GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 02 - TỔNG QUAN VỀ GIỚI LUẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
Thời lượng: [01:24:51]
(00:00) Bây giờ Thầy sẽ tiếp tục qua cái giáo án vừa rồi, để chúng ta học cái giáo án này trong cái mùa hạ này cho nó hoàn tất cái giáo án của đạo Phật đã dạy các vị Tỳ Kheo ngày xưa, cũng như bây giờ thì Thầy theo cái giáo án này mà dạy quý thầy tu tập trong hiện tại.
Trong cái giáo án Thầy có nói rõ ràng là hai cái đời sống rất là cụ thể.
Vì cái đời sống của thế gian thì nó theo cái dục lạc của thế gian, cho nên chúng ta thương, ghét, giận, hờn, phiền não, nhiều thứ đau khổ.
Và cái đời sống mà của người xuất thế gian thì nó không còn có những cái tâm lăng xăng đó nữa, và nó không còn có cái tâm ham muốn nữa, cho nên nó phóng khoáng như hư không, nó trắng bạch như vỏ ốc, nó làm cho cái người tu sĩ thanh thản hàng ngày, không còn vướng bận một cái gì trong tâm hồn.
Do cái sự so sánh này mà quý vị đã chọn lấy con đường tu theo đạo Phật. Mà đã chọn lấy nó rồi thì quý thầy sẽ học tập cái gì trước tiên?
Như ở trong cái giáo án tóm lược này:
Khi đã quyết tâm cắt ái, xuất gia như vậy, quý vị phải siêng năng học tập giới luật, không có giới nào mà quý vị không thuộc. Quý vị phải thường hằng, cố gắng sống đúng giới luật, không cho phạm phải một lỗi nhỏ; sống đúng nếp sống oai nghi tế hạnh của người tu sĩ đạo Phật.
Vậy muốn sống đúng giới luật không phạm phải lỗi nhỏ mà quý thầy không học giới luật thì làm sao quý thầy biết cái lỗi nào mà là cái lỗi nhỏ, lỗi lớn nào ở trong giới luật?
Cho nên đến cái giai đoạn này, Thầy phải giảng cho quý thầy rõ biết cái giới luật, hiểu biết hai trăm năm chục giới luật của người tu sĩ, của người Tỳ Kheo.
(02:13) Nhưng quý vị có những người xuất gia mà cũng có người tại gia, cho nên không phải quý vị học giới luật ở đây để rồi quý vị đi ra chê cười những người xuất gia.
Khi quý vị đã hiểu biết giới luật là để cho quý vị tu tập chớ không để cho quý vị ra biếm nhẽ người khác, vì Phật giáo không dạy cái điều biếm nhẽ người ta.
Người ta có phước duyên thì người ta tu đúng giới luật, thì người ta được giải thoát. Người ta chưa đủ phước duyên, người ta tu từng chút, từng chút, thì cái sự lỗi lầm của người ta để lần lượt người ta sẽ sửa. Chớ không phải để cho quý vị học giới luật mà quý vị chê cười người ta, quý vị khinh bỉ người ta.
Còn mình là cư sĩ mà mình đã thông giới luật, không phải là cái thông giới luật đó để cho mình đem ra mình coi rẻ quý thầy, mà mình thông giới luật là để cho mình tu tập, giữ gìn Phạm hạnh, tâm hồn thanh tịnh của mình để mình đi đến chỗ giải thoát hoàn toàn.
Cho nên một người tu theo đạo Phật là một người không khinh chê ai, không khen pháp này, không chê pháp kia, chớ không phải chúng ta đứng ở góc độ tu này chê pháp người khác.
Cho nên đạo Phật không bài bác, không lý luận, không hý luận, chỗ vui đùa bằng cách thích thú của một tâm hồn thế gian, khen và chê. Vì vậy hôm nay, Thầy giảng giới luật cho quý vị hiểu biết để quý vị tu chớ không phải để cho quý vị chê cười người khác.
Vì người khác người ta phạm giới, người ta lỗi thì đó là cái nhân quả để cho người ta gặt hái, người ta chịu cái quả đó, chớ không phải chỗ để quý vị cười chê người ta. Nếu quý vị cười chê người ta thì quý vị phải gặt hái cái quả cười chê đó, dù quý vị là người giữ giới thanh tịnh.
Cho nên trong giới luật rất là cấm kỵ cho những người mà khen chê, lấy sự hiểu biết của mình chê người khác, lấy pháp tu của mình bài bác pháp của người khác, là sai, không đúng Phạm hạnh của người tu theo đạo Phật.
Người tu theo đạo Phật thì không bao giờ có sự khinh chê ai cả: Nghèo chúng ta không khinh, giàu chúng ta không nịnh bợ, người học dở chúng ta không khinh, người học hay chúng ta không khen. Do chỗ tu hành giải thoát chớ không phải chỗ khen chê đó.
(04:52) Cho nên từ đây về sau, quý thầy đã học được giới luật ở đây giảng dạy, và quý thầy đã cố giữ gìn được thì quý thầy hãy thương xót những người, người ta chưa làm đúng chớ không được khinh chê bài bác họ, không được ở đây đi ra chỗ khác mà chỉ trích họ bằng cách này, bằng cách khác.
Nếu ai làm trái lời dạy của Thầy ở đây thì sẽ đọa địa ngục, vì làm cho Phật Pháp chia rẽ, vì làm cho Phật Pháp suy đồi thêm, không ích lợi cho quý vị mà làm sự đau lòng, rạn nứt trong một đại gia đình tôn giáo Phật giáo.
Quý vị nhớ kỹ những lời này, quý vị phải gắng ghi ở trong lòng của quý vị, không được đem giới luật hiểu biết mà quý vị chê cười người khác.
Thầy nhắc lại một lần nữa để quý vị nhớ kỹ: Khi học giới luật không được khinh chê người phạm giới, lần lượt mình hãy giữ mình cho đúng giới luật của Phật, những người phạm giới người ta sẽ theo đó mà người ta sửa mình chớ không được chỉ trích họ.
Thầy tin rằng, khi những lời Thầy dặn bảo và khuyên lơn quý thầy, quý vị thì quý vị hãy cố gắng mà nghe những lời Thầy dạy để trong một cái đại gia đình Phật giáo không có sự rạn nứt mà có một tình thương nhau “chị ngã em nâng”. Chớ không thể nào chúng ta thấy những người khác phạm giới mà chúng ta coi thường họ.
Người tu sĩ Phật giáo biết thương yêu chớ không biết thù hận. Người tu sĩ Phật giáo biết giúp đỡ, không biết từ bỏ những sự giúp đỡ của những người phạm phải những lỗi lầm. Người tu sĩ Phật giáo biết tha thứ, không biết cố chấp, không có cố chấp.
Vì vậy, chúng ta tu hành thì phải giữ mình cho trọn vẹn những đức hạnh đó.
(06:56) Đến đây, Thầy nhắc lại cái phần chọn lựa hai con đường tu tập, để quý thầy thấy sự chọn lựa như thế nào cho đúng để mà chúng ta bước vào con đường tu hành của đạo Phật.
Trên giai đoạn tu tập thứ hai này, quý vị cần phải tư duy nhiều hơn để thấy rõ mặt thực của đời sống:
1. Ai mang cái thân này lại tự cho là không bệnh, không khổ dù chỉ trong một phút giây ngắn ngủi, người ấy quý vị phải xác định họ là người ngu.
Nghĩa là trong khi chúng ta mang cái thân này mà chúng ta cho rằng không bệnh khổ, không có giận hờn phiền não, không có đau khổ, thì chúng ta thấy đó là một cái người ngu chớ không phải là người thông minh.
Một người thông minh nào cũng nhận biết rằng: Ai mang cái thân này thì cũng phải có bệnh, có chết, có khổ, có già, có suy nhược, thì tất cả mọi thứ đó đều là cái khổ cho đời người. Vì vậy mà người thấy mang cái thân này không bệnh, không khổ là cái người không có trí tuệ, là người ngu.
2. Người có thân bệnh và tâm bệnh là người vô minh, điên loạn, lầm chấp Ngũ Uẩn là ngã.
Nghĩa là cái thân mà bệnh, cái tâm mà lo lắng thì cái người đó gọi là người vô minh.
Người có thân bệnh mà tâm thanh thản, không lo, không buồn, không rầu thì người đó là người không chấp ngã, không chấp Ngũ Uẩn là ngã.
Ngũ Uẩn là gì? Là Sắc, là Thọ, là Tưởng, là Hành, là Thức, đó gọi là Ngũ Uẩn.
Vì lầm chấp Ngũ Uẩn là ngã cho nên thân có bệnh thì tâm lo rầu; hoặc có đối tượng gì, có sự việc gì thì tâm giận, tâm hờn, tâm đau khổ, tâm phiền não.
3. Người có thân bệnh mà tâm không bệnh là người trí, sáng suốt, không chấp thân Ngũ Uẩn là ngã.
(08:54) Nghĩa là, cái người mà nhận biết cái thân Ngũ Uẩn này không phải là ngã của mình, thì do đó khi thân có bệnh họ vẫn thản nhiên, họ vẫn thanh thản mà không phải buồn rầu, lo lắng; thì đó là họ không chấp thân Ngũ Uẩn.
Chỉ vì ngu si, vô minh, không nhận thấy đúng lẽ thật, lầm chấp, cho Sắc là tự ngã…
Cái thứ nhất là mình lầm chấp cái thân của mình là cái Sắc đây, tức là cái thân Tứ Đại này, cho nó là cái ngã của mình.
Cái thứ hai, mình lầm chấp cho cái cảm giác đau đớn đó là cái tự ngã của mình.
Cái thứ ba mình lầm chấp là cái sự suy tư, tư niệm ở trong đầu của mình - tưởng cái này, nhớ cái kia, đó là mình cho cái đó là cái tự ngã của mình.
Rồi mình còn lầm chấp những cái hành động, mình cho đó, cái hành động đó là tự ngã của mình. Hoặc là mình lầm chấp cái Thức - là cái biết của mình - đó là tự ngã của mình:
… nên đời sống mới có sầu bi, khổ não và ưu phiền.
Vì mình lầm chấp cái thân Ngũ Uẩn này thì do đó mình mới có đau khổ, còn nếu mình không lầm chấp như vậy thì mình sẽ không đau khổ.
Do vì có cái thân này cho nên chúng ta lầm chấp cho nó là ngã, cho nên mọi thứ dục lạc trong thế gian này chúng ta đều phục vụ cho cái lầm chấp đó mà trở thành một cuộc sống đau khổ.
Bởi vậy Phật dạy: Có hai lộ trình mà quý vị phải chọn lấy một.
Nghĩa là hai lộ trình đây là hai cái cuộc sống của chúng ta: Một cái cuộc sống ở ngoài đời và một cuộc sống ở trong đạo. Đó là hai cái lộ trình mà Phật dạy chúng ta phải chọn lấy một lộ trình.
1. Có một lộ trình đưa đến thân kiến kiến lập, tập khởi: Đời sống thế gian.
Nghĩa là cái lộ trình mà hiện mọi người đang đi ở trong cái thế gian này đó, đang sống ở trong thế gian này, đó là cái lộ trình thân kiến. Thân kiến nghĩa là chấp cái thân của mình, chấp cái Sắc của mình, chấp cái Thọ cái Tưởng, cái Hành, Thức của mình đây là cái ngã của mình đó.
Đó là cái lộ trình thứ nhất mà tập khởi những cái sự đau khổ, huân lên những cái sự đau khổ cho suốt cả một cái đời người. Đó là lộ trình thứ nhất.
(11:58) Lộ trình thứ hai:
2. Có một lộ trình đưa đến thân kiến đoạn diệt : Đời sống xuất thế gian.
Vì cái lộ trình này đưa đến con người không có còn chấp cái thân nữa, không còn chấp tự ngã nữa, cho nên thân kiến đoạn diệt - cái sự hiểu biết về thân nó bị đoạn diệt hoàn toàn, nó không có một cái đối tượng, một cái vật mà chúng ta chấp nó là cái ngã của chúng ta. Cho nên cái lộ trình này gọi là lộ trình của đời sống xuất gia.
Cho nên hai lộ trình này chúng ta phải chọn lấy một lộ trình để mà chúng ta đi.
Lộ trình thứ nhất, quý vị thấy Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là thật có nên chấp nó làm tự ngã. Lộ trình này đưa đến sự hiểu biết dính mắc các pháp nên đau khổ dẫy đầy.
Nghĩa là cái lộ trình thứ nhất này, thấy các pháp thì quý vị chạy theo các pháp và dính mắc các pháp, không thể nào xa lìa được các pháp, do đó mà quý vị phải chịu những điều đau khổ suốt cuộc đời.
Lộ trình thứ hai, thấy biết Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức không phải là tự ngã, con đường này đưa đến thân kiến đoạn diệt, đưa đến sự chấm dứt đau khổ không còn nữa.
Đó là quý vị chọn lấy hai cái lộ trình: Cái lộ trình của đời sống thế gian và cái lộ trình của đời sống xuất thế gian, mà cái giáo án của Phật đã vạch cho chúng ta thấy để mà chúng ta suy ngẫm chọn lấy, so sánh mà chọn lấy hai cái lộ trình đó.
Cho nên hôm nay, Thầy bổ túc thêm về cái phần để thấy được hai cái lộ trình rõ ràng.
(13:34) Vậy thì bây giờ, quý vị đã chọn lấy cái lộ trình xuất gia tu theo đạo Phật để đến cái mục đích cuối cùng là sự giải thoát khỏi, chấm dứt luân hồi, sanh tử và đau khổ.
Vậy thì muốn chọn lấy cái đường xuất gia thì quý vị phải học hai trăm năm chục giới chớ không phải Thập Giới Sa Di. Hai trăm năm chục giới sẽ giúp cho quý vị thấy được một cái nền tảng vững chắc, mỗi cái lỗi lầm của quý vị, quý vị sẽ thấy rõ mà quý vị sẽ tránh không có được lỗi lầm những cái lỗi nhỏ đó.
Trong giáo án của Đức Phật, giai đoạn thứ hai,…
Tức là lộ trình thứ hai đó.
… khi quý vị đã chấp nhận đời sống xuất gia tu hành thì quý vị phải học thuộc năm (hai) trăm năm chục giới Tỳ Kheo; còn bên nữ, quý vị phải học thuộc ba trăm bốn mươi tám giới.
Khi quý vị tiếp nhận một đời sống tu sĩ thì đương nhiên quý vị phải được từ giới luật sinh ra: Giới Thân Huệ Mạng, ấy vậy mà không mấy ai lấy làm quan trọng sự được sinh ra ấy.
Nghĩa là, trong cái chỗ này, quý vị khi tiếp nhận qua một cái đời sống xuất gia thì quý vị phải thấy rằng: Cái thân mạng của quý vị do từ giới sanh ra chớ không phải do cha mẹ sanh ra nữa, không phải do cái tâm ham muốn sanh ra nữa, mà phải do từ giới luật sanh ra mình.
Cho nên giới luật rất là quan trọng, đương nhiên coi quý vị bước chân vào đạo, quý vị xuất gia thì quý vị được xem mình là phải do từ giới luật sanh ra; từ giới luật sanh ra quý vị chớ không phải do cha mẹ sanh ra quý vị nữa.
Mặc dù thân xác của quý vị hiện có là cái thân Ngũ Uẩn này được cha mẹ sinh ra, nhưng tâm hồn của quý vị bắt đầu không phải còn ở trong trạng thái của cái thân Ngũ Uẩn, trong cái cuộc sống thế gian nữa.
Tâm hồn của quý vị phải được giới sanh ra làm cho quý vị sống trong giới luật của đạo Phật, của Đức Phật.
(16:23) Giới luật của Phật chia ra làm tám loại từ nặng tới nhẹ:
Bây giờ quý vị đã hiểu được rằng, quý vị đi vào con đường xuất gia là từ giới luật sanh ra quý vị. Vậy thì giới luật là cha mẹ của quý vị, vậy quý vị phải hiểu nó như thế nào?
Cho nên ở đây Phật chia ra làm tám loại từ nặng tới nhẹ.
Cho nên chúng ta phải hiểu biết cha mẹ sanh mình ra trong giới luật này thì phải biết nó có tám loại, chớ không thể thiếu sự hiểu biết này được.
1. Ba La Di: có 4 giới;
2. Tăng Tàn: có 13 giới;
3. Bất Định: có 2 giới;
4. Xả Đoạ: có 30 giới;
5. Đơn Đọa: có 90 giới;
6. Hướng Bỉ Hối: có 4 giới;
7. Chúng Học: có 100 giới;
8. Diệt Trách: có 7 giới.
Nghĩa của mỗi giới:
Ở đây, Thầy sẽ giải thích cho quý thầy hiểu những cái danh từ mà người ta dịch âm ra bằng tiếng Phạn như "Ba La Di" thì Thầy sẽ giải nghĩa để quý vị hiểu một cái danh từ đó nó có những nghĩa gì qua tiếng Việt của chúng ta.
Ba La Di có sáu nghĩa:
1. Bị đuổi ra khỏi chúng;
2. Tha thắng;
Là bị cảnh lôi cuốn.
3. Vô dư;
Không còn phương pháp nào cứu chữa được.
4. Cực ác;
Rất là xấu, tội rất nặng.
5. Đoạn đầu;
Là đứt đầu.
6. Đọa thú xứ;
Đọa vào ba đường ác.
(18:26) Nghĩa là cái giới Ba La Di ai mà phạm vào thì đọa vào địa ngục, coi đương nhiên đối với đạo Phật là sự tu tập đã chấm dứt - đứt đầu. Mà cái tội Ba La Di là cái tội rất nặng, rất xấu; cái tội đó không có phương pháp nào cứu chữa, không có sám hối hay hoặc là làm cái gì cứu chữa được hết!
Cái người mà phạm tội Ba La Di này là bị cảnh trần lôi cuốn, không còn có thể trở lại được, cũng như bị dòng nước xói cuốn chúng ta trôi đi mà không cách nào cứu chữa được.
Và cái tội Ba La Di này là tội bị đuổi ra khỏi chúng, không còn sống ở trong đại chúng được nữa. Đó là cái giới bị đuổi, không có thể nào còn chấp (nhận) ở trong chúng tu tập được nữa.
Tăng Tàn: Là giới biệt trụ.
Nghĩa là người mà phạm cái giới Tăng Tàn này, khi phạm giới thì người ta bắt người đó cấm phòng, không có cho ra; hoặc là biệt trú - cho người đó vào một cái trụ xứ nào mà không có được sống ở trong chúng, mất quyền của một vị tăng.
Nghĩa là cái người đó không còn làm cái quyền gì ở trong tăng hết, không có làm trụ trì, không có đi thuyết giảng, không có làm mọi việc gì hết. Thì cái giới Tăng Tàn mà một vị tu sĩ phạm phải thì bị phạt như vậy đó!
Giới Bất Định: Còn có cái tên gọi là Thâu Lan Giá.
Tức là dịch âm của tiếng Phạn ra.
Cái giới Bất Định này nó không phạm vào cái giới Ba La Di mà cũng chưa phạm vào cái giới Tăng Tàn, cho nên nó gọi là Bất Định.
Vì vậy mà khi xét cái giới này để xử phạt cái người mà phạm giới này, thì xét cho rõ: Nếu nó phạm vào Ba La Di thì phạt theo cái giới luật Ba La Di, mà nó phạm vào cái giới Tăng Tàn thì phạt nó vào cái giới Tăng Tàn.
Cho nên giới Bất Định này thì nó xử phạt theo hai giới kia, nếu mà nó đã nặng ở bên nào thì chúng ta sẽ xử phạt theo bên nấy.
Xả Đọa: Giới Xả Đọa còn có cái tên là Ni Tát Kỳ hoặc là Ba Dật Đề.
Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề - nó có cái tên tiếng Phạn, dịch nghĩa nó ra là Xả Đọa.
Nghĩa là cái tội này thì chỉ xin sám hối và xả bỏ những cái vật sở hữu mà mình cất giữ không đúng, gọi là Xả Đọa. Sám hối rồi giao những cái vật dụng mà mình nhận, mình cất giữ không đúng cách của một tu sĩ thì giao trả lại cho Tăng đoàn, cho Giáo hội, thì người này chỉ sám hối là xong chớ không có gì hết.
Đơn Đọa: Là Ba Dật Đề.
(21:20) Cái tên dịch âm của tiếng Phạn là Ba Dật Đề, dịch nghĩa của nó ra là Đơn Đọa.
Cái người mà phạm phải cái giới này thì phát lồ sám hối rồi ăn năn chừa bỏ không có phạm nữa, đương nhiên là sám hối thì sẽ hết.
Giới Hướng Bỉ Hối: Còn có cái tên là Ba La Đề Xá Ni.
Tức là dịch âm tiếng Phạn ra.
Cái giới này khi mà phạm phải thì mình phát lồ nói rõ những sự lỗi lầm đã phạm rồi xin sám hối, cố chừa bỏ không có phạm phải nữa, thì cái giới này được thanh tịnh trở lại.
Pháp Chúng Học: Còn có cái tên gọi là Đột Kiết La hay là Thức Xoa Ca La Ni.
Đó là những cái tên mà dịch âm trong tiếng Phạn.
Đây là những lỗi nhẹ nhưng rất khó giữ gìn. Khi đã phạm phải phải đối thú, sám hối.
Nghĩa là những cái lỗi này chúng ta phải học nhưng mà những cái lỗi rất nhẹ, cho nên chúng ta vô tình mà chúng ta phạm phải một trăm giới này. Tức là một trăm giới chúng học này rất là dễ phạm phải. Vì vậy mà khi phạm thì chúng ta hãy đến xin sám hối, phát lồ rồi xin sám hối những cái lỗi lầm đó để mà cố gắng khắc phục, đừng cho phạm phải nữa.
Giới Diệt Trách: Bảy cái giới này để biết cách phân xử, làm cho có những cái lợi ích của người phạm giới cũng như người không phạm giới, hoặc là phân xử để cho các tu sĩ không tranh luận với nhau, không cãi cọ với nhau, làm cho được hòa hợp.
Thì bảy cái giới này để giúp cho làm những pháp Yết Ma để giải quyết mọi điều, để làm cho Tăng đoàn hòa hợp chứ không có gì cả.
Đó là tóm lại tám cái loại giới mà chúng ta phải học.
Tóm lại, tám loại tội pháp kể trên gồm chung là hai trăm năm chục giới điều là những pháp môn căn bản của người tu sĩ để tịnh hóa thân tâm nơi mình, và giúp cho đời sống Tăng đoàn được hòa đồng, an lạc.
Quý vị thọ giới và chưa thọ giới cụ túc hãy lấy nó thận trọng trong việc tu tập, và thường xuyên lấy giới pháp kiểm tra ba nghiệp thân, khẩu, ý của mình.
Mỗi người trước hết phải tự mình thanh tịnh trong giới bổn thì Tăng đoàn tự nhiên được tôn kính, an hòa và vui sống một cuộc đời cao thượng, có như vậy Phật Pháp mới được trường tồn vĩnh cửu.
(24:11) Thầy xin thuật một cái câu chuyện ở trong luật Mục Đắc Ca dạy, để chúng ta biết, để mà sau này chúng ta đứng ở trong cái giới luật mà chúng ta biết phân, phạt cho nó đúng cách.
Chứ nếu mà Thầy không đem cái ví dụ này thì chúng ta sau này là một vị tu sĩ hướng dẫn một Tăng đoàn mà chúng ta không có biết cách để mà phân xử thì khó mà giúp cho cái Tăng đoàn đó tiến tu và sống hòa hợp nhau được.
Đây là câu chuyện để chúng ta thấy được cái sự phân xử cho nghiêm minh trong giới luật của Phật:
Có hai vị Tỳ Kheo, họ luôn luôn chê bai lẫn nhau.
Đây là đem một cái ví dụ, cái tội của hai người này là họ luôn luôn họ hay kích bác nhau, người này chê người kia cái này, người kia chê người nọ cái khác.
Trong hai ông, ta nên tin người nào mà xử họ rằng đúng?
Thì trong hai ông này, ta tin cái ông nào trì giới. Cái ông mà trì giới đó, thấy cái ông đó giữ gìn giới hạnh hơn cái ông kia thì ta nên tin cái ông đó mà khuyên cái ông nọ không nên tranh luận, không nên cãi cọ đối với cái người người ta có trì giới.
Đó là cách thức mình khuyên làm cho người ta hòa với nhau. Nhưng mình khuyên như thế nào đúng?
Vì xét hai người, cái người trì giới thì nó phải hơn cái người mà không trì giới, cho nên mình nên khuyên cái người không trì giới đó hãy nên nhịn, hay hoặc là nhẫn, hay hoặc là đối xử với cái người trì giới là mình hãy theo gương cái người trì giới mà mình tu học chớ không được chê bai ông ta.
Nếu cả hai đều trì giới thì mình tin ông nào?
Nếu hai người, người nào cũng trì giới, giữ gìn giới nghiêm túc không có vi phạm, thì bây giờ mình tin ông nào đây?
Thì mình chọn lấy cái ông đa văn, cái ông thông suốt giáo lý, hiểu biết nhanh nhẹn hơn, còn cái ông thiếu đa văn thì chúng ta khuyên ông ta nên nhân nhượng ông đa văn, và noi theo gương của ông đa văn mà tu tập.
(27:06) Nếu hai ông đều đa văn hết thì chúng ta biết ông nào mà xử lý đây?
Thì chúng ta hãy tìm cái ông nào mà thiểu dục, ít muốn, cái ông mà không ham muốn, tức là cái đời sống ông ta rất là giản dị, không có đồ đạc nhiều. Còn cái ông khác thì có nhiều hơn, dù là một cái y thôi thì chúng ta cũng vẫn thấy cái ông mà ít hơn một cái y, thì cái ông đó là thiểu dục hơn ông kia, thì chúng ta sẽ khuyên ông nọ nên nhẫn, và nên nương vào cái ông thiểu dục hơn mình, lấy cái chỗ thiểu dục của ông ta để cho mình làm gương mà mình tu tập.
Nếu hai ông đều thiểu dục thì chúng ta phân xử làm sao?
Thì bây giờ chúng ta sẽ phân xử cái ông nào mà cực thiểu dục! Hai ông đều thiểu dục nhưng mà cái ông thiểu dục hơn nữa, thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ chọn lấy cái ông cực thiểu dục mà làm cái gương cho cái ông thiểu dục kia để mà theo đó hòa hợp nhau mà tu tập.
Nếu hai ông đều cực thiểu dục?
Nếu hai ông đều là ông nào cũng cực thiểu dục hết thì chúng ta phân xử sao?
Điều đó không bao giờ có!
Nghĩa là cuối cùng thì chúng ta sẽ xét thấy rằng, không thể nào có hai ông cực thiểu dục một lượt được! Cho nên chúng ta có cái chỗ để mà chúng ta phân xử cho họ hòa hợp nhau trong cái đời sống giới luật của Phật.
Đến đây thì cái câu chuyện chấm dứt để quý vị biết rằng, cái lỗi, tuần tự từng những cái phạm lỗi đó mà chúng ta gia giảm nặng nhẹ của họ để mà chúng ta phân xử cho đúng, không khéo thì nó có sự oan ức ở trong đó, không khéo thì nó có cái sự khổ tâm cho những người mà không phạm phải lỗi.
(29:01) Đó là hôm nay, đến đây thì quý vị đã thấy được cái giai đoạn đầu của cái giáo án Đức Phật là chúng ta phải hiểu biết những cái giới như vậy. Nhưng rồi quý vị sẽ học giới từng giới một chớ đâu phải nói như vậy rồi không biết cái giới nào hết!
Đây là giáo đầu, bắt đầu của cái sự hiểu biết về giới, để rồi chúng ta mới đi sâu vào giới.
Xưa Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm, hơn ba trăm hội, không lường diệu nghĩa nhưng không ngoài Giới, Định, Huệ. Vì có giữ giới tâm mới định, tâm có định mới phát sanh trí huệ.
Như thế, giới là căn bản thành Phật, tác Tổ.
Nghĩa là cái giới nó căn bản làm cho chúng ta thành được Phật và làm được Tổ sau này.
Giới có công năng như chiếc bè báu đưa người qua biển khổ.
Ở đây, người ta ví dụ giới luật như là chiếc bè mà đưa chúng ta qua biển khổ.
Nhưng theo Thầy thiết nghĩ, ở đây giới luật là cái hàng rào đầu tiên để ngăn, làm cho chúng ta không vượt qua cái hàng rào của giới này, cho nên chúng ta không có phạm phải những cái ác pháp. Đó là phải hiểu cái giai đoạn đầu.
Và giai đoạn kế, khi mà chúng ta đã đắc được giới, đã thành tựu được giới, đã chứng lý được giới thì đó là cái công năng nó như là chiếc bè báu đưa người qua biển khổ.
Giới là cửa ngõ vào Niết Bàn.
Tức là cái người nào muốn vào cái cảnh giới được giải thoát hoàn toàn thì phải đi ngang qua cái cửa ngõ giới. Mà cái người nào muốn vào được cảnh giới giải thoát hoàn toàn mà không có đi ngang qua cái cửa ngõ giới thì không bao giờ mà vào được cảnh giới Niết Bàn. Cho nên ở đây ví nó - giới là cửa ngõ vào Niết Bàn.
(31:04) Cho nên quý vị đến với đạo Phật là đi tìm cái sự giải thoát chớ không phải đi tìm danh, tìm lợi trong đó, mà tìm giải thoát tức là Niết Bàn. Mà muốn tìm giải thoát thì dù muốn, dù không, quý vị cũng phải đi vào cửa ngõ này.
Nếu quý vị không đi vào cửa ngõ này thì quý vị sẽ không đi vào Niết Bàn được. Dù là quý vị có lý luận, có những cái cao siêu hơn, cái lý luận siêu việt hơn, nhưng quý vị không đi vào cái cửa ngõ này thì chắc chắn là quý vị không được giải thoát, không có Niết Bàn trong tâm của quý vị được.
Vì giới là biệt giải thoát.
Nghĩa là riêng ta giữ một giới nào cũng đều được giải thoát cả.
Đó thì khi mà chúng ta đến với giới, dù chúng ta tu tập hay là lấy một cái giới đó mà chúng ta giữ gìn thân và tâm của mình không cho phạm cái giới đó, thì chúng ta cũng sẽ được giải thoát cả ngay liền chớ không phải đợi một thời gian nào cả.
Cho nên, giới đem lại cái sự giải thoát cho quý vị rất là cụ thể hơn tất cả.
Thí dụ như bây giờ quý vị giữ gìn cái giới sát sanh, quý vị không có giết hại chúng sanh, thì ngay đó quý vị thấy tâm hồn của mình không có một cái sự làm đau khổ người khác, cho nên quý vị không sợ sự đau khổ nơi chính bản thân của quý vị, đó là một cái sự giải thoát thật sự và cụ thể.
Giới luật còn là đạo pháp còn.
Giới luật mà còn hiện tiền thì đạo Phật sẽ còn. Mà giới luật mất, nghĩa là nhìn chung, tu sĩ mà phạm giới thì đương nhiên chúng ta xem như là đạo Phật mất. Chớ không phải thấy sắc áo của những tu sĩ còn mà cho rằng đạo Phật còn đâu, mà đạo Phật đã mất rồi!
Còn giới luật, mỗi vị tu sĩ đều giữ gìn giới luật nghiêm túc thì đạo Phật hưng thịnh và đạo Phật còn mãi với thế gian. Còn nếu tu sĩ mà chỉ còn một, hai người giữ gìn giới thì tức là đạo Phật còn duy trì chớ chưa có phát triển cao được.
(33:17) Ngày nào chư tăng còn Bố Tát - tụng giới là đạo pháp còn thịnh. Cho nên mỗi tháng hai kỳ Bố Tát là ngày rằm và ba mươi, nếu tháng thiếu thì hai mươi chín, để nhắc lại giới mình đã lãnh thọ.
Thường xuyên, trong cái hàng tu sĩ thì thường xuyên phải tụng giới, nhưng hầu hết là người ta tụng để mà tụng chớ người ta sống thì người ta không sống. Do tụng giới mà không sống thì không đúng. Mà tụng giới có nghĩa là nhắc nhở chúng ta mà thôi, chớ không phải tụng giới để có hình thức tụng.
Còn hầu hết bây giờ chúng ta nhìn lại: tụng giới thì có nhưng không có ai nghĩ đến chỗ phạm giới mà họ chỉ nghĩ đến đời sống thế gian, cho nên toàn bộ giới, tụng là có tụng chớ không thấy sống đúng giới luật của Phật.
Vì tụng giới là để kiểm điểm lại: nửa tháng vừa qua mình có phạm phải một điều nào hay không. Để làm gì? Để xin ăn năn sám hối cho thanh tịnh.
Lẽ ra thì chiều 14 và 29 phải sám hối trước một vị Tỳ Kheo thượng thủ - tức là một vị Tỳ Kheo thanh tịnh, đắc giới, thanh tịnh. Thì mỗi vị đều phải, ngày 14 và ngày 29, quý vị phải đến với một vị Tỳ Kheo giới luật đã thanh tịnh và đắc giới đó, mình phải xin phát lồ sám hối với vị đó trước, rồi sau đó thì tới ngày rằm, ngày 30 mới tụng giới thì mới đúng nghĩa.
Còn ngày rằm và ngày 30 mà tụng giới là để nhắc nhở mình mà thôi. Còn cái sám hối là vị nào thấy mình trong nửa tháng có bị lầm lỗi, phạm một cái lỗi nhỏ nào đó thì ngày 14 hoặc là ngày 29, chớ không phải là mình phạm lỗi rồi cái mình chạy lại mình xin sám hối liền đâu, mình để suốt ở trong cái thời gian phạm lỗi đó, mình ăn năn, mình suy tư, mình quán xét để cho mình cố gắng, mình khắc phục, mình không cho phạm phải cái lỗi đó nữa.
Và đến ngày 14, ngày 29 trong mỗi tháng đó thì mình sẽ đến cái vị giới luật thanh tịnh, mình mới quỳ xuống mình phát lồ. Phát lồ tức là mình khai ra những cái lỗi lầm của mình đó cho vị đó nghe. Rồi mình xin với vị đó, mình hứa khả là mình sẽ cố gắng khắc phục, không cho phạm phải cái lỗi đó nữa.
Thì cái vị Tỳ Kheo giới luật thanh tịnh này, vị hoan hỷ và chấp nhận cho mình được, và hứa khả cho mình được sám hối ăn năn cái lỗi đó, và vị khuyên mình những cái lời khuyên rất là, giúp cho mình càng ngày càng tiến tu hơn, càng giữ gìn giới luật nghiêm túc hơn.
(36:28) Những vị Tỳ Kheo giới luật thanh tịnh này họ có đầy đủ cái uy lực của họ trong giới luật, cho nên lời khuyên của họ làm chúng ta không bao giờ còn phạm phải cái lỗi nữa. Còn nếu mà không được những bậc Tỳ Kheo thanh tịnh giới như vậy thì chúng ta khó mà khắc phục được những cái lỗi nhỏ ở trong giới luật của Phật.
Ngày xưa người ta tụng giới bằng chữ Tàu, tức là tiếng Hán đó, vì lúc bấy giờ, tu sĩ của chúng ta thời trước thì họ giỏi tiếng Hán. Cho nên hiện giờ chúng ta đọc tụng bằng tiếng Hán thì tất cả tu sĩ chúng ta bây giờ không có hiểu.
Do vì vậy mà các bậc tiền bối của chúng ta, tức là các bậc Hòa Thượng của chúng ta cũng hiểu biết chỗ đó cho nên họ dịch ra chữ Việt để khi tụng chúng ta hiểu ngay liền cái nghĩa, mà không còn phải ngồi đó mà không hiểu. Thì tức là nghe tụng giới mà không hiểu thì chúng ta sẽ ngủ gục đi.
Khi mà ngồi nghe giới không có nghĩa là ngồi đó mà nhiếp tâm ở trong thiền định hoặc là nhiếp tâm ở trong câu niệm Phật, mà phải nghe, nghe và hiểu rất rõ những cái giới luật của Phật để xem coi mình có phạm cái tội nào ở trong những cái giới luật đó.
Chớ không phải ngồi, khi mà nghe người ta đọc giới mà mình ngồi đó mình nghe với cái cái tâm nhiếp không có cho nó ra khỏi cái hơi thở, cũng không cho cái tâm hiểu biết cái gì giới luật hết, luôn luôn hoặc là niệm Phật hay hoặc là lần chuỗi, thì cái điều đó là một cái điều sai, không đúng.
Vì trong cái giờ tụng giới để mà chúng ta nghe từng giới coi chúng ta có phạm phải cái lỗi nào, và đồng thời, càng nghe nhiều giới chúng ta mới thấm nhuần được cái giới luật của Phật.
(38:20) Vì sao Phật chế giới?
1. Vì các Thánh Tăng sợ về sau chư tăng sanh tội lỗi.
Nghĩa là trong cái thời của Đức Phật có cái một thời là tất cả chư tăng không có phạm giới. Sau này thì chư tăng phạm giới, do đó Phật mới chế giới. Mà nếu không có giới thì không có sự kìm thúc cho nên họ dễ bị phạm giới.
2. Vì các Tỳ Kheo bị phạm tội nên Phật tùy cơ mà chế giới.
Mỗi khi muốn kết một giới nào, trước hết Ngài quở trách người phạm giới rằng: "Việc ông làm là quấy, không phải oai nghi, không phải Sa Môn, không phải tịnh hạnh, không phải hạnh tùy thuận. Ông không nên làm như thế!
Từ nay về sau, các Tỳ Kheo kiết giới gồm đủ mười nghĩa như sau:
Nghĩa là cái sự kiết giới đó nó giúp cho cái Giáo đoàn như thế nào, thì có mười cái điều kiện của nó như thế này:
1- Chỉnh đốn chư tăng;
2- Khiến cho chư tăng hoan hỷ;
3- Khiến cho chư tăng an lạc;
4- Khiến cho người chưa tin sanh lòng tin ở giới;
5- Người đã tin khiến cho tăng trưởng lòng tin hơn lên;
6- Điều phục người khó điều phục;
Nghĩa là lấy giới mà điều phục người, tức là cái người mà hay phạm giới, tâm còn phóng dật, lăng xăng theo dục lạc thế gian, mà khi được kiết giới thì làm cho họ điều phục được họ, họ bỏ được những cái phóng dật, cái tâm phóng dật đó.
7- Người biết xấu hổ được an lạc;
Nghĩa là giúp cho cái người chưa có biết xấu hổ - tức là chưa biết tàm quý đó, chưa biết sợ hãi cái lỗi nhỏ đó, họ sẽ biết sợ hãi và biết xấu hổ, cho nên từ đó họ sẽ được an lạc.
8- Đoạn nghiệp hữu lậu đời hiện tại;
Nghĩa là cái người mà giữ gìn giới luật là họ đã đoạn dứt được cái nghiệp hữu lậu ngay trong cuộc sống của họ hiện tại. Nghĩa là cái người giữ gìn giới luật thì trong cái hiện tại họ không tạo ra cái lậu hoặc mới, cho nên họ sống được yên ổn, được thanh tịnh.
9- Đoạn nghiệp hữu lậu đời vị lai;
Nghĩa là cái người giữ gìn giới luật nghiêm túc, không bị vi phạm, thì cái lậu hoặc của đời vị lai - tức là đời kế tới - không còn có nữa, gọi là đoạn dứt cái nghiệp hữu lậu đó.
10- Khiến Chánh pháp được cửu trụ;
Nếu mười cái giai đoạn này mà cái người tu sĩ giữ gìn trọn vẹn giới luật của Phật thì Phật Pháp sẽ mãi mãi trường tồn, cửu trụ, không có bao giờ mất.
(41:46) Giới tướng của Tỳ Kheo có hai trăm năm chục điều, Tỳ Kheo Ni có ba trăm bốn mươi tám điều, bắt đầu từ vườn Lộc Uyển cho đến cuối cùng nơi Hạc Thọ, Phật đã từ kim khẩu…
Tức là miệng của Phật.
… nói ra trong trạng thái tịch tĩnh, thấy xa ba đời, cùng vô biên hữu tình xoay quanh ba cõi.
Với lòng từ bi vô lượng, Ngài đã xây dựng nền tảng giới pháp rất kiên cố.
Nghĩa là Ngài đặt ra hai trăm năm chục giới, ba trăm bốn mươi tám giới là một cái nền tảng giới luật rất là kiên cố cho tu sĩ của chúng ta đời sau.
Dù trải qua bao thời gian vô cùng, không gian vô tận, giới pháp này vẫn có giá trị tối thượng và dẫn đầu cho các hành giả tiến bước vững chắc trên giác lộ giải thoát.
Đó là các nhân duyên.
(42:50) Bây giờ cái phần kiết giới Ba La Di.
Quý vị nhớ ghi kỹ, đây là cái phần mà Đức Phật đã kiết cái giới bắt đầu, cái giới thứ nhất, quý vị nhớ cái giới thứ nhất:
Giới thứ nhất là giới hạnh bất tịnh.
Nghĩa là cái hành động làm cho không thanh tịnh. Vậy thì cái hành động không thanh tịnh này như thế nào? Đây, Phật sẽ giải thích cho chúng ta thấy, và cái trường hợp nó xảy ra như thế nào mà Đức Phật chế cái giới này:
Vì sao Phật kiết giới này?
Vì khi Phật thành đạo, giáo hóa trong mười hai năm đầu, chúng tăng đều thanh tịnh…
Nghĩa là mười hai năm đầu Đức Phật không có kiết giới là vì những người tu trong mười hai năm đầu đó là những người rất là thanh tịnh, họ không phạm những cái lỗi lầm; họ luôn luôn dùng Thánh phòng hộ sáu căn của họ: Mắt họ, tai họ, mũi họ, tất cả sáu cái căn đó họ đều phòng hộ một cách rất là nghiêm túc, cho nên họ không phạm phải một cái lỗi nào cả. Vì vậy mà Phật không chế giới.
… cho nên Phật cùng vô sự tăng.
Đến năm thứ mười ba trở đi, các pháp hữu lậu, phiền não, vọng, hoặc bắt đầu sanh khởi dần dần nơi chúng tăng, nên Ngài mới tùy theo chỗ vi phạm mà kiết giới.
Bởi vì mười hai năm đầu là tất cả những bậc tu hành trong rừng, trong núi họ xả bỏ cái tâm thế gian của họ, họ xả thật sạch, không phải như là chúng ta vừa tu mà đời chưa chịu bỏ, mà đạo thì muốn tu thêm.
Cho nên chúng ta xét thấy, qua đến năm thứ mười ba thì người ta thấy đạo Phật rất là vi diệu, cho nên người ta có theo đạo Phật tu rất nhiều trong năm thứ mười ba.
Do cái sự tu tập quá nhiều này cho nên những cái người chưa có hiểu biết sâu sắc, chưa có bỏ sạch cái cuộc đời, cho nên đời vẫn còn mà đạo thì muốn thêm, vì vậy mà họ bị phạm phải những cái lỗi lầm, sai phạm làm mất thân tâm thanh tịnh. Do cái chỗ đó mà Phật mới kiết giới.
(45:35) Ngài A Nan bạch hỏi:
"Tại sao mười hai năm đầu Phật không kiết giới, đến năm thứ mười ba Ngài mới kiết giới?
Phật bảo:
"Mười hai năm đầu Ta không kiết giới vì chúng tăng còn thanh tịnh, ví như cái áo còn lành lẽ. Nhưng qua năm thứ mười ba trở đi Ta mới kiết giới là vì chúng tăng vọng động, thường sanh tội lỗi, ví như cái áo bị rách, cần phải vá cho lành”.
Không phải chư tăng theo Đức Phật một thời gian tu tập rồi nó sanh vọng động, không phải đâu! Cái lý do, cái chỗ mà cái người viết cái bài này thì chắc có lẽ là chưa hiểu.
Theo Thầy hiểu là vì sau mười ba năm đó, là cái số tu sĩ mà xa lìa cái tâm thế gian thì nó không còn nữa. Bởi vì, những cái bậc đó người ta đã quy tụ về Đức Phật người ta tu, cho nên người ta được thanh tịnh tâm, từ đó người ta tu nhanh chóng, người ta nhập định rất dễ dàng.
Sau mười ba năm này thì người ta thấy đạo Phật phát triển, ai cũng tôn trọng, tôn kính đạo Phật, cho nên có một số người ham theo tu đạo Phật nhưng họ không ý thức được, do cái chỗ tu tập đó họ chưa có lìa bỏ cái giai đoạn thứ nhất như Thầy đã thấy ở trong giáo án.
Vì thế mà Phật ghi cái giáo án này rất là kỹ lưỡng, rất là rõ ràng qua những cái bài kinh mà Thầy thấy là tuyệt diệu!
Có hiểu được như vậy chúng ta mới thấy mười ba năm sau này, có một số người theo Phật tu hành, đời chưa bỏ mà đạo thì muốn thêm, cho nên nó mới có những cái sự xảy ra phạm giới. Vì vậy mà bắt đầu Phật mới chế giới.
(47:07) Khi bấy giờ có ông Tu Đề Na, con ông trưởng giả hảo tâm xuất gia. Bà mẹ muốn cho có cháu nối dòng, bảo ông Tu Đề Na trở về với vợ ba hôm. Ông Tu Đề Na không dám cãi lời mẹ, trở về nhà làm như lời mẹ dạy.
Khi đó lại có người con ông Bạt Xà, dục tâm bồng bột, lén về nhà ở với vợ.
Các Tỳ Kheo hay biết bạch Phật, Phật kêu cả hai đến quở trách, nói rằng:
"Thà để nam căn vào miệng rắn độc mà chết chớ không nên phạm bất tịnh hạnh như vậy! Người nào theo đạo giải thoát của Ta phải luôn luôn nghĩ dục như là xương khô.
Nghĩa là cái xương khô mà chỗ con chó gặm, nước miếng nó chảy ra mà nó cho đó là ngon chớ không có cái gì là ngon cả!
Nếu có Tỳ Kheo nào không giữ tịnh hạnh nữa được, Ta cho xả giới về nhà. Chừng nào muốn xuất gia tu tịnh hạnh, Ta sẽ cho thọ giới lại”.
Đó là lời Đức Phật dạy hai vị Tỳ Kheo phạm giới. Một người thì do cái tâm còn dục mà về nhà lén ở với vợ con, một người thì do mẹ ép là bảo phải sanh con nối dòng rồi mới được đi tu, thì hai người Đức Phật đều không chấp nhận, đều cho sai hết, chớ không phải là do cái chỗ bà mẹ bắt buộc là cho cái chỗ đó đúng.
Cho nên trong giới luật này thì Đức Phật, những câu chuyện như vậy chúng ta cần phải hiểu cho rõ để chúng ta biết được cái chỗ chúng ta có làm chủ hay không.
Một vị thì không làm chủ, trở về làm cái hạnh bất tịnh, còn một người thì có sức làm chủ nhưng vì không dám cãi lời mẹ - gọi là hiếu hạnh - để nối dõi tông đường của mình, thì đó là đối với đạo Phật điều đó đều sai!
Đối với một tôn giáo khác thì đó là hiếu hạnh, nhưng đối với đạo Phật thì đó không phải là hiếu hạnh. Cho nên ở đây Phật mới quở hai vị đó, chớ nếu mà cái vị kia đã hiếu hạnh mà Đức Phật cho đúng thì chắc chắn là không quở, nhưng đằng này Phật quở hai vị cả hết.
(49:49) Trong giới này có câu: “Cho đến cùng súc sanh”
Có nhân duyên như thế này:
Khi bấy giờ, có các Tỳ Kheo khất thực đi ngang qua cụm rừng gặp một con khỉ cái to, nó ra dáng khiêu chọc. Tỳ Kheo nhận biết rằng: Trước chắc có một Tỳ Kheo nào chung cùng giao thông với nó, nên các thầy Tỳ Kheo về bạch Phật, Phật cho họp chúng và kiết giới này.
Cho nên trong luật Phật cấm: Tỳ Kheo không được ở chung nhau trong một nhà, ở chung với một người nữ không hạn già hay là bé nhỏ, hay là một con vật cái.
Nghĩa là một vị tu sĩ không được ở chung một người nam với một người nam, cũng như một người nữ với một người nam, cũng như không có phân biệt "người đó già, tôi còn nhỏ", hay hoặc là "người đó còn bé, mà tôi là già" thì không được, Đức Phật cấm.
Bởi vì già cũng còn bất tịnh hạnh, mà trẻ cũng bất tịnh hạnh, và ở chung với một con súc vật cái nó cũng khởi sanh tâm dâm dục. Cho nên Đức Phật cấm không được ở chung với con vật cái, không được ở chung với người nữ, không được ở chung với người già nữ, không được ở chung với người bé gái nhỏ nữ.
Đó là cái giới luật của Phật cấm như vậy. Vì nó có những trường hợp xảy ra mà chúng Tỳ Kheo đã trình cho Phật, do đó Phật mới chế cái giới như vậy.
Tỳ Kheo ở chỗ vắng một mình cũng dễ phạm giới.
Đó thì, trong khi chúng ta, thường thường là những vị Tỳ Kheo ngày xưa hay ở trong rừng núi, những cái chỗ thanh vắng một mình, mà nhất là ở chỗ thanh vắng một mình mà không có một vài vị cùng ở gần với nhau thì chúng ta dễ phạm cái giới này lắm.
Cho nên đối với một Tỳ Kheo Tăng cũng như một Tỳ Kheo Ni, thì nói chung là một vị tu sĩ nữ, một vị tu sĩ nam đều là phải có ở chung nhau, nhưng mà không được ở chung nhau trong một nhà, mà ở riêng ra nhưng phải có ít ra cũng từ hai người, chớ không thể nào ở một mình. Vì ở một mình có thể dễ phạm phải cái giới dâm này.
(52:18) Xưa có một vị Tỳ Kheo tu trong núi, lúc ngồi nhập định, ma hiện một người nữ đẹp đến gần bên Tỳ Kheo ấy. Tỳ Kheo liền xuất định đứng dậy, người nữ dang ra đi. Nàng đi mau dần dần, thì Tỳ Kheo cũng đi mau dần. Nàng chạy, Tỳ Kheo cũng chạy theo. Người nữ hóa ra con ngựa cái nằm chết. Tỳ Kheo ấy không ngăn lòng dục, bị phạm giới.
Cho nên tu ở chỗ vắng cần phải hai người nhắc bảo nhau mới được!
Đó, cho nên cái đời sống của quý vị, giới luật được đặt ra, thì quý vị phải hiểu rằng, cái người cất thất ở một mình nói rằng tu hành chớ sự thật ra rất là nguy hiểm. Vì ở một mình tu hành thì mình khó mà có thể ngăn ngừa được cái phạm giới bất tịnh hạnh này.
Nhưng tu hai người cũng chưa chắc, còn có khi phạm giới.
Như xưa, có hai vị Tỳ Kheo trong núi, một vị nằm ngủ trưa, một vị ra ngoài rừng. Một vị nghỉ trưa vì ngủ mê, tiều nữ lên lén làm bậy.
Tiều nữ tức là cái người nữ đi đốn củi.
Vị ra ngoài về thấy liền đuổi đi, tiều nữ hoảng, chạy và bị rơi xuống hố mà chết.
Ngài Ưu Ba Ly cứ theo luật mà kết tội: Một vị phạm giới dâm, một vị phạm giới sát.
Ở đây, câu chuyện này ở trong kinh Duy Ma Cật cho nên cái câu chuyện này nói như vậy, theo đúng lẽ thì chúng ta thấy nó không hợp, không đúng. Nhưng mà trong kinh giới lại đem cái câu chuyện này ra, cho nên buộc lòng Thầy phải giải thích để cho quý thầy hiểu.
(54:12) Khi một vị nằm ngủ trưa mà một cái người tiều nữ đến lén làm cái việc bất tịnh hạnh đó, thì chắc chắn là cái ông này phải thức chớ không thể ngủ. Và cái tâm người tu sĩ này vẫn còn đắm ở trong cái dục lạc của cái dâm này chớ không phải không, cho nên hai người này mới làm bậy.
Vì vậy mà cái vị đi ra rừng, như đi kinh hành đó, mới về mới gặp thấy, thì cái cô này cổ hoảng sợ cổ chạy đi, mà chạy quá sợ cho nên vì vậy rớt hố mà chết.
Thì theo cái luật sát sanh thì đâu phải là cái vị tu sĩ ở ngoài rừng kia đuổi theo cái vị này, nhưng mà cái vị này là hoảng sợ chạy. Và cái vị kia là phải phạm vào cái tội dâm và đồng lõa với tiều nữ đó chớ không phải không đồng lõa. Vì nếu mà ngủ mê làm sao dâm dục được? Cho nên phải có một cái sự đồng tình ở trong đó mới có làm bậy.
Nhưng mà khi làm bậy thì cái vị đi về này thấy, thì cái vị kia - cái cô tiều nữ này phải sợ mà chạy, chạy mà rớt chớ không có lý nào mà cái vị tu sĩ này lại đuổi theo tiều nữ này, thì cái điều đó là không đúng. Là vì thấy giữa hai người này, cái người tu sĩ này họ vẫn thấy hai người phạm chớ không phải một người!
Đó là một cái điều mà trong kinh viết cái câu chuyện này, thì theo Thầy thiết nghĩ, nó không thành một cái sự thật mà chỉ là một cái câu chuyện tưởng tượng nghĩ ra mà thôi.
Cho nên ở đây chúng ta phải lấy một cái gì, hiểu bằng một cái cụ thể sự thật mà nói ra. Thì cái giới dâm này, nếu mà một người không phạm dâm thì không ai làm gì mình được hết, dù là mình chết thì không ai vô tình mà bắt mình làm chuyện cái đó được.
(56:19) Tại sao Tỳ Kheo để giới dâm ban đầu, còn Sa Di để giới bất sát trước hết?
Chúng ta thấy Sa Di thì Thập Giới, thì giới sát là thứ nhất, mà giới dâm thì sau chớ không trước, mà tại sao khi mà học về giới của Tỳ Kheo thì giới dâm lại trước?
Ở đây, cái sự giải thích rất là đúng:
Tỳ Theo vì tuổi vọng tâm thường phát khởi.
Tức là Tỳ Kheo phải hai mươi tuổi mới thọ giới Tỳ Kheo, cho nên cái tuổi đó là cái tuổi vọng tâm thường phát khởi nên cái giới dâm là phải đứng đầu. Còn Sa Di thì cái tuổi trẻ ưa thích sát sanh; hay bắt bướm, bắt chim; hay giết sâu, giết bọ, giết kiến, cho nên giới sát phải để cho cái tuổi Sa Di.
Đó thì, thấy như vậy là chúng ta đã biết Phật có một cái tâm lý mà chế giới rất là cụ thể và rõ ràng, chớ không phải như câu chuyện ở trong kinh Duy Ma Cật mơ hồ, một cách rất là mơ hồ!
Một tiều nữ mà đến hiếp dâm một cái vị tu sĩ đang ngủ mà vị tu sĩ không biết à? Điều đó là cái điều không thể nói được! Do một cái tư duy của chúng ta thì chúng ta thấy những cái câu chuyện như vậy là câu chuyện không đúng sự thật.
Còn ở đây, Phật chế cái giới Tỳ Kheo, giới dâm thì đi đầu, mà cái giới cho Sa Di là giới sát đi đầu, thì chúng ta thấy rất hợp tâm lý của từng người một. Như vậy chúng ta đã biết là Phật có một cái hiểu biết về tâm lý con người rất là sâu sắc. Đó là đúng sự thật.
(57:52) Vì sao không được ở chung?
Vì Tỳ Kheo phạm giới dâm như người thế tục nên không được ở chung, bị vứt bỏ ngoài bể Phật Pháp.
Nghĩa là cái người mà phạm cái giới đó rồi thì đương nhiên là phải đứt đầu, phải bị bỏ ra ngoài không có cho tu học nữa được.
Nếu chúng sanh trong sáu đường, tâm không dâm thì không theo sanh tử nối nhau.
Nếu chúng ta mà tâm không ham dâm thì chắc chắn là sanh tử chúng ta đoạn dứt, vì cái tâm dâm dục đó là con đường sanh tử của con người, của loài chúng sanh.
Người tu Chánh Định vốn ra khỏi trần lao, nếu tâm dâm không chừa thì trần lao không thể ra khỏi được: “Dâm tâm bất trừ, trần bất khả xuất”.
Dù có nhiều trí tuệ thiền định hiện tiền, nếu không đoạn dâm, quyết lạc đường ma.
Thế nên người tu hành muốn chứng thành đạo quả mà không đoạn trừ tâm dâm, thì như người lấy cát, sạn mà nấu cơm thì làm sao mà thành cơm được? Dù ra công nấu một trăm năm cũng không thành cơm; cát, sạn cũng hoàn thành cát, sạn. Vì nhân nào quả nấy.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy ông A Nan:
“Xuất gia giả nguyện đoạn trừ dâm dục, tất sử trừ dâm cơ thân tâm câu đoạn, đoạn tánh diệt vô, bồ đề diệt khả hy ký.”
Nghĩa là người xuất gia phải nguyện đoạn trừ dâm dục, ắt phải trừ duyên dâm, thân tâm đều dứt, cho đến tánh biết dứt tâm ấy cũng không còn thì quả Phật mới có thể trông mong được.
“Thân tâm câu đoạn” là sao?
Ví như hai ông già nằm chung một giường, không ai chạm ai và cũng không ai động tâm cả.
(59:39) Giới này có đủ bốn duyên mới thành tội:
Cái giới dâm này nó có đủ bốn duyên mới thành tội.
1. Chân thật Tỳ Kheo;
Theo cái giới pháp mà đã được đắc thì gọi là chân thật Tỳ Kheo.
2. Tình cảm đôi bên còn nguyên vẹn, người hay súc sanh chưa hư nát;
Nghĩa là cái người tuổi trẻ mà chưa có bất tịnh lần nào đối với người nữ, thì nó còn nguyên vẹn, thì cái sự tu hành nó mới tốt. Còn nó chưa nguyên vẹn thì phải cố gắng đừng phạm phải nữa thì nó mới tốt.
3. Để vào nữ căn quá đầu sợi lông;
4. Tâm biết thọ vui, như đói gặp thức ăn, như khát gặp nước uống. Trái lại thì như ăn phẩn nhơ, như tắm sắt nóng áp vào mình. “Trữ oan gia cưỡng bức nhưng tùy định.”
(01:00:53) Ở đây bốn cái duyên này, nếu mà bốn cái duyên này mà chúng ta phạm phải một cái, thí dụ như bây giờ: “Chân thật Tỳ Kheo” - mà chúng ta chưa phải là chân thật Tỳ Kheo thì coi chừng chúng ta sẽ phạm phải cái giới này.
“Tình cảm đôi bên còn nguyên vẹn” - nghĩa là chúng ta chưa có một chút gì hết mà chúng ta để cho nó phạm phải thì chúng ta sẽ không thể thoát khỏi cái tội Ba La Di.
“Để vào nữ căn quá đầu sợi lông” - nghĩa là, chúng ta thấy cái cọng lông rất là nhỏ, thế mà chúng ta để nam căn vào nữ căn mà chỉ quá cái sợi lông thì chúng ta cũng phạm phải cái giới này rồi chứ chưa phải là cái gì.
“Tâm thấy thích thú” ở trong cái sự giao hợp đó thì cái người đó phạm phải cái giới Ba La Di rồi.
Nghĩa là nói về cái hành động thì không quá đầu cái sợi lông, mà nói về tâm thì không được vui theo cái dục lạc của cái dâm dục đó thì mới không có phạm tội Ba La Di.
Cho nên tâm chân thật mà đắc giới thì không có phạm phải cái này, thì nó không phạm tội Ba La Di.
Còn tình cảm đôi bên giữ trọn nguyên vẹn thì không phạm cái tội Ba La Di. Mà không trọn vẹn trong tình cảm, mới bắt đầu của một người trẻ tuổi cũng như là một người bước đầu vào đạo tu hành, mà phải giữ trọn vẹn cho bước đường tu hành của mình, tâm phải nguyên vẹn, khi bắt đầu vào đạo thì không có được còn phạm phải cái lỗi đó nữa. Mà nếu còn phạm phải cái lỗi đó thì đương nhiên được xem là phạm vào cái tội Ba La Di.
Mà cái tội Ba La Di là cái tội không thể cứu chữa được, vì con đường của đạo Phật là con đường diệt dục, diệt cái tâm dâm dục chớ không phải là tà dâm đâu.
Bởi vì một người tu sĩ mà còn cái tâm dâm dục tức là còn sự tái sanh luân hồi, vì con đường sanh tử là con đường dâm dục chớ không phải con đường nào xa lạ! Cho nên cái người tu sĩ theo đạo Phật thì rất là cẩn thận ở trên cái con đường dâm dục này, phải tránh xa, phải lìa nó.
(01:03:31) Cho nên do đó mà ông A Nan mới hỏi Phật: "Chúng con là những người tu sĩ trẻ tuổi, đối với giới nữ chúng con phải làm sao?"
Thì ông Phật dạy, bảo: "Đừng gặp!"
Quý thầy nhớ: Đừng gặp! Mà gặp thì chúng ta nó sẽ có cái sự cám dỗ chúng ta.
Cho nên trong kinh Tăng Chi, Phật nói: “Ta không thấy một pháp nào mà cám dỗ và lôi cuốn, hấp dẫn mạnh bằng cái sắc của người nữ, bằng cái âm thanh, bằng cái tiếng nói, bằng cái miệng cười của người nữ". Nó hấp dẫn, nó lôi cuốn chúng ta rất mạnh mà không có một pháp nào mạnh hơn.
Cho nên ông A Nan hỏi Phật, Phật nói: "Đừng gặp!"
Thì ông A Nan hỏi thêm Phật: "Vậy lỡ gặp rồi làm sao?"
Đức Phật nói: "Đừng nhìn!” - Nếu mình lỡ đã gặp thì đừng có nhìn nó.
Mà ông A Nan nói: "Lỡ nhìn thì làm sao?"
Thì Đức Phật nói: "Đừng nói chuyện với nó!”
Ông A Nan nói: "Lỡ nói chuyện thì làm sao?"
Thì Đức Phật nói: "Hãy quán xem nó như là mẹ, như chị, như là những người thân ruột thịt của mình!"
Thì vua Ba Tư Nặc nói: "Như quý thầy thì quán nó như vậy được, còn chúng con thì là hàng cư sĩ, chúng con có mẹ, có chị, có em, làm sao mà chúng con quán vậy được? Họ là những người xa lạ!"
Cho nên Đức Phật nói: "Quán bất tịnh!"
Thì quý thầy phải hiểu rằng, cái mà không gặp nó quý nhất cho quý thầy, chớ cái mà quý thầy quán mẹ, chị và em và bất tịnh đó là trễ quá rồi, bịnh của quý vị đã trầm kha rồi, không thể cứu chữa được!
Vậy thì quý vị không gặp thì quý vị có nên sống độc cư ở chỗ nào không? Cho nên quý vị phải sống độc cư.
Vì vậy mà Thầy ở đây có cái giới luật nòng cốt của Tu viện là sống độc cư, không cho quý vị đi tới đi lui, không cho quý vị nói chuyện để cho quý vị tránh xa những cái điều kiện mà quý vị sẽ có dịp gặp.
Ở đây cái Tu viện chúng ta quá là hẹp cho nên Thầy không có những cái cơ sở riêng tư được, chớ lẽ ra thì Thầy phải thành lập những cái cơ sở riêng tư. Để làm gì? Để nam theo nam mà nữ theo nữ. Vì những cái hình ảnh của người nữ nó dễ cám dỗ cái tâm của quý vị.
Mặc dù Thầy nói rằng, tuổi của người già dù tám mươi tuổi cái tâm đó vẫn còn chớ không phải nói "tui già rồi tui hết!" Nó vẫn còn như một cái người tuổi trẻ, nhưng cơ thể họ có thể suy yếu, chớ còn cái tâm họ không suy yếu.
Thầy xác định như vậy là qua nhiều kinh nghiệm của kinh sách đã nói đến cái tâm dục của cái người, dù họ già đến mức tuổi nào họ cũng vẫn còn dục.
(01:06:26) Nếu người phạm mà có lòng tin giới và sợ hãi, không che giấu, buồn rơi huyết lệ…
Nghĩa là cái người phạm vào giới đó mà buồn khổ, mà rơi nước mắt như máu đó, thì người này có thể ăn năn, có thể chừa cái lỗi Ba La Di này được.
Còn cái người mà không thấy buồn khổ, không thấy gì hết mà che giấu thì cái người này hoàn toàn là phải ra khỏi cái Tăng đoàn chứ không thể ở trong cái Giáo đoàn, ở trong cái chỗ chư tăng thanh tịnh mà tu hành được.
Cái người mà biết buồn khổ, rơi huyết lệ như vậy:
… thì trong đại chúng mới có thể cho vị ấy ba phen cầu khẩn, ai sám…
Tức là buồn khổ mà sám hối, tha thiết mà sám hối, khóc thương mà sám hối.
… thì tăng bạch tứ Yết Ma mới có tu tập lại được.
Thì ở trong các pháp Yết Ma, khi cho một người phạm giới này biết ăn năn sám hối như vậy, chừa bỏ, thì nó phải có ba mươi lăm việc mà cái người đó phải chấp nhận. Nghĩa là:
1. Người đó dù là tu sĩ cho đến suốt đời họ, họ không được trao giới cụ túc cho ai hết;
Nghĩa là họ là một người tu sĩ như quý thầy bây giờ được nghe Thầy nói giới đó, mà quý thầy không hiểu biết, quý thầy phạm là quý thầy tội quý thầy chịu.
Bởi vì quý thầy đến đây là quý thầy quyết tìm con đường giải thoát, cho nên Thầy mới đem giới này ra mà Thầy giảng cho quý vị. Mặc dù quý vị còn chiếc áo cư sĩ nhưng quý vị đã quyết tìm con đường giải thoát, đến đây để học đạo, cho nên Thầy đem những cái giới luật của Phật ra là làm cho quý vị thanh tịnh thân tâm để cho quý vị không có phạm phải.
Mà nếu quý vị thấy rằng mình không thể thanh tịnh thân tâm mình được thì không nên dự nghe những cái buổi thuyết giảng này. Tại sao vậy? Tại vì mình chưa phải là người quyết tâm đi con đường của đạo giải thoát.
Còn mình quyết tâm đi con đường đạo giải thoát thì ngay cái giới này là cái giời hoàn toàn là phải cấm bặt, không có được cho vi phạm, cho nên quý vị mới được nghe giới này và được giữ gìn giới này.
Còn nếu không, quý vị nghe mà quý vị không làm thì đương nhiên là quý vị phải chịu tội lỗi, quý vị đọa địa ngục. Sau này những cái điều kiện đó, quý vị trôi lăn mãi trong con đường sanh tử luân hồi và không bao giờ gặp được Chánh Pháp để mà tu tập.
(01:09:05) Bởi vì một người hiểu giới luật mà phạm giới luật là cái người tội nặng hơn. Còn một người mà không hiểu giới luật mà phạm giới luật thì cái người đó đương nhiên là coi như không tội.
2. Không được cho người y chỉ;
Nghĩa là không được cho, người nào mà xin theo mình tu tập thì không được cho cái người đó y chỉ theo mình. Nghĩa là có người đến xin mình làm đệ tử, để làm học trò mình, y chỉ theo mình, mà mình là người đã phạm giới mà đã xin chư tăng cho mình để giữ trọn, thì cái người tu sĩ mà đã phạm giới đó đó, sau này họ không có y chỉ cho người nào được hết.
3. Không được nuôi Sa Di;
Nghĩa là không được nuôi những cái người tuổi trẻ mà vào tu.
4. Không được giáo giới Tỳ Kheo Ni;
Nghĩa là không được đem giới luật hay là thuyết giảng cho Tỳ Kheo Ni.
Bởi vì cái thành tích của mình, mình nói ra thì người ta không tin. Mặc dù mình sám hối, mình sửa mình, mình thanh tịnh rồi, nhưng mà mình vẫn còn một cái tỳ vết đó cho nên mình không đủ cái uy tín, cái lòng tin của người khác, cho nên mình giáo giới ra là mình không được.
Tức là cái người được cho ở lại tu sửa, ăn năn sám hối, thì người đó không được đem giới luật hay giáo pháp Phật mà dạy cho người khác, chỉ lo tu sửa có mình mà thôi.
5. Nếu được sai rồi cũng không được dạy;
Nếu mà có người sai, bởi vì thấy mình có khả năng giảng thuyết hay, hoặc là nói giới giỏi, thì ở trong tăng sai mình đi làm cái công chuyện hướng dẫn hay dạy người ta, giáo giới cho người ta thì mình cũng từ chối ngay liền, không được dạy nữa, chớ không phải là không được sai.
6. Không được vì tăng thuyết giới;
Nghĩa là cái người tu sĩ mà phạm giới đó bây giờ ăn năn sám hối rồi, trải qua năm năm, mười năm, hai chục năm, nhưng họ không được thuyết giới cho tăng.
7. Không được vấn đáp Tỳ Ni trong tăng;
Nghĩa là không được hỏi giới luật ở trong chúng tăng.
8. Không được làm người tri sự của tăng;
Nghĩa là mình không được làm tri sự của chư tăng.
9. Không được làm người đoán sự của tăng;
Nghĩa là mọi cái sự việc, mà ở trong Tăng đoàn dự định cái này cái kia, thì cái người này không được có ý kiến gì ở trong Tăng đoàn hết.
10. Không được làm người sứ mạng cho tăng;
Nghĩa là mình không được sai đi làm thay mặt cho vị tăng này, vị tăng kia; nghĩa là không được làm sứ mạng cho tăng đó.
11. Không được vào tụ lạc sớm và về tối;
Nghĩa là người tu sĩ này đúng giờ thì đi xin, mà không đúng giờ thì không được đi rong chỗ này đến chỗ kia, ngồi lê ngồi la mà nói chuyện với người này người kia thì không được, mà xin rồi thì về chớ không được về tối.
12. Nên gần gũi các Tỳ Kheo giới luật thanh tịnh;
(01:12:07) Cái vị tu sĩ này mà phạm giới như vậy thì luôn luôn sống sát ở bên những vị Tỳ Kheo đã giới luật thanh tịnh.
13. Không nên gần gũi bạch y;
Tức là cái người tu sĩ mà phạm giới này không được gần gũi cư sĩ.
14. Nên thuận theo pháp Tỳ Kheo;
Nghĩa là luôn luôn thuận theo giới luật của Phật, của các Tỳ Kheo, đó là mười bốn.
15. Không được nói chuyện của người đời;
Nghĩa là cái người tu sĩ phạm giới này không được đem cái chuyện người đời mà nói, nói người này người kia, tức là chuyện phiếm đó.
16. Không được trong chúng tụng luật;
Người này không có được cầm luật mà tụng.
17. Không được phạm lại giới này;
Nghĩa là hoàn toàn là người này không được phạm lại cái giới dâm này nữa.
18. Không được phạm các tội khác;
Nghĩa là tất cả các tội khác không được vi phạm nữa.
19. Không được ngăn chúng tăng Yết Ma;
Nghĩa là khi mà chúng tăng họp nhau làm Yết Ma, thì cái người này có những cái ý kiến như vầy, như vầy, thì không được ngăn chúng tăng, người ta làm gì thì mình hoàn toàn là mình không có ý kiến gì hết.
Chớ mình có ý kiến này: "Phải là bữa nay hay ngày mai mới họp chúng tăng", hay hoặc là: "Cái chuyện này không đáng họp", mình không được bàn cái vấn đề đó vô.
20. Không được chê người làm Yết Ma;
Nghĩa là người làm Yết Ma đó có sai, có trật, mình cũng không được chê người ta làm Yết Ma đó sai.
21. Không được thọ sự trải tọa cụ cho Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là mình không được trải cái tọa cụ cho một cái vị chân tu, nghĩa là không được làm cái công việc đó.
22. Không được nhận nước rửa tay, chân nơi Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là một vị Tỳ Kheo thanh tịnh đã rửa tay chân rồi, rồi mình mới nhận cái nước đó để mình rửa tay thì không được.
23. Không được nhận nước uống nơi Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là cái người Tỳ Kheo thanh tịnh đó uống xong rồi nó còn thừa lại, thì cái người kia không được uống nước đó nữa.
24. Không được để Tỳ Kheo thanh tịnh lau giày, guốc;
Nghĩa là cái vị Tỳ Kheo mà thanh tịnh giới đó - mặc dù là mình lớn tuổi, mình già, nhưng mà mình biết mình có phạm phải một cái lỗi đó, xưa kia mình có phạm phải cái lỗi đó - bây giờ có một vị tân Tỳ Kheo mới đến nhưng mà người ta giới luật thanh tịnh, người ta đến, người ta không biết, người ta lau giày, guốc cho mình.
Người ta thấy mình già ở trong chúng do đó người ta làm cái công việc đó, thì ngay đó là mình ngăn, mình không để cho cái người tân Tỳ Kheo mới vào đó, mà giới luật họ chưa bị phạm đó, mình để cho họ lau giày, guốc của mình thì không được.
25. Không được nhận sự thoa, chà nơi thân của một Tỳ Kheo thanh tịnh;
(01:15:18) Nghĩa là mình dù là một người già yếu, mình có bệnh đau, mình nhờ cái người khác cạo gió hoặc là chà bóp để cho bớt đau, thì không được nhờ cái vị Tỳ Kheo, dù là vị đó mới vào nhưng mà người ta chưa phạm giới thì mình không được nhờ cái người đó xoa bóp cho mình.
26. Không được thọ lễ bái của Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là mặc dù là mình trưởng lão, mình già cả, nhưng mà cái vị Tỳ Kheo thanh tịnh mới vào đó, thì mình không có để cho vị Tỳ Kheo đó lễ bái mình.
27. Không được nhận sự đưa đón của Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là mình có đi đâu thì mình đi một mình mình chớ không để những vị Tỳ Kheo, tân Tỳ Kheo còn nhỏ tuổi đó đưa đón mình hoặc thế này, thế khác.
Tức là nói chung cái vị Tỳ Kheo này khi phạm giới như vậy thì không có thị giả, không có người hầu hạ, luôn luôn phải sống một mình.
28. Không được thọ sự xá chào của Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là mình luôn luôn từ chối tất cả những sự xá chào của người khác khi mình là một người phạm tội, mặc dù mình phạm tội cách đây hai chục năm hay là ba chục năm.
29. Không được để Tỳ Kheo thanh tịnh cầm y mình;
Nghĩa là cái y của mình mình mặc chớ không, bây giờ có một con kiến, con gì đó, mà mình đương vắt cái y của mình như thế này thì bỗng dưng có con kiến thì mình tháo ra, mình nhờ cái vị Tỳ Kheo kia cầm cái y của mình thì không được. Mình tự để chỗ nào đó để chớ không nhờ cái vị Tỳ Kheo người ta thanh tịnh mà người ta cầm cái y của mình.
29. Không được để Tỳ Kheo thanh tịnh cầm y;
30. Không được nhận sự bưng bát của Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là mình không có để cái bình bát của mình cho một vị Tỳ Kheo trẻ tuổi thanh tịnh mà bưng dùm mình.
31. Không được cử tội hay làm các pháp Nhớ Nghĩ, làm pháp Tự Tứ, nói tội của những Tỳ Kheo thanh tịnh;
Nghĩa là mình không có quyền kê tội của người nào nữa hết. Nghĩa là mình là người có tội rồi, do đó bây giờ dù là những vị Tỳ Kheo đó có tội mình cũng không được kê tội họ ra, nói tội họ ra. Để cho những người khác người ta thanh tịnh hơn, người ta tu trước mà người ta thanh tịnh người ta kê chớ còn mình không có được quyền kê tội người ta ra.
32. Không được làm chứng cho người;
Nghĩa là cái người mà đã phạm giới đó rồi thì không được làm chứng cho cái người này không phạm, hay hoặc là cái người này phạm, thì mình không được làm chứng cho ai hết.
Nghĩa là mình đã phạm phải rồi thì bắt đầu bây giờ mình không có những cái quyền hạn ở trong cái Tăng đoàn đó nữa, mình chỉ còn ở lại để mình tu để được giải thoát mà thôi.
33. Không được ngăn Tỳ Kheo thanh tịnh thuyết giới;
Nghĩa là khi một vị Tỳ Kheo thanh tịnh thuyết giới, mặc dù là cái người đó có thuyết sai đi nữa mình cũng không được quyền ngăn họ. Để cho những người khác người ta hiểu biết người ta ngăn chớ còn mình hiểu biết đó là cái thuyết như vậy sai, nhưng mà mình cũng không được ngăn nữa.
34. Không được ngăn Tỳ Kheo thanh tịnh Tự Tứ;
Nghĩa là mình không có ngăn cái người khác làm cái lễ Tự Tứ.
35. Không được cùng Tỳ Kheo thanh tịnh cãi lẫy;
Đối với mình thì không được cãi lẫy với ai hết.
(01:18:20) Nếu tái phạm thì bị tẩn xuất ra khỏi nơi chúng tăng thanh tịnh, bị đuổi vĩnh viễn!
Nếu còn phạm phải ba mươi lăm điều này, ba mươi năm sự việc này thì cái người đó bị tẩn xuất ra khỏi Tăng đoàn.
Cho thấy nên trong cái ba mươi lăm điều này, một người phạm phải cái lỗi về dâm dục rồi thì Thầy thấy ở trong chúng tăng không còn có cái gì đối với cái vị tu sĩ đó nữa hết.
Cho nên ở đây, khi mà đã quyết tâm hướng về con đường thứ hai, cái lộ trình thứ hai của đạo Phật rồi thì chúng ta phải coi như cái giới dâm là một cái giới rất là vĩ đại cho cuộc đời tu hành của chúng ta!
Vì đó là chúng ta đã quyết chấm dứt con đường sanh tử, và con đường sanh tử tức là ở trong cái đường dâm dục đó chớ không phải ngoài đó, ngoài cái đường dâm dục đó mà đi tìm con đường sanh tử thì không bao giờ có. Vì cũng sanh từ nơi đó mà cũng vì chết từ nơi đó chớ không phải cái chỗ nào khác hết.
Nếu Tỳ Kheo Ni đồng phạm cũng như vậy. Thức Xoa, Sa Di, Sa Di Ni đồng phạm mắc tội Đột Kiết La và cũng bị diệt tẩn.
Nghĩa là tội Bất Định - tội Đột Kiết La, thì cái tội đó nó vẫn có thể người ta xét qua phạm vào cái tội Ba La Di thì người ta sẽ vẫn bị đuổi chớ không thể nào mà tha thứ được.
(01:19:54) Trường hợp không phạm:
- Ban đầu chưa chế giới;
Lúc mà Đức Phật chưa chế giới thì không có gọi là phạm.
Cho nên cái trường hợp này chúng ta nghĩ rằng, cái người mà đã học giới mà phạm, đã nghe được cái giới mà Thầy giảng rồi mà còn phạm phải cái giới đó thì coi như là phạm giới Ba La Di. Còn cái người mà chưa nghe, chưa có biết giới thì đương nhiên là không có phạm giới.
Cho nên ban đầu chưa chế giới thì đương nhiên là không phạm. Mà đã chế giới rồi, sau này Tỳ Kheo đã chế giới, đã được nghe, đã được hiểu biết giới đó rồi, thì đương nhiên người nào mà phạm phải đều là bị phạm hết. Còn trước đó chưa chế giới ra thì chúng ta có phạm vẫn chưa phải là tội, chưa phải có tội.
- Si cuồng tâm loạn;
- Tâm không thọ lạc vì bị bức ép khốn khổ;
- Ngủ mê không hay biết gì cả.
Si cuồng tâm loạn là không phạm, là tại vì cái tâm điên khùng nó không còn sáng suốt, không còn tỉnh táo nữa như một người điên, mà làm cái chuyện dâm dục thì người điên không có phạm.
Mà trong dâm dục đó mà tâm không thấy cái cảm giác thọ lạc thì người đó không phạm, còn có cảm giác thọ lạc thì người đó phải phạm.
Ngủ mê không biết thì không phạm. Sự thật không có bao giờ có thể cái giấc ngủ mà đến mê man ở trong cái dâm dục được hết, cho nên cái này thì nó không đúng, Thầy thấy không đúng.
Chỉ có chúng ta bị người ta bỏ thuốc mê thì chúng ta mới không hay biết, chớ còn cái vấn đề ngủ mê trên cái vấn đề dâm dục, nói không hay biết thì không thể nào mà (có) cái đó được hết. Đó là cái không đúng.
Còn tất cả những cái khác thì có thể Thầy chấp nhận rằng đúng. Như ban đầu chưa chế giới thì không ai hiểu biết cái giới đó là phạm cho nên không có tội, còn chế giới ra rồi thì cái người nào phạm tức là người đó bị tội.
Còn cái người điên khùng, tâm nó loạn, họ không sáng suốt mà họ phạm vào cái dâm thì cái đó là không phạm. Còn cái tâm mà đang ở trong cái sự thọ lạc đó mà không cảm giác thọ lạc thì cái người đó không phạm, còn có cảm giác thọ lạc ở trong đó thì cái người đó bị phạm.
Còn cái sự ngủ mê thì không có, cho nên ở đây bỏ cái đoạn, cái chỗ ngủ mê.
Đó là cái giới thứ nhất. Vậy thì đến đây Thầy sẽ tiếp tục, ngày kế chúng ta sẽ học cái giới thứ hai.
(01:22:32) Đó là giới thứ nhất chúng ta đã học xong. Bây giờ chúng ta tìm hiểu thêm mười cái điều quan trọng trong khi tu tập giới cụ túc:
1. Nhiếp thủ ư tăng;
Nghĩa là những thiện nam, tín nữ trong thế gian có tâm tin Phật, đi xuất gia, thọ giới cụ túc ở trong Chánh Pháp của Đức Như Lai được gồm thu vào thành chúng thanh tịnh.
2. Linh tăng hoan hỷ;
Nghĩa là ở trong pháp luật chân chánh tu Phạm hạnh thanh tịnh, khiến việc lành được tăng trưởng nên trong lòng thường vui mừng, hoan hỷ.
3. Linh tăng an lạc;
Nghĩa là do vì sự vui mừng, hoan hỷ nên mới được cái quả vui thiền định, tịch diệt, cũng nhờ tu Phạm hạnh thanh tịnh mới trả được nợ áo cơm của đàn na thí chủ, tâm ta mới được an lạc, sung sướng, thanh thản.
4. Linh vị tín giải tín;
Nghĩa là những người chưa được tin Phật Pháp, thấy chư tăng tu Phạm hạnh thanh tịnh mà sanh lòng tịnh tín nơi các vị Thánh tăng.
5. Dĩ tín giả linh tăng trưởng;
Nghĩa là vì người đã sanh lòng tin, phải khéo giữ cái niềm tin ấy cho được thêm nhiều.
6. Nan điều giả linh điều thuận;
Nghĩa là có những người phạm giới không biết xấu hổ nên dùng giới luật này mà vì… (Mất tiếng)
7. Tàm quý giả đắc an lạc;
Nghĩa là vì khiến những người tu Phạm hạnh có biết tàm quý, có biết xấu hổ, khởi đem lòng nghi nan và hết sự tranh luận, được yên ổn tu hành cùng nhau.
8. Đoạn hiện tại hữu lậu;
Nghĩa là vì hiện tại mắc cái tâm phiền não làm cho không tu hành được tốt.
9. Đoạn vị lai hữu lậu;
Nghĩa là những phiền não chưa sanh làm cho đừng cho nó sanh; và nếu phiền não lỡ sanh ra rồi thì ta hãy cương quyết đoạn cho tận nguồn gốc.
10. Chánh Pháp đắc cửu trụ.
Nghĩa là do vì gìn giữ Phạm hạnh nên Chánh giáo Đức Phật, Đức Như Lai được còn mãi mãi ở thế gian.
Mười món công đức ở đây trong mỗi giới đều có, cho nên trong mỗi giới đều khai sanh ra mười món công đức tốt như vậy./.
HẾT BĂNG