DÙNG GƯƠNG HẠNH TU TẬP ĐỂ CHUYỂN NHÂN QUẢ - PHẬT TỬ NGHỆ AN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [01:30:34]
Phật tử 1: Kính bạch Thầy, bên nhà con thì hoàn cảnh nó khác hơn, biết con thì chắc có lẽ công đức thì ít mà nghiệp thì nặng dày, cho nên hoàn cảnh gia đình nó không được thuận duyên. Trong anh em thì đông nhưng mà hầu như là họ không ai theo cả, chỉ có một mình con. Kể cả mẹ con cũng rứa, mẹ con năm nay là 91 tuổi, mà coi như là uống rượu từ khi nhỏ cho đến giờ. Sự thật, con cản riết mà con chuyển không được.
(00:41) Trưởng lão: Thôi. Con cứ con giữ con đi, rồi lần lượt trong khi mà con giữ gìn con tu tập nó lần lượt nó sẽ cảm hóa dần, nó chuyển dần, nó làm cho người khác thay đổi, chứ còn mình không đủ khả năng mà mình khuyên người ta nghe đâu. Con cứ giữ cho con cho trọn vẹn, đừng có (dao động Họ lôi cuốn con, họ không giữ chứ họ lôi cuốn con. Nhưng mà họ lôi cuốn con được thì con thua rồi, mà họ lôi cuốn gì cũng không được bắt đầu con lôi cuốn họ đó, họ theo.
Phật tử 1: Con thì con giữ lâu rồi, con không bị ai lôi cuốn cả. Về ăn uống, ngủ nghỉ mà nói.
Trưởng lão: Con làm cho đúng. Thí dụ như là người ta nói bảo mình ăn hai bữa con cứ ăn một bữa, mà rồi rốt cuộc họ đau gần chết mình không đau, cái mình nói: “Đó mấy người ăn nhiều đau đó, tôi không đau”. Cái bắt đầu họ hoảng, cái bắt đầu thấy đúng quá.
Tự nhiên mình sống đúng giới luật của Phật rồi đó mình cảm hóa được họ liền. Để cho họ có những cái chuyện xảy ra, còn mình thì nó không có gì hết thì mình mới lấy mình, mình lấy cái gương của mình mình sẽ xác định cho họ, từ đó họ mới giật mình họ mới theo mình được. Chứ còn bình thường cái nhân quả họ nó còn thuận con dẫn dắt họ không được đâu. Để chờ cho họ có cái khấc nào đó, họ sắp sửa gần chết rồi bắt đầu họ thấy mình khác mà họ khác cái bắt đầu họ thay đổi. Nó chờ cái nhân duyên nhân quả vậy đó con.
Phật tử 1: Ngay vợ con là nấu rượu đến 20 năm nay nấu rượu. Mà cả nhà, con hồi chưa theo đạo là con cũng nấu rượu. Cả gia đình con không trực tiếp làm nhưng mà vợ con nó làm, rồi thuận duyên với nó nên còn làm. Nhưng mà sau khi theo đạo Phật thì cũng vẫn chưa bỏ.
Sau đọc Đường Về Xứ Phật của Thầy, cái tập I nói về sáu nghề mà không nên làm, con mới bàn với vợ con là bỏ. Nhưng mà nó bỏ được một thời gian bây giờ nó đòi hỏi phải làm lại. Con thấy cái đó thì tùy thôi, chỉ vẽ cho rứa mà không nghe, cái đó không nghe thì tùy, con cũng không ngăn cấm được nữa. Nếu không ngăn cấm được nó cứ làm, thì con không tùy thuận theo nó để nó làm thì con có phạm không?
(02:42) Trưởng lão: Không, con không phạm đâu, con nhất định là phần con thì không phạm, nhưng mà cái phần mà của vợ con làm đó, nó không nghe nó làm thì nó sẽ phạm vào cái giới luật, cái lỗi đó. Cho nên con yên tâm, con không có phạm. Con cũng đem hết lời của mình khuyên rồi, chứ mình làm thinh mình đồng ý là mình có phạm đó, còn cái này mình không có đồng ý nhưng mà vì nhân quả của người ta, người ta làm người ta chịu chứ con thấy, con hiểu không?
Con cũng không trách nữa. Bởi vì tôi thì tôi không chấp nhận, nhưng mà bây giờ gia đình muốn làm thì sau này những cái lỗi lầm đó là phải tự mình gánh chịu. Còn nếu mà tôi đồng tình, tôi chấp nhận thì tôi có cái lỗi trong đó. Khi đầu tôi không biết thì thôi, khi mà đã biết thì nhất định là không làm. Bởi vì người ta uống rượu say sưa người ta chửi đánh vợ, đánh con người ta. Hoặc là người ta đau bệnh cũng do mình nấu một phần mà ra. Chứ cỡ mình không nấu thì làm sao người ta có những cái điều đó. Cho nên vì vậy cái này là cái đau khổ.
Ví dụ như bây giờ gia đình mình mà có người chồng say xỉn, đánh vợ đánh con vậy, thì hỏi ai thấy không tức. Có buồn không? Mà bây giờ mình nấu để cho người ta uống rồi để người ta đánh vợ đánh con người ta như vậy là mình có lỗi chứ đâu phải mình không lỗi.
Con phải nhắc cho gia đình của mình cho nó thấy, để rồi nó mới hiểu rằng một cái điều hại, một cái nghề mà làm đau khổ biết bao nhiêu người con. Do đó nó mới thấy được cái điều kiện tác hại. Mình đem lại cái gì cho mọi người cho hạnh phúc chứ sao mình nấu ba cái rượu này cho mọi người say sưa, để họ đánh vợ đánh con, họ la làng la xóm, chửi bới um sùm, vậy thì cái này đâu có tốt.
Phật tử 1: Thưa Thầy coi như là không phải riêng xóm làng mà ngay trong gia đình con có hai người con trai nó cũng lớn rồi, bây giờ mẹ mà nấu rượu, nếu không nấu rượu mà ngăn cản nó không uống thì nó dễ hơn, mẹ nấu rượu thì nó lại uống rượu, nó lại kéo bạn bè về nó uống.
Như vậy con mới chỉ là cái nhân quả, nếu như không uống rượu thì đi nó tỉnh táo, tham gia xe máy nó tỉnh táo, nó không bị tai nạn. Anh uống rượu thì coi như xe máy đi ra đâm thì tai nạn chết người, thì khi đó là lại đổ cho số mệnh, cái này cái khác. Nhưng cái này chính là cái nhân và cái quả nó đi liền với nhau, nhưng mà nó cũng vẫn không nghe.
(04:57) Trưởng lão: Từ đó, bởi vậy cho nên đó, con hết sức con nói mà gia đình họ không nghe, con cái không nghe, thì cái đó là lỗi của họ, họ sẽ phải gánh lấy cái nhân quả đó. Cho nên con yên tâm con không có lỗi đâu. Còn con không nói tức là con đồng tình đúng là con có lỗi rồi. Tại vì mình biết mà mình không nói tức là mình có lỗi, chứ còn mình nói hết rồi nhưng mà họ không nghe thôi, cái đó là nhân quả mình cũng đừng có để tâm mình buồn phiền.
Vì cái nhân quả nó cấu kết với cái kiết sử, mà mình buồn phiền, mình thấy nói không nghe mình buồn phiền là mình đã bị nhân quả chi phối mình rồi. Còn trái lại mình nói hết bổn phận của mình, mình nói cho họ nghe mà họ không nghe là mình đã xong cái nghiệp nhân quả của mình rồi. Tức là mình giữ gìn trọn vẹn. Còn cái phần của họ, là họ muốn giữ thì giữ kệ họ, họ phải chịu lấy. Con làm hết bổn phận con rồi thì con an trí rồi, an ổn rồi không có lo nữa.
Phật tử 2: Bạch Thầy. Là con thấy một điều rất vi diệu, sau khi bắt đầu giống như Thầy dạy cho con là, kinh sách của Thầy thì con thấu hiểu được hết. Chính ra lúc đầu mình nói tất cả là vô lý hết, nói từng mô thì mình càng mang tội từng nấy. Con giữ giới luật thật nghiêm chỉnh, ăn một bữa đúng mình ăn một bữa là cuối cùng là được.
Tại vì bạn mấy đứa cháu là to béo mạnh khỏe cả, ăn uống đủ các kiểu rồi nhưng mà đến cái ngày mà vừa rồi ra tết anh cũng nằm ốm, nằm liệt cái đã. Anh nói: “Cậu Minh ăn một bữa mà cậu vẫn khỏe mạnh, ai ốm cậu vẫn săn sóc vẫn lo được. Mà tại sao ăn một bữa?” Thì từ đó mình thấy người ta chuyển hóa.
(06:27) Trưởng lão: Nó có những cái điều kiện nó sẽ lôi cuốn, và đồng thời mình cũng không làm gì được hơn là mình giữ âm thầm, mình âm thầm thôi. Bởi vì gia đình của mình, con cái, vợ con của mình mình đâu có nỡ bỏ được. Cái đó là cái đạo đức rồi. Cho nên mình âm thầm.
Trong khi một tháng mình giữ gìn thọ Bát Quan Trai ước nguyện cho cả gia đình của mình đều có sự thay đổi. Mình nói không nghe nhưng mà mình thầm ước nguyện cho họ: “Hôm nay tôi giữ gìn tám giới này tôi ước nguyện cho con cái, cho cả gia đình tôi hướng về Phật pháp làm việc thiện, sống điều thiện”. Mình ước nguyện vậy thôi rồi mai mốt đùng cái nó nằm xuống nó đau láng lênh rồi bắt đầu nó lật đật nó lo ăn chay hết, có cái tai nạn gì xảy ra cái nó hoảng sợ.
Chứ còn nói thường thường nó vẫn bình thường không sợ đâu. Nhưng mà thế nào rồi nó cũng có, cái ước nguyện của mình nó có để cho nó thức tỉnh chứ không có gì hết. Rồi gia đình nó kéo về một cái hướng của Phật.
Với cái tâm nguyện của con, con ước nguyện vậy đó, rồi cái gia đình của mình nó sẽ tốt hơn. Chứ còn mình không bao giờ mình có, tại vì bây giờ mình nói không nghe rồi mình tức, mình giận, mình buồn thì nó tạo thêm cái nhân quả. Còn cái này mình nói nhưng mà mình không giận, không buồn gì hết. Rồi còn ước nguyện tốt cho gia đình mình thay đổi nhưng mà nó sẽ thay đổi đó.
Phật tử 2: Con bạch Thầy là Thầy dạy giùm con, thời đại giờ nhiều khi con cũng khó hiểu, bây giờ nó chỉ biết ăn với chơi, ngoài làm việc thì đã đành rồi, nhưng được đồng nào nó ăn nó chơi vậy thôi, chứ còn ngay như ốm đau nó cũng chả lo luôn. Tại vì con nói thật với Thầy là con làm nghề thuốc Bắc, cho nên khi bệnh tật, ốm đau, cảm cúm nó đến là coi như con tự giải quyết hết. Thế là nhiều khi nó ỷ vào hay là thế nào, như bệnh nó nó cũng chả lo nữa.
Trưởng lão: Nó ỷ lại, nó ỷ vào đó.
Phật tử 2: Cho nên là sắc thuốc lên cũng phải này nó, nhắc nó ba bốn lần khi đó nó mới nhớ nó uống. Cuộc đời nhiều thấy…
Trưởng lão: Nó ỷ quá rồi.
(08:14) Phật tử 3: Bạch Thầy, con xuống thăm Thầy và Tu viện, con có mấy vấn đề. Từ khi mà đang còn lõm bõm học xong lớp một, bây giờ đang học lớp một, thì ra ngoài ao nhìn thấy cá, nhìn thấy người ta câu, thì thấy hay cũng ra đi câu con cá. Câu không để về mục đích về để sống, để ăn uống, con nít thì thấy câu thì hay. Ra câu thì thấy con cá thì câu, ban đầu câu thì thấy sau đó mới ngồi, hồi đó đi cái dép cao su bạch Thầy, cuối cùng thì dép cao su nó rớt xuống dưới, con nhỏ không biết tưởng là từ xa con thấy nó nổi con mới thò tay xuống là lấy được, thò tay xuống là coi như ụp xuống dưới luôn là chìm luôn, quẩy một hồi là ra giữa con sông, ra giữa chỗ cái ao đó.
Thì có cái bà đang giặt chiếu (…). Lúc con ngồi trên bờ thì chắc bà cũng thấy, đến khi bà vỗ chiếu bụp bụp một hồi thì bà ra bà thấy cái chỏm tóc, sau bà về kể lại thấy chỏm tóc nổi lên bà mới cầm cổ bà kéo vô. Bà kéo vô thì đưa về ở nhà thì bữa sau con mới thấy tỉnh lại. Sau con mới nhớ lại lúc đó mình suýt chết đuối.
Trưởng lão: Chết một lần.
Phật tử 3: Bà đó bà cứu khỏi chết đuối. Hồi đó còn trẻ thì con không biết luật nhân quả như thế nào, sau con lớn lên con suy nghĩ, đáng ra chết rồi nhưng mà cái người đó cứu mình, về sau không có ai thăm hỏi người ta, nếu như mình còn con nít không biết thì người lớn đến mà cảm tạ người ta chứ, tại sao lại như thế. Con mới có cái suy nghĩ đó luật nhân quả. Sau đó con mới hiểu được cái đôi chút sách vở về của đạo Phật nhưng mà cũng rất là mơ hồ.
Rồi sau đó con cũng có những cái thiên hướng đi về một cái tín ngưỡng nào đó. Ví dụ như là Thiên Chúa Giáo, thì cuối cùng con cũng có một thời con có mấy cái vị đó rủ đi. Nhưng mà con thấy tất cả các cái kinh Tân Ước, rồi tất cả những cái, con cảm thấy không có cái chân lý gì cả, mà phải toàn cầu xin một cách vô vọng như thế. Con có một cái sự suy nghĩ như vậy.
(10:42) Rồi là đến năm trưởng thành thì trở thành một người thanh niên thì con vẫn bị rất là nhiều cái sự đau khổ, kể cả ở gia đình bố mẹ cũng như ra ngoài xã hội, cũng như là học đường rất là vất vả và thiếu thốn. Học lớp bảy thì bạch với Thầy con vẫn bận cái quần đùi đi học và đi chân đất, không được như người ta, đi học thì cũng thiếu đủ thứ từ sách, vở, giấy, bút cho đến này khác. Về nhà thì bố mẹ la rầy như thế này thế nọ. Học hành thì chẳng chịu, chơi bời thế này thế khác.
Đến khi là hết tuổi học thì con vào một cái trường, nhưng mà cái trường đó thì cuối cùng lại do cái duyên như thế nào, cho nên làm sai cuối cùng con không đi được. Bực mình cái duyên phận của mình trở ngại, người nó giận. Con xác định vào môi trường quân đội.
Con vào môi trường quân đội nhưng con suy nghĩ thế này: Trước đây mình ở nhà mình yếu gầy thì thằng này thằng khác nó bắt dọa. Mình thấy học cho giỏi võ, về chơi lại, chứ còn mình hiền … Cho nên là đi vào cái cơ sở của con chỉ có đi dạy đấm đá thôi. Sau đó con đi vào môi trường quân đội và sau đó con ra Trường Sa. Nếu mà không dừng ở nghĩ cái chuyện ác thì con vấy máu, tức là giết chúng sanh. Giết chúng sanh thì con giết rồi nhưng con vẫn có một cái tâm niệm nếu như mà người vô tội là không giết.
Làm gì thì làm nếu mà lấy đạn pháo mà giết người ta thì bắn người như thế này thì con nhất quyết không đó. Nhưng mà các cái loài động vật súc sinh ở trên biển thì con cũng có phạm trong cái vấn đề là giết chúng sinh, nhưng mà con vẫn làm gì thì làm nhưng trong thân tâm không được giết con người, con người là vô tội quá. Nếu như mà họ không có ra lệnh cho mình giết thì mình tìm cách mình ngưng hoặc bắn trật trở lại. Thì khi con đi như vậy thì con nghĩ được điều đó.
(13:01) Còn sau đó thì đi tìm đạo và đi đến tất cả cái nơi chùa chiền, am thất rồi con thấy cuộc sống mình tại sao có cái thời ngu dốt đến như vậy, trí tuệ mình không phát triển và nói trước thì quên sau, nói sau thì quên trước. Cái trạng thái đó thì do một cái gì đó nên tìm ông thầy cho giỏi mình bói xem thử cuộc sống của mình sau này như thế nào. Đó, thì khi con mê tín.
Thì từ cái chỗ mê tín đó mới gặp được trong chùa các chùa Đại Thừa người ta bày ông phải đi theo Phật, thế này thế khác thì con cũng giải trình là đi theo đi hết chùa này chùa khác, thì nghe bảo cứ cầu Phật đi. Cuối cùng con đi tìm. Cuối cùng mấy năm trước ở gần đây là con có vào cái chùa của cái vị đó là nói về phái Khất sĩ, đường lối ngày trước là của ông Tổ sư Minh Đăng Quang. Thì con cầm được cái bộ chân lý đó thì con (…).
Sau đó thì con có đủ duyên gặp được sách của Thầy và tất cả những cái của con tự phô tô về, con mới góp nhặt tất cả những pháp thoại của Thầy, khi mà phô tô ra in đủ 10 tập Đường Về Xứ Phật, và tất cả bộ Giới Đức Làm Người, từ khi đó con vẫn chưa dám hành. Sau đó có duyên lớn là con gặp sư Pháp Ngộ và con chuyển đổi nhân quả của con. Từ đó rượu và thịt là con không làm nữa.
Hôm nay con có nhân duyên rất lớn gặp được Thầy và cô Út chỉ dạy về đường lối. Bây giờ con đã hiểu trong luật nhân quả và tất cả nhân duyên của con, nhưng cái sự hành đạo thì con chưa có. Mong Thầy cho con coi như sám hối để con có sự phát triển về bước đường sau này trong nhân quả. Cảm ơn Thầy và cảm ơn cô chỉ dạy.
(15:35) Trưởng lão: Được rồi, Thầy chấp nhận cho con sám hối. Vì trong cái khoảng thời gian đó mình chưa có biết nên mình mới lầm lạc rất nhiều. Bây giờ gặp được Thầy rồi, sám hối rồi thì bắt đầu từ đây về sau giữ gìn giới luật, ôm pháp mà tu tập để cho nó thoát ra cái nghiệp khổ. Chứ còn đang khổ đó, chết đuối hồi nhỏ, mà chết đuối nhiều lần chết chứ có phải một lần đâu. Rồi bây giờ mình được sống mà được gặp chánh pháp như thế này là may mắn lắm đấy, chứ chết rồi lấy gì mà gặp. Cho nên phải ráng con, ráng mà tập. Có Thầy dạy cho. Tội!
Phật tử 4: Kính bạch Thầy! (…) Như thế là hôm con gặp cái duyên xuống chùa Long Đạm thì đến nơi thọ Bát Quan Trai ở đó, con được quyển sách Đường Về Xứ Phật của Thầy tập 2. Đợt đó là nhờ chú Minh gửi cho mấy cái chùa đó, mấy cái người ở chùa đó cho con mượn, con cũng đưa về.
Kính bạch với Thầy con lấy quyển sách đó về, xong con đọc cho vợ con nghe, gia đình nhà con là đang thờ đức Quan Thế Âm, thì con là tổ trưởng chịu trách nhiệm cho họ khoảng trên 5-7 chục người. Cho nên cứ tháng là mùng 1, 30, rằm và 14 là đều cầu an cầu siêu, tụng kinh, gõ mõ theo các thầy hướng dẫn con thực hiện như thế. Sau con nhận quyển sách đó về là con mừng lắm, con đọc cho, con đọc là con khóc (…) Khi đó cũng gặp duyên là sư Pháp Ngộ về, sau đó sư Pháp Ngộ đi rồi thì con cũng trao đổi với họ. Bản thân con và vợ con đã đi vận động được đôi người thôi chứ chưa được nhiều (…).
Nhờ Thầy cho con thêm minh mẫn để con về hướng dẫn cho đạo hữu theo đường chánh pháp cho đúng đắn hơn.
(19:24) Trưởng lão: Thế nào con cũng sẽ đạt được cái ý nguyện của con, con dẫn những đạo hữu, những pháp hữu mình đang tu tập từ lâu tới giờ đi sai, bây giờ mình đã ngộ được, rồi bắt đầu mình sẽ dẫn dắt những người đó. Đồng thời thì nó có những cái băng, cái đĩa mà Thầy đã giảng cho mấy con thọ Bát Quan Trai đó, họ sẽ thấy và họ đọc những sách của Thầy lần lượt họ sẽ theo hết, họ không còn có người nào sót đâu.
Con yên tâm đi, lần lượt rồi họ cũng phải đi tìm kiếm những cái điều kiện đúng đắn. Bởi vì chánh pháp khi có rồi thì lần lượt nó sẽ lan rộng ra, nó không có đứng lại một chỗ đâu. Thầy nói Thầy không nói ra chứ Thầy nói ra là lần lượt nó lan ra khắp hết à, chỗ nào rồi cũng tới hết.
Cho nên mấy con có cái tâm tha thiết như vậy thì chắc chắn là nó không bao lâu đâu. Tất cả những pháp hữu, đạo hữu của con nó sẽ hướng đến cái chỗ tu tập tốt chứ không có gì đâu.
Với giảng lại cái danh từ mà thường thường người ta gọi là đạo hữu đó, thì theo bây giờ mấy con gọi là pháp hữu. Bởi vì mình tu tập một pháp gọi là pháp hữu. Tức là bạn đồng pháp đồng tu. Còn đạo hữu là cái người đồng đạo. Thành ra đạo thì mình lầm. Vì cái danh từ đó nhiều cái tôn giáo người ta gọi nhau. Còn mình lấy danh từ gọi là pháp hữu, bởi vì pháp của mình là pháp Nguyên thủy. Còn cái người đó họ pháp khác là khác đó. Cho nên pháp hữu là những người huynh đệ của mình kêu là pháp hữu con. Pháp hữu, bạn bè cùng pháp.
Phật tử 5: Kính bạch Thầy, con đi theo bên Đại thừa là từ năm 1994. Hồi con đi xây dựng kinh tế ở Đắk Lắk. Hồi đó là tu theo chùa Long Đạm, chùa Khải Đoan ở Buôn Ma Thuột của sư Thích Châu Quang. Hồi đó quy y thì con viết danh sách lên rồi thầy quy y gửi về chứ cũng không lên trực tiếp làm vì số lượng đông người. Thì từ hồi đó cho đến nay con toàn đi theo bên Đại thừa thì cũng tụng niệm, rồi làm các công việc rất siêng năng, ngày nào cũng nhớ niệm Phật cả. Cũng chính niệm Phật rồi đi theo cả Mật tông cũng làm hết, nhưng thực tế chưa đạt kết quả chi cả.
Sau khi mà gặp Đường Về Xứ Phật con đọc mấy cuốn xong con thấy hay quá con đi theo. Từ đó con ăn chay trường, một tháng sau là con ăn một bữa, thọ Bát Quan Trai cho đến giờ. Như vậy trong quá trình tu tập thì con bạch Thầy là con hiểu và tin tuyệt đối rồi nhưng mà cái việc tu tập của con chưa được kết quá lắm. Trong quá trình tu hơi thở thì nhiều khi nó cũng chưa được thông thoáng thưa Thầy, về Định Niệm Hơi Thở.
(22:25) Trưởng lão: Để Thầy dạy chung cho mấy con thấy, (con ngồi xuống đi con) trong cái vấn đề tu tập là cần phải nhiếp tâm cho được, nhiếp tâm được nó mới an trú. Để Thầy nói cái chỗ mà nhiếp tâm và an trú để cho mấy con lưu ý.
Nhiếp tâm, ví dụ bây giờ mấy con đưa cái bàn tay ra, làm sao mình cố gắng mình tập trung rất cao để cho cái tâm của mình nó biết cái hành động đưa ra đưa vô cho rõ ràng, chú ý cho rất kỹ gọi là nhiếp tâm.
Nhưng mà khi nhiếp tâm một hơi mà nó nhiếp được rồi cái bắt đầu tự động cánh tay đưa ra đưa vô vầy đó là nó an trú rồi, thì các con không có tập trung nữa, các con xả ra, đừng có tập trung gom như hồi nãy nữa.
Bởi vì nhiếp tâm là mình vô mình nhiếp cho được, tức là buộc cho chặt, tập trung cho kỹ, đưa ra nhìn chăm chăm nó để đưa ra đưa vô cho rõ ràng, tác ý để cho nó theo dõi. Mà khi nó nhiếp tâm được rồi cái bắt đầu cánh tay tự động nó đưa ra đưa vô rồi. Cái tâm của mình thấy nó không có cần nhiếp mà nó tự động rồi thì cái tâm nó bám vô cái này, nó an trú trong cái này được gọi là an trú. Có hiểu chỗ đó không?
Cho nên lúc bây giờ nó tự. Hồi đó tới mà nó an trú được mình thấy hơi thở dường như nó tự động đó con, nó không phải là như mình vận dụng mình thở như hồi nãy nữa. Con hiểu không?
Tự động nó thở rồi thì bắt đầu mình xả ra để cho nó an trú ở trên cái hơi thở nó nghe nó khỏe. Rồi cái tay nó cũng tự động nó an trú. Cái tay nó tự động đưa ra đưa vô nó nhịp nhàng lắm, nó không có như hồi mình vận dụng. Còn mình vận dụng tập trung nhiếp cho được, cho nên mình vận dụng dữ lắm rồi nó mới khác. Cho nên cái nhiếp được rồi nó mới an trú được mà nhiếp không được nó an trú không được.
Các con nhớ kỹ, khi mà các con cố gắng nhiếp cho được, thì lúc bấy giờ nhiếp được rồi thì trong vòng chừng một phút, hai phút nó được rồi bắt đầu nó tự động của nó, thấy nó đưa ra đưa vô tự động. Thì để cho nó tự động chứ đừng cố gắng nhiếp nữa thì trật.
Phật tử 5: Nhưng mà thưa Thầy mình có tác ý không Thầy? Có tác ý: “Tôi đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa vào tôi đưa thay vào”, có tác ý nữa hay để cho nó tự nhiên?
(24:12) Trưởng lão: Rồi, cái tự động nó tác ý con, tự động nó cũng tác ý theo, mà tác ý rất là êm ái, nó làm cho mình thích lắm, nó cũng tự động tác ý.
Phật tử 5: Bạch Thầy, Thầy giảng cái đoạn này tuyệt vời, chứ con thấy nhìn kỹ nhiếp tâm cứ tập trung nó mệt lắm Thầy ạ. Mình chỉ một hồi là mệt, mình đưa tay thế này mà cảm thấy…
Trưởng lão: Mệt. Hồi đó mình nhiếp tâm là mệt. Mà cứ làm hoài, làm hoài vậy nó mệt con, mà nó căng đầu nữa. Còn như tới chừng nó an trú rồi nó hết rồi, để cho nó tự động đi, rồi nó làm ra làm vô. Mình chỉ cần ngồi đó mình coi nó làm thôi, mình thấy nhẹ nhàng.
Phật tử 5: Thầy dạy thêm cho con về tham, sân, si ạ! Qua tu tập thì hồi bên Đại thừa thì bản chất con là nói không phải là hô với với Thầy nhưng mà lòng tham của con cũng ít, từ xưa đến giờ con vẫn ít. Bên Đại thừa thì theo con hiểu đi theo Phật rồi là con tin Phật, con bỏ những cái tham chẳng hạn như là đất đai, rồi vườn tược, nhà cửa hoặc là các cái quyền chức. Hồi xưa con cũng làm việc bên cách mạng, bên Đảng. Riêng những cái đó là con bỏ hết, con không chạy theo quyền chức, rồi lương thưởng chế độ các thứ mà chạy để mà hưởng chế độ, đáng ra con vẫn được hưởng nhưng vì con không chạy cho nên nó cắt.
Những cái đó là con cũng thấy cũng tự hào về bản thân mình là mình không tham. Nhưng mà từ cái chỗ không tham đó, thì liên quan đến gia đình là trong cuộc sống cũng có những cái nó hơi khó khăn hơn với những gia đình khác, thì vợ con nó lại không vừa lòng. Cho nên cái vấn đề đó thì nó cũng có cái được. Nhưng các vấn đề tham khác cũng chưa biết hết được.
Rồi cái sân hận, nhiều khi tu tập rứa nhưng mà có những lúc con cảm thấy như là mình diệt được sân, Thầy, ai nói gì cũng không sân lên nữa, nhưng mà bộc phát lúc nào đó khi mà sân lên là vẫn lên Thầy.
Trưởng lão: Nó còn thấy chưa.
Phật tử 5: Cho nên là cái đoạn đó là con cũng vẫn chưa ấy được thì Thầy chỉ cho con cái pháp làm sao mà diệt cái sân đi.
(26:22) Trưởng lão: Bởi vậy khi mà các con an trú được rồi, các con mới thấy nó tự do ra vô. Đâu phải để cho nó cứ ngồi nó an trú ở trên hơi thở không đâu. Không, bây giờ mới ly tham này, ly sân của các con. Nếu mà con thấy tâm con nó dễ sân, còn tham thì con cứ dùng cái khi nó đưa ra vô vầy thì con tác ý cái câu ly tham, ly sân đi. Thì trong khi nó an trú nó ly dữ lắm, còn nó chưa an trú con ly nó không ly nhiều. Con hiểu không?
Cho nên vì vậy mình đầu tiên vô là nhiếp kỹ lưỡng đó, mà trong vòng một phút, hai phút thôi mình xả ra; thì lúc bấy giờ nó an trú được rồi mình xả ra, xả ra cái bắt đầu mình ly tham, ly sân, ly si theo cái hành động của nó. Chứ không phải ngồi đó để mà an trú với nó, nó không có nghĩa gì đâu. Mà chính cái mình dùng cái tư tưởng của mình để nương theo ly tham, ly sân, ly si đi. Thì lúc bấy giờ nó mới thật sự nó ly đó.
Cho nên con thấy sáu cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở thì tới cái đề mục thứ bảy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Tại sao lúc đầu ông Phật không dạy mình ly tham trước, mà đợi cho tới an trú được cả thân tâm rồi mới ly tham? Cái kinh nghiệm người ta có người ta mới viết ra được cái bài kinh vầy chứ. Cho nên mình nhiếp phải nhiếp cho được. Đầu tiên, ba bốn cái đề mục đầu của hơi thở là con nhiếp cho được tâm, rồi mới an trú được thân. Rồi an trú được tâm rồi bắt đầu bây giờ mới ly tham, ly sân; đoạn diệt tâm tham, sân. Các con hiểu không?
Cho nên mình an trú được rồi mình mới lo mình ly tham, ly sân. Đó, mình đưa cánh tay ra cũng vậy, mình ly khi mà an trú được. Hầu hết là mấy con chưa có an trú, còn vận dụng mà mấy con lại ly rồi thì trật. Mà nhiếp tâm cũng chưa được kỹ nữa, nhiếp chưa có chắc, rồi cứ tập, trời ơi mệt mỏi gần chết. Mình phải an trú!
Phật tử 6: Kính bạch Thầy, những người về đây phần nhiều nhiếp tâm chưa được.
Phật tử 5: Chưa được Thầy ạ.
Trưởng lão: Thì bởi vậy Thầy bảo nhiếp tâm cho được.
Phật tử 5: Nhờ buổi này Thầy nói con mới sáng rõ, con tập lung tung cũng chỗ này qua chỗ kia, chứ ở nhà đến thọ Bát Quan Trai Thầy nói ba, sáu pháp xong mới được, tập mấy cái sau nhưng con không biết, con cứ tập. Tập cái trước ra cái sau lộn nhào.
Phật tử 6: Có kiểm tra rồi mà Thầy, chỉ có một người nhiếp tâm một chút thôi còn bao nhiêu người trật hết.
Trưởng lão: Nhiếp tâm chưa được.
Phật tử 6: Chưa được bạch Thầy, chứ đừng nói đến an trú, Thầy.
(28:28) Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói nhiếp tâm được rồi an trú. An trú như thế này nè, mấy con thấy nếu mà cái hơi thở tự động nó ra vô ra vô. Nghe nó nhẹ nhàng lắm, an trú nó tự động nó ra vô. Ở ngoài đó tiếng động nghe mà nó chẳng thèm để ý đâu, tại vì nó an trú rồi. Bởi vì nó an mà nó trú ở trên cái hơi thở con hay trong hành động rồi. Nó an, nó trú rồi, ở ngoài đó nó làm gì làm nó không phóng ra.
Phật tử 6: Chú Minh có nhiếp tâm nhưng mà không hiểu cái nhiếp tâm là sao. Chú Minh này, nhiếp tâm nhưng mà không hiểu nhiếp tâm là sao nữa đó. Bây giờ hỏi nhiếp tâm như thế nào chú cũng không biết đường nữa.
Phật tử 5: Nhiếp tâm, an trú tâm thì con cũng mới biết được mấy cái băng của Thầy về đây, chứ trước con cũng biết sau khi thầy Chính vào thầy cũng có nói là khi nào nhiếp được tâm, an trú tâm thì khi đó mới vận dụng vào đó để ly tham, sân, si ra. Thì con nhớ đến đó con về tập, nhưng mà khó Thầy ạ.
Phật tử 6: Đằng sau nhiếp tâm là gì vậy Thầy? An trú tâm rồi đến gì nữa Thầy?
Trưởng lão: Rồi mới đến xả tâm, mới ly mới xả.
Phật tử 6: Tập Nhiếp tâm, an trú rồi bắt đầu mới xả tâm. Con nghe ba cái này.
Bạch Thầy cô này lỡ là tí nữa cũng điện thoại cho con tới rước rồi, nhưng mà giờ cô nguyện cô muốn con rước, cô về thăm vài ngày xong rồi sẽ quay lại ở thời gian lâu.
Trưởng lão: Cũng được con, ở ráng lo tu.
Phật tử 6: Ở thời gian bao nhiêu thì xin Thầy. Nửa tháng hay gì?
Phật tử 7: Con sám hối Thầy (…).
Trưởng lão: Để chút nữa con.
Phật tử 6: Con nói cô đi ra rồi, chính ra ở đây tu tốt mà bây cô giờ đi ra rồi, chết rồi mà không biết được mà vô tu nữa hay không thôi, giờ nhân tiện xin Thầy cho ở lại tu.
Trưởng lão: Thôi cũng được con, đi ít hôm rồi con trở lại, trở lại ráng tập.
Phật tử 7: Con về trong Nam có hai ngày, con xin về lại. Mà Thầy nhìn xem cái bộ dạng con có tu được không? Con đem ông xã, con cháu có đi theo tu được không ạ?
(30:27) Trưởng lão: Cái đó thật sự ra thì con phải nỗ lực con tu con mới đem hết được, chứ gánh một mình con con gánh chưa nổi con mà con lo gánh cả cái gia đình con gánh không nổi.
Phật tử : (…).
Trưởng lão: Nhưng mà con ráng con tu. Tu nó rất là vất vả cực khổ lắm. Sống cho đúng phạm hạnh, tức là cái giới luật mình phải sống cho đúng. Rồi con sẽ đọc cái bộ Giới Hành Của Sa di đó, mà cái tập II của Mười Giới Đức Thánh Sa di, nó có 25 cái giới hành của nó. Con đọc con giữ gìn 25 cái giới cho nghiêm chỉnh đó thì con sẽ độ được gia đình của mình. Phải không? Cho nên có cái bộ giới.
Phật tử 7: Bạch Thầy, cái tâm con thì muốn ở lại, nhưng mà con thì cũng phải làm ra nhà đã. Các cháu mà yên tâm thì con xin Thầy quay lại. Nếu như các cháu nó chưa ổn thì con xin tu tập tại gia đình.
Trưởng lão: Vậy cho nó tốt. Được con.
Phật tử 6: Đã vô đây …, cô tu có một hai ngày thì tu gì.
Phật tử 5: Cái nhiếp tâm, con nhiếp được khoảng, như đi kinh hành thì Thầy nói, lúc trước Thầy dạy cho con 5 phút mà bao giờ con được 5 phút rồi thì khi đó bắt đầu mới chuyển. Thỉnh thoảng thì có niệm khác vào thế thì bây giờ phải quay lại từ đầu chứ không phải là đi tiếp Thầy ạ.
Trưởng lão: Thì phải rồi, đi lại từ đầu rồi.
Phật tử 5: Từ đầu?
Trưởng lão: Cứ tập nhiếp cho được. Đầu tiên mình tập nhiếp cho được, chứ mình chưa phải an trú đã, nhiếp cho được rồi nó tự động nó an trú. Chứ còn mình nhiếp chưa được nó không an trú đâu. Nghĩa là coi như mấy con chưa thấy được trạng thái an trú đó, nó có cái sự an ổn ở trong hơi thở chứ gì. Nó nhịp nhàng, thấy nó tự động lắm. Do đó mình nhiếp chưa được thì chưa có cái này, mà mình nhiếp được thì nó mới có cái này.
Cho nên bây giờ mình thấy mình nhiếp chưa được thì mình tập nhiếp tâm, cứ tập riết thì nó phải được. Bây giờ mình thấy hơi thở mình nó khó thì các con tập nhiếp tâm ở trong bàn tay của mấy con đi, hoặc là con nhiếp tâm ở trong cái bước đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, tập nhiếp.
Thí dụ như bây giờ đó, 20 bước mình nhiếp chưa được thì mình tập 10 bước, 10 bước chưa được thì mình tập 5 bước. Nó vậy đó. Thì mình cứ tập ít lại cho nó chắc, nhiếp một cái hành động nào, cái hơi thở nào cho chắc chất lượng hẳn hỏi, nhiếp cho kỹ thì nó sẽ nhiếp được, mà nhiếp không kỹ thì nó nhiếp không được.
Phật tử 5: Con bạch Thầy, trong 5 phút hay 10 phút thì được rồi, chẳng hạn trong thời khóa 30 phút bây giờ mình muốn nhiếp được 2 phút thì mình cứ nhiếp đi nhiếp lại mãi trong 2 phút, được 2 phút lại quay lên trong khoảng thời gian đó thì vẫn đi lại cái đó hả Thầy?
(33:07) Trưởng lão: Thí dụ như bây giờ con nhiếp, thí dụ theo mỗi người có được cái đặc tướng, có nhiều người họ phải có cái thời gian dài họ mới nhiếp được. Họ ngồi họ thở, ví dụ như 5 phút hay 1 phút họ nhiếp, họ nhiếp rồi họ trở lại 1 phút họ nhiếp, họ nhiếp vô kiểu đó họ thấy không được. Bắt đầu họ phải dài hơn, họ phải 5 phút, 10 phút, 20 phút. Mới đầu vô mình nhiếp không được nhưng mà sau bắt đầu họ nhiếp được. Họ nhiếp được rồi bắt đầu nó mới có an trú được.
Còn cái người mới vô đầu họ nhiếp được tập trung kỹ hẳn hoi từng hơi thở, từng hơi thở chất lượng rất cao trong vòng chừng 1 phút bắt đầu họ nhiếp được cái nó vô được. Thì mấy người đó người ta tu tập ngắn.
Còn mình mà tu tập vô mình nhiếp không có được, cái tâm mình nó lộn xộn, lăng xăng quá. Cứ ngồi ráng tập trung mà nó cứ hơi trật giuộc, trật giuộc, tức là mình nhiếp chưa có được. Vậy thì mình cứ dài thêm, cứ kéo dài thêm một hơi cái nó nhiếp vô được. Nó tùy theo mỗi người đó con, chứ không phải dễ, cái nhiếp coi vậy chứ nó cũng không có dễ đâu.
Có người người ta vô người ta tập kỹ người ta nhiếp nó vô, còn có người tập kỹ, tập kỹ dữ tợn lắm nhưng mà nó không chịu vô, nhiếp không vô được, lôi nó cũng không nhiếp, cái tâm của mình nó như con trâu rừng, kéo hoài nó nó không chịu ghịt vô hơi thở để cột, nó cứ giục giặc hoài, mình thì mình ráng mình ghịt riết.
Phật tử 5: Phương pháp nhiếp của con xin trình Thầy, khi mà đặt thân ngồi kiết già, thân tâm mình tác ý xong an trú trong chánh niệm để tập cái ni con tác ý vô ra, con tác ý một lần mà con đưa vô đưa ra là con thấy cứ đúng 10 giây, là con thấy 6 lần là được vô 1 phút. Có khi con làm được 1 phút rưỡi, có khi được 2 phút là khó, thì được một lượt, các vòng khác thì nó tự vô, con cứ vòng đi vòng lại mãi bao giờ mà mười mấy phút thì được vậy Thầy?
Trưởng lão: Con thí dụ như bây giờ con làm kỹ lưỡng, con biết rằng trong chừng con tu 1 phút thì con không có khởi niệm chứ gì, mà 2 phút trở lên thì có niệm, phải không?
Phật tử 5: Dạ.
Trưởng lão: Thì con sẽ tu chỉ trong vòng 1 phút thôi chứ đừng có 2 phút, rồi từ từ con tập vậy đó, rồi sau đó con mới tăng dần lên. Con tăng dần, con tập nhiếp tâm tăng dần lên. Chứ ngay khi cái chất lượng con nhiếp như vậy nó còn bị niệm nó xẹt vô đó, thì coi như con cố gắng con nhiếp nữa thì nó dậm chân tại chỗ nó không có nhiếp vô được. Bắt đầu bây giờ con nhiếp chừng một phút con thấy nhiếp được cái con xả ra con nghỉ, nghỉ cái con vô nhiếp 1 phút nữa.
Phật tử 5: Nghỉ bao nhiêu ạ?
Trưởng lão: Mình nghỉ 1 phút, mình nghỉ 1 phút rồi mình trở vô mình nhiếp nữa, mình nhiếp nữa rồi mình nghỉ, vô 1 phút nữa mình nhiếp lần nữa. Cứ mình nhiếp lần lần vậy đó, rồi bắt đầu mình thấy 1 phút mình chất lượng, lúc nào 1 phút mình cũng đạt được cái chất lượng. Đó là mình nhiếp chất lượng thôi chứ chưa an trú nha.
Rồi bắt đầu mình tăng lên 2 phút, mà mình tăng lên 2 phút cái bắt đầu mình thấy nó đi suốt 2 phút bắt đầu nghe nó an, cái tâm nó dính trên cái hơi thở được rồi hoặc nó dính trên cái thân hành mình được rồi, thấy nó đưa ra đưa vô nhịp nhàng, thì con không có nhiếp nữa con để cho nó dính, cái bắt đầu đó là nó an trú.
(36:03) Nó hết tới chừng nó an trú là nó vô, mà nó an trú nó không phải là an trú như vậy mà nó chỉ có cái khoảng thời gian nhất định của nó. Thí dụ như an trú 10 phút là 10 phút chứ còn nó không có tăng lên được đâu. Tới đó cái bắt đầu nó sanh vọng tưởng ra nó tác, nó khởi ý ra tầm bậy tầm bạ, nó hết an trú rồi thì mình xả nghỉ.
Rồi bắt đầu mình nhiếp rồi mình an trú, rồi cái khoảng thời gian an trú đó mình mới tác ý mình ly tham, sân, si. Thì cái sự an trú đó mới ly được cái bắt đầu nó dài ra. Nó dài ra từ 10 phút nó dài ra được 20 phút rồi 30 phút, rồi 30 phút nó dài tăng lần lên.
Là khi mình an trú được, cái thời gian mình an trú được. Thí dụ như an trú được 5 phút thì ở trong cái thời gian an trú đó mình lo mình tác ý, mình nương theo cái ý của mình tác ý ly tham, sân, si đi. Rồi nó hết an trú thì thôi nghỉ. Cứ như vậy chứ đừng tiếp tục, con tiếp tục cũng không có được đâu, nó tới đó nó hết, nó an trú được nhiêu đó thôi chứ cái sức nó nhiêu đó thôi, bắt buộc không có được. Do đó mình nghỉ rồi mình nhiếp tâm, rồi mình nghỉ cho nó khỏe rồi mình nhiếp tâm lại nó an trú lại, rồi từ an trú đó mình xả tâm.
Bởi vì nhiếp tâm, an trú rồi xả tâm. Ba cái giai đoạn vậy. Rồi xả tâm thì nó lại tăng cái sự an trú đó thêm. Chứ không phải là mình nhiếp vô rồi mình cố gắng mình tập trung cho nó an trú. Mà nếu nó an trú được theo kiểu mình ức chế nó thì nó bị tưởng. Nó khác, nó trật. Rồi cái tướng tưởng nó hiện ra, mình bám trong cái tướng tưởng thì nó không có niệm khởi nhưng mà bị ức chế nó lọt trong thiền tưởng.
Còn cái này không, khi mình nhiếp mà nó an trú được thì mình lo mình xả tâm. Mình xả tâm thì cái trạng thái an trú nó lại dài ra.
Còn cách thức mình nhiếp là đầu tiên mình nhiếp đó là mình nhiếp để cho nó vô nó an trú, rồi nó an trú được rồi thì xả (tâm). Hễ xả nhiều ra được thì cái an trú nó dài ra, nó dài ra cho đến khi nó đúng cái thời điểm của nó, thì nó đủ những cái lực của nó thì lúc bấy giờ mình sử dụng cái lực đó mình để nhập các Định, thực hiện Tam Minh. Nó chỉ như vậy thôi nó không có gì khác hơn hết.
Phật tử 6: Cái này hay quá đó! Nó bài bản.
Phật tử 5: Cái này là ví dụ như con có cái phương pháp này. Tức là như con xem quyển sách này, 10 giờ con mở ra một bên trang sách này một bên rồi con viết trang này, rồi sang trang này độ khoảng 5 trang chẳng hạn, thì con thấy cái đầu nó nặng nặng không tập trung được nữa, con bỏ cái viết đó con đi kinh hành trong khoảng chừng 15, 20 bước gì đó hoặc là đi khoảng độ 10 phút gì đó, xong quay trở vô con lại viết trang khác. Như thế, cứ thế con viết được hết cả cuốn sách.
Chứ còn nếu như con tập trung mà viết, viết cho cố lên để nửa tập trung toàn bộ cái tâm lực để viết những cái chữ như không được sai thì vô nửa trang hoặc độ khoảng 4-5 tờ là đã mỏi mệt rồi… Con làm bằng cách đó.
(38:43) Trưởng lão: Mỏi mệt, tập trung chịu không nổi, nó không thích nghi nổi. Đúng đó, con làm vậy được đó. Cho nên Thầy mới bảo đầu tiên mình tập nhiếp, thì mình nhiếp vừa với cái sức của mình thôi chứ quá sức mình nhiếp nó cũng không vô đâu. Nó cục cựa cái tâm nó không chịu đâu, nó chống lại mình đó. Cho nên mình nhiếp, ví dụ như con bây giờ cái sức con tập nhiếp con nhiếp tầm 1 phút thôi cái con xả nghỉ, xả nghỉ 1 phút mà mình vô mình nhiếp lần thứ hai mình thấy 1 phút không đạt nữa, nó có niệm khởi nữa, thì mình lại nghỉ 2 phút, mình nghỉ 2 phút để mình nhiếp 1 phút. Con hiểu không?
Bây giờ nhiếp vô 1 phút rồi nghỉ 1 phút, mà bây giờ nhiếp lần thứ hai mà thấy có niệm thì như vậy là nó không chịu đâu, cái sức của nó không được đâu, mình phải nghỉ 2 phút rồi mình nhiếp lại. Mà nếu không thì mình nghỉ 5 phút mình mới nhiếp 1 phút.
Cứ phải hiểu như vậy chứ còn mình lơ mơ thì không được đâu, mình phải biết mình. Kêu là biết mình mình mới tu, cũng như biết giặc mới trăm trận trăm thắng, biết mình biết giặc mới trăm trận trăm thắng. Còn mình không biết nó, nó không biết mình thì coi như mình đang cầu may thì không được. Cái này mình dò mình biết, rồi mình tập nhiếp nó chưa an trú đâu. Cho nên vì vậy mình cứ tập nhiếp thôi chứ mình chưa có tập ly, tập xả gì được đâu.
Phật tử 5: Kính bạch Thầy! Đúng là xa Thầy thì con khó học, sau khi cái thời gian con đọc sách Thầy đến khi mà mê quá, đọc đến 3 giờ sáng, do con thích quá.
Thế nhưng mà sau đó con thấy say mê quá mà con không biết cái Định Sáng Suốt của Thầy dạy, cho nên cuối cùng làm nó luẩn quẩn Thầy ạ, khi đó không nhớ gì hết trơn. Con đọc thấy Thấy nói là ai tu không có cái Định Sáng Suốt này là sẽ bị u mê, u tối hơn, con mới thấy sợ quá. (…) Chú Minh nói đây là cái cách để nghỉ sáng suốt, cách tu Định Sáng Suốt thư giãn.
(40:41) Trưởng lão: Thư giãn, thư giãn để cho nó nghỉ ngơi. Cho nên các con nhớ kỹ nghe không. Do trong cái cái sự tu của mình, mình tùy theo cái đặc tướng, cái khả năng mình để mình tu, mình tu mình nhiếp cho được, tập nhiếp cho được thôi. Chứ còn chưa có an trú đâu, Thầy biết là mấy con chưa có an trú đâu. Bây giờ có người ở đây người ta an trú được 3 tiếng, hay 4 tiếng là người ta tập cả một năm, hai năm người ta mới an trú được, chứ không phải dễ đâu.
Còn bây giờ mình an trú chừng khoảng độ 5 phút, 10 phút hay 30 phút, 1 giờ cũng là tiến bộ khá lắm rồi đấy. Cho nên lần lượt mấy con tập nhiếp cho được rồi mới an trú. Mà có 1 phút an trú hay 2 phút an trú thì lo lấy cái trạng thái an trú đó mà tiếp tục tác ý xả tâm, để cho nó tăng lên sự an trú. Chứ không phải mấy con nhiếp là nó an trú lâu dài được đâu, nó không kéo dài. Do xả tâm mà nó dài ra. Còn mấy con nhiếp tâm mà cho được, để cho nó an trú được mà do ức chế chỗ này (là chịu) thì nó lọt trong tưởng. Nó tưởng ra an trú, xúc tưởng hỷ lạc.
Phật tử 5: Bạch Thầy an trú bao nhiêu phút thì bắt đầu mình xả tâm?
Trưởng lão: Con thấy cái trạng thái mà nó an trú được, mình thấy trong vòng chừng 10 hơi thở, hay 5 hơi thở hay 1 phút vậy đó là bắt đầu mình lo mình xả đi. Chứ không có được để lâu.
Phật tử 5: Bạch Thầy, con có rồi, trường hợp đó thì con có rồi.
Trưởng lão: Nó an trú được rồi thì mình lo mình xả, chứ đừng có để mình ngồi đó mình thấy nó an trú nay sướng quá cứ ngồi đó để mà hít thở hít thở cho nó an trú đó thì không lợi ích gì đâu. Mà nhiều khi nó hiện tướng ra những trạng thái khác.
Phật tử 5: Thưa Thầy cho con hỏi cái pháp ni, tức là hôm qua mà Thầy nói bây giờ mà mình muốn báo hiếu cha mẹ thì cái tâm này ở chỗ thanh tịnh mình mới báo hiếu được. Chẳng hạn như sáng con nhận cái pháp đó con ngồi con thiền, ngồi kiết già con thiền “Thọ là vô thường (…) Có Thầy bên cạnh rồi, tao vững tâm tao thiền”, con ngồi được gần 2 tiếng kiết già mà không thấy đau đớn gì hết trơn. Thì tâm con cứ ở chỗ thanh tịnh này thì nếu mà con thiền được như rứa càng lâu thì có gì không Thầy?
(42:35) Trưởng lão: Nó chỉ cái sức của nó nó kéo dài như vậy đó, thì con sử dụng cái chỗ đó mà an trú, hoặc là khi mà nó an trú rồi, sử dụng cái an trú đó mà ly xả. Còn không khi mà nó an trú được vậy thì trong cái ngày tư ngày giỗ của cha mẹ mình mình muốn đền đáp công ơn sinh thành, thì mình ở trong cái an trú đó mình tác ý cái ước nguyện của mình cho cha mẹ mình gặp được cái chánh pháp, thì nó thiết thực nó lợi ích.
Bởi vì cái chỗ đó là cái chỗ thanh tịnh tâm. Mà chỗ thanh tịnh tâm là chỗ giới luật không vi phạm. Mà không vi phạm thì ước nguyện nó sẽ đạt thành kết quả. Đó là cái lời đức Phật dạy trong kinh Ước Nguyện là như vậy.
Cho nên giới luật nghiêm chỉnh, không có lỗi lầm nhỏ nhặt thì lúc bây giờ mình mới tác ý. Nhưng mà không ngờ đức Phật không có nói trạng thái an trú đó, nhưng mà khi mình giới luật nghiêm chỉnh thì nó có trạng thái an trú. Nó an trú rồi thì bắt đầu mình ước nguyện thì nó sẽ đạt thành.
Phật tử 5: Thế thì hôm nay đến đây nhờ Thầy tiếp thêm năng lượng này cho con, hôm nay con nhận được cái pháp đó con thấy sướng hơn. Hồi xưa con học Tâm năng mà ra ngoài Bộ Khoa học Công nghệ họ cấp bằng, nhờ con hướng dẫn chữa bệnh, con ngồi hai tiếng, xin lỗi nói mà ngồi ức chế đến cái mức mà gồng mà toàn bộ cái người mà nóng kiểu như lửa đốt vẫn cứ ngồi. Nhưng hôm nay nhờ có cái pháp xả tâm rồi tác ý, con luôn luôn ở thanh thản, nhưng con có niệm vô ra là tự nhiên thanh thản ở chỗ đó, con mới hiểu ra được.
Mà sau cái thời gian con quên rồi ạ. Mà đi với sư cô, cô bạn cũng tu với Thầy đây, cô Tâm, cô đi mô cô quên đó. Bạch Thầy, không phải dám nói xấu nhưng mà vì con thấy cô như rứa, lai cô đi ra nhà Phật tử chục lần mà cô cũng không nhớ đường. Cho nên một thời gian con cũng tu lọt tưởng hay sao, cuối cùng đi mô quên đó.
Trưởng lão: Mất ý thức con, ức chế nó, không cho ý thức hoạt động, thành nó quên. Không có gì hết.
Phật tử 5: …Nói xin lỗi Thầy có nhiều khi sân lên là cô đập, đập ghê gớm, chướng ngại cho cả nhà, cả mẹ cô cũng chửi luôn, đến đâu cô đập chỗ đó mà kể cả ông xích lô cô cũng sân luôn. Sau con hiểu là do cái năng lực tưởng làm. (…) Có hôm con vô đây thì Thầy nói là con bị gạt rồi, bữa đó con mới tỉnh, 15 ngày con mới xả lại hơi thở bình thường. Cho nên nếu không gặp được chánh pháp thì có lẽ con cũng điên rồi.
(45:35) Trưởng lão: Bởi vậy cái người mà quyết tâm tu thì nó trật pháp thì nó dễ bị bệnh, còn cái người mà tu chơi chơi thì thấy nó không có gì hết. Cho nên cái người mà quyết tâm tu thế nào cũng bị bệnh, bởi vì cái pháp nó sai, nó sẽ bị điên, bị mát, nó làm cho cái tâm của mình nó không có còn bình thường, bởi vì ức chế nó quá.
Còn cái này không, mình an trú được thì mình lo mình xả nó. Thành ra mình luôn lấy ý dẫn đầu, ý làm chủ, ý tạo tác. Lấy cái ý mà dẫn nó đi vào cái thiện pháp. Cho nên nó rõ ràng là câu kinh Pháp Cú, cái bài kinh Song Yếu đức Phật đã dạy mình biết rồi: “Ý làm chủ, ý tạo tác” đó. Lấy cái đó mà dẫn nó đi, dẫn vào pháp thiện, đừng dẫn vào pháp ác thì được rồi. Cho nên mấy con luôn nhớ bao giờ nó cũng kèm theo cái pháp Như Lý Tác Ý hết, chứ còn không nó ức chế tâm, nó không xả được.
Phật tử 5: Bạch Thầy, sau khi con hiểu được chánh pháp như Ngũ uẩn Thầy giảng rất rõ. (…) Đức Phật dạy Chánh Niệm Tỉnh Giác là để cho ý thức hoạt động nếu không tưởng thức hoạt động. Ba cái biết đó nếu mà tưởng thức hoạt động thì rứa là chết rồi.
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy giải thích về thân ngũ uẩn nó rất rõ, con, ba cái thức của nó, rồi cái hành, rồi cái thọ của nó: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ; rồi cái hành của nó: hành thiện, hành ác. Rồi hành không nữa. Chứ không phải nói hành không (…) Rồi hành ác luôn luôn bao giờ cũng khổ, mà chỉ có hành thiện mà thôi.
Phật tử 5: Bạch Thầy, cho con hỏi về hơi thở. Ngày xưa theo bên Thiền Đông Độ là hít vô thì bụng phình ra mà thở ra thì bụng xẹp vô. Bây giờ không cho hơi thở chỗ bụng nữa, không chú ý vào đó nữa, nhưng mà chú ý vào nhân trung ở mũi. Khi mình chú ý vào nhân trung này thì khi hơi thở vô hơi thở ra thì bụng nó như thế nào Thầy?
(47:43) Trưởng lão: Mình không cần lưu ý cái bụng, không có phình xẹp cái bụng nữa. Đó là Thiền Minh Sát Tuệ. Cho nên mình bỏ cái đó đi, mình đừng có trụ nơi cái bụng mà mình chỉ biết hơi thở ra vô. Khi mà biết hơi thở ra vô chỗ nhân trung này thì sau cái thời gian đó mình lại tập nó mình biết hơi thở dài ngắn chứ mình không có trụ nữa. Đức Phật không có cho mình trụ, trụ nó nguy hiểm lắm.
Là do cái cảm giác toàn thân khi mà hít vô thở ra lại (khi mất) cái chỗ hơi thở dài ngắn mà lúc bấy giờ thấy nó thuần thục cái hơi thở rồi thì mình cảm nhận cái thân của mình từ ở trên đầu tới chân khi mà hít vô, rồi khi thở ra cũng cảm nhận như vậy. Cho nên cái phương pháp của Phật rất là thực.
Mình đọc những cái đề mục đó là những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở để mà tu tập, thì đó là cái đề mục để mình nhiếp tâm mà không có trụ. Thế mà người ta không có lưu ý được, cho nên cái ông Mahasi đó ông lại nghĩ là nương vào cái chỗ trụ chỗ cái bụng mà phình xẹp.
Bởi vì cái hơi thở mình vô thì cái bụng mình nhúc nhích đó, nó lên xuống lên xuống. Thì ông trụ đó ông thấy nhiếp tâm chỗ này nó không vọng tưởng thì sướng quá rồi, thành ra ông nhiếp luôn. Thành ra do đó những cái định tướng của nó nó hiện ra, tức là cái sắc tưởng nó hiện ra, (thành ra nó như một khối rồi đó). Ôm cái định tướng đó ông vô sâu hơn, thành ra nó đi lọt vô trong định tưởng, nó lệch.
Còn ở đây mình biết đức Phật đã dạy lấy ý thức mà dẫn đầu làm chủ, tạo tác nó đưa nó dẫn đi vào cái pháp thiện. Mình lấy cái bài kinh Pháp Cú đó mình biết được dùng cái pháp Như Lý Tác Ý, kế đó mình nương vào hơi thở để mình dẫn nó đi vào những cái chỗ nào mà đức Phật đã dạy theo cái đề mục. Con thấy chưa?
(49:15) Cho nên tu cái này nó không có giống mấy ông Tổ, mấy ông thầy dạy bậy bạ nó trật Phật rồi. Bởi vì khi mà Thầy triển khai ra thì tất cả những cái thiền hơi thở nó không có giống.
Lục Diệu Pháp Môn không giống nè, nó không có giống đâu. Rồi bây giờ thiền Minh Sát Tuệ cũng trật. Ông kia ông trụ bụng ông thở ra thở vô nhiếp tâm cũng trật rồi. Rồi còn ông không nương theo cái lời của Phật dạy. Còn quán Sổ tức quan thì biết hơi thở ra vô chỗ này, chỉ biết hơi thở thôi mà cái phương pháp tác ý không có. Do đó bị ức chế tâm mình trong hơi thở nữa rồi, nó trật. Rồi Tùy tức thì nương vào cái hơi thở ra vô mà không đếm thì đó cũng là trụ rồi, nó cũng trật rồi.
Cho nên tất cả những cái này đều là của Tổ đặt ra. Do tu tập cũng hơi thở nhưng mà nó không đúng của ông Phật. Ông Phật đưa ra 16 cái đề mục, cộng thêm hai cái đề mục của Thân Hành Niệm thì nó là 18 cái đề mục người ta. Do 18 cái đề mục này mà mình thấy rõ ràng mỗi đề mục đều có cái ý ở trong đó chứ đâu phải là cái nào cũng hơi thở hết sao, chỉ có nương vào hơi thở thôi.
Do từ cái chỗ đó mình mới suy ra được cái bước đi của mình mình cũng nương vào đó mình tác ý ra. Ông Phật đâu có dạy mình đi mình tác ý “Quán ly tham tôi biết tôi bước đi đâu”. Các con thấy đâu có kinh nào nói phải không? Nhưng mà từ cái hơi thở đó, mình biết cái hơi thở là thân hành nội rồi. Mà cái thân hành ngoại là bước đi hay đưa tay, vậy thì mình cũng nương vào cái thân hành này mình cũng ly tham, ly sân, ly si được chứ. Nó cũng y như hơi thở chứ có gì đâu. Cho nên từ đó mình suy ra thì mình thấy tu nó dễ dàng, phải không, mấy con thấy không?
Như vậy là mình đâu có sai Phật đâu. Nhưng mà mình lại thiện xảo, mình lại biết khéo léo mình biết áp dụng, cho nên mình trở thành mình có những cái phương pháp mình tu mà cuối cùng thì mình đạt được cái kết quả rất là thực tế.
Phật tử 5: Bạch Thầy, sau khi có cái băng cho con thì con mới nghiên cứu trong tất cả cái tham vấn của Thầy, các cái bài giảng của Thầy, con biết là 3 cái đề mục đầu tiên, tùy theo cái đặc tướng của từng người con thấy rằng là con phù hợp với cái an tịnh, tức là cảm giác toàn thân. Là vì khi con nghe cái pháp Thầy dạy rồi con lại muốn để cho tất cả toàn thân này là năng lượng đầy đủ để nó hết cái bệnh. Con tập mãi để thông suốt cái đề mục hơi thở thì rất là khó, mà lại ức chế nó nóng người lên, cuối cùng con thấy cảm giác thì dễ (…)
(51:38) Trưởng lão: Nó sẽ tùy theo, mình tự mình nhiếp tâm được bằng cái cảm giác đó, mình nhiếp tâm được bằng hơi thở dài ngắn. Có nhiều người, có cái cô hồi nãy cô nói như thế này: “Con thở, con hít vô thở ra để mà con biết hơi thở vô ra thì con thấy nhức đầu. Mà con thở chậm chậm theo cái đặc tướng hơi thở, thở chậm chậm chừng 12 hơi thở thì nó là một phút, (12 hơi thở một phút là hơi thở chậm đó con). Cho nên thở chậm chậm vậy mà con nhiếp được tâm mà thấy nó không có nhức đầu”.
Con thấy thay vì để tự hít vô thở ra thì nó hơi thở sao mình thở vậy, nhưng mà cố gắng tập trung thì bị nhức đầu. Bây giờ mình lại nương theo cái độ dài của hơi thở, mình thở chậm chậm là nương theo cái độ dài đặng mình biết cái độ dài hơi thở thôi. Tức là hơi thở dài tôi biết hơi thở dài, hơi thở ngắn tôi biết hơi thở ngắn đó con. Theo cái đề mục đức Phật dạy.
Cái đề mục đầu tiên mình nhiếp không được rồi, bây giờ sang qua đề mục thứ hai cái mình nhiếp được, nhiếp được cái này thì thôi. Mà nhiếp lại không được nữa thì bây giờ tập cảm giác toàn thân. Cái cách thức 3 cái đề mục đầu để mình nhiếp tâm. Con hiểu không? Mà nhiếp tâm được rồi bây giờ mới tới an trú được, an tịnh đó.
Phật tử 5: Nếu như biết cái ni trước thì con đã không bị chậm, con lại tập trung hơi thở nó cứ nóng khô, con cứ quán hơi thở cho nó được, chưa được thì chưa sang đề mục khác được. Rứa là cuối cùng vừa rồi con mới nhanh được.
Trưởng lão: Từ từ lần lượt con tu tập nè. Bây giờ “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” thì tập trung cái hơi thở chỗ nhân trung, mà biết ra vô chỗ này chứ không biết chỗ nào khác, rồi bây giờ coi thử được không. Mà bây giờ tập một thời gian sau nó không được chứ nó cũng quen rồi, chuyển qua cái hơi thở dài ngắn. Mà tôi thấy hơi thở dài ngắn nó dễ hơn nữa thì ngon rồi, phải không?
Rồi bây giờ tôi chuyển qua cái cảm giác toàn thân nó đạt được thì nó lại còn hay nữa. Nhưng mà bây giờ tôi thấy cái này không được mà tôi thấy cái hơi thở dài ngắn lại được này. Mà tôi thấy hơi thở dài ngắn nó cũng nghe còn khó khăn quá, do đó tôi chuyển qua cảm giác toàn thân tôi nghe thoải mái quá thì tôi lấy cái đề mục này để tôi làm cái chuẩn tôi đi vào tôi nhiếp tâm.
Phật tử 5: Con bạch Thầy, trường hợp này giờ con quen rồi, thì nói cảm giác toàn thân không phải nhắc gì cả, mình cứ nghĩ trong tâm có được không ạ? Rồi con hít thở vào ra vào ra.
(53:38) Trưởng lão: Được chứ. Được rồi đâu có gì, nghĩ trong tâm tức là tác ý rồi. Đó, thành ra do cái chỗ tu tập kỹ lưỡng như vậy thì mấy con sẽ đạt được kết quá. Tập, ráng cố gắng tập, tập làm sao nhiếp cho được, bất kỳ làm cách nào nhiếp cho được, nhiếp được an trú được thì mới ly tham, ly sân, ly si, ly ác pháp mới được, chứ không làm sao ly được. Đó là cái điều kiện đi vào pháp.
Còn cái điều kiện mà không đi vào pháp xả tâm thanh thản, an lạc, vô sự nhưng mà vẫn luôn luôn thanh thản, an lạc, vô sự. Thì trong khi tâm mình mà nó ở trong trạng thái an lạc, vô sự nó có chướng ngại thì sử dụng các pháp đẩy lui mà không có chướng ngại thì thôi. Cái phần này là phần bất động tâm. Nó lại khác mấy con.
Nghĩa là trong khi mình ôm pháp thì tâm mình nó vẫn ly tham, sân, si mà khi xả ra thì nó cũng vẫn ly tham, sân, si, cho nên nó không bị ức chế. Chứ còn không khéo mình vô mình ngồi ôm pháp thì nó không có tham, sân, si nhưng mà xả ra ai nói gì nó tham, sân, si rần rần thì thôi không được.
Cái xả ra nó quan trọng ghê gớm lắm đó. Xả ra mà luôn luôn nó quay vô, nó không có bao giờ mà nó, nó quay vô chỗ trạng thái thanh thản của nó, nó không bao giờ phóng dật. Đó là cái tâm bất động rồi. Chỗ đó mới chính là cái chỗ chúng ta đạt đó. Chứ còn cái chỗ kia mà ôm pháp vô để mà giúp cho cái này chứ sự thật ra cái này nó không quan trọng lắm đâu.
Chẳng hạn bây giờ con đi Thân Hành Niệm con đưa tay con hít thở mà con thấy con an trú được thì cái này nó chưa quan trọng đâu, con xả ra mà con thấy con an trú được thì cái này nó mới quan trọng đó. Cái phương pháp của người ta.
Phật tử 5: Cái đó là nhờ chi vậy Thầy?
(55:04) Trưởng lão: Bởi vì con bây giờ con nhờ tu, con ở trong cái pháp con tu con xả, con mới xả cái tâm ra bình thường mà tâm con nó vẫn thản nhiên, nó bất động. Thì cái đó là cái quan trọng.
Phật tử 6: Bị công an lên quấy ở trên núi mà đừng có la um là được.
Phật tử 5: Bạch Thầy là con im lặng không nói chi cả, nhưng mà rồi ông Chính ông vẫn bạch với Thầy, con nhờ cái pháp của Phật mà con nhẫn nhục, khi nhẫn nhục rồi họ đến họ nói im lặng không nói chi cả, họ cũng nói rồi họ về.
Phật tử 8: Rứa mà cuối cùng chúng vào vẫn tu được Thầy.
Phật tử 5: Nhờ Thiện Ngộ nói với con bây giờ ta chỉ dùng pháp Phật đối trị, tức là phải dùng lòng từ để đối trị với tâm sân của họ chứ không thể nào.
Phật tử 6: Con nói lòng từ chứ mấy người sân lên dữ lắm .
Phật tử 5: Khi đó con là, vì khi nói đưa Thầy đi, phải trục xuất lúc nửa đêm, con khi đó mới sân lên, mình nói mình là thương binh, khi đó họ không dám nữa ạ. Mình nói rứa mà chính khi đó cũng hay Thầy ạ, họ không dám đưa xuống nữa.
Phật tử 6: Mà họ đưa sư họ cũng không làm gì đâu.
Phật tử 5: Mà văn bản họ cũng không dám ký, bây giờ phải có hai văn bản để đưa nhưng mà họ cũng không cho luôn. Rứa các vị sau quay về.
Phật tử 6: Mà họ cũng không dám làm gì sư được.
Phật tử 8: Đòi kiểm tra giấy tờ…
Phật tử: (…)
Phật tử 6: (…)
Phật tử 5: Chúng tôi thương binh lên đây tu mà không cho tu, mà tu không mê tín, tu theo pháp của Phật.
Phật tử 8: (…)
Phật tử: (…)
Phật tử 5: Sau đóng cửa chùa lại, nhưng con vẫn tu. Pháp tu đúng của Phật là không cần chùa to Phật lớn.
Phật tử 6: Bây giờ nể rồi bạch Thầy.
Trưởng lão: Sợ mấy ông này quá trời.
Phật tử: (…).
Trưởng lão: Mình có làm sai đâu, mình có làm chuyện mê tín gì đâu mà mình sợ.
Phật tử 5: Đang tu một thời nhà con gọi hai lần, nửa đêm gọi xuống chưa hết là gọi xuống, rồi trưa 9-10 giờ lại gọi xuống nữa. Thì con lúc đó con giả đò con cứ nằm, cứ nằm rồi con quán. Thế mà các ông cũng không hỏi han bệnh tật gì, biết mình là một thương binh nặng. Cuối cùng sau đó là đòi trục xuất.
Con nói bây giờ này: Nếu như cửa chùa này đóng lại mà làm cái gì thì bọn tôi chấp nhận, chứ còn cửa chùa này vẫn đang cho người cầu siêu, cầu an, cúng bái thì bọn tôi còn, bắt thì bắt. Sẵn sàng bắt, tụi tôi sẵn sàng để chấp nhận. Cuối cùng nói rứa nhưng mà bữa sau lên chỉ có cái mà Thầy nói đó.
Phật tử: (…).
Phật tử 6: Chẳng làm gì, tôi ngủ ngoài gốc cây chứ tôi đâu có ngủ trong nhà đâu.
Phật tử 5: Con nói chánh pháp của Phật là tu bất cứ chỗ nào chứ đâu phải cứ chỗ chùa là mọi người tu đâu.Bên đây là bởi vì mọi người.
Phật tử 6: Họ hiểu mà Thầy. Họ hiểu mình là tu đúng quá rồi. Bên kia còn cúng bái mà họ còn cho.
Phật tử 5: Cái đợt đó là Thầy Thiện Ngộ về là ai đến cúng bái là Thầy giảng pháp cho hết, thì coi như là ba bốn chục người là họ đều (biết) chánh pháp. Con thì Đường Về Xứ Phật là phô tô ai cần là cứ bộ một đưa cho họ…
Phật tử 6: Làm rầm rầm cả núi động lắm Thầy. Nếu mà nó cứ phát triển thế này có chỗ đàng hoàng thì chắc số lượng đông lắm.
Phật tử 5: Con thấy bây giờ rất nhiều khoảng trăm người. (…)
Trưởng lão: Lần lượt rồi nó cũng (nhận ra).
Phật tử 6: Chỗ này hay cái là toàn đàn ông không, đàn ông nhiều lắm.
(59:13) Phật tử 5: Vì chúng con bị ngoại đạo khổ quá rồi. Bán hết xe hết cộ cúng hết chỗ này chỗ khác. Con mới viết bài kệ là:
“(Một ngày), một giờ được học giáo lý của Thầy bằng bao nhiêu năm tu luyện
Khi thân tâm suốt thông mọi việc được êm trôi
Không còn khắc khoải lo âu các chuyện trên đời
Không còn phải chạy chùa nọ chùa kia để được nghe thuyết pháp
Đúng pháp Phật tu là giải thoát
Vướng đạo tà là trăm mối vò tơ
Thứ thì lo hương hoa cúng bái tụng niệm ở nhà
Thứ thì lo cầu an cầu siêu hết chùa này chùa nọ
Ôi! Ác nghiệp thay bọn ta tìm ngoại đạo
Bày trò dị đoan mê tín hại người thế là cùng
Tám vạn bốn ngàn pháp môn biết tìm pháp môn nào?
Sao các người nỡ nhẫn tâm giết Phật giáo không súng không gươm!”
Trưởng lão: Mấy con mạnh miệng quá trời.
Phật tử 5: Đau khổ quá phải viết bài kệ đó Thầy.
Phật tử 6: Gửi mấy bài thơ cho Thầy để Thầy đưa lên Diễn Đàn Chơn Như.
Phật tử 5: Con đưa một tập trong người cho Thầy…
Phật tử 8: Con làm một bài thơ mà cũng chưa hoàn chỉnh nhưng con cũng đọc ra cho Thầy con nói về ngoại đạo. Ngoại đạo tu hành thì mê tín, Thầy coi cho con.
“Đợt này ở bên Thầy
Chúng con về với pháp
Được Thầy tin cho con
Làm con của Phật đà
Thuộc dòng họ Thích Ca
Thầy là Tăng phạm hạnh
Tu hành chứng đạo màu
Quả vị A La Hán
Làm chủ bốn khổ lớn
Là: sinh, già bệnh, chết
Được đi trong chánh đạo
Không sai lạc đường tà
Khỏi hao tổn thời giờ
Ngồi ê a tụng niệm
Rồi hết ngày khấn nguyện
Xin Trời, Phật đủ điều
Lòng tham đắm ưa nhiều
Nào xin là đủ thứ
Thứ giàu sang phú quý
Thứ hạnh phúc bền lâu
Rồi lại ước nguyện cầu
Con cháu thi đậu đạt
Cuối tháng đi chạy hàng
Đầu tháng về cầu an
Rồi tiền mất tật mang
Nghĩ thấy mình ngu dại.
Phật Thích Ca chẳng nói
Vì Ngài viên tịch rồi.
Để lại pháp nhiệm màu
Mà bị chôn vùi mất
Pháp Ngài rất thành thật
Chẳng lý luận mơ hồ
Làm người tu điên đảo
Ai xem vào cũng rõ
Trắng trong như ban ngày
Kẻ học ít học nhiều
Nghe kinh Ngài đều hiểu
Khi ra đi Phật dạy
Lấy giới luật làm thầy
Đừng vội tin vào ai
Mà rơi vào ngoại đạo
Giới luật là chuẩn mực
Thân tâm được bình yên
Hàng ngày ưa biết đủ
Không ham muốn
Không giả vờ hoại diệt
Vì nó có sinh ra
Tu theo pháp Phật tà
Là xả tâm ham muốn
Thế gian đầy lôi cuốn
Ác pháp tràn ngập trời
Qua kinh nghiệm tuyệt vời
Mà Thầy đã tu được
Thầy muôn vàn kính mến
Chẳng kể tuổi già cao
Làm việc suốt đêm ngày
Lợi ích cho nhân loại
Được Thầy khuyên chỉ dạy
Trực tiếp cho chúng con
Còn hạnh phúc nào hơn.”
Bạch Thầy là con viết chưa hết ạ!
(01:02:29) Trưởng lão: Con viết, tại vì viết ở đây là những ngòi bút của con là những cái súng cao xạ, toàn súng những thứ dữ tợn đó, bắn toàn bộ Đại thừa hết đó.
Phật tử 8: Bạch Thầy là con muốn đi thẳng vào trực tiếp luôn. Con muốn đi thẳng vào sự việc vì thấy cái điều chỉnh sự sống chết của Thầy rõ ràng, cụ thể không có cái mơ hồ trừu tượng chi cả. Mà con muốn nói cái điều khiển sống chết rõ ràng, thì bắt đầu con đi thẳng vào sự việc để nói nguyên nhân tại sao Thầy chứng đạo.
“Muốn làm chủ sinh, già, bệnh, tử phải tin tưởng xứ Phật đường về
Giới thiệu Đường Về Xứ Phật là hiện thân giáo lý Nguyên Thủy của đức Phật Thích Ca
Hòa thượng Minh Châu đã dày công sưu tầm biên dịch
Người tu hành để chứng quả đạo là Thầy Thông Lạc
Bằng máu nước mắt của tất cả nhiệt tâm
Ngay trên đất mẹ Việt Nam đất Thánh Trảng Bàng.
Mấy ngàn năm đạo Phật được cải tử hoàn sinh
Vinh quang này thuộc về Thầy người duy nhất trên hành tinh đã tu hành chứng quả
Đã làm chủ được sinh, già, bệnh, tử
Mấy tháng không ăn không uống Thầy vẫn sống bình thường
(Tức là cái này mãi mãi cũng được. Nhưng con muốn nói nhiều nữa để mọi người biết.)
Tứ Thánh Định và Tam Minh Thầy thực hiện như không
Thầy vẫn một con người bình thường như bao người bình thường khác
Vẫn chiếc áo cũ vá vai, vẫn đôi dép ong bẹt gót
Vẫn người bằng xương bằng thịt như những con người
Ai được gặp Thầy là đại phước, đại duyên
Cho nhân loại biết rằng người hành đạo từ bi là thế
Cho những ai muốn tìm về mùa xuân vĩnh cửu
Cho những ai muốn tìm đến cuộc sống vĩnh hằng
Hoan hô Thầy đã làm sống lại chúng con một giá trị tinh thần
Mà không tôn giáo nào trên năm châu có được
Đạo Phật muôn năm, đạo vàng bất diệt!
Người đã sống lại với chúng con
Ôi, sung sướng đến nghẹn ngào!”
Con đọc lên con cảm động quá!
Người đã bỏ chúng con đi sau một thời gian vô tận dài
Ôi đạo Phật, đạo Phật đạo từ bi không làm khổ mình, khổ người mà tìm về nhân bản
Người đã tái sinh trên năm ngàn trang giáo án.
(Lúc đó Thầy mới viết khoảng 5000 trang…)
Của đấng vĩ nhân, bậc đại A La Hán
Suốt ngày đêm biên soạn miệt mài
Một công trình thiên niên kỷ tưởng chừng như đã vùi chôn vào dĩ vãng xa xôi
Để làm cho muôn triệu người tu mà không một người làm chủ được tử sinh
Biến đạo chánh thành đạo tà thật đau lòng xiết kể!
Mười tập Đường Về Xứ Phật chánh pháp bảo ngọc vàng là kho tàng trí tuệ
Biết con đường siêu việt chỉ thẳng sự thật đâu đúng đâu sai
Để cho những người tu lạc vào mê hồn trận mà không ai biết
Để rồi tẩu hỏa nhập ma, bệnh thần kinh, bệnh điên khùng làm khổ.”
Con viết bài này trường ca này thì dài mà con đọc Thầy thử.
Phật tử: (…)
(01:04:55) Trưởng lão: Nói chung là vũ khí của mấy con đó, đánh vào cái tà đạo tan nát hết. Cho nên Thầy thấy Thầy không cô đơn.
Phật tử 8: Con bực quá con mới viết cái bài này.
Trưởng lão: Thầy nghĩ rằng cái cuộc mà chấn chỉnh lại Phật giáo là do những cây bút của mấy con. Cho nên Diễn Đàn Chơn Như nó ra đời là để là nơi mấy con sử dụng cái ngòi bút của mấy con, những cái loại vũ khí mấy con mà đập tất cả những tà giáo ngoại đạo, không những riêng Đại thừa mà còn những tôn giáo khác nữa, chứ không phải thường đâu. Bởi vì mấy tôn giáo khác mà đọc sách Thầy họ chướng lắm, Thầy nói thế giới siêu hình không có là họ thấy bực rồi.
Phật tử 8: Nói đến tà sư ngoại đạo là con bực quá con nói:
“Ôi, ác nghiệt thay bọn tà sư ngoại đạo
Bày trò dị đoan mê tín hại người thế là cùng
Tám vạn bốn ngàn pháp môn biết tìm pháp môn nào
Sao các vị nỡ nhẫn tâm diệt Phật giáo không súng không gươm.”
Con nói trong đó.
Phật tử 6: Có gửi bài đó rồi hả?
Phật tử 8: Dạ. Gửi rồi. Đầu tiên là tìm ra trong 10 tập của Thầy Thầy nói chỉ có luật nhân quả chứ không có thế giới siêu hình, mà có cái ngũ uẩn, tưởng uẩn, tức là thế giới tưởng uẩn. (…)
Phật tử 6: Cái bài này sao không thấy đăng lên Diễn Đàn Chơn Như vậy Thầy?
Trưởng lão: Chưa con, Bây giờ nó còn tập 8, tập 9, rồi tập 10. Rồi bắt đầu đang đánh tập 10 rồi mấy con biết nó còn nằm ở đó. Bởi vì Thầy công chuyện nhiều quá đâu có in ra được đâu.
Phật tử 8: Sắp tới mời Thầy về quê hương Nghệ Tĩnh.
Phật tử 6: Bạch Thầy bên Xô Viết Nghệ Tĩnh làm thơ dữ lắm.
Trưởng lão: Dường như ở ngoài đó những ngòi bút thơ không đó.
Phật tử 6: Nguyễn Du à Thầy?
Trưởng lão: Nguyễn Du.
Phật tử 8: Bạch Thầy, khi con học Đại học làm thơ giỏi lắm, sau về tham ăn nhiều bữa phi thời quá tự nhiên cái trí tuệ nó kém hơn.
Trưởng lão: Mất đâu hết rồi, bởi ăn nhiều quá nó lú.
Phật tử 8: Sau vô trong ni con mới viết cho Thầy cái bài là mà sau khi con đọc cái bài này lên ai cũng thích. Bài ngắn gọn. Con cũng đọc cho mọi người nghe. Cái bài mà đầu tiên là: Về đây dưới mái cốc này (Hồi đó là cốc con mới gọi cốc này).
“Về đây dưới mái cốc này
Ân tình đời đạo vơi đầy tâm con
Từ nơi xứ Nghệ quê hương
Tìm Thầy học đạo đến miền Chơn Như
Gặp Thầy đúng bậc chân sư
Tỏ lòng mong ước bấy nay kiếm tìm
Duyên lành đến với chúng con
Bên Thầy mà vẫn ngỡ còn trong mơ
Cứu con ra khỏi lầm mê
Bao nhiêu vướng mắc nghi ngờ tan xong
(Bởi vì hồi đó con học đạo Phật là đạo đế, bên đó nói nhân quả thì bên ni nói cầu là được, không biết cái kiểu tức ra sao (răng), thế là vướng mắc đến đây tự nhiên nó tan hết)
Làm sao nói hết nỗi lòng
Con xin đảnh lễ tỏ lòng tri ân
Cô Út đáng bậc mẹ hiền
Lo ăn lo ở chỉ đường con tu
Thế gian còn có nơi đâu
Sánh bằng Tu viện Chơn Như, Trảng Bàng
Đường về xứ Phật xa xăm
(Chúng con tưởng là đức Phật Thích Ca khó về lắm. Đến nơi xứ Phật, đến nơi rồi mà tưởng còn trong mơ)
Đến nơi xứ Phật tưởng còn trong mơ
Quản bao tháng đợi năm chờ
Xả thân cầu đạo tới giờ bỏ công
Pháp tu Thầy dạy rõ ràng
(Không còn úp mở. Úp mở chỗ này con muốn nói úp mở không biết cái chỗ nào mà tìm nữa)
Không còn úp mở như trong Đại Thừa
Tu là an lạc có dư
Tu là biết được thực hư chánh tà
Tu là vô sự tâm ta
Tu là thanh thản
Tu là bình yên
Phát sinh trí tuệ lần lần
Pháp mầu Thầy chứng trăm lần không sai
Cầu xin chánh pháp hoằng khai
Đạo lành cứu độ ai ai thấu cùng
Về đây con xin mấy dòng
Gọi là cảm kích chỗ công ơn này
Ngày mai phải xa cô Thầy
Tri ân con hứa đêm ngày lo tu”
Rồi bắt đầu nguyện cầu cho mọi người, mà hôm nay nguyện cho được. Ngày hôm nay con báo kết quá cho nên con đọc bài này.
“Xin ai chứng ngộ quay đầu
Tìm về chánh pháp về mau bạch Thầy
Đại Thừa giáo lý xưa nay
Tụng kinh chỉ tổ mang dày nghiệp thêm
Xin ai tỉnh ngộ mau lên
Chính đây mới thật là nền đạo chân
Giới luật đức hạnh trang nghiêm
Đạo vàng sống lại tại miền Chơn Như
Bình minh xua hết mây mù
Đường về xứ Phật chân sư kiếm tìm
Biết bao năm tháng gian truân
Bằng máu nước mắt khó khăn quá nhiều
Chánh về tà dẹp lối đi
Hào quan đức Phật từ bi sáng lòa
Hỡi ai trong cõi Ta Bà
Hướng về giáo lý đường về mà tu
Khỏi cần nhọc sức tìm đâu
Đây rồi chánh pháp nhiệm màu sáng soi
Mau lên kẻo trễ ai ơi”.
Rứa xong hồi nữa về là hôm nay con đọc mọi người nghe cái đường tìm chánh pháp là, đọc cái bài kệ đó để biết vất vả như thế nào. Xả thân cầu đạo mà…
Phật tử 6: Nghệ An, Hà Tĩnh chắc là cũng cỡ mười mấy người, mười mấy người gần 20 người đó Thầy.
Phật tử 8: Như mới gặp ở đây đợt hè.
Phật tử 6: Anh Ngọ nè Thầy, anh xuống đây từ trưa. Anh Ngọ đâu mất rồi hè?
Phật tử: Mấy bữa nay vô đây là ăn được rồi.
Trưởng lão: Mấy bữa rày ở đây ăn trưa, thấy họ đâu có sao. Thầy thấy khỏe re. Thầy thấy sống bình thường rồi. Thành ra lần lượt rồi Thầy thấy…
Phật tử: (…)
Phật tử 8: Đúng là nhờ năng lượng từ trường thiện.
(01:10:18) Trưởng lão: Nói chung bây giờ Thầy thấy những cây bút mà của mấy con Thầy thấy nó xuất hiện rất nhiều, khi mà chánh pháp nó đến rồi, người ta đã nhìn thấy được cái Chánh cái tà. Tự nhiên những ngòi bút của mấy con nó trở thành những vũ khí.
Cho nên Thầy thấy bây giờ Đại thừa nó bây giờ nó bắt ghét nó rồi nó tìm mọi cách mà, nếu không tìm mọi cách nó ngăn thì chắc chắn nó sẽ bị tiêu thôi. Cái ngòi bút của mấy con đập quá mà, vũ khí cái loại đặc biệt. Đánh sát ván, nó không có tha.
Phật tử 8: “Dùng cả hết lòng hòng xoay chế độ. Mỗi vần thơ bom đạn phá trường kỳ.”
Bạch Thầy con được nương tựa vào Thầy, được học chánh pháp thì đúng như Thầy nói là ngay cả đối với anh em, họ hàng, đối với những người thân thích của mình cũng vậy thôi. Họ đi theo những con đường mà rất tốn kém, mệt nhọc mà lại sinh ra bệnh tật, nhưng mà họ đâu có thấy được những cái đó. Hiện nay trong đạo là các chùa ở miền Bắc bây giờ về làm lễ quy y là 50 nghìn, 100 nghìn. Rồi quy y cho linh là cũng 50 nghìn, 100 nghìn. Quy y cho linh rồi hàng năm hàng tháng lại (…)
Trưởng lão: Có quy được không mà quy cho linh. Tái sanh mất rồi mà quy y.
Phật tử: (…)
Phật tử 5: Làm lễ cúng hàng năm. Rồi coi như đầu tháng thì đi cầu an, mà cuối tháng thì cầu siêu. Một lần như vậy là khi nào cũng tiền hết. Rồi là đầu năm cuối năm nói chung là tiền rất nhiều. Bây giờ nhà con thì nghèo mà đi vào cúng dường cho Thầy thì có thể là hàng năm, cả đời người mới vào được một lần, có lẽ cúng một ít tiền gì đó thấy nó vất vả. Nhưng mà đối với họ trong một cái đợt một tháng thôi họ cúng một số gom lại một tí là có 7, 8 triệu, 10 triệu liền. Rất nhanh mà nhiều lắm.
Phật tử 8: Bạch Thầy là có những cái đau khổ là có người sắp chết rồi còn mời thầy cúng đến (nhét hương vô, rồi là đến xem thì chết rồi). Con được chứng kiến thấy. Có người thì đi gọi đồng, ông ni ông gọi hai đồng, gọi hai hồn mà cuối cùng ông gọi năm hồn, gọi năm hồn luôn, năm hồn sống. Rứa là cô cũng nói, cũng nói như thật vậy ạ. Cũng nói hồi trước tai nạn như vậy là phải đòi vàng đòi mã, phải đốt phải này khác. Rứa là cuối cùng cô nói sao ông làm vậy.
Trưởng lão: Báo cho người ta sống không tốt.
Phật tử 8: Có lẽ tôi gọi công an đến bắt cô, bây giờ tôi tha cho cô nhưng mà tiền này tôi không để đâu, mấy cái tiền này tôi phải lấy về. Tôi tha không bắt cô được.
Có lần lên thăm cái chùa Phật đà của Bà Rịa Vũng Tàu. Thì con vì ngưỡng mộ đạo Phật cho nên là con thấy cái trụ trì ngay chánh điện của chùa Phật đà, người cao khoảng hơn 1m70 gì đấy, to cao. Thứ hai nữa là (…) con mới vào con bạch thầy: “Con không cần gì cả, con muốn bạch với sư là để hướng dẫn cho con đi theo con đường của Phật”. Thì ông bảo: Ba cái vụ đó tôi không biết, lên trên núi ạ…
Phật tử 5: Đạo Phật mà không biết.
Phật tử 6: (…)
Phật tử 8: (…)
Phật tử 5: Bạch Thầy là từ chỗ con thấy như vậy, mắt thấy tai nghe nhìn thấy sự đau khổ của nhân dân rồi qua được học Thầy như vậy, thì từ chỗ đó là cũng chính ngòi bút nhà con viết cũng từ chỗ đó, mà cảm xúc. Có thể từ cái chỗ không biết viết mà trở thành biết viết, hoặc là viết không hay thì trở thành hay Thầy ạ. Vì thương dân quá.
Phật tử 6: (…)
(01:14:37) Trưởng lão: Bởi vì khi mà mình nhận ra được cái sai cái đúng rồi, mà thấy cái sai nó hại biết bao nhiêu nhân dân, biết bao nhiêu những người thân của mình ở trong quê hương này. Nhất là những người ruột thịt mình trong gia đình thôi, họ còn mê tín này kia. Mình đã biết như vậy là nó đau khổ lắm chứ. Cho nên những ngòi bút của mấy con nó xuất phát từ trong tấm lòng của mình, cho nên nó sắc bén là sắc bén chỗ đó.
Phật tử 8: Bạch Thầy, chính nhờ thế này, chính nhờ con là trước đây thì con cũng không nhận ra được điều đó đâu nhưng mà nhờ cái ăn uống con cũng giữ gìn tất cả mọi cái, thì dần dần con thấy khi con tiếp xúc với một người nào đó, mà hắn giống như con tưởng tượng giống như cốc nước trong và cốc nước đục. Mặc dầu là con chưa có được đọc, nhưng mà con vẫn nhận ra được cái bản chất của người nào đó mà người ta nói ra với cái tâm như thế nào, thì con có thể nhận được rằng cái đó là có thiện nhiều hay là ác nhiều.
Con cũng nhận được rằng trong đó có nhiều thiện thì mình nghe, trong đó có ác nhiều thì mình không nghe cái đấy. Và nhận ra rất rõ mỗi khi họ nói ra một lời nói thì thấy biết được tâm của họ ở chỗ nào. Mặc dù họ nói ra lời thiện nhưng một hồi nữa lại chánh đưa về tà ngay.
Ở trong tâm họ là tà họ xuất phát ra một lời nói là biết, một hồi nữa là quay về cái tâm của họ là cái tâm tà. Nhưng mà mặc dù người ta nói sai như vậy nhưng mà lời nói trong tâm xuất ra cái lời nói thiện thì một hồi nữa cũng quay về cái ác. Như vậy con biết được cái tâm lưỡi họ phát ra là cái tâm chân chánh không.
(01:16:18) Trưởng lão: Đúng là hồi nào tới giờ như một đám mây đen nó phủ kín mấy con không thấy, khi mà đọc sách Thầy cũng như cái đám mây nó bị dẹp ra rồi, bắt đầu mấy con thấy rõ quá rồi. Từ đó mấy con mới biết rằng cái sai cái đúng rất rõ, chứ hồi nào đứng trong góc độ tôn giáo mấy con không thấy. Có phải không? Mấy con thấy.
Vì bây giờ không có người nói ra, cho nên vì vậy mấy con thấy chỗ nào cũng đúng thôi.
Phật tử 8: Nghĩ sợ có tội Thầy ạ! Không dám nói.
Trưởng lão: Thấy nó cũng lạ lạ, cũng nghi nghi nhưng mà chưa dám nói chắc là nó sai. Tôn giáo người ta vậy thôi chứ không có lý, cho nên mình không dám nói sai đâu, phải không? Nhưng mà khi mà có người thẳng thắn nói mạnh mẽ rồi, “trời đất ơi đúng rồi đây Thầy ơi!” Bắt đầu bây giờ nó vạch ra hết, Thầy nói một, tới mấy con nói thẳng nói mạnh hơi nhiều đấy chứ.
Phật tử 5: Con nhờ cái lời cô Diệu Quang trong tập 2, ai Phật tử, tại sao không bảo vệ những cái này mà cứ bảo vệ…, họ không được sáng mắt để thấy cái này. Cho nên chúng con nói thì có tội nhưng mà tội cũng được, dù con có bị nhân quả có chết cũng được, con sẵn sàng nói thẳng.
Phật tử 6: Bạch Thầy con thấy tập 1, tập 2, tập 3 nói về chánh Phật pháp con thấy hay hơn những cuốn sau đó Thầy, rất hay nói thẳng vô vấn đề…
Trưởng lão: Tùy theo, coi như là không có thì giờ chứ có thì giờ mình bỏ bớt những cái điều kiện loanh quanh để cho mình có những cái bài đi thẳng vào vấn đề của Tu viện thôi.
Thì nói chung lần lượt sau này sẽ có những người phụ trách, chứ còn Thầy mà phụ trách hết chắc Thầy không viết lách gì được. Nó còn bao nhiêu thứ mà Thầy làm mấy con, nó còn nhiều.
Phật tử 8: Con vô đây con giúp được không Thầy?
Trưởng lão: Con hả? Nếu mà con vô đây phụ thì được chứ cũng đâu có sao đâu.
Thầy chỉ mong mấy con tu là hơn đấy chứ. Bởi vì mấy con phụ rồi mấy con sẽ mất cái thì giờ rất nhiều.
Phật tử 6: Tu cho được cái đã rồi phụ.
Trưởng lão: Thì khi nào mà tu cho được rồi thì phụ mới thấy an trú, mới được, chứ nếu mà phụ Thầy mai mốt chết rồi không làm gì được.
Phật tử 8: Con phụ bên Thầy khả năng hơn tu vì được truyền cái năng lượng cho con, cái tâm của Thầy.
Trưởng lão: Cái đó là con cầu tha lực nữa.
Phật tử 8: (…)
(01:18:42) Trưởng lão: Cũng như mấy con thấy, khi nào mà nghe Thầy nói cứ về nỗ lực tu, tu bữa hai bữa nghe coi bộ muốn làm biếng, rồi lại nhờ Thầy nói thêm cái bắt đầu năng nỗ tu lên. Sự thật ra dường như Thầy sạc điện vậy.
Phật tử 8: Một lần vô là một lần khác. Tại sao một lần vô là con lại về chuyển hóa. Rồi ngoài đó bị tâm ô nhiễm mạnh quá, vô đây cái là về khác ngay.
Phật tử 6: (…)
Phật tử 8: (…)
Phật tử 6: Cái tà pháp nó mạnh. Những cái năm đầu tiên con ra Hà Tĩnh, bạch Thầy, con mà tiếp xúc với họ một hồi là về con bệnh luôn mà Thầy. Cái môi từ trường ô nhiễm của họ sân hận dữ lắm.
Trưởng lão: Cái quan trọng là mấy con giữ vững được những cái địa điểm, cái nơi chốn của mấy con nó phát triển ra được, đó là quan trọng đó. Cái phụ của mấy con là phụ ở chỗ đó.
Phật tử 6: Bạch Thầy, người ta ở đó có ý mời một vị sư về mà Thầy. Họ có nhã ý mời con mà con không biết, con không dám.
Trưởng lão: Tùy theo mỗi người nó có nhân duyên tại cái địa phương đó con. Một vị sư họ có cái duyên họ về đó họ làm được, còn không có duyên họ đến ít hôm cũng không làm gì được hết.
Phật tử 6: Họ mời con rồi đó, họ mời con hai ba lần mà con vẫn chưa đồng ý.
Phật tử 8: Bạch Thầy con thấy một điều rất rõ ràng là sau khi Thầy nói: Bây giờ tu chưa biết gì thì đừng độ cho ai, đừng giúp một cái gì cả. Nhưng mà sau đó thì con thấy đau thương quá. Mà mình tu thời gian ban đầu con ở trên cốc con tu liên tục thì rất tốt đẹp, nhưng sau vì mọi người mà đi thọ Bát Quan Trai thì thanh tịnh kém Thầy ạ, kém hẳn đi, nó bị chi phối nhiều mà. Nhưng mà bây giờ nói thôi kiếp sau kiếp này phải để mọi người sung sướng, mà để gặp chánh pháp của Thầy. Bây giờ con phát tâm mà in kinh sách của Thầy ai mà cần là chúng con sẵn sàng bỏ ra luôn.
Trưởng lão: Bây giờ chỉ còn hoằng hóa chứ còn hết tu.
(01:20:29) Bây giờ Thầy nói thật sự ra Thầy nói vầy, khi mà thấy phát triển được một số người đông rồi đó, thì những cái người trước mà đầu tiên mình tổ chức mình lãnh đạo đó thì mình đi vào trong sự yên tĩnh mình tu, giao lại cho cái người kế đó người ta lãnh đạo.
Rồi cái người kế đó người ta tổ chức nó rộng ra thì người ta giao lại người kế nữa người ta vô cái phòng chuyên tu lần cho lên cao. Người ta đừng có đắm đuối. Giờ mình cứ tổ chức rồi mình thấy mình làm chuyện này nó lợi ích cho mọi người, rồi mình cứ ham làm lợi ích, cuối cùng lợi ích cho người ta mà không lợi ích cho mình. Nó đi tiêu mình luôn.
Mình không có cầu phước hữu lậu đâu mà cầu phước vô lậu, nhưng mà vì chánh pháp để phát triển thì những người theo sau, những người thừa kế họ làm công việc thay mình, để mình đi vào chỗ yên tĩnh mình nỗ lực mình tu.
Cũng như bây giờ con làm trưởng nhóm, làm phó, phải không? Rồi sau khi mà có người thay thế mình rồi thì xếp bút nghiêng đi mình đi vào cái chỗ yên tu mình đi tới cho xong, như vậy mới được. Còn mình đã giao phó cho người khác rồi.
Còn hồi đầu chưa nhen nhúm thì chưa ai làm được, do đó mình làm. Rồi mình đấu tranh, những cuộc đấu tranh với công an thì mình phải làm. Bây giờ nó yên ổn rồi giao cái người sau nó nhẹ hơn, nhẹ hơn thì bây giờ tui núp vô chỗ yên tôi tu. Chứ bây giờ tôi ngồi đây chắc chắn là tôi cứ làm cái này tới riết chắc cũng tiêu tôi luôn rồi. Con hiểu không? Giao phó lại cho người khác.
(01:21:50) Phật tử 5: Con cũng có cái ý lâu rồi, bây giờ con cũng bạch Thầy thế này, riêng cái phần mà tổ chức cái nhóm thọ Bát Quan Trai ở Nghệ An, Hà Tĩnh, thì ở bên Hà Tĩnh và Bắc Ninh thì lâu rồi, nhưng bên Nghệ An thì con muốn đề xuất. Cái thứ nhất là con đề xuất như vậy. Còn cái thứ hai nữa là con cũng thấy ông Minh cũng kể rất lâu, tâm sự cũng rất nhiều thì giờ có điều kiện vào Thầy mà làm cái ảnh của Thầy…
Phật tử 8: Bạch Thầy, con thì kiếp trước không biết có làm nghệ thuật, con cũng có con mắt nghệ thuật, con đang mở cửa hiệu. Vừa rồi con không định đi làm lại nhưng con thấy bây giờ con còn sống giúp mọi người cái chi thì hay cái đó, mình có cái nghề vẽ. Nhận Thầy là đức Phật tại thế rồi, mà bây giờ nếu như trường hợp cuộc đời thời gian nó sẽ qua đi tất cả, những cái lưu niệm rất quan trọng, để bằng chứng sống mọi người. Thành thử những đệ tử của Thầy, những ai đó …
(01:23:08) Trưởng lão: Thì cũng có nhiều người cũng nghĩ cái điều này, để họ ghi lại những cái hình ảnh lịch sử. Một ngày nào mà Thầy đã tịch rồi, và đồng thời cái con đường mà cái nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả nó được hình thành mà mọi người đã chấp nhận, đã sống được, đã đem lại hạnh phúc cho con người ở trên hành rồi, thì những hình ảnh này là hình ảnh quý giá của loài người. Chứ không phải là thường.
Con thấy đây là cái nền đạo đức mà, Thầy là người chủ trương cái nền đạo đức đó. Do mà khi mà nó được thành hình được mà tất cả những con người trên hành tinh này không riêng gì đất nước Việt Nam đâu. Thì những hình ảnh mấy con ghi nó trở thành rất là giá trị, chứ nó không phải là không. Bởi vì nó hình ảnh lịch sử rồi, nó không phải là một cái hình ảnh thường. Nhưng mà cái điều kiện đó là do mấy con, là cái nhiệm vụ của mấy con làm, còn riêng Thầy thì Thầy không muốn lưu dấu cái gì hết.
Phật tử 8: Thầy tạo điều kiện để chúng con ghi.
Trưởng lão: Đối với Thầy thì cái nhiệm vụ trọng trách của một người công dân đối với đất nước thì làm xong bổn phận của Thầy. Còn đối với về tôn giáo thì Thầy làm xong bổn phận của một người tu đối với Phật giáo, và chấn chỉnh lại. Đó là cái nhiệm vụ của Thầy. Đem lại cái sự an vui, hạnh phúc là cái nền đạo đức cho con người, đó là cái nhiệm vụ của Thầy. Mà Thầy làm xong là cái ước nguyện của Thầy đã mãn nguyện.
Còn cái vấn đề mà lưu lại lịch sử là do phần mấy con mà lưu, muốn lưu gì lưu, Thầy không nói điều đó đâu. Bởi vậy để lại con cháu mấy con sau này nó không trách mấy con. Chứ còn Thầy thì không muốn lưu gi hết. Nghĩa là không có muốn lưu vết của mình.
Phật tử 8: Thì con biết rồi nhưng mà…
Trưởng lão: Bởi vì mình không muốn ai thọ ơn mà vì đó là cái trách nhiệm bổn phận một hiện hữu của một con người, mà làm được thì cứ làm lợi ích cho mọi người cứ làm thôi, có vậy thôi.
Phật tử 8: Vì lợi ích chung cho mọi người ạ!
Trưởng lão: Còn bổn phận mấy con có ghi lại lịch sử được thì sau này con cháu nó không trách. Còn nếu mấy con không ghi được thì nó trách. Cũng như bây giờ con cháu sau này cũng như mình bây giờ trách hồi đường thời tại sao người ta không ghi lại được cái hình ảnh của đức Phật thật. Mà để cho ông Phật lúc mập, rồi lúc như thế này, lúc như thế khác. Đầu tóc thì lúc vầy lúc khác, rồi có ông thì để râu ria, cũng là ông Phật, chứ biết ông Phật là kiểu nào.
Trách cái người đương thời tại sao một cái người vĩ nhân như vậy mà tại sao mà không ghi được. Đưa ra bốn cái chân lý như vậy, Tứ Diệu Đế là bốn cái chân lý như vậy. Tại sao mấy người biết bốn chân lý đó là bốn chân lý của con người, mà tại sao mấy người không ghi giùm cái hình ảnh của cái ông này giùm tui? Để bây giờ tui tìm không có được. Không biết ông đó làm sao.
Phật tử 8: Vì cái đó mà chúng con phát tâm để, dù gì thì chúng con sẽ làm bằng được.
Phật tử 6: Thầy đồng ý rồi đấy.
(01:25:33) Trưởng lão: Cho nên Thầy chấp nhận là cái nhiệm vụ của mấy con phải làm là ghi lại lịch sử cho con cháu chúng ta sau này. Ngàn năm thế hệ sau này, triệu năm sau này mà mấy con không ghi là mấy con bị sau này người ta trách. Còn riêng Thầy, bổn phận của Thầy, chứ Thầy không muốn lưu dấu Thầy. Phải không mấy con phải hiểu.
Phật tử 6: Thầy nhất trí rồi, bây giờ chú có ghi, chú có bối cảnh chú làm như thế nào là do chú làm.
Trưởng lão: Thầy không có bảo: “À bây giờ phải lại chụp Thầy đi” thế này thế kia, Thầy không có làm điều đó đâu, không có làm.
Phật tử 8: Nhưng Thầy cho phép chúng con như thế.
Trưởng lão: Thì đó là cái nhiệm vụ của mấy con rồi. Thầy không cho thì cũng không được, phải không mấy con hiểu không? Trách nhiệm của mấy con mà bảo không cho mai mốt con cháu trách mấy con, mấy con trả lời sao được.
Bây giờ phương tiện nó đầy đủ nè, ghi lại được âm thanh của Thầy nè, mà ghi lại được hình ảnh mà mấy con không ghi là sau này chúng trách mấy con. Còn ngày xưa cái hồi đó bộ lạc không có cái gì hết. Trời, tui vẽ mà (nhiều khi) tui vẽ nó trật nữa. Mà thấy giấy để vẽ mà không có để vẽ.
Phật tử 8: (…)
Phật tử 5: Bạch Thầy cũng như nhân vật lịch sử như là Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì ai cũng biết. Nhưng mà để đưa lên có những cái cái tượng thì không thấy giống. Tại vì con cũng thấy biết được rằng tượng đó không thể đúng chân dung bổn sư. Nhưng mà người ta vẫn cứ đưa ra. Bắt người ta phải phục đây là đó đây là đúng vị đó, đâu phải có đúng.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con, làm chưa hẳn đã đúng đâu.
Phật tử 5: Bạch Thầy như kiểu thời thanh niên, lúc mà con chiến đấu thì khác bây giờ họ chiếu trong phim thì cách khác.
Trưởng lão: Bởi vậy họ đóng lại họ làm tầm bậy thì nó không có giống, nó sai.
Phật tử 6: Kính bạch Thầy! Phật tử nêu cái chú này làm cái tổ trưởng ở Vinh.
Trưởng lão: Thầy thấy được đó chứ, chững chạc lắm mấy con.
Phật tử: (…)
(01:27:37) Trưởng lão: Theo Thầy thấy con lãnh cái nhiệm vụ đó để giúp cho Phật tử ở khu vực của con nó có cái nơi nương tựa. Con làm được chứ không phải không làm được.
Phật tử 8: Bây giờ bác phải tinh tấn lên.
Phật tử 6: Còn chú Minh đây nè, chú Minh còn nhóm Phật tử của chú nằm ở Vinh của chú đông lắm.
Phật tử 5: Chưa được Thầy ạ, con cũng cố gắng triển khai…
Phật tử 6: Đông lắm bạch Thầy, theo cái hệ phái ngày xưa mười mấy năm, con ở Nam Tông còn đang bám trụ cái chùa đông lắm.
Phật tử: (…)
Phật tử 6: Chùa Cẩm Sơn. Chùa đó là sư sáng tác ra đó, khổ lắm, nhọc nhằn lắm.
Phật tử 8: Con bạch Thầy con ở hôm qua là có vị sư họ tu bây giờ họ nằm dưới chỗ trời nắng là họ nằm trên gối này, trời rét nằm dưới mương này, họ uống thuốc sâu nè, rồi họ thể hiện những cái điều quái ác, cho nên giờ là đạo Chân Không. Rồi bây giờ họ đến cúng cả ngày, cũng cả cái xe ô tô, cũng cả tiền vàng đổ về, đệ tử đi khắp nơi nằm bờ nằm bụi lung tung, rồi nằm trong bao tải thưa Thầy.
Mô Phật, khi con đi đạo Phật rồi là cảm thấy nó đau đớn nhục nhã, một người đi theo đạo Phật này mà khổ, họ coi thường họ khinh rẻ. Chúng con thấy làm sao để mà cái chánh pháp Phật được ra đời để mà minh oan cho bên Phật không. Một người từ điều kiện sống chết của thế gian này mà đau khổ quá, mà những người họ đi như thế.
Cái đạo Phật triển khai rất khó, chính Thầy về đây là rất khó, thực sự họ về là rất khó. Cho nên họ nói con là cái đệ tử của cái Thầy mà tu bị bắt mà, cho khỏa thân toàn bộ rồi nhảy nhót chạy lung tung trên sân khấu.
Nói chung con mà nói thì rất là đau khổ Thầy ạ. Thành thử ra người ta nhìn con bây giờ với cặp mắt đừng nói là có vẻ khinh thường lắm nhưng mà thôi. Bữa hôm mấy cái tập của Thầy về là ai có duyên đến con mở cho coi đây nè, con đường của chúng tôi đây nè. Không có mê tín.
Trưởng lão: Mạnh miệng nói.
Phật tử 6: Hoàng Giang cũng khoe.
Phật tử 8: Hoàng Giang thì cũng mạnh mồm lắm. Đúng tu là không phải tu như rứa nhưng đôi khi cũng phải (mạnh).
Phật tử: (…)
Giống như con ở khu tập thể.
HẾT BĂNG