lòng hận thù. Đó là những điều mà người cư sĩ cần phải trau dồi, tu tập nó.

5.7- ƯỚC NGUYỆN TRỌN ĐỜI SỐNG THANH TỊNH

(01:32:05) Người cư sĩ theo đạo Phật phải ước nguyện trọn đời sống:

1. Thân hành thanh tịnh;

Nghĩa là người cư sĩ mà đã quyết tâm theo đạo Phật tu hành thì: Thứ nhất, mình phải làm sao cho thân của mình phải được thanh tịnh, mình phải hiểu như thế nào gọi là "thân thanh tịnh". Thứ hai mình phải hiểu:

2. Khẩu hành thanh tịnh;

Tức là mình phải hiểu làm sao cho lời nói, cho miệng của mình luôn luôn trong sạch, thanh tịnh.

3. Ý hành thanh tịnh;

##Nghĩa là làm sao cho tư tưởng, suy tư của mình đều được thanh tịnh.

4. Sinh sống thanh tịnh.

Tức là cách thức làm ra tiền, ra của, ra vật dụng bằng cách trong sạch, không có gian ác ở trong đó, không có xảo quyệt trong đó.

Đó là bốn cái cách mà cái người cư sĩ phải nguyện trọn đời của mình phải thực hiện bốn cái cách này thì mới làm cho thân tâm của mình được thanh tịnh và đời sống mới được giải thoát, an vui.

Nếu người cư sĩ sống được như vậy, từ đó mới chứng được Tri Kiến Bồ Đề.

Nghĩa là cái người cư sĩ mà sống được bốn cái sự thanh tịnh này, thì cũng từ trong bốn cái sự thanh tịnh này, cái người cư sĩ đó sẽ phát triển những cái tri kiến giải thoát chính của họ.

5.8- TU TẬP TỨ CHÁNH CẦN ĐỂ DỨT BỎ ĐIỀU ÁC

(01:33:44) Người cư sĩ đến đây còn phải tiếp tục tu tập Tứ Chánh Cần để dứt bỏ toàn bộ những điều ác, lìa xa những điều ác, từ giã, từ khước những điều ác.

Nhờ Tứ Chánh Cần mà người cư sĩ xa lìa tất cả những điều ác trong tâm, cũng như trong việc làm của mình.

5.9- PHÁP MÔN THIỀN ĐỊNH TU TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(01:34:10) Kế đến phải tu tập thiền định.

Thiền định của người tu (cư) sĩ như thế nào? Người tu (cư) sĩ phải tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. Người tu (cư) sĩ phải tu một loại định nào nữa? Phải tu Vô Lậu Định.

Đó là hai cái định mà trong đời sống hằng ngày của người tu (cư) sĩ cần phải siêng năng, chuyên cần, nhiệt tâm tu tập hai loại định này để đem lại một đời sống an vui và hạnh phúc, rất là hòa thuận trong gia đình cũng như mọi người xung quanh trong xã hội./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy