CK 090B - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ CHIẾN TRANH VIỆT NAM - XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC DÂN TỘC - THẤU TRIỆT NIỆM - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 13/02/2006
Thời lượng: [1:01:52]
(00:00) Trưởng lão: chuyện thứ Tư. Có gì không con?
“Người ta có câu: Ở hiền gặp lành, nếu người Việt Nam chúng ta thực sự hiền lành tại sao chiến tranh xảy ra ở đất nước mình? ”
Thực sự ra người Việt Nam mình cũng dữ lắm - đọc lịch sử - người Việt Nam mình cướp nước Campuchia.
Chúa Nguyễn của mình xua quân qua đây lấy nước người ta; rồi bắt dân người ta làm ông Táo, bắt cúi đầu xuống như vầy đây nè, rồi bắc cái nồi lên chụm lửa nấu nước. Trời đất ơi! Giết con người ta bằng kiểu đó, ác lắm chứ không phải không đâu.
Lấy hết cả từ thành phố Hồ Chí Minh lấy luôn đụng ranh giới (biên giới hiện giờ) - toàn bộ Thủy Chân Lạp - miền Nam này của chúng ta là lấy của Campuchia. Chứ chúng ta không có vùng đất này, bây giờ chúng ta ở là đất của Campuchia, đất của người Miên. Đuổi riết, ác lắm! Cho nên chúng ta bị Pháp cai trị là vừa! Một trăm năm để trả cái tội!
Các con biết không? Người dân mình mà đi làm cao su, trời đất ơi! Ba cái thằng cọp rằn của Tây, nó đánh mình hung tàn.
Khi ở ngoài Bắc đi vô đây làm phu cao su - Thầy nghe nói lại - ghê lắm mấy con! Vô đây mình sống, rừng rú như thế này mình bị chói nước, bị sốt rét, mình run rẩy cắt không được, ngồi run run dưới gốc cao su, là nó đến nó đập, nó đập bổ trên đầu mình, nó đập tan nát, nó không có tha. Cho nên một nước mà lệ thuộc người khác, người ta coi mình không ra gì!
(01:52) Các con nghe nói ở miền Trung khi người Pháp - kêu là thực dân - họ mập, ở đất nước mình chỉ có xe kéo, người dân mình kéo xe, nó ngồi trên xe mà lên dốc cầu cao như vầy, kéo không nổi, mà ráng, ráng ghì rồi quỵ xuống; cũng giống như con ngựa đi không nổi, nó quỵ xuống vậy đó.
Vậy mà nó ngồi ở trên, nó còn chửi mắng, nó còn đá đạp người kéo xe đó. Người ta đi không nổi, nhẽ ra nó trèo xuống cho người ta lôi cái xe lên, đằng này nó còn ngồi trên đó… Cho nên những người học sinh ở trường ngoài Huế, họ nói tiếng Tây được, họ ra “xạc” cho ông tây đó cho nên ông Tây đó vô trong trường cho mấy học sinh đó nghỉ học hết.
Về lịch sử Bác Hồ, Bác Hồ cũng là một trong những học sinh chống Tây. Những điều kiện đó Thầy được đọc sơ qua về những trang sử, Thầy thấy được đúng là tinh thần Việt Nam của mình.
Nhưng người Việt Nam của mình cũng ác lắm, cho nên bị đô hộ là phải, bị đày xéo lại là phải! Đất nước chúng ta đối với Trung Quốc, chúng ta không làm gì nó; nhưng mà đối với nước Chiêm Thành, đối với mấy nước nhỏ nhỏ này, chúng ta xuống càn quét hiếp đáp ghê gớm lắm! Chúng ta không thua gì Trung Quốc, cho nên chúng ta phải trả quả đó chứ không thể nào (khác).
(03:32) Trưởng lão: Chúng ta nhờ là trong cái ác của chúng ta cũng có cái thiện; chứ không phải dân tộc chúng ta là toàn ác. (Nếu toàn ác) thì chúng ta không bao giờ chiến thắng được những nước lớn như Trung Quốc, Pháp, Mỹ.
Đầu tiên, đất nước của chúng ta không phải ở miền Bắc đâu! Nhưng mà người Trung Hoa họ đánh mình riết; mình chạy xuống miền Bắc, rồi mình cư trú ở đó, mình dựng nước ở tại miền Bắc. Lần lượt mình chống lại, mình không đầu hàng, không bị đồng hóa. Chứ chúng nó đồng hóa, biến nước của mình trở thành một cái tỉnh của nước Trung Quốc. Rồi đến Pháp, một trăm năm biết bao nhiêu người Việt Nam mình chết - dưới sự chống đối lại Pháp.
Biết bao nhiêu người chết - lịch sử ghi lại - số người được (lịch sử) ghi lại (chúng ta biết); còn âm thầm mà chống đối, những anh hùng vô danh đó chúng ta kể không hết. Người Việt của mình cũng gan dạ lắm, nhưng mà có điều kiện là mình cũng ác lắm, đối với các nước nhỏ mà mình hiếp được là mình cũng hiếp người ta, coi như mình cướp luôn nước người ta.
Cũng như Chiêm Thành bây giờ con thấy còn được bao nhiêu người đâu. Rồi Campuchia, nếu mà mình mạnh hơn nữa chắc mình diệt Campuchia, mình lấy luôn nước nó, mình đồng hóa tiêu (nó luôn) chứ không phải mình giữ nó.
Còn dân tộc Việt Nam, Trung Quốc nó cũng muốn đồng hóa mình mà đồng hóa không được! Mình lấy cái của nó - nó đem văn học của nó qua, nó đem những tôn giáo nó qua - mình tiếp mình lấy tôn giáo nó, mình tiếp mình lấy văn học nó.
Cũng như người Pháp qua đất nước mình, mình tiếp cái văn học của người Pháp, mình lấy tiếng chữ của nó mình biến thành tiếng chữ của mình, mình dùng - bây giờ mình có Quốc Ngữ đó!
Con thấy dân tộc Việt Nam mình khôn lắm, không có ai đồng hóa được nó; mà nó lấy của người ta nó dùng, trở thành của nó; cho nên nó có một lịch sử rất lớn.
Vì vậy mà con thấy như hiện giờ đứng trong góc độ Phật giáo, Thầy đã chỉnh đốn lại cái nền đạo đức thì các con thấy dân tộc Việt Nam mình cũng ghê lắm! Chứ nếu mà Thầy là một người Pháp hay người Ấn Độ làm cái chuyện này thì khỏi nói rồi. Nhưng đây là người Việt Nam, người Việt Nam mình chấn chỉnh lại con đường của Phật giáo, làm sống lại cái nền đạo đức là hãnh diện với Thế giới.
Nếu mà cái đạo đức của Thầy mà dựng lại được là Việt Nam hãnh diện với tư tưởng đạo đức này, đất nước Việt Nam rất là hãnh diện, bởi vì Thầy là con người Việt Nam!
(06:21) Vì vậy mấy con là những người Việt Nam, mấy con rất hãnh diện, cho nên mấy con phải cố gắng tu học để cho mình sống được nền đạo đức đó. Để làm cho dân tộc mình, thứ nhất là dân tộc mình được nền đạo đức đó, đem lại sự hạnh phúc lớn cho dân tộc; đồng thời làm gương hạnh tốt cho Thế giới. Cho nên hôm nay, mấy con nỗ lực tu không nghĩa là tu để được giải thoát cho riêng bản thân mấy con mà còn cho mọi người trên hành tinh này, không riêng dân tộc của chúng ta.
Mà vinh dự lớn nhất là của dân tộc chúng ta - một người Việt Nam làm công việc này chứ không là một người Ấn Độ nữa - một người Ấn Độ đã đề xướng nhưng mà làm không sống lại, bị trù dập nền đạo đức đó xuống. Nhưng hôm nay, người Việt Nam chúng ta làm sống lại nền đạo đức đó! Thì nó có một cái vinh dự của đất nước đó.
Cũng như bây giờ, người ta nhắc đến Ấn Độ thì người ta nhắc đến đức Phật, người ta biết đến Ấn Độ hầu hết người ta nhớ đến đức Phật - cái người đưa ra Bốn Chân Lý.
Và hôm nay nếu mà điều kiện Thầy dựng lại được cái Nền đạo đức nhân bản-nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người mà được phổ biến khắp cùng trên thế giới, đem lại hạnh phúc cho loài người thì người ta nói đến Việt Nam là người ta sẽ nhớ đến Thầy, đến người dựng lại nền đạo đức. Và những người dân Việt Nam là những người được thọ hưởng những cái phước báu.
Và ngày hôm nay mấy con ngồi đây được học lớp Chánh Kiến mà từ xưa đức Phật đã để lại cho dân tộc Ấn Độ, nhưng dân tộc Ấn Độ bây giờ không được thừa hưởng; Thầy nói dân tộc Ấn Độ không được thừa hưởng nền đạo đức của Phật giáo. Coi như là cả một dân tộc Ấn Độ bây giờ đối với dân tộc Việt Nam thì dân tộc Ấn Độ rất là nghèo đói và không vệ sinh. Thầy nghe sư Pháp Ngộ đi qua bên đó về, sư viết mấy cái bài; Thầy nói: "Trời ơi, một đất nước của đức Phật mà bây giờ đến tệ bạc như vậy!".
(08:22) Cho nên Thầy mong rằng, đất nước Việt Nam không đến nỗi như vậy đâu, chúng ta sẽ lần lượt, từ cái vệ sinh của đức Phật đã dạy, từ cái đạo đức vệ sinh cho đến tất cả đạo đức của đức Phật đã dạy mà chúng ta được hướng dẫn cho dân tộc chúng ta, mọi người đều sống đạo đức thì đất nước chúng ta sẽ hơn tất cả các nước khác, không thua! Tại vì đó là nền đạo đức thật sự, Thầy mong rằng ở lớp chúng ta sẽ tu tập tốt đem lại một điều tốt đẹp nhất cho thế kỷ chúng ta, cho giai đoạn thời đại khoa học đang đi lên.
Thầy mong điều đó lắm cho nên Thầy rất cực khổ! Nhưng cái cực khổ của Thầy, Thầy thấy con người trên hành tinh này quá đông mà không có đạo đức là cái khổ đau gấp trăm ngàn lần, triệu lần, triệu triệu lần Thầy. Cái cực của Thầy so với cái cực khổ của mọi người trên hành tinh này có nhằm nhò gì!
(09:17) Trưởng lão: Cho nên Thầy quyết tâm Thầy sẽ làm tất cả những điều để mà các con tu tập cho được. Và muốn tu tập cho được, nhiều khi Thầy nói, khi mà Thầy dạy xong lớp Chính Kiến, Thầy muốn để cho mấy con tự tu, nghĩa là áp dụng vào những cái hiểu biết của mình, tự tu những điều mà mấy con hiểu biết để xả tâm của mình, tức là tự tu trên Tứ Niệm Xứ.
Nhưng mà Thầy tư duy không biết các con tu được hay không đây? Rồi cũng quán, tư duy một cách cạn cợt như vậy thì không được! Mà nếu cho mấy con làm bài thì Thầy phải đọc bài và chấm bài thì quá cực. Cho nên Thầy đang tư duy suy nghĩ, suy nghĩ!
Cho nên Thầy đang chọn lựa (tu sinh)! Tại sao mấy con biết không? Bây giờ một lớp chúng ta sáu mươi mấy người, lại còn thêm một số người mới vào nữa. Như hồi nãy Thầy nói: “Tám giờ đi ngủ, năm giờ mới thức dậy, thì thôi đừng có viết bài làm cho Thầy cực”. Có phải không mấy con?
Bây giờ chọn lấy những người thật quyết tâm tu thì Thầy sẽ chịu cực; mấy con sẽ từng tâm niệm hoặc cho mấy con cái đề tài để mấy con dùng bút, tư duy trong đầu mà viết ra để phá cái niệm đó, để diệt cái niệm đó. Thầy sẽ đọc lại bài của mấy con - trong số chừng năm mười người hoặc là hai mươi người - thì đỡ biết mấy; còn bây giờ cỡ sáu chục người như thế này thì rất là vất vả cho Thầy.
Mà còn thêm nữa, có nhiều người đến giờ này mà còn muốn xin vào tu nữa!? Thì trời đất ơi! Thầy làm sao mà chấm từng cái bài từ bài đầu tiên nhân quả thảo mộc cho đến bây giờ. Thầy cứ lặp đi lặp lại hoài mà bài cứ càng ngày càng chồng chất lên, càng nhiều lên thì làm sao Thầy có đủ sức Thầy dẫn các con đi tới cuối cùng được.
Cho nên đình chỉ ngay những người mà đã không theo kịp, thì thôi làm ơn chờ các khóa khác. Mặc dù là Thầy biết rằng sẽ không có mở các khóa khác được, là vì Thầy không mở.
(11:25) Nhưng mà những người có thể tu tập như mấy con tu, thì các con sẽ tiếp tục mở; chứ Thầy mà mở khóa nữa thì Thầy một trăm tuổi rồi hoặc là chín mươi tuổi rồi mà còn đứng lớp dạy mà làm bài, chấm bài cho mấy con, Thầy chấm sao cho nổi, chấm suốt đêm chứ đâu phải! Ví dụ chẳng hạn bây giờ như đêm nay Thầy chỉ an tịnh thân của mình chỉ trong vòng có một tiếng đồng hồ rồi bật đèn lên để chấm bài cho mấy con.
Các con thấy không? Đâu có thì giờ, ngồi đó để cho cái thân tâm của mình nó an ổn một chút, khoảng độ chừng một tiếng đồng hồ rồi bắt đầu bật đèn lên để chấm bài. Bởi vì các con biết đọc một bài từ ba mươi phút đến một giờ nếu mà nhiều, đâu có ít; bài các con viết dày, chứ đâu phải một trang hai trang giấy. Đọc còn phải đọc chậm để mà tư duy suy nghĩ coi nó làm đúng hay không, chứ đâu phải đọc lướt lướt đâu, đọc như mấy con đọc tiểu thuyết đâu, đâu có đọc vậy được!
(12:24) Đọc bài để mà chấm bài người khác thì đọc từng câu từng chữ, xem nó trật, trúng như thế nào chứ đâu có đọc nhanh được. Cho nên một bài của mấy con viết Thầy phải đọc ba mươi phút, có nhiều bài dài lắm, Thầy phải đọc cả giờ đồng hồ. Đó! Thì mấy con thấy thời gian đọc như vậy mà cả tập như vầy thì Thầy rất mất thì giờ, do đó mà cứ tăng thêm tăng thêm, ai cũng muốn tu, mà tu như vậy làm sao được?
Cho nên ngay từ bây giờ người ta vẫn còn muốn vô chuyên tu. Các con thấy quý sư, quý thầy bây giờ cứ mang y, mang áo đến đây; rồi hôm qua có mấy người cư sĩ cũng xin Thầy, Thầy nói: "Không, chờ khóa khác, không được!". Họ mới (đi) về - bốn năm người. Mà cỡ cứ nhận, nhận vô thì tu chung chung chơi, chứ thực ra mất căn bản, nó không có được!
(13:09) Bởi vì các con biết rồi, từ đầu năm, từ đầu khóa mà cho đến hôm nay những tri kiến của mấy con mà còn có nhiều người khó làm bài, chứ chưa đầy đủ. Nó còn thiếu khuyết, cứ dựa vào dàn bài mấy con làm thì nó mới có đủ, còn không dựa vào dàn bài thì mấy con làm như vậy, mấy con làm sao đủ sức quán! Quán như vậy làm sao nó triệt tiêu được cái niệm ác trong tâm mấy con, làm sao xả được? Cho nên buộc lòng mấy con phải học cho đầy đủ, người mà không được đầy đủ thì được Thầy giúp đỡ.
Ví dụ như bây giờ, tới lớp Chánh Tư Duy, thì một niệm khởi ra trong đầu hoặc Thầy cho một cái niệm, thì cái niệm đó mấy con làm bài - bây giờ áp dụng vào cái sự xả tâm - bây giờ mấy con làm bài, mấy con nói vài câu, thì nó chưa có xả được, phải nói thêm nữa; bắt buộc mấy con phải nói thêm nữa.
Mà mấy con nói mấy con không biết đâu mà nói nữa, Thầy mới gợi ý: "Bây giờ mấy con mới nói cái chỗ này, cái điểm này", Thầy đưa một cái tiểu đề cho mấy con nói để mà phá cái niệm này, bảo mấy con phải quán cái đó, phải tư duy, phải quán cái tiểu đề đó.
Thì con làm tiểu đề đó rồi, Thầy nói cái này chưa đủ, làm thêm cái tiểu đề này nữa. Thầy dẫn dắt một người học trò cực lắm, mấy con thấy không? Cứ lần lượt để cho sự tư duy của họ đến khi họ phá cho được.
Còn mấy con có khả năng, có trình độ, mấy con biết, Thầy đưa ra mấy con phá ngay liền, mấy con viết bài là Thầy thấy: "Đây này phá được, phá cái niệm đó được!" Tại vì mấy con thông suốt.
(14:41) Cho nên trong vấn đề cái lớp mà để đào tạo một người tu chứng là Thầy biết rất rõ cái vấn đề này. Cho nên Thầy là người chịu cực khổ rất lớn để mà dẫn dắt mấy con tới nơi tới chốn. Mà số lượng đông thì không thể nào làm xuể. Sáu mươi mấy người, mà bài vở hợp lại một đống như thế này, nó đâu có ít, nó quá nhiều!
Một ông Thầy giáo, các con biết ông ấy chấm bài cho học sinh một sấp như thế này; còn Thầy chấm bài gấp mười lần, hai mươi lần của ông Thầy giáo, mà trong khi đó phải đọc kỹ chứ không phải đọc lướt qua được.
Bây giờ cứ thêm vô thêm vô, ai cũng muốn tu, mà tu phải có khóa chứ làm sao mà tu ngang như vậy được! Tu hồi nào tới giờ mà tu chung chung thì ai muốn vô cũng được, phải không mấy con, mấy con hiểu không? Còn bây giờ tu vậy làm sao tu được. Mấy con biết cái trình độ đó làm sao mà xả được cái tâm. Bất quá vô đó ức chế chơi vậy thôi, chứ đâu có tu tới! Mà lại mất công Thầy, rồi lại mất công cô Út lo chỗ ăn chỗ ở đủ thứ hết, rất cực khổ.
Do đó, theo Thầy thiết nghĩ, bây giờ dừng lại đây, không tiếp nhận người nào. Một lát Thầy ra tiếp hai vị sư đến đây để xin tu; bởi họ nghe mở cái khóa tu thế này, người ta được nghe, được đọc ở trên mạng là ai cũng muốn tu hết, người ta muốn về tu lắm. Mà tu trong cái thời gian này làm sao vô đây tu được, chờ sang năm, chuẩn bị cho sang năm, chứ còn bây giờ Thầy không có nhận nữa.
(16:13) Cho nên vì vậy mà mấy con ở đây còn phải lọc bỏ ra nữa - bởi vì chọn (để) lấy. Sau khi mấy con tới lớp Chánh Tư Duy rồi mấy con làm bài, đương nhiên bài của mấy con nó không đủ sức để xả tâm, thì buộc lòng mấy con cứ làm hoài, đương nhiên mấy con sẽ phải ở lại. Những người đủ sức, người ta sẽ lên - Thầy sẽ nhắm cái người mà đủ sức sẽ lên đó - họ quán, họ viết bài Thầy thấy rõ ràng, đúng Thầy cho họ lên.
Còn nếu để mấy con tự tu, tự quán từng cái niệm khởi ra, mấy con quán xả Thầy nghĩ cái điều này chắc lâu lắm. Bởi vì chính mấy con hiểu biết, mấy con cũng quán sơ sơ cho nó qua rồi ngồi chơi cho sướng; để cứ ngồi suy nghĩ hoài - cực! Mấy con hiểu điều đó? !
Buộc lòng mấy con phải tư duy suy nghĩ cho thấu triệt, để mình xả được cái niệm đó, xả được cái tâm đó. Chuyện xả đâu phải là chuyện dễ đâu! Mấy con thấy hồi nào tới giờ mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, có từng niệm đến, mấy con quán, mấy con tác ý, mấy con đuổi đi. Nhưng mà rồi nó vẫn còn! Cho tới giờ này mấy con có thấy hết tham, sân, si chưa?
Còn ở đây là cái lớp mà chúng ta tu sẽ hết tham, sân, si. Bằng cái tri kiến chúng ta sẽ quán như thế nào để thấu triệt nó. Cho nên nó không còn tác động được chúng ta, tức là không còn Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Tâm chúng ta sẽ ở trong bất động đó!
Chứ không phải là các ác pháp, các niệm nó không có, nhưng nó không làm động chúng ta được, nó không sai sử chúng ta được, chúng ta hoàn toàn làm chủ nó. Cho nên một người tu không có nghĩa là cái người đó như cây đá, mà cái người đó vẫn là một người bình thường; nhưng ác pháp, tâm dục không có sai họ được, làm một cái gì được đối với họ. Đó là cái giải thoát của họ ở chỗ cái tri kiến của họ hoàn toàn chủ động, họ điều khiển.
(17:58) Trưởng lão: Tất cả đều là, con nhìn thấy tất cả đều là do cái duyên nhân quả. Nhiều khi người Việt của mình, dù là một đứa trẻ mồ côi hoặc lưu lạc được những người ngoại quốc mang về nước họ nuôi dưỡng trở thành những con người tài. Thì sự thật ra là cái tinh thần dân tộc nó không quên; Thầy có một số người Việt ở ngoại quốc, họ luôn luôn hướng về quê hương, họ là con người yêu thương đất nước họ nhiều lắm. Cho nên, dù là những đứa trẻ lạc loài ở đất nước người - trẻ mồ côi nhưng họ được nuôi dưỡng - thì họ cũng nhìn về đất nước của họ.
Như hồi Thầy còn dạy ở trường Bồ Đề, có một số em mồ côi ở cô nhi viện Quách Thị Trang được học ở trường Bồ Đề. Hiện giờ có một số em đó ở ngoại quốc, đã có bằng tiến sĩ, muốn về Việt Nam để phục vụ cho quê hương. Mặc dù đó là (những) đứa trẻ mồ côi được ném vào nuôi dưỡng trong cô nhi viện Quách Thị Trang. Bây giờ chúng nó đều nên người hết rồi. Những em đó muốn trở về Việt Nam làm công việc đối với quê hương mình. Nó không về là vì nó thấy ở Việt Nam không có môi trường nó làm việc, nên nó chưa về. Chứ còn nếu mà có được môi trường mà làm việc tốt, nó sẽ về.
(19:39) Đó là những nhà khoa học Việt Nam hiện bây giờ đang ở bên Mỹ, đó là những trẻ mồ côi mà Thầy biết trong thời gian Thầy dạy ở trường Bồ Đề.
Những em đó thứ nhất là những em đó biết ơn Thầy rất nhiều. Là khi giữa Thầy Quán Chánh và Thầy Nhật Thiện, hai ông này đấu tranh; ông kia không chịu đóng tiền học phí cho nhà trường, ông ở nhà trường này họ đuổi các em đó không thương tiếc, có tiền học phí thì học mà không tiền thì cắp sách ra về không cho học ở trường Bồ Đề.
Lúc bấy giờ giữa hai ông tranh chấp với nhau thì Thầy đứng Thầy xin. Thầy nói: "Các em là trẻ mồ côi, là không có cha mẹ. Như vậy bây giờ nhờ Thầy Nhật Thiện lo lắng cho đời sống của các em. Nhờ Thầy Quán Chánh, thương xót lấy các em, cho chúng nó học. Tội! Đuổi nó, chúng nó biết tựa nương vào ai!”.
Hai người tranh đấu qua tiền học phí. Thầy nói rằng, Thầy nói với Thầy Quán Chánh: "Nếu mà Thầy Nhật Thiện không trả tiền, Thầy sẽ xin Phật tử để trả tiền cho các em" - trong lúc đó Thầy đang dạy trường Bồ Đề ở Chợ Lớn, Thầy trả lời với hai người đó. Do cái sự Thầy nói như vậy, thì Thầy Nhật Thiện, ông mới lòi tiền ra, ông trả. Thầy Quán Chánh mới chấp nhận.
Đó! Các con thấy, trước cái cảnh đau thương của các em, do đó khi mà học nên sự nghiệp, thì tụi nó thường gửi về nơi Thầy ở, gửi thư về báo cho Thầy biết: tụi nó mong rằng, sẽ trở về Việt Nam để phục vụ với cái tình thương của nó đối người Việt Nam đã rất thương yêu nó.
(21:05) Thầy thấy rằng, trong cuộc đời một cái gì mà mình làm tốt thì nó sẽ tốt; các con đừng nghĩ rằng những đứa trẻ này nó sẽ xấu, không có đâu! Sự thật cái tinh thần của dân tộc Việt Nam mình, đi đâu mình cũng nhớ quê hương của mình. Dù như thế nào nó cũng nhìn cái màu da, cái dân tộc của nó; mặc dù nó là những đứa trẻ dân gian bỏ rơi.
Nhưng mà nó được nuôi dưỡng thì lúc nào nó cũng nhớ, các con đừng nghĩ rằng nó sẽ quên quê hương, nó không quên đâu! Thầy thấy cái điều đó rất nhiều, bây giờ trẻ mồ côi được cái duyên phước mà được sang bên Mỹ học, nhiều đứa đỗ tiến sĩ, nó cũng giỏi lắm chứ, nó không có dở đâu! Các con yên tâm đừng lo điều đó.
Tu sinh: (22:06) con thưa Thầy! con muốn hỏi Thầy là! thưa Thầy trước con vô học là nữ, cái văn phòng đó, con thấy hai đứa trẻ lang thang, thí dụ như là (22:30 - 22:39), mỗi người chúng con chỉ có (22:40 - 23:24) thế thì bây giờ họ, cái người Mỹ ông chết, ông này ông nói tôi cũng tự vệ thôi, nếu như cái ông người Mỹ đấy ông còn sống (22:42 - 22:46)
(23:48) Trưởng lão: Vấn đề chính trị, cái vấn đề làm công việc đó thì đất nước Việt Nam mình hội đủ duyên phước vươn lên chứ không có gì đâu, con đừng có lo xa! Họ có nhiều cách thức lắm, nhưng mà điều kiện là mình thấy cái phước của đất nước mình là luôn luôn lúc nào người dân của mình cũng đủ cái tinh thần để mà tự vệ cái quê hương của nó. Mặc dù nó có nhiều điều kiện xảy ra trên quê hương mình trong những cái chiến tranh của các cường quốc, các nước lớn.
Nhưng đừng lo xa con, hãy lo tu tập đi, mình lo tu tập cho mình được. Và khi mình được, mình phổ biến cái nền đạo đức, sau này nó sẽ có cái đạo đức nhân bản - nhân quả này, nó sẽ phá tan đi những cái âm mưu, thủ đoạn, gian ác đó; nó sẽ làm tắt đi, đừng lo! Chỉ làm sao mà mình dựng lại cái nền đạo đức thì nó sẽ tốt thôi! Chứ không có gì đâu! Chứ còn thực sự ra thì trẻ mồ côi không bao giờ nó quên quê hương nó đâu, khi mà nó có tài rồi, nó muốn về phục vụ quê hương. Đừng có lo cái vụ đó, không sao hết!
Bây giờ trong cái sự tu tập, mấy con còn hỏi cái gì của phần tu tập nữa hay không, mấy con? Con hỏi đi!
(25:10) Tu sinh: Thưa Thầy! Con hỏi về Tâm Hỷ với Tâm Xả. thì cái Tâm Xả, cái niệm mình xả, Thaayfdayj cho chúng con để chúng con làm bài.
Trưởng lão: Bây giờ, về cái “xả” trong các cái Định; ví dụ như xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là nhập Tứ Thiền mới có “xả”. Cho nên trong bốn cái Định, từ cái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, nó cũng đều nằm ở trên cái “xả”; nhưng mà xả từ phàm phu cho đến cái cao.
Bởi vì về Tứ Vô Lượng Tâm thì cái Tâm Xả là độc nhất. Nó xả tất cả các pháp hết, nó không còn chứa một cái pháp nào hết, rồi cho đến cuối cùng thì nó từ cái xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh - tức là những cái cuối cùng - cái đó thì mấy con chưa có hiểu đâu, mấy con chưa có nói được đâu. Mấy con cứ xả những cái kia đi rồi tới cái đó; đường đi thì nó phải tới đó, rồi Thầy sẽ dạy cho mấy con biết. Chứ còn bây giờ, mấy con nói chưa có được.
Bởi vì mấy con có ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền (mà) mấy con chưa ly thì mấy con chưa biết được cái trạng thái hết tham, sân, si; thì mấy con cũng đâu có biết được cái hỷ lạc. Mà không biết được cái hỷ lạc thì làm sao mấy con biết được cái xả của trình cao đó, làm sao mấy con nói được.
Cho nên bây giờ nói là phải nói cái gì mình nói được, còn cái này nói chưa được thì Thầy sẽ nói giúp cho mấy con, gợi ý cho mấy con để mấy con biết cách đi con đường đó, mấy con sẽ đi vào được chỗ đó; trạng thái đó nó như thế nào. Nhưng gượng ép để mà nói những cái từ để chỉ cho cái trạng thái “ xả “. Khi mà “ xả ” thì nó có những cái hỷ như thế nào ở trong đó; thì cái này mấy con phải làm cái phần trước đó đã, để rồi Thầy sẽ dẫn dắt lần lần.
Bởi vì đây là bốn cái pháp Tứ Vô Lượng Tâm là cái pháp độc nhất, nếu mà không được hướng dẫn với cái Tâm Xả - bởi vậy Thầy nói, khi người mà viết về Tâm Xả, mà viết đầy đủ được là cái người đó có duyên với Tâm Xả, tu mau chứng đạo nhất.
(27:21) Hồi nãy Mỹ Thiện hỏi Thầy, về cái ông Châu Lợi Bàn Đặc tu Tâm Xả; từ cái xả phàm phu cho đến cái xả rốt ráo của thiền định, thì cái xả rốt ráo của thiền định hầu như mọi người tới đây đều không hay biết được hết.
Coi như là xả trong bốn cái thiền định thì mấy con chưa biết đâu. Nhưng mà các con phải nói những cái xả từ phàm phu cho đến cái xả của mọi ác pháp rồi cái xả trong thiện pháp. Tất cả cái này thì mấy con làm được, nhưng các con sẽ dựa vào cái dàn bài.
Như về Tâm Hỷ, mà hỷ ly dục ly ác pháp coi chừng mấy con cũng chưa biết; mà hỉ về lòng từ mấy con biết; hỉ về lòng bi mấy con biết; hỉ về lòng xả mấy con biết. Hỷ Tâm trong kinh Bát Thành mấy con biết. Mà Hỷ Tâm do ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền mấy con không biết. Hỷ Tâm do diệt Tầm Tứ mấy con chưa biết; Hỷ Tâm do ly các trạng thái tưởng mấy con chưa biết; Hỷ Tâm do xả các cảm thọ mấy con chưa biết; Hỷ Tâm do tu tập Tứ Niệm Xứ có biết, có người biết nhưng biết thời gian ngắn.
Đó là những cái biết, vì vậy cho nên nó nằm ở trong này, trong cái xả. Thay vì cái xả tâm về ly dục, ly ác pháp; xả tâm về lòng từ, xả tâm về lòng bi, xả tâm về lòng xả, rồi xả tâm trong Bát Thành, xả tâm trong ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, xả tâm diệt Tầm Tứ, rồi xả tâm ly dục, ly các trạng thái tưởng, xả tâm do xả các cảm thọ, xả tâm trong Tứ Niệm Xứ.
Xả tâm trong Tứ Niệm Xứ thì mấy con làm được, nhưng mà các Định thì mấy con chưa làm được. Phần mà các Định thì Thầy sẽ gợi ý sau khi mấy con làm xong. Thầy gợi ý chút ít rồi mấy con tu; rồi mấy con sẽ tới đó thì mới thấy cái xả.
Bây giờ mấy con hỏi thêm Thầy gì nữa không?
(29:35) Tu sinh: Con hỏi về Hỷ Tâm, con làm theo cái dàn bài của con, thì con muốn.
Trưởng lão: Được con, cái bài con làm như vậy được! Coi như là nếu lấy theo cái dàn bài mà vừa Thầy cho thì nó có nằm thành phần ở trong đó, coi như gần đủ đó con, gần đủ.
Khỏi con! Con sẽ làm tới cái bài xả. Cứ dựa vào cái dàn bài này mà đọc lại bài của mấy con, mấy con sẽ thấy cái phần nào mà cái Tâm Hỷ.
Lấy cái dàn bài mà so lại, nó hỷ ở chỗ nào nó ra chỗ nấy hết, coi như nó còn thiếu một chút ít thôi. Mà cái bài của con là cũng tạm đủ, con sẽ cho đi qua cái bài xả, viết cái bài xả để đi tới cái sự rốt ráo. Tu tập cho nhanh một chút, cũng là tạm đủ. Những người nào mà thiếu, quá thiếu thì làm lại, còn gần đủ thì thôi.
Rồi, mấy con còn hỏi gì mấy con hỏi đi!
(30:40) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Tu Tâm Xả, mình xả tới đâu thì nó sẽ tăng trưởng Từ, Bi, Hỷ tới đó phải không ạ?
Trưởng lão: Đúng rồi con! Con xả, nếu mà xả tâm Từ, xả về Tâm Từ thì cái lòng từ của mình nó hiện ra cái tướng xả. Bởi vì mình xả được nó mới hiện ra Tâm Từ, xả được thì nó hiện ra Tâm Bi. Xả được thì nó có hiện ra. Còn nếu mình xả không được thì Tâm Từ nó còn dính mà Tâm Bi nó cũng vậy.
Tu sinh: Nếu mình muốn tu Tâm Xả thì cứ thế mình tu Tâm Từ cho nó tăng lên rồi qua Tâm Xả có được không?
Trưởng lão: Được! Bởi vì khi mình tu Tâm Xả bất kỳ trước cái thiện pháp, ác pháp, mình xả thì mình ngầm thấy nó đối với cái hành động đó là hành động của Từ, thay vì mình tu Tâm Từ.
Như bây giờ mình xả được cái đó thì đó là Tâm Từ. Ví dụ như bây giờ con lao động, con làm cái này, cái kia cũng như cô Niệm thích lao động; bây giờ nếu mà xả cái lao động này, cô không làm nữa thì tức là cô xả cái lao động này, cô tỉnh thức, tức là cô sẽ thấy nó hoan hỉ ở trong chỗ mình làm. Nhiều khi mình va chạm đến cái sự sống của chúng sinh, tức là tu Tâm Từ đó, con hiểu không? Mà chính xả cái hành động làm này thì cô lại có thực hiện được lòng từ của mình trong đó.
Cho nên hễ xả ở đâu, thì mình sẽ thấy cái đó nó thực hiện cái lòng Bi, lòng Từ của mình. Như chỗ nào đó thì mình xả, tức là nó sẽ kèm theo trong những điều kiện quán xét của mình, nó cụ thể nó rõ ràng. Hễ con làm rồi, con làm cái hành động đó rồi, con xả nó được rồi, cái tâm con xả được rồi, con nhìn qua một cái góc độ khác thì con thấy nó thực hiện cái lòng nào đó: Lòng Bi hay lòng Từ hoặc là xả trên lòng Xả của con; nó cũng thể hiện qua con thấy rất rõ.
Nghĩa là mình buông bỏ xuống thì nó hiện ra một trạng thái gì, nếu mà trạng thái thương yêu, thương xót, thì mình thấy đây là cái lòng Bi mà nó trạng thái tỉnh thức, trạng thái bình tĩnh thì đó là trạng thái bình tĩnh. Nó xả thì nó hiện ra cái tướng trạng của nó qua cái tâm trạng Từ, Bi, hoặc qua một cái gì đó thì nó hiện ra trong Tâm Xả.
Con hỏi đi!
(33:12) Tu sinh: con thưa Thầy! Thầy cho con làm bài nào.
Trưởng lão: con! Con làm bài Tâm Từ rồi thì bắt đầu con làm bài Tâm Bi.
Đây! Ví dụ như cô Huệ Ân làm một cái câu như thế này, thì nó cũng nói lên được cái Tâm Từ, bởi vì đây là một bài Tâm Từ. Thầy ví dụ ngắn gọn thôi: "Đối với mọi người trong Tu viện, ai con cũng thương hết, vẫn kính trọng, không làm động người tu". Một cái câu vậy đó là Tâm Từ đấy. Ai mình cũng thương hết, không có ghét người nào hết.
Mình xét cái tâm mình, mình thấy mình không ghét. Và luôn luôn đối với người nào mình cũng kính trọng hết, không có thiếu lòng kính trọng và không làm động người tu. Tức là mình không có làm động cho người khác được tu.
Ví dụ như mình ở nhà mình, ở thất mình, mình làm cái gì đó, mình làm ồn, làm có tiếng động, làm cho người ở gần bên người ta tu không được, thì tức là mình không có lòng từ. Còn mình không có làm tiếng động, để cho người ta im lặng tu tức là mình có lòng từ. Ví dụ như mình đập giường, giũ chiếu nghe rầm rầm thì đó là mình không có lòng từ đối với những người xung quanh mình, còn mình không làm như vậy là mình có lòng từ. Cô Huệ Ân viết ngắn gọn như vậy là đủ rồi, đủ nói lên cái lòng từ của mình.
“Bệnh đau phải bền chí cố gắng tác ý hay dùng Thân Hành Niệm đuổi đi hết không để cô Út phải nhọc lo mời bác sĩ ”. Đó là cách thức hoặc là bây giờ không có nói việc phiền cô Út đi nữa, mình có bệnh đau, cố gắng mình tác ý dùng Thân Hành Niệm đuổi đi, đó là lòng từ đối với mình.
(35:13) Nó ngắn gọn, nói lòng từ như vậy đủ rồi. Rồi cô Huệ Ân còn thêm câu này: “Không để cô Út phải nhọc nhằn lo mời bác sĩ ”. Nếu mình đuổi không hết bệnh hoặc mình đau mà nhờ cô Út gọi bác sĩ, thì cô Út phải nhọc nhằn, phải đón phải đưa bác sĩ, làm cho nhọc nhằn, thì đó là mình không có lòng từ đối với cô Út. Còn mình nỗ lực, mình bền chí tác ý, đuổi được cái bệnh đi là mình có lòng từ với mình và trong đó có lòng từ với cô Út.
Ý con muốn nói đó là cái lòng từ, nhưng nói ngắn gọn mà nó cũng đầy đủ ý nghĩa của lòng từ, thể hiện qua cái lòng từ. Cho nên không cần lý luận dài, nhiều khi mình lý luận ở trong cái lý thuyết, không phải cái thực hành. Còn cô Huệ Ân viết như vậy nó nằm trong cái thực hành. Bài có giá trị là nó nằm trong cái pháp thực hành.
Vì vậy sau khi làm bài để mà phá cái niệm của mình là mình nói, mình không có lý luận, mà mình nói làm sao mà biết được cái hành động đó, làm cái hành động đó là nó sẽ diệt cái niệm đó. Đó là cái hay của mấy con viết sau này do Thầy chấm bài, Thầy chấm trong cái tư tưởng ngắn gọn mà nó phá đi từng cái niệm Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, ví dụ như vậy.
Chứ không cần mình phải lý luận nhiều. Nhiều khi mấy con lý luận nhiều quá, nó loãng đi, nó không vào cái pháp thực hành. Còn cái mà chúng ta nói ngắn gọn mà nó đi vào chỗ sống thanh thản an lạc vô sự, không còn bị bận tâm nữa, thì những cái bài luận như vậy là những bài luận đúng là con đường tu.
Bây giờ, các con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không con? Ai còn hỏi Thầy gì thêm?
(37:07) Tu sinh: Kính bạch Thầy! con muốn hỏi Thầy về là về có chú nói với con, là Thầy không hợp tác, cho nên (37:30 -37), chú nói nhiều khi (37:39)
Trưởng lão: Thực sự ra thì chú ấy nói như vậy là sai chứ không đúng! Thầy thì bao giờ cũng muốn hợp tác với Nhà nước để làm tốt xã hội, tại vì Nhà nước không có hiểu Thầy thôi! Chứ Thầy luôn luôn lúc nào cũng muốn hợp tác hết. Mà chú này nói như vậy là chú hiểu qua góc độ, ở góc độ.
Chứ nếu mà Nhà nước chịu hiểu Thầy thì chắc là Thầy sẽ làm việc rất tốt. Bởi vì người ta không hiểu Thầy, người ta chỉ nghĩ Thầy là người thuần tôn giáo, người ta không hiểu Thầy là một người làm tốt xã hội; chứ nếu mà người ta hiểu Thầy thì Thầy sẽ làm tốt được.
Ở trên chuyến xe đi mà người ta nói vậy, con nghe vậy, đúng là người ta đang hiểu Thầy không có chịu hợp tác. Bởi vì Thầy thấy như thế này - con thấy không - cái việc làm của Nhà nước mà Thầy làm theo họ, cứ họp hè họp hội hoài, Thầy không có rảnh.
Họ mời Thầy - cho nên vì vậy họ nói rằng Thầy không hợp tác, tại vì họ mời Thầy làm chức này chức kia - ví dụ như họ muốn Thầy làm Hội Đồng Nhân Dân, họ muốn Thầy phải làm chức này chức kia ở trên Mặt trận. Mà Thầy làm chức này chức kia thì Thầy không có dạy được, Thầy không hướng dẫn mấy con được, còn bận nhiều việc nữa. Cho nên họ nói Thầy không hợp tác là không phải; mà là Thầy không muốn làm việc Nhà nước.
Thầy nghĩ, bây giờ Thầy là một người tu sĩ mà đi ra làm việc Nhà nước, làm Hội Đồng Nhân Dân - Thầy rất bận công việc - cho nên Thầy cứ đề nghị với quý thầy thôi.
Khi mà họp muốn bầu Thầy, muốn đưa Thầy ra thì Thầy nói - như vừa rồi, ở Mặt Trận huyện, Thầy đưa quý thầy ra làm thay - Thầy nói: "Cái gì thì tôi giúp đỡ hết, chứ bây giờ mà tôi đứng ra họp hè thì tôi không có thì giờ ". Vả lại Thầy lấy cái cớ rất rõ ràng là Thầy hay chóng mặt, hay bệnh, không có đi được. Lỡ họp mà Thầy chóng mặt thì không làm sao mà Thầy góp ý này kia được. Thầy tìm cách chối thoát, cứ đổ thừa mình bệnh thôi. Vả lại mình cũng lớn tuổi rồi, cho nên họ nói Thầy không hợp tác cũng đúng.
(40:11) Nhà nước thì họ muốn Thầy làm việc, muốn Thầy làm lắm, bởi vì họ cũng hiểu Thầy chứ không phải không, nhưng mà điều kiện Thầy thấy không có được, tại vì mình thấy mình đứng ở vị trí là một người tu mà làm việc của Nhà nước thì trở thành cán bộ của Nhà nước, cho nên không có làm việc được.
Chẳng hạn như Ban tôn giáo, rồi Mặt Trận, người ta muốn Thầy làm đại diện cho Giáo hội tỉnh, làm Ban trị sự của Giáo hội tỉnh thay thầy chánh tri sự tỉnh hội. Nhưng mà Thầy tìm cách Thầy từ chối, Thầy nói Thầy hay bệnh, rồi có khi họp hè, họp Phật giáo quý thầy trong tỉnh; sức khỏe Thầy không có đủ, Thầy thấy quý thầy còn khỏe mạnh hơn Thầy nhiều, Thầy đề cử mấy người khác. Thầy cố tránh né cho nên họ nói Thầy không có hợp tác với Nhà nước. Họ nói cũng có! Hầu hết các cuộc họp mà cứ đề cử Thầy lên là Thầy đều trốn hết.
Con biết cả cái Mặt Trận tỉnh họ về đây họ làm việc với Thầy. Một người chủ tịch Mặt Trận với một cô phó chủ tịch họ đến đây, họ thuyết phục Thầy dữ lắm. Trước khi mà họ bầu cử trở lại, họ thuyết phục Thầy ra làm việc, nhưng mà Thầy cũng cố gắng, tìm cách mà đổ thừa mình bệnh đau, thành ra họ đành bỏ thôi. Nếu mà Thầy đừng có từ chối thì chắc chắn là Thầy lãnh đạo ở trong cái tỉnh này. Nên Thầy thấy trong cái vấn đề này, thực ra đứng trong vấn đề tu sĩ mà làm việc thì rất khó.
Chỉ Nhà nước hiểu Thầy, đứng trong góc độ của Thầy làm, Thầy không có làm ảnh hưởng gì đến đường lối chính trị của Nhà nước, Thầy chỉ làm cho tốt đường lối của Nhà nước thêm. Nhưng mà đừng bắt Thầy phải đứng vào nào là Chánh Trị Sự tỉnh, nào là thành viên Mặt Trận này kia. Nó nhiều quá mà cứ họp hè họp hè.
(42:21) Thầy nói thật sự ra nếu mà làm Chánh Trị Sự tỉnh, rồi làm thành viên của Mặt Trận tỉnh, rồi kiêm thêm ở huyện này kia nữa. Bắt Thầy đi tối ngày, Thầy không có còn ngồi đây mà dạy Đạo được nữa. Đi họp đi hè không hà!
Mà con biết Thầy đâu có ăn uống như họ được, đến giờ trưa mình mới ăn, còn họ thì ăn uống họp hè, lúc nào Thầy đi họp mà mời ăn uống là Thầy đi về. Chứ Thầy không có ngồi đó, bởi vì mình ăn trong cái bát nó quen rồi, còn người ta ăn đũa ăn chén nó đầy đủ, đủ thứ hết. Người ta nhậu nhẹt nữa, còn mình không có làm cái điều đó được.
Mà làm việc thì nó phải vậy; không chịu thì không có làm việc được. Cho nên các con biết! Mọi người phải hiểu Thầy một chút chứ không khéo (nói) tại sao Thầy không đứng vị trí đó để mà mình chấn chỉnh, mình làm cho tốt được.
Đúng là nếu mà Thầy làm Chánh Trị Sự tỉnh hội, Thầy làm tốt được đó! Nhưng mà Thầy chỉ hoạt động thôi. Và phải giao thiệp với họ này kia nọ với Nhà nước với cán bộ - mọi người. Phải nhậu nhẹt, phải ăn uống phi thời, đủ thứ hết.
Một người giữ giới mà sống chung với thiên hạ chắc sống không nổi, cho nên nó khó cho Thầy; Thầy cố gắng Thầy từ chối. Vì vậy mà họ nói Thầy là không hợp tác với Nhà nước, là không làm việc với Nhà nước. Nó cũng khó thật! Phải chi có người nào đệ tử của Thầy, cho người đó làm việc Nhà nước đi thì nó dễ, đằng này Thầy không có người đệ tử nào.
Thầy cứ đưa quý thầy ở tỉnh này ra, đưa người này đưa người kia, cuối cùng thì họ cũng chọn lấy người khác, họ đưa vô chứ mình đưa được đâu.
Nhưng Nhà nước họ đưa Thầy vô, bởi vì Thầy có tiêu chuẩn đủ, đối với Thầy làm cách mạng, Thầy có tiêu chuẩn cho nên họ phải đưa Thầy vào làm chứ không có cách nào khác. Nhưng mà đưa Thầy không được, tại vì Thầy thấy mình lớn tuổi rồi; rồi mình phải lo công chuyện, giới luật của mình nữa, không có thể nào phi giới luật được, buộc lòng Thầy phải từ chối thôi.
Khó lắm! Thầy sống khó quá bởi vì giới luật của Thầy khó, nó không cho phép Thầy sống bừa bãi trên giới luật. Cho nên cái chú đó nói đúng chứ không có nói sai.
(44:43) Tu sinh: con bạch Thầy chúng con (44:45 -44:50)
Trưởng lão: nói chung là con người mà làm gương hạnh giới, không thể sống bừa bãi được như vậy đâu! Mà làm việc với Nhà nước là phải sống hòa hợp với người ta, chứ mà mình sống như vậy thì không có làm việc được, nên nó khó!
Tu sinh: Ý của chú ấy nói là nếu mà Thầy hợp tác thì (45:11 -45: 15)
Trưởng lão: Thì đó, bây giờ nếu mà Thầy làm Chánh trị sự tỉnh, làm thành viên hội thì Thầy mở rộng dễ lắm, Thầy xin phép dễ lắm chứ! Nhưng mà giới luật đâu có cho phép Thầy, con! Nếu mà Thầy làm, thì coi như là giới luật Thầy bị vi phạm hết, không được! Thành ra không có làm gương hạnh cho giới luật. Đúng là chú đó nói đúng chứ không có nói sai.
Tu sinh: nếu mà Thầy làm, thì người ta sẽ tôn Thầy như những anh hùng ( 45:43)
Trưởng lão: đúng đó con! Bởi vì Thầy còn làm gương hạnh để dạy đạo. Còn bây giờ sống mà hòa hợp với các anh chị em cán bộ, thì mình phải sống hòa hợp với người ta thì giới luật mình không có nghiêm chỉnh rồi. Nó khó lắm! Thầy cũng biết cái điều đó, cho nên đứng trong vị trí của mình, mình biết. Mà điều kiện lần lượt rồi thì Nhà nước sẽ hiểu Thầy hơn, không làm nhưng rất là hợp tác với Nhà nước, làm tốt công việc xã hội . Chứ không phải là như quý thầy sống.
Bây giờ các con còn hỏi điều gì nữa không? Hết rồi hả mấy con?
Rồi, mấy con nghỉ!
(46:30) Tu sinh: thưa Thầy! Cho con hỏi.
Trưởng lão: rồi, con hỏi đi con!
Tu sinh: dạ, thưa Thầy! như hôm Thầy nói không còn ăn ngủ phi thời, thì đến năm giờ Thầy dặn không có ngủ lại nữa, mà ngủ lại phạm phải phi thời, như vậy phải bỏ phải không Thầy!
Trưởng lão: phải bỏ con! Bây giờ mình không ngủ phi thời nữa, phải dẹp bỏ hết để cho mình chiến đầu với hôn trầm thùy miên. Chứ không khéo cái lớp học của mình mà còn ham ăn ham ngủ thì mình chưa! Mình không còn ham ăn, ham ngủ là mình chiến thắng nó rồi! Cho nên khi mà còn như vậy nữa thì mấy con phải chuẩn bị cho mình, trang bị cho mình đầy đủ cái sự chiến đấu để cho mình bước qua một cái lớp mà học thật, tu thật để xả thật. Bởi vì (qua) cái lớp Chánh Tư Duy rồi, mình tư duy cái gì sai là mình phải diệt nó chứ không được để.
Bây giờ mình ăn, mình tư duy là cái sai là mình phải diệt nó chứ không được để nữa, phải diệt tức là mình phải chống chọi với cái ăn của mình. Rồi mình tư duy cái ngủ, từ lâu tới giờ mình có phạm phải cái sai này, mình tư duy mình thấy đúng rồi, bây giờ phải dẹp chứ không được để! Bởi vì sắp sửa bước qua cái lớp Chánh Tư Duy rồi, mấy con!
Mình tư duy để mình áp dụng vào đời sống của mình. Mình sống đúng, sống để làm chủ sự sống chết, sống để hoàn toàn là thân giáo đức hạnh; chứ đâu phải là mình còn nói suông như cái Chánh Kiến nữa đâu. Chánh Kiến là hiểu biết rồi đó mà Chánh Tư Duy là áp dụng cái Chánh Kiến đó để mà đem lại cái thân giáo, đem lại cái cuộc sống của mình nó hoàn toàn không phi thời nữa, đúng đắn của nó.
(48:13) Cho nên độc cư - tới cái lớp Chánh Tư Duy này - độc cư nó trọn vẹn nữa; nên người nào mà vi phạm là Thầy bắt đầu cho ra chứ không cho ở nữa.
Thầy nói chỉ còn một người Thầy chỉ dẫn tới nơi tới chốn, còn nhiều coi chừng dẫn không tới. Càng gạn lọc bao nhiêu thì Thầy dễ chừng đấy, đỡ chừng ấy. Mà cứ để tiếp nhận, tiếp nhận cho nhiều thì chắc là không tới nơi tới chốn.
(48:38) Rồi mấy con cứ dựa vào cái dàn bài của cái Tâm Hỷ, người nào làm cái Tâm Hỷ xong rồi thôi. Mấy con cứ dựa vào cái dàn bài của cái Tâm Hỷ này mà làm cái dàn bài của Tâm Xả. Mà nếu không thì tuần tới Thầy sẽ viết cho cái dàn bài của Tâm Xả.
Còn mấy con làm mà Thầy thấy được rồi thì thôi, mấy con khỏi cần. Chứ còn bây giờ mấy con làm dàn bài của cái Tâm Xả xong, Thầy đọc Thầy thấy được thì thôi mấy con khỏi cần làm. Còn nếu mà Thầy đọc Thầy thấy chưa đủ thì bắt buộc mấy con làm và Thầy thấy trong cái Tâm Xả của mấy con nó trọn đủ hết thì thôi không làm nữa, không viết dàn bài gì nữa hết! Bắt đầu qua vấn đề tu, đập dỡ tất cả các cái niệm của con bằng tri kiến, đó là phép tu.
Tu sinh: Bạch Thầy! Con có phải làm nữa không ạ?
Trưởng lão: Không! Của con không phải làm nữa, tới đó thôi. Rồi bắt đầu thực hiện qua cái vấn đề tu, nó tạm đủ để cho mấy con xả tâm; còn người nào thiếu thì Thầy sẽ bổ sung thêm, bởi vì cái lớp học này nó còn một số người thiếu nhiều, để cho nó đủ cái tri kiến để cho Tâm Xả. Thầy bổ sung thêm thì ngắn gọn như cô Huệ Ân làm đó mấy con. Ngắn ngắn vậy đó để mà xả đó.
Con hỏi gì nữa không?
Tu sinh: Thưa Thầy! Ví dụ như mình tu Tâm Xả mà nó từ Tâm Xả Thầy, mình nghĩ cái lòng thương con vật thì mình không có làm mình bỏ cái hành động đó đi. Như vậy là mình tu Tâm Xả phải không, thưa Thầy?
(50:27) Trưởng lão: bỏ cái hành động tỉnh giác đó? Không phải, con!
Bây giờ tu Tâm Xả; thì bắt đầu con xả, con thấy mình xả một cái ác pháp, mình xả một cái mà làm chướng ngại cho chúng sinh đau khổ, mình xả cái đó thì ngay đó là cái Tâm Từ. Nhưng mà mình không thực hiện Tâm Từ. Ví dụ như bây giờ con đi Chánh Niệm Tỉnh Giác hoặc là con bỏ, con xả cái công việc con làm, mọi lần thì con cào rác, hốt rác, nhổ cỏ. Hôm nay con không làm cái chuyện đó nữa, tức là con xả cái đó.
Con hiểu không? Con xả công việc đó kèm theo con suy xét thì do đó không phải con tu Tâm Từ; vì con tu Tâm Từ thì con nghĩ rằng cái hành động đó mình làm có thể có hại đến chúng sinh, hại đến cây cỏ.
Còn cái này con nghĩ, con xả cái này con không làm, nhưng mà con xét lại, ở trong cái xả này nó có cái từ tâm ở trong đó là nó không làm hại chúng sinh. Thì đó là con xét thôi, chứ còn con tu từ tâm thì con tập tỉnh thức, con thấy rằng cái việc làm này con phải cẩn thận, coi từng cái đống rác, coi từng chút từng chút, con không có làm hại.
Cũng như cô Niệm cô tu tập cô phá vỡ từng chút từng chút, cô không có để cô động chạm đến loài vật, cho nên cô hốt rác, cô thấy có kiến thì cô tránh chỗ đó đi, rồi một lát nữa cô động cho nó đi rồi cô lại cô hốt rác; thì cái vấn đề đó là cô tu Tâm Từ.
Còn tu Tâm Xả con không làm: "Tôi xả! Tôi làm đây, nó động chạm nên tôi không làm; mà tôi để thời gian này tôi tu tập, tôi giữ tâm như thế nào, thế nào hoặc là tôi quán, tôi tư duy xem cái niệm gì nó sẽ xảy ra". Vì vậy mà con xả, con không làm cái này thì nó là Tâm Xả. Nhưng Tâm Xả nằm trong đó thì con không phạm đến cái sự là chúng sinh đang ở trong đống rác nên nó có Tâm Từ. Con hiểu điều đó?
Tu sinh: Con vừa muốn tu Tâm Xả và vừa muốn tăng trưởng cái tình thương lên thì con phải làm thế nào?
(52:21) Trưởng lão: như vậy thì con đừng có tu Tâm Xả mà con tu Tâm Từ. Tâm Từ nó có mang Tâm Xả trong đó rồi, cho nên con tu Tâm Từ, lòng từ nó càng lớn. Nó hay lắm! Cái lòng từ, hễ lòng từ thì nó có lòng bi trong đó. Cho nên con tu một tâm thôi, đừng tu hai tâm, mà ngầm trong đó nó có Tâm Xả trong đó.
Còn tu Tâm Xả, thì đừng nghĩ “từ” mà nó có “từ” trong đó; nó không có gợi lòng thương yêu, nhưng mà nó có sự thương yêu trong đó nhưng mà chuyên nhất xả, bởi vì xả nó xả toàn bộ hết!
À! Mấy con (suy) nghĩ, mấy con sẽ làm cái đó, rồi Thầy chỉnh lại cái bài Tâm Xả chứ không khéo nó loạn, Thầy chỉnh lại. Rồi cho mấy con đọc một cái bài Tâm Xả theo những cái dàn bài này, Thầy sẽ cho mấy con đọc những cái bài này, để cho mấy con biết là xả là phải nghe cái bài người ta làm, xả tâm về lòng từ, xả tâm về lòng bi, xả tâm về lòng hỷ, xả tâm về lòng xả.
Mấy con đọc cái bài đó để mình nghe rồi mình biết cách đó là cái xả. Cũng như cái bài Tâm Hỷ này, mấy con sẽ đọc mấy cái bài Tâm Hỷ theo cái dàn bài này. Xả Tâm Hỷ về vật chất như thế nào, xả tâm Hỷ về trùng phùng như thế nào, xả tâm Hỷ về làm công việc thiện. Đó thì tất cả những cái này mình đọc, rồi mình lắng nghe những cái điều đó để sau này mình biết, mình quán, mình xả, mình hỷ được cái tâm của mình.
Lần lượt mấy con phải học. Mặc dù là những cái bài viết của con, nếu mà có thì giờ, bài viết của con có nhiều cái cần thiết phải được đọc để cho mọi người nghe. Nhưng mà mình không có thì giờ. Mấy con viết bài rất là tích cực, tích cực tu lắm, Thầy thấy cái điều mấy con làm rất là tích cực.
Rồi, mấy con hỏi gì nữa không? Để mình nghỉ.
Còn mấy con mới vào: Quảng Kính con , Quảng Trí, mấy con phải làm hết bài đó nha! Cái gì mà không hiểu phải hỏi; chứ không có được tu mà ức chế cái tâm. Cái đầu - mà cứ ôm cái đầu đó không được - Đứa nào ôm cái đầu? Đứa nào ôm cái chân?
Tu sinh: (54:43 -54:45), con thưa Thầy! cái dàn bài con không biết làm cái dàn bài thân bất tịnh.
Trưởng lão: Làm cái dàn bài thân bất tịnh. Rồi để Thầy sẽ ghi, Thầy chép cái dàn bài đó cho con.
(54:56) Tu sinh: còn con làm cái bài (55;01) con cái bài thân bất tịnh (55:03 - 55:07)
Trưởng lão: Con cứ làm đi rồi Thầy sửa. Rồi còn thiếu gì thì Thầy cho mấy cái tựa đề thêm để cho nó đủ.
Tu sinh: con không có làm cái dàn bài nào, con cứ làm (55:19)
Trưởng lão: Cứ làm đi con rồi Thầy sẽ sửa. Còn chưa biết làm cái dàn bài Thầy sẽ cho một cái mẫu. Cố gắng, mình nặn trong đầu ra mình làm trước, chừng nào mà cuối cùng không được Thầy mới cho. Như vậy mình mới có tiến bộ, chứ cứ dựa theo Thầy sau đó mấy con không biết làm dàn bài. Thầy cứ làm dàn bài cho thì sau này nó dở lắm! Tự mình làm đi! Rồi sai, nó có trật chứ không phải nó không có trật! Rồi chừng đó Thầy giúp đỡ. Như vậy là khi mình làm cái dàn bài ra, làm có trật, có đúng thì sau đó sửa mình mới thấy được cái sai, cái đúng được.
Chứ còn Thầy đưa ra, mấy con cứ dựa vào sau này mấy con làm dàn bài không có được. Đưa ra cái đề là mấy còn làm dàn bài không được.
Làm cái dàn bài cũng như là cái nhà cất cái sườn, cái nhà mình có cái sườn rồi chỉ còn lợp thôi. Cái dàn bài quan trọng lắm, làm bài văn nào cũng vậy, nó là quan trọng lắm, cái dàn bài rất quan trọng. Tới khi mà đưa cái đề tài ra, cái đầu đề cho mình làm; đọc cái đầu đề là mình biết, mình phải làm cái dàn bài làm sao ra sao thì mình làm nó không có sai.
Sao con!
(56:33) Tu sinh: (56:34 - 56:42), họ hỏi con gì đó (56:44: 56:49)
Trưởng lão: Con đi, con trả lời người ta không có sao đâu. Con đi ở ngoài hay là trong Tu viện? Ở trong Tu viện ai hỏi con, con làm thinh con đi luôn, cũng được không có sao hết! Mình tránh nói chuyện ở trong Tu viện mình thôi. Chứ còn khi con đi ra ngoài họ có hỏi gì, con làm thinh con đi luôn họ nói không biết cái bà này bà điếc hay sao ấy?
Khéo léo con! Chứ ra ngoài họ không biết, họ nói cái bà này bà tu cái gì mà không khéo bà điên, hỏi bà không thèm trả lời. Bà từ từ mà bà không nói cái gì hết?
Cho nên khéo léo đó mấy con! Khi ra ngoài, mình sống như bình thường mọi người, nhưng mà ở trong Tu viện mình cố gắng giữ độc cư, mình không nói.
(57:33) Tu sinh: (57:34 - 57:37)
Trưởng lão: Người đi đường họ hỏi con, phải không con?
(57:45) Tu sinh: con không có biết họ hỏi gì con (57:49)
Trưởng lão: Con chỉ cúi đầu chào họ rồi con đi thôi, không có trả lời. Họ nói gì thì nói, kệ mình không có trả lời. Mình khéo léo một chút. Ví dụ như con ôm bình bát như vậy, họ hỏi gì đó mình cúi đầu mình chào họ, mình đi luôn chứ đừng có trả lời!
Họ thấy mấy con đi khất thực họ chọc ghẹo mấy con, họ hỏi làm quen đó!
(58:22) Tu sinh: (58:23 - 58:26)
Trưởng lão: À, được rồi! Một chút nữa, con chờ Thầy nhen, Thầy sẽ cho con mượn máy để con nghe. Có băng đĩa đàng hoàng, để Thầy cho mượn rồi có cái (58:36) gắn hai bên lỗ tai mình nghe bên thất người ta không nghe; chứ không có cái loa phát ra làm người ta động.
Rồi, con đi về nghe! Nghe xong rồi con trao cho mấy đứa kia nghe.
(58:50) Tu sinh: con thưa Thầy! con kính mong kính bạch Thầy cho con làm bài khác.
Trưởng lão: cứ làm bài khác đi con! Cứ bài này rồi, làm bài khác cho rốt ráo. Rồi Sư Ông sẽ chấm (bài) hết; rồi sẽ làm tất cả những gì thiếu, Sư Ông gạch để cho con làm thêm phần thiếu đó, còn cái nào đủ thì thôi. Được rồi! Các con viết chữ dễ đọc một chút, chữ tròn tròn đọc dễ. Có người viết chữ khó đọc lắm.
Lát nữa - con chờ đây - Thầy sẽ lấy cái máy cho con. Con chờ chút, Thầy đưa con mang về luôn. Con biết sử dụng không? Trên cái máy có ghi mà.
Tu sinh: thôi được rồi, lát con sẽ.
Trưởng lão: không có khó gì hết, cứ bỏ dĩa vô bấm nút cho nó chạy. Chỗ Play đó, nó sẽ phát. Còn khi nào ngưng con bấm Stop, nó ngưng. Con biết mấy chữ đó không?
Ừ! Biết rồi thì không có khó đâu.
Còn ai hỏi Thầy gì nữa không con? Hết rồi thì mình nghỉ.
HẾT BĂNG